SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 15
Baixar para ler offline
Giảng viên: Ths Bs Huỳnh Ngọc Linh – Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Đối tượng: Sinh viên KHOA Y ĐHQG - NĂM HỌC 2013
MÔ HỌC
HỆ NỘI TIẾT
I. ĐẠI CƯƠNG:
− Cùng với hệ thần kinh và hệ miễn dịch, hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trong điều hòa và phối hợp
hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết cũng như các tế bào nội
tiết phân bố rải rác trong các mô và cơ quan khác nhau. Nhiều cơ quan trong cơ thể có khả năng chế tiết
các chất có tác dụng như những nội tiết tố: thận, tuyến ức, hệ thần kinh, gan, tuyến nước bọt...
Về mặt chức năng:
MỤC TIÊU
1. Phân biệt được ba kiểu nội tiết: nội tiết, cận tiết và tự tiết.
2. Nêu được bản chất của hormon.
3. Giải thích được cơ chế tác động của hormon lên tế bào đích thông
qua thụ thể của tế bào.
4. Mô tả được cấu tạo mô học của tuyến yên.
5. Kể tên các loại tế bào tuyến yên và các loại hormon mà chúng tổng
hợp nên.
6. Nêu được tất cả các chức năng của hormon tuyến yên.
7. Giải thích được mối quan hệ giữa hypothalamus và tuyến yên.
8. Mô tả được cấu tạo mô học và chức năng của tuyến giáp.
9. Mô tả được cấu tạo mô học và chức năng của tuyến cận giáp.
10. Mô tả được cấu tạo mô học và chức năng của thượng thận.
11. Giải thích được quan hệ chức năng giữa tuyến yên và các tuyến nội
tiết khác.
12. Nhận biết được tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng
thận và chi tiết cấu tạo của chúng dưới KHV quang học, ảnh chụp vi thể.
− Dựa vào quan hệ giữa tế
bào chế tiết và tế bào đích,
hệ nội tiết có thể chia thành
nội tiết, cận tiết và tự tiết.
Hormon của các tuyến nội
tiết ngấm vào máu và tác
động lên tế bào đích ở xa,
còn các chất tiết của các tế
bào hệ cận tiết thì tác động
lên tế bào lân cận. Trong
hiện tượng tự tiết, các chất
tiết của tế bào chế tiết gắn
lên thụ thể của chính nó.
Tuyến yên, hypothalamus,
tuyến tùng là những cơ
quan nội tiết trung ương.
Các tuyến nội tiết ngoại vi
gồm có tuyến giáp, cận
giáp, thượng thận.
Về mặt phôi thai học người
ta phân biệt ba loại:
− Những tuyến nội tiết
có nguồn gốc từ ngoại bì:
tuyến tùng, tuyến yên, tuỷ
thượng thận...
− Những tuyến có
nguồn gốc từ trung bì:
tuyến vỏ thượng thận, tuyến
kẽ và tuyến của buồng
trứng, hoàng thể, tuyến kẽ
của tinh hoàn.
− Những tuyến nội tiết
có nguồn gốc từ nội bì:
tuyến giáp, tuyến cận giáp, gan tụy nội tiết
Về mặt giải phẫu học tế bào nội tiết có ba loại sau:
a/ Tế bào tuyến nội tiết tập hợp thành một cơ quan đặc biệt tạo thành tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến
thượng thận và tuyến tùng.
b/ Nằm từng đám trong những cơ quan chuyên biệt khác như buồng trứng, tinh hoàn, tụy.
c/ Nằm tản mác ở biểu mô, đặc biệt trong ruột và đường hô hấp tạo thành hệ thống thần kinh nội tiết.
Về mặt mô học, tất cả các tuyến nội tiết bao giờ cũng có 2 thành phần chính là tế bào chế tiết làm nhiệm
vụ tổng hợp hormon và lưới mao mạch phong phú. Tuyến nội tiết không có ống bài xuất, các chất tiết
được đổ trực tiếp vào máu hoặc bạch huyết.
1. Bản chất hormon:
− Hormon là những chất có hoạt tính sinh học cao, làm kích thích hoặc ức chế các chức năng cơ bản của
cơ thể: trao đổi chất, phát triển, sinh sản.
− Hầu hết các hormon thuộc nhóm:
Protein (peptid, olygopeptid, glycopeptid), ví dụ: insulin, glucagon, angiotensin, hormon tuyến cận
giáp, các hormon tuyến yên. Các peptide nhỏ như: vasopressin, hormon kích thích giải phóng
thyroxin.
Một số hormon có cấu tạo acid amin, ví dụ: thyroxin, acetylcholin, noradrenalin, melatonin...
Các hormon của vỏ tuyến thượng thận và hormon sinh dục là những hormon loại steroid như:
cortisol, estradiol, progesterone, testosterone.
− Một số hormon chỉ được chế tiết ở một tuyến nội tiết (ví dụ: thyroxin ở tuyến giáp), một số hormon
được sản xuất trong một số cơ quan khác nhau (ví dụ: insulin được chế tiết ở tụy, tuyến nước bọt mang
tai, não)
2. Thụ thể tế bào của hormon:
− Hormon thường tác động lên các cơ quan và tế bào nhất định. Những cơ quan và tế bào đó được gọi là
cơ quan đích, tế bào đích. Mỗi hormon có tác dụng khi nó được các thụ thể (receptor) của tế bào đích
nhận biết và liên kết với nó. Hormon steroid và thyroxin hòa tan trong lipid, chúng có thể lọt qua màng
tế bào và gắn kết với thụ thể nội bào của tế bào đích. Ngược lại, tất cả các hormon nguồn gốc acid amin
(trừ thyroxin) đều hòa tan trong nước, do đó các hormon này gắn kết với các thụ thể bề mặt, trên màng
của tế bào đích. Một loại tế bào có thể là tế bào đích đối với nhiều hormon, đồng thời một loại hormon
có thể tác động lên một số loại tế bào đích.
− Hormon steroid sau khi đã lọt vào bào tương tế bào sẽ gắn với thụ thể nội bào tạo thành phức hợp
hormon-thụ thể. Sau khi được hoạt hóa, phức hợp này sẽ gắn lên nhiễm sắc thể nhất định, thúc đẩy quá
trình sao chép ADN thành ARN thông tin để tổng hợp protein mà hormon đó có tác dụng thúc đẩy sản
xuất (hình B).
− Tất cả hormon khác tạo thành phức hợp hormon thụ thể trên bề mặt tế bào. Phức hợp này hoạt hóa
AMP vòng. Sau đó, AMP vòng hoạt hóa các enzym nội bào làm cho tế bào đích tăng cường chuyển hóa.
Do đó, hormon được coi là chất truyền tin thứ nhất, còn AMP vòng là chất truyền tin thứ hai (hình A).
II. TUYẾN YÊN:
− Tuyến yên (pituitary) nằm trong hố yên của xương bướm, đính vào sàn não bằng cuống tuyến yên.
Tuyến yên được bao bọc bởi màng cứng, có kích thước 12 x 10 x 9 mm, nặng khoảng 0,5 gam ở người
lớn. Khi có thai, kích thước này tăng lên chút ít. Tuyến yên gồm hai phần nhưng không có ranh giới rõ:
phần trước (phần tuyến) chia ba thùy: thùy xa tạo nên phần chính của tuyến yên, thùy trung gian rất đơn
giản ở người nhưng chiếm ưu thế ở động vật có vú, thùy củ (tuberal globe) có một lớp tế bào chạy chung
quanh cuống yên. Phần sau (thùy thần kinh) được hình thành do một phần sàn não thất thứ 3 phát triển
lồi về phía dưới.
− Ba phần còn lại của tuyến yên được hình thành do nội
bì của nóc miệng nguyên thủy lồi về phía trên có dạng
một cái túi (túi Rathke). Do đó, ta cũng có thể chia
tuyến yên thành hai vùng chính: thùy trước và thùy sau.
1. Thùy trước tuyến yên
− Thùy trước tuyến yên (antehypophysis) hay còn gọi
lại thùy tuyến (adenohypophysis) chiếm khoảng 75%
trọng lượng của tuyến yên. Thùy trước gồm 3 phần cấu
tạo:
Phần tuyến
Phần củ
Phần trung gian
Phần củ của thùy trước bao bọc xung quanh cuống phễu
của thùy sau.
− Các tế bào chế tiết của thùy trước xếp thành dây và đan vào nhau thành lưới hoặc tập trung thành các
nang. Ngoài các tế bào tuyến, trong thùy trước còn có rất nhiều mao mạch (thường là kiểu xoang),
nguyên bào sợi làm nhiệu vụ tổng hợp sợi lưới nâng đỡ các dây tế bào tuyến.
− Các tế bào chế tiết của thùy trước gồm có 3 loại:
Tế bào ưa acid
Tế bào ưa base
Tế bào kỵ màu
a. Tế bào ưa acid:
− Chiếm khoảng 40% số tế bào tuyến, có kích thước khoảng 12-15 micron. Bào tương rộng với bộ Golgi
và lưới nội bào hạt phát triển. Tế bào có hình bầu dục hay hình cầu. Bào tương của chúng có nhiều hạt
bắt màu đỏ chứa hormon. Tế bào ưa acid thường tập trung ở vùng ngoại vi thùy trước. Bằng phương
phàp miễn dịch hóa tế bào người ta phân biệt 2 loại tế bào ưa acid.
Tế bào hướng thân (somatotrop) có nhiều hạt ưa acid dễ nhận thấy ngay dưới kính hiển vi
quang học. Dưới kính hiển vi điện tử, các hạt này có kích thước 350-400 nm. Các tế bào này
chế tiết hormon tăng trưởng (somatotropin), còn gọi là GH (Growth hormon). GH có tác dụng
gián tiếp lên sự phát triển của sụn, xương dài. GH kích thích lên gan, thận, somatomedin được
tăng cường tổng hợp và tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng của sụn xương dài. Sự tổng hợp
GH dư thừa sẽ gây chứng khổng lồ. Ngược lại, nếu thiếu GH trong giai đoạn cơ thể đang phát
triển sẽ gây ra chứng lùn. Chứng to đầu chi là kết quả của sự tổng hợp GH quá mức ở giai
đoạn cơ thể đã trưởng thành.
Tế bào hướng tuyến vú (mammotrop) nhỏ hơn tế bào somatotrop một ít, nhưng khi có thai
thì kích thước tăng lên rõ rệt. Loại tế bào này có cả hai giới, nhưng ở phụ nữ nhiều hơn. Các
hạt chế tiết có kích thước 200 nm (khi có thai đạt 600 nm) chứa hormon prolactin (LTH).
Chức năng prolactin là kích thích tổng hợp và bài tiết sữa.
b. Tế bào ưa base:
− Tế bào ưa base, chiếm 10% tế bào tuyến, lớn hơn tế bào ưa acid. Bào tương của chúng có nhiều hạt ưa
base (phản ứng PAS dương tính) với kích thước 200-300 nm. Các tế bào ưa base thường phân bố ở vùng
giữa thùy trước. Bằng phương pháp miễn dịch hóa tế bào người ta phân biệt 3 loại tế bào ưa base
Tế bào hướng tuyến sinh dục (gonadotrop) là những tế bào mà hạt chế tiết (275-375 nm)
chứa cả hai loại hormon FSH (Follicle Stimulating Hormon - hormon kích thích nang trứng)
và LH (Luteinizing Hormon - hormon hoàng thể hóa). FSH có tác dụng kích thích quá trình
phát triển nang trứng ở nữ và quá trình tạo tinh ở nam. LH có tác dụng làm chín nang trứng và
kích thích sự vỡ nang trứng chín, có tác dụng làm hình thành hoàng thể sau khi trứng đã thoát
nang. LH kiểm soát sự chế tiết progesteron của hoàng thể. Ở nam, LH còn giúp duy trì tế bào
Leydig và kích thích sự chế tiết testosteron.
Tế bào hướng giáp trạng (thyrotrop) là tế bào mà các hạt ưa base (120-200 nm) chứa hormon
TSH (Thyroid Stimulating Hormon - kích tuyến giáp, hay thyrotropin). TSH có tác dụng kích
thích chế tiết các hormon tuyến giáp T3 và T4.
Tế bào hướng vỏ
(corticotrop) hình
đa diện, bào tương
có nhiều hạt lớn
(350-550 nm) bắt
màu base nhạt. Tế
bào này tiết
ACTH
(Adenocorticotrop
ic Hormon -
hormon hướng
vỏ). Một số tế bào
corticotrop có thể
gặp ở thùy sau.
ACTH còn gọi là corticotropin có tác dụng kích thích vỏ thượng thận. Có lẽ ACTH cũng có tác dụng lên
quá trình chế tiết aldosteron ở lớp cùng vỏ thượng thận.
− Cơ chế hoạt động của hormon tuân theo sự kiểm soát liên hệ ngược (feedback).
c. Tế bào kỵ màu:
− Tế bào kỵ màu chiếm khoảng 50% tế bào tuyến của thùy trước. Khi nhuộm bằng các phẩm nhuộm
thông thường, các tế bào này không bắt màu. Chúng thường tập trung thành đám ở vùng giữa thùy trước.
Dưới kính hiển vi điện tử, bào tương của chúng có thể chứa một ít hạt chế tiết. Cho đến nay người ta coi
tế bào kỵ màu là những tế bào sinh ra tế bào ưa acid hoặc tế bào ưa base. Ngược lại, chúng cũng có thể
là những tế bào ưa acid hoặc tế bào ưa base không còn hạt chế tiết do đã chế tiết liên tục.
2. Phần trung gian tuyến yên
− Phần trung gian tuyến yên có thể coi là phần sau của thùy trước, chiếm khoảng 2% của tuyến yên. Ở
người, phần trung gian kém phát triển hơn những phần khác. Phần trung gian gồm những dãy tế bào ưa
base nhạt, trong bào tương có chứa những hạt chế tiết nhỏ (200-300 nm). Có lẽ những tế bào này tương
tự tế bào hướng vỏ (corticotrop) của thùy trước. Một số tế bào ở phần trung gian có kích thước nhỏ hơn
và rất ít bắt màu. Đó là những tế bào giống tế bào kỵ màu. Trong phần trung gian còn có những túi nhỏ
chứa chất keo. Thành của túi đó lợp bởi biểu mô vuông đơn có lông chuyển. Có lẽ đó là những nang
Rathke còn lại. Trong phần trung gian có hormon kích sắc tố bào MSH (melanocytotropin) và lipotropin
(làm tăng cường chuyển hóa lipit). Theo quan niệm hiện nay thì MSH, lipotropin và các ACTH đều xuất
phát từ trong não.
3. Phần củ tuyến yên
− Phần củ tuyến yên gồm những dãy tế bào hoặc những nhóm tế bào có kích thước nhỏ giống như tế bào
kỵ màu. Các dãy tế bào chạy theo chiều dọc, cùng với các mạch phong phú thuộc hệ thống cửa.
− Ngoài ra trong phần củ còn có tế bào ưa acid, tế bào ưa base. Phần lớn tế bào ưa base ở đây là những tế
bào hướng sinh dục tiết hormon FSH và LH.
4. Thùy sau tuyến yên
− Thùy sau tuyến yên (còn gọi là thùy thần kinh - neurohypophyse) bao gồm phần thần kinh và cuống
phễu. Về mặt mô học, thùy sau có các thành phần cấu tạo như: tế bào tuyến yên (Pituicytes), tế bào thần
kinh đệm, sợi trục của tế bào thần kinh thuộc hypothalamus. Thùy thần kinh có khoảng 100.000 sợi trục
tế bào thần kinh tiết. Thân của các tế bào này không nằm trong tuyến yên mà nằm trong nhân trên thị và
nhân cận não thất của hypothalamus. Các đầu tận cùng của sợi trục này tiết xúc chặt chẽ với màng đáy
mao mạch ở thùy sau. Trong đầu tận cùng chứa rất hiều hạt thần kinh tiết có màng bọc với khích thước
100-200 nm. Đó là các hạt chứa hormon vasopressin (có tên khác là ADH = antiduretic hormon) hoặc
oxytoxin. Các chất tiết khi vượt ra khỏi đầu tận cùng thần kinh thường tập trung thành những khối bắt
màu trong khoảng gian bào. Đó là những tiểu thể Herring.
5. Quan hệ giữa vùng dưới đồi (hypothalamus) và tuyến yên
− Hypothalamus và tuyến yên có quan hệ chặt chẽ với nhau về tuần hoàn, thần kinh và hoạt động chế
tiết. Tuần hoàn hypothalamus-tuyến yên là tuần hoàn cửa. Các động mạch tuyến yên trên đến vùng đáy
giữa của hypothalamus, tại đây chúng tạo thành lưới mao mạch thứ nhất. Các đầu tận cùng của tế bào
thần kinh tiết thuộc hypothalamus tiếp xúc chặt chẽ với thành các mao mạch này. Lưới mao mạch thứ
nhất sau đó tập trung thành các tĩnh mạch cửa đi dọc theo cuống tuyến yên vào thùy trước, ở đó chúng
lại phân nhánh để tạo thành lưới mao mạch thứ hai nằm giữa các bè tế bào tuyến. Cuối cùng, các mao
mạch ra khỏi tuyến yên mang theo hormon của tuyến yên vào tuần hoàn chung.
− Trong lúc đó các động mạch tuyến yên dưới vào thùy sau, phân lưới mao mạch và ra khỏi thùy sau
bằng tĩnh mạch tuyến yên. Giữa mao mạch thùy trước và mao mạch thùy sau có nhiều mạch nối với
nhau. Các đầu tận cùng sợi trục của tế bào thần kinh tiết thuộc hypothalamus tiếp xúc chặt chẽ với lưới
mao mạch thùy sau, chế tiết oxytoxin và vasopressin vào đấy. Các thân tế bào thần kinh tiết tổng hợp
oxytoxin nằm trong nhân cận thất, còn thân tế bào thần kinh tiết tổng hợp nên vasopressin thì nằm trong
nhân trên thị. Tuy nhiên, gần đây một số tác giả cho rằng 2 hormon này có thể được tổng hợp trong cả 2
nhân.
− Các tế bào thần kinh còn tổng hợp protein đặc biệt (gọi là neurophysin) có tác dụng gắn với các
hormon oxytoxin và vasopressin. Phức hợp neurophysin-hormon tạo thành phần chính của các tiểu thể
Herring.
− Quan hệ giữa hormon của hypothalamus và tuyến yên có thể tóm tắt trong bảng sau:
6. Tác dụng của các hormon tuyến yên
− Tuyến yên được coi là tuyến nội tiết trung ương, các hormon của nó thực hiện chức năng điều hòa các
chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Chức năng của các hormon tuyến yên có thể tóm tắt trong các
bảng sau:
III. TUYẾN GIÁP:
− Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất giàu mạch máu và mạch bạch huyết, phân thành hai thùy. Vỏ xơ bọc
tuyến giáp là mô liên kết mỏng, từ đó có nhiều vách xơ mang mạch máu, mạch bạch huyết và nhánh dây
thần kinh chạy sâu vào trong tuyến giáp, chia tuyến giáp thành những tiểu thùy không rõ rệt.
1. Vi thể:
− Đơn vị cấu tạo và chức năng của tuyến giáp là những
nang tuyến giáp với kích thước khác nhau (đường kính
0,1-1 mm). Thành nang tuyến là biểu mô vuông đơn
gồm 2 loại tế bào: (1) tế bào nang và (2) tế bào cận
nang (tế bào C – clear cell, mũi tên trong hình). Lòng
nang tuyến giáp chứa một chất keo bắt màu acid đó là
sản phẩm chế tiết của biểu mô tuyến giáp, chủ yếu là
thyroglobulin. Bên ngoài nang tuyến là lớp mô liên kết
mỏng chứa mao mạch có lỗ thủng nội mô, như ở các
tuyến nội tiết khác. Trong lớp mô liên kết giữa các nang
bao giờ cũng có thể tìm thấy lympho bào, bào tương và
một ít bạch cầu ưa base.
− Trong tuyến giáp ở người trưởng thành, tế bào nang thường là tế bào biểu mô vuông tạo thành một lớp
tựa trên màng đáy. Khi biểu mô nang tuyến là biểu mô lát đơn thì tuyến giáp ở trạng thái ít hoạt động.
Khi có thuốc tác động làm kích thích sự tổng hợp hormon tuyến giáp thì biểu mô có thể trở thành trụ
đơn.
− Hình ảnh siêu cấu trúc của tế bào nang tuyến giáp rất đặc trưng cho loại tế bào mà các quá trình tổng
hợp, chế tiết, tái hấp thu, phân hủy protein luôn xảy ra đồng thời. Nhân tế bào có dạng hình cầu nằm ở
trung tâm. Phía dưới nhân (cực ngọn) chứa bộ Golgi, hạt chế tiết nhuộm màu giống với chất keo trong
nang. Lysosom và một ít phagosom có thể nhận thấy ở vùng này. Trên mặt cực ngọn, tế bào có nhiều vi
nhung mao hướng vào lòng nang tuyến.
− Tế bào nang tuyến giáp chịu trách nhiệm tổng hợp và chế tiết thyroglobulin tích lũy trong lòng nang
tuyến giáp. Sau khi tách khỏi thyroglobulin, hormon thyroxin, triiodothyronin mới được tái hấp thu vào
mao mạch về tuần hoàn chung.
− Tế bào cận nang lớn và ít nhuộm màu hơn so với tế bào nang tuyến. Trong bào tương tế bào C lưới nội
bào có hạt khá phong phú, ti thể hình que dài và bộ Golgi chiếm diện tích rộng, nhiều hạt (100-180nm)
chứa hormon. Tế bào cận nang có thể nằm trong màng đáy cùng với các tế bào nang tuyến, nhưng cực
ngọn của nó không bao giờ tiếp xúc với chất keo, hoặc có thể nằm rải rác hoặc tập trung thành đám nhỏ
nằm trong mô liên kết giữa các nang. Tế bào cận nang có chúc năng tổng hợp và chế tiết cancitonin và
somatostatin. Có hai loại tế bào cận nang,
loại thứ nhất có hạt nhỏ chứa cancitonin, loại
thứ hai có hạt lớn hơn chứa somatostatin.
− Về nguồn gốc, tế bào cận nang có nguồn
gốc tế bào thần kinh, còn tế bào tuyến có
nguồn gốc từ nội bì phôi.
2. Sự tổng hợp và chế tiết hormon:
− Hormon thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3) được tổng hợp và chế tiết
ở tế bào biểu mô. Quá trình tổng hợp hormon này có 4 giai đoạn:
(1) Tổng hợp thyroglobulin ở lưới nội bào có các hạt và phức hợp Golgi
từ các acid amin (trong đó có thyroxin lấy từ các mao mạch máu).
Thyroglobulin được tích lũy trong các hạt chế tiết rồi dần dần xuất bào ở
cực ngọn vào lòng nang tuyến. Đường mannosa và galactosa sát nhập vào
thyroglobulin ở vùng lưới nội bào và phức hợp Golgi.
(2) Lấy iodua từ máu bằng cơ chế chủ động vận chuyển nhờ bơm iodua.
Thyrotropin là hormon hoạt hóa bơm iodua, còn một số thuốc (perchlorate,
thiocianate) thì ức chế hoạt động bơm này.
(3) Oxid hoá iod: iodua được oxid hóa nhờ peroxidase. Sau khi đã oxid
hóa, iod sẽ gắn vào thyroxin của thyroglobulin. Việc oxid hóa các thyroxin
còn lại có thể thực hiện trong chất keo.
(4) Cô đặc sản phẩm chế tiết là một phản ứng ái khí và đòi hỏi năng lượng. Quá trình này xảy ra trong
lòng nang tuyến, gần cực ngọn tế bào biểu mô tuyến.
3. Sự giải phóng T3 và T4:
− Dưới sự kích thích của hormon TSH, tế bào biểu mô nang tuyến giáp sẽ thu nhận lại chất keo bằng
cách ẩm bào. Không bào ẩm bào chứa chất keo sau đó hòa nhập với lysosom. Nhờ có protease trong
lysosom, T3 và T4 sẽ được giải phóng khỏi thyoglobulin vào trong bào tương của tế bào. T3 và T4 tự do
thẩm thấu qua
màng bào tương và
vào mạch máu.
Trong máu T4
chiếm 90% lượng
hormon tuyến giáp,
mặc dù T3 tác
động nhanh hơn,
mạnh hơn.
IV. TUYẾN CẬN GIÁP:
− Ở người, phía sau tuyến giáp có 4 tuyến nhỏ (3 x 6 mm) gắn vào 2 bờ sau. Tuy trọng lượng cả 4 tuyến
chỉ nặng khoảng 0,4 g, nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể người.
1. Vi thể:
− Tuyến cận giáp có vỏ xơ mỏng bọc ngoài. Đôi khi một số tuyến cận giáp như bị vùi trong tuyến giáp.
Từ vỏ xơ có nhiều vách xơ đi sâu vào nhu mô tuyến. Trong tuyến cận giáp có 2 loại tế bào tạo thành dây
hoặc thành đám. Hai loại tế bào đó là: tế bào chính, tế bào ưa acid.
Tế bào chính (chief cell) có số lượng nhiều, kích thước nhỏ (4-8 micron), hình đa diện. Bào
tương hơi ưa base hoặc hạt acid nhạt, có những hạt chế tiết 200-400 nm chứa hormon cận giáp.
Người ta phân biệt ra hai loại tế bào chính: (1) tế bào sáng, (2) tế bào đậm. Đây là hai dạng của
tế bào chính ở những giai đoạn chức năng khác nhau.
Tế bào ưa acid (oxyphil cell) bắt đầu xuất hiện lúc 7 tuổi và sau đó tăng dần theo tuổi. Tế bào
ưa acid có dạng đa diện, nhưng kích thước lớn hơn tế bào chính (6-10 micron). Bào tương chứa
nhiều hạt ưa acid. Dưới kính hiển vi điện tử, các hạt đó là những ty thể có nhiều vách ngăn.
Chức năng của tế bào ưa acid chưa rõ ràng.
− Hai loại tế bào của tuyến cận giáp có quan hệ chặt chẽ với nhau, có cùng nguồn gốc và chúng chỉ là
những giai đoạn phát triển khác nhau mà thôi. Về già, trong tuyến cận giáp còn xuất hiện nhiều tế bào
mỡ (đến 50%).
2. Hormon tuyến cận giáp:
− Hormon tuyến cận giáp là Parathormon (PTH). Parathormon có tác dụng điều hòa quá trình chuyển
hóa, đảm bảo cân bằng canxi và phosphat trong máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới mức bình
thường (10mg/dL) thì sự chuyển vận thần kinh cơ bị ảnh hưởng nặng nề. Canxi trong máu giảm sẽ kích
thích tuyến cận giáp chế tiết PTH, rồi hormon PTH tác động lên mô xương, làm tăng số lượng hủy cốt
bào. Đến lượt mình, hủy cốt bào làm giải phóng canxi khỏi chất căn bản xương, đưa vào máu. Sự tăng
canxi trong máu sẽ ức chế chế tiết hormon cận giáp. Cancitonin của tuyến giáp cũng ảnh hưởng lên hủy
cốt bào bằng cách ức chế hoạt động giải phóng canxi của chúng, nghĩa là cancitonin làm giảm canxi máu
và làm tăng quá trình tạo xương.
− PTH còn có tác dụng làm giảm nồng độ phosphat trong máu bằng cách tăng bài tiết phosphat trong
nước tiểu và hạn chế tái hấp thụ phosphat ở các đoạn cuối của ống sinh niệu. PTH cũng làm tăng sự hấp
thụ canxi ở thành ống tiêu hóa. Để hiệu quả của quá trình hấp thu này cao, cần phải có mặt vitamin D.
− Trong trường hợp cường năng tuyến cận giáp (dùng hormon cận giáp nhiều hoặc bị u tuyến này) thì
canxi máu tăng, phosphat máu giảm. Trạng thái bệnh lý này đưa đến sự lắng đọng canxi trong các cơ
quan như thận và động mạch, còn xương bị khử canxi nên dễ gãy.
− Nếu có hiện tượng nhược năng tuyến cận giáp (do cắt bỏ hoặc suy cận giáp) thì phosphat máu tăng và
canxi máu giảm. Xương trở nên nhiều canxi hơn, rồi loạn dinh dưỡng ở da, răng, xương làm cơ thể ốm
mòn. Tình trạng thiếu canxi máu làm hệ thần kinh dễ bị kích thích, do đó các cơ dễ bị co cứng.
− Sự chế tiết của các tuyến cận giáp được điều hòa bởi hàm lượng canxi trong máu.
V. TUYẾN THƯỢNG THẬN:
− Tuyến thượng thận là tuyến phức hợp có hai nguồn gốc: thượng thận vỏ có nguồn gốc trung bì trung
gian, thượng thận tủy có nguồn gốc thần kinh. Ở người, tuyến thượng thận có hình bán nguyệt, dài 4-6
cm, rộng 1-2 cm, dày 4-6 cm, nặng khoảng 8 g. Kích thước và trọng lượng của tuyến có thể thay đổi,
phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của cơ thể.
− Tuyến thượng thận được bọc ngoài bởi một vỏ xơ nhiều sợi keo, tế bào sợi. Thượng thận vỏ màu vàng,
khá dày, còn thượng thận tủy mỏng, nằm giữa có màu nâu thẫm. Cả thượng thận vỏ và thượng thận tủy
đều có cấu tạo kiểu lưới, các mao mạch đều là mao mạch kiểu xoang.
1. Thượng thận vỏ:
− Thượng thận vỏ tạo thành một tuyến bao bọc xung quanh thượng thận tủy. Dưới kính hiển vi quang
học, thượng thận vỏ được chia thành 3 vùng: vùng cung, vùng bó và vùng lưới (kể từ ngoài vào giữa).
a. Vùng cung: nằm ngang
sát vỏ xơ, chiếm 15% khối
lượng của thượng thận nói
chung. Trong vùng này các
tế bào tuyến tập trung thành
cuộn, cung hoặc đám tế bào,
tạo nên những “tiểu cầu” với
những mao mạch máu kèm
theo. Tế bào lớp cung có bào
tương hơi ưa acid, nhân hình
cầu nằm giữa. Trong bào
tương chứa một ít hạt mỡ
nhỏ. Lưới nội bào không hạt
rất phát triển. Quá trình tổng
hợp cholesteron từ acetat
xảy ra ở lưới nội bào không
hạt, còn ti thể là nơi xảy ra
sự biến đổi cholesteron
thành pregnenolone.
b. Vùng bó: dày nhất, chiếm 65% khối lượng tuyến thượng thận. Tế bào lớp này lớn hơn, có dạng đa
diện, nhân nằm giữa và bào tương hơi baz. Các vi nhung mao của tế bào vùng này có thể với tới sát các
tế bào nội mô. Bào tương chứa nhiều giọt mỡ, do đó khi nhuộm thông thường ta có cảm giác nhiều
không bào.
− Lưới nội bào hạt ở vùng này phát triển hơn vùng cung. Các tế bào này tập trung thành dây, chạy theo
hướng vuông gốc với vỏ xơ, từ vùng cung vào vùng lưới. Giữa các dây tế bào là một ít mô liên kết và
mao mạch kiểu xoang.Tế bào vùng bó có hai loại: tế bào đậm màu và tế bào sáng. Bào tương các loại tế
bào đều hơi ưa base, chứa hạt mỡ.
− Giữa vùng cung và vùng bó có một lớp mỏng gồm những tế bào kỵ sudan. Tế bào của lớp trung gian
này sinh sản để tạo nên vùng bó và vùng lưới.
c. Vùng lưới: là lớp trong cùng của thượng thận vỏ, nằm giữa vùng bó và thượng thận tủy. Tế bào vùng
lưới nhỏ hơn hai vùng trên, nhưng có đặc điểm cấu tạo siêu vi thể tương tự với chúng. Ti thể tế bào vùng
lưới hình que dài, các hạt sắc tố lipofusin trong chúng nhiều và có kích thước khá lớn. Bào tương tế bào
vùng lưới ưa acid, chứa ít mỡ và glycogen. Hình ảnh teo đặc thường gặp ở lớp này chứng tỏ các tế bào
đang bị thoái hóa.
− Các tế bào ở thượng thận vỏ không tích lũy chất chế tiết thành các hạt. Hormon steroid thường được
tổng hợp theo nhu cầu, là những phân tử có trọng lượng phân tử thấp, hòa tan trong lipid, steroid được
chế tiết theo kiểu khuếch tán tự do qua màng, không đòi hỏi quá trình xuất bào thông qua tạo hạt.
2. Thượng thận tủy:
− Thượng thận tủy chiếm 12% khối lượng tuyến thượng thận. Nó được cấu tạo từ những tế bào lớn, ít
bắt màu. Trong bào tương có những hạt ưa crôm hay hạt sinh adrenalin. Do đó, tế bào thượng thận tủy
còn gọi là tế bào ưa crôm. Các tế bào thượng thận tủy có nguồn gốc từ mào thần kinh, chúng có thể được
xem như những tế bào thần kinh sau hạch của các hạch giao cảm và phó giao cảm. Những tế bào thần
kinh này đã mất sợi trục và sợi nhánh.
− Một số ít tế bào hạch phó giao cảm có thể tìm thấy trong thượng thận tủy.
− Tế bào thượng thận tủy chứa nhân lớn, lưới nội bào hạt, bộ Golgi phát triển, nhiều ti thể hình bầu dục.
Bào tương có nhiều hạt chế tiết với kích thước 150-350 nm. Các hạt này chứa catecholamin, hoặc
epinephrin hoặc norepinephrin. Trong các hạt này còn có ATP, chromogranin...
− Người ta phân biệt tế bào sáng và tế bào đậm. Tế bào sáng màu có kích thước nhỏ hơn và chứa hạt chế
tiết epinephrin. Tế bào đậm màu thì có kích thước lớn hơn và chứa hạt chế tiết noepinephrin.
− Trong thượng thận tủy có nhiều mao mạch kiểu xoang lớn và tiểu tĩnh mạch.
3. Tuần hoàn và phân bổ thần kinh:
− Động mạch sau khi vào tuyến thượng thận được phân nhánh vào các tiểu động mạch rồi mao mạch để
tưới máu cho vùng vỏ. Tế bào nội mô của mao mạch có nhiều lỗ thủng làm cho hormon steroid dễ lọt
vào tuần hoàn chung. Từ vùng lưới mao mạch tiến vào thượng thận tủy, trở thành các mao mạch kiểu
xoang, sau đó về tĩnh mạch. Các enzym được tạo ra ở thượng thận vỏ theo máu đến thượng thận tủy để
methyl hóa noradrenalin để tạo thành adrenalin.
− Các tế bào chế tiết của thượng thận tủy tiếp xúc với mao mạch động mạch ở một bên, còn bên kia tiếp
xúc với mao mạch tĩnh mạch. Catecholamin (adrenalin và noradrenalin) được chế tiết vào mao mạch tĩnh
mạch. Như vậy, tĩnh mạch tuyến thượng thận mang về tuần hoàn chung các hormon của cả thượng thận
vỏ và thượng thận tủy.
− Máu theo một số tĩnh mạch khác có thể mang adrenalin và corticoid đường đổ vào tĩnh mạch cửa của
gan, làm tăng cường quá trình huy động glucose từ glycogen (adrenalin) hoặc ngược lại, tăng cường quá
trình tạo glycogen (corticoid đường).
− Phân bố thần kinh ở tuyến thượng thận chủ yếu thuộc hệ giao cảm. Các sợi thần kinh giao cảm sau
hạch (không myêlin) phân bố ở thượng thận vỏ, còn các sợi thần kinh giao cảm trước hạch (myêlin) thì
phân bố ở thượng thận tủy. Trong vỏ xơ có một ít hạch nhỏ tế bào thần kinh hạch đơn độc rải rác. Trong
thượng thận tủy cũng có một số tế bào hạch giao cảm đứng riêng lẻ.
4. Các hormon tuyến thượng thận:
− Thượng thận vỏ tổng hợp và chế tiết 3 loại steroid: corticoid khoáng, corticoid đường, androgen.
Thượng thận tủy chế tiết adrenalin và noradrenalin (là dạng hoạt động của epinephrin và norepinephrin).
− Corticoid khoáng (mineralocorticoid) được chế tiết ở vùng cung là những hormon loại steroid có tác
dụng duy trì cân bằng nước và các chất điện giải. Aldosteron là loại corticoid khoáng mạnh nhất, được
dùng trong điều trị bệnh suy thượng thận nặng (bệnh Addison). Chế tiết Aldosterol được điều hòa bởi
angiotensin, một loại hormon được tạo thành phụ thuộc vào renin. Corticoid khoáng có tác dụng làm cho
ion Na được tái hấp thu ở ống lượn xa và ống góp trong vùng vỏ của thận. Cắt bỏ vùng cung bao giờ
cũng dẫn đến chết.
− Corticoid đường (glucocorticoid) được chế tiết ở vùng bó. Glucocorticoid gồm có cortisol, cortison,
corticosteron, trong đó cortisol (hydrocortison) đóng vai trò chủ yếu. Các hormon này có tác dụng điều
hòa chuyển hóa đường cũng như chuyển hóa protein và lipit. Glucocorticoid có tác dụng như những
hormon chuyển hóa. Trong gan, cortisol làm biến đổi protein thành glucose làm tích lũy glycogen trong
tế bào gan, khác với insulin, vì insulin làm tích lũy glycogen trong tế bào gan nhờ glucose từ máu mang
lại. Insulin là hormon chống tiểu đường, còn cortisol là hormon có hiệu ứng gây tiểu đường. Sự thăng
bằng hoạt động của hai hormon này là hết sức cần thiết. Thiếu cortisol sẽ làm đường huyết giảm, còn
thiếu insulin sẽ gây ra tiểu đường. Cortisol còn có tác dụng làm giảm mô bạch huyết (sử dụng nhiều
cortisol làm cho tuyến ức, hạch bạch huyết, lách trở nên ít tế bào lympho), từ đó gây ra phản ứng ức chế
miễn dịch. Cortisol còn có tác dụng chống viêm, ức chế phản ứng dị ứng. Tuy vậy, hormon này chỉ tác
động lên triệu chứng chứ không phải lên nguyên nhân. Dùng cortisol hoặc các steroid tổng hợp đưa đến
hiện tượng giảm bạch cầu ưa acid trong máu, do chúng rời mạch vào trong mô liên kết. Sự tổng hợp và
chế tiết cortisol ở vỏ thượng thận được điều hòa bởi cơ chế liên hệ ngược thông qua ACTH.
− Hormon sinh dục chủ yếu là androgen, được tạo ra ở vùng lưới, một ít được tạo ra ở vùng bó. Trong
thời kỳ phát triển phôi, một số rối loạn tuyến thượng thận có thể đưa đến những dị dạng sinh dục. Lượng
androgen thượng thận tăng quá mức sẽ làm cho bộ phận sinh dục nữ phát triển bất thường, gây ra hiện
tượng nữ hóa tinh hoàn (ái nam ái nữ, giả nữ).
− Adrenalin và noradrenalin (epinephrin và norepinephrin) được chế tiết ở vùng tủy thượng thận,
chúng đều là catecholamin có nguồn gốc là acid amin thyroxin. Noradrenalin được coi là tiền sản phẩm
của adrenalin, có thể được tổng hợp trong cùng một loại tế bào hoặc do một loại tế bào khác chế tiết.
Adrenalin có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp, tăng tốc độ co bóp tim, làm tê liệt cơ phế quản và
ruột, kích thích tiết nước bọt, nước mắt và làm giãn đồng tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbara Young, James S. Lowe, Alan Stevens and John W. Heath : “Wheater's
Functional Histology: A Text and Colour Atlas”, 5th Edition, Elsevier, 2006.
2. Luiz Junqueira and Jose Carneiro: “Basic Histology: Text & Atlas” (Junqueira's
Basic Histology), 11th Edition, McGraw-Hill, 2005.
3. Phan Chiến Thắng, Trần Công Toại : “MÔ HỌC” , 2012, NXB Hồng Đức.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Tế bào ưa base của tuyến yên chế tiết các hormon sau, TRỪ MỘT:
A. LH
B. FSH
C. TSH
D. Prolactin
E. ACTH
2. Hoàng thể ở buồng trứng là:
A. Tuyến nội tiết kiểu lưới tạm thời
B. Tuyến nội tiết kiểu tuyến
C. Tuyến nội tiết kiểu tản mác
D. Tuyến nội tiết kiểu lưới
E. Tuyến nội tiết kiểu túi
3. Tuyến ống túi có thể tìm thấy ở:
A. Tuyến tiền liệt, tuyến bã, tuyến vú
B. Tuyến tiền liệt, tuyến mồ hôi, tuyến vú, tuyến bã
C. Tuyến tiền liệt, tuyến vú
D. Tuyến tiền liệt, tuyến bã
E. Không có tuyến ống túi trong các tuyến kể trên

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSoM
 
Sinh lý hệ niệu
Sinh lý hệ niệuSinh lý hệ niệu
Sinh lý hệ niệuVũ Thanh
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCSoM
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sốngSong sau
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHSoM
 
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Ngọc Hà Hoàng
 
Cấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của láchCấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của láchLe Tran Anh
 
Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Le Tran Anh
 
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮGIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮSoM
 
SỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤC
SỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤCSỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤC
SỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤCSoM
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuyoungunoistalented1995
 
MÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHMÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHSoM
 

Mais procurados (20)

SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
 
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNGPHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
 
Sinh lý hệ niệu
Sinh lý hệ niệuSinh lý hệ niệu
Sinh lý hệ niệu
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
Tuyến tụy
Tuyến tụyTuyến tụy
Tuyến tụy
 
Tuyến yên tuyến giáp
Tuyến yên   tuyến giápTuyến yên   tuyến giáp
Tuyến yên tuyến giáp
 
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
 
Giải phẫu tụy
Giải phẫu tụyGiải phẫu tụy
Giải phẫu tụy
 
Cấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của láchCấu trúc và chức năng của lách
Cấu trúc và chức năng của lách
 
Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003
 
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮGIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
 
Biểu mô
Biểu môBiểu mô
Biểu mô
 
SỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤC
SỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤCSỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤC
SỰ HÌNH THÀNH HỆ SINH DỤC
 
Bai 13 he noi tiet
Bai 13 he noi tietBai 13 he noi tiet
Bai 13 he noi tiet
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
Thuc hanh mo
Thuc hanh moThuc hanh mo
Thuc hanh mo
 
MÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHMÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINH
 

Semelhante a MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT

ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docHongBiThi1
 
Tuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giápTuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giápTâm Hoàng
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPTGIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPTVAN DINH
 
các loại mô
các loại môcác loại mô
các loại môLuDuyn
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu họctaimienphi
 
Bài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiBài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiTài liệu sinh học
 
bài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giáp
bài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giápbài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giáp
bài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giápDr K-OGN
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baotam8082
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxthytrangbi4
 
2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vậtHUYNHTHUY24
 
hệ nội tiết
hệ nội tiếthệ nội tiết
hệ nội tiếtan trần
 
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT nataliej4
 

Semelhante a MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT (20)

Hệ nội tiết 2019-2020
Hệ nội tiết 2019-2020Hệ nội tiết 2019-2020
Hệ nội tiết 2019-2020
 
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
 
Tuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giápTuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giáp
 
te bao va mo.ppt
te bao va mo.pptte bao va mo.ppt
te bao va mo.ppt
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
 
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPTGIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
 
các loại mô
các loại môcác loại mô
các loại mô
 
Mo phoi
Mo phoiMo phoi
Mo phoi
 
Mophoi
MophoiMophoi
Mophoi
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu học
 
Bài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiBài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học người
 
bài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giáp
bài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giápbài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giáp
bài thuyết trình lí thuyết mô học tuyến giáp
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te bao
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
 
2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật
 
Tuyen giap
Tuyen giapTuyen giap
Tuyen giap
 
HE NOI TIET.ppt
HE NOI TIET.pptHE NOI TIET.ppt
HE NOI TIET.ppt
 
hệ nội tiết
hệ nội tiếthệ nội tiết
hệ nội tiết
 
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
 

Mais de SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

Mais de SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Último

SGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdf
SGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdfSGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdf
SGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdfHongBiThi1
 
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdfCông bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdfPhngon26
 
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdfCông bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdfPhngon26
 
SGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdf
SGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdfSGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdf
SGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdf
SGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdfSGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdf
SGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdffdgdfsgsdfgsdf
 
SGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdf
SGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdfSGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdf
SGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdfHongBiThi1
 
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)Phngon26
 
SGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdf
SGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdfSGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdf
SGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdfHongBiThi1
 
Triệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdf
Triệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdfTriệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdf
Triệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdfHongBiThi1
 
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdfCông bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdfPhngon26
 
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptxChuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptxNamPhuongTranThi1
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...tbftth
 
SGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdf
SGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdfSGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdf
SGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdf
SGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdfSGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdf
SGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdfHongBiThi1
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...tbftth
 
8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳ
8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳ8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳ
8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳHongBiThi1
 
SGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdf
SGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdfSGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdf
SGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdfHongBiThi1
 

Último (17)

SGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdf
SGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdfSGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdf
SGK LEUKEMIA CẤP đại học y hà nội rất hay.pdf
 
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdfCông bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Điều chỉnh.pdf
 
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdfCông bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Giải trình.pdf
 
SGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdf
SGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdfSGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdf
SGK RỐI LOẠN NƯỚC VÀ NATRI MÁU hay lắm nha.pdf
 
SGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdf
SGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdfSGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdf
SGK Loãng xương Y6 rất hay rất dễ và rất rõ ràng.pdf
 
SGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdf
SGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdfSGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdf
SGK VIÊM DA CƠ VÀ VIÊM ĐA CƠ TỰ MIỄN.pdf
 
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007)
 
SGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdf
SGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdfSGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdf
SGK Viêm gan virus B mạn tính rất hay.pdf
 
Triệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdf
Triệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdfTriệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdf
Triệu chứng học thăm khám cơ xương khớp.pdf
 
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdfCông bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdf
Công bố GMP NN Đợt 35 - Danh sách Đạt.pdf
 
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptxChuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nhi Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
 
SGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdf
SGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdfSGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdf
SGK RẮN CẮN ĐHYHN rất là hay nha các bạn.pdf
 
SGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdf
SGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdfSGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdf
SGK XƠ CỨNG BÌ ĐHYHN rất là hay nha .pdf
 
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Nội Khoa Y6 VMU TBFTTH - Đại Học Y Khoa Vinh Tốt n...
 
8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳ
8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳ8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳ
8. Xơ cứng bì.pdf rất hay và đặc sắc cực kỳ
 
SGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdf
SGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdfSGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdf
SGK Hội chứng ruột kích thích Y6 Trường YHN.pdf
 

MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT

  • 1. Giảng viên: Ths Bs Huỳnh Ngọc Linh – Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đối tượng: Sinh viên KHOA Y ĐHQG - NĂM HỌC 2013 MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT I. ĐẠI CƯƠNG: − Cùng với hệ thần kinh và hệ miễn dịch, hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trong điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết cũng như các tế bào nội tiết phân bố rải rác trong các mô và cơ quan khác nhau. Nhiều cơ quan trong cơ thể có khả năng chế tiết các chất có tác dụng như những nội tiết tố: thận, tuyến ức, hệ thần kinh, gan, tuyến nước bọt... Về mặt chức năng: MỤC TIÊU 1. Phân biệt được ba kiểu nội tiết: nội tiết, cận tiết và tự tiết. 2. Nêu được bản chất của hormon. 3. Giải thích được cơ chế tác động của hormon lên tế bào đích thông qua thụ thể của tế bào. 4. Mô tả được cấu tạo mô học của tuyến yên. 5. Kể tên các loại tế bào tuyến yên và các loại hormon mà chúng tổng hợp nên. 6. Nêu được tất cả các chức năng của hormon tuyến yên. 7. Giải thích được mối quan hệ giữa hypothalamus và tuyến yên. 8. Mô tả được cấu tạo mô học và chức năng của tuyến giáp. 9. Mô tả được cấu tạo mô học và chức năng của tuyến cận giáp. 10. Mô tả được cấu tạo mô học và chức năng của thượng thận. 11. Giải thích được quan hệ chức năng giữa tuyến yên và các tuyến nội tiết khác. 12. Nhận biết được tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận và chi tiết cấu tạo của chúng dưới KHV quang học, ảnh chụp vi thể.
  • 2. − Dựa vào quan hệ giữa tế bào chế tiết và tế bào đích, hệ nội tiết có thể chia thành nội tiết, cận tiết và tự tiết. Hormon của các tuyến nội tiết ngấm vào máu và tác động lên tế bào đích ở xa, còn các chất tiết của các tế bào hệ cận tiết thì tác động lên tế bào lân cận. Trong hiện tượng tự tiết, các chất tiết của tế bào chế tiết gắn lên thụ thể của chính nó. Tuyến yên, hypothalamus, tuyến tùng là những cơ quan nội tiết trung ương. Các tuyến nội tiết ngoại vi gồm có tuyến giáp, cận giáp, thượng thận. Về mặt phôi thai học người ta phân biệt ba loại: − Những tuyến nội tiết có nguồn gốc từ ngoại bì: tuyến tùng, tuyến yên, tuỷ thượng thận... − Những tuyến có nguồn gốc từ trung bì: tuyến vỏ thượng thận, tuyến kẽ và tuyến của buồng trứng, hoàng thể, tuyến kẽ của tinh hoàn. − Những tuyến nội tiết có nguồn gốc từ nội bì: tuyến giáp, tuyến cận giáp, gan tụy nội tiết Về mặt giải phẫu học tế bào nội tiết có ba loại sau: a/ Tế bào tuyến nội tiết tập hợp thành một cơ quan đặc biệt tạo thành tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến tùng. b/ Nằm từng đám trong những cơ quan chuyên biệt khác như buồng trứng, tinh hoàn, tụy. c/ Nằm tản mác ở biểu mô, đặc biệt trong ruột và đường hô hấp tạo thành hệ thống thần kinh nội tiết. Về mặt mô học, tất cả các tuyến nội tiết bao giờ cũng có 2 thành phần chính là tế bào chế tiết làm nhiệm vụ tổng hợp hormon và lưới mao mạch phong phú. Tuyến nội tiết không có ống bài xuất, các chất tiết được đổ trực tiếp vào máu hoặc bạch huyết. 1. Bản chất hormon: − Hormon là những chất có hoạt tính sinh học cao, làm kích thích hoặc ức chế các chức năng cơ bản của cơ thể: trao đổi chất, phát triển, sinh sản. − Hầu hết các hormon thuộc nhóm: Protein (peptid, olygopeptid, glycopeptid), ví dụ: insulin, glucagon, angiotensin, hormon tuyến cận giáp, các hormon tuyến yên. Các peptide nhỏ như: vasopressin, hormon kích thích giải phóng
  • 3. thyroxin. Một số hormon có cấu tạo acid amin, ví dụ: thyroxin, acetylcholin, noradrenalin, melatonin... Các hormon của vỏ tuyến thượng thận và hormon sinh dục là những hormon loại steroid như: cortisol, estradiol, progesterone, testosterone. − Một số hormon chỉ được chế tiết ở một tuyến nội tiết (ví dụ: thyroxin ở tuyến giáp), một số hormon được sản xuất trong một số cơ quan khác nhau (ví dụ: insulin được chế tiết ở tụy, tuyến nước bọt mang tai, não) 2. Thụ thể tế bào của hormon: − Hormon thường tác động lên các cơ quan và tế bào nhất định. Những cơ quan và tế bào đó được gọi là cơ quan đích, tế bào đích. Mỗi hormon có tác dụng khi nó được các thụ thể (receptor) của tế bào đích nhận biết và liên kết với nó. Hormon steroid và thyroxin hòa tan trong lipid, chúng có thể lọt qua màng tế bào và gắn kết với thụ thể nội bào của tế bào đích. Ngược lại, tất cả các hormon nguồn gốc acid amin (trừ thyroxin) đều hòa tan trong nước, do đó các hormon này gắn kết với các thụ thể bề mặt, trên màng của tế bào đích. Một loại tế bào có thể là tế bào đích đối với nhiều hormon, đồng thời một loại hormon có thể tác động lên một số loại tế bào đích. − Hormon steroid sau khi đã lọt vào bào tương tế bào sẽ gắn với thụ thể nội bào tạo thành phức hợp hormon-thụ thể. Sau khi được hoạt hóa, phức hợp này sẽ gắn lên nhiễm sắc thể nhất định, thúc đẩy quá trình sao chép ADN thành ARN thông tin để tổng hợp protein mà hormon đó có tác dụng thúc đẩy sản xuất (hình B). − Tất cả hormon khác tạo thành phức hợp hormon thụ thể trên bề mặt tế bào. Phức hợp này hoạt hóa AMP vòng. Sau đó, AMP vòng hoạt hóa các enzym nội bào làm cho tế bào đích tăng cường chuyển hóa. Do đó, hormon được coi là chất truyền tin thứ nhất, còn AMP vòng là chất truyền tin thứ hai (hình A).
  • 4. II. TUYẾN YÊN: − Tuyến yên (pituitary) nằm trong hố yên của xương bướm, đính vào sàn não bằng cuống tuyến yên. Tuyến yên được bao bọc bởi màng cứng, có kích thước 12 x 10 x 9 mm, nặng khoảng 0,5 gam ở người lớn. Khi có thai, kích thước này tăng lên chút ít. Tuyến yên gồm hai phần nhưng không có ranh giới rõ: phần trước (phần tuyến) chia ba thùy: thùy xa tạo nên phần chính của tuyến yên, thùy trung gian rất đơn giản ở người nhưng chiếm ưu thế ở động vật có vú, thùy củ (tuberal globe) có một lớp tế bào chạy chung quanh cuống yên. Phần sau (thùy thần kinh) được hình thành do một phần sàn não thất thứ 3 phát triển lồi về phía dưới. − Ba phần còn lại của tuyến yên được hình thành do nội bì của nóc miệng nguyên thủy lồi về phía trên có dạng một cái túi (túi Rathke). Do đó, ta cũng có thể chia tuyến yên thành hai vùng chính: thùy trước và thùy sau. 1. Thùy trước tuyến yên − Thùy trước tuyến yên (antehypophysis) hay còn gọi lại thùy tuyến (adenohypophysis) chiếm khoảng 75% trọng lượng của tuyến yên. Thùy trước gồm 3 phần cấu tạo: Phần tuyến Phần củ Phần trung gian Phần củ của thùy trước bao bọc xung quanh cuống phễu của thùy sau. − Các tế bào chế tiết của thùy trước xếp thành dây và đan vào nhau thành lưới hoặc tập trung thành các nang. Ngoài các tế bào tuyến, trong thùy trước còn có rất nhiều mao mạch (thường là kiểu xoang), nguyên bào sợi làm nhiệu vụ tổng hợp sợi lưới nâng đỡ các dây tế bào tuyến. − Các tế bào chế tiết của thùy trước gồm có 3 loại: Tế bào ưa acid Tế bào ưa base Tế bào kỵ màu
  • 5. a. Tế bào ưa acid: − Chiếm khoảng 40% số tế bào tuyến, có kích thước khoảng 12-15 micron. Bào tương rộng với bộ Golgi và lưới nội bào hạt phát triển. Tế bào có hình bầu dục hay hình cầu. Bào tương của chúng có nhiều hạt bắt màu đỏ chứa hormon. Tế bào ưa acid thường tập trung ở vùng ngoại vi thùy trước. Bằng phương phàp miễn dịch hóa tế bào người ta phân biệt 2 loại tế bào ưa acid. Tế bào hướng thân (somatotrop) có nhiều hạt ưa acid dễ nhận thấy ngay dưới kính hiển vi quang học. Dưới kính hiển vi điện tử, các hạt này có kích thước 350-400 nm. Các tế bào này chế tiết hormon tăng trưởng (somatotropin), còn gọi là GH (Growth hormon). GH có tác dụng gián tiếp lên sự phát triển của sụn, xương dài. GH kích thích lên gan, thận, somatomedin được tăng cường tổng hợp và tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng của sụn xương dài. Sự tổng hợp GH dư thừa sẽ gây chứng khổng lồ. Ngược lại, nếu thiếu GH trong giai đoạn cơ thể đang phát triển sẽ gây ra chứng lùn. Chứng to đầu chi là kết quả của sự tổng hợp GH quá mức ở giai
  • 6. đoạn cơ thể đã trưởng thành. Tế bào hướng tuyến vú (mammotrop) nhỏ hơn tế bào somatotrop một ít, nhưng khi có thai thì kích thước tăng lên rõ rệt. Loại tế bào này có cả hai giới, nhưng ở phụ nữ nhiều hơn. Các hạt chế tiết có kích thước 200 nm (khi có thai đạt 600 nm) chứa hormon prolactin (LTH). Chức năng prolactin là kích thích tổng hợp và bài tiết sữa. b. Tế bào ưa base: − Tế bào ưa base, chiếm 10% tế bào tuyến, lớn hơn tế bào ưa acid. Bào tương của chúng có nhiều hạt ưa base (phản ứng PAS dương tính) với kích thước 200-300 nm. Các tế bào ưa base thường phân bố ở vùng giữa thùy trước. Bằng phương pháp miễn dịch hóa tế bào người ta phân biệt 3 loại tế bào ưa base Tế bào hướng tuyến sinh dục (gonadotrop) là những tế bào mà hạt chế tiết (275-375 nm) chứa cả hai loại hormon FSH (Follicle Stimulating Hormon - hormon kích thích nang trứng) và LH (Luteinizing Hormon - hormon hoàng thể hóa). FSH có tác dụng kích thích quá trình phát triển nang trứng ở nữ và quá trình tạo tinh ở nam. LH có tác dụng làm chín nang trứng và kích thích sự vỡ nang trứng chín, có tác dụng làm hình thành hoàng thể sau khi trứng đã thoát nang. LH kiểm soát sự chế tiết progesteron của hoàng thể. Ở nam, LH còn giúp duy trì tế bào Leydig và kích thích sự chế tiết testosteron. Tế bào hướng giáp trạng (thyrotrop) là tế bào mà các hạt ưa base (120-200 nm) chứa hormon TSH (Thyroid Stimulating Hormon - kích tuyến giáp, hay thyrotropin). TSH có tác dụng kích thích chế tiết các hormon tuyến giáp T3 và T4.
  • 7. Tế bào hướng vỏ (corticotrop) hình đa diện, bào tương có nhiều hạt lớn (350-550 nm) bắt màu base nhạt. Tế bào này tiết ACTH (Adenocorticotrop ic Hormon - hormon hướng vỏ). Một số tế bào corticotrop có thể gặp ở thùy sau. ACTH còn gọi là corticotropin có tác dụng kích thích vỏ thượng thận. Có lẽ ACTH cũng có tác dụng lên quá trình chế tiết aldosteron ở lớp cùng vỏ thượng thận. − Cơ chế hoạt động của hormon tuân theo sự kiểm soát liên hệ ngược (feedback). c. Tế bào kỵ màu: − Tế bào kỵ màu chiếm khoảng 50% tế bào tuyến của thùy trước. Khi nhuộm bằng các phẩm nhuộm thông thường, các tế bào này không bắt màu. Chúng thường tập trung thành đám ở vùng giữa thùy trước. Dưới kính hiển vi điện tử, bào tương của chúng có thể chứa một ít hạt chế tiết. Cho đến nay người ta coi tế bào kỵ màu là những tế bào sinh ra tế bào ưa acid hoặc tế bào ưa base. Ngược lại, chúng cũng có thể là những tế bào ưa acid hoặc tế bào ưa base không còn hạt chế tiết do đã chế tiết liên tục. 2. Phần trung gian tuyến yên − Phần trung gian tuyến yên có thể coi là phần sau của thùy trước, chiếm khoảng 2% của tuyến yên. Ở người, phần trung gian kém phát triển hơn những phần khác. Phần trung gian gồm những dãy tế bào ưa base nhạt, trong bào tương có chứa những hạt chế tiết nhỏ (200-300 nm). Có lẽ những tế bào này tương tự tế bào hướng vỏ (corticotrop) của thùy trước. Một số tế bào ở phần trung gian có kích thước nhỏ hơn và rất ít bắt màu. Đó là những tế bào giống tế bào kỵ màu. Trong phần trung gian còn có những túi nhỏ chứa chất keo. Thành của túi đó lợp bởi biểu mô vuông đơn có lông chuyển. Có lẽ đó là những nang Rathke còn lại. Trong phần trung gian có hormon kích sắc tố bào MSH (melanocytotropin) và lipotropin (làm tăng cường chuyển hóa lipit). Theo quan niệm hiện nay thì MSH, lipotropin và các ACTH đều xuất phát từ trong não. 3. Phần củ tuyến yên − Phần củ tuyến yên gồm những dãy tế bào hoặc những nhóm tế bào có kích thước nhỏ giống như tế bào kỵ màu. Các dãy tế bào chạy theo chiều dọc, cùng với các mạch phong phú thuộc hệ thống cửa. − Ngoài ra trong phần củ còn có tế bào ưa acid, tế bào ưa base. Phần lớn tế bào ưa base ở đây là những tế bào hướng sinh dục tiết hormon FSH và LH. 4. Thùy sau tuyến yên − Thùy sau tuyến yên (còn gọi là thùy thần kinh - neurohypophyse) bao gồm phần thần kinh và cuống phễu. Về mặt mô học, thùy sau có các thành phần cấu tạo như: tế bào tuyến yên (Pituicytes), tế bào thần kinh đệm, sợi trục của tế bào thần kinh thuộc hypothalamus. Thùy thần kinh có khoảng 100.000 sợi trục tế bào thần kinh tiết. Thân của các tế bào này không nằm trong tuyến yên mà nằm trong nhân trên thị và nhân cận não thất của hypothalamus. Các đầu tận cùng của sợi trục này tiết xúc chặt chẽ với màng đáy mao mạch ở thùy sau. Trong đầu tận cùng chứa rất hiều hạt thần kinh tiết có màng bọc với khích thước 100-200 nm. Đó là các hạt chứa hormon vasopressin (có tên khác là ADH = antiduretic hormon) hoặc oxytoxin. Các chất tiết khi vượt ra khỏi đầu tận cùng thần kinh thường tập trung thành những khối bắt màu trong khoảng gian bào. Đó là những tiểu thể Herring. 5. Quan hệ giữa vùng dưới đồi (hypothalamus) và tuyến yên − Hypothalamus và tuyến yên có quan hệ chặt chẽ với nhau về tuần hoàn, thần kinh và hoạt động chế
  • 8. tiết. Tuần hoàn hypothalamus-tuyến yên là tuần hoàn cửa. Các động mạch tuyến yên trên đến vùng đáy giữa của hypothalamus, tại đây chúng tạo thành lưới mao mạch thứ nhất. Các đầu tận cùng của tế bào thần kinh tiết thuộc hypothalamus tiếp xúc chặt chẽ với thành các mao mạch này. Lưới mao mạch thứ nhất sau đó tập trung thành các tĩnh mạch cửa đi dọc theo cuống tuyến yên vào thùy trước, ở đó chúng lại phân nhánh để tạo thành lưới mao mạch thứ hai nằm giữa các bè tế bào tuyến. Cuối cùng, các mao mạch ra khỏi tuyến yên mang theo hormon của tuyến yên vào tuần hoàn chung. − Trong lúc đó các động mạch tuyến yên dưới vào thùy sau, phân lưới mao mạch và ra khỏi thùy sau bằng tĩnh mạch tuyến yên. Giữa mao mạch thùy trước và mao mạch thùy sau có nhiều mạch nối với nhau. Các đầu tận cùng sợi trục của tế bào thần kinh tiết thuộc hypothalamus tiếp xúc chặt chẽ với lưới mao mạch thùy sau, chế tiết oxytoxin và vasopressin vào đấy. Các thân tế bào thần kinh tiết tổng hợp oxytoxin nằm trong nhân cận thất, còn thân tế bào thần kinh tiết tổng hợp nên vasopressin thì nằm trong nhân trên thị. Tuy nhiên, gần đây một số tác giả cho rằng 2 hormon này có thể được tổng hợp trong cả 2 nhân. − Các tế bào thần kinh còn tổng hợp protein đặc biệt (gọi là neurophysin) có tác dụng gắn với các hormon oxytoxin và vasopressin. Phức hợp neurophysin-hormon tạo thành phần chính của các tiểu thể Herring. − Quan hệ giữa hormon của hypothalamus và tuyến yên có thể tóm tắt trong bảng sau: 6. Tác dụng của các hormon tuyến yên − Tuyến yên được coi là tuyến nội tiết trung ương, các hormon của nó thực hiện chức năng điều hòa các chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Chức năng của các hormon tuyến yên có thể tóm tắt trong các bảng sau:
  • 9. III. TUYẾN GIÁP: − Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất giàu mạch máu và mạch bạch huyết, phân thành hai thùy. Vỏ xơ bọc tuyến giáp là mô liên kết mỏng, từ đó có nhiều vách xơ mang mạch máu, mạch bạch huyết và nhánh dây thần kinh chạy sâu vào trong tuyến giáp, chia tuyến giáp thành những tiểu thùy không rõ rệt. 1. Vi thể: − Đơn vị cấu tạo và chức năng của tuyến giáp là những nang tuyến giáp với kích thước khác nhau (đường kính 0,1-1 mm). Thành nang tuyến là biểu mô vuông đơn gồm 2 loại tế bào: (1) tế bào nang và (2) tế bào cận nang (tế bào C – clear cell, mũi tên trong hình). Lòng nang tuyến giáp chứa một chất keo bắt màu acid đó là sản phẩm chế tiết của biểu mô tuyến giáp, chủ yếu là thyroglobulin. Bên ngoài nang tuyến là lớp mô liên kết mỏng chứa mao mạch có lỗ thủng nội mô, như ở các tuyến nội tiết khác. Trong lớp mô liên kết giữa các nang bao giờ cũng có thể tìm thấy lympho bào, bào tương và một ít bạch cầu ưa base. − Trong tuyến giáp ở người trưởng thành, tế bào nang thường là tế bào biểu mô vuông tạo thành một lớp tựa trên màng đáy. Khi biểu mô nang tuyến là biểu mô lát đơn thì tuyến giáp ở trạng thái ít hoạt động. Khi có thuốc tác động làm kích thích sự tổng hợp hormon tuyến giáp thì biểu mô có thể trở thành trụ đơn. − Hình ảnh siêu cấu trúc của tế bào nang tuyến giáp rất đặc trưng cho loại tế bào mà các quá trình tổng hợp, chế tiết, tái hấp thu, phân hủy protein luôn xảy ra đồng thời. Nhân tế bào có dạng hình cầu nằm ở trung tâm. Phía dưới nhân (cực ngọn) chứa bộ Golgi, hạt chế tiết nhuộm màu giống với chất keo trong nang. Lysosom và một ít phagosom có thể nhận thấy ở vùng này. Trên mặt cực ngọn, tế bào có nhiều vi nhung mao hướng vào lòng nang tuyến. − Tế bào nang tuyến giáp chịu trách nhiệm tổng hợp và chế tiết thyroglobulin tích lũy trong lòng nang tuyến giáp. Sau khi tách khỏi thyroglobulin, hormon thyroxin, triiodothyronin mới được tái hấp thu vào mao mạch về tuần hoàn chung. − Tế bào cận nang lớn và ít nhuộm màu hơn so với tế bào nang tuyến. Trong bào tương tế bào C lưới nội bào có hạt khá phong phú, ti thể hình que dài và bộ Golgi chiếm diện tích rộng, nhiều hạt (100-180nm) chứa hormon. Tế bào cận nang có thể nằm trong màng đáy cùng với các tế bào nang tuyến, nhưng cực ngọn của nó không bao giờ tiếp xúc với chất keo, hoặc có thể nằm rải rác hoặc tập trung thành đám nhỏ nằm trong mô liên kết giữa các nang. Tế bào cận nang có chúc năng tổng hợp và chế tiết cancitonin và
  • 10. somatostatin. Có hai loại tế bào cận nang, loại thứ nhất có hạt nhỏ chứa cancitonin, loại thứ hai có hạt lớn hơn chứa somatostatin. − Về nguồn gốc, tế bào cận nang có nguồn gốc tế bào thần kinh, còn tế bào tuyến có nguồn gốc từ nội bì phôi. 2. Sự tổng hợp và chế tiết hormon: − Hormon thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3) được tổng hợp và chế tiết ở tế bào biểu mô. Quá trình tổng hợp hormon này có 4 giai đoạn: (1) Tổng hợp thyroglobulin ở lưới nội bào có các hạt và phức hợp Golgi từ các acid amin (trong đó có thyroxin lấy từ các mao mạch máu). Thyroglobulin được tích lũy trong các hạt chế tiết rồi dần dần xuất bào ở cực ngọn vào lòng nang tuyến. Đường mannosa và galactosa sát nhập vào thyroglobulin ở vùng lưới nội bào và phức hợp Golgi. (2) Lấy iodua từ máu bằng cơ chế chủ động vận chuyển nhờ bơm iodua. Thyrotropin là hormon hoạt hóa bơm iodua, còn một số thuốc (perchlorate, thiocianate) thì ức chế hoạt động bơm này. (3) Oxid hoá iod: iodua được oxid hóa nhờ peroxidase. Sau khi đã oxid hóa, iod sẽ gắn vào thyroxin của thyroglobulin. Việc oxid hóa các thyroxin còn lại có thể thực hiện trong chất keo. (4) Cô đặc sản phẩm chế tiết là một phản ứng ái khí và đòi hỏi năng lượng. Quá trình này xảy ra trong lòng nang tuyến, gần cực ngọn tế bào biểu mô tuyến. 3. Sự giải phóng T3 và T4: − Dưới sự kích thích của hormon TSH, tế bào biểu mô nang tuyến giáp sẽ thu nhận lại chất keo bằng cách ẩm bào. Không bào ẩm bào chứa chất keo sau đó hòa nhập với lysosom. Nhờ có protease trong lysosom, T3 và T4 sẽ được giải phóng khỏi thyoglobulin vào trong bào tương của tế bào. T3 và T4 tự do thẩm thấu qua màng bào tương và vào mạch máu. Trong máu T4 chiếm 90% lượng hormon tuyến giáp, mặc dù T3 tác động nhanh hơn, mạnh hơn.
  • 11. IV. TUYẾN CẬN GIÁP: − Ở người, phía sau tuyến giáp có 4 tuyến nhỏ (3 x 6 mm) gắn vào 2 bờ sau. Tuy trọng lượng cả 4 tuyến chỉ nặng khoảng 0,4 g, nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể người. 1. Vi thể: − Tuyến cận giáp có vỏ xơ mỏng bọc ngoài. Đôi khi một số tuyến cận giáp như bị vùi trong tuyến giáp. Từ vỏ xơ có nhiều vách xơ đi sâu vào nhu mô tuyến. Trong tuyến cận giáp có 2 loại tế bào tạo thành dây hoặc thành đám. Hai loại tế bào đó là: tế bào chính, tế bào ưa acid. Tế bào chính (chief cell) có số lượng nhiều, kích thước nhỏ (4-8 micron), hình đa diện. Bào tương hơi ưa base hoặc hạt acid nhạt, có những hạt chế tiết 200-400 nm chứa hormon cận giáp. Người ta phân biệt ra hai loại tế bào chính: (1) tế bào sáng, (2) tế bào đậm. Đây là hai dạng của tế bào chính ở những giai đoạn chức năng khác nhau. Tế bào ưa acid (oxyphil cell) bắt đầu xuất hiện lúc 7 tuổi và sau đó tăng dần theo tuổi. Tế bào ưa acid có dạng đa diện, nhưng kích thước lớn hơn tế bào chính (6-10 micron). Bào tương chứa nhiều hạt ưa acid. Dưới kính hiển vi điện tử, các hạt đó là những ty thể có nhiều vách ngăn. Chức năng của tế bào ưa acid chưa rõ ràng. − Hai loại tế bào của tuyến cận giáp có quan hệ chặt chẽ với nhau, có cùng nguồn gốc và chúng chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau mà thôi. Về già, trong tuyến cận giáp còn xuất hiện nhiều tế bào mỡ (đến 50%). 2. Hormon tuyến cận giáp: − Hormon tuyến cận giáp là Parathormon (PTH). Parathormon có tác dụng điều hòa quá trình chuyển hóa, đảm bảo cân bằng canxi và phosphat trong máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới mức bình thường (10mg/dL) thì sự chuyển vận thần kinh cơ bị ảnh hưởng nặng nề. Canxi trong máu giảm sẽ kích thích tuyến cận giáp chế tiết PTH, rồi hormon PTH tác động lên mô xương, làm tăng số lượng hủy cốt bào. Đến lượt mình, hủy cốt bào làm giải phóng canxi khỏi chất căn bản xương, đưa vào máu. Sự tăng canxi trong máu sẽ ức chế chế tiết hormon cận giáp. Cancitonin của tuyến giáp cũng ảnh hưởng lên hủy cốt bào bằng cách ức chế hoạt động giải phóng canxi của chúng, nghĩa là cancitonin làm giảm canxi máu và làm tăng quá trình tạo xương. − PTH còn có tác dụng làm giảm nồng độ phosphat trong máu bằng cách tăng bài tiết phosphat trong nước tiểu và hạn chế tái hấp thụ phosphat ở các đoạn cuối của ống sinh niệu. PTH cũng làm tăng sự hấp thụ canxi ở thành ống tiêu hóa. Để hiệu quả của quá trình hấp thu này cao, cần phải có mặt vitamin D. − Trong trường hợp cường năng tuyến cận giáp (dùng hormon cận giáp nhiều hoặc bị u tuyến này) thì canxi máu tăng, phosphat máu giảm. Trạng thái bệnh lý này đưa đến sự lắng đọng canxi trong các cơ quan như thận và động mạch, còn xương bị khử canxi nên dễ gãy. − Nếu có hiện tượng nhược năng tuyến cận giáp (do cắt bỏ hoặc suy cận giáp) thì phosphat máu tăng và canxi máu giảm. Xương trở nên nhiều canxi hơn, rồi loạn dinh dưỡng ở da, răng, xương làm cơ thể ốm mòn. Tình trạng thiếu canxi máu làm hệ thần kinh dễ bị kích thích, do đó các cơ dễ bị co cứng. − Sự chế tiết của các tuyến cận giáp được điều hòa bởi hàm lượng canxi trong máu. V. TUYẾN THƯỢNG THẬN: − Tuyến thượng thận là tuyến phức hợp có hai nguồn gốc: thượng thận vỏ có nguồn gốc trung bì trung gian, thượng thận tủy có nguồn gốc thần kinh. Ở người, tuyến thượng thận có hình bán nguyệt, dài 4-6 cm, rộng 1-2 cm, dày 4-6 cm, nặng khoảng 8 g. Kích thước và trọng lượng của tuyến có thể thay đổi, phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của cơ thể. − Tuyến thượng thận được bọc ngoài bởi một vỏ xơ nhiều sợi keo, tế bào sợi. Thượng thận vỏ màu vàng, khá dày, còn thượng thận tủy mỏng, nằm giữa có màu nâu thẫm. Cả thượng thận vỏ và thượng thận tủy đều có cấu tạo kiểu lưới, các mao mạch đều là mao mạch kiểu xoang.
  • 12. 1. Thượng thận vỏ: − Thượng thận vỏ tạo thành một tuyến bao bọc xung quanh thượng thận tủy. Dưới kính hiển vi quang học, thượng thận vỏ được chia thành 3 vùng: vùng cung, vùng bó và vùng lưới (kể từ ngoài vào giữa). a. Vùng cung: nằm ngang sát vỏ xơ, chiếm 15% khối lượng của thượng thận nói chung. Trong vùng này các tế bào tuyến tập trung thành cuộn, cung hoặc đám tế bào, tạo nên những “tiểu cầu” với những mao mạch máu kèm theo. Tế bào lớp cung có bào tương hơi ưa acid, nhân hình cầu nằm giữa. Trong bào tương chứa một ít hạt mỡ nhỏ. Lưới nội bào không hạt rất phát triển. Quá trình tổng hợp cholesteron từ acetat xảy ra ở lưới nội bào không hạt, còn ti thể là nơi xảy ra sự biến đổi cholesteron thành pregnenolone. b. Vùng bó: dày nhất, chiếm 65% khối lượng tuyến thượng thận. Tế bào lớp này lớn hơn, có dạng đa diện, nhân nằm giữa và bào tương hơi baz. Các vi nhung mao của tế bào vùng này có thể với tới sát các tế bào nội mô. Bào tương chứa nhiều giọt mỡ, do đó khi nhuộm thông thường ta có cảm giác nhiều không bào. − Lưới nội bào hạt ở vùng này phát triển hơn vùng cung. Các tế bào này tập trung thành dây, chạy theo hướng vuông gốc với vỏ xơ, từ vùng cung vào vùng lưới. Giữa các dây tế bào là một ít mô liên kết và mao mạch kiểu xoang.Tế bào vùng bó có hai loại: tế bào đậm màu và tế bào sáng. Bào tương các loại tế bào đều hơi ưa base, chứa hạt mỡ. − Giữa vùng cung và vùng bó có một lớp mỏng gồm những tế bào kỵ sudan. Tế bào của lớp trung gian này sinh sản để tạo nên vùng bó và vùng lưới. c. Vùng lưới: là lớp trong cùng của thượng thận vỏ, nằm giữa vùng bó và thượng thận tủy. Tế bào vùng
  • 13. lưới nhỏ hơn hai vùng trên, nhưng có đặc điểm cấu tạo siêu vi thể tương tự với chúng. Ti thể tế bào vùng lưới hình que dài, các hạt sắc tố lipofusin trong chúng nhiều và có kích thước khá lớn. Bào tương tế bào vùng lưới ưa acid, chứa ít mỡ và glycogen. Hình ảnh teo đặc thường gặp ở lớp này chứng tỏ các tế bào đang bị thoái hóa. − Các tế bào ở thượng thận vỏ không tích lũy chất chế tiết thành các hạt. Hormon steroid thường được tổng hợp theo nhu cầu, là những phân tử có trọng lượng phân tử thấp, hòa tan trong lipid, steroid được chế tiết theo kiểu khuếch tán tự do qua màng, không đòi hỏi quá trình xuất bào thông qua tạo hạt. 2. Thượng thận tủy: − Thượng thận tủy chiếm 12% khối lượng tuyến thượng thận. Nó được cấu tạo từ những tế bào lớn, ít bắt màu. Trong bào tương có những hạt ưa crôm hay hạt sinh adrenalin. Do đó, tế bào thượng thận tủy còn gọi là tế bào ưa crôm. Các tế bào thượng thận tủy có nguồn gốc từ mào thần kinh, chúng có thể được xem như những tế bào thần kinh sau hạch của các hạch giao cảm và phó giao cảm. Những tế bào thần kinh này đã mất sợi trục và sợi nhánh. − Một số ít tế bào hạch phó giao cảm có thể tìm thấy trong thượng thận tủy. − Tế bào thượng thận tủy chứa nhân lớn, lưới nội bào hạt, bộ Golgi phát triển, nhiều ti thể hình bầu dục. Bào tương có nhiều hạt chế tiết với kích thước 150-350 nm. Các hạt này chứa catecholamin, hoặc epinephrin hoặc norepinephrin. Trong các hạt này còn có ATP, chromogranin... − Người ta phân biệt tế bào sáng và tế bào đậm. Tế bào sáng màu có kích thước nhỏ hơn và chứa hạt chế tiết epinephrin. Tế bào đậm màu thì có kích thước lớn hơn và chứa hạt chế tiết noepinephrin. − Trong thượng thận tủy có nhiều mao mạch kiểu xoang lớn và tiểu tĩnh mạch. 3. Tuần hoàn và phân bổ thần kinh: − Động mạch sau khi vào tuyến thượng thận được phân nhánh vào các tiểu động mạch rồi mao mạch để tưới máu cho vùng vỏ. Tế bào nội mô của mao mạch có nhiều lỗ thủng làm cho hormon steroid dễ lọt vào tuần hoàn chung. Từ vùng lưới mao mạch tiến vào thượng thận tủy, trở thành các mao mạch kiểu xoang, sau đó về tĩnh mạch. Các enzym được tạo ra ở thượng thận vỏ theo máu đến thượng thận tủy để methyl hóa noradrenalin để tạo thành adrenalin. − Các tế bào chế tiết của thượng thận tủy tiếp xúc với mao mạch động mạch ở một bên, còn bên kia tiếp xúc với mao mạch tĩnh mạch. Catecholamin (adrenalin và noradrenalin) được chế tiết vào mao mạch tĩnh mạch. Như vậy, tĩnh mạch tuyến thượng thận mang về tuần hoàn chung các hormon của cả thượng thận vỏ và thượng thận tủy. − Máu theo một số tĩnh mạch khác có thể mang adrenalin và corticoid đường đổ vào tĩnh mạch cửa của gan, làm tăng cường quá trình huy động glucose từ glycogen (adrenalin) hoặc ngược lại, tăng cường quá trình tạo glycogen (corticoid đường). − Phân bố thần kinh ở tuyến thượng thận chủ yếu thuộc hệ giao cảm. Các sợi thần kinh giao cảm sau hạch (không myêlin) phân bố ở thượng thận vỏ, còn các sợi thần kinh giao cảm trước hạch (myêlin) thì phân bố ở thượng thận tủy. Trong vỏ xơ có một ít hạch nhỏ tế bào thần kinh hạch đơn độc rải rác. Trong thượng thận tủy cũng có một số tế bào hạch giao cảm đứng riêng lẻ. 4. Các hormon tuyến thượng thận: − Thượng thận vỏ tổng hợp và chế tiết 3 loại steroid: corticoid khoáng, corticoid đường, androgen. Thượng thận tủy chế tiết adrenalin và noradrenalin (là dạng hoạt động của epinephrin và norepinephrin). − Corticoid khoáng (mineralocorticoid) được chế tiết ở vùng cung là những hormon loại steroid có tác dụng duy trì cân bằng nước và các chất điện giải. Aldosteron là loại corticoid khoáng mạnh nhất, được dùng trong điều trị bệnh suy thượng thận nặng (bệnh Addison). Chế tiết Aldosterol được điều hòa bởi angiotensin, một loại hormon được tạo thành phụ thuộc vào renin. Corticoid khoáng có tác dụng làm cho ion Na được tái hấp thu ở ống lượn xa và ống góp trong vùng vỏ của thận. Cắt bỏ vùng cung bao giờ cũng dẫn đến chết. − Corticoid đường (glucocorticoid) được chế tiết ở vùng bó. Glucocorticoid gồm có cortisol, cortison, corticosteron, trong đó cortisol (hydrocortison) đóng vai trò chủ yếu. Các hormon này có tác dụng điều hòa chuyển hóa đường cũng như chuyển hóa protein và lipit. Glucocorticoid có tác dụng như những
  • 14. hormon chuyển hóa. Trong gan, cortisol làm biến đổi protein thành glucose làm tích lũy glycogen trong tế bào gan, khác với insulin, vì insulin làm tích lũy glycogen trong tế bào gan nhờ glucose từ máu mang lại. Insulin là hormon chống tiểu đường, còn cortisol là hormon có hiệu ứng gây tiểu đường. Sự thăng bằng hoạt động của hai hormon này là hết sức cần thiết. Thiếu cortisol sẽ làm đường huyết giảm, còn thiếu insulin sẽ gây ra tiểu đường. Cortisol còn có tác dụng làm giảm mô bạch huyết (sử dụng nhiều cortisol làm cho tuyến ức, hạch bạch huyết, lách trở nên ít tế bào lympho), từ đó gây ra phản ứng ức chế miễn dịch. Cortisol còn có tác dụng chống viêm, ức chế phản ứng dị ứng. Tuy vậy, hormon này chỉ tác động lên triệu chứng chứ không phải lên nguyên nhân. Dùng cortisol hoặc các steroid tổng hợp đưa đến hiện tượng giảm bạch cầu ưa acid trong máu, do chúng rời mạch vào trong mô liên kết. Sự tổng hợp và chế tiết cortisol ở vỏ thượng thận được điều hòa bởi cơ chế liên hệ ngược thông qua ACTH. − Hormon sinh dục chủ yếu là androgen, được tạo ra ở vùng lưới, một ít được tạo ra ở vùng bó. Trong thời kỳ phát triển phôi, một số rối loạn tuyến thượng thận có thể đưa đến những dị dạng sinh dục. Lượng androgen thượng thận tăng quá mức sẽ làm cho bộ phận sinh dục nữ phát triển bất thường, gây ra hiện tượng nữ hóa tinh hoàn (ái nam ái nữ, giả nữ). − Adrenalin và noradrenalin (epinephrin và norepinephrin) được chế tiết ở vùng tủy thượng thận, chúng đều là catecholamin có nguồn gốc là acid amin thyroxin. Noradrenalin được coi là tiền sản phẩm của adrenalin, có thể được tổng hợp trong cùng một loại tế bào hoặc do một loại tế bào khác chế tiết. Adrenalin có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp, tăng tốc độ co bóp tim, làm tê liệt cơ phế quản và ruột, kích thích tiết nước bọt, nước mắt và làm giãn đồng tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barbara Young, James S. Lowe, Alan Stevens and John W. Heath : “Wheater's Functional Histology: A Text and Colour Atlas”, 5th Edition, Elsevier, 2006. 2. Luiz Junqueira and Jose Carneiro: “Basic Histology: Text & Atlas” (Junqueira's Basic Histology), 11th Edition, McGraw-Hill, 2005. 3. Phan Chiến Thắng, Trần Công Toại : “MÔ HỌC” , 2012, NXB Hồng Đức. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Tế bào ưa base của tuyến yên chế tiết các hormon sau, TRỪ MỘT: A. LH B. FSH C. TSH D. Prolactin E. ACTH 2. Hoàng thể ở buồng trứng là: A. Tuyến nội tiết kiểu lưới tạm thời B. Tuyến nội tiết kiểu tuyến C. Tuyến nội tiết kiểu tản mác D. Tuyến nội tiết kiểu lưới E. Tuyến nội tiết kiểu túi 3. Tuyến ống túi có thể tìm thấy ở: A. Tuyến tiền liệt, tuyến bã, tuyến vú B. Tuyến tiền liệt, tuyến mồ hôi, tuyến vú, tuyến bã
  • 15. C. Tuyến tiền liệt, tuyến vú D. Tuyến tiền liệt, tuyến bã E. Không có tuyến ống túi trong các tuyến kể trên