SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


                                       MỤC LỤC
Lời giới thiệu....................................................................................................1
Chương1. Lý Luận chung về Đầu tư và Công bằng xã hội.........................2
    I. Một số ván đề chung về đầu tư.................................................................2
      1. Khái niệm..............................................................................................2
      2. Vai trò của đầu tư..................................................................................2
    II. Lý luận chung về đầu tư và Công bằng xã hội........................................4
       1. Một số vấn đề về Công bằng xã hội.....................................................4
       2. Các thước đo về Công bằng xã hội......................................................6
       3. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong việc giảI quyết vấn đề Công
            bằng xã hội. ........................................................................................7
    III. Một số nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư và vấn đề Công bằng xã hội........8
        1. Tác động của tình hình kinh tế trong nước...........................................8
        2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................................10
        3. Tác động của Nhà nước......................................................................12
        4. Một số nhân tố khác. .........................................................................13
Chương II. Thực trạng hoạt động đầu tư cho Công bằng xã hội............14
 I. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm giảm phân hoá giàu nghèo. ...............14
   1. Đầu tư cho các ngành kém phát triển, các vùng khó khăn......................14
   2. Đầu tư cho xoá đói giảm nghèo...............................................................17
II. Thực trạng hoạt động đầu tư cho phúc lợi xã hội.......................................21
 1. Đầu tư cho giáo dục ..................................................................................21
 2. Đầu tư cho y tế và tăng cường năng lực y tế cho người nghèo.................22
Chương III. Các giải pháp phát huy vai trò của đầu tư trong việc thực
hiện Công bằng xã hội. .................................................................................24
 I. Một số mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện Công bằng
 xã hội.............................................................................................................24
 II. Một số giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại trong hoạt động đầu
 tư cho Công bằng xã hội...............................................................................24
   1. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho Công bằng xã hội.. 24
   2. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho Công bằng xã hội...................................24


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


   3. Hoàn thiện chính sách đầu tư của Nhà nước cho Công bằng xã hội.....24
   4. Tăng cường hệ thống giáo dục và đưa giáo dục về tay người nghèo.....25
  III. Một số giải pháp phát huy vai trò của đầu tư trong việc thực hiện
Công bằng xã hội...........................................................................................30
   1. Phát huy vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu knh tế gắn với
        xoá đói giảm nghèo và thực hiện Công bằng xã hội..............................30
   2. Nâng cao hiệu quả xã hội trong từng dự án đầu tư, phát huy vai trò của
        đầu tư trong giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.......................34
   3. Giải pháp đầu tư cho phúc lợi xã hội một cách công bằng và hợp lý....35
   4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về Đầu tư
        trong việc thực hiện CBXH....................................................................37
Kết Luận..........................................................................................................39
Tài liệu tham khảo.......................................................................................39




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


                              LỜI GIỚI THIỆU

       Kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới hiện nay, đất nước ta đã có những
thành quả rất đáng khích lệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta
cũng bắt đầu chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
       Tuy nhiên, không phải tất cả cái gì đều tồn tại tích cực của nó mà đều ẩn
chứa trong nó những mặt tiêu cực và chỉ chờ cơ hội bùng phát ra. Kinh tế thị
trường cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt
trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn
đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm hố
ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Do vậy việc cấp thiết hiện nay của
Đảng và Nhà nước ta ngoài việc phát triển kinh tế là cần đẩy mạnh xoá đói giảm
nghèo, thực hiện Công bằng xã hội.
       Đây là một vấn đề lớn và đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã xem xét
vấn đề này dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài
chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề Công bằng xã hội dưới khía cạnh đầu tư, một
lĩnh vực cũng rất quan trọng hiện nay của đất nước ta.
       Vì Công bằng xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng nên trong thời gian
qua Đảng và Nhà nước ta đã ra sức đầu tư cho Công bằng xã hội. Do vậy, trong
phạm vi của dề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề đầu tư cho Công bằng xã
hội và qua đó đánh giá tác động của nó đến Công bằng xã hội.
       Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Trần Mai Hương
Bộ môn Kinh tế Đầu tư - đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
                                                                  Sinh viên
                                                           Trương Thu Hương
                                                                Đầu tư 44A




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN




                                     CHƯƠNG I
       LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI


I Một số vấn đề chung về Đầu Tư
1. Khái niệm Đầu Tư.
         Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã
bỏ ra.
         Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và
trí tuệ và thu được các kết quả là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật
chất và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong
nền sản xuất xã hội.
2. Vai Trò của Đầu Tư trong nền kinh tế.
2.1. Đầu Tư và tăng trưởng kinh tế.
       Đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Lý luận và thực tiễn đều chỉ cho chúng ta thấy rõ điều này.
Cho đến những năm của thế kỷ 20, nhà kinh tế học Haros Domar của trường
phái Keynes đã chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thông qua hệ số
ICOR.
                                              I
                                      G = ------------
                                          ICOR * Y
Trong đó G: tốc độ tăng trưởng kinh tế.
            I: Vốn đầu tư
         Như vậy giữa I và G có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau thông qua hệ số
ICOR. Điều này thể hiện càng tăng nguồn lực đầu tư thì kinh tế sẽ tăng trưởng
cao.
2.2.     Đầu Tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
         Chúng ta có thể nhận rõ vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thông qua chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia và các chính sách
thu hút đầu tư vào ngành mũi nhọn được ưu tiên.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


        Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể
tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự
phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Các nhà kinh tế đều chỉ ra được sự
hạn chế tăng trưởng trong nông nghiệp. Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố tự nhiên, bất định và có tính rủi ro cao đồng thời nó cũng giảm dần
do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học. Chính vì vậy, đầu tư
nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn thông qua các chính sách
khuyến khích và hỗ trợ đầu Tư của Nhà nước sẽ thúc đẩy chuyển dần nền kinh tế
từ nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp dịch vụ.
        Về cơ cấu lãnh thổ, đầu Tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế,
kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn
đạp thúc đẩy các vùng khác phát triển. Ở Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu đầu tư
mạnh một số vùng trọng điểm như trọng điểm phía Bắc: Hà Nội- HảI Phòng-
Quảng Ninh,… đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư vào những địa bàn khó
khăn.
        Đầu tư cũng có vai trò rất lớn trong việc chuyển dịch thành phần kinh tế.
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cũng góp phần làm đa dạng các thành phần
kinh tế.
2.3. Đầu Tư và Công Bằng Xã Hội.
        Một trong những vai trò hết sức quan trọng của Đầu tư chính là việc thúc
đẩy tiến bộ và Công bằng xã hội (CBXH).
        a) Đứng ở góc độ vĩ mô, hoạt động đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vai trò của đầu tư đối với việc phát triển
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất rõ ràng.
Thông qua đầu tư và tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế sẽ phát triển đa dạng hơn.
Tính cạnh tranh của nền kinh tế tăng cao, đây cũng là một trong những điều kiện
thực hiện Công bằng kinh tế. Bởi muốn thực hiện Công bằng về xã hội thì trước
hết chúng ta cần thực hiện về Công bằng về kinh tế.
Kinh tế phát triển cũng góp phần giải quyết việc làm cho người dân. Có thể nói
một nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, qua đó


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


cũng cần tương ứng một nguồn lao động phù hợp. Tuy nhiên đây lại là một điểm
yếu của lao động chúng ta khi chất lượng lao động chưa cao.
Thông qua tăng trưởng kinh tế, Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) sẽ được đóng góp
cao hơn. Qua đó, Nhà nước sẽ có đủ nguồn lực để chi dùng NSNN trong việc tái
đầu tư trong đó có các hoạt động đầu tư cho CBXH.
       Đầu tư cũng có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từ đó sẽ thúc đẩy các khu vực nông thôn lạc hậu chuyển dần sang các ngành
công nghiệp có lợi thế của vùng. Qua đó, sẽ giúp phát triển các ngành, các vùng
khó khăn kém phát triển, góp phần làm giảm sự phân hóa xã hội và thực hiện
CBXH.
       Nhắc đến đầu tư, chúng ta không thể không nhắc dến các hoạt động đầu tư
của Nhà nước tác động trực tiếp tới CBXH. Đó là các hoạt động đầu tư cho Xóa
đói giảm nghèo, đầu tư nâng cao hệ thống phúc lợi xã hội,…Tất cả các hoạt
động trên góp phần giảm đi số lượng người ngèo, nâng cao mặt bằng chung của
xã hội, đẩy mạnh tiến bộ và CBXH
       b) Nếu chúng ta xét góc độ doanh nghiệp, hoạt động đầu tư sẽ giúp doanh
nghiệp thực hiện những mục tiêu chiến lược của mình nhằm thu được lợi nhuận
tối đa. Thông qua hoạt động đầu tư, doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng lực
cạnh tranh của mình. Điều này được thể hiện rõ nét khi chất lượng nguồn lao
động được cải thiện hơn thông qua việc đầu tư đào tạo trong doanh nghiệp. Hoạt
động đầu tư cũng tăng cường khả năng đổi mới công nghệ của doamh nghiệp.
Từ việc đổi mới Công nghệ đến nâng cao chất lượng lao động sẽ kích thích
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, năng suất lao động tăng cao hơn, chất lượng
sản phẩm tốt hơn.
       2.4. Đầu Tư và tăng cường khả năng Khoa Học Công Nghệ
Công nghệ luôn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là ở
những nước đang phát triển trong quá trinh CNH- HĐH. Đầu tư là điều kiện tiên
quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất nước.
Như vậy, ở đây đã có sự chuyển giao Công nghệ thông qua Đầu tư. Điều này
thúc đẩy các nước đang phát triển đổi mới Công nghệ.
II. Đầu Tư cho Công Bằng Xã Hội.
1. Một vài vấn đề về Công Bằng Xã Hội.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


    *) CBXH vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Công bằng không
thể dựa vào thị trường nên Nhà nước cần phải can thiệp. Bảo đảm CBXH là việc
Nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm, một mặt tăng thu nhập của những
người nghèo làm cho khoảng cách giàu nghèo không tăng hơn mà giảm đi; mặt
khác, nhằm làm cho giá cả phản ánh đúng chi phí mà xã hội bỏ ra. Bởi vậy, thực
chất của vấn đề công bằng là vấn đề phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
và giữa các chủ thể kinh tế và xã hội mà đại diện là Nhà nước. Đã rất có nhiều
nhà kinh tế đã nghiên cứu về CBXH trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.
    *) Tuy nhiên ở đây Công Bằng không có nghĩa là đem chia đều các thành
quả của tăng trưởng của kinh tế xã hội cho mọi người. Vì nếu vậy không có ai
đem hết sức lực, trí tuệ, vốn vật chất ra đầu tư, và không ai dám chịu rủi ro để
đầu tư phát triển sản xuất. Công bằng cần được hiểu là sự bình đẳng trước các cơ
hội về việc làm, đầu tư, bình đẳng trước các cơ hội để nâng cao nguồn vốn nhân
lực và có mức sống cao hơn. Nhà nước khuyến khích mọi người ra sức làm giàu
bằng cách chính đáng. Phấn đấu để cho người nghèo tiến tới đủ ăn, người đủ ăn
có cuộc sống khá giả và người khá giả trở nên giàu có. Trong chính sách phát
triển phảI chấp nhận một bộ phận dân cư vươn lên giàu trước, có một số vùng
giàu trước, từ đó hỗ trợ cho quá trình phát triển chung của đất nước. Mặt khác,
phải có chính sách hỗ trợ cho người nghèo vươn lên. Việt Nam là nước nghèo lại
trải qua chiến tranh kéo dài để lại hậu quả nghiêm trọng, cho nên số người thuộc
đối tượng chính sách nhiều trong khi khả năng kinh tế của đất nước có hạn. Hơn
nữa, khi chuyển sang kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế này đã làm nảy sinh
một số vấn đề như phân hoá giàu nghèo tăng lên, tình trạng thất nghiệp và đặc
biệt là sự suy thoái về đạo đức xã hội. Do nguồn lực kinh tế có hạn nên chúng ta
tạm chấp nhận có sự phân hoá giàu nghèo nhưng không thể đồng nhất sự phân
hoá giàu nghèo với sự bất bình đẳng bất công.
       *) Trong chiến lực ổn định và phát triển kinh tế xã hội và tại nghị quyết
Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ ra rằng CBXH là một mục
tiêu quan trọng của đất nước. Quan điểm của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế
phảI gắn liền với CBXH trong từng thời kỳ phát triển và CBXH phải thể hiện ở
khâu phân phối kết quả sản xuất, tạo quyền bình đẳng trước các cơ hội của mọi




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


tầng lớp dân cư vì mục tiêu phát triển. Như vậy mới có thể huy động được mọi
nguồn lực trong Xã hội.
Nói tóm lại CBXH luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta trong
con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội.


2. Một số thước đo về Công Bằng Xã Hội.
   2.1. Thước đo đánh giá mức độ bất bình đẳng trong thu nhập.
       Đây là một trong những thước đo quan trọng trong việc đánh giá CBXH.
Thực tế cho thấy, ở nhiều quốc gia, sau một thời gian mặc dù có tốc độ tăng
trưởng kinh tế rõ rệt nhưng đời sống của nhiều người dân vẫn ở mức nghèo khổ,
thất nghiệp gia tăng và ở một số nước số đông người dân không được hưởng
thành quả do tăng trưởng đem lại trong khi nhóm người giàu có vẫn tiếp tục
giàu lên. Một trong những chỉ số đo mức độ bình dẳng trong phân phối thu nhập
là hệ số Gini. Trong thực tế hệ số Gini thay đổi trong phạm vi hẹp từ 0,2 đến
0,65. Theo Ngân hàng Thế giới, hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh mức 0,3.
Đây là mức thể hiện sự bình đẳng cao trong phân phối thu nhập.
 2.2. Thứơc đo đánh giá mức dộ nghèo khổ.
       Việc phân chia các nhóm dân cư giàu nghèo theo hệ số Gini được coi là
đánh giá sự giàu nghèo một cách tương đối theo tương quan xã hội. Tổ chức
ESCAP đã cho rằng: “ nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của địa phương”. Như vậy, tiêu chuẩn đánh giá sự giàu nghèo giữa các
vùng có sự khác nhau.
2.3. Chỉ số đánh giá mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
       Đối với một đất nước để đo nhu cầu xã hội của con người có thể sử dụng
nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu cơ bản là
       + Các chỉ tiêu phản ánh mức độ chăm sóc sức khoẻ: tuổi thọ bình quân, số
người dân trên một bác sĩ, số trạm xá bệnh viện, tỷ lệ đầu tư công cộng cho sức
khoẻ trong tổng đầu tư công cộng của Chính phủ. Chúng ta đặc biệt quan tâm
các chỉ tiêu trên ở các khu vực khó khăn, vùng sau, vùng xa.




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


       + Các chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá giáo dục: tỷ lệ số người biết chữ,
tỷ lệ phổ cập giáo dục, số trường học, đầu tư cho giáo dục của Nhà nước. Chúng
ta cũng đặc biệt quan tâm đến mức độ bình đẳng trong giáo dục thể hiện qua việc
tỷ lệ đầu tư cho giáo dục ở các vùng khó khân và các cơ hội tiếp cận giáo dục
của người nghèo.



 2.4. Chỉ số phát triển con người.
    Đây là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện mức độ phát triển con người do Liên Hợp
Quốc đưa ra. Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng là một thức đo quan trọng
trong việc đánh giá CBXH, nó thể hiện mức độ đầu tư của Nhà nước cho việc
phát triển con người và cơ hội phát triển bình đẳng của mọi tầng lớp trong xã
hội. Chỉ tiêu này được kết hợp từ ba yếu tố: chỉ tiêu tuổi thọ bình quân, chỉ tiêu
trình độ giáo dục và chỉ tiêu GNP/ người (tính theo phương pháp PPP).
3. Sự cần thiết của hoạt động Đầu tư trong việc giảI quyết vấn đề CBXH ở Việt
    Nam.
   3.1. Giải quyết vấn đề CBXH là việc làm cấp thiết và quan trọng trong giai
đoạn hiện nay.
       Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì mặt
trái của cơ chế thị trường cũng bộc lộ một cách rõ ràng hơn. Tình trạng bất bình
đẳng xã hội, phân hoá giàu nghèo đang tăng lên. Điều này đòi hỏi việc giải quyết
vấn đề CBXH là một vấn đề cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
       Hơn nữa, CBXH luôn là mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta
hướng tới nhằm đưa Việt Nam xác định đúng con đường Xã hội chủ nghĩa.
CBXH cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, chế độ Xã hội chủ nghĩa, so với
các chế độ Tư bản trên thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam đến 2010 coi việc thực hiện CBXH là mục tiêu quan trọng thông qua
các kế hoạch phát triển giáo dục, y tế, các kế hoạch hỗ trợ cho đồng bào khó
khăn cũng như các chính sách và biện pháp trong việc Xoá đói giảm nghèo.
       Trong giai đoạn hiện nay, tình hình CBXH mặc dù đã có nhiều tiến bộ
những cũng gặp phải nhiều thách thức lớn do tác động của mặt trái cơ chế thị
trường. Sự phân hoá giàu nghèo, phân hoá giữa khu vực thành thị như Hà Nội,


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


TP HCM, HảI Phòng,.. và khu vực nông thôn, miền núi đang tăng nhanh. Điều
này đòi hỏi rất cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc giải quyết
vấn đề CBXH.
  3.2. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong việc thực hiện CBXH.
        Mặc dù đã có rất nhiều giải pháp đề ra nhằm giải quyết vấn đề CBXH
như các giải pháp gắn CBXH với tăng trưởng kinh tế, giải pháp về xã hội như kế
hoạch hoá gia đình, tuyên truyền mọi người có ý thức và truyền thống đùm bọc
và giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp đó suy cho
cùng cũng cần phải có nguồn lực, có vốn để huy động cho các hoạt động trên.
        Bên cạnh đó, chỉ có hoạt động đầu tư mới tạo ra nền tảng vững chắc cơ
bản cho việc thực hiện CBXH. Theo chương trình quốc gia về Xoá đói giảm
nghèo thì hầu hết những người nghèo không có nghề mà chủ yếu là lao động thủ
công. Họ khó tiếp cận được với thị trường vì học vấn thấp, không có nghề và
chất lượng sản phẩm của họ không dáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chính
vì vậy nền tảng cho việc Xoá đói giảm nghèo rất yếu. Việc cần làm lâu dài của
chúng ta là cần phải xây được cái nền tảng vững chắc cho người nghèo để cơ hội
tái nghèo của họ là rất thấp. Những yêu cầu này đòi hỏi chúng ta cần phải có
những biện pháp kịp thời và đúng đắn về đầu tư. Chúng ta đã xem xét nội dung
của hoạt động đầu tư cho CBXH ở phần trên. Trong đó, các hoạt động đầu tư
cho giáo dục, y tế tạo ra cơ hội bình đẳng, cơ hội được vươn lên của mọi tầng
lớp xã hội kể cả ngững người nghèo nhất. Hoạt động đầu tư này đem lại tri thức
cũng như cung cách làm ăn có hiệu quả nhất cho người nghèo, giúp họ có khả
năng tự tin trong cuộc sống. Kết hợp với đầu tư cho giáo dục và y tế, hoạt động
đầu tư cho Xoá đói giảm nghèo sẽ thực sự tạo ra dòng vốn có hiệu quả cho người
nghèo. Đây cũng chính là ưu điểm của đầu tư trong việc giải quyết vấn đề
CBXH.
Tóm lại, Đầu tư là yếu tố cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết vấn đề
CBXH.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến Đầu Tư và Công Bằng Xã Hội.
1. Tình hình kinh tế của đất nước.
 1.1. Kinh tế phát triển tốt, bền vững góp phần thu hút đầu tư và thực hiện
 CBXH.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


       Ảnh hưởng của tăng tưởng kinh tế đến đầu tư và CBXH.
        Từ việc kinh tế phát triển cao, Nhà nứớc mới có đủ nguồn lực để thực
hiện các hoạt động đầu tư cho phát triển kinh tế và đầu tư cho CBXH. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện cần trước tiên để cải thiện các chính sách về phúc lợi
xã hội, khắc phục tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Thực tiễn những năm
vừa qua đã chứng minh rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao Nhà nước có sức mạnh
vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và
cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản. Người nghèo
và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng;
không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các
biện pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng không lớn.
       CBXH phải dựa trên sự phát triển kinh tế bởi chính phát triển kinh tế tạo
ra nguồn lực từ đó thông qua hoạt động đầu tư tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết
các vấn đề về CBXH. Kinh tế phát triển, Nhà nước sẽ có nhiều nguồn thu để
thực hiện các mục tiêu quan trọng trong đó có việc đầu tư nhằm giảI quyết các
vấn đề xã hội. Chính phủ các nước thường dành một tỷ lệ nhất định của GNP để
chi cho các hoạt động đầu tư phát triển cũng như các hoạt động đầu tư cho giáo
dục, y tế. Chính vì vậy, thu nhập quốc dân càng lớn thì khả năng ngân sách chi
cho các hoạt động càng lớn.
       Kinh tế phát triển cao cũng là chỗ dựa vững và ổn định cho nhiều tầng lớp
lao động thông qua việc giảI quyết việc làm và nâng cao thu nhập người lao
động. Triển vọng khả quan về nền kinh tế sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành
đầu tư xây dựng thêm các nhà xưởng, xí nghiệp mới đồng thời tiến hành đổi mới
công nghệ. Qua đó, các doanh nghiệp cũng cần tương ứng một lượng lao động
có chuyên môn vào vận hành các tài sản mới giúp giải quyết vấn nạn thất nghiệp
trong Xã hội. Đồng thời qua việc đổi mới công nghệ sẽ giúp cho năng suất lao
động tăng nhanh hơn tạo ra mức tiền lương cao hơn, từ đó kích thích mặt bằng
thu nhập chung của đất nước tăng lên,
Tất cả những hoạt động trên giúp cho người dân có thể nâng cao mức sống, ổn
định cuộc sống hiện tại, đảm bảo cuộc sống tương lai, góp phần thực hiện
CBXH.

Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


1.2. Kinh tế đất nước suy thoái làm trì hoãn các hoạt động đầu tư đồng thời làm
tăng mức độ nghèo khổ và bất bình đẳng.
       Ảnh hưởng của kinh tế suy thoái tới đầu tư.
      Kinh tế phát triển kém, Nhà nước sẽ không có đủ nguồn lực cho hoạt
động đầu tư. Do triển vọng về kinh tế không mấy khả quan, các doanh nghiệp
thường không muốn mạo hiểm đồng vốn đầu tư của mình trong khi một trong
những đặc điểm của đầu tư là tính mạo hiểm cao, thời gian dài và khó xác định.
Đồng thời, do nền kinh tế bị suy thoái, người dân cũng không còn dư dả vốn để
đầu tư, mà mục tiêu trước mắt của họ là sông đủ qua ngày. Do đó, nguồn vốn
đầu tư huy động từ trong nước sẽ bị sụt giảm nhanh chóng. Mặt khác, kinh tế
mất ổn định cũng là nhân tố làm nản lỏng các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, đầu
tư nước ngoài cũng bị giảm sút.
      Ảnh hưởng của sự giảm sút kinh tế tới đầu tư và công bằng xã hội.
         Kinh tế trì trệ cũng đồng nghĩa với việc giảm các khoản thu cho NSNN.
Rõ ràng, với nền kinh tế như vậy, Nhà nước sẽ không thể tăng thuế được mà
thậm chí còn phải giảm thuế để thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ việc NSNN bị
giảm sút, các hoạt động đầu tư cho CBXH sẽ bị cắt giảm để giành cho các mục
tiêu phát triển trước mắt.
        Kinh tế phát triển kém cũng tạo ra cho Xã hội nhiều vấn đề nảy sinh theo
hướng tiêu cực như thất nghiệp, thu nhập người lao động giảm sút. Rõ ràng
những ngưòi bị thất nghiệp đầu tiên chính là những người không có trình độ học
vấn, kỹ năng không cao. Mà đây chính là đặc điểm của phần lớn người nghèo
trong xã hội. Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến nghèo khổ tăng, bất bình đẳng tiếp
diễn và nảy sinh các tệ nạn xã hội.
2. Ảnh hưỏng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, vùng miền.
    Nước ta vẫn luôn là một nước nông nghiệp nghèo mà nông thôn chỉ sản xuất
thuần nông, độc canh cây lúa, tự cung tự cấp và dân số tăng nhanh.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế, quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.
2.1. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành.
       Chúng ta đã bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế từ một nền nông nghiệp thô
sơ lạc hậu đến nền kinh tế công nghiệp để từ đó hỗ trợ cho nông nghiệp cùng
phát triển.

Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


          <Cơ cấu ngành kinh tế>

                                                      1990       1995       2000
             Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm
                                                      4,4         8,2        6,9
           (1986-1990;1991-1995; 1996-2000),%
                        Trong đó:
                Nông, lâm, ngư nghiệp, %              3,1         4,1        4,3
                Công nghiệp và xây dựng,%             4,7        12,0        10,6
                       Dịch vụ,%                      5,7         8,6        5,75
                                                       <nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư>

    Nhìn bảng biểu trên chúng ta thấy kể từ năm 95 trở lại đây, công nghiệp và dịch
vụ có sự phát triển nhanh chóng. Điều này cũng thúc đẩy nông nghiệp phát triển với
tốc độ cao hơn những năm 90 tuy có nhỏ hơn tốc độ phát triển của các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Chính sự chuyển biến trong cơ cấu ngành như vậy dẫn đến các
chiến lược đầu tư của Chính phủ và các doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Nhà
nước cũng bắt đầu chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi
thế so sánh của Việt Nam và có những ưu đãi đối với những ngành này. Chính
những chuyển biến trong việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư đã thúc đẩy tăng trưởng
nền kinh tế. Đồng thời nó cũng vực dậy nền kinh tế ở khu vực nông thôn vốn
chậm phát triển. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên nhiều vùng đã có sự chuyển
dịch theo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích sử dụng; đặc biệt là
nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển khá nhanh. Kinh tế nông thôn
phát triển đa dạng hơn, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn gắn
với công nghiệp chế biến được hình thành; các làng nghề bước đầu được khôi
phục và phát triển; sản xuất trang trại phát triển nhanh.
       Qua đó tạo cơ hội nâng mặt bằng thu nhập chung của Xã hội, góp phần
giải quyết việc làm cho người lao động và tiến tới xoá bỏ nghèo đói. Đây chính
là tác động tích cực của chuyển dich cơ cấu kinh tế tới đầu tư và CBXH.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình CNH- HĐH
diễn ra nhanh chóng đã khiến các chính sách đầu tư của Nhà nước chuyển biến
không kịp. Nhà nước không thể cùng một lúc vừa đầu tư cho các ngành công
nghiệp mũi nhọn lại vừa đầu tư nhằm làm giảm sự phân hoá giàu nghèo. Chính
vì mục tiêu trước mắt là tăng trưởng kinh tế nên các hoạt động đầu tư cho CBXH
bị xem nhẹ. Do đó tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói cũng có xu hướng tăng.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


2.2. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu vùng.
        Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng,
khu vực khác nhau cũng có tác động nhất định đến đầu tư và CBXH. Các vùng,
khu vực đều có chiến lược phát triển kinh tế riêng trong chiến lược phát triển
kinh tế chung của tổng thể quốc gia trong đó có các chính sách thu hút đầu tư
vào khu vực của mình.
       Mặt khác một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo ra sự hài hoà giữa các vùng
khác nhau. Các vùng trọng điểm có thể liên kết và cùng đưa các vùng chậm phát
triển khác cùng đi lên. Tuy nhiên nếu với cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư
cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi; các
trục công nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút
nhiều vốn; chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động,
chưa chú ý khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính
sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước...) không đúng đối tượng làm ảnh
hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu,
vùng xa.      Qua đó sẽ làm tăng sự phân hoá gữa các khu vực, tăng phân hoá giàu
nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Do vậy, khi nghiên cứu đến đầu tư và CBXH, chúng ta cũng cần xem xét tác động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư.
3. Sự tác động của Chính Phủ.
   Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là vai trò
trong việc thực hiện tiến bộ và CBXH. Điều này thể hiện bản chất tốt đẹp, bản
chất Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.
3.1. Tác động của định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
       Nhà nước thông qua định hướng phát triển Kinh tế Xã hội của mình mà
biểu hiện trực tiếp là các chính sách, các chiến lược phát triển dài hạn cũng như
các kế hoạch ngắn hạn đều tác động rất mạnh đến chiến lược đầu tư của quốc gia
và của mỗi cá nhân. Qua đó, các chính sách đầu tư cho CBXH cũng được xác
định trong chiến lược đầu tư chung của một quốc gia. Chính sách đầu tư hợp lý
sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Ngoài chính sách về đầu tư,
Nhà nước cũng còn sử dụng các chính sách khác trọng việc xoá bỏ bất bình đẳng
xã hội như chính sách thuế, chính sách trợ giá cho nông nghiệp.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


3.2. Hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước.
        Khi nghiên cứu tác động của Nhà nước đối với đầu tư và việc thực hiện
CBXH, chúng ta cần phải nhắc đến hiệu quả hoạt động của Chính Phủ. Trình độ
năng lực của cán bộ sẽ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả hơn đặc biệt là các dự án
đầu tư tại các vùng xa Trung ương rất cần có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn,
vững về đạo đức. Bởi các dự án này cũng như các dự án đầu tư cho CBXH rất
khó xác định và kiểm tra tính hiệu quả của nó.
Hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng liên quan đến vấn đề trong sạch
của bộ máy. Rõ ràng, một Chính phủ không thể hoạt động hiệu quả nếu như vẫn
còn tình trạng tham nhũng, quan liêu của cán bộ, vẫn còn tình trạng làm giàu bất
chính vơ vét của công của một số cán bộ biến chất. Tình trạng tham nhũng đó sẽ
thể hiện bất công ngay ở trong bộ máy cao nhất của Nhà nước thì khó có thể
thực hiện được mục tiêu Công bằng trong xã hội.


4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng tới Đầu tư và Công Bằng Xã Hội.
Ngoài các nhân tố trên, chúng ta còn thấy một số nhân tố khác cũng tác động đến
CBXH như các yếu tố về điều kiện tự nhiên và các yếu tố về điều kiện xã hội.
4.1. Điều kiện tự nhiên.
Nước ta có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên đã ít lại không màu mỡ, khô
cằn, núi đá nhiều dẫn đến diện tích canh tác nhỏ hẹp, năng suet cây trồng thấp.
Các vùng này lại thường hẻo lánh, ít được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên có
sự tụt hậu giữa các vùng này với các khu vực phát triển nhanh khác. Mặt khác,
các vùng này luôn phải đối chọi với thiên tai khắc nghiệt như lũ lụt hạn hán
khiến rủi ro trong cuộc sống đối với dân cư trong khu vực tăng lên.
 Chúng ta đều biết rằng các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó
khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình
hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ
kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống
(mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe...). Với khả
năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn,
những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
4.2. Điều kiện xã hội.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


        Yếu tố tiếp theo tác động đến CBXH là các yếu tố về Xã hôi. Đây chính
là các yếu tố về chính bản thân nội tại của người dân cũng như các yếu tố về tập
quán, dân tộc. Chẳng hạn, bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo
đói trên tất cả các mặt. Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái
phải chịu đựng do bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia
đình. Tình trạng gia đình đông con cũng là một vấn đề lớn. Ngoài ra yếu tố dân
tộc cũng có tác động đáng kể khi mà sự chênh lệch giữa dân tộc Kinh và các dân
tộc thiểu số khác đang tăng nhanh và đa số các dân tộc thiểu số có tỷ lệ số hộ
nghèo đói cao.




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


                                 CHƯƠNG II
        THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO CÔNG BẰNG
                             XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM


I. Hoạt động Đầu Tư nhằm làm giảm phân hoá giàu nghèo.
1. Đầu tư cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn và các vùng kinh tế khó
khăn.
1.1. Tình hình đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.
 a) Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tăng dần qua các năm.
Hiện nay trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân
nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó việc
phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của Chiến lược toàn diện về Tăng
trưởng và Xóa đói giảm nghèo. Nhà nước đã tập trung đầu tư cho nông nghiệp và
nông thôn trong 10 năm 1991- 2000 gần 70 nghìn tỷ đồng (giá 1995), tương đương
6 tỷ đô la…
    < vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp> <nguồn: Tổng Cục thống kê>
                      1995          1996            1997          1998            1999
   Tổng số           68047          79367          96870          97336          103771
 Nông lâm thuỷ
                      5209           5723           7084           7629           7733
  sản (tỷ VNĐ)
  Tỷ trọng(%)          7,7            7,2            7,3            7,8            7,5


        Tốc độ tăng vốn bình quân hàng năm gần 23% (bình quân chung cả nước là
19,1%) trong đó tốc độ tăng vốn bình quân trong 5 năm 1996- 2000 là 22%. Rõ
ràng, trong 2 năm 2001 và 2002 tốc độ tăng vốn đầu tư rất nhanh so với các giai
đoạn trước. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn trong tổng vốn đầu
tư xã hội bình quân 1991- 2000 là 10,2%, năm 2001 là 17,6% và năm 2002 khoảng
19- 20%. Như vậy trong 2 năm gần đây đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
        Nguồn vốn từ NSNN (bao gồm cả vốn ODA) đã tăng đáng kể cho khu vực
này, chiếm khoảng 50% vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Nguồn vốn từ
các hộ gia đình, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và vốn FDI cũng
tăng dần qua các năm. Nhờ quy mô đầu tư trong thời gian qua, tình hình đầu tư



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được một số kêt quả nhất định
trong việc xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức thu nhập chung cho vùng này.
 b) Hoạt động đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn đã có sự đa dạng hơn góp phần
xoá đói giảm nghèo.
       Do có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp dẫn đến năng lực sản
xuất trong các ngành tăng nhanh, qua đó làm tăng năng suất lao động xã hội trong
khu vực vốn được coi là năng suất chậm nhất cả nước.
       Để giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn, chúng ta cũng đã
đầu tư nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển tại các địa
phương đồng thời có chính sách đầu tư khuyến khích phát triển các hộ kinh
doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, tiến tới đa dạng hoá thu nhập trong Nông
nghiệp để nông dân không chỉ phụ thuộc duy nhất vào một nguồn dễ có tính rủi
ro. Trong những năm qua, chúng ta vẫn tiếp tục đầu tư phát triển làng nghề
truyền thống. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục tạo ra nguồn thu nhập bổ
sung cho người lao động. Nhiều tỉnh đã áp dụng mô hình này thành công tại thời
điểm năm 2003 như các tỉnh Hà tây, Hà nam,.. đã góp phần giải quyết tình trạng
thừa thời gian lao động ở nông thôn.
        Bên cạnh đó, nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành nông
nghiệp và nông thôn nên số dự án FDI vào khu vực này cũng tăng nhanh qua đó
cũng tạo thêm nhu cầu về lao động. Năm 1998, đã có 225 doanh nghiệp có vốn
FDI Đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 1,5 tỷ USD cho lĩnh vực chế
biến lương thực và nông lâm hải sản và 910 triệu USD cho sản xuất nông
nghiệp. Qua đó, năng lực sản xuất và chế bién nông lâm thuỷ sản được nâng cao
theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2003, chúng ta đã thu hút được 780 dự án với
tổng vốn dăng ký trên 3,8 tỷ USD, tăng thêm 555 dự án so với năm 1998. Năm
97, các doanh nghiệp có vốn FDI đã giảI quyết việc làm cho trên 20000 lao động
trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp với mức lương bình quân
60USD/ 1tháng qua đó cũng góp phần nâng cao mức thu nhập trung bình của
khu vưc nông thôn. Trong những ngày cuối của năm 2000, chúng ta cũng đã cấp
giấy phép cho dự án chế biến nông nghiệp với số vốn là 150 triệu USD.
       Tất cả những tác động trên của hoạt động đầu tư cho nông nghiêp đã làm
cho khu vực này trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh dần qua các


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


 thời kỳ. Trong thời kỳ 1986- 2000 tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm dịch
 vụ là 3,1 % thì đến giai đoạn 1996- 2000 tốc độ tăng trưởng là 4,3%. Năm 2003,
 tốc độ tăng trưởng của ngành khoảng 4,9% so với 2002.
           Cũng do năng lực và năng suất trong nông nghiệp tăng nhanh kết hợp với
 việc giải quyết việc làm cho địa phương nên thu nhập của khu vực nông nghiệp
 tăng nhanh. Năm 2002, thu nhập trung bình 1 tháng của khu vực nông thôn là
 274,9 nghìn đồng trong khi năm 1999 mức này là 255000 đồng.
 Thu nhập từ những ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp,… tăng
 lên nhiều. Giai đoạn 1991- 2000, ngành nông nghiệp (gồm cả lâm thuỷ sản) thu
 hút thêm 3,1 triệu lao động. Năm 2002, tỷ lệ thời gian lao động cũng tăng lên ở
 mức 75,5%. Số hộ nghèo nhờ đó mà giảm đi, theo tiểu chuẩn quốc gia, năm
 2000 số hộ nghèo đã giảm đI 2/3 so với năm 1990.
 1.2. Tình hình đầu tư cho các vùng khó khăn, kém phát triển.
  a) Nhà nước tiếp tục tăng cường và huy động mọi nguồn lực cho các vùng kinh tế
 chậm phát triển.
           Đầu tư cho các vùng khó khăn đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế
 và thực hiện CBXH. Vì những khu vực này có số người nghèo lớn nên dễ gây ra
 các hiện tượng tiêu cực các tệ nạn xã hội nếu không có biện pháp phát triển các
 vùng này đI lên để theo kịp các vùng phát triển khác. Nhận thức rõ diều này, trong
 thập kỷ 90 và những năm sau này, Nhà nước đã tích cực huy động nhiều nguồn lực
 đầu tư vào các khu vực này.
                <Vốn đầu tư phát triển theo vùng>
             Năm      1996   Năm      1997    Năm      1998    Năm      1999    Năm      1996-1999
              Tỷ              Tỷ               Tỷ               Tỷ
                       %               %                %                %     Tỷ Đồng      %
             Đồng            Đồng             Đồng             Đồng
Trung du
             2971,4          3802,2                                            17893,9
miền núi              5,62            5,32   4751,39   6,13   6368,91   7,88                6,3
               1               1                                                  2
 Bác Bộ
  Tây
            158484    3,0    177558   2,48   190745    2,46   216522    2,68   7433,09      2,6
 Nguyên
ĐB SCL                14,0            13,4   108229    13,9   119681    14,8   39876,5
            744799           963754                                                        14,3
                       9               9       5        6       1        1        9
                                                         <nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư>
           Hơn 10 năm 1991-2000, Nhà nước đã đầu tư vào các vùng này khoảng
 22,1% vốn đầu tư cả nước trong đó, vốn NSNN chiếm khoản 28%. Vốn đầu tư từ
 nguồn NSNN tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó hạ tầng kỹ thuật
 chiếm 63,5%, hạ tầng xã hội chiếm 34,7%, các ngành khác chiếm 1,8%.

 Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


 b) Hoạt động đầu tư được đa dạng và hiệu quả hơn góp phần phát triển các vùng
và đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Tại từng khu vực riêng biệt, Nhà nước cũng đầu tư theo các chương trình mục tiêu.
Chương trình dự án định canh định cư tập trung chủ yếu vào hỗ trợ phát triển sản
xuất, khai hoang. Dự án này cũng tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng để đồng bào
dân tộc ít người rời bỏ phương thức du canh du cư. Tính đến năm 2000, chương
trình đã định cư cho khoảng 118000 hộ; tổ chức đi xây dựng vùng kinh tế mới
38925 hộ.
         Chương trình 327và 621 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng 5
triệu ha rừng, bảo vệ đất đai, cải tạo môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Chương trình này cũng tạo điều kiện để các hô nông dân tận dụng lợi thế về
đất đai và sức lao động nhằm thựchiện mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả
và cây công nghiệp lâu năm trên diện tích có độ màu mỡ cao, trồng cây hang năm
dưới tán rừng chưa khép tán. Đây cũng là biện pháp tạo điều kiện thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nội bô ngành nông nghiệp.
         Ngoài ra, Nhà nước còn có chương trình 135 là chương trình kinh tế xã hội
mở rộng thực hiện trên các địa bàn đặc biệt khó khăn (cả nước có 1700 xã - năm
2000). Chương trình này chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn ở phần đầu tư cho xoá đói giảm
nghèo.
2. Đầu tư cho xoá đói giảm nghèo.
         Xoá đói giảm nghèo là một vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu đang được
nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm. Việt nam luôn coi trọng vấn đề
xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên xuốt đất nước, góp phần thực hiện CBXH.
2.1. Nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm được tăng
cường
         Mặc dù NSNN còn hạn hẹp, song Nhà nước đã đầu tư cho các chương
trình quốc gia phục vụ xóa đói giảm nghèo thông qua chương trình đầu tư cơ sở
hạ tầng cho các xã nghèo (Chương trình 133, 135). Từ khi có Chương trình xóa
đói giảm nghèo (1992) đến năm 2000, Nhà nước đã đầu tư thông qua các chương
trình quốc gia có liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ
đồng. Riêng trong 2 năm 1999 và 2000 gần 9.600 tỷ đồng (NSNN đầu tư trực
tiếp cho chương trình 3.000 tỷ đồng; lồng ghép các chương trình, dự án khác trên


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


800 tỷ đồng; huy động từ cộng đồng trên 300 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng cho
vay ưu đãi hộ nghèo trên 5.500 tỷ đồng).
       Trong 2 năm 2001, 2002, tổng nguồn vốn huy động đạt 13.400 tỷ đồng,
tăng khoảng 39,6% so với tổng mức vốn Đầu tư 2 năm 1999- 2000. Trong đó:
        + NSNN Đầu tư trực tiếp 3300 tỷ đồng( Trung Ương 1800 tỷ đồng, địa
phương 1500 tỷ đồng) tăng 10% so với 2 năm 1999-2000.
+ Lồng ghép từ các chương trình, dự án khoảng 1300 tỷ đồng, tăng 62,5% so với
2 năm 1999-2000
       + Huy động từ cộng đồng khoảng 700 tỷ đồng, tăng 133% so với 2 năm
1999-2000. Huy động vốn tín dụng 8100 tỷ đồng, tăng 47,3% so với 2 năm
1999-2999
        Hiện nay, Chính phủ tiếp tục huy động mọi nguồn lực có thể cho xoá đói
giảm nghèo. Tận dụng tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ và
giúp đỡ của quốc rế. Trong nước, năm 2003, chúng ta đã thực hiện rất nhiều
chương trình thiết thực vì người nghèo. Phong trào “Ngày vì người nghèo” diễn
ra khắp nơi. Chúng ta cũng tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Vừa qua, năm
2004, chúng ta đã nhận được cam kết tài trợ của UNDP cho xoá đói giảm nghèo.
Theo đó, UNDP sẽ tài trợ gần 300000 USD cho việc thí điểm lồng ghép Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo vào kế hoạch phát triển
hàng năm và dài hạn của các tỉnh và tỉnh Trà Vinh sẽ là một trong những tỉnh
nghèo đầu tiên được thực hiện.
2.2. Nội dung và các hoạt động Đầu tư cho Xoá đói giảm nghèo.
         Nhà nước đã đầu tư cho xoá đói giảm nghèo thông qua các chương trình
mục tiêu của quốc gia.
       Chương trình xoá đói giảm nghèo là một chương trình lớn của quốc gia,
có tính chất chiến lược ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
bền vững. Mục tiêu của chương trình này là giảm dần và xoá bỏ hộ đói, giảm hộ
nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Mỗi năm phấn đấu giảm 3- 4% hộ đói
nghèo. UNDP, WB và ADB thường trợ vốn cho các chương trình này.
 Chương trình 135 là chuơng trình kinh tế xã hội tổng hợp, thực hiện trên địa
bàn các xã được công nhận là xã đặc biệt khó khăn (cả nước có trên 1700 xã).



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


Mục tiêu tổng quát của chương trình là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho đồng bào các dân tộc tạo điều kiện các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo
nàn lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.
     Thành tựu cơ bản của chương trình 135 đã thể hiện hầu hết các lĩnh vực đời
sống xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi. Hàng ngàn công trình cơ sở hạ tầng
tại các xã đặc biệt khó khăn và các trung tâm cụm xã được xây dựng. Hệ thống
cơ sở vật chất ở miền núi, vùng cao được hình thành và cải thiện rõ rệt so với
trước đây, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển;
nhiều vùng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
2.3. Những hoạt động chính của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo
       Biện pháp đầu tiên của chương trình là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng
cho các xã nghèo. Ngay từ năm 1999, chưong trình đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng
xây dựng 1753 công trình cho các xã nghèo như đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ,
trường học hệ thống cấp nước và điện sinh hoạt, trạm y tế, chợ nông thôn,…
Ngoài vốn NSNN, các địa phương huy động thêm nguồn vốn trên địa bàn, lồng
ghép vốn xây dựng cơ bản từ các chương trình và dự án khác để đầu tư thêm cho
176 xã nghèo khác với tổng kinh phí 100 triệu đồng.
       Với công tác định canh định cư, di dân kinh tế mới chương trình đã đầu tư
252 tỷ đồng cho việc định canh định cư tập trung cho 47 nghìn hộ, hỗ trợ cho họ
khoanh nuôi bảo vệ trồng mới xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định đời sống di dân
kinh tế mới cho 15,3 nghìn hộ tính tại thời điểm năm 1999.
       Cuối cùng, hoạt động đầu tư cho xoá đói giảm nghèo cũng được thực hiện
qua việc chuyển giao công nghệ hướng dẫn cho họ cách làm ăn. Năm 1999,
chương trình đã đầu tư 8 tỷ đồng để xây dựng 150 mô hình trình diễn kỹ thuật, tổ
chức 180 lớp khuyến nông cho khoảng trên 854 nghìn lượt người nghèo. Đây là
cách thức có hiệu quả lâu dài, một biện pháp tránh tái nghèo tốt nhất.
2.4. Những bất cập tồn tại trong hoạt động đầu tư cho Xoá đói giảm nghèo.
 a) Nguồn lực đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa cân đối với mục
tiêu chung nhất là nguồn vốn đầu tư từ NSNN, hàng năm mới chỉ có thể đáp ứng
được khoảng 15- 20% yêu cầu.




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


  Nguồn lực trong nước còn quá hạn hẹp, vừa phải đầu tư lớn cho sự phát triển
chung của đất nước vừa phải đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, trong khi đó việc
khai thác các nguồn lực chưa được nhiều và chưa có hiệu quả. Một số định
hướng đầu tư đang trong quá trình điều chỉnh, khả năng tái đầu tư không đáng
kể, hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Hơn nữa thị trường tài
chính đang hình thành nên huy động đầu tư còn yếu.
  Các nguồn lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo tuy có tăng lên qua các
năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của các địa phương. Địa bàn trọng điểm
cần xóa đói giảm nghèo hiện nay là những vùng cao, vùng sâu có nhiều khó
khăn, kết cấu hạ tầng thiếu và lạc hậu, suất đầu tư cao, chi phí lớn, khó thu hút
khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Đây thực sự là một thách thức lớn cho công tác
xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới.
b) Hiệu quả đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn chưa cao.
Do các dự án đầu tư này tại các vùng khó khăn thường xa TW nên ít chịu sự
giám sát chặt chẽ của các cấp TW. Trong khi năng lực cán bộ địa phương cho
công tác xoá đói giảm nghèo lại rất thấp, không đủ khả năng kiểm tra các công
trình đầu tư vốn lớn từ TW. Do vậy tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư
theo các chơng trình về Xoá đói giảm nghèo vẫn rất phổ biến.
       Trong chương trình 135, hàng năm chúng ta đều có tổ chức kiểm tra, có
thống kê của các tỉnh, của các đoàn trung ương. Năm 2001, qua kiểm tra 17 dự
án với số vốn khoảng 9,5 tỷ đồng, thì những sai sót được phát hiện là 687 triệu
đồng. Tình trạng thất thoát cũng do nhiều nguyên nhân khách quan như bị đội
giá thành xây dựng hoặc điều kiện thi công rất khó khăn.
       Chất lượng các công trình xây dựng cũng rất thấp do bên thi công khó
thanh toán công trình nên thiếu tính trách nhiệm. Nhiều công trình không làm
đúng quy tắc đấu thầu mà lạm dụng chỉ định thầu.
Năng lực cán bộ xã rất hạn chế, nhiều cán bộ đọc không thông thạo nên không
thể quản lý và giám sát đầu tư. Năng lực hấp thụ tại địa phương rất thấp, có nơi
chỉ có 400 triệu đồng nhưng địa phương vẫn không biết nên đầu tư vào công
trình nào cho hiệu quả. Do đó tại nhiều xã, nhân dân và địa phương không được
tham gia vào chương trình. Vì vậy, tính giải quyết việc làm không cao.



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


c) Hệ thống chính sách, cơ chế đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn thiếu đồng
bộ. Cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ, chưa dân chủ công
khai, kiểm tra giám sát tuy có thực hiện nhưng còn mang tính hình thức. Còn
thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý dự án xoá đói giảm
nghèo. Hiện nay, hệ thống các chương trình dự án XĐGN ở nước ta còn nhiều
cơ quan, đơn vị tham gia quản lý.
          Còn thiếu sự tham gia đầy đủ tích cực của cộng đồng trong việc thực
hiện dự án XĐGN. Tại nhiều địa phương, người dân vẫn không được tham gia
đầy đủ trong việc trực tiếp quyết định, xây dựng kế hoạch và quản lý, vận hành
các chương trình dự án XĐGN. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các chương trình
dự án XĐGN còn chồng chéo và chưa tập trung, thống nhất. Cán bộ quản lý các
chương trình dự án đầu tư cho XĐGN thường phải kiêm nhiệm rất nhiều công
việc khác nhau gây nên sự quá tải đối với các công tác hành chính.
d) Tính bền vững của thành quả XĐGN chưa cao. Một bộ phận dân cư có nguy
cơ phát sinh nghèo và tái đói nghèo do sinh sống ở vùng thường xuyên bị thiên
tai, mất mùa, do thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, có thu nhập thấp
và không có tích luỹ.
II. Đầu Tư cho các vấn đề phúc lợi xã hội.
1. Tình hình Đầu tư cho Giáo dục và tính CBXH trong giáo dục.
  1.1. Tình hình đầu tư cho Giáo dục và đào tạo.
       Phát triển GD ĐT nhằm tạo ra các cơ hội về việc làm mới và nâng cao thu
nhập qua đó thúc đẩy xoá đói giảm nghèo và thực hiện CBXH .
 Nhà nước ta từ trước tới nay đều rất chú trọng đầu tư cho giáo duc. Ngân sách
giáo dục từ năm 1995 trở đi mỗi năm tăng 1% và năm 2000 ngân sách giáo dục
đạt 15% tổng ngân sách tiêu dùng. Giai đoạn 1996- 2000, vốn đầu tư cho giáo
dục là 15400 tỷ đồng chiếm 2,7 % vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ lệ đầu tư cho giáo
dục từ vốn NSNN giai đoạn 1996-2000 là 6,6%. Trong giai đoạn 2001- 2003,
đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, tăng
15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đã đạt tương ứng là
12,7% và 8,1% vốn đầu tư toàn xã hội. Cũng trong giai đoạn 2001- 2003, tỷ lệ
đầu tư cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


thao từ nguồn NSNN chiếm 21,1%. Năm2003, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và đào
tạo là chiếm 3,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
       Đầu tư cho giáo dục đã bước đầu tập trung xây dựng các cơ sở giáo dục
trọng điểm, đã hình thành cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở giáo dục lớn.
Vốn viện trợ và vay nước ngoài (ODA) đã được ưu tiên đầu tư cho giáo dục
chưa kể các dự án viện trợ không hoàn lại. Nhà nước đã thực hiện một số dự án
thành công như như dự án phát triển giáo dục tiểu hoc (gần 80 triệu USD vay
vốn WB), dự án phát triển giáo dục dạy nghề (trên 100 USD, vay vốn ADB),
chương trình kiên cố hoá trường học…
         Tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng trường học là rất lớn. Cũng
như trong đầu tư xây dựng cơ bản khác, trong khâu lập và thẩm định dự án, hiện
tượng lập dự toán vượt khối lượng so với thiết kế rất phổ biến. Ngoài ra, quy
trình lập, phê duyệt đầu tư không chặt chẽ, sử dụng vốn không đúng mục đích đã
gây lãng phí rất lớn.
1.2. Tình hình CBXH trong Đầu tư cho giáo dục.
          Đầu tư cho Giáo dục cho đã tăng nhưng tính bất bình đẳng trong giáo
dục cũng tăng nhanh. Trong thành thị xu hướng đầu tư vào giáo dục ngày càng
tăng trong lúc ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa giáo dục bị xuống cấp
nghiêm trọng. Người dân ở những khu vực này ít có xu hướng đầu tư cho giáo
dục. Chính vì vậy, trong khi cơ hội giáo dục ở khu vực thành thị có rất nhiều thì
ở khu vực nông thôn lại rất ít. Và khu vực thành thị có 47% dân số tốt nghiệp
PTTH trở lên thì ở nông thôn chưa quá 30% số dân tốt nghiệp PTCS (số liệu
năm 2000).
         Cũng theo số liệu thống kê năm 2000, chúng ta thấy khoảng 90% người
nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống
cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%,
tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; trung học cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho giáo
dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận
được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo.
           Tỷ lệ nghèo giảm xuống chỉ khi trình độ giáo dục tăng lên. 80% số
người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp.
Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác,


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và
ổn định hơn.
2. Đầu tư cho y tế và tăng cường các dịch vụ y tế cho ngưòi nghèo.
        Năm 2003, đầu tư cho y tế và cứu trợ xã hội cũng tăng, chiếm khoảng
1,3% so với vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn 2001- 2003, đầu tư cho lĩnh
vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, tăng 15,2%/năm, nên tỷ
trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đã đạt tương ứng là 12,7% và 8,1% vốn
đầu tư toàn xã hội. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2003- 2005,
ngành y tế cần đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng.
        Tuy nhiên, con số trên vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu về y tế của
người dân. Hầu hết các xã có cơ sở y tế nhưng thuốc men, trang thiết bị nghèo
nàn, đội ngũ thầy thuốc còn nhiều hạn chế. Chi phí sử dụng dịch vụ y tế và tiền
thuốc chữa bệnh trung bình của một người là 35000 đồng cho 1 lần khám và
điều trị tại các trạm y tế xã; 77000 đồng cho một lần đi khám và chữa bệnh ngoại
trú tại bệnh viện và con số này là 210000 đồng cho một lần chữa bệnh nội trú tại
bệnh viện. Số liệu trên cho thấy các gia đình đã phảI trả khá nhiều tiền cho việc
sử dụng các y tế. Do đó, cơ hội chữa bệnh cho người có thu nhập thấp lại càng
khó hơn khi 1 tháng thu nhập của họ chỉ khoảng hơn 100000 đồng. Do vậy tính
bình đẳng trong y tế cũng khó thực hiện.




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN




                                     CHƯƠNG III
       MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ
  TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


I. Một số mục tiêu trong việc giải quyết vấn đề Công Bằng Xã Hội của
Đảng và Nhà nước ta.
1. Mục tiêu về giảm tỷ lệ nghèo đói.
        Đến năm 2010 giảm 2/5 tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế và giảm
3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm so với năm 2000. Đến năm 2005 giảm
2/5 tỷ lệ hộ nghèo và đến 2010 giảm 3/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo
chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm.
2. Đảm bảo công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo
và xã nghèo
        Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ
tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện
chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà hội họp...)
bảo đảm đến năm 2005 cung cấp cho 80% xã nghèo và đến 2010 cho 100% xã
nghèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến năm 2005 mở rộng điện lưới quốc gia
đến trung tâm 900 xã nghèo, bảo đảm 90% số xã có điện. Bảo đảm có đường ô
tô về tới trung tâm xã. Phấn đấu 80% đường xã có kết cấu mặt đường phù hợp,
trong đó 30% mặt đường được rải nhựa hoặc xi măng.
Đến năm 2005, phấn đấu 80% dân số thành thị, đặc biệt là ở những khu vực xa
đường giao thông chính, và 60% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch với
số lượng 50 lít/người/ngày.



Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


3. Tiép tục giải quyết việc làm đặc biệt cho người nghèo.
        Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động/năm. Nâng tỷ
lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 40% vào năm 2005 và 50% vào
năm 2010. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005 và 40% vào
năm 2010. Nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005
và 85% vào năm 2010, trong đó tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của nữ là 75%
vào năm 2005 và 80% vào năm 2010.
        Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5,4%
trong tổng số lao động trong độ tuổi vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm
2010.
4. Tăng cường hệ thống giáo dục và đưa giáo dục vè tay người nghèo.
        Củng cố, duy trì và phát huy thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa
mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện phổ cập
trung học cơ sở trong cả nước. Tăng tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12%
năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh đi học trong
độ tuổi lên 97% vào năm 2005 và lên 99% vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh
học xong tiểu học lên 85-95% vào năm 2010. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở
các thành phố, khu đô thị và một số nơi khác vào năm 2005 và toàn quốc vào
năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi lên 80% vào năm
2005 và 90% vào năm 2010.Tăng tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ
tuổi lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010,
phần lớn các trường tiểu học và phổ thông cơ sở có đủ điều kiện cho học sinh
học tập và hoạt động hai buổi tại trường.
        Phấn đấu xóa mù chữ cho 95% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40
tuổi vào năm 2005 và 100% vào năm 2010. Thu hút học sinh trong độ tuổi vào
các trường trung học chuyên nghiệp đạt 10% vào năm 2005, 15% năm 2010; thu
hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường dạy nghề từ 6% năm
2000 lên 10% năm 2005 và 15% năm 2010. Cải thiện chất lượng giáo dục ở mọi
cấp học và cho mọi đối tượng, đặc biệt chú ý đến các học sinh nghèo. Nâng cao
chất lượng giáo dục cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người nghèo.
II. Một số giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại trong hoạt động
đầu tư cho Công bằng xã hội


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


1. Tiếp tục tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho Công bằng xã
   hội.
       Một trong những tồn tại trong hoạt động đầu tư cho CBXH mà chúng ta
đã tìm hiểu ở trên chính là nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực này còn quá nhỏ
bé.Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là cần tăng nguồn vón đầu tư cho CBXH. Tuy
nhiên, nguồn vốn NSNN lại hạn chế do vừa thực hiện mục tiêu cho phát triển
kinh tế vừa thực hiện CBXH trong khi nguồn vón từ các khu vực tư nhân, nước
ngoài lại ít khi đầu tư vào CBXH. Vì vậy để đạt được mục tiêu tăng vốn đầu tư
cho CBXH, chúng ta cần phải tiếp tục có một số biện pháp thúc đẩy quá trình xã
hội hoá đầu tư cho CBXH để không còn lệ thuộc vào một nguồn từ NSNN.
           Đối với nguồn vốn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà nước
cần tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước
ngoài; mở rộng phạm vi hình thức ưu đãi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu
tư của xã hội cho nông nghiệp và nông thôn. Chúng ta cũng cần công bố rộng rãI
kế hoạch phát triển, danh mục các chương trình các dự án đầu tư trung hạn và
dài hạn của ngành nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để định hướng cho các nhà
đầu tư lựa chọn, làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Năm 2004, Bộ Nông nghiệp vừa đưa ra định hướng kêu gọi vốn đầu tư FDI vào
các ngành lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè, chăn nuôI, trồng rừng và chế
biến gỗ.
       Đối với nguồn vốn cho sự phát triển của các vùng sâu, vùng xa, Nhà nước
cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư bằng các chính sách thuế, giá
thuế đất.. có lợi hơn cho nhà đầu tư ở vùng khác. Ngoài ra, các vùng này cần phảI
thực hiện tốt công tác cải cách nền hành chính và chống tham nhũng có hiệu quả.
Có như vậy mới tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư có điều kiện kinh
doanh đạt hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần khuyến khích xã hội hoá của vấn đề phúc lợi xã
hội. Bởi nó khai thác được nguồn lực to lớn của xã hội đồng thời khơi dậy lòng
nhân ái, đùm bọc chia sẻ khó khăn của người khác. Tiếp tục khuyến khích tập
thể và tư nhân tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động xã hội khác.
2. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho xoá đói giảm nghèo và Công bằng xã hội.




Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


Hiệu quả đầu tư cho CBXH trong thời gian qua chưa cao, chưa tương xứng với
nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra. Chính vì vậy, tác dụng tích cực của nó đối với
CBXH chưa cao. Do đó, chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư cho
CBXH.
a) Để khắc phục hiện tượng đầu tư trong nông nghiệp nông thôn, trong xoá đói
giảm nghèo còn phân tán, dàn trải, chúng ta cần đầu tư tập trung có trọng điểm,
đầu tư cần theo quy hoạch chung của Nhà nước. Trước hết, chúng ta cần tập
trung đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường
giao thông nông thôn, coi đây là khâu đột phá có tính quyết định tạo tiền đề thúc
đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, cần nhanh chóng
triển khai đầu tư để hình thành các trung tâm cụm xã, tạo điều kiện phát triển
giao lưu hàng hoá, cải thiện đời sống đồng bào ở những vùng khó khăn. Bên
cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục khắc phục hoàn toàn tình trạng “xin cho” dự án
và “chạy” để có dự án; thực hiện phân phối vốn ngân sách trên cơ sở có căn cứ
khách quan, xác đáng.
        Đối với mỗi vùng khó khăn, đầu tư tập trung trọng điểm sẽ giúp cho các
vùng này nhanh chóng rút ngắn khảng cách với các vùng khác. Đối với vùng
trung du và miền núi Bắc, cần hướng tới một số trọng tâm: tuyến đường bộ biên
giới nố các tỉnh trong vùng; một số trung tâm kinh tế văn hoá xã hội trong vùng;
hệ tống rừng phòng hộ.
         Đối với vùng Tây nguyên trọng tâm là: tuyến đường Hồ Chí Minh trên
địa bàn các tỉnh trong vùng; một trung tâm kinh tế văn hoá chung cho toàn vùng;
hệ thống các tiểu vùng sản xuất hàng hoá mà vùng có thế mạnh như chè, cà phê,
cao su, ngô, đậu, hồ tiêu,…
        Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần hoàn thiện hệ thống đường
bộ nối liền các tỉnh; hình thành vùng sản xuất lúa hang hoá nhằm đảm bảo an
toàn lương thực quốc gia và xuất khẩu.
b) Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư cho CBXH là tình
trạng thất thoát lãng phí rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng trên có rất nhiều
song chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau.
      Chúng ta cần đầu tư một cách đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả thiết thực.
Trong nông nghiệp, chúng ta cần đầu tư từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ cho


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


từng loại sản phẩm, ưu tiên đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tránh tình trạng
một số nhà máy đã hoàn thành song chưa hoạt động vì không có nguyên liệu.
Ngoài ra, tại các vùng sâu, vùng kém phát triển, chúng ta cần tạo lập môi trường
đồng bộ như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để làm cơ sở cho
xoá đói giảm nghèo được thực hiện vững chắc. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch
tổng thể về phát triển vùng và phát triển ngành.

        Bên cạnh đó, chúng cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác giám sát
trong việc thực hiện các dự án đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp. Có
thể phân cấp trách nhiệm giám sát dự án cho từng địa phương để người dân có
thể trực tiếp tham gia lập kế hoạch và xem xét quá trình thực hiện dự án. Bảo
đảm người dân được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu
kế hoạch và nguồn tài chính cho các dự án, chương trình phát triển ở địa phương,
được quyền tham gia, góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển, tham gia thực
hiện, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và đóng góp công lao động, thể hiện vai trò
chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý công trình cơ sở hạ
tầng.
          Cần tiếp tục tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong
trong đầu tư và thực hiện dự án. Nhà nước cũng cần giảm bớt mối đầu tư, khắc
phục tình trạng đầu tư qua nhiều khâu, nhiều cấp để chống đầu tư trùng lặp và
cắt xén vốn đầu tư. Phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan cấp vốn là phải cấp
đúng tiến độ, quy mô và bảo đảm nguồn vốn đó đến được tận tay người dân.
c) Vốn đầu tư phát huy tác dụng hiệu quả đến đâu phụ thuộc vào cán bộ lãnh
đạo, các ngành mà trực tiếp là những cán bộ làm công tác quản lý đầu tư từ TW
đến cơ sở. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào mà cán bộ có năng lực cao thì
hiệu quả đầu tư cũng cao. Do vậy chúng ta cần tiếp tục tăng cường năng lực cán
bộ quản lý cấp xã cả về số lượng và chất lượng để sử dụng đồng vốn có hiệu quả
hơn. Cần phải phân công thêm cán bộ chuyên trách cho các chương trình dự án
Xoá đói giảm nghèo đồng thời tăng cường cán bộ kỹ thuật chuyên môn trong
công tác đào tạo về quản lý chương trình lập kế hoạch, giám sát và đánh giá dự
án. Về chất lượng, các cán bộ cấp xã, bản cần được đào tạo một cách bài bản với
những nội dung như: phương pháp xây dựng, quản lý và cách thức phối hợp lồng
ghép các dự án nhỏ trên địa bàn xã; quản lý sử dụng và khai thác các công trình

Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Tiếp tục thực hiện chính sách đẩy
mạnh các chính sách thu hút nhân tài về các địa phương.
d) Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác
tiếp tục đầu tư phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, tránh tình
trạng nguồn vốn từ NSNN chỉ tập trung cho các doanh nghiệp Nhà nước. Bởi
chúng ta đều biết rằng các doanh nghiệp này hoạt động không mấy hiệu quả làm
lãng phí nguồn lực của Nhà nước, lãng phí đồng vốn đầu tư cho nông nghiệp và
xoá đói giảm nghèo. Nhà nước khuyến khích các hộ nông dân đầu tư và làm giàu
chính đáng. Chúng ta cũng cần phải thu hồi mặt bằng đối với những doanh
nghiệp sử dụng kém hiệu quả để cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuê lại;
biểu dương và tôn vinh các nhà doanh nghiệp có chí hướng phát triển lâu dài
trong một số lĩnh vực đã kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp Ngân sách và tạo
nhiều việc làm cho người nghèo
e) Cuối cùng, cũng sẽ rất cần thiết nếu chúng ta quan tâm đến việc đầu tư phát
triển nguồn nhân lực; đặc biệt là việc đầu tư giáo dục đưa kiến thức về tận người
dân tại các vùng khó khăn. Có như vậy họ mới biết cách sử dụng vốn và đầu tư
có hiệu quả hơn.
        Tóm lại, hiệu quả đầu tư nói chung và đặc biệt là hiệu quả đầu tư cho
CBXH chưa cao đòi hỏi các biện pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài.
Như thủ tướng Phan Văn Phải nói tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm
kỳ 2002 -2007: “ Từ nay trở đi phải soát xét rất kỹ về đầu tư. Chúng ta đã có
những bài học đau xót về sự ấu trĩ trong đầu tư, không mang lại hiệu quả kinh tế.
Từng bộ, ngành phải soát xét lại cách đầu tư, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng
hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng
cạnh tranh, tạo việc làm cho người lao động.”
3. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách đầu tư cho Công bằng xã hội.
         Để hoàn thiện các chính sách đầu tư, trước hết chúng ta cần phảI xác
định rõ mục tiêu đầu tư và có chính sách đầu tư cụ thể cho các ngành và lĩnh
vực. Có như vậy, các chính sách đầu tư cho CBXH mới không bị chồng chéo lẫn
nhau.
  Tiếp tục rà soát, điều chinh bổ sung các quy hoạch, các chương trình dự án
đang triển khai đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành, địa phương


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


và hội nhập của nền kinh tế; đồng thời làm căn cứ cho đầu tư xây dựng các
chương trình, dự án tiếp theo của ngành, vùng.
        Đối với các chương trình dự án Nhà nước đang tập trung đầu tư như đầu
tư thuỷ lợi trong ngành nông nghiệp, chương trình định canh, định cư trong đầu
tư cho các xã khó khăn,..hoặc Nhà nước đầu tư 100% vốn ngân sách thì chuyển
sang hình thức đầu tư khác bằng nhiều nguồn vốn, để các thành phần kinh tế
khác cũng tham gia vào các dự án này. Nhà nước chỉ đầu tư hỗ trợ các hạng mục
chủ yếu như thuỷ lợi, đường giao thông chính, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho
người nghèo. Có như vậy, nguồn vốn từ NSNN sẽ được tập trung trọng diểm
hơn, ít phân tán dàn trải.
       Nhà nước cũng cần tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện các chính sách đầu tư
phát triển để huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội, nhất là vốn
đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà nước cần tiếp tục
hoàn chỉnh Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; mở rộng phạm
vi hình thức ưu đãi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội cho
nông nghiệp và nông thôn và các vùng khó khăn.
       Tiếp tục tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý
dự án xoá đói giảm nghèo trong việc đưa ra các chính sách đầu tư phù hợp để
tránh tình trạng các chính sách chồng chéo nhau, các chính sách của vùng này lại
làm kìm hãm và cạnh tranh với vùng khác.
       Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chính sách thu hút nhân tài về các vùng khó
khăn. Có thể đào tạo với những người ở ngay tại địa phương đó hoặc ưu tiên
những cán bộ nhiều tâm huyết về với vùng cao, đưa các sinh viên trẻ có khả
năng cống hiến cao về các xã, bản, mường. Tất nhiên, chúng ta phải cụ thể các
chính sách khuyến khích đó bằng các ưu đãi về tiền lương, công việc ổn định và
nhà cửa tai các địa phương đó.
       Cuối cùng, Nhà nước cần thực hiện các chính sách về đầu tư và tín dụng
cho người nghèo nhằm mở rộng khả năng vay cho nông dân, chặn đứng tệ văy
nặng lãi thường phổ biến ở vùng nông thôn hay ở mốt số vùng người dân còn có
trình độ kém. Trong đó, nhà nước cần quy định lãi suất cho vay hợp lý đối với
từng vùng, từng hộ đặc biệt khó khăn để người đi vay có khả năng trả được nợ
vay ngân hàng.


Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN


III. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu tư trong việc thực hiện
Công bằng xã hội.
1. Phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
   tế một cách hợp lý gắn với xoá đói giảm nghèo và Công bằng xã hội.
1.1. Phát huy vai trò của đầu tư hợp lý trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giữa các ngành, gắn với xoá đói giảm nghèo và CBXH.
 a) Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo nền tảng vững chắc cho
xoá đói giảm nghèo và CBXH.
        Chúng ta đều biết rằng nông nghiệp có sự giới hạn tăng trưởng do diện
tích đất trồng trọt giới hạn và nhu cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn
chế. Chính vì vậy, năng suất lao động ở khu vực nông thôn rất thấp và phần lớn
hộ nghèo đều nằm trong khu vực này.
        Để đạt mức tăng trưởng cao, tạo cơ hội cho xóa đói giảm nghèo phải tiến
hành đầu tư đồng bộ như đầu tư phát triển khoa học công nghệ; tăng đầu tư cho
ngành nông nghiệp đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn; đầu tư phát triển nguồn
nhân lực. Bên cạnh đó, chúng ta phải tiến hành đồng bộ các biện pháp chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông thôn;cải cách chính sách về đất, đầu tư, tín dụng để
hướng đầu tư phục vụ cho người nghèo. Qua đó, chúng ta có thể thực hiện tốt
các mục tiêu tăng năng suất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng
hóa nông nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài.
         Chúng ta cũng cần tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp
chế biến gắn với nông nghiệp, thúc đẩy đa dạng hóa sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, tăng khả năng chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Qua đó sẽ tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập
ở nông thôn.
        Đối với các vùng sản xuất khó khăn có nhiều hộ nghèo, Nhà nước sẽ tăng
cường đầu tư kết hợp với huy động đầu tư của cộng đồng để đầu tư xây dựng các
cơ sở hạ tầng cần thiết như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,
trường học, trạm y tế xã; hỗ trợ xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn.
        Để thực hiện được các biện pháp trên, trước hết chúng ta cần phải đổi
mới cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh từ đầu tư cho thuỷ

Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc
DA138.Doc

More Related Content

What's hot

de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...hanhha12
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docNguyễn Công Huy
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDInataliej4
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưQuỳnh Trọng
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509jackjohn45
 

What's hot (20)

Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAYĐề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thônNguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
 
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ AnLuận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
 
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tư
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
 

Viewers also liked

Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Lem Shady
 
2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quan
2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quan2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quan
2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quancapadocs
 
5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_ban
5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_ban5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_ban
5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_banCMT SOLUTION
 
D oi net ve phat giao
D oi net ve phat giaoD oi net ve phat giao
D oi net ve phat giaoHao Ha
 
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005hung bonglau
 
Asean paradise business preview viet nam
Asean paradise business preview viet namAsean paradise business preview viet nam
Asean paradise business preview viet namSquall Phu Ty
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)Nguyễn Công Huy
 
Môi trường
Môi trườngMôi trường
Môi trườngPhạm Anh
 
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Nguyễn Công Huy
 
Ap business preview viet nam chi tiet
Ap business preview viet nam chi tietAp business preview viet nam chi tiet
Ap business preview viet nam chi tietSquall Phu Ty
 
Chu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếChu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếCe Nguyễn
 
6 sigma lean production
6 sigma lean production6 sigma lean production
6 sigma lean productiontruongtrung
 

Viewers also liked (20)

Tailieu.vncty.com dt26
Tailieu.vncty.com   dt26Tailieu.vncty.com   dt26
Tailieu.vncty.com dt26
 
Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-
 
2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quan
2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quan2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quan
2012. Bao cao kinh te vi mo 2012. UBKT. A. Tong quan
 
Dia
DiaDia
Dia
 
5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_ban
5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_ban5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_ban
5 s bi_mat_thanh_cong_tu_nhat_ban
 
D oi net ve phat giao
D oi net ve phat giaoD oi net ve phat giao
D oi net ve phat giao
 
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
 
Asean paradise business preview viet nam
Asean paradise business preview viet namAsean paradise business preview viet nam
Asean paradise business preview viet nam
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
7771
77717771
7771
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (8)
 
N03
N03N03
N03
 
5 s
5 s5 s
5 s
 
Môi trường
Môi trườngMôi trường
Môi trường
 
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm ...
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
 
Ap business preview viet nam chi tiet
Ap business preview viet nam chi tietAp business preview viet nam chi tiet
Ap business preview viet nam chi tiet
 
Chu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tếChu chuyển vốn quốc tế
Chu chuyển vốn quốc tế
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
6 sigma lean production
6 sigma lean production6 sigma lean production
6 sigma lean production
 

Similar to DA138.Doc

Đề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tếĐề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tếDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anGiao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anHang Pham
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...NuioKila
 
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Duc M. Pham
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxNguynHong218306
 

Similar to DA138.Doc (20)

Đề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tếĐề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
20551
2055120551
20551
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
 
Giao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anGiao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du an
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt NamLuận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
 
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
 
Dự án Xây dựng trường mầm non Thiên Đường tỉnh Thanh Hóa - duanviet.com.vn - ...
Dự án Xây dựng trường mầm non Thiên Đường tỉnh Thanh Hóa - duanviet.com.vn - ...Dự án Xây dựng trường mầm non Thiên Đường tỉnh Thanh Hóa - duanviet.com.vn - ...
Dự án Xây dựng trường mầm non Thiên Đường tỉnh Thanh Hóa - duanviet.com.vn - ...
 
Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...
Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...
Luận văn: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và ...
 
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].docTIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

DA138.Doc

  • 1. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN MỤC LỤC Lời giới thiệu....................................................................................................1 Chương1. Lý Luận chung về Đầu tư và Công bằng xã hội.........................2 I. Một số ván đề chung về đầu tư.................................................................2 1. Khái niệm..............................................................................................2 2. Vai trò của đầu tư..................................................................................2 II. Lý luận chung về đầu tư và Công bằng xã hội........................................4 1. Một số vấn đề về Công bằng xã hội.....................................................4 2. Các thước đo về Công bằng xã hội......................................................6 3. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong việc giảI quyết vấn đề Công bằng xã hội. ........................................................................................7 III. Một số nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư và vấn đề Công bằng xã hội........8 1. Tác động của tình hình kinh tế trong nước...........................................8 2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................................10 3. Tác động của Nhà nước......................................................................12 4. Một số nhân tố khác. .........................................................................13 Chương II. Thực trạng hoạt động đầu tư cho Công bằng xã hội............14 I. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm giảm phân hoá giàu nghèo. ...............14 1. Đầu tư cho các ngành kém phát triển, các vùng khó khăn......................14 2. Đầu tư cho xoá đói giảm nghèo...............................................................17 II. Thực trạng hoạt động đầu tư cho phúc lợi xã hội.......................................21 1. Đầu tư cho giáo dục ..................................................................................21 2. Đầu tư cho y tế và tăng cường năng lực y tế cho người nghèo.................22 Chương III. Các giải pháp phát huy vai trò của đầu tư trong việc thực hiện Công bằng xã hội. .................................................................................24 I. Một số mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện Công bằng xã hội.............................................................................................................24 II. Một số giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại trong hoạt động đầu tư cho Công bằng xã hội...............................................................................24 1. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho Công bằng xã hội.. 24 2. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho Công bằng xã hội...................................24 Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 3. Hoàn thiện chính sách đầu tư của Nhà nước cho Công bằng xã hội.....24 4. Tăng cường hệ thống giáo dục và đưa giáo dục về tay người nghèo.....25 III. Một số giải pháp phát huy vai trò của đầu tư trong việc thực hiện Công bằng xã hội...........................................................................................30 1. Phát huy vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu knh tế gắn với xoá đói giảm nghèo và thực hiện Công bằng xã hội..............................30 2. Nâng cao hiệu quả xã hội trong từng dự án đầu tư, phát huy vai trò của đầu tư trong giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.......................34 3. Giải pháp đầu tư cho phúc lợi xã hội một cách công bằng và hợp lý....35 4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về Đầu tư trong việc thực hiện CBXH....................................................................37 Kết Luận..........................................................................................................39 Tài liệu tham khảo.......................................................................................39 Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 3. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN LỜI GIỚI THIỆU Kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới hiện nay, đất nước ta đã có những thành quả rất đáng khích lệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta cũng bắt đầu chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, không phải tất cả cái gì đều tồn tại tích cực của nó mà đều ẩn chứa trong nó những mặt tiêu cực và chỉ chờ cơ hội bùng phát ra. Kinh tế thị trường cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Do vậy việc cấp thiết hiện nay của Đảng và Nhà nước ta ngoài việc phát triển kinh tế là cần đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, thực hiện Công bằng xã hội. Đây là một vấn đề lớn và đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã xem xét vấn đề này dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề Công bằng xã hội dưới khía cạnh đầu tư, một lĩnh vực cũng rất quan trọng hiện nay của đất nước ta. Vì Công bằng xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng nên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ra sức đầu tư cho Công bằng xã hội. Do vậy, trong phạm vi của dề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề đầu tư cho Công bằng xã hội và qua đó đánh giá tác động của nó đến Công bằng xã hội. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Trần Mai Hương Bộ môn Kinh tế Đầu tư - đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Sinh viên Trương Thu Hương Đầu tư 44A Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 4. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI I Một số vấn đề chung về Đầu Tư 1. Khái niệm Đầu Tư. Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ và thu được các kết quả là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. 2. Vai Trò của Đầu Tư trong nền kinh tế. 2.1. Đầu Tư và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Lý luận và thực tiễn đều chỉ cho chúng ta thấy rõ điều này. Cho đến những năm của thế kỷ 20, nhà kinh tế học Haros Domar của trường phái Keynes đã chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thông qua hệ số ICOR. I G = ------------ ICOR * Y Trong đó G: tốc độ tăng trưởng kinh tế. I: Vốn đầu tư Như vậy giữa I và G có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau thông qua hệ số ICOR. Điều này thể hiện càng tăng nguồn lực đầu tư thì kinh tế sẽ tăng trưởng cao. 2.2. Đầu Tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng ta có thể nhận rõ vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia và các chính sách thu hút đầu tư vào ngành mũi nhọn được ưu tiên. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 5. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Các nhà kinh tế đều chỉ ra được sự hạn chế tăng trưởng trong nông nghiệp. Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên, bất định và có tính rủi ro cao đồng thời nó cũng giảm dần do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học. Chính vì vậy, đầu tư nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn thông qua các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu Tư của Nhà nước sẽ thúc đẩy chuyển dần nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp dịch vụ. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu Tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác phát triển. Ở Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu đầu tư mạnh một số vùng trọng điểm như trọng điểm phía Bắc: Hà Nội- HảI Phòng- Quảng Ninh,… đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư vào những địa bàn khó khăn. Đầu tư cũng có vai trò rất lớn trong việc chuyển dịch thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cũng góp phần làm đa dạng các thành phần kinh tế. 2.3. Đầu Tư và Công Bằng Xã Hội. Một trong những vai trò hết sức quan trọng của Đầu tư chính là việc thúc đẩy tiến bộ và Công bằng xã hội (CBXH). a) Đứng ở góc độ vĩ mô, hoạt động đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vai trò của đầu tư đối với việc phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất rõ ràng. Thông qua đầu tư và tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế sẽ phát triển đa dạng hơn. Tính cạnh tranh của nền kinh tế tăng cao, đây cũng là một trong những điều kiện thực hiện Công bằng kinh tế. Bởi muốn thực hiện Công bằng về xã hội thì trước hết chúng ta cần thực hiện về Công bằng về kinh tế. Kinh tế phát triển cũng góp phần giải quyết việc làm cho người dân. Có thể nói một nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, qua đó Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 6. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN cũng cần tương ứng một nguồn lao động phù hợp. Tuy nhiên đây lại là một điểm yếu của lao động chúng ta khi chất lượng lao động chưa cao. Thông qua tăng trưởng kinh tế, Ngân Sách Nhà Nước (NSNN) sẽ được đóng góp cao hơn. Qua đó, Nhà nước sẽ có đủ nguồn lực để chi dùng NSNN trong việc tái đầu tư trong đó có các hoạt động đầu tư cho CBXH. Đầu tư cũng có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó sẽ thúc đẩy các khu vực nông thôn lạc hậu chuyển dần sang các ngành công nghiệp có lợi thế của vùng. Qua đó, sẽ giúp phát triển các ngành, các vùng khó khăn kém phát triển, góp phần làm giảm sự phân hóa xã hội và thực hiện CBXH. Nhắc đến đầu tư, chúng ta không thể không nhắc dến các hoạt động đầu tư của Nhà nước tác động trực tiếp tới CBXH. Đó là các hoạt động đầu tư cho Xóa đói giảm nghèo, đầu tư nâng cao hệ thống phúc lợi xã hội,…Tất cả các hoạt động trên góp phần giảm đi số lượng người ngèo, nâng cao mặt bằng chung của xã hội, đẩy mạnh tiến bộ và CBXH b) Nếu chúng ta xét góc độ doanh nghiệp, hoạt động đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện những mục tiêu chiến lược của mình nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Thông qua hoạt động đầu tư, doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. Điều này được thể hiện rõ nét khi chất lượng nguồn lao động được cải thiện hơn thông qua việc đầu tư đào tạo trong doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư cũng tăng cường khả năng đổi mới công nghệ của doamh nghiệp. Từ việc đổi mới Công nghệ đến nâng cao chất lượng lao động sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, năng suất lao động tăng cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. 2.4. Đầu Tư và tăng cường khả năng Khoa Học Công Nghệ Công nghệ luôn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là ở những nước đang phát triển trong quá trinh CNH- HĐH. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất nước. Như vậy, ở đây đã có sự chuyển giao Công nghệ thông qua Đầu tư. Điều này thúc đẩy các nước đang phát triển đổi mới Công nghệ. II. Đầu Tư cho Công Bằng Xã Hội. 1. Một vài vấn đề về Công Bằng Xã Hội. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 7. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN *) CBXH vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Công bằng không thể dựa vào thị trường nên Nhà nước cần phải can thiệp. Bảo đảm CBXH là việc Nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm, một mặt tăng thu nhập của những người nghèo làm cho khoảng cách giàu nghèo không tăng hơn mà giảm đi; mặt khác, nhằm làm cho giá cả phản ánh đúng chi phí mà xã hội bỏ ra. Bởi vậy, thực chất của vấn đề công bằng là vấn đề phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các chủ thể kinh tế và xã hội mà đại diện là Nhà nước. Đã rất có nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu về CBXH trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. *) Tuy nhiên ở đây Công Bằng không có nghĩa là đem chia đều các thành quả của tăng trưởng của kinh tế xã hội cho mọi người. Vì nếu vậy không có ai đem hết sức lực, trí tuệ, vốn vật chất ra đầu tư, và không ai dám chịu rủi ro để đầu tư phát triển sản xuất. Công bằng cần được hiểu là sự bình đẳng trước các cơ hội về việc làm, đầu tư, bình đẳng trước các cơ hội để nâng cao nguồn vốn nhân lực và có mức sống cao hơn. Nhà nước khuyến khích mọi người ra sức làm giàu bằng cách chính đáng. Phấn đấu để cho người nghèo tiến tới đủ ăn, người đủ ăn có cuộc sống khá giả và người khá giả trở nên giàu có. Trong chính sách phát triển phảI chấp nhận một bộ phận dân cư vươn lên giàu trước, có một số vùng giàu trước, từ đó hỗ trợ cho quá trình phát triển chung của đất nước. Mặt khác, phải có chính sách hỗ trợ cho người nghèo vươn lên. Việt Nam là nước nghèo lại trải qua chiến tranh kéo dài để lại hậu quả nghiêm trọng, cho nên số người thuộc đối tượng chính sách nhiều trong khi khả năng kinh tế của đất nước có hạn. Hơn nữa, khi chuyển sang kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế này đã làm nảy sinh một số vấn đề như phân hoá giàu nghèo tăng lên, tình trạng thất nghiệp và đặc biệt là sự suy thoái về đạo đức xã hội. Do nguồn lực kinh tế có hạn nên chúng ta tạm chấp nhận có sự phân hoá giàu nghèo nhưng không thể đồng nhất sự phân hoá giàu nghèo với sự bất bình đẳng bất công. *) Trong chiến lực ổn định và phát triển kinh tế xã hội và tại nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ ra rằng CBXH là một mục tiêu quan trọng của đất nước. Quan điểm của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế phảI gắn liền với CBXH trong từng thời kỳ phát triển và CBXH phải thể hiện ở khâu phân phối kết quả sản xuất, tạo quyền bình đẳng trước các cơ hội của mọi Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 8. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN tầng lớp dân cư vì mục tiêu phát triển. Như vậy mới có thể huy động được mọi nguồn lực trong Xã hội. Nói tóm lại CBXH luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta trong con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. 2. Một số thước đo về Công Bằng Xã Hội. 2.1. Thước đo đánh giá mức độ bất bình đẳng trong thu nhập. Đây là một trong những thước đo quan trọng trong việc đánh giá CBXH. Thực tế cho thấy, ở nhiều quốc gia, sau một thời gian mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế rõ rệt nhưng đời sống của nhiều người dân vẫn ở mức nghèo khổ, thất nghiệp gia tăng và ở một số nước số đông người dân không được hưởng thành quả do tăng trưởng đem lại trong khi nhóm người giàu có vẫn tiếp tục giàu lên. Một trong những chỉ số đo mức độ bình dẳng trong phân phối thu nhập là hệ số Gini. Trong thực tế hệ số Gini thay đổi trong phạm vi hẹp từ 0,2 đến 0,65. Theo Ngân hàng Thế giới, hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh mức 0,3. Đây là mức thể hiện sự bình đẳng cao trong phân phối thu nhập. 2.2. Thứơc đo đánh giá mức dộ nghèo khổ. Việc phân chia các nhóm dân cư giàu nghèo theo hệ số Gini được coi là đánh giá sự giàu nghèo một cách tương đối theo tương quan xã hội. Tổ chức ESCAP đã cho rằng: “ nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Như vậy, tiêu chuẩn đánh giá sự giàu nghèo giữa các vùng có sự khác nhau. 2.3. Chỉ số đánh giá mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Đối với một đất nước để đo nhu cầu xã hội của con người có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu cơ bản là + Các chỉ tiêu phản ánh mức độ chăm sóc sức khoẻ: tuổi thọ bình quân, số người dân trên một bác sĩ, số trạm xá bệnh viện, tỷ lệ đầu tư công cộng cho sức khoẻ trong tổng đầu tư công cộng của Chính phủ. Chúng ta đặc biệt quan tâm các chỉ tiêu trên ở các khu vực khó khăn, vùng sau, vùng xa. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 9. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN + Các chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá giáo dục: tỷ lệ số người biết chữ, tỷ lệ phổ cập giáo dục, số trường học, đầu tư cho giáo dục của Nhà nước. Chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến mức độ bình đẳng trong giáo dục thể hiện qua việc tỷ lệ đầu tư cho giáo dục ở các vùng khó khân và các cơ hội tiếp cận giáo dục của người nghèo. 2.4. Chỉ số phát triển con người. Đây là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện mức độ phát triển con người do Liên Hợp Quốc đưa ra. Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng là một thức đo quan trọng trong việc đánh giá CBXH, nó thể hiện mức độ đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển con người và cơ hội phát triển bình đẳng của mọi tầng lớp trong xã hội. Chỉ tiêu này được kết hợp từ ba yếu tố: chỉ tiêu tuổi thọ bình quân, chỉ tiêu trình độ giáo dục và chỉ tiêu GNP/ người (tính theo phương pháp PPP). 3. Sự cần thiết của hoạt động Đầu tư trong việc giảI quyết vấn đề CBXH ở Việt Nam. 3.1. Giải quyết vấn đề CBXH là việc làm cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng bộc lộ một cách rõ ràng hơn. Tình trạng bất bình đẳng xã hội, phân hoá giàu nghèo đang tăng lên. Điều này đòi hỏi việc giải quyết vấn đề CBXH là một vấn đề cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, CBXH luôn là mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới nhằm đưa Việt Nam xác định đúng con đường Xã hội chủ nghĩa. CBXH cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, chế độ Xã hội chủ nghĩa, so với các chế độ Tư bản trên thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến 2010 coi việc thực hiện CBXH là mục tiêu quan trọng thông qua các kế hoạch phát triển giáo dục, y tế, các kế hoạch hỗ trợ cho đồng bào khó khăn cũng như các chính sách và biện pháp trong việc Xoá đói giảm nghèo. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình CBXH mặc dù đã có nhiều tiến bộ những cũng gặp phải nhiều thách thức lớn do tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Sự phân hoá giàu nghèo, phân hoá giữa khu vực thành thị như Hà Nội, Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 10. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN TP HCM, HảI Phòng,.. và khu vực nông thôn, miền núi đang tăng nhanh. Điều này đòi hỏi rất cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc giải quyết vấn đề CBXH. 3.2. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong việc thực hiện CBXH. Mặc dù đã có rất nhiều giải pháp đề ra nhằm giải quyết vấn đề CBXH như các giải pháp gắn CBXH với tăng trưởng kinh tế, giải pháp về xã hội như kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền mọi người có ý thức và truyền thống đùm bọc và giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp đó suy cho cùng cũng cần phải có nguồn lực, có vốn để huy động cho các hoạt động trên. Bên cạnh đó, chỉ có hoạt động đầu tư mới tạo ra nền tảng vững chắc cơ bản cho việc thực hiện CBXH. Theo chương trình quốc gia về Xoá đói giảm nghèo thì hầu hết những người nghèo không có nghề mà chủ yếu là lao động thủ công. Họ khó tiếp cận được với thị trường vì học vấn thấp, không có nghề và chất lượng sản phẩm của họ không dáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy nền tảng cho việc Xoá đói giảm nghèo rất yếu. Việc cần làm lâu dài của chúng ta là cần phải xây được cái nền tảng vững chắc cho người nghèo để cơ hội tái nghèo của họ là rất thấp. Những yêu cầu này đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp kịp thời và đúng đắn về đầu tư. Chúng ta đã xem xét nội dung của hoạt động đầu tư cho CBXH ở phần trên. Trong đó, các hoạt động đầu tư cho giáo dục, y tế tạo ra cơ hội bình đẳng, cơ hội được vươn lên của mọi tầng lớp xã hội kể cả ngững người nghèo nhất. Hoạt động đầu tư này đem lại tri thức cũng như cung cách làm ăn có hiệu quả nhất cho người nghèo, giúp họ có khả năng tự tin trong cuộc sống. Kết hợp với đầu tư cho giáo dục và y tế, hoạt động đầu tư cho Xoá đói giảm nghèo sẽ thực sự tạo ra dòng vốn có hiệu quả cho người nghèo. Đây cũng chính là ưu điểm của đầu tư trong việc giải quyết vấn đề CBXH. Tóm lại, Đầu tư là yếu tố cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết vấn đề CBXH. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến Đầu Tư và Công Bằng Xã Hội. 1. Tình hình kinh tế của đất nước. 1.1. Kinh tế phát triển tốt, bền vững góp phần thu hút đầu tư và thực hiện CBXH. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 11. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Ảnh hưởng của tăng tưởng kinh tế đến đầu tư và CBXH. Từ việc kinh tế phát triển cao, Nhà nứớc mới có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động đầu tư cho phát triển kinh tế và đầu tư cho CBXH. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần trước tiên để cải thiện các chính sách về phúc lợi xã hội, khắc phục tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Thực tiễn những năm vừa qua đã chứng minh rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao Nhà nước có sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản. Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng; không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng không lớn. CBXH phải dựa trên sự phát triển kinh tế bởi chính phát triển kinh tế tạo ra nguồn lực từ đó thông qua hoạt động đầu tư tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề về CBXH. Kinh tế phát triển, Nhà nước sẽ có nhiều nguồn thu để thực hiện các mục tiêu quan trọng trong đó có việc đầu tư nhằm giảI quyết các vấn đề xã hội. Chính phủ các nước thường dành một tỷ lệ nhất định của GNP để chi cho các hoạt động đầu tư phát triển cũng như các hoạt động đầu tư cho giáo dục, y tế. Chính vì vậy, thu nhập quốc dân càng lớn thì khả năng ngân sách chi cho các hoạt động càng lớn. Kinh tế phát triển cao cũng là chỗ dựa vững và ổn định cho nhiều tầng lớp lao động thông qua việc giảI quyết việc làm và nâng cao thu nhập người lao động. Triển vọng khả quan về nền kinh tế sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng thêm các nhà xưởng, xí nghiệp mới đồng thời tiến hành đổi mới công nghệ. Qua đó, các doanh nghiệp cũng cần tương ứng một lượng lao động có chuyên môn vào vận hành các tài sản mới giúp giải quyết vấn nạn thất nghiệp trong Xã hội. Đồng thời qua việc đổi mới công nghệ sẽ giúp cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tạo ra mức tiền lương cao hơn, từ đó kích thích mặt bằng thu nhập chung của đất nước tăng lên, Tất cả những hoạt động trên giúp cho người dân có thể nâng cao mức sống, ổn định cuộc sống hiện tại, đảm bảo cuộc sống tương lai, góp phần thực hiện CBXH. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 12. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 1.2. Kinh tế đất nước suy thoái làm trì hoãn các hoạt động đầu tư đồng thời làm tăng mức độ nghèo khổ và bất bình đẳng. Ảnh hưởng của kinh tế suy thoái tới đầu tư. Kinh tế phát triển kém, Nhà nước sẽ không có đủ nguồn lực cho hoạt động đầu tư. Do triển vọng về kinh tế không mấy khả quan, các doanh nghiệp thường không muốn mạo hiểm đồng vốn đầu tư của mình trong khi một trong những đặc điểm của đầu tư là tính mạo hiểm cao, thời gian dài và khó xác định. Đồng thời, do nền kinh tế bị suy thoái, người dân cũng không còn dư dả vốn để đầu tư, mà mục tiêu trước mắt của họ là sông đủ qua ngày. Do đó, nguồn vốn đầu tư huy động từ trong nước sẽ bị sụt giảm nhanh chóng. Mặt khác, kinh tế mất ổn định cũng là nhân tố làm nản lỏng các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, đầu tư nước ngoài cũng bị giảm sút. Ảnh hưởng của sự giảm sút kinh tế tới đầu tư và công bằng xã hội. Kinh tế trì trệ cũng đồng nghĩa với việc giảm các khoản thu cho NSNN. Rõ ràng, với nền kinh tế như vậy, Nhà nước sẽ không thể tăng thuế được mà thậm chí còn phải giảm thuế để thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ việc NSNN bị giảm sút, các hoạt động đầu tư cho CBXH sẽ bị cắt giảm để giành cho các mục tiêu phát triển trước mắt. Kinh tế phát triển kém cũng tạo ra cho Xã hội nhiều vấn đề nảy sinh theo hướng tiêu cực như thất nghiệp, thu nhập người lao động giảm sút. Rõ ràng những ngưòi bị thất nghiệp đầu tiên chính là những người không có trình độ học vấn, kỹ năng không cao. Mà đây chính là đặc điểm của phần lớn người nghèo trong xã hội. Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến nghèo khổ tăng, bất bình đẳng tiếp diễn và nảy sinh các tệ nạn xã hội. 2. Ảnh hưỏng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, vùng miền. Nước ta vẫn luôn là một nước nông nghiệp nghèo mà nông thôn chỉ sản xuất thuần nông, độc canh cây lúa, tự cung tự cấp và dân số tăng nhanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. 2.1. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành. Chúng ta đã bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế từ một nền nông nghiệp thô sơ lạc hậu đến nền kinh tế công nghiệp để từ đó hỗ trợ cho nông nghiệp cùng phát triển. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 13. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN <Cơ cấu ngành kinh tế> 1990 1995 2000 Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm 4,4 8,2 6,9 (1986-1990;1991-1995; 1996-2000),% Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp, % 3,1 4,1 4,3 Công nghiệp và xây dựng,% 4,7 12,0 10,6 Dịch vụ,% 5,7 8,6 5,75 <nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư> Nhìn bảng biểu trên chúng ta thấy kể từ năm 95 trở lại đây, công nghiệp và dịch vụ có sự phát triển nhanh chóng. Điều này cũng thúc đẩy nông nghiệp phát triển với tốc độ cao hơn những năm 90 tuy có nhỏ hơn tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính sự chuyển biến trong cơ cấu ngành như vậy dẫn đến các chiến lược đầu tư của Chính phủ và các doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Nhà nước cũng bắt đầu chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi thế so sánh của Việt Nam và có những ưu đãi đối với những ngành này. Chính những chuyển biến trong việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư đã thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời nó cũng vực dậy nền kinh tế ở khu vực nông thôn vốn chậm phát triển. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên nhiều vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích sử dụng; đặc biệt là nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển khá nhanh. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng hơn, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến được hình thành; các làng nghề bước đầu được khôi phục và phát triển; sản xuất trang trại phát triển nhanh. Qua đó tạo cơ hội nâng mặt bằng thu nhập chung của Xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và tiến tới xoá bỏ nghèo đói. Đây chính là tác động tích cực của chuyển dich cơ cấu kinh tế tới đầu tư và CBXH. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình CNH- HĐH diễn ra nhanh chóng đã khiến các chính sách đầu tư của Nhà nước chuyển biến không kịp. Nhà nước không thể cùng một lúc vừa đầu tư cho các ngành công nghiệp mũi nhọn lại vừa đầu tư nhằm làm giảm sự phân hoá giàu nghèo. Chính vì mục tiêu trước mắt là tăng trưởng kinh tế nên các hoạt động đầu tư cho CBXH bị xem nhẹ. Do đó tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói cũng có xu hướng tăng. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 14. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 2.2. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu vùng. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, khu vực khác nhau cũng có tác động nhất định đến đầu tư và CBXH. Các vùng, khu vực đều có chiến lược phát triển kinh tế riêng trong chiến lược phát triển kinh tế chung của tổng thể quốc gia trong đó có các chính sách thu hút đầu tư vào khu vực của mình. Mặt khác một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo ra sự hài hoà giữa các vùng khác nhau. Các vùng trọng điểm có thể liên kết và cùng đưa các vùng chậm phát triển khác cùng đi lên. Tuy nhiên nếu với cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi; các trục công nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn; chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước...) không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa. Qua đó sẽ làm tăng sự phân hoá gữa các khu vực, tăng phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Do vậy, khi nghiên cứu đến đầu tư và CBXH, chúng ta cũng cần xem xét tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. 3. Sự tác động của Chính Phủ. Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là vai trò trong việc thực hiện tiến bộ và CBXH. Điều này thể hiện bản chất tốt đẹp, bản chất Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. 3.1. Tác động của định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Nhà nước thông qua định hướng phát triển Kinh tế Xã hội của mình mà biểu hiện trực tiếp là các chính sách, các chiến lược phát triển dài hạn cũng như các kế hoạch ngắn hạn đều tác động rất mạnh đến chiến lược đầu tư của quốc gia và của mỗi cá nhân. Qua đó, các chính sách đầu tư cho CBXH cũng được xác định trong chiến lược đầu tư chung của một quốc gia. Chính sách đầu tư hợp lý sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Ngoài chính sách về đầu tư, Nhà nước cũng còn sử dụng các chính sách khác trọng việc xoá bỏ bất bình đẳng xã hội như chính sách thuế, chính sách trợ giá cho nông nghiệp. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 15. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 3.2. Hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước. Khi nghiên cứu tác động của Nhà nước đối với đầu tư và việc thực hiện CBXH, chúng ta cần phải nhắc đến hiệu quả hoạt động của Chính Phủ. Trình độ năng lực của cán bộ sẽ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả hơn đặc biệt là các dự án đầu tư tại các vùng xa Trung ương rất cần có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về đạo đức. Bởi các dự án này cũng như các dự án đầu tư cho CBXH rất khó xác định và kiểm tra tính hiệu quả của nó. Hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng liên quan đến vấn đề trong sạch của bộ máy. Rõ ràng, một Chính phủ không thể hoạt động hiệu quả nếu như vẫn còn tình trạng tham nhũng, quan liêu của cán bộ, vẫn còn tình trạng làm giàu bất chính vơ vét của công của một số cán bộ biến chất. Tình trạng tham nhũng đó sẽ thể hiện bất công ngay ở trong bộ máy cao nhất của Nhà nước thì khó có thể thực hiện được mục tiêu Công bằng trong xã hội. 4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng tới Đầu tư và Công Bằng Xã Hội. Ngoài các nhân tố trên, chúng ta còn thấy một số nhân tố khác cũng tác động đến CBXH như các yếu tố về điều kiện tự nhiên và các yếu tố về điều kiện xã hội. 4.1. Điều kiện tự nhiên. Nước ta có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên đã ít lại không màu mỡ, khô cằn, núi đá nhiều dẫn đến diện tích canh tác nhỏ hẹp, năng suet cây trồng thấp. Các vùng này lại thường hẻo lánh, ít được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên có sự tụt hậu giữa các vùng này với các khu vực phát triển nhanh khác. Mặt khác, các vùng này luôn phải đối chọi với thiên tai khắc nghiệt như lũ lụt hạn hán khiến rủi ro trong cuộc sống đối với dân cư trong khu vực tăng lên. Chúng ta đều biết rằng các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe...). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ. 4.2. Điều kiện xã hội. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 16. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Yếu tố tiếp theo tác động đến CBXH là các yếu tố về Xã hôi. Đây chính là các yếu tố về chính bản thân nội tại của người dân cũng như các yếu tố về tập quán, dân tộc. Chẳng hạn, bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt. Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình. Tình trạng gia đình đông con cũng là một vấn đề lớn. Ngoài ra yếu tố dân tộc cũng có tác động đáng kể khi mà sự chênh lệch giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác đang tăng nhanh và đa số các dân tộc thiểu số có tỷ lệ số hộ nghèo đói cao. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 17. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM I. Hoạt động Đầu Tư nhằm làm giảm phân hoá giàu nghèo. 1. Đầu tư cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn và các vùng kinh tế khó khăn. 1.1. Tình hình đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. a) Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tăng dần qua các năm. Hiện nay trên 77% cư dân sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo. Nhà nước đã tập trung đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn trong 10 năm 1991- 2000 gần 70 nghìn tỷ đồng (giá 1995), tương đương 6 tỷ đô la… < vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp> <nguồn: Tổng Cục thống kê> 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 68047 79367 96870 97336 103771 Nông lâm thuỷ 5209 5723 7084 7629 7733 sản (tỷ VNĐ) Tỷ trọng(%) 7,7 7,2 7,3 7,8 7,5 Tốc độ tăng vốn bình quân hàng năm gần 23% (bình quân chung cả nước là 19,1%) trong đó tốc độ tăng vốn bình quân trong 5 năm 1996- 2000 là 22%. Rõ ràng, trong 2 năm 2001 và 2002 tốc độ tăng vốn đầu tư rất nhanh so với các giai đoạn trước. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn trong tổng vốn đầu tư xã hội bình quân 1991- 2000 là 10,2%, năm 2001 là 17,6% và năm 2002 khoảng 19- 20%. Như vậy trong 2 năm gần đây đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguồn vốn từ NSNN (bao gồm cả vốn ODA) đã tăng đáng kể cho khu vực này, chiếm khoảng 50% vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Nguồn vốn từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và vốn FDI cũng tăng dần qua các năm. Nhờ quy mô đầu tư trong thời gian qua, tình hình đầu tư Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 18. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được một số kêt quả nhất định trong việc xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức thu nhập chung cho vùng này. b) Hoạt động đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn đã có sự đa dạng hơn góp phần xoá đói giảm nghèo. Do có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp dẫn đến năng lực sản xuất trong các ngành tăng nhanh, qua đó làm tăng năng suất lao động xã hội trong khu vực vốn được coi là năng suất chậm nhất cả nước. Để giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn, chúng ta cũng đã đầu tư nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển tại các địa phương đồng thời có chính sách đầu tư khuyến khích phát triển các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, tiến tới đa dạng hoá thu nhập trong Nông nghiệp để nông dân không chỉ phụ thuộc duy nhất vào một nguồn dễ có tính rủi ro. Trong những năm qua, chúng ta vẫn tiếp tục đầu tư phát triển làng nghề truyền thống. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho người lao động. Nhiều tỉnh đã áp dụng mô hình này thành công tại thời điểm năm 2003 như các tỉnh Hà tây, Hà nam,.. đã góp phần giải quyết tình trạng thừa thời gian lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp và nông thôn nên số dự án FDI vào khu vực này cũng tăng nhanh qua đó cũng tạo thêm nhu cầu về lao động. Năm 1998, đã có 225 doanh nghiệp có vốn FDI Đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 1,5 tỷ USD cho lĩnh vực chế biến lương thực và nông lâm hải sản và 910 triệu USD cho sản xuất nông nghiệp. Qua đó, năng lực sản xuất và chế bién nông lâm thuỷ sản được nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2003, chúng ta đã thu hút được 780 dự án với tổng vốn dăng ký trên 3,8 tỷ USD, tăng thêm 555 dự án so với năm 1998. Năm 97, các doanh nghiệp có vốn FDI đã giảI quyết việc làm cho trên 20000 lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp với mức lương bình quân 60USD/ 1tháng qua đó cũng góp phần nâng cao mức thu nhập trung bình của khu vưc nông thôn. Trong những ngày cuối của năm 2000, chúng ta cũng đã cấp giấy phép cho dự án chế biến nông nghiệp với số vốn là 150 triệu USD. Tất cả những tác động trên của hoạt động đầu tư cho nông nghiêp đã làm cho khu vực này trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh dần qua các Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 19. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN thời kỳ. Trong thời kỳ 1986- 2000 tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm dịch vụ là 3,1 % thì đến giai đoạn 1996- 2000 tốc độ tăng trưởng là 4,3%. Năm 2003, tốc độ tăng trưởng của ngành khoảng 4,9% so với 2002. Cũng do năng lực và năng suất trong nông nghiệp tăng nhanh kết hợp với việc giải quyết việc làm cho địa phương nên thu nhập của khu vực nông nghiệp tăng nhanh. Năm 2002, thu nhập trung bình 1 tháng của khu vực nông thôn là 274,9 nghìn đồng trong khi năm 1999 mức này là 255000 đồng. Thu nhập từ những ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp,… tăng lên nhiều. Giai đoạn 1991- 2000, ngành nông nghiệp (gồm cả lâm thuỷ sản) thu hút thêm 3,1 triệu lao động. Năm 2002, tỷ lệ thời gian lao động cũng tăng lên ở mức 75,5%. Số hộ nghèo nhờ đó mà giảm đi, theo tiểu chuẩn quốc gia, năm 2000 số hộ nghèo đã giảm đI 2/3 so với năm 1990. 1.2. Tình hình đầu tư cho các vùng khó khăn, kém phát triển. a) Nhà nước tiếp tục tăng cường và huy động mọi nguồn lực cho các vùng kinh tế chậm phát triển. Đầu tư cho các vùng khó khăn đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Vì những khu vực này có số người nghèo lớn nên dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực các tệ nạn xã hội nếu không có biện pháp phát triển các vùng này đI lên để theo kịp các vùng phát triển khác. Nhận thức rõ diều này, trong thập kỷ 90 và những năm sau này, Nhà nước đã tích cực huy động nhiều nguồn lực đầu tư vào các khu vực này. <Vốn đầu tư phát triển theo vùng> Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 1996-1999 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ % % % % Tỷ Đồng % Đồng Đồng Đồng Đồng Trung du 2971,4 3802,2 17893,9 miền núi 5,62 5,32 4751,39 6,13 6368,91 7,88 6,3 1 1 2 Bác Bộ Tây 158484 3,0 177558 2,48 190745 2,46 216522 2,68 7433,09 2,6 Nguyên ĐB SCL 14,0 13,4 108229 13,9 119681 14,8 39876,5 744799 963754 14,3 9 9 5 6 1 1 9 <nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư> Hơn 10 năm 1991-2000, Nhà nước đã đầu tư vào các vùng này khoảng 22,1% vốn đầu tư cả nước trong đó, vốn NSNN chiếm khoản 28%. Vốn đầu tư từ nguồn NSNN tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó hạ tầng kỹ thuật chiếm 63,5%, hạ tầng xã hội chiếm 34,7%, các ngành khác chiếm 1,8%. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 20. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN b) Hoạt động đầu tư được đa dạng và hiệu quả hơn góp phần phát triển các vùng và đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo. Tại từng khu vực riêng biệt, Nhà nước cũng đầu tư theo các chương trình mục tiêu. Chương trình dự án định canh định cư tập trung chủ yếu vào hỗ trợ phát triển sản xuất, khai hoang. Dự án này cũng tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng để đồng bào dân tộc ít người rời bỏ phương thức du canh du cư. Tính đến năm 2000, chương trình đã định cư cho khoảng 118000 hộ; tổ chức đi xây dựng vùng kinh tế mới 38925 hộ. Chương trình 327và 621 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng 5 triệu ha rừng, bảo vệ đất đai, cải tạo môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình này cũng tạo điều kiện để các hô nông dân tận dụng lợi thế về đất đai và sức lao động nhằm thựchiện mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm trên diện tích có độ màu mỡ cao, trồng cây hang năm dưới tán rừng chưa khép tán. Đây cũng là biện pháp tạo điều kiện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bô ngành nông nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước còn có chương trình 135 là chương trình kinh tế xã hội mở rộng thực hiện trên các địa bàn đặc biệt khó khăn (cả nước có 1700 xã - năm 2000). Chương trình này chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn ở phần đầu tư cho xoá đói giảm nghèo. 2. Đầu tư cho xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là một vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu đang được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm. Việt nam luôn coi trọng vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên xuốt đất nước, góp phần thực hiện CBXH. 2.1. Nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm được tăng cường Mặc dù NSNN còn hạn hẹp, song Nhà nước đã đầu tư cho các chương trình quốc gia phục vụ xóa đói giảm nghèo thông qua chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo (Chương trình 133, 135). Từ khi có Chương trình xóa đói giảm nghèo (1992) đến năm 2000, Nhà nước đã đầu tư thông qua các chương trình quốc gia có liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ đồng. Riêng trong 2 năm 1999 và 2000 gần 9.600 tỷ đồng (NSNN đầu tư trực tiếp cho chương trình 3.000 tỷ đồng; lồng ghép các chương trình, dự án khác trên Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 21. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 800 tỷ đồng; huy động từ cộng đồng trên 300 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo trên 5.500 tỷ đồng). Trong 2 năm 2001, 2002, tổng nguồn vốn huy động đạt 13.400 tỷ đồng, tăng khoảng 39,6% so với tổng mức vốn Đầu tư 2 năm 1999- 2000. Trong đó: + NSNN Đầu tư trực tiếp 3300 tỷ đồng( Trung Ương 1800 tỷ đồng, địa phương 1500 tỷ đồng) tăng 10% so với 2 năm 1999-2000. + Lồng ghép từ các chương trình, dự án khoảng 1300 tỷ đồng, tăng 62,5% so với 2 năm 1999-2000 + Huy động từ cộng đồng khoảng 700 tỷ đồng, tăng 133% so với 2 năm 1999-2000. Huy động vốn tín dụng 8100 tỷ đồng, tăng 47,3% so với 2 năm 1999-2999 Hiện nay, Chính phủ tiếp tục huy động mọi nguồn lực có thể cho xoá đói giảm nghèo. Tận dụng tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc rế. Trong nước, năm 2003, chúng ta đã thực hiện rất nhiều chương trình thiết thực vì người nghèo. Phong trào “Ngày vì người nghèo” diễn ra khắp nơi. Chúng ta cũng tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Vừa qua, năm 2004, chúng ta đã nhận được cam kết tài trợ của UNDP cho xoá đói giảm nghèo. Theo đó, UNDP sẽ tài trợ gần 300000 USD cho việc thí điểm lồng ghép Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo vào kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn của các tỉnh và tỉnh Trà Vinh sẽ là một trong những tỉnh nghèo đầu tiên được thực hiện. 2.2. Nội dung và các hoạt động Đầu tư cho Xoá đói giảm nghèo. Nhà nước đã đầu tư cho xoá đói giảm nghèo thông qua các chương trình mục tiêu của quốc gia. Chương trình xoá đói giảm nghèo là một chương trình lớn của quốc gia, có tính chất chiến lược ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Mục tiêu của chương trình này là giảm dần và xoá bỏ hộ đói, giảm hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Mỗi năm phấn đấu giảm 3- 4% hộ đói nghèo. UNDP, WB và ADB thường trợ vốn cho các chương trình này. Chương trình 135 là chuơng trình kinh tế xã hội tổng hợp, thực hiện trên địa bàn các xã được công nhận là xã đặc biệt khó khăn (cả nước có trên 1700 xã). Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 22. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Mục tiêu tổng quát của chương trình là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc tạo điều kiện các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước. Thành tựu cơ bản của chương trình 135 đã thể hiện hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi. Hàng ngàn công trình cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn và các trung tâm cụm xã được xây dựng. Hệ thống cơ sở vật chất ở miền núi, vùng cao được hình thành và cải thiện rõ rệt so với trước đây, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển; nhiều vùng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. 2.3. Những hoạt động chính của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo Biện pháp đầu tiên của chương trình là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo. Ngay từ năm 1999, chưong trình đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây dựng 1753 công trình cho các xã nghèo như đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ, trường học hệ thống cấp nước và điện sinh hoạt, trạm y tế, chợ nông thôn,… Ngoài vốn NSNN, các địa phương huy động thêm nguồn vốn trên địa bàn, lồng ghép vốn xây dựng cơ bản từ các chương trình và dự án khác để đầu tư thêm cho 176 xã nghèo khác với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Với công tác định canh định cư, di dân kinh tế mới chương trình đã đầu tư 252 tỷ đồng cho việc định canh định cư tập trung cho 47 nghìn hộ, hỗ trợ cho họ khoanh nuôi bảo vệ trồng mới xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định đời sống di dân kinh tế mới cho 15,3 nghìn hộ tính tại thời điểm năm 1999. Cuối cùng, hoạt động đầu tư cho xoá đói giảm nghèo cũng được thực hiện qua việc chuyển giao công nghệ hướng dẫn cho họ cách làm ăn. Năm 1999, chương trình đã đầu tư 8 tỷ đồng để xây dựng 150 mô hình trình diễn kỹ thuật, tổ chức 180 lớp khuyến nông cho khoảng trên 854 nghìn lượt người nghèo. Đây là cách thức có hiệu quả lâu dài, một biện pháp tránh tái nghèo tốt nhất. 2.4. Những bất cập tồn tại trong hoạt động đầu tư cho Xoá đói giảm nghèo. a) Nguồn lực đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, chưa cân đối với mục tiêu chung nhất là nguồn vốn đầu tư từ NSNN, hàng năm mới chỉ có thể đáp ứng được khoảng 15- 20% yêu cầu. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 23. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Nguồn lực trong nước còn quá hạn hẹp, vừa phải đầu tư lớn cho sự phát triển chung của đất nước vừa phải đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, trong khi đó việc khai thác các nguồn lực chưa được nhiều và chưa có hiệu quả. Một số định hướng đầu tư đang trong quá trình điều chỉnh, khả năng tái đầu tư không đáng kể, hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Hơn nữa thị trường tài chính đang hình thành nên huy động đầu tư còn yếu. Các nguồn lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo tuy có tăng lên qua các năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của các địa phương. Địa bàn trọng điểm cần xóa đói giảm nghèo hiện nay là những vùng cao, vùng sâu có nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng thiếu và lạc hậu, suất đầu tư cao, chi phí lớn, khó thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Đây thực sự là một thách thức lớn cho công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. b) Hiệu quả đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn chưa cao. Do các dự án đầu tư này tại các vùng khó khăn thường xa TW nên ít chịu sự giám sát chặt chẽ của các cấp TW. Trong khi năng lực cán bộ địa phương cho công tác xoá đói giảm nghèo lại rất thấp, không đủ khả năng kiểm tra các công trình đầu tư vốn lớn từ TW. Do vậy tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư theo các chơng trình về Xoá đói giảm nghèo vẫn rất phổ biến. Trong chương trình 135, hàng năm chúng ta đều có tổ chức kiểm tra, có thống kê của các tỉnh, của các đoàn trung ương. Năm 2001, qua kiểm tra 17 dự án với số vốn khoảng 9,5 tỷ đồng, thì những sai sót được phát hiện là 687 triệu đồng. Tình trạng thất thoát cũng do nhiều nguyên nhân khách quan như bị đội giá thành xây dựng hoặc điều kiện thi công rất khó khăn. Chất lượng các công trình xây dựng cũng rất thấp do bên thi công khó thanh toán công trình nên thiếu tính trách nhiệm. Nhiều công trình không làm đúng quy tắc đấu thầu mà lạm dụng chỉ định thầu. Năng lực cán bộ xã rất hạn chế, nhiều cán bộ đọc không thông thạo nên không thể quản lý và giám sát đầu tư. Năng lực hấp thụ tại địa phương rất thấp, có nơi chỉ có 400 triệu đồng nhưng địa phương vẫn không biết nên đầu tư vào công trình nào cho hiệu quả. Do đó tại nhiều xã, nhân dân và địa phương không được tham gia vào chương trình. Vì vậy, tính giải quyết việc làm không cao. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 24. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN c) Hệ thống chính sách, cơ chế đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn thiếu đồng bộ. Cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ, chưa dân chủ công khai, kiểm tra giám sát tuy có thực hiện nhưng còn mang tính hình thức. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý dự án xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, hệ thống các chương trình dự án XĐGN ở nước ta còn nhiều cơ quan, đơn vị tham gia quản lý. Còn thiếu sự tham gia đầy đủ tích cực của cộng đồng trong việc thực hiện dự án XĐGN. Tại nhiều địa phương, người dân vẫn không được tham gia đầy đủ trong việc trực tiếp quyết định, xây dựng kế hoạch và quản lý, vận hành các chương trình dự án XĐGN. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các chương trình dự án XĐGN còn chồng chéo và chưa tập trung, thống nhất. Cán bộ quản lý các chương trình dự án đầu tư cho XĐGN thường phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau gây nên sự quá tải đối với các công tác hành chính. d) Tính bền vững của thành quả XĐGN chưa cao. Một bộ phận dân cư có nguy cơ phát sinh nghèo và tái đói nghèo do sinh sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai, mất mùa, do thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, có thu nhập thấp và không có tích luỹ. II. Đầu Tư cho các vấn đề phúc lợi xã hội. 1. Tình hình Đầu tư cho Giáo dục và tính CBXH trong giáo dục. 1.1. Tình hình đầu tư cho Giáo dục và đào tạo. Phát triển GD ĐT nhằm tạo ra các cơ hội về việc làm mới và nâng cao thu nhập qua đó thúc đẩy xoá đói giảm nghèo và thực hiện CBXH . Nhà nước ta từ trước tới nay đều rất chú trọng đầu tư cho giáo duc. Ngân sách giáo dục từ năm 1995 trở đi mỗi năm tăng 1% và năm 2000 ngân sách giáo dục đạt 15% tổng ngân sách tiêu dùng. Giai đoạn 1996- 2000, vốn đầu tư cho giáo dục là 15400 tỷ đồng chiếm 2,7 % vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục từ vốn NSNN giai đoạn 1996-2000 là 6,6%. Trong giai đoạn 2001- 2003, đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, tăng 15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đã đạt tương ứng là 12,7% và 8,1% vốn đầu tư toàn xã hội. Cũng trong giai đoạn 2001- 2003, tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 25. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN thao từ nguồn NSNN chiếm 21,1%. Năm2003, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chiếm 3,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đầu tư cho giáo dục đã bước đầu tập trung xây dựng các cơ sở giáo dục trọng điểm, đã hình thành cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở giáo dục lớn. Vốn viện trợ và vay nước ngoài (ODA) đã được ưu tiên đầu tư cho giáo dục chưa kể các dự án viện trợ không hoàn lại. Nhà nước đã thực hiện một số dự án thành công như như dự án phát triển giáo dục tiểu hoc (gần 80 triệu USD vay vốn WB), dự án phát triển giáo dục dạy nghề (trên 100 USD, vay vốn ADB), chương trình kiên cố hoá trường học… Tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng trường học là rất lớn. Cũng như trong đầu tư xây dựng cơ bản khác, trong khâu lập và thẩm định dự án, hiện tượng lập dự toán vượt khối lượng so với thiết kế rất phổ biến. Ngoài ra, quy trình lập, phê duyệt đầu tư không chặt chẽ, sử dụng vốn không đúng mục đích đã gây lãng phí rất lớn. 1.2. Tình hình CBXH trong Đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho Giáo dục cho đã tăng nhưng tính bất bình đẳng trong giáo dục cũng tăng nhanh. Trong thành thị xu hướng đầu tư vào giáo dục ngày càng tăng trong lúc ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa giáo dục bị xuống cấp nghiêm trọng. Người dân ở những khu vực này ít có xu hướng đầu tư cho giáo dục. Chính vì vậy, trong khi cơ hội giáo dục ở khu vực thành thị có rất nhiều thì ở khu vực nông thôn lại rất ít. Và khu vực thành thị có 47% dân số tốt nghiệp PTTH trở lên thì ở nông thôn chưa quá 30% số dân tốt nghiệp PTCS (số liệu năm 2000). Cũng theo số liệu thống kê năm 2000, chúng ta thấy khoảng 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; trung học cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm xuống chỉ khi trình độ giáo dục tăng lên. 80% số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 26. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn. 2. Đầu tư cho y tế và tăng cường các dịch vụ y tế cho ngưòi nghèo. Năm 2003, đầu tư cho y tế và cứu trợ xã hội cũng tăng, chiếm khoảng 1,3% so với vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn 2001- 2003, đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, tăng 15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đã đạt tương ứng là 12,7% và 8,1% vốn đầu tư toàn xã hội. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2003- 2005, ngành y tế cần đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, con số trên vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu về y tế của người dân. Hầu hết các xã có cơ sở y tế nhưng thuốc men, trang thiết bị nghèo nàn, đội ngũ thầy thuốc còn nhiều hạn chế. Chi phí sử dụng dịch vụ y tế và tiền thuốc chữa bệnh trung bình của một người là 35000 đồng cho 1 lần khám và điều trị tại các trạm y tế xã; 77000 đồng cho một lần đi khám và chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện và con số này là 210000 đồng cho một lần chữa bệnh nội trú tại bệnh viện. Số liệu trên cho thấy các gia đình đã phảI trả khá nhiều tiền cho việc sử dụng các y tế. Do đó, cơ hội chữa bệnh cho người có thu nhập thấp lại càng khó hơn khi 1 tháng thu nhập của họ chỉ khoảng hơn 100000 đồng. Do vậy tính bình đẳng trong y tế cũng khó thực hiện. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 27. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I. Một số mục tiêu trong việc giải quyết vấn đề Công Bằng Xã Hội của Đảng và Nhà nước ta. 1. Mục tiêu về giảm tỷ lệ nghèo đói. Đến năm 2010 giảm 2/5 tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế và giảm 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm so với năm 2000. Đến năm 2005 giảm 2/5 tỷ lệ hộ nghèo và đến 2010 giảm 3/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm. 2. Đảm bảo công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo và xã nghèo Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà hội họp...) bảo đảm đến năm 2005 cung cấp cho 80% xã nghèo và đến 2010 cho 100% xã nghèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến năm 2005 mở rộng điện lưới quốc gia đến trung tâm 900 xã nghèo, bảo đảm 90% số xã có điện. Bảo đảm có đường ô tô về tới trung tâm xã. Phấn đấu 80% đường xã có kết cấu mặt đường phù hợp, trong đó 30% mặt đường được rải nhựa hoặc xi măng. Đến năm 2005, phấn đấu 80% dân số thành thị, đặc biệt là ở những khu vực xa đường giao thông chính, và 60% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng 50 lít/người/ngày. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 28. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 3. Tiép tục giải quyết việc làm đặc biệt cho người nghèo. Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 40% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010. Nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005 và 85% vào năm 2010, trong đó tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của nữ là 75% vào năm 2005 và 80% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5,4% trong tổng số lao động trong độ tuổi vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010. 4. Tăng cường hệ thống giáo dục và đưa giáo dục vè tay người nghèo. Củng cố, duy trì và phát huy thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Tăng tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi lên 97% vào năm 2005 và lên 99% vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh học xong tiểu học lên 85-95% vào năm 2010. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố, khu đô thị và một số nơi khác vào năm 2005 và toàn quốc vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.Tăng tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010, phần lớn các trường tiểu học và phổ thông cơ sở có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động hai buổi tại trường. Phấn đấu xóa mù chữ cho 95% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40 tuổi vào năm 2005 và 100% vào năm 2010. Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 10% vào năm 2005, 15% năm 2010; thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005 và 15% năm 2010. Cải thiện chất lượng giáo dục ở mọi cấp học và cho mọi đối tượng, đặc biệt chú ý đến các học sinh nghèo. Nâng cao chất lượng giáo dục cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người nghèo. II. Một số giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại trong hoạt động đầu tư cho Công bằng xã hội Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 29. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN 1. Tiếp tục tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho Công bằng xã hội. Một trong những tồn tại trong hoạt động đầu tư cho CBXH mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên chính là nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực này còn quá nhỏ bé.Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là cần tăng nguồn vón đầu tư cho CBXH. Tuy nhiên, nguồn vốn NSNN lại hạn chế do vừa thực hiện mục tiêu cho phát triển kinh tế vừa thực hiện CBXH trong khi nguồn vón từ các khu vực tư nhân, nước ngoài lại ít khi đầu tư vào CBXH. Vì vậy để đạt được mục tiêu tăng vốn đầu tư cho CBXH, chúng ta cần phải tiếp tục có một số biện pháp thúc đẩy quá trình xã hội hoá đầu tư cho CBXH để không còn lệ thuộc vào một nguồn từ NSNN. Đối với nguồn vốn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; mở rộng phạm vi hình thức ưu đãi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp và nông thôn. Chúng ta cũng cần công bố rộng rãI kế hoạch phát triển, danh mục các chương trình các dự án đầu tư trung hạn và dài hạn của ngành nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để định hướng cho các nhà đầu tư lựa chọn, làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển. Năm 2004, Bộ Nông nghiệp vừa đưa ra định hướng kêu gọi vốn đầu tư FDI vào các ngành lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè, chăn nuôI, trồng rừng và chế biến gỗ. Đối với nguồn vốn cho sự phát triển của các vùng sâu, vùng xa, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư bằng các chính sách thuế, giá thuế đất.. có lợi hơn cho nhà đầu tư ở vùng khác. Ngoài ra, các vùng này cần phảI thực hiện tốt công tác cải cách nền hành chính và chống tham nhũng có hiệu quả. Có như vậy mới tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư có điều kiện kinh doanh đạt hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta cũng cần khuyến khích xã hội hoá của vấn đề phúc lợi xã hội. Bởi nó khai thác được nguồn lực to lớn của xã hội đồng thời khơi dậy lòng nhân ái, đùm bọc chia sẻ khó khăn của người khác. Tiếp tục khuyến khích tập thể và tư nhân tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động xã hội khác. 2. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho xoá đói giảm nghèo và Công bằng xã hội. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 30. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN Hiệu quả đầu tư cho CBXH trong thời gian qua chưa cao, chưa tương xứng với nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra. Chính vì vậy, tác dụng tích cực của nó đối với CBXH chưa cao. Do đó, chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư cho CBXH. a) Để khắc phục hiện tượng đầu tư trong nông nghiệp nông thôn, trong xoá đói giảm nghèo còn phân tán, dàn trải, chúng ta cần đầu tư tập trung có trọng điểm, đầu tư cần theo quy hoạch chung của Nhà nước. Trước hết, chúng ta cần tập trung đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn, coi đây là khâu đột phá có tính quyết định tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, cần nhanh chóng triển khai đầu tư để hình thành các trung tâm cụm xã, tạo điều kiện phát triển giao lưu hàng hoá, cải thiện đời sống đồng bào ở những vùng khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục khắc phục hoàn toàn tình trạng “xin cho” dự án và “chạy” để có dự án; thực hiện phân phối vốn ngân sách trên cơ sở có căn cứ khách quan, xác đáng. Đối với mỗi vùng khó khăn, đầu tư tập trung trọng điểm sẽ giúp cho các vùng này nhanh chóng rút ngắn khảng cách với các vùng khác. Đối với vùng trung du và miền núi Bắc, cần hướng tới một số trọng tâm: tuyến đường bộ biên giới nố các tỉnh trong vùng; một số trung tâm kinh tế văn hoá xã hội trong vùng; hệ tống rừng phòng hộ. Đối với vùng Tây nguyên trọng tâm là: tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn các tỉnh trong vùng; một trung tâm kinh tế văn hoá chung cho toàn vùng; hệ thống các tiểu vùng sản xuất hàng hoá mà vùng có thế mạnh như chè, cà phê, cao su, ngô, đậu, hồ tiêu,… Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần hoàn thiện hệ thống đường bộ nối liền các tỉnh; hình thành vùng sản xuất lúa hang hoá nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và xuất khẩu. b) Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư cho CBXH là tình trạng thất thoát lãng phí rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng trên có rất nhiều song chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau. Chúng ta cần đầu tư một cách đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả thiết thực. Trong nông nghiệp, chúng ta cần đầu tư từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ cho Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 31. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN từng loại sản phẩm, ưu tiên đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tránh tình trạng một số nhà máy đã hoàn thành song chưa hoạt động vì không có nguyên liệu. Ngoài ra, tại các vùng sâu, vùng kém phát triển, chúng ta cần tạo lập môi trường đồng bộ như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để làm cơ sở cho xoá đói giảm nghèo được thực hiện vững chắc. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển vùng và phát triển ngành. Bên cạnh đó, chúng cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác giám sát trong việc thực hiện các dự án đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp. Có thể phân cấp trách nhiệm giám sát dự án cho từng địa phương để người dân có thể trực tiếp tham gia lập kế hoạch và xem xét quá trình thực hiện dự án. Bảo đảm người dân được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch và nguồn tài chính cho các dự án, chương trình phát triển ở địa phương, được quyền tham gia, góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển, tham gia thực hiện, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và đóng góp công lao động, thể hiện vai trò chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý công trình cơ sở hạ tầng. Cần tiếp tục tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong trong đầu tư và thực hiện dự án. Nhà nước cũng cần giảm bớt mối đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư qua nhiều khâu, nhiều cấp để chống đầu tư trùng lặp và cắt xén vốn đầu tư. Phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan cấp vốn là phải cấp đúng tiến độ, quy mô và bảo đảm nguồn vốn đó đến được tận tay người dân. c) Vốn đầu tư phát huy tác dụng hiệu quả đến đâu phụ thuộc vào cán bộ lãnh đạo, các ngành mà trực tiếp là những cán bộ làm công tác quản lý đầu tư từ TW đến cơ sở. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào mà cán bộ có năng lực cao thì hiệu quả đầu tư cũng cao. Do vậy chúng ta cần tiếp tục tăng cường năng lực cán bộ quản lý cấp xã cả về số lượng và chất lượng để sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. Cần phải phân công thêm cán bộ chuyên trách cho các chương trình dự án Xoá đói giảm nghèo đồng thời tăng cường cán bộ kỹ thuật chuyên môn trong công tác đào tạo về quản lý chương trình lập kế hoạch, giám sát và đánh giá dự án. Về chất lượng, các cán bộ cấp xã, bản cần được đào tạo một cách bài bản với những nội dung như: phương pháp xây dựng, quản lý và cách thức phối hợp lồng ghép các dự án nhỏ trên địa bàn xã; quản lý sử dụng và khai thác các công trình Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 32. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Tiếp tục thực hiện chính sách đẩy mạnh các chính sách thu hút nhân tài về các địa phương. d) Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác tiếp tục đầu tư phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, tránh tình trạng nguồn vốn từ NSNN chỉ tập trung cho các doanh nghiệp Nhà nước. Bởi chúng ta đều biết rằng các doanh nghiệp này hoạt động không mấy hiệu quả làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước, lãng phí đồng vốn đầu tư cho nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Nhà nước khuyến khích các hộ nông dân đầu tư và làm giàu chính đáng. Chúng ta cũng cần phải thu hồi mặt bằng đối với những doanh nghiệp sử dụng kém hiệu quả để cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuê lại; biểu dương và tôn vinh các nhà doanh nghiệp có chí hướng phát triển lâu dài trong một số lĩnh vực đã kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp Ngân sách và tạo nhiều việc làm cho người nghèo e) Cuối cùng, cũng sẽ rất cần thiết nếu chúng ta quan tâm đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đặc biệt là việc đầu tư giáo dục đưa kiến thức về tận người dân tại các vùng khó khăn. Có như vậy họ mới biết cách sử dụng vốn và đầu tư có hiệu quả hơn. Tóm lại, hiệu quả đầu tư nói chung và đặc biệt là hiệu quả đầu tư cho CBXH chưa cao đòi hỏi các biện pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài. Như thủ tướng Phan Văn Phải nói tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 -2007: “ Từ nay trở đi phải soát xét rất kỹ về đầu tư. Chúng ta đã có những bài học đau xót về sự ấu trĩ trong đầu tư, không mang lại hiệu quả kinh tế. Từng bộ, ngành phải soát xét lại cách đầu tư, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, tạo việc làm cho người lao động.” 3. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách đầu tư cho Công bằng xã hội. Để hoàn thiện các chính sách đầu tư, trước hết chúng ta cần phảI xác định rõ mục tiêu đầu tư và có chính sách đầu tư cụ thể cho các ngành và lĩnh vực. Có như vậy, các chính sách đầu tư cho CBXH mới không bị chồng chéo lẫn nhau. Tiếp tục rà soát, điều chinh bổ sung các quy hoạch, các chương trình dự án đang triển khai đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành, địa phương Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 33. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN và hội nhập của nền kinh tế; đồng thời làm căn cứ cho đầu tư xây dựng các chương trình, dự án tiếp theo của ngành, vùng. Đối với các chương trình dự án Nhà nước đang tập trung đầu tư như đầu tư thuỷ lợi trong ngành nông nghiệp, chương trình định canh, định cư trong đầu tư cho các xã khó khăn,..hoặc Nhà nước đầu tư 100% vốn ngân sách thì chuyển sang hình thức đầu tư khác bằng nhiều nguồn vốn, để các thành phần kinh tế khác cũng tham gia vào các dự án này. Nhà nước chỉ đầu tư hỗ trợ các hạng mục chủ yếu như thuỷ lợi, đường giao thông chính, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho người nghèo. Có như vậy, nguồn vốn từ NSNN sẽ được tập trung trọng diểm hơn, ít phân tán dàn trải. Nhà nước cũng cần tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển để huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội, nhất là vốn đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; mở rộng phạm vi hình thức ưu đãi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp và nông thôn và các vùng khó khăn. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý dự án xoá đói giảm nghèo trong việc đưa ra các chính sách đầu tư phù hợp để tránh tình trạng các chính sách chồng chéo nhau, các chính sách của vùng này lại làm kìm hãm và cạnh tranh với vùng khác. Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chính sách thu hút nhân tài về các vùng khó khăn. Có thể đào tạo với những người ở ngay tại địa phương đó hoặc ưu tiên những cán bộ nhiều tâm huyết về với vùng cao, đưa các sinh viên trẻ có khả năng cống hiến cao về các xã, bản, mường. Tất nhiên, chúng ta phải cụ thể các chính sách khuyến khích đó bằng các ưu đãi về tiền lương, công việc ổn định và nhà cửa tai các địa phương đó. Cuối cùng, Nhà nước cần thực hiện các chính sách về đầu tư và tín dụng cho người nghèo nhằm mở rộng khả năng vay cho nông dân, chặn đứng tệ văy nặng lãi thường phổ biến ở vùng nông thôn hay ở mốt số vùng người dân còn có trình độ kém. Trong đó, nhà nước cần quy định lãi suất cho vay hợp lý đối với từng vùng, từng hộ đặc biệt khó khăn để người đi vay có khả năng trả được nợ vay ngân hàng. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com
  • 34. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thực hiện Công Bằng Xã Hội ở VN III. Một số giải pháp phát huy vai trò của Đầu tư trong việc thực hiện Công bằng xã hội. 1. Phát huy vai trò của Đầu Tư trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý gắn với xoá đói giảm nghèo và Công bằng xã hội. 1.1. Phát huy vai trò của đầu tư hợp lý trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, gắn với xoá đói giảm nghèo và CBXH. a) Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo nền tảng vững chắc cho xoá đói giảm nghèo và CBXH. Chúng ta đều biết rằng nông nghiệp có sự giới hạn tăng trưởng do diện tích đất trồng trọt giới hạn và nhu cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn chế. Chính vì vậy, năng suất lao động ở khu vực nông thôn rất thấp và phần lớn hộ nghèo đều nằm trong khu vực này. Để đạt mức tăng trưởng cao, tạo cơ hội cho xóa đói giảm nghèo phải tiến hành đầu tư đồng bộ như đầu tư phát triển khoa học công nghệ; tăng đầu tư cho ngành nông nghiệp đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn; đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, chúng ta phải tiến hành đồng bộ các biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn;cải cách chính sách về đất, đầu tư, tín dụng để hướng đầu tư phục vụ cho người nghèo. Qua đó, chúng ta có thể thực hiện tốt các mục tiêu tăng năng suất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp trên thị trường trong nước và nước ngoài. Chúng ta cũng cần tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp, thúc đẩy đa dạng hóa sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng khả năng chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Qua đó sẽ tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập ở nông thôn. Đối với các vùng sản xuất khó khăn có nhiều hộ nghèo, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư kết hợp với huy động đầu tư của cộng đồng để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế xã; hỗ trợ xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Để thực hiện được các biện pháp trên, trước hết chúng ta cần phải đổi mới cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh từ đầu tư cho thuỷ Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com