SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN BÁI
Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Người hướng dẫn : PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THẢO
Sinh viên thực hiện : VŨ KHÁNH HUYỀN
Mã số sinh viên : 1405QTNC024
Khóa : 2014-2018
Lớp : ĐH QTNL 14C
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội và thực tập
tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ - UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái, khóa
luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái” đã được hoàn thành.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Đình
Thảo – Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, chỉ bảo những
điều cần thiết để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời,
em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Tổ chức và quản lý nhân
lực – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đã truyền thụ những kiến thức bổ ích,
tạo cơ sở cho em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn bác Nguyễn Văn Xa – Chủ tịch UBND
huyện Trạm Tấu, bác Nguyễn Văn Học – Trưởng phòng Nội vụ huyện Trạm
Tấu đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em thu thập tài liệu, nghiên cứu và hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiệp.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái” là đề tài
nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Các số liệu kết quả trong khóa luận là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2018
Sinh viên
Vũ Khánh Huyền
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Hội đồng nhân dân: HĐND
Ủy ban nhân dân: UBND
Cán bộ, công chức: CB, CC
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa: CNH – HĐH.
Khoa học công nghệ: KHCN
Đại học: ĐH
Cao đẳng: CĐ
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................ 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3
6. Giả thuyết nghiên cứu. ........................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4
8. Kết cấu khóa luận................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC................................................................ 6
1.1. Khái niệm cán bộ, công chức.............................................................. 6
1.2. Khái niệm và đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.......... 6
1.2.1. Khái niệm về công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC..................... 6
1.2.2. Đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC.................... 8
1.3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng CB, CC........................... 8
1.3.1. Mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. ................................... 8
1.3.2. Vai trò của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. ...................................... 9
1.4. Các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng...................................................10
1.5. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC...............................................10
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. .14
1.6.1. Các nhân tố bên trong.....................................................................14
1.6.2. Các nhân tố bên ngoài....................................................................16
1.7. Nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng........................................18
1.7.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng..........................................................18
1.7.2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng.........................................................18
Tiểu kết.....................................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN
BÁI..................................................................................................................20
2.1. Khái quát chung về UBND huyện Trạm Tấu. ..................................20
2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Trạm Tấu. ...........................................20
2.1.2. Giới thiệu chung về UBND huyện Trạm Tấu................................20
2.1.3. Giới thiệu về Phòng Nội vụ huyện Trạm Tấu................................26
2.2. Khái quát tình hình đội ngũ CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu...........32
2.2.1. Thực trạng đội ngũ CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. .............32
2.2.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND
huyện Trạm Tấu. ......................................................................................39
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện
Trạm Tấu. .................................................................................................40
2.3.1. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng CB, CC của UBND huyện Trạm
Tấu............................................................................................................40
2.3.2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu..41
2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng. .......................43
2.3.4. Đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng. ................................................46
2.3.5. Sử dụng CB, CC sau đào tạo, bồi dưỡng tại UBND huyện Trạm
Tấu............................................................................................................47
2.4. Đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện
Trạm Tấu. .................................................................................................48
2.4.1. Những mặt đạt được.......................................................................48
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế................................................................50
Tiểu kết.....................................................................................................52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU – TỈNH YÊN BÁI. ..............................53
3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện
Trạm Tấu đến năm 2020. .........................................................................53
3.1.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Trạm Tấu
đến năm 2020. ..........................................................................................53
3.1.2. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Trạm Tấu
đến năm 2020. ..........................................................................................54
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CB,
