SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Baixar para ler offline
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1069 ngày 03/4/2014
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ
cho phép làm thủ tục 2 hồ sơ
di sản văn hóa quan trọng
(Tr.6)
- ChuẩnbịchoFestivalĐờnca
tàitửquốcgialầnthứNhất2014
(Tr.4)
- Tăngcườngquảnlýhoạtđộng
nghệthuậtbiểudiễn
(Tr.15)
- 2,3 triệu lượt khách quốc tế
đến Việt Nam trong quý I
(Tr.13)
trong số này
Ảnh:BáoBiênPhòng
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
chúcmừngTổngcụcTDTT
nhânNgàyThểthaoViệtNam
Nhân Ngày Thể thao Việt Nam
(27/3), Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã
đến thăm và chúc mừng tại Tổng cục
Thể dục thể thao. Phát biểu chào mừng,
Bộ trưởng HoàngTuấnAnh ghi nhận sự
nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức
Tổng cụcTDTTvì sự phát triển củaThể
thao Việt Nam, góp phần tích cực vào
sự phát triển chung của ngành
VHTTDL. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo
Tổng cục chú trọng công tác chuẩn bị tổ
chức các sự kiện thể thao lớn sẽ diễn ra
tại Việt Nam như: Đại hội thể thao Bãi
biển lần thứ 5 năm 2016 tại Nha Trang
và Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18
năm 2019. Bộ trưởng cũng lưu ý các vấn
đề liên quan tới Liên đoàn, Hiệp hội thể
thao mà trong đó quan trọng là công tác
xã hội hóa.
(Xem tiếp trang 3)
Sáng 31/3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ
chức Hội nghị tổng kết 20 năm (1993-2013) thực hiện chương trình phối hợp
“Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa thông tin trên
các tuyến biên giới, bờ biển”. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
tới dự. Đây là chương trình phối hợp có ý nghĩa chính trị sâu sắc và đã gặt hái
được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào
dân tộc vùng biên giới; đồng thời đề ra nội dung, mục tiêu, giải pháp của chương
trình phối hợp giai đoạn 2014-2020. (Xem tiếp trang 7)
Tổngkết20nămchươngtrình
phốihợpgiữaBộVHTTDL
vớiBộTưlệnhBộđộiBiênphòng
Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn
Tại Quyết định số 876/QĐ-BVHTTDL ngày 27/3/2014, Bộ VHTTDL
giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Đợt phim kỷ niệm
các ngày lễ lớn 30/4, 01/5, 19/5 năm 2014 và Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014) trong phạm vi cả nước. Các phim được
chọn chiếu gồm các phim truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”, “Ngã ba Đồng
Lộc” (Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim truyện Việt Nam); “Vào
Nam ra Bắc” (Công ty Cổ phần Phim truyện I); phim tài liệu: “Điện Biên
quê tôi”, “Địa chấn ở Điện Biên”, “Hồi ức Điện Biên” (Công ty TNHH Một
thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương). Đợt phim diễn ra
trong khoảng thời gian từ 25/4-20/5/2014. Huệ OanH
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị
quản lý nhà nước
2 số 1069 l 03.4.2014
Ngày 24/3, Bộ trưởng và đoàn công
tác của Bộ VHTTDL đã có buổi làm
việc với UBND tỉnhThừaThiên Huế về
công tác chuẩn bị Festival Huế 2014 (sẽ
diễn ra từ ngày 12/4/2014).
Tại buổi làm việc, báo cáo tổng quan
công tác chuẩn bị tổ chức Festival Huế
lần thứ 8 năm 2014, Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa cho
biết, đến nay đã có 68 đoàn và nhóm
nghệ thuật đến từ 38 quốc gia khẳng
định tham gia, trong đó 17 nước ở Châu
Á, 10 nước ở Châu Âu, 8 nước Châu Mĩ,
2 nước ở Châu Phi và 01 nước Châu Đại
Dương. Đối với các đơn vị trong nước,
ngoài các đơn vị nghệ thuật của tỉnh
Thừa Thiên Huế, sẽ có 14 đoàn nghệ
thuật, cùng một số nhóm nhạc, nghệ sĩ
độc lập các tỉnh, thành phố tham gia.
