SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
1)Các khái niệm
  •   Núi lửa : là kênh dẫn các sản phẩm macma dưới sâu trong thạch quyển,
      manti thoát lên mặt đất.
  •   Hoạt động núi lửa : là hoạt động giải phóng các dung nham trong lòng đất
      lên bề mặt vỏ đất dưới áp lực của năng lượng tích lũy, thông qua kênh dẫn là
      đường nối buồng macma với bề mặt vỏ đất.
  •   Macma: là vật chất nóng chảy (lava) phân bố ở quyển mềm trong manti
      hoặc dưới sâu.
      2)Nguyên nhân hình thành núi lửa:
           Sự dịch chuyển của các mảng là nguyên nhân gây ra núi lửa.
  • Do sự tách giãn của 2 mảng theo 2 kiểu:
       Lục địa với lục địa.
       Đại dương với đại dương.
  • Do sự hội tụ giữa hai mảng:
       Hội tụ giữa vỏ lục địa với vỏ lục địa
         Hội tụ vỏ đại dương với vỏ lục địa làm xuất hiện núi lửa.
  • Do sự hình thành của những dòng đá nóng (hotspot):
    (Đây là nguyên nhân giải thích cho hiện tượng một số núi lửa không nằm
    trên các vành đai )
3)Cấu tạo núi lửa
  1. Cấu tạo núi lửa
Núi lửa
1. Magma chamber- Lò mácma
2. Country rock- đất đá
3. Conduit (pipe)- ống dẫn
4. Base- chân núi
5. Sill- mạch ngang
6. Branch pipe- ống dẫn nhánh
7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước
8. Flank- sườn núi
9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ trước
10. Throat- họng núi lửa
11. Parasitic cone- chóp "ký sinh"
12. Lava flow- dòng dung nham
13. Vent- lỗ thoát
14. Crater- miệng núi lửa
15. Ash cloud- mây bụi tro

4)Các giai đoạn hoạt động của núi lửa
a) Giai đoạn yên tĩnh
-   Nhìn chung không có biểu hiện gì mãnh liệt, đôi khi có khí trắng bốc ra.
b) Giai đoạn bắt đầu hoạt động
- Có thể có những dấu hiệu báo trước như : có tiếng vang dưới đất , động
  đất, xuất hiện nước nóng nhiệt độ trái đất tăng lên, xuất hiện khe nứt
  mới ,biến địa từ trường…
- Khí phun ra nhiều, khí và khói có lúc tạo thành cột khói cao đến hàng
  kilômét, có thể làm cho ban ngày chuyển thành màu vàng đỏ . Rung động
  mạnh diển ra ở dưới lòng đất.
c) Giai đoạn phun lửa
Thường được bắt đầu bằng một tiếng nổ mạnh bật tung nút của miệng núi
lửa ra. Cột khí bốc lên cao, nóng và tỏa thành dạng nấm.
- Dòng dung nham tuôn chảy,các vật liệu đặc phun ra ào ạt, hơi nước nóng
   bay ra ngoài gặp lạnh có thể gây mưa.Mặt khác,hơi nóng còn làm biến đổi
   điện từ trường trong không trung gây sét nổ.Dung nham cũng có thể được
   phun lên cao rồi rơi xuống các vùng xung quanh .
- Cũng có núi lửa mà đôi lúc chỉ dòng dung nham tuôn chảy ào ạt chứ
   không gây ra tiếng nổ.
d) Giai đoạn kết thúc
- Không còn dung nham và vật liệu rắn phun ra ngoài .Núi lửa trở lại trạng
  thái yên tỉnh,có thể ngừng phun một thời gian sau khi bổ sung năng lượng
  lại tiếp tục phun.
5) phân bố núi lửa:
Trên bề mặt Trái Đất núi lửa phân bố tập trung thành bốn khu vực rõ
nét:

  a) Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, bao gồm Thái Bình
     Dương, các đảo và bờ biển nhìn ra Thái Bình Dương
     của lục địa Châu Mỹ và Châu Á.
  - Trong lịch sử người ta đã biết được 440 núi lửa hoạt động, trong đó
    trên 340 núi ở Thái Bình Dương và khoảng 100 núi lửa ở Đại Tây
    Dương và Ấn Độ Dương. Phần lớn núi lửa tập trung trên các đới dọc
    theo rìa đại dương, ví dụ các núi lửa ven Thái Bình Dương tạo thành
    “vòng lửa Thái Bình Dương”. Trên lục địa rất hiếm núi lửa hoạt động,
    chỉ có ở Đông Phi có một dải hoạt động kiến tạo tích cực chạy theo
    hướng Bắc – Nam, kéo dài từ Hồng Hải đến Mozambic, nhiều hệ thống
    đứt gãy và núi lửa đang hoạt động trong phạm vi dải kiến tạo tích cực
    này.
  - Vành đai Thái Bình Dương là nơi có nhiều núi lửa nhất trên thế giới.
    Tại Viễn Đông của Nga, trên các đảo Aleuti có chừng 40 núi lửa, trên
    bán đảo Kamshatka có khoảng 40 núi lửa, trong đó có 13 núi lửa đang
    hoạt động. Núi Kliusevski cao 4850 m là một trong những núi lửa cao
    nhất thế giới, cứ khoảng 7 -8 năm lại phun một lần, từ núi này thoát ra
    nhiều fumarol, nhiều suối nước nóng và nhiều vòi nước phun. Các
    ngọn núi Kronot và Zhupanov là những núi lửa đã tắt. Trên quần đảo
    Kutil có trên 20 núi lửa, trong đó có chừng một nửa đang hoạt động.
  - Trên các đảo Nhật Bản có trên 200 núi lửa, trong đó 40 núi lửa đang
    hoạt động, có những núi lửa được nhiều người biết đến như Phú Sĩ,
    Bandaisan…Tại nam và tây nam Thái Bình Dương có nhiều núi lửa
    trên quần đảo Philipin, quần đảo Indonesia (Borneo, Clebe, Java). Trên
    đảo Java có hơn 100 núi lửa, trong đó có 20 núi lửa còn đang hoạt
    động, 10 núi lửa ở vào giai đoạn phun khí lưu huỳnh, các núi lửa này
    cao từ 2000 đến 3000m. Núi lửa Krakatau nằm giữa Sumtra và Java nổi
    tiếng với đợt phun ngày 20/4/1883.
- Trên đảo Tân Ghine có 5 núi lửa, trên địa phận Austrlia chỉ gặp núi lửa
   đã tắt ở miền Victoria, ở Newzeland và Châu Nam Cực cũng có một số
   núi lửa. Vòng núi lửa Thái Bình Dương kéo dài tiếp theo bờ phía tây
   của nam và bắc Châu Mỹ, tại đây có các núi lửa đang hoạt động trong
   miền đất lửa (ở cực nam của Nam Mỹ), trong dãy núi có trên 200 núi
   lửa.Có nhiều núi lửa ở cách xa đại dương 150 đến 300 km, ngọn núi
   lửa Cotopatxi là núi lửa cao nhất thế giới (5960 m). Đặc trưng của dạng
   núi lửa này là khi phun có thể tung những khối đá nặng tới 200kg đi xa
   đến 14km.
- Ngay chính giữa Thái Bình Dương, các núi lửa hoạt động trên các quần
   đảo Hawai, Tân Bretagne, Bismarck, trên các đảo Solomon, Fidji,
   Samoa, Tahiti và Mạkize. Tại đây có tới 40 núi lửa đang hoạt động
   trong đó hai ngọn núi lửa Mauna Loa và Kilauea (quần đảo Hawai ) là
   nổi tiếng nhất.
- Núi lửa Pele trên đảo Martinic thuộc quần đảo Antille đã hoạt động
   mạnh mẽ vào năm 1902. Ở Mexico, phần phía tây của Bắc Mỹ, trong
   phạm vi dãy Siera Nevada và ở Alasca, đều có núi lửa đang hoạt động.
b) Dải Địa Trung Hải chạy theo vĩ tuyến.
- Trong dải Đại Trung Hải, núi lửa thường phân bố dọc theo bờ biển,
   trên các đảo của Địa Trung Hải, một số nằm trong các vịnh. Trong số
   đó những núi được biết đến nhiều nhất là Vesuve ở trên bờ vịnh
   Napoli, Stromboli và Vuncano ở quần đảo Lipari, Etna ở đảo Sicile,
   Panteleriaj ở giữa Sicile và Châu Phi, Santorin trên đảo Phira thuộc
   quần đảo Hy Lạp. Kéo dài về phía đông, dải này gồm các núi lửa đã tắt
   để Tiểu Á, ở Kazbeck, Elbruse và các núi lửa ở giai đoạn phun solfata
   như Ararat và Kavkaz. Núi lửa Elbruse cao 5633 m, cả hai núi lửa này
   đều hoạt động ở đầu Đệ Tứ.
- Trong địa phận miền núi Vitimski có các nui lửa tắt Mushketov nằm ở
   bờ trái và núi Obrushev ở bờ phải sông Vitim. Tiếp đến là những núi
   lửa vừa mới tắt cách đây không lâu ở Mông Cổ, Mãn Châu và đông
   Siberia.

c) Dải Đại Tây Dương chạy thao phương kinh tuyến, dọc theo
   giữa đại dương này chệch nhiều về phía đông hơn.
  Dải Đại Tây Dương gồm những núi lửa phân bố trên các đảo Ian – Maien,
  Băng Đảo, đảo Axo, Canari, đảo Saint Helen và đảo Tristan da Cunha…
Trong số các núi lửa thuộc dải này thì núi Hekla cao 1520 m ở Băng Đảo
      được biết đến nhiều nhất.

   d) Dải Đông Phi chạy theo phương kinh tuyến từ Hồng Hải đến
      gần Mozambic.
Dải Đông Phi có các núi lửa trong địa phận Ethiopi nhất là ở miền phía Nam nước
này. Các núi lửa Kenia và Kilimandzaro rất nổi tiếng, chúng đều nằm ở phía Đông
hồ Victoria. Ngọn thứ nhất cao 5600m, ngọn thứ hai cao 6110m.
Qua những điều trình bày trên về sự phân bố các núi lửa hiên nay trên thế giới
chúng ta thấy rõ, hơn 90% núi lửa đang hoạt động phân bố dọc theo rìa của các
mảng thạch quyển. Phần lớn các núi lửa tập trung vào các miền ven rìa đại dương,
các miền đại dương và biển.
    e) Việt Nam
Ở Việt Nam hoạt động núi lửa đã xảy ra rất mãnh liệt vào cuối Mesozoi với kiểu
hoạt động phun nổ, thành phần vật liệu trung tính đến acid. Trong Kainozoi núi lửa
phun trào đã phát triển rộng rãi ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ tạo thành lớp phủ
bazan dày, nay phong hóa thành đất đỏ bazan rất màu mỡ. Đầu thế kỉ 20 hoạt động
núi lửa chỉ còn thấy rải rác ở vùng ven biển Nam Trung Bộ.
Núi lửa ở Nam Trung Bộ có thể xuất hiện, đặc biệt là vùng Hòn Tro.Trở lại lịch sử,
ngày 15/2/1923, nhiều vùng thuộc cù lao Hòn (Phan Thiết) bị chấn động mạnh,
nhà cửa nghiêng ngả, người đứng không vững. Những chấn động này kéo dài một
tuần liền. Sau đó, khi đi ngang qua cù lao này, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của
Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc
cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Ngày 8/3 năm
đó, cù lao Hòn phun ra những chất màu xám đen, xám nhạt gồm hơi nước, bùn và
đất. Trước mỗi đợt phun, nhiều tiếng nổ phát ra như bom và hỗn hợp bùn đá bật
lên sáng lóa. Ngày 15/3/1923, núi lửa đã ngừng phun nhưng hòn đảo còn nóng âm
ỉ và đến ngày 20/3/1923, động đất xảy ra, núi lửa phun trở lại.
Trước đợt hoạt động của núi lửa Hòn Tro, ngày 8/2/1923, tàu của hải quân Hoàng
gia Anh khi đi qua vùng này còn phát hiện thêm một hòn đảo khác với chiều dài
30,5 m, cao 0,3 m, cách Hòn Tro 3,7 km cũng đã phun lửa cao 12 m, xung quanh
nước xoáy rất mạnh. Ngoài đợt hoạt động vào năm 1923, tại khu vực Hòn Tro và
một số vùng xung quanh, hoạt động động đất và núi lửa đã xảy ra hai lần vào cuối
thế kỷ thứ 19 và sớm hơn nữa nên có nhiều khả năng núi lửa Hòn Tro có thể hoạt
động trở lại.


Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, trong giai đoạn tân kiến tạo và
hiện đại đã từng có các hoạt động núi lửa mạnh mẽ cả trên đất liền và thềm lục địa.
Chính hoạt động núi lửa đã tạo ra một lớp phủ bazan rộng lớn, ước tính trên
23.000km2 tại khu vực Tây Nguyên hiện nay.

Trên các khu vực Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai... vẫn còn thấy hàng
trăm ngọn núi lửa dạng chóp như Hàm Rồng (Pleiku), Núi Chai (Đức Trọng, Lâm
Đồng), hoặc hàng loạt các hồ núi lửa như Biển Hồ, Iabang (Pleiku)...

Hiện, ở Việt Nam không có núi lửa hoạt động. Nhưng Việt Nam có nhiều tiềm
năng về hoạt động núi lửa. Lý do là, trong khoảng 100 năm trở lại đây, hoạt động
núi lửa vẫn xuất hiện ở Việt Nam (núi lửa gần đây nhất hoạt động vào năm 1923 ở
đảo Tro).

Các kết quả nghiên cứu địa chấn cũng cho thấy sự tồn tại di thường nhiệt khá nông
ở khu vực cao nguyên Pleiku (tiềm năng phát sinh các lò magma cho núi lửa). Đặc
biệt, lãnh thổ Việt Nam là vùng có các hoạt động kiến tạo hiện đại tích cực (ví dụ
như sự dịch chuyển của các đứt gãy trẻ, các hoạt động nhiệt dịch như sự xuất hiện
hàng loạt các nguồn nước nóng, đặc biệt là khu vực duyên hải Nam Trung Bộ từ
Quảng Ngãi tới Bình Thuận).

6)Phân loại núi lửa
Mỗi loại núi lửa đều có những đặc điểm hoạt động riêng mà phần lớn là do độ nhớt
của magma . Độ nhớt magma (Magma viscosity) được xác định chủ yếu bởi thành
phần SiO2 biến đổi từ 50 đến 70% và nhiệt độ của nó.

Theo hình thức hoạt    động, núi lửa được chia thành 3 loại:
   •   Núi lửa hoạt động
   •   Núi lửa đang ngủ
   •   Núi lửa đã tắt

Về hình dạng: các núi lửa được chia thành 3 loại:
a. Núi lửa hình khiên (Shield volcanoes):
Núi lửa dạng khiên có thể được xem là núi lửa lớn nhất. Chúng phổ biến ở đảo
Hawaii và cũng được tìm thấy ở Iceland và một vài nơi ở vùng Tây Bắc Thái Bình
Dương. Tuy chúng có hình dạng giống như vòm thoải hay dạng khiên, chúng nằm
trong số những ngọn núi cao nhất của Trái Đất, khi đo từ đáy thường nằm trên
thềm đại dương. Đặc điểm chung của các núi lửa dạng này là phun không gây nổ;
Nguyên nhân là thành phần tương đối thấp của silica trong magma (khoảng 50%).
Loại đá phổ biến của magma là basalt. Thành phần chủ yếu của nó là khoáng
feldspar và các khoáng vật có tính sắt từ. Núi lửa dạng khiên được xây bít kín gần
như hoàn toàn từ nhiều dòng lava nhưng chúng có thể sinh ra rất nhiều bụi núi lửa
(tất cả các các dạng mảnh vỡ trào ra một cách dữ dội từ núi lửa) đều được gọi là đá
vụn núi lửa. Sự tích lũy bụi núi lửa gần miệng phun có thể tạo thành những điểm
đặc trưng như là xỉ núi lửa hình nón. Sự tích lũy bụi núi lửa tạo thành các trầm tích
nham tầng. Các trầm tích nham tầng có thể được cố kết tạo thành đá nham tầng.
Độ dốc của cồn núi lửa dạng khiên rất thoải ở gần đỉnh (khoảng từ 3 đến 50) nhưng
lại tăng dần (đến khoảng 100) ở sườn. Sự thay đổi này có liên quan đến độ nhớt của
dòng lava. Khi magma đi ra khỏi miệng miệng phun ở đỉnh của núi lửa thì nó khá
nóng và dòng chảy dễ dàng nhưng khi nó chảy xuống phía bên của núi lửa thì
nguội và trở nên dẻo hơn vì vậy nó cần độ dốc lớn hơn để có thể chảy xuống xa
hơn. Tuy nhiên, chảy xuống sườn không phải là quá trình duy nhất mà dòng lava di
chuyển ra khỏi miệng núi lửa. Magma có thể di chuyển nhiều kilomet lớp dưới các
vòi lava. Những vòi này thường rất gần với bề mặt, nhưng chúng bảo vệ magma,
giữ cho magma nóng và dễ cháy. Sau khi lava nguội và kết tinh, tạo thành đá,các
vòi lava có thể được để lại như là những hệ thống hang động dài và uốn khúc
ngoằn ngoèo Chúng tạo thành những ống dẫn nước ngầm tự nhiên và có thể gây ra
những vấn đề kiến trúc khi gặp phải chúng trong quá trình xây dựng.
b. Núi lửa kết tầng (Composite volcanoes):
Những ngọn núi lửa kết tầng được biết đến bởi dạng hình nón đẹp. Điển hình là
những ngọn núi lửa ở Mỹ như là núi St.Helens và Rainier, cả 2 đều nằm ở bang
Washington. Những ngọn lửa kết tầng được kết hợp bởi magma có thành phần
silica trung bình (khoảng 60%), magma này có độ dẻo cao hơn magma của những
núi lửa hình khiên. Loại đá thông dụng là andesite, được cấu tạo chủ yếu bởi các
feldspar giàu natricacbonat và vôi, những khoáng vật có tính sắt từ chứa một lượng
nhỏ thạch anh. Núi lửa kết tầng được đặc trưng bởi sự pha trộn của các hoạt động
gây nổ và các dòng chảy lava. Kết quả là, các núi lửa được tạo bởi sự sắp xếp qua
lại của các địa tầng trầm tích nham thạch núi lửa và dòng chảy lava được gọi là núi
lửa tầng. Những ngọn núi này có sườn đứng bởi vì góc nghỉ (góc dốc lớn nhất cho
vật liệu lỏng chảy xuống) cho nhiều trầm tích nham tầng khoảng từ 30-350.
Do các hoạt động gây nổ và sự xảy ra khá thường xuyên, dạng núi lửa này là
nguyên nhân của hầu hết các tai biến núi lửa gây chết chóc và hủy diệt trong lịch
sử. Vụ nổ của núi lửa vào những năm 80 đã chứng minh rằng những núi lửa kết
tầng này có thể tạo ra những vụ nổ khổng lồ theo phương ngang.
c. Núi lửa mái vòm (Volcanic domes):
Được đặt trưng bởi độ nhớt của magma với thành phần silica tương đố cao (khoảng
70%). Loại đá phổ biến là rhyolite bao gồm phần lớn là kali và khoáng feldspar
giàu soda (soda-rich feldspar), thạch anh và một lượng nhỏ khoáng chất có tính sắt
từ. Hoạt động chủ yếu của núi lửa dạng mái vòm gây nổ nên làm cho nó trở nên rất
nguy hiểm. Mt.Lassen nằm ở Đông Bắc California là 1 ví dụ điển hình cho núi lửa
dạng hình này. Hàng loạt vụ nổ ở Mt.Lassen từ 1914 đến 1917, gồm một vụ nổ
kinh hoàng theo phương ngang đã phá hủy cả một khu vực rộng lớn.
Theo kiểu phun: các núi lửa được chia thành bốn kiểu:
a. Núi lửa phun trào:
Núi lửa hoạt động theo kiểu chảy tràn dung nham nóng lỏng lên trên bề mặt. kiểu
hoạt động này đặc trưng cho dung nham có thành phần mafic (dung nham bazan),
bán kính lan truyền và vận tốc lan truyền phụ thuộc vào độ nhớt của dung nham và
độ dốc của địa hình. Nhìn chung, dung nham núi lửa có độ nhớt thấp, vận tốc lan
truyền lớn khi độ dốc địa hình cao. Kiểu hoạt động này tạo thành các núi lửa hình
khiên, phân bố rất rộng.

 b. Núi lửa phun nổ:
 Núi lửa có tích lũy năng lượng lớn, do vậy hoạt động bùn phát mạnh liệt, phóng
 thích vào môi trường các vật liệu ở trạng thái rắn (tro, vật liệu vụn), dạng lỏng
 (dung nham) và các khí. Đây là kiểu phóng thích dung nham acid- có độ nhớt thấp,
 trong thành phần có nhiều hơi nước và chất bốc. Bán kính ảnh hưởng quy mô bùng
 nổ - phu thuộc vào năng lượng tích lũy, độ cao phóng thích vật liệu, thành phần vật
 liệu và điều kiện khí tượng.
c. Núi lửa hoạt động hỗn hợp:
 Quá trình hoạt động có xen kẽ hoạt động phun nổ và phun trào liên quan đến việc
 tích lũy năng lượng và sự biến động trong thành phần dung nham.
 d. Núi lửa phun khí:
 Thành phần dung nham rất acid, do vậy rất quánh đặc, dung nham được đùn lên
 lấp kín miệng núi lửa và các khí đồng hành được giải phóng tạo thành các đám
 mây nóng đỏ.
Theo chu kỳ hoạt động
    • Chu kỳ hoạt động 200 – 300 năm/lần
    • Chu kỳ hoạt động khoảng 1000 năm/lần
    • Chu kỳ hoạt động khoảng 10.000 năm / lần

Về vị trí phát sinh núi lửa: núi lửa xuất hiện gắn liền với các đơn vị xung yếu kiến
tạo. từ cơ chế hình thành và phát triển các đơn vị kiến tạo, người ta phân biệt hai
nhóm núi lửa kiến tạo:
a. Núi lửa của trường suất căng dãn:
Những núi lửa của trường suất căng dãn liên quan đến nơi đi lên của hai dòng đối
lưu, hay nói cách khác đây là các núi lửa nằm ở đới tách giãn của hai mảng kiến
tạo ví dụ đai núi lửa Thái Bình Dương hoặc các các đai núi lửa ở các đới rift lục
địa. Vật liệu của núi lửa thuộc trường suất căng dãn thường có thành phần mafic
do xuất phát từ lớp manti, nhiệt độ dung nham rất lớn (>10000C), do vậy hoạt
động theo kiểu chảy tràn. Thí dụ về kiểu kiến tạo này là các núi lửa ở quần đảo
 Hawaii. Các lớp phủ bazan rộng lớn (các cao nguyên bazan) liên quan đến
các đợt phun trào khe nứt trong giai đoạn Kainozoi cũng được xếp trong nhóm này.
 b. Núi lửa của trường suất nén ép :
 Những núi lửa thuộc trường suất nén ép phân bố` ở nơi hội tụ của hai mảng kiến
 tạo, thường ở giữa mảng đại dương và mảng lục địa. Sự hội tụ của các mảng là
 thường là hệ quả của sự hội tụ hai dòng đối lưu trong lớp manti. Vật liệu núi lửa
 thường có thành phần hỗn hợp (pha trộn vật liệu có nguồn gốc manti với sản
 phẩm tái nóng chảy vỏ trầm tích) hoặc chỉ đơn thuần là sản phẩm tái nóng chảy
 lớp vỏ cứng do ma sát và do địa nhiệt. Do vậy, dung nham núi lửa có chứa nhiều
 chất bốc như hơi nước, năng lượng tích lũy lớn vì thế núi lửa hoạt động chủ yếu
 theo kiểu phun nổ. Núi lửa của trường suất nén ép cũng thường hoạt động theo
 kiểu hỗn hợp.
 Núi lửa hoạt động theo kiểu hỗn hợp là núi lửa vừa hoạt động theo kiểu phun nổ
 và theo kiểu phun trào. Các kiểu hoạt động này thường đan xen nhau trong một
 đợt hoạt động (thường thì phun nổ trước rồi đến phun trào) hoặc các kiểu hoạt
 động phun nổ và phun trào nối tiếp nhau trong các đợt hoạt động khác nhau. Di
 chỉ của kiểu hoạt động hỗn hợp là cấu tạo phân lớp của cồi núi lửa, các vật liệu
 dung nham chen nhịp với các vật liệu vụn núi lửa.
Thí dụ điển hình là núi lửa Paracutin nằm ở phía Tây thành phố Mexico thuộc đai
 Thái Bình Dương, bắt đầu hoạt động vào ngày 20/2/1943, xuất phát từ một khe nứt
 trên cánh đồng ngô. Bắt đầu bằng một loạt các trận nổ, tro, bụi, khí và đá vụn bắn
 tung trên bầu trời; sau hai ngày phun nổ, dung nham bắt đầu xuất hiện, sau 5
 ngày phun trào một cồi núi lửa cao 100m được hình thành, từ cồi núi lửa dung
 nham tiếp tục trào ra. Sau 15 tuần hoạt động núi lửa hoàn toàn chuyển sang hoạt
 động phun trào. Một năm sau cồi núi lửa đạt độ cao 425m. Sau 9 năm hoạt động
 núi lửa mới giải phóng hết năng lượng và trở về trạng thái yên nghỉ.
7)Các sản phẩm phun trào :
a, Các sản phẩm khí:
Ở giai đoạn đầu, khí phun ra chủ yếu là các chất Halogen( Cl, F) ,gồm:
_ Các khí khô phun ra đầu tiên , hầu như không có hơi nước ở điều kiện nhiệt độ
khoảng 5000C với thành phần chủ yếu là các hợp chất của Clo như : NaCl, KCl,
FeCl2 .
_   Khí phun axit: HCl, H2SO3 kèm theo hơi nước ở nhiệt độ 300-400oC.
_ Khí phun bazo: chứa NH4Cl có nhiệt độ là 100-300oC, NH4Cl khi phân giải sẽ
cho NH3 ở dạng tự do rất độc hại.
Ở giai đoạn sau phun trong điều kiện nhiệt độ thấp bé hơn hoặc bằng 1000C với các
khí: Khí phun S và H2S, NH3, CO2.Trong đó CO2 (mofeta) phun muộn hơn các khí
khác thậm chí sau cả hang chục năm khi núi lửa đã ngừng phun trào.
b, Các sản phẩm lỏng;
Những tên gọi khác là dung nham hoặc lava là những Macma đã giải phóng các
khí hòa tan khi phun ra khỏi mặt đất.Nhiệt độ từ 700-12000C.
Căn cứ vào thành phần, hàm lượng SiO2 chia làm 3 loại dung nham :
+ Dung nham axit: (giàu silicat) Được tạo ra khi có một khối địa chất bị chìm
xuống một khối khác, một phần của nó bị nóng chảy do lực ma sát và nhiệt độ cao
ở dưới sâu tạo nên dung nham loại này.Dung nham axit quánh, khó di động, nguội
chậm, phun ra ở nhiệt độ 700-1000oC và thường tạo các dạng địa hình tương phản,
các nón núi lửa.
+ Dung nham bazo: (giàu sắt và magie) Được tạo ra ở vùng mở rộng của thềm lục
địa và những “điểm nóng” khi có một khe nứt ở bề mặt trái đất. Dung nham bazo
có độ nhớt nhỏ, di chuyển nhanh, có tính linh động cao, nguội nhanh, phun ra ở
nhiệt độ cao hơn là 1100-1200oC, thường tạo ra các dạng địa hình thoải như còm
thoải, cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham.
+ Dung nham trung tính:là loại trung gian của hai loại trên cả về thành phần, điều
kiện tạo thành cũng như các dạng thể hiện trong tự nhiên.
C, Các sản phẩm rắn:
Các sản phẩm rắn khi phun lên mặt đất thường gắn với phun nổ, tạo các khối vật
chất có kích thước khác nhau,từ to như bom núi lửa, cuội tảng núi lửa, cát và xỉ núi
lửa, tro núi lửa, các vật liệu thô. Trong đó các sản phẩm có kích thước lớn như bom
núi lửa, tảng, cuội, xỉ núi lửa khi phin nổ tung trên không trung và rơi xuống xung
quanh miệng núi lửa tạo các nón núi lửa. Còn bụi và tro núi lửa do nhẹ và nhỏ hơn
nên được phun lên cao nhiều km, bay rất xa, có thể cách nơi phun hàng chục, hàng
trăm, có khi đạt tới hàng nghìn km.
Ví dụ: Núi lửa Pinatubo( Philipin) phun ngày 16/9/1991 với lượng tro, bụi lửa
khổng lồ, có thành phần axit.Các tro bụi này đã phát tán với diện rộng và có ảnh
hưởng đến nước ta.Theo tài liệu thu thập và phân tích của Liên đoàn địa chất 6,
thuộc Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam thì lượng tro,bụi nứi lửa lượm được
khi rơi xuống địa phận nước ta có thành phần SiO2 (69,12%) , Al2O3 (14,22%),
nhiều vật liệu thành phần FeO, Fe2O3, MgO, K2O, SO2 …ngoài ra còn có một số
nguyên tố vi lượng như Pb, Zn, Ba…
Có kích thước từ vài centimet đến vài mét , có khối nặng đến hàng tấn
.Được chia thành :
-  Bom núi lửa ( Volcanic bomb ) : có đường kính trên 30 mm cho đến hàng mét
   . Có cái đến 30m,nặng đến hàng chục tấn. Có nhiều kiểu hình dạng ( hình giọt
   nước, tròn, quả trứng,..). Bom từ miệng núi lử bắn tung lên trời , thường có
   tiếng nổ lớn, xoay lộn trong không trung rồi đông cứng lại
- Cuội núi lửa ( Lapilla ): những viên đá nhỏ, bị phun lên và rơi thành trận mưa
   gây tác hại lớn. Loại có đường kính 15-50 mm , nếu có nhiều lổ hổng, nhẹ, nổi
   trên mặt nước được gọi là đá bọt . Những loại có cỡ từ 5-15mm có thể gọi là
   cuội núi lửa.
Núi Vesure phun ngày 7-4-1966 đã phun lên mặt đất trận mưa sỏi núi lửa, đổ
xuống hai thành phố Otapino và San Giuseppe làm 200 người chết.
-  Xỉ núi lửa: là sản phẩm phun ra từ miệng núi lửa, sau đó bị nguội lạnh đi trên
   đường chảy của dung nham bọt. Xỉ núi lửa hình thành trong dung nham lỏng,
   chất khí tách dễ dàng ra khỏi dung nham.
- Tro núi lửa: Có đường kính 0.1-1 mm , là những giọt dung nham nhỏ li ti bị
   bắn ra ngoài rồi nguội lại , nhỏ và nhẹ nên bị gió đưa đi rất xa tới hàng ngàn
   km. Có màu trắng xám, nâu đen .
 Tro này có thể tạo nên những đám mây làm trời sụp tối trong nhiều ngày tại các
vùng lân cận. Khi rơi xuống đất, tro thường có màu trắng. Tro núi lửalà phân bón
tự nhiên cho đất. Vùng xung quanh nơi núi lửa đã từng hoạt động , đất đai màu
mỡ, cây cối xanh tươi, phong cảnh tự nhiên đẹp, thường là thắng cảnh du lịch.(núi
Phú Sĩ_Nhật Bản)
  Nếu tro núi lửa gắn kết lại ta có Tuf núi lửa , nếu do các vụn gắn lại thì ta có dăm
kết núi lửa (Aglomerat). Nếu các Tuf, dăm kết gắn đọng lại trong 1 dòng dung
nham, ta sẽ có dung nham Tuf - dăm kết.
    Vụn tro có thể được phun với 1 lượng rất lớn và đưa đi rất xa.
6. Ảnh hưởng của núi lửa:
6.1: Ảnh hưởng tiêu cực:
_Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi
lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và
động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả.
   + Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ
núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người
ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí
quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu.
 Ảnh miêu tả lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực
+Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện.
Bão điện đốt sáng bầu trời đêm của thị trấn Luoping, Trung Quốc.
_Tác động biến cải thời tiết: gây ra hiện tượng ELNINO, động đất, sóng thần, mưa
axit
_ Gây cản trở giao thông, đặc biệt giao thông hàng không
Sự hoạt động trở lại của núi lửa Eyjafjallajokull ở Islanda, đã mang một khối lượng
khói bụi dày đặc lên không trung đã gieo rắc một số vấn đề cho các quốc gia châu
Âu, gây nên một thảm họa cho ngành hàng không, hàng chục ngàn chuyến bay đã
phải hủy bỏ…
__Huỷ diệt các vật thể sống, biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa:
làm tuyệt chủng loài khủng long; Lục địa Atlantis, một quốc gia vĩ đại và hùng
cường, thống trị thế giới cổ đại đột ngột chấm dứt chỉ sau một thảm họa của lần
phun nham thạch tại Thera, thế kỷ XVII hay XVI trước Công nguyên
 Năm 1980, núi lửa St. Helens hoạt động trong suốt 9 giờ gây nên những "cơn
mưa" dồn dập gạch đá vỡ vụn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Núi lửa rung mình
chuyển động phun lên những cột nham thạch nóng bỏng làm 57 người thiệt mạng.
 _ Hư hại các công trình giao thông thuỷ lợi…cũng như các tài sản do con người
tạo ra.
 _Gây cháy rừng, suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, làm tăng nhạy
cảm đối với các tai biến xói mòn đất, lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất…
6.2: Ảnh hưởng tích cực:
_Núi lửa có thể coi là điều kiện tạo nên sự sống: Reza Ghadiri, thuộc Viện nghiên
cứu Scripps ở La Jolla, California, và cộng sự cho biết hơi gas núi lửa có thể là tác
nhân đã tạo ra những protein sơ khai đầu tiên.
_Núi lửa là một hoạt động kiến tạo không thể thiếu trong việc hình thành lớp vỏ
trái đất.
_Du lịch - danh lam thắng cảnh
+ Các khu có núi lửa có thể trở thành những điểm du lịch ăn khách.
+Nhiệt năng từ lòng đất: Nhiệt năng tạo bởi hơi nóng dưới lòng đất thường được
tìm thấy ở những nơi có núi lửa hoạt động. Nhiệt năng này thường được dùng để
phát điện hoặc sưởi ấm nhà cửa, tạo ra các suối nước nóng.
Các suối nước nóng là nước mưa thấm xuống đá ngầm, nơi nó được làm nóng bởi
dung nham còn lại từ một núi lửa phun trào, chúng là địa điểm du lịch, an dưỡng,
nghỉ ngơi
+Đất đai màu mỡ: Đất đá và dung nham được phun ra khi núi lửa hoạt động, sau
một thời gian, được bào mòn thành đất trồng trọt. Các khoáng chất chứa trong đất
này rất màu mỡ, có ích cho trồng trọt.
+Khoáng sản và kim loại quý: Ở vùng có núi lửa hoạt động, nhiều khi, các quặng
khoáng sản và kim loại quý như bạc, vàng, kim cương, đồng, chì, kẽm được tạo ra
trong một số loại đá.
+Các công dụng khác: Tro bụi được tạo ra trong một vụ núi lửa hoạt động thường
được dùng để làm đường và làm gạch. Các quặng lưu huỳnh ở vùng có núi lửa hoạt
động cũng được khai thác để dùng trong công nghiệp.
Các thiệt hại do núi lửa gây ra:
   Dòng dung nham do núi lửa phun ra với một nhiệt lượng lớn sẽ gây cháy trên
    diện rộng, vùi lấp nhà cửa, đất đai, gây thiệt hại về con người và của cải.
   Gây ra động đất phá hủy các công trình xây dựng,nhà cửa, cầu cống, đường
    xá…
   Núi lửa phun ở dưới đại dương gây nên hiện tượng sóng thần.
   Làm tan chảy một lượng băng lớn ở đỉnh núi tạo lũ lụt (lũ đá , lũ bùn ) và lở
    đất rất nguy hiểm.
   Hơi nước và các hạt tro bụi lửa tích điện thường gây mưa dông lớn tạo các
    dòng lũ bùn có tốc độ lớn nên rất nguy hiểm.
     Gây ô nhiễm môi trường không khí: Do các khí độc (các khí của S, HCl,
      NH4Cl, CO2…) và tro bụi của núi lửa. Và làm tăng nhiệt độ không khí do
      nhiệt lượng toả ra rất lớn.
     Một ví dụ minh họa là : Các chuyến bay xuất phát từ châu Âu sẽ phải hoãn
  trong hai ngày do khói bụi từ núi lửa ở Iceland, gây tình trạng 'gián đoạn hàng
  không lớn chưa từng có'.Khi núi lửa này phun vào ngày 14/4/2010.
 Gây ô nhiễm môi trường nước: Do các axit do núi lửa phun trào cùng với
  một lượng không nhỏ các nguyên tố độc khác như: Flo, Chì…
 Gây ô nhiễm môi trường đất: Do đất là nơi chứa đựng các chất độc hại do núi
  lửa phun ra.
 Gây cháy rừng,làm biến đổi môi trường sinh thái và hủy hoại sinh giới ở khu
  vực xung quanh núi lửa.

More Related Content

What's hot

Slide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trờiSlide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trờiNguyên Phạm
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíTan Nguyen Huu
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíNhung Lê
 
Vấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượngVấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượngÁi Như Dương
 
Sự hình thành Hệ Mặt Trời
Sự hình thành Hệ Mặt TrờiSự hình thành Hệ Mặt Trời
Sự hình thành Hệ Mặt Trờilady_kom4
 
Khoa học trái đất Đá magma
Khoa học trái đất Đá magmaKhoa học trái đất Đá magma
Khoa học trái đất Đá magmaCát Tháp Bối
 
Năng lượng đại dương
Năng lượng đại dươngNăng lượng đại dương
Năng lượng đại dươngTan Nguyen Huu
 
PHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnh
PHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnhPHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnh
PHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnhHajunior9x
 
Hình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtHình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtnguyentuanhcmute
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhPYS Travel
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápPhan Nghi
 
Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Phat Ninhduc
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1myphuongblu
 
Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triềuNăng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triềuNinhHuong
 
Tài liêu đIều hòa không khí và thông gió
Tài liêu đIều hòa không khí và thông gióTài liêu đIều hòa không khí và thông gió
Tài liêu đIều hòa không khí và thông gió123thue
 
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...Man_Ebook
 
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdfThí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdfKhoaTrnDuy
 

What's hot (20)

Slide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trờiSlide năng lượng mặt trời
Slide năng lượng mặt trời
 
Năng lượng1 ppt
Năng lượng1 pptNăng lượng1 ppt
Năng lượng1 ppt
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khí
 
Vấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượngVấn đề năng lượng
Vấn đề năng lượng
 
Sự hình thành Hệ Mặt Trời
Sự hình thành Hệ Mặt TrờiSự hình thành Hệ Mặt Trời
Sự hình thành Hệ Mặt Trời
 
Khoa học trái đất Đá magma
Khoa học trái đất Đá magmaKhoa học trái đất Đá magma
Khoa học trái đất Đá magma
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Năng lượng đại dương
Năng lượng đại dươngNăng lượng đại dương
Năng lượng đại dương
 
PHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnh
PHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnhPHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnh
PHÂN CỰC ÁNH SÁNG - Ứng dụng trong kính râm và nhiếp ảnh
 
Hình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtHình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuật
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
 
Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
 
Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triềuNăng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều
 
Pho ir
Pho irPho ir
Pho ir
 
Tài liêu đIều hòa không khí và thông gió
Tài liêu đIều hòa không khí và thông gióTài liêu đIều hòa không khí và thông gió
Tài liêu đIều hòa không khí và thông gió
 
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
 
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdfThí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
 

Similar to nui lua

Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1leeyoonna
 
Thạch quyển và các dạng địa hình
Thạch quyển và các dạng địa hìnhThạch quyển và các dạng địa hình
Thạch quyển và các dạng địa hìnhNguyen Van Hung
 
Bai bao nhom nguyendinhdc
Bai bao nhom nguyendinhdcBai bao nhom nguyendinhdc
Bai bao nhom nguyendinhdcMichaelDang47
 
Geography 10_period 7
Geography 10_period 7Geography 10_period 7
Geography 10_period 7kiyoshi
 
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụNhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụMrNguyenTienPhong
 
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụNhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụDoan Huy
 
Chiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docx
Chiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docxChiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docx
Chiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docxXuandia Nguyen
 
biến đổi khí hậu
biến đổi khí hậubiến đổi khí hậu
biến đổi khí hậuNinhHuong
 
On thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyetOn thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyetlexinhnhan
 
Nnt gt lich_sunb_quyen108
Nnt gt lich_sunb_quyen108Nnt gt lich_sunb_quyen108
Nnt gt lich_sunb_quyen108Viet Nam
 
Chuyen de 10 tu vi mo den vi mo
Chuyen de 10   tu vi mo den vi moChuyen de 10   tu vi mo den vi mo
Chuyen de 10 tu vi mo den vi moHuynh ICT
 

Similar to nui lua (17)

Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Đảo
ĐảoĐảo
Đảo
 
Thạch quyển và các dạng địa hình
Thạch quyển và các dạng địa hìnhThạch quyển và các dạng địa hình
Thạch quyển và các dạng địa hình
 
Bai bao nhom nguyendinhdc
Bai bao nhom nguyendinhdcBai bao nhom nguyendinhdc
Bai bao nhom nguyendinhdc
 
PPT-KHVC.pptx
PPT-KHVC.pptxPPT-KHVC.pptx
PPT-KHVC.pptx
 
Geography 10_period 7
Geography 10_period 7Geography 10_period 7
Geography 10_period 7
 
Mo bach ho
Mo bach hoMo bach ho
Mo bach ho
 
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụNhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
 
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụNhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
 
Chiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docx
Chiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docxChiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docx
Chiêm ngưỡng 10 gành đá dĩa nổi tiếng trên thế giới.docx
 
biến đổi khí hậu
biến đổi khí hậubiến đổi khí hậu
biến đổi khí hậu
 
On thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyetOn thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyet
 
San pham
San phamSan pham
San pham
 
Nnt gt lich_sunb_quyen108
Nnt gt lich_sunb_quyen108Nnt gt lich_sunb_quyen108
Nnt gt lich_sunb_quyen108
 
He Mat Troi
He Mat TroiHe Mat Troi
He Mat Troi
 
he mat troi
he mat troihe mat troi
he mat troi
 
Chuyen de 10 tu vi mo den vi mo
Chuyen de 10   tu vi mo den vi moChuyen de 10   tu vi mo den vi mo
Chuyen de 10 tu vi mo den vi mo
 

nui lua

  • 1. 1)Các khái niệm • Núi lửa : là kênh dẫn các sản phẩm macma dưới sâu trong thạch quyển, manti thoát lên mặt đất. • Hoạt động núi lửa : là hoạt động giải phóng các dung nham trong lòng đất lên bề mặt vỏ đất dưới áp lực của năng lượng tích lũy, thông qua kênh dẫn là đường nối buồng macma với bề mặt vỏ đất. • Macma: là vật chất nóng chảy (lava) phân bố ở quyển mềm trong manti hoặc dưới sâu. 2)Nguyên nhân hình thành núi lửa: Sự dịch chuyển của các mảng là nguyên nhân gây ra núi lửa. • Do sự tách giãn của 2 mảng theo 2 kiểu: Lục địa với lục địa. Đại dương với đại dương. • Do sự hội tụ giữa hai mảng: Hội tụ giữa vỏ lục địa với vỏ lục địa Hội tụ vỏ đại dương với vỏ lục địa làm xuất hiện núi lửa. • Do sự hình thành của những dòng đá nóng (hotspot): (Đây là nguyên nhân giải thích cho hiện tượng một số núi lửa không nằm trên các vành đai ) 3)Cấu tạo núi lửa 1. Cấu tạo núi lửa
  • 2. Núi lửa 1. Magma chamber- Lò mácma 2. Country rock- đất đá 3. Conduit (pipe)- ống dẫn 4. Base- chân núi 5. Sill- mạch ngang 6. Branch pipe- ống dẫn nhánh 7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước 8. Flank- sườn núi 9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ trước 10. Throat- họng núi lửa 11. Parasitic cone- chóp "ký sinh" 12. Lava flow- dòng dung nham 13. Vent- lỗ thoát 14. Crater- miệng núi lửa 15. Ash cloud- mây bụi tro 4)Các giai đoạn hoạt động của núi lửa a) Giai đoạn yên tĩnh - Nhìn chung không có biểu hiện gì mãnh liệt, đôi khi có khí trắng bốc ra. b) Giai đoạn bắt đầu hoạt động - Có thể có những dấu hiệu báo trước như : có tiếng vang dưới đất , động đất, xuất hiện nước nóng nhiệt độ trái đất tăng lên, xuất hiện khe nứt mới ,biến địa từ trường… - Khí phun ra nhiều, khí và khói có lúc tạo thành cột khói cao đến hàng kilômét, có thể làm cho ban ngày chuyển thành màu vàng đỏ . Rung động mạnh diển ra ở dưới lòng đất. c) Giai đoạn phun lửa Thường được bắt đầu bằng một tiếng nổ mạnh bật tung nút của miệng núi lửa ra. Cột khí bốc lên cao, nóng và tỏa thành dạng nấm. - Dòng dung nham tuôn chảy,các vật liệu đặc phun ra ào ạt, hơi nước nóng bay ra ngoài gặp lạnh có thể gây mưa.Mặt khác,hơi nóng còn làm biến đổi điện từ trường trong không trung gây sét nổ.Dung nham cũng có thể được phun lên cao rồi rơi xuống các vùng xung quanh . - Cũng có núi lửa mà đôi lúc chỉ dòng dung nham tuôn chảy ào ạt chứ không gây ra tiếng nổ. d) Giai đoạn kết thúc
  • 3. - Không còn dung nham và vật liệu rắn phun ra ngoài .Núi lửa trở lại trạng thái yên tỉnh,có thể ngừng phun một thời gian sau khi bổ sung năng lượng lại tiếp tục phun. 5) phân bố núi lửa: Trên bề mặt Trái Đất núi lửa phân bố tập trung thành bốn khu vực rõ nét: a) Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, bao gồm Thái Bình Dương, các đảo và bờ biển nhìn ra Thái Bình Dương của lục địa Châu Mỹ và Châu Á. - Trong lịch sử người ta đã biết được 440 núi lửa hoạt động, trong đó trên 340 núi ở Thái Bình Dương và khoảng 100 núi lửa ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Phần lớn núi lửa tập trung trên các đới dọc theo rìa đại dương, ví dụ các núi lửa ven Thái Bình Dương tạo thành “vòng lửa Thái Bình Dương”. Trên lục địa rất hiếm núi lửa hoạt động, chỉ có ở Đông Phi có một dải hoạt động kiến tạo tích cực chạy theo hướng Bắc – Nam, kéo dài từ Hồng Hải đến Mozambic, nhiều hệ thống đứt gãy và núi lửa đang hoạt động trong phạm vi dải kiến tạo tích cực này. - Vành đai Thái Bình Dương là nơi có nhiều núi lửa nhất trên thế giới. Tại Viễn Đông của Nga, trên các đảo Aleuti có chừng 40 núi lửa, trên bán đảo Kamshatka có khoảng 40 núi lửa, trong đó có 13 núi lửa đang hoạt động. Núi Kliusevski cao 4850 m là một trong những núi lửa cao nhất thế giới, cứ khoảng 7 -8 năm lại phun một lần, từ núi này thoát ra nhiều fumarol, nhiều suối nước nóng và nhiều vòi nước phun. Các ngọn núi Kronot và Zhupanov là những núi lửa đã tắt. Trên quần đảo Kutil có trên 20 núi lửa, trong đó có chừng một nửa đang hoạt động. - Trên các đảo Nhật Bản có trên 200 núi lửa, trong đó 40 núi lửa đang hoạt động, có những núi lửa được nhiều người biết đến như Phú Sĩ, Bandaisan…Tại nam và tây nam Thái Bình Dương có nhiều núi lửa trên quần đảo Philipin, quần đảo Indonesia (Borneo, Clebe, Java). Trên đảo Java có hơn 100 núi lửa, trong đó có 20 núi lửa còn đang hoạt động, 10 núi lửa ở vào giai đoạn phun khí lưu huỳnh, các núi lửa này cao từ 2000 đến 3000m. Núi lửa Krakatau nằm giữa Sumtra và Java nổi tiếng với đợt phun ngày 20/4/1883.
  • 4. - Trên đảo Tân Ghine có 5 núi lửa, trên địa phận Austrlia chỉ gặp núi lửa đã tắt ở miền Victoria, ở Newzeland và Châu Nam Cực cũng có một số núi lửa. Vòng núi lửa Thái Bình Dương kéo dài tiếp theo bờ phía tây của nam và bắc Châu Mỹ, tại đây có các núi lửa đang hoạt động trong miền đất lửa (ở cực nam của Nam Mỹ), trong dãy núi có trên 200 núi lửa.Có nhiều núi lửa ở cách xa đại dương 150 đến 300 km, ngọn núi lửa Cotopatxi là núi lửa cao nhất thế giới (5960 m). Đặc trưng của dạng núi lửa này là khi phun có thể tung những khối đá nặng tới 200kg đi xa đến 14km. - Ngay chính giữa Thái Bình Dương, các núi lửa hoạt động trên các quần đảo Hawai, Tân Bretagne, Bismarck, trên các đảo Solomon, Fidji, Samoa, Tahiti và Mạkize. Tại đây có tới 40 núi lửa đang hoạt động trong đó hai ngọn núi lửa Mauna Loa và Kilauea (quần đảo Hawai ) là nổi tiếng nhất. - Núi lửa Pele trên đảo Martinic thuộc quần đảo Antille đã hoạt động mạnh mẽ vào năm 1902. Ở Mexico, phần phía tây của Bắc Mỹ, trong phạm vi dãy Siera Nevada và ở Alasca, đều có núi lửa đang hoạt động. b) Dải Địa Trung Hải chạy theo vĩ tuyến. - Trong dải Đại Trung Hải, núi lửa thường phân bố dọc theo bờ biển, trên các đảo của Địa Trung Hải, một số nằm trong các vịnh. Trong số đó những núi được biết đến nhiều nhất là Vesuve ở trên bờ vịnh Napoli, Stromboli và Vuncano ở quần đảo Lipari, Etna ở đảo Sicile, Panteleriaj ở giữa Sicile và Châu Phi, Santorin trên đảo Phira thuộc quần đảo Hy Lạp. Kéo dài về phía đông, dải này gồm các núi lửa đã tắt để Tiểu Á, ở Kazbeck, Elbruse và các núi lửa ở giai đoạn phun solfata như Ararat và Kavkaz. Núi lửa Elbruse cao 5633 m, cả hai núi lửa này đều hoạt động ở đầu Đệ Tứ. - Trong địa phận miền núi Vitimski có các nui lửa tắt Mushketov nằm ở bờ trái và núi Obrushev ở bờ phải sông Vitim. Tiếp đến là những núi lửa vừa mới tắt cách đây không lâu ở Mông Cổ, Mãn Châu và đông Siberia. c) Dải Đại Tây Dương chạy thao phương kinh tuyến, dọc theo giữa đại dương này chệch nhiều về phía đông hơn. Dải Đại Tây Dương gồm những núi lửa phân bố trên các đảo Ian – Maien, Băng Đảo, đảo Axo, Canari, đảo Saint Helen và đảo Tristan da Cunha…
  • 5. Trong số các núi lửa thuộc dải này thì núi Hekla cao 1520 m ở Băng Đảo được biết đến nhiều nhất. d) Dải Đông Phi chạy theo phương kinh tuyến từ Hồng Hải đến gần Mozambic. Dải Đông Phi có các núi lửa trong địa phận Ethiopi nhất là ở miền phía Nam nước này. Các núi lửa Kenia và Kilimandzaro rất nổi tiếng, chúng đều nằm ở phía Đông hồ Victoria. Ngọn thứ nhất cao 5600m, ngọn thứ hai cao 6110m. Qua những điều trình bày trên về sự phân bố các núi lửa hiên nay trên thế giới chúng ta thấy rõ, hơn 90% núi lửa đang hoạt động phân bố dọc theo rìa của các mảng thạch quyển. Phần lớn các núi lửa tập trung vào các miền ven rìa đại dương, các miền đại dương và biển. e) Việt Nam Ở Việt Nam hoạt động núi lửa đã xảy ra rất mãnh liệt vào cuối Mesozoi với kiểu hoạt động phun nổ, thành phần vật liệu trung tính đến acid. Trong Kainozoi núi lửa phun trào đã phát triển rộng rãi ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ tạo thành lớp phủ bazan dày, nay phong hóa thành đất đỏ bazan rất màu mỡ. Đầu thế kỉ 20 hoạt động núi lửa chỉ còn thấy rải rác ở vùng ven biển Nam Trung Bộ. Núi lửa ở Nam Trung Bộ có thể xuất hiện, đặc biệt là vùng Hòn Tro.Trở lại lịch sử, ngày 15/2/1923, nhiều vùng thuộc cù lao Hòn (Phan Thiết) bị chấn động mạnh, nhà cửa nghiêng ngả, người đứng không vững. Những chấn động này kéo dài một tuần liền. Sau đó, khi đi ngang qua cù lao này, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Ngày 8/3 năm đó, cù lao Hòn phun ra những chất màu xám đen, xám nhạt gồm hơi nước, bùn và đất. Trước mỗi đợt phun, nhiều tiếng nổ phát ra như bom và hỗn hợp bùn đá bật lên sáng lóa. Ngày 15/3/1923, núi lửa đã ngừng phun nhưng hòn đảo còn nóng âm ỉ và đến ngày 20/3/1923, động đất xảy ra, núi lửa phun trở lại. Trước đợt hoạt động của núi lửa Hòn Tro, ngày 8/2/1923, tàu của hải quân Hoàng gia Anh khi đi qua vùng này còn phát hiện thêm một hòn đảo khác với chiều dài 30,5 m, cao 0,3 m, cách Hòn Tro 3,7 km cũng đã phun lửa cao 12 m, xung quanh nước xoáy rất mạnh. Ngoài đợt hoạt động vào năm 1923, tại khu vực Hòn Tro và một số vùng xung quanh, hoạt động động đất và núi lửa đã xảy ra hai lần vào cuối thế kỷ thứ 19 và sớm hơn nữa nên có nhiều khả năng núi lửa Hòn Tro có thể hoạt động trở lại. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, trong giai đoạn tân kiến tạo và hiện đại đã từng có các hoạt động núi lửa mạnh mẽ cả trên đất liền và thềm lục địa.
  • 6. Chính hoạt động núi lửa đã tạo ra một lớp phủ bazan rộng lớn, ước tính trên 23.000km2 tại khu vực Tây Nguyên hiện nay. Trên các khu vực Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai... vẫn còn thấy hàng trăm ngọn núi lửa dạng chóp như Hàm Rồng (Pleiku), Núi Chai (Đức Trọng, Lâm Đồng), hoặc hàng loạt các hồ núi lửa như Biển Hồ, Iabang (Pleiku)... Hiện, ở Việt Nam không có núi lửa hoạt động. Nhưng Việt Nam có nhiều tiềm năng về hoạt động núi lửa. Lý do là, trong khoảng 100 năm trở lại đây, hoạt động núi lửa vẫn xuất hiện ở Việt Nam (núi lửa gần đây nhất hoạt động vào năm 1923 ở đảo Tro). Các kết quả nghiên cứu địa chấn cũng cho thấy sự tồn tại di thường nhiệt khá nông ở khu vực cao nguyên Pleiku (tiềm năng phát sinh các lò magma cho núi lửa). Đặc biệt, lãnh thổ Việt Nam là vùng có các hoạt động kiến tạo hiện đại tích cực (ví dụ như sự dịch chuyển của các đứt gãy trẻ, các hoạt động nhiệt dịch như sự xuất hiện hàng loạt các nguồn nước nóng, đặc biệt là khu vực duyên hải Nam Trung Bộ từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận). 6)Phân loại núi lửa Mỗi loại núi lửa đều có những đặc điểm hoạt động riêng mà phần lớn là do độ nhớt của magma . Độ nhớt magma (Magma viscosity) được xác định chủ yếu bởi thành phần SiO2 biến đổi từ 50 đến 70% và nhiệt độ của nó. Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại: • Núi lửa hoạt động • Núi lửa đang ngủ • Núi lửa đã tắt Về hình dạng: các núi lửa được chia thành 3 loại: a. Núi lửa hình khiên (Shield volcanoes): Núi lửa dạng khiên có thể được xem là núi lửa lớn nhất. Chúng phổ biến ở đảo Hawaii và cũng được tìm thấy ở Iceland và một vài nơi ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Tuy chúng có hình dạng giống như vòm thoải hay dạng khiên, chúng nằm trong số những ngọn núi cao nhất của Trái Đất, khi đo từ đáy thường nằm trên thềm đại dương. Đặc điểm chung của các núi lửa dạng này là phun không gây nổ; Nguyên nhân là thành phần tương đối thấp của silica trong magma (khoảng 50%). Loại đá phổ biến của magma là basalt. Thành phần chủ yếu của nó là khoáng
  • 7. feldspar và các khoáng vật có tính sắt từ. Núi lửa dạng khiên được xây bít kín gần như hoàn toàn từ nhiều dòng lava nhưng chúng có thể sinh ra rất nhiều bụi núi lửa (tất cả các các dạng mảnh vỡ trào ra một cách dữ dội từ núi lửa) đều được gọi là đá vụn núi lửa. Sự tích lũy bụi núi lửa gần miệng phun có thể tạo thành những điểm đặc trưng như là xỉ núi lửa hình nón. Sự tích lũy bụi núi lửa tạo thành các trầm tích nham tầng. Các trầm tích nham tầng có thể được cố kết tạo thành đá nham tầng. Độ dốc của cồn núi lửa dạng khiên rất thoải ở gần đỉnh (khoảng từ 3 đến 50) nhưng lại tăng dần (đến khoảng 100) ở sườn. Sự thay đổi này có liên quan đến độ nhớt của dòng lava. Khi magma đi ra khỏi miệng miệng phun ở đỉnh của núi lửa thì nó khá nóng và dòng chảy dễ dàng nhưng khi nó chảy xuống phía bên của núi lửa thì nguội và trở nên dẻo hơn vì vậy nó cần độ dốc lớn hơn để có thể chảy xuống xa hơn. Tuy nhiên, chảy xuống sườn không phải là quá trình duy nhất mà dòng lava di chuyển ra khỏi miệng núi lửa. Magma có thể di chuyển nhiều kilomet lớp dưới các vòi lava. Những vòi này thường rất gần với bề mặt, nhưng chúng bảo vệ magma, giữ cho magma nóng và dễ cháy. Sau khi lava nguội và kết tinh, tạo thành đá,các vòi lava có thể được để lại như là những hệ thống hang động dài và uốn khúc ngoằn ngoèo Chúng tạo thành những ống dẫn nước ngầm tự nhiên và có thể gây ra những vấn đề kiến trúc khi gặp phải chúng trong quá trình xây dựng. b. Núi lửa kết tầng (Composite volcanoes): Những ngọn núi lửa kết tầng được biết đến bởi dạng hình nón đẹp. Điển hình là những ngọn núi lửa ở Mỹ như là núi St.Helens và Rainier, cả 2 đều nằm ở bang Washington. Những ngọn lửa kết tầng được kết hợp bởi magma có thành phần silica trung bình (khoảng 60%), magma này có độ dẻo cao hơn magma của những núi lửa hình khiên. Loại đá thông dụng là andesite, được cấu tạo chủ yếu bởi các feldspar giàu natricacbonat và vôi, những khoáng vật có tính sắt từ chứa một lượng nhỏ thạch anh. Núi lửa kết tầng được đặc trưng bởi sự pha trộn của các hoạt động gây nổ và các dòng chảy lava. Kết quả là, các núi lửa được tạo bởi sự sắp xếp qua lại của các địa tầng trầm tích nham thạch núi lửa và dòng chảy lava được gọi là núi lửa tầng. Những ngọn núi này có sườn đứng bởi vì góc nghỉ (góc dốc lớn nhất cho vật liệu lỏng chảy xuống) cho nhiều trầm tích nham tầng khoảng từ 30-350. Do các hoạt động gây nổ và sự xảy ra khá thường xuyên, dạng núi lửa này là nguyên nhân của hầu hết các tai biến núi lửa gây chết chóc và hủy diệt trong lịch sử. Vụ nổ của núi lửa vào những năm 80 đã chứng minh rằng những núi lửa kết tầng này có thể tạo ra những vụ nổ khổng lồ theo phương ngang. c. Núi lửa mái vòm (Volcanic domes): Được đặt trưng bởi độ nhớt của magma với thành phần silica tương đố cao (khoảng 70%). Loại đá phổ biến là rhyolite bao gồm phần lớn là kali và khoáng feldspar giàu soda (soda-rich feldspar), thạch anh và một lượng nhỏ khoáng chất có tính sắt từ. Hoạt động chủ yếu của núi lửa dạng mái vòm gây nổ nên làm cho nó trở nên rất nguy hiểm. Mt.Lassen nằm ở Đông Bắc California là 1 ví dụ điển hình cho núi lửa
  • 8. dạng hình này. Hàng loạt vụ nổ ở Mt.Lassen từ 1914 đến 1917, gồm một vụ nổ kinh hoàng theo phương ngang đã phá hủy cả một khu vực rộng lớn. Theo kiểu phun: các núi lửa được chia thành bốn kiểu: a. Núi lửa phun trào: Núi lửa hoạt động theo kiểu chảy tràn dung nham nóng lỏng lên trên bề mặt. kiểu hoạt động này đặc trưng cho dung nham có thành phần mafic (dung nham bazan), bán kính lan truyền và vận tốc lan truyền phụ thuộc vào độ nhớt của dung nham và độ dốc của địa hình. Nhìn chung, dung nham núi lửa có độ nhớt thấp, vận tốc lan truyền lớn khi độ dốc địa hình cao. Kiểu hoạt động này tạo thành các núi lửa hình khiên, phân bố rất rộng. b. Núi lửa phun nổ: Núi lửa có tích lũy năng lượng lớn, do vậy hoạt động bùn phát mạnh liệt, phóng thích vào môi trường các vật liệu ở trạng thái rắn (tro, vật liệu vụn), dạng lỏng (dung nham) và các khí. Đây là kiểu phóng thích dung nham acid- có độ nhớt thấp, trong thành phần có nhiều hơi nước và chất bốc. Bán kính ảnh hưởng quy mô bùng nổ - phu thuộc vào năng lượng tích lũy, độ cao phóng thích vật liệu, thành phần vật liệu và điều kiện khí tượng. c. Núi lửa hoạt động hỗn hợp: Quá trình hoạt động có xen kẽ hoạt động phun nổ và phun trào liên quan đến việc tích lũy năng lượng và sự biến động trong thành phần dung nham. d. Núi lửa phun khí: Thành phần dung nham rất acid, do vậy rất quánh đặc, dung nham được đùn lên lấp kín miệng núi lửa và các khí đồng hành được giải phóng tạo thành các đám mây nóng đỏ. Theo chu kỳ hoạt động • Chu kỳ hoạt động 200 – 300 năm/lần • Chu kỳ hoạt động khoảng 1000 năm/lần • Chu kỳ hoạt động khoảng 10.000 năm / lần Về vị trí phát sinh núi lửa: núi lửa xuất hiện gắn liền với các đơn vị xung yếu kiến tạo. từ cơ chế hình thành và phát triển các đơn vị kiến tạo, người ta phân biệt hai nhóm núi lửa kiến tạo: a. Núi lửa của trường suất căng dãn: Những núi lửa của trường suất căng dãn liên quan đến nơi đi lên của hai dòng đối lưu, hay nói cách khác đây là các núi lửa nằm ở đới tách giãn của hai mảng kiến tạo ví dụ đai núi lửa Thái Bình Dương hoặc các các đai núi lửa ở các đới rift lục địa. Vật liệu của núi lửa thuộc trường suất căng dãn thường có thành phần mafic do xuất phát từ lớp manti, nhiệt độ dung nham rất lớn (>10000C), do vậy hoạt
  • 9. động theo kiểu chảy tràn. Thí dụ về kiểu kiến tạo này là các núi lửa ở quần đảo Hawaii. Các lớp phủ bazan rộng lớn (các cao nguyên bazan) liên quan đến các đợt phun trào khe nứt trong giai đoạn Kainozoi cũng được xếp trong nhóm này. b. Núi lửa của trường suất nén ép : Những núi lửa thuộc trường suất nén ép phân bố` ở nơi hội tụ của hai mảng kiến tạo, thường ở giữa mảng đại dương và mảng lục địa. Sự hội tụ của các mảng là thường là hệ quả của sự hội tụ hai dòng đối lưu trong lớp manti. Vật liệu núi lửa thường có thành phần hỗn hợp (pha trộn vật liệu có nguồn gốc manti với sản phẩm tái nóng chảy vỏ trầm tích) hoặc chỉ đơn thuần là sản phẩm tái nóng chảy lớp vỏ cứng do ma sát và do địa nhiệt. Do vậy, dung nham núi lửa có chứa nhiều chất bốc như hơi nước, năng lượng tích lũy lớn vì thế núi lửa hoạt động chủ yếu theo kiểu phun nổ. Núi lửa của trường suất nén ép cũng thường hoạt động theo kiểu hỗn hợp. Núi lửa hoạt động theo kiểu hỗn hợp là núi lửa vừa hoạt động theo kiểu phun nổ và theo kiểu phun trào. Các kiểu hoạt động này thường đan xen nhau trong một đợt hoạt động (thường thì phun nổ trước rồi đến phun trào) hoặc các kiểu hoạt động phun nổ và phun trào nối tiếp nhau trong các đợt hoạt động khác nhau. Di chỉ của kiểu hoạt động hỗn hợp là cấu tạo phân lớp của cồi núi lửa, các vật liệu dung nham chen nhịp với các vật liệu vụn núi lửa. Thí dụ điển hình là núi lửa Paracutin nằm ở phía Tây thành phố Mexico thuộc đai Thái Bình Dương, bắt đầu hoạt động vào ngày 20/2/1943, xuất phát từ một khe nứt trên cánh đồng ngô. Bắt đầu bằng một loạt các trận nổ, tro, bụi, khí và đá vụn bắn tung trên bầu trời; sau hai ngày phun nổ, dung nham bắt đầu xuất hiện, sau 5 ngày phun trào một cồi núi lửa cao 100m được hình thành, từ cồi núi lửa dung nham tiếp tục trào ra. Sau 15 tuần hoạt động núi lửa hoàn toàn chuyển sang hoạt động phun trào. Một năm sau cồi núi lửa đạt độ cao 425m. Sau 9 năm hoạt động núi lửa mới giải phóng hết năng lượng và trở về trạng thái yên nghỉ. 7)Các sản phẩm phun trào : a, Các sản phẩm khí: Ở giai đoạn đầu, khí phun ra chủ yếu là các chất Halogen( Cl, F) ,gồm: _ Các khí khô phun ra đầu tiên , hầu như không có hơi nước ở điều kiện nhiệt độ khoảng 5000C với thành phần chủ yếu là các hợp chất của Clo như : NaCl, KCl, FeCl2 . _ Khí phun axit: HCl, H2SO3 kèm theo hơi nước ở nhiệt độ 300-400oC. _ Khí phun bazo: chứa NH4Cl có nhiệt độ là 100-300oC, NH4Cl khi phân giải sẽ cho NH3 ở dạng tự do rất độc hại.
  • 10. Ở giai đoạn sau phun trong điều kiện nhiệt độ thấp bé hơn hoặc bằng 1000C với các khí: Khí phun S và H2S, NH3, CO2.Trong đó CO2 (mofeta) phun muộn hơn các khí khác thậm chí sau cả hang chục năm khi núi lửa đã ngừng phun trào. b, Các sản phẩm lỏng; Những tên gọi khác là dung nham hoặc lava là những Macma đã giải phóng các khí hòa tan khi phun ra khỏi mặt đất.Nhiệt độ từ 700-12000C. Căn cứ vào thành phần, hàm lượng SiO2 chia làm 3 loại dung nham : + Dung nham axit: (giàu silicat) Được tạo ra khi có một khối địa chất bị chìm xuống một khối khác, một phần của nó bị nóng chảy do lực ma sát và nhiệt độ cao ở dưới sâu tạo nên dung nham loại này.Dung nham axit quánh, khó di động, nguội chậm, phun ra ở nhiệt độ 700-1000oC và thường tạo các dạng địa hình tương phản, các nón núi lửa. + Dung nham bazo: (giàu sắt và magie) Được tạo ra ở vùng mở rộng của thềm lục địa và những “điểm nóng” khi có một khe nứt ở bề mặt trái đất. Dung nham bazo có độ nhớt nhỏ, di chuyển nhanh, có tính linh động cao, nguội nhanh, phun ra ở nhiệt độ cao hơn là 1100-1200oC, thường tạo ra các dạng địa hình thoải như còm thoải, cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham. + Dung nham trung tính:là loại trung gian của hai loại trên cả về thành phần, điều kiện tạo thành cũng như các dạng thể hiện trong tự nhiên. C, Các sản phẩm rắn: Các sản phẩm rắn khi phun lên mặt đất thường gắn với phun nổ, tạo các khối vật chất có kích thước khác nhau,từ to như bom núi lửa, cuội tảng núi lửa, cát và xỉ núi lửa, tro núi lửa, các vật liệu thô. Trong đó các sản phẩm có kích thước lớn như bom núi lửa, tảng, cuội, xỉ núi lửa khi phin nổ tung trên không trung và rơi xuống xung quanh miệng núi lửa tạo các nón núi lửa. Còn bụi và tro núi lửa do nhẹ và nhỏ hơn nên được phun lên cao nhiều km, bay rất xa, có thể cách nơi phun hàng chục, hàng trăm, có khi đạt tới hàng nghìn km. Ví dụ: Núi lửa Pinatubo( Philipin) phun ngày 16/9/1991 với lượng tro, bụi lửa khổng lồ, có thành phần axit.Các tro bụi này đã phát tán với diện rộng và có ảnh hưởng đến nước ta.Theo tài liệu thu thập và phân tích của Liên đoàn địa chất 6, thuộc Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam thì lượng tro,bụi nứi lửa lượm được khi rơi xuống địa phận nước ta có thành phần SiO2 (69,12%) , Al2O3 (14,22%), nhiều vật liệu thành phần FeO, Fe2O3, MgO, K2O, SO2 …ngoài ra còn có một số nguyên tố vi lượng như Pb, Zn, Ba…
  • 11. Có kích thước từ vài centimet đến vài mét , có khối nặng đến hàng tấn .Được chia thành : - Bom núi lửa ( Volcanic bomb ) : có đường kính trên 30 mm cho đến hàng mét . Có cái đến 30m,nặng đến hàng chục tấn. Có nhiều kiểu hình dạng ( hình giọt nước, tròn, quả trứng,..). Bom từ miệng núi lử bắn tung lên trời , thường có tiếng nổ lớn, xoay lộn trong không trung rồi đông cứng lại - Cuội núi lửa ( Lapilla ): những viên đá nhỏ, bị phun lên và rơi thành trận mưa gây tác hại lớn. Loại có đường kính 15-50 mm , nếu có nhiều lổ hổng, nhẹ, nổi trên mặt nước được gọi là đá bọt . Những loại có cỡ từ 5-15mm có thể gọi là cuội núi lửa. Núi Vesure phun ngày 7-4-1966 đã phun lên mặt đất trận mưa sỏi núi lửa, đổ xuống hai thành phố Otapino và San Giuseppe làm 200 người chết. - Xỉ núi lửa: là sản phẩm phun ra từ miệng núi lửa, sau đó bị nguội lạnh đi trên đường chảy của dung nham bọt. Xỉ núi lửa hình thành trong dung nham lỏng, chất khí tách dễ dàng ra khỏi dung nham. - Tro núi lửa: Có đường kính 0.1-1 mm , là những giọt dung nham nhỏ li ti bị bắn ra ngoài rồi nguội lại , nhỏ và nhẹ nên bị gió đưa đi rất xa tới hàng ngàn km. Có màu trắng xám, nâu đen . Tro này có thể tạo nên những đám mây làm trời sụp tối trong nhiều ngày tại các vùng lân cận. Khi rơi xuống đất, tro thường có màu trắng. Tro núi lửalà phân bón tự nhiên cho đất. Vùng xung quanh nơi núi lửa đã từng hoạt động , đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, phong cảnh tự nhiên đẹp, thường là thắng cảnh du lịch.(núi Phú Sĩ_Nhật Bản) Nếu tro núi lửa gắn kết lại ta có Tuf núi lửa , nếu do các vụn gắn lại thì ta có dăm kết núi lửa (Aglomerat). Nếu các Tuf, dăm kết gắn đọng lại trong 1 dòng dung nham, ta sẽ có dung nham Tuf - dăm kết. Vụn tro có thể được phun với 1 lượng rất lớn và đưa đi rất xa. 6. Ảnh hưởng của núi lửa: 6.1: Ảnh hưởng tiêu cực: _Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả. + Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí
  • 12. quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Ảnh miêu tả lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực +Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện. Bão điện đốt sáng bầu trời đêm của thị trấn Luoping, Trung Quốc. _Tác động biến cải thời tiết: gây ra hiện tượng ELNINO, động đất, sóng thần, mưa axit _ Gây cản trở giao thông, đặc biệt giao thông hàng không Sự hoạt động trở lại của núi lửa Eyjafjallajokull ở Islanda, đã mang một khối lượng khói bụi dày đặc lên không trung đã gieo rắc một số vấn đề cho các quốc gia châu Âu, gây nên một thảm họa cho ngành hàng không, hàng chục ngàn chuyến bay đã phải hủy bỏ… __Huỷ diệt các vật thể sống, biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa: làm tuyệt chủng loài khủng long; Lục địa Atlantis, một quốc gia vĩ đại và hùng cường, thống trị thế giới cổ đại đột ngột chấm dứt chỉ sau một thảm họa của lần phun nham thạch tại Thera, thế kỷ XVII hay XVI trước Công nguyên Năm 1980, núi lửa St. Helens hoạt động trong suốt 9 giờ gây nên những "cơn mưa" dồn dập gạch đá vỡ vụn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Núi lửa rung mình chuyển động phun lên những cột nham thạch nóng bỏng làm 57 người thiệt mạng. _ Hư hại các công trình giao thông thuỷ lợi…cũng như các tài sản do con người tạo ra. _Gây cháy rừng, suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, làm tăng nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất, lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất… 6.2: Ảnh hưởng tích cực: _Núi lửa có thể coi là điều kiện tạo nên sự sống: Reza Ghadiri, thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California, và cộng sự cho biết hơi gas núi lửa có thể là tác nhân đã tạo ra những protein sơ khai đầu tiên. _Núi lửa là một hoạt động kiến tạo không thể thiếu trong việc hình thành lớp vỏ trái đất. _Du lịch - danh lam thắng cảnh + Các khu có núi lửa có thể trở thành những điểm du lịch ăn khách.
  • 13. +Nhiệt năng từ lòng đất: Nhiệt năng tạo bởi hơi nóng dưới lòng đất thường được tìm thấy ở những nơi có núi lửa hoạt động. Nhiệt năng này thường được dùng để phát điện hoặc sưởi ấm nhà cửa, tạo ra các suối nước nóng. Các suối nước nóng là nước mưa thấm xuống đá ngầm, nơi nó được làm nóng bởi dung nham còn lại từ một núi lửa phun trào, chúng là địa điểm du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi +Đất đai màu mỡ: Đất đá và dung nham được phun ra khi núi lửa hoạt động, sau một thời gian, được bào mòn thành đất trồng trọt. Các khoáng chất chứa trong đất này rất màu mỡ, có ích cho trồng trọt. +Khoáng sản và kim loại quý: Ở vùng có núi lửa hoạt động, nhiều khi, các quặng khoáng sản và kim loại quý như bạc, vàng, kim cương, đồng, chì, kẽm được tạo ra trong một số loại đá. +Các công dụng khác: Tro bụi được tạo ra trong một vụ núi lửa hoạt động thường được dùng để làm đường và làm gạch. Các quặng lưu huỳnh ở vùng có núi lửa hoạt động cũng được khai thác để dùng trong công nghiệp. Các thiệt hại do núi lửa gây ra:  Dòng dung nham do núi lửa phun ra với một nhiệt lượng lớn sẽ gây cháy trên diện rộng, vùi lấp nhà cửa, đất đai, gây thiệt hại về con người và của cải.  Gây ra động đất phá hủy các công trình xây dựng,nhà cửa, cầu cống, đường xá…  Núi lửa phun ở dưới đại dương gây nên hiện tượng sóng thần.  Làm tan chảy một lượng băng lớn ở đỉnh núi tạo lũ lụt (lũ đá , lũ bùn ) và lở đất rất nguy hiểm.  Hơi nước và các hạt tro bụi lửa tích điện thường gây mưa dông lớn tạo các dòng lũ bùn có tốc độ lớn nên rất nguy hiểm.  Gây ô nhiễm môi trường không khí: Do các khí độc (các khí của S, HCl, NH4Cl, CO2…) và tro bụi của núi lửa. Và làm tăng nhiệt độ không khí do nhiệt lượng toả ra rất lớn. Một ví dụ minh họa là : Các chuyến bay xuất phát từ châu Âu sẽ phải hoãn trong hai ngày do khói bụi từ núi lửa ở Iceland, gây tình trạng 'gián đoạn hàng không lớn chưa từng có'.Khi núi lửa này phun vào ngày 14/4/2010.
  • 14.  Gây ô nhiễm môi trường nước: Do các axit do núi lửa phun trào cùng với một lượng không nhỏ các nguyên tố độc khác như: Flo, Chì…  Gây ô nhiễm môi trường đất: Do đất là nơi chứa đựng các chất độc hại do núi lửa phun ra.  Gây cháy rừng,làm biến đổi môi trường sinh thái và hủy hoại sinh giới ở khu vực xung quanh núi lửa.