KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN

SoM
SoMsinh vien chez Khoa Y- Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh em SoM

tai mũi hong

KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
MỤC TIÊU
1. Thực hiện được cách khám tai, mũi, họng với nguồn sáng là đèn Clar
2. Quan sát và mô tả được màng nhĩ, mũi trước và sau, họng , hạ họng –thanh
quản bình thường.
1. BƯỚC 1: CHUẨN BỊ
- Bệnh nhân giả hoặc học viên tình nguyện.
- Nguồn sáng: đèn Clar và biến thế thay đổi hiệu điện thế từ 6-12 volt.
- Dụng cụ khám:
+Dụng cụ khám mũi: banh mũi các cỡ, gương Glatzel.
+Dụng cụ khám tai: Loa soi tai các cỡ.
+Dụng cụ khám họng: Đè lưỡi thẳng và khuỷu.
+Gương soi mũi sau, gương soi thanh quản.
+Đèn soi tai (Otoscope).
+ Kẹp khuỷu.
+Que tăm bông.
+Đèn cồn.
+Bông gạc.
+Khay thuốc: Ephedrin 3%(có thể dùng bình xịt Otrivine), oxy già 12 thể
tích, Xylocain 10% (có thể dùng bình xịt Lidocaine 10%), cồn 90 độ.
+Bàn, ghế khám, ghế thầy thuốc.
2. BƯỚC 2: TIẾN HÀNH
2.1 Tư thế thầy thuốc và bệnh nhân: Đảm bảo các điều kiện sau:
- Ngồi đối diện nhau.
- Ngang tầm mắt nhau.
- Cách nhau một tầm tay của thầy thuốc.
- Thầy thuốc khép chân để phía trong, bệnh nhân khép chân để phía
ngoài( thuận lợi cho bệnh nhân ra vào).
- Bàn khám bên tay phải của thầy thuốc.
- Nếu khám trẻ em phải có người bế: trẻ được cuốn trong chiếc khăn
to, tay trái người bế ôm ngang người trẻ, tay phải ôm ngang trán,
chân cặp chặt hai chân trẻ, đầu trẻ dựa vào vai phải của người bế.
2.2 Đeo đèn và chỉnh đèn:
- Kiểm tra biến thế, kiểm tra đèn Clar.Để hiệu điện thế của biến thế thấp
hơn 1 đến 2 volt so với số ghi hiệu điện thế trên bóng đèn .
- -Chỉnh vòng đèn vừa khít đầu, cụm đèn để chính giữa trán.
- -Tư thế đèn khám: Trục ánh sáng đèn và trục nhìn của mắt trùng nhau.
- Chỉnh ánh sáng đèn: Thầy thuốc chỉnh đèn trong tư thế đầu thẳng, mắt
nhìn thẳng, để tay trái ngang tầm mắt, cách mắt từ 30cm đến 40cm ,
chỉnh cho ánh sáng đèn hội tụ vào chính giữa lòng bàn tay.Khi đã ổn
định, chỉnh biến thế bằng hiệu điện thế ghi trên bóng đèn.
2.2 Trình tự khám
Tiến hành khám theo trình tự: Khám mũi lần 1- khám tai - khám họng-
khám mũi lần 2- soi mũi sau và soi thanh quản (nếu cần)- khám vùng cổ.
2.3 Cách khám: Mỗi bộ phận cần khám hai phần: Khám thực thể và khám chức
năng.
2.3.1 Khám mũi lần 1:
- Khám thực thể:
+ Nhìn:
 Thẳng:Tháp mũi,cánh mũi, các vùng tương ứng với các
xoang: Đánh giá hình thể giải phẫu , màu sắc da…
 Nghiêng: Bệnh nhân quay nghiêng 90° để quan sát sống
mũi (có thể nổi gồ hoặc sập lõm).
+ Sờ: sờ dọc sống mũi tìm điểm đau, sự mất liên tục của xương chính
mũi, lạo xạo xương gẫy, tràn khí dưới da v.v. Ấn các điểm đau của xoang: với mỗi
điểm đau, cần tiến hành theo 3 bước: xác định vị trí, kỹ thuật ấn, nhận định kết
quả.
 Điểm hố nanh (Điểm mặt trước xoang hàm)
Vị trí : Ngang cánh mũi ra phía ngoài 0,5-1cm.
Cách ấn: Dùng đầu ngón tay cái ấn lực vừa phải, từng bên.
Nhận định: Bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.
 Điểm Grunwald (Điểm mặt trước xoang sang trước)
Vị trí: Góc trên trong hốc mắt.
Cách ấn: Dùng đầu ngón tay cái ấn lực vừa phải, từng bên.
Nhận định: Bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.
 Điểm Ewing(điểm mặt trước xoang trán)
Vị trí: Đầu trên trong của cung mày cùng bên.
Cách ấn: Dùng đầu ngón tay cái ấn lực vừa phải, từng bên.
