SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH HẠNH
GI¸ TRÞ §¹O §øC TRUYÒN THèNG VíI VIÖC
X¢Y DùNG NH¢N C¸CH THANH NI£N VIÖT NAM
TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH HẠNH
GI¸ TRÞ §¹O §øC TRUYÒN THèNG VíI VIÖC
X¢Y DùNG NH¢N C¸CH THANH NI£N VIÖT NAM
TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT
2. TS. TRẦN SỸ DƯƠNG
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa
học nào.
Tác giả luận án
Nguyến Thị Minh Hạnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về nhân cách thanh niên, xây dựng
nhân cách thanh niên, giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của
nó trong việc xây dựng nhân cách thanh niên 6
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hoá và thực
trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng
nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hoá 12
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng, giải
pháp nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với
việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, thanh
niên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa 18
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan
đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23
Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26
2.1. Nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên 26
2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của nó đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 44
Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66
3.1. Toàn cầu hóa và tác động của nó đối với vai trò giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên 66
3.2. Thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng
nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 75
3.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền
thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 108
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 118
4.1. Phương hướng nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá 118
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức
truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên bối cảnh
toàn cầu hóa 126
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên luôn là gương mặt thể hiện
sức sống của dân tộc, của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đây là lứa tuổi nhiều
hoài bão và khát vọng, là nguồn lực nội sinh của đất nước, có tiềm năng to lớn
hứa hẹn những đóng góp quý giá vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thanh niên còn được nhìn nhận là một lực lượng xã hội đang trưởng thành,
phát triển cả về thể lực và trí lực, là những chủ nhân tương lai của nước nhà.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Một năm khởi đầu từ mùa xuân.
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Theo Người,
đối với sự tồn vong, thịnh suy của một đất nước, thanh niên càng tỏ rõ vị trí to
lớn của mình: Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các
thanh niên.
Thanh niên đang và sẽ là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này được thể hiện ở khả năng nhạy cảm với
các vấn đề chính trị - xã hội, khả năng tiếp thu tri thức, tiếp thu cái mới trên
các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội...Ở nước ta hiện nay, quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh của xu thế
toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ đã đem lại
những hiệu quả to lớn cả về kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.
Những thay đổi tích cực ấy đã tạo một luồng sinh lực mới vào bầu nhiệt
huyết của thanh niên. Với những thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa
tinh thần theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn, lực lượng thanh niên Việt
Nam tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thấy rõ sự đúng đắn trong đường
lối đổi mới đất nước. Điều đó góp phần hình thành lớp thanh niên có niềm
tin, có lý tưởng và đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong xây
dựng nhân cách thanh niên.
2
Toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu cho mọi quốc gia trong đó
có Việt Nam khi muốn hội nhập và phát triển. Với những "luật chơi" sòng
phẳng, toàn cầu hóa đang đặt ra bài toán về sự được - mất. Cơ hội rất lớn, cái
được rất nhiều, đó là sự tiếp cận và tranh thủ nguồn vốn, thành tựu khoa học,
công nghệ từ những nền kinh tế phát triển; sự giao lưu những giá trị văn minh
nhân loại…Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo để nhận thức rằng, toàn cầu hóa
không phải là cây gậy thần biến không thành có. Ngược lại, bên cạnh những
lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại, chúng ta đang đứng trước khá nhiều nguy cơ:
sự phụ thuộc về kinh tế, sự lai căng văn hóa, mất bản sắc dân tộc…Trong đó
không thể không kể đến nguy cơ về sự mất gốc, quay lưng với truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Trong điều kiện đó, sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống, đạo đức nước
ngoài, đặc biệt là phương Tây đối với thế hệ thanh niên là tương đối rõ
ràng. Bên cạnh những mặt tích cực, thì một bộ phận thanh niên có ý thức
phấn đấu chưa cao, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội, phai nhạt lý
tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lý tưởng cuộc sống, có
biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp
luật. Mặt khác do cuộc đấu tranh ý thức hệ cũng đang diễn ra gay go và
quyết liệt, khi các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách tấn
công chúng ta toàn diện đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, lối sống
trước hết là đối với thế hệ trẻ nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Những sản phẩm phi văn hóa, đồi trụy, phi nhân tính tràn
ngập vào nước ta làm tha hóa, biến chất một bộ phận thanh niên. Sự sa sút
về thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức ngày càng có chiều
hướng giá tăng đã gây ra nỗi lo chung của toàn xã hội. Từ đây đặt ra hàng
loạt vấn đề đối với thanh niên. Làm thế nào để thanh niên Việt Nam đáp
ứng được yêu cầu hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà đất nước đang đặt lên
vai họ, làm thế nào để xây dựng được thế hệ thanh niên phát triển toàn
diện, hiện đại vừa có đức vừa có tài, nhân cách phong phú trong bối cảnh
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay.
3
Cần chú ý là, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc
xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa không chỉ xuất
phát từ tình hình suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận thanh niên mà
còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành
động chiến lược. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội cần đến sức mạnh
của kinh tế, nhưng xét đến cùng, kinh tế không có mục đích tự thân. Không
xây dựng được nền tảng tinh thần, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội không
thể phát triển bền vững, thanh niên không thể lập thân lập nghiệp một cách
lành mạnh và tìm thấy triển vọng tốt đẹp trong cuộc sống.
Đây thực sự là vấn đề nóng hổi đặt ra trong quá trình xây dựng nhân
cách cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: "Chú trọng xây dựng
nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất,
lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong
thế hệ trẻ" [33, tr.126]. Ở đây, việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc để xây dựng nhân cách cho thanh niên được coi là một trong những nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp "trồng người" ở nước ta hiện nay.
Để góp phần làm rõ những nội dung trên, tôi lựa chọn vấn đề "Giá trị
đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống và thực trạng vai trò của
nó trong việc xây dựng nhân cách thanh niên, từ đó đề xuất phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với
việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
4
- Làm rõ khái niệm nhân cách thanh niên; Nội dung, phương thức xây
dựng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay. Phân tích làm rõ vai trò của
giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến vai trò giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò các
giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án chủ yếu phân tích giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai trò
của nó đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
Về thời gian, luận án chỉ tập trung phân tích vai trò của giá trị đạo đức
truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giá trị đạo
đức truyền thống, về nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án vận dụng phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS và
sử dụng tổng hợp các phương pháp: Lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp,
so sánh,…nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
5
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần xác định rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống
đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.
- Làm rõ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với xây dựng
nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, thực trạng và những giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng nhân cách
thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể,
cá nhân làm công tác thanh niên.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu,
giảng dạy trong các trường Đoàn, trường chính trị, trong hệ thống Học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN CÁCH THANH NIÊN,
XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN, GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH
THANH NIÊN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhân cách,
nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên
Liên quan đến vấn đề này, các nhà nghiên cứu triết học, xã hội hoc, tâm
lý học, giáo dục học cũng rất quan tâm. Dưới góc độ triết học, việc nghiên
cứu nhân cách đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Đó là cuốn: "Chủ nghĩa
xã hội và nhân cách" của nhiều tác giả [101]. Cuốn sách trình bày có tính chất
cơ bản những vấn đề liên quan đến nhân cách: như cơ chế của sự hình thành
nhân cách, bản chất của nhân cách, mối liên hệ giữa nhân cách với các điều
kiện kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá...
Trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về con người, về sự phát
triển nhân cách trong các xã hội từ thời kỳ nguyên thuỷ đến thời kỳ tư bản chủ
nghĩa, cuốn: "Triết học xã hội" của A.G.Xpirkin [2] đã lý giải sự tha hoá của
nhân cách trong xã hội tư bản, khẳng định nhân tố đạo đức là nhân tố quan
trọng trong hai phương diện đức và tài của nhân cách. Những kết quả nghiên
cứu trên đưa lại cho nghiên cứu sinh nhận thức về nhân cách, bản chất của
nhân cách, đây là cơ sở định hướng cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài.
Trong nước, vấn đề nhân cách cũng được đề cập ở một số cuốn sách
khác, dưới những góc độ khác nhau. Đó là cuốn: "Văn hoá thẩm mỹ và
nhân cách" của Lương Quỳnh Khuê [69]; "Vai trò của gia đình trong việc
xây dựng nhân cách con người Việt Nam" của Lê Thi [120]; "Giáo dục đạo
đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay" của Trần Sỹ Phán [105]. Ở đây, trên cơ sở phân tích
7
quan niệm của một số nhà triết học trước C.Mác về con người, về nhân
cách, tác giả cho rằng, triết học Mác-Lênin không hạn chế nhân cách ở mặt
này mặt khác, mà xem nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử
- cụ thể, tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò của chủ thể nhận thức
và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực
đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác. Đây cũng là một trong số ít
các công trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển nhân cách dưới góc độ
cụ thể - đó là vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Luận án Tiến sĩ triết học: "Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành
nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay" của tác
giả Lê Thị Thủy [122] đã làm rõ mối liên hệ giữa đạo đức với sự hình thành
và phát triển nhân cách. Từ đó tác giả phân tích sự hình thành và phát triển
nhân cách của con người Việt Nam hiện nay dưới tác động của đạo đức, trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đạo đức đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay. Các nội dung
trên là những tư liệu bổ ích giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình
thực hiện đề tài luận án của mình. Các công trình trên giúp nghiên cứu sinh
thấy được vai trò của đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con
người Việt Nam và tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống đối với
nhân cách thanh niên, đây là những gợi mở quan trọng để nghiên cứu sinh
thực hiện đề tài.
"Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân
cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay" của
Hoàng Anh [1] đã bàn đến nhân cách và những nhân tố tác động đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam. Làm rõ tầm quan trọng
và thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và đề xuất phương
hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò giáo dục lý luận Mác -Lênin
trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
8
Vấn đề nhân cách thanh niên Việt Nam trong thế kỷ 21 đã được đề cập
trong cuốn: "Văn hóa thanh niên và thanh niên với văn hóa dân tộc" của tác
giả Dương Tự Đam [23]. Tác giả đã khái lược mô hình nhân cách con người
và tuổi trẻ Việt Nam cần có những năng lực và phẩm chất sau:
Có trình độ học vấn rộng; Có tư duy kinh tế và tính hiệu quả; Có
khả năng tổ chức quản lý và năng động; Sử dụng tốt ngoại ngữ để
giao tiếp; Sáng tạo trong học tập, lao động và công tác; Tận tâm,
trách nhiệm và tính kỷ luật cao; Dám nghĩ, dám làm và chấp nhận
mạo hiểm; biết quý trọng tình yêu và xây dựng gia đình hạnh phúc;
Thật thà, giữ chữ tín, có niềm tin và lý tưởng [23, tr.162].
Từ đó, tác giả khẳng định nhân cách thanh niên không thể nào tránh
khỏi sự tác động của các giá trị, vì thế trong giáo dục vấn đề tiếp cận giá trị có
vai trò quan trọng. cần giáo dục định hướng giá trị cho cá nhân xây dựng
thang giá trị của mình.
Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy vai trò của các chuẩn mực
truyền thống, của giáo dục Mác-Lênin, của định hướng giá trị đối với xây
dựng nhân cách nói chung và nhân cách thanh niên nói riêng, đây là tư liệu
quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Vấn đề thanh niên cũng được các tác giả đề cập ở dưới những góc độ
khác nhau. Trong cuốn: "Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế" của tác giả Phạm Hồng Tung
[132] đã bàn về lối sống thanh niên. Điểm cốt lõi trong cách tiếp cận của tác
giả là chỉ ra ranh giới tương đối giữa lối sống và văn hóa. Theo tác giả, "lối
sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan của văn hóa được bộc lộ ra trong quá
trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con
người" [132, tr.90].
