SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 33
Bài thuyết minh city tour Hà Nội
,Mục lục
Lời mở đầu
I. Hồ Gươm ( Vũ Thị Ngọc Yến )
II. Phố cổ Hà Nội ( Ngô Thị Quỳnh Trang )
III. Thành cổ Hà Nội ( Đỗ Thị Thu Trang- Phạm Diệu Thùy- Nguyễn Thanh Tú )
IV. Quảng trường Ba Đình ( Hoàng Anh Thơ )
V. Văn miếu Quốc Tử Giám ( Trương Thị Tú- Định Thị Vân- Tống Thị Xuân )
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Hà Nội nơi hội tụ ngàn năm văn hiến - trái tim của cả nước - niềm tin và hy vọng. Thủ đô Hà Nội xuất hiện
trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào năm 1010 với tên gọi Thăng Long mang ý nghĩa “Rồng bay lên”, tượng
trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, mở đầu cho một giai đoạn phát triển của đất nước. Với gần 1000
năm tuổi nên có rất nhiều chùa chiền và thắng cảnh cổ kính thiêng liêng. Hà Nội cũng là mảnh đất anh
dũng và hào hùng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống Pháp và chống Mỹ. Hà Nội
cũng là thành phố có vẻ đẹp kiến trúc cổ điển kiểu Pháp, hiện đại kiểu Mỹ. Chính vì vậy mà công ty
Viettravel chúng tôi xin được đưa ra tour du lịch mang tên: Hà Nội những dấu ấn vàng son với những
điểm du lịch mà chúng tôi lấy làm điểm nhấn: Hồ Gươm( dấu ấn của lịch sử và truyền thuyết), phố cổ Hà
Nội( dấu ấn của mảnh đất kinh kì sầm uất, phồn hoa và đô hội), Hoàng Thành Thăng Long( dấu ấn của
lịch sử các triều đại và cung đình), Quảng trường Ba Đình( dấu ấn của cách mạng và danh nhân) và cuối
cùng là Văn Miếu Quốc Tử Giám( mang dấu ấn của văn hóa). Tôi hi vọng khi hòa mình vào chương trình
này quý khách sẽ cảm thấy bổ ích và lý thú.
Cung đường Tour:
Bãi đỗ◊Từ khách sạn Mã Mây( nhà cổ◊ Hàng Bạc ◊ Đinh Lễ ◊ Cầu Gỗ ◊xe Hồ Hoàn Kiếm( Gần Hàm cá
mập) Đểm đỗ xe ô tô◊ Lương Văn Can ◊ Hàng Cân ◊ Lãn Ông ◊ Hàng Buồm ◊87)
Lê◊ Phan◊ Hoàng Diệu( Hoàng Thành Thăng Long) ◊ Điện Biên Phủ ◊ Tràng Thi ◊Thái Tổ Quán
Thánh◊ Hàng Bún ◊ xe đón Khách tại quán ăn ◊Đình Phùng( Đi bộ ra Phở 24) ◊ Văn Miếu ◊ Nguyễn Thái
Học ◊ Chu Văn An ◊ Hùng Vương( Quảng trường Ba Đình) ◊ kết thúc tour trở về vp Cty◊Quốc Tử
Giám( Khu di tích Văn Miếu)
Chương trình du lịch Hà Nội những dấu ấn vàng son
Sáng:
7h30 Xe ô tô đón quý khách tại khách sạn khởi hành thăm quan khu vực hồ Hoàn Kiếm
8h30 thăm khu phố cổ Hà Nội ( 36 phố phường xưa và nay), phương tiện di chuyển là bằng xích lô. Quý
khách sẽ được đến với kiến trúc của nhà cổ 87 Mã Mây.
9h30 Xe ôtô sẽ tiếp tục đưa quý khách đến thăm cum di tích Thành cổ Hà Nội trên đường Hoàng Diệu
1
11h30 Ăn trưa tại nhà hàng Phở 24
Chiều:
13h00 Tiếp tục thăm Quảng trường Ba Đình lịch sử- nơi đã gắn liền với dấu mốc vàng son của cuộc chiến
đấu giành độc lập cho dân tộc. Hành trình tiếp theo sẽ đưa quý khách tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
(ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam). Tại Văn Miếu quý khách sẽ được thưởng thức chương trình
âm nhạc do dàn nhạc dân tộc tại di tích biểu diễn. Kết thúc tour thăm quan, xe trả quý khách tại văn
phòng công ty.
GIÁ CHO 01 KHÁCH DU LỊCH : 28USD/ 1 khách
GIÁ VÉ BAO GỒM
1. Vận chuyển: Xe đời mới có máy lạnh (đưa đón tham quan theo chương trình) Phí thuê xe xích lô trong
phố cổ
2. Ăn trưa tại nhà hàng trong phố cổ Hà nội
3. Hướng dẫn viên thuyết minh trong suốt hành trình
4. Vé Tham quan: Khách được trả tiền vé vào cửa các thắng cảnh
GIÁ KHÔNG BAO GỒM
Đồ uống, bảo hiểm du lịch, các chi phí ngoài chương trình.
GHI CHÚ:
. Trẻ em 1 - 4 tuổi: miễn phí; 5 - 10 tuổi: tính ½ suất
. Quý khách ăn mặc lịch sự khi tham gia tour
I. Hồ Gươm
Xin chào quý khách đã đến với Thủ đô Hà Nội!
Chúng tôi vui mừng được đón quý khách tham gia chương trình du lịch văn hóa mang tên “Hà Nội, những
dấu ấn vàng son”. Trước hết tôi xin trân trọng nói lời cảm ơn tới tất cả quý vị đã có mặt tại đây. Tôi xin tự
giới thiệu, tôi là Ngọc Yến – hướng dẫn viên của công ty du lịch 13C.
Như trưởng đoàn đã giới thiệu tới quý khách ở trên. Điểm du lịch đầu tiên của chúng ta ngày hôm nay là
thắng cảnh Hồ Gươm!
Thưa quý khách,biết đến Thủ đô thân yêu của chúng ta có thể nhắc đến Chùa Một Cột- dáng sen vươn
lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc- tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các- viên
ngọc Minh châu kết tinh của một nền khoa bảng ngàn đời… Nhưng chúng ta nhắc đến Hồ Gươm nhiều
hơn cả, nằm trong lòng Hà Nội, thành phố nhân văn, thành phố vì hòa bình, thành phố ngàn năm văn
hiến. Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình, Nghiên Bút nhắc đến nền văn vật. Chỉ với hai biểu
tượng đó, Kiếm Hồ đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi
chọn nơi đây là điểm đầu tiên cho chương trình vô cùng ý nghĩa này. Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh
tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng của Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch
sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội!
Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể nhìn bao quát hồ, ngắm
2
tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ.
Trước khi giới thiệu về hồ Gươm, xin mời quý khách hướng ra mặt hồ ngay sau mình và tôi xin tặng quý
khách một đoạn thơ trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu:
Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ,
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.
Bây giờ đây lại là đây,
Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ.
Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của
dân tộc Việt Nam. Và hồ Gươm - theo tác giả - chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn
thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian
thiêng của Hà Nội và của cả nước ta.
Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông
Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươn là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông
Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra.
Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn
trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên
còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống
quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười
năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng
Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào
rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để
dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ
Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả
gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại
để lo sản xuất làm ăn, vì một nên hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình
thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên
cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”.
Truyền thuyết còn có một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu tượng của Lửa. nhúng
gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa. Vâng thưa quý khách, có lẽ chưa ở nơi đâu
như mảnh đất này lại được xây dựng trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quện suốt chiều dài lịch sử.
Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ
nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu –
Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là
tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền!
Thưa quý khách, hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng có lúc hồ có tên
là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm
3
có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy
thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn
không thấy rùa bèn cho là rùa Thần. Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả
Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là
một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi
là hồ Thủy Quân.
Ngày nay hồ Gươm xanh tươi quanh năm với hàng cây được trồng quanh bờ hồ, đã có thi sỹ ví hồ Gươm
như sóng mắt biếc và hàng cây xanh như hàng mi của hồ Gươm- hàng mi của đôi mắt người thiếu nữ?
Chắc quý khách đang ngắm nhìn tháp rùa ở phía xa giữa hồ? Vâng thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở
thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là
tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên
phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì
theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý
thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con
cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội. Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin
được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã
hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho
Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy
truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền
và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa!
Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng có thể thấy, tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba
tầng và một đỉnh.
Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm,
mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa. Bên trong tháp tầng 1
còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng một có 14 cửa.
Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn.
Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông.
Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức. trên tường mặt phía Đông có ba chữ Quy Sơn Tháp tức
Tháp Núi Rùa.
Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, cũng đã là mtj bộ phận hữu cơ
cảu hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội.
Thưa quý khách, ngoài Quy Sơn có Tháp Rùa, hồ Gươm còn có một núi nữa đó là Ngọc Sơn, nói đến Hồ
Gươm, nói đến Tháp Rùa thì không thể không nhắc đến Đền Ngọc Sơn. Vâng, thưa quý khách, quý
khách có thể dễ dàng nhận ra rất gần bên trái trước mặt của chúng ta là hai chữ Ngọc Sơn được viết sơn
màu đỏ trên tấm bình phong của Đền quay mặt phía chúng ta. Cũng thật khó khi đứng xa mà miêu tả
quần thể kiến trúc vừa có ý nghĩa sâu xa, vừa có cấu tạo đẹp đẽ này! Tôi xin được giới thiệu đôi nét nổi
bật nhất về quần thể đền Ngọc Sơn
4
Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc, giữa sóng hồ. đảo có tên là Ngọc vì theo truyền thuyết có tiên
xuống tắm. sau này được gọi là Ngọc Sơn vào thời Trần. Ở đây vốn có ngôi đền thờ những liệt sỹ hy sinh
trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Đền lâu ngày tự đổ. Đến thời Lê Chiêu Thống, có nhà nho tên là
Tín Trai xây ngôi chùa đặt tên là chùa Ngọc Sơn. Sau này thời Nguyễn, năm vua Thiệu Trị thứ ba chùa
được nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền Tam Thánh thờ Văn Xương Đế Quân và gọi là Đền Ngọc
Sơn như bây giờ. Năm Tự Đức, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền, kiến trúc ngày nay còn
lại chủ yếu là từ lần trùng tu lớn này!
II.Phố Cổ Hà Nội
Xin kính chào quý khách, tiếp theo tôi xin được giới thiệu cho quý khách về phố cổ Hà Nội. Trước tiên, tôi
xin tự giới thiệu tôi là Ngô Thị Quỳnh Trang, đến từ công ty du lịch Việt Travel. Vừa rồi,quý khách đã được
thăm quan Hồ Gươm, sau đây chúng ta tiếp tục hành trình với khu vực phố cổ Hà Nội. Kính chúc quý
khách co những giây phút thú vị, ý nghĩa và bổ ích trong hành trình tiếp theo của chuyến thăm quan khu
vực phố cổ. Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội
như sau:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Thưa quý khách, khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố
phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một
5
khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung
dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc
trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà
Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông
của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi
cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện
là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc,
Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu
này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ
Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp,
nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý -
Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố
đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên
các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn,
người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện
Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của
Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng
Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể
vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn
bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng
Thiếc, phố Thuốc Bắc, ... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung
chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã
Mây chuyên dịch vụ du lịch...
* Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng
giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để đốt cúng cho người âm.
Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng
phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các
hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
* Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã
và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền
bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa...
* Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2],
kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc
bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
6
* Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
* Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ,
lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
* Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố
Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề "ve chai", chuyên thu lượm các đồ phế
liệu, đồ bỏ (rác)
* Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia
cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...
* Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là
bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương
Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
* Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén).
Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ
đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ...
Khác với nhà cổ Hội An- loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố
nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà
trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ, nhà cổ Hà Nội chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng
buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này
chủ yếu được dựng vào thế kỉ 18 - 19, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà
của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp
và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần
người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống
đường. Từ cuối thế kỉ 20, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ
cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.
Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán.
* Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở
khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian,
các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu.
* Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ
được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa,
* Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ,
chùa Thái Cam.
* Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc
Kiến.
Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng
Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.
Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời
7
sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.
Sau đây, chúng ta se đi vào thăm quan khu vực phố cổ. Quý khách sẽ đi xích lô vòng qua các con phố cổ
và tới thăm ngôi nhà cổ 87 Mã Mây. Xin mời quý khách….
Như đã giới thiệu với quý khách ở trên, khu Phố cổ Hà Nội được hình thành và phát triển theo sự phát
triển của kinh kỳ Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Khu Phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến
trúc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và mang tính đặc trưng cho riêng Hà Nội.
Xen lẫn với các công trình tôn giáo, lịch sử, văn hóav.v. là các công trình kiến trúc nhà ở. Những công
trình kiến trúc nhà ở chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dựa trên cơ sở nền móng
được hình thành từ những thế kỷ trước. Đó là những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống, nhà hình ống và
có nhiều lớp nhà; giữa các lớp nhà có sân để lấy ánh sáng và không khí, đây cũng là nơi bày cây cảnh,
uống nước, ngắm trăng. Kết cấu chủ yếu chủ yếu của công trình là gỗ, mái lợp ngói với hệ thống vì kèo
gỗ và có nhiều hoạ tiết trang trí.
Nhìn vào những ngôi nhà ở này ta vẫn dễ dàng nhận thấy là những ngôi nhà ba hoặc năm gian đã có
biến đổi đi, được bố trí thành nhiều lớp cách nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ
thể cuộc sống một gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công chuyên nghiệp.
Do yêu cầu về việc buôn bán ở thành thị nên việc mở cửa hàng để bán hàng ở những nhà có mặt cửa
hàng rộng quay ra phố là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Vì vậy, đại đa số các nhà chỉ có bề ngang từ
2m đến 6m, tức là bằng bề rộng một gian trong ngôi nhà 3 hoặc 5 gian khi xưa, nhưng lại được phát triển
mạnh theo chiều sâu mà vẫn dùng kết cấu mái cũ của nhà dân gian nên không gian mái sẽ lớn và để tận
dụng người ta thường làm thêm những gác lửng leo lên bằng cách để lỗ sàn và gác một cầu thang một vế
với độ dốc 70° đến 75° làm bằng gỗ.
Gác lửng để chứa hàng dự trữ hay kê giường ngủ nên có độ cao không quá 2, 2m. Nếu cần phát triển
hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo chiều cao nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta
thấy có những nhà chiều ngang chỉ một vài mét nhưng làm cao đến 2, 3 tầng và có chiều sâu đến vài
chục mét. Chính vì vậy mà nó được gọi với cái tên là “nhà hình ống”. Kiểu kiến trúc đó nhằm đảm bảo
thông gió và lấy sáng tốt cho các buồng - phòng, lớp trong cùng tiếp xúc với sân bếp, khu vệ sinh và chỗ
ở của người giúp việc gia đình.
Quan hệ nội bộ các phòng đều là quan hệ xuyên phòng, lợi dụng khoảng không kê đồ sát một mặt tường
dọc làm lối đi.
Nhu cầu ở của người dân lúc đó còn đơn giản, họ chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày
nay vì vậy việc xuyên suốt từ không gian phòng này tới phòng khác là đặc trưng nổi bật không gian nhà ở
trong khu 36 phố phường.
Để thích nghi với cuộc sống gia đình có vợ buôn bán hoặc chồng làm thợ thủ công, người ta vẩy thêm một
mái đua ra phố dùng làm cửa hàng buôn bán.
Có thể thấy ở đây không gian sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủ công đan xen dưới cùng một mái nhà
cùng với không gian ở. Phù hợp với tập quán của người dân là: ở + sản xuất + kinh doanh buôn bán nhỏ.
Các giai đoạn hình thành và phát triển kiểu nhà ở kiêm bán hàng trong khu Phố cổ Hà Nội (khu “36 phố
8
phường”):
- Nhà xây trước năm 1890 :
Là loại nhà ở cổ truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội, loại này có đặc điểm chung sau:
Đây là loại nhà hình ống, phát triển theo chiều sâu, tường nhà nọ liền kề với tường nhà kia. Mặt tiền
hướng ra phố bề ngang chỉ khoảng 2 mét đến 5 mét và sâu từ 20 mét đến 60 mét. Bên trong nhà có các
sân trong để lấy ánh sáng thông thoáng. Số sân phục thuộc vào chiều sâu nhà thường có phổ biến từ 1
đến 2 sân trong.
Hình dáng kiến trúc phổ biến là nhà lợp mái.? hai đầu đỉnh mái ngói của ngôi nhà là hai khối nhô lên hình
chữ nhật, xây bằng gạch gọi là trụ đấu mái. Tường giữa mái nhà nọ với nhà kia xây gạch cao lên 1, 0 mét
đến 1, 5 mét hình tam cấp để chống cháy lan, chống thấm cho tường, nhà loại cổ nhất đa phần có 1 tầng,
hoặc 1 tầng có gác xép nhỏ ở trên để làm kho chứa hàng.
Tường ngoài gác xép thường bịt đặc hoặc có lỗ hoa để thông thoáng lấy ánh sáng.
- Nhà xây từ 1890 - 1930 :
Đến cuối thế kỷ 19, lịch sử Việt Nam đã có những biến đổi rõ rệt và mạnh mẽ. Nhưng trong khu Phố cổ
Hà Nội nhà cửa vẫn còn đủ sức tồn tại, thường của những thương nhân.
Như vậy những ngôi nhà xây trước 1890 có thể coi là nhà cổ truyền.
Nhìn chung những ngôi nhà này được xây dựng vuông góc với đường phố.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta và Hà Nội được chọn là trung tâm kinh tế chính trị cho toàn bộ
Đông Nam Á. Khu 36 phố phường được mở rộng như một trung tâm buôn bán, do vậy loại nhà có cửa
hàng được phổ biến rộng rãi, bắt đầu ở khu Phố cổ, phần lớn là nhà 2 tầng (trong đó 1 tầng dành riêng
cho cửa hàng).
Trong nhóm này, một đặc điểm đặc trưng nhất là các cầu thang bằng gỗ hay gạch cổ thay cho những
thang gỗ di động trước kia.
Một số ngôi nhà sử dụng gạch đúc sẵn. Đôi khi bê tông được dùng cho mái chảy, không gian cổ truyền là
như trước nhưng kỹ thuật xây dựng tiên tiến hơn.
- Nhà xây từ 1931 - 1954 :
Những phương thức xây dựng nhà truyền thống vẫn tương tự như trước,.
-Nhà xây từ 1955 - 1975 :
Do ảnh hưởng của chiến tranh, nhà cửa thời gian này không được phát triển. Vật liệu vẫn là vật liệu cổ
truyền như trước.
-Nhà xây từ sau năm 1975 :
Là những nhà có hình thức kiến trúc cổ truyền được xây dựng, cải tạo theo hình thức kiến trúc hiện đại
trung bình là 2 tầng với sàn bê tông và bất cứ nơi nào có thể với những góc mái đua thêm để tăng diện
tích ở. Những cửa ván gỗ thay bằng cửa sắt kéo. Kỹ thuật đá rửa, gạch ốp lát và kính được sử dụng rộng
rãi đôi khi không phù hợp vớikhông gian cảnh quan kiến trúc truyền thống.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngôi nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội đã bị biến đổi
nên số lượng còn lại không nhiều, nhiều nhà đã thay đổi hình thức mặt tiền tuy nhiên kết cấu mặt bằng và
9
công năng các nếp nhà vẫn cơ bản được gìn giữ. Một trong 14 ngôi nhà (theo số liệu thống kê điều tra về
giá trị kiến trúc năm 2001) có giá trị được bảo tồn toàn bộ về mặt giá trị kiến trúc ở phố Mã Mây là ngôi
nhà số 87.
Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX theo kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam với
chức năng sử dụng để ở và bán hàng
Gia chủ nhà 87 Mã Mây trước năm 1945 ở đây và bán hàng gạo, sau năm 1945 đã bán lại cho một gia
đình người Hoa ở và bán thuốc Bắc.
Năm 1954, gia đình người Hoa di cư vào Nam, để lại ngôi nhà dưới sự quản lý của nhà nước. Năm 1954,
Sở Nhà đất bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống tại ngôi nhà này.
Ngôi nhà đã được cải tạo làm thí điểm năm 1999 với sự hợp tác giữa thành phố Hà nội (Việt nam) và
thành phố Toulouse (CH Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà nội”.
Hiện nay, thuộc sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội là ngôi nhà mẫu của ngôi nhà truyền thống trong
khu Phố cổ Hà Nội được bảo tồn tốt.
Nhà 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội - nhà hình ống, có những đặc điểm
kiến trúc của nhà xây dựng thời kỳ năm 1890.
Ngôi nhà có diện tích là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố ; có chiều dài đất là 28m,
chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Vì vậy hình thức của miếng đất là "nở hậu",
mảnh đất "nở hậu" như vậy sẽ mang lại phúc lộc về hậu vận.
Mặt bằng có cơ cấu không gian kiến trúc kiểu nhà truyền thống phố cổ Hà Nội, đó là :
Nhà 1 - Sân 1 - Nhà 2 -Sân 2- Bếp - Nhà 3 (vệ sinh, kho)
Như vậy không gian kiến trúc của ngôi nhà được phân chia bởi từng lớp nhà và sân:
- Lớp nhà ngoài (lớp nhà 1): tầng 1 để bán hàng, tầng 2 gian tiếp khách và gian thờ.
- Lớp nhà trong (lớp nhà 2): tầng 1 gồm nơi cất giữ hàng hoá và nơi dành cho người giúp việc; tầng 2 là
phòng ngủ của chủ nhà với hiên trước có mái là nơi ngồi uống trà hay chơi cờ tướng của gia chủ và hiên
sau là sân phơi thuốc bắc.
Hai lớp nhà này được cách nhau bằng sân rộng để lấy ánh sáng và thông thoáng cho toàn bộ ngôi nhà.?
sân thứ nhất (sân 1, được gọi là sân khô), gia chủ trang trí bằng các chậu cây cảnh bonsai để mang thêm
nét thiên nhiên vào không gian nhà. Sân thứ 2; một phần có mái che là nơi nấu nướng (bếp), phần còn lại
của sân là bể chứa nước mưa và sân để giặt giũ (được gọi là sân nước).
- Lớp nhà trong cùng (lớp nhà 3) là khu phụ gồm vệ sinh và kho.
Với cách bài trí không gian như vậy ngôi nhà hình ống này có điều kiện tiện nghi rất tốt về thông gió và
lấy sáng. Đây là 1 trong những ưu điểm lớn trong việc bố cục không gian nhà ở truyền thống Việt Nam nói
chung và của phố cổ Hà Nội nói riêng trong việc thích nghi và phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
* Kết cấu chịu lực chính là gỗ, gồm hệ thống cột gỗ và dầm gỗ, vì kèo gỗ tạo. Tường bao là tường gạch
10
với kỹ thuật xây dựng truyền thống (gạch đặc đúc thủ công xây bằng vữa vôi: vôi và cát, không sử dụng xi
măng). Hệ thống kết cấu mái là hệ thống vì kèo gỗ theo kiểu nhà dân gian truyền thống (chồng rường).
Mái dốc 2 phía được lợp bằng ngói ta, 2 lớp ngói: lớp ngói lót là ngói chiếu và lớp ngói trên là ngói mũi hài.
* Các chi tiết kiến trúc của ngôi nhà rất đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống phố cổ Hà nội được chú
ý đến đầu tiên là mặt đứng chính với hình thức đối xứng, cửa đi chính ở giữa (cửa tâm) và 2 bên là cửa sổ
rộng làm nơi bán hàng. Cửa sổ rộng giáp mặt phố là cửa lùa bằng gỗ ván đặc theo chiều đứng tháo ra
được; còn các cửa đi là cửa bức bàn có ngõng cửa có then cài. Cửa đi tầng 2 lớp nhà 2 được thiết kế theo
kiểu cửa thượng song hạ bản có trang trí hình khắc gỗ tứ quý.
Phía trên cửa đi và cửa bán hàng là phần ô cửa thông thoáng trang trí bằng các con tiện gỗ chạy suốt
mặt tiền. Vì vậy khi phần cửa dưới được đóng toàn bộ thì phần cửa thoáng trên chính là để lấy sáng và
thông gió cho toàn nhà. Trên tầng 2 có 2 cửa số nhỏ đối xứng. Lan can cầu thang cũng được trang trí
bằng con tiện gỗ hình thức giống như con tiện ở ô thoáng mặt tiền. Các lan can ngoài trời được xây bằng
trụ gạch và trang trí bằng gạch men hình hoa chanh trạm thuỷ.
Mái hiên trước phòng ngủ tầng 2 có kết cấu vì mái hình thức vì vỏ cua theo kiến trúc của Trung Quốc.
Ở 2 đầu đỉnh mái ngói có hai khối nhô lên hình chữ nhật xây bằng gạch là trụ đấu mái. Tường hồi giáp với
2 nhà liền kề xây cao 1m dật tam cấp để trang trí, giảm chiều cao cũng như để chống cháy lan và chống
thấm. Từ bờ nóc mái tới trụ đấu mái, tường giật cấp đều trang trí gờ chỉ.
*Phần nội thất của ngôi nhà được bài trí bởi đồ gỗ cổ đặc biệt là phòng khách và phòng ngủ. Với ý nghĩa
phòng khách là nơi trang trọng nên gia chủ đã đặt bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối và bộ trường kỷ
tiếp khách; trên tường treo bộ tứ quý khắc gỗ.
Phòng ngủ cũng được bài trí một cách cẩn thận, gọn gàng để tiết kiệm diện tích với bộ sập gụ, tủ chè và
1 bộ bàn ghế để gia chủ uống nước, ăn và tiếp khách thân thiết. Phía trước và phía sau phòng ngủ có
hiên và sân trời là nơi gia chủ ngồi uống trà hay chơi cờ tướng.
*Về trang trí nghệ thuật kiến trúc:
Trang trí nghệ thuật nhà 87 Mã Mây tập trung chính trên vì vỏ cua hiên khối nhà 2 tầng. Đề tài trang trí là
các văn thực vật được chạm nổi khối, mềm mại, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra nghệ
thuật trang trí còn được thể hiện trên diềm mái và hệ thống cửa bức bàn.
Đây là di tích kiến trúc dân dụng nên các hiện vật có trong di tích là đồ gia dụng trong ngôi nhà, đặc biệt
là các hoành phi câu đối ở gian thờ và các đồ nội thất bằng gỗ lim.
Thưa quý khách, ngôi nhà mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật to lớn. Về lịch sử, nó đánh
dấu sự hình thành lịch sử kiến trúc của khu Phố cổ Hà Nội. Xét về không gian đo thị và quần thể kiến
trúc, ngôi nhà 87 Mã Mây có bố cục không gian đặc trưng cho kiến trúc nhà ở kiêm bán hàng được xây
dựng đầu thế kỷ XIX. Với kiểu nhà bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục là nhà hình
ống, chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió và lấy sáng tự nhiên
bằng các sân trời. Mặt tiền được trang trí bằng các con tiện gỗ và các chi tiết kiến trúc đặc trưng của nhà
ở thời kỳ bấy giờ như cửa lùa gỗ, cửa tâm, tường hồi xây giật tam cấp, trụ đấu mái xây bằng gạch, chi tiết
11
trang trí diềm mái, v.v... Cùng với nhà số 87, các ngôi nhà khác được xây dựng với cấu trúc không gian
của nhà hình ống trong phố Mã Mây đã tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo cho không gian kiến trúc
cuả phố cổ Hà Nội. Về kỹ thuật xây dựng, nó đã thể hiện được kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng nhà
truyền thống Phố cổ Hà Nội. Đó là nghệ thuật xây dựng cổ truyền với các hệ vì kèo gỗ trang trí trạm khắc,
kỹ thuật xây tường gạch chịu lực, hệ thống sàn vỉa gạch trên dầm gỗ (lát sàn gạch trên dầm gỗ). Có thể
nói, giá trị về phương pháp xây dựng ở giai đoạn lịch sử này đã được gìn giữ cùng với hình thức kiến trúc
đã được sáng tạo ra trên cốt cách của kỹ thuật truyền thống đã được sử dụng.
Như quý khách đã thấy, hiện nay ngôi nhà là nơi tham quan giới thiệu kiến trúc truyền thống Phố cổ Hà
Nội. Năm 1999, triển lãm giới thiệu về kiến trúc- văn hóa- xã hội của thành phố Toulouse (CH Pháp).
Năm 2000, tổ chức triễn lãm “Hà Nội xưa và nay” do Bộ Văn hóa tổ chức kết hợp với Ban quản lý Phố cổ
Hà Nội. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm về kiến trúc, văn hoá cũng như các cuộc hội
thảo nhỏ trong nước và nước ngoài.
Bây giờ xin mời quý khách tự do thăm quan ngôi nhà, và chụp những bức ảnh lưu niệm. Sau 15’, chúng
ta se ra xe xích lô, dạo vòng quanh khu phố cổ và ra điểm đỗ ô tô tiếp tục chuyến thăm quan
III. Thành Cổ Hà Nội
1. Giới thiệu chung
Xin kính chào các vị khách quí. Tôi là hướng dẫn viên Nguyễn Thanh Tú,tôi rất vinh dự được là người
đồng hành cùng quí khách ngày hôm nay. Vâng,quí khách đã được tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp rất
thơ mộng của Hồ Gươm, cũng như phần nào hiểu được giá trị văn hóa lịch sử lâu đời qua các di tích.
Người Hà Nội có câu:
“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Hà Nội của ta,thủ đô yêu dấu,một thời đạn bom,1thời
hòa bình”
Hà Nội đẹp không chỉ bởi cành mà Hà Nội còn mang trong mình những câu chuyện lịch sử. Và để quí
khách hiểu rõ hơn về 1 thời kỳ vàng son của Kinh thành xưa kia, chúng ta sẽ cùng đến thăm Hoàng
Thành Thăng Long. Chút nữa đây thôi, tôi sẽ giới thiệu cho quí khách về Hoàng Thành.Còn bây giờ,
chúng ta,cùng ngắm lại Hồ Gươm trong 1buổi sáng đẹp trời như ngày hôm nay. Bên tay phải của quí vị là
ANZ Bank, nếu quí vị nào có nhu cầu giao dịch tiền tệ,thì đây là một địa chỉ cho quí vị. Chúng ta sẽ đi
khoảng 2 con phố nữa là sẽ tới Hoàng Thành…Quí vị đã được biết,Hà Nội là những dấu ấn vàng son,
chính vì vậy 1nhà thơ nổi tiếng của chúng tôi đã viết:
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
Đường bàn cờ dọc ngang nơi Long Thành xưa kia,suốt đêm ngày rộn rịp ngựa xe của các ông hoàng bà
chúa hay những xe tứ mã của các vương công quốc thích. Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà
Hoàng thành hoa lệ,với những cung điện nguy nga,những lầu son gác tía,những bệ ngọc hành cung huy
hoàng . Theo tài liệu lịch sử thì mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là
12
Thăng Long, đồng thời cho xây một kinh thành tại đây. Thành Thăng Long có cấu trúc tam trùng thành
quách, bao gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng có tên là Kinh thành, được đắp bằng đất, là nơi dân cư sinh sống
với các ngành nghề thủ công và hoạt động thương nghiệp và còn là nơi bảo vệ vành ngoài.
Tiếp theo là Hoàng thành hay khu triều chính. Đây là nơi ở và làm việc của các quan lại cao cấp trong
triều đình. Lớp cuối cùng là Tử Cấm thành - nơi dành cho vua, hoàng hậu và cung tần mỹ nữ ở. Tử Cấm
thành có nhiều tên gọi khác nhau qua các triều đại: Cung thành (thời nhà Lý), Long Phượng thành (thời
nhà Trần) và Cấm thành (thời nhà Hậu Lê).
Hai lớp tường thành bên trong được xây bằng gạch. Các tường thành liên hệ với nhau bằng các cửa ô. Tử
Cấm thành nối với Hoàng thành duy nhất bằng cửa Đoan Môn. Hoàng thành nối với Kinh thành bằng rất
nhiều cửa, nhưng hiện nay chỉ còn lại cửa Bắc Môn. Ô Quan chưởng là cửa ô còn sót lại hiện nay thuộc
mạng lưới các cửa ô liên hệ giữa Kinh thành và Hoàng thành.
Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt. Cuối triều
Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy. Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại
bị lũ xâm lược Nguyên - Mông dày xéo, tàn phá. Sau khi đánh đuổi giặc Minh năm 1428, Lê Thái Tổ cho
xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh... Tất nhiên,qua bao cuộc chiến tranh và
cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long - Hà Nội không còn
nguyên vẹn như ngày xưa nữa,những những di tích hiện tại mà chúng ta lát nữa sẽ tham quan,cũng đủ
để chứng tỏ đó là một trung tâm quyền lực chính trị cổ, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình
trao đổi những giá trị nhân loại.
Vâng,kính thưa quí khách,chúng ta đang đứng trước di tích Đoan Môn. Ngay bây giờ quí khách sẽ bắt
đầu tham quan cụm di tích Thành cổ Hà Nội.
2. Cột cờ Hà Nội – Đoan Môn – Điện Kính Thiên- Hậu Lâu
• Kỳ Đài
Điểm tham quan đầu tiên thuộc cụm di tích Thành cổ Hà nội sẽ là Kì Đài hay còn gọi là Cột cờ Hà Nội.
Xưa kia, Cột Cờ và Cửa Bắc được coi như vị trí đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của trục chính tâm, trục
thần đạo, trục thiêng không chỉ của thành Hà Nội mà còn của cấm thành Thăng Long xưa. Ngày nay, cột
cờ Hà Nôi nằm ở đường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, trong khuôn viên bảo tàng lịch sử Quân Sự.
Sử sách kể lại rằng, sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ cho xây thành Thăng Long trên vị trí của thành Đại
la. Đến năm 1805, sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên ngôi, mở đầu nhà Nguyễn, vua Gia Long cho xây
dựng kinh đô ở Huế, phá bỏ thành Thăng Long và cho xây dựng lại theo kiến trúc Vauban của Pháp. Với
kiến trúc này, thành được xây có nhiều góc tạo thành Pháo đài ( hỏa lâu ) liên kết với nhau. Trên nóc các
cổng thành có lầu canh ( thú lâu ) do một số cơ binh thay nhau canh gác ngày đêm. Năm 1812, vua Gia
Long cho xây Kỳ Đài. Hiện nay, dưới chân Kỳ Đài có trưng bày các khẩu pháo thuộc thế kỷ XIX.
Cột cờ Hà Nội xây dựng năm 1805, là một trong 3 cột cờ của nước ta được xây dựng từ thế kỷ 19 (Hà
Nội, Huế, Gia Định) nhưng nay cột cờ thành Gia Định đã bị mất tích, chỉ còn cột cờ Hà Nội và Huế. Cột cờ
Hà Nội từng chứng kiến cuộc đấu tranh anh dũng của quân ta chống thực dân Pháp với sự kiện tử tiết
13
của Nguyễn Tri Phương (1800-1873) và sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu (1820-1882).
Sau cách mạng, Cột Cờ được xây dựng vào năm 1812, đời Vua Gia Long. Đây là công trình cao nhất ở
Hà Nội thời bấy giờ. Năm 1882, sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, quân đội Pháp đã xây thêm một cái
chóp mái ở trên đỉnh, biến phần nở rộng thành một căn phòng làm trạm thu phát để liên lạc truyền tin đến
các tòa thành lân cận như Bắc Ninh (cách 30km), Sơn Tây (cách 40km).
Kì đài cao hơn 40m, gồm ba tầng đế vuông và một thân cột. Các tầng đế có dạng hình chop cụt chồng
lên nhau, nhỏ dần, xung quanh xây ốp gạch. Tầng thứ nhất có cạnh 42,5m; có hai cầu thang gạch dẫn
lên. Tầng thứ hai có cạnh 27m; cao 3,7m. Tầng thứ ba có cạnh 12,8m; cao 8,1m. kyd đài bao gồm bốn
cửa :
- Cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ: “ Nghênh Húc ” ( Đón ánh nắng ban mai).
- Cửa hướng Tây: “ Hồi Quang ” ( Ánh nắng phản chiếu ).
- Cửa phía nam: “ Hướng Minh ” ( Hướng về ánh sáng ).
