SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử đã chứng minh rằng tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp là giai đoạn
đầu hình thành và phát triển của nền kinh tế trước khi tiến bước sang một nền công
nghiệp hiện đại. Trong lịch sử phát triển,Việt Nam là một nước thuần nông và trải
qua các giai đoạn đấu tranh giữ nước nền kinh tế nước ta trở nên lạc hậu so với các
nước trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, mặc dù nền kinh tế của nước ta đã có những bước tăng trưởng
mạnh mẽ nhưng mức tăng còn chậm và chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng
chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, việc
khai thác và phát huy mọi tiềm năng nội lực còn hạn chế. Trong đó tiểu, thủ công
nghiệp (T-TCN) đã tồn tại và phát triển như một bộ phận không thể tách rời của nền
kinh tế nông nghiệp. Tiểu, thủ công nghiệp hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp trên
nhiều phương diện như cung cấp nông cụ, hàng tiêu dùng, tiêu thụ nguyên liệu từ
sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân. Trong quá trình phát
triển T-TCN và ngành nghề nông thôn đã góp phần cung cấp sản phẩm cho thị
trường thành thị, thị trường thế giới và góp phần thúc đẩy hình thành những làng
nghề, khu, cụm điểm T-TCN ở cả nông thôn, thành thị và nó đã được thừa nhận như
một ngành kinh tế quan trọng.
Thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua cũng như kinh nghiệm của nhiều
nước trên thế giới cho thấy việc khôi phục và phát triển T-TCN sẽ tạo ra được
nhiều lợi ích. Thu hút được nhiều lao động, tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ở các
vùng nông thôn, miền núi ven biển, tận dụng thời gian nhàn rỗi, góp phần thu hẹp
và tiến tới xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống người dân, đạt mục tiêu "xóa đói
giảm nghèo". Điều đó góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng "rời ruộng không rời quê hương" góp phần phát triển nông thôn
bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2
Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là nơi hẹp nhất trong dải đất
hình chữ S của Việt Nam, là nơi giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa,
với địa hình hẹp và dốc từ Tây sang Đông, 85 % diện tích tự nhiên là đồi núi.
Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của cả nước, có Động Phong
Nha là di sản thiên nhiên thế giới, ngoài ra còn là quê hương của nhiều làng nghề
truyền thống: Nghề đóng tàu thuyền (Lý Hòa, Bố Trạch, Bảo Ninh, thành phố Đồng
Hới); Nước mắm Hàm Hương (Làng Cảnh Dương đã từng cung tiến cho Vua Lê
Chúa Trịnh); Nghề nón ở Quảng Thuận; Nghề dệt tơ lụa Võ Xá; Rượu Võ Xá; Dệt
chiếu cói An Xá; Nghề Mộc; Nghề đúc rèn … Với những yếu tố truyền thống đó đã
tạo cho Quảng Bình những nét riêng biệt và lợi thế để phát triển T-TCN.
Quảng Trạch là một huyện với những điều
kiện chung về lịch sử, văn hóa nên cũng đã có những nét giao thoa lẫn nhau trong
phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, Quảng Trạch với những lợi thế riêng của mình đã
tạo cơ hội cho các ngành nghề T-TCN phát triển từ rất lâu và một trong những
huyện có ngành nghề T-TCN phát triển nhất của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian
qua do những yếu tố thăng trầm lịch sử, xã hội, cơ chế quản lý, các ngành nghề T-
TCN đã trải qua nhiều biến động trong đó có nhiều ngành nghề hầu như biến mất.
Song trong những năm gần đây kinh tế nông nghiệp, nông thôn Quảng Trạch đã có
sự khôi phục, phát triển T-TCN và có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế,
xã hội vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bên cạnh
đó, nhiều ngành T-TCN trong nông thôn mới đã được hình thành và phát triển góp
phần sử dụng các thế mạnh về nguyên liệu, nguồn nhân lực địa phương tạo ra nhiều
việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội tạo
ra một bức tranh nông thôn bình yên.
Tuy đã đạt được những kết quả thành công nhưng sự phát triển T-TCN tỉnh
Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng còn rất nhiều hạn chế, đang
gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại: hầu hết các cơ sở T-TCN được tổ chức sản xuất
trên đất ở của các hộ gia đình nên mặt bằng chật hẹp do vậy không có điều kiện mở
rộng sản xuất. Bên cạnh đó cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, không đảm bảo vệ
3
sinh môi trường đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất.
Chất lượng sản phẩm còn hạn chế, hình thức đơn điệu, mẫu mã chưa hấp hẫn,
thiếu thị trường tiêu thụ. Ngành T-TCN phân tán không tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ
nhau không có điều kiện chuyên môn hóa, nhất là các ngành đòi hỏi áp dụng kỹ
thuật hiện đại và có sự hợp tác trong sản xuất. Sản xuất T-TCN và ngành nghề nông
thôn phát triển tự phát, thiếu tính quy hoạch và định hướng của các cấp quản lý cho
từng ngành nghề vì thế dẫn đến sản xuất manh mún và hiệu quả kinh tế thấp. Thêm
vào đó các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh chưa phù hợp với
tiềm năng phát triển, thậm chí chưa tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn cho sản
xuất T-TCN phát triển thuận lợi và tạo ra sức cạnh tranh.
Với quan điểm đẩy mạnh phát triển T-TCN trên cơ sở khôi phục, mở rộng
ngành nghề truyền thống và phát triển thêm một số ngành nghề mới phù hợp với địa
phương đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó cần có định
hướng và các giải pháp kinh tế thiết thực nhằm phát triển tiểu, tiểu thủ công nghiệp
ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phù hợp
với xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát
triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài làm cơ sở hoạch định các chính sách và giải pháp phát triển T-TCN ngành
chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Những định hướng
và giải pháp được đề xuất trong đề tài để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp
phát triển T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch đến năm
2015 và những năm tiếp theo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về T-TCN.
4
- Phân tích, đánh giá thực trạng một số ngành nghề của T-TCN chế biến nông
sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển T-TCN chế biến nông sản
thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất T-TCN ngành chế
biến nông sản thực phẩm; chủ yếu là các Tiểu ngành: chế biến bún bánh, chế biến
nước mắm, làm nón, chế biến mây tre đan và các giải pháp để phát triển T-TCN
ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình .
3.2. Đối tượng điều tra, khảo sát của đề tài
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các tiểu ngành: chế biến bún bánh, chế
biến nước mắm, làm nón, chế biến mây tre đan
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở những vấn
đề chủ yếu về kinh tế, xã hội, tổ chức phát triển T-TCN ngành chế biến nông sản
thực phẩm huyện Quảng Trạch..
- Phạm vi thời gian: Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập
trong khoảng thời gian từ 2000-2007. Các cơ chế, chính sách định hướng và giải
pháp đề xuất đến năm 2015, định hướng đến 2020.
- Thời gian nghiên cứu : Các vấn đề được nghiên cứu hệ thống ở trên địa bàn
huyện Quảng Trạch trong thời kỳ đổi mới, chủ yếu từ năm 2000 đến 2008.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp chung
Phương pháp duy vật biện chứng được vận dụng xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu bởi các hiện tượng kinh tế, xã hội nói chung đều chịu sự tác động của
nhiều yếu tố, mỗi một yếu tố lại được đặt trong mối liên hệ ràng buộc với các yếu tố
khác và có tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu ngành nghề T-TCN ngành chế
biến nông sản thực phẩm được đặt trong bối cảnh phát triển chung của ngành nghề
5
T-TCN trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong quá trình nghiên
cứu, các yếu tố như dân số, thu nhập của dân cư, điều kiên tự nhiên, điều kiện kinh
tế, chính trị - xã hội… được đặt trong mối quan hệ thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập, được xem xét qua nhiều năm, trong một thời gian dài để cho phép
chúng ta có được cách nhìn toàn diện và mang tính khoa học nhằm đưa ra những
giải pháp cụ thể, phù hợp trong từng thời kỳ.
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn, bởi
các hiện tượng kinh tế - xã hội bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian và
địa điểm cụ thể. Việc tiếp cận, đánh giá quá trình hình thành và phát triển của T-TCN
ngành chế biến nông sản thực phẩm cần dựa trên những tiền đề đã được hình thành
trong quá khứ, đứng trên quan điểm lịch sử để kiểm chứng và dự báo sự phát triển của
T-TCN ngành ngành chế biến nông sản thực phẩm trong hiện tại và tương lai.
4.2. Các phương pháp cụ thể
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu nhập tài liệu
* Tài liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu được thu nhập từ niên giám thống kê của
tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Trạch, số liệu từ Phòng Công nghiệp - T-TCN của
Sở Công thương Quảng Bình, các báo cáo quy hoạch, phát triển ngành nghề nông
thôn, công nghiệp và T-TCN tỉnh Quảng Bình, tài liệu từ các nguồn sách báo, báo
điện tử, các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
* Tài liệu sơ cấp: Mỗi tiểu ngành được điều tra theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Những thông tin cần thu nhập từ các đơn vị được điều tra (mẫu): các
yếu tố đầu vào, kết quả và hiệu quả sản xuất, quy trình sản xuất, đặc điểm của lực
lượng lao động, trình độ người quản lý, thị trường tiêu thụ, môi trường ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất kinh doanh, sản phẩm được thực hiện theo mẫu soạn sẵn,
phỏng vấn trực tiếp các chủ đơn vị.
* Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
thuần theo khoảng cách nhất định của nhóm điều tra. Sau một quá trình nghiên cứu,
trao đổi ý kiến với Phòng Công nghiệp - T-TCN của Sở Công thương Quảng Bình,
6
các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, các đơn vị đã nhiều năm kinh nghiệm
sản xuất kinh doanh trong ngành nghề T-TCN cũng như sự quan sát chủ quan của
mình, chúng tôi quyết định tập trung điều tra, nghiên cứu bốn nghề cụ thể sau:
- Nghề chế biến bún bánh ( 29 cơ sở trong số 380 cơ sở )
- Nghề chế biến nước mắm ( 30 cơ sở trong tổng số 130 đơn vị)
- Nghề làm nón ( 40 cơ sở trong tổng số 4.550 cơ sở )
- Nghề mây tre đan ( 31 cơ sở trong số 460 cơ sở )
Đây là nghề có số lượng đơn vị chiếm tỷ trọng lớn trong các nhóm T-TCN
ngành chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình, thu hút một số lượng lao động lớn, có tổng số vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản
xuất chiếm tỉ trọng cao.
4.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
* Phương pháp phân tổ thống kê: được sử dụng để hệ thống hóa tài liệu điều
tra theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào nội dung và mục tiêu nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng hệ thống các phương pháp phân
tích định tính và định lượng của các hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính quy
luật vốn có; kết hợp nghiên cứu các hiện tượng số lớn với nghiên cứu hiên tượng
các biệt; sử dụng kết hợp phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích
kinh tế và phương pháp mô hình toán kinh tế.
* Phương pháp toán kinh tế:
Luận văn sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá mối quan hệ giữa
các yếu tố đầu vào đối với kết quả và hiệu quả sản xuất đối với cả 4 nghề (nghề chế
biến bún bánh, nghề chế biến nước mắm, nghề làm nón và nghề mây tre đan). Hàm
Cobb-Douglas được chọn để ước lượng hệ số hồi quy mô tả ảnh hưởng của các yếu
tố đầu vào đến kết quả sản xuất và kết quả ước lượng.
* Phương pháp định lượng bằng sử dụng thang điểm Likert 5 điểm:
- Cỡ mẫu: 130 mẫu cho các chủ cơ sở trên 4 ngành nghề gồm có chế biến
bánh, chế biến nước mắm, nghề làm nón và nghề mây tre đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến ngành nghề của họ.
7
- Sử dụng Thang điểm Likert 5 điểm
*Số liệu xử lý bằng chương trình SPSS 15.0
Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu về hiệu quả của các đơn vị sản xuất,
kinh doanh với quy mô nhỏ, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, biến phụ thuộc của
hàm sản xuất phải là giá trị gia tăng chứ không phải tổng doanh thu. Điều này cho
phép loại bỏ được những sai sót trong phân tích do sự khác biệt về giá trị nguyên
vật liệu tạo nên.
4.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sản xuất kinh doanh: Số lượng lao động,
giá trị tài sản cố định, vốn lưu động, mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất.
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất (GO),
giá trị gia tăng (VA) .
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất/Chi phí
trung gian (GO/IC); Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC); Giá trị sản
xuất/Lao động (GO/L); Giá trị gia tăng/Lao động (VA / L ).
- Các chỉ tiêu phù hợp để phân tích việc tiêu thụ sản phẩm
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung luận văn gồm : Phần nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu, thủ công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản
thực phẩm huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Những định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả phát triển
tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN
VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC NGÀNH
TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và phân loại tiểu, thủ công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm tiểu, thủ công nghiệp
Thuật ngữ tiểu, thủ công nghiệp hay tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp
(tiếng Pháp: “Pemeclo; Petie Industries”; tiếng Anh: “Handdicraft; Small Industry”)
xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Thuật ngữ trên ra đời để chỉ một nền sản xuất công
nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng máy móc có công suất thấp
ở một số công đoạn sản xuất đã có từ trước và cũng để phân biệt với nền sản xuất
công nghiệp cơ khí hiện đại TBCN đang trên đà phát triển.
Trên thế giới người ta quan niệm thủ công nghiệp như là một thành phần,
một dạng thức, một kiểu loại tiểu công nghiệp. Quan niệm đó đến nay vẫn thống
nhất không có sự tranh luận và ngày nay ở nhiều nơi ngưòi ta không dùng thuật ngữ
“thủ công nghiệp“ mà chỉ dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp“ để chỉ nền sản xuất
công nghiệp có quy mô nhỏ.
Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, từ nền sản xuất thủ công truyền thống đã
xuất hiện các hình thức hiệp tác giản đơn, sau đó từng bước hình thành các doanh
nghiệp tư nhân, với số công nhân làm thuê nhiều nhất là 300, còn chủ yếu từ 100
công nhân trở xuống. Bởi vậy, khái niệm về tiểu công nghiệp chủ yếu để chỉ bộ
phận sản xuất công nghệ phẩm và hàng tiêu dùng trong phạm vi kinh doanh của tư
sản dân tộc Việt Nam.
Thuật ngử “tiểu công nghiệp“ và thủ công nghiệp được Đảng và Nhà nước
sử dụng trong các văn bản về phát triển kinh tế sau khi giành được chính quyền
tháng 8/1945. Đến năm 1951, chính cương của của Đảng Lao động Việt Nam đề
9
cập đến thuật ngữ “tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp“ , nhưng các văn bản của
Đảng, Nhà nuớc thời kỳ này chỉ dùng chung một thuật ngữ là “thủ công nghiệp”.
Trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước từ năm 1960 đến nay, đều
dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp” [18].
Công trình khoa học “ Tiểu, thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1858 –
1945" của Phó giáo sư Vũ Huy Phúc đã đưa ra khái niệm T- TCN thời cận đại như
sau: “ tiểu, thủ công nghiệp thời cận đại bao gồm toàn bộ nền sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến
hành ở nông thôn, ở các làng chuyên nghề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ
một bộ phận sản xuất của tư sản công nghiệp nhỏ dân tộc “ [13].
Trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ngành T-TCN, với
nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những quan niệm về ngành T-TCN. Tiến
sỹ, Nguyễn Ty trong luận án Phó tiến sỹ kinh tế đã quan niệm: ” Thủ công nghiệp ở
nông thôn hay còn gọi là công nghiệp nông thôn ở trình độ thấp là một bộ phận của
hệ thống công nghiệp mà trong đó quá trình lao động chủ yếu dựa vào lao động
chân tay sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn để chế biến nguyên liệu ra sản
phẩm ” và “ tiểu công nghiệp hay còn gọi là công nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng
công cụ lao động nữa cơ khí hoặc các máy móc nhỏ hiện đại để chế biến nguyên
liệu ra các sản phẩm cho xã hội” Tác giả kết luận “ Thủ công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp nông thôn cũng là một bộ phận của công nghiệp, tồn tại khách quan trong
các phương thức sản xuất của xã hội. [31].
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể tiếp cận với khái niệm về T-TCN
từ những góc độ khác nhau và có thể rút ra một số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các quan niệm trên về T-TCN đứng riêng rẻ không có giá trị phổ
biến cho các nước trên thế giới, nhưng có giá trị bổ sung cho nhau và là một trong
những cơ sở để các nước thể chế hóa thành luật, hoạch định các chính sách riêng
cho khu vực này và giúp cho sự quản lý, điều hành các chương trình của Chính phủ
về phát triển T-TCN. Nội dung các định nghĩa có sự thay đổi theo thời gian, tùy
thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi nước.
10
Thứ hai, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp là một bộ phận của hệ thống
công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, lao động thủ công nghiệp chủ yếu là lao
động thủ công với các công cụ sản xuất thô sơ; còn lao động tiểu công nghiệp thì
chủ yếu là lao động sử dụng máy móc với các công cụ lao động bán cơ khí và cơ
khí ở trình độ công nghệ khác nhau và với quy mô nhỏ.
Thứ ba, có thể lấy số lượng công nhân và mức vốn cố định làm tiêu chí để
xác định các cơ sở sản xuất T-TCN. Các nước trên thế giới và các tổ chức nghiên
cứu về tiểu công nghiệp khi xác định doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ đều
lấy số lao động và vốn sản xuất của các cơ sở T-TCN làm tiêu chí xác định.
Ở nước ta hiện nay, quy mô của các cơ sở sản xuất T-TCN không vượt quá
giới hạn của tiêu chí xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông thôn. Từ
những vấn đề nêu trên, cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xu
hướng phát triển của ngành T-TCN nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của đất nước, chúng ta có
thể quan niệm: Tiểu, thủ công nghiệp là những hoạt động sản xuất công nghiệp quy
mô nhỏ trên địa bàn nông thôn, trong quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công
cụ lao động thủ công, công cụ bán cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử
dụng công cụ cơ khí và máy móc hiện đại cùng các nguồn lực ở nông thôn để sản
xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội hoặc
để khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất
và trong sinh hoạt.
Như vậy T-TCN nông thôn là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất
- một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội, tồn tại khách quan trong
các phương thức sản xuất của xã hội và nằm trong hệ thống công nghiệp nông thôn,
là một nền công nghiệp có quy mô nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất có sự kết
hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và máy móc hiện
đại. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực ở nông thôn như: lao động, vốn, tài
nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Các chủ thể tham
11
gia sản xuất trong các ngành T-TCN là hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.1.1.2. Phân loại tiểu, thủ công nghiệp
Một trong những cơ sở quan trọng của tổ chức quản lý T-TCN là phân loại
các hoạt động sản xuất T-TCN. Việc phân loại các hoạt động T-TCN dựa trên các
tiêu chí phân loại.
+ Tiêu chí phân loại: Có thể sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân loại
các hoạt động T-TCN trong nông thôn. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí phân loại
nào là tuỳ theo mục đích của việc phân loại. Để phù hợp với mục đích nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi lựa chọn tiêu chí phân loại dựa trên những đặc trưng sau đây
của các hoạt động sản xuất T-TCN:
- Trong hoạt động sản xuất cùng thực hiện một phương pháp công nghệ hoặc
công nghệ tương tự.
- Sản phẩm được sản xuất ra từ cùng một loại nguyên liệu hay nguyên liệu
đồng loại.
- Sản phẩm có công dụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau.
+ Các Tiểu ngành nghề T-TCN: Căn cứ vào 3 đặc trưng cơ bản trên chúng tôi
phân loại các hoạt động T-TCN trong nông thôn thành các Tiểu ngành nghề như sau:
- Tiểu ngành nghề khai thác
- Tiểu ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm
- Tiểu ngành nghề dệt, may mặc
- Tiểu ngành nghề sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng
- Tiểu ngành nghề cơ khí
- Các ngành nghề khác như: Ngành công nghiệp da giày, sản xuất phân bón,
sản xuất giấy, sản xuất nhựa…
Phân loại theo Tiểu ngành T-TCN nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng một cơ cấu T-TCN hợp lý để phát huy
lợi thế của các ngành T-TCN trong phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.
12
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của các ngành tiểu, thủ công nghiệp
1.1.2.1. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp mang tính đa dạng
Xem xét trên nhiều giác độ, chúng ta thấy sự tồn tại và phát triển ngành T-
TCN rất đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình hoạt động và ngành nghề như:
Ngành khai thác, ngành chế biến nông sản thực phẩm , ngành thủ công mỹ nghệ,
ngành chế tác kim loại. Các sản phẩm ngành nghề T-TCN có thể được sản xuất tại
hộ gia đình, sử dụng lao động gia đình, có thuê thêm lao động và được sản xuất tại
các cơ sở sản xuất như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn
các công nghệ sản xuất được sử dụng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí và máy móc
hiện đại. Có lợi thế về địa điểm sản xuất và khai thác các nguồn lực tại chỗ, nhất là
nguồn nguyên liệu không tập trung, nằm rải rác khắp nơi, dễ hư hỏng nên giảm
nhiều chi phí sản xuất.
1.1.2.2. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thường có mối liên hệ chặt chẽ,
trực tiếp với khách hàng và người lao động
Với vai trò cá nhân người chủ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN,
các cơ sở này dễ duy trì được những mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Điều này
tạo nên một lợi thế, một ưu điểm đặc biệt của sản xuất T-TCN. Mặt khác, giữa chủ
cơ sở T-TCN với người lao động thường có mối quan hệ quen biết, thân tình nên
giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả tối đa trong sản xuất.
Tất nhiên, khi các cơ sở này được mở rộng thì nét đặc biệt này dần bị xoá đi.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một điểm yếu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN
là tính chất gia trưởng trong quan hệ sản xuất hay là thái độ bảo thủ, chậm cải tiến
tổ chức, đổi mới kỹ thuật.
1.1.2.3. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thể hiện tính mềm dẻo, linh
hoạt trong sản xuất, kinh doanh
Hoạt động sản xuất ở quy mô công nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất T-TCN có
tính mềm dẻo, linh hoạt cao trong các khâu sản xuất hay giao dịch, nên có thể đáp
ứng kịp thời những yêu cầu cụ thể của khách hàng, nhanh chóng “bắt lấy” thời cơ
kinh doanh, dễ dàng tìm kiếm những phân đoạn thị trường mới, lấp chỗ trống mới
13
xuất hiện trong thị trường khi thấy có lợi và cũng dễ dàng rút khỏi thị trường khi sản
xuất, kinh doanh gặp khó khăn, kém hiệu quả và dễ chuyển hướng sang sản xuất sản
phẩm khác cùng Tiểu ngành nghề hoặc sang các ngành dịch vụ sửa chữa. Ở quy mô
nhỏ, các cơ sở sản xuất T-TCN dễ ứng phó với sự thay đổi trong môi trường kinh
doanh có nhiều biến động, sáng tạo sản phẩm mới và tìm kiếm nhu cầu mới từ thị
trường. Do đó, cần có một thái độ linh hoạt trong các chính sách đối với T-TCN,
tránh những quy định rườm rà về thủ tục hành chính, nếu không sẽ làm triệt tiêu khả
năng thích ứng nhanh, mềm dẻo và linh hoạt của các cơ sở sản xuất T-TCN.
1.1.2.4. Hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh hoạt
trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức
Các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh T-TCN khó vay vốn ở các ngân hàng hơn
so với các xí nghiệp trong ngành công nghiệp có quy mô lớn, và khi tình hình tài
chính có sự biến động thì dễ bị cắt giảm tài chính và càng khó vay vốn. Đây là điểm
hạn chế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN về nguồn vay tín dụng ở các
ngân hàng.
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành T-TCN lại có được khả
năng huy động vốn dễ dàng từ gia đình, người thân và bạn bè để thành lập, mở rộng
sản xuất, nhanh chóng đi vào hoạt động và không bỏ lỡ các cơ hội sản xuất, kinh
doanh. Đây là lợi thế chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN ở Việt Nam
hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Singapo, Ấn Độ, mà các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn không có. Vì vậy, lợi
thế này cần được phát huy trong phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành T-TCN.
1.1.2.5. Tính chất chuyên môn hoá thấp trong quản lý sản xuất kinh doanh
Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề T-TCN trong nông thôn, chức
năng quản lý và lãnh đạo thường chưa phân định rõ. Người chủ các cơ sở sản xuất
tiểu, thủ công nghiệp thường kiêm nhiệm mọi khâu trong quá trình tổ chức quản lý
sản xuất, kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở các hộ sản xuất, kinh doanh T-
TCN. Qui mô càng mở rộng thì nhu cầu phân công chuyên môn hoá mới được đặt
ra. Thông thuờng, ở quy mô trên dưới 100 công nhân, sự chuyên môn hoá trong
quản lý mới trở nên quan trọng.
14
1.1.3. Mối quan hệ giữa tiểu, thủ công nghiệp với đại công nghiệp
Mối quan hệ giữa sản xuất T-TCN với sản xuất đại công nghiệp có tầm quan
trọng đặc biệt. Từ những đặc điểm cơ bản các ngành T-TCN cho thấy khả năng tồn
tại và phát triển các ngành T-TCN trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại là có cơ
sở khoa học. Đó là những lợi thế của khu vực sản xuất T-TCN có thể bổ sung cho
khu vực sản xuất đại công nghiệp và trong một phạm vi nào đó còn có thể cạnh
tranh với khu vực sản xuất đại công nghiệp. Giữa hai khu vực công nghiệp này có
những quan hệ bổ sung, phối hợp và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thực tiễn cho thấy
các xí nghiệp lớn không nhất thiết phải thực hiện mọi thao tác của việc sản xuất ra
sản phẩm . Bởi vì, nếu thực hiện hầu hết các khâu thao tác trong chế tạo sản phẩm
sẽ làm cho chi phí sản xuất cao và thu được lợi nhuận thấp. Do đó, những khâu thao
tác nào sản xuất đại công nghiệp không có lợi thế thì nên để cho sản xuất T-TCN
thực hiện. Hình thức thực hiện được sử dụng rộng rãi và rất thông dụng ở nhiều
nước phát triển và đang phát triển là “gia công sản phẩm ”. Mối quan hệ bổ sung, hỗ
trợ giữa sản xuất T-TCN với sản xuất đại công nghiệp được thực hiện qua hai
phương thức: Phương thức hỗ trợ gián tiếp và phương thức hỗ trợ trực tiếp.
+ Hỗ trợ gián tiếp: Đây là sự phân công lao động không thông qua hợp đồng
giữa hai khu vực tiểu, thủ công nghiệp và khu vực đại công nghiệp là sự bổ trợ lẫn
nhau tự nhiên, được hình thành thông qua một quan hệ cùng tồn tại có tính chất
cạnh tranh trên thị trường. Ở phương thức này, các xí nghiệp thuộc khu vực T-TCN
và các xí nghiệp thuộc khu vực đại công nghiệp thường xuyên tìm hiểu, so sánh giá
cả, chi phí sản xuất và ước tính các điều kiện của sản xuất và thị trường, tìm kiếm
các loại sản xuất và các thao tác chế tạo có lợi nhất cho xí nghiệp của họ. Hoàn cảnh
đó tạo ra một lợi thế “so sánh về chi phí”, do đó được hình thành nên một quan hệ
cùng “chung sống” có tính chất cạnh tranh nhau. Như vậy, có thể khẳng định, các
cơ sở thuộc khu vực sản xuất T-TCN có thể “chung sống” với các xí nghiệp thuộc
khu vực sản xuất đại công nghiệp trong điều kiện khai thác có hiệu quả các yếu tố
cơ bản sau:
- Sản xuất các loại sản phẩm mà các cơ sở sản xuất T-TCN có lợi thế hơn
các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghiệp.
15
- Lấp các “lỗ trống” có thể có bên cạnh các loại sản phẩm được sản xuất
hàng loạt của các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghiệp. Những sản
phẩm này các xí nghiệp đại công nghiệp sản xuất sẽ không có hiệu quả.
* Hỗ trợ trực tiếp: Đây là mối quan hệ tồn tại giữa các cơ sở chế tạo của hai
khu vực T-TCN và đại công nghiệp, trong đó một cơ sở này sử dụng một cách có hệ
thống sản xuất của cơ sở kia vào các thao tác sản xuất của bản thân nó. Các mối
quan hệ này tạo nên một nét đặc trưng của các cơ cấu công nghiệp trong một nền
kinh tế công nghiệp hiện đại. Đây là sự quan hệ trên nhiều mặt, nhiều chiều giữa
các cơ sở nhỏ với cơ sở lớn và giữa cơ sở nhỏ với nhau. Phương thức liên hệ này
cho phép có được sự chuyên môn hoá cao, phức tạp và được thích nghi một cách tỉ
mỉ, tạo thành nguyên nhân của khả năng sinh lợi cao và phát triển của các cơ sở sản
xuất T-TCN. Mối quan hệ bổ trợ trực tiếp được biểu hiện qua hai hình thức sau:
Thứ nhất, xử lý các bán thành phẩm . Đây là hình thức mà trong đó các cơ
sở sản xuất T-TCN sử dụng sản phẩm của một hay nhiều cơ sở lớn của đại công
nghiệp, ví dụ như: lắp ráp rađiô, sản xuất các loại sơn, thức ăn gia súc, sản xuất các
loại sản phẩm tiêu dùng (từ các bán thành phẩm của các nhà máy hoá chất lớn),
sản xuất đồ gỗ, khung cửa, đồ chơi trẻ em … và một số lớn các bộ phận rời hay
nguyên liệu khác.
Thứ hai, gia công công nghiệp (hợp đồng thầu phụ). Đây là hình thức mà các
cơ sở sản xuất T-TCN nhận gia công các bộ phận rời cung ứng cho một hay nhiều
cơ sở công nghiệp lớn. Gia công công nghiệp có hai loại hình gia công với nhiều
mức độ khác nhau: một cơ sở T-TCN nhận gia công cho nhiều cơ sở sản xuất lớn,
do đó vẫn giữ được tính chất độc lập của mình; hoặc một cơ sở T-TCN nhận gia
công cho một cơ sở lớn, do đó bị lệ thuộc vào cơ sở lớn này.
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN
Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển các ngành T-TCN qua các thời kỳ chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường chính trị, pháp luật và chính sách.
16
1.2.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên
Những nhân tố điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm sản, hải sản…) là những nguồn lực và là cơ sở
của lợi thế so sánh của mỗi vùng và của đất nước. Các nhân tố này hoặc trở thành
đối tượng lao động để phát triển các ngành T-TCN khai thác và chế biến, hoặc trở
thành điều kiện để xây dựng và phát triển các ngành T-TCN. Tài nguyên thiên
nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát triển
nhiều ngành T-TCN với cơ cấu hợp lý. Các nguồn lực tự nhiên nêu trên có loại ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển các ngành nghề T-TCN, có loại ảnh hưởng gián tiếp
đến cơ cấu các ngành T-TCN qua sự ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế
như công nghiệp, nông, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Vị trí địa lý là một
điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cơ cấu các ngành T-
TCN, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng các
quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vị trí địa lý thuận lợi cho sự
giao lưu kinh tế tạo thành một lợi thế quan trọng cho sự phát triển các ngành T-TCN
ở mỗi địa phương. Vì vậy, yếu tố này có vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng
đến sự phát triển của nhiều nhóm sản phẩm T-TCN.
1.2.2. Những nhân tố về kinh tế
Nhân tố dân số và lao động: Nhân tố này được coi là một nguồn lực quan
trọng để phát triển kinh tế nói chung, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói riêng.
Trước hết, dân số và mức sống của dân cư tạo thành thị trường nội địa to lớn mà các
ngành nghề T-TCN sản xuất hàng tiêu dùng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng
nhu cầu. Sau đó, trình độ dân trí, trình độ tay nghề của người lao động, khả năng
tiếp thu ứng dụng và vận hành kỹ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng
để phát triển các ngành T-TCN có kỹ thuật cao. Cuối cùng, các ngành T-TCN
truyền thống cũng cần có một lực lượng lao động có tay nghề cao, nắm rõ yếu tố
văn hoá truyền thống, biết kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại vào quá trình
sản xuất để tạo ra các sản phẩm truyền thống có giá trị về văn hoá và mang những
nét hiện đại. Do đó, nhân tố về dân số và lao động là một nhân tố ảnh hưởng sâu sắc
và rộng rãi đến sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn hiện nay.
17
Thị trường: Thị trường tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển các
ngành T-TCN. Hộ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành T-TCN phải hướng
ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ của thị trường để
hoạch định chính sách và kế hoạch kinh doanh của mình. Thị trường tác động đến
cả đầu vào và đầu ra của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Không chỉ có thị trường
hàng hoá/dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường lao động, thị trường
khoa học- công nghệ, thị trường tài chính… cũng đều có ảnh hưởng đến sự phát
triển của các ngành T-TCN. Những ngành T-TCN nào có khả năng thích ứng với sự
thay đổi nhu cầu của thị truờng thường có sự phát triển nhanh chóng. Sự thay đổi
nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển các ngành T-TCN. Do vậy,
sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề T-TCN trong nông thôn chịu ảnh
hưởng sâu sắc bởi nhân tố thị trường.
Nhân tố vốn: Vốn là nhân tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình
sản xuất, kinh doanh nào. Sự phát triển các ngành nghề T-TCN cũng không nằm
ngoài sự ảnh hưởng đó. Vốn của các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh T-TCN thường
là vốn tự có hoặc vay mượn của bạn bè, người thân trong gia đình, hàng xóm nên
khó mở rộng quy mô sản xuất cũng như hạn chế việc thay đổi thiết bị, công nghệ.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về
vốn khác trước, đòi hỏi các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có lượng vốn đủ lớn để
đầu tư công nghệ, thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số công đoạn, sản xuất phù
hợp nhằm thay thế kỹ thuật lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng sản xuất.
Nhân tố kỹ thuật và công nghệ: Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển các ngành T-TCN. Nó tác động trực tiếp đến
năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm T-TCN trên thị trường và cuối cùng là quyết định sự tồn tại hay suy
vong của một cơ sở sản xuất T-TCN. Để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm , đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các
cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh các ngành T-TCN không thể không đổi mới trang
18
thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Sự ảnh hưởng của
nhân tố kỹ thuật- công nghệ đến sự phát triển các ngành T-TCN phụ thuộc chủ yếu
vào chính sách khoa học, công nghệ của Nhà nước. Việc thực hiện chính sách này
chính là điều kiện để áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
T-TCN.
Nhân tố nguyên vật liệu: Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất công nghiệp
nào, yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất các ngành T-TCN.
Khối lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn và
nơi sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các
đơn vị sản xuất. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các ngành T-TCN thường chú
ý đến nguồn nguyên vật liệu. Hiện nay, ở nhiều nơi nguồn nguyên vật liệu tại chỗ
dần bị cạn kiệt, phải mua từ nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển từ nơi
khác có ảnh hưởng đáng kể tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành T-
TCN hoạt động. Vì vậy, vấn đề lựa chọn sử dụng các loại nguyên vật liệu hợp lý,
theo hướng đa dạng, giá rẻ, phù hợp với quy trình sản xuất, đảm bảo cho sản phẩm
có chất lượng cao, giá thành hạ là điều cần phải quan tâm hiện nay.
Nhân tố kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thông,
điện, cấp thoát nước, dịch vụ bưu chính viễn thông cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới
sự hình thành, tồn tại và phát triển các ngành T-TCN. Trong đó giao thông vận tải,
thông tin liên lạc là quan trọng nhất. Nghiên cứu sự hình thành, tồn tại và phát triển
của các ngành T-TCN truyền thống, có thể thấy, các cơ sở sản xuất T-TCN chủ yếu
nằm trên các đầu mối giao thông thủy, bộ khá thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu
kinh tế phát triển, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở địa phương mà
vươn tới các thị trường rộng lớn khác, khi nguồn nguyên liệu tại chỗ cạn kiệt dần
phải vận chuyển từ nơi xa về, thì yêu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển
thuận lợi đối với các ngành T-TCN là rất quan trọng. Nếu có hệ thống giao thông
vận tải tốt sẽ tạo điều kiện cho các ngành T-TCN phát triển, giảm chi phí vận
chuyển trong khâu tiêu thụ và mua nguyên liệu, đi lại, giao lưu ký kết hợp đồng
được dễ dàng và ngược lại.
19
1.2.3. Những nhân tố về văn hoá, xã hội
Trình độ học vấn của cộng đồng dân cư: Nhân tố này có ảnh hưởng sâu sắc
đến sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn. Trình độ học vấn cao của cộng
đồng dân cư, đồng đều sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, là điều kiện
quan trọng để người dân thu nhận các tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng lực
sáng tạo mới và sự năng động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trình
độ học vấn cao của cộng đồng dân cư là cơ sở quan trọng để người dân nhận thức
đúng và thực hiện các chính sách, luật pháp của Nhà nước, đồng thời có ý nghĩa tích
cực tạo ra sự đồng thuận, hợp tác cùng nhau phát triển vì một xã hội nông thôn văn
minh, hiện đại.
