SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 49
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc
Tên tôi là: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ (nếu có): Giáo viên.
Đơn vị/địa phương: Trường THPT Trần Hưng Đạo
Điện thoại: 0978924761
Tôilàm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh
Phúc xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đốivới sáng kiến/các sáng
kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây:
1. Tên sáng kiến : Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và
phát huy tính tích cực cho học sinh
(Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Tam Dương, ngày 20 tháng 02 năm 2020
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Nhung
2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
======******======
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
“ĐỔI MỚI GIỜ SINH HOẠT LỚP NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH”
Tam dương, tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Nhung
Mã sáng kiến: 09.65.01
3
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giớithiệu
1.1 Lí do chọn đề tài
Mỗi lớp học là một xã hội thu nhỏ mà ở đó mọi vấn đề xảy ra không phải
chỉ giáo viên mới có quyền giải quyết. Sức mạnh thực sự của tiết sinh hoạt lớp
(SHL) không chỉ nằm ở tiếng nói của giáo viên chủ nhiệm (GVCN), nó cần có sự
đóng góp của mọi thành viên trong lớp.
Học sinh cần được trao quyền bởi GVCN. Học sinh cần được nói, được hỏi,
được nhận xét, được phán xét và được tôn trọng. Khi ấy, mỗi tiết SHL là một cơ
hội để cả tập thể cùng chia sẻ, cùng giải quyết vấn đề và từ đó giáo viên sẽ thúc
đẩy học sinh của mình học hỏi, giúp học sinh khám phá ra những điểm mạnh của
bản thân đồng thời giảm bớt sự nhàm chán và căng thẳng trong mỗi tiết sinh hoạt
tập thể của lớp.
Khi cả học sinh và giáo viên có thể nói lên ý kiến và suy nghĩ trong một
bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng, và công bằng thì học sinh sẽ nhận ra rằng đó là
lớp học của mình và chínhmình cũng được nắm quyền sở hữu, quyền đưa ra quyết
định và tự hào về điều đó. Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị, học sinh tự
biết mình cần phải sống có trách nhiệm để bảo vệ danh dự của chính cái tập thể
mà ở đó học sinh có tiếng nói và được tôn trọng. Vì thế, tổ chức tiết sinh hoạt lớp
có hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên lẫn học sinh.
Giờ SHL có vai trò vô cùng quan trọng như thế nhưng vì nhiều lí do khác
nhau, lâu nay trong các nhà trường thường chỉ chú trọng đến các giờ dạy văn hóa
mà chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lí, tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt.
Phần lớn các em học sinh cũng không có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ
học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không
mấy hứng thú.
Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12A5
từ 11A5 mà tôi chủ nhiệm năm 2018- 2019. Với sáng kiến kinh nghiệm của mình
năm trước có nhiều ảnh hưởng tíchcực đốivới học sinh nên trong năm học 2019-
2020 tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Đổimới giờ sinh hoạtlớp nhằm giáo dục đạo
đức và phát huy tính tích cực cho học sinh” ở một số hoạt độnglớn, ý nghĩa do
nhà trường triển khai nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh
4
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp
- Thông qua tiết sinh hoạt lớp phải khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động,
sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng
- Giúp GVCN nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng, hiểu được những khó
khăn mà các em gặp phải trong đời sống và học tập để có những giải pháp kịp
thời nhằm điều chỉnh việc tự quản, động viên, giúp đỡ và giáo dục các em, quản
lí học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện.
- Xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó
cùng nhau, sống có trách nhiệm với nhau
- Giúp nhà trường, ban giám hiệu bao quát các hoạt động của học sinh
2. Tên sáng kiến: Đổimới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát
huy tính tích cực cho học sinh
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Số điện thoại: 0978924761
- E_mail: nguyenthinhung.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên Nguyễn Thị Nhung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Tiết sinh hoạt trong tháng 9, 11,1 năm 2019-2020 tại lớp 12A5 trường THPT Trần
Hưng Đạo.
6. Ngàysáng kiếnđược áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9 năm 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
I. Cơ sở lí luận
Xã hội phát triển kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập
của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng… Gia
5
đình, cha mẹ phải bươn chải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự
buông lỏng trong quản lí, điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa.
Đã có thờigian chúng ta chỉ coitrọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học
thật giỏi mà quên đi việc giáo dục đạo đức, các em không được cung cấp những
kỹ năng sống, không được tập sinh hoạt tập thể, kỹ năng hòanhập cộng đồngcũng
như tính tự quản. Ngoài việc học văn hóa, thời gian cònlại một số em lao vào các
trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung
quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo
từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các
em sẵn sàng ẩu đả nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế
nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc kịp thời đại … Tất cả những hành động
ấy đãgióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục và chính
các em khi ngồi trên ghế nhà trường nắm bắt kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống
còn nhiều hạn chế.
1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp
Trong chương trình giáo dục ở trường THPT, tiết sinh hoạt lớp được quy
định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đây là tiết được
các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh
thực hiện tự đánh giá và đánh giá hoạt độnghọc tập, rèn luyện của cá nhân và tập
thể lớp sau mỗi tuần học đồngthời xây dựng kế hoạchhoạt độngcho tuần học tập
tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra.
Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lí, giám sát và tác động giáo dục của
GVCN.
Quá trình hoạt động sư phạm ở trường được tiến hành đồng thời cả hoạt
động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ, gắn
bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quá trình phát triển toàn
diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, ngoài việc hướng
dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ
nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt
động giáo dục, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện
cho học sinh.
6
Lớp 12 là năm học cuối cấp với nhiều áp lực học tập tuy nhiên không thể
coi nhẹ các hoạt động ngoại khóa của nhà trường nhằm phát triển toàn diện cho
học sinh. Vì thế, hoạt độngchủ nhiệm lớp củagiáo viên càng cần thiết hơn, nhằm:
+ Qua tiết sinh hoạt các em có thể bày tỏ tâm tư, suy nghĩ của bản thân về những
thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập từ đó tìm ra biện pháp giải quyết.
+ Thông qua tiết sinh hoạt lớp phải khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động,
sáng tạo, nâng cao ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với
tập thể và cộng đồng… để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập một
cách có hiệu quả. Hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động
độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã
hội, kĩ năng tổ chức các hoạt động…..
+ Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người thân,
bạn bè,… Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, kể cả các
em nhỏ tuổi hơn mình ; sống hoà nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tíchcực tham
gia vào các công việc chung ; ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong
lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội ; ý thức chấp hành tốt những nội
quy, quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức,… khi tham gia vào các hoạt
động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi
nào.
+ Góp phần mở rộng các tri thức về tự nhiên, xã hội, con người,…mà bài học trên
lớp chưa có điều kiện và thời gian mở rộng.
+ Xây dựng được một lớp học có nề nếp, kỷ luật, đoàn kết, có thói quen học tập
tốt, phát huy được tính chủ động, tíchcực học tập của học sinh, góp phần vào việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của
học sinh. Nề nếp tốt sẽ làm cho chất lượng học tập được nâng cao.
2. Vai trò, vị trí, chức năng của giáo viên chủ nhiệm
2.1. Vai trò, vị trí
- Đốivới nhà trường, hội đồng sư phạm: Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp
học. Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng
để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Giáo viên
chủ nhiệm lớp là cánh tay nối dài của ban giám hiệu, được thay mặt Hiệu trưởng
quản lí và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu giáo dục, giáo viên chủ
nhiệm vừa đóng vai trò quản lí, vừa đóng vai trò người thầy giáo, là người chủ
7
chốt của Nhà trường làm công tác giáo dục học sinh, là cầu nối với giáo viên bộ
môn, Ban giám hiệu đồng thời cònđóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của
tập thể lớp.
- Đối với học sinh và tập thể lớp
+ GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ
chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử
thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ
Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của
từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường
và với các giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp
còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt của học sinh.
+ Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết: Giáo viên chủ
nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự
gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết
trong tập thể.
+ Ngườitổ chức các hoạtđộng giáo dục học sinh trong lớp: Vai tò tổ chức của
giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân
công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các
mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
- Đối với đoàn thể: tham mưu cho các đoàn thể trong trường như Đoàn thanh
niên các nội quy, quy định cũng như phương hướng, biện pháp giáo dục học sinh
- Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục:Gia đình,
nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trongđó nhà trường là cơ quan giáo
dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương
pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người
chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục
đó một cách có hiệu quả nhất.
2.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm
- Chuyên gia trong việc lãnh đạo, quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo
dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo
8
dục của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách học sinh toàn diện trong tập
thể phát triển và môi trường học tập thân thiện.
- Bồi dưỡng cán bộ lớp để họ tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp.
- Tổnghợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Nhà trường về công
tác giáo dục, rèn luyện của học sinh.
- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;
phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá học sinh trong rèn luyện
để trở thành người tốt cho xã hội.
2.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có
nhiều cấp (Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011
của Bộ GD&ĐT)quyđịnh tại điều 31 về nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
là:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với
hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng
học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đìnhhọc sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ
chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng
nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực
trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuốikỳ và cuối năm học;đề nghị khen
thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải
kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp;
hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
2.4. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
9
Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có
nhiều cấp (Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011
của Bộ GD&ĐT) quy định tại điều 32 về quyền của giáo viên là:
Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều 32 về
quyền của giáo viên bộ môn, còn có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải
quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp
2.5. Công việc của giáo viên chủ nhiệm
Với nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định trong Điều lệ
trường phổ thông thì những công việc của giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện
trong thực tế gồm:
- Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm (hoàn cảnh gia đình
đặc điểm học sinh về các mặt học lực, đạo đức, sức khoẻ,… dự báo về diễn biến
trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh), trong đó đặc biệt quan tâm đến
học sinh là con thương binh, học sinh nghèo vượt khó,…
- Lập kế hoạch năm học dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học chung
của nhà trường.
- Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
- Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể
+ Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoànkết thân ái tương trợ, động viên khích
lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác
+ Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm trong công việc của các thành viên
trong tập thể
+ Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt độnggiáo dục toàn diện bằng các
biện pháp cụ thể như sau:
10
+ Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ bằng cách giáo viên chủ
nhiệm có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ học mỗi ngày, đặc biệt là
những ngày học đầu tuần.
+ Tổ chức 10 phút “truy bài” đầu giờ học mỗi ngày. Truy bài là biện pháp giúp
nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sang cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là
biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy
trì lâu dài.
+ Ban cán sự lớp theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp
trong trường.
+ Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau:
Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến
trong các giờ học.
Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.
Tổ chức cho học sinh trao đổivề phương pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài
liệu và thảo luận trên lớp.
Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh
nghèo học giỏi.
Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập.
+ Tổ chức tốt hoạt độngcủa các đoàn thể: giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp
với bí thư đoàn trường làm tham mưu cho các em hoạt động. Nội dung công tác
của chi đoàn bao gồm: sinh hoạt chi đoàn hàng tháng, tổ chức kết nạp đoàn viên
mới, kỉ niệm ngày lễ truyền thống 26 tháng 3, kỉ niệm ngày thành lập đảng 3 tháng
2, tham quan, du lịch cắm trại…
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Ở lứa tuổi học sinh
phổ thông các em rất thíchtham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao (bóng đá, bóng chuyền hơi)… vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các
hoạt động này.
Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa, quốc tế vũ, kịch.
Tổ chức đêm ca hát theo chủ đề.
Tổ chức thi báo tường giữa các tổ trong lớp
Tổ chức công tác tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề
11
+ Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để đảm bảo sự thống
nhất trong giáo dục học sinh và tăng cườngsức mạnh đồngbộ nhằm đem lại hiệu
quả.
+ Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của học sinh lớp chủ nhiệm trong suốtquá
trình cũng như sơ kết, tổng kết năm học.
+ Quản lí, giám sát việc ghi chép, bảo quản các loại hồ sơ của học sinh
Việc xác định đúng các công việc mình cần làm sẽ giúp cho giáo viên quản lí tốt
học sinh của mình và học sinh phát triển toàn diện, tập thể lớp vững mạnh
3. Vị trí, vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần
Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều
hình thức: lồng ghép trong quá trình dạy học ở trên lớp; lồng ghép thông qua môi
trường giáo dục; lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên
lớp; lồng ghép thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong chuyên đề này chỉ bàn
đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần ở lớp.
Cũng như các khối lớp khác, ở lớp 12 mỗi tuần có 2 tiết hoạt động tập thể,
trong đó có một tiết được dành cho sinh hoạt cuối tuần. Vậy, tiết này được xác
định là một tiết nằm trong tổng số tiết học / tuần, theo quy định của Bộ GD – ĐT,
do giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần được tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc
của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì, kết hợp giáo dục học sinh về nhiều
mặt; các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường cũng được phổ biến trong tiết này.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong công việc chuyển giao các
nhiệm vụ, các phong trào thi đua của nhà trường tới các lớp một cách kịp thời.
- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tinh thần
giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều hành, tự quản của học sinh.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần giúp các em bộc lộ được khả năng nhận thức về hành
vi, thái độ, tình cảm của mình khi tự đánh giá mình và đánh giá các bạn; khả năng
nhìn nhận lại bản thân, so sánh sự tiến bộ của mình, của mình với các bạn để từ
đó có ý thức phấn đấu vươn lên.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự sẻchia, thông cảm với
bạn bè, với mọi người xung quanh; sẵn sàng gánh vác công việc chung của lớp,
của trường,…hình thành nhân cách đúng đắn sau này cho các em.
12
- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là nơi để người thầy càng hiểu trò hơn, nhằm lựa
chọn ra phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh đúng hướng.
II. Thực trạng của vấn đề
Để nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt, làm cho giờ sinh hoạt mới mẻ, hấp dẫn
đã có một số thầy cô ở các tỉnh khác nhau thực hiện đổi mới. Thầy Cao Đức Bình
- Giáo viên THPT Mường Chà (Điện Biên) đã thay đổi “kịch bản” giờ sinh hoạt
lớp là tăng tính chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp. Trong
kịch bản mới, lớp trưởng sơ kết tuần, giáo viên (GV) chủ nhiệm ghi nhận những
học sinh (HS) có thành tíchtốt, nhắc nhở HS vi phạm và nhận xét chung, phổ biến
kế hoạch tuần tới. Sau đó là hoạt động tập thể theo chủ đề và kịch bản đã được
GV chuẩn bị trước. Thầy tổ chức các trò chơi hay tổ chức xem phim trong giờ
sinh hoạt đã đem lại sự thích thú, vui vẻ cho học sinh đồng thời thầy cũng hiểu
được tâm tư nguyện vọng của học sinh, đưa ra các phương hướng giáo dục phù
hợp và hiệu quả.
Trong trường học của tôi, có tới 15/17 lớp học đề thực hiện tiết sinh hoạt
theo quy trình chung như sau:
I. Nội dung chính: (lớp trưởng điều hành toàn bộ chương trình)
1.Tổ Trưởng (tổ phó) các tổ:
+ Báo cáo tình hình học tập (tiến bộ hay có chiều hướng đi xuống)
+ Nề nếp, tác phong, trực vệ sinh: (nêu tên cụ thể từng học sinh vi phạm)
+ Thi đua của tổ mình trong tuần qua : Bao nhiêu điểm: …….Hạng :……
2. Bí thư
- Báo cáo kết quả thực hiện các phong trào tuần qua
- Triển khai kế hoạch các phong trào Đoàn – Hội trong tuần tới.
3. Thủ quỹ
- Ghi lên bảng: thu bao nhiêu, chi bao nhiêu (chi vào việc gì), còn tổng bao
nhiêu cụ thể.
- Báo cáo giải trình để cả lớp rõ.
- Nêu tên những bạn chưa đóng quỹ tuần qua
- Kế hoạch thu quỹ vào tuần tới
13
4. Lớp Phó học Học tập
- Tổng kết số tiết A,B,C
- Tình hình học tập các bạn trong lớp (thuộc bài, không thuộc bài, cụ thể từng học
sinh vi phạm)
- Nhận định chung tình hình của lớp sau một tuần học...
