SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---  ---
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO
KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN NĂM 2008
MÃ TÀI LIỆU: 80976
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
ThS. ĐỖ THỊ TUYẾT TRẦN THỊ KIM VÂN
MSSV: 4043657
Lớp: QTKD Du lịch-Dịch vụ
Khóa: 30
Cần Thơ - 2008
i
LỜI CẢM TẠ
Sau khoảng thời gian bốn năm học tập, được sự chỉ dẫn nhiệt tình, cũng như sự
giúp đỡ của thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế -
Quản trị kinh doanh, cùng với thời gian hơn hai tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Du
lịch Trường An, em đã học được những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn giúp
ích cho bản thân để nay em có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Lâp kế hoạch
Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008”.
Em xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy, cô Khoa Kinhtế
- Quản trị kinh doanh - Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt em xin gởi lời biết ơn sâu
sắc đến cô Đỗ Thị Tuyết đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em làm đề tài
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty, các cô chú, anh chị của Công
ty đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty, đặc biệt là các
anh chị tại Khách sạn đã nhiệt tình chỉ dẫn, cũng như sự hỗ trợ và cung cấp những
kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận văn khó
tránh được những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô,
Ban lãnh đạo và các anh chị, cô chú Công ty.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ban
lãnh đạo Công ty Cổ phần Du lịch Trường An, cùng các cô chú, anh chị Côngty dồi
dào sức khoẻ và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Vân
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 12 Tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Vân
iii
iv
v
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................................................................................3
2.1.1. Khái niệm Marketing, Marketing du lịch...................................................3
2.1.2. Vai trò của marketing du lịch.....................................................................4
2.1.3. Những vấn đề cơ bản về kế hoạch marketing............................................4
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................5
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................5
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu...................................................................6
2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT ..................................................................7
Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN TỪ 2005-2007 ........................................................9
3.1. GIỚI THIỆU .....................................................................................................9
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cty Cổ phần Du lịch Trường An ....9
3.1.2. Các dịch vụ do Cty Cổ phần Du lịch Trường An cung cấp.....................10
3.1.3. Định hướng phát triển của công ty...........................................................11
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2005-2007 ........11
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ.............................................................14
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ................14
3.3.2. Kết cấu và trình độ nhân sự .....................................................................17
3.3.3. Các chính sách đối với nhân viên ............................................................20
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN TRƯỜNG
AN 20
vi
3.4.1. Tình hình sản phẩm..................................................................................20
3.4.2. Tình hình giá cả........................................................................................25
3.4.3. Tình hình phân phối .................................................................................25
3.4.4. Tình hình chiêu thị ...................................................................................26
3.4.5. Quá trình dịch vụ......................................................................................27
3.4.6. Dịch vụ khách hàng..................................................................................28
3.5. Năng lực cung cấp phòng của khách sạn......................................................29
3.6. Vị thế của khách sạn trên thị trường............................................................29
Chương 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG – KHÁCH HÀNG CỦA KHÁCH
SẠN..........................................................................................................................30
4.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ........................................................................30
4.2. PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG.......................................................................31
4.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH............................................34
4.3.1. Môi trường vĩ mô .....................................................................................34
4.3.1.1. Các yếu tố về kinh tế .......................................................................34
4.3.1.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật.....................................................35
4.3.1.3. Các yếu tố môi trường tự nhiên.......................................................37
4.3.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội ...............................................................38
4.3.1.5. Nguồn nhân lực................................................................................39
4.3.1.6. Môi trường quốc tế..........................................................................39
4.3.2. Môi trường vi mô .....................................................................................40
4.3.2.1. Các đối thủ cạnh tranh.....................................................................40
4.3.2.2. Các sản phẩm thay thế.....................................................................43
Chương 5: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO KHÁCH SẠN TRƯỜNG
AN ............................................................................................................................44
5.1. MỤC TIÊU MARKETING ...........................................................................44
5.2. PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG ÁN MARKETING ...44
5.2.1. Xây dựng ma trận SWOT ........................................................................44
5.2.2. Xác định các phương án marketing cho khách sạn..................................47
5.3. DỰ BÁO BÁN HÀNG ....................................................................................47
5.4. KẾ HOẠCH MARKETING..........................................................................48
vii
5.4.1. Chiến lược sản phẩm................................................................................48
5.4.2. Chiến lược giá ..........................................................................................48
5.4.3. Hoạt động phân phối ................................................................................49
5.4.4. Chiến lược chiêu thị .................................................................................49
5.4.5. Con người.................................................................................................50
5.4.6. Quá trình dịch vụ......................................................................................50
5.4.7. Dịch vụ khách hàng..................................................................................50
5.5. KẾ HOẠCH VỀ CHI PHÍ MARKETING ..................................................51
5.6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ............................................................................52
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................55
6.1. Kết luận.............................................................................................................55
6.2. Kiến nghị...........................................................................................................56
viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................12
Bảng 2. Phân tích nhân sự theo hợp đồng lao động ................................................19
Bảng 3. Bảng đánh giá chất lượng của du khách đối với khách sạn.......................24
Bảng 4. Bảng giá phòngcủa khách sạn ....................................................................25
Bảng 5. Chi phí chiêu thị thực hiện 2006-2007.......................................................26
Bảng 6. Lượng khách đến và lưu trú tại Vĩnh Long................................................30
Bảng 7. Các tiêu chí chọn khách sạn của du khách nội địa.....................................32
Bảng 8. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của khách sạn Trường An so với các đối thủ
cạnh tranh.................................................................................................................42
Bảng 9. Dự báo bán hàng của khách sạn 2008........................................................47
Bảng 10. Dự kiến chi phí các biện pháp chiêu thị...................................................51
Bảng 11. Bảng phân công thực hiện kế hoạch.........................................................53
Bảng 12. Doanh thu các tháng của dịch vụ lưu trú..................................................60
Bảng 13. Dự báo doanh thu của dịch vụ lưu trú......................................................61
Bảng 14. Chỉ số thời vụ của dịch vụ lưu trú............................................................62
Bảng 15. Bảng công suất sử dụng phòng.................................................................63
Bảng 16. Lượng khách lưu trú các tháng tại khách sạn ..........................................63
Bảng 17. Dự báo lượng khách của khách sạn..........................................................64
Bảng 18. Hệ số thời vụ của lượng khách.................................................................65
Bảng 19. Dự báo công suất phòng của khách sạn ...................................................66
Bảng 20. Hệ số thời vụ của công suất phòng ..........................................................67
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Mô hình SWOT......................................................................................... 7
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty ................................................................... 15
Hình 3. Tình hình tiêu thụ của khách sạn 2006-2007............................................ 21
Hình 4. Công suất sử dụng phòng của khách sạn 2006-2007................................ 23
Hình 5. Ma trận SWOT của khách sạn .................................................................. 46
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, thời kỳ mà nhiều khách sạn đều chịu
sức ép mạnh của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc tự khẳng định thương
hiệu của các khách sạn trong nước trước sự “bành trướng” của các doanh nghiệp
khách sạn liên doanh với các tập đoàn khách sạn lớn của nước ngoài… đã trở thành
vấn đề cần thiết, mang tính sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
của Việt Nam. Trước tình hình này, đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn cần phải
hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp
chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để
mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện
về nguồn lực, nhân sự và thời gian.
Trong kinh doanh, kế hoạch marketing đóng một vai trò rất quan trọng vì
nó cung cấp cho doanh nghiệp khách hàng và lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Do
đó, để thu hút nhiều khách hàng và tăng lợi nhuận, các khách sạn trong nước nói
chung và khách sạn Trường An nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Bên cạnh
đó, phải có một kế hoạch marketing khả thi vì nó sẽ giúp cho khách sạnTrường An
biết được những gì mà mình sẽ đạt được; cách thức để đạt được chúng; khi nào thì
có thể đạt được các mục tiêu đề ra nhằm góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh
và khả năng cạnh tranh của khách sạn.
Khách sạn là một trong các sản phẩm du lịch nên nó cũng mang đầy đủ
các đặc tính riêng biệt như: ở xa khách hàng, không tồn kho được, quá trình sản
xuất và sử dụng diễn ra đồng thời nên việc marketing hiệu quả càng quyết định
đến vấn đề tồn tại và phát triển của khách sạn nhiều hơn. Thực tiễn hoạt động của
nhiều khách sạn cũng cho thấy, nếu khách sạn nào có kế hoạch marketing phù hợp
với những định hướng chiến lược phát triển chung của mình thì khách sạn đósẽ
đứng vững và thành công trong thị trường cạnh tranh hiện nay, còn nếu ngược lại
thì sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, hoạt động kinh doanh không có hiệu quả hoặc đi
đến phá sản.
2
Khách sạn Trường An với lịch sử họat động hơn 15 năm đã đạt được những
thành tựu kinh doanh nhất định cùng với nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh
vực lưu trú. Tuy nhiên điều đó chưa có gì là chắc chắn đảm bảo một tương lai phát
triển bền vững cho khách sạn trong bối cảnh thị trường biến động phức tạp và xu
thế hội nhập như hiện nay. Và khách sạn Trường An vẫn chưa xây dựng được cho
mình một kế hoạch marketing thật sự nhằm ứng phó một cách chủ động hơn trước
những thay đổi của môi trường kinh doanh. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề
tài “Lập kế hoạch Marketing cho khách sạn TrườngAn năm 2008”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu là lập kế hoạch marketing cho khách
sạn Trường An năm 2008.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2005-
2007 và nghiên cứu hiện trạng marketing của khách sạn để tìm ra mặt mạnh, mặt
yếu của hoạt động marketing.
- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh khách sạn nhằm tìm ra các cơ
hội và thách thức của hoạt động marketing.
- Xây dựng kế hoạch marketing và đề ra một số biện pháp thực hiện kế
hoạch đó.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian và khả năng có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu nhu cầu lưu trú
tại Vĩnh Long của khách du lịch nội địa trong năm 2008, không nghiên cứu nhu
cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế.
Khách sạn Trường An kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ nhưng em chỉ lập
kế hoạch marketing cho loại hình dịch vụ lưu trú.
Phân tích các yếu tố môi trường kinh daonh như: kinh tế, chính trị, văn
hóa,…dữ liệu thu thập là năm 2008.
Về phân tích số liệu, chỉ phân tích số liệu 3 năm từ 2005 đến 2007.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm Marketing, Marketing du lịch
 Khái niệm Marketing
Marketing là làm thế nào để đưa sản phẩm, dịch vụ đúng, đến đúng khách
hàng, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng giá cả trên kênh phân phối đúng và hoạt
động yểm trợ đúng.
 Khái niệm Marketing du lịch
Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của
khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ
trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thõa mãn nhu cầu của họ; đồngthời
đat được những mục tiêu của tổ chức.
 Marketing hỗn hợp trong du lịch
Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố công cụ cùng phát huy tác dụng
theo những mức độ khác nhau do sự chủ động khai thác của doanh nghiệp hướng
tới những mục tiêu chiến lược đã được xác định. Đó là việc sử dụng một cấu trúc,
các chính sách công cụ Marketing dịch vụ, tác động theo một hướng chomột
chương trình Marketing. Theo yêu cầu của thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp
thiết lập và duy trì mức độ quan trọng khác nhau đối với từng công cụ tạonên một
khung Marketing hỗn hợp của dịch vụ thích ứng với từng thị trường trong từng
thời gian cụ thể.
Các yếu tố công cụ trong Marketing hỗn hợp dịch vụ được phát triển hoàn
thiện qua quá trình thực tiễn, bao gồm 7 yếu tố công cụ :
+ Sản phẩm
+ Giá cả
+ Hệ thống phân phối
+ Chiêu thị
+ Con người
+ Quá trình dịch vụ
+ Dịch vụ khách hàng
4
Việc thực hiện một chương trình Marketing hỗn hợp là duy trì sự thích
nghi chiến lược giữa các yếu tố bên trong của công ty với những yêu cầu bắt
buộc và bất định của thị trường. (Lưu Văn Nghiêm, 2003).
2.1.2. Vai trò của marketing du lịch
Du lịch mang lại lợi ích rất lớn về doanh thu và nhiều lợi ích khác cho các
đơn vị cung ứng, cho quốc gia.
Ngoài lợi ích kinh tế, du lịch mang tính tổng hợp, nên phát triển du lịch có
lợi về nhiều mặt chính trị, văn hóa xã hội, ngoại giao.
Đặc tính của sản phẩm du lịch khác với sản phẩm hàng hóa là khách hàng
thường ở xa sản phẩm, vì vậy marketing du lịch rất cần thiết trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch.
2.1.3. Những vấn đề cơ bản về kế hoạch marketing
 Khái niệm kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích
môi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với
những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản
phẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiện những
mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán những khoản
thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập ngân sách cho phép thường xuyên kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch.
 Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp
Về phía cấp quản lý, kế hoạch marketing phải phụ thuộc vào các chính sách
chung của doanh nghiệp, mọi kế hoạch marketing phải phù hợp với những định
hướng chiến lược lớn mà Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã vạch ra. Ngược lại, kế
hoạch này cũng cho phép ưu tiên xét đến những điều kiện của môi trường và thị
trường.
Về phía dưới của cấp quản lý, kế hoạch marketing nhất thiết phải được
chuyển thành các chiến thuật, tức là các mệnh lệnh cụ thể và rõ ràng cho cấp dưới
khi thực hiện.
Tóm lại, kế hoạch marketing giữ vị trí trung gian giữa các lựa chọn chính
sách chung của doanh nghiệp và các chiến thuật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần
thực hiện hằng ngày.
5
 Phương pháp lập kế hoạch Marketing
Theo phương pháp lập kế hoạch Marketing của Philip Kotler, 2003 bao gồm
các bước :
Bước I: Hiện trạng Marketing là trình bày những số liệu cơ bản có liên quan
về thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối.
Bước II: Phân tích cơ hội, mối đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu. Xác định
những cơ hội, mối đe dọa, những điểm mạnh, điểm yếu và những vấn đề đang
đặt ra cho sản phẩm.
Bước III: Mục tiêu là xác định các chỉ tiêu kế hoạch muốn đạt được về khối
lượng tiêu thụ, thị phần và lợi nhuận.
Bước IV: Chiến lược Marketing là trình bày phương thức marketing tổng
quát sẽ sử dụng để đạt được những mục tiêu của kế hoạch.
Bước V: Chương trình hành động là trả lời các câu hỏi: Phải làm gì? Ai sẽ
làm? Chi Phí hết bao nhiêu?
Bước VI: Dự kiến kết quả: Dự báo các kết quả tài chính mong đợi ở kế
hoạch đó.
Bước VII: Kiểm tra: Nêu rõ cách thức theo dõi thực hiện kế hoạch
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Phân tích môi trường bên trong công ty thông qua các số liệu ở phòng
tài chính - kế hoạch, phòng hành chánh – nhân sự, tổ tiếp tân của khách sạn.
+ Phân tích môi trường bên ngoài thông qua các số liệu ở Sở Thương mại
– Du lịch, trên internet, sách báo.
 Thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi:
+ Phương pháp chọn mẫu được áp dụng trong đề tài này là phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện tức phỏng vấn viên tự do chọn khách du lịch nội
địa tại các điểm du lịch ở Vĩnh Long (khu du lịch Vinh Sang, Sáu Giáo, Tám Hổ,
khu du lịch Trường An…) để phỏng vấn.
+ Xác định cỡ mẫu: Đề tài thuộc dạng nghiên cứu mô tả nên cỡ mẫu tối
thiểu có thể chấp nhận là 10% tổng thể. Theo số liệu của Sở Thương mại – Du lịch
Vĩnh Long, lượng khách du lịch nội địa đến và lưu trú tại Vĩnh Long trong
6
năm 2008 là 370.000 lượt khách. Do cuộc phỏng vấn tiến hành trong khoảng 1
tháng nên tổng số mẫu cần phỏng vấn là 370.000/12 x 10% = 3.083 mẫu. Tuy
nhiên, do điều kiện và năng lực còn hạn chế nên tôi chỉ tiến hành phỏng vấn với
cỡ mẫu được xác định là 40 mẫu.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
 Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét 1 chỉ tiêu phân tích dựa trên
việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này dùng để đánh
giá tình hình hoạt động của khách sạn qua các năm. Có 2 phương pháp so sánh:
 Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích
và chỉ tiêu cơ sở.
 Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu
cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ
tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hoặc thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của
từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân
tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.
 Phương pháp phân tích cấu trúc dòng cầu: dùng để dự báo lượng cầu sử
dụng khách sạn của khách du lịch nội địa tại Vĩnh Long trong năm 2008.
Công thức: D = T x I
Trong đó: T: là xu hướng dòng cầu
I: là hệ số thời vụ
D: Lượng nhu cầu dự báo trong tương lai
 Xác định xu hướng dòng cầu (T): Để dự báo, chúng ta có thể chỉ ra đường
thẳng xu hướng dòng cầu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, đường thẳng
này có dạng:
T = Yc = aX + b
Các hệ số a, b được tính như sau:
n  XY   X  Y  X 2
 Y   X  XY
a =
n  X 2   X 2
; b =
n  X 2   X 2
Trong đó: X: Thứ tự thời gian trong dãy số (từ 1 trở lên)
Y: Số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ
n: Số lượng các số liệu có được trong quá khứ
7
Yc: Lượng nhu cầu dự báo trong tương lai
 Xác định hệ số thời vụ của dòng cầu (I)
Trong đó :
I =
yi
yo
I: Chỉ số thời vụ
yi : Số bình quân của các tháng cùng tên
yo 
 yi
n
: Số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số
 Xử lý số liệu sơ cấp: Dùng phần mềm Excel để xác định tần suất các ý kiến
thu được.
2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh
hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của dịch vụ trong mối quan hệ tương tác lẫn
nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của dịch vụ.
Mặt mạnh (Strengths) Mặt yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO
Thách thức (Threats) Chiến lược kết hợp ST Chiến lược kết hợp WT
Hình 1: Mô hình SWOT
Các bước lập ma trận SWOT:
- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của công ty
- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty
- Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty
- Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty
Trong đó:
- Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những
cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị
trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu
8
hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường thì tổ chức sẽ theo
9
đuổi chiến lược WO, ST, hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp
dụng các chiến lược SO.
- Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận
dụng những cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay
giảm đi những ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài.
- Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm
yếu bên trong và tránh những mối đe doạ của môi trường bên ngoài.
10
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN TỪ 2005-2007
3.1. GIỚI THIỆU
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch
Trường An
Tên tiếng Việt của công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Trường An.
Tên tiếng Anh: Truong An Tourist Corporation.
Tên giao dịch: Truongantourist.
Tên viết tắt: TAT.
Địa chỉ: Số 29, quốc lộ 1A, ấp Tân Thuận An, xã tân Ngãi, thị xã Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long.
Điện thoại: 070.822630 – 070.815241.
Fax: 070.815240.
Email: truongantourist@hcm.vnn.vn.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Du lịch Trường An là khu cây cảnh do Công
ty cây cảnh Thị xã Vĩnh Long quản lý.
Năm 1988, được sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Cửu
Long, Công ty Du lịch Cửu Long tiến hành đầu tư xây dựng thành lập khu khách
sạn quốc tế 300 giường với các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn khách sạn 2 sao (theo
tiêu chuẩn do Tổng cụ Du lịch Việt Nam quy định).
Năm 1990, Công ty du lịch Cửu Long đã đưa khu khách sạn này vào hoạt
động với tên gọi là Khu du lịch Trường An – là đơn vị trực thuộc của Công ty du
lịch Cửu Long (hiện nay là Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long).
Đến năm 1997, do nhu cầu phục vụ các Chuyên gia xây dựng dự án cầu Mỹ
Thuận, Công ty Du lịch Cửu Long đã chủ động mời gọi và hợp tác đầu tư vớiTổng
Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 và ông Nguyễn Văn Hào (Việt kiều
Úc) thành lập Công ty Liên doanh Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Du lịch Trường
An vào ngày 10/03/1998.
Tháng 12/1998 Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 xin rút
vốn; đến tháng 1/2001 được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên, Công ty kêu
11
gọi CB.CNV trong Công ty Liên doanh TNHH Du Lịch Trường An góp vốn đầu
tư để tiến tới chuyển đổi cổ phần sau này.
Tháng 11/2003 UBND tỉnh quyết định chuyển vốn của Công ty Du lịch
Cửu Long tại công ty liên doanh thành vốn nhà nước. Tháng 8/2004 Công ty có
thêm thành viên góp vốn mới là CB.CNV Bưu điện tỉnh Trà Vinh.
Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của
UBND tỉnh Vĩnh Long, Công ty Liên doanh TNHH Du lịch Trường An đã tổ chức
triển khai thực hiện công tác chuyển đổi thành công ty cổ phần nhằm đa dạng hóa
về sở hữu tạo ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển.
Đến 28/03/2006 Công ty Cổ phần Du lịch Trường An chính thức đựợc
thành lập và hoạt động cho đến ngày nay.
3.1.2. Các dịch vụ do Công ty Cổ phần Du lịch Trường An đang cung cấp
Công ty Cổ phần Du lịch Trường An với chức năng là một Công ty hoạt
động trên lĩnh vực du lịch và dịch vụ; Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh trên các lĩnh vực như:
+ Khách sạn Trường An gồm 40 biệt thự với 70 phòng đầy đủ các trang thiết
bị, tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế - được Tổng cục Du lịch xếp loại 2 sao.Đặc
biệt trong đó có 30 biệt thự được thiết kế theo phong cách Úc, kiến trúc kết hợp
hài hòa, duyên dáng giữa sự tiện nghi hiện đại và cảnh trí thiên nhiên hữu
tình của sông nước Nam Bộ.
+ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: karaoke, xông hơi, xoa bóp,….
+ Nhà hàng Trường An với 2 nhà hàng - mỗi nhà hàng 500 khách – chuyên
phục vụ các món ăn Âu - Á và đặc sản Nam Bộ, tổ chức tiệc cưới hỏi, liên hoan,
sinh nhật, họp mặt khách hàng…. đặc biệt các tiệc buffet, tiệc Barbecue.
+ Khu giải khát Hải Yến: phục vụ từ 6 giờ đến 22 giờ mỗi ngày với đầy đủ các
thức uống như: thức uống đóng chai, sinh tố, cafe, dừa….. Đặc biệt, khu giải khát
này nằm cặp sông Tiền thoáng mát và từ đây có thể ngắm cầu Mỹ Thuận.
+ Kinh doanh lữ hành: tổ chức các tour du lịch sinh thái miệt vườn ở các xã cù
lao ở Vĩnh Long, tổ chức các tour du lịch trong nước, khai thác điểm mạnhcủa
khu du lịch để đón các đoàn về sinh hoạt dã ngoại.
+ Vận chuyển du lịch: dịch vụ cho thuê đò đi tham quan các điểm du lịch tại
cù lao An Bình – Vĩnh Long như khu du lịch An Bình, Vinh Sang, Ngọc Lý, Lò
12
Gốm Cửu Long và các điểm du lịch lân cận như Chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang, lò
Cốm kẹo Cửu Long.
+ Kinh doanh các dịch vụ như: tổ chức hội chợ triển lãm, hội thảo, hội nghị và
các dịch vụ vui chơi giải trí của khu du lịch.
+ Dịch vụ: hồ bơi, sân tennis, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông….
chuyên phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn và ngoài khách sạn nếu có nhu
cầu.
3.1.3. Định hướng phát triển của công ty
Không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển các hoạt động kinh doanh
chính của công ty như đã nêu trên. Ngoài ra, còn có kế hoạch cung cấp thêm dịch
vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách như: quán bar, công viên nước vào
năm 2009.
Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, tiếp thị trên Internet và nâng cao chất
lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú về loại hình
du lịch để thu hút khách đến Vĩnh Long nói chung và Trường An nói riêng ngày
càng đông hơn.
Không ngừng khai thác thị trường khách nội địa trong và ngoài tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý tài chính, xây dựng các định mức kinh tế kỹ
thuật phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí, quản lý chặt chẽ công nợ, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố con người là hết sức quan trọng
vì nó góp phần làm cho du khách hài lòng và ủng hộ công ty để công ty luôn tồn
tại và phát triển. Cho nên công ty luôn luôn chú trọng đến nguồn nhân lực thông
qua việc phát huy nguồn nhân lực, lấy hợp tác làm đòn bẩy phát triển thông qua
việc: không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty nhằm
nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu phát triển kinh doanh của công ty.
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2005-2007
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, công ty cổ phần
du lịch Trường An nói chung và khách sạn Trường An nói riêng đã thu được những
kết quả đáng kể như sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRƯỜNG AN
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006
Lượng
(1.000đ)
Tỷ lệ
%
Lượng
(1.000đ)
Tỷ lệ
%
Lượng
(1.000đ)
Tỷ lệ
%
Lượng
(1.000đ)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(1.000đ)
Tỷ lệ
(%)
I. Tổng doanh thu 7.548.000 100 10.383.000 100 11.994.000 100 2.835.000 37,56 1.611.000 15,52
1. Doanh thu của khách sạn 800.000 10,60 880.000 8,48 968.000 8,07 80.000 10,00 88.000 10,00
2. Doanh thu của dịch vụ khác 6.748.000 89,40 9.503.000 91,52 11.026.000 91,93 2.755.000 40,83 1.523.000 16,03
II. Tổng chi phí 5.964.929 100 7.182.179 100 7.839.372 100 1.217.250 20,41 657.193 9,15
1. Chi phí của khách sạn 665.820 11,16 694.458 9,67 738.360 9,42 28.638 4,30 43.902 6,32
2. Chi phí của dịch vụ khác 5.299.109 88,84 6.487.721 90,33 7.101.012 90,58 1.188.612 22,43 613.291 9,45
III. Lợi nhuận sau thuế 789.913 100 2.128.975 100 2.923.740 100 1.339.062 169,52 794.765 37,33
1. Lợi nhuận của khách sạn 134.180 17,02 185.542 8,72 229.640 7,85 51.362 38,28 44.098 23,77
2. Lợi nhuận của dịch vụ khác 655.733 83,01 1.943.433 91,28 2.694.100 92,15 1.287.700 196,38 750.667 38,63
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch.
12
13
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 – 2007 (bảng
1) ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Tổng doanh thu năm
2006 tăng 37,56% so với năm 2005 và tổng doanh thu năm 2007 tăng 15,52% so
với năm 2006. Bên cạnh đó, chi phí cũng tăng nhưng phù hợp với việc doanh thu
tăng như: Tổng chi phí năm 2006 tăng 20,41% so với năm 2005và tổng năm 2007
chi phí tăng 9,15% so với năm 2006. Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty
cũng có xu hướng tăng dần qua các năm như: Năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng
169,52% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 37,33% so với năm 2006.
Năm 2006, tổng doanh thu tăng mạnh là do sau khi chuyển từ Công ty Liên
doanh sang Công ty Cổ phần đã thu hút được vốn đầu tư nhiều hơn và hiệu quả
lãnh đạo của những người mới cao nên hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ngoài ra,do
năm 2005 công ty mới chính thức hoạt động bên dịch vụ lữ hành như: du lịch lửa
trại, dã ngoại và tour với giá thấp cho CB.CNV và học sinh – sinh viên…. Nhưng
đến năm 2006 hoạt động kinh doanh lữ hành mới được hoàn thiện thông qua việc
cải tạo các chương trình tour và thêm một số tour khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm
tour du lịch của công ty. Vì vậy, doanh thu của hoạt động lữ hành năm 2006 tăng
mạnh góp phần làm tổng doanh thu của công ty tăng mạnh và doanh thu của khách
sạn tăng theo do lượng khách mà dịch vụ lữ hành mang đến cho khách sạn.
Doanh thu của khách sạn tăng đều qua các năm, năm sau tăng 10% so với
năm trước. Tuy nhiên, doanh thu của khách sạn so với tổng doanh thu của công
ty thì giảm như: năm 2005 doanh thu của khách sạn chiếm 10,60% tổng doanh thu
năm 2006 chỉ chiếm 8,48% tổng doanh thu và năm 2007 giảm còn 8,07% tổng
doanh thu của công ty. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do doanh thu của
hoạt động lữ hành tăng mạnh góp phần đẩy tổng doanh thu tăng mạnh, đồng thời
đã mang đến cho khách sạn một lượng khách đáng kể làm doanh thu của khách
sạn tăng lên. Doanh thu của khách sạn tăng là do lượng khách đến lưu trú tại khách
sạn tăng nhưng lượng khách này không phải do khách sạn tự tìm cho mình mà chủ
yếu là do hoạt động lữ hành mang đến cho khách sạn. Điều này chothấy công tác
chiêu thị của khách sạn chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, ban lãnh đạo cần phải
chú trọng đến hoạt động marketing cho khách sạn nhiều hơn để
14
chủ động trong việc tìm nguồn khách cho khách sạn chứ không nên chỉ phụ thuộc
vào hoạt động lữ hành của công ty.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và khách
sạn Trường An nói riêng đang trên đà phát triển. Đây cũng là tiền đề và nền tảng
cho công ty phát triển hơn nữa trong những năm sau này. Hay nói cách khác tình
hình tài chính của công ty khá tốt, đủ khả năng để đầu tư nâng cấp, cải thiện các
dịch vụ do công ty cung cấp. Tuy nhiên, khách sạn cần có các biệnpháp chiêu
thị hiệu quả hơn nữa để có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng cho
mình để đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn trong các năm sau này và góp phần
nâng cao tổng doanh thu của công ty hơn nữa.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (hình 2 trang16).
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy Công ty Cổ phần Du lịch Trường An
thực hiện mô hình tổ chức trực tuyến chức năng. Theo cách tổ chức này thì có
nhiều ưu điểm trong quản lý và hoạt động như:
- Các quyết định được ra tập trung xuyên qua các chức năng.
- Việc nhóm các hoạt động chuyên môn hóa theo chức năng cho phép sử
dụng và phát huy hiệu quả các tài năng chuyên môn và quản lý.
- Khi những người cùng chuyên môn được bố trí cùng một bộ phận nó sẽ
tạo ra sự hợp tác và cộng hưởng trong từng chức năng.
- Xác định rõ ràng đường dẫn sự nghiệp cho phép dễ dàng tuyển dụng và
duy trì các chức năng chuyên môn trong tổ chức.
Bên cạnh đó mô hình này còn có nhược điểm như: Tách biệt chức năng giữa
người chuẩn bị quyết định và người ra quyết định. Khó khăn trong mối quanhệ
giữa thừa hành và tham mưu. Chứa đựng nguy cơ không gắn bó chặt chẽ với trách
nhiệm của công việc.
Hìn u tổ chức Công y Cổ phần Du l
: Sơ đồ cơ c rường An
GIẢI
KHÁT
KHÁCH
SẠN
NHÀ
HÀNG
KHÁCH SẠN –
NHÀ HÀNG
PHÒNG TÀI CHÁNH -
KẾ HOẠCH
TỔ KỸ
THUẬT
TỔ HOA
h 2
KIỂNG
ấ
KHỐI
t
DỊCH VỤ
ịch T
15
TT DỊCH VỤ & LỄ HỘI
PHÒNG HÀNH
CHÁNH –
NHÂN SỰ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔ BẢO
VỆ
PHÒNG ĐIỀU
HÀNH
16
 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Tổng Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện mối quan
hệ giao dịch, ký kết hợp đồng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và là ngườiquyết
định tổ chức bộ máy quản lý và phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc: Là người giúp cho Tổng Giám đốc về mặt tổ chức, điều
phối nhân sự, quản lý nhân sự và quản lý hành chính. Tham gia tổ chứccông
tác đối nội và đối ngoại của Công ty.
- Phòng hành chính – nhân sự: phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho Ban
lãnh đạo công ty thực hiện chức năng hành chính, các quyết định điều hành quản
lý nhằm chỉ đạo vận hành cơ cấu nội bộ công ty một cách có hiệu quả nhất.
- Phòng tài chính - kế hoạch: tổ chức thực hiện các công việc tài chính, kế
toán của công ty theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng các chiến lược cho
công ty, lập kế hoạch hằng năm, phân bổ và quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu
giao cho các đơn vị kinh doanh.
- Trung tâm dịch vụ và lễ hội có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
 Thiết kế sản phẩm mới, nghiên cứu tìm biện pháp nâng cao chất lượng
chương trình du lịch trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long; cải tiến, hoàn thiện sản
phẩm truyền thống; đa dạng hóa các tour của công ty.
 Tổ chức các lễ hội hàng năm với quy mô cấp vùng như: Hội chợ thương
mại Xuân; Lễ hội tết Nguyên đán…Tổ chức các buổi dã ngoại, các chương trình
về nguồn, hội nghị, hội thảo cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
 Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về chất lượng hoạt động kinh
doanh của mình.
- Khách sạn – nhà hàng có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
 Chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trước Ban
lãnh đạo Công ty. Kiểm soát và điều hành chặt chẽ các chi phí và doanh thu.
 Bảo đảm và duy trì chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ do bộ phận
mình chịu trách nhiệm quản lý. Và tăng cường phát triển các loại sản phẩm.
 Có kế hoạch khai thác và phát triển tiềm năng của tổ.
Nhận xét:
17
- Các bộ phận trong công ty hoạt động kinh doanh độc lập với nhau có tính
chuyên môn hóa cao tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao.
- Các bộ phận được phân công nhiệm vụ rõ ràng và có chức năng riêng biệt
nên họ hiểu rõ được nhu cầu của mình để đề ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp
hơn, đạt kết quả cao hơn.
- Công ty chưa có bộ phận nào chịu trách nhiệm về marketing chung cho tất
cả các dịch vụ mà chủ yếu là do phòng Tài chính - Kế hoạch đưa ra kế hoạch dài
hạn cho toàn công ty, các bộ phận tự đề ra kế hoạch ngắn hạn và thực hiện.
- Tại khách sạn chưa có bộ phận tiếp thị và bán hàng nên công tác marketing
đạt hiệu quả thấp.
3.3.2. Kết cấu và trình độ nhân sự
Do công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ nên có sự biến động
nhân sự theo thời vụ. Tuy nhiên, chỉ có sự thay đổi nhiều về lượng lao động phổ
thông còn các cấp bậc khác thì không thay đổi nhiều.
Theo kế hoạch nhân sự của công ty năm 2008, tổng số nhân viên lao động
có hợp đồng từ 1 năm trở lên là 66 nhân viên và có 8 nhân viên là hợp đồng thời
vụ vào các mùa cao điểm. Trong đó, nhân viên của khách sạn chiếm 39,5% tổng
số nhân viên của công ty và cũng có sự thay đổi nhân sự theo thời vụ nhưng không
nhiều vì mùa cao điểm khách sạn chỉ thuê thêm 2 nhân viên để đáp ứng nhu cầu
phục vụ của khách sạn.
Về trình độ nhân sự của Công ty, nhân viên có trình độ đại học chiếm 33,3%
cơ cấu; trình độ cao đẳng chiếm 1,5% cơ cấu; trình độ trung cấp chiếm 10,6% cơ
cấu; công nhân kỹ thuật chiếm 15,2% cơ cấu và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ
khá cao 39,4% cơ cấu nhân sự của công ty. Tuy nhiên, về nhân sự công ty luôn
đảm bảo về chất lượng và số lựợng để hoạt động trong mọi thời điểm dù là cao
điểm hay thấp điểm. Các cấp lãnh đạo của công ty đều có trình độđại học và kinh
nghiệm lâu năm.
Về trình độ nhân sự của khách sạn, nhân viên có trình độ đại học chiếm
9,1% cơ cấu; trình độ cao đẳng chiếm 1,5% cơ cấu; trình độ trung cấp chiếm 4,6%
cơ cấu; và nhiều nhất là lao động phổ thông chiếm 18,2% cơ cấu nhân sự của công
ty. Đồng thời, lượng lao động của khách sạn cũng có sự thay đổi vào mùa cao
điểm nhưng không lớn 25% tổng số lao động hợp đồng thời vụ. Điều
18
này cho thấy nhân sự của khách sạn ổn định cả về chất lượng và số lượng trong
mọi thời điểm dù là cao hay thấp điểm. Đặc biệt, cấp lãnh đạo khách sạn đều có
trình độ đại học đã giúp cho khách sạn có thể hoạt động tốt do có các chính sách
phát triển kịp thời khi có sự thay đổi.
Trong kinh doanh dịch vụ - du lịch thì chất lượng nguồn nhân lực vô cùng
quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng các dịch vụ mà công ty đang cung
cấp.
Lực lượng trực tiếp giao tiếp với khách hàng là nhân viên của tổ tiếp tân
và tổ buồng phòng khi dọn dẹp phòng. Hiện nay, lực lượng nhân viên của 2 tổ này
gồm 8 người, đều đã được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ tiếp tân và buồng phòng,
hằng năm đều dự các lớp để nâng cao nghiệp vụ. Hiện tại, Khách sạn đang chú
trọng đến việc giáo dục thái độ của nhân viên với khách hàng, làm cho khách hàng
thoải mái là yếu tố quan trọng hằng đầu. Chính vì vậy mà Khách sạn luôn tạo điều
kiện cho nhân viên của mình tham gia lớp về kỹ năng giao tiếp cho các đối tượng
từ cấp lãnh đạo đến lực lượng tiếp tân, lực lượng buồng phòng. Có thể nói hiện
tại nguồn nhân lực của khách sạn đang được đào tạo rất tốt vềnghiệp vụ, có
thái độ phục vụ khách ân cần, nhiệt tình.
Những yếu tố của các nhân viên tiếp tân giúp nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng: cách nói chuyện, thái độ, ánh mắt, nụ cười, trang phục, thái độ sẵn
sàng hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Qua thực tế quan sát tại tổ tiếp tân thì thấy
rằng các nhân viên có thái độ rất tốt với khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ kháchhàng
khi gặp các vấn đề về dịch vụ. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên phục vụ của khách
sạn không có đồng phục đồng nhất điều này đã làm giảm đi phần nào tính chuyên
nghiệp trong phục vụ của nhân viên, góp phần làm giảm chất lượng của khách sạn.
Đồng thời, khả năng giao tiếp với khách quốc tế của nhân viên phục vụ không
được tốt (chỉ có 1 nhân viên tiếp tân có khả năng giao tiếp lưu loát) đã làm giảm
đi sự hài lòng của khách quốc tế về chất lượng phục vụ của khách sạn.
Bảng 2: PHÂN TÍCH NHÂN SỰ THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Chỉ tiêu
Hợp đồng từ 1 năm trở lên Hợp đồng thời vụ
Khối VP Khách sạn TTDV-LH Tổng cộng Khối VP Khách sạn TTDV-LH Tổng cộng
SL
(N)
% SL
(N)
% SL
(N)
% SL
(N)
% SL
(N)
% SL
(N)
% SL
(N)
% SL
(N)
%
Đại học 8 12,1 6 9,1 8 12,1 22 33,3 0 0 0 0 0 0 0 0
Cao đẳng 0 0 1 1,5 0 0 1 1,5 0 0 0 0 0 0 0 0
Trung cấp 2 3,0 3 4,6 2 3,0 7 10,6 0 0 0 0 0 0 0 0
Công nhân kỹ thuật 0 0 4 6,1 6 9,1 10 15,2 0 0 0 0 0 0 0 0
Lao động phổ thông 0 0 12 18,2 14 21,2 26 39,4 0 0 2 25 6 75 8 100
Tổng cộng 10 15,1 26 39,5 30 45,4 66 100 0 0 2 25 6 75 8 100
Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự
Ghi chú: VP: văn phòng; TTDV-LH: trung tâm dịch vụ và lễ hội
SL: số lượng; N: người
19
20
Tóm lại, trình độ nhân viên của công ty nói chung và khách sạn nói riêng là
khá tốt, hầu hết đều đã được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ
nhân viên phục vụ của khách sạn nhiệt tình trong công việc, ân cần giúp đỡ khách
khi khách có nhu cầu, thân thiện với mọi người và phục vụ một cách chuyên
nghiệp. Nhưng khách sạn cũng nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề trang phục của
nhân viên để tạo nên nét riêng biệt trong phục vụ, có các chính sách khuyến khích
nhân viên nâng cao khả năng giao tiếp với khách quốc tế để tăng chất lượng phục
vụ khách quốc tế. Bên cạnh đó, khối quản lý đa số đều có trình độ đại học điều này
giúp khách sạn có thể ứng phó với những sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Đồng thời có thể đề ra các kế hoạch đúng đắn phù hợp với năng lực của mình trước
sự biến động của thị trường.
3.3.3. Các chính sách đối với nhân viên
Để đáp ứng nhu cầu nhân sự có chất lượng Công ty Cổ phần Du lịch Trường
An không chỉ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ mà còn gửi đi đào tạo nghiệp vụ hằng
năm tại trường nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu, các lớp nghiệp vụ tạithành phố Hồ
Chí Minh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có trình
độ chuyên môn, được đào tạo tốt.
Ngoài ra, công ty cổ phần du lịch Trường An cùng Ban chấp hành công
đoàn cơ sở chăm lo tốt đến đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong
công ty, cụ thể như: Tổ chức các ngày lễ 8/3, Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung Thu,
Tết Cổ truyền và các ngày nghỉ lễ theo qui định của Nhà nước. Công ty cũng có
các chế độ cho nhân sự như: Bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép
theo các qui định hiện hành của Luật Lao động Việt Nam và công tác lao động
phòng cháy chữa cháy,…
Công ty có các biện pháp khen thưởng, kỉ luật áp dụng cho từng bộ phận,
có những qui định chung do công ty đặt ra như tác phong làm việc, giờ giấc làm
việc, nghỉ ngơi,…
Đối với việc hiếu hỷ, tang gia, sinh nhật,…Công ty Cổ phần Du lịch Trường
An cũng đã xây dựng được một số chính sách nhằm chia sẻ cùng các nhân viên,
tạo mối quan hệ thân thiện để nhân viên có thể xem khách sạn TrườngAn như ngôi
nhà thứ hai của mình.
21
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN
TRƯỜNG AN
Đây là phần rất quan trọng giúp cho chúng ta đánh giá được thực trạng
marketing của khách sạn Trường An. Từ đây, chúng ta biết được các điểm mạnh
yếu trong hoạt động marketing của khách sạn để làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch
tiếp thị năm 2008 khả thi.
3.4.1. Tình hình sản phẩm
Khách sạn Trường An đạt chuẩn 2 sao được xây dựng theo lối kiến trúc Úc
là chủ yếu. Các phòng được xây dựng riêng biệt như những tòa biệt thự tạo không
gian thoáng mát, yên tĩnh. Bao gồm có 40 biệt thự riêng biệt nhau và có hệthống
đường nội bộ rất thuận tiện trong việc đi lại giữa các biệt thự.
 Tình hình tiêu thụ của Khách sạn:
Phân tích tình hình tiêu thụ của khách sạn cho chúng ta biết được chu kỳ
biến động doanh thu của khách sạn trong năm: tháng nào là tháng có doanh thu
cao, tháng nào là tháng sẽ có doanh thu thấp. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc
sắp xếp, điều chỉnh, bố trí nhân sự để có thể phục vụ một cách tốt trong những
tháng cao điểm, cũng là cơ sở để nghiên cứu các biện pháp marketing điều tiết
lượng khách, doanh thu giữa các tháng, cũng là cơ sở để xây dựng các mục tiêu và
xây dựng các chiến lược marketing phù hợp.
Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2007 doanh thu của khách sạn như sau:
Nguồn: được vẽ từ bảng 12 phần phụ lục
Hình 3: Tình hình tiêu thụ của Khách sạn 2006-2007
22
Qua hình 3 cho ta thấy:
- Doanh thu của khách sạn tăng giảm không đều qua các tháng. Do đó, nếu
chỉ quan sát ở một năm thì thấy doanh thu của khách sạn biến động thất thường.
Tuy nhiên, sự biến động này theo chu kỳ: Vào tháng 1, 2, 3 doanh thu của khách
sạn là rất thấp, sau đó tăng dần lên và đạt đỉnh điểm là vào tháng 8, sau đó lại giảm
dần và giảm mạnh vào tháng 11, 12. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do
lượng khách đến lưu trú tại khách sạn thay đổi qua các tháng. Từ tháng 5 đến tháng
10 là mùa hè nên có nhiều khách du lịch đến Vĩnh Long tham quan và lưu trú hơn
các tháng khác trong năm. Đồng thời, vào các tháng này công ty thực hiện được
nhiều tour du lịch, tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị nhều hơn nên lượng
khách đến lưu trú tại khách sạn tăng thêm và thời gian lưutrú được kéo dài thêm
làm cho doanh thu tăng lên. Nhưng thời gian lưu trú củadu khách tại khách sạn
trung bình là 1,1 ngày; số ngày lưu trú của khách thấp bởihầu hết các du khách đến
đây lưu trú là để tiêp tục đi các tỉnh khác ở ĐBSCL. Đây cũng là nguyên nhân làm
cho công suất phòng của khách sạn thấp.
- Tuy doanh thu có biến động nhưng nhìn chung doanh thu của các tháng
năm 2007 đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2006. Điều này cho thấy tổng doanh
thu năm 2007 cao hơn năm 2006 tức năm 2007 khách sạn kinh doanh có hiệu quả
hơn, thu hút được nhiều khách du lịch đến lưu trú hơn nhưng chưa kéo dài được
thời gian lưu trú của khách. Lượng khách tăng thêm này chủ yếu là do hoạt động
lữ hành của công ty mang lại cho khách sạn chứ khách sạn chưa chủ động trong
việc thu hút khách đến lưu trú. Chính vì vậy, khách sạn cần phải có kế hoạch
điều chỉnh nhân sự cho phù hợp vào các tháng cao điểm và đề ra kế hoạch tiếp thị
sao cho phù hợp nhằm điều chỉnh doanh thu các tháng trong năm.
 Tình hình công suất sử dụng phòng của khách sạn:
Để đưa ra kế hoạch marketing phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của khách sạn cũng cần phải biết được công suất sử dụng phòng của
khách sạn như thế nào. Đây cũng là cơ sở để đề ra các kế hoạch điều chỉnh, bố trí
nhân sự nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ trong mọi thời điểm dù là cao hay thấp
điểm.
23
Nguồn: vẽ từ bảng 15 phần phụ lục
Hình 4: Công suất sử dụng phòng của Khách sạn 2006-2007
Nhìn vào hình 4 ta thấy công suất sử dụng phòng tăng giảm không đều
qua các tháng cũng như các năm, công suất phòng năm sau cao hơn năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho công suất phòng tăng là khả năng cung cấp phòng
của khách sạn năm sau thấp hơn năm trước do cơ sở vật chất xuống cấp và lượng
khách năm sau tăng so với năm trước.
Vào mùa thấp điểm (tháng 1-5 và tháng 10-12) công suất sử dụng phòng
chỉ đạt khoảng 20%-25%, vào mùa cao điểm (tháng từ 6 đến tháng 9) công suất
phòng đạt khoảng 40-60% và cao nhất là tháng 8 công suất phòng đạt khoảng 70%-
80%. Công suất sử dụng phòng của khách sạn thấp là do lượng khách đến lưu trú
thấp so với khả năng khách sạn có thể cung cấp được cho khách hàng. Bởi khách
sạn chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách cho mình mà chủyếu dựa vào
nguồn khách do hoạt động lữ hành của công ty mang đến cho khách sạn. Tuy lượng
khách hằng năm tăng nhưng thời gian lưu trú của khách không tăng nên công suất
sử dụng phòng có tăng nhưng thấp. Do đó, khách sạn cần phảicó kế hoạch tiếp thị
tốt hơn để kích thích tiêu dùng vào mùa thấp điểm và cố gắng kéo dài mùa cao
điểm nhằm nâng công suất sử dụng phòng lên cao hơn nữa, góp phần làm tăng
doanh thu của khách sạn nói riêng và công ty nói chung.
Tóm lại, doanh thu của khách sạn ngày càng tăng tuy công suất sử dụng
phòng của khách sạn còn thấp. Cho nên chúng ta cần phải có kế hoạch chiêu thị
phù hợp để thu hút khách đến lưu trú tại khách sạn nhiều hơn và giữ chân khách
24
lâu hơn nhằm nâng cao công suất sử dụng phòng hơn nữa, góp phần tăng doanh
thu hơn nữa. Khách sạn không nên chỉ dựa vào nguồn khách do hoạt động lữ hành
của công ty mang đến mà phải chủ động hơn trong công tác quảng bá kháchsạn để
tăng lượng khách biết và đến lưu trú tại khách sạn.
 Uy tín, ấn tượng của khách sạn đối với khách hàng:
Khách sạn đã hình thành và hoạt động khá lâu năm, đi đôi với việc luôn
cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, cung cách phục vụ chuyên nghiệp đã tạo nên tên
tuổi và uy tín cho khách sạn.
Theo kết quả phỏng vấn thì đa số khách du lịch nội địa đều biết đến khách
sạn Trường An (chiếm 95% tổng khách du lịch nội địa). Trong đó, có 12,5% khách
đã từng lưu trú tại khách sạn Trường An; 52,5% khách du lịch đang lưu trútại
khách sạn Trường An và 30% du khách không lưu trú tại khách sạn. Với số lượng
khách đã đến khách sạn Trường An đều đánh giá tốt chất lượng các dịchvụ do
khách sạn cung cấp.
Bảng 3: BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI
VỚI KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN
Rất tốt Tốt Tệ Rất tệ Tổng số
SL % SL % SL % SL % SL %
Chất lượng phục
vụ của nhân viên
2 7,69 22 84,62 2 7,69 0 0 26 100
Chất lượng phòng
buồng
2 7,69 19 73,08 4 15,39 1 3,85 26 100
Nguồn: Kết quả phỏng vấn
Qua bảng ta thấy có 84,62% khách nội địa đánh giá chất lượng phục vụ của
nhân viên khách sạn là tốt; 7,69% du khách đánh giá là rất tốt. Còn chất lượng
buồng phòng có 73,08% du khách đánh giá là tốt và 15,39% đánh giá là tệ.Điều
này cũng cho thấy khách sạn nên quan tâm nhiều hơn về chất lượng cơ sở vật chất
buồng phòng để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh hơn nữa và đây
cũng là cơ sở để lập kế hoạch marketing về sản phẩm.
Tóm lại, khách sạn Trường An đã tạo được uy tín cho mình trên thị trường
khách du lịch nội địa thông qua chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên phục
25
vụ và tạo ấn tượng khá sâu sắc với khách qua cách trang trí buồng phòng, tạo
không gian thoáng mát, cung cấp các dịch vụ phong phú, đa dạng.
3.4.2. Tình hình giá cả
Khách sạn đã áp dụng hai loại giá phòng (giá theo ngày và giá theo giờ) để
cho các khách du lịch muốn lưu trú qua đêm và các khách du lịch muốn nghỉ ngơi
khi đi du lịch trong ngày.
Bảng 4: BẢNG GIÁ PHÒNG CỦA KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN
ĐVT: 1.000VND
Chỉ tiêu Giá
1ngày
Giá
1-3
giờ
Giá 3-
6 giờ
Khu TA BT Ngọc Thủy 1 giường đôi 130 50 65
2 giường đơn 155
BT Thủy Tiên và Hải Yến 1 giường đôi 160 65 80
2 giường đơn 195
BT Thùy Dương 1 giường đôi 210
2 giường đơn 210
1 đôi + 1 đơn 260
Làng Mỹ
thuận
Bock A và B Phòng có phòng
khách
260 80 95
Phòng hộ gia
đình
400
Bock C và D Phòng có phòng
khách
260
Phòng đôi 210
Nguồn: Tổ lễ tân
Với bảng giá phòng như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
trong việc lựa chọn phòng để lưu trú. Điều này cũng phần nào góp phần đáp ứng
được nhu cầu của khách du lịch trong ngày. Theo tôi thì khách sạn nên duy trì hình
thức bán phòng theo giờ và theo ngày như hiện nay để tạo sự đa dạng hơn trong
việc cung cấp phòng cho khách.
3.4.3. Tình hình phân phối
Có rất nhiều kênh để phân phối sản phẩm của khách sạn nhưng Khách sạn
Trường An chỉ áp dụng 2 hình thức phân phối là phân phối qua đội ngũ bán trực
tiếp và phân phối thông qua sản phẩm tour du lịch trọn gói.
26
- Phân phối qua đội ngũ bán hàng trực tiếp do nhân viên tiếp tân đảm trách.
Qua hình thức này thì nhân viên tiếp tân có mối quan hệ mật thiết với tổ buồng
phòng để biết tình trạng buồng phòng mà cho khách thuê. Nhưng theo hình thức
này thì chỉ phục vụ được nhu cầu những khách lẻ.
- Phân phối qua sản phẩm tour du lịch trọn gói: theo hình thức phân phối trên
thì không đáp ứng hết nhu cầu lưu trú của khách du lịch nên khách sạn có hình
thức phân phối thứ hai này. Với hình thức phân phối này cũng do nhân viên tiếp
tân thực hiện, nhân viên tiếp tân có nhiệm vụ gửi các chính sách ưu đãi của khách
sạn cũng như chất lượng phục vụ và bảng giá phòng để các công ty lữ hành lựa
chọn. Mặt khác, số lượng công ty lữ hành mà khách sạn có phục vụ thấpvà chỉ là
các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo hình thức này thì khách sạnbị thụ
động trong việc bán phòng nên Công ty Du lịch Trường An cũng có tổ chức các
tour du lịch trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch đến lưu trú tại khách sạn.
3.4.4. Tình hình chiêu thị
Hiện tại, khách sạn chưa chú trọng nhiều đến công tác chiêu thị cho khách
sạn mà chỉ có các chương trình quảng cáo sau:
- Chương trình quảng cáo trên internet.
- Chương trình quảng cáo trên ti vi.
- Chương trình treo băng role.
- Chương trình phát brochure.
Bảng 5: CHI PHÍ CHIÊU THỊ THỰC HIỆN NĂM 2006-2007
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007
Quý
Số tiền
(1.000đ)
Quý Số tiền
(1.000đ)
Chương trình quảng cáo
trên internet
I, II, III, IV 36.000 I, II, III, IV 36.000
Chương trình quảng cáo
trên ti vi
I, II 10.000 I, II 10.000
Chương trình treo băng role I, II, III, IV 2.000 I, II, III, IV 2.000
Chương trình phát brochure II, III 5.000 II, III 5.000
Tổng cộng: 53.000 53.000
Nguồn: Phòng tài chính-Kế hoạch
27
Qua bảng thực hiện chi phí tiếp thị trên ta thấy qua các năm khách sạn chỉ
tập trung quảng cáo trên internet, ti vi, băng role, tờ rơi. Các biện pháp chiêu thị
này chưa đạt hiệu quả vì nó chỉ làm tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với
khách sạn Trường An chứ không thu hút khách hàng đến lưu trú tại khách sạn và
giữchân khách được lâu hơn. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần có hình thức quảng
cáo, chiêu thị mới để thu hút được du khách đến Vĩnh Long và lưu trú tại khách
sạn, và nhằm để nâng cao mức độ nhận biết của người dân về dịch vụ.
3.4.5. Quá trình dịch vụ
Hiện tại, khách sạn chỉ có 2 hình thức để đặt mua phòng đó là trực tiếp tại
quầy tiếp tân hoặc qua fax. Nhưng dù đăng ký theo hình thức nào thì cũng phải
nhận phòng tại quầy tiếp tân.
Quy trình nhận và sử dụng phòng của khách hàng như sau:
- Khách nhận phòng tại quầy tiếp tân và nhận chìa khóa phòng.
- Nhân viên buồng phòng hướng dẫn khách đến phòng của khách.
- Khách lưu trú và sử dụng thêm dịch vụ khác hoặc có yêu cầu thêm thì gọi
cho tổ tiếp tân để yêu cầu. Nhân viên tiếp tân liên hệ với các bộ phận liên quan để
kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Trong quá trình lưu trú, nhân viên buồng phòng sẽ dọn dẹp hằng ngày khi
khách ra ngoài hoặc khi có yêu cầu.
- Khách trả chìa khóa phòng và thanh toán tiền tại tổ tiếp tân. Kết thúc việc
sử dụng phòng.
- Nhân viên buồng dọn dẹp chuẩn bị cho thuê khi có khách.
Quá trình phục vụ của khách sạn đơn giản, không mất nhiều thời gian khi
đăng ký mua phòng đã tạo cho khách hàng có sự thoải mái trong lúc giao dịch.
Khách hàng có thể mua phòng tại bất cứ thời gian nào vì khách sạn phục vụ 24/24
vào tất cả các ngày trong năm.
Quá trình phục vụ của khách sạn Trường An cũng tương đối giống các
khách sạn khác tại Vĩnh Long. Khi quan sát thực tế tại khách sạn tôi thấy quầy tiếp
tân có sự phối hợp nhịp nhàng với các tổ khác giúp cho việc phục vụ khách có hiệu
quả về cả thời gian và chất lượng.
28
3.4.6. Dịch vụ khách hàng
Khách sạn Trường An không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú mà còn cung cấp
các dịch vụ cộng thêm trong lúc lưu trú là dịch vụ ăn uống tại phòng hoặc nhà
hàng, điện thoại, massage, xông hơi…
Trong các dịch vụ cộng thêm chỉ có dịch vụ ăn uống tại phòng được đa số
khách hàng đóng góp là phục vụ hơi chậm. Nguyên nhân là nhà hàng cách xa các
phòng nên tốn nhiều thời gian cho việc vận chuyển. Vì vậy, khách sạn cần phải
nghiên cứu các biện pháp để có thể rút ngắn được thời gian phục vụ ăn uống thì sẽ
tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.
Tóm lại, qua phân tích thực trạng marketing của khách sạn Trường An tôi
thấy khách sạn chưa chú trọng đến công tác quảng bá, chiêu thị để thu hút khách
hàng đến với khách sạn mà chủ yếu dựa vào hoạt động lữ hành của công ty. Chính
vì vậy, ban lãnh đạo khách sạn nên có các biện pháp tiếp thị hiệu quả hơn để có
thể thu hút du khách đến lưu trú và có thể cạnh tranh trên thị trường đầy khốc liệt
như hiện nay. Chúng ta có thể xây dựng kế hoạch marketing thông qua việc phát
huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu hiện tại trong hoạt động marketing
của khách sạn.
 Một số điểm mạnh trong hoạt động marketing của khách sạn:
- Là khách sạn duy nhất xây dựng theo dạng các biệt thự, không gian rộng
rãi, thoáng mát tạo cảm giác thoải mái cho du khách lưu trú.
- Tình hình tiêu thụ phòng tốt.
- Có uy tín, ấn tượng tốt đối với khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, ân cần sẵn sàng
giúp đỡ khách.
- Quá trình phục vụ khách đơn giản, nhanh gọn.
 Bên cạnh đó, khách sạn cũng có các điểm yếu trong hoạt động marketing
như sau:
- Khách sạn ở xa nội ô thị xã, các trung tâm mua sắm.
- Hệ thống phân phối chưa rộng rãi.
- Các biện pháp chiêu thị chưa hiệu quả.
- Khả năng giao tiếp của nhân viên với khách quốc tế thấp.
29
3.5. Năng lực cung cấp phòng của khách sạn
Khách sạn Trường An đạt chuẩn 2 sao theo tiêu chuẩn xếp sao của Tổng
cục Du lịch Việt Nam quy định được xây dựng theo lối kiến trúc Úc là chủ yếu.
Các phòng được xây dựng riêng biệt như những tòa biệt thự.
Khách sạn Trường An gồm 40 biệt thự với 70 phòng đầy đủ các trang thiết
bị đạt tiêu chuẩn khách sạn 2 sao. Tuy nhiên, do khách sạn đã xây dựng lâu năm
nên có nhiều phòng đã xuống cấp. Cho nên, hiện tại Khách sạn chỉ có thể cung cấp
được 27 biệt thự với 59 phòng tại cùng một thời điểm, và các biệt thự còn lại thì
đang đóng cửa sữa chữa, nâng cấp lại.
Toàn bộ khu vực khách sạn được chia làm 2 khu vực:
- Khu Trường An gồm 11 biệt thự và được phân làm 4 loại: Biệt thự Thủy
Tiên, Biệt thự Ngọc Thủy, Biệt thự Hải Yến, Biệt thự Thùy Dương.
- Khu chuyên gia Úc hay còn gọi là Làng Mỹ Thuận gồm 29 biệt thự độclập
nhau được xây dựng theo lối kiến trúc Úc. Đây cũng là nơi các chuyên gia tham
gia dự án Cầu Mỹ Thuận lưu trú trong thời gian xây dựng Cầu Mỹ Thuận.
Tại khách sạn Trường An, mỗi loại biệt thự được xây dựng và trang trí khác
nhau tạo sự thoải mái cho du khách và cảm giác hòa mình với thiên nhiên. Đặc
biệt, khi ở đây quý khách có cảm giác mình là chủ sở hữu của cái biệt thự đầy đủ
tiện nghi và dịch vụ này tại thời gian quý khách lưu trú. Đây là điểm khácbiệt đáng
chú ý đến của Khách sạn so với các khách sạn khác tại Vĩnh Long.
3.6. Vị thế của khách sạn trên thị trường
Khách sạn Trường An nằm trên Quốc lộ 1A gần cầu Mỹ Thuận. Kháchsạn
Trường An là khách sạn duy nhất được xây dựng theo kiểu biệt thự riêng biệtở
Vĩnh Long. Trên đường này, cũng có nhiều khách sạn khác như khách sạn 25,
Hoàng Hảo (2 sao), Thùy Trang nhưng các khách sạn này hoạt động với quy mô
nhỏ, không có cung cấp nhiều dịch vụ và không gian chật hẹp so với khách sạn
Trường An. Chính vì vậy, khách sạn Trường An là khách sạn lớn nhất và thu hút
khách du lịch nhiều nhất khu vực này. Bên cạnh đó, khách sạn Trường An đều
được đa số khách biết đến từ lâu và quay lại ủng hộ nếu đến Vĩnh Long.
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG – KHÁCH HÀNG CỦA KHÁCH SẠN
4.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Thị trường mà Khách sạn Trường An hướng đến đó là khách du lịch nội
địa, chúng ta cần phải xác định đựơc khoảng trống thị trường để có kế hoạch chiêu
thị được tốt hơn.
Bảng 6: LƯỢNG KHÁCH ĐẾN VÀ LƯU TRÚ TẠI VĨNH LONG
Chỉ tiêu
Năm
2005
(TH)
Năm
2006
(TH)
Năm
2007
(TH)
Năm
2008
(KH)
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
SL % SL % SL %
Khách nội
địa
198.000 260.000 315.000 370.000 62.000 31,31 55.000 21,15 370.000 17,46
Khách
quốc tế
85.000 90.000 135.000 160.000 5.000 5,88 45.000 50 160.000 18,52
Tổng
cộng:
283.000 350.000 450.000 530.000 67.000 23,67 100.000 28,57 530.000 17,78
Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Vĩnh Long
Ghi chú: TH: thực hiện; KH: kế hoạch, SL: số lượng
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng khách du lịch đến Vĩnh Long ngày
một tăng lên nên thị trường khách lưu trú là rất lớn. Lượng khách du lịch tăng
đều qua các năm và không ngừng tăng thêm. Năm 2006 lượng khách nội địa tăng
31,31% so với năm 2005, năm 2007 tăng 21,15% so với năm 2006 và dự kiến năm
2008 lượng khách nội địa tăng 17,46% so với năm 2007. Lượng khách hằng năm
tăng lên là do du lịch Vĩnh Long phát triển với các tuyến điểm du lịch ngày càng
hoàn thiện, dịch vụ phong phú hơn. Lượng du khách phát triển với tốc độ thế này
thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Long.
Trung bình du khách lưu trú tại Vĩnh Long là 1,3 ngày. Ngày khách lưu trú
ngắn là do Vĩnh Long chưa có nhiều tour du lịch trong tỉnh hoặc các điểm dulịch
không đa dạng và đặc sắc; đa phần là giống nhau nên không thu hút và giữ chân
khách được lâu. Chính vì thế để tự tạo ra thị trường lưu trú ngày càng đông
31
hơn thì không những các cơ sở lưu trú phải phục vụ tốt mà phải kết hợp với các
doanh nghiệp lữ hành, ban ngành để tạo ra được nhiều tour du lịch, điểm du lịch
đa dạng, phong phú hơn. Nếu thực hiện được tốt điều này thì sẽ tạo ra một thị
trường du lịch nói chung và lưu trú nói riêng tại Vĩnh Long ngày càng lớn hơn.
Theo số liệu của Sở TM-DL Vĩnh Long, năm 2008 tại địa bàn Vĩnh Long
có 49 cơ sở kinh doanh lưu trú với 980 phòng; trung bình 1 phòng có 2 giường.
 Xác định khoảng trống thị trường
Khả năng phục vụ của các cơ sở kinh doanh lưu trú tại Vĩnh Long:
980* 365ngày = 357.700 ngày khách.
Nhu cầu lưu trú của khách nội địa:
370.000*1,3 = 481.000 ngày khách
Vậy khoảng trống thị trường là:
481.000 – 357.700 = 123.300 ngày khách.
Với khoảng trống thị trường lớn như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú.
4.2. PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG
Việc hiểu rõ khách hàng của mình là điều hết sức quan trọng đối với tất cả
các doanh nghiệp đang họat động trên thị trường ngày nay đặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Hiểu rõ khách hàng sẽ giúp
cho các doanh nghiệp biết được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mình là như thế
nào để doanh nghiệp có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn phù hợp
với nhu cầu của họ.
Khách sạn Trường An chủ yếu phục vụ hai nhóm khách hàng chính là khách
hàng tiêu dùng hay là nhóm du khách tự tổ chức đi du lịch (khách lẻ) và khách
hàng công nghiệp hay là những công ty lữ hành.
 Đối với khách hàng tiêu dùng: đa số họ là những người đang đi làm và có
nhu cầu đi du lịch để giải trí. Họ là những người trực tiếp mua và sử dụng sản
phẩm của khách sạn.
Đa số du khách đều chọn khách sạn dựa trên các tiêu chí sau:
32
Bảng 7: CÁC TIÊU CHÍ CHỌN KHÁCH SẠN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ %
Thuận tiện việc đi lại 24/40 60
Giá thấp 20/40 50
Không gian thoáng mát, yên tĩnh 27/40 67,5
Chất lượng phục vụ tốt 29/40 72,5
Cơ sở vật chất tốt 23/40 57,5
Có nhiều dịch vụ khác hỗ trợ 9/40 22,5
Khác 0 0
Nguồn: kết quả phỏng vấn 40 mẫu.
Qua bảng trên thì ta cũng phần nào thấy được tiêu chuẩn và xu hướng chọn
khách sạn của khách du lịch nội địa. Tiêu chí chất lượng phục vụ của nhân viên
được nhiều du khách quan tâm khi chọn khách sạn để lưu trú (chiếm 72,5% tổng
số khách du lịch) sau đó đến không gian thoáng mát, yên tĩnh 67,5%; thuận tiện
việc đi lại 60%; cơ sở vật chất tốt 57,5%; và sau cùng họ mới quan tâm đến vấn đề
giá cả, các dịch vụ hỗ trợ khác.
Các du khách hay đi đến Vĩnh Long vào quý II, III trong năm là nhiều nhất
vì đây là những tháng mùa hè có nhiều ngày lễ, tết. Đây cũng là thời điểm cầu du
lịch tăng lên cao so với các quý khác trong năm.
Theo kết quả phỏng vấn thì hầu hết các du khách tìm kiếm thông tin về các
khách sạn, nơi mà họ sẽ đến lưu trú trong thời gian đi du lịch, là thông qua người
quen đã từng đi đến đó chiếm 47,5% tổng số du khách và thông qua internet là
25% tổng số du khách. Đa số các du khách đều đặt mua phòng trực tiếp tại khách
sạn họ chọn lưu trú (87,5% tổng số du khách).
Do các du khách đều là những người đi làm và có thu nhập tương đối cao
nên tiêu chí về giá cả khách sạn họ không quan tâm nhiều bằng các tiêu chí khác.
Vì vậy về giá không quan trọng đối với họ mà chủ yếu là chất lượng phục vụ vì
mục đích của họ đi du lịch là để hưởng thụ.
Trong số 40 mẫu phỏng vấn thì 52,5% du khách đang lưu trú tại khách sạn
Trường An và 12,5% khách đã lưu trú tại khách sạn Trường An. Trong tổng số
người đã và đang lưu trú tại Khách sạn Trường An thì có 73,08% du khách đồng
33
ý quay lại khách sạn để lưu trú khi có dịp đến Vĩnh Long vào các lần sau. Còn
26,92% du khách không quay lại khách sạn là do cơ sở vật chất kém chất lượng
chiếm 7,69% còn 19,23% là do ở xa nội ô thị xã.
 Đối với khách hàng công nghiệp: đa số là các công ty lữ hành và một số ít
là các doanh nghiệp ở ngoài tỉnh.
Đây là nhóm khách hàng mua nhưng không trực tiếp sử dụng, những người
sử dụng là khách hàng mua tour du lịch của họ. Các công ty lữ hành đăng ký mua
phòng tại các khách sạn để góp phần hoàn thành sản phẩm của họ đó là tour du
lịch.
Đối với những công ty lữ hành thì các tiêu chí họ quan tâm nhiều nhất để
chọn lựa khách sạn là thứ hạng của khách sạn (đạt chuẩn bao nhiêu sao); giá cả;
các dịch vụ hỗ trợ kèm theo và các chính sách ưu đãi của khách sạn dành cho họ
và cuối cùng họ mới quan tâm đến chất lượng phục vụ của nhân viên. Đa số các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đều chọn các khách sạn có giá tương đối, chất
lượng phục vụ tốt và có nhiều chính sách ưu đãi vì có như thế các doanh nghiệp
này mới giảm được chi phí, tăng lợi nhuận và phần nào nâng cao được chất lượng
tour của doanh nghiệp. Khách sạn nào đáp ứng được các nhu cầu của họ thì họ sẽ
có quan hệ hợp tác lâu dài.
Các công ty lữ hành thì tổ chức tour quanh năm nhưng tour được thực
hiện nhiều vẫn vào quý II, III trong năm nên việc đăng ký đặt phòng nhiều vẫn vào
hai quý này.
Ngày nay, công nghệ hiện đại nên việc tìm kiếm các khách sạn cũng thuận
lợi, dễ dàng hơn nhiều. Đa số các công ty đều tìm thông tin các khách sạn trên
internet. Sau đó, họ liên lạc trực tiếp với khách sạn qua điện thoại để biết rõ thêm
những chi tiết cụ thể về giá cả, chất lượng phòng, chính sách ưu đãi của khách sạn.
Họ xin thông tin về nhiều khách sạn tại nơi họ định đến, lựa chọn và quyết định
đặt mua phòng. Các công ty lữ hành thường mua phòng qua Fax.
Đối với khách sạn Trường An luôn cung cấp phòng cho các khách hàng
công nghiệp với mức giá ưu đãi và có một số chính sách ưu đãi khác cho công ty
lữ hành. Chất lượng phục vụ của nhân viên khách sạn với tiêu chí là “khách hàng
là thượng đế”. Điều này đã góp phần làm cho du khách của các công ty lữ hành
hài lòng với chuyến đi làm nâng cao chất lượng của tour, có nhiều du khách còn
34
tham gia tour lần 2, 3 và nhiều hơn thế nữa. Khách sạn phục vụ du khách tốt làm
cho chất lượng sản phẩm của các công ty lữ hành được nâng lên và đôi bên cùng
có lợi nhuận và uy tín đối với khách hàng của mình.
Khách hàng công nghiệp của khách sạn không chỉ có các công ty lữ hành
mà còn có các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhóm khách hàng này thường
tự tổ chức cho các nhân viên của mình đi tham quan, cắm trại, dã ngoại tại các
điểm du lịch trong những ngày lễ, tết, nhận tổ chức các đợt tập huấn cho các
công ty trong và ngoài tỉnh. Phần lớn do công đoàn của các công ty phụ trách việc
liên hệ và đăng ký mua phòng của khách sạn. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này
cũng có những yêu cầu giống như các công ty lữ hành.
4.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
4.3.1. Môi trường vĩ mô
4.3.1.1. Các yếu tố về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Long không đều năm 2005 GDP đạt
8,4%; năm 2006 GDP đạt 8,2% và năm 2007 GDP đạt 8,5% năm 2008 ước đạt
8,7%. Thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng cao do các chính sách tăng
lương, nền kinh tế phát triển. Thu nhập tăng làm đẩy mạnh nhu cầu đi du lịch của
người dân và yêu cầu chất lượng cũng tăng lên đáng kể.
Sự xuất hiện nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhà đã phần nào góp phần
thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng đầu tư.
Năm 2008 Cần Thơ đăng cai tổ chức lễ khai mạc năm du lịch quốc gia. Lễ
này đã thu hút không ít khách đến Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Vĩnh
Long nói riêng.
Vĩnh Long đăng cai tổ chức giải quần vợt ngành Du lịch, giải bóng chuyền
trên cát trong hội chợ Nông nghiệp tháng 5 năm 2008.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đang xây dựng và hoàn thiện:
- Dự án xây cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), nâng cấp sân
bay Trà Nóc, cải tạo cụm cảng Cái Cui đã khởi động, khi hoàn thành sẽ tạo bước
đột phá, thu hút mạnh hơn nữa du khách đến Vĩnh Long - Cần Thơ nhiều hơn do
phát triển giao thông, đồng thời phát triển du lịch với toàn khu vực.
35
- Dự án mở rộng đường quốc lộ từ Vĩnh Long qua Cần Thơ khởi công xây
dựng và hoàn thành trong năm 2008 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong giao thông
giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sau khi cầu Mỹ Thuận xây dựng xong và đưa vào hoạt động đã thu hút
khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long nhiều hơn do đường xá
giao thông thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian chờ phà và cảm giác không
an toàn khi đi phà.
Muốn phát triển du lịch của một tỉnh thì trước tiên giao thông của tỉnh đó
phải phát triển. Vì vậy, sự phát triển và hoàn thiện hệ thông giao thông của tỉnh
nhà đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển du lịch Vĩnh Long. Các con đường
giao thông liên xã tại các cù lao, nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan cũng
ngày càng được hoàn thiện.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, hệ thống giao thông thuận lợi
đã kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ nhiều hơn,
góp phần làm cho du lịch tỉnh nhà phát triển và thu hút lượng khách đến Vĩnh Long
ngày càng đông hơn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khách sạn phát triển.
Ngoài ra, thu nhập của người dân tăng cao làm cho nhu cầu đi du lịch của họ tăng
lên tạo cơ hội cho các khách sạn phát triển. Đồng thời, đây cũng là thách thức cho
các khách sạn vì yêu cầu chất lượng của khách hàng cũng tăng lên, đòi hỏi các
khách sạn phải không ngừng nâng cao chất lượng của mình để tồn tại và cạnh tranh
trên thị trường.
4.3.1.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật
Trong xu thế hội nhập, trước sự bành trướng của nhiều tập đoàn kinh doanh
khách sạn lớn của nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong
nước hoạt động và phát triển tốt hơn, chính phủ đã đưa ra Luật Du lịch. Và Luật
này đã được Sở TM – DL Vĩnh Long triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn thông
qua các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch đến các cơ sở, doanh nghiệp kinh
doanh du lịch.
Để công tác tuyên truyền, hướng dẫn và quản lý các doanh nghiệp du lịch
có hiệu quả, Sở TM – DL đã đưa ra một số quy định trong lĩnh vực du lịch, lưu trú
để các cơ sở thực hiện, hoàn thành nghĩa vụ và quyền lợi của mình tốt hơn. Do tại
Vĩnh Long khách sạn chỉ chiếm 65% tổng số cơ sở lưu trú của tỉnh (32 cơ
36
sở), còn 35% là các nhà khách, nhà trọ nên việc đưa ra nghị định số 39/2000/NĐ-
CP ngày 24/08/2000 của chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch là chưa đủ nên tỉnh
đã dưa ra quyết định 2704/2001/QĐ.UB ngày 14/09/2001 của UBND Tình về
việc ban hành Quy định Quản lý kinh doanh nhà trọ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Với hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh hơn trong hệ thống cơ sở lưu trú của Tỉnh Vĩnh Long. Nó đã quy định
rất rõ những quyền hạn và quyền lợi mà các doanh nghiệp phải thực hiện và được
hưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vì
nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trước sự bành trướng của nhiều
khách sạn lớn liên doanh với tập doàn nước ngoài.
Tình hình chính trị ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng thì ổn
định, không xảy ra chiến tranh và các cuộc đảo chính. Chính trị ổn định là điều
kiện đầu tiên để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì nơi nào có hòa
bình thì nơi đó thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và lưu trú nhiều
hơn và lâu hơn. Đa số đi du lịch là nhằm mục đích tham quan và giải trí nên du
khách luôn chọn những điểm du lịch an toàn về an ninh chính trị để đến. Chính vì
vậy, nền chính trị ổn định phần nào đã tạo sự thu hút du khách đến Việt Nam nói
chung và Vĩnh Long nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp
kinh doanh kách sạn vì lượng khách lưu trú tại Vĩnh Long tăng lên.
Sự tồn tại và phát triển của sở TM – DL Vĩnh Long cũng tạo ra không ít
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Với sự quan tâm, chỉ
đạo của Sở về các kế hoạch phát triển các cụm điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh
lưu trú, các kế hoạch thu hút vốn đầu tư vào du lịch. Đồng thời, sự ưu tiên phát
triển ngành Du lịch – Dịch vụ thành một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh nhà đã làm cho các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả hoạt động của mình. Đây là điều kiện tốt để tỉnh thu hút du khách trong và
ngoài nước đến và lưu trú lâu hơn tại Vĩnh Long.
Hằng năm, Sở TM – DL Vĩnh Long luôn tổ chức các buổi hội nghị về du
lịch Vĩnh Long để tổng kết kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành đã đạt được và những hạn chế còn mắc phải và đề ra hướng giải quyết
và phát triển của mình. Từ đây, Sở TM – DL tổng kết lại và có kế hoạch phát triển
toàn ngành du lịch cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, chiến lược của
37
tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Sở cũng cung cấp những tài liệu, số liệu có liên quan đến
ngành cho các doanh nghiệp biết và có kế hoạch riêng cho mình để phát triển, hoạt
động kinh doanh tốt hơn.
4.3.1.3. Các yếu tố môi trường tự nhiên
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long,
giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Từ lâu, nơi đây được xem là cửa ngỏ, là
nhịp cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Phía Bắc giáp Tiền Giang, Tây Bắc giáp Đồng Tháp, Đông giáp Bến Tre, Đông
Nam giáp Trà Vinh và phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, thời tiết ở
Vĩnh Long ổn định, mưa thuận gió hòa đã tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến
Vĩnh Long nhiều hơn tại mọi thời điểm trong năm. Với vị trí như vậy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng
của tỉnh.
Là một tỉnh giữa vùng sông nước, Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi cho
hệ thống các cù lao trù phú với những vườn cây trái xanh mướt, trĩu quả…tạo nên
một khung cảnh thanh bình êm ả sẽ làm cho những lo lắng đời thường của dukhách
tan biến. Ngoài ra, còn có các điểm tham quan nổi tiếng như: Khu tưởng niệm Cố
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu di tích lịch sử cáchmạng Cái
Ngang, các đình, miếu, lăng,… có tuổi đời hàng trăm năm, là niềm tự hào của
người dân Vĩnh Long, là các điểm tham quan khá hấp dẫn đối với du khách muốn
tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Vĩnh Long.
Vĩnh Long còn hấp dẫn du khách bởi các làng nghề, chợ nổi, đờn ca tài tử…
dọc bên bờ sông sông Tiền, sông Cổ Chiên. Các điểm du lịch tại Vĩnh Longkhá đa
dạng nhưng nổi tiếng và được đầu tư, khai thác nhiều vẫn là du lịch miệt vườn bởi
Vĩnh Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt.
 Tóm lại, Vĩnh Long là nơi có vị trí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên
phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tuyến điểm du lịch để
thu hút du khách đến tham quan và giữ chân khách được lâu hơn. Điều này cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống các khách sạn phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của du khách khi đến và lưu trú tại Vĩnh Long.
38
4.3.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội
Kinh tế phát triển làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng
hoàn thiện hơn. Cuộc sống tốt đẹp làm cho con người có những nhu cầu cao hơn
như được đi du lịch, thích được hưởng thụ thành quả lao động của mình. Chính
điều này đã thúc đẩy con người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm. Họ
thích các chuyến du lịch xa nhà vào các dịp nghỉ tết, lễ… trong vài ngày để tận
hưởng những thành quả lao động đạt được trong thời gian vừa qua.
Sự phát triển công nghiệp tại các tỉnh thành đã tạo ra một môi trường ngột
ngạt làm cho mọi người cảm thấy khó chịu và luôn có xu hướng đi du lịch để giải
tỏa các phiền muộn trong công việc, lo toan trong cuộc sống mà họ mắc phải. Điều
này đã làm cho người dân có xu hướng đi du lịch miệt vườn nhiều hơn vìnó sẽ
giúp cho họ có một tinh thần thoải mái sau những lo toan, phiền muộn của cuộc
sống. Chính vì vậy, các du khách luôn tìm đến các điểm du lịch mà họ có thể hòa
nhập với thiên nhiên như các điểm du lịch sinh thái miệt vườn tại các cù lao như:
cù lao An Bình, Hòa Ninh,….
Ý thức làm du lịch của người dân chưa cao, chưa chú trọng đến an toàn
trong vận chuyển khách du lịch làm cho lượng khách quay lại thấp.
Bên cạnh, việc đi du lịch giải trí du khách còn quan tâm nhiều hơn về khách
sạn mà họ sẽ lưu trú để hiệu quả của chuyến đi được nâng cao hơn nữa. Vìthế mà
việc chọn nơi lưu trú của du khách cũng có sự thay đổi lớn. Đa số các du khách
đều muốn lưu trú tại các khách sạn thoáng mát, yên tỉnh và đầy đủ các tiệnnghi;
những nơi mà có thể tạo ra cảm giác an toàn, thoải mái, ấm cúng như ngôi nhà thứ
hai của họ.
Du khách không chỉ đến lưu trú đơn thuần mà còn sử dụng các dịch vụ hổ
trợ khác kèm theo trong lúc lưu trú như dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe…. Đây là thuận lợi lớn cho khách sạn Trường An vì khách sạn
được xây dựng và hoạt động theo lối hòa nhập với thiên nhiên; cung cấp nhiều
dịch vụ khác tại chỗ.
Còn xu hướng khách du lịch quốc tế thì đi du lịch là để tìm hiểu đời sống
tinh thần của con người ở miền sông nước Việt Nam nên họ có xu hướng tham gia
loại hình du lịch Home-Stay hơn. Đây là một trong các loại hình du lịch tại Vĩnh
Long thu hút du khách quốc tế nhiều nhất tại Đồng Bằng sông Cửu Long.
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008

More Related Content

What's hot

Chương 3 thiết kế ctdl
Chương 3   thiết kế ctdlChương 3   thiết kế ctdl
Chương 3 thiết kế ctdlTrang Thi
 
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmBài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmduanesrt
 
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...duanesrt
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của ViettravelHoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravelluanvantrust
 
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday ToursHoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Toursluanvantrust
 
Chiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà Nẵng
Chiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà NẵngChiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà Nẵng
Chiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà Nẵngluanvantrust
 
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệmBài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristIceCy Min
 
Báo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại nhà hàng An Đông
Báo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại  nhà hàng An ĐôngBáo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại  nhà hàng An Đông
Báo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại nhà hàng An ĐôngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015anh hieu
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAYLuận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
Luận văn: Giải pháp marketing cho Khách sạn Dakruco, HAY
 
Chương 3 thiết kế ctdl
Chương 3   thiết kế ctdlChương 3   thiết kế ctdl
Chương 3 thiết kế ctdl
 
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmBài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
 
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
 
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của ViettravelHoạch Định Marketing –Mix  Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
Hoạch Định Marketing –Mix Cho Thị Trường Du Lịch Inbound Của Viettravel
 
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday ToursHoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours
 
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Chiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà Nẵng
Chiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà NẵngChiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà Nẵng
Chiến lược Marketing tại Lifestyle Resort Đà Nẵng
 
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệmBài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
Bài 6: Chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm
 
Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Marketing mix tại khách sạn du lịch - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
công ty du lịch Netviet Travel
công ty du lịch Netviet Travelcông ty du lịch Netviet Travel
công ty du lịch Netviet Travel
 
Báo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại nhà hàng An Đông
Báo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại  nhà hàng An ĐôngBáo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại  nhà hàng An Đông
Báo cáo thực tập lễ tân khách sạn tại nhà hàng An Đông
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ăn uốn...
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAYĐề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, RẤT HAY
 

Similar to Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008

Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt anh hieu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtHoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việtanh hieu
 
Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...
Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...
Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...hieu anh
 
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dươngXây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 

Similar to Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008 (20)

Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
Đề tài: Hoàn thiện chăm sóc khách hàng tại Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Hoàn thiện chăm sóc khách hàng tại Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Hoàn thiện chăm sóc khách hàng tại Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Hoàn thiện chăm sóc khách hàng tại Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.docHoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docxGiải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtHoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...
Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...
Giải pháp nâng cao ứng dụng Marketing online cho dự án An Cựu City của Công t...
 
Hoàn thiện chính sách marketing- mix nhằm thu hút học viên cho trung tâm ngo...
 Hoàn thiện chính sách marketing- mix nhằm thu hút học viên cho trung tâm ngo... Hoàn thiện chính sách marketing- mix nhằm thu hút học viên cho trung tâm ngo...
Hoàn thiện chính sách marketing- mix nhằm thu hút học viên cho trung tâm ngo...
 
Hòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAY
Hòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAYHòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAY
Hòan thiện chiến lược MARKETING MIX tại Trung tâm ngoại ngữ, HAY
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
 
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
 
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh tháiKhóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
Khóa luận văn hóa du lịch về phát triển du lịch sinh thái
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dươngXây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---  --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN NĂM 2008 MÃ TÀI LIỆU: 80976 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện ThS. ĐỖ THỊ TUYẾT TRẦN THỊ KIM VÂN MSSV: 4043657 Lớp: QTKD Du lịch-Dịch vụ Khóa: 30 Cần Thơ - 2008
  • 2. i LỜI CẢM TẠ Sau khoảng thời gian bốn năm học tập, được sự chỉ dẫn nhiệt tình, cũng như sự giúp đỡ của thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cùng với thời gian hơn hai tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Du lịch Trường An, em đã học được những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn giúp ích cho bản thân để nay em có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008”. Em xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy, cô Khoa Kinhtế - Quản trị kinh doanh - Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt em xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cô Đỗ Thị Tuyết đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em làm đề tài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty, các cô chú, anh chị của Công ty đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty, đặc biệt là các anh chị tại Khách sạn đã nhiệt tình chỉ dẫn, cũng như sự hỗ trợ và cung cấp những kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận văn khó tránh được những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong sự góp ý kiến của các thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị, cô chú Công ty. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Du lịch Trường An, cùng các cô chú, anh chị Côngty dồi dào sức khoẻ và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Trần Thị Kim Vân
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 12 Tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Trần Thị Kim Vân
  • 4. iii
  • 5. iv
  • 6. v MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................................................................................3 2.1.1. Khái niệm Marketing, Marketing du lịch...................................................3 2.1.2. Vai trò của marketing du lịch.....................................................................4 2.1.3. Những vấn đề cơ bản về kế hoạch marketing............................................4 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................5 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................5 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu...................................................................6 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT ..................................................................7 Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN TỪ 2005-2007 ........................................................9 3.1. GIỚI THIỆU .....................................................................................................9 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cty Cổ phần Du lịch Trường An ....9 3.1.2. Các dịch vụ do Cty Cổ phần Du lịch Trường An cung cấp.....................10 3.1.3. Định hướng phát triển của công ty...........................................................11 3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2005-2007 ........11 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ.............................................................14 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ................14 3.3.2. Kết cấu và trình độ nhân sự .....................................................................17 3.3.3. Các chính sách đối với nhân viên ............................................................20 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN 20
  • 7. vi 3.4.1. Tình hình sản phẩm..................................................................................20 3.4.2. Tình hình giá cả........................................................................................25 3.4.3. Tình hình phân phối .................................................................................25 3.4.4. Tình hình chiêu thị ...................................................................................26 3.4.5. Quá trình dịch vụ......................................................................................27 3.4.6. Dịch vụ khách hàng..................................................................................28 3.5. Năng lực cung cấp phòng của khách sạn......................................................29 3.6. Vị thế của khách sạn trên thị trường............................................................29 Chương 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG – KHÁCH HÀNG CỦA KHÁCH SẠN..........................................................................................................................30 4.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ........................................................................30 4.2. PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG.......................................................................31 4.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH............................................34 4.3.1. Môi trường vĩ mô .....................................................................................34 4.3.1.1. Các yếu tố về kinh tế .......................................................................34 4.3.1.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật.....................................................35 4.3.1.3. Các yếu tố môi trường tự nhiên.......................................................37 4.3.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội ...............................................................38 4.3.1.5. Nguồn nhân lực................................................................................39 4.3.1.6. Môi trường quốc tế..........................................................................39 4.3.2. Môi trường vi mô .....................................................................................40 4.3.2.1. Các đối thủ cạnh tranh.....................................................................40 4.3.2.2. Các sản phẩm thay thế.....................................................................43 Chương 5: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN ............................................................................................................................44 5.1. MỤC TIÊU MARKETING ...........................................................................44 5.2. PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG ÁN MARKETING ...44 5.2.1. Xây dựng ma trận SWOT ........................................................................44 5.2.2. Xác định các phương án marketing cho khách sạn..................................47 5.3. DỰ BÁO BÁN HÀNG ....................................................................................47 5.4. KẾ HOẠCH MARKETING..........................................................................48
  • 8. vii 5.4.1. Chiến lược sản phẩm................................................................................48 5.4.2. Chiến lược giá ..........................................................................................48 5.4.3. Hoạt động phân phối ................................................................................49 5.4.4. Chiến lược chiêu thị .................................................................................49 5.4.5. Con người.................................................................................................50 5.4.6. Quá trình dịch vụ......................................................................................50 5.4.7. Dịch vụ khách hàng..................................................................................50 5.5. KẾ HOẠCH VỀ CHI PHÍ MARKETING ..................................................51 5.6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ............................................................................52 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................55 6.1. Kết luận.............................................................................................................55 6.2. Kiến nghị...........................................................................................................56
  • 9. viii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................12 Bảng 2. Phân tích nhân sự theo hợp đồng lao động ................................................19 Bảng 3. Bảng đánh giá chất lượng của du khách đối với khách sạn.......................24 Bảng 4. Bảng giá phòngcủa khách sạn ....................................................................25 Bảng 5. Chi phí chiêu thị thực hiện 2006-2007.......................................................26 Bảng 6. Lượng khách đến và lưu trú tại Vĩnh Long................................................30 Bảng 7. Các tiêu chí chọn khách sạn của du khách nội địa.....................................32 Bảng 8. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của khách sạn Trường An so với các đối thủ cạnh tranh.................................................................................................................42 Bảng 9. Dự báo bán hàng của khách sạn 2008........................................................47 Bảng 10. Dự kiến chi phí các biện pháp chiêu thị...................................................51 Bảng 11. Bảng phân công thực hiện kế hoạch.........................................................53 Bảng 12. Doanh thu các tháng của dịch vụ lưu trú..................................................60 Bảng 13. Dự báo doanh thu của dịch vụ lưu trú......................................................61 Bảng 14. Chỉ số thời vụ của dịch vụ lưu trú............................................................62 Bảng 15. Bảng công suất sử dụng phòng.................................................................63 Bảng 16. Lượng khách lưu trú các tháng tại khách sạn ..........................................63 Bảng 17. Dự báo lượng khách của khách sạn..........................................................64 Bảng 18. Hệ số thời vụ của lượng khách.................................................................65 Bảng 19. Dự báo công suất phòng của khách sạn ...................................................66 Bảng 20. Hệ số thời vụ của công suất phòng ..........................................................67
  • 10. ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. Mô hình SWOT......................................................................................... 7 Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty ................................................................... 15 Hình 3. Tình hình tiêu thụ của khách sạn 2006-2007............................................ 21 Hình 4. Công suất sử dụng phòng của khách sạn 2006-2007................................ 23 Hình 5. Ma trận SWOT của khách sạn .................................................................. 46
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, thời kỳ mà nhiều khách sạn đều chịu sức ép mạnh của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc tự khẳng định thương hiệu của các khách sạn trong nước trước sự “bành trướng” của các doanh nghiệp khách sạn liên doanh với các tập đoàn khách sạn lớn của nước ngoài… đã trở thành vấn đề cần thiết, mang tính sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn của Việt Nam. Trước tình hình này, đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn cần phải hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian. Trong kinh doanh, kế hoạch marketing đóng một vai trò rất quan trọng vì nó cung cấp cho doanh nghiệp khách hàng và lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Do đó, để thu hút nhiều khách hàng và tăng lợi nhuận, các khách sạn trong nước nói chung và khách sạn Trường An nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Bên cạnh đó, phải có một kế hoạch marketing khả thi vì nó sẽ giúp cho khách sạnTrường An biết được những gì mà mình sẽ đạt được; cách thức để đạt được chúng; khi nào thì có thể đạt được các mục tiêu đề ra nhằm góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của khách sạn. Khách sạn là một trong các sản phẩm du lịch nên nó cũng mang đầy đủ các đặc tính riêng biệt như: ở xa khách hàng, không tồn kho được, quá trình sản xuất và sử dụng diễn ra đồng thời nên việc marketing hiệu quả càng quyết định đến vấn đề tồn tại và phát triển của khách sạn nhiều hơn. Thực tiễn hoạt động của nhiều khách sạn cũng cho thấy, nếu khách sạn nào có kế hoạch marketing phù hợp với những định hướng chiến lược phát triển chung của mình thì khách sạn đósẽ đứng vững và thành công trong thị trường cạnh tranh hiện nay, còn nếu ngược lại thì sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, hoạt động kinh doanh không có hiệu quả hoặc đi đến phá sản.
  • 12. 2 Khách sạn Trường An với lịch sử họat động hơn 15 năm đã đạt được những thành tựu kinh doanh nhất định cùng với nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú. Tuy nhiên điều đó chưa có gì là chắc chắn đảm bảo một tương lai phát triển bền vững cho khách sạn trong bối cảnh thị trường biến động phức tạp và xu thế hội nhập như hiện nay. Và khách sạn Trường An vẫn chưa xây dựng được cho mình một kế hoạch marketing thật sự nhằm ứng phó một cách chủ động hơn trước những thay đổi của môi trường kinh doanh. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Lập kế hoạch Marketing cho khách sạn TrườngAn năm 2008”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài này được thực hiện với mục tiêu là lập kế hoạch marketing cho khách sạn Trường An năm 2008. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2005- 2007 và nghiên cứu hiện trạng marketing của khách sạn để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động marketing. - Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh khách sạn nhằm tìm ra các cơ hội và thách thức của hoạt động marketing. - Xây dựng kế hoạch marketing và đề ra một số biện pháp thực hiện kế hoạch đó. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do thời gian và khả năng có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu nhu cầu lưu trú tại Vĩnh Long của khách du lịch nội địa trong năm 2008, không nghiên cứu nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế. Khách sạn Trường An kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ nhưng em chỉ lập kế hoạch marketing cho loại hình dịch vụ lưu trú. Phân tích các yếu tố môi trường kinh daonh như: kinh tế, chính trị, văn hóa,…dữ liệu thu thập là năm 2008. Về phân tích số liệu, chỉ phân tích số liệu 3 năm từ 2005 đến 2007.
  • 13. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm Marketing, Marketing du lịch  Khái niệm Marketing Marketing là làm thế nào để đưa sản phẩm, dịch vụ đúng, đến đúng khách hàng, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng giá cả trên kênh phân phối đúng và hoạt động yểm trợ đúng.  Khái niệm Marketing du lịch Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thõa mãn nhu cầu của họ; đồngthời đat được những mục tiêu của tổ chức.  Marketing hỗn hợp trong du lịch Marketing hỗn hợp bao gồm nhiều yếu tố công cụ cùng phát huy tác dụng theo những mức độ khác nhau do sự chủ động khai thác của doanh nghiệp hướng tới những mục tiêu chiến lược đã được xác định. Đó là việc sử dụng một cấu trúc, các chính sách công cụ Marketing dịch vụ, tác động theo một hướng chomột chương trình Marketing. Theo yêu cầu của thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp thiết lập và duy trì mức độ quan trọng khác nhau đối với từng công cụ tạonên một khung Marketing hỗn hợp của dịch vụ thích ứng với từng thị trường trong từng thời gian cụ thể. Các yếu tố công cụ trong Marketing hỗn hợp dịch vụ được phát triển hoàn thiện qua quá trình thực tiễn, bao gồm 7 yếu tố công cụ : + Sản phẩm + Giá cả + Hệ thống phân phối + Chiêu thị + Con người + Quá trình dịch vụ + Dịch vụ khách hàng
  • 14. 4 Việc thực hiện một chương trình Marketing hỗn hợp là duy trì sự thích nghi chiến lược giữa các yếu tố bên trong của công ty với những yêu cầu bắt buộc và bất định của thị trường. (Lưu Văn Nghiêm, 2003). 2.1.2. Vai trò của marketing du lịch Du lịch mang lại lợi ích rất lớn về doanh thu và nhiều lợi ích khác cho các đơn vị cung ứng, cho quốc gia. Ngoài lợi ích kinh tế, du lịch mang tính tổng hợp, nên phát triển du lịch có lợi về nhiều mặt chính trị, văn hóa xã hội, ngoại giao. Đặc tính của sản phẩm du lịch khác với sản phẩm hàng hóa là khách hàng thường ở xa sản phẩm, vì vậy marketing du lịch rất cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. 2.1.3. Những vấn đề cơ bản về kế hoạch marketing  Khái niệm kế hoạch marketing Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích môi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản phẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiện những mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán những khoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập ngân sách cho phép thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.  Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp Về phía cấp quản lý, kế hoạch marketing phải phụ thuộc vào các chính sách chung của doanh nghiệp, mọi kế hoạch marketing phải phù hợp với những định hướng chiến lược lớn mà Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã vạch ra. Ngược lại, kế hoạch này cũng cho phép ưu tiên xét đến những điều kiện của môi trường và thị trường. Về phía dưới của cấp quản lý, kế hoạch marketing nhất thiết phải được chuyển thành các chiến thuật, tức là các mệnh lệnh cụ thể và rõ ràng cho cấp dưới khi thực hiện. Tóm lại, kế hoạch marketing giữ vị trí trung gian giữa các lựa chọn chính sách chung của doanh nghiệp và các chiến thuật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần thực hiện hằng ngày.
  • 15. 5  Phương pháp lập kế hoạch Marketing Theo phương pháp lập kế hoạch Marketing của Philip Kotler, 2003 bao gồm các bước : Bước I: Hiện trạng Marketing là trình bày những số liệu cơ bản có liên quan về thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối. Bước II: Phân tích cơ hội, mối đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu. Xác định những cơ hội, mối đe dọa, những điểm mạnh, điểm yếu và những vấn đề đang đặt ra cho sản phẩm. Bước III: Mục tiêu là xác định các chỉ tiêu kế hoạch muốn đạt được về khối lượng tiêu thụ, thị phần và lợi nhuận. Bước IV: Chiến lược Marketing là trình bày phương thức marketing tổng quát sẽ sử dụng để đạt được những mục tiêu của kế hoạch. Bước V: Chương trình hành động là trả lời các câu hỏi: Phải làm gì? Ai sẽ làm? Chi Phí hết bao nhiêu? Bước VI: Dự kiến kết quả: Dự báo các kết quả tài chính mong đợi ở kế hoạch đó. Bước VII: Kiểm tra: Nêu rõ cách thức theo dõi thực hiện kế hoạch 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu  Thu thập số liệu thứ cấp: + Phân tích môi trường bên trong công ty thông qua các số liệu ở phòng tài chính - kế hoạch, phòng hành chánh – nhân sự, tổ tiếp tân của khách sạn. + Phân tích môi trường bên ngoài thông qua các số liệu ở Sở Thương mại – Du lịch, trên internet, sách báo.  Thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi: + Phương pháp chọn mẫu được áp dụng trong đề tài này là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện tức phỏng vấn viên tự do chọn khách du lịch nội địa tại các điểm du lịch ở Vĩnh Long (khu du lịch Vinh Sang, Sáu Giáo, Tám Hổ, khu du lịch Trường An…) để phỏng vấn. + Xác định cỡ mẫu: Đề tài thuộc dạng nghiên cứu mô tả nên cỡ mẫu tối thiểu có thể chấp nhận là 10% tổng thể. Theo số liệu của Sở Thương mại – Du lịch Vĩnh Long, lượng khách du lịch nội địa đến và lưu trú tại Vĩnh Long trong
  • 16. 6 năm 2008 là 370.000 lượt khách. Do cuộc phỏng vấn tiến hành trong khoảng 1 tháng nên tổng số mẫu cần phỏng vấn là 370.000/12 x 10% = 3.083 mẫu. Tuy nhiên, do điều kiện và năng lực còn hạn chế nên tôi chỉ tiến hành phỏng vấn với cỡ mẫu được xác định là 40 mẫu. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu  Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét 1 chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này dùng để đánh giá tình hình hoạt động của khách sạn qua các năm. Có 2 phương pháp so sánh:  Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.  Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hoặc thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.  Phương pháp phân tích cấu trúc dòng cầu: dùng để dự báo lượng cầu sử dụng khách sạn của khách du lịch nội địa tại Vĩnh Long trong năm 2008. Công thức: D = T x I Trong đó: T: là xu hướng dòng cầu I: là hệ số thời vụ D: Lượng nhu cầu dự báo trong tương lai  Xác định xu hướng dòng cầu (T): Để dự báo, chúng ta có thể chỉ ra đường thẳng xu hướng dòng cầu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, đường thẳng này có dạng: T = Yc = aX + b Các hệ số a, b được tính như sau: n  XY   X  Y  X 2  Y   X  XY a = n  X 2   X 2 ; b = n  X 2   X 2 Trong đó: X: Thứ tự thời gian trong dãy số (từ 1 trở lên) Y: Số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ n: Số lượng các số liệu có được trong quá khứ
  • 17. 7 Yc: Lượng nhu cầu dự báo trong tương lai  Xác định hệ số thời vụ của dòng cầu (I) Trong đó : I = yi yo I: Chỉ số thời vụ yi : Số bình quân của các tháng cùng tên yo   yi n : Số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số  Xử lý số liệu sơ cấp: Dùng phần mềm Excel để xác định tần suất các ý kiến thu được. 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của dịch vụ trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của dịch vụ. Mặt mạnh (Strengths) Mặt yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO Thách thức (Threats) Chiến lược kết hợp ST Chiến lược kết hợp WT Hình 1: Mô hình SWOT Các bước lập ma trận SWOT: - Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của công ty - Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty - Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty - Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty Trong đó: - Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu
  • 18. 8 hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường thì tổ chức sẽ theo
  • 19. 9 đuổi chiến lược WO, ST, hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. - Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. - Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi những ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài. - Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những mối đe doạ của môi trường bên ngoài.
  • 20. 10 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN TỪ 2005-2007 3.1. GIỚI THIỆU 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Du lịch Trường An Tên tiếng Việt của công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Trường An. Tên tiếng Anh: Truong An Tourist Corporation. Tên giao dịch: Truongantourist. Tên viết tắt: TAT. Địa chỉ: Số 29, quốc lộ 1A, ấp Tân Thuận An, xã tân Ngãi, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 070.822630 – 070.815241. Fax: 070.815240. Email: truongantourist@hcm.vnn.vn. Tiền thân của Công ty Cổ phần Du lịch Trường An là khu cây cảnh do Công ty cây cảnh Thị xã Vĩnh Long quản lý. Năm 1988, được sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Cửu Long, Công ty Du lịch Cửu Long tiến hành đầu tư xây dựng thành lập khu khách sạn quốc tế 300 giường với các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn khách sạn 2 sao (theo tiêu chuẩn do Tổng cụ Du lịch Việt Nam quy định). Năm 1990, Công ty du lịch Cửu Long đã đưa khu khách sạn này vào hoạt động với tên gọi là Khu du lịch Trường An – là đơn vị trực thuộc của Công ty du lịch Cửu Long (hiện nay là Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long). Đến năm 1997, do nhu cầu phục vụ các Chuyên gia xây dựng dự án cầu Mỹ Thuận, Công ty Du lịch Cửu Long đã chủ động mời gọi và hợp tác đầu tư vớiTổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 và ông Nguyễn Văn Hào (Việt kiều Úc) thành lập Công ty Liên doanh Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Du lịch Trường An vào ngày 10/03/1998. Tháng 12/1998 Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 xin rút vốn; đến tháng 1/2001 được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên, Công ty kêu
  • 21. 11 gọi CB.CNV trong Công ty Liên doanh TNHH Du Lịch Trường An góp vốn đầu tư để tiến tới chuyển đổi cổ phần sau này. Tháng 11/2003 UBND tỉnh quyết định chuyển vốn của Công ty Du lịch Cửu Long tại công ty liên doanh thành vốn nhà nước. Tháng 8/2004 Công ty có thêm thành viên góp vốn mới là CB.CNV Bưu điện tỉnh Trà Vinh. Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của UBND tỉnh Vĩnh Long, Công ty Liên doanh TNHH Du lịch Trường An đã tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyển đổi thành công ty cổ phần nhằm đa dạng hóa về sở hữu tạo ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển. Đến 28/03/2006 Công ty Cổ phần Du lịch Trường An chính thức đựợc thành lập và hoạt động cho đến ngày nay. 3.1.2. Các dịch vụ do Công ty Cổ phần Du lịch Trường An đang cung cấp Công ty Cổ phần Du lịch Trường An với chức năng là một Công ty hoạt động trên lĩnh vực du lịch và dịch vụ; Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực như: + Khách sạn Trường An gồm 40 biệt thự với 70 phòng đầy đủ các trang thiết bị, tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế - được Tổng cục Du lịch xếp loại 2 sao.Đặc biệt trong đó có 30 biệt thự được thiết kế theo phong cách Úc, kiến trúc kết hợp hài hòa, duyên dáng giữa sự tiện nghi hiện đại và cảnh trí thiên nhiên hữu tình của sông nước Nam Bộ. + Dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: karaoke, xông hơi, xoa bóp,…. + Nhà hàng Trường An với 2 nhà hàng - mỗi nhà hàng 500 khách – chuyên phục vụ các món ăn Âu - Á và đặc sản Nam Bộ, tổ chức tiệc cưới hỏi, liên hoan, sinh nhật, họp mặt khách hàng…. đặc biệt các tiệc buffet, tiệc Barbecue. + Khu giải khát Hải Yến: phục vụ từ 6 giờ đến 22 giờ mỗi ngày với đầy đủ các thức uống như: thức uống đóng chai, sinh tố, cafe, dừa….. Đặc biệt, khu giải khát này nằm cặp sông Tiền thoáng mát và từ đây có thể ngắm cầu Mỹ Thuận. + Kinh doanh lữ hành: tổ chức các tour du lịch sinh thái miệt vườn ở các xã cù lao ở Vĩnh Long, tổ chức các tour du lịch trong nước, khai thác điểm mạnhcủa khu du lịch để đón các đoàn về sinh hoạt dã ngoại. + Vận chuyển du lịch: dịch vụ cho thuê đò đi tham quan các điểm du lịch tại cù lao An Bình – Vĩnh Long như khu du lịch An Bình, Vinh Sang, Ngọc Lý, Lò
  • 22. 12 Gốm Cửu Long và các điểm du lịch lân cận như Chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang, lò Cốm kẹo Cửu Long. + Kinh doanh các dịch vụ như: tổ chức hội chợ triển lãm, hội thảo, hội nghị và các dịch vụ vui chơi giải trí của khu du lịch. + Dịch vụ: hồ bơi, sân tennis, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông…. chuyên phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn và ngoài khách sạn nếu có nhu cầu. 3.1.3. Định hướng phát triển của công ty Không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển các hoạt động kinh doanh chính của công ty như đã nêu trên. Ngoài ra, còn có kế hoạch cung cấp thêm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách như: quán bar, công viên nước vào năm 2009. Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, tiếp thị trên Internet và nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú về loại hình du lịch để thu hút khách đến Vĩnh Long nói chung và Trường An nói riêng ngày càng đông hơn. Không ngừng khai thác thị trường khách nội địa trong và ngoài tỉnh. Tăng cường công tác quản lý tài chính, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí, quản lý chặt chẽ công nợ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố con người là hết sức quan trọng vì nó góp phần làm cho du khách hài lòng và ủng hộ công ty để công ty luôn tồn tại và phát triển. Cho nên công ty luôn luôn chú trọng đến nguồn nhân lực thông qua việc phát huy nguồn nhân lực, lấy hợp tác làm đòn bẩy phát triển thông qua việc: không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty nhằm nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh doanh của công ty. 3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2005-2007 Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, công ty cổ phần du lịch Trường An nói chung và khách sạn Trường An nói riêng đã thu được những kết quả đáng kể như sau:
  • 23. Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRƯỜNG AN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Lượng (1.000đ) Tỷ lệ % Lượng (1.000đ) Tỷ lệ % Lượng (1.000đ) Tỷ lệ % Lượng (1.000đ) Tỷ lệ (%) Lượng (1.000đ) Tỷ lệ (%) I. Tổng doanh thu 7.548.000 100 10.383.000 100 11.994.000 100 2.835.000 37,56 1.611.000 15,52 1. Doanh thu của khách sạn 800.000 10,60 880.000 8,48 968.000 8,07 80.000 10,00 88.000 10,00 2. Doanh thu của dịch vụ khác 6.748.000 89,40 9.503.000 91,52 11.026.000 91,93 2.755.000 40,83 1.523.000 16,03 II. Tổng chi phí 5.964.929 100 7.182.179 100 7.839.372 100 1.217.250 20,41 657.193 9,15 1. Chi phí của khách sạn 665.820 11,16 694.458 9,67 738.360 9,42 28.638 4,30 43.902 6,32 2. Chi phí của dịch vụ khác 5.299.109 88,84 6.487.721 90,33 7.101.012 90,58 1.188.612 22,43 613.291 9,45 III. Lợi nhuận sau thuế 789.913 100 2.128.975 100 2.923.740 100 1.339.062 169,52 794.765 37,33 1. Lợi nhuận của khách sạn 134.180 17,02 185.542 8,72 229.640 7,85 51.362 38,28 44.098 23,77 2. Lợi nhuận của dịch vụ khác 655.733 83,01 1.943.433 91,28 2.694.100 92,15 1.287.700 196,38 750.667 38,63 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch. 12
  • 24. 13 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 – 2007 (bảng 1) ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Tổng doanh thu năm 2006 tăng 37,56% so với năm 2005 và tổng doanh thu năm 2007 tăng 15,52% so với năm 2006. Bên cạnh đó, chi phí cũng tăng nhưng phù hợp với việc doanh thu tăng như: Tổng chi phí năm 2006 tăng 20,41% so với năm 2005và tổng năm 2007 chi phí tăng 9,15% so với năm 2006. Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có xu hướng tăng dần qua các năm như: Năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng 169,52% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 37,33% so với năm 2006. Năm 2006, tổng doanh thu tăng mạnh là do sau khi chuyển từ Công ty Liên doanh sang Công ty Cổ phần đã thu hút được vốn đầu tư nhiều hơn và hiệu quả lãnh đạo của những người mới cao nên hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ngoài ra,do năm 2005 công ty mới chính thức hoạt động bên dịch vụ lữ hành như: du lịch lửa trại, dã ngoại và tour với giá thấp cho CB.CNV và học sinh – sinh viên…. Nhưng đến năm 2006 hoạt động kinh doanh lữ hành mới được hoàn thiện thông qua việc cải tạo các chương trình tour và thêm một số tour khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm tour du lịch của công ty. Vì vậy, doanh thu của hoạt động lữ hành năm 2006 tăng mạnh góp phần làm tổng doanh thu của công ty tăng mạnh và doanh thu của khách sạn tăng theo do lượng khách mà dịch vụ lữ hành mang đến cho khách sạn. Doanh thu của khách sạn tăng đều qua các năm, năm sau tăng 10% so với năm trước. Tuy nhiên, doanh thu của khách sạn so với tổng doanh thu của công ty thì giảm như: năm 2005 doanh thu của khách sạn chiếm 10,60% tổng doanh thu năm 2006 chỉ chiếm 8,48% tổng doanh thu và năm 2007 giảm còn 8,07% tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do doanh thu của hoạt động lữ hành tăng mạnh góp phần đẩy tổng doanh thu tăng mạnh, đồng thời đã mang đến cho khách sạn một lượng khách đáng kể làm doanh thu của khách sạn tăng lên. Doanh thu của khách sạn tăng là do lượng khách đến lưu trú tại khách sạn tăng nhưng lượng khách này không phải do khách sạn tự tìm cho mình mà chủ yếu là do hoạt động lữ hành mang đến cho khách sạn. Điều này chothấy công tác chiêu thị của khách sạn chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, ban lãnh đạo cần phải chú trọng đến hoạt động marketing cho khách sạn nhiều hơn để
  • 25. 14 chủ động trong việc tìm nguồn khách cho khách sạn chứ không nên chỉ phụ thuộc vào hoạt động lữ hành của công ty. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và khách sạn Trường An nói riêng đang trên đà phát triển. Đây cũng là tiền đề và nền tảng cho công ty phát triển hơn nữa trong những năm sau này. Hay nói cách khác tình hình tài chính của công ty khá tốt, đủ khả năng để đầu tư nâng cấp, cải thiện các dịch vụ do công ty cung cấp. Tuy nhiên, khách sạn cần có các biệnpháp chiêu thị hiệu quả hơn nữa để có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng cho mình để đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn trong các năm sau này và góp phần nâng cao tổng doanh thu của công ty hơn nữa. 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban  Sơ đồ cơ cấu tổ chức (hình 2 trang16). Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy Công ty Cổ phần Du lịch Trường An thực hiện mô hình tổ chức trực tuyến chức năng. Theo cách tổ chức này thì có nhiều ưu điểm trong quản lý và hoạt động như: - Các quyết định được ra tập trung xuyên qua các chức năng. - Việc nhóm các hoạt động chuyên môn hóa theo chức năng cho phép sử dụng và phát huy hiệu quả các tài năng chuyên môn và quản lý. - Khi những người cùng chuyên môn được bố trí cùng một bộ phận nó sẽ tạo ra sự hợp tác và cộng hưởng trong từng chức năng. - Xác định rõ ràng đường dẫn sự nghiệp cho phép dễ dàng tuyển dụng và duy trì các chức năng chuyên môn trong tổ chức. Bên cạnh đó mô hình này còn có nhược điểm như: Tách biệt chức năng giữa người chuẩn bị quyết định và người ra quyết định. Khó khăn trong mối quanhệ giữa thừa hành và tham mưu. Chứa đựng nguy cơ không gắn bó chặt chẽ với trách nhiệm của công việc.
  • 26. Hìn u tổ chức Công y Cổ phần Du l : Sơ đồ cơ c rường An GIẢI KHÁT KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG PHÒNG TÀI CHÁNH - KẾ HOẠCH TỔ KỸ THUẬT TỔ HOA h 2 KIỂNG ấ KHỐI t DỊCH VỤ ịch T 15 TT DỊCH VỤ & LỄ HỘI PHÒNG HÀNH CHÁNH – NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔ BẢO VỆ PHÒNG ĐIỀU HÀNH
  • 27. 16  Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: - Tổng Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện mối quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và là ngườiquyết định tổ chức bộ máy quản lý và phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty. - Phó tổng giám đốc: Là người giúp cho Tổng Giám đốc về mặt tổ chức, điều phối nhân sự, quản lý nhân sự và quản lý hành chính. Tham gia tổ chứccông tác đối nội và đối ngoại của Công ty. - Phòng hành chính – nhân sự: phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty thực hiện chức năng hành chính, các quyết định điều hành quản lý nhằm chỉ đạo vận hành cơ cấu nội bộ công ty một cách có hiệu quả nhất. - Phòng tài chính - kế hoạch: tổ chức thực hiện các công việc tài chính, kế toán của công ty theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng các chiến lược cho công ty, lập kế hoạch hằng năm, phân bổ và quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu giao cho các đơn vị kinh doanh. - Trung tâm dịch vụ và lễ hội có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:  Thiết kế sản phẩm mới, nghiên cứu tìm biện pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long; cải tiến, hoàn thiện sản phẩm truyền thống; đa dạng hóa các tour của công ty.  Tổ chức các lễ hội hàng năm với quy mô cấp vùng như: Hội chợ thương mại Xuân; Lễ hội tết Nguyên đán…Tổ chức các buổi dã ngoại, các chương trình về nguồn, hội nghị, hội thảo cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.  Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về chất lượng hoạt động kinh doanh của mình. - Khách sạn – nhà hàng có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:  Chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trước Ban lãnh đạo Công ty. Kiểm soát và điều hành chặt chẽ các chi phí và doanh thu.  Bảo đảm và duy trì chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ do bộ phận mình chịu trách nhiệm quản lý. Và tăng cường phát triển các loại sản phẩm.  Có kế hoạch khai thác và phát triển tiềm năng của tổ. Nhận xét:
  • 28. 17 - Các bộ phận trong công ty hoạt động kinh doanh độc lập với nhau có tính chuyên môn hóa cao tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. - Các bộ phận được phân công nhiệm vụ rõ ràng và có chức năng riêng biệt nên họ hiểu rõ được nhu cầu của mình để đề ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn, đạt kết quả cao hơn. - Công ty chưa có bộ phận nào chịu trách nhiệm về marketing chung cho tất cả các dịch vụ mà chủ yếu là do phòng Tài chính - Kế hoạch đưa ra kế hoạch dài hạn cho toàn công ty, các bộ phận tự đề ra kế hoạch ngắn hạn và thực hiện. - Tại khách sạn chưa có bộ phận tiếp thị và bán hàng nên công tác marketing đạt hiệu quả thấp. 3.3.2. Kết cấu và trình độ nhân sự Do công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ nên có sự biến động nhân sự theo thời vụ. Tuy nhiên, chỉ có sự thay đổi nhiều về lượng lao động phổ thông còn các cấp bậc khác thì không thay đổi nhiều. Theo kế hoạch nhân sự của công ty năm 2008, tổng số nhân viên lao động có hợp đồng từ 1 năm trở lên là 66 nhân viên và có 8 nhân viên là hợp đồng thời vụ vào các mùa cao điểm. Trong đó, nhân viên của khách sạn chiếm 39,5% tổng số nhân viên của công ty và cũng có sự thay đổi nhân sự theo thời vụ nhưng không nhiều vì mùa cao điểm khách sạn chỉ thuê thêm 2 nhân viên để đáp ứng nhu cầu phục vụ của khách sạn. Về trình độ nhân sự của Công ty, nhân viên có trình độ đại học chiếm 33,3% cơ cấu; trình độ cao đẳng chiếm 1,5% cơ cấu; trình độ trung cấp chiếm 10,6% cơ cấu; công nhân kỹ thuật chiếm 15,2% cơ cấu và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao 39,4% cơ cấu nhân sự của công ty. Tuy nhiên, về nhân sự công ty luôn đảm bảo về chất lượng và số lựợng để hoạt động trong mọi thời điểm dù là cao điểm hay thấp điểm. Các cấp lãnh đạo của công ty đều có trình độđại học và kinh nghiệm lâu năm. Về trình độ nhân sự của khách sạn, nhân viên có trình độ đại học chiếm 9,1% cơ cấu; trình độ cao đẳng chiếm 1,5% cơ cấu; trình độ trung cấp chiếm 4,6% cơ cấu; và nhiều nhất là lao động phổ thông chiếm 18,2% cơ cấu nhân sự của công ty. Đồng thời, lượng lao động của khách sạn cũng có sự thay đổi vào mùa cao điểm nhưng không lớn 25% tổng số lao động hợp đồng thời vụ. Điều
  • 29. 18 này cho thấy nhân sự của khách sạn ổn định cả về chất lượng và số lượng trong mọi thời điểm dù là cao hay thấp điểm. Đặc biệt, cấp lãnh đạo khách sạn đều có trình độ đại học đã giúp cho khách sạn có thể hoạt động tốt do có các chính sách phát triển kịp thời khi có sự thay đổi. Trong kinh doanh dịch vụ - du lịch thì chất lượng nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng các dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Lực lượng trực tiếp giao tiếp với khách hàng là nhân viên của tổ tiếp tân và tổ buồng phòng khi dọn dẹp phòng. Hiện nay, lực lượng nhân viên của 2 tổ này gồm 8 người, đều đã được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ tiếp tân và buồng phòng, hằng năm đều dự các lớp để nâng cao nghiệp vụ. Hiện tại, Khách sạn đang chú trọng đến việc giáo dục thái độ của nhân viên với khách hàng, làm cho khách hàng thoải mái là yếu tố quan trọng hằng đầu. Chính vì vậy mà Khách sạn luôn tạo điều kiện cho nhân viên của mình tham gia lớp về kỹ năng giao tiếp cho các đối tượng từ cấp lãnh đạo đến lực lượng tiếp tân, lực lượng buồng phòng. Có thể nói hiện tại nguồn nhân lực của khách sạn đang được đào tạo rất tốt vềnghiệp vụ, có thái độ phục vụ khách ân cần, nhiệt tình. Những yếu tố của các nhân viên tiếp tân giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: cách nói chuyện, thái độ, ánh mắt, nụ cười, trang phục, thái độ sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Qua thực tế quan sát tại tổ tiếp tân thì thấy rằng các nhân viên có thái độ rất tốt với khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ kháchhàng khi gặp các vấn đề về dịch vụ. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên phục vụ của khách sạn không có đồng phục đồng nhất điều này đã làm giảm đi phần nào tính chuyên nghiệp trong phục vụ của nhân viên, góp phần làm giảm chất lượng của khách sạn. Đồng thời, khả năng giao tiếp với khách quốc tế của nhân viên phục vụ không được tốt (chỉ có 1 nhân viên tiếp tân có khả năng giao tiếp lưu loát) đã làm giảm đi sự hài lòng của khách quốc tế về chất lượng phục vụ của khách sạn.
  • 30. Bảng 2: PHÂN TÍCH NHÂN SỰ THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Chỉ tiêu Hợp đồng từ 1 năm trở lên Hợp đồng thời vụ Khối VP Khách sạn TTDV-LH Tổng cộng Khối VP Khách sạn TTDV-LH Tổng cộng SL (N) % SL (N) % SL (N) % SL (N) % SL (N) % SL (N) % SL (N) % SL (N) % Đại học 8 12,1 6 9,1 8 12,1 22 33,3 0 0 0 0 0 0 0 0 Cao đẳng 0 0 1 1,5 0 0 1 1,5 0 0 0 0 0 0 0 0 Trung cấp 2 3,0 3 4,6 2 3,0 7 10,6 0 0 0 0 0 0 0 0 Công nhân kỹ thuật 0 0 4 6,1 6 9,1 10 15,2 0 0 0 0 0 0 0 0 Lao động phổ thông 0 0 12 18,2 14 21,2 26 39,4 0 0 2 25 6 75 8 100 Tổng cộng 10 15,1 26 39,5 30 45,4 66 100 0 0 2 25 6 75 8 100 Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự Ghi chú: VP: văn phòng; TTDV-LH: trung tâm dịch vụ và lễ hội SL: số lượng; N: người 19
  • 31. 20 Tóm lại, trình độ nhân viên của công ty nói chung và khách sạn nói riêng là khá tốt, hầu hết đều đã được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ nhân viên phục vụ của khách sạn nhiệt tình trong công việc, ân cần giúp đỡ khách khi khách có nhu cầu, thân thiện với mọi người và phục vụ một cách chuyên nghiệp. Nhưng khách sạn cũng nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề trang phục của nhân viên để tạo nên nét riêng biệt trong phục vụ, có các chính sách khuyến khích nhân viên nâng cao khả năng giao tiếp với khách quốc tế để tăng chất lượng phục vụ khách quốc tế. Bên cạnh đó, khối quản lý đa số đều có trình độ đại học điều này giúp khách sạn có thể ứng phó với những sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Đồng thời có thể đề ra các kế hoạch đúng đắn phù hợp với năng lực của mình trước sự biến động của thị trường. 3.3.3. Các chính sách đối với nhân viên Để đáp ứng nhu cầu nhân sự có chất lượng Công ty Cổ phần Du lịch Trường An không chỉ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ mà còn gửi đi đào tạo nghiệp vụ hằng năm tại trường nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu, các lớp nghiệp vụ tạithành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn, được đào tạo tốt. Ngoài ra, công ty cổ phần du lịch Trường An cùng Ban chấp hành công đoàn cơ sở chăm lo tốt đến đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, cụ thể như: Tổ chức các ngày lễ 8/3, Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung Thu, Tết Cổ truyền và các ngày nghỉ lễ theo qui định của Nhà nước. Công ty cũng có các chế độ cho nhân sự như: Bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép theo các qui định hiện hành của Luật Lao động Việt Nam và công tác lao động phòng cháy chữa cháy,… Công ty có các biện pháp khen thưởng, kỉ luật áp dụng cho từng bộ phận, có những qui định chung do công ty đặt ra như tác phong làm việc, giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi,… Đối với việc hiếu hỷ, tang gia, sinh nhật,…Công ty Cổ phần Du lịch Trường An cũng đã xây dựng được một số chính sách nhằm chia sẻ cùng các nhân viên, tạo mối quan hệ thân thiện để nhân viên có thể xem khách sạn TrườngAn như ngôi nhà thứ hai của mình.
  • 32. 21 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN Đây là phần rất quan trọng giúp cho chúng ta đánh giá được thực trạng marketing của khách sạn Trường An. Từ đây, chúng ta biết được các điểm mạnh yếu trong hoạt động marketing của khách sạn để làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch tiếp thị năm 2008 khả thi. 3.4.1. Tình hình sản phẩm Khách sạn Trường An đạt chuẩn 2 sao được xây dựng theo lối kiến trúc Úc là chủ yếu. Các phòng được xây dựng riêng biệt như những tòa biệt thự tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh. Bao gồm có 40 biệt thự riêng biệt nhau và có hệthống đường nội bộ rất thuận tiện trong việc đi lại giữa các biệt thự.  Tình hình tiêu thụ của Khách sạn: Phân tích tình hình tiêu thụ của khách sạn cho chúng ta biết được chu kỳ biến động doanh thu của khách sạn trong năm: tháng nào là tháng có doanh thu cao, tháng nào là tháng sẽ có doanh thu thấp. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc sắp xếp, điều chỉnh, bố trí nhân sự để có thể phục vụ một cách tốt trong những tháng cao điểm, cũng là cơ sở để nghiên cứu các biện pháp marketing điều tiết lượng khách, doanh thu giữa các tháng, cũng là cơ sở để xây dựng các mục tiêu và xây dựng các chiến lược marketing phù hợp. Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2007 doanh thu của khách sạn như sau: Nguồn: được vẽ từ bảng 12 phần phụ lục Hình 3: Tình hình tiêu thụ của Khách sạn 2006-2007
  • 33. 22 Qua hình 3 cho ta thấy: - Doanh thu của khách sạn tăng giảm không đều qua các tháng. Do đó, nếu chỉ quan sát ở một năm thì thấy doanh thu của khách sạn biến động thất thường. Tuy nhiên, sự biến động này theo chu kỳ: Vào tháng 1, 2, 3 doanh thu của khách sạn là rất thấp, sau đó tăng dần lên và đạt đỉnh điểm là vào tháng 8, sau đó lại giảm dần và giảm mạnh vào tháng 11, 12. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do lượng khách đến lưu trú tại khách sạn thay đổi qua các tháng. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hè nên có nhiều khách du lịch đến Vĩnh Long tham quan và lưu trú hơn các tháng khác trong năm. Đồng thời, vào các tháng này công ty thực hiện được nhiều tour du lịch, tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị nhều hơn nên lượng khách đến lưu trú tại khách sạn tăng thêm và thời gian lưutrú được kéo dài thêm làm cho doanh thu tăng lên. Nhưng thời gian lưu trú củadu khách tại khách sạn trung bình là 1,1 ngày; số ngày lưu trú của khách thấp bởihầu hết các du khách đến đây lưu trú là để tiêp tục đi các tỉnh khác ở ĐBSCL. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công suất phòng của khách sạn thấp. - Tuy doanh thu có biến động nhưng nhìn chung doanh thu của các tháng năm 2007 đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2006. Điều này cho thấy tổng doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 tức năm 2007 khách sạn kinh doanh có hiệu quả hơn, thu hút được nhiều khách du lịch đến lưu trú hơn nhưng chưa kéo dài được thời gian lưu trú của khách. Lượng khách tăng thêm này chủ yếu là do hoạt động lữ hành của công ty mang lại cho khách sạn chứ khách sạn chưa chủ động trong việc thu hút khách đến lưu trú. Chính vì vậy, khách sạn cần phải có kế hoạch điều chỉnh nhân sự cho phù hợp vào các tháng cao điểm và đề ra kế hoạch tiếp thị sao cho phù hợp nhằm điều chỉnh doanh thu các tháng trong năm.  Tình hình công suất sử dụng phòng của khách sạn: Để đưa ra kế hoạch marketing phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng cần phải biết được công suất sử dụng phòng của khách sạn như thế nào. Đây cũng là cơ sở để đề ra các kế hoạch điều chỉnh, bố trí nhân sự nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ trong mọi thời điểm dù là cao hay thấp điểm.
  • 34. 23 Nguồn: vẽ từ bảng 15 phần phụ lục Hình 4: Công suất sử dụng phòng của Khách sạn 2006-2007 Nhìn vào hình 4 ta thấy công suất sử dụng phòng tăng giảm không đều qua các tháng cũng như các năm, công suất phòng năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm cho công suất phòng tăng là khả năng cung cấp phòng của khách sạn năm sau thấp hơn năm trước do cơ sở vật chất xuống cấp và lượng khách năm sau tăng so với năm trước. Vào mùa thấp điểm (tháng 1-5 và tháng 10-12) công suất sử dụng phòng chỉ đạt khoảng 20%-25%, vào mùa cao điểm (tháng từ 6 đến tháng 9) công suất phòng đạt khoảng 40-60% và cao nhất là tháng 8 công suất phòng đạt khoảng 70%- 80%. Công suất sử dụng phòng của khách sạn thấp là do lượng khách đến lưu trú thấp so với khả năng khách sạn có thể cung cấp được cho khách hàng. Bởi khách sạn chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách cho mình mà chủyếu dựa vào nguồn khách do hoạt động lữ hành của công ty mang đến cho khách sạn. Tuy lượng khách hằng năm tăng nhưng thời gian lưu trú của khách không tăng nên công suất sử dụng phòng có tăng nhưng thấp. Do đó, khách sạn cần phảicó kế hoạch tiếp thị tốt hơn để kích thích tiêu dùng vào mùa thấp điểm và cố gắng kéo dài mùa cao điểm nhằm nâng công suất sử dụng phòng lên cao hơn nữa, góp phần làm tăng doanh thu của khách sạn nói riêng và công ty nói chung. Tóm lại, doanh thu của khách sạn ngày càng tăng tuy công suất sử dụng phòng của khách sạn còn thấp. Cho nên chúng ta cần phải có kế hoạch chiêu thị phù hợp để thu hút khách đến lưu trú tại khách sạn nhiều hơn và giữ chân khách
  • 35. 24 lâu hơn nhằm nâng cao công suất sử dụng phòng hơn nữa, góp phần tăng doanh thu hơn nữa. Khách sạn không nên chỉ dựa vào nguồn khách do hoạt động lữ hành của công ty mang đến mà phải chủ động hơn trong công tác quảng bá kháchsạn để tăng lượng khách biết và đến lưu trú tại khách sạn.  Uy tín, ấn tượng của khách sạn đối với khách hàng: Khách sạn đã hình thành và hoạt động khá lâu năm, đi đôi với việc luôn cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, cung cách phục vụ chuyên nghiệp đã tạo nên tên tuổi và uy tín cho khách sạn. Theo kết quả phỏng vấn thì đa số khách du lịch nội địa đều biết đến khách sạn Trường An (chiếm 95% tổng khách du lịch nội địa). Trong đó, có 12,5% khách đã từng lưu trú tại khách sạn Trường An; 52,5% khách du lịch đang lưu trútại khách sạn Trường An và 30% du khách không lưu trú tại khách sạn. Với số lượng khách đã đến khách sạn Trường An đều đánh giá tốt chất lượng các dịchvụ do khách sạn cung cấp. Bảng 3: BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN Rất tốt Tốt Tệ Rất tệ Tổng số SL % SL % SL % SL % SL % Chất lượng phục vụ của nhân viên 2 7,69 22 84,62 2 7,69 0 0 26 100 Chất lượng phòng buồng 2 7,69 19 73,08 4 15,39 1 3,85 26 100 Nguồn: Kết quả phỏng vấn Qua bảng ta thấy có 84,62% khách nội địa đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên khách sạn là tốt; 7,69% du khách đánh giá là rất tốt. Còn chất lượng buồng phòng có 73,08% du khách đánh giá là tốt và 15,39% đánh giá là tệ.Điều này cũng cho thấy khách sạn nên quan tâm nhiều hơn về chất lượng cơ sở vật chất buồng phòng để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh hơn nữa và đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch marketing về sản phẩm. Tóm lại, khách sạn Trường An đã tạo được uy tín cho mình trên thị trường khách du lịch nội địa thông qua chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên phục
  • 36. 25 vụ và tạo ấn tượng khá sâu sắc với khách qua cách trang trí buồng phòng, tạo không gian thoáng mát, cung cấp các dịch vụ phong phú, đa dạng. 3.4.2. Tình hình giá cả Khách sạn đã áp dụng hai loại giá phòng (giá theo ngày và giá theo giờ) để cho các khách du lịch muốn lưu trú qua đêm và các khách du lịch muốn nghỉ ngơi khi đi du lịch trong ngày. Bảng 4: BẢNG GIÁ PHÒNG CỦA KHÁCH SẠN TRƯỜNG AN ĐVT: 1.000VND Chỉ tiêu Giá 1ngày Giá 1-3 giờ Giá 3- 6 giờ Khu TA BT Ngọc Thủy 1 giường đôi 130 50 65 2 giường đơn 155 BT Thủy Tiên và Hải Yến 1 giường đôi 160 65 80 2 giường đơn 195 BT Thùy Dương 1 giường đôi 210 2 giường đơn 210 1 đôi + 1 đơn 260 Làng Mỹ thuận Bock A và B Phòng có phòng khách 260 80 95 Phòng hộ gia đình 400 Bock C và D Phòng có phòng khách 260 Phòng đôi 210 Nguồn: Tổ lễ tân Với bảng giá phòng như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong việc lựa chọn phòng để lưu trú. Điều này cũng phần nào góp phần đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong ngày. Theo tôi thì khách sạn nên duy trì hình thức bán phòng theo giờ và theo ngày như hiện nay để tạo sự đa dạng hơn trong việc cung cấp phòng cho khách. 3.4.3. Tình hình phân phối Có rất nhiều kênh để phân phối sản phẩm của khách sạn nhưng Khách sạn Trường An chỉ áp dụng 2 hình thức phân phối là phân phối qua đội ngũ bán trực tiếp và phân phối thông qua sản phẩm tour du lịch trọn gói.
  • 37. 26 - Phân phối qua đội ngũ bán hàng trực tiếp do nhân viên tiếp tân đảm trách. Qua hình thức này thì nhân viên tiếp tân có mối quan hệ mật thiết với tổ buồng phòng để biết tình trạng buồng phòng mà cho khách thuê. Nhưng theo hình thức này thì chỉ phục vụ được nhu cầu những khách lẻ. - Phân phối qua sản phẩm tour du lịch trọn gói: theo hình thức phân phối trên thì không đáp ứng hết nhu cầu lưu trú của khách du lịch nên khách sạn có hình thức phân phối thứ hai này. Với hình thức phân phối này cũng do nhân viên tiếp tân thực hiện, nhân viên tiếp tân có nhiệm vụ gửi các chính sách ưu đãi của khách sạn cũng như chất lượng phục vụ và bảng giá phòng để các công ty lữ hành lựa chọn. Mặt khác, số lượng công ty lữ hành mà khách sạn có phục vụ thấpvà chỉ là các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo hình thức này thì khách sạnbị thụ động trong việc bán phòng nên Công ty Du lịch Trường An cũng có tổ chức các tour du lịch trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch đến lưu trú tại khách sạn. 3.4.4. Tình hình chiêu thị Hiện tại, khách sạn chưa chú trọng nhiều đến công tác chiêu thị cho khách sạn mà chỉ có các chương trình quảng cáo sau: - Chương trình quảng cáo trên internet. - Chương trình quảng cáo trên ti vi. - Chương trình treo băng role. - Chương trình phát brochure. Bảng 5: CHI PHÍ CHIÊU THỊ THỰC HIỆN NĂM 2006-2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Quý Số tiền (1.000đ) Quý Số tiền (1.000đ) Chương trình quảng cáo trên internet I, II, III, IV 36.000 I, II, III, IV 36.000 Chương trình quảng cáo trên ti vi I, II 10.000 I, II 10.000 Chương trình treo băng role I, II, III, IV 2.000 I, II, III, IV 2.000 Chương trình phát brochure II, III 5.000 II, III 5.000 Tổng cộng: 53.000 53.000 Nguồn: Phòng tài chính-Kế hoạch
  • 38. 27 Qua bảng thực hiện chi phí tiếp thị trên ta thấy qua các năm khách sạn chỉ tập trung quảng cáo trên internet, ti vi, băng role, tờ rơi. Các biện pháp chiêu thị này chưa đạt hiệu quả vì nó chỉ làm tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với khách sạn Trường An chứ không thu hút khách hàng đến lưu trú tại khách sạn và giữchân khách được lâu hơn. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần có hình thức quảng cáo, chiêu thị mới để thu hút được du khách đến Vĩnh Long và lưu trú tại khách sạn, và nhằm để nâng cao mức độ nhận biết của người dân về dịch vụ. 3.4.5. Quá trình dịch vụ Hiện tại, khách sạn chỉ có 2 hình thức để đặt mua phòng đó là trực tiếp tại quầy tiếp tân hoặc qua fax. Nhưng dù đăng ký theo hình thức nào thì cũng phải nhận phòng tại quầy tiếp tân. Quy trình nhận và sử dụng phòng của khách hàng như sau: - Khách nhận phòng tại quầy tiếp tân và nhận chìa khóa phòng. - Nhân viên buồng phòng hướng dẫn khách đến phòng của khách. - Khách lưu trú và sử dụng thêm dịch vụ khác hoặc có yêu cầu thêm thì gọi cho tổ tiếp tân để yêu cầu. Nhân viên tiếp tân liên hệ với các bộ phận liên quan để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Trong quá trình lưu trú, nhân viên buồng phòng sẽ dọn dẹp hằng ngày khi khách ra ngoài hoặc khi có yêu cầu. - Khách trả chìa khóa phòng và thanh toán tiền tại tổ tiếp tân. Kết thúc việc sử dụng phòng. - Nhân viên buồng dọn dẹp chuẩn bị cho thuê khi có khách. Quá trình phục vụ của khách sạn đơn giản, không mất nhiều thời gian khi đăng ký mua phòng đã tạo cho khách hàng có sự thoải mái trong lúc giao dịch. Khách hàng có thể mua phòng tại bất cứ thời gian nào vì khách sạn phục vụ 24/24 vào tất cả các ngày trong năm. Quá trình phục vụ của khách sạn Trường An cũng tương đối giống các khách sạn khác tại Vĩnh Long. Khi quan sát thực tế tại khách sạn tôi thấy quầy tiếp tân có sự phối hợp nhịp nhàng với các tổ khác giúp cho việc phục vụ khách có hiệu quả về cả thời gian và chất lượng.
  • 39. 28 3.4.6. Dịch vụ khách hàng Khách sạn Trường An không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú mà còn cung cấp các dịch vụ cộng thêm trong lúc lưu trú là dịch vụ ăn uống tại phòng hoặc nhà hàng, điện thoại, massage, xông hơi… Trong các dịch vụ cộng thêm chỉ có dịch vụ ăn uống tại phòng được đa số khách hàng đóng góp là phục vụ hơi chậm. Nguyên nhân là nhà hàng cách xa các phòng nên tốn nhiều thời gian cho việc vận chuyển. Vì vậy, khách sạn cần phải nghiên cứu các biện pháp để có thể rút ngắn được thời gian phục vụ ăn uống thì sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Tóm lại, qua phân tích thực trạng marketing của khách sạn Trường An tôi thấy khách sạn chưa chú trọng đến công tác quảng bá, chiêu thị để thu hút khách hàng đến với khách sạn mà chủ yếu dựa vào hoạt động lữ hành của công ty. Chính vì vậy, ban lãnh đạo khách sạn nên có các biện pháp tiếp thị hiệu quả hơn để có thể thu hút du khách đến lưu trú và có thể cạnh tranh trên thị trường đầy khốc liệt như hiện nay. Chúng ta có thể xây dựng kế hoạch marketing thông qua việc phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu hiện tại trong hoạt động marketing của khách sạn.  Một số điểm mạnh trong hoạt động marketing của khách sạn: - Là khách sạn duy nhất xây dựng theo dạng các biệt thự, không gian rộng rãi, thoáng mát tạo cảm giác thoải mái cho du khách lưu trú. - Tình hình tiêu thụ phòng tốt. - Có uy tín, ấn tượng tốt đối với khách hàng. - Đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, ân cần sẵn sàng giúp đỡ khách. - Quá trình phục vụ khách đơn giản, nhanh gọn.  Bên cạnh đó, khách sạn cũng có các điểm yếu trong hoạt động marketing như sau: - Khách sạn ở xa nội ô thị xã, các trung tâm mua sắm. - Hệ thống phân phối chưa rộng rãi. - Các biện pháp chiêu thị chưa hiệu quả. - Khả năng giao tiếp của nhân viên với khách quốc tế thấp.
  • 40. 29 3.5. Năng lực cung cấp phòng của khách sạn Khách sạn Trường An đạt chuẩn 2 sao theo tiêu chuẩn xếp sao của Tổng cục Du lịch Việt Nam quy định được xây dựng theo lối kiến trúc Úc là chủ yếu. Các phòng được xây dựng riêng biệt như những tòa biệt thự. Khách sạn Trường An gồm 40 biệt thự với 70 phòng đầy đủ các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn khách sạn 2 sao. Tuy nhiên, do khách sạn đã xây dựng lâu năm nên có nhiều phòng đã xuống cấp. Cho nên, hiện tại Khách sạn chỉ có thể cung cấp được 27 biệt thự với 59 phòng tại cùng một thời điểm, và các biệt thự còn lại thì đang đóng cửa sữa chữa, nâng cấp lại. Toàn bộ khu vực khách sạn được chia làm 2 khu vực: - Khu Trường An gồm 11 biệt thự và được phân làm 4 loại: Biệt thự Thủy Tiên, Biệt thự Ngọc Thủy, Biệt thự Hải Yến, Biệt thự Thùy Dương. - Khu chuyên gia Úc hay còn gọi là Làng Mỹ Thuận gồm 29 biệt thự độclập nhau được xây dựng theo lối kiến trúc Úc. Đây cũng là nơi các chuyên gia tham gia dự án Cầu Mỹ Thuận lưu trú trong thời gian xây dựng Cầu Mỹ Thuận. Tại khách sạn Trường An, mỗi loại biệt thự được xây dựng và trang trí khác nhau tạo sự thoải mái cho du khách và cảm giác hòa mình với thiên nhiên. Đặc biệt, khi ở đây quý khách có cảm giác mình là chủ sở hữu của cái biệt thự đầy đủ tiện nghi và dịch vụ này tại thời gian quý khách lưu trú. Đây là điểm khácbiệt đáng chú ý đến của Khách sạn so với các khách sạn khác tại Vĩnh Long. 3.6. Vị thế của khách sạn trên thị trường Khách sạn Trường An nằm trên Quốc lộ 1A gần cầu Mỹ Thuận. Kháchsạn Trường An là khách sạn duy nhất được xây dựng theo kiểu biệt thự riêng biệtở Vĩnh Long. Trên đường này, cũng có nhiều khách sạn khác như khách sạn 25, Hoàng Hảo (2 sao), Thùy Trang nhưng các khách sạn này hoạt động với quy mô nhỏ, không có cung cấp nhiều dịch vụ và không gian chật hẹp so với khách sạn Trường An. Chính vì vậy, khách sạn Trường An là khách sạn lớn nhất và thu hút khách du lịch nhiều nhất khu vực này. Bên cạnh đó, khách sạn Trường An đều được đa số khách biết đến từ lâu và quay lại ủng hộ nếu đến Vĩnh Long.
  • 41. 30 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG – KHÁCH HÀNG CỦA KHÁCH SẠN 4.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Thị trường mà Khách sạn Trường An hướng đến đó là khách du lịch nội địa, chúng ta cần phải xác định đựơc khoảng trống thị trường để có kế hoạch chiêu thị được tốt hơn. Bảng 6: LƯỢNG KHÁCH ĐẾN VÀ LƯU TRÚ TẠI VĨNH LONG Chỉ tiêu Năm 2005 (TH) Năm 2006 (TH) Năm 2007 (TH) Năm 2008 (KH) So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 SL % SL % SL % Khách nội địa 198.000 260.000 315.000 370.000 62.000 31,31 55.000 21,15 370.000 17,46 Khách quốc tế 85.000 90.000 135.000 160.000 5.000 5,88 45.000 50 160.000 18,52 Tổng cộng: 283.000 350.000 450.000 530.000 67.000 23,67 100.000 28,57 530.000 17,78 Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Vĩnh Long Ghi chú: TH: thực hiện; KH: kế hoạch, SL: số lượng Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng khách du lịch đến Vĩnh Long ngày một tăng lên nên thị trường khách lưu trú là rất lớn. Lượng khách du lịch tăng đều qua các năm và không ngừng tăng thêm. Năm 2006 lượng khách nội địa tăng 31,31% so với năm 2005, năm 2007 tăng 21,15% so với năm 2006 và dự kiến năm 2008 lượng khách nội địa tăng 17,46% so với năm 2007. Lượng khách hằng năm tăng lên là do du lịch Vĩnh Long phát triển với các tuyến điểm du lịch ngày càng hoàn thiện, dịch vụ phong phú hơn. Lượng du khách phát triển với tốc độ thế này thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Long. Trung bình du khách lưu trú tại Vĩnh Long là 1,3 ngày. Ngày khách lưu trú ngắn là do Vĩnh Long chưa có nhiều tour du lịch trong tỉnh hoặc các điểm dulịch không đa dạng và đặc sắc; đa phần là giống nhau nên không thu hút và giữ chân khách được lâu. Chính vì thế để tự tạo ra thị trường lưu trú ngày càng đông
  • 42. 31 hơn thì không những các cơ sở lưu trú phải phục vụ tốt mà phải kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành, ban ngành để tạo ra được nhiều tour du lịch, điểm du lịch đa dạng, phong phú hơn. Nếu thực hiện được tốt điều này thì sẽ tạo ra một thị trường du lịch nói chung và lưu trú nói riêng tại Vĩnh Long ngày càng lớn hơn. Theo số liệu của Sở TM-DL Vĩnh Long, năm 2008 tại địa bàn Vĩnh Long có 49 cơ sở kinh doanh lưu trú với 980 phòng; trung bình 1 phòng có 2 giường.  Xác định khoảng trống thị trường Khả năng phục vụ của các cơ sở kinh doanh lưu trú tại Vĩnh Long: 980* 365ngày = 357.700 ngày khách. Nhu cầu lưu trú của khách nội địa: 370.000*1,3 = 481.000 ngày khách Vậy khoảng trống thị trường là: 481.000 – 357.700 = 123.300 ngày khách. Với khoảng trống thị trường lớn như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú. 4.2. PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG Việc hiểu rõ khách hàng của mình là điều hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp đang họat động trên thị trường ngày nay đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Hiểu rõ khách hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mình là như thế nào để doanh nghiệp có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn phù hợp với nhu cầu của họ. Khách sạn Trường An chủ yếu phục vụ hai nhóm khách hàng chính là khách hàng tiêu dùng hay là nhóm du khách tự tổ chức đi du lịch (khách lẻ) và khách hàng công nghiệp hay là những công ty lữ hành.  Đối với khách hàng tiêu dùng: đa số họ là những người đang đi làm và có nhu cầu đi du lịch để giải trí. Họ là những người trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm của khách sạn. Đa số du khách đều chọn khách sạn dựa trên các tiêu chí sau:
  • 43. 32 Bảng 7: CÁC TIÊU CHÍ CHỌN KHÁCH SẠN CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ % Thuận tiện việc đi lại 24/40 60 Giá thấp 20/40 50 Không gian thoáng mát, yên tĩnh 27/40 67,5 Chất lượng phục vụ tốt 29/40 72,5 Cơ sở vật chất tốt 23/40 57,5 Có nhiều dịch vụ khác hỗ trợ 9/40 22,5 Khác 0 0 Nguồn: kết quả phỏng vấn 40 mẫu. Qua bảng trên thì ta cũng phần nào thấy được tiêu chuẩn và xu hướng chọn khách sạn của khách du lịch nội địa. Tiêu chí chất lượng phục vụ của nhân viên được nhiều du khách quan tâm khi chọn khách sạn để lưu trú (chiếm 72,5% tổng số khách du lịch) sau đó đến không gian thoáng mát, yên tĩnh 67,5%; thuận tiện việc đi lại 60%; cơ sở vật chất tốt 57,5%; và sau cùng họ mới quan tâm đến vấn đề giá cả, các dịch vụ hỗ trợ khác. Các du khách hay đi đến Vĩnh Long vào quý II, III trong năm là nhiều nhất vì đây là những tháng mùa hè có nhiều ngày lễ, tết. Đây cũng là thời điểm cầu du lịch tăng lên cao so với các quý khác trong năm. Theo kết quả phỏng vấn thì hầu hết các du khách tìm kiếm thông tin về các khách sạn, nơi mà họ sẽ đến lưu trú trong thời gian đi du lịch, là thông qua người quen đã từng đi đến đó chiếm 47,5% tổng số du khách và thông qua internet là 25% tổng số du khách. Đa số các du khách đều đặt mua phòng trực tiếp tại khách sạn họ chọn lưu trú (87,5% tổng số du khách). Do các du khách đều là những người đi làm và có thu nhập tương đối cao nên tiêu chí về giá cả khách sạn họ không quan tâm nhiều bằng các tiêu chí khác. Vì vậy về giá không quan trọng đối với họ mà chủ yếu là chất lượng phục vụ vì mục đích của họ đi du lịch là để hưởng thụ. Trong số 40 mẫu phỏng vấn thì 52,5% du khách đang lưu trú tại khách sạn Trường An và 12,5% khách đã lưu trú tại khách sạn Trường An. Trong tổng số người đã và đang lưu trú tại Khách sạn Trường An thì có 73,08% du khách đồng
  • 44. 33 ý quay lại khách sạn để lưu trú khi có dịp đến Vĩnh Long vào các lần sau. Còn 26,92% du khách không quay lại khách sạn là do cơ sở vật chất kém chất lượng chiếm 7,69% còn 19,23% là do ở xa nội ô thị xã.  Đối với khách hàng công nghiệp: đa số là các công ty lữ hành và một số ít là các doanh nghiệp ở ngoài tỉnh. Đây là nhóm khách hàng mua nhưng không trực tiếp sử dụng, những người sử dụng là khách hàng mua tour du lịch của họ. Các công ty lữ hành đăng ký mua phòng tại các khách sạn để góp phần hoàn thành sản phẩm của họ đó là tour du lịch. Đối với những công ty lữ hành thì các tiêu chí họ quan tâm nhiều nhất để chọn lựa khách sạn là thứ hạng của khách sạn (đạt chuẩn bao nhiêu sao); giá cả; các dịch vụ hỗ trợ kèm theo và các chính sách ưu đãi của khách sạn dành cho họ và cuối cùng họ mới quan tâm đến chất lượng phục vụ của nhân viên. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đều chọn các khách sạn có giá tương đối, chất lượng phục vụ tốt và có nhiều chính sách ưu đãi vì có như thế các doanh nghiệp này mới giảm được chi phí, tăng lợi nhuận và phần nào nâng cao được chất lượng tour của doanh nghiệp. Khách sạn nào đáp ứng được các nhu cầu của họ thì họ sẽ có quan hệ hợp tác lâu dài. Các công ty lữ hành thì tổ chức tour quanh năm nhưng tour được thực hiện nhiều vẫn vào quý II, III trong năm nên việc đăng ký đặt phòng nhiều vẫn vào hai quý này. Ngày nay, công nghệ hiện đại nên việc tìm kiếm các khách sạn cũng thuận lợi, dễ dàng hơn nhiều. Đa số các công ty đều tìm thông tin các khách sạn trên internet. Sau đó, họ liên lạc trực tiếp với khách sạn qua điện thoại để biết rõ thêm những chi tiết cụ thể về giá cả, chất lượng phòng, chính sách ưu đãi của khách sạn. Họ xin thông tin về nhiều khách sạn tại nơi họ định đến, lựa chọn và quyết định đặt mua phòng. Các công ty lữ hành thường mua phòng qua Fax. Đối với khách sạn Trường An luôn cung cấp phòng cho các khách hàng công nghiệp với mức giá ưu đãi và có một số chính sách ưu đãi khác cho công ty lữ hành. Chất lượng phục vụ của nhân viên khách sạn với tiêu chí là “khách hàng là thượng đế”. Điều này đã góp phần làm cho du khách của các công ty lữ hành hài lòng với chuyến đi làm nâng cao chất lượng của tour, có nhiều du khách còn
  • 45. 34 tham gia tour lần 2, 3 và nhiều hơn thế nữa. Khách sạn phục vụ du khách tốt làm cho chất lượng sản phẩm của các công ty lữ hành được nâng lên và đôi bên cùng có lợi nhuận và uy tín đối với khách hàng của mình. Khách hàng công nghiệp của khách sạn không chỉ có các công ty lữ hành mà còn có các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhóm khách hàng này thường tự tổ chức cho các nhân viên của mình đi tham quan, cắm trại, dã ngoại tại các điểm du lịch trong những ngày lễ, tết, nhận tổ chức các đợt tập huấn cho các công ty trong và ngoài tỉnh. Phần lớn do công đoàn của các công ty phụ trách việc liên hệ và đăng ký mua phòng của khách sạn. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này cũng có những yêu cầu giống như các công ty lữ hành. 4.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 4.3.1. Môi trường vĩ mô 4.3.1.1. Các yếu tố về kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Long không đều năm 2005 GDP đạt 8,4%; năm 2006 GDP đạt 8,2% và năm 2007 GDP đạt 8,5% năm 2008 ước đạt 8,7%. Thu nhập của người dân cũng ngày càng tăng cao do các chính sách tăng lương, nền kinh tế phát triển. Thu nhập tăng làm đẩy mạnh nhu cầu đi du lịch của người dân và yêu cầu chất lượng cũng tăng lên đáng kể. Sự xuất hiện nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhà đã phần nào góp phần thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng đầu tư. Năm 2008 Cần Thơ đăng cai tổ chức lễ khai mạc năm du lịch quốc gia. Lễ này đã thu hút không ít khách đến Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Vĩnh Long đăng cai tổ chức giải quần vợt ngành Du lịch, giải bóng chuyền trên cát trong hội chợ Nông nghiệp tháng 5 năm 2008. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang xây dựng và hoàn thiện: - Dự án xây cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), nâng cấp sân bay Trà Nóc, cải tạo cụm cảng Cái Cui đã khởi động, khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa du khách đến Vĩnh Long - Cần Thơ nhiều hơn do phát triển giao thông, đồng thời phát triển du lịch với toàn khu vực.
  • 46. 35 - Dự án mở rộng đường quốc lộ từ Vĩnh Long qua Cần Thơ khởi công xây dựng và hoàn thành trong năm 2008 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong giao thông giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. - Sau khi cầu Mỹ Thuận xây dựng xong và đưa vào hoạt động đã thu hút khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long nhiều hơn do đường xá giao thông thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian chờ phà và cảm giác không an toàn khi đi phà. Muốn phát triển du lịch của một tỉnh thì trước tiên giao thông của tỉnh đó phải phát triển. Vì vậy, sự phát triển và hoàn thiện hệ thông giao thông của tỉnh nhà đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển du lịch Vĩnh Long. Các con đường giao thông liên xã tại các cù lao, nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan cũng ngày càng được hoàn thiện. Tóm lại, sự phát triển kinh tế với tốc độ cao, hệ thống giao thông thuận lợi đã kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ nhiều hơn, góp phần làm cho du lịch tỉnh nhà phát triển và thu hút lượng khách đến Vĩnh Long ngày càng đông hơn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khách sạn phát triển. Ngoài ra, thu nhập của người dân tăng cao làm cho nhu cầu đi du lịch của họ tăng lên tạo cơ hội cho các khách sạn phát triển. Đồng thời, đây cũng là thách thức cho các khách sạn vì yêu cầu chất lượng của khách hàng cũng tăng lên, đòi hỏi các khách sạn phải không ngừng nâng cao chất lượng của mình để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. 4.3.1.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật Trong xu thế hội nhập, trước sự bành trướng của nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn lớn của nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động và phát triển tốt hơn, chính phủ đã đưa ra Luật Du lịch. Và Luật này đã được Sở TM – DL Vĩnh Long triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch đến các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Để công tác tuyên truyền, hướng dẫn và quản lý các doanh nghiệp du lịch có hiệu quả, Sở TM – DL đã đưa ra một số quy định trong lĩnh vực du lịch, lưu trú để các cơ sở thực hiện, hoàn thành nghĩa vụ và quyền lợi của mình tốt hơn. Do tại Vĩnh Long khách sạn chỉ chiếm 65% tổng số cơ sở lưu trú của tỉnh (32 cơ
  • 47. 36 sở), còn 35% là các nhà khách, nhà trọ nên việc đưa ra nghị định số 39/2000/NĐ- CP ngày 24/08/2000 của chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch là chưa đủ nên tỉnh đã dưa ra quyết định 2704/2001/QĐ.UB ngày 14/09/2001 của UBND Tình về việc ban hành Quy định Quản lý kinh doanh nhà trọ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Với hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong hệ thống cơ sở lưu trú của Tỉnh Vĩnh Long. Nó đã quy định rất rõ những quyền hạn và quyền lợi mà các doanh nghiệp phải thực hiện và được hưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vì nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trước sự bành trướng của nhiều khách sạn lớn liên doanh với tập doàn nước ngoài. Tình hình chính trị ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng thì ổn định, không xảy ra chiến tranh và các cuộc đảo chính. Chính trị ổn định là điều kiện đầu tiên để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì nơi nào có hòa bình thì nơi đó thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và lưu trú nhiều hơn và lâu hơn. Đa số đi du lịch là nhằm mục đích tham quan và giải trí nên du khách luôn chọn những điểm du lịch an toàn về an ninh chính trị để đến. Chính vì vậy, nền chính trị ổn định phần nào đã tạo sự thu hút du khách đến Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp kinh doanh kách sạn vì lượng khách lưu trú tại Vĩnh Long tăng lên. Sự tồn tại và phát triển của sở TM – DL Vĩnh Long cũng tạo ra không ít điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Với sự quan tâm, chỉ đạo của Sở về các kế hoạch phát triển các cụm điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú, các kế hoạch thu hút vốn đầu tư vào du lịch. Đồng thời, sự ưu tiên phát triển ngành Du lịch – Dịch vụ thành một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà đã làm cho các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đây là điều kiện tốt để tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến và lưu trú lâu hơn tại Vĩnh Long. Hằng năm, Sở TM – DL Vĩnh Long luôn tổ chức các buổi hội nghị về du lịch Vĩnh Long để tổng kết kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đã đạt được và những hạn chế còn mắc phải và đề ra hướng giải quyết và phát triển của mình. Từ đây, Sở TM – DL tổng kết lại và có kế hoạch phát triển toàn ngành du lịch cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, chiến lược của
  • 48. 37 tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Sở cũng cung cấp những tài liệu, số liệu có liên quan đến ngành cho các doanh nghiệp biết và có kế hoạch riêng cho mình để phát triển, hoạt động kinh doanh tốt hơn. 4.3.1.3. Các yếu tố môi trường tự nhiên Vĩnh Long là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Từ lâu, nơi đây được xem là cửa ngỏ, là nhịp cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp Tiền Giang, Tây Bắc giáp Đồng Tháp, Đông giáp Bến Tre, Đông Nam giáp Trà Vinh và phía Nam giáp Thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, thời tiết ở Vĩnh Long ổn định, mưa thuận gió hòa đã tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến Vĩnh Long nhiều hơn tại mọi thời điểm trong năm. Với vị trí như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng của tỉnh. Là một tỉnh giữa vùng sông nước, Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống các cù lao trù phú với những vườn cây trái xanh mướt, trĩu quả…tạo nên một khung cảnh thanh bình êm ả sẽ làm cho những lo lắng đời thường của dukhách tan biến. Ngoài ra, còn có các điểm tham quan nổi tiếng như: Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu di tích lịch sử cáchmạng Cái Ngang, các đình, miếu, lăng,… có tuổi đời hàng trăm năm, là niềm tự hào của người dân Vĩnh Long, là các điểm tham quan khá hấp dẫn đối với du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Vĩnh Long. Vĩnh Long còn hấp dẫn du khách bởi các làng nghề, chợ nổi, đờn ca tài tử… dọc bên bờ sông sông Tiền, sông Cổ Chiên. Các điểm du lịch tại Vĩnh Longkhá đa dạng nhưng nổi tiếng và được đầu tư, khai thác nhiều vẫn là du lịch miệt vườn bởi Vĩnh Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt.  Tóm lại, Vĩnh Long là nơi có vị trí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tuyến điểm du lịch để thu hút du khách đến tham quan và giữ chân khách được lâu hơn. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống các khách sạn phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến và lưu trú tại Vĩnh Long.
  • 49. 38 4.3.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội Kinh tế phát triển làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện hơn. Cuộc sống tốt đẹp làm cho con người có những nhu cầu cao hơn như được đi du lịch, thích được hưởng thụ thành quả lao động của mình. Chính điều này đã thúc đẩy con người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm. Họ thích các chuyến du lịch xa nhà vào các dịp nghỉ tết, lễ… trong vài ngày để tận hưởng những thành quả lao động đạt được trong thời gian vừa qua. Sự phát triển công nghiệp tại các tỉnh thành đã tạo ra một môi trường ngột ngạt làm cho mọi người cảm thấy khó chịu và luôn có xu hướng đi du lịch để giải tỏa các phiền muộn trong công việc, lo toan trong cuộc sống mà họ mắc phải. Điều này đã làm cho người dân có xu hướng đi du lịch miệt vườn nhiều hơn vìnó sẽ giúp cho họ có một tinh thần thoải mái sau những lo toan, phiền muộn của cuộc sống. Chính vì vậy, các du khách luôn tìm đến các điểm du lịch mà họ có thể hòa nhập với thiên nhiên như các điểm du lịch sinh thái miệt vườn tại các cù lao như: cù lao An Bình, Hòa Ninh,…. Ý thức làm du lịch của người dân chưa cao, chưa chú trọng đến an toàn trong vận chuyển khách du lịch làm cho lượng khách quay lại thấp. Bên cạnh, việc đi du lịch giải trí du khách còn quan tâm nhiều hơn về khách sạn mà họ sẽ lưu trú để hiệu quả của chuyến đi được nâng cao hơn nữa. Vìthế mà việc chọn nơi lưu trú của du khách cũng có sự thay đổi lớn. Đa số các du khách đều muốn lưu trú tại các khách sạn thoáng mát, yên tỉnh và đầy đủ các tiệnnghi; những nơi mà có thể tạo ra cảm giác an toàn, thoải mái, ấm cúng như ngôi nhà thứ hai của họ. Du khách không chỉ đến lưu trú đơn thuần mà còn sử dụng các dịch vụ hổ trợ khác kèm theo trong lúc lưu trú như dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…. Đây là thuận lợi lớn cho khách sạn Trường An vì khách sạn được xây dựng và hoạt động theo lối hòa nhập với thiên nhiên; cung cấp nhiều dịch vụ khác tại chỗ. Còn xu hướng khách du lịch quốc tế thì đi du lịch là để tìm hiểu đời sống tinh thần của con người ở miền sông nước Việt Nam nên họ có xu hướng tham gia loại hình du lịch Home-Stay hơn. Đây là một trong các loại hình du lịch tại Vĩnh Long thu hút du khách quốc tế nhiều nhất tại Đồng Bằng sông Cửu Long.