Anúncio
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
Anúncio
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
Anúncio
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
Anúncio
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
Próximos SlideShares
BVTV - C7.Nhóm chích hút hại lúaBVTV - C7.Nhóm chích hút hại lúa
Carregando em ... 3
1 de 15
Anúncio

Mais conteúdo relacionado

Similar a GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx(20)

Anúncio

GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx

  1. 1 PHÒNG GD- ĐT YÊN MÔ TRƯỜNG THCS KHÁNH THỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BẢN THUYẾT MINH - Tên giải pháp dự thi: Giải pháp tiêu diệt sâu hại cây trồng thúc đẩy nền nông nghiệp 4.0 bằng việc khai thác năng lượng mặt trời. - Lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường I. Ý TƯỞNG SÁNG TẠO. 1. Tình hình nông nghiệp của Việt Nam hiện nay. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Trong đó, lúa là sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp, là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân.Nhưng tác hại của sâu bọ gây ra cho lúa có chiều hướng gia tăng. Cách diệt sâu bọ của người dân hiện nay nói chung cũng như người dân xã Khánh Thịnh nói riêng vẫn là sử dụng thuốc trừ sâu hóa học là chủ yếu gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí… 2. Lí do chọn ý tưởng. - Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp lạc hậu, khoa học kĩ thuật áp dụng cho ngành nông nghiệp vẫn chưa áp dụng nhiều vào sản xuất nên lợi nhuận thu được không cao. Việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng như thuốc bảo vệ thực vật làm môi trường bị ô nhiễm, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm mà còn làm chúng bị nhiễm bẩn, khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật còn tiêu diệt cả những loài lưỡng cư, cá, bò sát, côn trùng hữu ích cho con người như rế mèn rế rũi, cá, ếch, rắn… có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái, nhiều con vật thụ phấn tự nhiên bị mất đi, ảnh hưởng sấu tới môi trường tới sức khỏe con người, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với nó. Trước đây người dân đã có cách bắt sâu bọ bằng đèn và cách đó rất có ích cho môi trường, tuy nhiên giờ đây không dùng cách đó mà lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật là chủ yếu. Với lại Việt Nam có số giờ nắng cao. Tại sao không dùng lại cách tiêu diệt sâu bọ bằng ánh sáng nhưng đổi lại bằng việc khai thác năng lượng mặt trời. - Trường THCS Khánh thịnh nằm ngay giữa cánh đồng nên vào mùa phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng rất nhiều đến sức khẻo và quá trình học tập của các bạn học sinh… 3. Mục đích nghiên cứu.
  2. 2 - Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và các thuốc bảo vệ thực vật vào tiêu diệt sâu bộ, góp phần bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khẻo con người. - Tiêu diệt được sâu hại cây trồng bằng ánh sáng do dùng pin năng lượng mặt trời. II. Cấu tạo- quy trình vận hành mô hình 1. Quy trình nghiên cứu a. Diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp có 27 289 454 ha là diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng lúa là hơn 1,76 triệu ha (năm 2020). Lúa là nguồn lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam, sản lượng gần 43,5 triệu tấn thóc/năm, năng suất trung bình đạt 58,1 tấn/ha. Là nước nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (sau Ấn Đọ và Thái Lan), đã xuất khẩu tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ; tỉ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu bình quân là 502 USD/tấn (năm 2018). b. Một số loại sâu bọ hại lúa, hại cây trồng. * Sâu cuốn lá : -Tên khoa học : Cnaphalocrosis medinals. Họ : Pyralidae. Bộ : Lepidoptera. -Tác hại : lá lúa bị cuốn, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp đặc biệt là trên lá đòng hoặc lá công năng làm giảm năng suất rõ rệt. -Vòng đời sâu cuốn lá từ 30 – 37 ngày : + Thời gian đẻ trứng : 6 – 7 ngày. + Sâu non : 14 – 16 ngày. + Nhộng : 6 – 8 ngày. + Trưởng thành sống : 2 – 6 ngày.