Nhận định : Bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.
- Khám tiền đình mũi: Dùng ngón tay đẩy đỉnh mũi lên trên, quan sát phần
tiền đình mũi (Phía trước hốc mũi, phần có lông mũi) để: Khi đẩy bệnh nhân
có biểu hiện đau không, quan sát tổn thương của tiền đình mũi và ước
lượng kích thước của lổ lê để chọn mở mũi thích hợp.
- Khám mũi trước: tay trái cầm mở mũi có cán thích hợp, khám mũi theo hai
bình diện:
+ Bình diện ngang (trước – sau): Mặt bệnh nhân nhìn thẳng, thầy thuốc
đưa mở mũi nhẹ nhàng, mở rộng cánh mũi để quan sát sàn mũi, cuốn dưới,
phần dưới vách ngăn (nếu cuốn dưới co hồi tốt có thể quan sát được một
phần vòm mũi họng).
+ Bình diện đứng (trên-dưới): Đầu bệnh nhân hơi ngửa (Mặt bệnh nhân
ngửa 30° - 45° so với mặt phẳng ngang), thầy thuốc quan sát cuốn giữa và
khe giữa và phần trên của vách ngăn.
Nếu khám mũi trẻ em nhỏ thì nên dùng loa soi tai để khám.
- Khám chức năng:
+ Khám chức năng thở: Dùng gương Glatzel đặt ngang cửa mũi, bệnh nhân
ngậm miệng, thở nhẹ, thầy thuốc quan sát nhanh vùng mờ của gương để
đánh giá sự thông khí của hốc mũi.
+ Khám chức năng ngửi: Dùng bộ mùi mẩu để thử.
Đặt thuốc co cuốn mũi: Dùng đoạn bấc tẩm Ephedrin 3% đặt dọc cuốn dưới
hoặc xịt, nhỏ thuốc co cuốn
2.3.2 Khám tai: Bệnh nhân nghiêng tai cần khám về phía thầy thuốc.
- Khám thực thể:
+ Quan sát: vành tai, rãnh sau tai, vùng chũm sau tai.
+ Ấn các điểm đau:
 Điểm đau trước tai: Nắp bình tai, kéo vành tai lên trên, kéo vành tai
xuống.(các điểm này đau trong các bệnh của ống tai như): viêm tấy
ống tai, nhọt ống tai v.v..)
 Điểm đau sau tai: Điểm sào bào, ngang thành trên ống tai sát rãnh
sau tai.
 Điểm mỏm chũm
 Điểm bờ sau xương chũm.
Cách ấn: Dùng ngón cái ấn lực vừa phải vào điểm đau.
Nhận định: bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt. (Các điểm này
thường đau trong các bệnh lý của xương chũm như : Viêm xương
chũm cấp, viêm tai xương chũm mạn tính hồi viên v..v..).
- Khám ống tai: khám tai nào của bệnh nhân thì dùng tay khác bên của thầy
thuốc (khám tai phải bệnh nhân thì dùng tay trái), kéo vành tai lên trên và
ra sau, soi đèn Clar vào ống tai để quan sát xem ống tai có nhọt, viêm tấy,
dị vật không, ước lượng kích cỡ ống tai để chọn loa soi tai thích hợp.
- Quan sát màng nhĩ: thầy thuốc cầm loa soi tai thích hợp bằng tay cùng tên
với tai bệnh nhân (khám tai phải thì thầy thuốc cầm loa soi tai bằng tay
phải), đưa nhẹ nhàng vào ống tai. Quan sát màng nhĩ theo thứ tự: Mấu
ngắn xương búa (ở phía trước trên), bóng cán xương búa chạy xuống dưới,
ra sau, rốn nhĩ, nón sáng POLITZE (ở phía trước dưới màng nhĩ), màng
chùng SHRAPNELL phía trên mấu ngắn xương búa (có thể quan sát được cả
ngành xuống xương đe).
Bình thường màng nhĩ sáng bóng, các mốc giải phẫu trên quan sát rõ.
Để tiện cho việc mô tả tổn thương, có thể chia màng nhĩ ra các phần tư
bằng cách dựa vào hai đường thẳng: đường thứ nhất trùng với trục cán
xương búa, đường thứ hai vuông góc với đường thứ nhất ở rốn nhĩ ( phần
màng căng sẽ có: ¼ trước trên, ¼ trước dưới , ¼ sau dưới , ¼ sau trên ). Khi
phát hiện lỗ thủng màng nhĩ cần nhận định và mô tả lỗ thủng với các tính
chất sau: vị trí, hình dạng, kích thước, tình trạng niêm mạc hòm nhĩ, tính
chất mủ…..
- Khám chức năng: chức năng nghe và thăng bằng.
2.3.3. Khám tiền đình miệng và họng
- Khám tiền đình miệng: quan sát rãnh lợi môi, các răng hàm trên đặc biệt là
