SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 103
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––
HÀ THỊ NGHĨA
SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG
KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỐ THÔNG DÂN TỘC NỘI
TRÚ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ,
SINH HỌC 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG
NGHIÊN CỨU
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 60 140111
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS -TS. NGUYỄN DUÂN
Thừa Thiên Huế, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hà Thị Nghĩa
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Duân, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy ở khoa Sinh, trường
Đại học Sư Phạm Huế đã động viên, hướng dẫn và góp ý cho đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo giảng dạy Sinh học
và các em học sinh trường PTDTNT tỉnh Kon Tum, PTDTNT Kon Rẫy đã tạo
điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cám ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Hà Thị Nghĩa
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................... ii
Lời cám ơn....................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................... 01
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................ 04
Danh mục các bảng ...................................................................................... 05
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ........................................................................ 06
Phần I: MỞ ĐẦU........................................................................................... 07
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 07
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 09
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 09
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 09
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 09
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ....................................................... 10
6.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 10
6.3. Phương pháp điều tra ............................................................................. 10
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 10
6.5. Phương pháp thống kê toán học ............................................................ 11
7. Những đóng góp mới của đề tài................................................................ 11
8. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 11
10. Lược sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 11
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 14
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm bài tập ................................................................................. 14
1.1.2. Thực tiễn ............................................................................................... 15
1.1.3. Bài tập thực tiễn ................................................................................... 18
2
1.1.4. Vai trò của bài tập thực tiễn trong dạy và học ................................... 18
1.1.5. Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học .......................................................................................................... 19
1.1.5. . Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho HS trong dạy học môn Sinh học ..................................................................... 24
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 25
2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ
thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum ..................................................................... 25
2.2.2. Thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn liên
hệ thực tiễn ở trường PTDTNT tỉnh Kon Tum .................................................... 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 29
Chương 2: SỬ DỤNG BTTT ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG
KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11
........................................................................................................................ 30
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” - Sinh học 11 .............................................................................................. 30
2.2. Thiết kế BTTT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng ” - Sinh học 11 ............................................................................................. 34
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng BTTT ................................................................ 34
2.2.2. Quy trình xây dựng BTTT ................................................................... 36
2.2.3. Hệ thống BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học
sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” - Sinh học 11 .............................................................................................. 38
2.2.4. Sử dụng BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh
trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” -
Sinh học 11 ............................................................................................................. 50
2.2.5. Quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn ........................................................................................................... 51
3
2.2.6. Một số lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng BTTT để rèn
luyện KNVD kiến thức cho HS các trường PTDTNT tỉnh Kon Tum ................. 58
2.2.7. Hệ thống các tiêu chí đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS
PTDTNT qua việc sử dụng BTTT trong dạy học Sinh học .................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 61
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 62
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 62
3.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm ...................................................... 62
3.2.1. Nội dung ............................................................................................... 62
3.2.2. Thời gian .............................................................................................. 62
3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 62
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 62
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................... 63
3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 63
3.4.1 Phân tích định lượng ............................................................................ 63
3.4.2. Phân tích định tính .............................................................................. 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 68
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 69
1. Kết luận ..................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 71
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Bài tập thực tiễn BTTT
Phổ thông dân tộc nội trú PTDTNT
Kĩ năng vận dụng KNVD
Giáo viên GV
Học sinh HS
Nhà xuất bản NXB
Trung học phổ thông THPT
Sách giáo khoa SGK
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn sinh học ở các
trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú tỉnh Kon Tum
25
Bảng 1.1 Nội dụng của chương Chuyển hóa vật chất và năng
lượng – Sinh học 11
31
Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn qua việc sử dụng bài tập thực tiễn
trong dạy học Sinh học
60
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các mức độ đạt được của HS qua các lần
kiểm tra thực nghiệm
64
6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
TT Số hiệu Tên sơ đồ, biểu đồ Trang
1 Sơ đồ 2.1
Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học
Sinh học.
36
2 Sơ đồ 2.2
Quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện cho HS
KNVD kiến thức trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
51
3 Sơ đồ 2.3
Quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến
thức trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức.
55
4 Đồ thị 3.1
Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 1 qua các
lần kiểm tra thực nghiệm
65
5 Đồ thị 3.2
Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 2 qua
các lần kiểm tra thực nghiệm
65
6 Đồ thị 3.3
Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 3 qua các
lần kiểm tra thực nghiệm
66
7 Đồ thị 3.4
Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 4 qua
các lần kiểm tra thực nghiệm
66
8 Đồ thị 3.5
Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được các mức độ
vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua các lần
thực nghiệm
67
7
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, con người được xem là nhân tố
chính của sự phát triển. Hoà cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng
đang bước vào kỷ nguyên mới với những cơ hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết
sự nghiệp giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quan trọng lớn lao trong chiến lược phát
triển của đất nước và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Luật Giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu: "Đối với giáo dục
phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt
đời ...".
Để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống
và góp phần hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh trung học, Bộ Giáo
dục và Đào tạo tiếp tục phát động và tổ chức cuộc thi "Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn", cuộc thi "Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia"
dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của
các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng
vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của học sinh,
8
thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn
đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành".
Do vậy, trong giảng dạy các môn học ở trong trường phổ thông nói chung và
trong dạy môn Sinh học nói riêng, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
nhằm phát triển năng lực cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc thiết
kế và sử dụng các dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng vận dụng ( KNVD) kiến thức
sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết
các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện
kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm trong
phạm vi hẹp của nội dung bài học... Việc sử dụng các câu hỏi, bài tập (BT) để rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, HS chưa biết cách làm việc độc lập
một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống.
"Sinh học cơ thể" trong chương trình Sinh học lớp 11 THPT, cung cấp những
kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể các sinh vật, các kiến
thức trong phần này có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống ... Vì vậy,
trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh
học cơ thể để giải quyết một số vấn đề thực tiễn thông qua các câu hỏi, bài tập là rất
thiết thực, cần thiết cần phải đặc biệt quan tâm.
Mặt khác, đặc điểm chung của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội
trú (PTDTNT) tỉnh Kon Tum đa số là con em vùng dân tộc ít người, trình độ tiếng
phổ thông còn kém, ngại tiếp xúc giao lưu, khả năng nhớ máy móc, tiếp thu kiến
thức thụ động. Vì vậy cần phải tạo hứng thú học tập cho các em thông qua việc vận
dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống, giúp
các em tích cực, chủ động hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Sử dụng bài tập thực
tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân
tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11”
9
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn ( BTTT) nhằm rèn luyện cho học sinh
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương I “Chuyển hóa vật
chất và năng lượng ”, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học 11 ở
trường PTDTNT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình xây dựng và sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức trong dạy
học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng", Sinh học 11 ở trường PTDTNT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức cho HS trường
PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11.
- Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức chương “Chuyển hóa vật chất
và năng lượng” Sinh học 11 , làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động dạy học.
- Xây dựng quy trình thiết kế BTTT, quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện
KNVD kiến thức cho học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa
vật chất và năng lượng” Sinh học 11.
- Xây dựng được hệ thống BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức trong dạy học
chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 cho học sinh trường
PTDTNT.
- Đề xuất được những vấn đề cần lưu ý để nâng cao hiệu quả việc sử dụng
BTTT trong việc rèn luyện KNVD kiến thức cho HS trường PTDTNT trong dạy
học môn Sinh học.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của học sinh
trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh
học 11 qua việc sử dụng BBTT.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế các BTTT có chất lượng và tổ chức sử dụng BT theo một quy
trình hợp lý thì sẽ rèn luyện tốt cho học sinh kỹ năng liên hệ thực tiễn từ đó nâng
10
cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức, gia tăng hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động
trong học tập của học sinh trường PTDTNT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước trong công tác giáo dục.
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, phương
pháp dạy học Sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài
liệu giáo khoa chuyên đề Sinh học cơ thể có liên quan đến đề tài.
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”
Sinh học 11 để xác định các nội dung kiến thức chính cần rèn KNVD kiến thức vào
thực tiễn.
- Sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện cho học sinh trường
PTDTNT KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương “Chuyển hóa vật
chất và năng lượng” Sinh học 11 thông qua việc vận dụng BTTT trong dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BTTT để
để rèn luyện KNVD kiến thức trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” Sinh học 11 cho học sinh trường PTDTNT.
6.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, từ đó
có những định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài.
6.3. Phương pháp điều tra
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV và HS, nghiên cứu
giáo án, dự giờ nhằm mục đích:
- Điều tra thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức vào thực
tiễn của HS trường PTDTNT và phân tích nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy và
học trong chương trình Sinh học 11.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm chéo để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài ở 2
trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
11
Quá trình thực nghiệm sư phạm ở trường THPT theo quy trình sau:
- Chọn lớp tiến hành thực nghiệm, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn của HS trước khi tiến hành dạy thực nghiệm theo 4 mức độ của tiêu chí
đánh giá đã xây dựng qua bài kiểm tra.
- Tổ chức dạy học theo quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức
cho HS trường PTDTNT đã đưa ra. Đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của
HS theo các mức độ của tiêu chí đánh giá đã xây dựng qua bài kiểm tra.
- Tiến hành chấm điểm theo thang điểm 10 và tiến hành xử lý số liệu bằng phương
pháp thống kê toán học.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thực
nghiệm sư phạm.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về BTTT .
- Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng BBTT trong dạy học Sinh học
- Xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn trong dạy học chương “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh
học 11 khi sử dụng BTTT.
8. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình thiết kế và sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức
vào thực tiễn trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh
học 11 cho HS lớp 11 của một số trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nồi dung luận văn có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận về thực tiễn của đề tài.
Chương II: Thiết kế và sử dụng BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
cho học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “ Chuyển hóa vật chất và năng
lượng”- Sinh học 11.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
10. Lược sử vấn đề nghiên cứu
12
10.1. Trên thế giới
Thế kỷ 17-18, ở các nước châu Âu, các nhà giáo dục nổi tiếng như Comenski,
J.J. Rousseau cũng đã có những quan điểm phải đưa ra những biện pháp dạy học
hướng học sinh tìm tòi suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, tích cực tự đánh giá kiến thức.
Những quan điểm này chỉ rõ: Không nên cho HS kiến thức có sẵn mà cần phải cho
HS tự phát minh, tự bồi dưỡng tinh thần độc lập trong quan sát, đàm thoại và trong
việc ứng dụng vào thực tiễn.
Một số nước phương Tây như Pháp, Mỹ đã xuất hiện nhiều tài liệu về lý luận
dạy học theo hướng khuyến khích, tăng cường sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện
tính tích cực chủ động và khả năng tự học cho học sinh. Một số nước Đông Âu, đặc
biệt là Liên Xô cũ đã có nhiều tác giả đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp
thiết kế, sử dụng và vai trò, giá trị của câu hỏi, bài tập.
Thế giới đã bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, người lao động buộc phải chủ động dám
nghĩ dám làm, linh hoạt trong lao động, hòa nhập với cộng đồng xã hội. Chính vì
vậy trong giáo dục cần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực thích ứng,
năng lực hành động, năng lực cùng sống và làm việc tập thể, cộng đồng cũng như
năng lực tự học, tự liên hệ.
Năm 1996, hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI đã xuất bản ấn phẩm
“ Học tập: một kho báu tiềm ẩn ”, trong đó xác định: “ Học tập suốt đời”, được dựa
trên bốn trụ cột là : học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để làm
người; “học để làm” được coi là không chỉ liên quan đến những kỹ năng mà còn
đến việc ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn cuộc sống.
10.2. Ở Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và
toàn cầu hóa đặt ra cho ngành giáo dục phải đào tạo ra lực lượng lao động phù hợp
với yêu cầu của thời đại mới. Đó là những người lao động không chỉ giỏi về lý
thuyết mà còn có năng lực thực hành, không chỉ có trình độ mà còn có khả năng
ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, những người nói
được, làm được, năng động, sáng tạo và có khả năng thích ứng với nghề nghiệp...
13
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách lớn
trong ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ
thông nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ.
Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một
cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống, vừa
tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ
năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương
pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham hiểu biết, năng lực tự học, năng
lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Muốn vậy trong quá trình dạy học cần xây
dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trên. Và hiện
nay, đã có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác giả như:
Trần Thái Toàn ( 2014) [33], Lê Thị Thu Hà ( 2015) [18], đã thiết kế được quy trình
và vận dụng quy trình đó rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn cho học sinh THPT
trong dạy học bộ môn Sinh học. Lê Thanh Oai ( 2016) đã xây dựng được quy trình
thiết kế BTTT dưới dạng các chủ đề dạy học [28].
Trong chương trình đổi mới giáo dục môn Sinh học, một trong những mục tiêu
được đề ra là “Phải chọn những nội dung kiến thức sinh học cốt lõi, giàu tính ứng
dụng, đặc biệt là ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam” [2]. Vì vậy, việc sử dụng các
bài tập để phát triển năng lực vận dụng vào thực tiễn cuộc sống là hoàn toàn phù
hợp và có tác dụng tích cực trong hoàn cảnh giáo dục nước ta.
14
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Hoàng Phê (2000): “Bài tập là bài ra
cho HS làm để tập vận dụng những điều đã học”[30]
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng những
điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến
thức đã học ” [31].
“Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải quyết cần phải thực hiện. Trong bài
tập bao gồm dữ kiện và yêu cầu cần tìm”.
Trong dạy học, bài tập là một câu hỏi, một vấn đề, một tình huống được đưa ra
giúp thầy và trò hoạt động. Trong đó, người thầy có vai trò tổ chức, gợi ý, hướng
dẫn trò hoạt động. Người trò độc lập suy nghĩ, trao đổi, suy luận để tìm ra đáp số,
lời giải.
Bài tập có thể là một câu hỏi nhưng câu hỏi không phải lúc nào cũng có nghĩa
là bài tập. Câu hỏi chỉ được xem là bài tập chỉ khi nó chứa đựng những tình huống,
bắt buộc học sinh phải tư duy độc lập, sáng tạo để tìm ra lời giải đúng. “Bài tập
được sử dụng ở các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tài liệu mới, củng cố,
vận dụng khái quát hóa, hệ thống hóa và kiểm tra đánh giá kiến thức”.
Đối với giáo viên, bài tập là công cụ để tổ chức các hoạt động nhận thức cho
học sinh, qua đó rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng cho người học, gắn lý thuyết với rèn
luyện kỹ năng. Đối với học sinh, bài tập là phương tiện, chỗ dựa để vận dụng kiến
thức lý thuyết vào thực tiễn nhằm tìm ra các vấn đề đúng, sai và điều chỉnh. Thông
qua việc giải quyết các bài tập, học sinh nắm được các kỹ năng, phát huy được tính
sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp.
Nội dung bải tập phải xuất phát từ yêu cầu rèn luyện những kỹ năng cơ bản.
Hệ thống bài tập phải phù hợp tình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh.
1.1.2. Thực tiễn
15
1.1.2.1. Khái niệm về thực tiễn
Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính, có
mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo làm biến đổi tự nhiên
và xã hội.
Thực tiễn không phải tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt
động vật chất của con người, phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác
động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng nhu cầu của mình. Bằng
hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó
làm cơ sở để biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức [44].
Hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính năng động, sáng tạo, là hoạt động đối
tượng hóa, là quá trình chuyển hóa cái tinh thần thành cái vật chất.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động của bản chất con người, là hoạt động đặc
trưng cho con người. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con
người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt
động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại được. Vì vậy thực tiễn là
phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên của
mối quan hệ giữa con người và thế giới [44].
Thực tiễn thể hiện tính lịch sử vì trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt
động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác nhau.Thực tiễn còn có tính xã hội
bởi hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách rời, mà phải
gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.Thực tiễn là những hoạt động có mục đích, đúng
đắn nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ cho nhân loại tiến bộ. Do vậy nó thể hiện
tính tự giác cao. Hoạt động nào nhằm cải tạo tự nhiên thì mới coi là hoạt động thực
tiễn [44].
1.1.2.2. Các hình thức của thực tiễn
Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động
tác động vào hiện thực khách quan, cải biến các dạng vật chất cần thiết đáp ứng
những nhu cầu của đời sống xã hội.
16
Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở đối với sự tồn tại, vận động và phát triển
của xã hội. Bởi, nó là nguồn gốc trực tiếp làm xuất hiện con người, ngôn ngữ và ý
thức của con người. Hơn nữa, hoạt động sản xuất vật chất là nguồn gốc qui định sự
hình thành, vận động, phát triển của các quan hệ xã hội… và có khả năng thoả mãn
mọi nhu cầu của con người.
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của lực lượng xã hội nhằm cải biến
quan hệ chính trị - xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Hoạt động chính trị - xã hội,
xét về bản chất là hoạt động đấu tranh xã hội, mà chủ yếu được thể hiện trong quan
hệ giai cấp, dân tộc quá trình đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc và nhân loại.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động
thực tiễn, bao gồm thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội. Dạng hoạt động
này có vai trò quan trọng trong quá trình (xác định) nhận thức và vận dụng các qui
luật khách quan của con người. Đặc biệt, trong thời đại cách mạng khoa học công
nghệ hiện nay.
1.1.2.3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a) Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Thông qua thực tiễn được thể hiện ở hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động
chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học thì nhận thức của con người
được hình thành và phát triển. Đó cũng là quá trình con người tác động vào giới tự
nhiên, xã hội làm giới tự nhiên, xã hội bộc lộ những thuộc tính, những tính qui luật
để cho con người nhận thức.
Mọi tri thức, dù trực tiếp hay gián tiếp đối với các cá nhân và các thế hệ người,
ở trình độ nhận thức kinh nghiệm hay nhận thức lý luận xét đến cùng đều có nguồn
gốc và bị quyết định bởi thực tiễn. Ví dụ: quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam đòi hỏi phải cải cách giáo dục đại học phải
mở rộng và xây dựng thêm những ngành đào tạo mới phù hợp với thực tiễn của
cách mạng Việt Nam. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh mở thêm ngành
quản trị luật đã phản đúng xu hướng tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước quyền
xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Hơn nữa, thực tiễn còn là quá trình con người
17
sáng tạo ra những công cụ, phương tiện ngày một tốt hơn, để hỗ trợ có hiệu quả cho
hoạt động nhận thức và phát triển hoàn thiện hơn năng lực nhận thức của con người.
Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận
thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm,
khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Các
ngành khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động sản xuất vật chất,
hoạt động chính trị - xã hội và thực nghiệm khoa học của xã hội. Ví dụ: thực tiễn
cách mạng hiện nay ở nước ta đòi hỏi phái xã hội hoá giáo dục, để giáo dục thực
hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nước.
b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản là giải thích về thế
giới về con người mà phải phục vụ thực tiễn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Sự ra đời
của các ngành khoa học và hệ thống lý luận của nó chỉ có ý nghĩa thật sự khi tri
thức của khoa học được vận dụng vào thực tiễn, biến đổi giới tự nhiên xã hội và bản
thân con người.
Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội với ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn
đề mới và phức tạp trong việc chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, vận
động theo cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi lý luận phải đi
sâu nghiên cứu những vấn đề đó. Theo đó, vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa các
thành phần kinh tế trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam cũng đòi hỏi lý luận
phải đi sâu nghiên cứu, để khẳng định tính tất yếu của kinh tế quốc doanh giữ vai
trò quyết định trong cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.
c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với hiện thực khách
quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, mọi lý luận phải thông qua thực tiễn
để kiểm nghiệm. Vì vậy, Các Mác đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của
con người có thể đạt đến chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là
vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người đã chứng
minh chân lý”. Thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung
18
vào kho tàng tri thức của nhân loại; những những lý luận nào chưa phù hợp thực
tiễn sẽ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại.
1.1.2.4. Ý nghĩa của thực tiễn
Trong quá trình nhận thức phải thấy rõ vai trò của hoạt động thực tiễn, không
được xa rời thực tiễn. Trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học phải kết hợp
với hoạt động sản xuất thực tiễn theo phương châm “học đi đôi với hành”, như vậy
việc học tập mới có kết quả [45].
1.1.3. Bài tập thực tiễn
Theo Lê Thanh Oai ( 2016) bài tập thực tiễn là dạng bài tập nhận thức có nội
dung kiến thức Sinh học xuất phát từ thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận
dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện,
nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học.
1.1.4. Vai trò của bài tập thực tiễn trong dạy và học
Thông qua BTTT học sinh hiểu kĩ hơn các kiến thức đã được lĩnh hội, củng cố
kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa kiến thức, mở rộng sự hiểu biết
một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của
HS.
Ngoài ra, BTTT còn giúp cho HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường
sống. Thông qua BTTT học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải
tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc giải các BTTT giúp rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức,
năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và
làm việc theo nhóm.
Việc giải các BTTT còn rèn luyện và phát triển các kỹ năng học tập như: kỹ
năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống có vấn đề
một cách linh hoạt, sáng tạo...; rèn luyện và phát triển các kỹ năng tư duy : quan sát,
so sánh, phân tích – tổng hợp...; rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động,
sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Thông qua nội dung BT giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn Sinh học từ
đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết,
19
làm tăng hứng thú học môn học và từ đó có thết làm cho HS say mê nghiên cứu
khoa học, giúp HS có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
1.1.5. Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn trong dạy học
1.1.5.1. Khái niệm về kỹ năng
Kỹ năng được định nghĩa bởi nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan niệm của
A.V. Peetrôvxki, kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tri thức. Kỹ năng
được hình thành bắng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện
hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà trong cả những điều
kiện thay đổi [9].
Theo Nguyễn Đình Chỉnh, kỹ năng là một thao tác đơn giản hoặc phức tạp
mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay nhằm thu được một kết quả
. Nhận định này mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời là kỹ năng
nhận thức và là kỹ năng chân tay [10].
Theo Meirieu (1987), kỹ năng là khả năng thực hiện một cái gì đó, đó là
một hoạt động được thực hiện. Kỹ năng chỉ được biểu hiện thông qua một nội
dung. Các kỹ năng bao gồm kỹ năng nhận thức và kỹ năng hoạt động chân tay.
Tuy nhiên, cũng có kỹ năng đồng thời là kỹ năng nhận thức và hoạt động chân
tay[32].
Theo Nguyễn Duân, kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có
hiệu quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định để đạt mục
tiêu đã đề ra [12].
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành
thạo, khéo léo trở thành kĩ xảo”[17].
Trên cơ sở những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng: Kỹ năng là khả năng
thực hiện một hay một chuỗi hành động nào đó một cách thuần thục, hiệu quả thông
qua việc lựa chọn, áp dụng những cách thức hành động phù hợp dựa trên nền tảng
kiến thức có được.
20
Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết. Mỗi kỹ năng chỉ biểu
hiện thông qua nội dung, tác động của nội dung lên kỹ năng ta đạt được mục tiêu:
Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung.
Thực chất của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho HS nắm vững một hệ
thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa
đựng trong BT, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể.
1.1.5.2. Kỹ năng học tập của học sinh
Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là kỹ năng của con người thực hiện
có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định,
nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra.
Kỹ năng học tập có các đặc trưng: Là tổ hợp các hành động học tập đã đươc
học sinh nắm vững, biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động và năng lực học tập ở
mỗi HS. Là một hệ thống trong đó có các năng lực học tập chuyên biệt, mỗi loại
hình học tập thì có một kỹ năng học tập chuyên biệt. Các kỹ năng học tập chuyên
biệt như một hệ thống con được tạo bởi các kỹ năng thành phần. Kỹ năng học tập là
một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng bậc và mang tính phát triển.
Trong mỗi điều kiện hoàn cảnh học tập khác nhau, nhiều kỹ năng chuyên biệt hay
kỹ năng thành phần có thể mất đi, thay thế hoặc tự điều chỉnh. Kỹ năng học tập có
mối quan hệ với kết quả học tập, nó là yếu tố có tính mục đích, luôn hướng tới mục
đích của hoạt động học tập và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập [33].
Trong dạy học Sinh học, một số kỹ năng đặc thù cần được chú ý rèn luyện
như: KN tư duy, KN thực hành, KN học tập.
Kỹ năng tư duy, bao gồm:
Kỹ năng phân tích- tổng hợp: Phân tích là sự phân chia trong tư duy cái toàn
bộ thành các yếu tố riêng lẽ, nhằm nhận thức bản chất của các yếu tố riêng lẽ, xác
định vị trí vai trò, chức năng của các yếu tố riêng lẽ trong cái toàn bộ.Tổng hợp là
sự liên kết các yếu tố riêng lẽ đã biết thành cái toàn bộ. Sản phẩm của sự tổng hợp
không phải là cái toàn bộ ban đầu mà là cái toàn bộ đã được nhận thức tới các yếu
tố, các mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự thống nhất của chúng. Phân tích và
tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở của tổng
21
hợp, được tiến hành theo hướng dẫn đến sự tổng hợp. Sự tổng hợp diễn ra trên cơ sở
sự phân tích. Phân tích và tổng hợp nhiều khi xen kẽ nhau. Phân tích càng sâu bao
nhiêu thì sự tổng hợp càng đầy đủ bấy nhiêu, tri thức, sự vật, hiện tượng càng phong
phú bấy nhiêu [8].
Kỹ năng so sánh: So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác
nhau giữa các đối tượng, nhằm phân loại sự vật hiện tượng thành các loại khác
nhau. Tùy mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tìm sự gbiống nhau
hay khác nhau. So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm
giống nhau thường dùng trong tổng hợp. Trong thực nghiệm về Sinh học người ta
thường dùng cách so sánh có đối chứng, nghĩa là so sánh kết quả của hai đối tượng
cùng loại, có đặc điểm hoặc sự tác động trái ngược nhau [8].
Kỹ năng phán đoán - suy luận: Theo từ điển Tiếng Việt, phán đoán là sự xét
đoán, nhận định. Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng nhằm xác nhận
hay phủ nhận mối quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng được phản ánh.Kỹ
năng phán đoán là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm thuộc
lĩnh vực chuyên môn đã có, là năng lực vận dụng chúng để phát hiện ra các thuộc
tính bản chất của các sự vật hiện tượng, là việc đưa ra những xét đoán hoặc nhận
định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định. Suy luận là một
hình thức của tư duy. Từ một hay nhiều phán đoán đã có mà rút ra được một phán
đoán mới theo các quy tắc logic xác định.Bất kì suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết
luận và lập luận. Tiền đề (phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra
phán đoán mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường logic từ các
tiền đề. Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận. Quan hệ suy
diễn logic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi mối quan hệ các tiền đề về
mặt nội dung. Nếu các phán đoán không có sự liên hệ về mặt nội dung thì không thể
lập luận để rút ra kết luận. Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận mà chia thành
suy luận diễn dịch hay suy luận quy nạp. Suy luận diễn dịch là suy luận trong đó lập
từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất. Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập
từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung [8].
22
Kỹ năng thực hành: Đối với KN này, cần hình thành ở người học một số các
thao tác cơ bản sau: Lắp ráp, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Tiến hành thí
nghiệm (xác định mục đích thí nghiệm; Xác định yếu tố thí nghiệm và yếu tố đối
chứng; ghi chép tài liệu thu thập được qua theo dõi thí nghiệm. Xác định nguyên
nhân của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Sử dụng phương pháp thống kê, xử lí
kết qủa thí nghiệm để rút ra kết luận khái quát [8].
Như vậy thực chất của việc hình thành KN trong học tập là hình thành cho HS
nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những
thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những
hoạt động cụ thể. Trong dạy học, việc rèn luyện KN cho người học luôn được các
nhà sư phạm quan tâm. Tuỳ theo tính chất, đặc thù của từng bộ môn mà người dạy
đã nghiên cứu để hình thành những KN phù hợp cho người học [37].
1.1.5.3. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học
Theo các nhà tâm lý học, kĩ năng học tập là khả năng của con người thực hiện
có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định,
nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra. Các KN học tập phục vụ chức năng nhận
thức liên quan đến việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin; phục vụ chức năng tổ
chức, tự điều chỉnh quá trình học tập liên quan đến việc quản lý phương tiện học
tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng; phục vụ chức năng tương tác
trong học tập hợp tác ... Trong đó KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn chính là
mục tiêu của quá trình dạy học, là KN học tập ở mức cao nhất [18].
Kỹ năng vận dụng kiến thức là một dạng kỹ năng dạy học tích hợp, trong đó
thông qua môn học, HS có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất hay vận
dụng kiến thức từ trong thực tiễn để giải quyết vấn đề học tập trong môn học. Trong
dạy học Sinh học, đây là kỹ năng quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức của
học sinh vì các kiến thức của kỹ năng sinh học hầu hết được được đút rút từ kinh
nghiệm sản xuất, đời sống. Việc chiếm lĩnh tri thức kỹ năng Sinh học không nhằm
ngoài mục đích nhận thức, cải biến thực tiễn; nâng cao năng suất, chất lượng của
sản phẩm trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng của đời sống [18]. Vì vậy, theo
chúng tôi, KNVD kiến thức vào thực tiễn là khả năng của chủ thể vận dụng những
23
kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn sản
xuất, đời sống và sinh hoạt.
1.1.5.4. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học Sinh học.
Sinh học là ngành khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về tự nhiên, về sự sống.
Việc áp dụng những kiến thức sinh học vào cuộc sống là hết sức cần thiết và mang
tính thực tiễn cao. Cùng với ưu thế của môn học cũng như để việc dạy-học mang lại
hiệu quả tốt nhất, người giáo viên cần biết lựa chọn và đưa vào bài học các vấn đề
mang tính thực tế, gần gũi với đời sống, sản xuất, những vấn đề mang tính thời
sự...để giúp học sinh biết vận dụng kiến thức mình học được vào cuộc sống, phục
vụ cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Mặt khác, với những vấn đề “nóng”như
vậy sẽ kích thích tính hứng thú, tò mò, ham hiểu biết của học sinh, hình thành ở các
em niềm đam mê khoa học, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực
của cuộc sống chứ không chỉ bó buộc trong thi cử.
Trong dạy học Sinh học, để học sinh tiếp thu tốt rất cần đến sự liên hệ gần gũi
bằng những vấn đề thực tế. Những hoạt động thực tiễn đó vừa có tác dụng rèn luyện
năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn vừa giúp học sinh tích cực hóa
trong học tập để lĩnh hội kiến thức.
Kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn được cho trong bài học hoặc nảy sinh từ
đời sống thực tế nhằm tạo điều kiện cho HS biết vận dụng những kiến thức Sinh học
trong nhà trường vào cuộc sống, góp phần gây hứng thú học tập, giúp học sinh nắm
được thực chất vấn đề. Ngoài ra việc tăng cường rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức Sinh học vào thực tiễn một mặt giúp HS thực hành tốt các kỹ năng học tập như
phân tích, suy luận, khái quát, tổng hợp… mặt khác giúp HS thực hành làm quen
dần với các tình huống thực tiễn gần gũi trong cuộc sống, góp phần tích cực trong
việc thực hiện mục tiêu đào tạo HS phổ thông, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó trong quá trình tổ chức dạy học, GV cũng cần định hướng, làm
sao để HS có thể tự mình xác định được những kiến thức nào có thể vận dụng vào
thực tiễn, phải khơi dậy tính say mê, tò mò ở các em, buộc lòng các em phải tìm ra
đáp án cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần
24
tăng cường việc sử dụng thí nghiệm, thực hành, các phương tiện trực quan trong
quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện cho học sinh
kĩ năng thực hành, tự tìm hiểu, phát hiện tri thức mới. Hình thành ở các em kỹ năng
làm việc độc lập, chủ động, tự tin, làm việc nhuần nhuyễn nhằm phục vụ cuộc sống
và công việc sau này.
1.1.6. Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho HS trong dạy học môn Sinh học
Khi rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, cần chú trọng một
số điểm sau:
- Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụng
chúng vào thực tiễn.
- Phải dạy cho HS nắm vững kiến thức sau đó mới rèn luyện cho HS vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Tăng cường mở rộng kiến thức Sinh học và ứng dụng Sinh học vào thực tiễn
là góp phần thực hiện nguyên tắc kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với
hành.
- Tổ chức cho HS luyện tập ứng dụng kiến thức, kỹ năng, các phương pháp
dạy học Sinh học vào những tình huống khác nhau trong quá trình dạy học.
- Đầu tư tìm hiểu, thiết kế để đưa ra các vấn đề, tình huống thực tiễn, bài tập
phát triển năng lực HS theo hướng vận dụng vào thực tiễn. GV cũng có thể hướng
dẫn và tổ chức HS thực hiện các "dự án", các đề tài khoa học kĩ thuật ứng dụng Sinh
học...
- Nên tăng cường công tác thực hành, gắn kiến thức với thực tiễn thông qua
các bài tập tình huống, các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học bằng cách đầu
tư có hiệu quả các tiết dạy thực hành chính khóa cũng như ngoại khóa, tham quan
thiên nhiên... Khi thực hành buộc học sinh phải phát huy mọi năng lực để vận dụng
kiến thức sao cho có hiệu quả. Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các
môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận
dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; thúc đẩy việc gắn kiến
thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống.
25
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ
thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum
Phong tục, tập quán, địa bàn cư trú ... đã tạo nên những nét tâm lý riêng của
học sinh dân tộc và có ảnh hưởng lớn đến quá trình và chất lượng học tập của học
sinh. Đa số các em là dân tộc thiểu số, vốn ngôn ngữ hạn chế, rụt rè, còn thụ động,
tự ti trong việc lĩnh lội và chiếm lĩnh tri thức, ít tham gia phát biểu ý kiến trong các
giờ học. Tuy nhiên, các em có cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, chính điều này
làm cơ sở và nền tảng cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong quá trình
học tập bộ môn Sinh học.
2.2.2. Thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn liên
hệ thực tiễn ở trường PTDTNT tỉnh Kon Tum
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn liên
hệ thực tiễn ở trường PTDTNT tỉnh Kon Tum
Để đánh giá thực trạng của việc sử dụng bài tập sinh học có nội dung liên quan
đến thực tiễn để phát triển KNVD kiến thức cho HS, tôi tiến hành điều tra ở trường
PTDTNT Kon Rẫy và PTDTNT tỉnh Kon Tum. Tôi đã lấy ý kiến của 100 HS đang
theo học ở khối lớp 11. Kết quả như sau:
Bảng 1.1. Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn sinh học
ở các trường PTDTNT tỉnh Kon Tum
Nội dung
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
Bao giờ
1. Thầy cô giáo có thường đặt các
câu hỏi liên hệ thực tiễn trong qua
trình giảng bài mới không?
0% 10% 80% 10%
2. Thầy cô giáo có thường đưa ra
các bài tập thực tiễn, các tình huống
có vấn đề liên quan đến thực tiễn
trong các giờ dạy trên lớp không?
0% 7% 63% 30%
26
3. Thầy cô giáo có thường giao
nhiệm vụ cho HS về nhà tìm mối
liên hệ giữa kiến thức trên lớp và
các vấn đề xảy ra trong cuộc sống
hàng ngày ở địa phương của em
không?
3% 3% 62% 32%
4. Khi lên lớp thầy/cô giáo có
thường dành thời gian đưa ra và
hướng dẫn làm BTTT thực tiễn
không?
0% 2% 18% 80%
5. Thầy/cô giáo có dành thời gian để
giải đáp những thắc mắc của các em
về các vấn đề liên quan đến kiến
thức sinh học ở địa phương em
không?
0% 3% 22% 75%
6. Các em thường có thói quen vận
dụng kiến thức đã lĩnh hội được vào
trong đời sống hàng ngày của các
em không?
0% 7% 33% 60%
7. Các em có thường tìm ra được
những mâu thuẫn giữa những kiến
thức lí thuyết học được với những
hiện tượng xảy ra trong thực tế
không?
0% 2% 27% 71%
8. Trong các giờ luyện tập, ôn tập,
thầy/cô giáo có thường đưa cho các
em các bài tập hoặc các câu hỏi liên
hệ với thực tiễn để củng cố và vận
dụng kiến thức không?
0% 12% 44% 44%
27
9. Trong giờ thực hành các em có
thường chú ý quan sát thí nghiệm và
tìm ra được sự mâu thuẫn với các
kiến thức lý thuyết đã học được
không?
0% 11% 38% 51%
10. Trong các bài kiểm tra,thầy/cô
giáo có thường đưa ra các câu
hỏi/bài tập/tình huống có liên quan
đến thực tiễn không?
0% 5% 22% 73%
11. Các em có thích khi làm các bài
tập liên quan đến thực tiễn của địa
phương em hay không?
12% 77% 11% 0%
12. Từ BTTT được học trên lớp các
em có thích vận dụng, tìm tòi, khám
phá các vấn đề của thực tiễn liên
quan đến kiến thức sinh học không?
30% 65% 5% 0%
Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình giảng dạy các thầy cô
thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho
kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS. Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến
thức mới, thầy/cô chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề
gắn liền với thực tiễn để HS liên tưởng và áp dụng (10%). Để chuẩn bị cho bài mới,
thầy/cô chỉ yêu cầu HS về nhà làm các bài tập trong SGK và sách bài tập mà chưa
chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi trường
xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài giảng kế tiếp (3%)
để HS có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Và cũng theo đó các thầy/cô
chưa chú ý dành thời gian để cho các em đưa ra những khúc mắc để giải đáp cho
các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống (3%).
28
Trong các giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trong các
tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, còn
việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế (2%). Chính vì vậy mà HS dù rất
thích vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn (89%) nhưng vẫn chưa hình thành
được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung
quanh các em (7%).
Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện để
nâng cao hơn nữa kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Đó là vấn đề
đặt ra mà đội ngũ GV dạy bộ môn Sinh học cần phải trăn trở để có hướng bổ sung
vào về phương pháp và nội dung trong quá trình giảng dạy, khắc phục sự nghiệp
trồng người của mình.
2.2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng dạy - học
a) Về phía giáo viên
Giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về
cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, một số kiến thức liên quan thực
tiễn được GV đề cập trong bài học nhưng chỉ mang tính chất minh họa nên không
có khả năng thu hút HS; GV chưa coi việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng
tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, điều này làm cho HS khá thụ động trong
việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến khâu rèn luyện khả năng vận dụng cho
HS, mối quan hệ giữa kiến thức lý thuyết và KNVD không được đặt ra trong giờ
dạy lý thuyết dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện
tượng sinh học trong đời sống, áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt là rất yếu kém.
Mặt khác số lượng BTTT trong SGK quá ít. Trong toàn bộ chương trình Sinh
học phổ thông, bài tập thực tiễn chỉ chiếm 17,5% so với tổng số bài tập, trong đó
chủ yếu là dạng trắc nghiệm tự luận. Các bài tập tập trung vào mức độ vận dụng
thấp. Trong khi đó, kì thi tốt nghiệp THPT tổng thể môn Sinh học chủ yếu là thi
trắc nghiệm khách quan khiến cho việc sử dụng các bài tập thực tiễn bị hạn chế,
khó để đánh giá kĩ năng của HS.
b) Về phía học sinh
29
Học sinh vẫn còn có thói quen học thuộc, xem học tập là quá trình ghi nhớ,
học thuộc bài. Từ đó, học sinh không rèn được ý thức và thói quen vận dụng những
điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. Đa số HS chưa xác định được động cơ học
tập đúng đắn, thiếu tự giác, chưa chủ động tích cực trong việc học tập và rèn luyện.
Một số HS xem môn Sinh học chỉ là một môn phụ, không cần phải học và không
dành thời gian, công sức để đầu tư như các môn học khác.
Ngoài ra, quá trình kiểm tra đánh giá ở các trường PTDTNT hiện nay còn khá
đơn giản, phương pháp và hình thức đánh giá còn tùy tiện. Nội dung các bài thi và
kiểm tra chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có nhiều câu hỏi mang
tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong những năm gần đây, đề thi đã có
những thay đổi tích cực tuy nhiên “tính thực tiễn” vẫn chưa thể hiện rõ nét trong
mỗi đề thi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua thực trạng trên ta thấy việc lựa chọn và sử dụng BTTT hiện nay còn nhiều
vấn đề bất cập mặc dù HS rất thích vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn
nhưng vẫn chưa biết cách vận dụng có hiệu quả lý thuyết vào thực tiễn, chưa hình
thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế
xung quanh các em. Vì vậy, việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng các BTTT để phát
triển KNVD vận dụng cho HS một cách hợp lí là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho
các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
30
Chương 2: SỬ DỤNG BTTT ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN
THỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” – Sinh học 11.
Phần 4 - Sinh học cơ thể được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 11,
đề cập tới Sinh học cơ thể đa bào, gồm 4 chương:
Chương I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng.
Chương II. Cảm ứng.
Chương III. Sinh trưởng và phát triển.
Chương IV. Sinh sản.
Trong mỗi chương đều tách làm 2 phần tương ứng với đối tượng thực vật và
động vật. Việc tách riêng như vậy để dễ nghiên cứu những đặc điểm riêng về các
hoạt động sống của mỗi đối tượng vì cơ thể thực vật và động vật trong quá trình tiến
hoá thích nghi với môi trường đã phân hoá rất đa dạng và khác nhau.
Chương trình trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và
thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể thực vật và động vật.
Các kiến thức cơ bản mà HS có được là những kiến thức về các quá trình sinh
học cơ bản chủ yếu ở cơ thể thực vật và động vật. Đó là những kiến thức khái quát
hoá, đi sâu vào các quy luật và cơ chế hoạt động sống của cơ thể như chuyển hoá
vật chất và năng lượng, tính cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở thực vật và
động vật.
Chương I đề cập đến sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở mức độ cơ thể.
Chương I gồm 14 bài giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể thực
vật như trao đổi nước, trao đổi chất khoáng, các hiện tượng quang hợp, hô hấp với
các yếu tố ảnh hưởng và ứng dụng trong tăng năng suất cây trồng. Chương có 7 bài
giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật, chủ yếu đề cập
đến sự tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi.
Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật được biểu hiện ở sự trao đổi
nước, khoáng, nitơ thông qua các quá trình hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát
31
hơi nước, cơ chế thụ động và chủ động nhờ các con đường qua không bào, qua tế
bào chất, qua thành tế bào và gian bào,... Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở
thực vật còn thể hiện ở quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, đề cập tới hoạt động
quang hợp ở các nhóm thực vật khác nhau (C3, C4, CAM), mối quan hệ mật thiết
giữa quang hợp và hô hấp.
Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật được thể hiện thông qua hoạt
động tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, đề cập tới cân bằng nội môi.
Nội dung chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng được thể hiện qua
bảng 2.1
Bảng 2.1. Nội dung của chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh
học 11.
Tên bài học Thành phần kiến thức
PHẦN A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ.
- Cấu tạo của rễ và lông hút phù hợp với
chức năng hút nước và muối khoáng.
- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất
vào tế bào lông hút và từ đất vào mạch gỗ
của rễ.
- Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng.
Ứng dụng trong trồng trọt để đảm bảo cho
cây trồng hút đủ nước và muối khoáng, sinh
trưởng tốt nhất.
Bài 2: Vận chuyển các chất trong
cây.
- Cấu tạo của dòng mạch gỗ và dòng mạch
rây.
- Động lực của dòng mạch gỗ, động lực của
dòng mạch rây.
Ứng dụng kiến thức về quá trình vận
chuyển các chất trong cây trong thực tiễn
trồng trọt.
32
Bài 3: Thoát hơi nước - Vai trò của quá trình thoát hơi nước
- Cơ chế thoát hơi nước.
Kiến thức ứng dụng: cân bằng nước và tưới
tiêu hợp lý cho cây trồng.
Ứng dụng quá trình thoát hơi nước trong
việc trồng cây xanh và cải tạo môi trường
sống.
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố
khoáng
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu trong cây.
Ứng dụng bón phân hợp lí cho cây trồng.
Bài 5, 6 : Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Vai trò sinh lý của nguyên tố niơ
Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố
định nitơ.
Ứng dụng bón phân hợp lý để tăng năng
suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
Bài 8: Quang hợp ở thực vật Quang hợp và vai trò của quá trình quang
hợp.
Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng
quang hợp.
Ứng dụng trong sản xuất trồng trọt để tăng
năng suất cây trồng.
Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực
vật C3, C4 và CAM
Pha sáng và pha tối của quá trình quang
hợp. Quá trình quang phân li nước, chu
trình Canvin.
Vận dụng kiến thức để giải thích được sự
thích nghi của thực vật với môi trường
sống.
Bài 10, 11: Ảnh hưởng của các nhân
tố ngoại cảnh đến quang hợp –
Ảnh hưởng của ánh sáng, nồng độ CO2,
nhiệt độ, nguyên tố khoáng đến quá trình
33
Quang hợp và năng suất cây trồng quang hợp.
Các biện pháp tăng năng suất cây trồng.
Vận dụng kiến thức để tăng năng suất cây
trồng và tăng cường độ quang hợp ở cây
xanh.
Bài 12: Hô hấp ở thực vật Khái niệm và vai trò hô hấp ở thực vật, hô
hấp sáng.
Con đường hô hấp ở thực vật: Phân giải kị
khí và phân giải hiếu khí.
Kiến thức ứng dụng: Ứng dụng mối quan hệ
giữa hô hấp với môi trường trong việc bảo
quản nông sản.
Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp
lục và carotenôit.
Các bước tiến hành thí nghiệm chiết rút
diệp lục và chiết rút carôtenôit.
Giải thích được một số hiện tượng thay đổi
màu sắc lá ở các mùa khác nhau và nhận
biết được các thành phần sắc tố quang hợp
trong lá, quả và củ.
Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp
ở thực vật.
Các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện hô
hấp ở thực vật.
Bài 15,16: Tiêu hóa ở động vật Khái niệm tiêu hóa ở động vật.
Quá trình tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại
bào.
Quá trình tiêu hóa ở thú ăn thực vật và thú
ăn thịt.
Vận dụng kiến thức về tiêu hóa ở động vật
và con người, xây dựng cơ sở khoa học
trong chăn nuôi.
Bài 17: Hô hấp ở động vật Khái niệm hô hấp ở động vật, các hình thức
hô hấp ở động vật.
34
Vận dụng kiến thức về hô hấp trong việc
chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Bài 18,19: Tuần hoàn máu Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở và
hệ tuần hoàn kín.
Hoạt động của tim và hoạt động của hệ
mạch.
Vận dụng kiến thức trong việc giữ gìn sức
khỏe tim mạch.
Bài 20: Cân bằng nội môi Khái niệm, ý nghĩa của cân bằng nội môi.
Cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Vai trò của gan và thận trong cân bằng áp
suất thẩm thấu.
Kiến thức ứng dụng: Phòng tránh các bệnh
về huyết áp, gan, thận…
Qua phân tích cấu trúc và nội dung chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Sinh học 11, chúng tôi nhận thấy thành phần kiến thức chủ yếu là những khái
niệm, quá trình, kiến thức ứng dụng, liên hệ thực tiễn. Đó là những kiến thức phù
hợp để thiết kế BTTT rèn luyện KNVD kiến thức cho học sinh. Mặt khác, học sinh
vốn có những kiến thức phong phú về thực vật và động vật gắn liền với thực tiễn
cuộc sống. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các BTTT từ đó rèn luyện
được KNVD kiến thức cho HS.
2.2. Thiết kế BTTT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng ” - Sinh học 11.
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng BTTT
2.2.1.1. BTTT phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học
Mục tiêu của dạy học Sinh học ở trường THPT (đối với ban cơ bản) cung cấp
cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, phù
hợp với thực tiễn giáo dục - xã hội của đất nước. Những nội dung này góp phần
35
giúp học sinh có trình độ học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết
tốt một số vấn đề sinh học có liên quan đến đời sống và sản xuất, mặt khác góp
phần phát triển kỹ năng vận dụng cho học sinh. Khi xây dựng các BTTT cần phải
bám sát mục tiêu dạy - học nghĩa là các BTTT đó cho phép định hướng sự tìm tòi,
suy nghĩ của HS để lí giải một tình huống thực tiễn hay phát hiện một tri thức nào
đó trong bài học. Ngoài ra trong đề tài có xây dựng các BTTT nâng cao nhằm phân
loại đối tượng học sinh cũng như dùng để ôn thi học sinh giỏi của nhà trường.
2.2.1.2. BTTT phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
Khi xây dựng nội dung của BTTT phải có sự chính xác về kiến thức sinh học
và bài tập cho đủ các dữ kiện. Nếu xây dựng BTTT không đảm bảo được tính chính
xác của nội dung thì việc định hướng tìm tòi của HS sẽ không đạt được mục tiêu
dạy và học. Đồng thời, các bài tập không được mắc sai lầm trong cách diễn đạt, nội
dung thiếu lôgic chặt chẽ.
2.2.1.3. BTTT phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng
Các BTHH thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài,
theo mức độ phát triển của HS. Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh
giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút
so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS.
Mặt khác, hệ thống BTTT còn phải được xây dựng một cách đa dạng, phong
phú. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể,
chuyên biệt một cách hiệu quả.
2.2.1.4. BTTT phải đảm bảo tính vừa sức
Bài tập thực tiễn phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp:
đầu tiên là những bài tập vận dụng theo mẫu đơn giản, sau đó là những bài tập vận
dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài tập đòi hỏi sáng tạo, vận dụng. Các bài
tập phải có mục đích rõ ràng, có bài tập chung cho cả lớp nhưng cũng có bài tập
riêng cho từng đối tượng, hình thức phổ biến là cao hơn, khó hơn nhưng tạo được
hứng thú, không mang tính chất ép buộc. Với hệ thống BTTT được xây dựng theo
nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi trình độ học sinh đều tham gia tranh luận để giải bài
36
tập. Khi nói lên một ý hay, ý đúng sẽ tạo cho học sinh một niềm vui, một sự hưng
phấn cao độ, kích thích tư duy và nỗ lực suy nghĩ.
2.2.1.5. BTTT phải phát huy được tính tích cực của học sinh
Bài tập thực tiễn phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa
kiến thức đã có của HS để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong bài tập. Để đạt được
như vậy BTTT phải được xây dựng và sử dụng đúng sao cho có thể tạo ra động
lực tìm tòi cái mới, tức là tạo mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và chưa biết của
học sinh.
2.1.1.6. BTTT phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh.
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức sinh học thì rất nhiều, rất
rộng. Nếu BTTT có những nội dung gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi
trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ.
2.2.2. Quy trình xây dựng BTTT
Qui trình xây dựng BTTT có nội dung thực tiễn để phát triển kỹ năng vận
dụng kiến thức của HS được thiết kế theo 4 bước sau đây:
Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học.
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đối tượng học tập
Để thực hiện được bước này, người GV cần:
- Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập.
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đối tượng học tập
Bước 2: Xác định nội dung thực tiễn cần khai thác của BT
Bước 3: Xây dựng BTTT từ nội dung đã xác định.
Bước 4: Sắp xếp các BTTT được khai thác từ dễ đến khó và hoàn
thiện BT
thiện BT
37
- Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung
sinh học và các ứng dụng kiến thức sinh học trong thực tiễn.
- Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, kinh nghiệm sống của HS
để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho HS khi giải các bài tập
thực tiễn đó.
Bước 2: Xác định nội dung thực tiễn cần khai thác của BT
Muốn xác định đúng đắn nội dung kiến thức để mã hóa thành BT thì chúng ta
phải xác định được cơ bản và trọng tâm của từng bài từ đó xác định rõ kiến thức nào
cần mở rộng và liên hệ thực tiễn cho HS. Muốn vậy GV phải phân chia được nội
dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức chuẩn bị cho việc mã hóa thành BT
phù hợp.
Bước 3: Xây dựng BTTT từ nội dung đã xác định.
Trên cơ sở nội dung đã xác định sẽ xây dựng BTTT, các BT nên diễn đạt sao
cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và mức độ khác nhau của HS như vận dụng
thấp, vận dụng cao.
Bước 4: Sắp xếp các BTTT được khai thác từ dễ đến khó và hoàn thiện BT
Các BTTT được sắp xếp một cách có hệ thống và logic, mang tính chất từ dễ
đến khó sẽ giúp HS vừa nắm được kiến thức cơ bản vừa vận dụng các kiến thức đã
học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Từ đó rèn luyện được cho HS kỹ
năng vận dụng kiến thức mà HS đã được học và lĩnh hội.
Ví dụ minh họa:
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đối tượng học tập
- Mục tiêu của bài giúp HS nắm được cơ chế duy trì cân bằng nội môi và các
yếu tố tham gia điều chỉnh cân bằng nội môi trong cơ thể.
- Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung
“Cân bằng nội môi” và các ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn đời sống. Cụ thể
là nghiên cứu hậu quả của triệu chứng nôn nhiều lần, liên tục khi ngộ độc thức ăn;
nghiên cứu về vai trò của hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ
nội tiết trong việc tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi.
38
- Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, kinh nghiệm sống của HS
để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho HS khi giải các bài tập
thực tiễn đó.
Bước 2: Xác định nội dung thực tiễn cần khai thác của BT
Xác định nội dung trọng tâm của bài 20 “ Cân bằng nội môi” là “cơ chế duy trì
cân bằng nội môi trong cơ thể” và từ đó xác định kiến thức cần liên hệ thực tiễn là
“vai trò của các hệ cơ quan tham gia vào việc duy trì cân bằng nội môi” để mã hóa
thành các bài tập.
Bước 3: Xây dựng BTTT từ nội dung đã xác định.
Trên cơ sở nội dung đã xác định sẽ xây dựng BTTT về “ Cân bằng nội môi” ở
các mức độ khác nhau như vận dụng thấp, vận dụng cao.
Bước 4: Sắp xếp các BTTT được khai thác từ dễ đến khó và hoàn thiện BT
Sắp xếp các BTTT một cách có hệ thống và logic, mang tính chất từ dễ đến
khó sẽ giúp HS vừa nắm được kiến thức cơ bản vừa vận dụng các kiến thức đã học
để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Nội dung của bài tập:
Một bệnh nhân bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị ngộ độc thức ăn dẫn đến
mất cân bằng nội môi trong cơ thể. Theo em:
a. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?
b. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các
hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cơ thể trở lại trạng thái bình thường?
2.2.3. Hệ thống BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học
sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” - Sinh học 11
Chúng tôi đã xây dựng hệ thống BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức vào
thực tiễn cho HS trong quá trình dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng” - SH 11. Sau đây là một số ví dụ:
* Ví dụ 1: Các BTTT được sử dụng khi dạy học nội dung "Trao đổi
nước và muối khoáng ở thực vật" nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực
tiễn cho HS:
39
1. Vì sao thực vật tắm mình trong biển đạm nhưng vẫn thiếu đạm?
2. Đất được chia theo mức độ bị nhiễm mặn thành đất không mặn, mặn yếu và
đất muối. Đất không mặn chứa lượng muối hoà tan ít hơn 0,35%, mặn yếu từ 0,3-
0,6%, mặn mạnh 0,6-1% và đất muối lớn hơn 1%. Dựa vào dữ kiện trên hãy trả lời
các câu hỏi sau:
a. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối
cao thì mất khả năng sinh trưởng?
b.Vì sao chỉ những cây chịu mặn mới sống được ở loại đất mặn mà các
loài khác không sống được?
c. Tại sao đất mặn sợ mưa phùn?
3. Dựa vào trị số pH của các loại đất (đất chua : pH <6,5, đất trung tính : pH
= 6,6 - 7,5 và đất kiềm : pH > 7,5). Em hãy cho biết:
a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng?
b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng?
4. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi
thấp? Vì sao nước từ lá ứ đọng thành giọt?
5. Tại sao về mùa lạnh cây thường bị rụng lá?
6. Tại sao mặc dù cây xanh “tắm mình trong biển khí” nhưng vẫn hoàn toàn
bất lực trong việc lấy khí nitơ trực tiếp từ khí quyển?
7. Tại sao mưa lâu ngày sau đó đột ngột nắng to thì cây bị héo và có thể chết?
8. Tại sao cây bụi ở sa mạc lại có rễ dài hơn 10m?
9. Trong điều kiện đồng ruộng, trên cùng một loại đất, người ta trồng lanh và
lúa mì đã xác định rằng: lanh bị héo khi đất có độ ẩm 18%, còn lúa mì là 15%. Vậy
sự khác nhau này có liên quan gì đến đặc điểm của cây?
10. Tại sao khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây bị héo?
11. Tại sao khi trồng chuối, cây chuối con cần gọt sạch rễ và cắt 1/3 hay 1/2 lá
của chúng?
12. Tại sao khi trồng lúa phải làm cỏ sục bùn?
13. Giải thích câu nói: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ
mà lên”.
40
14. Vì sao sau cơn mưa có nhiều sấm sét thì cây xanh tươi tốt hơn, mọc lá non
nhiều hơn?
15. Tại sao khi tưới nước vào buổi trưa nắng gắt, cây dễ bị héo lá?
16. Vì sao ở vùng ôn đới, gió mạnh làm gãy cành cây vào mùa hè nhiều hơn
vào mùa đông?
17. Vì sao khi chuyển một cây gỗ to đi trồng một nơi khác, người ta phải ngắt
đi rất nhiều lá?
18. Muốn cắm hoa tươi lâu tại sao trước khi cắm vào lọ phải cắt cuống hoa
ngâm trong nước?
19. Thực vật sống trên đất ngập mặn có những đặc điểm thích nghi như thế
nào để có thể hấp thụ nước cho quá trình sinh trưởng?
20. Để cho cây lúa lốp không bị đổ lúc bông lúa sắp chính, người ta bón phân
gì? Vì sao phải sử dụng loại phân đó?
21. Nhà sinh lí thực vật người Nga Macximop cho rằng: “Thoát hơi nước là tai
họa tất yếu của cây”. Giải thích.
22. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy
phân đạm nhỏ bé? Khi trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích.
23. Giải thích câu: “Một hòn đất bằng giỏ phân”.
24. Tại sao sau một thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc thấy các lá già của
cây lạc biến thành màu vàng?
25. Trong sản xuất nông nghiệp, việc xới xáo đất xung quanh gốc cây có tác
dụng gì? Vì sao trong một số trường hợp rễ cây được cung cấp đủ nước hoặc thừa
nước nhưng cây vẫn bị héo?
26. Hiện tượng gân lá có màu xanh, thịt lá có màu vàng về sau cả lá có màu
vàng, triệu chứng xuất hiện ở các lá non sau đó đến lá già, đó là hiện tượng cây
thiếu chất dinh dưỡng nào trong các chất dinh dưỡng sau: Phot pho, magiê, sắt,
mangan. Giải thích.
27. Tại sao khi bón phân đạm vào đất kị khí có thể làm thất thoát nitơ?
28. Tại sao hái quả để cả lá thì lá và quả lâu héo?
41
29. Giải thích hiện tượng mạ chết hàng loạt vào thời điểm rét hại ở miền Bắc.
Biện pháp khắc phục?
30.Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng
lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (80-90%)?
31.Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
32.Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua
cutin mạnh hơn?
* Ví dụ 2: Các BTTT được sử dụng khi dạy học nội dung “Quang hợp ở thực
vật” nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS:
1. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay
thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với những nhóm thực
vật nào? Giải thích.
2. Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
3. Tại sao giữa trưa nắng, ánh sáng dồi dào nhưng cường độ quang hợp lại
giảm?
4. Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3
đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến
cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp
kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ
sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.
5. Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như
nhau nhưng chỉ khác nhau về độ chiếu sáng: cây A được chiếu sáng bằng ánh sáng
đỏ, cây B được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng. Hỏi sau cùng một thời gian, sinh
khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì sao?
6. Người ta đã khẳng định ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng
xanh tím. Hãy thiết kế các thí nghiệm chứng minh và giải thích cơ sở khoa học của
các thí nghiệm này.
7. Người ta làm thí nghiệm trồng 2 cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng
cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A
42
giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích của thí
nghiệm trên là gì? Giải thích.
8. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các
vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy:
a. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này.
b. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Giải thích.
9. Có hai cây cà chua giống hệt nhau, trồng trong một điều kiện hoàn toàn như
nhau, chỉ khác nhau về độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp
đôi, một cây có khối lượng không thay đổi. Giải thích.
10. Khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì trong quang hợp ở thực vật C3, chất
nào tăng, chất nào giảm? Hãy giải thích điều trên.
11. Tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí CO2 lại nổi
lên nhiều hơn?
12. Theo dõi sự sản sinh ôxi và thải ôxi trong hoạt động quang hợp của một
cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây :
Em hãy :
a. Cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong
nào biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường. Giải thích.
b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
Nhiệt độ MT
43
* Ví dụ 3: Trong khi dạy học nội dung “ Hô hấp” có thể sử dụng các BTTT
sau để dạy học nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS:
1. Tại sao khi ta ngủ say hay khi đang làm việc không hề để ý mà ta vẫn thở
đều đặn?
2. Tại sao khi tập thể dục người ta phải hít thở thật sâu?
3. Tại sao ta không thể nhịn thở được lâu?
4. Tại sao mang cá lại thích hợp cho trao đổi khí ở dưới nước nhưng không
thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn?
5. Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dễ dẫn đến tử
vong?
6. Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo
ôxi. Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi
trường mới đó?
7. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò
sát?
8. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu
ở dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch?
Từ đó rút ra nhận xét gì?
9. Tại sao khi chạy nhanh thì nhịp và độ sâu hô hấp tăng lên?
10. Tại sao trẻ em cất tiếng khóc chào đời?
11. Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau:
O2 CO2 O2 CO2
Môi trường  khí quản  (1)  các ống khí trong phổi  (2)  khí quản 
môi trường
a. Cho biết (1), (2) là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim?
b. Hoạt động của 2 bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào và thở
ra?
12. Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, nông phẩm, rau quả người ta
khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? Có nên giảm cường độ
hô hấp đến 0 không? Vì sao?
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (10)

Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiênLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
 
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAYLuận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
 
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu họcLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
 
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy họcLuận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn TrãiLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trườngPhát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 

Semelhante a Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11

Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...
Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...
Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11 (20)

Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...
Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...
Luận văn: Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề (PBL) chương “ Cảm ứng đi...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chương Cảm ứng điện từ
Luận văn: Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chương Cảm ứng điện từLuận văn: Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chương Cảm ứng điện từ
Luận văn: Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề chương Cảm ứng điện từ
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAYLuận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
Luận án: Dạy học theo góc kiến thức quang học bậc THCS, HAY
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
Luận văn: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tron...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 

Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––– HÀ THỊ NGHĨA SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỐ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số: 60 140111 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS -TS. NGUYỄN DUÂN Thừa Thiên Huế, 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Hà Thị Nghĩa
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Duân, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy ở khoa Sinh, trường Đại học Sư Phạm Huế đã động viên, hướng dẫn và góp ý cho đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo giảng dạy Sinh học và các em học sinh trường PTDTNT tỉnh Kon Tum, PTDTNT Kon Rẫy đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cám ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Hà Thị Nghĩa
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa.................................................................................................... i Lời cam đoan ................................................................................................... ii Lời cám ơn....................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................... 01 Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................ 04 Danh mục các bảng ...................................................................................... 05 Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ........................................................................ 06 Phần I: MỞ ĐẦU........................................................................................... 07 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 07 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 09 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 09 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 09 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 09 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ....................................................... 10 6.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 10 6.3. Phương pháp điều tra ............................................................................. 10 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 10 6.5. Phương pháp thống kê toán học ............................................................ 11 7. Những đóng góp mới của đề tài................................................................ 11 8. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11 9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 11 10. Lược sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 11 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 14 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 14 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm bài tập ................................................................................. 14 1.1.2. Thực tiễn ............................................................................................... 15 1.1.3. Bài tập thực tiễn ................................................................................... 18
  • 5. 2 1.1.4. Vai trò của bài tập thực tiễn trong dạy và học ................................... 18 1.1.5. Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học .......................................................................................................... 19 1.1.5. . Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học ..................................................................... 24 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 25 2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum ..................................................................... 25 2.2.2. Thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn liên hệ thực tiễn ở trường PTDTNT tỉnh Kon Tum .................................................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 29 Chương 2: SỬ DỤNG BTTT ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11 ........................................................................................................................ 30 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11 .............................................................................................. 30 2.2. Thiết kế BTTT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ” - Sinh học 11 ............................................................................................. 34 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng BTTT ................................................................ 34 2.2.2. Quy trình xây dựng BTTT ................................................................... 36 2.2.3. Hệ thống BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11 .............................................................................................. 38 2.2.4. Sử dụng BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11 ............................................................................................................. 50 2.2.5. Quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ........................................................................................................... 51
  • 6. 3 2.2.6. Một số lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức cho HS các trường PTDTNT tỉnh Kon Tum ................. 58 2.2.7. Hệ thống các tiêu chí đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS PTDTNT qua việc sử dụng BTTT trong dạy học Sinh học .................................. 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 61 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 62 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 62 3.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm ...................................................... 62 3.2.1. Nội dung ............................................................................................... 62 3.2.2. Thời gian .............................................................................................. 62 3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 62 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 62 3.3.2. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................... 63 3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 63 3.4.1 Phân tích định lượng ............................................................................ 63 3.4.2. Phân tích định tính .............................................................................. 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 68 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 69 1. Kết luận ..................................................................................................... 69 2. Kiến nghị ................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 71
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Bài tập thực tiễn BTTT Phổ thông dân tộc nội trú PTDTNT Kĩ năng vận dụng KNVD Giáo viên GV Học sinh HS Nhà xuất bản NXB Trung học phổ thông THPT Sách giáo khoa SGK
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn sinh học ở các trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú tỉnh Kon Tum 25 Bảng 1.1 Nội dụng của chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11 31 Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học 60 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các mức độ đạt được của HS qua các lần kiểm tra thực nghiệm 64
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ TT Số hiệu Tên sơ đồ, biểu đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1 Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học. 36 2 Sơ đồ 2.2 Quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện cho HS KNVD kiến thức trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. 51 3 Sơ đồ 2.3 Quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức. 55 4 Đồ thị 3.1 Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 1 qua các lần kiểm tra thực nghiệm 65 5 Đồ thị 3.2 Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 2 qua các lần kiểm tra thực nghiệm 65 6 Đồ thị 3.3 Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 3 qua các lần kiểm tra thực nghiệm 66 7 Đồ thị 3.4 Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được mức độ 4 qua các lần kiểm tra thực nghiệm 66 8 Đồ thị 3.5 Đồ thị biểu diễn tỉ lệ HS đạt được các mức độ vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua các lần thực nghiệm 67
  • 10. 7 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, con người được xem là nhân tố chính của sự phát triển. Hoà cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên mới với những cơ hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết sự nghiệp giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quan trọng lớn lao trong chiến lược phát triển của đất nước và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Luật Giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời ...". Để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động và tổ chức cuộc thi "Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn", cuộc thi "Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia" dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của học sinh,
  • 11. 8 thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". Do vậy, trong giảng dạy các môn học ở trong trường phổ thông nói chung và trong dạy môn Sinh học nói riêng, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc thiết kế và sử dụng các dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng vận dụng ( KNVD) kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm trong phạm vi hẹp của nội dung bài học... Việc sử dụng các câu hỏi, bài tập (BT) để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, HS chưa biết cách làm việc độc lập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. "Sinh học cơ thể" trong chương trình Sinh học lớp 11 THPT, cung cấp những kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể các sinh vật, các kiến thức trong phần này có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống ... Vì vậy, trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học cơ thể để giải quyết một số vấn đề thực tiễn thông qua các câu hỏi, bài tập là rất thiết thực, cần thiết cần phải đặc biệt quan tâm. Mặt khác, đặc điểm chung của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Kon Tum đa số là con em vùng dân tộc ít người, trình độ tiếng phổ thông còn kém, ngại tiếp xúc giao lưu, khả năng nhớ máy móc, tiếp thu kiến thức thụ động. Vì vậy cần phải tạo hứng thú học tập cho các em thông qua việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống, giúp các em tích cực, chủ động hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học 11”
  • 12. 9 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn ( BTTT) nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ”, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học 11 ở trường PTDTNT. 3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình xây dựng và sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng", Sinh học 11 ở trường PTDTNT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức cho HS trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11. - Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 , làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động dạy học. - Xây dựng quy trình thiết kế BTTT, quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức cho học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11. - Xây dựng được hệ thống BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 cho học sinh trường PTDTNT. - Đề xuất được những vấn đề cần lưu ý để nâng cao hiệu quả việc sử dụng BTTT trong việc rèn luyện KNVD kiến thức cho HS trường PTDTNT trong dạy học môn Sinh học. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 qua việc sử dụng BBTT. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế các BTTT có chất lượng và tổ chức sử dụng BT theo một quy trình hợp lý thì sẽ rèn luyện tốt cho học sinh kỹ năng liên hệ thực tiễn từ đó nâng
  • 13. 10 cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức, gia tăng hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh trường PTDTNT. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục. - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, phương pháp dạy học Sinh học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo khoa chuyên đề Sinh học cơ thể có liên quan đến đề tài. - Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 để xác định các nội dung kiến thức chính cần rèn KNVD kiến thức vào thực tiễn. - Sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện cho học sinh trường PTDTNT KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 thông qua việc vận dụng BTTT trong dạy học. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BTTT để để rèn luyện KNVD kiến thức trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học 11 cho học sinh trường PTDTNT. 6.2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, từ đó có những định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài. 6.3. Phương pháp điều tra Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV và HS, nghiên cứu giáo án, dự giờ nhằm mục đích: - Điều tra thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS trường PTDTNT và phân tích nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy và học trong chương trình Sinh học 11. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm chéo để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài ở 2 trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
  • 14. 11 Quá trình thực nghiệm sư phạm ở trường THPT theo quy trình sau: - Chọn lớp tiến hành thực nghiệm, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS trước khi tiến hành dạy thực nghiệm theo 4 mức độ của tiêu chí đánh giá đã xây dựng qua bài kiểm tra. - Tổ chức dạy học theo quy trình sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức cho HS trường PTDTNT đã đưa ra. Đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS theo các mức độ của tiêu chí đánh giá đã xây dựng qua bài kiểm tra. - Tiến hành chấm điểm theo thang điểm 10 và tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm. 7. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về BTTT . - Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng BBTT trong dạy học Sinh học - Xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11 khi sử dụng BTTT. 8. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quy trình thiết kế và sử dụng BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11 cho HS lớp 11 của một số trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nồi dung luận văn có 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận về thực tiễn của đề tài. Chương II: Thiết kế và sử dụng BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng”- Sinh học 11. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 10. Lược sử vấn đề nghiên cứu
  • 15. 12 10.1. Trên thế giới Thế kỷ 17-18, ở các nước châu Âu, các nhà giáo dục nổi tiếng như Comenski, J.J. Rousseau cũng đã có những quan điểm phải đưa ra những biện pháp dạy học hướng học sinh tìm tòi suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, tích cực tự đánh giá kiến thức. Những quan điểm này chỉ rõ: Không nên cho HS kiến thức có sẵn mà cần phải cho HS tự phát minh, tự bồi dưỡng tinh thần độc lập trong quan sát, đàm thoại và trong việc ứng dụng vào thực tiễn. Một số nước phương Tây như Pháp, Mỹ đã xuất hiện nhiều tài liệu về lý luận dạy học theo hướng khuyến khích, tăng cường sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện tính tích cực chủ động và khả năng tự học cho học sinh. Một số nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô cũ đã có nhiều tác giả đề cập đến mục đích, nội dung, phương pháp thiết kế, sử dụng và vai trò, giá trị của câu hỏi, bài tập. Thế giới đã bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, người lao động buộc phải chủ động dám nghĩ dám làm, linh hoạt trong lao động, hòa nhập với cộng đồng xã hội. Chính vì vậy trong giáo dục cần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực thích ứng, năng lực hành động, năng lực cùng sống và làm việc tập thể, cộng đồng cũng như năng lực tự học, tự liên hệ. Năm 1996, hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI đã xuất bản ấn phẩm “ Học tập: một kho báu tiềm ẩn ”, trong đó xác định: “ Học tập suốt đời”, được dựa trên bốn trụ cột là : học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để làm người; “học để làm” được coi là không chỉ liên quan đến những kỹ năng mà còn đến việc ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn cuộc sống. 10.2. Ở Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đặt ra cho ngành giáo dục phải đào tạo ra lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Đó là những người lao động không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn có năng lực thực hành, không chỉ có trình độ mà còn có khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, những người nói được, làm được, năng động, sáng tạo và có khả năng thích ứng với nghề nghiệp...
  • 16. 13 Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách lớn trong ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thông nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Muốn vậy trong quá trình dạy học cần xây dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trên. Và hiện nay, đã có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác giả như: Trần Thái Toàn ( 2014) [33], Lê Thị Thu Hà ( 2015) [18], đã thiết kế được quy trình và vận dụng quy trình đó rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn cho học sinh THPT trong dạy học bộ môn Sinh học. Lê Thanh Oai ( 2016) đã xây dựng được quy trình thiết kế BTTT dưới dạng các chủ đề dạy học [28]. Trong chương trình đổi mới giáo dục môn Sinh học, một trong những mục tiêu được đề ra là “Phải chọn những nội dung kiến thức sinh học cốt lõi, giàu tính ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam” [2]. Vì vậy, việc sử dụng các bài tập để phát triển năng lực vận dụng vào thực tiễn cuộc sống là hoàn toàn phù hợp và có tác dụng tích cực trong hoàn cảnh giáo dục nước ta.
  • 17. 14 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm bài tập Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Hoàng Phê (2000): “Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những điều đã học”[30] Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học ” [31]. “Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải quyết cần phải thực hiện. Trong bài tập bao gồm dữ kiện và yêu cầu cần tìm”. Trong dạy học, bài tập là một câu hỏi, một vấn đề, một tình huống được đưa ra giúp thầy và trò hoạt động. Trong đó, người thầy có vai trò tổ chức, gợi ý, hướng dẫn trò hoạt động. Người trò độc lập suy nghĩ, trao đổi, suy luận để tìm ra đáp số, lời giải. Bài tập có thể là một câu hỏi nhưng câu hỏi không phải lúc nào cũng có nghĩa là bài tập. Câu hỏi chỉ được xem là bài tập chỉ khi nó chứa đựng những tình huống, bắt buộc học sinh phải tư duy độc lập, sáng tạo để tìm ra lời giải đúng. “Bài tập được sử dụng ở các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, vận dụng khái quát hóa, hệ thống hóa và kiểm tra đánh giá kiến thức”. Đối với giáo viên, bài tập là công cụ để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, qua đó rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng cho người học, gắn lý thuyết với rèn luyện kỹ năng. Đối với học sinh, bài tập là phương tiện, chỗ dựa để vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn nhằm tìm ra các vấn đề đúng, sai và điều chỉnh. Thông qua việc giải quyết các bài tập, học sinh nắm được các kỹ năng, phát huy được tính sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp. Nội dung bải tập phải xuất phát từ yêu cầu rèn luyện những kỹ năng cơ bản. Hệ thống bài tập phải phù hợp tình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. 1.1.2. Thực tiễn
  • 18. 15 1.1.2.1. Khái niệm về thực tiễn Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Thực tiễn không phải tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất của con người, phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng nhu cầu của mình. Bằng hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở để biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức [44]. Hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính năng động, sáng tạo, là hoạt động đối tượng hóa, là quá trình chuyển hóa cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là hoạt động của bản chất con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại được. Vì vậy thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên của mối quan hệ giữa con người và thế giới [44]. Thực tiễn thể hiện tính lịch sử vì trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác nhau.Thực tiễn còn có tính xã hội bởi hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách rời, mà phải gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.Thực tiễn là những hoạt động có mục đích, đúng đắn nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ cho nhân loại tiến bộ. Do vậy nó thể hiện tính tự giác cao. Hoạt động nào nhằm cải tạo tự nhiên thì mới coi là hoạt động thực tiễn [44]. 1.1.2.2. Các hình thức của thực tiễn Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: - Hoạt động sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào hiện thực khách quan, cải biến các dạng vật chất cần thiết đáp ứng những nhu cầu của đời sống xã hội.
  • 19. 16 Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Bởi, nó là nguồn gốc trực tiếp làm xuất hiện con người, ngôn ngữ và ý thức của con người. Hơn nữa, hoạt động sản xuất vật chất là nguồn gốc qui định sự hình thành, vận động, phát triển của các quan hệ xã hội… và có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu của con người. - Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của lực lượng xã hội nhằm cải biến quan hệ chính trị - xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Hoạt động chính trị - xã hội, xét về bản chất là hoạt động đấu tranh xã hội, mà chủ yếu được thể hiện trong quan hệ giai cấp, dân tộc quá trình đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc và nhân loại. - Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, bao gồm thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội. Dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong quá trình (xác định) nhận thức và vận dụng các qui luật khách quan của con người. Đặc biệt, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. 1.1.2.3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a) Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức Thông qua thực tiễn được thể hiện ở hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học thì nhận thức của con người được hình thành và phát triển. Đó cũng là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên, xã hội làm giới tự nhiên, xã hội bộc lộ những thuộc tính, những tính qui luật để cho con người nhận thức. Mọi tri thức, dù trực tiếp hay gián tiếp đối với các cá nhân và các thế hệ người, ở trình độ nhận thức kinh nghiệm hay nhận thức lý luận xét đến cùng đều có nguồn gốc và bị quyết định bởi thực tiễn. Ví dụ: quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam đòi hỏi phải cải cách giáo dục đại học phải mở rộng và xây dựng thêm những ngành đào tạo mới phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh mở thêm ngành quản trị luật đã phản đúng xu hướng tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Hơn nữa, thực tiễn còn là quá trình con người
  • 20. 17 sáng tạo ra những công cụ, phương tiện ngày một tốt hơn, để hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động nhận thức và phát triển hoàn thiện hơn năng lực nhận thức của con người. Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Các ngành khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và thực nghiệm khoa học của xã hội. Ví dụ: thực tiễn cách mạng hiện nay ở nước ta đòi hỏi phái xã hội hoá giáo dục, để giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức Nhận thức không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản là giải thích về thế giới về con người mà phải phục vụ thực tiễn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Sự ra đời của các ngành khoa học và hệ thống lý luận của nó chỉ có ý nghĩa thật sự khi tri thức của khoa học được vận dụng vào thực tiễn, biến đổi giới tự nhiên xã hội và bản thân con người. Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội với ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề mới và phức tạp trong việc chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, vận động theo cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu những vấn đề đó. Theo đó, vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế trong cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam cũng đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu, để khẳng định tính tất yếu của kinh tế quốc doanh giữ vai trò quyết định trong cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam. c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm. Vì vậy, Các Mác đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người đã chứng minh chân lý”. Thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung
  • 21. 18 vào kho tàng tri thức của nhân loại; những những lý luận nào chưa phù hợp thực tiễn sẽ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại. 1.1.2.4. Ý nghĩa của thực tiễn Trong quá trình nhận thức phải thấy rõ vai trò của hoạt động thực tiễn, không được xa rời thực tiễn. Trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học phải kết hợp với hoạt động sản xuất thực tiễn theo phương châm “học đi đôi với hành”, như vậy việc học tập mới có kết quả [45]. 1.1.3. Bài tập thực tiễn Theo Lê Thanh Oai ( 2016) bài tập thực tiễn là dạng bài tập nhận thức có nội dung kiến thức Sinh học xuất phát từ thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học. 1.1.4. Vai trò của bài tập thực tiễn trong dạy và học Thông qua BTTT học sinh hiểu kĩ hơn các kiến thức đã được lĩnh hội, củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa kiến thức, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS. Ngoài ra, BTTT còn giúp cho HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống. Thông qua BTTT học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc giải các BTTT giúp rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm. Việc giải các BTTT còn rèn luyện và phát triển các kỹ năng học tập như: kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo...; rèn luyện và phát triển các kỹ năng tư duy : quan sát, so sánh, phân tích – tổng hợp...; rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thông qua nội dung BT giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn Sinh học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết,
  • 22. 19 làm tăng hứng thú học môn học và từ đó có thết làm cho HS say mê nghiên cứu khoa học, giúp HS có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 1.1.5. Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học 1.1.5.1. Khái niệm về kỹ năng Kỹ năng được định nghĩa bởi nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan niệm của A.V. Peetrôvxki, kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tri thức. Kỹ năng được hình thành bắng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà trong cả những điều kiện thay đổi [9]. Theo Nguyễn Đình Chỉnh, kỹ năng là một thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay nhằm thu được một kết quả . Nhận định này mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng chân tay [10]. Theo Meirieu (1987), kỹ năng là khả năng thực hiện một cái gì đó, đó là một hoạt động được thực hiện. Kỹ năng chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung. Các kỹ năng bao gồm kỹ năng nhận thức và kỹ năng hoạt động chân tay. Tuy nhiên, cũng có kỹ năng đồng thời là kỹ năng nhận thức và hoạt động chân tay[32]. Theo Nguyễn Duân, kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định để đạt mục tiêu đã đề ra [12]. Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kĩ xảo”[17]. Trên cơ sở những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng: Kỹ năng là khả năng thực hiện một hay một chuỗi hành động nào đó một cách thuần thục, hiệu quả thông qua việc lựa chọn, áp dụng những cách thức hành động phù hợp dựa trên nền tảng kiến thức có được.
  • 23. 20 Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết. Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua nội dung, tác động của nội dung lên kỹ năng ta đạt được mục tiêu: Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung. Thực chất của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho HS nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong BT, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể. 1.1.5.2. Kỹ năng học tập của học sinh Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là kỹ năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra. Kỹ năng học tập có các đặc trưng: Là tổ hợp các hành động học tập đã đươc học sinh nắm vững, biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động và năng lực học tập ở mỗi HS. Là một hệ thống trong đó có các năng lực học tập chuyên biệt, mỗi loại hình học tập thì có một kỹ năng học tập chuyên biệt. Các kỹ năng học tập chuyên biệt như một hệ thống con được tạo bởi các kỹ năng thành phần. Kỹ năng học tập là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng bậc và mang tính phát triển. Trong mỗi điều kiện hoàn cảnh học tập khác nhau, nhiều kỹ năng chuyên biệt hay kỹ năng thành phần có thể mất đi, thay thế hoặc tự điều chỉnh. Kỹ năng học tập có mối quan hệ với kết quả học tập, nó là yếu tố có tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động học tập và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập [33]. Trong dạy học Sinh học, một số kỹ năng đặc thù cần được chú ý rèn luyện như: KN tư duy, KN thực hành, KN học tập. Kỹ năng tư duy, bao gồm: Kỹ năng phân tích- tổng hợp: Phân tích là sự phân chia trong tư duy cái toàn bộ thành các yếu tố riêng lẽ, nhằm nhận thức bản chất của các yếu tố riêng lẽ, xác định vị trí vai trò, chức năng của các yếu tố riêng lẽ trong cái toàn bộ.Tổng hợp là sự liên kết các yếu tố riêng lẽ đã biết thành cái toàn bộ. Sản phẩm của sự tổng hợp không phải là cái toàn bộ ban đầu mà là cái toàn bộ đã được nhận thức tới các yếu tố, các mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự thống nhất của chúng. Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở của tổng
  • 24. 21 hợp, được tiến hành theo hướng dẫn đến sự tổng hợp. Sự tổng hợp diễn ra trên cơ sở sự phân tích. Phân tích và tổng hợp nhiều khi xen kẽ nhau. Phân tích càng sâu bao nhiêu thì sự tổng hợp càng đầy đủ bấy nhiêu, tri thức, sự vật, hiện tượng càng phong phú bấy nhiêu [8]. Kỹ năng so sánh: So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng, nhằm phân loại sự vật hiện tượng thành các loại khác nhau. Tùy mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tìm sự gbiống nhau hay khác nhau. So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống nhau thường dùng trong tổng hợp. Trong thực nghiệm về Sinh học người ta thường dùng cách so sánh có đối chứng, nghĩa là so sánh kết quả của hai đối tượng cùng loại, có đặc điểm hoặc sự tác động trái ngược nhau [8]. Kỹ năng phán đoán - suy luận: Theo từ điển Tiếng Việt, phán đoán là sự xét đoán, nhận định. Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng nhằm xác nhận hay phủ nhận mối quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng được phản ánh.Kỹ năng phán đoán là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm thuộc lĩnh vực chuyên môn đã có, là năng lực vận dụng chúng để phát hiện ra các thuộc tính bản chất của các sự vật hiện tượng, là việc đưa ra những xét đoán hoặc nhận định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định. Suy luận là một hình thức của tư duy. Từ một hay nhiều phán đoán đã có mà rút ra được một phán đoán mới theo các quy tắc logic xác định.Bất kì suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường logic từ các tiền đề. Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận. Quan hệ suy diễn logic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi mối quan hệ các tiền đề về mặt nội dung. Nếu các phán đoán không có sự liên hệ về mặt nội dung thì không thể lập luận để rút ra kết luận. Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận mà chia thành suy luận diễn dịch hay suy luận quy nạp. Suy luận diễn dịch là suy luận trong đó lập từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất. Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung [8].
  • 25. 22 Kỹ năng thực hành: Đối với KN này, cần hình thành ở người học một số các thao tác cơ bản sau: Lắp ráp, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm (xác định mục đích thí nghiệm; Xác định yếu tố thí nghiệm và yếu tố đối chứng; ghi chép tài liệu thu thập được qua theo dõi thí nghiệm. Xác định nguyên nhân của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Sử dụng phương pháp thống kê, xử lí kết qủa thí nghiệm để rút ra kết luận khái quát [8]. Như vậy thực chất của việc hình thành KN trong học tập là hình thành cho HS nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hoạt động cụ thể. Trong dạy học, việc rèn luyện KN cho người học luôn được các nhà sư phạm quan tâm. Tuỳ theo tính chất, đặc thù của từng bộ môn mà người dạy đã nghiên cứu để hình thành những KN phù hợp cho người học [37]. 1.1.5.3. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Theo các nhà tâm lý học, kĩ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra. Các KN học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin; phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng; phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác ... Trong đó KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn chính là mục tiêu của quá trình dạy học, là KN học tập ở mức cao nhất [18]. Kỹ năng vận dụng kiến thức là một dạng kỹ năng dạy học tích hợp, trong đó thông qua môn học, HS có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất hay vận dụng kiến thức từ trong thực tiễn để giải quyết vấn đề học tập trong môn học. Trong dạy học Sinh học, đây là kỹ năng quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh vì các kiến thức của kỹ năng sinh học hầu hết được được đút rút từ kinh nghiệm sản xuất, đời sống. Việc chiếm lĩnh tri thức kỹ năng Sinh học không nhằm ngoài mục đích nhận thức, cải biến thực tiễn; nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng của đời sống [18]. Vì vậy, theo chúng tôi, KNVD kiến thức vào thực tiễn là khả năng của chủ thể vận dụng những
  • 26. 23 kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống và sinh hoạt. 1.1.5.4. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học. Sinh học là ngành khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về tự nhiên, về sự sống. Việc áp dụng những kiến thức sinh học vào cuộc sống là hết sức cần thiết và mang tính thực tiễn cao. Cùng với ưu thế của môn học cũng như để việc dạy-học mang lại hiệu quả tốt nhất, người giáo viên cần biết lựa chọn và đưa vào bài học các vấn đề mang tính thực tế, gần gũi với đời sống, sản xuất, những vấn đề mang tính thời sự...để giúp học sinh biết vận dụng kiến thức mình học được vào cuộc sống, phục vụ cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Mặt khác, với những vấn đề “nóng”như vậy sẽ kích thích tính hứng thú, tò mò, ham hiểu biết của học sinh, hình thành ở các em niềm đam mê khoa học, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực của cuộc sống chứ không chỉ bó buộc trong thi cử. Trong dạy học Sinh học, để học sinh tiếp thu tốt rất cần đến sự liên hệ gần gũi bằng những vấn đề thực tế. Những hoạt động thực tiễn đó vừa có tác dụng rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn vừa giúp học sinh tích cực hóa trong học tập để lĩnh hội kiến thức. Kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn được cho trong bài học hoặc nảy sinh từ đời sống thực tế nhằm tạo điều kiện cho HS biết vận dụng những kiến thức Sinh học trong nhà trường vào cuộc sống, góp phần gây hứng thú học tập, giúp học sinh nắm được thực chất vấn đề. Ngoài ra việc tăng cường rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn một mặt giúp HS thực hành tốt các kỹ năng học tập như phân tích, suy luận, khái quát, tổng hợp… mặt khác giúp HS thực hành làm quen dần với các tình huống thực tiễn gần gũi trong cuộc sống, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo HS phổ thông, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội. Bên cạnh đó trong quá trình tổ chức dạy học, GV cũng cần định hướng, làm sao để HS có thể tự mình xác định được những kiến thức nào có thể vận dụng vào thực tiễn, phải khơi dậy tính say mê, tò mò ở các em, buộc lòng các em phải tìm ra đáp án cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần
  • 27. 24 tăng cường việc sử dụng thí nghiệm, thực hành, các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, tự tìm hiểu, phát hiện tri thức mới. Hình thành ở các em kỹ năng làm việc độc lập, chủ động, tự tin, làm việc nhuần nhuyễn nhằm phục vụ cuộc sống và công việc sau này. 1.1.6. Một số lưu ý khi rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học Khi rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, cần chú trọng một số điểm sau: - Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụng chúng vào thực tiễn. - Phải dạy cho HS nắm vững kiến thức sau đó mới rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Tăng cường mở rộng kiến thức Sinh học và ứng dụng Sinh học vào thực tiễn là góp phần thực hiện nguyên tắc kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. - Tổ chức cho HS luyện tập ứng dụng kiến thức, kỹ năng, các phương pháp dạy học Sinh học vào những tình huống khác nhau trong quá trình dạy học. - Đầu tư tìm hiểu, thiết kế để đưa ra các vấn đề, tình huống thực tiễn, bài tập phát triển năng lực HS theo hướng vận dụng vào thực tiễn. GV cũng có thể hướng dẫn và tổ chức HS thực hiện các "dự án", các đề tài khoa học kĩ thuật ứng dụng Sinh học... - Nên tăng cường công tác thực hành, gắn kiến thức với thực tiễn thông qua các bài tập tình huống, các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học bằng cách đầu tư có hiệu quả các tiết dạy thực hành chính khóa cũng như ngoại khóa, tham quan thiên nhiên... Khi thực hành buộc học sinh phải phát huy mọi năng lực để vận dụng kiến thức sao cho có hiệu quả. Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống.
  • 28. 25 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum Phong tục, tập quán, địa bàn cư trú ... đã tạo nên những nét tâm lý riêng của học sinh dân tộc và có ảnh hưởng lớn đến quá trình và chất lượng học tập của học sinh. Đa số các em là dân tộc thiểu số, vốn ngôn ngữ hạn chế, rụt rè, còn thụ động, tự ti trong việc lĩnh lội và chiếm lĩnh tri thức, ít tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học. Tuy nhiên, các em có cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, chính điều này làm cơ sở và nền tảng cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong quá trình học tập bộ môn Sinh học. 2.2.2. Thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn liên hệ thực tiễn ở trường PTDTNT tỉnh Kon Tum 2.2.2.1. Thực trạng sử dụng BTTT để rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn liên hệ thực tiễn ở trường PTDTNT tỉnh Kon Tum Để đánh giá thực trạng của việc sử dụng bài tập sinh học có nội dung liên quan đến thực tiễn để phát triển KNVD kiến thức cho HS, tôi tiến hành điều tra ở trường PTDTNT Kon Rẫy và PTDTNT tỉnh Kon Tum. Tôi đã lấy ý kiến của 100 HS đang theo học ở khối lớp 11. Kết quả như sau: Bảng 1.1. Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn sinh học ở các trường PTDTNT tỉnh Kon Tum Nội dung Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Bao giờ 1. Thầy cô giáo có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong qua trình giảng bài mới không? 0% 10% 80% 10% 2. Thầy cô giáo có thường đưa ra các bài tập thực tiễn, các tình huống có vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không? 0% 7% 63% 30%
  • 29. 26 3. Thầy cô giáo có thường giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm mối liên hệ giữa kiến thức trên lớp và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày ở địa phương của em không? 3% 3% 62% 32% 4. Khi lên lớp thầy/cô giáo có thường dành thời gian đưa ra và hướng dẫn làm BTTT thực tiễn không? 0% 2% 18% 80% 5. Thầy/cô giáo có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em về các vấn đề liên quan đến kiến thức sinh học ở địa phương em không? 0% 3% 22% 75% 6. Các em thường có thói quen vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được vào trong đời sống hàng ngày của các em không? 0% 7% 33% 60% 7. Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không? 0% 2% 27% 71% 8. Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô giáo có thường đưa cho các em các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố và vận dụng kiến thức không? 0% 12% 44% 44%
  • 30. 27 9. Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không? 0% 11% 38% 51% 10. Trong các bài kiểm tra,thầy/cô giáo có thường đưa ra các câu hỏi/bài tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không? 0% 5% 22% 73% 11. Các em có thích khi làm các bài tập liên quan đến thực tiễn của địa phương em hay không? 12% 77% 11% 0% 12. Từ BTTT được học trên lớp các em có thích vận dụng, tìm tòi, khám phá các vấn đề của thực tiễn liên quan đến kiến thức sinh học không? 30% 65% 5% 0% Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình giảng dạy các thầy cô thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS. Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức mới, thầy/cô chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để HS liên tưởng và áp dụng (10%). Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu HS về nhà làm các bài tập trong SGK và sách bài tập mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài giảng kế tiếp (3%) để HS có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Và cũng theo đó các thầy/cô chưa chú ý dành thời gian để cho các em đưa ra những khúc mắc để giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống (3%).
  • 31. 28 Trong các giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trong các tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, còn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế (2%). Chính vì vậy mà HS dù rất thích vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn (89%) nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh các em (7%). Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện để nâng cao hơn nữa kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Đó là vấn đề đặt ra mà đội ngũ GV dạy bộ môn Sinh học cần phải trăn trở để có hướng bổ sung vào về phương pháp và nội dung trong quá trình giảng dạy, khắc phục sự nghiệp trồng người của mình. 2.2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng dạy - học a) Về phía giáo viên Giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, một số kiến thức liên quan thực tiễn được GV đề cập trong bài học nhưng chỉ mang tính chất minh họa nên không có khả năng thu hút HS; GV chưa coi việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, điều này làm cho HS khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến khâu rèn luyện khả năng vận dụng cho HS, mối quan hệ giữa kiến thức lý thuyết và KNVD không được đặt ra trong giờ dạy lý thuyết dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống, áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt là rất yếu kém. Mặt khác số lượng BTTT trong SGK quá ít. Trong toàn bộ chương trình Sinh học phổ thông, bài tập thực tiễn chỉ chiếm 17,5% so với tổng số bài tập, trong đó chủ yếu là dạng trắc nghiệm tự luận. Các bài tập tập trung vào mức độ vận dụng thấp. Trong khi đó, kì thi tốt nghiệp THPT tổng thể môn Sinh học chủ yếu là thi trắc nghiệm khách quan khiến cho việc sử dụng các bài tập thực tiễn bị hạn chế, khó để đánh giá kĩ năng của HS. b) Về phía học sinh
  • 32. 29 Học sinh vẫn còn có thói quen học thuộc, xem học tập là quá trình ghi nhớ, học thuộc bài. Từ đó, học sinh không rèn được ý thức và thói quen vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. Đa số HS chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, thiếu tự giác, chưa chủ động tích cực trong việc học tập và rèn luyện. Một số HS xem môn Sinh học chỉ là một môn phụ, không cần phải học và không dành thời gian, công sức để đầu tư như các môn học khác. Ngoài ra, quá trình kiểm tra đánh giá ở các trường PTDTNT hiện nay còn khá đơn giản, phương pháp và hình thức đánh giá còn tùy tiện. Nội dung các bài thi và kiểm tra chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có nhiều câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong những năm gần đây, đề thi đã có những thay đổi tích cực tuy nhiên “tính thực tiễn” vẫn chưa thể hiện rõ nét trong mỗi đề thi. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua thực trạng trên ta thấy việc lựa chọn và sử dụng BTTT hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập mặc dù HS rất thích vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn nhưng vẫn chưa biết cách vận dụng có hiệu quả lý thuyết vào thực tiễn, chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh các em. Vì vậy, việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng các BTTT để phát triển KNVD vận dụng cho HS một cách hợp lí là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
  • 33. 30 Chương 2: SỬ DỤNG BTTT ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11. Phần 4 - Sinh học cơ thể được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 11, đề cập tới Sinh học cơ thể đa bào, gồm 4 chương: Chương I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng. Chương II. Cảm ứng. Chương III. Sinh trưởng và phát triển. Chương IV. Sinh sản. Trong mỗi chương đều tách làm 2 phần tương ứng với đối tượng thực vật và động vật. Việc tách riêng như vậy để dễ nghiên cứu những đặc điểm riêng về các hoạt động sống của mỗi đối tượng vì cơ thể thực vật và động vật trong quá trình tiến hoá thích nghi với môi trường đã phân hoá rất đa dạng và khác nhau. Chương trình trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể thực vật và động vật. Các kiến thức cơ bản mà HS có được là những kiến thức về các quá trình sinh học cơ bản chủ yếu ở cơ thể thực vật và động vật. Đó là những kiến thức khái quát hoá, đi sâu vào các quy luật và cơ chế hoạt động sống của cơ thể như chuyển hoá vật chất và năng lượng, tính cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở thực vật và động vật. Chương I đề cập đến sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở mức độ cơ thể. Chương I gồm 14 bài giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật như trao đổi nước, trao đổi chất khoáng, các hiện tượng quang hợp, hô hấp với các yếu tố ảnh hưởng và ứng dụng trong tăng năng suất cây trồng. Chương có 7 bài giới thiệu về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật, chủ yếu đề cập đến sự tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật được biểu hiện ở sự trao đổi nước, khoáng, nitơ thông qua các quá trình hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát
  • 34. 31 hơi nước, cơ chế thụ động và chủ động nhờ các con đường qua không bào, qua tế bào chất, qua thành tế bào và gian bào,... Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật còn thể hiện ở quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, đề cập tới hoạt động quang hợp ở các nhóm thực vật khác nhau (C3, C4, CAM), mối quan hệ mật thiết giữa quang hợp và hô hấp. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật được thể hiện thông qua hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, đề cập tới cân bằng nội môi. Nội dung chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng được thể hiện qua bảng 2.1 Bảng 2.1. Nội dung của chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11. Tên bài học Thành phần kiến thức PHẦN A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. - Cấu tạo của rễ và lông hút phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng. - Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút và từ đất vào mạch gỗ của rễ. - Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng. Ứng dụng trong trồng trọt để đảm bảo cho cây trồng hút đủ nước và muối khoáng, sinh trưởng tốt nhất. Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây. - Cấu tạo của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. - Động lực của dòng mạch gỗ, động lực của dòng mạch rây. Ứng dụng kiến thức về quá trình vận chuyển các chất trong cây trong thực tiễn trồng trọt.
  • 35. 32 Bài 3: Thoát hơi nước - Vai trò của quá trình thoát hơi nước - Cơ chế thoát hơi nước. Kiến thức ứng dụng: cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng. Ứng dụng quá trình thoát hơi nước trong việc trồng cây xanh và cải tạo môi trường sống. Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. Ứng dụng bón phân hợp lí cho cây trồng. Bài 5, 6 : Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Vai trò sinh lý của nguyên tố niơ Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. Ứng dụng bón phân hợp lý để tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường. Bài 8: Quang hợp ở thực vật Quang hợp và vai trò của quá trình quang hợp. Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp. Ứng dụng trong sản xuất trồng trọt để tăng năng suất cây trồng. Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM Pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp. Quá trình quang phân li nước, chu trình Canvin. Vận dụng kiến thức để giải thích được sự thích nghi của thực vật với môi trường sống. Bài 10, 11: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp – Ảnh hưởng của ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, nguyên tố khoáng đến quá trình
  • 36. 33 Quang hợp và năng suất cây trồng quang hợp. Các biện pháp tăng năng suất cây trồng. Vận dụng kiến thức để tăng năng suất cây trồng và tăng cường độ quang hợp ở cây xanh. Bài 12: Hô hấp ở thực vật Khái niệm và vai trò hô hấp ở thực vật, hô hấp sáng. Con đường hô hấp ở thực vật: Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí. Kiến thức ứng dụng: Ứng dụng mối quan hệ giữa hô hấp với môi trường trong việc bảo quản nông sản. Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenôit. Các bước tiến hành thí nghiệm chiết rút diệp lục và chiết rút carôtenôit. Giải thích được một số hiện tượng thay đổi màu sắc lá ở các mùa khác nhau và nhận biết được các thành phần sắc tố quang hợp trong lá, quả và củ. Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật. Các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Bài 15,16: Tiêu hóa ở động vật Khái niệm tiêu hóa ở động vật. Quá trình tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào. Quá trình tiêu hóa ở thú ăn thực vật và thú ăn thịt. Vận dụng kiến thức về tiêu hóa ở động vật và con người, xây dựng cơ sở khoa học trong chăn nuôi. Bài 17: Hô hấp ở động vật Khái niệm hô hấp ở động vật, các hình thức hô hấp ở động vật.
  • 37. 34 Vận dụng kiến thức về hô hấp trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Bài 18,19: Tuần hoàn máu Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. Hoạt động của tim và hoạt động của hệ mạch. Vận dụng kiến thức trong việc giữ gìn sức khỏe tim mạch. Bài 20: Cân bằng nội môi Khái niệm, ý nghĩa của cân bằng nội môi. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu. Kiến thức ứng dụng: Phòng tránh các bệnh về huyết áp, gan, thận… Qua phân tích cấu trúc và nội dung chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11, chúng tôi nhận thấy thành phần kiến thức chủ yếu là những khái niệm, quá trình, kiến thức ứng dụng, liên hệ thực tiễn. Đó là những kiến thức phù hợp để thiết kế BTTT rèn luyện KNVD kiến thức cho học sinh. Mặt khác, học sinh vốn có những kiến thức phong phú về thực vật và động vật gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các BTTT từ đó rèn luyện được KNVD kiến thức cho HS. 2.2. Thiết kế BTTT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ” - Sinh học 11. 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng BTTT 2.2.1.1. BTTT phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học Mục tiêu của dạy học Sinh học ở trường THPT (đối với ban cơ bản) cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với thực tiễn giáo dục - xã hội của đất nước. Những nội dung này góp phần
  • 38. 35 giúp học sinh có trình độ học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề sinh học có liên quan đến đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển kỹ năng vận dụng cho học sinh. Khi xây dựng các BTTT cần phải bám sát mục tiêu dạy - học nghĩa là các BTTT đó cho phép định hướng sự tìm tòi, suy nghĩ của HS để lí giải một tình huống thực tiễn hay phát hiện một tri thức nào đó trong bài học. Ngoài ra trong đề tài có xây dựng các BTTT nâng cao nhằm phân loại đối tượng học sinh cũng như dùng để ôn thi học sinh giỏi của nhà trường. 2.2.1.2. BTTT phải đảm bảo tính chính xác, khoa học Khi xây dựng nội dung của BTTT phải có sự chính xác về kiến thức sinh học và bài tập cho đủ các dữ kiện. Nếu xây dựng BTTT không đảm bảo được tính chính xác của nội dung thì việc định hướng tìm tòi của HS sẽ không đạt được mục tiêu dạy và học. Đồng thời, các bài tập không được mắc sai lầm trong cách diễn đạt, nội dung thiếu lôgic chặt chẽ. 2.2.1.3. BTTT phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng Các BTHH thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS. Mặt khác, hệ thống BTTT còn phải được xây dựng một cách đa dạng, phong phú. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể, chuyên biệt một cách hiệu quả. 2.2.1.4. BTTT phải đảm bảo tính vừa sức Bài tập thực tiễn phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập vận dụng theo mẫu đơn giản, sau đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài tập đòi hỏi sáng tạo, vận dụng. Các bài tập phải có mục đích rõ ràng, có bài tập chung cho cả lớp nhưng cũng có bài tập riêng cho từng đối tượng, hình thức phổ biến là cao hơn, khó hơn nhưng tạo được hứng thú, không mang tính chất ép buộc. Với hệ thống BTTT được xây dựng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi trình độ học sinh đều tham gia tranh luận để giải bài
  • 39. 36 tập. Khi nói lên một ý hay, ý đúng sẽ tạo cho học sinh một niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy và nỗ lực suy nghĩ. 2.2.1.5. BTTT phải phát huy được tính tích cực của học sinh Bài tập thực tiễn phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa kiến thức đã có của HS để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong bài tập. Để đạt được như vậy BTTT phải được xây dựng và sử dụng đúng sao cho có thể tạo ra động lực tìm tòi cái mới, tức là tạo mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và chưa biết của học sinh. 2.1.1.6. BTTT phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh. Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức sinh học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu BTTT có những nội dung gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ. 2.2.2. Quy trình xây dựng BTTT Qui trình xây dựng BTTT có nội dung thực tiễn để phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức của HS được thiết kế theo 4 bước sau đây: Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học. Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đối tượng học tập Để thực hiện được bước này, người GV cần: - Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập. Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đối tượng học tập Bước 2: Xác định nội dung thực tiễn cần khai thác của BT Bước 3: Xây dựng BTTT từ nội dung đã xác định. Bước 4: Sắp xếp các BTTT được khai thác từ dễ đến khó và hoàn thiện BT thiện BT
  • 40. 37 - Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung sinh học và các ứng dụng kiến thức sinh học trong thực tiễn. - Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, kinh nghiệm sống của HS để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho HS khi giải các bài tập thực tiễn đó. Bước 2: Xác định nội dung thực tiễn cần khai thác của BT Muốn xác định đúng đắn nội dung kiến thức để mã hóa thành BT thì chúng ta phải xác định được cơ bản và trọng tâm của từng bài từ đó xác định rõ kiến thức nào cần mở rộng và liên hệ thực tiễn cho HS. Muốn vậy GV phải phân chia được nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức chuẩn bị cho việc mã hóa thành BT phù hợp. Bước 3: Xây dựng BTTT từ nội dung đã xác định. Trên cơ sở nội dung đã xác định sẽ xây dựng BTTT, các BT nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và mức độ khác nhau của HS như vận dụng thấp, vận dụng cao. Bước 4: Sắp xếp các BTTT được khai thác từ dễ đến khó và hoàn thiện BT Các BTTT được sắp xếp một cách có hệ thống và logic, mang tính chất từ dễ đến khó sẽ giúp HS vừa nắm được kiến thức cơ bản vừa vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Từ đó rèn luyện được cho HS kỹ năng vận dụng kiến thức mà HS đã được học và lĩnh hội. Ví dụ minh họa: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đối tượng học tập - Mục tiêu của bài giúp HS nắm được cơ chế duy trì cân bằng nội môi và các yếu tố tham gia điều chỉnh cân bằng nội môi trong cơ thể. - Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung “Cân bằng nội môi” và các ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn đời sống. Cụ thể là nghiên cứu hậu quả của triệu chứng nôn nhiều lần, liên tục khi ngộ độc thức ăn; nghiên cứu về vai trò của hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ nội tiết trong việc tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi.
  • 41. 38 - Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, kinh nghiệm sống của HS để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho HS khi giải các bài tập thực tiễn đó. Bước 2: Xác định nội dung thực tiễn cần khai thác của BT Xác định nội dung trọng tâm của bài 20 “ Cân bằng nội môi” là “cơ chế duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể” và từ đó xác định kiến thức cần liên hệ thực tiễn là “vai trò của các hệ cơ quan tham gia vào việc duy trì cân bằng nội môi” để mã hóa thành các bài tập. Bước 3: Xây dựng BTTT từ nội dung đã xác định. Trên cơ sở nội dung đã xác định sẽ xây dựng BTTT về “ Cân bằng nội môi” ở các mức độ khác nhau như vận dụng thấp, vận dụng cao. Bước 4: Sắp xếp các BTTT được khai thác từ dễ đến khó và hoàn thiện BT Sắp xếp các BTTT một cách có hệ thống và logic, mang tính chất từ dễ đến khó sẽ giúp HS vừa nắm được kiến thức cơ bản vừa vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Nội dung của bài tập: Một bệnh nhân bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị ngộ độc thức ăn dẫn đến mất cân bằng nội môi trong cơ thể. Theo em: a. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào? b. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cơ thể trở lại trạng thái bình thường? 2.2.3. Hệ thống BTTT để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trường PTDTNT trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11 Chúng tôi đã xây dựng hệ thống BTTT để rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS trong quá trình dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - SH 11. Sau đây là một số ví dụ: * Ví dụ 1: Các BTTT được sử dụng khi dạy học nội dung "Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật" nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS:
  • 42. 39 1. Vì sao thực vật tắm mình trong biển đạm nhưng vẫn thiếu đạm? 2. Đất được chia theo mức độ bị nhiễm mặn thành đất không mặn, mặn yếu và đất muối. Đất không mặn chứa lượng muối hoà tan ít hơn 0,35%, mặn yếu từ 0,3- 0,6%, mặn mạnh 0,6-1% và đất muối lớn hơn 1%. Dựa vào dữ kiện trên hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng? b.Vì sao chỉ những cây chịu mặn mới sống được ở loại đất mặn mà các loài khác không sống được? c. Tại sao đất mặn sợ mưa phùn? 3. Dựa vào trị số pH của các loại đất (đất chua : pH <6,5, đất trung tính : pH = 6,6 - 7,5 và đất kiềm : pH > 7,5). Em hãy cho biết: a. Tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng? b. Vì sao đất kiềm cây khó sử dụng được chất khoáng? 4. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thảo và những cây bụi thấp? Vì sao nước từ lá ứ đọng thành giọt? 5. Tại sao về mùa lạnh cây thường bị rụng lá? 6. Tại sao mặc dù cây xanh “tắm mình trong biển khí” nhưng vẫn hoàn toàn bất lực trong việc lấy khí nitơ trực tiếp từ khí quyển? 7. Tại sao mưa lâu ngày sau đó đột ngột nắng to thì cây bị héo và có thể chết? 8. Tại sao cây bụi ở sa mạc lại có rễ dài hơn 10m? 9. Trong điều kiện đồng ruộng, trên cùng một loại đất, người ta trồng lanh và lúa mì đã xác định rằng: lanh bị héo khi đất có độ ẩm 18%, còn lúa mì là 15%. Vậy sự khác nhau này có liên quan gì đến đặc điểm của cây? 10. Tại sao khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây bị héo? 11. Tại sao khi trồng chuối, cây chuối con cần gọt sạch rễ và cắt 1/3 hay 1/2 lá của chúng? 12. Tại sao khi trồng lúa phải làm cỏ sục bùn? 13. Giải thích câu nói: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
  • 43. 40 14. Vì sao sau cơn mưa có nhiều sấm sét thì cây xanh tươi tốt hơn, mọc lá non nhiều hơn? 15. Tại sao khi tưới nước vào buổi trưa nắng gắt, cây dễ bị héo lá? 16. Vì sao ở vùng ôn đới, gió mạnh làm gãy cành cây vào mùa hè nhiều hơn vào mùa đông? 17. Vì sao khi chuyển một cây gỗ to đi trồng một nơi khác, người ta phải ngắt đi rất nhiều lá? 18. Muốn cắm hoa tươi lâu tại sao trước khi cắm vào lọ phải cắt cuống hoa ngâm trong nước? 19. Thực vật sống trên đất ngập mặn có những đặc điểm thích nghi như thế nào để có thể hấp thụ nước cho quá trình sinh trưởng? 20. Để cho cây lúa lốp không bị đổ lúc bông lúa sắp chính, người ta bón phân gì? Vì sao phải sử dụng loại phân đó? 21. Nhà sinh lí thực vật người Nga Macximop cho rằng: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Giải thích. 22. Tại sao người ta xem các nốt sần trên rễ cây họ đậu là những nhà máy phân đạm nhỏ bé? Khi trồng cây họ đậu có cần bón phân đạm không? Giải thích. 23. Giải thích câu: “Một hòn đất bằng giỏ phân”. 24. Tại sao sau một thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc thấy các lá già của cây lạc biến thành màu vàng? 25. Trong sản xuất nông nghiệp, việc xới xáo đất xung quanh gốc cây có tác dụng gì? Vì sao trong một số trường hợp rễ cây được cung cấp đủ nước hoặc thừa nước nhưng cây vẫn bị héo? 26. Hiện tượng gân lá có màu xanh, thịt lá có màu vàng về sau cả lá có màu vàng, triệu chứng xuất hiện ở các lá non sau đó đến lá già, đó là hiện tượng cây thiếu chất dinh dưỡng nào trong các chất dinh dưỡng sau: Phot pho, magiê, sắt, mangan. Giải thích. 27. Tại sao khi bón phân đạm vào đất kị khí có thể làm thất thoát nitơ? 28. Tại sao hái quả để cả lá thì lá và quả lâu héo?
  • 44. 41 29. Giải thích hiện tượng mạ chết hàng loạt vào thời điểm rét hại ở miền Bắc. Biện pháp khắc phục? 30.Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (80-90%)? 31.Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? 32.Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? * Ví dụ 2: Các BTTT được sử dụng khi dạy học nội dung “Quang hợp ở thực vật” nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS: 1. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Giải thích. 2. Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao? 3. Tại sao giữa trưa nắng, ánh sáng dồi dào nhưng cường độ quang hợp lại giảm? 4. Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên. 5. Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như nhau nhưng chỉ khác nhau về độ chiếu sáng: cây A được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ, cây B được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng. Hỏi sau cùng một thời gian, sinh khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì sao? 6. Người ta đã khẳng định ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng xanh tím. Hãy thiết kế các thí nghiệm chứng minh và giải thích cơ sở khoa học của các thí nghiệm này. 7. Người ta làm thí nghiệm trồng 2 cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A
  • 45. 42 giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích của thí nghiệm trên là gì? Giải thích. 8. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy: a. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này. b. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Giải thích. 9. Có hai cây cà chua giống hệt nhau, trồng trong một điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau về độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây có khối lượng không thay đổi. Giải thích. 10. Khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì trong quang hợp ở thực vật C3, chất nào tăng, chất nào giảm? Hãy giải thích điều trên. 11. Tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí CO2 lại nổi lên nhiều hơn? 12. Theo dõi sự sản sinh ôxi và thải ôxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây : Em hãy : a. Cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường. Giải thích. b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B. Nhiệt độ MT
  • 46. 43 * Ví dụ 3: Trong khi dạy học nội dung “ Hô hấp” có thể sử dụng các BTTT sau để dạy học nhằm rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS: 1. Tại sao khi ta ngủ say hay khi đang làm việc không hề để ý mà ta vẫn thở đều đặn? 2. Tại sao khi tập thể dục người ta phải hít thở thật sâu? 3. Tại sao ta không thể nhịn thở được lâu? 4. Tại sao mang cá lại thích hợp cho trao đổi khí ở dưới nước nhưng không thích hợp cho trao đổi khí ở trên cạn? 5. Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dễ dẫn đến tử vong? 6. Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo ôxi. Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi trường mới đó? 7. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát? 8. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch? Từ đó rút ra nhận xét gì? 9. Tại sao khi chạy nhanh thì nhịp và độ sâu hô hấp tăng lên? 10. Tại sao trẻ em cất tiếng khóc chào đời? 11. Cho sơ đồ sự trao đổi khí ở phổi chim như sau: O2 CO2 O2 CO2 Môi trường  khí quản  (1)  các ống khí trong phổi  (2)  khí quản  môi trường a. Cho biết (1), (2) là tên 2 bộ phận nào tham gia trao đổi khí ở chim? b. Hoạt động của 2 bộ phận này diễn ra như thế nào khi chim hít vào và thở ra? 12. Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, nông phẩm, rau quả người ta khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?