  3. 3 -Hoạt động đẻ trứng vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp, có xu tính mạnh với ánh sáng (con cái mạnh hơn con đực).Tác hại có chiều hướng gia tăng. -Mật độ cao : trung bình khoảng 100 – 150 con/𝑚2 , cao khoảng 250 – 300 con/𝑚2 . * Sâu đục thân bướm hai chấm. - Tên khoa học : Scirpophaga incertulas Walker. Họ : Pyralidae. Bộ : Lepidoptera. - Tập tính : thời gian sinh trưởng và phát dục các giai đoạn của sâu có liên quan mật thiết với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm. - Vòng đời trung bình của sâu đục thân từ 43 – 66 ngày. + Ở 19 - 250 C: Trứng: 8 - 13 ngày; sâu non: 36 - 39 ngày, nhộng: 12 - 16 ngày, bướm vũ hóa - đẻ trứng: 3 ngày. + Ở 26 - 300 C: Trứng: 7 ngày; sâu non: 25 - 33 ngày, nhộng: 8 - 10 ngày, bướm vũ hóa - đẻ trứng: 3 ngày. - Tác hại : +Thời kỳ mạ: Sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo.
  4. 4 +Thời kỳ đẻ nhánh : sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong phá hoại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non bị cuốn cong, có màu xanh sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô. +Thời kỳ lúa đứng làm đòng : sâu non tập trung phá hoại phía trong bẹ và đục vào ống. +Thời kỳ trổ bông : sâu đục vào cuống bong, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa hoặc sâu tuổi nhỏ tập trung cắn nát đòng, bông lúa không trổ hoặc nếu trổ thì các hạt bị lép trắng. - Một năm có 6 – 7 lứa, lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất. Đặc biệt là lứa 2 (tháng 5)và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc, lúa xuân là mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả. - Mật độ trứng : 0,5 – 0,7 ổ trứng/𝑚2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2 – 0,3 ổ trứng/𝑚2 . * Rầy nâu. - Tên khoa học : Nilaparvata lugens. Họ : Delphasidae. Bộ : Homoptera. - Tác hại trực tiếp : cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều thích sống dưới gốc cây lúa và có tập quán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước nhảy lên tán lá để lẩn tránh khi bị khuấy động. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật độ cao có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa: + Lúc đẻ nhánh: Rầy chích hút nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc theo thân do nấm và vi khuẩn tấn công tiếp theo. + Lúa từ làm đòng đến trỗ: Rầy thường tập chung chích hút ở cuống đòng non. + Lúa chín: Rầy tập trung lên thân ở phần non mềm. ⟹Gây hiện tượng cháy rầy ở lúa. - Tác hại gián tiếp : + Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do sự xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn. . + Phân rầy nâu tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa, cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. + Rầy nâu thường truyền các bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá cho cây lúa, nghiêm trọng nhất là bệnh lùn xoắn lá. Triệu chứng để nhận diện bệnh này là bụi lúa vẫn giữ màu xanh dù đã đến lúc thu hoạch, chóp lá xoắn lại, lá rách dọc theo bìa, cây đâm thêm chồi ở các đốt phía trên. Nhìn chung, cả bụi lúa lùn hẳn và lá có màu xanh đậm. Mức độ lùn của cây lúa còn tùy thuộc vào thời gian lúa bị nhiễm bệnh: * Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm, trong tháng đầu sau khi sạ, bụi lúa lùn hẳn và thất thu hoàn toàn.