các răng 5,6,7.
- Khám miệng và họng miệng: dùng đè lưỡi thẳng hay khuỷu đặt vào chính
giữa 2/3 trước của lưỡi, đè nhẹ nhàng, ngang với cung răng hàm dưới,
quan sát: lỗ thoát của ống Stenon, màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau,
hạch hạnh nhân (amygdale) khẩu cái, thành sau họng.
Bình thường niêm mạc họng màu hồng nhạt, hơi ướt, hạch hạnh nhân khẩu
cái vượt khỏi trụ trước ít, mặt hơi gồ ghề, hồng.
2.3.4. Khám mũi lần 2: Lấy bấc ra khỏi hốc mũi và khám mũi như khám lần 1
Bình thường: niêm mạc mũi hồng nhạt, hơi ướt, không có dịch xuất tiết
trong mũi, các khe sạch, cuốn dưới co hồi nhỏ lại, cuốn giữa như hình giọt
nước với nhiều cong lõm về phía vách mũi xoang.
2.3.5. Soi mũi sau và thanh quản- hạ họng gián tiếp:
- Soi mũi sau: dùng gương soi mũi sau có đường kính 0,5- 1cm, gây tê họng
bằng xịt Xylocaine 10%.
+ Bệnh nhân ngồi thẳng, lưng rời khỏi thành ghế tựa.
+ Thầy thuốc: tay trái cầm đè lưỡi làm động tác như khám họng , tay phải
cầm gương hơ nhanh trên ngọn lửa đèn cồn. Trước khi đưa vào họng bệnh
nhân cần thử gương trên tay thầy thuốc. Lách gương nhẹ nhàng qua lưỡi
gà, quay mặt gương chếch lên trên soi đèn vào mặt gương, quan sát qua
gương: cửa mũi sau, nóc vòm, loa vòi nhĩ, nẹp sau loa vòi, hố Rosenmuller
… (khi soi bệnh nhân phải thở bằng mũi).
- Soi thanh quản gián tiếp: dùng gương soi thanh quản có đường kính 1-2cm
gây tê họng bằng xịt Xylocaine 10%.
+ Bệnh nhân ngồi thẳng, lưng rời khỏi tựa ghế, đầu hơi ngửa ra sau, há
miệng và thè lưỡi ra ngoài.
+ Thầy thuốc: tay trái cầm miếng gạc sạch lót và kéo nhẹ lưỡi bệnh nhân.
Tay phải cầm gương hơ nhanh mặt gương trên ngọn lửa đèn cồn (trước khi
đưa vào họng cũng phải thử như khi soi mũi sau). Đưa gương vào trong
họng, mặt gương hướng xuống dưới, soi đèn vào mặt gương, quan sát hạ
họng và thanh quản khi bệnh nhân kêu ê ê…..Cần quan sát các thành phần
của hạ họng và thanh quản: xoang lê, dây thanh, băng thanh thất, khe
thanh môn, nắp sụn thanh thiệt, sụn phễu, sự di động của sụn phễu và dây
thanh.
2.3.6. Khám vùng cổ
- Quan sát vùng cổ: Màu sắc da vùng cổ, tìm các lỗ dò, các khối u, sẹo mổ
cũ….
- Khám hệ thống hạch cổ: có hai tư thế khám:
+Khám từ phía trước : Thầy thuốc ngồi phía trước bệnh nhân, dùng hai tay
khám các nhóm hạch cổ.
+ Khám từ phía sau: Thầy thuốc đứng phía sau bệnh nhân .
Khi khám ở cả hai tư thế, phải khám từng bên một, khi khám bên nào bảo
bệnh nhân nghiêng cổ về bên đó. Cần khám lần lượt các vùng hạch cổ:
 Vùng 1: Nhóm hạch dưới cằm, dưới hàm.
 Vùng 2: Nhóm hạch cảnh trên.
 Vùng 3: Nhóm hạch cảnh giữa.
 Vùng 4: Nhóm hạch cảnh dưới.
 Vùng 5: Nhóm hạch trên đòn, tam giác cổ sau.
Nếu có hạch cần nhận định hạch ở vùng nào, một bên hay hai bên, kích
thước, hình dạng, mật độ, sự di động.
3. BƯỚC 3: NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Quan sát và mô tả các hình ảnh bình thường.
4. THỰC HÀNH
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bộ môn tai mũi họng – cách khám tai mũi họng – bài giảng mắt – tai
mũi họng, 1987, trang 93-98.
 Nguyễn Đình Bảng – dụng cụ khám tai mũi họng- nhập môn tai mũi
họng, 2004, trang 40 -42
 Nhan Trừng Sơn – Tổ chức phòng khám tai mũi họng – nhập môn tai
mũi họng, 2004, trang 43- 48.
 Võ Tấn – dụng cụ của phòng khám, cách tổ chức phòng khám- tai mũi
họng thực hành tập 1, trang 5 – 17.

Recomendados

HỘI CHỨNG MÀNG NÃO por
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOSoM
82K visualizações32 slides
Tai mui hong por
Tai mui hongTai mui hong
Tai mui hongThanh Liem Vo
45.1K visualizações36 slides
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch por
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchViêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchBệnh Hô Hấp Mãn Tính
28.5K visualizações25 slides
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM por
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAMKHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAMSoM
11K visualizações9 slides
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN por
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANSoM
84.8K visualizações4 slides
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU por
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUBỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUSoM
23.8K visualizações64 slides

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Hội chứng lâm sàng hô hấp por
Hội chứng lâm sàng hô hấpHội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấpSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
103.5K visualizações28 slides
Hội chứng khó thở por
Hội chứng khó thởHội chứng khó thở
Hội chứng khó thởBệnh Hô Hấp Mãn Tính
46.3K visualizações8 slides
Đau thần kinh tọa por
Đau thần kinh tọaĐau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọaYen Ha
156.6K visualizações14 slides
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính por
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
77.7K visualizações8 slides
Dẫn lưu kehr por
Dẫn lưu kehrDẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehrhoang truong
18.8K visualizações21 slides
BỆNH ÁN NHI KHOA por
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOASoM
52.3K visualizações8 slides

Mais procurados(20)

Đau thần kinh tọa por Yen Ha
Đau thần kinh tọaĐau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa
Yen Ha156.6K visualizações
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính por Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính77.7K visualizações
Dẫn lưu kehr por hoang truong
Dẫn lưu kehrDẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehr
hoang truong18.8K visualizações
BỆNH ÁN NHI KHOA por SoM
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
SoM52.3K visualizações
BỆNH ÁN SUY TIM por SoM
BỆNH ÁN SUY TIMBỆNH ÁN SUY TIM
BỆNH ÁN SUY TIM
SoM67.1K visualizações
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh por dangphucduc
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhHướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
dangphucduc4.2K visualizações
SUY HÔ HẤP por SoM
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
SoM76.8K visualizações
VIÊM AMIDAN por SoM
VIÊM AMIDANVIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
SoM15.6K visualizações
Khám phản xạ por Dr NgocSâm
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạ
Dr NgocSâm50.7K visualizações
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-) por Bão Tố
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bão Tố48.2K visualizações
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM por SoM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
SoM43.1K visualizações
VIÊM MÀNG NÃO MỦ por SoM
VIÊM MÀNG NÃO MỦVIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
SoM38.2K visualizações
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn por SoM
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
SoM51.9K visualizações
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP por SoM
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
SoM58.6K visualizações
KHÁM HÔ HẤP por Great Doctor
KHÁM HÔ HẤPKHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤP
Great Doctor38.7K visualizações

Similar a KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN

Khám 12 dây thần kinh por
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhangTrnHong
57 visualizações39 slides
Khám 12 dây thần kinh por
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhangTrnHong
102 visualizações39 slides
Khám 12 dây thần kinh por
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhangTrnHong
36 visualizações39 slides
KHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptx por
KHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptxKHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptx
KHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptxPhongNguyn363945
116 visualizações54 slides
HỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EM por
HỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EMHỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EM
HỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EMSoM
19.9K visualizações16 slides
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT por
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮTCÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮTSoM
41.8K visualizações11 slides

Similar a KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN(20)

Khám 12 dây thần kinh por angTrnHong
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinh
angTrnHong57 visualizações
Khám 12 dây thần kinh por angTrnHong
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinh
angTrnHong102 visualizações
Khám 12 dây thần kinh por angTrnHong
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinh
angTrnHong36 visualizações
KHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptx por PhongNguyn363945
KHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptxKHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptx
KHÁM ĐẦU - MẶT - CỔ 10-12.pptx
PhongNguyn363945116 visualizações
HỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EM por SoM
HỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EMHỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EM
HỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EM
SoM19.9K visualizações
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT por SoM
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮTCÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẮT
SoM41.8K visualizações
Khám phản xạ cam giác por angTrnHong
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
angTrnHong17 visualizações
Khám phản xạ cam giác por angTrnHong
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
angTrnHong111 visualizações
Khám phản xạ cam giác por angTrnHong
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
angTrnHong71 visualizações
noi khi quan - thuc hanh Bs tre 2021.pptx por VAN DINH
noi khi quan - thuc hanh Bs tre 2021.pptxnoi khi quan - thuc hanh Bs tre 2021.pptx
noi khi quan - thuc hanh Bs tre 2021.pptx
VAN DINH14 visualizações
ThucHanhKhKhamHeThanKinh_030519.pdf por Phúc Nguyễn Trọng
ThucHanhKhKhamHeThanKinh_030519.pdfThucHanhKhKhamHeThanKinh_030519.pdf
ThucHanhKhKhamHeThanKinh_030519.pdf
Phúc Nguyễn Trọng11 visualizações
Khám ngòai mặt và trong miệng por LE HAI TRIEU
Khám ngòai mặt và trong miệngKhám ngòai mặt và trong miệng
Khám ngòai mặt và trong miệng
LE HAI TRIEU22.5K visualizações
KHÁM PHỔI.pdf por BnhNhu1
KHÁM PHỔI.pdfKHÁM PHỔI.pdf
KHÁM PHỔI.pdf
BnhNhu1216 visualizações
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009) por Hai Trieu
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Hai Trieu9.9K visualizações
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI por thuyet le
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI
thuyet le35 visualizações
Cach kham rhm por hieusach-kimnhung
Cach kham rhmCach kham rhm
Cach kham rhm
hieusach-kimnhung1.3K visualizações
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ por SoM
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌKHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ
SoM32.7K visualizações
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC por SoM
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG  VÀ CẢM GIÁCKỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG  VÀ CẢM GIÁC
KỸ NĂNG KHÁM HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC
SoM1.9K visualizações
KHÁM PHỤ KHOA por SoM
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOA
SoM15.4K visualizações
CHỌC DỊCH NÃO TỦY por SoM
CHỌC DỊCH NÃO TỦYCHỌC DỊCH NÃO TỦY
CHỌC DỊCH NÃO TỦY
SoM14.5K visualizações

Mais de SoM

Hấp thu của ruột non por
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
1.3K visualizações7 slides
Điều hòa dịch tụy por
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
203 visualizações3 slides
Điều hòa hô hấp por
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
467 visualizações5 slides
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí por
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
282 visualizações4 slides
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx por
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
1K visualizações24 slides
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp por
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
149 visualizações2 slides

Mais de SoM(20)

Hấp thu của ruột non por SoM
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
SoM1.3K visualizações
Điều hòa dịch tụy por SoM
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
SoM203 visualizações
Điều hòa hô hấp por SoM
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
SoM467 visualizações
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí por SoM
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
SoM282 visualizações
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx por SoM
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
SoM1K visualizações
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp por SoM
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
SoM149 visualizações
Điều hòa hoạt động của tim por SoM
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
SoM964 visualizações
Chu kỳ hoạt động của tim por SoM
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
SoM415 visualizações
Nhóm máu hệ rhesus por SoM
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
SoM68 visualizações
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu por SoM
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
SoM435 visualizações
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào por SoM
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
SoM2.1K visualizações
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf por SoM
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM266 visualizações
hen phế quản.pdf por SoM
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
SoM385 visualizações
cơn hen cấp.pdf por SoM
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
SoM61 visualizações
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf por SoM
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM81 visualizações
khó thở.pdf por SoM
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
SoM221 visualizações
các test chức năng phổi.pdf por SoM
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
SoM38 visualizações
ngất.pdf por SoM
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
SoM57 visualizações
rung nhĩ.pdf por SoM
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
SoM641 visualizações
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf por SoM
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
SoM1.4K visualizações

KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN

  • 1. KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN MỤC TIÊU 1. Thực hiện được cách khám tai, mũi, họng với nguồn sáng là đèn Clar 2. Quan sát và mô tả được màng nhĩ, mũi trước và sau, họng , hạ họng –thanh quản bình thường. 1. BƯỚC 1: CHUẨN BỊ - Bệnh nhân giả hoặc học viên tình nguyện. - Nguồn sáng: đèn Clar và biến thế thay đổi hiệu điện thế từ 6-12 volt. - Dụng cụ khám: +Dụng cụ khám mũi: banh mũi các cỡ, gương Glatzel. +Dụng cụ khám tai: Loa soi tai các cỡ. +Dụng cụ khám họng: Đè lưỡi thẳng và khuỷu. +Gương soi mũi sau, gương soi thanh quản. +Đèn soi tai (Otoscope). + Kẹp khuỷu. +Que tăm bông. +Đèn cồn. +Bông gạc. +Khay thuốc: Ephedrin 3%(có thể dùng bình xịt Otrivine), oxy già 12 thể tích, Xylocain 10% (có thể dùng bình xịt Lidocaine 10%), cồn 90 độ. +Bàn, ghế khám, ghế thầy thuốc. 2. BƯỚC 2: TIẾN HÀNH 2.1 Tư thế thầy thuốc và bệnh nhân: Đảm bảo các điều kiện sau: - Ngồi đối diện nhau. - Ngang tầm mắt nhau. - Cách nhau một tầm tay của thầy thuốc. - Thầy thuốc khép chân để phía trong, bệnh nhân khép chân để phía ngoài( thuận lợi cho bệnh nhân ra vào). - Bàn khám bên tay phải của thầy thuốc.
  • 2. - Nếu khám trẻ em phải có người bế: trẻ được cuốn trong chiếc khăn to, tay trái người bế ôm ngang người trẻ, tay phải ôm ngang trán, chân cặp chặt hai chân trẻ, đầu trẻ dựa vào vai phải của người bế. 2.2 Đeo đèn và chỉnh đèn: - Kiểm tra biến thế, kiểm tra đèn Clar.Để hiệu điện thế của biến thế thấp hơn 1 đến 2 volt so với số ghi hiệu điện thế trên bóng đèn . - -Chỉnh vòng đèn vừa khít đầu, cụm đèn để chính giữa trán. - -Tư thế đèn khám: Trục ánh sáng đèn và trục nhìn của mắt trùng nhau. - Chỉnh ánh sáng đèn: Thầy thuốc chỉnh đèn trong tư thế đầu thẳng, mắt nhìn thẳng, để tay trái ngang tầm mắt, cách mắt từ 30cm đến 40cm , chỉnh cho ánh sáng đèn hội tụ vào chính giữa lòng bàn tay.Khi đã ổn định, chỉnh biến thế bằng hiệu điện thế ghi trên bóng đèn. 2.2 Trình tự khám Tiến hành khám theo trình tự: Khám mũi lần 1- khám tai - khám họng- khám mũi lần 2- soi mũi sau và soi thanh quản (nếu cần)- khám vùng cổ. 2.3 Cách khám: Mỗi bộ phận cần khám hai phần: Khám thực thể và khám chức năng. 2.3.1 Khám mũi lần 1: - Khám thực thể: + Nhìn:  Thẳng:Tháp mũi,cánh mũi, các vùng tương ứng với các xoang: Đánh giá hình thể giải phẫu , màu sắc da…  Nghiêng: Bệnh nhân quay nghiêng 90° để quan sát sống mũi (có thể nổi gồ hoặc sập lõm). + Sờ: sờ dọc sống mũi tìm điểm đau, sự mất liên tục của xương chính mũi, lạo xạo xương gẫy, tràn khí dưới da v.v. Ấn các điểm đau của xoang: với mỗi điểm đau, cần tiến hành theo 3 bước: xác định vị trí, kỹ thuật ấn, nhận định kết quả.  Điểm hố nanh (Điểm mặt trước xoang hàm)
  • 3. Vị trí : Ngang cánh mũi ra phía ngoài 0,5-1cm. Cách ấn: Dùng đầu ngón tay cái ấn lực vừa phải, từng bên. Nhận định: Bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.  Điểm Grunwald (Điểm mặt trước xoang sang trước) Vị trí: Góc trên trong hốc mắt. Cách ấn: Dùng đầu ngón tay cái ấn lực vừa phải, từng bên. Nhận định: Bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.  