- Cửa Bắc không đề chữ và có hai khẩu đại bác hai bên
Trên đế thứ ba là thân trụ hình bát giác , trên cùng là lầu nóc có cắm cột cờ. Trong thân trụ có cầu thang
với 54 bậc xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Để tạo sự thông thoáng và cho ánh sáng mặt trời lọt vào, mỗi mặt
trên thân cột cờ có đến 4-5 ô hình hoa thị, vị trí cao nhất mỗi mặt có 1 ô hình rẽ quạt. lầu nóc là mổt trụ
bát giác, có nhiều ô cửa quan sát theo tám hướng. Trên đỉnh lầu nóc có chỗ cắm trụ treo cờ. Nếu tính
luôn cả trụ treo cờ thì Kỳ Đài cao trên 41m.
Tháng 8-1945, trên cột đã phấp phới lá cờ đỏ sao vàng. Sau kháng chiến chống Pháp (1954) đến nay, cờ
đỏ sao vàng hiên ngang tung bay trên cột cờ. Thực tế, lịch sử 1000 năm HN trải qua các cuộc chiến tranh
nên các công trình bị phá hoại rất nhiều, di tích kiến trúc xưa còn lại rất ít.
Ngày 10/10/1954, quân đội ta về tiếp quản thủ đô, tại đây, vào lúc 3 giờ chiều đã tổ chức lễ chào cờ hết
sức trọng thể, với sự tham gia của các đơn vị quân đội tiếp quản, cùng hàng vạn nhân dân thủ đô và
đồng bào ngoại thành. Nhìn phía sau kỳ đài về hướng Bắc là Đoan Môn.
Từ sau ngày giải phóng thủ đô đến nay, Kỳ đài được trùng tu hai lần, vào tháng 12/1959 và tháng
11/1989.
• Đoan Môn
Tiếp đến , xin mời quý khách tiếp tục cuộc hành trình thăm cụm di tích Hoàng thành Thăng Long sáng
nay với điểm di tích Đoan Môn- Một trong năm di tích còn lại của thành Hà Nội, nằm trên đường Hoàng
Diệu, quận Ba Đình.Tên gọi Đoan Môn được sử dụng phổ biến trong sách sử xưa nay. Dựa theo kiến trúc
mở 5 cửa ra vào, một số tư liệu thời hậu Lê và thời Nguyễn còn ghi là cửa Nghi Môn. Cửa Đoan Môn
dành riêng để nhà vua qua lại. Trong quy hoạch tổng thể, kinh thành Thăng Long gồm ba vòng thành: La
Thành rộng lớn bao quanh phía ngoài, tiép đến là Hòang Thành, trong cùng là Cấm Thành nơi ở của
Hoàng Đế. Đoan Môn là lần cửa trong cùng dẫn vào cung vua.
Đoan Môn theo chính sử ở triều Nguyễn đã khẳng định là di tích có từ thời Lý. Một số học giả Hà Nội
cũng cho rằng Hai chữ Hán "Đoan Môn" khắc trên biển đá trước cửa Đoan Môn có từ thời Lý.
Ở thời Lê Trung hưng, cửa Đoan Môn đựoc ghi chép nhiều với cả hai tên gọi: Đoan Môn và Ngũ Môn.
14
Căn cứ vào vật liệu xây dựng và kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định di tích Đoan Môn đựoc
xây dựng từ đầu thời Lê và được tu bổ, sưa sang ở thời Nguyễn.
Đoan Môn hiện còn tương đối nguyên vẹn. Di tích nằm ở hướng nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với
Cột cờ Hà Nội. Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ
biến của thời Lê(Thế kỷ XV) và đá cuốn vòm cửa.
Kiến trúc chính của Đoan Môn là kiểu vọng lâu, với ba cửa vòm cuốn. Cửa giữa lớn nhất giành riêng cho
nhà vua, hai bên có bốn cửa nhỏ hơn để các quan và hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm, khi có lệnh
vời hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kính Thiên do hoàng đế tiến hành… Đoan Môn là một kiến trúc
rất quan trọng của kinh thành thuộc thời Lý-Trần-Lê, cả thành Hà Nội và cả khi chỉ còn là một vị trí của
tỉnh thành. Trải qua hơn 1000 năm, nhiều triều đại thay đổi, bao phen bị tàn phá nhưng Đoan Môn luôn
được tu sửa, xây dựng về thế, nguy nga, bao giờ cũng xứng với vị thế quan trọng của mình. Khảo cổ học
xác nhận rằng tìm thấy Đoan Môn là tìm thấy phần trung tâm của cả một đô thành.
Theo các nhà khoa học, căn cứ vào di tích còn lại tới nay, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 và
những bản đồ vẽ lại sau đó, có thể hiểu rằng Đoan Môn là cửa mở ở phía nam Hoàng thành, là cửa chính
của Hoàng Thành và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện Quốc gia quan trọng.
Ngoài những việc hòang đế ra khỏi Hoàng thành thì có kiệu, nghị trượng , bảo vệ rất chu đáo và long
trọng đi theo đường ngự đạo ra cửa giữa Đoan môn, nhiều sự kiện quan trọng cũng đi qua đường ngự
đạo để vào trước thềm rồng cử hành các nghi thức quan trọng.
Đoan môn cũng là cửa để đón người vào hành danh Tiến sĩ. Đoan Môn đã được thành phố Hà Nội trùng
tu lớn nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội. Hơn thế việc trùng tu Đoan Môn kịp mở cửa cùng các
di tích Hậu Lâu, Bắc Môn phục vụ khách thăm quan trong và ngoài
• Điện Kính Thiên
Sau khi chiêm ngưỡng nét cổ kính và vẻ đẹp kiến trúc của Kỳ đài và Bắc Môn, bây giờ xin kính mời Quý
khách theo tôi, chúng ta sẽ tiếp tục chuyến tham quan vào buổi sáng ngày hôm nay bằng việc đi vào
trung tâm của Hoàng thành, thăm nền điện Kính Thiên, là một trong những điện trung tâm và lớn bậc nhất
của Kinh thành Thăng Long buổi xưa.
Từ cổng Đoan Môn, đi theo con đường gạch đá hoa chanh, sẽ dẫn chúng ta đến nền điện Kính Thiên.
Trong quá khứ, điện Kính Thiên được xây dựng tại vị trí trung tâm của thành Thăng Long, là cung điện uy
nghi, tráng lệ và quan trọng bậc nhất của thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội xưa.
Hiện tại, chúng ta đang đứng trước nền điện Kính Thiên, tôi sẽ trình bày qua một vài nét về lịch sử của
cung điện nguy nga bậc nhất trong quá khứ này.
Vào năm 1010, Lý Coong Uẩn cho xây dựng điện Càn Nguyên trên núi Nùng, là nơi hội tụ khí thiêng của
đất trời làm nơi thiết triều. Tương truyền rằng, ở dưới ngọn núi này có một lỗ thông với một cái đầm , nên
núi này có tên “ Long đỗ ” ( Rốn rồng ). Nhưng đến năm 1017, điện Càn Nguyên bị sét đánh làm cho hư
hại.
Đến năm 1028, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng lại các cung điện trung tâm trên nền cũ, có mở rộng
15
thêm và đổi tên “ Thiên An ”. Về sau điện Thiên An lại đổi thành điện Phụng Thiên.
Đầu triều Trần, trên khu đất điện Phụng Thiên, vua Trần cho xây các điện Thiên An, Bát Giác và Diên
Hiền. Ba điện này là nơi vua làm việc, thiết triều và thiết yến bá quan văn võ.
Cuối thời Trần và thời Hồ, do những biến động chính trị, do giặc ngoại xâm, những cung điện trên đều bị
phá hủy.
Đến thời Lê, vua Lê Thái Tổ ( 1428 – 1433 ) đã cho dựng điện Kính Thiên, điện Càn Chánh, Tả Điện, Hữu
Điện và điện Vạn Thọ trên nền điện Càn Nguyên – Thiên An – Phụng Thiên thời Lý – Trần. Điện Kính
Thiên ở giữa Hoàng thành, phía trước có long trì dẫn tới Đoan Môn.
1465, Vua Lê Thánh Tông cho mở rộng quy mô, tu sửa điện Kính Thiên tráng lệ, uy nghi hơn và làm thêm
đôi rồng đá chạm trổ tinh xảo ở hai bên bậc cầu thang lên xuống của cung điện. Rồng đá điện Kính Thiên
là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuất điêu khắc thời Lê sơ.Hai con rồng
mang phong cách rồng triều Lê, có ảnh hưởng phong cách Trung Hoa : Mắt lồi, miệng rộng, sừng nai hai
chạc, tai thú, cổ rắn, vẩy cá chép, chân có 5 móng, bờm lượn ra sau,miệng ngậm hạt ngọc.
Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây
dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài , chính là hai con
rồng được cách điệu hóa. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô
hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.Thông qua tấm ảnh của Thực dân Pháp chụp vào cuối thế kỷ XIX,
chúng ta có thể nhận thấy rằng , Điện Kính Thiên là một công trình có phân lớn kiến trúc bằng gỗ và có
ảnh hưởng bởi yếu tố trung Quốc, xây theo hình chữ Nhị, hai tầng và tám mái. Ở trên đỉnh mái, có hai đôi
“ Rồng chầu nguyệt ”, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào bằng gạch và những sân lớn.
Theo nguồn Tài liệu, khi xem bức ảnh trong cuốn “ Một chiến dịch ở Bắc Kỳ ” của Hocquard, có thể thấy
rằng kiến trúc điện Kính Thiên có nhiều nét giống với kiến trúc điện Thái Hòa ở Kinh thành Huế. Tuy
nhiên, điện Kính Thiên có năm gian, 2 chái trong khi điện Thái Hòa có bảy gian, hai chái.
Năm 1886, thực dân Pháp đã phá bỏ điện Kính Thiên chỉ còn lại nền điện cùng đôi rồng đá và xây dựng
tòa nhà hai tầng , bảy gian làm Sở chỉ huy Pháo binh.Sau tháng 10/1954, khu vực điện Kính Thiên, nhà
con Rồng nói riêng và Thành cổ Hà Nội nói chung là nơi làm việc của Bộ Quốc Phòng. Những di tích cổ
được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo.
• Hậu Lâu
Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của
thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía
bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công
chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc
thành.
3. Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu-"Nơi trung tâm của trung tâm"
Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà
Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê
và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19.
16
Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ nói riêng về bề mặt Lý-Trần ở tầng hai có rất nhiều hiện vật được phát hiện,
như những nền cung điện, có kích thước một chiều hơn 60 mét, chiều kia 27 mét. Có 40 chân cột, rồi cả
giếng cổ, gạch, phù điêu. "Có tượng rồng, phượng mà được các nhà nghiên cứu mỹ thuật khẳng định là
mô típ hoa văn thời Lý. Rồi đến những tầng lớp bên trên, thời Lê, Nguyễn đều tìm được nhiều hiện vật.
Tổng cộng là ba triệu hiện vật. "
Khi tiến hành khai quật ở hố B16 (400m2) thuộc địa điểm dự kiến xây dựng toà nhà Quốc hội mới, nhà
khảo cổ học Bùi Vinh (Viện khảo cổ học) đã phát hiện một toà lâu đài 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp
toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000m2 (hai chiều ngang dọc, mỗi chiều dài trên 30m) thuộc hệ thống
các cung điện Thăng Long xưa.
Theo đánh giá của ông Bùi Vinh thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ
trước đến nay ở VN.Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng
của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần.
Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm
chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến
cho nhiều tầng lớp kiến trúc không thể hiện rõ.
Giai đoạn đầu, tại các hố A1, A1MR, A2, A2MR, A3, A4, A9, A10, A11, A12, A13 trong các lớp đất ở độ
sâu trung bình trên dưới – 1, 50m so với “cốt” cao độ của mặt bậc thềm đá Đoan Môn, (được lấy làm “cốt”
chuẩn 0. 00 cho cả khu vực khai quật) xuất lộ những ô sỏi trộn lẫn đất sét. Sỏi ở đây khá thống nhất về
kích thước, chỉ khoảng bằng hoặc to hơn đầu ngón chân cái, chứng tỏ đã được chọn lọc. Hiện vật thu
được trong các lớp đất này được xác định có niên đại thời Lý. Các ô sỏi này thường có hình gần vuông,
mỗi cạnh khoảng 1, 30m và ăn sâu xuống các lớp dưới, dày trên dưới 1, 00m. Điều này chứng tỏ đây là
các hố đào có chủ đích để đầm - nhồi sỏi cuộn với đất sét. Đáy của các hố sỏi này nằm trong lớp đất
chứa các hiện vật được xác định có niên đại Đinh - Tiền Lê.
Các ô sỏi nói trên xuất hiện trong các hố từ A1 đến A18. Tổng cộng có tất cả 40 ô sỏi, xếp thành 04 hàng
dọc (hai hàng phía đông có 10 ô trong một hàng, hai hàng phía tây mỗi hàng chỉ có 09 ô). Có lẽ đây
chính lá các hố sỏi gia cố dưới các chân tảng đá kê dưới chân các cột. Nói chính xác, theo ngôn ngữ kiến
trúc – xây dựng, đó là các móng trụ. Kết quả đo đạc đã giúp khẳng định đây là phế tích của một kiến trúc
có bộ khung chịu lực bằng gỗ có 04 hàng chân cột. Khoảng cách giữa các cột Quân với các cột Cái là
khoảng 3, 00m. Khoảng cách giữa các cột Cái là khoảng 6, 00m. Từ Bắc xuống Nam đã xác định được
10 vì, nghĩa là ít nhất kiến trúc này có 09 gian. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định về số gian bởi dấu vết của
kiến trúc này còn phát triển kéo dài về phía Bắc, ngoài khu vực khai quật.
Bước gian (khoảng cách giữa hai vì) của kiến trúc này rất lớn, khoảng 5, 80m – 6, 00m. Trên thực tế,
bước gian của các di tích kiến trúc bằng gỗ cổ truyền hiện còn đứng vững trên mặt đất thường nhỏ hơn.
Tuy nhiên, theo PGS. Trần Lâm Biền hai di tích chùa Thầy (Hà Tây) và đền Lê (Thanh Hoá) cũng có
bước gian 6, 00m.
Chưa lý giải được nguyên nhân của sự chênh lệch về số lượng các móng trụ của các hàng móng trụ phía
Tây nhưng ở đây chắc chắn đã có 04 móng trụ sỏi gia cố cho 01 chân tảng cột Cái và 03 chân tảng cột
17
Quân. Khoảng cách giữa hai hàng móng trụ sỏi cuối cùng chỉ là 4, 1m chứng tỏ đây chính là không gian
của chái phía Nam.
Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía Đông khoảng 4, 5m và chạy dài suốt chiều
rộng của “toà nhà nhiều gian” nói trên còn thấy xuất lộ một cống thoát nước được xây-xếp bằng gạch
(hoàn toàn không thấy dấu vết của chất kết dính dạng vôi vữa), lòng cống rộng 0, 17m – sâu 0, 20m.
Ngoài lớp gạch đặt nằm làm đáy, hai bên thành của rãnh thoát nước này được xếp nghiêng hai lớp gạch.
Kích thước trung bình của gạch ở đây là 0, 36m x 0, 20m x 0, 05m). Về phía Đông, sát cạnh cống thoát
nước này là một thềm gạch rộng 0, 76m chạy dọc suốt chiều dài đường cống. Gạch lát thềm là gạch
vuông 0, 38m x 0, 38m x 0, 07m. Có chỗ còn lát lẫn cả gạch in hoa.
Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía tây khoảng 2, 5m cũng xuất lộ một cống thoát
nước khác. Dấu vết của cống phía tây bị đứt quãng ở góc Tây Nam “toà nhà nhiều gian”, khu vực bị mất
04 móng trụ gia cố chân tảng. Gạch xây-xếp cống thoát nước này là loại chuyên dụng, được sản xuất chỉ
để dùng làm cống-rãnh. Các viên dùng lát đáy có mặt cắt hình thang cân (cạnh ngắn 0, 16m - cạnh dài 0,
22m - dầy 0, 08). Những viên dựng hai bên thành có hình bình hành (cạnh ngắn 0, 07m, cạnh dài 2,
44m). Với hình dáng đặc biệt như vậy nên chỉ cần đào rãnh, đặt các viên gạch chuyên dụng này xuống là
thành cống (đáy rộng 0, 22m - miệng rộng 0, 32m – sâu 0, 30m).
Cách tim của các hố sỏi gia cố chân tảng cột Quân phía nam khoảng 4, 5m lại cũng xuất lộ một đoạn
cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng tương tự. Các đoạn cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng phía tây
và phía nam “toà nhà nhiều gian” nếu còn nguyên vẹn sẽ “bắt” vuông góc chái Tây Nam.
Các đường cống này chính là các rãnh thoát nước mưa của “toà nhà nhiều gian”. Các cống này đều
không có nắp để có thể hứng nước mưa rơi thẳng xuống từ hàng ngói lợp cuối cùng của mái (dân gian
thường gọi là giọt gianh). Nghĩa là các rãnh thoát nước mưa này chính là giới hạn của mặt bằng mái. Nói
cách khác, số đo giữa các rãnh thoát nước này cho biết về chiều rộng và chiều dài của công trình kiến
trúc. Khoảng cách từ tim rãnh thoát nước phía Tây đến tim rãnh thoát nước phía Đông là 17, 65m. Đó
chính là kích thước chiều rộng của “toà nhà nhiều gian” này. Chiều dài của kiến trúc này hiện chưa khẳng
định được. Nhưng nếu giả định “toà nhà nhiều gian” có 09 gian thì kích thước này sẽ là khoảng 67m.
Theo số đo, phế tích này cho thấy một công trình kiến trúc to lớn theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên chưa
thể xác định công năng của kiến trúc này. Chỉ biết rằng “toà nhà nhiều gian” này chạy dài theo trục Bắc –
Nam, mở cửa ra cả hai hướng Đông và Tây.
Về phía Tây của toà nhà nhiều gian, cách tim các móng trụ sỏi gia cố hàng chân tảng cột Quân phía tây
4, 90m, đã tìm thấy những móng trụ gia cố chân tảng khác. Vật liệu gia cố có phần đa dạng hơn, ngoài
sỏi (tương tự như sỏi ở các hố đã nêu trên) còn có cả ngói vỡ vụn, được nhồi đầm theo chu kỳ 1 lớp sỏi lại
1 lớp ngói vụn. Hình dạng của các hố đào cũng khác, có hố tròn (đường kính từ 1, 10m đến 1, 30m), có
hố vuông (1, 20m x 1, 20m). Bố cục của các móng trụ chân tảng này khá đặc biệt: 06 trụ móng tròn quây
quanh một số trụ móng ở chính giữa. Khoảng cách trung bình giữa tim của các móng trụ tròn (làm thành
một hình lục giác gần đều) là khoảng 1, 30m. Tim móng trụ vuông trùng với tâm của đường tròn ngoại
18
tiếp hình lục giác, cách tim các móng trụ tròn một khoảng 1, 30m
Các cụm móng trụ gia cố chân tảng này trải dài suốt mặt phía tây của toà nhà nhiều gian. Khoảng cách
giữa các cụm (đếm được tất cả 11 cụm), không thật đều, xê xích từ 8, 00m đến 12, 00m. Theo các nhà
khảo cổ, một cụm móng trụ gia cố chân tảng như vậy là phế tích của một kiểu lầu lục giác nhỏ, được
dựng nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn.
Theo GS. Trần Quốc Vượng, Việt Sử lược có ghi nhận về loại hình kiến trúc này, gọi là các Trà đình.
Trong các hố A19, A20, A20MR và A21 cũng xuất lộ nhiều móng trụ sỏi.
Ngay gần chái phía Nam của toà nhà nhiều gian thuộc phạm vi hố A19 có một số móng chân tảng nhưng
kết quả đo đạc không xác định được thật rõ ràng về kiến trúc từng tồn tại ở đây. Phía Bắc hố A20 xuất lộ
hai hàng móng trụ sỏi gia cố, mỗi hàng 05 móng trụ, khoảng cách giữa tim hai hàng là 3, 40m. Hiện trạng
và số đo cho phép giả định đây là một kiến trúc có hướng chạy dài theo trục Đông - Tây (vuông góc với
toà nhà nhiều gian). Số đo bước gian đo được của kiến trúc này theo chiều từ Đông sang Tây là: 3, 30m -
5, 45m - 5, 30m. Các khoảng cách khác chưa khẳng định được vì một số móng trụ sỏi đã bị mất và vì
kiến trúc này còn tiếp tục kéo dài về phía Đông, ra ngoài khu vực khai quật. Các nhà khảo cổ cho rằng
đây có lẽ là phế tích của một toà nhà có 3 gian hai chái.Ở phía Nam hố A20 đã xuất lộ một cụm phế tích
rõ ràng hơn.
Khác với các phế tích vừa mô tả, cụm phế tích này còn cả chân tảng đá đặt nguyên vị trí (in situ) trên hố
gia cố. Thực tế này đã khẳng định chính xác về công năng của các hố sỏi. Hố gia cố chân tảng ở đây
hình vuông (1, 30m x 1, 30m). Vật liệu gia cố hỗn hợp cả sỏi nhỏ, gạch, đá vụn. Tất cả còn 09 chân tảng,
xếp hành 04 hàng. Theo trục Đông - Tây, các chân tảng cách đều nhau một khoảng 5, 75m.
Các chân tảng đều được làm bằng sa thạch (grès) màu xám. Mặt chân tảng chạm cánh sen mang phong
cách nghệ thuật Lý. Đường kính trong của vành hoa sen này là 0, 49m. Trên mặt nhiều chân tảng còn rất
rõ dấu vết cho biết cột gỗ dựng trên đó có đường kính 0, 43m. Tuy nhiên ở vị trí sẽ đặt xà ngưỡng, mặt
tảng để trơn, không chạm cánh sen. Nối dài hai bên (đông, tây) một số chân tảng cũng còn giữ nguyên
một số viên gạch (0, 38m x 0, 15m x 0, 11m) của hàng gạch đỡ dưới xà ngưỡng. Với dấu vết của các xà
ngưỡng này cho thấy có lẽ đây là hai kiến trúc dạng hành lang, chạy dài theo Đông - Tây. Đặc biệt, cụm
phế tích này còn giữ nguyên vẹn một số đoạn thềm hiên lát gạch ở phía ngoài xà ngưỡng, rộng trên dưới
1, 00m tính từ tim chân tảng. Thềm gạch này được xây xếp bởi 8 hàng gạch (0, 39m x 0, 20m x 0, 05m)
cao hơn mặt sân 0, 36m. Sân gạch chạy giữa hai hành lang này được lát gạch vuông (0, 38m x 0, 38m x
0, 06m).
Theo các nhận định ban đầu cho rằng các phế tích kiến trúc ở phía Bắc khu A là của một tổ hợp kiến trúc
có liên quan mật thiết với nhau, bao gồm: một tòa nhà nhiều gian có chiều rộng 17, 65m, chạy dài ít nhất
09 gian (khoảng 67m) và một dãy các lầu lục giác. Điều đáng quan tâm là sự liên hệ, tiếp nối giữa các
kiến trúc này. Hiện trường còn rất rõ một số mảng nền lát gạch vuông (0, 38m x 0, 38m x 0, 08m), nối liền
từ mép rãnh thoát nước phía Tây tòa nhà nhiều gian với các lầu lục giác.Chiều rộng của nền gạch này đo
được 2, 60m. Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch
chữ nhật (0, 39m x 0, 18m x 0, 06m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác.Căn cứ vào dấu
19
vết của nền lát gạch vuông này, các nhà khảo cổ nhận định khả năng tòa nhà nhiều gian và các lầu lục
giác có cùng một niên đại khởi dựng.
Về niên đại: Để định niên đại cho các dấu tích kiến trúc đã xác định ở khu A, các nhà khảo cổ dùng
phương án đối chiếu và so sánh tổng hợp, kết hợp với việc phân tích địa tầng.
Trước hết các nhà khảo cổ tập trung vào các trụ móng sỏi có chuẩn niên đại tương đối. Như đã trình bày,
ở khu A20 còn có 8 trụ móng sỏi còn nguyên chân tảng đá xếp tại chỗ. Các chân tảng đều bằng đá cát,
các cánh sen thon thả, trau chuốt, đẹp tương tự như chân tảng đá hoa sen thời Lý ở tháp Tường Long
(Hải Phòng) năm 1057, tháp Chương Sơn (Nam Định)... Chiều rộng của nền gạch này đo được 2, 60m.
Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch chữ nhật (0,
39m x 0, 18m x 0, 06m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác.
Đồng thời tại khu vực hố A20 có khá nhiều các di vật lá đề và gốm sứ thời Lý. Các loại gạch có thềm hiên
nhà đều còn nguyên vẹn và dáng hình, sắc màu đều giống hệt như các viên gạch xây các tháp Lý vừa
dẫn. Từ các dẫn liệu trên đây chúng tôi tin rằng đây là dấu tích kiến trúc của thời Lý. Niên đại này được
củng cố khi so sánh mặt bằng của hai kiến trúc này là tương đương với địa tầng chuẩn Lý - Trần ở Đoan
Môn đều ở độ sâu khoảng 2m. Khi đó có các móng trụ có niên đại tương đối ta có thể so sánh tìm hiểu
niên đại của các móng trụ khác. Ta sẽ thấy, móng trụ sỏi ở kiến trúc nhiều gian, ở lầu lục giác giống hệt
về kỹ thuật, vật liệu, kích thước với các trụ móng sỏi Lý ở khu A20.
Về địa tầng các trụ móng đó cùng độ sâu 1, 80m - 2, 20m với các kiến trúc ở A20, tức là đều nằm trong
khoảng niên đại khoảng thời Lý.
Hơn nữa xét về mặt kỹ thuật xây dựng, các móng trụ ở đây cũng đều thuộc kỹ thuật của thời Lý và thời
Trần. Trong thời Lý, kỹ thuật gia cố sỏi đặc biệt thấy rõ ở chùa Lạng (Hưng Yên), tháp Chương Sơn (Nam
Định), tháp Phổ Minh (Nam Định).
Các trụ móng sỏi ở thời Lý thường được gia cố rất chặt chẽ. Điều này khác với các trụ móng sỏi thời muộn
hơn (có thể là thời Lê), có gia cố sỏi nhưng sơ sài hơn rất nhiều và ở độ sâu cao hơn. Nói cách khác các
trụ móng sỏi Lê nằm ở mặt bằng cao hơn mặt bằng Lý - Trần. Hơn nữa, như đã nói trên, phủ trên mặt
bằng của khu vực của các trụ móng thời Lý là một lớp di vật có niên đại Lý nên có thế tin rằng hầu hết các
trụ móng ở đây đều thuộc thời Lý.
Điều này còn được khẳng định thêm khi phát hiện một hồ nước cổ hình chữ nhật phía Nam khu kiến trúc
nhiều gian bị lấp đầy vật liệu Lý, Trần. Điều này chứng tỏ hồ nước này đã bị lấp trong thời Trần. Hồ nước
này đã phá vào móng kiến trúc lầu lục giác và một phần móng trụ của 'kiến trúc nhiều gian. Các nhà khảo
cổ cho rằng hồ này được đào vào đầu thời Trần và bỏ đi vào khoảng cuối thời Trần. Do đó ta cũng thấy
các trụ móng sỏi đã xuất lộ ở cùng mặt bằng đều thuộc thời Lý.
Kiến trúc cổ truyền Việt là các công trình có hệ chịu lực bằng khung gỗ, với cấu kiện cơ bản là hệ thống
cột. Vì vậy, người Việt chỉ chú trọng gia cố nền mà không cần đến móng. Sức nặng của công trình được
phân tán qua hệ cột nên chân các cột đá được gia cố bằng các chân tảng đá có kích thước lớn gấp nhiều
lần đường kính cột.
20
Hiện trạng khảo cổ học (tầng văn hoá, hiện vật) và kết quả khảo sát địa chất khu vực này cho phép
khẳng định có một dòng chảy cổ (theo hướng Bắc - Nam) ở phía Tây các phế tích nói trên. Nền đất tự
nhiên chịu tải kém nên các công trình kiến trúc ở đây đều có hệ thống hố gia cố chân tảng. Đây là một
thành tựu, một tiến bộ kỹ thuật của người Việt trong xây dựng. Với khảo cổ học kiến trúc (hay khảo cổ học
đô thị), các phế tích nói trên còn cung cấp những hiểu biết mới, có tính chất lý thuyết về việc gia cố chân
tảng, về cách thức xác định kích thước - quy mô của một kiến trúc qua các dấu vết của phế tích. Kỹ thuật
này đã được thấy ở cố đô Hoa Lư thời Đinh - Lê. Ở kỹ thuật xây trụ móng được thực hiện bằng các móng
bè bằng gỗ lim cao 5 lớp kết hợp với lớp móng trụ đá ở bên trên. Đến thời Lý và thời Trần, kỹ thuật này
bây giờ xử lý hoàn toàn bằng sỏi và gạch vụn, sành vụn. Móng trụ bằng sỏi thời Lý và thời Trần có quy
mô và chắc chắn nhất trong lịch sử kiến trúc Việt Nam.
Các phế tích kiến trúc ở khu A còn cần được nghiên cứu kỹ hơn. Kiến giải của các nhà khảo cổ về một số
phế tích chỉ là những nhận định ban đầu. Tuy chưa thể khẳng định về quy mô và công năng của tất cả
các công trình nhưng rõ ràng các phế tích này cho thấy một quần thể kiến trúc toà ngang dãy dọc khá
phong phú. Dung mạo của một bộ phận Hoàng Thành Thăng Long xưa đã hiển hiện qua dấu vết vật chất
chứ không chỉ là hình ảnh của sách vở, chữ nghĩa.
Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật
dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy. Những khám phá này đã
thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng
cung Thăng Long qua các triều đại.
Cửa Bắc
Tên Hán Việt là Bắc Môn, là một trong năm cổng của thành Hà Nội thời Nguyễn. Khi Pháp phá thành Hà
Nội chúng giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm
1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần 2
IV. Quảng trường Ba Đình
Rất vui khi được gặp lại quý khách trong chặng tiếp theo của cuộc hành trình!
Kính thưa quý khách, chúng ta vừa trải qua những giây phút thư giãn trong không gian của Phở 24. Tôi hi
vọng mọi người đã có một bữa trưa ngon miệng khi thưởng thức sự tinh túy của ẩm thực thủ đô.
Chúng ta vừa đi qua Hàng Bún, tạm chia tay với phố cổ sầm uất để đến với trái tim của Hà Nội. Con
đường mà xe chúng ta đang đi qua là Quán Thánh. Không phải đơn giản mà con đường này có cái tên
ấy, khu vực này tập trung rất nhiều đền chùa, những di tích mang đậm tính tôn giáo Việt. Quán Thánh có
nghĩa là nơi tụ, mảnh đất của thánh thần. Không thể không nhắc đến đền Quán Thánh- 1 trong Thăng
Long tứ trấn, cụm di tích Hồ Tây… đã tạo ra 1 thương hiệu du lịch của Thủ đô.
Đối với người dân Việt Nam, Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả
nước, mà Hà Nội còn lưu giữ trong mình rất nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa và cách mạng. Chúng ta
đang tiến lại gần với Quảng trường Ba Đình, nơi 63 năm trước đã chứng kiến giờ phút lịch sử trọng đại
21
của dân tộc ngày Tuyên bố độc lập 2-9-1945, nơi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước
mắt chúng ta là Phủ Chủ Tịch, nơi làm việc của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuối
thế kỷ 19, trong quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy khá hoàn chỉnh từ
trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương; ở các kỳ là Thống sứ,
Khâm sứ, Thống đốc; ở các tỉnh là các Công sứ... nhằm phục vụ cho việc cai trị Việt Nam.
Sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã tiến hành xây dựng thành phố Hà Nội mới, xây
dựng các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có trụ sở Phủ toàn quyền Đông Dương, phục vụ cho công
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.Phủ toàn quyền Đông Dương (có tên tiếng Pháp là Gouvernement
Général de L'Indochine) do kiến trúc sư Ch. Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm
1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Có nguồn cho biết người phụ trách xây
dựng phủ là Auguste Henri Vildieu.
Năm 1954, Việt Nam đánh bại Pháp tại chiến dịch Điện Biên Phủ và chuyển chính quyền Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa về Hà Nội. Ngày 3 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh bãi bỏ toàn
bộ các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương và thiết lập một hệ thống cơ quan phục vụ chính phủ
lâm thời Việt Nam tại đây.Tuy nhiên Hồ Chí Minh không sống trong Phủ; ông chỉ tiếp khách tại đây và
sống trong một nhà sàn bên cạnh hồ nước gần đó.Hiện nay tòa nhà này là Phủ Chủ tịch, nơi diễn ra các
hoạt động lễ nghi, đối ngoại trọng đại của Việt Nam. Xung quanh là khu di tích lịch sử; và gần đó có Lăng
Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột. Phủ không mở tự do cho công chúng, tuy nhiên có
thể trả tiền để vào tham quan khu vườn.Hiện nay Phủ Chủ tịch có một phần được tách riêng, đó là Khu di
tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch.
Vâng thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước quảng trường Ba Đình lịch sử. Khu vực trước lăng là
Vườn Hồng, một công viên nhỏ của người dân thủ đô mỗi tối đến xem lễ hạ cờ, nơi đây trồng rất nhiều
hoa đào và hoa hồng, tạo ra một cảnh sắc đẹp cho Lăng Bác suốt bốn mùa trong năm.
Mùa thu Tháng Tám cách đây vừa tròn 63 năm, dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, theo lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn dân tộc ta từ Bắc chí Nam triệu người như một đã nhất tề đứng lên
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn người dân Hà Nội sau
khi tham dự mít tinh ở Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố, đã rầm rập tỏa đi các ngả, chiếm các cơ
quan, công sở của chính quyền bù nhìn thân Nhật, giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân. Sau khi
Cách mạng Tháng Tám thành công trong cả nước, ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, giữa
rừng cờ đỏ sao vàng và giữa rừng người dân Việt Nam vừa mới thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực
dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Thế là từ một khu đất còn trống vắng và hoang sơ của Hà Nội cũ dưới thời Pháp thuộc, sau ngày Tuyên
bố độc lập, Quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử của dân tộc ta và trở thành nơi khai sinh ra nước Việt
Nam mới.
Quảng trường Ba Đình trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn gọi là Quảng trường Tròn (Rond
Point Puginier) hay còn gọi là Quảng trường Puginier - tên một cha cố người Pháp. Đó là một khu đất
22
gồm những bãi đất hoang và hồ ao mới lấp bằng, rộng hàng chục héc-ta cạnh Phủ toàn quyền Pháp. Khu
vực Quảng trường Tròn này trong một thời gian dài hầu như chẳng có gì thay đổi cả. Mặc dù đã hai lần có
hai kiến trúc sư người Pháp là Hebrat và Cerruti đưa ra kế hoạch tổng thể để cải tạo và quy hoạch lại
Quảng trường Tròn. Và sau đó vào năm 1922, rồi năm 1938, phủ Toàn quyền Pháp cũng đã có ý định
quy hoạch lại Quảng trường Tròn. Song không hiểu vì lý do gì mà các dự án cải tạo Quảng trường Tròn
vẫn chỉ nằm trên giấy. Tuy vậy, không phải là không có gì thay đổi. Vào năm 1930, người Pháp cũng đã
cho xây dựng một công trình ở mé Quảng trường Tròn (đầu đường Cột Cờ ngày nay), đó là Nha Tài chính
và Trước bạ. Ngôi nhà xây khá đẹp, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Cerruti và do Hãng Aviat
thầu và thi công. Người Pháp cũng đã dự kiến làm một công viên lớn thuộc khu đất của Quảng trường
Tròn và đường Hoàng Diệu. Con đường dự kiến đó trên bản đồ mang tên Rue Paul Dounmer (tên một
Toàn quyền Pháp ở Đông Dương), sau Cách mạng Tháng Tám đổi thành phố Nguyễn Lâm. Như vậy là
trong nửa đầu thế kỷ XX, Quảng trường Tròn này chưa có gì đáng chú ý lắm, chung quanh còn có nhiều
bãi rộng đầy cát sỏi, hầu như không có cây cối, là những khoảng đất chờ được xây dựng.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, các tên phố phường và
vườn hoa, công viên ở Hà Nội cũng có nhiều sự thay đổi. Quảng trường Tròn được gọi là Vườn hoa Ba
Đình. Sở dĩ gọi là Vườn hoa Ba Đình hay Quảng trường Ba Đình là để tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa chống
Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX do Đinh Công Tráng lãnh đạo. Có phải ngẫu nhiên hay
không mà Ban Tổ chức buổi lễ Tuyên bố độc lập và giới thiệu Chính phủ lâm thời lại chọn Quảng trường
Ba Đình, tức là dẫn nó đến một sứ mệnh huy hoàng, làm cho nó trở thành một trong những địa danh lịch
sử quan trọng của đất nước? Theo yêu cầu của Chính phủ lâm thời hồi đó, Ban tổ chức buổi lễ Tuyên bố
độc lập (do mấy người trong Ban Văn hóa cứu quốc phụ trách - Trưởng ban là Phạm Văn Khoa, kiến trúc
sư Ngô Huy Huỳnh và họa sĩ Nguyễn Đinh Hàm) đi tìm một địa điểm rộng đủ cho một cuộc mít tinh lớn có
thể tập trung được mấy chục vạn người. Ban đầu những người trong Ban tổ chức định chọn khu Quần
Ngựa hoặc Đông Dương học xá, song lại thấy nó quá xa trung tâm Thành phố. Còn địa điểm trung tâm là
Quảng trường Nhà hát Lớn thì lại quá chật chội. Vì vậy cuối cùng, Ban tổ chức đã quyết định chọn Quảng
trường Ba Đình, tuy rằng lúc này xung quanh đó còn những địa điểm như Phủ Toàn quyền, Thành Hà
Nội... vẫn còn những lực lượng thù địch chiếm đóng. Buổi lễ trọng đại ngày 2-9-1945, giữa Quảng trường
Ba Đình, Ban tổ chức đặt một bục gỗ cao, chung quanh quấn vải, dán khẩu hiệu, trên bục có cột cờ. Giữa
trời nắng chang chang tháng tám (ta), khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên phát biểu phải có người đứng sau che
ô.
Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947 - 1954), Phủ Toàn quyền Pháp đã đổi tên Vườn hoa Ba Đình
thành Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, khi bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô, Dinh Toàn quyền cũ cạnh
Quảng trường Ba Đình trở thành Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình là nơi thường xuyên có những cuộc
mít tinh lớn trong các ngày kỷ niệm lịch sử, hoặc để tiếp đón và chào mừng các phái đoàn quốc tế đến
thăm Việt Nam. Vài năm sau, phía bên kia của Quảng trường, Chính phủ ta đã cho xây dựng Hội trường
Quốc hội (nay là Hội trường Ba Đình) và cạnh đó sau này là Đài tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ
quốc.
23
Ngày 2-9-1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Quảng trường Ba Đình cũng là nơi chứng kiến Lễ truy điệu
Người. Sau đó không lâu, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chọn Quảng trường Ba Đình làm nơi xây
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người, một công trình
kiến trúc lịch sử nữa cũng được ra đời bên cạnh Quảng trường Ba Đình, đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Công trình này cũng góp phần làm cho quần thể kiến trúc khu Lăng thêm hoàn chỉnh. Như vậy là Quảng
trường Ba Đình, trước đó đã có sẵn giá trị là một địa điểm vinh quang, sau hơn nửa thế kỷ đã có thêm Hội
trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng mang tên Người, rồi Đài Tưởng niệm các liệt sĩ
cùng nhiều di tích lịch sử và cách mạng khác đã và đang trở thành một cái tên quen thuộc và thiêng liêng,
một niềm tự hào không chỉ của người dân Thủ đô, mà còn là niềm tự hào và vinh quang chung cho nhân
dân cả nước.
V) V¨n MiÕu - Quèc Tö Gi¸m
Kính thưa quý khách, điểm đến tiếp theo trong chuyến du lịch đầy ý nghĩa “Hà Nội - những dấu ấn vàng
son” của chúng ta hôm nay sẽ là Văn Miếu Quốc Tử Giám – Nơi thờ Khổng Tử, trường Đại học đầu tiên
của Việt Nam.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại la, lập lên kinh đô Thăng Long - đế đô muôn
đời.
Để xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ và hưng thịnh cần phải có hệ thống triết học làm nền tảng, một thể
chế tổ chức xã hội vững mạnh và một nền giáo dục tiên tiến để đào tạo nhân tài cho đất nước.
Đáp ứng nhu cầu đó, nhà Lý đã chọn Nho giáo, một học thuyết chính trị, đạo đức đã ra đời trước thời đó
hơn 1500 năm, đã góp phần to lớn tạo lập nên nước Trung Hoa trật tự, kỷ cương với nền văn hoá phát
triển rực rỡ và đã được du nhập vào nước ta từ lâu.
Sự kiện mở đầu cho quá trình lựa chọn đó được trịnh trọng ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư :“Năm Canh
Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ hai (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng Tám, dựng Văn Miếu, đắp
tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng Thất Thập Nhị hiền, bốn mùa cúng tế. hoàng Thái Tử
đến học ở đó”. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài và năm 1076 vua Lý Nhân Tông đã cho
lập Quốc Tử Giám – Ban đầu đây là trường học dành riêng cho con em trong hoàng tộc, con em các vị
đại thần quan lại trong triều đình, sau mới mở rộng đến đến các tầng lớp nhân dân bên ngoài.
Trước khi vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, chúng ta hãy cùng dừng lại bên tấm bia nhỏ, tuy nhỏ
nhưng nó ghi lại một tập tục rất giàu ý nghĩa: “Cả hai tấm bia đều mang hai chữ “Hạ Mã” và được đặt ở
trong toà miếu này. Trước tiên, tấm bia khẳng định: Chỗ này là cột mốc đánh dấu từ đây trở đi chúng ta
có địa giới, có giới hạn của một vùng đất thiêng rất đáng quý trọng. Thứ hai, đặt ra một yêu cầu đối với
mọi người về việc bày tỏ tấm lòng tôn kính của mình với nơi thiêng liêng này và sự nể trọng của mình đối
với nơi trung tâm của Hà Nội – Thăng Long nghìn năm văn hiến. “Hạ mã” tức là dù quyền cao chức trọng
đến đâu, cao sang đến đâu, khi cưỡi ngựa qua đây thì đều phải xuống ngựa.
24
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLnbthoai
 
Bài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdf
Bài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdfBài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdf
Bài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdfThaoNguyenPhan7
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnLacVietTravel
 
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch nataliej4
 
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệmBài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptxBài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptxHUYphm25567
 
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha TrangBáo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trangluanvantrust
 
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịchBài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịchduanesrt
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...
Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...
Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...duanesrt
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHChau Duong
 
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịchBài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịchduanesrt
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòngluanvantrust
 
saigontourist
saigontouristsaigontourist
saigontouristHuy Vu
 

Mais procurados (20)

Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCL
 
Bài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdf
Bài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdfBài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdf
Bài giảng Du lịch bền vững - ĐH Thương Mại_1118630.pdf
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bản
 
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
 
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệmBài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
 
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptxBài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
 
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha TrangBáo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
 
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịchBài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
Bài 7: Hỗ trợ điểm đến du lịch
 
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAYĐề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...
Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...
Bài 9: Thực hành tốt du lịch có trách nhiệm đối với các điểm di sản văn hóa t...
 
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịchBài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
Bài 4: Sử dụng lao động có trách nhiệm trong du lịch
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải PhòngChính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
 
saigontourist
saigontouristsaigontourist
saigontourist
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Hanoitourist introduction
Hanoitourist introductionHanoitourist introduction
Hanoitourist introduction
 

Destaque

Thuyết minh cắm hoa
Thuyết minh cắm hoaThuyết minh cắm hoa
Thuyết minh cắm hoaDương Tú
 
Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhĐức Lê Anh
 
Bài thuyết trình về trại
Bài thuyết trình về trạiBài thuyết trình về trại
Bài thuyết trình về trạiQuynh Danh
 
Bài thuyết trình đlcm của đcsvn
Bài thuyết trình đlcm của đcsvnBài thuyết trình đlcm của đcsvn
Bài thuyết trình đlcm của đcsvnHao Pham
 
Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03
Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03
Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03xuandongpro
 
Hoi trai truyen thong 26 3
Hoi trai truyen thong 26 3Hoi trai truyen thong 26 3
Hoi trai truyen thong 26 3xuandongpro
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclKelsi Luist
 
Tải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cách
Tải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cáchTải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cách
Tải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cáchTrực Quan
 
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpTài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpThanh Hải
 
Tải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòa
Tải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòaTải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòa
Tải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòaTrực Quan
 
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4 Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4 Jackson Linh
 

Destaque (11)

Thuyết minh cắm hoa
Thuyết minh cắm hoaThuyết minh cắm hoa
Thuyết minh cắm hoa
 
Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trình
 
Bài thuyết trình về trại
Bài thuyết trình về trạiBài thuyết trình về trại
Bài thuyết trình về trại
 
Bài thuyết trình đlcm của đcsvn
Bài thuyết trình đlcm của đcsvnBài thuyết trình đlcm của đcsvn
Bài thuyết trình đlcm của đcsvn
 
Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03
Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03
Dien Van Khai Mac Hoi Trai 26 03
 
Hoi trai truyen thong 26 3
Hoi trai truyen thong 26 3Hoi trai truyen thong 26 3
Hoi trai truyen thong 26 3
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 
Tải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cách
Tải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cáchTải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cách
Tải miễn phí 50 slide mẫu Kinh Doanh Phát Triển đẹp phong cách
 
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpTài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
 
Tải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòa
Tải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòaTải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòa
Tải miễn phí 28 slide PowerPoint mẫu Hồ Sơ Công Ty đẹp hài hòa
 
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4 Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
 

Semelhante a Bài thuyết minh city tour hà nội

MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfjackjohn45
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnVo Hieu Nghia
 
Du lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài Gòn
Du lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài GònDu lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài Gòn
Du lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài GònCông ty du lịch lữ hành Saoviettravel
 
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptxTuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptxWendyWilliams978623
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giangAnh Tuan
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thươngKelsi Luist
 
Người Việt chinh phục đại dương
Người Việt chinh phục đại dươngNgười Việt chinh phục đại dương
Người Việt chinh phục đại dươngMinh Thắng Trần
 
Hà tĩnh hà nội
Hà tĩnh   hà nộiHà tĩnh   hà nội
Hà tĩnh hà nội3T_Beta
 
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014toixedich
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfLuanvan84
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn baKelsi Luist
 
Đêm trắng cầu Long Biên
Đêm trắng cầu Long BiênĐêm trắng cầu Long Biên
Đêm trắng cầu Long BiênTùng Phạm
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnPham Long
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
DU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHDU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHCsRed
 

Semelhante a Bài thuyết minh city tour hà nội (20)

MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhn
 
Du lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài Gòn
Du lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài GònDu lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài Gòn
Du lich Tết 2021 - Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình - Sapa 5n4d giá tốt từ Sài Gòn
 
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptxTuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
Thuet trinh
Thuet trinhThuet trinh
Thuet trinh
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
 
Hanoi.pptx
Hanoi.pptxHanoi.pptx
Hanoi.pptx
 
Người Việt chinh phục đại dương
Người Việt chinh phục đại dươngNgười Việt chinh phục đại dương
Người Việt chinh phục đại dương
 
Hà tĩnh hà nội
Hà tĩnh   hà nộiHà tĩnh   hà nội
Hà tĩnh hà nội
 
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdf
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
 
Đêm trắng cầu Long Biên
Đêm trắng cầu Long BiênĐêm trắng cầu Long Biên
Đêm trắng cầu Long Biên
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
DU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHDU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANH
 

Mais de phamtruongtimeline

Tongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docTongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docphamtruongtimeline
 
Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch
Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệchNhững địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch
Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệchphamtruongtimeline
 
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)phamtruongtimeline
 
Vietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazineVietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazinephamtruongtimeline
 

Mais de phamtruongtimeline (7)

Tongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docTongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.doc
 
Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch
Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệchNhững địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch
Những địa danh việt nam bị thay đổi và sai lệch
 
Lich su giai thoai
Lich su   giai thoaiLich su   giai thoai
Lich su giai thoai
 
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
Le hoi truyen thong viet nam(tap 1)
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Bản thuyết minh về sapa
Bản thuyết minh về sapaBản thuyết minh về sapa
Bản thuyết minh về sapa
 
Vietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazineVietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazine
 