CC tại UBND huyện Trạm Tấu. ..............................................................55
3.2.1. Làm tốt công tác tuyển dụng..........................................................55
3.2.2. Tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại chất lượng CB, CC, VC làm cơ
sở cho việc lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.........................................55
3.2.3. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. ................56
3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt động đào tạo bồi dưỡng CB,
CC với quy hoạch.....................................................................................57
3.2.5. Nâng cao tinh thần tự giác học tập của CB, CC. ...........................57
3.2.6. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi
dưỡng........................................................................................................57
3.2.7. Xây dựng hệ thống thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC
đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và xuống tận cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng CB, CC......................................................................58
3.2.8. Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC phải gắn với sử dụng. .......................58
3.2.9. Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo................................................59
3.2.10. Có chính sách khuyến khích động viên CB, CC học tập.............59
3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng
CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu........................................................59
3.3.1. Đối với cơ quan..............................................................................59
3.2.2. Đối với đội ngũ CB, CC.................................................................60
3.2.3. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng...................................................61
Tiểu kết.....................................................................................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................63
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND huyện.............................................23
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, công chức thuộc khối hành chính UBND huyện
Trạm Tấu.........................................................................................................33
Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, công chức thuộc khối sự nghiệp UBND huyện
Trạm Tấu.........................................................................................................34
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức UBND huyện Trạm
Tấu...................................................................................................................35
Bảng 2.4. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức UBND huyện
Trạm Tấu.........................................................................................................36
Bảng 2.5. Trình độ tin học của cán bộ, công chức UBND huyện Trạm Tấu..37
Bảng 2.6. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức UBND huyện Trạm Tấu ..38
Bảng 2.7. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện
Trạm Tấu (2015 - 2017)..................................................................................40
Bảng 2.8. Số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2015 - 2017 44
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của CB, CC về nội dung các khóa đào tạo,........46
bồi dưỡng.........................................................................................................46
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào ..........46
thực tế..............................................................................................................46
Bảng 2.11. Tình hình sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo bồi dưỡng tại
UBND huyện Trạm Tấu..................................................................................47
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong bộ máy hành chính Nhà nước, đội ngũ CB, CC luôn được biết
đến với vai trò là lực lượng chủ chốt, đảm bảo công tác tổ chức cũng như mọi
hoạt động hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Chính vì vậy, công tác tổ chức
cán bộ giữ một tầm quan trọng nhất định và luôn được ưu tiên cấp bách. Ngay
từ khâu tuyển dụng, đội ngũ CB, CC đã phải đáp ứng được các tiêu chuẩn
nhất định; việc bố trí, sử dụng, phân công, phân cấp, đánh giá, nhận xét hàng
năm cũng phải được tiến hành chặt chẽ, hợp lý. Bên cạnh đó, chất lượng đội
ngũ CB, CC có được nâng lên hay không, đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn
hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào công tác đào tạo, bồi dưỡng – một khâu
quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ.
Quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của
KHCN đã đặt ra những yêu cầu đối với đội ngũ CB, CC về năng lực, phẩm
chất, chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao hơn, thích ứng được với những
thay đổi, tiếp thu nhanh chóng được những thành tựu mới. Để có được đội
ngũ CB, CC như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cần phải được chú
trọng và đẩy mạnh. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng được xác
định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011 – 2020. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công
chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc
kết quả, hiệu quả và chất lượng.
Việc đầu tư cho đội ngũ CB, CC phải được tiến hành trên phạm vi cả
nước, đặc biệt là đối với những tỉnh, huyện vùng sâu, vùng xa như huyện
Trạm Tấu. Đào tạo và bồi dưỡng CB, CC là vấn đề trọng tâm được Đảng bộ,
HĐND, UBND huyện quan tâm, ưu tiên cấp bách. Ban lãnh đạo huyện đã
không ngừng nâng cao vai trò của CB, CC trong các hoạt động chính trị, kinh
2
tế - xã hội, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành nhằm tạo
nền tảng cho sự phát triển chung của huyện. Để đánh giá chính xác và định
hướng cụ thể giúp cho UBND huyện có được nguồn nhân lực chất lượng, tôi
chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái” làm đề tài khóa luận.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Giáo trình “Quản trị nhân lực” của ThS. Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS
Nguyễn Ngọc Quân (2007) – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo
trình đã đề cập đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung.
Phân tích rõ vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các phương
pháp đào tạo và phát triển, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát
triển. Đây là những cơ sở quan trọng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực nói
chung và đào tạo CB, CC nói riêng.
Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức ở Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hoàng Hữu Nghị (2009) – Tạp
chí kinh tế xã hội Đà Nẵng. Đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác đào tạo và bồi
dưỡng CB, CC tại thành phố Đà Nẵng từ đó đề ra phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCC trong giai đoạn tiếp theo.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Dũng” của
sinh viên Trần Đức Tú (2012). Đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Dũng, qua đó, tác giả đã đề
ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào
tạo và bồi dưỡng tại UBND huyện.
Nghiên cứu “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải
cách hành chính” của Nguyễn Thị La – Tạp chí Cộng sản ngày 04/9/2015.
Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC sau 3 năm thực
hiện Quyết định số 1374/QĐ-Ttg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
3
về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn
2011 – 2015. Chỉ ra các hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC và
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.
Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức ở nước ta hiện nay” của ThS Nguyễn Văn Phong – Tạp chí
Tổ chức Nhà nước ngày 30/3/2017. Nghiên cứu này đã khái quát thực trạng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta những năm gần
đây, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về công tác đào tạo và bồi
dưỡng CB, CC. Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng của công tác đào
tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. Từ đó, đề xuất các giải
pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng
CB, CC tại UBND huyện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu trong phạm vi nguồn nhân lực các Phòng, Ban,
đơn vị thuộc UBND huyện Trạm Tấu. Nghiên cứu thực trạng đào tạo và bồi
dưỡng CBCC của UBND huyện. Từ đó, đưa ra nhận xét và đánh giá khách
quan; tìm hiểu, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng
CBCC cho UBND huyện.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đội ngũ CBCC hành chính tại các cơ quan thuộc UBND huyện Trạm
Tấu. Nghiên cứu công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện và
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại UBND
huyện.
4
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại UBND huyện Trạm Tấu –
Tỉnh Yên Bái.
Phạm vi thời gian: Công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC từ năm 2015
đến năm 2017.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết thứ nhất: Công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại UBND
huyện Trạm Tấu được chú trọng đầu tư, đem lại những kết quả tốt góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện.
Giả thuyết thứ hai: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTBD
CBCC căn cứ trên tình hình thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC
tại UBND huyện và bao gồm nhiều khía cạnh.
7. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập và nghiên cứu số liệu từ các báo cáo, tài liệu của Phòng Nội
vụ huyện Trạm Tấu về các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo và bồi
dưỡng CB, CC qua các năm từ 2015 – 2017. Thu thập, nghiên cứu số liệu của
Phòng Tài chính – Kế hoạch về chi phí cho đào tạo và bồi dưỡng trong các
quý, các năm.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Tổng hợp các số liệu, tài liệu, thông tin đã thu thập được, phân tích,
nghiên cứu, tìm ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong
công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu.
- Phương pháp so sánh:
So sánh số liệu và tài liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại
UBND huyện Trạm Tấu giữa các năm 2015, 2016, 2017 để đánh giá kết quả
đạt được cũng như tìm ra những bất cập của công tác này.
5
- Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn, trao đổi với Trưởng phòng và một số chuyên viên tại Phòng
Nội vụ huyện Trạm Tấu về thực trạng, định hướng trong những năm tới cho
công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu
8. Kết cấu khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt,
danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công
chức.
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh
Yên Bái.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Khái niệm cán bộ, công chức.
Theo Điều 4, Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [10;1].
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật” [10;2].
1.2. Khái niệm và đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.
1.2.1. Khái niệm về công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC.
Về công tác đào tạo có thể khái quát như sau: “Đào tạo được hiểu là
các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu
quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm
cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động
7
học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm
vụ lao động của mình có hiệu quả hơn” [5;153]. Đào tạo là hoạt động phát
triển nguồn nhân lực, là tổng thể các hoạt động có tổ chức diễn ra trong
khoảng thời gian xác định nhằm làm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người
lao động.
Về công tác bồi dưỡng là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ
năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp
những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng. Hoạt động này góp phần
giúp người lao động tích lũy thêm kiến thức và đạt được hiệu quả công việc
cao hơn, là hoạt động cần thiết giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khái niệm đào tạo, theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-
CP (ngày 05/3/2010) của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức thì:
“Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ
năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” [2;2]. Như vậy, đào tạo được
hiểu là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và
nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống, chuẩn bị
cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao
động nhất định, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
Khái niệm bồi dưỡng, theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định số
18/2010/NĐ-CP (ngày 05/3/2010) của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công
chức thì: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm việc” [2;2]. Như vậy, bồi dưỡng là học tập để nâng cao kỹ năng và
năng lực liên quan đến công vụ, nhiệm vụ đang làm trên cơ sở của mặt bằng
kiến thức đã được đào tạo trước đó nhằm gia tăng khả năng hoàn thành nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân CB, CC.
Tóm lại, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là công tác xuất phát đòi hỏi khách
quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC đáp ứng được
những điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và phù hợp
8
với yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn.
1.2.2. Đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC.
Đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC bao gồm:
- CB, CC hành chính, CC dự bị, hợp đồng lao động không xác định
thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính
trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện;
- Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời han trong
đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đại biểu HĐND các cấp; CB, CC xã, phường, thị trấn; Cán bộ không
chuyên trách cấp xã;
- Cán bộ thôn, làng, ấp, buôn sóc ở xã và tổ chức dân phố ở phường, thị
trấn;
- Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.
Như vậy, đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC nhà
nước là một đội ngũ rất đông đảo những người đang làm việc trong các cơ
quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở.
1.3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.
1.3.1. Mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 –
2020 đã đề ra mục tiêu: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự
phát triển của đất nước” [1;1]. Công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC do đó
phải được chú trọng, đẩy mạnh với những mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức
danh cán bộ công chức đã được quy định.
Thứ hai, đào tạo bồi dưỡng nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và
đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của tổ chức.
Thứ ba, đào tạo bồi dưỡng giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công
9
việc tốt hơn. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ khắc phục những thiếu hụt về
năng lực công tác của cán bộ công chức mà còn liên quan đến việc xác định
và thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác như phát triển kĩ năng, tăng cường
năng lực làm việc để cán bộ đảm nhận thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực
công tác toàn diện để chuẩn bị cho đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với
trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lai của cán bộ, công chức.
1.3.2. Vai trò của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC nhà nước là một yêu cầu khách
quan, là đòi hỏi thường xuyên và liên tục của bất kỳ quốc gia nào muốn phát
triển bền vững. Có thể nói đào tạo, bồi dưỡng CB, CC nhà nước giữ vai trò
trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quẩ của nền hành
chính nhà nước. Bởi hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của
hệ thống hành chính nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất,
năng lực và kết quả công tác của dội ngũ CB, CC mà những yếu tố đó, ngoài
khả năng và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo,
bồi dưỡng thường xuyên cho họ. Trong điều kiện đội ngũ CB, CC nước ta
hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, thâm nhập
vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, việc ứng dụng những
thành tựu KHCN, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính,
công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đào tạo bồi dưỡng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát
triển nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm xây dựng, phát
triển đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ,
trung thành với Nhà nước, tận tụy với công việc. Kết quả mà mỗi công chức
thu được sau mỗi khóa học không chỉ có ý nghĩa với bản thân họ mà còn có ý
nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị mà họ
công tác.
10
1.4. Các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng.
Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức thì công tác đào tạo và bồi
dưỡng CB, CC phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công
chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh
đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công
chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức,
tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong
tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thứ ba, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng
theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ tư, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
1.5. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.
Theo Tiến sĩ Ngô Thành Can – Học viện Hành chính, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã đề cập trong Tạp chí Quản lý Nhà
nước số 206 – 3/2013, thông thường quy trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC bao
gồm 4 bước có thể khái quát như sau:
11
Nguồn: Tạp chí Quản lý nhà nước
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
Xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhằm trả lời cho các câu hỏi chính
như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến
thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ, công chức hiện có? Những kiến thức, kỹ
năng còn thiếu của cán bộ, công chức với vị trí công việc? Làm cách nào để
xác định những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục
những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức?
Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng những phương pháp sau:
- Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực
- Phân tích công việc, phân tích đánh giá thực hiện công việc
- Điều tra khảo sát đào tạo
Lập kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng
Tổ chức thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng
Xác định nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng
Đánh giá công tác
đào tạo, bồi dưỡng

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Khóa luận quản trị nhân lực.

Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn Phòng
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn PhòngỨng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn Phòng
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn PhòngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 

Semelhante a Khóa luận quản trị nhân lực. (20)

Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt NamLuận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
 
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn Phòng
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn PhòngỨng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn Phòng
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Công Tác Tổ Chức Quản Lý, Điều Hành Văn Phòng
 
Luận văn:Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân, 9 ĐIỂM
Luận văn:Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân, 9 ĐIỂMLuận văn:Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân, 9 ĐIỂM
Luận văn:Đào tạo cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Uỷ ban Dân tộc
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Uỷ ban Dân tộcLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Uỷ ban Dân tộc
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Uỷ ban Dân tộc
 
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xã
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xãLuận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xã
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xã
 
Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk LắkĐề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chứcLuận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
 
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAYNâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
 

Mais de ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

Mais de ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 

Khóa luận quản trị nhân lực.

  • 1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN BÁI Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Người hướng dẫn : PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THẢO Sinh viên thực hiện : VŨ KHÁNH HUYỀN Mã số sinh viên : 1405QTNC024 Khóa : 2014-2018 Lớp : ĐH QTNL 14C HÀ NỘI - 2018
  • 2. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội và thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ - UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái, khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái” đã được hoàn thành. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Đình Thảo – Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, chỉ bảo những điều cần thiết để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đã truyền thụ những kiến thức bổ ích, tạo cơ sở cho em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn bác Nguyễn Văn Xa – Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, bác Nguyễn Văn Học – Trưởng phòng Nội vụ huyện Trạm Tấu đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em thu thập tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái” là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Các số liệu kết quả trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2018 Sinh viên Vũ Khánh Huyền
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Hội đồng nhân dân: HĐND Ủy ban nhân dân: UBND Cán bộ, công chức: CB, CC Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa: CNH – HĐH. Khoa học công nghệ: KHCN Đại học: ĐH Cao đẳng: CĐ
  • 5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................ 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu. ........................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4 8. Kết cấu khóa luận................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC................................................................ 6 1.1. Khái niệm cán bộ, công chức.............................................................. 6 1.2. Khái niệm và đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.......... 6 1.2.1. Khái niệm về công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC..................... 6 1.2.2. Đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC.................... 8 1.3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng CB, CC........................... 8 1.3.1. Mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. ................................... 8 1.3.2. Vai trò của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. ...................................... 9 1.4. Các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng...................................................10 1.5. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC...............................................10 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. .14 1.6.1. Các nhân tố bên trong.....................................................................14 1.6.2. Các nhân tố bên ngoài....................................................................16 1.7. Nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng........................................18