Điểm Ewing(điểm mặt trước xoang trán) Vị trí: Đầu trên trong của cung mày cùng bên. Cách ấn: Dùng đầu ngón tay cái ấn lực vừa phải, từng bên. Nhận định : Bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt. - Khám tiền đình mũi: Dùng ngón tay đẩy đỉnh mũi lên trên, quan sát phần tiền đình mũi (Phía trước hốc mũi, phần có lông mũi) để: Khi đẩy bệnh nhân có biểu hiện đau không, quan sát tổn thương của tiền đình mũi và ước lượng kích thước của lổ lê để chọn mở mũi thích hợp. - Khám mũi trước: tay trái cầm mở mũi có cán thích hợp, khám mũi theo hai bình diện: + Bình diện ngang (trước – sau): Mặt bệnh nhân nhìn thẳng, thầy thuốc đưa mở mũi nhẹ nhàng, mở rộng cánh mũi để quan sát sàn mũi, cuốn dưới, phần dưới vách ngăn (nếu cuốn dưới co hồi tốt có thể quan sát được một phần vòm mũi họng). + Bình diện đứng (trên-dưới): Đầu bệnh nhân hơi ngửa (Mặt bệnh nhân ngửa 30° - 45° so với mặt phẳng ngang), thầy thuốc quan sát cuốn giữa và khe giữa và phần trên của vách ngăn. Nếu khám mũi trẻ em nhỏ thì nên dùng loa soi tai để khám. - Khám chức năng: + Khám chức năng thở: Dùng gương Glatzel đặt ngang cửa mũi, bệnh nhân ngậm miệng, thở nhẹ, thầy thuốc quan sát nhanh vùng mờ của gương để đánh giá sự thông khí của hốc mũi. + Khám chức năng ngửi: Dùng bộ mùi mẩu để thử. Đặt thuốc co cuốn mũi: Dùng đoạn bấc tẩm Ephedrin 3% đặt dọc cuốn dưới hoặc xịt, nhỏ thuốc co cuốn 2.3.2 Khám tai: Bệnh nhân nghiêng tai cần khám về phía thầy thuốc.
  • 4. - Khám thực thể: + Quan sát: vành tai, rãnh sau tai, vùng chũm sau tai. + Ấn các điểm đau:  Điểm đau trước tai: Nắp bình tai, kéo vành tai lên trên, kéo vành tai xuống.(các điểm này đau trong các bệnh của ống tai như): viêm tấy ống tai, nhọt ống tai v.v..)  Điểm đau sau tai: Điểm sào bào, ngang thành trên ống tai sát rãnh sau tai.  Điểm mỏm chũm  Điểm bờ sau xương chũm. Cách ấn: Dùng ngón cái ấn lực vừa phải vào điểm đau. Nhận định: bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt. (Các điểm này thường đau trong các bệnh lý của xương chũm như : Viêm xương chũm cấp, viêm tai xương chũm mạn tính hồi viên v..v..). - Khám ống tai: khám tai nào của bệnh nhân thì dùng tay khác bên của thầy thuốc (khám tai phải bệnh nhân thì dùng tay trái), kéo vành tai lên trên và ra sau, soi đèn Clar vào ống tai để quan sát xem ống tai có nhọt, viêm tấy, dị vật không, ước lượng kích cỡ ống tai để chọn loa soi tai thích hợp. - Quan sát màng nhĩ: thầy thuốc cầm loa soi tai thích hợp bằng tay cùng tên với tai bệnh nhân (khám tai phải thì thầy thuốc cầm loa soi tai bằng tay phải), đưa nhẹ nhàng vào ống tai. Quan sát màng nhĩ theo thứ tự: Mấu ngắn xương búa (ở phía trước trên), bóng cán xương búa chạy xuống dưới, ra sau, rốn nhĩ, nón sáng POLITZE (ở phía trước dưới màng nhĩ), màng chùng SHRAPNELL phía trên mấu ngắn xương búa (có thể quan sát được cả ngành xuống xương đe). Bình thường màng nhĩ sáng bóng, các mốc giải phẫu trên quan sát rõ. Để tiện cho việc mô tả tổn thương, có thể chia màng nhĩ ra các phần tư bằng cách dựa vào hai đường thẳng: đường thứ nhất trùng với trục cán xương búa, đường thứ hai vuông góc với đường thứ nhất ở rốn nhĩ ( phần màng căng sẽ có: ¼ trước trên, ¼ trước dưới , ¼ sau dưới , ¼ sau trên ). Khi phát hiện lỗ thủng màng nhĩ cần nhận định và mô tả lỗ thủng với các tính