Đến thời điểm này, toàn bộ nội dung,
chương trình diễn ra trong Festival Huế
2014 đã cơ bản hoàn tất.
Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cho rằng việc tổ chức
Festival Huế không chỉ là hoạt động và
nhiệm vụ của tỉnh Thừa thiên Huế mà
còn là nhiệm vụ của Bộ. Từ năm 2016,
tất cả các hoạt động lớn của Festival Huế
sẽ đưa vào chương trình hoạt động của
Bộ VHTTDL. Bộ trưởng đề nghị trong
cuối tháng 3 này, các đơn vị của Bộ như
Cục Nghệ thuật biểu diễn, Tổng cục Du
lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, Cục
Hợp tác quốc tế… phải đến Huế để làm
việc với BTC Festival Huế 2014 để
thống nhất, chốt lại chương trình. Và
khoảng ngày 09, 10/4 phải có cuộc họp
lại lần nữa để rà soát công tác tổ chức,
kịp thời điều chỉnh (nếu có). Riêng các
đơn vị thuộc Bộ tại Huế (Học viện Âm
nhạc Huế, Trường CĐ Nghề Du lịch
Huế), Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ
tại Đà Nẵng phải tham gia và hỗ trợ tích
cực cho BTC trong kỳ Festival Huế
2014. Điều quan trọng nhất là thông
qua các sự kiện tại Festival để truyền tải
các thông điệp về sự đoàn kết, cùng
nhau phát triển, nhất là phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng các nước trên thế giới và đặc biệt
là trong các nước ASEAN; đồng thời
thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch
của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực
miền Trung.
Với ngành du lịch địa phương,
Bộ trưởng đề nghị phải chú trọng
đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm trong thời gian diễn ra
Festival; vấn đề vệ sinh môi trường
và cảnh quan cũng phải được thực
hiện tốt; đặc biệt là việc niêm yết,
công khai giá tại các điểm du lịch,
nhà hàng, khách sạn… Các điểm du
lịch này cần phải có cam kết để thực
hiện tốt, mang lại thành công cho
Festival Huế. Ngoài ra, Ban Tổ chức
cũng cần đẩy mạnh công tác truyền
thông, quảng bá trên các phương
tiện thông tin đại chúng để làm sao
cho người dân ý thức được Festival
Huế là của mỗi người. Bộ trưởng
yêu cầu, trong dịp Festival Huế
2014 này Thừa Thiên Huế phải có
những kế hoạch, hành động cụ thể
trong xây dựng, kết nối tour “3 địa
phương, 1 điểm đến” (Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam) để thúc
đẩy phát triển du lịch vùng.
tổng Hợp
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc
với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 27/3, tại Hà Nội, BộVHTTDL
đã tổ chức Tọa đàm tổng kết lý luận và
thực tiễn 30 năm đổi mới về phát triển
văn hoá, xây dựng con người Việt Nam
với sự tham gia của đại diện các Ban,
Bộ, Ngành Trung ương, các đơn vị
thuộc Bộ, cùng nhiều chuyên gia, nhà
khoa học… Thứ trưởng Vương Duy
Biên dự và chủ trì buổi Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng
Vương Duy Biên khẳng định, Đảng và
Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp
phát triển văn hoá nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững đồng thời gắn với
xây dựng con người Việt Nam. Bộ
VHTTDL tổ chức Tọa đàm tổng kết lý
luận và thực tiễn 30 năm đổi mới về
phát triển văn hoá, xây dựng con người
Việt Nam (1986-2016) là việc làm quan
trọng nhằm chuẩn bị cho tổng kết của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nội dung
này. Các ý kiến của các nhà khoa học,
nhà nghiên cứu, nhà văn hoá, nhà quản
lý… sẽ là những cơ sở lý luận và thực
tiễn góp phần hoàn thiện dự thảo Báo
cáo của Bộ VHTTDL.
Tại Tọa đàm, các đại biểu cùng thảo
luận, đưa ra nhiều ý kiến sát thực, khẳng
định những thành tựu trong 30 năm đổi
mới về phát triển văn hóa, xây dựng con
người, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận
những hạn chế, thiếu sót, nhất là trên
phương diện thực tiễn, nhằm hoàn thiện
nội dung dự thảo Báo cáo. Một số nhà
khoa học cho rằng, cần tôn trọng các
giai đoạn lịch sử để có đánh giá đúng,
đánh giá một cách đầy đủ, nghiêm túc,
tránh sơ sài, hình thức.
Phát biểu kết luận Tọa đàm, Thứ
trưởng Vương Duy Biên ghi nhận
những ý kiến của các nhà khoa học, nhà
văn hoá… đồng thời cho rằng, dự thảo
Báo cáo đã nêu được những thành tựu
30 năm qua với những kết quả đạt được
và bất cập còn tồn tại. Thứ trưởng
Vương Duy Biên cũng đề nghị Ban
Soạn thảo, Tổ Biên tập tiếp thu các ý
kiến của các đại biểu, tập trung đi sâu
vào những vấn đề còn thiếu, đặc biệt là
những công việc liên quan đến công
việc cụ thể của Bộ VHTTDL; các Cục,
Vụ, đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ số
liệu cho Ban Soạn thảo để hoàn thiện dự
thảo Báo cáo. n.H
Tọa đàm tổng kết 30 năm đổi mới về phát triển văn hoá
quản lý nhà nước
3số 1069 l 03.4.2014
Ngày 26/3, tại Hà Nội, trường
Đại học Văn hóa Hà Nội đã long
trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 55 năm
Thành lập trường (26/3/1959-
26/3/2014) và đón nhận Huân
chương Độc lập hạng Nhì. Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh; Thứ trưởng Đặng
Thị Bích Liên đã tới dự.
Được thành lập ngày 26/3/1959
(tiền thân là Trường cán bộ Văn
hóa), trải qua 55 năm hình thành và
phát triển, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội đã cùng với các trường đại
học trong cả nước, vượt qua nhiều
khó khăn, thử thách, từng bước phát
triển và trưởng thành.
Từ những năm đầu thành lập chỉ
có 30 cán bộ, đến nay, với đa dạng
các hệ và các bậc đào tạo từ Cao
đẳng, Cao đẳng liên thông Đại học,
Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội tự hào
mang đến cơ hội học tập liên thông
cho người học và đóng góp không
nhỏ cho sự nghiệp đào tạo nguồn cán
bộ văn hóa cho đất nước. Cùng với
việc không ngừng mở rộng quy mô
đào tạo, Nhà trường cũng xúc tiến
nhiều hoạt động như nghiên cứu
khoa học, hợp tác quốc tế, thường
xuyên tổ chức các hội thảo khoa học
mang tầm quốc tế, thúc đẩy các hoạt
động trong phong trào công đoàn,
sinh viên, tu sửa và hoàn thiện hệ
thống cơ sở vật chất để phục vụ ngày
càng tốt hơn cho việc dạy và học, với
phương châm “Lấy người học làm
trung tâm cho mọi hoạt động”.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã biểu dương
những nỗ lực của tập thể cán bộ
giảng viên trường Đại học Văn hóa
Hà Nội qua các thế hệ đã góp phần
làm nên những thành tích vẻ vang và
tạo dựng thương hiệu của một trong
những trường hàng đầu trong Ngành
văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ
trưởng nhấn mạnh: Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội đóng vai trò là cơ sở
đào tạo nhân lực có trình độ cao cho
Ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Đồng thời đây cũng là một trong
những trung tâm nghiên cứu các vấn
đề lý luận và thực tiễn của văn hóa
Việt Nam; tham mưu cho Đảng, Nhà
nước, Bộ VHTTDL các cơ sở lý
luận, khoa học để hoạch định các
chính sách và thể chế văn hóa.
Trong những năm qua, Trường đã
đào tạo hàng chục nghìn cán bộ văn
hóa cho đất nước, góp phần quan
trọng trong việc xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Trong số đó, nhiều
người đã trở thành các nhà khoa học,
chuyên gia, nhà văn, nhà báo, nghệ
sĩ, đóng góp tâm huyết, sức lực cho
sự phồn vinh của đất nước.
Để hoàn thành nhiệm vụ quan
trọng này, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh
đề nghị nhà trường cần tiếp tục phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao
gắn với phát triển khoa học công nghệ
- là một trong ba đột phá chiến lược
để đất nước phát triển nhanh và bền
vững; thực hiện tốt ba nguyên lý của
quá trình đào tạo: học đi đôi với hành,
lý luận liên hệ với thực tiễn, nhà
trường gắn liền với xã hội. Bên cạnh
đó, trường cần xây dựng kế hoạch cụ
thể để phát triển nhà trường đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nhân dịp này, thừa ủy quyền của
Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã trao Huân chương Độc
lập Hạng Nhì cho tập thể Nhà trường
và Huân chương Lao động Hạng Ba
cho 03 cá nhân; Thứ trưởng Đặng
Thị Bích Liên trao Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ cho 06 tập thể
và 03 cá nhân vì sự nghiệp giáo dục
và đào tạo.
pV
55 năm Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Đối với TDTT quần chúng, bên
cạnh việc quan tâm tổ chức tốt Đại hội
thể thao các cấp, hướng tới Đại hội
TDTT toàn quốc lần thứ VII diễn ra
vào năm nay, cần tiếp tục đẩy mạnh và
nâng cao chất lượng cuộc vận động
“Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”.
Bộ trưởng cũng bày tỏ sự tin tưởng
vào Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá
Việt Nam khóa VII (vừa kết thúc vào
25/3) có thể xây dựng lại phong trào
Bóng đá Việt Nam, góp phần khẳng
định vị thế của Bóng đá Việt Nam trên
các đấu trường khu vực và châu lục.
Bóng đá Việt Nam sẽ mãi là niềm tự
hào của người hâm mộ Việt Nam.
Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT
Vương Bích Thắng đã thay mặt toàn
thể cán bộ, công chức cảm ơn chuyến
thăm cùng những lời chúc ý nghĩa mà
Bộ trưởng đã dành cho những người
làm công tác thể thao nhân dịp kỷ niệm
68 năm Ngày thành lập.
Tổng cục trưởng Vương Bích
Thắng cũng cho biết, năm 2014 là một
năm với rất nhiều việc phải làm, tuy
nhiên, lãnh đạo Tổng cục TDTT cùng
toàn thể cán bộ, công chức và những
người làm công tác thể thao sẽ luôn
phấn đấu, nỗ lực hết mình để làm tốt
nhiệm vụ được giao.
Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đã đi thăm cơ sở làm
việc của các Vụ, đơn vị tại Tổng cục
TDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam và
phòng Trưng bày VHTTDL.
tổng Hợp
BộtrưởngHoàngTuấnAnh... (Tiếp theo trang 1)
Sự kiện vấn đề
4 số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh vừa có
buổi làm việc với Phó Bí thư Tỉnh uỷ
Bạc Liêu - Lê Minh Chiến về việc
chuẩn bị tổ chức Festival Đờn ca tài tử
quốc gia lần thứ Nhất 2014 tại Bạc Liêu.
Bộ trưởng thống nhất tổ chức Sơ
duyệt Lễ Khai mạc Festival vào ngày
18/4/2014; Tổng duyệt Lễ Khai mạc
Festival vào chiều ngày 20/4/2014.
Giao Cục Văn hóa cơ sở làm cơ quan
đầu mối tổng hợp tiến độ, kết quả các
hoạt động trong Kế hoạch tổ chức
Festival, báo cáo lãnh đạo Bộ; Đôn đốc
Ban Tổ chức, các Tiểu ban rà soát tiến
độ thực hiện các nhiệm vụ được giao,
chuẩn bị nội dung họp Ban Chỉ đạo
Festival vào ngày 04/4/2013 tại tỉnh
Bạc Liêu; Chủ trì tổ chức Chương trình
Liên hoan Đờn ca tài tử và Không gian
Đờn ca tài tử Nam bộ.