Như vậy, lối sống thanh niên là những giá trị văn hóa, những mô hình và
phương thức ứng xử được đa số chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực
hóa trong cuộc sống hằng ngày của họ. Trong đó có cả những giá trị, những
9
truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và
những biểu tượng... ngoại nhập.
Cuốn: "Triết học thẩm mỹ và nhân cách" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt
[72] đã đề cập những điểm cơ bản trong định nghĩa về nhân cách: Thứ nhất,
nói đến nhân cách là nói tới nhân cách của con người hiện thực, gắn liền với
bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của những hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh
lịch sử cụ thể. Thứ hai, con người hình thành nên một nhân cách là một quá
trình kép, xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội. Thứ ba, con người như
một nhân cách, trong đó mỗi cá nhân được biểu hiện vừa là chủ thể, vừa là
khách thể của sự phát triển xã hội và lịch sử. Thứ tư, nói nhân cách là nói đến
con người đã hình thành về mặt xã hội, là sự biểu hiện chức năng xã hội của
con người. Từ đó tác giả cũng chỉ rõ cấu trúc của nhân cách và tính quy luật
của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Cuốn: "Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân
cách sinh viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Lương Gia Ban và Nguyễn Thế
Kiệt (đồng chủ biên) [5] đã đề cập đến xu hướng phát triển nhân cách của
sinh viên hiện nay. Các tác giả khẳng định, "nhân cách của sinh viên là nhân
cách của những con người trẻ tuổi đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng
người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt động nào
đó của xã hội" [5, tr.24]. Các tác giả đã bàn về sự phát triển nhân cách của
sinh viên và cho rằng, đó là một quá trình biện chứng của sự nảy sinh và giải
quyết các mâu thuẫn, là quá trình chuyển các yêu cầu bên ngoài thành yêu cầu
của bản thân sinh viên, là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của
chính bản thân họ.
Các công trình trên cũng đề cập đến nhân cách thanh niên, xây dựng
nhân cách thanh niên và những vai trò của giá trị đạo đức trong xây dựng
nhân cách sinh viên (bộ phận của thanh niên). Đây là những tư liệu bổ ích cho
nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.
10
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức
truyền thống, vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên hiện nay
Về giá trị đạo đức truyền thống, có nhiều tác giả với các công trình
nghiên cứu, đó là cuốn “Đạo đức mới” của tác giả Vũ Khiêu [65]; Cuốn “Giá
trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu
[46]. Các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền
thống Việt Nam dưới góc độ sử học, văn hoá học, đạo đức học. Các ông đã
phân tích sự vận động của các giá trị tinh thần truyền thống qua các giai đoạn
của lịch sử Việt Nam.
Cuốn: "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp" của
Nguyễn Duy Quý [110] đã đề cập đến những vấn đề đạo đức đang tồn tại
trong các nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả
đã phân tích ba quan điểm để giải quyết vấn đề này trên thế giới. Trong cuốn
này, các tác giả cũng đã phân tích thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên và
công chức, đạo đức trong lao động và giao tiếp, đạo đức trong gia đình, đạo
đức của thanh niên ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân
suy thoái của đạo đức trong xã hội, cũng như phương hướng và giải pháp xây
dựng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay.
Cuốn: "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn
Lý [82] đã có những nhận xét về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Dựa trên các tiêu chí xác định, trên cơ sở kế thừa quan điểm của Đảng ta
và ý kiến của các nhà khoa học, tác giả khẳng định giá trị đạo đức truyền
thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: "Chủ nghĩa yêu nước; Lòng thương
người sâu sắc; Tinh thần đoàn kết cộng đồng; Đức tính cần kiệm; Lòng dũng
cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan" [82,
tr.62]. Các công trình nghiên cứu trên đã giúp cho nghiên cứu sinh thấy rõ giá
11
trị đạo đức truyền thống vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc
chống suy thoái đạo đức trong xã hội (trong đó có đạo đức của thanh niên),
đây là cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trong quá trình
thực hiện luận án.
Trong cuốn: "Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng
nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Lương Gia Ban và
Nguyễn Thế Kiệt (đồng chủ biên) [5] các tác giả cũng đã đề cập đến giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc và vai trò của nó trong việc xây dựng
nhân cách sinh viên. Tác giả đã hệ thống lại một số giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống cơ bản của dân tộc gồm: Lòng yêu nước ý chí tự cường
dân tộc; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; Tinh thần nhân ái, khoan
dung, trọng tình nghĩa; Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; Truyền thống
hiếu học; Lối ứng xử tinh tế. Trên cơ sở đó, các tác giả làm rõ vai trò của
giá trị văn hóa truyền thống với xây dựng nhân cách cho sinh viên Việt
Nam hiện nay.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa và sự biến đổi nhanh chóng
của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu chăm lo, giáo dục nhân cách cho
thanh niên, Viện Nghiên cứu thanh niên tổ chức Hội thảo: "Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục nhân cách cho thanh niên trong giai
đoạn hiện nay" [141]. Hội thảo khẳng định sự cần thiết của vấn đề giáo dục
nhân cách cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển nhân cách cho thanh niên Việt Nam của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới. Các công trình trên đã đề cập đến các giá trị
đạo đức truyền thống và vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống với việc
xây dựng đạo đức trong xã hội, với xây dựng đạo đức mới cho sinh viên (là
một bộ phận của thanh niên). Đây là những tư liệu bổ ích để nghiên cứu sinh
kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.
12
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TOÀN CẦU
HOÁ VÀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HOÁ
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và tác
động của nó đến xây dựng nhân cách thanh niên
"Tính hai mặt của toàn cầu hóa" trong cuốn: Giá trị truyền thống trước
những thách thức của toàn cầu hóa của tác giả Đỗ Lan Hiền [53] đã chỉ rõ
nguy cơ và thách thức bên cạnh những thuận lợi do toàn cầu hóa đem lại. Tác
giả cho rằng, "cần có quan điểm biện chứng khi nhìn nhận về thực tế lịch sử
này. Không nên chỉ quá chú trọng đến tính tiêu cực của toàn cầu hóa mà
không thấy hay không muốn thấy tính tích cực của nó" [53, tr.80]. Trong điều
kiện của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và thông tin phát triển như vũ
bão thì toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu, một quy luật để tồn tại và phát triển.
Toàn cầu hóa cũng là một đối trọng chống lại thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Nó là công cụ để phá tung bức rào ngăn chặn dòng suối văn hóa tri thức của
nhân loại đến với tất cả các quốc gia, dân tộc và con người trên hành tinh này,
mang lại cho họ những cơ hội thăng tiến về tri thức, hiểu biết và tiến bộ.
"Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nan hiện
nay" của tác giả Phạm Văn Đức [43] đã chỉ rõ những thách thức to lớn của
quá trình toàn cầu hóa với nước ta. Trước hết là thách thức về kinh tế - đây là
thách thức lớn nhất. Cùng với đó là thách thức về mặt xã hội như nạn thất
nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội…và thách thức về
văn hóa. Trên cơ sở phân tích những thách thức mà Việt Nam gặp phải trong
quá trình hội nhập, tác giả khẳng định: Chủ động hội nhập là con đường tốt
nhất để tranh thủ cơ hội và vượt qua những thách thức của quá trình toàn cầu
hóa. Và điều quan trọng là làm thế nào để chúng ta vừa hội nhập vào xu thế
phát triển của thế giới mà vẫn giữ được cái riêng của dân tộc mình, không tự
đánh mất mình.
13
Cũng trong vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Huyên có bài nghiên cứu về
"Toàn cầu hóa và một số vấn đề đặt ra đối với bản sắc văn hóa Việt Nam"
[60] trong đó tác giả khẳng định: toàn cầu hóa làm cho con người (các quốc
gia) ngày càng xích lại gần nhau bởi nhứng giá trị phổ quát (cái chung), đồng
thời tạo điều kiện cho mỗi dân tộc (mỗi nền văn hóa) phát huy nét độc đáo
ngày càng sâu sắc; giống như thế giới luôn tồn tại trong sự thống nhất chung
của tất cả những cái riêng; cái chung không bài trừ cái riêng mà cùng với cái
riêng làm tiền đề cho nhau cùng phát triển. Tác giả cho rằng: Toàn cầu hóa
đang một mặt sản sinh ra các giá trị hiện đại, tạo điều kiện cho sự phát triển
của mỗi nền văn hóa, mặt khác đưa ra những thách thức đối với các nền văn
hóa (bản sắc văn hóa dân tộc) trong sự đấu tranh vì phát triển và tiến bộ của
quá trình chuyển hóa tất yếu của xã hội. Những kết quả nghiên cứu trên là
nguồn tư liệu quý giá về toàn cầu hóa và những thách thức của toàn cầu hóa
với Việt Nam hiện nay, giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình thực
hiện luận án.
Cuốn: "Toàn cầu hóa hội nhập và phát triển bền vững, từ góc nhìn triết
học đương đại" của các tác giả Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm [119] đã
đề cập đến những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau về toàn cầu hóa và
khẳng đinh: Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về toàn cầu hóa, nhưng
các tác giả đều thừa nhận rằng toàn cầu hóa diễn ra hiện nay là một quá trình hết
sức rộng lớn, phức hợp, phức tạp và mang tính khách quan, tất yếu mà không có
thế lực nào đảo ngược được. Các tác giả cũng đã tập trung làm rõ những tác
động của toàn cầu hóa đến nhân cách con người nói chung và con người Việt
Nam nói riêng, cho rằng đây là một quá trình khá phức tạp có cả những thuận
lợi, cơ hội để hình thành nên những phẩm chất mới nhưng cũng chịu nhiều
thử thách, nguy cơ, rủi ro và cả sự tàn phá của toàn cầu hóa ảnh hưởng xấu
đến con người Việt Nam. Từ đó, tác giả khẳng định cần phát triển con người
Việt Nam phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đây là
những nội dung quí giá giúp cho nghiên cứu sinh triển khai nội dung về các
14
nhân tố tác động đến phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng
nhân cách thanh niên.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng vai trò
giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên
trong bối cảnh toàn cầu hoá
Trong các công trình: "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của Nguyễn Hồng
Phong [106]; "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của Trần
Văn Giàu [46]; Các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam và khẳng định: những tính cách dân
tộc, những giá trị tinh thần như lòng yêu nước, thương người là truyền thống
vô cùng quý báu của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, từ đó đặt
vấn đề cần thiết phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần này trong việc
xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
Cũng có một số các công trình khác đề cập đến sự biến đổi giá trị trong
quá trình chuyển đổi của Việt Nam: "Sự chuyển đổi các giá trị văn hoá trong
văn hoá Việt Nam" của tác giả Đỗ Huy, Trường Lưu [59] cũng đã đề cập đến
các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta và sự chuyển biến của chúng sang
hiện đại. Tác giả cho rằng: Bảng giá trị Việt Nam đang quá độ rất mạnh mẽ
với mục tiêu kết hợp được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, kết
hợp các giá trị dân tộc với các giá trị quốc tế, các giá trị cá nhân với các giá trị
cộng đồng.
Trong các công trình nghiên cứu, đáng chú ý là công trình khoa học cấp
nhà nước KX 07: Con người Việt Nam - mục tiêu của động lực phát triển kinh
tế - xã hội, gồm 19 đề tài. Công trình này đã tập trung khảo sát và nghiên cứu
sự phát triển của con người Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại, đề
xuất mô hình nhân cách người Việt Nam bước vào thế kỷ XXI. Trong đó tiêu
biểu là các đề tài: Giá trị- định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị,
các tác giả đã trình bày khá kỹ các khái niệm: giá trị, phân loại gía trị, thang
giá trị, định hướng giá trị...Ở đây, các tác giả đề cập đến các giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc, đặt ra việc cần nghiên cứu giá trị truyền thống cũng
15
như các giá trị thời đại mà con người Việt Nam đang định hướng, cũng như
đề xuất mô hình nhân cách con người Việt Nam thế kỷ XXI. Đây là những tư
liệu quí giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong quá trình thực
hiện luận án.
"Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sỹ
Quý [19] đã đề cập đến vấn đề giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hoá
truyền thống. Công trình cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác, giữ gìn và phát
huy các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển bền vững và trong chiến
lược phát triển con người. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy sự cần
thiết của việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong xây dựng con
người Việt Nam hiện đại, đây là cơ sở tư liệu để nghiên cứu sinh kế thừa và
tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án.
"Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá" của tác
giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [17] đã đề cập đến vai trò của
giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hoá Việt Nam trong quá khứ, cũng
như trong sự phát triển nền văn hoá mới của Việt Nam. Cuốn sách cũng đề
cập đến thách thức của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy các giá
trị truyền thống dân tộc, nêu lên thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam
trước xu thế toàn cầu hoá. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm
giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam.
Khi nghiên cứu việc kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tác giả
Nguyễn Hùng Hậu cho rằng: các giá trị đó phải có sự đổi mới cho phù hợp
với sự phát triển của xã hội. Cụ thể, trong bài viết: "Từ cái thiện truyền thống
đến cái thiện trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hùng
Hậu [52] đã khẳng định: Ngày nay trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cái thiện cũng được bổ sung bằng nhiều
nội dung mới. Nếu như trước kia, Thiện cao nhất, lớn nhất là yêu nước đánh
đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi; thì ngày nay, thiện phải làm sao cho dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ở đây, tác giả đã
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53749
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Bamboo Nguyen
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
quachduong_khang
 

What's hot (20)

Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAYĐề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docxHoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
Hoàn Thiện Hoạt Động Hậu Mãi Của Công Ty Du Lịch Viễn Đông.docx
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAMTIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 

Similar to Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Similar to Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (20)

Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
 
đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...
đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...
đề áN tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho...
 
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
 
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nayGiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt NamLuận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
 
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng cách mạng thanh niên
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng cách mạng thanh niênTiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng cách mạng thanh niên
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng cách mạng thanh niên
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
 
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênLuận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
 
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức phụ nữ Lào
Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức phụ nữ LàoKế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức phụ nữ Lào
Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức phụ nữ Lào
 
Chuyên đề 2 - Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa...
Chuyên đề 2 - Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa...Chuyên đề 2 - Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa...
Chuyên đề 2 - Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạoLuận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH HẠNH GI¸ TRÞ §¹O §øC TRUYÒN THèNG VíI VIÖC X¢Y DùNG NH¢N C¸CH THANH NI£N VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH HẠNH GI¸ TRÞ §¹O §øC TRUYÒN THèNG VíI VIÖC X¢Y DùNG NH¢N C¸CH THANH NI£N VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT 2. TS. TRẦN SỸ DƯƠNG HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyến Thị Minh Hạnh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên, giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của nó trong việc xây dựng nhân cách thanh niên 6 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hoá và thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hoá 12 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, thanh niên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa 18 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26 2.1. Nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên 26 2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của nó đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 44 Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66 3.1. Toàn cầu hóa và tác động của nó đối với vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên 66 3.2. Thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 75 3.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 108
  • 5. Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 118 4.1. Phương hướng nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 118 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên bối cảnh toàn cầu hóa 126 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên luôn là gương mặt thể hiện sức sống của dân tộc, của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đây là lứa tuổi nhiều hoài bão và khát vọng, là nguồn lực nội sinh của đất nước, có tiềm năng to lớn hứa hẹn những đóng góp quý giá vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên còn được nhìn nhận là một lực lượng xã hội đang trưởng thành, phát triển cả về thể lực và trí lực, là những chủ nhân tương lai của nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Theo Người, đối với sự tồn vong, thịnh suy của một đất nước, thanh niên càng tỏ rõ vị trí to lớn của mình: Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên. Thanh niên đang và sẽ là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này được thể hiện ở khả năng nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, khả năng tiếp thu tri thức, tiếp thu cái mới trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội...Ở nước ta hiện nay, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ đã đem lại những hiệu quả to lớn cả về kinh tế cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Những thay đổi tích cực ấy đã tạo một luồng sinh lực mới vào bầu nhiệt huyết của thanh niên. Với những thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn, lực lượng thanh niên Việt Nam tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thấy rõ sự đúng đắn trong đường lối đổi mới đất nước. Điều đó góp phần hình thành lớp thanh niên có niềm tin, có lý tưởng và đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên.
  • 7. 2 Toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu cho mọi quốc gia trong đó có Việt Nam khi muốn hội nhập và phát triển. Với những "luật chơi" sòng phẳng, toàn cầu hóa đang đặt ra bài toán về sự được - mất. Cơ hội rất lớn, cái được rất nhiều, đó là sự tiếp cận và tranh thủ nguồn vốn, thành tựu khoa học, công nghệ từ những nền kinh tế phát triển; sự giao lưu những giá trị văn minh nhân loại…Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo để nhận thức rằng, toàn cầu hóa không phải là cây gậy thần biến không thành có. Ngược lại, bên cạnh những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại, chúng ta đang đứng trước khá nhiều nguy cơ: sự phụ thuộc về kinh tế, sự lai căng văn hóa, mất bản sắc dân tộc…Trong đó không thể không kể đến nguy cơ về sự mất gốc, quay lưng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Trong điều kiện đó, sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống, đạo đức nước ngoài, đặc biệt là phương Tây đối với thế hệ thanh niên là tương đối rõ ràng. Bên cạnh những mặt tích cực, thì một bộ phận thanh niên có ý thức phấn đấu chưa cao, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội, phai nhạt lý tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lý tưởng cuộc sống, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Mặt khác do cuộc đấu tranh ý thức hệ cũng đang diễn ra gay go và quyết liệt, khi các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách tấn công chúng ta toàn diện đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, lối sống trước hết là đối với thế hệ trẻ nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những sản phẩm phi văn hóa, đồi trụy, phi nhân tính tràn ngập vào nước ta làm tha hóa, biến chất một bộ phận thanh niên. Sự sa sút về thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức ngày càng có chiều hướng giá tăng đã gây ra nỗi lo chung của toàn xã hội. Từ đây đặt ra hàng loạt vấn đề đối với thanh niên. Làm thế nào để thanh niên Việt Nam đáp ứng được yêu cầu hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà đất nước đang đặt lên vai họ, làm thế nào để xây dựng được thế hệ thanh niên phát triển toàn diện, hiện đại vừa có đức vừa có tài, nhân cách phong phú trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay.
  • 8. 3 Cần chú ý là, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa không chỉ xuất phát từ tình hình suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận thanh niên mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội cần đến sức mạnh của kinh tế, nhưng xét đến cùng, kinh tế không có mục đích tự thân. Không xây dựng được nền tảng tinh thần, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội không thể phát triển bền vững, thanh niên không thể lập thân lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triển vọng tốt đẹp trong cuộc sống. Đây thực sự là vấn đề nóng hổi đặt ra trong quá trình xây dựng nhân cách cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: "Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ" [33, tr.126]. Ở đây, việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc để xây dựng nhân cách cho thanh niên được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp "trồng người" ở nước ta hiện nay. Để góp phần làm rõ những nội dung trên, tôi lựa chọn vấn đề "Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống và thực trạng vai trò của nó trong việc xây dựng nhân cách thanh niên, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
  • 9. 4 - Làm rõ khái niệm nhân cách thanh niên; Nội dung, phương thức xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay. Phân tích làm rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. - Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay. - Làm rõ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án chủ yếu phân tích giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai trò của nó đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Về thời gian, luận án chỉ tập trung phân tích vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Luận án chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giá trị đạo đức truyền thống, về nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án vận dụng phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS và sử dụng tổng hợp các phương pháp: Lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, so sánh,…nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
  • 10. 5 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần xác định rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. - Làm rõ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Góp phần làm sáng tỏ vai trò, thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân làm công tác thanh niên. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Đoàn, trường chính trị, trong hệ thống Học viện. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
  • 11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN CÁCH THANH NIÊN, XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN, GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhân cách, nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên Liên quan đến vấn đề này, các nhà nghiên cứu triết học, xã hội hoc, tâm lý học, giáo dục học cũng rất quan tâm. Dưới góc độ triết học, việc nghiên cứu nhân cách đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Đó là cuốn: "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của nhiều tác giả [101]. Cuốn sách trình bày có tính chất cơ bản những vấn đề liên quan đến nhân cách: như cơ chế của sự hình thành nhân cách, bản chất của nhân cách, mối liên hệ giữa nhân cách với các điều kiện kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá... Trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về con người, về sự phát triển nhân cách trong các xã hội từ thời kỳ nguyên thuỷ đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, cuốn: "Triết học xã hội" của A.G.Xpirkin [2] đã lý giải sự tha hoá của nhân cách trong xã hội tư bản, khẳng định nhân tố đạo đức là nhân tố quan trọng trong hai phương diện đức và tài của nhân cách. Những kết quả nghiên cứu trên đưa lại cho nghiên cứu sinh nhận thức về nhân cách, bản chất của nhân cách, đây là cơ sở định hướng cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài. Trong nước, vấn đề nhân cách cũng được đề cập ở một số cuốn sách khác, dưới những góc độ khác nhau. Đó là cuốn: "Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách" của Lương Quỳnh Khuê [69]; "Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam" của Lê Thi [120]; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Trần Sỹ Phán [105]. Ở đây, trên cơ sở phân tích
  • 12. 7 quan niệm của một số nhà triết học trước C.Mác về con người, về nhân cách, tác giả cho rằng, triết học Mác-Lênin không hạn chế nhân cách ở mặt này mặt khác, mà xem nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử - cụ thể, tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò của chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác. Đây cũng là một trong số ít các công trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển nhân cách dưới góc độ cụ thể - đó là vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Luận án Tiến sĩ triết học: "Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay" của tác giả Lê Thị Thủy [122] đã làm rõ mối liên hệ giữa đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách. Từ đó tác giả phân tích sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay dưới tác động của đạo đức, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay. Các nội dung trên là những tư liệu bổ ích giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình. Các công trình trên giúp nghiên cứu sinh thấy được vai trò của đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam và tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống đối với nhân cách thanh niên, đây là những gợi mở quan trọng để nghiên cứu sinh thực hiện đề tài. "Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay" của Hoàng Anh [1] đã bàn đến nhân cách và những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam. Làm rõ tầm quan trọng và thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò giáo dục lý luận Mác -Lênin trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
  • 13. 8 Vấn đề nhân cách thanh niên Việt Nam trong thế kỷ 21 đã được đề cập trong cuốn: "Văn hóa thanh niên và thanh niên với văn hóa dân tộc" của tác giả Dương Tự Đam [23]. Tác giả đã khái lược mô hình nhân cách con người và tuổi trẻ Việt Nam cần có những năng lực và phẩm chất sau: Có trình độ học vấn rộng; Có tư duy kinh tế và tính hiệu quả; Có khả năng tổ chức quản lý và năng động; Sử dụng tốt ngoại ngữ để giao tiếp; Sáng tạo trong học tập, lao động và công tác; Tận tâm, trách nhiệm và tính kỷ luật cao; Dám nghĩ, dám làm và chấp nhận mạo hiểm; biết quý trọng tình yêu và xây dựng gia đình hạnh phúc; Thật thà, giữ chữ tín, có niềm tin và lý tưởng [23, tr.162]. Từ đó, tác giả khẳng định nhân cách thanh niên không thể nào tránh khỏi sự tác động của các giá trị, vì thế trong giáo dục vấn đề tiếp cận giá trị có vai trò quan trọng. cần giáo dục định hướng giá trị cho cá nhân xây dựng thang giá trị của mình. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy vai trò của các chuẩn mực truyền thống, của giáo dục Mác-Lênin, của định hướng giá trị đối với xây dựng nhân cách nói chung và nhân cách thanh niên nói riêng, đây là tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đề tài. Vấn đề thanh niên cũng được các tác giả đề cập ở dưới những góc độ khác nhau. Trong cuốn: "Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế" của tác giả Phạm Hồng Tung [132] đã bàn về lối sống thanh niên. Điểm cốt lõi trong cách tiếp cận của tác giả là chỉ ra ranh giới tương đối giữa lối sống và văn hóa. Theo tác giả, "lối sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan của văn hóa được bộc lộ ra trong quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người" [132, tr.90]. Như vậy, lối sống thanh niên là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong cuộc sống hằng ngày của họ. Trong đó có cả những giá trị, những
  • 14. 9 truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng... ngoại nhập. Cuốn: "Triết học thẩm mỹ và nhân cách" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [72] đã đề cập những điểm cơ bản trong định nghĩa về nhân cách: Thứ nhất, nói đến nhân cách là nói tới nhân cách của con người hiện thực, gắn liền với bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của những hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thứ hai, con người hình thành nên một nhân cách là một quá trình kép, xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội. Thứ ba, con người như một nhân cách, trong đó mỗi cá nhân được biểu hiện vừa là chủ thể, vừa là khách thể của sự phát triển xã hội và lịch sử. Thứ tư, nói nhân cách là nói đến con người đã hình thành về mặt xã hội, là sự biểu hiện chức năng xã hội của con người. Từ đó tác giả cũng chỉ rõ cấu trúc của nhân cách và tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách. Cuốn: "Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Lương Gia Ban và Nguyễn Thế Kiệt (đồng chủ biên) [5] đã đề cập đến xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên hiện nay. Các tác giả khẳng định, "nhân cách của sinh viên là nhân cách của những con người trẻ tuổi đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội" [5, tr.24]. Các tác giả đã bàn về sự phát triển nhân cách của sinh viên và cho rằng, đó là một quá trình biện chứng của sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn, là quá trình chuyển các yêu cầu bên ngoài thành yêu cầu của bản thân sinh viên, là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của chính bản thân họ. Các công trình trên cũng đề cập đến nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên và những vai trò của giá trị đạo đức trong xây dựng nhân cách sinh viên (bộ phận của thanh niên). Đây là những tư liệu bổ ích cho nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.
  • 15. 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống, vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên hiện nay Về giá trị đạo đức truyền thống, có nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu, đó là cuốn “Đạo đức mới” của tác giả Vũ Khiêu [65]; Cuốn “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu [46]. Các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam dưới góc độ sử học, văn hoá học, đạo đức học. Các ông đã phân tích sự vận động của các giá trị tinh thần truyền thống qua các giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Cuốn: "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp" của Nguyễn Duy Quý [110] đã đề cập đến những vấn đề đạo đức đang tồn tại trong các nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích ba quan điểm để giải quyết vấn đề này trên thế giới. Trong cuốn này, các tác giả cũng đã phân tích thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên và công chức, đạo đức trong lao động và giao tiếp, đạo đức trong gia đình, đạo đức của thanh niên ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân suy thoái của đạo đức trong xã hội, cũng như phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay. Cuốn: "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Lý [82] đã có những nhận xét về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Dựa trên các tiêu chí xác định, trên cơ sở kế thừa quan điểm của Đảng ta và ý kiến của các nhà khoa học, tác giả khẳng định giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: "Chủ nghĩa yêu nước; Lòng thương người sâu sắc; Tinh thần đoàn kết cộng đồng; Đức tính cần kiệm; Lòng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan" [82, tr.62]. Các công trình nghiên cứu trên đã giúp cho nghiên cứu sinh thấy rõ giá
  • 16. 11 trị đạo đức truyền thống vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc chống suy thoái đạo đức trong xã hội (trong đó có đạo đức của thanh niên), đây là cơ sở để nghiên cứu sinh kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án. Trong cuốn: "Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Lương Gia Ban và Nguyễn Thế Kiệt (đồng chủ biên) [5] các tác giả cũng đã đề cập đến giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và vai trò của nó trong việc xây dựng nhân cách sinh viên. Tác giả đã hệ thống lại một số giá trị văn hóa tinh thần truyền thống cơ bản của dân tộc gồm: Lòng yêu nước ý chí tự cường dân tộc; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; Tinh thần nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa; Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; Truyền thống hiếu học; Lối ứng xử tinh tế. Trên cơ sở đó, các tác giả làm rõ vai trò của giá trị văn hóa truyền thống với xây dựng nhân cách cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu chăm lo, giáo dục nhân cách cho thanh niên, Viện Nghiên cứu thanh niên tổ chức Hội thảo: "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục nhân cách cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay" [141]. Hội thảo khẳng định sự cần thiết của vấn đề giáo dục nhân cách cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nhân cách cho thanh niên Việt Nam của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới. Các công trình trên đã đề cập đến các giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức trong xã hội, với xây dựng đạo đức mới cho sinh viên (là một bộ phận của thanh niên). Đây là những tư liệu bổ ích để nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.
  • 17. 12 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TOÀN CẦU HOÁ VÀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và tác động của nó đến xây dựng nhân cách thanh niên "Tính hai mặt của toàn cầu hóa" trong cuốn: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa của tác giả Đỗ Lan Hiền [53] đã chỉ rõ nguy cơ và thách thức bên cạnh những thuận lợi do toàn cầu hóa đem lại. Tác giả cho rằng, "cần có quan điểm biện chứng khi nhìn nhận về thực tế lịch sử này. Không nên chỉ quá chú trọng đến tính tiêu cực của toàn cầu hóa mà không thấy hay không muốn thấy tính tích cực của nó" [53, tr.80]. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão thì toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu, một quy luật để tồn tại và phát triển. Toàn cầu hóa cũng là một đối trọng chống lại thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Nó là công cụ để phá tung bức rào ngăn chặn dòng suối văn hóa tri thức của nhân loại đến với tất cả các quốc gia, dân tộc và con người trên hành tinh này, mang lại cho họ những cơ hội thăng tiến về tri thức, hiểu biết và tiến bộ. "Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nan hiện nay" của tác giả Phạm Văn Đức [43] đã chỉ rõ những thách thức to lớn của quá trình toàn cầu hóa với nước ta. Trước hết là thách thức về kinh tế - đây là thách thức lớn nhất. Cùng với đó là thách thức về mặt xã hội như nạn thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội…và thách thức về văn hóa. Trên cơ sở phân tích những thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập, tác giả khẳng định: Chủ động hội nhập là con đường tốt nhất để tranh thủ cơ hội và vượt qua những thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Và điều quan trọng là làm thế nào để chúng ta vừa hội nhập vào xu thế phát triển của thế giới mà vẫn giữ được cái riêng của dân tộc mình, không tự đánh mất mình.
  • 18. 13 Cũng trong vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Huyên có bài nghiên cứu về "Toàn cầu hóa và một số vấn đề đặt ra đối với bản sắc văn hóa Việt Nam" [60] trong đó tác giả khẳng định: toàn cầu hóa làm cho con người (các quốc gia) ngày càng xích lại gần nhau bởi nhứng giá trị phổ quát (cái chung), đồng thời tạo điều kiện cho mỗi dân tộc (mỗi nền văn hóa) phát huy nét độc đáo ngày càng sâu sắc; giống như thế giới luôn tồn tại trong sự thống nhất chung của tất cả những cái riêng; cái chung không bài trừ cái riêng mà cùng với cái riêng làm tiền đề cho nhau cùng phát triển. Tác giả cho rằng: Toàn cầu hóa đang một mặt sản sinh ra các giá trị hiện đại, tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi nền văn hóa, mặt khác đưa ra những thách thức đối với các nền văn hóa (bản sắc văn hóa dân tộc) trong sự đấu tranh vì phát triển và tiến bộ của quá trình chuyển hóa tất yếu của xã hội. Những kết quả nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quý giá về toàn cầu hóa và những thách thức của toàn cầu hóa với Việt Nam hiện nay, giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn: "Toàn cầu hóa hội nhập và phát triển bền vững, từ góc nhìn triết học đương đại" của các tác giả Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm [119] đã đề cập đến những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau về toàn cầu hóa và khẳng đinh: Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về toàn cầu hóa, nhưng các tác giả đều thừa nhận rằng toàn cầu hóa diễn ra hiện nay là một quá trình hết sức rộng lớn, phức hợp, phức tạp và mang tính khách quan, tất yếu mà không có thế lực nào đảo ngược được. Các tác giả cũng đã tập trung làm rõ những tác động của toàn cầu hóa đến nhân cách con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng, cho rằng đây là một quá trình khá phức tạp có cả những thuận lợi, cơ hội để hình thành nên những phẩm chất mới nhưng cũng chịu nhiều thử thách, nguy cơ, rủi ro và cả sự tàn phá của toàn cầu hóa ảnh hưởng xấu đến con người Việt Nam. Từ đó, tác giả khẳng định cần phát triển con người Việt Nam phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đây là những nội dung quí giá giúp cho nghiên cứu sinh triển khai nội dung về các
  • 19. 14 nhân tố tác động đến phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hoá Trong các công trình: "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của Nguyễn Hồng Phong [106]; "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của Trần Văn Giàu [46]; Các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam và khẳng định: những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần như lòng yêu nước, thương người là truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, từ đó đặt vấn đề cần thiết phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Cũng có một số các công trình khác đề cập đến sự biến đổi giá trị trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam: "Sự chuyển đổi các giá trị văn hoá trong văn hoá Việt Nam" của tác giả Đỗ Huy, Trường Lưu [59] cũng đã đề cập đến các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại. Tác giả cho rằng: Bảng giá trị Việt Nam đang quá độ rất mạnh mẽ với mục tiêu kết hợp được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, kết hợp các giá trị dân tộc với các giá trị quốc tế, các giá trị cá nhân với các giá trị cộng đồng. Trong các công trình nghiên cứu, đáng chú ý là công trình khoa học cấp nhà nước KX 07: Con người Việt Nam - mục tiêu của động lực phát triển kinh tế - xã hội, gồm 19 đề tài. Công trình này đã tập trung khảo sát và nghiên cứu sự phát triển của con người Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại, đề xuất mô hình nhân cách người Việt Nam bước vào thế kỷ XXI. Trong đó tiêu biểu là các đề tài: Giá trị- định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, các tác giả đã trình bày khá kỹ các khái niệm: giá trị, phân loại gía trị, thang giá trị, định hướng giá trị...Ở đây, các tác giả đề cập đến các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, đặt ra việc cần nghiên cứu giá trị truyền thống cũng
  • 20. 15 như các giá trị thời đại mà con người Việt Nam đang định hướng, cũng như đề xuất mô hình nhân cách con người Việt Nam thế kỷ XXI. Đây là những tư liệu quí giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện luận án. "Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sỹ Quý [19] đã đề cập đến vấn đề giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hoá truyền thống. Công trình cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển bền vững và trong chiến lược phát triển con người. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy sự cần thiết của việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong xây dựng con người Việt Nam hiện đại, đây là cơ sở tư liệu để nghiên cứu sinh kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án. "Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên [17] đã đề cập đến vai trò của giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hoá Việt Nam trong quá khứ, cũng như trong sự phát triển nền văn hoá mới của Việt Nam. Cuốn sách cũng đề cập đến thách thức của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, nêu lên thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam. Khi nghiên cứu việc kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tác giả Nguyễn Hùng Hậu cho rằng: các giá trị đó phải có sự đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Cụ thể, trong bài viết: "Từ cái thiện truyền thống đến cái thiện trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hùng Hậu [52] đã khẳng định: Ngày nay trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cái thiện cũng được bổ sung bằng nhiều nội dung mới. Nếu như trước kia, Thiện cao nhất, lớn nhất là yêu nước đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi; thì ngày nay, thiện phải làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ở đây, tác giả đã
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53749 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562