SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGUYỄN DUY ĐỨC
QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI
CHUYỂN GIỚI TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế - Mã số 52380108
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGUYỄN DUY ĐỨC
QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI
CHUYỂN GIỚI TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế - Mã số 52380108
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Người hướng dẫn khoa học: Th.s Lê Thị Hồng Liễu
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, với tình cảm chân thành, em xin
gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, khoa
Luật cùng toàn thể các thầy cô trong khoa đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt khoảng thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Lê Thị Hồng Liễu người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, do giới hạn kiến thức và khả năng lý
luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nên không thể tránh khỏi sai sót và
khiếm khuyết kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và tài
liệu tham khảo nêu trong khóa luận hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy và được chú
thích đầy đủ và có thể truy xuất nguồn của tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
NGUYỄN DUY ĐỨC
iii
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA LUẬT
----------- o0o -----------
PHIẾU ĐĂNG KÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NĂM 2020
1. Tên đề tài đăng ký:
Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong Luật Quốc tế và
Việt Nam.
2. Giáo viên hướng dẫn:
Cô Lê Thị Hồng Liễu
3. Sinh viên thực hiện:
TT MSSV Họ tên SV Lớp KLTN Ký tên
1 16051891 Nguyễn Duy Đức DHLQT12A
Ngày 22 tháng 06 năm 2020
Khoa duyệt GV hướng dẫn
Mẫu 1
Đăng ký ĐT của Khoa
iv
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA LUẬT
----------- o0o -----------
PHIẾU ĐĂNG KÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NĂM 2020
1. Tên đề tài đăng ký: (Tên sơ bộ)
Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong Luật Quốc tế và
Việt Nam.
2. Nội dung đề tài:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến người đồng tính, song
tính và người chuyển giới.
- Nêu lên những thực trạng và giải pháp để đảm bảo quyền của người đồng tính,
song tính và người chuyển giới trên thế giới và Việt Nam.
- Những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần phải tiếp nhận.
3. Giáo viên hướng dẫn (đề xuất):
Cô Lê Thị Hồng Liễu
4. Sinh viên thực hiện:
TT MSSV Họ tên SV Lớp KLTN Ký tên
1 16051891 Nguyễn Duy Đức DHLQT12A
Ngày 22 tháng 06 năm
2020
Khoa duyệt Giáo viên HD
Mẫu 2
Đề tài do SV đề suất
v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................1
2 Tình hình nghiên cứu.............................................................................................................2
3 Mục đích nghiên cứu.............................................................................................................4
4 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................4
5 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................................4
6 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................5
7 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn...................................................................................5
8 Kết cấu của khóa luận............................................................................................................5
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN
CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI ..........................7
1.1 Khái niệm về quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới................7
1.1.1 Khái niệm đồng tính....................................................................................................8
1.1.2 Khái niệm song tính ....................................................................................................9
1.1.3 Khái niệm chuyển giới..............................................................................................10
1.2. Đặc điểm quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới .......................12
1.2.1. Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền tự nhiên..12
1.2.2. Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền pháp
định........................................................................................................................................13
1.2.3. Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới mang tính tất yếu..14
1.3. Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong một số văn
kiện quốc tế..............................................................................................................................15
1.3.1 Hiến chương Liên Hợp Quốc...................................................................................16
1.3.2 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 .............................................................17
1.3.3 Bộ nguyên tắc Yogyakarta .......................................................................................19
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song
tính và người chuyển giới.......................................................................................................22
1.4.1. Ảnh hưởng từ văn hóa đối với việc công nhận quyền của người đồng tính,
song tính và người chuyển giới .........................................................................................22
1.4.2 Ảnh hưởng từ tín ngưỡng, tôn giáo đối với việc công nhận quyền của người
đồng tính, song tính và người chuyển giới......................................................................23
1.4.3 Ảnh hưởng từ xã hội đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song
tính và người chuyển giới. ................................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI
ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ...............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1 Thực trạng về đảm bảo quyền cho người đồng tính, song tính, người chuyển giới
của một số quốc gia trên thế giới........................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Hà Lan......................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Đài Loan ..................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2 Thực trạng về đảm bảo quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển
giới ở Việt Nam ....................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong quan hệ
lao động .............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong hôn nhân
gia đình ..............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong việc tiếp
cận pháp lý, được trợ giúp pháp lý.................................Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong vấn đề
bình đẳng, không bị phân biệt đối xử ............................Error! Bookmark not defined.
2.3 Giải pháp bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới tại
Việt Nam ...............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Giải pháp về mặt pháp lý.......................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Những giải pháp về mặt xã hội.............................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN...............................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG
ANH (nếu có)
TỪ/CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ
Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành năm 2013.
LGBT Les, Gay, Bisexual and
Transgender
Đồng tính, song tính và
chuyển giới.
Nghị định số 88/2008/NĐ-CP Nghị định số 88/2008/NĐ-CP
ngày 05/8/2008 của Chính
phủ về xác định lại giới tính
Viện iSEE Viện Nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng tính, song tính, chuyển giới (viết tắt là LGBT) đã tồn tại từ rất lâu trong
xã hội từ thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng,.. và nó càng được khắc họa rõ nét hơn
trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc nhìn nhận một cách chính xác và đầy đủ
về LGBT còn gặp rất nhiều hạn chế.
Theo số liệu báo cáo của tổ chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual,
Trans and Intersex Association) vào năm 2012 đã có hơn 50 quốc gia trên thế giới đã
thừa nhận quyền của người đồng tính, 25 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính
và có khoảng 44 quốc gia còn phân biệt đối xử và không công nhận quyền của người
đồng tính; những mối quan hệ ấy có thể quy thành tội phạm.
Tiếp cận từ nhân quyền quốc tế, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 có
quyết định:“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những
quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do
và mưu cầu hạnh phúc” kể cả những người LGBT.
Tại Việt Nam, để thực thi các cam kết quốc tế thì các văn bản quy phạm pháp
luật cũng luôn chú trọng việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền cho LGBT
nói riêng thông qua Hiến pháp và các luật chuyên ngành có liên quan. Cụ thể, Hiến
pháp năm 2013 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhấn mạnh: “Mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Tiếp theo đó Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
đã có những quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng
giới tính” thay vì cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính được quy định tại Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Và họ có thể chung sống với nhau như những cặp
đôi dị tính khác. Cũng tại Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 có nói: “Việc chuyển đổi
giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có
quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có
các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ
luật này và luật khác có liên quan”.
Có thể thấy, quyền của người LGBT dần được những nhà làm luật quan tâm
đến nhiều hơn. Nhưng với những tồn dư phong kiến của xã hội cũ và lối sống của nền
văn hóa phương Đông đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến sự nhìn nhận của xã hội
về nhóm đối tượng này. Họ coi đồng tính là một loại bệnh có thể lây lan, là một thứ
bệnh hoạn, không bình thường,.. chỉ một số ít hiểu và cảm thông với những người này.
Trong những quan hệ xã hội mang tính phổ biến như quan hệ lao động, quan hệ hôn
nhân gia đình thì quyền của người LGBT vẫn chưa bình đẳng như những chủ thể khác.
2
Vấn đề về nhân quyền hiện nay đều được đa số các quốc gia đề cao và ra sức
bảo vệ. Quyền của những người LGBT cũng không phải ngoại lệ, nhiều quốc gia đang
trong quá trình xây dựng các quy định và ban hành pháp luật. Và đây cũng là vấn đề
gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra thì Việt
Nam đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện những văn bản pháp luật liên quan đến
quyền của người LGBT như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014, Luật chuyển đổi giới tính, Bộ luật lao động 2012…
Thực trạng trên đòi hỏi cần phải có công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống
cơ sở lý luận và pháp lý về quyền dành cho người LGBT. Đồng thời, tìm hiểu về thực
trạng vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng LGBT. Trên cơ sở đó, bước
đầu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi cho nhóm chủ thể này.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Quyền của người đồng tính,
song tính và người chuyển giới trong Luật Quốc tế và Việt Nam” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình. Qua đề tài này tác giả mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định
của pháp luật về quyền của cộng đồng LGBT; giúp xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về
cộng đồng này tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quyền của
người LGBT. Cụ thể các công trình nghiên cứu đó là:
Đối với tài liệu là giáo trình, tập bài giảng:
Các giáo trình, bài giảng của một số trường đại học liên quan đến quyền con
người. Có thể kể đến một số tài liệu như: Giáo trình Quyền con người của GS.TS Võ
Khánh Vinh xuất bản năm 2011; Sách chuyên khảo Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền
con người của GS.TS Võ Khánh Vinh xuất bản năm 2011; Giáo trình lý luận và pháp
luật về quyền con người của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009;
Giáo trình Giới thiệu về các văn kiện quốc tế về quyền con người của Trung tâm
Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2011. Những tài liệu này liệt kê, giới thiệu các quyền cơ bản của con người –
một trong những tiền đề hình thành quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhóm người LGBT.
Bên cạnh đó, quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới còn
được đề cập trong một số công trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ,
phải kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
“Quyền của người đồng tính theo Pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Thị Kim Tiến, luận văn Thạc sĩ Luật Hành chính – Hiến pháp, được công bố
tại Học viện Khoa học xã hội vào năm 2019. Công trình nghiên cứu này, tác giả đã tập
trung nghiên cứu chi tiết những vấn đề lý luận về pháp luật của một số quốc gia trên
thế giới. Và những văn bản pháp quốc tế liên quan. Nhưng cũng ở bài nghiên cứu này,
3
có thể thấy đối tượng nghiên cứu của luận văn này là người đồng tính. Chính vì thế,
nghiên cứu này chưa nói lên được hết toàn bộ những quyền cơ bản của nhóm người
yếu thế; trong đó có người song tính, người chuyển giới.
“Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới trong Pháp luật dân sự
Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thùy Dung, luận văn Thạc sĩ Luật học, được công bố tại
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2018. Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu hệ thống pháp luật của người đồng tính, song tính, người chuyển giới trên thế giới
và tại Việt Nam. Luận văn đã làm sáng tỏ những quyền cơ bản được quy định trong
luật dân sự mà tất cả mọi người có được; nhưng đối với những người trong cộng đồng
LGBT thì lại không. Tuy nhiên, bài luận văn của tác giả chỉ mới dừng lại ở việc nêu ra
những quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này mà chưa thực hiện được việc
đánh giá pháp luật, nêu lên những cơ sở thực tiễn, nhìn nhận của xã hội về vấn đề này.
Vì đề tài nghiên cứu quyền của cộng đồng LGBT trong Pháp luật dân sự Việt Nam.
Mà Pháp luật dân sự Việt Nam còn chưa đề cập nhiều đến các quyền cơ bản của nhóm
người này nên khó có thể đi sâu vào nghiên cứu.
“Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo Pháp
luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Trương Hồng Quang, luận án Tiến sĩ Luật Hành
chính – Hiến pháp, được công bố tại Học viện Khoa học xã hội vào năm 2019. Luận
án đã đi sâu vào nghiên cứu lý luận chung những quyền cơ bản của những người trong
cộng đồng LGBT trong pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia trên thế giới. Điều đặc
biệt của luận án chính là tác giả đã nêu ra được những thực trạng và những biện pháp
để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này trong tương lai. Và qua đó
rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với hệ thống pháp luật Việt Nam và nhận
thức của xã hội về nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án
khá rộng, chưa bao quát lại được toàn bộ. Nên về vấn đề thực trạng và giải pháp hoàn
thiện trên mặt lý luận và thực tiễn chỉ mang tính đồng bộ, không cụ thể.
Tiếp đó, có thể kể đến các bài báo, sách và báo cáo nghiên cứu liên quan đến
đề tài nghiên cứu như:
“Tiếp cận dựa trên quyền trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật về quyền
của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam” của tác giả Trương
Hồng Quang trong Hội thảo khoa học Tiếp cận dựa trên quyền: Lý luận, thực tiễn trên
thế giới và ở Việt Nam do Khoa luật (ĐHQG Hà Nội) tổ chức tại Hà Nội ngày
18/11/2015. “Báo cáo về tình hình quyền con người của người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam” (tháng 1-2 năm 2014) của Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội
và Môi trường. “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi
mới hệ thống pháp luật” của tác giả Trương Hồng Quang – Nxb Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội, tháng 7/2014. Các bài viết và sách được kể trên chỉ mang tính nghiên
4
cứu, trao đổi, nhằm đưa đến những nhận thức đúng đắn cho xã hội và đổi mới hệ thống
pháp luật liên quan đến nhóm người này.
Các văn kiện quốc tế nghiên cứu về các quyền của người đồng tính, song tính
và chuyển giới bao gồm:
Bản Tuyên bố chung trong việc chấm dứt bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa
trên xu hướng tình dục và bản dạng giới. Nghị quyết 17/19 (17/19 Human rights,
sexual orientation and gender A/HRC/RES/17/1) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp
Quốc thông qua tháng 6/2011. Bộ nguyên tắc Yogyakarta.
Các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo, báo cáo chỉ mang tính chất nghiên cứu
các quyền cơ bản của người LGBT. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật vào một ngày gần nhất. Trên cơ sở các công
trình đã nghiên cứu trước đó, tác giả mong muốn khóa luận này sẽ góp một phần nhỏ
trong việc thực thi pháp luật quyền của người LGBT tại Việt Nam. Đặc biệt là trong
việc hợp pháp hóa hôn nhân và giảm nhẹ sự kỳ thị của xã hội với nhóm đối tượng này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tác giả muốn góp phần vào việc đưa ra
những giải pháp nhằm thực thi hóa các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ
những quyền cơ bản của những người trong cộng đồng LGBT.
Để thực hiện mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ vấn đề lý luận về quyền của người LGBT theo Pháp luật Việt
Nam; những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận các quyền của các đối tượng này.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về quyền của người LGBT tại Việt
Nam và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành pháp luật.
Thứ ba, đề xuất hoàn thiện về pháp luật và các giải pháp đảm bảo quyền của
người LGBT trong thời gian tới tại Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực trạng của pháp
luật liên quan đến người LGBT trong các văn kiện pháp lý quốc tế, pháp luật của một
số quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật.
5. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến người trong cộng
đồng LGBT như quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được nhận nuôi con nuôi,
quyền trong vấn đề việc làm,.. Đồng thời tìm hiểu về các quy định của pháp luật về kết
hôn giữa những người trong cộng đồng. Bên cạnh đó, khóa luận cũng so sánh những
nét tương đồng, khác biệt về quyền của nhóm đối tượng này ở một số quốc gia trên thế
giới để hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về quyền của nhóm đối tượng này tại
5
Việt Nam. Tác giả chọn pháp luật Hà Lan để nghiên cứu và so sánh bởi vì Hà Lan là
quốc gia tiên phong trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và thừa nhận các
quyền cơ bản của người trong cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, tác giả chọn pháp luật
Trung Hoa Dân Quốc (hay còn gọi là Đài Loan) để tìm hiểu. Đài Loan - một quốc gia
có nền lập pháp lâu đời, nhận thức của xã hội tiến bộ, có nhiều điểm tương đồng với
pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh tế, chính trị xã hội. Quốc gia này đã hợp pháp
hóa hôn nhân đồng giới vào tháng 5 năm 2019 và trở thành quốc gia châu Á đầu tiên –
quốc gia thứ 29 trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 2 của khóa luận nhằm
làm sáng tỏ, so sánh những nét tương đồng và khác biệt về quyền của người LGBT
giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước trên thế giới có liên quan. Từ đó
đưa ra những đề xuất phù hợp với tình hình của Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp: được sử dụng hầu hết ở các chương nhằm tổng hợp
các kiến thức chung nhất, các kiến thức bao hàm nội dung tổng quát của từng phần.
- Phương pháp phân tích: đươc sử dụng chủ yếu ở chương 2 nhằm làm rõ thực
trạng về nhóm người LGBT; thực thi pháp luật về quyền của nhóm người này để đưa
ra những kiến nghị và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng bao quát ở tất cả các
chương, nhưng phương pháp này được tập trung sử dụng nhiều ở chương 2 của khóa
luận nhằm liệt kê số liệu, thu thập số liệu liên quan đến nội dung giúp cho bài luận
mang tính thiết thực, chính xác, thuyết phục hơn.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài như sau:
- Về phương diện lý luận, khóa luận góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý
luận liên quan đến nhóm người LGBT. Cung cấp cho người đọc những kiến
thức lý luận khoa học để họ có thể nhận thức đúng đắn về nhóm người này.
- Về phương diện thực tiễn, khóa luận cũng góp một phần nhỏ trong quá trình
xây dựng, thực thi các quyền cơ bản của người LGBT trong tương lai. Đồng
thời, kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được sử dụng làm nguồn tư liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy.
8. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp này bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (gồm chương 1
và chương 2) và phần kết luận. Cụ thể, phần nội dung bao gồm:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về đảm bảo quyền của người
đồng tính, song tính và người chuyển giới.
6
- Chương 2: Thực trạng và giải pháp đảm bảo quyền của người đồng tính, song
tính và người chuyển giới trên thế giới và Việt Nam.
7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO
QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN
GIỚI
1.1 Khái niệm về quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới
Quyền của người LGBT cũng là một trong những vấn đề liên quan đến quyền con
người được toàn xã hội quan tâm. Trước tiên, đề hiểu rõ những khái niệm liên quan
đến người LGBT, tác giả khóa luận đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quyền
con người.
Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau khi định nghĩa về quyền con người mà chúng
ta có thể tìm tràn lan ở trên sách báo, mạng xã hội, internet,.. Nhưng vẫn chưa có định
nghĩa nào được xem là chính thức và khái quát được toàn bộ nội dung khi nói về
quyền con người. Mỗi cách định nghĩa đều dựa vào sự hiểu biết, tìm hiểu của từng cá
nhân.
Theo định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì thuật ngữ
“quyền con người” và “nhân quyền” đều có nội hàm giống nhau. Và có thể xem rằng
hai thuật ngữ này đồng nghĩa với nhau. Trên bình diện quốc tế, nhân quyền còn được
định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu
không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người1.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người. Định
nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu,
theo đó: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal
guarantees0 có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động
(action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản
(fundamental freedoms) của con người”2.
Có thể thấy, quyền con người là những quyền gắn liền với con người. Không có
một danh sách giới hạn có bao nhiêu quyền con người. Trong Tuyên ngôn độc lập Hoa
Kỳ có nhắc tới một số quyền con người cơ bản. Những quyền này cũng được nhắc lại
trong lời nói đầu Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam “tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đc. Trong
những quyền ấy có quyên được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 có 30 điều quy định những
quyền con người cơ bản như: quyền tự do và bình đẳng, quyền không bị phân biệt đối
xử, quyền sống, quyền di chuyển, quyền kết hôn và tạo lập gia đình, quyền tự do tư
tưởng, quyền tự do thể hiện,.. Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội-văn hóa
1 United Nations, Human Rights: Questions and Answers,New York and Geneva, 2006.
2 Hỏi đáp về Quyền con người-nhóm tác giả Khoa Luật Đại học QGHN biên soạn,NXB CAND Quý 1/2010.
8
năm 1966 (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, viết tắt:
ICESCR) và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
(International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) đã cụ thể hóa
hơn những quyền được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948.
Tóm lại, quyền con người là những quyền tự nhiên mà ai hễ là con người cũng được
hưởng; không ai trao, ban phát quyền con người cho bạn. Quyền con người không nằm
trong những bài học lịch sử, không nằm trong những văn bản pháp luật, quyền con
người hiện hữu trong chính mỗi con người. Điều 1 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
năm 1948 có nêu: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng…”. Tất cả mọi người ở đây
bao gồm những người trong cộng đồng LGBT. Người LGBT không có quyền đặc biệt
hay quyền riêng. Với tư cách là một con người thì người LGBT cũng được hưởng tất
cả các quyền con người như những người khác.
1.1.1 Khái niệm đồng tính
Ngày nay trong cuộc sống, đồng tính đang là một vấn đề mang tính thời sự
được cả xã hội quan tâm đến. Những người đồng tính, theo một cách nào đó họ luôn
cố gắng che giấu đi tính hướng thật của mình, đa số họ là những con người hướng nội,
sống âm thầm và thường rất ngại thể hiện bản thân trước đám đông. Tuy vậy, những gì
thuộc về “bất bình thường” như định kiến xưa nay của nền văn hóa Phương Đông,
trong đó có Việt Nam luôn là điều mà người ta chưa hiểu rõ về nó, chưa có một suy
nghĩ “sáng” hơn về nó. Cái mà “bất bình thường” để chuyển sang cái “bình thường” là
cả một quá trình dài đăng đẳng bấy lâu nay. Để làm được điều này trước hết mỗi con
người chúng ta phải hiểu thật rõ, tổng quát nhất về đồng tính và người đồng tính.
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam tập 1 định nghĩa về đồng tính: “đồng tính
là quan hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới tính, có cơ thể phát triển
bình thường”. Đồng tính có cả ở nam giới (tiếng anh: Gay) và nữ giới (tiếng anh:
Lesbian). Trên thực tế chúng ta có thể thấy và thường gặp những người đồng tính nam
nhiều hơn so với nữ. Đồng tính là cụm từ viết tắt của đồng tính luyến ái (tên tiếng anh:
Homosexuality) là thuật ngữ: “ít nhiều, một cách thường xuyên cảm thấy một ước
muốn tình dục hướng về và đáp ứng tình dục đối với người cùng giới tính và tìm cách
thỏa mãn ước ao này với người đồng phái”3.
Trước hết, đồng tính cần được hiểu không phải là một căn bệnh và không thể
nào chữa trị và cũng không có cách nào nào làm thay đổi được như nhiều người vẫn
nghĩ tới. Dưới góc độ khoa học, theo quan điểm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ
(American Psychological Association - APA), đồng tính hoàn toàn không phải là một
sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua
3 Trần Như Ý Lan, Người Công Giáo trước một số vấn đề y sinh học và tính dục, NXB Tôn Giáo, 2017, Hà Nội,
tr. 216.
9
lại phức tạp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung trong giai đoạn đầu
ở thai nhi4. Các hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương đồng giới là một trong
các dạng thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về
tình yêu, sự gần gũi và quan tâm5. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải và
tìm ra được nguyên nhân xuất hiện đồng tính. Ngày 17-5-1990, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách những bệnh lý liên quan đến tâm thần.
Không thể phủ nhận sự xuất hiện của đồng tính luyến ái trong tự nhiên. Các nhà khoa
học từ nhiều tổ chức có uy tín đã đi đến kết luận rằng đồng tính luyến ái là một xu
hướng tình dục tự nhiên, một biểu hiện của sự đa dạng tình dục của con người. Nó
không phải là một căn bệnh6. Người đồng tính không khác gì những con người bình
thường khác ngoại trừ tình cảm, nhu cầu tình dục và khuynh hướng giới tính.
Ở một khía cạnh khác, dưới cái nhìn của những nhà cầm quyền của một quốc
gia, Hillary Clinton - Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã có một phát ngôn để đời đặc biệt là đối
với cộng đồng những người đồng tính trên thế giới nói chung và những người đồng
tính ở nước Mỹ nói riêng: "Đồng tính không phải được phát minh ra, mà nó là bản
chất của con người”.
Theo một nghiên cứu do tổ chức Phi Chính phủ CARE7 thực hiện vào năm
2015, ước tính tại Việt Nam có khoảng 50 – 125 nghìn người đồng tính, chiếm khoảng
0,06 – 0,15% dân số cả nước. Với số liệu được nêu có thể thấy số lượng người đồng
tính chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong xã hội. Và có thể coi họ là đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội (bị đẩy vào thế bất bình đẳng) nến rất cần được sự quan tâm, chia
sẽ của xã hội và không nên có hành vi kỳ thị, xa lánh họ8.
Do vậy, có thể khẳng định rằng người đồng tính là một cá nhân mang một giới
tính nhất định, không phải là giới tính thứ ba như suy nghĩ của nhiều người trong xã
hội kể cả những người trong cộng đồng LGBT. Về mặt sinh học, người đồng tính vẫn
là nam giới và nữ giới.
1.1.2 Khái niệm song tính
4 Royal College of Psychiatrists:Submission to the Church of England’s Listening Exercise on Human Sexuality,
https://www.rcpsych.ac.uk/members/specialinterestgroups/gaylesbian/ submissiontothecofe.as.px, ngày
13/06/2020
5 Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật, LG. Trương Hồng
Quang, Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp.
6 https://llv.edu.vn/vi/thu-vien-thpt/thuyet-trinh-lgbt/
7 CARE (viết tắt cuae Cooperative for American Remittances to Europe = Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ
sang châu Âu; tuy nhiên ý nghĩa của tên gốc này hiện không được sử dụng cho ý nghĩa hiện nay của tên tổ chức)
là một tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế lớn, với các chương trình ở trên 90 quốc gia khắp thế giới.
8 Xem: Trương Hồng Quang: “Đám cưới đồng giới và những vấn đề xung quanh”, nguồn:
hongtquang.wordpress.com,ngày 10/06/2020.
10
Song tính còn được nhiều người hiểu với cái tên khác là lưỡng tính (tiếng anh:
“Bisexual”); được hiểu là người bị hấp dẫn, có tình cảm, cảm xúc cả về tinh thần và
thể xác đối với cả hai giới tính nam và nữ.
Song tính là một khái niệm chung, bởi vì giữa mỗi người song tính khác nhau
sẽ rất khác nhau. Ví dụ, những người cảm thấy hấp dẫn bởi cả nam và nữ có thể không
nhất thiết phải nhận dạng mình là song tính - họ có thể xem mình chủ yếu là đồng tính
hoặc dị tính, hoặc họ có thể lựa chọn không gắn bất cứ cái “mác” nào cả. Nhiều trường
hợp, một người có thể có cảm xúc hấp dẫn với cả nam và nữ, nhưng chỉ quan hệ tình
dục với một giới, hoặc không hề có quan hệ tình dục. Sự hấp dẫn không nhất thiết phải
được cân đo cảm xúc với hai giới tính, không nhất thiết ngang nhau hoặc tồn tại trong
cùng một thời điểm. Điều này phụ thuộc vào những người mà họ tiếp xúc, bởi cảm xúc
luôn là điều phức tạp và không đoán trước được. Các nghiên cứu liên quan đến các
hành vi song tính cho thấy, hành vi này chiếm đến gần 1/3 trong số những người năng
động tình dục9. Một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy, người song tính chiếm gần
50% tổng số người LGBT10.
Không giống như người đồng tính, người song tính thường nhận rất nhiều nhận
xét của xã hội cũng như những người trong cộng đồng rằng là người lưỡng lự, lăng
nhăng, dễ ngoại tình bởi vì họ bị hấp dẫn bởi cả nam lẫn nữ. Cũng bởi vì áp lực từ gia
đình và xã hội mà người song tính gặp rất nhiều khó khăn hơn trong việc công khai so
với người đồng tính. Dan Salvage, một nhà hoạt động đồng tính nổi tiếng, trong bài
phát biểu của mình đã thể hiện nhiều quan điểm định kiến về người song tính, và châm
biếm “những người song tính chỉ nên quen với nhau”. Người song tính thường bị xã
hội chối bỏ và họ cho rằng người song tính đang chối bỏ khuynh hướng tình dục của
mình, không dám đương đầu với điều đó. Có thể thấy những quan niệm ấy hoàn toàn
sai lệch, làm cho cách nhìn nhận của xã hội về người song tính không chính xác và
làm cho sự kỳ thị ngày càng gia tăng. Cũng giống như đồng tính thì song tính cũng là
một xu hướng tình dục hoàn toàn tự nhiên, không phải là bệnh lý.
1.1.3 Khái niệm chuyển giới
Ở Việt Nam hay ở một số quốc gia đang phát triển thì khái niệm người chuyển
giới còn khá là mới mẻ và chỉ được biết đến trong khoảng thời gian gần đây.
Theo Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì ( American Psychological Association, APA)
chuyển giới (tiếng Anh là “transgender”) là một khái niệm rộng dùng để chỉ tất cả
9 Lương Thế Huy (2012), Song tính: Những người có nhu cầu tình dục cao và Trong thế giới của đồng tính và dị
tính,http://www.6sac.com/2012/06/song-tinh-trong-gioi-cua-ong-tinh-va-di.html, ngày 20/05/2020.
10 Lương Thế Huy (2012), Song tính: Trong thế giới của đồng tính và dị tính,
http://www.6sac.com/2012/06/song-tinh-trong-gioi-cua-ong-tinh-va-di.html, ngày 20/05/2020.
11
những người có bản dạng giới , thể hiện giới không giống với chuẩn mực tương ứng
với giới tính sinh học của họ. Vậy, để hiểu về người chuyển giới trước tiên phải đề cập
đến khái niệm bản dạng giới (gender indentity). Khái niệm này có thể được hiểu là
việc một người tự nhận mình mang giới tính nào ( có thể khác hoặc giống với giới tính
sinh học khi được sinh ra)11. Có thể hiểu một cách khái quát rằng, những người khi
sinh ra có tình cảm, cảm xúc với những người cùng giới tính với mình thì được xem là
người đồng tình. Và ngược lại, những người có tình cảm với những người khác giới
tính với mình thì đó là người dị tính. Tuy nhiên, nếu một người có tình cảm với cả
những người cùng giới tính với mình hay khác thì họ được coi là người song tính.
Nhưng nếu một người tự nhận mình mang một giới tính khác với giới tính sinh học khi
được sinh ra thì đó là người chuyển giới.
Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người chuyển giới chiếm từ 0.1% đến
0.5% dân số. Một điều tra về giám sát một số hành vi thiểu số trong xã hội ở
Massachusetts (Mỹ) cho thấy có khoảng 0.5% người trong độ tuổi từ 18-64 tự nhận
mình là người chuyển giới. Gần đây, trong các cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên thế
giới đã có câu hỏi nhằm xác định bản dạng giới và xu hướng tính dục. Số liệu ước tính
mới nhất cho thấy có khoảng 0.3% dân số Mỹ là người chuyển giới. Số liệu tại nhiều
nước châu Âu ghi nhận tỷ lệ người phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ cao gấp từ
2.5 lần đến 6 lần tỷ lệ người chuyển giới từ nữ sang nam12. Điều này có nguyên nhân
là do người chuyển giới từ nữ sang nam ít tìm đến các cơ sở phẫu thuật chuyển đổi
giới tính hơn. Các yếu tố văn hóa, xã hội, quan niệm về vai trò giới và tình dục cũng
như chi phí tiến hành phẫu thuật chuyển giới tính khiến những số liệu tại các cơ sở y tế
không phản ánh đúng thực tế13. Việc thu thập số liệu đối với người chuyển giới gặp
khó khăn hơn rất nhiều so với những đối tượng khác trong cộng đồng LGBT. Bởi vì,
sự kỳ thị của xã hội đối với người chuyển giới khiến họ không dám công khai, bộc lộ
giới tính mà mình mong muốn.
Trong tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Viện Nghiên cứu lập pháp) “Người chuyển
giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý” tác giả Trương Hồng Quang có nói: “Người
chuyển giới là người nhận mình mang giới tính khác với giới tính sinh học khi được
sinh ra”. Sẽ là điều bình thường nếu một con người khi được sinh ra nguyện vọng có
11 The Guidelines for Psychological Practice with Lesbian, Gay, and Bisexual Client, adopted by the APA
Council of Representatives.
12 Viện iSEE: Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú: Người chuyển giới ở Việt Nam – Những
vấn đề thực tiễn và pháp lý, Hà Nội, 2012, trang 9
13 Viện iSEE : Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú: Người chuyển giới ở Việt Nam – Những
vấn đề thực tiễn và pháp lý, Hà Nội, 2012, trang 9
12
một giới tính khác với giới tính khi họ sinh ra. Có hai dạng người chuyển giới: người
chuyển giới nam (Male to Female) là những người sinh ra đã là nữ nhưng khao khát
sống như một người nam giới và có ước muốn cơ thể, ngoại hình của mình giống nam
giới. Và người chuyển giới nữ (female to Male) là những người sinh ra là nam nhưng
lại có mong muốn mình trở thành nữ giới về tính cách, ngoại hình, cơ thể.
So với người đồng tính và người song tính thì người chuyển giới phải chịu sự
kỳ thị gắt gao hơn. Vì những người chuyển giới không thể nào che giấu được bản thân
của mình từ ngoại hình, tính cách, trang phục như người đồng tính và người song tính.
Và người chuyển giới cũng là đối tượng thường bị xã hội dùng những lời lẽ “miệt thị”
khi nói về họ. Nhiều người cho rằng người chuyển giới là thứ bệnh hoạn, không chấp
nhận được, nam không ra nam, nữ không ra nữ. Ở một số quốc gia thì người chuyển
giới đã được pháp luật thừa nhận về mặt dân sự. Nên việc tiếp cận về y tế hay vấn đề
việc làm của họ khá là dễ dàng. Còn ở một số quốc gia khác thì vấn đề về gia đình, nhà
ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa của người chuyển giới vẫn là chủ thể bị kỳ thị
nhiều nhất trong đó có Việt Nam.
1.2 Đặc điểm quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới
1.2.1 Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền tự nhiên
Cũng giống như các chủ thể khác trong xã hội, có thể thấy quyền của người
đồng tính, song tính và chuyển giới có bản chất chung là quyền tự nhiên.
Thứ nhất, về sự công bằng trong quyền được sống và được tự do, người LGBT
cũng giống như những cá nhân khác trong xã hội. Họ cũng là con người và họ cũng
được nhận và hưởng đầy đủ tất cả các quyền cơ bản như bình đẳng, tự do, không phân
biệt, kỳ thị như mọi người. Xã hội cần có cái nhìn thoáng hơn với người LGBT như
những người bình thường khác trong xã hội. Không được phép kỳ thị, xúc phạm nhân
phẩm của họ. Đặc biệt, loại bỏ quan niệm coi những người LGBT là những người
bệnh hoạn, không bình thường, có bệnh lý về tâm thần. Theo Khế ước xã hội cho rằng
“con người sinh ra tự do”14. Còn theo John Locke – nhà triết học, chính trị học người
Anh “tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà
không gặp bất kỳ cản trở nào”. Qua câu nói của John Locke thì việc công khai và sống
đúng với xu hướng tình dục, bản dạng giới được coi là tự do và sẽ không bị ai cản trở.
Nhưng thực tế lại không phải như thế, vấn đề này lại bị gặp phải những cản trở đến từ
định kiến của xã hội và những quan niệm lệch lạc về nhóm đối tượng LGBT.
Thứ hai, về quyền mưu cầu hạnh phúc. Cũng giống như những cặp đôi dị tính
khác, thì những người LGBT cũng có những mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Điều
này cũng là một phần thể hiện sự tự do của con người. Một trong những mưu cầu của
14 Jean Jacques Rousseau ( Hoàng Thanh Đạm dịch): Khế ước xã hội, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992
13
con người là việc kết hôn, tạo lập gia đình và được nhà nước thừa nhận. Nhưng đối với
người LGBT thì việc công nhận trong hôn nhân chỉ xảy ra ở một số quốc gia, còn một
số quốc gia khác thì chỉ dừng lại ở việc công nhận hình thức sống chung của các cặp
đôi. Nhìn chung, hình thức này có thể thừa nhận các cặp đôi sống chung với nhau như
vợ chồng. Nhưng một hạn chế còn mắc phải ở đây chính là sự tranh chấp hay thừa
nhận các vấn đề như: nhận nuôi con nuôi, thừa kế, tài sản, trợ cấp, bảo hiểm,.. Mặt
khác, giá trị pháp lý của việc công nhận hình thức sống chung của các cặp đôi chỉ có
hiệu lực trong phạm vi hẹp như một quốc gia, lãnh thổ. Chứ không có hiệu lực trong
phạm vi toàn thế giới. Điều này đã ít nhiều gây trở ngại cho các cặp đôi trong việc thay
đổi nơi cư trú. Không những thế, các quyền của người LGBT còn bị hạn chế bởi các
yếu tố như chính trị, truyền thống, văn hóa, xã hội, tôn giáo,.. tại mỗi quốc gia, khu
vực.
1.2.2 Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền pháp
định
Nhìn chung, những người trong cộng đồng LGBT cũng như các chủ thể khác
trong xã hội đều có những quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền kết hôn, quyền có việc
làm, quyền học tập... tương tự nhau. Trên phương diện quốc tế, thì các quyền này có
thể được xem là một chuẩn mực chung cho các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mức
độ ghi nhận các quyền này ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, quyền
cơ bản của con người được xem như “luật về các quyền”15. Riêng đối với vấn đề về
LGBT, Tòa án Hoa Kỳ đã có những phán quyết dựa trên các nguyên tắc chung của
Hiến pháp nước này. Qua đây, có thể thấy, Hoa Kỳ đã áp dụng các quyền cơ bản của
con người nói chung để xây dựng và thừa nhận các quyền cơ bản của người LGBT nói
riêng.
Tại Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948: “Ai cũng được
hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất
cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan
niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia
hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền
hay bị hạn chế chủ quyền”. Tuyên ngôn đã thể hiện rất rõ trong việc bảo đảm pháp lý
để bảo vệ những quyền lợi của con người. Đối tượng được hưởng tất cả các quyền cơ
bản đó là tất cả mọi người đang sinh sống trên thế giới (trong đó có nhóm người
LGBT).
15 Được quy định trong các tu chính án Hiến pháp.
14
Ngoài Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 thì Hiến chương Liên Hợp
Quốc năm 1945, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và văn hóa năm 1966… cũng đề cập đến
các quyền cơ bản của con người. Như vậy, những người LGBT cũng là con người cho
nên việc thừa nhận các quyền của nhóm người này là điều tất yếu.
Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã được xây dựng lên để bảo vệ quyền của con
người (trong đó có người LGBT) trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và Nghị định số 88/2008/NĐ-
CP đã quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Để đảm bảo cho người LGBT có thể tự bảo vệ mình trước những hành vi bạo
lực, quấy rối tình dục, phân biệt đối xử, kỳ thị,.. Tháng 12 năm 2008, tổ chức của
những người ủng hộ quyền cho người LGBT đã gửi đến Liên Hợp Quốc dự thảo
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về xu hướng tình dục và bản dạng giới16. Tuy nhiên, Dự
thảo này vẫn không nhận được sự ủng hộ của các tổ chức và một số quốc gia trên thế
giới. Vì nhóm người LGBT là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội nên
họ cần được bảo vệ để họ có thể thụ hưởng những quyền cơ bản của con người như
những cá nhân khác trong xã hội. Cho nên cần phải có sự pháp điển hoá đối với một số
quyền của người LGBT trong một ngày gần nhất.
1.2.3 Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới mang tính tất yếu
Người LGBT, từ trước đến nay luôn được xếp vào nhóm người yếu thế, dễ bị
tổn thương. Không có một khái niệm hay một văn kiện pháp lý nào định nghĩa rõ về
nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng nhóm đối tượng
LGBT có vị thế chính trị, xã hội thấp hơn so với các nhóm đối tượng khác. Bởi vậy,
yêu cầu công nhận “căn tính”, đưa ra các biện pháp để bảo vệ các quyền cơ bản của
người LGBT trong pháp luật.
Nhìn từ góc độ thực tế, có thể thấy hầu như tất cả các văn kiện quốc tế về quyền
con người hiện hành đều đề cập đến quyền nhóm và quyền cá nhân. Nếu như quyền
của người LGBT được pháp điển hóa trong các văn kiện pháp luật quốc tế và các
quyền của họ được thừa nhận như quyền được kết hôn giữa những người cùng giới
tính, quyền được nhận nuôi con nuôi, quyền không bị phân biệt dựa trên bản dạng giới
và xu hướng tình dục. Đây là vấn đề được sự quan tâm và gây nhiều tranh cãi khi nói
đến quyền con người trong những năm gần đây. Trong phán quyết về vụ Toonen kiện
Australia (1994), Ủy ban quyền con người - cơ quan giám sát Công ước quốc tế về các
16 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên): Giáo trình lý luận và pháp luật về
quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 117.
15
quyền dân sự, chính trị năm 1966 đã phán rằng việc hình sự hóa những hành vi tình
dục đồng giới cấu thành sự vi phạm luật quốc tế về quyền con người 17.
Đối với người LGBT, khi tham gia các quan hệ về kinh tế trong xã hội như tìm
kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến trong công việc,.. họ sẽ gặp rất nhiều trở ngại, đối xử
không công bằng. Khả năng tự bảo vệ chính mình, những người trong cộng đồng bảo
vệ lẫn nhau hay thể hiện tiếng nói của chính mình giường như không có. Vì vậy, pháp
luật cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển,
đồng thời giảm sự bất bình đẳng trong xã hội.
Về mặt chính trị, các nhà làm luật cần quan tâm hơn đến những quyền cơ bản
của nhóm người LGBT và thừa nhận chúng giống như những quyền của các chủ thể
khác. Trên thực tế thì những người trong cộng đồng LGBT chưa có tiếng nói trong
lĩnh vực chính trị, đồng thời cũng chưa có một địa vị nhất định liên quan đến hệ thống
chính trị.
Qua sự phân tích trên, có thể thấy quyền của người LGBT là những nhu cầu tự
nhiên của con người bao gồm những quyền chung như mọi chủ thể dị tính khác trong
xã hội. Dù có quyền chung hay quyền riêng thì những người LGBT cũng cần được
hưởng một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất các quyền và giá trị cơ bản nhất mà một con
người cần phải có.
1.3 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong một số văn
kiện quốc tế
Quyền của người LGBT ở các quốc gia trên thế giới rất khác nhau, không quốc
gia nào giống quốc gia nào. Hiện nay quyền cao nhất mà họ nhận được và chính phủ
các quốc gia công nhận đó chính là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới; cho phép
nhận con nuôi và nuôi con nuôi; bình đẳng trong di trú; tiếp cận việc phẫu thuật
chuyển đổi giới tính và liệu pháp thay thế hocmon đối với người chuyển giới,.. Và
quyền thấp nhất mà họ có thể nhận được là án phạt tử hình đối với thiên hướng tình
dục này tại các quốc gia như Yemen, Nigeria, Iran,..
Có thể thấy, pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật ở một số quốc gia nói
riêng đang dần được hoàn thiện hơn trong việc bảo vệ quyền của người LGBT. Có thể
coi đây là một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm và đặt ra vô vàn câu hỏi cho
những người đứng đầu, trong đó phải kể đến tổ chức Liên Hợp Quốc. Ngày
21/09/2016 tại cuộc họp cấp cao đầu tiên của Liên Hợp Quốc về quyền của người
đồng tính, song tính và người chuyển giới; Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon
phát biểu: “Chúng tôi chỉ có thể cho thế hệ tương lai thấy rằng cách tốt nhất để đạt
17 Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, Đỗ Hồng Thơm và Vũ Công Giao (2011), Luật Quốc tế về quyền của các nhóm
người dễ bị tổn thương,Sách tham khảo, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội; tr. 20.
16
được những mục tiêu chung chính là bảo vệ tất cả mọi người - bất kể họ là ai và yêu
ai".
Quyền của người LGBT được các văn kiện quốc tế quan tâm trong đó phải kể
đến Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 , Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm
1948 và Bộ nguyên tắc Yogyakarta.
1.3.1 Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945
Một trong những văn kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc công nhận
các quyền cơ bản của con người nói chung; người LGBT nói riêng đó là Hiến chương
Liên Hợp Quốc năm 1945 “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cở
bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ”. Tương
tự tại Khoản 3 Điều 1 của Hiến chương có đề cập: “Khuyến khích phát triển sự tôn
trọng trong các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không
phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Trước đây, ở một số quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới thì tình trạng phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ vẫn
diễn ra. Vì thế Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ra đời để ngăn chặn tình trạng này diễn
ra trên diện rộng. Mặc dù Tuyên ngôn đã khẳng định quyền bình đẳng dựa vào giới
tính. Trong đó bao gồm cả các xu hướng tình dục, mặc dù Liên Hợp Quốc đã có sự
thừa nhận về điều này, nhưng chỉ mới dừng lại ở sự thừa nhận chung chung. Vì thế bắt
buộc Hiến chương phải được hiểu theo một hướng khác.
Mặc dù trong khoảng thời gian qua, Liên Hợp Quốc đã có sự thừa nhận người
LGBT như một xu hướng tình dục để các quốc gia thừa nhận họ có quyền bình đẳng
như những chủ thể khác. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc càng cố gắng thì Hiến chương lại
không ghi nhận quyền bình đẳng cho xu hướng tình dục này. Nên các quốc là thành
viên của tổ chức này cũng thừa nhận Hiến chương dưới nhiều phương diện khác nhau,
không có một sự thống nhất chung.
Hiện nay vẫn có một số quốc gia hiểu rằng quyền bình đẳng giới là bình đẳng
giữa nam và nữ. Và còn một số quốc gia tiến bộ khác lại cho rằng quyền bình đẳng
giới là bao gồm bình đẳng giữa nam, nữ và xu hướng tình dục đồng tính, song tính,
chuyển giới. Vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và chưa tìm ra được tiếng nói chung
giữa các quốc gia. Với những thực trạng đã đặt ra buộc Liên Hợp Quốc phải có những
biện pháp thật mạnh để loại bỏ sự phân biệt, bất bình đẳng đối với mọi người. Đồng
thời, Hiến chương cũng cần phải sửa đổi phù hợp để bảo vệ quyền lợi của nhóm người
LGBT trên toàn thế giới.
Tháng 6 năm 2011, Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã thông qua
Nghị quyết khẳng định: “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình
dục như thế nào”. Đây có thể coi là cột mốc lịch sử đối với mọi người nói chung và
người LGBT nói riêng. Đến ngày 07 tháng 03 năm 2012, người đứng đầu Liên Hợp
17
Quốc – Tổng thư ký Ban Ki Moon đã có bài phát biểu kêu gọi các quốc gia trên toàn
thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người LGBT. Lần đầu
tiên, người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới đã đưa ra một thông điệp ủng hộ
đối với vấn đề LGBT. Đây có thể được xem là nguyên tắc ứng xử chung đối với các
quốc gia thành viên khi giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tình dục
và bản dạng giới. Những động thái này của Liên Hợp Quốc đã góp phần xóa bỏ những
quan niệm của xã hội về cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Có thể thấy xuyên suốt Hiến chương thì nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt
đối xử về giới tính nam nữ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương.
Đối xử công bằng, bình đẳng không phân biệt tôn giáo, giới tính là mục đích cuối cùng
khi đưa ra các nguyên tắc này. Đây cũng là cơ sở để bảo vệ các quyền cơ bản của con
người trong đó có những người trong cộng đồng LGBT. Nhìn chung, Hiến chương
Liên Hợp Quốc là văn kiện quốc tế quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Tuy
nhiên, Hiến chương chỉ nêu ra các nguyên tắc, nội dung về quyền của con người mà
chưa chỉ ra được trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia là thành viên của tổ chức Liên
Hợp Quốc trong việc thực thi các quyền này. Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có
một quy tắc cụ thể nào để bảo vệ các quyền của người LGBT.
1.3.2. Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Pháp, Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền
được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua. Tuyên ngôn ra đời là công cụ pháp lý
bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Đồng thời sự ra đời của Tuyên ngôn cũng là
nguyên tắc, khuôn mẫu chung cho các quốc gia, dân tộc trong việc tôn trọng các quyền
của con người. Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền có nêu rõ: “Mọi người sinh
ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” và “ai cũng được hưởng
những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý
do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan
niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình thân trạng
khác”. Có thể thấy “thân trạng khác” là đối tượng mở trong tuyên ngôn về vấn đề cấm
phân biệt đối xử. “Mọi người” ở đây bao hàm tất cả cá nhân trong đó có cả người
LGBT đều được hưởng các quyền như nhau. Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 29 của
Tuyên ngôn có quy định “ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ
hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi
hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ
cũng được thỏa mãn” . Vào những năm 2006 và năm 2008, Tuyên bố chung về quyền
con người liên quan đến vấn đề tình dục và bản dạng giới đã được đề cập trong các
cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human Rights
Council – UNHRC).
18
Những năm 2011 và năm 2012, vấn đề về người LGBT được xã hội và các nhà
làm luật đặt sự quan tâm vào nhiều hơn. Tháng 3 năm 2011, 85 quốc gia và vùng lãnh
thổ đã ký vào bản Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm
nhân quyền dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới (SOGI). Tháng 6 năm 2011
tại phiên họp thứ 17 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc một bản nghị quyết đã
được thông qua đề cập đến vấn đề bạo lực với người LGBT. Vào tháng 11 năm 2011,
sự tán thành của các thành viên đã tạo động lực cho sự hình thành một bài báo cáo chi
tiết của Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc (A/HRC/19/41). Đây có thể
được xem là một bài báo cáo tổng kết lại vấn đề bạo lực và bất bình đẳng đối với
người LGBT trên toàn thế giới. Và vào khoảng tháng 3 năm 2012 Liên Hợp Quốc đã
đưa vấn đề này ra để tranh luận. Cũng tại phiên họp này, Navanethem Pillay18 đã yêu
cầu các quốc gia thành viên chấm dứt ngay bạo lực và bất bình đẳng đối với những
người LGBT. Trong phiên họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon phát biểu:
“Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã chỉ
rõ phải bảo vệ quyền của con người, ở mọi nơi. Chúng ta đang chứng kiến nhiều sự
xâm phạm và sự kì thị hướng vào người khác, chỉ bởi vì họ là người LGBT. Xin gửi tới
những người đồng tính nam và nữ, song tính và chuyển giới, cho tôi được phép nói
rằng: Bạn không hề đơn độc. Nỗ lực của các bạn để chấm dứt sự xâm phạm và kì thị
cũng là nỗ lực của chúng ta. Hiện nay, tôi đứng cùng với các bạn và kêu gọi tất cả
quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới cùng đứng về phía các bạn. Một nấc thang
lịch sử đang tới. Chúng ta phải ngăn chặn sự xâm phạm, phi hình sự hóa đồng tính,
cấm kì thị và giáo dục công chung…”19.
Để đúc kết lại toàn bộ những vấn đề đã được đặt ra tại kỳ họp thứ 17 và kỳ họp
thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Tháng 6 năm 2012, Văn phòng Cao
ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cho ra mắt ấn phẩm “Sinh ra tự do và bình đẳng –
Xu hướng tình dục và bản dạng giới trong Luật Nhân quyền quốc tế”20
(HR/PUB/12/06). Sự ra đời của ấn phẩm này đã đưa ra những quan niệm để bảo vệ
người LGBT không nhất thiết phải ban hành ra những quyền riêng biệt cho cộng này.
Mà chỉ muốn bảo đảm rằng việc thực thi của các văn bản luật liên quan đến nhân
quyền quốc tế nói chung, người LGBT nói riêng.
Hiện nay, có thể thấy Liên Hợp Quốc đã từng bước nỗ lực trong việc bảo đảm
và chỉ ra những sai phạm quyền đối với những người trong cộng đồng LGBT. Và yêu
18 Người đứng đầu Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc, là một luật sư người Nam Phi, bắt đầu nhiệm
kì tại Văn phòng vào năm 2008.
19 Trích phát biểu của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun, tháng 3 năm 2012.
20 Xem nội dung chi tiết tại địa chỉ:
https://www.ohchr.org/Documents/Publications/BornFreeAndEqualLowRes.pdf, 10/06/2020.
19
cầu các quốc gia thành viên có thể lấy những chuẩn mực của Luật nhân quyền quốc tế
để bảo đảm quyền của của tất cả mọi người trong đó có người LGBT. Với những quan
điểm và sự quan tâm của Liên Hợp Quốc, hi vọng vào một tương lai cho người LGBT
tự do, bình đẳng, không chịu sự phân biệt đối xử, kỳ thị của xã hội.
1.3.3 Bộ nguyên tắc Yogyakarta
Ngày 26 tháng 3 năm 2007 Bộ nguyên tắc Yogyakarta được phác thảo bởi các
chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật như một hiến chương toàn cầu về quyền của người
đồng tính tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ. Sự ra đời của
Bộ nguyên tắc Yogyakarta góp phần làm nên bản tuyên bố về xu hướng tình dục và
bản dạng giới của Liên Hợp Quốc năm 2008. Không giống như Hiến chương Liên
Hợp Quốc hay Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, Bộ quy tắc Yogyakarta đã chỉ ra
được trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của
con người. Việc đảm bảo các quyền của người LGBT được thể hiện rõ nét nhất tại ba
nguyên tắc đầu tiên của Bộ nguyên tắc này.
 Một là, quyền được thụ hưởng mọi quyền con người trên toàn cầu21. Mọi
người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá, bất kể xu hướng tình dục hay bản
dạng giới đều được hưởng đầy đủ các quyền con người. Với bộ nguyên tắc Yogyakarta
khuyến khích các quốc gia thành viên
Thứ nhất, nội luật hóa các nguyên tắc về tính phổ quát, tính tương quan, tính
độc lập và tính thống nhất của mọi quyền con người trong Hiến pháp quốc gia và các
hình thức lập pháp phù hợp khác và đảm bảo việc thực hiện các quyền này trên thực
tế;
Thứ hai, cải thiện việc lập pháp, bao gồm cả luật hình sự, để đảm bảo sự thống
nhất của việc thụ hưởng các quyền con người trên toàn cầu;
Thứ ba, cam kết thực hiện các chương trình giáo dục và tuyên truyền để quảng
bá và nâng cao sự thụ hưởng các quyền con người của mọi người, bất kể khuynh
hướng tình dục hay bản dạng giới;
Thứ tư, tích hợp vào trong chính sách quốc gia và việc ra quyết định một cách
tiếp cận đa nguyên, trong đó công nhận và khẳng định tính tương quan và thống nhất
của bản dạng con người, bao gồm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới.
Để đảm bảo tốt nhất các quyền cơ bản của con người (trong đó có người LGBT), phù
hợp với Tuyên ngôn nhân quyền 1948. Nguyên tắc Yogyakarta có đề cập.
 Hai là, các quyền về bình đẳng và không phân biệt đối xử22. Mọi người đều
có quyền được thụ hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử vì
khuynh hướng tình dục hay bản dạng giới của họ. Mọi người đều bình đẳng trước pháp
21 Bộ nguyên tắc Yogyakarta.
22 Bộ nguyên tắc Yogyakarta.
20
luật và được pháp luật bảo vệ mà không bị phân biệt đối xử vì những lý do trên, bất kể
các quyền con người khác có đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử đó hay
không. Pháp luật nghiêm cấm những sự phân biệt đối xử như trên và bảo đảm rằng
mọi người đều được bảo vệ một cách công bằng và hiệu quả trước những sự phân biệt
đối xử đó.
Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới bao gồm
mọi sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị dựa trên khuynh hướng giới tính hoặc
bản dạng giới nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu sự bình đẳng trước pháp
luật, sự công nhận, quyền thụ hưởng và thực thi một cách bình đẳng mọi quyền con
người và quyền tự do cơ bản. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay
bản dạng giới có thể bao gồm và thường bao gồm những sự phân biệt đối xử dựa trên
những cơ sở khác như giới tính, chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết cơ thể, sức
khỏe và tình trạng kinh tế. Các quốc gia là thành viên của Bộ nguyên tắc này phải đảm
bảo:
Thứ nhất, đưa những nguyên tắc về bình đẳng và không phân biệt đối xử
khuynh hướng tình dục và bản dạng giới, nếu chưa được đưa vào, vào hiến pháp và
các công cụ pháp lý phù hợp khác, bao gồm các phương tiện sửa đổi bổ sung và diễn
giải luật; và đảm bảo thi hành hiệu quả các nguyên tắc này;
Thứ hai, hủy bỏ những điều luật hình sự và các luật khác cấm hoặc có hệ quả
cấm đoán các hành vi tình dục tự nguyện giữa những người cùng giới trên độ tuổi tự
nguyện và đảm bảo rằng độ tuổi tự nguyện áp dụng cho các hành vi tình dục đồng giới
và dị giới là như nhau;
Thứ ba, tiếp thu những biện pháp lập pháp và các biện pháp khác phù hợp để
cấm và loại bỏ sự phân biệt đối xử vì khuynh hướng tình dục hay bản dạng giới trong
phạm vi công cộng và riêng tư;
Thứ tư, tiến hành những biện pháp phù hợp để bảo vệ những thành quả xứng
đáng mà những cá nhân thuộc nhiều nhóm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới
khác nhau nhằm đảm bảo những nhóm và cá nhân này được thụ hưởng và thực thi các
quyền con người. Những biện pháp này sẽ không được xem như sự phân biệt đối xử;
Thứ năm, trong các phản hồi đối với các vấn đề phân biệt đối xử dựa trên
khuynh hướng tình dục và bản dạng giới, cần cẩn trọng rằng những sự phân biệt đối xử
trên có thể giao thoa với các hình thức phân biệt đối xử khác;
Thứ sáu, thực hiện những hành động phù hợp, bao gồm các chương trình giáo
dục và tập huấn với mục tiêu loại bỏ những thái độ hoặc xử sự mang tính định kiến
hoặc phân biệt đối xử có liên quan đến mặc cảm hơn kém của mọi khuynh hướng giới
tính, bản dạng giới hoặc sự biểu lộ giới tính.
21
Mọi người ở mọi nơi đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp
luật. Quyền này cũng được bộ nguyên tắc Yogyakarta quan tâm.
 Ba là, quyền được công nhận trước pháp luật23. Những cá nhân thuộc các
nhóm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới khác nhau đều được hưởng năng lực
pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống. Khuynh hướng tình dục và bản dạng giới của
riêng mỗi người là một phần không thể tách rời với nhân cách của họ và là một trong
những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá nhân, phẩm giá tự và tự do. Không ai
bị buộc trải qua các thủ tục y tế, phẫu thuật xác định lại giới tính, triệt sản hoặc liệu
pháp hormon để bản dạng giới của họ được thừa nhận trước pháp luật. Không tình
trạng cá nhân nào, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân hoặc con cái, có thể được viện
dẫn như một lý do để pháp luật không thừa nhận bản dạng giới của một người. Không
ai phải chịu áp lực buộc phải che giấu, kìm nén hoặc chối bỏ khuynh hướng tình dục
và bản dạng giới của mình. Nguyên tắc này đưa ra được xem là những chuẩn mực
chung cho các quốc gia thành viên
Thứ nhất, đảm bảo rằng mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật trong các vụ
việc dân sự mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tình dục hay bản dạng giới
và có cơ hội thực thi năng lực đó, bao gồm những quyền bình đẳng trong ký kết hợp
đồng và quyền quản lý, sở hữu, tiếp nhận (kể cả thừa kế), định đoạt, hưởng thụ và từ
bỏ tài sản;
Thứ hai, tiến hành mọi biện pháp lập pháp, hành pháp và các biện pháp khác
cần thiết để tôn trọng đầy đủ và công nhận hợp pháp bản dạng giới được tự xác định
của mỗi người;
Thứ ba, tiến hành mọi biện pháp lập pháp, hành pháp và các biện pháp khác cần
thiết để đảm bảo các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhân thân của một cá nhân mang
những thông tin về giới tính/ tình dục của người đó – giấy khai sinh, hộ chiếu, thẻ cử
tri và các tài liệu khác – phản ánh đúng được bản dạng giới tự xác định của họ;
Thứ tư, đảm bảo rằng những thủ tục trên phải hiệu quả, công bằng và không
phân biệt đối xử, và phải tôn trọng phẩm giá và sự riêng tư của đương sự;
Thứ năm, đảm bảo rằng những sự thay đổi tới các tài liệu về nhân thân sẽ được
thừa nhận trong mọi hoàn cảnh pháp luật hoặc chính sách yêu cầu sự nhận dạng hoặc
phân loại các cá nhân dựa trên giới tính;
Thứ sáu, cam kết thực hiện các chương trình được định hướng để hỗ trợ về mặt
xã hội cho các cá nhân đang chuyển đổi giới tính hoặc xác định lại giới tính.
Nhìn chung, các văn kiện quốc tế như Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 hay
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã ghi nhận những quyền cơ bản của
23 Bộ nguyên tắc Yogyakarta.
22
nhóm người LGBT. Tuy nhiên hai văn kiện này chỉ đề cập đến các quyền của nhóm
đối tượng này một cách gián tiếp, chung chung, không cụ thể. Và có thể coi Bộ
nguyên tắc Yogyakarta là văn kiện pháp lý quốc tề đầu tiên ghi nhận các quyền cơ bản
của nhóm người LGBT một cách trực tiếp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với những người trong cộng đồng, đồng thời cũng làm giảm nhẹ sự kỳ thị của xã
hội đối với nhóm đối tượng này.
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song
tính và người chuyển giới
Việc xây dựng và công nhận các quyền cơ bản của người LGBT còn bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Phải kế đến các yếu tố về văn hóa, tôn giáo, tín
ngưỡng và các yếu tố xã hội khác.
1.4.1 Ảnh hưởng từ văn hóa đối với việc công nhận quyền của người đồng tính,
song tính và người chuyển giới
Có thể thấy ở các nước phương Tây thì sự chấp nhận người LGBT có phần dễ
dàng hơn so với những suy nghĩ cổ hủ ở các nước phương Đông - có phần khắt khe
hơn. Một xã hội hiện đại và phát triển ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức của mỗi cá
nhân đối với vấn đề liên quan đến người LGBT. Nhưng, văn hóa - thứ mà do con
người tạo ra và có thể làm thay đổi nó theo thời gian lại là rào cản vô cùng lớn đối với
quá trình xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người LGBT. Quan niệm về
văn hóa duy trì nòi giống, có con để nối dõi tông đường hay chuyện hai người cùng
giới kết hôn,.. lại là những trở ngại mà mọi người quan tâm nhiều nhất trong xã hội
ngày nay.
Với những lo ngại về vấn đề nhận con nuôi dưới những tác động của dư luận,
của truyền thông mà đã có nhiều nghiên về vấn đề này. Trang Social Science Research
có đăng một nghiên cứu của ông Mark Regnerus, giáo sư ngành xã hội học, Đại học
Texas cho thấy, hơn 50% trẻ được nuôi dạy trong gia đình đồng tính đều có xu hướng
mô tả bản thân là người đồng tính, lưỡng tính hoặc vô tính. Có những ý kiến đề xuất
không nên cho phép các cặp đôi đồng giới sinh và nhận con nuôi, vì điều này thật sự
không tốt cho những đứa trẻ. Trên trang Enewamerica, tiến sĩ - giáo sư xã hội học
Tryce Hansen khẳng định và đưa ra những luận chứng, luận cứ chứng minh rằng một
môi trường tốt nhất và lí tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ em là một gia đình có cả
cha và mẹ theo đúng nghĩa mà người ta vẫn nghĩ. Ông nói: “ Hai người phụ nữ có thể
là người mẹ tốt nhưng một trong hai không thể là một người cha hoàn hào”24.
Với những quan niệm truyền thống, thì bình đẳng giới là bình đẳng giữa nam
giới và nữ giới. Nhưng ngày nay, bình đẳng giới được khái quát rộng hơn và được xem
24 Mỹ Hạnh (2013), Lo ngại xung quanh việc người đồng tính nhận con nuôi, http://doisong.vnexpress.net/tin-
tuc/gioi-tinh/lo-ngai-xung-quanh-viec-nguoi-dongtinh-nhan-con-nuoi-2892081.html, ngày 04/05/2020
23
xét ở dưới góc độ bình đẳng giữa nam giới với nam giới hoặc nữ giới với nữ giới. Vì
những nhận thức, quan niệm về bình đẳng giới ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây
dựng và thi hành pháp luật về quyền của người LGBT. Ví dụ như ở một số quốc gia
các cặp đôi đồng giới vẫn được cho phép đăng ký kết hôn như Thụy Điển, Hà Lan,..
nhưng ở một số quốc gia như Indonesia, Singapo,.. thì việc kết hôn giữa những người
cùng giới lại không được cho phép. Có thể thấy được sự bất bình đẳng ở đây mặc dù
họ đều là con người và đều có nhu cầu hạnh phúc như những người khác. Đây cũng là
một trở ngại lớn trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật về quyền kết hôn của
các cặp đôi đồng giới.
1.4.2 Ảnh hưởng từ tín ngưỡng, tôn giáo đối với việc công nhận quyền của người
đồng tính, song tính và người chuyển giới.
Các yếu tố về tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm về
người LGBT. Đặc biệt yếu tố này có cái nhìn vô cùng khắt khe đối với quan niệm này.
Về tín ngưỡng, từ thời cổ chí kim con người đã có những niềm tin rất là mãnh liệt vào
đấng siêu nhiên và thần thánh. Họ coi những thứ đó đã tạo ra và ban phát sự sống cho
nhân loại. Và giường như ngưỡng vọng vào cái thiêng của con người lúc ấy đều bị tri
phối hoàn toàn tuyệt đối. Thứ mà con người lúc ấy coi là “sức mạnh thần kỳ” được thể
hiện rất rõ qua việc thờ cúng, nghi lễ và ngay trong cả sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là
ở nền văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam. Tất cả điều đó làm nên tín ngưỡng
dân gian. Tín ngưỡng phồn thực sùng bài sự sinh sôi và nảy nở của con người, biểu
hiện qua việc thờ cúng cơ quan sinh dục nam nữ (thờ sinh thực khí), thờ hành vi giao
phối. Đây là hình thức đơn giản của tín ngưỡng phồn thực và có ý nghĩa như sự hợp
thân của nam nữ, như một ma thuật kích thích sự sinh sôi nảy nữa của loài người. Tín
ngưỡng phồn thực không có đề cập đến các mối quan hệ cùng quan hệ cùng giới hay là
hành vi giao phối đồng giới. Vì nó xem điều đó là trái với với tự nhiên, luân thường
đạo lý, trái với tự nhiên và trái với niềm tin của tín ngưỡng 25.
Về tôn giáo, Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo cùng hoạt động rải rác trên
toàn lãnh thổ từ Bắc đến Nam (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo,...). Mặc
dù các tôn giáo này khác nhau về bản chất, cách thức hoạt động. Nhưng tất cả các tôn
giáo này đều hướng đến một mục đích chung là hướng đến cái thiện, đạo đức lối sống
của con người. Và những quan niệm trong tôn giáo lại có tác động vô cùng lớn đối với
quan niệm của xã hội khi nhìn nhận vấn đề LGBT hiện nay. Trong bài tham luận “Một
số yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi giới ở Việt Nam hiện nay” trình bày tại hội
thảo khoa học “Góp ý Luật Chuyển đổi giới tính” hai Thạc sĩ luật Bế Hoài Anh và
Đặng Quang Huy - Khoa Pháp luật Dân sự Đại học Luật Hà Nội cho biết: “các hệ
25 Giáo trình cơ sở văn hóaViệt Nam,nxb giáo dục, Trần Ngọc Thêm, 2012
24
thống tôn giáo khác nhau về bản chất nhưng đều coi gia đình là nơi bị chi phối mạnh
mẽ nhất”. Mỗi thành viên trong xã hội sẽ có một cách nhìn nhận, quan niệm khác nhau
khi đánh giá về các mối quan hệ của người LGBT.
Theo quan niệm xưa của người phương Đông, trong đó có Việt Nam thì trụ cột
của gia đình là người chồng – người quyết định tất cả mọi thứ trong gia đình. Còn
người vợ chỉ sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, là người phải nghe lời chồng,
giường như họ không có bất kì một quyền hạn nào trong ngôi nhà. Ngày nay, mặc dù
xã hội đã có những bước phát triển, tiến bộ rõ nét nhưng những quan niệm đó vẫn hằn
sâu vào suy nghĩ của một bộ phận cá nhân trong xã hội. Vì thế, một kiểu gia đình được
hình thành giữa những cặp đôi nam với nam hoặc nữ với nữ, không có con cái nối dõi
thì thường khó được chấp nhận.
Đối với Phật giáo, với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, không
gieo những nghiệp đau khổ cho người khác, Phật giáo không phê phán hay suy xét gì
về các mối quan hệ đồng tính. Với giáo lý đạo Phật, vốn đề cao lòng từ bi, dù cá nhân
đó theo xu hướng tình dục nào thì họ vẫn là con người và cũng được đối xử bình đẳng,
không kỳ thị như những chúng sinh khác đang tồn tại trong xã hội.
Còn trong Hồi giáo, tất cả các mối quan hệ đồng tính hay những người chuyển giới có
thể quy thành tội phạm và nhận mức hình phạt cao nhất là tử hình. Nhiều Kinh thánh
tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là vô trật”. Điều này đã đi trái
với quy luật của tự nhiên, điều này đã vi phạm những nhu cầu về tình cảm và tình dục
của con người. Vấn đề LGBT bị cấm đoán tại các quốc gia Hồi giáo xuất phát từ quan
điểm: “tình dục con người là sự hợp nhất thường xuyên trong tình yêu giữa người
chồng và người vợ và sinh sản con cái – hai mục đích này gắn liền với nhau không thể
tách biệt. Vì hoạt động đồng tính luyến ái không thể thực hiện mục đích này cũng như
mục đích kia, nên chắc chắn tự chính bản chất của nó là vô luân”26.
1.4.3 Ảnh hưởng từ xã hội đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song
tính và người chuyển giới.
Ngoài các yếu tố về tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng thì các yếu tố về khoa học,
công nghệ, y học, báo chí,.. cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành
pháp luật các quyền của người LGBT. Ví dụ về phương pháp mang thai hộ, nó đã góp
gần phần giải quyết một phần nào đó nhu cầu con cái của các vợ chồng hiếm muộn,
còn trong trường hợp của các cặp đôi đồng tính thì vẫn chưa được công nhận ở một số
quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là vấn đề mà các nhà làm luật trăn trở trong suốt thời
gian qua khi xem xét phương pháp, hình thức mang thai hộ, quyền con cái của các cặp
đôi đồng tính. Đặc biệt với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cùng với những cái
26 NICOLOSI, J., PH.D., Healing Homosexuality (Northvale, NJ: Jason Aronson,1997)
25
nhìn thoáng hơn của xã hội hiện đại về vấn đề chuyển giới. Vấn đề này cũng đã góp
phần không nhỏ trong việc ghi nhận những quyền cơ bản của người chuyển giới ở một
số quốc gia như Trung Quốc, Singapo, Đan Mạch, Mỹ,.. và một số quốc gia khác.
Truyền thông và báo chí có thể coi là một trong những yếu tố tác động cực kì
mạnh đến việc thi hành quyền cơ bản của người LGBT; ngay cả trong nhận thức về
các đối tượng này trong xã hội. Nếu truyền thông, báo chí sai lệch hoặc giật tít giật gân
với những bài viết như “dân gay và kĩ nghệ săn tình”, “giết người tình đồng tính vì
không được quan hệ”,.. làm cho bài viết của mình thu hút được nhiều ký giả hơn.
Nhưng họ không biết rằng điều này sẽ làm hại đến hình ảnh, gây ra cách hiểu lệch lạc,
tạo ra những định kiến trong xã hội đối với nhóm người trong cộng đồng LGBT.
Ngược lại, nếu truyền thông, báo chí truyền tài những hình ảnh, sử dụng những ngôn
từ đúng đắn khi nói về cộng đồng này thì xã hội cũng sẽ có cái nhìn theo chiều hướng
tích cực hơn. Vì thế, truyền thông và báo chí đóng một vai trò rất lớn trong việc hình
thành và xây dựng những quyền cơ bản của người LGBT.
Các yếu tố về học vấn, vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế, công việc,.. cũng
ảnh hưởng đến quá trình phát triển những quyền của nhóm đối tượng này. Chẵng hạn
như, có thể thấy, ở những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh hay Thủ đô Hà
Nội – một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam, mật độ dân cư đông, trình độ phát
triển kinh tế cao, lao động có trình độ cao. Đương nhiên nhận thức của các cá nhân ở
những thành phố này sẽ chính xác và hoàn thiện hơn so với các cá nhân ở những địa
bàn khác như Hà Giang, Cao Bằng,.. Cho nên, việc nhận thức cũng như hình thành
quan niệm đối với các vấn đề liên quan đến cộng đồng người LGBT xuất phát từ môi
trường sinh sống, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất sẽ có tác động rất lớn.

More Related Content

What's hot

Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 

What's hot (20)

Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
 
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAYĐề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOTLuận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 

Similar to Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc

Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Man_Ebook
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾKHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾOnTimeVitThu
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...jilonytala
 

Similar to Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc (20)

Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt NamLuận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
 
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOTĐề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
 
Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.doc
Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.docQuyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.doc
Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.doc
 
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.docQuyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
 
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOTPháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
 
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
 
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docxQuyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾKHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.docLuận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
 
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.docQuyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
Quyền Của Người Lập Di Chúc Theo Pháp Luật, HOT.doc
 
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà NộiPháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
 
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOTLuận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ_...
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxDV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149 (20)

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
 
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docxTải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
 
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docxKhóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docxDanh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
 
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docxBáo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docxBáo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docxLuận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
 
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docxĐề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
 
Đề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docx
Đề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docxĐề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docx
Đề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docx
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Khóa Luận Quyền Của Người Đồng Tính, Song Tính Và Người Chuyển Giới.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT NGUYỄN DUY ĐỨC QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Quốc tế - Mã số 52380108 TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT NGUYỄN DUY ĐỨC QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Quốc tế - Mã số 52380108
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Người hướng dẫn khoa học: Th.s Lê Thị Hồng Liễu
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn đến: Ban giám hiệu Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Luật cùng toàn thể các thầy cô trong khoa đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khoảng thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Lê Thị Hồng Liễu người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nên không thể tránh khỏi sai sót và khiếm khuyết kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 5. ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và tài liệu tham khảo nêu trong khóa luận hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy và được chú thích đầy đủ và có thể truy xuất nguồn của tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN NGUYỄN DUY ĐỨC
  • 6. iii TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA LUẬT ----------- o0o ----------- PHIẾU ĐĂNG KÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2020 1. Tên đề tài đăng ký: Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong Luật Quốc tế và Việt Nam. 2. Giáo viên hướng dẫn: Cô Lê Thị Hồng Liễu 3. Sinh viên thực hiện: TT MSSV Họ tên SV Lớp KLTN Ký tên 1 16051891 Nguyễn Duy Đức DHLQT12A Ngày 22 tháng 06 năm 2020 Khoa duyệt GV hướng dẫn Mẫu 1 Đăng ký ĐT của Khoa
  • 7. iv TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA LUẬT ----------- o0o ----------- PHIẾU ĐĂNG KÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2020 1. Tên đề tài đăng ký: (Tên sơ bộ) Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong Luật Quốc tế và Việt Nam. 2. Nội dung đề tài: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến người đồng tính, song tính và người chuyển giới. - Nêu lên những thực trạng và giải pháp để đảm bảo quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trên thế giới và Việt Nam. - Những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần phải tiếp nhận. 3. Giáo viên hướng dẫn (đề xuất): Cô Lê Thị Hồng Liễu 4. Sinh viên thực hiện: TT MSSV Họ tên SV Lớp KLTN Ký tên 1 16051891 Nguyễn Duy Đức DHLQT12A Ngày 22 tháng 06 năm 2020 Khoa duyệt Giáo viên HD Mẫu 2 Đề tài do SV đề suất
  • 8. v
  • 9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................1 2 Tình hình nghiên cứu.............................................................................................................2 3 Mục đích nghiên cứu.............................................................................................................4 4 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................4 5 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................................4 6 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................5 7 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn...................................................................................5 8 Kết cấu của khóa luận............................................................................................................5 CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI ..........................7 1.1 Khái niệm về quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới................7 1.1.1 Khái niệm đồng tính....................................................................................................8 1.1.2 Khái niệm song tính ....................................................................................................9 1.1.3 Khái niệm chuyển giới..............................................................................................10 1.2. Đặc điểm quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới .......................12 1.2.1. Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền tự nhiên..12 1.2.2. Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền pháp định........................................................................................................................................13 1.2.3. Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới mang tính tất yếu..14 1.3. Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong một số văn kiện quốc tế..............................................................................................................................15 1.3.1 Hiến chương Liên Hợp Quốc...................................................................................16 1.3.2 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 .............................................................17 1.3.3 Bộ nguyên tắc Yogyakarta .......................................................................................19 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới.......................................................................................................22 1.4.1. Ảnh hưởng từ văn hóa đối với việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới .........................................................................................22 1.4.2 Ảnh hưởng từ tín ngưỡng, tôn giáo đối với việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới......................................................................23 1.4.3 Ảnh hưởng từ xã hội đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới. ................................................................................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................................25
  • 10. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.1 Thực trạng về đảm bảo quyền cho người đồng tính, song tính, người chuyển giới của một số quốc gia trên thế giới........................................Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Hà Lan......................................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Đài Loan ..................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2 Thực trạng về đảm bảo quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới ở Việt Nam ....................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong quan hệ lao động .............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong hôn nhân gia đình ..............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong việc tiếp cận pháp lý, được trợ giúp pháp lý.................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong vấn đề bình đẳng, không bị phân biệt đối xử ............................Error! Bookmark not defined. 2.3 Giải pháp bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới tại Việt Nam ...............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Giải pháp về mặt pháp lý.......................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Những giải pháp về mặt xã hội.............................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN...............................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................Error! Bookmark not defined.
  • 11. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH (nếu có) TỪ/CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013. LGBT Les, Gay, Bisexual and Transgender Đồng tính, song tính và chuyển giới. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính Viện iSEE Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường.
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng tính, song tính, chuyển giới (viết tắt là LGBT) đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội từ thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng,.. và nó càng được khắc họa rõ nét hơn trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc nhìn nhận một cách chính xác và đầy đủ về LGBT còn gặp rất nhiều hạn chế. Theo số liệu báo cáo của tổ chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and Intersex Association) vào năm 2012 đã có hơn 50 quốc gia trên thế giới đã thừa nhận quyền của người đồng tính, 25 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và có khoảng 44 quốc gia còn phân biệt đối xử và không công nhận quyền của người đồng tính; những mối quan hệ ấy có thể quy thành tội phạm. Tiếp cận từ nhân quyền quốc tế, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 có quyết định:“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc” kể cả những người LGBT. Tại Việt Nam, để thực thi các cam kết quốc tế thì các văn bản quy phạm pháp luật cũng luôn chú trọng việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền cho LGBT nói riêng thông qua Hiến pháp và các luật chuyên ngành có liên quan. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhấn mạnh: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Tiếp theo đó Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” thay vì cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Và họ có thể chung sống với nhau như những cặp đôi dị tính khác. Cũng tại Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 có nói: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Có thể thấy, quyền của người LGBT dần được những nhà làm luật quan tâm đến nhiều hơn. Nhưng với những tồn dư phong kiến của xã hội cũ và lối sống của nền văn hóa phương Đông đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến sự nhìn nhận của xã hội về nhóm đối tượng này. Họ coi đồng tính là một loại bệnh có thể lây lan, là một thứ bệnh hoạn, không bình thường,.. chỉ một số ít hiểu và cảm thông với những người này. Trong những quan hệ xã hội mang tính phổ biến như quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân gia đình thì quyền của người LGBT vẫn chưa bình đẳng như những chủ thể khác.
  • 13. 2 Vấn đề về nhân quyền hiện nay đều được đa số các quốc gia đề cao và ra sức bảo vệ. Quyền của những người LGBT cũng không phải ngoại lệ, nhiều quốc gia đang trong quá trình xây dựng các quy định và ban hành pháp luật. Và đây cũng là vấn đề gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra thì Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện những văn bản pháp luật liên quan đến quyền của người LGBT như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Luật chuyển đổi giới tính, Bộ luật lao động 2012… Thực trạng trên đòi hỏi cần phải có công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận và pháp lý về quyền dành cho người LGBT. Đồng thời, tìm hiểu về thực trạng vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng LGBT. Trên cơ sở đó, bước đầu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi cho nhóm chủ thể này. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong Luật Quốc tế và Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đề tài này tác giả mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền của cộng đồng LGBT; giúp xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về cộng đồng này tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quyền của người LGBT. Cụ thể các công trình nghiên cứu đó là: Đối với tài liệu là giáo trình, tập bài giảng: Các giáo trình, bài giảng của một số trường đại học liên quan đến quyền con người. Có thể kể đến một số tài liệu như: Giáo trình Quyền con người của GS.TS Võ Khánh Vinh xuất bản năm 2011; Sách chuyên khảo Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người của GS.TS Võ Khánh Vinh xuất bản năm 2011; Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009; Giáo trình Giới thiệu về các văn kiện quốc tế về quyền con người của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011. Những tài liệu này liệt kê, giới thiệu các quyền cơ bản của con người – một trong những tiền đề hình thành quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhóm người LGBT. Bên cạnh đó, quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới còn được đề cập trong một số công trình nghiên cứu luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, phải kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: “Quyền của người đồng tính theo Pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến, luận văn Thạc sĩ Luật Hành chính – Hiến pháp, được công bố tại Học viện Khoa học xã hội vào năm 2019. Công trình nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu chi tiết những vấn đề lý luận về pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Và những văn bản pháp quốc tế liên quan. Nhưng cũng ở bài nghiên cứu này,
  • 14. 3 có thể thấy đối tượng nghiên cứu của luận văn này là người đồng tính. Chính vì thế, nghiên cứu này chưa nói lên được hết toàn bộ những quyền cơ bản của nhóm người yếu thế; trong đó có người song tính, người chuyển giới. “Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới trong Pháp luật dân sự Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thùy Dung, luận văn Thạc sĩ Luật học, được công bố tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2018. Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu hệ thống pháp luật của người đồng tính, song tính, người chuyển giới trên thế giới và tại Việt Nam. Luận văn đã làm sáng tỏ những quyền cơ bản được quy định trong luật dân sự mà tất cả mọi người có được; nhưng đối với những người trong cộng đồng LGBT thì lại không. Tuy nhiên, bài luận văn của tác giả chỉ mới dừng lại ở việc nêu ra những quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này mà chưa thực hiện được việc đánh giá pháp luật, nêu lên những cơ sở thực tiễn, nhìn nhận của xã hội về vấn đề này. Vì đề tài nghiên cứu quyền của cộng đồng LGBT trong Pháp luật dân sự Việt Nam. Mà Pháp luật dân sự Việt Nam còn chưa đề cập nhiều đến các quyền cơ bản của nhóm người này nên khó có thể đi sâu vào nghiên cứu. “Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo Pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Trương Hồng Quang, luận án Tiến sĩ Luật Hành chính – Hiến pháp, được công bố tại Học viện Khoa học xã hội vào năm 2019. Luận án đã đi sâu vào nghiên cứu lý luận chung những quyền cơ bản của những người trong cộng đồng LGBT trong pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia trên thế giới. Điều đặc biệt của luận án chính là tác giả đã nêu ra được những thực trạng và những biện pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này trong tương lai. Và qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với hệ thống pháp luật Việt Nam và nhận thức của xã hội về nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án khá rộng, chưa bao quát lại được toàn bộ. Nên về vấn đề thực trạng và giải pháp hoàn thiện trên mặt lý luận và thực tiễn chỉ mang tính đồng bộ, không cụ thể. Tiếp đó, có thể kể đến các bài báo, sách và báo cáo nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: “Tiếp cận dựa trên quyền trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam” của tác giả Trương Hồng Quang trong Hội thảo khoa học Tiếp cận dựa trên quyền: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam do Khoa luật (ĐHQG Hà Nội) tổ chức tại Hà Nội ngày 18/11/2015. “Báo cáo về tình hình quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam” (tháng 1-2 năm 2014) của Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường. “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật” của tác giả Trương Hồng Quang – Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tháng 7/2014. Các bài viết và sách được kể trên chỉ mang tính nghiên
  • 15. 4 cứu, trao đổi, nhằm đưa đến những nhận thức đúng đắn cho xã hội và đổi mới hệ thống pháp luật liên quan đến nhóm người này. Các văn kiện quốc tế nghiên cứu về các quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới bao gồm: Bản Tuyên bố chung trong việc chấm dứt bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới. Nghị quyết 17/19 (17/19 Human rights, sexual orientation and gender A/HRC/RES/17/1) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua tháng 6/2011. Bộ nguyên tắc Yogyakarta. Các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo, báo cáo chỉ mang tính chất nghiên cứu các quyền cơ bản của người LGBT. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật vào một ngày gần nhất. Trên cơ sở các công trình đã nghiên cứu trước đó, tác giả mong muốn khóa luận này sẽ góp một phần nhỏ trong việc thực thi pháp luật quyền của người LGBT tại Việt Nam. Đặc biệt là trong việc hợp pháp hóa hôn nhân và giảm nhẹ sự kỳ thị của xã hội với nhóm đối tượng này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tác giả muốn góp phần vào việc đưa ra những giải pháp nhằm thực thi hóa các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ những quyền cơ bản của những người trong cộng đồng LGBT. Để thực hiện mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, làm rõ vấn đề lý luận về quyền của người LGBT theo Pháp luật Việt Nam; những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận các quyền của các đối tượng này. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về quyền của người LGBT tại Việt Nam và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành pháp luật. Thứ ba, đề xuất hoàn thiện về pháp luật và các giải pháp đảm bảo quyền của người LGBT trong thời gian tới tại Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực trạng của pháp luật liên quan đến người LGBT trong các văn kiện pháp lý quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến người trong cộng đồng LGBT như quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được nhận nuôi con nuôi, quyền trong vấn đề việc làm,.. Đồng thời tìm hiểu về các quy định của pháp luật về kết hôn giữa những người trong cộng đồng. Bên cạnh đó, khóa luận cũng so sánh những nét tương đồng, khác biệt về quyền của nhóm đối tượng này ở một số quốc gia trên thế giới để hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về quyền của nhóm đối tượng này tại
  • 16. 5 Việt Nam. Tác giả chọn pháp luật Hà Lan để nghiên cứu và so sánh bởi vì Hà Lan là quốc gia tiên phong trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và thừa nhận các quyền cơ bản của người trong cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, tác giả chọn pháp luật Trung Hoa Dân Quốc (hay còn gọi là Đài Loan) để tìm hiểu. Đài Loan - một quốc gia có nền lập pháp lâu đời, nhận thức của xã hội tiến bộ, có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh tế, chính trị xã hội. Quốc gia này đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng 5 năm 2019 và trở thành quốc gia châu Á đầu tiên – quốc gia thứ 29 trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 2 của khóa luận nhằm làm sáng tỏ, so sánh những nét tương đồng và khác biệt về quyền của người LGBT giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước trên thế giới có liên quan. Từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp với tình hình của Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp: được sử dụng hầu hết ở các chương nhằm tổng hợp các kiến thức chung nhất, các kiến thức bao hàm nội dung tổng quát của từng phần. - Phương pháp phân tích: đươc sử dụng chủ yếu ở chương 2 nhằm làm rõ thực trạng về nhóm người LGBT; thực thi pháp luật về quyền của nhóm người này để đưa ra những kiến nghị và hoàn thiện hệ thống pháp luật. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng bao quát ở tất cả các chương, nhưng phương pháp này được tập trung sử dụng nhiều ở chương 2 của khóa luận nhằm liệt kê số liệu, thu thập số liệu liên quan đến nội dung giúp cho bài luận mang tính thiết thực, chính xác, thuyết phục hơn. 7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài như sau: - Về phương diện lý luận, khóa luận góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận liên quan đến nhóm người LGBT. Cung cấp cho người đọc những kiến thức lý luận khoa học để họ có thể nhận thức đúng đắn về nhóm người này. - Về phương diện thực tiễn, khóa luận cũng góp một phần nhỏ trong quá trình xây dựng, thực thi các quyền cơ bản của người LGBT trong tương lai. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được sử dụng làm nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy. 8. Kết cấu của khóa luận Khóa luận tốt nghiệp này bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (gồm chương 1 và chương 2) và phần kết luận. Cụ thể, phần nội dung bao gồm: - Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về đảm bảo quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới.
  • 17. 6 - Chương 2: Thực trạng và giải pháp đảm bảo quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trên thế giới và Việt Nam.
  • 18. 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI 1.1 Khái niệm về quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới Quyền của người LGBT cũng là một trong những vấn đề liên quan đến quyền con người được toàn xã hội quan tâm. Trước tiên, đề hiểu rõ những khái niệm liên quan đến người LGBT, tác giả khóa luận đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quyền con người. Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau khi định nghĩa về quyền con người mà chúng ta có thể tìm tràn lan ở trên sách báo, mạng xã hội, internet,.. Nhưng vẫn chưa có định nghĩa nào được xem là chính thức và khái quát được toàn bộ nội dung khi nói về quyền con người. Mỗi cách định nghĩa đều dựa vào sự hiểu biết, tìm hiểu của từng cá nhân. Theo định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì thuật ngữ “quyền con người” và “nhân quyền” đều có nội hàm giống nhau. Và có thể xem rằng hai thuật ngữ này đồng nghĩa với nhau. Trên bình diện quốc tế, nhân quyền còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người1. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người. Định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu, theo đó: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees0 có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người”2. Có thể thấy, quyền con người là những quyền gắn liền với con người. Không có một danh sách giới hạn có bao nhiêu quyền con người. Trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ có nhắc tới một số quyền con người cơ bản. Những quyền này cũng được nhắc lại trong lời nói đầu Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đc. Trong những quyền ấy có quyên được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 có 30 điều quy định những quyền con người cơ bản như: quyền tự do và bình đẳng, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền sống, quyền di chuyển, quyền kết hôn và tạo lập gia đình, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do thể hiện,.. Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội-văn hóa 1 United Nations, Human Rights: Questions and Answers,New York and Geneva, 2006. 2 Hỏi đáp về Quyền con người-nhóm tác giả Khoa Luật Đại học QGHN biên soạn,NXB CAND Quý 1/2010.
  • 19. 8 năm 1966 (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, viết tắt: ICESCR) và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) đã cụ thể hóa hơn những quyền được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Tóm lại, quyền con người là những quyền tự nhiên mà ai hễ là con người cũng được hưởng; không ai trao, ban phát quyền con người cho bạn. Quyền con người không nằm trong những bài học lịch sử, không nằm trong những văn bản pháp luật, quyền con người hiện hữu trong chính mỗi con người. Điều 1 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 có nêu: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng…”. Tất cả mọi người ở đây bao gồm những người trong cộng đồng LGBT. Người LGBT không có quyền đặc biệt hay quyền riêng. Với tư cách là một con người thì người LGBT cũng được hưởng tất cả các quyền con người như những người khác. 1.1.1 Khái niệm đồng tính Ngày nay trong cuộc sống, đồng tính đang là một vấn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm đến. Những người đồng tính, theo một cách nào đó họ luôn cố gắng che giấu đi tính hướng thật của mình, đa số họ là những con người hướng nội, sống âm thầm và thường rất ngại thể hiện bản thân trước đám đông. Tuy vậy, những gì thuộc về “bất bình thường” như định kiến xưa nay của nền văn hóa Phương Đông, trong đó có Việt Nam luôn là điều mà người ta chưa hiểu rõ về nó, chưa có một suy nghĩ “sáng” hơn về nó. Cái mà “bất bình thường” để chuyển sang cái “bình thường” là cả một quá trình dài đăng đẳng bấy lâu nay. Để làm được điều này trước hết mỗi con người chúng ta phải hiểu thật rõ, tổng quát nhất về đồng tính và người đồng tính. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam tập 1 định nghĩa về đồng tính: “đồng tính là quan hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới tính, có cơ thể phát triển bình thường”. Đồng tính có cả ở nam giới (tiếng anh: Gay) và nữ giới (tiếng anh: Lesbian). Trên thực tế chúng ta có thể thấy và thường gặp những người đồng tính nam nhiều hơn so với nữ. Đồng tính là cụm từ viết tắt của đồng tính luyến ái (tên tiếng anh: Homosexuality) là thuật ngữ: “ít nhiều, một cách thường xuyên cảm thấy một ước muốn tình dục hướng về và đáp ứng tình dục đối với người cùng giới tính và tìm cách thỏa mãn ước ao này với người đồng phái”3. Trước hết, đồng tính cần được hiểu không phải là một căn bệnh và không thể nào chữa trị và cũng không có cách nào nào làm thay đổi được như nhiều người vẫn nghĩ tới. Dưới góc độ khoa học, theo quan điểm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA), đồng tính hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua 3 Trần Như Ý Lan, Người Công Giáo trước một số vấn đề y sinh học và tính dục, NXB Tôn Giáo, 2017, Hà Nội, tr. 216.
  • 20. 9 lại phức tạp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung trong giai đoạn đầu ở thai nhi4. Các hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương đồng giới là một trong các dạng thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu, sự gần gũi và quan tâm5. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải và tìm ra được nguyên nhân xuất hiện đồng tính. Ngày 17-5-1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách những bệnh lý liên quan đến tâm thần. Không thể phủ nhận sự xuất hiện của đồng tính luyến ái trong tự nhiên. Các nhà khoa học từ nhiều tổ chức có uy tín đã đi đến kết luận rằng đồng tính luyến ái là một xu hướng tình dục tự nhiên, một biểu hiện của sự đa dạng tình dục của con người. Nó không phải là một căn bệnh6. Người đồng tính không khác gì những con người bình thường khác ngoại trừ tình cảm, nhu cầu tình dục và khuynh hướng giới tính. Ở một khía cạnh khác, dưới cái nhìn của những nhà cầm quyền của một quốc gia, Hillary Clinton - Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã có một phát ngôn để đời đặc biệt là đối với cộng đồng những người đồng tính trên thế giới nói chung và những người đồng tính ở nước Mỹ nói riêng: "Đồng tính không phải được phát minh ra, mà nó là bản chất của con người”. Theo một nghiên cứu do tổ chức Phi Chính phủ CARE7 thực hiện vào năm 2015, ước tính tại Việt Nam có khoảng 50 – 125 nghìn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06 – 0,15% dân số cả nước. Với số liệu được nêu có thể thấy số lượng người đồng tính chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong xã hội. Và có thể coi họ là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội (bị đẩy vào thế bất bình đẳng) nến rất cần được sự quan tâm, chia sẽ của xã hội và không nên có hành vi kỳ thị, xa lánh họ8. Do vậy, có thể khẳng định rằng người đồng tính là một cá nhân mang một giới tính nhất định, không phải là giới tính thứ ba như suy nghĩ của nhiều người trong xã hội kể cả những người trong cộng đồng LGBT. Về mặt sinh học, người đồng tính vẫn là nam giới và nữ giới. 1.1.2 Khái niệm song tính 4 Royal College of Psychiatrists:Submission to the Church of England’s Listening Exercise on Human Sexuality, https://www.rcpsych.ac.uk/members/specialinterestgroups/gaylesbian/ submissiontothecofe.as.px, ngày 13/06/2020 5 Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật, LG. Trương Hồng Quang, Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp. 6 https://llv.edu.vn/vi/thu-vien-thpt/thuyet-trinh-lgbt/ 7 CARE (viết tắt cuae Cooperative for American Remittances to Europe = Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu; tuy nhiên ý nghĩa của tên gốc này hiện không được sử dụng cho ý nghĩa hiện nay của tên tổ chức) là một tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế lớn, với các chương trình ở trên 90 quốc gia khắp thế giới. 8 Xem: Trương Hồng Quang: “Đám cưới đồng giới và những vấn đề xung quanh”, nguồn: hongtquang.wordpress.com,ngày 10/06/2020.
  • 21. 10 Song tính còn được nhiều người hiểu với cái tên khác là lưỡng tính (tiếng anh: “Bisexual”); được hiểu là người bị hấp dẫn, có tình cảm, cảm xúc cả về tinh thần và thể xác đối với cả hai giới tính nam và nữ. Song tính là một khái niệm chung, bởi vì giữa mỗi người song tính khác nhau sẽ rất khác nhau. Ví dụ, những người cảm thấy hấp dẫn bởi cả nam và nữ có thể không nhất thiết phải nhận dạng mình là song tính - họ có thể xem mình chủ yếu là đồng tính hoặc dị tính, hoặc họ có thể lựa chọn không gắn bất cứ cái “mác” nào cả. Nhiều trường hợp, một người có thể có cảm xúc hấp dẫn với cả nam và nữ, nhưng chỉ quan hệ tình dục với một giới, hoặc không hề có quan hệ tình dục. Sự hấp dẫn không nhất thiết phải được cân đo cảm xúc với hai giới tính, không nhất thiết ngang nhau hoặc tồn tại trong cùng một thời điểm. Điều này phụ thuộc vào những người mà họ tiếp xúc, bởi cảm xúc luôn là điều phức tạp và không đoán trước được. Các nghiên cứu liên quan đến các hành vi song tính cho thấy, hành vi này chiếm đến gần 1/3 trong số những người năng động tình dục9. Một vài nghiên cứu trên thế giới cho thấy, người song tính chiếm gần 50% tổng số người LGBT10. Không giống như người đồng tính, người song tính thường nhận rất nhiều nhận xét của xã hội cũng như những người trong cộng đồng rằng là người lưỡng lự, lăng nhăng, dễ ngoại tình bởi vì họ bị hấp dẫn bởi cả nam lẫn nữ. Cũng bởi vì áp lực từ gia đình và xã hội mà người song tính gặp rất nhiều khó khăn hơn trong việc công khai so với người đồng tính. Dan Salvage, một nhà hoạt động đồng tính nổi tiếng, trong bài phát biểu của mình đã thể hiện nhiều quan điểm định kiến về người song tính, và châm biếm “những người song tính chỉ nên quen với nhau”. Người song tính thường bị xã hội chối bỏ và họ cho rằng người song tính đang chối bỏ khuynh hướng tình dục của mình, không dám đương đầu với điều đó. Có thể thấy những quan niệm ấy hoàn toàn sai lệch, làm cho cách nhìn nhận của xã hội về người song tính không chính xác và làm cho sự kỳ thị ngày càng gia tăng. Cũng giống như đồng tính thì song tính cũng là một xu hướng tình dục hoàn toàn tự nhiên, không phải là bệnh lý. 1.1.3 Khái niệm chuyển giới Ở Việt Nam hay ở một số quốc gia đang phát triển thì khái niệm người chuyển giới còn khá là mới mẻ và chỉ được biết đến trong khoảng thời gian gần đây. Theo Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì ( American Psychological Association, APA) chuyển giới (tiếng Anh là “transgender”) là một khái niệm rộng dùng để chỉ tất cả 9 Lương Thế Huy (2012), Song tính: Những người có nhu cầu tình dục cao và Trong thế giới của đồng tính và dị tính,http://www.6sac.com/2012/06/song-tinh-trong-gioi-cua-ong-tinh-va-di.html, ngày 20/05/2020. 10 Lương Thế Huy (2012), Song tính: Trong thế giới của đồng tính và dị tính, http://www.6sac.com/2012/06/song-tinh-trong-gioi-cua-ong-tinh-va-di.html, ngày 20/05/2020.
  • 22. 11 những người có bản dạng giới , thể hiện giới không giống với chuẩn mực tương ứng với giới tính sinh học của họ. Vậy, để hiểu về người chuyển giới trước tiên phải đề cập đến khái niệm bản dạng giới (gender indentity). Khái niệm này có thể được hiểu là việc một người tự nhận mình mang giới tính nào ( có thể khác hoặc giống với giới tính sinh học khi được sinh ra)11. Có thể hiểu một cách khái quát rằng, những người khi sinh ra có tình cảm, cảm xúc với những người cùng giới tính với mình thì được xem là người đồng tình. Và ngược lại, những người có tình cảm với những người khác giới tính với mình thì đó là người dị tính. Tuy nhiên, nếu một người có tình cảm với cả những người cùng giới tính với mình hay khác thì họ được coi là người song tính. Nhưng nếu một người tự nhận mình mang một giới tính khác với giới tính sinh học khi được sinh ra thì đó là người chuyển giới. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người chuyển giới chiếm từ 0.1% đến 0.5% dân số. Một điều tra về giám sát một số hành vi thiểu số trong xã hội ở Massachusetts (Mỹ) cho thấy có khoảng 0.5% người trong độ tuổi từ 18-64 tự nhận mình là người chuyển giới. Gần đây, trong các cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên thế giới đã có câu hỏi nhằm xác định bản dạng giới và xu hướng tính dục. Số liệu ước tính mới nhất cho thấy có khoảng 0.3% dân số Mỹ là người chuyển giới. Số liệu tại nhiều nước châu Âu ghi nhận tỷ lệ người phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ cao gấp từ 2.5 lần đến 6 lần tỷ lệ người chuyển giới từ nữ sang nam12. Điều này có nguyên nhân là do người chuyển giới từ nữ sang nam ít tìm đến các cơ sở phẫu thuật chuyển đổi giới tính hơn. Các yếu tố văn hóa, xã hội, quan niệm về vai trò giới và tình dục cũng như chi phí tiến hành phẫu thuật chuyển giới tính khiến những số liệu tại các cơ sở y tế không phản ánh đúng thực tế13. Việc thu thập số liệu đối với người chuyển giới gặp khó khăn hơn rất nhiều so với những đối tượng khác trong cộng đồng LGBT. Bởi vì, sự kỳ thị của xã hội đối với người chuyển giới khiến họ không dám công khai, bộc lộ giới tính mà mình mong muốn. Trong tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Viện Nghiên cứu lập pháp) “Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý” tác giả Trương Hồng Quang có nói: “Người chuyển giới là người nhận mình mang giới tính khác với giới tính sinh học khi được sinh ra”. Sẽ là điều bình thường nếu một con người khi được sinh ra nguyện vọng có 11 The Guidelines for Psychological Practice with Lesbian, Gay, and Bisexual Client, adopted by the APA Council of Representatives. 12 Viện iSEE: Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú: Người chuyển giới ở Việt Nam – Những vấn đề thực tiễn và pháp lý, Hà Nội, 2012, trang 9 13 Viện iSEE : Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú: Người chuyển giới ở Việt Nam – Những vấn đề thực tiễn và pháp lý, Hà Nội, 2012, trang 9
  • 23. 12 một giới tính khác với giới tính khi họ sinh ra. Có hai dạng người chuyển giới: người chuyển giới nam (Male to Female) là những người sinh ra đã là nữ nhưng khao khát sống như một người nam giới và có ước muốn cơ thể, ngoại hình của mình giống nam giới. Và người chuyển giới nữ (female to Male) là những người sinh ra là nam nhưng lại có mong muốn mình trở thành nữ giới về tính cách, ngoại hình, cơ thể. So với người đồng tính và người song tính thì người chuyển giới phải chịu sự kỳ thị gắt gao hơn. Vì những người chuyển giới không thể nào che giấu được bản thân của mình từ ngoại hình, tính cách, trang phục như người đồng tính và người song tính. Và người chuyển giới cũng là đối tượng thường bị xã hội dùng những lời lẽ “miệt thị” khi nói về họ. Nhiều người cho rằng người chuyển giới là thứ bệnh hoạn, không chấp nhận được, nam không ra nam, nữ không ra nữ. Ở một số quốc gia thì người chuyển giới đã được pháp luật thừa nhận về mặt dân sự. Nên việc tiếp cận về y tế hay vấn đề việc làm của họ khá là dễ dàng. Còn ở một số quốc gia khác thì vấn đề về gia đình, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa của người chuyển giới vẫn là chủ thể bị kỳ thị nhiều nhất trong đó có Việt Nam. 1.2 Đặc điểm quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới 1.2.1 Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền tự nhiên Cũng giống như các chủ thể khác trong xã hội, có thể thấy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới có bản chất chung là quyền tự nhiên. Thứ nhất, về sự công bằng trong quyền được sống và được tự do, người LGBT cũng giống như những cá nhân khác trong xã hội. Họ cũng là con người và họ cũng được nhận và hưởng đầy đủ tất cả các quyền cơ bản như bình đẳng, tự do, không phân biệt, kỳ thị như mọi người. Xã hội cần có cái nhìn thoáng hơn với người LGBT như những người bình thường khác trong xã hội. Không được phép kỳ thị, xúc phạm nhân phẩm của họ. Đặc biệt, loại bỏ quan niệm coi những người LGBT là những người bệnh hoạn, không bình thường, có bệnh lý về tâm thần. Theo Khế ước xã hội cho rằng “con người sinh ra tự do”14. Còn theo John Locke – nhà triết học, chính trị học người Anh “tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”. Qua câu nói của John Locke thì việc công khai và sống đúng với xu hướng tình dục, bản dạng giới được coi là tự do và sẽ không bị ai cản trở. Nhưng thực tế lại không phải như thế, vấn đề này lại bị gặp phải những cản trở đến từ định kiến của xã hội và những quan niệm lệch lạc về nhóm đối tượng LGBT. Thứ hai, về quyền mưu cầu hạnh phúc. Cũng giống như những cặp đôi dị tính khác, thì những người LGBT cũng có những mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Điều này cũng là một phần thể hiện sự tự do của con người. Một trong những mưu cầu của 14 Jean Jacques Rousseau ( Hoàng Thanh Đạm dịch): Khế ước xã hội, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992
  • 24. 13 con người là việc kết hôn, tạo lập gia đình và được nhà nước thừa nhận. Nhưng đối với người LGBT thì việc công nhận trong hôn nhân chỉ xảy ra ở một số quốc gia, còn một số quốc gia khác thì chỉ dừng lại ở việc công nhận hình thức sống chung của các cặp đôi. Nhìn chung, hình thức này có thể thừa nhận các cặp đôi sống chung với nhau như vợ chồng. Nhưng một hạn chế còn mắc phải ở đây chính là sự tranh chấp hay thừa nhận các vấn đề như: nhận nuôi con nuôi, thừa kế, tài sản, trợ cấp, bảo hiểm,.. Mặt khác, giá trị pháp lý của việc công nhận hình thức sống chung của các cặp đôi chỉ có hiệu lực trong phạm vi hẹp như một quốc gia, lãnh thổ. Chứ không có hiệu lực trong phạm vi toàn thế giới. Điều này đã ít nhiều gây trở ngại cho các cặp đôi trong việc thay đổi nơi cư trú. Không những thế, các quyền của người LGBT còn bị hạn chế bởi các yếu tố như chính trị, truyền thống, văn hóa, xã hội, tôn giáo,.. tại mỗi quốc gia, khu vực. 1.2.2 Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới là quyền pháp định Nhìn chung, những người trong cộng đồng LGBT cũng như các chủ thể khác trong xã hội đều có những quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền kết hôn, quyền có việc làm, quyền học tập... tương tự nhau. Trên phương diện quốc tế, thì các quyền này có thể được xem là một chuẩn mực chung cho các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ ghi nhận các quyền này ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, quyền cơ bản của con người được xem như “luật về các quyền”15. Riêng đối với vấn đề về LGBT, Tòa án Hoa Kỳ đã có những phán quyết dựa trên các nguyên tắc chung của Hiến pháp nước này. Qua đây, có thể thấy, Hoa Kỳ đã áp dụng các quyền cơ bản của con người nói chung để xây dựng và thừa nhận các quyền cơ bản của người LGBT nói riêng. Tại Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948: “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác. Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền”. Tuyên ngôn đã thể hiện rất rõ trong việc bảo đảm pháp lý để bảo vệ những quyền lợi của con người. Đối tượng được hưởng tất cả các quyền cơ bản đó là tất cả mọi người đang sinh sống trên thế giới (trong đó có nhóm người LGBT). 15 Được quy định trong các tu chính án Hiến pháp.
  • 25. 14 Ngoài Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 thì Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và văn hóa năm 1966… cũng đề cập đến các quyền cơ bản của con người. Như vậy, những người LGBT cũng là con người cho nên việc thừa nhận các quyền của nhóm người này là điều tất yếu. Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã được xây dựng lên để bảo vệ quyền của con người (trong đó có người LGBT) trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và Nghị định số 88/2008/NĐ- CP đã quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Để đảm bảo cho người LGBT có thể tự bảo vệ mình trước những hành vi bạo lực, quấy rối tình dục, phân biệt đối xử, kỳ thị,.. Tháng 12 năm 2008, tổ chức của những người ủng hộ quyền cho người LGBT đã gửi đến Liên Hợp Quốc dự thảo Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về xu hướng tình dục và bản dạng giới16. Tuy nhiên, Dự thảo này vẫn không nhận được sự ủng hộ của các tổ chức và một số quốc gia trên thế giới. Vì nhóm người LGBT là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội nên họ cần được bảo vệ để họ có thể thụ hưởng những quyền cơ bản của con người như những cá nhân khác trong xã hội. Cho nên cần phải có sự pháp điển hoá đối với một số quyền của người LGBT trong một ngày gần nhất. 1.2.3 Quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới mang tính tất yếu Người LGBT, từ trước đến nay luôn được xếp vào nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương. Không có một khái niệm hay một văn kiện pháp lý nào định nghĩa rõ về nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng nhóm đối tượng LGBT có vị thế chính trị, xã hội thấp hơn so với các nhóm đối tượng khác. Bởi vậy, yêu cầu công nhận “căn tính”, đưa ra các biện pháp để bảo vệ các quyền cơ bản của người LGBT trong pháp luật. Nhìn từ góc độ thực tế, có thể thấy hầu như tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người hiện hành đều đề cập đến quyền nhóm và quyền cá nhân. Nếu như quyền của người LGBT được pháp điển hóa trong các văn kiện pháp luật quốc tế và các quyền của họ được thừa nhận như quyền được kết hôn giữa những người cùng giới tính, quyền được nhận nuôi con nuôi, quyền không bị phân biệt dựa trên bản dạng giới và xu hướng tình dục. Đây là vấn đề được sự quan tâm và gây nhiều tranh cãi khi nói đến quyền con người trong những năm gần đây. Trong phán quyết về vụ Toonen kiện Australia (1994), Ủy ban quyền con người - cơ quan giám sát Công ước quốc tế về các 16 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên): Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 117.
  • 26. 15 quyền dân sự, chính trị năm 1966 đã phán rằng việc hình sự hóa những hành vi tình dục đồng giới cấu thành sự vi phạm luật quốc tế về quyền con người 17. Đối với người LGBT, khi tham gia các quan hệ về kinh tế trong xã hội như tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến trong công việc,.. họ sẽ gặp rất nhiều trở ngại, đối xử không công bằng. Khả năng tự bảo vệ chính mình, những người trong cộng đồng bảo vệ lẫn nhau hay thể hiện tiếng nói của chính mình giường như không có. Vì vậy, pháp luật cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển, đồng thời giảm sự bất bình đẳng trong xã hội. Về mặt chính trị, các nhà làm luật cần quan tâm hơn đến những quyền cơ bản của nhóm người LGBT và thừa nhận chúng giống như những quyền của các chủ thể khác. Trên thực tế thì những người trong cộng đồng LGBT chưa có tiếng nói trong lĩnh vực chính trị, đồng thời cũng chưa có một địa vị nhất định liên quan đến hệ thống chính trị. Qua sự phân tích trên, có thể thấy quyền của người LGBT là những nhu cầu tự nhiên của con người bao gồm những quyền chung như mọi chủ thể dị tính khác trong xã hội. Dù có quyền chung hay quyền riêng thì những người LGBT cũng cần được hưởng một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất các quyền và giá trị cơ bản nhất mà một con người cần phải có. 1.3 Quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới trong một số văn kiện quốc tế Quyền của người LGBT ở các quốc gia trên thế giới rất khác nhau, không quốc gia nào giống quốc gia nào. Hiện nay quyền cao nhất mà họ nhận được và chính phủ các quốc gia công nhận đó chính là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới; cho phép nhận con nuôi và nuôi con nuôi; bình đẳng trong di trú; tiếp cận việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính và liệu pháp thay thế hocmon đối với người chuyển giới,.. Và quyền thấp nhất mà họ có thể nhận được là án phạt tử hình đối với thiên hướng tình dục này tại các quốc gia như Yemen, Nigeria, Iran,.. Có thể thấy, pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật ở một số quốc gia nói riêng đang dần được hoàn thiện hơn trong việc bảo vệ quyền của người LGBT. Có thể coi đây là một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm và đặt ra vô vàn câu hỏi cho những người đứng đầu, trong đó phải kể đến tổ chức Liên Hợp Quốc. Ngày 21/09/2016 tại cuộc họp cấp cao đầu tiên của Liên Hợp Quốc về quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới; Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon phát biểu: “Chúng tôi chỉ có thể cho thế hệ tương lai thấy rằng cách tốt nhất để đạt 17 Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, Đỗ Hồng Thơm và Vũ Công Giao (2011), Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương,Sách tham khảo, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội; tr. 20.
  • 27. 16 được những mục tiêu chung chính là bảo vệ tất cả mọi người - bất kể họ là ai và yêu ai". Quyền của người LGBT được các văn kiện quốc tế quan tâm trong đó phải kể đến Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 , Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm 1948 và Bộ nguyên tắc Yogyakarta. 1.3.1 Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 Một trong những văn kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc công nhận các quyền cơ bản của con người nói chung; người LGBT nói riêng đó là Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cở bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ”. Tương tự tại Khoản 3 Điều 1 của Hiến chương có đề cập: “Khuyến khích phát triển sự tôn trọng trong các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Trước đây, ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì tình trạng phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ vẫn diễn ra. Vì thế Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ra đời để ngăn chặn tình trạng này diễn ra trên diện rộng. Mặc dù Tuyên ngôn đã khẳng định quyền bình đẳng dựa vào giới tính. Trong đó bao gồm cả các xu hướng tình dục, mặc dù Liên Hợp Quốc đã có sự thừa nhận về điều này, nhưng chỉ mới dừng lại ở sự thừa nhận chung chung. Vì thế bắt buộc Hiến chương phải được hiểu theo một hướng khác. Mặc dù trong khoảng thời gian qua, Liên Hợp Quốc đã có sự thừa nhận người LGBT như một xu hướng tình dục để các quốc gia thừa nhận họ có quyền bình đẳng như những chủ thể khác. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc càng cố gắng thì Hiến chương lại không ghi nhận quyền bình đẳng cho xu hướng tình dục này. Nên các quốc là thành viên của tổ chức này cũng thừa nhận Hiến chương dưới nhiều phương diện khác nhau, không có một sự thống nhất chung. Hiện nay vẫn có một số quốc gia hiểu rằng quyền bình đẳng giới là bình đẳng giữa nam và nữ. Và còn một số quốc gia tiến bộ khác lại cho rằng quyền bình đẳng giới là bao gồm bình đẳng giữa nam, nữ và xu hướng tình dục đồng tính, song tính, chuyển giới. Vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và chưa tìm ra được tiếng nói chung giữa các quốc gia. Với những thực trạng đã đặt ra buộc Liên Hợp Quốc phải có những biện pháp thật mạnh để loại bỏ sự phân biệt, bất bình đẳng đối với mọi người. Đồng thời, Hiến chương cũng cần phải sửa đổi phù hợp để bảo vệ quyền lợi của nhóm người LGBT trên toàn thế giới. Tháng 6 năm 2011, Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào”. Đây có thể coi là cột mốc lịch sử đối với mọi người nói chung và người LGBT nói riêng. Đến ngày 07 tháng 03 năm 2012, người đứng đầu Liên Hợp
  • 28. 17 Quốc – Tổng thư ký Ban Ki Moon đã có bài phát biểu kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người LGBT. Lần đầu tiên, người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới đã đưa ra một thông điệp ủng hộ đối với vấn đề LGBT. Đây có thể được xem là nguyên tắc ứng xử chung đối với các quốc gia thành viên khi giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới. Những động thái này của Liên Hợp Quốc đã góp phần xóa bỏ những quan niệm của xã hội về cộng đồng LGBT trên toàn thế giới. Có thể thấy xuyên suốt Hiến chương thì nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính nam nữ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương. Đối xử công bằng, bình đẳng không phân biệt tôn giáo, giới tính là mục đích cuối cùng khi đưa ra các nguyên tắc này. Đây cũng là cơ sở để bảo vệ các quyền cơ bản của con người trong đó có những người trong cộng đồng LGBT. Nhìn chung, Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện quốc tế quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, Hiến chương chỉ nêu ra các nguyên tắc, nội dung về quyền của con người mà chưa chỉ ra được trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc trong việc thực thi các quyền này. Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có một quy tắc cụ thể nào để bảo vệ các quyền của người LGBT. 1.3.2. Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Pháp, Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua. Tuyên ngôn ra đời là công cụ pháp lý bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Đồng thời sự ra đời của Tuyên ngôn cũng là nguyên tắc, khuôn mẫu chung cho các quốc gia, dân tộc trong việc tôn trọng các quyền của con người. Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền có nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” và “ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình thân trạng khác”. Có thể thấy “thân trạng khác” là đối tượng mở trong tuyên ngôn về vấn đề cấm phân biệt đối xử. “Mọi người” ở đây bao hàm tất cả cá nhân trong đó có cả người LGBT đều được hưởng các quyền như nhau. Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 29 của Tuyên ngôn có quy định “ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn” . Vào những năm 2006 và năm 2008, Tuyên bố chung về quyền con người liên quan đến vấn đề tình dục và bản dạng giới đã được đề cập trong các cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC).
  • 29. 18 Những năm 2011 và năm 2012, vấn đề về người LGBT được xã hội và các nhà làm luật đặt sự quan tâm vào nhiều hơn. Tháng 3 năm 2011, 85 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký vào bản Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới (SOGI). Tháng 6 năm 2011 tại phiên họp thứ 17 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc một bản nghị quyết đã được thông qua đề cập đến vấn đề bạo lực với người LGBT. Vào tháng 11 năm 2011, sự tán thành của các thành viên đã tạo động lực cho sự hình thành một bài báo cáo chi tiết của Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc (A/HRC/19/41). Đây có thể được xem là một bài báo cáo tổng kết lại vấn đề bạo lực và bất bình đẳng đối với người LGBT trên toàn thế giới. Và vào khoảng tháng 3 năm 2012 Liên Hợp Quốc đã đưa vấn đề này ra để tranh luận. Cũng tại phiên họp này, Navanethem Pillay18 đã yêu cầu các quốc gia thành viên chấm dứt ngay bạo lực và bất bình đẳng đối với những người LGBT. Trong phiên họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon phát biểu: “Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã chỉ rõ phải bảo vệ quyền của con người, ở mọi nơi. Chúng ta đang chứng kiến nhiều sự xâm phạm và sự kì thị hướng vào người khác, chỉ bởi vì họ là người LGBT. Xin gửi tới những người đồng tính nam và nữ, song tính và chuyển giới, cho tôi được phép nói rằng: Bạn không hề đơn độc. Nỗ lực của các bạn để chấm dứt sự xâm phạm và kì thị cũng là nỗ lực của chúng ta. Hiện nay, tôi đứng cùng với các bạn và kêu gọi tất cả quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới cùng đứng về phía các bạn. Một nấc thang lịch sử đang tới. Chúng ta phải ngăn chặn sự xâm phạm, phi hình sự hóa đồng tính, cấm kì thị và giáo dục công chung…”19. Để đúc kết lại toàn bộ những vấn đề đã được đặt ra tại kỳ họp thứ 17 và kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Tháng 6 năm 2012, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cho ra mắt ấn phẩm “Sinh ra tự do và bình đẳng – Xu hướng tình dục và bản dạng giới trong Luật Nhân quyền quốc tế”20 (HR/PUB/12/06). Sự ra đời của ấn phẩm này đã đưa ra những quan niệm để bảo vệ người LGBT không nhất thiết phải ban hành ra những quyền riêng biệt cho cộng này. Mà chỉ muốn bảo đảm rằng việc thực thi của các văn bản luật liên quan đến nhân quyền quốc tế nói chung, người LGBT nói riêng. Hiện nay, có thể thấy Liên Hợp Quốc đã từng bước nỗ lực trong việc bảo đảm và chỉ ra những sai phạm quyền đối với những người trong cộng đồng LGBT. Và yêu 18 Người đứng đầu Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc, là một luật sư người Nam Phi, bắt đầu nhiệm kì tại Văn phòng vào năm 2008. 19 Trích phát biểu của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun, tháng 3 năm 2012. 20 Xem nội dung chi tiết tại địa chỉ: https://www.ohchr.org/Documents/Publications/BornFreeAndEqualLowRes.pdf, 10/06/2020.
  • 30. 19 cầu các quốc gia thành viên có thể lấy những chuẩn mực của Luật nhân quyền quốc tế để bảo đảm quyền của của tất cả mọi người trong đó có người LGBT. Với những quan điểm và sự quan tâm của Liên Hợp Quốc, hi vọng vào một tương lai cho người LGBT tự do, bình đẳng, không chịu sự phân biệt đối xử, kỳ thị của xã hội. 1.3.3 Bộ nguyên tắc Yogyakarta Ngày 26 tháng 3 năm 2007 Bộ nguyên tắc Yogyakarta được phác thảo bởi các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật như một hiến chương toàn cầu về quyền của người đồng tính tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ. Sự ra đời của Bộ nguyên tắc Yogyakarta góp phần làm nên bản tuyên bố về xu hướng tình dục và bản dạng giới của Liên Hợp Quốc năm 2008. Không giống như Hiến chương Liên Hợp Quốc hay Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, Bộ quy tắc Yogyakarta đã chỉ ra được trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Việc đảm bảo các quyền của người LGBT được thể hiện rõ nét nhất tại ba nguyên tắc đầu tiên của Bộ nguyên tắc này.  Một là, quyền được thụ hưởng mọi quyền con người trên toàn cầu21. Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá, bất kể xu hướng tình dục hay bản dạng giới đều được hưởng đầy đủ các quyền con người. Với bộ nguyên tắc Yogyakarta khuyến khích các quốc gia thành viên Thứ nhất, nội luật hóa các nguyên tắc về tính phổ quát, tính tương quan, tính độc lập và tính thống nhất của mọi quyền con người trong Hiến pháp quốc gia và các hình thức lập pháp phù hợp khác và đảm bảo việc thực hiện các quyền này trên thực tế; Thứ hai, cải thiện việc lập pháp, bao gồm cả luật hình sự, để đảm bảo sự thống nhất của việc thụ hưởng các quyền con người trên toàn cầu; Thứ ba, cam kết thực hiện các chương trình giáo dục và tuyên truyền để quảng bá và nâng cao sự thụ hưởng các quyền con người của mọi người, bất kể khuynh hướng tình dục hay bản dạng giới; Thứ tư, tích hợp vào trong chính sách quốc gia và việc ra quyết định một cách tiếp cận đa nguyên, trong đó công nhận và khẳng định tính tương quan và thống nhất của bản dạng con người, bao gồm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới. Để đảm bảo tốt nhất các quyền cơ bản của con người (trong đó có người LGBT), phù hợp với Tuyên ngôn nhân quyền 1948. Nguyên tắc Yogyakarta có đề cập.  Hai là, các quyền về bình đẳng và không phân biệt đối xử22. Mọi người đều có quyền được thụ hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tình dục hay bản dạng giới của họ. Mọi người đều bình đẳng trước pháp 21 Bộ nguyên tắc Yogyakarta. 22 Bộ nguyên tắc Yogyakarta.
  • 31. 20 luật và được pháp luật bảo vệ mà không bị phân biệt đối xử vì những lý do trên, bất kể các quyền con người khác có đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử đó hay không. Pháp luật nghiêm cấm những sự phân biệt đối xử như trên và bảo đảm rằng mọi người đều được bảo vệ một cách công bằng và hiệu quả trước những sự phân biệt đối xử đó. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới bao gồm mọi sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị dựa trên khuynh hướng giới tính hoặc bản dạng giới nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu sự bình đẳng trước pháp luật, sự công nhận, quyền thụ hưởng và thực thi một cách bình đẳng mọi quyền con người và quyền tự do cơ bản. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới có thể bao gồm và thường bao gồm những sự phân biệt đối xử dựa trên những cơ sở khác như giới tính, chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết cơ thể, sức khỏe và tình trạng kinh tế. Các quốc gia là thành viên của Bộ nguyên tắc này phải đảm bảo: Thứ nhất, đưa những nguyên tắc về bình đẳng và không phân biệt đối xử khuynh hướng tình dục và bản dạng giới, nếu chưa được đưa vào, vào hiến pháp và các công cụ pháp lý phù hợp khác, bao gồm các phương tiện sửa đổi bổ sung và diễn giải luật; và đảm bảo thi hành hiệu quả các nguyên tắc này; Thứ hai, hủy bỏ những điều luật hình sự và các luật khác cấm hoặc có hệ quả cấm đoán các hành vi tình dục tự nguyện giữa những người cùng giới trên độ tuổi tự nguyện và đảm bảo rằng độ tuổi tự nguyện áp dụng cho các hành vi tình dục đồng giới và dị giới là như nhau; Thứ ba, tiếp thu những biện pháp lập pháp và các biện pháp khác phù hợp để cấm và loại bỏ sự phân biệt đối xử vì khuynh hướng tình dục hay bản dạng giới trong phạm vi công cộng và riêng tư; Thứ tư, tiến hành những biện pháp phù hợp để bảo vệ những thành quả xứng đáng mà những cá nhân thuộc nhiều nhóm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới khác nhau nhằm đảm bảo những nhóm và cá nhân này được thụ hưởng và thực thi các quyền con người. Những biện pháp này sẽ không được xem như sự phân biệt đối xử; Thứ năm, trong các phản hồi đối với các vấn đề phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục và bản dạng giới, cần cẩn trọng rằng những sự phân biệt đối xử trên có thể giao thoa với các hình thức phân biệt đối xử khác; Thứ sáu, thực hiện những hành động phù hợp, bao gồm các chương trình giáo dục và tập huấn với mục tiêu loại bỏ những thái độ hoặc xử sự mang tính định kiến hoặc phân biệt đối xử có liên quan đến mặc cảm hơn kém của mọi khuynh hướng giới tính, bản dạng giới hoặc sự biểu lộ giới tính.
  • 32. 21 Mọi người ở mọi nơi đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp luật. Quyền này cũng được bộ nguyên tắc Yogyakarta quan tâm.  Ba là, quyền được công nhận trước pháp luật23. Những cá nhân thuộc các nhóm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới khác nhau đều được hưởng năng lực pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống. Khuynh hướng tình dục và bản dạng giới của riêng mỗi người là một phần không thể tách rời với nhân cách của họ và là một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá nhân, phẩm giá tự và tự do. Không ai bị buộc trải qua các thủ tục y tế, phẫu thuật xác định lại giới tính, triệt sản hoặc liệu pháp hormon để bản dạng giới của họ được thừa nhận trước pháp luật. Không tình trạng cá nhân nào, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân hoặc con cái, có thể được viện dẫn như một lý do để pháp luật không thừa nhận bản dạng giới của một người. Không ai phải chịu áp lực buộc phải che giấu, kìm nén hoặc chối bỏ khuynh hướng tình dục và bản dạng giới của mình. Nguyên tắc này đưa ra được xem là những chuẩn mực chung cho các quốc gia thành viên Thứ nhất, đảm bảo rằng mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật trong các vụ việc dân sự mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tình dục hay bản dạng giới và có cơ hội thực thi năng lực đó, bao gồm những quyền bình đẳng trong ký kết hợp đồng và quyền quản lý, sở hữu, tiếp nhận (kể cả thừa kế), định đoạt, hưởng thụ và từ bỏ tài sản; Thứ hai, tiến hành mọi biện pháp lập pháp, hành pháp và các biện pháp khác cần thiết để tôn trọng đầy đủ và công nhận hợp pháp bản dạng giới được tự xác định của mỗi người; Thứ ba, tiến hành mọi biện pháp lập pháp, hành pháp và các biện pháp khác cần thiết để đảm bảo các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhân thân của một cá nhân mang những thông tin về giới tính/ tình dục của người đó – giấy khai sinh, hộ chiếu, thẻ cử tri và các tài liệu khác – phản ánh đúng được bản dạng giới tự xác định của họ; Thứ tư, đảm bảo rằng những thủ tục trên phải hiệu quả, công bằng và không phân biệt đối xử, và phải tôn trọng phẩm giá và sự riêng tư của đương sự; Thứ năm, đảm bảo rằng những sự thay đổi tới các tài liệu về nhân thân sẽ được thừa nhận trong mọi hoàn cảnh pháp luật hoặc chính sách yêu cầu sự nhận dạng hoặc phân loại các cá nhân dựa trên giới tính; Thứ sáu, cam kết thực hiện các chương trình được định hướng để hỗ trợ về mặt xã hội cho các cá nhân đang chuyển đổi giới tính hoặc xác định lại giới tính. Nhìn chung, các văn kiện quốc tế như Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 hay Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã ghi nhận những quyền cơ bản của 23 Bộ nguyên tắc Yogyakarta.
  • 33. 22 nhóm người LGBT. Tuy nhiên hai văn kiện này chỉ đề cập đến các quyền của nhóm đối tượng này một cách gián tiếp, chung chung, không cụ thể. Và có thể coi Bộ nguyên tắc Yogyakarta là văn kiện pháp lý quốc tề đầu tiên ghi nhận các quyền cơ bản của nhóm người LGBT một cách trực tiếp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người trong cộng đồng, đồng thời cũng làm giảm nhẹ sự kỳ thị của xã hội đối với nhóm đối tượng này. 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới Việc xây dựng và công nhận các quyền cơ bản của người LGBT còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Phải kế đến các yếu tố về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng và các yếu tố xã hội khác. 1.4.1 Ảnh hưởng từ văn hóa đối với việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới Có thể thấy ở các nước phương Tây thì sự chấp nhận người LGBT có phần dễ dàng hơn so với những suy nghĩ cổ hủ ở các nước phương Đông - có phần khắt khe hơn. Một xã hội hiện đại và phát triển ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức của mỗi cá nhân đối với vấn đề liên quan đến người LGBT. Nhưng, văn hóa - thứ mà do con người tạo ra và có thể làm thay đổi nó theo thời gian lại là rào cản vô cùng lớn đối với quá trình xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người LGBT. Quan niệm về văn hóa duy trì nòi giống, có con để nối dõi tông đường hay chuyện hai người cùng giới kết hôn,.. lại là những trở ngại mà mọi người quan tâm nhiều nhất trong xã hội ngày nay. Với những lo ngại về vấn đề nhận con nuôi dưới những tác động của dư luận, của truyền thông mà đã có nhiều nghiên về vấn đề này. Trang Social Science Research có đăng một nghiên cứu của ông Mark Regnerus, giáo sư ngành xã hội học, Đại học Texas cho thấy, hơn 50% trẻ được nuôi dạy trong gia đình đồng tính đều có xu hướng mô tả bản thân là người đồng tính, lưỡng tính hoặc vô tính. Có những ý kiến đề xuất không nên cho phép các cặp đôi đồng giới sinh và nhận con nuôi, vì điều này thật sự không tốt cho những đứa trẻ. Trên trang Enewamerica, tiến sĩ - giáo sư xã hội học Tryce Hansen khẳng định và đưa ra những luận chứng, luận cứ chứng minh rằng một môi trường tốt nhất và lí tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ em là một gia đình có cả cha và mẹ theo đúng nghĩa mà người ta vẫn nghĩ. Ông nói: “ Hai người phụ nữ có thể là người mẹ tốt nhưng một trong hai không thể là một người cha hoàn hào”24. Với những quan niệm truyền thống, thì bình đẳng giới là bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Nhưng ngày nay, bình đẳng giới được khái quát rộng hơn và được xem 24 Mỹ Hạnh (2013), Lo ngại xung quanh việc người đồng tính nhận con nuôi, http://doisong.vnexpress.net/tin- tuc/gioi-tinh/lo-ngai-xung-quanh-viec-nguoi-dongtinh-nhan-con-nuoi-2892081.html, ngày 04/05/2020
  • 34. 23 xét ở dưới góc độ bình đẳng giữa nam giới với nam giới hoặc nữ giới với nữ giới. Vì những nhận thức, quan niệm về bình đẳng giới ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người LGBT. Ví dụ như ở một số quốc gia các cặp đôi đồng giới vẫn được cho phép đăng ký kết hôn như Thụy Điển, Hà Lan,.. nhưng ở một số quốc gia như Indonesia, Singapo,.. thì việc kết hôn giữa những người cùng giới lại không được cho phép. Có thể thấy được sự bất bình đẳng ở đây mặc dù họ đều là con người và đều có nhu cầu hạnh phúc như những người khác. Đây cũng là một trở ngại lớn trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật về quyền kết hôn của các cặp đôi đồng giới. 1.4.2 Ảnh hưởng từ tín ngưỡng, tôn giáo đối với việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới. Các yếu tố về tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm về người LGBT. Đặc biệt yếu tố này có cái nhìn vô cùng khắt khe đối với quan niệm này. Về tín ngưỡng, từ thời cổ chí kim con người đã có những niềm tin rất là mãnh liệt vào đấng siêu nhiên và thần thánh. Họ coi những thứ đó đã tạo ra và ban phát sự sống cho nhân loại. Và giường như ngưỡng vọng vào cái thiêng của con người lúc ấy đều bị tri phối hoàn toàn tuyệt đối. Thứ mà con người lúc ấy coi là “sức mạnh thần kỳ” được thể hiện rất rõ qua việc thờ cúng, nghi lễ và ngay trong cả sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là ở nền văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam. Tất cả điều đó làm nên tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng phồn thực sùng bài sự sinh sôi và nảy nở của con người, biểu hiện qua việc thờ cúng cơ quan sinh dục nam nữ (thờ sinh thực khí), thờ hành vi giao phối. Đây là hình thức đơn giản của tín ngưỡng phồn thực và có ý nghĩa như sự hợp thân của nam nữ, như một ma thuật kích thích sự sinh sôi nảy nữa của loài người. Tín ngưỡng phồn thực không có đề cập đến các mối quan hệ cùng quan hệ cùng giới hay là hành vi giao phối đồng giới. Vì nó xem điều đó là trái với với tự nhiên, luân thường đạo lý, trái với tự nhiên và trái với niềm tin của tín ngưỡng 25. Về tôn giáo, Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo cùng hoạt động rải rác trên toàn lãnh thổ từ Bắc đến Nam (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo,...). Mặc dù các tôn giáo này khác nhau về bản chất, cách thức hoạt động. Nhưng tất cả các tôn giáo này đều hướng đến một mục đích chung là hướng đến cái thiện, đạo đức lối sống của con người. Và những quan niệm trong tôn giáo lại có tác động vô cùng lớn đối với quan niệm của xã hội khi nhìn nhận vấn đề LGBT hiện nay. Trong bài tham luận “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi giới ở Việt Nam hiện nay” trình bày tại hội thảo khoa học “Góp ý Luật Chuyển đổi giới tính” hai Thạc sĩ luật Bế Hoài Anh và Đặng Quang Huy - Khoa Pháp luật Dân sự Đại học Luật Hà Nội cho biết: “các hệ 25 Giáo trình cơ sở văn hóaViệt Nam,nxb giáo dục, Trần Ngọc Thêm, 2012
  • 35. 24 thống tôn giáo khác nhau về bản chất nhưng đều coi gia đình là nơi bị chi phối mạnh mẽ nhất”. Mỗi thành viên trong xã hội sẽ có một cách nhìn nhận, quan niệm khác nhau khi đánh giá về các mối quan hệ của người LGBT. Theo quan niệm xưa của người phương Đông, trong đó có Việt Nam thì trụ cột của gia đình là người chồng – người quyết định tất cả mọi thứ trong gia đình. Còn người vợ chỉ sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, là người phải nghe lời chồng, giường như họ không có bất kì một quyền hạn nào trong ngôi nhà. Ngày nay, mặc dù xã hội đã có những bước phát triển, tiến bộ rõ nét nhưng những quan niệm đó vẫn hằn sâu vào suy nghĩ của một bộ phận cá nhân trong xã hội. Vì thế, một kiểu gia đình được hình thành giữa những cặp đôi nam với nam hoặc nữ với nữ, không có con cái nối dõi thì thường khó được chấp nhận. Đối với Phật giáo, với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, không gieo những nghiệp đau khổ cho người khác, Phật giáo không phê phán hay suy xét gì về các mối quan hệ đồng tính. Với giáo lý đạo Phật, vốn đề cao lòng từ bi, dù cá nhân đó theo xu hướng tình dục nào thì họ vẫn là con người và cũng được đối xử bình đẳng, không kỳ thị như những chúng sinh khác đang tồn tại trong xã hội. Còn trong Hồi giáo, tất cả các mối quan hệ đồng tính hay những người chuyển giới có thể quy thành tội phạm và nhận mức hình phạt cao nhất là tử hình. Nhiều Kinh thánh tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là vô trật”. Điều này đã đi trái với quy luật của tự nhiên, điều này đã vi phạm những nhu cầu về tình cảm và tình dục của con người. Vấn đề LGBT bị cấm đoán tại các quốc gia Hồi giáo xuất phát từ quan điểm: “tình dục con người là sự hợp nhất thường xuyên trong tình yêu giữa người chồng và người vợ và sinh sản con cái – hai mục đích này gắn liền với nhau không thể tách biệt. Vì hoạt động đồng tính luyến ái không thể thực hiện mục đích này cũng như mục đích kia, nên chắc chắn tự chính bản chất của nó là vô luân”26. 1.4.3 Ảnh hưởng từ xã hội đến việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và người chuyển giới. Ngoài các yếu tố về tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng thì các yếu tố về khoa học, công nghệ, y học, báo chí,.. cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật các quyền của người LGBT. Ví dụ về phương pháp mang thai hộ, nó đã góp gần phần giải quyết một phần nào đó nhu cầu con cái của các vợ chồng hiếm muộn, còn trong trường hợp của các cặp đôi đồng tính thì vẫn chưa được công nhận ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là vấn đề mà các nhà làm luật trăn trở trong suốt thời gian qua khi xem xét phương pháp, hình thức mang thai hộ, quyền con cái của các cặp đôi đồng tính. Đặc biệt với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cùng với những cái 26 NICOLOSI, J., PH.D., Healing Homosexuality (Northvale, NJ: Jason Aronson,1997)
  • 36. 25 nhìn thoáng hơn của xã hội hiện đại về vấn đề chuyển giới. Vấn đề này cũng đã góp phần không nhỏ trong việc ghi nhận những quyền cơ bản của người chuyển giới ở một số quốc gia như Trung Quốc, Singapo, Đan Mạch, Mỹ,.. và một số quốc gia khác. Truyền thông và báo chí có thể coi là một trong những yếu tố tác động cực kì mạnh đến việc thi hành quyền cơ bản của người LGBT; ngay cả trong nhận thức về các đối tượng này trong xã hội. Nếu truyền thông, báo chí sai lệch hoặc giật tít giật gân với những bài viết như “dân gay và kĩ nghệ săn tình”, “giết người tình đồng tính vì không được quan hệ”,.. làm cho bài viết của mình thu hút được nhiều ký giả hơn. Nhưng họ không biết rằng điều này sẽ làm hại đến hình ảnh, gây ra cách hiểu lệch lạc, tạo ra những định kiến trong xã hội đối với nhóm người trong cộng đồng LGBT. Ngược lại, nếu truyền thông, báo chí truyền tài những hình ảnh, sử dụng những ngôn từ đúng đắn khi nói về cộng đồng này thì xã hội cũng sẽ có cái nhìn theo chiều hướng tích cực hơn. Vì thế, truyền thông và báo chí đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành và xây dựng những quyền cơ bản của người LGBT. Các yếu tố về học vấn, vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế, công việc,.. cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển những quyền của nhóm đối tượng này. Chẵng hạn như, có thể thấy, ở những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh hay Thủ đô Hà Nội – một trong hai thành phố lớn nhất Việt Nam, mật độ dân cư đông, trình độ phát triển kinh tế cao, lao động có trình độ cao. Đương nhiên nhận thức của các cá nhân ở những thành phố này sẽ chính xác và hoàn thiện hơn so với các cá nhân ở những địa bàn khác như Hà Giang, Cao Bằng,.. Cho nên, việc nhận thức cũng như hình thành quan niệm đối với các vấn đề liên quan đến cộng đồng người LGBT xuất phát từ môi trường sinh sống, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất sẽ có tác động rất lớn.