O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Carregando em…3
×

Confira estes a seguir

1 de 34 Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Diapositivos para si (20)

Semelhante a Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam (20)

Anúncio

Mais de phongnq (20)

Tổng quan về chính sách dân số Việt Nam

  1. 1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VN LỚP Th.S CTXH 2 Bùi Thanh Minh Nguyễn Quốc Phong Đặng Huyền Trang Bùi Thanh Bình Chu Thị Vân Anh
  2. 2. CẤU TRÚC BÀI TRÌNH BÀY •Một số khái niệm về chính sách dân số •Chính sách dân số qua các thời kỳ •Những hợp phần của chính sách dân số •Phân loại chính sách dân số •Bàn luận Bùi Thanh Minh, Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN
  3. 3. Khái niệm CSDS Chính sách dân số có thể được định nghĩa như là những quy định về mặt pháp lý, những chương trình quản lý, điều hành và những hoạt động khác của Chính phủ nhằm vào việc thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số trong thời điểm hiện tại có quan tâm tới lợi ích và sự sống còn của quốc gia (International Encyclopedia of Social Sciences-Vol 11-12, 1977)
  4. 4. Khái niệm CSDS Chính sách dân số là các giải pháp và các chương trình nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, dân số, chính trị và các mục tiêu khác thông qua ảnh hưởng của các biến dân số như qui mô, tốc độ gia tăng và phân bố dân số theo địa lí (trong nước và quốc tế) và các đặc trung nhân khẩu khác (Ủy ban Dân số của Hội đồng kinh tế xã hội Liên hiệp quốc).
  5. 5. Chính sách dân số qua các giai đoạn Một chặng đường 50 năm với 4 giai đoạn chính 1961-1975 1976-1990 1991-2000 2001- đến nay.
  6. 6. Bối cảnh Năm 1960 dân số VN là 30,2 triệu (Số liệu của tổng cục thống kê). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 3,8%. Số con trung bình của 1 phụ nữ = 6,3 con.
  7. 7. Giai đoạn 1961-1975  Bối cảnh: Chiến tranh  26/12/1961 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 216-CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn.  Mang tính vận động hạn chế sinh  Đối tượng chủ yếu là phụ nữ.  Phạm vi: Tập trung vào đối tượng cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội.  Kết quả: Giảm tỉ lệ tăng dân số
  8. 8. Giai đoạn 1976-1990  Bối cảnh: Thống nhất đất nước, kinh tế khó khăn, dân số tăng nhanh 52,7 triệu (điều tra dân số 1979), tỉ lệ tăng dân số 2,1 lần, số con trung bình của mỗi phụ nữ = 4,8 con.  Chính sách: Các chính sách dân số được đưa vào nghị quyết TW đảng o Đại hội IV.1976 «Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hàng năm, phấn đấu đến năm 1980 tỷ lệ tăng dân số là trên 2% một ít” o Đại hội V.1982 “giảm tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước từ 2,4% hàng năm xuống 1,7% vào năm 1985» o Đại hội VI.1986 «“giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990» o Đại hội VII.1991 “Giảm tốc độ tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân”  Đối tượng: mở rộng ra toàn bộ phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ, từ thành thị đến nông thôn.  Kết quả: Không đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ phát triển dân số xuống còn 1,7%
  9. 9. Giai đoạn 1991-2010  Bối cảnh: Kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng dân số vẫn cao (67,2 triệu người năm 1991), tỉ lệ tăng dân số hàng năm 2%, một phụ nữ trung bình có 3,8 con.  Chính sách: Các chỉ tiêu giảm dân số được Quốc hội giao theo từng năm và 5 năm. Chú ý mục tiêu chất lượng cung cấp dịch vụ SKSS, KHHGD  Đại hội VII.1971 ban hành một nghị quyết chuyên đề về chính sách dân số KHHGD với mục tiêu tổng quát là «Thực hiện ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện có cuộc sống âm no, hạnh phúc». Cụ thể là mỗi gia đình có 1-2 con.  3/6/1993 Thủ tướng chính phủ phê duyệt nghị quyết 270 chiến lược dân số KHHGD đến 2010 “Hạ tỷ lệ phát triển dân số đòi hỏi phải làm tốt công tác KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, văn minh và giàu có, là nền tảng trong chiến lược con người của Đảng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau”.
  10. 10. Giai đoạn 1991-2010 Đối tượng: Chủ yếu là các cặp vợ chồng, trọng điểm là vùng nông thôn.  Kết quả: tỉ lệ sinh giảm nhanh từ 30,04% năm 1992 còn 19,17% năm 2000  Tổng tỉ suất sinh giảm 3,74 con năm 1992 còn 2,28 con năm 2000  Dân số tăng từ 67,21 triệu năm 1991 lên 77,64 triệu năm 2000 (thấp hơn dự kiến 4,36 triệu)
  11. 11. Giai đoạn 2001 đến nay  Bối cảnh: Kế thừa những thành quả của giai đoạn trước. Tỉ lệ tăng dân số năm 2002 là 1,32% nhưng tăng mạnh những năm 2003,2004.  Chính sách: Nghị quyết 04-NQ/HNTW khóa IX xác định:“Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển KT-XH. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực”.  Đối tượng: Toàn thể nhân dân  Chiến lược: Truyền thông thay đổi hành vi và cung cấp dịch vụ KHHGD  Kết quả:  Dân số tăng từ 77,6 triệu năm 2000 lên 86,92 triệu năm 2010  Mức sinh dao động, giảm trong 5 năm từ 2006-2010 là 1,5%  Tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 21,7% năm 2002 xuống 15,1% năm 2010
  12. 12. Tình hình dân số Việt Nam qua các thời kì (Tổng cục dân số)
  13. 13. Dân số Việt Nam hiện nay và những thách thức  Bình quân mỗi năm dân số tăng 952.000 người. Mật độ dân số phân bố chênh lệch và ở mức gia tăng không đồng đều (Tổng cục thống kê, 2011)  Khác biệt về chỉ số phát triển giữa khu vực đồng bằng và miền núi. VD: tỉ lệ bà mẹ tử vong khi sinh nở ở các vùng sâu vùng xa và khu vực người dân tộc ít người còn cao hơn rất nhiều các vùng khác, gần gấp hai lần so với khu vực thành thị; Tỉ lệ sinh đẻ ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị,
  14. 14. Dân số Việt Nam hiện nay và những thách thức  Việt Nam đang trong thời kì đặc biệt “Dân số vàng”: 58 triệu người trong độ tuổi lao động (15 đến 64 tuổi); bình quân 2 người lao động nuôi 1 người phụ thuộc (UNFPA)  Thách thức về việc làm, chỗ ở, an sinh xã hội và tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Tổng số người thất nghiệp, thiếu việc làm thường xuyên, thu nhập thấp chiếm gần 10%
  15. 15. Dân số Việt Nam hiện nay và những thách thức  Chênh lệch giới tính khi sinh rất cao: tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh đã tăng lên 112 trẻ trai/100 trẻ gái.  Sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh sẽ tác động lên cơ cấu giới tính dân số trong tương lai và chắc chắn dẫn tới hiện tượng thừa nam giới.
  16. 16. Dân số Việt Nam hiện nay và những thách thức  Di cư và đô thị hóa: dân thành thị hiện chiếm 30% tổng dân số và tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,4%/năm do thị trường lao động mở rộng.  Một mặt thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhưng mặt khác lại gây áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nhà ở, môi trường... ở các đô thị lớn.
  17. 17. Từ thực trạng trên, rất cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách dân số nhằm tác động vào quá trình biến đổi của dân số, trong điều kiện mới, từ đó phát triển nguồn lực phù hợp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
  18. 18. Các nội dung cơ bản của chính sách dân số hiện hành Điều chỉnh quy mô dân số Các giải pháp Điều chỉnh cơ cấu dân số Chất lượng dân số Phân bố dân cư
  19. 19. Phân loại chính sách dân số Theo quá trình dân số: 6 nhóm chính sách  Nhóm chính sách tác động trực tiếp tới sinh  Nhóm chính sách tác động trực tiếp tới tử vong  Nhóm chính sách tác động trực tiếp đến di dân  Nhóm chính sách tác động đến sự phát triển toàn diện của con người  Nhóm chính sách điều kiện đảm bảo việc thực hiện chính sách dân số  Nhóm chính sách kinh tế xã hội tác động gián tiếp tới quá trình dân số
  20. 20. Phân loại chính sách dân số  Chính sách điều chỉnh quy mô dân số  Chính sách điều chỉnh cơ cấu dân số  Chính sách nâng cao chất lượng dân số  Chính sách phân bổ lại lao động và dân số  Chính sách điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chính sách dân số  Chính sách kinh tế xã hội tác động gián tiếp đến kết quả dân số
  21. 21. Điều chỉnh quy mô dân số  Mục đích: “Nhà nước điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường” (Khoản 1 Điều 8 PLDS)  Nội dung: Biện pháp điều chỉnh quy mô dân số là thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc SKSS, KHHGĐ để điều chỉnh mức sinh và ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý (trích Khoản 1 Điều 8 PLDS). - Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân (Khoản 1 Điều 13 NĐ104). - Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc SKSS, KHHGĐ để xây dựng gia đình ít con, duy trì vững chắc mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số hợp lý (Khoản 2 Điều 13 NĐ104).
  22. 22. Các nội dung cụ thể  Thực hiện gia đình ít con  Thực hiện kế hoạch hóa gia đình  Khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai
  23. 23. Điều chỉnh cơ cấu dân số  Mục đích: Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển (Khoản 1, Điều 13, PLDS)  Nội dung: - Việc điều chỉnh cơ cấu dân số được thực hiện thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Nhà nước có chính sách; cơ quan, tổ chức có biện pháp phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tương lai. - Điều chỉnh mức sinh, tử, di dân quốc tế (cơ cấu giới tính, độ tuổi của cả nước); điều chỉnh mức sinh, tử, di dân nội địa (Cơ cấu giới tính, độ tuổi của từng khu vực)
  24. 24. Các nội dung cụ thể  Giảm mất cân bằng giới tính khi sinh: Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức (Khoản 2 Điều 7 PLDS)  Bảo vệ các dân tộc thiểu số: Xây dựng các chính sách cụ thể về bảo vệ và phát triển một số dân tộc ít người đang có chiều hướng suy giảm dân số (Khoản 6 Mục C Phần II NQTW4)
  25. 25. Điều chỉnh phân bố dân cư  Mục đích: Mục đích phân bố dân cư là nhằm bảo đảm sự hợp lý giữa dân số và sự phát triển bền vững; phát huy sự năng động, sáng tạo và nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, gia đình; đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội  Nội dung:  Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (Điều 68 Hiến pháp).  Công dân có quyền “Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật” và có nghĩa vụ “Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số” (trích Điều 4 PLDS)  Nghiêm cấm “Di cư và cư trú trái pháp luật” (Khoản 4 Điều 7 PLDS)
  26. 26. Chất lượng dân số  Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước (Điểm a Khoản 2 Điều 1 QĐ147/2000/QĐ-TTg).  Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước (Khoản 1 Điều 20 PLDS).
  27. 27. BÀN LUẬN Vì sao nhân viên xã hội lại cần nắm được chính sách về dân số? Những chính sách dân số nào đang ảnh hưởng trực tiếp đến bạn? Chính sách dân số hiện hành liên quan tới việc sinh con hiện có những kẽ hở nào?

×