SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 29
Tư tưởng HCM là 1 hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của CMVN, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN;là kết quả của sự
vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con ng.
Toàn diện: thể hiện ở nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, Chính trị, xã hội.
Đó là những quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề ở Vn:
+ Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
+ Về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại;
+Về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
+Về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân;
+Về quốc phòng toàn dân, xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân;
+Về phát triển kinh tế và văn hóa, ko ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân;
+Về đạo đức CM, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Về chăm lo bồi dưỡng thế
hệ CM cho đời sau;
+Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ Đảng viên vừa là ng lãnh đạo,
vừa là ng đầy tớ trung thành của nhân dân….
Tư tưởng HCM soi đg cho cuộc đấu tranh của nhân dân và giành thắng lợi, là tài sản
to lớn của Đảng và dân tộc ta., là sự kết tinh những giá trị truyền thống của văn hóa
dân tộc với trí tuệ thời đại.
Văn hóa dân tộc: đó là tinh thần yêu nước , nhân nghĩa cần cù sáng tạo, đoàn
kết…..trong đó tinh thần yêu nước có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành tư tưởng
HCM.
Trí tuệ thời đại: là sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông ( Nho giáo: Nhân, phật
giáo: dậy hướng thiện, tư tưởng tam dân của tôn trung Sơn) và văn hóa phương Tây(
phong cách làm việc, văn minh khai sáng :độc lập tự do nhân ái)
Định nghĩa của Đảng CSVN đã chỉ rõ:
v Bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là hệ thống các quan
điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt nam; chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và dân tộc Việt nam
v Nguồn gốc: là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Ý nghĩa của việc nghiên cứu và học tập
Mục đích nghiên cứu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm áp dụng vào con đường xây dựng đất
nước Việt Nam vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.[25]
Đối với
thế hệ trẻ nói chung, với học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học nói riêng, Đảng
và Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách
mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện
chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của Hồ Chí Minh để lại:
"Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó
khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hoàn cảnh ra đời
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối
ngoại bảo thủ, không mở ra cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới.
Không phát huy được những thế mạnh của truyền thống dân tộc và đất nước, không chống lại được
âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 và đến
năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của
họ trên khắp An Nam.[8]
Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt Nam trở thành một nước thuộc
địa nửa phong kiến.
Trong suốt quá trình thực dân Pháp cai trị, từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc
khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần
vương” do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang này
mang đậm tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù, nhưng đều dưới sự dẫn dắt của các tư
tưởng phong kiến và tư sản, là các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời, lạc hậu trong sự phát triển của thế
giới đương đại và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nên không tránh khỏi thất bại.
Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng khoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.[9]
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự
phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân
tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính
sau:[10][11]
 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
 Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.
 Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.
Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng
đều thất bại (chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôi phục độc lập của Phan Bội Châu; chủ trương
“ỷ Pháp cầu tiến bộ” bằng cách chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh, trên cơ sở đó mà dần dần
tính chuyện giải phóng của Phan Châu Trinh; khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa
Thám; khởi nghĩa theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản của Nguyễn Thái Học).
Sự thất bại của phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi
thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lực của hệ tư tưởng tư sản, vừa từng bước
chuẩn bị tiền đề cho một phương hướng mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc.[12][13]
Theo Tạp chí
Cộng sản, những điều này cho thấy, phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam muốn đi đến
thắng lợi, phải đi theo con đường mới, đó là con đường cách mạng vô sản.[14]
Thế giới
Thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX cũng đang có những biến chuyển to lớn:
 Chủ nghĩa Tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập
quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa Đế quốc với bản chất của mình đã trở
thành kẻ thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa.[15]
 Thực tế lịch sử: trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân, tại các nước
nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được
duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước
kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản.[16]
 Chiến tranh Thế giới I bùng nổ.[15]
 Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ
XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng
Mười Nga thắng lợi (1917). Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “Thức tỉnh các dân tộc châu Á”,
Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng
các dân tộc bị áp bức, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc.[13]
 Quốc tế III được thành lập (1919). Phong trào công nhân trong các nước Tư bản Chủ nghĩa và
phong trào giải phóng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung của họ là Chủ nghĩa Đế quốc.[15][17]
Nguồn gốc
Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ[4]
:
1. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:
 Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;
 Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái;
 Truyền thống lạc quan, yêu đời;
 Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo.
2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
 Tư tưởng văn hóa phương Đông: Nho giáo, Phật giáo;
 Tư tưởng và văn hóa phương Tây: thắng lợi của cuộc Đại cách mạng
Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ phương Tây,...;
3. Chủ nghĩa Mác-Lênin (nhân tố quyết định nhất): cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của Tư tưởng Hồ Chí Minh;
4. Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập,
phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí
Minh.[16]
Có thể chia quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ sau:[18]
1. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911): thời kỳ này Hồ Chí
Minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.[18]
2. Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920): thời kỳ này Hồ Chí
Minh tìm hiểu cuộc sống của những người lao động; đã khảo sát, tìm hiểu cuộc cách mạng
Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga,
học tập và đã tìm đến với chủ nghĩa Lênin, tham dự Đại hội Tua, đứng về phía Quốc tế
cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự
chuyển biến vượt bậc về tư tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ
nghĩa Mác-Lênin, từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chiến sĩ cộng sản
Việt Nam. Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh:
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản".[18][19]
3. Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930): thời kỳ này Hồ
Chí Minh đã có hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú ở Pháp (1921-1923),
ở Liên Xô (1923-1924), ở Trung Quốc (1924-1927), ở Thái Lan (1928-1929)... Trong thời
gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh
đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân
tộc và vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tác phẩm và bài viết của Hồ Chí Minh thời kỳ này
đã thể hiện những quan điểm lớn và độc đáo, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam,
có thể kể tên các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách
mệnh (1927) và những bài viết khác.[18]
4. Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền
dân tộc cơ bản (1930-1945): trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã
hình thành về cơ bản, trong mấy năm đầu của những năm 1930, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ
vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng "tả" đang chi phối Quốc tế
Cộng sản, chi phối Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển thành
chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng
lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra
đời.[18]
5. Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945-1969): đây là thời
kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt
Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân (1945 - 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thời kỳ này nổi bật là
các nội dung như: Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc; tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng khác nhau, đó là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm một mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính. Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền v.v.
Định nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa:
“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ ”
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...[20]
Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ
Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí
Minh, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc Việt Nam.[21]
Tư tưởng
Hồ Chí Minh là bộ phận trung tâm của chuyên ngành "Hồ Chí Minh học" thuộc ngành Khoa học
chính trị Việt Nam. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt
Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại. Hệ thống đó bao gồm một số nội
dung cơ bản sau[21]
:
 Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
 Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
 Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân;
 Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
 Phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
 Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
 Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người
đày tớ trung thành của nhân dân.
v Nội dung: là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
người. Nội dung đó bao gồm hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị (đường lối
cách mạng đối nội, đối ngoại, xây dựng các lực lượng cách mạng, xây dựng nhà
nước), các quan điểm về kinh tế, văn hóa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa…
v Ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý
luận và định hướng cho Đảng ta xây dựng đường lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách
mạng và dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác
Phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: Với tư cách là một hệ
thống lý luận, hiện nay tồn tại hai phương thức tiếp cận chủ yếu
Một là: Như một hệ thống tri thức tổng hợp: bao gồm tư tưởng triết học, tư tưởng kinh
tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng văn hóa, tư tưởng nhân văn…..
Hai là: Là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam: tư tưởng về cách mạng
giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng
Cộng sản Việt Nam; Về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, nhà
nước của dân, do dân và vì dân; về văn hóa, đạo đức ..v..v.. hạt nhân cốt lõi là độc lập
dân tộc và CNXH, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện ở các điểm chính
sau:
 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Hồ Chí Minh viết trong
Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả các dân tộc
trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do"[34]
. Mục đích của việc dành độc lập dân tộc là đem lại hạnh phúc, tự do
cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng "Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt
nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì"[35]
.
 Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước. Hồ Chí Minh đã
từng nhận xét: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước"[36]
 Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế: "Các dân tộc ở đó (ở phương Đông) không bao giờ có thể ngẩng
đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới... Ngày mà hàng trăm triệu người
châu Á bị nô dịch và áp bức sẽ thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một nhóm bọn thực
dân tham tàn và chính họ sẽ hình thành được một lực lượng đồ sộ vừa có thể thủ tiêu một trong
những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản vàchủ nghĩa đế quốc, vừa giúp đỡ những người
anh em phương tây trong sự nghiệp giải phóng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thể hiện ở các điểm
chính sau:
 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Con
đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội dung chủ yếu
sau:
 Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xã hội cộng sản".
 Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng
Cộng sản.
 Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc.
 Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho
nên phải đoàn kết quốc tế.[38]
 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Hồ Chí Minh
khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có đảng cách mệnh. Người
phân tích: cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho
dân hiểu, phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân... Vậy nên sức cách mệnh
phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh.[39]
 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc. Hồ Chí Minh đánh giá rất
cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Ông coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng
tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi.
 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Các nhà nghiên cứu trong nước đánh giá, đây
là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của
Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn
toàn đúng đắn.[40]
 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực. Trong
đó có hai vấn đề:
 Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tư tưởng bạo lực
cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Ông chủ trương, yêu nước, thương dân, yêu thương con người, yêu chuộng
hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột, nhưng
một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên
quyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và
bảo vệ hòa bình, vì độc lập tự do.[41]
 Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc. Trước những
kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài.
Hồ Chí Minh nói, muốn thắng lợi phải trường kỳ gian khổ, muốn trường kỳ phải tự lực cánh
sinh. Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh
bên trong, phát huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập tự
chủ. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan
điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động,
tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả, cả về vật chất và tinh thần, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi
Câu 1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh mối qua hệ giữa vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp. (5 điểm)
* Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải
quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí
Minh thể hiện:
- Khẳn định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất
của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam;
- Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân,
nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng;
- Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách
mạng của kẻ thù;
- Thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân;
- Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
* Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội
- Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa
phong kiến hoặc tư bản, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ
khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và
giải phóng con người.
* Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng
thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi
ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc.
* Giữ vững độc lập dân tộc cho dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của
dân tộc khác
Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự
quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn
là giúp mình” và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà
đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới
Về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã
vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác
- Lênin[42]
. Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội kém phát triển, lạc hậu của Việt Nam
trong thời kỳ nửa thuộc địa nửa phong kiến và sau khi giành độc lập. Nên trong nhiều bài viết, bài
phát biểu, diễn giải của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội hết sức đơn giản cho phù hợp với trình độ
dân trí, nhận thức của đại đa số quần chúng và cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó.
Trước hết, Hồ Chí Minh luận giải sự ra đời và bản chất của chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế,
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hồ Chí Minh cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín
muồi của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội. Trên cơ sở một nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ
thống, các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã hội. Sự
thống nhất giữa tính khoa học và tính giá trị thể hiện rất rõ trong nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội.[42]
Các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đánh giá nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trước hết là ở
chỗ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu
giải phóng con người một cách triệt để.[42]
Tuyên truyền cho cuộc vận động "Học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
Hồ Chí Minh luận giải tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kế thừa và phát triển
các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, của phương Đông. Từ việc phân tích một
cách khoa học truyền thống tư tưởng - văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, các nước
phương Đông, sự tàn bạo của chế độ thuộc địa tại các nước đó, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức
mới lạ: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu Á, phương
Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu.[42]
Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội như là kết quả tác động
tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện tại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức,
văn hóa. Ông không tuyệt đối hóa một mặt nào và đánh giá đúng vị trí của chúng. Như vậy, Hồ Chí
Minh đã làm phong phú cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, có những cống hiến xuất sắc vào việc
phát triển lý luận Mác - Lênin.[42]
Hầu hết các cách tiếp cận, định nghĩa của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được diễn đạt, trình bày
một cách dung dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổ thông, đại chúng. Xét dưới góc độ khái quát
nguyên lý thì Hồ Chí Minh về cơ bản không khác với các nhà kinh điển Mác - Lênin. Điểm đặc sắc ở
Hồ Chí Minh là phát triển các nguyên lý lý luận phức tạp, khoa học bằng ngôn ngữ của cuộc sống
hàng ngày. Một số định nghĩa cơ bản mà Hồ Chí Minh đã đề cập về chủ nghĩa xã hội:[43]
- Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn
chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp
bức.
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của nó (kinh tế, chính trị, văn hóa...).
- Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện
để đạt được mục tiêu đó.
- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lực xây dựng nó: "Chủ nghĩa xã hội là nhằm
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy".[43]
 Từ những định nghĩa của Hồ Chí Minh đã phản ánh đầy đủ những đặc trưng cốt lõi của chủ
nghĩa xã hôi. Khái quát những đặc trưng này, chúng ta thấy nội dung của nó bao hàm hết thảy
mọi mặt đời sống xã hội, làm hiện diện ra một chế độ xã hội ưu việt. Đó là:[43]
 Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn liền với sự
phát triển tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và văn hóa, dân giàu, nước mạnh.
 Thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo
lao động.
 Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao
động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân
mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
 Chủ nghĩa xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn
áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc,
giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện,
có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
 Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng
lấy.[43]
 Như vậy ta có thể thấy khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nhiều ý
nghĩa khác nhau, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
 Chủ nghĩa xã hội như là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xã hội.
 Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, ở đây, Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa
xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa Mác-Lênin.
 Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
 Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản mà
hình thức xấu xa, tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thực dân, cả chủ nghĩa thực dân
cũ và chủ nghĩa thực dân mới.[44]
“ Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [45] ”
“ Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân"[45]
”
“ Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy
được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập
quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày
càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" [45] ”
Về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, thì có hai con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là con
đường quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Con
đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển
còn thấp hoặc các nước tiền tư bản.[46]
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội[46]
. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể -
quá độ từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây
chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của Lênin về hai giai đoạn cách mạng- cách mạng dân tộc
dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.[47]
Chính ở nội dung cụ thể này, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa
và làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.[46]
Ta có thể rút gọn lại nội dung về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Hồ Chí
Minh được thể hiện qua các điểm chính sau:
 Phải thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc trước, sau đó mới từng bước xây dựng chủ nghĩa
xã hội.[46]
 Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng con đường gián tiếp.[46]
Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam có đặc điểm lớn
nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt
lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của
đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của Việt Nam.[46]
Chính
vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và
lâu dài.[48][49]
Trong cuộc đấu tranh này, toàn xã hội phải nỗ lực dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đồng thời phải học tập kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và tận dụng mọi sự giúp
đỡ của những nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến như Liên Xô và các nước Đông Âu[50]
.
Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến
nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại. Do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nhiệm vụ
lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:[46][51]
 Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về
kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.[46][51]
 Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây
dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.[46][51]
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Hồ Chí Minh lý giải trên các điểm sau:[46]
 Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đòi
hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.
 Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có
kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đây là công việc hết sức mới mẻ đối với Đảng ta, nên
phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp và thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó
khăn, phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.
 Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động
trong và ngoài nước tìm cách chống phá.[46]
Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá
độ.
 Chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc
thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo;
củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.[52]
 Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu
nối giữa các ngành sản xuất xã hội. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng
vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, trong tác
phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do),
để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính
sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt: Một là, công tư đều lợi; Hai là,
chủ thợ đều lợi; Ba là, công nông giúp nhau; Bốn là Lưu thông trong ngoài. Kinh tế quốc doanh
là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức
phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của
công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân
của nông dân và thủ công nghệ, nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục
tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân,[53]
đến năm
1959 ông chủ trương vẫn cho phép những nhà tư sản công thương sở hữu tư liệu sản xuất, tiến
dần đến việc xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa bằng cách khuyến khích
những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự
nguyện, khuyến khích và giúp đỡ những nhà tư sản công thương cải tạo theo chủ nghĩa xã hội
bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác[54]
. Như vậy ta có thể thấy
Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam[55]
.
“ Trong nước ta hiện nay, có những hình thức sở hữu chính về tư liệu
sản xuất như sau:
- Sở hữu của Nhà nước, tức là sở hữu của toàn dân.
- Sở hữu của hợp tác xã, tức là sở hữu tập thể của nhân dân
lao động.
- Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
- Một số ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản. ”
—Hồ Chí Minh, Báo cáo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của ông tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa khóa 1 ngày 18 tháng 12 năm 1959 tại Hà Nội.[54]
“ Mục đích của chế độ ta là xoá bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền
kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ
sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. ”
—Hồ Chí Minh. Tài liệu đã dẫn[54]
“ Chúng ta phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ
nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. ”
—Hồ Chí Minh. Tài liệu đã dẫn[54]
Đối với những người lao động cá thể và các nhà tư bản, cũng tại báo cáo nói trên, Hồ Chí
Minh viết:
“ - Đối với những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách
làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện.
- Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu
sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho
quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước
khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp
doanh và những hình thức cải tạo khác.
Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi quốc tế là quy luật phát
triển của xã hội loài người.
+ Dựa vào học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Người khẳng định, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một
tất yếu kinh tế, nguyên nhân sâu xa là sự phát triển của sức sản xuất xã hội (LLSX).
+ Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để (theo 3 trình độ từ
thấp đến cao: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng từng cá nhân để hình thành những
nhân cách phát triển toàn diện).
+ Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu đạo đức xã hội (Người lý giải theo quy luật đấu tranh
giữa thiện - ác, tốt - xấu và quy luật chung là cái thiện, cái tốt nhất định sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu).
Trong Thường thức chính trị Người viết: “CNCS ra đời thì lúc đó mọi người đều sống có đạo đức”.
+ Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu của văn minh nhân loại.
CNXH ra đời là do tác động của tất cả các nhân tố: kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội, văn hoá. Do vậy,
sự ra đời của nó (CNXH, CNCS) là không cưỡng lại được. Người nói: Không có một lực lượng nào ngăn
trở được mặt trời mọc. Không có một lực lượng nào ngăn trở được xã hội loài người tiến lên. Không có
một lực lượng nào ngăn trở CNXH, CNCS phát triển.
- Theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của CNXH ở Việt Nam cũng là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát
triển lịch sử. Bởi vì:
+ Sau khi nước ta giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản thì đi lên xây dựng CNXH là
một bước phát triển hợp quy luật.
+ Chỉ có xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa thì nước nhà mới thật sự độc lập, nhân dân
lao động mới thực sự được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH
a. Các nhà kinh điển tiếp cận CNXH
- Các nhà kinh điển của CN M-LN đã làm sáng tỏ bản chất của CNXH từ những kiến giải KTXH, CTrị,
Triết học ở Tây Âu. Từ đó các ông đã thấy rõ vai trò và sứ mệnh của giai cấp VS là đào mồ chôn CNTB
và CNTB tất yếu sẽ bị thay thế bằng 1 chế độ XH cao hơn, tiến bộ hơn, chế độ CSCN. Vì thế học thuyết
về CNXH của các ông được coi là vũ khí lí luận để g/c VS thực hiện sứ mệnh của mình và trên cơ sở đó
nhân dân tiến bộ thế giới hướng tới 1 XH vì con người.
- Khi CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang CNĐQ, Lê Nin đã bổ sung, phát triển và hiện thực hóa học
thuyết XHCN KH ở Liên Xô. CNXH KH với tư cách là 1 chế độ XH sau khi được hoàn thiện sẽ là bước
phát triển cao hơn và 1 bước PTriển về chất so với CNTB
b. HCM tiếp cận học thuyết CNXH KH
- HCM cũng tiếp cận CNXH từ những phân tích kinh tế, Ctrị, xã hội, triết học của CN M-L. Cụ thể là từ
học thuyết về sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân. Tuy nhiên từ 1 người yêu nước đến với CN M-L, HCM
còn tiếp cận CNXH KH từ lập trường yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là
về phương diện đạo đức.
- Toàn bộ những quan điểm của HCM về CNXH là sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố kinh tế XH,
Ctrị với các nhân tố nhân văn, đạo đức văn hóa tạo ra những nét riêng trong sự kế thừa làm cho nó phù
hợp với điều kiện lịch sử và khát vọng dân tộc VN. Từ bản chất ưu việt của CNXH, HCM khẳng định tính
tất yếu của sự lựa chọn khi đi lên CNXH ở nước ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại và
sự phát triển của lịch sử nhân loại.
2. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội:
- Theo Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội có 5 đặc trưng bản chất.
+ Về kinh tế: CNXH là chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn với sự phát triển khoa học,
kỹ thuật, văn hóa, dân giàu, nước mạnh.
+ Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao
động.
+ Về chế độ chính trị: Có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm chủ, Nhà nước là
của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
+ Về xã hội: Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp
bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông
thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển giữa xã hội và tự nhiên.
+ Về lực lượng: Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng
lấy.
Các đặc trưng này phản ánh bản chất dân chủ, nhân đạo của Chủ nghĩa xã hội, vượt hẳn các chế độ xã
hội trước đó.
3. Ý nghĩa quan niệm của Hồ Chí Minh
Quan niệm của Hồ Chí Minh định hướng tư tưởng lý luận cho Đảng ta, nhân dân ta hoàn thiện, cụ thể
hóa mô hình Chủ nghĩa xã hội được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội. Mô hình đó bao gồm 6 đặc trưng cơ bản. Nêu 6 đặc trưng này: Chủ nghĩa xã hội là
một chế độ xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ;
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư
liệu sản xuất chủ yếu;
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân;
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ sở quan trọng sau
đây:
 Thứ nhất là truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Đây là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
 Thứ hai là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người
sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở
thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Đó là
những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá
chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư
tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn
trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
 Thứ ba là tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng
Việt Nam và thế giới.
Trước Cách mạng tháng 8, khác với những lãnh tụ Đảng Cộng sản khác ở Việt Nam luôn coi liên
minh công nông là lực lượng nòng cốt, chủ chốt của cách mạng vô sản, coi nhẹ tiềm năng cách
mạng của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến
việc tập hợp sự ủng hộ của những giai cấp tầng lớp xã hội không phải là lực lượng chủ chốt của
cách mạng vô sản như tư sản, địa chủ, tiểu thương, trí thức... Thời kỳ này chính những đồng chí
của Hồ Chí Minh đã phê phán đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ" của
Hồ Chí Minh, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế[57][58]
.
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập, giai đoạn 1945 - 1946, tình thế
đất nước ở vào hoàn cảnh vô cùng hiểm nghèo, được ví như ngàn cân treo sợi tóc. Chính trong
hoàn cảnh này, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của ông, giúp đất nước
vượt qua cơn hiểm nghèo, giữ vững được nền độc lập non trẻ. Hồ Chí Minh đã gạt bỏ các bất đồng
chính trị giữa các phe phái sang một bên, tập hợp các đảng phái chính trị để thành lập Chính phủ
với mục tiêu phụng sự quốc gia, dân tộc. Trong đó mục tiêu độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bao gồm:
 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng.
 Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
 Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện
khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong tác phẩm “Nên Học Sử Ta”, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân
dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta
không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết
chắc chắn thêm lên mãi…”[59]
Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên tham gia phong trào cộng sản quốc tế tại
thời điểm Việt Nam chưa có bất cứ tổ chức chính trị nào theo Chủ nghĩa Cộng sản. Ông là thành
viên của tổ chức Quốc tế Cộng sản III, là người đã thống nhất các tổ chức đảng cộng sản riêng rẽ ở
Việt Nam thành một chính đảng duy nhất theo chỉ thị của Quốc tế III. Chính Hồ Chí Minh là người
kết nối phong trào cách mạng vô sản Việt Nam và phong trào cách mạng vô sản quốc tế. Thông qua
Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các nước
xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Rất nhiều lãnh đạo
phong trào cách mạng Việt Nam quan trọng đã được Hồ Chí Minh tổ chức sang Liên Xô hoặc Trung
Quốc đào tạo về chính trị và quân sự.
Qua khảo sát thực tế, từ kinh nghiệm bản thân, Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng: chủ nghĩa đế
quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc
và thuộc địa. Muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các
thuộc địa với nhau và giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc; nếu tách riêng mỗi lực
lượng thì không thể nào thắng lợi được. Điểm vượt lên của Hồ Chí Minh so với các lãnh tụ yêu nước
và chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX chính là ở đó, nó nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về sức
mạnh thời đại.[60]
Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự liên kết giữa phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách
mạng tại các nước khác cũng là phương châm cơ bản của phong trào cộng sản quốc tế thể hiện
qua khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại". Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại là một cách diễn đạt sự liên kết đó. Nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại bao gồm:
 Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
 Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
 Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của
mình.
 Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng là bạn với tất cả mọi nước dân chủ.
Theo Hồ Chí Minh, "phải làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu
biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh
này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản"
 NỘI DUNG CHÍNH
Về cơ sở hình thành, thì thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc bắt nguồn từ các giá trị truyền thống dân tộc: truyền thống yêu nước,
nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, sự hình thành
được dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của
những phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Và thứ
ba, là bắt nguồn từ quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần
chúng nhân dân.
… Chính từ những cơ sở trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cơ
bản của mình về đại đoàn kết dân tộc.
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực
lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội
mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi
lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nó là một tư
2
 tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là
chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức
mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.
Tiếp đó, đại đoàn kết dân tộc còn là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy
nhiên trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều
chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác
nhau.
Hồ Chí Minh đã nêu ra những luận điểm có tính chất đoàn kết như: “Đoàn
kết là sức mạnh của chúng ta”; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”;
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”…và đặc biệt là câu nói
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm
coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân. Đồng thời, Người lưu ý
rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp,
nhiều dân tộc, tonn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân trong Mặt trận dân tộc
thống nhất. Muốn vậy, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính
sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung
của Tổ quốc và những quyền lưoij cơ bản của nhân dân lao động, làm “mẫu số
chung” cho sự đoàn kết.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chỉ thấy
rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kết dân tộc
là mục tiêu của cách mạng. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt
trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy
nhất đối với cách mạng Việt Nam. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của đảng Lao
động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước
toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng lao động Vịêt Nam có thể gồm trong 8 chứ
là: đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn
luyện miền múi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ: “Trước cách mạng
Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng
3
 bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. hai là làm cách mạng hay
kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyến truyền
huấn luyện là: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu
tranh thống nhất nước nhà”.
Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Hồ Chí Minh coi vấn đề
đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách
mạng. Người cho rằng: Đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, mục
đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng
đầu của cả dân tộc. Như vậy đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của
bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự
nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức
tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần
chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh
vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh
phúc cho con người.
3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niệm “Dân” có nội hàm rất rộng,
vừa được hiểu là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con
người Việt Nam cụ thể và dùng để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người
con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người
tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ; gái, trai; giàu,
nghèo; quý, tiện”. Như vậy, Dân được hiểu là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.
Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào
một khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để
đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây
dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ
nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Ta ở đây vừa là Đảng, vừa là mọi người dân của
Tổ quốc Việt Nam. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại
đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam.
4
 Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống
yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc; phải có tấm lòng khoan dung, độ
lượng với con người; Người Việt Nam có câu “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai
đánh người chạy lại”, Hồ Chí Minh cho rằng ngay đối với những người lầm
đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn
đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến, khoét sâu cách biệt….Người tha
thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào,
tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật
thà cộng tác vì dân vì nước. Để thực hiện được đoàn kết, Người còn căn dặn: Cần
xoá bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ để phục vụ nhân dân.
Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm đại đoàn kết dân tộc một cách
rộng rãi như trên là vì Người có lòng tin ở nhân dân, tin rằng trong mỗi người, “ai
cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước
ấy có khi bị bụi bặm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì lòng
yêu nước lại bộc lộ. Vì vậy mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn
kết dân tộc chính là nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tự do và
hạnh phúc của nhân dân cần phải xây dựng từ hôm nay cho đến mãi mãi mai sau.
Dân tộc, toàn dân là khối rất đông bao gồm nhiều chục triệu con người.
Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ
đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái
nền tảng đó. Người đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa
số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của
nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp
nhân dân khác”. “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông,
cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Về
sau Người có nêu thêm: lấy liên minh công nông – lao động trí óc làm nền tảng
cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối
 đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể
làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức
là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng, ở những
lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu
hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất,
thành lực lượng vật chất có tổ chức.
Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh
vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chúng, được tổ chức thành một
khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Thất bại của
các phóng trào yêu nước đã cho thấy, nếu không có tổ chức lãnh đạo, quần chúng
nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người chỉ là một số đông không có sức
mạnh… Và tổ chức thể hiện sức mạnh khối đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận
dân tộc thống nhất. Mặt trận có thể có tên khác nhau: Hội phản đế đồng minh,
Mặt trận Dân chủ, Mặt trận nhân dân phản đế… nhưng tựu trung lại chỉ là một tổ
chức chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo,
đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì
mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân…Và
nguyên tắc của mặt trận đó là:
Thứ nhất, đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu
nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Hồ Chí Minh cho
rằng, nước đoàn kết mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì. Sự đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn
bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu.
Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc phải xậy dựng trên nền tảng liên minh công –
nông – lao động trí óc. Phải trên cơ sở của khối liên minh cơ bản đó mà mở rộng
Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn
dân, kết thành một khối vững chắc.
6
 Thứ ba, hoạt động của mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc
thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ
sở để củng cố và không ngừng mở rộng. Lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc
độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vậy,
phải làm cho mọi người đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết và trước hết.
Thứ tư, khối đoàn kết trong mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự,
chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó là sự đoàn kết chặt chẽ với các
tầng lớp nhân dân, các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ, các tôn giáo…trong
Mặt trận, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc.
Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực
lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững
chắc. Muốn lãnh đạo được, Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm
của dân tộc và thời đại, phải thực sự đoàn kết nhất trí. Đảng Cộng sản Việt Nam
phải là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Vì
vậy quyền lãnh đạo mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà là được
nhân dân thừa nhận, như Hồ Chí Minh viết: Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận
thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành
nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng
ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh
đạo của Đảng. thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ là sản phẩm
của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- lênin với phong trào công nhân, mà còn cả với
phong trào yêu nước Việt Nam. Và phong trào yêu nước chính là một trong
những biểu hiện cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta.
5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
(chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gằn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
của giai cấp công nhân)
Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, nó chỉ có thể giành
7
 thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Người nêu rõ:
“Phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản khắp mọi nơi”. Vậy nên sau này, tư
tưởng của Người về đoàn kết trong phong trào cách mạng thế giới ngày càng rõ
và đầy đủ hơn, như là phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và các nước tư bản; là
nước Nga Xôviết, là Liên Xô và sau này là tất cả các nước xã hội chủ nghĩa
khác; là phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của
xã hội, của nhân dân thế giới… và đặc biệt là Người coi trọng xây dựng khối
đoàn kết Việt- Miên- Lào, ba nước cùng cảnh ngộ thuộc địa trên bán đảo Đông
Dương trong cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân. Trong kháng chiến chống
chủ nghĩa đế quốc thực dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình
thành ba tầng Mặt trận ở Việt Nam là: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận
đoàn kết Việt- Miên- Lào; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt
Nam chống đế quốc xâm lược. Như vậy, đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố
hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của
dân tộc Việt Nam.
Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao
gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh
thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Giáo sư Trần Văn Giàu
cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu
nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Còn trong các
văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường được đề cập đến và
được coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một
số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá
2
 truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức
cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần
cù...".
Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có thể khẳng
định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong
đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh
thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.
Trong các giá trị đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là
"nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng
trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí
bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc". Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc
đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của
nó lại có sự khác nhau. ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu
nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức
cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi
người Việt Nam, "là tiêu điểm của mọi tiêu điểm". Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ
quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất
nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc.
2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong
trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
Về mặt thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình
thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng ở trong
và ngoài nước, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã
đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ từ đó tiến hành
cách mạng.
Từ việc tổng kết các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh rút ra kết luận: vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh
đạo mới, có khả năng đề ra đường lối đấu tranh đúng đắn và phương pháp cách
3
 mạng phù hợp; cần huy động, tập hợp lực lượng của các giai cấp, các tầng lớp
nhân dân vào cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến; cần củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc bền vững và xây dựng khối đoàn kết quốc tế để tạo thành sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Nghiên cứu, tổng kết các phong trào cách mạng thế giới, Người rút ra kết
luận: Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mĩ là những cuộc cách mạng
“chưa đến nơi”; cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh
to lớn tuy nhiên họ lại chưa biết tổ chức, chưa có sự lãnh đạo và chưa lien kết
chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cần có một tổ chức để lãnh đạo và
tổ chức để đưa cách mạng dược thực hiện. Cách mạng vô sản Nga là cuộc cách
mạng triệt để nhất để từ đây Người đưa ra quan điểm: lấy liên minh công – nông
làm gốc xây dựng được khối đại đoàn kết, cần có một đảng lãnh đạo và phải
đoàn kết được toàn dân.
3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sang tạo ra
lịch sử; giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc; liên
minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng; đoàn kết dân tộc
phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”,...
Từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã có cơ sở khoa học để
đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cũng như hạn chế trong các di sản truyền
thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước ở trong nước và
trên thế giới cùng, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng các nước,
từ đó hình thành và hoàn thiện tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng.
4
 Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những luận
điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến
bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong
sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một
cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người.
Vấn đề chiến lược này đã được Hồ Chí Minh đúc rút, tổng kết thành những
chân lí: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là
thắng lợi”, “Đoàn kết…,là then chốt của thành công”, “Đoàn kết là điểm mẹ,điểm
mẹ này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt…”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”,… Từ đây Người đã khẳng
định một trong những nguyên nhân dân đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam là
đoàn kết dân tộc.
Và Người khuyên dân ta rằng:
“Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng “ đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm
vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng
Việt Nam. Trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam” ngày
3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục
đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Nhiệm vụ cụ thể được Hồ Chí Minh xác
định đối với các cán bộ của Đảng là tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho nhân
dân hiểu được và làm được. ví dụ: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxDaisy Nguyen
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
De cuong tu tuong hcm khoa iv
De cuong tu tuong hcm  khoa ivDe cuong tu tuong hcm  khoa iv
De cuong tu tuong hcm khoa ivNguyen Van Hung
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngHuỳnh Nhã
 
Thuyet trinh tthcm chinh thuc
Thuyet trinh tthcm chinh thucThuyet trinh tthcm chinh thuc
Thuyet trinh tthcm chinh thucTran Giau
 
Thuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCMThuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCMDuong Bao
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...nataliej4
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMlenazuki
 
Tham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINHTham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINHVũ Thanh
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.aPhi Phi
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhDat Namikaze
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930wormblack
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhVũ Thanh
 

Mais procurados (20)

đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Thi
ThiThi
Thi
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptx
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
De cuong tu tuong hcm khoa iv
De cuong tu tuong hcm  khoa ivDe cuong tu tuong hcm  khoa iv
De cuong tu tuong hcm khoa iv
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởng
 
Thuyet trinh tthcm chinh thuc
Thuyet trinh tthcm chinh thucThuyet trinh tthcm chinh thuc
Thuyet trinh tthcm chinh thuc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấpTư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
 
Thuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCMThuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCM
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
 
Tham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINHTham khảo HO CHI MINH
Tham khảo HO CHI MINH
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Tthcm linh
Tthcm linhTthcm linh
Tthcm linh
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 

Semelhante a Tu tuong

Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930wormblack
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnkuki29292
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpYuPhim1
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHPhan Minh Trí
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt namhanghpu
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtPhan Minh Trí
 
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minhDép Tổ Ong
 
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfewLạnh Lắm
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfTranLy59
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcmNhan Tan
 

Semelhante a Tu tuong (20)

Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
 
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Duong loi dang csvn
Duong loi dang csvnDuong loi dang csvn
Duong loi dang csvn
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
DCSVN
DCSVNDCSVN
DCSVN
 
Tthcm ôn tập
Tthcm ôn tậpTthcm ôn tập
Tthcm ôn tập
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
 
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
 
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
20 cau
20 cau20 cau
20 cau
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 

Tu tuong

  • 1. Tư tưởng HCM là 1 hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN;là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ng. Toàn diện: thể hiện ở nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, Chính trị, xã hội. Đó là những quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề ở Vn: + Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; + Về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; +Về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; +Về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; +Về quốc phòng toàn dân, xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; +Về phát triển kinh tế và văn hóa, ko ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; +Về đạo đức CM, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Về chăm lo bồi dưỡng thế hệ CM cho đời sau; +Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ Đảng viên vừa là ng lãnh đạo, vừa là ng đầy tớ trung thành của nhân dân…. Tư tưởng HCM soi đg cho cuộc đấu tranh của nhân dân và giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta., là sự kết tinh những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc với trí tuệ thời đại. Văn hóa dân tộc: đó là tinh thần yêu nước , nhân nghĩa cần cù sáng tạo, đoàn kết…..trong đó tinh thần yêu nước có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành tư tưởng HCM.
  • 2. Trí tuệ thời đại: là sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông ( Nho giáo: Nhân, phật giáo: dậy hướng thiện, tư tưởng tam dân của tôn trung Sơn) và văn hóa phương Tây( phong cách làm việc, văn minh khai sáng :độc lập tự do nhân ái) Định nghĩa của Đảng CSVN đã chỉ rõ: v Bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt nam; chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc Việt nam v Nguồn gốc: là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Ý nghĩa của việc nghiên cứu và học tập Mục đích nghiên cứu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm áp dụng vào con đường xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.[25] Đối với thế hệ trẻ nói chung, với học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học nói riêng, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của Hồ Chí Minh để lại: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh Hoàn cảnh ra đời Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, không mở ra cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Không phát huy được những thế mạnh của truyền thống dân tộc và đất nước, không chống lại được âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 và đến năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của họ trên khắp An Nam.[8] Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
  • 3. Trong suốt quá trình thực dân Pháp cai trị, từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần vương” do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang này mang đậm tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù, nhưng đều dưới sự dẫn dắt của các tư tưởng phong kiến và tư sản, là các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời, lạc hậu trong sự phát triển của thế giới đương đại và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nên không tránh khỏi thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng khoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.[9] Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính sau:[10][11]  Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.  Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.  Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản. Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôi phục độc lập của Phan Bội Châu; chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” bằng cách chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh, trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phóng của Phan Châu Trinh; khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám; khởi nghĩa theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản của Nguyễn Thái Học). Sự thất bại của phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lực của hệ tư tưởng tư sản, vừa từng bước chuẩn bị tiền đề cho một phương hướng mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc.[12][13] Theo Tạp chí Cộng sản, những điều này cho thấy, phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam muốn đi đến thắng lợi, phải đi theo con đường mới, đó là con đường cách mạng vô sản.[14] Thế giới Thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX cũng đang có những biến chuyển to lớn:  Chủ nghĩa Tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa Đế quốc với bản chất của mình đã trở thành kẻ thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa.[15]  Thực tế lịch sử: trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân, tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản.[16]  Chiến tranh Thế giới I bùng nổ.[15]
  • 4.  Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917). Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “Thức tỉnh các dân tộc châu Á”, Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.[13]  Quốc tế III được thành lập (1919). Phong trào công nhân trong các nước Tư bản Chủ nghĩa và phong trào giải phóng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của họ là Chủ nghĩa Đế quốc.[15][17] Nguồn gốc Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ[4] : 1. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:  Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;  Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái;  Truyền thống lạc quan, yêu đời;  Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo. 2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:  Tư tưởng văn hóa phương Đông: Nho giáo, Phật giáo;  Tư tưởng và văn hóa phương Tây: thắng lợi của cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ phương Tây,...; 3. Chủ nghĩa Mác-Lênin (nhân tố quyết định nhất): cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh; 4. Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh.[16] Có thể chia quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ sau:[18] 1. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911): thời kỳ này Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.[18] 2. Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920): thời kỳ này Hồ Chí Minh tìm hiểu cuộc sống của những người lao động; đã khảo sát, tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga, học tập và đã tìm đến với chủ nghĩa Lênin, tham dự Đại hội Tua, đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự
  • 5. chuyển biến vượt bậc về tư tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".[18][19] 3. Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930): thời kỳ này Hồ Chí Minh đã có hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú ở Pháp (1921-1923), ở Liên Xô (1923-1924), ở Trung Quốc (1924-1927), ở Thái Lan (1928-1929)... Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tác phẩm và bài viết của Hồ Chí Minh thời kỳ này đã thể hiện những quan điểm lớn và độc đáo, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam, có thể kể tên các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và những bài viết khác.[18] 4. Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930-1945): trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản, trong mấy năm đầu của những năm 1930, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng "tả" đang chi phối Quốc tế Cộng sản, chi phối Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.[18] 5. Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945-1969): đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 - 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thời kỳ này nổi bật là các nội dung như: Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc; tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau, đó là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm một mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền v.v. Định nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ ”
  • 6. nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...[20] Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc Việt Nam.[21] Tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận trung tâm của chuyên ngành "Hồ Chí Minh học" thuộc ngành Khoa học chính trị Việt Nam. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại. Hệ thống đó bao gồm một số nội dung cơ bản sau[21] :  Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;  Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;  Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;  Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân;  Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;  Phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;  Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;  Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;  Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. v Nội dung: là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Nội dung đó bao gồm hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị (đường lối cách mạng đối nội, đối ngoại, xây dựng các lực lượng cách mạng, xây dựng nhà nước), các quan điểm về kinh tế, văn hóa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa… v Ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây dựng đường lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng và dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác Phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: Với tư cách là một hệ thống lý luận, hiện nay tồn tại hai phương thức tiếp cận chủ yếu Một là: Như một hệ thống tri thức tổng hợp: bao gồm tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng văn hóa, tư tưởng nhân văn…..
  • 7. Hai là: Là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam: tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; Về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân; về văn hóa, đạo đức ..v..v.. hạt nhân cốt lõi là độc lập dân tộc và CNXH, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện ở các điểm chính sau:  Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Hồ Chí Minh viết trong Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"[34] . Mục đích của việc dành độc lập dân tộc là đem lại hạnh phúc, tự do cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng "Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì"[35] .  Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước. Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"[36]  Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế: "Các dân tộc ở đó (ở phương Đông) không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới... Ngày mà hàng trăm triệu người châu Á bị nô dịch và áp bức sẽ thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một nhóm bọn thực dân tham tàn và chính họ sẽ hình thành được một lực lượng đồ sộ vừa có thể thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản vàchủ nghĩa đế quốc, vừa giúp đỡ những người anh em phương tây trong sự nghiệp giải phóng Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thể hiện ở các điểm chính sau:  Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội dung chủ yếu sau:  Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xã hội cộng sản".  Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản.
  • 8.  Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc.  Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế.[38]  Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có đảng cách mệnh. Người phân tích: cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu, phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân... Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh.[39]  Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Ông coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi.  Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Các nhà nghiên cứu trong nước đánh giá, đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.[40]  Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực. Trong đó có hai vấn đề:  Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông chủ trương, yêu nước, thương dân, yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa bình, vì độc lập tự do.[41]  Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc. Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài. Hồ Chí Minh nói, muốn thắng lợi phải trường kỳ gian khổ, muốn trường kỳ phải tự lực cánh sinh. Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên trong, phát huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động,
  • 9. tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả, cả về vật chất và tinh thần, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi Câu 1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh mối qua hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. (5 điểm) * Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện: - Khẳn định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; - Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; - Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; - Thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân; - Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. * Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến hoặc tư bản, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. - Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. * Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc.
  • 10. * Giữ vững độc lập dân tộc cho dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của dân tộc khác Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn là giúp mình” và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới Về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác - Lênin[42] . Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội kém phát triển, lạc hậu của Việt Nam trong thời kỳ nửa thuộc địa nửa phong kiến và sau khi giành độc lập. Nên trong nhiều bài viết, bài phát biểu, diễn giải của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội hết sức đơn giản cho phù hợp với trình độ dân trí, nhận thức của đại đa số quần chúng và cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó. Trước hết, Hồ Chí Minh luận giải sự ra đời và bản chất của chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hồ Chí Minh cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Trên cơ sở một nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống, các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã hội. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giá trị thể hiện rất rõ trong nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.[42] Các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đánh giá nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trước hết là ở chỗ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để.[42] Tuyên truyền cho cuộc vận động "Học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Hồ Chí Minh luận giải tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, của phương Đông. Từ việc phân tích một cách khoa học truyền thống tư tưởng - văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, các nước
  • 11. phương Đông, sự tàn bạo của chế độ thuộc địa tại các nước đó, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức mới lạ: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu Á, phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu.[42] Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện tại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa. Ông không tuyệt đối hóa một mặt nào và đánh giá đúng vị trí của chúng. Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý luận Mác - Lênin.[42] Hầu hết các cách tiếp cận, định nghĩa của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được diễn đạt, trình bày một cách dung dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổ thông, đại chúng. Xét dưới góc độ khái quát nguyên lý thì Hồ Chí Minh về cơ bản không khác với các nhà kinh điển Mác - Lênin. Điểm đặc sắc ở Hồ Chí Minh là phát triển các nguyên lý lý luận phức tạp, khoa học bằng ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày. Một số định nghĩa cơ bản mà Hồ Chí Minh đã đề cập về chủ nghĩa xã hội:[43] - Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức. - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của nó (kinh tế, chính trị, văn hóa...). - Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó. - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lực xây dựng nó: "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy".[43]  Từ những định nghĩa của Hồ Chí Minh đã phản ánh đầy đủ những đặc trưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hôi. Khái quát những đặc trưng này, chúng ta thấy nội dung của nó bao hàm hết thảy mọi mặt đời sống xã hội, làm hiện diện ra một chế độ xã hội ưu việt. Đó là:[43]  Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và văn hóa, dân giàu, nước mạnh.  Thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.  Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.  Chủ nghĩa xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.  Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy.[43]
  • 12.  Như vậy ta có thể thấy khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:  Chủ nghĩa xã hội như là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xã hội.  Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, ở đây, Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa Mác-Lênin.  Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.  Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản mà hình thức xấu xa, tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thực dân, cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới.[44] “ Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [45] ” “ Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân"[45] ” “ Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" [45] ” Về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì có hai con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là con đường quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp hoặc các nước tiền tư bản.[46] Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội[46] . Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của Lênin về hai giai đoạn cách mạng- cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.[47] Chính ở nội dung cụ thể này, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa và làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.[46] Ta có thể rút gọn lại nội dung về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Hồ Chí Minh được thể hiện qua các điểm chính sau:
  • 13.  Phải thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc trước, sau đó mới từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.[46]  Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng con đường gián tiếp.[46] Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của Việt Nam.[46] Chính vì thế thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.[48][49] Trong cuộc đấu tranh này, toàn xã hội phải nỗ lực dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời phải học tập kinh nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và tận dụng mọi sự giúp đỡ của những nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến như Liên Xô và các nước Đông Âu[50] . Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại. Do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:[46][51]  Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.[46][51]  Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.[46][51] Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Hồ Chí Minh lý giải trên các điểm sau:[46]  Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau.  Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đây là công việc hết sức mới mẻ đối với Đảng ta, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp và thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.  Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.[46] Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ.
  • 14.  Chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.[52]  Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành sản xuất xã hội. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do), để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt: Một là, công tư đều lợi; Hai là, chủ thợ đều lợi; Ba là, công nông giúp nhau; Bốn là Lưu thông trong ngoài. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ, nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân,[53] đến năm 1959 ông chủ trương vẫn cho phép những nhà tư sản công thương sở hữu tư liệu sản xuất, tiến dần đến việc xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa bằng cách khuyến khích những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích và giúp đỡ những nhà tư sản công thương cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác[54] . Như vậy ta có thể thấy Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam[55] . “ Trong nước ta hiện nay, có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau: - Sở hữu của Nhà nước, tức là sở hữu của toàn dân. - Sở hữu của hợp tác xã, tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. - Sở hữu của người lao động riêng lẻ. - Một số ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản. ” —Hồ Chí Minh, Báo cáo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của ông tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa 1 ngày 18 tháng 12 năm 1959 tại Hà Nội.[54] “ Mục đích của chế độ ta là xoá bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. ”
  • 15. —Hồ Chí Minh. Tài liệu đã dẫn[54] “ Chúng ta phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. ” —Hồ Chí Minh. Tài liệu đã dẫn[54] Đối với những người lao động cá thể và các nhà tư bản, cũng tại báo cáo nói trên, Hồ Chí Minh viết: “ - Đối với những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện. - Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi quốc tế là quy luật phát triển của xã hội loài người. + Dựa vào học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Người khẳng định, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu kinh tế, nguyên nhân sâu xa là sự phát triển của sức sản xuất xã hội (LLSX). + Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để (theo 3 trình độ từ thấp đến cao: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng từng cá nhân để hình thành những nhân cách phát triển toàn diện). + Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu đạo đức xã hội (Người lý giải theo quy luật đấu tranh giữa thiện - ác, tốt - xấu và quy luật chung là cái thiện, cái tốt nhất định sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu). Trong Thường thức chính trị Người viết: “CNCS ra đời thì lúc đó mọi người đều sống có đạo đức”. + Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu của văn minh nhân loại. CNXH ra đời là do tác động của tất cả các nhân tố: kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội, văn hoá. Do vậy, sự ra đời của nó (CNXH, CNCS) là không cưỡng lại được. Người nói: Không có một lực lượng nào ngăn trở được mặt trời mọc. Không có một lực lượng nào ngăn trở được xã hội loài người tiến lên. Không có một lực lượng nào ngăn trở CNXH, CNCS phát triển. - Theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của CNXH ở Việt Nam cũng là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lịch sử. Bởi vì: + Sau khi nước ta giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản thì đi lên xây dựng CNXH là một bước phát triển hợp quy luật. + Chỉ có xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa thì nước nhà mới thật sự độc lập, nhân dân lao động mới thực sự được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH a. Các nhà kinh điển tiếp cận CNXH
  • 16. - Các nhà kinh điển của CN M-LN đã làm sáng tỏ bản chất của CNXH từ những kiến giải KTXH, CTrị, Triết học ở Tây Âu. Từ đó các ông đã thấy rõ vai trò và sứ mệnh của giai cấp VS là đào mồ chôn CNTB và CNTB tất yếu sẽ bị thay thế bằng 1 chế độ XH cao hơn, tiến bộ hơn, chế độ CSCN. Vì thế học thuyết về CNXH của các ông được coi là vũ khí lí luận để g/c VS thực hiện sứ mệnh của mình và trên cơ sở đó nhân dân tiến bộ thế giới hướng tới 1 XH vì con người. - Khi CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang CNĐQ, Lê Nin đã bổ sung, phát triển và hiện thực hóa học thuyết XHCN KH ở Liên Xô. CNXH KH với tư cách là 1 chế độ XH sau khi được hoàn thiện sẽ là bước phát triển cao hơn và 1 bước PTriển về chất so với CNTB b. HCM tiếp cận học thuyết CNXH KH - HCM cũng tiếp cận CNXH từ những phân tích kinh tế, Ctrị, xã hội, triết học của CN M-L. Cụ thể là từ học thuyết về sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân. Tuy nhiên từ 1 người yêu nước đến với CN M-L, HCM còn tiếp cận CNXH KH từ lập trường yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là về phương diện đạo đức. - Toàn bộ những quan điểm của HCM về CNXH là sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố kinh tế XH, Ctrị với các nhân tố nhân văn, đạo đức văn hóa tạo ra những nét riêng trong sự kế thừa làm cho nó phù hợp với điều kiện lịch sử và khát vọng dân tộc VN. Từ bản chất ưu việt của CNXH, HCM khẳng định tính tất yếu của sự lựa chọn khi đi lên CNXH ở nước ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại và sự phát triển của lịch sử nhân loại. 2. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội: - Theo Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội có 5 đặc trưng bản chất. + Về kinh tế: CNXH là chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, dân giàu, nước mạnh. + Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. + Về chế độ chính trị: Có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. + Về xã hội: Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển giữa xã hội và tự nhiên. + Về lực lượng: Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy. Các đặc trưng này phản ánh bản chất dân chủ, nhân đạo của Chủ nghĩa xã hội, vượt hẳn các chế độ xã hội trước đó. 3. Ý nghĩa quan niệm của Hồ Chí Minh Quan niệm của Hồ Chí Minh định hướng tư tưởng lý luận cho Đảng ta, nhân dân ta hoàn thiện, cụ thể hóa mô hình Chủ nghĩa xã hội được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Mô hình đó bao gồm 6 đặc trưng cơ bản. Nêu 6 đặc trưng này: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội: - Do nhân dân lao động làm chủ; - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; - Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Về đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ sở quan trọng sau đây:
  • 17.  Thứ nhất là truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Đây là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.  Thứ hai là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.  Thứ ba là tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Trước Cách mạng tháng 8, khác với những lãnh tụ Đảng Cộng sản khác ở Việt Nam luôn coi liên minh công nông là lực lượng nòng cốt, chủ chốt của cách mạng vô sản, coi nhẹ tiềm năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến việc tập hợp sự ủng hộ của những giai cấp tầng lớp xã hội không phải là lực lượng chủ chốt của cách mạng vô sản như tư sản, địa chủ, tiểu thương, trí thức... Thời kỳ này chính những đồng chí của Hồ Chí Minh đã phê phán đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ" của Hồ Chí Minh, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế[57][58] . Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập, giai đoạn 1945 - 1946, tình thế đất nước ở vào hoàn cảnh vô cùng hiểm nghèo, được ví như ngàn cân treo sợi tóc. Chính trong hoàn cảnh này, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của ông, giúp đất nước vượt qua cơn hiểm nghèo, giữ vững được nền độc lập non trẻ. Hồ Chí Minh đã gạt bỏ các bất đồng chính trị giữa các phe phái sang một bên, tập hợp các đảng phái chính trị để thành lập Chính phủ với mục tiêu phụng sự quốc gia, dân tộc. Trong đó mục tiêu độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bao gồm:  Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng.  Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.  Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.  Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong tác phẩm “Nên Học Sử Ta”, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi…”[59] Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên tham gia phong trào cộng sản quốc tế tại thời điểm Việt Nam chưa có bất cứ tổ chức chính trị nào theo Chủ nghĩa Cộng sản. Ông là thành
  • 18. viên của tổ chức Quốc tế Cộng sản III, là người đã thống nhất các tổ chức đảng cộng sản riêng rẽ ở Việt Nam thành một chính đảng duy nhất theo chỉ thị của Quốc tế III. Chính Hồ Chí Minh là người kết nối phong trào cách mạng vô sản Việt Nam và phong trào cách mạng vô sản quốc tế. Thông qua Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Rất nhiều lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam quan trọng đã được Hồ Chí Minh tổ chức sang Liên Xô hoặc Trung Quốc đào tạo về chính trị và quân sự. Qua khảo sát thực tế, từ kinh nghiệm bản thân, Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa. Muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với nhau và giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc; nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không thể nào thắng lợi được. Điểm vượt lên của Hồ Chí Minh so với các lãnh tụ yêu nước và chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX chính là ở đó, nó nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại.[60] Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự liên kết giữa phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng tại các nước khác cũng là phương châm cơ bản của phong trào cộng sản quốc tế thể hiện qua khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại". Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một cách diễn đạt sự liên kết đó. Nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại bao gồm:  Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.  Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.  Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.  Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng là bạn với tất cả mọi nước dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, "phải làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản"  NỘI DUNG CHÍNH Về cơ sở hình thành, thì thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bắt nguồn từ các giá trị truyền thống dân tộc: truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, sự hình thành được dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của những phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Và thứ ba, là bắt nguồn từ quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần
  • 19. chúng nhân dân. … Chính từ những cơ sở trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cơ bản của mình về đại đoàn kết dân tộc. 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng Theo Hồ Chí Minh, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nó là một tư 2  tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Tiếp đó, đại đoàn kết dân tộc còn là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy nhiên trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác nhau. Hồ Chí Minh đã nêu ra những luận điểm có tính chất đoàn kết như: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”…và đặc biệt là câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân. Đồng thời, Người lưu ý rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tonn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân trong Mặt trận dân tộc
  • 20. thống nhất. Muốn vậy, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lưoij cơ bản của nhân dân lao động, làm “mẫu số chung” cho sự đoàn kết. 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chỉ thấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu của cách mạng. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng lao động Vịêt Nam có thể gồm trong 8 chứ là: đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Nói chuyện với cán bộ tuyên huấn luyện miền múi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ: “Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng 3  bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyến truyền huấn luyện là: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Hồ Chí Minh coi vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách mạng. Người cho rằng: Đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Như vậy đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự
  • 21. nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. 3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niệm “Dân” có nội hàm rất rộng, vừa được hiểu là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể và dùng để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ; gái, trai; giàu, nghèo; quý, tiện”. Như vậy, Dân được hiểu là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Ta ở đây vừa là Đảng, vừa là mọi người dân của Tổ quốc Việt Nam. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam. 4  Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc; phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người; Người Việt Nam có câu “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”, Hồ Chí Minh cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn
  • 22. đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến, khoét sâu cách biệt….Người tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước. Để thực hiện được đoàn kết, Người còn căn dặn: Cần xoá bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân. Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm đại đoàn kết dân tộc một cách rộng rãi như trên là vì Người có lòng tin ở nhân dân, tin rằng trong mỗi người, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước ấy có khi bị bụi bặm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì lòng yêu nước lại bộc lộ. Vì vậy mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc chính là nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tự do và hạnh phúc của nhân dân cần phải xây dựng từ hôm nay cho đến mãi mãi mai sau. Dân tộc, toàn dân là khối rất đông bao gồm nhiều chục triệu con người. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó. Người đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”. “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Về sau Người có nêu thêm: lấy liên minh công nông – lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối  đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 23. 4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chúng, được tổ chức thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Thất bại của các phóng trào yêu nước đã cho thấy, nếu không có tổ chức lãnh đạo, quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người chỉ là một số đông không có sức mạnh… Và tổ chức thể hiện sức mạnh khối đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận có thể có tên khác nhau: Hội phản đế đồng minh, Mặt trận Dân chủ, Mặt trận nhân dân phản đế… nhưng tựu trung lại chỉ là một tổ chức chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân…Và nguyên tắc của mặt trận đó là: Thứ nhất, đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Hồ Chí Minh cho rằng, nước đoàn kết mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Sự đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu. Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc phải xậy dựng trên nền tảng liên minh công – nông – lao động trí óc. Phải trên cơ sở của khối liên minh cơ bản đó mà mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một khối vững chắc.
  • 24. 6  Thứ ba, hoạt động của mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. Lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vậy, phải làm cho mọi người đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết và trước hết. Thứ tư, khối đoàn kết trong mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó là sự đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ, các tôn giáo…trong Mặt trận, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc. Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Muốn lãnh đạo được, Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, phải thực sự đoàn kết nhất trí. Đảng Cộng sản Việt Nam phải là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Vì vậy quyền lãnh đạo mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà là được nhân dân thừa nhận, như Hồ Chí Minh viết: Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng. thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- lênin với phong trào công nhân, mà còn cả với phong trào yêu nước Việt Nam. Và phong trào yêu nước chính là một trong những biểu hiện cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta. 5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
  • 25. (chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gằn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân) Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, nó chỉ có thể giành 7  thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Người nêu rõ: “Phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản khắp mọi nơi”. Vậy nên sau này, tư tưởng của Người về đoàn kết trong phong trào cách mạng thế giới ngày càng rõ và đầy đủ hơn, như là phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và các nước tư bản; là nước Nga Xôviết, là Liên Xô và sau này là tất cả các nước xã hội chủ nghĩa khác; là phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của xã hội, của nhân dân thế giới… và đặc biệt là Người coi trọng xây dựng khối đoàn kết Việt- Miên- Lào, ba nước cùng cảnh ngộ thuộc địa trên bán đảo Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân. Trong kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành ba tầng Mặt trận ở Việt Nam là: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt- Miên- Lào; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Như vậy, đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC  Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh
  • 26. thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá 2  truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù...". Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có thể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Trong các giá trị đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là "nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc". Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, "là tiêu điểm của mọi tiêu điểm". Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc. 2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
  • 27. Về mặt thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng ở trong và ngoài nước, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ từ đó tiến hành cách mạng. Từ việc tổng kết các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo mới, có khả năng đề ra đường lối đấu tranh đúng đắn và phương pháp cách 3  mạng phù hợp; cần huy động, tập hợp lực lượng của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến; cần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc bền vững và xây dựng khối đoàn kết quốc tế để tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Nghiên cứu, tổng kết các phong trào cách mạng thế giới, Người rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mĩ là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi”; cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh to lớn tuy nhiên họ lại chưa biết tổ chức, chưa có sự lãnh đạo và chưa lien kết chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cần có một tổ chức để lãnh đạo và tổ chức để đưa cách mạng dược thực hiện. Cách mạng vô sản Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất để từ đây Người đưa ra quan điểm: lấy liên minh công – nông làm gốc xây dựng được khối đại đoàn kết, cần có một đảng lãnh đạo và phải đoàn kết được toàn dân. 3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sang tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc; liên
  • 28. minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng; đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”,... Từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cũng như hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước ở trong nước và trên thế giới cùng, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thành và hoàn thiện tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng. 4  Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người. Vấn đề chiến lược này đã được Hồ Chí Minh đúc rút, tổng kết thành những chân lí: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết…,là then chốt của thành công”, “Đoàn kết là điểm mẹ,điểm mẹ này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt…”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”,… Từ đây Người đã khẳng định một trong những nguyên nhân dân đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam là đoàn kết dân tộc. Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
  • 29. Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do. 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng “ đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam” ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Nhiệm vụ cụ thể được Hồ Chí Minh xác định đối với các cán bộ của Đảng là tuyên truyền, huấn luyện làm sao cho nhân dân hiểu được và làm được. ví dụ: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa