SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 34
Baixar para ler offline
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
---------------
LYÙ NGOÏC PHÖÔÏNG
PHAÂN TÍCH TAÙC ÑOÄNG CUÛA THIEÂN LEÄCH HAØNH VI
ÑEÁN QUYEÁT ÑÒNH CUÛA NHAØ ÑAÀU TÖ CAÙ NHAÂN
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
TP.HCM, THAÙNG 01/2012
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
---------------
LYÙ NGOÏC PHÖÔÏNG
PHAÂN TÍCH TAÙC ÑOÄNG CUÛA THIEÂN LEÄCH HAØNH VI
ÑEÁN QUYEÁT ÑÒNH CUÛA NHAØ ÑAÀU TÖ CAÙ NHAÂN
Chuyeân ngaønh : Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Maõ soá : 60.31.12
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc:
PGS.TS Nguyeãn Thò Ngoïc Trang
TP.HCM, THAÙNG 01/2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:.................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.......................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI ...................................... 4
1.1. TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG ................................................................. 4
1.1.1. Học thuyết thị trường hiệu quả......................................................... 4
1.1.2. Những khiếm khuyết của thị trường hiệu quả dẫn đến sự ra đời của
thuyết tài chính hành vi .............................................................................................. 6
1.2. TÀI CHÍNH HÀNH VI ............................................................................... 7
1.2.1. Tài chính hành vi là gì?..................................................................... 7
1.2.2. Lý thuyết kỳ vọng (The Prospect Theory)......................................... 8
1.2.3. Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics).10
1.2.4. Phân biệt tài chính hành vi vi mô và tài chính hành vi vĩ mô........... 11
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI TỒN TẠI............ 11
1.3.1. Hành vi không hợp lý ..................................................................... 11
1.3.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống ...................................... 12
1.3.3. Giới hạn khả năng chêch lệch giá.................................................... 12
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN THIÊN LỆCH HÀNH VI........................................ 15
2.1. Thiên lệch do ác cảm mất mát, thua lỗ (Loss Aversion Bias) ..................... 15
2.2. Thiên lệch do tính toán bất hợp lý (Mental Acouting Bias)........................ 17
2.3. Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias).......................... 19
2.4. Thiên lệch do quá tự tin (Overconfidence Bias)......................................... 22
2.5. Thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias) ......................... 25
2.6. Thiên lệch do điểm tựa (Anchoring Bias) .................................................. 27
2.7. Thiên lệch do ảo tưởng về sự kiểm soát (Illusion of control Bias).............. 30
2.8. Thiên lệch do củng cố thêm (Confirmation Bias)....................................... 31
2.9. Thiên lệch do sự kiện gần đây (Recenty Bias)............................................ 32
2.10. Thiên lệch do tâm lý bầy đàn (Herd behavior) ......................................... 33
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN LỆCH HÀNH VI ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN TTCK TP.HCM
3.1. Mô hình khảo sát ....................................................................................... 36
3.2. Quy trình khảo sát ..................................................................................... 36
3.3. Kết quả nghiên cứu.................................................................................... 39
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.EMH (Efficient Market Hypothesis): lý thuyết thị trường hiệu quả
2. EFA (Exploratory Factor Analysis): phân tích nhân tố khám phá
3. TTCK: thị trường chứng khoán
4. Tp.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thống kê mô tả sự ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đến quá trình ra quyết định
đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên sàn Tp.HCM
Bảng 3.2. Thống kế mô tả tình hình sử dụng công cụ phân tích khi ra quyết định
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến dựa vào lý thuyết kỳ vọng
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến dựa vào lý thuyết kinh
nghiệm và nhận thức
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo quyết định đầu tư
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập
Bảng 3.7. Phân tích phương sai tổng thể
Bảng 3.8. Bảng xoay nhân tố
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc
Bảng 3.10. Ma trận tương quan giữa các nhân tố
Bảng 3.11. Tóm tắt mô hình hồi quy:
Bảng 3.12. Nhân tố hành vi tác động đến loại giao dịch trong quyết định giao dịch của
nhà đầu tư
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Nhiều học thuyết kinh tế tài chính cho rằng hành động của cá nhân là hợp lý
và có khả năng xử lý tất cả thông tin sẵn có trong quá trình ra quyết định. Tuy
nhiên, những nghiên cứu của Evan (2006), Gao và Schmidt (2005), Statman (1995,
1999), Tversky và Kahneman (1974) cho rằng hành động của nhà đầu tư thì không
luôn luôn hợp lý. Nghiên cứu của Berstein đưa ra cách hành xử không hợp lý, mâu
thuẫn và thiếu khả năng trong việc ra quyết định và sự lưa chọn với điều kiện không
chắc chắn. Tài chính hành vi (nghiên cứu thị trường nhờ vào tâm lý học) đang làm
sáng tỏ tại sao mọi người mua hoặc bán cổ phiếu và thậm chí tại sao họ không mua
cổ phiếu.
Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH: dựa vào thông tin và sự hợp lý) thống
trị vào những năm 1980 (Peters, 1996). Tuy nhiên, lý thuyết thị trường hiệu quả
đang trở nên thất bại trong việc giải thích hành vi của thị trường, không thể giải
thích tại sao giá cổ phiếu Mỹ rớt hơn 30% trong suốt 2 tháng và trước đó là sự sụp
đổ vào tháng 10/1987. Và ngày càng nhiều những bằng chứng (Statman, 1999) cho
rằng Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) thì không mô tả hết. Vì vậy, tài chính
hành vi cố gắng tìm hiểu và giải thích những sai lầm do cảm xúc và kinh nghiệm đã
tác động đến nhà đầu tư như thế nào. Nhiều nghiên cứu (như Shiller, 1998; Olsen,
1998; Rockenbach, 2004; Gao và Schmidt, 2005) tin rằng những nghiên cứu về tâm
lý học và những môn khoa học xã hội khác có thể làm sáng tỏ hành vi của thị
trường tài chính, cũng như giải thích sự bất thường của thị trường cổ phiếu, bong
bóng đầu cơ và sự sụp đổ của thị trường.
Tuy nhiên hầu hết nghiên cứu hành vi được thực hiện ở những thị trường đã
phát triển của Châu Âu và Mỹ (Odean, 1999; Rockenbach, 2004; Caparrelli, 2004;
Fogel và Berry, 2006). Chỉ có một vài nghiên cứu được thực hiện ở các thị trường
đang nổi (như Mansor và Lim, 1995; Lai et al., 2001).
Cũng như ở các thị trường đã phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam
cũng có giai đoạn chứng khoán nóng đến nổi nhà nhà đều mua chứng khoán, trên
2
khắp các mặt báo đều là chứng khoán, cứ mua là thắng - từ những “đại gia” chứng
khoán thì lời hàng chục tỷ đồng, thậm chí bà nội trợ, anh nhân viên phải gom góp,
vay mượn vài chục triệu đồng làm vốn nay đã có bạc trăm triệu, thậm chí bạc tỷ đã
thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán. Một nhà đầu tư đã phát biểu ”Ai bảo
TTCK là canh bạc thì kệ họ nhưng chơi thắng nhiều hơn thua thì chưa ai chịu
dừng”. Chứng khoán vượt quá giá trị thật - biết chứ - nhưng họ vẫn mua. Họ chấp
nhận mua với giá cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận
mua lại nó với giá cao hơn nữa. Họ vẫn kiếm lợi được. Sức nóng của TTCK còn
“hút” cả anh hai lúa, bà bán đậu phộng đến ông xích lô… gom góp tiền dành dụm
cả đời đổ vào chơi chứng khoán. Họ biết phân tích cổ phiếu, biết dự đoán khả năng
hoạt động sinh lời của công ty? Không hề! Họ chơi theo xu hướng đám đông. Thậm
chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước
ngoài.
Vì vậy, đề tài “Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của
nhà đầu tư cá nhân” mà tác giả đã chọn sẽ góp phần nhỏ để làm sáng tỏ và đưa lý
thuyết tài chính hành vi từ các thị trường đã phát triển và mở rộng sang thị trường
mới nổi như Việt Nam
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là hành vi
của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Tp.HCM
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thiên lệch hành vi và tác động của chúng
- Xác định các thiên lệch hành vi chủ yếu tác động đến quyết định đầu tư
- Nghiên cứu tác động của thiên lệch hành vi trong quá trình giao dịch trên
TTCK Tp.HCM.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát thực tế: qua hơn 2 năm công tác tại Trung tâm giao
dịch vàng – Ngân hàng Á Châu, tác giả có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng
khách hàng thuộc nhóm các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Từ đó, tác giả phần nào
3
nắm bắt được tâm lý chung của nhà đầu tư.
Phương pháp định lượng: luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu
thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi
khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu như trên. Từ đó có thể giúp cho nhà đầu tư
nhận diện các thiên lệch, tránh được những sai lầm khi ra quyết định đầu tư tài
chính cũng như giúp cho họ và các nhà môi giới, tư vấn đầu tư có thể tạo ra một
danh mục đầu tư thành công hơn và đạt được mục tiêu tài chính như mong muốn.
Kết cấu nghiên cứu:
Chương 1: Tổng quan về tài chính hành vi
Chương 2: Nhận diện thiên lệch hành vi
Chương 3: Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu
tư cá nhân trên TTCK Tp.HCM
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI
1.1. TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG (Standard Finance)
Tài chính truyền thống được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chênh lệch
(Arbitrage Principle) của Miller và Modigliani, nguyên lý danh mục của Markowitz,
lý thuyết về định giá tài sản vốn của Sharpe, Lintner, Mertom, Black và lý thuyết
định giá hợp đồng quyền chọn (Option) của Black Scholes, Merton (Statman, 1999-
trích Johnsson Lindblom và Platan, 2002). Các lý thuyết này xem thị trường là hiệu
quả có tính quy chuẩn cao.
Lý thuyết kinh tế tài chính hiện đại dựa trên giả định rằng các nhà đầu tư là
có lý trí. Nhà đầu tư ra quyết định theo phương châm của lý thuyết lợi ích kỳ vọng:
nhà đầu tư thường ngại rủi ro và hàm lợi ích là hàm lõm (lợi ích biên của tài sản
giảm dần). Đồng thời nhà đầu tư có khả năng xử lý mọi thông tin có sẵn.
Giá trị tài sản được xác lập bởi các nhà đầu tư lý trí, họ luôn hành xử một
cách hợp lý, kết quả là sự cân bằng thị trường dựa trên các hành xử hợp lý được
thực hiện. Trong sự cân bằng này, chứng khoán được định giá theo lý thuyết thị
trường hiệu quả.
Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, giá kết hợp chặt chẽ với tất cả các thông
tin sẵn có và giá được xem như là sự đánh giá tối ưu về giá trị đầu tư thực sự về mọi
thời điểm.
Do bởi thực tế rằng tất cả thông tin được chứa trong giá cổ phiếu, vì vậy
không thể tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.
1.1.1. Học thuyết thị trường hiệu quả:
Giả thuyết thị trường hiệu quả là một giả thuyết của lý thuyết tài chính cho
rằng giá cả trên các thị trường có tính chất đầu cơ, đặc biệt là thị trường chứng
khoán phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết, hay nói cách khác, phản ánh đầy đủ
kỳ vọng của các nhà đầu tư. Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn
cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá
khứ. Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường.
Khái niệm hiệu quả ở đây được dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ
5
không phải các nguồn lực tạo ra sản lượng tối đa như trong các lĩnh vực kinh tế
học khác. Thông tin cũng được hiểu là những tin tức có thể ảnh hưởng đến giá cả và
không dự đoán trước được.
Giáo sư Eugene Fama của trường đại học Chicago đã có công phát triển khái
niệm "thị trường hiệu quả" như một khái niệm mang tính học thuật trong các
nghiên cứu của ông vào đầu thập niên 1960 cũng tại trường đại học này.
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết dày công
nghiên cứu phương pháp đầu tư có lợi nhuận cao trên thị trường này như phân tích
cơ bản, phân tích kỹ thuật... hay các quy tắc mua sau khi giá tăng 2 ngày; mua khi
có tin xấu, bán khi có tin tốt...Tuy vậy kết quả của nó không thỏa mãn mong muốn
của những nhà đầu tư. Một nghiên cứu của Alfred Cowles về hoạt động của những
nhà môi giới chứng khoán đã dẫn đến kết luận rằng tính trung bình, lợi nhuận đem
lại từ các danh mục đầu tư do họ thực hiện cũng không hơn một danh mục đầu tư
được lựa chọn ngẫu nhiên. Những cứu về xu hướng giá của thị trường chứng khoán
sử dụng số liệu thống kê trong nhiều năm cũng rút ra: chỉ có một điều chắc chắn đối
với giá cổ phiếu là chúng lên xuống rất thất thường. Những điều này đã dẫn đến
một lý thuyết gọi là lý thuyết tấm bia trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư: nhà
đầu tư có thể phóng một cái phi tiêu vào bảng danh mục cổ phiếu (như Nhật báo
phố Wall chẳng hạn) để chọn; tốt hơn cả là đa dạng hóa danh mục đầu tư thậm chí
mua tất cả các loại cổ phiếu niêm yết (mua chỉ số chứng khoán).
Nói tóm lại, những nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đưa đến kết luận
không thể kiếm lợi nhuận cao trên thị trường chứng khoán bằng các quy tắc hay
công thức bởi vì nhìn chung nó cũng không tốt hơn một cơ cấu đầu tư chứng khoán
được đa dạng hóa và lựa chọn ngẫu nhiên.
Điều này đã khiến cho các nhà lý thuyết tài chính đi sâu nghiên cứu nhằm
tìm ra câu trả lời tại sao một thị trường tài chính hoạt động tốt lại loại bỏ được tình
trạng lợi nhuận quá cao trong một thời gian dài. Giả thuyết thị trường hiệu quả là
một câu trả lời:
• Thị trường hiệu quả (efficient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất
cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và
6
tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Ví dụ: tin một công ty dầu
lửa phát hiện ra mỏ dầu mới có trữ lượng lớn được công bố lúc 10 giờ sáng
ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được phản ánh vào giá cả
khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp. Ở Mỹ đã có những nghiên cứu
đo lường tốc độ của sự điều chỉnh giá cả và kết quả là chỉ có thể kiếm được
lợi nhuận khi mua chứng khoán trong vòng 30 giây sau khi thông tin mới
được công bố rộng rãi.
Bước ngẫu nhiên: giả thuyết thị trường hiệu quả đưa ra một phương pháp để phân
tích diễn biến giá cả của những thị trường đầu cơ có tổ chức, theo đó giá cả của thị
trường này lên xuống thất thường và không thể dự kiến trước được như những bước
ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian. Các nghiên cứu về chỉ số giá chứng khoán
của toàn bộ thị trường cũng như của một cổ phiếu cho thấy đồ thị diễn biến của nó
cũng giống như đồ thị kết quả tung ngẫu nhiên một đồng xu. Giả thuyết thị trường
hiệu quả giải thích rằng sở dĩ có tình trạng này là do những thông tin mới ngay tức
thì được phản ánh vào trong giá cả đồng thời những thông tin này có tính không dự
đoán trước được nên diễn biến của giá cả cũng vậy.
1.1.2 Những khiếm khuyết của thuyết thị trường hiệu quả dẫn đến sự ra đời
của thuyết “hành vi tài chính”.
Có một số vấn đề về giá chứng khoán diễn biến trong thực tế mà giả thuyết
thị trường hiệu quả không giải thích được một cách thuyết phục như:
• Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá cả chứng khoán trong những thời điểm nào đó
ví dụ như đã xảy ra ở thị trường chứng khoán Mỹ từ 15 tháng 10 đến ngày
Thứ Hai Đen 19 tháng 10 năm 1987. Khi nhà kinh tế học James Tobin nói
rằng: không có một yếu tố hữu hình nào có thể tạo ra sự chênh lệch đến 30%
trong giá trị cổ phiếu thì các lý thuyết gia của thị trường hiệu quả không thể
đưa ra được lập luận phản bác. Hay hiện tượng giá chứng khoán tại Việt
Nam tăng liên tục trong giai đoạn cuối năm 2006 đến gần cuối năm 2007.
• Giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra đúng với những cổ phiếu riêng rẽ chứ
không hoàn toàn đúng đối với toàn bộ thị trường. Thị trường chứng khoán
trong dài hạn có những biến động tự đảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà kinh tế
7
học cho rằng đó là kết quả của tâm lý chung của hầu hết những người tham
gia thị trường. Khi thị trường bị ảnh hưởng bởi làn sóng tâm lý thì trên góc
độ vĩ mô không một nỗ lực cá nhân nào có đủ nguồn lực để đảo ngược.
Những hạn chế này của giả thuyết thị trường hiệu quả đã thúc đẩy các nghiên cứu
đưa đến lý thuyết kinh tế học hành vi nói chung và tài chính hành vi học nói riêng.
1.2. TÀI CHÍNH HÀNH VI
1.2.1. Tài chính hành vi là gì?
Tài chính hành vi là mô hình mới của tài chính, tìm kiếm để bổ sung cho lý
thuyết tài chính truyền thống, bằng cách giới thiệu khía cạnh hành vi đối với quá
trình ra quyết định. Tài chính hành vi ứng dụng các lý thuyết về hành vi con người
xuất phát từ tâm lý học, xã hội học và nhân loại học để hiểu hành vi của thị trường
tài chính và cố gắng giải thích làm thế nào và tại sao những sai lầm do cảm xúc và
kinh nghiệm tác động đến nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định và tạo ra các
trường hợp bất thường trên thị trường chứng khoán chẳng hạn như bong bóng và sự
sụp đổ thị trường.
Các nhà tâm lý học như Ward Edwards, Daniel Kahneman, Amos Tversky
bắt đầu sử dụng các mô hình kinh tế như là chuẩn đối sách tương phản với mô hình
tâm lý học của họ.
Có lẽ đóng góp chủ yếu đối với sự phát triển của tài chính học hành vi hiện
đại là các bài báo của Tversky và Kahnemen (1974) về ra quyết định dựa trên kinh
nghiệm chủ quan (Heuristics) và lý thuyết triển vọng (Prospect Thoery). Và vào
năm 2002, Tversky và Kahnemen đã nhận chung giải Nobel kinh tế vì những đóng
góp của mình trong lĩnh vực kinh tế học hành vi.
Từ những năm 80 - thế kỷ 20, sự quan tâm đến tài chính hành vi bắt đầu phát
triển nhờ vào nhiều nghiên cứu khác nhau, chứng minh sự bất thường của thị trường
tài chính khi so sánh với thị trường hiệu quả, mà những hiện tượng bất thường này
không thể giải thích bởi lý thuyết tài chính truyền thống. Sự quan tâm tiếp tục gia
tăng những năm sau đó và cho đến ngày nay tài chính hành vi trở thành một ngành
khoa học đang phát triển.
8
Tài chính hành vi nhằm mục đích hiểu và dự đoán thị trường tài chính một
cách hệ thống, và liên quan đến quá trình ra quyết định có ảnh hưởng bởi tâm lý và
kinh tế để cải thiện việc ra quyết định tài chính (Olsen, 1998-trích Johnsson,
Lindblom và Platan, 2002)
Những bất thường này ám chỉ rằng những nguyên lý cơ bản của hành vi lý
trí, các giả thuyết cơ bản về thị trường hiệu quả không hoàn toán chính xác và cần
phải nghiên cứu mô hình khác là mô hình phản ảnh hành vi con người được nghiên
cứu trong các khoa học xã hội khác (Shiller, 1998- trích Johnsson, Lindblom và
Platan, 2002).
1.2.2. Lý thuyết kỳ vọng (The Prospect Theory)
Lý thuyết lợi ích kỳ vọng (Expect Utility Theory) trình bày hành vi lý trí
trong điều kiện không chắc chắn và nó được xem là cơ sở cho các lý thuyết kinh tế
dựa trên hành vi lý trí hoàn toàn. Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhà đầu tư thường
ngại rủi ro (risk averse), tương ứng với tính lõm của hàm lợi ích (lợi ích biên giảm
dần), mỗi đơn vị tăng thêm của sự giàu có ít giá trị hơn so với đơn vị tăng thêm
trước đó. Mặc dù có sự hấp dẫn rõ ràng đối với lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhưng
trong vài trường hợp nó dự đoán sai một cách hệ thống hành vi con người.
Kahneman và Tversky tiến hành thí nghiệm sau để minh họa cách nhà đầu tư
đã vi phạm lý thuyết lợi ích kỳ vọng:
Tình huống 1: khi đối tượng khảo sát của họ được yêu cầu chọn lựa giữa
A – có 25% cơ hội thắng 3000
B – có 20% cơ hội thắng 4000
Kết quả có 65% đối tượng khảo sát chọn B
Tình huống 2: khi đối tượng khảo sát của họ được yêu cầu chọn lựa giữa
A – có 100% cơ hội thắng 3000
B – có 80% cơ hội thắng 4000
Kết quả có 80% đối tượng khảo sát chọn A
Lý thuyết lợi ích kỳ vọng dự đoán rằng không có sự lựa chọn khác nhau trong hai
tình huống trên, mọi người đều chọn B
9
Để phù hợp với các chứng cứ này nhiều lý thuyết đã được đưa ra trong đó
chủ yếu là Lý thuyết kỳ vọng. Lý thuyết kỳ vọng đề cập đến hàm giá trị (value
function). Hàm giá trị của Kahneman và Tversky khác với Hàm lợi ích ở chỗ hàm
giá trị có điểm thắt nút được gọi là điểm tham khảo (referent point) là điểm so sánh
của cá nhân (một cách đo mức độ giàu có mục tiêu) được xác định bởi ấn tượng chủ
quan.
Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng thì hàm lợi ích là lõm đi xuống đối với mọi
mức độ giàu có. Trái lại, hàm giá trị là hàm lõm đối với lời (tăng sự giàu có) và là
hàm lồi đối với lỗ (giảm sự giàu có). Độ dốc của hàm giá trị là dốc lên đối với mọi
mức độ giàu có bên dưới điểm tham khảo và dốc xuống đối với mọi mức giàu có
bên trên điểm tham khảo.
Kahneman và Tversky (1979) tiến hành thí nghiệm sau để minh họa cho lý
thuyết kỳ vọng:
Tính huống 1: Bạn được cho trước 1000$. Bạn được yêu cầu chọn lựa giữa:
A - chắc chắn kiếm lợi được 500$
B – 50% cơ hội kiếm lợi 1000$, 50% không có thêm gì
Kết quả 84% đối tượng khảo sát chọn A
Tình huống 2: bạn được cho trước 2000$. Bạn được yêu cầu chọn lựa giữa:
C - chắc chắn mất 500$
D – 50% khả năng mất 1000$, 50% không mất gì.
Kết quả có 69% đối tượng khảo sát chọn D
10
Kết quả trên cho thấy rằng người ta thường ngại rủi ro khi đứng trước lợi
nhuận nhận được và thích rủi ro khi đối diện với mất mát, thua lỗ.
Với mức giàu có bên dưới điểm tham khảo thì nhà đầu tư là người thích rủi
ro (risk seeker), họ chấp nhận mức độ rủi ro hơn để có thể đạt được mức giàu có
bên trên mức giàu có mục tiêu của họ. Đối với mức giàu có bên trên điểm tham
khảo, hàm giá trị dốc xuống giống với hàm lợi ích, khi đó nhà đầu tư ngại rủi ro.
1.2.3. Lý thuyết ra quyết định dưa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics)
Hueristics được định nghĩa là bất kỳ kỹ thuật giải quyết vấn đề và ra quyết
định nào liên quan đến việc sử dụng kiến thức chủ quan, linh cảm, thử và sai, dựa
theo kinh nghiệm chủ quan.
Do bởi thực tế rằng thông tin ngày càng nhiều, lan truyền ngày càng nhanh
hơn, cuộc sống đối với người ra quyết định trong thị trường tài chính trở nên phức
tạp hơn. Điều này dẫn đến sự gia tăng việc sử dụng kinh nghiệm như là cách tiếp
cận quen thuộc, nhưng không luôn luôn mang lại lợi ích.
Để ra quyết trong điều kiện không chắc chắn hầu hết mọi người sử dụng kinh
nghiệm. Nhìn chung, chúng hữu ích đối với chúng ta khi phải ra quyết định nhưng
thỉnh thoảng nó dẫn đến sai lầm mang tính hệ thống.
Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan có thể giúp giải thích
tại sao thị trường thỉnh thoảng hành xử một cách phi lý, trái ngược với mô hình thị
trường thông tin hiệu quả. Hành vi bầy đàn là một dạng ra quyết định dựa trên kinh
nghiệm trong đó các cá nhân tuân theo đa số, thể hiện bằng việc đi theo các quyết
định của số đông.
Con người có khuynh hướng thể hiện sự tin tưởng thái quá về đánh giá của
họ. Sự tin tưởng thái quá cũng có thể được chỉ ra với việc ra quyết dịnh dựa trên
Thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias). Người ta thường có
khuynh hướng phân loại sự kiện như điển hình hoặc đại diện cho một nhóm nào đó.
Trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thường phân loại cổ phiếu, ví dụ như loại
cổ phiếu tăng trưởng, dựa trên lịch sử tăng trưởng lợi nhuận ổn định, mà bỏ qua khả
năng có rất ít công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng nó có.
11
1.2.4. Phân biệt tài chính hành vi vi mô và tài chính hành vi vĩ mô
Tài chính hành vi được chia ra làm 2 mảng:
• Tài chính hành vi vi mô (BFMI: Behavioral Finance Micro): nghiên cứu các
thiên lệch hành vi của nhà đầu tư
• Tài chính hành vi vĩ mô: (BFMA: Behavioral Finance Macro): phát hiện và
mô tả các bất thường trong giả thuyết thị trường hiệu quả mà mô hình hành
vi có thể giải thích được.
Trong tài chính hành vi vi mô, người ta lại chia làm hai hướng nghiên cứu:
nghiên cứu sự thiên lệch hành vi trong bản thân mỗi cá nhân (Individual Bias), và
nghiên cứu sự thiên lệch hành vi do sự tương tác giữa các cá nhân với nhau
(Collective Bias), trong đó các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi những nhà đầu tư khác
và bắt đầu hành xử như một đám đông xúc cảm (emotional crowd).
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI TỒN TẠI
Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu
trên thị trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau. Nếu cả ba đều tồn tại, lý
thuyết tài chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai không những là tồn tại, mà
còn là rất đáng kể (lớn hoặc đến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba điều kiện đó bao
gồm:
• Tồn tại hành vi không hợp lý.
• Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống.
• Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính.
1.3.1. Hành vi không hợp lý
Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý
“đúng” những thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), từ đó dẫn đến những kỳ
vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào. Ngoài ra, trong một số
trường hợp, dựa trên kinh nghiệm hay nhận thức sẵn có, họ cũng mắc phải những
“lệch lạc trong nhận thức” (cognitive biases). Những nghiên cứu về các hành vi
không hợp lý tiêu biểu trong thị trường tài chính là kết hợp giữa tâm lý học, mà chủ
12
yếu là trường phái tâm lý nhận thức (cognitive psychology) với trường phái tâm lý
hành vi (behavioral psychology).
1.3.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống
Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của
giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho
dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một
mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm
nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định
giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài. Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng
tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, và
do đó, nó tạo thành một dạng như chúng ta thường gọi là “hiệu ứng bầy đàn”, khiến
cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng.
Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta
xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc,
không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy.
1.3.3. Giới hạn khả năng chêch lệch giá
Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ
hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh
lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại định giá
sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi
nhuận này thì như thế nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh
lệch giá khi có định giá sai?
Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là
có 2 dạng định giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh
lệch giá được, một dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh
chênh lệch giá được (nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định
giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại). Nếu tham gia “chỉnh sửa”
kiểu định giá sai dạng 2 thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang”, mà điển
hình là bài học nổi tiếng của LTCM (Long-Term Capital Management) kinh doanh
13
chênh lệch giá của Royal Duch và Shell và bị thua lỗ, nhưng ngay sau khi họ thua lỗ
không bao lâu thì giá 2 cổ phiếu này điều chỉnh lại đúng như dự đoán của họ! Đây
là ví dụ cho thấy thực tế định giá sai có thể kéo dài rất lâu, và kiểu nhà đầu tư hợp lý
như LTCM (được quản lý bởi những người đoạt giải Nobel và rất thành công trong
4 năm trước thương vụ này) tham gia sửa chữa sai lầm này thì sẽ thất bại.
Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá không thể
xảy ra vì có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có
thể kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó
tạo ra rủi ro tăng thêm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là
rủi ro thấp đến mức phi rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng
chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý
(gọi là noise trading) cũng ngăn cản điều này. Chính vì vậy, chúng ta đã từng thấy
trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên 1980), Đài Loan (1990), cổ
phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000), rồi gần đây là chứng khoán
Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”. Tuy nhiên, rõ ràng không hề
có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng này
kéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển). Đây là dấu hiệu của
giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá.
Kết luận chương 1
Tóm lại, Thị trường chứng khoán cũng có những thay đổi bất thường lúc sôi
động lúc trầm lắng. Cùng với sự sôi động - trầm lắng của thị trường là tâm trạng,
cảm xúc trái chiều của nhà đầu tư: lạc quan có, bi quan có, hy vọng có, hối tiếc có -
tất cả mọi cảm giác đều có thể tồn tại trong cùng một nhà đầu tư tại các thời điểm
khác nhau hoặc trong vài nhà đầu tư hoặc một nhóm nhà đầu tư tại cùng một thời
điểm
Nhìn chung, lý thuyết tài chính hành vi không phải là một trường phái tài
chính chính thống, còn ở dạng sơ khai và có nhiều vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên,
nó đã giúp giải thích được các hiện tượng bất thường trên thị trường tài chính như bong
bóng đầu tư và sự sụp đỗ của thị trường mà lý thuyết tài chính truyền thống không thể
14
giải thích được. Mặc dù vậy, lý thuyết tài chính hành vi không phải là phương thức đầu
tư kỳ diệu nhưng nó sẽ giúp cho nhà đầu tư thận trọng hơn với hành vi của mình và
tránh được những sai lầm khi ra quyết định đầu tư
15
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN THIÊN LỆCH HÀNH VI
2.1. THIÊN LỆCH DO ÁC CẢM MẤT MÁT, THUA LỖ (Loss Aversion Bias)
2.1.1. Mô tả chung:
Thiên lệch do ác cảm với mất mát thua lỗ đã được Kahneman và Tversky
đưa ra vào năm 1979 là một phần của lý thuyết triển vọng.
Kahneman và Tversky đã đưa ra lý thuyết mô tả cách mà người ta hành xử
khi đối mặt với sự lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn. Hàm giá trị cho thấy
có sự không cân xứng giữa giá trị mà người ta thu được và mất đi.
Sự không hài lòng mà người ta cảm nhận từ việc thua lỗ là lớn hơn sự hài
lòng khi kiếm được lợi nhuận. Sự bất cân xứng trong đánh giá này được gọi là
Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ.
Một cuộc kiểm tra thực nghiệm chỉ ra rằng sự thua lỗ mất mát có trọng số
gấp 2 lần lợi ích tăng thêm, mất 1 đồng buồn phiền gấp 2 lần niềm vui khi nhận
được 1 đồng (Kahneman và Tversky, 1991- trích Johnsson, Lindblom và Platan,
2002).
Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ nói đến thực tế rằng con người có
khuynh hướng nhạy cảm đối với việc giảm sự giàu có hơn là gia tăng sự giàu có.
Điều này có thể diễn tả hiện tượng, người ta có xu hướng mạo hiểm đầu tư
vào sự thua lỗ trong khi có thể bán chúng hoặc có lợi nhuận từ sớm hơn vì nhà đầu
tư luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ cảm thấy tiếc
nuối khi phải bán chúng. Vì thế khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng
vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình. Thiên lệch này lý
giải cho việc giữ cổ phiếu lỗ quá lâu.
Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ liên quan đến các yếu tố khác. Một trong số
chúng được gọi là hiệu ứng Endowment. Nó hàm ý rằng khi người ta sở hữu một
thứ gì đó, họ sẽ gán cho nó một giá trị cao hơn trước khi sở hữu. Hiệu ứng
Endowment khiến người ta gán nhiều trọng số cho việc thua lỗ hơn là lời.
Sự tồn tại của Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ khiến cho người ta
chịu tác động bởi sự thiên lệch nguyên trạng (Status quo Bias).
16
Thiên lệch nguyên trạng (Status quo bias) là sự thiên lệch về nhận thức
đối với việc giữ nguyên hiện trạng. Nói cách khác, con người có xu hướng không
thay đổi hành vi đã thiết lập trừ phi có động cơ thay đổi thúc ép
2.1.2. Tác động của thiên lệch do ác cảm với mất mát thua lỗ:
Ác cảm do thiên lệch không thể chấp nhận trong việc ra quyết định tài chính.
Trái ngược với những gì nhà đầu tư muốn: gia tăng rủi ro, lợi nhuận thấp. Các nhà
đầu tư nên chấp nhận rủi ro để gia tăng lợi nhuận chứ không phải để giảm thiểu
thiệt hại. Việc những người thua nắm giữ và người chiến thắng bán đi sẽ phải gánh
chịu sự phá vỡ danh mục đầu tư.
• Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà đầu tư nắm giữ các
chứng khoán thua lỗ quá lâu. Họ nắm giữ khoản đầu tư thua lỗ với hy vọng
rằng có thể giành lại những gì đã mất. Hành vi này gây ra hậu quả tiêu cực
cho lợi nhuận của danh mục đầu tư.
• Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà đầu tư bán các chứng
khoán đang tăng giá quá nhanh do sự sợ hãi lợi nhuận của họ sẽ giảm đi trừ
phi là họ bán nó. Hành vi này giới hạn tiềm năng của danh mục đầu tư và có
thể dẫn đến nhà đầu tư thực hiện quá nhiều giao dịch với mức lợi nhuận thấp
hơn.
• Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà đầu tư vô tình nhận lấy
nhiều rủi ro hơn nếu họ loại trừ sự đầu tư này để đầu tư cái khác tốt hơn
(hoặc giữ tiền mặt)
• Thiên lệch này là nguyên nhân làm các nhà đầu tư nắm giữ danh mục không
cân xứng. Ví dụ, nếu một vài vị thế bị giảm giá thì nhà đầu tư không sẵn lòng
bán do ác cảm với mất mát thua lỗ. Và sự không cân xứng có thể xảy ra. Nếu
không có sự cân đối lại hợp lý thì sự phân bổ không hợp lý đối với mục tiêu
dài hạn của nhà đầu tư, dẫn đến lợi nhuận không tối ưu.
17
2.2. THIÊN LỆCH DO ÁC CẢM VỚI HỐI TIẾC (Regret Aversion Bias)
2.2.1. Mô tả:
Con người có khuynh hướng cảm nhận nỗi đau của sự hối tiếc khi phạm sai
lầm, dù sai lầm nhỏ. Họ cảm thấy hết sức ăn năn, hối hận về một quyết định dẫn
đến kết quả tồi tệ. Và một khi họ mắc sai lầm và thua lỗ, mong ước lớn nhất của họ
là giá cả phục hồi như lúc ban đầu mà họ đầu tư. Vì thế, nó ảnh hưởng đến việc ra
quyết định của con người bởi vì để tránh nỗi đau về sự hối tiếc, người ta có thể thay
đổi hành vi của họ theo những cách thức mà trong vài trường hợp được xem như là
phi lý.
Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc giúp giải thích một thực tế rằng nhà đầu tư
trì hoãn bán cổ phiếu đang giảm giá và nhanh chóng bán cổ phiếu khi giá tăng
(Shefrin và Stamman, 1985 – trích Johnsson, Lindlom và Platan, 2002). Có thể hiểu
một cách đơn giản rằng nhà đầu tư tránh việc bán cổ phiếu khi giá giảm nhằm
không phạm phải sai lầm để sau này hối tiếc trong trường hợp giá cổ phiếu tăng lại.
Họ bán cổ phiếu khi giá tăng để không cảm thấy hối tiếc nếu cổ phiếu giảm giá
ngay sau đó. Hành vi này được dẫn chứng bằng cách sử dụng dữ liệu thương mại
của Ferris, Haugen và Makhija (1988) và Odean (1996).
Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức (Cognitive Dissonance Bias) :
Đó là sự xung đột về nhận thức mà con người trải qua khi họ đưa ra bằng
chứng để công nhận rằng niềm tin hoặc giả định của họ trước đây là sai. Thiên lệch
do mâu thuẫn về nhận thức có thể được phân loại như một dạng của nỗi đau về sự
hối tiếc, sự hối tiếc về những gì mình đã từng tin tưởng lại là không đúng.
Lý thuyết Festinger (1957 – trích Johnsson, Libblom và Platan, 2002) đánh
giá rằng con người có khuynh hướng hành động để giảm sự mâu thuẫn về nhận thức
một cách không lý trí như tránh các thông tin mới hoặc khuyếch trương các lý lẽ sai
nhằm duy trì niềm tin của họ. Kết quả là họ hành xử theo cách thức được xem là phi
lý.
Để tránh thông tin mới, trái với niềm tin của cá nhân và khuyếch trương các
lý lẽ sai nhằm củng cố niềm tin cũng có thể giải thích hành vi bầy đàn và hiện tượng
18
thông tin phản hồi (Feedback Phenomenon) có liên hệ với sự kiện bong bóng chứng
khoán.
2.2.2. Tác động của thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias)
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư quá bảo thủ trong
lựa chọn đầu tư. Việc gánh chịu thua lỗ trong quá khứ khiến cho nhiều người
né tránh việc đầu tư táo bạo mới và chỉ chấp nhận những vị thế ít rủi ro.
Hành vi này có thể gây hại cho mục tiêu đầu tư trong dài hạn.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư né tránh khi thị
trường gần như đang đi xuống. Họ sợ rằng nếu họ mua vào mà thị trường
tiếp tục đi xuống sẽ khiến cho họ hối tiếc với quyết định mua trữ. Tuy nhiên,
thị trường đang giảm thường chào giá hời và mọi người có thể kiếm lợi do sự
đầu tư dưới giá trị.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư nắm giữ vị thế
thua lỗ quá lâu. Mọi người không muốn thừa nhận sai lầm của mình và họ sẽ
tiếp tục nắm giữ không bán những đầu tư đang bị thua lỗ. Giống như ác cảm
do mất mát thua lỗ, hành vi này sẽ gây hại cho tài sản của họ.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc là nguyên nhân gây ra hành vi bầy đàn, bởi
vì đối với một vài nhà đầu tư việc mua vào theo đám đông đồng lòng có thể
hạn chế khả năng hối tiếc trong tương lai. Không cần phải nói thêm, sự sụp
đổ của bóng bóng cổ phiếu internet đã giải thích cho sự kiện bầy đàn lớn
nhất đã tháo chạy trong xu hướng sai lầm.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc dẫn dắt nhà đầu tư thích lựa chọn cổ phiếu
của công ty tốt hơn ngay cả khi lựa chọn cổ phiếu có lợi nhuận ngang nhau
hoặc cao hơn sự mong đợi. Ác cảm hối tiếc có thể là cảm giác mà đám đông
rủi ro đòi hỏi ra quyết định liều lĩnh hơn. Vì vậy, nếu đầu tư thất bại, kết quả
này là dựa vào sự phán quyết cá nhân hơn là kết quả của việc đầu tư vào cổ
phiếu quen thuộc, an toàn và đáng tin cậy. Tất nhiên nhận thức trách nhiệm
cá nhân càng được gia tăng thì càng gia tăng sự hối tiếc. Việc đầu tư vào
19
những công ty tốt có thể không cho phép nhà đầu tư bất cứ nhiều lợi nhuận
hơn hoặc ít lợi nhuận hơn so với các công ty được nhận thức là bị rủi ro
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu
lời quá lâu. Họ sợ rằng việc bán cổ phiếu đang có lời có thể sẽ bỏ qua những
lợi nhuận xa hơn. Sự nguy hiểm ở đây là trong tài chính cũng như trong vật
lý học bất cứ cái gì lên thì tất nhiên sẽ phải đi xuống
2.3. THIÊN LỆCH DO TÍNH TOÁN BẤT HỢP LÝ (Mental Acouting Bias)
2.3.1. Mô tả:
Tính toán bất hợp lý (mental accounting). Đây là một dạng của định nghĩa
hẹp. Mental accounting đề cập đến xu hướng mọi người phân chia số tiền của họ
thành những tài khoản riêng biệt dựa trên nhiều tiêu chí chủ quan khác nhau, như
nguồn gốc của số tiền và mục đích cho mỗi tài khoản. Theo lý thuyết, cá nhân chỉ
định chức năng khác nhau cho mỗi nhóm tài sản, điều này sẽ gây tác động bất hợp
lý và có hại đến các quyết định tiêu dùng và những hành vi khác. Chúng ta có
khuynh hướng tách riêng các quyết định mà đáng lẽ phải kết hợp lại với nhau vào
các tài khoản ảo do chúng ta tưởng tượng ra (mantal account) và tối đa hóa lợi ích
từng tài khoản. Thoạt đầu, chúng ta nghĩ đó là quyết định hợp lý, thật ra đó có thể là
quyết định sai lầm. Ví dụ: người ta có xu hướng tách biệt ra 2 ngân sách gia đình,
một dành cho mua thức ăn gia đình, một dành cho đi ăn nhà hàng cuối tuần. Và khi
chi tiêu mua đồ ăn, người ta thường không mua hải sản cao cấp vì nghĩ rằng nó mắc
và chỉ ăn thịt bình thường, nhưng khi vào nhà hàng, người này lại gọi hải sản thay
vì ăn thịt bình thường. Nếu thay vì như vậy, người này ăn hải sản cho bữa ăn tại nhà
và chỉ ăn thịt bình thường trong nhà hàng, anh ta có thể tiết kiệm được tiền. Vấn đề
ở chỗ anh ta đã tách biệt ra 2 tài khoản riêng cho thức ăn tại nhà và đi ăn cuối tuần.
Cho dù có nhiều người sử dụng Mental accounting, họ không nhận thức
được cách suy nghĩ này bất hợp lý đến mức độ nào. Ví dụ, mọi người thường có
một “con heo đất” hoặc thiết lập quỹ dành cho một kỳ nghỉ hoặc một ngôi nhà mới,
trong khi vẫn còn mang nợ thẻ tín dụng một cách đáng kể. Trong ví dụ này, tiền
trong các quỹ đặc biệt được “đối xử” khác với số tiền người đó dùng để trả tiền nợ
20
của mình, mặc dù thực tế là việc hoán chuyển tiền từ các món nợ sang các quỹ sẽ
làm tăng lãi phải trả và làm giảm giá trị của người đó. Đơn giản, thật vô lý thậm chí
có hại khi để tiền tiết kiệm trong “heo đất” để thu ít hoặc không có tiền lãi, trong
khi mang nợ thẻ tín dụng đòi hỏi lãi suất 20% mỗi năm.
Trong trường hợp này, thay vì tiết kiệm cho kỳ nghỉ, hành động hợp lý nhất
là sử dụng những khoản tiền trong “heo đất” (và bất cứ số tiền nào khác có sẵn) để
trả hết các chi phí nợ nần.
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng tại sao mọi người không hành xử theo
cách này? Câu trả lời nằm ở giá trị cá nhân mà mọi người đặt trên từng tài sản cụ
thể. Ví dụ, người dân có thể cảm thấy rằng để dành tiền cho một ngôi nhà hoặc các
quỹ đại học của con cái là quá "quan trọng" nên không thể bỏ đi. Kết quả là, các tài
khoản quan trọng này có thể không được đụng đến, ngay cả khi làm như vậy sẽ
cung cấp thêm nguồn lợi tài chính
Thiên lệch do tính toán bất hợp lý khiến người ra quyết định có khuynh
hướng phân biệt các loại khác nhau của các vụ đầu tư có tính mạo hiểm mà họ gặp
phải vào các tài khoản riêng biệt, sau đó ứng dụng các quy luật ra quyết định của lý
thuyết lợi ích kỳ vọng đối với mỗi tài khoản mà bỏ qua sự ảnh hưởng lẫn nhau có
thể có giữa các tài khoản. Nó có thể tác động đến nhà đầu tư khiến họ chia khoản
đầu tư vào các tài khoản riêng biệt được xác định một cách tùy tiện. Ví dụ: khi mua
giá cổ phiếu 30.000, sau đó giá cổ phiếu giảm xuống 22.000, người ta không bán cổ
phiếu thậm chí là mua tiếp và chờ đến khi giá lên trên 30.000 một chút thì bán ngay
kiếm lời. Và giá có giảm tiếp thì người ta cứ giữ cổ phiếu đó tiếp. Vì họ đã tách biệt
giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của mình, cho nên họ cố tối đa
hóa tài khoản lời và tối thiểu hóa tài khoản lỗ nên giá lên một chút thì bán, giá
xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa chuyển qua tài khoản lỗ.
Thiên lệch do tính toán bất hợp lý liên quan đến Thiên lệch do khung nhìn.
Khung nhìn là việc phân tích một vấn đề trong khuôn khổ hẹp, tách biệt và cố gắng
đưa ra quyết định tối ưu trong khuôn khổ hẹp ấy thay vì cho toàn cục. Tài chính
truyền thống giả định rằng khung nhìn không liên quan gì đến hành vi, bởi vì nó
21
được giả định rõ ràng nhưng sự thật thì không phải luôn như vậy. Khi một người
gặp khó khăn khung nhìn của anh ta không rõ ràng, quyết định của anh ta phụ thuộc
vào khung nhìn cụ thể mà anh ta sử dụng. Ví dụ như, tiền kiếm được từ làm việc
chăm chỉ thì giá trị nhiều hơn tiền trúng xổ số.
2.3.2. Tác động của thiên lệch do tính toán bất hợp lý (Mental Acouting Bias)
• Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhiều người
tưởng tượng ra rằng sự đầu tư của họ chia ra thành những tài khoản riêng lẻ.
Ví dụ, những loại này bao gồm: tiền dành đi học và tiền nghỉ hưu. Tưởng
tượng ra các tài khoản riêng biệt để phù hợp với mục tiêu tài chính. Tuy
nhiên, có thể là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư không chú ý đến các vị
thế mà bù đắp hoặc các tài khoản ngang nhau. Điều này có thể dẫn đến một
danh mục chưa được tối ưu.
• Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư có sự
phân biệt không hợp lý giữa lợi nhuận có nguồn gốc từ thu nhập và đánh giá
cao lợi nhuận có nguồn gốc từ vốn. Nhiều người cảm thấy cần bảo toàn vốn
gốc và thích tiêu xài tiền lãi hơn. Kết quả là một số nhà đầu tư đuổi theo
dòng thu nhập và vô tình ăn mòn vốn gốc. Ví dụ, xem xét một trái phiếu thu
nhập cao hoặc cổ phiếu ưu đãi mà được trả cổ tức cao có thể bị thua lỗ vốn
gốc do biến động lãi suất. Tính toán bất hợp lý tạo nên công cụ hấp dẫn
nhưng chúng không có lợi cho nhà đầu tư trong dài hạn.
• Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư phân
bổ tài sản khác nhau khi có liên quan tới cổ phiếu người chủ. Các nghiên cứu
đã chỉ ra rằng những người tham gia trong các kế hoạch hưu trí công ty được
cấp không cổ phiếu như là một xu hướng lựa chọn đầu tư một cách cân bằng
giữa chứng khoán và công cụ thu nhập cố định. Tuy nhiên, khi cổ phiếu chủ
là một lựa chọn, người lao động thường phân bổ một phần đóng góp đối với
cổ phần công ty, với phần còn lại chi tiêu ngang bằng trên vốn và các công
cụ thu nhập cố định. Sau đó, sự phân bổ tổng vốn có thể quá cao khi cổ phiếu
