SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 29
Baixar para ler offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
              




     Đề Tài Tổng Quan Du Lịch




                    Họ Tên Sv : Vũ Tuyến Minh
                    Mã Số Sv : 115074015
                    Lớp : 11TC_DL1
                    Khoa: Quản Trị Du Lịch Quốc Tế
                    Ngành : Quản Trị Nhà Hàng & Khách Sạn
                    Năm học : 2011 - 2013
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                                                              TỔNG QUAN DU LỊCH


                                                     PHỤ LỤC
PHỤC LỤC ..........................................................................................................................01

PHẦN I - Khái quát chung về Thành Phố Hồ Chí Minh .....................................................02

PHẦN II - Lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn xưa và nay ......................... 03 - 11

         II.1 - Những ghi chép đầu tiên về tên gọi Sài Gòn .......................................................

         II.2 - Các giả thiết về nguồn gốc tên gọi Sài Gòn..........................................................

         II.3 - Lịch sử thiết lập hành chính..................................................................................

         II.4 - Một số sự kiện lịch sử của Thành Phố Hồ Chí Minh ...........................................

PHẦN III - Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay ................................................................... 12 - 20

PHẦN IV - Tổng quan đặc trưng du lịch của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh ................ 21 - 27

          Sơ lược về đặc điểm du lịch thành phố .....................................................................

          Bảo tàng ....................................................................................................................

          Chùa chiền ................................................................................................................

          Nhà thờ......................................................................................................................

          Công trình kiến trúc ..................................................................................................

          Điểm du ngoạn ..........................................................................................................

          Khách sạn và ẩm thực ...............................................................................................

          Khám phá vùng lân cận ............................................................................................

PHẦN V - Cảm nhận về Sài Gòn trong tâm trí tôi ..............................................................28




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                                                                  KHOA QTDL
                                                                                                                                           1
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                              TỔNG QUAN DU LỊCH

                          - PHẦN I -
          KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Diện tích : 2.095,239 km2
Dân số : 7.123.340 người (2009)
Dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm…
Đơn vị HC : 24 quận huyện

        Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm
1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C,
không có mùa đông.
        Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc
và 106 0 22' – 106 054 ' kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây
và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
        Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư
quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của
khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây
là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng
và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
        Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới
cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài
Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi
đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là
thành phố Hồ Chí Minh .
        Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành
và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo
tàng phong phú.
        Với vị trí địa lýthuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn
Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có
tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng
văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn
hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn.
Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám
nghĩ, dám làm .
        Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các
phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học.
        Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ
Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y
tế lớn của cả nước.
        Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông
nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở
khu vực Đông Nam Á.




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                            KHOA QTDL
                                                                                                 2
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                            TỔNG QUAN DU LỊCH

                             - PHẦN II –
               LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN CỦA
                        SÀI GÒN XƯA VÀ NAY

Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức từ tháng 7 năm 1976 khi được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên từ Sài Gòn. Hiện nay tên gọi Sài Gòn vẫn
được nhắc đến như tên bán chính thức của thành phố này.

II.1 Những ghi chép đầu tiên về tên gọi Sài Gòn
        Hơn 300 năm trước, vùng đất này chỉ là những bãi sình lầy, hoang vu. Với hệ thống
sông rạch khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt đầu tiên đã vượt biển
tìm đến mưu sinh ở miền đất này. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi, nước mắt và cả
xương máu nữa, họ đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường
đông đúc... Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, đặt cơ
sở hành chính đầu tiên và việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương
Nam thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền tảng văn
hiến ngàn đời. Chính vì vậy mà Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng vững trước
bao thử thách và ngày càng phát triển...
        Địa danh Sài Gòn trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích
khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người Tàu (người Trung Quốc) sinh sống trong thế kỷ
thứ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay.
        Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission
Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Hạ" (Sài Gòn
Hạ).
        Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất
Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo
Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt
Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là
"Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".
        Sau đó danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm
(năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km².
        Ngày 11 tháng 4 năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô đốc Léonard
Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) bao
gồm cả vùng Sài Gòn và Bến Nghé. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam
Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn
chỉ còn 3km2 tại khu Bến Nghé cũ, đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp:
Ville de Cholon) tại khu vực Sài Gòn cũ. Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức dùng để chỉ vùng
đất Bến Nghé, và tên Chợ Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ. Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn được
dùng chung để chỉ cả 2 vùng đất này.




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                          KHOA QTDL
                                                                                              3
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                              TỔNG QUAN DU LỊCH

II.2 Các giả thiết về nguồn gốc tên gọi Sài Gòn

                                         Đề Ngạn
        Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo
Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine, và Garnier, Cholen, thì năm 1778
người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát
phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù
lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn. Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây
Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là "Tai-
Ngon", hoặc "Tin-Gan", phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn",
đọc theo âm Hán-Việt là "Đề Ngạn" (堤岸). Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây-cóon",
"Xi-cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở tức chợ Bến Thành ngày nay.
        Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật,
trên phương diện ngữ âm, thì "Thầy Ngòn", "Xi Coón" rất giống "Sài Gòn". Tuy nhiên, giả
thuyết này về sau bị chứng minh tính bất hợp lý khi phát hiện tài liệu ghi lại tên gọi Sài Gòn
đã được sử dụng từ trước 1778.
                                    Củi và Bông gòn
        Có thuyết nói rằng "Sài Gòn" bắt nguồn từ chữ "Sài" theo chữ Hán là củi và "Gòn" là
chữ Nôm chỉ cây bông gòn.
"Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn.
Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã
trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng
lân cận. ... Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem
làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó."
(Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et
Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885)
        Tương tự có nhiều thuyết cho rằng "Sài Gòn" từ chữ "Prey Kor" (Rừng Gòn) hay
"Kai Gon" (Cây Gòn) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính:
cây bông gòn.
        Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu
tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng Sài Gòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả
Trương Vĩnh Ký. Ngay vào thời của Trương Vĩnh Ký (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà
đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó không có phát triển gì lắm.
Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng
gòn ở Sài Gòn.
        Thêm nữa là cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi. Và theo Lê Trung
Hoa trong Địa Danh thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán-Việt, như "sài Tân" chứ
chưa bao giờ được dùng như một từ đơn, nên không thể nói "củi" được, là "sài" được, hay là
"củi gòn" là "Sài Gòn" được.
        Vậy, thuyết Sài Gòn là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học.
                                         Bến Củi
       Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông:
Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến
Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Thành... Một số địa danh bị biến đổi như Bến
Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Rất có thể địa danh Bến Củi đã
được đổi ra Sài Tân hoặc Sài Ngạn (do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi bến (bờ)



 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                            KHOA QTDL
                                                                                                 4
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                             TỔNG QUAN DU LỊCH
bằng chữ Ngạn, củi gỗ là Sài. "Sài Ngạn" (được phát âm như là "Xây-cóon" hay "Xi-cóon")
có lẽ do phát âm trại thành "Sài Gòn".
        Tuy nhiên giả thuyết này bị phát bỏ vì mơ hồ và thiếu thuyết phục, vì tên gọi Sài Gòn
được ghi chép từ ngay trước khi người Hoa bỏ Cù Lao Phố về Sài Gòn.
                                       Prei Nokor
       Dựa theo lịch sử và phát âm có thuyết cho là "Sài Gòn" là được phiên âm từ "Prei
Nokor" hay từ "Thầy Ngồn" mà ra. Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp
thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai, là dấu vết của một "thành phố" có từ thời Tiền
Angkor (theo nhà sử học Pháp Louis Malleret). Tuy nhiên không có tài liệu nào khẳng định
rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ 16.
       Ông Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này. Trong tiểu giáo trình Địa lý
Nam Kỳ, ông đã công bố một danh sách đối chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như
Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokor.
Hai ông Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và
ngữ âm.
       Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của
chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras
Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn
sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor,
hay Sài Gòn, đã phát triển lắm.
       Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng
Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" là
"rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi
thu thuế.
       Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ
"no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".
                     Những tên gọi khác chỉ vùng đất Sài Gòn
        Trước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa, đầu tiên là Thù Nại bao gồm hầu hết vùng
phía Đông Nam Bộ ngày nay (rộng khoảng 20,000-25,000 km²). Đến năm 1698, Sài Gòn có
tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 km² và có đường biên giới phía Tây là sông
Sài Gòn.

II.3 Lịch sử thiết lập hành chính
Thời cổ đại
       Vào thời kỳ cổ đại, khu vực nay là Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đế quốc Phù Nam.
Đầu thế kỷ 17 trên một khu vực rộng lớn, dân cư thưa thớt, nằm trong khu vực tranh chấp
ảnh hưởng giữa Chân Lạp và Chiêm Thành chỉ ghi nhận 2 ngôi làng nhỏ của người Chân
Lạp. Một tên Prei Nokor (nay là vùng Chợ Lớn), một mang tên Kas Krobei (nay là khu vực
quận 2).




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                           KHOA QTDL
                                                                                                5
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                           TỔNG QUAN DU LỊCH

Thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn
Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu
thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng
nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Cao Miên và
Xiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này.
Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm của
khu thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương
nghiệp sầm uất.
        Vào khoảng năm 1658, Đế chế Chân Lạp đứng trên
bờ vực khủng hoảng đã cầu viện chúa Nguyễn nhằm chống
lại người Thái. Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép một
nhóm người Hoa phản Thanh phục Minh, gồm hơn 3.000
người tị nạn tại nơi nay là Biên Hòa (Đồng Nai).
        Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành
chánh, chia đặt tỉnh lỵ v.v., chính thức xác lập chủ quyền
của Đại Việt trên vùng đất mới. Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đường phố Sài Gòn năm 1915
Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện
Tân Bình, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định), cho quan vào cai
trị. Từ đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình và huyện sở đặt ở làng Tân Khai, là trụ sở
của dinh Phiên Trấn. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy
Trại, gần đường Cường Để), xóm Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long
Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm Cây Củi, xóm Rẫy
Cải, xóm Ụ Ghe. Sài Gòn trở thành một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và là thủ phủ
của dinh Phiên Trấn. Thanh Hà là xã đầu tiên của người Hoa ở, vùng Đồng Nai và Minh
Hương là xã đầu tiên của người Hoa tại Tân Bình.
        Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho đắp thành Gia Định ở làng Tân Khai, lập Gia
Định Kinh, làm nơi đóng đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Sau khi thống nhất đất
nước, năm 1802, vua Gia Long cho lập kinh đô ở Huế, đổi Gia Định Kinh lại thành Gia Định
Trấn. Đây là một đơn vị hành chính quản trị cả 5 trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường,
Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Do dễ gây ra sự nhầm lẫn về danh xưng Trấn, nên năm 1808, Gia
Long cho thành lập Gia Định Thành, một cơ quan hành chính cấp cao, thay mặt hoàng đế
quản trị 5 trấn. Tại Bắc Hà, Gia Long cũng cho thành lập một đơn vị hành chính tương
đương là Bắc Thành.
        Năm 1832, Minh Mạng giải tán Gia Định Thành, chia lại 5 trấn do Gia Định Thành
quản lý lại thành 6 tỉnh, gọi chung là Nam Kỳ Lục tỉnh. Phiên An trấn trở thành tỉnh Phiên
An.
        Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Quy bị phá hủy. Một thành mới nhỏ hơn
gọi là thành Phụng được xây dựng. Thành này không chống nổi cuộc vây hãm của quân Pháp
vài năm sau đó.




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                         KHOA QTDL
                                                                                             6
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                            TỔNG QUAN DU LỊCH

Thời Pháp xâm chiếm Nam Kỳ
        Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859,
người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn
thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chánh,
quân sự, kinh tế, cảng, v.v.). Ngày 11 tháng 4 năm
1861, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác
định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de
Saigon) lúc đó: phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc
là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía
tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích 25 Người Pháp đã xây dựng ở Sài Gòn
km². Theo đó, ngày 30 tháng 4 năm 1862, trung tá một thành phố tao nhã và sôi động
(hay đại tá?) công binh Coffyn đã cho soạn dự án mở được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn
rộng thành phố Sài Gòn, và được thống đốc đầu tiên Đông" hay "Paris của Phương Đông"
của Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Louis Bonard. Tuy nhiên,
dự án này chỉ được triển khai một thời gian ngắn thì
bị bỏ dở. Ngày 14 tháng 8 năm 1862, Bonard lại ký Quyết định số 145 về quy định tổ chức
hành chính tỉnh Gia Định, theo đó tỉnh Gia Định (tiếng Pháp: Province de Gia-dinh) gồm 3
phủ (tiếng Pháp: département), mỗi phủ có ba huyện (tiếng Pháp: arrondissement), dưới
huyện có tổng, dưới tổng có xã, thôn, lý, ấp. Về cơ bản vẫn giữ cách phân chia hành chính
của triều Nguyễn. Địa bàn thành phố Sài Gòn theo quy hoạch của Coffyn nằm trải rộng trên
cả 2 huyện Bình Dương và Tân Long, đều cùng phủ Tân Bình.
        Để điều chỉnh lại, ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc
Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 (nằm
gọn trong khu vực quận 1 ngày nay), đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng
Pháp: Ville de Cholon) trong một nghị định khác, với diện tích 1km2 (nằm gọn trong quận 5
hiện nay). Giữa 2 thành phố là các thôn xã như Phú Thạnh, Thái Bình, Tân Hòa, Phước
Hưng, Nhơn Giang, Tân Kiểng, An Bình, An Đông, Hòa Bình... vẫn thuộc 2 huyện Bình
Dương và Tân Long như cũ.
                                             Sau khi chiếm được thêm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ,
                                      Phó Đô đốc de La Grandière xóa bỏ cách phân chia
                                      địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn, hủy bỏ cấp
                                      tỉnh và phủ, chia toàn cõi Nam Kỳ thành 25
                                      arrondissement, lúc này được gọi là địa hạt hay quận
                                      thay cho các huyện trước đây. Địa bàn của thành phố
                                      Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn, cùng các xã thôn ở
                                      giữa đều thuộc địa hạt (hay Quận) Sài Gòn. Trước đó,
 Sài Gòn thời Pháp thuộc với xe ngựa  de La Grandière cũng đã ban hành nghị định số 53
 và những cột Morris đặc trưng Pháp   ngày 4 tháng 4 năm 1867, quy định về việc "Tổ chức
                                      một ủy ban thành phố Sài Gòn" Sau đó, ngày 8 tháng 7
năm 1869, Chuẩn đô đốc Gustave Ohier đã ban hành nghị định số 131, cải danh Ủy ban
thành phố (tiếng Pháp: Commission municipale) thành Hội đồng thành phố (tiếng Pháp:
Conseil municipal), do một viên Đốc lý (Maire) đứng đầu Hội đồng và một số sửa đổi chi tiết
về thành phần nhân sự của Hội đồng.
        Năm 1876, Chuẩn đô đốc Victor Auguste Duperré, Tổng chỉ huy quân Pháp tại Nam
Kỳ, ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là
circonscription administrative, mỗi khu vực ấy lại gồm nhiều tiểu khu hay hạt tham biện
(arrondissement administratif). Sài Gòn là một trong 4 khu vực hành chính lớn và gồm 5 hạt
Sài Gòn (đến năm 1885 mới đổi thành hạt Gia Định), Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và
Bà Rịa.
        Ngày 8 tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra "Sắc lệnh về tổ chức cấp
thành phố của Thành phố Sài Gòn" (nguyên văn: Dercet concernant l'organissation

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                          KHOA QTDL
                                                                                              7
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                           TỔNG QUAN DU LỊCH
municipale de la Ville de Saigon), ban hành ngày 16 tháng 5 năm 1877. Theo đó, thành phố
Sài Gòn được nâng cấp thành công xã (nguyên văn La Ville de Saigon est éigée en
commune). Thời kỳ này, địa giới của thành phố Sài Gòn đã được mở rộng hơn: phía tây nam
đến khu vực Cầu Ông Lãnh, phía đông bắc đến khu công viên Lê Văn Tám hiện nay.
         Ngày 20 tháng 10 năm 1879, thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ, Le Myre de
Vilers đã ký nghị định "thành lập một Hội đồng thành phố Chợ Lớn" (nguyên văn: Institution
d'un cóseil municipal à Cholon).
         Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Le Myre de Vilers lại ra nghị định thành lập Khu Sài
Gòn-Chợ Lớn (Region de Sài Gòn-Chợ Lớn), đặt dưới quyền cai trị của Giám đốc Nha Nội
chính (tiếng Pháp: Directeur de l'Intérieur). Khu Sài Gòn-Chợ Lớn bao gồm hai thành phố
này và vùng phụ cận. Đến ngày 12 tháng 1 năm 1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại
được tách ra như cũ.
         Ngày 17 tháng 12 năm 1894, một nghị định đã mở rộng địa giới thành phố Sài Gòn về
phía Bắc đến khu vực Hòa Hưng ngày nay. Diện tích thành phố được mở rộng hơn 4km2,
thuộc địa giới của quận 1 và quận 3 ngày nay.
         Năm 1899, Toàn quyền Joseph Athanase Paul Doume ra nghị định đổi tên gọi "hạt"
thành "tỉnh" (province) và chia Nam Kỳ thành 3 miền, với 20 tỉnh và 3 thành phố Sài Gòn,
Chợ Lớn, thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Thành phố
Sài Gòn nằm giữa địa giới của tỉnh Gia Định, còn thành phố Chợ Lớn nằm giữa địa giới của
tỉnh Chợ Lớn.
         Đến năm 1910, hai thành phố Sài Gòn và Chợ
Lớn đã được mở rộng thêm diện tích, sát nhập các xã
thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, bắt
đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn
Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuận. Sài Gòn cũng được
mở rộng về phía Nam, bao gồm cả địa bàn quận 4 và
một phần quận 7 ngày nay.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Khu Sài Gòn-Chợ Lớn
(tiếng Pháp: Région de Saigon - Cholon) được thành
lập lại theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Đứng đầu Bản đồ du lịch Sài Gòn vào khoảng
Khu Sài Gòn-Chợ Lớn là một Trưởng khu, do Toàn năm 1920
quyền Đông Dương bổ nhiệm. Trưởng khu là Chủ
tịch Hội đồng Quản trị khu Sài Gòn-Chợ Lớn, quản trị chung cả 2 thành phố. Thành phố Chợ
Lớn được mở rộng hơn sát nhập thêm 1 số vùng của tỉnh Chợ Lớn, nhưng thành phố Sài Gòn
thu hẹp, cắt trả khu vực từ kinh Bàu Đồn đến Kinh Tẻ (nay thuộc quộc 7) về cho quận Nhà
Bè. Tổng diện tích của cả khu tăng lên 51 km2. Chức Đốc lý của mỗi thành phố tạm thời vẫn
giữ nguyên nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Trưởng khu. Từ đây Sài
Gòn-Chợ Lớn nhập làm một.
Ngày 19 tháng 12 năm 1941, các văn phòng Đốc lý của 2 thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn bị
giải thể. Toàn Khu Sài Gòn-Chợ Lớn được chia thành 5 quận cảnh sát, trông coi về an ninh
trật tự, bao gồm:
     Quận I (nay thuộc một phần quận 1)
     Quận II (nay thuộc một phần quận 1)
     Quận III
     Quận IV (nay là địa bàn quận 5 và quận 8)
     Quận V (nay là địa bàn thuộc quận 6)

Thời kỳ 1945-1954
       Khi Việt Nam độc lập (1945), nơi đây được gọi là thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Vào
ngày 23 tháng 9 năm 1945, ở đây xảy ra trận Sài Gòn-Chợ Lớn giữa quân đội của Chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp được hỗ trợ bởi Anh-Ấn. Sau khi tái

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                         KHOA QTDL
                                                                                             8
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                            TỔNG QUAN DU LỊCH
chiếm được Đông Dương, năm 1948 chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chia thành phố
thành 6 quận hành chính, đến năm 1952, tăng thành 7. Quận VI được thành lập từ một phần
của quận Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định (nay là quận 4).

Thời kỳ 1954-1975
    Giữa những năm 1954 và 1975, sau Hiệp định
Genève, Sài Gòn được chính quyền Việt Nam Cộng hòa
xây dựng làm thủ đô.
    Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên
Khu Sài Gòn-Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ
Lớn. Sau khi trở thành Tổng thống, ngày 22 tháng 10
năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi
"Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài
Gòn". Sau đó, lại ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23 tháng
3 năm 1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng
thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng
trong đô thành. Bốn ngày sau, lại có thêm nghị định số
110-NV chia lại các quận, theo đó Đô thành Sài Gòn
được chia lại thành 8 quận, được đánh số từ 1 đến 8:
     Quận 1: địa giới quận I cũ
     Quận 2: địa giới quận II cũ
     Quận 3: địa giới quận III cũ
     Quận 4: địa giới thuộc quận VI cũ                    Giao lộ Lê Lợi-Nguyễn Huệ 1966
     Quận 5: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía
         bắc Kênh Tàu hủ
     Quận 6: một phần địa giới của quận V cũ
     Quận 7: một phần địa giới của quận V cũ
     Quận 8: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía nam Kênh Tàu hủ
    Dưới quận là phường, dưới phường là khóm.
    Tháng 12 năm 1966, quận 1 sát nhập thêm hai
phường mới lập: An Khánh và Thủ Thiêm, từ xã An
Khánh thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định kế cận
tách ra. Tháng 1 năm 1967, hai phường mới của quận
I lại tách ra, lập thành Quận 9 của Đô thành Sài Gòn
có 2 phường.
    Tháng 7 năm 1969 thành lập Quận 10, Quận 11
trên cơ sở tách một phần Quận 5 và Quận 6. Lúc này
                                                             Khách sạn Continental 1966
thành phố có diện tích 67,53 km² với dân số khoảng 2
triệu người, gốm 11 quận và 60 phường.
    Vào thập niên 1950-60, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, Saigon tiếp tục phát triển rực
rỡ và tiếp tục được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" (The Pearl of the Far East) hay
"Paris Viễn Đông" (Paris de l'Extrême-Orient) , với một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do chiến cuộc leo thang từ giữa cuối thập niên 1960, chính quyền Sài
gòn cùng người Mỹ đã cho xây dựng ồ ạt các công trình phục vụ chiến tranh. Rồi sau đó là
phong trào "thương phế binh cắm dùi" của cựu chiến binh quốc gia vào đầu thập niên 1970,
khiến cho kiến trúc Sài Gòn không còn như ban đầu. Tới lúc giải phóng 30 tháng 4 năm
1975, cả thành phố hoang tàn, bừa bộn, kiến trúc đường xá thay đổi tùy tiện, nhà cửa phát
triển tự do theo kiểu "ống hóa".




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                          KHOA QTDL
                                                                                              9
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                            TỔNG QUAN DU LỊCH

Biến cố và mở rộng địa giới
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Quân Giải Phóng Miền
Nam tấn công và Sài Gòn thất thủ. Chính quyền Việt
Nam Cộng hòa bị giải thể và Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới
sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - quản lý
miền Nam. Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Hội nghị Ban
Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định xác định
Thành phố Sài Gòn - Gia Định là một cơ cấu hành
chính thống nhất, bao gồm toàn bộ Đô thành Sài Sài Gòn vào tháng 1 năm 1968 với
Gòn, toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh những chiếc xe hơi điển hình của thời
Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ. điểm đó
Toàn thành phố bao gồm 21 quận, trong đó 14 quận
nội thành: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Phú Nhuận (nguyên là xã Phú Nhuận, thuộc quận
Tân Bình cũ, được tách ra và nâng cấp thành quận), Bình Hoà (nguyên là xã Bình Hòa, quận
Gò Vấp cũ), Thạnh Mỹ Tây (nguyên là xã Thạnh Mỹ Tây, quận Gò Vấp cũ); 7 quận ngoại
thành: Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình (trừ xã Phú Nhuận, Gò Vấp (trừ Bình Hòa
và Thạnh Mỹ Tây), Hóc Môn, Củ Chi (gồm quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ
Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ).

Từ năm 1976
        Ngày 26 tháng 8 năm 1946, 57 nhân sĩ, trí
thức ở Sài Gòn gửi thỉnh nguyện thư lên Quốc hội
khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa để xin đổi tên thành phố này theo tên chủ tịch
Hồ Chí Minh nhưng chưa thành hiện thực[6].
        Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên
của nước Việt Nam thống nhất đổi tên nước thành
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt
lại tên cho thành phố theo tên của chủ tịch đầu tiên
của nước, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên cũ Sài         Cảnh khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại
Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong               Nam Sài Gòn
các ngữ cảnh không chính thức.
        Địa bàn thành phố về cơ bản giống như nghị quyết ngày 10 tháng 5 năm 1975 của
Thành ủy Sài Gòn - Gia Định và có một số điều chỉnh. Các quận ngoại thành Thủ Đức, Nhà
Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đổi thành các huyện. Sát nhập một phần nhỏ thuộc tỉnh
Long An vào Huyện Hóc Môn, sát nhập quận Giải thể Quận Gò Vấp cũ và thành lập quận Gò
Vấp mới trên cơ sở 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Quận Tân Bình cũ cũng bị
giải thể và thành lập Quận Tân Bình mới trên cơ sở xã Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì của
quận Tân Bình cũ. Hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây hợp lại thành quận Bình Thạnh.
Quận 9 giải thể, trả 2 phường (đổi thành 2 xã) về huyện Thủ Đức, Quận 1 và Quận 2 nhập
thành Quận 1 mới, Quận 8 và Quận 7 nhập thành Quận 8 mới. Diện tích 11 quận nội thành
và ven đô là 142,7 km2 chia ra 267 phường. Khu vực ngoại thành có 5 huyện diện tích tự
nhiên 1.152,8 km2 chia ra 77 xã.
        Ngày 28 tháng 12 năm 1978, thành phố sát nhập thêm huyện Duyên Hải của tỉnh
Đồng Nai. Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện đổi tên thành Cần Giờ.
        Nghị định 03/CP ngày 6 tháng 1 năm 1997 quyết định giải thể huyện Thủ Đức để
thành lập các quận Thủ Đức (trên cơ sở các xã Linh Đông, Linh Trung, Tam Bình, Tam Phú,
Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, thị trấn Thủ Đức, một phần các xã Hiệp Phú, Tân Phú,
Phước Long), Quận 2 (trên cơ sở các xã An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh
Mỹ Lợi) và Quận 9 (trên cơ sở các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                          KHOA QTDL
                                                                                              10
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                          TỔNG QUAN DU LỊCH
Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, phần còn lại của các xã Tân Phú, Phước Long,
Hiệp Phú. và Bình Trưng). Huyện Nhà Bè bị giải thể và thành lập Quận 7 (trên cơ sở các xã
Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ và một phần thị
trấn Nhà Bè) và huyện Nhà Bè mới (phần còn lại). Huyện Hóc Môn cũng bị giải thể để thành
lập Quận 12 (trên cơ sở các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận,
Tân Thới Nhất, một phần các xã Tân Chánh Hiệp và Trung Mỹ Tây). Toàn thành phố lúc bấy
giờ có 17 quận, 5 huyện với 303 phường, xã, thị trấn.
        Ngày 5 tháng 11 năm 2003, với nghị định 130/2003/NĐ-CP, quận Tân Bình bị giải
thể để thành lập thêm Quận Tân Phú (trên cơ sở các phường 16, 17, 18, 19, 20 và một phần
các phường 14, 15) và Quận Tân Bình mới (phần còn lại). Huyện Bình Chánh cũng bị giải
thể để thành lập Quận Bình Tân (trên cơ sở các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo
và thị trấn An Lạc) và huyện Bình Chánh mới (phần còn lại). Sau đợt điều chỉnh này, tính
đến 2007, toàn thành phố có 19 quận và 5 huyện, 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn, với tổng
diện tích 2.095,01 km², dân số 6.650.942 người. Theo kết quả điều tra dân số ngày
01/04/2009, dân số thành phố là 7.162.864 người.

II.4 - Một số sự kiện lịch sử của Thành Phố Hồ Chí Minh
      Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành Sài Gòn (tức thành
       Gia Định) và một ngày sau thì chiếm được thành. Án sát Lê Tứ, Hộ đốc Vũ Duy Ninh
       tự vẫn, Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem quân
       rút về Tây Thái, huyện Bình Long.
      Ngày 8 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và
       rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Tháng 12
       cùng năm quân Pháp mở rộng sự chiếm đóng ra khu vực Chợ Lớn.
      Tháng 8 năm 1859, Nguyễn Tri Phương được cử giữ chức Tổng thống quân vụ, vào
       chỉ huy quân thứ Gia Định chống Pháp. Tháng 12 cùng năm, theo đề nghị của ông,
       Phạm Thế Hiển được cử làm Tham tán quân thứ Gia Định.
      Ngày 25 tháng 2 năm 1860, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trọng
       thương.
      Ngày 13 tháng 1 năm 1863, Pháp khánh thành Sở Bưu điện Sài Gòn.
      Ngày 1 tháng 1 năm 1864, tờ Le Courrier de Sài Gòn (Tin Sài Gòn) ra số đầu tiên.
      Từ ngày 23 tháng 2 năm 1868 đến 25 tháng 9 năm 1869, xây dựng Tòa Soái phủ Nam
       Kỳ (sau là Phủ Thống đốc, rồi Phủ Toàn quyền Đông Dương, thường được gọi là
       Dinh Gia Long).
      Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1
       m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động.
      Năm 1882, thành lập Thư viện Sài Gòn.
      1901: Tờ báo chữ Việt Nông cổ mín đàm ra đời.
      1902: Xây cầu Bình Lợi trên sông Sài Gòn.
      1903: Đường tàu điện nội hạt của Sài Gòn được xây dựng.
      1908: Dinh Xã Tây, nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố (được khởi công xây
       dựng từ tháng 3 năm 1898), hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
      1910: Chiếc máy bay xuất hiện đầu tiên trên bầu trời Việt Nam hạ cánh xuống Sài
       Gòn.
      1914: Xây cất xong chợ Bến Thành.




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                        KHOA QTDL
                                                                                            11
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                              TỔNG QUAN DU LỊCH

                               - PHẦN III -
                     HÌNH ẢNH VỀ SÀI GÒN XƯA VÀ NAY




Cái tên Sài Gòn đã trở nên quá quen với chúng ta, đó là tên , là cái mác của những người
sinh ra và lớn lên ở nơi này "Saigonais" ...ko biết bạn đã bao giờ nghĩ vì sao cái thành phố
phồn hoa đô hội này lại mang một cái tên giản dị, chân chất như bản tính người Nam bộ "
người Xài-gòn" ...
Không biết có đúng ko ? Theo mẹ tôi kể; trước đây Sài Gòn xưa trồng toàn cây gòn làm cây
che bóng mát bên đường. Nếu Hải Phòng đó là hoa sữa thì ở Sài Gòn chừng 100 năm trước
người ta trồng nhiều cây gòn. Nên người ta mới gọi cái chốn này là Sài Gòn .... bên cạnh cái
tên hiện giờ Thành phố Hồ Chí Minh thì từ "Sài Gòn" cho ta thấy cái gì xưa và cũ , là mặt
trầm nhưng đầy chất lãng mạn của thế kỷ đã qua. Tôi đã từng thử một phép thử nho nhỏ, nói
chuyện với một người nước ngoài, tôi nói tôi là người của thành phố Hồ Chí Minh; đáng
buồn thay họ không biết tôi là người Việt!!! Nhưng khi tôi nói tôi là người Sài Gòn thì họ mới
biết tôi là người Việt Nam! Nói thế thui, nhưng ta cũng đủ biết xưa kia Sài Gòn là một hòn
ngọc viễn đông như thế nào .... có mấy tấm hình của cái Sài Gòn xưa muốn chia sẻ cùng mấy
bạn ....

Trước kia chợ Bến Thành có tên là
Marche' Central (Chợ Trung Tâm).
Còn công viên Quách Thị Trang bây
giờ là Quảng Trường Place du Marche'
Central ....Phải công nhận hồi đó sau
mà đất rộng người thưa quá nhìn thấy
mê , còn bây giờ đi đâu cũng toàn là xe
....




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                             KHOA QTDL
                                                                                                 12
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH            TỔNG QUAN DU LỊCH




                            Chợ Bến Thành xưa




                                 Hiện Tại




TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                       KHOA QTDL
                                                                    13
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                           TỔNG QUAN DU LỊCH




Les Halles et Les Bureaux du chemin de fer : Văn phòng trụ sở Hoả xa (Văn phòng xe lửa)




                            Và đây là Ga Sài Gòn hôm nay ....




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                         KHOA QTDL
                                                                                          14
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                          TỔNG QUAN DU LỊCH
Boulevard Charner (Đại lô Charner ) nay là Đại Lộ Nguyễn Huệ ....khác một trời một vực
...không hiểu tại sao hồi đó lại có một cái con kênh trong giữa lòng thành phố vậy ha ???




Hiện tại....




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                        KHOA QTDL
                                                                                            15
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                       TỔNG QUAN DU LỊCH
Một điểm quan trọng không kém của Sài Gòn Xưa là Nhà Hát Lớn Thành Phố mà hồi đó gọi
là The'a^tre Munieipal de SAIGON ..




Nhà hát ngày nay….




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                    KHOA QTDL
                                                                                       16
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                              TỔNG QUAN DU LỊCH


Con đường cắt ngang Nhà Hát Lớn là đường Đồng Khởi (một trong những con đường đẹp
nhất Việt Nam) Ngày xưa có tên là La Rue Catinat ....

Phía bên tay phải là Khách Sạn Continental (1 trong 2 khách sạn lâu đời nhất Sàigòn) Và




đây là cuối đường Đồng Khởi (Catinat) chạy về phía bến Bạch Đằng ...nếu nhớ không lầm
thì bên trái là Khách sạn Majestic, Khách Sạn đầu tiên mà nhà nước Pháp xây tại Sài Gòn
...không nhớ chính xác bao nhiêu tuổi chắc cũng hơn 100 là ít ...




Để Thiết lập nền cai trị của mình trên đất An Nam thì cơ sở vật chất là điều tất yếu vì thế mà
Toà Thị Chính của Sài Gòn được xây dựng tiếng Pháp gọi là L'Ho^tel de ville (Lô-ten-đờ-
vin) dịch sát nghĩa là Khách Sạn thành phố ?? Và nay là Uỷ Ban Nhân dân ...




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                            KHOA QTDL
                                                                                                 17
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                   TỔNG QUAN DU LỊCH




                       Bên tay phải là Khách Sạn REX




TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                              KHOA QTDL
                                                                           18
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                         TỔNG QUAN DU LỊCH
Dinh Độc Lập thời Pháp thuộc - Palais du Gouvneur -Dinh toàn quyền… Trước 1975 là
Dinh Tổng Thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, sau giải phóng 1975 được đổi tên
thành Dinh Thống Nhất




Toà Án Nhân Dân Xưa - Palais de Justice (trên đường Nam Kì Khởi Nghĩa nay )




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                       KHOA QTDL
                                                                                      19
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                          TỔNG QUAN DU LỊCH
Nhà Thờ Đức Bà - Nortre Dam de SaiGon / Catherdrale et Ho^tel de la postes - Bưu điện
thành phố)




Pagode de Dakau (nay là Chùa Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự trên đường Mai Thị Lựu)




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                        KHOA QTDL
                                                                                        20
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                             TỔNG QUAN DU LỊCH

                               - PHẦN IV -
                   TỔNG QUAN ĐẶC TRƯNG DU LỊCH
                 VỀ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc của một
đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước.
   Những phố xá đèn sáng choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya.
Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy cửa hiệu
với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài Gòn - thiên
đường mua sắm". Nhan nhãn những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng
khiến ẩm thực trở thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.
   Nhưng đàng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khoáng mà hài hòa, với những
phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với cuộc sống
khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa với các nền văn hóa
trong khu vực và phương Tây.
   Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các tiền
hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải phóng
thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức, người dân thành
phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống "uống nước nhớ nguồn" như Lễ hội
Nghinh Ông, Ngày giỗ tổ nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ
nữ…
   Các kiến trúc của Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa được giữ gìn và tôn tạo, trở thành
những điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những công trình hiện đại phát huy từ cảm
hứng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ởû nơi đất hẹp người đông này, du khách sẽ bất
ngờ với những đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm năm, những công viên rộng rực rỡ hoa lá, những
khu biệt thự thanh bình. Bên cạnh những tòa cao ốc mới ở trung tâm thành phố, khách sẽ có
dịp ghé thăm Chợ Lớn của người Hoa với những khu phố cổ nhộn nhịp, hoạt động thương
mại và sản xuất luôn nhộn nhịp ngày đêm.
   Là trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh
có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những điểm vui chơi giải trí
cho đến khách sạn, nhà hàng.
   Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng
có thể là mùa du lịch.
   Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ
mọi phương trời.

                     Sơ lược về đặc điểm du lịch của thành phố 
 Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu
 biểu mà bạn không thể bỏ qua.
    Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so
 với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và
 không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông
 Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú.
    Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những
 tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam
 bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là
 những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa
 phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa
 sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và


 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                           KHOA QTDL
                                                                                                21
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                            TỔNG QUAN DU LỊCH
 phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc
 gia.
    Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở
 Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật
 phương Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân
 Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh
 hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng
 phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ
 thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…
    Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện
 mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.
    Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình
 độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí
 của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém
 là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay
 là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.

                                       Bảo Tàng 
Hệ thống bảo tàng của thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm,
nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện.

  Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng lớn nhất, và cũng là bảo tàng đầu tiên của thành
phố, ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhờ không ngừng sưu tầm và bảo quản được hiện
vật qua các thời kỳ, nên Bảo tàng Lịch sử đã có một bộ sưu tập phong phú gần 30.000 hiện
vật giá trị. ( Số2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 )




  Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, thu hút
nhiều khách nội địa nhất. Trong khi đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày về tội ác
dã man của quân xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, là địa chỉ không thể thiếu trong
chương trình tham quan của du khách nước ngoài. (65 Lý Tự Trọng, Quận 1)




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                          KHOA QTDL
                                                                                              22
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                              TỔNG QUAN DU LỊCH
Ngoài ra còn có một số bảo tàng cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan như”
    Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
       28 Võ Văn Tần, quận 3
    Bảo tàng Hồ Chí Minh – TP.HCM
       1 Nguyễn Tất Thành, quận 4
    Bảo tàng Tôn Đức Thắng
       5 Tôn Đức Thắng, quận 1
    Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
       2 Lê Duẩn, quận 1
    Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ
       202 Võ Thị Sáu, quận 3
    Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam bộ
       247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình
    Bảo tàng Mỹ thuật – TP.HCM
       97A Phó Đức Chính, quận 1

                                         Chùa Chiền 
Có những ngôi chùa tiêu biểu của phong cách kiến trúc chùa Phật giáo cổ truyền ở Nam bộ
với khung cảnh thanh nhàn, nội thất u nhã, và hàng chục pho tượng thờ, cột, bao lam gỗ
chạm trổ tinh vi. Lại có những chùa xây dựng theo phong cách hiện đại nhưng lấy cảm hứng
từ kiến trúc truyền thống với nội thất cao rộng và sáng sủa, bài trí đơn giản, tôn nghiêm, kết
cấu bêtông cốt thép nhưng vẫn giữ dáng dấp cổ truyền.
  Bên cạnh đó là hàng trăm ngôi đình thờ Thành Hoàng gắn liền với lịch sử khai hoang mở
đất. Hàng năm các đình tổ chức lễ kỳ yên vào mùa xuân, với các nghi thức tế lễ và ca múa
cúng thần long trọng. Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như đền Hùng Vương, đền Trần Hưng
Đạo, Lăng Ông… không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mà còn là nơi tấp nập bá tánh
đi lễ cầu phước lộc an khang.
   Trên 30 chùa Hoa, thực chất là miếu, gắn liền với lịch sử định cư của Sài Gòn – Chợ Lớn
xưa kia. Kiến trúc chùa Hoa với màu sắc rực rỡ, nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa sinh
động, thư pháp rồng bay phượng múa, mỗi chùa một sắc thái riêng theo phong tục tập quán
của năm nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ.
    Chùa Phật giáo xưa:
     Chùa Giác Lâm
        118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình
     Chùa Giác Viên
        161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11
     Chùa Phụng Sơn
        1408 Ba Tháng Hai, quận 11
    Chùa Phật giáo mới:
     Chùa Vĩnh Nghiêm
        339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3
     Chùa Xá Lợi
        89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3
     Nam Thiên Nhất Trụ
        511 Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức
    Đình:
     Đình Phong Phú
        Ấp Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9



 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                            KHOA QTDL
                                                                                                 23
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                           TỔNG QUAN DU LỊCH
     Đình Phú Nhuận
      18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận
   Đền:
    Đền Hùng Vương
      2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
    Đền Trần Hưng Đạo
      36 Võ Thị Sáu, quận 1
    Lăng Ông Lê Văn Duyệt
      1bis Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh
   Chùa Hoa:
    Chùa Ngọc Hoàng
      73 Mai Thị Lựu, quận 1
    Chùa Bà Thiên Hậu
      710 Nguyễn Trải, quận 5
    Nhị Phủ Miếu
      264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5

                                          Nhà Thờ 
Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu cách kiến
trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman, Gôtic quen thuộc thời
Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích làm chỗ dựa tinh thần cho chính
quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ bản
xứ.
   Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm 1880,
còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng, là nơi
diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo phận Sài Gòn quản lý.
Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong các thuộc địa Pháp. Ngôi nhà thờ
xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với
đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ
dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.
   Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn nhiều
phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới rộng trong nhiều
đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn
cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn đối như đền miếu người Hoa.
   Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách bản địa
hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và nét cổ Việt, với
cửa tam quan, mái phủ lớn.
     Nhà thờ Đức Bà
        Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
     Nhà thờ Tân Định
        289 Hai Bà Trưng, quận 3
     Nhà thờ Huyện Sĩ
        1 Tôn Thất Tùng, quận 1
     Nhà thờ Cha Tam
        25 Học Lạc, quận 5
     Nhà thờ Chợ Quán
        120 Trần Bình Trọng, quận 5
     Nhà thờ Vườn Xoài
        413 Lê Văn Sỹ, quận 3




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                         KHOA QTDL
                                                                                             24
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                             TỔNG QUAN DU LỊCH
                                        Kiến Trúc 
Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét
thanh lịch riêng của thành phố.
   Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho
đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ
thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào
trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu
tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà
Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong.
   Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong đó nổi bật
trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng
nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại. Những công trình nổi
tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Ngân hàng Thương Tín, Viện
Trao đổi Văn hóa Pháp IDECAF, một số chùa Phật giáo,…
   Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà cao
tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới. Cao ốc hàng chục tầng
được xây dựng khá nhiều, trong đó, cao nhất là tòa nhà Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 33
tầng, cao 128m. Một số công trình đẹp, được đánh giá có tính nghệ thuật cao.

   Kiến trúc thời Pháp:
    Trụ sở UBND Thành phố
      86 Lê Thánh Tôn, quận 1
    Nhà hát Thành phố
      7 Công Trường Lam Sơn, quận 1
    Bưu điện Thành phố
      Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
   Kiến trúc trước 1975:
    Hội trường Thống Nhất
      106 Nguyễn Du, quận 1
    Thư viện Khoa học Tổng hợp
      67 Lý Tự Trọng, quận 1
   Kiến trúc mới:
    Cao ốc The Metropolitan
      61 Nguyễn Du, quận 1
    Trung tâm Thương mại Sài Gòn
      37 Lê Duẩn, quận 1

                                  Điểm Du Ngoạn 
Sông Sài Gòn như một dải lụa bạc uốn lượn qua thành phố.
   Một chuyến du ngoạn trên sông không chỉ để ngắm cảnh, đón gió mát mà còn để có cái
nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này: Từ những vạt dừa nước trên vùng đất
bồi chuyển sang những cao ốc đẹp của thời kỳ đổi mới; từ những bến ghe chất đầy nông sản
miền Tây đến cảng Sài Gòn lớn nhất Việt Nam đón tàu biển khắp thế giới; từ bến Nhà Rồng
là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước sang bến Bạch Đằng cho tàu du lịch trên sông…
   Trên địa đầu tây bắc của thành phố là Địa đạo Củ Chi, căn cứ cách mạng với hệ thống
đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới. Quần thể địa đạo và
Đền Tưởng niệm Bến Dược bên sông Sài Gòn nay là một di tích lịch sử - văn hóa với phong
cảnh hữu tình, dòng sông thanh bình, vườn cây sum suê và đồng lúa xanh bát ngát.
   Rừng ngập mặn Cần Giờ án ngữ cửa sông Sài Gòn, nguyên là căn cứ của lực lượng đặc
công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất độc màu da cam.



 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                            KHOA QTDL
                                                                                                25
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                             TỔNG QUAN DU LỊCH
Nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển
Thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
  Bạn cũng sẽ ngạc nhiên về một điểm sinh thái khác cách không xa trung tâm thành phố là
vườn cò Thủ Đức, trong một vùng quê sông nước êm ả, thanh bình, nơi "đất lành chim
đậu".
    Địa đạo Củ Chi
       Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi
    Rừng ngập mặn Cần Giờ
       Xã Lý Nhơn và Long Hòa, huyện Cần Giờ
    Du thuyền trên sông Sài Gòn
       Xuất phát từ bến Bạch Đằng
    Vườn cò Thủ Đức
       124/31, khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9

                              Khách Sạn và Ẩm Thực 
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 641 khách sạn với 17.646 phòng.
        Hệ thống khách sạn bao gồm từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế
hàng đầu như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý, các khách sạn đã có quá trình
hoạt động cả trăm năm mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân
tầm cỡ khen ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng nhiều giải thưởng và danh
hiệu về chất lượng cao cho đến các khách sạn bình dân đáp ứng nhiều nhu cầu linh động và
đa dạng của khách.
        Phần lớn các khách sạn đều chiếm những vị trí đẹp nhất trong trung tâm thành phố,
gần các khu thương mại, cận kề sân bay, nhà ga, bến xe… Và đặc điểm chính là các khách
sạn đều có tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và
phong cách phục vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách
sạn thương nhân tuyệt hảo, Rex là "Ngôi nhà Việt Nam", Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển
phương Tây, Bông Sen gây ấn tượng bằng ẩm thực "buffet gánh", Đệ Nhất nổi tiếng với dịch
vụ tiệc cưới… Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân
tình như trong gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách.
        Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước
trong khu vực.

Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất
đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế
giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế
giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
        Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay
quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài
Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt,
nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã
kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi
lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và
thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm
rau sống, đồ chua nhiều hơn…
        Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời
khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng
rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa
kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng,
càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui,
nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ


 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                           KHOA QTDL
                                                                                                26
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                            TỔNG QUAN DU LỊCH
sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món
mới từ khắp bốn phương trời.
       Cho nên thật không có gì quá đáng khi nói rằng ẩm thực Sài Gòn thuộc loại hàng đầu
trong cả nước. Xin đừng quên thưởng thức những món ngon Sài Gòn khi đến với thành phố
này.

                                 Vui Chơi Giải Trí 
Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, hoạt động vui chơi giải trí ngày
càng được quan tâm hơn để đáp ứng nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi của người dân thành phố
sau những giờ lao động căng thẳng. Sự phát triển về du lịch nảy sinh yêu cầu phục vụ du
khách cũng đã góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực dịch vụ này.
   Có thể thấy các hoạt động vui chơi giải trí của thành phố khá đa dạng và luôn có sự đổi
mới, sáng tạo, chất lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Không lâu sau chính sách
mở cửa, các điểm vui chơi đã nhanh chóng nắm bắt các công nghệ giải trí hiện đại của thế
giới, từ các trò chơi cảm giác mạnh, trò chơi cảm giác ảo, trò chơi dưới nước, kỹ thuật
ánh sáng laser cho đến những tạp kỹ xuất xứ từ những miền đất lạ như xiếc cá heo, xiếc cá
voi… Ngay các quán cà phê, karaoke hay bar, discotheque cũng không ngừng nâng cấp
trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, tạo phong cách và không khí riêng.
   Bên cạnh đó là xu hướng quay về với thiên nhiên và phát huy văn hóa dân tộc. Cùng
với việc mở rộng nội ô thành phố, đã có thêm một số công viên và khu du lịch mới với không
gian xanh và thoáng đãng, với kiến trúc và trang trí dân gian, là những điểm nghỉ ngơi,
thư giãn thú vị.
   Các sân khấu ca nhạc hàng đêm vẫn thu hút đông khán giả. Bên cạnh Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh là nơi có các sân khấu kịch nói, nhạc thính phòng, múa rối nước biểu diễn
thường xuyên. Cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao khá đa dạng, nổi lên trong giai
đoạn gần đây là hồ bơi, sân quần vợt, bowling, golf và nhiều câu lạc bộ sức khỏe.

                            Khám Phá Vùng Phụ Cận 
Khám phá vùng phụ cận
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm điểm của khu vực phía Nam, nằm trên giao điểm của
những quốc lộ trọng yếu nối những vùng du lịch hấp dẫn, mỗi nơi một vẻ độc đáo riêng.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm về phía tây nam, với những đặc trưng thú vị của miền sông
nước mênh mang, kênh rạch chằng chịt.
Tây Ninh, ở phía tây bắc, với cảnh rừng núi hữu tình, văn hóa đặc sắc và bề dày truyền
thống cách mạng hào hùng.
Bà Rịa Vũng Tàu, xuôi hướng đông nam, được biết đến với hàng loạt bãi biển đẹp trải dài
men theo đồi núi.
"Thành phố Hoa" Đà Lạt, ngược hướng đông bắc, nổi tiếng là một địa điểm nghỉ mát tuyệt
vời với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và cảnh thiên nhiên thơ mộng.




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                          KHOA QTDL
                                                                                              27
11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH                               TỔNG QUAN DU LỊCH
                                 - PHẦN V -
                   CẢM NHẬN VỀ SÀI GÒN TRONG TÂM TRÍ TÔI

        Chẳng hiểu sao tôi rất thích những cơn mưa Sài Gòn, mưa không quá dài, quá lâu,
chỉ đủ cho những tâm hồn xa quê trào dâng nỗi nhớ, rồi bình yên mưa tạnh, nắng lấp lánh về
trả lại một Sài Gòn sôi động, tràn trề nhựa sống như vốn sinh ra đã thế. Mưa làm duyên cho
thành phố một nét rất lạ, rất riêng, để dù ta có đi xa tới đâu cũng sẽ nhớ về nơi ấy, nhớ về Sài
Gòn với những cơn mưa “đặc biệt” đến thân quen.
        Sài Gòn không chỉ lãng mạn với mưa, Sài Gòn còn nồng nàn bởi nắng. Nắng Sài Gòn
không chói chang, gay gắt, nắng chỉ thắp lên thành phố một màu rực rỡ, rực rỡ tựa màu
nóng của những trái tim yêu. Thật tuyệt biết bao khi ta dạo bước trong lòng Sài Gòn giữa
những tán cây, nghe tiếng gió lao xao tí tách qua kẽ
lá, nghe giọt nắng bình minh xuyên qua ô cửa nhỏ,
chợt thấy lòng rộn rạo những xốn xang.
        Sài Gòn đâu chỉ là những con sông đen
ngầu mùi nước bẩn hôi thiu, đâu chỉ là những ngả
đường kẹt xe đầy khói bụi. Sài Gòn là niềm hi vọng
với những đứa con nghèo xa quê mang theo niềm
tin vào tương lai tốt đẹp, là bao dung ôm những trái
ngang, đau đớn của cuộc đời. Một góc Sài Gòn là
đô thị phù hoa, một góc kia là tình người chứa chan
biển mặn, một góc gần bên ta là những mảnh đời
đang khó khăn vật lộn: với cuộc mưu sinh vất vả
của cuộc đời… Một góc yên bình gom tất cả thế
nhân.
        Sài Gòn đáng yêu lắm! Nó đơn giản và
khoáng đạt, không bao giờ cần cái văn vẻ “màu mè
ba lá hẹ”, không cần các suy nghĩ tự tôn ra vẻ triết
gia hướng nội, để phải miệt thị kẻ khác quan điểm.
Sài Gòn nhìn cuộc sống trong veo như cái không
gian bao la, phóng khoáng đang bảo bọc nó hàng
ngàỵ.
        Ta bắt gặp Sài Gòn qua ánh nhìn chứa chan tình cảm của đứa bạn thân, qua lời
giảng của cô về một thời Sài Gòn chiến tranh gồng mình đau thương chống trả. Ta lại bắt
gặp một Sài Gòn trầm tư suy nghĩ, sau một ngày ồn ào, sôi động đã đi qua.
        Sài Gòn lãng mạn. Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng! Sài
Gòn như cô gái thẳng tính nhưng tình cảm, đôi khi làm vấn vương ai đó.
        Sài Gòn là vậy đó, ít nhất là từ cái nhìn của tôi. Sài Gòn dễ thương khôn tả, khoáng
đạt và bao dung, rộng rãi và hào phóng. Người Sài Gòn sống nhanh nhất nước, không sợ cái
mới, ghét cái lỗi thời, sống rất thực tế.
        Hai mươi mấy năm, tôi sinh ra và lớn lên ở đây, Sài Gòn như thấm vào tim vào
máu và đã cho tôi rất nhiều cảm xúc... Không thể diễn tả hết tình yêu bằng lời bởi Sài Gòn
trong ta có quá nhiều nặng nợ.

                                         HẾT 

                P/s: Bài làm có sử dụng nguồn tài liệu từ các trang web sau:
                                    http://vi.wikipedia.org
                              http://www.hochiminhcity.gov.vn




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG                                              KHOA QTDL
                                                                                                   28

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHVỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHTrong Hoang
 
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...nataliej4
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...Chau Duong
 
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí MinhCẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí MinhNguyễn Minh Thanh
 
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1Khánh Nguyễn
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiphamtruongtimeline
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Chau Duong
 
He thong song ngoi vn dia ly
He thong song ngoi vn dia lyHe thong song ngoi vn dia ly
He thong song ngoi vn dia lydn_shb
 

Mais procurados (12)

VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHVỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
 
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí MinhCẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
Cẩm nang du lịch Tp Hồ Chí Minh
 
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đĐề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu các hệ thống hạ tầng đô thị tại TPHCM, 9đ
 
Thu do ha_noi4
Thu do ha_noi4Thu do ha_noi4
Thu do ha_noi4
 
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
 
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOTLuận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm phật học Luy Lâu, HOT
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
He thong song ngoi vn dia ly
He thong song ngoi vn dia lyHe thong song ngoi vn dia ly
He thong song ngoi vn dia ly
 

Semelhante a 11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh

Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Le Nin Real
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThanh Hải
 
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxTnNguynVn42
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...PinkHandmade
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaTổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaY Pro
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương nataliej4
 
bctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfbctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfLuanvan84
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfLuanvan84
 
Tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
Tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ ChiTham quan di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
Tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ ChiBò Cạp Vàng
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) nataliej4
 

Semelhante a 11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh (20)

Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
 
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận ĐạiLịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
 
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Thu hoach dc do
Thu hoach dc doThu hoach dc do
Thu hoach dc do
 
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn LaTổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
Tổng hợp kinh nghiệm phượt Sơn La
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.docTiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
Tiểu luận trung cấp lý luận chính trị - hành chính môn thành phố hồ chí minh.doc
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
 
bctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdfbctntlvn (20).pdf
bctntlvn (20).pdf
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
 
Tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
Tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ ChiTham quan di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
Tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Hanoi.pptx
Hanoi.pptxHanoi.pptx
Hanoi.pptx
 
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa) Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
Chuyên đề Địa chí Hà Đông (phần lịch sử - văn hóa)
 

11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG    Đề Tài Tổng Quan Du Lịch Họ Tên Sv : Vũ Tuyến Minh Mã Số Sv : 115074015 Lớp : 11TC_DL1 Khoa: Quản Trị Du Lịch Quốc Tế Ngành : Quản Trị Nhà Hàng & Khách Sạn Năm học : 2011 - 2013
  • 2. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH PHỤ LỤC PHỤC LỤC ..........................................................................................................................01 PHẦN I - Khái quát chung về Thành Phố Hồ Chí Minh .....................................................02 PHẦN II - Lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn xưa và nay ......................... 03 - 11 II.1 - Những ghi chép đầu tiên về tên gọi Sài Gòn ....................................................... II.2 - Các giả thiết về nguồn gốc tên gọi Sài Gòn.......................................................... II.3 - Lịch sử thiết lập hành chính.................................................................................. II.4 - Một số sự kiện lịch sử của Thành Phố Hồ Chí Minh ........................................... PHẦN III - Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay ................................................................... 12 - 20 PHẦN IV - Tổng quan đặc trưng du lịch của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh ................ 21 - 27  Sơ lược về đặc điểm du lịch thành phố .....................................................................  Bảo tàng ....................................................................................................................  Chùa chiền ................................................................................................................  Nhà thờ......................................................................................................................  Công trình kiến trúc ..................................................................................................  Điểm du ngoạn ..........................................................................................................  Khách sạn và ẩm thực ...............................................................................................  Khám phá vùng lân cận ............................................................................................ PHẦN V - Cảm nhận về Sài Gòn trong tâm trí tôi ..............................................................28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 1
  • 3. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH - PHẦN I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Diện tích : 2.095,239 km2 Dân số : 7.123.340 người (2009) Dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm… Đơn vị HC : 24 quận huyện Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' – 106 054 ' kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh . Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. Với vị trí địa lýthuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm . Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học. Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 2
  • 4. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH - PHẦN II – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN CỦA SÀI GÒN XƯA VÀ NAY Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức từ tháng 7 năm 1976 khi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên từ Sài Gòn. Hiện nay tên gọi Sài Gòn vẫn được nhắc đến như tên bán chính thức của thành phố này. II.1 Những ghi chép đầu tiên về tên gọi Sài Gòn Hơn 300 năm trước, vùng đất này chỉ là những bãi sình lầy, hoang vu. Với hệ thống sông rạch khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt đầu tiên đã vượt biển tìm đến mưu sinh ở miền đất này. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu nữa, họ đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc... Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương Nam thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền tảng văn hiến ngàn đời. Chính vì vậy mà Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng vững trước bao thử thách và ngày càng phát triển... Địa danh Sài Gòn trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người Tàu (người Trung Quốc) sinh sống trong thế kỷ thứ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Hạ" (Sài Gòn Hạ). Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn". Sau đó danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm (năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km². Ngày 11 tháng 4 năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) bao gồm cả vùng Sài Gòn và Bến Nghé. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 tại khu Bến Nghé cũ, đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) tại khu vực Sài Gòn cũ. Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức dùng để chỉ vùng đất Bến Nghé, và tên Chợ Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ. Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn được dùng chung để chỉ cả 2 vùng đất này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 3
  • 5. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH II.2 Các giả thiết về nguồn gốc tên gọi Sài Gòn Đề Ngạn Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine, và Garnier, Cholen, thì năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn. Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là "Tai- Ngon", hoặc "Tin-Gan", phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn", đọc theo âm Hán-Việt là "Đề Ngạn" (堤岸). Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây-cóon", "Xi-cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở tức chợ Bến Thành ngày nay. Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì "Thầy Ngòn", "Xi Coón" rất giống "Sài Gòn". Tuy nhiên, giả thuyết này về sau bị chứng minh tính bất hợp lý khi phát hiện tài liệu ghi lại tên gọi Sài Gòn đã được sử dụng từ trước 1778. Củi và Bông gòn Có thuyết nói rằng "Sài Gòn" bắt nguồn từ chữ "Sài" theo chữ Hán là củi và "Gòn" là chữ Nôm chỉ cây bông gòn. "Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn. Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận. ... Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó." (Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885) Tương tự có nhiều thuyết cho rằng "Sài Gòn" từ chữ "Prey Kor" (Rừng Gòn) hay "Kai Gon" (Cây Gòn) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn. Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng Sài Gòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả Trương Vĩnh Ký. Ngay vào thời của Trương Vĩnh Ký (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó không có phát triển gì lắm. Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở Sài Gòn. Thêm nữa là cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi. Và theo Lê Trung Hoa trong Địa Danh thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán-Việt, như "sài Tân" chứ chưa bao giờ được dùng như một từ đơn, nên không thể nói "củi" được, là "sài" được, hay là "củi gòn" là "Sài Gòn" được. Vậy, thuyết Sài Gòn là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học. Bến Củi Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Thành... Một số địa danh bị biến đổi như Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Rất có thể địa danh Bến Củi đã được đổi ra Sài Tân hoặc Sài Ngạn (do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi bến (bờ) TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 4
  • 6. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH bằng chữ Ngạn, củi gỗ là Sài. "Sài Ngạn" (được phát âm như là "Xây-cóon" hay "Xi-cóon") có lẽ do phát âm trại thành "Sài Gòn". Tuy nhiên giả thuyết này bị phát bỏ vì mơ hồ và thiếu thuyết phục, vì tên gọi Sài Gòn được ghi chép từ ngay trước khi người Hoa bỏ Cù Lao Phố về Sài Gòn. Prei Nokor Dựa theo lịch sử và phát âm có thuyết cho là "Sài Gòn" là được phiên âm từ "Prei Nokor" hay từ "Thầy Ngồn" mà ra. Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai, là dấu vết của một "thành phố" có từ thời Tiền Angkor (theo nhà sử học Pháp Louis Malleret). Tuy nhiên không có tài liệu nào khẳng định rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ 16. Ông Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này. Trong tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ, ông đã công bố một danh sách đối chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokor. Hai ông Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm. Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor, hay Sài Gòn, đã phát triển lắm. Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" là "rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế. Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn". Những tên gọi khác chỉ vùng đất Sài Gòn Trước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa, đầu tiên là Thù Nại bao gồm hầu hết vùng phía Đông Nam Bộ ngày nay (rộng khoảng 20,000-25,000 km²). Đến năm 1698, Sài Gòn có tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 km² và có đường biên giới phía Tây là sông Sài Gòn. II.3 Lịch sử thiết lập hành chính Thời cổ đại Vào thời kỳ cổ đại, khu vực nay là Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đế quốc Phù Nam. Đầu thế kỷ 17 trên một khu vực rộng lớn, dân cư thưa thớt, nằm trong khu vực tranh chấp ảnh hưởng giữa Chân Lạp và Chiêm Thành chỉ ghi nhận 2 ngôi làng nhỏ của người Chân Lạp. Một tên Prei Nokor (nay là vùng Chợ Lớn), một mang tên Kas Krobei (nay là khu vực quận 2). TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 5
  • 7. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn Năm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Cao Miên và Xiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm của khu thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất. Vào khoảng năm 1658, Đế chế Chân Lạp đứng trên bờ vực khủng hoảng đã cầu viện chúa Nguyễn nhằm chống lại người Thái. Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép một nhóm người Hoa phản Thanh phục Minh, gồm hơn 3.000 người tị nạn tại nơi nay là Biên Hòa (Đồng Nai). Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chánh, chia đặt tỉnh lỵ v.v., chính thức xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất mới. Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đường phố Sài Gòn năm 1915 Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định), cho quan vào cai trị. Từ đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình và huyện sở đặt ở làng Tân Khai, là trụ sở của dinh Phiên Trấn. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Cường Để), xóm Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm Cây Củi, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Sài Gòn trở thành một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn. Thanh Hà là xã đầu tiên của người Hoa ở, vùng Đồng Nai và Minh Hương là xã đầu tiên của người Hoa tại Tân Bình. Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho đắp thành Gia Định ở làng Tân Khai, lập Gia Định Kinh, làm nơi đóng đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1802, vua Gia Long cho lập kinh đô ở Huế, đổi Gia Định Kinh lại thành Gia Định Trấn. Đây là một đơn vị hành chính quản trị cả 5 trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Do dễ gây ra sự nhầm lẫn về danh xưng Trấn, nên năm 1808, Gia Long cho thành lập Gia Định Thành, một cơ quan hành chính cấp cao, thay mặt hoàng đế quản trị 5 trấn. Tại Bắc Hà, Gia Long cũng cho thành lập một đơn vị hành chính tương đương là Bắc Thành. Năm 1832, Minh Mạng giải tán Gia Định Thành, chia lại 5 trấn do Gia Định Thành quản lý lại thành 6 tỉnh, gọi chung là Nam Kỳ Lục tỉnh. Phiên An trấn trở thành tỉnh Phiên An. Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Quy bị phá hủy. Một thành mới nhỏ hơn gọi là thành Phụng được xây dựng. Thành này không chống nổi cuộc vây hãm của quân Pháp vài năm sau đó. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 6
  • 8. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Thời Pháp xâm chiếm Nam Kỳ Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chánh, quân sự, kinh tế, cảng, v.v.). Ngày 11 tháng 4 năm 1861, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) lúc đó: phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích 25 Người Pháp đã xây dựng ở Sài Gòn km². Theo đó, ngày 30 tháng 4 năm 1862, trung tá một thành phố tao nhã và sôi động (hay đại tá?) công binh Coffyn đã cho soạn dự án mở được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn rộng thành phố Sài Gòn, và được thống đốc đầu tiên Đông" hay "Paris của Phương Đông" của Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Louis Bonard. Tuy nhiên, dự án này chỉ được triển khai một thời gian ngắn thì bị bỏ dở. Ngày 14 tháng 8 năm 1862, Bonard lại ký Quyết định số 145 về quy định tổ chức hành chính tỉnh Gia Định, theo đó tỉnh Gia Định (tiếng Pháp: Province de Gia-dinh) gồm 3 phủ (tiếng Pháp: département), mỗi phủ có ba huyện (tiếng Pháp: arrondissement), dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã, thôn, lý, ấp. Về cơ bản vẫn giữ cách phân chia hành chính của triều Nguyễn. Địa bàn thành phố Sài Gòn theo quy hoạch của Coffyn nằm trải rộng trên cả 2 huyện Bình Dương và Tân Long, đều cùng phủ Tân Bình. Để điều chỉnh lại, ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 (nằm gọn trong khu vực quận 1 ngày nay), đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) trong một nghị định khác, với diện tích 1km2 (nằm gọn trong quận 5 hiện nay). Giữa 2 thành phố là các thôn xã như Phú Thạnh, Thái Bình, Tân Hòa, Phước Hưng, Nhơn Giang, Tân Kiểng, An Bình, An Đông, Hòa Bình... vẫn thuộc 2 huyện Bình Dương và Tân Long như cũ. Sau khi chiếm được thêm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ, Phó Đô đốc de La Grandière xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn, hủy bỏ cấp tỉnh và phủ, chia toàn cõi Nam Kỳ thành 25 arrondissement, lúc này được gọi là địa hạt hay quận thay cho các huyện trước đây. Địa bàn của thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn, cùng các xã thôn ở giữa đều thuộc địa hạt (hay Quận) Sài Gòn. Trước đó, Sài Gòn thời Pháp thuộc với xe ngựa de La Grandière cũng đã ban hành nghị định số 53 và những cột Morris đặc trưng Pháp ngày 4 tháng 4 năm 1867, quy định về việc "Tổ chức một ủy ban thành phố Sài Gòn" Sau đó, ngày 8 tháng 7 năm 1869, Chuẩn đô đốc Gustave Ohier đã ban hành nghị định số 131, cải danh Ủy ban thành phố (tiếng Pháp: Commission municipale) thành Hội đồng thành phố (tiếng Pháp: Conseil municipal), do một viên Đốc lý (Maire) đứng đầu Hội đồng và một số sửa đổi chi tiết về thành phần nhân sự của Hội đồng. Năm 1876, Chuẩn đô đốc Victor Auguste Duperré, Tổng chỉ huy quân Pháp tại Nam Kỳ, ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là circonscription administrative, mỗi khu vực ấy lại gồm nhiều tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif). Sài Gòn là một trong 4 khu vực hành chính lớn và gồm 5 hạt Sài Gòn (đến năm 1885 mới đổi thành hạt Gia Định), Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa. Ngày 8 tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra "Sắc lệnh về tổ chức cấp thành phố của Thành phố Sài Gòn" (nguyên văn: Dercet concernant l'organissation TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 7
  • 9. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH municipale de la Ville de Saigon), ban hành ngày 16 tháng 5 năm 1877. Theo đó, thành phố Sài Gòn được nâng cấp thành công xã (nguyên văn La Ville de Saigon est éigée en commune). Thời kỳ này, địa giới của thành phố Sài Gòn đã được mở rộng hơn: phía tây nam đến khu vực Cầu Ông Lãnh, phía đông bắc đến khu công viên Lê Văn Tám hiện nay. Ngày 20 tháng 10 năm 1879, thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ, Le Myre de Vilers đã ký nghị định "thành lập một Hội đồng thành phố Chợ Lớn" (nguyên văn: Institution d'un cóseil municipal à Cholon). Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Le Myre de Vilers lại ra nghị định thành lập Khu Sài Gòn-Chợ Lớn (Region de Sài Gòn-Chợ Lớn), đặt dưới quyền cai trị của Giám đốc Nha Nội chính (tiếng Pháp: Directeur de l'Intérieur). Khu Sài Gòn-Chợ Lớn bao gồm hai thành phố này và vùng phụ cận. Đến ngày 12 tháng 1 năm 1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ. Ngày 17 tháng 12 năm 1894, một nghị định đã mở rộng địa giới thành phố Sài Gòn về phía Bắc đến khu vực Hòa Hưng ngày nay. Diện tích thành phố được mở rộng hơn 4km2, thuộc địa giới của quận 1 và quận 3 ngày nay. Năm 1899, Toàn quyền Joseph Athanase Paul Doume ra nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" (province) và chia Nam Kỳ thành 3 miền, với 20 tỉnh và 3 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Thành phố Sài Gòn nằm giữa địa giới của tỉnh Gia Định, còn thành phố Chợ Lớn nằm giữa địa giới của tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1910, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã được mở rộng thêm diện tích, sát nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, bắt đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuận. Sài Gòn cũng được mở rộng về phía Nam, bao gồm cả địa bàn quận 4 và một phần quận 7 ngày nay. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Khu Sài Gòn-Chợ Lớn (tiếng Pháp: Région de Saigon - Cholon) được thành lập lại theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Đứng đầu Bản đồ du lịch Sài Gòn vào khoảng Khu Sài Gòn-Chợ Lớn là một Trưởng khu, do Toàn năm 1920 quyền Đông Dương bổ nhiệm. Trưởng khu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị khu Sài Gòn-Chợ Lớn, quản trị chung cả 2 thành phố. Thành phố Chợ Lớn được mở rộng hơn sát nhập thêm 1 số vùng của tỉnh Chợ Lớn, nhưng thành phố Sài Gòn thu hẹp, cắt trả khu vực từ kinh Bàu Đồn đến Kinh Tẻ (nay thuộc quộc 7) về cho quận Nhà Bè. Tổng diện tích của cả khu tăng lên 51 km2. Chức Đốc lý của mỗi thành phố tạm thời vẫn giữ nguyên nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Trưởng khu. Từ đây Sài Gòn-Chợ Lớn nhập làm một. Ngày 19 tháng 12 năm 1941, các văn phòng Đốc lý của 2 thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn bị giải thể. Toàn Khu Sài Gòn-Chợ Lớn được chia thành 5 quận cảnh sát, trông coi về an ninh trật tự, bao gồm:  Quận I (nay thuộc một phần quận 1)  Quận II (nay thuộc một phần quận 1)  Quận III  Quận IV (nay là địa bàn quận 5 và quận 8)  Quận V (nay là địa bàn thuộc quận 6) Thời kỳ 1945-1954 Khi Việt Nam độc lập (1945), nơi đây được gọi là thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, ở đây xảy ra trận Sài Gòn-Chợ Lớn giữa quân đội của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp được hỗ trợ bởi Anh-Ấn. Sau khi tái TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 8
  • 10. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH chiếm được Đông Dương, năm 1948 chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chia thành phố thành 6 quận hành chính, đến năm 1952, tăng thành 7. Quận VI được thành lập từ một phần của quận Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định (nay là quận 4). Thời kỳ 1954-1975 Giữa những năm 1954 và 1975, sau Hiệp định Genève, Sài Gòn được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng làm thủ đô. Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên Khu Sài Gòn-Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau khi trở thành Tổng thống, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi "Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn". Sau đó, lại ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23 tháng 3 năm 1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Bốn ngày sau, lại có thêm nghị định số 110-NV chia lại các quận, theo đó Đô thành Sài Gòn được chia lại thành 8 quận, được đánh số từ 1 đến 8:  Quận 1: địa giới quận I cũ  Quận 2: địa giới quận II cũ  Quận 3: địa giới quận III cũ  Quận 4: địa giới thuộc quận VI cũ Giao lộ Lê Lợi-Nguyễn Huệ 1966  Quận 5: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía bắc Kênh Tàu hủ  Quận 6: một phần địa giới của quận V cũ  Quận 7: một phần địa giới của quận V cũ  Quận 8: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía nam Kênh Tàu hủ Dưới quận là phường, dưới phường là khóm. Tháng 12 năm 1966, quận 1 sát nhập thêm hai phường mới lập: An Khánh và Thủ Thiêm, từ xã An Khánh thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định kế cận tách ra. Tháng 1 năm 1967, hai phường mới của quận I lại tách ra, lập thành Quận 9 của Đô thành Sài Gòn có 2 phường. Tháng 7 năm 1969 thành lập Quận 10, Quận 11 trên cơ sở tách một phần Quận 5 và Quận 6. Lúc này Khách sạn Continental 1966 thành phố có diện tích 67,53 km² với dân số khoảng 2 triệu người, gốm 11 quận và 60 phường. Vào thập niên 1950-60, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, Saigon tiếp tục phát triển rực rỡ và tiếp tục được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" (The Pearl of the Far East) hay "Paris Viễn Đông" (Paris de l'Extrême-Orient) , với một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do chiến cuộc leo thang từ giữa cuối thập niên 1960, chính quyền Sài gòn cùng người Mỹ đã cho xây dựng ồ ạt các công trình phục vụ chiến tranh. Rồi sau đó là phong trào "thương phế binh cắm dùi" của cựu chiến binh quốc gia vào đầu thập niên 1970, khiến cho kiến trúc Sài Gòn không còn như ban đầu. Tới lúc giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, cả thành phố hoang tàn, bừa bộn, kiến trúc đường xá thay đổi tùy tiện, nhà cửa phát triển tự do theo kiểu "ống hóa". TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 9
  • 11. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Biến cố và mở rộng địa giới Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Quân Giải Phóng Miền Nam tấn công và Sài Gòn thất thủ. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - quản lý miền Nam. Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định xác định Thành phố Sài Gòn - Gia Định là một cơ cấu hành chính thống nhất, bao gồm toàn bộ Đô thành Sài Sài Gòn vào tháng 1 năm 1968 với Gòn, toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh những chiếc xe hơi điển hình của thời Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ. điểm đó Toàn thành phố bao gồm 21 quận, trong đó 14 quận nội thành: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Phú Nhuận (nguyên là xã Phú Nhuận, thuộc quận Tân Bình cũ, được tách ra và nâng cấp thành quận), Bình Hoà (nguyên là xã Bình Hòa, quận Gò Vấp cũ), Thạnh Mỹ Tây (nguyên là xã Thạnh Mỹ Tây, quận Gò Vấp cũ); 7 quận ngoại thành: Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình (trừ xã Phú Nhuận, Gò Vấp (trừ Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây), Hóc Môn, Củ Chi (gồm quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ). Từ năm 1976 Ngày 26 tháng 8 năm 1946, 57 nhân sĩ, trí thức ở Sài Gòn gửi thỉnh nguyện thư lên Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xin đổi tên thành phố này theo tên chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chưa thành hiện thực[6]. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt lại tên cho thành phố theo tên của chủ tịch đầu tiên của nước, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên cũ Sài Cảnh khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong Nam Sài Gòn các ngữ cảnh không chính thức. Địa bàn thành phố về cơ bản giống như nghị quyết ngày 10 tháng 5 năm 1975 của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định và có một số điều chỉnh. Các quận ngoại thành Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đổi thành các huyện. Sát nhập một phần nhỏ thuộc tỉnh Long An vào Huyện Hóc Môn, sát nhập quận Giải thể Quận Gò Vấp cũ và thành lập quận Gò Vấp mới trên cơ sở 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Quận Tân Bình cũ cũng bị giải thể và thành lập Quận Tân Bình mới trên cơ sở xã Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì của quận Tân Bình cũ. Hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây hợp lại thành quận Bình Thạnh. Quận 9 giải thể, trả 2 phường (đổi thành 2 xã) về huyện Thủ Đức, Quận 1 và Quận 2 nhập thành Quận 1 mới, Quận 8 và Quận 7 nhập thành Quận 8 mới. Diện tích 11 quận nội thành và ven đô là 142,7 km2 chia ra 267 phường. Khu vực ngoại thành có 5 huyện diện tích tự nhiên 1.152,8 km2 chia ra 77 xã. Ngày 28 tháng 12 năm 1978, thành phố sát nhập thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện đổi tên thành Cần Giờ. Nghị định 03/CP ngày 6 tháng 1 năm 1997 quyết định giải thể huyện Thủ Đức để thành lập các quận Thủ Đức (trên cơ sở các xã Linh Đông, Linh Trung, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, thị trấn Thủ Đức, một phần các xã Hiệp Phú, Tân Phú, Phước Long), Quận 2 (trên cơ sở các xã An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi) và Quận 9 (trên cơ sở các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 10
  • 12. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, phần còn lại của các xã Tân Phú, Phước Long, Hiệp Phú. và Bình Trưng). Huyện Nhà Bè bị giải thể và thành lập Quận 7 (trên cơ sở các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ và một phần thị trấn Nhà Bè) và huyện Nhà Bè mới (phần còn lại). Huyện Hóc Môn cũng bị giải thể để thành lập Quận 12 (trên cơ sở các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần các xã Tân Chánh Hiệp và Trung Mỹ Tây). Toàn thành phố lúc bấy giờ có 17 quận, 5 huyện với 303 phường, xã, thị trấn. Ngày 5 tháng 11 năm 2003, với nghị định 130/2003/NĐ-CP, quận Tân Bình bị giải thể để thành lập thêm Quận Tân Phú (trên cơ sở các phường 16, 17, 18, 19, 20 và một phần các phường 14, 15) và Quận Tân Bình mới (phần còn lại). Huyện Bình Chánh cũng bị giải thể để thành lập Quận Bình Tân (trên cơ sở các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc) và huyện Bình Chánh mới (phần còn lại). Sau đợt điều chỉnh này, tính đến 2007, toàn thành phố có 19 quận và 5 huyện, 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn, với tổng diện tích 2.095,01 km², dân số 6.650.942 người. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số thành phố là 7.162.864 người. II.4 - Một số sự kiện lịch sử của Thành Phố Hồ Chí Minh  Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành Sài Gòn (tức thành Gia Định) và một ngày sau thì chiếm được thành. Án sát Lê Tứ, Hộ đốc Vũ Duy Ninh tự vẫn, Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem quân rút về Tây Thái, huyện Bình Long.  Ngày 8 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Tháng 12 cùng năm quân Pháp mở rộng sự chiếm đóng ra khu vực Chợ Lớn.  Tháng 8 năm 1859, Nguyễn Tri Phương được cử giữ chức Tổng thống quân vụ, vào chỉ huy quân thứ Gia Định chống Pháp. Tháng 12 cùng năm, theo đề nghị của ông, Phạm Thế Hiển được cử làm Tham tán quân thứ Gia Định.  Ngày 25 tháng 2 năm 1860, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương.  Ngày 13 tháng 1 năm 1863, Pháp khánh thành Sở Bưu điện Sài Gòn.  Ngày 1 tháng 1 năm 1864, tờ Le Courrier de Sài Gòn (Tin Sài Gòn) ra số đầu tiên.  Từ ngày 23 tháng 2 năm 1868 đến 25 tháng 9 năm 1869, xây dựng Tòa Soái phủ Nam Kỳ (sau là Phủ Thống đốc, rồi Phủ Toàn quyền Đông Dương, thường được gọi là Dinh Gia Long).  Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động.  Năm 1882, thành lập Thư viện Sài Gòn.  1901: Tờ báo chữ Việt Nông cổ mín đàm ra đời.  1902: Xây cầu Bình Lợi trên sông Sài Gòn.  1903: Đường tàu điện nội hạt của Sài Gòn được xây dựng.  1908: Dinh Xã Tây, nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố (được khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 1898), hoàn thành và được đưa vào sử dụng.  1910: Chiếc máy bay xuất hiện đầu tiên trên bầu trời Việt Nam hạ cánh xuống Sài Gòn.  1914: Xây cất xong chợ Bến Thành. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 11
  • 13. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH - PHẦN III - HÌNH ẢNH VỀ SÀI GÒN XƯA VÀ NAY Cái tên Sài Gòn đã trở nên quá quen với chúng ta, đó là tên , là cái mác của những người sinh ra và lớn lên ở nơi này "Saigonais" ...ko biết bạn đã bao giờ nghĩ vì sao cái thành phố phồn hoa đô hội này lại mang một cái tên giản dị, chân chất như bản tính người Nam bộ " người Xài-gòn" ... Không biết có đúng ko ? Theo mẹ tôi kể; trước đây Sài Gòn xưa trồng toàn cây gòn làm cây che bóng mát bên đường. Nếu Hải Phòng đó là hoa sữa thì ở Sài Gòn chừng 100 năm trước người ta trồng nhiều cây gòn. Nên người ta mới gọi cái chốn này là Sài Gòn .... bên cạnh cái tên hiện giờ Thành phố Hồ Chí Minh thì từ "Sài Gòn" cho ta thấy cái gì xưa và cũ , là mặt trầm nhưng đầy chất lãng mạn của thế kỷ đã qua. Tôi đã từng thử một phép thử nho nhỏ, nói chuyện với một người nước ngoài, tôi nói tôi là người của thành phố Hồ Chí Minh; đáng buồn thay họ không biết tôi là người Việt!!! Nhưng khi tôi nói tôi là người Sài Gòn thì họ mới biết tôi là người Việt Nam! Nói thế thui, nhưng ta cũng đủ biết xưa kia Sài Gòn là một hòn ngọc viễn đông như thế nào .... có mấy tấm hình của cái Sài Gòn xưa muốn chia sẻ cùng mấy bạn .... Trước kia chợ Bến Thành có tên là Marche' Central (Chợ Trung Tâm). Còn công viên Quách Thị Trang bây giờ là Quảng Trường Place du Marche' Central ....Phải công nhận hồi đó sau mà đất rộng người thưa quá nhìn thấy mê , còn bây giờ đi đâu cũng toàn là xe .... TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 12
  • 14. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Chợ Bến Thành xưa Hiện Tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 13
  • 15. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Les Halles et Les Bureaux du chemin de fer : Văn phòng trụ sở Hoả xa (Văn phòng xe lửa) Và đây là Ga Sài Gòn hôm nay .... TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 14
  • 16. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Boulevard Charner (Đại lô Charner ) nay là Đại Lộ Nguyễn Huệ ....khác một trời một vực ...không hiểu tại sao hồi đó lại có một cái con kênh trong giữa lòng thành phố vậy ha ??? Hiện tại.... TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 15
  • 17. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Một điểm quan trọng không kém của Sài Gòn Xưa là Nhà Hát Lớn Thành Phố mà hồi đó gọi là The'a^tre Munieipal de SAIGON .. Nhà hát ngày nay…. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 16
  • 18. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Con đường cắt ngang Nhà Hát Lớn là đường Đồng Khởi (một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam) Ngày xưa có tên là La Rue Catinat .... Phía bên tay phải là Khách Sạn Continental (1 trong 2 khách sạn lâu đời nhất Sàigòn) Và đây là cuối đường Đồng Khởi (Catinat) chạy về phía bến Bạch Đằng ...nếu nhớ không lầm thì bên trái là Khách sạn Majestic, Khách Sạn đầu tiên mà nhà nước Pháp xây tại Sài Gòn ...không nhớ chính xác bao nhiêu tuổi chắc cũng hơn 100 là ít ... Để Thiết lập nền cai trị của mình trên đất An Nam thì cơ sở vật chất là điều tất yếu vì thế mà Toà Thị Chính của Sài Gòn được xây dựng tiếng Pháp gọi là L'Ho^tel de ville (Lô-ten-đờ- vin) dịch sát nghĩa là Khách Sạn thành phố ?? Và nay là Uỷ Ban Nhân dân ... TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 17
  • 19. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Bên tay phải là Khách Sạn REX TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 18
  • 20. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Dinh Độc Lập thời Pháp thuộc - Palais du Gouvneur -Dinh toàn quyền… Trước 1975 là Dinh Tổng Thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, sau giải phóng 1975 được đổi tên thành Dinh Thống Nhất Toà Án Nhân Dân Xưa - Palais de Justice (trên đường Nam Kì Khởi Nghĩa nay ) TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 19
  • 21. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Nhà Thờ Đức Bà - Nortre Dam de SaiGon / Catherdrale et Ho^tel de la postes - Bưu điện thành phố) Pagode de Dakau (nay là Chùa Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự trên đường Mai Thị Lựu) TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 20
  • 22. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH - PHẦN IV - TỔNG QUAN ĐẶC TRƯNG DU LỊCH VỀ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước. Những phố xá đèn sáng choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài Gòn - thiên đường mua sắm". Nhan nhãn những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây. Nhưng đàng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khoáng mà hài hòa, với những phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây. Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các tiền hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải phóng thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức, người dân thành phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống "uống nước nhớ nguồn" như Lễ hội Nghinh Ông, Ngày giỗ tổ nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ nữ… Các kiến trúc của Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa được giữ gìn và tôn tạo, trở thành những điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những công trình hiện đại phát huy từ cảm hứng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ởû nơi đất hẹp người đông này, du khách sẽ bất ngờ với những đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm năm, những công viên rộng rực rỡ hoa lá, những khu biệt thự thanh bình. Bên cạnh những tòa cao ốc mới ở trung tâm thành phố, khách sẽ có dịp ghé thăm Chợ Lớn của người Hoa với những khu phố cổ nhộn nhịp, hoạt động thương mại và sản xuất luôn nhộn nhịp ngày đêm. Là trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng. Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa du lịch. Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời.  Sơ lược về đặc điểm du lịch của thành phố  Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua. Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú. Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 21
  • 23. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia. Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic… Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao. Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.  Bảo Tàng  Hệ thống bảo tàng của thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng lớn nhất, và cũng là bảo tàng đầu tiên của thành phố, ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhờ không ngừng sưu tầm và bảo quản được hiện vật qua các thời kỳ, nên Bảo tàng Lịch sử đã có một bộ sưu tập phong phú gần 30.000 hiện vật giá trị. ( Số2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 ) Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, thu hút nhiều khách nội địa nhất. Trong khi đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày về tội ác dã man của quân xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, là địa chỉ không thể thiếu trong chương trình tham quan của du khách nước ngoài. (65 Lý Tự Trọng, Quận 1) TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 22
  • 24. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Ngoài ra còn có một số bảo tàng cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan như”  Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 28 Võ Văn Tần, quận 3  Bảo tàng Hồ Chí Minh – TP.HCM 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4  Bảo tàng Tôn Đức Thắng 5 Tôn Đức Thắng, quận 1  Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh 2 Lê Duẩn, quận 1  Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 202 Võ Thị Sáu, quận 3  Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam bộ 247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình  Bảo tàng Mỹ thuật – TP.HCM 97A Phó Đức Chính, quận 1  Chùa Chiền  Có những ngôi chùa tiêu biểu của phong cách kiến trúc chùa Phật giáo cổ truyền ở Nam bộ với khung cảnh thanh nhàn, nội thất u nhã, và hàng chục pho tượng thờ, cột, bao lam gỗ chạm trổ tinh vi. Lại có những chùa xây dựng theo phong cách hiện đại nhưng lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống với nội thất cao rộng và sáng sủa, bài trí đơn giản, tôn nghiêm, kết cấu bêtông cốt thép nhưng vẫn giữ dáng dấp cổ truyền. Bên cạnh đó là hàng trăm ngôi đình thờ Thành Hoàng gắn liền với lịch sử khai hoang mở đất. Hàng năm các đình tổ chức lễ kỳ yên vào mùa xuân, với các nghi thức tế lễ và ca múa cúng thần long trọng. Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như đền Hùng Vương, đền Trần Hưng Đạo, Lăng Ông… không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mà còn là nơi tấp nập bá tánh đi lễ cầu phước lộc an khang. Trên 30 chùa Hoa, thực chất là miếu, gắn liền với lịch sử định cư của Sài Gòn – Chợ Lớn xưa kia. Kiến trúc chùa Hoa với màu sắc rực rỡ, nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa sinh động, thư pháp rồng bay phượng múa, mỗi chùa một sắc thái riêng theo phong tục tập quán của năm nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ. Chùa Phật giáo xưa:  Chùa Giác Lâm 118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình  Chùa Giác Viên 161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11  Chùa Phụng Sơn 1408 Ba Tháng Hai, quận 11 Chùa Phật giáo mới:  Chùa Vĩnh Nghiêm 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3  Chùa Xá Lợi 89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3  Nam Thiên Nhất Trụ 511 Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức Đình:  Đình Phong Phú Ấp Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 23
  • 25. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH  Đình Phú Nhuận 18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận Đền:  Đền Hùng Vương 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1  Đền Trần Hưng Đạo 36 Võ Thị Sáu, quận 1  Lăng Ông Lê Văn Duyệt 1bis Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh Chùa Hoa:  Chùa Ngọc Hoàng 73 Mai Thị Lựu, quận 1  Chùa Bà Thiên Hậu 710 Nguyễn Trải, quận 5  Nhị Phủ Miếu 264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5  Nhà Thờ  Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu cách kiến trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman, Gôtic quen thuộc thời Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích làm chỗ dựa tinh thần cho chính quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ bản xứ. Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm 1880, còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng, là nơi diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo phận Sài Gòn quản lý. Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong các thuộc địa Pháp. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim. Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn nhiều phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới rộng trong nhiều đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn đối như đền miếu người Hoa. Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách bản địa hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và nét cổ Việt, với cửa tam quan, mái phủ lớn.  Nhà thờ Đức Bà Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1  Nhà thờ Tân Định 289 Hai Bà Trưng, quận 3  Nhà thờ Huyện Sĩ 1 Tôn Thất Tùng, quận 1  Nhà thờ Cha Tam 25 Học Lạc, quận 5  Nhà thờ Chợ Quán 120 Trần Bình Trọng, quận 5  Nhà thờ Vườn Xoài 413 Lê Văn Sỹ, quận 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 24
  • 26. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH  Kiến Trúc  Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét thanh lịch riêng của thành phố. Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong. Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong đó nổi bật trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại. Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Ngân hàng Thương Tín, Viện Trao đổi Văn hóa Pháp IDECAF, một số chùa Phật giáo,… Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới. Cao ốc hàng chục tầng được xây dựng khá nhiều, trong đó, cao nhất là tòa nhà Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 33 tầng, cao 128m. Một số công trình đẹp, được đánh giá có tính nghệ thuật cao. Kiến trúc thời Pháp:  Trụ sở UBND Thành phố 86 Lê Thánh Tôn, quận 1  Nhà hát Thành phố 7 Công Trường Lam Sơn, quận 1  Bưu điện Thành phố Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1 Kiến trúc trước 1975:  Hội trường Thống Nhất 106 Nguyễn Du, quận 1  Thư viện Khoa học Tổng hợp 67 Lý Tự Trọng, quận 1 Kiến trúc mới:  Cao ốc The Metropolitan 61 Nguyễn Du, quận 1  Trung tâm Thương mại Sài Gòn 37 Lê Duẩn, quận 1  Điểm Du Ngoạn  Sông Sài Gòn như một dải lụa bạc uốn lượn qua thành phố. Một chuyến du ngoạn trên sông không chỉ để ngắm cảnh, đón gió mát mà còn để có cái nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này: Từ những vạt dừa nước trên vùng đất bồi chuyển sang những cao ốc đẹp của thời kỳ đổi mới; từ những bến ghe chất đầy nông sản miền Tây đến cảng Sài Gòn lớn nhất Việt Nam đón tàu biển khắp thế giới; từ bến Nhà Rồng là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước sang bến Bạch Đằng cho tàu du lịch trên sông… Trên địa đầu tây bắc của thành phố là Địa đạo Củ Chi, căn cứ cách mạng với hệ thống đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới. Quần thể địa đạo và Đền Tưởng niệm Bến Dược bên sông Sài Gòn nay là một di tích lịch sử - văn hóa với phong cảnh hữu tình, dòng sông thanh bình, vườn cây sum suê và đồng lúa xanh bát ngát. Rừng ngập mặn Cần Giờ án ngữ cửa sông Sài Gòn, nguyên là căn cứ của lực lượng đặc công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất độc màu da cam. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 25
  • 27. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH Nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Bạn cũng sẽ ngạc nhiên về một điểm sinh thái khác cách không xa trung tâm thành phố là vườn cò Thủ Đức, trong một vùng quê sông nước êm ả, thanh bình, nơi "đất lành chim đậu".  Địa đạo Củ Chi Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi  Rừng ngập mặn Cần Giờ Xã Lý Nhơn và Long Hòa, huyện Cần Giờ  Du thuyền trên sông Sài Gòn Xuất phát từ bến Bạch Đằng  Vườn cò Thủ Đức 124/31, khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9  Khách Sạn và Ẩm Thực  Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 641 khách sạn với 17.646 phòng. Hệ thống khách sạn bao gồm từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý, các khách sạn đã có quá trình hoạt động cả trăm năm mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân tầm cỡ khen ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu về chất lượng cao cho đến các khách sạn bình dân đáp ứng nhiều nhu cầu linh động và đa dạng của khách. Phần lớn các khách sạn đều chiếm những vị trí đẹp nhất trong trung tâm thành phố, gần các khu thương mại, cận kề sân bay, nhà ga, bến xe… Và đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân tuyệt hảo, Rex là "Ngôi nhà Việt Nam", Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây, Bông Sen gây ấn tượng bằng ẩm thực "buffet gánh", Đệ Nhất nổi tiếng với dịch vụ tiệc cưới… Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách. Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước trong khu vực. Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn. Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn… Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 26
  • 28. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời. Cho nên thật không có gì quá đáng khi nói rằng ẩm thực Sài Gòn thuộc loại hàng đầu trong cả nước. Xin đừng quên thưởng thức những món ngon Sài Gòn khi đến với thành phố này.  Vui Chơi Giải Trí  Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, hoạt động vui chơi giải trí ngày càng được quan tâm hơn để đáp ứng nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi của người dân thành phố sau những giờ lao động căng thẳng. Sự phát triển về du lịch nảy sinh yêu cầu phục vụ du khách cũng đã góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực dịch vụ này. Có thể thấy các hoạt động vui chơi giải trí của thành phố khá đa dạng và luôn có sự đổi mới, sáng tạo, chất lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Không lâu sau chính sách mở cửa, các điểm vui chơi đã nhanh chóng nắm bắt các công nghệ giải trí hiện đại của thế giới, từ các trò chơi cảm giác mạnh, trò chơi cảm giác ảo, trò chơi dưới nước, kỹ thuật ánh sáng laser cho đến những tạp kỹ xuất xứ từ những miền đất lạ như xiếc cá heo, xiếc cá voi… Ngay các quán cà phê, karaoke hay bar, discotheque cũng không ngừng nâng cấp trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, tạo phong cách và không khí riêng. Bên cạnh đó là xu hướng quay về với thiên nhiên và phát huy văn hóa dân tộc. Cùng với việc mở rộng nội ô thành phố, đã có thêm một số công viên và khu du lịch mới với không gian xanh và thoáng đãng, với kiến trúc và trang trí dân gian, là những điểm nghỉ ngơi, thư giãn thú vị. Các sân khấu ca nhạc hàng đêm vẫn thu hút đông khán giả. Bên cạnh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có các sân khấu kịch nói, nhạc thính phòng, múa rối nước biểu diễn thường xuyên. Cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao khá đa dạng, nổi lên trong giai đoạn gần đây là hồ bơi, sân quần vợt, bowling, golf và nhiều câu lạc bộ sức khỏe.  Khám Phá Vùng Phụ Cận  Khám phá vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm điểm của khu vực phía Nam, nằm trên giao điểm của những quốc lộ trọng yếu nối những vùng du lịch hấp dẫn, mỗi nơi một vẻ độc đáo riêng. Đồng bằng sông Cửu Long nằm về phía tây nam, với những đặc trưng thú vị của miền sông nước mênh mang, kênh rạch chằng chịt. Tây Ninh, ở phía tây bắc, với cảnh rừng núi hữu tình, văn hóa đặc sắc và bề dày truyền thống cách mạng hào hùng. Bà Rịa Vũng Tàu, xuôi hướng đông nam, được biết đến với hàng loạt bãi biển đẹp trải dài men theo đồi núi. "Thành phố Hoa" Đà Lạt, ngược hướng đông bắc, nổi tiếng là một địa điểm nghỉ mát tuyệt vời với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và cảnh thiên nhiên thơ mộng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 27
  • 29. 11TC_DL1 – 115074015 – VŨ TUYẾN MINH TỔNG QUAN DU LỊCH - PHẦN V - CẢM NHẬN VỀ SÀI GÒN TRONG TÂM TRÍ TÔI Chẳng hiểu sao tôi rất thích những cơn mưa Sài Gòn, mưa không quá dài, quá lâu, chỉ đủ cho những tâm hồn xa quê trào dâng nỗi nhớ, rồi bình yên mưa tạnh, nắng lấp lánh về trả lại một Sài Gòn sôi động, tràn trề nhựa sống như vốn sinh ra đã thế. Mưa làm duyên cho thành phố một nét rất lạ, rất riêng, để dù ta có đi xa tới đâu cũng sẽ nhớ về nơi ấy, nhớ về Sài Gòn với những cơn mưa “đặc biệt” đến thân quen. Sài Gòn không chỉ lãng mạn với mưa, Sài Gòn còn nồng nàn bởi nắng. Nắng Sài Gòn không chói chang, gay gắt, nắng chỉ thắp lên thành phố một màu rực rỡ, rực rỡ tựa màu nóng của những trái tim yêu. Thật tuyệt biết bao khi ta dạo bước trong lòng Sài Gòn giữa những tán cây, nghe tiếng gió lao xao tí tách qua kẽ lá, nghe giọt nắng bình minh xuyên qua ô cửa nhỏ, chợt thấy lòng rộn rạo những xốn xang. Sài Gòn đâu chỉ là những con sông đen ngầu mùi nước bẩn hôi thiu, đâu chỉ là những ngả đường kẹt xe đầy khói bụi. Sài Gòn là niềm hi vọng với những đứa con nghèo xa quê mang theo niềm tin vào tương lai tốt đẹp, là bao dung ôm những trái ngang, đau đớn của cuộc đời. Một góc Sài Gòn là đô thị phù hoa, một góc kia là tình người chứa chan biển mặn, một góc gần bên ta là những mảnh đời đang khó khăn vật lộn: với cuộc mưu sinh vất vả của cuộc đời… Một góc yên bình gom tất cả thế nhân. Sài Gòn đáng yêu lắm! Nó đơn giản và khoáng đạt, không bao giờ cần cái văn vẻ “màu mè ba lá hẹ”, không cần các suy nghĩ tự tôn ra vẻ triết gia hướng nội, để phải miệt thị kẻ khác quan điểm. Sài Gòn nhìn cuộc sống trong veo như cái không gian bao la, phóng khoáng đang bảo bọc nó hàng ngàỵ. Ta bắt gặp Sài Gòn qua ánh nhìn chứa chan tình cảm của đứa bạn thân, qua lời giảng của cô về một thời Sài Gòn chiến tranh gồng mình đau thương chống trả. Ta lại bắt gặp một Sài Gòn trầm tư suy nghĩ, sau một ngày ồn ào, sôi động đã đi qua. Sài Gòn lãng mạn. Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng! Sài Gòn như cô gái thẳng tính nhưng tình cảm, đôi khi làm vấn vương ai đó. Sài Gòn là vậy đó, ít nhất là từ cái nhìn của tôi. Sài Gòn dễ thương khôn tả, khoáng đạt và bao dung, rộng rãi và hào phóng. Người Sài Gòn sống nhanh nhất nước, không sợ cái mới, ghét cái lỗi thời, sống rất thực tế. Hai mươi mấy năm, tôi sinh ra và lớn lên ở đây, Sài Gòn như thấm vào tim vào máu và đã cho tôi rất nhiều cảm xúc... Không thể diễn tả hết tình yêu bằng lời bởi Sài Gòn trong ta có quá nhiều nặng nợ.  HẾT  P/s: Bài làm có sử dụng nguồn tài liệu từ các trang web sau: http://vi.wikipedia.org http://www.hochiminhcity.gov.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QTDL 28