SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 37
Baixar para ler offline
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN nền kinh
tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường
và nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh.
Kế toán quản trị đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp và nhân viên Kế toán quản trị có vai trò như một nhà
tư vấn quản trị nội bộ cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán quản
trị có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính của Nhà
nước, mà còn với hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Chính vì vậy, kế toán quản trị là môn học rất quan trọng đối với sinh viên
chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành kế toán nói riêng. Nó cung
cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ một kế toán viên cần
phải nắm được. Việc thực hiện đồ án môn học là rất cần thiết để sinh viên có
thể tổng hợp lại kiến thức đã học, đào sâu và nắm vững lý thuyết kế toán và
vận dụng các phương pháp kế toán vào thực hành công tác kế toán trong hoạt
động thực tiễn của các doanh nghiệp. Cùng với việc giúp sinh viên nắm chắc
các kiến thức cơ bản của môn học, đồ án còn rèn luyện kỹ năng thực hành và
nhận ra những hạn chế, thiếu sót, những tư duy sai lệch trong quá trình học tập
để kịp thời điều chỉnh sửa chữa
Lê Thị Ánh Tuyết Page 1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Sau khi tham khảo số liệu từ đồ án tốt ngiệp của khóa trước tại Công ty TNHH
nhà nước một thành viên cơ khí Hà Giang em đã tìm hiểu một số nội dung,
cách tổ chức và thực hiện công tác quản trị ở công ty và đã trình bày một số
hiểu biết của mình trong đồ án kế toán quản trị.Nhưng do kiến thức về nghiệp
vụ kế toán còn hạn hẹp và kinh nghiệm thực tế còn chưa có, nên trong quá
trình làm đồ án còn rất nhiều sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các
thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô : Phạm Thị Hồng Hạnh đã giúp em
hoàn thành đồ án này
Đồ án của em gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị
Phần 2: Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phần 3: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phương án kinh
doanh.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 2
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Nhà quản trị muốn thắng thế trên thị trường cần biết rõ tình hình kinh
tế tài chính của mình như thế nào, muốn vậy họ cần sử dụng hàng loạt công
cụ quản lý, trong đó kế toán là 1 công cụ quan trọng bậc nhất, đặc biệt là kế
toán quản trị
Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán làm nhiệm vụ thu thập xử
lý thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể chi tiết, phục
vụ cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch điều hành tổ chức kế hoạch và
quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ. Kế toán quản trị là quá
trình thu thập xử lý, đánh giá và truyền đạt thông tin về tình hình kinh tế -
tài chính phục vụ cho mục đích ra quyết định.
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ chức năng của kế toán quản trị
a. Vai trò
Trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều
hành quản lý các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản
củaquản lýdoanh nghiệp tất cả xoay quanh vấn đề “ra quyết định”. Các
chức năng cơ bản của quản lý hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra có thể khái quát bằng sơ đồ sau :
Lê Thị Ánh Tuyết Page 3
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Qua sơ đồ trên ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế
hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế
hoạch cho kì sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định.
Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi các nhà quản trị phải đề ra những
quyết định đúng đắn nhất cho các hoạt động của doanh nghiệp. Muốn có
những quyết định có hiệu quả và hiệu lực, các nhà quản trị có yêu cầu về
thông tin rất lớn. KTQT là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất, cung
cấp nhu cầu thông tin đó. Để thấy rõ vai trò của KTQT đối với các chức
năng quản lý ta xét vị trí của nó trong từng khâu của quá trình quản lý.
- Khâu lập kế hoạch và dự án
Lập kế họach là xây dựng các mục tiêu cần phải đạt và vạch ra các
bước thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể dài
hạn hay ngắn hạn.
Dự toán là một dạng của kế hoạch, nó là sự liên kết các mục tiêu lại với
nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được
các mục tiêu đã đề ra.
Để chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt,
để các kế hoạch cùng các dự toán có tính khoa học và tính khả thi cao thì
chúng phải được lập dựa trên những thông tin hợp lý và có cơ sở. Các
thông tin này chủ yếu do KTQT cung cấp.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 4
Mối liên hệ giữa các chức năng cơ bản của quản hoạt động
doanh nghiệp
Lập kế hoạch
Ra quyết định
Kiểm tra
Thực hiện
Đánh giá
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Ví dụ: Khi xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải xác định cách
làm cụ thể để đạt được chỉ tiêu này. Kế toán viên quản trị sẽ cung cấp cho
các nhà quản trị số liệu có cơ sở để giúp các nhà quản trị lựa chọn ra
phương án tối ưu để đạt được chỉ tiêu đó, như chọn được sản phẩm sinh lợi
cao nhất, huy động các nguồn lực tiết kiệm nhất và định được giá bán hiệu
quả nhất trong điều kiện cạnh tranh thị trường v.v
- Khâu tổ chức thực hiện
Trong khâu tổ chức thực hiện nhà quản lý phải biết liên kết tốt nhất các
yếu tố sản xuất. Có nghĩa là kết hợp tốt nhất các nguồn lực để đạt được
mục tiêu đã đề ra.
Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị có nhu cầu rất lớn về
thông tin kế toán, nhất là thông tin kế toán quản trị. Để ra quyết định kinh
doanh đúng đắn trong các hoạt động hàng ngày (quyết định ngắn hạn), hay
các quyết định thực hiện các mục tiêu dài hạn, nhà quản trị đều cần phải
được cung cấp các thông tin từ kế toán.
- Khâu kiểm tra và đánh giá
Sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch
đòi hỏi nhà quản trị phải kiểm tra đánh giá việc thực hiện nó. Phương pháp
thường dùng là so sánh số liệu kế toán hoặc dự toán với số liệu thực hiện,
để từ đó nhận diện các sai biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra.
Để làm được điều này nhà quản trị cần được cung cấp từ các bộ phận kế
toán thực hiện để nhận diện những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động
quản lý.
Kiểm tra và đánh giá là hai chức năng có liên quan chặt chẽ với nhau.
Các nhà quản trị thừa hành thường đánh giá từng phần trong phạm vi kiểm
soát của họ. Còn các nhà quản trị cấp cao hơn, không tham gia trực tiếp
vào quá trinh hoạt động hàng ngày, tiến hành đánh giá dựa vào các báo cáo
thực hiện của từng bộ phận thừa hành mà KTQT cung cấp.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 5
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
- Khâu ra quyết định
Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ cho chức năng ra
quyết định cảu nhà quản trị. Đó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt
các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Để có thông tin thích hợp cho các nhu cầu của quản lý, KTQT sẽ thực
hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường
không có sẵn. KTQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi
tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích quá
trình phân tích đó cho nhà quản trị.
KTQT giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ
bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còn cách vận dụng các kỹ thuật
phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn
ra quyết định một cách thích hợp nhất.
b. Nhiệm vụ
Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể rất đa dạng, chẳng hạn:
- Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó.
- Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể.
- Khả năng giải quyết vấn đề nào đó trong một thời gian nhất định.
- ….
Để thực hiện những mục tiêu này, cần phải huy động các nguồn lực vào
đầu tư thiết bị, dự trữ hàng tồn kho, lao động … Do đó nhiệm vụ của
kế toán quản trị là :
- Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nói chung dưới dạng
chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị phản ánh, tính toán giá chi phí của từng loại TSCĐ,
TLLĐ, phản ánh chi tiết từng khoản nợ phải trả đối với từng khoản
nợ, từ đó phản ánh (nguồn vốn chủ sở hữu của DN) dưới dạng chi tiết
nhất.
- Kế toán quản trị tính toán xác định doanh thu chi phí của từng sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, xác định chi phí theo từng địa điểm phát
Lê Thị Ánh Tuyết Page 6
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
sinh (từng trung tâm chi phí), cũng như theo từng đối tượng gánh chịu
chi phí (từng loại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ...) từ đó nhà quản trị có
thể xác định kết quả hoạt động kinh doanh một cách chi tiết nhất theo
yêu cầu của nhà quản lý.
- Kế toán quản trị dựa trên cách thức huy động và sử dụng các nguồn
lực vì vậy nó gắn liền với công tác tổ chức và công nghệ của doanh
nghiệp. KTQT xác định, mô tả hoạt động của các bộ phận tiêu dùng
nguồn lực, các bộ phận cung cấp hoạt động và sản phẩm của việc tiêu
dùng nguồn lực.
c. Chức năng
Thông tin trong DN phải nhằm phục vụ mục tiêu của DN. Thông tin của
KTQT chủ yếu nhằm phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Do
thông tin này không có sẵn do vậy KTQT phải vận dụng một số phương
pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu của nhà
quản trị.
Chức năng chính của KTQT là cơ sở để ra quyết định hay chính là quy
trình điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN.
KTQT thực chất là một quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân
tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính cũng như phi
tài chính cho nhà QTDN để lập kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra đánh
giá việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ DN đảm bảo cho việc sử
dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản của DN.
1.1.3. Phân biệt kế toán quản trị (KTQT) và kế toán tài chính (KTTC)
a. Điểm giống nhau giữa KTQT và KTTC
Mặc dù ngày nay KTQT và KTTC là hai loại hình hoàn toàn khác
nhau song chúng vẫn có những điểm giống nhau cơ bản sau đây :
- KTQT và KTTC đều đề cập đến các sự kiện kinh tế, và đều quan
tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản, công nợ và quá lưu chuyển tiền tệ của
doanh nghiệp
- KTQT và KTTC đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế
toán. Hệ thống này là cơ sở để KTTC soạn thảo các báo cáo tài chính định
Lê Thị Ánh Tuyết Page 7
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
kỳ cung cấp ra ngoài ... Đối với KTQT, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận
dụng, xử lí nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị
- KTQT và KTTC đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý.
KTTC biểu hiện trách nhiệm cảu người quản lý cấp cao, còn KTQT biểu
hiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bên trong doanh nghiệp.
b. Điểm khác nhau giữa KTQT và KTTC
Giữa KTQT và KTTC có sự khác nhau chủ yếu vì chúng có đối tượng phục
vị khác nhau, mục đích sử dụng thông tin kế toán khác nhau. Những điểm
khác nhau chủ yếu giữa chúng bao gồm :
Lê Thị Ánh Tuyết Page 8
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Lê Thị Ánh Tuyết Page 9
Tiêu thức Kế toán tài chính Kế toán quản trị
1. Mục đích
sử dụng thông
tin
- Phục vụ cho việc lập
báo cáo tài chính trên cơ
sở số liệu thu thập.
- Phục vụ cho nhà quản trị
trong việc lập kế hoạch và
đưa ra phương án kinh
doanh.
2. Đối tượng
sử dụng thông
tin
- Chủ thể bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp:
Nhà quản trị, khách hàng,
nhà cung cấp, ngân hàng,
nhà đầu tư, nhà nước…
- Chủ thể bên trong doanh
nghiệp: nhà quản trị – những
người trực tiếp điều hành
doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc
trình bày và
cung cấp
thông tin
- Thông tin phải chính
xác, chặt chẽ, tuân theo
các chuẩn mực kế toán
quốc tế và quốc gia
- Thông tin phải đảm bảo
tính linh hoạt, kịp thời theo
từng đơn vị, không bắt buộc
tuân theo các nguyên tắc
chuẩn mự kế toán chung
4. Đặc điểm
thông tin
- Phản ánh thông tin đã
xảy ra rồi, mang tính lịch
sử.
- Là những thông tin tổng
quát, chỉ biểu diễn dưới
hình thái giá trị.
- Thông tin phải tuân thủ
các nguyên tắc chuẩn
mực đã quy định.
- Phản ánh thông tin dự báo
trong tương lai.
- Là những thông tin chi tiết,
thể hiện cả chỉ tiêu giá trị,
hiện vật, thời gian lao động.
- Không tuân thủ các nguyên
tắc mà xây dựng theo yêu
cầu nhà quản trị, miễn là đảm
bảo tính linh hoạt, kịp thời.
5. Phạm vi
cung cấp
thông tin, tập
hợp, nghiên
cứu thông tin
- Toàn doanh nghiệp.
- Cho từng bộ phận, từng loại
sản phẩm, từng quá trình cụ
thể.
6. Thời gian
báo cáo
- Theo định kỳ: tháng,
quý, năm…
- Theo yêu cầu của nhà quản
trị (có thể thường xuyên hoặc
định kỳ)
7. Tính pháp
lý
- Có tính pháp lý.
- Ít hoặc tính pháp lý không
có tính bắt buộc.
8. Quan hệ
với các lĩnh
vực khác,
môn khoa học
khác
- Ít mối quan hệ với các
ngành khác
- Nhiều mối quan hệ với các
ngành khác : Thống kê, kinh
tế học, quản lý để tổng hợp,
phân tích và xử lý thông tin
thành dạng có thể sử dụng
được.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh
Khái niệm: KTQT các yếu tố SXKD trong doanh nghiệp là KTQT
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khác (vật tư), hàng hoá, KTQT tài sản cố
định và KTQT lao động tiền lương (tiền công).
1.1.4.1. Kế toán quản trị vật tư, hàng hoá
Để cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng
loại, từng nhóm, từng thứ vật tư, hàng hoá theo từng nơi bảo quản, sử dụng, cả
chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị cần tổ chức KTQT vật tư, hàng hoá một
cách khoa học. Phân loại vật tư hàng hoá phù hợp với đặc điểm vật tư, hàng
Lê Thị Ánh Tuyết Page 10
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
hoá từng doanh nghiệp là công việc cần thiết để tổ chức tốt KTQT vật tư hàng
hoá.
Trong doanh nghiệp, vật tư, hàng hoá gồm nhiều loại, nhóm, thứ khác
nhau với công dụng kinh tế, tính năng lý hoá và yêu cầu quản lý khác nhau.
Để phục vụ cho yêu cầu tổ chức KTQT vật tư, hàng hoá cần phải tiến hành
phân loại vật tư hàng hoá.
Phân loại vật tư hàng hoá là phân chia vật tư hàng hoá của doanh nghiệp
thành các loại, các nhóm, các thứ theo tiêu thức phân loại nhất định. Tuỳ theo
yêu cầu quản trị vật tư, hàng hoá trong từng doanh nghiệp mà thực hiện phân
loại vật tư, hàng hoá cho phù hợp. Chẳng hạn trong doanh nghiệp sản xuất có
thể căn cứ vào công dụng kinh tế và chức năng của vật tư trong quá trình
tham gia vào sản xuất kinh doanh để chia vật tư thành nguyên vật liệu và công
cụ dụng cụ.
* Hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá đảm bảo yêu cầu của quản trị doanh
nghiệp:
Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp để ra
quyết định sản xuất kinh doanh do đó thông tin cần phải cập nhật và liên tục.
Điều này cũng có nghĩa là các tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng hoá cả
chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền theo từng mặt hàng, từng nhóm, từng
loại, ở từng nơi bảo quản sử dụng phải được hạch toán chi tiết để sẵn sàng
phục vụ cho yêu cầu quản trị. Muốn vậy, công tác hạch toán vật tư hàng hoá
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng kho, từng bộ phận
kế toán doanh nghiệp.
- Theo dõi liên tục hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại,
nhóm mặt hàng vật tư hàng hoá vả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền.
- Đảm bảo đối chiếu khớp và chính xác tương ứng giữa các số liệu của kế
toán chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết tại kho, giữa số liệu của kế toán chi
tiết với số liệu của kế toán tổng hợp về tình hình vật tư, hàng hoá.
- Báo cáo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàng ngày, hàng tuần
về tình hình vật tư hàng hoá theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 11
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Căn cứ vào các yều cầu trên, doanh nghiệp có thể hạch toán chi tiết vật tư
hàng hoá theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp ghi thẻ song song
- Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp ghi sổ số dư
1.1.4.2. Kế toán quản trị tài sản cố định
Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu,
những tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh hay sử dụng thời gian dài vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
(TSCĐ hữu hình) và những khoản chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra lớn
sẽ phát huy tác dụng trong thời gian dài trong hoạt động của doanh nghiệp
(TSCĐ vô hình). Như vậy để được coi là TSCĐ thì tài sản hữu hình và tài sản
vô hình trong doanh nghiệp phải thoả mãn hai điều kiện: Giá trị lớn và thời
gian sử dụng dài.
* Kế toán tài sản cố định theo yêu cầu của kế toán quản trị
Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, giá trị của
TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh
doanh. Nhưng TSCĐ hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho
đến khi hư hỏng. Mặt khác TSCĐ định sử dụng và bảo quản ở các bộ phận
khác nhau trong doanh nghiệp. Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phản ánh
và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp và
của từng nơi bảo quản, sử dụng theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Ngoài các chỉ
tiêu phản ánh nguồn gốc nguồn gốc, thời gian hình thành TSCĐ, công suất
thiết bị, số hiệu TSCĐ, kế toán phải phản ánh nguyên giá, giá trị hao mòn, giá
trị còn lại của từng đối tượng ghi TSCĐ tại từng nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ.
1. Kế toán chi tiết TSCĐ tại các nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ
Việc theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn trách nhiệm bảo quản,
sử dụng tài sản với từng bộ phận, từ đó nâng trách nhiệm và hiệu quả trong
bảo quản sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
Tại các nơi sử dụng TSCĐ (phòng, ban, đội sản xuất, phân xưởng sản
xuất…) sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng,
Lê Thị Ánh Tuyết Page 12
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
giảm TSCĐ do từng đơn vị quản lý, sử dụng. Mỗi đơn vị sử dụng phải mở một
sổ riêng, trong đó ghi TSCĐ tăng, giảm của đơn vị mình theo từng chứng từ
tăng, giảm TSCĐ, theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ này trong hệ thống kế toán doanh
nghiệp.
2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán doanh nghiệp
Tại bộ phận kế toán doanh nghiệp, kế toán chi tiết TSCĐ sử dụng thẻ
TSCĐ , sổ đăng ký thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình
hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.
Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của
doanh nghiệp. Thẻ gồm bốn phần:
Phần 1: Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký, mã hiệu, qui cách
(cấp hàng), số hiệu TSCĐ, nước sản xuất…
Phần 2: Ghi các chỉ tiêu nguyên giá từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và
nguyên giá thay đổi theo các thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm
bớt bộ phận… và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.
Phần 3: Ghi số phụ tùng, dụng cụ, đồ nghề kèm theo TSCĐ.
Phần 4: Ghi giảm TSCĐ, phản ánh số, ngày tháng của chứng từ giảm
TSCĐ và lý do giảm TSCĐ.
Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng (ban) kế toán trong suốt quá trình sử dụng
TSCĐ. Vì vậy, phải có hòm thẻ để bảo quản. Trong hòm thẻ cần bố trí các
ngăn đựng thẻ TSCĐ được sắp xếp một cách khoa học theo từng nhóm, loại
TSCĐ và theo từng nơi sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm khi
dùng thẻ. Thẻ TSCĐ được dăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để quản lý.
Sổ TSCĐ: Mỗi TSCĐ (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải...) được dùng riêng một sổ hoặc một số trang trong sổ để theo dõi
tình hình tăng, giảm, khấu hao của các TSCĐ theo từng loại.
Căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ là các chứng từ sau đây:
- Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01- TSCĐ)
Lê Thị Ánh Tuyết Page 13
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
- Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 012 - TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04 -
TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 - TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan (hồ sơ TSCĐ)
1.1.4.3. Kế toán quản trị lao động và tiền lương (tiền công)
Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nói
đến yếu tố lao động tức là nói đến lao động sống tức là sự hao phí có mục đích
thể lực và trí lực của con người để tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện hoạt động
kinh doanh. Để bù lại phần hao phí đó của người lao động, doanh nghiệp phảI
trả cho họ khoản tiền phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ
đóng góp. Số tiền này được gọi là tiền lương hay tiền công.
KTQT lao động, tiền lương phải cung cấp các thông tin về số lượng lao
động, thời gian lao động, kết quả lao động và quỹ lương cho các nhà quản trị
doanh nghiệp. Từ những thông tin này các nhà quản trị đưa ra được phương án
tổ chức quản lý lao động, bố trí hợp lý lực lượng lao động của doanh nghiệp
vào từng khâu công việc cụ thể, nhằm phát huy tốt nhất năng lực của người
lao động, tạo đIều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trong
chi phí sản xuất kinh doanh.
* Hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động
Hạch toán thời gian lao động là theo dõi việc sử dụng thời gian lao động
đối với từng người lao động ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Để thực hiện
công việc này doanh nghiệp thường sử dụng các bảng chấm công hay các
chứng từ như phiếu báo giờ làm thêm, phiếu nghỉ hưởng BHXH. Để tổng hợp
tình hình sử dụng thời gian lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng tổng
hợp sử dụng thời gian lao động” bảng này là cơ sở để lập báo cáo về tình hình
sử dụng thời gian lao động.
Hạch toán kết quả lao động là ghi chép kết quả lao động của từng người
lao động. Kết quả lao động biểu hiện bằng số lượng (khối lượng) sản phẩm,
công việc đã hoàn thành của từng người hay từng nhóm lao động. Chứng từ
Lê Thị Ánh Tuyết Page 14
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
thường được sử dụng để hạch toán kết quả lao động là phiếu xác nhận sản
phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, bảng theo dõi công
tác của tổ… Hạch toán kết quả lao động là cơ sở để tính tiền lương (tiền công)
theo sản phẩm cho từng người hay từng nhóm người (tập thể) hưởng lương
sản phẩm và để xác định năng suất lao động.
* Tính lương và phân bổ chi phí nhân công:
Trong các doanh nghiệp tồn tại hai hình thức trả lương: hình thức tiền
lương thời gian và hình thức tiền lương sản phẩm . Mỗi hình thức tiền lương
ứng
với các tính lương riêng.
1. Tính lương thời gian
Tiền lương thời gian được tính căn cứ vào thời gian làm việc và bậc
lương, thang lương của người lao động.
Tiền lương theo thời gian = thời gian làm việc x mức lương thời gian.
(Mức lương thời gian được áp dụng cho từng bậc lương)
2. Tính lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm là số tiền lương tính trả cho người lao động
căn cứ theo số lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng
quy định hay khối lượng công việc người lao động làm xong được nghiệm thu
và đơn giá tiền lương của sản phẩm, công việc đó.
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành
1.1.5.1 Ý nghĩa của việc quản lý chi phí
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luôn quan
tâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến
lợi nhuận. Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị doanh
nghiệp là phải kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 15
Tiền lương sản
phẩm phải trả cho
người lao động
=
Khối lượng sản phẩm
hoặc công việc
hoàn thành
x
Đơn giá
tiền lương
sản phẩm
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là
mối quan tâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung.
Trong môn học kinh tế vi mô, chi phí sản xuất giữ một vị trí quan trọng và
có quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp.
Một nhà kinh tế học phương Tây J.M.Clark, đã phát biểu: “Một lớp học về
khoa kinh tế sẽ là một thành công thực sự nếu qua đó các sinh viên thực sự
hiểu được ý nghĩa của chi phí sản xuất về mọi phương diện”.
Theo kế toán tài chính, chi phí được hiểu là một số tiền hoặc một phương
tiện mà doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ ra để đạt được mục đích nào đó. Bản
chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một sự thu về, có thể thu về dưới
dạng vật chất, có thể định lượng được như số lượng sản phẩm, tiền, ... hoặc
dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được phục vụ ...
1.1.5.1 Vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn
luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, với mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh
hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị
doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là
mối quan tâm của người tiêu dùng, xã hội nói chung. Bên cạnh đó chi phí sản
xuất giữ một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh
nghiệp, như để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm doanh nghiệp cần bỏ ra
các loại chi phí biểu hiện bằng tiền để đầu tư TSCĐ, TSLĐ ngoài ra còn đảm
bảo phúc lợi cho người lao động...Chi phí đảm bảo phúc lợi của doanh nghiệp
gắn liền với việc thực hiện với biện pháp nhằm tái tạo khả năng lao động,
nâng cao trình độ cho công nhân viên chức.
1.1.6. Phân loại chi phí, khái niệm từng loại chi phí, ý nghĩa của từng
cách phân loại chi phí
1.1.6.1. Phân loại chi phí
Chi phí được nhà quản lý sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Do vậy
chi phí được phân loại theo nhiều cách, tuỳ theo mục đích của nhà quản trị
cho từng quyết định.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 16
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Nhận định và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là
chìa khoá của việc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức
điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp.
a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
* ý nghĩa của phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là:
- Cho thấy vị trí, chức năng hoạt của chi phí trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí.
- Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính.
1. Chi phí sản xuất:
Khái niệm: Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đên việc chế
tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong một kỳ nhất định .
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những nguyên vật liệu mà
cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được
một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng loại sản phẩm.
Chi phí lao động trực tiếp: là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp
vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm. Khả năng và kỹ năng của
lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm
hay dịch vụ cung cấp.
Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa
một cách đơn giản, là gồm tất cả những loại chi phí sản xuất, ngoại trừ chi
phí ngyuên vật liệu trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp.
2. Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí lưu thông và tiếp thị (Chi phí bán hàng)
Chi phí lưu thông và tiếp thị bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đẩy
mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay
người tiêu dùng.
Chi phí quản lý
Chi phí quản lý là những khoản chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính
và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Các khoản chi phí
này không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí lưu thông.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí
ý nghĩa : Nhằm đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều
tiết chi phí đối với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, người ta còn phải phân
Lê Thị Ánh Tuyết Page 17
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, nghĩa là khi mức độ hoạt động biến
động thì chi phí sẽ biến động như thế nào.
1. Biến phí
Biến phí tỷ lệ là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến
động của mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định,
không thay đổi, biến phí khi không có hoạt động bằng không.
- Biến phí tỷ lệ.
Biến phí tỷ lệ là khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến
động của mức độ hoạt động căn cứ.
- Biến phí bậc.
Biến phí cấp bậc là những khoản chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi nhiều và rõ ràng, biến phí loại này không đổi khi mức độ hoạt động căn
cứ thay đổi ít.
2. Định phí
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay
đổi, nhưng tính cho một đơn vị hoạt động tăng thì định phí thay đổi.
- Định phí tuỳ ý :
Định phí tuỳ ý là định phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản
trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí này như chi phí
quảng cáo, đào tạo nhân viên, nghiên cứu.
- Định phí bắt buộc:
Định phí bắt buộc là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng
vì chi phí chung thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc cơ bản của doanh
nghiệp.
3. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn
định phí.
c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm:
ý nghĩa : Cho ta biết được chi phí nào phát sinh trong kỳ, ảnh hưởng đến lợi
tức của kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí nào gắn liền với sản phẩm.
1. Chi phí thời kỳ:
Chi phí thời kỳ là những khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán. Vì thế
chi phí thời kỳ có ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí thời
Lê Thị Ánh Tuyết Page 18
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
kỳ không phải những chi phí tạo thành thực thể của sản phẩm hay vào các yếu tố
cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào, mà là những khoản chi phí hoàn toàn
biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc mua vào hàng hoá.
2. Chi phí sản phẩm:
Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất
sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán lại. Chi phí sản phẩm luôn luôn
gắn liền với sản phẩm.
d. Các cách phân loại chi phí khác nhau nhằm mục đích ra quyết định
- ý nghĩa: Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch
toán. Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng
phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phù hợp. Mức độ chính xác của chi
phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa
học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp
phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí nếu muốn
có các thông tin chân thực về chi phí và kết quả lợi nhuận từng loại sản
phẩm, dịch vụ, từng loại hoạt động trong doanh nghiệp.
1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp: Còn được gọi là chi phí có thể tách biệt, phát sinh một
cách riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, như một sản
phẩm, ở một phân xưởng sản xuất, một đại lý ...
Chi phí gián tiếp: Còn được gọi là chi phí chung hay chi phí kết hợp,
không có liên quan tới hoạt động cụ thể nào mà liên quan cùng lúc với nhiều
hoạt động. Do đó, để xác định chi phí gián tiếp của một hoạt động cụ thể phải
áp dụng phương pháp phân bổ.
2. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được :
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được là những khoản
mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với
các loại chi phí đó. Như vậy, các nhà quản trị cao cấp có phạm vi quyền hạn
rộng đối với chi phí hơn.
3. Chi phí chênh lệch:
Những khoản chi phí nào có ở phương án này nhưng không có ở các loại
phương án khác thì được gọi là chi phí chênh lệch.
4. Chi phí cơ hội:
Lê Thị Ánh Tuyết Page 19
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Chi phí chìm là một loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn sẽ phải
chịu dù doanh nghiệp chọn phương án hành động nào. Chi phí chìm không
bao giờ thích hợp với việc ra quyết định vì chúng không có tính chênh lệch và
nó tồn tại trong mọi phương án hành động.
1.2. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
1.2.1. Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận
a. Số dư đảm phí ( lãi trên biến phí )
* Tổng số dư đảm phí.
Tổng số dư đảm phí là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối của tổng doanh thu
sau khi đã trừ đi tổng chi phí biến đổi và phần còn lại sẽ được dùng để bù
đắp chi phí cố định.
Công thức:
SDĐP = DT – BP
* Số dư đảm phí đơn vị:
Là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối của giá bán sau khi trừ đi biến phí đơn
vị.
a. Công thức:
SDĐPđv = P – BPđv
* Tỷ lệ số dư đảm phí.
Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu thể hiện số tương đối giữa tổng số dư đảm phí
với tổng doanh thu hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với giá bán.
Công thức:
Tỷ lệ SDĐP =
SDĐP
=
SDĐPđv
DT P
b. Kết cấu chi phí
- Là chỉ tiêu thể hiện số tương đối của biến phí và định phí so với tổng
chi phí của doanh nghiệp.
- Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao trong tổng chi phí thì lợi
nhuận sẽ nhạy cảm với biến động của doanh thu. Đây sẽ là điểm thuận
lợi khi doanh nghiệp tăng doanh thu.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 20
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
- Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi phí thì lợi
nhuận sẽ ít nhạy cảm hơn so với biến động của doanh thu. Điều này sẽ
làm cho doanh nghiệp có độ an toàn cao hơn khi làm ăn thất bại.
c. Đòn bẩy kinh doanh.
- Đòn bảy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng của lợi
nhuận so với mức độ tăng của doanh thu hay phản ánh mức độ sử
dụng chi phí cố định trong doanh nghiệp.
- Công thức:
Độ lớn của ĐBKD = Tốc độ tăng lợi nhuận = SD ĐP
Tốc độ tăng doanh thu Lợi nhuận
- Ý nghĩa ĐBKD: Khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận sẽ tăng bao
nhiêu lần.
d. Ứng dụng của phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - khối lượng - lợi
nhuận :
• Thay đổi sản lượng và định phí
So sánh SDĐP và CPCĐ.
- Nếu SDĐP tăng nhiều hơn so với mức tăng của CPCĐ thì lúc đó doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Ta nên chọn phương án này. Và
ngược lại.
- Nếu mức giảm của SDĐP lớn hơn mức giảm của CPCĐ thì lúc đó doanh
nghiệp sẽ có lợi nhuận giảm. Ta không nên chọn phương án này. Và
ngược lại.
• Thay đổi sản lượng và biến phí:
Cách 1: Ta tiến hành so sánh SDDP mới và SDDP cũ.
- Nếu SDDP mới > SDDP cũ thì lúc đó lợi nhuận của doanh nghiệp
sẽ tăng, ta nên chọn phương án này.
- Nếu SDDP mới < SDDP cũ thì lúc đó lợi nhuận giảm, ta không nên
lựa chọn phương án này.
Cách 2: So sánh mức tăng của SDĐP do tăng số lượng (hoặc do
giảm biến phí) với mức giảm cuả SDĐP do giảm khối lượng (hoặc tăng biến
phí).
Lê Thị Ánh Tuyết Page 21
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
- Nếu mức tăng của SDĐP lớn hơn mức giảm của SDĐP thì doanh
nghiệp có lợi nhuận lớn hơn, ta nên lựa chọn phương án này.
- Nếu mức tăng của SDDP nhỏ hơn mức giảm của SDĐP thì doanh
nghiệp có lợi nhuận nhỏ hơn, ta khôngnên lựa chọn phương án này.
* Thay đổi sản lượng, định phí và giá bán.
So sánh SDĐP với CPCĐ:
- Nếu SDĐP tăng lớn hơn mức tăng của CPCĐ hoặc mức giảm của
SDĐP nhỏ hơn mức giảm của CPCĐ thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận
lớn hơn, ta nên lựa chọn phương án nàỳ.
- Nếu SDĐP tăng nhỏ hơn mức tăng của CPCĐ hoặc mức giảm của
SDĐP lớn hơn mức giảm của CPCĐ thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận lớn
hơn,ta
không nên lựa chọn phương án này.
* Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu:
Tiến hành tính toán SDĐP, so sánh mức tăng hay giảm của nó vơí mức
tăng hay giảm của CPCĐ, từ đó xác định lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hay
giảm để đưa ra quyết định.
1.2.2. Phân tích điểm hòa vốn
Bất kỳ quá trình hoạt động sản suất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác
định mức doanh thu tối thiểu hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp chi
phí của quá trình hoạt động đó. Phân tích điểm hoà vốn cho phép ta xác
định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được
để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra, tức là đạt mức hoà vốn.
a.Khái niệm
Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ bù đắp chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
Doanh thu
Lê Thị Ánh Tuyết Page 22
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Tổng chi phí Lợi nhuận
Biến phí Định phí Lợi nhuận
Biến phí Số dư đảm phí
Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận
- Theo mô hình trên ta có khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm tại đó số dư
đảm phí vừa đủ bù đắp chi phí cố định.
- Phân tích điểm hoà vốn giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh
doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong
kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất nào và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hoà
vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao.
b.Phương pháp xác định điểm hoà vốn.
• Xác định sản lượng hoà vốn.
- Sản lượng hoà vốn là mức sản lượng tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể bù
đắp được chi phí bỏ ra.
- Công thức:
SLhv =
ĐP
=
ĐP
P – BPđv SDĐPđv
• Xác định doanh thu hoà vốn.
- Doanh thu hoà vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hoà vốn.
- Công thức:
DThv = SLhv x P = ĐP
Tỷ lệ SDĐP
- Khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì cần phải xác định doanh
thu hoà vốn của toàn doanh nghiệp sau đó căn cứ vào tỷ trọng doanh thu
của từng loại sản phẩm để xác định DThv cho từng loại sản phẩm, sau đó
mới xác định SLhv của từng loại sản phẩm.
Tỷ lệ SDĐPbq = ∑Tỷ trọng DTi x Tỷ lệ SDĐPi
DThv = ĐP
Tỷ lệ SDĐPbq
Lê Thị Ánh Tuyết Page 23
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
DThvi = Tỷ trọng DTi x DThv
SLhvi = DThvi
P
• Doanh thu an toàn.
- Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với
doanh thu hoà vốn.
- Công thức:
Mức DMức DT an toàn = Mức DT thực hiện – Mức DT hoà vốn
Tỷ lệ dTỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn
Mức doanh thu thực hiện
- Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá
mức doanh thu hoà vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng
thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi
ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại.
c. Đồ thị hòa vốn
Lê Thị Ánh Tuyết Page 24
Lỗ
Lãi
y =px
ytp
=a + bx
bx
bx
y (số tiền)
SDĐP
Định phí
yđp
=A
A
Biến phí
x(mức hoạt động )
0 x0
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
d. Phương trình lợi nhuận
SLmm = LNmm + ĐP
SDĐPđv
DTmm = LNmm + ĐP
Tỷ lệ SDĐP
e. Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán:
- Xét mối quan hệ giữa sản lượng bán với giá bán hoà vốn: Sản lượng tiêu
thụ của doanh nghiệp càng cao thì giá bán để đạt được hoà vốn phải thấp
và ngược lại.
- Xét mối quan hệ giữa giá bán với sản lượng hoà vốn: Giá bán càng cao
thì sản lượng hoà vốn càng thấp và ngược lại.
• Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán:
- Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số
mặt hàng đem bán.
DThv =
ĐP
∑Tỷ trọng DTi x Tỷ lệ SDĐPi
- Những sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao mà chiếm tỷ trọng lớn thì doanh
thu hoà vốn thấp xuống và ngược lại.
• Phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định:
- Dự định lãi đạt được: Doanh nghiệp dự tính trước tỷ lệ lãi phải đạt được
trong kỳ rồi từ đó có kế hoạch tăng cường cho công tác quảng cáo tiếp thị
sản phẩm nhằm tăng doanh thu tiêu thụ (với điều kiện lãi trên 1
ĐVSP >0), điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chi thêm một
khoản chi phí cho quảng cáo tiếp thị. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải tính
toán và xác định sản lượng cần tiêu thụ là bao nhiêu để đạt đến điểm hoà
Lê Thị Ánh Tuyết Page 25
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
vốn, và để đạt được mức lãi đã dự tính thì doanh nghiệp phải tiêu thụ
được bao nhiêu sản phẩm.
SLmm =
ĐP + LNmm
SDĐPđv
DTmm =
ĐP + LNmm
Tỷ lệ SDĐP
- Quyết định khung giá bán:
Khung giá bán càng rộng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội giảm giá,
càng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khung giá bán được xác định là đoạn mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất
mà doanh nghiệp có thể bán. Thông thường khung giá bán được xác định là
từ giá bán hoà vốn đến giá thị trường.
- Quyết định lựa chọn đơn đặt hàng:
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn chấp nhận đơn đặt hàng nếu đơn đặt hàng đó có
mang lại SDĐP. Giả định:
• ĐĐH đó không làm ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ hiện tại.
• ĐĐH đó không làm thay đổi quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
• Đơn đặt hàng đó sẽ được chấp nhận khi P > BPđv
- Quyết định tiếp tục hay ngừng sản xuất.
+ Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp sẽ
ngừng hoạt động nếu khoản lỗ do việc sản xuất kinh doanh lớn hơn chi phí
cố định phải chịu khi ngừng hoạt động và ngược lại.
PHẦN 2
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Công ty TNHH một thành viên cơ khí Hà Giang sản xuất mặt hàng về
nhôm, các loại phụ tùng phụ kiện, máy móc thiết máy cung cấp cho các
công trình xây dựng.
Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty trong kỳ 1 và kỳ 2 được thể
hiện ở bảng sau :
Lê Thị Ánh Tuyết Page 26
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Các chỉ tiêu ĐVT 2012 2013
1. Sản lượng Kg 520,000 635,360
2. Gía bán Đ 72,515 83,800
3. Doanh thu tiêu
thụ sản phẩm
VND
37,707,800,000 53,243,168,000
Chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp bao gồm :
1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
• Chi phí NVL chính
• Chi phí NVL phụ
2.Chi phí nhân công trực tiếp
• Tiền lương
• Các khoản trích theo lương
3. Chi phí sản xuất chung
• Nguyên vật liệu
• Công cụ dụng cụ
• Lương nhân viên quản lý phân xưởng
• Khấu hao TSCĐ
• Dịch vụ mua ngoài
• Chi phí khác bằng tiền
4. Chi phí bán hàng
• Nguyên vật liệu
• Công cụ dụng cụ
• Lương nhân viên bán hàng
• Khấu hao TSCĐ
• Dịch vụ mua ngoài
• Chi phí khác bằng tiền
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lê Thị Ánh Tuyết Page 27
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
• Nguyên vật liệu
• Công cụ dụng cụ
• Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
• Khấu hao TSCĐ
• Dịch vụ mua ngoài
• Chi phí khác bằng tiền
I. Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí
1. Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí ( trong
mối quan hệ với doanh thu )
Số liệu dùng để phân tích là số liệu của quý I năm 2012 và quý I năm
2013
Ta xét bảng 2.1 : Sự biến động của các khoản mục chi phí , để
phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong mối quan hệ với doanh
thu:
Đơn vị tính : VNĐ
Lê Thị Ánh Tuyết Page 28
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Lê Thị Ánh Tuyết Page 29
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Từ bảng trên ta thấy, tất cả các khoản mục phí đều tăng. Cụ thể là tổng chi phí
tăng 13,850,056,222đ tương đương với 44.129%.
Trong đó:
+ Chi phí NVLTT kỳ 2 tăng so với kỳ1 là 10,313,115,0521đ, tăng 50.1%
+ Chi phí NCTT kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 485,085,879 đ tăng 19,12%
+ Chi phí SXC kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 1,708,328,711 đ, tăng 31,018%
+ Chi phí bán hàng kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 611,033,507 đ tăng 38,371%
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 732,493,073 đ tăng
62,98%
Trong tất cả các chi phí thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ
trọng lớn nhất. Và do chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu
giá thành đơn vị thành phẩm nên nếu chi phí này tăng sẽ làm ảnh hưởng tới lợi
nhuận của công ty.
Tỷ trọng CPNVLTT/Tổng CP của kỳ 2 tăng 2.717% so với kỳ 1
Tỷ trọng CPNCTT/Tổng CP giảm 1.402 %
Tỷ trọng CPSXC/ Tổng CP giảm 1.596%
Tỷ trọng CPBH/ Tổng CP giảm 0.203 %
Tỷ trọng CPQLDN/ Tổng CP của kỳ 2 so với kỳ 1 là tăng 0.485%.
Tỷ suất CP/DT của doanh nghiệp kỳ 2 tăng so với kỳ 1, tăng 1,73%, tỷ
suất CPNVLTT/DT tăng 3,41%, tỷ suất CPSXC/DT giảm 1,053%, tỷ suất
NCTT/DT giảm 1,052%, tỷ suất CPBH/DT giảm 0,085%, tỷ suất CPQL/DT
tăng 0,476%.
Xét theo đơn vị thì chênh lệch tuyệt đối của kỳ 2 so với kỳ 1 tăng
10,840 đ tương ứng là 17,96% trong đó chênh lệch chi phí NVLTT vẫn là lớn
nhất tăng 9,044 đ tương ứng 22,846 %, chi phí NCTT giảm là 122 đ, chi phí
SXC tăng 7666 đ, chi phí BH tăng 406 đ, chi phí QL tăng 747 đ.
Nhìn chung, trong kỳ 2 chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty
nhìn chung tăng so với kỳ 1. Điều này do Công ty đã chi thêm cho
Lê Thị Ánh Tuyết Page 30
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
nguyên vật liệu để mở rộng quy mô sản xuất làm cho doanh thu của Công
ty tăng lên.
2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục
phí
Ta xét bảng 2.2 (ĐVT : VNĐ)
Lê Thị Ánh Tuyết Page 31
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Lê Thị Ánh Tuyết Page 32
Bảng 2.2 : Phân tích biến động các yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí
STT Các chỉ tiêu Kỳ I (520.000 kg) Kỳ II (635.360 kg) So sánh Tính theo đơn vị
Số tiền
Tỷ trọng
CP/Tổng
khoản
mục CP
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
CP/Tổng
khoản
mục CP
(%)
Chênh lệch số
tiền
Chênh
lệch số
tiền
(%)
Chênh
lệch tỷ
trọng
(%)
Kỳ I Kỳ II
Chênh
lệch
tuyệt
đối
Chênh
lệch t-
ơng đối
(%)
Sản lượng(kg) 520,000 635,360
I Chi phí NVLTT 20,585,630,971 30,898,746,023
10,313,115,05
2 50.099 39,588 48,632 9,044 22.8458
1 NVL chính 14,214,506,741 69.051 20,824,976,102 67.397 6,610,469,361 46.505 -1.653 27,336 32,777 5,441 19.9047
Bilett 4,725,768,923 22.957 7,632,473,890 24.702 2,906,704,967 61.508 1.745 9,088 12,013 2,925 32.1832
Hóa chất 4,515,687,942 21.936 6,421,783,907 20.783 1,906,095,965 42.211 -1.153 8,684 10,107 1,423 16.3899
Film 4,973,049,876 24.158 6,770,718,305 21.913 1,797,668,429 36.148 -2.245 9,564 10,657 1,093 11.4283
2 NVL phụ 4,032,475,684 19.589 7,331,785,643 23.728 3,299,309,959 81.818 4.140 7,755 11,540 3,785 48.8064
Sơn 2,485,642,159 12.075 4,907,923,107 15.884 2,422,280,948 97.451 3.809 4,780 7,725 2,945 61.6005
Mahet 1,546,833,525 7.514 2,423,862,536 7.845 877,029,011 56.698 0.330 2,975 3,815 840 28.2472
3 Nhiên liệu 1,838,648,546 8.932 2,741,984,278 8.874 903,335,732 49.130 -0.058 3,536 4,316 780 22.0534
Gas 1,101,324,572 5.350 1,676,531,247 5.426 575,206,675 52.229 0.076 2,118 2,639 521 24.589
Than 737,323,974 3.582 1,065,453,031 3.448 328,129,057 44.503 -0.134 1,418 1,677 259 18.2659
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
II Chi phí NCTT 2,536,790,250
3,021,876,12
9 485,085,879
19.12
2 4,878 4,756 -122 -2.507
1 Lương 2,191,786,594 86.400
2,609,264,10
6 86.346 417,477,512
19.04
7 -0.054 4,215 4,107 -108 -2.568
2
Khoản trích theo
lương 345,003,656 13.600 412,612,023 13.654 67,608,367
19.59
6 0.054 663 649 -14 -2.118
III Chi phí SXC 5,507,456,199
7,215,784,91
0
1,708,328,71
1
31.01
8 10,591
11,35
7 766 7.230
1 NVL 478,235,641 8.683 661,024,692 9.161 182,789,051 38.222 0.477 920 1,040 121 13.125
2 CCDC 601,035,687 10.913 780,384,527 10.815 179,348,840 29.840 -0.098 1,156 1,228 72 6.265
3 Lương NVQL 772,385,941 14.024 1,022,378,546 14.169 249,992,605
32.36
6 0.144 1,485 1,609 124 8.333
4 Khấu hao TSCĐ 1,242,307,420 22.557
1,778,215,30
4 24.643 535,907,884
43.13
8 2.087 2,389 2,799 410 17.149
5 Dịch vụ mua ngoài 873,482,342 15.678 1,233,297,401 17.092 369,815,059 42.828 1.413 1,661 1,941 281 16.896
6 Khác bằng tiền 1,550,009,168 28.144
1,740,484,44
0 24.121 190,475,272 12.289 -4.023 2,981 2,739 -241 -8.099
Lê Thị Ánh Tuyết Page 33
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
IV Chi phí BH 1,592,431,784
2,203,465,29
1 611,033,507 38.371 3,062
3,46
8 406 13.248
1 Vật liệu 114,127,823 7.167 145,381,290 6.598 31,253,467 27.385 -0.569 219 229 9 4.256
2 Lương NVBH 616,283,405 38.701 897,324,501 40.723 281,041,096 45.603 2.023 1,185
1,41
2 227 19.166
3 Khấu hao TSCĐ 157,031,596 9.861 195,321,458 8.864 38,289,862 24.383 -0.997 302 307 5 1.800
4 Dịch vụ mua ngoài 418,395,102 26.274 625,214,585 28.374 206,819,483 49.4316 2.100 805 984 179 22.300
5 Khác bằng tiền 286,593,858 17.997 340,223,457 15.440 53,629,599 18.713 -2.557 551 535 -16 -2.841
V Chi phí QLDN 1,163,111,116
1,895,604,18
9 732,493,073 62.9771 0.000 2,237 2,984 747 33.386
1 Vật liệu 95,895,421 8.245 175,321,764 9.249 79,426,343 82.826 1.004 184 276 92 49.631
2 Lương NVQL 380,621,932 32.724 660,473,260 34.842 279,851,328 73.5248 2.118 732
1,04
0 308 42.018
3 Khấu hao TSCĐ 138,451,238 11.904 200,241,026 10.563 61,789,788
44.629
3 -1.340 266 315 49 18.369
4 Dịch vụ mua ngoài 80,935,628 6.959 100,896,734 5.323 19,961,106 24.6629 -1.636 156 159 3 2.028
5 Khác bằng tiền 467,206,897 40.169 758,671,405 40.023 291,464,508 62.3845 -0.146 898
1,19
4 296 32.901
Lê Thị Ánh Tuyết Page 34
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều tăng.
Cụ thể như sau:
+ NVL chính tăng 6,610,469,361 đ, tương ứng tăng 46,5%
+NVL phụ tăng 3,299,309,959 đ, tương ứng tăng 81,82 %
+ Nhiên liệu tăng 903,335,732 đ, tương ứng tăng 49,13%
Tất cả các khoản mục chi phí NVLTT tăng 50,1% nguyên nhân của sự gia
tăng chi phí này là do sản lượng sản xuất của kỳ 2 tăng 115,360 kg tương
đương với 22,18%.
Chi phí đơn vị của các khoản mục trên là thay đổi không nhiều vì thế
tốc độ gia tăng của chi phí NVL phụ thuộc vào mức độ tăng sản lượng.
Song doanh nghiệp cũng cần áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật
hiện đại mới để tăng sản lượng nhưng NVL tăng lên ở mức thấp nhất.
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí nhân công trực tiếp đều tăng.
Cụ thể như sau:
+ Tiền lương tăng 417,477,512 đ tương ứng 19,05%
+ Các khoản trích theo lương tăng 67,608,367 đ tương ứng tăng
19,60%.
Tất cả các khoản mục chi phí NCTT tăng 485,085,879đ tương ứng tăng
19,12%. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí này cũng giống như nguyên
nhân của sự gia tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đó là do sản lượng
tăng, đồng thời điều này chứng tỏ rằng việc tăng tổng quỹ lương của doanh
nghiệp giúp khuyến khích người lao động hăng say và có tinh thần trách
nhiệm hơn với công việc của mình, đồng thời giúp nâng cao mức sống cho
CBCNV đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho họ.
Tỷ trọng của các khoản mục chi phí tiền lương so với chi phí NCTT ở
kỳ 2 có xu hướng giảm so với kỳ 1 là 0,05%, chênh lệch tỷ trọng các khoản
trích theo lương/chi phí NCTT tăng 0,05%.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 35
Tải bản FULL (72 trang): https://bit.ly/2R7sWuE
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Chi phí NCTT tính theo đơn vị có xu hướng tăng so với kỳ 1 song
không đáng kể.
* Biện pháp khắc phục:
- Tăng năng suất lao động, đưa ra các chính sách khuyến khích người
lao động trong công ty yêu thích công việc, có động lực làm việc như tăng
các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các công tác, thể thao khiến cho
các lao động trẻ tham gia nhiệt tình, làm không khí lao động trở lên vui vẻ
hơn.
- Giảm lao động dư thừa, cắt giảm những lao động không còn khả năng
làm việc hoặc không có tinh thần lao động gây giảm năng suất lao động
chung cho công ty
- Đào tạo trình độ chuyên môn cho công nhân viên, có thể đào tạo tại
chỗ hoặc cử lao động đi học tập tại các cơ sở đào tạo cho chất lượng. Đồng
thời nâng cao yêu cầu tuyển dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động
ngay ở khâu đầu vào.
- Tận dụng khoa học kỹ thuật, chuyên môn hóa sản xuất hao phí lao
động mà vẫn tăng thu nhập bình quân của người lao động.
2.3. Chi phí sản xuất chung.
Tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất chung đều tăng. Cụ
thể như sau:
+ NVL tăng 182,789,051 đ tương ứng tăng 38,22 %
+ CCDC tăng 179,348,840 đ tương ứng tăng 29,84 %
+ Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng tăng 249,992,605 đ
tương ứng tăng 32.36%.
+ Dịch vụ mua ngoài tăng 369,815,059 đ, tương ứng tăng 42.83%.
+ Khấu hao TSCĐ tăng 535,907,884đ tương ứng tăng 43.138%.
+ Chi phí khác bằng tiền tăng 190,475,272đ tương ứng tăng 12,29%.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 36
Tải bản FULL (72 trang): https://bit.ly/2R7sWuE
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Chi phí SXC trong kỳ 2 tăng 31,02 % so với kỳ 1. Chênh lệch tỷ trọng
của từng yếu tố chi phí/ tổng khoản mục chi phí SXC đã giảm, đặc biệt là chi
phí khác giảm 4,023 %.
Chi phí tính theo đơn vị tăng nhẹ, tăng 766 đồng/kg tương ứng tăng
7,25%.
- Các khoản mục chi phí kỳ 2 tăng so với kỳ 1 chủ yếu là do 1 số
nguyên nhân:
+ Việc tăng chi phí dụng cụ quản lý chủ yếu là do giá cả thị trường của
các yếu tố này tăng so với năm trước. Thêm vào đó việc thực hiện cắt giảm
các yếu tố chi phí này chưa đạt hiệu quả.
+ Việc tăng chi phí dịch vụ mua ngoài là do công ty không tự sản
xuất được đã mua ngoài một số công cụ, dụng cụ.
+ Công ty chú trọng đầu tư máy móc thiết bị đã làm tăng chi phí cố
định ( khấu hao) để tăng năng suất lao động đồng thời giảm bớt chi phí lao
động sống (sức lao động bằng thủ công) cải thiện điều kiện làm việc cho công
nhân viên, điều này phù hợp với xu thế chung.
* Các biện pháp đề ra:
- Ngoài các biện pháp đã đề ra như đối với chi phí NVL TT, chi phí
nhân công trực tiếp, Công ty cần quản lý tốt hơn nữa các chi phí này và chi phí
sản xuất chung chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong kết cấu giá thành sản phẩm. Sự
biến động của khoản mục chi phí này tác động lớn tới giá thành sản phẩm.
- Để có thể hạ giá thành sản phẩm, Công ty cần chú ý đến công tác
giảm khoản mục chi phí sản xuất chung.
2.4. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tăng 611,033,507đ tương ứng tăng 38,37% so với kỳ
1. Các khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng đều tăng:
+ Vật liệu tăng 31,253,467đồng tương ứng tăng 27,38%.
Lê Thị Ánh Tuyết Page 37
4123910

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán môi trường
Kế toán môi trườngKế toán môi trường
Kế toán môi trườngLinh Vu
 
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Nguyễn Tú
 
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triAnh Đào Hoa
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...anh hieu
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánMỹ Hằng
 
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘ...
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU  QUẢ  HOẠT ĐỘ...XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU  QUẢ  HOẠT ĐỘ...
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘ...Vy Tieu
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Kế toán môi trường
Kế toán môi trườngKế toán môi trường
Kế toán môi trường
 
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí bán hàng tại Chi nhánh Công ty dịch vụ - Gửi miễn phí...
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-tri
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KẾ TOÁN - FREE TẢI ZALO: 0934...
 
Tiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoánTiểu luận chứng khoán
Tiểu luận chứng khoán
 
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘ...
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU  QUẢ  HOẠT ĐỘ...XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU  QUẢ  HOẠT ĐỘ...
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘ...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
 

Semelhante a Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị

Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmThanh Hoa
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-triVũ Hương
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02xongdzomuong
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịDương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...OnTimeVitThu
 
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfNguyễn Công Huy
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLuan van Viet
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...PhmTriuAn
 

Semelhante a Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị (20)

Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
 
Ke toan quan tri
Ke toan quan triKe toan quan tri
Ke toan quan tri
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
êKtqt
êKtqtêKtqt
êKtqt
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
 
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
 
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chínhCác bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
Các bước phân tích tài chính, Các phương pháp phân tích tài chính
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
Hoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợp
Hoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợpHoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợp
Hoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán công ty tổng hợp
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
 

Mais de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mais de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Último

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 

Último (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 

Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị

  • 1. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh. Kế toán quản trị đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và nhân viên Kế toán quản trị có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính của Nhà nước, mà còn với hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán quản trị là môn học rất quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành kế toán nói riêng. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ một kế toán viên cần phải nắm được. Việc thực hiện đồ án môn học là rất cần thiết để sinh viên có thể tổng hợp lại kiến thức đã học, đào sâu và nắm vững lý thuyết kế toán và vận dụng các phương pháp kế toán vào thực hành công tác kế toán trong hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp. Cùng với việc giúp sinh viên nắm chắc các kiến thức cơ bản của môn học, đồ án còn rèn luyện kỹ năng thực hành và nhận ra những hạn chế, thiếu sót, những tư duy sai lệch trong quá trình học tập để kịp thời điều chỉnh sửa chữa Lê Thị Ánh Tuyết Page 1
  • 2. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Sau khi tham khảo số liệu từ đồ án tốt ngiệp của khóa trước tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Giang em đã tìm hiểu một số nội dung, cách tổ chức và thực hiện công tác quản trị ở công ty và đã trình bày một số hiểu biết của mình trong đồ án kế toán quản trị.Nhưng do kiến thức về nghiệp vụ kế toán còn hạn hẹp và kinh nghiệm thực tế còn chưa có, nên trong quá trình làm đồ án còn rất nhiều sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô : Phạm Thị Hồng Hạnh đã giúp em hoàn thành đồ án này Đồ án của em gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị Phần 2: Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần 3: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phương án kinh doanh. Lê Thị Ánh Tuyết Page 2
  • 3. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Nhà quản trị muốn thắng thế trên thị trường cần biết rõ tình hình kinh tế tài chính của mình như thế nào, muốn vậy họ cần sử dụng hàng loạt công cụ quản lý, trong đó kế toán là 1 công cụ quan trọng bậc nhất, đặc biệt là kế toán quản trị Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán làm nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể chi tiết, phục vụ cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch điều hành tổ chức kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ. Kế toán quản trị là quá trình thu thập xử lý, đánh giá và truyền đạt thông tin về tình hình kinh tế - tài chính phục vụ cho mục đích ra quyết định. 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ chức năng của kế toán quản trị a. Vai trò Trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều hành quản lý các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản củaquản lýdoanh nghiệp tất cả xoay quanh vấn đề “ra quyết định”. Các chức năng cơ bản của quản lý hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra có thể khái quát bằng sơ đồ sau : Lê Thị Ánh Tuyết Page 3
  • 4. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Qua sơ đồ trên ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kì sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định. Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi các nhà quản trị phải đề ra những quyết định đúng đắn nhất cho các hoạt động của doanh nghiệp. Muốn có những quyết định có hiệu quả và hiệu lực, các nhà quản trị có yêu cầu về thông tin rất lớn. KTQT là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất, cung cấp nhu cầu thông tin đó. Để thấy rõ vai trò của KTQT đối với các chức năng quản lý ta xét vị trí của nó trong từng khâu của quá trình quản lý. - Khâu lập kế hoạch và dự án Lập kế họach là xây dựng các mục tiêu cần phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Dự toán là một dạng của kế hoạch, nó là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt, để các kế hoạch cùng các dự toán có tính khoa học và tính khả thi cao thì chúng phải được lập dựa trên những thông tin hợp lý và có cơ sở. Các thông tin này chủ yếu do KTQT cung cấp. Lê Thị Ánh Tuyết Page 4 Mối liên hệ giữa các chức năng cơ bản của quản hoạt động doanh nghiệp Lập kế hoạch Ra quyết định Kiểm tra Thực hiện Đánh giá
  • 5. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ví dụ: Khi xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải xác định cách làm cụ thể để đạt được chỉ tiêu này. Kế toán viên quản trị sẽ cung cấp cho các nhà quản trị số liệu có cơ sở để giúp các nhà quản trị lựa chọn ra phương án tối ưu để đạt được chỉ tiêu đó, như chọn được sản phẩm sinh lợi cao nhất, huy động các nguồn lực tiết kiệm nhất và định được giá bán hiệu quả nhất trong điều kiện cạnh tranh thị trường v.v - Khâu tổ chức thực hiện Trong khâu tổ chức thực hiện nhà quản lý phải biết liên kết tốt nhất các yếu tố sản xuất. Có nghĩa là kết hợp tốt nhất các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị có nhu cầu rất lớn về thông tin kế toán, nhất là thông tin kế toán quản trị. Để ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong các hoạt động hàng ngày (quyết định ngắn hạn), hay các quyết định thực hiện các mục tiêu dài hạn, nhà quản trị đều cần phải được cung cấp các thông tin từ kế toán. - Khâu kiểm tra và đánh giá Sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi nhà quản trị phải kiểm tra đánh giá việc thực hiện nó. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu kế toán hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đó nhận diện các sai biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều này nhà quản trị cần được cung cấp từ các bộ phận kế toán thực hiện để nhận diện những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động quản lý. Kiểm tra và đánh giá là hai chức năng có liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhà quản trị thừa hành thường đánh giá từng phần trong phạm vi kiểm soát của họ. Còn các nhà quản trị cấp cao hơn, không tham gia trực tiếp vào quá trinh hoạt động hàng ngày, tiến hành đánh giá dựa vào các báo cáo thực hiện của từng bộ phận thừa hành mà KTQT cung cấp. Lê Thị Ánh Tuyết Page 5
  • 6. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Khâu ra quyết định Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định cảu nhà quản trị. Đó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Để có thông tin thích hợp cho các nhu cầu của quản lý, KTQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường không có sẵn. KTQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích quá trình phân tích đó cho nhà quản trị. KTQT giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còn cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn ra quyết định một cách thích hợp nhất. b. Nhiệm vụ Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể rất đa dạng, chẳng hạn: - Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó. - Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể. - Khả năng giải quyết vấn đề nào đó trong một thời gian nhất định. - …. Để thực hiện những mục tiêu này, cần phải huy động các nguồn lực vào đầu tư thiết bị, dự trữ hàng tồn kho, lao động … Do đó nhiệm vụ của kế toán quản trị là : - Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nói chung dưới dạng chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. - Kế toán quản trị phản ánh, tính toán giá chi phí của từng loại TSCĐ, TLLĐ, phản ánh chi tiết từng khoản nợ phải trả đối với từng khoản nợ, từ đó phản ánh (nguồn vốn chủ sở hữu của DN) dưới dạng chi tiết nhất. - Kế toán quản trị tính toán xác định doanh thu chi phí của từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, xác định chi phí theo từng địa điểm phát Lê Thị Ánh Tuyết Page 6
  • 7. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ sinh (từng trung tâm chi phí), cũng như theo từng đối tượng gánh chịu chi phí (từng loại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ...) từ đó nhà quản trị có thể xác định kết quả hoạt động kinh doanh một cách chi tiết nhất theo yêu cầu của nhà quản lý. - Kế toán quản trị dựa trên cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực vì vậy nó gắn liền với công tác tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp. KTQT xác định, mô tả hoạt động của các bộ phận tiêu dùng nguồn lực, các bộ phận cung cấp hoạt động và sản phẩm của việc tiêu dùng nguồn lực. c. Chức năng Thông tin trong DN phải nhằm phục vụ mục tiêu của DN. Thông tin của KTQT chủ yếu nhằm phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Do thông tin này không có sẵn do vậy KTQT phải vận dụng một số phương pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu của nhà quản trị. Chức năng chính của KTQT là cơ sở để ra quyết định hay chính là quy trình điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN. KTQT thực chất là một quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính cũng như phi tài chính cho nhà QTDN để lập kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ DN đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản của DN. 1.1.3. Phân biệt kế toán quản trị (KTQT) và kế toán tài chính (KTTC) a. Điểm giống nhau giữa KTQT và KTTC Mặc dù ngày nay KTQT và KTTC là hai loại hình hoàn toàn khác nhau song chúng vẫn có những điểm giống nhau cơ bản sau đây : - KTQT và KTTC đều đề cập đến các sự kiện kinh tế, và đều quan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản, công nợ và quá lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp - KTQT và KTTC đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống này là cơ sở để KTTC soạn thảo các báo cáo tài chính định Lê Thị Ánh Tuyết Page 7
  • 8. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ kỳ cung cấp ra ngoài ... Đối với KTQT, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lí nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị - KTQT và KTTC đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. KTTC biểu hiện trách nhiệm cảu người quản lý cấp cao, còn KTQT biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bên trong doanh nghiệp. b. Điểm khác nhau giữa KTQT và KTTC Giữa KTQT và KTTC có sự khác nhau chủ yếu vì chúng có đối tượng phục vị khác nhau, mục đích sử dụng thông tin kế toán khác nhau. Những điểm khác nhau chủ yếu giữa chúng bao gồm : Lê Thị Ánh Tuyết Page 8
  • 9. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Lê Thị Ánh Tuyết Page 9 Tiêu thức Kế toán tài chính Kế toán quản trị 1. Mục đích sử dụng thông tin - Phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở số liệu thu thập. - Phục vụ cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch và đưa ra phương án kinh doanh. 2. Đối tượng sử dụng thông tin - Chủ thể bên trong và bên ngoài doanh nghiệp: Nhà quản trị, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà nước… - Chủ thể bên trong doanh nghiệp: nhà quản trị – những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp. 3. Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin - Thông tin phải chính xác, chặt chẽ, tuân theo các chuẩn mực kế toán quốc tế và quốc gia - Thông tin phải đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời theo từng đơn vị, không bắt buộc tuân theo các nguyên tắc chuẩn mự kế toán chung 4. Đặc điểm thông tin - Phản ánh thông tin đã xảy ra rồi, mang tính lịch sử. - Là những thông tin tổng quát, chỉ biểu diễn dưới hình thái giá trị. - Thông tin phải tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực đã quy định. - Phản ánh thông tin dự báo trong tương lai. - Là những thông tin chi tiết, thể hiện cả chỉ tiêu giá trị, hiện vật, thời gian lao động. - Không tuân thủ các nguyên tắc mà xây dựng theo yêu cầu nhà quản trị, miễn là đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời. 5. Phạm vi cung cấp thông tin, tập hợp, nghiên cứu thông tin - Toàn doanh nghiệp. - Cho từng bộ phận, từng loại sản phẩm, từng quá trình cụ thể. 6. Thời gian báo cáo - Theo định kỳ: tháng, quý, năm… - Theo yêu cầu của nhà quản trị (có thể thường xuyên hoặc định kỳ) 7. Tính pháp lý - Có tính pháp lý. - Ít hoặc tính pháp lý không có tính bắt buộc. 8. Quan hệ với các lĩnh vực khác, môn khoa học khác - Ít mối quan hệ với các ngành khác - Nhiều mối quan hệ với các ngành khác : Thống kê, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được.
  • 10. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh Khái niệm: KTQT các yếu tố SXKD trong doanh nghiệp là KTQT nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khác (vật tư), hàng hoá, KTQT tài sản cố định và KTQT lao động tiền lương (tiền công). 1.1.4.1. Kế toán quản trị vật tư, hàng hoá Để cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại, từng nhóm, từng thứ vật tư, hàng hoá theo từng nơi bảo quản, sử dụng, cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị cần tổ chức KTQT vật tư, hàng hoá một cách khoa học. Phân loại vật tư hàng hoá phù hợp với đặc điểm vật tư, hàng Lê Thị Ánh Tuyết Page 10
  • 11. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ hoá từng doanh nghiệp là công việc cần thiết để tổ chức tốt KTQT vật tư hàng hoá. Trong doanh nghiệp, vật tư, hàng hoá gồm nhiều loại, nhóm, thứ khác nhau với công dụng kinh tế, tính năng lý hoá và yêu cầu quản lý khác nhau. Để phục vụ cho yêu cầu tổ chức KTQT vật tư, hàng hoá cần phải tiến hành phân loại vật tư hàng hoá. Phân loại vật tư hàng hoá là phân chia vật tư hàng hoá của doanh nghiệp thành các loại, các nhóm, các thứ theo tiêu thức phân loại nhất định. Tuỳ theo yêu cầu quản trị vật tư, hàng hoá trong từng doanh nghiệp mà thực hiện phân loại vật tư, hàng hoá cho phù hợp. Chẳng hạn trong doanh nghiệp sản xuất có thể căn cứ vào công dụng kinh tế và chức năng của vật tư trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh để chia vật tư thành nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. * Hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá đảm bảo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp: Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp để ra quyết định sản xuất kinh doanh do đó thông tin cần phải cập nhật và liên tục. Điều này cũng có nghĩa là các tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng hoá cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền theo từng mặt hàng, từng nhóm, từng loại, ở từng nơi bảo quản sử dụng phải được hạch toán chi tiết để sẵn sàng phục vụ cho yêu cầu quản trị. Muốn vậy, công tác hạch toán vật tư hàng hoá phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng kho, từng bộ phận kế toán doanh nghiệp. - Theo dõi liên tục hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại, nhóm mặt hàng vật tư hàng hoá vả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền. - Đảm bảo đối chiếu khớp và chính xác tương ứng giữa các số liệu của kế toán chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết tại kho, giữa số liệu của kế toán chi tiết với số liệu của kế toán tổng hợp về tình hình vật tư, hàng hoá. - Báo cáo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàng ngày, hàng tuần về tình hình vật tư hàng hoá theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp. Lê Thị Ánh Tuyết Page 11
  • 12. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Căn cứ vào các yều cầu trên, doanh nghiệp có thể hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo một trong các phương pháp sau: - Phương pháp ghi thẻ song song - Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển - Phương pháp ghi sổ số dư 1.1.4.2. Kế toán quản trị tài sản cố định Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, những tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh hay sử dụng thời gian dài vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu (TSCĐ hữu hình) và những khoản chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra lớn sẽ phát huy tác dụng trong thời gian dài trong hoạt động của doanh nghiệp (TSCĐ vô hình). Như vậy để được coi là TSCĐ thì tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp phải thoả mãn hai điều kiện: Giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. * Kế toán tài sản cố định theo yêu cầu của kế toán quản trị Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nhưng TSCĐ hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. Mặt khác TSCĐ định sử dụng và bảo quản ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp và của từng nơi bảo quản, sử dụng theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Ngoài các chỉ tiêu phản ánh nguồn gốc nguồn gốc, thời gian hình thành TSCĐ, công suất thiết bị, số hiệu TSCĐ, kế toán phải phản ánh nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của từng đối tượng ghi TSCĐ tại từng nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ. 1. Kế toán chi tiết TSCĐ tại các nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ Việc theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản với từng bộ phận, từ đó nâng trách nhiệm và hiệu quả trong bảo quản sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Tại các nơi sử dụng TSCĐ (phòng, ban, đội sản xuất, phân xưởng sản xuất…) sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, Lê Thị Ánh Tuyết Page 12
  • 13. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ giảm TSCĐ do từng đơn vị quản lý, sử dụng. Mỗi đơn vị sử dụng phải mở một sổ riêng, trong đó ghi TSCĐ tăng, giảm của đơn vị mình theo từng chứng từ tăng, giảm TSCĐ, theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ. Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ này trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. 2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán doanh nghiệp Tại bộ phận kế toán doanh nghiệp, kế toán chi tiết TSCĐ sử dụng thẻ TSCĐ , sổ đăng ký thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ gồm bốn phần: Phần 1: Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký, mã hiệu, qui cách (cấp hàng), số hiệu TSCĐ, nước sản xuất… Phần 2: Ghi các chỉ tiêu nguyên giá từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và nguyên giá thay đổi theo các thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm bớt bộ phận… và giá trị hao mòn đã trích qua các năm. Phần 3: Ghi số phụ tùng, dụng cụ, đồ nghề kèm theo TSCĐ. Phần 4: Ghi giảm TSCĐ, phản ánh số, ngày tháng của chứng từ giảm TSCĐ và lý do giảm TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng (ban) kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Vì vậy, phải có hòm thẻ để bảo quản. Trong hòm thẻ cần bố trí các ngăn đựng thẻ TSCĐ được sắp xếp một cách khoa học theo từng nhóm, loại TSCĐ và theo từng nơi sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm khi dùng thẻ. Thẻ TSCĐ được dăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để quản lý. Sổ TSCĐ: Mỗi TSCĐ (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...) được dùng riêng một sổ hoặc một số trang trong sổ để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao của các TSCĐ theo từng loại. Căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ là các chứng từ sau đây: - Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01- TSCĐ) Lê Thị Ánh Tuyết Page 13
  • 14. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 012 - TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04 - TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 - TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan (hồ sơ TSCĐ) 1.1.4.3. Kế toán quản trị lao động và tiền lương (tiền công) Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nói đến yếu tố lao động tức là nói đến lao động sống tức là sự hao phí có mục đích thể lực và trí lực của con người để tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh. Để bù lại phần hao phí đó của người lao động, doanh nghiệp phảI trả cho họ khoản tiền phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp. Số tiền này được gọi là tiền lương hay tiền công. KTQT lao động, tiền lương phải cung cấp các thông tin về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động và quỹ lương cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Từ những thông tin này các nhà quản trị đưa ra được phương án tổ chức quản lý lao động, bố trí hợp lý lực lượng lao động của doanh nghiệp vào từng khâu công việc cụ thể, nhằm phát huy tốt nhất năng lực của người lao động, tạo đIều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh. * Hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động Hạch toán thời gian lao động là theo dõi việc sử dụng thời gian lao động đối với từng người lao động ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Để thực hiện công việc này doanh nghiệp thường sử dụng các bảng chấm công hay các chứng từ như phiếu báo giờ làm thêm, phiếu nghỉ hưởng BHXH. Để tổng hợp tình hình sử dụng thời gian lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng tổng hợp sử dụng thời gian lao động” bảng này là cơ sở để lập báo cáo về tình hình sử dụng thời gian lao động. Hạch toán kết quả lao động là ghi chép kết quả lao động của từng người lao động. Kết quả lao động biểu hiện bằng số lượng (khối lượng) sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng nhóm lao động. Chứng từ Lê Thị Ánh Tuyết Page 14
  • 15. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ thường được sử dụng để hạch toán kết quả lao động là phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, bảng theo dõi công tác của tổ… Hạch toán kết quả lao động là cơ sở để tính tiền lương (tiền công) theo sản phẩm cho từng người hay từng nhóm người (tập thể) hưởng lương sản phẩm và để xác định năng suất lao động. * Tính lương và phân bổ chi phí nhân công: Trong các doanh nghiệp tồn tại hai hình thức trả lương: hình thức tiền lương thời gian và hình thức tiền lương sản phẩm . Mỗi hình thức tiền lương ứng với các tính lương riêng. 1. Tính lương thời gian Tiền lương thời gian được tính căn cứ vào thời gian làm việc và bậc lương, thang lương của người lao động. Tiền lương theo thời gian = thời gian làm việc x mức lương thời gian. (Mức lương thời gian được áp dụng cho từng bậc lương) 2. Tính lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là số tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ theo số lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hay khối lượng công việc người lao động làm xong được nghiệm thu và đơn giá tiền lương của sản phẩm, công việc đó. 1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành 1.1.5.1 Ý nghĩa của việc quản lý chi phí Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Lê Thị Ánh Tuyết Page 15 Tiền lương sản phẩm phải trả cho người lao động = Khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương sản phẩm
  • 16. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung. Trong môn học kinh tế vi mô, chi phí sản xuất giữ một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp. Một nhà kinh tế học phương Tây J.M.Clark, đã phát biểu: “Một lớp học về khoa kinh tế sẽ là một thành công thực sự nếu qua đó các sinh viên thực sự hiểu được ý nghĩa của chi phí sản xuất về mọi phương diện”. Theo kế toán tài chính, chi phí được hiểu là một số tiền hoặc một phương tiện mà doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ ra để đạt được mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất, có thể định lượng được như số lượng sản phẩm, tiền, ... hoặc dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được phục vụ ... 1.1.5.1 Vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, với mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng, xã hội nói chung. Bên cạnh đó chi phí sản xuất giữ một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp, như để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm doanh nghiệp cần bỏ ra các loại chi phí biểu hiện bằng tiền để đầu tư TSCĐ, TSLĐ ngoài ra còn đảm bảo phúc lợi cho người lao động...Chi phí đảm bảo phúc lợi của doanh nghiệp gắn liền với việc thực hiện với biện pháp nhằm tái tạo khả năng lao động, nâng cao trình độ cho công nhân viên chức. 1.1.6. Phân loại chi phí, khái niệm từng loại chi phí, ý nghĩa của từng cách phân loại chi phí 1.1.6.1. Phân loại chi phí Chi phí được nhà quản lý sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Do vậy chi phí được phân loại theo nhiều cách, tuỳ theo mục đích của nhà quản trị cho từng quyết định. Lê Thị Ánh Tuyết Page 16
  • 17. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Nhận định và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là chìa khoá của việc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp. a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: * ý nghĩa của phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là: - Cho thấy vị trí, chức năng hoạt của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí. - Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính. 1. Chi phí sản xuất: Khái niệm: Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đên việc chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong một kỳ nhất định . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những nguyên vật liệu mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng loại sản phẩm. Chi phí lao động trực tiếp: là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa một cách đơn giản, là gồm tất cả những loại chi phí sản xuất, ngoại trừ chi phí ngyuên vật liệu trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp. 2. Chi phí ngoài sản xuất Chi phí lưu thông và tiếp thị (Chi phí bán hàng) Chi phí lưu thông và tiếp thị bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chi phí quản lý Chi phí quản lý là những khoản chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Các khoản chi phí này không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí lưu thông. b. Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí ý nghĩa : Nhằm đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí đối với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, người ta còn phải phân Lê Thị Ánh Tuyết Page 17
  • 18. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, nghĩa là khi mức độ hoạt động biến động thì chi phí sẽ biến động như thế nào. 1. Biến phí Biến phí tỷ lệ là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không thay đổi, biến phí khi không có hoạt động bằng không. - Biến phí tỷ lệ. Biến phí tỷ lệ là khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động căn cứ. - Biến phí bậc. Biến phí cấp bậc là những khoản chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng, biến phí loại này không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít. 2. Định phí Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng tính cho một đơn vị hoạt động tăng thì định phí thay đổi. - Định phí tuỳ ý : Định phí tuỳ ý là định phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí này như chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên, nghiên cứu. - Định phí bắt buộc: Định phí bắt buộc là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vì chi phí chung thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp. 3. Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí. c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm: ý nghĩa : Cho ta biết được chi phí nào phát sinh trong kỳ, ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí nào gắn liền với sản phẩm. 1. Chi phí thời kỳ: Chi phí thời kỳ là những khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán. Vì thế chi phí thời kỳ có ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí thời Lê Thị Ánh Tuyết Page 18
  • 19. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ kỳ không phải những chi phí tạo thành thực thể của sản phẩm hay vào các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào, mà là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc mua vào hàng hoá. 2. Chi phí sản phẩm: Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán lại. Chi phí sản phẩm luôn luôn gắn liền với sản phẩm. d. Các cách phân loại chi phí khác nhau nhằm mục đích ra quyết định - ý nghĩa: Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán. Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí nếu muốn có các thông tin chân thực về chi phí và kết quả lợi nhuận từng loại sản phẩm, dịch vụ, từng loại hoạt động trong doanh nghiệp. 1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp: Còn được gọi là chi phí có thể tách biệt, phát sinh một cách riêng biệt cho một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, như một sản phẩm, ở một phân xưởng sản xuất, một đại lý ... Chi phí gián tiếp: Còn được gọi là chi phí chung hay chi phí kết hợp, không có liên quan tới hoạt động cụ thể nào mà liên quan cùng lúc với nhiều hoạt động. Do đó, để xác định chi phí gián tiếp của một hoạt động cụ thể phải áp dụng phương pháp phân bổ. 2. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được : Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được là những khoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với các loại chi phí đó. Như vậy, các nhà quản trị cao cấp có phạm vi quyền hạn rộng đối với chi phí hơn. 3. Chi phí chênh lệch: Những khoản chi phí nào có ở phương án này nhưng không có ở các loại phương án khác thì được gọi là chi phí chênh lệch. 4. Chi phí cơ hội: Lê Thị Ánh Tuyết Page 19
  • 20. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Chi phí chìm là một loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn sẽ phải chịu dù doanh nghiệp chọn phương án hành động nào. Chi phí chìm không bao giờ thích hợp với việc ra quyết định vì chúng không có tính chênh lệch và nó tồn tại trong mọi phương án hành động. 1.2. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 1.2.1. Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận a. Số dư đảm phí ( lãi trên biến phí ) * Tổng số dư đảm phí. Tổng số dư đảm phí là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối của tổng doanh thu sau khi đã trừ đi tổng chi phí biến đổi và phần còn lại sẽ được dùng để bù đắp chi phí cố định. Công thức: SDĐP = DT – BP * Số dư đảm phí đơn vị: Là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối của giá bán sau khi trừ đi biến phí đơn vị. a. Công thức: SDĐPđv = P – BPđv * Tỷ lệ số dư đảm phí. Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu thể hiện số tương đối giữa tổng số dư đảm phí với tổng doanh thu hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với giá bán. Công thức: Tỷ lệ SDĐP = SDĐP = SDĐPđv DT P b. Kết cấu chi phí - Là chỉ tiêu thể hiện số tương đối của biến phí và định phí so với tổng chi phí của doanh nghiệp. - Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao trong tổng chi phí thì lợi nhuận sẽ nhạy cảm với biến động của doanh thu. Đây sẽ là điểm thuận lợi khi doanh nghiệp tăng doanh thu. Lê Thị Ánh Tuyết Page 20
  • 21. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi phí thì lợi nhuận sẽ ít nhạy cảm hơn so với biến động của doanh thu. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp có độ an toàn cao hơn khi làm ăn thất bại. c. Đòn bẩy kinh doanh. - Đòn bảy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng của lợi nhuận so với mức độ tăng của doanh thu hay phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong doanh nghiệp. - Công thức: Độ lớn của ĐBKD = Tốc độ tăng lợi nhuận = SD ĐP Tốc độ tăng doanh thu Lợi nhuận - Ý nghĩa ĐBKD: Khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận sẽ tăng bao nhiêu lần. d. Ứng dụng của phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - khối lượng - lợi nhuận : • Thay đổi sản lượng và định phí So sánh SDĐP và CPCĐ. - Nếu SDĐP tăng nhiều hơn so với mức tăng của CPCĐ thì lúc đó doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Ta nên chọn phương án này. Và ngược lại. - Nếu mức giảm của SDĐP lớn hơn mức giảm của CPCĐ thì lúc đó doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận giảm. Ta không nên chọn phương án này. Và ngược lại. • Thay đổi sản lượng và biến phí: Cách 1: Ta tiến hành so sánh SDDP mới và SDDP cũ. - Nếu SDDP mới > SDDP cũ thì lúc đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, ta nên chọn phương án này. - Nếu SDDP mới < SDDP cũ thì lúc đó lợi nhuận giảm, ta không nên lựa chọn phương án này. Cách 2: So sánh mức tăng của SDĐP do tăng số lượng (hoặc do giảm biến phí) với mức giảm cuả SDĐP do giảm khối lượng (hoặc tăng biến phí). Lê Thị Ánh Tuyết Page 21
  • 22. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Nếu mức tăng của SDĐP lớn hơn mức giảm của SDĐP thì doanh nghiệp có lợi nhuận lớn hơn, ta nên lựa chọn phương án này. - Nếu mức tăng của SDDP nhỏ hơn mức giảm của SDĐP thì doanh nghiệp có lợi nhuận nhỏ hơn, ta khôngnên lựa chọn phương án này. * Thay đổi sản lượng, định phí và giá bán. So sánh SDĐP với CPCĐ: - Nếu SDĐP tăng lớn hơn mức tăng của CPCĐ hoặc mức giảm của SDĐP nhỏ hơn mức giảm của CPCĐ thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn, ta nên lựa chọn phương án nàỳ. - Nếu SDĐP tăng nhỏ hơn mức tăng của CPCĐ hoặc mức giảm của SDĐP lớn hơn mức giảm của CPCĐ thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận lớn hơn,ta không nên lựa chọn phương án này. * Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu: Tiến hành tính toán SDĐP, so sánh mức tăng hay giảm của nó vơí mức tăng hay giảm của CPCĐ, từ đó xác định lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hay giảm để đưa ra quyết định. 1.2.2. Phân tích điểm hòa vốn Bất kỳ quá trình hoạt động sản suất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định mức doanh thu tối thiểu hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. Phân tích điểm hoà vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra, tức là đạt mức hoà vốn. a.Khái niệm Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Doanh thu Lê Thị Ánh Tuyết Page 22
  • 23. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Tổng chi phí Lợi nhuận Biến phí Định phí Lợi nhuận Biến phí Số dư đảm phí Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận - Theo mô hình trên ta có khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm tại đó số dư đảm phí vừa đủ bù đắp chi phí cố định. - Phân tích điểm hoà vốn giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất nào và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hoà vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. b.Phương pháp xác định điểm hoà vốn. • Xác định sản lượng hoà vốn. - Sản lượng hoà vốn là mức sản lượng tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể bù đắp được chi phí bỏ ra. - Công thức: SLhv = ĐP = ĐP P – BPđv SDĐPđv • Xác định doanh thu hoà vốn. - Doanh thu hoà vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hoà vốn. - Công thức: DThv = SLhv x P = ĐP Tỷ lệ SDĐP - Khi doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì cần phải xác định doanh thu hoà vốn của toàn doanh nghiệp sau đó căn cứ vào tỷ trọng doanh thu của từng loại sản phẩm để xác định DThv cho từng loại sản phẩm, sau đó mới xác định SLhv của từng loại sản phẩm. Tỷ lệ SDĐPbq = ∑Tỷ trọng DTi x Tỷ lệ SDĐPi DThv = ĐP Tỷ lệ SDĐPbq Lê Thị Ánh Tuyết Page 23
  • 24. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DThvi = Tỷ trọng DTi x DThv SLhvi = DThvi P • Doanh thu an toàn. - Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với doanh thu hoà vốn. - Công thức: Mức DMức DT an toàn = Mức DT thực hiện – Mức DT hoà vốn Tỷ lệ dTỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn Mức doanh thu thực hiện - Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức doanh thu hoà vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. c. Đồ thị hòa vốn Lê Thị Ánh Tuyết Page 24 Lỗ Lãi y =px ytp =a + bx bx bx y (số tiền) SDĐP Định phí yđp =A A Biến phí x(mức hoạt động ) 0 x0
  • 25. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ d. Phương trình lợi nhuận SLmm = LNmm + ĐP SDĐPđv DTmm = LNmm + ĐP Tỷ lệ SDĐP e. Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán: - Xét mối quan hệ giữa sản lượng bán với giá bán hoà vốn: Sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp càng cao thì giá bán để đạt được hoà vốn phải thấp và ngược lại. - Xét mối quan hệ giữa giá bán với sản lượng hoà vốn: Giá bán càng cao thì sản lượng hoà vốn càng thấp và ngược lại. • Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán: - Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số mặt hàng đem bán. DThv = ĐP ∑Tỷ trọng DTi x Tỷ lệ SDĐPi - Những sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao mà chiếm tỷ trọng lớn thì doanh thu hoà vốn thấp xuống và ngược lại. • Phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định: - Dự định lãi đạt được: Doanh nghiệp dự tính trước tỷ lệ lãi phải đạt được trong kỳ rồi từ đó có kế hoạch tăng cường cho công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm nhằm tăng doanh thu tiêu thụ (với điều kiện lãi trên 1 ĐVSP >0), điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chi thêm một khoản chi phí cho quảng cáo tiếp thị. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải tính toán và xác định sản lượng cần tiêu thụ là bao nhiêu để đạt đến điểm hoà Lê Thị Ánh Tuyết Page 25
  • 26. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ vốn, và để đạt được mức lãi đã dự tính thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm. SLmm = ĐP + LNmm SDĐPđv DTmm = ĐP + LNmm Tỷ lệ SDĐP - Quyết định khung giá bán: Khung giá bán càng rộng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội giảm giá, càng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khung giá bán được xác định là đoạn mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất mà doanh nghiệp có thể bán. Thông thường khung giá bán được xác định là từ giá bán hoà vốn đến giá thị trường. - Quyết định lựa chọn đơn đặt hàng: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn chấp nhận đơn đặt hàng nếu đơn đặt hàng đó có mang lại SDĐP. Giả định: • ĐĐH đó không làm ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ hiện tại. • ĐĐH đó không làm thay đổi quy mô sản xuất của doanh nghiệp. • Đơn đặt hàng đó sẽ được chấp nhận khi P > BPđv - Quyết định tiếp tục hay ngừng sản xuất. + Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp sẽ ngừng hoạt động nếu khoản lỗ do việc sản xuất kinh doanh lớn hơn chi phí cố định phải chịu khi ngừng hoạt động và ngược lại. PHẦN 2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Công ty TNHH một thành viên cơ khí Hà Giang sản xuất mặt hàng về nhôm, các loại phụ tùng phụ kiện, máy móc thiết máy cung cấp cho các công trình xây dựng. Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty trong kỳ 1 và kỳ 2 được thể hiện ở bảng sau : Lê Thị Ánh Tuyết Page 26
  • 27. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Các chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 1. Sản lượng Kg 520,000 635,360 2. Gía bán Đ 72,515 83,800 3. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm VND 37,707,800,000 53,243,168,000 Chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp bao gồm : 1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) • Chi phí NVL chính • Chi phí NVL phụ 2.Chi phí nhân công trực tiếp • Tiền lương • Các khoản trích theo lương 3. Chi phí sản xuất chung • Nguyên vật liệu • Công cụ dụng cụ • Lương nhân viên quản lý phân xưởng • Khấu hao TSCĐ • Dịch vụ mua ngoài • Chi phí khác bằng tiền 4. Chi phí bán hàng • Nguyên vật liệu • Công cụ dụng cụ • Lương nhân viên bán hàng • Khấu hao TSCĐ • Dịch vụ mua ngoài • Chi phí khác bằng tiền 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp Lê Thị Ánh Tuyết Page 27
  • 28. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ • Nguyên vật liệu • Công cụ dụng cụ • Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp • Khấu hao TSCĐ • Dịch vụ mua ngoài • Chi phí khác bằng tiền I. Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí 1. Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí ( trong mối quan hệ với doanh thu ) Số liệu dùng để phân tích là số liệu của quý I năm 2012 và quý I năm 2013 Ta xét bảng 2.1 : Sự biến động của các khoản mục chi phí , để phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong mối quan hệ với doanh thu: Đơn vị tính : VNĐ Lê Thị Ánh Tuyết Page 28
  • 29. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Lê Thị Ánh Tuyết Page 29
  • 30. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Từ bảng trên ta thấy, tất cả các khoản mục phí đều tăng. Cụ thể là tổng chi phí tăng 13,850,056,222đ tương đương với 44.129%. Trong đó: + Chi phí NVLTT kỳ 2 tăng so với kỳ1 là 10,313,115,0521đ, tăng 50.1% + Chi phí NCTT kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 485,085,879 đ tăng 19,12% + Chi phí SXC kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 1,708,328,711 đ, tăng 31,018% + Chi phí bán hàng kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 611,033,507 đ tăng 38,371% + Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 732,493,073 đ tăng 62,98% Trong tất cả các chi phí thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Và do chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu giá thành đơn vị thành phẩm nên nếu chi phí này tăng sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Tỷ trọng CPNVLTT/Tổng CP của kỳ 2 tăng 2.717% so với kỳ 1 Tỷ trọng CPNCTT/Tổng CP giảm 1.402 % Tỷ trọng CPSXC/ Tổng CP giảm 1.596% Tỷ trọng CPBH/ Tổng CP giảm 0.203 % Tỷ trọng CPQLDN/ Tổng CP của kỳ 2 so với kỳ 1 là tăng 0.485%. Tỷ suất CP/DT của doanh nghiệp kỳ 2 tăng so với kỳ 1, tăng 1,73%, tỷ suất CPNVLTT/DT tăng 3,41%, tỷ suất CPSXC/DT giảm 1,053%, tỷ suất NCTT/DT giảm 1,052%, tỷ suất CPBH/DT giảm 0,085%, tỷ suất CPQL/DT tăng 0,476%. Xét theo đơn vị thì chênh lệch tuyệt đối của kỳ 2 so với kỳ 1 tăng 10,840 đ tương ứng là 17,96% trong đó chênh lệch chi phí NVLTT vẫn là lớn nhất tăng 9,044 đ tương ứng 22,846 %, chi phí NCTT giảm là 122 đ, chi phí SXC tăng 7666 đ, chi phí BH tăng 406 đ, chi phí QL tăng 747 đ. Nhìn chung, trong kỳ 2 chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung tăng so với kỳ 1. Điều này do Công ty đã chi thêm cho Lê Thị Ánh Tuyết Page 30
  • 31. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ nguyên vật liệu để mở rộng quy mô sản xuất làm cho doanh thu của Công ty tăng lên. 2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục phí Ta xét bảng 2.2 (ĐVT : VNĐ) Lê Thị Ánh Tuyết Page 31
  • 32. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Lê Thị Ánh Tuyết Page 32 Bảng 2.2 : Phân tích biến động các yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí STT Các chỉ tiêu Kỳ I (520.000 kg) Kỳ II (635.360 kg) So sánh Tính theo đơn vị Số tiền Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục CP (%) Số tiền Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục CP (%) Chênh lệch số tiền Chênh lệch số tiền (%) Chênh lệch tỷ trọng (%) Kỳ I Kỳ II Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch t- ơng đối (%) Sản lượng(kg) 520,000 635,360 I Chi phí NVLTT 20,585,630,971 30,898,746,023 10,313,115,05 2 50.099 39,588 48,632 9,044 22.8458 1 NVL chính 14,214,506,741 69.051 20,824,976,102 67.397 6,610,469,361 46.505 -1.653 27,336 32,777 5,441 19.9047 Bilett 4,725,768,923 22.957 7,632,473,890 24.702 2,906,704,967 61.508 1.745 9,088 12,013 2,925 32.1832 Hóa chất 4,515,687,942 21.936 6,421,783,907 20.783 1,906,095,965 42.211 -1.153 8,684 10,107 1,423 16.3899 Film 4,973,049,876 24.158 6,770,718,305 21.913 1,797,668,429 36.148 -2.245 9,564 10,657 1,093 11.4283 2 NVL phụ 4,032,475,684 19.589 7,331,785,643 23.728 3,299,309,959 81.818 4.140 7,755 11,540 3,785 48.8064 Sơn 2,485,642,159 12.075 4,907,923,107 15.884 2,422,280,948 97.451 3.809 4,780 7,725 2,945 61.6005 Mahet 1,546,833,525 7.514 2,423,862,536 7.845 877,029,011 56.698 0.330 2,975 3,815 840 28.2472 3 Nhiên liệu 1,838,648,546 8.932 2,741,984,278 8.874 903,335,732 49.130 -0.058 3,536 4,316 780 22.0534 Gas 1,101,324,572 5.350 1,676,531,247 5.426 575,206,675 52.229 0.076 2,118 2,639 521 24.589 Than 737,323,974 3.582 1,065,453,031 3.448 328,129,057 44.503 -0.134 1,418 1,677 259 18.2659
  • 33. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ II Chi phí NCTT 2,536,790,250 3,021,876,12 9 485,085,879 19.12 2 4,878 4,756 -122 -2.507 1 Lương 2,191,786,594 86.400 2,609,264,10 6 86.346 417,477,512 19.04 7 -0.054 4,215 4,107 -108 -2.568 2 Khoản trích theo lương 345,003,656 13.600 412,612,023 13.654 67,608,367 19.59 6 0.054 663 649 -14 -2.118 III Chi phí SXC 5,507,456,199 7,215,784,91 0 1,708,328,71 1 31.01 8 10,591 11,35 7 766 7.230 1 NVL 478,235,641 8.683 661,024,692 9.161 182,789,051 38.222 0.477 920 1,040 121 13.125 2 CCDC 601,035,687 10.913 780,384,527 10.815 179,348,840 29.840 -0.098 1,156 1,228 72 6.265 3 Lương NVQL 772,385,941 14.024 1,022,378,546 14.169 249,992,605 32.36 6 0.144 1,485 1,609 124 8.333 4 Khấu hao TSCĐ 1,242,307,420 22.557 1,778,215,30 4 24.643 535,907,884 43.13 8 2.087 2,389 2,799 410 17.149 5 Dịch vụ mua ngoài 873,482,342 15.678 1,233,297,401 17.092 369,815,059 42.828 1.413 1,661 1,941 281 16.896 6 Khác bằng tiền 1,550,009,168 28.144 1,740,484,44 0 24.121 190,475,272 12.289 -4.023 2,981 2,739 -241 -8.099 Lê Thị Ánh Tuyết Page 33
  • 34. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ IV Chi phí BH 1,592,431,784 2,203,465,29 1 611,033,507 38.371 3,062 3,46 8 406 13.248 1 Vật liệu 114,127,823 7.167 145,381,290 6.598 31,253,467 27.385 -0.569 219 229 9 4.256 2 Lương NVBH 616,283,405 38.701 897,324,501 40.723 281,041,096 45.603 2.023 1,185 1,41 2 227 19.166 3 Khấu hao TSCĐ 157,031,596 9.861 195,321,458 8.864 38,289,862 24.383 -0.997 302 307 5 1.800 4 Dịch vụ mua ngoài 418,395,102 26.274 625,214,585 28.374 206,819,483 49.4316 2.100 805 984 179 22.300 5 Khác bằng tiền 286,593,858 17.997 340,223,457 15.440 53,629,599 18.713 -2.557 551 535 -16 -2.841 V Chi phí QLDN 1,163,111,116 1,895,604,18 9 732,493,073 62.9771 0.000 2,237 2,984 747 33.386 1 Vật liệu 95,895,421 8.245 175,321,764 9.249 79,426,343 82.826 1.004 184 276 92 49.631 2 Lương NVQL 380,621,932 32.724 660,473,260 34.842 279,851,328 73.5248 2.118 732 1,04 0 308 42.018 3 Khấu hao TSCĐ 138,451,238 11.904 200,241,026 10.563 61,789,788 44.629 3 -1.340 266 315 49 18.369 4 Dịch vụ mua ngoài 80,935,628 6.959 100,896,734 5.323 19,961,106 24.6629 -1.636 156 159 3 2.028 5 Khác bằng tiền 467,206,897 40.169 758,671,405 40.023 291,464,508 62.3845 -0.146 898 1,19 4 296 32.901 Lê Thị Ánh Tuyết Page 34
  • 35. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều tăng. Cụ thể như sau: + NVL chính tăng 6,610,469,361 đ, tương ứng tăng 46,5% +NVL phụ tăng 3,299,309,959 đ, tương ứng tăng 81,82 % + Nhiên liệu tăng 903,335,732 đ, tương ứng tăng 49,13% Tất cả các khoản mục chi phí NVLTT tăng 50,1% nguyên nhân của sự gia tăng chi phí này là do sản lượng sản xuất của kỳ 2 tăng 115,360 kg tương đương với 22,18%. Chi phí đơn vị của các khoản mục trên là thay đổi không nhiều vì thế tốc độ gia tăng của chi phí NVL phụ thuộc vào mức độ tăng sản lượng. Song doanh nghiệp cũng cần áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại mới để tăng sản lượng nhưng NVL tăng lên ở mức thấp nhất. 2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí nhân công trực tiếp đều tăng. Cụ thể như sau: + Tiền lương tăng 417,477,512 đ tương ứng 19,05% + Các khoản trích theo lương tăng 67,608,367 đ tương ứng tăng 19,60%. Tất cả các khoản mục chi phí NCTT tăng 485,085,879đ tương ứng tăng 19,12%. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí này cũng giống như nguyên nhân của sự gia tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đó là do sản lượng tăng, đồng thời điều này chứng tỏ rằng việc tăng tổng quỹ lương của doanh nghiệp giúp khuyến khích người lao động hăng say và có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc của mình, đồng thời giúp nâng cao mức sống cho CBCNV đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Tỷ trọng của các khoản mục chi phí tiền lương so với chi phí NCTT ở kỳ 2 có xu hướng giảm so với kỳ 1 là 0,05%, chênh lệch tỷ trọng các khoản trích theo lương/chi phí NCTT tăng 0,05%. Lê Thị Ánh Tuyết Page 35 Tải bản FULL (72 trang): https://bit.ly/2R7sWuE Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Chi phí NCTT tính theo đơn vị có xu hướng tăng so với kỳ 1 song không đáng kể. * Biện pháp khắc phục: - Tăng năng suất lao động, đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động trong công ty yêu thích công việc, có động lực làm việc như tăng các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các công tác, thể thao khiến cho các lao động trẻ tham gia nhiệt tình, làm không khí lao động trở lên vui vẻ hơn. - Giảm lao động dư thừa, cắt giảm những lao động không còn khả năng làm việc hoặc không có tinh thần lao động gây giảm năng suất lao động chung cho công ty - Đào tạo trình độ chuyên môn cho công nhân viên, có thể đào tạo tại chỗ hoặc cử lao động đi học tập tại các cơ sở đào tạo cho chất lượng. Đồng thời nâng cao yêu cầu tuyển dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động ngay ở khâu đầu vào. - Tận dụng khoa học kỹ thuật, chuyên môn hóa sản xuất hao phí lao động mà vẫn tăng thu nhập bình quân của người lao động. 2.3. Chi phí sản xuất chung. Tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất chung đều tăng. Cụ thể như sau: + NVL tăng 182,789,051 đ tương ứng tăng 38,22 % + CCDC tăng 179,348,840 đ tương ứng tăng 29,84 % + Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng tăng 249,992,605 đ tương ứng tăng 32.36%. + Dịch vụ mua ngoài tăng 369,815,059 đ, tương ứng tăng 42.83%. + Khấu hao TSCĐ tăng 535,907,884đ tương ứng tăng 43.138%. + Chi phí khác bằng tiền tăng 190,475,272đ tương ứng tăng 12,29%. Lê Thị Ánh Tuyết Page 36 Tải bản FULL (72 trang): https://bit.ly/2R7sWuE Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 37. ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Chi phí SXC trong kỳ 2 tăng 31,02 % so với kỳ 1. Chênh lệch tỷ trọng của từng yếu tố chi phí/ tổng khoản mục chi phí SXC đã giảm, đặc biệt là chi phí khác giảm 4,023 %. Chi phí tính theo đơn vị tăng nhẹ, tăng 766 đồng/kg tương ứng tăng 7,25%. - Các khoản mục chi phí kỳ 2 tăng so với kỳ 1 chủ yếu là do 1 số nguyên nhân: + Việc tăng chi phí dụng cụ quản lý chủ yếu là do giá cả thị trường của các yếu tố này tăng so với năm trước. Thêm vào đó việc thực hiện cắt giảm các yếu tố chi phí này chưa đạt hiệu quả. + Việc tăng chi phí dịch vụ mua ngoài là do công ty không tự sản xuất được đã mua ngoài một số công cụ, dụng cụ. + Công ty chú trọng đầu tư máy móc thiết bị đã làm tăng chi phí cố định ( khấu hao) để tăng năng suất lao động đồng thời giảm bớt chi phí lao động sống (sức lao động bằng thủ công) cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên, điều này phù hợp với xu thế chung. * Các biện pháp đề ra: - Ngoài các biện pháp đã đề ra như đối với chi phí NVL TT, chi phí nhân công trực tiếp, Công ty cần quản lý tốt hơn nữa các chi phí này và chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng cao thứ 3 trong kết cấu giá thành sản phẩm. Sự biến động của khoản mục chi phí này tác động lớn tới giá thành sản phẩm. - Để có thể hạ giá thành sản phẩm, Công ty cần chú ý đến công tác giảm khoản mục chi phí sản xuất chung. 2.4. Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng tăng 611,033,507đ tương ứng tăng 38,37% so với kỳ 1. Các khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng đều tăng: + Vật liệu tăng 31,253,467đồng tương ứng tăng 27,38%. Lê Thị Ánh Tuyết Page 37 4123910