công ty được chào bán, khiến cho danh mục của nhà đầu tư có khả năng ít
22
được đa dạng hóa. Điều này có thể là một điều kiện ít tối ưu bởi vì các nhà
đầu tư không hiểu rõ những nguy cơ tồn tại trong danh mục đầu tư của họ.
• Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư do
dự khi bán các khoản đầu tư tạo ra lợi ích quan trọng, nhưng, theo thời gian,
đã giảm giá. Trong thời kỳ thị trường tăng trưởng vào những năm 1990, các
nhà đầu tư trở nên quen với lợi nhuận lành mạnh chưa thực hiện. Khi hầu hết
các nhà đầu tư khi giá trị ròng của họ bị xì hơi bởi sự điều chỉnh của thị
trường, họ do dự bán các vị thế của họ cho đến lúc số dư lợi nhuận nhỏ hơn.
Ngày nay, nhiều người vẫn hối tiếc vì không gặt được lợi nhuận khi họ có
thể, một số nhà đầu tư bám theo bùng nổ những năm 1990 thì trở nên gần
như không có giá trị.
Ác cảm do khung nhìn và thua lỗ cùng giải thích việc ghét rủi ro quá mức. Nhà
đầu tư bị lỗ ròng có khả năng hơn để lựa chọn các đầu tư rủi ro, trong khi người
thu được lợi nhuận ròng cảm thấy thiên về sự lựa chọn ít rủi ro.
2.4. THIÊN LỆCH DO QUÁ TỰ TIN (Overconfidence Bias)
2.4.1. Mô tả:
Người ta có khuynh hướng quá tự tin vào niềm tin và sự dự đoán của họ. Họ
nghĩ là họ thông minh hơn, có thông tin tốt hơn, tuy nhiên đó là những gì họ nghĩ
chứ không phải là những gì họ thật sự có.
Người ta có xu hướng phóng đại tài năng và đánh giá thấp khả năng xảy ra
kết quả tồi tệ trong trường hợp họ không kiểm soát được tình hình. Người ta càng
tin tưởng vào bản thân, càng có nhiều rủi ro do sự quá tự tin gây ra.
Thiên lệch do quá tự tin liên quan đến vài sự thiên lệch khác. Đầu tiên là
Thiên lệch trong nhận thức muộn màng (Hindsight Bias). Con người hiếm khi
diễn tả lại những gì họ đã nghĩ trước đó ở một thời điểm trong quá khứ khi sự kiện
xảy ra. Sau khi sự kiện đã xảy ra người ta cho rằng họ đã nghĩ nó sẽ như thế. Thiên
lệch trong nhận thức về quá khứ có xu hướng làm tăng sự tin tưởng thái quá trong
mỗi người, bởi vì nó cho họ ảo tưởng rằng thế giới thật dễ dàng dễ hiểu hơn là
những gì thực sự là chính nó.
23
Một yếu tố khác liên quan đến Thiên lệch do quá tự tin là Thiên lệch do
quy kết cho bản thân (Self-attribution Bias). Nó khiến người ta quy kết cho sự
thành công là do khả năng của chính họ và thất bại là do yếu tố bên ngoài. Cuối
cùng, là sự tin vào điều kỳ diệu (magical thinking). Nó phụ thuộc vào ý tưởng một
người nào đó hoặc một sự kiện nào đó có thể ảnh hưởng đến thị trường. Loại niềm
tin này có thể làm gia tăng sự tin tưởng thái quá, sau khi đạt được vài kết quả tốt,
chẳng hạn như việc kiếm lợi trong thị trường chứng khoán, chúng làm tăng niềm tin
vào điều kỳ diệu.
Thiên lệch do lạc quan (Optimism Bias) là một thiên lệch trong đánh giá
thường đi cùng với sự quá tự tin. Nó khiến người ta có cái nhìn tích cực thái quá về
khả năng và viễn cảnh của họ. Đa số người ta có xu hướng xếp hạng chính họ vượt
trội hơn mức trung bình của số đông.
Nhà đầu tư thường lạc quan quá mức về thị trường, nền kinh tế, tiềm năng
đạt được kết quả tốt cho các khoản đầu tư họ thực hiện. Nhiều nhà đầu tư quá lạc
quan tin rằng các khoản đầu tư thất bại sẽ không xảy đến với họ, chúng chỉ làm khổ
sở những người khác mà thôi.
Sự kết hợp giữa Thiên lệch do lạc quan và Thiên lệch do quá tự tin khiến
người ta đánh giá quá cao kiến thức của họ, phóng đại các kỹ năng của họ và đánh
giá thấp những rủi ro tiềm ẩn và thổi phồng khả năng của họ về việc kiểm soát các
sự việc, điều này dẫn đến khối lượng giao dịch quá mức và thị trường bong bóng.
Một người càng tự tin vào bản thân thì càng gặp nhiều rủi ro và sai lầm trong quyết
định vì sự tự tin thường không tạo ra mối quan hệ nào với kiến thức thực tế.
Đặc tính chung của con người là phản ứng lại quá mức đối với những sự
kiện, những thông tin không lường trước và đầy kịch tính. Vì vậy, sự quá tự tin có
thể giúp giải thích phần nào sự gia tăng quá mức của giá cả trong thị trường bong
bóng (đầu cơ)
Nhiều nhà đầu tư cảm thấy rằng họ có lý do để giao dịch thường xuyên và họ
có niềm tin rằng họ nhận thức tốt hơn những người khác. Điều đó như thế hầu hết
mọi người nghĩ rằng khả năng của họ ở trên mức trung bình. Shiller (1987) đã quan
sát thấy hiện tượng này trong cuộc khảo sát về sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán
24
Mỹ năm 1987. Vì vậy, sự lạc quan thái quá có thể sẽ giúp giải thích sự phản ứng
quá mức của toàn bộ thị trường. Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường tài
chính cũng như những bằng chứng gần đây nhất là việc nhiều nhà đầu tư ít đa dạng
hóa danh mục đầu tư của mình và đầu tư nhiều vào những công ty mình quen thuộc
(một số nghiên cứu tranh cãi rằng có thể vì họ có thông tin nội bộ về những công ty
đó, nhưng những nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực công ty đã bác bỏ luận cứ này).
Như vậy, một cách giải thích khả dĩ là các nhà đầu tư ít đa dạng hóa này tự tin quá
mức vào tầm hiểu biết của mình đối với công ty.
Nhà đầu tư thường xem bản thân họ tốt hơn những nhà đầu tư khác, đánh giá
cao bản thân hơn những gì người khác đánh giá, và họ thường phóng đại những
hiểu biết của mình. Trong vấn đề đầu tư, sự quá tự tin có thể gây hại cho khả năng
chọn cổ phiếu của bạn trong thời gian dài. Trong một nghiên cứu năm 1998 mang
tên "Volume, Volatility, Price, and Profit when all trades are above average", nhà
nghiên cứu Terrence Odean thấy rằng các nhà đầu tư “quá tự tin” thường tiến hành
nhiều giao dịch hơn những người nhà đầu tư khác. Sự quá tự tin làm tăng các hoạt
động giao dịch bởi vì nó là lý do khiến nhà đầu tư sẵn sàng bảo vệ quan điểm của
họ, không cần tham khảo thêm những quan điểm thích đáng của những nhà đầu tư
khác.
Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu
tư. Nhà đầu tư quá tự tin cho rằng, hành động của họ ít rủi ro hơn các nhà đầu tư
khác cảm nhận. Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông tin họ
nhận được, không những tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai cả ý nghĩa
của thông tin.
2.4.2. Tác động thiên lệch do quá tự tin (Overconfidence Bias)
• Thiên lệch do quá tự tin khiến cho các nhà đầu tư đánh giá quá cao khả năng
của họ khi định giá công ty cũng như tiềm năng đầu tư. Kết quả là, họ trở
nên mù quáng với những thông tin tiêu cực mà thông thường đưa ra những
dấu hiệu cảnh báo, cũng như họ mua những cổ phiếu không nên mua và bán
những cổ phiếu không nên bán.
25
• Quá tự tin khiến cho các nhà đầu tư giao dịch quá nhiều. Kết quả của việc
quá tự tin là họ sở hữu kiến thức đặc biệt mà người khác không có. Hành vi
giao dịch quá mức đã minh chứng cho lợi nhuận nghèo nàn suốt thời gian
qua.
• Bởi vì họ không biết, không hiểu, không chú ý đến số liệu thống kê sự đầu
tư, sự quá tự tin khiến cho các nhà đầu tư đánh giá thấp mặt trái của rủi ro.
Kết quả là họ có danh mục không tốt.
• Quá tự tin khiến cho nhà đầu tư nắm giữ những danh mục không được đa
dạng, vì thế sẽ gánh chịu nhiều rủi ro mà không có sự tương xứng với dung
sai rủi ro. Thông thường, quá tự tin khiến cho nhà đầu tư không biết rằng họ
đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn là gánh chịu những rủi ro thông thường.
2.5. THIÊN LỆCH DO TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH (Representative Bias)
2.5.1. Mô tả:
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về Thiên lệch do tình huống điển
hình được thực hiện bởi Kahneman và Tversky (1974). Họ cho rằng con người
trong sự hình thành phán xét chủ quan có khuynh hướng phân loại các sự kiện như
là điển hình hoặc tiêu biểu. Nó được xác định như là khuôn mẫu đáng tin cậy. Thiên
lệch này thường được diễn tả một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều
đến nhân tố dài hạn mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống ngắn hạn.
Người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lại dựa trên
mức độ tương tự với một tình huống điển hình nào đó. Kinh nghiệm này có thể đưa
người ta đến việc xét đoán sự thay đổi của thị trường chứng khoán như là thị trường
lên hoặc xuống mà không đánh giá khả năng để chuỗi các thay đổi giá có tính hiệu
giống nhau xảy ra là rất hiếm. Theo cách này, nó có thể khiến người ta trở nên lạc
quan hơn đối với những người thành công trong quá khứ hoặc bi quan hơn đối với
những thất bại trong quá khứ.
Thiên lệch do tình huống điển hình liên kết chặt với quy lật số nhỏ. Hiện
tượng này được mô tả lần đầu tiên bởi Tversky và Kahneman (1971 – trích
26
Cornicello, 2004). Nó xảy ra khi con người hiểu sai về quy luật số lớn, họ áp dụng
quy luật số lớn cho một mẫu có số lượng nhỏ.
Sự quá tự tin dường như có liên quan đến Thiên lệch do tình huống điển
hình. Kahneman và Tversky (1974) cho rằng người ta có khuynh hướng phân loại
sự kiện điển hình hoặc tiêu biểu được nhiều người biết đến sau đó đánh giá quá mức
tầm quan trọng của sự phân loại này mà không xem xét đến chứng cứ về khả năng
xảy ra của chúng.
Một kinh nghiệm quan trọng khác là Thiên lệch do tình huống sẵn có. Một
trong những mô tả đầu tiên về điều này thực hiện bởi Kahneman và Tversky (1974).
Nó ảnh hưởng đến con người trong tình huống người ta đánh giá khả năng một sự
kiện xảy ra bởi sự dễ dàng nảy sinh trong đầu họ khiến người ta xem trọng các sự
kiện mà có thể nhớ dễ dàng. Điều này hàm ý xem trọng các sự kiện có mức độ bao
phủ phương tiện truyền thông đại chúng cao hoặc dễ dàng hình dung.
2.5.2. Tác động thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias)
• Thông tin có sẵn. Các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư dựa vào những thông tin có
sẵn (như quảng cáo, lời đề nghị của nhà tư vấn, bạn bè,…) và sẽ không tiến
hành nghiên cứu có kỹ luật hoặc siêng năng kiểm tra lại các đầu tư được lựa
chọn là tốt nhất..
• Phân loại. Nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư dựa trên các danh sách phân loại mà đã
có sẵn trong bộ nhớ của họ. Trong tâm trí của họ, các hạng mục khác sẽ
không thể dễ dàng nhớ lại, và do đó, sẽ bị bỏ qua. Ví dụ, nhà đầu tư Mỹ có
thể bỏ qua những nước có cơ hội đầu tư tiềm năng bổ ích có thể tồn tại bởi vì
các nước này không phải là hạng mục đáng nhớ trong bộ nhớ của họ.
• Phạm vi hẹp của kinh nghiệm. Nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư phù hợp với phạm
vi hẹp của họ về kinh nghiệm sống, chẳng hạn như họ làm việc trong ngành
công nghiệp, khu vực họ sinh sống, và những người họ liên kết. Ví dụ, nhà
đầu tư, người làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ có thể tin rằng
chỉ có đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới mang lại lợi nhuận.
Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
27
• Cộng hưởng. Nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư mà cộng hưởng với cá tính riêng của
họ, hoặc có những đặc điểm mà các nhà đầu tư có thể liên quan đến hành vi
của mình. Xem xét sự đối nghịch, nhà đầu tư bỏ qua sự đầu tư tốt, tiềm năng
vì họ không thể liên quan đến hoặc không tiếp xúc với đặc điểm của những
khoản đầu tư. Ví dụ, những người tiết kiệm có thể không liên quan đến cổ
phiếu đắt tiền (giá cao/thu nhập nhiều) và có khả năng bỏ lỡ những lợi ích
của việc sở hữu những cổ phiếu này
2.6. THIÊN LỆCH DO ĐIỂM TỰA (Anchoring Bias) VÀ THIÊN LỆCH DO
BảO THỦ (Conservatism Bias)
2.6.1. Mô tả:
Thiên lệch do điểm tựa nói đến hành vi bám vào giá trị ban đầu, giá trị mặc
định – một điểm tựa, khi dự đoán hoặc ước lượng. Mặc dù họ có sự điều chỉnh lên
xuống xung quanh giá trị ban đầu phù hợp với thông tin và sự phân tích xảy ra sau
đó nhưng những điều chỉnh này là chưa đủ. Vì vậy, những dự đoán này bị thiên lệch
hướng về giá trị ban đầu.
Người ta luôn có trong tâm trí vài điểm tham khảo (reference point), ví dụ
như là giá cổ phiếu trước đây. Khi họ nhận được thông tin mới họ sẽ điều chỉnh
điểm tham khảo trước đây này một cách không đầy đủ (phản ứng chậm) đối với
thông tin mới nhận được.
Đối với các cổ phiếu riêng lẻ, sự thay đổi giá có xu hướng gắn chặt với sự
thay đổi giá của các cổ phiếu khác, cũng như tỉ số P/E cũng được gắn chặt với tỉ số
P/E của các cổ phiếu khác. Loại điểm tựa này giúp giải thích tại sao giá các loại cổ
phiếu dịch chuyển cùng nhau nhiều như chúng đã thể hiện (Shiller, 1989 – trích
Johnsson, Lindblom và Platan, 2002).
Nó cũng có thể giải thích tại sao cổ phiếu của các công ty trong các ngành
công nghiệp khác nhau nhưng có trụ sở chính trong cùng một quốc gia có khuynh
hướng dịch chuyển giá giống nhau hơn là cổ phiếu của các công ty trong cùng
ngành công nghiệp nhưng có trụ sở chính ở các quốc gia khác nhau (Griffin và
Karolyi, 1998 – trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002).
Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
28
Chừng nào mà giá cổ phiếu trong quá khứ được xem là cơ sở để xác định giá
mới, thì giá mới của cổ phiếu có khuynh hướng gắn với giá trong quá khứ và giá
mới có xu hướng gần với giá quá khứ. Giá trị tài sản càng mơ hồ thì điểm tham
khảo trở thành nhân tố quyết định giá càng được xem trọng (Shiller, 1998 – trích
Johnsson, Lindblom và Platan, 2002).
Thiên lệch do điểm tựa quan hệ chặt chẽ với một thiên lệch khác là Thiên lệch
do bảo thủ. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về Thiên lệch do bảo thủ được
thực hiện bởi Edwards (1968 – trích Cornicello, 2004).
Thiên lệch do bảo thủ nói đến hiện tượng mà theo đó khi thông tin mới xuất hiện,
người ta có xu hướng không tin, dẫn đến chậm phản ứng với nó và đặt nhiều niềm
tin vào thông tin trước đó trong một tình huống đã được biết. Theo nguyên tắc này
con người thay đổi chậm chạp quan điểm của họ.
Khi có thông tin ảnh hưởng xấu đến cổ phiếu của họ thì họ luôn chờ đợi hoặc
cho rằng đây chỉ là tạm thời, về dài hạn thì cổ phiếu này vẫn tốt. Điều này dẫn đến
việc, khi ảnh hưởng của thông tin này trở nên rõ ràng hơn thì đã quá muộn để họ có
thể làm gì.
Một giải thích về Thiên lệch do bảo thủ là sự đánh giá thông tin mới và cập
nhật chúng thường thì phải tốn chi phí. Do đó, để giảm chi phí này, họ quyết định
không xem xét lại những gì bản thân tin tưởng một cách đúng mực.
Thiên lệch do bảo thủ (gắn với kinh nghiệm dài hạn) ngược lại với thiên lệch
do tình huống điển hình (đặt nặng vào các tình huống điển hình ngắn hạn). Phối hợp
2 thiên lệch này có thể giải thích hiện tượng phản ứng chậm (underreaction) trên thị
trường chứng khoán. Ví dụ: khi ban đầu tin tức công bố của một công ty cho thấy
lợi nhuận giảm, người ta vẫn tin rằng đây chỉ là giảm tạm thời và phản ứng chậm
với thông tin này nên giá cổ phiếu của công ty có tin xấu vẫn giảm chậm. Đến khi
liên tục vài quý sau, tình hình vẫn xấu đi thì người ta phát hiện ra tình huống điển
hình mới: Công ty quý trước cũng kinh doanh kém, quý này cũng kinh doanh kém,
vậy nên bán tống cổ phiếu công ty này đi để tránh lỗ. Thế là mọi người đổ xô đi bán
cổ phiếu
6672250

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...jackjohn45
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưmaianhbang
 
Bai giang phan tich tai chinh
 Bai giang phan tich tai chinh Bai giang phan tich tai chinh
Bai giang phan tich tai chinhHang Vo Thi Thuy
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamDương Hà
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng ViệtPhân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Mais procurados (20)

Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAYĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
 
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAYLuận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
Luận văn: Xây dựng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, HAY
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
Bai giang phan tich tai chinh
 Bai giang phan tich tai chinh Bai giang phan tich tai chinh
Bai giang phan tich tai chinh
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Mô hình CAPM
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng ViệtPhân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 

Semelhante a Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân 6672250

#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoanLiVnYn
 
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306Phan An
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánMỹ Hằng
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt NamThanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Namluanvantrust
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1Dung Nguyen
 
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doctrngthinnguyn4
 
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...PinkHandmade
 

Semelhante a Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân 6672250 (20)

#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan#Bat dong san tien-chung khoan
#Bat dong san tien-chung khoan
 
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
Rui ro tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_0306
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng Hướng Ứng Dụng.docLuận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng Hướng Ứng Dụng.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAYĐề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư của ...
 
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoánĐề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
 
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng KhoánLuận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
Luận Văn Tâm Lý Bầy Đàn Hành Vi Ra Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Chứng Khoán
 
Những Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.doc
Những Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.docNhững Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.doc
Những Cổ Phiếu Gây Ra Hiệu Ứng Quy Mô, Giá Trị Và Quán Tính Giá.doc
 
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt NamThanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1Forex vina.com   đào tạo forex nâng cao phan 1
Forex vina.com đào tạo forex nâng cao phan 1
 
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
Luận văn: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên cơ...
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
 
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cưLuận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
Luận văn: Các Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư
 
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
 

Mais de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớinataliej4
 

Mais de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Último

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Último (20)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân 6672250

  • 1. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH --------------- LYÙ NGOÏC PHÖÔÏNG PHAÂN TÍCH TAÙC ÑOÄNG CUÛA THIEÂN LEÄCH HAØNH VI ÑEÁN QUYEÁT ÑÒNH CUÛA NHAØ ÑAÀU TÖ CAÙ NHAÂN LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ TP.HCM, THAÙNG 01/2012
  • 2. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH --------------- LYÙ NGOÏC PHÖÔÏNG PHAÂN TÍCH TAÙC ÑOÄNG CUÛA THIEÂN LEÄCH HAØNH VI ÑEÁN QUYEÁT ÑÒNH CUÛA NHAØ ÑAÀU TÖ CAÙ NHAÂN Chuyeân ngaønh : Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Maõ soá : 60.31.12 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc: PGS.TS Nguyeãn Thò Ngoïc Trang TP.HCM, THAÙNG 01/2012
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU:.................................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.......................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI ...................................... 4 1.1. TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG ................................................................. 4 1.1.1. Học thuyết thị trường hiệu quả......................................................... 4 1.1.2. Những khiếm khuyết của thị trường hiệu quả dẫn đến sự ra đời của thuyết tài chính hành vi .............................................................................................. 6 1.2. TÀI CHÍNH HÀNH VI ............................................................................... 7 1.2.1. Tài chính hành vi là gì?..................................................................... 7 1.2.2. Lý thuyết kỳ vọng (The Prospect Theory)......................................... 8 1.2.3. Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics).10 1.2.4. Phân biệt tài chính hành vi vi mô và tài chính hành vi vĩ mô........... 11 1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI TỒN TẠI............ 11 1.3.1. Hành vi không hợp lý ..................................................................... 11 1.3.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống ...................................... 12 1.3.3. Giới hạn khả năng chêch lệch giá.................................................... 12 CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN THIÊN LỆCH HÀNH VI........................................ 15 2.1. Thiên lệch do ác cảm mất mát, thua lỗ (Loss Aversion Bias) ..................... 15 2.2. Thiên lệch do tính toán bất hợp lý (Mental Acouting Bias)........................ 17 2.3. Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias).......................... 19 2.4. Thiên lệch do quá tự tin (Overconfidence Bias)......................................... 22 2.5. Thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias) ......................... 25
  • 4. 2.6. Thiên lệch do điểm tựa (Anchoring Bias) .................................................. 27 2.7. Thiên lệch do ảo tưởng về sự kiểm soát (Illusion of control Bias).............. 30 2.8. Thiên lệch do củng cố thêm (Confirmation Bias)....................................... 31 2.9. Thiên lệch do sự kiện gần đây (Recenty Bias)............................................ 32 2.10. Thiên lệch do tâm lý bầy đàn (Herd behavior) ......................................... 33 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN LỆCH HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN TTCK TP.HCM 3.1. Mô hình khảo sát ....................................................................................... 36 3.2. Quy trình khảo sát ..................................................................................... 36 3.3. Kết quả nghiên cứu.................................................................................... 39
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1.EMH (Efficient Market Hypothesis): lý thuyết thị trường hiệu quả 2. EFA (Exploratory Factor Analysis): phân tích nhân tố khám phá 3. TTCK: thị trường chứng khoán 4. Tp.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thống kê mô tả sự ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đến quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên sàn Tp.HCM Bảng 3.2. Thống kế mô tả tình hình sử dụng công cụ phân tích khi ra quyết định Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến dựa vào lý thuyết kỳ vọng Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến dựa vào lý thuyết kinh nghiệm và nhận thức Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo quyết định đầu tư Bảng 3.6. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập Bảng 3.7. Phân tích phương sai tổng thể Bảng 3.8. Bảng xoay nhân tố Bảng 3.9. Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc Bảng 3.10. Ma trận tương quan giữa các nhân tố Bảng 3.11. Tóm tắt mô hình hồi quy: Bảng 3.12. Nhân tố hành vi tác động đến loại giao dịch trong quyết định giao dịch của nhà đầu tư
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Nhiều học thuyết kinh tế tài chính cho rằng hành động của cá nhân là hợp lý và có khả năng xử lý tất cả thông tin sẵn có trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Evan (2006), Gao và Schmidt (2005), Statman (1995, 1999), Tversky và Kahneman (1974) cho rằng hành động của nhà đầu tư thì không luôn luôn hợp lý. Nghiên cứu của Berstein đưa ra cách hành xử không hợp lý, mâu thuẫn và thiếu khả năng trong việc ra quyết định và sự lưa chọn với điều kiện không chắc chắn. Tài chính hành vi (nghiên cứu thị trường nhờ vào tâm lý học) đang làm sáng tỏ tại sao mọi người mua hoặc bán cổ phiếu và thậm chí tại sao họ không mua cổ phiếu. Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH: dựa vào thông tin và sự hợp lý) thống trị vào những năm 1980 (Peters, 1996). Tuy nhiên, lý thuyết thị trường hiệu quả đang trở nên thất bại trong việc giải thích hành vi của thị trường, không thể giải thích tại sao giá cổ phiếu Mỹ rớt hơn 30% trong suốt 2 tháng và trước đó là sự sụp đổ vào tháng 10/1987. Và ngày càng nhiều những bằng chứng (Statman, 1999) cho rằng Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) thì không mô tả hết. Vì vậy, tài chính hành vi cố gắng tìm hiểu và giải thích những sai lầm do cảm xúc và kinh nghiệm đã tác động đến nhà đầu tư như thế nào. Nhiều nghiên cứu (như Shiller, 1998; Olsen, 1998; Rockenbach, 2004; Gao và Schmidt, 2005) tin rằng những nghiên cứu về tâm lý học và những môn khoa học xã hội khác có thể làm sáng tỏ hành vi của thị trường tài chính, cũng như giải thích sự bất thường của thị trường cổ phiếu, bong bóng đầu cơ và sự sụp đổ của thị trường. Tuy nhiên hầu hết nghiên cứu hành vi được thực hiện ở những thị trường đã phát triển của Châu Âu và Mỹ (Odean, 1999; Rockenbach, 2004; Caparrelli, 2004; Fogel và Berry, 2006). Chỉ có một vài nghiên cứu được thực hiện ở các thị trường đang nổi (như Mansor và Lim, 1995; Lai et al., 2001). Cũng như ở các thị trường đã phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có giai đoạn chứng khoán nóng đến nổi nhà nhà đều mua chứng khoán, trên
  • 8. 2 khắp các mặt báo đều là chứng khoán, cứ mua là thắng - từ những “đại gia” chứng khoán thì lời hàng chục tỷ đồng, thậm chí bà nội trợ, anh nhân viên phải gom góp, vay mượn vài chục triệu đồng làm vốn nay đã có bạc trăm triệu, thậm chí bạc tỷ đã thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán. Một nhà đầu tư đã phát biểu ”Ai bảo TTCK là canh bạc thì kệ họ nhưng chơi thắng nhiều hơn thua thì chưa ai chịu dừng”. Chứng khoán vượt quá giá trị thật - biết chứ - nhưng họ vẫn mua. Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn nữa. Họ vẫn kiếm lợi được. Sức nóng của TTCK còn “hút” cả anh hai lúa, bà bán đậu phộng đến ông xích lô… gom góp tiền dành dụm cả đời đổ vào chơi chứng khoán. Họ biết phân tích cổ phiếu, biết dự đoán khả năng hoạt động sinh lời của công ty? Không hề! Họ chơi theo xu hướng đám đông. Thậm chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, đề tài “Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân” mà tác giả đã chọn sẽ góp phần nhỏ để làm sáng tỏ và đưa lý thuyết tài chính hành vi từ các thị trường đã phát triển và mở rộng sang thị trường mới nổi như Việt Nam 2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Tp.HCM Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu thiên lệch hành vi và tác động của chúng - Xác định các thiên lệch hành vi chủ yếu tác động đến quyết định đầu tư - Nghiên cứu tác động của thiên lệch hành vi trong quá trình giao dịch trên TTCK Tp.HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát thực tế: qua hơn 2 năm công tác tại Trung tâm giao dịch vàng – Ngân hàng Á Châu, tác giả có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhóm các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Từ đó, tác giả phần nào
  • 9. 3 nắm bắt được tâm lý chung của nhà đầu tư. Phương pháp định lượng: luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu như trên. Từ đó có thể giúp cho nhà đầu tư nhận diện các thiên lệch, tránh được những sai lầm khi ra quyết định đầu tư tài chính cũng như giúp cho họ và các nhà môi giới, tư vấn đầu tư có thể tạo ra một danh mục đầu tư thành công hơn và đạt được mục tiêu tài chính như mong muốn. Kết cấu nghiên cứu: Chương 1: Tổng quan về tài chính hành vi Chương 2: Nhận diện thiên lệch hành vi Chương 3: Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Tp.HCM
  • 10. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI 1.1. TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG (Standard Finance) Tài chính truyền thống được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chênh lệch (Arbitrage Principle) của Miller và Modigliani, nguyên lý danh mục của Markowitz, lý thuyết về định giá tài sản vốn của Sharpe, Lintner, Mertom, Black và lý thuyết định giá hợp đồng quyền chọn (Option) của Black Scholes, Merton (Statman, 1999- trích Johnsson Lindblom và Platan, 2002). Các lý thuyết này xem thị trường là hiệu quả có tính quy chuẩn cao. Lý thuyết kinh tế tài chính hiện đại dựa trên giả định rằng các nhà đầu tư là có lý trí. Nhà đầu tư ra quyết định theo phương châm của lý thuyết lợi ích kỳ vọng: nhà đầu tư thường ngại rủi ro và hàm lợi ích là hàm lõm (lợi ích biên của tài sản giảm dần). Đồng thời nhà đầu tư có khả năng xử lý mọi thông tin có sẵn. Giá trị tài sản được xác lập bởi các nhà đầu tư lý trí, họ luôn hành xử một cách hợp lý, kết quả là sự cân bằng thị trường dựa trên các hành xử hợp lý được thực hiện. Trong sự cân bằng này, chứng khoán được định giá theo lý thuyết thị trường hiệu quả. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, giá kết hợp chặt chẽ với tất cả các thông tin sẵn có và giá được xem như là sự đánh giá tối ưu về giá trị đầu tư thực sự về mọi thời điểm. Do bởi thực tế rằng tất cả thông tin được chứa trong giá cổ phiếu, vì vậy không thể tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình. 1.1.1. Học thuyết thị trường hiệu quả: Giả thuyết thị trường hiệu quả là một giả thuyết của lý thuyết tài chính cho rằng giá cả trên các thị trường có tính chất đầu cơ, đặc biệt là thị trường chứng khoán phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết, hay nói cách khác, phản ánh đầy đủ kỳ vọng của các nhà đầu tư. Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường. Khái niệm hiệu quả ở đây được dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ
  • 11. 5 không phải các nguồn lực tạo ra sản lượng tối đa như trong các lĩnh vực kinh tế học khác. Thông tin cũng được hiểu là những tin tức có thể ảnh hưởng đến giá cả và không dự đoán trước được. Giáo sư Eugene Fama của trường đại học Chicago đã có công phát triển khái niệm "thị trường hiệu quả" như một khái niệm mang tính học thuật trong các nghiên cứu của ông vào đầu thập niên 1960 cũng tại trường đại học này. Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết dày công nghiên cứu phương pháp đầu tư có lợi nhuận cao trên thị trường này như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật... hay các quy tắc mua sau khi giá tăng 2 ngày; mua khi có tin xấu, bán khi có tin tốt...Tuy vậy kết quả của nó không thỏa mãn mong muốn của những nhà đầu tư. Một nghiên cứu của Alfred Cowles về hoạt động của những nhà môi giới chứng khoán đã dẫn đến kết luận rằng tính trung bình, lợi nhuận đem lại từ các danh mục đầu tư do họ thực hiện cũng không hơn một danh mục đầu tư được lựa chọn ngẫu nhiên. Những cứu về xu hướng giá của thị trường chứng khoán sử dụng số liệu thống kê trong nhiều năm cũng rút ra: chỉ có một điều chắc chắn đối với giá cổ phiếu là chúng lên xuống rất thất thường. Những điều này đã dẫn đến một lý thuyết gọi là lý thuyết tấm bia trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư: nhà đầu tư có thể phóng một cái phi tiêu vào bảng danh mục cổ phiếu (như Nhật báo phố Wall chẳng hạn) để chọn; tốt hơn cả là đa dạng hóa danh mục đầu tư thậm chí mua tất cả các loại cổ phiếu niêm yết (mua chỉ số chứng khoán). Nói tóm lại, những nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đưa đến kết luận không thể kiếm lợi nhuận cao trên thị trường chứng khoán bằng các quy tắc hay công thức bởi vì nhìn chung nó cũng không tốt hơn một cơ cấu đầu tư chứng khoán được đa dạng hóa và lựa chọn ngẫu nhiên. Điều này đã khiến cho các nhà lý thuyết tài chính đi sâu nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời tại sao một thị trường tài chính hoạt động tốt lại loại bỏ được tình trạng lợi nhuận quá cao trong một thời gian dài. Giả thuyết thị trường hiệu quả là một câu trả lời: • Thị trường hiệu quả (efficient market) là nơi mà tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và
  • 12. 6 tức thì được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Ví dụ: tin một công ty dầu lửa phát hiện ra mỏ dầu mới có trữ lượng lớn được công bố lúc 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được phản ánh vào giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp. Ở Mỹ đã có những nghiên cứu đo lường tốc độ của sự điều chỉnh giá cả và kết quả là chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi mua chứng khoán trong vòng 30 giây sau khi thông tin mới được công bố rộng rãi. Bước ngẫu nhiên: giả thuyết thị trường hiệu quả đưa ra một phương pháp để phân tích diễn biến giá cả của những thị trường đầu cơ có tổ chức, theo đó giá cả của thị trường này lên xuống thất thường và không thể dự kiến trước được như những bước ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian. Các nghiên cứu về chỉ số giá chứng khoán của toàn bộ thị trường cũng như của một cổ phiếu cho thấy đồ thị diễn biến của nó cũng giống như đồ thị kết quả tung ngẫu nhiên một đồng xu. Giả thuyết thị trường hiệu quả giải thích rằng sở dĩ có tình trạng này là do những thông tin mới ngay tức thì được phản ánh vào trong giá cả đồng thời những thông tin này có tính không dự đoán trước được nên diễn biến của giá cả cũng vậy. 1.1.2 Những khiếm khuyết của thuyết thị trường hiệu quả dẫn đến sự ra đời của thuyết “hành vi tài chính”. Có một số vấn đề về giá chứng khoán diễn biến trong thực tế mà giả thuyết thị trường hiệu quả không giải thích được một cách thuyết phục như: • Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá cả chứng khoán trong những thời điểm nào đó ví dụ như đã xảy ra ở thị trường chứng khoán Mỹ từ 15 tháng 10 đến ngày Thứ Hai Đen 19 tháng 10 năm 1987. Khi nhà kinh tế học James Tobin nói rằng: không có một yếu tố hữu hình nào có thể tạo ra sự chênh lệch đến 30% trong giá trị cổ phiếu thì các lý thuyết gia của thị trường hiệu quả không thể đưa ra được lập luận phản bác. Hay hiện tượng giá chứng khoán tại Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn cuối năm 2006 đến gần cuối năm 2007. • Giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra đúng với những cổ phiếu riêng rẽ chứ không hoàn toàn đúng đối với toàn bộ thị trường. Thị trường chứng khoán trong dài hạn có những biến động tự đảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà kinh tế
  • 13. 7 học cho rằng đó là kết quả của tâm lý chung của hầu hết những người tham gia thị trường. Khi thị trường bị ảnh hưởng bởi làn sóng tâm lý thì trên góc độ vĩ mô không một nỗ lực cá nhân nào có đủ nguồn lực để đảo ngược. Những hạn chế này của giả thuyết thị trường hiệu quả đã thúc đẩy các nghiên cứu đưa đến lý thuyết kinh tế học hành vi nói chung và tài chính hành vi học nói riêng. 1.2. TÀI CHÍNH HÀNH VI 1.2.1. Tài chính hành vi là gì? Tài chính hành vi là mô hình mới của tài chính, tìm kiếm để bổ sung cho lý thuyết tài chính truyền thống, bằng cách giới thiệu khía cạnh hành vi đối với quá trình ra quyết định. Tài chính hành vi ứng dụng các lý thuyết về hành vi con người xuất phát từ tâm lý học, xã hội học và nhân loại học để hiểu hành vi của thị trường tài chính và cố gắng giải thích làm thế nào và tại sao những sai lầm do cảm xúc và kinh nghiệm tác động đến nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định và tạo ra các trường hợp bất thường trên thị trường chứng khoán chẳng hạn như bong bóng và sự sụp đổ thị trường. Các nhà tâm lý học như Ward Edwards, Daniel Kahneman, Amos Tversky bắt đầu sử dụng các mô hình kinh tế như là chuẩn đối sách tương phản với mô hình tâm lý học của họ. Có lẽ đóng góp chủ yếu đối với sự phát triển của tài chính học hành vi hiện đại là các bài báo của Tversky và Kahnemen (1974) về ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics) và lý thuyết triển vọng (Prospect Thoery). Và vào năm 2002, Tversky và Kahnemen đã nhận chung giải Nobel kinh tế vì những đóng góp của mình trong lĩnh vực kinh tế học hành vi. Từ những năm 80 - thế kỷ 20, sự quan tâm đến tài chính hành vi bắt đầu phát triển nhờ vào nhiều nghiên cứu khác nhau, chứng minh sự bất thường của thị trường tài chính khi so sánh với thị trường hiệu quả, mà những hiện tượng bất thường này không thể giải thích bởi lý thuyết tài chính truyền thống. Sự quan tâm tiếp tục gia tăng những năm sau đó và cho đến ngày nay tài chính hành vi trở thành một ngành khoa học đang phát triển.
  • 14. 8 Tài chính hành vi nhằm mục đích hiểu và dự đoán thị trường tài chính một cách hệ thống, và liên quan đến quá trình ra quyết định có ảnh hưởng bởi tâm lý và kinh tế để cải thiện việc ra quyết định tài chính (Olsen, 1998-trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002) Những bất thường này ám chỉ rằng những nguyên lý cơ bản của hành vi lý trí, các giả thuyết cơ bản về thị trường hiệu quả không hoàn toán chính xác và cần phải nghiên cứu mô hình khác là mô hình phản ảnh hành vi con người được nghiên cứu trong các khoa học xã hội khác (Shiller, 1998- trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002). 1.2.2. Lý thuyết kỳ vọng (The Prospect Theory) Lý thuyết lợi ích kỳ vọng (Expect Utility Theory) trình bày hành vi lý trí trong điều kiện không chắc chắn và nó được xem là cơ sở cho các lý thuyết kinh tế dựa trên hành vi lý trí hoàn toàn. Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhà đầu tư thường ngại rủi ro (risk averse), tương ứng với tính lõm của hàm lợi ích (lợi ích biên giảm dần), mỗi đơn vị tăng thêm của sự giàu có ít giá trị hơn so với đơn vị tăng thêm trước đó. Mặc dù có sự hấp dẫn rõ ràng đối với lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhưng trong vài trường hợp nó dự đoán sai một cách hệ thống hành vi con người. Kahneman và Tversky tiến hành thí nghiệm sau để minh họa cách nhà đầu tư đã vi phạm lý thuyết lợi ích kỳ vọng: Tình huống 1: khi đối tượng khảo sát của họ được yêu cầu chọn lựa giữa A – có 25% cơ hội thắng 3000 B – có 20% cơ hội thắng 4000 Kết quả có 65% đối tượng khảo sát chọn B Tình huống 2: khi đối tượng khảo sát của họ được yêu cầu chọn lựa giữa A – có 100% cơ hội thắng 3000 B – có 80% cơ hội thắng 4000 Kết quả có 80% đối tượng khảo sát chọn A Lý thuyết lợi ích kỳ vọng dự đoán rằng không có sự lựa chọn khác nhau trong hai tình huống trên, mọi người đều chọn B
  • 15. 9 Để phù hợp với các chứng cứ này nhiều lý thuyết đã được đưa ra trong đó chủ yếu là Lý thuyết kỳ vọng. Lý thuyết kỳ vọng đề cập đến hàm giá trị (value function). Hàm giá trị của Kahneman và Tversky khác với Hàm lợi ích ở chỗ hàm giá trị có điểm thắt nút được gọi là điểm tham khảo (referent point) là điểm so sánh của cá nhân (một cách đo mức độ giàu có mục tiêu) được xác định bởi ấn tượng chủ quan. Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng thì hàm lợi ích là lõm đi xuống đối với mọi mức độ giàu có. Trái lại, hàm giá trị là hàm lõm đối với lời (tăng sự giàu có) và là hàm lồi đối với lỗ (giảm sự giàu có). Độ dốc của hàm giá trị là dốc lên đối với mọi mức độ giàu có bên dưới điểm tham khảo và dốc xuống đối với mọi mức giàu có bên trên điểm tham khảo. Kahneman và Tversky (1979) tiến hành thí nghiệm sau để minh họa cho lý thuyết kỳ vọng: Tính huống 1: Bạn được cho trước 1000$. Bạn được yêu cầu chọn lựa giữa: A - chắc chắn kiếm lợi được 500$ B – 50% cơ hội kiếm lợi 1000$, 50% không có thêm gì Kết quả 84% đối tượng khảo sát chọn A Tình huống 2: bạn được cho trước 2000$. Bạn được yêu cầu chọn lựa giữa: C - chắc chắn mất 500$ D – 50% khả năng mất 1000$, 50% không mất gì. Kết quả có 69% đối tượng khảo sát chọn D
  • 16. 10 Kết quả trên cho thấy rằng người ta thường ngại rủi ro khi đứng trước lợi nhuận nhận được và thích rủi ro khi đối diện với mất mát, thua lỗ. Với mức giàu có bên dưới điểm tham khảo thì nhà đầu tư là người thích rủi ro (risk seeker), họ chấp nhận mức độ rủi ro hơn để có thể đạt được mức giàu có bên trên mức giàu có mục tiêu của họ. Đối với mức giàu có bên trên điểm tham khảo, hàm giá trị dốc xuống giống với hàm lợi ích, khi đó nhà đầu tư ngại rủi ro. 1.2.3. Lý thuyết ra quyết định dưa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics) Hueristics được định nghĩa là bất kỳ kỹ thuật giải quyết vấn đề và ra quyết định nào liên quan đến việc sử dụng kiến thức chủ quan, linh cảm, thử và sai, dựa theo kinh nghiệm chủ quan. Do bởi thực tế rằng thông tin ngày càng nhiều, lan truyền ngày càng nhanh hơn, cuộc sống đối với người ra quyết định trong thị trường tài chính trở nên phức tạp hơn. Điều này dẫn đến sự gia tăng việc sử dụng kinh nghiệm như là cách tiếp cận quen thuộc, nhưng không luôn luôn mang lại lợi ích. Để ra quyết trong điều kiện không chắc chắn hầu hết mọi người sử dụng kinh nghiệm. Nhìn chung, chúng hữu ích đối với chúng ta khi phải ra quyết định nhưng thỉnh thoảng nó dẫn đến sai lầm mang tính hệ thống. Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan có thể giúp giải thích tại sao thị trường thỉnh thoảng hành xử một cách phi lý, trái ngược với mô hình thị trường thông tin hiệu quả. Hành vi bầy đàn là một dạng ra quyết định dựa trên kinh nghiệm trong đó các cá nhân tuân theo đa số, thể hiện bằng việc đi theo các quyết định của số đông. Con người có khuynh hướng thể hiện sự tin tưởng thái quá về đánh giá của họ. Sự tin tưởng thái quá cũng có thể được chỉ ra với việc ra quyết dịnh dựa trên Thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias). Người ta thường có khuynh hướng phân loại sự kiện như điển hình hoặc đại diện cho một nhóm nào đó. Trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thường phân loại cổ phiếu, ví dụ như loại cổ phiếu tăng trưởng, dựa trên lịch sử tăng trưởng lợi nhuận ổn định, mà bỏ qua khả năng có rất ít công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng nó có.
  • 17. 11 1.2.4. Phân biệt tài chính hành vi vi mô và tài chính hành vi vĩ mô Tài chính hành vi được chia ra làm 2 mảng: • Tài chính hành vi vi mô (BFMI: Behavioral Finance Micro): nghiên cứu các thiên lệch hành vi của nhà đầu tư • Tài chính hành vi vĩ mô: (BFMA: Behavioral Finance Macro): phát hiện và mô tả các bất thường trong giả thuyết thị trường hiệu quả mà mô hình hành vi có thể giải thích được. Trong tài chính hành vi vi mô, người ta lại chia làm hai hướng nghiên cứu: nghiên cứu sự thiên lệch hành vi trong bản thân mỗi cá nhân (Individual Bias), và nghiên cứu sự thiên lệch hành vi do sự tương tác giữa các cá nhân với nhau (Collective Bias), trong đó các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi những nhà đầu tư khác và bắt đầu hành xử như một đám đông xúc cảm (emotional crowd). 1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI TỒN TẠI Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu trên thị trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau. Nếu cả ba đều tồn tại, lý thuyết tài chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai không những là tồn tại, mà còn là rất đáng kể (lớn hoặc đến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba điều kiện đó bao gồm: • Tồn tại hành vi không hợp lý. • Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống. • Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính. 1.3.1. Hành vi không hợp lý Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý “đúng” những thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), từ đó dẫn đến những kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào. Ngoài ra, trong một số trường hợp, dựa trên kinh nghiệm hay nhận thức sẵn có, họ cũng mắc phải những “lệch lạc trong nhận thức” (cognitive biases). Những nghiên cứu về các hành vi không hợp lý tiêu biểu trong thị trường tài chính là kết hợp giữa tâm lý học, mà chủ
  • 18. 12 yếu là trường phái tâm lý nhận thức (cognitive psychology) với trường phái tâm lý hành vi (behavioral psychology). 1.3.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài. Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một dạng như chúng ta thường gọi là “hiệu ứng bầy đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng. Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy. 1.3.3. Giới hạn khả năng chêch lệch giá Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại định giá sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi nhuận này thì như thế nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi có định giá sai? Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có 2 dạng định giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được, một dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch giá được (nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại). Nếu tham gia “chỉnh sửa” kiểu định giá sai dạng 2 thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang”, mà điển hình là bài học nổi tiếng của LTCM (Long-Term Capital Management) kinh doanh
  • 19. 13 chênh lệch giá của Royal Duch và Shell và bị thua lỗ, nhưng ngay sau khi họ thua lỗ không bao lâu thì giá 2 cổ phiếu này điều chỉnh lại đúng như dự đoán của họ! Đây là ví dụ cho thấy thực tế định giá sai có thể kéo dài rất lâu, và kiểu nhà đầu tư hợp lý như LTCM (được quản lý bởi những người đoạt giải Nobel và rất thành công trong 4 năm trước thương vụ này) tham gia sửa chữa sai lầm này thì sẽ thất bại. Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy ra vì có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó tạo ra rủi ro tăng thêm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là rủi ro thấp đến mức phi rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý (gọi là noise trading) cũng ngăn cản điều này. Chính vì vậy, chúng ta đã từng thấy trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên 1980), Đài Loan (1990), cổ phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000), rồi gần đây là chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”. Tuy nhiên, rõ ràng không hề có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng này kéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển). Đây là dấu hiệu của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá. Kết luận chương 1 Tóm lại, Thị trường chứng khoán cũng có những thay đổi bất thường lúc sôi động lúc trầm lắng. Cùng với sự sôi động - trầm lắng của thị trường là tâm trạng, cảm xúc trái chiều của nhà đầu tư: lạc quan có, bi quan có, hy vọng có, hối tiếc có - tất cả mọi cảm giác đều có thể tồn tại trong cùng một nhà đầu tư tại các thời điểm khác nhau hoặc trong vài nhà đầu tư hoặc một nhóm nhà đầu tư tại cùng một thời điểm Nhìn chung, lý thuyết tài chính hành vi không phải là một trường phái tài chính chính thống, còn ở dạng sơ khai và có nhiều vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, nó đã giúp giải thích được các hiện tượng bất thường trên thị trường tài chính như bong bóng đầu tư và sự sụp đỗ của thị trường mà lý thuyết tài chính truyền thống không thể
  • 20. 14 giải thích được. Mặc dù vậy, lý thuyết tài chính hành vi không phải là phương thức đầu tư kỳ diệu nhưng nó sẽ giúp cho nhà đầu tư thận trọng hơn với hành vi của mình và tránh được những sai lầm khi ra quyết định đầu tư
  • 21. 15 CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN THIÊN LỆCH HÀNH VI 2.1. THIÊN LỆCH DO ÁC CẢM MẤT MÁT, THUA LỖ (Loss Aversion Bias) 2.1.1. Mô tả chung: Thiên lệch do ác cảm với mất mát thua lỗ đã được Kahneman và Tversky đưa ra vào năm 1979 là một phần của lý thuyết triển vọng. Kahneman và Tversky đã đưa ra lý thuyết mô tả cách mà người ta hành xử khi đối mặt với sự lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn. Hàm giá trị cho thấy có sự không cân xứng giữa giá trị mà người ta thu được và mất đi. Sự không hài lòng mà người ta cảm nhận từ việc thua lỗ là lớn hơn sự hài lòng khi kiếm được lợi nhuận. Sự bất cân xứng trong đánh giá này được gọi là Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ. Một cuộc kiểm tra thực nghiệm chỉ ra rằng sự thua lỗ mất mát có trọng số gấp 2 lần lợi ích tăng thêm, mất 1 đồng buồn phiền gấp 2 lần niềm vui khi nhận được 1 đồng (Kahneman và Tversky, 1991- trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002). Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ nói đến thực tế rằng con người có khuynh hướng nhạy cảm đối với việc giảm sự giàu có hơn là gia tăng sự giàu có. Điều này có thể diễn tả hiện tượng, người ta có xu hướng mạo hiểm đầu tư vào sự thua lỗ trong khi có thể bán chúng hoặc có lợi nhuận từ sớm hơn vì nhà đầu tư luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ cảm thấy tiếc nuối khi phải bán chúng. Vì thế khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình. Thiên lệch này lý giải cho việc giữ cổ phiếu lỗ quá lâu. Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ liên quan đến các yếu tố khác. Một trong số chúng được gọi là hiệu ứng Endowment. Nó hàm ý rằng khi người ta sở hữu một thứ gì đó, họ sẽ gán cho nó một giá trị cao hơn trước khi sở hữu. Hiệu ứng Endowment khiến người ta gán nhiều trọng số cho việc thua lỗ hơn là lời. Sự tồn tại của Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ khiến cho người ta chịu tác động bởi sự thiên lệch nguyên trạng (Status quo Bias).
  • 22. 16 Thiên lệch nguyên trạng (Status quo bias) là sự thiên lệch về nhận thức đối với việc giữ nguyên hiện trạng. Nói cách khác, con người có xu hướng không thay đổi hành vi đã thiết lập trừ phi có động cơ thay đổi thúc ép 2.1.2. Tác động của thiên lệch do ác cảm với mất mát thua lỗ: Ác cảm do thiên lệch không thể chấp nhận trong việc ra quyết định tài chính. Trái ngược với những gì nhà đầu tư muốn: gia tăng rủi ro, lợi nhuận thấp. Các nhà đầu tư nên chấp nhận rủi ro để gia tăng lợi nhuận chứ không phải để giảm thiểu thiệt hại. Việc những người thua nắm giữ và người chiến thắng bán đi sẽ phải gánh chịu sự phá vỡ danh mục đầu tư. • Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà đầu tư nắm giữ các chứng khoán thua lỗ quá lâu. Họ nắm giữ khoản đầu tư thua lỗ với hy vọng rằng có thể giành lại những gì đã mất. Hành vi này gây ra hậu quả tiêu cực cho lợi nhuận của danh mục đầu tư. • Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà đầu tư bán các chứng khoán đang tăng giá quá nhanh do sự sợ hãi lợi nhuận của họ sẽ giảm đi trừ phi là họ bán nó. Hành vi này giới hạn tiềm năng của danh mục đầu tư và có thể dẫn đến nhà đầu tư thực hiện quá nhiều giao dịch với mức lợi nhuận thấp hơn. • Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà đầu tư vô tình nhận lấy nhiều rủi ro hơn nếu họ loại trừ sự đầu tư này để đầu tư cái khác tốt hơn (hoặc giữ tiền mặt) • Thiên lệch này là nguyên nhân làm các nhà đầu tư nắm giữ danh mục không cân xứng. Ví dụ, nếu một vài vị thế bị giảm giá thì nhà đầu tư không sẵn lòng bán do ác cảm với mất mát thua lỗ. Và sự không cân xứng có thể xảy ra. Nếu không có sự cân đối lại hợp lý thì sự phân bổ không hợp lý đối với mục tiêu dài hạn của nhà đầu tư, dẫn đến lợi nhuận không tối ưu.
  • 23. 17 2.2. THIÊN LỆCH DO ÁC CẢM VỚI HỐI TIẾC (Regret Aversion Bias) 2.2.1. Mô tả: Con người có khuynh hướng cảm nhận nỗi đau của sự hối tiếc khi phạm sai lầm, dù sai lầm nhỏ. Họ cảm thấy hết sức ăn năn, hối hận về một quyết định dẫn đến kết quả tồi tệ. Và một khi họ mắc sai lầm và thua lỗ, mong ước lớn nhất của họ là giá cả phục hồi như lúc ban đầu mà họ đầu tư. Vì thế, nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người bởi vì để tránh nỗi đau về sự hối tiếc, người ta có thể thay đổi hành vi của họ theo những cách thức mà trong vài trường hợp được xem như là phi lý. Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc giúp giải thích một thực tế rằng nhà đầu tư trì hoãn bán cổ phiếu đang giảm giá và nhanh chóng bán cổ phiếu khi giá tăng (Shefrin và Stamman, 1985 – trích Johnsson, Lindlom và Platan, 2002). Có thể hiểu một cách đơn giản rằng nhà đầu tư tránh việc bán cổ phiếu khi giá giảm nhằm không phạm phải sai lầm để sau này hối tiếc trong trường hợp giá cổ phiếu tăng lại. Họ bán cổ phiếu khi giá tăng để không cảm thấy hối tiếc nếu cổ phiếu giảm giá ngay sau đó. Hành vi này được dẫn chứng bằng cách sử dụng dữ liệu thương mại của Ferris, Haugen và Makhija (1988) và Odean (1996). Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức (Cognitive Dissonance Bias) : Đó là sự xung đột về nhận thức mà con người trải qua khi họ đưa ra bằng chứng để công nhận rằng niềm tin hoặc giả định của họ trước đây là sai. Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức có thể được phân loại như một dạng của nỗi đau về sự hối tiếc, sự hối tiếc về những gì mình đã từng tin tưởng lại là không đúng. Lý thuyết Festinger (1957 – trích Johnsson, Libblom và Platan, 2002) đánh giá rằng con người có khuynh hướng hành động để giảm sự mâu thuẫn về nhận thức một cách không lý trí như tránh các thông tin mới hoặc khuyếch trương các lý lẽ sai nhằm duy trì niềm tin của họ. Kết quả là họ hành xử theo cách thức được xem là phi lý. Để tránh thông tin mới, trái với niềm tin của cá nhân và khuyếch trương các lý lẽ sai nhằm củng cố niềm tin cũng có thể giải thích hành vi bầy đàn và hiện tượng
  • 24. 18 thông tin phản hồi (Feedback Phenomenon) có liên hệ với sự kiện bong bóng chứng khoán. 2.2.2. Tác động của thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias) • Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư quá bảo thủ trong lựa chọn đầu tư. Việc gánh chịu thua lỗ trong quá khứ khiến cho nhiều người né tránh việc đầu tư táo bạo mới và chỉ chấp nhận những vị thế ít rủi ro. Hành vi này có thể gây hại cho mục tiêu đầu tư trong dài hạn. • Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư né tránh khi thị trường gần như đang đi xuống. Họ sợ rằng nếu họ mua vào mà thị trường tiếp tục đi xuống sẽ khiến cho họ hối tiếc với quyết định mua trữ. Tuy nhiên, thị trường đang giảm thường chào giá hời và mọi người có thể kiếm lợi do sự đầu tư dưới giá trị. • Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư nắm giữ vị thế thua lỗ quá lâu. Mọi người không muốn thừa nhận sai lầm của mình và họ sẽ tiếp tục nắm giữ không bán những đầu tư đang bị thua lỗ. Giống như ác cảm do mất mát thua lỗ, hành vi này sẽ gây hại cho tài sản của họ. • Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc là nguyên nhân gây ra hành vi bầy đàn, bởi vì đối với một vài nhà đầu tư việc mua vào theo đám đông đồng lòng có thể hạn chế khả năng hối tiếc trong tương lai. Không cần phải nói thêm, sự sụp đổ của bóng bóng cổ phiếu internet đã giải thích cho sự kiện bầy đàn lớn nhất đã tháo chạy trong xu hướng sai lầm. • Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc dẫn dắt nhà đầu tư thích lựa chọn cổ phiếu của công ty tốt hơn ngay cả khi lựa chọn cổ phiếu có lợi nhuận ngang nhau hoặc cao hơn sự mong đợi. Ác cảm hối tiếc có thể là cảm giác mà đám đông rủi ro đòi hỏi ra quyết định liều lĩnh hơn. Vì vậy, nếu đầu tư thất bại, kết quả này là dựa vào sự phán quyết cá nhân hơn là kết quả của việc đầu tư vào cổ phiếu quen thuộc, an toàn và đáng tin cậy. Tất nhiên nhận thức trách nhiệm cá nhân càng được gia tăng thì càng gia tăng sự hối tiếc. Việc đầu tư vào
  • 25. 19 những công ty tốt có thể không cho phép nhà đầu tư bất cứ nhiều lợi nhuận hơn hoặc ít lợi nhuận hơn so với các công ty được nhận thức là bị rủi ro • Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lời quá lâu. Họ sợ rằng việc bán cổ phiếu đang có lời có thể sẽ bỏ qua những lợi nhuận xa hơn. Sự nguy hiểm ở đây là trong tài chính cũng như trong vật lý học bất cứ cái gì lên thì tất nhiên sẽ phải đi xuống 2.3. THIÊN LỆCH DO TÍNH TOÁN BẤT HỢP LÝ (Mental Acouting Bias) 2.3.1. Mô tả: Tính toán bất hợp lý (mental accounting). Đây là một dạng của định nghĩa hẹp. Mental accounting đề cập đến xu hướng mọi người phân chia số tiền của họ thành những tài khoản riêng biệt dựa trên nhiều tiêu chí chủ quan khác nhau, như nguồn gốc của số tiền và mục đích cho mỗi tài khoản. Theo lý thuyết, cá nhân chỉ định chức năng khác nhau cho mỗi nhóm tài sản, điều này sẽ gây tác động bất hợp lý và có hại đến các quyết định tiêu dùng và những hành vi khác. Chúng ta có khuynh hướng tách riêng các quyết định mà đáng lẽ phải kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo do chúng ta tưởng tượng ra (mantal account) và tối đa hóa lợi ích từng tài khoản. Thoạt đầu, chúng ta nghĩ đó là quyết định hợp lý, thật ra đó có thể là quyết định sai lầm. Ví dụ: người ta có xu hướng tách biệt ra 2 ngân sách gia đình, một dành cho mua thức ăn gia đình, một dành cho đi ăn nhà hàng cuối tuần. Và khi chi tiêu mua đồ ăn, người ta thường không mua hải sản cao cấp vì nghĩ rằng nó mắc và chỉ ăn thịt bình thường, nhưng khi vào nhà hàng, người này lại gọi hải sản thay vì ăn thịt bình thường. Nếu thay vì như vậy, người này ăn hải sản cho bữa ăn tại nhà và chỉ ăn thịt bình thường trong nhà hàng, anh ta có thể tiết kiệm được tiền. Vấn đề ở chỗ anh ta đã tách biệt ra 2 tài khoản riêng cho thức ăn tại nhà và đi ăn cuối tuần. Cho dù có nhiều người sử dụng Mental accounting, họ không nhận thức được cách suy nghĩ này bất hợp lý đến mức độ nào. Ví dụ, mọi người thường có một “con heo đất” hoặc thiết lập quỹ dành cho một kỳ nghỉ hoặc một ngôi nhà mới, trong khi vẫn còn mang nợ thẻ tín dụng một cách đáng kể. Trong ví dụ này, tiền trong các quỹ đặc biệt được “đối xử” khác với số tiền người đó dùng để trả tiền nợ
  • 26. 20 của mình, mặc dù thực tế là việc hoán chuyển tiền từ các món nợ sang các quỹ sẽ làm tăng lãi phải trả và làm giảm giá trị của người đó. Đơn giản, thật vô lý thậm chí có hại khi để tiền tiết kiệm trong “heo đất” để thu ít hoặc không có tiền lãi, trong khi mang nợ thẻ tín dụng đòi hỏi lãi suất 20% mỗi năm. Trong trường hợp này, thay vì tiết kiệm cho kỳ nghỉ, hành động hợp lý nhất là sử dụng những khoản tiền trong “heo đất” (và bất cứ số tiền nào khác có sẵn) để trả hết các chi phí nợ nần. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng tại sao mọi người không hành xử theo cách này? Câu trả lời nằm ở giá trị cá nhân mà mọi người đặt trên từng tài sản cụ thể. Ví dụ, người dân có thể cảm thấy rằng để dành tiền cho một ngôi nhà hoặc các quỹ đại học của con cái là quá "quan trọng" nên không thể bỏ đi. Kết quả là, các tài khoản quan trọng này có thể không được đụng đến, ngay cả khi làm như vậy sẽ cung cấp thêm nguồn lợi tài chính Thiên lệch do tính toán bất hợp lý khiến người ra quyết định có khuynh hướng phân biệt các loại khác nhau của các vụ đầu tư có tính mạo hiểm mà họ gặp phải vào các tài khoản riêng biệt, sau đó ứng dụng các quy luật ra quyết định của lý thuyết lợi ích kỳ vọng đối với mỗi tài khoản mà bỏ qua sự ảnh hưởng lẫn nhau có thể có giữa các tài khoản. Nó có thể tác động đến nhà đầu tư khiến họ chia khoản đầu tư vào các tài khoản riêng biệt được xác định một cách tùy tiện. Ví dụ: khi mua giá cổ phiếu 30.000, sau đó giá cổ phiếu giảm xuống 22.000, người ta không bán cổ phiếu thậm chí là mua tiếp và chờ đến khi giá lên trên 30.000 một chút thì bán ngay kiếm lời. Và giá có giảm tiếp thì người ta cứ giữ cổ phiếu đó tiếp. Vì họ đã tách biệt giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của mình, cho nên họ cố tối đa hóa tài khoản lời và tối thiểu hóa tài khoản lỗ nên giá lên một chút thì bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa chuyển qua tài khoản lỗ. Thiên lệch do tính toán bất hợp lý liên quan đến Thiên lệch do khung nhìn. Khung nhìn là việc phân tích một vấn đề trong khuôn khổ hẹp, tách biệt và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu trong khuôn khổ hẹp ấy thay vì cho toàn cục. Tài chính truyền thống giả định rằng khung nhìn không liên quan gì đến hành vi, bởi vì nó
  • 27. 21 được giả định rõ ràng nhưng sự thật thì không phải luôn như vậy. Khi một người gặp khó khăn khung nhìn của anh ta không rõ ràng, quyết định của anh ta phụ thuộc vào khung nhìn cụ thể mà anh ta sử dụng. Ví dụ như, tiền kiếm được từ làm việc chăm chỉ thì giá trị nhiều hơn tiền trúng xổ số. 2.3.2. Tác động của thiên lệch do tính toán bất hợp lý (Mental Acouting Bias) • Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhiều người tưởng tượng ra rằng sự đầu tư của họ chia ra thành những tài khoản riêng lẻ. Ví dụ, những loại này bao gồm: tiền dành đi học và tiền nghỉ hưu. Tưởng tượng ra các tài khoản riêng biệt để phù hợp với mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, có thể là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư không chú ý đến các vị thế mà bù đắp hoặc các tài khoản ngang nhau. Điều này có thể dẫn đến một danh mục chưa được tối ưu. • Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư có sự phân biệt không hợp lý giữa lợi nhuận có nguồn gốc từ thu nhập và đánh giá cao lợi nhuận có nguồn gốc từ vốn. Nhiều người cảm thấy cần bảo toàn vốn gốc và thích tiêu xài tiền lãi hơn. Kết quả là một số nhà đầu tư đuổi theo dòng thu nhập và vô tình ăn mòn vốn gốc. Ví dụ, xem xét một trái phiếu thu nhập cao hoặc cổ phiếu ưu đãi mà được trả cổ tức cao có thể bị thua lỗ vốn gốc do biến động lãi suất. Tính toán bất hợp lý tạo nên công cụ hấp dẫn nhưng chúng không có lợi cho nhà đầu tư trong dài hạn. • Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư phân bổ tài sản khác nhau khi có liên quan tới cổ phiếu người chủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tham gia trong các kế hoạch hưu trí công ty được cấp không cổ phiếu như là một xu hướng lựa chọn đầu tư một cách cân bằng giữa chứng khoán và công cụ thu nhập cố định. Tuy nhiên, khi cổ phiếu chủ là một lựa chọn, người lao động thường phân bổ một phần đóng góp đối với cổ phần công ty, với phần còn lại chi tiêu ngang bằng trên vốn và các công cụ thu nhập cố định. Sau đó, sự phân bổ tổng vốn có thể quá cao khi cổ phiếu công ty được chào bán, khiến cho danh mục của nhà đầu tư có khả năng ít
  • 28. 22 được đa dạng hóa. Điều này có thể là một điều kiện ít tối ưu bởi vì các nhà đầu tư không hiểu rõ những nguy cơ tồn tại trong danh mục đầu tư của họ. • Thiên lệch do tính toán bất hợp lý là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư do dự khi bán các khoản đầu tư tạo ra lợi ích quan trọng, nhưng, theo thời gian, đã giảm giá. Trong thời kỳ thị trường tăng trưởng vào những năm 1990, các nhà đầu tư trở nên quen với lợi nhuận lành mạnh chưa thực hiện. Khi hầu hết các nhà đầu tư khi giá trị ròng của họ bị xì hơi bởi sự điều chỉnh của thị trường, họ do dự bán các vị thế của họ cho đến lúc số dư lợi nhuận nhỏ hơn. Ngày nay, nhiều người vẫn hối tiếc vì không gặt được lợi nhuận khi họ có thể, một số nhà đầu tư bám theo bùng nổ những năm 1990 thì trở nên gần như không có giá trị. Ác cảm do khung nhìn và thua lỗ cùng giải thích việc ghét rủi ro quá mức. Nhà đầu tư bị lỗ ròng có khả năng hơn để lựa chọn các đầu tư rủi ro, trong khi người thu được lợi nhuận ròng cảm thấy thiên về sự lựa chọn ít rủi ro. 2.4. THIÊN LỆCH DO QUÁ TỰ TIN (Overconfidence Bias) 2.4.1. Mô tả: Người ta có khuynh hướng quá tự tin vào niềm tin và sự dự đoán của họ. Họ nghĩ là họ thông minh hơn, có thông tin tốt hơn, tuy nhiên đó là những gì họ nghĩ chứ không phải là những gì họ thật sự có. Người ta có xu hướng phóng đại tài năng và đánh giá thấp khả năng xảy ra kết quả tồi tệ trong trường hợp họ không kiểm soát được tình hình. Người ta càng tin tưởng vào bản thân, càng có nhiều rủi ro do sự quá tự tin gây ra. Thiên lệch do quá tự tin liên quan đến vài sự thiên lệch khác. Đầu tiên là Thiên lệch trong nhận thức muộn màng (Hindsight Bias). Con người hiếm khi diễn tả lại những gì họ đã nghĩ trước đó ở một thời điểm trong quá khứ khi sự kiện xảy ra. Sau khi sự kiện đã xảy ra người ta cho rằng họ đã nghĩ nó sẽ như thế. Thiên lệch trong nhận thức về quá khứ có xu hướng làm tăng sự tin tưởng thái quá trong mỗi người, bởi vì nó cho họ ảo tưởng rằng thế giới thật dễ dàng dễ hiểu hơn là những gì thực sự là chính nó.
  • 29. 23 Một yếu tố khác liên quan đến Thiên lệch do quá tự tin là Thiên lệch do quy kết cho bản thân (Self-attribution Bias). Nó khiến người ta quy kết cho sự thành công là do khả năng của chính họ và thất bại là do yếu tố bên ngoài. Cuối cùng, là sự tin vào điều kỳ diệu (magical thinking). Nó phụ thuộc vào ý tưởng một người nào đó hoặc một sự kiện nào đó có thể ảnh hưởng đến thị trường. Loại niềm tin này có thể làm gia tăng sự tin tưởng thái quá, sau khi đạt được vài kết quả tốt, chẳng hạn như việc kiếm lợi trong thị trường chứng khoán, chúng làm tăng niềm tin vào điều kỳ diệu. Thiên lệch do lạc quan (Optimism Bias) là một thiên lệch trong đánh giá thường đi cùng với sự quá tự tin. Nó khiến người ta có cái nhìn tích cực thái quá về khả năng và viễn cảnh của họ. Đa số người ta có xu hướng xếp hạng chính họ vượt trội hơn mức trung bình của số đông. Nhà đầu tư thường lạc quan quá mức về thị trường, nền kinh tế, tiềm năng đạt được kết quả tốt cho các khoản đầu tư họ thực hiện. Nhiều nhà đầu tư quá lạc quan tin rằng các khoản đầu tư thất bại sẽ không xảy đến với họ, chúng chỉ làm khổ sở những người khác mà thôi. Sự kết hợp giữa Thiên lệch do lạc quan và Thiên lệch do quá tự tin khiến người ta đánh giá quá cao kiến thức của họ, phóng đại các kỹ năng của họ và đánh giá thấp những rủi ro tiềm ẩn và thổi phồng khả năng của họ về việc kiểm soát các sự việc, điều này dẫn đến khối lượng giao dịch quá mức và thị trường bong bóng. Một người càng tự tin vào bản thân thì càng gặp nhiều rủi ro và sai lầm trong quyết định vì sự tự tin thường không tạo ra mối quan hệ nào với kiến thức thực tế. Đặc tính chung của con người là phản ứng lại quá mức đối với những sự kiện, những thông tin không lường trước và đầy kịch tính. Vì vậy, sự quá tự tin có thể giúp giải thích phần nào sự gia tăng quá mức của giá cả trong thị trường bong bóng (đầu cơ) Nhiều nhà đầu tư cảm thấy rằng họ có lý do để giao dịch thường xuyên và họ có niềm tin rằng họ nhận thức tốt hơn những người khác. Điều đó như thế hầu hết mọi người nghĩ rằng khả năng của họ ở trên mức trung bình. Shiller (1987) đã quan sát thấy hiện tượng này trong cuộc khảo sát về sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán
  • 30. 24 Mỹ năm 1987. Vì vậy, sự lạc quan thái quá có thể sẽ giúp giải thích sự phản ứng quá mức của toàn bộ thị trường. Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường tài chính cũng như những bằng chứng gần đây nhất là việc nhiều nhà đầu tư ít đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và đầu tư nhiều vào những công ty mình quen thuộc (một số nghiên cứu tranh cãi rằng có thể vì họ có thông tin nội bộ về những công ty đó, nhưng những nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực công ty đã bác bỏ luận cứ này). Như vậy, một cách giải thích khả dĩ là các nhà đầu tư ít đa dạng hóa này tự tin quá mức vào tầm hiểu biết của mình đối với công ty. Nhà đầu tư thường xem bản thân họ tốt hơn những nhà đầu tư khác, đánh giá cao bản thân hơn những gì người khác đánh giá, và họ thường phóng đại những hiểu biết của mình. Trong vấn đề đầu tư, sự quá tự tin có thể gây hại cho khả năng chọn cổ phiếu của bạn trong thời gian dài. Trong một nghiên cứu năm 1998 mang tên "Volume, Volatility, Price, and Profit when all trades are above average", nhà nghiên cứu Terrence Odean thấy rằng các nhà đầu tư “quá tự tin” thường tiến hành nhiều giao dịch hơn những người nhà đầu tư khác. Sự quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó là lý do khiến nhà đầu tư sẵn sàng bảo vệ quan điểm của họ, không cần tham khảo thêm những quan điểm thích đáng của những nhà đầu tư khác. Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu tư. Nhà đầu tư quá tự tin cho rằng, hành động của họ ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác cảm nhận. Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông tin họ nhận được, không những tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai cả ý nghĩa của thông tin. 2.4.2. Tác động thiên lệch do quá tự tin (Overconfidence Bias) • Thiên lệch do quá tự tin khiến cho các nhà đầu tư đánh giá quá cao khả năng của họ khi định giá công ty cũng như tiềm năng đầu tư. Kết quả là, họ trở nên mù quáng với những thông tin tiêu cực mà thông thường đưa ra những dấu hiệu cảnh báo, cũng như họ mua những cổ phiếu không nên mua và bán những cổ phiếu không nên bán.
  • 31. 25 • Quá tự tin khiến cho các nhà đầu tư giao dịch quá nhiều. Kết quả của việc quá tự tin là họ sở hữu kiến thức đặc biệt mà người khác không có. Hành vi giao dịch quá mức đã minh chứng cho lợi nhuận nghèo nàn suốt thời gian qua. • Bởi vì họ không biết, không hiểu, không chú ý đến số liệu thống kê sự đầu tư, sự quá tự tin khiến cho các nhà đầu tư đánh giá thấp mặt trái của rủi ro. Kết quả là họ có danh mục không tốt. • Quá tự tin khiến cho nhà đầu tư nắm giữ những danh mục không được đa dạng, vì thế sẽ gánh chịu nhiều rủi ro mà không có sự tương xứng với dung sai rủi ro. Thông thường, quá tự tin khiến cho nhà đầu tư không biết rằng họ đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn là gánh chịu những rủi ro thông thường. 2.5. THIÊN LỆCH DO TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH (Representative Bias) 2.5.1. Mô tả: Một trong những nghiên cứu đầu tiên về Thiên lệch do tình huống điển hình được thực hiện bởi Kahneman và Tversky (1974). Họ cho rằng con người trong sự hình thành phán xét chủ quan có khuynh hướng phân loại các sự kiện như là điển hình hoặc tiêu biểu. Nó được xác định như là khuôn mẫu đáng tin cậy. Thiên lệch này thường được diễn tả một cách đơn giản là xu hướng không quan tâm nhiều đến nhân tố dài hạn mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống ngắn hạn. Người ta đánh giá xác suất xảy ra của những sự kiện trong tương lại dựa trên mức độ tương tự với một tình huống điển hình nào đó. Kinh nghiệm này có thể đưa người ta đến việc xét đoán sự thay đổi của thị trường chứng khoán như là thị trường lên hoặc xuống mà không đánh giá khả năng để chuỗi các thay đổi giá có tính hiệu giống nhau xảy ra là rất hiếm. Theo cách này, nó có thể khiến người ta trở nên lạc quan hơn đối với những người thành công trong quá khứ hoặc bi quan hơn đối với những thất bại trong quá khứ. Thiên lệch do tình huống điển hình liên kết chặt với quy lật số nhỏ. Hiện tượng này được mô tả lần đầu tiên bởi Tversky và Kahneman (1971 – trích
  • 32. 26 Cornicello, 2004). Nó xảy ra khi con người hiểu sai về quy luật số lớn, họ áp dụng quy luật số lớn cho một mẫu có số lượng nhỏ. Sự quá tự tin dường như có liên quan đến Thiên lệch do tình huống điển hình. Kahneman và Tversky (1974) cho rằng người ta có khuynh hướng phân loại sự kiện điển hình hoặc tiêu biểu được nhiều người biết đến sau đó đánh giá quá mức tầm quan trọng của sự phân loại này mà không xem xét đến chứng cứ về khả năng xảy ra của chúng. Một kinh nghiệm quan trọng khác là Thiên lệch do tình huống sẵn có. Một trong những mô tả đầu tiên về điều này thực hiện bởi Kahneman và Tversky (1974). Nó ảnh hưởng đến con người trong tình huống người ta đánh giá khả năng một sự kiện xảy ra bởi sự dễ dàng nảy sinh trong đầu họ khiến người ta xem trọng các sự kiện mà có thể nhớ dễ dàng. Điều này hàm ý xem trọng các sự kiện có mức độ bao phủ phương tiện truyền thông đại chúng cao hoặc dễ dàng hình dung. 2.5.2. Tác động thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias) • Thông tin có sẵn. Các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư dựa vào những thông tin có sẵn (như quảng cáo, lời đề nghị của nhà tư vấn, bạn bè,…) và sẽ không tiến hành nghiên cứu có kỹ luật hoặc siêng năng kiểm tra lại các đầu tư được lựa chọn là tốt nhất.. • Phân loại. Nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư dựa trên các danh sách phân loại mà đã có sẵn trong bộ nhớ của họ. Trong tâm trí của họ, các hạng mục khác sẽ không thể dễ dàng nhớ lại, và do đó, sẽ bị bỏ qua. Ví dụ, nhà đầu tư Mỹ có thể bỏ qua những nước có cơ hội đầu tư tiềm năng bổ ích có thể tồn tại bởi vì các nước này không phải là hạng mục đáng nhớ trong bộ nhớ của họ. • Phạm vi hẹp của kinh nghiệm. Nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư phù hợp với phạm vi hẹp của họ về kinh nghiệm sống, chẳng hạn như họ làm việc trong ngành công nghiệp, khu vực họ sinh sống, và những người họ liên kết. Ví dụ, nhà đầu tư, người làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ có thể tin rằng chỉ có đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới mang lại lợi nhuận. Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 33. 27 • Cộng hưởng. Nhà đầu tư sẽ chọn đầu tư mà cộng hưởng với cá tính riêng của họ, hoặc có những đặc điểm mà các nhà đầu tư có thể liên quan đến hành vi của mình. Xem xét sự đối nghịch, nhà đầu tư bỏ qua sự đầu tư tốt, tiềm năng vì họ không thể liên quan đến hoặc không tiếp xúc với đặc điểm của những khoản đầu tư. Ví dụ, những người tiết kiệm có thể không liên quan đến cổ phiếu đắt tiền (giá cao/thu nhập nhiều) và có khả năng bỏ lỡ những lợi ích của việc sở hữu những cổ phiếu này 2.6. THIÊN LỆCH DO ĐIỂM TỰA (Anchoring Bias) VÀ THIÊN LỆCH DO BảO THỦ (Conservatism Bias) 2.6.1. Mô tả: Thiên lệch do điểm tựa nói đến hành vi bám vào giá trị ban đầu, giá trị mặc định – một điểm tựa, khi dự đoán hoặc ước lượng. Mặc dù họ có sự điều chỉnh lên xuống xung quanh giá trị ban đầu phù hợp với thông tin và sự phân tích xảy ra sau đó nhưng những điều chỉnh này là chưa đủ. Vì vậy, những dự đoán này bị thiên lệch hướng về giá trị ban đầu. Người ta luôn có trong tâm trí vài điểm tham khảo (reference point), ví dụ như là giá cổ phiếu trước đây. Khi họ nhận được thông tin mới họ sẽ điều chỉnh điểm tham khảo trước đây này một cách không đầy đủ (phản ứng chậm) đối với thông tin mới nhận được. Đối với các cổ phiếu riêng lẻ, sự thay đổi giá có xu hướng gắn chặt với sự thay đổi giá của các cổ phiếu khác, cũng như tỉ số P/E cũng được gắn chặt với tỉ số P/E của các cổ phiếu khác. Loại điểm tựa này giúp giải thích tại sao giá các loại cổ phiếu dịch chuyển cùng nhau nhiều như chúng đã thể hiện (Shiller, 1989 – trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002). Nó cũng có thể giải thích tại sao cổ phiếu của các công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau nhưng có trụ sở chính trong cùng một quốc gia có khuynh hướng dịch chuyển giá giống nhau hơn là cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành công nghiệp nhưng có trụ sở chính ở các quốc gia khác nhau (Griffin và Karolyi, 1998 – trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002). Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 34. 28 Chừng nào mà giá cổ phiếu trong quá khứ được xem là cơ sở để xác định giá mới, thì giá mới của cổ phiếu có khuynh hướng gắn với giá trong quá khứ và giá mới có xu hướng gần với giá quá khứ. Giá trị tài sản càng mơ hồ thì điểm tham khảo trở thành nhân tố quyết định giá càng được xem trọng (Shiller, 1998 – trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002). Thiên lệch do điểm tựa quan hệ chặt chẽ với một thiên lệch khác là Thiên lệch do bảo thủ. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về Thiên lệch do bảo thủ được thực hiện bởi Edwards (1968 – trích Cornicello, 2004). Thiên lệch do bảo thủ nói đến hiện tượng mà theo đó khi thông tin mới xuất hiện, người ta có xu hướng không tin, dẫn đến chậm phản ứng với nó và đặt nhiều niềm tin vào thông tin trước đó trong một tình huống đã được biết. Theo nguyên tắc này con người thay đổi chậm chạp quan điểm của họ. Khi có thông tin ảnh hưởng xấu đến cổ phiếu của họ thì họ luôn chờ đợi hoặc cho rằng đây chỉ là tạm thời, về dài hạn thì cổ phiếu này vẫn tốt. Điều này dẫn đến việc, khi ảnh hưởng của thông tin này trở nên rõ ràng hơn thì đã quá muộn để họ có thể làm gì. Một giải thích về Thiên lệch do bảo thủ là sự đánh giá thông tin mới và cập nhật chúng thường thì phải tốn chi phí. Do đó, để giảm chi phí này, họ quyết định không xem xét lại những gì bản thân tin tưởng một cách đúng mực. Thiên lệch do bảo thủ (gắn với kinh nghiệm dài hạn) ngược lại với thiên lệch do tình huống điển hình (đặt nặng vào các tình huống điển hình ngắn hạn). Phối hợp 2 thiên lệch này có thể giải thích hiện tượng phản ứng chậm (underreaction) trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: khi ban đầu tin tức công bố của một công ty cho thấy lợi nhuận giảm, người ta vẫn tin rằng đây chỉ là giảm tạm thời và phản ứng chậm với thông tin này nên giá cổ phiếu của công ty có tin xấu vẫn giảm chậm. Đến khi liên tục vài quý sau, tình hình vẫn xấu đi thì người ta phát hiện ra tình huống điển hình mới: Công ty quý trước cũng kinh doanh kém, quý này cũng kinh doanh kém, vậy nên bán tống cổ phiếu công ty này đi để tránh lỗ. Thế là mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu 6672250