  • 5. chất sau: vị trí, hình dạng, kích thước, tình trạng niêm mạc hòm nhĩ, tính chất mủ….. - Khám chức năng: chức năng nghe và thăng bằng. 2.3.3. Khám tiền đình miệng và họng - Khám tiền đình miệng: quan sát rãnh lợi môi, các răng hàm trên đặc biệt là các răng 5,6,7. - Khám miệng và họng miệng: dùng đè lưỡi thẳng hay khuỷu đặt vào chính giữa 2/3 trước của lưỡi, đè nhẹ nhàng, ngang với cung răng hàm dưới, quan sát: lỗ thoát của ống Stenon, màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau, hạch hạnh nhân (amygdale) khẩu cái, thành sau họng. Bình thường niêm mạc họng màu hồng nhạt, hơi ướt, hạch hạnh nhân khẩu cái vượt khỏi trụ trước ít, mặt hơi gồ ghề, hồng. 2.3.4. Khám mũi lần 2: Lấy bấc ra khỏi hốc mũi và khám mũi như khám lần 1 Bình thường: niêm mạc mũi hồng nhạt, hơi ướt, không có dịch xuất tiết trong mũi, các khe sạch, cuốn dưới co hồi nhỏ lại, cuốn giữa như hình giọt nước với nhiều cong lõm về phía vách mũi xoang. 2.3.5. Soi mũi sau và thanh quản- hạ họng gián tiếp: - Soi mũi sau: dùng gương soi mũi sau có đường kính 0,5- 1cm, gây tê họng bằng xịt Xylocaine 10%. + Bệnh nhân ngồi thẳng, lưng rời khỏi thành ghế tựa. + Thầy thuốc: tay trái cầm đè lưỡi làm động tác như khám họng , tay phải cầm gương hơ nhanh trên ngọn lửa đèn cồn. Trước khi đưa vào họng bệnh nhân cần thử gương trên tay thầy thuốc. Lách gương nhẹ nhàng qua lưỡi gà, quay mặt gương chếch lên trên soi đèn vào mặt gương, quan sát qua gương: cửa mũi sau, nóc vòm, loa vòi nhĩ, nẹp sau loa vòi, hố Rosenmuller … (khi soi bệnh nhân phải thở bằng mũi). - Soi thanh quản gián tiếp: dùng gương soi thanh quản có đường kính 1-2cm gây tê họng bằng xịt Xylocaine 10%.
  • 6. + Bệnh nhân ngồi thẳng, lưng rời khỏi tựa ghế, đầu hơi ngửa ra sau, há miệng và thè lưỡi ra ngoài. + Thầy thuốc: tay trái cầm miếng gạc sạch lót và kéo nhẹ lưỡi bệnh nhân. Tay phải cầm gương hơ nhanh mặt gương trên ngọn lửa đèn cồn (trước khi đưa vào họng cũng phải thử như khi soi mũi sau). Đưa gương vào trong họng, mặt gương hướng xuống dưới, soi đèn vào mặt gương, quan sát hạ họng và thanh quản khi bệnh nhân kêu ê ê…..Cần quan sát các thành phần của hạ họng và thanh quản: xoang lê, dây thanh, băng thanh thất, khe thanh môn, nắp sụn thanh thiệt, sụn phễu, sự di động của sụn phễu và dây thanh. 2.3.6. Khám vùng cổ - Quan sát vùng cổ: Màu sắc da vùng cổ, tìm các lỗ dò, các khối u, sẹo mổ cũ…. - Khám hệ thống hạch cổ: có hai tư thế khám: +Khám từ phía trước : Thầy thuốc ngồi phía trước bệnh nhân, dùng hai tay khám các nhóm hạch cổ. + Khám từ phía sau: Thầy thuốc đứng phía sau bệnh nhân . Khi khám ở cả hai tư thế, phải khám từng bên một, khi khám bên nào bảo bệnh nhân nghiêng cổ về bên đó. Cần khám lần lượt các vùng hạch cổ:  Vùng 1: Nhóm hạch dưới cằm, dưới hàm.  Vùng 2: Nhóm hạch cảnh trên.  Vùng 3: Nhóm hạch cảnh giữa.  Vùng 4: Nhóm hạch cảnh dưới.  Vùng 5: Nhóm hạch trên đòn, tam giác cổ sau. Nếu có hạch cần nhận định hạch ở vùng nào, một bên hay hai bên, kích thước, hình dạng, mật độ, sự di động. 3. BƯỚC 3: NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ Quan sát và mô tả các hình ảnh bình thường. 4. THỰC HÀNH
  • 7. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Bộ môn tai mũi họng – cách khám tai mũi họng – bài giảng mắt – tai mũi họng, 1987, trang 93-98.  Nguyễn Đình Bảng – dụng cụ khám tai mũi họng- nhập môn tai mũi họng, 2004, trang 40 -42  Nhan Trừng Sơn – Tổ chức phòng khám tai mũi họng – nhập môn tai mũi họng, 2004, trang 43- 48.  Võ Tấn – dụng cụ của phòng khám, cách tổ chức phòng khám- tai mũi họng thực hành tập 1, trang 5 – 17.