Nhân tố văn hoá truyền thống: Nhân tố này có ảnh hưởng nhất định đối với
sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn; góp phần ổn định và phát triển
ngành nghề truyền thống, tạo nên phong cách quản lý có văn hoá, mang đậm bản
sắc nhân văn trong kinh doanh. Khi xem xét nhân tố văn hoá truyền thống tác động
đến sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn cũng phải thấy những tác động
trái ngược nhau. Một mặt, nhân tố này tác động tích cực đến sự phát triển, bảo tồn
những nét đặc trưng văn hoá của ngành nghề và của dân tộc; làm cho sản phẩm có
tính độc đáo và giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở cho sự tồn tại bền vững của các ngành
T-TCN trước những biến động của cơ chế thị trường. Mặt khác, nhân tố văn hoá
truyền thống được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất tiểu nông nên đã làm nẩy
sinh tính cách thụ động, ngại thay đổi. Phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn
đang đặt ra yêu cầu xây dựng đội ngũ chuyên gia lành nghề, đội ngũ lao động có tay
nghề cao và một lớp người có tri thức, có văn hoá mới, tiến bộ ở nông thôn, xoá bỏ
những ảnh hưởng không tích cực bởi những tính cách, tập tục lạc hậu nêu trên.
Nhân tố xã hội: Ảnh hưởng của nhân tố này là sự thừa nhận, ủng hộ của xã hội
đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất T-TCN trong nông thôn. Trước
hết là thừa nhận và ủng hộ sự tồn tại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khuyến khích
đầu tư phát triển các ngành T-TCN. Thái độ của xã hội còn thể hiện ở sự nhận thức về
vai trò của các ngành T-TCN trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông
thôn và những đóng góp vào xây dựng xã hội nông thôn hiện đại.
20
1.2.4. Nhân tố về môi trường chính trị, pháp luật và chính sách
Môi trường chính trị, pháp luật là nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển của ngành T-TCN trong nông thôn. Sự ổn định chính trị xã hội sẽ tạo
ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành T-TCN
trong nông thôn nói riêng. Sự ổn định về chính trị sẽ động viên đầu tư trong nước và
thu hút mạnh đầu tư nuớc ngoài. Sự tác động của môi trường chính trị và pháp luật
được thể hiện ở hệ thống pháp luật, thể chế, bộ máy hành pháp, sự nhận thức của xã
hội về phát triển ngành T-TCN trong nông thôn. Điều này được thể hiện thông qua
thái độ, trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương
đến địa phương trong việc xử lý những vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh T-TCN trong
điều kiện cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan. Công cụ can thiệp quan trọng
nhất của Nhà nước là chính sách kinh tế. Hệ thống các chính sách của Nhà nước là
sự biểu hiện cụ thể quan điểm, ý tưởng và hành vi của Nhà nước trong sự phát triển
ngành nghề T-TCN trong nông thôn. Vai trò hệ thống chính sách của Nhà nước
được thể hiện trên các mặt: Hoạch định chiến lược và hỗ trợ các ngành T-TCN phát
triển, sản xuất có hiệu quả và bền vững, tạo môi trường thể chế thuận lợi khuyến
khích và động viên các nguồn lực vào phát triển các ngành T-TCN.
1.3. VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ
CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp
Ngành nghề thủ công Việt Nam đã xuất hiện rất sớm, những chứng cứ khảo
cổ học cho thấy vào thời kỳ dựng nước, ngành nghề thủ công đã có sự phát triển và
trao đổi sản phẩm rộng rãi. Điển hình là các nghề làm đồ gốm, nghề luyện kim,
nghề chế tạo thuỷ tinh, nghề chế tác đá, nghề mộc và sơn, nghề dệt vải, nghề đan
lát, nghề đóng thuyền.
Trong một nghìn năm Bắc thuộc, những phát hiện khảo cổ vào thời kỳ này
cho thấy, đồ sắt đã chiếm vị trí chi phối trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời
21
sống dân cư. Nhiều ngành nghề thủ công đã được phát triển hơn thời kỳ trước và
xuất hiện nghề mới như: Nghề gốm đã đạt tới trình độ tương đối tinh xảo trong kỹ
thuật luyện và nung đất. Các nghề mới nhu nghề luyện đồng và đúc đồng, làm giấy,
chế tạo thuỷ tinh, mộc, kim ngân, đường, nấu rượu, khảm xà cừ, đồ da, guốc, dép,
gạch, ngói, đồ đá, sơn, mây tre đan, kiến trúc. Sử cũ đã ghi: “Lái buôn Trung Quốc
sang Giao Chỉ mua giấy trầm hương, vua Tấn sai quan lại dùng giấy này để chép
các sách Xuân thu, Kinh truyện”.
Thời Lý - Trần (thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIV) rất chú ý đến phát triển ngành
nghề thủ công. Nổi bật nhất là nghề dệt (vùng Thăng Long), nghề gốm (Bát Tràng)
nghề đúc đá, nghề làm giấy, nghề làm gạch, đá, vôi, nghề xây dựng, nghề khắc bản,
nghề rèn sắt. Thời Lý đã sản xuất được gốm men ngọc đạt trình độ tương đối cao,
sang thời Trần sản xuất các loại gốm dùng trong kiến trúc, xây dựng... Sự phát triển
nông nghiệp, thủ công nghiệp đã kích thích sự giao lưu buôn bán với sự ra đời của
các trung tâm thương nghiệp lớn như Thăng Long, Vân Đồn, Cửa Cồn, Cửa Hội.
Thời kỳ này các ngành nghề thủ công nghiệp hình thành ở khắp mọi miền đất nước.
Vào thời Hậu Lê đến nhà Nguyễn (thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX), ngành nghề
thủ công nghiệp phát triển mạnh. Sự phục hồi và phát triển nông nghiệp và thương
nghiệp đã tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề thủ công được duy trì và phát triển
phồn vinh hơn và nhiều nghề mới xuất hiện như: nghề thêu, ren, may, làm muối,
nhuộm vải, hương liệu. Đặc biệt thời kỳ này nhân dân ta đã sản xuất được gốm men
trắng hoa lam nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Theo Dư địa chí của Nguyễn Tri thì
thời kỳ này có hàng trăm nghề, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng
như: nghề dệt tập trung ở khu vực ven Hà Nội, Hà Tây, nghề đúc đồng ở Ngũ Xá
(Hà Nội), vàng bạc ở Châu Khê (Hải Duơng) chạm vàng, bạc ở Đồng Xâm (Thái
Bình), nghề sắt ở Đa Hội (Bắc Ninh), nghề thêu ở Quất Động (Hà Tây), nghề gốm ở
Hương Canh (Vĩnh Phúc) nghề nhuộm ở Đa Loan (Hải Dương) [32].
Sang thời Nguyễn (thế kỷ XIX) ngành nghề thủ công phát triển đa dạng,
phong phú hơn. Một số sản phẩm ngành nghề thủ công đã được bán ra thị trường thế
giới. Nhiều thương nhân Hà Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung
22
Quốc đã mua lụa, gốm Việt Nam đưa đi tiêu thụ tại Nhật Bản, Trung Cận Đông và
nhiều nước khác. Sự phát triển ngành nghề thủ công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng
Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, luôn gắn bó với phát triển nông nghiệp đảm
bảo nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng và công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực
dân Pháp. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của Việt Nam mai một dần, thất
truyền do phải cạnh tranh với hàng hoá của Chính quốc và hàng hoá do các cơ sở
công nghiệp được Pháp xây dựng mới ở Việt Nam. Pierre Gourou đã nhận xét:
“Người thợ thủ công không có vốn và chỉ mua các công cụ cần thiết cho anh ta.
Người ta không tìm thấy trong toàn vùng đồng bằng Bắc Kỳ một máy chạy hơi
nước, một máy nổ, một máy phát điện làm chuyển động một máy công cụ trong một
làng nào đó ”. Ngược lại, một số nghề thủ công khác có nhu cầu thị trường hoặc biết
thay đổi mẫu mã, tính chất sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thị trường đã
tồn tại và phát triển.
Mặt khác, một số ngành nghề cũng được chính quyền Pháp khuyến khích
phát triển. Đầu thế kỉ XX, Pháp mở một số trường dạy nghề, thành lập hội chuyên
khôi phục kỹ thuật Khmer và khôi phục kỹ thuật cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội.
Năm 1894 toàn quyền De Lanessan ra nghị định phụ cấp cho các nhà sản xuất tơ
lụa, từ năm 1905 đến năm 1909 ra chính sách miễn thuế trồng dâu, xây dựng các cơ
sở nuôi tằm, trạm sản xuất giống tằm có quy mô công nghiệp nhỏ. Ngành nghề T-
TCN Việt Nam thời kỳ này được chia thành những ngành nghề: Ngành nghề mới do
người Pháp du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và những nghề mới xuất hiện
hoặc được cải tiến do người Việt nam làm từ 1900 - 1918, có khoảng 102 phương
pháp công nghệ khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền, 42 loại công
nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kết hợp cả cổ truyền và mới du nhập như:
Dệt vải màn, may mặc, tráng gương, thảm xơ dừa, lông vịt xuất khẩu, đá rải đường,
đồ dùng kim loại, khai thác khoáng sản, cơ khí…
Theo kết quả điều tra của Pháp ( Pierre Gourou) ở Châu thổ sông Hồng có
khoảng 108 nghề T-TCN khác nhau. Số người tham gia các ngành nghề T-TCN ở
23
vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 250.000 người, chiếm khoảng 6,8% dân số [1].
Tập trung đông nhất ở vùng Hà Đông số thợ lên tới 65.000 người, bằng 14%, Thanh
Oai 29% dân số làm nghề. Thái Bình có khoảng 32.000 người chiếm 6,1% dân số,
chủ yếu tập trung ven bờ sông Luộc. Nam Định, Hà Nam tập trung dọc hai bờ sông
Ninh Cơ, Hải Dương, Hưng Yên có 3 trung tâm nhỏ là Thanh Miện, Ninh Giang và
Kim Thành. Bắc Ninh có 3 trung tâm là vùng Thuận Thành Gia Bình (tỷ lệ dân số
sản xuất tiểu, thủ công nghiệp chiếm 43%), Tiên Sơn và hai bên bờ sông Cầu là
Yên Phong, Quế Võ, Việt Yên; ở Vĩnh Phúc có vùng Hương Canh.
Cũng theo P. Gourou, thời kỳ này có khoảng 22.000 người thợ thủ công đang
làm trong các ngành T-TCN mới nhưu: Nghề làm báo, xe điện, nước đá, bào chế
thuốc tây, in ấn… Trong đó quan trọng nhất là nghề làm đăng ten xuất hiện vào
năm 1901, thu hút 6.000 thợ, đông nhất là ở Hà Đông khoảng 4.400 thợ, tiếp đến là
nghề sản xuất bị cói, xuất hiện vào năm 1902, thu hút khoảng 4.000 người chủ yếu
là vùng Thái Bình [1].
Từ sau hoà bình lập lại trên miền Bắc, năm 1954 đến trước thời kỳ đổi mới
năm 1986, ngành nghề T-TCN trong nông thôn bước vào thời kỳ khôi phục và phát
triển trong điều kiện tập thể hoá. Giai đoạn từ 1954 đến 1957, Chính phủ đã thực thi
nhiều chính sách và giải pháp nhằm khôi phục lại các ngành nghề T-TCN. Giai
đoạn từ 1958 đến 1986, Chính phủ thực hiện chính sách cải tạo nền kinh tế theo
hướng tập thể hoá, xoá bỏ thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Trong điều kiện đó,
các ngành T-TCN trong nông thôn được tập thể hoá vào các HTX. Hàng loạt tổ
chức kinh doanh, đơn vị thu mua xuất khẩu sản phẩm T-TCN của Nhà nước ra đời.
Sản phẩm T-TCN được xuất khẩu sang các nước Đông Âu chủ yếu là hàng thủ công
mỹ nghệ. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm T-TCN của ta thời kỳ này chủ
yếu dựa trên các quan hệ hiệp định tương trợ thương mại giữa các nước XHCN với
nhau, không chú ý đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mặt khác,
phương thức sản xuất tập thể đã biến người thợ thủ công thành xã viên trong các
HTX và các ngành T-TCN chuyển thành ngành phụ bổ sung cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp của HTX nên đã phá vỡ các mối quan hệ kinh tế đã hình thành trong
24
lịch sử vốn là cơ sở tồn tại của các ngành T-TCN, đồng thời cũng phá vỡ kết cấu gia
đình trong tổ chức sản xuất T-TCN truyền thống. Thời kỳ này nhiều ngành T-TCN
trong nông thôn bị mai một dần, gây nên sự thất truyền các bí quyết công nghệ sản
xuất ở một số nghề thủ công đòi hỏi kỹ thuật tinh sảo. Khi không còn thị trường tiêu
thụ ở các nước Đông Âu, nhiều ngành T-TCN không thể duy trì sản xuất, các HTX
mất động lực phát triển, nhiều thợ thủ công phải quay về với sản xuất nông nghiệp.
Thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích
thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển các ngành T-TCN. Việc xác lập hộ là
đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài,
được Nhà nước hỗ trợ vốn, đào tạo khoa học - kỹ thuật, giải toả nhiều khâu ách tắc
trong lưu thông phân phối đã tạo ra động lực mới và môi trường thuận lợi cho các
ngành T-TCN trong nông thôn khôi phục, phát triển và mở rộng sản xuất, tạo ra
nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhiều sản phẩm T-TCN đã có thị
trường tiêu thụ ở trong nước và thị trường nước ngoài, một số sản phẩm thủ công
truyền thống đã khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới.
1.3.2. Vai trò của các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp đối với phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, T-TCN đã giải quyết được rất nhiều
việc làm cho người lao động và đẩy nhanh quá trình phân công lao động ở nông
thôn. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn là vấn đề bức xúc hiện
nay bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích canh tác trên đầu người thấp và
ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động từ phát triển nông nghiệp hiện nay ở
nông thôn rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm cho
người lao động nông thôn như: Đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đẩy mạnh
hợp tác quốc tế xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp, thương mại,
dịch vụ. Những biện pháp này có tác dụng tích cực giải quyết việc làm cho người
lao động nông thôn. Nhưng qua thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của thế giới cho
thấy những biện pháp trên không giải quyết triệt để vấn đề lao động dư thừa ở nông
25
thôn. Phát triển các ngành T-TCN không chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình,
làng, xã, mà có thể thu hút được nhiều lao động từ địa phương khác đến. Không
những thế phát triển ngành T-TCN còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề
dịch vụ khác, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Phát triển ngành nghề
T-TCN ở nông thôn sẽ thúc đẩy sự phân công và phân công lại lao động nông thôn,
tạo ra những điều kiện thuận lợi chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang sản
xuất ở những ngành T-TCN mà họ có khả năng và ưu thế hơn. Điều này làm giảm
dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ,
tạo việc làm ngay tại địa bàn nông thôn theo phương châm “ai giỏi nghề gì làm
nghề ấy” và “rời ruộng không rời quê hương”. Người nông dân vừa tham gia sản
xuất nông nghiệp vừa tham gia sản xuất công nghiệp và các loại hình hoạt động
khác là biện pháp tốt nhất hạn chế luồng lao động nông thôn ra thành thị tìm việc
làm. Đồng thời phát triển ngành T-TCN còn tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp
đẩy nhanh tốc độ tập trung hoá ruộng đất, chuyên môn hoá sản xuất cao, tạo điều
kiện cho kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Sự hình thành, mở rộng và phát triển của các ngành T-TCN có vai trò quan
trọng đối với việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng CNH và HĐH, làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng giảm
dần, tỷ trọng các ngành T-TCN và dịch vụ ngày càng tăng lên. Phát triển các ngành
T-TCN sẽ phá thế thuần nông, thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang
tính tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật vào sản xuất. Sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các cơ sở T-TCN với việc
thiết lập được nhiều mối quan hệ liên kết kinh tế với các xí nghiệp hiện đại sẽ có
điều kiện tiếp cận với các hợp đồng kinh doanh lớn và với công nghiệp lớn hiện đại,
từ đó có cơ hội để trở thành các xí nghiệp hiện đại.
Tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển các ngành nghề T-TCN trong
nông thôn nhằm khai thác và huy động có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế sẵn có ở
nông thôn về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm , thu
hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, kỹ năng, kỹ xảo của
26
người lao động để đẩy mạnh sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, phục vụ tốt
hơn cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng
hoá ở nông thôn, tăng giá trị tổng sản phẩm cho nền kinh tế.
Phát triển T-TCN ở nông thôn góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.
Lịch sử phát triển của các ngành nghề T-TCN truyền thống luôn gắn liền với lịch sử
phát triển văn hoá. Nhiều sản phẩm ngành nghề T-TCN là kết tinh của sự giao lưu
và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Nhiều sản phẩm
ngành nghề T-TCN mang tính nghệ thuật cao, với những đặc tính riêng, sắc thái
riêng của mỗi dân tộc. không những có giá trị hàng hoá cao mà còn trở thành những
sản phẩm văn hoá đặc sắc và là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc. Ngành
nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, là di sản quý
giá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hun đúc nên từ các thế hệ nghệ nhân tài ba.
Do đó, bảo tồn giữ gìn và phát triển ngành nghề T-TCN truyền thống trong nông
thôn tại các làng, xã là góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá của
dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong
thời gian tới.
1.3.3. Xu hướng phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nền
kinh tế thị trường
Trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với những
bước tiến và sự thay đổi mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, ngành
nghề T-TCN trong nông thôn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng
cũng đứng truớc nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Thách thức
lớn nhất là sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hàng hoá của nước ngoài tràn
vào Việt Nam và hàng hoá được sản xuất trong nước có trình độ tiên tiến, hiện đại
được sản xuất tại các khu công nghiệp hay các đô thị lớn. Sự cạnh tranh đó sẽ diễn
ra ngay tại thị trường nông thôn, thành thị và thị trường quốc tế, có một số ngành
gặp nhiều khó khăn, không có thị trường và sẽ bị đào thải.Tuy nhiên, ngành T-TCN
trong nông thôn cũng sẽ có cơ hội khai thác lợi thế của mình để phát triển. Để thấy
27
rõ xu hướng phát triển có thể xem xét các ngành T-TCN trong nông thôn theo hai
Tiểu ngành:
Thứ nhất, các ngành T-TCN sản xuất các nhóm sản phẩm như: dệt may; chế
biến lương thực, thực phẩm ; sản xuất hàng hoá tiêu dùng; sản xuất hàng hoá phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các ngành này được sản xuất bằng công nghệ truyền
thống, thủ công, bán cơ khí hoặc cơ khí, thông thường cho sản phẩm có chất lượng
không cao, nhu cầu không tăng theo tỷ lệ tăng thu nhập và mức cầu. Người sản xuất
chủ yếu là sản xuất ra để tự tiêu thụ hoặc cung cấp cho thị trường hẹp (thị trường
lân cận). Đây là những nhóm sản phẩm chịu sự cạnh tranh trực tiếp với các nhóm
sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng thiết bị máy móc công nghệ hiện đại ở
trong nước tại các khu công nghiệp, các đô thị và hàng hoá ở nước ngoài nhập vào
Việt Nam.
Thứ hai, các ngành T-TCN sản xuất các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ
như: sản phẩm sơn mài, sản phẩm trạm, khảm; sản phẩm tơ, lụa; sản phẩm vàng,
bạc... Những ngành nghề này sản xuất chủ yếu bằng công nghệ thủ công, một số
khâu dùng cơ khí. Chất lượng sản phẩm tốt mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, có
uy tín trên thị trường thế giới, trong nước, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu. Người sản
xuất chủ yếu sản xuất ra để xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường đô thị, thành phố lớn.
Đây là những nhóm sản phẩm không trực diện với cạnh tranh trên thị trường vì là
những sản phẩm đã xác định được chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Từ đặc điểm và khả năng phát triển trên đây, chúng ta thấy các ngành T-TCN
trong nông thôn sẽ biến đổi theo xu hướng như sau:
- Đối với các sản phẩm thuộc Tiểu ngành thứ nhất, một số sản phẩm có nhu
cầu thị trường thấp, hoặc có thị trường nhưng không cạnh tranh nổi với hàng hoá
công nghiệp hiện đại và hàng hoá nước ngoài sẽ suy thoái dần và có xu hướng bị
đào thải, những ngành nghề mới sẽ phát triển thay thế nghề cũ. Ngược lại, một số
ngành nghề tiếp cận được với thị trường công nghệ hiện đại, sẽ chuyển sang sản
xuất các sản phẩm công nghiệp hiện đại. Do đó, ngành nghề vẫn tồn tại, được duy
trì và phát triển nhưng được tổ chức cao hơn với công nghệ sản xuất hiện đại.
Những ngành T-TCN truyền thống (chủ yếu là nghề thủ công) bị đào thải sẽ chuyển
28
hướng sang làm các nghề dịch vụ mà hoạt động gần gũi với ngành nghề trước.
Những ngành nghề mới xuất hiện thay thế nghề cũ ở nông thôn là những ngành
nghề vốn được sản xuất tại các đô thị, nhưng được sản xuất ở nông thôn vì có tiềm
năng và lợi thế hơn về lao động, chi phí đầu vào.
- Đối với các ngành T-TCN sản xuất sản phẩm mỹ nghệ (ngành mỹ nghệ) là
những sản phẩm độc đáo, đặc sắc có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước
và nước ngoài; trước đây, sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu, sẽ vẫn
duy trì được nghề nhưng có xu hướng thu hẹp lại trong một số gia đình nghệ nhân,
cơ sở sản xuất có lao động tay nghề cao. Tuy nhiên các ngành thủ công mỹ nghệ
này sẽ có xu hướng phát triển theo hai hướng: Hướng thứ nhất sẽ chuyển sang áp
dụng công nghệ mới để đạt độ chính xác, độ hoàn thiện và lợi dụng các kỹ năng
khéo léo, cảm quan ổn định về kích cỡ, cảm nhận về màu sắc phức tạp của các nghệ
nhân. Hướng thứ hai là tiếp tục con đường phát triển nghề thủ công truyền thống,
làm nổi bật các vùng theo tên nơi sản xuất, bảo tồn nghề của địa phương, tạo niềm
vui văn hoá và cuộc sống tinh thần phong phú. Hướng phát triển này rất quan trọng
vì nó thể hiện tính dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục và
phục vụ du lịch.
Để đẩy mạnh phát triển các ngành T-TCN nhằm tạo việc làm cho nhiều lao
động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn, các ngành T-TCN cần được hỗ trợ mạnh mẽ và thường
xuyên từ phía Nhà nước về vốn, công nghệ sản xuất, thông tin thị trường, tiêu thụ
sản phẩm , đào tạo nghề.
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU, THỦ CÔNG
NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông
thôn ở một số nước Châu Á
Nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp
trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, các nước trong khu
vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và vùng lãnh
thổ Đài Loan… rất quan tâm khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành nghề T-TCN
29
trong nông thôn. Kinh nghiệm phát triển ngành nghề T-TCN trong nông thôn ở một
số nước Châu Á được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
Bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền thống ở nông thôn. Đây
là vấn đề trọng tâm trong phát triển ngành nghề T-TCN trong nông thôn ở các nước
Châu Á điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc... Các nước đã tập
trung nhiều nỗ lực vào việc bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền
thống. Điều này cho thấy ngành nghề thủ công truyền thống không bị diệt vong
dưới sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều lợi thế của nền sản xuất công nghiệp hiện
đại. Ngược lại nếu biết bảo tồn, đổi mới để sản xuất ra các sản phẩm tinh xảo, độc
đáo sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho nền công nghiệp và cho phép những nhà
sản xuất có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nghề thủ
công muốn phát triển phải có sự thích nghi với xu thế mới, phải được đổi mới và
hiện đại hoá. Đây là hai điều kiện quyết định cho mọi kỳ vọng phát triển. Trường
hợp Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cho ta kinh nghiệm tiêu biểu về khả năng
thích nghi của nền thủ công nghiệp truyền thống với công cuộc hiện đại hoá nền
kinh tế. Người thợ thủ công ở những nước này đã được đổi mới, mang tính cách
mới. Người thợ thủ công hiện đại có thể sử dụng các dụng cụ cơ khí như máy
khoan, cưa điện và máy móc hiện đại. Kinh nghiệm các nước cho thấy bảo tồn và
phát triển giá trị truyền thống, một nghề thủ công nào đó hoàn toàn không có nghĩa
duy trì một kỹ thuật thô sơ không cần đến máy móc, mà chính là duy trì tính chất
khác biệt hóa hay chuyên môn hóa của ngành sản xuất đó và không nên duy trì một
quan hệ cạnh tranh giữa sản phẩm thủ công với sản phẩm công nghiệp hiện đại,
nền sản xuất thủ công nghiệp phải được hiện đại, hướng đến một quan hệ bổ sung
đối với nền sản xuất đại công nghiệp và hướng đến các khu vực dịch vụ hiện đại.
Tuy nhiên, xác định hướng bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công
truyền thống cũng có những thất bại nhất định. Các thất bại đều xuất phát từ sự dự
báo nhu cầu thị trường, triển vọng phát triển không đúng và không nghiên cứu, vận
dụng những kinh nghiệm thành công về xác định hướng bảo tồn và phát triển nghề
truyền thống và nghề mới của nhiều nước trong khu vực. Nghề sản xuất giấy truyền
30
thống và phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa ở Nêpan thất bại, mặc dù Chính
phủ Nêpan đã đưa ra chương trình phát triển và nhận được sự giúp đỡ từ Chính phủ
Thuỵ sĩ về tài chính, kỹ thuật và thiết bị sản xuất. Ngược lại, Nhật Bản, Trung
Quốc, Mianma rất thành công trong việc xác định hướng bảo tồn nghề sản xuất giấy
truyền thống, hướng bảo tồn chỉ tập trung vào sản phẩm có thị trường rất hạn chế
và được Chính phủ trợ cấp giá. Ngược lại, nhiều cơ sở sản xuất giấy truyền thống
khác được Chính phủ hỗ trợ vốn, công nghệ chuyển sang sản xuất sản phẩm giấy
hiện đại.
Vận dụng lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển ngành
nghề T-TCN trong nông thôn. Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á rất coi trọng
phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn vì nó có nhiều lợi thế và ưu điểm
trong phát triển. Đối với các nước có nền công nghiệp hiện đại như Nhật Bản, Ấn
Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan. Lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp
nhỏ và vừa bao gồm:
- Vận dụng lợi thế vật chất kỹ thuật của quy mô sản xuất nhỏ và vừa để sản
xuất những sản phẩm đòi hỏi độ chính xác tương đối; vận dụng lợi thế về địa điểm
sản xuất và chi phí vận chuyển thấp nhằm tạo ra lợi thế trong tiêu thụ.
- Sử dụng công nhân có tay nghề, và có độ chính xác cao trong xí nghiệp nhỏ
và vừa để sản xuất hàng loạt những bộ phận đặc biệt và phụ tùng để hoàn chỉnh sản
phẩm , sản phẩm sản xuất từng lô nhỏ, không thể tiêu chuẩn hoá, phụ thuộc vào
nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thị trường hạn chế.
- Vận dụng tính mềm dẻo, linh hoạt trong các thao tác và hoạt động, khả
năng giảm bớt các chi phí chung, các quan hệ cá nhân chặt chẽ trực tiếp trong nội
bộ nhà máy để nâng cao năng suất lao động; khai thác những điểm mạnh trong dịch
vụ bán hàng như sự nhanh nhạy, trực tiếp, chu đáo, phản ứng nhạy bén đối với khả
năng phát triển sản xuất sản phẩm mới, và dễ bắt lấy thời cơ kinh doanh hơn là các
xí nghiệp lớn.
Lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn kỹ thuật. Kinh nghiệm phát triển ngành
nghề T-TCN ở nhiều nước Châu Á cho thấy, xác định hướng sản xuất phụ thuộc vào
31
lượng cầu của thị trường, ở cả thị trường trong nước và thị trường thế giới, đồng thời có
hai nhân tố cơ bản cần phải so sánh khi đưa ra quyết định lựa chọn hướng sản xuất là
chi phí sản xuất, trong đó chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ (tài sản cố định) và chi
phí về nhân công. Kinh nghiệm các nước chủ yếu là lựa chọn hướng sản xuất đòi hỏi ít
vốn cố định nhưng sử dụng được nhiều nhân công. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
nếu như sức cầu lớn, một sản phẩm nào đó đòi hỏi mức vốn cao, nhiều nước vẫn lựa
chọn hướng sản xuất sản phẩm đó, chủ yếu là sản phẩm bán được trên thị trường, thu
lợi nhuận và giải quyết được việc làm.
Lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn kỹ thuật sản xuất thích hợp là một yêu
cầu quan trọng, nhưng thực tiễn các nước cho thấy biết cách thực thi những lựa
chọn đó (nhất là những lựa chọn kỹ thuật hiện đại) là yếu tố quyết định đến sự thành
công khi áp dụng những kỹ thuật đó vào sản xuất.
* Đào tạo nguồn nhân lực. Các nước Châu Á rất chú trọng vào đào tạo người
chủ xí nghiệp, xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất tiểu công nghiệp, các nước
đều tập trung trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế, Marketing, quản lý nhân
sự, quản lý sản xuất, về lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn công nghệ, thiết bị, về
đạo đức trong kinh doanh cho người chủ xí nghiệp. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc và một số nước ASEAN thực hiện có hệ thống các biện pháp đào tạo nhằm
phát triển đội ngũ những người chủ doanh nghiệp mới, có tài năng cho nền sản xuất
tiểu, thủ công nghiệp.Các chương trình đào tạo có nội dung riêng, mọi chủ đề và đề
tài giảng dạy được lựa chọn sát với nhu cầu của các xí nghiệp và điều kiện của địa
phương, đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và thường tập trung vào
đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có những chương trình đào tạo dự bị do các trường
đại học đảm nhận. Song song với việc đào tạo người chủ xí nghiệp, các nước cũng
quan tâm tới việc đào tạo nghề mới, bồi dưỡng kỹ thuật và huấn luyện nâng cao tay
nghề cho người công nhân, tài trợ cho đào tạo các huấn luyện viên, thiết kế mẫu mã
mới, nghiên cứu chế tạo các dụng cụ phù hợp phục vụ cho ngành nghề tiểu, thủ
công nghiệp trong nông thôn, khuyến khích các ngành công nghiệp chiến lược lớn,
tập đoàn tư nhân, viện nghiên cứu và các trường đại học hỗ trợ cho công việc đào
tạo nguồn nhân lực.
32
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình phát triển tiểu,
thủ công nghiệp
Qua việc phân tích và tổng hợp một số kinh nghiệm cơ bản về phát triển
ngành T-TCN trong nông thôn một số nước phát triển và đang phát triển ở khu vực
Châu Á, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, trong điều kiện của nước ta hiện nay cần lựa chọn hướng phát triển
T-TCN trong nông thôn là tập trung vào bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề
thủ công truyền thống và vận dụng những lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và
vừa vào phát triển ngành nghề T-TCN. Bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ
công truyền thống, hướng mọi nỗ lực vào giúp đỡ người thợ thủ công truyền thống
trở thành người thợ thủ công hiện đại, thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện
đại. Ngành nghề thủ công truyền thống cần được đổi mới và phát triển theo hướng
hiện đại hoá, tăng khả năng thích nghi trong điều kiện của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và xu thế hội nhập của đất nước. Đối với các sản phẩm truyền thống lưu giữ
những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc không có thị trường hoặc có thị trường
hạn chế chúng ta nên hỗ trợ tài chính, trợ cấp giá để khôi phục, bảo tồn.
Thứ hai, tiểu, thủ công nghiệp nông thôn nước ta cần lựa chọn hướng sản
xuất đầu tư ít vốn gắn liền với lựa chọn kỹ thuật thích hợp và sử dụng nhiều lao
động. Tập trung vào hai hướng lựa chọn kỹ thuật là (1) đầu tiên sản xuất theo
phương pháp truyền thống, sau đó nghiên cứu, đổi mới và cải tiến theo hướng hiện
đại; (2) sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp, hiện đại của các nước phát
triển và thích nghi chúng với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta.
Thứ ba, phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở đầu tư hơn
nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành nghề tiểu, thủ
công nghiệp ở nông thôn. Cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo
cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề và điều kiện ở địa phương, gắn
giảng dạy lý thuyết với thực hành. Tăng cường, phổ biến kiến thức pháp luật, chính
sách hỗ trợ và kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật về phát triển ngành nghề nông
thôn bằng nhiều hình thức như: sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình. Xây
33
dựng chính sách đào tạo cần sát với nhu cầu tuyển dụng lao động của các ngành
nghề, đào tạo cần cân đối giữa các ngành, không đào tạo thừa, dự báo ngành nghề
mới sẽ phát triển để đào tạo lao động nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu lao động cho
những ngành nghề mới.
Thứ tư, cần phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh đối với
T-TCN, nghiên cứu và phổ biến kiến thức công nghiệp trong nông thôn, chủ yếu là
hai loại hình dịch vụ: tư vấn các vấn đề kinh tế nói chung, tư vấn về kỹ thuật sản
xuất và chuyển giao công nghệ. Tập trung vào nghiên cứu triển vọng phát triển của
các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất.
Thứ năm, thiết lập và phát triển mối quan hệ sản xuất gia công công nghiệp
giữa khu vực sản xuất tiểu công nghiệp với khu vực sản xuất đại công nghiệp là vấn
đề có ý nghĩa to lớn. Quan điểm đúng đắn về một nền kinh tế công nghiệp hiện đại
ở nước ta là phải xem xét nó bao gồm hai khu vực sản xuất tiểu công nghiệp và đại
công nghiệp. Không nên đem nền sản xuất tiểu công nghiệp đối lập với nền sản xuất
đại công nghiệp, dựng lên giữa hai khu vực một quan hệ cạnh tranh và đối kháng
nhau mà phải hướng tới một quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa hai khu vực.
Xác định đúng ngành nghề cần ưu tiên để đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất,
thực hiện chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá và xây dựng môi trường văn hoá lành
mạnh, hợp tác trong kinh doanh để xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, đáp ứng
nhu cầu gia công công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
Thứ sáu, cần phải xây dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý đối với ngành T-
TCN trong nông thôn. Hoạch định chính sách hỗ trợ phải dựa vào những đặc điểm
cơ bản của các ngành T-TCN, quan tâm đến vai trò và lợi ích của các cơ sở sản xuất
tiểu công nghiệp. Các chính sách nên có sự bổ trợ cho nhau, tạo nên sự bình đẳng
trong hỗ trợ giữa các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp với các cơ sở sản xuất đại
công nghiệp và giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng các hình thức cho vay tín
dụng, thời hạn vay và thực hiện việc cho vay vốn thiết bị, thuê, bán chịu máy móc,
thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở T-TCN, phát huy nội lực
của nông dân, thu hút đầu tư và phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.
34
Thứ tám, phát huy vai trò hỗ trợ và phân cấp cho chính quyền địa phương
quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, gắn phát
triển các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn với quyền lợi trực tiếp của chính
quyền địa phương (từ kinh nghiệm của Trung Quốc), do đó chính quyền địa phương
sẽ đóng vai trò tích cực hỗ trợ ngành T-TCN phát triển.
Tóm lại, chương một đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
các ngành T-TCN trong nông thôn, luận văn đưa ra khái niệm T-TCN trong nông
thôn,phân loại ngành nghề T-TCN, phân tích năm đặc điểm của các ngành T-TCN
trong nông thôn và xây dựng lý luận về mối quan hệ giữa sản xuất gia công công
nghiệp giữa hai khu vực T-TCN và khu vực đại công nghiệp. Để thấy rõ những
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành T-TCN và ngược lại, luận án đã khái quát
hoá thành 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng thành cơ sở lý luận: nhóm điều kiện tự nhiên;
nhóm kinh tế; nhóm văn hoá xã hội; nhóm chính trị, pháp luật, chính sách và nêu
lên 5 vai trò của các ngành T-TCN. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành và
phát triển các ngành T-TCN trong nền kinh tế thị trường, luận văn đưa ra lý luận về
xu hướng phát triển của T-TCN trong nền kinh tế thị trường và nêu lên cơ sở lý luận
về sự phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn liền với vấn đề khôi phục, phát triển
các ngành T-TCN . Trình bày chủ trương và chính sách phát triển ngành T-TCN của
Đảng, Nhà nước là khẳng định tính tất yếu khách quan, nhất quán của việc khôi
phục và phát triển các ngành T-TCN đối với sự nghiệp phát triển nông thôn. Tổng
hợp và phân tích những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại về phát triển T-
TCN trong nông thôn của một số nước Châu Á có đặc điểm tương đồng với Việt
nam về các điều kiện phát triển ngành T-TCN trên các mặt: Xác định hướng phát
triển sản xuất; tổ chức quản lý; môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ của Chính
phủ. Trên cơ sở những phân tích về những thành công và thất bại của các nội dung
nghiên cứu nêu trên và rút ra 8 bài học kinh nghiệm về mặt lý luận về phát triển các
ngành T-TCN cho Việt Nam.
35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HUYỆN
QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN THỰC PHẨM HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Đ
về phía Nam
36
thường
ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân
37
Quảng Trạch có bờ biển dài 32,4 km, vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 6.584
km2,
dọc theo bờ biển có hai cửa sông chính là
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
38
Bảng 1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT PHÂN THEO TIỂU NGÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2005-2007
HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
( Theo giá cố định năm 1994 )
Ngành sản xuất
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tốc độ phát
triển bình
quân (%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
06/05 07/06
Nông lâm và thuỷ sản 240,489 27,1 252,461 25,3 231,604 21 105 91,7 98,4
Công nghiệp - xây dựng 446,698 50,4 510,607 51,3 594,477 54 114,3 116,4 115,4
Thương mại - dịch vụ khác 199,160 22,5 232,962 23,4 273,100 25 117 117,2 117,1
Tổng 886,347 100 996,030 100 1099,181 100 112,4 110,4 111,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình
38
39
Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2007 trên 1.099 tỷ đồng, năm 2006 là
996,03 và năm 2005 là 886,347 tỷ đồng, tăng trưởng qua 3 năm với tốc độ bình
quân là 111,4%/ năm (xem Bảng 1). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực, tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng qua các
năm, nông lâm thủy sản giảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện.
GTSX công nghiệp – xây dựng năm 2007 trên địa bàn đạt 594,5 tỷ tăng 16,4% so
với năm 2006 và 14,3% so với năm 2005; tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2005
chiếm 50,4%, năm 2006 chiếm 51,3% và năm 2007 chiếm 54% GTSX toàn huyện .
Trong những năm qua hoạt động du lịch tiếp tục tăng trưởng với những con
số khá ấn tượng, lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2007 gần 250.000 lượt
khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 12.000 nghìn tăng 67 % so với năm 2006
tương đuơng 7.091 người. Thời gian lưu trú bình quân chỉ đạt 1,18 ngày/khách
trong đó khách quốc tế 1,22 ngày/khách. Tạo đà phát triển, nhiều tour du lịch mới
được hình thành; nhiều nhà hàng, khách sạn được đầu tư và đưa vào khai thác. Tính
đến cuối năm 2007, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh là 182 cơ sở với tổng số
phòng nghỉ 2.300 phòng. Với những số liệu trên cho thấy du lịch Quảng Bình nói
chung có rất có tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch tạo ra lợi thế cho huyện về cơ
sở cho thấy có thể kết hợp phát triển giữa T-TCN và du lịch.
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN THỰC PHẨM HUYỆN QUẢNG TRẠCH
2.2.1. Khái quát về sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản
thực phẩm huyện Quảng Trạch
Theo điều tra khảo sát năm 2007, T-TCN ở huyện Quảng Trạch chủ yếu chỉ có
2 ngành là chế biến nông sản thực phẩm và ngành sản xuất VLXD, sản phẩm từ gỗ,
cơ khí nhỏ. Theo số liệu Bảng 2, huyện Quảng Trạch có 7.121 cơ sở sản xuất T-TCN
chiếm 29,2 % so với toàn tỉnh, tổng vốn đầu tư sản xuất hơn 72,5 tỷ đồng thu hút hơn
15.700 lao động với giá trị sản xuất xấp xỉ 145 tỷ đồng chiếm chiếm 27,3 % so với
toàn tỉnh với giá trị sản xuất tương đuơng 395,8 tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất T-TCN
có vị trí rất quan trọng đối với huyện Quảng Trạch đặc biệt là vùng nông thôn vì đã
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY

More Related Content

What's hot

LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái NguyênLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóaLuận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOTLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng NamLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 

Similar to Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY

Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...jackjohn45
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...NuioKila
 
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfHanaTiti
 

Similar to Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
 
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình...
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
Th s16.08 thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAYĐề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..docPhát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY

  • 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lịch sử đã chứng minh rằng tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp là giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nền kinh tế trước khi tiến bước sang một nền công nghiệp hiện đại. Trong lịch sử phát triển,Việt Nam là một nước thuần nông và trải qua các giai đoạn đấu tranh giữ nước nền kinh tế nước ta trở nên lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay, mặc dù nền kinh tế của nước ta đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ nhưng mức tăng còn chậm và chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, việc khai thác và phát huy mọi tiềm năng nội lực còn hạn chế. Trong đó tiểu, thủ công nghiệp (T-TCN) đã tồn tại và phát triển như một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế nông nghiệp. Tiểu, thủ công nghiệp hỗ trợ đắc lực cho nông nghiệp trên nhiều phương diện như cung cấp nông cụ, hàng tiêu dùng, tiêu thụ nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân. Trong quá trình phát triển T-TCN và ngành nghề nông thôn đã góp phần cung cấp sản phẩm cho thị trường thành thị, thị trường thế giới và góp phần thúc đẩy hình thành những làng nghề, khu, cụm điểm T-TCN ở cả nông thôn, thành thị và nó đã được thừa nhận như một ngành kinh tế quan trọng. Thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy việc khôi phục và phát triển T-TCN sẽ tạo ra được nhiều lợi ích. Thu hút được nhiều lao động, tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi ven biển, tận dụng thời gian nhàn rỗi, góp phần thu hẹp và tiến tới xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống người dân, đạt mục tiêu "xóa đói giảm nghèo". Điều đó góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng "rời ruộng không rời quê hương" góp phần phát triển nông thôn bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
  • 2. 2 Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là nơi hẹp nhất trong dải đất hình chữ S của Việt Nam, là nơi giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa, với địa hình hẹp và dốc từ Tây sang Đông, 85 % diện tích tự nhiên là đồi núi. Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của cả nước, có Động Phong Nha là di sản thiên nhiên thế giới, ngoài ra còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống: Nghề đóng tàu thuyền (Lý Hòa, Bố Trạch, Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới); Nước mắm Hàm Hương (Làng Cảnh Dương đã từng cung tiến cho Vua Lê Chúa Trịnh); Nghề nón ở Quảng Thuận; Nghề dệt tơ lụa Võ Xá; Rượu Võ Xá; Dệt chiếu cói An Xá; Nghề Mộc; Nghề đúc rèn … Với những yếu tố truyền thống đó đã tạo cho Quảng Bình những nét riêng biệt và lợi thế để phát triển T-TCN. Quảng Trạch là một huyện với những điều kiện chung về lịch sử, văn hóa nên cũng đã có những nét giao thoa lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, Quảng Trạch với những lợi thế riêng của mình đã tạo cơ hội cho các ngành nghề T-TCN phát triển từ rất lâu và một trong những huyện có ngành nghề T-TCN phát triển nhất của tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua do những yếu tố thăng trầm lịch sử, xã hội, cơ chế quản lý, các ngành nghề T- TCN đã trải qua nhiều biến động trong đó có nhiều ngành nghề hầu như biến mất. Song trong những năm gần đây kinh tế nông nghiệp, nông thôn Quảng Trạch đã có sự khôi phục, phát triển T-TCN và có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, nhiều ngành T-TCN trong nông thôn mới đã được hình thành và phát triển góp phần sử dụng các thế mạnh về nguyên liệu, nguồn nhân lực địa phương tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội tạo ra một bức tranh nông thôn bình yên. Tuy đã đạt được những kết quả thành công nhưng sự phát triển T-TCN tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng còn rất nhiều hạn chế, đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại: hầu hết các cơ sở T-TCN được tổ chức sản xuất trên đất ở của các hộ gia đình nên mặt bằng chật hẹp do vậy không có điều kiện mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, không đảm bảo vệ
  • 3. 3 sinh môi trường đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế, hình thức đơn điệu, mẫu mã chưa hấp hẫn, thiếu thị trường tiêu thụ. Ngành T-TCN phân tán không tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ nhau không có điều kiện chuyên môn hóa, nhất là các ngành đòi hỏi áp dụng kỹ thuật hiện đại và có sự hợp tác trong sản xuất. Sản xuất T-TCN và ngành nghề nông thôn phát triển tự phát, thiếu tính quy hoạch và định hướng của các cấp quản lý cho từng ngành nghề vì thế dẫn đến sản xuất manh mún và hiệu quả kinh tế thấp. Thêm vào đó các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh chưa phù hợp với tiềm năng phát triển, thậm chí chưa tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn cho sản xuất T-TCN phát triển thuận lợi và tạo ra sức cạnh tranh. Với quan điểm đẩy mạnh phát triển T-TCN trên cơ sở khôi phục, mở rộng ngành nghề truyền thống và phát triển thêm một số ngành nghề mới phù hợp với địa phương đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó cần có định hướng và các giải pháp kinh tế thiết thực nhằm phát triển tiểu, tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Đề tài làm cơ sở hoạch định các chính sách và giải pháp phát triển T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Những định hướng và giải pháp được đề xuất trong đề tài để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phát triển T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch đến năm 2015 và những năm tiếp theo. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về T-TCN.
  • 4. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng một số ngành nghề của T-TCN chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển T-TCN chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm; chủ yếu là các Tiểu ngành: chế biến bún bánh, chế biến nước mắm, làm nón, chế biến mây tre đan và các giải pháp để phát triển T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình . 3.2. Đối tượng điều tra, khảo sát của đề tài Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các tiểu ngành: chế biến bún bánh, chế biến nước mắm, làm nón, chế biến mây tre đan 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở những vấn đề chủ yếu về kinh tế, xã hội, tổ chức phát triển T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch.. - Phạm vi thời gian: Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2000-2007. Các cơ chế, chính sách định hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2015, định hướng đến 2020. - Thời gian nghiên cứu : Các vấn đề được nghiên cứu hệ thống ở trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời kỳ đổi mới, chủ yếu từ năm 2000 đến 2008. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp chung Phương pháp duy vật biện chứng được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu bởi các hiện tượng kinh tế, xã hội nói chung đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố, mỗi một yếu tố lại được đặt trong mối liên hệ ràng buộc với các yếu tố khác và có tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu ngành nghề T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm được đặt trong bối cảnh phát triển chung của ngành nghề
  • 5. 5 T-TCN trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong quá trình nghiên cứu, các yếu tố như dân số, thu nhập của dân cư, điều kiên tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội… được đặt trong mối quan hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, được xem xét qua nhiều năm, trong một thời gian dài để cho phép chúng ta có được cách nhìn toàn diện và mang tính khoa học nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp trong từng thời kỳ. Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn, bởi các hiện tượng kinh tế - xã hội bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Việc tiếp cận, đánh giá quá trình hình thành và phát triển của T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm cần dựa trên những tiền đề đã được hình thành trong quá khứ, đứng trên quan điểm lịch sử để kiểm chứng và dự báo sự phát triển của T-TCN ngành ngành chế biến nông sản thực phẩm trong hiện tại và tương lai. 4.2. Các phương pháp cụ thể 4.2.1. Phương pháp điều tra, thu nhập tài liệu * Tài liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu được thu nhập từ niên giám thống kê của tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Trạch, số liệu từ Phòng Công nghiệp - T-TCN của Sở Công thương Quảng Bình, các báo cáo quy hoạch, phát triển ngành nghề nông thôn, công nghiệp và T-TCN tỉnh Quảng Bình, tài liệu từ các nguồn sách báo, báo điện tử, các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. * Tài liệu sơ cấp: Mỗi tiểu ngành được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Những thông tin cần thu nhập từ các đơn vị được điều tra (mẫu): các yếu tố đầu vào, kết quả và hiệu quả sản xuất, quy trình sản xuất, đặc điểm của lực lượng lao động, trình độ người quản lý, thị trường tiêu thụ, môi trường ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh, sản phẩm được thực hiện theo mẫu soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp các chủ đơn vị. * Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thuần theo khoảng cách nhất định của nhóm điều tra. Sau một quá trình nghiên cứu, trao đổi ý kiến với Phòng Công nghiệp - T-TCN của Sở Công thương Quảng Bình,
  • 6. 6 các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, các đơn vị đã nhiều năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong ngành nghề T-TCN cũng như sự quan sát chủ quan của mình, chúng tôi quyết định tập trung điều tra, nghiên cứu bốn nghề cụ thể sau: - Nghề chế biến bún bánh ( 29 cơ sở trong số 380 cơ sở ) - Nghề chế biến nước mắm ( 30 cơ sở trong tổng số 130 đơn vị) - Nghề làm nón ( 40 cơ sở trong tổng số 4.550 cơ sở ) - Nghề mây tre đan ( 31 cơ sở trong số 460 cơ sở ) Đây là nghề có số lượng đơn vị chiếm tỷ trọng lớn trong các nhóm T-TCN ngành chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thu hút một số lượng lao động lớn, có tổng số vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng cao. 4.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu * Phương pháp phân tổ thống kê: được sử dụng để hệ thống hóa tài liệu điều tra theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào nội dung và mục tiêu nghiên cứu. * Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng hệ thống các phương pháp phân tích định tính và định lượng của các hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có; kết hợp nghiên cứu các hiện tượng số lớn với nghiên cứu hiên tượng các biệt; sử dụng kết hợp phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích kinh tế và phương pháp mô hình toán kinh tế. * Phương pháp toán kinh tế: Luận văn sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào đối với kết quả và hiệu quả sản xuất đối với cả 4 nghề (nghề chế biến bún bánh, nghề chế biến nước mắm, nghề làm nón và nghề mây tre đan). Hàm Cobb-Douglas được chọn để ước lượng hệ số hồi quy mô tả ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết quả sản xuất và kết quả ước lượng. * Phương pháp định lượng bằng sử dụng thang điểm Likert 5 điểm: - Cỡ mẫu: 130 mẫu cho các chủ cơ sở trên 4 ngành nghề gồm có chế biến bánh, chế biến nước mắm, nghề làm nón và nghề mây tre đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nghề của họ.
  • 7. 7 - Sử dụng Thang điểm Likert 5 điểm *Số liệu xử lý bằng chương trình SPSS 15.0 Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu về hiệu quả của các đơn vị sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất, biến phụ thuộc của hàm sản xuất phải là giá trị gia tăng chứ không phải tổng doanh thu. Điều này cho phép loại bỏ được những sai sót trong phân tích do sự khác biệt về giá trị nguyên vật liệu tạo nên. 4.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sau: - Các chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sản xuất kinh doanh: Số lượng lao động, giá trị tài sản cố định, vốn lưu động, mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất. - Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) . - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC); Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC); Giá trị sản xuất/Lao động (GO/L); Giá trị gia tăng/Lao động (VA / L ). - Các chỉ tiêu phù hợp để phân tích việc tiêu thụ sản phẩm 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm : Phần nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương : Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu, thủ công nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Những định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả phát triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • 8. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và phân loại tiểu, thủ công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tiểu, thủ công nghiệp Thuật ngữ tiểu, thủ công nghiệp hay tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp (tiếng Pháp: “Pemeclo; Petie Industries”; tiếng Anh: “Handdicraft; Small Industry”) xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Thuật ngữ trên ra đời để chỉ một nền sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng máy móc có công suất thấp ở một số công đoạn sản xuất đã có từ trước và cũng để phân biệt với nền sản xuất công nghiệp cơ khí hiện đại TBCN đang trên đà phát triển. Trên thế giới người ta quan niệm thủ công nghiệp như là một thành phần, một dạng thức, một kiểu loại tiểu công nghiệp. Quan niệm đó đến nay vẫn thống nhất không có sự tranh luận và ngày nay ở nhiều nơi ngưòi ta không dùng thuật ngữ “thủ công nghiệp“ mà chỉ dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp“ để chỉ nền sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ. Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, từ nền sản xuất thủ công truyền thống đã xuất hiện các hình thức hiệp tác giản đơn, sau đó từng bước hình thành các doanh nghiệp tư nhân, với số công nhân làm thuê nhiều nhất là 300, còn chủ yếu từ 100 công nhân trở xuống. Bởi vậy, khái niệm về tiểu công nghiệp chủ yếu để chỉ bộ phận sản xuất công nghệ phẩm và hàng tiêu dùng trong phạm vi kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam. Thuật ngử “tiểu công nghiệp“ và thủ công nghiệp được Đảng và Nhà nước sử dụng trong các văn bản về phát triển kinh tế sau khi giành được chính quyền tháng 8/1945. Đến năm 1951, chính cương của của Đảng Lao động Việt Nam đề
  • 9. 9 cập đến thuật ngữ “tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp“ , nhưng các văn bản của Đảng, Nhà nuớc thời kỳ này chỉ dùng chung một thuật ngữ là “thủ công nghiệp”. Trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước từ năm 1960 đến nay, đều dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp” [18]. Công trình khoa học “ Tiểu, thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945" của Phó giáo sư Vũ Huy Phúc đã đưa ra khái niệm T- TCN thời cận đại như sau: “ tiểu, thủ công nghiệp thời cận đại bao gồm toàn bộ nền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến hành ở nông thôn, ở các làng chuyên nghề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ một bộ phận sản xuất của tư sản công nghiệp nhỏ dân tộc “ [13]. Trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ngành T-TCN, với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những quan niệm về ngành T-TCN. Tiến sỹ, Nguyễn Ty trong luận án Phó tiến sỹ kinh tế đã quan niệm: ” Thủ công nghiệp ở nông thôn hay còn gọi là công nghiệp nông thôn ở trình độ thấp là một bộ phận của hệ thống công nghiệp mà trong đó quá trình lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm ” và “ tiểu công nghiệp hay còn gọi là công nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng công cụ lao động nữa cơ khí hoặc các máy móc nhỏ hiện đại để chế biến nguyên liệu ra các sản phẩm cho xã hội” Tác giả kết luận “ Thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn cũng là một bộ phận của công nghiệp, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội. [31]. Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể tiếp cận với khái niệm về T-TCN từ những góc độ khác nhau và có thể rút ra một số điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, các quan niệm trên về T-TCN đứng riêng rẻ không có giá trị phổ biến cho các nước trên thế giới, nhưng có giá trị bổ sung cho nhau và là một trong những cơ sở để các nước thể chế hóa thành luật, hoạch định các chính sách riêng cho khu vực này và giúp cho sự quản lý, điều hành các chương trình của Chính phủ về phát triển T-TCN. Nội dung các định nghĩa có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi nước.
  • 10. 10 Thứ hai, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp là một bộ phận của hệ thống công nghiệp. Trong quá trình sản xuất, lao động thủ công nghiệp chủ yếu là lao động thủ công với các công cụ sản xuất thô sơ; còn lao động tiểu công nghiệp thì chủ yếu là lao động sử dụng máy móc với các công cụ lao động bán cơ khí và cơ khí ở trình độ công nghệ khác nhau và với quy mô nhỏ. Thứ ba, có thể lấy số lượng công nhân và mức vốn cố định làm tiêu chí để xác định các cơ sở sản xuất T-TCN. Các nước trên thế giới và các tổ chức nghiên cứu về tiểu công nghiệp khi xác định doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ đều lấy số lao động và vốn sản xuất của các cơ sở T-TCN làm tiêu chí xác định. Ở nước ta hiện nay, quy mô của các cơ sở sản xuất T-TCN không vượt quá giới hạn của tiêu chí xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông thôn. Từ những vấn đề nêu trên, cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của ngành T-TCN nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của đất nước, chúng ta có thể quan niệm: Tiểu, thủ công nghiệp là những hoạt động sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ trên địa bàn nông thôn, trong quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng công cụ lao động thủ công, công cụ bán cơ khí và trong một chừng mực nhất định sử dụng công cụ cơ khí và máy móc hiện đại cùng các nguồn lực ở nông thôn để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội hoặc để khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Như vậy T-TCN nông thôn là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội, tồn tại khách quan trong các phương thức sản xuất của xã hội và nằm trong hệ thống công nghiệp nông thôn, là một nền công nghiệp có quy mô nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất có sự kết hợp đa dạng giữa lao động thủ công, lao động cơ khí, phương tiện và máy móc hiện đại. Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực ở nông thôn như: lao động, vốn, tài nguyên… được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Các chủ thể tham
  • 11. 11 gia sản xuất trong các ngành T-TCN là hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. 1.1.1.2. Phân loại tiểu, thủ công nghiệp Một trong những cơ sở quan trọng của tổ chức quản lý T-TCN là phân loại các hoạt động sản xuất T-TCN. Việc phân loại các hoạt động T-TCN dựa trên các tiêu chí phân loại. + Tiêu chí phân loại: Có thể sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân loại các hoạt động T-TCN trong nông thôn. Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí phân loại nào là tuỳ theo mục đích của việc phân loại. Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn tiêu chí phân loại dựa trên những đặc trưng sau đây của các hoạt động sản xuất T-TCN: - Trong hoạt động sản xuất cùng thực hiện một phương pháp công nghệ hoặc công nghệ tương tự. - Sản phẩm được sản xuất ra từ cùng một loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại. - Sản phẩm có công dụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau. + Các Tiểu ngành nghề T-TCN: Căn cứ vào 3 đặc trưng cơ bản trên chúng tôi phân loại các hoạt động T-TCN trong nông thôn thành các Tiểu ngành nghề như sau: - Tiểu ngành nghề khai thác - Tiểu ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm - Tiểu ngành nghề dệt, may mặc - Tiểu ngành nghề sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng - Tiểu ngành nghề cơ khí - Các ngành nghề khác như: Ngành công nghiệp da giày, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, sản xuất nhựa… Phân loại theo Tiểu ngành T-TCN nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng một cơ cấu T-TCN hợp lý để phát huy lợi thế của các ngành T-TCN trong phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.
  • 12. 12 1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của các ngành tiểu, thủ công nghiệp 1.1.2.1. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp mang tính đa dạng Xem xét trên nhiều giác độ, chúng ta thấy sự tồn tại và phát triển ngành T- TCN rất đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình hoạt động và ngành nghề như: Ngành khai thác, ngành chế biến nông sản thực phẩm , ngành thủ công mỹ nghệ, ngành chế tác kim loại. Các sản phẩm ngành nghề T-TCN có thể được sản xuất tại hộ gia đình, sử dụng lao động gia đình, có thuê thêm lao động và được sản xuất tại các cơ sở sản xuất như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn các công nghệ sản xuất được sử dụng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí và máy móc hiện đại. Có lợi thế về địa điểm sản xuất và khai thác các nguồn lực tại chỗ, nhất là nguồn nguyên liệu không tập trung, nằm rải rác khắp nơi, dễ hư hỏng nên giảm nhiều chi phí sản xuất. 1.1.2.2. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thường có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với khách hàng và người lao động Với vai trò cá nhân người chủ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN, các cơ sở này dễ duy trì được những mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Điều này tạo nên một lợi thế, một ưu điểm đặc biệt của sản xuất T-TCN. Mặt khác, giữa chủ cơ sở T-TCN với người lao động thường có mối quan hệ quen biết, thân tình nên giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả tối đa trong sản xuất. Tất nhiên, khi các cơ sở này được mở rộng thì nét đặc biệt này dần bị xoá đi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một điểm yếu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN là tính chất gia trưởng trong quan hệ sản xuất hay là thái độ bảo thủ, chậm cải tiến tổ chức, đổi mới kỹ thuật. 1.1.2.3. Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh Hoạt động sản xuất ở quy mô công nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất T-TCN có tính mềm dẻo, linh hoạt cao trong các khâu sản xuất hay giao dịch, nên có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu cụ thể của khách hàng, nhanh chóng “bắt lấy” thời cơ kinh doanh, dễ dàng tìm kiếm những phân đoạn thị trường mới, lấp chỗ trống mới
  • 13. 13 xuất hiện trong thị trường khi thấy có lợi và cũng dễ dàng rút khỏi thị trường khi sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, kém hiệu quả và dễ chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm khác cùng Tiểu ngành nghề hoặc sang các ngành dịch vụ sửa chữa. Ở quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuất T-TCN dễ ứng phó với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động, sáng tạo sản phẩm mới và tìm kiếm nhu cầu mới từ thị trường. Do đó, cần có một thái độ linh hoạt trong các chính sách đối với T-TCN, tránh những quy định rườm rà về thủ tục hành chính, nếu không sẽ làm triệt tiêu khả năng thích ứng nhanh, mềm dẻo và linh hoạt của các cơ sở sản xuất T-TCN. 1.1.2.4. Hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn chính thức nhưng lại rất linh hoạt trong tiếp cận các nguồn vốn không chính thức Các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh T-TCN khó vay vốn ở các ngân hàng hơn so với các xí nghiệp trong ngành công nghiệp có quy mô lớn, và khi tình hình tài chính có sự biến động thì dễ bị cắt giảm tài chính và càng khó vay vốn. Đây là điểm hạn chế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN về nguồn vay tín dụng ở các ngân hàng. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành T-TCN lại có được khả năng huy động vốn dễ dàng từ gia đình, người thân và bạn bè để thành lập, mở rộng sản xuất, nhanh chóng đi vào hoạt động và không bỏ lỡ các cơ hội sản xuất, kinh doanh. Đây là lợi thế chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh T-TCN ở Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Ấn Độ, mà các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn không có. Vì vậy, lợi thế này cần được phát huy trong phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành T-TCN. 1.1.2.5. Tính chất chuyên môn hoá thấp trong quản lý sản xuất kinh doanh Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề T-TCN trong nông thôn, chức năng quản lý và lãnh đạo thường chưa phân định rõ. Người chủ các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp thường kiêm nhiệm mọi khâu trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở các hộ sản xuất, kinh doanh T- TCN. Qui mô càng mở rộng thì nhu cầu phân công chuyên môn hoá mới được đặt ra. Thông thuờng, ở quy mô trên dưới 100 công nhân, sự chuyên môn hoá trong quản lý mới trở nên quan trọng.
  • 14. 14 1.1.3. Mối quan hệ giữa tiểu, thủ công nghiệp với đại công nghiệp Mối quan hệ giữa sản xuất T-TCN với sản xuất đại công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt. Từ những đặc điểm cơ bản các ngành T-TCN cho thấy khả năng tồn tại và phát triển các ngành T-TCN trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại là có cơ sở khoa học. Đó là những lợi thế của khu vực sản xuất T-TCN có thể bổ sung cho khu vực sản xuất đại công nghiệp và trong một phạm vi nào đó còn có thể cạnh tranh với khu vực sản xuất đại công nghiệp. Giữa hai khu vực công nghiệp này có những quan hệ bổ sung, phối hợp và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thực tiễn cho thấy các xí nghiệp lớn không nhất thiết phải thực hiện mọi thao tác của việc sản xuất ra sản phẩm . Bởi vì, nếu thực hiện hầu hết các khâu thao tác trong chế tạo sản phẩm sẽ làm cho chi phí sản xuất cao và thu được lợi nhuận thấp. Do đó, những khâu thao tác nào sản xuất đại công nghiệp không có lợi thế thì nên để cho sản xuất T-TCN thực hiện. Hình thức thực hiện được sử dụng rộng rãi và rất thông dụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển là “gia công sản phẩm ”. Mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ giữa sản xuất T-TCN với sản xuất đại công nghiệp được thực hiện qua hai phương thức: Phương thức hỗ trợ gián tiếp và phương thức hỗ trợ trực tiếp. + Hỗ trợ gián tiếp: Đây là sự phân công lao động không thông qua hợp đồng giữa hai khu vực tiểu, thủ công nghiệp và khu vực đại công nghiệp là sự bổ trợ lẫn nhau tự nhiên, được hình thành thông qua một quan hệ cùng tồn tại có tính chất cạnh tranh trên thị trường. Ở phương thức này, các xí nghiệp thuộc khu vực T-TCN và các xí nghiệp thuộc khu vực đại công nghiệp thường xuyên tìm hiểu, so sánh giá cả, chi phí sản xuất và ước tính các điều kiện của sản xuất và thị trường, tìm kiếm các loại sản xuất và các thao tác chế tạo có lợi nhất cho xí nghiệp của họ. Hoàn cảnh đó tạo ra một lợi thế “so sánh về chi phí”, do đó được hình thành nên một quan hệ cùng “chung sống” có tính chất cạnh tranh nhau. Như vậy, có thể khẳng định, các cơ sở thuộc khu vực sản xuất T-TCN có thể “chung sống” với các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghiệp trong điều kiện khai thác có hiệu quả các yếu tố cơ bản sau: - Sản xuất các loại sản phẩm mà các cơ sở sản xuất T-TCN có lợi thế hơn các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghiệp.
  • 15. 15 - Lấp các “lỗ trống” có thể có bên cạnh các loại sản phẩm được sản xuất hàng loạt của các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghiệp. Những sản phẩm này các xí nghiệp đại công nghiệp sản xuất sẽ không có hiệu quả. * Hỗ trợ trực tiếp: Đây là mối quan hệ tồn tại giữa các cơ sở chế tạo của hai khu vực T-TCN và đại công nghiệp, trong đó một cơ sở này sử dụng một cách có hệ thống sản xuất của cơ sở kia vào các thao tác sản xuất của bản thân nó. Các mối quan hệ này tạo nên một nét đặc trưng của các cơ cấu công nghiệp trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Đây là sự quan hệ trên nhiều mặt, nhiều chiều giữa các cơ sở nhỏ với cơ sở lớn và giữa cơ sở nhỏ với nhau. Phương thức liên hệ này cho phép có được sự chuyên môn hoá cao, phức tạp và được thích nghi một cách tỉ mỉ, tạo thành nguyên nhân của khả năng sinh lợi cao và phát triển của các cơ sở sản xuất T-TCN. Mối quan hệ bổ trợ trực tiếp được biểu hiện qua hai hình thức sau: Thứ nhất, xử lý các bán thành phẩm . Đây là hình thức mà trong đó các cơ sở sản xuất T-TCN sử dụng sản phẩm của một hay nhiều cơ sở lớn của đại công nghiệp, ví dụ như: lắp ráp rađiô, sản xuất các loại sơn, thức ăn gia súc, sản xuất các loại sản phẩm tiêu dùng (từ các bán thành phẩm của các nhà máy hoá chất lớn), sản xuất đồ gỗ, khung cửa, đồ chơi trẻ em … và một số lớn các bộ phận rời hay nguyên liệu khác. Thứ hai, gia công công nghiệp (hợp đồng thầu phụ). Đây là hình thức mà các cơ sở sản xuất T-TCN nhận gia công các bộ phận rời cung ứng cho một hay nhiều cơ sở công nghiệp lớn. Gia công công nghiệp có hai loại hình gia công với nhiều mức độ khác nhau: một cơ sở T-TCN nhận gia công cho nhiều cơ sở sản xuất lớn, do đó vẫn giữ được tính chất độc lập của mình; hoặc một cơ sở T-TCN nhận gia công cho một cơ sở lớn, do đó bị lệ thuộc vào cơ sở lớn này. 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển các ngành T-TCN qua các thời kỳ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường chính trị, pháp luật và chính sách.
  • 16. 16 1.2.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên Những nhân tố điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm sản, hải sản…) là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng và của đất nước. Các nhân tố này hoặc trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành T-TCN khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các ngành T-TCN. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽ cho phép phát triển nhiều ngành T-TCN với cơ cấu hợp lý. Các nguồn lực tự nhiên nêu trên có loại ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển các ngành nghề T-TCN, có loại ảnh hưởng gián tiếp đến cơ cấu các ngành T-TCN qua sự ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Vị trí địa lý là một điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cơ cấu các ngành T- TCN, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế tạo thành một lợi thế quan trọng cho sự phát triển các ngành T-TCN ở mỗi địa phương. Vì vậy, yếu tố này có vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều nhóm sản phẩm T-TCN. 1.2.2. Những nhân tố về kinh tế Nhân tố dân số và lao động: Nhân tố này được coi là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói riêng. Trước hết, dân số và mức sống của dân cư tạo thành thị trường nội địa to lớn mà các ngành nghề T-TCN sản xuất hàng tiêu dùng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu. Sau đó, trình độ dân trí, trình độ tay nghề của người lao động, khả năng tiếp thu ứng dụng và vận hành kỹ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành T-TCN có kỹ thuật cao. Cuối cùng, các ngành T-TCN truyền thống cũng cần có một lực lượng lao động có tay nghề cao, nắm rõ yếu tố văn hoá truyền thống, biết kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm truyền thống có giá trị về văn hoá và mang những nét hiện đại. Do đó, nhân tố về dân số và lao động là một nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi đến sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn hiện nay.
  • 17. 17 Thị trường: Thị trường tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển các ngành T-TCN. Hộ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành T-TCN phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ của thị trường để hoạch định chính sách và kế hoạch kinh doanh của mình. Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Không chỉ có thị trường hàng hoá/dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường lao động, thị trường khoa học- công nghệ, thị trường tài chính… cũng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành T-TCN. Những ngành T-TCN nào có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị truờng thường có sự phát triển nhanh chóng. Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển các ngành T-TCN. Do vậy, sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề T-TCN trong nông thôn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nhân tố thị trường. Nhân tố vốn: Vốn là nhân tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh doanh nào. Sự phát triển các ngành nghề T-TCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Vốn của các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh T-TCN thường là vốn tự có hoặc vay mượn của bạn bè, người thân trong gia đình, hàng xóm nên khó mở rộng quy mô sản xuất cũng như hạn chế việc thay đổi thiết bị, công nghệ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn khác trước, đòi hỏi các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có lượng vốn đủ lớn để đầu tư công nghệ, thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số công đoạn, sản xuất phù hợp nhằm thay thế kỹ thuật lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng sản xuất. Nhân tố kỹ thuật và công nghệ: Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển các ngành T-TCN. Nó tác động trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm T-TCN trên thị trường và cuối cùng là quyết định sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất T-TCN. Để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm , đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh các ngành T-TCN không thể không đổi mới trang
  • 18. 18 thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Sự ảnh hưởng của nhân tố kỹ thuật- công nghệ đến sự phát triển các ngành T-TCN phụ thuộc chủ yếu vào chính sách khoa học, công nghệ của Nhà nước. Việc thực hiện chính sách này chính là điều kiện để áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất T-TCN. Nhân tố nguyên vật liệu: Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất công nghiệp nào, yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất các ngành T-TCN. Khối lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn và nơi sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các đơn vị sản xuất. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các ngành T-TCN thường chú ý đến nguồn nguyên vật liệu. Hiện nay, ở nhiều nơi nguồn nguyên vật liệu tại chỗ dần bị cạn kiệt, phải mua từ nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển từ nơi khác có ảnh hưởng đáng kể tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành T- TCN hoạt động. Vì vậy, vấn đề lựa chọn sử dụng các loại nguyên vật liệu hợp lý, theo hướng đa dạng, giá rẻ, phù hợp với quy trình sản xuất, đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ là điều cần phải quan tâm hiện nay. Nhân tố kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thông, điện, cấp thoát nước, dịch vụ bưu chính viễn thông cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành, tồn tại và phát triển các ngành T-TCN. Trong đó giao thông vận tải, thông tin liên lạc là quan trọng nhất. Nghiên cứu sự hình thành, tồn tại và phát triển của các ngành T-TCN truyền thống, có thể thấy, các cơ sở sản xuất T-TCN chủ yếu nằm trên các đầu mối giao thông thủy, bộ khá thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triển, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở địa phương mà vươn tới các thị trường rộng lớn khác, khi nguồn nguyên liệu tại chỗ cạn kiệt dần phải vận chuyển từ nơi xa về, thì yêu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi đối với các ngành T-TCN là rất quan trọng. Nếu có hệ thống giao thông vận tải tốt sẽ tạo điều kiện cho các ngành T-TCN phát triển, giảm chi phí vận chuyển trong khâu tiêu thụ và mua nguyên liệu, đi lại, giao lưu ký kết hợp đồng được dễ dàng và ngược lại.
  • 19. 19 1.2.3. Những nhân tố về văn hoá, xã hội Trình độ học vấn của cộng đồng dân cư: Nhân tố này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn. Trình độ học vấn cao của cộng đồng dân cư, đồng đều sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, là điều kiện quan trọng để người dân thu nhận các tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng lực sáng tạo mới và sự năng động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trình độ học vấn cao của cộng đồng dân cư là cơ sở quan trọng để người dân nhận thức đúng và thực hiện các chính sách, luật pháp của Nhà nước, đồng thời có ý nghĩa tích cực tạo ra sự đồng thuận, hợp tác cùng nhau phát triển vì một xã hội nông thôn văn minh, hiện đại. Nhân tố văn hoá truyền thống: Nhân tố này có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn; góp phần ổn định và phát triển ngành nghề truyền thống, tạo nên phong cách quản lý có văn hoá, mang đậm bản sắc nhân văn trong kinh doanh. Khi xem xét nhân tố văn hoá truyền thống tác động đến sự phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn cũng phải thấy những tác động trái ngược nhau. Một mặt, nhân tố này tác động tích cực đến sự phát triển, bảo tồn những nét đặc trưng văn hoá của ngành nghề và của dân tộc; làm cho sản phẩm có tính độc đáo và giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở cho sự tồn tại bền vững của các ngành T-TCN trước những biến động của cơ chế thị trường. Mặt khác, nhân tố văn hoá truyền thống được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất tiểu nông nên đã làm nẩy sinh tính cách thụ động, ngại thay đổi. Phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn đang đặt ra yêu cầu xây dựng đội ngũ chuyên gia lành nghề, đội ngũ lao động có tay nghề cao và một lớp người có tri thức, có văn hoá mới, tiến bộ ở nông thôn, xoá bỏ những ảnh hưởng không tích cực bởi những tính cách, tập tục lạc hậu nêu trên. Nhân tố xã hội: Ảnh hưởng của nhân tố này là sự thừa nhận, ủng hộ của xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất T-TCN trong nông thôn. Trước hết là thừa nhận và ủng hộ sự tồn tại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành T-TCN. Thái độ của xã hội còn thể hiện ở sự nhận thức về vai trò của các ngành T-TCN trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và những đóng góp vào xây dựng xã hội nông thôn hiện đại.
  • 20. 20 1.2.4. Nhân tố về môi trường chính trị, pháp luật và chính sách Môi trường chính trị, pháp luật là nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành T-TCN trong nông thôn. Sự ổn định chính trị xã hội sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành T-TCN trong nông thôn nói riêng. Sự ổn định về chính trị sẽ động viên đầu tư trong nước và thu hút mạnh đầu tư nuớc ngoài. Sự tác động của môi trường chính trị và pháp luật được thể hiện ở hệ thống pháp luật, thể chế, bộ máy hành pháp, sự nhận thức của xã hội về phát triển ngành T-TCN trong nông thôn. Điều này được thể hiện thông qua thái độ, trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc xử lý những vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh T-TCN trong điều kiện cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan. Công cụ can thiệp quan trọng nhất của Nhà nước là chính sách kinh tế. Hệ thống các chính sách của Nhà nước là sự biểu hiện cụ thể quan điểm, ý tưởng và hành vi của Nhà nước trong sự phát triển ngành nghề T-TCN trong nông thôn. Vai trò hệ thống chính sách của Nhà nước được thể hiện trên các mặt: Hoạch định chiến lược và hỗ trợ các ngành T-TCN phát triển, sản xuất có hiệu quả và bền vững, tạo môi trường thể chế thuận lợi khuyến khích và động viên các nguồn lực vào phát triển các ngành T-TCN. 1.3. VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp Ngành nghề thủ công Việt Nam đã xuất hiện rất sớm, những chứng cứ khảo cổ học cho thấy vào thời kỳ dựng nước, ngành nghề thủ công đã có sự phát triển và trao đổi sản phẩm rộng rãi. Điển hình là các nghề làm đồ gốm, nghề luyện kim, nghề chế tạo thuỷ tinh, nghề chế tác đá, nghề mộc và sơn, nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề đóng thuyền. Trong một nghìn năm Bắc thuộc, những phát hiện khảo cổ vào thời kỳ này cho thấy, đồ sắt đã chiếm vị trí chi phối trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời
  • 21. 21 sống dân cư. Nhiều ngành nghề thủ công đã được phát triển hơn thời kỳ trước và xuất hiện nghề mới như: Nghề gốm đã đạt tới trình độ tương đối tinh xảo trong kỹ thuật luyện và nung đất. Các nghề mới nhu nghề luyện đồng và đúc đồng, làm giấy, chế tạo thuỷ tinh, mộc, kim ngân, đường, nấu rượu, khảm xà cừ, đồ da, guốc, dép, gạch, ngói, đồ đá, sơn, mây tre đan, kiến trúc. Sử cũ đã ghi: “Lái buôn Trung Quốc sang Giao Chỉ mua giấy trầm hương, vua Tấn sai quan lại dùng giấy này để chép các sách Xuân thu, Kinh truyện”. Thời Lý - Trần (thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIV) rất chú ý đến phát triển ngành nghề thủ công. Nổi bật nhất là nghề dệt (vùng Thăng Long), nghề gốm (Bát Tràng) nghề đúc đá, nghề làm giấy, nghề làm gạch, đá, vôi, nghề xây dựng, nghề khắc bản, nghề rèn sắt. Thời Lý đã sản xuất được gốm men ngọc đạt trình độ tương đối cao, sang thời Trần sản xuất các loại gốm dùng trong kiến trúc, xây dựng... Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp đã kích thích sự giao lưu buôn bán với sự ra đời của các trung tâm thương nghiệp lớn như Thăng Long, Vân Đồn, Cửa Cồn, Cửa Hội. Thời kỳ này các ngành nghề thủ công nghiệp hình thành ở khắp mọi miền đất nước. Vào thời Hậu Lê đến nhà Nguyễn (thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX), ngành nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh. Sự phục hồi và phát triển nông nghiệp và thương nghiệp đã tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề thủ công được duy trì và phát triển phồn vinh hơn và nhiều nghề mới xuất hiện như: nghề thêu, ren, may, làm muối, nhuộm vải, hương liệu. Đặc biệt thời kỳ này nhân dân ta đã sản xuất được gốm men trắng hoa lam nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Theo Dư địa chí của Nguyễn Tri thì thời kỳ này có hàng trăm nghề, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng như: nghề dệt tập trung ở khu vực ven Hà Nội, Hà Tây, nghề đúc đồng ở Ngũ Xá (Hà Nội), vàng bạc ở Châu Khê (Hải Duơng) chạm vàng, bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình), nghề sắt ở Đa Hội (Bắc Ninh), nghề thêu ở Quất Động (Hà Tây), nghề gốm ở Hương Canh (Vĩnh Phúc) nghề nhuộm ở Đa Loan (Hải Dương) [32]. Sang thời Nguyễn (thế kỷ XIX) ngành nghề thủ công phát triển đa dạng, phong phú hơn. Một số sản phẩm ngành nghề thủ công đã được bán ra thị trường thế giới. Nhiều thương nhân Hà Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung
  • 22. 22 Quốc đã mua lụa, gốm Việt Nam đưa đi tiêu thụ tại Nhật Bản, Trung Cận Đông và nhiều nước khác. Sự phát triển ngành nghề thủ công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, luôn gắn bó với phát triển nông nghiệp đảm bảo nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng và công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của Việt Nam mai một dần, thất truyền do phải cạnh tranh với hàng hoá của Chính quốc và hàng hoá do các cơ sở công nghiệp được Pháp xây dựng mới ở Việt Nam. Pierre Gourou đã nhận xét: “Người thợ thủ công không có vốn và chỉ mua các công cụ cần thiết cho anh ta. Người ta không tìm thấy trong toàn vùng đồng bằng Bắc Kỳ một máy chạy hơi nước, một máy nổ, một máy phát điện làm chuyển động một máy công cụ trong một làng nào đó ”. Ngược lại, một số nghề thủ công khác có nhu cầu thị trường hoặc biết thay đổi mẫu mã, tính chất sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thị trường đã tồn tại và phát triển. Mặt khác, một số ngành nghề cũng được chính quyền Pháp khuyến khích phát triển. Đầu thế kỉ XX, Pháp mở một số trường dạy nghề, thành lập hội chuyên khôi phục kỹ thuật Khmer và khôi phục kỹ thuật cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội. Năm 1894 toàn quyền De Lanessan ra nghị định phụ cấp cho các nhà sản xuất tơ lụa, từ năm 1905 đến năm 1909 ra chính sách miễn thuế trồng dâu, xây dựng các cơ sở nuôi tằm, trạm sản xuất giống tằm có quy mô công nghiệp nhỏ. Ngành nghề T- TCN Việt Nam thời kỳ này được chia thành những ngành nghề: Ngành nghề mới do người Pháp du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và những nghề mới xuất hiện hoặc được cải tiến do người Việt nam làm từ 1900 - 1918, có khoảng 102 phương pháp công nghệ khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền, 42 loại công nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kết hợp cả cổ truyền và mới du nhập như: Dệt vải màn, may mặc, tráng gương, thảm xơ dừa, lông vịt xuất khẩu, đá rải đường, đồ dùng kim loại, khai thác khoáng sản, cơ khí… Theo kết quả điều tra của Pháp ( Pierre Gourou) ở Châu thổ sông Hồng có khoảng 108 nghề T-TCN khác nhau. Số người tham gia các ngành nghề T-TCN ở
  • 23. 23 vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 250.000 người, chiếm khoảng 6,8% dân số [1]. Tập trung đông nhất ở vùng Hà Đông số thợ lên tới 65.000 người, bằng 14%, Thanh Oai 29% dân số làm nghề. Thái Bình có khoảng 32.000 người chiếm 6,1% dân số, chủ yếu tập trung ven bờ sông Luộc. Nam Định, Hà Nam tập trung dọc hai bờ sông Ninh Cơ, Hải Dương, Hưng Yên có 3 trung tâm nhỏ là Thanh Miện, Ninh Giang và Kim Thành. Bắc Ninh có 3 trung tâm là vùng Thuận Thành Gia Bình (tỷ lệ dân số sản xuất tiểu, thủ công nghiệp chiếm 43%), Tiên Sơn và hai bên bờ sông Cầu là Yên Phong, Quế Võ, Việt Yên; ở Vĩnh Phúc có vùng Hương Canh. Cũng theo P. Gourou, thời kỳ này có khoảng 22.000 người thợ thủ công đang làm trong các ngành T-TCN mới nhưu: Nghề làm báo, xe điện, nước đá, bào chế thuốc tây, in ấn… Trong đó quan trọng nhất là nghề làm đăng ten xuất hiện vào năm 1901, thu hút 6.000 thợ, đông nhất là ở Hà Đông khoảng 4.400 thợ, tiếp đến là nghề sản xuất bị cói, xuất hiện vào năm 1902, thu hút khoảng 4.000 người chủ yếu là vùng Thái Bình [1]. Từ sau hoà bình lập lại trên miền Bắc, năm 1954 đến trước thời kỳ đổi mới năm 1986, ngành nghề T-TCN trong nông thôn bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển trong điều kiện tập thể hoá. Giai đoạn từ 1954 đến 1957, Chính phủ đã thực thi nhiều chính sách và giải pháp nhằm khôi phục lại các ngành nghề T-TCN. Giai đoạn từ 1958 đến 1986, Chính phủ thực hiện chính sách cải tạo nền kinh tế theo hướng tập thể hoá, xoá bỏ thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Trong điều kiện đó, các ngành T-TCN trong nông thôn được tập thể hoá vào các HTX. Hàng loạt tổ chức kinh doanh, đơn vị thu mua xuất khẩu sản phẩm T-TCN của Nhà nước ra đời. Sản phẩm T-TCN được xuất khẩu sang các nước Đông Âu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm T-TCN của ta thời kỳ này chủ yếu dựa trên các quan hệ hiệp định tương trợ thương mại giữa các nước XHCN với nhau, không chú ý đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Mặt khác, phương thức sản xuất tập thể đã biến người thợ thủ công thành xã viên trong các HTX và các ngành T-TCN chuyển thành ngành phụ bổ sung cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của HTX nên đã phá vỡ các mối quan hệ kinh tế đã hình thành trong
  • 24. 24 lịch sử vốn là cơ sở tồn tại của các ngành T-TCN, đồng thời cũng phá vỡ kết cấu gia đình trong tổ chức sản xuất T-TCN truyền thống. Thời kỳ này nhiều ngành T-TCN trong nông thôn bị mai một dần, gây nên sự thất truyền các bí quyết công nghệ sản xuất ở một số nghề thủ công đòi hỏi kỹ thuật tinh sảo. Khi không còn thị trường tiêu thụ ở các nước Đông Âu, nhiều ngành T-TCN không thể duy trì sản xuất, các HTX mất động lực phát triển, nhiều thợ thủ công phải quay về với sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển các ngành T-TCN. Việc xác lập hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, được Nhà nước hỗ trợ vốn, đào tạo khoa học - kỹ thuật, giải toả nhiều khâu ách tắc trong lưu thông phân phối đã tạo ra động lực mới và môi trường thuận lợi cho các ngành T-TCN trong nông thôn khôi phục, phát triển và mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhiều sản phẩm T-TCN đã có thị trường tiêu thụ ở trong nước và thị trường nước ngoài, một số sản phẩm thủ công truyền thống đã khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới. 1.3.2. Vai trò của các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, T-TCN đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động và đẩy nhanh quá trình phân công lao động ở nông thôn. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn là vấn đề bức xúc hiện nay bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động từ phát triển nông nghiệp hiện nay ở nông thôn rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn như: Đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Những biện pháp này có tác dụng tích cực giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Nhưng qua thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của thế giới cho thấy những biện pháp trên không giải quyết triệt để vấn đề lao động dư thừa ở nông
  • 25. 25 thôn. Phát triển các ngành T-TCN không chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình, làng, xã, mà có thể thu hút được nhiều lao động từ địa phương khác đến. Không những thế phát triển ngành T-TCN còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Phát triển ngành nghề T-TCN ở nông thôn sẽ thúc đẩy sự phân công và phân công lại lao động nông thôn, tạo ra những điều kiện thuận lợi chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang sản xuất ở những ngành T-TCN mà họ có khả năng và ưu thế hơn. Điều này làm giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm ngay tại địa bàn nông thôn theo phương châm “ai giỏi nghề gì làm nghề ấy” và “rời ruộng không rời quê hương”. Người nông dân vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa tham gia sản xuất công nghiệp và các loại hình hoạt động khác là biện pháp tốt nhất hạn chế luồng lao động nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Đồng thời phát triển ngành T-TCN còn tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp đẩy nhanh tốc độ tập trung hoá ruộng đất, chuyên môn hoá sản xuất cao, tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển bền vững. Sự hình thành, mở rộng và phát triển của các ngành T-TCN có vai trò quan trọng đối với việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH và HĐH, làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng giảm dần, tỷ trọng các ngành T-TCN và dịch vụ ngày càng tăng lên. Phát triển các ngành T-TCN sẽ phá thế thuần nông, thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các cơ sở T-TCN với việc thiết lập được nhiều mối quan hệ liên kết kinh tế với các xí nghiệp hiện đại sẽ có điều kiện tiếp cận với các hợp đồng kinh doanh lớn và với công nghiệp lớn hiện đại, từ đó có cơ hội để trở thành các xí nghiệp hiện đại. Tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển các ngành nghề T-TCN trong nông thôn nhằm khai thác và huy động có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế sẵn có ở nông thôn về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm , thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, kỹ năng, kỹ xảo của
  • 26. 26 người lao động để đẩy mạnh sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn, tăng giá trị tổng sản phẩm cho nền kinh tế. Phát triển T-TCN ở nông thôn góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Lịch sử phát triển của các ngành nghề T-TCN truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá. Nhiều sản phẩm ngành nghề T-TCN là kết tinh của sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Nhiều sản phẩm ngành nghề T-TCN mang tính nghệ thuật cao, với những đặc tính riêng, sắc thái riêng của mỗi dân tộc. không những có giá trị hàng hoá cao mà còn trở thành những sản phẩm văn hoá đặc sắc và là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc. Ngành nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, là di sản quý giá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hun đúc nên từ các thế hệ nghệ nhân tài ba. Do đó, bảo tồn giữ gìn và phát triển ngành nghề T-TCN truyền thống trong nông thôn tại các làng, xã là góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá của dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. 1.3.3. Xu hướng phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với những bước tiến và sự thay đổi mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, ngành nghề T-TCN trong nông thôn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đứng truớc nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hàng hoá của nước ngoài tràn vào Việt Nam và hàng hoá được sản xuất trong nước có trình độ tiên tiến, hiện đại được sản xuất tại các khu công nghiệp hay các đô thị lớn. Sự cạnh tranh đó sẽ diễn ra ngay tại thị trường nông thôn, thành thị và thị trường quốc tế, có một số ngành gặp nhiều khó khăn, không có thị trường và sẽ bị đào thải.Tuy nhiên, ngành T-TCN trong nông thôn cũng sẽ có cơ hội khai thác lợi thế của mình để phát triển. Để thấy
  • 27. 27 rõ xu hướng phát triển có thể xem xét các ngành T-TCN trong nông thôn theo hai Tiểu ngành: Thứ nhất, các ngành T-TCN sản xuất các nhóm sản phẩm như: dệt may; chế biến lương thực, thực phẩm ; sản xuất hàng hoá tiêu dùng; sản xuất hàng hoá phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các ngành này được sản xuất bằng công nghệ truyền thống, thủ công, bán cơ khí hoặc cơ khí, thông thường cho sản phẩm có chất lượng không cao, nhu cầu không tăng theo tỷ lệ tăng thu nhập và mức cầu. Người sản xuất chủ yếu là sản xuất ra để tự tiêu thụ hoặc cung cấp cho thị trường hẹp (thị trường lân cận). Đây là những nhóm sản phẩm chịu sự cạnh tranh trực tiếp với các nhóm sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng thiết bị máy móc công nghệ hiện đại ở trong nước tại các khu công nghiệp, các đô thị và hàng hoá ở nước ngoài nhập vào Việt Nam. Thứ hai, các ngành T-TCN sản xuất các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: sản phẩm sơn mài, sản phẩm trạm, khảm; sản phẩm tơ, lụa; sản phẩm vàng, bạc... Những ngành nghề này sản xuất chủ yếu bằng công nghệ thủ công, một số khâu dùng cơ khí. Chất lượng sản phẩm tốt mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, có uy tín trên thị trường thế giới, trong nước, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu. Người sản xuất chủ yếu sản xuất ra để xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường đô thị, thành phố lớn. Đây là những nhóm sản phẩm không trực diện với cạnh tranh trên thị trường vì là những sản phẩm đã xác định được chỗ đứng nhất định trên thị trường. Từ đặc điểm và khả năng phát triển trên đây, chúng ta thấy các ngành T-TCN trong nông thôn sẽ biến đổi theo xu hướng như sau: - Đối với các sản phẩm thuộc Tiểu ngành thứ nhất, một số sản phẩm có nhu cầu thị trường thấp, hoặc có thị trường nhưng không cạnh tranh nổi với hàng hoá công nghiệp hiện đại và hàng hoá nước ngoài sẽ suy thoái dần và có xu hướng bị đào thải, những ngành nghề mới sẽ phát triển thay thế nghề cũ. Ngược lại, một số ngành nghề tiếp cận được với thị trường công nghệ hiện đại, sẽ chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp hiện đại. Do đó, ngành nghề vẫn tồn tại, được duy trì và phát triển nhưng được tổ chức cao hơn với công nghệ sản xuất hiện đại. Những ngành T-TCN truyền thống (chủ yếu là nghề thủ công) bị đào thải sẽ chuyển
  • 28. 28 hướng sang làm các nghề dịch vụ mà hoạt động gần gũi với ngành nghề trước. Những ngành nghề mới xuất hiện thay thế nghề cũ ở nông thôn là những ngành nghề vốn được sản xuất tại các đô thị, nhưng được sản xuất ở nông thôn vì có tiềm năng và lợi thế hơn về lao động, chi phí đầu vào. - Đối với các ngành T-TCN sản xuất sản phẩm mỹ nghệ (ngành mỹ nghệ) là những sản phẩm độc đáo, đặc sắc có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước và nước ngoài; trước đây, sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu, sẽ vẫn duy trì được nghề nhưng có xu hướng thu hẹp lại trong một số gia đình nghệ nhân, cơ sở sản xuất có lao động tay nghề cao. Tuy nhiên các ngành thủ công mỹ nghệ này sẽ có xu hướng phát triển theo hai hướng: Hướng thứ nhất sẽ chuyển sang áp dụng công nghệ mới để đạt độ chính xác, độ hoàn thiện và lợi dụng các kỹ năng khéo léo, cảm quan ổn định về kích cỡ, cảm nhận về màu sắc phức tạp của các nghệ nhân. Hướng thứ hai là tiếp tục con đường phát triển nghề thủ công truyền thống, làm nổi bật các vùng theo tên nơi sản xuất, bảo tồn nghề của địa phương, tạo niềm vui văn hoá và cuộc sống tinh thần phong phú. Hướng phát triển này rất quan trọng vì nó thể hiện tính dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục và phục vụ du lịch. Để đẩy mạnh phát triển các ngành T-TCN nhằm tạo việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, các ngành T-TCN cần được hỗ trợ mạnh mẽ và thường xuyên từ phía Nhà nước về vốn, công nghệ sản xuất, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm , đào tạo nghề. 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn ở một số nước Châu Á Nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, các nước trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và vùng lãnh thổ Đài Loan… rất quan tâm khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành nghề T-TCN
  • 29. 29 trong nông thôn. Kinh nghiệm phát triển ngành nghề T-TCN trong nông thôn ở một số nước Châu Á được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau: Bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền thống ở nông thôn. Đây là vấn đề trọng tâm trong phát triển ngành nghề T-TCN trong nông thôn ở các nước Châu Á điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc... Các nước đã tập trung nhiều nỗ lực vào việc bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền thống. Điều này cho thấy ngành nghề thủ công truyền thống không bị diệt vong dưới sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều lợi thế của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Ngược lại nếu biết bảo tồn, đổi mới để sản xuất ra các sản phẩm tinh xảo, độc đáo sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho nền công nghiệp và cho phép những nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nghề thủ công muốn phát triển phải có sự thích nghi với xu thế mới, phải được đổi mới và hiện đại hoá. Đây là hai điều kiện quyết định cho mọi kỳ vọng phát triển. Trường hợp Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cho ta kinh nghiệm tiêu biểu về khả năng thích nghi của nền thủ công nghiệp truyền thống với công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế. Người thợ thủ công ở những nước này đã được đổi mới, mang tính cách mới. Người thợ thủ công hiện đại có thể sử dụng các dụng cụ cơ khí như máy khoan, cưa điện và máy móc hiện đại. Kinh nghiệm các nước cho thấy bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống, một nghề thủ công nào đó hoàn toàn không có nghĩa duy trì một kỹ thuật thô sơ không cần đến máy móc, mà chính là duy trì tính chất khác biệt hóa hay chuyên môn hóa của ngành sản xuất đó và không nên duy trì một quan hệ cạnh tranh giữa sản phẩm thủ công với sản phẩm công nghiệp hiện đại, nền sản xuất thủ công nghiệp phải được hiện đại, hướng đến một quan hệ bổ sung đối với nền sản xuất đại công nghiệp và hướng đến các khu vực dịch vụ hiện đại. Tuy nhiên, xác định hướng bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống cũng có những thất bại nhất định. Các thất bại đều xuất phát từ sự dự báo nhu cầu thị trường, triển vọng phát triển không đúng và không nghiên cứu, vận dụng những kinh nghiệm thành công về xác định hướng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống và nghề mới của nhiều nước trong khu vực. Nghề sản xuất giấy truyền
  • 30. 30 thống và phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa ở Nêpan thất bại, mặc dù Chính phủ Nêpan đã đưa ra chương trình phát triển và nhận được sự giúp đỡ từ Chính phủ Thuỵ sĩ về tài chính, kỹ thuật và thiết bị sản xuất. Ngược lại, Nhật Bản, Trung Quốc, Mianma rất thành công trong việc xác định hướng bảo tồn nghề sản xuất giấy truyền thống, hướng bảo tồn chỉ tập trung vào sản phẩm có thị trường rất hạn chế và được Chính phủ trợ cấp giá. Ngược lại, nhiều cơ sở sản xuất giấy truyền thống khác được Chính phủ hỗ trợ vốn, công nghệ chuyển sang sản xuất sản phẩm giấy hiện đại. Vận dụng lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển ngành nghề T-TCN trong nông thôn. Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á rất coi trọng phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn vì nó có nhiều lợi thế và ưu điểm trong phát triển. Đối với các nước có nền công nghiệp hiện đại như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan. Lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: - Vận dụng lợi thế vật chất kỹ thuật của quy mô sản xuất nhỏ và vừa để sản xuất những sản phẩm đòi hỏi độ chính xác tương đối; vận dụng lợi thế về địa điểm sản xuất và chi phí vận chuyển thấp nhằm tạo ra lợi thế trong tiêu thụ. - Sử dụng công nhân có tay nghề, và có độ chính xác cao trong xí nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất hàng loạt những bộ phận đặc biệt và phụ tùng để hoàn chỉnh sản phẩm , sản phẩm sản xuất từng lô nhỏ, không thể tiêu chuẩn hoá, phụ thuộc vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thị trường hạn chế. - Vận dụng tính mềm dẻo, linh hoạt trong các thao tác và hoạt động, khả năng giảm bớt các chi phí chung, các quan hệ cá nhân chặt chẽ trực tiếp trong nội bộ nhà máy để nâng cao năng suất lao động; khai thác những điểm mạnh trong dịch vụ bán hàng như sự nhanh nhạy, trực tiếp, chu đáo, phản ứng nhạy bén đối với khả năng phát triển sản xuất sản phẩm mới, và dễ bắt lấy thời cơ kinh doanh hơn là các xí nghiệp lớn. Lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn kỹ thuật. Kinh nghiệm phát triển ngành nghề T-TCN ở nhiều nước Châu Á cho thấy, xác định hướng sản xuất phụ thuộc vào
  • 31. 31 lượng cầu của thị trường, ở cả thị trường trong nước và thị trường thế giới, đồng thời có hai nhân tố cơ bản cần phải so sánh khi đưa ra quyết định lựa chọn hướng sản xuất là chi phí sản xuất, trong đó chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ (tài sản cố định) và chi phí về nhân công. Kinh nghiệm các nước chủ yếu là lựa chọn hướng sản xuất đòi hỏi ít vốn cố định nhưng sử dụng được nhiều nhân công. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu như sức cầu lớn, một sản phẩm nào đó đòi hỏi mức vốn cao, nhiều nước vẫn lựa chọn hướng sản xuất sản phẩm đó, chủ yếu là sản phẩm bán được trên thị trường, thu lợi nhuận và giải quyết được việc làm. Lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn kỹ thuật sản xuất thích hợp là một yêu cầu quan trọng, nhưng thực tiễn các nước cho thấy biết cách thực thi những lựa chọn đó (nhất là những lựa chọn kỹ thuật hiện đại) là yếu tố quyết định đến sự thành công khi áp dụng những kỹ thuật đó vào sản xuất. * Đào tạo nguồn nhân lực. Các nước Châu Á rất chú trọng vào đào tạo người chủ xí nghiệp, xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất tiểu công nghiệp, các nước đều tập trung trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế, Marketing, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, về lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn công nghệ, thiết bị, về đạo đức trong kinh doanh cho người chủ xí nghiệp. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN thực hiện có hệ thống các biện pháp đào tạo nhằm phát triển đội ngũ những người chủ doanh nghiệp mới, có tài năng cho nền sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.Các chương trình đào tạo có nội dung riêng, mọi chủ đề và đề tài giảng dạy được lựa chọn sát với nhu cầu của các xí nghiệp và điều kiện của địa phương, đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và thường tập trung vào đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có những chương trình đào tạo dự bị do các trường đại học đảm nhận. Song song với việc đào tạo người chủ xí nghiệp, các nước cũng quan tâm tới việc đào tạo nghề mới, bồi dưỡng kỹ thuật và huấn luyện nâng cao tay nghề cho người công nhân, tài trợ cho đào tạo các huấn luyện viên, thiết kế mẫu mã mới, nghiên cứu chế tạo các dụng cụ phù hợp phục vụ cho ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn, khuyến khích các ngành công nghiệp chiến lược lớn, tập đoàn tư nhân, viện nghiên cứu và các trường đại học hỗ trợ cho công việc đào tạo nguồn nhân lực.
  • 32. 32 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình phát triển tiểu, thủ công nghiệp Qua việc phân tích và tổng hợp một số kinh nghiệm cơ bản về phát triển ngành T-TCN trong nông thôn một số nước phát triển và đang phát triển ở khu vực Châu Á, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: Thứ nhất, trong điều kiện của nước ta hiện nay cần lựa chọn hướng phát triển T-TCN trong nông thôn là tập trung vào bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và vận dụng những lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển ngành nghề T-TCN. Bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, hướng mọi nỗ lực vào giúp đỡ người thợ thủ công truyền thống trở thành người thợ thủ công hiện đại, thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Ngành nghề thủ công truyền thống cần được đổi mới và phát triển theo hướng hiện đại hoá, tăng khả năng thích nghi trong điều kiện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập của đất nước. Đối với các sản phẩm truyền thống lưu giữ những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc không có thị trường hoặc có thị trường hạn chế chúng ta nên hỗ trợ tài chính, trợ cấp giá để khôi phục, bảo tồn. Thứ hai, tiểu, thủ công nghiệp nông thôn nước ta cần lựa chọn hướng sản xuất đầu tư ít vốn gắn liền với lựa chọn kỹ thuật thích hợp và sử dụng nhiều lao động. Tập trung vào hai hướng lựa chọn kỹ thuật là (1) đầu tiên sản xuất theo phương pháp truyền thống, sau đó nghiên cứu, đổi mới và cải tiến theo hướng hiện đại; (2) sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp, hiện đại của các nước phát triển và thích nghi chúng với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta. Thứ ba, phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn. Cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề và điều kiện ở địa phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành. Tăng cường, phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách hỗ trợ và kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật về phát triển ngành nghề nông thôn bằng nhiều hình thức như: sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình. Xây
  • 33. 33 dựng chính sách đào tạo cần sát với nhu cầu tuyển dụng lao động của các ngành nghề, đào tạo cần cân đối giữa các ngành, không đào tạo thừa, dự báo ngành nghề mới sẽ phát triển để đào tạo lao động nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu lao động cho những ngành nghề mới. Thứ tư, cần phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh đối với T-TCN, nghiên cứu và phổ biến kiến thức công nghiệp trong nông thôn, chủ yếu là hai loại hình dịch vụ: tư vấn các vấn đề kinh tế nói chung, tư vấn về kỹ thuật sản xuất và chuyển giao công nghệ. Tập trung vào nghiên cứu triển vọng phát triển của các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Thứ năm, thiết lập và phát triển mối quan hệ sản xuất gia công công nghiệp giữa khu vực sản xuất tiểu công nghiệp với khu vực sản xuất đại công nghiệp là vấn đề có ý nghĩa to lớn. Quan điểm đúng đắn về một nền kinh tế công nghiệp hiện đại ở nước ta là phải xem xét nó bao gồm hai khu vực sản xuất tiểu công nghiệp và đại công nghiệp. Không nên đem nền sản xuất tiểu công nghiệp đối lập với nền sản xuất đại công nghiệp, dựng lên giữa hai khu vực một quan hệ cạnh tranh và đối kháng nhau mà phải hướng tới một quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa hai khu vực. Xác định đúng ngành nghề cần ưu tiên để đầu tư hiện đại hoá công nghệ sản xuất, thực hiện chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, hợp tác trong kinh doanh để xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, đáp ứng nhu cầu gia công công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Thứ sáu, cần phải xây dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý đối với ngành T- TCN trong nông thôn. Hoạch định chính sách hỗ trợ phải dựa vào những đặc điểm cơ bản của các ngành T-TCN, quan tâm đến vai trò và lợi ích của các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp. Các chính sách nên có sự bổ trợ cho nhau, tạo nên sự bình đẳng trong hỗ trợ giữa các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp với các cơ sở sản xuất đại công nghiệp và giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng các hình thức cho vay tín dụng, thời hạn vay và thực hiện việc cho vay vốn thiết bị, thuê, bán chịu máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở T-TCN, phát huy nội lực của nông dân, thu hút đầu tư và phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.
  • 34. 34 Thứ tám, phát huy vai trò hỗ trợ và phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, gắn phát triển các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn với quyền lợi trực tiếp của chính quyền địa phương (từ kinh nghiệm của Trung Quốc), do đó chính quyền địa phương sẽ đóng vai trò tích cực hỗ trợ ngành T-TCN phát triển. Tóm lại, chương một đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các ngành T-TCN trong nông thôn, luận văn đưa ra khái niệm T-TCN trong nông thôn,phân loại ngành nghề T-TCN, phân tích năm đặc điểm của các ngành T-TCN trong nông thôn và xây dựng lý luận về mối quan hệ giữa sản xuất gia công công nghiệp giữa hai khu vực T-TCN và khu vực đại công nghiệp. Để thấy rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành T-TCN và ngược lại, luận án đã khái quát hoá thành 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng thành cơ sở lý luận: nhóm điều kiện tự nhiên; nhóm kinh tế; nhóm văn hoá xã hội; nhóm chính trị, pháp luật, chính sách và nêu lên 5 vai trò của các ngành T-TCN. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các ngành T-TCN trong nền kinh tế thị trường, luận văn đưa ra lý luận về xu hướng phát triển của T-TCN trong nền kinh tế thị trường và nêu lên cơ sở lý luận về sự phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn liền với vấn đề khôi phục, phát triển các ngành T-TCN . Trình bày chủ trương và chính sách phát triển ngành T-TCN của Đảng, Nhà nước là khẳng định tính tất yếu khách quan, nhất quán của việc khôi phục và phát triển các ngành T-TCN đối với sự nghiệp phát triển nông thôn. Tổng hợp và phân tích những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại về phát triển T- TCN trong nông thôn của một số nước Châu Á có đặc điểm tương đồng với Việt nam về các điều kiện phát triển ngành T-TCN trên các mặt: Xác định hướng phát triển sản xuất; tổ chức quản lý; môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Trên cơ sở những phân tích về những thành công và thất bại của các nội dung nghiên cứu nêu trên và rút ra 8 bài học kinh nghiệm về mặt lý luận về phát triển các ngành T-TCN cho Việt Nam.
  • 35. 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1.Đặc điểm tự nhiên Đ về phía Nam
  • 36. 36 thường ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân
  • 37. 37 Quảng Trạch có bờ biển dài 32,4 km, vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 6.584 km2, dọc theo bờ biển có hai cửa sông chính là 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
  • 38. 38 Bảng 1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT PHÂN THEO TIỂU NGÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2005-2007 HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ( Theo giá cố định năm 1994 ) Ngành sản xuất Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tốc độ phát triển bình quân (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 06/05 07/06 Nông lâm và thuỷ sản 240,489 27,1 252,461 25,3 231,604 21 105 91,7 98,4 Công nghiệp - xây dựng 446,698 50,4 510,607 51,3 594,477 54 114,3 116,4 115,4 Thương mại - dịch vụ khác 199,160 22,5 232,962 23,4 273,100 25 117 117,2 117,1 Tổng 886,347 100 996,030 100 1099,181 100 112,4 110,4 111,4 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình 38
  • 39. 39 Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2007 trên 1.099 tỷ đồng, năm 2006 là 996,03 và năm 2005 là 886,347 tỷ đồng, tăng trưởng qua 3 năm với tốc độ bình quân là 111,4%/ năm (xem Bảng 1). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng qua các năm, nông lâm thủy sản giảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện. GTSX công nghiệp – xây dựng năm 2007 trên địa bàn đạt 594,5 tỷ tăng 16,4% so với năm 2006 và 14,3% so với năm 2005; tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2005 chiếm 50,4%, năm 2006 chiếm 51,3% và năm 2007 chiếm 54% GTSX toàn huyện . Trong những năm qua hoạt động du lịch tiếp tục tăng trưởng với những con số khá ấn tượng, lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2007 gần 250.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 12.000 nghìn tăng 67 % so với năm 2006 tương đuơng 7.091 người. Thời gian lưu trú bình quân chỉ đạt 1,18 ngày/khách trong đó khách quốc tế 1,22 ngày/khách. Tạo đà phát triển, nhiều tour du lịch mới được hình thành; nhiều nhà hàng, khách sạn được đầu tư và đưa vào khai thác. Tính đến cuối năm 2007, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh là 182 cơ sở với tổng số phòng nghỉ 2.300 phòng. Với những số liệu trên cho thấy du lịch Quảng Bình nói chung có rất có tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch tạo ra lợi thế cho huyện về cơ sở cho thấy có thể kết hợp phát triển giữa T-TCN và du lịch. 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM HUYỆN QUẢNG TRẠCH 2.2.1. Khái quát về sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm huyện Quảng Trạch Theo điều tra khảo sát năm 2007, T-TCN ở huyện Quảng Trạch chủ yếu chỉ có 2 ngành là chế biến nông sản thực phẩm và ngành sản xuất VLXD, sản phẩm từ gỗ, cơ khí nhỏ. Theo số liệu Bảng 2, huyện Quảng Trạch có 7.121 cơ sở sản xuất T-TCN chiếm 29,2 % so với toàn tỉnh, tổng vốn đầu tư sản xuất hơn 72,5 tỷ đồng thu hút hơn 15.700 lao động với giá trị sản xuất xấp xỉ 145 tỷ đồng chiếm chiếm 27,3 % so với toàn tỉnh với giá trị sản xuất tương đuơng 395,8 tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất T-TCN có vị trí rất quan trọng đối với huyện Quảng Trạch đặc biệt là vùng nông thôn vì đã