Anúncio
Anúncio

Mais conteúdo relacionado

Similar a BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx(20)

Último(20)

Anúncio

BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx

  1. BÀI 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐIỆN BIÊN Khoa: Lý luận Cơ sở
  2. ÔN BÀI CŨ Đồng chí hãy cho biết những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội?
  3. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện ở những nội dung sau: - Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, là cơ sở để củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, phát triển đất nước; Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh TRẢ LỜI
  4. Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển. ĐẠI HỘI XII ĐẠI HỘI XIII
  5. BÀI 10 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
  6. a. Về kiến thức: Trang bị cho học viên nắm vững những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới. b. Về kỹ năng: Giúp cho học viên có kỹ năng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước và kỹ năng tổ chức, tập hợp xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu c. Về thái độ: Khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, về đại đoàn kết dân tộc; rèn luyện cho học viên ý thức học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
  7. TÀI LIỆU Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình trung cấp lý luận chính trị: Nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.Lý luận Chính trị, H, 2021. TÀI LIỆU BẮT BUỘC
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phùng Hữu Phú: Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995. 2. Song Thành: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb.Lý luận chính trị, H.2005. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2021.
  9. 1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN 1.1.Vị trí, vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng 1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân
  10. 1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC 2.1. Khái niệm
  11. 2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng 2.3. Về lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc
  12. 2.4. Về hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc 2.5. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc 2.6.Phương pháp đại đoàn kết toàn dân tộc
  13. 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN, VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY 3.1. Đặc điểm tình hình hiện nay 3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, về đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện hiện nay
  14. 1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN 1.1.Vị trí, vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng
  15. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là một khái niệm được hiểu rất rộng, nhân dân chính là tất cả mọi “con dân nước Việt”, mỗi “con rồng cháu tiên”, là toàn thể đồng bào, là anh em một nhà. Nhân dân không phân biệt giai cấp, tầng lớp, bộ phận trong xã hội, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo...là toàn dân Việt Nam, (trừ những phần từ phản động, bán nước, hại dân), nhân dân là tất cả các dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Trong các tầng lớp, các giai cấp và các lực lượng nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam là 2 giai cấp đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
  16. Về mối quan hệ giữa Đảng với Dân, trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đảng cộng sản phải: “Sống trong lòng quần chúng; Biết tâm trạng quần chúng; Biết tất cả;Hiểu quần chúng; Biết đến với quần chúng;Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng”, đồng thời từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định, mối quan hệ giữa Đảng với Dân là mối quan hệ máu thịt: "Đảng từ dân mà ra”;"Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài”; “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
  17. 1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”, Người yêu cầu Chính phủ cần thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành.” Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 4, tr. 175 60Hồ Chí Minh, toàn tập, sđd, t.5, tr.81
  18. 1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng 1.3.1.Phát huy tài dân Phát huy tài dân tức là phát huy nguồn lực trí tuệ trong nhân dân, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao nguồn lực trí tuệ của nhân dân. Bởi vì mọi giá trị văn hóa - tinh thần trong xã hội đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra; nhân dân là những con người sáng tạo, thông minh nhất: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” t.5, tr. 335
  19. 1.3.2.Phát huy sức dân Phát huy nguồn lực sức lao động của nhân là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trách nhiệm của các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. Bởi vì nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội. Sức mạnh của nhân dân có thể dời non, lấp biển. Lao động chính là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người, của xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí thức).
  20. 1.3.3. Phát huy của cải của dân, làm lợi cho dân Theo Hồ Chí Minh, mọi của cải vật chất trong xã hội đều do nhân dân tạo ra và nhân dân cũng là chủ nhân chân chính hưởng thụ những giá trị ấy: “... Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hoá, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”. Chính vì vậy, “Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được...”
  21. 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC 2.1. Khái niệm
  22. Đại đoàn kết là nội dung cơ bản, xuyên suốt trong tư tưởng và hoạt động thực tiễn cuả Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, có thể khái quát: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết là một hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc, phương pháp tuyên truyền vận động, tập hợp, tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, nhằm khơi dây, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế phục vụ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  23. Hoặc có thể định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, là tư tưởng chiến lược nhằm củng cố, mở rộng, tăng cường lực lượng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Qua thống kê, phân tích những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh trong bộ Hồ Chí Minh - Toàn tập, kết quả cho thấy, các bài đề cập tới vấn đề đại đoàn kết chiếm tỉ lệ trên 40%.
  24. 2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng 2.2.1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược; là một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
  25. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, có thể và cần thiết có sự điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đoàn kết phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng, là một chiến lược nhất quán và xuyên suốt
  26. 2.1.2. Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của Đảng cách mạng
  27. Hồ Chí Minh cho rằng, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nước, cách mạng, mà cao hơn đó là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng. Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (11-2-1951), Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Về mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
  28. 2.3. Về lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc Lực lượng đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái,… hợp thành khối đại đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc. Trong khối đại đoàn kết rộng lớn, đông đảo và đa dạng đó, liên minh công - nông là nền tảng.
  29. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, độc lập, dân chủ thì chúng ta đều thật thà đoàn kết với họ.
  30. 2.4. Về hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Một là, Mặt trận phải lấy liên minh công- nông-trí làm nền tảng. Liên minh công-nông- trí có vững, Mặt trận mới bền vững, lâu dài được. Đây là yếu tố cần. Còn yếu tố đủ là Mặt trận phải đoàn kết với các tầng lớp yêu nước khác để mở rộng tổ chức, mở rộng khối đại đoàn kết.
  31. Hai là, Mặt trận do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng việc đề ra chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của cuộc cách mạng; bằng phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; thông qua tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên. Đảng phải thể hiện sự lãnh đạo đó theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Đảng tổ chức và xây dựng Mặt trận phù hợp với từng thời kỳ.
  32. Về vai trò của Mặt trận, Hồ Chí Minh nhận định: Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam.
  33. 2.5. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc 2.4.1. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội
  34. 2.4.2 Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân 2.4.3 Đại đoàn kết toàn dân tộc một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ
  35. 2.4.4. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình Xuất phát từ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của con người Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân tộc trong khối đại đoàn kết. Do đó cần xóa bỏ mọi thành kiến, tập hợp mọi lực lượng, lôi kéo họ về với dân tộc, vì vậy, đoàn kết toàn dân tộc phải có lòng nhân ái, khoan dung.
  36. 2.6.Phương pháp đại đoàn kết toàn dân tộc 2.5.1 Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục
  37. 2.5.2 Phương pháp tổ chức Đảng cộng sản: Xây dựng và tổ chức Nhà nước Xây dựng và tổ chức Mặt trận và các đoàn thể quần chúng
  38. 2.5.3. Phương pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ Đối với lực lượng cách mạng: Khai thác, phát huy những điểm thống nhất, tương đồng; hạn chế, khắc phục tiến tới xóa bỏ dần những khác biệt về mục tiêu, lợi ích. Sự đoàn kết, thống nhất của lực lượng cách mạng là điều kiện tiên quyết giúp cho việc thu hút, tập hợp lực lượng trung gian vào trận tuyến cách mạng, cô lập lực lượng thù địch.
  39. Đối với lực lượng trung gian: Xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước; chân thành hợp tác, trọng dụng những người có tài, có đức ra giúp dân, giúp nước.
  40. Đối với lực lượng phản cách mạng: Chủ động, kiên quyết tiêu diệt trên cơ sở phân hóa cô lập chúng cao độ; chú ý khai thác mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, lôi kéo những người có thể tranh thủ được; tạm hòa hoãn có nguyên tắc với những lực lượng, bộ phận có thể hòa hoãn được.
  41. 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN, VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY
  42. 3.1. Đặc điểm tình hình hiện nay 3.1.1 Tình hình thế giới
  43. Tình hình thế giới có nhiều biến động, phức tạp và khó lường.
  44. - Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; nhưng tình hình an ninh, chính trị còn nhiều bất ổn.
  45. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp hơn dự báo Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn Vấn đề tăng cường bảo hộ, cạnh tranh và xung đột thương mại gia tăng Rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế
  46.  Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và CMCN lần thứ tư Tầm quan trọng và xu hướng phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, kinh tế số
  47. Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu từ đầu năm 2020 Ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trên nhiều phương diện đến kinh tế toàn cầu và hầu hết các quốc gia Gây ra những hệ lụy lớn, có thể tiếp tục kéo dài (có thể dẫn đến các nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, nợ công… trong thời gian tới)
  48. - Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; nhưng tình hình an ninh, chính trị còn nhiều bất ổn.
  49. - Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ.
  50. - Khu vực Châu Á – TBD, trong đó có khu vực Đông Nam Á vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định.
  51. 3.1.2 Tình hình trong nước - Những thành tựu và kinh nghiệm của sau 35 năm đổi mới đã tạo cho đất nước Việt Nam có sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước.
  52. Nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ công cao, nợ xấu tăng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn Lạm phát tăng mạnh khi bước vào thực hiện chiến lược (năm 2011, CPI ở mức 2 con số: 18,1%)
  53. Độ mở lớn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu hạn chế  Biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp hơn  Dịch bệnh, đặc biệt đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống
  54. + Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
  55. + Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp.
  56. Tình hình và bối cảnh nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với quá trình phát triển đất nước. Yêu cầu cần phải vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh một cách sáng tạo để đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên giành những thắng lợi mới. Tóm lại
  57. 3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, về đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện hiện nay 3.2.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân
  58. Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở, theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt, nhân dân làm chủ.
  59. Đề cao vai trò chủ thể của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức.
  60. Xử lý kịp thời, nghiêm minh lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân.
  61. 3.2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
  62. Một là, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích: Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức phải xuất phát từ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
  63. Hai là, xây dựng những chính sách nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  64. Tóm lại Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, vị trí vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; Phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; phát huy của cải của dân, làm lợi cho dân, Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, vị trí vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, lực lượng đại đoàn kết dân tộc, hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nguyên tắc đoàn kết, phương pháp đoàn kết, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, về đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.
  65. Câu hỏi thảo luận CÂU 1: Giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy các nguồn lực của dân làm lợi cho dân? CÂU 2: Phân tích và làm rõ tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh được vận dụng và nâng lên tầm cao mới (thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng).
  66. CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ
  67. • BÀI 3 • TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẬU GIANG KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ GV: Nguyễn Thị Ngọc Thơ
Anúncio