SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 85
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



                             LỜI NÓI ĐẦU


     Xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế đã mở
ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu của Việt Nam đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới do sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt trên thị trường thế giới. Hiện nay thủ
công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu đem về cho đất nước
nhiều ngoại tệ nhất. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam năm 1999 đạt 111 triệu $, năm 2002 đạt 237 triệu $. Theo dự báo của
các chuyên gia thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng do
nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên thế giới có xu hướng tăng
trong những năm tới. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có
nhiều lợi thế xuất khẩu nhưng thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của chúng ta còn quá nhỏ bé so với nhu cầu trên thị trường thế
giới chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới. Nguyên nhân do
thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, hầu như
các doanh nghiệp mới chỉ chú ý đến mở rộng thị trường xuất khẩu mà chưa
đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều sâu. Trước tình hình đó việc phát triển thị
trường luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu, thị phần càng lớn thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ của
doanh nghiệp càng lớn sẽ làm tăng lợi nhuận và vị thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
     Trong thời gian thực tập đã giúp em nhận thức rõ tầm quan trọng của
việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: "Một số biện pháp phát triển
thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK
BAROTEX" cho luận văn tốt nghiệp này.


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                 1
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



    Nội dung luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
    Chương I-      Công tác phát triển thị trường đối với doanh nghiệp
                   kinh doanh xuất khẩu.
    Chương II-     Thực trạng hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển
                   thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công
                   ty XNK BAROTEX.
    Chương III- Phương hướng và biện pháp phát triển thị trường hàng
                   thủ công thủ công mỹ nghệ của Công ty XNK
                   BAROTEX.


    Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo - Thạc sỹ.
Nguyễn Liên Hương cùng toàn thể cán bộ phòng kế hoạch thị trường
củaTổng Công ty XNK BAROTEX đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình.


                                      Hà Nội, ngày 25 tháng0 5 năm 2003
                                Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LINH GIANG




http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com              2
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

CHƯƠNG I: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỐI
    VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.

I-   TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ.

1.   Tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân.
     Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, đem lại hiệu
quả lớn cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ
yếu cho nhập khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập
khẩu. Từ năm 1995 trở lại đây bình quân nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu
đáp ứng được đến 90% ngoại tệ cho nhập khẩu.
     Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế
hướng ngoại: xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo
hướng cớ lợi nhất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công
nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
     Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành liên quan phát triển.
     Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tối đa
sản xuất trong nước.
     Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới
thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh
nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh,
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
     Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân do
sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để
nhập khẩu máy móc thiết bị, vật phẩm tiêu dùng phục vụ cho sản xuất và
đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại thông qua việc phân công lao động quốc tế.
     Qua những phân tích trên, ta thấy đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                3
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

2.    Thị trường xuất khẩu.
2.1. Khái niệm.
     Thị trường vốn là một phạm trù gắn liền với nền kinh tế hàng hoá. Thị
trường của doanh nghiệp được phân chia thành thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra. Thị trường đầu vào được hiểu là khả năng cung ứng các yếu
tố cho sản xuất như nguyên vật liệu, sức lao động, nguồn vốn, công nghệ.
      Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thị trường đầu ra chính là
thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau:
      Thị trường xuất khẩu bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn nằm
ngoài biên giới quốc gia cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn
sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn
đó.

2.2. Phân loại.
     Việc phân loại thị trường xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể
lựa chọn tốt hơn các phương thức kinh doanh đối với từng thị trường cụ
thể. Có một số tiêu thức giúp cho phân loại thị trường xuất khẩu như sau:
      * Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng, có
thị trường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp.
      - Thị trường xuất khẩu trực tiếp là thị trường mà doanh nghiệp trực
tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường mà không
qua trung gian xuất nhập khẩu.
      - Thị trường xuất khẩu gián tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp không có
quyền hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua các
trung gian như đại lý xuất khẩu, hãng xuất khẩu trong nước hay nước
ngoài...
      * Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng có thị
trường truyền thống và thị trường xuất khẩu mới.
      - Thị trường xuất khẩu truyền thống là thị trường mà doanh nghiệp đã
có quan hệ làm ăn trong một thời gian lâu dài và khá ổn dịnh.

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                 4
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     - Thị trường mới là thị trường doanh nghiệp mới thiết lập mối quan hệ
làm ăn và có nhiều tiềm năng phát triển.
     * Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu có: thị trường xuất khẩu hàng may
mặc, thị trường xuất khẩu hàng nông sản, thị trường xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ,...
     Việc phân chia theo mặt hàng chỉ có ý nghĩa trong phân tích kinh tế và
các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhiều mặt hàng.
     * Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu của chính phủ: thị trường hạn
ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về
số lượng, chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu với mục đích bảo vệ sản
xuất trong nước. Đối với thị trường có hạn ngạch doanh nghiệp cần phải
xin hoặc mua hạn ngạch, xuất hàng theo hạn ngạch được cấp. Đối với thị
trường phi hạn ngạch doanh nghiệp không bị giới hạn về số lượng hàng
xuất, doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hoá với số lượng tuỳ theo khả
năng của mình và nhu cầu của người mua.
     * Căn cứ vào mức độ quan trọng của thị trường: thị trường xuất khẩu
chính và thị trường xuất khẩu phụ.
     Nếu trong kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp chỉ dựa chủ yếu vào
một thị trường thì rủi ro sẽ cao hơn là xuất khẩu sang nhiều thị trường. Do
đó, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá thị
trường trong đó có thị trường xuất khẩu chính và thị trường xuất khẩu phụ.
     * Căn cứ vào vị trí địa lý: thị trường được phân chia theo khu vực và
theo nước. Việc phân chia này phụ thuộc vào đặc tính của từng thị trường.
Phân chia thị trường theo lãnh thổ, khu vực là rất quan trọng ví nó liên
quan đến việc để ra các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp.
     Các tiêu chí phân loại khác:
     * Căn cứ vào hình thức sản xuất hàng xuất khẩu có thị trường xuất
khẩu hàng gia công và thị trường xuất khẩu hàng tư doanh. Doanh nghiệp

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com               5
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

có thể kết hợp hai hay nhiều tiêu thức phân loại trên để xác định cụ thể thị
trường cho mình khi xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
     Ngoài ra còn có thể phân loại thị trường theo tính cạnh tranh của
doanh nghiệp có thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo. Hoặc có thể phân loại thị trường thành
thị trường đầu ra, thị trường đầu vào...

3.   Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu.
     Giống như thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
cũng bao gồm các yếu tố cung, cầu và giá cả. Các yếu tố này thường biến
động rất phức tạp do quy mô của thị trường rất rộng lớn và chịu tác động
của nhiều yếu tố khác. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu cần phải nắm bắt được đặc điểm của nó khi ra quyết định kinh doanh.
     * Cung: Cung của thị trường thế giới về một mặt hàng nào đó bao
gồm hàng hoá của các nhà cung ứng nội địa và các nhà cung ứng nước
ngoài khác. Số lượng các nhà cung ứng thường rất lớn với nhiều mặt hàng
nên độc quyền cung ứng hầu như không xảy ra trên thị trường. Để cạnh
tranh với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường lớn hơn các nhà cung ứng đưa
ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau với các phương thức cung ứng đầy
hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Với những nước công nghiệp phát triển
các nhà cung ứng sẽ dựa vào lợi thế về vốn, công nghệ nên họ chủ yếu xuất
khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
     Với những nước đang phát triển các nhà cung ứng của các nước này
chủ yếu cung cấp những sản phẩm chứa nhiều hàm lượng lao động, tài
nguyên.
     Ở Việt Nam hầu hết các nhà cung ứng là các doanh nghiệp mới kinh
doanh xuất nhập khẩu chưa có uy tín trên thị trường quốc tế nên chịu sức
ép rất lớn từ các nhà cung ứng nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á do phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
trùng với các nước này và sức cạnh tranh của chúng ta yếu hơn. Vì vậy
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com               6
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

nâng cao sức cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Việt Nam là mục tiêu hàng
đầu khi hội nhập kinh tế thế giới.
     * Cầu về một mặt hàng là tập hợp những nhu cầu, mong muốn của
khách hàng về hàng hoá đó mà các khách hàng này có khả năng và sẵn
sàng trả tiền để thoả mãn các nhu cầu đó. Cầu về hàng hoá trên thị trường
rất lớn và có thể được phân chia thành các loại sau: Cầu của nhà sản xuất,
cầu của các nhà kinh doanh thương mại và cầu của người tiêu dùng cuối
cùng.
     Do khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, rất nhiều sản phẩm có
khả năng thay thế nhau ra đời, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến vòng
đời sản phẩm và nhu cầu về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Ngoài ra nhu cầu về một loại sản phẩm trên các thị trường khác nhau cũng
rất khác nhau do ảnh hưởng của các yêú tố văn hoá, xã hội, điều kiện tự
nhiên, trình độ phát triển,... ở mỗi quốc gia là khác nhau.
     * Giá cả: Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với mỗi loại hàng hoá
nhất định trên thị trường, giá đó phải là giá của những giao dịch thông
thường không kèm theo bất kỳ một điều kiện thương mại đặc biệt và thanh
toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trong thực tế, giá cả quốc tế của mỗi
loại hàng hoá biến động rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhau như:
     + Nhân tố chu kỳ: đó là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế.
     + Khách hàng: tác động lên giá cả bởi khả năng mua của họ, sự bằng
lòng mua, vị trí của sản phẩm trong lối sống của họ, giá cả của sản phẩm
thay thế.
     + Cạnh tranh: bao gồm cạnh tranh giữa người bán với người bán,
người mua với người mua và người bán với người mua. Cạnh tranh thường
làm cho giá cả hàng hoá rẻ hơn. Thông thường cạnh tranh tác động lên giá
cả dưới góc độ số lượng các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng,


http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                  7
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

quy mô của các doanh nghiệp, sự khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp và
vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
     + Nhân tố cung cầu:là những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp
đến lượng cung cấp hoặc khối lượng tiêu thụ của hàng hoá trên thị trường
do đó có ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá trên thị trường.
     + Lạm phát: Lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, do vậy mà ảnh
hưởng đến giá cả hàng hoá của một quốc gia trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu.
     + Nhân tố thời vụ: tác động đến giá cả theo tính thời vụ của sản xuất
và lưu thông.
     Ngoài các yếu tố trên, giá cả quốc tế của hàng hoá còn chịu tác động
của các yếu tố khác như chính sách của chính phủ, tình hình an ninh, chính
trị của các quốc gia,...

4.   Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh
     xuất nhập khẩu.
     Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm trong quá
trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Thị trường luôn là mục tiêu mà mỗi
doanh nghiệp mong muốn xâm nhập và chiếm lĩnh lấy.
     Thị trường xuất khẩu là một bộ phận trong thị trường nói chung của
doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, thị
trường xuất khẩu giữ vai trò chủ đạo thể hiện qua:
     * Thị trường xuất khẩu quyết định mục tiêu của doanh nghiệp: Hầu
hết mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận đảm bảo
cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để thực hiện được mục tiêu đó
doanh nghiệp phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm mà thị trường là
yếu tố then chốt. Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều khả năng phát
triển của doanh nghiệp càng cao bởi vì khi đó quy mô sản xuất của doanh
nghiệp được mở rộng làm chi phí sản xuất giảm do lợi thế theo quy mô. Do
vậy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá thì việc thâm nhập và mở

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com               8
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

rộng thị trường xuất khẩu là điều tiên quyết dẫn đến thành công của doanh
nghiệp.
       * Thị trường xuất khẩu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá
và dịch vụ . Vì vậy khi nhìn vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ta
có thể thấy tình hình phát triển, mức độ tham gia vào thị trường quốc tế của
doanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển
trong thời gian tới.
       * Thị trường xuất khẩu trực tiếp điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất
kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu.
       Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải
giải quyết tốt mục tiêu: thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để từ đó
tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Việc quyết định cung ứng sản phẩm gì,
bằng phương thức nào, cho ai là do nhu cầu của thị trường quyết định.
Chính sách khách hàng trên thị trường xuất khẩu sẽ định hướng cho chính
sách về sản phẩm xuất khẩu, chính sách giá cả, những hoạt động xúc tiến,...
Từ đó doanh nghiệp sẽ phải xây dựng kế hoạch sản xuất, thu mua hàng của
mình cho phù hợp và đề ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao
hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Như vậy thị trường quyết định đến
từng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp muốn
thành công đều phải thích ứng tốt với thị trường.
       * Thị trường xuất khẩu là nơi kiểm tra đánh giá các chương trình kế
hoạch quyết định kinh doanh của doanh nghiệp: thông qua tình hình tiêu
thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh và vị trí của sản phẩm trên thị trường
xuất khẩu doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ thành công của các chiến
lược kinh doanh từ đó đưa ra những phương hướng phát triển cho tương
lai.




http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                9
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

II-   NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
      KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.

1.    Sự cần thiết của việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với
      doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
      Nền kinh tế thị trường hết sức năng động và khốc liệt mà ở đó các
doanh nghiệp bị cuốn vào vòng quay của sự phát triển không ngừng. Doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường theo đuổi rất
nhiều mục tiêu tuỳ theo từng thời điểm và vị trí cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thương trường. Song mục tiêu cơ bản và lâu dài của doanh
nghiệp vẫn là lợi nhuận, thế lực và an toàn. Ba mục tiêu này được thực hiện
thông qua khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường, thị
trường càng lớn thì khối lượng hàng hoá được tiêu thụ càng lớn. Do vậy
phát triển thị trường là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành
công trong kinh doanh, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà
thị trường đem lại.
      Trong nhiều trường hợp như cạnh tranh trong nước quá gay gắt hoặc
nhu cầu nội địa nhỏ bé thì việc đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế có
thể thu được hiệu quả cao. Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho
các doanh nghiệp khả năng khai thác tối đa lợi thế so sánh do sản xuất
trong nước đem laị. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường rất khắc
nghiệt, nó đào thải tất cả các doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển của
thị trường. Và một trong các cách hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu là phát triển thị trường. Việc phát triển thị trường xuất khẩu giúp
cho doanh nghiệp tăng thị phần, tăng doanh số bán, lợi nhuận và đặc biệt là
tăng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường tạo điều kiện cho sự
phát triển trong tương lai.
      Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, chỉ có phát
triển thì doanh nghiệp mới tồn tại vững chắc, phù hợp với xu thế chung của



http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com               10
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

thời đại. Phát triển thị trường chính là mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
sự phát triển của các doanh nghiệp.

2.   Nội dung của công tác phát triển thị trường xuất khẩu.
2.1. Các phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu.
a.   Phát triển thị trường theo chiều rộng.
     Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng
mở rộng thị trường tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới.
Phương thức này được doanh nghiệp sử dụng trong các trường hợp.
     - Thị trường hiện tại của doanh nghiệp đang có xu hướng bão hoà.
     - Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp.
     - Rào cản về chính trị, luật pháp quá lớn đối với doanh nghiệp trên thị
trường hiện tại.
     - Doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thêm thị trường mới, tăng
doanh thu, lợi nhuận.
     Phát triển thị trường theo chiều rộng có thể hiểu theo 3 cách:
     - Theo tiêu thức địa lý: Quy mô thị trường của doanh nghiệp được mở
rộng.
     - Theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp thường đưa ra những sản
phẩm mới có tính năng phù hợp với khách hàng ở thị trường mới thoả mãn
được tốt nhất nhu cầu của họ. Các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường
thường áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu của khách
hàng.
     - Theo tiêu thức khách hàng: Doanh nghiệp kích thích, khuyến khích
các nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình, đó có thể là khách
hàng của đối thủ cạnh tranh, có thể là khách hàng tiềm năng của doanh
nghiệp.
     Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy
trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng và hành vi mua hàng của họ,


http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                 11
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

điểm, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có được chiến lược Công ty hiệu
quả nhất.

b.   Phát triển thị trường theo chiều sâu.
     Phát triển thị trường theo chiêu sâu là doanh nghiệp cố gắng tăng khả
năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại. Phát triển
thị trường theo chiều sâu thường được các doanh nghiệp sử dụng khi:
     + Thị trường hiện tại có nhiều tiềm năng để phát triển mà doanh
nghiệp chưa khai thác hết.
     + Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại là khá lớn.
     + Sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.
     Phát triển thị trường theo chiều sâu cũng được hiểu theo 3 cách:
     - Theo tiêu thức địa lý: Doanh nghiệp cố gắng bán thêm hàng hoá vào
thị trường hiện tại bằng việc sử dụng hữu hiệu các công cụ marketing chiêu
dụ khách hàng, đánh bật đối thủ cạnh tranh và có thể tiến tới độc chiếm thị
trường.
     - Theo tiêu thức khách hàng: là việc doanh nghiệp nỗ lực bán thêm
sản phẩm của mình vào nhóm khách hàng của doanh nghiệp, biến nhóm
khách hàng đó trở thành khách hàng thường xuyên và trung thành của
mình.
     - Theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp khi phát triển thị trường
theo chiều sâu thường cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm hoặc đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường các dịch vụ kèm theo.

2.2. Nội dung công tác phát triển thị trường xuất khẩu.
     Công tác phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được thực
hiện theo quy trình sau:


 Nghiên cứu thị       Lập chiến lược      Thực hiện chiến        Kiểm tra và
    trường             phát triển thị      lược phát triển       đánh giá kết
                         trường              thị trường         quả việc thực
                                                               hiện chiến lược

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com               12
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

a.   Nghiên cứu thị trường.
     Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển kinh doanh
đúng hướng, là xuất phát điểm để mọi doanh nghiệp xác định và xây dựng
các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng với thị
trường của các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
     Mặt khác, do chu kỳ sống của sản phẩm cũng như nhu cầu của khách
hàng luôn thay đổi nên để thành công lâu dài doanh nghiệp phải nhạy bén
nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng trên thị trường.
     Việc tiếp cận kinh doanh ở thị trường xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố như:
     + Môi trường vĩ mô: chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ trong
và ngoài nước, mức thuế, hạn ngạch,...
     + Văn hoá phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
     + Ngôn ngữ, phong cách, lối sống con người,...
     Nghiên cứu thị trường tức là nghiên cứu các yếu tố trên để biết rõ
thuận lợi và khó khăn cho việc tiếp cận.
     Quá trình nghiên cứu thị trường được tiến hành theo trình tự sau:
     + Phát hiện vấn đề và xác định mục đích nghiên cứu.
     + Thu thập thông tin: Thu thập tại bàn và điều tra thị trường: thu thập
tại bàn là hình thức thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn như tạp chí,
Internet...
     Điều tra thị trường tức là doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, dự hội
chợ, chào hàng, bán hàng trực tiếp,...
     + Phân tích đánh giá thị trường: Đó chính là việc dựa vào thông tin thị
trường thu thập được để xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với
kế hoạch, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phân tích đánh giá
này phải dựa trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp hiện có. Để thực hiện
phân tích, đánh giá thị trường doanh nghiệp thường sử dụng ma trận
SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội , nguy cơ)

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com              13
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

          + Dự báo thị trường: Trên cơ sở phân tích thị trường doanh nghiệp có
thể đưa ra các dự báo về thị trường như tổng mức nhu cầu của thị trường,
cơ cấu sản phẩm trong tương lai, biến động của thị trường trong tương
lai,...

b.        Lập chiến lược phát triển thị trường.
          Sau khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành lập chiến lược
phát triển thị trường theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu.
          - Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu : Thường được các doanh
nghiệp sử dụng khi thị trường hiện tại có xu hướng bão hoà về sản phẩm
của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính và uy tín
trên thương trường.
          - Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu được doanh nghiệp
sử dụng khi thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp do
khách hàng chưa thấy thoả mãn nhu cầu hoặc chưa thấy lợi ích của sản
phẩm.
          Tuỳ theo điều kiện của từng thị trường và vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường hay
chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu hoặc đồng thời phát triển thị
trường theo cả chiều rộng và chiều sâu. Chiến lược phát triển thị trường của
doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau:
                 Thị trường
                           Thị trường hiện tại          Thị trường mới
Sản phẩm
Sản phẩm hiện tại        Thẩm thấu thị trường        Phát triển thị trường
Sản phẩm mới              Phát triển sản phẩm      Đa dạng hoá sản phẩm
     Doanh nghiệp cần lập ra chiến lược phát triển thị trường từ ngắn hạn,
trung hạn đến dài hạn để thuận lợi cho việc phân bổ nguồn lực.
          Nội dung của chiến lược phát triển thị trường phải phù hợp với tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm chiến lược phát triển sản
phẩm, chiến lược với đối thủ cạnh tranh, chiến lược phân phối sản phẩm,


http://luanvan.forumvi.com          email: luanvan84@gmail.com              14
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

chất lượng giá cả, chiến lược quảng cáo khuyến trương sản phẩm, chiến
lược phát triển vốn, nguồn nhân lực.

c.   Thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
     Trên thực tế nhiều doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đề ra các chiến
lược kinh doanh mà ít quan tâm tổ chức thực hiện chiến lược. Việc thực
hiện chiến lược khẳng định sự đúng đắn của việc lập chiến lược và đó là
khâu thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động thực hiện chiến lược
phát triển thị trường của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
     + Xem xét lại mục tiêu, thực trạng thị trường, nguồn lực của doanh
nghiệp và chiến lược phát triển thị trường. Từ đó doanh nghiệp có thể có
những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
     + Sau khi xác định sự đúng đắn của mục tiêu chiến lược doanh nghiệp
thực hiện phân phối nguồn lực hợp lý cho từng chiến lược bộ phận như
chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược khuyếch trương sản phẩm,
chiến lược phát triển kênh phân phối... Việc phân phối nguồn lực hiệu quả
là cơ sở để thực hiện mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả nhất.
     + Sử dụng các chính sách, công cụ để thực hiện chiến lược phát triển
thị trường, thông thường doanh nghiệp sử dụng chính sách marketing hỗn
hợp bao gồm chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương
sản phẩm.
     Tóm lại, thực hiện chiến lược phát triển thị trường trước hết doanh
nghiệp phải huy động được nguồn lực doanh nghiệp bao gồm vốn và nguồn
nhân lực, thứ hai là sử dụng hài hoà các chính sách marketing - mix.

d.   Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
     Sau khi thực hiện chiến lược doanh nghiệp cần kiểm tra lại hệ thống
mục tiêu chiến lược để có những điều chỉnh thích hợp nếu cần thiết. Ngoài
ra cần có tiêu chuẩn đánh giá kết quả phát triển thị trường như qui mô và sự
tăng trưởng, sức hấp dẫn của thị trường từ sức ép hay đe doạ khác nhau, vị
trí của sản phẩm trên thị trường...
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com              15
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là xác định những kết quả thực
hiện được so với chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp và
những hạn chế trong thực hiện chiến lược từ đó tìm ra nguyên nhân và
phương hướng phát triển cho những chiến lược sau này.

III- CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH
     NGHIỆP.

1.   Biện pháp đối với bản thân doanh nghiệp.
     * Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường.
     Trong hoạt động xuất khẩu vấn đề tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất
khẩu giữ vai trò quan trọng hàng đầu đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải luôn chú
trọng đến hoạt động nghiên cứu thị trường. Qua đó doanh nghiệp nắm bắt
được nhu cầu về chủng loại, số lượng, kiểu dáng, chất lượng hàng hoá,
những thay đổi trong thị hiếu, hành vi tiêu dùng của khách hàng và biết
được thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
     * Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường.
     Tuỳ theo nguồn lực của doanh nghiệp và đặc điểm của mỗi thị trường
mà doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển cho phù hợp. Có 4 cách
lựa chọn mà các doanh nghiệp thường sử dụng như sau:
       Sản phẩm
                      Sản phẩm hiện tại               Sản phẩm mới
Thị trường
 Thị trường hiện      Khai thác tốt thị       Đưa sản phẩm mới đáp ứng
        tại            trường hiện tại        nhu cầu thị trường hiện tại
 Thị trường mới      Xâm nhập mở rộng         Đưa sản phẩm mới đáp ứng
                       thị trường mới             nhu cầu thị trường mới

     Công ty không nên chỉ sử dụng một biện pháp phát triển thị trường
trên mà có thể kết hợp hai hay nhiều biện pháp.
     * Sử dụng công cụ marketing - mix.
     + Chiến lược với sản phẩm.

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                 16
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     Khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài các doanh nghiệp nên sử
dụng chính sách thích nghi sản phẩm. Đó là việc đổi mới sản phẩm để thoả
mãn các nhu cầu và thị hiếu của thị trường nước ngoài. Trên thực tế một
sản phẩm được coi là mới nếu như sản phẩm đó chưa được sản xuất hoặc
giới thiệu tại thị trường nước ngoài.
     Các doanh nghiệp bắt buộc phải liên tục đổi mới sản phẩm của mình
vì hầu như tất cả các sản phẩm đều có một chu kỳ sống nhất định và đôi khi
vì sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế
đã dẫn đến thay đổi nhu cầu ở thị trường nước ngoài. Quá trình đổi mới sản
phẩm diễn ra khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào đặc
điểm của sản phẩm và thị trường mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Từ đó
doanh nghiệp có chính sách về sản phẩm mới cho mỗi thị trường về chất
lượng, chủng loại, bao gói, nhãn hiệu, dịch vụ chính sách về sản phẩm mới
có thể chia theo 3 cách:
     + Sản phẩm cũ nhưng lần đầu tiên đưa đến thị trường mới này
     + Sản phẩm được cải tiến về mẫu mã, nhãn hiệu, chất lượng, dịch vụ.
     + Sản phẩm đựơc chế tạo hoàn toàn mới.
     Đây là một trong các cách sử dụng để phát triển thị trường bằng cách
chiếm lĩnh khách hàng nhiều hơn ở thị trường hiện tại hoặc thị trường mới.
     + Chiến lược giá cả: Nguyên lý của chính sách giá ở thị trường xuất
khẩu và thị trường nội địa là không khác nhau tức là phải làm cho khách
hàng thấy được họ đã nhận được giá trị tương ứng với số tiền mà họ bỏ ra
và đồng thời doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn.
Tuy nhiên, chính sách giá trên thị trường xuất khẩu phức tạp hơn nhiều vì
bị chi phối bởi nhiều yếu tố hơn như chi phí, thị trường , mức độ cạnh
tranh, sự kiểm soát và quản lý ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái, kinh tế, chính
trị. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thể sử dụng các loại
chính sách giá sau:
     - Chính sách giá linh hoạt.

http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com             17
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     - Chính sách giá theo chu kỳ sống của sản phẩm.
     Chính sách giá "hớt váng", chính sách giá "xâm nhập", chính sách giá
"giới thiệu".
     - Chính sách giá theo thị trường
     - Chính sách giá theo chi phí vận chuyển.
     - Chính sách hạ giá và chiếu cố giá.
     + Chiến lược phân phối sản phẩm .
     Phương cách chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng là cả một nghệ
thuật kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế với xu
hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì hoạt động phân phối sản phẩm của
doanh nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. Chính sách phân phối là
việc sử dụng hợp lý các kênh phân phối, tuỳ từng địa điểm thị trường, đặc
điểm tính chất của sản phẩm, điều kiện vận chuyển mà doanh nghiệp lựa
chọn kênh phân phối cho phù hợp. Có 2 kiểu kênh phân phối, kênh phân
phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.
     - Ở kênh phân phối trực tiếp: sự buôn bán trực tiếp diễn ra giữa nhà
sản xuất và người tiêu dùng. Kênh này được sử dụng trong trường hợp
doanh nghiệp phát triển đủ mạnh tiến tới tổ chức bán hàng trực tiếp để có
cơ hội nắm bắt và kiểm soát thị trường.
     - Kênh phân phối gián tiếp: là hình thức phân phối qua các trung gian
để xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là loại kênh mà các doanh nghiệp khi mới
tham gia vào thị trường quốc tế thường sử dụng với ưu điểm là ít phải đầu
tư, hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở nước nhập khẩu nhưng có nhược điểm là
không trực tiếp nắm bắt thông tin từ phía khách hàng nên không thích ứng
nhanh với biến động của thị trường.
     + Chiến lược xúc tiến.
     Xúc tiến bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, xúc tiến bán
hàng, hội chợ triển lãm, quan hệ với công chúng. Chính sách xúc tiến giúp
cho doanh nghiệp tìm kiếm nhiều bạn hàng, nắm bắt thông tin về khách

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com              18
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

hàng và đối thủ cạnh tranh. Đó là một công cụ chiếm lĩnh thị trường rất hữu
hiệu của các doanh nghiệp hiện nay.
     * Đối với nguồn lực của doanh nghiệp.
     Để phát triển thị trường thì các kế hoạch, chiến lược muốn thực hiện
được phải có nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy việc ổn định và phát
triển nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh
sẽ đảm bảo cho việc phát triển thị trường đạt hiệu quả. Để sử dụng hiệu quả
các nguồn lực đó doanh nghiệp cần có kế hoạch phân bổ chúng một cách
hợp lý cho từng mục tiêu chiến lược.

2.   Biện pháp đối với khách hàng.
     Đặc điểm nhu cầu và mong muốn của các khách hàng có thể rất khác
nhau tại những thị trường khác nhau.
     * Đối với phát triển thị trường theo chiều rộng.
     Giai đoạn đầu của việc phát triển thị trường theo chiều rộng khách
hàng còn ít và nhu cầu đặt hàng khá nhỏ, mang tính thăm dò là chính. Việc
khách hàng mới có quan hệ lâu dài với doanh nghiệp hay không phụ thuộc
rất lớn vào mức độ thoả mãn với lô hàng đầu. Trong trường hợp này doanh
nghiệp cần tạo ra hình ảnh tốt về doanh nghiệp thông qua hoạt động quảng
cáo, khuyếch trương về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp,
doanh nghiệp cũng có thể sử dụng biện pháp đa dạng hoá kinh doanh và
đưa các sản phẩm mới để thâm nhập vào thị trường mới này với các dịch
vụ đi kèm.
     * Đối với trường hợp phát triển thị trường theo chiều sâu.
     Khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới để tác động bao gồm các
khách hàng hiện tại, khách hàng của các đối thủ cạnh tranh và các khách
hàng chưa sử dụng sản phẩm đó. Để tăng thị trường của mình doanh nghiệp
cần có các biện pháp sau:
     + Doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyếch
trương sản phẩm, cung cấp các dịch vụ trước và sau khi bán đối với các
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com              19
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

khách hàng hiện tại chưa thấy được lợi ích của sản phẩm hoặc chưa được
thoả mãn nhu cầu hoặc có nhu cầu về sản phẩm đó.
     + Doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp phát triển sản phẩm đối với
thị trường đang có xu hướng bão hoà về sản phẩm hiện tại để tăng khả năng
cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường này, thông qua việc cải tiến
mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm.
     + Đối với khách hàng của đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp cần cho
họ thấy được sự khác biệt, những ưu thế giữa sản phẩm của doanh nghiệp
và các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó để thuyết phục các khách hàng
chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, chính sách xúc tiến cần tập
trung vào gợi mở nhu cầu của họ.

3.   Biện pháp đối với đối thủ cạnh tranh.
     Để phát triển thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu
kỹ về đối thủ cạnh tranh như sản phẩm, mức độ thoả mãn nhu cầu của
khách hàng về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm mà đối thủ cạnh
tranh cung ứng, các kiểu chiến lược marketing hỗn hợp mà đối thủ sử dụng
về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối quảng cáo, xúc tiến bán... Từ đó doanh
nghiệp có thể xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Có
một số chiến lược thường được sử dụng như:
     * Chiến lược tấn công trực diện: Là kiểu chiến lược mạnh mẽ nhất
theo chiến lược này doanh nghiệp triển khai tất cả các hoạt động marketing
có thể để tấn công đối thủ như hoàn thiện sản phẩm, tạo cho sản phẩm của
mình sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu chi phí để có thể
hạ giá, thiết lập hệ thống kênh phân phối hoàn hảo và các hoạt động xúc
tiến khuyếch trương mạnh mẽ. Kết quả của chiến lược này phụ thuộc vào
sự bền bỉ của cả 2 bên. Tuy nhiên, nó đòi hỏi hãng thách thức phải có sức
cạnh tranh hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
     * Chiến lược tấn công mạn sườn: đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra
được những điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để tấn công vào đó và làm


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com              20
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

nổi bật mình lên ở những điểm mà đối thủ yếu như về chất lượng, mẫu mã,
dịch vụ đi kèm sản phẩm, giá cả...
     * Chiến lược tấn công đường vòng: là chiến lược cạnh tranh gián tiếp
tránh được sự đối đầu giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Biện
pháp của doanh nghiệp sử dụng là thực hiện đa dạng hoá sản phẩm.
     Ngoài ra còn có các chiến lược khác như chiến lược tấn công bao vây,
chiến lược tấn công du kích.

IV- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ
     TRƯỜNG.
     Doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường thường chịu
tác động của nhiều yếu tố. Thông thường các yếu tố này được chia ra làm 2
nhóm:         - Nhóm các yếu tố khách quan.
              - Nhóm các yếu tố chủ quan.

1.   Các yếu tố khách quan.
     Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như
khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị ... các doanh nghiệp
không thể điều khiển chúng theo ý muốn của mình mà chỉ có thể cố gắng
thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của chúng, nâng cao vị
thế của doanh nghiệp trên thương trường.
     * Các yếu tố văn hoá xã hội.
     Yếu tố văn hoá xã hội là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thâm
nhập vào thị trường nước ngoài đều phải nghiên cứu. Trong đó yếu tố văn
hoá đầu tiên cần quan tâm là văn hoá tiêu dùng của khách hàng vì đây là
yếu tố quyết định đến việc mua hàng và lợi ích khi tiêu dùng hàng hoá của
khách hàng. Tại các quốc gia khác nhau văn hoá tiêu dùng cũng rất khác
nhau.
        Sau khi nghiên cứu văn hoá tiêu dùng sẽ gợi ý cho doanh nghiệp nên
kinh doanh mặt hàng gì, ở thị trường nào?



http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                21
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     Bên cạnh việc nghiên cứu về văn hoá tiêu dùng, doanh nghiệp cũng
không thể bỏ qua quy mô dân số của thị trường, độ tuổi, cơ cấu gia đình,
các tổ chức xã hội, thu nhập của dân cư, các yếu tố này giúp cho doanh
nghiệp phân chia thị trường thành các đoạn và chọn ra những đoạn phù hợp
nhất để khai thác và thu lợi nhuận.
     * Môi trường chính trị, pháp luật.
     Yếu tố chính trị, pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước và nước
ngoài ổn định là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt
động kinh doanh. Yếu tố luật pháp cũng chi phối nhiều đến khả năng mở
rộng thị trường của các doanh nghiệp. Trong khi tham gia vào hoạt động
thương mại quốc tế, các nhà doanh nghiệp cần lưu ý đến:
     - Các quy định và luật pháp của Việt Nam về hoạt động xuất nhập
khẩu như thuế, thủ tục hải quan, quy định về mặt hàng xuất khẩu, quản lý
ngoại tệ.
     - Các hiệp ước và hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.
     - Quy định về xuất nhập khẩu của các nước mà Việt Nam có quan hệ
làm ăn.
     - Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế liên quan đến mua bán hàng
hoá quốc tế như Incoterm 2000, luật bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế,...
     * Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ phát triển kinh
tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thuế quan. Đây là các yếu tố chủ yếu tác động
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế của một quốc gia
tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, khả năng
tiêu dùng của dân cư, qua đó tác động đến khả năng mở rộng hay thu hẹp
thị trường của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhu cầu nhập khẩu của Mỹ
giảm nhiều khi nước này lâm vào khủng hoảng sau thảm hoạ 11-9. Trong
khi lạm phát và sự ổn định tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                  22
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

doanh và khả năng thành công của từng chiến lược, từng thương vụ cụ thể,
thì hệ thống thuế sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bằng giá cả.
     * Các yếu tố tự nhiên và công nghệ.
     Các yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp.
     + Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp
đồng và do vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn cung ứng, mặt
hàng được mua, khối lượng xuất khẩu trong từng chuyến.
     + Vị trí địa lý của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các
nguồn hàng, chẳng hạn như việc nhập khẩu khối lượng lớn hàng hoá từ các
nước vùng biển sẽ có chi phí vận chuyển thấp hơn.
     + Thời gian để thực hiện hợp đồng có thể bị kéo dài do một trận bão.
     + Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh
nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn
sẽ làm thuận lợi cho việc giao dịch, ký kết hợp đồng.
     * Các yếu tố cơ sở hạ tầng.
     Các yếu tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.
     + Hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ
ảnh hưởng đến khối lượng của từng chuyến tàu, tốc độ của các phương tiện
vận tải sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện hợp đồng. Hệ thống cảng biển
được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao
nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
     + Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là
hoạt động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong việc
thanh toán, huy động vốn, bảo đảm lợi ích cho các nhà xuất khẩu bằng các
dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như thanh toán theo phương thức L/C.




http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com            23
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     + Hệ thống bảo hiểm và kiểm tra chất lượng cho phép hoạt động xuất
nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt mức
độ thiệt hại trong trường hợp rủi ro xảy ra.

2.   Các yếu tố chủ quan.
     Là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có
thể kiểm soát ở một mức độ nào đó như yếu tố tài chính, con người, tài sản
vô hình của doanh nghiệp,... Khả năng phát triển thị trường của doanh
nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
     - Ý chí, tư tưởng của ban lãnh đạo.
     Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi khác nhau và
mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận mức độ rủi ro khác nhau và điều này
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh. Những người lãnh
đạo có tính tiên phong, ưa đổi mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm thường
thích chinh phục những thị trường mới.
     - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Yếu tố này cho thấy sức mạnh
của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, khả năng phân phối quản lý
có hiệu quả các nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp có tiềm lực về
tài chính thì việc tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi
hơn, đặc biệt là đối với việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
     - Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp:
     Sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất
lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng
mua sản phẩm. Để mở rộng thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp trước
hết phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm
bắt được thị hiếu của họ để cung ứng những sản phẩm thoả mãn được yêu
cầu đó.
     - Khả năng kiểm soát, chi phối nguồn hàng:


http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com             24
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

       Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá ảnh hưởng đến đầu vào
của doanh nghiệp và tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh
cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm soát chi phối
tốt nguồn hàng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về nguồn hàng, an
tâm về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá, đảm bảo tín độ giao hàng
cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí,
ổn định được giá đầu vào, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
       - Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp:
       Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công
của mỗi doanh nghiệp vì chính con người trực tiếp tham gia vào hoạt động
sản xuất và kinh doanh, thực hiện các chiến lược thị trường của doanh
nghiệp. Bên cạnh yếu tố con người tiềm lực vô hình cũng ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là những ấn tượng tốt
trong khách hàng về hình ảnh, uy tín, nhãn mác và vị thế của doanh nghiệp
trên thị trường.

V-     HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN
       KINH TẾ QUỐC DÂN.

1.     Đặc điểm
       Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng thuộc các làng nghề truyền thống nên
thường chứa đựng trong nó những yếu tố văn hoá đặc sắc của từng dân tộc.
Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng thể hiện qua sắc thái của mỗi sản
phẩm, chính điều này tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ ở các quốc gia khác nhau.
       Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường mang tính thẩm mỹ cao nhờ nét
tinh xảo và độc đáo thể hiện qua kiểu dáng, hoa văn, đường nét trên mỗi
sản phẩm. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của những người thợ thủ
công sản xuất bằng tay là chủ yếu nên sản phẩm này rất phong phú về mẫu
mã, kiểu dáng song chất lượng thường không đồng đều, khó tiêu chuẩn
hoá.

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com             25
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     Mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu tại
nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang đậm bản
sắc văn hoá Việt Nam. Cùng với sự mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế với
các nước trên thế giới, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có
mặt trên nhiều nước Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Úc,... và đã khẳng
định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

2.   Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân:
     Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đã đem về cho đất nước
một lượng ngoại tệ lớn và không ngừng tăng lên qua các năm. Kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 1999 mới chỉ là 111
triệu USD, đến năm 2000 đã tang lên 237 triệu USD, năm 2002 đạt 300
triệu USD. Theo dự đoán của các chuyên gia thì kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này sẽ tiếp tục tăng lên 500 triệu trong các năm tới. Đặc biệt đây là 1
trong 10 mặt hàng xuất khẩu đem lại cho đất nước nhiều ngoại tệ nhất, trên
cả hạt tiêu và hạt điều.
     Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đem lại một lượng lớn công ăn việc
làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhất là lao động nông thôn, giúp
nông dân có thêm thu nhập nâng cao đời sống.
     Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần đẩy mạnh giao lưu văn
hoá giữa Việt Nam và thế giới. Ngoài ra việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
này trong mấy năm gần đây đã khôi phục các làng nghề truyền thống góp
phần bảo tồn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc.
     Như vậy phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không
chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hoá, xã hội to lớn. Vì vậy
cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh
của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong những năm tới.




http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com               26
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
   VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
  KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY
          XUẤT NHẬP KHẨU BAROTEX


I-   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG TY XUẤT
     NHẬP KHẨU BAROTEX - VIỆT NAM

1.   Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
     Tháng 4/1971 Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX được thành lập
(tách ra từ Công ty Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ). Công ty ra đời
cùng với bao biến đổi lớn lao của đất nước, trong suốt quá trình đó Công ty
BAROTEX không ngừng được củng cố và phát triển để đáp ứng những yêu
cầu của thị trường trong cơ chế mới.
     Ngay từ những ngày đầu được thành lập một mặt Công ty Xuất nhập
khẩu mây tre đan vừa củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, mặt khác
Công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng mây tre
do Nhà nước giao. Công ty lúc đó là đơn vị quốc doanh duy nhất được Nhà
nước giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua hàng mây tre ở phía Bắc và xuất
khẩu ra thị trường thế giới.
     Năm 1980, Công ty xuất nhập khẩu mây tre được đổi tên thành Tổng
Công ty xuất nhập khẩu mây tre.
     Năm 1995, theo Quyết định số 388/HĐBT về việc đăng ký lại doanh
nghiệp Nhà nước, tổng Công ty xuất nhập khẩu mây tre đổi tên thành Tổng
Công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là
BAROTEX, trụ sở E6 - Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội. Hiện nay với
chính sách khuyến khích xuất khẩu nhiều mặt hàng của Nhà nước, Công ty
đã mở rộng mặt hàng xuất khẩu của mình như gốm sứ sơn mài, hàng nông
sản, giầy thể thao bên cạnh các mặt hàng mây tre đan truyền thống. Trải

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com              27
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, Công ty đã thiết lập được mạng
lưới kinh doanh trên thị trường quốc tế, trải đều trên khắp các châu lục:
Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Úc. Với một nguồn năng lực năng động có
trình độ, kết hợp với những kinh nghiệm kinh doanh trong thời gian qua,
Công ty đang có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa.

2.   Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
     Là một doanh nghiệp Nhà nước, do Bộ Thương mại thành lập và trực
tiếp quản lý, Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX Hà Nội là một pháp nhân
hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế của một doanh nghiệp độc lập, có
tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng. Vì vậy Công ty có những chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
     - Chức năng: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường trong và ngoài nước. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty
bao gồm: hàng mây tre đan, hàng cói, gốm sứ sơn mài, thêu ren, nông sản,
giầy thể thao.
     Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm các loại vật tư nguyên liệu phục vụ
cho xuất khẩu như xi măng, sắt thép, các loại hoá chất dùng cho sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ.
     - Nhiệm vụ:
     + xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty.
     + tuân thủ các chính sách, luật pháp của Nhà nước và các nước có
quan hệ làm ăn.
     + Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tự chủ về tài chính.
     - Quyền hạn:
     + Công ty có quyền tự chủ trong đàm phán giao dịch, ký kếtvà thực
hiện các hợp đồng ngoại thương.
     + Công ty có thể lập đại diện, chi nhánh, các cơ sở vật chất trong và
ngoài nước.
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com               28
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     + Tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước.

3.   Cơ cấu tổ chức của Công ty.
     Bộ máy tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX được tổ
chức theo kiểu trực tuyến.
     Kiểu tổ chức này đã tăng cường sự trao đổi thông tin giữa giám đốc,
các phòng ban và các chi nhánh, tạo nên một sự đoàn kết thống nhất trong
tập thể Công ty.
     Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty như sau:
     + Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến
quản lý nhân sự, thưởng, các chế độ chính sách.
     + Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường
trong và ngoài nước, thực hiện tiếp thị và các hoạt động đối ngoại tạo môi
trường kinh doanh cho Công ty.
     + Phòng kế toán tài chính: Quản lý vốn, hạch toán kinh tế, kiểm tra
việc sử dụng tài sản, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong kinh
doanh.
     + Phòng kiểm toán: Kiểm tra sổ sách kế toán
     + Phòng hành chính quản trị: Làm các công việc về tổ chức bộ máy,
công tác cán bộ, đào tạo, tổ chức phong trào thi đua.
     + Phòng quản lý nhà đất: Quản lý và cho thuê nhà
     + Khối phòng chuyên doanh gồm 5 phòng chuyên doanh.
     CD1: Kinh doanh mặt hàng mây tre đan.
     CD2: Xuất khẩu mặt hàng gốm sứ.
     CD3: Xuất khẩu mặt hàng thêu ren.
     CD4: Xuất khẩu mặt hàng sơn mài.
     CD5: Xuất khẩu mặt hàng gỗ mỹ nghệ, bàn ghế.
     Xuất khẩu tổng hợp gồm tổng hợp 6 và tổng hợp 7 xuất khẩu các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, giày dép.
     Phòng nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất.
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com             29
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

   CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
                              BAROTEX

                                                 Ban giám đốc

                                             Khối quản lý phục vụ

   Tổ chức          Kế hoạch thị          Kế toán               Kiểm toán Hành chính
                                                                           Quản lý
                      trường               tài vụ                          quảnđất
                                                                           nhà trị

                                                     Khối kinh doanh


               Chuyên doanh mây tre                                   Kinh doanh
                - thủ công mỹ nghệ                                     tổng hợp
CD 1         CD 2          CD 3          CD 4            CD 5          TH 6    XKTH
                                                                               TH 7
                                                                                NK


                                                    Các chi nhánh trực thuộc Công ty


   Chi nhánh Hải Phòng         Xí nghiệp giầy thể thao          ChiChi nhánh Sài Gòn
                                                                    nhánh Đã Nẵng




 http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com             30
4.   Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999-2002
     Mặc dù trong thời gian qua, tình hình kinh doanh của Công ty có
nhiều biến động, kim ngạch xuất nhập khẩu bị giảm nhưng Công ty đã lấy
mục tiêu hiệu quả kinh doanh đặt lên hàng đầu và kinh doanh có lãi.
        Bảng 1: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
                                                  Năm
     Chỉ tiêu         Đơn vị
                                1999      2000       2001        2002
Kim ngạch XNK          1.000$    21.530    19.858     16.140      15.500
Doanh thu             tỷ đồng       145       150        148         148
Nộp ngân sách            tr.đ     3.400     6.000      8.300       8.500
Lợi nhuận                tr.đ       589     2.000      2.170       2.000
                                       Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
     Nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của Công ty khá ổn định mặc dù
kim ngạch xuất nhập khẩu giảm trong mấy năm qua. Điều này chứng tỏ
Công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được kết quả này
trong bối cảnh thị trường thế giới cạnh tranh ngày càng quyết liệt trước hết
là do sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong Công ty, ngoài ra còn
phải kể đến chính sách tiết kiệm chống lãng phí, giảm được chi phí sản
xuất và kinh doanh.
     Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn nghiêm chỉnh chấp
hành nộp ngân sách Nhà nước. Năm 1999 khoản nộp ngân sách đạt 3,4 tỷ
đồng, năm 2000 tăng lên 6 tỷ và tiếp tục tăng trong 2 năm sau đạt 8,3 tỷ
đồng năm 2001 và 8,5 tỷ đồng năm 2002. Lợi nhuận của Công ty không
ngừng tăng trong 3 năm từ 1999 đến 2001 nếu như năm 1999 lợi nhuận
của Công ty chỉ đạt 589 triệu đồng thì năm 2000 đã đạt mức 2 tỷ đồng tức
là bằng 1,4 tỷ so với năm 1999, con số này tiếp tục tăng lên 2,17 tỷ năm
2001.
     Năm 2002 lợi nhuận giảm nhẹ đạt 2 tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu
giảm, tuy nhiên Công ty vẫn đảm bảo khoản nộp ngân sách cho Nhà nước
đạt 8,5 tỷ đồng góp phần đáng kể vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà
nước.

4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
        Bảng số 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1999-2002
                                                           Đơn vị: 1000 USD
            Kim ngạch            Xuất khẩu                Nhập khẩu
   Năm
               XNK          Giá trị  Tỷ trọng(%)     Giá trị Tỉ trọng(%)
   1999       21.530        16.124       75,0        5.406         25
   2000       19.858        15.190       76,5        4.668        23,5
   2001       16.140        12.364       76,6        3.836        23,4
   2002       15.500        12.000       77,4        3.500        22,6
                           Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX
     Kim ngạch xuất khẩu của Công ty mấy năm qua từ năm 1999 đến
2002 đều bị giảm. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 16.124
triệu USD, năm 2000 giảm 5,8% còn 15.190 triệu USD, tiếp tục giảm
xuống còn 12.364 triệu USD và 12.000 triệu USD năm 2002.
     Nguyên nhân của sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm
qua là do một số thị trường truyền thống của Công ty là Liên bang Nga,
Séc, Hungary, Hàn Quốc giảm sút. Ngoài ra cạnh tranh trên thị trường càng
quyết liệt đặc biệt là cạnh tranh với các nước trong khu vực châu Á như
Trung Quốc, Singapore, Philipine.
               Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty
                                                        Đơn vị: 1.000 USD
                         1999           2000           2001           2002
      Nhóm hàng             Tỷ lệ          Tỷ lệ          Tỷ lệ          Tỷ lệ
                    Giá trị        Giá trị        Giá trị        Giá trị
                              %              %              %              %
Thủ công mỹ nghệ     6.349    39,4 8.560     56,4 7.200     58,2 6.300     52,5
Giầy thể thao        3.206    19,8 3.136     20,6 4.064     32,8 4.600     38,3
Hàng tổng hợp (nông 6.569     40,8 3.494     23,0 1.100      9,0 1.100      9,2
sản, hàng khác)
Tổng kim ngạch XNK     16.124   100 15.190    100 12.364      100 12.000   100
                                        Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm 3 nhóm chính, đó là nhóm
hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ, giầy thể thao và nhóm tổng hợp (nông
sản và hàng khác) trong đó mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ là sản
phẩm truyền thống của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lớn
và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.
     Năm 1999, mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ có kim ngạch
6,3 triệu USD, tăng lên 8,5 triệu USD vào năm 2000 chiếm tỷ lệ 56,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục tăng lên 58,2% năm 2001, đến năm
2002 giảm xuống còn 52,5% song vẫn giữ vị trí chủ lực trong các mặt hàng
xuất khẩu của Công ty.
     Mặt hàng giầy thể thao của Công ty cũng đang có chiều hướng phát
triển và có tỷ trọng tăng đều qua các năm. Năm 1999 mặt hàng này chiếm
19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2001 đã tăng lên 32,8% với kim
ngạch đạt 4 triệu USD, và tiếp tục tăng lên 4,6 triệu USD năm 2002 đạt
38,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này cho thấy mặt hàng giầy thể
thao có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của
Công ty và có nhiều tiềm năng để phát triển.
     Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Công ty thì
việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của Công
ty. Việc xuất khẩu thêm các mặt hàng như nông sản đã góp phần tăng kim
ngạch xuất khẩu cho Công ty. Tuy nhiên, mặt hàng này có kim ngạch
không ổn định và còn thấp, mới chỉ chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu năm
2001 và 9,2% năm 2002. Trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng thêm mặt
hàng xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty
                                                            Đơn vị: 1.000 USD
                  1999             2000                2001              2002
 Thị trường
            Giá trị    %      Giá trị     %      Giá trị    %      Giá trị     %
Nhật Bản     2.000     12,4    3.300      21,7    2.986     24,2    2.222      18,5
Đài Loan     2.020     12,5      600       3,9    3.989     32,3    4.615      38,5
Hàn Quốc     3.305     20,5    2.800      18,4       24      0,2     1,08      0,05
Tây Ban nha  1.356      8,4    1.100       7,2    1.340     10,8    1.000       8,4
Ý            1.000      6,2      870       5,7      885      7,2      708       6,0
Pháp           440      2,7      230       1,5      426      3,5      406       3,4
Anh            640      4,0      520       3,4      530      4,3      396       3,3
LB Nga       2.641     16,4    2.550      16,8      362      3,0      153       1,3
Chi Lê         123      0,8      140       0,9      150      1,2      211       1,8
Mỹ              20     0,12       53       0,4       60      0,5      158       1,3
Canada        32,5      0,2       40       0,3       42     0,35        71      0,6
Các    nước 2546,5 15,78        2997      19,8     1570 12,45      2058,9     16,85
khác                                                                    2
Tổng          16.124      100 15.200      100 12.364        100    12.000      100
                            Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX
       Thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng lớn gồm khoảng 40 nước
trên khắp các châu lục.
       * Tại thị trường Châu Á: Châu Á là thị trường lớn nhất của Công ty
với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 54% trong đó Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc là những bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn
nhất trong khu vực này. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang
Hàn Quốc đạt 3,3 triệu USD, Đài Loan đạt 2 triệu USD, Nhật Bản 2 triệu
USD, kim ngạch xuất khẩu sang 5 thị trường này chiếm 45,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Công ty và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường Châu Á, một số thị trường như Trung Quốc, Iran, Arập, Ấn Độ
có kim ngạch không đáng kể.
       Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên 3,3 triệu
USD, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm đột ngột chỉ còn 0,6 triệu
USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm còn 2,8 triệu USD. Tuy
nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 nước này vẫn chiếm 44% năm 2000. Năm
2001 và 2002 kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan tăng mạnh trong khi hai
thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giảm nhập khẩu, Nhật bản giảm còn 2,2
triệu USD, Hàn Quốc giảm mạnh còn còn 1.080 USD năm2002.
    Mặc dù vậy tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường này vẫn rất cao, đạt
56,7% năm 2001 và 57% năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
    Tuy các thị trường Trung Quốc, Singapore, A rập xêut, Iran, Israel,
Ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu còn nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 3,5% song
đây là những thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà
Công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.
    * Tại thị trường châu Âu: Công ty có kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường châu Âu khá lớn, kim ngạch xuất khẩu bình quân từ năm 1999 đến
2002 đạt 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
    Thị trường châu Âu của Công ty bao gồm các nước: Anh, Pháp, Ý,
Đan Mạch, Thuỵ Điển, Nauy, Hà Lan, Đức, Liên bang Nga, Tây Ban nha,
Bồ Đào Nha, Thuỵ sỹ, Bỉ, Bungary, Rumani, Séc,... Trong đó Liên bang
Nga, Hungary, Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha, Ý vốn là thị trường truyền
thống của Công ty song gần đây xuất khẩu của Công ty sang các thị trường
này bị giảm, đặc biệt xuất khẩu sang Liên Ban Nga giảm mạnh do những
biến động trên thị trường nước này. Năm 2000 xuất khẩu sang Nga còn đạt
2,6 triệu USD, đến năm 2001 giảm xuống chỉ còn 153.000 USD. Tại thị
trường các nước Tây Ban Nha, Ý, Pháp kim ngạch xuất khẩu của Công ty
chưa ổn định, mặc dù nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản
ở khu vực Châu Âu là rất lớn song thị phần của Công ty ở thị trường này
còn nhỏ bé, năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường
Châu Âu đạt 7,6 triệu USD, tăng lên 8 triệu USD năm 2000, hai năm 2001
và 2002 giảm xuống còn 4 triệu USD. Trong những năm tới mục tiêu của
Công ty là đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào khu vực thị trường Châu Âu
bằng việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt
hàng xuất khẩu.
* Thị trường Châu Mỹ của Công ty có các nước Chilê, Argentina,
Brazil, Mỹ, Canada. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Chilê
khá ổn định và tăng đều qua các năm, đạt 123.000 USD năm 1999, tăng lên
150.000 USD năm 2001 và tiếp tục tăng 210.000 USD năm 2002, chiếm
1,8 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mỹ và Canada là các thị trường
mới của Công ty với kim ngạch xuất khẩu còn thấp song có xu hướng tăng
lên trong những năm tới.
     Năm 1999 xuất khẩu của Công ty vào Mỹ mới chỉ đạt 20.000 USD
với tỷ trọng 0,12% kim ngạch xuất khẩu, năm 2002 tăng lên 158.000 USD
với tỷ trọng 1,3% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Châu Mỹ
theo dự đoán của các chuyên gia là có nhiều tiềm năng phát triển vì vậy
Công ty cần phải biết khai thác thị trường này một cách có hiệu quả bằng
cách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và tăng cường xúc tiến thương mại
với các nước trong khu vực này.
     * Thị trường Châu Phi của Công ty.
     Tại thị trường Châu Phi, Công ty mới chỉ xuất khẩu sang Angêri và
Tuynidi với kim ngạch rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Công ty. Thị trường này còn khá mới mẻ với Công ty, Công
ty cần nghiên cứu xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách
hàng ở thị trường Châu Phi.
     * Thị trường Châu Úc (Australia).
     Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Châu Úc mới chỉ đạt 0,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Con số này còn quá nhỏ bé so với
nhu cầu ở thị trường này.
     Qua phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty ta thấy mặt hàng xuất
khẩu của Công ty đã được mở rộng, khá đa dạng và phong phú. Xuất khẩu
nhiều loại hàng hoá sẽ giúp Công ty phân tán được rủi ro kinh doanh, tăng
khả năng thâm nhập vào thị trường mới của Công ty. Hiện nay Công ty có
một mạng lưới thị trường trên toàn thế giới, ngoài các thị trường truyền
thống như Nhật Bản, Đài Loan, Ý, Tây Ban Nha, hàng năm Công ty luôn
mở rộng thêm các thị trường mới. Mặc dù số lượng thị trường khá lớn
nhưng giá trị xuất khẩu sang từng thị trường chưa cao so với nhu cầu ngày
càng tăng trên các thị trường. Do vậy, để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu
trong những năm tới, Công ty cần phải xây dựng cho mình chiến lược phát
triển thị trường cùng với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

II-   PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
      THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1999-2002.

1.    Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn
      1999-2002.


       Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
                                                       Đơn vị: 1.000 USD
                       Năm
                                1999        2000       2001          2002
Chỉ tiêu
Tổng kim ngạch xuất khẩu         16.124     15.190      12.364       12.000
Kim ngạch xuất khẩu hàng          6.349      8.560       7.200        6.300
thủ công mỹ nghệ.
Tỷ trọng kim ngạch xuất            39,4        56,4       58,2         52,5
khẩu thủ công mỹ nghệ(%)
Tỷ lệ tăng, giảm (%)                        +34,8       -15,8       -12,5
                                       Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường


      Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống trong nhiều năm qua với
tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 1999
kimngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt 6,3 triệu
USD. Đến năm 2000 tăng 34,8% đạt 8,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56,3%
giá trị xuất khẩu các mặt hàng. Năm 2001 mặc dù kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này giảm còn 7,2 triệu USD song vẫn chiếm tỷ trọng 58,2%, kim
ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm 12,5% vào năm 2002 nhưng tỷ trọng mặt
hàng thủ công mỹ nghệ vẫn khá cao, chiếm 52,5% kim ngạch xuất khẩu.
Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu giảm là do một số thị trường truyền thống như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan giảm nhập khẩu từ Công ty mà đã nhập
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung
Quốc, Indonesia, Philipine,... đó là những đối thủ cạnh tranh lớn của Công
ty.

2.  Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Công ty giai
    đoạn 1999-2002
Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty
                                                                      Đơn vị: 1.000 USD
                       1999                 2000               2001               2002
           Năm
                                      Giá
Mặt hàng          Giá trị     %                    %      Giá trị     %      Giá trị     %
                                       trị
Mây tre đan,       5.929      93,4    6.819        79,7    6.690      92,9    5.837      92,7
buông cói
Gốm sứ, sơn             -         -     91          1,0      144       2,0       50       0,8
mài, thêu ren
Mành các loại        200       3,2     754          8,8      274       3,8      241       3,8
Tàu     hương,       168       2,6     598          7,0       72       1,0      105       1,7
hàng rào tre
Bàn ghế               52       0,8      298         3,5       20       0,3       67       1,0
KN         hàng    6.349      100     8.560        100     7.200      100     6.300      100
TCMN
                                                   Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
      Hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu bao gồm các mặt hàng
mây tre đan, buông cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren, mành các loại, hàng rào
tre, bàn ghế. Trong đó mặt hàng mây tre đan là mặt hàng truyền thống của
Công ty với kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm chiếm 90% tổng kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 riêng xuất
khẩu mặt hàng này đã đạt 5,9 triệu USD, chiếm 93,4% giá trị xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ, đến năm 2000 giá trị xuất khẩu mặt hàng mây tre
đan tiếp tục tăng lên 6,8 triệu USD.
      Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng này giảm nhẹ đạt 6,7 triệu USD năm 2001 và tiếp tục giảm
xuống 5,8 triệu USD năm 2002. Bên cạnh mặt hàng mây tre đan truyền
thống các mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren cũng đang được Công ty đẩy
mạnh xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 91.000 USD, và
tăng lên 144.000 USD năm 2001. Tuy nhiên, do mặt hàng này có nhiềuđối
thủ cạnh tranh, đặc biệt là hàng gốm sứ của Trung Quốc, Philipin. Mặt
khác do nhiều mẫu mã mặt hàng này của Công ty chưa phong phú nên kim
ngạch xuất khẩu năm 2002 đã giảm xuống còn 50.000 USD. Hiện nay thị
trường xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, sơn mà của Công ty chủ yếu là Nhật
Bản, Pháp, Chilê, Israel. Công ty cần phải mở rộng hơn nữa thị trường xuất
khẩu cho mặt hàng này vì đây là mặt hàng mà Việt Nam có rất nhiều tiềm
năng để phát triển.
     Mặt hàng mành, tàu hương, hàng rào tre của Công ty được xuất khẩu
sang các nước Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ý, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Ấn Độ với giá
trị kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 368.000 USD và tăng lên 1,4 triệu
USD năm2000 chiếm 15,8% tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này của Công ty trong hai năm gần đây bị
giảm xuống chỉ còn 346.000 USD mỗi năm.
     Nguyên nhân của việc giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là do
nhu cầu về mặt hàng mành, hàng rào tre đã giảm và các sản phẩm này
không còn được ưa chuộng như trước.
     Mặt hàng bàn ghế xuất khẩu của Công ty được xuất khẩu chủ yếu
sang hai thị trường Pháp và Bungary và rất được ưa chuộng tại các nước
này. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này không ổn định với 52.000
USD năm 1999, 298.000 USD nămg 2000, 67.000 USD năm 2002, chiếm
tỷ trọng 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nhu cầu
về các sản phẩm bàn ghế làm từ nguyên liệu tự nhiên là rất lớn tại thị
trường Châu Âu, vì vậy trong những năm tới Công ty cần phải mở rộng
xuất khẩu hơn nữa sang thị trường các nước Châu Âu để tăng nhanh kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhìn chung cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty khá
 phong phú song kim ngạch xuất khẩu của mỗi mặt hàng chưa cao. Vì vậy
 để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Công ty cần phải mở
 rộng thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này và khai thác tối đa thị trường
 hiện tại của Công ty.

 3.    Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
       Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
                                    Công ty.
                                                                    Đơn vị: USD
                 1999               2000               2001             2002
Thị trường
             Giá trị     %     Giá trị   %        Giá trị   %       Giá trị   %
Nhật Bản     1.825.59    29,   2.972.62  34,7     2.527.99 35,1     1.743.45 27,6
                   0       5         5                  1                 0
Đài Loan     854.655     13,    92.574     1,08    16.724     0,2    29.249    0,5
                           5
Hàn Quốc     230.586     3,6    32.075      0,4    23.756     0,3     1.082 0,02
Pháp         440.000     6,9   225.350     2,63   419.638    5.82   386.154 6,3
                           3
Anh          443.350     3,8   323.125      3,8   425.573     5,9   395.811 6,29
Ý            825.600     12,   825.357     9,64   834.062    11,6   646.144 10,3
                           9
Tây    Ban   928.988     14,   1.028.64   12,02   1.340.14   18,6   999.658 15,9
nha                        6          3                  4
Hà Lan       152.879     2,4     62.536     0,8     68.842   0,95   102.887 1,6
Đức          170.200     2,7     83.500     1,0    101.444    1,4   395.284 6,3
LB Nga       105.900     2,0     87.255    1,01      3.500   0,05   153.191 2,4
Chi lê       123.060     1,9    130.200     1,5    150.726    2,1   210.975 3,3
Mỹ             20.000    0,3     42.525     0,5     60.047    0,8   157.535 2,5
Canada         25.000    0,4     27.352     0,3     41.652    0,6     71.154 1,2
Các nước      167772     2,8   1712000     20,0   1094400    15,2    982800 15,6
khác
Tổng         6.349.00    100   8.560.00    100    7.200.00   100    6.300.00   100
                   0                 0                  0                 0
                                            Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
       Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty gồm 38
 nước trên khắp các châu lục, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực Châu
 Á và Châu Âu.
* Tại thị trường Châu Á: Công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
sang các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Iran,
Ixracl, Arập, Ấn Độ, Malaixia. Trong đó Nhật Bản, Đài Loan, là thị trường
truyền thống của công ty, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Công ty trong khu vực này với kim ngạch xuất khẩu 1,8 triệu USD năm
1999, và tăng lên 2,9 tr USD năm 2000 chiếm 34,7% kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất
khẩu chính của Việt Nam mà còn của cả các nước Trung Quốc, Indonêxia,
Philippin nên cạnh tranh trên thị trường Nhật rất gay gắt, dẫn tới kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty sang thị trường hai năm gần
đây giảm còn2,5 tr USD năm 2001 và 1,7 tr USD năm 2002, trong khi đó
nhu cầu nhập khẩu của người Nhật Bản là 1 tỷ USD cho mặt hàng này.
Điều này cho thấy thị trường Nhật có nhiều tiềm năng mà khả năng xuất
khẩu của công ty còn rất nhỏ bé.
     Bên cạnh đó Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, có nhu cầu về hàng thủ
công mỹ nghệ khá lớn chủ yếu là hàng mây tre đan, gốm sứ, sơn mài nhưng
trong mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào các thị
trường này bản giảm tỷ trọng xuất khẩu sang mỗi thị trường này chỉ chiếm
khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch
xuất khẩu vào thị trường Malaixia, Iran, Ixrael, Arập, Ấn Độ còn rất nhỏ bé
năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Ấn Độ đạt 3141
USD, Iran 5767 USD, Ixrael 34.675 USD, Arập 45142 USD, Malaixia
20.000 USD.
     Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á đòi hỏi Công ty
phải tăng thị phần, mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm thủ công
mỹ nghệ cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
     * Thị trường Châu Âu: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty được
xuất khẩu sang 19 nước Châu âu như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Đức, Liên Bang Nga, Hungary, Thuỵ Sỹ, Thụy Điển, Đan
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX
Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuMarketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuViệt Long Plaza
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docNguyễn Công Huy
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
Chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ib
Chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ibChiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ib
Chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ibVanglud Nguyen
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Luanvan84
 
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang MỹVượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang MỹThành Thành
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docNguyễn Công Huy
 

Mais procurados (20)

Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuMarketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
 
QT053.doc
QT053.docQT053.doc
QT053.doc
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
Đề tài giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc tại cty TNHH Lê Giang
Đề tài: Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc tại cty TNHH Lê GiangĐề tài: Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc tại cty TNHH Lê Giang
Đề tài: Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc tại cty TNHH Lê Giang
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ib
Chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ibChiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ib
Chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của familymart nhóm ib
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
 
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
 
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAYĐề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free downloadĐề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
 
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOTLuận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
 
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang MỹVượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ
 
QTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQT
QTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQTQTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQT
QTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQT
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệpĐề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
 

Semelhante a Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX

de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).docLuanvan84
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
Giáo trình kinh doanh quốc tế   việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...Giáo trình kinh doanh quốc tế   việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
Giáo trình kinh doanh quốc tế việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...luanvantrust
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAYĐề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Semelhante a Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX (20)

MAR38.doc
MAR38.docMAR38.doc
MAR38.doc
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
 
QT238.doc
QT238.docQT238.doc
QT238.doc
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
Giáo trình kinh doanh quốc tế   việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...Giáo trình kinh doanh quốc tế   việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
Giáo trình kinh doanh quốc tế việt nam _Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377...
 
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH NN một thành viên...
 
QT162.doc
QT162.docQT162.doc
QT162.doc
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tưĐề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAYĐề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
Đề tài: Giải pháp cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty vật tư, HAY
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 

Mais de Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

Mais de Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhNguynHuTh6
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 

Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX

  • 1. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com LỜI NÓI ĐẦU Xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt trên thị trường thế giới. Hiện nay thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu đem về cho đất nước nhiều ngoại tệ nhất. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 1999 đạt 111 triệu $, năm 2002 đạt 237 triệu $. Theo dự báo của các chuyên gia thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên thế giới có xu hướng tăng trong những năm tới. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu nhưng thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta còn quá nhỏ bé so với nhu cầu trên thị trường thế giới chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới. Nguyên nhân do thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, hầu như các doanh nghiệp mới chỉ chú ý đến mở rộng thị trường xuất khẩu mà chưa đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều sâu. Trước tình hình đó việc phát triển thị trường luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, thị phần càng lớn thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp càng lớn sẽ làm tăng lợi nhuận và vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập đã giúp em nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: "Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty XNK BAROTEX" cho luận văn tốt nghiệp này. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 1
  • 2. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Nội dung luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I- Công tác phát triển thị trường đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Chương II- Thực trạng hoạt động xuất khẩu và công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty XNK BAROTEX. Chương III- Phương hướng và biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công thủ công mỹ nghệ của Công ty XNK BAROTEX. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo - Thạc sỹ. Nguyễn Liên Hương cùng toàn thể cán bộ phòng kế hoạch thị trường củaTổng Công ty XNK BAROTEX đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Hà Nội, ngày 25 tháng0 5 năm 2003 Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LINH GIANG http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 2
  • 3. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com CHƯƠNG I: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU. I- TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ. 1. Tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, đem lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Từ năm 1995 trở lại đây bình quân nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu đáp ứng được đến 90% ngoại tệ cho nhập khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại: xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng cớ lợi nhất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành liên quan phát triển. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân do sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, vật phẩm tiêu dùng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại thông qua việc phân công lao động quốc tế. Qua những phân tích trên, ta thấy đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 3
  • 4. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2. Thị trường xuất khẩu. 2.1. Khái niệm. Thị trường vốn là một phạm trù gắn liền với nền kinh tế hàng hoá. Thị trường của doanh nghiệp được phân chia thành thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào được hiểu là khả năng cung ứng các yếu tố cho sản xuất như nguyên vật liệu, sức lao động, nguồn vốn, công nghệ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thị trường đầu ra chính là thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau: Thị trường xuất khẩu bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn nằm ngoài biên giới quốc gia cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. 2.2. Phân loại. Việc phân loại thị trường xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn tốt hơn các phương thức kinh doanh đối với từng thị trường cụ thể. Có một số tiêu thức giúp cho phân loại thị trường xuất khẩu như sau: * Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng, có thị trường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp. - Thị trường xuất khẩu trực tiếp là thị trường mà doanh nghiệp trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường mà không qua trung gian xuất nhập khẩu. - Thị trường xuất khẩu gián tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp không có quyền hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua các trung gian như đại lý xuất khẩu, hãng xuất khẩu trong nước hay nước ngoài... * Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng có thị trường truyền thống và thị trường xuất khẩu mới. - Thị trường xuất khẩu truyền thống là thị trường mà doanh nghiệp đã có quan hệ làm ăn trong một thời gian lâu dài và khá ổn dịnh. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 4
  • 5. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Thị trường mới là thị trường doanh nghiệp mới thiết lập mối quan hệ làm ăn và có nhiều tiềm năng phát triển. * Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu có: thị trường xuất khẩu hàng may mặc, thị trường xuất khẩu hàng nông sản, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,... Việc phân chia theo mặt hàng chỉ có ý nghĩa trong phân tích kinh tế và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhiều mặt hàng. * Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu của chính phủ: thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng, chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu với mục đích bảo vệ sản xuất trong nước. Đối với thị trường có hạn ngạch doanh nghiệp cần phải xin hoặc mua hạn ngạch, xuất hàng theo hạn ngạch được cấp. Đối với thị trường phi hạn ngạch doanh nghiệp không bị giới hạn về số lượng hàng xuất, doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hoá với số lượng tuỳ theo khả năng của mình và nhu cầu của người mua. * Căn cứ vào mức độ quan trọng của thị trường: thị trường xuất khẩu chính và thị trường xuất khẩu phụ. Nếu trong kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp chỉ dựa chủ yếu vào một thị trường thì rủi ro sẽ cao hơn là xuất khẩu sang nhiều thị trường. Do đó, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá thị trường trong đó có thị trường xuất khẩu chính và thị trường xuất khẩu phụ. * Căn cứ vào vị trí địa lý: thị trường được phân chia theo khu vực và theo nước. Việc phân chia này phụ thuộc vào đặc tính của từng thị trường. Phân chia thị trường theo lãnh thổ, khu vực là rất quan trọng ví nó liên quan đến việc để ra các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các tiêu chí phân loại khác: * Căn cứ vào hình thức sản xuất hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu hàng gia công và thị trường xuất khẩu hàng tư doanh. Doanh nghiệp http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 5
  • 6. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com có thể kết hợp hai hay nhiều tiêu thức phân loại trên để xác định cụ thể thị trường cho mình khi xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Ngoài ra còn có thể phân loại thị trường theo tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Hoặc có thể phân loại thị trường thành thị trường đầu ra, thị trường đầu vào... 3. Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu. Giống như thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố cung, cầu và giá cả. Các yếu tố này thường biến động rất phức tạp do quy mô của thị trường rất rộng lớn và chịu tác động của nhiều yếu tố khác. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải nắm bắt được đặc điểm của nó khi ra quyết định kinh doanh. * Cung: Cung của thị trường thế giới về một mặt hàng nào đó bao gồm hàng hoá của các nhà cung ứng nội địa và các nhà cung ứng nước ngoài khác. Số lượng các nhà cung ứng thường rất lớn với nhiều mặt hàng nên độc quyền cung ứng hầu như không xảy ra trên thị trường. Để cạnh tranh với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường lớn hơn các nhà cung ứng đưa ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau với các phương thức cung ứng đầy hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Với những nước công nghiệp phát triển các nhà cung ứng sẽ dựa vào lợi thế về vốn, công nghệ nên họ chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Với những nước đang phát triển các nhà cung ứng của các nước này chủ yếu cung cấp những sản phẩm chứa nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên. Ở Việt Nam hầu hết các nhà cung ứng là các doanh nghiệp mới kinh doanh xuất nhập khẩu chưa có uy tín trên thị trường quốc tế nên chịu sức ép rất lớn từ các nhà cung ứng nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á do phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trùng với các nước này và sức cạnh tranh của chúng ta yếu hơn. Vì vậy http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 6
  • 7. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nâng cao sức cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Việt Nam là mục tiêu hàng đầu khi hội nhập kinh tế thế giới. * Cầu về một mặt hàng là tập hợp những nhu cầu, mong muốn của khách hàng về hàng hoá đó mà các khách hàng này có khả năng và sẵn sàng trả tiền để thoả mãn các nhu cầu đó. Cầu về hàng hoá trên thị trường rất lớn và có thể được phân chia thành các loại sau: Cầu của nhà sản xuất, cầu của các nhà kinh doanh thương mại và cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Do khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, rất nhiều sản phẩm có khả năng thay thế nhau ra đời, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến vòng đời sản phẩm và nhu cầu về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Ngoài ra nhu cầu về một loại sản phẩm trên các thị trường khác nhau cũng rất khác nhau do ảnh hưởng của các yêú tố văn hoá, xã hội, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển,... ở mỗi quốc gia là khác nhau. * Giá cả: Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với mỗi loại hàng hoá nhất định trên thị trường, giá đó phải là giá của những giao dịch thông thường không kèm theo bất kỳ một điều kiện thương mại đặc biệt và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trong thực tế, giá cả quốc tế của mỗi loại hàng hoá biến động rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như: + Nhân tố chu kỳ: đó là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế. + Khách hàng: tác động lên giá cả bởi khả năng mua của họ, sự bằng lòng mua, vị trí của sản phẩm trong lối sống của họ, giá cả của sản phẩm thay thế. + Cạnh tranh: bao gồm cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua và người bán với người mua. Cạnh tranh thường làm cho giá cả hàng hoá rẻ hơn. Thông thường cạnh tranh tác động lên giá cả dưới góc độ số lượng các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 7
  • 8. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com quy mô của các doanh nghiệp, sự khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. + Nhân tố cung cầu:là những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến lượng cung cấp hoặc khối lượng tiêu thụ của hàng hoá trên thị trường do đó có ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá trên thị trường. + Lạm phát: Lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, do vậy mà ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá của một quốc gia trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. + Nhân tố thời vụ: tác động đến giá cả theo tính thời vụ của sản xuất và lưu thông. Ngoài các yếu tố trên, giá cả quốc tế của hàng hoá còn chịu tác động của các yếu tố khác như chính sách của chính phủ, tình hình an ninh, chính trị của các quốc gia,... 4. Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Thị trường luôn là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp mong muốn xâm nhập và chiếm lĩnh lấy. Thị trường xuất khẩu là một bộ phận trong thị trường nói chung của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, thị trường xuất khẩu giữ vai trò chủ đạo thể hiện qua: * Thị trường xuất khẩu quyết định mục tiêu của doanh nghiệp: Hầu hết mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để thực hiện được mục tiêu đó doanh nghiệp phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm mà thị trường là yếu tố then chốt. Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều khả năng phát triển của doanh nghiệp càng cao bởi vì khi đó quy mô sản xuất của doanh nghiệp được mở rộng làm chi phí sản xuất giảm do lợi thế theo quy mô. Do vậy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá thì việc thâm nhập và mở http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 8
  • 9. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com rộng thị trường xuất khẩu là điều tiên quyết dẫn đến thành công của doanh nghiệp. * Thị trường xuất khẩu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ . Vì vậy khi nhìn vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ta có thể thấy tình hình phát triển, mức độ tham gia vào thị trường quốc tế của doanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển trong thời gian tới. * Thị trường xuất khẩu trực tiếp điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt mục tiêu: thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Việc quyết định cung ứng sản phẩm gì, bằng phương thức nào, cho ai là do nhu cầu của thị trường quyết định. Chính sách khách hàng trên thị trường xuất khẩu sẽ định hướng cho chính sách về sản phẩm xuất khẩu, chính sách giá cả, những hoạt động xúc tiến,... Từ đó doanh nghiệp sẽ phải xây dựng kế hoạch sản xuất, thu mua hàng của mình cho phù hợp và đề ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Như vậy thị trường quyết định đến từng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và các doanh nghiệp muốn thành công đều phải thích ứng tốt với thị trường. * Thị trường xuất khẩu là nơi kiểm tra đánh giá các chương trình kế hoạch quyết định kinh doanh của doanh nghiệp: thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh và vị trí của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ thành công của các chiến lược kinh doanh từ đó đưa ra những phương hướng phát triển cho tương lai. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 9
  • 10. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com II- NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU. 1. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nền kinh tế thị trường hết sức năng động và khốc liệt mà ở đó các doanh nghiệp bị cuốn vào vòng quay của sự phát triển không ngừng. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường theo đuổi rất nhiều mục tiêu tuỳ theo từng thời điểm và vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Song mục tiêu cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận, thế lực và an toàn. Ba mục tiêu này được thực hiện thông qua khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường, thị trường càng lớn thì khối lượng hàng hoá được tiêu thụ càng lớn. Do vậy phát triển thị trường là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công trong kinh doanh, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà thị trường đem lại. Trong nhiều trường hợp như cạnh tranh trong nước quá gay gắt hoặc nhu cầu nội địa nhỏ bé thì việc đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế có thể thu được hiệu quả cao. Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho các doanh nghiệp khả năng khai thác tối đa lợi thế so sánh do sản xuất trong nước đem laị. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường rất khắc nghiệt, nó đào thải tất cả các doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển của thị trường. Và một trong các cách hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là phát triển thị trường. Việc phát triển thị trường xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp tăng thị phần, tăng doanh số bán, lợi nhuận và đặc biệt là tăng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển trong tương lai. Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, chỉ có phát triển thì doanh nghiệp mới tồn tại vững chắc, phù hợp với xu thế chung của http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 10
  • 11. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com thời đại. Phát triển thị trường chính là mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự phát triển của các doanh nghiệp. 2. Nội dung của công tác phát triển thị trường xuất khẩu. 2.1. Các phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu. a. Phát triển thị trường theo chiều rộng. Phát triển thị trường theo chiều rộng có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng mở rộng thị trường tăng thị phần sản phẩm bằng các khách hàng mới. Phương thức này được doanh nghiệp sử dụng trong các trường hợp. - Thị trường hiện tại của doanh nghiệp đang có xu hướng bão hoà. - Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp. - Rào cản về chính trị, luật pháp quá lớn đối với doanh nghiệp trên thị trường hiện tại. - Doanh nghiệp có đủ tiềm lực để mở rộng thêm thị trường mới, tăng doanh thu, lợi nhuận. Phát triển thị trường theo chiều rộng có thể hiểu theo 3 cách: - Theo tiêu thức địa lý: Quy mô thị trường của doanh nghiệp được mở rộng. - Theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp thường đưa ra những sản phẩm mới có tính năng phù hợp với khách hàng ở thị trường mới thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của họ. Các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường thường áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. - Theo tiêu thức khách hàng: Doanh nghiệp kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình, đó có thể là khách hàng của đối thủ cạnh tranh, có thể là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng và hành vi mua hàng của họ, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 11
  • 12. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com điểm, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có được chiến lược Công ty hiệu quả nhất. b. Phát triển thị trường theo chiều sâu. Phát triển thị trường theo chiêu sâu là doanh nghiệp cố gắng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại. Phát triển thị trường theo chiều sâu thường được các doanh nghiệp sử dụng khi: + Thị trường hiện tại có nhiều tiềm năng để phát triển mà doanh nghiệp chưa khai thác hết. + Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại là khá lớn. + Sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Phát triển thị trường theo chiều sâu cũng được hiểu theo 3 cách: - Theo tiêu thức địa lý: Doanh nghiệp cố gắng bán thêm hàng hoá vào thị trường hiện tại bằng việc sử dụng hữu hiệu các công cụ marketing chiêu dụ khách hàng, đánh bật đối thủ cạnh tranh và có thể tiến tới độc chiếm thị trường. - Theo tiêu thức khách hàng: là việc doanh nghiệp nỗ lực bán thêm sản phẩm của mình vào nhóm khách hàng của doanh nghiệp, biến nhóm khách hàng đó trở thành khách hàng thường xuyên và trung thành của mình. - Theo tiêu thức sản phẩm: Doanh nghiệp khi phát triển thị trường theo chiều sâu thường cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường các dịch vụ kèm theo. 2.2. Nội dung công tác phát triển thị trường xuất khẩu. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình sau: Nghiên cứu thị Lập chiến lược Thực hiện chiến Kiểm tra và trường phát triển thị lược phát triển đánh giá kết trường thị trường quả việc thực hiện chiến lược http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 12
  • 13. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com a. Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển kinh doanh đúng hướng, là xuất phát điểm để mọi doanh nghiệp xác định và xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Mặt khác, do chu kỳ sống của sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên để thành công lâu dài doanh nghiệp phải nhạy bén nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng trên thị trường. Việc tiếp cận kinh doanh ở thị trường xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: + Môi trường vĩ mô: chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ trong và ngoài nước, mức thuế, hạn ngạch,... + Văn hoá phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng của khách hàng. + Ngôn ngữ, phong cách, lối sống con người,... Nghiên cứu thị trường tức là nghiên cứu các yếu tố trên để biết rõ thuận lợi và khó khăn cho việc tiếp cận. Quá trình nghiên cứu thị trường được tiến hành theo trình tự sau: + Phát hiện vấn đề và xác định mục đích nghiên cứu. + Thu thập thông tin: Thu thập tại bàn và điều tra thị trường: thu thập tại bàn là hình thức thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn như tạp chí, Internet... Điều tra thị trường tức là doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, dự hội chợ, chào hàng, bán hàng trực tiếp,... + Phân tích đánh giá thị trường: Đó chính là việc dựa vào thông tin thị trường thu thập được để xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với kế hoạch, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phân tích đánh giá này phải dựa trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp hiện có. Để thực hiện phân tích, đánh giá thị trường doanh nghiệp thường sử dụng ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội , nguy cơ) http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 13
  • 14. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com + Dự báo thị trường: Trên cơ sở phân tích thị trường doanh nghiệp có thể đưa ra các dự báo về thị trường như tổng mức nhu cầu của thị trường, cơ cấu sản phẩm trong tương lai, biến động của thị trường trong tương lai,... b. Lập chiến lược phát triển thị trường. Sau khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành lập chiến lược phát triển thị trường theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu. - Chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu : Thường được các doanh nghiệp sử dụng khi thị trường hiện tại có xu hướng bão hoà về sản phẩm của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính và uy tín trên thương trường. - Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu được doanh nghiệp sử dụng khi thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại còn thấp do khách hàng chưa thấy thoả mãn nhu cầu hoặc chưa thấy lợi ích của sản phẩm. Tuỳ theo điều kiện của từng thị trường và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường hay chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu hoặc đồng thời phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu. Chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau: Thị trường Thị trường hiện tại Thị trường mới Sản phẩm Sản phẩm hiện tại Thẩm thấu thị trường Phát triển thị trường Sản phẩm mới Phát triển sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm Doanh nghiệp cần lập ra chiến lược phát triển thị trường từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn để thuận lợi cho việc phân bổ nguồn lực. Nội dung của chiến lược phát triển thị trường phải phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược với đối thủ cạnh tranh, chiến lược phân phối sản phẩm, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 14
  • 15. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com chất lượng giá cả, chiến lược quảng cáo khuyến trương sản phẩm, chiến lược phát triển vốn, nguồn nhân lực. c. Thực hiện chiến lược phát triển thị trường. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đề ra các chiến lược kinh doanh mà ít quan tâm tổ chức thực hiện chiến lược. Việc thực hiện chiến lược khẳng định sự đúng đắn của việc lập chiến lược và đó là khâu thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp bao gồm các bước sau: + Xem xét lại mục tiêu, thực trạng thị trường, nguồn lực của doanh nghiệp và chiến lược phát triển thị trường. Từ đó doanh nghiệp có thể có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. + Sau khi xác định sự đúng đắn của mục tiêu chiến lược doanh nghiệp thực hiện phân phối nguồn lực hợp lý cho từng chiến lược bộ phận như chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược khuyếch trương sản phẩm, chiến lược phát triển kênh phân phối... Việc phân phối nguồn lực hiệu quả là cơ sở để thực hiện mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả nhất. + Sử dụng các chính sách, công cụ để thực hiện chiến lược phát triển thị trường, thông thường doanh nghiệp sử dụng chính sách marketing hỗn hợp bao gồm chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương sản phẩm. Tóm lại, thực hiện chiến lược phát triển thị trường trước hết doanh nghiệp phải huy động được nguồn lực doanh nghiệp bao gồm vốn và nguồn nhân lực, thứ hai là sử dụng hài hoà các chính sách marketing - mix. d. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường. Sau khi thực hiện chiến lược doanh nghiệp cần kiểm tra lại hệ thống mục tiêu chiến lược để có những điều chỉnh thích hợp nếu cần thiết. Ngoài ra cần có tiêu chuẩn đánh giá kết quả phát triển thị trường như qui mô và sự tăng trưởng, sức hấp dẫn của thị trường từ sức ép hay đe doạ khác nhau, vị trí của sản phẩm trên thị trường... http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 15
  • 16. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là xác định những kết quả thực hiện được so với chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp và những hạn chế trong thực hiện chiến lược từ đó tìm ra nguyên nhân và phương hướng phát triển cho những chiến lược sau này. III- CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Biện pháp đối với bản thân doanh nghiệp. * Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường. Trong hoạt động xuất khẩu vấn đề tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất khẩu giữ vai trò quan trọng hàng đầu đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải luôn chú trọng đến hoạt động nghiên cứu thị trường. Qua đó doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu về chủng loại, số lượng, kiểu dáng, chất lượng hàng hoá, những thay đổi trong thị hiếu, hành vi tiêu dùng của khách hàng và biết được thông tin về các đối thủ cạnh tranh. * Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường. Tuỳ theo nguồn lực của doanh nghiệp và đặc điểm của mỗi thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển cho phù hợp. Có 4 cách lựa chọn mà các doanh nghiệp thường sử dụng như sau: Sản phẩm Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới Thị trường Thị trường hiện Khai thác tốt thị Đưa sản phẩm mới đáp ứng tại trường hiện tại nhu cầu thị trường hiện tại Thị trường mới Xâm nhập mở rộng Đưa sản phẩm mới đáp ứng thị trường mới nhu cầu thị trường mới Công ty không nên chỉ sử dụng một biện pháp phát triển thị trường trên mà có thể kết hợp hai hay nhiều biện pháp. * Sử dụng công cụ marketing - mix. + Chiến lược với sản phẩm. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 16
  • 17. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài các doanh nghiệp nên sử dụng chính sách thích nghi sản phẩm. Đó là việc đổi mới sản phẩm để thoả mãn các nhu cầu và thị hiếu của thị trường nước ngoài. Trên thực tế một sản phẩm được coi là mới nếu như sản phẩm đó chưa được sản xuất hoặc giới thiệu tại thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp bắt buộc phải liên tục đổi mới sản phẩm của mình vì hầu như tất cả các sản phẩm đều có một chu kỳ sống nhất định và đôi khi vì sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế đã dẫn đến thay đổi nhu cầu ở thị trường nước ngoài. Quá trình đổi mới sản phẩm diễn ra khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm và thị trường mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có chính sách về sản phẩm mới cho mỗi thị trường về chất lượng, chủng loại, bao gói, nhãn hiệu, dịch vụ chính sách về sản phẩm mới có thể chia theo 3 cách: + Sản phẩm cũ nhưng lần đầu tiên đưa đến thị trường mới này + Sản phẩm được cải tiến về mẫu mã, nhãn hiệu, chất lượng, dịch vụ. + Sản phẩm đựơc chế tạo hoàn toàn mới. Đây là một trong các cách sử dụng để phát triển thị trường bằng cách chiếm lĩnh khách hàng nhiều hơn ở thị trường hiện tại hoặc thị trường mới. + Chiến lược giá cả: Nguyên lý của chính sách giá ở thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa là không khác nhau tức là phải làm cho khách hàng thấy được họ đã nhận được giá trị tương ứng với số tiền mà họ bỏ ra và đồng thời doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, chính sách giá trên thị trường xuất khẩu phức tạp hơn nhiều vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố hơn như chi phí, thị trường , mức độ cạnh tranh, sự kiểm soát và quản lý ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái, kinh tế, chính trị. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thể sử dụng các loại chính sách giá sau: - Chính sách giá linh hoạt. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 17
  • 18. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Chính sách giá theo chu kỳ sống của sản phẩm. Chính sách giá "hớt váng", chính sách giá "xâm nhập", chính sách giá "giới thiệu". - Chính sách giá theo thị trường - Chính sách giá theo chi phí vận chuyển. - Chính sách hạ giá và chiếu cố giá. + Chiến lược phân phối sản phẩm . Phương cách chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng là cả một nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. Chính sách phân phối là việc sử dụng hợp lý các kênh phân phối, tuỳ từng địa điểm thị trường, đặc điểm tính chất của sản phẩm, điều kiện vận chuyển mà doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp. Có 2 kiểu kênh phân phối, kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. - Ở kênh phân phối trực tiếp: sự buôn bán trực tiếp diễn ra giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Kênh này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát triển đủ mạnh tiến tới tổ chức bán hàng trực tiếp để có cơ hội nắm bắt và kiểm soát thị trường. - Kênh phân phối gián tiếp: là hình thức phân phối qua các trung gian để xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là loại kênh mà các doanh nghiệp khi mới tham gia vào thị trường quốc tế thường sử dụng với ưu điểm là ít phải đầu tư, hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở nước nhập khẩu nhưng có nhược điểm là không trực tiếp nắm bắt thông tin từ phía khách hàng nên không thích ứng nhanh với biến động của thị trường. + Chiến lược xúc tiến. Xúc tiến bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, xúc tiến bán hàng, hội chợ triển lãm, quan hệ với công chúng. Chính sách xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm nhiều bạn hàng, nắm bắt thông tin về khách http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 18
  • 19. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com hàng và đối thủ cạnh tranh. Đó là một công cụ chiếm lĩnh thị trường rất hữu hiệu của các doanh nghiệp hiện nay. * Đối với nguồn lực của doanh nghiệp. Để phát triển thị trường thì các kế hoạch, chiến lược muốn thực hiện được phải có nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy việc ổn định và phát triển nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh sẽ đảm bảo cho việc phát triển thị trường đạt hiệu quả. Để sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó doanh nghiệp cần có kế hoạch phân bổ chúng một cách hợp lý cho từng mục tiêu chiến lược. 2. Biện pháp đối với khách hàng. Đặc điểm nhu cầu và mong muốn của các khách hàng có thể rất khác nhau tại những thị trường khác nhau. * Đối với phát triển thị trường theo chiều rộng. Giai đoạn đầu của việc phát triển thị trường theo chiều rộng khách hàng còn ít và nhu cầu đặt hàng khá nhỏ, mang tính thăm dò là chính. Việc khách hàng mới có quan hệ lâu dài với doanh nghiệp hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ thoả mãn với lô hàng đầu. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnh tốt về doanh nghiệp thông qua hoạt động quảng cáo, khuyếch trương về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng biện pháp đa dạng hoá kinh doanh và đưa các sản phẩm mới để thâm nhập vào thị trường mới này với các dịch vụ đi kèm. * Đối với trường hợp phát triển thị trường theo chiều sâu. Khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới để tác động bao gồm các khách hàng hiện tại, khách hàng của các đối thủ cạnh tranh và các khách hàng chưa sử dụng sản phẩm đó. Để tăng thị trường của mình doanh nghiệp cần có các biện pháp sau: + Doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm, cung cấp các dịch vụ trước và sau khi bán đối với các http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 19
  • 20. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com khách hàng hiện tại chưa thấy được lợi ích của sản phẩm hoặc chưa được thoả mãn nhu cầu hoặc có nhu cầu về sản phẩm đó. + Doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp phát triển sản phẩm đối với thị trường đang có xu hướng bão hoà về sản phẩm hiện tại để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường này, thông qua việc cải tiến mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm. + Đối với khách hàng của đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp cần cho họ thấy được sự khác biệt, những ưu thế giữa sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó để thuyết phục các khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, chính sách xúc tiến cần tập trung vào gợi mở nhu cầu của họ. 3. Biện pháp đối với đối thủ cạnh tranh. Để phát triển thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh như sản phẩm, mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh cung ứng, các kiểu chiến lược marketing hỗn hợp mà đối thủ sử dụng về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối quảng cáo, xúc tiến bán... Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Có một số chiến lược thường được sử dụng như: * Chiến lược tấn công trực diện: Là kiểu chiến lược mạnh mẽ nhất theo chiến lược này doanh nghiệp triển khai tất cả các hoạt động marketing có thể để tấn công đối thủ như hoàn thiện sản phẩm, tạo cho sản phẩm của mình sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu chi phí để có thể hạ giá, thiết lập hệ thống kênh phân phối hoàn hảo và các hoạt động xúc tiến khuyếch trương mạnh mẽ. Kết quả của chiến lược này phụ thuộc vào sự bền bỉ của cả 2 bên. Tuy nhiên, nó đòi hỏi hãng thách thức phải có sức cạnh tranh hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. * Chiến lược tấn công mạn sườn: đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra được những điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để tấn công vào đó và làm http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 20
  • 21. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nổi bật mình lên ở những điểm mà đối thủ yếu như về chất lượng, mẫu mã, dịch vụ đi kèm sản phẩm, giá cả... * Chiến lược tấn công đường vòng: là chiến lược cạnh tranh gián tiếp tránh được sự đối đầu giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Biện pháp của doanh nghiệp sử dụng là thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra còn có các chiến lược khác như chiến lược tấn công bao vây, chiến lược tấn công du kích. IV- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG. Doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường thường chịu tác động của nhiều yếu tố. Thông thường các yếu tố này được chia ra làm 2 nhóm: - Nhóm các yếu tố khách quan. - Nhóm các yếu tố chủ quan. 1. Các yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị ... các doanh nghiệp không thể điều khiển chúng theo ý muốn của mình mà chỉ có thể cố gắng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của chúng, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. * Các yếu tố văn hoá xã hội. Yếu tố văn hoá xã hội là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài đều phải nghiên cứu. Trong đó yếu tố văn hoá đầu tiên cần quan tâm là văn hoá tiêu dùng của khách hàng vì đây là yếu tố quyết định đến việc mua hàng và lợi ích khi tiêu dùng hàng hoá của khách hàng. Tại các quốc gia khác nhau văn hoá tiêu dùng cũng rất khác nhau. Sau khi nghiên cứu văn hoá tiêu dùng sẽ gợi ý cho doanh nghiệp nên kinh doanh mặt hàng gì, ở thị trường nào? http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 21
  • 22. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Bên cạnh việc nghiên cứu về văn hoá tiêu dùng, doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua quy mô dân số của thị trường, độ tuổi, cơ cấu gia đình, các tổ chức xã hội, thu nhập của dân cư, các yếu tố này giúp cho doanh nghiệp phân chia thị trường thành các đoạn và chọn ra những đoạn phù hợp nhất để khai thác và thu lợi nhuận. * Môi trường chính trị, pháp luật. Yếu tố chính trị, pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước và nước ngoài ổn định là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Yếu tố luật pháp cũng chi phối nhiều đến khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Trong khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các nhà doanh nghiệp cần lưu ý đến: - Các quy định và luật pháp của Việt Nam về hoạt động xuất nhập khẩu như thuế, thủ tục hải quan, quy định về mặt hàng xuất khẩu, quản lý ngoại tệ. - Các hiệp ước và hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. - Quy định về xuất nhập khẩu của các nước mà Việt Nam có quan hệ làm ăn. - Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế liên quan đến mua bán hàng hoá quốc tế như Incoterm 2000, luật bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế,... * Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thuế quan. Đây là các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, khả năng tiêu dùng của dân cư, qua đó tác động đến khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhu cầu nhập khẩu của Mỹ giảm nhiều khi nước này lâm vào khủng hoảng sau thảm hoạ 11-9. Trong khi lạm phát và sự ổn định tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 22
  • 23. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com doanh và khả năng thành công của từng chiến lược, từng thương vụ cụ thể, thì hệ thống thuế sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh bằng giá cả. * Các yếu tố tự nhiên và công nghệ. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. + Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng và do vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn cung ứng, mặt hàng được mua, khối lượng xuất khẩu trong từng chuyến. + Vị trí địa lý của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn hàng, chẳng hạn như việc nhập khẩu khối lượng lớn hàng hoá từ các nước vùng biển sẽ có chi phí vận chuyển thấp hơn. + Thời gian để thực hiện hợp đồng có thể bị kéo dài do một trận bão. + Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn sẽ làm thuận lợi cho việc giao dịch, ký kết hợp đồng. * Các yếu tố cơ sở hạ tầng. Các yếu tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. + Hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ ảnh hưởng đến khối lượng của từng chuyến tàu, tốc độ của các phương tiện vận tải sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện hợp đồng. Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất nhập khẩu. + Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong việc thanh toán, huy động vốn, bảo đảm lợi ích cho các nhà xuất khẩu bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như thanh toán theo phương thức L/C. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 23
  • 24. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com + Hệ thống bảo hiểm và kiểm tra chất lượng cho phép hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt mức độ thiệt hại trong trường hợp rủi ro xảy ra. 2. Các yếu tố chủ quan. Là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó như yếu tố tài chính, con người, tài sản vô hình của doanh nghiệp,... Khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Ý chí, tư tưởng của ban lãnh đạo. Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận mức độ rủi ro khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh. Những người lãnh đạo có tính tiên phong, ưa đổi mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm thường thích chinh phục những thị trường mới. - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Yếu tố này cho thấy sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thì việc tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. - Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp: Sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để mở rộng thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị hiếu của họ để cung ứng những sản phẩm thoả mãn được yêu cầu đó. - Khả năng kiểm soát, chi phối nguồn hàng: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 24
  • 25. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm soát chi phối tốt nguồn hàng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về nguồn hàng, an tâm về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá, đảm bảo tín độ giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, ổn định được giá đầu vào, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. - Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp vì chính con người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, thực hiện các chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh yếu tố con người tiềm lực vô hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là những ấn tượng tốt trong khách hàng về hình ảnh, uy tín, nhãn mác và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. V- HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 1. Đặc điểm Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng thuộc các làng nghề truyền thống nên thường chứa đựng trong nó những yếu tố văn hoá đặc sắc của từng dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng thể hiện qua sắc thái của mỗi sản phẩm, chính điều này tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các quốc gia khác nhau. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường mang tính thẩm mỹ cao nhờ nét tinh xảo và độc đáo thể hiện qua kiểu dáng, hoa văn, đường nét trên mỗi sản phẩm. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của những người thợ thủ công sản xuất bằng tay là chủ yếu nên sản phẩm này rất phong phú về mẫu mã, kiểu dáng song chất lượng thường không đồng đều, khó tiêu chuẩn hoá. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 25
  • 26. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu tại nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Cùng với sự mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế với các nước trên thế giới, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Úc,... và đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. 2. Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đã đem về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn và không ngừng tăng lên qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 1999 mới chỉ là 111 triệu USD, đến năm 2000 đã tang lên 237 triệu USD, năm 2002 đạt 300 triệu USD. Theo dự đoán của các chuyên gia thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng lên 500 triệu trong các năm tới. Đặc biệt đây là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu đem lại cho đất nước nhiều ngoại tệ nhất, trên cả hạt tiêu và hạt điều. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đem lại một lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhất là lao động nông thôn, giúp nông dân có thêm thu nhập nâng cao đời sống. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và thế giới. Ngoài ra việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong mấy năm gần đây đã khôi phục các làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc. Như vậy phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hoá, xã hội to lớn. Vì vậy cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong những năm tới. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 26
  • 27. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU BAROTEX I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU BAROTEX - VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tháng 4/1971 Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX được thành lập (tách ra từ Công ty Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ). Công ty ra đời cùng với bao biến đổi lớn lao của đất nước, trong suốt quá trình đó Công ty BAROTEX không ngừng được củng cố và phát triển để đáp ứng những yêu cầu của thị trường trong cơ chế mới. Ngay từ những ngày đầu được thành lập một mặt Công ty Xuất nhập khẩu mây tre đan vừa củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, mặt khác Công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng mây tre do Nhà nước giao. Công ty lúc đó là đơn vị quốc doanh duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua hàng mây tre ở phía Bắc và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Năm 1980, Công ty xuất nhập khẩu mây tre được đổi tên thành Tổng Công ty xuất nhập khẩu mây tre. Năm 1995, theo Quyết định số 388/HĐBT về việc đăng ký lại doanh nghiệp Nhà nước, tổng Công ty xuất nhập khẩu mây tre đổi tên thành Tổng Công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là BAROTEX, trụ sở E6 - Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội. Hiện nay với chính sách khuyến khích xuất khẩu nhiều mặt hàng của Nhà nước, Công ty đã mở rộng mặt hàng xuất khẩu của mình như gốm sứ sơn mài, hàng nông sản, giầy thể thao bên cạnh các mặt hàng mây tre đan truyền thống. Trải http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 27
  • 28. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, Công ty đã thiết lập được mạng lưới kinh doanh trên thị trường quốc tế, trải đều trên khắp các châu lục: Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Úc. Với một nguồn năng lực năng động có trình độ, kết hợp với những kinh nghiệm kinh doanh trong thời gian qua, Công ty đang có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Là một doanh nghiệp Nhà nước, do Bộ Thương mại thành lập và trực tiếp quản lý, Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX Hà Nội là một pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế của một doanh nghiệp độc lập, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng. Vì vậy Công ty có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Chức năng: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm: hàng mây tre đan, hàng cói, gốm sứ sơn mài, thêu ren, nông sản, giầy thể thao. Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm các loại vật tư nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu như xi măng, sắt thép, các loại hoá chất dùng cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. - Nhiệm vụ: + xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. + tuân thủ các chính sách, luật pháp của Nhà nước và các nước có quan hệ làm ăn. + Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tự chủ về tài chính. - Quyền hạn: + Công ty có quyền tự chủ trong đàm phán giao dịch, ký kếtvà thực hiện các hợp đồng ngoại thương. + Công ty có thể lập đại diện, chi nhánh, các cơ sở vật chất trong và ngoài nước. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 28
  • 29. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com + Tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước. 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Kiểu tổ chức này đã tăng cường sự trao đổi thông tin giữa giám đốc, các phòng ban và các chi nhánh, tạo nên một sự đoàn kết thống nhất trong tập thể Công ty. Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty như sau: + Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự, thưởng, các chế độ chính sách. + Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, thực hiện tiếp thị và các hoạt động đối ngoại tạo môi trường kinh doanh cho Công ty. + Phòng kế toán tài chính: Quản lý vốn, hạch toán kinh tế, kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh. + Phòng kiểm toán: Kiểm tra sổ sách kế toán + Phòng hành chính quản trị: Làm các công việc về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, đào tạo, tổ chức phong trào thi đua. + Phòng quản lý nhà đất: Quản lý và cho thuê nhà + Khối phòng chuyên doanh gồm 5 phòng chuyên doanh. CD1: Kinh doanh mặt hàng mây tre đan. CD2: Xuất khẩu mặt hàng gốm sứ. CD3: Xuất khẩu mặt hàng thêu ren. CD4: Xuất khẩu mặt hàng sơn mài. CD5: Xuất khẩu mặt hàng gỗ mỹ nghệ, bàn ghế. Xuất khẩu tổng hợp gồm tổng hợp 6 và tổng hợp 7 xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, giày dép. Phòng nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 29
  • 30. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU BAROTEX Ban giám đốc Khối quản lý phục vụ Tổ chức Kế hoạch thị Kế toán Kiểm toán Hành chính Quản lý trường tài vụ quảnđất nhà trị Khối kinh doanh Chuyên doanh mây tre Kinh doanh - thủ công mỹ nghệ tổng hợp CD 1 CD 2 CD 3 CD 4 CD 5 TH 6 XKTH TH 7 NK Các chi nhánh trực thuộc Công ty Chi nhánh Hải Phòng Xí nghiệp giầy thể thao ChiChi nhánh Sài Gòn nhánh Đã Nẵng http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 30
  • 31. 4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999-2002 Mặc dù trong thời gian qua, tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều biến động, kim ngạch xuất nhập khẩu bị giảm nhưng Công ty đã lấy mục tiêu hiệu quả kinh doanh đặt lên hàng đầu và kinh doanh có lãi. Bảng 1: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XNK 1.000$ 21.530 19.858 16.140 15.500 Doanh thu tỷ đồng 145 150 148 148 Nộp ngân sách tr.đ 3.400 6.000 8.300 8.500 Lợi nhuận tr.đ 589 2.000 2.170 2.000 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của Công ty khá ổn định mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu giảm trong mấy năm qua. Điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được kết quả này trong bối cảnh thị trường thế giới cạnh tranh ngày càng quyết liệt trước hết là do sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong Công ty, ngoài ra còn phải kể đến chính sách tiết kiệm chống lãng phí, giảm được chi phí sản xuất và kinh doanh. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành nộp ngân sách Nhà nước. Năm 1999 khoản nộp ngân sách đạt 3,4 tỷ đồng, năm 2000 tăng lên 6 tỷ và tiếp tục tăng trong 2 năm sau đạt 8,3 tỷ đồng năm 2001 và 8,5 tỷ đồng năm 2002. Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng trong 3 năm từ 1999 đến 2001 nếu như năm 1999 lợi nhuận của Công ty chỉ đạt 589 triệu đồng thì năm 2000 đã đạt mức 2 tỷ đồng tức là bằng 1,4 tỷ so với năm 1999, con số này tiếp tục tăng lên 2,17 tỷ năm 2001. Năm 2002 lợi nhuận giảm nhẹ đạt 2 tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu giảm, tuy nhiên Công ty vẫn đảm bảo khoản nộp ngân sách cho Nhà nước
  • 32. đạt 8,5 tỷ đồng góp phần đáng kể vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước. 4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Bảng số 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1999-2002 Đơn vị: 1000 USD Kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Năm XNK Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỉ trọng(%) 1999 21.530 16.124 75,0 5.406 25 2000 19.858 15.190 76,5 4.668 23,5 2001 16.140 12.364 76,6 3.836 23,4 2002 15.500 12.000 77,4 3.500 22,6 Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX Kim ngạch xuất khẩu của Công ty mấy năm qua từ năm 1999 đến 2002 đều bị giảm. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 16.124 triệu USD, năm 2000 giảm 5,8% còn 15.190 triệu USD, tiếp tục giảm xuống còn 12.364 triệu USD và 12.000 triệu USD năm 2002. Nguyên nhân của sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm qua là do một số thị trường truyền thống của Công ty là Liên bang Nga, Séc, Hungary, Hàn Quốc giảm sút. Ngoài ra cạnh tranh trên thị trường càng quyết liệt đặc biệt là cạnh tranh với các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Singapore, Philipine. Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Đơn vị: 1.000 USD 1999 2000 2001 2002 Nhóm hàng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % % % % Thủ công mỹ nghệ 6.349 39,4 8.560 56,4 7.200 58,2 6.300 52,5 Giầy thể thao 3.206 19,8 3.136 20,6 4.064 32,8 4.600 38,3 Hàng tổng hợp (nông 6.569 40,8 3.494 23,0 1.100 9,0 1.100 9,2 sản, hàng khác) Tổng kim ngạch XNK 16.124 100 15.190 100 12.364 100 12.000 100 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
  • 33. Mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm 3 nhóm chính, đó là nhóm hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ, giầy thể thao và nhóm tổng hợp (nông sản và hàng khác) trong đó mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ là sản phẩm truyền thống của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 1999, mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ có kim ngạch 6,3 triệu USD, tăng lên 8,5 triệu USD vào năm 2000 chiếm tỷ lệ 56,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục tăng lên 58,2% năm 2001, đến năm 2002 giảm xuống còn 52,5% song vẫn giữ vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Mặt hàng giầy thể thao của Công ty cũng đang có chiều hướng phát triển và có tỷ trọng tăng đều qua các năm. Năm 1999 mặt hàng này chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2001 đã tăng lên 32,8% với kim ngạch đạt 4 triệu USD, và tiếp tục tăng lên 4,6 triệu USD năm 2002 đạt 38,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này cho thấy mặt hàng giầy thể thao có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty và có nhiều tiềm năng để phát triển. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Công ty thì việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của Công ty. Việc xuất khẩu thêm các mặt hàng như nông sản đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho Công ty. Tuy nhiên, mặt hàng này có kim ngạch không ổn định và còn thấp, mới chỉ chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu năm 2001 và 9,2% năm 2002. Trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
  • 34. Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Đơn vị: 1.000 USD 1999 2000 2001 2002 Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhật Bản 2.000 12,4 3.300 21,7 2.986 24,2 2.222 18,5 Đài Loan 2.020 12,5 600 3,9 3.989 32,3 4.615 38,5 Hàn Quốc 3.305 20,5 2.800 18,4 24 0,2 1,08 0,05 Tây Ban nha 1.356 8,4 1.100 7,2 1.340 10,8 1.000 8,4 Ý 1.000 6,2 870 5,7 885 7,2 708 6,0 Pháp 440 2,7 230 1,5 426 3,5 406 3,4 Anh 640 4,0 520 3,4 530 4,3 396 3,3 LB Nga 2.641 16,4 2.550 16,8 362 3,0 153 1,3 Chi Lê 123 0,8 140 0,9 150 1,2 211 1,8 Mỹ 20 0,12 53 0,4 60 0,5 158 1,3 Canada 32,5 0,2 40 0,3 42 0,35 71 0,6 Các nước 2546,5 15,78 2997 19,8 1570 12,45 2058,9 16,85 khác 2 Tổng 16.124 100 15.200 100 12.364 100 12.000 100 Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX Thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng lớn gồm khoảng 40 nước trên khắp các châu lục. * Tại thị trường Châu Á: Châu Á là thị trường lớn nhất của Công ty với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 54% trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong khu vực này. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Hàn Quốc đạt 3,3 triệu USD, Đài Loan đạt 2 triệu USD, Nhật Bản 2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang 5 thị trường này chiếm 45,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á, một số thị trường như Trung Quốc, Iran, Arập, Ấn Độ có kim ngạch không đáng kể. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên 3,3 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm đột ngột chỉ còn 0,6 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm còn 2,8 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 nước này vẫn chiếm 44% năm 2000. Năm 2001 và 2002 kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan tăng mạnh trong khi hai
  • 35. thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giảm nhập khẩu, Nhật bản giảm còn 2,2 triệu USD, Hàn Quốc giảm mạnh còn còn 1.080 USD năm2002. Mặc dù vậy tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường này vẫn rất cao, đạt 56,7% năm 2001 và 57% năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tuy các thị trường Trung Quốc, Singapore, A rập xêut, Iran, Israel, Ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu còn nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 3,5% song đây là những thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới. * Tại thị trường châu Âu: Công ty có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu khá lớn, kim ngạch xuất khẩu bình quân từ năm 1999 đến 2002 đạt 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường châu Âu của Công ty bao gồm các nước: Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Nauy, Hà Lan, Đức, Liên bang Nga, Tây Ban nha, Bồ Đào Nha, Thuỵ sỹ, Bỉ, Bungary, Rumani, Séc,... Trong đó Liên bang Nga, Hungary, Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha, Ý vốn là thị trường truyền thống của Công ty song gần đây xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này bị giảm, đặc biệt xuất khẩu sang Liên Ban Nga giảm mạnh do những biến động trên thị trường nước này. Năm 2000 xuất khẩu sang Nga còn đạt 2,6 triệu USD, đến năm 2001 giảm xuống chỉ còn 153.000 USD. Tại thị trường các nước Tây Ban Nha, Ý, Pháp kim ngạch xuất khẩu của Công ty chưa ổn định, mặc dù nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản ở khu vực Châu Âu là rất lớn song thị phần của Công ty ở thị trường này còn nhỏ bé, năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Châu Âu đạt 7,6 triệu USD, tăng lên 8 triệu USD năm 2000, hai năm 2001 và 2002 giảm xuống còn 4 triệu USD. Trong những năm tới mục tiêu của Công ty là đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào khu vực thị trường Châu Âu bằng việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.
  • 36. * Thị trường Châu Mỹ của Công ty có các nước Chilê, Argentina, Brazil, Mỹ, Canada. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Chilê khá ổn định và tăng đều qua các năm, đạt 123.000 USD năm 1999, tăng lên 150.000 USD năm 2001 và tiếp tục tăng 210.000 USD năm 2002, chiếm 1,8 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mỹ và Canada là các thị trường mới của Công ty với kim ngạch xuất khẩu còn thấp song có xu hướng tăng lên trong những năm tới. Năm 1999 xuất khẩu của Công ty vào Mỹ mới chỉ đạt 20.000 USD với tỷ trọng 0,12% kim ngạch xuất khẩu, năm 2002 tăng lên 158.000 USD với tỷ trọng 1,3% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Châu Mỹ theo dự đoán của các chuyên gia là có nhiều tiềm năng phát triển vì vậy Công ty cần phải biết khai thác thị trường này một cách có hiệu quả bằng cách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và tăng cường xúc tiến thương mại với các nước trong khu vực này. * Thị trường Châu Phi của Công ty. Tại thị trường Châu Phi, Công ty mới chỉ xuất khẩu sang Angêri và Tuynidi với kim ngạch rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường này còn khá mới mẻ với Công ty, Công ty cần nghiên cứu xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở thị trường Châu Phi. * Thị trường Châu Úc (Australia). Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Châu Úc mới chỉ đạt 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Con số này còn quá nhỏ bé so với nhu cầu ở thị trường này. Qua phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty ta thấy mặt hàng xuất khẩu của Công ty đã được mở rộng, khá đa dạng và phong phú. Xuất khẩu nhiều loại hàng hoá sẽ giúp Công ty phân tán được rủi ro kinh doanh, tăng khả năng thâm nhập vào thị trường mới của Công ty. Hiện nay Công ty có một mạng lưới thị trường trên toàn thế giới, ngoài các thị trường truyền
  • 37. thống như Nhật Bản, Đài Loan, Ý, Tây Ban Nha, hàng năm Công ty luôn mở rộng thêm các thị trường mới. Mặc dù số lượng thị trường khá lớn nhưng giá trị xuất khẩu sang từng thị trường chưa cao so với nhu cầu ngày càng tăng trên các thị trường. Do vậy, để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới, Công ty cần phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển thị trường cùng với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1999-2002. 1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-2002. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Đơn vị: 1.000 USD Năm 1999 2000 2001 2002 Chỉ tiêu Tổng kim ngạch xuất khẩu 16.124 15.190 12.364 12.000 Kim ngạch xuất khẩu hàng 6.349 8.560 7.200 6.300 thủ công mỹ nghệ. Tỷ trọng kim ngạch xuất 39,4 56,4 58,2 52,5 khẩu thủ công mỹ nghệ(%) Tỷ lệ tăng, giảm (%) +34,8 -15,8 -12,5 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống trong nhiều năm qua với tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 1999 kimngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt 6,3 triệu USD. Đến năm 2000 tăng 34,8% đạt 8,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56,3% giá trị xuất khẩu các mặt hàng. Năm 2001 mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm còn 7,2 triệu USD song vẫn chiếm tỷ trọng 58,2%, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm 12,5% vào năm 2002 nhưng tỷ trọng mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn khá cao, chiếm 52,5% kim ngạch xuất khẩu.
  • 38. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu giảm là do một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan giảm nhập khẩu từ Công ty mà đã nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Indonesia, Philipine,... đó là những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Công ty giai đoạn 1999-2002 Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty Đơn vị: 1.000 USD 1999 2000 2001 2002 Năm Giá Mặt hàng Giá trị % % Giá trị % Giá trị % trị Mây tre đan, 5.929 93,4 6.819 79,7 6.690 92,9 5.837 92,7 buông cói Gốm sứ, sơn - - 91 1,0 144 2,0 50 0,8 mài, thêu ren Mành các loại 200 3,2 754 8,8 274 3,8 241 3,8 Tàu hương, 168 2,6 598 7,0 72 1,0 105 1,7 hàng rào tre Bàn ghế 52 0,8 298 3,5 20 0,3 67 1,0 KN hàng 6.349 100 8.560 100 7.200 100 6.300 100 TCMN Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu bao gồm các mặt hàng mây tre đan, buông cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren, mành các loại, hàng rào tre, bàn ghế. Trong đó mặt hàng mây tre đan là mặt hàng truyền thống của Công ty với kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 riêng xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 5,9 triệu USD, chiếm 93,4% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đến năm 2000 giá trị xuất khẩu mặt hàng mây tre đan tiếp tục tăng lên 6,8 triệu USD. Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm nhẹ đạt 6,7 triệu USD năm 2001 và tiếp tục giảm
  • 39. xuống 5,8 triệu USD năm 2002. Bên cạnh mặt hàng mây tre đan truyền thống các mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren cũng đang được Công ty đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 91.000 USD, và tăng lên 144.000 USD năm 2001. Tuy nhiên, do mặt hàng này có nhiềuđối thủ cạnh tranh, đặc biệt là hàng gốm sứ của Trung Quốc, Philipin. Mặt khác do nhiều mẫu mã mặt hàng này của Công ty chưa phong phú nên kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đã giảm xuống còn 50.000 USD. Hiện nay thị trường xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, sơn mà của Công ty chủ yếu là Nhật Bản, Pháp, Chilê, Israel. Công ty cần phải mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này vì đây là mặt hàng mà Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Mặt hàng mành, tàu hương, hàng rào tre của Công ty được xuất khẩu sang các nước Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ý, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Ấn Độ với giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 368.000 USD và tăng lên 1,4 triệu USD năm2000 chiếm 15,8% tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này của Công ty trong hai năm gần đây bị giảm xuống chỉ còn 346.000 USD mỗi năm. Nguyên nhân của việc giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là do nhu cầu về mặt hàng mành, hàng rào tre đã giảm và các sản phẩm này không còn được ưa chuộng như trước. Mặt hàng bàn ghế xuất khẩu của Công ty được xuất khẩu chủ yếu sang hai thị trường Pháp và Bungary và rất được ưa chuộng tại các nước này. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này không ổn định với 52.000 USD năm 1999, 298.000 USD nămg 2000, 67.000 USD năm 2002, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nhu cầu về các sản phẩm bàn ghế làm từ nguyên liệu tự nhiên là rất lớn tại thị trường Châu Âu, vì vậy trong những năm tới Công ty cần phải mở rộng xuất khẩu hơn nữa sang thị trường các nước Châu Âu để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
  • 40. Nhìn chung cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty khá phong phú song kim ngạch xuất khẩu của mỗi mặt hàng chưa cao. Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Công ty cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này và khai thác tối đa thị trường hiện tại của Công ty. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Đơn vị: USD 1999 2000 2001 2002 Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhật Bản 1.825.59 29, 2.972.62 34,7 2.527.99 35,1 1.743.45 27,6 0 5 5 1 0 Đài Loan 854.655 13, 92.574 1,08 16.724 0,2 29.249 0,5 5 Hàn Quốc 230.586 3,6 32.075 0,4 23.756 0,3 1.082 0,02 Pháp 440.000 6,9 225.350 2,63 419.638 5.82 386.154 6,3 3 Anh 443.350 3,8 323.125 3,8 425.573 5,9 395.811 6,29 Ý 825.600 12, 825.357 9,64 834.062 11,6 646.144 10,3 9 Tây Ban 928.988 14, 1.028.64 12,02 1.340.14 18,6 999.658 15,9 nha 6 3 4 Hà Lan 152.879 2,4 62.536 0,8 68.842 0,95 102.887 1,6 Đức 170.200 2,7 83.500 1,0 101.444 1,4 395.284 6,3 LB Nga 105.900 2,0 87.255 1,01 3.500 0,05 153.191 2,4 Chi lê 123.060 1,9 130.200 1,5 150.726 2,1 210.975 3,3 Mỹ 20.000 0,3 42.525 0,5 60.047 0,8 157.535 2,5 Canada 25.000 0,4 27.352 0,3 41.652 0,6 71.154 1,2 Các nước 167772 2,8 1712000 20,0 1094400 15,2 982800 15,6 khác Tổng 6.349.00 100 8.560.00 100 7.200.00 100 6.300.00 100 0 0 0 0 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty gồm 38 nước trên khắp các châu lục, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực Châu Á và Châu Âu.
  • 41. * Tại thị trường Châu Á: Công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Iran, Ixracl, Arập, Ấn Độ, Malaixia. Trong đó Nhật Bản, Đài Loan, là thị trường truyền thống của công ty, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty trong khu vực này với kim ngạch xuất khẩu 1,8 triệu USD năm 1999, và tăng lên 2,9 tr USD năm 2000 chiếm 34,7% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam mà còn của cả các nước Trung Quốc, Indonêxia, Philippin nên cạnh tranh trên thị trường Nhật rất gay gắt, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty sang thị trường hai năm gần đây giảm còn2,5 tr USD năm 2001 và 1,7 tr USD năm 2002, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu của người Nhật Bản là 1 tỷ USD cho mặt hàng này. Điều này cho thấy thị trường Nhật có nhiều tiềm năng mà khả năng xuất khẩu của công ty còn rất nhỏ bé. Bên cạnh đó Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, có nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ khá lớn chủ yếu là hàng mây tre đan, gốm sứ, sơn mài nhưng trong mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào các thị trường này bản giảm tỷ trọng xuất khẩu sang mỗi thị trường này chỉ chiếm khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Malaixia, Iran, Ixrael, Arập, Ấn Độ còn rất nhỏ bé năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Ấn Độ đạt 3141 USD, Iran 5767 USD, Ixrael 34.675 USD, Arập 45142 USD, Malaixia 20.000 USD. Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á đòi hỏi Công ty phải tăng thị phần, mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. * Thị trường Châu Âu: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty được xuất khẩu sang 19 nước Châu âu như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Đức, Liên Bang Nga, Hungary, Thuỵ Sỹ, Thụy Điển, Đan