  • 6. 1.7.1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng..........................................................18 1.7.2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng.........................................................18 Tiểu kết.....................................................................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN BÁI..................................................................................................................20 2.1. Khái quát chung về UBND huyện Trạm Tấu. ..................................20 2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Trạm Tấu. ...........................................20 2.1.2. Giới thiệu chung về UBND huyện Trạm Tấu................................20 2.1.3. Giới thiệu về Phòng Nội vụ huyện Trạm Tấu................................26 2.2. Khái quát tình hình đội ngũ CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu...........32 2.2.1. Thực trạng đội ngũ CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. .............32 2.2.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. ......................................................................................39 2.3. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. .................................................................................................40 2.3.1. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng CB, CC của UBND huyện Trạm Tấu............................................................................................................40 2.3.2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu..41 2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng. .......................43 2.3.4. Đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng. ................................................46 2.3.5. Sử dụng CB, CC sau đào tạo, bồi dưỡng tại UBND huyện Trạm Tấu............................................................................................................47 2.4. Đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. .................................................................................................48 2.4.1. Những mặt đạt được.......................................................................48 2.4.2. Những tồn tại và hạn chế................................................................50 Tiểu kết.....................................................................................................52
  • 7. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TRẠM TẤU – TỈNH YÊN BÁI. ..............................53 3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Trạm Tấu đến năm 2020. .........................................................................53 3.1.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Trạm Tấu đến năm 2020. ..........................................................................................53 3.1.2. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Trạm Tấu đến năm 2020. ..........................................................................................54 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. ..............................................................55 3.2.1. Làm tốt công tác tuyển dụng..........................................................55 3.2.2. Tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại chất lượng CB, CC, VC làm cơ sở cho việc lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.........................................55 3.2.3. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. ................56 3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt động đào tạo bồi dưỡng CB, CC với quy hoạch.....................................................................................57 3.2.5. Nâng cao tinh thần tự giác học tập của CB, CC. ...........................57 3.2.6. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng........................................................................................................57 3.2.7. Xây dựng hệ thống thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và xuống tận cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CB, CC......................................................................58 3.2.8. Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC phải gắn với sử dụng. .......................58 3.2.9. Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo................................................59 3.2.10. Có chính sách khuyến khích động viên CB, CC học tập.............59 3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu........................................................59
  • 8. 3.3.1. Đối với cơ quan..............................................................................59 3.2.2. Đối với đội ngũ CB, CC.................................................................60 3.2.3. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng...................................................61 Tiểu kết.....................................................................................................61 KẾT LUẬN....................................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................63
  • 9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND huyện.............................................23 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, công chức thuộc khối hành chính UBND huyện Trạm Tấu.........................................................................................................33 Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, công chức thuộc khối sự nghiệp UBND huyện Trạm Tấu.........................................................................................................34 Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức UBND huyện Trạm Tấu...................................................................................................................35 Bảng 2.4. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức UBND huyện Trạm Tấu.........................................................................................................36 Bảng 2.5. Trình độ tin học của cán bộ, công chức UBND huyện Trạm Tấu..37 Bảng 2.6. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức UBND huyện Trạm Tấu ..38 Bảng 2.7. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu (2015 - 2017)..................................................................................40 Bảng 2.8. Số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2015 - 2017 44 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của CB, CC về nội dung các khóa đào tạo,........46 bồi dưỡng.........................................................................................................46 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào ..........46 thực tế..............................................................................................................46 Bảng 2.11. Tình hình sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo bồi dưỡng tại UBND huyện Trạm Tấu..................................................................................47
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong bộ máy hành chính Nhà nước, đội ngũ CB, CC luôn được biết đến với vai trò là lực lượng chủ chốt, đảm bảo công tác tổ chức cũng như mọi hoạt động hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Chính vì vậy, công tác tổ chức cán bộ giữ một tầm quan trọng nhất định và luôn được ưu tiên cấp bách. Ngay từ khâu tuyển dụng, đội ngũ CB, CC đã phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định; việc bố trí, sử dụng, phân công, phân cấp, đánh giá, nhận xét hàng năm cũng phải được tiến hành chặt chẽ, hợp lý. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ CB, CC có được nâng lên hay không, đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào công tác đào tạo, bồi dưỡng – một khâu quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ. Quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của KHCN đã đặt ra những yêu cầu đối với đội ngũ CB, CC về năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao hơn, thích ứng được với những thay đổi, tiếp thu nhanh chóng được những thành tựu mới. Để có được đội ngũ CB, CC như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cần phải được chú trọng và đẩy mạnh. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Việc đầu tư cho đội ngũ CB, CC phải được tiến hành trên phạm vi cả nước, đặc biệt là đối với những tỉnh, huyện vùng sâu, vùng xa như huyện Trạm Tấu. Đào tạo và bồi dưỡng CB, CC là vấn đề trọng tâm được Đảng bộ, HĐND, UBND huyện quan tâm, ưu tiên cấp bách. Ban lãnh đạo huyện đã không ngừng nâng cao vai trò của CB, CC trong các hoạt động chính trị, kinh
  • 11. 2 tế - xã hội, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển chung của huyện. Để đánh giá chính xác và định hướng cụ thể giúp cho UBND huyện có được nguồn nhân lực chất lượng, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái” làm đề tài khóa luận. 2. Lịch sử nghiên cứu. Giáo trình “Quản trị nhân lực” của ThS. Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007) – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình đã đề cập đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Phân tích rõ vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các phương pháp đào tạo và phát triển, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển. Đây là những cơ sở quan trọng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo CB, CC nói riêng. Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hoàng Hữu Nghị (2009) – Tạp chí kinh tế xã hội Đà Nẵng. Đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại thành phố Đà Nẵng từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCC trong giai đoạn tiếp theo. Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Dũng” của sinh viên Trần Đức Tú (2012). Đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Dũng, qua đó, tác giả đã đề ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng tại UBND huyện. Nghiên cứu “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính” của Nguyễn Thị La – Tạp chí Cộng sản ngày 04/9/2015. Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC sau 3 năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-Ttg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
  • 12. 3 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015. Chỉ ra các hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay” của ThS Nguyễn Văn Phong – Tạp chí Tổ chức Nhà nước ngày 30/3/2017. Nghiên cứu này đã khái quát thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta những năm gần đây, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. Từ đó, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu trong phạm vi nguồn nhân lực các Phòng, Ban, đơn vị thuộc UBND huyện Trạm Tấu. Nghiên cứu thực trạng đào tạo và bồi dưỡng CBCC của UBND huyện. Từ đó, đưa ra nhận xét và đánh giá khách quan; tìm hiểu, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC cho UBND huyện. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ CBCC hành chính tại các cơ quan thuộc UBND huyện Trạm Tấu. Nghiên cứu công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện.
  • 13. 4 - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái. Phạm vi thời gian: Công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC từ năm 2015 đến năm 2017. 6. Giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất: Công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện Trạm Tấu được chú trọng đầu tư, đem lại những kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện. Giả thuyết thứ hai: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTBD CBCC căn cứ trên tình hình thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện và bao gồm nhiều khía cạnh. 7. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập và nghiên cứu số liệu từ các báo cáo, tài liệu của Phòng Nội vụ huyện Trạm Tấu về các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC qua các năm từ 2015 – 2017. Thu thập, nghiên cứu số liệu của Phòng Tài chính – Kế hoạch về chi phí cho đào tạo và bồi dưỡng trong các quý, các năm. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tổng hợp các số liệu, tài liệu, thông tin đã thu thập được, phân tích, nghiên cứu, tìm ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu. - Phương pháp so sánh: So sánh số liệu và tài liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu giữa các năm 2015, 2016, 2017 để đánh giá kết quả đạt được cũng như tìm ra những bất cập của công tác này.
  • 14. 5 - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, trao đổi với Trưởng phòng và một số chuyên viên tại Phòng Nội vụ huyện Trạm Tấu về thực trạng, định hướng trong những năm tới cho công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC tại UBND huyện Trạm Tấu 8. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức. Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái. Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Trạm Tấu – Tỉnh Yên Bái.
  • 15. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm cán bộ, công chức. Theo Điều 4, Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [10;1]. “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [10;2]. 1.2. Khái niệm và đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. 1.2.1. Khái niệm về công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. Về công tác đào tạo có thể khái quát như sau: “Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động
  • 16. 7 học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động của mình có hiệu quả hơn” [5;153]. Đào tạo là hoạt động phát triển nguồn nhân lực, là tổng thể các hoạt động có tổ chức diễn ra trong khoảng thời gian xác định nhằm làm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Về công tác bồi dưỡng là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng. Hoạt động này góp phần giúp người lao động tích lũy thêm kiến thức và đạt được hiệu quả công việc cao hơn, là hoạt động cần thiết giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Khái niệm đào tạo, theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ- CP (ngày 05/3/2010) của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức thì: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” [2;2]. Như vậy, đào tạo được hiểu là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống, chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Khái niệm bồi dưỡng, theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP (ngày 05/3/2010) của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức thì: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [2;2]. Như vậy, bồi dưỡng là học tập để nâng cao kỹ năng và năng lực liên quan đến công vụ, nhiệm vụ đang làm trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó nhằm gia tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân CB, CC. Tóm lại, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là công tác xuất phát đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC đáp ứng được những điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và phù hợp
  • 17. 8 với yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. 1.2.2. Đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. Đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC bao gồm: - CB, CC hành chính, CC dự bị, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện; - Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời han trong đơn vị sự nghiệp công lập; - Đại biểu HĐND các cấp; CB, CC xã, phường, thị trấn; Cán bộ không chuyên trách cấp xã; - Cán bộ thôn, làng, ấp, buôn sóc ở xã và tổ chức dân phố ở phường, thị trấn; - Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng. Như vậy, đối tượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC nhà nước là một đội ngũ rất đông đảo những người đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở. 1.3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. 1.3.1. Mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra mục tiêu: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [1;1]. Công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC do đó phải được chú trọng, đẩy mạnh với những mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất, đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức danh cán bộ công chức đã được quy định. Thứ hai, đào tạo bồi dưỡng nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của tổ chức. Thứ ba, đào tạo bồi dưỡng giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công
  • 18. 9 việc tốt hơn. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ khắc phục những thiếu hụt về năng lực công tác của cán bộ công chức mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác như phát triển kĩ năng, tăng cường năng lực làm việc để cán bộ đảm nhận thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực công tác toàn diện để chuẩn bị cho đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lai của cán bộ, công chức. 1.3.2. Vai trò của đào tạo và bồi dưỡng CB, CC. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC nhà nước là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi thường xuyên và liên tục của bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển bền vững. Có thể nói đào tạo, bồi dưỡng CB, CC nhà nước giữ vai trò trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quẩ của nền hành chính nhà nước. Bởi hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của dội ngũ CB, CC mà những yếu tố đó, ngoài khả năng và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho họ. Trong điều kiện đội ngũ CB, CC nước ta hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, việc ứng dụng những thành tựu KHCN, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính, công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đào tạo bồi dưỡng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, trung thành với Nhà nước, tận tụy với công việc. Kết quả mà mỗi công chức thu được sau mỗi khóa học không chỉ có ý nghĩa với bản thân họ mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị mà họ công tác.
  • 19. 10 1.4. Các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng. Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức thì công tác đào tạo và bồi dưỡng CB, CC phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Thứ hai, thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thứ ba, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Thứ tư, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả. 1.5. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Theo Tiến sĩ Ngô Thành Can – Học viện Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã đề cập trong Tạp chí Quản lý Nhà nước số 206 – 3/2013, thông thường quy trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC bao gồm 4 bước có thể khái quát như sau:
  • 20. 11 Nguồn: Tạp chí Quản lý nhà nước Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nhằm trả lời cho các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ, công chức hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của cán bộ, công chức với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức? Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng những phương pháp sau: - Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực - Phân tích công việc, phân tích đánh giá thực hiện công việc - Điều tra khảo sát đào tạo Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng