SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 102
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………../……… …./….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ THU TRANG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
MÃ TÀI LIỆU: 80357
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
2
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………../……… …./….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ THU TRANG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 60 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THÀNH LÊ
4
HÀ NỘI, NĂM 2017
5
LỜI CAM ĐOAN
Ngoài sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS.Đặng Thành Lê, luận văn này là sản
phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả. Mọi số liệu,
quan điểm, quan niệm, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được
trích dẫn theo đúng quy định. Vì vậy, tác giả luận văn xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng mình.
Hà Nội, ngày22 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Lê Thị Thu Trang
6
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa
học TS. Đặng Thành Lê đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính sách công công.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, các khoa, ban
và các thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành đề tài luận văn cao học này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Du lịch, Sở Nội vụ thành phố Hải
Phòng, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải đã giúp đỡ em trong việc chuẩn bị, thu
thập tài liệu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người đã hết lòng động viên,
khích lệ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày22 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Lê Thị Thu Trang
7
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8
7. Kết cấu của luận văn 9
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sáchphát triển du lịch bền vững 10
1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 10
1.1.1. Một số khái niệm liên quan 10
1.1.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững 19
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINHTẾ- XÃ HỘI 21
1.3. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 24
1.4. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG 26
1.5. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 27
1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế 27
1.5.2. Kinh nghiệm trong nước 30
1.5.3. Một số bài học có thể vận dụng đối với phát triển du lịch bền
vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 33
Tiểu kết chương 1 35
8
Chương 2: Thực trạng chính sáchphát triển du lịch bền vững tại
Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 36
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG 36
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu 36
2.1.2. Tài nguyên thiên thiên 37
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 39
2.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách phát triển du lịch bền
vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 39
2.2.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch
Cát Bà, thành phố Hải Phòng 39
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
THÔNG QUA PHÂN TÍCH SWOT 41
2.3.1. Điểm mạnh 55
2.3.2. Điểm yếu 57
2.3.3. Cơ hội 69
2.3.4. Thách thức 70
2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu 71
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3:Mộtsố địnhhướngvà giảipháphoànthiệnchínhsách phát
triển dulịch bền vững tạiKhu dulịch CátBà,thành phố HảiPhòng 73
3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ 73
3.2. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG
THỜI GIAN TỚI
74
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỨNG KHU DU
LỊCH CÁT BÀ 75
3.3.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch
Cát Bà cần đặt trong mối quan hệ với Quy hoạch du lịch Cát Bà và các
quy hoạch ngành liên quan theo mục tiêu bền vững 75
3.3.2. Cần nhấn mạnh tới công tác tuyên truyền, quảng bá, các
hoạt động xúc tiến du lịch
79
9
3.3.3. Cần tập trung hơn vào các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường tự nhiên 79
3.3.4. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật 80
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực 82
3.3.6.Tăngcườngliên kết du lịch và phát triển sảnphẩmdu lịch Cát Bà 83
Tiểu kếtchương3 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng của chính
sách điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Do đó, việc xác định được vai
trò của những nhân tố đóng góp cho tăng trưởng là rất cần thiết nhằm giúp
nhà quản lý hoạch định chính sách hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng bền vững
trong dài hạn. Trong cấu thành tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm
đóng góp của nhiều thành phần như vốn, lao động và các ngành dịch vụ. Một
trong những ngành dịch vụ đóng vai trò then chốt phải kể đến là du lịch. Theo
Stefan Franz Schubert (2011) ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng của
quốc gia thông qua nhiều kênh khác nhau. Thứ nhất, du lịch thu hút số lượng
lớn lao động, tạo ra việc làm qua đó sẽ cải thiện thu nhập của người lao động.
Thứ hai, du lịch sẽ kích thích xây dựng mới cơ sở hạ tầng và tăng cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Thứ ba, du lịch là một kênh phổ
biến để khuếch tán kiến thức công nghệ, gia tăng nghiên cứu phát triển và
tích lũy vốn con người. Thứ tư, quốc gia phát triển du lịch sẽ thu về một
10
lượng lớn ngoại tệ, qua đó giảm gánh nặng trong việc thanh toán hàng hóa
nhập khẩu phục vụ trong sản xuất và tiêu dùng [1,11]
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của du
lịch, nhà nước đã ban hành chính sách phát triển du lịch hướng tới phát triển
bền vững. Nhờ vậy, du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Theo Báo cáo
thường niên Travel&Tourism Economic Impact 2016 Viet Nam của Hội đồng
Du lịch và Lữ hành thế giới công bố hồi tháng 3/2016 với mức 6,6% đóng
góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp
trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào
GDP quốc gia. Cụ thể, tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao
gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng
(tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào
GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Với những đóng góp
trên, du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta.
[2,34]
Thành Phố Hải Phòng với nhiều tiềm năng về du lịch cũng đã ban hành
chính sách phát triển du lịch từ rất sớm nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi
thế của thành phố, nhất là về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên nhân văn,
đảm bảo môi trường sinh thái, đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, thu
hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong tổng GDP của thành phố; tạo
việc làm, nâng cao dân trí; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù văn hóa
địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành và toàn dân phát
triển du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trong các điểm du lịch ở Hải Phòng, Cát Bà được coi như viên ngọc
quý, là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Vì vậy, UBND thành phố
Hải Phòng cũng đã xây dựng chính sách phát triển du lịch Cát Bà gắn với du
lịch bền vững. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát
11
Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được cũng thông qua vào năm 2014.
Đây là một cú hích cho du lịch Cát Bà phát triển với mục tiêu đưa Cát Bà trở thành
điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng của đảo
ngọc; trong đó chú trọng đến chất lượng tăng trưởng du lịch, phát triển du lịch quần
đảo Cát Bà trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Hải Phòng và đồng bằng sông Hồng; khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế;
phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng và dịch vụ đặc trưng; ưu tiên phát triển
du lịch cao cấp kết hợp hài hòa với du lịch đại chúng để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của thị trường; bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên; phát triển du lịch gắn liền
với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… Nghị quyết số 16 -NQ/TW
của Ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng cũng xác định “Xây dựng Cát Bà trở thành
một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế”.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách phát triển du lịch bền vững tại Cát
Bà vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn khi triển khai trong thực tế.
Mục tiêu và giải pháp của chính sách này vẫn chưa tạo ra động lực phát triển
du lịch bền vững tại địa phương. Chính vì vậy, là một người con của Cát Bà,
học viên đã lựa chọn hướng nghiên cứu “Chính sách phát triển du lịch bền
vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng” để thực hiện.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Hướng nghiên cứu về du lịch
Du lịch đang là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, có
nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới nội dung phát triển du lịch.
Giáo trình “Kinh tế du lịch”, GS.TS.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh
Hòa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2008 đề cập tới những vấn đề về du
lịch dưới góc độ kinh tế như khái niệm, vai trò, mối quan hệ giữa du lịch và
phát triển kinh tế- xã hội.
12
Cuốn sách “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” của TS.Phạm
Trung Lương (chủ biên), NXB Giáo dục 2000 bên cạnh việc cung cấp những
vấn đề lí luận cơ bản về du lịch đã phân tích, đánh giá thực trạng của du lịch
Việt Nam về điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đặt ra.
Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm
2020” của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch xác định rõ các định hướng
phát triển chủ yếu của du lịch biển trong mối quan hệ với Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam; với các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển;
đảm bảo khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế về du lịch biển gắn
với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và phù hợp với xu thế hội nhập của
Việt Nam với khu vực và quốc tế.
Theo đó, ở Việt Nam, du lịch biển có vai trò đặc thù và vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên
phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc dải ven biển. Mặc dù cho
đến nay, nhiều tiềm năng đặc sắc của du lịch biển, đặc biệt là hệ thống đảo, bao
gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa được đầu tư khai thác một cách
tương xứng, cho dù ở dải ven biển hiện đã có tới 70% các khu, điểm du lịch trong
cả nước, hàng năm thu hút khoảng 48-65% lượng khách du lịch.Thu nhập từ hoạt
động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch Việt Nam. Đồng thời
phát triển du lịch biển là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh phát kinh tế
biển Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của
Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp cơ sở lý luận về du lịch, làm
nền tảng để học viên xây dựng hệ thống lý thuyết về chính sách phát triển du lịch.
2.2. Hướng nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch bền vững
13
Đi sâu phân tích các chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung
và phát triển du lịch bền vững nói riêng có thể kể tới đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở “Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam”
do TS.Hồ Thị Kim Thoa làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch,
2014. Theo đánh giá của nhóm tác giả, xuất phát từ tính chất của ngành du
lịch là một ngành liên ngành, liên vùng và có tính xã hội cao, các chính sách
đối với ngành du lịch vì thế cũng mang tính phức tạp và đa dạng. Các chính
sách phát triển du lịch không chỉ có những chính sách nội bộ trong ngành mà
còn có sự tham gia của nhiều ngành khác có liên quan vì bản thân du lịch
không thể tự phát triển du lịch nếu không có sự tham gia, hỗ trợ của các
ngành khác. Tuy nhiên, các chính sách phát triển du lịch Việt Nam hiện nay
vẫn còn thiếu tính đồng bộ và chưa có hệ thống, chưa có một cái nhìn tổng
thể để có thể nhận thấy được những mặt ưu và nhược điểm của các chính sách
đối với phát triển du lịch hiện nay.
Ngoài ra, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu về chính sách phát
triển bền vững du lịch ở các địa phương như:
- Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đak Lak theo
hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ của học viên Mai Thị Thùy Dung, ĐH Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh 2007;
- Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững, Luận văn thạc
sỹ của học viên Trương Thị Thu, ĐH Đà Nẵng 2011;
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha
Trang- Khánh Hòa, tổ chức tại Nha Trang tháng 1/2013…
- Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái Phú Yên.
Nguyễn Trần Liên Hương, Viện Môi trường và Tài nguyên, 2009.
Các công trình nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển du lịch theo hướng bền vững ở các địa phương khác nhau ở Việt Nam.
2.3. Hướng nghiên cứu về du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà
14
Đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch Hải Phòng, có
thể kể tới một số công trình sau:
- Du lịch Hải Phòng- Thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn
thạc sĩ kinh tế của Phạm Thị Khánh Ngọc, 1999
- Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận
văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trần Ngọc Hương, 2012
- Hướng dẫn du lịch Hải Phòng, Sở Văn hóa- thể thao và du lịch, NXB
Hải Phòng (2015). Cuốn sách khổ nhỏ (10 x 15cm), 124 trang như một cuốn
sổ tay thuận tiện, hữu ích với khách du lịch, giúp họ dễ dàng tra cứu, nhanh
chóng hiểu biết về miền đất, hòa nhập với nhịp sống, phong tục tập quán của
người Hải Phòng.
- Đề tài NCKH cấp Bộ "Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài
nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh", Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch 2004. Theo đó, khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh là một
trong 7 trọng điểm phát triển du lịch của cả nước cần được tập trung đầu tư
phát triển. Đối với trọng điểm này, khu vực Hạ Long - Cát Bà đóng một vai
trò đặc biệt có tính chất là hạt nhân cơ bản và sẽ được ưu tiên quy hoạch phát
triển thành một khu du lịch biển lớn có tầm cỡ quốc tế ở nước ta. Đề tài đã hệ
thống được những tài nguyên du lịch chủ yếu ở khu vực Hải Phòng – Quảng
Ninh cũng như đã tổng quan được hiện trạng phát triển du lịch ở khu vực Hải
Phòng - Quảng Ninh đến thời điểm nghiên cứu (2004), trong đó xác định được
những loại hình du lịch/hoạt động du lịch có khả năng gây những tác động đến
tài nguyên, môi trường du lịch như hoạt động xây dựng phát triển các khu du
lịch; hoạt động tham quan du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên,cảnh quan gắn
với văn hoá, lễ hội ở khu vực vịnh Hạ Long, Cát Bà và Đồ Sơn.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã giúp học viên xây dựng hệ thống
cơ sở lý luận cũng như đánh giá được thực trạng du lịch và du lịch bền vững
15
tại khu du lịch Cát Bà thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, hiện chưa có công
trình nào nghiên cứu đầy đủ chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du
lịch Cát Bà- Hải Phòng.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là nghiên cứu chính sách phát
triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà - thành phố Hải Phòng dựa trên
hệ thống lý luận về chính sách công, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, học viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách công, chính sách phát triển du
lịch bền vững.
- Đánh giá nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch
Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách phát triển du lịch bền vững
tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: đề tài thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá nội dung
chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng từ
năm 2009 cho đến nay.
- Về không gian: nghiên cứu tại thị trấn Cát Bà và các xã: Trân Châu;
Việt Hải; Phù Long; Gia Luận; Hiền Hào; Xuân Đám.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
16
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ đạo là
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau đây:
5.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật
của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hải Phòng liên quan tới đề tài nghiên cứu
là chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà nhằm xây
dựng hệ thống lý thuyết của đề tài.
Ngoài ra, học viên cũng tìm kiếm các bài báo, luận văn, luận án, các bài
viết có liên quan nhằm bổ sung cho hệ thống cơ sở lý luận của đề tài.
5.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học
Nhằm cung cấp các bằng chứng có tính thuyết phục để đánh giá chính
sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, học viên sử dụng
phương pháp điều tra xã hội học để thu thập ý kiến của các bên có liên quan
tới chính sách trong thực tế.
Mẫu nghiên cứu gồm có 200 khách thể, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Du lịch, Sở Nội vụ thành phố Hải
Phòng, UBND huyện Cát Hải;
- Khách du lịch tới Cát Bà;
- Người dân địa phương đang sinh sống tại Khu du lịch Cát Bà.
Tác giả khảo sát dựa trên bảng hỏi được thiết kế phù hợp với nội dung
đánh giá chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà trong thời
gian từ tháng 3 đến tháng 4/2017 (có thể xem bảng hỏi tại Phụ lục 1),
17
- Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được sử dụng triệt để phục
vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý dựa vào
kết quả các cuộc điều tra, các báo cáo của Sở Du lịch thành phố Hải Phòng,
của UBND thành phố Hải Phòng; UBND huyện Cát Hải nhằm gia tăng giá trị
thực tiễn của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài bao gồm chính sách, du lịch,
chính sách phát triển du lịch bền vững với những nội dung cơ bản là khái niệm,
vai trò, mối quan hệ giữa chính sách phát triển du lịch và các chính sách kinh
tế- xã hội …
- Đánh giá được nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành
phố Hải Phòng bao gồm mục tiêu và các giải pháp dựa trên các phương pháp
điều tra có độ tin cậy cao và dựa trên các tài liệu thu thập được.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch
bền vững tại khu du lịch Cát Bà trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn “Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát
Bà, thành phố Hải Phòng” được nghiên cứu thông qua 3 chương (ngoài
phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục):
- Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững.
- Chương 2. Thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu
du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
- Chương 3. Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải
Phòng.
18
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ Ý LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm chính sách phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Chính sách công
Ra đời vào những năm 1950, với cuốn sách Khoa học chính sách: sự phát
triển gần đây về phạm vi và phương pháp (Harold D. Lasswell và Daniel
Lerner), Bài Định hướng chính sách (Harold D. Lasswell) đã đặt nền móng cho
khoa học chính sách. Khoa học chính sách công phát triển nhanh chóng từ giữa
những năm 60 của thế kỷ XX, nổi bật nhất là một loạt công trình của Yehezkel
Dror. Khác với những ngành khoa học xã hội truyền thống, hoạt động nghiên
cứu chính sách công định hướng đề ra những giải pháp cụ thể cho các vấn đề
thực tế. Việc nghiên cứu chính sách công không chỉ hiểu rõ những vấn đề lý
thuyết, mà cao hơn là nhằm vận dụng lý thuyết và bằng chứng thực tiễn để thiết
kế, triển khai và đánh giá chính sách, từ đó cải thiện điều kiện sống của người
dân ở các quốc gia.
Theo James Anderson: "Chính sách là mộtquá trình hành động cómục đích
theo đuổi bởimột hoặc nhiều chủ thểtrong việc giảiquyết cácvấn đềmà họ quan
tâm". Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau:
Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của Chính
phủ, chính sáchcủa chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách
của một tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp…
Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể… có thể đề ra những
chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vị một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp
hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra
cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy, chúng
mang tính chất riêng biệt và được coi là những "chính sách tư", tuy trên thực tế
khái niệm "chính sách tư" hầu như không được sử dụng.
19
Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy
nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là
chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu các chính sách nói chung,
nhưng tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các chính sách công nhằm mục
tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Thomas R. Dye lại đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công,
song định nghĩa này lại được nhiều học giả tán thành. Theo ông, "chính sách
công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm". Ba mặt quan trọng của
định nghĩa này là:
Thứ nhất, không giống như các định nghĩa khác, nó không bàn luận về "mục
tiêu" hay "mục đích" củachínhsách. Cácchínhsáchlàcác chương trình hành động
riêng biệt; việc áp dụng các chính sách không có nghĩa là tất cả những aiđồng tình
với chính sáchsẽcó cùng một mục đíchnhư nhau. Trên thực tế, một số chính sách
ra đời không phải vì sự nhất trí về mục tiêu, mà bởivì nhiều nhóm ngườikhác nhau
đồng tình vớichính sách đó vớinhiều nguyên do khác nhau.
Thứ hai, định nghĩa của Dye thừa nhận rằng, các chính sách phản ánh sự
lựa chọn làm hay không làm. Việc quyết định không làm có thể cũng quan trọng
như việc quyết định làm. Điều này hoàn toàn hợp lý trong trường hợp Chính phủ
ra quyết định không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, một điểm được nhấn mạnh ở đây là các chính sách không chỉ là
những đề xuất của Chính phủ về một vấn đề nào đó, mà cũng là cáiđược thực hiện
trên thực tế. Nói cách khác, định nghĩa của Dye về những cái mà Chính phủ làm
hoặc không làm, chứ không phảilà cái mà họ muốn làm hoặc lập kế hoạch để làm.
Wiliam N. Dunn cho rằng "chính sách công là một kết hợp phức tạp những
sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động,
do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra". Ông dùng thuật
ngữ "sự lựa chọn" – đây là điểm đáng lưu ư để tránh sự nhầm lẫn giữa chính
sách với các khái niệm khác như quyết định hành chính.
20
B. Guy Peter đưa ra định nghĩa: "chính sách công là toàn bộ các hoạt động
của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công
dân". Định nghĩa này khẳng định chủ thể ban hành và thực thi chính sách công
là Nhà nước, đồng thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống
của người dân với tư cách là một cộng đồng.
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:
"chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính
sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể
nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính
chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…". Định nghĩa này
không làm rõ được thực chất của chính sách, chỉ đưa ra một cách hiểu chung
chung là những chuẩn tắc để thực hiện đường lối, nhiệm vụ trong một thời gian
nhất định và trên những lĩnh vực cụ thể. Định nghĩa như vậy không chỉ nói về
chính sách, mà có thể hiểu là bất kỳ một kế hoạch, một hoạt động nào đó.
Cuốn Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công của Học viện Hành
chính Quốc gia, NXB Khoa học và Kĩ thuật 2008 của TS.Nguyễn Hữu Hải (chủ
biên) đã xác định "chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với
các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển"[9,45]. Khái niệm này đã bao quát
được các đặc trưng cơ bản của chính sách công, vừa thể hiện được bản chất của
công cụ chính sách với tư cách là công cụ định hướng của nhà nước.
Tuy có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chính sách công như đã nêu
trên, song điều đó không có nghĩa là chính sách công mang những bản chất khác
nhau. Thực ra, tùy theo quan niệm của mỗi tác giả mà các định nghĩa đưa ra nhấn
mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng khác của chính sách công. Những đặc
trưng này phản ánh chính sách công từ các góc độ khác nhau, song chúng đều
hàm chứa những nét đặc thù thể hiện bản chất của chính sách công, bao gồm:
Một là, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước. Nếu chủ thể ban
hành các "chính sách tư" có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị –
21
xă hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để điều tiết hoạt động
trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó thì chủ thể ban hành
chính sách công chỉ có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vấn đề ở đây
là các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách công,
vừa là chủ thể ban hành "chính sách tư". Sự khác biệt là ở chỗ các "chính sách
tư" do các cơ quan nhà nước ban hành là những chính sách chỉ nhằm giải quyết
những vấn đề thuộc về nội bộ cơ quan đó, không có hiệu lực thi hành bên ngoài
phạm vi cơ quan.
Hai là, các quyết định này là những quyết định hành động, có nghĩa là
chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn. Chính sách công không chỉ thể hiện
dự định của nhà hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó, mà còn bao gồm
những hành vi thực hiện các dự định nói trên. Chính sách công trước hết thể hiện
dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm làm thay đổi hoặc duy trì một
hiện trạng nào đó. Song, nếu chính sách chỉ là những dự định, dù được ghi thành
văn bản thì nó vẫn chưa phải là một chínhsách. Chínhsáchcôngcần phảibao gồm
các hành vithực hiện những dự định nói trên và đưa lại những kết quả thực tế.
Ba là, chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong
đời sống kinh tế – xă hội theo những mục tiêu xác định. Chính sách công là một
quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định. Khác với các loại
công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của Nhà nước là những chương
t nh hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc
điểm của chính sách công là chúng được đề ra và được thực hiện nhằm giải
quyết một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra trong đời sống xã
hội. Chính sách công chỉ xuất hiện trước khi đó đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc
chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết.
Bốn là, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Các
quyết định này có thể bao gồm cả luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả
những tư tưởng của các nhà lãnh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ.
22
Song, chính sách không đồng nghĩa với một đạo luật riêng biệt hay một văn bản
nào đó. Chính sách là một chuỗi hay một loạt các quyết định cùng hướng vào
việc giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ
máy nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài. Một chính sách có
thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp lý cho việc
thực thi, song nó còn bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt
buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển.
Tóm lại, chính sách công là tập hợp các quyết định quản lý do các chủ thể
khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết các vấn đề công
cộng nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.
1.1.1.2. Du lịch
Trước thế kỷ XIX, du lịch là hiện tượng của xã hội, đi du lịch chủ yếu
những người giàu có, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng.
Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu
vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch
cũng không giống nhau.
Khái niệm về du lịch theo quan điểm rộng rãi hiện nay được Hội nghị quốc
tế về thống kê du lịch ở Ottawa - Canada tháng 6 năm 1991 đưa ra: "Du lịch là
hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở
thường xuyên của mình) trong khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy
định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm".
Khái niệm vềdulịch được sửdụngrộngrãihiện nay thườngdựavào sự chuyển
độngcủaconngườitrênmộtkhoảng cáchnơixuất phát và nơiđến, thờigian và mục
đíchchuyếnđi. Vì vậy, thuật ngữ dulịch là chuyển độngcủa conngườiđã được Tổ
chức Du lịch Thế giớivà các nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, chấp thuận . Nhưng điều
này gây ra những khó khăn về thông tin thống kê cho các học giả khi sử dụng để
phát triển cơ sở dữ liệu, mô tả hiện tượng du lịch và phân tích nó.
23
Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm): Du lịch là
tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành
trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du
lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đíchđó
được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ.
Khái niệm về du lịch theo Luật Du lịch năm 2005 quy định "Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng
trong khoảng thời gian nhất định”.
Khái niệm về du lịch bao gồm khái niệm các yếu tố dưới đây:
- Khách du lịch: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch là những người đi du lịch với mục đích là luôn muốn khám phá
thế giới tự nhiên, xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu về tâm lý và tinh thần. Vì vậy,
khách du lịch thường quan tâm sản phẩm du lịch nơi họ đến. Nên vấn đề khai
thác tài nguyên, tổ chức các dịch vụ tại các điểm du lịch là một trong yếu tố
quan trọng để khách du lịch sẽ quyết định đến việc lựa chọn điểm đến và các
hoạt động du lịch trong chuyến đi của họ.
- Hoạt động du lịch: trên cơ sở mục đíchcủakhách du lịch có thể thấy. Hoạt
động du lịch là hoạt động của khách du lịch, của tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch, của cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
Trong hoạt động du lịch các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch là
những nhà kinh doanh họ coi du lịch là một cơ hội lớn để thu lợi bằng việc cung
cấp hàng hoá và dịch vụ mà thịtrường du khách yêu cầu. Chính phủ của các nước,
những nhà chính trị coi hoạt động du lịch là yếu tố thiết yếu đối với nền kinh tế
thông qua các khoản thuế từ chi tiêu của du khách và gắn liền với thu nhập của
người dân. Dân cư tại điểm du lịch là người dân địa phương tạicác điểm du lịch họ
thường coidu lịch như một nhân tố văn hoá và việc làm.
24
Với cách hiểu trên đây cho thấy du lịch là tổng thể những hiện tượng và
những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch,
những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa
phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Bản chất của du lịch là
“ngành kinh tế dịch vụ”. Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn
nhu cầu cho khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch. Du lịch một mặt mang
ý nghĩa thông thường việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi giải trí
mặt khác, du lịch là hoạt động gắn chặt với kết quả kinh tế, sản xuất, tiêu thụ do
chính nó tạo ra.
1.1.1.3. Phát triển bền vững
Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng như trong
các chính sách, chương trình hành động của các quốc gia, vấn đề phát triển
bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn
nhân loại.
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá… Phát
triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội
loài người nói riêng.
Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên
không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu
cầu về một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng
một tài nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
Thuật ngữ "Phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội
dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới
phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và
sự tác động đến môi trường sinh thái học".
25
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát
triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai..." . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển
kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên
hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn
cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự
phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến
khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Theo đó, ba trụ cột
phát triển bền vững được xác định là:
Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là
phát triển nhanh và an toàn, chất lượng;
Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con
người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã
hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức
khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh;
Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.
Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững
Hệ xã hội
Phát triển
26
bền vững
Hệ kinh tế Hệ tự nhiên
Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát
triển bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội 2010
Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế đã
đạt được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững
trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.
Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong
giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan
niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh:
Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những
giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những
yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển.
Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho
mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được
định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các
thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng
27
quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền
vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.
1.1.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững
Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch là một nguyên nhân dẫn đến suy
thoái môi trường ở các vùng du lịch: ô nhiễm khí và nước do xả thải quá khả
năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ
tầng; ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, mất giá đồng tiền, xung đột về lợi
ích xã hội vào mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, xói mòn bản sắc văn hóa
bản địa... Trước những vấn đề tiêu cực đặt ra, Tổ chức du lịch thế giới (WTO)
và các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một giải pháp nhằm bảo đảm sự phát triển
hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Du lịch bền vững ra đời
trong thập kỷ 90 nhằm giải quyết những vấn đề đòi hỏi nêu trên.
Theo World conservation Union 1996, “Du lịch bền vững là việc di
chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi
trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn
hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về
bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia
chủ động về kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương”
Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa: "Du lịch bền vững
là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm
bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Tại Việt Nam, “Du lịch bền vững” là một khái niệm còn khá mới mẻ. Đã
có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trên khía cạnh bền
vững. Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm
phát triển du lịch bền vững, cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong
lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng:
“Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí
các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách
28
du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự
đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn
vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo
vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.
Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải
có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi
trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường.
- Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu
nhập cho địa phương.
- Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì
vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.
Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân”
(International Ecotourism Society, 2004):
Thân thiện môi trường. Du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi
tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh
cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có
lợi cho môi trường.
Gần gũi về xã hội và văn hoá. Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội
hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì
nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên
liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính
quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát,
giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.
Có kinh tế. Nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những
thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng
nhiều bên liên quan khác càng tốt.
29
Chính sách phát triển du lịch bền vững theo tác giả, là hệ thống các
quyết định quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp
ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
1.2.Vị trí, vai trò của chính sách phát triển du lịch bền vững đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội
Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề phức hợp và mang nhiều ý
nghĩa hơn chỉ là một cơ hội tạo thu nhập. Với xu thế tăng dần tỉ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, ngành du lịch
đang ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của các quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
Chính phủ nhiều quốc gia đã xác định chính sách phát triển du lịch bền
vững có vai trò quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế- xã hội, là
động lực phát triển của nhiều nước.
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển du lịch bền
vững sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ nền kinh tế, cụ thể:
- Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập quốc dân. Du lịch là
một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá.
Do vậy công việc phát triển du lịch góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác
phát triển thông qua việc đáp ứng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của
khách du lịch như: phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp
nước…Thu nhập từ du lịch sẽ đóng góp vào việc nâng cao đời sống vật chất
cũng như tinh thần của người dân địa phương thông qua các hoạt động du lịch
góp phần đô thị hoá các địa phương có điểm du lịch.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập
cho một cộng đồng địa phương thông qua cung cấp các sản phẩm du lịch phục
vụ nhu cầu của khách.
30
- Góp phần cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch: Phát triển
du lịch kéo theo các dịch vụ đi kèm góp phần cải thiện về cơ sở hạ tầng và
dịch vụ xã hội cho địa phương như : thông tin liên lạc, y tế, đường giao thông,
các khu vui chơi giải trí…do có các dự án về du lịch kéo theo các dự án khác
đầu tư về cơ sở hạ tầng tới khách du lịch.
- Tạo điều kiện giao lưu văn hoá giữa các vùng, các cộng đồng và quốc
tế. Việc phát triển du lịch tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá của người dân trong
vùng và các địa phương trong cả nước với người nước ngoài thông qua giao
tiếp với khách du lịch. Phát triển du lịch làm rút ngắn khoảng cách về cơ sở
hạ tầng cũng như nhận thức của người dân địa phương. Những tác động về văn
hoá của du lịch làm thay đổi cả hệ thống nhận thức đó là tư cách cá nhân, quan
hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, nghi lễ truyền thống….qua tiếp
xúc trực tiếp hay gián tiếp của người dân địa phương với du khách.
Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách phát triển du
lịch bền vững cũng có thể gặp phải một số vấn đề cần giải quyết:
- Ảnh hưởng tới kết cấu dân số (số lượng, thành phần) theo ngành nghề
do nhu cầu về nhân lực và sức hút thu nhập từ du lịch. Du lịch phát triển sẽ
thu hút một lượng lớn lao động từ các ngành nghề khác đặc biệt là ngành
nông nghiệp khiến cho lực lượng sản xuất lương thực ngày càng giảm đi đáng
kể nhất là khu vực hay vùng có điểm du lịch. Hiện tượng nhập cư của lao
động du lịch, các nhà kinh doanh du lịch từ nơi khác đến và vấn đề di cư của
người dân địa phương trong khu du lịch nhằm giải phóng mặt bằng để xây
dựng cơ sở du lịch cũng gây ra nhiều vấn đề khác nhau như: mâu thuẫn giữa
người dân địa phương với những nhà đầu tư, mâu thuẫn với dân lao động du
lịch nhập cư tìm kiếm việc làm…
- Tạo áp lực lên cơ sở hoạt động du lịch: Do tính mùa vụ của hoạt động
du lịch cho nên vào thời kỳ cao điếm số lượng khách đến cũng như nhu cầu
sinh hoạt của du khách có thể vượt quá mức khả năng đáp ứng về dịch vụ
31
công cộng và cơ sở hạ tầng của người dân địa phương như còn ùn tắc giao
thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, xử lý chất thải vượt quá
khả năng của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch.
- An ninh và trật tự an toàn xã hôi bị đe dọa: Du lịch ngày càng phát
triển càng thu hút đông đảo du khách cả nội địa và quốc tế. Nhiều đối tượng
khách đến cùng đến một điểm hoặc địa phương nên khó kiểm soát được hết
hoạt động của khách. Do vậy các tệ nạn phát sinh do nhu cầu của khách như
nạn mại dâm, cờ bạc, ma tuý và tranh dành khách giữa người dân địa phương.
- Thay đổi phương thức tiêu dùng. Việc phát triển du lịch đã làm tăng
thu nhập cũng như mức sống của người dân địa phương, làm tăng sức mua
đồng thời cũng làm tăng giá cả hàng hoá nguyên liệu và thực phẩm. Điều này
thể hiện rõ nhất ở sự chi tiêu thoải mái của khách du lịch làm giá cả các mặt
hàng trong khu vực bị đẩy lên làm ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng của nơi có
các hoạt động du lịch, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
- Chuẩn mực xã hội bị thay đổi trong một số trường hợp làm suy thoái
văn hoá truyền thống.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền xã hội: Du lịch gắn liền với việc tiếp
xúc giữa người dân địa phương với khách du lịch, do vậy sự thâm nhập của
các dòng khách khác về địa lý chủng tộc sẽ kéo theo nguy cơ lan truyền các
loại bệnh khác nhau (bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh lây truyền qua
đường tình dục..). Ngoài ra ô nhiễm môi trường như rác thải, nước bẩn…sẽ
làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chính sách phát triển du
lịch, ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang
góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn
32
và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm,
nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phát triển du lịch
một cách cực đoan, không quan tâm tới bảo vệ môi trường thì sau một
khoảng thời gian nhất định, tăng trưởng du lịch sẽ không đạt được.
1.3.Nội dung của chính sách phát triển du lịch bền vững
1.3.1. Mục tiêu
Để chính sách phát triển du lịch bền vững đạt được hiệu quả, cần hướng
tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Đảm bảo sự tăng trưởng,
phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch, góp phần tích cực vào
phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Thể hiện ở việc sử
dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai
thác, sử dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho
không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển
du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động
của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đóng
góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những
đóng góp cụ thể cho phát triển văn hóa, đảm bảo sự công bằng trong phát
triển, xóa đói giảm nghèo.
33
Hình 1.2. Tam giác mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Nguồn: Du lịch bền vững,Nguyễn Đình Hòe – Vũ VănHiếu (2001), NXBĐạihọcsư phạm Hà Nội
1.3.2. Giải pháp
Để đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản trên, việc thực hiện chính sách
phát triển du lịch bền vững cần đồng thời kết hợp nhiều giải pháp với nhau.
Trong đó, các giải pháp cần được ưu tiên thực hiện bao gồm:
- Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.
- Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy
thái môi trường, nâng cao chất lượng du lịch.
- Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng.
- Phát triển du lịch lồng ghép với quy hoạch phát triển của địa phương,
quốc gia.
TAM GIÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Phát triểnkinh tế
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
BỀN VỮNG
Bảo vệ tài
nguyên du lịch
Phát triển văn
hóa, thực hiện
công bằng
34
- Đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế địa phương cũng như hạn
chế tối thiểu thiệt hại môi trường.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
- Tăng cường sự trao đổi tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các
chủ thể có liên quan đảm bảo tính lâu dài trong giải quyết các vấn đề liên
quan đến hoạt động du lịch.
- Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong hoạt
động du lịch, nhằm cải thiện các sản phẩm du lịch.
- Phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho du khách một
cách đầy đủ để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên,
xã hội và văn hóa khu du lịch.
- Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm giải quyết có hiệu quả các
vấn đề đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan.
1.4. Các yêu cầu đối với chính sách phát triển du lịch bền vững
Để chính sách phát triển du lịch bền vững đạt được hiệu quả, cần phải
phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hoà các yêu cầu sau:
Thứ nhất, liên quan tới hệ sinh thái. Phát triển du lịch phải chú ý đến
việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây
xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái. Cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều
kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Vì điều kiện của môi trường thay
đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều
kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau.
Thứ hai, về hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra
trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các
phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội
35
thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định
thích hợp của các thị trường du lịch.
Thứ ba, công bằng: Bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu cá nhân, hộ gia
đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người
và thiên nhiên.
Thứ tư, về bản sắc văn hoá: Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống,
các truyền thống văn hoá đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du
lịch phải tăng cường bảo vệ văn hoá thông qua chính sách du lịch văn hoá.
Thứ năm, về cộng đồng: Cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình
du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư kinh
doanh du lịch và các hoạt động khác có liên quan như công nghiệp, thủ công
mỹ, nông nghiệp…
Thứ sáu, cân bằng: Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết, cân đối
và hài hoà giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các
loại hình du lịch liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.
Thứ bảy, phát triển: Khai thác các tiềm năng làm tăng khả năng cải
thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng
không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá huỷ môi trường.
1.5. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chính sách phát triển du lịch bền
vững
1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.5.1.1. Xây dựng mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu
(Ecomost: european Community Models of Sustainable Tourism)
Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban
Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển
được là nhờ du lịch, 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình
trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu
36
xây dựng mô hình du lịch bền vững đã được tiến hành. Theo mô hình
ECOMOST, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là:
- Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát
triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái.
- Bền vững về mặt văn hoá xã hội: Bảo tồn được bản sắc văn hóa xã hội
muốn vậy mọi người quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng.
- Bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài
nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai.
Bốn yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:
- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hoá;
- Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách;
- Không làm gì gây hại cho sinh thái;
- Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm vào thực
hiện các nguyên tắc, phát triển bền vững, đảm bảo thực thi mọi kế hoạch hiệu
quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các
chính sách du lịch.
ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành
tố và sau đó các thành tố được nhận diện và cách đánh giá qua các chỉ thị:
- Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và
bảo tồn bản sắc văn hoá.
- Thành tố du lịch: Thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du
lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở giải trí.
- Thành tố sinh thái: Khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến
môi trường.
- Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch chính sách định
hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm
quyền lực trong quá trình quy hoạch.
37
ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các
hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá
nhân và các tổ chức liên quan.
1.5.1.2. Xây dựng mô hình du lịch bền vững tại Làng HIGASHI,
OKINAWA, Nhật Bản
Làng Higashi, thuộc đảo Okianawa, Nhật Bản có diện tích 82 km2, trong đó
có 73% diện tích là rừng nhiệt đới. Làng Higashi có dân số 1.900 người; ngành
nghề chủ yếu của cư dân địa phương là làm du lịch, nông nghiệp trồng dứa, xoài,
màu lương thực…
Tài nguyên thiên nhiên nổi bật là có 10ha rừng ngập mặn, vườn hoa đỗ quyên
có hơn 5.000 cây và một số loài động vật quý hiếm được coi là tài sản quốc gia
Nhật Bản là: Chim Gallorallus Okinawa thuộc họ Gà nước, Chim Sapheopipo
Noguchii thuộc họ Gõ Kiến, Bọ cánh cứng Cheirotonus Jambar. Mỗi năm, Làng
Higashi đón trung bình khoảng 300.000 khách du lịch.
Hoạt động du lịch của làng gồm:
- Du lịch tham quan ngắm cảnh trong làng;
- Du lịch xanh: Trải nghiệm làm nông nghiệp, nghỉ trọ nhà dân (home stay);
Nội dung chương trình du lịch:
Khách du lịch khi đến làng được đón tiếp tại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến
du lịch của làng để được giới thiệu và kết nối các hoạt động du lịch tại thôn. Khách
du lịch được sẽ được tham gia Lễ nhập Làng do Hiệp hội tổ chức (lễ gặp mặt giới
thiệu giữa người khách du lịch và người dân địa phương nơi khách du lịch đến ở).
Sau lễ đón nhập làng, khách du lịch được các gia đình đón về lưu trú và tham gia
các hoạt động du lịch trải nghiệm tại gia đình. Ngày thứ 2, khách du lịch được đi
tham quan du lịch theo chương trình tour du lịch theo chương trình (thăm quan
rừng ngập mặn, ngắm vườn hoa đỗ quyên, thăm các bãi biển, phong cảnh), các gia
đình có trách nhiệm đưa, đón khách du lịch đi tham quan phong cảnh do Hiệp hội
xúc tiến du lịch của Làng tổ chức chung cho toàn bộ khách du lịch, thăm quan nhà
trưng bày của làng (giống như một viện bảo tàng nhỏ về lịch sử, phong tục tập
38
quán, sinh hoạt của người dân địa phương và tài nguyên du lịch của làng). Những
ngày tiếp theo, khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch xanh, trải nghiệm làm
nông nghiệp như làm đất, thu hoạch nông sản, cho gia súc ăn…Một điểm đáng chú
ý, là khách du lịch khi đến ở trọ tại gia đình được sinh hoạt chung như thành viên
trong gia đình, từ sinh hoạt đến làm việc.
Sau 2 đến 3 ngày hoặc có thể lâu hơn (theo chương trình tua) khách du lịch
được gia đình người dân đưa trở lại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của
Làng để trở về. Sau lễ chia tay và chụp ảnh lưu niệm, khách du lịch được các công
ty Lữ hành đón trở về.
Kinh nghiệm thành công:
- Du lịch cộng đồng do người dân làm chủ;
- Chia sẻ lợi ích hài hòa các công ty du lịch, tổ chức xúc tiến du lịch và người
dân địa phương;
- Du lịch gắn với hoạt động giáo dục môi trường;
1.5.2. Kinh nghiệm trong nước
1.5.2.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững theo hướng
dựa vào cộng đồng ở Hội An, Quảng Nam
Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và chất lượng dựa trên các
giá trị văn hóa và sinh thái hiện có… là hướng phát triển ngành kinh tế du lịch ở
Hội An trong những năm qua..
Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố chủ trương đẩy mạnh du lịch
cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản của
mình. Những năm gần đây, thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu
trú trong dân. Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch
ở các vùng ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều
kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu
tư phát triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người
dân”. Trong năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt
động, nâng tổng số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác
39
quản lý trên lĩnh vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh
hướng không gian phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các
vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm
phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng
bền vững, chất lượng.
1.5.2.2. Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh
Với mục tiêu tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch
để giới thiệu hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với các nước trên thế giới, nhằm
thu hút khách du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư, chính quyền thành phố đã chú
trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội...
Với vị trí nằm ở trung tâm có mạng lưới giao thông đường bộ, hàng không và
đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cầu nối giữa Việt Nam và
quốc tế. Với lịch sử hơn 300 năm tuổi, có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc biệt
là tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Dinh Thống
Nhất, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, di tích lịch sử văn hoá Nhà thờ Đức Bà, Nhà
hát Thành phố và các trung tâm giải trí như Công viên văn hoá Đầm Sen, khu du
lịch Suối Tiên, hệ du lịch sinh thái biển Cần Giờ… Thành phố Hồ Chí Minh là một
trong những địa phương dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch. Những năm 2006 –
2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng bình quân 15% năm, năm
2000 - năm đầu tiên của chương trình hành động quốc gia về du lịch - khách quốc
tế đến thành phố là 1.100.000 lượt đến năm 2006 đã đạt 2.350.000 lượt và năm
2010 đạt 3,1 triệu lượt khách quốc tế, chiếm hơn 60% tổng lượt khách quốc tế đến
Việt Nam. Khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm, ngay cả trong thời kỳ chịu
tác động của suy thoái kinh tế với tỷ lệ từ 20 đến 30%/năm. Doanh thu ngành du
lịch Thành phố tăng bình quân 30%/ năm: năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm
40
2010 đã là 41.000 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp
5,5% GDP của Thành phố.
Lượng du khách đến Thành phố ngày càng tăng càng đặt ra cho ngành du lịch
những cơ hội và thách thức để duy trì và phát triển bền vững. Từ điều kiện cụ thể
của địa phương, những năm qua, theo hướng phát triển du lịch bền vững, Đảng bộ
Thành phố đã chủ trương: “Đưa ngành du lịch thành phố thực sự là một ngành công
nghiệp với sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch
của các nước trong khu vực”, coi du lịch là thế mạnh và là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình số
05-CTr/TU, về “Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2006 -
2010)” đã lập kế hoạch một cách cẩn thận, nhằm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng
chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của Thành phố; liên kết với các tỉnh,
thành xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư cơ
sở hạ tầng và hệ thống khách sạn của Thành phố, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi
thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng
điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực”.
Theo đó, việc tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du
lịch để giới thiệu hình ảnh Thành phố với các nước trên thế giới, nhằm thu hút
khách du lịch tới Thành phố và tìm kiếm cơ hội đầu tư, từ đó tranh thủ vốn của các
nhà đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế Thành phố nói chung cũng như đầu tư
thương mại du lịch nói riêng được quan tâm. Đặc biệt là việc chú trọng phát triển
du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ
gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã
hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị
tài nguyên tự nhiên và nhân văn để vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch,
vừa tạo cơ sở động lực cho sự phát triển kinh tế của Thành phố được thực hiện
đồng bộ.
Trong đó, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đặc
biệt. Bằng nguồn vốn đầu tư của Trung ương cũng như nguồn vốn địa phương,
41
Thành phố đã ưu tiên đầu tư và hoàn thiện các công trình hỗ trợ cho tuyến du lịch
đường Rừng Sác, tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất, xây dựng cầu Phú Mỹ,
đường hầm Thủ Thiêm, xây dựng Công viên Lịch sử Văn hoá các dân tộc... Ngành
du lịch đã đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường, củng cố và cải thiện chất
lượng các sản phẩm du lịch đã có; tiếp tục nâng cao chất lượng các điểm tham quan
có sức thu hút cao như: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, hội trường Thống Nhất,
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà, hệ thống
các chùa… Đồng thời xây dựng các sản phẩm mới và mang tính đặc thù như: Triển
khai đề án khu phố đi bộ ở quận 1 tại đường Đồng Khởi - Nguyễn Huệ; xây dựng
tuyến du lịch tham quan khu phố Đông y quận 5 kết hợp với nhà hàng thực dưỡng.
Chú trọng các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, với khu vực phụ cận và ra
các nước như Campuchia, Thái Lan, Xingapo… Chủ trương phát triển du lịch bền
vững đúng hướng của Đảng bộ Thành phố cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn
ngành đã mang lại kết quả đáng khích lệ cho sự phát triển du lịch của Thành phố
Hồ Chí Minh.
1.5.3. Một số bài học có thể vận dụng đối với phát triển du lịch bền
vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Từ những mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số quốc gia, đã rút ra
một số bài học có thể vận dụng đối với Cát Bà như sau:
- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các chủ thể liên quan.
Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, việc phát triển du lịch góp phần nâng
cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phát triển du lịch bền
vững có nghĩa nó sẽ kéo theo sự phát triển chung về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phát triển du lịch bền vững theo hướng cộng đồng là cách đóng góp vào
phát triển du lịch bền vững ở địa phương các hoạt động như: giao lưu, trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm. Đây là con đường ngắn nhất đưa lý luận vào thực tiễn. Việc tham
gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm
thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng với
sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển
42
du lịch. Họ sẽ là người có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên
du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt
tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bền vững. Hiện nay du
lịch bền vững đang đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản phẩm du lịch
có chất lượng, có khả năng thu hút cao song không làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường thiên nhiên và văn hóa bản địa.
- Đào tạo các hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch bền vững là một trong
những nguyên tắc có tính chất then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch.
Chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người bản địa, vì họ là những
người có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa bản địa và tài
nguyên du lịch, có tâm huyết xây dựng quê hương. Họ sẽ là những người chuyển
tải một cách rõ ràng nhất về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, thông tin du lịch và
văn hóa, tập quán bản địa đến với du khách trong quá trình thực hiện hướng dẫn du
lịch. Diễn giải viên, hướng dẫn viên du lịch được xem là linh hồn của đoàn khách,
sứ giả của doanh nghiệp, của địa phương và đất nước để đón tiếp và phục vụ khách
du lịch, là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong công việc giới thiệu cho khách du
lịch các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống. Do đó, đòi hỏi
người hướng dẫn chuyên môn cao, kiến thức rộng, có trình độ ngoại ngữ và tâm
huyến với nghề, có ý thức cao trong hoạt động bảo vệ môi trường và tuyên truyền
giáo dục bảo vệ môi trường.
Tiểu kết chương 1
Như vậy có thể thấy, cùng với xu hướng giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp,
tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và đặc biệt là của ngành dịch vụ, ở các
quốc gia trên thế giới có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam, du lịch
đang dần chiếm ưu thế. Để phát huy được thế mạnh đó, chính phủ các nước đã và
đang hình thành chính sách phát triển du lịch bền vững với tư cách là một bộ phận
của hệ thống chính sách kinh tế- xã hội. Với việc nghiên cứu vai trò, nội dung, các
yêu cầu của chính sách phát triển du lịch bền vững cũng như kinh nghiệm của một
43
số quốc gia và địa phương liên quan tới chính sách này, luận văn đã tổng quan được
cơ sở lí thuyết liên quan tới chính sách phát triển du lịch bền vững. Đây là tiền đề
để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững
tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
44
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát chung về Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
- Vị trí địa lý, địa hình:
Khu du lịch Cát Bà bao gồm khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, Vườn quốc gia
Cát Bà và quần đảo Long Châu, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Khu
du lịch Cát Bà cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông và cách thủ đô Hà
Nội 150km về phía Đông - Nam. Phía Bắc và phía Đông giáp Vịnh Hạ Long; phía
Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp đảo Cát Hải.
- Địa hình:
Khu du lịch Cát Bà có diện tích là 33.670 ha, bao gồm 13.478 ha đất tự nhiên
và 20.192 ha mặt biển và được bảo vệ bởi Vùng đệm rộng lớn nằm ở phía Tây Bắc
và Tây Nam với diện tích là 13000 ha, bao gồm 3.984 ha đất tự nhiên và 9016 ha
mặt nước. Phần lớn diện tích Khu du lịch Cát Bà là đảo đá vôi. Địa hình đặc trưng
là các vách dốc đứng lởm chởm tai mèo, các đỉnh, chóp của các khối núi đá vôi
hiểm trở với các hang động trong các khối núi đá vôi. Các thung lũng karst hẹp bị
bao quanh bởi dãy núi kéo dài chủ yếu theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Các
tùng, áng khoét sâu vào bờ đảo. Các bãi triều bùn rộng lớn và khá bằng phẳng, trên
bề mặt bãi phát triển rừng ngập mặn tươi tốt. Các bãi cát vỏ vôi sinh vật và mảnh
cành san hô.
Khu du lịch Cát Bà có đặc trưng đa dạng sinh học cao với chức năng là Vườn
quốc gia và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, có nhiều kiểu rừng mưa nhiệt
đới xanh quanh năm (Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, rừng ngập nước ngọt, rừng
ngập mặn), còn có 1045,2 ha rừng nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất của Việt
Nam, với nhiều loài quý hiếm, trong đó Voọc Đầu Trắng là đặc hữu và biểu tượng
của đảo. Vùng triều và biển xung quanh đảo có khu hệ động thực vật phong phú,
45
cạnh ngư trường đánh bắt hải sản lớn.
- Khí hậu:
Khu du lịch Cát Bà thuộc ven bờ Hải Phòng có khí hậu vừa mang đặc điểm
chung của đồng bằng Bắc Bộ, vừa có những đặc điểm vi khí hậu của một đảo đá
vôi ven biển, với đặc điểm cơ bản vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh. Là đảo ven
bờ, khu vực còn chịu sự chi phối của biển dưới tác động của gió biển - đất làm
điều hoà khí hậu, tạo nên mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền.
Chất lượng nước biển Cát Bà thuộc loại tốt. Nhiệt độ nước biển thay đổi trong
khoảng 15oC đến 31oC, oxy hòa tan từ 5,12mg/l - 7,27 mg/l. pH của nước biển biến
đổi trong một khoảng khá hẹp, từ 7,9 đến 8,3. Độ muối dao động từ 19‰ đến 34‰.
Hàm lượng kim loại nặng trong nước nằm trong giới hạn cho phép.
2.1.2. Tài nguyên thiên thiên
Khu du lịch Cát Bà có 388 hòn đảo lớn, nhỏ được bao phủ bởi thực vật nhiệt
đới. Do còn lưu giữ được vẻ hoang sơ hài hòa giữa cảnh quan rừng xanh và biển
xanh như một miền ký ức sống động về lịch sử hình thành và phát triển của trái đất
còn lưu giữ được - Khu du lịch Cát Bà được biết đến với tên gọi thân thương là
“Cát Bà - Đảo Ngọc”.
Khu du lịch Cát Bà là nơi hệ sinh thái đa dạng nổi bật toàn cầu với nhiều hệ
sinh thái (7 hệ sinh thái) như: rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, hang - động, rừng
ngập mặn, bãi triều, hồ nước mặn, động thực vật đáy mềm và các rạn san hô rộng
lớn.
Khu du lịch Cát Bà còn là trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới có giá trị
toàn cầu được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loại. Tiêu biểu là sự có
mặt của 3.860 loài thực vật và động vật trên cạn và dưới biển. Có tới 130 loài được xác
định là các loài quý hiếm, được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có 76
loài nằm trong dach mục quý hiếm của IUCN, 21 loài đặc hữu. Đặc biệt loài Voọc Cát
Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài đặc hữu, hiện nay chỉ còn một quần thể với
63 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà. Voọc Cát Bà cùng với một số loài thực vật và
động vật được IUCN xếp hạng ở cấp cực kỳ nguy cấp.
46
Khu hệ sinh vật biển của Khu du lịch Cát Bà cũng hết sức phong phú. Cho
đến nay, đã phân loại được 177 loài san hô, trong đó có 166 loài san hô cứng (hard
coral) và 11 loài còn lại thuộc các nhóm các bộ san hô bò (Stolonifera), san hô
mềm (Alcyonaria), san hô sừng (Gorgonacea). Bên cạnh đó, vùng biển Cát Bà còn
là nơi sinh sống và phát triển của 196 loài cá biển (marine fish), 102 loài rong biển
(alga), 131 loài động vật phù du (zooplankton), 400 loài thực vật phù du
(Phytoplankton) và 658 loài động vật đáy (zoobenthos).
Khu du lịch Cát Bà có 388 hòn đảo lớn nhỏ, đã hình thành lên các quần thể
vịnh biển đẹp và cảnh quan thơ mộng thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch
đến thăm quan các năm như: vịnh Cát Bà, Vịnh Lan Hạ, Khu vực đảo Long Châu.
Đan giữa các vịnh hình thành lên các bãi tắm tự nhiên. Theo thống kê hiện có 40
bãi tắm (bãi triều cát) lớn nhỏ, trong đó có các bãi tắm đẹp là bãi tắm Cát Cò I, Cát
Cò 2, Cát Cò 3, bãi Cát Dứa, bãi Ba Trái Đào...
Hang động ở Cát Bà mà một dạng sinh cảnh tiêu biểu của địa hình karst. Hơn
thế nữa, hệ thống hang động ở Cát Bà rất độc đáo do nó chứa đựng cả hang trên cạn
và hang dưới biển. Các loài động vật phổ biến ở hang động là dơi, chân bụng và
côn trùng. Đặc biệt, các hang động ở Cát Bà còn là nơi có nhiều di chỉ khảo cổ
quan trọng. Quần đảo Cát Bà cò nhiều hệ thống hang động đẹp, kỳ thú. Là địa điểm
thu hút nhiều du khách đến thăm quan. Hiện nay, có 4 hang, động đang được vào
khai thác du lịch đó là: Động Thiên Long, Hang Đá Hoa, Động Trung, Hang Quân
Y.
Với những giá trị vô cùng quý báu về đa dạng sinh học như trên, Khu du lịch
Cát Bà đã được Chính phủ Việt Nam ra quyết định lập Vườn quốc gia năm 1984;
Khu bảo tồn biển quốc gia năm 2010; Danh lam thắng cảnh - di tích quốc gia đặc
biệt cấp quốc gia năm 2013 và được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới năm 2004. Hiện nay Hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên
Thế giới đã được hoàn thiện trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xem xét gửi đến
UNESCO vào thời điểm thích hợp.
47
2.2. Khái quát về chính sách phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát
Bà, thành phố Hải Phòng
2.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững tại
khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố
Hải Phòng được xây dựng dựa trên các văn bản sau:
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 180/2013/NĐ- CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Du lịch;
- Quyết định số 201/2013//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 27/11/2006 về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
- Quyết định số 1448/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 16/09/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 142/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng
ban hành ngày 17/01/2008 về việc phê duyệt “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
2.2.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch
Cát Bà, thành phố Hải Phòng
2.2.2.1. Mục tiêu
48
- Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà phải trở thành động
lực kinh tế cho phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hải Phòng và vùng
đồng bằng sông Hồng.
- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực du
lịch, tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh
của du lịch Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn,
Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng đồng bằng sông
Hồng và cả nước, khu vực và quốc tế.
- Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc bích” nơi du khách sẽ có những
trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái- cảnh quan toàn cầu; nơi nỗ lực
bảo gồm sẽ được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và những hoạt
động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững mà nòng cốt là du lịch sinh
thái và du lịch cộng đồng.
- Bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên. Phát triển du lịch phải chú
trọng bảo tồn các giá trị mang tầm quốc tế về sinh thái, đa dạng sinh học, về
cảnh quan môi trường, giá trị địa chất cũng như các giá trị di sản văn hóa, lịch
sử cho phát triển du lịch bền vững ở Cát Bà.
2.2.2.2. Các giải pháp
Một là, nâng cao nhận thức về du lịch. Nhận thức đúng về du lịch, đặc
biệt là du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế, gắn với bảo tồn và phát
triển cộng đồng thông qua hoạt động tọa đàm, tập huấn, tham quan học tập,
thông tin sẽ tạo ra sự đồng thuận.
Hai là, giải pháp về quản lý. Cần thành lập các cơ quan chuyên trách
phát triển du lịch tại Cát Bà. Trong đó tổ chức bộ máy quản lý bao gồm:
- Sở Du lịch: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố và
UBND huyện Cát Hải chỉ đạo việc thực hiện chính sách phát triển bền vững
khu lịch Cát Bà.
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về kinh tế du lịch tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đLuận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
Luận văn: Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, 9đ
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
 

Semelhante a Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng

Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...sividocz
 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải Phòng
Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải PhòngMột số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải Phòng
Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải PhòngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952jackjohn45
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...PinkHandmade
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...jackjohn45
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...NuioKila
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Man_Ebook
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Semelhante a Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng (20)

Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYLuận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải Phòng
Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải PhòngMột số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải Phòng
Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải Phòng
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.docTóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hộ...
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
 
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..docLuân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
 

Mais de luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

Mais de luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Último

chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……… …./…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THU TRANG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG MÃ TÀI LIỆU: 80357 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
  • 2. 2
  • 3. 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……… …./…. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THU TRANG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ
  • 5. 5 LỜI CAM ĐOAN Ngoài sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS.Đặng Thành Lê, luận văn này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả. Mọi số liệu, quan điểm, quan niệm, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy định. Vì vậy, tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Hà Nội, ngày22 tháng 6 năm 2017 Tác giả Lê Thị Thu Trang
  • 6. 6 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Đặng Thành Lê đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính sách công công. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, các khoa, ban và các thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận văn cao học này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Du lịch, Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải đã giúp đỡ em trong việc chuẩn bị, thu thập tài liệu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người đã hết lòng động viên, khích lệ em trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày22 tháng 6 năm 2017 Tác giả Lê Thị Thu Trang
  • 7. 7 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8 7. Kết cấu của luận văn 9 Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sáchphát triển du lịch bền vững 10 1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 10 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 10 1.1.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững 19 1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINHTẾ- XÃ HỘI 21 1.3. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 24 1.4. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 26 1.5. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 27 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế 27 1.5.2. Kinh nghiệm trong nước 30 1.5.3. Một số bài học có thể vận dụng đối với phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 33 Tiểu kết chương 1 35
  • 8. 8 Chương 2: Thực trạng chính sáchphát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 36 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 36 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu 36 2.1.2. Tài nguyên thiên thiên 37 2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 39 2.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 39 2.2.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 39 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH SWOT 41 2.3.1. Điểm mạnh 55 2.3.2. Điểm yếu 57 2.3.3. Cơ hội 69 2.3.4. Thách thức 70 2.3.3. Nguyên nhân của điểm yếu 71 Tiểu kết chương 2 72 Chương 3:Mộtsố địnhhướngvà giảipháphoànthiệnchínhsách phát triển dulịch bền vững tạiKhu dulịch CátBà,thành phố HảiPhòng 73 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ 73 3.2. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI 74 3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỨNG KHU DU LỊCH CÁT BÀ 75 3.3.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà cần đặt trong mối quan hệ với Quy hoạch du lịch Cát Bà và các quy hoạch ngành liên quan theo mục tiêu bền vững 75 3.3.2. Cần nhấn mạnh tới công tác tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động xúc tiến du lịch 79
  • 9. 9 3.3.3. Cần tập trung hơn vào các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên 79 3.3.4. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật 80 3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực 82 3.3.6.Tăngcườngliên kết du lịch và phát triển sảnphẩmdu lịch Cát Bà 83 Tiểu kếtchương3 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Do đó, việc xác định được vai trò của những nhân tố đóng góp cho tăng trưởng là rất cần thiết nhằm giúp nhà quản lý hoạch định chính sách hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong cấu thành tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm đóng góp của nhiều thành phần như vốn, lao động và các ngành dịch vụ. Một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò then chốt phải kể đến là du lịch. Theo Stefan Franz Schubert (2011) ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng của quốc gia thông qua nhiều kênh khác nhau. Thứ nhất, du lịch thu hút số lượng lớn lao động, tạo ra việc làm qua đó sẽ cải thiện thu nhập của người lao động. Thứ hai, du lịch sẽ kích thích xây dựng mới cơ sở hạ tầng và tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Thứ ba, du lịch là một kênh phổ biến để khuếch tán kiến thức công nghệ, gia tăng nghiên cứu phát triển và tích lũy vốn con người. Thứ tư, quốc gia phát triển du lịch sẽ thu về một
  • 10. 10 lượng lớn ngoại tệ, qua đó giảm gánh nặng trong việc thanh toán hàng hóa nhập khẩu phục vụ trong sản xuất và tiêu dùng [1,11] Ở Việt Nam, trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của du lịch, nhà nước đã ban hành chính sách phát triển du lịch hướng tới phát triển bền vững. Nhờ vậy, du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Theo Báo cáo thường niên Travel&Tourism Economic Impact 2016 Viet Nam của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới công bố hồi tháng 3/2016 với mức 6,6% đóng góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Cụ thể, tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Với những đóng góp trên, du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta. [2,34] Thành Phố Hải Phòng với nhiều tiềm năng về du lịch cũng đã ban hành chính sách phát triển du lịch từ rất sớm nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, đảm bảo môi trường sinh thái, đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong tổng GDP của thành phố; tạo việc làm, nâng cao dân trí; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù văn hóa địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành và toàn dân phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong các điểm du lịch ở Hải Phòng, Cát Bà được coi như viên ngọc quý, là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Vì vậy, UBND thành phố Hải Phòng cũng đã xây dựng chính sách phát triển du lịch Cát Bà gắn với du lịch bền vững. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát
  • 11. 11 Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được cũng thông qua vào năm 2014. Đây là một cú hích cho du lịch Cát Bà phát triển với mục tiêu đưa Cát Bà trở thành điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng của đảo ngọc; trong đó chú trọng đến chất lượng tăng trưởng du lịch, phát triển du lịch quần đảo Cát Bà trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và đồng bằng sông Hồng; khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế; phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng và dịch vụ đặc trưng; ưu tiên phát triển du lịch cao cấp kết hợp hài hòa với du lịch đại chúng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên; phát triển du lịch gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… Nghị quyết số 16 -NQ/TW của Ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng cũng xác định “Xây dựng Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế”. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn khi triển khai trong thực tế. Mục tiêu và giải pháp của chính sách này vẫn chưa tạo ra động lực phát triển du lịch bền vững tại địa phương. Chính vì vậy, là một người con của Cát Bà, học viên đã lựa chọn hướng nghiên cứu “Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng” để thực hiện. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Hướng nghiên cứu về du lịch Du lịch đang là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới nội dung phát triển du lịch. Giáo trình “Kinh tế du lịch”, GS.TS.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2008 đề cập tới những vấn đề về du lịch dưới góc độ kinh tế như khái niệm, vai trò, mối quan hệ giữa du lịch và phát triển kinh tế- xã hội.
  • 12. 12 Cuốn sách “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” của TS.Phạm Trung Lương (chủ biên), NXB Giáo dục 2000 bên cạnh việc cung cấp những vấn đề lí luận cơ bản về du lịch đã phân tích, đánh giá thực trạng của du lịch Việt Nam về điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đặt ra. Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch xác định rõ các định hướng phát triển chủ yếu của du lịch biển trong mối quan hệ với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; với các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển; đảm bảo khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế về du lịch biển gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và phù hợp với xu thế hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế. Theo đó, ở Việt Nam, du lịch biển có vai trò đặc thù và vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc dải ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng đặc sắc của du lịch biển, đặc biệt là hệ thống đảo, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng, cho dù ở dải ven biển hiện đã có tới 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút khoảng 48-65% lượng khách du lịch.Thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch Việt Nam. Đồng thời phát triển du lịch biển là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh phát kinh tế biển Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp cơ sở lý luận về du lịch, làm nền tảng để học viên xây dựng hệ thống lý thuyết về chính sách phát triển du lịch. 2.2. Hướng nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch bền vững
  • 13. 13 Đi sâu phân tích các chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng có thể kể tới đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam” do TS.Hồ Thị Kim Thoa làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2014. Theo đánh giá của nhóm tác giả, xuất phát từ tính chất của ngành du lịch là một ngành liên ngành, liên vùng và có tính xã hội cao, các chính sách đối với ngành du lịch vì thế cũng mang tính phức tạp và đa dạng. Các chính sách phát triển du lịch không chỉ có những chính sách nội bộ trong ngành mà còn có sự tham gia của nhiều ngành khác có liên quan vì bản thân du lịch không thể tự phát triển du lịch nếu không có sự tham gia, hỗ trợ của các ngành khác. Tuy nhiên, các chính sách phát triển du lịch Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu tính đồng bộ và chưa có hệ thống, chưa có một cái nhìn tổng thể để có thể nhận thấy được những mặt ưu và nhược điểm của các chính sách đối với phát triển du lịch hiện nay. Ngoài ra, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững du lịch ở các địa phương như: - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đak Lak theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ của học viên Mai Thị Thùy Dung, ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 2007; - Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững, Luận văn thạc sỹ của học viên Trương Thị Thu, ĐH Đà Nẵng 2011; - Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang- Khánh Hòa, tổ chức tại Nha Trang tháng 1/2013… - Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái Phú Yên. Nguyễn Trần Liên Hương, Viện Môi trường và Tài nguyên, 2009. Các công trình nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các địa phương khác nhau ở Việt Nam. 2.3. Hướng nghiên cứu về du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà
  • 14. 14 Đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch Hải Phòng, có thể kể tới một số công trình sau: - Du lịch Hải Phòng- Thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phạm Thị Khánh Ngọc, 1999 - Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trần Ngọc Hương, 2012 - Hướng dẫn du lịch Hải Phòng, Sở Văn hóa- thể thao và du lịch, NXB Hải Phòng (2015). Cuốn sách khổ nhỏ (10 x 15cm), 124 trang như một cuốn sổ tay thuận tiện, hữu ích với khách du lịch, giúp họ dễ dàng tra cứu, nhanh chóng hiểu biết về miền đất, hòa nhập với nhịp sống, phong tục tập quán của người Hải Phòng. - Đề tài NCKH cấp Bộ "Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh", Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 2004. Theo đó, khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh là một trong 7 trọng điểm phát triển du lịch của cả nước cần được tập trung đầu tư phát triển. Đối với trọng điểm này, khu vực Hạ Long - Cát Bà đóng một vai trò đặc biệt có tính chất là hạt nhân cơ bản và sẽ được ưu tiên quy hoạch phát triển thành một khu du lịch biển lớn có tầm cỡ quốc tế ở nước ta. Đề tài đã hệ thống được những tài nguyên du lịch chủ yếu ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh cũng như đã tổng quan được hiện trạng phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh đến thời điểm nghiên cứu (2004), trong đó xác định được những loại hình du lịch/hoạt động du lịch có khả năng gây những tác động đến tài nguyên, môi trường du lịch như hoạt động xây dựng phát triển các khu du lịch; hoạt động tham quan du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên,cảnh quan gắn với văn hoá, lễ hội ở khu vực vịnh Hạ Long, Cát Bà và Đồ Sơn. Các công trình nghiên cứu nói trên đã giúp học viên xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cũng như đánh giá được thực trạng du lịch và du lịch bền vững
  • 15. 15 tại khu du lịch Cát Bà thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là nghiên cứu chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà - thành phố Hải Phòng dựa trên hệ thống lý luận về chính sách công, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nói trên, học viên thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách công, chính sách phát triển du lịch bền vững. - Đánh giá nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: đề tài thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng từ năm 2009 cho đến nay. - Về không gian: nghiên cứu tại thị trấn Cát Bà và các xã: Trân Châu; Việt Hải; Phù Long; Gia Luận; Hiền Hào; Xuân Đám. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
  • 16. 16 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: 5.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hải Phòng liên quan tới đề tài nghiên cứu là chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà nhằm xây dựng hệ thống lý thuyết của đề tài. Ngoài ra, học viên cũng tìm kiếm các bài báo, luận văn, luận án, các bài viết có liên quan nhằm bổ sung cho hệ thống cơ sở lý luận của đề tài. 5.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra xã hội học Nhằm cung cấp các bằng chứng có tính thuyết phục để đánh giá chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, học viên sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập ý kiến của các bên có liên quan tới chính sách trong thực tế. Mẫu nghiên cứu gồm có 200 khách thể, bao gồm: - Cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Du lịch, Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng, UBND huyện Cát Hải; - Khách du lịch tới Cát Bà; - Người dân địa phương đang sinh sống tại Khu du lịch Cát Bà. Tác giả khảo sát dựa trên bảng hỏi được thiết kế phù hợp với nội dung đánh giá chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/2017 (có thể xem bảng hỏi tại Phụ lục 1),
  • 17. 17 - Phương pháp thống kê Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được sử dụng triệt để phục vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý dựa vào kết quả các cuộc điều tra, các báo cáo của Sở Du lịch thành phố Hải Phòng, của UBND thành phố Hải Phòng; UBND huyện Cát Hải nhằm gia tăng giá trị thực tiễn của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài bao gồm chính sách, du lịch, chính sách phát triển du lịch bền vững với những nội dung cơ bản là khái niệm, vai trò, mối quan hệ giữa chính sách phát triển du lịch và các chính sách kinh tế- xã hội … - Đánh giá được nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hải Phòng bao gồm mục tiêu và các giải pháp dựa trên các phương pháp điều tra có độ tin cậy cao và dựa trên các tài liệu thu thập được. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn “Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng” được nghiên cứu thông qua 3 chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục): - Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững. - Chương 2. Thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng. - Chương 3. Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
  • 18. 18 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ Ý LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm chính sách phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Chính sách công Ra đời vào những năm 1950, với cuốn sách Khoa học chính sách: sự phát triển gần đây về phạm vi và phương pháp (Harold D. Lasswell và Daniel Lerner), Bài Định hướng chính sách (Harold D. Lasswell) đã đặt nền móng cho khoa học chính sách. Khoa học chính sách công phát triển nhanh chóng từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, nổi bật nhất là một loạt công trình của Yehezkel Dror. Khác với những ngành khoa học xã hội truyền thống, hoạt động nghiên cứu chính sách công định hướng đề ra những giải pháp cụ thể cho các vấn đề thực tế. Việc nghiên cứu chính sách công không chỉ hiểu rõ những vấn đề lý thuyết, mà cao hơn là nhằm vận dụng lý thuyết và bằng chứng thực tiễn để thiết kế, triển khai và đánh giá chính sách, từ đó cải thiện điều kiện sống của người dân ở các quốc gia. Theo James Anderson: "Chính sách là mộtquá trình hành động cómục đích theo đuổi bởimột hoặc nhiều chủ thểtrong việc giảiquyết cácvấn đềmà họ quan tâm". Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau: Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của Chính phủ, chính sáchcủa chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách của một tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp… Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể… có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vị một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội hay đoàn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy, chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những "chính sách tư", tuy trên thực tế khái niệm "chính sách tư" hầu như không được sử dụng.
  • 19. 19 Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu các chính sách nói chung, nhưng tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các chính sách công nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước. Thomas R. Dye lại đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công, song định nghĩa này lại được nhiều học giả tán thành. Theo ông, "chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm". Ba mặt quan trọng của định nghĩa này là: Thứ nhất, không giống như các định nghĩa khác, nó không bàn luận về "mục tiêu" hay "mục đích" củachínhsách. Cácchínhsáchlàcác chương trình hành động riêng biệt; việc áp dụng các chính sách không có nghĩa là tất cả những aiđồng tình với chính sáchsẽcó cùng một mục đíchnhư nhau. Trên thực tế, một số chính sách ra đời không phải vì sự nhất trí về mục tiêu, mà bởivì nhiều nhóm ngườikhác nhau đồng tình vớichính sách đó vớinhiều nguyên do khác nhau. Thứ hai, định nghĩa của Dye thừa nhận rằng, các chính sách phản ánh sự lựa chọn làm hay không làm. Việc quyết định không làm có thể cũng quan trọng như việc quyết định làm. Điều này hoàn toàn hợp lý trong trường hợp Chính phủ ra quyết định không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, một điểm được nhấn mạnh ở đây là các chính sách không chỉ là những đề xuất của Chính phủ về một vấn đề nào đó, mà cũng là cáiđược thực hiện trên thực tế. Nói cách khác, định nghĩa của Dye về những cái mà Chính phủ làm hoặc không làm, chứ không phảilà cái mà họ muốn làm hoặc lập kế hoạch để làm. Wiliam N. Dunn cho rằng "chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra". Ông dùng thuật ngữ "sự lựa chọn" – đây là điểm đáng lưu ư để tránh sự nhầm lẫn giữa chính sách với các khái niệm khác như quyết định hành chính.
  • 20. 20 B. Guy Peter đưa ra định nghĩa: "chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân". Định nghĩa này khẳng định chủ thể ban hành và thực thi chính sách công là Nhà nước, đồng thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng. Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: "chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…". Định nghĩa này không làm rõ được thực chất của chính sách, chỉ đưa ra một cách hiểu chung chung là những chuẩn tắc để thực hiện đường lối, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định và trên những lĩnh vực cụ thể. Định nghĩa như vậy không chỉ nói về chính sách, mà có thể hiểu là bất kỳ một kế hoạch, một hoạt động nào đó. Cuốn Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công của Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Khoa học và Kĩ thuật 2008 của TS.Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) đã xác định "chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển"[9,45]. Khái niệm này đã bao quát được các đặc trưng cơ bản của chính sách công, vừa thể hiện được bản chất của công cụ chính sách với tư cách là công cụ định hướng của nhà nước. Tuy có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chính sách công như đã nêu trên, song điều đó không có nghĩa là chính sách công mang những bản chất khác nhau. Thực ra, tùy theo quan niệm của mỗi tác giả mà các định nghĩa đưa ra nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng khác của chính sách công. Những đặc trưng này phản ánh chính sách công từ các góc độ khác nhau, song chúng đều hàm chứa những nét đặc thù thể hiện bản chất của chính sách công, bao gồm: Một là, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước. Nếu chủ thể ban hành các "chính sách tư" có thể là các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị –
  • 21. 21 xă hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước để điều tiết hoạt động trong phạm vi tổ chức, đoàn thể hay cơ quan riêng biệt đó thì chủ thể ban hành chính sách công chỉ có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vấn đề ở đây là các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách công, vừa là chủ thể ban hành "chính sách tư". Sự khác biệt là ở chỗ các "chính sách tư" do các cơ quan nhà nước ban hành là những chính sách chỉ nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về nội bộ cơ quan đó, không có hiệu lực thi hành bên ngoài phạm vi cơ quan. Hai là, các quyết định này là những quyết định hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn. Chính sách công không chỉ thể hiện dự định của nhà hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện các dự định nói trên. Chính sách công trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm làm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó. Song, nếu chính sách chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản thì nó vẫn chưa phải là một chínhsách. Chínhsáchcôngcần phảibao gồm các hành vithực hiện những dự định nói trên và đưa lại những kết quả thực tế. Ba là, chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xă hội theo những mục tiêu xác định. Chính sách công là một quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định. Khác với các loại công cụ quản lý khác như chiến lược, kế hoạch của Nhà nước là những chương t nh hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc điểm của chính sách công là chúng được đề ra và được thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra trong đời sống xã hội. Chính sách công chỉ xuất hiện trước khi đó đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết. Bốn là, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Các quyết định này có thể bao gồm cả luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả những tư tưởng của các nhà lãnh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ.
  • 22. 22 Song, chính sách không đồng nghĩa với một đạo luật riêng biệt hay một văn bản nào đó. Chính sách là một chuỗi hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài. Một chính sách có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp lý cho việc thực thi, song nó còn bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển. Tóm lại, chính sách công là tập hợp các quyết định quản lý do các chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết các vấn đề công cộng nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. 1.1.1.2. Du lịch Trước thế kỷ XIX, du lịch là hiện tượng của xã hội, đi du lịch chủ yếu những người giàu có, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau. Khái niệm về du lịch theo quan điểm rộng rãi hiện nay được Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa - Canada tháng 6 năm 1991 đưa ra: "Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm". Khái niệm vềdulịch được sửdụngrộngrãihiện nay thườngdựavào sự chuyển độngcủaconngườitrênmộtkhoảng cáchnơixuất phát và nơiđến, thờigian và mục đíchchuyếnđi. Vì vậy, thuật ngữ dulịch là chuyển độngcủa conngườiđã được Tổ chức Du lịch Thế giớivà các nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, chấp thuận . Nhưng điều này gây ra những khó khăn về thông tin thống kê cho các học giả khi sử dụng để phát triển cơ sở dữ liệu, mô tả hiện tượng du lịch và phân tích nó.
  • 23. 23 Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm): Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đíchđó được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ. Khái niệm về du lịch theo Luật Du lịch năm 2005 quy định "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng trong khoảng thời gian nhất định”. Khái niệm về du lịch bao gồm khái niệm các yếu tố dưới đây: - Khách du lịch: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch là những người đi du lịch với mục đích là luôn muốn khám phá thế giới tự nhiên, xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu về tâm lý và tinh thần. Vì vậy, khách du lịch thường quan tâm sản phẩm du lịch nơi họ đến. Nên vấn đề khai thác tài nguyên, tổ chức các dịch vụ tại các điểm du lịch là một trong yếu tố quan trọng để khách du lịch sẽ quyết định đến việc lựa chọn điểm đến và các hoạt động du lịch trong chuyến đi của họ. - Hoạt động du lịch: trên cơ sở mục đíchcủakhách du lịch có thể thấy. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, của cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong hoạt động du lịch các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch là những nhà kinh doanh họ coi du lịch là một cơ hội lớn để thu lợi bằng việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ mà thịtrường du khách yêu cầu. Chính phủ của các nước, những nhà chính trị coi hoạt động du lịch là yếu tố thiết yếu đối với nền kinh tế thông qua các khoản thuế từ chi tiêu của du khách và gắn liền với thu nhập của người dân. Dân cư tại điểm du lịch là người dân địa phương tạicác điểm du lịch họ thường coidu lịch như một nhân tố văn hoá và việc làm.
  • 24. 24 Với cách hiểu trên đây cho thấy du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Bản chất của du lịch là “ngành kinh tế dịch vụ”. Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch. Du lịch một mặt mang ý nghĩa thông thường việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi giải trí mặt khác, du lịch là hoạt động gắn chặt với kết quả kinh tế, sản xuất, tiêu thụ do chính nó tạo ra. 1.1.1.3. Phát triển bền vững Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng như trong các chính sách, chương trình hành động của các quốc gia, vấn đề phát triển bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng. Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa. Thuật ngữ "Phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
  • 25. 25 Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững Hệ xã hội Phát triển
  • 26. 26 bền vững Hệ kinh tế Hệ tự nhiên Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội 2010 Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế đã đạt được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau. Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng
  • 27. 27 quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam. 1.1.2. Chính sách phát triển du lịch bền vững Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch là một nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường ở các vùng du lịch: ô nhiễm khí và nước do xả thải quá khả năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ tầng; ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, mất giá đồng tiền, xung đột về lợi ích xã hội vào mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, xói mòn bản sắc văn hóa bản địa... Trước những vấn đề tiêu cực đặt ra, Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một giải pháp nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Du lịch bền vững ra đời trong thập kỷ 90 nhằm giải quyết những vấn đề đòi hỏi nêu trên. Theo World conservation Union 1996, “Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương” Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Tại Việt Nam, “Du lịch bền vững” là một khái niệm còn khá mới mẻ. Đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trên khía cạnh bền vững. Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách
  • 28. 28 du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội dung chủ yếu sau đây: - Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường. - Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương. - Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm. Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân” (International Ecotourism Society, 2004): Thân thiện môi trường. Du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường. Gần gũi về xã hội và văn hoá. Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. Có kinh tế. Nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt.
  • 29. 29 Chính sách phát triển du lịch bền vững theo tác giả, là hệ thống các quyết định quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. 1.2.Vị trí, vai trò của chính sách phát triển du lịch bền vững đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề phức hợp và mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một cơ hội tạo thu nhập. Với xu thế tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, ngành du lịch đang ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính phủ nhiều quốc gia đã xác định chính sách phát triển du lịch bền vững có vai trò quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế- xã hội, là động lực phát triển của nhiều nước. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển du lịch bền vững sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ nền kinh tế, cụ thể: - Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập quốc dân. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hoá. Do vậy công việc phát triển du lịch góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển thông qua việc đáp ứng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước…Thu nhập từ du lịch sẽ đóng góp vào việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân địa phương thông qua các hoạt động du lịch góp phần đô thị hoá các địa phương có điểm du lịch. - Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một cộng đồng địa phương thông qua cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách.
  • 30. 30 - Góp phần cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch kéo theo các dịch vụ đi kèm góp phần cải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương như : thông tin liên lạc, y tế, đường giao thông, các khu vui chơi giải trí…do có các dự án về du lịch kéo theo các dự án khác đầu tư về cơ sở hạ tầng tới khách du lịch. - Tạo điều kiện giao lưu văn hoá giữa các vùng, các cộng đồng và quốc tế. Việc phát triển du lịch tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá của người dân trong vùng và các địa phương trong cả nước với người nước ngoài thông qua giao tiếp với khách du lịch. Phát triển du lịch làm rút ngắn khoảng cách về cơ sở hạ tầng cũng như nhận thức của người dân địa phương. Những tác động về văn hoá của du lịch làm thay đổi cả hệ thống nhận thức đó là tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, nghi lễ truyền thống….qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp của người dân địa phương với du khách. Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững cũng có thể gặp phải một số vấn đề cần giải quyết: - Ảnh hưởng tới kết cấu dân số (số lượng, thành phần) theo ngành nghề do nhu cầu về nhân lực và sức hút thu nhập từ du lịch. Du lịch phát triển sẽ thu hút một lượng lớn lao động từ các ngành nghề khác đặc biệt là ngành nông nghiệp khiến cho lực lượng sản xuất lương thực ngày càng giảm đi đáng kể nhất là khu vực hay vùng có điểm du lịch. Hiện tượng nhập cư của lao động du lịch, các nhà kinh doanh du lịch từ nơi khác đến và vấn đề di cư của người dân địa phương trong khu du lịch nhằm giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở du lịch cũng gây ra nhiều vấn đề khác nhau như: mâu thuẫn giữa người dân địa phương với những nhà đầu tư, mâu thuẫn với dân lao động du lịch nhập cư tìm kiếm việc làm… - Tạo áp lực lên cơ sở hoạt động du lịch: Do tính mùa vụ của hoạt động du lịch cho nên vào thời kỳ cao điếm số lượng khách đến cũng như nhu cầu sinh hoạt của du khách có thể vượt quá mức khả năng đáp ứng về dịch vụ
  • 31. 31 công cộng và cơ sở hạ tầng của người dân địa phương như còn ùn tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, xử lý chất thải vượt quá khả năng của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch. - An ninh và trật tự an toàn xã hôi bị đe dọa: Du lịch ngày càng phát triển càng thu hút đông đảo du khách cả nội địa và quốc tế. Nhiều đối tượng khách đến cùng đến một điểm hoặc địa phương nên khó kiểm soát được hết hoạt động của khách. Do vậy các tệ nạn phát sinh do nhu cầu của khách như nạn mại dâm, cờ bạc, ma tuý và tranh dành khách giữa người dân địa phương. - Thay đổi phương thức tiêu dùng. Việc phát triển du lịch đã làm tăng thu nhập cũng như mức sống của người dân địa phương, làm tăng sức mua đồng thời cũng làm tăng giá cả hàng hoá nguyên liệu và thực phẩm. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự chi tiêu thoải mái của khách du lịch làm giá cả các mặt hàng trong khu vực bị đẩy lên làm ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng của nơi có các hoạt động du lịch, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. - Chuẩn mực xã hội bị thay đổi trong một số trường hợp làm suy thoái văn hoá truyền thống. - Tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền xã hội: Du lịch gắn liền với việc tiếp xúc giữa người dân địa phương với khách du lịch, do vậy sự thâm nhập của các dòng khách khác về địa lý chủng tộc sẽ kéo theo nguy cơ lan truyền các loại bệnh khác nhau (bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh lây truyền qua đường tình dục..). Ngoài ra ô nhiễm môi trường như rác thải, nước bẩn…sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng địa phương. Ở Việt Nam, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chính sách phát triển du lịch, ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn
  • 32. 32 và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phát triển du lịch một cách cực đoan, không quan tâm tới bảo vệ môi trường thì sau một khoảng thời gian nhất định, tăng trưởng du lịch sẽ không đạt được. 1.3.Nội dung của chính sách phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Mục tiêu Để chính sách phát triển du lịch bền vững đạt được hiệu quả, cần hướng tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau: - Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng. - Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đóng góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Đảm bảo sự bền vững về xã hội: Theo đó sự phát triển du lịch có những đóng góp cụ thể cho phát triển văn hóa, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, xóa đói giảm nghèo.
  • 33. 33 Hình 1.2. Tam giác mục tiêu phát triển du lịch bền vững Nguồn: Du lịch bền vững,Nguyễn Đình Hòe – Vũ VănHiếu (2001), NXBĐạihọcsư phạm Hà Nội 1.3.2. Giải pháp Để đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản trên, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững cần đồng thời kết hợp nhiều giải pháp với nhau. Trong đó, các giải pháp cần được ưu tiên thực hiện bao gồm: - Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững. - Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thái môi trường, nâng cao chất lượng du lịch. - Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng. - Phát triển du lịch lồng ghép với quy hoạch phát triển của địa phương, quốc gia. TAM GIÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Phát triểnkinh tế MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Bảo vệ tài nguyên du lịch Phát triển văn hóa, thực hiện công bằng
  • 34. 34 - Đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế địa phương cũng như hạn chế tối thiểu thiệt hại môi trường. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. - Tăng cường sự trao đổi tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các chủ thể có liên quan đảm bảo tính lâu dài trong giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch. - Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong hoạt động du lịch, nhằm cải thiện các sản phẩm du lịch. - Phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch. - Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan. 1.4. Các yêu cầu đối với chính sách phát triển du lịch bền vững Để chính sách phát triển du lịch bền vững đạt được hiệu quả, cần phải phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hoà các yêu cầu sau: Thứ nhất, liên quan tới hệ sinh thái. Phát triển du lịch phải chú ý đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau. Thứ hai, về hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội
  • 35. 35 thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch. Thứ ba, công bằng: Bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người và thiên nhiên. Thứ tư, về bản sắc văn hoá: Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hoá đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hoá thông qua chính sách du lịch văn hoá. Thứ năm, về cộng đồng: Cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch và các hoạt động khác có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ, nông nghiệp… Thứ sáu, cân bằng: Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết, cân đối và hài hoà giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp. Thứ bảy, phát triển: Khai thác các tiềm năng làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá huỷ môi trường. 1.5. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chính sách phát triển du lịch bền vững 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế 1.5.1.1. Xây dựng mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu (Ecomost: european Community Models of Sustainable Tourism) Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch, 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu
  • 36. 36 xây dựng mô hình du lịch bền vững đã được tiến hành. Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là: - Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái. - Bền vững về mặt văn hoá xã hội: Bảo tồn được bản sắc văn hóa xã hội muốn vậy mọi người quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng. - Bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Bốn yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch: - Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hoá; - Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách; - Không làm gì gây hại cho sinh thái; - Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm vào thực hiện các nguyên tắc, phát triển bền vững, đảm bảo thực thi mọi kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch. ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và cách đánh giá qua các chỉ thị: - Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá. - Thành tố du lịch: Thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở giải trí. - Thành tố sinh thái: Khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường. - Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lực trong quá trình quy hoạch.
  • 37. 37 ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và các tổ chức liên quan. 1.5.1.2. Xây dựng mô hình du lịch bền vững tại Làng HIGASHI, OKINAWA, Nhật Bản Làng Higashi, thuộc đảo Okianawa, Nhật Bản có diện tích 82 km2, trong đó có 73% diện tích là rừng nhiệt đới. Làng Higashi có dân số 1.900 người; ngành nghề chủ yếu của cư dân địa phương là làm du lịch, nông nghiệp trồng dứa, xoài, màu lương thực… Tài nguyên thiên nhiên nổi bật là có 10ha rừng ngập mặn, vườn hoa đỗ quyên có hơn 5.000 cây và một số loài động vật quý hiếm được coi là tài sản quốc gia Nhật Bản là: Chim Gallorallus Okinawa thuộc họ Gà nước, Chim Sapheopipo Noguchii thuộc họ Gõ Kiến, Bọ cánh cứng Cheirotonus Jambar. Mỗi năm, Làng Higashi đón trung bình khoảng 300.000 khách du lịch. Hoạt động du lịch của làng gồm: - Du lịch tham quan ngắm cảnh trong làng; - Du lịch xanh: Trải nghiệm làm nông nghiệp, nghỉ trọ nhà dân (home stay); Nội dung chương trình du lịch: Khách du lịch khi đến làng được đón tiếp tại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của làng để được giới thiệu và kết nối các hoạt động du lịch tại thôn. Khách du lịch được sẽ được tham gia Lễ nhập Làng do Hiệp hội tổ chức (lễ gặp mặt giới thiệu giữa người khách du lịch và người dân địa phương nơi khách du lịch đến ở). Sau lễ đón nhập làng, khách du lịch được các gia đình đón về lưu trú và tham gia các hoạt động du lịch trải nghiệm tại gia đình. Ngày thứ 2, khách du lịch được đi tham quan du lịch theo chương trình tour du lịch theo chương trình (thăm quan rừng ngập mặn, ngắm vườn hoa đỗ quyên, thăm các bãi biển, phong cảnh), các gia đình có trách nhiệm đưa, đón khách du lịch đi tham quan phong cảnh do Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng tổ chức chung cho toàn bộ khách du lịch, thăm quan nhà trưng bày của làng (giống như một viện bảo tàng nhỏ về lịch sử, phong tục tập
  • 38. 38 quán, sinh hoạt của người dân địa phương và tài nguyên du lịch của làng). Những ngày tiếp theo, khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch xanh, trải nghiệm làm nông nghiệp như làm đất, thu hoạch nông sản, cho gia súc ăn…Một điểm đáng chú ý, là khách du lịch khi đến ở trọ tại gia đình được sinh hoạt chung như thành viên trong gia đình, từ sinh hoạt đến làm việc. Sau 2 đến 3 ngày hoặc có thể lâu hơn (theo chương trình tua) khách du lịch được gia đình người dân đưa trở lại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng để trở về. Sau lễ chia tay và chụp ảnh lưu niệm, khách du lịch được các công ty Lữ hành đón trở về. Kinh nghiệm thành công: - Du lịch cộng đồng do người dân làm chủ; - Chia sẻ lợi ích hài hòa các công ty du lịch, tổ chức xúc tiến du lịch và người dân địa phương; - Du lịch gắn với hoạt động giáo dục môi trường; 1.5.2. Kinh nghiệm trong nước 1.5.2.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững theo hướng dựa vào cộng đồng ở Hội An, Quảng Nam Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và chất lượng dựa trên các giá trị văn hóa và sinh thái hiện có… là hướng phát triển ngành kinh tế du lịch ở Hội An trong những năm qua.. Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố chủ trương đẩy mạnh du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản của mình. Những năm gần đây, thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu trú trong dân. Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch ở các vùng ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân”. Trong năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt động, nâng tổng số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác
  • 39. 39 quản lý trên lĩnh vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hướng không gian phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, chất lượng. 1.5.2.2. Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh Với mục tiêu tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch để giới thiệu hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư, chính quyền thành phố đã chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội... Với vị trí nằm ở trung tâm có mạng lưới giao thông đường bộ, hàng không và đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cầu nối giữa Việt Nam và quốc tế. Với lịch sử hơn 300 năm tuổi, có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, di tích lịch sử văn hoá Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố và các trung tâm giải trí như Công viên văn hoá Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, hệ du lịch sinh thái biển Cần Giờ… Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch. Những năm 2006 – 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng bình quân 15% năm, năm 2000 - năm đầu tiên của chương trình hành động quốc gia về du lịch - khách quốc tế đến thành phố là 1.100.000 lượt đến năm 2006 đã đạt 2.350.000 lượt và năm 2010 đạt 3,1 triệu lượt khách quốc tế, chiếm hơn 60% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm, ngay cả trong thời kỳ chịu tác động của suy thoái kinh tế với tỷ lệ từ 20 đến 30%/năm. Doanh thu ngành du lịch Thành phố tăng bình quân 30%/ năm: năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm
  • 40. 40 2010 đã là 41.000 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 5,5% GDP của Thành phố. Lượng du khách đến Thành phố ngày càng tăng càng đặt ra cho ngành du lịch những cơ hội và thách thức để duy trì và phát triển bền vững. Từ điều kiện cụ thể của địa phương, những năm qua, theo hướng phát triển du lịch bền vững, Đảng bộ Thành phố đã chủ trương: “Đưa ngành du lịch thành phố thực sự là một ngành công nghiệp với sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực”, coi du lịch là thế mạnh và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình số 05-CTr/TU, về “Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2006 - 2010)” đã lập kế hoạch một cách cẩn thận, nhằm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của Thành phố; liên kết với các tỉnh, thành xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn của Thành phố, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực”. Theo đó, việc tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch để giới thiệu hình ảnh Thành phố với các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách du lịch tới Thành phố và tìm kiếm cơ hội đầu tư, từ đó tranh thủ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế Thành phố nói chung cũng như đầu tư thương mại du lịch nói riêng được quan tâm. Đặc biệt là việc chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn để vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, vừa tạo cơ sở động lực cho sự phát triển kinh tế của Thành phố được thực hiện đồng bộ. Trong đó, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đặc biệt. Bằng nguồn vốn đầu tư của Trung ương cũng như nguồn vốn địa phương,
  • 41. 41 Thành phố đã ưu tiên đầu tư và hoàn thiện các công trình hỗ trợ cho tuyến du lịch đường Rừng Sác, tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất, xây dựng cầu Phú Mỹ, đường hầm Thủ Thiêm, xây dựng Công viên Lịch sử Văn hoá các dân tộc... Ngành du lịch đã đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường, củng cố và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đã có; tiếp tục nâng cao chất lượng các điểm tham quan có sức thu hút cao như: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà, hệ thống các chùa… Đồng thời xây dựng các sản phẩm mới và mang tính đặc thù như: Triển khai đề án khu phố đi bộ ở quận 1 tại đường Đồng Khởi - Nguyễn Huệ; xây dựng tuyến du lịch tham quan khu phố Đông y quận 5 kết hợp với nhà hàng thực dưỡng. Chú trọng các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, với khu vực phụ cận và ra các nước như Campuchia, Thái Lan, Xingapo… Chủ trương phát triển du lịch bền vững đúng hướng của Đảng bộ Thành phố cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành đã mang lại kết quả đáng khích lệ cho sự phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh. 1.5.3. Một số bài học có thể vận dụng đối với phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng Từ những mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số quốc gia, đã rút ra một số bài học có thể vận dụng đối với Cát Bà như sau: - Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các chủ thể liên quan. Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, việc phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phát triển du lịch bền vững có nghĩa nó sẽ kéo theo sự phát triển chung về kinh tế, xã hội và môi trường. - Phát triển du lịch bền vững theo hướng cộng đồng là cách đóng góp vào phát triển du lịch bền vững ở địa phương các hoạt động như: giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đây là con đường ngắn nhất đưa lý luận vào thực tiễn. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng với sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển
  • 42. 42 du lịch. Họ sẽ là người có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. - Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bền vững. Hiện nay du lịch bền vững đang đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút cao song không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa. - Đào tạo các hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch bền vững là một trong những nguyên tắc có tính chất then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người bản địa, vì họ là những người có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa bản địa và tài nguyên du lịch, có tâm huyết xây dựng quê hương. Họ sẽ là những người chuyển tải một cách rõ ràng nhất về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, thông tin du lịch và văn hóa, tập quán bản địa đến với du khách trong quá trình thực hiện hướng dẫn du lịch. Diễn giải viên, hướng dẫn viên du lịch được xem là linh hồn của đoàn khách, sứ giả của doanh nghiệp, của địa phương và đất nước để đón tiếp và phục vụ khách du lịch, là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong công việc giới thiệu cho khách du lịch các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống. Do đó, đòi hỏi người hướng dẫn chuyên môn cao, kiến thức rộng, có trình độ ngoại ngữ và tâm huyến với nghề, có ý thức cao trong hoạt động bảo vệ môi trường và tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường. Tiểu kết chương 1 Như vậy có thể thấy, cùng với xu hướng giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và đặc biệt là của ngành dịch vụ, ở các quốc gia trên thế giới có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam, du lịch đang dần chiếm ưu thế. Để phát huy được thế mạnh đó, chính phủ các nước đã và đang hình thành chính sách phát triển du lịch bền vững với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế- xã hội. Với việc nghiên cứu vai trò, nội dung, các yêu cầu của chính sách phát triển du lịch bền vững cũng như kinh nghiệm của một
  • 43. 43 số quốc gia và địa phương liên quan tới chính sách này, luận văn đã tổng quan được cơ sở lí thuyết liên quan tới chính sách phát triển du lịch bền vững. Đây là tiền đề để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
  • 44. 44 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát chung về Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu - Vị trí địa lý, địa hình: Khu du lịch Cát Bà bao gồm khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Bà và quần đảo Long Châu, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Khu du lịch Cát Bà cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông và cách thủ đô Hà Nội 150km về phía Đông - Nam. Phía Bắc và phía Đông giáp Vịnh Hạ Long; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp đảo Cát Hải. - Địa hình: Khu du lịch Cát Bà có diện tích là 33.670 ha, bao gồm 13.478 ha đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển và được bảo vệ bởi Vùng đệm rộng lớn nằm ở phía Tây Bắc và Tây Nam với diện tích là 13000 ha, bao gồm 3.984 ha đất tự nhiên và 9016 ha mặt nước. Phần lớn diện tích Khu du lịch Cát Bà là đảo đá vôi. Địa hình đặc trưng là các vách dốc đứng lởm chởm tai mèo, các đỉnh, chóp của các khối núi đá vôi hiểm trở với các hang động trong các khối núi đá vôi. Các thung lũng karst hẹp bị bao quanh bởi dãy núi kéo dài chủ yếu theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Các tùng, áng khoét sâu vào bờ đảo. Các bãi triều bùn rộng lớn và khá bằng phẳng, trên bề mặt bãi phát triển rừng ngập mặn tươi tốt. Các bãi cát vỏ vôi sinh vật và mảnh cành san hô. Khu du lịch Cát Bà có đặc trưng đa dạng sinh học cao với chức năng là Vườn quốc gia và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, có nhiều kiểu rừng mưa nhiệt đới xanh quanh năm (Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, rừng ngập nước ngọt, rừng ngập mặn), còn có 1045,2 ha rừng nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất của Việt Nam, với nhiều loài quý hiếm, trong đó Voọc Đầu Trắng là đặc hữu và biểu tượng của đảo. Vùng triều và biển xung quanh đảo có khu hệ động thực vật phong phú,
  • 45. 45 cạnh ngư trường đánh bắt hải sản lớn. - Khí hậu: Khu du lịch Cát Bà thuộc ven bờ Hải Phòng có khí hậu vừa mang đặc điểm chung của đồng bằng Bắc Bộ, vừa có những đặc điểm vi khí hậu của một đảo đá vôi ven biển, với đặc điểm cơ bản vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh. Là đảo ven bờ, khu vực còn chịu sự chi phối của biển dưới tác động của gió biển - đất làm điều hoà khí hậu, tạo nên mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền. Chất lượng nước biển Cát Bà thuộc loại tốt. Nhiệt độ nước biển thay đổi trong khoảng 15oC đến 31oC, oxy hòa tan từ 5,12mg/l - 7,27 mg/l. pH của nước biển biến đổi trong một khoảng khá hẹp, từ 7,9 đến 8,3. Độ muối dao động từ 19‰ đến 34‰. Hàm lượng kim loại nặng trong nước nằm trong giới hạn cho phép. 2.1.2. Tài nguyên thiên thiên Khu du lịch Cát Bà có 388 hòn đảo lớn, nhỏ được bao phủ bởi thực vật nhiệt đới. Do còn lưu giữ được vẻ hoang sơ hài hòa giữa cảnh quan rừng xanh và biển xanh như một miền ký ức sống động về lịch sử hình thành và phát triển của trái đất còn lưu giữ được - Khu du lịch Cát Bà được biết đến với tên gọi thân thương là “Cát Bà - Đảo Ngọc”. Khu du lịch Cát Bà là nơi hệ sinh thái đa dạng nổi bật toàn cầu với nhiều hệ sinh thái (7 hệ sinh thái) như: rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, hang - động, rừng ngập mặn, bãi triều, hồ nước mặn, động thực vật đáy mềm và các rạn san hô rộng lớn. Khu du lịch Cát Bà còn là trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới có giá trị toàn cầu được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loại. Tiêu biểu là sự có mặt của 3.860 loài thực vật và động vật trên cạn và dưới biển. Có tới 130 loài được xác định là các loài quý hiếm, được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có 76 loài nằm trong dach mục quý hiếm của IUCN, 21 loài đặc hữu. Đặc biệt loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài đặc hữu, hiện nay chỉ còn một quần thể với 63 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà. Voọc Cát Bà cùng với một số loài thực vật và động vật được IUCN xếp hạng ở cấp cực kỳ nguy cấp.
  • 46. 46 Khu hệ sinh vật biển của Khu du lịch Cát Bà cũng hết sức phong phú. Cho đến nay, đã phân loại được 177 loài san hô, trong đó có 166 loài san hô cứng (hard coral) và 11 loài còn lại thuộc các nhóm các bộ san hô bò (Stolonifera), san hô mềm (Alcyonaria), san hô sừng (Gorgonacea). Bên cạnh đó, vùng biển Cát Bà còn là nơi sinh sống và phát triển của 196 loài cá biển (marine fish), 102 loài rong biển (alga), 131 loài động vật phù du (zooplankton), 400 loài thực vật phù du (Phytoplankton) và 658 loài động vật đáy (zoobenthos). Khu du lịch Cát Bà có 388 hòn đảo lớn nhỏ, đã hình thành lên các quần thể vịnh biển đẹp và cảnh quan thơ mộng thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan các năm như: vịnh Cát Bà, Vịnh Lan Hạ, Khu vực đảo Long Châu. Đan giữa các vịnh hình thành lên các bãi tắm tự nhiên. Theo thống kê hiện có 40 bãi tắm (bãi triều cát) lớn nhỏ, trong đó có các bãi tắm đẹp là bãi tắm Cát Cò I, Cát Cò 2, Cát Cò 3, bãi Cát Dứa, bãi Ba Trái Đào... Hang động ở Cát Bà mà một dạng sinh cảnh tiêu biểu của địa hình karst. Hơn thế nữa, hệ thống hang động ở Cát Bà rất độc đáo do nó chứa đựng cả hang trên cạn và hang dưới biển. Các loài động vật phổ biến ở hang động là dơi, chân bụng và côn trùng. Đặc biệt, các hang động ở Cát Bà còn là nơi có nhiều di chỉ khảo cổ quan trọng. Quần đảo Cát Bà cò nhiều hệ thống hang động đẹp, kỳ thú. Là địa điểm thu hút nhiều du khách đến thăm quan. Hiện nay, có 4 hang, động đang được vào khai thác du lịch đó là: Động Thiên Long, Hang Đá Hoa, Động Trung, Hang Quân Y. Với những giá trị vô cùng quý báu về đa dạng sinh học như trên, Khu du lịch Cát Bà đã được Chính phủ Việt Nam ra quyết định lập Vườn quốc gia năm 1984; Khu bảo tồn biển quốc gia năm 2010; Danh lam thắng cảnh - di tích quốc gia đặc biệt cấp quốc gia năm 2013 và được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Hiện nay Hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên Thế giới đã được hoàn thiện trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xem xét gửi đến UNESCO vào thời điểm thích hợp.
  • 47. 47 2.2. Khái quát về chính sách phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 2.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng Chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng được xây dựng dựa trên các văn bản sau: - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005; - Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; - Nghị định số 180/2013/NĐ- CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; - Quyết định số 201/2013//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/11/2006 về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”; - Quyết định số 1448/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/09/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 142/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 17/01/2008 về việc phê duyệt “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020”; 2.2.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng 2.2.2.1. Mục tiêu
  • 48. 48 - Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hải Phòng và vùng đồng bằng sông Hồng. - Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực du lịch, tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, khu vực và quốc tế. - Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc bích” nơi du khách sẽ có những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái- cảnh quan toàn cầu; nơi nỗ lực bảo gồm sẽ được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và những hoạt động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững mà nòng cốt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. - Bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên. Phát triển du lịch phải chú trọng bảo tồn các giá trị mang tầm quốc tế về sinh thái, đa dạng sinh học, về cảnh quan môi trường, giá trị địa chất cũng như các giá trị di sản văn hóa, lịch sử cho phát triển du lịch bền vững ở Cát Bà. 2.2.2.2. Các giải pháp Một là, nâng cao nhận thức về du lịch. Nhận thức đúng về du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế, gắn với bảo tồn và phát triển cộng đồng thông qua hoạt động tọa đàm, tập huấn, tham quan học tập, thông tin sẽ tạo ra sự đồng thuận. Hai là, giải pháp về quản lý. Cần thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại Cát Bà. Trong đó tổ chức bộ máy quản lý bao gồm: - Sở Du lịch: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố và UBND huyện Cát Hải chỉ đạo việc thực hiện chính sách phát triển bền vững khu lịch Cát Bà.