SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 78
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự tổ chức
huy động vốn, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp trên cơ sở nắm bắt
nhu cầu thị trường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch kinh doanh để đảm bảo được doanh thu mang lại phải bù đắp được toàn
bộ chi phí bỏ ra và có lãi. Muốn đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần
phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Vốn là tiền đề cần thiết cho cho việc
hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ( SXKD) của doanh
nghiệp.Tuy nhiên, việc tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn phụ thuộc
vào lượng vốn huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả quản lý sử
dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Do vậy, một vấn đề cấp bách
đặt ra đối với doanh nghiệp là phải làm thế nào để với một lượng vốn nhất
định đưa vào kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng vốn kinh doanh(VKD) , qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH In
Thương mại và Xây dựng Nhật Quang, được sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo Bùi Văn Vần và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, vận dụng
những lý luận đã được học vào thực tiễn em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn
đề trên qua luận văn tốt nghiệp với đề tài:” Một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH In Thương mại
và Xây dựng Nhật Quang”.
Kết cấu đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử
dụng
VKD của các doanh nghiệp trong điều kiện kinhtế thị trường.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Chương 2: Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty TNHH
In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD
của Công ty TNHH In Thương mại và Xây dụng Nhật Quang.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn
chế, hơn nữa thời gian tìm hiểu thực tế còn có hạn, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và sự góp ý của Công ty, của
thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2005.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
CHƯƠNG 1: VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP:
1.1.1.Kháiniệm vốn kinhdoanh(VKD) của doanh nghiệp:
Trước hết ta cần hiểu doanh nghiệp là gì?
Theo điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì : " Doanh nghiệp là một
tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mụcđịch thực hiện các
hoạt động kinh doanh ". Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh chủ yếu
hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) một cách độc lập trong nền KTTT mà
mục đích chủ yếu là tìm kiếm và tối đa hoá lợi nhuận .
Song, muốn tiến hành hoạt động SXKD thì yếu tố quan trọng nhất mà các
doanh nghiệp phải nghĩ đến trước tiên đó chính là VKD.
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình
trong doanh nghiệp được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và
được bổ sung thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh( SXKD). Đó là lượng
tiền cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố’’ đầu vào” của quá trình
SXKD như mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, trả công cho người lao
động,...
VKD được coi là quỹ tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp và
VKD mang những đặc trưng chủ yếu sau:
* Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực tế của các tài sản hữu
hình và vô hình dùng để sản xuất ra sản phẩm. Vốn chính là biểu hiện về mặt
giá trị của các loại tài sản như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân
công,... trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song, chỉ
những tài sản có giá trị và giá trị sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mới được coi là vốn.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
* Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của donah
nghiệp. Ban đầu vốn được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định, trong quá
trình vận động vốn tồn tại dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau.
Song, điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình tuần hoàn vốn đều
được biểu hiện giá trị bằng tiền.
TLLĐ
T – H .....SX ..... H’ - T’ ( T’ > T )
ĐTLĐ
Vòng tuần hoàn của vốn bắt đầu từ hình thái vốn tiền tệ ( T ), doanh
nghiệp dùng vốn này để đầu tư mua sắm vật tư hàng hoá (H) dưới dạng tư liệu
lao động ( TLLĐ ) và đối tượng lao động ( ĐTLĐ) để phục vụ cho quá trình
sản xuất. Qua quá trình sản xuất vốn được chuyển thành hàng hoá (H’).Và
cuối cùng sau khi tiêu thụ hàng hoá, lao vụ dịch vụ thì vốn từ hình thái hiện
vật chuyển sang hình thái tiền tệ ( T’), trong đó T’ > T . Khi đó kết thúc quá
trình chu chuyển của vốn.
* Vốn phải được tập trung tích tụ thành một lượng nhất định mới có thể
phát huy được tác dụng, mới có thể giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng và khai
thác mọi nguồn vốn có thể huy động để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của
mình.
* Vốn có giá trị về mặt thời gian. Nhất là trong nền kinh tế thị trường như
hiện nay thì điều này thể hiện rất rõ, vốn của doanh nghiệp luôn chịu ảnh
hưởng của các nhân tố như lạm phát, sự biến động của giá cả, tiến bộ khoa
học kỹ thuật,... nên giá trị của vốn tại các thời điểm khác nhau là khác nhau.
* Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi loại vốn bao giờ cũng gắn với một chủ
sở hữu nhất định. Người sử dụng vốn chưa chắc đã là người sở hữu vốn, do
có sự tách biệt giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Điều này đòi
hỏi mỗi người sử dụng vốn phải có trách nhiệm với đồng vốn mình nắm giữ
và sử dụng.
* Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản hữu hình có hình
thái vật chất cụ thể mà còn được biểu hiện bằng các loại tài sản vô hình không
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
có hình thái vật chất như lợi thế thương mại, bằng phát minh sáng chế, các bí
quyết công nghệ, nhãn hiệu được bảo hộ,...
Để hiểu rõ hơn về bản chất và đặc điểm của VKD cũng như giúp cho
việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả cần phải phân loại vốn kinh doanh.
1.1.2 Phân loại VKD:
Thứ nhất: Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn, VKD được chia
thành hai loại: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động ( VLĐ).
* VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản
cố định của doanh nghiệp.
VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước, do vậy số vốn nầy cần phải được thu
hồi một cách đầy đủ nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quy mô VCĐ của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ sẽ quyết định trực tiếp
đến quy mô tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp cũng như trình độ trang
thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình tham gia hoạt
động kinh doanh sẽ quyết định trực tiếp đặc điểm chu chuyển của VCĐ.
- Đặc điểm chu chuyển của VCĐ:
VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Có đặc điểm này là do TSCĐ
được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất nhất định.
VCĐ được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ
SXKD và ở mỗi chu kỳ SXKD chỉ có một bộ phận VCĐ được chu chuyển và
cấu thành chi phí SXKD tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Bộ
phận này ngày một tăng lên về thời gian sử dụng TSCĐ, đồng thời giá trị còn
lại của TSCĐ ngày một giảm đi.
VCĐ chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ đã hết thời gian sử
dụng.
Từ các đặc điểm luân chuyển trên của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ
phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là TSCĐ, đồng
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
thời cần có những biện pháp để tổ chức và sử dụng VCĐ sao cho vừa bảo
toàn vừa phát triển được VCĐ.
* VLĐ là một bộ phận của VKD trong doanh nghiệp, là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản
xuất của doanh nghiệp được thực hiện. VLĐ tham gia sản xuất kinh doanh
dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Đặc điểm chu chuyển của VLĐ:
Luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
Chu chuyển toàn bộ giá trị trong một lần.
Hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Thứ hai: Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, VKD được chia thành hai
loại là vốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ phải trả (NPT).
* Vốn chủ sở hữu là loại vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bao gồm
vốn chủ sở hữu để hình thành mọi loại tài sản trong doanh nghiệp, vốn điều
lệ, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước không chỉ được Nhà nước đầu tư
vốn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp mà còn có thể được cấp bổ sung
trong quá trình kinh doanh.
* Nợ phải trả (NPT): Là loại vốn thuộc quyền sở hữu của người khác, doanh
nghiệp được quyền quản lý và sử dụng trong một thời gian nhất định. NPT
bao gồm nợ vay và các khoản phải trả.
- Nợ vay được hình thành từ các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác, sử dụng khoản nợ này doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi
đúng hạn.
- Các khoản phải trả bao gồm phải trả cho người bán, phải trả cho cán bộ
công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Cách phân loại này cho ta thấy kết cấu vốn SXKD được hình thành
bằng vốn bản thân doanh nghiệp và từ các nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm biện pháp tổ chức, quản lý, sử dụng vốn
hợp lý, có hiệu quả, biết được khả năng của doanh nghiệp trong việc huy
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
động vốn là cao hay thấp. Hơn nữa doanh nghiệp có thể tính toán tìm ra kết
cấu vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
Thứ ba: Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, VKD bao gồm vốn bên
trong doanh nghiệp và vốn bên ngoài doanh nhiệp.
* Vốn bên trong doanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt
động bên trong của doanh nghiệp. Vốn này có thể có được từ các nguồn như
tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, các quỹ dự phòng,
các khoản thu do nhượng bán, thanh lý TSCĐ,...Đây là loại vốn quan trọng
đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
* Vốn bên ngoài là nguồn vốn do doanh nghiệp huy động ngoài phạm vi
doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động SXKD của mình như vốn
vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, vốn liên doanh
liên kết và các khoản nợ khác,...
Thứ tư: Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, VKD được
chia thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời.
* Vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn. Đây là
nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Thông
thường nguồn vốn này được đầu tư cho TSCĐ và một bộ phận nhỏ cho TSLĐ
thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
* Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể
sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát
sinh trong hoạt động SXKD. Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Trên đây là một số cách phân loại VKD chủ yếu của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để tạo lập và sử dụng VKD một cách
có hiệu quả nhất ta cần hiểu nguồn hình thành VKD của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành VKD:
VKD của doanh nghiệp thường được hình thành từ các nguồn khác
nhau tuỳ thuộc vào loại hình, điều kiện và mục đích kinh doanh của từng
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
doanh nghiệp. Thông thường VKD của doanh nghiệp được huy động từ các
nguồn sau:
* Nguồn vốn điều lệ: Nguồn vốn này đượcc hình thành từ khi thành lập
doanh nghiệp do chủ sở hữu bỏ ra và không nhỏ hơn vốn pháp định. Nguồn
vốn này có thể thay đổi trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp và nó
biểu hiện rõ nét nhất tính tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD.
* Vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động SXKD,
doanh nghiệp luôn phải tích luỹ một lượng vốn để tái sản xuất giản đơn hay
mở rộng. Do vậy mà nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình
hoạt động SXKD đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nguồn vốn này phụ
thuộc vào kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp thông qua việc phân bổ
vào các quỹ của doanh nghiệp. Nguồn vốn tự bổ sung trong quá trình sản
xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào hai nguồn là lợi nhuận và quỹ khấu hao của
doanh nghiệp. Nguồn vốn tự bổ sung là cơ sở đánh giá khả năng tự chủ về
mặt tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD.
* Nguồn vốn chiếm dụng: Trong quá trình SXKD tất yếu nảy sinh các quan
hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa các doanh nghiệp với
nhau và giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Các
quan hệ thanh toán đó thường xuyên phát sinh do đó cũng làm phát sinh vốn
đi chiếm dụng. Nếu vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng thì doanh
nghiệp có được một lượng vốn nhất định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh. mặc dù không thể cứ trông chờ vào nguồn vốn này nhưng không thể
không tính đến nó trong thực tế.Song cần phải xen xét đến tính hợp lý của
nguồn vốn này: Nếu các khoản phải thanh toán đang còn trong thời hạn hợp
đồng thì việc tiếp tục sử dụng nguồn vốn này được xem là hợp lý, còn nếu đã
quá hạn phải thanh toán thì đó là không hợp lý.
* Nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn mà thông thường
các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và nhiều nhất. Đây là nguồn vốn
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
vay đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hoạt động SXKD nhất là đáp ứng những nhu
cầu với những dự án vốn lớn, thời gian dài. Song doanh nghiệp cần phải sử
dụng nguồn vốn này đúng mục đích và có hiệu quả vì nguồn vốn này luôn
đảm bảo phải trả cả gốc và lãi đủ,đúng hạn. Việc sử dụng nguồn vốn này
trong giới hạn cho phép của hệ số nợ sẽ góp phần giảm bớt rủi ro của doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả
hơn. Việc sử dụng nợ vay có ưu điểm lớn là nó tạo cho doanh nghiệp có một
cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn, nếu hoạt động SXKD của doanh nghiệp có hiệu
quả thì nó sẽ làm khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu và khi doanh lợi vốn
chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ
dễ dàng hơn và ngược lại.
1.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất
lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD của doanh
nghiệp. Để đạt lợi nhuận tối đa thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD
là rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
1.2.1.Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKDtrong các doanh
nghiệp:
Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động SXKD đối với bất kỳ
DN nào, là yếu tố xuyên suốt trong quá trình SXKD. Trong nền KTTT tồn tại
nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề tổ
chức huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng.
Đây là yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh
nghiệp (DN) đồng thời giúp DN khẳng định và giữ vững vị trí của mình trong
cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD luôn là vấn đề mà mỗi DN
cần đặt lên hàng đầu nó xuất phát từ các lý do sau:
- Xuất phát từ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận : Trong nền kinh tế thị
trường (KTTT) mục tiêu hoạt động của các DN kinh doanh là lợi nhuận, các
DN có quyền độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm KD có lãi, muốn thực hiện
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
được điều đó đòi hỏi các nhà nhà quản trị tài chính DN phải quản lý tốt vốn ở
các khâu của quá trình sản xuất, thực hiện nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt
việc SX và tiêu thụ SP, sau nỗi chu kỳ SX đồng vốn phải được bảo toàn và
phát triển đồng thời phải có lãi để tái đầu tư mở rộng SX .
Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì đòi hòi DN phải sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn SXKD .
- Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn SXKD đối với các DN :
Để tiến hành SXKD phải kết hợp các yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu
lao động,sức lao động muốn vậy buộc phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định
để tăng thêm tài sản của DN. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ
, trình độ trang thiết bị, máy móc ngày càng cao làm cho năng suất lao động
cao hơn đòi hỏi DN phải có lượng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
này, nó không chỉ có ý nghĩa giúp DN chủ động hơn trong SXKD mà còn
giúp DN chớp được thời cơ, tạo lợi thể trong KD, muốn vậy DN cần phải có
biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD.
- Sự cạnh tranh giữa các DN trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết
liệt, các đối thủ cạnh trạnh dành giật nhau từng phần một, trong điều kiện đó
đòi hỏi các DN phải phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những yếu
kém những yếu kém, một trong những con đường cơ bản nhất để thắng lợi
trong cạnh tranh, đứng vững trong thị trường là việc sử dụng vốn có hiệu quả,
DN nào sử dụng vốn tốt hơn sẽ có hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận cao và
có điều kiện trong phát triển kinh doanh.
- Do một số doanh nghiệp hiện nay của ta chưa thật sự làm ăn có hiệu
quả đặc biệt là các DNNN nhiều DN còn trong tình trạng lúng túng, trì truệ
thậm chí làm ăn thua lỗ. Trong điều kiện như vậy để nhanh chóng thích ứng
với cơ chế mới, theo kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật và xu hướng hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
là vấn đề cần thiết cấp bách .
- Xu hướng chung của Quốc tế là chuyển đổi cơ cấu KT cho phù hợp
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ đồng thời đẩy mạnh liên
minh liên kết để tạo thế lực cạnh tranh dành giật thị trường, mở đường cho
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
SXKD phát triển, hội nhập là con đường tất yếu hiện nay thế giới đã và đang
bước sang một giai đoạn phát triển cao hơn đó là nên KT tri thức trong khi đó
nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của nó, do đó yêu cầu về vốn và sử
dụng vốn có hiệu quả cao càng cần thiết và quyết định đến sự tồn tại phát
triển của doanh nghiệp.
Như vậy, Vốn có vai trò rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của
tất cả các doanh nghiệp. Để đảm bảo vốn đầy đủ, kịp thời cho hoạt động
SXKD thì doanh nghiệp cần phải xác định đầy đủ, chính xác nhu cầu vốn sản
xuất để có kế hoạch huy động vốn hợp lý, góp phần tạo ra cơ cấu nguồn vốn
tối ưu giúp cho quá trình SXKD của doanh nghiệp được thuận lợi. Vốn được
đầu tư vào mua sắm các tư liệu lao động, xây dựng cơ sở vật chất lỹ thuật,
mua sắm máy móc thiết bị và một phần hình thành nên VLĐ. Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn sẽ duy trì được lượng vốn đã bỏ ra và không ngừng bù đắp
thêm vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng thông qua hiệu quả của việc sử
dụng vốn mang lại.
Sử dụng hiệu quả VKD giúp doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công
nghệ tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vững vàng về mặt tài chính.
Nguồn vốn đầy đủ và sử dụng hợp lý sẽ là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng vững và giành thắng lợi trước các đối thủ
cạnh tranh. Còn nếu sử dụng không có hiệu quả thì không những làm doanh
nghiệp ngày càng mất vốn mà còn có thể dẫn tới phá sản doanh nghiệp.
Từ những ý nghĩa trên mà công tác quản lý và sử dụng vốn là một
trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Để
đánh giá đúng đắn tình hình quản lý và sử dụng VKD của doanh nghiệp ta cần
đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng
VKD trong các doanh nghiệp.
1.2.2. Cácchỉ tiêu chủ yếu đánhgiá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng
VKD trong các doanhnghiệp:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Các chỉ tiêu tổng hợp:
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu
thuần (DTT) Doanh nghiệp đạt được trong kỳ với số VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng = -----------------------------
VCĐ VCĐ bình quân trong kỳ
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
Trong đó : VCĐ B/q = --------------------------------------
2
VCĐ đầu kỳ ( cuối kỳ) = NG TSCĐ Đkỳ ( cuối kỳ) - KH Lkế Đkỳ (cuối kỳ)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ B/q có thể tạo ra bao nhiêu đồng
DTT trong kỳ .
- Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng VCĐ.
VCĐ B/q trong kỳ
Hàm lượng VCĐ = --------------------------
DTT
Chỉ tiêu này phản ánhđể tạo ra một đồng DTT trong kỳ của doanh
nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
- Hệ số huy động VCĐ: Là mối quan hệ giữa số vốn đang dùng cho
hoạt động kinh doanh với số vốn hiện có của doanh nghiệp .
Nó phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, mức độ càng cao thì hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước
thuế hoặc sau thuế với VCĐ B/q trong kỳ .
Lợi nhuận TT ( ST)
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = --------------------------
VCĐ B/q trong kỳ
* Các chỉ tiêu phân tích : Gồm các chỉ tiêu sau :
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
- Hệ số hao mòn TSCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa số tiền khấu hao luỹ kế
(KHLK) TSCĐ ở thời điểm đánh giá với nguyên giá TSCĐ ( NGTSCĐ) ở
thời điểm đó.
Số tiền KH Lkế ở thời điểm đánh giá
Hệ số hao mòn TSCĐ = -----------------------------------------------
NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ đồng thời cũng cho thấy năng lực
sản xuất còn lại của TSCĐ.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa DTT và NG TSCĐ
B/q sử dụng trong kỳ .
DTT
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ----------------------------
NG TSCĐ B/q trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng DTT.
- Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất : Phản ánh
giá trị TSCĐ sản xuất B/q trang bị cho 1 công nhân trực tiếp SX .
NG TSCĐ SX B/q trong kỳ
Hệ số trang bị = ---------------------------------
TSCĐ SL công nhân trực tiếp SX
NG TSCĐ Đkỳ + NG TSCĐ Ckỳ
NG TSCĐ B/quân = -----------------------------------------
2
- Kết cấu TSCĐ của DN : Phản ảnh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng
nhóm, loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ của DN tại thời điểm đánh giá . Chỉ
tiêu này giúp DN đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở
DN.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
1.2.2.1 . Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Tốc độ luân chuyển VLĐ: Được biểu hiện ra ở 2 chỉ tiêu là số vòng
quay VLĐ ( L ) và kỳ luân chuyển VLĐ ( K ).
+ Số vòng quay VLĐ:
M
L = ----------------
VLĐ B/q
Trong đó: M là tổng mức luân chuyển VLĐ đạt được trong kỳ. Tổng
mức luân chuyển phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện
trong kỳ của DN, nó được xác định bằng tổng doanh thu trừ các khoản giảm trừ
doanh thu, trường hợp DN áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương
pháp khấu trừ thì M được xác định bằng doanh thu tính theo giá bán chưa có
thuế GTGT ( đầu ra ) của DN.
VLĐ Đkỳ + VLĐ Ckỳ
VLĐ B/q =------------------------------
2
Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4 Vđq1/2 + Vcq1 + Vcq2 + Vcq3+Vcq4/2
=--------------------------------- hoặc = ----------------------------------------------
4 4
Trong đó: Vq1, Vq2, Vq3, Vq4: là VLĐ bình quân các quý 1, 2, 3, 4.
Vđq1 : Số dư vốn lưu động đầu quý 1.
Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4: Số dư VLĐ cuối quý 1, 2, 3, 4.
+ Kỳ luân chuyển VLĐ: Phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ hết
bao nhiêu ngày.
360 ( ngày)
K = ------------------
L
Do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong SX, lưu thông hàng hoá nên
DN có thể giảm bớt số VLĐ cần thiết và có thể tiết kiệm được số VLĐ.
mức VLĐ có tiết kiệm được xác định theo công thức:
M1 M1 M1
Vtktgđ = ------------ ( K1 - K0) = --------- - --------
360 L1 L0
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
- Hàm lượng VLĐ ( Mức dùng VLĐ ): Là quan hệ tỷ lệ giữa VLĐ B/q
trong kỳ với DTT đạt được trong kỳ.
VLĐ B/q
Hàm lượng VLĐ = ----------------
DTT
- Tỷ suất lợi nhuận/VLĐ: Phản ảnh một động VLĐ có thể tạo ra bao
nhiêu đồng LNTT hoặc LNST.
Tỷ xuất lợi nhuận LNTT ( LNST )
VLĐ = --------------------
VLĐ B/q
Tỷsuấtlợi nhuận VLĐ càngcao chứng tỏ việc sử dụng VLĐ càng có hiệu quả.
Ngoài ra tuỳ mục đích nghiên cứu chỉ tiêu mức độ luân chuyển VLĐ
người ta có thể tính riêng cho từng loại VLĐ:
Số vòng quay Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho = ------------------------------
Hàng tồn kho bình quân
DTBH
Số vòng quay = ------------------------------------
các khoản đã thu Số dư B/q các khoản phải thu
1.2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng VKD của DN.
DTT
Vòng quay toàn bộ vốn = ----------------
VKD B/q
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của DN trong kỳ quay được bao nhiêu vòng từ
đó có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của DN.
-Tỷ suất lợi nhuận/VKD: là mối quan hệ tỷ lệ giữa LNTT hoặc LNST
trên VKD
Tỷ suất lợi nhuận LNTT hoặc LNST
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
VKD = -----------------------------
VKD B/q
Phản ánh một đồng VKD B/q trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/VKD = Tỷ suất lợi nhuận/ DT x vòng quay tổng vốn.
Tỷ suất lợi nhuận LNST
Vốn CSH = -----------------
Vốn CSH B/q
1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VKD TRONG DOANH NGHIỆP:
1.3.1. Cácnguyên tắccần quán triệt trong tổ chức sử dụng VKDcủa
doanhnghiệp:
+ Đảm bảo vốn được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
Việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả là đòi hỏi tất yếu khách quan
gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
Sau khi đã huy động đầy đủ và kịp thời số vốn cần thiết thì vấn đề quan
trọng đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là làm sao để sử dụng vốn cho thật hiệu
quả. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chi tiêu, cần cân nhắc kỹ lưỡng trong
từng trường hợp đầu tư để có thể giảm chi phí tới mức thấp nhất mà vẫn đạt
được hiệu quả như mong muốn. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là cắt xén,
nhập nguyên vật liệu rẻ không đảm bảo yêu cầu chất lượng,... vì như thế
không những không tiết kiệm được chi phí mà có thể còn tốn kém hơn cho
việc sửa chữa, phải loại bỏ sản phẩm hỏng, phế phẩm, có khi hàng bán bị trả
lại do không đạt tiêu chuẩn. Khi đó chính là sử dụng vốn không hợp lý làm
ảnh hưởng không tốt đến kết quả SXKD của doanh nghiệp.
Cần quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình
SXKD và phân biệt rõ chi phí kinh doanh và các khoản chi phí khác hoặc chi
phí do các nguồn kinh phí khác tài trợ.
Thường xuyên thiết lập sự cân đối giữa nhu cầu chi tiêu với khả năng
nguồn thu vốn bằng tiền nhằm duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
+ Đảm bảo sự phân phối vốn hợp lý trong từng khâu của quá trình
SXKD.
Khi lập kế hoạch sử dụng vốn thì việc phân bổ vốn cho từng khâu đã
được dự tính trước. Sự phân bổ vốn hợp lý thể hiện ở sự hợp lý về số lượng
sản phẩm sản xuất với lượng vật tư dự trữ, về thời gian vốn nằm ở các khâu
trong sản xuất và lưu thông, về lượng vật tư tiêu dùng với lượng vật tư theo
kế hoạch dự tính,...Tránh tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn hay thiếu vốn
làm gián đoạn quá trình SXKD, có như vậy thì mới đạt hiệu quả sử dụng vốn
là cao nhất.
+ Tổ chức sử dụng tốt số VKD của doanh nghiệp để bảo toàn và gia tăng
VKD:
Doanh nghiệp phải thường xuyên tìm mọi biện pháp huy động triệt để
số vốn hiện có vào hoạt động SXKD, tránh tình trạng ứ đọng vốn.Trong quá
trình sử dụng vốn phải được bảo toàn và tăng thêm. Vì vậy, phải quản lý chặt
chẽ và thu hồi nhanh chóng các khoản tiền bán hàng cũng như các khoản thu
khác, tránh để xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn kéo dài gây căng thẳng về tài
chính.
Cần tổ chức sử dụng vốn một cách có nghệ thuật: Huy động kịp thời
các nguồn vốn để chớp được các thời cơ trong kinh doanh, sử dụng tối đa số
vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, đầu tư vốn có trọng điểm,...sẽ vừa
đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, vừa đảm bảo sự an toàn của tiền vốn, vừa
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3.2 Mộtsố biện pháp chủ yếu nhằm nâng caohiệu quả sử dụng VKD
trong doanh nghiệp:
Một là: Lựa chọn các hình thức, phương pháp huy động vốn phù hợp,
chủ động khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong để đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn cho SXKD và giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Đồng thời tận dụng
linh hoạt các nguồn vốn bên ngoài cho các dự án đầu tư lớn. Điều này đòi hỏi
người quản lý phải xác định được mức độ sử dụng nợ vay hợp lý và có hiệu
quả nhất. Vì nếu trong điều kiện doanh lợi tổng vốn không thay đổi mà doanh
nghiệp có hệ số nợ càng cao thì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn có nghĩa là
doanh nghiệp có lợi trong việc vay nợ để tiến hành hoạt động SXKD và
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
ngược lại vay nợ cũng có thể gây ra ảnh hưởng rất xấu đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy người quản lý cần sáng suốt trong việc quyết
địng sử dụng nợ vay.
Hai là: Phải tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, từ
đó lập kế hoạch cụ thể cho dự án. Doanh nghiệp cần phải nắm chắc hiệu quả
đầu tư, nguồn tài trợ, quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu
và thị trường tiêu thụ của sản phẩm trước khi bắt đầu một quá trình đầu tư để
đảm bảo cho sự phù hợp về máy móc thiết bị, sự hợp lý về kết cấu TSCĐ và
chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Đồng thời sản phẩm sản xuất ra phải có khả
năng cạnh tranh và được thị trường chấp nhận.
Ba là: Xác định sát đúng nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho mỗi dự án.
Trên cơ sở đó lập kế hoạch huy động các nguồn tài trợ, tránh tình trạng thiếu
vốn gây gián đoạn quá trình SXKD dẫn đến thiệt hại ngừng sản xuất. Song
cũng không nên để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy hiệu quả của
đồng vốn, phát sinh nhiều chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản
phẩm gây khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại. Bởi vậy,
việc xác định nhu cầu vốn là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Bốn là: Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ.
Không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc hiện có.Bên cạnh
đó phải tổ chức tốt công tác bán hàng, công tác thanh toán và thu hồi nợ nhằm
giảm tối đa thành phẩm tồn đọng trong kho.
Năm là: Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động có kế
hoạch thu hồi tiền bán hàng. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều có chính
sách bán chịu vì khi bán chịu cho khách hàng thì doanh nghiệp cũng có rất
nhiều điểm lợi như: đẩy mạnh tiêu thụ, tăng thêm lợi nhuận bổ sung do bán
được nhiều hàng hay nhận được một khoản lãi do cho vay tiền hàng, mở rộng
quy mô,...Song bên cạnh những mặt lợi đó thì chính sách bán chịu cũng mang
lại nhiều mặt bất lợi cho doanh nghiệp như: phát sinh chi phí theo dõi thu hồi
công nợ, rủi ro do lạm phát, tỷ giá và nguy cơ người mua mất khả năng thanh
toán. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bán chịu hợp lý,
tuy từng đối tượng để có chính sách bán chịu phù hợp, tránh tình trạng bán
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
chịu tràn lan. Muốn vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ từng đối tượng khách
hàng về năng lực tài chính, tư cách tín dụng, tài sản thế chấp, điều kiện của
nền kinh tế, năng lực trả nợ,...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh bằng cách mua vảo hiểm, trích lập các quỹ dự phòng để có nguồn bù
đắp khi không may có rủi ro xảy ra.
Sáu là: Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm soát chặt chẽ các mặt
hoạt động SXKD mình, từ đó phát huy mạnh mẽ vai trò quản trị tài chính
doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng VKD. Thông qua việc tính toán và
phân tích các chỉ tiêu tài chính như hệ số về khả năng thanh toán, khả năng
sinh lời, kết cấu tài chính của doanh nghiệp, tình hình thu chi vốn tiền tệ và sự
vận động của các nguồn tài chính,...người quản lý doanh nghiệp có thể kiểm
soát được thực trạng các mặt SXKD của doanh nghiệp từ đó phát hiện kịp
thời những tồn tại, vướng mắc để có biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
Trên đây là những biện pháp chung chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động,
điều kiện thị trường để mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình những biện pháp
cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh
nghiệp.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY
DỰNG NHẬT QUANG NĂM 2004
2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY
DỰNG NHẬT QUANG:
2.1.1.Quátrình thành lập và phát triển:
Công ty TNHH In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang được thành
lập theo giấy phép kinh doanh số 0102002200 do Sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 21 tháng 03 năm 2001.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 967 Đê La Thành- Hà Nội.
Điện thoại: 04.7753213- 04. 7753214
Fax : 04.7753213.
Tuy mới thực sự được hình thành được 4 năm nhưng Công ty Nhật
Quang đã đóng vai trò là đơn vị cung cấp uy tín các sản phẩm in ấn, in bao
thiết bị nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện, nội thất công nhiệp … ,
cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch, đóng góp một phần quan trọng
trong sự phát triển của khách hàng và xã hội.
Trong những năm qua, Công ty không ngừng hoàn thiện mình để có
chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường. Công ty liên tục đổi mới và củng cố tổ
chức theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Với lĩnh vực sản xuất chính của Công
ty là thiết kế quảng cáo, thiết kế in bao bì, in ấn các loại sách báo, tạp chí,
truyện, tờ quảng cáo và các ấn phẩm văn hoá khác,...Công ty đã luôn cải thiện
mẫu mã sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, cố gắng chiếm lĩnh thị trường
nội địa đặc biệt là thị trường phía Bắc. Những kết quả mà Công ty đã đạt
được trong thời gian qua là rất đáng khích lệ, cùng với các công ty và nhà in
khác Công ty Nhật Quang đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị
trường bao bì và các loại sách báo, tạp chí, tranh ảnh,... với chất lượng sản
phẩm ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải
thiện, Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.2.Phương hướng, nhiệm vụ kinhdoanh:
Để thực hiện tốt các yêu cầu mà khách hàng uỷ thác và đảm bảo các
yêu cầu về Mỹ thuật, kỹ thuật, chất lượng và tiến độ một cách tốt nhất thì
Công ty đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh như sau:
- Không ngừng đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao tay nghề cán bộ công
nhân viên.
- Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường phía Bắc.
Để thực hiện được các mục tiêu trên thì Công ty đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Tư vấn, thiết kế tạo mẫu.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
- In ấn và gia công các ấn phẩm như: sách báo, tạp chí, tờ quảng cáo, nhãn
mác, bao bì trên mọi chất liệu.
- Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị văn phòng,...
Với phương hướng và nhiệm vụ như vậy, Công ty đã chủ động nắm bắt
nhu cầu thị trường, đa dạng hoá các sản phẩm ngành in. Vì vậy khách hàng
của Công ty rất phong phú bao gồm: Các nhà xuất bản, ban biên tập các báo,
các hãng sản xuất kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng, các tổ chức xã hội
và các cá nhân khác.
2.1.3. Quymôsản xuấtkinhdoanh:
So với các công ty trong cùng ngành thì Công ty Nhật Quang có quy
mô vào loại nhỏ. Tính đến ngày 31/12/2004 thì tổng số vốn kinh doanh của
Công ty là 5.640.026 nđ trong đó vốn lưu động là 2.964.433 nđ, chiếm
52,56%. Sở dĩ vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do đặc
thù của ngành chi phối, sản phẩm in có hàm lượng vốn lưu động khá cao thêm
vào đó là kinh doanh và lắp đặt nội thất, kinh doanh dịch vụ vận chuyển
khách du lịch thì vốn lưu động được dùng để quay vòng là chủ yếu Đó là vốn
lưu động cho dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá và các khoản phải thu chiếm
một phần rất lớn.
Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty thì vốn chủ sở hữu là:
4.541.654 nđ chiếm 80,53%, nợ phải trả là:1.098.372 nđ, chiếm 19,47% và
chủ yếu là nợ ngắn hạn. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã đáp
ứng được phần lớn nhu cầu về vốn cố định của Công ty.
Nhắc đến quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty không thể chỉ nói
đến vốn mà còn một yếu tố không thể không nhắc tới đó là lực lượng lao
động của Công ty.Tính đến 31/12/2004 thì tổng số lao động của Công ty là
115 người, trong đó nhân viên quản lý là 58 người, phần lớn đều có trình độ
từ đại học trở lên, lao động trực tiếp sản xuất là 57 người với trình độ tay
nghề khá cao.
Lực lượng lao động của Công ty vừa đông đảo về mặt số lượng, vừa
đảm bảo về mặt chất lượng, tay nghề. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi của
Công ty mà không phải công ty nào cũng có được. Hơn thế nữa, các máy
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
móc, trang thiết bị dùng trong sản xuất và quản lý điều hành sản xuất của
Công ty đều được trang bị khá đồng bộ và hiện đại.
Tất cả các yếu tố trên là điều kiện tiền đề hết sức thuận lợi của Công ty.
Tạo ra năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh cho Công ty. Song trong môi
trường kinh tế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay thì một trong yếu tố quyết
định đến sự thành bại của một doanh nghiệp lại là công nghệ sản xuất.
2.1.4 Quytrình công nghệ sản xuấtkinhdoanh
Do nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong sản xuất sản
phẩm, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình đầu tư Công ty đã lựa chọn công
nghệ in Offset. Đây là công nghệ in tiên tiến, hiện đại trong ngành in. Để tạo
ra một sản phẩm in hoàn chỉnh phải trải qua các công đoạn sản xuất chính
sau:
Quy trình in ấn một sản phẩm bao gồm rất nhiều công việc, thao tác phức
tạp, một cách tổng quát có thể chia quy trình đó thành 3 giai đoạn sau:
 Giai đoạn trước In:
Gồm công việc thiết kế, chế bản, bình bản. Bắt đầu từ khi khách hàng
đưa biểu mẫu đến cho tới khi các biểu mẫu ấyđược thể hiện trên tấm kẽm để
đưa vào máy in. Đầu tiên biểu mẫu của khách hàng được thiết kế, đưa vào
phân màu điện tử, sắp xếp, lập ma két, sau đó chuyển sang bộ phận bình bản,
phân loại và sắp xếp các hình ảnh cùng một màu với nhau rồi chuyển hình
ảnh sang một tấm phim. Sau khi chụp phim sẽ đến công đoạn chuyển các hình
ảnh trên phim sang một tấm kẽm theo từng đơn màu bằng việc phơi bản. Mỗi
Thiết kế
Chế bản
In
Gia côngKiểm tra, đóng gói, nhập kho
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
tấm kẽm bao gồm các hình ảnh có cùng một màu và được chuyển vào máy in
để in ra các trang in. Đến đây kết thúc khâu trước khi in.
 Giai đoạn In:
Tấm kẽm được chuyển đến các phân xưởng in để bắt đầu công việc in
Offset. Tấm kẽm được đưa vào các máy in, tuỳ theo từng loại máy mà in ra
nửa thành phẩm là các trang in gồm nhiều loại 16 trang, 8 trang, 4 trang với 1
màu, 2 màu và 4 màu. Công việc in kết thúc và nửa thành phẩm được chuyển
sang cho bộ phận khác tiếp tục công việc hoàn thiện một sản phẩm in.
 Giai đoạn sau In:
Các trang in khổ lớn được chuyển sang bộ phận gấp thành các trang
nhỏ bằng máy hoặc thủ công. Sau đó đến công việc cắt, khâu, đóng ghim,
phay gáy và xén tuỳ theo yêu cầu của từng khách hàng. Đến đây hoàn thành
quy trình sản xuất ra một sản phẩm in. Công việc còn lại là kiểm tra chất
lượng sản phẩm, đóng gói và nhập kho. Như vậy quy trình công nghệ in là
theo phương pháp chế biến liên tục đòi hỏi sự nhịp nhàng ăn khớp giữa các
khâu, vì vậy công ty đã rất chú ý đến công tác giám sát từ đó phát hiện kịp
thời , xử lý, khắc phục sự cố đảm bảo cho sản xuất được thông suốt và liên
tục.
2.1.5 Đặcđiểm sản xuấtkinhdoanhcủa công ty:
Vì sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm in và sản xuất theo đơn
đặt hàng. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giấy in
cũng như số lượng in cho một loại sản phẩm nào đó, công ty sẽ lập dự toán và
đưa ra các mức giá cả phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng. Nếu khách
hàng chấp nhận mức giá cả và điều kiện đã đưa ra thì sẽ ký hợp đồng với
công ty. Sau khi ký hợp đồng, công ty sẽ lập kế hoạch huy động vốn, mua
sắm nguyên vật liệu và tiến hành sản xuất. Sản phẩm in chủ yếu là trang in
công nghiệp được quy đổi theo trang in tiêu chuẩn khổ 13  19 cm.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Do quá trình sản xuất là một chu trình khép kín, sản phẩm của khâu
trước là đối tượng của khâu sau nên sản phẩm chỉ hoàn thiện khi đã qua khâu
cuối cùng. Các sản phẩm sản xuất ra đòi hỏi phải có sự chính xác cao cả về kỹ
thuật và mỹ thuật đáp ứng yêu cầu mà khách hàng đã dặt ra. Vì sản phẩm của
công ty là các loại sách báo, tạp chí, lịch,... nên vào các thời điểm khác nhau
trong năm số lượng các đơn đặt hàng cũng có sự khác nhau. Thường vào thời
điểm cuối năm nhu cầu in các loại sách báo tết, các loại lịch,... thường tăng
đột biến so với nhu cầu bình thường.
Nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu là các loại giấy và mực in. Tuỳ theo
yêu cầu của khách hàng về giá cả và loại giấy mà công ty sẽ sử dụng giấy nội
địa hay nhập ngoại. Giấy nội địa mà công ty thường sử dụng là giấy Bãi bằng,
giấy Tân mai, giấy Việt trì. Riêng với giấy nhập ngoại, một phần được sử
dụng để sản xuất theo đơn đặt hàng, phần còn lại bán ra thị trường qua phòng
kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra để hoàn chỉnh
công việc in ấn còn cần đến các vật liệu khác như cao su, keo dán, các loại
hoá chất phụ trợ khác.
Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty phụ thuộc và số đơn đặt
hàng đã ký kết với khách hàng. Đây là một đặc điểm rất riêng biệt trong hoạt
động kinh doanh của công ty. Từ đặc điểm đó thì đưa lại cho công ty những
thuận lợi như sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu đảm bảo tiêu thụ hết, không có
sản phẩm tồn kho và không phải đầu tư cho công tác bán hàng, không gây tốn
kém nhiều chi phí lưu kho. Song cũng có mặt bất lợi là công ty sẽ bị động
trong việc huy động và sử dụng vốn vì khó có thể dự đoán được số đơn đặt
hàng công ty sẽ ký được trừ những khách hàng truyền thống. Do đó, để tăng
được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận thì việc chủ động
tìm kiếm và tăng số lượng đơn đặt hàng là vô cùng quan trọng và rất cần có
những biện pháp, chính sách thoả đáng.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
2.1.6.Cơcấu tổ chức quản lýSXKD và tổ chức bộ máytài chính kế toán:
*Tổ chức nhân sự và tổ chức sản xuất kinh doanh:
Tổ chức nhân sự:
Tổng số lao động: Gồm 115 cán bộ công nhân viên.Trong đó:
Trình độ trên đại học : 04
Hoạ sỹ thiết kế : 08
Kỹ sư chế bản : 03
Kiến trúc sư : 10
Kỹ sư công nghệ cơ khí lắp ráp, xây dựng : 12
Cử nhân kinh tế : 15
Cử nhân Ngoại Thương : 05
Cử nhân Luật : 02
Cử nhân Marketting : 05
Cử nhân Tài chính kế toán : 04
Trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật : 57.
Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng
các kiến thức bổ trợ về Pháp luật, Kinh tế, Kỹ thuật, thị trường… để có khả
năng đa dạng hoá, chuyên sâu hơn trong lĩnh vực hoạt động cung cấp cho
khách hàng.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công ty có 3 bộ phận: - Bộ phận In
- Bộ phận Du lịch
- Bộ phận nội thất.
Tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức quản lý:
+ Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu, có quyền cao nhất, quyết định và chịu trách
nhiệm trước công ty, cơ quan chủ quản cấp trên và pháp luật.
+ Phó giám đốc: Gồm 3 người.
Công ty có 3 phó giám đốc phụ trách 3 lĩnh vực hoạt động của công ty.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách về mặt kỹ
thuật sản xuất,quản lý và điều hành các hoạt động SXKD, tiêu thụ sản phẩm
và trực tiếp chỉ đạo cho các bộ phận phân xưởng được uỷ quyền.
Văn phòng
Công ty
Phòng
Kế toán
Phòng kế hoạch
Tổng hợp
Phòng
Thiết kế
Giám đốc
PGĐ
Nội thất
PGĐ
In
PGĐ
Du lịch
Hội đồng thành
viên
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
+ Các phòng ban:
- Văn phòng công ty.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn
và dài hạn( phương án sản xuất và tiêu thụ). Tiếp cận thị trường, nắm bắt các
thông tin thị trường để kịp thời đưa vào sản xuất. Xây dựng kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ tháng, quý, năm, nắm chắc thống kê từng loại sản phẩm. Ngoài ra
phòng kế hoạch còn điều độ sản xuất, phối hợp với các phòng ban phân tích
tình hình sản xuất của công ty.
- Phòng thiết kế: Đây là phòng ban không thể thiếu trong Công ty vì
lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là lĩnh vực in và sản phẩm cần độ
chính xác tuyệt đối cả về kích thước, màu sắc, thẩm mỹ,...Và để làm hài lòng
khách hàng thì yêu cầu nhân viên thiết kế phải có năng lực thực sự, có trình
độ cao vì nếu thiết kế sai chỉ một chi tiết nhỏ thì khi in ra sản phẩm mà khách
hàng không hài lòng thì có thể phải huỷ toàn bộ sản phẩm do sản phẩm in
khác rất nhiều so với các loại sản phẩm khác. Đối với các loại sản phẩm khác
nếu sai có thể sửa lại, nhưng còn đốivới sản phẩm in thì sai chỉ có thể huy bỏ.
Vì vậy thiết kế là khâu vô cùng quan trọng, không thể thiếu để sản xuất ra
thành phẩm.
- Phòng kế toán: Là nơi trực tiếp quản lý công ty về mặt tài chính. Thực
hiện thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán, thực hiện hạch toán kinh doanh,
giao dịch, thanh quyết toán với khách hàng, Nhà nước, tính toán và trả lương
cho cán bộ công nhân viên,...
Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người: 1 kế toán trưởng.
1 kế toán tổng hợp.
3 kế toán viên.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm
chung về công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm chung về việc
cung cấp các thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin.
2.1.7. Kếtquả kinhdoanhtrong mộtsố năm gần đây:
Những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ từ
sau quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng
với quá trình hội nhập là một số chính sách ưu đãI thu hút đầu tư mở rộng thì
hàng loạt các doanh nghiệp ra đời gồm cả doanh nghiệp quốc doanh, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sức
cạnh tranh của các ngành kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung
đã tăng lên rõ rệt. Trước sức ép cạnh tranh như vậy Công ty In Thương Mại
và Xây Dựng Nhật Quang đã có những định hướng phát triển cải tiến, trang bị
máy móc thiết bị và mở rộng sản xuất kinh doanh. Biểu hiện cụ thể qua các
chỉ tiêu của biểu 01: Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây
(Trang bên):
Nhìn chung, những kết quả đã đạt được trong 3 năm qua đã phần nào
phản ánh được chiều hướng phát triển đi lên của Công ty In Thương Mại và
Xây Dựng Nhật Quang. Kết quả đó đã tạo đà cho công ty ổn định và phát
triển trong sản xuất kinh doanh. Từ đây cũng đặt ra vấn đề là: làm thế nào để
duy trì sự tăng trưởng ấy, phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả đồng vốn
kinh doanh. Để trả lời câu hỏi ấy, trước hết cần thấy được những khó khăn và
thuận lợi cơ bản của Công ty trong giai đoạn hiện nay đồng thời cần có sự
phân tích, đánh giá một cách cụ thể về tình hình tổ chức và hiệu quả VKD của
Công ty trong thời gian qua mà gần đây nhất là năm 2004. Từ đó có thể rút ra
những kinh nghiệm trong tổ chức, sử dụng vốn, phát huy được mặt tích cực,
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
có biện pháp xử lý đối với những nhân tố có thể làm giảm hiệu quả sử dụng
VKD trong thời gian tới.
2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG
TY IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG NĂM 2004:
2.2.1 Thuận lợi và khókhăn cơ bản:
* Thuận lợi:
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Như đã đề cập ở trên, công nghệ và lực
lượng lao động là những thế mạnh của Công ty. Trong các phương pháp in
công nghiệp từ trước tới nay như in Typo, in ống đồng, in ofset thì in ofset là
phương pháp in rất hiệu quả và được coi là phương pháp in chính trong giai
đoạn hiện nay. Do những ưu điểm về năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế nên phương pháp in ofset vẫn là phương pháp được thế giới đánh giá là
phương pháp in chính của ít nhất 2 thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Nhưng nhìn
chung về giải pháp công nghệ ngàng in ở nước ta còn thua kém so với các
nước trong khu vực như Trung Quốc … và các nước trên thế giới. Do đó
Công ty đã không ngừng học hỏi và đầu tư máy móc thiết bị để đa dạng hoá
mặt hàng in. Bên cạnh đó công tác thiết kế, chế bản trong lĩnh vực in hiện
đang ngày càng đòi hỏi cao nắm bắt được thế mạnh đó công ty đã đầu tư hệ
thống máy thiết kế hiện đại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao của khách hàng
như thiết kế bao bì, thiết kế quảng cáo.
- Đội ngũ công nhân kỹ thuật trình độ cao: Lực lượng lao động của công
ty rất đông đảo, được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành và sau một thời
gian làm việc tại Công ty đã được công ty tổ chức cho đi học nâng cao tay
nghề nên rất giàu kinh nghiệm, giỏi về nghiệp vụ và hoàn toàn có thể đáp
ứng được yêu cầu cao trong công việc, trong ứng dụng công nghệ mới.
- Đặc điểm riêng biệt của ngành in: Lĩnh vực in ấn mang nhiều đặc điểm
riêng biệt. Vì sau khi ký hợp đồng với khách hàng mới tổ chức quá trình thiết
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
kế, chế bản, ra film rồi đưa vào sản xuất nên không có sản phẩm hàng tồn
kho. Nếu có thì chỉ là những sản phẩm chưa gia công sau in và các sản phẩm
chưa chuyển cho khách hàng. Thông thường khi ký kết hợp đồng, khách hàng
phải ứng trước một khoản tiền nhất định cho công ty. Công ty sẽ có ngay một
lượng vốn tiền tệ để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của
mình, giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí so
với việc phải đi vay vốn.
- Lợi thế thương mại: Công ty hiện có những lợi thế thương mại sau:
+ Địa điểm hoạt động: tại thủ đô Hà Nội , rất thuận lợi cho công tác giao
dịch và nắm bắt kịp thời các thông tin và đây cũng là thị trường lớn với các
nhu cầu phong phú và đa dạng.
+ Nguồn khách hàng: Do hoạt động ở nhiều mảng lĩnh vực nên công ty
không chỉ đơn thuần khai thác các khách hàng trong lĩnh vực ngành in mà
công ty còn khai thác khách hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ khác
như thiết kế lắp đặt nội thất, hoạt động vận chuyển khách du lịch do đó mối
quan hệ của Công ty với các khách hàng ngày càng mở rộng.
* Khó khăn:
- Sức ép về cạnh tranh: Ngày 3/2/2000, Chính phủ bãi bỏ chính giấy
phép thành lập cơ sở in bao bì làm cho cuộc cạnh tranh trong nghành in ngày
càng gay gắt hơn. Hàng loạt các cơ sở in bao bì, in quảng cáo, in lưới đã ra
đời, số lượng doanh nghiệp một, nhiều thành viên tăng lên nhanh chóng. Nếu
công ty không chủ động tìm ra phương hướng đi phù hợp và nhu cầu của thị
trường thì việc chia sẻ thị phần với các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi.
- Về nguyên vật liệu: hiện tại thị trường nguyên vật liệu giấy chưa đa
dạng để đáp ứng các nhu cầu của thị trường ngành in nên công ty đã phải sử
dụng một lượng lớn là giấy và mực ngoại nhập nên chịu nhiều rủi ro từ biến
động giá cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái trên thị trường.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
- Nguồn vốn đầu tư: Do công ty đầu tư mở rộng hoạt động ở nhiều lĩnh
vực nội thất, vận chuyển khách du lịch nên nguồn vốn kinh doanh chưa tập
chung chủ yếu vào đầu tư công nghệ cho lĩnh vực in. Nhiều mặt hàng công ty
song phải đi gia công ở ngoài do đó chi phí giá thành lên cao, lợi nhuận giảm.
2.2.2 Tìnhhình tổ chức vốn SXKD của Công ty In Thương Mại và Xây
Dựng Nhật Quang năm 2004:
Tương ứng với một quy mô kinh doanh là một lượng vốn nhất định.
Mỗi lượng vốn lại có những nguồn hình thành khác nhau tuỳ thuộc vào loại
hình doanh nghiệp. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty In Thương
Mại và Xây Dựng Nhật Quang trong năm 2004 được biểu hiện qua cơ cấu
vốn và nguồn hình thành, đồng thời so sánh với năm 2003 qua biểu 02: Tình
hình tổ chức VKD của Công ty năm 2004 (Trang bên):
Năm 2004 tổng số vốn kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể: Tổng
VKD tăng 441.241nđ so với năm 2003. Trong đó:
- Năm 2004, VLĐ là 2.964.433nđ chiếm 52,56% tổng VKD và tăng so
với năm 2003 là: 67.081nđ tương ứng tỷ lệ tăng 2,32% và tỷ trọng giảm là
3,17%. Như vậy, xét về số tuyệt đối thì VLĐ tăng hơn so với năm 2003, song
xét về số tương đối thì VLĐ giảm 3,17%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của
VLĐ (2,32%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VCĐ (16,26%).
- VCĐ là 2.675.593nđ chiếm 47,44% trong tổng VKD và tăng so với
năm 2003 là 374.160nđ tỷ lệ tăng 12,26%, tỷ trọng tăng 3,17%, do trong năm
công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho ngành in và phục vụ cho
công tác quản lý.
- Như vậy quy mô của Công ty tăng là do cả VCĐ và VLĐ đều tăng, vì
năm 2004 Công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và tăng thêm
TSLĐ để mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh. Hơn thế nữa năm 2004 Công ty
đã ký kết được một số hợp đồng lớn với khách hàng do đó đã tăng lượng dự
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
trữ hàng tồn kho mà chủ yếu là nguyên vật liệu cho lĩnh vực in và vật liệu,
hàng hoá cho lĩnh vực nội thất. Hàng tồn kho năm 2004 là: 964.532nđ chiếm
tỷ lệ 32,54% trong VLĐ, tăng thêm 182.103nđ tương ứng tỷ lệ tăng 23,27%
so với năm 2003. Mặt khác, do các khoản phải thu đã tăng lên cũng làm cho
vốn lưu động tăng lên đáng kể. Trong lĩnh vực in Công ty In Thương Mại và
Xây Dựng Nhật Quang sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên vật liệu chỉ
được mua về cho từng đơn đặt hàng. Hơn nữa trong sản xuất công ty áp dụng
khoán theo định mức cho từng khâu, trường hợp sử dụng nguyên vật liệu lãng
phí, hỏng hoặc vượt định mức công nhân sẽ phải bồi thường. Do đó, nguyên
vật liệu dự trữ tăng là biểu hiện tốt mà không sợ bị tồn đọng vốn ở khâu này.
Thực tế trong thời gian qua, thông thường khi ký kết hợp đồng khách hàng sẽ
ứng trước một khoản tiền và sẽ thanh toán toàn bộ sau một thời gian nhất định
sau khi nhận đủ số hàng. Do vậy số lượng vốn của Công ty trong thanh toán
có thể bị chiếm dụng lớn nhưng hầu như đều được thu hồi đúng hạn và không
có khoản phải thu nào chuyển thành nợ khó đòi. Còn trong lĩnh vực sản xuất
và lắp đặt nội thất sau khi ký kết hợp đồng khách hàng đặt tiền trước nhưng
quá trình lắp đặt nội thất diễn ra trong thời gian dài và sau đó mới đi vào
nghiệm thu nên quá trình thu hồi vốn sẽ lâu. Còn trong lĩnh vực vận chuyển
khách du lịch thì vòng quay lưu động vốn lại rất nhanh khách hàng thường
thanh toán ngay sau khi kết thúc hay hoàn thành hợp đồng và không có
nguyên vật liệu tồn kho. Như vậy, cùng với quy mô sản xuất tăng và doanh
thu tiêu thụ là tăng thêm nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất, các công trình
lắp đặt dở dang tăng và được bù trừ cho nhau trong lưu thông tài chính nên
được coi là hợp lý.
- VCĐ trong năm 2004 chủ yếu tăng ở thời điểm cuối năm do Công ty
đầu tư thêm một số thiết bị gia công trong lĩnh vực in và một số thiết bị thiết
yếu cho việc lắp đặt nội thất. Cùng với sự biến động về cơ cấu vốn như vậy,
nguồn hình thành vốn của Công ty năm 2004 cũng có sự biến động như sau:
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Nợ phải trả của công ty năm 2004 tăng 72.587nđ tương ứng tăng
7,08%, tỷ trọng giảm 0,26%. Nợ phải trả của công ty tăng là do nợ ngắn hạn
của công ty tăng: cuối năm 2004 nợ ngắn hạn của công ty là 898.372nđ, tăng
72.587nđ tỷ trọng tăng 1,29% còn nợ dài hạn thì không có biến động. Tính
đến thời điểm cuối năm 2004 thì nợ ngắn hạn tăng là do khách hàng đã ứng
trước tiền hàng và do công ty nợ tiền khi mua nguyên vật liệu và nợ thuế.
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 là: 4.541.654 nđ chiếm 80,53% trong
tổng nguồn vốn tăng hơn so với năm 2003 là 368.654nđ với khoản lãi chưa
chia tăng 368.654nđ được sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh.
- Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển cả về
lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực kinh doanh còn lĩnh vực du lịch tuy mới được
đầu tư đưa vào hoạt động song đã đạt được kết qủa khá khả quan, mặc dù
nguồn vốn để đầu tư vào mở rộng chưa nhiều song với phương hướng như
hiện nay kết hợp với một số thông tin khai thác thị trường sẽ đem lại cho công
ty những bước tiến mới và ngày càng phát triển và có vị thế trên thị trường.
Qua biểu 02 ta thấy được cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty . Để xem
xét khái quát sự huy động vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2004 ta đi
xem xét biểu 03 và biểu 04: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty
năm 2004 (Trang bên):
Qua số liệu tính toán ở hai biểu ta thấy:
* Về tổ chức vốn: Trong năm 2004, Công ty chủ yếu tìm nguồn tài trợ thông
qua việc trích khấu hao, giảm trả trước cho người bán, tăng khoản trích lập
các quỹ, giảm hàng tồn kho. Trong năm công ty đã trích lập các quỹ với số
tiền là: 368.654nđ, chiếm 36% trong tổng số nguồn vốn huy động được. Đây
là nguồn vốn lớn nhất mà công ty đã huy động được. Trong năm công ty đã
giảm hàng hoá tồn kho với số tiền là 173.251nđ, chiếm 16,92% tổng số
nguồn vốn huy động được, qua thực tế cuối năm công ty đã bán được một số
đồ dùng nội thất có giá trị làm giảm lượng hàng tồn kho. Từ đó cho thấy,
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
trong năm công ty đã chú trọng công tác trích lập quỹ, tăng nguồn vốn khấu
hao và tăng nguồn vốn của mình thông qua việc chiếm dụng vốn của người
bán mặc dù vốn công ty chiếm dụng được nhỏ hơn rất nhiều so với vốn công
ty bị chiếm dụng. Trong năm 2004 công ty cũng đã xắp xếp lại VLĐ trong
các khâu bằng việc giảm bớt tiền mặt tại quỹ, giảm bớt khoản phải thu của
khách hàng, tăng chiếm dụng vốn của người bán, tăng khoản trả trước của
người mua, tăng thuế phải nộp chưa đến hạn, tăng phải trả phải nộp khác.
Điều đó cho thấy Công ty có xu hướng tăng hệ số nợ do đó rủi ro về tài chính
của công ty có xu hướng tăng. Song, việc tăng hệ số nợ vẫn được đánh giá là
tốt nếu hiệu quả sử dụng VKD của công ty là cao và vì hiện tại hệ số nợ của
công ty còn rất thấp. Và Công ty đã huy động được một lượng vốn tương đối
lớn thông qua việc trích lập các quỹ.
Sự biến động của nguồn vốn của công ty như trên là hợp lý hay chưa ta
cần xem xét việc công ty đã sử dụng nguồn vốn đã huy động được như thế
nào, có hợp lý hay chưa.
* Về sử dụng vốn:
Qua biểu 04 : Trong tổng 1.023.854nđ mà công ty đã huy dộng được thì
có 482.660nđ, chiếm 47,14% dùng để mua sắm thêm TSCĐ, tăng thêm quy
mô SXKD của công ty. Đây là khoản lớn nhất được sử dụng trong tổng nguồn
vốn mà công ty đã huy động được. 1 phần vốn huy động được công ty đã
dùng để mua sắm thêm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: 141.252nđ, ứng
với 13,8%, 1 phần trả nợ ngân hàng: 100.000nđ chiếm 9,77% và một phần
tăng chi phí SXKD dở dang: 214.102nđ, chiếm 20,91%. Từ đó cho thấy công
ty đã dùng phần lớn vốn huy động được vào việc đầu tư mua sắm thêm TSCĐ
phục vụ cho SXKD, dự trữ sản xuất và trả nợ ngân hàng.
Để có kết luận chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty ta cần xem
xét tình hình nợ phải trả của công ty qua Biểu 05: Tình hình nợ phải trả của
công ty năm 2004 ( trang bên):
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Trong các khoản nợ của công ty thì khoản phải trả cho người bán chiếm
tỷ trọng lớn nhất. Năm 2004 phải trả cho người bán là: 383.107nđ tương ứng
bằng 34,88% tổng nợ phải trả của công ty và tăng so với năm 2003 là
48.548nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 14,51%, tỷ trọng tăng 2,27%. Sở dĩ khoản
phải trả người bán tăng là do công ty phải trả 1 khoản nợ vay ngắn hạn là
100.000nđ và nợ ngắn hạn còn được dùng để tài trợ cho nhu cầu sử dụng
VLĐ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và thầu thêm các đơn đặt hàng mới
trong khi đó các đơn đặt hàng cũ lại chưa thanh toán được. Nhìn chung trong
năm 2004 nợ ngắn hạn của Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang
có biến động song biến động không lớn và biến động nợ ngắn hạn tăng nhưng
biến động về phải thu các khoản vốn lưu động tăng cao hơn nên tình hình tài
chính của công ty tương đối ổn định và khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn nhanh.
Thuế và các khoản phải nộp NSNN của công ty năm 2004 cũng tăng.
Cuối năm 2004 là 90,854nđ, tăng 47.812nđ ứng với tỷ lệ tăng 111,08%, tỷ
trọng tăng 4,07%. Do trong năm công ty đã ký thêm nhiều hợp đồng làm tăng
khoản phải nộp ngân sách và Công ty đã tận dụng nguồn vốn này để bổ sung
cho nhu cầu VLĐ tăng thêm. Đây là khoản mà công ty có thể chiếm dụng mà
không phải trả lãi do chưa đến hạn phải nộp. Song công ty cần phải hiếu rõ
tính chất tạm thời của nguồn vốn này để từ đó có kế hoạch sử dụng và trả nợ
phù hợp.
Đối với khoản người mua trả trước: Năm 2004 tăng so với năm 2003 là
57.722nđ với tỷ lệ tăng 68,2% và tỷ trọng 4,71%. Khoản này tăng cho thấy uy
tín của công ty ngày càng được nâng cao vì vậy sau khi ký hợp đồng khách
hàng đã đồng ý ứng trước một phần tiền hàng cho công ty làm tăng VLĐ tạm
thời cho công ty. Đây là khoản mà công ty chiếm dụng tạm thời và không
phải trả lãi nên công ty cần thực hiện đúng hợp đồng đã ký: sản phẩm sản
xuất phải đúng chất lượng, mẫu mã và thời gian giao hàng phải đúng hợp
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
đồng. Nếu không sẽ làm giảm uy tín của công ty và công ty có thể bị mất bạn
hàng.
Phải trả phải nộp khác cuối năm 2004 là 82.047nđ chiếm 7,47% tổng
nợ, tăng 18.505nđ so với năm 2003 ứng với tỷ lệ tăng là 29,12%, tỷ trọng
tăng 1,27%.
Đối với khoản phải trả công nhân viên: Tính đến thời điểm cuối năm 2003
và 2004 thì công ty không còn khoản nợ nào đối với người lao động trong
công ty. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm rất nhiều đến đời sống cán bộ
công nhân viên trong công ty, song một mặt cho thấy công ty cũng chưa tận
dụng tối đa nguồn VLĐ tạm thời này mà không phải trả chi phí.
Từ những phân tích trên đã đánh giá khái quát về tình hình tổ chức
VKD của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang ta sẽ xem xét
tình hình quản lý và sử dụng VKD của công ty trong năm 2004.
2.2.3.Tìnhhình sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty In Thương
Mại và Xây Dựng Nhật Quang.
2.2.3.1Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2004:
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty In Thương Mại và Xây
Dựng Nhật Quang nên VCĐ của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số
VKD. Năm 2004 VCĐ của công ty là: 2.675.593nđ chiếm 47,44% trong đó
chủ yếu đầu tư cho TSCĐ. Hơn nữa đây cũng là cơ sở tạo ra năng lực sản
xuất cho công ty. Vì vậy cần xem xét tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng
TSCĐ. Sự biến động của TSCĐ năm 2004 được phản ánh qua bảng số liệu
Biểu 06: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 (trang bên)
Tính đến cuối năm 2004, tổng TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu
hình đang sử dụng, chủ yếu là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, phương
tiện vận chuyển và thiết bị văn phòng. Trong đó:
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất 1.993.196nđ chiếm 65,86% trong
tổng TSCĐ. Do lĩnh vực chính của công ty là in nên máy móc thiết bị phục
vụ cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là tương đối phù hợp. Công ty mới thành
lập và đi vào hoạt động được ba năm mà ngay từ đầu công ty đã mua sắm đầy
đủ máy móc trang thiết bị hiện đại vì vậy trong 3 năm nay thì tỷ lệ tăng giảm
về TSCĐ của công ty là không đáng kể.
Phương tiện vận tải dùng cho hoạt động kinh doanh vận chuyển và
quản lý 682.132nđ chiếm 22,54% trong tổng TSCĐ. Phương tiện vận tải của
công ty chủ yếu phục vụ cho hai lĩnh vực nội thất và du lịch mà hai lĩnh vực
này của công ty còn chưa phát triển nên phương tiện vận tải của công ty chưa
phát huy được hết công suất, vì vậy năm 2004 công ty không đầu tư thêm
phương tiện vận tải mà chỉ tăng công suất hoạt động để tránh tình trạng lãng
phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Thiết bị quản lý văn phòng và thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế
quảng cáo là 350.810nđ chiếm 11,6% trong tổng TSCĐ. Loại tài sản này chủ
yếu phục vụ cho công tác tư vấn thiết kế và du lịch nên thường có giá trị
thấp.
Công ty hiện nay không có tài sản cố định chưa cần dùng và không cần
dùng. Nhìn chung về số tương đối tăng với tỷ lệ cao song xét về số tuyệt đối
thì số tăng là không đáng kể so với các công ty trong cùng lĩnh vực In vì quy
mô của công ty còn quá nhỏ so với các công ty khác trong cùng ngành. Vì
vậy hiện tại kết cấu TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý do đặc điểm kinh
doanh cuả công ty là vừa kết hợp sản xuất, vừa kinh doanh thương mại và
dịch vụ. TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị lớn vì tính đặc thù của sản xuất,
yếu tố tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm, biểu hiện năng lực của công ty và
TSCĐ dùng cho kinh doanh thương mại và dịch vụ có giá trị thấp hơn do tính
đặc thù của kinh doanh. Song, để có thể phát triển và có chỗ đứng trên thị
trường thì công ty không thể cứ duy trì quy mô như cũ mà công ty cần phấn
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
đấu huy động vốn để đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng
quy mô SXKD. Từ đó tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, cải tiến mẫu mã,
chất lượng, hạ giá thành và mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Qua biểu 06 ta thấy cuối năm TSCĐ của công ty tăng lên do công ty đã
tập trung đầu tư thêm một số máy móc gia công, máy móc thiết kế phục vụ
cho việc sản xuất in để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quá trình in.
Nhưng để đánh giá được sự biến động của TSCĐ là hợp lý hay chưa cần
phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty qua biểu số 07: Tình
trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2004 (trang bên)
Cùng với việc phân tích sự biến động của TSCĐ như trên và qua số liệu
biểu 07 về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ đã cho thấy cái nhìn toàn diện hơn
về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty. Tại thời điểm năm 2004 giá trị còn
lại tính chung cho toàn bộ TSCĐ của công ty cũng như từng loại TSCĐ là
tương đối cao. Cũng như phân tích ở trên qua biểu số 06 thì TSCĐ dùng cho
sản xuất có giá trị cao hơn so với các loại tài sản khác chứng tỏ công ty sau
khi thành lập đã đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại dùng cho công nghệ
sản xuất in, sau một thời gian hoạt động sản xuất đi vào ổn định công ty đã
tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Sự biến động của
TSCĐ năm 2004 không lớn song những cũng phần nào khẳng định được sự
cố gắng của công ty, sự biến động tăng của TSCĐ không làm cho vốn lưu
động dùng cho kinh doanh của công ty giảm, không làm ảnh hưởng đến lượng
tiền lưu thông trong kinh doanh điều đó chứng minh được sự hợp lý của sự
biến động TSCĐ. Vậy vấn đề đặt ra bây giờ là yêu cầu cho những năm tới
phải khai thác tối đa năng lực của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử
dụng VCĐ của công ty. Vì thực tế hiện tại năm 2004 công ty mới chỉ phát
huy được 70% công suất máy móc thiết bị. Như vậy còn lại 30% công suất là
chưa được khai thác sử dụng triệt để. Từ đó cho thấy công ty chưa thật sự cố
gắng cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng uy tín đối với khách hàng. Vì
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
vậy công ty cần nỗ lực hơn nữa trong chiến lược quảng cáo, chiến lược ưu đãi
đối với khách hàng nhằm mở rộng thị trường.
Với tình hình đầu tư về TSCĐ của công ty như vậy, hiệu quả sử dụng VCĐ
trong năm 2004 được đánh giá qua 1 số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh năm 2004
với 2003 qua biểu 08: Hiệu quả sử dụng VCĐ 2 năm 2003-2004( Trang bên):
Qua biểu 08 ta thấy:
Hiệu quả sử dụng VCĐ trước hết được biểu hiện qua doanh thu tiêu thụ
năm 2004 đạt 11.352.466nđ, tăng 1.919.809nđ tương ứng với tỷ lệ tăng
20,35% là sức tăng trưởng khá cao của công ty, lợi nhuận năm sau đạt cao
hơn năm trước 64.688nđ tương đương với 21,28%. Trong năm 2004 số lượng
và giá trị các hợp đồng in các sản phẩm cùng loại tăng cao hơn năm trước
trong đó tập chung chủ yếu là các sản phẩm về nhãn mác, bao bì, tờ quảng
cáo còn các sản phẩm về ấn phẩm, sách báo giảm. Bên cạnh đó các hợp đồng
thầu về lắp đặt nội thất tăng và có giá trị lớn, các hợp đồng về phục vụ khách
du lịch và vận chuyển khách du lịch cũng tăng do công ty đã có chú trọng đến
công tác quảng cáo, tiếp thị về dịch vụ du lịch của mình ra thị trường. Như
vậy doanh thu tăng và lợi nhuận tăng lên là do tăng số lượng sản phẩm tiêu
thụ. Mặc dù du lịch là lĩnh vực mới hoạt động của công ty song cũng hứa hẹn
nhiều kết quả khả quan vì thực tế nhu cầu du lịch ngày càng tăng, nhưng để
có thể phát triển lĩnh vực này này thì công ty cần đầu tư nghiên cứu nhu cầu
thị trường và từ đó nghiên cứu, tìm ra những vùng, miền, những dịch vụ đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để từ đó tăng doanh thu và lợi
nhuận.
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 là 4,56 tăng so với năm 2003 là 0,3
có nghiã là 1 đồng VCĐ sử dụng năm 2004 đã mang lại 4,56 đồng doanh thu
thuần nhưng với 1 đồng vốn VCĐ trong năm 2003 chỉ mang lại 4,26 đồng
doanh thu thuần. Từ đó, hàm lượng VCĐ trong một đồng doanh thu năm
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
2004 là 0,22 giảm 0,01 so với năm 2003. Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng làm
cho hàm lượng VCĐ giảm 0,01 tức là 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra
năm 2004 thì cần số VCĐ BQ ít hơn năm 2003 là 0,01 đồng. Có sự tăng lên
của hiệu suất sử dụng VCĐ và sự giảm đi của hàm lượng VCĐ là do trong
năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ BQ. Hiệu
quả sử dụng VCĐ tăng do ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và VCĐBQ
trong đó:
Ảnh hưởng của doanh thu tăng =
2003
2003
VC§
DT2004DT
=
3072122
657432946635211
..
.... 
=0,87.
Ảnh hưởng của VCĐ tăng = DT 2004 X )(
20032004 VC§
1
VC§
1

= 11.352.466 x (
3072122
1
5134882
1
....
 )
= - 0,57
Như vậy hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 0,3 đồng do doanh thu tăng đã
làm tăng 0,87đ, VCĐ tăng làm giảm 0,57đ. Sở dĩ doanh thu tăng trong kỳ là
công ty đã ký thêm được một số hợp đồng in bao bì, một số hợp đồng thầu lắp
đặt nội thất. Hơn thế nữa sau 6 tháng hoạt động thì lĩnh vực hoạt động du lịch
đã có sự thu hút của khách hàng do đó cũng đem lại doanh thu tương đối.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2004 là 4,08 tăng 0,15 so
với năm 2003. Tức là cứ 1 đồng NGTSCĐ BQ năm 2004 thì tạo ra 4,08 đồng
doanh thu thuần còn năm 2003 thì chỉ tạo ra 3,93 đồng doanh thu thuần. Có
sự tăng lên này là do trong năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu thuần
(20,35%) lớn hơn tốc độ tăng của NGTSCĐ BQ( 15,93%). Nguyên giá tăng,
doanh thu thuần cũng tăng. Thực tế xem xét tình hình tăng giảm TSCĐ năm
2004 ta thấy công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, làm tăng năng lực sản
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
xuất của công ty vì vậy doanh thu thuần cũng tăng thêm một phần nhờ tăng
thêm TSCĐ.
Doanh thu của công ty tăng là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Nhân tố chủ quan:
Công ty đã khai thác và nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu của
khách hàng về sản phẩm in, sản phẩm nội thất và dịch vụ du lịch. Mặc dù lĩnh
vực nội thất và du lịch của công ty chưa phát triển nhưng với nhu cầu ngày
càng tăng như hiện nay thì ngày càng thúc đẩy công ty đầu tư và mở rộng hai
lĩnh vực này.
Do công ty đã có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ ngành In. Mặc
dù tài sản đầu tư thêm là rất nhỏ song nó cũng phần nào nói lên được sự cố
gắng của công ty trong việc chú trọng tăng quy mô nhưng có lẽ sự đầu tư này
là chưa thật hợp lý vì thực tế máy móc thiết bị của công ty còn chưa được
phát huy hết công suất hoạt động, gây nên tình trạng lãng phí.
Do công ty đã dự báo trước được các hợp đồng In sẽ tăng về thời điểm
cuối năm như in tranh ảnh, lịch tết, các ấn phẩm, báo tết,... nên công ty đã dự
trữ đủ lượng nguyên vật liệu phù hợp cho sản xuất. Không để xảy ra tình
trạng thiếu nguyên vật liệu dẫn đến ngừng sản xuất hay thừa nguyên vật liệu
gây nên tình trạng hư hỏng, lãng phí nguyên vật liệu, tốn kém chi phí quản lý
như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,...
- Nhân tố khách quan:
Do nhu cầu của thị trường về các sản phẩm in ấn, du lịch và nội thất
ngày càng tăng nên số lượng hợp đồng công ty ký được tăng. Từ đó làm tăng
doanh thu và lợi nhuận của công ty so với năm 2003.
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2004 đạt 14,81%, tăng 1,07 % so với năm
2003 là do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đạt được và số VCĐ bình quân
cũng tăng. Cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau:
Ảnh hưởng của lợi nhuận tăng =
2003
20032004
VC§
LNLN 
=
3072122
966303654368
..
.. 
= 0,029
Ảnh hưởng của VCĐ BQ tăng = LN2004 x )(
2003
VC§
1
2004
VC§
1

= 368.654 x (
3073122
1
5134882
1
....
 )
= - 0,0183
Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 tăng lên 1,07% là do tốc độ tăng lợi nhuận
tăng làm tăng 2,9% còn VCĐBQ tăng đã làm giảm 1,83%. Lợi nhuận tăng
trong năm chủ yếu do công ty đã tăng được doanh thu lên khá cao nhờ
đầu tư thêm máy móc thiết bị thiết kế và máy móc gia công đa dạng hoá các
sản phẩm in ấn, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giảm giá thành sản phẩm.
Từ đó giảm giá bán và nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm so
với những sản phẩm cùng loại và kết quả là tăng được uy tín của công ty và
tăng số lượng đơn đặt hàng. Đồng thời công ty cũng tất quan tâm tới công tác
thiết kế cũng như chất lượng in ấn và thời gian giao hàng, nhờ đó mà giữ
được uy tín với khách hàng truyền thống cũng như tăng thêm được khách
hàng mới cho công ty qua việc đấu thầu các hợp đồng mới.
- Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2004 là 0,13 tức là số vốn cố định công ty
đã thu về là 13%, tăng so với năm 2003 là 3%. Hệ số hao mòn TSCĐ của
công ty càng cao chứng tỏ TSCĐ càng cũ vì khi đó khấu hao luỹ kế tăng dần
đến nguyên giá và giá trị sử dụng dần đến không và năng lực sản xuất sẽ giảm
dần. Tuy nhiên, qua xem xét hệ số hao mòn của công ty cho thấy năng lực sản
xuất của công ty còn rất lớn, công ty chưa cần phải đầu tư nhiều vào TSCĐ.
Qua xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ ta thấy:
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
- Kết cấu TSCĐ của công ty tương đốilà hợp lý, toàn bộ TSCĐ của công
ty đều được đưa vào sử dụng, không có tài sản không cần dùng và chưa cần
dùng do đó vốn của công ty không bị ứ đọng.
- Năng lực sản xuất của công ty còn rất lớn vì công ty mới hoạt động
được 3 năm mà khi thành lập công ty đã xác định để chiếm được thị trường
thì phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại ngay từ đầu do dặc thù của ngành
chi phối: màu sắc, kích thước của sản phẩm phải đa dạng và phong phú và
công ty đã quyết địng sử dụng loại máy in offset là loại máy in tiên tiến, hiện
đại trong ngành in.Vì vậy trong những năm tới công ty không cần đầu tư lớn
vào máy móc thiết bị mà vấn đề của công ty là trong những năm tiếp theo
phải làm sao phát huy hết năng lực và công suất của máy móc thiết bị, góp
phần tăng doanh thu, lợi nhuận và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Như vậy từ việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ như
trên cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng của 2
nhân tố: Doanh thu và Lợi nhuận. So với năm 2003 thì năm 2004 cả doanh
thu và lợi nhuận của công ty đều tăng do việc đầu tư VCĐ mà chủ yếu ở đây
là TSCĐ được đầu tư ngay từ ban đầu và tăng thêm trong quá trình hoạt động.
Sự đầu tư TSCĐ này là có hiệu quả vì hiệu quả sử dụng vốn VCĐ xét đến
cũng là tăng lợi nhuận cho đơn vị. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2.2.3.2Tình hình quảnlý và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2004:
Như đã đề cập ở phần trước do đặc điểm tình hình kinh doanh của công
ty nên VLĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn: 2.964.433nđ chiếm 52,56% trong
tổng VKD do đó sự biến động của VCĐ có tính chất quyết định đến hiệu quả
kinh doanh của công ty và toàn bộ VKD của công ty. Để thấy được tình hình
quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ trước hết ta cần phân tích cơ cấu và tình
hình tăng giảm VLĐ của công ty trong năm 2004 qua biểu 09: Cơ cấu vốn lưu
động của công ty năm 2004( trang bên)
jLuận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại và kinh doanh dịch
vụ nhu cầu đòi hỏi VLĐ lớn, đối với doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh
doanh như công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang đòi hỏi công tác
quản lý và phân bổ vốn giữa các khâu của quá trình sản xuất phải hợp lý đảm
bảo VLĐ luân chuyển linh hoạt, không bị thừa quá nhiều trong một khâu nào
vì đấy là ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn hoặc thiếu làm gián đoạn
quá trình sản xuất kinh doanh.
Qua biểu 09 ta thấy: VLĐ của công ty cuối năm 2004 là 2.964.433nđ,
đã tăng 67.081nđ so với đầu năm 2004 với tỷ lệ tăng 2,32%. Đi vào xem xét
chi tiết ta thấy :
+ Vốn bằng tiền: Cuối năm 2004 là 383.066nđ, chiếm 12,92%,giảm
33.060nđ so với đầu năm với tỷ lệ giảm 7,94% so với đầu năm và tỷ trọng
giảm 1,44%. Trong vốn bằng tiền, tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng gần bằng
tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ lớn cũng có những mặt lợi song cũng có
những nhược điểm: Dự trữ tiền mặt tại quỹ giúp công ty có thể chớp được các
thời cơ, cơ hội trong kinh doanh như: mua hàng trả tiền ngay có thể mua được
giá rẻ hơn,...đó chính là mặt lợi của việc dự trữ tiền mặt tại quỹ song việc dự
trữ tiền mặt chính là để vốn chết, không sinh lời còn nếu gửi ngân hàng thì có
lãi. Ngoài ra để tiền mặt tại quỹ khi xảy ra lạm phát sẽ làm mất vốn của công
ty. Vì vậy công ty cần cân nhắc để có một lượng tiền mặt dự trữ phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
+ Các khoản phải thu: Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
VLĐ. Tính đến cuối năm 2004 là 1.616.835nđ, chiếm 54,54% giảm so với
đầu năm là 81.962nđ tương ứng tỷ lệ giảm 4,82% và tỷ trọng giảm 4,09%.
Các khoản phải thu giảm là do giảm khoản phải thu của khách hàng và khoản
trả trước cho người bán giảm.
Khoản phải thu của khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng các khoản phải thu, cuối năm 2004 là 1.087.354nđ, chiếm 36,68% tổng
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhSMS291155
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (19)

Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đGiải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khíĐề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đĐề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Tieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanhTieu luan chu the kinh doanh
Tieu luan chu the kinh doanh
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đTăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty dầu khí Thái Bình, 9đ
 
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
Thuc tap tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_xay_dung_ha_tang_va_giao_lg7_kc6jkdb_2013...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắpĐề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
Đề tài: Tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại công ty Xây lắp
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệpLuận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xây lắp Tây Hồ - Gửi miễn p...
 

Semelhante a Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...
Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...
Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Semelhante a Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (15)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docx
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docxNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docx
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt.docx
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
 
Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...
Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...
Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông Hải P...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Goldsun, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.docx
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 

Último (20)

CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự tổ chức huy động vốn, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh để đảm bảo được doanh thu mang lại phải bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi. Muốn đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Vốn là tiền đề cần thiết cho cho việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ( SXKD) của doanh nghiệp.Tuy nhiên, việc tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vốn huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả quản lý sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Do vậy, một vấn đề cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp là phải làm thế nào để với một lượng vốn nhất định đưa vào kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh(VKD) , qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Bùi Văn Vần và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, vận dụng những lý luận đã được học vào thực tiễn em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên qua luận văn tốt nghiệp với đề tài:” Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang”. Kết cấu đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của các doanh nghiệp trong điều kiện kinhtế thị trường.
  • 2. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Chương 2: Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty TNHH In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty TNHH In Thương mại và Xây dụng Nhật Quang. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế, hơn nữa thời gian tìm hiểu thực tế còn có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và sự góp ý của Công ty, của thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2005.
  • 3. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 CHƯƠNG 1: VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1.1.1.Kháiniệm vốn kinhdoanh(VKD) của doanh nghiệp: Trước hết ta cần hiểu doanh nghiệp là gì? Theo điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì : " Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mụcđịch thực hiện các hoạt động kinh doanh ". Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) một cách độc lập trong nền KTTT mà mục đích chủ yếu là tìm kiếm và tối đa hoá lợi nhuận . Song, muốn tiến hành hoạt động SXKD thì yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phải nghĩ đến trước tiên đó chính là VKD. Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và được bổ sung thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh( SXKD). Đó là lượng tiền cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố’’ đầu vào” của quá trình SXKD như mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, trả công cho người lao động,... VKD được coi là quỹ tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp và VKD mang những đặc trưng chủ yếu sau: * Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực tế của các tài sản hữu hình và vô hình dùng để sản xuất ra sản phẩm. Vốn chính là biểu hiện về mặt giá trị của các loại tài sản như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công,... trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song, chỉ những tài sản có giá trị và giá trị sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được coi là vốn.
  • 4. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 * Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của donah nghiệp. Ban đầu vốn được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định, trong quá trình vận động vốn tồn tại dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau. Song, điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình tuần hoàn vốn đều được biểu hiện giá trị bằng tiền. TLLĐ T – H .....SX ..... H’ - T’ ( T’ > T ) ĐTLĐ Vòng tuần hoàn của vốn bắt đầu từ hình thái vốn tiền tệ ( T ), doanh nghiệp dùng vốn này để đầu tư mua sắm vật tư hàng hoá (H) dưới dạng tư liệu lao động ( TLLĐ ) và đối tượng lao động ( ĐTLĐ) để phục vụ cho quá trình sản xuất. Qua quá trình sản xuất vốn được chuyển thành hàng hoá (H’).Và cuối cùng sau khi tiêu thụ hàng hoá, lao vụ dịch vụ thì vốn từ hình thái hiện vật chuyển sang hình thái tiền tệ ( T’), trong đó T’ > T . Khi đó kết thúc quá trình chu chuyển của vốn. * Vốn phải được tập trung tích tụ thành một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng, mới có thể giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng và khai thác mọi nguồn vốn có thể huy động để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. * Vốn có giá trị về mặt thời gian. Nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì điều này thể hiện rất rõ, vốn của doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như lạm phát, sự biến động của giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật,... nên giá trị của vốn tại các thời điểm khác nhau là khác nhau. * Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi loại vốn bao giờ cũng gắn với một chủ sở hữu nhất định. Người sử dụng vốn chưa chắc đã là người sở hữu vốn, do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Điều này đòi hỏi mỗi người sử dụng vốn phải có trách nhiệm với đồng vốn mình nắm giữ và sử dụng. * Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản hữu hình có hình thái vật chất cụ thể mà còn được biểu hiện bằng các loại tài sản vô hình không
  • 5. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 có hình thái vật chất như lợi thế thương mại, bằng phát minh sáng chế, các bí quyết công nghệ, nhãn hiệu được bảo hộ,... Để hiểu rõ hơn về bản chất và đặc điểm của VKD cũng như giúp cho việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả cần phải phân loại vốn kinh doanh. 1.1.2 Phân loại VKD: Thứ nhất: Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn, VKD được chia thành hai loại: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động ( VLĐ). * VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định của doanh nghiệp. VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước, do vậy số vốn nầy cần phải được thu hồi một cách đầy đủ nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô VCĐ của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ sẽ quyết định trực tiếp đến quy mô tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp cũng như trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh sẽ quyết định trực tiếp đặc điểm chu chuyển của VCĐ. - Đặc điểm chu chuyển của VCĐ: VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Có đặc điểm này là do TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất nhất định. VCĐ được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ SXKD và ở mỗi chu kỳ SXKD chỉ có một bộ phận VCĐ được chu chuyển và cấu thành chi phí SXKD tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Bộ phận này ngày một tăng lên về thời gian sử dụng TSCĐ, đồng thời giá trị còn lại của TSCĐ ngày một giảm đi. VCĐ chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng. Từ các đặc điểm luân chuyển trên của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là TSCĐ, đồng
  • 6. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 thời cần có những biện pháp để tổ chức và sử dụng VCĐ sao cho vừa bảo toàn vừa phát triển được VCĐ. * VLĐ là một bộ phận của VKD trong doanh nghiệp, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện. VLĐ tham gia sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. - Đặc điểm chu chuyển của VLĐ: Luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Chu chuyển toàn bộ giá trị trong một lần. Hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, VKD được chia thành hai loại là vốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ phải trả (NPT). * Vốn chủ sở hữu là loại vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu để hình thành mọi loại tài sản trong doanh nghiệp, vốn điều lệ, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước không chỉ được Nhà nước đầu tư vốn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp mà còn có thể được cấp bổ sung trong quá trình kinh doanh. * Nợ phải trả (NPT): Là loại vốn thuộc quyền sở hữu của người khác, doanh nghiệp được quyền quản lý và sử dụng trong một thời gian nhất định. NPT bao gồm nợ vay và các khoản phải trả. - Nợ vay được hình thành từ các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, sử dụng khoản nợ này doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản phải trả bao gồm phải trả cho người bán, phải trả cho cán bộ công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Cách phân loại này cho ta thấy kết cấu vốn SXKD được hình thành bằng vốn bản thân doanh nghiệp và từ các nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm biện pháp tổ chức, quản lý, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả, biết được khả năng của doanh nghiệp trong việc huy
  • 7. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 động vốn là cao hay thấp. Hơn nữa doanh nghiệp có thể tính toán tìm ra kết cấu vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Thứ ba: Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, VKD bao gồm vốn bên trong doanh nghiệp và vốn bên ngoài doanh nhiệp. * Vốn bên trong doanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động bên trong của doanh nghiệp. Vốn này có thể có được từ các nguồn như tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, các quỹ dự phòng, các khoản thu do nhượng bán, thanh lý TSCĐ,...Đây là loại vốn quan trọng đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. * Vốn bên ngoài là nguồn vốn do doanh nghiệp huy động ngoài phạm vi doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động SXKD của mình như vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, vốn liên doanh liên kết và các khoản nợ khác,... Thứ tư: Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn, VKD được chia thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời. * Vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Thông thường nguồn vốn này được đầu tư cho TSCĐ và một bộ phận nhỏ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. * Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD. Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. Trên đây là một số cách phân loại VKD chủ yếu của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để tạo lập và sử dụng VKD một cách có hiệu quả nhất ta cần hiểu nguồn hình thành VKD của doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn hình thành VKD: VKD của doanh nghiệp thường được hình thành từ các nguồn khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình, điều kiện và mục đích kinh doanh của từng
  • 8. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 doanh nghiệp. Thông thường VKD của doanh nghiệp được huy động từ các nguồn sau: * Nguồn vốn điều lệ: Nguồn vốn này đượcc hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp do chủ sở hữu bỏ ra và không nhỏ hơn vốn pháp định. Nguồn vốn này có thể thay đổi trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp và nó biểu hiện rõ nét nhất tính tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD. * Vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn phải tích luỹ một lượng vốn để tái sản xuất giản đơn hay mở rộng. Do vậy mà nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình hoạt động SXKD đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nguồn vốn này phụ thuộc vào kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp thông qua việc phân bổ vào các quỹ của doanh nghiệp. Nguồn vốn tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào hai nguồn là lợi nhuận và quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Nguồn vốn tự bổ sung là cơ sở đánh giá khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD. * Nguồn vốn chiếm dụng: Trong quá trình SXKD tất yếu nảy sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Các quan hệ thanh toán đó thường xuyên phát sinh do đó cũng làm phát sinh vốn đi chiếm dụng. Nếu vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có được một lượng vốn nhất định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. mặc dù không thể cứ trông chờ vào nguồn vốn này nhưng không thể không tính đến nó trong thực tế.Song cần phải xen xét đến tính hợp lý của nguồn vốn này: Nếu các khoản phải thanh toán đang còn trong thời hạn hợp đồng thì việc tiếp tục sử dụng nguồn vốn này được xem là hợp lý, còn nếu đã quá hạn phải thanh toán thì đó là không hợp lý. * Nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn mà thông thường các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và nhiều nhất. Đây là nguồn vốn
  • 9. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 vay đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hoạt động SXKD nhất là đáp ứng những nhu cầu với những dự án vốn lớn, thời gian dài. Song doanh nghiệp cần phải sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích và có hiệu quả vì nguồn vốn này luôn đảm bảo phải trả cả gốc và lãi đủ,đúng hạn. Việc sử dụng nguồn vốn này trong giới hạn cho phép của hệ số nợ sẽ góp phần giảm bớt rủi ro của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Việc sử dụng nợ vay có ưu điểm lớn là nó tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn, nếu hoạt động SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả thì nó sẽ làm khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu và khi doanh lợi vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ dễ dàng hơn và ngược lại. 1.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Để đạt lợi nhuận tối đa thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD là rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. 1.2.1.Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKDtrong các doanh nghiệp: Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động SXKD đối với bất kỳ DN nào, là yếu tố xuyên suốt trong quá trình SXKD. Trong nền KTTT tồn tại nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề tổ chức huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp (DN) đồng thời giúp DN khẳng định và giữ vững vị trí của mình trong cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD luôn là vấn đề mà mỗi DN cần đặt lên hàng đầu nó xuất phát từ các lý do sau: - Xuất phát từ mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận : Trong nền kinh tế thị trường (KTTT) mục tiêu hoạt động của các DN kinh doanh là lợi nhuận, các DN có quyền độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm KD có lãi, muốn thực hiện
  • 10. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 được điều đó đòi hỏi các nhà nhà quản trị tài chính DN phải quản lý tốt vốn ở các khâu của quá trình sản xuất, thực hiện nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt việc SX và tiêu thụ SP, sau nỗi chu kỳ SX đồng vốn phải được bảo toàn và phát triển đồng thời phải có lãi để tái đầu tư mở rộng SX . Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì đòi hòi DN phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn SXKD . - Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn SXKD đối với các DN : Để tiến hành SXKD phải kết hợp các yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động,sức lao động muốn vậy buộc phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để tăng thêm tài sản của DN. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ , trình độ trang thiết bị, máy móc ngày càng cao làm cho năng suất lao động cao hơn đòi hỏi DN phải có lượng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, nó không chỉ có ý nghĩa giúp DN chủ động hơn trong SXKD mà còn giúp DN chớp được thời cơ, tạo lợi thể trong KD, muốn vậy DN cần phải có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD. - Sự cạnh tranh giữa các DN trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt, các đối thủ cạnh trạnh dành giật nhau từng phần một, trong điều kiện đó đòi hỏi các DN phải phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những yếu kém những yếu kém, một trong những con đường cơ bản nhất để thắng lợi trong cạnh tranh, đứng vững trong thị trường là việc sử dụng vốn có hiệu quả, DN nào sử dụng vốn tốt hơn sẽ có hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận cao và có điều kiện trong phát triển kinh doanh. - Do một số doanh nghiệp hiện nay của ta chưa thật sự làm ăn có hiệu quả đặc biệt là các DNNN nhiều DN còn trong tình trạng lúng túng, trì truệ thậm chí làm ăn thua lỗ. Trong điều kiện như vậy để nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, theo kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề cần thiết cấp bách . - Xu hướng chung của Quốc tế là chuyển đổi cơ cấu KT cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ đồng thời đẩy mạnh liên minh liên kết để tạo thế lực cạnh tranh dành giật thị trường, mở đường cho
  • 11. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 SXKD phát triển, hội nhập là con đường tất yếu hiện nay thế giới đã và đang bước sang một giai đoạn phát triển cao hơn đó là nên KT tri thức trong khi đó nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của nó, do đó yêu cầu về vốn và sử dụng vốn có hiệu quả cao càng cần thiết và quyết định đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, Vốn có vai trò rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Để đảm bảo vốn đầy đủ, kịp thời cho hoạt động SXKD thì doanh nghiệp cần phải xác định đầy đủ, chính xác nhu cầu vốn sản xuất để có kế hoạch huy động vốn hợp lý, góp phần tạo ra cơ cấu nguồn vốn tối ưu giúp cho quá trình SXKD của doanh nghiệp được thuận lợi. Vốn được đầu tư vào mua sắm các tư liệu lao động, xây dựng cơ sở vật chất lỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị và một phần hình thành nên VLĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ duy trì được lượng vốn đã bỏ ra và không ngừng bù đắp thêm vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng thông qua hiệu quả của việc sử dụng vốn mang lại. Sử dụng hiệu quả VKD giúp doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vững vàng về mặt tài chính. Nguồn vốn đầy đủ và sử dụng hợp lý sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng vững và giành thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh. Còn nếu sử dụng không có hiệu quả thì không những làm doanh nghiệp ngày càng mất vốn mà còn có thể dẫn tới phá sản doanh nghiệp. Từ những ý nghĩa trên mà công tác quản lý và sử dụng vốn là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Để đánh giá đúng đắn tình hình quản lý và sử dụng VKD của doanh nghiệp ta cần đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp. 1.2.2. Cácchỉ tiêu chủ yếu đánhgiá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD trong các doanhnghiệp: Để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
  • 12. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Các chỉ tiêu tổng hợp: - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần (DTT) Doanh nghiệp đạt được trong kỳ với số VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng = ----------------------------- VCĐ VCĐ bình quân trong kỳ VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ Trong đó : VCĐ B/q = -------------------------------------- 2 VCĐ đầu kỳ ( cuối kỳ) = NG TSCĐ Đkỳ ( cuối kỳ) - KH Lkế Đkỳ (cuối kỳ) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ B/q có thể tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ . - Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. VCĐ B/q trong kỳ Hàm lượng VCĐ = -------------------------- DTT Chỉ tiêu này phản ánhđể tạo ra một đồng DTT trong kỳ của doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn cố định. - Hệ số huy động VCĐ: Là mối quan hệ giữa số vốn đang dùng cho hoạt động kinh doanh với số vốn hiện có của doanh nghiệp . Nó phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ càng cao thì hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế với VCĐ B/q trong kỳ . Lợi nhuận TT ( ST) Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = -------------------------- VCĐ B/q trong kỳ * Các chỉ tiêu phân tích : Gồm các chỉ tiêu sau :
  • 13. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 - Hệ số hao mòn TSCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa số tiền khấu hao luỹ kế (KHLK) TSCĐ ở thời điểm đánh giá với nguyên giá TSCĐ ( NGTSCĐ) ở thời điểm đó. Số tiền KH Lkế ở thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn TSCĐ = ----------------------------------------------- NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ đồng thời cũng cho thấy năng lực sản xuất còn lại của TSCĐ. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa DTT và NG TSCĐ B/q sử dụng trong kỳ . DTT Hiệu suất sử dụng TSCĐ = ---------------------------- NG TSCĐ B/q trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng DTT. - Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất : Phản ánh giá trị TSCĐ sản xuất B/q trang bị cho 1 công nhân trực tiếp SX . NG TSCĐ SX B/q trong kỳ Hệ số trang bị = --------------------------------- TSCĐ SL công nhân trực tiếp SX NG TSCĐ Đkỳ + NG TSCĐ Ckỳ NG TSCĐ B/quân = ----------------------------------------- 2 - Kết cấu TSCĐ của DN : Phản ảnh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ của DN tại thời điểm đánh giá . Chỉ tiêu này giúp DN đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở DN.
  • 14. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 1.2.2.1 . Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Tốc độ luân chuyển VLĐ: Được biểu hiện ra ở 2 chỉ tiêu là số vòng quay VLĐ ( L ) và kỳ luân chuyển VLĐ ( K ). + Số vòng quay VLĐ: M L = ---------------- VLĐ B/q Trong đó: M là tổng mức luân chuyển VLĐ đạt được trong kỳ. Tổng mức luân chuyển phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong kỳ của DN, nó được xác định bằng tổng doanh thu trừ các khoản giảm trừ doanh thu, trường hợp DN áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì M được xác định bằng doanh thu tính theo giá bán chưa có thuế GTGT ( đầu ra ) của DN. VLĐ Đkỳ + VLĐ Ckỳ VLĐ B/q =------------------------------ 2 Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4 Vđq1/2 + Vcq1 + Vcq2 + Vcq3+Vcq4/2 =--------------------------------- hoặc = ---------------------------------------------- 4 4 Trong đó: Vq1, Vq2, Vq3, Vq4: là VLĐ bình quân các quý 1, 2, 3, 4. Vđq1 : Số dư vốn lưu động đầu quý 1. Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4: Số dư VLĐ cuối quý 1, 2, 3, 4. + Kỳ luân chuyển VLĐ: Phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày. 360 ( ngày) K = ------------------ L Do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong SX, lưu thông hàng hoá nên DN có thể giảm bớt số VLĐ cần thiết và có thể tiết kiệm được số VLĐ. mức VLĐ có tiết kiệm được xác định theo công thức: M1 M1 M1 Vtktgđ = ------------ ( K1 - K0) = --------- - -------- 360 L1 L0
  • 15. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 - Hàm lượng VLĐ ( Mức dùng VLĐ ): Là quan hệ tỷ lệ giữa VLĐ B/q trong kỳ với DTT đạt được trong kỳ. VLĐ B/q Hàm lượng VLĐ = ---------------- DTT - Tỷ suất lợi nhuận/VLĐ: Phản ảnh một động VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng LNTT hoặc LNST. Tỷ xuất lợi nhuận LNTT ( LNST ) VLĐ = -------------------- VLĐ B/q Tỷsuấtlợi nhuận VLĐ càngcao chứng tỏ việc sử dụng VLĐ càng có hiệu quả. Ngoài ra tuỳ mục đích nghiên cứu chỉ tiêu mức độ luân chuyển VLĐ người ta có thể tính riêng cho từng loại VLĐ: Số vòng quay Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho = ------------------------------ Hàng tồn kho bình quân DTBH Số vòng quay = ------------------------------------ các khoản đã thu Số dư B/q các khoản phải thu 1.2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng VKD của DN. DTT Vòng quay toàn bộ vốn = ---------------- VKD B/q Chỉ tiêu này phản ánh vốn của DN trong kỳ quay được bao nhiêu vòng từ đó có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của DN. -Tỷ suất lợi nhuận/VKD: là mối quan hệ tỷ lệ giữa LNTT hoặc LNST trên VKD Tỷ suất lợi nhuận LNTT hoặc LNST
  • 16. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 VKD = ----------------------------- VKD B/q Phản ánh một đồng VKD B/q trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/VKD = Tỷ suất lợi nhuận/ DT x vòng quay tổng vốn. Tỷ suất lợi nhuận LNST Vốn CSH = ----------------- Vốn CSH B/q 1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TRONG DOANH NGHIỆP: 1.3.1. Cácnguyên tắccần quán triệt trong tổ chức sử dụng VKDcủa doanhnghiệp: + Đảm bảo vốn được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả là đòi hỏi tất yếu khách quan gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sau khi đã huy động đầy đủ và kịp thời số vốn cần thiết thì vấn đề quan trọng đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là làm sao để sử dụng vốn cho thật hiệu quả. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chi tiêu, cần cân nhắc kỹ lưỡng trong từng trường hợp đầu tư để có thể giảm chi phí tới mức thấp nhất mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là cắt xén, nhập nguyên vật liệu rẻ không đảm bảo yêu cầu chất lượng,... vì như thế không những không tiết kiệm được chi phí mà có thể còn tốn kém hơn cho việc sửa chữa, phải loại bỏ sản phẩm hỏng, phế phẩm, có khi hàng bán bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn. Khi đó chính là sử dụng vốn không hợp lý làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả SXKD của doanh nghiệp. Cần quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình SXKD và phân biệt rõ chi phí kinh doanh và các khoản chi phí khác hoặc chi phí do các nguồn kinh phí khác tài trợ. Thường xuyên thiết lập sự cân đối giữa nhu cầu chi tiêu với khả năng nguồn thu vốn bằng tiền nhằm duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • 17. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 + Đảm bảo sự phân phối vốn hợp lý trong từng khâu của quá trình SXKD. Khi lập kế hoạch sử dụng vốn thì việc phân bổ vốn cho từng khâu đã được dự tính trước. Sự phân bổ vốn hợp lý thể hiện ở sự hợp lý về số lượng sản phẩm sản xuất với lượng vật tư dự trữ, về thời gian vốn nằm ở các khâu trong sản xuất và lưu thông, về lượng vật tư tiêu dùng với lượng vật tư theo kế hoạch dự tính,...Tránh tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn hay thiếu vốn làm gián đoạn quá trình SXKD, có như vậy thì mới đạt hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất. + Tổ chức sử dụng tốt số VKD của doanh nghiệp để bảo toàn và gia tăng VKD: Doanh nghiệp phải thường xuyên tìm mọi biện pháp huy động triệt để số vốn hiện có vào hoạt động SXKD, tránh tình trạng ứ đọng vốn.Trong quá trình sử dụng vốn phải được bảo toàn và tăng thêm. Vì vậy, phải quản lý chặt chẽ và thu hồi nhanh chóng các khoản tiền bán hàng cũng như các khoản thu khác, tránh để xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn kéo dài gây căng thẳng về tài chính. Cần tổ chức sử dụng vốn một cách có nghệ thuật: Huy động kịp thời các nguồn vốn để chớp được các thời cơ trong kinh doanh, sử dụng tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, đầu tư vốn có trọng điểm,...sẽ vừa đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, vừa đảm bảo sự an toàn của tiền vốn, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3.2 Mộtsố biện pháp chủ yếu nhằm nâng caohiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp: Một là: Lựa chọn các hình thức, phương pháp huy động vốn phù hợp, chủ động khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho SXKD và giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Đồng thời tận dụng linh hoạt các nguồn vốn bên ngoài cho các dự án đầu tư lớn. Điều này đòi hỏi người quản lý phải xác định được mức độ sử dụng nợ vay hợp lý và có hiệu quả nhất. Vì nếu trong điều kiện doanh lợi tổng vốn không thay đổi mà doanh nghiệp có hệ số nợ càng cao thì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn có nghĩa là doanh nghiệp có lợi trong việc vay nợ để tiến hành hoạt động SXKD và
  • 18. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 ngược lại vay nợ cũng có thể gây ra ảnh hưởng rất xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy người quản lý cần sáng suốt trong việc quyết địng sử dụng nợ vay. Hai là: Phải tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, từ đó lập kế hoạch cụ thể cho dự án. Doanh nghiệp cần phải nắm chắc hiệu quả đầu tư, nguồn tài trợ, quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ của sản phẩm trước khi bắt đầu một quá trình đầu tư để đảm bảo cho sự phù hợp về máy móc thiết bị, sự hợp lý về kết cấu TSCĐ và chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Đồng thời sản phẩm sản xuất ra phải có khả năng cạnh tranh và được thị trường chấp nhận. Ba là: Xác định sát đúng nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho mỗi dự án. Trên cơ sở đó lập kế hoạch huy động các nguồn tài trợ, tránh tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn quá trình SXKD dẫn đến thiệt hại ngừng sản xuất. Song cũng không nên để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy hiệu quả của đồng vốn, phát sinh nhiều chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm gây khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại. Bởi vậy, việc xác định nhu cầu vốn là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bốn là: Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc hiện có.Bên cạnh đó phải tổ chức tốt công tác bán hàng, công tác thanh toán và thu hồi nợ nhằm giảm tối đa thành phẩm tồn đọng trong kho. Năm là: Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động có kế hoạch thu hồi tiền bán hàng. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều có chính sách bán chịu vì khi bán chịu cho khách hàng thì doanh nghiệp cũng có rất nhiều điểm lợi như: đẩy mạnh tiêu thụ, tăng thêm lợi nhuận bổ sung do bán được nhiều hàng hay nhận được một khoản lãi do cho vay tiền hàng, mở rộng quy mô,...Song bên cạnh những mặt lợi đó thì chính sách bán chịu cũng mang lại nhiều mặt bất lợi cho doanh nghiệp như: phát sinh chi phí theo dõi thu hồi công nợ, rủi ro do lạm phát, tỷ giá và nguy cơ người mua mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bán chịu hợp lý, tuy từng đối tượng để có chính sách bán chịu phù hợp, tránh tình trạng bán
  • 19. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 chịu tràn lan. Muốn vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ từng đối tượng khách hàng về năng lực tài chính, tư cách tín dụng, tài sản thế chấp, điều kiện của nền kinh tế, năng lực trả nợ,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách mua vảo hiểm, trích lập các quỹ dự phòng để có nguồn bù đắp khi không may có rủi ro xảy ra. Sáu là: Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm soát chặt chẽ các mặt hoạt động SXKD mình, từ đó phát huy mạnh mẽ vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng VKD. Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính như hệ số về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, kết cấu tài chính của doanh nghiệp, tình hình thu chi vốn tiền tệ và sự vận động của các nguồn tài chính,...người quản lý doanh nghiệp có thể kiểm soát được thực trạng các mặt SXKD của doanh nghiệp từ đó phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc để có biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trên đây là những biện pháp chung chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, điều kiện thị trường để mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình những biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG NĂM 2004 2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG: 2.1.1.Quátrình thành lập và phát triển: Công ty TNHH In Thương mại và Xây dựng Nhật Quang được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102002200 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21 tháng 03 năm 2001.
  • 20. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Trụ sở chính của Công ty đặt tại 967 Đê La Thành- Hà Nội. Điện thoại: 04.7753213- 04. 7753214 Fax : 04.7753213. Tuy mới thực sự được hình thành được 4 năm nhưng Công ty Nhật Quang đã đóng vai trò là đơn vị cung cấp uy tín các sản phẩm in ấn, in bao thiết bị nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện, nội thất công nhiệp … , cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch, đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của khách hàng và xã hội. Trong những năm qua, Công ty không ngừng hoàn thiện mình để có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường. Công ty liên tục đổi mới và củng cố tổ chức theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Với lĩnh vực sản xuất chính của Công ty là thiết kế quảng cáo, thiết kế in bao bì, in ấn các loại sách báo, tạp chí, truyện, tờ quảng cáo và các ấn phẩm văn hoá khác,...Công ty đã luôn cải thiện mẫu mã sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa đặc biệt là thị trường phía Bắc. Những kết quả mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua là rất đáng khích lệ, cùng với các công ty và nhà in khác Công ty Nhật Quang đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường bao bì và các loại sách báo, tạp chí, tranh ảnh,... với chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2.1.2.Phương hướng, nhiệm vụ kinhdoanh: Để thực hiện tốt các yêu cầu mà khách hàng uỷ thác và đảm bảo các yêu cầu về Mỹ thuật, kỹ thuật, chất lượng và tiến độ một cách tốt nhất thì Công ty đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh như sau: - Không ngừng đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao tay nghề cán bộ công nhân viên. - Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường phía Bắc. Để thực hiện được các mục tiêu trên thì Công ty đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tư vấn, thiết kế tạo mẫu.
  • 21. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 - In ấn và gia công các ấn phẩm như: sách báo, tạp chí, tờ quảng cáo, nhãn mác, bao bì trên mọi chất liệu. - Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị văn phòng,... Với phương hướng và nhiệm vụ như vậy, Công ty đã chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường, đa dạng hoá các sản phẩm ngành in. Vì vậy khách hàng của Công ty rất phong phú bao gồm: Các nhà xuất bản, ban biên tập các báo, các hãng sản xuất kinh doanh thực phẩm, hàng tiêu dùng, các tổ chức xã hội và các cá nhân khác. 2.1.3. Quymôsản xuấtkinhdoanh: So với các công ty trong cùng ngành thì Công ty Nhật Quang có quy mô vào loại nhỏ. Tính đến ngày 31/12/2004 thì tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 5.640.026 nđ trong đó vốn lưu động là 2.964.433 nđ, chiếm 52,56%. Sở dĩ vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do đặc thù của ngành chi phối, sản phẩm in có hàm lượng vốn lưu động khá cao thêm vào đó là kinh doanh và lắp đặt nội thất, kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch thì vốn lưu động được dùng để quay vòng là chủ yếu Đó là vốn lưu động cho dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá và các khoản phải thu chiếm một phần rất lớn. Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty thì vốn chủ sở hữu là: 4.541.654 nđ chiếm 80,53%, nợ phải trả là:1.098.372 nđ, chiếm 19,47% và chủ yếu là nợ ngắn hạn. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn cố định của Công ty. Nhắc đến quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty không thể chỉ nói đến vốn mà còn một yếu tố không thể không nhắc tới đó là lực lượng lao động của Công ty.Tính đến 31/12/2004 thì tổng số lao động của Công ty là 115 người, trong đó nhân viên quản lý là 58 người, phần lớn đều có trình độ từ đại học trở lên, lao động trực tiếp sản xuất là 57 người với trình độ tay nghề khá cao. Lực lượng lao động của Công ty vừa đông đảo về mặt số lượng, vừa đảm bảo về mặt chất lượng, tay nghề. Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi của Công ty mà không phải công ty nào cũng có được. Hơn thế nữa, các máy
  • 22. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 móc, trang thiết bị dùng trong sản xuất và quản lý điều hành sản xuất của Công ty đều được trang bị khá đồng bộ và hiện đại. Tất cả các yếu tố trên là điều kiện tiền đề hết sức thuận lợi của Công ty. Tạo ra năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh cho Công ty. Song trong môi trường kinh tế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay thì một trong yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp lại là công nghệ sản xuất. 2.1.4 Quytrình công nghệ sản xuấtkinhdoanh Do nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong sản xuất sản phẩm, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình đầu tư Công ty đã lựa chọn công nghệ in Offset. Đây là công nghệ in tiên tiến, hiện đại trong ngành in. Để tạo ra một sản phẩm in hoàn chỉnh phải trải qua các công đoạn sản xuất chính sau: Quy trình in ấn một sản phẩm bao gồm rất nhiều công việc, thao tác phức tạp, một cách tổng quát có thể chia quy trình đó thành 3 giai đoạn sau:  Giai đoạn trước In: Gồm công việc thiết kế, chế bản, bình bản. Bắt đầu từ khi khách hàng đưa biểu mẫu đến cho tới khi các biểu mẫu ấyđược thể hiện trên tấm kẽm để đưa vào máy in. Đầu tiên biểu mẫu của khách hàng được thiết kế, đưa vào phân màu điện tử, sắp xếp, lập ma két, sau đó chuyển sang bộ phận bình bản, phân loại và sắp xếp các hình ảnh cùng một màu với nhau rồi chuyển hình ảnh sang một tấm phim. Sau khi chụp phim sẽ đến công đoạn chuyển các hình ảnh trên phim sang một tấm kẽm theo từng đơn màu bằng việc phơi bản. Mỗi Thiết kế Chế bản In Gia côngKiểm tra, đóng gói, nhập kho
  • 23. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 tấm kẽm bao gồm các hình ảnh có cùng một màu và được chuyển vào máy in để in ra các trang in. Đến đây kết thúc khâu trước khi in.  Giai đoạn In: Tấm kẽm được chuyển đến các phân xưởng in để bắt đầu công việc in Offset. Tấm kẽm được đưa vào các máy in, tuỳ theo từng loại máy mà in ra nửa thành phẩm là các trang in gồm nhiều loại 16 trang, 8 trang, 4 trang với 1 màu, 2 màu và 4 màu. Công việc in kết thúc và nửa thành phẩm được chuyển sang cho bộ phận khác tiếp tục công việc hoàn thiện một sản phẩm in.  Giai đoạn sau In: Các trang in khổ lớn được chuyển sang bộ phận gấp thành các trang nhỏ bằng máy hoặc thủ công. Sau đó đến công việc cắt, khâu, đóng ghim, phay gáy và xén tuỳ theo yêu cầu của từng khách hàng. Đến đây hoàn thành quy trình sản xuất ra một sản phẩm in. Công việc còn lại là kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói và nhập kho. Như vậy quy trình công nghệ in là theo phương pháp chế biến liên tục đòi hỏi sự nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, vì vậy công ty đã rất chú ý đến công tác giám sát từ đó phát hiện kịp thời , xử lý, khắc phục sự cố đảm bảo cho sản xuất được thông suốt và liên tục. 2.1.5 Đặcđiểm sản xuấtkinhdoanhcủa công ty: Vì sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm in và sản xuất theo đơn đặt hàng. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giấy in cũng như số lượng in cho một loại sản phẩm nào đó, công ty sẽ lập dự toán và đưa ra các mức giá cả phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận mức giá cả và điều kiện đã đưa ra thì sẽ ký hợp đồng với công ty. Sau khi ký hợp đồng, công ty sẽ lập kế hoạch huy động vốn, mua sắm nguyên vật liệu và tiến hành sản xuất. Sản phẩm in chủ yếu là trang in công nghiệp được quy đổi theo trang in tiêu chuẩn khổ 13  19 cm.
  • 24. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Do quá trình sản xuất là một chu trình khép kín, sản phẩm của khâu trước là đối tượng của khâu sau nên sản phẩm chỉ hoàn thiện khi đã qua khâu cuối cùng. Các sản phẩm sản xuất ra đòi hỏi phải có sự chính xác cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật đáp ứng yêu cầu mà khách hàng đã dặt ra. Vì sản phẩm của công ty là các loại sách báo, tạp chí, lịch,... nên vào các thời điểm khác nhau trong năm số lượng các đơn đặt hàng cũng có sự khác nhau. Thường vào thời điểm cuối năm nhu cầu in các loại sách báo tết, các loại lịch,... thường tăng đột biến so với nhu cầu bình thường. Nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu là các loại giấy và mực in. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng về giá cả và loại giấy mà công ty sẽ sử dụng giấy nội địa hay nhập ngoại. Giấy nội địa mà công ty thường sử dụng là giấy Bãi bằng, giấy Tân mai, giấy Việt trì. Riêng với giấy nhập ngoại, một phần được sử dụng để sản xuất theo đơn đặt hàng, phần còn lại bán ra thị trường qua phòng kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra để hoàn chỉnh công việc in ấn còn cần đến các vật liệu khác như cao su, keo dán, các loại hoá chất phụ trợ khác. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty phụ thuộc và số đơn đặt hàng đã ký kết với khách hàng. Đây là một đặc điểm rất riêng biệt trong hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đặc điểm đó thì đưa lại cho công ty những thuận lợi như sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu đảm bảo tiêu thụ hết, không có sản phẩm tồn kho và không phải đầu tư cho công tác bán hàng, không gây tốn kém nhiều chi phí lưu kho. Song cũng có mặt bất lợi là công ty sẽ bị động trong việc huy động và sử dụng vốn vì khó có thể dự đoán được số đơn đặt hàng công ty sẽ ký được trừ những khách hàng truyền thống. Do đó, để tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận thì việc chủ động tìm kiếm và tăng số lượng đơn đặt hàng là vô cùng quan trọng và rất cần có những biện pháp, chính sách thoả đáng.
  • 25. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 2.1.6.Cơcấu tổ chức quản lýSXKD và tổ chức bộ máytài chính kế toán: *Tổ chức nhân sự và tổ chức sản xuất kinh doanh: Tổ chức nhân sự: Tổng số lao động: Gồm 115 cán bộ công nhân viên.Trong đó: Trình độ trên đại học : 04 Hoạ sỹ thiết kế : 08 Kỹ sư chế bản : 03 Kiến trúc sư : 10 Kỹ sư công nghệ cơ khí lắp ráp, xây dựng : 12 Cử nhân kinh tế : 15 Cử nhân Ngoại Thương : 05 Cử nhân Luật : 02 Cử nhân Marketting : 05 Cử nhân Tài chính kế toán : 04 Trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật : 57. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về Pháp luật, Kinh tế, Kỹ thuật, thị trường… để có khả năng đa dạng hoá, chuyên sâu hơn trong lĩnh vực hoạt động cung cấp cho khách hàng.
  • 26. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Tổ chức sản xuất kinh doanh: Công ty có 3 bộ phận: - Bộ phận In - Bộ phận Du lịch - Bộ phận nội thất. Tổ chức bộ máy quản lý: Cơ cấu tổ chức quản lý: + Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu, có quyền cao nhất, quyết định và chịu trách nhiệm trước công ty, cơ quan chủ quản cấp trên và pháp luật. + Phó giám đốc: Gồm 3 người. Công ty có 3 phó giám đốc phụ trách 3 lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất,quản lý và điều hành các hoạt động SXKD, tiêu thụ sản phẩm và trực tiếp chỉ đạo cho các bộ phận phân xưởng được uỷ quyền. Văn phòng Công ty Phòng Kế toán Phòng kế hoạch Tổng hợp Phòng Thiết kế Giám đốc PGĐ Nội thất PGĐ In PGĐ Du lịch Hội đồng thành viên
  • 27. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 + Các phòng ban: - Văn phòng công ty. - Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn( phương án sản xuất và tiêu thụ). Tiếp cận thị trường, nắm bắt các thông tin thị trường để kịp thời đưa vào sản xuất. Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tháng, quý, năm, nắm chắc thống kê từng loại sản phẩm. Ngoài ra phòng kế hoạch còn điều độ sản xuất, phối hợp với các phòng ban phân tích tình hình sản xuất của công ty. - Phòng thiết kế: Đây là phòng ban không thể thiếu trong Công ty vì lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là lĩnh vực in và sản phẩm cần độ chính xác tuyệt đối cả về kích thước, màu sắc, thẩm mỹ,...Và để làm hài lòng khách hàng thì yêu cầu nhân viên thiết kế phải có năng lực thực sự, có trình độ cao vì nếu thiết kế sai chỉ một chi tiết nhỏ thì khi in ra sản phẩm mà khách hàng không hài lòng thì có thể phải huỷ toàn bộ sản phẩm do sản phẩm in khác rất nhiều so với các loại sản phẩm khác. Đối với các loại sản phẩm khác nếu sai có thể sửa lại, nhưng còn đốivới sản phẩm in thì sai chỉ có thể huy bỏ. Vì vậy thiết kế là khâu vô cùng quan trọng, không thể thiếu để sản xuất ra thành phẩm. - Phòng kế toán: Là nơi trực tiếp quản lý công ty về mặt tài chính. Thực hiện thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán, thực hiện hạch toán kinh doanh, giao dịch, thanh quyết toán với khách hàng, Nhà nước, tính toán và trả lương cho cán bộ công nhân viên,... Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người: 1 kế toán trưởng. 1 kế toán tổng hợp. 3 kế toán viên.
  • 28. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm chung về việc cung cấp các thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin. 2.1.7. Kếtquả kinhdoanhtrong mộtsố năm gần đây: Những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ từ sau quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập là một số chính sách ưu đãI thu hút đầu tư mở rộng thì hàng loạt các doanh nghiệp ra đời gồm cả doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sức cạnh tranh của các ngành kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung đã tăng lên rõ rệt. Trước sức ép cạnh tranh như vậy Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang đã có những định hướng phát triển cải tiến, trang bị máy móc thiết bị và mở rộng sản xuất kinh doanh. Biểu hiện cụ thể qua các chỉ tiêu của biểu 01: Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây (Trang bên): Nhìn chung, những kết quả đã đạt được trong 3 năm qua đã phần nào phản ánh được chiều hướng phát triển đi lên của Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang. Kết quả đó đã tạo đà cho công ty ổn định và phát triển trong sản xuất kinh doanh. Từ đây cũng đặt ra vấn đề là: làm thế nào để duy trì sự tăng trưởng ấy, phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả đồng vốn kinh doanh. Để trả lời câu hỏi ấy, trước hết cần thấy được những khó khăn và thuận lợi cơ bản của Công ty trong giai đoạn hiện nay đồng thời cần có sự phân tích, đánh giá một cách cụ thể về tình hình tổ chức và hiệu quả VKD của Công ty trong thời gian qua mà gần đây nhất là năm 2004. Từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong tổ chức, sử dụng vốn, phát huy được mặt tích cực,
  • 29. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 có biện pháp xử lý đối với những nhân tố có thể làm giảm hiệu quả sử dụng VKD trong thời gian tới. 2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG TY IN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG NĂM 2004: 2.2.1 Thuận lợi và khókhăn cơ bản: * Thuận lợi: - Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Như đã đề cập ở trên, công nghệ và lực lượng lao động là những thế mạnh của Công ty. Trong các phương pháp in công nghiệp từ trước tới nay như in Typo, in ống đồng, in ofset thì in ofset là phương pháp in rất hiệu quả và được coi là phương pháp in chính trong giai đoạn hiện nay. Do những ưu điểm về năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nên phương pháp in ofset vẫn là phương pháp được thế giới đánh giá là phương pháp in chính của ít nhất 2 thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Nhưng nhìn chung về giải pháp công nghệ ngàng in ở nước ta còn thua kém so với các nước trong khu vực như Trung Quốc … và các nước trên thế giới. Do đó Công ty đã không ngừng học hỏi và đầu tư máy móc thiết bị để đa dạng hoá mặt hàng in. Bên cạnh đó công tác thiết kế, chế bản trong lĩnh vực in hiện đang ngày càng đòi hỏi cao nắm bắt được thế mạnh đó công ty đã đầu tư hệ thống máy thiết kế hiện đại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao của khách hàng như thiết kế bao bì, thiết kế quảng cáo. - Đội ngũ công nhân kỹ thuật trình độ cao: Lực lượng lao động của công ty rất đông đảo, được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành và sau một thời gian làm việc tại Công ty đã được công ty tổ chức cho đi học nâng cao tay nghề nên rất giàu kinh nghiệm, giỏi về nghiệp vụ và hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu cao trong công việc, trong ứng dụng công nghệ mới. - Đặc điểm riêng biệt của ngành in: Lĩnh vực in ấn mang nhiều đặc điểm riêng biệt. Vì sau khi ký hợp đồng với khách hàng mới tổ chức quá trình thiết
  • 30. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 kế, chế bản, ra film rồi đưa vào sản xuất nên không có sản phẩm hàng tồn kho. Nếu có thì chỉ là những sản phẩm chưa gia công sau in và các sản phẩm chưa chuyển cho khách hàng. Thông thường khi ký kết hợp đồng, khách hàng phải ứng trước một khoản tiền nhất định cho công ty. Công ty sẽ có ngay một lượng vốn tiền tệ để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của mình, giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí so với việc phải đi vay vốn. - Lợi thế thương mại: Công ty hiện có những lợi thế thương mại sau: + Địa điểm hoạt động: tại thủ đô Hà Nội , rất thuận lợi cho công tác giao dịch và nắm bắt kịp thời các thông tin và đây cũng là thị trường lớn với các nhu cầu phong phú và đa dạng. + Nguồn khách hàng: Do hoạt động ở nhiều mảng lĩnh vực nên công ty không chỉ đơn thuần khai thác các khách hàng trong lĩnh vực ngành in mà công ty còn khai thác khách hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ khác như thiết kế lắp đặt nội thất, hoạt động vận chuyển khách du lịch do đó mối quan hệ của Công ty với các khách hàng ngày càng mở rộng. * Khó khăn: - Sức ép về cạnh tranh: Ngày 3/2/2000, Chính phủ bãi bỏ chính giấy phép thành lập cơ sở in bao bì làm cho cuộc cạnh tranh trong nghành in ngày càng gay gắt hơn. Hàng loạt các cơ sở in bao bì, in quảng cáo, in lưới đã ra đời, số lượng doanh nghiệp một, nhiều thành viên tăng lên nhanh chóng. Nếu công ty không chủ động tìm ra phương hướng đi phù hợp và nhu cầu của thị trường thì việc chia sẻ thị phần với các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. - Về nguyên vật liệu: hiện tại thị trường nguyên vật liệu giấy chưa đa dạng để đáp ứng các nhu cầu của thị trường ngành in nên công ty đã phải sử dụng một lượng lớn là giấy và mực ngoại nhập nên chịu nhiều rủi ro từ biến động giá cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái trên thị trường.
  • 31. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 - Nguồn vốn đầu tư: Do công ty đầu tư mở rộng hoạt động ở nhiều lĩnh vực nội thất, vận chuyển khách du lịch nên nguồn vốn kinh doanh chưa tập chung chủ yếu vào đầu tư công nghệ cho lĩnh vực in. Nhiều mặt hàng công ty song phải đi gia công ở ngoài do đó chi phí giá thành lên cao, lợi nhuận giảm. 2.2.2 Tìnhhình tổ chức vốn SXKD của Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang năm 2004: Tương ứng với một quy mô kinh doanh là một lượng vốn nhất định. Mỗi lượng vốn lại có những nguồn hình thành khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang trong năm 2004 được biểu hiện qua cơ cấu vốn và nguồn hình thành, đồng thời so sánh với năm 2003 qua biểu 02: Tình hình tổ chức VKD của Công ty năm 2004 (Trang bên): Năm 2004 tổng số vốn kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể: Tổng VKD tăng 441.241nđ so với năm 2003. Trong đó: - Năm 2004, VLĐ là 2.964.433nđ chiếm 52,56% tổng VKD và tăng so với năm 2003 là: 67.081nđ tương ứng tỷ lệ tăng 2,32% và tỷ trọng giảm là 3,17%. Như vậy, xét về số tuyệt đối thì VLĐ tăng hơn so với năm 2003, song xét về số tương đối thì VLĐ giảm 3,17%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của VLĐ (2,32%) nhỏ hơn tốc độ tăng của VCĐ (16,26%). - VCĐ là 2.675.593nđ chiếm 47,44% trong tổng VKD và tăng so với năm 2003 là 374.160nđ tỷ lệ tăng 12,26%, tỷ trọng tăng 3,17%, do trong năm công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho ngành in và phục vụ cho công tác quản lý. - Như vậy quy mô của Công ty tăng là do cả VCĐ và VLĐ đều tăng, vì năm 2004 Công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và tăng thêm TSLĐ để mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh. Hơn thế nữa năm 2004 Công ty đã ký kết được một số hợp đồng lớn với khách hàng do đó đã tăng lượng dự
  • 32. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 trữ hàng tồn kho mà chủ yếu là nguyên vật liệu cho lĩnh vực in và vật liệu, hàng hoá cho lĩnh vực nội thất. Hàng tồn kho năm 2004 là: 964.532nđ chiếm tỷ lệ 32,54% trong VLĐ, tăng thêm 182.103nđ tương ứng tỷ lệ tăng 23,27% so với năm 2003. Mặt khác, do các khoản phải thu đã tăng lên cũng làm cho vốn lưu động tăng lên đáng kể. Trong lĩnh vực in Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang sản xuất theo đơn đặt hàng nên nguyên vật liệu chỉ được mua về cho từng đơn đặt hàng. Hơn nữa trong sản xuất công ty áp dụng khoán theo định mức cho từng khâu, trường hợp sử dụng nguyên vật liệu lãng phí, hỏng hoặc vượt định mức công nhân sẽ phải bồi thường. Do đó, nguyên vật liệu dự trữ tăng là biểu hiện tốt mà không sợ bị tồn đọng vốn ở khâu này. Thực tế trong thời gian qua, thông thường khi ký kết hợp đồng khách hàng sẽ ứng trước một khoản tiền và sẽ thanh toán toàn bộ sau một thời gian nhất định sau khi nhận đủ số hàng. Do vậy số lượng vốn của Công ty trong thanh toán có thể bị chiếm dụng lớn nhưng hầu như đều được thu hồi đúng hạn và không có khoản phải thu nào chuyển thành nợ khó đòi. Còn trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt nội thất sau khi ký kết hợp đồng khách hàng đặt tiền trước nhưng quá trình lắp đặt nội thất diễn ra trong thời gian dài và sau đó mới đi vào nghiệm thu nên quá trình thu hồi vốn sẽ lâu. Còn trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch thì vòng quay lưu động vốn lại rất nhanh khách hàng thường thanh toán ngay sau khi kết thúc hay hoàn thành hợp đồng và không có nguyên vật liệu tồn kho. Như vậy, cùng với quy mô sản xuất tăng và doanh thu tiêu thụ là tăng thêm nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất, các công trình lắp đặt dở dang tăng và được bù trừ cho nhau trong lưu thông tài chính nên được coi là hợp lý. - VCĐ trong năm 2004 chủ yếu tăng ở thời điểm cuối năm do Công ty đầu tư thêm một số thiết bị gia công trong lĩnh vực in và một số thiết bị thiết yếu cho việc lắp đặt nội thất. Cùng với sự biến động về cơ cấu vốn như vậy, nguồn hình thành vốn của Công ty năm 2004 cũng có sự biến động như sau:
  • 33. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Nợ phải trả của công ty năm 2004 tăng 72.587nđ tương ứng tăng 7,08%, tỷ trọng giảm 0,26%. Nợ phải trả của công ty tăng là do nợ ngắn hạn của công ty tăng: cuối năm 2004 nợ ngắn hạn của công ty là 898.372nđ, tăng 72.587nđ tỷ trọng tăng 1,29% còn nợ dài hạn thì không có biến động. Tính đến thời điểm cuối năm 2004 thì nợ ngắn hạn tăng là do khách hàng đã ứng trước tiền hàng và do công ty nợ tiền khi mua nguyên vật liệu và nợ thuế. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 là: 4.541.654 nđ chiếm 80,53% trong tổng nguồn vốn tăng hơn so với năm 2003 là 368.654nđ với khoản lãi chưa chia tăng 368.654nđ được sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. - Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển cả về lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực kinh doanh còn lĩnh vực du lịch tuy mới được đầu tư đưa vào hoạt động song đã đạt được kết qủa khá khả quan, mặc dù nguồn vốn để đầu tư vào mở rộng chưa nhiều song với phương hướng như hiện nay kết hợp với một số thông tin khai thác thị trường sẽ đem lại cho công ty những bước tiến mới và ngày càng phát triển và có vị thế trên thị trường. Qua biểu 02 ta thấy được cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty . Để xem xét khái quát sự huy động vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2004 ta đi xem xét biểu 03 và biểu 04: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2004 (Trang bên): Qua số liệu tính toán ở hai biểu ta thấy: * Về tổ chức vốn: Trong năm 2004, Công ty chủ yếu tìm nguồn tài trợ thông qua việc trích khấu hao, giảm trả trước cho người bán, tăng khoản trích lập các quỹ, giảm hàng tồn kho. Trong năm công ty đã trích lập các quỹ với số tiền là: 368.654nđ, chiếm 36% trong tổng số nguồn vốn huy động được. Đây là nguồn vốn lớn nhất mà công ty đã huy động được. Trong năm công ty đã giảm hàng hoá tồn kho với số tiền là 173.251nđ, chiếm 16,92% tổng số nguồn vốn huy động được, qua thực tế cuối năm công ty đã bán được một số đồ dùng nội thất có giá trị làm giảm lượng hàng tồn kho. Từ đó cho thấy,
  • 34. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 trong năm công ty đã chú trọng công tác trích lập quỹ, tăng nguồn vốn khấu hao và tăng nguồn vốn của mình thông qua việc chiếm dụng vốn của người bán mặc dù vốn công ty chiếm dụng được nhỏ hơn rất nhiều so với vốn công ty bị chiếm dụng. Trong năm 2004 công ty cũng đã xắp xếp lại VLĐ trong các khâu bằng việc giảm bớt tiền mặt tại quỹ, giảm bớt khoản phải thu của khách hàng, tăng chiếm dụng vốn của người bán, tăng khoản trả trước của người mua, tăng thuế phải nộp chưa đến hạn, tăng phải trả phải nộp khác. Điều đó cho thấy Công ty có xu hướng tăng hệ số nợ do đó rủi ro về tài chính của công ty có xu hướng tăng. Song, việc tăng hệ số nợ vẫn được đánh giá là tốt nếu hiệu quả sử dụng VKD của công ty là cao và vì hiện tại hệ số nợ của công ty còn rất thấp. Và Công ty đã huy động được một lượng vốn tương đối lớn thông qua việc trích lập các quỹ. Sự biến động của nguồn vốn của công ty như trên là hợp lý hay chưa ta cần xem xét việc công ty đã sử dụng nguồn vốn đã huy động được như thế nào, có hợp lý hay chưa. * Về sử dụng vốn: Qua biểu 04 : Trong tổng 1.023.854nđ mà công ty đã huy dộng được thì có 482.660nđ, chiếm 47,14% dùng để mua sắm thêm TSCĐ, tăng thêm quy mô SXKD của công ty. Đây là khoản lớn nhất được sử dụng trong tổng nguồn vốn mà công ty đã huy động được. 1 phần vốn huy động được công ty đã dùng để mua sắm thêm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: 141.252nđ, ứng với 13,8%, 1 phần trả nợ ngân hàng: 100.000nđ chiếm 9,77% và một phần tăng chi phí SXKD dở dang: 214.102nđ, chiếm 20,91%. Từ đó cho thấy công ty đã dùng phần lớn vốn huy động được vào việc đầu tư mua sắm thêm TSCĐ phục vụ cho SXKD, dự trữ sản xuất và trả nợ ngân hàng. Để có kết luận chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty ta cần xem xét tình hình nợ phải trả của công ty qua Biểu 05: Tình hình nợ phải trả của công ty năm 2004 ( trang bên):
  • 35. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Trong các khoản nợ của công ty thì khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2004 phải trả cho người bán là: 383.107nđ tương ứng bằng 34,88% tổng nợ phải trả của công ty và tăng so với năm 2003 là 48.548nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 14,51%, tỷ trọng tăng 2,27%. Sở dĩ khoản phải trả người bán tăng là do công ty phải trả 1 khoản nợ vay ngắn hạn là 100.000nđ và nợ ngắn hạn còn được dùng để tài trợ cho nhu cầu sử dụng VLĐ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và thầu thêm các đơn đặt hàng mới trong khi đó các đơn đặt hàng cũ lại chưa thanh toán được. Nhìn chung trong năm 2004 nợ ngắn hạn của Công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang có biến động song biến động không lớn và biến động nợ ngắn hạn tăng nhưng biến động về phải thu các khoản vốn lưu động tăng cao hơn nên tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhanh. Thuế và các khoản phải nộp NSNN của công ty năm 2004 cũng tăng. Cuối năm 2004 là 90,854nđ, tăng 47.812nđ ứng với tỷ lệ tăng 111,08%, tỷ trọng tăng 4,07%. Do trong năm công ty đã ký thêm nhiều hợp đồng làm tăng khoản phải nộp ngân sách và Công ty đã tận dụng nguồn vốn này để bổ sung cho nhu cầu VLĐ tăng thêm. Đây là khoản mà công ty có thể chiếm dụng mà không phải trả lãi do chưa đến hạn phải nộp. Song công ty cần phải hiếu rõ tính chất tạm thời của nguồn vốn này để từ đó có kế hoạch sử dụng và trả nợ phù hợp. Đối với khoản người mua trả trước: Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 57.722nđ với tỷ lệ tăng 68,2% và tỷ trọng 4,71%. Khoản này tăng cho thấy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao vì vậy sau khi ký hợp đồng khách hàng đã đồng ý ứng trước một phần tiền hàng cho công ty làm tăng VLĐ tạm thời cho công ty. Đây là khoản mà công ty chiếm dụng tạm thời và không phải trả lãi nên công ty cần thực hiện đúng hợp đồng đã ký: sản phẩm sản xuất phải đúng chất lượng, mẫu mã và thời gian giao hàng phải đúng hợp