  5. 5 * Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, bụi lúa bị lùn ít và có thể trổ bông nhưng rất ít hoặc đòng lúa không thoát ra được, hạt bị lép nhiều, năng suất thất thu khoảng 70%. * Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn nữa, từ khi lúa tròn mình trở về sau, bụi lúa sẽ không lùn và có thể trỗ bông nhưng bông lúa bị lép nhiều và có thể thất thu đến 30%. - Vòng đời của rầy nâu trung bình là 25 – 30 ngày : + Thời gian đẻ trứng : 6 – 7 ngày. + Rầy cám (rầy non) : lột xác 4 lần (5 tuổi) : 12 – 14 ngày. + Rầy trưởng thành cánh ngắn : 7 – 14 ngày. + Rầy trưởng thành cánh dài : 7 – 14 ngày. - Thời gian nhân đôi diện tích của rầy nâu nhỏ ở 25℃, độ ẩm 80%. - Mật độ : + Phổ biến : 3000 – 5000 con/𝑚2 . + Cao : 7000 – 10000 con/𝑚2 . + Rầy nâu nhỏ : 1,8 vạn – 2 vạn con/𝑚2 . ⟹Ở thời kì trưởng thành (phát dục), mọi loài sâu bọ đều tính hướng ánh sáng mạnh. Đây là thời kì thuận lợi để bắt và tiêu diệt được sâu bọ. * Bọ trĩ. - Tên khoa học : Stenchaetothrips biformis. Họ : Thripidae. Bộ : Thysanoptera. - Bọ trĩ (hay còn gọi là bù lạch) là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở gia đoạn mạ, lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.
  6. 6 - Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ. Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hang dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được. Bọ trĩ gây hại ngay từ khi cây lúa xuất hiện, mật độ tăng dần từ khi lúa hồi xanh đến đẻ nhánh sau đó giảm dần tới lúc lúa trổ. - Trời mưa lớn là bất lợi cho bọ trĩ. Bọ trĩ thường hại nặng những ruộng thiếu nước. Ruộng khô xuất hiện nhiều bọ trĩ gây hại làm đầu lá lúa quăn lại và biến màu vàng. Khi trời mưa, bọ trĩ giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn. - Lúa xuân muộn (tháng 3 – 4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn. - Vòng đời : khoảng 11-16 ngày + Giai đoạn trứng: 4-5 ngày. + Giai đoạn sâu non: 5-8 ngày. + Giai đoạn tiền nhộng và nhộng: 2-3 ngày. + Giai đoạn trưởng thành: 10-20 ngày. - Con cái trưởng thành đẻ khoảng 3 – 160 trứng, chúng đẻ trong 5 – 7 ngày, nhưng đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2, 3, 4. - Mỗi năm phát sinh 8 – 10 lứa, trong đó lứa 1 và 2 phát sinh trên cỏ. Lứa 2 – 3 và lứa 6 là quan trọng nhất.
  7. 7 - Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh là 15 – 25. *Sâu phao. - Tên khoa học : Nymphula depunctalis. Họ : Pyralidae.Bộ : Lepidoptera. - Triệu chứng gây hại : Sâu phao gây hại lúa ở giai đoạn ấu trùng, cắn lá cây lúa non thành từng đoạn, rồi cuộn lại sống trong ống lá rơi xuống mặt nước. - Tác hại : Sâu non tuổi 1 – 2 gặm bề mặt lá, rồi ăn khuyết từng miếng nhỏ, từ tuổi 3 trở đi có thể cắn đứt hản lá, dảnh mạ, lúa. Sâu thường ăn vào ban đêm, đối với những ngày trời râm mát, mưa phùn, sâu có thể phá cả ngày. Sâu làm nhộng ở các khe nứt nẽ, vùng đất xung quanh gốc lúa.Sâu thường phá thời kỳ mạ, lúa đẻ nhánh, sâu thường phá rất nhanh có thể cắn trụi ruộng này sang ruộng khác, những năm mưa nhiều ngập úng sâu thường phá mạnh. -Hoạt động vào ban đêm, ưa mùi chua ngọt, thích ánh sáng nhưng yếu. - Vòng đời : 27 – 40 ngày. + Trứng: 5 – 7 ngày. + Sâu non: 20 – 22 ngày. + Nhộng: 7 – 8 ngày. + Trưởng thành: 2 – 5 ngày. c. Hệ thống hoạt động của pin năng lượng mặt trời và lưu lượng pin. Năng lượng mặt trời cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào và không cạn kiệt, không sản sinh ra khí thải Cacbon Dioxide (CO2). Do đó việc phát triển mạnh ngành công nghiệp năng lượng mặt trời được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Pin năng lượng mặt trời là tấm pin tập hợp nhiều tế bào quang điện được tạo thành từ chất bán dẫn và chứa trên bề mặt rất nhiều Điot quang học , có tác dụng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng dựa trên hiệu ứng quang điện . Hiệu ứng quang điện có khả năng phát ra điện tử khi được ánh sáng chiếu vào của vật chất . Pin năng lượng mặt trời còn có Silicon là một thành phần quan trọng trong cấu tạo của nó.
  8. 8 Lưu lượng pin Loại pin tốt dùng cho hệ thống đèn bắt sâu bọ chạy bằng năng lượng mặt trời Có thể bạn chưa biết, loại pin được sử dụng cho đèn năng lượng mặt trời độc lập là loại pin dung lượng lớn có chu kỳ sâu, sạc được nhiều lần. Pin sử dụng cho đèn năng lượng mặt trời khi mô hình đi vào hoạt động Không phải bất kỳ loại pin nào cũng có thể phù hợp với đèn năng lượng mặt trời không lưới điện. Vì đèn đường năng lượng mặt trời không nối lưới là một hệ thống năng lượng mặt trời độc lập, tất cả nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống đèn là từ pin (chứ không phải từ các thiết bị kết nối với mạng lưới điện), điều này yêu cầu pin phải có khả năng sạc và khả năng xả dung lượng sâu, sử dụng pin có chu kỳ sâu là một trong những yếu tố bắt buộc khi sử dụng và lắp đặt đèn bắt sâu bằng năng lượng mặt trời.
  9. 9 Công thức tính dung lượng lưu trữ pin cần cho đèn năng lượng mặt trời Công suất của pin được đo bằng Watts - W. Giả sử rằng pin 12 V cung cấp dòng điện 2A cho đèn đường năng lượng mặt trời, điều đó có nghĩa pin có có công suất bằng 24Watts. Công suất (W) = Điện áp (V) x Dòng điện (Amps) = 12V x 2A = 24W Công suất của pin năng lượng mặt trời sử dụng ngoài thị trường hiện nay Công suất trên giờ là tổng sản lượng năng lượng mà pin có thể lưu trữ và cung cấp trong 1 giờ đồng hồ, đơn vị của nó là KWh, nếu pin có thể cung cấp 24W trong 100 giờ liên tục, ta sẽ nói, công suất của pin là 2,4KWh. Công suất (Wh) = Điện áp (V) x Dòng điện (Amps) x Thời gian (Giờ) = 12V x 2A x 100h / 1000 = 2.4KWh Số giờAmpe trên giờ (đơn vị Ah) là một yếu tố khác cho thấy dung lượng pin. Nếu điện áp định mức của pin là 12 V, đồng thời pin hoàn toàn có thể giải phóng dòng điện 2Amps liên tục trong 10 tiếng đồng hồ, công suất của nó sẽ là: 12 x 2 x 10 = 240Wh, hoặc 20Ah. 2. Cấu tạo- quy trình vận hành a. Nguyên vật liệu, chế tạo và lắp ráp. - Vật liệu : tìm ở những nơi thu mua phế liệu tại xã Khánh Thịnh. + Mút cao su. + Đèn pin hỏng. + Đèn ngủ cảm ứng hỏng. + Phên của pin mặt trời. (Bảng phụ) - Gần đây việc bắt sâu bọ bằng bóng đèn đang được rất nhiều người chú ý đến bởi ánh sáng từ bóng đèn sẽ làm thu hút sâu bọ , ngoài ra nó còn rất an toàn cho môi trường và con người. Khi bắt sâu bọ bằng bóng đèn ta có thể sử dụng nhiều loại đèn khác nhau nhưng sử dụng đèn led là an toàn và tiết kiệm cho người dùng nhất .
  10. 10 - Mô hình chúng em lắp 1,5V với công suất 0,75W với mỗi bộ như vậy là 4 bóng nhưng lại cho ra ánh sáng rất sáng. Những bóng đèn lét trên chạy bằng mạch của bóng đèn ngủ chạy dòng 220V qua bộ nắn dòng còn 1,5V và là dòng một chiều. - Vật liệu chủ yếu là phế thải được tìm mua lại ở nơi thu mua phế liệ tại xã khánh thịnh: gồm bóng đèn ngủ, bóng đèn pin, bảng, cỏ nhựa, vỏ trai nhựa… b. Cấu tạo - Một số hình ảnh minh họa cấu tạo và quá trình hoàn thiện sản phẩm: Làm mạch và lắp ráp pin, bộ đổi nguồn, bóng led cho bộ đèn bắt sâu bọ Chúng em đã sử dụng bộ bóng dèn ngủ này để làm mô hình Bộ nắn dòng cho bóng lét và chuyển thành dòng một chiều chạy cho bóng 1,5V – 0,75W Cảm biến ánh sáng bóng 1,5V – 0,75W dùng cho mô hình
  11. 11 Một bộ mô hình bắt sâu bọ bằng ánh sáng khi hoàn thiện c. Lắp ráp mô hình Hai em bắt đầu gắn các thiết bị lên mô hình Pin năng lượng mặt trời Thiết bị phát ánh sáng Đen led Thiết bị bắt sâu, bọ
  12. 12 Chúng em thử hoạt động của mô hình lần cuối Sản phẩm đã hoàn thiện và hoạt động bình thường Sản phẩm đang thử nghiêm bắt sâu bọ về ban đêm
  13. 13 Thuyết minh mô hình sản phẩm d. Lắp ráp thực tế - Mô hình sử dụng 4 cột đèn trên tấm bảng 1000x600x2(cm) sản phẩm lắp ngoài thực tế là 50m2 / 1 cột đèn vậy 1 sào bắc bộ lắp 5 cột đèn còn trung và nam bộ lắp 8 – 10 cột đèn là bắt và tiêu dệt được hết lượng sâu trên đơn vị diện tích đã tính ngoài ra còn tùy vào lượng sâu bọ ta có thể cột đèn. Mỗi cột đèn sử dụng 4 bóng led loại 12V – 24W kèm theo một bình acquy hoặc pin tích điện loại 12V – 20Ah, Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời 18V 35W Polysilicon (Khung Nhôm) - 518x457x17mm e. Quy trình hoạt động của bóng đèn bắt sâu và bảo dưỡng - Nguyên lí hoạt động : Khi ánh sáng đi qua thì các tế bào quang điện sẽ thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Sau đó, điện năng được tích vào nguồn điện 1,5V – 0,75W. Khi đủ lượng pin thì bóng đèn sẽ hoạt động về đêm còn ban ngày bóng đèn led tắt nhờ cảm biến ánh sáng để tiết kiệm điện năng. Bóng thắp sáng suốt đêm tùy theo mùa. Lượng pin cho bóng dùng là 10h liên tục (Trên thực tế thì sẽ dùng bóng đèn loại 12V- 24W nhằm tăng độ sáng cho đèn. Đi kèm là 1 ác quy loại 12V – 20Ah.) - Quy trình bắt sâu bọ: khi bóng đèn sáng lên đây chính là thời điểm dụ dỗ sâu bọ Tấm pin năng lượng mặt trời Pin tích điện loại 12V – 20Ah, Pin mặt trời Cảm biến ánh sáng Bo mạch nắn dòng Đen led Chậu đựng nước và lớp dầu bắt sâu Cột đèn
  14. 14 có tính hướng bay đến và đậu vào bóng đèn chơn trượt và bay nhiều mỏi cánh rơi xuống thiết bị ở dưới có nước và dầu (làm cho nước không bay hơi, làm cho cánh ướt) không bay lên được và bị tiêu diệt. - Bảo dưỡng 10 ngày người nông dân ra kiểm tra thiết bị ( cho thêm nước và dầu nếu thiếu) gom hết số sâu bọ bắt được đi tiêu hủy đúng quy định. III. TÍNH MỚI- TÍNH SÁNG TẠO CỦA SẢN PHẨM - Sử dụng năng lượng mặt trời vào bắt sâu bọ có tính hướng sáng vào ban đêm. - Sản phẩm thân thiện với môi trường. IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SẢN PHẨM - Sản phẩm có thể áp dụng trên địa bàn xã Khánh Thịnh và nhân rộng ở các địa phương khác, đặc biệt là các vùng trọng điểm trồng lúa trên đất nước ta như: Đồng bằng sông Cửu Long hay các vùng chuyên canh cây ăn quả như: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. và đặc biệt sản phẩm có thể dùng ở tất cả những nơi vùng sản xuất nông nghiệp. V. HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM 1. Hiệu quả kinh tế khi đi vào sử dụng. - Giảm số tiền mua thuốc trừ sâu hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. - Khi sản phẩm đi vào thực tiễn Có thể dùng một bóng đèn led 12V trong 25 năm tương đương 40000 giờ. (Một bộ đèn bắt sâu bọ dùng từ 20 -25 năm) - Giá của hệ thống tương đối phù hợp (Bóng đen 12v- 24W 4 bóng (120.000đ) Cột đèn tuýp kẽm 3m (96.000đ) Pin loại 12V – 20Ah 260.000đ Xi + cát +đá + công làm cho một cột đèn là 100.000 đ Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời 18V 35W Polysilicon (Khung Nhôm) - 518x457x17mm Có giá là 594.000đ. Tổng chi phí cho một cột đèn là: 1170.000đ mà một sào 5 cột đèn tổng chi phí 5.8050.000đ). Tuy khi đầu tư ban đầu hết nhiều tiền nhưng sử dụng lâu dài thì chi phí cho một năm là không đến 100 Ánh sáng dụ dỗ sâu bọ Thiết bị bắt sâu bọ
  15. 15 ngìn. Còn chi phí phun thuốc sâu cho 1 sào một lần 120.000đ mà một vụ ít nhất 4-5 lần phun - Đối với vườn trồng hoa cúc, thanh long giảm hoàn toàn tiền điện thắp sáng vào ban đêm. VD một bóng 40W tiêu thụ trong 10h hết 0.4kW nhân giá tiền điện một giá 2.200đ/ KW bằng 880đ/10h 2. Hiệu quả kĩ thuật - Khai thác được nguồn năng lượng mặt trời vào việc phòng trừ sâu hại cây trồng. - Không phải phun thuốc trừ sâu hại cây trồng. - Dùng đèn led tiết kiệm điện đến 80% so với các bóng đèn thông thường, ánh sáng phát ra không gây chói mắt cho con người, tạo nên cảm giác mát dịu, và còn có khả năng tiết kiệm điện năng. 3. Hiệu quả con người xã hội a. Hiệu quả trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường và các vấn đề khác - Thể hiện rõ những ưu điểm hơn rất nhiều lần so với dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… - Không gây ô nhiễm môi trường . - Không ô nhiễm lương thực thực phẩm . - Không ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. - Không ảnh hưởng xấu tới các sinh vật khác . - Tiêu diệt được những sâu bọ có hại cho cây trồng . - Tạo hệ sinh thái bền vững với nhiều loại sinh vật. b. Đối với các vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự địa phương + Sản phẩm khi ứng dụng còn góp phần đảm bảo an ninh trật tự mỗi địa phương do hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm. Khánh Thịnh, ngày 28 tháng 7 năm 2020 Duyệt của BGH Hiệu trưởng Lê Văn Lĩnh Người thực hiện 1. Phạm Minh Nguyệt 2. Lã Thị Hương Diệp
Anúncio