SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 67
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)
SVTH:
MSSV:
Ngành:
GVHD:
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Để có được khóa luận tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình quý báu từ những người đi trước.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô ở Trường Đại học … nói
chung, cũng như các thầy cô ở Khoa Đào tạo đặc biệt nói riêng đã tận tình chỉ bảo, ân cần
dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng quý báu, giúp em có thể hoàn thành báo
cáo thực tập cũng như vững bước trên con đường sự nghiệp saunày. Đặc biệt, em xin cảm
ơn TS. …, là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Em xin
chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục nuôi dưỡng nhiều thế hệ sinh viên
thành tài.
Em cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng giao dịch … đã cho em cơ hội đựơc thực tập tại
đơn vị. Em cũng gửi lời cảm ơn tới anh …- nhân viên PFC tại Phòng giao dịch … đã tận
tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua, đã hướng dẫn và tạo cơ hội cho em
được làm quen với các nghiệp vụ tín dụng. Em cảmơn các anh, chị tại Phòng giao dịch
… đã tạo điều kiện tốt nhất cho emtrong quá trình thực tập tại ngân hàng, giúp em có
một trải nghiệm thú vị trong lần thực tế này. Chúc các anh chị nhiều sức khỏe và đạt được
thành công trong cuộc sống.
Ngày 27 tháng 03 năm 2021
…
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
----------------------------------------------------------------------
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. TMCP : Thương mại cổ phần
2. NHNN : Ngân hàng Nhà nước
3. NHTM : Ngân hàng thương mại
4. NH : Ngân hàng
5. Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
6. TCTD : Tổ chức tín dụng
7. RRTD : Rủi ro tín dụng
8. ACB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
9. CSR : Nhân viên dịch vụ khách hàng
10. R/A : Nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
11. PFC : Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân
12. C/A : Nhân viên phân tích tín dụng
13. PLCT : Pháp lý chứng từ
14. LSO : Nhân viên hỗ tợ tín dụng
15. TCBS : The Coplete Banking Solution (Giải pháp ngân hàng toàn
diện)
16. CIC : Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng)
iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1
1.2 Lý do chọn đề tài................................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.6 Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG................................................................................................................................ 5
2.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại................................ 5
2.1.1 Tín dụng....................................................................................................... 5
2.1.2 Rủi ro tín dụng ............................................................................................ 7
2.2 Quản lý rủi ro tín dụng ...................................................................................... 9
2.2.1 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ............................................................10
2.2.2 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng....................................................11
2.3 Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài .......................................15
2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB).........................................19
3.1 Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu .....................................19
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................19
3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý.............................................................................22
3.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động của ngân hàng thời gian vừa qua......23
3.2 Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.......27
3.2.1 Đôi nét về hoạt động tín dụng tại ACB..................................................27
3.2.2 Tình hình rủi ro tín dụng tại ACB ..........................................................30
v
3.3 Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB....................................................37
3.3.1 Xây dựng quy trình cấp tín dụng hiệu quả ............................................37
3.3.2 Chấm điểm tín dụng nội bộ .....................................................................39
3.3.3 Bảo đảm tín dụng......................................................................................41
3.3.4 Trích lập dự phòng ...................................................................................42
3.3.5 Xác định tổng mức tối đa rủi ro tín dụng...............................................43
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng 44
3.4.1 Yếu tố vĩ mô..............................................................................................44
3.4.2 Các quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng................................44
3.4.3 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng ..............................................................45
3.4.4 Sở hữu chéo trong hoạt động ..................................................................45
3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB .................46
3.5.1 Thành tựu...................................................................................................46
3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................47
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP ..........................................................................................49
4.1 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng..............................................................49
4.1.1 Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định và xét duyệt vay.
........................................................................................................... 49
4.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................... 50
4.1.3 Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân
hàng thương mại .....................................................................................................51
4.2 Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ................................52
4.2.1 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay............................52
4.2.2 Giám sát và kiểm tra trước và sau giải ngân .........................................52
4.2.3 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ..................................53
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tóm tắt hoạt động kinh doanh ACB 2010-2012...................................... 24
Bảng 3.2: Chỉ số về khả năng sinh lời 2010-2012..................................................... 26
Bảng 3.3: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh.............................................. 28
Bảng 3.4: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay................................................................... 29
Bảng 3.5: Phân loại nợ vay giai đoạn 2010-2012 ...................................................... 30
Bảng 3.6: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tín dụng..................................................... 31
Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn.................................................................. 31
Bảng 3.8: Hệ số rủi ro tín dụng...................................................................................... 33
Bảng 3.9: Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động................................................................. 34
Bảng 3.10: Hệ số đảm bảo an tòan vốn........................................................................ 35
Bảng 3.11:Tình hình trích lập dự phòng năm 2010-2012......................................... 36
Bảng 3.12: Mô hình xếp hạng tín dụng tại ACB......................................................... 40
Bảng 3.14: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng................................................... 43
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng....................................................... 8
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu của luận văn.............................................................17
Hình 3.1.: Quá trình tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2005 đến 2012..................20
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu ..............................23
Hình 3.3: Mức vốn huy động và dư nợ cho vay khách hàng 2010-2012................34
Hình 3.4: Tỷ lệ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng 2010-2012....................................36
1
CHƯƠNG1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể
từ đại khủng hoảng tài chính năm 2008 và được đánh giá là mới chỉ đi được khoảng một
nửa chặng đường dẫn tới hồi phục hoàn toàn. Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm
và bất ổn định của nền kinh tế thế giới, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong
tích đọng từ nhiều năm trước. Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012, mục tiêu
tổng quát phát triển kinh tế-xã hội từ năm 2012 đã được quốc hội thông qua là “ưu tiên
ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý”, đồng thời chủ trương nỗ lực tái cơ
cấu toàn diện với ba chương trình: 1. Cơ cấu lại hệ thống tài chính-ngân hàng; 2. Cơ cấu
lại đầu tư nhất là đầu tư công; 3: Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể trong hoạt
động tài chính-ngân hàng, các ngân hàng phải thực hiện cải cách, xây dựng hệ thống quản
lý tài chính và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong
hoạt động ngân hàng để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính,
hoạt động tuân theo quy luật chung của thị trường.
Ngân hàng đựơc xem như một doanh nghiệp đặc biệt với hàng hoá kinh doanh đặc
thù là tiền tệ, luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro về tín dụng, rủi
ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thanh khoản…Nghiệp vụ tín dụng – hoạt động
truyền thống và quan trọng của ngân hàng thương mại, là nguồn thu nhập chính của ngân
hàng từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (Mỹ Linh-Thanh Nga,
2009). Đồng thời tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ
quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghệp của cán bộ ngân hàng chưa cao…
Thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam cho chúng ta thấy tình trạng khó
khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó
đòi. Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng
phức tạp và có độ rủi ro cao. Vấn đề quản lí rủi ro tín dụng đựơc các ngân hàng thương
mại đặt lên hàng đầu, nhằm hạn chế những thiệt hại, đồng nghĩa là để tối đa hoá lợi nhuận
và tối đa hoá giá trị cho cổ đông (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Các biện pháp phòng ngừa
rủi ro luôn được hoàn thiện để đáp ứng với sự chuyển biến của nền kinh tế trong nước và
thế giới, nhất là khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào Tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Nếu những rủi ro từ yếu tố chủ quan của ngân hàng có thể khắc phục, thì rủi
2
ro trong môi trường kinh doanh chưa tốt là điều mà ngân hàng phải gánh chịu. Chính vì
vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng hiện quả cho ngân hàng thương mại là
một công tác rất thiết thực nhằm giúp cho ngân hàng có khả năng phòng chống rủi ro tín
dụng khi nguyên nhân của các rủi ro này ngày càng trở nên đa dạng và khó lường.
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nợ xấu và rủi ro tín dụng luôn là đề tài quan tâm hàng đầu của nền kinh tế, cụ thể
trong hệ thống ngân hàng. Theo “Khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013”
của KPMG, tỷ lệ nợ xấu được công bố đang trong chiều hướng tăng dần từ năm 2009 và
ở mức 4,67% tại thời điểm tháng 3 năm 2013, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mức nợ
xấu này chưa phản ánh thực sự chất lượng của tín dụng ngân hàng. Chẳng hạn như theo
báo cáo mới nhất của hãng đánh giá tín dụng Moody’s, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam ước tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản, gấp 3 lần thông báo của NHNN
(BBC, 2014). Những con số thống kê về tỷ lệ nợ xấu cho ta thấy Việt Nam đang phải đối
mặt với tình hình nợ xấu dần trở nên nghiêm trọng. Tình hình này đòi hỏi các tổ chức tín
dụng phải không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng có quan
điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng ngay từ khi mới thành lập (BCTN ACB 2009).
Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1993, với mục tiêu hướng về khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trải qua hai mươi năm hình thành và phát triển, ACB
đã tạo được uy tín trong cộng đồng và được công nhận với danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam” từ năm 2009 đến năm 2012 do các tạp chí tài chính uy tín bình chọn. Ngoài ra,
ACB đã được bằng khen “Ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt
Nam” năm 2007.
Bên cạnh đó. hoạt động đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng như quản lý giảm
thiểu rủi ro tín dụng luôn được ACB quan tâm, ngân hàng đã Thành lập Ủy ban Quản lý
rủi ro chuyên biệt, áp dụng những thông lệ tốt nhất và chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi
ro. Tuy nhiên, từ năm 2011, ngân hàng luôn phải đối mặt với vấn đề chất lượng tín dụng
suy giảm và rủi ro tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu của ACB là 0,9% vào năm 2011, so với 0,3%
vào cuối năm 2010, sang năm 2012 thì tỷ lệ này lên đến 2,5%. Đáng lo ngại hơn, ngày
28/09/2012, Moody’s đã hạ Xếp hạng Sức mạnh Tài chính Ngân hàng (BFSR) của ACB
từ “E+” xuống “E”, dựa vào các tiêu chí tăng trưởng tín dụng thấp, chất lượng tài sản sụt
giảm, niềm tin vào ngân hàng suy giảm do môi trường hoạt động và các hình phạt áp
dụng đới với lãnh đạo hoặc cổ đông ngân hàng trước đây (Phương Anh, 2012). Trước tình
hình đó, công tác quản lý rủi ro tín dụng càng thể hiện rõ tầm quan trọng, nên em quyết
3
định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu (ACB)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dựa vào lý do chọn đề tài, em xác định mục tiêu nghiên cứu chung là hoạt động
quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, xác định các nhân tố
ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng, cụ
thể như sau:
 Tìm hiểu những lý thuyết cơ bản về tín dụng, chỉ tiêu đánh giá chất lượng
tín dụng và các phương pháp phổ biến quản lý rủi ro tín dụng.
 Lý thuyết được xem như cơ sở để nghiên cứu thực trạng tại ACB, về tình
hình tín dụng, rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng mà
ngân hàng áp dụng từ năm 2010 đến 2012, sau đó đưa ra đánh giá, xác định
một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân
hàng.
 Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận văn nhận xét những điểm đạt được và
chưa đạt được của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB và đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại
ACB, góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro của ngân
hàng.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, có thể xác định được đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, phân tích những vấn đề về lý luậm và thực tiễn
của quan lý rủi ro tín dụng, từ đó đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng đề cập trong luận văn là những rủi ro trong nghiệp vụ cho vay. Các nghiệp
vụ khác như cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác không
nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập trong đề tài là tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2012.
4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, trong đề tài có sử dụng một số biện pháp sau:
phương pháp thống kê số liệu từ năm 2010 đến năm 2012, chủ yếu dựa vào báo cáo
thường niên của ACB về doanh thu, lợi nhuận, dư nợ cho vay, tỷ lệ trích lập dự phòng….
Từ các số liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương pháp so sánh cả về số tuyệt đối và
tương đối để nhìn rõ hơn sự tăng giảm giữa các thời kì, đồng thời kết hợp với nguyên
nhân của sự tăng giảm giúp nhìn nhận rõ hơn về tình hình tín dụng cũng như rủi ro tín
dụng tại ACB. Sau đó, phương pháp phân tích được sử dụng để nhận định, từ đó đưa ra
những nhận xét về ưu nhược điểm và đề ra những biện pháp giúp hoàn thiện công tác
quản lý rủi ro tín dụng.
1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài lời cảm ơn, mục lục và danh sách bảng biểu, hình, luận văn gồm 4 chương
với những nội dung sau:
 Chương 1: Chương này bao gồm tổng quan về vấn đề nghiên cứu, sơ lược
tình hình chung của nền kinh tế thế giới cũng như hoạt động tài chính ngân hàng ở Việt
Nam. Lý do chọn đề tài cũng được nêu ra, xuất phát từ tình hình nợ xấu và tình trạng chất
lượng tín dụng mà ACB đang gặp phải. Từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi và các phương pháp nghiên cứu để thực hiện được mục tiêu.
 Chương 2: Ở chương 2, luận văn tập trung nói về những cơ sở lý luận của
tín dụng, rủi ro tín dụng và những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phổ biến. Những lý
thuyết trong chương này sẽ là cơ sở để phân tích cụ thể vào thực trạng của ACB. Ngoài
ra, những đề tài và công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng cũng được đề cập,
là nguồn tham khảo quan trọng và định hướng cho đề tài phát triển.
 Chương 3: Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu là nội dung chính trong chương 3. Luận văn giới thiệu sơ lược về
ngân hàng, tình hình kinh doanh từ đó phân tích kĩ vào tình hình tín dụng, bao gồm chất
lượng tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro mà ngân hàng đang áp dụng. Sử dụng các
phương pháp thống kê, so sánh và phân tích, luận văn nhận xét ưu nhược điểm và xác
định những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
 Chương 4 : Dựa vào những nhược điểm và những nguyên nhân, luận văn
đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và giúp cho việc quản lý rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu hiệu quả hơn, từ đó giúp phát triển
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
5
CHƯƠNG2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
Trước khi nghiên cứu tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, chương 2 giới
thiệu một số cơ sở lý luận về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Ngoài ra, những nội
dung nghiên cứu trước đây liên quan đến tín dụng cũng được đề cập để làm cơ sở cho
phương pháp nghiên cứu đề xuất của khóa luận.
2.1 TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Cơ sở lý luận chung về tín dụng bao gồm định nghĩa, bản chất và phân loại tín
dụng. Bên cạnh đó cũng nhận định rủi ro tín dụng và phân loại theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau.
2.1.1 Tín dụng
Có nhiều cách định nghĩa tín dụng. Trong chương 1, điều 4, Luật các tổ chức tín
dụng năm 2010, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và
các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Theo tác giả Nguyễn Minh Kiều trong giáo trình
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (NXB Lao động Xã hội, 2009, tr177),“Tín dụng ngân
hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong
một thời gian nhất định với một chi phí nhất định”.
Vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể,
trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều
hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hóa, chiết khấu, bảo lãnh,…được sử dụng trong
một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.
 Bản chất của tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ này
mà vốn tín dụng (tiền và hiện vật) được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử
dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế-xã hội.