Bài thuyết minh city tour hà nội

  • 1. Bài thuyết minh city tour Hà Nội ,Mục lục Lời mở đầu I. Hồ Gươm ( Vũ Thị Ngọc Yến ) II. Phố cổ Hà Nội ( Ngô Thị Quỳnh Trang ) III. Thành cổ Hà Nội ( Đỗ Thị Thu Trang- Phạm Diệu Thùy- Nguyễn Thanh Tú ) IV. Quảng trường Ba Đình ( Hoàng Anh Thơ ) V. Văn miếu Quốc Tử Giám ( Trương Thị Tú- Định Thị Vân- Tống Thị Xuân ) Tài liệu tham khảo Lời mở đầu Hà Nội nơi hội tụ ngàn năm văn hiến - trái tim của cả nước - niềm tin và hy vọng. Thủ đô Hà Nội xuất hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào năm 1010 với tên gọi Thăng Long mang ý nghĩa “Rồng bay lên”, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, mở đầu cho một giai đoạn phát triển của đất nước. Với gần 1000 năm tuổi nên có rất nhiều chùa chiền và thắng cảnh cổ kính thiêng liêng. Hà Nội cũng là mảnh đất anh dũng và hào hùng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống Pháp và chống Mỹ. Hà Nội cũng là thành phố có vẻ đẹp kiến trúc cổ điển kiểu Pháp, hiện đại kiểu Mỹ. Chính vì vậy mà công ty Viettravel chúng tôi xin được đưa ra tour du lịch mang tên: Hà Nội những dấu ấn vàng son với những điểm du lịch mà chúng tôi lấy làm điểm nhấn: Hồ Gươm( dấu ấn của lịch sử và truyền thuyết), phố cổ Hà Nội( dấu ấn của mảnh đất kinh kì sầm uất, phồn hoa và đô hội), Hoàng Thành Thăng Long( dấu ấn của lịch sử các triều đại và cung đình), Quảng trường Ba Đình( dấu ấn của cách mạng và danh nhân) và cuối cùng là Văn Miếu Quốc Tử Giám( mang dấu ấn của văn hóa). Tôi hi vọng khi hòa mình vào chương trình này quý khách sẽ cảm thấy bổ ích và lý thú. Cung đường Tour: Bãi đỗ◊Từ khách sạn Mã Mây( nhà cổ◊ Hàng Bạc ◊ Đinh Lễ ◊ Cầu Gỗ ◊xe Hồ Hoàn Kiếm( Gần Hàm cá mập) Đểm đỗ xe ô tô◊ Lương Văn Can ◊ Hàng Cân ◊ Lãn Ông ◊ Hàng Buồm ◊87) Lê◊ Phan◊ Hoàng Diệu( Hoàng Thành Thăng Long) ◊ Điện Biên Phủ ◊ Tràng Thi ◊Thái Tổ Quán Thánh◊ Hàng Bún ◊ xe đón Khách tại quán ăn ◊Đình Phùng( Đi bộ ra Phở 24) ◊ Văn Miếu ◊ Nguyễn Thái Học ◊ Chu Văn An ◊ Hùng Vương( Quảng trường Ba Đình) ◊ kết thúc tour trở về vp Cty◊Quốc Tử Giám( Khu di tích Văn Miếu) Chương trình du lịch Hà Nội những dấu ấn vàng son Sáng: 7h30 Xe ô tô đón quý khách tại khách sạn khởi hành thăm quan khu vực hồ Hoàn Kiếm 8h30 thăm khu phố cổ Hà Nội ( 36 phố phường xưa và nay), phương tiện di chuyển là bằng xích lô. Quý khách sẽ được đến với kiến trúc của nhà cổ 87 Mã Mây. 9h30 Xe ôtô sẽ tiếp tục đưa quý khách đến thăm cum di tích Thành cổ Hà Nội trên đường Hoàng Diệu 1
  • 2. 11h30 Ăn trưa tại nhà hàng Phở 24 Chiều: 13h00 Tiếp tục thăm Quảng trường Ba Đình lịch sử- nơi đã gắn liền với dấu mốc vàng son của cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Hành trình tiếp theo sẽ đưa quý khách tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam). Tại Văn Miếu quý khách sẽ được thưởng thức chương trình âm nhạc do dàn nhạc dân tộc tại di tích biểu diễn. Kết thúc tour thăm quan, xe trả quý khách tại văn phòng công ty. GIÁ CHO 01 KHÁCH DU LỊCH : 28USD/ 1 khách GIÁ VÉ BAO GỒM 1. Vận chuyển: Xe đời mới có máy lạnh (đưa đón tham quan theo chương trình) Phí thuê xe xích lô trong phố cổ 2. Ăn trưa tại nhà hàng trong phố cổ Hà nội 3. Hướng dẫn viên thuyết minh trong suốt hành trình 4. Vé Tham quan: Khách được trả tiền vé vào cửa các thắng cảnh GIÁ KHÔNG BAO GỒM Đồ uống, bảo hiểm du lịch, các chi phí ngoài chương trình. GHI CHÚ: . Trẻ em 1 - 4 tuổi: miễn phí; 5 - 10 tuổi: tính ½ suất . Quý khách ăn mặc lịch sự khi tham gia tour I. Hồ Gươm Xin chào quý khách đã đến với Thủ đô Hà Nội! Chúng tôi vui mừng được đón quý khách tham gia chương trình du lịch văn hóa mang tên “Hà Nội, những dấu ấn vàng son”. Trước hết tôi xin trân trọng nói lời cảm ơn tới tất cả quý vị đã có mặt tại đây. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Ngọc Yến – hướng dẫn viên của công ty du lịch 13C. Như trưởng đoàn đã giới thiệu tới quý khách ở trên. Điểm du lịch đầu tiên của chúng ta ngày hôm nay là thắng cảnh Hồ Gươm! Thưa quý khách,biết đến Thủ đô thân yêu của chúng ta có thể nhắc đến Chùa Một Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc- tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc, hay Khuê Văn Các- viên ngọc Minh châu kết tinh của một nền khoa bảng ngàn đời… Nhưng chúng ta nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả, nằm trong lòng Hà Nội, thành phố nhân văn, thành phố vì hòa bình, thành phố ngàn năm văn hiến. Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình, Nghiên Bút nhắc đến nền văn vật. Chỉ với hai biểu tượng đó, Kiếm Hồ đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi! Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn nơi đây là điểm đầu tiên cho chương trình vô cùng ý nghĩa này. Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng của Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội! Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây có thể nhìn bao quát hồ, ngắm 2
  • 3. tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ. Trước khi giới thiệu về hồ Gươm, xin mời quý khách hướng ra mặt hồ ngay sau mình và tôi xin tặng quý khách một đoạn thơ trong bài “Lại về” của cố thi sĩ Tố Hữu: Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ. Hồn Nước – là tâm hồn đất nước, là linh hồn của đất nước cũng có nghĩa là cái truyền thống, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Và hồ Gươm - theo tác giả - chính là cái hình hài vật chất của cái hồn Nước từ nghìn thu xưa lưu lại, để chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc mình. Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươn là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra. Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới có khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thủa xa xưa do hồ có màu nước quanh năm xanh nên còn có tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua có bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Hà Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua dong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một nên hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”. Truyền thuyết còn có một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu tượng của Lửa. nhúng gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa. Vâng thưa quý khách, có lẽ chưa ở nơi đâu như mảnh đất này lại được xây dựng trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quện suốt chiều dài lịch sử. Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền! Thưa quý khách, hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng có lúc hồ có tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm 3
  • 4. có kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần. Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân. Ngày nay hồ Gươm xanh tươi quanh năm với hàng cây được trồng quanh bờ hồ, đã có thi sỹ ví hồ Gươm như sóng mắt biếc và hàng cây xanh như hàng mi của hồ Gươm- hàng mi của đôi mắt người thiếu nữ? Chắc quý khách đang ngắm nhìn tháp rùa ở phía xa giữa hồ? Vâng thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Hà Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa có huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Hà Nội. Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa! Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng có thể thấy, tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, có ba tầng và một đỉnh. Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều có những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài có 3 cửa, mặt chiểu rộng có 2 cửa, tổng cộng bên ngoài có 10 cửa. Bên trong tháp tầng 1 còn được phân ra làm ba gian và có 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng một có 14 cửa. Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn. Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức. trên tường mặt phía Đông có ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa. Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không có gì đáng kể, cũng đã là mtj bộ phận hữu cơ cảu hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Hà Nội. Thưa quý khách, ngoài Quy Sơn có Tháp Rùa, hồ Gươm còn có một núi nữa đó là Ngọc Sơn, nói đến Hồ Gươm, nói đến Tháp Rùa thì không thể không nhắc đến Đền Ngọc Sơn. Vâng, thưa quý khách, quý khách có thể dễ dàng nhận ra rất gần bên trái trước mặt của chúng ta là hai chữ Ngọc Sơn được viết sơn màu đỏ trên tấm bình phong của Đền quay mặt phía chúng ta. Cũng thật khó khi đứng xa mà miêu tả quần thể kiến trúc vừa có ý nghĩa sâu xa, vừa có cấu tạo đẹp đẽ này! Tôi xin được giới thiệu đôi nét nổi bật nhất về quần thể đền Ngọc Sơn 4
  • 5. Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc, giữa sóng hồ. đảo có tên là Ngọc vì theo truyền thuyết có tiên xuống tắm. sau này được gọi là Ngọc Sơn vào thời Trần. Ở đây vốn có ngôi đền thờ những liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Đền lâu ngày tự đổ. Đến thời Lê Chiêu Thống, có nhà nho tên là Tín Trai xây ngôi chùa đặt tên là chùa Ngọc Sơn. Sau này thời Nguyễn, năm vua Thiệu Trị thứ ba chùa được nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền Tam Thánh thờ Văn Xương Đế Quân và gọi là Đền Ngọc Sơn như bây giờ. Năm Tự Đức, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền, kiến trúc ngày nay còn lại chủ yếu là từ lần trùng tu lớn này! II.Phố Cổ Hà Nội Xin kính chào quý khách, tiếp theo tôi xin được giới thiệu cho quý khách về phố cổ Hà Nội. Trước tiên, tôi xin tự giới thiệu tôi là Ngô Thị Quỳnh Trang, đến từ công ty du lịch Việt Travel. Vừa rồi,quý khách đã được thăm quan Hồ Gươm, sau đây chúng ta tiếp tục hành trình với khu vực phố cổ Hà Nội. Kính chúc quý khách co những giây phút thú vị, ý nghĩa và bổ ích trong hành trình tiếp theo của chuyến thăm quan khu vực phố cổ. Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau: Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay, Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang, Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng, Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông, Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè, Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre, Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà, Quanh đi đến phố hàng Da, Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh. Phồn hoa thứ nhất Long thành, Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền. Thưa quý khách, khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một 5
  • 6. khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý - Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, ... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch... * Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc. * Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa... * Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. 6
  • 7. * Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào) * Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm * Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề "ve chai", chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác) * Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây... * Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà * Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ... Khác với nhà cổ Hội An- loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ, nhà cổ Hà Nội chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ 18 - 19, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ 20, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt. Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán. * Đình: mỗi phố nghề thường có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở khu này đặc biệt là tầng dưới vẫn làm cửa hàng cho thuê, tầng trên mới làm nơi thờ cúng. Qua thời gian, các đình bị lấn chiếm nhiều, rất khó tìm ra dấu. * Đền: tương tự như đình, nhiều đền cũng chỉ đặt trên tầng, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa, * Chùa: trong khu phố cổ còn một số ngôi chùa, tuy đã bị lấn chiếm nhiều: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam. * Hội quán: khi người Hoa đến buôn bán, đã lập ra hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến. Tại khu vực khu phố cổ xưa kia có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng), ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn. Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời 7
  • 8. sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè. Sau đây, chúng ta se đi vào thăm quan khu vực phố cổ. Quý khách sẽ đi xích lô vòng qua các con phố cổ và tới thăm ngôi nhà cổ 87 Mã Mây. Xin mời quý khách…. Như đã giới thiệu với quý khách ở trên, khu Phố cổ Hà Nội được hình thành và phát triển theo sự phát triển của kinh kỳ Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Khu Phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và mang tính đặc trưng cho riêng Hà Nội. Xen lẫn với các công trình tôn giáo, lịch sử, văn hóav.v. là các công trình kiến trúc nhà ở. Những công trình kiến trúc nhà ở chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dựa trên cơ sở nền móng được hình thành từ những thế kỷ trước. Đó là những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống, nhà hình ống và có nhiều lớp nhà; giữa các lớp nhà có sân để lấy ánh sáng và không khí, đây cũng là nơi bày cây cảnh, uống nước, ngắm trăng. Kết cấu chủ yếu chủ yếu của công trình là gỗ, mái lợp ngói với hệ thống vì kèo gỗ và có nhiều hoạ tiết trang trí. Nhìn vào những ngôi nhà ở này ta vẫn dễ dàng nhận thấy là những ngôi nhà ba hoặc năm gian đã có biến đổi đi, được bố trí thành nhiều lớp cách nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc sống một gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công chuyên nghiệp. Do yêu cầu về việc buôn bán ở thành thị nên việc mở cửa hàng để bán hàng ở những nhà có mặt cửa hàng rộng quay ra phố là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Vì vậy, đại đa số các nhà chỉ có bề ngang từ 2m đến 6m, tức là bằng bề rộng một gian trong ngôi nhà 3 hoặc 5 gian khi xưa, nhưng lại được phát triển mạnh theo chiều sâu mà vẫn dùng kết cấu mái cũ của nhà dân gian nên không gian mái sẽ lớn và để tận dụng người ta thường làm thêm những gác lửng leo lên bằng cách để lỗ sàn và gác một cầu thang một vế với độ dốc 70° đến 75° làm bằng gỗ. Gác lửng để chứa hàng dự trữ hay kê giường ngủ nên có độ cao không quá 2, 2m. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo chiều cao nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta thấy có những nhà chiều ngang chỉ một vài mét nhưng làm cao đến 2, 3 tầng và có chiều sâu đến vài chục mét. Chính vì vậy mà nó được gọi với cái tên là “nhà hình ống”. Kiểu kiến trúc đó nhằm đảm bảo thông gió và lấy sáng tốt cho các buồng - phòng, lớp trong cùng tiếp xúc với sân bếp, khu vệ sinh và chỗ ở của người giúp việc gia đình. Quan hệ nội bộ các phòng đều là quan hệ xuyên phòng, lợi dụng khoảng không kê đồ sát một mặt tường dọc làm lối đi. Nhu cầu ở của người dân lúc đó còn đơn giản, họ chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày nay vì vậy việc xuyên suốt từ không gian phòng này tới phòng khác là đặc trưng nổi bật không gian nhà ở trong khu 36 phố phường. Để thích nghi với cuộc sống gia đình có vợ buôn bán hoặc chồng làm thợ thủ công, người ta vẩy thêm một mái đua ra phố dùng làm cửa hàng buôn bán. Có thể thấy ở đây không gian sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủ công đan xen dưới cùng một mái nhà cùng với không gian ở. Phù hợp với tập quán của người dân là: ở + sản xuất + kinh doanh buôn bán nhỏ. Các giai đoạn hình thành và phát triển kiểu nhà ở kiêm bán hàng trong khu Phố cổ Hà Nội (khu “36 phố 8
  • 9. phường”): - Nhà xây trước năm 1890 : Là loại nhà ở cổ truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội, loại này có đặc điểm chung sau: Đây là loại nhà hình ống, phát triển theo chiều sâu, tường nhà nọ liền kề với tường nhà kia. Mặt tiền hướng ra phố bề ngang chỉ khoảng 2 mét đến 5 mét và sâu từ 20 mét đến 60 mét. Bên trong nhà có các sân trong để lấy ánh sáng thông thoáng. Số sân phục thuộc vào chiều sâu nhà thường có phổ biến từ 1 đến 2 sân trong. Hình dáng kiến trúc phổ biến là nhà lợp mái.? hai đầu đỉnh mái ngói của ngôi nhà là hai khối nhô lên hình chữ nhật, xây bằng gạch gọi là trụ đấu mái. Tường giữa mái nhà nọ với nhà kia xây gạch cao lên 1, 0 mét đến 1, 5 mét hình tam cấp để chống cháy lan, chống thấm cho tường, nhà loại cổ nhất đa phần có 1 tầng, hoặc 1 tầng có gác xép nhỏ ở trên để làm kho chứa hàng. Tường ngoài gác xép thường bịt đặc hoặc có lỗ hoa để thông thoáng lấy ánh sáng. - Nhà xây từ 1890 - 1930 : Đến cuối thế kỷ 19, lịch sử Việt Nam đã có những biến đổi rõ rệt và mạnh mẽ. Nhưng trong khu Phố cổ Hà Nội nhà cửa vẫn còn đủ sức tồn tại, thường của những thương nhân. Như vậy những ngôi nhà xây trước 1890 có thể coi là nhà cổ truyền. Nhìn chung những ngôi nhà này được xây dựng vuông góc với đường phố. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta và Hà Nội được chọn là trung tâm kinh tế chính trị cho toàn bộ Đông Nam Á. Khu 36 phố phường được mở rộng như một trung tâm buôn bán, do vậy loại nhà có cửa hàng được phổ biến rộng rãi, bắt đầu ở khu Phố cổ, phần lớn là nhà 2 tầng (trong đó 1 tầng dành riêng cho cửa hàng). Trong nhóm này, một đặc điểm đặc trưng nhất là các cầu thang bằng gỗ hay gạch cổ thay cho những thang gỗ di động trước kia. Một số ngôi nhà sử dụng gạch đúc sẵn. Đôi khi bê tông được dùng cho mái chảy, không gian cổ truyền là như trước nhưng kỹ thuật xây dựng tiên tiến hơn. - Nhà xây từ 1931 - 1954 : Những phương thức xây dựng nhà truyền thống vẫn tương tự như trước,. -Nhà xây từ 1955 - 1975 : Do ảnh hưởng của chiến tranh, nhà cửa thời gian này không được phát triển. Vật liệu vẫn là vật liệu cổ truyền như trước. -Nhà xây từ sau năm 1975 : Là những nhà có hình thức kiến trúc cổ truyền được xây dựng, cải tạo theo hình thức kiến trúc hiện đại trung bình là 2 tầng với sàn bê tông và bất cứ nơi nào có thể với những góc mái đua thêm để tăng diện tích ở. Những cửa ván gỗ thay bằng cửa sắt kéo. Kỹ thuật đá rửa, gạch ốp lát và kính được sử dụng rộng rãi đôi khi không phù hợp vớikhông gian cảnh quan kiến trúc truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngôi nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội đã bị biến đổi nên số lượng còn lại không nhiều, nhiều nhà đã thay đổi hình thức mặt tiền tuy nhiên kết cấu mặt bằng và 9
  • 10. công năng các nếp nhà vẫn cơ bản được gìn giữ. Một trong 14 ngôi nhà (theo số liệu thống kê điều tra về giá trị kiến trúc năm 2001) có giá trị được bảo tồn toàn bộ về mặt giá trị kiến trúc ở phố Mã Mây là ngôi nhà số 87. Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX theo kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam với chức năng sử dụng để ở và bán hàng Gia chủ nhà 87 Mã Mây trước năm 1945 ở đây và bán hàng gạo, sau năm 1945 đã bán lại cho một gia đình người Hoa ở và bán thuốc Bắc. Năm 1954, gia đình người Hoa di cư vào Nam, để lại ngôi nhà dưới sự quản lý của nhà nước. Năm 1954, Sở Nhà đất bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống tại ngôi nhà này. Ngôi nhà đã được cải tạo làm thí điểm năm 1999 với sự hợp tác giữa thành phố Hà nội (Việt nam) và thành phố Toulouse (CH Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà nội”. Hiện nay, thuộc sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội là ngôi nhà mẫu của ngôi nhà truyền thống trong khu Phố cổ Hà Nội được bảo tồn tốt. Nhà 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống của khu Phố cổ Hà Nội - nhà hình ống, có những đặc điểm kiến trúc của nhà xây dựng thời kỳ năm 1890. Ngôi nhà có diện tích là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố ; có chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Vì vậy hình thức của miếng đất là "nở hậu", mảnh đất "nở hậu" như vậy sẽ mang lại phúc lộc về hậu vận. Mặt bằng có cơ cấu không gian kiến trúc kiểu nhà truyền thống phố cổ Hà Nội, đó là : Nhà 1 - Sân 1 - Nhà 2 -Sân 2- Bếp - Nhà 3 (vệ sinh, kho) Như vậy không gian kiến trúc của ngôi nhà được phân chia bởi từng lớp nhà và sân: - Lớp nhà ngoài (lớp nhà 1): tầng 1 để bán hàng, tầng 2 gian tiếp khách và gian thờ. - Lớp nhà trong (lớp nhà 2): tầng 1 gồm nơi cất giữ hàng hoá và nơi dành cho người giúp việc; tầng 2 là phòng ngủ của chủ nhà với hiên trước có mái là nơi ngồi uống trà hay chơi cờ tướng của gia chủ và hiên sau là sân phơi thuốc bắc. Hai lớp nhà này được cách nhau bằng sân rộng để lấy ánh sáng và thông thoáng cho toàn bộ ngôi nhà.? sân thứ nhất (sân 1, được gọi là sân khô), gia chủ trang trí bằng các chậu cây cảnh bonsai để mang thêm nét thiên nhiên vào không gian nhà. Sân thứ 2; một phần có mái che là nơi nấu nướng (bếp), phần còn lại của sân là bể chứa nước mưa và sân để giặt giũ (được gọi là sân nước). - Lớp nhà trong cùng (lớp nhà 3) là khu phụ gồm vệ sinh và kho. Với cách bài trí không gian như vậy ngôi nhà hình ống này có điều kiện tiện nghi rất tốt về thông gió và lấy sáng. Đây là 1 trong những ưu điểm lớn trong việc bố cục không gian nhà ở truyền thống Việt Nam nói chung và của phố cổ Hà Nội nói riêng trong việc thích nghi và phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. * Kết cấu chịu lực chính là gỗ, gồm hệ thống cột gỗ và dầm gỗ, vì kèo gỗ tạo. Tường bao là tường gạch 10
  • 11. với kỹ thuật xây dựng truyền thống (gạch đặc đúc thủ công xây bằng vữa vôi: vôi và cát, không sử dụng xi măng). Hệ thống kết cấu mái là hệ thống vì kèo gỗ theo kiểu nhà dân gian truyền thống (chồng rường). Mái dốc 2 phía được lợp bằng ngói ta, 2 lớp ngói: lớp ngói lót là ngói chiếu và lớp ngói trên là ngói mũi hài. * Các chi tiết kiến trúc của ngôi nhà rất đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống phố cổ Hà nội được chú ý đến đầu tiên là mặt đứng chính với hình thức đối xứng, cửa đi chính ở giữa (cửa tâm) và 2 bên là cửa sổ rộng làm nơi bán hàng. Cửa sổ rộng giáp mặt phố là cửa lùa bằng gỗ ván đặc theo chiều đứng tháo ra được; còn các cửa đi là cửa bức bàn có ngõng cửa có then cài. Cửa đi tầng 2 lớp nhà 2 được thiết kế theo kiểu cửa thượng song hạ bản có trang trí hình khắc gỗ tứ quý. Phía trên cửa đi và cửa bán hàng là phần ô cửa thông thoáng trang trí bằng các con tiện gỗ chạy suốt mặt tiền. Vì vậy khi phần cửa dưới được đóng toàn bộ thì phần cửa thoáng trên chính là để lấy sáng và thông gió cho toàn nhà. Trên tầng 2 có 2 cửa số nhỏ đối xứng. Lan can cầu thang cũng được trang trí bằng con tiện gỗ hình thức giống như con tiện ở ô thoáng mặt tiền. Các lan can ngoài trời được xây bằng trụ gạch và trang trí bằng gạch men hình hoa chanh trạm thuỷ. Mái hiên trước phòng ngủ tầng 2 có kết cấu vì mái hình thức vì vỏ cua theo kiến trúc của Trung Quốc. Ở 2 đầu đỉnh mái ngói có hai khối nhô lên hình chữ nhật xây bằng gạch là trụ đấu mái. Tường hồi giáp với 2 nhà liền kề xây cao 1m dật tam cấp để trang trí, giảm chiều cao cũng như để chống cháy lan và chống thấm. Từ bờ nóc mái tới trụ đấu mái, tường giật cấp đều trang trí gờ chỉ. *Phần nội thất của ngôi nhà được bài trí bởi đồ gỗ cổ đặc biệt là phòng khách và phòng ngủ. Với ý nghĩa phòng khách là nơi trang trọng nên gia chủ đã đặt bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối và bộ trường kỷ tiếp khách; trên tường treo bộ tứ quý khắc gỗ. Phòng ngủ cũng được bài trí một cách cẩn thận, gọn gàng để tiết kiệm diện tích với bộ sập gụ, tủ chè và 1 bộ bàn ghế để gia chủ uống nước, ăn và tiếp khách thân thiết. Phía trước và phía sau phòng ngủ có hiên và sân trời là nơi gia chủ ngồi uống trà hay chơi cờ tướng. *Về trang trí nghệ thuật kiến trúc: Trang trí nghệ thuật nhà 87 Mã Mây tập trung chính trên vì vỏ cua hiên khối nhà 2 tầng. Đề tài trang trí là các văn thực vật được chạm nổi khối, mềm mại, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra nghệ thuật trang trí còn được thể hiện trên diềm mái và hệ thống cửa bức bàn. Đây là di tích kiến trúc dân dụng nên các hiện vật có trong di tích là đồ gia dụng trong ngôi nhà, đặc biệt là các hoành phi câu đối ở gian thờ và các đồ nội thất bằng gỗ lim. Thưa quý khách, ngôi nhà mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật to lớn. Về lịch sử, nó đánh dấu sự hình thành lịch sử kiến trúc của khu Phố cổ Hà Nội. Xét về không gian đo thị và quần thể kiến trúc, ngôi nhà 87 Mã Mây có bố cục không gian đặc trưng cho kiến trúc nhà ở kiêm bán hàng được xây dựng đầu thế kỷ XIX. Với kiểu nhà bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục là nhà hình ống, chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió và lấy sáng tự nhiên bằng các sân trời. Mặt tiền được trang trí bằng các con tiện gỗ và các chi tiết kiến trúc đặc trưng của nhà ở thời kỳ bấy giờ như cửa lùa gỗ, cửa tâm, tường hồi xây giật tam cấp, trụ đấu mái xây bằng gạch, chi tiết 11
  • 12. trang trí diềm mái, v.v... Cùng với nhà số 87, các ngôi nhà khác được xây dựng với cấu trúc không gian của nhà hình ống trong phố Mã Mây đã tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo cho không gian kiến trúc cuả phố cổ Hà Nội. Về kỹ thuật xây dựng, nó đã thể hiện được kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng nhà truyền thống Phố cổ Hà Nội. Đó là nghệ thuật xây dựng cổ truyền với các hệ vì kèo gỗ trang trí trạm khắc, kỹ thuật xây tường gạch chịu lực, hệ thống sàn vỉa gạch trên dầm gỗ (lát sàn gạch trên dầm gỗ). Có thể nói, giá trị về phương pháp xây dựng ở giai đoạn lịch sử này đã được gìn giữ cùng với hình thức kiến trúc đã được sáng tạo ra trên cốt cách của kỹ thuật truyền thống đã được sử dụng. Như quý khách đã thấy, hiện nay ngôi nhà là nơi tham quan giới thiệu kiến trúc truyền thống Phố cổ Hà Nội. Năm 1999, triển lãm giới thiệu về kiến trúc- văn hóa- xã hội của thành phố Toulouse (CH Pháp). Năm 2000, tổ chức triễn lãm “Hà Nội xưa và nay” do Bộ Văn hóa tổ chức kết hợp với Ban quản lý Phố cổ Hà Nội. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm về kiến trúc, văn hoá cũng như các cuộc hội thảo nhỏ trong nước và nước ngoài. Bây giờ xin mời quý khách tự do thăm quan ngôi nhà, và chụp những bức ảnh lưu niệm. Sau 15’, chúng ta se ra xe xích lô, dạo vòng quanh khu phố cổ và ra điểm đỗ ô tô tiếp tục chuyến thăm quan III. Thành Cổ Hà Nội 1. Giới thiệu chung Xin kính chào các vị khách quí. Tôi là hướng dẫn viên Nguyễn Thanh Tú,tôi rất vinh dự được là người đồng hành cùng quí khách ngày hôm nay. Vâng,quí khách đã được tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp rất thơ mộng của Hồ Gươm, cũng như phần nào hiểu được giá trị văn hóa lịch sử lâu đời qua các di tích. Người Hà Nội có câu: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Hà Nội của ta,thủ đô yêu dấu,một thời đạn bom,1thời hòa bình” Hà Nội đẹp không chỉ bởi cành mà Hà Nội còn mang trong mình những câu chuyện lịch sử. Và để quí khách hiểu rõ hơn về 1 thời kỳ vàng son của Kinh thành xưa kia, chúng ta sẽ cùng đến thăm Hoàng Thành Thăng Long. Chút nữa đây thôi, tôi sẽ giới thiệu cho quí khách về Hoàng Thành.Còn bây giờ, chúng ta,cùng ngắm lại Hồ Gươm trong 1buổi sáng đẹp trời như ngày hôm nay. Bên tay phải của quí vị là ANZ Bank, nếu quí vị nào có nhu cầu giao dịch tiền tệ,thì đây là một địa chỉ cho quí vị. Chúng ta sẽ đi khoảng 2 con phố nữa là sẽ tới Hoàng Thành…Quí vị đã được biết,Hà Nội là những dấu ấn vàng son, chính vì vậy 1nhà thơ nổi tiếng của chúng tôi đã viết: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” Đường bàn cờ dọc ngang nơi Long Thành xưa kia,suốt đêm ngày rộn rịp ngựa xe của các ông hoàng bà chúa hay những xe tứ mã của các vương công quốc thích. Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà Hoàng thành hoa lệ,với những cung điện nguy nga,những lầu son gác tía,những bệ ngọc hành cung huy hoàng . Theo tài liệu lịch sử thì mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là 12
  • 13. Thăng Long, đồng thời cho xây một kinh thành tại đây. Thành Thăng Long có cấu trúc tam trùng thành quách, bao gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng có tên là Kinh thành, được đắp bằng đất, là nơi dân cư sinh sống với các ngành nghề thủ công và hoạt động thương nghiệp và còn là nơi bảo vệ vành ngoài. Tiếp theo là Hoàng thành hay khu triều chính. Đây là nơi ở và làm việc của các quan lại cao cấp trong triều đình. Lớp cuối cùng là Tử Cấm thành - nơi dành cho vua, hoàng hậu và cung tần mỹ nữ ở. Tử Cấm thành có nhiều tên gọi khác nhau qua các triều đại: Cung thành (thời nhà Lý), Long Phượng thành (thời nhà Trần) và Cấm thành (thời nhà Hậu Lê). Hai lớp tường thành bên trong được xây bằng gạch. Các tường thành liên hệ với nhau bằng các cửa ô. Tử Cấm thành nối với Hoàng thành duy nhất bằng cửa Đoan Môn. Hoàng thành nối với Kinh thành bằng rất nhiều cửa, nhưng hiện nay chỉ còn lại cửa Bắc Môn. Ô Quan chưởng là cửa ô còn sót lại hiện nay thuộc mạng lưới các cửa ô liên hệ giữa Kinh thành và Hoàng thành. Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt. Cuối triều Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy. Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại bị lũ xâm lược Nguyên - Mông dày xéo, tàn phá. Sau khi đánh đuổi giặc Minh năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh... Tất nhiên,qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long - Hà Nội không còn nguyên vẹn như ngày xưa nữa,những những di tích hiện tại mà chúng ta lát nữa sẽ tham quan,cũng đủ để chứng tỏ đó là một trung tâm quyền lực chính trị cổ, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình trao đổi những giá trị nhân loại. Vâng,kính thưa quí khách,chúng ta đang đứng trước di tích Đoan Môn. Ngay bây giờ quí khách sẽ bắt đầu tham quan cụm di tích Thành cổ Hà Nội. 2. Cột cờ Hà Nội – Đoan Môn – Điện Kính Thiên- Hậu Lâu • Kỳ Đài Điểm tham quan đầu tiên thuộc cụm di tích Thành cổ Hà nội sẽ là Kì Đài hay còn gọi là Cột cờ Hà Nội. Xưa kia, Cột Cờ và Cửa Bắc được coi như vị trí đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của trục chính tâm, trục thần đạo, trục thiêng không chỉ của thành Hà Nội mà còn của cấm thành Thăng Long xưa. Ngày nay, cột cờ Hà Nôi nằm ở đường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, trong khuôn viên bảo tàng lịch sử Quân Sự. Sử sách kể lại rằng, sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ cho xây thành Thăng Long trên vị trí của thành Đại la. Đến năm 1805, sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên ngôi, mở đầu nhà Nguyễn, vua Gia Long cho xây dựng kinh đô ở Huế, phá bỏ thành Thăng Long và cho xây dựng lại theo kiến trúc Vauban của Pháp. Với kiến trúc này, thành được xây có nhiều góc tạo thành Pháo đài ( hỏa lâu ) liên kết với nhau. Trên nóc các cổng thành có lầu canh ( thú lâu ) do một số cơ binh thay nhau canh gác ngày đêm. Năm 1812, vua Gia Long cho xây Kỳ Đài. Hiện nay, dưới chân Kỳ Đài có trưng bày các khẩu pháo thuộc thế kỷ XIX. Cột cờ Hà Nội xây dựng năm 1805, là một trong 3 cột cờ của nước ta được xây dựng từ thế kỷ 19 (Hà Nội, Huế, Gia Định) nhưng nay cột cờ thành Gia Định đã bị mất tích, chỉ còn cột cờ Hà Nội và Huế. Cột cờ Hà Nội từng chứng kiến cuộc đấu tranh anh dũng của quân ta chống thực dân Pháp với sự kiện tử tiết 13
  • 14. của Nguyễn Tri Phương (1800-1873) và sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu (1820-1882). Sau cách mạng, Cột Cờ được xây dựng vào năm 1812, đời Vua Gia Long. Đây là công trình cao nhất ở Hà Nội thời bấy giờ. Năm 1882, sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, quân đội Pháp đã xây thêm một cái chóp mái ở trên đỉnh, biến phần nở rộng thành một căn phòng làm trạm thu phát để liên lạc truyền tin đến các tòa thành lân cận như Bắc Ninh (cách 30km), Sơn Tây (cách 40km). Kì đài cao hơn 40m, gồm ba tầng đế vuông và một thân cột. Các tầng đế có dạng hình chop cụt chồng lên nhau, nhỏ dần, xung quanh xây ốp gạch. Tầng thứ nhất có cạnh 42,5m; có hai cầu thang gạch dẫn lên. Tầng thứ hai có cạnh 27m; cao 3,7m. Tầng thứ ba có cạnh 12,8m; cao 8,1m. kyd đài bao gồm bốn cửa : - Cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ: “ Nghênh Húc ” ( Đón ánh nắng ban mai). - Cửa hướng Tây: “ Hồi Quang ” ( Ánh nắng phản chiếu ). - Cửa phía nam: “ Hướng Minh ” ( Hướng về ánh sáng ). - Cửa Bắc không đề chữ và có hai khẩu đại bác hai bên Trên đế thứ ba là thân trụ hình bát giác , trên cùng là lầu nóc có cắm cột cờ. Trong thân trụ có cầu thang với 54 bậc xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Để tạo sự thông thoáng và cho ánh sáng mặt trời lọt vào, mỗi mặt trên thân cột cờ có đến 4-5 ô hình hoa thị, vị trí cao nhất mỗi mặt có 1 ô hình rẽ quạt. lầu nóc là mổt trụ bát giác, có nhiều ô cửa quan sát theo tám hướng. Trên đỉnh lầu nóc có chỗ cắm trụ treo cờ. Nếu tính luôn cả trụ treo cờ thì Kỳ Đài cao trên 41m. Tháng 8-1945, trên cột đã phấp phới lá cờ đỏ sao vàng. Sau kháng chiến chống Pháp (1954) đến nay, cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay trên cột cờ. Thực tế, lịch sử 1000 năm HN trải qua các cuộc chiến tranh nên các công trình bị phá hoại rất nhiều, di tích kiến trúc xưa còn lại rất ít. Ngày 10/10/1954, quân đội ta về tiếp quản thủ đô, tại đây, vào lúc 3 giờ chiều đã tổ chức lễ chào cờ hết sức trọng thể, với sự tham gia của các đơn vị quân đội tiếp quản, cùng hàng vạn nhân dân thủ đô và đồng bào ngoại thành. Nhìn phía sau kỳ đài về hướng Bắc là Đoan Môn. Từ sau ngày giải phóng thủ đô đến nay, Kỳ đài được trùng tu hai lần, vào tháng 12/1959 và tháng 11/1989. • Đoan Môn Tiếp đến , xin mời quý khách tiếp tục cuộc hành trình thăm cụm di tích Hoàng thành Thăng Long sáng nay với điểm di tích Đoan Môn- Một trong năm di tích còn lại của thành Hà Nội, nằm trên đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.Tên gọi Đoan Môn được sử dụng phổ biến trong sách sử xưa nay. Dựa theo kiến trúc mở 5 cửa ra vào, một số tư liệu thời hậu Lê và thời Nguyễn còn ghi là cửa Nghi Môn. Cửa Đoan Môn dành riêng để nhà vua qua lại. Trong quy hoạch tổng thể, kinh thành Thăng Long gồm ba vòng thành: La Thành rộng lớn bao quanh phía ngoài, tiép đến là Hòang Thành, trong cùng là Cấm Thành nơi ở của Hoàng Đế. Đoan Môn là lần cửa trong cùng dẫn vào cung vua. Đoan Môn theo chính sử ở triều Nguyễn đã khẳng định là di tích có từ thời Lý. Một số học giả Hà Nội cũng cho rằng Hai chữ Hán "Đoan Môn" khắc trên biển đá trước cửa Đoan Môn có từ thời Lý. Ở thời Lê Trung hưng, cửa Đoan Môn đựoc ghi chép nhiều với cả hai tên gọi: Đoan Môn và Ngũ Môn. 14
  • 15. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định di tích Đoan Môn đựoc xây dựng từ đầu thời Lê và được tu bổ, sưa sang ở thời Nguyễn. Đoan Môn hiện còn tương đối nguyên vẹn. Di tích nằm ở hướng nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội. Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê(Thế kỷ XV) và đá cuốn vòm cửa. Kiến trúc chính của Đoan Môn là kiểu vọng lâu, với ba cửa vòm cuốn. Cửa giữa lớn nhất giành riêng cho nhà vua, hai bên có bốn cửa nhỏ hơn để các quan và hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm, khi có lệnh vời hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kính Thiên do hoàng đế tiến hành… Đoan Môn là một kiến trúc rất quan trọng của kinh thành thuộc thời Lý-Trần-Lê, cả thành Hà Nội và cả khi chỉ còn là một vị trí của tỉnh thành. Trải qua hơn 1000 năm, nhiều triều đại thay đổi, bao phen bị tàn phá nhưng Đoan Môn luôn được tu sửa, xây dựng về thế, nguy nga, bao giờ cũng xứng với vị thế quan trọng của mình. Khảo cổ học xác nhận rằng tìm thấy Đoan Môn là tìm thấy phần trung tâm của cả một đô thành. Theo các nhà khoa học, căn cứ vào di tích còn lại tới nay, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 và những bản đồ vẽ lại sau đó, có thể hiểu rằng Đoan Môn là cửa mở ở phía nam Hoàng thành, là cửa chính của Hoàng Thành và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện Quốc gia quan trọng. Ngoài những việc hòang đế ra khỏi Hoàng thành thì có kiệu, nghị trượng , bảo vệ rất chu đáo và long trọng đi theo đường ngự đạo ra cửa giữa Đoan môn, nhiều sự kiện quan trọng cũng đi qua đường ngự đạo để vào trước thềm rồng cử hành các nghi thức quan trọng. Đoan môn cũng là cửa để đón người vào hành danh Tiến sĩ. Đoan Môn đã được thành phố Hà Nội trùng tu lớn nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội. Hơn thế việc trùng tu Đoan Môn kịp mở cửa cùng các di tích Hậu Lâu, Bắc Môn phục vụ khách thăm quan trong và ngoài • Điện Kính Thiên Sau khi chiêm ngưỡng nét cổ kính và vẻ đẹp kiến trúc của Kỳ đài và Bắc Môn, bây giờ xin kính mời Quý khách theo tôi, chúng ta sẽ tiếp tục chuyến tham quan vào buổi sáng ngày hôm nay bằng việc đi vào trung tâm của Hoàng thành, thăm nền điện Kính Thiên, là một trong những điện trung tâm và lớn bậc nhất của Kinh thành Thăng Long buổi xưa. Từ cổng Đoan Môn, đi theo con đường gạch đá hoa chanh, sẽ dẫn chúng ta đến nền điện Kính Thiên. Trong quá khứ, điện Kính Thiên được xây dựng tại vị trí trung tâm của thành Thăng Long, là cung điện uy nghi, tráng lệ và quan trọng bậc nhất của thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội xưa. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước nền điện Kính Thiên, tôi sẽ trình bày qua một vài nét về lịch sử của cung điện nguy nga bậc nhất trong quá khứ này. Vào năm 1010, Lý Coong Uẩn cho xây dựng điện Càn Nguyên trên núi Nùng, là nơi hội tụ khí thiêng của đất trời làm nơi thiết triều. Tương truyền rằng, ở dưới ngọn núi này có một lỗ thông với một cái đầm , nên núi này có tên “ Long đỗ ” ( Rốn rồng ). Nhưng đến năm 1017, điện Càn Nguyên bị sét đánh làm cho hư hại. Đến năm 1028, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng lại các cung điện trung tâm trên nền cũ, có mở rộng 15
  • 16. thêm và đổi tên “ Thiên An ”. Về sau điện Thiên An lại đổi thành điện Phụng Thiên. Đầu triều Trần, trên khu đất điện Phụng Thiên, vua Trần cho xây các điện Thiên An, Bát Giác và Diên Hiền. Ba điện này là nơi vua làm việc, thiết triều và thiết yến bá quan văn võ. Cuối thời Trần và thời Hồ, do những biến động chính trị, do giặc ngoại xâm, những cung điện trên đều bị phá hủy. Đến thời Lê, vua Lê Thái Tổ ( 1428 – 1433 ) đã cho dựng điện Kính Thiên, điện Càn Chánh, Tả Điện, Hữu Điện và điện Vạn Thọ trên nền điện Càn Nguyên – Thiên An – Phụng Thiên thời Lý – Trần. Điện Kính Thiên ở giữa Hoàng thành, phía trước có long trì dẫn tới Đoan Môn. 1465, Vua Lê Thánh Tông cho mở rộng quy mô, tu sửa điện Kính Thiên tráng lệ, uy nghi hơn và làm thêm đôi rồng đá chạm trổ tinh xảo ở hai bên bậc cầu thang lên xuống của cung điện. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuất điêu khắc thời Lê sơ.Hai con rồng mang phong cách rồng triều Lê, có ảnh hưởng phong cách Trung Hoa : Mắt lồi, miệng rộng, sừng nai hai chạc, tai thú, cổ rắn, vẩy cá chép, chân có 5 móng, bờm lượn ra sau,miệng ngậm hạt ngọc. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Hai bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài , chính là hai con rồng được cách điệu hóa. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.Thông qua tấm ảnh của Thực dân Pháp chụp vào cuối thế kỷ XIX, chúng ta có thể nhận thấy rằng , Điện Kính Thiên là một công trình có phân lớn kiến trúc bằng gỗ và có ảnh hưởng bởi yếu tố trung Quốc, xây theo hình chữ Nhị, hai tầng và tám mái. Ở trên đỉnh mái, có hai đôi “ Rồng chầu nguyệt ”, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào bằng gạch và những sân lớn. Theo nguồn Tài liệu, khi xem bức ảnh trong cuốn “ Một chiến dịch ở Bắc Kỳ ” của Hocquard, có thể thấy rằng kiến trúc điện Kính Thiên có nhiều nét giống với kiến trúc điện Thái Hòa ở Kinh thành Huế. Tuy nhiên, điện Kính Thiên có năm gian, 2 chái trong khi điện Thái Hòa có bảy gian, hai chái. Năm 1886, thực dân Pháp đã phá bỏ điện Kính Thiên chỉ còn lại nền điện cùng đôi rồng đá và xây dựng tòa nhà hai tầng , bảy gian làm Sở chỉ huy Pháo binh.Sau tháng 10/1954, khu vực điện Kính Thiên, nhà con Rồng nói riêng và Thành cổ Hà Nội nói chung là nơi làm việc của Bộ Quốc Phòng. Những di tích cổ được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo. • Hậu Lâu Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau), hoặc là lầu Công chúa do cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. 3. Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu-"Nơi trung tâm của trung tâm" Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19. 16
  • 17. Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ nói riêng về bề mặt Lý-Trần ở tầng hai có rất nhiều hiện vật được phát hiện, như những nền cung điện, có kích thước một chiều hơn 60 mét, chiều kia 27 mét. Có 40 chân cột, rồi cả giếng cổ, gạch, phù điêu. "Có tượng rồng, phượng mà được các nhà nghiên cứu mỹ thuật khẳng định là mô típ hoa văn thời Lý. Rồi đến những tầng lớp bên trên, thời Lê, Nguyễn đều tìm được nhiều hiện vật. Tổng cộng là ba triệu hiện vật. " Khi tiến hành khai quật ở hố B16 (400m2) thuộc địa điểm dự kiến xây dựng toà nhà Quốc hội mới, nhà khảo cổ học Bùi Vinh (Viện khảo cổ học) đã phát hiện một toà lâu đài 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000m2 (hai chiều ngang dọc, mỗi chiều dài trên 30m) thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa. Theo đánh giá của ông Bùi Vinh thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ trước đến nay ở VN.Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần. Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến cho nhiều tầng lớp kiến trúc không thể hiện rõ. Giai đoạn đầu, tại các hố A1, A1MR, A2, A2MR, A3, A4, A9, A10, A11, A12, A13 trong các lớp đất ở độ sâu trung bình trên dưới – 1, 50m so với “cốt” cao độ của mặt bậc thềm đá Đoan Môn, (được lấy làm “cốt” chuẩn 0. 00 cho cả khu vực khai quật) xuất lộ những ô sỏi trộn lẫn đất sét. Sỏi ở đây khá thống nhất về kích thước, chỉ khoảng bằng hoặc to hơn đầu ngón chân cái, chứng tỏ đã được chọn lọc. Hiện vật thu được trong các lớp đất này được xác định có niên đại thời Lý. Các ô sỏi này thường có hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 1, 30m và ăn sâu xuống các lớp dưới, dày trên dưới 1, 00m. Điều này chứng tỏ đây là các hố đào có chủ đích để đầm - nhồi sỏi cuộn với đất sét. Đáy của các hố sỏi này nằm trong lớp đất chứa các hiện vật được xác định có niên đại Đinh - Tiền Lê. Các ô sỏi nói trên xuất hiện trong các hố từ A1 đến A18. Tổng cộng có tất cả 40 ô sỏi, xếp thành 04 hàng dọc (hai hàng phía đông có 10 ô trong một hàng, hai hàng phía tây mỗi hàng chỉ có 09 ô). Có lẽ đây chính lá các hố sỏi gia cố dưới các chân tảng đá kê dưới chân các cột. Nói chính xác, theo ngôn ngữ kiến trúc – xây dựng, đó là các móng trụ. Kết quả đo đạc đã giúp khẳng định đây là phế tích của một kiến trúc có bộ khung chịu lực bằng gỗ có 04 hàng chân cột. Khoảng cách giữa các cột Quân với các cột Cái là khoảng 3, 00m. Khoảng cách giữa các cột Cái là khoảng 6, 00m. Từ Bắc xuống Nam đã xác định được 10 vì, nghĩa là ít nhất kiến trúc này có 09 gian. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định về số gian bởi dấu vết của kiến trúc này còn phát triển kéo dài về phía Bắc, ngoài khu vực khai quật. Bước gian (khoảng cách giữa hai vì) của kiến trúc này rất lớn, khoảng 5, 80m – 6, 00m. Trên thực tế, bước gian của các di tích kiến trúc bằng gỗ cổ truyền hiện còn đứng vững trên mặt đất thường nhỏ hơn. Tuy nhiên, theo PGS. Trần Lâm Biền hai di tích chùa Thầy (Hà Tây) và đền Lê (Thanh Hoá) cũng có bước gian 6, 00m. Chưa lý giải được nguyên nhân của sự chênh lệch về số lượng các móng trụ của các hàng móng trụ phía Tây nhưng ở đây chắc chắn đã có 04 móng trụ sỏi gia cố cho 01 chân tảng cột Cái và 03 chân tảng cột 17
  • 18. Quân. Khoảng cách giữa hai hàng móng trụ sỏi cuối cùng chỉ là 4, 1m chứng tỏ đây chính là không gian của chái phía Nam. Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía Đông khoảng 4, 5m và chạy dài suốt chiều rộng của “toà nhà nhiều gian” nói trên còn thấy xuất lộ một cống thoát nước được xây-xếp bằng gạch (hoàn toàn không thấy dấu vết của chất kết dính dạng vôi vữa), lòng cống rộng 0, 17m – sâu 0, 20m. Ngoài lớp gạch đặt nằm làm đáy, hai bên thành của rãnh thoát nước này được xếp nghiêng hai lớp gạch. Kích thước trung bình của gạch ở đây là 0, 36m x 0, 20m x 0, 05m). Về phía Đông, sát cạnh cống thoát nước này là một thềm gạch rộng 0, 76m chạy dọc suốt chiều dài đường cống. Gạch lát thềm là gạch vuông 0, 38m x 0, 38m x 0, 07m. Có chỗ còn lát lẫn cả gạch in hoa. Cách tim của các móng trụ gia cố chân tảng cột Quân phía tây khoảng 2, 5m cũng xuất lộ một cống thoát nước khác. Dấu vết của cống phía tây bị đứt quãng ở góc Tây Nam “toà nhà nhiều gian”, khu vực bị mất 04 móng trụ gia cố chân tảng. Gạch xây-xếp cống thoát nước này là loại chuyên dụng, được sản xuất chỉ để dùng làm cống-rãnh. Các viên dùng lát đáy có mặt cắt hình thang cân (cạnh ngắn 0, 16m - cạnh dài 0, 22m - dầy 0, 08). Những viên dựng hai bên thành có hình bình hành (cạnh ngắn 0, 07m, cạnh dài 2, 44m). Với hình dáng đặc biệt như vậy nên chỉ cần đào rãnh, đặt các viên gạch chuyên dụng này xuống là thành cống (đáy rộng 0, 22m - miệng rộng 0, 32m – sâu 0, 30m). Cách tim của các hố sỏi gia cố chân tảng cột Quân phía nam khoảng 4, 5m lại cũng xuất lộ một đoạn cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng tương tự. Các đoạn cống xây xếp bằng gạch chuyên dụng phía tây và phía nam “toà nhà nhiều gian” nếu còn nguyên vẹn sẽ “bắt” vuông góc chái Tây Nam. Các đường cống này chính là các rãnh thoát nước mưa của “toà nhà nhiều gian”. Các cống này đều không có nắp để có thể hứng nước mưa rơi thẳng xuống từ hàng ngói lợp cuối cùng của mái (dân gian thường gọi là giọt gianh). Nghĩa là các rãnh thoát nước mưa này chính là giới hạn của mặt bằng mái. Nói cách khác, số đo giữa các rãnh thoát nước này cho biết về chiều rộng và chiều dài của công trình kiến trúc. Khoảng cách từ tim rãnh thoát nước phía Tây đến tim rãnh thoát nước phía Đông là 17, 65m. Đó chính là kích thước chiều rộng của “toà nhà nhiều gian” này. Chiều dài của kiến trúc này hiện chưa khẳng định được. Nhưng nếu giả định “toà nhà nhiều gian” có 09 gian thì kích thước này sẽ là khoảng 67m. Theo số đo, phế tích này cho thấy một công trình kiến trúc to lớn theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên chưa thể xác định công năng của kiến trúc này. Chỉ biết rằng “toà nhà nhiều gian” này chạy dài theo trục Bắc – Nam, mở cửa ra cả hai hướng Đông và Tây. Về phía Tây của toà nhà nhiều gian, cách tim các móng trụ sỏi gia cố hàng chân tảng cột Quân phía tây 4, 90m, đã tìm thấy những móng trụ gia cố chân tảng khác. Vật liệu gia cố có phần đa dạng hơn, ngoài sỏi (tương tự như sỏi ở các hố đã nêu trên) còn có cả ngói vỡ vụn, được nhồi đầm theo chu kỳ 1 lớp sỏi lại 1 lớp ngói vụn. Hình dạng của các hố đào cũng khác, có hố tròn (đường kính từ 1, 10m đến 1, 30m), có hố vuông (1, 20m x 1, 20m). Bố cục của các móng trụ chân tảng này khá đặc biệt: 06 trụ móng tròn quây quanh một số trụ móng ở chính giữa. Khoảng cách trung bình giữa tim của các móng trụ tròn (làm thành một hình lục giác gần đều) là khoảng 1, 30m. Tim móng trụ vuông trùng với tâm của đường tròn ngoại 18
  • 19. tiếp hình lục giác, cách tim các móng trụ tròn một khoảng 1, 30m Các cụm móng trụ gia cố chân tảng này trải dài suốt mặt phía tây của toà nhà nhiều gian. Khoảng cách giữa các cụm (đếm được tất cả 11 cụm), không thật đều, xê xích từ 8, 00m đến 12, 00m. Theo các nhà khảo cổ, một cụm móng trụ gia cố chân tảng như vậy là phế tích của một kiểu lầu lục giác nhỏ, được dựng nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn. Theo GS. Trần Quốc Vượng, Việt Sử lược có ghi nhận về loại hình kiến trúc này, gọi là các Trà đình. Trong các hố A19, A20, A20MR và A21 cũng xuất lộ nhiều móng trụ sỏi. Ngay gần chái phía Nam của toà nhà nhiều gian thuộc phạm vi hố A19 có một số móng chân tảng nhưng kết quả đo đạc không xác định được thật rõ ràng về kiến trúc từng tồn tại ở đây. Phía Bắc hố A20 xuất lộ hai hàng móng trụ sỏi gia cố, mỗi hàng 05 móng trụ, khoảng cách giữa tim hai hàng là 3, 40m. Hiện trạng và số đo cho phép giả định đây là một kiến trúc có hướng chạy dài theo trục Đông - Tây (vuông góc với toà nhà nhiều gian). Số đo bước gian đo được của kiến trúc này theo chiều từ Đông sang Tây là: 3, 30m - 5, 45m - 5, 30m. Các khoảng cách khác chưa khẳng định được vì một số móng trụ sỏi đã bị mất và vì kiến trúc này còn tiếp tục kéo dài về phía Đông, ra ngoài khu vực khai quật. Các nhà khảo cổ cho rằng đây có lẽ là phế tích của một toà nhà có 3 gian hai chái.Ở phía Nam hố A20 đã xuất lộ một cụm phế tích rõ ràng hơn. Khác với các phế tích vừa mô tả, cụm phế tích này còn cả chân tảng đá đặt nguyên vị trí (in situ) trên hố gia cố. Thực tế này đã khẳng định chính xác về công năng của các hố sỏi. Hố gia cố chân tảng ở đây hình vuông (1, 30m x 1, 30m). Vật liệu gia cố hỗn hợp cả sỏi nhỏ, gạch, đá vụn. Tất cả còn 09 chân tảng, xếp hành 04 hàng. Theo trục Đông - Tây, các chân tảng cách đều nhau một khoảng 5, 75m. Các chân tảng đều được làm bằng sa thạch (grès) màu xám. Mặt chân tảng chạm cánh sen mang phong cách nghệ thuật Lý. Đường kính trong của vành hoa sen này là 0, 49m. Trên mặt nhiều chân tảng còn rất rõ dấu vết cho biết cột gỗ dựng trên đó có đường kính 0, 43m. Tuy nhiên ở vị trí sẽ đặt xà ngưỡng, mặt tảng để trơn, không chạm cánh sen. Nối dài hai bên (đông, tây) một số chân tảng cũng còn giữ nguyên một số viên gạch (0, 38m x 0, 15m x 0, 11m) của hàng gạch đỡ dưới xà ngưỡng. Với dấu vết của các xà ngưỡng này cho thấy có lẽ đây là hai kiến trúc dạng hành lang, chạy dài theo Đông - Tây. Đặc biệt, cụm phế tích này còn giữ nguyên vẹn một số đoạn thềm hiên lát gạch ở phía ngoài xà ngưỡng, rộng trên dưới 1, 00m tính từ tim chân tảng. Thềm gạch này được xây xếp bởi 8 hàng gạch (0, 39m x 0, 20m x 0, 05m) cao hơn mặt sân 0, 36m. Sân gạch chạy giữa hai hành lang này được lát gạch vuông (0, 38m x 0, 38m x 0, 06m). Theo các nhận định ban đầu cho rằng các phế tích kiến trúc ở phía Bắc khu A là của một tổ hợp kiến trúc có liên quan mật thiết với nhau, bao gồm: một tòa nhà nhiều gian có chiều rộng 17, 65m, chạy dài ít nhất 09 gian (khoảng 67m) và một dãy các lầu lục giác. Điều đáng quan tâm là sự liên hệ, tiếp nối giữa các kiến trúc này. Hiện trường còn rất rõ một số mảng nền lát gạch vuông (0, 38m x 0, 38m x 0, 08m), nối liền từ mép rãnh thoát nước phía Tây tòa nhà nhiều gian với các lầu lục giác.Chiều rộng của nền gạch này đo được 2, 60m. Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch chữ nhật (0, 39m x 0, 18m x 0, 06m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác.Căn cứ vào dấu 19
  • 20. vết của nền lát gạch vuông này, các nhà khảo cổ nhận định khả năng tòa nhà nhiều gian và các lầu lục giác có cùng một niên đại khởi dựng. Về niên đại: Để định niên đại cho các dấu tích kiến trúc đã xác định ở khu A, các nhà khảo cổ dùng phương án đối chiếu và so sánh tổng hợp, kết hợp với việc phân tích địa tầng. Trước hết các nhà khảo cổ tập trung vào các trụ móng sỏi có chuẩn niên đại tương đối. Như đã trình bày, ở khu A20 còn có 8 trụ móng sỏi còn nguyên chân tảng đá xếp tại chỗ. Các chân tảng đều bằng đá cát, các cánh sen thon thả, trau chuốt, đẹp tương tự như chân tảng đá hoa sen thời Lý ở tháp Tường Long (Hải Phòng) năm 1057, tháp Chương Sơn (Nam Định)... Chiều rộng của nền gạch này đo được 2, 60m. Nhiều viên gạch vuông của nền gạch nói trên đã được cắt chéo để lát sát vào hàng gạch chữ nhật (0, 39m x 0, 18m x 0, 06m) xây nghiêng bao quanh mặt nền của lầu lục giác. Đồng thời tại khu vực hố A20 có khá nhiều các di vật lá đề và gốm sứ thời Lý. Các loại gạch có thềm hiên nhà đều còn nguyên vẹn và dáng hình, sắc màu đều giống hệt như các viên gạch xây các tháp Lý vừa dẫn. Từ các dẫn liệu trên đây chúng tôi tin rằng đây là dấu tích kiến trúc của thời Lý. Niên đại này được củng cố khi so sánh mặt bằng của hai kiến trúc này là tương đương với địa tầng chuẩn Lý - Trần ở Đoan Môn đều ở độ sâu khoảng 2m. Khi đó có các móng trụ có niên đại tương đối ta có thể so sánh tìm hiểu niên đại của các móng trụ khác. Ta sẽ thấy, móng trụ sỏi ở kiến trúc nhiều gian, ở lầu lục giác giống hệt về kỹ thuật, vật liệu, kích thước với các trụ móng sỏi Lý ở khu A20. Về địa tầng các trụ móng đó cùng độ sâu 1, 80m - 2, 20m với các kiến trúc ở A20, tức là đều nằm trong khoảng niên đại khoảng thời Lý. Hơn nữa xét về mặt kỹ thuật xây dựng, các móng trụ ở đây cũng đều thuộc kỹ thuật của thời Lý và thời Trần. Trong thời Lý, kỹ thuật gia cố sỏi đặc biệt thấy rõ ở chùa Lạng (Hưng Yên), tháp Chương Sơn (Nam Định), tháp Phổ Minh (Nam Định). Các trụ móng sỏi ở thời Lý thường được gia cố rất chặt chẽ. Điều này khác với các trụ móng sỏi thời muộn hơn (có thể là thời Lê), có gia cố sỏi nhưng sơ sài hơn rất nhiều và ở độ sâu cao hơn. Nói cách khác các trụ móng sỏi Lê nằm ở mặt bằng cao hơn mặt bằng Lý - Trần. Hơn nữa, như đã nói trên, phủ trên mặt bằng của khu vực của các trụ móng thời Lý là một lớp di vật có niên đại Lý nên có thế tin rằng hầu hết các trụ móng ở đây đều thuộc thời Lý. Điều này còn được khẳng định thêm khi phát hiện một hồ nước cổ hình chữ nhật phía Nam khu kiến trúc nhiều gian bị lấp đầy vật liệu Lý, Trần. Điều này chứng tỏ hồ nước này đã bị lấp trong thời Trần. Hồ nước này đã phá vào móng kiến trúc lầu lục giác và một phần móng trụ của 'kiến trúc nhiều gian. Các nhà khảo cổ cho rằng hồ này được đào vào đầu thời Trần và bỏ đi vào khoảng cuối thời Trần. Do đó ta cũng thấy các trụ móng sỏi đã xuất lộ ở cùng mặt bằng đều thuộc thời Lý. Kiến trúc cổ truyền Việt là các công trình có hệ chịu lực bằng khung gỗ, với cấu kiện cơ bản là hệ thống cột. Vì vậy, người Việt chỉ chú trọng gia cố nền mà không cần đến móng. Sức nặng của công trình được phân tán qua hệ cột nên chân các cột đá được gia cố bằng các chân tảng đá có kích thước lớn gấp nhiều lần đường kính cột. 20
  • 21. Hiện trạng khảo cổ học (tầng văn hoá, hiện vật) và kết quả khảo sát địa chất khu vực này cho phép khẳng định có một dòng chảy cổ (theo hướng Bắc - Nam) ở phía Tây các phế tích nói trên. Nền đất tự nhiên chịu tải kém nên các công trình kiến trúc ở đây đều có hệ thống hố gia cố chân tảng. Đây là một thành tựu, một tiến bộ kỹ thuật của người Việt trong xây dựng. Với khảo cổ học kiến trúc (hay khảo cổ học đô thị), các phế tích nói trên còn cung cấp những hiểu biết mới, có tính chất lý thuyết về việc gia cố chân tảng, về cách thức xác định kích thước - quy mô của một kiến trúc qua các dấu vết của phế tích. Kỹ thuật này đã được thấy ở cố đô Hoa Lư thời Đinh - Lê. Ở kỹ thuật xây trụ móng được thực hiện bằng các móng bè bằng gỗ lim cao 5 lớp kết hợp với lớp móng trụ đá ở bên trên. Đến thời Lý và thời Trần, kỹ thuật này bây giờ xử lý hoàn toàn bằng sỏi và gạch vụn, sành vụn. Móng trụ bằng sỏi thời Lý và thời Trần có quy mô và chắc chắn nhất trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. Các phế tích kiến trúc ở khu A còn cần được nghiên cứu kỹ hơn. Kiến giải của các nhà khảo cổ về một số phế tích chỉ là những nhận định ban đầu. Tuy chưa thể khẳng định về quy mô và công năng của tất cả các công trình nhưng rõ ràng các phế tích này cho thấy một quần thể kiến trúc toà ngang dãy dọc khá phong phú. Dung mạo của một bộ phận Hoàng Thành Thăng Long xưa đã hiển hiện qua dấu vết vật chất chứ không chỉ là hình ảnh của sách vở, chữ nghĩa. Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy. Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Cửa Bắc Tên Hán Việt là Bắc Môn, là một trong năm cổng của thành Hà Nội thời Nguyễn. Khi Pháp phá thành Hà Nội chúng giữ lại cửa Bắc vì nơi đây còn hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần 2 IV. Quảng trường Ba Đình Rất vui khi được gặp lại quý khách trong chặng tiếp theo của cuộc hành trình! Kính thưa quý khách, chúng ta vừa trải qua những giây phút thư giãn trong không gian của Phở 24. Tôi hi vọng mọi người đã có một bữa trưa ngon miệng khi thưởng thức sự tinh túy của ẩm thực thủ đô. Chúng ta vừa đi qua Hàng Bún, tạm chia tay với phố cổ sầm uất để đến với trái tim của Hà Nội. Con đường mà xe chúng ta đang đi qua là Quán Thánh. Không phải đơn giản mà con đường này có cái tên ấy, khu vực này tập trung rất nhiều đền chùa, những di tích mang đậm tính tôn giáo Việt. Quán Thánh có nghĩa là nơi tụ, mảnh đất của thánh thần. Không thể không nhắc đến đền Quán Thánh- 1 trong Thăng Long tứ trấn, cụm di tích Hồ Tây… đã tạo ra 1 thương hiệu du lịch của Thủ đô. Đối với người dân Việt Nam, Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, mà Hà Nội còn lưu giữ trong mình rất nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa và cách mạng. Chúng ta đang tiến lại gần với Quảng trường Ba Đình, nơi 63 năm trước đã chứng kiến giờ phút lịch sử trọng đại 21
  • 22. của dân tộc ngày Tuyên bố độc lập 2-9-1945, nơi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước mắt chúng ta là Phủ Chủ Tịch, nơi làm việc của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuối thế kỷ 19, trong quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương; ở các kỳ là Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc; ở các tỉnh là các Công sứ... nhằm phục vụ cho việc cai trị Việt Nam. Sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã tiến hành xây dựng thành phố Hà Nội mới, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có trụ sở Phủ toàn quyền Đông Dương, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.Phủ toàn quyền Đông Dương (có tên tiếng Pháp là Gouvernement Général de L'Indochine) do kiến trúc sư Ch. Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Có nguồn cho biết người phụ trách xây dựng phủ là Auguste Henri Vildieu. Năm 1954, Việt Nam đánh bại Pháp tại chiến dịch Điện Biên Phủ và chuyển chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Hà Nội. Ngày 3 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh bãi bỏ toàn bộ các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương và thiết lập một hệ thống cơ quan phục vụ chính phủ lâm thời Việt Nam tại đây.Tuy nhiên Hồ Chí Minh không sống trong Phủ; ông chỉ tiếp khách tại đây và sống trong một nhà sàn bên cạnh hồ nước gần đó.Hiện nay tòa nhà này là Phủ Chủ tịch, nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi, đối ngoại trọng đại của Việt Nam. Xung quanh là khu di tích lịch sử; và gần đó có Lăng Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột. Phủ không mở tự do cho công chúng, tuy nhiên có thể trả tiền để vào tham quan khu vườn.Hiện nay Phủ Chủ tịch có một phần được tách riêng, đó là Khu di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch. Vâng thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước quảng trường Ba Đình lịch sử. Khu vực trước lăng là Vườn Hồng, một công viên nhỏ của người dân thủ đô mỗi tối đến xem lễ hạ cờ, nơi đây trồng rất nhiều hoa đào và hoa hồng, tạo ra một cảnh sắc đẹp cho Lăng Bác suốt bốn mùa trong năm. Mùa thu Tháng Tám cách đây vừa tròn 63 năm, dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn dân tộc ta từ Bắc chí Nam triệu người như một đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn người dân Hà Nội sau khi tham dự mít tinh ở Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố, đã rầm rập tỏa đi các ngả, chiếm các cơ quan, công sở của chính quyền bù nhìn thân Nhật, giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công trong cả nước, ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, giữa rừng cờ đỏ sao vàng và giữa rừng người dân Việt Nam vừa mới thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thế là từ một khu đất còn trống vắng và hoang sơ của Hà Nội cũ dưới thời Pháp thuộc, sau ngày Tuyên bố độc lập, Quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử của dân tộc ta và trở thành nơi khai sinh ra nước Việt Nam mới. Quảng trường Ba Đình trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn gọi là Quảng trường Tròn (Rond Point Puginier) hay còn gọi là Quảng trường Puginier - tên một cha cố người Pháp. Đó là một khu đất 22
  • 23. gồm những bãi đất hoang và hồ ao mới lấp bằng, rộng hàng chục héc-ta cạnh Phủ toàn quyền Pháp. Khu vực Quảng trường Tròn này trong một thời gian dài hầu như chẳng có gì thay đổi cả. Mặc dù đã hai lần có hai kiến trúc sư người Pháp là Hebrat và Cerruti đưa ra kế hoạch tổng thể để cải tạo và quy hoạch lại Quảng trường Tròn. Và sau đó vào năm 1922, rồi năm 1938, phủ Toàn quyền Pháp cũng đã có ý định quy hoạch lại Quảng trường Tròn. Song không hiểu vì lý do gì mà các dự án cải tạo Quảng trường Tròn vẫn chỉ nằm trên giấy. Tuy vậy, không phải là không có gì thay đổi. Vào năm 1930, người Pháp cũng đã cho xây dựng một công trình ở mé Quảng trường Tròn (đầu đường Cột Cờ ngày nay), đó là Nha Tài chính và Trước bạ. Ngôi nhà xây khá đẹp, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Cerruti và do Hãng Aviat thầu và thi công. Người Pháp cũng đã dự kiến làm một công viên lớn thuộc khu đất của Quảng trường Tròn và đường Hoàng Diệu. Con đường dự kiến đó trên bản đồ mang tên Rue Paul Dounmer (tên một Toàn quyền Pháp ở Đông Dương), sau Cách mạng Tháng Tám đổi thành phố Nguyễn Lâm. Như vậy là trong nửa đầu thế kỷ XX, Quảng trường Tròn này chưa có gì đáng chú ý lắm, chung quanh còn có nhiều bãi rộng đầy cát sỏi, hầu như không có cây cối, là những khoảng đất chờ được xây dựng. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, các tên phố phường và vườn hoa, công viên ở Hà Nội cũng có nhiều sự thay đổi. Quảng trường Tròn được gọi là Vườn hoa Ba Đình. Sở dĩ gọi là Vườn hoa Ba Đình hay Quảng trường Ba Đình là để tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX do Đinh Công Tráng lãnh đạo. Có phải ngẫu nhiên hay không mà Ban Tổ chức buổi lễ Tuyên bố độc lập và giới thiệu Chính phủ lâm thời lại chọn Quảng trường Ba Đình, tức là dẫn nó đến một sứ mệnh huy hoàng, làm cho nó trở thành một trong những địa danh lịch sử quan trọng của đất nước? Theo yêu cầu của Chính phủ lâm thời hồi đó, Ban tổ chức buổi lễ Tuyên bố độc lập (do mấy người trong Ban Văn hóa cứu quốc phụ trách - Trưởng ban là Phạm Văn Khoa, kiến trúc sư Ngô Huy Huỳnh và họa sĩ Nguyễn Đinh Hàm) đi tìm một địa điểm rộng đủ cho một cuộc mít tinh lớn có thể tập trung được mấy chục vạn người. Ban đầu những người trong Ban tổ chức định chọn khu Quần Ngựa hoặc Đông Dương học xá, song lại thấy nó quá xa trung tâm Thành phố. Còn địa điểm trung tâm là Quảng trường Nhà hát Lớn thì lại quá chật chội. Vì vậy cuối cùng, Ban tổ chức đã quyết định chọn Quảng trường Ba Đình, tuy rằng lúc này xung quanh đó còn những địa điểm như Phủ Toàn quyền, Thành Hà Nội... vẫn còn những lực lượng thù địch chiếm đóng. Buổi lễ trọng đại ngày 2-9-1945, giữa Quảng trường Ba Đình, Ban tổ chức đặt một bục gỗ cao, chung quanh quấn vải, dán khẩu hiệu, trên bục có cột cờ. Giữa trời nắng chang chang tháng tám (ta), khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên phát biểu phải có người đứng sau che ô. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947 - 1954), Phủ Toàn quyền Pháp đã đổi tên Vườn hoa Ba Đình thành Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, khi bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô, Dinh Toàn quyền cũ cạnh Quảng trường Ba Đình trở thành Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình là nơi thường xuyên có những cuộc mít tinh lớn trong các ngày kỷ niệm lịch sử, hoặc để tiếp đón và chào mừng các phái đoàn quốc tế đến thăm Việt Nam. Vài năm sau, phía bên kia của Quảng trường, Chính phủ ta đã cho xây dựng Hội trường Quốc hội (nay là Hội trường Ba Đình) và cạnh đó sau này là Đài tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc. 23
  • 24. Ngày 2-9-1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Quảng trường Ba Đình cũng là nơi chứng kiến Lễ truy điệu Người. Sau đó không lâu, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chọn Quảng trường Ba Đình làm nơi xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người, một công trình kiến trúc lịch sử nữa cũng được ra đời bên cạnh Quảng trường Ba Đình, đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Công trình này cũng góp phần làm cho quần thể kiến trúc khu Lăng thêm hoàn chỉnh. Như vậy là Quảng trường Ba Đình, trước đó đã có sẵn giá trị là một địa điểm vinh quang, sau hơn nửa thế kỷ đã có thêm Hội trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng mang tên Người, rồi Đài Tưởng niệm các liệt sĩ cùng nhiều di tích lịch sử và cách mạng khác đã và đang trở thành một cái tên quen thuộc và thiêng liêng, một niềm tự hào không chỉ của người dân Thủ đô, mà còn là niềm tự hào và vinh quang chung cho nhân dân cả nước. V) V¨n MiÕu - Quèc Tö Gi¸m Kính thưa quý khách, điểm đến tiếp theo trong chuyến du lịch đầy ý nghĩa “Hà Nội - những dấu ấn vàng son” của chúng ta hôm nay sẽ là Văn Miếu Quốc Tử Giám – Nơi thờ Khổng Tử, trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại la, lập lên kinh đô Thăng Long - đế đô muôn đời. Để xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ và hưng thịnh cần phải có hệ thống triết học làm nền tảng, một thể chế tổ chức xã hội vững mạnh và một nền giáo dục tiên tiến để đào tạo nhân tài cho đất nước. Đáp ứng nhu cầu đó, nhà Lý đã chọn Nho giáo, một học thuyết chính trị, đạo đức đã ra đời trước thời đó hơn 1500 năm, đã góp phần to lớn tạo lập nên nước Trung Hoa trật tự, kỷ cương với nền văn hoá phát triển rực rỡ và đã được du nhập vào nước ta từ lâu. Sự kiện mở đầu cho quá trình lựa chọn đó được trịnh trọng ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư :“Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ hai (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng Tám, dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng Thất Thập Nhị hiền, bốn mùa cúng tế. hoàng Thái Tử đến học ở đó”. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài và năm 1076 vua Lý Nhân Tông đã cho lập Quốc Tử Giám – Ban đầu đây là trường học dành riêng cho con em trong hoàng tộc, con em các vị đại thần quan lại trong triều đình, sau mới mở rộng đến đến các tầng lớp nhân dân bên ngoài. Trước khi vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, chúng ta hãy cùng dừng lại bên tấm bia nhỏ, tuy nhỏ nhưng nó ghi lại một tập tục rất giàu ý nghĩa: “Cả hai tấm bia đều mang hai chữ “Hạ Mã” và được đặt ở trong toà miếu này. Trước tiên, tấm bia khẳng định: Chỗ này là cột mốc đánh dấu từ đây trở đi chúng ta có địa giới, có giới hạn của một vùng đất thiêng rất đáng quý trọng. Thứ hai, đặt ra một yêu cầu đối với mọi người về việc bày tỏ tấm lòng tôn kính của mình với nơi thiêng liêng này và sự nể trọng của mình đối với nơi trung tâm của Hà Nội – Thăng Long nghìn năm văn hiến. “Hạ mã” tức là dù quyền cao chức trọng đến đâu, cao sang đến đâu, khi cưỡi ngựa qua đây thì đều phải xuống ngựa. 24