+ Tuần này có tiến bộ hơn so với tuần trước hay có chiều hướng đi xuống
+ Nếu tiến bộ ( ở mặt nào cụ thể), đi xuống (ở mặt nào)
- Đưa ra biện pháp khắc phục và phương hướng cho tuần tới …
5. Lớp trưởng
Nhận xét chung
- Tuần này so với tuần trước
- Nề nếp, thái độ học tập…
- Tình hình nghỉ học (có phép - không phép, cụ thể tửng học sinh )
- Trật tự của các tổ hoặc các bạn bị phạt lao động (thực hiện tốt hay không tốt)
- Đề ra biện pháp, phương hướng cho tuần tới
- Những đề xuất với GVCN
6. Những HS vi phạm trong tuần
Cá nhân, tập thể vi phạm (nội qui, học tập,nghỉ học không phép, trật tự…) đứng
lên tự nhận lỗi và đưa ra biện pháp sửa chữa, khắc phục…
7. Ý kiến các thành viên trong lớp
- Góp ý các nội dung của BCS lớp vừa báo cáo
- Ý kiến với GVCN
- Các ý kiến khác (nếu có)
II. Nhận xét của GVCN
- Tình hình học tập, nề nếp…
- Nghỉ học (phép, không phép)
- Khen thưởng - động viên HS đạt thành tích tốt, xử phạt những HS sai phạm…
14
- Biện pháp, phương hướng thực hiện tuần tới
- Triển khai các thông báo của BGH, Đoàn – Hội…..
- Kế hoạch thực hiện trong tuần tới
- Những vấn đề khác (nếu có)
III. Thảo luận phương hướng cho tuần tới
- Khắc phục
+ Tiết B & C:…………………………………………………………
+ Đi trễ :………………….…………………………………………..
+ Nghỉ học không phép:……………………………………………..
+ Không thuộc bài:…………………………………………………..
- Phấn đấu
+ Học tập: không có bạn nào không thuộc bài (bài tập).
+ Nề nếp: không bạn nào vi phạm.
+ Thi đua tuần: phấn đấu đạt hạng 1.
Đó là lối sinh hoạt truyền thống. Có hiệu quả không? Câu trả lời là có nhưng
chưa cao. Vậy phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp là gì hay thực
chất là nâng cao hiệu quả giáo dục nề nếp học sinh là gì? Đó là câu hỏi thường
trực đối với mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm
Biết được cách tổ chức sinh hoạt truyền thông sẽ đem lại hiệu quả không
cao nhưng đa số giáo viên thường tập trung giờ dạy văn hóa nhằm nâng cao
chuyên môn của mình, coinhẹ giờ sinh hoạt lớp, thường tổ chức giờ sinh hoạt lớp
khô cứng lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh. Hình thức tổ
chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh bởi các
em không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên quá
nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh
để hiểu các em.
Hiểu được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt, tôi đã tìm hiểu các phương
pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt, giúp các em hoàn thiện nhân cáchvà
phát huy tính tích cực của học sinh.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
15
1. Một số kinh nghiệm đổi mới giờ sinh hoạt lớp
* Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được một đội ngũ cán sự lớp có năng lực,
nhiệt tình, gương mẫu, có tráchnhiệm cao và có uy tíntrước các bạnkhác. Độingũ
này sẽhỗ trợ đắc lực cho các thầy cô chủnhiệm trong côngtác tổ chức, quản lí các
hoạt độnggiáo dục học sinh lớp chủnhệm nói chung và thực hiện giờ sinh hoạt nói
riêng. Bởi vì giờ sinh hoạt giáo viên chỉ giữ vai trò thiết kế, giám sát là chính, còn
học sinh sẽ thi côngnên học sinh phải có ý thức tự quản, có khả năng tổ chức điều
hành tốt.
* Tạo hứng thú cho HS, GV chủ nhiệm cần:
- Đa dạng hóa về nội dung tiết sinh hoạt lớp. Nội dung tiết sinh hoạt tập thể
hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh và phù
hợp với tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của học sinh, huy động đến
mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh. Tăng cường những nội dung
sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và
sở thích của học sinh. Để học sinh được bàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với
nhau để hoàn thành công việc được giao.
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn
của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. Tạo môi trường
chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tíchcực, tăng cường giao lưu
giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật,
cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó,
chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố.
- Đa dạng hóa về hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp: tổ chức trò chơi, hội thảo,
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thực hiện giờ sinh hoạt
- Giáo viên phải thực sự giao lưu - đối thoại với học sinh, để học sinh cởi mở,
thân thiện và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí. Khi
các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn
sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng. Là người tổng
chỉ huy tổ chức, thực hiện chủ trương, các kế hoạch của nhà trường và của lớp
học và phát huy năng lực của các thành viên. Càng tận tâm, nhiệt huyết với nghề
thì người giáo viên chủ nhiệm càng biết cáchuyển chuyển đặt mình vào vị trí các
em, lắng nghe tích cực tiếng nói của học sinh để có những chia sẻ, uốn nắn, định
hướng hiệu quả
16
- Cần khen chê học sinh đúng mức, đúng chỗ, đúng đối tượng.Nếu giáo viên chủ
nhiệm biết khen chê đúng mực sẽkhiến học trò hứng thú trong học tập.Về nguyên
tắc khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lí tích cực vì ai cũng thích khen. Nhưng
tôi cũng xin lưu ý các đồng nghiệp một vài điều. Khi chúng ta khen học sinh thì
sự khen ngợi đó phải cụ thể, gọi đúng tên bản chất sự việc. Thái độ khen ngợi
phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người được khen. Đối với những
hành vi tích cực mới cần khen ngay khi nó vừa xuất hiện, nhất là với những em
hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát... vừa có một tiến bộ nào đó.
Ngay cả khi ta phê bình học sinh cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ
không khái quát hoá thành nhận định liên quan đến nhân cách. Tuyệt đốitránh lối
phê bình chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm cũ đã xảy ra từ lâu.
* Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch (nội dung, cách thức sinh hoạt) cho từng
tuần, từng tháng, cả kì và toàn năm học, trên cơ sở nhiệm vụ năm học, các hoạt
độngchủ điểm của các tổ chức nhà trường, mục tiêu, kế hoạchcủa lớp chủ nhiệm.
* Thiết kế giáo án sinh hoạt lớp cụ thể, chi tiết (theo mẫu chung). Tuy nhiên để
giờ sinh hoạt đạt hiệu quả giáo viên giao nội dung chuẩn bị hoạt độngtập thể cho
học sinh (theo nhóm hoặc tổ) trước hai tuần và phải duyệt trước khi các em thực
hiện trên lớp trước ít nhất hai ngày.Thay vì cách làm xưa nay là GVCN “thuyết
giảng” về bài học đạo đức một chiều; phê bình những sai phạm cũng như biểu
dương những thành tích một chiều thì nay chúng ta đưa ra những “Chuyên đề”
phù hợp cho học sinh trong giờ sinh hoạt cuối tuần. Nội dung các chuyên đề phải
thật gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Có thể theo chủ
điểm hàng tháng hoặc những vấn đề đang được xã hội quan tâm như môi trường
sống, an toàn giao thông; tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi học trò;Hoặc chọnnghề
cho tương lai như thế nào; tiêu tiền như thế nào khi chúng ta còn sống phụ thuộc
vào cha mẹ; lợi íchcủa việc đọc sách và lòng đam mê tìm hiểu kiến thức; bạo lực
gia đình và trách nhiệm của chúng ta; tự học như thế nào để có kết quả tốt; kinh
nghiệm học giỏi bộ môn; khắc sâu kiến thức và phương pháp học tập…Khi đưa
ra những chuyên đề này, những tình huống có vấn đề để phát huy trí lực học sinh;
khơi gợi những bức xúc, những suy nghĩ đachiều đểcác em bộc lộ. Từđó, GVCN
có sự định hướng đúng đắn; mở ra hướng suy nghĩ tích cực cho các em. Cần có
thời gian, đầu tư chuẩn bị cho chuyên đề qua việc gần gũi, thân thiện để nắm tâm
tư, tình cảm của học sinh cũng như những bức xúc, những vấn đề nhạy cảm mà
các em không có dịp bày tỏ hoặc không biết tâm sựcùng ai. Tránh tình trạng thiếu
17
sự chuẩn bị hoặc chưa chuẩn bị chu đáo; vội đưa ra những vấn đề quá tầm nghĩ,
tầm tư duy của học sinh sẽ gây khó khăn cho việc thảo luận. Cũng không nên tìm,
đưa ra những vấn đề to tát của “người lớn” buộc các em phải “gồng mình” để trả
lời khiên cưỡng, không thực tế, sáo rỗng…
2. Quy trình tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới
Xây dựng tiết học thân thiện, học sinh tích cực. GVCN đóng vai trò vừa là
nhà viết kịch bản vừa là đạo diễn và cũng là cá nhân tác động tíchcực trong giáo
dục hoàn thiện nhân cáchcho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết học. Để hoàn
thành tốt tiết sinh hoạt cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp
+ Rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề,
+ Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông qua các
nguồn: Sổ đầu bài, sổ theo dõi của Đoàn thanh niên, thầy cô bộ môn và cán bộ
lớp. Cần nắm và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến bộ,
sa sút, yếu có cố gắng, thiếu tập trung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp
cũng như cá nhân học sinh trong lớp
+ Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn
bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo
Bước 2: Tiến hành giờ sinh hoạt : Có thể chia thành 4 hoạt động lớn
Hoạt động 1: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần (10phút đầu giờ)
Đây là giờ sinh hoạt tự quản, giờ các em thực hiện đánh giá , tự đánh giá các
hoạt động của cá nhân và tập thể trong suốttuần học. GVCN tiếp tục nắm bắt tình
hình lớp qua đó bổ sung thêm thông tin về sự tiến bộ hoặc sa sút của mỗi học sinh
trong lớp để động viên hay uốn nắn kịp thời.
* GVCN định hướng nội dung sinh hoạt: Nhận xét, đánh giá thực hiện các nề nếp:
vệ sinh, trực nhật, ra vào lớp; ý thức học tập, chuẩn bị sách vở, đồ dùng học
tập…phương hướng, kế hoạch tuần tới.
* Lớp Trưởng điều khiển lớp:
+ Các tổ (Nhóm) trưởng cho các thành viên nhận xét, đánh giá, sau đó báo cáo
kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ (nhóm) trong tuần
18
+ Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp; Phản ánh
đúng saicủa quá trình theo dõicủa các tổ. Những trường hợp sai phạm chưa được
báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương…
+ Bí thư, lớp phó học tập, lớp phó lao động, thủ quỹ bào cáo báo cáo về hoạt động
của lớp trong hoạt động học tập, lao động, vệ sinh và tham gia các hoạt động
chung của nhà trường. Thể hiện rõ những mặt làm được và chưa làm được từ đó
đưa ta biện pháp khắc phục.
+ Lớp trưởng tổng kết : Dựa trên quá trình theo dõi, quản lí lớp trực tiếp trong
suốt tuần học và qua báo cáo của các Tổ trưởng, các Ban, các thành viên trong
lớp. Cần nêu rõ những mặt nổi bật trong tuần đồng thời vạch rõ những khiếm
khuyết của tập thể, cá nhân trong lớp. Cuối cùng đề xuất tuyên dương cá nhân
điển hình của lớp cũng như phê bình cá nhân vi phạm với GVCN
+ Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng tự
quản của học sinh. Nêu cao được tinh đánh giá, tự đánh giá trước tập thể, giúp các
em có được sự đoàn kết, thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng
tập thể, đồng thời ngăn ngừa được mầm móng của những sai phạm về đạo đức
học đường.
+ Đây cũng là điểm khó khăn nhất của tiết sinh hoạt tự quản vì:
Thứ nhất: GVCN không điều hành trực tiếp hoạt động này.
Thứ hai: Tâm lý học sinh thường e ngại khi tiến hành phê bình bạn, sợ bạn ghét,
bị cô lập hoặc có thể có những hành động “trả thù” nên có xu hướng bao che
Như vậy để hoạt động này được hiệu quả thì ngay từ đầu năm học GVCN cần
phải xây dựng đội hình cán bộ lớp vững vàng, uy tín có thể thu hút, thuyết phục
được tập thể. Đồng thời có sựtập dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm
việc, phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp nhận xét trước tập thể như:
tuyên dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục không nên
dùng từ ngữ gay gắt gây tổn thương trực diện đến đốitượng bị phê bình. Bên cạnh
đó GVCN cũng phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là công việc phải làm với
mục tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ. Mọi người trong tập thể
lớp bình đẳng, việc phê bình chỉ giúp hoàn thiện chứ không mang tính chất chỉ
trích, trù dập hay cô lập một thành viên nào đó trong tập thể.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo (5 phút)
19
Dựa trên sự định hướng trước của GVCN, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường,
mục tiêu thi đua rèn luyện, lớp trưởng phác thảo kế hoạch thực hiện bao gồm:
nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục
những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể
lớp.Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện.
Kết thúc hoạt động 2, lớp trưởng mời GVCN cho ý kiến (Hiệu quả của mỗi tuần
phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch đặt ra của tuấn trước đó)
Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận xét và đánh giá (5 phút)
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập của các em
+ GVCN chọn ra một trong số HS được biểu dương trong tuần, mời HS đó nêu
lên cách học tập tốt của bản thân cũng như lịch học tập của mình để các bạn tham
khảo ; tuần khác lại thay đổibằng cáchyêu cầu các bạn trong lớp thảo luận : Làm
cách nào để không quên đeo thẻ đến lớp? Cách chữa bệnh nói chuyện trong giờ
học là gì? Học bài như thế nào cho nhanh thuộc ?...Cảlớp thảo luận và đưara biện
pháp tốt nhất giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt. Bên cạnh đó, yêu cầu học
sinh hứa trước lớp khắc phục lỗi .Thông qua việc làm này, cũng rèn kĩ năng giao
tiếp cho những học sinh hay thiếu tự tin vì học yếu hay bị mắc lỗi, giúp các em
mạnh dạn hơn, có trách nhiệm trong việc giữ lời hứa,…
+ GVCN cần đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn điều
chỉnh để rèn luyện kĩ năng tự quản cho lớp.
+ Cần phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các học sinh đã có sựcố gắng
phấn đấu trong tuần.
+ Cần phê bìnhnhẹ nhàng nhưng cương quyết những cánhân sai phạm, chây lười,
lơ là trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát hiện và ngăn
chặn kịp thời hiện tượng học sinh cá biệt.
+ Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng buộc
học sinh
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời góp ý bổ sung
kế hoạch hoạt động theo định hướng giáo dục đã có.
Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ (25 phút)
Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt ngoài thái độ nhẹ
nhàng GVCN cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như:
20
hát, kể chuyện vui, những trò chơi nhỏ… cũng có thể tổ chức sinh nhật cho các
em có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần đang sinh hoạt đan xen hợp lí, linh hoạt
giữa các hoạt động, cho học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ do các em tự
đăng kí; các tiết mục biểu diễn cá nhân hoặc nhóm bạn là tùy thích,… mỗi tuần
do một nhóm phụ trách biểu diễn… Có như thế giúp các em cảm thấy nhẹ nhàng
và thích thú tăng thêm hiệu quả giờ sinh hoạt lớp.
Để tổ chức các hoạt độngbổ trợ cho học sinh trong lớp đạt hiệu quả cao, giáo viên
chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:
 Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh.
 Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.
 Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.
 Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập
của học sinh.
 Các hoạt động càng đa dạng phong phú, các em càng tíchcực tham gia, đó
là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành.
Các công việc giáo viên và học sinh cần thực hiện cho hoạt động bổ trợ
- GVCN xây dựng kế hoạch, phổ biến kế hoạch thực hiện các hoạt độngbổ trợ tới
học sinh trong lớp
- GVCN và học sinh chuẩn bị các nội dung theo kế hoạch
- Thực hiện các hoạt động bổ trợ trong các giờ sinh hoạt
Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng các phương pháp được
sử dụng trong hoạt động 4- hoạt động bổ trợ hưởng ứng một số hoạt động lớn, có
ý nghĩa theo kế hoạch của đoàn trường nhằm nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt,
giáo dục đạo đức, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em phát triển toàn
diện
3. Một số phương pháp sử dụng trong tiết sinh hoạt
3.1. Kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên
HUYỆN ĐOÀN TAM DƯƠNG
BCH ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Tam Dương, ngày 15 tháng 9 năm 2019
21
KẾ HOẠCH
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
NĂM HỌC 2019 - 2020
Kính gửi: - Chi bộ Đảng - BGH Trường THPT Trần Hưng Đạo;
- BCH Huyện Đoàn Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ vào kế hoạch năm học 2019 - 2020 của Chi bộ Đảng - BGH nhà
trường, của BCH Huyện Đoàn Tam Dương. Thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn
trường học và phong trào TN năm học 2019 – 2020. Nhằm xây dựng Đoàntrường
THPT Trần Hưng Đạo là một tổ chức Đoàn vững mạnh, sôi nổi trong các hoạt
động phong trào, kỷ cương, nề nếp trong học tập và rèn luyện. BCH Đoàn trường
nhiệm kỳ 2019 – 2020 lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ
lên lớp năm học 2019 – 2020 như sau:
I/ MỤC ĐÍCH.
- Xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học trong năm học 2019 – 2020
nhằm phục vụ cho công việc một cách có hiệu quả.
- Từ kế hoạch đề ra, BCH Đoàn sẽlinh hoạt hơn trong hoạt động, có sựđiều chỉnh
phù hợp dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường cũng như của Huyện Đoàn
Tam Dương.
II/ YÊU CẦU
- BCH đoàn trường thực hiện tốt công tác chuyên môn cũng như công tác đoàn.
- Các chi đoàn thực hiện tốt quy định của nhà trường về kỷ cương, nề nếp.
- Các chi đoàn tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung do Đoàn trường triển
khai.
III/ THỜI GIAN: Từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020
IV/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Tháng Chủ đề Nội dung các hoạt động Ngày/ tháng Chủ trì thực hiện
9
Chào
năm học
mới
Chương trình khai giảng +
Chương trình Chào năm học
mới
05/9 Nhà trường + ĐTN
22
Đại hội chi đoàn, Đại hội đoàn
trường.
08/9 – 15/9 ĐTN
Triển khai thể dục giữa giờ, võ
cổ truyền, dân vũ vào TDGG
06/9 – 30/9 ĐTN + GVTC
Trung thu “ Tết đoàn viên – Hội
thi khéo tay hay làm”
22/9
ĐTN – GVCN –
Các chi đoàn
Ngoại khóa “Tuyên truyền
pháp luật trật tự ATGT”
26/9
Phòng CSGT –
Nhà trường - ĐTN
– 11A1
Ngoại khóa “ Phòng chống rác
thải nhựa”
30/9 ĐTN
10
Chào
mừng
Ngày
phụ nữ
Việt
Nam
20/10
Tuyên truyền “ Sức khỏe sinh
sản VTN”
15/10
TTDS KHHGĐ -
ĐTN + 11A6
Phát động Xổ số học tập tháng
10 + 11
05/10 –
28/10; 29/10
– 22/11
ĐTN
Ngoại khóa Vẻ đẹp người phụ
nữ Việt Nam Chào mừng Ngày
phụ nữ Việt Nam 20/10
19/10 ĐTN - CĐ
Hội thi TDTT 05 tổ chuyên môn
(Công đoàn phụ trách)
19/10 Công đoàn
11
- Thanh
niên với
truyền
thống
tôn sư
trọng
đạo, Kỷ
+ Thi TDTT:
- Bóng chuyền hơi Nam – nữ.
+ Thi VH –VN :
- Hội diễn văn nghệ giữa các chi
đoàn
- Làm báo tường, tập san
27/10 –
20/11
ĐTN + GVCN +
GVTC
23
niệm
Ngày
nhà giáo
VN
20/11
- Thao giảng chi đoàn giáo viên
Kết nạp đoàn 15/11 ĐTN
Kỷ niệm Ngày nhà giáo VN
20/11
20/11 Nhà trường
12
Thanh
niên với
sự
nghiệp
xây
dựng và
bảo vệ
Tổ quốc
- Kỷ
niệm
ngày
thành
lập
QĐND
VN
22/12
Ngoại khóa: Thanh niên với tình
bạn, tình yêu, gia đình
10/12 ĐTN – 10A1
Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Huyện Tam Dương
20/12 ĐTN
Ngoại khóa: “ Văn học dân
gian”
17/12
Tổ Văn – NN +
ĐTN
Gặp mặt và thăm hỏi, tặng quà
gia đình chính sách trong nhà
trường
21/12 Công đoàn
Ngoại khóa trải nghiệm cho GV
- HS
(Kế hoạch kèm theo)
22/12 Nhà trường
Ngoại khóa “ Bài học, kết quả
thu được qua buổi tham quan
trải nghiệm thực tế”.
30/12 ĐTN
1,2
Mừng
Đảng,
mừng
xuân
Canh
Tý,
mừng
đất nước
đổi mới
Hội trại xuân Canh Tý 2020”
18/01 ĐTN - GVCN
24
3
Kỷ niệm
110 năm
Ngày
Quốc tê
Phụ nữ
08/3 và
89 năm
Ngày
thành
lập
Đoàn
TNCS
Hồ Chí
Minh
26/3
* Hội thi
- TDTT: giải bóng đá học sinh
- VH -VN: Dân vũ
14/2 – 26/3
ĐTN + GVCN +
GVTC
- Ngoại khóa: Chào mừng 110
năm Ngày quốc tế Phụ Nữ 08/3
07/3 ĐTN - CĐ
- Kỷ niệm 88 Ngày thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh –
Chung kết dân vũ
26/3 ĐTN + GVCN
- Ngoại khóa: Thi tìm hiểu kiến
thức KHXH
16/3 Tổ Sử - Địa + ĐTN
Tư vấn hướng nghiệp 01/3 – 30/3 ĐTN – Ban TVHN
4,5
Thanh
niên làm
theo lời
Bác
Ngoại khóa: Khi tôi 18 01/4 ĐTN
Ngoại khóa: Phòng chống bạo
lực học đường
15/4
ĐTN – chi đoàn
11A1
Văn nghệ Bế giảng 2019 - 2020 25/5 ĐTN
6
Nghỉ hè-
tiếp sức
mùa thi
- Gửi danh sách sinh hoạt hè
- Tuyển sinh vào 10
- Thi THPT QG năm 2020.
6/2020 ĐTN
7
Thanh
niên với
phong
trào đền
ơn đáp
nghĩa
- Chăm sóc, thắp nến tri ân các
anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang
liệt sĩ huyện Tam Dương
27/7 - ĐTN + CĐ
8
Thanh
niên với
-Chuẩn bị chương trình Khai
giảng năm học 2020 - 2021
8/2020 - ĐTN
25
tinh thần
Cách
mạng
tháng 8
và Quốc
khánh
02/9
- Hội thao tuần học Quân Sự đầu
năm
8/2020
- ĐTN + GV
GDTC
Trên đây dự thảo kế hoạch các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp của Đoàn
trường THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kỳ 2019 – 2020.
Nơi nhận:
- BTV Huyện đoàn
Tam Dương;
- Chi bộ Đảng- BGH;
- Lưu VPĐ.
TM. NHÀ TRƯỜNG T/M. BCH ĐOÀN TRƯỜNG
BÍ THƯ
Hà Ngọc Hưng
3.2. Kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm
Tháng Chủ đề Nội dung Ngày/ tháng
9
Chào năm học
mới
Tuần 1: Cuộc thi viết ý tưởng cho tết đoàn
viên
07/9
Tuần 2: Hướng dẫn học tập một số quy
định về luật giao thông đường bộ
14/9
Tuần 3: Tư vấn hướng nghiệp về ngành
nghề trong lĩnh vực nông nghiệp
21/9
Tuần 4: Tìm hiểu tác hại của rác thải nhựa
và giải pháp “phòng trống rác thải nhựa”
28/9
10
Chào mừng
Ngày phụ nữ
Việt Nam 20/10
Tuần 1: Buổi thảo luận về hậu quả khi
mang thai ở tuổi 17 (lớp 12) và phát động
vé số học tập chào mừng 20/10 và 20/11
5/10
26
Tuần 2: văn nghệ chào mừng ngày phụ nữ
Việt Nam 20/10
12/10
Tuần 3,4: tổng kết vé số học tập đợt 1 và
trao thưởng học sinh nhiều vé số học tập
19/10
11
- Thanh niên với
truyền thống tôn
sư trọng đạo, Kỷ
niệm Ngày nhà
giáo VN 20/11
Tuần 2: Thi vẽ báo tường 9/11
Tuần 3: Thi văn nghệ và tổng kết vé số
học tập, tuyên dương khen thưởng
16/11
12
Thanh niên với
sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ
Tổ quốc - Kỷ
niệm ngày thành
lập QĐNDVN
22/12
Tuần 1: Thảo luận về tình bạn tình yêu
tuổi học trò
7/12
Tuần 3: Chủ đề viết “ Lời cảm ơn” hướng
tới ngày 27/7
15/12
1,2
Mừng Đảng,
mừng xuân Kỷ
Hợi, mừng đất
nước đổi mới
Tuần 1, tháng 1: Thi viết ý tưởng cho hội
trại xuân Canh Tý
4/01
Tuần 1, tháng 2: Chủ đề “Lễ tình nhân” 8/2
3
Kỷ niệm 109
năm Ngày Quốc
tê Phụ nữ 08/3
và 87 năm Ngày
thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí
Minh 26/3
Tuần 1: Viết lời yêu thương tới người phụ
nữ em yêu nhất
1/3
Tuần 2: Thi tìm hiểu về kiến thức khoa
học xã hội (3 đội, 9 học sinh)
14/3
Tuần 3: Thi dân vũ 21/3
4,5
Thanh niên làm
theo lời Bác
Tuần 2: Thảo luận “Bạo lực học đường
ảnh hưởng như thế nào tới việc học tập”
11/4
27
Tuần 4:Tư vấn hướng nghiệp “Chọn
nghề” sau khi ra trường
18/4
3.3. Tổ chức thực hiện giờ sinh hoạt lớp
Trong đề tài này tôi xin đưa ra một số buổi sinh hoạt đổi mới trong tháng 9, 11,1
mà tôi đã thực hiện và thu được kết quả
3.3.1. Sinh hoạt tháng 9
TUẦN 4: HỘI THẢO TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA VÀ GIẢI PHÁP
“PHÒNG TRỐNG RÁC THẢI NHỰA”
Ngày soạn: 21/9/2019
1. Mục đích
- tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đến học sinh về tác hại của rác thải
nhựa và túi nilon khó phân hủy đối với kinh tế - xã hội, môi trường sống và sức
khỏe con người.
- Đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa và túi nilon khó phân
hủy
- Nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
2. Chuẩn bị của GVCN, HS
- Đối với giáo viên: Chuẩn bị kế hoạch, phổ biến kế hoạch, phân công công
việc cho nhóm học sinh
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
CHI ĐOÀN 12A5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tam Dương, ngày 21 tháng 09 năm 2019
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THẢO PHÒNG CHỐNG RÁC THẢI NHỰA
Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT
Trần Hưng Đạo và căncứ vào kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ củaĐoàn trường
THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kì 2019 – 2020.
28
Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của trường lớp 12A5 xây dựng kế
hoạch tổ chức Hội thảo phòng chống rác thải nhựa , cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
- tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đến học sinh về tác hại của rác thải
nhựa và túi nilon khó phân hủy đối với kinh tế - xã hội, môi trường sống và sức
khỏe con người.
- Đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa và túi nilon khó phân
hủy
- Nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian
- 10h30, thứ bảy, ngày 28/09/2019
2. Địa điểm
Lớp 12A5- Trường THPT Trần Hưng Đạo
3. Đối tượng tham gia
- Học sinh lớp 12A5
III. CHƯƠNG TRÌNH
1/ Chủ đề: “Phòng chống rác thải nhựa”.
2/ Hình thức
- 2 nhóm HS:
+ Nhóm 1 làm bài thuyết trình về tác hại của rác thải nhựa
+ Nhóm 2 vẽ khẩu hiệu tuyên truyền phòng trống rác thải nhựa
III. DỰ TRÙ KINH PHÍ
- Chi phí: 100.000/2 nhóm
- Kinh phí được trích từ quỹ lớp 70%, Hỗ trợ GVCN+ Hội phụ huynh học sinh
30%
29
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Nhóm 1: Nhóm trưởng Nguyễn Quang Minh và 12 thành viên cùng hoàn thành
nhiệm vụ
2. Nhóm 2: Nhóm trưởng Bùi Văn Quyến và 18 thành viên cùng hoàn thành nhiệm
vụ
Chú ý:
- Các học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung thi.
- Nếu học sinh nào không tham gia sẽ xem xét xếp hạnh kiểm tháng 9.
Nơi nhận:
- Đoàn trường.
- Các tổ trong lớp 12A5
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Nguyễn Thị Nhung
- Đối với học sinh: Thực hiện theo kế hoạch và sự phân công của GVCN
3. Tiến trình
a. Ổn định lớp và kiểm diện
- Kiểm diện
Lớp Ngày dạy Học sinh vắng
12A5 28/09/2019
b. Sinh hoạt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạtđộng 1:Tổng kết và đánh giá
hoạt động trong tuần (5 phút đầu
giờ)
- Tổ Trưởng: Báo cáo tình hình học tập, nề
nếp, tác phong, trực vệ sinh, thi đua của tổ
mình trong tuần qua
- Lớp Phó học Học tập: nhận xét tình hình
học tập các bạn trong lớp
- Lớp trưởng: nhận xét chung
30
- Những HS vi phạm trong tuần: nhận lỗi
- Ý kiến các thành viên trong lớp
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch
tuần học tiếp theo (3 phút)
Lớp trưởng: đưa ra biện pháp, phương
hướng thực hiện tuần tới
Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận
xét và đánh giá (5 phút)
Nhận xét Tình hình học tập, nề nếp
Kế hoạch thực hiện trong tuần tới
Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ
(30-35 phút)
GV: Tuyên bố bắt đầu hội thảo
GV yêu cầu nhóm 1 thuyết trình
về tác hại rác thải trước, sau đó tiến
hành thảo luận về giải pháp phòng
trống rác thải
GV yêu cầu nhóm 2 trưng bày sản
phẩm và thuyết trình về các khẩu
hiệu trên lọ thủy tinh (sự dụng
uống nước không dùng trai nhựa 1
lần)
- GVCN tổng kết buổi hội thảo và
nêu nguyện vọng sau buổi hội thảo
học sinh sẽ có ý thức trong việc
phòng trống rác thải
- Buổi sinh hoạt kết thúc
HS cử người thuyết trình nội dung của
nhóm mình và nói lên suy nghĩ của bản
thân về tác hại của rác thải và đưa ra giải
pháp phòng chống.
3.3.2. Sinh hoạt tháng 11
TUẦN 2: CUỘC THI VẼ BÁO TƯỜNG
Ngày soạn: 2/11/2019
1. Mục đích
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ íchđể học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo
hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam
31
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn
2. Chuẩn bị của GVCN, HS
- Đốivới giáo viên: Chuẩn bị kế hoạchcho cuộc thi, phổ biến kế hoạch, phân
công công việc cho nhóm học sinh
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
CHI ĐOÀN 12A5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tam Dương, ngày 2 tháng 11 năm 2019
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CUỘC THI VẼ BÁO TƯỜNG
Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT
Trần Hưng Đạo và căncứ vào kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ củaĐoàn trường
THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kì 2019 – 2020.
Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của trường lớp 12A5 xây dựng kế
hoạch tổ chức Hội thi vẽ báo từơng Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11/2019, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ íchđể học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo
hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn
- Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức "Tôn sư trọng đạo"
cho HS
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian
- 10h30, thứ bảy, ngày 9/11/2019
2. Địa điểm
Lớp 12A5- Trường THPT Trần Hưng Đạo
32
3. Đối tượng tham gia
- Học sinh lớp 12A5
III. CHƯƠNG TRÌNH
1/ Chủ đề: “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.
2/ Hình thức
- 3 nhóm HS vẽ nội dung báo trên tờ giấy Ao và chuẩn bị bài thuyết trình về chủ
đề mà nhóm lựa chọn
- Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra tổ có ý tưởng hay nhất tham gia cuộc thi vẽ báo
tường cấp trường
3/ Thành phần Ban giám khảo
STT Họ và tên Ghi chú
1 GVCN: Nguyễn Thị Nhung Trưởng ban
2 Lớp trưởng: Phùng Thị Nga Uỷ viên
3 Bí thư: Phùng Văn Toàn Uỷ viên
4/ Quy định, tiêu chí, thang điểm cho sản phẩm thi
- Thang điểm: 100 điểm
- Các sản phẩm thi phải được trình bày đẹp, theo đúng chủ đề: “Ngày nhà giáo
Việt Nam” theo tiêu chí như sau:
Tiêu chí Điểm Tổng
Hình thức Giấy Ao 5 20
nẹp 5
màu sắc 5
lề báo 5
Nội dung Chủ đề 5 70
33
Xã luận 15
Thơ 10
Đoạn văn 10
Góc cười 10
Nhạc 5
Tranh ảnh 10
Hòm thư 5
Điểm khuyến khích Các nội dung khác 10 10
5/ Cơ cấu giải thưởng
Giải thưởng bao gồm: 01 giải nhất.
III. DỰ TRÙ KINH PHÍ
- Chi phí: 50.000/1 nhóm
- Tiền thưởng: 50.000/1 giải nhất
Kinh phí được tríchtừ quỹ lớp 70%, Hỗ trợ GVCN+ Hội phụ huynh học sinh 30%
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Nhóm 1: Nhóm trưởng Nguyễn Trọng Nhân và 9 thành viên cùng hoàn thành
nhiệm vụ
2. Nhóm 2: Nhóm trưởng Bùi Văn Quyến và 10 thành viên cùng hoàn thành nhiệm
vụ
3. Nhóm 3: Nhóm trưởng Nguyễn Văn Quỳnh và 10 thành viên cùng hoàn thành
nhiệm vụ
Chú ý:
- Các học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung thi.
- Nếu học sinh nào không tham gia, hoặc thuê làm sản phẩm về để dự thi
thì lớp sẽ loại phần thi và trừ 40 điểm vào thi đua của tổ đó trong tháng 11/2019.
34
Nơi nhận:
- Đoàn trường.
- Các tổ trong lớp 12A5
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Nguyễn Thị Nhung
- Đối với học sinh: Thực hiện theo kế hoạch và sự phân công của GVCN
3. Tiến trình
a. Ổn định lớp và kiểm diện
- Học sinh xếp bàn ghế ngay theo ba dãy tưỡng ứng với 3 tổ
- Treo sản phẩm của tổ lên bảng theo thứ tự
- Kiểm diện
Lớp Ngày dạy Học sinh vắng
12A5 9/11/2019
b. Sinh hoạt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạtđộng 1:Tổng kết và đánh giá
hoạt động trong tuần (5 phút đầu
giờ)
- Tổ Trưởng: Báo cáo tình hình học tập, nề
nếp, tác phong, trực vệ sinh, thi đua của tổ
mình trong tuần qua
- Lớp Phó học Học tập: nhận xét tình hình
học tập các bạn trong lớp
- Lớp trưởng: nhận xét chung
- Những HS vi phạm trong tuần: nhận lỗi
- Ý kiến các thành viên trong lớp
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch
tuần học tiếp theo (3 phút)
Lớp trưởng: đưa ra biện pháp, phương
hướng thực hiện tuần tới
Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận
xét và đánh giá (5 phút)
Nhận xét Tình hình học tập, nề nếp
Kế hoạch thực hiện trong tuần tới
35
Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ
(30-35 phút)
GV: Tuyên bố bắt đầu cuộc thi vẽ
báo tường
GV yêu cầu 3 nhóm treo sản phẩm
của tổ lên bảng theo thứ tự 1-2-3 và
yêu cầu cử người thuyết trình về
nội dung báo tường của tổ
Ban giám khảo quan sát, nhận xét
và đưa ra quyết định về sản phẩm
xuất sắc nhất. Góp ý, bổ sung cho
sản phẩm để chuẩn bị dự thi cấp
trường ngày 15/11.
- GVCN chúc mừng tổ xuất sắc
nhất và động viên khuyến khích
học sinh học tập và rèn luyện tốt
trong tuần tới
- GVCN triển khai kế hoạch về
cuộc thi vẽ báo tường ngày 15/11
chào mừng ngày 20/11
- Buổi sinh hoạt kết thúc
HS các nhóm treo sản phẩm của mình lên
bảng và cử người thuyết trình về ý tưởng
của tổ
TUẦN 3: CUỘC THI VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO
VIỆT NAM VÀ TỔNG KẾT VÉ SỐ
Ngày soạn: 9/11/2019
1. Mục đích
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, năng khiếu của
bản thân hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho HS
36
- Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức "Tôn sư trọng đạo"
cho HS
- Tìmra học sinh xuất sắc đạt được nhiều vé số nhất, trao thưởng từ đó động viên
khuyến khích học sinh học tập và rèn luyện tốt.
2. Chuẩn bị của GVCN, HS
- Đốivới giáo viên: Chuẩn bị kế hoạchcho cuộc thi, phổ biến kế hoạch, phân
công công việc cho nhóm học sinh
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
CHI ĐOÀN 12A5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tam Dương, ngày 9 tháng 11 năm 2019
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THI VĂN NGHỆ
Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT
Trần Hưng Đạo và căncứ vào kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ củaĐoàn trường
THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kì 2019 – 2020.
Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của trường lớp 12A5 xây dựng kế
hoạch tổ chức Hội thi văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019,
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, năng khiếu của
bản thân hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết
- Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn
- Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức "Tôn sư trọng đạo"
cho HS
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho HS
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian
37
- 10h30, thứ bảy, ngày 16/11/2019
2. Địa điểm
Lớp 12A5- Trường THPT Trần Hưng Đạo
3. Đối tượng tham gia
- Học sinh lớp 12A5
III. CHƯƠNG TRÌNH
1/ Chủ đề: “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.
2/ Hình thức
- HS trong lớp có thể lựa chọn thể loại hát, nhảy dân vũ, múa.... để tham gia cuộc
thi
- Học sinh có thể lựa chọn biểu diễn theo nhóm hoặc cá nhân
- HS hay nhóm HS đăng kí với GVCN tiết mục tham gia
- Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra tiết mục hay nhất tham gia hội văn nghệ cấp
trường
- Bí thư và 2 lớp phó (học tập và chuyên cần) thống kê vé số và chuần bị phần
thưởng
3/ Thành phần Ban giám khảo
STT Họ và tên Ghi chú
1 Cô: Bùi Thị Nga- Phó bí thư đoàn trường Trưởng ban
2 GVCN: Nguyễn Thị Nhung Uỷ viên
3 Lớp trưởng: Phùng Thị Nga Uỷ viên
4/ Quy định, tiêu chí, thang điểm cho các tiết mục
STT Tiêu chí Điểm Tổng
1 Điểm nội dung: đúng chủ đề theo kế hoạch cuộc
thi.
10đ 100
điểm
2 Điểm biểu diễn: 60đ
38
STT Tiêu chí Điểm Tổng
- Động tác đều,
- đẹp,
- tự tin
- đảm bảo thời gian đúng theo quy định.
3 Điểm trang phục:
- Đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ,
- Đảm bảo nét văn hóa, phù hợp với tiết mục dự
thi
20đ
4 Điểm khuyến khích: tiết mục biểu diễn mang tính
độc đáo, sáng tạo.
10đ
5. Cơ cấu giải
- Văn nghệ: 01 giải nhất đơn ca và 1 giải nhất tập thể
- Vé số: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải ba
III. DỰ TRÙ KINH PHÍ
- Chi phí: do lớp chi trả cho các tiết mục
- Tiền thưởng: 50.000/1 giải nhất, 30.000/ 1 giải nhì, 20.000/ 1 giải ba
Kinh phí được tríchtừ quỹ lớp 70%, Hỗ trợ GVCN+ Hội phụ huynh học sinh 30%
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. HS tập luyện theo tiết mục đăng kí
2. Bí thư và lớp phó tổng kết vé số và chuẩn bị phần thưởng
2. GV chuẩn bị kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho HS
Chú ý:
- Tất cả học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung thi.
- Nếu HS nào không tham gia sẽ trừ điểm thi đua của học sinh đó và xét
vào hạnh kiểm tháng 11.
39
Nơi nhận:
- Đoàn trường.
- Các tổ trong lớp 12A5
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Nguyễn Thị Nhung
- Đối với học sinh: Thực hiện theo kế hoạch và sự phân công của GVCN
3. Tiến trình
a. Ổn định lớp và kiểm diện
- Học sinh xếp bàn ghế ra hành lang và 2 bàn cho ban giám khảo
- Kiểm diện
Lớp Ngày dạy Học sinh vắng
12A5 16/11/2019
b. Sinh hoạt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổng kết và đánh giá
hoạt động trong tuần (5 phút đầu
giờ)
- Tổ Trưởng: Báo cáo tình hình học
tập, nề nếp, tác phong, trực vệ sinh, thi
đua của tổ mình trong tuần qua
- Lớp Phó học Học tập:nhận xét tình hình
học tập các bạn trong lớp
- Lớp trưởng: nhận xét chung
- Những HS vi phạm trong tuần: nhận lỗi
- Ý kiến các thành viên trong lớp
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch
tuần học tiếp theo (3 phút)
Lớp trưởng: đưa ra biện pháp, phương
hướng thực hiện tuần tới
Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận
xét và đánh giá (5 phút)
Nhận xét Tình hình học tập, nề nếp
Kế hoạch thực hiện trong tuần tới
40
Hoạt động 4- Hoạt độngbổ trợ (30-
35 phút)
Phần 1: thi văn nghệ
GV: Tuyên bố bắt đầu hội thi văn
nghệ chủ đề Ngày nhà giáo Việt
Nam
GV phân công em Phùng Thị Nga
(ủy viên ban giám khảo) sẽ dẫn dắt
chương trình: bốc thăm thứ tự và thể
hiện theo thứ tự
Ban giám khảo quan sát, nhận xét và
đưa ra quyết định về tiết much hay
nhất. Góp ý, bổ sung cho sản phẩm
để chuẩn bị dự thi cấp trường chiều
ngày 18/11.
Phần 2: Vé số
- Bí thư tổng kết số lượng vé số của
lớp và từng học sinh. Từ đó tuyên bố
giải nhất, nhì, ba thuộc về các bạn
nào
- GVCN và khách mời lên trao
thưởng và chúc mừng
- GVCN chúc mừng tiết mục xuất
sắc nhất và động viên khuyến khích
học sinh học tập và rèn luyện tốt
trong tuần tới
- GVCN triển khai kế hoạch tuần
sau
- Buổi sinh hoạt kết thúc
HS hoặc các nhóm HS thể hiện tiết mục
của mình theo tứ tự bốc thăm trước đó
Bí thư tổng kết vé số và công bố 1 bạn
nhiều vé số nhất, 2 bạn nhì, 2 bạn ba
3.3..3. Sinh hoạt tháng 1
41
TUẦN 4: THẢO LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ “CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG
VIRUS CORONA”
Ngày soạn: 30/1/2020
1. Mục đích
- Cung cấp những hiểu biết cơ bản về loại virus corona
- Chủ độngtuyên truyền phòng chống dịch coronađến học sinh giúp bản thân học
sinh tránh được nguy cơ lây nhiễm virus, giảm ảnh hưởng tới cộng đồng
2. Chuẩn bị của GVCN, HS
- Đối với giáo viên: Chuẩn bị bài thuyết trình trong buổi thảo luận, phân công
công việc cho học sinh
- Đốivới HS: Mỗi học sinh tìm hiểu về cấu tạo virus corona, cáchlây nhiễm, cách
phòng chống lây nhiễm
3. Tiến trình
a. Ổn định lớp và kiểm diện
Lớp Ngày dạy Học sinh vắng
12A5 01/02/2020
b. Sinh hoạt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổngkết và đánh giá hoạt
động trong tuần (5 phút đầu giờ)
- GV hỏi thăm tình hình sức khỏe của
học sinh sau những ngày nghỉ tết
nguyên đán
- Yêu cầu học sinh thực hiện nề nếp,
học tập nghiêm túc chuẩn bịcho kì thi
THPT sắp tới
- Hỏi thăm sức khỏe của một số học
sinh và gia đình nằm ở thôn có người
mắc bệnh
42
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần
học tiếp theo (3 phút)
Lớp trưởng: đưa ra biện pháp,
phương hướng thực hiện tuần tới
Hoạtđộng 3: GVCN góp ý, nhận xét và
đánh giá (5 phút)
Kế hoạch thực hiện trong tuần tới
Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ (30-35
phút): Thảo luận với chủ đề“ Chung tay
phòng chống virus corona”
GVCN nêu lí do của buổi thảo luận
GVCN với chuyên môn của mình là
môn sinh học kết hợp với những tìm
hiểu về virus corona, cách truyền nhiễm
và phòng chống xây dựng bài thuyết
trình bằng powerpoint
Trong quá trình thuyết trình nhằm mục
đíchtuyên truyền GVCN cùng học sinh
thảo luận. Học sinh nói lên suy nghĩ của
mình về vấn đề để cùng nhau hiểu rõ và
đưa ra biện pháp phòng chống
- GVCN nhấn mạnh và nhắc nhở cách
phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan
của virus. GV yêu cầu học sinh về nhà
tuyên truyền cho người thân và bạn bè
về các biện pháp phòng chống virus
- GVCN triển khai kế hoạch tuần sau
- Buổi sinh hoạt kết thúc
HS nêu suy nghĩ, quan điểm của mình
về cách phòng chống virus corona
7.2. Kết quả thực nghiệm
7.2.1. Sinh hoạt tháng 9
TUẦN 4: HỘI THẢO TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA VÀ GIẢI PHÁP
“PHÒNG TRỐNG RÁC THẢI NHỰA”
1. Ngày thực hiện: 28/09/2019
43
2. Minh chứng
Chai đựng nước có vẽ các khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống rác thải
44
Hoạt động ngoại khóa phòng chống rác thải nhựa của nhà trường
7.2.2. Sinh hoạt tháng 11
TUẦN 2: CUỘC THI VẼ BÁO TƯỜNG
1. Ngày thực hiện: 9/11/2019
- Kết quả: Tổ 3 với chủ đề Bụi phấn đạt giải nhất
2. Minh chứng
3. Kết quả cấp trường: Đạt giải nhất cấp trường
TUẦN 3: CUỘC THI VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO
VIỆT NAM
45
1. Ngày thực hiện: 16/11/2019
- Kết quả: Tiết mục dân vũ “Bubble up” và đơn ca em Vũ Trường Sơn
2. Minh chứng
3.
Kết quả cấp trường: 2 tiết mục đề đạt giải khuyến khích
7.2.3. Sinh hoạt tháng 1
TUẦN 4: THẢO LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ “CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG
VIRUS CORONA”
46
1. Ngày thực hiện: 01/02/2020
2. Minh chứng
Buổi sinh hoạt tìm hiểu về virus corona và cách phòng tránh sự lây nhiễm virus
Học sinh thực hiện đeo khẩu trang, một trong các cách phòng chống lây nhiệm
virus corona
7.3. Những bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra
được những bài học quý giá để bổ sung cho kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của
mình như sau:
47
- Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Giám hiệu, bám sát chủ đề kế hoạch thực hiện.
- Chủ động trong côngviệc, nắm bắt sự kiện một cáchnhanh nhất để đưa vào xây
dựng kế hoạch đúng thời điểm (phòng trào phòng chống rác thải nhựa, dịch bệnh
do virus corona)
- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học
sinh.
- Phối hợp nhịp nhàng với các đoànthể trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học
sinh.
- Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh khi thực hiện chuyên đề
để cùng tháo gỡ những vướng mắc của học sinh.
- Bám sát lớp vì giáo viên là người có vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở động
viên học sinh lớp mình tham gia và thực hiện các chỉ tiêu đề ra của lớp mình.
Sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả mang một
ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ giúp quen dần và
mạnh dạn khi làm việc với tập thể, các em sẽ học tập lẫn nhau, đó cũng thể hiện
sự đổimới trong công tác chủ nhiệm, công tác quản lí và tính tự quản từ học sinh.
Qua đó các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồngbào… và
sẽ xúc động hơn, ý nghĩa hơn khi các em học tập chăm chỉ, tiến bộ, chăm ngoan
không vi phạm nội quy của trường, của lớp, tất cả việc làm của học sinh và giáo
viên là bài học quý báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện
mình.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Kế hoạch tổ chức
- Máy tính, máy chiếu
- Kinh phí
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)theo các nội dung sau
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
48
- Đối với giáo viên: Khi thực hiện đề tài đổi mới giờ sinh hoạt, tôi thu được một
số lợi ích sau
+ Giúp tôi nắm bắt được tâm tư, tình cảm, tính cách của học sinh từ đó có biện
pháp giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Một số học sinh còn thụ động, chưa
tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ … ngại thể hiện
quan điểm trước tập thể. Nhiều HS muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không
tự tin vào bản thân ….Khi thấy được điều này, tôi đã trực tiếp phân công công
việc cụ thể, khuyến khích học sinh tham gia cùng các học sinh khác.
+ Qua các hoạt động giờ sinh hoạt, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng
đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà
trường, lớp học đồng thời
+ GVCN sẽ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, đặt mình vào vị trí các em, lắng nghe
tích cực tiếng nói của học sinh để có những chia sẻ, uốn nắn, định hướng hiệu
quả.
+ Thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng trong các vấn đề chung
như: phòng chống rác thải nhựa, phòng chống lây nhiễm bệnh Covid-19….
- Đối với học sinh: Các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự
đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tíchcực. Học sinh được mở rộng các mối liên
hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục
bộ, bèphái trong đờisốngtập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều
loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần
thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng
của mình qua các hoạt động
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả
cao trong giờ học sinh học ở trường phổ thông.
- Giúp học sinh có tinh thần thoải mái, vui vẻ mỗi khi đến lớp, đến trường. HS
say mê và hứng thú học tập; chủ động, tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa;
phát triển tư duy sáng tạo. Kết quả: học sinh phát triển toàn diện.
11. Danhsáchnhững tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
49
Số
TT
Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo Chủ nhiệm
2 Nguyễn Thị Nhung Trường THPT Trần Hưng Đạo Chủ nhiệm
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tuy đã hết sức cố gắng nhưng
do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý đồng nghiệp để
đề tài ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao côngtác chủ nhiệm lớp, thực hiện
mục tiêu cuối cùng là giúp các em học sinh phát triển toàn diện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
........,
ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Tam dương, ngày 20 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Nhung

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt NamThi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Namlongvanhien
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongKhác Sẽ
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 nataliej4
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Nengyong Ye
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcstranthemy42
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGMcTr14
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt NamThi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Van hoc 1
Van hoc 1Van hoc 1
Van hoc 1
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Bai tam li
Bai tam liBai tam li
Bai tam li
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcs
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
 

Semelhante a Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh

Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Đinh Song
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhnguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhlemaidkt
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhnguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...lemaidkt
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen nataliej4
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Học Tập Long An
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạohieu anh
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.docHHongThu4
 
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu họcĐề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu họcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...NuioKila
 

Semelhante a Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh (20)

Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Tim hieu-vnen
Tim hieu-vnenTim hieu-vnen
Tim hieu-vnen
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT, HAY
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
 
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu họcĐề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Mais de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Último

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (17)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 

Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh

  • 1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc Tên tôi là: Nguyễn Thị Nhung Chức vụ (nếu có): Giáo viên. Đơn vị/địa phương: Trường THPT Trần Hưng Đạo Điện thoại: 0978924761 Tôilàm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đốivới sáng kiến/các sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: 1. Tên sáng kiến : Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực cho học sinh (Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Tam Dương, ngày 20 tháng 02 năm 2020 Người nộp đơn (Ký tên, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Nhung
  • 2. 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ======******====== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN “ĐỔI MỚI GIỜ SINH HOẠT LỚP NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH” Tam dương, tháng 2 năm 2020 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Nhung Mã sáng kiến: 09.65.01
  • 3. 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giớithiệu 1.1 Lí do chọn đề tài Mỗi lớp học là một xã hội thu nhỏ mà ở đó mọi vấn đề xảy ra không phải chỉ giáo viên mới có quyền giải quyết. Sức mạnh thực sự của tiết sinh hoạt lớp (SHL) không chỉ nằm ở tiếng nói của giáo viên chủ nhiệm (GVCN), nó cần có sự đóng góp của mọi thành viên trong lớp. Học sinh cần được trao quyền bởi GVCN. Học sinh cần được nói, được hỏi, được nhận xét, được phán xét và được tôn trọng. Khi ấy, mỗi tiết SHL là một cơ hội để cả tập thể cùng chia sẻ, cùng giải quyết vấn đề và từ đó giáo viên sẽ thúc đẩy học sinh của mình học hỏi, giúp học sinh khám phá ra những điểm mạnh của bản thân đồng thời giảm bớt sự nhàm chán và căng thẳng trong mỗi tiết sinh hoạt tập thể của lớp. Khi cả học sinh và giáo viên có thể nói lên ý kiến và suy nghĩ trong một bầu không khí yên tĩnh, tôn trọng, và công bằng thì học sinh sẽ nhận ra rằng đó là lớp học của mình và chínhmình cũng được nắm quyền sở hữu, quyền đưa ra quyết định và tự hào về điều đó. Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị, học sinh tự biết mình cần phải sống có trách nhiệm để bảo vệ danh dự của chính cái tập thể mà ở đó học sinh có tiếng nói và được tôn trọng. Vì thế, tổ chức tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên lẫn học sinh. Giờ SHL có vai trò vô cùng quan trọng như thế nhưng vì nhiều lí do khác nhau, lâu nay trong các nhà trường thường chỉ chú trọng đến các giờ dạy văn hóa mà chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lí, tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt. Phần lớn các em học sinh cũng không có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú. Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12A5 từ 11A5 mà tôi chủ nhiệm năm 2018- 2019. Với sáng kiến kinh nghiệm của mình năm trước có nhiều ảnh hưởng tíchcực đốivới học sinh nên trong năm học 2019- 2020 tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Đổimới giờ sinh hoạtlớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực cho học sinh” ở một số hoạt độnglớn, ý nghĩa do nhà trường triển khai nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh
  • 4. 4 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp - Thông qua tiết sinh hoạt lớp phải khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng - Giúp GVCN nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng, hiểu được những khó khăn mà các em gặp phải trong đời sống và học tập để có những giải pháp kịp thời nhằm điều chỉnh việc tự quản, động viên, giúp đỡ và giáo dục các em, quản lí học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. - Xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm với nhau - Giúp nhà trường, ban giám hiệu bao quát các hoạt động của học sinh 2. Tên sáng kiến: Đổimới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực cho học sinh 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo - Số điện thoại: 0978924761 - E_mail: nguyenthinhung.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên Nguyễn Thị Nhung 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Tiết sinh hoạt trong tháng 9, 11,1 năm 2019-2020 tại lớp 12A5 trường THPT Trần Hưng Đạo. 6. Ngàysáng kiếnđược áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9 năm 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến I. Cơ sở lí luận Xã hội phát triển kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng… Gia
  • 5. 5 đình, cha mẹ phải bươn chải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lí, điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa. Đã có thờigian chúng ta chỉ coitrọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi việc giáo dục đạo đức, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, không được tập sinh hoạt tập thể, kỹ năng hòanhập cộng đồngcũng như tính tự quản. Ngoài việc học văn hóa, thời gian cònlại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng ẩu đả nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc kịp thời đại … Tất cả những hành động ấy đãgióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục và chính các em khi ngồi trên ghế nhà trường nắm bắt kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. 1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp Trong chương trình giáo dục ở trường THPT, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đây là tiết được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện tự đánh giá và đánh giá hoạt độnghọc tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồngthời xây dựng kế hoạchhoạt độngcho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lí, giám sát và tác động giáo dục của GVCN. Quá trình hoạt động sư phạm ở trường được tiến hành đồng thời cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quá trình phát triển toàn diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
  • 6. 6 Lớp 12 là năm học cuối cấp với nhiều áp lực học tập tuy nhiên không thể coi nhẹ các hoạt động ngoại khóa của nhà trường nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. Vì thế, hoạt độngchủ nhiệm lớp củagiáo viên càng cần thiết hơn, nhằm: + Qua tiết sinh hoạt các em có thể bày tỏ tâm tư, suy nghĩ của bản thân về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập từ đó tìm ra biện pháp giải quyết. + Thông qua tiết sinh hoạt lớp phải khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, nâng cao ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng… để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. Hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội, kĩ năng tổ chức các hoạt động….. + Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người thân, bạn bè,… Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình ; sống hoà nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tíchcực tham gia vào các công việc chung ; ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội ; ý thức chấp hành tốt những nội quy, quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức,… khi tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi nào. + Góp phần mở rộng các tri thức về tự nhiên, xã hội, con người,…mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và thời gian mở rộng. + Xây dựng được một lớp học có nề nếp, kỷ luật, đoàn kết, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tíchcực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Nề nếp tốt sẽ làm cho chất lượng học tập được nâng cao. 2. Vai trò, vị trí, chức năng của giáo viên chủ nhiệm 2.1. Vai trò, vị trí - Đốivới nhà trường, hội đồng sư phạm: Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cánh tay nối dài của ban giám hiệu, được thay mặt Hiệu trưởng quản lí và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu giáo dục, giáo viên chủ nhiệm vừa đóng vai trò quản lí, vừa đóng vai trò người thầy giáo, là người chủ
  • 7. 7 chốt của Nhà trường làm công tác giáo dục học sinh, là cầu nối với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu đồng thời cònđóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. - Đối với học sinh và tập thể lớp + GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt của học sinh. + Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết: Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể. + Ngườitổ chức các hoạtđộng giáo dục học sinh trong lớp: Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. - Đối với đoàn thể: tham mưu cho các đoàn thể trong trường như Đoàn thanh niên các nội quy, quy định cũng như phương hướng, biện pháp giáo dục học sinh - Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục:Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trongđó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. 2.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm - Chuyên gia trong việc lãnh đạo, quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo
  • 8. 8 dục của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách học sinh toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện. - Bồi dưỡng cán bộ lớp để họ tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp. - Tổnghợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Nhà trường về công tác giáo dục, rèn luyện của học sinh. - Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá học sinh trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội. 2.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có nhiều cấp (Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT)quyđịnh tại điều 31 về nhiệm vụ của giáo viên trường trung học là: a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; c) Phối hợp chặt chẽ với gia đìnhhọc sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuốikỳ và cuối năm học;đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. 2.4. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
  • 9. 9 Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có nhiều cấp (Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT) quy định tại điều 32 về quyền của giáo viên là: Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều 32 về quyền của giáo viên bộ môn, còn có những quyền sau đây: a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp 2.5. Công việc của giáo viên chủ nhiệm Với nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường phổ thông thì những công việc của giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện trong thực tế gồm: - Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm (hoàn cảnh gia đình đặc điểm học sinh về các mặt học lực, đạo đức, sức khoẻ,… dự báo về diễn biến trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh), trong đó đặc biệt quan tâm đến học sinh là con thương binh, học sinh nghèo vượt khó,… - Lập kế hoạch năm học dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học chung của nhà trường. - Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể + Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoànkết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác + Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm trong công việc của các thành viên trong tập thể + Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt độnggiáo dục toàn diện bằng các biện pháp cụ thể như sau:
  • 10. 10 + Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ bằng cách giáo viên chủ nhiệm có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ học mỗi ngày, đặc biệt là những ngày học đầu tuần. + Tổ chức 10 phút “truy bài” đầu giờ học mỗi ngày. Truy bài là biện pháp giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sang cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài. + Ban cán sự lớp theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường. + Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau: Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học. Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày. Tổ chức cho học sinh trao đổivề phương pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài liệu và thảo luận trên lớp. Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi. Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập. + Tổ chức tốt hoạt độngcủa các đoàn thể: giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với bí thư đoàn trường làm tham mưu cho các em hoạt động. Nội dung công tác của chi đoàn bao gồm: sinh hoạt chi đoàn hàng tháng, tổ chức kết nạp đoàn viên mới, kỉ niệm ngày lễ truyền thống 26 tháng 3, kỉ niệm ngày thành lập đảng 3 tháng 2, tham quan, du lịch cắm trại… + Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất thíchtham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (bóng đá, bóng chuyền hơi)… vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động này. Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa, quốc tế vũ, kịch. Tổ chức đêm ca hát theo chủ đề. Tổ chức thi báo tường giữa các tổ trong lớp Tổ chức công tác tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề
  • 11. 11 + Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh và tăng cườngsức mạnh đồngbộ nhằm đem lại hiệu quả. + Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của học sinh lớp chủ nhiệm trong suốtquá trình cũng như sơ kết, tổng kết năm học. + Quản lí, giám sát việc ghi chép, bảo quản các loại hồ sơ của học sinh Việc xác định đúng các công việc mình cần làm sẽ giúp cho giáo viên quản lí tốt học sinh của mình và học sinh phát triển toàn diện, tập thể lớp vững mạnh 3. Vị trí, vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức: lồng ghép trong quá trình dạy học ở trên lớp; lồng ghép thông qua môi trường giáo dục; lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp; lồng ghép thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong chuyên đề này chỉ bàn đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần ở lớp. Cũng như các khối lớp khác, ở lớp 12 mỗi tuần có 2 tiết hoạt động tập thể, trong đó có một tiết được dành cho sinh hoạt cuối tuần. Vậy, tiết này được xác định là một tiết nằm trong tổng số tiết học / tuần, theo quy định của Bộ GD – ĐT, do giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện. - Tiết sinh hoạt cuối tuần được tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì, kết hợp giáo dục học sinh về nhiều mặt; các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường cũng được phổ biến trong tiết này. - Tiết sinh hoạt cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong công việc chuyển giao các nhiệm vụ, các phong trào thi đua của nhà trường tới các lớp một cách kịp thời. - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều hành, tự quản của học sinh. - Tiết sinh hoạt cuối tuần giúp các em bộc lộ được khả năng nhận thức về hành vi, thái độ, tình cảm của mình khi tự đánh giá mình và đánh giá các bạn; khả năng nhìn nhận lại bản thân, so sánh sự tiến bộ của mình, của mình với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên. - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự sẻchia, thông cảm với bạn bè, với mọi người xung quanh; sẵn sàng gánh vác công việc chung của lớp, của trường,…hình thành nhân cách đúng đắn sau này cho các em.
  • 12. 12 - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là nơi để người thầy càng hiểu trò hơn, nhằm lựa chọn ra phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh đúng hướng. II. Thực trạng của vấn đề Để nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt, làm cho giờ sinh hoạt mới mẻ, hấp dẫn đã có một số thầy cô ở các tỉnh khác nhau thực hiện đổi mới. Thầy Cao Đức Bình - Giáo viên THPT Mường Chà (Điện Biên) đã thay đổi “kịch bản” giờ sinh hoạt lớp là tăng tính chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp. Trong kịch bản mới, lớp trưởng sơ kết tuần, giáo viên (GV) chủ nhiệm ghi nhận những học sinh (HS) có thành tíchtốt, nhắc nhở HS vi phạm và nhận xét chung, phổ biến kế hoạch tuần tới. Sau đó là hoạt động tập thể theo chủ đề và kịch bản đã được GV chuẩn bị trước. Thầy tổ chức các trò chơi hay tổ chức xem phim trong giờ sinh hoạt đã đem lại sự thích thú, vui vẻ cho học sinh đồng thời thầy cũng hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh, đưa ra các phương hướng giáo dục phù hợp và hiệu quả. Trong trường học của tôi, có tới 15/17 lớp học đề thực hiện tiết sinh hoạt theo quy trình chung như sau: I. Nội dung chính: (lớp trưởng điều hành toàn bộ chương trình) 1.Tổ Trưởng (tổ phó) các tổ: + Báo cáo tình hình học tập (tiến bộ hay có chiều hướng đi xuống) + Nề nếp, tác phong, trực vệ sinh: (nêu tên cụ thể từng học sinh vi phạm) + Thi đua của tổ mình trong tuần qua : Bao nhiêu điểm: …….Hạng :…… 2. Bí thư - Báo cáo kết quả thực hiện các phong trào tuần qua - Triển khai kế hoạch các phong trào Đoàn – Hội trong tuần tới. 3. Thủ quỹ - Ghi lên bảng: thu bao nhiêu, chi bao nhiêu (chi vào việc gì), còn tổng bao nhiêu cụ thể. - Báo cáo giải trình để cả lớp rõ. - Nêu tên những bạn chưa đóng quỹ tuần qua - Kế hoạch thu quỹ vào tuần tới
  • 13. 13 4. Lớp Phó học Học tập - Tổng kết số tiết A,B,C - Tình hình học tập các bạn trong lớp (thuộc bài, không thuộc bài, cụ thể từng học sinh vi phạm) - Nhận định chung tình hình của lớp sau một tuần học... + Tuần này có tiến bộ hơn so với tuần trước hay có chiều hướng đi xuống + Nếu tiến bộ ( ở mặt nào cụ thể), đi xuống (ở mặt nào) - Đưa ra biện pháp khắc phục và phương hướng cho tuần tới … 5. Lớp trưởng Nhận xét chung - Tuần này so với tuần trước - Nề nếp, thái độ học tập… - Tình hình nghỉ học (có phép - không phép, cụ thể tửng học sinh ) - Trật tự của các tổ hoặc các bạn bị phạt lao động (thực hiện tốt hay không tốt) - Đề ra biện pháp, phương hướng cho tuần tới - Những đề xuất với GVCN 6. Những HS vi phạm trong tuần Cá nhân, tập thể vi phạm (nội qui, học tập,nghỉ học không phép, trật tự…) đứng lên tự nhận lỗi và đưa ra biện pháp sửa chữa, khắc phục… 7. Ý kiến các thành viên trong lớp - Góp ý các nội dung của BCS lớp vừa báo cáo - Ý kiến với GVCN - Các ý kiến khác (nếu có) II. Nhận xét của GVCN - Tình hình học tập, nề nếp… - Nghỉ học (phép, không phép) - Khen thưởng - động viên HS đạt thành tích tốt, xử phạt những HS sai phạm…
  • 14. 14 - Biện pháp, phương hướng thực hiện tuần tới - Triển khai các thông báo của BGH, Đoàn – Hội….. - Kế hoạch thực hiện trong tuần tới - Những vấn đề khác (nếu có) III. Thảo luận phương hướng cho tuần tới - Khắc phục + Tiết B & C:………………………………………………………… + Đi trễ :………………….………………………………………….. + Nghỉ học không phép:…………………………………………….. + Không thuộc bài:………………………………………………….. - Phấn đấu + Học tập: không có bạn nào không thuộc bài (bài tập). + Nề nếp: không bạn nào vi phạm. + Thi đua tuần: phấn đấu đạt hạng 1. Đó là lối sinh hoạt truyền thống. Có hiệu quả không? Câu trả lời là có nhưng chưa cao. Vậy phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp là gì hay thực chất là nâng cao hiệu quả giáo dục nề nếp học sinh là gì? Đó là câu hỏi thường trực đối với mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm Biết được cách tổ chức sinh hoạt truyền thông sẽ đem lại hiệu quả không cao nhưng đa số giáo viên thường tập trung giờ dạy văn hóa nhằm nâng cao chuyên môn của mình, coinhẹ giờ sinh hoạt lớp, thường tổ chức giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh bởi các em không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Hiểu được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt, tôi đã tìm hiểu các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt, giúp các em hoàn thiện nhân cáchvà phát huy tính tích cực của học sinh. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
  • 15. 15 1. Một số kinh nghiệm đổi mới giờ sinh hoạt lớp * Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được một đội ngũ cán sự lớp có năng lực, nhiệt tình, gương mẫu, có tráchnhiệm cao và có uy tíntrước các bạnkhác. Độingũ này sẽhỗ trợ đắc lực cho các thầy cô chủnhiệm trong côngtác tổ chức, quản lí các hoạt độnggiáo dục học sinh lớp chủnhệm nói chung và thực hiện giờ sinh hoạt nói riêng. Bởi vì giờ sinh hoạt giáo viên chỉ giữ vai trò thiết kế, giám sát là chính, còn học sinh sẽ thi côngnên học sinh phải có ý thức tự quản, có khả năng tổ chức điều hành tốt. * Tạo hứng thú cho HS, GV chủ nhiệm cần: - Đa dạng hóa về nội dung tiết sinh hoạt lớp. Nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh và phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của học sinh, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh. Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh. Để học sinh được bàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao. - Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tíchcực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố. - Đa dạng hóa về hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp: tổ chức trò chơi, hội thảo, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thực hiện giờ sinh hoạt - Giáo viên phải thực sự giao lưu - đối thoại với học sinh, để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí. Khi các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng. Là người tổng chỉ huy tổ chức, thực hiện chủ trương, các kế hoạch của nhà trường và của lớp học và phát huy năng lực của các thành viên. Càng tận tâm, nhiệt huyết với nghề thì người giáo viên chủ nhiệm càng biết cáchuyển chuyển đặt mình vào vị trí các em, lắng nghe tích cực tiếng nói của học sinh để có những chia sẻ, uốn nắn, định hướng hiệu quả
  • 16. 16 - Cần khen chê học sinh đúng mức, đúng chỗ, đúng đối tượng.Nếu giáo viên chủ nhiệm biết khen chê đúng mực sẽkhiến học trò hứng thú trong học tập.Về nguyên tắc khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lí tích cực vì ai cũng thích khen. Nhưng tôi cũng xin lưu ý các đồng nghiệp một vài điều. Khi chúng ta khen học sinh thì sự khen ngợi đó phải cụ thể, gọi đúng tên bản chất sự việc. Thái độ khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người được khen. Đối với những hành vi tích cực mới cần khen ngay khi nó vừa xuất hiện, nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát... vừa có một tiến bộ nào đó. Ngay cả khi ta phê bình học sinh cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành nhận định liên quan đến nhân cách. Tuyệt đốitránh lối phê bình chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm cũ đã xảy ra từ lâu. * Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch (nội dung, cách thức sinh hoạt) cho từng tuần, từng tháng, cả kì và toàn năm học, trên cơ sở nhiệm vụ năm học, các hoạt độngchủ điểm của các tổ chức nhà trường, mục tiêu, kế hoạchcủa lớp chủ nhiệm. * Thiết kế giáo án sinh hoạt lớp cụ thể, chi tiết (theo mẫu chung). Tuy nhiên để giờ sinh hoạt đạt hiệu quả giáo viên giao nội dung chuẩn bị hoạt độngtập thể cho học sinh (theo nhóm hoặc tổ) trước hai tuần và phải duyệt trước khi các em thực hiện trên lớp trước ít nhất hai ngày.Thay vì cách làm xưa nay là GVCN “thuyết giảng” về bài học đạo đức một chiều; phê bình những sai phạm cũng như biểu dương những thành tích một chiều thì nay chúng ta đưa ra những “Chuyên đề” phù hợp cho học sinh trong giờ sinh hoạt cuối tuần. Nội dung các chuyên đề phải thật gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Có thể theo chủ điểm hàng tháng hoặc những vấn đề đang được xã hội quan tâm như môi trường sống, an toàn giao thông; tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi học trò;Hoặc chọnnghề cho tương lai như thế nào; tiêu tiền như thế nào khi chúng ta còn sống phụ thuộc vào cha mẹ; lợi íchcủa việc đọc sách và lòng đam mê tìm hiểu kiến thức; bạo lực gia đình và trách nhiệm của chúng ta; tự học như thế nào để có kết quả tốt; kinh nghiệm học giỏi bộ môn; khắc sâu kiến thức và phương pháp học tập…Khi đưa ra những chuyên đề này, những tình huống có vấn đề để phát huy trí lực học sinh; khơi gợi những bức xúc, những suy nghĩ đachiều đểcác em bộc lộ. Từđó, GVCN có sự định hướng đúng đắn; mở ra hướng suy nghĩ tích cực cho các em. Cần có thời gian, đầu tư chuẩn bị cho chuyên đề qua việc gần gũi, thân thiện để nắm tâm tư, tình cảm của học sinh cũng như những bức xúc, những vấn đề nhạy cảm mà các em không có dịp bày tỏ hoặc không biết tâm sựcùng ai. Tránh tình trạng thiếu
  • 17. 17 sự chuẩn bị hoặc chưa chuẩn bị chu đáo; vội đưa ra những vấn đề quá tầm nghĩ, tầm tư duy của học sinh sẽ gây khó khăn cho việc thảo luận. Cũng không nên tìm, đưa ra những vấn đề to tát của “người lớn” buộc các em phải “gồng mình” để trả lời khiên cưỡng, không thực tế, sáo rỗng… 2. Quy trình tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới Xây dựng tiết học thân thiện, học sinh tích cực. GVCN đóng vai trò vừa là nhà viết kịch bản vừa là đạo diễn và cũng là cá nhân tác động tíchcực trong giáo dục hoàn thiện nhân cáchcho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết học. Để hoàn thành tốt tiết sinh hoạt cần thực hiện theo các bước: Bước 1: Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp + Rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề, + Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông qua các nguồn: Sổ đầu bài, sổ theo dõi của Đoàn thanh niên, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp. Cần nắm và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến bộ, sa sút, yếu có cố gắng, thiếu tập trung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh trong lớp + Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo Bước 2: Tiến hành giờ sinh hoạt : Có thể chia thành 4 hoạt động lớn Hoạt động 1: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần (10phút đầu giờ) Đây là giờ sinh hoạt tự quản, giờ các em thực hiện đánh giá , tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong suốttuần học. GVCN tiếp tục nắm bắt tình hình lớp qua đó bổ sung thêm thông tin về sự tiến bộ hoặc sa sút của mỗi học sinh trong lớp để động viên hay uốn nắn kịp thời. * GVCN định hướng nội dung sinh hoạt: Nhận xét, đánh giá thực hiện các nề nếp: vệ sinh, trực nhật, ra vào lớp; ý thức học tập, chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập…phương hướng, kế hoạch tuần tới. * Lớp Trưởng điều khiển lớp: + Các tổ (Nhóm) trưởng cho các thành viên nhận xét, đánh giá, sau đó báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ (nhóm) trong tuần
  • 18. 18 + Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp; Phản ánh đúng saicủa quá trình theo dõicủa các tổ. Những trường hợp sai phạm chưa được báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương… + Bí thư, lớp phó học tập, lớp phó lao động, thủ quỹ bào cáo báo cáo về hoạt động của lớp trong hoạt động học tập, lao động, vệ sinh và tham gia các hoạt động chung của nhà trường. Thể hiện rõ những mặt làm được và chưa làm được từ đó đưa ta biện pháp khắc phục. + Lớp trưởng tổng kết : Dựa trên quá trình theo dõi, quản lí lớp trực tiếp trong suốt tuần học và qua báo cáo của các Tổ trưởng, các Ban, các thành viên trong lớp. Cần nêu rõ những mặt nổi bật trong tuần đồng thời vạch rõ những khiếm khuyết của tập thể, cá nhân trong lớp. Cuối cùng đề xuất tuyên dương cá nhân điển hình của lớp cũng như phê bình cá nhân vi phạm với GVCN + Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng tự quản của học sinh. Nêu cao được tinh đánh giá, tự đánh giá trước tập thể, giúp các em có được sự đoàn kết, thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể, đồng thời ngăn ngừa được mầm móng của những sai phạm về đạo đức học đường. + Đây cũng là điểm khó khăn nhất của tiết sinh hoạt tự quản vì: Thứ nhất: GVCN không điều hành trực tiếp hoạt động này. Thứ hai: Tâm lý học sinh thường e ngại khi tiến hành phê bình bạn, sợ bạn ghét, bị cô lập hoặc có thể có những hành động “trả thù” nên có xu hướng bao che Như vậy để hoạt động này được hiệu quả thì ngay từ đầu năm học GVCN cần phải xây dựng đội hình cán bộ lớp vững vàng, uy tín có thể thu hút, thuyết phục được tập thể. Đồng thời có sựtập dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm việc, phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp nhận xét trước tập thể như: tuyên dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục không nên dùng từ ngữ gay gắt gây tổn thương trực diện đến đốitượng bị phê bình. Bên cạnh đó GVCN cũng phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là công việc phải làm với mục tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ. Mọi người trong tập thể lớp bình đẳng, việc phê bình chỉ giúp hoàn thiện chứ không mang tính chất chỉ trích, trù dập hay cô lập một thành viên nào đó trong tập thể. Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo (5 phút)
  • 19. 19 Dựa trên sự định hướng trước của GVCN, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường, mục tiêu thi đua rèn luyện, lớp trưởng phác thảo kế hoạch thực hiện bao gồm: nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp.Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện. Kết thúc hoạt động 2, lớp trưởng mời GVCN cho ý kiến (Hiệu quả của mỗi tuần phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch đặt ra của tuấn trước đó) Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận xét và đánh giá (5 phút) Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập của các em + GVCN chọn ra một trong số HS được biểu dương trong tuần, mời HS đó nêu lên cách học tập tốt của bản thân cũng như lịch học tập của mình để các bạn tham khảo ; tuần khác lại thay đổibằng cáchyêu cầu các bạn trong lớp thảo luận : Làm cách nào để không quên đeo thẻ đến lớp? Cách chữa bệnh nói chuyện trong giờ học là gì? Học bài như thế nào cho nhanh thuộc ?...Cảlớp thảo luận và đưara biện pháp tốt nhất giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt. Bên cạnh đó, yêu cầu học sinh hứa trước lớp khắc phục lỗi .Thông qua việc làm này, cũng rèn kĩ năng giao tiếp cho những học sinh hay thiếu tự tin vì học yếu hay bị mắc lỗi, giúp các em mạnh dạn hơn, có trách nhiệm trong việc giữ lời hứa,… + GVCN cần đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kĩ năng tự quản cho lớp. + Cần phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các học sinh đã có sựcố gắng phấn đấu trong tuần. + Cần phê bìnhnhẹ nhàng nhưng cương quyết những cánhân sai phạm, chây lười, lơ là trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng học sinh cá biệt. + Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng buộc học sinh + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời góp ý bổ sung kế hoạch hoạt động theo định hướng giáo dục đã có. Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ (25 phút) Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt ngoài thái độ nhẹ nhàng GVCN cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như:
  • 20. 20 hát, kể chuyện vui, những trò chơi nhỏ… cũng có thể tổ chức sinh nhật cho các em có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần đang sinh hoạt đan xen hợp lí, linh hoạt giữa các hoạt động, cho học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ do các em tự đăng kí; các tiết mục biểu diễn cá nhân hoặc nhóm bạn là tùy thích,… mỗi tuần do một nhóm phụ trách biểu diễn… Có như thế giúp các em cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú tăng thêm hiệu quả giờ sinh hoạt lớp. Để tổ chức các hoạt độngbổ trợ cho học sinh trong lớp đạt hiệu quả cao, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:  Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh.  Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.  Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.  Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của học sinh.  Các hoạt động càng đa dạng phong phú, các em càng tíchcực tham gia, đó là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành. Các công việc giáo viên và học sinh cần thực hiện cho hoạt động bổ trợ - GVCN xây dựng kế hoạch, phổ biến kế hoạch thực hiện các hoạt độngbổ trợ tới học sinh trong lớp - GVCN và học sinh chuẩn bị các nội dung theo kế hoạch - Thực hiện các hoạt động bổ trợ trong các giờ sinh hoạt Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng các phương pháp được sử dụng trong hoạt động 4- hoạt động bổ trợ hưởng ứng một số hoạt động lớn, có ý nghĩa theo kế hoạch của đoàn trường nhằm nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt, giáo dục đạo đức, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em phát triển toàn diện 3. Một số phương pháp sử dụng trong tiết sinh hoạt 3.1. Kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên HUYỆN ĐOÀN TAM DƯƠNG BCH ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Tam Dương, ngày 15 tháng 9 năm 2019
  • 21. 21 KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NĂM HỌC 2019 - 2020 Kính gửi: - Chi bộ Đảng - BGH Trường THPT Trần Hưng Đạo; - BCH Huyện Đoàn Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ vào kế hoạch năm học 2019 - 2020 của Chi bộ Đảng - BGH nhà trường, của BCH Huyện Đoàn Tam Dương. Thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn trường học và phong trào TN năm học 2019 – 2020. Nhằm xây dựng Đoàntrường THPT Trần Hưng Đạo là một tổ chức Đoàn vững mạnh, sôi nổi trong các hoạt động phong trào, kỷ cương, nề nếp trong học tập và rèn luyện. BCH Đoàn trường nhiệm kỳ 2019 – 2020 lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp năm học 2019 – 2020 như sau: I/ MỤC ĐÍCH. - Xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học trong năm học 2019 – 2020 nhằm phục vụ cho công việc một cách có hiệu quả. - Từ kế hoạch đề ra, BCH Đoàn sẽlinh hoạt hơn trong hoạt động, có sựđiều chỉnh phù hợp dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường cũng như của Huyện Đoàn Tam Dương. II/ YÊU CẦU - BCH đoàn trường thực hiện tốt công tác chuyên môn cũng như công tác đoàn. - Các chi đoàn thực hiện tốt quy định của nhà trường về kỷ cương, nề nếp. - Các chi đoàn tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung do Đoàn trường triển khai. III/ THỜI GIAN: Từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020 IV/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ Tháng Chủ đề Nội dung các hoạt động Ngày/ tháng Chủ trì thực hiện 9 Chào năm học mới Chương trình khai giảng + Chương trình Chào năm học mới 05/9 Nhà trường + ĐTN
  • 22. 22 Đại hội chi đoàn, Đại hội đoàn trường. 08/9 – 15/9 ĐTN Triển khai thể dục giữa giờ, võ cổ truyền, dân vũ vào TDGG 06/9 – 30/9 ĐTN + GVTC Trung thu “ Tết đoàn viên – Hội thi khéo tay hay làm” 22/9 ĐTN – GVCN – Các chi đoàn Ngoại khóa “Tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT” 26/9 Phòng CSGT – Nhà trường - ĐTN – 11A1 Ngoại khóa “ Phòng chống rác thải nhựa” 30/9 ĐTN 10 Chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 Tuyên truyền “ Sức khỏe sinh sản VTN” 15/10 TTDS KHHGĐ - ĐTN + 11A6 Phát động Xổ số học tập tháng 10 + 11 05/10 – 28/10; 29/10 – 22/11 ĐTN Ngoại khóa Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam Chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 19/10 ĐTN - CĐ Hội thi TDTT 05 tổ chuyên môn (Công đoàn phụ trách) 19/10 Công đoàn 11 - Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo, Kỷ + Thi TDTT: - Bóng chuyền hơi Nam – nữ. + Thi VH –VN : - Hội diễn văn nghệ giữa các chi đoàn - Làm báo tường, tập san 27/10 – 20/11 ĐTN + GVCN + GVTC
  • 23. 23 niệm Ngày nhà giáo VN 20/11 - Thao giảng chi đoàn giáo viên Kết nạp đoàn 15/11 ĐTN Kỷ niệm Ngày nhà giáo VN 20/11 20/11 Nhà trường 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Kỷ niệm ngày thành lập QĐND VN 22/12 Ngoại khóa: Thanh niên với tình bạn, tình yêu, gia đình 10/12 ĐTN – 10A1 Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ Huyện Tam Dương 20/12 ĐTN Ngoại khóa: “ Văn học dân gian” 17/12 Tổ Văn – NN + ĐTN Gặp mặt và thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách trong nhà trường 21/12 Công đoàn Ngoại khóa trải nghiệm cho GV - HS (Kế hoạch kèm theo) 22/12 Nhà trường Ngoại khóa “ Bài học, kết quả thu được qua buổi tham quan trải nghiệm thực tế”. 30/12 ĐTN 1,2 Mừng Đảng, mừng xuân Canh Tý, mừng đất nước đổi mới Hội trại xuân Canh Tý 2020” 18/01 ĐTN - GVCN
  • 24. 24 3 Kỷ niệm 110 năm Ngày Quốc tê Phụ nữ 08/3 và 89 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 * Hội thi - TDTT: giải bóng đá học sinh - VH -VN: Dân vũ 14/2 – 26/3 ĐTN + GVCN + GVTC - Ngoại khóa: Chào mừng 110 năm Ngày quốc tế Phụ Nữ 08/3 07/3 ĐTN - CĐ - Kỷ niệm 88 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Chung kết dân vũ 26/3 ĐTN + GVCN - Ngoại khóa: Thi tìm hiểu kiến thức KHXH 16/3 Tổ Sử - Địa + ĐTN Tư vấn hướng nghiệp 01/3 – 30/3 ĐTN – Ban TVHN 4,5 Thanh niên làm theo lời Bác Ngoại khóa: Khi tôi 18 01/4 ĐTN Ngoại khóa: Phòng chống bạo lực học đường 15/4 ĐTN – chi đoàn 11A1 Văn nghệ Bế giảng 2019 - 2020 25/5 ĐTN 6 Nghỉ hè- tiếp sức mùa thi - Gửi danh sách sinh hoạt hè - Tuyển sinh vào 10 - Thi THPT QG năm 2020. 6/2020 ĐTN 7 Thanh niên với phong trào đền ơn đáp nghĩa - Chăm sóc, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tam Dương 27/7 - ĐTN + CĐ 8 Thanh niên với -Chuẩn bị chương trình Khai giảng năm học 2020 - 2021 8/2020 - ĐTN
  • 25. 25 tinh thần Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9 - Hội thao tuần học Quân Sự đầu năm 8/2020 - ĐTN + GV GDTC Trên đây dự thảo kế hoạch các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp của Đoàn trường THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kỳ 2019 – 2020. Nơi nhận: - BTV Huyện đoàn Tam Dương; - Chi bộ Đảng- BGH; - Lưu VPĐ. TM. NHÀ TRƯỜNG T/M. BCH ĐOÀN TRƯỜNG BÍ THƯ Hà Ngọc Hưng 3.2. Kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm Tháng Chủ đề Nội dung Ngày/ tháng 9 Chào năm học mới Tuần 1: Cuộc thi viết ý tưởng cho tết đoàn viên 07/9 Tuần 2: Hướng dẫn học tập một số quy định về luật giao thông đường bộ 14/9 Tuần 3: Tư vấn hướng nghiệp về ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp 21/9 Tuần 4: Tìm hiểu tác hại của rác thải nhựa và giải pháp “phòng trống rác thải nhựa” 28/9 10 Chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 Tuần 1: Buổi thảo luận về hậu quả khi mang thai ở tuổi 17 (lớp 12) và phát động vé số học tập chào mừng 20/10 và 20/11 5/10
  • 26. 26 Tuần 2: văn nghệ chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 12/10 Tuần 3,4: tổng kết vé số học tập đợt 1 và trao thưởng học sinh nhiều vé số học tập 19/10 11 - Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo, Kỷ niệm Ngày nhà giáo VN 20/11 Tuần 2: Thi vẽ báo tường 9/11 Tuần 3: Thi văn nghệ và tổng kết vé số học tập, tuyên dương khen thưởng 16/11 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN 22/12 Tuần 1: Thảo luận về tình bạn tình yêu tuổi học trò 7/12 Tuần 3: Chủ đề viết “ Lời cảm ơn” hướng tới ngày 27/7 15/12 1,2 Mừng Đảng, mừng xuân Kỷ Hợi, mừng đất nước đổi mới Tuần 1, tháng 1: Thi viết ý tưởng cho hội trại xuân Canh Tý 4/01 Tuần 1, tháng 2: Chủ đề “Lễ tình nhân” 8/2 3 Kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tê Phụ nữ 08/3 và 87 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 Tuần 1: Viết lời yêu thương tới người phụ nữ em yêu nhất 1/3 Tuần 2: Thi tìm hiểu về kiến thức khoa học xã hội (3 đội, 9 học sinh) 14/3 Tuần 3: Thi dân vũ 21/3 4,5 Thanh niên làm theo lời Bác Tuần 2: Thảo luận “Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào tới việc học tập” 11/4
  • 27. 27 Tuần 4:Tư vấn hướng nghiệp “Chọn nghề” sau khi ra trường 18/4 3.3. Tổ chức thực hiện giờ sinh hoạt lớp Trong đề tài này tôi xin đưa ra một số buổi sinh hoạt đổi mới trong tháng 9, 11,1 mà tôi đã thực hiện và thu được kết quả 3.3.1. Sinh hoạt tháng 9 TUẦN 4: HỘI THẢO TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA VÀ GIẢI PHÁP “PHÒNG TRỐNG RÁC THẢI NHỰA” Ngày soạn: 21/9/2019 1. Mục đích - tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đến học sinh về tác hại của rác thải nhựa và túi nilon khó phân hủy đối với kinh tế - xã hội, môi trường sống và sức khỏe con người. - Đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa và túi nilon khó phân hủy - Nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh 2. Chuẩn bị của GVCN, HS - Đối với giáo viên: Chuẩn bị kế hoạch, phổ biến kế hoạch, phân công công việc cho nhóm học sinh TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO CHI ĐOÀN 12A5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tam Dương, ngày 21 tháng 09 năm 2019 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO PHÒNG CHỐNG RÁC THẢI NHỰA Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT Trần Hưng Đạo và căncứ vào kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ củaĐoàn trường THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kì 2019 – 2020.
  • 28. 28 Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của trường lớp 12A5 xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo phòng chống rác thải nhựa , cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA - tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đến học sinh về tác hại của rác thải nhựa và túi nilon khó phân hủy đối với kinh tế - xã hội, môi trường sống và sức khỏe con người. - Đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa và túi nilon khó phân hủy - Nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 1. Thời gian - 10h30, thứ bảy, ngày 28/09/2019 2. Địa điểm Lớp 12A5- Trường THPT Trần Hưng Đạo 3. Đối tượng tham gia - Học sinh lớp 12A5 III. CHƯƠNG TRÌNH 1/ Chủ đề: “Phòng chống rác thải nhựa”. 2/ Hình thức - 2 nhóm HS: + Nhóm 1 làm bài thuyết trình về tác hại của rác thải nhựa + Nhóm 2 vẽ khẩu hiệu tuyên truyền phòng trống rác thải nhựa III. DỰ TRÙ KINH PHÍ - Chi phí: 100.000/2 nhóm - Kinh phí được trích từ quỹ lớp 70%, Hỗ trợ GVCN+ Hội phụ huynh học sinh 30%
  • 29. 29 IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. Nhóm 1: Nhóm trưởng Nguyễn Quang Minh và 12 thành viên cùng hoàn thành nhiệm vụ 2. Nhóm 2: Nhóm trưởng Bùi Văn Quyến và 18 thành viên cùng hoàn thành nhiệm vụ Chú ý: - Các học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung thi. - Nếu học sinh nào không tham gia sẽ xem xét xếp hạnh kiểm tháng 9. Nơi nhận: - Đoàn trường. - Các tổ trong lớp 12A5 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Nguyễn Thị Nhung - Đối với học sinh: Thực hiện theo kế hoạch và sự phân công của GVCN 3. Tiến trình a. Ổn định lớp và kiểm diện - Kiểm diện Lớp Ngày dạy Học sinh vắng 12A5 28/09/2019 b. Sinh hoạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạtđộng 1:Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần (5 phút đầu giờ) - Tổ Trưởng: Báo cáo tình hình học tập, nề nếp, tác phong, trực vệ sinh, thi đua của tổ mình trong tuần qua - Lớp Phó học Học tập: nhận xét tình hình học tập các bạn trong lớp - Lớp trưởng: nhận xét chung
  • 30. 30 - Những HS vi phạm trong tuần: nhận lỗi - Ý kiến các thành viên trong lớp Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo (3 phút) Lớp trưởng: đưa ra biện pháp, phương hướng thực hiện tuần tới Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận xét và đánh giá (5 phút) Nhận xét Tình hình học tập, nề nếp Kế hoạch thực hiện trong tuần tới Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ (30-35 phút) GV: Tuyên bố bắt đầu hội thảo GV yêu cầu nhóm 1 thuyết trình về tác hại rác thải trước, sau đó tiến hành thảo luận về giải pháp phòng trống rác thải GV yêu cầu nhóm 2 trưng bày sản phẩm và thuyết trình về các khẩu hiệu trên lọ thủy tinh (sự dụng uống nước không dùng trai nhựa 1 lần) - GVCN tổng kết buổi hội thảo và nêu nguyện vọng sau buổi hội thảo học sinh sẽ có ý thức trong việc phòng trống rác thải - Buổi sinh hoạt kết thúc HS cử người thuyết trình nội dung của nhóm mình và nói lên suy nghĩ của bản thân về tác hại của rác thải và đưa ra giải pháp phòng chống. 3.3.2. Sinh hoạt tháng 11 TUẦN 2: CUỘC THI VẼ BÁO TƯỜNG Ngày soạn: 2/11/2019 1. Mục đích - Tạo sân chơi lành mạnh, bổ íchđể học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam
  • 31. 31 - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn 2. Chuẩn bị của GVCN, HS - Đốivới giáo viên: Chuẩn bị kế hoạchcho cuộc thi, phổ biến kế hoạch, phân công công việc cho nhóm học sinh TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO CHI ĐOÀN 12A5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tam Dương, ngày 2 tháng 11 năm 2019 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI VẼ BÁO TƯỜNG Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT Trần Hưng Đạo và căncứ vào kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ củaĐoàn trường THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kì 2019 – 2020. Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của trường lớp 12A5 xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi vẽ báo từơng Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA - Tạo sân chơi lành mạnh, bổ íchđể học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn - Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức "Tôn sư trọng đạo" cho HS II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 1. Thời gian - 10h30, thứ bảy, ngày 9/11/2019 2. Địa điểm Lớp 12A5- Trường THPT Trần Hưng Đạo
  • 32. 32 3. Đối tượng tham gia - Học sinh lớp 12A5 III. CHƯƠNG TRÌNH 1/ Chủ đề: “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”. 2/ Hình thức - 3 nhóm HS vẽ nội dung báo trên tờ giấy Ao và chuẩn bị bài thuyết trình về chủ đề mà nhóm lựa chọn - Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra tổ có ý tưởng hay nhất tham gia cuộc thi vẽ báo tường cấp trường 3/ Thành phần Ban giám khảo STT Họ và tên Ghi chú 1 GVCN: Nguyễn Thị Nhung Trưởng ban 2 Lớp trưởng: Phùng Thị Nga Uỷ viên 3 Bí thư: Phùng Văn Toàn Uỷ viên 4/ Quy định, tiêu chí, thang điểm cho sản phẩm thi - Thang điểm: 100 điểm - Các sản phẩm thi phải được trình bày đẹp, theo đúng chủ đề: “Ngày nhà giáo Việt Nam” theo tiêu chí như sau: Tiêu chí Điểm Tổng Hình thức Giấy Ao 5 20 nẹp 5 màu sắc 5 lề báo 5 Nội dung Chủ đề 5 70
  • 33. 33 Xã luận 15 Thơ 10 Đoạn văn 10 Góc cười 10 Nhạc 5 Tranh ảnh 10 Hòm thư 5 Điểm khuyến khích Các nội dung khác 10 10 5/ Cơ cấu giải thưởng Giải thưởng bao gồm: 01 giải nhất. III. DỰ TRÙ KINH PHÍ - Chi phí: 50.000/1 nhóm - Tiền thưởng: 50.000/1 giải nhất Kinh phí được tríchtừ quỹ lớp 70%, Hỗ trợ GVCN+ Hội phụ huynh học sinh 30% IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. Nhóm 1: Nhóm trưởng Nguyễn Trọng Nhân và 9 thành viên cùng hoàn thành nhiệm vụ 2. Nhóm 2: Nhóm trưởng Bùi Văn Quyến và 10 thành viên cùng hoàn thành nhiệm vụ 3. Nhóm 3: Nhóm trưởng Nguyễn Văn Quỳnh và 10 thành viên cùng hoàn thành nhiệm vụ Chú ý: - Các học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung thi. - Nếu học sinh nào không tham gia, hoặc thuê làm sản phẩm về để dự thi thì lớp sẽ loại phần thi và trừ 40 điểm vào thi đua của tổ đó trong tháng 11/2019.
  • 34. 34 Nơi nhận: - Đoàn trường. - Các tổ trong lớp 12A5 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Nguyễn Thị Nhung - Đối với học sinh: Thực hiện theo kế hoạch và sự phân công của GVCN 3. Tiến trình a. Ổn định lớp và kiểm diện - Học sinh xếp bàn ghế ngay theo ba dãy tưỡng ứng với 3 tổ - Treo sản phẩm của tổ lên bảng theo thứ tự - Kiểm diện Lớp Ngày dạy Học sinh vắng 12A5 9/11/2019 b. Sinh hoạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạtđộng 1:Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần (5 phút đầu giờ) - Tổ Trưởng: Báo cáo tình hình học tập, nề nếp, tác phong, trực vệ sinh, thi đua của tổ mình trong tuần qua - Lớp Phó học Học tập: nhận xét tình hình học tập các bạn trong lớp - Lớp trưởng: nhận xét chung - Những HS vi phạm trong tuần: nhận lỗi - Ý kiến các thành viên trong lớp Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo (3 phút) Lớp trưởng: đưa ra biện pháp, phương hướng thực hiện tuần tới Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận xét và đánh giá (5 phút) Nhận xét Tình hình học tập, nề nếp Kế hoạch thực hiện trong tuần tới
  • 35. 35 Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ (30-35 phút) GV: Tuyên bố bắt đầu cuộc thi vẽ báo tường GV yêu cầu 3 nhóm treo sản phẩm của tổ lên bảng theo thứ tự 1-2-3 và yêu cầu cử người thuyết trình về nội dung báo tường của tổ Ban giám khảo quan sát, nhận xét và đưa ra quyết định về sản phẩm xuất sắc nhất. Góp ý, bổ sung cho sản phẩm để chuẩn bị dự thi cấp trường ngày 15/11. - GVCN chúc mừng tổ xuất sắc nhất và động viên khuyến khích học sinh học tập và rèn luyện tốt trong tuần tới - GVCN triển khai kế hoạch về cuộc thi vẽ báo tường ngày 15/11 chào mừng ngày 20/11 - Buổi sinh hoạt kết thúc HS các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và cử người thuyết trình về ý tưởng của tổ TUẦN 3: CUỘC THI VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM VÀ TỔNG KẾT VÉ SỐ Ngày soạn: 9/11/2019 1. Mục đích - Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, năng khiếu của bản thân hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho HS
  • 36. 36 - Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức "Tôn sư trọng đạo" cho HS - Tìmra học sinh xuất sắc đạt được nhiều vé số nhất, trao thưởng từ đó động viên khuyến khích học sinh học tập và rèn luyện tốt. 2. Chuẩn bị của GVCN, HS - Đốivới giáo viên: Chuẩn bị kế hoạchcho cuộc thi, phổ biến kế hoạch, phân công công việc cho nhóm học sinh TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO CHI ĐOÀN 12A5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tam Dương, ngày 9 tháng 11 năm 2019 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI VĂN NGHỆ Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT Trần Hưng Đạo và căncứ vào kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ củaĐoàn trường THPT Trần Hưng Đạo nhiệm kì 2019 – 2020. Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của trường lớp 12A5 xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA - Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, năng khiếu của bản thân hướng tới cuộc thi báo tường cấp trường chủ đề ngày nhà giáo Việt nam - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết - Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn - Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức "Tôn sư trọng đạo" cho HS - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho HS II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 1. Thời gian
  • 37. 37 - 10h30, thứ bảy, ngày 16/11/2019 2. Địa điểm Lớp 12A5- Trường THPT Trần Hưng Đạo 3. Đối tượng tham gia - Học sinh lớp 12A5 III. CHƯƠNG TRÌNH 1/ Chủ đề: “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”. 2/ Hình thức - HS trong lớp có thể lựa chọn thể loại hát, nhảy dân vũ, múa.... để tham gia cuộc thi - Học sinh có thể lựa chọn biểu diễn theo nhóm hoặc cá nhân - HS hay nhóm HS đăng kí với GVCN tiết mục tham gia - Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra tiết mục hay nhất tham gia hội văn nghệ cấp trường - Bí thư và 2 lớp phó (học tập và chuyên cần) thống kê vé số và chuần bị phần thưởng 3/ Thành phần Ban giám khảo STT Họ và tên Ghi chú 1 Cô: Bùi Thị Nga- Phó bí thư đoàn trường Trưởng ban 2 GVCN: Nguyễn Thị Nhung Uỷ viên 3 Lớp trưởng: Phùng Thị Nga Uỷ viên 4/ Quy định, tiêu chí, thang điểm cho các tiết mục STT Tiêu chí Điểm Tổng 1 Điểm nội dung: đúng chủ đề theo kế hoạch cuộc thi. 10đ 100 điểm 2 Điểm biểu diễn: 60đ
  • 38. 38 STT Tiêu chí Điểm Tổng - Động tác đều, - đẹp, - tự tin - đảm bảo thời gian đúng theo quy định. 3 Điểm trang phục: - Đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, - Đảm bảo nét văn hóa, phù hợp với tiết mục dự thi 20đ 4 Điểm khuyến khích: tiết mục biểu diễn mang tính độc đáo, sáng tạo. 10đ 5. Cơ cấu giải - Văn nghệ: 01 giải nhất đơn ca và 1 giải nhất tập thể - Vé số: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải ba III. DỰ TRÙ KINH PHÍ - Chi phí: do lớp chi trả cho các tiết mục - Tiền thưởng: 50.000/1 giải nhất, 30.000/ 1 giải nhì, 20.000/ 1 giải ba Kinh phí được tríchtừ quỹ lớp 70%, Hỗ trợ GVCN+ Hội phụ huynh học sinh 30% IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 1. HS tập luyện theo tiết mục đăng kí 2. Bí thư và lớp phó tổng kết vé số và chuẩn bị phần thưởng 2. GV chuẩn bị kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho HS Chú ý: - Tất cả học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung thi. - Nếu HS nào không tham gia sẽ trừ điểm thi đua của học sinh đó và xét vào hạnh kiểm tháng 11.
  • 39. 39 Nơi nhận: - Đoàn trường. - Các tổ trong lớp 12A5 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Nguyễn Thị Nhung - Đối với học sinh: Thực hiện theo kế hoạch và sự phân công của GVCN 3. Tiến trình a. Ổn định lớp và kiểm diện - Học sinh xếp bàn ghế ra hành lang và 2 bàn cho ban giám khảo - Kiểm diện Lớp Ngày dạy Học sinh vắng 12A5 16/11/2019 b. Sinh hoạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần (5 phút đầu giờ) - Tổ Trưởng: Báo cáo tình hình học tập, nề nếp, tác phong, trực vệ sinh, thi đua của tổ mình trong tuần qua - Lớp Phó học Học tập:nhận xét tình hình học tập các bạn trong lớp - Lớp trưởng: nhận xét chung - Những HS vi phạm trong tuần: nhận lỗi - Ý kiến các thành viên trong lớp Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo (3 phút) Lớp trưởng: đưa ra biện pháp, phương hướng thực hiện tuần tới Hoạt động 3: GVCN góp ý, nhận xét và đánh giá (5 phút) Nhận xét Tình hình học tập, nề nếp Kế hoạch thực hiện trong tuần tới
  • 40. 40 Hoạt động 4- Hoạt độngbổ trợ (30- 35 phút) Phần 1: thi văn nghệ GV: Tuyên bố bắt đầu hội thi văn nghệ chủ đề Ngày nhà giáo Việt Nam GV phân công em Phùng Thị Nga (ủy viên ban giám khảo) sẽ dẫn dắt chương trình: bốc thăm thứ tự và thể hiện theo thứ tự Ban giám khảo quan sát, nhận xét và đưa ra quyết định về tiết much hay nhất. Góp ý, bổ sung cho sản phẩm để chuẩn bị dự thi cấp trường chiều ngày 18/11. Phần 2: Vé số - Bí thư tổng kết số lượng vé số của lớp và từng học sinh. Từ đó tuyên bố giải nhất, nhì, ba thuộc về các bạn nào - GVCN và khách mời lên trao thưởng và chúc mừng - GVCN chúc mừng tiết mục xuất sắc nhất và động viên khuyến khích học sinh học tập và rèn luyện tốt trong tuần tới - GVCN triển khai kế hoạch tuần sau - Buổi sinh hoạt kết thúc HS hoặc các nhóm HS thể hiện tiết mục của mình theo tứ tự bốc thăm trước đó Bí thư tổng kết vé số và công bố 1 bạn nhiều vé số nhất, 2 bạn nhì, 2 bạn ba 3.3..3. Sinh hoạt tháng 1
  • 41. 41 TUẦN 4: THẢO LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ “CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG VIRUS CORONA” Ngày soạn: 30/1/2020 1. Mục đích - Cung cấp những hiểu biết cơ bản về loại virus corona - Chủ độngtuyên truyền phòng chống dịch coronađến học sinh giúp bản thân học sinh tránh được nguy cơ lây nhiễm virus, giảm ảnh hưởng tới cộng đồng 2. Chuẩn bị của GVCN, HS - Đối với giáo viên: Chuẩn bị bài thuyết trình trong buổi thảo luận, phân công công việc cho học sinh - Đốivới HS: Mỗi học sinh tìm hiểu về cấu tạo virus corona, cáchlây nhiễm, cách phòng chống lây nhiễm 3. Tiến trình a. Ổn định lớp và kiểm diện Lớp Ngày dạy Học sinh vắng 12A5 01/02/2020 b. Sinh hoạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổngkết và đánh giá hoạt động trong tuần (5 phút đầu giờ) - GV hỏi thăm tình hình sức khỏe của học sinh sau những ngày nghỉ tết nguyên đán - Yêu cầu học sinh thực hiện nề nếp, học tập nghiêm túc chuẩn bịcho kì thi THPT sắp tới - Hỏi thăm sức khỏe của một số học sinh và gia đình nằm ở thôn có người mắc bệnh
  • 42. 42 Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo (3 phút) Lớp trưởng: đưa ra biện pháp, phương hướng thực hiện tuần tới Hoạtđộng 3: GVCN góp ý, nhận xét và đánh giá (5 phút) Kế hoạch thực hiện trong tuần tới Hoạt động 4- Hoạt động bổ trợ (30-35 phút): Thảo luận với chủ đề“ Chung tay phòng chống virus corona” GVCN nêu lí do của buổi thảo luận GVCN với chuyên môn của mình là môn sinh học kết hợp với những tìm hiểu về virus corona, cách truyền nhiễm và phòng chống xây dựng bài thuyết trình bằng powerpoint Trong quá trình thuyết trình nhằm mục đíchtuyên truyền GVCN cùng học sinh thảo luận. Học sinh nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề để cùng nhau hiểu rõ và đưa ra biện pháp phòng chống - GVCN nhấn mạnh và nhắc nhở cách phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của virus. GV yêu cầu học sinh về nhà tuyên truyền cho người thân và bạn bè về các biện pháp phòng chống virus - GVCN triển khai kế hoạch tuần sau - Buổi sinh hoạt kết thúc HS nêu suy nghĩ, quan điểm của mình về cách phòng chống virus corona 7.2. Kết quả thực nghiệm 7.2.1. Sinh hoạt tháng 9 TUẦN 4: HỘI THẢO TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA VÀ GIẢI PHÁP “PHÒNG TRỐNG RÁC THẢI NHỰA” 1. Ngày thực hiện: 28/09/2019
  • 43. 43 2. Minh chứng Chai đựng nước có vẽ các khẩu hiệu tuyên truyền phòng chống rác thải
  • 44. 44 Hoạt động ngoại khóa phòng chống rác thải nhựa của nhà trường 7.2.2. Sinh hoạt tháng 11 TUẦN 2: CUỘC THI VẼ BÁO TƯỜNG 1. Ngày thực hiện: 9/11/2019 - Kết quả: Tổ 3 với chủ đề Bụi phấn đạt giải nhất 2. Minh chứng 3. Kết quả cấp trường: Đạt giải nhất cấp trường TUẦN 3: CUỘC THI VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
  • 45. 45 1. Ngày thực hiện: 16/11/2019 - Kết quả: Tiết mục dân vũ “Bubble up” và đơn ca em Vũ Trường Sơn 2. Minh chứng 3. Kết quả cấp trường: 2 tiết mục đề đạt giải khuyến khích 7.2.3. Sinh hoạt tháng 1 TUẦN 4: THẢO LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ “CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG VIRUS CORONA”
  • 46. 46 1. Ngày thực hiện: 01/02/2020 2. Minh chứng Buổi sinh hoạt tìm hiểu về virus corona và cách phòng tránh sự lây nhiễm virus Học sinh thực hiện đeo khẩu trang, một trong các cách phòng chống lây nhiệm virus corona 7.3. Những bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được những bài học quý giá để bổ sung cho kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình như sau:
  • 47. 47 - Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Giám hiệu, bám sát chủ đề kế hoạch thực hiện. - Chủ động trong côngviệc, nắm bắt sự kiện một cáchnhanh nhất để đưa vào xây dựng kế hoạch đúng thời điểm (phòng trào phòng chống rác thải nhựa, dịch bệnh do virus corona) - Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh. - Phối hợp nhịp nhàng với các đoànthể trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh. - Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh khi thực hiện chuyên đề để cùng tháo gỡ những vướng mắc của học sinh. - Bám sát lớp vì giáo viên là người có vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở động viên học sinh lớp mình tham gia và thực hiện các chỉ tiêu đề ra của lớp mình. Sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ giúp quen dần và mạnh dạn khi làm việc với tập thể, các em sẽ học tập lẫn nhau, đó cũng thể hiện sự đổimới trong công tác chủ nhiệm, công tác quản lí và tính tự quản từ học sinh. Qua đó các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồngbào… và sẽ xúc động hơn, ý nghĩa hơn khi các em học tập chăm chỉ, tiến bộ, chăm ngoan không vi phạm nội quy của trường, của lớp, tất cả việc làm của học sinh và giáo viên là bài học quý báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Kế hoạch tổ chức - Máy tính, máy chiếu - Kinh phí 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)theo các nội dung sau 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
  • 48. 48 - Đối với giáo viên: Khi thực hiện đề tài đổi mới giờ sinh hoạt, tôi thu được một số lợi ích sau + Giúp tôi nắm bắt được tâm tư, tình cảm, tính cách của học sinh từ đó có biện pháp giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Một số học sinh còn thụ động, chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ … ngại thể hiện quan điểm trước tập thể. Nhiều HS muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân ….Khi thấy được điều này, tôi đã trực tiếp phân công công việc cụ thể, khuyến khích học sinh tham gia cùng các học sinh khác. + Qua các hoạt động giờ sinh hoạt, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học đồng thời + GVCN sẽ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, đặt mình vào vị trí các em, lắng nghe tích cực tiếng nói của học sinh để có những chia sẻ, uốn nắn, định hướng hiệu quả. + Thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng trong các vấn đề chung như: phòng chống rác thải nhựa, phòng chống lây nhiễm bệnh Covid-19…. - Đối với học sinh: Các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tíchcực. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bèphái trong đờisốngtập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình qua các hoạt động 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, và ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ học sinh học ở trường phổ thông. - Giúp học sinh có tinh thần thoải mái, vui vẻ mỗi khi đến lớp, đến trường. HS say mê và hứng thú học tập; chủ động, tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa; phát triển tư duy sáng tạo. Kết quả: học sinh phát triển toàn diện. 11. Danhsáchnhững tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
  • 49. 49 Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 12A5 Trường THPT Trần Hưng Đạo Chủ nhiệm 2 Nguyễn Thị Nhung Trường THPT Trần Hưng Đạo Chủ nhiệm Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tuy đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao côngtác chủ nhiệm lớp, thực hiện mục tiêu cuối cùng là giúp các em học sinh phát triển toàn diện. Tôi xin chân thành cảm ơn! ......., ngày.....tháng......năm...... Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) ........, ngày.....tháng......năm...... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) Tam dương, ngày 20 tháng 02 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Nhung