Bản chất của tín dụng chính là sự vận động của giá trị vốn tín dụng, lần lượt trải
qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn cho vay: người cho vay chuyển giao quyền sự dụng giá trị vốn tín
dụng cho người vay trong một thời gian nhất định.
6
 Giai đoạn sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn tín
dụng vào những mục đích đã được dự kiến trước.
 Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng, người vay
phải hoàn trà lại cho người cho vay đầy đủ giá trị ban đầu và một phần phụ
thêm (lãi).
Như vậy, có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng của sự vận động trong quan hệ tín
dụng là hoàn trả.
 Phân loại tín dụng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các NHTM hiện nay luôn nghiên cứu và
đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho
quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng tín
dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro.
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên những
tiêu chí nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học là tiền đề để thíêt lập các quy
trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Tín dụng có thể chia
ra thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu chí phân loại sau: mục đích của tín
dụng, thời hạn tín dụng, mức độ tín nhiệm của khách hàng, phương thức cho vay và
phương thức hoàn trả nợ vay (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Ngoài ra các tiêu chí trên, còn
có thể phân loại tín dụng dựa vào hình thái giá trị của tín dụng và xuất xứ tín dụng
(Nguyễn Văn Tiến, 2010). Trong một số trường hợp đơn giản hóa, tín dụng được phân
loại dựa theo 3 tiêu chí: thời gian sử dụng vốn vay, tính chất đảm bảo của khoản vay và
mục đích sử dụng vốn vay (ĐHKTQD, 2013). Theo những nguồn tham khảo trên, có thể
phân loại tín dụng theo các nhóm sau:
Căn cứ vào thời hạn cho vay
 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng. Tín dụng ngắn
hạn đựơc sử dụng chủ yếu để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt vốn tạm
thời.
 Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Khỏan
tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện các dự án cải
tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất…nói chung là đầu tư theo chiều
sâu.
 Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Khoản tín dụng dài hạn
thường được sử dụg để đầu tư xây dựng các công trình mới.
7
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
 Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp cho các
nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản
xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu
vốn trong quan hệ giữa các chủ thể kinh tế.
 Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ
đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
 Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay
vốn được đảm bảo bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc
bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba.
 Tín dụng không đảm bảo: là loại tín dụng mà theo đó ngân hàng chủ động lựa chọn
khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng, có năng lực tài
chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay.
Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng
 Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải
hòan trả cả gốc và lãi trong khỏan thời gian đã xác định. Cho vay gồm các hình thức chủ
yếu như: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng) và cho vay gián
tiếp.
 Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền trước cho khách
hàng. Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào giá trịnh chứng từ, lãi suất chiết khấu,
thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất ngân hàng đã bỏ tiền ra mua thương
phiếu theo một giá mà bao giờ nó cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay gián
tiếp).
 Bảo lãnh (tái bảo lãnh): là cam kết của ngân hàng dưới hình thức như bảo lãnh về
việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng
không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
 Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua sắm tài sản cho khách hàng thuê.
Sau một thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Tài sản
cho thuê thường là tài sản cố định, vì vậy cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trung
và dài hạn.
2.1.2 Rủi ro tín dụng
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi,
dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc
8
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục
Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung
Rủi ro nghiệp vụ
phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất
định.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả.
Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả
năng trả nợ một khoản vay nào đó. Lưu ý rằng, trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng
thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao
dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi ngân hàng thu hồi được khỏan tín dụng gồm
cả gốc và lãi.
Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà RRTD có thể được phân loại theo các
tiêu chí sau:
 Căn cứ vào tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì
RRTD đựơc phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch
họa, người vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khách làm thất thoát vốn
vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách.
Rủi ro chủ quan: do các nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay vì
vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì RRTD được phân thành các loại
sau:
Hình 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng
9
(Nguồn: Nguyễn Đình Thiện, 2010)
Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh do những hạn
chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch
bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:
 Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân
hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
 Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động
cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản
vay có vấn đề.
 Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp
đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho
vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho
vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
 Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủ thể đi
vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử
dụng vốn của khách hàng vay.
 Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một
số khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực
kinh tế hoặc cùng một vùng địa lý nhất định,…
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức phân loại khác nhau như phân loại căn cứ theo cơ
cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tượng sử dụng vốn vay,…
2.2 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Chấp nhận và quản lý rủi ro là
nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Nhận định và đo lường rủi ro tín dụng sẽ
giúp ngân hàng triển khai các biện pháp sao cho quản lý rủi ro hiệu quả một cách hiệu
quả, góp phần nâng cao tình trạng kinh doanh và năng lực tài chính.
Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường
mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các
hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.
Quản lý rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính sách
quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy định của pháp
luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng,
10
𝑇y 𝑙 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 =
𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
X 100%
𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑇y 𝑙 𝑛ợ 𝑥a𝑢 =
𝑁ợ 𝑥a𝑢
𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
× 100%
𝐻 𝑠o 𝑟ǔi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 =
𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑇o𝑛𝑔 𝑡ài 𝑠ǎ𝑛 𝐶ó
× 100%
𝑇y 𝑙 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣o𝑛 ℎ𝑢𝑦 đ®𝑛𝑔 =
𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑉o𝑛 ℎ𝑢𝑦 đ®𝑛𝑔
× 100%
giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định sự tương quan hợp lý
giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể khi sử dụng vốn ngân
hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng. Quản lý tốt rủi ro chính là một lợi thế cạnh tranh và là
một công cụ tạo giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
2.2.1 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng là cơ sở để các nhà quản lý đánh giá mức độ
rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt, dựa trên tỷ số của những chỉ tiêu liên quan đến tín
dụng. Từ đó nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp phù hợp với thực trạng. Các chỉ số
thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lại đã quá hạn.
Tổng dư nợ cho vay là tất cả các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài
chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; các
khỏan bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân
hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ quá hạn trên 100 đồng vay. Theo quy định
của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng phải < 5%.
 Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và
không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3, 4 và 5). Tỷ lệ nợ xấu cho biết bao
nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng vay. Theo quy định của NHNN
thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng phải nhỏ hơn 3%.
 Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản danh mục tín dụng trong tài sản Có, khoản
mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì thu nhập sẽ lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín
dụng cũng rất cao.
 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
11
𝐻 𝑠o đǎ𝑚 𝑏ǎ𝑜 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 𝑣o𝑛 =
𝑉o𝑛 𝑡ự 𝑐ó
𝑇o𝑛𝑔 𝑡ài 𝑠ǎ𝑛 có rǔi ro
× 100%
𝑇y 𝑙 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ǔi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 =
𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ǔi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
× 100%
𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào nợ vay. Theo
thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ LTD tối đa đối với ngân hàng là 80% và đối với tổ
chức tín dụng phi ngân hàng là 85%. Nếu tỷ lệ LTD quá cao, ngân hàng có thể gặp rủi ro
thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ LTD quá thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết
nguồn vốn, hiệu quả không cao.
 Hệ số đảm bảo an toàn vốn
CAR cho ý nghĩa tương tự như tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này giúp xác định khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng
thích ứng với các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động…
Ngân hàng trung ương các nước thường quy định tỷ lệ CAR tối thiểu để bảo vệ
người gửi tiền, người cho vay và qua đó giúp đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Theo
Thông tư 13, tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hiện ngân hàng được
quy định phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu ở mức 9%.
 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng
cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và có khả năng
thu hồi nợ thấp.
2.2.2 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
Sau khi đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng, ngân hàng ứng dụng các biện pháp
quản lý phù hợp và hiệu quả với thực trạng nhất. Tác giả Nguyễn Văn Tiến (2010) đã đề
cập đến các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng như thiết lập chính sách tín dụng, phân tích
tín dụng và kiểm tra tín dụng. Đối với tác giả Nguyễn Minh Kiều (2009), các biện pháp
quản lý tín dụng lại bao gồm chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng và chấm điểm, bảo
đảm và bảo hiểm khoản vay, trích lập dự phòng. Vậy có thể liệt kệ các biện pháp quản lý
rủi ro tín dụng thường được các ngân hàng thương mại áp dụng như sau:
 Chính sách tín dụng
Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là giảm thiểu rủi ro tín dụng, cụ thề là giảm tỷ
lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được. Để đạt đựơc mục tiêu quản lý RRTD đề ra,
các ngân hàng cần lập cho mình chính sách tín dụng phù hợp. Chính sách tín dụng là hệ
thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị của
ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để cho vay, đồng thời cũng thiết lập
môi trường nhằm giảm bớt rủi ro cho hoạt động tín dụng.
12
Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng,
nhằm đảm bảo rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân
thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Chính sách tín dụng xác
định:
 Các đối tượng có thể vay vốn.
 Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng.
 Những ràng buộc về tài chính.
 Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp.
 Phương thức quản lý các danh mục cho vay.
 Thời hạn và điều kiện áp dụng cho sản phẩm tín dụng khác nhau.
Chính sách tín dụng có vai trò đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng. Một chính
sách tín dụng tốt phải có những định hướng cụ thể, đổi mới thích hợp với mục tiêu đặt ra
trong từng chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, mặt khác cần gắn chặt với biến động của
nền kinh tế vĩ mô sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
 Phân tích và thẩm định tín dụng
Phân tích và thẩm định tín dụng là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình
tín dụng. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc quản lý tốt và
giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong
việc sử dụng vốn vay và hoàn trả trả nợ vay. Mục tiêu của phân tích tín dụng là:
 Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán
khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và
hạn chế tổn thất.
 Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng,
từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định
cho vay.
Để thực hiện mục tiêu trên, công tác phân tích tín dụng cần tập trung vào hai nội
dung chính: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và phân tích sự khả thi của
phương án sản xuất kinh doanh.
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra,
đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất
trình. Vì khi lập phương án kinh doanh, do khách hàng thường mong muốn vay được vốn
nên đã thổi phồng, ước lượng lạc quan về hiệu quả kinh doanh. Vì vậy thẩm định tín dụng
cần xem xét đúng thực chất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đánh giá một
13
cách khách quan và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định
cho vay.
Phân tích và thẩm định tín dụng thường được sử dụng khi khách hàng có đề nghị
vay vốn lần đầu hoặc khách hàng vay vốn không thường xuyên mà vay vốn theo từng
phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Đối với khách hàng vay vốn thường
xuyên, ngân hàng có thể sử dụng kỹ thuật xếp hạng tín dụng để đánh giá và quản lý rủi ro
tín dụng đối với khách hàng.
 Xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng nội bộ
Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng mà thuật ngữ “credit ratings” có tên gọi khác nhau.
Có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín dụng nội bộ”, có ngân hàng gọi là “chấm điểm tín
dụng” nhưng thật chất đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tương
lai của khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng. Xếp hạng tín dụng nội bộ vốn đòi hỏi rất
nhiều thông tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị. Do
đối tượng áp dụng xếp hạng tín dụng gồm: các định chế tài chính; doanh nghiệp; khách
hàng bán lẻ. Việc xếp hạng các khách hàng này đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và
toàn diện, vì vậy, triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, sẽ giúp NHTM dần
chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín
dụng hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan
trọng của xếp hạng tín dụng, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín dụng.Về
cơ bản việc XHTD tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu
tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả XHTD tại một số ngân hàng đã được
sử dụng đề xuất cấp tín dụng và đưa ra chính sách lãi suất với khách hàng (trên cơ sở
chấm điểm tín dụng dựa trên tính chất tài sản bảo đảm, hạng rủi ro tín dụng của khách
hàng, mức độ rủi ro của ngành hàng). Một số NHTM đã được NHNN phê duyệt XHTD
và cho phép thực hiện phân loại nợ theo định tính. Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín dụng
hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng được cải thiện và dần tiệm cận
với thông lệ quốc tế. (Phạm Huy Hùng, 2012).
 Bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là sự đảm bảo cho ngân hàng có một nguồn vốn khác để hoàn trả
hoặc bảo chi khi không thu hồi được nợ. Các tài sản đảm bảo là công cụ trực tiếp giúp
ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng, và được xem như một trong những phương pháp
quản lý rủi ro tín dụng phổ biến nhất hiện nay. Bảo đảm tín dụng gồm hai hình thức:
 Thế chấp: là việc bên đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc
quyền sử dụng (đối với đất đai) các TSĐB sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời
gian cam kết. Bảo đảm bằng thế chấp cho phép bên đi vay sử dụng TSĐB phục vụ
14
cho hoạt động kinh doanh. Các tài sản thế chấp bao gồm máy móc, trang thiết bị,
nhà cửa, đất đai,…
 Cầm cố: là việc bên đi vay phải chuyển quyền kiểm soát TSĐB sang cho ngân
hàng trong thời gian cam kết. Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể
kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc bị ngân hàng nắm giữ
không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bên đi vay, như các chứng khoán, sổ
tiết kiệm,…
Bảo đảm tín dụng cũng chưa hẳn loại bỏ được rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy
nhiều trường hợp khách hàng không trả được nợ vay và tòa án đã phán quyết thanh lý tài
sản để thu hồi nợ, nhưng công việc thanh lý tài sản đôi khi cũng vẫn không thể thực hiện
được, hoặc thực hiện quá chậm và giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thế chấp hơn
gia trị nợ phải thu hồi.
 Mua bảo hiểm tín dụng
Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng cá nhân,
không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, với công việc không ổn định nhưng vẫn có nhu
cầu vay vốn, thì ngân hàng vẫn cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng phải mua
bảo hiểm tín dụng. Khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp không có nhu cầu trả nợ
vay thì công ty bảo hiểm sẽ trả, giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro khách hàng không trả
nợ vay. Hiện nay các gói bảo hiểm tín dụng ngày càng phổ biến, được cung cấp bởi nhiều
công ty bảo hiểm, thậm chí một số ngân hàng (như Agribank, Viettinbank,
Techcombank..) cũng cung cấp dịch vụ này. Đây cũng là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
cần quan tâm, đăc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.
 Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Đôi khi tài sản đảm bảo nợ vay vẫn chưa thể giúp ngân hàng thu hồi được khoản
vay, vì đa số hiện nay tài sản đảm bảo là bất động sản, khiến ngân hàng phải đối mặt với
rủi ro khác là rủi ro thanh khoản. Mặt khác, không phải lúc nào khách hàng cũng có đủ tài
sản đảm bảo nợ vay trong khi áp lực cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng đôi khi phải chấp nhận
cho vay không có tài sản đảm bảo. Việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn chưa
triệt để, vì vậy tất cả các ngân hàng đểu lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục
rủi ro nếu trong những tình huống này. Vấn đề lập dự phòng rủi ro tín dụng được quy
định cụ thể trong quy định của ngân hàng nhà nước qua các thời kì, mới đây nhất là
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập
và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với
các khoản tín dụng của ngân hàng.
15
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
Có rất nhiều bài báo, cũng như công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động tài
chính–ngân hàng, về tín dụng nói chung cũng như rủi ro tín dụng nói riêng.
Công ty kiểm toán KPMG cũng đã có bài “Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam
năm 2013”. Bài viết đã đưa ra phân tích chung của KPMG về ngành ngân hàng, cụ thể là
về cơ cấu tài sản và tình hình hoạt động kinh doanh. Dựa theo khảo sát của KPMG với 33
ngân hàng, ba loại tài sản chính của ngân hàng tại thời điểm ngày 31/12/2012 gồm cho
vay và ứng trước khách hàng (chiếm 57%), tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng
khác (14%) và chứng khoán đầu tư (14%). Có thể thấy tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao
nhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn (chiếm 61%
trong tổng cơ cấu kỳ hạn khoản vay). Tỷ lệ nợ xấu đang ở mức 4,67% tại thời điểm tháng
3 năm 2013, có dấu hiệu tăng cao từ năm 2009. Theo KPMG nhận định, nguyên nhân đầu
tiên dẫn đến rủi ro tín dụng là “mô hình tín dụng không được thiết kế chặt chẽ”. Ngoài ra,
KPMG cũng đã đặt câu hỏi với các ngân hàng về chính sách của NHNN, tình hình nhân
sự ngành ngân hàng và tình hình quản lý rủi ro của ngân hàng. Khảo sát về nhận thức của
các ngân hàng về Basel II, khung giám sát được NHNN lập kế hoạch thực hiện cho các
hoạt động quản lý như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản cũng được đề
cập ở cuối bài viết.
Nhiều tác giả Việt Nam cũng có những nghiên cứu về rủi ro tín dụng, chẳng hạn
như nhóm tác giả thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Nguyễn Đình Thiện (2010),
Trần Thị Kỳ (2008), Nguyễn Hồng Châu (2008). Trong bài nghiên cứu “Tổng quan về
nền kinh tế Việt Nam năm 2012” của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế
và Chính sách trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng, tăng trưởng
tín dụng năm 2012 của Việt Nam đạt xấp xỉ 8,85%, kể cả trái phiếu doanh nghiệp, là mức
tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tín dụng tăng trưởng thấp hơn nhiều so
với mục tiêu chính sách, dù đã được điều chỉnh lại chỉ còn ở mức 8-10%, cho thấy kinh tế
đang bị đình đốn và tổng cầu suy giảm. Mặt khác, tình trạng nợ xấu và vốn tồn đọng do
sở hữu chéo không chỉ khiến vai trò trung gian tài chính của ngân hàng bị ảnh hưởng mà
còn gia tăng rủi ro cho hệ thống tín dụng. Theo các ước lượng chính thức, quy mô nợ xấu
vào khoảng 8,6-10% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng, và các khoản tín dụng
này đa phần được thế chấp bằng bất động sản, vô hình chung làm gia tăng nguy cơ mất
vốn của khoản nợ.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thiện (2010) tập trung làm rõ mô hình quản
trị rủi ro tín dụng và tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc
16
tế Việt Nam (VIB). Phân tích mức độ hoạt động, cơ cấu tổ chức có liên hệ mật thiết với
quy trình quản lý rủi ro tín dụng, các quy định cũng như chính sách về quản lý rủi ro (về
tài sản đảm bảo, cho vay khách hàng). Qua đó tác giả đánh giá ảnh hưởng mô hình quản
trị rủi ro tín dụng tại VIB, những ưu điểm và nhược điểm. Trên cơ sở đó đề ra những biện
pháp hỗ trợ mô hình hoạt động hiệu quả hơn.
Vấn đề xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại Việt Nam đã được thảo luận
trong nghiên cứu của Trần Thị Kỳ (2008). Tác giả đã tập trung phân tích hệ thống xếp
hạng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó luận án đề
xuất những giải pháp: tập trung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích, tiêu chuẩn so sánh,
phương pháp tổ chức thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, để kết quả xếp hạng tín
nhiệm đánh giá đúng khả năng và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp vay vốn, là cơ sở
giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các quyết định thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng.
Tác giả Nguyễn Hồng Châu (2008) đã bàn về giải pháp quản trị tín dụng đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã tập trung phân tích tình hình tín dụng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, về dư nợ cho vay doanh nghiệp, chất lượng tín dụng,
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu lên những giải pháp
góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho Agribank, cụ thể đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ, bao quát từ định hướng quản lý rủi ro chung đến định hướng về tín dụng. Đặc biệt
nghiên cứu quan tâm đến việc nâng cao kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng bằng cách xây
dựng chính sách tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng đánh giá, xếp loại doanh nghiệp,
chấp hành các quy định về bảo đảm tiển vay, thực hiện tốt cân đối tín dụng.
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra khái
niệm về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân nhàng thương mại; làm rõ sự cần thiết của
quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh; bên cạnh đó đưa các lý luận vào phân
tích trường hợp ngân hàng cụ thể, đề ra phương pháp quản lý phù hợp nhất với điều kiện
của từng ngân hàng. Các giải pháp đó đã và đang được triển khai trong thực tiễn hoạt
đông tại ngân hàng thương mại. Điển hình của việc chuyển mình trong hoạt động quản lý
rủi ro là việc thay đổi phương pháp quản lý rủi ro.
Tuy nhiên, có nhiều công trình nghiên cứu vẫn mang tính chất lý thuyết cao, tuy có
dẫn chứng lý luận về mô hình quản lý, nhưng khi đưa vào từng trường hợp ngân hàng cụ
thể vẫn còn tính khái quát nhiều, chưa nêu bật lên phương pháp quản lý rủi ro tín dụng mà
tại ngân hàng đang áp dụng, cũng như số liệu dẫn chứng cụ thể về các phương án phòng
ngừa và tổn thất rủi ro.
17
Luận văn tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước về phương pháp và kết
quả, đồng thời điều chỉnh phạm vi nghiên cứu cho phù hợp với trình độ và đưa vào đó
những hướng tiếp cận mới để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, đề tài
tiến hành áp dụng các phương pháp nghiên cứu theo quy trình thực hiện sau đây:
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu của luận văn
Giới thiệu
hoạt động tín
dụng tạiACB
Phân tích hiệu
quả hoạt động
tín dụng tại
ACB
Tìm hiểu công
tác quản lý rủi
ro tín dụng tại
ACB
Đề xuất giải
pháp
Phương pháp tổng hợp và phân tích được áp dụng để tìm hiểu về thực trạng hoạt
động tín dụng tại ACB. Bên cạnh cáo thường niên trong 3 năm 2010 đến 2012, luận văn
cũng tham khảo các bài báo từ Internet và bài luận của các sinh viên khóa trước.
Phương pháp so sánh chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh các giá trị của ngân
hàng năm sau so với năm trước, so sánh theo giá trị tuyệt đối kết hợp với giá trị tương đối,
đồng thời tạo ra sự đồng nhất về đơn vị tính để có thể so sánh dễ dàng và chính xác. Từ
những kết quả thu được, tiến hành đánh giá, phân tích và rút ra kết luận về hiệu quả hoạt
động tín dụng của ACB.
Phương pháp phỏng vấn, trao đổi với cán bộ tín dụng cũng giúp tìm hiểu rõ hơn về
công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.
18
Dựa trên những thông tin thu thập được cùng các tỷ số tài chính có liên quan đến
rủi ro trong hoạt động tín dụng để phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi
ro tín dụng tại ACB.
Kết luận chương 2:
Chương 2 đã nêu lên lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại, và rút ra một số kết luận sau:
Bản chất, các hình thức tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng là những
vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu. Việc áp
dụng các nguyên tắc này phải được cụ thể hóa phù hợp với chiến lược kinh doanh của
ngân hàng, phù hợp với sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp.
Bên cạnh đó, trong chương này đã giới thiệu một số công trình nghiên cứu có liên
quan, từ đó làm rõ hơn nguyên nhân hình thành đề tài, kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu làm sáng tỏ mục tiêu đề tài. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
trong chương này sẽ là tiền đề cho nội dung ở các chương sau, khi nghiên cứu vào vấn đề
cụ thể - tình hình quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
19
CHƯƠNG3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU (ACB)
Rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với
các ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng. Trong chương này sẽ nói rõ hơn
về tình trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, cụ thể là sẽ đề cập đến hoạt động tín dụng
và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
rủi ro tín dụng cũng được đề cập đến giúp phân tích rõ hơn về hoạt động này tại ngân
hàng.
3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU
Trước khi tìm hiểu về tình hình tín dụng tại ACB, một vài chi tiết tổng quan về
ACB sẽ được giới thiệu, như quá trình phát triển, công nghệ, mạng lưới, thành tựu đã đạt
được cũng như tình hình kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 của ngân hàng.
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số
533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 4/6/1993, ACB
chính thức đi vào hoạt động. Cổ phiếu ACB được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán
Hà Nội và bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. Thông tin về ngân hàng như sau:
 Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
 Tên tiếng anh: Asia Commercial Join Stock Bank (ACB)
 Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp.HCM
 Điện thoại: (84.8) 3929 0999
 Số fax: (84.8) 3929 0999
 Website: www.acb.com.vn
 Mã cổ phiếu: ACB
 Logo:
20
Các ngành nghề kinh doanh chính của ACB bao gồm:
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.
 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong
nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
 Hùn vốn và liên doanh theo luật định.
 Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng
bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng
khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
 Hoạt động bao thanh toán.
Năng lực tài chính, lợi thế cạnh tranh và tình hình kinh doanh của ACB được thể
hiện như sau:
 Vốn điều lệ:
Tại thời điểm thành lập. vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VND thuộc sở hữu của
27 cổ đông. Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của ACB tính đến ngày 31/12/2012 là
9.377 tỷ đồng, gấp gần 938 lần so với thời điểm ban đầu. Đồ thị sau đây thể hiện quá trình
tăng vốn điều lệ của ACB qua các năm:
Hình 3.1.: Quá trình tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2005 đến 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Vốn điều lệ ACB
10.000
9.000
9.377 9.377 9.377
8.000
7.000
7.814
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
5.806
2.531
1.000
0
695
1.101
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Đơn
vị
tính:
tỷ
đồng
21
Năm 2007, ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu
được là hơn 1800 tỷ đồng. Tháng 6/2008, ngân hàng Standard Charter (SCB) của Anh-cổ
đông chiến lược của ACB- quyết định tăng cổ phần tại ACB từ 8,84% lên 15%, nâng vốn
điều lệ của ACB lên 5.806 tỷ đồng, tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử tăng vốn điều lệ
của ACB. Từ năm 2010 thì vốn điều lệ không đổi, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó
khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, ACB là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ đứng thứ 8
trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
 Mạng lưới:
Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn
hệ thống, hoạt động của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp.HCM). Trong giai
đoạn 2006-2010, ngân hàng đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới, đã thành lập mới và đưa
vào hoạt động 233 chi nhánh và phòng giao dịch, tiếp tục chiến lược đa dạng hoá hoạt
động. So với năm 2000, mạng lưới kênh phân phối của ACB bao gồm 345 chi nhánh và
phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại thành phố Hồ Chí
Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc: 20 chi
nhánh và 79 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Trung: 13 chi nhánh và 35 phòng giao
dịch; Tại khu vực miền Tây: 13 chi nhánh và 15 phòng giao dịch; Tại khu vực miền
Đông: 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch. Ngoài ra còn có trên 2.000 đại lý chấp nhận
thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động, 969 đại lý chi trả của Trung tâm
chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
 Công nghệ:
Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một trong các
ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ
thông tin hiện đại. ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát
hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành
hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp
ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với
nhau, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
Trong các năm tiếp theo, ACB liên tục nâng cấp hệ ngân hàng lõi, hợp tác với
Microsort và PricehouseWaterCoopers về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành
quản lý. Tại thời điểm hiện tại, ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuters về cung cấp thông
tin tài chính và công cụ mua bán ngoại tệ. Thành tích nổi bật của ngân hàng là xây dựng
trung tâm dữ liệu dạng module theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
22
 Thành tựu:
Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá là một trong những ngân hàng thương
mại cổ phần vững mạnh nhất Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã liên tục
đạt được những thành tích lớn qua sự công nhận của xã hội. Liên tục từ năm 2009 đến
2012, ACB được tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do các tạp chí có uy tín
bình chọn như Euromoney, Global Finance, Asia Money, World Fiance. Năm 2009 Ngân
hàng được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì. Ngoài ra ACB còn
nhận được các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn, như “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
đựơc hài lòng nhất năm 2008” và “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2010”. Có
thể nói ACB đã xây dựng được một vị thế khá vững mạnh, cả trên thị trường ngân hàng
lẫn trong niềm tin của khách hàng.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật các TCTD năm 2010 tại
Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lí của tổ chức tín dụng.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều
27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012).
Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Các đơn vị Hội sở gồm 9
khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối hiện nay có 342 chi
nhánh và phòng giao dịch.
 Chín khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Thị Trường Tài
Chính, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản lý rủi ro, Quản trị nguồn nhân lực,
Quản trị hành chánh, Công nghệ Thông tin
 Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản
lý tín dụng.
 Sáu phòng : Tài Chính, Kế Toán, Quản lý rủi ro thị trường, Thông tin quản trị,
Quan hệ đối ngoại, Đầu tư
 Ba Trung tâm: Công nghệ thông tin, Giao dịch vàng, Vàng.
23
Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch
Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai
thác tài sản ACB (ACBA)
Khối
công
nghệ
thông
Khối
quản
trị
hành
Khối
quản
trị
nhân
Khối
vận
hành
Khối
quản
lý rủi
ro
Khối
phát
triển
kinh
Khối
thị
trường
tài
Khối
khách
hàng
Doanh
Khối
khách
hàng
Cá
Ban
đảm
bảo
chất
Phòng
đầu tư
GĐTC
và các
phòng
trực
Phòng
pháp
chế và
tuân
Phòng
thẩm
định
tài sản
Phòng
tổng
hợp
KTT
và các
phòng
trực
Văn
phòng
dự án
chiến
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012)
3.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời
gian vừa qua
Năm 2012 vừa qua là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam nói
chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, đặc biệt với sự cố tháng 8/2012 của ACB. Tuy
vậy, ACB cũng đã nỗ lực hết mình, ứng phó tốt và khắc phục nhanh, thanh khoản được
Hội đồng quản
trị
Ban kiểm soát
Đại hội đồng
cổ đông
Tổng giám đốc
Văn phòng HĐQT
Các hội đồng
24
đảm bảo, giữ vững vị trí là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Tình hình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng qua 3 năm được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 3.1: Tóm tắt hoạt động kinh doanh ACB 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Tổng tài sản 205.103 281.019 176.300 75.916 37,01 -104.719 -37,26
Huy động vốn 137.881 185.637 140.700 47.756 34,64 -44.937 -24,21
Dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.800 15.614 17,91 -9 -0,01
Lợi nhuận trước thuế 3.102 4.203 1.042,67 1.101 35,49 -3.160,33 -75,19
 Tổng tài sản:
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Tổng tài sản thể hiện quy mô của ngân hàng. Tổng tài sản của ACB năm 2011 tăng
37%, tương đương 75.916 tỷ đồng so với năm 2010. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản
này, có đến 63% xuất phát từ tiền gửi khách hàng. Năm 2012, tình hình tài sản của ACB
biến động mạnh. Tổng tài sản giảm đến 104.719 tỷ đồng, tương đương 37,26%. Nguyên
nhân đầu tiên là do chủ trương ngừng huy động và cho vay bằng vàng của Ngân hàng Nhà
nước. ACB phải giảm nguồn vốn huy động vàng, một phần làm giá trị vàng tại quỹ giảm,
mặt khác làm giảm tính thanh khoản để phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng. Bên
cạnh đó, do sự cố tháng 8/2012, khách hàng rút tiền ào ạt tại các chi nhánh và phòng giao
dịch của ACB, khiến lượng tiền mặt giảm rõ rệt. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
tại ACB cũng giảm, tuy nhiên đó là tình trạng chung của các ngân hàng năm 2012, do tình
hình thanh khoản trên thị trường khó khăn nên các ngân hàng đều rút tiền phòng thủ.
 Huy động vốn:
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. tại
ACB , trong năm 2011, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35%
so với năm 2010 trong khi bình quân ngành chỉ tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động
của ACB năm 2011 ước tính ở mức 6,5%, tăng gần 1% so với đầu năm.
Gần đây hoạt động huy động của ACB có những biến động mạnh, cụ thể trong
năm 2012, số dư huy động giảm khá nhanh, giảm 44.937 tỷ đồng, tương đương 24,21%
25
so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm vốn huy động này là do luồng tiền rút ra khá
mạnh sau sự cố tháng 8. Ngoài ra, theo quy định của NHNN, ACB đã phải đóng trạng
thái vàng, vốn chiếm đến 1/3 nguồn vốn huy động của ACB, vừa làm giảm nguồn vốn
huy động, vừa khiến tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Theo số
liệu từ NHNN, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%, được xem là
tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng 100% so với năm 2011. Tuy nhiên, dù lượng
tiền gửi giảm song xét về tồng huy động vốn thì ACB lại đứng thứ 5 trong các ngân hàng
hút khách gửi tiền nhất (Nguyễn Hằng, 2013).
 Dư nợ cho vay:
Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động chủ yếu tạo nên thu nhập cho ACB. Với
chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức
kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Cuối
năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm
2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Trong năm này, huy động
tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn
tốc độ bình quân ngành.
Tình hình tín dụng năm 2012 của ACB không thay đổi so với năm trước, giảm 9 tỷ
đồng, tương đương 0,01%. Một phần do kinh tế Việt Nam năm 2012 bị suy giảm với bối
cảnh kinh tế suy thoái và sự sụp đổ của hàng chục nghìn doanh nghiệp. Năm 2012 toàn
ngành ngân hàng đối mặt với tăng trưởng tín dụng thấp, tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu
năm và cả năm chỉ đạt 8,9%, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1992, do nền kinh tế
không hấp thu được vốn tín dụng vốn lãi suất còn khá cao và những điều kiện cho vay
thận trọng hơn trước. Thêm vào đó, với ACB, sự cố tháng 8 năm 2012 đã làm việc mở
rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng
trong năm gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 đặt ra một thách thức không nhỏ cho ACB
trong việc củng cố địa vị của mình cũng như cải thiện các chỉ tiêu đã đề ra.
 Lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng
1,35 lần năm 2010 và vượt kế hoạch đã công bố đầu năm.
Lợi nhuận giảm mạnh nhất trong tất cả các chỉ tiêu tại năm 2012. Lợi nhuận năm
2012 giảm hơn 3000 tỷ đồng, tương đương 75% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc
giảm lợi nhuận do tình hình khó khă của nên kinh tế, khách hàng gặp khó khăn nên nguồn
thu từ khoản vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Trích lập dự phòng tăng do nợ dưới
tiêu chuẩn tăng cũng làm giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát
vào tháng 8/2012 đã khiến ngân hàng không thể đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra, ACB đi đầu
26
ROE và ROA
40,00%
35,00% 36%
30,00%
25,00%
20,00%
15,00%
28,90%
10,00%
5,00%
0,00%
8%
1,70%
2010
1,70%
2011
0%
2012
LN trước thuế/Vốn CSH bình quân (ROE)
LN trước thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA)
trong việc bán vàng để bình ổn thị trường, nhưng sự cố tháng 8 và chủ trương của NHNN
trong việc đóng trạng thái vàng. Ngoài ra, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hạn chế
các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động vô hình chung làm cho chi phí đầu tư
về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lưới của ACB chưa
được sử dụng hiệu quả, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập thuần tăng, ảnh huởng trực
tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
 Các chỉ số về khả năng sinh lời
Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Chỉ số về khả năng sinh lời 2010-2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Về tỷ suất sinh lời của ACB vào năm 2011, ROE tăng từ 28,9% lên đến 36%, do
lợi nhuận ở thời điểm 2011 tăng đến 35,39%, trong khi vốn chủ sở hữu bình thay đổi
không đáng kể. Tương tự như vậy, tổng tài sản ở thời điểm này tăng 37.01% so với năm
2010, xấp xỉ với mức tăng lợi nhuận trước thuế nên tỷ số ROA hầu như không đổi, giữ
nguyên ở mức 1,7%.
Các chỉ tiêu sinh lời có sự sụt giảm mạnh tại năm 2012, là hệ quả tất yếu của việc
sụt giảm lợi nhuận. ROE từ 36% năm 2011 tuột dốc chỉ còn 8%, nguyên nhân chính là do
lợi nhuận giảm mạnh đến trên 3000 tỷ, tương đương 75%. Thời điểm này tổng tài sản của
ACB giảm mạnh (37,26%) nhưng vẫn thấp hơn mức giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đáng kể
với ROE của ngân hàng, khiến chỉ tiêu này chỉ còn 0,5% - thấp nhất từ trước đến nay.
Dựa vào hai chỉ tiêu sinh lời có thể thấy hoạt động kinh doanh của ACB không khả quan,
27
vừa chịu tác động nền kinh tế trì trệ, vừa phải đối diện với hậu quả do sự cố của riêng
ngân hàng. Hay nói cách khác, ACB cần thận trọng hơn nữa trong công tác quản lý rủi ro,
cần có những chính sách kịp thời và đúng đắn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
3.2 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Với vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, ACB
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, cụ thể là chất lượng của hoạt động
tín dụng, được xem như nguồn thu nhập chính của ngân hàng. ACB có nhiều sản phẩn tín
dụng đa dạng, từ cho vay tiêu dùng đến sản xuất, cho vay đảm bảo đến tín chấp, ở mỗi
hình thức cho vay đều có các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt
ngân hàng còn có những sản phẩm vay đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần
dưới đây sẽ làm rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ACB, về cơ cấu cũng như về
chất lượng.
3.2.1 Đôi nét về hoạt động tín dụng tại ACB
Tại ACB, hoạt động tín dụng được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo
ngành nghề kinh doanh, theo kỳ hạn, theo vùng kinh tế, theo loại tiền tệ… Trong luận văn
sẽ xét đến 3 cơ cấu phổ biến nhất: cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh, cơ cấu theo kỳ hạn
nợ và cơ cấu theo nhóm nợ.
 Theo ngành nghề kinh doanh
Cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh có sự chuyển biến. Nếu trong năm 2010 và
2011 cho vay thương mại luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, thì trong năm 2012 cho vay dich
vụ cá nhân và cộng đồng lại có sự tăng cao rõ rệt, chiếm 42,5% trong tổng dư nợ cho vay.
Điều đó cho thấy càng ngày lượng khách hàng cá nhân của ACB chiếm tỷ trọng càng lớn,
cũng như sự hiệu quả của tính đa dạng và thích hợp của các sản phẩm cho vay dành cho
khách hàng cá nhân.
Dư nợ của các ngành tăng trưởng không giống nhau. Nhìn chung dư nợ cho vay
các ngành đều giảm vào năm 2012. Các ngành thương mại năm 2011 tăng 9.131 tỷ đồng
tương đương 33,06%. Đến năm 2012 lại giảm 9,66%, khoảng 3.511 tỷ đồng. Tuy nhiên,
cho vay với mục đích dịch vu vẫn tăng trưởng đều mỗi năm, năm 2011 tăng 1.897 tỷ đồng
(5,68%) và năm 2012 tăng mạnh 8.374 tỷ đồng (23,71%). Các ngành sản xuất và gia công
chế biến vẫn theo xu hướng, năm 2011 tăng 1.672 tỷ đồng (12,37) và năm 2012 giảm
1.918 tỷ đồng (12,63%) do năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất vì thế cũng
chậm lại. Có một điểm cần lưu ý về các ngành nghề khác là trong năm 2012 có sự chuyển
biến trong dư nợ cho vay nông-lâm nghiệp, tuy chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp nhưng dư nợ
28
cho vay đã tăng nhiều so với năm 2011, từng bước thể hiện Nghị định số 41/2010, ngày
12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn đã phát huy tính hiệu quả.
Bảng 3.3: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị tính: tỷ đồng
NGÀNH NGHỀ
KINH DOANH
2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thương mai 27.617 31,67 36.748 35,74 33.197 32,29 9.131 33,06 -3.551 -9,66
Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng 33.421 38,33 35.318 34,35 43.692 42,50 1.897 5,68 8.374 23,71
Sản xuất và gia
công chế biến 13.516 15,5 15.188 14,77 13.270 12,91 1.672 12,37 -1.918 -12,63
Khác 12.641 14,5 15.555 15,13 12.656 12,31 2.914 23,05 -2.899 -18,64
Tổng 87.195 100 102.809 100 102.815 100 15.614 17,91 6 0,01
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Trong 3 năm 2010 đến 2012, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay dịch vụ. tuy
năm 2011 tỷ trọng dịch vụ giảm xuống còn 34,34%, nhường chỗ cho cho vay thương mại
và các ngành khác, nhưng đến năm 2012 lại tăng lên đến 42%. Trong khi đó, tỷ trọng dư
nợ ngành thương mại có bước tăng nhẹ trong năm 2011, tăng 5,68% kéo theo tỷ trọng
cũng tăng theo, nhưng đến năm 2012 tỷ trọng cho vay thương mại lại giảm xuống chỉ còn
32,29%. Tỷ trọng ngành gia công chế biến giảm qua các năm. Từ 15,5% năm 2010 giảm
xuống 14,77% năm 2011, đến năm 2012 chỉ còn 12,91%. Tỷ trọng các ngành khác duy trì
qua các năm.
Sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ cũng như cơ cấu cho vay một phần nhờ các
chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ
khách hàng và chính sách tín dụng linh hoạt.
 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay
Kỳ hạn cho vay bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy mỗi năm dư nợ cho
vay theo mỗi loại kỳ hạn có thay đổi, nhưng nhìn chung cơ cấu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ
trọng cao hơn cả.
29
Bảng 3.4: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
KỲ HẠN
VAY
2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền %
Số
tiền
%
Số
tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 43.889 50,33 53.361 51,90 55.878 54,35 9.472 21,58 2.517 4,72
Trung và dài
hạn 43.306 49,67 49.448 48,10 46.937 45,65 6.142 14,18
-
2.511
-
5,08
Tổng cộng 87.195 100 102.809 100 102.815 100 15.614 17,91 6 0,01
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Phân loại cho vay theo kỳ hạn cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn hơn trong tổng dư nợ tại ACB. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng dần theo thời gian,
nếu trong năm 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 50,33%, xấp xỉ với tỷ trọng cho vay
trung và dài hạn thì đến năm 2012, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đã tăng lên 54,34%. Điều
này nằm trong xu thế chung của các ngân hàng thương mại hiện nay là ưu tiên các khoản
vay ngắn hạn. Khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của ACB, đa phần là
vay tiêu dùng như sữa chửa nhỏ, mua phương tiện đi lại, du lịch…nên sẽ ưu tiên vay ngắn
hạn. Còn về phần các doanh nghiệp, do tình hình kinh tế khó khăn năm 2012 với hàng
loạt vụ phá sản, các doanh nghiệp ít đầu tư mà chủ yếu vay vốn để bổ sung vốn lưu động
nên sẽ ưu tiên vay ngắn hạn. Tỷ trọng vay ngắn hạn cao góp phần hạn chế rủi ro tín dụng
cho ngân hàng, trong tình hình bất động sản đóng băng khi các khoản vay trung và dài
hạn thường dùng tài sản cố định làm tài sản đảm bảo.
 Theo nhóm nợ
Hiện nay ACB thực hiện phân loại nợ theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà Nước và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ thành
5 nhóm như sau: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nợ nhóm 3
(Nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Trong đó nợ nhóm 1, 2 là nợ thông thường; nợ nhóm 3,4,5 là nợ xấu.
30
Bảng 3.5: Phân loại nợ vay giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ nhóm 1 86.693 99,42 101.564 98,79 94.823 92,23 14.871 17,15 -6.742 -6,64
Nợ nhóm 2 209 0,24 327 0,32 5.421 5,27 118 56,29 5.094 1.559,07
Nợ nhóm 3 65 0,07 275 0,27 747 0,73 210 324,61 472 171,74
Nợ nhóm 4 58 0,07 346 0,34 673 0,65 287 491,89 328 94,81
Nợ nhóm 5 170 0,19 297 0,29 1.150 1,12 128 75,27 853 286,90
Tổng 87.195 100 102809 100 102.815 100 15.614 17,91 5.692 0,01
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Qua số liệu cho thấy nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm tỷ trọng lớn trên 90% so
với tổng dư nợ. Cơ cấu nợ khá an toàn, điều này phù hợp với tình hình cho vay thực tế
của ACB. ACB đã tổ chức mô hình xét cấp tín dụng khá hoàn chỉnh, có quy trình chặt chẽ
từ khi nhận hồ sơ đến thanh lý khoản vay nên tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thấp. Năm
2012, tình hình nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng đột biến so với năm 2011 (tăng gấp 17 lần)
do trong thời gian này ACB cho Tổng Công ty Hàng hải Việt nam (Vinalines) vay. Đồng
thời năm 2012 có một số lượng tiền lớn trị giá 3.511.468 triệu đồng cho vay sáu công ty
mà ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng Quản trị (“Nhóm sáu
công ty”). Trong đó, một công ty trong nhóm Sáu công ty đang bị điều tra từ bên ngoài từ
tháng 8 năm 2012 sau khi ông Kiên bị bắt giữ; các cơ quan chức năng đang tìm kiếm
thông tin liên quan đến các giao dịch và số dư giữa Tập đoàn với các công ty này.
3.2.2 Tình hình rủi ro tín dụng tại ACB
Hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi lớn nhất, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro nhất. Nhận định rủi ro tín dụng cũng như đánh giá tình hình rủi ro mà ngân hàng đang
gặp phải là điều cần thiết, là cơ sở để đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp và kịp thời.
Thực trạng rủi ro tín dụng được đo lường bằng một số chỉ tiêu quen thuộc sau:
31
Bảng 3.6: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tín dụng
Đơn vị tính: %
Năm 2010 2011 2012
Nợ xấu/Dư nợ cho vay 0,34 0,89 2,50
Nợ quá hạn/Dư nợ cho vay 0,99 1,33 8,03
Tổng dư nợ/Tài sản Có 33,81 67,25 31,13
Cho vay/Vốn huy động 63,24 55,38 73,06
CAR 10,60 9,25 13,52
 Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Nợ xấu và nợ quá hạn được xem là hai chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng
của một ngân hàng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của ngân hàng đó.
Bảng sau thể hiện tình hình nợ xấu và nợ quá hạn của ACB giai đoạn 2010-2012:
Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Nợ xấu 293 918 2.571 625 213,51 1.653 180,07
Nợ quá hạn 866 1.365 8.258 499 57,62 6.893 504,98
Tổng dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.815 15.614 17,91 6 0,01
Nợ xấu/Dư nợ cho vay (%) 0,34 0,89 2,50
Nợ quá hạn/Dư nợ cho vay
(%)
0,99 1,33 8,03
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Trong năm 2011, tình hình tín dụng trở nên xấu đi, đó là tình trạng chung của toàn
ngành. Nợ xấu của ACB tăng 625 tỷ đồng, tương đương đến 213,51% so với năm 2010.
32
Trả lời cổ đông về vấn đề nợ xấu tại Đại hội ngày 30/3, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc
ACB cho biết, nợ xấu của ACB chủ yếu là cho vay bất động sản, liên quan bất động sản:
kinh doanh sắt thép, xi măng, văn phòng, đồ gỗ chiếm khoảng 60% nợ xấu.
Sang đến năm 2012 nợ xấu tăng mạnh lên gấp đôi chủ yếu là do doanh nghiệp.
ACB không có nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản mà chủ yếu ở các doanh nghiệp thủy
hải sản có quan hệ với thị trường thế giới. Một số khoản nợ xấu tập trung ở các khoản do
Vinashin vay nhưng không nhiều và có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, một khoản nợ xấu do
công ty thủy sản Bình An vay, cũng có tài sản đảm bảo. Năm 2012 do tình hình kinh tế
chung suy thoái, hầu như ngân hàng nào cũng có nợ xấu, bản thân ngân hàng cũng là
doanh nghiệp nên không tránh khỏi ảnh hưởng. Tuy vậy, ACB là một trong số ít ngân
hàng có tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát, xấp xỉ dưới 3% tính đến thời điểm 30/11/2012
và nợ từ nhóm 2 trở lên dưới 5%.
Tình hình nợ quá hạn của ACB năm 2012 có sự biến động mạnh vượt trội so với
những năm trước. Năm 2011 ngân hàng kiểm soát nợ tốt nên dù dư nợ cho vay tăng cao
so với năm 2011 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng không đáng kể. Sang năm 2012 nợ quá
hạn tăng đột biến, gấp 7 lần so với năm 2011, do tình hình kinh tế khó khăn và riêng với
ACB thì do tác động thêm của sự cố tháng 8. Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ACB
tăng cao chủ yếu là ở nợ nhóm 2.
Quản lý rủi ro về tín dụng là một điểm sáng trong toàn cảnh hoạt động của ACB
trong năm 2011. Ngân hàng tập trung nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và
cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công
tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả là cuối năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của
ACB vào năm này là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ ¼ so với trung bình ngành.
Năm 2012, do kinh tế suy thoái đã làm tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 2,46%, tăng
gần 3 lần so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên vẫn thấp hơn trung bình ngành và (4,93%)
nằm trong mức tỷ lệ nợ xấu cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%. ACB đã xác định
việc quản lý và kiểm soát nợ xấu là công tác trọng tâm trong năm 2013, nhiều giải pháp
được ban hành nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, từ khâu quyết định, triển khai và
thực hiện để có hiệu quả hơn.
 Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng là chỉ số đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của một
đồng tài sản Có, về lý thuyết thì khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi
nhuận sẽ càng lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng tăng theo. Hệ số rủi to tín dụng
của ACB qua 3 năm như sau:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Sài...
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 

Semelhante a MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...NOT
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149 (20)

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO  TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN  ...
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THẾ CHẤP BẰNG BẤT ĐỘNG SẢN ...
 
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
 
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giới Hạn Tín Dụng Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietco...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
 
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng b...
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng BIDV, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng BIDV, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng BIDV, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng BIDV, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbankĐề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) SVTH: MSSV: Ngành: GVHD: Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Để có được khóa luận tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình quý báu từ những người đi trước. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô ở Trường Đại học … nói chung, cũng như các thầy cô ở Khoa Đào tạo đặc biệt nói riêng đã tận tình chỉ bảo, ân cần dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng quý báu, giúp em có thể hoàn thành báo cáo thực tập cũng như vững bước trên con đường sự nghiệp saunày. Đặc biệt, em xin cảm ơn TS. …, là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Em xin chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục nuôi dưỡng nhiều thế hệ sinh viên thành tài. Em cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng giao dịch … đã cho em cơ hội đựơc thực tập tại đơn vị. Em cũng gửi lời cảm ơn tới anh …- nhân viên PFC tại Phòng giao dịch … đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua, đã hướng dẫn và tạo cơ hội cho em được làm quen với các nghiệp vụ tín dụng. Em cảmơn các anh, chị tại Phòng giao dịch … đã tạo điều kiện tốt nhất cho emtrong quá trình thực tập tại ngân hàng, giúp em có một trải nghiệm thú vị trong lần thực tế này. Chúc các anh chị nhiều sức khỏe và đạt được thành công trong cuộc sống. Ngày 27 tháng 03 năm 2021 …
  • 3. ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ----------------------------------------------------------------------
  • 4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. TMCP : Thương mại cổ phần 2. NHNN : Ngân hàng Nhà nước 3. NHTM : Ngân hàng thương mại 4. NH : Ngân hàng 5. Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 6. TCTD : Tổ chức tín dụng 7. RRTD : Rủi ro tín dụng 8. ACB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu 9. CSR : Nhân viên dịch vụ khách hàng 10. R/A : Nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp 11. PFC : Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân 12. C/A : Nhân viên phân tích tín dụng 13. PLCT : Pháp lý chứng từ 14. LSO : Nhân viên hỗ tợ tín dụng 15. TCBS : The Coplete Banking Solution (Giải pháp ngân hàng toàn diện) 16. CIC : Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng)
  • 5. iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1 1.2 Lý do chọn đề tài................................................................................................ 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.6 Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG................................................................................................................................ 5 2.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại................................ 5 2.1.1 Tín dụng....................................................................................................... 5 2.1.2 Rủi ro tín dụng ............................................................................................ 7 2.2 Quản lý rủi ro tín dụng ...................................................................................... 9 2.2.1 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ............................................................10 2.2.2 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng....................................................11 2.3 Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài .......................................15 2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB).........................................19 3.1 Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu .....................................19 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................19 3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý.............................................................................22 3.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động của ngân hàng thời gian vừa qua......23 3.2 Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.......27 3.2.1 Đôi nét về hoạt động tín dụng tại ACB..................................................27 3.2.2 Tình hình rủi ro tín dụng tại ACB ..........................................................30
  • 6. v 3.3 Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB....................................................37 3.3.1 Xây dựng quy trình cấp tín dụng hiệu quả ............................................37 3.3.2 Chấm điểm tín dụng nội bộ .....................................................................39 3.3.3 Bảo đảm tín dụng......................................................................................41 3.3.4 Trích lập dự phòng ...................................................................................42 3.3.5 Xác định tổng mức tối đa rủi ro tín dụng...............................................43 3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng 44 3.4.1 Yếu tố vĩ mô..............................................................................................44 3.4.2 Các quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng................................44 3.4.3 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng ..............................................................45 3.4.4 Sở hữu chéo trong hoạt động ..................................................................45 3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB .................46 3.5.1 Thành tựu...................................................................................................46 3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................47 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP ..........................................................................................49 4.1 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng..............................................................49 4.1.1 Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định và xét duyệt vay. ........................................................................................................... 49 4.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................... 50 4.1.3 Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại .....................................................................................................51 4.2 Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ................................52 4.2.1 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay............................52 4.2.2 Giám sát và kiểm tra trước và sau giải ngân .........................................52 4.2.3 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ..................................53 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tóm tắt hoạt động kinh doanh ACB 2010-2012...................................... 24 Bảng 3.2: Chỉ số về khả năng sinh lời 2010-2012..................................................... 26 Bảng 3.3: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh.............................................. 28 Bảng 3.4: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay................................................................... 29 Bảng 3.5: Phân loại nợ vay giai đoạn 2010-2012 ...................................................... 30 Bảng 3.6: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tín dụng..................................................... 31 Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn.................................................................. 31 Bảng 3.8: Hệ số rủi ro tín dụng...................................................................................... 33 Bảng 3.9: Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động................................................................. 34 Bảng 3.10: Hệ số đảm bảo an tòan vốn........................................................................ 35 Bảng 3.11:Tình hình trích lập dự phòng năm 2010-2012......................................... 36 Bảng 3.12: Mô hình xếp hạng tín dụng tại ACB......................................................... 40 Bảng 3.14: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng................................................... 43
  • 8. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng....................................................... 8 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu của luận văn.............................................................17 Hình 3.1.: Quá trình tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2005 đến 2012..................20 Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu ..............................23 Hình 3.3: Mức vốn huy động và dư nợ cho vay khách hàng 2010-2012................34 Hình 3.4: Tỷ lệ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng 2010-2012....................................36
  • 9. 1 CHƯƠNG1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Quá trình toàn cầu hóa làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khủng hoảng tài chính năm 2008 và được đánh giá là mới chỉ đi được khoảng một nửa chặng đường dẫn tới hồi phục hoàn toàn. Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn định của nền kinh tế thế giới, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước. Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế-xã hội từ năm 2012 đã được quốc hội thông qua là “ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý”, đồng thời chủ trương nỗ lực tái cơ cấu toàn diện với ba chương trình: 1. Cơ cấu lại hệ thống tài chính-ngân hàng; 2. Cơ cấu lại đầu tư nhất là đầu tư công; 3: Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể trong hoạt động tài chính-ngân hàng, các ngân hàng phải thực hiện cải cách, xây dựng hệ thống quản lý tài chính và cơ chế phòng ngừa rủi ro tài chính quốc tế, công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng để tránh những nguy cơ biến động mạnh của thị trường tài chính, hoạt động tuân theo quy luật chung của thị trường. Ngân hàng đựơc xem như một doanh nghiệp đặc biệt với hàng hoá kinh doanh đặc thù là tiền tệ, luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro về tín dụng, rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thanh khoản…Nghiệp vụ tín dụng – hoạt động truyền thống và quan trọng của ngân hàng thương mại, là nguồn thu nhập chính của ngân hàng từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (Mỹ Linh-Thanh Nga, 2009). Đồng thời tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi. Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao. Vấn đề quản lí rủi ro tín dụng đựơc các ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu, nhằm hạn chế những thiệt hại, đồng nghĩa là để tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá giá trị cho cổ đông (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Các biện pháp phòng ngừa rủi ro luôn được hoàn thiện để đáp ứng với sự chuyển biến của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhất là khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu những rủi ro từ yếu tố chủ quan của ngân hàng có thể khắc phục, thì rủi
  • 10. 2 ro trong môi trường kinh doanh chưa tốt là điều mà ngân hàng phải gánh chịu. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng hiện quả cho ngân hàng thương mại là một công tác rất thiết thực nhằm giúp cho ngân hàng có khả năng phòng chống rủi ro tín dụng khi nguyên nhân của các rủi ro này ngày càng trở nên đa dạng và khó lường. 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nợ xấu và rủi ro tín dụng luôn là đề tài quan tâm hàng đầu của nền kinh tế, cụ thể trong hệ thống ngân hàng. Theo “Khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013” của KPMG, tỷ lệ nợ xấu được công bố đang trong chiều hướng tăng dần từ năm 2009 và ở mức 4,67% tại thời điểm tháng 3 năm 2013, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mức nợ xấu này chưa phản ánh thực sự chất lượng của tín dụng ngân hàng. Chẳng hạn như theo báo cáo mới nhất của hãng đánh giá tín dụng Moody’s, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản, gấp 3 lần thông báo của NHNN (BBC, 2014). Những con số thống kê về tỷ lệ nợ xấu cho ta thấy Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu dần trở nên nghiêm trọng. Tình hình này đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng có quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng ngay từ khi mới thành lập (BCTN ACB 2009). Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1993, với mục tiêu hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trải qua hai mươi năm hình thành và phát triển, ACB đã tạo được uy tín trong cộng đồng và được công nhận với danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” từ năm 2009 đến năm 2012 do các tạp chí tài chính uy tín bình chọn. Ngoài ra, ACB đã được bằng khen “Ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam” năm 2007. Bên cạnh đó. hoạt động đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng như quản lý giảm thiểu rủi ro tín dụng luôn được ACB quan tâm, ngân hàng đã Thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro chuyên biệt, áp dụng những thông lệ tốt nhất và chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro. Tuy nhiên, từ năm 2011, ngân hàng luôn phải đối mặt với vấn đề chất lượng tín dụng suy giảm và rủi ro tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu của ACB là 0,9% vào năm 2011, so với 0,3% vào cuối năm 2010, sang năm 2012 thì tỷ lệ này lên đến 2,5%. Đáng lo ngại hơn, ngày 28/09/2012, Moody’s đã hạ Xếp hạng Sức mạnh Tài chính Ngân hàng (BFSR) của ACB từ “E+” xuống “E”, dựa vào các tiêu chí tăng trưởng tín dụng thấp, chất lượng tài sản sụt giảm, niềm tin vào ngân hàng suy giảm do môi trường hoạt động và các hình phạt áp dụng đới với lãnh đạo hoặc cổ đông ngân hàng trước đây (Phương Anh, 2012). Trước tình hình đó, công tác quản lý rủi ro tín dụng càng thể hiện rõ tầm quan trọng, nên em quyết
  • 11. 3 định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Dựa vào lý do chọn đề tài, em xác định mục tiêu nghiên cứu chung là hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, xác định các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng, cụ thể như sau:  Tìm hiểu những lý thuyết cơ bản về tín dụng, chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các phương pháp phổ biến quản lý rủi ro tín dụng.  Lý thuyết được xem như cơ sở để nghiên cứu thực trạng tại ACB, về tình hình tín dụng, rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng mà ngân hàng áp dụng từ năm 2010 đến 2012, sau đó đưa ra đánh giá, xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.  Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận văn nhận xét những điểm đạt được và chưa đạt được của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro của ngân hàng. 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, có thể xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, phân tích những vấn đề về lý luậm và thực tiễn của quan lý rủi ro tín dụng, từ đó đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng đề cập trong luận văn là những rủi ro trong nghiệp vụ cho vay. Các nghiệp vụ khác như cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập trong đề tài là tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2012.
  • 12. 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, trong đề tài có sử dụng một số biện pháp sau: phương pháp thống kê số liệu từ năm 2010 đến năm 2012, chủ yếu dựa vào báo cáo thường niên của ACB về doanh thu, lợi nhuận, dư nợ cho vay, tỷ lệ trích lập dự phòng…. Từ các số liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương pháp so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối để nhìn rõ hơn sự tăng giảm giữa các thời kì, đồng thời kết hợp với nguyên nhân của sự tăng giảm giúp nhìn nhận rõ hơn về tình hình tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ACB. Sau đó, phương pháp phân tích được sử dụng để nhận định, từ đó đưa ra những nhận xét về ưu nhược điểm và đề ra những biện pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng. 1.6 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài lời cảm ơn, mục lục và danh sách bảng biểu, hình, luận văn gồm 4 chương với những nội dung sau:  Chương 1: Chương này bao gồm tổng quan về vấn đề nghiên cứu, sơ lược tình hình chung của nền kinh tế thế giới cũng như hoạt động tài chính ngân hàng ở Việt Nam. Lý do chọn đề tài cũng được nêu ra, xuất phát từ tình hình nợ xấu và tình trạng chất lượng tín dụng mà ACB đang gặp phải. Từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và các phương pháp nghiên cứu để thực hiện được mục tiêu.  Chương 2: Ở chương 2, luận văn tập trung nói về những cơ sở lý luận của tín dụng, rủi ro tín dụng và những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phổ biến. Những lý thuyết trong chương này sẽ là cơ sở để phân tích cụ thể vào thực trạng của ACB. Ngoài ra, những đề tài và công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng cũng được đề cập, là nguồn tham khảo quan trọng và định hướng cho đề tài phát triển.  Chương 3: Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là nội dung chính trong chương 3. Luận văn giới thiệu sơ lược về ngân hàng, tình hình kinh doanh từ đó phân tích kĩ vào tình hình tín dụng, bao gồm chất lượng tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro mà ngân hàng đang áp dụng. Sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích, luận văn nhận xét ưu nhược điểm và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng  Chương 4 : Dựa vào những nhược điểm và những nguyên nhân, luận văn đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và giúp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu hiệu quả hơn, từ đó giúp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • 13. 5 CHƯƠNG2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Trước khi nghiên cứu tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, chương 2 giới thiệu một số cơ sở lý luận về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Ngoài ra, những nội dung nghiên cứu trước đây liên quan đến tín dụng cũng được đề cập để làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu đề xuất của khóa luận. 2.1 TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cơ sở lý luận chung về tín dụng bao gồm định nghĩa, bản chất và phân loại tín dụng. Bên cạnh đó cũng nhận định rủi ro tín dụng và phân loại theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. 2.1.1 Tín dụng Có nhiều cách định nghĩa tín dụng. Trong chương 1, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Theo tác giả Nguyễn Minh Kiều trong giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (NXB Lao động Xã hội, 2009, tr177),“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một chi phí nhất định”. Vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hóa, chiết khấu, bảo lãnh,…được sử dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.  Bản chất của tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ này mà vốn tín dụng (tiền và hiện vật) được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế-xã hội. Bản chất của tín dụng chính là sự vận động của giá trị vốn tín dụng, lần lượt trải qua 3 giai đoạn:  Giai đoạn cho vay: người cho vay chuyển giao quyền sự dụng giá trị vốn tín dụng cho người vay trong một thời gian nhất định.
  • 14. 6  Giai đoạn sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn tín dụng vào những mục đích đã được dự kiến trước.  Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng, người vay phải hoàn trà lại cho người cho vay đầy đủ giá trị ban đầu và một phần phụ thêm (lãi). Như vậy, có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng của sự vận động trong quan hệ tín dụng là hoàn trả.  Phân loại tín dụng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các NHTM hiện nay luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên những tiêu chí nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học là tiền đề để thíêt lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Tín dụng có thể chia ra thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu chí phân loại sau: mục đích của tín dụng, thời hạn tín dụng, mức độ tín nhiệm của khách hàng, phương thức cho vay và phương thức hoàn trả nợ vay (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Ngoài ra các tiêu chí trên, còn có thể phân loại tín dụng dựa vào hình thái giá trị của tín dụng và xuất xứ tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2010). Trong một số trường hợp đơn giản hóa, tín dụng được phân loại dựa theo 3 tiêu chí: thời gian sử dụng vốn vay, tính chất đảm bảo của khoản vay và mục đích sử dụng vốn vay (ĐHKTQD, 2013). Theo những nguồn tham khảo trên, có thể phân loại tín dụng theo các nhóm sau: Căn cứ vào thời hạn cho vay  Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn đựơc sử dụng chủ yếu để bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời.  Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Khỏan tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện các dự án cải tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất…nói chung là đầu tư theo chiều sâu.  Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Khoản tín dụng dài hạn thường được sử dụg để đầu tư xây dựng các công trình mới.
  • 15. 7 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay  Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ giữa các chủ thể kinh tế.  Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng  Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được đảm bảo bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba.  Tín dụng không đảm bảo: là loại tín dụng mà theo đó ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng, có năng lực tài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay. Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng  Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hòan trả cả gốc và lãi trong khỏan thời gian đã xác định. Cho vay gồm các hình thức chủ yếu như: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng) và cho vay gián tiếp.  Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền trước cho khách hàng. Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào giá trịnh chứng từ, lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất ngân hàng đã bỏ tiền ra mua thương phiếu theo một giá mà bao giờ nó cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay gián tiếp).  Bảo lãnh (tái bảo lãnh): là cam kết của ngân hàng dưới hình thức như bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.  Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua sắm tài sản cho khách hàng thuê. Sau một thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Tài sản cho thuê thường là tài sản cố định, vì vậy cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. 2.1.2 Rủi ro tín dụng Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi, dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc
  • 16. 8 Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Rủi ro nghiệp vụ phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Lưu ý rằng, trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi ngân hàng thu hồi được khỏan tín dụng gồm cả gốc và lãi. Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà RRTD có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:  Căn cứ vào tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì RRTD đựơc phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khách làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách. Rủi ro chủ quan: do các nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.  Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì RRTD được phân thành các loại sau: Hình 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng
  • 17. 9 (Nguồn: Nguyễn Đình Thiện, 2010) Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:  Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.  Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.  Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.  Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.  Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc cùng một vùng địa lý nhất định,… Ngoài ra, còn có nhiều hình thức phân loại khác nhau như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, theo nguồn gốc hình thành, đối tượng sử dụng vốn vay,… 2.2 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Chấp nhận và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Nhận định và đo lường rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng triển khai các biện pháp sao cho quản lý rủi ro hiệu quả một cách hiệu quả, góp phần nâng cao tình trạng kinh doanh và năng lực tài chính. Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Quản lý rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng,
  • 18. 10 𝑇y 𝑙 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 X 100% 𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇y 𝑙 𝑛ợ 𝑥a𝑢 = 𝑁ợ 𝑥a𝑢 𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100% 𝐻 𝑠o 𝑟ǔi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 = 𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑇o𝑛𝑔 𝑡ài 𝑠ǎ𝑛 𝐶ó × 100% 𝑇y 𝑙 𝑑ư 𝑛ợ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣o𝑛 ℎ𝑢𝑦 đ®𝑛𝑔 = 𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑉o𝑛 ℎ𝑢𝑦 đ®𝑛𝑔 × 100% giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể khi sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng. Quản lý tốt rủi ro chính là một lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. 2.2.1 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng là cơ sở để các nhà quản lý đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt, dựa trên tỷ số của những chỉ tiêu liên quan đến tín dụng. Từ đó nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp phù hợp với thực trạng. Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:  Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lại đã quá hạn. Tổng dư nợ cho vay là tất cả các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; các khỏan bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ quá hạn trên 100 đồng vay. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng phải < 5%.  Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3, 4 và 5). Tỷ lệ nợ xấu cho biết bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng vay. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng phải nhỏ hơn 3%.  Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản danh mục tín dụng trong tài sản Có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì thu nhập sẽ lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.  Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
  • 19. 11 𝐻 𝑠o đǎ𝑚 𝑏ǎ𝑜 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 𝑣o𝑛 = 𝑉o𝑛 𝑡ự 𝑐ó 𝑇o𝑛𝑔 𝑡ài 𝑠ǎ𝑛 có rǔi ro × 100% 𝑇y 𝑙 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ǔi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 = 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ǔi 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 × 100% 𝑇o𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào nợ vay. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ LTD tối đa đối với ngân hàng là 80% và đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%. Nếu tỷ lệ LTD quá cao, ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ LTD quá thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả không cao.  Hệ số đảm bảo an toàn vốn CAR cho ý nghĩa tương tự như tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ này giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động… Ngân hàng trung ương các nước thường quy định tỷ lệ CAR tối thiểu để bảo vệ người gửi tiền, người cho vay và qua đó giúp đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Theo Thông tư 13, tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hiện ngân hàng được quy định phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu ở mức 9%.  Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và có khả năng thu hồi nợ thấp. 2.2.2 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng Sau khi đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng, ngân hàng ứng dụng các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả với thực trạng nhất. Tác giả Nguyễn Văn Tiến (2010) đã đề cập đến các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng như thiết lập chính sách tín dụng, phân tích tín dụng và kiểm tra tín dụng. Đối với tác giả Nguyễn Minh Kiều (2009), các biện pháp quản lý tín dụng lại bao gồm chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng và chấm điểm, bảo đảm và bảo hiểm khoản vay, trích lập dự phòng. Vậy có thể liệt kệ các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng thường được các ngân hàng thương mại áp dụng như sau:  Chính sách tín dụng Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là giảm thiểu rủi ro tín dụng, cụ thề là giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được. Để đạt đựơc mục tiêu quản lý RRTD đề ra, các ngân hàng cần lập cho mình chính sách tín dụng phù hợp. Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để cho vay, đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro cho hoạt động tín dụng.
  • 20. 12 Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng, nhằm đảm bảo rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Chính sách tín dụng xác định:  Các đối tượng có thể vay vốn.  Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng.  Những ràng buộc về tài chính.  Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp.  Phương thức quản lý các danh mục cho vay.  Thời hạn và điều kiện áp dụng cho sản phẩm tín dụng khác nhau. Chính sách tín dụng có vai trò đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng. Một chính sách tín dụng tốt phải có những định hướng cụ thể, đổi mới thích hợp với mục tiêu đặt ra trong từng chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, mặt khác cần gắn chặt với biến động của nền kinh tế vĩ mô sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.  Phân tích và thẩm định tín dụng Phân tích và thẩm định tín dụng là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc quản lý tốt và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả trả nợ vay. Mục tiêu của phân tích tín dụng là:  Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất.  Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Để thực hiện mục tiêu trên, công tác phân tích tín dụng cần tập trung vào hai nội dung chính: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và phân tích sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất trình. Vì khi lập phương án kinh doanh, do khách hàng thường mong muốn vay được vốn nên đã thổi phồng, ước lượng lạc quan về hiệu quả kinh doanh. Vì vậy thẩm định tín dụng cần xem xét đúng thực chất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đánh giá một
  • 21. 13 cách khách quan và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Phân tích và thẩm định tín dụng thường được sử dụng khi khách hàng có đề nghị vay vốn lần đầu hoặc khách hàng vay vốn không thường xuyên mà vay vốn theo từng phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Đối với khách hàng vay vốn thường xuyên, ngân hàng có thể sử dụng kỹ thuật xếp hạng tín dụng để đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng.  Xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng nội bộ Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng mà thuật ngữ “credit ratings” có tên gọi khác nhau. Có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín dụng nội bộ”, có ngân hàng gọi là “chấm điểm tín dụng” nhưng thật chất đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng. Xếp hạng tín dụng nội bộ vốn đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị. Do đối tượng áp dụng xếp hạng tín dụng gồm: các định chế tài chính; doanh nghiệp; khách hàng bán lẻ. Việc xếp hạng các khách hàng này đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện, vì vậy, triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, sẽ giúp NHTM dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín dụng.Về cơ bản việc XHTD tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả XHTD tại một số ngân hàng đã được sử dụng đề xuất cấp tín dụng và đưa ra chính sách lãi suất với khách hàng (trên cơ sở chấm điểm tín dụng dựa trên tính chất tài sản bảo đảm, hạng rủi ro tín dụng của khách hàng, mức độ rủi ro của ngành hàng). Một số NHTM đã được NHNN phê duyệt XHTD và cho phép thực hiện phân loại nợ theo định tính. Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng được cải thiện và dần tiệm cận với thông lệ quốc tế. (Phạm Huy Hùng, 2012).  Bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng là sự đảm bảo cho ngân hàng có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi khi không thu hồi được nợ. Các tài sản đảm bảo là công cụ trực tiếp giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng, và được xem như một trong những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng phổ biến nhất hiện nay. Bảo đảm tín dụng gồm hai hình thức:  Thế chấp: là việc bên đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với đất đai) các TSĐB sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Bảo đảm bằng thế chấp cho phép bên đi vay sử dụng TSĐB phục vụ
  • 22. 14 cho hoạt động kinh doanh. Các tài sản thế chấp bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà cửa, đất đai,…  Cầm cố: là việc bên đi vay phải chuyển quyền kiểm soát TSĐB sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc bị ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bên đi vay, như các chứng khoán, sổ tiết kiệm,… Bảo đảm tín dụng cũng chưa hẳn loại bỏ được rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp khách hàng không trả được nợ vay và tòa án đã phán quyết thanh lý tài sản để thu hồi nợ, nhưng công việc thanh lý tài sản đôi khi cũng vẫn không thể thực hiện được, hoặc thực hiện quá chậm và giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thế chấp hơn gia trị nợ phải thu hồi.  Mua bảo hiểm tín dụng Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng cá nhân, không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, với công việc không ổn định nhưng vẫn có nhu cầu vay vốn, thì ngân hàng vẫn cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng phải mua bảo hiểm tín dụng. Khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp không có nhu cầu trả nợ vay thì công ty bảo hiểm sẽ trả, giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro khách hàng không trả nợ vay. Hiện nay các gói bảo hiểm tín dụng ngày càng phổ biến, được cung cấp bởi nhiều công ty bảo hiểm, thậm chí một số ngân hàng (như Agribank, Viettinbank, Techcombank..) cũng cung cấp dịch vụ này. Đây cũng là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đăc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.  Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Đôi khi tài sản đảm bảo nợ vay vẫn chưa thể giúp ngân hàng thu hồi được khoản vay, vì đa số hiện nay tài sản đảm bảo là bất động sản, khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro khác là rủi ro thanh khoản. Mặt khác, không phải lúc nào khách hàng cũng có đủ tài sản đảm bảo nợ vay trong khi áp lực cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng đôi khi phải chấp nhận cho vay không có tài sản đảm bảo. Việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn chưa triệt để, vì vậy tất cả các ngân hàng đểu lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục rủi ro nếu trong những tình huống này. Vấn đề lập dự phòng rủi ro tín dụng được quy định cụ thể trong quy định của ngân hàng nhà nước qua các thời kì, mới đây nhất là Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng.
  • 23. 15 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Có rất nhiều bài báo, cũng như công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động tài chính–ngân hàng, về tín dụng nói chung cũng như rủi ro tín dụng nói riêng. Công ty kiểm toán KPMG cũng đã có bài “Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013”. Bài viết đã đưa ra phân tích chung của KPMG về ngành ngân hàng, cụ thể là về cơ cấu tài sản và tình hình hoạt động kinh doanh. Dựa theo khảo sát của KPMG với 33 ngân hàng, ba loại tài sản chính của ngân hàng tại thời điểm ngày 31/12/2012 gồm cho vay và ứng trước khách hàng (chiếm 57%), tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác (14%) và chứng khoán đầu tư (14%). Có thể thấy tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn (chiếm 61% trong tổng cơ cấu kỳ hạn khoản vay). Tỷ lệ nợ xấu đang ở mức 4,67% tại thời điểm tháng 3 năm 2013, có dấu hiệu tăng cao từ năm 2009. Theo KPMG nhận định, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến rủi ro tín dụng là “mô hình tín dụng không được thiết kế chặt chẽ”. Ngoài ra, KPMG cũng đã đặt câu hỏi với các ngân hàng về chính sách của NHNN, tình hình nhân sự ngành ngân hàng và tình hình quản lý rủi ro của ngân hàng. Khảo sát về nhận thức của các ngân hàng về Basel II, khung giám sát được NHNN lập kế hoạch thực hiện cho các hoạt động quản lý như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản cũng được đề cập ở cuối bài viết. Nhiều tác giả Việt Nam cũng có những nghiên cứu về rủi ro tín dụng, chẳng hạn như nhóm tác giả thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Nguyễn Đình Thiện (2010), Trần Thị Kỳ (2008), Nguyễn Hồng Châu (2008). Trong bài nghiên cứu “Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam năm 2012” của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2012 của Việt Nam đạt xấp xỉ 8,85%, kể cả trái phiếu doanh nghiệp, là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tín dụng tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách, dù đã được điều chỉnh lại chỉ còn ở mức 8-10%, cho thấy kinh tế đang bị đình đốn và tổng cầu suy giảm. Mặt khác, tình trạng nợ xấu và vốn tồn đọng do sở hữu chéo không chỉ khiến vai trò trung gian tài chính của ngân hàng bị ảnh hưởng mà còn gia tăng rủi ro cho hệ thống tín dụng. Theo các ước lượng chính thức, quy mô nợ xấu vào khoảng 8,6-10% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng, và các khoản tín dụng này đa phần được thế chấp bằng bất động sản, vô hình chung làm gia tăng nguy cơ mất vốn của khoản nợ. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thiện (2010) tập trung làm rõ mô hình quản trị rủi ro tín dụng và tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc
  • 24. 16 tế Việt Nam (VIB). Phân tích mức độ hoạt động, cơ cấu tổ chức có liên hệ mật thiết với quy trình quản lý rủi ro tín dụng, các quy định cũng như chính sách về quản lý rủi ro (về tài sản đảm bảo, cho vay khách hàng). Qua đó tác giả đánh giá ảnh hưởng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VIB, những ưu điểm và nhược điểm. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp hỗ trợ mô hình hoạt động hiệu quả hơn. Vấn đề xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại Việt Nam đã được thảo luận trong nghiên cứu của Trần Thị Kỳ (2008). Tác giả đã tập trung phân tích hệ thống xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó luận án đề xuất những giải pháp: tập trung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích, tiêu chuẩn so sánh, phương pháp tổ chức thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, để kết quả xếp hạng tín nhiệm đánh giá đúng khả năng và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp vay vốn, là cơ sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các quyết định thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tác giả Nguyễn Hồng Châu (2008) đã bàn về giải pháp quản trị tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã tập trung phân tích tình hình tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, về dư nợ cho vay doanh nghiệp, chất lượng tín dụng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu lên những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho Agribank, cụ thể đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao quát từ định hướng quản lý rủi ro chung đến định hướng về tín dụng. Đặc biệt nghiên cứu quan tâm đến việc nâng cao kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng bằng cách xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, chấp hành các quy định về bảo đảm tiển vay, thực hiện tốt cân đối tín dụng. Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân nhàng thương mại; làm rõ sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh; bên cạnh đó đưa các lý luận vào phân tích trường hợp ngân hàng cụ thể, đề ra phương pháp quản lý phù hợp nhất với điều kiện của từng ngân hàng. Các giải pháp đó đã và đang được triển khai trong thực tiễn hoạt đông tại ngân hàng thương mại. Điển hình của việc chuyển mình trong hoạt động quản lý rủi ro là việc thay đổi phương pháp quản lý rủi ro. Tuy nhiên, có nhiều công trình nghiên cứu vẫn mang tính chất lý thuyết cao, tuy có dẫn chứng lý luận về mô hình quản lý, nhưng khi đưa vào từng trường hợp ngân hàng cụ thể vẫn còn tính khái quát nhiều, chưa nêu bật lên phương pháp quản lý rủi ro tín dụng mà tại ngân hàng đang áp dụng, cũng như số liệu dẫn chứng cụ thể về các phương án phòng ngừa và tổn thất rủi ro.
  • 25. 17 Luận văn tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước về phương pháp và kết quả, đồng thời điều chỉnh phạm vi nghiên cứu cho phù hợp với trình độ và đưa vào đó những hướng tiếp cận mới để bài viết trở nên hoàn thiện hơn. 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, đề tài tiến hành áp dụng các phương pháp nghiên cứu theo quy trình thực hiện sau đây: Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu của luận văn Giới thiệu hoạt động tín dụng tạiACB Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ACB Tìm hiểu công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB Đề xuất giải pháp Phương pháp tổng hợp và phân tích được áp dụng để tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB. Bên cạnh cáo thường niên trong 3 năm 2010 đến 2012, luận văn cũng tham khảo các bài báo từ Internet và bài luận của các sinh viên khóa trước. Phương pháp so sánh chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh các giá trị của ngân hàng năm sau so với năm trước, so sánh theo giá trị tuyệt đối kết hợp với giá trị tương đối, đồng thời tạo ra sự đồng nhất về đơn vị tính để có thể so sánh dễ dàng và chính xác. Từ những kết quả thu được, tiến hành đánh giá, phân tích và rút ra kết luận về hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB. Phương pháp phỏng vấn, trao đổi với cán bộ tín dụng cũng giúp tìm hiểu rõ hơn về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.
  • 26. 18 Dựa trên những thông tin thu thập được cùng các tỷ số tài chính có liên quan đến rủi ro trong hoạt động tín dụng để phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB. Kết luận chương 2: Chương 2 đã nêu lên lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, và rút ra một số kết luận sau: Bản chất, các hình thức tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu. Việc áp dụng các nguyên tắc này phải được cụ thể hóa phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, phù hợp với sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Bên cạnh đó, trong chương này đã giới thiệu một số công trình nghiên cứu có liên quan, từ đó làm rõ hơn nguyên nhân hình thành đề tài, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu làm sáng tỏ mục tiêu đề tài. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong chương này sẽ là tiền đề cho nội dung ở các chương sau, khi nghiên cứu vào vấn đề cụ thể - tình hình quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
  • 27. 19 CHƯƠNG3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) Rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng. Trong chương này sẽ nói rõ hơn về tình trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, cụ thể là sẽ đề cập đến hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng cũng được đề cập đến giúp phân tích rõ hơn về hoạt động này tại ngân hàng. 3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Trước khi tìm hiểu về tình hình tín dụng tại ACB, một vài chi tiết tổng quan về ACB sẽ được giới thiệu, như quá trình phát triển, công nghệ, mạng lưới, thành tựu đã đạt được cũng như tình hình kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 của ngân hàng. 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 4/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Cổ phiếu ACB được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. Thông tin về ngân hàng như sau:  Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu  Tên tiếng anh: Asia Commercial Join Stock Bank (ACB)  Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp.HCM  Điện thoại: (84.8) 3929 0999  Số fax: (84.8) 3929 0999  Website: www.acb.com.vn  Mã cổ phiếu: ACB  Logo:
  • 28. 20 Các ngành nghề kinh doanh chính của ACB bao gồm:  Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.  Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.  Hùn vốn và liên doanh theo luật định.  Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.  Hoạt động bao thanh toán. Năng lực tài chính, lợi thế cạnh tranh và tình hình kinh doanh của ACB được thể hiện như sau:  Vốn điều lệ: Tại thời điểm thành lập. vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VND thuộc sở hữu của 27 cổ đông. Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của ACB tính đến ngày 31/12/2012 là 9.377 tỷ đồng, gấp gần 938 lần so với thời điểm ban đầu. Đồ thị sau đây thể hiện quá trình tăng vốn điều lệ của ACB qua các năm: Hình 3.1.: Quá trình tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2005 đến 2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Vốn điều lệ ACB 10.000 9.000 9.377 9.377 9.377 8.000 7.000 7.814 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 5.806 2.531 1.000 0 695 1.101 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng
  • 29. 21 Năm 2007, ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1800 tỷ đồng. Tháng 6/2008, ngân hàng Standard Charter (SCB) của Anh-cổ đông chiến lược của ACB- quyết định tăng cổ phần tại ACB từ 8,84% lên 15%, nâng vốn điều lệ của ACB lên 5.806 tỷ đồng, tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử tăng vốn điều lệ của ACB. Từ năm 2010 thì vốn điều lệ không đổi, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, ACB là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ đứng thứ 8 trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam.  Mạng lưới: Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, hoạt động của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp.HCM). Trong giai đoạn 2006-2010, ngân hàng đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 233 chi nhánh và phòng giao dịch, tiếp tục chiến lược đa dạng hoá hoạt động. So với năm 2000, mạng lưới kênh phân phối của ACB bao gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại thành phố Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc: 20 chi nhánh và 79 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Trung: 13 chi nhánh và 35 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Tây: 13 chi nhánh và 15 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Đông: 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch. Ngoài ra còn có trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động, 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.  Công nghệ: Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Trong các năm tiếp theo, ACB liên tục nâng cấp hệ ngân hàng lõi, hợp tác với Microsort và PricehouseWaterCoopers về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành quản lý. Tại thời điểm hiện tại, ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuters về cung cấp thông tin tài chính và công cụ mua bán ngoại tệ. Thành tích nổi bật của ngân hàng là xây dựng trung tâm dữ liệu dạng module theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
  • 30. 22  Thành tựu: Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần vững mạnh nhất Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã liên tục đạt được những thành tích lớn qua sự công nhận của xã hội. Liên tục từ năm 2009 đến 2012, ACB được tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do các tạp chí có uy tín bình chọn như Euromoney, Global Finance, Asia Money, World Fiance. Năm 2009 Ngân hàng được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì. Ngoài ra ACB còn nhận được các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn, như “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đựơc hài lòng nhất năm 2008” và “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2010”. Có thể nói ACB đã xây dựng được một vị thế khá vững mạnh, cả trên thị trường ngân hàng lẫn trong niềm tin của khách hàng. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật các TCTD năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lí của tổ chức tín dụng. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012). Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối hiện nay có 342 chi nhánh và phòng giao dịch.  Chín khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Thị Trường Tài Chính, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản lý rủi ro, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị hành chánh, Công nghệ Thông tin  Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.  Sáu phòng : Tài Chính, Kế Toán, Quản lý rủi ro thị trường, Thông tin quản trị, Quan hệ đối ngoại, Đầu tư  Ba Trung tâm: Công nghệ thông tin, Giao dịch vàng, Vàng.
  • 31. 23 Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA) Khối công nghệ thông Khối quản trị hành Khối quản trị nhân Khối vận hành Khối quản lý rủi ro Khối phát triển kinh Khối thị trường tài Khối khách hàng Doanh Khối khách hàng Cá Ban đảm bảo chất Phòng đầu tư GĐTC và các phòng trực Phòng pháp chế và tuân Phòng thẩm định tài sản Phòng tổng hợp KTT và các phòng trực Văn phòng dự án chiến Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012) 3.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian vừa qua Năm 2012 vừa qua là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, đặc biệt với sự cố tháng 8/2012 của ACB. Tuy vậy, ACB cũng đã nỗ lực hết mình, ứng phó tốt và khắc phục nhanh, thanh khoản được Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Tổng giám đốc Văn phòng HĐQT Các hội đồng
  • 32. 24 đảm bảo, giữ vững vị trí là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm được tóm tắt ở bảng sau: Bảng 3.1: Tóm tắt hoạt động kinh doanh ACB 2010-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 205.103 281.019 176.300 75.916 37,01 -104.719 -37,26 Huy động vốn 137.881 185.637 140.700 47.756 34,64 -44.937 -24,21 Dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.800 15.614 17,91 -9 -0,01 Lợi nhuận trước thuế 3.102 4.203 1.042,67 1.101 35,49 -3.160,33 -75,19  Tổng tài sản: (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Tổng tài sản thể hiện quy mô của ngân hàng. Tổng tài sản của ACB năm 2011 tăng 37%, tương đương 75.916 tỷ đồng so với năm 2010. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ tiền gửi khách hàng. Năm 2012, tình hình tài sản của ACB biến động mạnh. Tổng tài sản giảm đến 104.719 tỷ đồng, tương đương 37,26%. Nguyên nhân đầu tiên là do chủ trương ngừng huy động và cho vay bằng vàng của Ngân hàng Nhà nước. ACB phải giảm nguồn vốn huy động vàng, một phần làm giá trị vàng tại quỹ giảm, mặt khác làm giảm tính thanh khoản để phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng. Bên cạnh đó, do sự cố tháng 8/2012, khách hàng rút tiền ào ạt tại các chi nhánh và phòng giao dịch của ACB, khiến lượng tiền mặt giảm rõ rệt. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại ACB cũng giảm, tuy nhiên đó là tình trạng chung của các ngân hàng năm 2012, do tình hình thanh khoản trên thị trường khó khăn nên các ngân hàng đều rút tiền phòng thủ.  Huy động vốn: Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. tại ACB , trong năm 2011, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành chỉ tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB năm 2011 ước tính ở mức 6,5%, tăng gần 1% so với đầu năm. Gần đây hoạt động huy động của ACB có những biến động mạnh, cụ thể trong năm 2012, số dư huy động giảm khá nhanh, giảm 44.937 tỷ đồng, tương đương 24,21%
  • 33. 25 so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm vốn huy động này là do luồng tiền rút ra khá mạnh sau sự cố tháng 8. Ngoài ra, theo quy định của NHNN, ACB đã phải đóng trạng thái vàng, vốn chiếm đến 1/3 nguồn vốn huy động của ACB, vừa làm giảm nguồn vốn huy động, vừa khiến tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu từ NHNN, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%, được xem là tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng 100% so với năm 2011. Tuy nhiên, dù lượng tiền gửi giảm song xét về tồng huy động vốn thì ACB lại đứng thứ 5 trong các ngân hàng hút khách gửi tiền nhất (Nguyễn Hằng, 2013).  Dư nợ cho vay: Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động chủ yếu tạo nên thu nhập cho ACB. Với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Cuối năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm 2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Trong năm này, huy động tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân ngành. Tình hình tín dụng năm 2012 của ACB không thay đổi so với năm trước, giảm 9 tỷ đồng, tương đương 0,01%. Một phần do kinh tế Việt Nam năm 2012 bị suy giảm với bối cảnh kinh tế suy thoái và sự sụp đổ của hàng chục nghìn doanh nghiệp. Năm 2012 toàn ngành ngân hàng đối mặt với tăng trưởng tín dụng thấp, tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm và cả năm chỉ đạt 8,9%, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1992, do nền kinh tế không hấp thu được vốn tín dụng vốn lãi suất còn khá cao và những điều kiện cho vay thận trọng hơn trước. Thêm vào đó, với ACB, sự cố tháng 8 năm 2012 đã làm việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 đặt ra một thách thức không nhỏ cho ACB trong việc củng cố địa vị của mình cũng như cải thiện các chỉ tiêu đã đề ra.  Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng 1,35 lần năm 2010 và vượt kế hoạch đã công bố đầu năm. Lợi nhuận giảm mạnh nhất trong tất cả các chỉ tiêu tại năm 2012. Lợi nhuận năm 2012 giảm hơn 3000 tỷ đồng, tương đương 75% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận do tình hình khó khă của nên kinh tế, khách hàng gặp khó khăn nên nguồn thu từ khoản vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Trích lập dự phòng tăng do nợ dưới tiêu chuẩn tăng cũng làm giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát vào tháng 8/2012 đã khiến ngân hàng không thể đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra, ACB đi đầu
  • 34. 26 ROE và ROA 40,00% 35,00% 36% 30,00% 25,00% 20,00% 15,00% 28,90% 10,00% 5,00% 0,00% 8% 1,70% 2010 1,70% 2011 0% 2012 LN trước thuế/Vốn CSH bình quân (ROE) LN trước thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA) trong việc bán vàng để bình ổn thị trường, nhưng sự cố tháng 8 và chủ trương của NHNN trong việc đóng trạng thái vàng. Ngoài ra, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hạn chế các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động vô hình chung làm cho chi phí đầu tư về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lưới của ACB chưa được sử dụng hiệu quả, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập thuần tăng, ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.  Các chỉ số về khả năng sinh lời Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2: Chỉ số về khả năng sinh lời 2010-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Về tỷ suất sinh lời của ACB vào năm 2011, ROE tăng từ 28,9% lên đến 36%, do lợi nhuận ở thời điểm 2011 tăng đến 35,39%, trong khi vốn chủ sở hữu bình thay đổi không đáng kể. Tương tự như vậy, tổng tài sản ở thời điểm này tăng 37.01% so với năm 2010, xấp xỉ với mức tăng lợi nhuận trước thuế nên tỷ số ROA hầu như không đổi, giữ nguyên ở mức 1,7%. Các chỉ tiêu sinh lời có sự sụt giảm mạnh tại năm 2012, là hệ quả tất yếu của việc sụt giảm lợi nhuận. ROE từ 36% năm 2011 tuột dốc chỉ còn 8%, nguyên nhân chính là do lợi nhuận giảm mạnh đến trên 3000 tỷ, tương đương 75%. Thời điểm này tổng tài sản của ACB giảm mạnh (37,26%) nhưng vẫn thấp hơn mức giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đáng kể với ROE của ngân hàng, khiến chỉ tiêu này chỉ còn 0,5% - thấp nhất từ trước đến nay. Dựa vào hai chỉ tiêu sinh lời có thể thấy hoạt động kinh doanh của ACB không khả quan,
  • 35. 27 vừa chịu tác động nền kinh tế trì trệ, vừa phải đối diện với hậu quả do sự cố của riêng ngân hàng. Hay nói cách khác, ACB cần thận trọng hơn nữa trong công tác quản lý rủi ro, cần có những chính sách kịp thời và đúng đắn để vượt qua giai đoạn khó khăn này. 3.2 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Với vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, ACB không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, cụ thể là chất lượng của hoạt động tín dụng, được xem như nguồn thu nhập chính của ngân hàng. ACB có nhiều sản phẩn tín dụng đa dạng, từ cho vay tiêu dùng đến sản xuất, cho vay đảm bảo đến tín chấp, ở mỗi hình thức cho vay đều có các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt ngân hàng còn có những sản phẩm vay đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần dưới đây sẽ làm rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ACB, về cơ cấu cũng như về chất lượng. 3.2.1 Đôi nét về hoạt động tín dụng tại ACB Tại ACB, hoạt động tín dụng được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo ngành nghề kinh doanh, theo kỳ hạn, theo vùng kinh tế, theo loại tiền tệ… Trong luận văn sẽ xét đến 3 cơ cấu phổ biến nhất: cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh, cơ cấu theo kỳ hạn nợ và cơ cấu theo nhóm nợ.  Theo ngành nghề kinh doanh Cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh có sự chuyển biến. Nếu trong năm 2010 và 2011 cho vay thương mại luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, thì trong năm 2012 cho vay dich vụ cá nhân và cộng đồng lại có sự tăng cao rõ rệt, chiếm 42,5% trong tổng dư nợ cho vay. Điều đó cho thấy càng ngày lượng khách hàng cá nhân của ACB chiếm tỷ trọng càng lớn, cũng như sự hiệu quả của tính đa dạng và thích hợp của các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân. Dư nợ của các ngành tăng trưởng không giống nhau. Nhìn chung dư nợ cho vay các ngành đều giảm vào năm 2012. Các ngành thương mại năm 2011 tăng 9.131 tỷ đồng tương đương 33,06%. Đến năm 2012 lại giảm 9,66%, khoảng 3.511 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho vay với mục đích dịch vu vẫn tăng trưởng đều mỗi năm, năm 2011 tăng 1.897 tỷ đồng (5,68%) và năm 2012 tăng mạnh 8.374 tỷ đồng (23,71%). Các ngành sản xuất và gia công chế biến vẫn theo xu hướng, năm 2011 tăng 1.672 tỷ đồng (12,37) và năm 2012 giảm 1.918 tỷ đồng (12,63%) do năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất vì thế cũng chậm lại. Có một điểm cần lưu ý về các ngành nghề khác là trong năm 2012 có sự chuyển biến trong dư nợ cho vay nông-lâm nghiệp, tuy chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp nhưng dư nợ
  • 36. 28 cho vay đã tăng nhiều so với năm 2011, từng bước thể hiện Nghị định số 41/2010, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã phát huy tính hiệu quả. Bảng 3.3: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh Đơn vị tính: tỷ đồng NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thương mai 27.617 31,67 36.748 35,74 33.197 32,29 9.131 33,06 -3.551 -9,66 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 33.421 38,33 35.318 34,35 43.692 42,50 1.897 5,68 8.374 23,71 Sản xuất và gia công chế biến 13.516 15,5 15.188 14,77 13.270 12,91 1.672 12,37 -1.918 -12,63 Khác 12.641 14,5 15.555 15,13 12.656 12,31 2.914 23,05 -2.899 -18,64 Tổng 87.195 100 102.809 100 102.815 100 15.614 17,91 6 0,01 (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Trong 3 năm 2010 đến 2012, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay dịch vụ. tuy năm 2011 tỷ trọng dịch vụ giảm xuống còn 34,34%, nhường chỗ cho cho vay thương mại và các ngành khác, nhưng đến năm 2012 lại tăng lên đến 42%. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ ngành thương mại có bước tăng nhẹ trong năm 2011, tăng 5,68% kéo theo tỷ trọng cũng tăng theo, nhưng đến năm 2012 tỷ trọng cho vay thương mại lại giảm xuống chỉ còn 32,29%. Tỷ trọng ngành gia công chế biến giảm qua các năm. Từ 15,5% năm 2010 giảm xuống 14,77% năm 2011, đến năm 2012 chỉ còn 12,91%. Tỷ trọng các ngành khác duy trì qua các năm. Sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ cũng như cơ cấu cho vay một phần nhờ các chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng và chính sách tín dụng linh hoạt.  Dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay Kỳ hạn cho vay bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy mỗi năm dư nợ cho vay theo mỗi loại kỳ hạn có thay đổi, nhưng nhìn chung cơ cấu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn cả.
  • 37. 29 Bảng 3.4: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay Đơn vị tính: tỷ đồng KỲ HẠN VAY 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 43.889 50,33 53.361 51,90 55.878 54,35 9.472 21,58 2.517 4,72 Trung và dài hạn 43.306 49,67 49.448 48,10 46.937 45,65 6.142 14,18 - 2.511 - 5,08 Tổng cộng 87.195 100 102.809 100 102.815 100 15.614 17,91 6 0,01 (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Phân loại cho vay theo kỳ hạn cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ tại ACB. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng dần theo thời gian, nếu trong năm 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 50,33%, xấp xỉ với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thì đến năm 2012, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đã tăng lên 54,34%. Điều này nằm trong xu thế chung của các ngân hàng thương mại hiện nay là ưu tiên các khoản vay ngắn hạn. Khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của ACB, đa phần là vay tiêu dùng như sữa chửa nhỏ, mua phương tiện đi lại, du lịch…nên sẽ ưu tiên vay ngắn hạn. Còn về phần các doanh nghiệp, do tình hình kinh tế khó khăn năm 2012 với hàng loạt vụ phá sản, các doanh nghiệp ít đầu tư mà chủ yếu vay vốn để bổ sung vốn lưu động nên sẽ ưu tiên vay ngắn hạn. Tỷ trọng vay ngắn hạn cao góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng, trong tình hình bất động sản đóng băng khi các khoản vay trung và dài hạn thường dùng tài sản cố định làm tài sản đảm bảo.  Theo nhóm nợ Hiện nay ACB thực hiện phân loại nợ theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà Nước và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý); Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Trong đó nợ nhóm 1, 2 là nợ thông thường; nợ nhóm 3,4,5 là nợ xấu.
  • 38. 30 Bảng 3.5: Phân loại nợ vay giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 1 86.693 99,42 101.564 98,79 94.823 92,23 14.871 17,15 -6.742 -6,64 Nợ nhóm 2 209 0,24 327 0,32 5.421 5,27 118 56,29 5.094 1.559,07 Nợ nhóm 3 65 0,07 275 0,27 747 0,73 210 324,61 472 171,74 Nợ nhóm 4 58 0,07 346 0,34 673 0,65 287 491,89 328 94,81 Nợ nhóm 5 170 0,19 297 0,29 1.150 1,12 128 75,27 853 286,90 Tổng 87.195 100 102809 100 102.815 100 15.614 17,91 5.692 0,01 (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Qua số liệu cho thấy nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm tỷ trọng lớn trên 90% so với tổng dư nợ. Cơ cấu nợ khá an toàn, điều này phù hợp với tình hình cho vay thực tế của ACB. ACB đã tổ chức mô hình xét cấp tín dụng khá hoàn chỉnh, có quy trình chặt chẽ từ khi nhận hồ sơ đến thanh lý khoản vay nên tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thấp. Năm 2012, tình hình nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng đột biến so với năm 2011 (tăng gấp 17 lần) do trong thời gian này ACB cho Tổng Công ty Hàng hải Việt nam (Vinalines) vay. Đồng thời năm 2012 có một số lượng tiền lớn trị giá 3.511.468 triệu đồng cho vay sáu công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng Quản trị (“Nhóm sáu công ty”). Trong đó, một công ty trong nhóm Sáu công ty đang bị điều tra từ bên ngoài từ tháng 8 năm 2012 sau khi ông Kiên bị bắt giữ; các cơ quan chức năng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các giao dịch và số dư giữa Tập đoàn với các công ty này. 3.2.2 Tình hình rủi ro tín dụng tại ACB Hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi lớn nhất, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Nhận định rủi ro tín dụng cũng như đánh giá tình hình rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải là điều cần thiết, là cơ sở để đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp và kịp thời. Thực trạng rủi ro tín dụng được đo lường bằng một số chỉ tiêu quen thuộc sau:
  • 39. 31 Bảng 3.6: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tín dụng Đơn vị tính: % Năm 2010 2011 2012 Nợ xấu/Dư nợ cho vay 0,34 0,89 2,50 Nợ quá hạn/Dư nợ cho vay 0,99 1,33 8,03 Tổng dư nợ/Tài sản Có 33,81 67,25 31,13 Cho vay/Vốn huy động 63,24 55,38 73,06 CAR 10,60 9,25 13,52  Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Nợ xấu và nợ quá hạn được xem là hai chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của ngân hàng đó. Bảng sau thể hiện tình hình nợ xấu và nợ quá hạn của ACB giai đoạn 2010-2012: Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 293 918 2.571 625 213,51 1.653 180,07 Nợ quá hạn 866 1.365 8.258 499 57,62 6.893 504,98 Tổng dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.815 15.614 17,91 6 0,01 Nợ xấu/Dư nợ cho vay (%) 0,34 0,89 2,50 Nợ quá hạn/Dư nợ cho vay (%) 0,99 1,33 8,03 (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB) Trong năm 2011, tình hình tín dụng trở nên xấu đi, đó là tình trạng chung của toàn ngành. Nợ xấu của ACB tăng 625 tỷ đồng, tương đương đến 213,51% so với năm 2010.
  • 40. 32 Trả lời cổ đông về vấn đề nợ xấu tại Đại hội ngày 30/3, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho biết, nợ xấu của ACB chủ yếu là cho vay bất động sản, liên quan bất động sản: kinh doanh sắt thép, xi măng, văn phòng, đồ gỗ chiếm khoảng 60% nợ xấu. Sang đến năm 2012 nợ xấu tăng mạnh lên gấp đôi chủ yếu là do doanh nghiệp. ACB không có nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản mà chủ yếu ở các doanh nghiệp thủy hải sản có quan hệ với thị trường thế giới. Một số khoản nợ xấu tập trung ở các khoản do Vinashin vay nhưng không nhiều và có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, một khoản nợ xấu do công ty thủy sản Bình An vay, cũng có tài sản đảm bảo. Năm 2012 do tình hình kinh tế chung suy thoái, hầu như ngân hàng nào cũng có nợ xấu, bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên không tránh khỏi ảnh hưởng. Tuy vậy, ACB là một trong số ít ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát, xấp xỉ dưới 3% tính đến thời điểm 30/11/2012 và nợ từ nhóm 2 trở lên dưới 5%. Tình hình nợ quá hạn của ACB năm 2012 có sự biến động mạnh vượt trội so với những năm trước. Năm 2011 ngân hàng kiểm soát nợ tốt nên dù dư nợ cho vay tăng cao so với năm 2011 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng không đáng kể. Sang năm 2012 nợ quá hạn tăng đột biến, gấp 7 lần so với năm 2011, do tình hình kinh tế khó khăn và riêng với ACB thì do tác động thêm của sự cố tháng 8. Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ACB tăng cao chủ yếu là ở nợ nhóm 2. Quản lý rủi ro về tín dụng là một điểm sáng trong toàn cảnh hoạt động của ACB trong năm 2011. Ngân hàng tập trung nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả là cuối năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB vào năm này là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ ¼ so với trung bình ngành. Năm 2012, do kinh tế suy thoái đã làm tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 2,46%, tăng gần 3 lần so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên vẫn thấp hơn trung bình ngành và (4,93%) nằm trong mức tỷ lệ nợ xấu cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%. ACB đã xác định việc quản lý và kiểm soát nợ xấu là công tác trọng tâm trong năm 2013, nhiều giải pháp được ban hành nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, từ khâu quyết định, triển khai và thực hiện để có hiệu quả hơn.  Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng là chỉ số đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của một đồng tài sản Có, về lý thuyết thì khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng tăng theo. Hệ số rủi to tín dụng của ACB qua 3 năm như sau: