SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
------------oo------------
TÀI LIỆU
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
“CÔNG TÁC TUYỂN SINH
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Đà Nẵng, tháng 12/2019
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
1 Thực trạng công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2019, định hướng năm 2020 và những
năm tiếp theo
Phòng Đào tạo, QLKHHTQT
01
2 Một số vấn đề về tư vấn, cách tiếp cận thí sinh trong tuyển sinh
Ths. Hoàng Ngọc Viết
Phòng Đào tạo, QLKHHTQT
17
3 Giải pháp mang tính đột phá trong công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu Trường
Đại học TDTT Đà Nẵng
Ths. Phan Thị Ngà
Khoa Kiến thức cơ bản
23
4 Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh
Ths. Lê Chí Hùng
Khoa Huấn luyện thể thao
26
5 Thực trạng chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất 2018 và định hướng đào tạo
nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội hiện nay
TS. Nguyễn Mạnh Cường - TS. Phạm Tuấn Hùng
Khoa Giáo dục thể chất
30
6 Thực trạng sau 5 năm giảng dạy theo chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao tại
trường Đại học TDTT Đà Nẵng
TS. Nguyễn Tuấn Anh
Khoa Huấn luyện thể thao
43
7 Đánh giá chất lượng đào tạo, nhu cầu việc làm và tuyển sinh ngành Quản lý TDTT
TS. Trần Mạnh Hưng
Khoa Quản lý TDTT
49
8 Chất lượng đào tạo: góc nhìn qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Ths. Nguyễn Tùng
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
54
9 Củng cố, nâng cao chất lượng dạy học – giải pháp quan trọng nhằm khắc phục khó khăn
trong công tác tuyển sinh ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Ths. Nguyễn Văn Vinh - Ths. Phạm Thị Thanh Thúy
Khoa Kiến thức cơ bản
63
10 Một số nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
tuyển sinh trường Đại học TDTT Đà Nẵng
TS. Võ Văn Quyết
Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành
68
TT NỘI DUNG TRANG
11 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong trong học tập các môn thực hành đáp
ứng yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ
Ths.Nguyễn Nhất Hùng - TS. Phạm Tuấn Hùng
Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành - Khoa Giáo dục thể chất
72
12 Hoạt động kết nối doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên trường
Đại học TDTT Đà Nẵng gắn với nhu cầu xã hội: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Ths. Lê Minh Tuấn
Phòng Công tác học sinh, sinh viên
78
13 Truyền thông trong bối cảnh tự chủ đại học tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Ths. Nguyễn Thị Hùng
Trung tâm Thông tin – Thư viện
89
PHẦN TRAO ĐỔI CỦA KHÁCH MỜI
14 Công tác tuyến sinh phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Thực trạng và những giải
pháp đổi mới
Ths. Hồ Phan Lâm Trường
Phòng Quản lý Đào tạo và Công tác Sinh viên
94
1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2019,
ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Phòng ĐT,QLKHHTQT
1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
1.1. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Từ năm 2015, Bộ GDĐT triển khai xây dựng Phương án tổ chức Kỳ thi
THPT quốc gia, thực hiện theo lộ trình từ năm 2015 đến năm 2020, rút kinh
nghiệm từng năm để hoàn thiện, tạo tiền đề cho đổi mới thi, xét công nhận tốt
nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ sau năm 2020:
- Năm 2015 và năm 2016: Tổ chức 02 loại cụm thi, 01 cụm xét tốt nghiệp do
Sở giáo dục đào tạo chủ trì và 01 cụm do các các trường đại học chủ trì - phối hợp
với sở giáo dục và đào tạo để vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
- Năm 2017: Tổ chức duy nhất một loại cụm thi tại mỗi tỉnh do sở GDĐT
chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ; tổ chức thi theo bài với 3 bài thi
độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và
Khoa học Xã hội. Đồng thời, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với
hầu hết các bài thi, môn thi (trừ bài thi Ngữ văn).
- Năm 2018 và năm 2019: Phát huy kết quả đã đạt được qua 3 năm đổi mới
thi và tuyển sinh, Bộ GDĐT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giữ
ổn định phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ
các năm tiếp theo với những điều chỉnh kỹ thuật trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức
thi và tuyển sinh từng năm. Trong đó, có việc nâng cao ngưỡng đảm bảo đầu vào
đối với ngành sư phạm, đào tạo giáo viên và y - dược.
1.2. Tình hình tổ chức tuyển sinh của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Trước chủ trương của Chính phủ và Bộ GDĐT về đổi mới phương thức kỳ
thi THPT vừa kết hợp xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, cao đẳng. Lãnh đạo
Trường đã chỉ đạo bộ phận chức năng nghiên cứu xây dựng các phương thức tuyển
sinh, Đề án tuyển sinh và tổ chức thực hiện phù hợp theo năng lực và điều kiện của
Nhà trường.
1.2.1.Đối với tuyển sinh đại học chính quy
- Kỳ thi tuyển sinh năm 2015, tổ chức tuyển sinh 02 đợt thi theo phương
thức sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia kết hợp thi tuyển năng khiếu TDTT.
Đây là năm đầu tiên Trường nhận thông tin đăng ký của thí sinh từ Bộ GDĐT và
kênh riêng của Trường (những năm trước nhận hồ sơ từ Sở GDĐT các tỉnh).
- Kỳ thi tuyển sinh năm 2016:Tuyển sinh theo Đề án riêng được Bộ GDĐT
phê duyệt, tổ chức 02 đợt thi theo 02 tổ hợp môn xét tuyển và thi NK ở địa phương
và tại Trường.
- Kỳ thi tuyển sinh năm 2017: Tổ chức tuyển sinh theo Đề án tự chủ (Bộ
GDĐT chỉ kiểm tra tính xác thực so với Quy chế), với 02 phương thức: xét kết quả
thi THPT Quốc gia và xét kết quả học tập lớp 12 theo 02 tổ hợp T00 và T02; Tổ
chức thi tuyển tại các địa phương và tại Trường.
2
- Kỳ thi tuyển sinh năm 2018 và năm 2019: Sau 03 năm triển khai công tác
tuyển sinh theo chủ trương của Bộ GDĐT, đã có sự điều chỉnh về chỉ tiêu, phương
thức và tổ hợp môn xét tuyển, mở rộng đối tượng ưu tiên nhằm đảm bảo theo quy
định ngưỡng đầu vào của Quy chế tuyển sinh đại học chính quy.
Tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức truyên truyền, tư vấn và thực
hiện công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy định và các văn bản hướng dẫn
của Bộ GDĐT.
1.2.2. Tuyển sinh cao học và liên thông
Tuyển sinh trình độ thạc sĩ giai đoạn 2015 - 2019 được duy trì ổn định theo
Thông tư 15/2015/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc
Ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ. Kỳ thi hàng năm tổ chức từ một đến hai
đợt thi theo số lượng đăng ký dự thi của thí sinh trên tổng số chỉ tiêu được phê
duyệt.
Đối với tuyển sinh liên thông (chính quy, VLVH), do nhu cầu của xã hội và
các quy định về tuyển sinh và đào tạo, từ năm 2015 đến năm 2017 không tuyển
sinh và tổ chức đào tạo. Từ năm 2018 đến nay, theo nhu cầu về nâng chuẩn trình
độ theo Luật Giáo dục bổ sung, sửa đổi Trường đã xây dựng văn bản quy định
tuyển sinh và tổ chức đào tạo về liên thông theo Quyết định sô 18/2017QĐ-TTg
ngày 31/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về đào tạo liên thông, đến nay
đã tuyển sinh được 02 khóa của năm 2018 và 2019 với số lượng 79 sinh viên.
2. KẾT QUẢ TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo các quy định về xác định chỉ tiêu
tuyển sinh, Bộ GDĐT kiểm soát chặt chẽ các trường trong việc xác định chỉ tiêu
tuyển sinh. Xác định chỉ tiêu đúng, hợp lý theo quy định sẽ khẳng định quy mô đào
tạo, thương hiệu của Nhà trường.
Bảng 1. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2015 – 2019
Hệ
đào tạo Năm
Ngành
2015 2016 2017 2018 2019
Tổng
cộng
Đại học
GDTC 700 850 660 280 200 2690
QLTDTT 100 200 70 50 50 470
HLTT 100 200 100 90 200 690
LT CQ 100 150 50 50 40 390
VLVH 200 - - - - 200
Cao học GDH 60 65 70 80 80 355
Tổng chỉ tiêu 1260 1465 950 550 570 4795
- Tổng chỉ tiêu đối với hệ đại học chính quy từ năm 2015 – 2019 là 3852 chỉ
tiêu (trung bình 700CT/năm), trong đó chỉ tiêu trung bình của năm 2015 và 2016 là
1075CT/năm quá cao so với điều kiện thực tế thí sinh dự thi và nhập học (do kế
thừa của chỉ tiêu tuyển sinh trước thời điểm thay đổi phương thức và là thời điểm
cao nhất trong thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của Trường; năm 2013 là 1.100 chỉ
tiêu; năm 2014 là 1200 chỉ tiêu đều thực hiện đủ).
3
- Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cao học trong 5 năm là 355 chỉ tiêu (trung
bình 71CT/năm, chỉ tiêu này phù hợp với nhu cầu nguồn tuyển và điều kiện xác
định chỉ tiêu của Trường (tổng số lượng giảng viên có trình độ PGS.TS, TS căn cứ
xác định chỉ tiêu).
2.2. Kết quả tuyển sinh
2.2.1. Tuyển sinh đại học chính quy
2.2.1.1. Kỳ thi tuyển sinh năm 2015:
Năm 2015, tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT
quốc gia (đối với cụm thi trung ương - cụm thi cho thí sinh đăng ký xét tuyển đại
học) kết hợp thi tuyển năng khiếu TDTT với 02 tổ hợp xét tuyển T00 (Toán – Sinh
học – NK TDTT) và tổ hợp T02 (Toán – Ngữ văn – NK TDTT).
Bảng 2. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015
Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%)
Giáo dục thể chất 700 345 49,29%
Quản lý TDTT 100 14 14,00%
Huấn luyện thể thao 100 49 49,00%
Tổng 900 408 45,33%
2.2.1.2. Kỳ thi tuyển sinh năm 2016:
Kết quả tuyển sinh năm 2015 chưa đạt yêu cầu đề ra (45,33% chỉ tiêu), Đảng
ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu xây dựng Đề án
tuyển sinh riêng trên cơ sở những thay đổi của Kỳ thi THPT quốc gia của Bộ
GDĐT. Điểm mới trong tuyển sinh năm 2016 là sử dụng 02 phương thức tuyển
sinh (Xét điểm thi THPT và xét kết quả học bạ lớp 12); Ngoài ra, tổ chức thi tuyển
năng khiếu tại địa phương (Quảng Nam – Quảng Ngãi) và tại Trường.
Kết quả tổ chức thi năng khiếu tại địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi có tỷ
lệ nhập học đạt từ 48,54 % và 53,45% so với thí sinh đăng ký. Tuy nhiên, kết quả
tuyển sinh năm 2016 đạt tỷ lệ rất thấp (chỉ 28,00%) so với chỉ tiêu đề ra.
Bảng 3. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016
Ngành
Chỉ tiêu
Số thí sinh nhập
học
Tỷ lệ (%)
Kỳ thi
THPT
Theo
Đề án
Kỳ thi
THPT
Theo Đề
án
Giáo dục thể chất 450 400 125 150 32,35%
Quản lý TDTT 100 100 05 05 5,00%
Huấn luyện thể thao 100 100 15 50 32,50%
Tổng 1250 350 28,00%
2.2.1.3. Kỳ thi tuyển sinh năm 2017:
Sau 02 năm áp dụng theo những Quy định mới trong kỳ thi THPT quốc gia
sử dụng để xét tuyển đại học, cao đẳng do Bộ GDĐT ban hành đã khiến cho công
tác tuyển sinh của Trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu
tuyển sinh. Tổng chỉ tiêu không đạt yêu cầu đề ra (năm 2016 giảm gần 50% số
thực tuyển so với năm 2015 đối với tuyển sinh đại học chính quy), do đó cần có sự
4
thay đổi về cách thức tuyển sinh trong năm 2017, nhất là việc xác định lại chỉ tiêu
tuyển sinh và dự báo những thay đổi trong việc áp dụng tổ hợp các môn thi khoa
học tự nhiên (có môn xét tuyển);
Bảng 4. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017
Ngành
Chỉ tiêu
Số thí sinh nhập
học
Tỷ lệ (%)
Kỳ thi
THPT
Theo
Đề án
Kỳ thi
THPT
Theo Đề
án
Giáo dục thể chất 330 330 133 63 29,69
Quản lý TDTT 35 35 05 13 25,71
Huấn luyện thể thao 50 50 18 19 37,00
Tổng 830 251 30,24
2.2.1.4. Kỳ thi tuyển sinh năm 2018:
Năm 2018, ngành GDTC bị khống chế ngưỡng đầu theo 02 phương thức xét
điểm thi THPT quốc gia và xét theo Đề án tuyển sinh (học bạ lớp 12, ưu tiên xét
tuyển), do vậy số thí sinh trúng tuyển vào ngành HLTT đạt 110% chỉ tiêu (do nhiều
thí sinh không trúng tuyển ngành GDTC nên chuyển sang ngành HLTT).
Bảng 5. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018
Ngành
Chỉ tiêu
Số thí sinh nhập
học
Tỷ lệ (%)
Kỳ thi
THPT
Theo
Đề án
Kỳ thi
THPT
Theo Đề
án
Giáo dục thể chất 200 80 52 47 35,36
Quản lý TDTT 25 25 06 09 30,00
Huấn luyện thể thao 45 45 28 72 111,00
Tổng 420 214 50,95
2.2.5. Kỳ thi tuyển sinh năm 2019:
Năm 2019, Bộ GDĐT điều chỉnh Quy chế tuyển sinh, trong đó ngành GDTC,
HLTT được đưa vào diện khối ngành xác định ngưỡng đảm bảo đầu vào theo 02
phương thức xét điểm thi THPT quốc gia, xét tuyển theo Đề án tuyển sinh. Tuy vậy,
việc xác định ngưỡng điểm sàn tổ hợp xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả
điểm thi THPT bằng trung bình cộng của ngưỡng điểm sàn ngành đào tạo giáo viên
là quá cao (trung bình 01 môn văn hóa đạt 6,0 điểm trở lên).
Bảng 6. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019
Ngành
Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học
Tỷ lệ
(%)
Kỳ thi
THPT
Theo
Đề án
Kỳ thi
THPT
Theo Đề
án
Giáo dục thể chất 150 50 25 60 42,50
Quản lý TDTT 25 25 11 41 104,00
Huấn luyện TT 145 55 19 79 49,00
Tổng 450 235 52,22
5
2.2.2. Tuyển sinh cao học, liên thông và bồi dưỡng
2.2.2.1. Đối với tuyển sinh cao học:
Tuyển sinh trình độ thạc sĩ được tổ chức theo Kỳ thi riêng do Hội đồng
tuyển sinh của Trường tổ chức có sự giám sát trực tiếp của Bộ VHTTDL và báo
cáo gián tiếp Bộ GDĐT qua văn bản. Tất cả các khâu tuyến sinh được đảm bảo
theo đúng Quy chế .
Bảng 7. Kết quả tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ năm 2015 - 2019
Khóa
Năm
tuyển sinh
Chỉ tiêu
được giao
Số thí sinh
nhập học
Tỷ lệ (%)
Cao học 3 2015 60 60 100
Cao học 4 2016 65 62 95,38
Cao học 5 2017 70 70 100
Cao học 6 2018 80 26 32,50
Cao học 7 2019 80 47 58,75
Tổng 355 265 74,65
2.2.2.2. Tuyển sinh liên thông và các lớp bồi dưỡng:
- Đối với tuyển sinh đại học liên thông: Sau 03 (từ 2015 – 2017) không đủ
thí sinh dự thi để mở lớp, song đến năm 2018 và năm 2019, tổ chức tuyển sinh
được 02 khóa (ĐH LT8 có 30/50 chỉ tiêu nhập học; ĐH LT9 có 49/40 chỉ tiêu dự
thi) với số lượng đạt từ 60% - 100% chỉ tiêu đề ra.
- Tuyển sinh các lớp bồi dưỡng: Sau những năm tuyển sinh đại học chính
quy không đạt chỉ tiêu đề ra, theo chủ trương chung của Lãnh đạo Trường triển
khai tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm tăng cường quy mô
và đa dạng hóa loại hình đào tạo.
Bảng 8. Kết quả tuyển sinh các lớp bồi dưỡng
TT Tên lớp bồi dưỡng Năm
Số
lượng
Địa điểm
1 HLV chính 2017 55 Tại Trường
2 HLV, HLV chính 2019
58 Tại Trường
85 Tại địa phương
3 Bơi cứu hộ, cứu đuối 2019
51 Tại Trường
142 Tại địa phương
2.3. Đánh giá chung
Qua 5 năm tổ chức triển khai tuyển sinh theo chủ trương của Bộ GDĐT về
thay đổi kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học và cao đẳng, tuy kết quả còn
thấp, song công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức tuyển sinh đã đạt được những mặt
tích cực:
- Văn bản về tuyển sinh (Đề án, kế hoạch, thông báo....) đã dần được ổn định
về nội dung, bám sát với thực tiễn nhu cầu xã hội và Quy chế tuyển sinh - đào tạo.
6
- Hình thành được mối liên hệ và có sự kết nối với các trường THPT, các Sở
GDĐT, Sở VHTT, Sở VHTTDL, Trung tâm TDTT các tỉnh, thành phố trong khu
vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Thu thập được dữ liệu đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT và bước
đầu vận hành trong việc thu thập dữ liệu và hướng dẫn cho thí sinh đăng ký dự thi
vào Trường.
- Công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách
chuyển tải thông tin đến thí sinh, đội ngũ cán bộ tư vấn phần nào đã nắm bắt được
đặc điểm và nhu cầu của thí sinh theo địa bàn và khu vực.
- Đội ngũ trực tiếp xử lý dữ liệu và chuyên môn về tuyển sinh đã tiếp cận và
khai thác được dữ liệu thí sinh và các thông tin liên quan trên phần mềm tuyển sinh
của Bộ GDĐT.
- Đã có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng và các Ban giúp việc của
Hội đồng tuyển sinh trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh.
Về kết quả của 5 năm: Tuy đã có dự báo trước được những khó khăn do sự
thay đổi của Kỳ thi THPT quốc gia và nhu cầu nghề nghiệp của người học nhưng
kết quả tuyển sinh giai đoạn 2015 - 2019 chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Kết quả cụ thể của
công tác tuyển sinh từ năm 2015 đến năm 2019 chỉ đạt ở mức thấp và ở trung bình
theo từng năm.
- Nguyên nhân kết quả nêu trên được xác định là Bộ GDĐT có những thay
đổi về mặt kỹ thuật trong thực hiện quy chế và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu
vào đối với các ngành đào tạo giáo viên (GDTC, HLTT) ngày càng nâng cao sau
mỗi năm tuyển sinh cũng nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của người học đã có sự
thay đổi.
- Giai đoạn 2015 - 2017, kết quả tuyển sinh đạt chỉ tiêu thấp do 02 nguyên
nhân chính: mới thay đổi phương thức thi và xác định chỉ tiêu cao so với nhu cầu
người học.
- Giai đoạn 2018 - 2019: Tuy đã có sự đánh giá chính xác về nhu cầu của thí
sinh để xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh, song kết quả tuyển sinh chỉ đạt từ 50% đến
52%.
7
- Đối với tuyển sinh trình độ thạc sĩ: năm 2018 và năm 2019, nguồn tuyển
sinh trình độ thạc sĩ ngày càng giảm, do người học chưa sắp xếp thời gian đi học
trong giờ hành chính, công tác tuyên truyền và quảng bá về tuyển sinh và đào tạo
trình độ thạc sĩ chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
2.4. Hạn chế và nguyên nhân
Ngoài các nguyên nhân khách quan, kết quả tuyển sinh của Trường còn phụ
thuộc rất nhiều nguyên nhân chủ quan trực tiếp và gián tiếp: Chiến lược tuyển sinh
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh; Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tuyển
sinh; Tư vấn tuyển sinh; Chương trình và chất lượng đào tạo; Định hướng việc làm
cho sinh viên sau tốt nghiệp; chính sách truyền thông và quảng bá thương hiệu Nhà
trường.... Trên cơ đánh giá kết quả tuyển sinh hàng năm, những hạn chế, nguyên
nhân của công tác tuyển sinh bao gồm những vấn đề sau:
2.4.1. Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh
2.4.1.1. Dự báo tình hình và năm bắt thông tin:
- Công tác dự báo và nắm bắt thông tin về những thay đổi về phương thức
tuyển sinh của Bộ GDĐT chưa tốt, mối liên hệ giữa Trường và Vụ Giáo dục Đại
học chưa được gắn kết nên thiếu thông tin dự báo. Chưa có chiến lược, kế hoạch
dài hạn về tuyển sinh của Trường.
- Thông tin về dữ liệu đăng ký của thí sinh cập nhật chậm (năm 2019 Bộ
GDĐT mở cổng thông tin muộn so với năm 2018) nên bị động trong công tác tổ
chức tuyển sinh NK tại các địa phương.
- Phân chia chỉ tiêu theo hình thức sử dụng điểm thi THPT và theo Đề án
của Trường (xét học bạ, ưu tiên xét tuyển) chưa sát thực tế. Kết quả số thí sinh
nhập học theo phương thức riêng của Trường chiếm 2/3 số thí sinh trúng tuyển sử
dụng kỳ thi THPT quốc gia.
- Thiếu phương án trong việc thực hiện quy định ngưỡng đầu vào đối với
phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (trung bình mỗi môn
văn hóa ≥ 6.0 điểm trở lêm) nên bị động và chưa có hiệu quả đối với phương thức
này. Dẫn đến việc tổ chức thêm tổ hợp NK2 (năng khiếu chuyên môn chưa đạt yêu
cầu đề ra, gây khó khăn trong việc tổ chức thi NK tại địa phương).
- Dù đã có dự báo được những khó khăn về thay đổi tỷ lệ xét tốt nghiệp
THPT của Bộ GDĐT (thí sinh trượt tốt nghiệp), nhưng số lượng thí sinh trượt tốt
nghiệp năm 2019 rất cao, chiếm 24% tổng số thí sinh đăng ký dự thi (có 230/956
thí sinh trựợt tốt nghiệp THPT, trong đó có 47 thí sinh đã thi NK trượt tốt nghiệp).
- Tuy đã lường trước được những khó khăn về nhu cầu của xã hội, song việc
xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, phân vùng địa bàn chưa sát với thực tế và
chưa có sự tư vấn chăm sóc “chu đáo” cho thí sinh (khu vực Bình Định - Phú Yên
dù đã dự thi NK đủ điệu kiện trúng tuyển, song thí sinh lựa chọn học GDTC tại ĐH
Quy Nhơn 04 thí sinh).
2.4.1.2. Đề án tuyển sinh và triển khai văn bản
- Tuy Bộ GDĐT đã cho các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh, song
các điều kiện về ngưỡng đầu vào, quy định ưu tiên xét tuyển vẫn quy định ràng
buộc cho ngành GDTC và HLTT nên đã gây khó khăn trong việc mở rộng phương
thức, tổ hợp và chế độ ưu tiên xét tuyển trong việc xây dựng Đề án tuyển sinh.
8
- Thông tin Đề án tuyển sinh (thông tin về ưu tiên xét tuyển, tổ hợp môn thi
và xét tuyển, thời gian thi NK…) chưa được tiếp cận đồng loạt đến các trường
THPT, Trung tâm Đào tạo VĐV, Trung tâm HLTT các tỉnh, thành phố trong khu
vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Các đợt thi tuyển NK tại địa phương và những đợt thi bổ sung chưa đạt
hiệu quả cao (tổng các đợt thi bổ sung năm 2019 chỉ bằng 1/3 so với đợt chính
thức), nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, thông báo tuyển sinh và xét tuyển
chưa triển khai kịp thời, đội ngũ cán bộ tuyển sinh tập trung xử lý số liệu đợt tuyển
sinh chính và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khác của phòng.
- Công tác xây dựng kế hoạch, thông báo tuyển sinh, nộp hồ sơ xét tuyển tuy
đã triển khia theo quy định, song việc tổ chức thực hiện còn chậm, chưa có kiểm
tra đánh giá thường xuyên.
2.4.2. Đội ngũ tham gia công tác tuyển sinh
Đội ngũ tham gia công tác tuyển sinh (tư vấn, tuyên truyền, tiếp cận thí sinh,
tổ chức tuyển sinh...) còn thiếu, chưa chuyên nghiệp, bị động trong công việc, chưa
mạnh dạn và còn thiếu phương pháp tiếp cận thí sinh. Chưa huy động được nguồn
lực tham gia công tác tuyển sinh của các khoa, bộ môn do tâm lý về suy nghĩ trách
nhiệm công tác tuyển sinh là của phòng ĐT,QLKHHTQT nên còn một số CBGV
chưa quan tâm đến công tác tuyển sinh của Trường.
2.4.2.1. Đội ngũ tư vấn, tiếp cận thí sinh:
* Hạn chế:
- Đội ngũ tham gia trực tiếp công tác tư vấn tuyển sinh chưa được bồi dưỡng
về chuyên môn và cách tiếp cận thí sinh, cán bộ tư vấn mang tính thời vụ chủ yếu
kết hợp trong Ban Chỉ đạo thực tập và một số cá nhân tại các phòng, khoa, bộ môn.
- Nội dung tư vấn chưa có tính hệ thống, thiếu cẩm nang, catolog hướng dẫn
chi tiết, chủ yếu theo thông tin tuyển sinh từng năm nên cách chuyển tải thông tin
đến thí sinh của cán bộ tham gia tư vấn chưa đồng nhất, thông tin thiếu chính xác.
- Cách thức tiếp cận đến thí sinh, cộng tác viên chưa đồng bộ, chủ yếu mang
tính cá nhân dựa trên mối quan hệ và khả năng của cán bộ tư vấn với giáo viên thể
dục, cộng tác viên và tiếp cận thí sinh theo từng địa bàn.
- Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho truyền thông, tư vấn và tiếp cận thí
sinh (băng rôn, thiết kế tờ rơi, poster…) chưa có cá nhân, đơn vị phụ trách chính,
chỉ giao cho bộ phận tuyển sinh của phòng ĐT,QLKHHTQT nên còn bị động,
nội dung chưa phong phú.
* Nguyên nhân:
- Chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh,
việc xây dựng kế hoạch tư vấn, truyền thông và tiếp cận thí sinh còn mang tính
thời vụ, nhỏ lẻ.
- Nội dung tư vấn, tiếp cận và hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi không ổn
định, bị động, phụ thuộc theo những thay đổi về điều kiện bắt buộc trong Quy chế
tuyển sinh của Bộ GDĐT nên chưa biên tập được cẩm nang, catolog thông tin
tuyển sinh và truyền thông về hình ảnh của Nhà trường.
- Tuy đã có dữ liệu cộng tác viên tại các cơ sở, song cách tiếp cận, việc thay
đổi nhân sự đến các cơ sở, chưa có đầu mối quản trị chung và cơ sở dữ liệu cộng
tác viên nên thiếu sự thống nhất.
9
- Chưa có bộ phận chuyên trách về thiết kế market, catolog, tờ rơi, ấn phẩm
về thông tin tuyển sinh mà chỉ giao cho bộ phận tuyển sinh của phòng
ĐT,QLKHHTQT.
2.4.2.2. Hình thức tư vấn, tiếp cận thí sinh:
* Hạn chế:
- Chất lượng tư vấn, chuyển tải thông tin tuyển sinh đạt hiệu quả không cao,
phạm vi tuy rộng nhưng thiếu trọng điểm, chưa khoanh vùng được địa bàn có tiềm
năng.
- Nội dung chuyển tải thông tin đến thí sinh và các địa bàn có đối tượng
tuyển sinh chưa phong phú và thiếu công cụ để đánh giá tính hiệu quả.
- Phương thức tiếp cận thí sinh và người nhà thí sinh chưa linh hoạt, thời
gian tiếp cận ngắn, đơn giản và chủ yếu qua hình thức gián tiếp (tờ rơi, băng rôn,
poster, phiếu đăng ký và đội ngũ cộng tác viên).
- Hiệu quả xác thực của tư vấn, chuyển tải thông tin và tiếp cận thí sinh chưa
có sơ sở kiểm chứng, chủ yếu chỉ thông qua cơ sở dữ liệu đăng ký của bộ GDĐT
và đội ngũ giáo viên thể dục, cộng tác viên tại các cơ sở.
* Nguyên nhân:
- Chưa xây dựng chiến lược tư vấn, chuyển tải thông tin tuyển sinh dài hạn,
còn bị động vào chủ trương của Bộ GDĐT về những thay đổi theo giải pháp kỹ
thuật của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng.
- Tư vấn và tiếp cận thí sinh chủ yếu kết hợp với công tác thực tập của sinh
viên tại các địa bàn theo từng năm. Thời gian trực tiếp gặp thí sinh để tư vấn,
hướng dẫn cách thức đăng ký dự thi và xét tuyển vào các ngành của Trường không
nhiều (thậm chí không có), do thời gian ngắn, đi nhiều trường, khoảng cách của
các trường THPT nằm cách xa nhau…
- Chưa kết nối và xây dựng được kế hoạch (thời gian - địa điểm) cụ thể về tư
vấn, tiếp cận và hướng dẫn học sinh tại các giờ học thể dục của các trường THPT.
2.4.2.3. Đội ngũ thực hiện công tác chuyên môn về tuyển sinh:
* Hạn chế:
- Đội ngũ trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn về tuyển sinh (thư ký, xử
lý hồ sơ xét tuyển, nghiên cứu quy chế tuyển sinh, tư vấn trực tiếp tại trường…)
còn mỏng, thiếu kinh nghiệm và chưa chuyên sâu.
- Nội dung, thời gian triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn cho bộ phận
thư ký, đón tiếp thí sinh (làm thủ tục) chưa sâu sát, thông tin chuyển tải chưa đồng
nhất gây nhầm lẫn cho thí sinh.
- Bộ phận giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cho thí sinh còn bị động về cách
thức tư vấn, chưa nắm sâu về quy chế tuyển sinh và chủ trương tuyển sinh theo Đề
án tuyển sinh của Trường.
- Việc chuyển tải thông tin cho thí sinh về thời gian thi NK còn bị động và
chậm, thiếu nhân lực tham gia.
* Nguyên nhân:
- Công tác tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển sinh chưa
được chú trọng và triển khai chưa kịp thời, chủ yếu tự nghiên cứu văn bản, quy chế
và các hướng dẫn của Bộ GDĐT về công tác tuyển sinh là chủ yếu.
10
- Bộ phận thư ký tuyển sinh chủ yếu ở phòng ĐT,QLKHHTQT và một số
đại diện của khoa, song trong thời điểm tuyển sinh khối lượng công việc chuyên
môn của Phòng khá nhiều nên sắp xếp thời gian đầu tư cho công tác thu thập số
liệu, hướng dẫn, tư vấn cho thí sinh chưa kịp thời và thường xuyên.
2.4.3. Công tác truyền thông, quảng bá
* Hạn chế:
- Công tác truyền thông của Trường nói chung và truyền thông trong hoạt
động phục vụ tuyển sinh nói riêng còn yếu, chưa có chiến lược cụ thể. Giai đoạn
tuyển sinh từ năm 2015 - 2019, công tác truyền thông chưa được triển khai theo
đúng nghĩa của truyền thông, phương thức chủ yếu là đưa thông tin tuyển sinh và
hình ảnh của Nhà trường chỉ thông qua những sự kiện lớn của Trường (thành lập
Trường; đăng cai các giải thể thao các cấp...).
- Hình thức truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các trình
duyệt web, mạng xã hội...chưa phong phú, thiếu tính đồng bộ và chiến lược lâu dài
nên hiệu quả chưa cao.
* Nguyên nhân:
- Chưa có chiến lược về truyền thông cụ thể, các hoạt động truyền thông chỉ
mang tính thời vụ (phục vụ theo hoạt động đơn lẻ).
- Chưa xác định bộ phận phụ trách mảng truyền thông chính của hoạt động
tuyển sinh, thiếu cán bộ chuyên trách, nếu có thì chưa được bồi dưỡng chỉ hoạt
động theo thời điểm của các đợt tuyển sinh.
- Nội dung truyền thông đơn điệu, việc xây dựng hình ảnh, catolog,
infographic, dữ liệu hình ảnh và chuyển tải thông tin truyền thông về tuyển sinh
chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể, chủ yếu kết hợp với việc đăng tải các
thông tin về tuyển sinh như tờ rơi, poster và các ấn phẩm của Nhà trường.
- Các trang mạng xã hội về truyền thông, quảng bá hình ảnh nhà trường
thiếu đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, chưa thường xuyên cập nhật thông tin và có
quá nhiều trang thông tin nên thiếu đồng bộ.
2.4.4. Những hạn chế và nguyên nhân khác
2.4.4.1. Về Chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo của các ngành tuyển sinh chưa thu hút được người
học, chưa đáp ứng được nhu cầu của thí sinh: Ngành Quản lý TDTT không bị
khống chế đầu vào nhưng chương trình đào tạo không có chuyên ngành các môn
thực hành nên khó lôi cuốn thí sinh.
- Chương trình đào tạo ngành GDTC tuy đã điều chỉnh, bổ sung song chưa
đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chỉ 01 chương trình đáp ứng vị trí việc làm cho
tất cả các cấp học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học và trong các cơ
quan nhà nước cũng như doanh nghiệp. Do vậy, cần có hướng nghiên cứu điều
chỉnh thành GDTC cho trường học và GDTC cho cộng đồng để thu hút nhu cầu sử
dụng nhân lực của doanh nghiệp và cơ quan đơn vị.
- Tính liên kết của 03 ngành đào tạo chưa có, nhất là khối lượng kiến thức
chuyên ngành khác nhau nên khó khăn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào
tạo.
11
- Chưa triển khai đào tạo song ngành nên chưa thu hút được thí sinh và sinh
viên nhất là thí sinh trúng tuyển ngành Quản lý TDTT (không trúng tuyển ngành
GDTC, HLTT) theo học.
2.4.4.2. Hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên:
- Chưa có bộ phận chuyên trách về hướng nghiệp và hỗ trợ sinh viên trong
học tập, tìm kiếm cơ hội việc làm. Bộ phận CVHT chưa đầu tư thời gian và nghiên
cứu các quy định về đào tạo và định hướng việc làm cho sinh viên nên ảnh hưởng
trực tiếp đến quy mô đào tạo và gián tiếp nguồn tuyển sinh.
- Vấn đề giải quyết nhu cầu việc làm cho sinh viên chưa được đầu tư trọng
điểm, việc gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và cơ sở tuyển dụng chưa có
chiến lược cụ thể.
2.4.4.3. Môi trường học tập và các nguyên nhân khác
Trong thành phố Đà Nẵng và khu vực Trung Trung bộ có rất nhiều trường
đại học, bao gồm các trường sư phạm và không phải trường sư phạm, hoặc ngành
đào tạo giáo viên (Đại học Huế; Đại học Đà Nẵng, các trường tại Đà Nẵng,
Quảng Nam, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum) có mức điểm xét tuyển
hàng năm không cao, thậm chí là thấp so với ngưỡng đầu vào của các ngành
GDTC, HLTT (dao động từ 14 - 17 điểm) nên thí sinh có nhiều lựa chọn trong
việc xác định môi trường học tập.
3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH NĂM 2020 VÀ NHỮNG
NĂM TIẾP THEO
3.1. Cơ sở định hướng
3.1.1. Chủ trương của Chính phủ và Bộ GDĐT
Tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục vào ngày 25/9/2019, Bộ GDĐT
đã trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học,
cao đẳng năm 2020 – 2025 cơ bản tiếp tục tổ chức ổn định như kỳ thi năm 2019.
Do vậy, tất cả các quy định có liên quan đến kỳ thi tuyển sinh năm 2019 ảnh
hưởng đến quy trình tổ chức và hiệu quả của công tác tuyển sinh của Trường trong
năm 2020 và những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục và Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung có hiệu
lực thi hành tạo hành lang pháp lý cho việc tự chủ về tổ chức tuyển sinh, đào tạo,
cấp bằng sau khi tốt nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là vấn đề là sinh viên ngành đào
tạo giáo viên (GDTC, HLTT) cần được xã hội và cơ quan tuyển dụng công nhận là
ngành sư phạm.
3.1.2. Định hướng,mục tiêu của Nhà trường
3.1.2.1. Những khó khăn, thách thức:
- Khó khăn về ngưỡng đầu vào theo Quy chế tuyển sinh: Ngưỡng đảm bảo
chất lượng đầu vào theo phương thức xét điểm thi THPT khó lường, phụ thuộc vào
đề thi THPT và kết quả xét tốt nghiệp của thí sinh; dự báo theo hướng giữ nguyên
hoặc tăng chứ không giảm;
- Nhu cầu định hướng nghề nghiệp, cũng như sự lựa chọn của người học đã
có nhiều sự thay đổi, khó dự báo;
- Nhiều Khoa GDTC của các trường đại học trong khu vực miền Trung -
Tây Nguyên cũng đang tuyên truyền tăng cường đầu tư để tuyển sinh (ĐH Vinh;
ĐH Quảng Bình; ĐH Huế; ĐH Đà Nẵng; ĐH Quy Nhơn; ĐH Tây Nguyên);
12
- Dù môn học GDTC trong các trường học (từ tiểu học - THPT) là môn học
bắt buộc theo chương trình GDPT mới, song nguồn tuyển dụng đối với sinh viên
tốt nghiệp ngành GDTC đang bó hẹp, thiếu chỉ tiêu biên chế và chưa có những chủ
trương và hướng dẫn cụ thể;
- Thị trường việc làm về lĩnh vực liên quan đến TDTT tuy đã có tín hiệu tích
cực, nhu cầu lớn và đa dạng, song mức độ đáp ứng của các ngành đang đào tạo
chưa thực sự sát với nhu cầu của thị trường sử dụng;
3.1.2.2. Định hướng, mục tiêu chung của Trường:
Xác định những khó khăn, thách thức cũng như phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu và những cơ hội của Trường về công tác tuyển sinh - đào tạo trong giai
đoạn 2015 - 2019. Từ đó, định hướng mục tiêu, tìm ra các phương án, giải pháp
nâng cao chất lượng tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà
trường trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Định hướng công tác tuyển sinh năm 2020
3.2.1. Xác định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh
3.2.1.1. Chỉ tiêu tuyển sinh:
- Cần xác định tổng chỉ tiêu tuyển sinh một phù hợp với xu hướng hiện nay
(Nghị quyết Hội nghị CBCC,CV năm 2019 đề ra 350 tổng chỉ tiêu toàn trường), cụ
thể từ 450 - 500 chỉ tiêu, trong đó đại học chính quy (bao gồm cả liên thông đại
học) từ 400 – 420, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ 70 – 80 chỉ tiêu (xin chủ
trưởng liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ tại các địa phương trong năm 2020).
- Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ngành GDTC ảnh hưởng đến chỉ tiêu đào
tạo liên thông, do đó cần xác định lại phù hợp để tổ chức đào tạo liên thông đại học
(chính quy và VLVH) theo nhu cầu của chuẩn trình độ của Luật Giáo dục sửa đổi
năm 2019 có hiệu lực vào tháng 7/2020.
3.2.1.2. Phương thức tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển:
- Về phương thức: Giữ ổn định theo 02 phương thức như tuyển sinh năm
2019 (xét điểm thi THPT;xét học bạ và ưu tiên xét tuyển theo Đề án của Trường),
tuy nhiên cần xác định trọng tâm là xét tuyển theo Đề án riêng để tăng khả năng
trúng tuyển cao hơn đối với 02 ngành GDTC và HLTT.
- Về tổ hợp xét tuyển và nội dung thi tuyển năng khiếu: Xác định lại tổ hợp
chỉ có nội dung thi năng khiếu chung cho cả hai phương thức, nên duy trì 03 tổ hợp
có ảnh hưởng đến ngưỡng đảm bảo dầu vào (T00: Toán – Sinh – NK chung; T02:
Toán – Ngữ văn – NK chung và T05: Ngữ văn – GDCD – NK chung). Đây là
những môn thuộc 03 tổ hợp thí sinh có mức điểm dễ đạt ngưỡng trong xét tuyển
điểm thi THPT quốc gia và xét học bạ, dễ dàng tổ chức tuyển sinh năng khiếu tại
các địa phương.
- Mở rộng đối tượng ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có huy chương các giải
thể thao cấp tỉnh, thành phố và khu vực.
- Duy trì việc tổ chức thi NK tại các địa phương, thu thập dữ liệu sớm để tổ
chức tại cụm các trường THPT theo địa bàn của huyện.
3.2.2. Xác định thời gian và địa bàn trọng điểm để xây dựng kế hoạch
- Xây dựng chiến lược về tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo giai đoạn,
trong đó xác định các giai đoạn trọng điểm, Phòng ĐT,QLKHHTQT tham mưu
về chiến lược tuyển sinh trong tổng thể chiến lược phát triển Nhà trường. Trong
13
đó, xây dựng kế hoạch đồng bộ, xuyên suốt về công tác tuyển sinh cho tất cả các
hệ, cụ thể theo các giai đoạn cơ bản của năm 2020 như sau:
* Giai đoạn 1: Từ 20/12/2019 - 20/01/2020: Công bố thông tin nội dung
tuyển sinh, phương thức, tổ hợp xét tuyển và các điều kiện tuyển sinh trên các
phương tiện thông tin, mạng xã hội, liên hệ và gửi về đội ngũ cộng tác viên…;
* Giai đoạn 2: Từ 17/02/2020 – 18/4/2020: Triển khai phương thức tư vấn,
tiếp cận thí sinh, đội ngũ cộng tác viên để hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi và
khảo sát địa bàn thi năng khiếu tại các trường THPT; Triển khai thông tin tuyển
sinh trình độ thạc sĩ, liên thông tại Trường và liên kết tại các địa phương;
* Giai đoạn 3: Từ 04/5/2020 – 10/6/2020: Xác định số liệu, tuyên truyền
thông tin và tổ chức thi năng khiếu tại các địa phương; Tổ chức tuyển sinh trình độ
thạc sĩ và liên thông;
* Giai đoạn 4: Từ 30/6/2020 – 20/7/2020: Chuẩn bị các điều kiện cho việc
chuẩn bị thi tuyển năng khiếu đợt chính thức, (liên hệ với thí sinh, cộng tác viên để
gọi thí sinh dự thi năng khiếu, cần thiết có thể tổ chức tại địa phương nếu nhu cầu
của thí sinh đảm bảo được số lượng tổ chức);
* Giai đoạn 5: Từ 26/7/2020 – 15/8/2020: Truyền thông, tuyên truyền về hồ
sơ xét tuyển, thủ tục điều kiện trúng tuyển và phương thức xác nhận nhập học;
* Giai đoạn 6: Từ 20/8/2020 – 30/9/2020; Triển khai công tác đón tiếp thí
sinh nhập học đợt chính thức và thông báo thi và xét tuyển các đợt bổ sung (02 đợt
bổ sung);
- Nghiên cứu xác định lại địa bàn trọng điểm về nguồn tuyển sinh, như TP Đà
Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai và Kon Tum (số lượng thí sinh nhập học duy trì từ
năm 2015 – 2019 ổn định, trong đó Đà Nẵng tăng dần từ năm 2017 – 2019) để đầu
tư nhân lực trong tuyên truyền, tư vấn và tiếp cận thí sinh.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng cấp chứng nhận, chứng chỉ chuyên
môn.
3.2.3. Các giải pháp thực hiện chính
3.2.3.1. Xây dựng đội ngũ và tổ chức thực hiện
- Đề xuất Hiệu trưởng thành lập bộ phận chuyên trách về công tác tuyển sinh
của Trường (05 – 07 thành viên): bao gồm Phòng ĐT,QLKHHTQT, các khoa, và
một số cán bộ, giảng viên của các bộ môn thuộc các khoa. Phát huy vai trò chủ
động của các khoa, đội ngũ giảng viên của các khoa, bộ môn trong việc xây dựng
đội ngũ và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh của Trường;
- Xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động của bộ phận chuyên trách tuyển
sinh theo các giai đoạn của năm 2020;
- Tập hợp dữ liệu và thông tin cộng tác viên, địa chỉ các trường THPT từng
địa phương để đội ngũ cán bộ tuyển sinh, CBGV nhà trường cùng tham gia;
- Giao chỉ tiêu cho 03 khoa có đào tạo sinh viên, tổ chức phát động phong
trào mỗi CBGV là một cán bộ tuyển sinh và thực hiện 01 chỉ tiêu tuyển sinh (giới
thiệu 01 thí sinh đăng ký dự thi đại học hoặc thạc sĩ);
- Cử cán bộ khảo sát địa bàn về nhu cầu đào tạo thạc sĩ, liên thông và tổ
chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (kết hợp qua công tác tư vấn, đưa
thông tin kiểm tra thực tập tại các trường THPT, các cơ quan có nguồn tuyển
sinh).
14
3.2.3.2.Tổ chức tư vấn và tiếp cận thí sinh:
- Xây dựng quy trình, quy định về tư vấn và tổ chức tuyển sinh để tổ chức
thực hiện theo chuyên trách;
- Bộ phận chuyên trách công tác tuyển sinh hoạt động liên tục quanh năm
theo kế hoạch tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn (có thể mời chuyên gia)
cho bộ phận chuyên trách tuyển sinh, đội ngũ thư ký và tăng cường thêm số lượng
giảng viên tại các khoa, bộ môn tham gia;
- Các khoa có tuyển sinh chịu trách nhiệm chính về biên tập nội dung tư vấn,
catalog, cẩm nang tuyển sinh (gồm các thông tin về Trường, ngành nghề đào tạo,
cơ hội việc làm và thông tin tuyển sinh – đào tạo các ngành…);
- Khoa QLTDTT: Cần xây dựng kế hoạch (chiến lược – mục tiêu) tiếp cận
tạo mối liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT, các doanh nghiệp để
giải quyết vấn đề việc làm, tạo nguồn tuyển sinh các lớp đào tạo cấp chứng nhận,
chỉ chỉ chuyên môn nghiệp vụ;
- Khoa GDTC: Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động liên kết với các
Sở GDĐT, các trường THPT để tạo triển khai các hoạt động thực tập, thực tế cho
sinh viên ngành GDTC. Tạo cơ sở đặt hàng qua đội ngũ cán bộ phụ trách công tác
GDTC tại các Sở GDĐT, đội ngũ cộng tác viên, giáo viên thể dục tại các trường
THPT để tăng hiệu quả trong công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh;
- Khoa HLTT: Tăng cường kết nối với các Trung tâm HLĐT VĐV, Trung
tâm huấn luyện và thi đấu TDTT các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung –
Tây Nguyên để tạo nguồn tuyển sinh và triển khai các hoạt động thực tế, thực tập
cho sinh viên ngành HLTT;
- Khoa KNKTCSN và các Bộ môn chuyên ngành: Cần chủ động liên hệ với
Liên đoàn, Hiệp hội các môn thể thao để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo,
bồi dưỡng, cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ các môn thể thao theo chuyên ngành;
- Tiếp tục sử dụng sinh viên thực tập khóa ĐH10 để kết nối đội ngũ cộng tác
viên tại các trường THPT (không tổ chức đi theo đoàn trực tiếp xuống tại cơ sở
thực tập, cử đại diện phụ trách theo địa bàn để thu thập, hoàn thiện dữ liệu nguồn
tuyển sinh, cộng tác viên, bồi dưỡng và nguồn tuyển sinh cao học);
- Tổ chức triển khai tư vấn, tiếp cận thí sinh theo từng địa bàn (mỗi thành
viên phụ trách 01 địa bàn) trong tuyển sinh đại học chính quy, cao học. Ngoài ra
kết hợp để tìm nguồn mở các dịch vụ liên quan đến TDTT, việc làm của sinh viên;
- Xác định 01 – 02 địa phương để tham gia tổ chức ngày hội tư vấn tuyển
sinh (dự kiến Quảng Nam – Gia Lai).
3.2.2.3. Tổ chức tốt công tác đào tạo, liên kết đào tạo, hướng nghiệp, tư vấn
giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Mục tiêu chung: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, chương trình môn
học; nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường công tác hướng nghiệp, tạo mối quan
hệ bền vững giữa nhà trường với doanh nghiệp và địa phương để xây dựng và
khẳng định thương hiệu Nhà trường. Nội dung cụ thể bao gồm những vấn đề chính
sau:
- Đánh giá, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo của cả 03 ngành, trong
đó cần điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo của ngành GDTC, Quản lý TDTT
15
theo hướng tiếp cận theo chương trình GDPT mới và nhu cầu của doanh nghiệp.
Đây là vấn đề cấp thiết, cần làm ngay trong năm 2020;
- Cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phù hợp, thực
tiễn theo hướng nghiên cứu ứng dụng của lĩnh vực TDTT. Tập trung xây dựng,
điều chỉnh một số học phần chuyên đề theo lĩnh vực công tác của học viên, hướng
nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của học viên để tăng tính tự chủ cho học viên và
rút ngắn thời gian học tập trung tại Trường;
- Tập trung nghiên cứu để phát triển chương trình đào tạo theo chiến lược
phát triển Nhà trường, trong đó nghiên cứu mở các chương trình đào tạo tiến tiến,
chất lượng cao và đa dạng hóa các loại hình đào tạo (liên kết đào tạo; đào tạo theo
nhu cầu địa phương và tổ chức bồi dưỡng trại hè - TDTT, học kỳ hè, tuần hoạt
động kỹ năng – thi đấu thể thao cho đối tượng học sinh phổ thông…)
- Điều chỉnh nội dung thực tập của các ngành thành 02 phần; Thực tập 1 có
khối lượng 02 – 03 tín chỉ cho sinh viên đi thực tập, thực tế tại các trường THPT,
cơ sở đào tạo ở khu vực Đà Nẵng và một số địa bàn của tỉnh Quảng Nam. Thực
tập 2 có khối lượng từ 05 – 06 tín chỉ tổ chức thực tập như hiện nay, trong đó điều
chỉnh thời gian thực tập cho ngành HLTT và Quản lý TDTT theo nhu cầu của cơ
sở thực tập (Áp dụng từ khóa ĐH11 trở đi);
- Triển khai chương trình đào tạo song ngành để kích thích sinh viên ngành
Quản lý TDTT tham gia học tập tránh tình trạng sinh viên không thích học do
không có môn thể thao chuyên ngành;
- Hoàn thiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo và các quy định về tổ
chức đào tạo, tổ chức thi học phần nhằm nâng cao nề nếp, chất lượng hoạt động
dạy và học trong nhà trường;
- Tăng cường hoạt động của bộ phận Hỗ trợ sinh viên và hướng nghiệp việc
làm, giới thiệu đại chỉ thực tập, thực tế để giải quyết tình trạng đầu ra cho sinh
viên.
3.2.3.4. Truyền thông,quảng bá hình ảnh
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông theo các giai đoạn chính của
nhiệm vụ tuyển sinh, trong đó chú trọng về đội ngũ và nội dung, công cụ (hình
thức) để triển khai truyền thông;
- Cần có kế hoạch chi tiết về hoạt động truyền thông và quảng bá hình ảnh,
trong đó bám sát chương trình hoạt động công tác năm để có sự phân công, phối
hợp giữa các đơn vị chức năng trong Nhà trường trong việc thông tin các sự kiện,
hoạt động của Trường để truyền thông xuyên suốt trong cả năm học.
- Thành lập bộ phận truyền thông từ 03 – 05 thành viên, giao đầu mối phụ
trách (Phòng CTHS,SV chịu trách nhiệm chính hoặc Trung tâm TT-TV chịu trách
nhiệm chính) tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường;
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn về truyền thông, chuyên môn về
tuyển sinh, hướng nghiệp… để thiết lập các công cụ và phương tiện phục vụ cho
truyền thông;
- Bộ phận truyền thông chịu trách nhiệm thiết kế chính về ấn phẩm, catalog,
Brochure, infographic hoặc cẩm nang truyền thông để chạy trên nền tảng web,
youtobe, facebook và đưa về các trường THPT.
16
3.3. Định hướng tuyển sinh những năm tiếp theo
- Bộ phận tham mưu, thường trực công tác tuyển sinh cần nắm bắt thông tin
về chủ trưởng của Chính phủ và Bộ GDĐT,Bộ VHTTDL trong việc phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và thể dục thể thao, từ đó tham mưu Lãnh
đạo Trường xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2030,
chiến lược công tác tuyển sinh thực tế hơn về dự báo quy mô đào tạo và nguồn lực
cán bộ.
- Cần có tổng hợp số liệu để dự báo nguồn lực tuyển sinh theo từng năm,
nhất là đối với đào tạo liên thông đại học (chính quy, VLVH), sau khi Luật Giáo
dục có hiệu lực để xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm và tổ chức liên kết đào
tạo theo hình thức này tại khu vực Tây Nguyên và một số địa bàn thuận lợi.
- Nguồn tuyển sinh các lớp đào tạo và bồi dưỡng các cấp cần xem xét lại các
chủ trương và văn bản quy định của Chính phủ và Bộ, ngành liên quan để có định
hướng trong xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển sinh và liên kết đào tạo.
- Tuyển sinh đại học chính quy và trình độ thạc sĩ là vấn đề cốt lõi của Nhà
trường trong việc xây dựng chiến lược phát triển. Do đó, cần xác định lại nhu cầu
đào tạo của xã hội, thu thập tình hình việc làm của sinh viên đã ra trường để xây
dựng chiến lược phát triển Nhà trường phù hợp với tình hình trong giai đoạn hiện
nay và những năm tiếp theo.
Trên đây là một số vấn đề về thực trạng công tác tuyển sinh giai đoạn từ
năm 2015 – 2019, một số định hướng tuyển sinh năm 2020 và những năm tiếp
theo. Công tác tư vấn tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường, những nội dung định hướng
nêu trên chỉ mới là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác tuyển sinh thật
sự có sự chuyển biến mạnh mẽ và chất lượng, nhà trường cần phải kết hợp đồng bộ
nhiều biện pháp khác nhau để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả theo chỉ tiêu đề ra.
17
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ VẤN, TIẾP CẬN THÍ SINH
TRONG TUYỂN SINH
Ths. Hoàng Ngọc Viết - Phòng ĐT,QLKHHTQT
1. Đặt vấn đề
Từ năm 2015 đến nay, sự thay đổi phương thức tổ chức thi tuyển sinh đại
học, cao đẳng từ thi tuyển sang xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc
gia đã tạo nên những khó khăn nhất định trong việc thông tin và tổ chức tuyển sinh
của các trường đại học, cao đẳng, trong đó có trường Đại học TDTT Đà Nẵng:
- Khó khăn từ việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin đăng ký dự thi của
thí sinh, bởi từ năm 2014 trở về trước việc thu nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển sinh
của Trường được thực hiện chủ yếu từ các trường THPT, trung tâm GDTX và các
Sở Giáo dục Đào tạo của các tỉnh thành trong khu vực tuyển sinh;
- Nội dung về thông tin tuyển sinh của Trường được đăng tải trong “Những
điều cần biết về thông tin tuyển sinh hàng năm” được thông tin về các Sở Giáo dục
và Đào tạo, các trường THPT và đơn vị có tuyển sinh để chuyển tải cho thí
sinhđăng ký. Nhưng từ năm 2015 trở đi, thông tin này có sự thay đổi hoàn toàn:
Trường tự chủ trong các hoạt động thông tin tuyển sinh đến thí sinh, Bộ Giáo dục
và Đào tạo chỉ tiếp nhận thông tin tuyển sinh của Trường qua mẫu để cập nhật trên
công thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thay đổi đổi lớn nhất là không nắm được thông tin số lượng thí sinh dự thi
một cách chính xác, dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh (theo phương thức xét điểm
thi THPT) được Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chỉ cung cấp cho Trường trong
thời điểm thích hợp. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo phương thức xét theo
Đề án tuyển sinh (xét học bạ, ưu tiến xét tuyển) tùy thuộc vào mức độ tìm hiểu của
thí sinh và nguồn thông tin thí sinh nhận được từ công tác thông tin, tuyên truyền,
tư vấn.
Tất cả những vấn đề đó đã gây nên những khó khăn, bất cập và chưa thật sự
mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyển sinh từ năm 2015 đến nay, nhất là thời
điểm năm 2015 - 2017, do vậy việc tuyên truyền, tư vấn và tiếp cận thí sinh để
chuyển tải thông tin tuyển sinh của Trường đến thí sinh là vấn đề rất quan trọng.
Đây là cơ sở để có những dự báo xác thực để triển khai kế hoạch và tổ chức tuyển
sinh năng khiếu kỳ thi tuyển sinh của Trường. Nếu không quan tâm đến vấn đề tư
vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh đúng thời điểm thì những thông tin về ngành
đào tạo, thời gian, cách thức và phương thức đăng ký thì ảnh hưởng rất lớn đến số
lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường hằng năm.
18
2. Công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh
Tư vấn tuyển sinh hay tiếp cận thí sinh để đưa thông tin, tư vấn cho thí sinh
vềnhững nội dung liên quan đến thông tin tuyển sinh của ngành nghề đào tạo.
Thông thường, các trường đại học có quy mô tuyển sinh lớn, đa ngành nghề thì
công tác tư vấn tuyển sinh, tiếp cận thí sinh đều có chiến lược, kế hoạch chi tiếtvề
truyền thông và tư vấn. Tổ chức thực hiện theo nhiều phương diện, từ tham gia
chương trình tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT địa phương, cụm địa phương
do Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Bộ Giáo dục  Đào tạo đến xây dựng cẩm nang tuyển sinh, ấn phẩm để
phát miễn phí cho các trường THPT, hoặc cử đội ngũ trực tiếp về tại các trường
THPT để gặp trực tiếp học sinh để tư vấn, thông tin và tiếp cận thí sinh dưới nhiều
hình thức khác nhau nhằm mục đích đưa thông tin tuyển sinh của cơ sở mình đến
học sin càng nhiều, càng tốt. Tuy nhiên, để làm được những vấn đề này cần phải
đầu tư nguồn lực lớn về nhân lực, tài chính và chính sách… và chỉ có các trường
có nguồn lực lớn về tài chính, quy mô tuyển sinh – đào tạo lớn, đa ngành, đa lĩnh
lĩnh vực mới có thể thực hiện thường xuyên và quy mô lớn. Còn đối với các trường
đơn ngành, quy môn nhỏ, lĩnh vực đặc thù như các trường khối TDTT thì rất khó
thực hiện và thiếu công cụ để đánh giá hiệu quả trực tiếp theo những cách thức nói
trên. Do đó cần có cách thức tư vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh phù hợp để
mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác tư vấn tuyển sinh là một vấn đề
thách thức đặt ra cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác tuyển sinh của Trường
trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Phương thức tư vấn, tiếp cận thí sinh Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Công tác tư vấn tuyển sinh, tiếp cận thí sinh từ năm 2015 đến nay được thực
hiện kết hợp dưới nhiều phương thức khác nhau, từ công tác thực tập của sinh viên,
đến thành lập Ban Tư vấn tuyển sinh và cử các đoàn, cá nhân về các Sở GDĐT, Sở
VHTTDL các tỉnh có tổ chức các cuộc thi thể thao của học sinh đểtriển khai. Cụ
thể như sau:
Năm 2015: Tổ chức kết hợp với công tác thực tập của khóa đại học 5 (2011
– 2015) ở khu vực Đà Nẵng và một số trường THPT ở Quảng Nam giáp với TP Đà
Nẵng đưa thông tin (tờ rơi, phiếu đăng ký dự thi NK) đến học sinh qua giáo sinh và
giáo viên hướng dẫn thực tập tại các trường.
Năm 2016: Quy mô thực tập được mở rộng từ Nghệ An đến Tây Nguyên,
Bình Định - Phú Yên, do vậy công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh được thực hiện theo
02 công đoạn: Đưa thông tin tuyển sinh qua poster và phiếu đăng ký dự thi năng
khiếu cho các đoàn sinh viên thực tập chuyển về các trường THPT; tổ chức các
19
đoàn kết hợp kiểm tra công tác thực tập, thu thập thông tin, tiếp cận thí sinh tại các
trường;
Năm 2017: Thành lập Ban Tư vấn tuyển sinh kết hợp với Ban Chỉ đạo thực
tập, tổ chức cho các thành viên của bộ phận tư vấn tự túc về các địa bàn có sinh
viên thực tập để triển khai công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh để chuyển tải thông tin
qua appic và poster tuyển sinh từ Nghệ An – Hà Tĩnh đến các tỉnh Tây Nguyên.
Bước đầu thu thập thông tin đội ngũ công tác viên, thiết lập mối liên hệ với cộng
tác viên trong việc hỗ trợ công tác tư vấn và nắm bắt số lượng thí sinh dự thi;
Năm 2018 – 2019: Kết nối đội ngũ cộng tác viên qua chuyên viên GDTC
các Sở GDĐT để triển khai tư vấn, tiếp cận thí sinh qua giáo viên thể dục, trưởng
đoàn, HLV tại các giải thể thao học sinh cấp tỉnh; tổ chức các đoàn kiểm tra thực
tập kết hợp đưa thông tin về tuyển sinh đến các trường THPT; Sử dụng công nghệ
(mạng xã hội facebook, zalo, viber, email…) chuyển tải thông tin tuyển sinh cho
thí sinh và tương tác trực tuyến với thí sinh.
2.2. Hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh
Hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh nói riêng và hiệu quả tuyển
sinh nói riêng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ cách tư vấn, tiếp cận và chuyển tải
những thông tin liên quan tuyển sinh cho thí sinh, đế nắm bắt nhu cầu của thí sinh
về ngành nghề đào tạo, việc làm và cả sở thích đam mê...đến số lượng thí sinh
đăng ký dự thi, tham gia thi tuyển và nhập học. vấn đề này phải trãi qua một công
đoạn chăm sóc thường xuyên, liên tục và “công phu” thì mới đạt hiệu quả tương
xứng. Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh đăng ký thi tuyển với số lượng lớn hoặc tương ứng
với chỉ tiêu vẫn là những tín hiệu khả quan ban đầu, tiền đề cho thành công trong
tuyển sinh, đây chính là cơ sở để có kết quả cuối cùng khi thí sinh khẳng định nhập
học thì hiệu quả của tuyển sinh mới thành hiện thực.
Kết quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh về công tác tuyển sinh của
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong những năm qua tuy chưa mang lại kết quả
cao, song phần nào nói lên được việc duy trì các hình thức tư vấn, tuyên truyền và
tiếp cận thí sinh cũng như việc quảng bá tạo nên thương hiệu Nhà trường. Điều này
thể hiện số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo các năm ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả số lượng thí sinh đăng ký dự thi từ năm 2015 – 2019
TT
Năm
Số TS
đăng ký
Số TS
dự thi
Số TS
nhập học
Tỷ lệ TS nhập
học/TS đăng ký
1 2015 777 636 408 52,50 %
2 2016 1099 563 351 31,93 %
3 2017 1246 702 (*) 251 20,14%
4 2018 1001 421 214 21,37%
5 2019 1071 442 235 21,00%
20
(*): Bao gồm số thí sinh thi NK tại 04 địa phương (Q.Nam – Q. Ngãi –
Q.Bình và Gia Lai)
Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy, tuy kết quả thí sinh nhập học so với tỷ lệ
đăng ký ban đầu chưa cao, song phần nào nói lên được về số lượng thí sinh đăng
ký ban đầu ở mức tương đối, trung bình 1000 nguyện vọng/năm. Điều này phần
nào khẳng định rằng, thông tin tuyển sinh, thương hiệu quả Nhà trường vẫn được
thí sinh, phụ huynh của thí sinh nắm bắt và tiếp cận.
Kết quả nhập học không đạt tỷ lệ cao so với số lượng đăng ký ban đầu và số
lượng thí sinh dự thi tuyển năng khiếu nhưng không nhập học chiếm từ 50,83%
đến 64,15%, đây là vấn đề đã được phân tích, đánh giá trong thực trạng công tác
tuyển sinh từ năm 2015 - đến năm 2019 của Trường (số lượng thí sinh rớt tốt
nghiệp, thay đổi nguyện vọng, không đủ ngưỡng đầu vào và các trường khác lấy
điểm đầu vào thấp...). Đây là những vấn đề cầnđánh giá cụ thể, khách quan, cầu thị
làm sáng tỏ hơn trong việc tư vấn, tiếp cận thí sinh để nâng cao hiệu qủa tuyển sinh
trong thời gian tới.
3. Một số vấn đề liên quan đến tư vấn, tiếp cận thí sinh thời gian đến
Mục đích của tư vấn, tiếp cận thí sinh trong trong tuyển sinh là đưa thông tin
về tuyển sinh và tiếp cận càng nhiều càng tốt, tuy nhiên không phải số lượng càng
nhiều thí sinh tiếp cận được thông tin thì hiệu quả tư vấn, kết quả tuyển sinh càng
cao.Mà vấn đề ở đây còn là kết quả cuối cùng thí sinh nhập học, bên cạnh đó, hiệu
quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh còn thể hiện ở vấn đề bài toán kinh tế liên
quan đến đầu tư tài chính, chi phí nhiều cho công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh quá
nhiều, song kết quả của công tác tuyển sinh quá thấp so với chi phí bỏ ra. Hoặc
ngược lại, với chi phí ở mức cần thiết, thì kết quả vẫn đạt kết quả tương đối thì cần
có giải pháp và phương thức thích hợp hơn.
Điều này còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, từ khách quan đến chủ
quan và có cả những vấn đề tức thời (theo thời điểm của xã hội), theo quan điểm
của cá nhân trong thời gian tham gia tư vấn, tiếp cận thí sinh trong thời gian qua để
khắc phục những vấn đề này thì cần làm rõ những 03 vấn đề cơ bản sau:
3.1. Đối tượng, địa bàn cần tư vấn và tiếp cận:
- Cần xác định được đối tượng tuyển sinh của Trường là ai, học sinh có năng
khiếu về TDTT, yêu thích thể thao, học sinh vùng nông thôn hay thành thị hoặc là
nhóm học sinh không đủ năng lực (học lực) để vào các trường đại học tốp trên... để
tiếp cận. Hầu hết rất nhiều thí sinh đã đăng ký và dự thi năng khiếu, song vẫn chưa
khẳng định nhập học và có thể thay đổi nguyện vọng hoặc đi học nghề, vì vậy cần
xác định rõ đối tượng để có hướng tư vấn và tiếp cận phù hợp.
21
- Lựa chọn địa bàn cũng là một yếu tố để phần cao hiệu quả công tác tư vấn,
tiếp cận thí sinh, phân tích dữ liệu số lượng thí sinh đăng ký dự thi, nhập học theo
khu vực, địa bàn để xác định nguồn tuyển sinh và có hướng đầu tư trọng điểm
trong việc tổ chức các hoạt động tư vấn mang quy mô lớn (tổ chức gian hàng giới
thiệu tuyển sinh, quảng bá trên truyền hình, tổ chức sự kiện thể thao...). Kết quả
bảng 2 về số lượng thí sinh đăng ký theo địa bàn của năm 2018 và năm 2019 của
14 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho thấy sự ổn định về nguồn tuyển
sinh. Trong đó, các tỉnh có nguồn tuyển tiềm năng là khu vực TP Đà Nẵng - Quảng
Nam - Quảng Ngãi; khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị và Khu
vực Tây Nguyên (Kon Tum - Gia Lai - Đắk lắk) và Bình Định.
Bảng 2. Kết quả số liệu đăng ký dự thi năm 2018 và năm 2019 theo địa bàn
TT Tỉnh
Số lượng đăng ký
năm 2018
Số lượng đăng ký
năm 2019
Tổng
1 Quảng Nam 235 211 446
2 Đà Nẵng 201 204 405
3 Quảng Ngãi 77 56 133
4 Quảng Bình 69 55 124
5 Quảng Trị 38 72 110
6 Nghệ An 61 56 117
7 Gia Lai 43 62 105
8 Hà Tĩnh 36 31 67
9 Kom Tum 35 39 74
10 Bình Định 45 54 99
11 Đắk Lắk 32 23 55
12 Phú Yên 22 11 33
13 Huế 19 24 43
14 Đăk Nông 9 06 15
Tổng cộng 922 904 1826
3.2. Nội dung và hình thức cần tư vấn và tiếp cận:
Đây là nội dung quan trọng trong việc chuyển tải vấn đề thí sinh cần quan
tâm để đăng ký xét tuyển và thi tuyển nội dung năng khiếu, nếu chuyển tải tốt nội
dung này theo hình thức phù hợp thì mức độ nắm bắt thông tin của thí sinh càng có
trọng tâm và dễ dàng hơn trong lựa chọn ngành nghề.
- Nội dung thông tin cần cô động các vấn đề liên quan, có thể phân thành 02
phần chính: Phương thức, tổ hợp xét tuyển, nội dung và thời gian tổ chức thi năng
khiếu; Môi trường học tập và cơ hội việc làm sau khí tốt nghiệp.
- Hình thức tư vấn, tiếp cận: Duy trì phương thức gửi thông tin (qua poster,
catalog, phiếu đăng ký dự thi...) về cho đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT
22
theo các địa bàn trọng điểm có nguồn tuyển sinh ổn định, trong đó cần cử cán bộ
liên lạc và đi thu thập dữ liệu và hướng dẫn cụ thể các nội dung trong thông tin.
3.3. Xây dựng đội ngũ tư vấn, tiếp cận thí sinh
Cần có chiến lược và kế hoạch về tư vấn, tuyên tuyền và tiếp cận thí sinh lâu
dài, trong đó chú trọng đến chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ tư vấn, tiếp cận
thí sinh để tổ chức triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục trong suốt
cả năm, thậm chí từ 02 - 03 năm.
- Thành lập bộ phận chuyên trách tuyển sinh về tư vấn, tiếp cận thí sinh, tổ
chức xây dựng quy chế hoạt động và xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, phân
công trách nhiệm của các thành viên, có đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và
chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tuyển sinh của Nhà trường.
- Lựa chọn đội ngũ phải có trách nhiệm, nhiệt tình, có khả năng chuyển tải
thông tin và am hiểu về công tác tuyển sinh (không lấy mục đích cơ bản để giải
quyết vấn đề thiếu khối lượng giảng dạy làm tiêu chí ban đầu), trong đó, cần chú
trọng về mối quan hệ và nắm vững địa bàn và được bồi dưỡng chuyên môn trước
khi triển khai công tác.
Công tác tuyển sinh là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô,
chiến lược phát triển của nhà trường, để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cần
có các giải pháp mang tính thực tiễn, khả thi và đồng bộ trong tất cả các khâu tổ
chức thực hiện, trong đó giải quyết tốt vấn đề tư vấn, tiếp cận thí sinh là tiền đề
cho việc triển khai các công tác tiếp theo./.
23
GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH
VÀ KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
Ths. Phan Thị Ngà - Khoa Kiến thức cơ bản
MỞ ĐẦU
Công tác tuyển sinh trong những năm gần đây của trường Đại học TDTT Đà
Nẵng gặp nhiều khó khăn, đến cả sinh viên đang học ở trường cũng bỏ học nhiều.
Trong khi cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư trang bị đầy đủ, đội
ngũ giảng viên có trình độ cao ngày một tăng lên. Toàn thể tập thể lãnh đạo, quản
lý cũng như cán bộ viên chức nhà trường cũng đã quan tâm đề ra những giải pháp
để khắc phục tình hình hiện tại. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả, tình hình tuyển
sinh vẫn không cải thiện, sinh viên vẫn nghỉ học, cơ hội việc làm của sinh viên ra
trường vẫn gặp khó khăn.
Vì vậy, việc hướng tới một giải pháp mang tính đột phá nào đó để nâng cao
hiệu quả công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường là vấn đề được
quan tâm cấp bách nhất hiện nay.
NỘI DUNG
1. Những nguyên nhân khó khăn trong công tác tuyển sinh
1.1. Nguyên nhân khách quan
Đó là khó khăn chung của tất cả các trường Đại học, Cao đẳng thuộc tốp
trung và dưới, khi mà số lượng chỉ tiêu tuyển sinh vào quá nhiều, trong khi nhu cầu
học Đại học, Cao đẳng của các học sinh sau khi tốt nghiệp lại giảm xuống.
Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển sinh của các trường, nhất là các trường Bộ
có quy định chuẩn tuyển sinh đầu vào.
1.2. Nguyên nhân khác
Công tác tư vấn, truyền thông trong tuyển sinh của trường Đại học TDTT
Đà Nẵng chưa đủ mạnh, chưa phong phú để thu hút thí sinh quan tâm.
Chính sách thu hút nguồn tuyển sinh đầu vào chưa được quan tâm sử dụng,
chưa tuyển được thí sinh tài năng vào học.
Thương hiệu sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng khi ra trường chưa
được được nhà tuyển dụng chú ý nhiều, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao, nếu có
việc làm thì cũng ở mức lương không cao.
Trường chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển sinh, công việc
tuyển sinh chỉ làm theo mùa.
2. Những thuận lợi của trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong công tác
tuyển sinh
- Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là trường đào tạo chuyên ngành về lĩnh
vực TDTT ở miền Trung có thương hiệu trên toàn quốc. Nếu chọn lĩnh vực TDTT
để học tập và nghiên cứu thì có lẽ địa chỉ đầu tiên ở miền Trung phải là Trường
Đại học TDTT Đà Nẵng.
- Cơ sở vật chất của trường Đại học TDTT đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Có thể nói cơ sở vật chất của trường Đại học TDTT Đà Nẵng nếu đem lên truyền
thông để quảng cáo thì sẽ thu hút được rất nhiều đối tượng xã hội quan tâm. Nhưng
24
sân Bóng Ném dường như đã lãng phí, mỗi lần sử dụng chỉ là phục vụ mục đích
khác. Nhà tập Võ dường như đang bị bỏ trống….Các máy móc, thiết bị ở Viện
KHCN chưa được khai thác sử dụng hết.
- Có nguồn nhân lực dồi dào về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp để
phục vụ đào tạo: Có 38 Tiến sĩ/107 cán bộ làm công tác giảng dạy, chiếm tỷ lệ
36% đội ngũ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ . Đây là cũng là một tỷ lệ “đáng mơ
ước” của các trường Đại học. Nhưng cũng không phải ai cũng biết về tỷ lệ này ở
trường Đại học TDTT Đà Nẵng, và Tiến sĩ ở trường Đại học TDTT vẫn còn đôi
lúc nhàn rỗi, chưa có cơ hội phục vụ trường, phục vụ sự nghiệp đào tạo của đất
nước.
3. Giải pháp đột phá trong công tác tuyển sinh và khẳng định thương
hiệu trường
3.1. Tung học bổng, thu hút người tài giỏi vào học
“Tung học bổng” đã được các trường trên thế giới thực hiện từ lâu để dòng
“chảy máu chất xám” về với trường họ, nước họ, kèm theo đó là thương hiệu
trường được biết đến. Những năm gần đây các trường Đại học ở Việt nam cũng sử
dụng chính sách tung học bổng rất nhiều, từ các Đại học danh tiếng đến các Đại
học Dân lập. Thậm chí mới đây, Đại học VinUni với định hướng chỉ tuyển tài năng
đã tung gói học bổng toàn phần trị giá 4,6 tỷ VNĐ.
Tung học bổng có ít nhất 3 lợi ích cho nhà trường:
-Thu hút được người giỏi vào học, chính những sinh viên giỏi này sẽ tạo
động lực và môi trường học tập, nghiên cứu trong nhà trường, chất lượng đào tạo
của nhà trường sẽ nâng lên.
- Sự thành công trong sự nghiệp của những tài năng này sẽ kèm theo tiếng
vang danh tiếng cho trường mình, thương hiệu của trường sẽ một phần được chính
các sinh viên tài năng này khẳng định, truyền đi.
- Thông qua các quảng cáo tung học bổng là một hình thức quảng bá trường,
khi nhìn thấy dòng chữ “Học bổng toàn phần, học bổng 100%, học bổng 50%...”
chắc chắn rằng phụ huynh và hoc sinh lớp 12 sẽ quan tâm.
Người tài năng, học giỏi đa số sẽ thành công trong sự nghiệp của mình. Đó
sẽ là tấm gương để các thế hệ sau mơ ước mà chọn trường mà các bậc anh chị đi
trước đã học từ ngôi trường ấy ra và đã rất thành đạt.
Về phía người học, được ưu ái về tài chính, được nâng nui về đẳng cấp và
được tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân học tập, rèn luyện và nghiên cứu thì họ sẽ
chọn các trường có học bổng đó để học.
Câu hỏi đặt ra là: Nguồn tài chính ở đâu để “Tung học bổng” ?. Một lớp học
25 sinh viên hay 30 sinh viên thì giảng viên vẫn lên lớp 1 tiết dạy như nhau, sử
dụng sơ sở vật chất trong nhà trường đều là có sẵn, nếu có cấp luôn cả nội trú thì
cũng là cơ cở vật chất mà nhà trường đang có.
- Cấp học sau đại học thì cấp kinh phí NCKH nếu có những định hướng
nghiên cứu thiết thực với nhà trường, ở Châu Âu nghiên cứu sinh tiến sĩ đều có
lương là vậy.
25
3.2. Chạy quảng cáo trên Google
Đây là hình thức không mới, quá phổ biến, nhưng quả thật đây là quảng cáo
hiệu quả nhất với thế giới công nghệ ngày nay, người người cầm Smartphone mọi
lúc mọi nơi.
Để tiết kiệm chi phí thì chỉ nên chọn độ tuổi để hiển thị quảng cáo: 17-22
tuổi là học sinh, sinh viên và 32-50 tuổi là đối tượng phụ huynh.
Thời gian quảng cáo nên kéo từ tháng 12 đến tháng 8, vì định hướng chọn
trường đại học không chỉ đến lúc điền hồ sơ mới chọn, mà là sự ấp ủ ít nhất là năm
học lớp 12.
3.3. Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh
Tuyển sinh là nhiệm vụ phải được coi là “sống còn” của trường Đại học
trong giai đoạn hiện nay, nhưng ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng thì bộ phận đào
tạo hình như chỉ làm theo mùa.
Phải nhận thức được vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường là cần có một bộ phận
chuyên trách về công tác tuyển sinh. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế
hoạch quảng bá, tư vấn và tuyển sinh tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường.
3.4. Hướng tới đào tạo cái xã hội cần chứ không phải cái mình có, để sinh
viên ra trường có nhiều cơ hội việc làm
Hiện nay, mặc dù trường luôn thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo của
nhà trường. Nhưng xem ra với một giảng viên có thâm niên 20 năm giảng dạy ở
trường thì sự thay đổi này chưa có gì là đột phá, là hướng tới nhu cầu xã hội, đa số
là thay đổi theo yêu cầu của quản lý cấp trên như các Bộ, Ban ngành.
Nhìn nhận lại những sinh viên các khóa hơn 10 năm về trước ra trường, nếu
so sánh dù chỉ mang tính định tính hay cảm tính thì những sinh viên năm ấy giỏi
nhiều mặt hơn sinh viên hiện tại. Điều đó ít nhất đã được chứng minh bằng những
ý kiến của giảng viên chuyên ngành phát biểu trong các cuộc họp xây dựng đổi
mới chương trình.
Kỹ năng mềm luôn dược nhà trường quan tâm nhắc đến, nhưng chỉ nhắc,
bàn luận rồi để đó. Nó chưa được đưa vào rèn luyện cho sinh viên của nhà trường,
Sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng vẫn luôn còn thiếu kỹ năng mềm.
KẾT LUẬN
Với tâm huyết của một giảng viên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm quản
lý, thâm niêm gắn bó với nhà trường hơn 20 năm, tham luận này được đúc kết từ
những trăn trở cùng với nhà trường trong những năm qua. Sự mạnh dạn nêu ra
những ý kiến mang tính táo bạo như tung học bổng hay các ý kiến trùng lặp khác
như quảng cáo trên Google, thì cũng mong ban lãnh đạo nhà trường cũng như toàn
thể cán bộ viên chức quan tâm nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề ở góc độ lâu dài.
Trên đây là những ý tưởng đang được nêu ở mức chung chung, nếu được
xem xét đi vào cụ thể thì chắc chắn cần được thảo luận, xây dựng những kế hoạch,
phân mức, để có thể đi đến những định hướng cụ thể, nhằm đạt hiệu quả và chất
lượng cho công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường Đại học TDTT
Đà Nẵng.
26
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYỂN SINH
Ths. Lê Chí Hùng – Khoa Huấn luyện thể thao
Song song với công tác đào tạo, hàng năm Nhà trường có những chiến lược
trong công tác tuyển sinh. Xác định được vai trò và nhiệm vụ, lãnh đạo Nhà trường đã
có nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả đào tạo, trong đó có các giải pháp về tuyển
sinh, tuy nhiên đối với những thay đổi về chương trình, đào tạo trong thời gian gần
đây, công tác tuyển sinh của Nhà trường đang gặp nhiều bất cập, đòi hỏi phải đổi mới.
Việc tìm ra các giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh để mở rộng qui mô đào tạo
được đặc biệt chú trọng và xem đây là một yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của trường.
I. Thực trạng công tác tuyển sinh ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng
1.Thuận lợi:
- Công tác tuyển sinh luôn được sự quan tâm của Đảng ủy và Ban giám hiệu,
xem công tác tuyển sinh là khâu quan trọng trong hoạt động của Nhà trường;
- Trường Đại học TDTT Đà Nẵng với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ và
kinh nghiệm, có quá trình hình thành và phát triển 42 năm tiếp nối truyền thống đào
tạo, vì thế thương hiệu của trường được nhiều người biết đến;
- Nhà trường đào tạo nhiều ngành, có những ngành không cần quảng bá, tư vấn
nhiều nhưng số lượng sinh viên tuyển được luôn đạt chỉ tiêu như các chuyên ngành
Bóng đá, Bóng chuyền, Bơi lội…
- Hình ảnh nhà trường được thường xuyên quảng bá trên các phương tiện thông
tin đại chúng như báo, internet, mạng xã hội… qua việc triển khai thực hiện từ đó
giúp học sinh nắm bắt được tình hình đào tạo của Nhà trường để có lựa chọn đăng ký
thi vào trường;
- Hàng năm Nhà trường đều có kế hoạch tuyển sinh, trong đó chú ý đến việc
quảng bá đến các trường phổ thông trung học, các trung tâm giáo dục thường xuyên,
các hiệu trưởng của một số trường trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
2.Khó khăn:
- Hiện tại phần lớn cán bộ, viên chức Nhà trường chưa quan tâm hỗ trợ công
tác tuyển sinh, xem công tác tuyển sinh là nhiệm vụ của phòng Đào tạo, QLKH và
HTQT.
- Đội ngũ làm công tác tuyển sinh vừa ít vừa không có nghiệp vụ: đội ngũ đi tư
vấn tuyển sinh thường là lãnh đạo và chuyên viên của một số phòng, khoa, đội ngũ
này lại thay đổi hàng năm nên không chuyên nghiệp và chất lượng tư vấn tuyển sinh
không cao.
27
- Hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh được thực hiện theo mùa vụ, thiếu tính
thường xuyên, mỗi năm đến mùa tuyển sinh mới lập các nhóm tuyển sinh đi về các
địa phương để quảng bá các ngành học và chuyên ngành;
- Công tác tuyển sinh của chúng ta từ trước đến nay chủ yếu là quảng bá về các
ngành sẽ tuyển để đào tạo, công tác tư vấn chưa được chú ý nhiều, hình thức quảng
bá, tư vấn tuyển sinh còn đơn điệu, chưa thu hút sự chú ý của học sinh;
- Ngành học chưa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay từ đó ảnh hưởng đến công
tác tuyển sinh;
- Do sự thay đổi về cơ chế chính sách, các trường đại học được thành lập
nhiều, điểm chuẩn đầu vào đại học thấp, vì vậy số lượng các thí sinh có nguyện vọng
dự thi vào trường giảm theo từng năm;
- Do có qui định mới về điểm chuẩn của các ngành nên ảnh hưởng đến việc
tuyển sinh;
- Nhu cầu học tập một số ngành của trường đào tạo giảm vì ra trường khó tìm
việc làm.
Công tác tuyển sinh của chúng ta trong những năm gần đây gặp nhiều khó
khăn, một số ngành đào tạo không tuyển được sinh viên, tỷ lệ tuyển sinh không cao,
giảm so với các năm trước, vì thế việc đổi mới công tác tuyển sinh là hết sức cần thiết
và phải có những giải pháp thích hợp.
II. Một số giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh
1. Xây dựng đội ngũ làm công tác tuyển sinh
Đội ngũ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả và chất lượng công tác tuyển sinh, vì thế cần xây dựng đội ngũ này hết sức
đa dạng gồm những đối tượng sau:
- Bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh: Bộ phận chuyên trách tuyển
sinh đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng
về công tác tuyển sinh của nhà trường. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế
hoạch quảng bá, tư vấn và tuyển sinh tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường kể cả
chính quy, vừa học vừa làm, liên thông, liên kết, hoạt động suốt năm học; Tuyển sinh
quanh năm, năm này sinh viên nhập học thì đội ngũ này đã vạch kế hoạch cho năm tới
tiếp theo là công tác tuyển sinh thường xuyên liên tục, tìm mọi cách để đạt mục tiêu.
Không phải đợi có kế hoạch tuyển sinh mới bắt tay vào làm. Ngoài công tác tuyển
sinh thì đội ngũ này cũng tìm các đội thuê sân bãi, tổ chức thi đấu cho các giải để đem
thu nhập cho nhà trường. Bộ phận tham gia công tác tuyển sinh được giảm khối lượng
giảng dạy.
- Bộ phận cán bộ, viên chức: Công tác tuyển sinh là hoạt động của toàn trường,
mọi thành viên trong trường phải có trách nhiệm tham gia, để thực hiện được điều này
mỗi cán bộ, viên chức trước hết cần phải nhận thức rằng công việc tham gia tuyển
sinh của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường vì
28
không có sinh viên đồng nghĩa với việc trường sẽ không hoạt động được và hệ quả là
cán bộ, giảng viên sẽ phải giảm. Để thực hiện được điều này nhà trường phải có
những biện pháp động viên khích lệ, chẳng hạn như giao khoán mức thưởng trên mỗi
hồ sơ khi học sinh, sinh viên do cán bộ, giảng viên vận động đã thực tế vào học hoặc
khen thưởng kịp thời trong các ngày lễ, các dịp tổng kết... nhằm tạo lên một không khí
thi đua, phấn đấu trong mỗi cán bộ, viên chức trong hoạt động tuyển sinh.
Mở rộng cộng tác viên công tác tuyển sinh. Ví dụ: Sinh viên đang học trường ta
nếu giới thiệu được sinh viên vào nhập học nộp học phí thì được trả thù lao công tác
cộng tác viên tuyển sinh. Với mỗi giảng viên, CBCNV nhà trường công tác tuyển sinh
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm đưa ra chỉ tiêu mỗi GV, CBNV nhà
trường phải phấn đấu tuyển sinh được ít nhất 1 sinh viên vào trường, GV, CB nào
vượt chỉ tiêu tuyên dương trao thưởng nhằm khuyến khích cho các năm sau. Ngoài
công tác tuyển sinh viên vào trường, thì việc tìm kiếm tuyển sinh được học viên cao
học, các đội thuê sân bãi thì nhà trường cũng nên có các chế độ thù lao cho CBNV đó.
Với những ưu đãi như vậy, tôi tin chắc rằng công tác tuyển sinh mới được thúc đẩy
hơn.
Để làm được thì phải có quy định rõ ràng, mỗi GV, CBNV nắm được để họ
phấn đấu. Ví dụ trích bao nhiêu phần % cho một hợp đồng thuê sân bãi thi đấu các
giải hội thao, hay tổ chức một đợt tập huấn đem lại một khoản thu nhập cho nhà
trường thì quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ.
- Bộ phận học sinh, sinh viên: Huy động lực lượng học sinh, sinh viên tham gia
công tác tuyển sinh qua việc động viên các em quảng bá các ngành nghề đào tạo và
chất lượng đào tạo của nhà trường đến người thân, bạn bè, đồng thời có chế độ khen
thưởng cho học sinh, sinh viên vận động được nhiều người vào học ở trường.
2. Đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh
Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp
hay gián tiếp đến với đối tượng học sinh và những người có liên quan. Muốn vậy, việc
quảng bá, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và
thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các
pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua việc
tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua email. Bởi vì qua các phương tiện thông tin có lúc
chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác đào tạo và các thông
tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng học sinh và những người liên quan khác, đôi lúc
muốn hiểu thêm các vấn đề về đào tạo thì phải có cán bộ tuyển sinh giải thích trực
tiếp mới phát huy hiệu quả.
3. Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học
Dạy và học là hai hoạt động mà ban đầu chúng ta nghĩ là không có liên quan gì
đến công tác tuyển sinh của nhà trường. Bởi vì công tác dạy và học nó diễn ra khi mà
công tác tuyển sinh đã kết thúc. Tuy nhiên nếu suy nghĩ như vậy thì thật là sai lầm,
29
phải nói là công tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo có ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà truờng. Bởi lẽ chúng ta biết rằng những học
sinh, sinh viên đang theo học tại trường của chúng ta là những cán bộ tuyên truyền
viên hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở trường về chất lượng đào tạo được
họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân... từ đó tạo động lực cho học sinh
đăng ký dự thi vào trường chúng ta.
Vì vậy cần phải quản lý công tác dạy và học ở Nhà trường thật tốt, tạo nhiều ấn
tượng đẹp đối với sinh viên thì những ấn tượng đó sẽ được truyền phát ra xã hội ngày
càng nhiều.
Muốn thực hiện được điều này, Nhà trường cần phải làm tốt những nhiệm vụ
sau:
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên.
- Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; đồng thời đáp ứng được với nhu cầu
của thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp.
- Tăng cuờng công tác quản lý học sinh - sinh viên; phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường và phụ huynh để nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp
Một thành phần rất quan trọng có ảnh hưởng đến công tác tư vấn tuyển sinh đó
là các doanh nghiệp, những đơn vị đang hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan đến
các ngành nghề đào tạo của trường. Vì vậy Nhà trường cũng cần phải có sự phối hợp
chặt chẽ với các doanh nghiệp để họ cùng tham gia hỗ trợ tuyển sinh; tham gia xây
dựng chương trình, giáo trình; tham gia đánh giá kết quả học tập của sinh viên khi tốt
nghiệp và điều quan trọng là họ sẵn sàng tiếp nhận những sinh viên của Nhà trường
sau khi tốt nghiệp vào làm việc trong doanh nghiệp. Làm được điều này thì uy tín và
thương hiệu của trường ngày càng được nâng lên và từ đó góp phần tích cực trong
công tác tư vấn tuyển sinh trong thời gian tới.
5. Mở thêm ngành đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo
Mở thêm một số ngành đào tạo mới để thay thế những ngành đào tạo của Nhà
trường mà nhu cầu việc làm đã bão hòa; tăng cường phối hợp với các địa phương để
đào tạo các lớp ngắn hạn; liên thông, liên kết với các trường đại học trong khu vực để
đào tạo hệ đại học, mở rộng quy mô đào tạo. Ví dụ mở các chuyên ngành hẹp như
Gym, Golf , Lặn biển…
Tóm lại, công tác tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Những nội dung trên chỉ mới
là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác tuyển sinh thật sự có hiệu quả và
chất lượng, Nhà trường cần phải kết hợp và sử dụng bằng rất nhiều biện pháp như
cộng sự, liên kết khi đó hiệu quả của công tác tuyển sinh ngày càng tốt hơn.
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112

More Related Content

What's hot

De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-tay
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-tayDe an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-tay
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-taygiaoduc0123
 
Dean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninh
Dean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninhDean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninh
Dean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninhLinh Nguyễn
 
De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015giaoduc0123
 
đề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bình
đề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bìnhđề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bình
đề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bìnhonthitot24h
 
De an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuong
De an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuongDe an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuong
De an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuonggiaoduc0123
 
Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015onthitot24h
 
Dh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinh
Dh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinhDh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinh
Dh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinhgiaoduc0123
 
Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015 Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015 onthitot24h
 
Phuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duong
Phuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duongPhuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duong
Phuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duonggiaoduc0123
 
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-traiDe an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-traigiaoduc0123
 
Dean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcmDean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcmLinh Nguyễn
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noi
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noiDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noi
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noiLinh Nguyễn
 
Dh chu van_an
Dh chu van_anDh chu van_an
Dh chu van_anhoanhai
 
Dean dh chu-van_an_iead
Dean dh chu-van_an_ieadDean dh chu-van_an_iead
Dean dh chu-van_an_ieadonthitot24h
 
Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015onthitot24h
 
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trung
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trungDe an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trung
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trunggiaoduc0123
 

What's hot (16)

De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-tay
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-tayDe an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-tay
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-ha-tay
 
Dean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninh
Dean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninhDean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninh
Dean tuyen-sinh-rieng-truong-cd-cong-nghiep-xay-dung-quang-ninh
 
De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-cuu-long-2015
 
đề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bình
đề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bìnhđề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bình
đề án tuyển sinh cao đẳng ytế Thái Bình
 
De an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuong
De an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuongDe an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuong
De an-tuyen-sinh-truong-dh-trung-vuong
 
Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015
 
Dh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinh
Dh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinhDh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinh
Dh nam-can-tho-cong-bo-de-an-tuyen-sinh
 
Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015 Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hùng Vương năm 2015
 
Phuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duong
Phuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duongPhuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duong
Phuong thuc-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dh-binh-duong
 
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-traiDe an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
 
Dean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcmDean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuye-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noi
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noiDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noi
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-dai-hoc-hoa-binh-ha-noi
 
Dh chu van_an
Dh chu van_anDh chu van_an
Dh chu van_an
 
Dean dh chu-van_an_iead
Dean dh chu-van_an_ieadDean dh chu-van_an_iead
Dean dh chu-van_an_iead
 
Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ GTVT năm 2015
 
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trung
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trungDe an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trung
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dh-quang-trung
 

Similar to Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112

Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015onthitot24h
 
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015giaoduc0123
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-pha
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-phaDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-pha
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-phaLinh Nguyễn
 
Đề án tuyển sinh CĐCN Cẩm Phả
Đề án  tuyển sinh CĐCN Cẩm PhảĐề án  tuyển sinh CĐCN Cẩm Phả
Đề án tuyển sinh CĐCN Cẩm Phảonthitot24h
 
đề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninh
đề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninhđề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninh
đề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninhonthitot24h
 
Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015onthitot24h
 
De an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-giang
De an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-giangDe an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-giang
De an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-gianggiaoduc0123
 
Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015 Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015 onthitot24h
 
Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015onthitot24h
 
Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015onthitot24h
 
Dean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcmDean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcmLinh Nguyễn
 
đề án tuyển sinh cđ cn huế
đề án tuyển sinh cđ cn huếđề án tuyển sinh cđ cn huế
đề án tuyển sinh cđ cn huếonthitot24h
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON nataliej4
 
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-long
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-longDe an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-long
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-longgiaoduc0123
 
Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015onthitot24h
 
Tuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghi
Tuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghiTuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghi
Tuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghigiaoduc0123
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giang
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giangDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giang
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giangLinh Nguyễn
 
Đề án tuyển sinh CDDXDCT Đô thị
Đề án tuyển sinh CDDXDCT  Đô thịĐề án tuyển sinh CDDXDCT  Đô thị
Đề án tuyển sinh CDDXDCT Đô thịonthitot24h
 

Similar to Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112 (18)

Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
 
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-asean-2015
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-pha
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-phaDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-pha
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-truong-cao-dang-cong-nghiep-cam-pha
 
Đề án tuyển sinh CĐCN Cẩm Phả
Đề án  tuyển sinh CĐCN Cẩm PhảĐề án  tuyển sinh CĐCN Cẩm Phả
Đề án tuyển sinh CĐCN Cẩm Phả
 
đề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninh
đề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninhđề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninh
đề án tuyển sinh cđ cnxd quảng ninh
 
Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Nông LÂm Bắc Giang năm 2015
 
De an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-giang
De an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-giangDe an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-giang
De an-tuyen-sinh-dh-nong-lam-bac-giang
 
Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015 Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hóa Chất năm 2015
 
Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Đồng Tháp năm 2015
 
Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Công thương HCM năm 2015
 
Dean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcmDean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
Dean tuyen-sinh-cd cong-thuong_tp_hcm
 
đề án tuyển sinh cđ cn huế
đề án tuyển sinh cđ cn huếđề án tuyển sinh cđ cn huế
đề án tuyển sinh cđ cn huế
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
 
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-long
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-longDe an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-long
De an-tuyen-sinh-cd-cong-dong-vinh-long
 
Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hữu Nghị năm 2015
 
Tuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghi
Tuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghiTuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghi
Tuyen sinh-dh-tu-thuc-cn-va-ql-huu-nghi
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giang
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giangDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giang
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-kien-giang
 
Đề án tuyển sinh CDDXDCT Đô thị
Đề án tuyển sinh CDDXDCT  Đô thịĐề án tuyển sinh CDDXDCT  Đô thị
Đề án tuyển sinh CDDXDCT Đô thị
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớinataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 7175112

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ------------oo------------ TÀI LIỆU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “CÔNG TÁC TUYỂN SINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” Đà Nẵng, tháng 12/2019
  • 2. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Thực trạng công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2019, định hướng năm 2020 và những năm tiếp theo Phòng Đào tạo, QLKHHTQT 01 2 Một số vấn đề về tư vấn, cách tiếp cận thí sinh trong tuyển sinh Ths. Hoàng Ngọc Viết Phòng Đào tạo, QLKHHTQT 17 3 Giải pháp mang tính đột phá trong công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Ths. Phan Thị Ngà Khoa Kiến thức cơ bản 23 4 Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh Ths. Lê Chí Hùng Khoa Huấn luyện thể thao 26 5 Thực trạng chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất 2018 và định hướng đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội hiện nay TS. Nguyễn Mạnh Cường - TS. Phạm Tuấn Hùng Khoa Giáo dục thể chất 30 6 Thực trạng sau 5 năm giảng dạy theo chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng TS. Nguyễn Tuấn Anh Khoa Huấn luyện thể thao 43 7 Đánh giá chất lượng đào tạo, nhu cầu việc làm và tuyển sinh ngành Quản lý TDTT TS. Trần Mạnh Hưng Khoa Quản lý TDTT 49 8 Chất lượng đào tạo: góc nhìn qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Ths. Nguyễn Tùng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục 54 9 Củng cố, nâng cao chất lượng dạy học – giải pháp quan trọng nhằm khắc phục khó khăn trong công tác tuyển sinh ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng Ths. Nguyễn Văn Vinh - Ths. Phạm Thị Thanh Thúy Khoa Kiến thức cơ bản 63 10 Một số nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh trường Đại học TDTT Đà Nẵng TS. Võ Văn Quyết Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành 68
  • 3. TT NỘI DUNG TRANG 11 Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong trong học tập các môn thực hành đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ Ths.Nguyễn Nhất Hùng - TS. Phạm Tuấn Hùng Khoa Kiến thức và Kỹ năng cơ sở ngành - Khoa Giáo dục thể chất 72 12 Hoạt động kết nối doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng gắn với nhu cầu xã hội: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Ths. Lê Minh Tuấn Phòng Công tác học sinh, sinh viên 78 13 Truyền thông trong bối cảnh tự chủ đại học tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng Ths. Nguyễn Thị Hùng Trung tâm Thông tin – Thư viện 89 PHẦN TRAO ĐỔI CỦA KHÁCH MỜI 14 Công tác tuyến sinh phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Thực trạng và những giải pháp đổi mới Ths. Hồ Phan Lâm Trường Phòng Quản lý Đào tạo và Công tác Sinh viên 94
  • 4.
  • 5. 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2019, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Phòng ĐT,QLKHHTQT 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 1.1. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ năm 2015, Bộ GDĐT triển khai xây dựng Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia, thực hiện theo lộ trình từ năm 2015 đến năm 2020, rút kinh nghiệm từng năm để hoàn thiện, tạo tiền đề cho đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ sau năm 2020: - Năm 2015 và năm 2016: Tổ chức 02 loại cụm thi, 01 cụm xét tốt nghiệp do Sở giáo dục đào tạo chủ trì và 01 cụm do các các trường đại học chủ trì - phối hợp với sở giáo dục và đào tạo để vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. - Năm 2017: Tổ chức duy nhất một loại cụm thi tại mỗi tỉnh do sở GDĐT chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ; tổ chức thi theo bài với 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Đồng thời, áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi, môn thi (trừ bài thi Ngữ văn). - Năm 2018 và năm 2019: Phát huy kết quả đã đạt được qua 3 năm đổi mới thi và tuyển sinh, Bộ GDĐT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ các năm tiếp theo với những điều chỉnh kỹ thuật trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm. Trong đó, có việc nâng cao ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với ngành sư phạm, đào tạo giáo viên và y - dược. 1.2. Tình hình tổ chức tuyển sinh của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Trước chủ trương của Chính phủ và Bộ GDĐT về đổi mới phương thức kỳ thi THPT vừa kết hợp xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, cao đẳng. Lãnh đạo Trường đã chỉ đạo bộ phận chức năng nghiên cứu xây dựng các phương thức tuyển sinh, Đề án tuyển sinh và tổ chức thực hiện phù hợp theo năng lực và điều kiện của Nhà trường. 1.2.1.Đối với tuyển sinh đại học chính quy - Kỳ thi tuyển sinh năm 2015, tổ chức tuyển sinh 02 đợt thi theo phương thức sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia kết hợp thi tuyển năng khiếu TDTT. Đây là năm đầu tiên Trường nhận thông tin đăng ký của thí sinh từ Bộ GDĐT và kênh riêng của Trường (những năm trước nhận hồ sơ từ Sở GDĐT các tỉnh). - Kỳ thi tuyển sinh năm 2016:Tuyển sinh theo Đề án riêng được Bộ GDĐT phê duyệt, tổ chức 02 đợt thi theo 02 tổ hợp môn xét tuyển và thi NK ở địa phương và tại Trường. - Kỳ thi tuyển sinh năm 2017: Tổ chức tuyển sinh theo Đề án tự chủ (Bộ GDĐT chỉ kiểm tra tính xác thực so với Quy chế), với 02 phương thức: xét kết quả thi THPT Quốc gia và xét kết quả học tập lớp 12 theo 02 tổ hợp T00 và T02; Tổ chức thi tuyển tại các địa phương và tại Trường.
  • 6. 2 - Kỳ thi tuyển sinh năm 2018 và năm 2019: Sau 03 năm triển khai công tác tuyển sinh theo chủ trương của Bộ GDĐT, đã có sự điều chỉnh về chỉ tiêu, phương thức và tổ hợp môn xét tuyển, mở rộng đối tượng ưu tiên nhằm đảm bảo theo quy định ngưỡng đầu vào của Quy chế tuyển sinh đại học chính quy. Tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức truyên truyền, tư vấn và thực hiện công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy định và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. 1.2.2. Tuyển sinh cao học và liên thông Tuyển sinh trình độ thạc sĩ giai đoạn 2015 - 2019 được duy trì ổn định theo Thông tư 15/2015/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ. Kỳ thi hàng năm tổ chức từ một đến hai đợt thi theo số lượng đăng ký dự thi của thí sinh trên tổng số chỉ tiêu được phê duyệt. Đối với tuyển sinh liên thông (chính quy, VLVH), do nhu cầu của xã hội và các quy định về tuyển sinh và đào tạo, từ năm 2015 đến năm 2017 không tuyển sinh và tổ chức đào tạo. Từ năm 2018 đến nay, theo nhu cầu về nâng chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục bổ sung, sửa đổi Trường đã xây dựng văn bản quy định tuyển sinh và tổ chức đào tạo về liên thông theo Quyết định sô 18/2017QĐ-TTg ngày 31/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về đào tạo liên thông, đến nay đã tuyển sinh được 02 khóa của năm 2018 và 2019 với số lượng 79 sinh viên. 2. KẾT QUẢ TUYỂN SINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ GDĐT kiểm soát chặt chẽ các trường trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Xác định chỉ tiêu đúng, hợp lý theo quy định sẽ khẳng định quy mô đào tạo, thương hiệu của Nhà trường. Bảng 1. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2015 – 2019 Hệ đào tạo Năm Ngành 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng cộng Đại học GDTC 700 850 660 280 200 2690 QLTDTT 100 200 70 50 50 470 HLTT 100 200 100 90 200 690 LT CQ 100 150 50 50 40 390 VLVH 200 - - - - 200 Cao học GDH 60 65 70 80 80 355 Tổng chỉ tiêu 1260 1465 950 550 570 4795 - Tổng chỉ tiêu đối với hệ đại học chính quy từ năm 2015 – 2019 là 3852 chỉ tiêu (trung bình 700CT/năm), trong đó chỉ tiêu trung bình của năm 2015 và 2016 là 1075CT/năm quá cao so với điều kiện thực tế thí sinh dự thi và nhập học (do kế thừa của chỉ tiêu tuyển sinh trước thời điểm thay đổi phương thức và là thời điểm cao nhất trong thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của Trường; năm 2013 là 1.100 chỉ tiêu; năm 2014 là 1200 chỉ tiêu đều thực hiện đủ).
  • 7. 3 - Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cao học trong 5 năm là 355 chỉ tiêu (trung bình 71CT/năm, chỉ tiêu này phù hợp với nhu cầu nguồn tuyển và điều kiện xác định chỉ tiêu của Trường (tổng số lượng giảng viên có trình độ PGS.TS, TS căn cứ xác định chỉ tiêu). 2.2. Kết quả tuyển sinh 2.2.1. Tuyển sinh đại học chính quy 2.2.1.1. Kỳ thi tuyển sinh năm 2015: Năm 2015, tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia (đối với cụm thi trung ương - cụm thi cho thí sinh đăng ký xét tuyển đại học) kết hợp thi tuyển năng khiếu TDTT với 02 tổ hợp xét tuyển T00 (Toán – Sinh học – NK TDTT) và tổ hợp T02 (Toán – Ngữ văn – NK TDTT). Bảng 2. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%) Giáo dục thể chất 700 345 49,29% Quản lý TDTT 100 14 14,00% Huấn luyện thể thao 100 49 49,00% Tổng 900 408 45,33% 2.2.1.2. Kỳ thi tuyển sinh năm 2016: Kết quả tuyển sinh năm 2015 chưa đạt yêu cầu đề ra (45,33% chỉ tiêu), Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu xây dựng Đề án tuyển sinh riêng trên cơ sở những thay đổi của Kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GDĐT. Điểm mới trong tuyển sinh năm 2016 là sử dụng 02 phương thức tuyển sinh (Xét điểm thi THPT và xét kết quả học bạ lớp 12); Ngoài ra, tổ chức thi tuyển năng khiếu tại địa phương (Quảng Nam – Quảng Ngãi) và tại Trường. Kết quả tổ chức thi năng khiếu tại địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi có tỷ lệ nhập học đạt từ 48,54 % và 53,45% so với thí sinh đăng ký. Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh năm 2016 đạt tỷ lệ rất thấp (chỉ 28,00%) so với chỉ tiêu đề ra. Bảng 3. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%) Kỳ thi THPT Theo Đề án Kỳ thi THPT Theo Đề án Giáo dục thể chất 450 400 125 150 32,35% Quản lý TDTT 100 100 05 05 5,00% Huấn luyện thể thao 100 100 15 50 32,50% Tổng 1250 350 28,00% 2.2.1.3. Kỳ thi tuyển sinh năm 2017: Sau 02 năm áp dụng theo những Quy định mới trong kỳ thi THPT quốc gia sử dụng để xét tuyển đại học, cao đẳng do Bộ GDĐT ban hành đã khiến cho công tác tuyển sinh của Trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh. Tổng chỉ tiêu không đạt yêu cầu đề ra (năm 2016 giảm gần 50% số thực tuyển so với năm 2015 đối với tuyển sinh đại học chính quy), do đó cần có sự
  • 8. 4 thay đổi về cách thức tuyển sinh trong năm 2017, nhất là việc xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh và dự báo những thay đổi trong việc áp dụng tổ hợp các môn thi khoa học tự nhiên (có môn xét tuyển); Bảng 4. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%) Kỳ thi THPT Theo Đề án Kỳ thi THPT Theo Đề án Giáo dục thể chất 330 330 133 63 29,69 Quản lý TDTT 35 35 05 13 25,71 Huấn luyện thể thao 50 50 18 19 37,00 Tổng 830 251 30,24 2.2.1.4. Kỳ thi tuyển sinh năm 2018: Năm 2018, ngành GDTC bị khống chế ngưỡng đầu theo 02 phương thức xét điểm thi THPT quốc gia và xét theo Đề án tuyển sinh (học bạ lớp 12, ưu tiên xét tuyển), do vậy số thí sinh trúng tuyển vào ngành HLTT đạt 110% chỉ tiêu (do nhiều thí sinh không trúng tuyển ngành GDTC nên chuyển sang ngành HLTT). Bảng 5. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%) Kỳ thi THPT Theo Đề án Kỳ thi THPT Theo Đề án Giáo dục thể chất 200 80 52 47 35,36 Quản lý TDTT 25 25 06 09 30,00 Huấn luyện thể thao 45 45 28 72 111,00 Tổng 420 214 50,95 2.2.5. Kỳ thi tuyển sinh năm 2019: Năm 2019, Bộ GDĐT điều chỉnh Quy chế tuyển sinh, trong đó ngành GDTC, HLTT được đưa vào diện khối ngành xác định ngưỡng đảm bảo đầu vào theo 02 phương thức xét điểm thi THPT quốc gia, xét tuyển theo Đề án tuyển sinh. Tuy vậy, việc xác định ngưỡng điểm sàn tổ hợp xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả điểm thi THPT bằng trung bình cộng của ngưỡng điểm sàn ngành đào tạo giáo viên là quá cao (trung bình 01 môn văn hóa đạt 6,0 điểm trở lên). Bảng 6. Kết quả thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 Ngành Chỉ tiêu Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%) Kỳ thi THPT Theo Đề án Kỳ thi THPT Theo Đề án Giáo dục thể chất 150 50 25 60 42,50 Quản lý TDTT 25 25 11 41 104,00 Huấn luyện TT 145 55 19 79 49,00 Tổng 450 235 52,22
  • 9. 5 2.2.2. Tuyển sinh cao học, liên thông và bồi dưỡng 2.2.2.1. Đối với tuyển sinh cao học: Tuyển sinh trình độ thạc sĩ được tổ chức theo Kỳ thi riêng do Hội đồng tuyển sinh của Trường tổ chức có sự giám sát trực tiếp của Bộ VHTTDL và báo cáo gián tiếp Bộ GDĐT qua văn bản. Tất cả các khâu tuyến sinh được đảm bảo theo đúng Quy chế . Bảng 7. Kết quả tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ năm 2015 - 2019 Khóa Năm tuyển sinh Chỉ tiêu được giao Số thí sinh nhập học Tỷ lệ (%) Cao học 3 2015 60 60 100 Cao học 4 2016 65 62 95,38 Cao học 5 2017 70 70 100 Cao học 6 2018 80 26 32,50 Cao học 7 2019 80 47 58,75 Tổng 355 265 74,65 2.2.2.2. Tuyển sinh liên thông và các lớp bồi dưỡng: - Đối với tuyển sinh đại học liên thông: Sau 03 (từ 2015 – 2017) không đủ thí sinh dự thi để mở lớp, song đến năm 2018 và năm 2019, tổ chức tuyển sinh được 02 khóa (ĐH LT8 có 30/50 chỉ tiêu nhập học; ĐH LT9 có 49/40 chỉ tiêu dự thi) với số lượng đạt từ 60% - 100% chỉ tiêu đề ra. - Tuyển sinh các lớp bồi dưỡng: Sau những năm tuyển sinh đại học chính quy không đạt chỉ tiêu đề ra, theo chủ trương chung của Lãnh đạo Trường triển khai tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm tăng cường quy mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo. Bảng 8. Kết quả tuyển sinh các lớp bồi dưỡng TT Tên lớp bồi dưỡng Năm Số lượng Địa điểm 1 HLV chính 2017 55 Tại Trường 2 HLV, HLV chính 2019 58 Tại Trường 85 Tại địa phương 3 Bơi cứu hộ, cứu đuối 2019 51 Tại Trường 142 Tại địa phương 2.3. Đánh giá chung Qua 5 năm tổ chức triển khai tuyển sinh theo chủ trương của Bộ GDĐT về thay đổi kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học và cao đẳng, tuy kết quả còn thấp, song công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức tuyển sinh đã đạt được những mặt tích cực: - Văn bản về tuyển sinh (Đề án, kế hoạch, thông báo....) đã dần được ổn định về nội dung, bám sát với thực tiễn nhu cầu xã hội và Quy chế tuyển sinh - đào tạo.
  • 10. 6 - Hình thành được mối liên hệ và có sự kết nối với các trường THPT, các Sở GDĐT, Sở VHTT, Sở VHTTDL, Trung tâm TDTT các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Thu thập được dữ liệu đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT và bước đầu vận hành trong việc thu thập dữ liệu và hướng dẫn cho thí sinh đăng ký dự thi vào Trường. - Công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách chuyển tải thông tin đến thí sinh, đội ngũ cán bộ tư vấn phần nào đã nắm bắt được đặc điểm và nhu cầu của thí sinh theo địa bàn và khu vực. - Đội ngũ trực tiếp xử lý dữ liệu và chuyên môn về tuyển sinh đã tiếp cận và khai thác được dữ liệu thí sinh và các thông tin liên quan trên phần mềm tuyển sinh của Bộ GDĐT. - Đã có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng và các Ban giúp việc của Hội đồng tuyển sinh trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh. Về kết quả của 5 năm: Tuy đã có dự báo trước được những khó khăn do sự thay đổi của Kỳ thi THPT quốc gia và nhu cầu nghề nghiệp của người học nhưng kết quả tuyển sinh giai đoạn 2015 - 2019 chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Kết quả cụ thể của công tác tuyển sinh từ năm 2015 đến năm 2019 chỉ đạt ở mức thấp và ở trung bình theo từng năm. - Nguyên nhân kết quả nêu trên được xác định là Bộ GDĐT có những thay đổi về mặt kỹ thuật trong thực hiện quy chế và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo giáo viên (GDTC, HLTT) ngày càng nâng cao sau mỗi năm tuyển sinh cũng nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của người học đã có sự thay đổi. - Giai đoạn 2015 - 2017, kết quả tuyển sinh đạt chỉ tiêu thấp do 02 nguyên nhân chính: mới thay đổi phương thức thi và xác định chỉ tiêu cao so với nhu cầu người học. - Giai đoạn 2018 - 2019: Tuy đã có sự đánh giá chính xác về nhu cầu của thí sinh để xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh, song kết quả tuyển sinh chỉ đạt từ 50% đến 52%.
  • 11. 7 - Đối với tuyển sinh trình độ thạc sĩ: năm 2018 và năm 2019, nguồn tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngày càng giảm, do người học chưa sắp xếp thời gian đi học trong giờ hành chính, công tác tuyên truyền và quảng bá về tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. 2.4. Hạn chế và nguyên nhân Ngoài các nguyên nhân khách quan, kết quả tuyển sinh của Trường còn phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân chủ quan trực tiếp và gián tiếp: Chiến lược tuyển sinh và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh; Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tuyển sinh; Tư vấn tuyển sinh; Chương trình và chất lượng đào tạo; Định hướng việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp; chính sách truyền thông và quảng bá thương hiệu Nhà trường.... Trên cơ đánh giá kết quả tuyển sinh hàng năm, những hạn chế, nguyên nhân của công tác tuyển sinh bao gồm những vấn đề sau: 2.4.1. Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh 2.4.1.1. Dự báo tình hình và năm bắt thông tin: - Công tác dự báo và nắm bắt thông tin về những thay đổi về phương thức tuyển sinh của Bộ GDĐT chưa tốt, mối liên hệ giữa Trường và Vụ Giáo dục Đại học chưa được gắn kết nên thiếu thông tin dự báo. Chưa có chiến lược, kế hoạch dài hạn về tuyển sinh của Trường. - Thông tin về dữ liệu đăng ký của thí sinh cập nhật chậm (năm 2019 Bộ GDĐT mở cổng thông tin muộn so với năm 2018) nên bị động trong công tác tổ chức tuyển sinh NK tại các địa phương. - Phân chia chỉ tiêu theo hình thức sử dụng điểm thi THPT và theo Đề án của Trường (xét học bạ, ưu tiên xét tuyển) chưa sát thực tế. Kết quả số thí sinh nhập học theo phương thức riêng của Trường chiếm 2/3 số thí sinh trúng tuyển sử dụng kỳ thi THPT quốc gia. - Thiếu phương án trong việc thực hiện quy định ngưỡng đầu vào đối với phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (trung bình mỗi môn văn hóa ≥ 6.0 điểm trở lêm) nên bị động và chưa có hiệu quả đối với phương thức này. Dẫn đến việc tổ chức thêm tổ hợp NK2 (năng khiếu chuyên môn chưa đạt yêu cầu đề ra, gây khó khăn trong việc tổ chức thi NK tại địa phương). - Dù đã có dự báo được những khó khăn về thay đổi tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT (thí sinh trượt tốt nghiệp), nhưng số lượng thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2019 rất cao, chiếm 24% tổng số thí sinh đăng ký dự thi (có 230/956 thí sinh trựợt tốt nghiệp THPT, trong đó có 47 thí sinh đã thi NK trượt tốt nghiệp). - Tuy đã lường trước được những khó khăn về nhu cầu của xã hội, song việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, phân vùng địa bàn chưa sát với thực tế và chưa có sự tư vấn chăm sóc “chu đáo” cho thí sinh (khu vực Bình Định - Phú Yên dù đã dự thi NK đủ điệu kiện trúng tuyển, song thí sinh lựa chọn học GDTC tại ĐH Quy Nhơn 04 thí sinh). 2.4.1.2. Đề án tuyển sinh và triển khai văn bản - Tuy Bộ GDĐT đã cho các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh, song các điều kiện về ngưỡng đầu vào, quy định ưu tiên xét tuyển vẫn quy định ràng buộc cho ngành GDTC và HLTT nên đã gây khó khăn trong việc mở rộng phương thức, tổ hợp và chế độ ưu tiên xét tuyển trong việc xây dựng Đề án tuyển sinh.
  • 12. 8 - Thông tin Đề án tuyển sinh (thông tin về ưu tiên xét tuyển, tổ hợp môn thi và xét tuyển, thời gian thi NK…) chưa được tiếp cận đồng loạt đến các trường THPT, Trung tâm Đào tạo VĐV, Trung tâm HLTT các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Các đợt thi tuyển NK tại địa phương và những đợt thi bổ sung chưa đạt hiệu quả cao (tổng các đợt thi bổ sung năm 2019 chỉ bằng 1/3 so với đợt chính thức), nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, thông báo tuyển sinh và xét tuyển chưa triển khai kịp thời, đội ngũ cán bộ tuyển sinh tập trung xử lý số liệu đợt tuyển sinh chính và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khác của phòng. - Công tác xây dựng kế hoạch, thông báo tuyển sinh, nộp hồ sơ xét tuyển tuy đã triển khia theo quy định, song việc tổ chức thực hiện còn chậm, chưa có kiểm tra đánh giá thường xuyên. 2.4.2. Đội ngũ tham gia công tác tuyển sinh Đội ngũ tham gia công tác tuyển sinh (tư vấn, tuyên truyền, tiếp cận thí sinh, tổ chức tuyển sinh...) còn thiếu, chưa chuyên nghiệp, bị động trong công việc, chưa mạnh dạn và còn thiếu phương pháp tiếp cận thí sinh. Chưa huy động được nguồn lực tham gia công tác tuyển sinh của các khoa, bộ môn do tâm lý về suy nghĩ trách nhiệm công tác tuyển sinh là của phòng ĐT,QLKHHTQT nên còn một số CBGV chưa quan tâm đến công tác tuyển sinh của Trường. 2.4.2.1. Đội ngũ tư vấn, tiếp cận thí sinh: * Hạn chế: - Đội ngũ tham gia trực tiếp công tác tư vấn tuyển sinh chưa được bồi dưỡng về chuyên môn và cách tiếp cận thí sinh, cán bộ tư vấn mang tính thời vụ chủ yếu kết hợp trong Ban Chỉ đạo thực tập và một số cá nhân tại các phòng, khoa, bộ môn. - Nội dung tư vấn chưa có tính hệ thống, thiếu cẩm nang, catolog hướng dẫn chi tiết, chủ yếu theo thông tin tuyển sinh từng năm nên cách chuyển tải thông tin đến thí sinh của cán bộ tham gia tư vấn chưa đồng nhất, thông tin thiếu chính xác. - Cách thức tiếp cận đến thí sinh, cộng tác viên chưa đồng bộ, chủ yếu mang tính cá nhân dựa trên mối quan hệ và khả năng của cán bộ tư vấn với giáo viên thể dục, cộng tác viên và tiếp cận thí sinh theo từng địa bàn. - Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho truyền thông, tư vấn và tiếp cận thí sinh (băng rôn, thiết kế tờ rơi, poster…) chưa có cá nhân, đơn vị phụ trách chính, chỉ giao cho bộ phận tuyển sinh của phòng ĐT,QLKHHTQT nên còn bị động, nội dung chưa phong phú. * Nguyên nhân: - Chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh, việc xây dựng kế hoạch tư vấn, truyền thông và tiếp cận thí sinh còn mang tính thời vụ, nhỏ lẻ. - Nội dung tư vấn, tiếp cận và hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi không ổn định, bị động, phụ thuộc theo những thay đổi về điều kiện bắt buộc trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT nên chưa biên tập được cẩm nang, catolog thông tin tuyển sinh và truyền thông về hình ảnh của Nhà trường. - Tuy đã có dữ liệu cộng tác viên tại các cơ sở, song cách tiếp cận, việc thay đổi nhân sự đến các cơ sở, chưa có đầu mối quản trị chung và cơ sở dữ liệu cộng tác viên nên thiếu sự thống nhất.
  • 13. 9 - Chưa có bộ phận chuyên trách về thiết kế market, catolog, tờ rơi, ấn phẩm về thông tin tuyển sinh mà chỉ giao cho bộ phận tuyển sinh của phòng ĐT,QLKHHTQT. 2.4.2.2. Hình thức tư vấn, tiếp cận thí sinh: * Hạn chế: - Chất lượng tư vấn, chuyển tải thông tin tuyển sinh đạt hiệu quả không cao, phạm vi tuy rộng nhưng thiếu trọng điểm, chưa khoanh vùng được địa bàn có tiềm năng. - Nội dung chuyển tải thông tin đến thí sinh và các địa bàn có đối tượng tuyển sinh chưa phong phú và thiếu công cụ để đánh giá tính hiệu quả. - Phương thức tiếp cận thí sinh và người nhà thí sinh chưa linh hoạt, thời gian tiếp cận ngắn, đơn giản và chủ yếu qua hình thức gián tiếp (tờ rơi, băng rôn, poster, phiếu đăng ký và đội ngũ cộng tác viên). - Hiệu quả xác thực của tư vấn, chuyển tải thông tin và tiếp cận thí sinh chưa có sơ sở kiểm chứng, chủ yếu chỉ thông qua cơ sở dữ liệu đăng ký của bộ GDĐT và đội ngũ giáo viên thể dục, cộng tác viên tại các cơ sở. * Nguyên nhân: - Chưa xây dựng chiến lược tư vấn, chuyển tải thông tin tuyển sinh dài hạn, còn bị động vào chủ trương của Bộ GDĐT về những thay đổi theo giải pháp kỹ thuật của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng. - Tư vấn và tiếp cận thí sinh chủ yếu kết hợp với công tác thực tập của sinh viên tại các địa bàn theo từng năm. Thời gian trực tiếp gặp thí sinh để tư vấn, hướng dẫn cách thức đăng ký dự thi và xét tuyển vào các ngành của Trường không nhiều (thậm chí không có), do thời gian ngắn, đi nhiều trường, khoảng cách của các trường THPT nằm cách xa nhau… - Chưa kết nối và xây dựng được kế hoạch (thời gian - địa điểm) cụ thể về tư vấn, tiếp cận và hướng dẫn học sinh tại các giờ học thể dục của các trường THPT. 2.4.2.3. Đội ngũ thực hiện công tác chuyên môn về tuyển sinh: * Hạn chế: - Đội ngũ trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn về tuyển sinh (thư ký, xử lý hồ sơ xét tuyển, nghiên cứu quy chế tuyển sinh, tư vấn trực tiếp tại trường…) còn mỏng, thiếu kinh nghiệm và chưa chuyên sâu. - Nội dung, thời gian triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn cho bộ phận thư ký, đón tiếp thí sinh (làm thủ tục) chưa sâu sát, thông tin chuyển tải chưa đồng nhất gây nhầm lẫn cho thí sinh. - Bộ phận giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cho thí sinh còn bị động về cách thức tư vấn, chưa nắm sâu về quy chế tuyển sinh và chủ trương tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh của Trường. - Việc chuyển tải thông tin cho thí sinh về thời gian thi NK còn bị động và chậm, thiếu nhân lực tham gia. * Nguyên nhân: - Công tác tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển sinh chưa được chú trọng và triển khai chưa kịp thời, chủ yếu tự nghiên cứu văn bản, quy chế và các hướng dẫn của Bộ GDĐT về công tác tuyển sinh là chủ yếu.
  • 14. 10 - Bộ phận thư ký tuyển sinh chủ yếu ở phòng ĐT,QLKHHTQT và một số đại diện của khoa, song trong thời điểm tuyển sinh khối lượng công việc chuyên môn của Phòng khá nhiều nên sắp xếp thời gian đầu tư cho công tác thu thập số liệu, hướng dẫn, tư vấn cho thí sinh chưa kịp thời và thường xuyên. 2.4.3. Công tác truyền thông, quảng bá * Hạn chế: - Công tác truyền thông của Trường nói chung và truyền thông trong hoạt động phục vụ tuyển sinh nói riêng còn yếu, chưa có chiến lược cụ thể. Giai đoạn tuyển sinh từ năm 2015 - 2019, công tác truyền thông chưa được triển khai theo đúng nghĩa của truyền thông, phương thức chủ yếu là đưa thông tin tuyển sinh và hình ảnh của Nhà trường chỉ thông qua những sự kiện lớn của Trường (thành lập Trường; đăng cai các giải thể thao các cấp...). - Hình thức truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các trình duyệt web, mạng xã hội...chưa phong phú, thiếu tính đồng bộ và chiến lược lâu dài nên hiệu quả chưa cao. * Nguyên nhân: - Chưa có chiến lược về truyền thông cụ thể, các hoạt động truyền thông chỉ mang tính thời vụ (phục vụ theo hoạt động đơn lẻ). - Chưa xác định bộ phận phụ trách mảng truyền thông chính của hoạt động tuyển sinh, thiếu cán bộ chuyên trách, nếu có thì chưa được bồi dưỡng chỉ hoạt động theo thời điểm của các đợt tuyển sinh. - Nội dung truyền thông đơn điệu, việc xây dựng hình ảnh, catolog, infographic, dữ liệu hình ảnh và chuyển tải thông tin truyền thông về tuyển sinh chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể, chủ yếu kết hợp với việc đăng tải các thông tin về tuyển sinh như tờ rơi, poster và các ấn phẩm của Nhà trường. - Các trang mạng xã hội về truyền thông, quảng bá hình ảnh nhà trường thiếu đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, chưa thường xuyên cập nhật thông tin và có quá nhiều trang thông tin nên thiếu đồng bộ. 2.4.4. Những hạn chế và nguyên nhân khác 2.4.4.1. Về Chương trình đào tạo: - Chương trình đào tạo của các ngành tuyển sinh chưa thu hút được người học, chưa đáp ứng được nhu cầu của thí sinh: Ngành Quản lý TDTT không bị khống chế đầu vào nhưng chương trình đào tạo không có chuyên ngành các môn thực hành nên khó lôi cuốn thí sinh. - Chương trình đào tạo ngành GDTC tuy đã điều chỉnh, bổ sung song chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chỉ 01 chương trình đáp ứng vị trí việc làm cho tất cả các cấp học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học và trong các cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp. Do vậy, cần có hướng nghiên cứu điều chỉnh thành GDTC cho trường học và GDTC cho cộng đồng để thu hút nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp và cơ quan đơn vị. - Tính liên kết của 03 ngành đào tạo chưa có, nhất là khối lượng kiến thức chuyên ngành khác nhau nên khó khăn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo.
  • 15. 11 - Chưa triển khai đào tạo song ngành nên chưa thu hút được thí sinh và sinh viên nhất là thí sinh trúng tuyển ngành Quản lý TDTT (không trúng tuyển ngành GDTC, HLTT) theo học. 2.4.4.2. Hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên: - Chưa có bộ phận chuyên trách về hướng nghiệp và hỗ trợ sinh viên trong học tập, tìm kiếm cơ hội việc làm. Bộ phận CVHT chưa đầu tư thời gian và nghiên cứu các quy định về đào tạo và định hướng việc làm cho sinh viên nên ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô đào tạo và gián tiếp nguồn tuyển sinh. - Vấn đề giải quyết nhu cầu việc làm cho sinh viên chưa được đầu tư trọng điểm, việc gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và cơ sở tuyển dụng chưa có chiến lược cụ thể. 2.4.4.3. Môi trường học tập và các nguyên nhân khác Trong thành phố Đà Nẵng và khu vực Trung Trung bộ có rất nhiều trường đại học, bao gồm các trường sư phạm và không phải trường sư phạm, hoặc ngành đào tạo giáo viên (Đại học Huế; Đại học Đà Nẵng, các trường tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum) có mức điểm xét tuyển hàng năm không cao, thậm chí là thấp so với ngưỡng đầu vào của các ngành GDTC, HLTT (dao động từ 14 - 17 điểm) nên thí sinh có nhiều lựa chọn trong việc xác định môi trường học tập. 3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 3.1. Cơ sở định hướng 3.1.1. Chủ trương của Chính phủ và Bộ GDĐT Tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục vào ngày 25/9/2019, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 – 2025 cơ bản tiếp tục tổ chức ổn định như kỳ thi năm 2019. Do vậy, tất cả các quy định có liên quan đến kỳ thi tuyển sinh năm 2019 ảnh hưởng đến quy trình tổ chức và hiệu quả của công tác tuyển sinh của Trường trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Luật Giáo dục và Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành tạo hành lang pháp lý cho việc tự chủ về tổ chức tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng sau khi tốt nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là vấn đề là sinh viên ngành đào tạo giáo viên (GDTC, HLTT) cần được xã hội và cơ quan tuyển dụng công nhận là ngành sư phạm. 3.1.2. Định hướng,mục tiêu của Nhà trường 3.1.2.1. Những khó khăn, thách thức: - Khó khăn về ngưỡng đầu vào theo Quy chế tuyển sinh: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét điểm thi THPT khó lường, phụ thuộc vào đề thi THPT và kết quả xét tốt nghiệp của thí sinh; dự báo theo hướng giữ nguyên hoặc tăng chứ không giảm; - Nhu cầu định hướng nghề nghiệp, cũng như sự lựa chọn của người học đã có nhiều sự thay đổi, khó dự báo; - Nhiều Khoa GDTC của các trường đại học trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng đang tuyên truyền tăng cường đầu tư để tuyển sinh (ĐH Vinh; ĐH Quảng Bình; ĐH Huế; ĐH Đà Nẵng; ĐH Quy Nhơn; ĐH Tây Nguyên);
  • 16. 12 - Dù môn học GDTC trong các trường học (từ tiểu học - THPT) là môn học bắt buộc theo chương trình GDPT mới, song nguồn tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành GDTC đang bó hẹp, thiếu chỉ tiêu biên chế và chưa có những chủ trương và hướng dẫn cụ thể; - Thị trường việc làm về lĩnh vực liên quan đến TDTT tuy đã có tín hiệu tích cực, nhu cầu lớn và đa dạng, song mức độ đáp ứng của các ngành đang đào tạo chưa thực sự sát với nhu cầu của thị trường sử dụng; 3.1.2.2. Định hướng, mục tiêu chung của Trường: Xác định những khó khăn, thách thức cũng như phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội của Trường về công tác tuyển sinh - đào tạo trong giai đoạn 2015 - 2019. Từ đó, định hướng mục tiêu, tìm ra các phương án, giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Định hướng công tác tuyển sinh năm 2020 3.2.1. Xác định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh 3.2.1.1. Chỉ tiêu tuyển sinh: - Cần xác định tổng chỉ tiêu tuyển sinh một phù hợp với xu hướng hiện nay (Nghị quyết Hội nghị CBCC,CV năm 2019 đề ra 350 tổng chỉ tiêu toàn trường), cụ thể từ 450 - 500 chỉ tiêu, trong đó đại học chính quy (bao gồm cả liên thông đại học) từ 400 – 420, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ từ 70 – 80 chỉ tiêu (xin chủ trưởng liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ tại các địa phương trong năm 2020). - Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ngành GDTC ảnh hưởng đến chỉ tiêu đào tạo liên thông, do đó cần xác định lại phù hợp để tổ chức đào tạo liên thông đại học (chính quy và VLVH) theo nhu cầu của chuẩn trình độ của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 có hiệu lực vào tháng 7/2020. 3.2.1.2. Phương thức tuyển sinh và tổ hợp xét tuyển: - Về phương thức: Giữ ổn định theo 02 phương thức như tuyển sinh năm 2019 (xét điểm thi THPT;xét học bạ và ưu tiên xét tuyển theo Đề án của Trường), tuy nhiên cần xác định trọng tâm là xét tuyển theo Đề án riêng để tăng khả năng trúng tuyển cao hơn đối với 02 ngành GDTC và HLTT. - Về tổ hợp xét tuyển và nội dung thi tuyển năng khiếu: Xác định lại tổ hợp chỉ có nội dung thi năng khiếu chung cho cả hai phương thức, nên duy trì 03 tổ hợp có ảnh hưởng đến ngưỡng đảm bảo dầu vào (T00: Toán – Sinh – NK chung; T02: Toán – Ngữ văn – NK chung và T05: Ngữ văn – GDCD – NK chung). Đây là những môn thuộc 03 tổ hợp thí sinh có mức điểm dễ đạt ngưỡng trong xét tuyển điểm thi THPT quốc gia và xét học bạ, dễ dàng tổ chức tuyển sinh năng khiếu tại các địa phương. - Mở rộng đối tượng ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có huy chương các giải thể thao cấp tỉnh, thành phố và khu vực. - Duy trì việc tổ chức thi NK tại các địa phương, thu thập dữ liệu sớm để tổ chức tại cụm các trường THPT theo địa bàn của huyện. 3.2.2. Xác định thời gian và địa bàn trọng điểm để xây dựng kế hoạch - Xây dựng chiến lược về tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo giai đoạn, trong đó xác định các giai đoạn trọng điểm, Phòng ĐT,QLKHHTQT tham mưu về chiến lược tuyển sinh trong tổng thể chiến lược phát triển Nhà trường. Trong
  • 17. 13 đó, xây dựng kế hoạch đồng bộ, xuyên suốt về công tác tuyển sinh cho tất cả các hệ, cụ thể theo các giai đoạn cơ bản của năm 2020 như sau: * Giai đoạn 1: Từ 20/12/2019 - 20/01/2020: Công bố thông tin nội dung tuyển sinh, phương thức, tổ hợp xét tuyển và các điều kiện tuyển sinh trên các phương tiện thông tin, mạng xã hội, liên hệ và gửi về đội ngũ cộng tác viên…; * Giai đoạn 2: Từ 17/02/2020 – 18/4/2020: Triển khai phương thức tư vấn, tiếp cận thí sinh, đội ngũ cộng tác viên để hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi và khảo sát địa bàn thi năng khiếu tại các trường THPT; Triển khai thông tin tuyển sinh trình độ thạc sĩ, liên thông tại Trường và liên kết tại các địa phương; * Giai đoạn 3: Từ 04/5/2020 – 10/6/2020: Xác định số liệu, tuyên truyền thông tin và tổ chức thi năng khiếu tại các địa phương; Tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ và liên thông; * Giai đoạn 4: Từ 30/6/2020 – 20/7/2020: Chuẩn bị các điều kiện cho việc chuẩn bị thi tuyển năng khiếu đợt chính thức, (liên hệ với thí sinh, cộng tác viên để gọi thí sinh dự thi năng khiếu, cần thiết có thể tổ chức tại địa phương nếu nhu cầu của thí sinh đảm bảo được số lượng tổ chức); * Giai đoạn 5: Từ 26/7/2020 – 15/8/2020: Truyền thông, tuyên truyền về hồ sơ xét tuyển, thủ tục điều kiện trúng tuyển và phương thức xác nhận nhập học; * Giai đoạn 6: Từ 20/8/2020 – 30/9/2020; Triển khai công tác đón tiếp thí sinh nhập học đợt chính thức và thông báo thi và xét tuyển các đợt bổ sung (02 đợt bổ sung); - Nghiên cứu xác định lại địa bàn trọng điểm về nguồn tuyển sinh, như TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai và Kon Tum (số lượng thí sinh nhập học duy trì từ năm 2015 – 2019 ổn định, trong đó Đà Nẵng tăng dần từ năm 2017 – 2019) để đầu tư nhân lực trong tuyên truyền, tư vấn và tiếp cận thí sinh. - Thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng cấp chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn. 3.2.3. Các giải pháp thực hiện chính 3.2.3.1. Xây dựng đội ngũ và tổ chức thực hiện - Đề xuất Hiệu trưởng thành lập bộ phận chuyên trách về công tác tuyển sinh của Trường (05 – 07 thành viên): bao gồm Phòng ĐT,QLKHHTQT, các khoa, và một số cán bộ, giảng viên của các bộ môn thuộc các khoa. Phát huy vai trò chủ động của các khoa, đội ngũ giảng viên của các khoa, bộ môn trong việc xây dựng đội ngũ và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh của Trường; - Xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động của bộ phận chuyên trách tuyển sinh theo các giai đoạn của năm 2020; - Tập hợp dữ liệu và thông tin cộng tác viên, địa chỉ các trường THPT từng địa phương để đội ngũ cán bộ tuyển sinh, CBGV nhà trường cùng tham gia; - Giao chỉ tiêu cho 03 khoa có đào tạo sinh viên, tổ chức phát động phong trào mỗi CBGV là một cán bộ tuyển sinh và thực hiện 01 chỉ tiêu tuyển sinh (giới thiệu 01 thí sinh đăng ký dự thi đại học hoặc thạc sĩ); - Cử cán bộ khảo sát địa bàn về nhu cầu đào tạo thạc sĩ, liên thông và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (kết hợp qua công tác tư vấn, đưa thông tin kiểm tra thực tập tại các trường THPT, các cơ quan có nguồn tuyển sinh).
  • 18. 14 3.2.3.2.Tổ chức tư vấn và tiếp cận thí sinh: - Xây dựng quy trình, quy định về tư vấn và tổ chức tuyển sinh để tổ chức thực hiện theo chuyên trách; - Bộ phận chuyên trách công tác tuyển sinh hoạt động liên tục quanh năm theo kế hoạch tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn (có thể mời chuyên gia) cho bộ phận chuyên trách tuyển sinh, đội ngũ thư ký và tăng cường thêm số lượng giảng viên tại các khoa, bộ môn tham gia; - Các khoa có tuyển sinh chịu trách nhiệm chính về biên tập nội dung tư vấn, catalog, cẩm nang tuyển sinh (gồm các thông tin về Trường, ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm và thông tin tuyển sinh – đào tạo các ngành…); - Khoa QLTDTT: Cần xây dựng kế hoạch (chiến lược – mục tiêu) tiếp cận tạo mối liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT, các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề việc làm, tạo nguồn tuyển sinh các lớp đào tạo cấp chứng nhận, chỉ chỉ chuyên môn nghiệp vụ; - Khoa GDTC: Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động liên kết với các Sở GDĐT, các trường THPT để tạo triển khai các hoạt động thực tập, thực tế cho sinh viên ngành GDTC. Tạo cơ sở đặt hàng qua đội ngũ cán bộ phụ trách công tác GDTC tại các Sở GDĐT, đội ngũ cộng tác viên, giáo viên thể dục tại các trường THPT để tăng hiệu quả trong công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh; - Khoa HLTT: Tăng cường kết nối với các Trung tâm HLĐT VĐV, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên để tạo nguồn tuyển sinh và triển khai các hoạt động thực tế, thực tập cho sinh viên ngành HLTT; - Khoa KNKTCSN và các Bộ môn chuyên ngành: Cần chủ động liên hệ với Liên đoàn, Hiệp hội các môn thể thao để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ các môn thể thao theo chuyên ngành; - Tiếp tục sử dụng sinh viên thực tập khóa ĐH10 để kết nối đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT (không tổ chức đi theo đoàn trực tiếp xuống tại cơ sở thực tập, cử đại diện phụ trách theo địa bàn để thu thập, hoàn thiện dữ liệu nguồn tuyển sinh, cộng tác viên, bồi dưỡng và nguồn tuyển sinh cao học); - Tổ chức triển khai tư vấn, tiếp cận thí sinh theo từng địa bàn (mỗi thành viên phụ trách 01 địa bàn) trong tuyển sinh đại học chính quy, cao học. Ngoài ra kết hợp để tìm nguồn mở các dịch vụ liên quan đến TDTT, việc làm của sinh viên; - Xác định 01 – 02 địa phương để tham gia tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh (dự kiến Quảng Nam – Gia Lai). 3.2.2.3. Tổ chức tốt công tác đào tạo, liên kết đào tạo, hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu chung: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, chương trình môn học; nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường công tác hướng nghiệp, tạo mối quan hệ bền vững giữa nhà trường với doanh nghiệp và địa phương để xây dựng và khẳng định thương hiệu Nhà trường. Nội dung cụ thể bao gồm những vấn đề chính sau: - Đánh giá, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo của cả 03 ngành, trong đó cần điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo của ngành GDTC, Quản lý TDTT
  • 19. 15 theo hướng tiếp cận theo chương trình GDPT mới và nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là vấn đề cấp thiết, cần làm ngay trong năm 2020; - Cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phù hợp, thực tiễn theo hướng nghiên cứu ứng dụng của lĩnh vực TDTT. Tập trung xây dựng, điều chỉnh một số học phần chuyên đề theo lĩnh vực công tác của học viên, hướng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của học viên để tăng tính tự chủ cho học viên và rút ngắn thời gian học tập trung tại Trường; - Tập trung nghiên cứu để phát triển chương trình đào tạo theo chiến lược phát triển Nhà trường, trong đó nghiên cứu mở các chương trình đào tạo tiến tiến, chất lượng cao và đa dạng hóa các loại hình đào tạo (liên kết đào tạo; đào tạo theo nhu cầu địa phương và tổ chức bồi dưỡng trại hè - TDTT, học kỳ hè, tuần hoạt động kỹ năng – thi đấu thể thao cho đối tượng học sinh phổ thông…) - Điều chỉnh nội dung thực tập của các ngành thành 02 phần; Thực tập 1 có khối lượng 02 – 03 tín chỉ cho sinh viên đi thực tập, thực tế tại các trường THPT, cơ sở đào tạo ở khu vực Đà Nẵng và một số địa bàn của tỉnh Quảng Nam. Thực tập 2 có khối lượng từ 05 – 06 tín chỉ tổ chức thực tập như hiện nay, trong đó điều chỉnh thời gian thực tập cho ngành HLTT và Quản lý TDTT theo nhu cầu của cơ sở thực tập (Áp dụng từ khóa ĐH11 trở đi); - Triển khai chương trình đào tạo song ngành để kích thích sinh viên ngành Quản lý TDTT tham gia học tập tránh tình trạng sinh viên không thích học do không có môn thể thao chuyên ngành; - Hoàn thiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo và các quy định về tổ chức đào tạo, tổ chức thi học phần nhằm nâng cao nề nếp, chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường; - Tăng cường hoạt động của bộ phận Hỗ trợ sinh viên và hướng nghiệp việc làm, giới thiệu đại chỉ thực tập, thực tế để giải quyết tình trạng đầu ra cho sinh viên. 3.2.3.4. Truyền thông,quảng bá hình ảnh - Xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông theo các giai đoạn chính của nhiệm vụ tuyển sinh, trong đó chú trọng về đội ngũ và nội dung, công cụ (hình thức) để triển khai truyền thông; - Cần có kế hoạch chi tiết về hoạt động truyền thông và quảng bá hình ảnh, trong đó bám sát chương trình hoạt động công tác năm để có sự phân công, phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong Nhà trường trong việc thông tin các sự kiện, hoạt động của Trường để truyền thông xuyên suốt trong cả năm học. - Thành lập bộ phận truyền thông từ 03 – 05 thành viên, giao đầu mối phụ trách (Phòng CTHS,SV chịu trách nhiệm chính hoặc Trung tâm TT-TV chịu trách nhiệm chính) tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường; - Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn về truyền thông, chuyên môn về tuyển sinh, hướng nghiệp… để thiết lập các công cụ và phương tiện phục vụ cho truyền thông; - Bộ phận truyền thông chịu trách nhiệm thiết kế chính về ấn phẩm, catalog, Brochure, infographic hoặc cẩm nang truyền thông để chạy trên nền tảng web, youtobe, facebook và đưa về các trường THPT.
  • 20. 16 3.3. Định hướng tuyển sinh những năm tiếp theo - Bộ phận tham mưu, thường trực công tác tuyển sinh cần nắm bắt thông tin về chủ trưởng của Chính phủ và Bộ GDĐT,Bộ VHTTDL trong việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và thể dục thể thao, từ đó tham mưu Lãnh đạo Trường xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2030, chiến lược công tác tuyển sinh thực tế hơn về dự báo quy mô đào tạo và nguồn lực cán bộ. - Cần có tổng hợp số liệu để dự báo nguồn lực tuyển sinh theo từng năm, nhất là đối với đào tạo liên thông đại học (chính quy, VLVH), sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực để xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm và tổ chức liên kết đào tạo theo hình thức này tại khu vực Tây Nguyên và một số địa bàn thuận lợi. - Nguồn tuyển sinh các lớp đào tạo và bồi dưỡng các cấp cần xem xét lại các chủ trương và văn bản quy định của Chính phủ và Bộ, ngành liên quan để có định hướng trong xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển sinh và liên kết đào tạo. - Tuyển sinh đại học chính quy và trình độ thạc sĩ là vấn đề cốt lõi của Nhà trường trong việc xây dựng chiến lược phát triển. Do đó, cần xác định lại nhu cầu đào tạo của xã hội, thu thập tình hình việc làm của sinh viên đã ra trường để xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường phù hợp với tình hình trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Trên đây là một số vấn đề về thực trạng công tác tuyển sinh giai đoạn từ năm 2015 – 2019, một số định hướng tuyển sinh năm 2020 và những năm tiếp theo. Công tác tư vấn tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường, những nội dung định hướng nêu trên chỉ mới là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác tuyển sinh thật sự có sự chuyển biến mạnh mẽ và chất lượng, nhà trường cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả theo chỉ tiêu đề ra.
  • 21. 17 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ VẤN, TIẾP CẬN THÍ SINH TRONG TUYỂN SINH Ths. Hoàng Ngọc Viết - Phòng ĐT,QLKHHTQT 1. Đặt vấn đề Từ năm 2015 đến nay, sự thay đổi phương thức tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng từ thi tuyển sang xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia đã tạo nên những khó khăn nhất định trong việc thông tin và tổ chức tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trong đó có trường Đại học TDTT Đà Nẵng: - Khó khăn từ việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin đăng ký dự thi của thí sinh, bởi từ năm 2014 trở về trước việc thu nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển sinh của Trường được thực hiện chủ yếu từ các trường THPT, trung tâm GDTX và các Sở Giáo dục Đào tạo của các tỉnh thành trong khu vực tuyển sinh; - Nội dung về thông tin tuyển sinh của Trường được đăng tải trong “Những điều cần biết về thông tin tuyển sinh hàng năm” được thông tin về các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT và đơn vị có tuyển sinh để chuyển tải cho thí sinhđăng ký. Nhưng từ năm 2015 trở đi, thông tin này có sự thay đổi hoàn toàn: Trường tự chủ trong các hoạt động thông tin tuyển sinh đến thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tiếp nhận thông tin tuyển sinh của Trường qua mẫu để cập nhật trên công thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thay đổi đổi lớn nhất là không nắm được thông tin số lượng thí sinh dự thi một cách chính xác, dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh (theo phương thức xét điểm thi THPT) được Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chỉ cung cấp cho Trường trong thời điểm thích hợp. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo phương thức xét theo Đề án tuyển sinh (xét học bạ, ưu tiến xét tuyển) tùy thuộc vào mức độ tìm hiểu của thí sinh và nguồn thông tin thí sinh nhận được từ công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn. Tất cả những vấn đề đó đã gây nên những khó khăn, bất cập và chưa thật sự mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyển sinh từ năm 2015 đến nay, nhất là thời điểm năm 2015 - 2017, do vậy việc tuyên truyền, tư vấn và tiếp cận thí sinh để chuyển tải thông tin tuyển sinh của Trường đến thí sinh là vấn đề rất quan trọng. Đây là cơ sở để có những dự báo xác thực để triển khai kế hoạch và tổ chức tuyển sinh năng khiếu kỳ thi tuyển sinh của Trường. Nếu không quan tâm đến vấn đề tư vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh đúng thời điểm thì những thông tin về ngành đào tạo, thời gian, cách thức và phương thức đăng ký thì ảnh hưởng rất lớn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường hằng năm.
  • 22. 18 2. Công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh Tư vấn tuyển sinh hay tiếp cận thí sinh để đưa thông tin, tư vấn cho thí sinh vềnhững nội dung liên quan đến thông tin tuyển sinh của ngành nghề đào tạo. Thông thường, các trường đại học có quy mô tuyển sinh lớn, đa ngành nghề thì công tác tư vấn tuyển sinh, tiếp cận thí sinh đều có chiến lược, kế hoạch chi tiếtvề truyền thông và tư vấn. Tổ chức thực hiện theo nhiều phương diện, từ tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT địa phương, cụm địa phương do Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục Đào tạo đến xây dựng cẩm nang tuyển sinh, ấn phẩm để phát miễn phí cho các trường THPT, hoặc cử đội ngũ trực tiếp về tại các trường THPT để gặp trực tiếp học sinh để tư vấn, thông tin và tiếp cận thí sinh dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích đưa thông tin tuyển sinh của cơ sở mình đến học sin càng nhiều, càng tốt. Tuy nhiên, để làm được những vấn đề này cần phải đầu tư nguồn lực lớn về nhân lực, tài chính và chính sách… và chỉ có các trường có nguồn lực lớn về tài chính, quy mô tuyển sinh – đào tạo lớn, đa ngành, đa lĩnh lĩnh vực mới có thể thực hiện thường xuyên và quy mô lớn. Còn đối với các trường đơn ngành, quy môn nhỏ, lĩnh vực đặc thù như các trường khối TDTT thì rất khó thực hiện và thiếu công cụ để đánh giá hiệu quả trực tiếp theo những cách thức nói trên. Do đó cần có cách thức tư vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh phù hợp để mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác tư vấn tuyển sinh là một vấn đề thách thức đặt ra cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác tuyển sinh của Trường trong giai đoạn hiện nay. 2.1. Phương thức tư vấn, tiếp cận thí sinh Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Công tác tư vấn tuyển sinh, tiếp cận thí sinh từ năm 2015 đến nay được thực hiện kết hợp dưới nhiều phương thức khác nhau, từ công tác thực tập của sinh viên, đến thành lập Ban Tư vấn tuyển sinh và cử các đoàn, cá nhân về các Sở GDĐT, Sở VHTTDL các tỉnh có tổ chức các cuộc thi thể thao của học sinh đểtriển khai. Cụ thể như sau: Năm 2015: Tổ chức kết hợp với công tác thực tập của khóa đại học 5 (2011 – 2015) ở khu vực Đà Nẵng và một số trường THPT ở Quảng Nam giáp với TP Đà Nẵng đưa thông tin (tờ rơi, phiếu đăng ký dự thi NK) đến học sinh qua giáo sinh và giáo viên hướng dẫn thực tập tại các trường. Năm 2016: Quy mô thực tập được mở rộng từ Nghệ An đến Tây Nguyên, Bình Định - Phú Yên, do vậy công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh được thực hiện theo 02 công đoạn: Đưa thông tin tuyển sinh qua poster và phiếu đăng ký dự thi năng khiếu cho các đoàn sinh viên thực tập chuyển về các trường THPT; tổ chức các
  • 23. 19 đoàn kết hợp kiểm tra công tác thực tập, thu thập thông tin, tiếp cận thí sinh tại các trường; Năm 2017: Thành lập Ban Tư vấn tuyển sinh kết hợp với Ban Chỉ đạo thực tập, tổ chức cho các thành viên của bộ phận tư vấn tự túc về các địa bàn có sinh viên thực tập để triển khai công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh để chuyển tải thông tin qua appic và poster tuyển sinh từ Nghệ An – Hà Tĩnh đến các tỉnh Tây Nguyên. Bước đầu thu thập thông tin đội ngũ công tác viên, thiết lập mối liên hệ với cộng tác viên trong việc hỗ trợ công tác tư vấn và nắm bắt số lượng thí sinh dự thi; Năm 2018 – 2019: Kết nối đội ngũ cộng tác viên qua chuyên viên GDTC các Sở GDĐT để triển khai tư vấn, tiếp cận thí sinh qua giáo viên thể dục, trưởng đoàn, HLV tại các giải thể thao học sinh cấp tỉnh; tổ chức các đoàn kiểm tra thực tập kết hợp đưa thông tin về tuyển sinh đến các trường THPT; Sử dụng công nghệ (mạng xã hội facebook, zalo, viber, email…) chuyển tải thông tin tuyển sinh cho thí sinh và tương tác trực tuyến với thí sinh. 2.2. Hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh Hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh nói riêng và hiệu quả tuyển sinh nói riêng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ cách tư vấn, tiếp cận và chuyển tải những thông tin liên quan tuyển sinh cho thí sinh, đế nắm bắt nhu cầu của thí sinh về ngành nghề đào tạo, việc làm và cả sở thích đam mê...đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi, tham gia thi tuyển và nhập học. vấn đề này phải trãi qua một công đoạn chăm sóc thường xuyên, liên tục và “công phu” thì mới đạt hiệu quả tương xứng. Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh đăng ký thi tuyển với số lượng lớn hoặc tương ứng với chỉ tiêu vẫn là những tín hiệu khả quan ban đầu, tiền đề cho thành công trong tuyển sinh, đây chính là cơ sở để có kết quả cuối cùng khi thí sinh khẳng định nhập học thì hiệu quả của tuyển sinh mới thành hiện thực. Kết quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh về công tác tuyển sinh của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong những năm qua tuy chưa mang lại kết quả cao, song phần nào nói lên được việc duy trì các hình thức tư vấn, tuyên truyền và tiếp cận thí sinh cũng như việc quảng bá tạo nên thương hiệu Nhà trường. Điều này thể hiện số lượng thí sinh đăng ký dự thi theo các năm ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả số lượng thí sinh đăng ký dự thi từ năm 2015 – 2019 TT Năm Số TS đăng ký Số TS dự thi Số TS nhập học Tỷ lệ TS nhập học/TS đăng ký 1 2015 777 636 408 52,50 % 2 2016 1099 563 351 31,93 % 3 2017 1246 702 (*) 251 20,14% 4 2018 1001 421 214 21,37% 5 2019 1071 442 235 21,00%
  • 24. 20 (*): Bao gồm số thí sinh thi NK tại 04 địa phương (Q.Nam – Q. Ngãi – Q.Bình và Gia Lai) Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy, tuy kết quả thí sinh nhập học so với tỷ lệ đăng ký ban đầu chưa cao, song phần nào nói lên được về số lượng thí sinh đăng ký ban đầu ở mức tương đối, trung bình 1000 nguyện vọng/năm. Điều này phần nào khẳng định rằng, thông tin tuyển sinh, thương hiệu quả Nhà trường vẫn được thí sinh, phụ huynh của thí sinh nắm bắt và tiếp cận. Kết quả nhập học không đạt tỷ lệ cao so với số lượng đăng ký ban đầu và số lượng thí sinh dự thi tuyển năng khiếu nhưng không nhập học chiếm từ 50,83% đến 64,15%, đây là vấn đề đã được phân tích, đánh giá trong thực trạng công tác tuyển sinh từ năm 2015 - đến năm 2019 của Trường (số lượng thí sinh rớt tốt nghiệp, thay đổi nguyện vọng, không đủ ngưỡng đầu vào và các trường khác lấy điểm đầu vào thấp...). Đây là những vấn đề cầnđánh giá cụ thể, khách quan, cầu thị làm sáng tỏ hơn trong việc tư vấn, tiếp cận thí sinh để nâng cao hiệu qủa tuyển sinh trong thời gian tới. 3. Một số vấn đề liên quan đến tư vấn, tiếp cận thí sinh thời gian đến Mục đích của tư vấn, tiếp cận thí sinh trong trong tuyển sinh là đưa thông tin về tuyển sinh và tiếp cận càng nhiều càng tốt, tuy nhiên không phải số lượng càng nhiều thí sinh tiếp cận được thông tin thì hiệu quả tư vấn, kết quả tuyển sinh càng cao.Mà vấn đề ở đây còn là kết quả cuối cùng thí sinh nhập học, bên cạnh đó, hiệu quả của công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh còn thể hiện ở vấn đề bài toán kinh tế liên quan đến đầu tư tài chính, chi phí nhiều cho công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh quá nhiều, song kết quả của công tác tuyển sinh quá thấp so với chi phí bỏ ra. Hoặc ngược lại, với chi phí ở mức cần thiết, thì kết quả vẫn đạt kết quả tương đối thì cần có giải pháp và phương thức thích hợp hơn. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, từ khách quan đến chủ quan và có cả những vấn đề tức thời (theo thời điểm của xã hội), theo quan điểm của cá nhân trong thời gian tham gia tư vấn, tiếp cận thí sinh trong thời gian qua để khắc phục những vấn đề này thì cần làm rõ những 03 vấn đề cơ bản sau: 3.1. Đối tượng, địa bàn cần tư vấn và tiếp cận: - Cần xác định được đối tượng tuyển sinh của Trường là ai, học sinh có năng khiếu về TDTT, yêu thích thể thao, học sinh vùng nông thôn hay thành thị hoặc là nhóm học sinh không đủ năng lực (học lực) để vào các trường đại học tốp trên... để tiếp cận. Hầu hết rất nhiều thí sinh đã đăng ký và dự thi năng khiếu, song vẫn chưa khẳng định nhập học và có thể thay đổi nguyện vọng hoặc đi học nghề, vì vậy cần xác định rõ đối tượng để có hướng tư vấn và tiếp cận phù hợp.
  • 25. 21 - Lựa chọn địa bàn cũng là một yếu tố để phần cao hiệu quả công tác tư vấn, tiếp cận thí sinh, phân tích dữ liệu số lượng thí sinh đăng ký dự thi, nhập học theo khu vực, địa bàn để xác định nguồn tuyển sinh và có hướng đầu tư trọng điểm trong việc tổ chức các hoạt động tư vấn mang quy mô lớn (tổ chức gian hàng giới thiệu tuyển sinh, quảng bá trên truyền hình, tổ chức sự kiện thể thao...). Kết quả bảng 2 về số lượng thí sinh đăng ký theo địa bàn của năm 2018 và năm 2019 của 14 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho thấy sự ổn định về nguồn tuyển sinh. Trong đó, các tỉnh có nguồn tuyển tiềm năng là khu vực TP Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi; khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị và Khu vực Tây Nguyên (Kon Tum - Gia Lai - Đắk lắk) và Bình Định. Bảng 2. Kết quả số liệu đăng ký dự thi năm 2018 và năm 2019 theo địa bàn TT Tỉnh Số lượng đăng ký năm 2018 Số lượng đăng ký năm 2019 Tổng 1 Quảng Nam 235 211 446 2 Đà Nẵng 201 204 405 3 Quảng Ngãi 77 56 133 4 Quảng Bình 69 55 124 5 Quảng Trị 38 72 110 6 Nghệ An 61 56 117 7 Gia Lai 43 62 105 8 Hà Tĩnh 36 31 67 9 Kom Tum 35 39 74 10 Bình Định 45 54 99 11 Đắk Lắk 32 23 55 12 Phú Yên 22 11 33 13 Huế 19 24 43 14 Đăk Nông 9 06 15 Tổng cộng 922 904 1826 3.2. Nội dung và hình thức cần tư vấn và tiếp cận: Đây là nội dung quan trọng trong việc chuyển tải vấn đề thí sinh cần quan tâm để đăng ký xét tuyển và thi tuyển nội dung năng khiếu, nếu chuyển tải tốt nội dung này theo hình thức phù hợp thì mức độ nắm bắt thông tin của thí sinh càng có trọng tâm và dễ dàng hơn trong lựa chọn ngành nghề. - Nội dung thông tin cần cô động các vấn đề liên quan, có thể phân thành 02 phần chính: Phương thức, tổ hợp xét tuyển, nội dung và thời gian tổ chức thi năng khiếu; Môi trường học tập và cơ hội việc làm sau khí tốt nghiệp. - Hình thức tư vấn, tiếp cận: Duy trì phương thức gửi thông tin (qua poster, catalog, phiếu đăng ký dự thi...) về cho đội ngũ cộng tác viên tại các trường THPT
  • 26. 22 theo các địa bàn trọng điểm có nguồn tuyển sinh ổn định, trong đó cần cử cán bộ liên lạc và đi thu thập dữ liệu và hướng dẫn cụ thể các nội dung trong thông tin. 3.3. Xây dựng đội ngũ tư vấn, tiếp cận thí sinh Cần có chiến lược và kế hoạch về tư vấn, tuyên tuyền và tiếp cận thí sinh lâu dài, trong đó chú trọng đến chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ tư vấn, tiếp cận thí sinh để tổ chức triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm, thậm chí từ 02 - 03 năm. - Thành lập bộ phận chuyên trách tuyển sinh về tư vấn, tiếp cận thí sinh, tổ chức xây dựng quy chế hoạt động và xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, phân công trách nhiệm của các thành viên, có đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tuyển sinh của Nhà trường. - Lựa chọn đội ngũ phải có trách nhiệm, nhiệt tình, có khả năng chuyển tải thông tin và am hiểu về công tác tuyển sinh (không lấy mục đích cơ bản để giải quyết vấn đề thiếu khối lượng giảng dạy làm tiêu chí ban đầu), trong đó, cần chú trọng về mối quan hệ và nắm vững địa bàn và được bồi dưỡng chuyên môn trước khi triển khai công tác. Công tác tuyển sinh là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô, chiến lược phát triển của nhà trường, để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cần có các giải pháp mang tính thực tiễn, khả thi và đồng bộ trong tất cả các khâu tổ chức thực hiện, trong đó giải quyết tốt vấn đề tư vấn, tiếp cận thí sinh là tiền đề cho việc triển khai các công tác tiếp theo./.
  • 27. 23 GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀ KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Ths. Phan Thị Ngà - Khoa Kiến thức cơ bản MỞ ĐẦU Công tác tuyển sinh trong những năm gần đây của trường Đại học TDTT Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, đến cả sinh viên đang học ở trường cũng bỏ học nhiều. Trong khi cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư trang bị đầy đủ, đội ngũ giảng viên có trình độ cao ngày một tăng lên. Toàn thể tập thể lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ viên chức nhà trường cũng đã quan tâm đề ra những giải pháp để khắc phục tình hình hiện tại. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả, tình hình tuyển sinh vẫn không cải thiện, sinh viên vẫn nghỉ học, cơ hội việc làm của sinh viên ra trường vẫn gặp khó khăn. Vì vậy, việc hướng tới một giải pháp mang tính đột phá nào đó để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường là vấn đề được quan tâm cấp bách nhất hiện nay. NỘI DUNG 1. Những nguyên nhân khó khăn trong công tác tuyển sinh 1.1. Nguyên nhân khách quan Đó là khó khăn chung của tất cả các trường Đại học, Cao đẳng thuộc tốp trung và dưới, khi mà số lượng chỉ tiêu tuyển sinh vào quá nhiều, trong khi nhu cầu học Đại học, Cao đẳng của các học sinh sau khi tốt nghiệp lại giảm xuống. Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển sinh của các trường, nhất là các trường Bộ có quy định chuẩn tuyển sinh đầu vào. 1.2. Nguyên nhân khác Công tác tư vấn, truyền thông trong tuyển sinh của trường Đại học TDTT Đà Nẵng chưa đủ mạnh, chưa phong phú để thu hút thí sinh quan tâm. Chính sách thu hút nguồn tuyển sinh đầu vào chưa được quan tâm sử dụng, chưa tuyển được thí sinh tài năng vào học. Thương hiệu sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng khi ra trường chưa được được nhà tuyển dụng chú ý nhiều, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao, nếu có việc làm thì cũng ở mức lương không cao. Trường chưa có đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển sinh, công việc tuyển sinh chỉ làm theo mùa. 2. Những thuận lợi của trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong công tác tuyển sinh - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là trường đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực TDTT ở miền Trung có thương hiệu trên toàn quốc. Nếu chọn lĩnh vực TDTT để học tập và nghiên cứu thì có lẽ địa chỉ đầu tiên ở miền Trung phải là Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. - Cơ sở vật chất của trường Đại học TDTT đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể nói cơ sở vật chất của trường Đại học TDTT Đà Nẵng nếu đem lên truyền thông để quảng cáo thì sẽ thu hút được rất nhiều đối tượng xã hội quan tâm. Nhưng
  • 28. 24 sân Bóng Ném dường như đã lãng phí, mỗi lần sử dụng chỉ là phục vụ mục đích khác. Nhà tập Võ dường như đang bị bỏ trống….Các máy móc, thiết bị ở Viện KHCN chưa được khai thác sử dụng hết. - Có nguồn nhân lực dồi dào về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp để phục vụ đào tạo: Có 38 Tiến sĩ/107 cán bộ làm công tác giảng dạy, chiếm tỷ lệ 36% đội ngũ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ . Đây là cũng là một tỷ lệ “đáng mơ ước” của các trường Đại học. Nhưng cũng không phải ai cũng biết về tỷ lệ này ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng, và Tiến sĩ ở trường Đại học TDTT vẫn còn đôi lúc nhàn rỗi, chưa có cơ hội phục vụ trường, phục vụ sự nghiệp đào tạo của đất nước. 3. Giải pháp đột phá trong công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường 3.1. Tung học bổng, thu hút người tài giỏi vào học “Tung học bổng” đã được các trường trên thế giới thực hiện từ lâu để dòng “chảy máu chất xám” về với trường họ, nước họ, kèm theo đó là thương hiệu trường được biết đến. Những năm gần đây các trường Đại học ở Việt nam cũng sử dụng chính sách tung học bổng rất nhiều, từ các Đại học danh tiếng đến các Đại học Dân lập. Thậm chí mới đây, Đại học VinUni với định hướng chỉ tuyển tài năng đã tung gói học bổng toàn phần trị giá 4,6 tỷ VNĐ. Tung học bổng có ít nhất 3 lợi ích cho nhà trường: -Thu hút được người giỏi vào học, chính những sinh viên giỏi này sẽ tạo động lực và môi trường học tập, nghiên cứu trong nhà trường, chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ nâng lên. - Sự thành công trong sự nghiệp của những tài năng này sẽ kèm theo tiếng vang danh tiếng cho trường mình, thương hiệu của trường sẽ một phần được chính các sinh viên tài năng này khẳng định, truyền đi. - Thông qua các quảng cáo tung học bổng là một hình thức quảng bá trường, khi nhìn thấy dòng chữ “Học bổng toàn phần, học bổng 100%, học bổng 50%...” chắc chắn rằng phụ huynh và hoc sinh lớp 12 sẽ quan tâm. Người tài năng, học giỏi đa số sẽ thành công trong sự nghiệp của mình. Đó sẽ là tấm gương để các thế hệ sau mơ ước mà chọn trường mà các bậc anh chị đi trước đã học từ ngôi trường ấy ra và đã rất thành đạt. Về phía người học, được ưu ái về tài chính, được nâng nui về đẳng cấp và được tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân học tập, rèn luyện và nghiên cứu thì họ sẽ chọn các trường có học bổng đó để học. Câu hỏi đặt ra là: Nguồn tài chính ở đâu để “Tung học bổng” ?. Một lớp học 25 sinh viên hay 30 sinh viên thì giảng viên vẫn lên lớp 1 tiết dạy như nhau, sử dụng sơ sở vật chất trong nhà trường đều là có sẵn, nếu có cấp luôn cả nội trú thì cũng là cơ cở vật chất mà nhà trường đang có. - Cấp học sau đại học thì cấp kinh phí NCKH nếu có những định hướng nghiên cứu thiết thực với nhà trường, ở Châu Âu nghiên cứu sinh tiến sĩ đều có lương là vậy.
  • 29. 25 3.2. Chạy quảng cáo trên Google Đây là hình thức không mới, quá phổ biến, nhưng quả thật đây là quảng cáo hiệu quả nhất với thế giới công nghệ ngày nay, người người cầm Smartphone mọi lúc mọi nơi. Để tiết kiệm chi phí thì chỉ nên chọn độ tuổi để hiển thị quảng cáo: 17-22 tuổi là học sinh, sinh viên và 32-50 tuổi là đối tượng phụ huynh. Thời gian quảng cáo nên kéo từ tháng 12 đến tháng 8, vì định hướng chọn trường đại học không chỉ đến lúc điền hồ sơ mới chọn, mà là sự ấp ủ ít nhất là năm học lớp 12. 3.3. Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh Tuyển sinh là nhiệm vụ phải được coi là “sống còn” của trường Đại học trong giai đoạn hiện nay, nhưng ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng thì bộ phận đào tạo hình như chỉ làm theo mùa. Phải nhận thức được vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường là cần có một bộ phận chuyên trách về công tác tuyển sinh. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá, tư vấn và tuyển sinh tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường. 3.4. Hướng tới đào tạo cái xã hội cần chứ không phải cái mình có, để sinh viên ra trường có nhiều cơ hội việc làm Hiện nay, mặc dù trường luôn thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo của nhà trường. Nhưng xem ra với một giảng viên có thâm niên 20 năm giảng dạy ở trường thì sự thay đổi này chưa có gì là đột phá, là hướng tới nhu cầu xã hội, đa số là thay đổi theo yêu cầu của quản lý cấp trên như các Bộ, Ban ngành. Nhìn nhận lại những sinh viên các khóa hơn 10 năm về trước ra trường, nếu so sánh dù chỉ mang tính định tính hay cảm tính thì những sinh viên năm ấy giỏi nhiều mặt hơn sinh viên hiện tại. Điều đó ít nhất đã được chứng minh bằng những ý kiến của giảng viên chuyên ngành phát biểu trong các cuộc họp xây dựng đổi mới chương trình. Kỹ năng mềm luôn dược nhà trường quan tâm nhắc đến, nhưng chỉ nhắc, bàn luận rồi để đó. Nó chưa được đưa vào rèn luyện cho sinh viên của nhà trường, Sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng vẫn luôn còn thiếu kỹ năng mềm. KẾT LUẬN Với tâm huyết của một giảng viên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm quản lý, thâm niêm gắn bó với nhà trường hơn 20 năm, tham luận này được đúc kết từ những trăn trở cùng với nhà trường trong những năm qua. Sự mạnh dạn nêu ra những ý kiến mang tính táo bạo như tung học bổng hay các ý kiến trùng lặp khác như quảng cáo trên Google, thì cũng mong ban lãnh đạo nhà trường cũng như toàn thể cán bộ viên chức quan tâm nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề ở góc độ lâu dài. Trên đây là những ý tưởng đang được nêu ở mức chung chung, nếu được xem xét đi vào cụ thể thì chắc chắn cần được thảo luận, xây dựng những kế hoạch, phân mức, để có thể đi đến những định hướng cụ thể, nhằm đạt hiệu quả và chất lượng cho công tác tuyển sinh và khẳng định thương hiệu trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
  • 30. 26 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYỂN SINH Ths. Lê Chí Hùng – Khoa Huấn luyện thể thao Song song với công tác đào tạo, hàng năm Nhà trường có những chiến lược trong công tác tuyển sinh. Xác định được vai trò và nhiệm vụ, lãnh đạo Nhà trường đã có nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả đào tạo, trong đó có các giải pháp về tuyển sinh, tuy nhiên đối với những thay đổi về chương trình, đào tạo trong thời gian gần đây, công tác tuyển sinh của Nhà trường đang gặp nhiều bất cập, đòi hỏi phải đổi mới. Việc tìm ra các giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh để mở rộng qui mô đào tạo được đặc biệt chú trọng và xem đây là một yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của trường. I. Thực trạng công tác tuyển sinh ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng 1.Thuận lợi: - Công tác tuyển sinh luôn được sự quan tâm của Đảng ủy và Ban giám hiệu, xem công tác tuyển sinh là khâu quan trọng trong hoạt động của Nhà trường; - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ và kinh nghiệm, có quá trình hình thành và phát triển 42 năm tiếp nối truyền thống đào tạo, vì thế thương hiệu của trường được nhiều người biết đến; - Nhà trường đào tạo nhiều ngành, có những ngành không cần quảng bá, tư vấn nhiều nhưng số lượng sinh viên tuyển được luôn đạt chỉ tiêu như các chuyên ngành Bóng đá, Bóng chuyền, Bơi lội… - Hình ảnh nhà trường được thường xuyên quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, internet, mạng xã hội… qua việc triển khai thực hiện từ đó giúp học sinh nắm bắt được tình hình đào tạo của Nhà trường để có lựa chọn đăng ký thi vào trường; - Hàng năm Nhà trường đều có kế hoạch tuyển sinh, trong đó chú ý đến việc quảng bá đến các trường phổ thông trung học, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các hiệu trưởng của một số trường trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 2.Khó khăn: - Hiện tại phần lớn cán bộ, viên chức Nhà trường chưa quan tâm hỗ trợ công tác tuyển sinh, xem công tác tuyển sinh là nhiệm vụ của phòng Đào tạo, QLKH và HTQT. - Đội ngũ làm công tác tuyển sinh vừa ít vừa không có nghiệp vụ: đội ngũ đi tư vấn tuyển sinh thường là lãnh đạo và chuyên viên của một số phòng, khoa, đội ngũ này lại thay đổi hàng năm nên không chuyên nghiệp và chất lượng tư vấn tuyển sinh không cao.
  • 31. 27 - Hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh được thực hiện theo mùa vụ, thiếu tính thường xuyên, mỗi năm đến mùa tuyển sinh mới lập các nhóm tuyển sinh đi về các địa phương để quảng bá các ngành học và chuyên ngành; - Công tác tuyển sinh của chúng ta từ trước đến nay chủ yếu là quảng bá về các ngành sẽ tuyển để đào tạo, công tác tư vấn chưa được chú ý nhiều, hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh còn đơn điệu, chưa thu hút sự chú ý của học sinh; - Ngành học chưa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay từ đó ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh; - Do sự thay đổi về cơ chế chính sách, các trường đại học được thành lập nhiều, điểm chuẩn đầu vào đại học thấp, vì vậy số lượng các thí sinh có nguyện vọng dự thi vào trường giảm theo từng năm; - Do có qui định mới về điểm chuẩn của các ngành nên ảnh hưởng đến việc tuyển sinh; - Nhu cầu học tập một số ngành của trường đào tạo giảm vì ra trường khó tìm việc làm. Công tác tuyển sinh của chúng ta trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, một số ngành đào tạo không tuyển được sinh viên, tỷ lệ tuyển sinh không cao, giảm so với các năm trước, vì thế việc đổi mới công tác tuyển sinh là hết sức cần thiết và phải có những giải pháp thích hợp. II. Một số giải pháp đổi mới công tác tuyển sinh 1. Xây dựng đội ngũ làm công tác tuyển sinh Đội ngũ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác tuyển sinh, vì thế cần xây dựng đội ngũ này hết sức đa dạng gồm những đối tượng sau: - Bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh: Bộ phận chuyên trách tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá, tư vấn và tuyển sinh tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường kể cả chính quy, vừa học vừa làm, liên thông, liên kết, hoạt động suốt năm học; Tuyển sinh quanh năm, năm này sinh viên nhập học thì đội ngũ này đã vạch kế hoạch cho năm tới tiếp theo là công tác tuyển sinh thường xuyên liên tục, tìm mọi cách để đạt mục tiêu. Không phải đợi có kế hoạch tuyển sinh mới bắt tay vào làm. Ngoài công tác tuyển sinh thì đội ngũ này cũng tìm các đội thuê sân bãi, tổ chức thi đấu cho các giải để đem thu nhập cho nhà trường. Bộ phận tham gia công tác tuyển sinh được giảm khối lượng giảng dạy. - Bộ phận cán bộ, viên chức: Công tác tuyển sinh là hoạt động của toàn trường, mọi thành viên trong trường phải có trách nhiệm tham gia, để thực hiện được điều này mỗi cán bộ, viên chức trước hết cần phải nhận thức rằng công việc tham gia tuyển sinh của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường vì
  • 32. 28 không có sinh viên đồng nghĩa với việc trường sẽ không hoạt động được và hệ quả là cán bộ, giảng viên sẽ phải giảm. Để thực hiện được điều này nhà trường phải có những biện pháp động viên khích lệ, chẳng hạn như giao khoán mức thưởng trên mỗi hồ sơ khi học sinh, sinh viên do cán bộ, giảng viên vận động đã thực tế vào học hoặc khen thưởng kịp thời trong các ngày lễ, các dịp tổng kết... nhằm tạo lên một không khí thi đua, phấn đấu trong mỗi cán bộ, viên chức trong hoạt động tuyển sinh. Mở rộng cộng tác viên công tác tuyển sinh. Ví dụ: Sinh viên đang học trường ta nếu giới thiệu được sinh viên vào nhập học nộp học phí thì được trả thù lao công tác cộng tác viên tuyển sinh. Với mỗi giảng viên, CBCNV nhà trường công tác tuyển sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm đưa ra chỉ tiêu mỗi GV, CBNV nhà trường phải phấn đấu tuyển sinh được ít nhất 1 sinh viên vào trường, GV, CB nào vượt chỉ tiêu tuyên dương trao thưởng nhằm khuyến khích cho các năm sau. Ngoài công tác tuyển sinh viên vào trường, thì việc tìm kiếm tuyển sinh được học viên cao học, các đội thuê sân bãi thì nhà trường cũng nên có các chế độ thù lao cho CBNV đó. Với những ưu đãi như vậy, tôi tin chắc rằng công tác tuyển sinh mới được thúc đẩy hơn. Để làm được thì phải có quy định rõ ràng, mỗi GV, CBNV nắm được để họ phấn đấu. Ví dụ trích bao nhiêu phần % cho một hợp đồng thuê sân bãi thi đấu các giải hội thao, hay tổ chức một đợt tập huấn đem lại một khoản thu nhập cho nhà trường thì quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ. - Bộ phận học sinh, sinh viên: Huy động lực lượng học sinh, sinh viên tham gia công tác tuyển sinh qua việc động viên các em quảng bá các ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo của nhà trường đến người thân, bạn bè, đồng thời có chế độ khen thưởng cho học sinh, sinh viên vận động được nhiều người vào học ở trường. 2. Đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tượng học sinh và những người có liên quan. Muốn vậy, việc quảng bá, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua việc tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua email. Bởi vì qua các phương tiện thông tin có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác đào tạo và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng học sinh và những người liên quan khác, đôi lúc muốn hiểu thêm các vấn đề về đào tạo thì phải có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu quả. 3. Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học Dạy và học là hai hoạt động mà ban đầu chúng ta nghĩ là không có liên quan gì đến công tác tuyển sinh của nhà trường. Bởi vì công tác dạy và học nó diễn ra khi mà công tác tuyển sinh đã kết thúc. Tuy nhiên nếu suy nghĩ như vậy thì thật là sai lầm,
  • 33. 29 phải nói là công tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà truờng. Bởi lẽ chúng ta biết rằng những học sinh, sinh viên đang theo học tại trường của chúng ta là những cán bộ tuyên truyền viên hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở trường về chất lượng đào tạo được họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân... từ đó tạo động lực cho học sinh đăng ký dự thi vào trường chúng ta. Vì vậy cần phải quản lý công tác dạy và học ở Nhà trường thật tốt, tạo nhiều ấn tượng đẹp đối với sinh viên thì những ấn tượng đó sẽ được truyền phát ra xã hội ngày càng nhiều. Muốn thực hiện được điều này, Nhà trường cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau: - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên. - Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; đồng thời đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp. - Tăng cuờng công tác quản lý học sinh - sinh viên; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh để nâng cao chất lượng đào tạo. 4. Tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp Một thành phần rất quan trọng có ảnh hưởng đến công tác tư vấn tuyển sinh đó là các doanh nghiệp, những đơn vị đang hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan đến các ngành nghề đào tạo của trường. Vì vậy Nhà trường cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để họ cùng tham gia hỗ trợ tuyển sinh; tham gia xây dựng chương trình, giáo trình; tham gia đánh giá kết quả học tập của sinh viên khi tốt nghiệp và điều quan trọng là họ sẵn sàng tiếp nhận những sinh viên của Nhà trường sau khi tốt nghiệp vào làm việc trong doanh nghiệp. Làm được điều này thì uy tín và thương hiệu của trường ngày càng được nâng lên và từ đó góp phần tích cực trong công tác tư vấn tuyển sinh trong thời gian tới. 5. Mở thêm ngành đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo Mở thêm một số ngành đào tạo mới để thay thế những ngành đào tạo của Nhà trường mà nhu cầu việc làm đã bão hòa; tăng cường phối hợp với các địa phương để đào tạo các lớp ngắn hạn; liên thông, liên kết với các trường đại học trong khu vực để đào tạo hệ đại học, mở rộng quy mô đào tạo. Ví dụ mở các chuyên ngành hẹp như Gym, Golf , Lặn biển… Tóm lại, công tác tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Những nội dung trên chỉ mới là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác tuyển sinh thật sự có hiệu quả và chất lượng, Nhà trường cần phải kết hợp và sử dụng bằng rất nhiều biện pháp như cộng sự, liên kết khi đó hiệu quả của công tác tuyển sinh ngày càng tốt hơn.