  • 36. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 đồng. Nếu không sẽ làm giảm uy tín của công ty và công ty có thể bị mất bạn hàng. Phải trả phải nộp khác cuối năm 2004 là 82.047nđ chiếm 7,47% tổng nợ, tăng 18.505nđ so với năm 2003 ứng với tỷ lệ tăng là 29,12%, tỷ trọng tăng 1,27%. Đối với khoản phải trả công nhân viên: Tính đến thời điểm cuối năm 2003 và 2004 thì công ty không còn khoản nợ nào đối với người lao động trong công ty. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm rất nhiều đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, song một mặt cho thấy công ty cũng chưa tận dụng tối đa nguồn VLĐ tạm thời này mà không phải trả chi phí. Từ những phân tích trên đã đánh giá khái quát về tình hình tổ chức VKD của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang ta sẽ xem xét tình hình quản lý và sử dụng VKD của công ty trong năm 2004. 2.2.3.Tìnhhình sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang. 2.2.3.1Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2004: Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang nên VCĐ của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số VKD. Năm 2004 VCĐ của công ty là: 2.675.593nđ chiếm 47,44% trong đó chủ yếu đầu tư cho TSCĐ. Hơn nữa đây cũng là cơ sở tạo ra năng lực sản xuất cho công ty. Vì vậy cần xem xét tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Sự biến động của TSCĐ năm 2004 được phản ánh qua bảng số liệu Biểu 06: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 (trang bên) Tính đến cuối năm 2004, tổng TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình đang sử dụng, chủ yếu là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, phương tiện vận chuyển và thiết bị văn phòng. Trong đó:
  • 37. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất 1.993.196nđ chiếm 65,86% trong tổng TSCĐ. Do lĩnh vực chính của công ty là in nên máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là tương đối phù hợp. Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động được ba năm mà ngay từ đầu công ty đã mua sắm đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại vì vậy trong 3 năm nay thì tỷ lệ tăng giảm về TSCĐ của công ty là không đáng kể. Phương tiện vận tải dùng cho hoạt động kinh doanh vận chuyển và quản lý 682.132nđ chiếm 22,54% trong tổng TSCĐ. Phương tiện vận tải của công ty chủ yếu phục vụ cho hai lĩnh vực nội thất và du lịch mà hai lĩnh vực này của công ty còn chưa phát triển nên phương tiện vận tải của công ty chưa phát huy được hết công suất, vì vậy năm 2004 công ty không đầu tư thêm phương tiện vận tải mà chỉ tăng công suất hoạt động để tránh tình trạng lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Thiết bị quản lý văn phòng và thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế quảng cáo là 350.810nđ chiếm 11,6% trong tổng TSCĐ. Loại tài sản này chủ yếu phục vụ cho công tác tư vấn thiết kế và du lịch nên thường có giá trị thấp. Công ty hiện nay không có tài sản cố định chưa cần dùng và không cần dùng. Nhìn chung về số tương đối tăng với tỷ lệ cao song xét về số tuyệt đối thì số tăng là không đáng kể so với các công ty trong cùng lĩnh vực In vì quy mô của công ty còn quá nhỏ so với các công ty khác trong cùng ngành. Vì vậy hiện tại kết cấu TSCĐ như vậy là tương đối hợp lý do đặc điểm kinh doanh cuả công ty là vừa kết hợp sản xuất, vừa kinh doanh thương mại và dịch vụ. TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị lớn vì tính đặc thù của sản xuất, yếu tố tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm, biểu hiện năng lực của công ty và TSCĐ dùng cho kinh doanh thương mại và dịch vụ có giá trị thấp hơn do tính đặc thù của kinh doanh. Song, để có thể phát triển và có chỗ đứng trên thị trường thì công ty không thể cứ duy trì quy mô như cũ mà công ty cần phấn
  • 38. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 đấu huy động vốn để đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô SXKD. Từ đó tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành và mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua biểu 06 ta thấy cuối năm TSCĐ của công ty tăng lên do công ty đã tập trung đầu tư thêm một số máy móc gia công, máy móc thiết kế phục vụ cho việc sản xuất in để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quá trình in. Nhưng để đánh giá được sự biến động của TSCĐ là hợp lý hay chưa cần phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty qua biểu số 07: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2004 (trang bên) Cùng với việc phân tích sự biến động của TSCĐ như trên và qua số liệu biểu 07 về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ đã cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty. Tại thời điểm năm 2004 giá trị còn lại tính chung cho toàn bộ TSCĐ của công ty cũng như từng loại TSCĐ là tương đối cao. Cũng như phân tích ở trên qua biểu số 06 thì TSCĐ dùng cho sản xuất có giá trị cao hơn so với các loại tài sản khác chứng tỏ công ty sau khi thành lập đã đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại dùng cho công nghệ sản xuất in, sau một thời gian hoạt động sản xuất đi vào ổn định công ty đã tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Sự biến động của TSCĐ năm 2004 không lớn song những cũng phần nào khẳng định được sự cố gắng của công ty, sự biến động tăng của TSCĐ không làm cho vốn lưu động dùng cho kinh doanh của công ty giảm, không làm ảnh hưởng đến lượng tiền lưu thông trong kinh doanh điều đó chứng minh được sự hợp lý của sự biến động TSCĐ. Vậy vấn đề đặt ra bây giờ là yêu cầu cho những năm tới phải khai thác tối đa năng lực của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Vì thực tế hiện tại năm 2004 công ty mới chỉ phát huy được 70% công suất máy móc thiết bị. Như vậy còn lại 30% công suất là chưa được khai thác sử dụng triệt để. Từ đó cho thấy công ty chưa thật sự cố gắng cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng uy tín đối với khách hàng. Vì
  • 39. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 vậy công ty cần nỗ lực hơn nữa trong chiến lược quảng cáo, chiến lược ưu đãi đối với khách hàng nhằm mở rộng thị trường. Với tình hình đầu tư về TSCĐ của công ty như vậy, hiệu quả sử dụng VCĐ trong năm 2004 được đánh giá qua 1 số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh năm 2004 với 2003 qua biểu 08: Hiệu quả sử dụng VCĐ 2 năm 2003-2004( Trang bên): Qua biểu 08 ta thấy: Hiệu quả sử dụng VCĐ trước hết được biểu hiện qua doanh thu tiêu thụ năm 2004 đạt 11.352.466nđ, tăng 1.919.809nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 20,35% là sức tăng trưởng khá cao của công ty, lợi nhuận năm sau đạt cao hơn năm trước 64.688nđ tương đương với 21,28%. Trong năm 2004 số lượng và giá trị các hợp đồng in các sản phẩm cùng loại tăng cao hơn năm trước trong đó tập chung chủ yếu là các sản phẩm về nhãn mác, bao bì, tờ quảng cáo còn các sản phẩm về ấn phẩm, sách báo giảm. Bên cạnh đó các hợp đồng thầu về lắp đặt nội thất tăng và có giá trị lớn, các hợp đồng về phục vụ khách du lịch và vận chuyển khách du lịch cũng tăng do công ty đã có chú trọng đến công tác quảng cáo, tiếp thị về dịch vụ du lịch của mình ra thị trường. Như vậy doanh thu tăng và lợi nhuận tăng lên là do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Mặc dù du lịch là lĩnh vực mới hoạt động của công ty song cũng hứa hẹn nhiều kết quả khả quan vì thực tế nhu cầu du lịch ngày càng tăng, nhưng để có thể phát triển lĩnh vực này này thì công ty cần đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường và từ đó nghiên cứu, tìm ra những vùng, miền, những dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 là 4,56 tăng so với năm 2003 là 0,3 có nghiã là 1 đồng VCĐ sử dụng năm 2004 đã mang lại 4,56 đồng doanh thu thuần nhưng với 1 đồng vốn VCĐ trong năm 2003 chỉ mang lại 4,26 đồng doanh thu thuần. Từ đó, hàm lượng VCĐ trong một đồng doanh thu năm
  • 40. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 2004 là 0,22 giảm 0,01 so với năm 2003. Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng làm cho hàm lượng VCĐ giảm 0,01 tức là 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra năm 2004 thì cần số VCĐ BQ ít hơn năm 2003 là 0,01 đồng. Có sự tăng lên của hiệu suất sử dụng VCĐ và sự giảm đi của hàm lượng VCĐ là do trong năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ BQ. Hiệu quả sử dụng VCĐ tăng do ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và VCĐBQ trong đó: Ảnh hưởng của doanh thu tăng = 2003 2003 VC§ DT2004DT = 3072122 657432946635211 .. ....  =0,87. Ảnh hưởng của VCĐ tăng = DT 2004 X )( 20032004 VC§ 1 VC§ 1  = 11.352.466 x ( 3072122 1 5134882 1 ....  ) = - 0,57 Như vậy hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 0,3 đồng do doanh thu tăng đã làm tăng 0,87đ, VCĐ tăng làm giảm 0,57đ. Sở dĩ doanh thu tăng trong kỳ là công ty đã ký thêm được một số hợp đồng in bao bì, một số hợp đồng thầu lắp đặt nội thất. Hơn thế nữa sau 6 tháng hoạt động thì lĩnh vực hoạt động du lịch đã có sự thu hút của khách hàng do đó cũng đem lại doanh thu tương đối. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2004 là 4,08 tăng 0,15 so với năm 2003. Tức là cứ 1 đồng NGTSCĐ BQ năm 2004 thì tạo ra 4,08 đồng doanh thu thuần còn năm 2003 thì chỉ tạo ra 3,93 đồng doanh thu thuần. Có sự tăng lên này là do trong năm 2004 tốc độ tăng của doanh thu thuần (20,35%) lớn hơn tốc độ tăng của NGTSCĐ BQ( 15,93%). Nguyên giá tăng, doanh thu thuần cũng tăng. Thực tế xem xét tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004 ta thấy công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, làm tăng năng lực sản
  • 41. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 xuất của công ty vì vậy doanh thu thuần cũng tăng thêm một phần nhờ tăng thêm TSCĐ. Doanh thu của công ty tăng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Nhân tố chủ quan: Công ty đã khai thác và nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng về sản phẩm in, sản phẩm nội thất và dịch vụ du lịch. Mặc dù lĩnh vực nội thất và du lịch của công ty chưa phát triển nhưng với nhu cầu ngày càng tăng như hiện nay thì ngày càng thúc đẩy công ty đầu tư và mở rộng hai lĩnh vực này. Do công ty đã có đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ ngành In. Mặc dù tài sản đầu tư thêm là rất nhỏ song nó cũng phần nào nói lên được sự cố gắng của công ty trong việc chú trọng tăng quy mô nhưng có lẽ sự đầu tư này là chưa thật hợp lý vì thực tế máy móc thiết bị của công ty còn chưa được phát huy hết công suất hoạt động, gây nên tình trạng lãng phí. Do công ty đã dự báo trước được các hợp đồng In sẽ tăng về thời điểm cuối năm như in tranh ảnh, lịch tết, các ấn phẩm, báo tết,... nên công ty đã dự trữ đủ lượng nguyên vật liệu phù hợp cho sản xuất. Không để xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu dẫn đến ngừng sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây nên tình trạng hư hỏng, lãng phí nguyên vật liệu, tốn kém chi phí quản lý như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,... - Nhân tố khách quan: Do nhu cầu của thị trường về các sản phẩm in ấn, du lịch và nội thất ngày càng tăng nên số lượng hợp đồng công ty ký được tăng. Từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty so với năm 2003.
  • 42. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2004 đạt 14,81%, tăng 1,07 % so với năm 2003 là do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đạt được và số VCĐ bình quân cũng tăng. Cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau: Ảnh hưởng của lợi nhuận tăng = 2003 20032004 VC§ LNLN  = 3072122 966303654368 .. ..  = 0,029 Ảnh hưởng của VCĐ BQ tăng = LN2004 x )( 2003 VC§ 1 2004 VC§ 1  = 368.654 x ( 3073122 1 5134882 1 ....  ) = - 0,0183 Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 tăng lên 1,07% là do tốc độ tăng lợi nhuận tăng làm tăng 2,9% còn VCĐBQ tăng đã làm giảm 1,83%. Lợi nhuận tăng trong năm chủ yếu do công ty đã tăng được doanh thu lên khá cao nhờ đầu tư thêm máy móc thiết bị thiết kế và máy móc gia công đa dạng hoá các sản phẩm in ấn, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giảm giá thành sản phẩm. Từ đó giảm giá bán và nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại và kết quả là tăng được uy tín của công ty và tăng số lượng đơn đặt hàng. Đồng thời công ty cũng tất quan tâm tới công tác thiết kế cũng như chất lượng in ấn và thời gian giao hàng, nhờ đó mà giữ được uy tín với khách hàng truyền thống cũng như tăng thêm được khách hàng mới cho công ty qua việc đấu thầu các hợp đồng mới. - Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2004 là 0,13 tức là số vốn cố định công ty đã thu về là 13%, tăng so với năm 2003 là 3%. Hệ số hao mòn TSCĐ của công ty càng cao chứng tỏ TSCĐ càng cũ vì khi đó khấu hao luỹ kế tăng dần đến nguyên giá và giá trị sử dụng dần đến không và năng lực sản xuất sẽ giảm dần. Tuy nhiên, qua xem xét hệ số hao mòn của công ty cho thấy năng lực sản xuất của công ty còn rất lớn, công ty chưa cần phải đầu tư nhiều vào TSCĐ. Qua xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ ta thấy:
  • 43. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 - Kết cấu TSCĐ của công ty tương đốilà hợp lý, toàn bộ TSCĐ của công ty đều được đưa vào sử dụng, không có tài sản không cần dùng và chưa cần dùng do đó vốn của công ty không bị ứ đọng. - Năng lực sản xuất của công ty còn rất lớn vì công ty mới hoạt động được 3 năm mà khi thành lập công ty đã xác định để chiếm được thị trường thì phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại ngay từ đầu do dặc thù của ngành chi phối: màu sắc, kích thước của sản phẩm phải đa dạng và phong phú và công ty đã quyết địng sử dụng loại máy in offset là loại máy in tiên tiến, hiện đại trong ngành in.Vì vậy trong những năm tới công ty không cần đầu tư lớn vào máy móc thiết bị mà vấn đề của công ty là trong những năm tiếp theo phải làm sao phát huy hết năng lực và công suất của máy móc thiết bị, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy từ việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ như trên cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng của 2 nhân tố: Doanh thu và Lợi nhuận. So với năm 2003 thì năm 2004 cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng do việc đầu tư VCĐ mà chủ yếu ở đây là TSCĐ được đầu tư ngay từ ban đầu và tăng thêm trong quá trình hoạt động. Sự đầu tư TSCĐ này là có hiệu quả vì hiệu quả sử dụng vốn VCĐ xét đến cũng là tăng lợi nhuận cho đơn vị. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 2.2.3.2Tình hình quảnlý và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2004: Như đã đề cập ở phần trước do đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty nên VLĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn: 2.964.433nđ chiếm 52,56% trong tổng VKD do đó sự biến động của VCĐ có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty và toàn bộ VKD của công ty. Để thấy được tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ trước hết ta cần phân tích cơ cấu và tình hình tăng giảm VLĐ của công ty trong năm 2004 qua biểu 09: Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2004( trang bên)
  • 44. jLuận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Mai Lớp K39.1107 Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại và kinh doanh dịch vụ nhu cầu đòi hỏi VLĐ lớn, đối với doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh như công ty In Thương Mại và Xây Dựng Nhật Quang đòi hỏi công tác quản lý và phân bổ vốn giữa các khâu của quá trình sản xuất phải hợp lý đảm bảo VLĐ luân chuyển linh hoạt, không bị thừa quá nhiều trong một khâu nào vì đấy là ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn hoặc thiếu làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Qua biểu 09 ta thấy: VLĐ của công ty cuối năm 2004 là 2.964.433nđ, đã tăng 67.081nđ so với đầu năm 2004 với tỷ lệ tăng 2,32%. Đi vào xem xét chi tiết ta thấy : + Vốn bằng tiền: Cuối năm 2004 là 383.066nđ, chiếm 12,92%,giảm 33.060nđ so với đầu năm với tỷ lệ giảm 7,94% so với đầu năm và tỷ trọng giảm 1,44%. Trong vốn bằng tiền, tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng gần bằng tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt tại quỹ lớn cũng có những mặt lợi song cũng có những nhược điểm: Dự trữ tiền mặt tại quỹ giúp công ty có thể chớp được các thời cơ, cơ hội trong kinh doanh như: mua hàng trả tiền ngay có thể mua được giá rẻ hơn,...đó chính là mặt lợi của việc dự trữ tiền mặt tại quỹ song việc dự trữ tiền mặt chính là để vốn chết, không sinh lời còn nếu gửi ngân hàng thì có lãi. Ngoài ra để tiền mặt tại quỹ khi xảy ra lạm phát sẽ làm mất vốn của công ty. Vì vậy công ty cần cân nhắc để có một lượng tiền mặt dự trữ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. + Các khoản phải thu: Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ. Tính đến cuối năm 2004 là 1.616.835nđ, chiếm 54,54% giảm so với đầu năm là 81.962nđ tương ứng tỷ lệ giảm 4,82% và tỷ trọng giảm 4,09%. Các khoản phải thu giảm là do giảm khoản phải thu của khách hàng và khoản trả trước cho người bán giảm. Khoản phải thu của khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản phải thu, cuối năm 2004 là 1.087.354nđ, chiếm 36,68% tổng