Giao các đơn vị: Cục Công tác phía
Nam tuyên truyền, quảng bá Nghệ
thuật Đờn ca tài tử tại Ngày hội du lịch
TP. Hồ Chí Minh; Học viện Âm nhạc
quốc gia Việt Nam chủ động phối hợp
với Cục Di sản văn hóa chuẩn bị tốt
Hội thảo về Nghệ thuật Đờn ca tài tử
Nam bộ, kinh phí do Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam đảm nhiệm;
Cục Nghệ thuật biểu diễn cố vấn
chuyên môn Giải thưởng Trần Hữu
Trang, phối hợp chuẩn bị, tham gia xây
dựng kịch bản Lễ Khai mạc, Lễ Bế
mạc Festival với mục tiêu tổ chức gọn
nhẹ, tiết kiệm và chặt chẽ; Tổng cục Du
lịch tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho
nhân viên các khách sạn, nhà hàng trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Tham gia gian
hàng tại Lễ hội Ẩm thực Nam bộ; Phối
hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo
mục đích kết nối các tour, tuyến để đưa
khách du lịch đến với tỉnh Bạc Liêu;
Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ
thuật Việt Nam phối hợp tổ chức Triển
lãm nhạc cụ dân tộc, sưu tầm, tổ chức
triển lãm tranh ảnh về sinh hoạt Đờn ca
tài tử, tổ chức các chương trình biểu
diễn để phục vụ du khách đến tham dự
Festival; Vụ Thi đua, Khen thưởng
chuẩn bị Bằng khen của Bộ trưởng cho
21 đoàn tham dự Festival.
Về khen thưởng cho Liên hoan
Đờn ca tài tử, Huy chương Vàng kèm
tiền thưởng đối với tập thể là
10.000.000 đồng/Huy chương; đối với
cá nhân là 2.000.000 đồng/Huy
chương. Huy chương Bạc kèm tiền
thưởng đối với tập thể là 5.000.000
đồng/Huy chương; đối với cá nhân là
1.000.000 đồng/Huy chương.
Đối với Không gian Đờn ca tài tử:
Giải A: 2.000.000 đồng/giải; Giải B:
1.000.000 đồng/giải. Giấy khen Nghệ
nhân nhỏ tuổi nhất và cao tuổi nhất:
600.000 đồng/giải.
H.p
Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ Nhất 2014
Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Thứ trưởng Đặng Thị Bích
Liên đã có buổi tiếp và làm việc với
Đoàn đánh giá Bộ Ngoại giao
Luxembourg về các dự án thuộc Cơ
quan hợp tác Phát triển Luxembourg
trong lĩnh vực đào tạo nghề Khách sạn
và Du lịch.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, từ
năm 1997 đến nay Chính phủ Đại
công quốc Luxembourg đã tài trợ
không hoàn lại cho Việt Nam 04 Dự
án gồm: Dự án VIE/002, VIE/009,
VIE/015 và VIE/031, với tổng số vốn
tài trợ là 14.375.999 EURO, tăng
cường năng lực nguồn nhân lực ngành
Du lịch và Khách sạn ở các vùng du
lịch trọng điểm tại Việt Nam. Trong
quá trình triển khai các Dự án này,
Luxembourg và Việt Nam thường
xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau.
Cùng đó, các hoạt động hỗ trợ được
định hướng, lên kế hoạch và thực hiện
theo Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030 và Quy hoạch phát triển nhân
lực ngành Du lịch đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2030. Các Dự án đã đạt được
những kết quả khả quan với hệ thống
các cơ sở đào tạo gắn với công tác đào
tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch
ở các trình độ đào tạo tập trung ở 9
trung tâm du lịch (Hà Nội, Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt,
TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần
Thơ) được xây dựng; công tác quản lý
đào tạo nhân lực Du lịch của các
trường được đổi mới thông qua nâng
cao năng lực của đội ngũ quản lý đào
tạo của các trường hưởng thụ Dự án.
Đồng thời, phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật dạy và học; đào tạo đội ngũ giáo
viên, giảng viên về kiến thức, kỹ năng,
thái độ và lương tâm nghề nghiệp; đổi
mới chương trình, giáo trình, nội dung
và phương pháp đào tạo theo chuẩn
quốc gia, khu vực và thế giới áp dụng
cho ngành Du lịch. Bên cạnh đó, gắn
kết chặt chẽ giữa dạy lý thuyết với
thực hành, đào tạo với nghiên cứu,
liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước-Nhà
trường-Nhà tuyển dụng lao động; đào
tạo theo nhu cầu xã hội.
Từ những kết quả đã đạt được, Thứ
trưởng Đặng Thị Bích Liên mong
muốn trong thời gian tới, Việt Nam sẽ
tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các Dự
án của Luxembourg cho lĩnh vực
Khách sạn và Du lịch, qua đó góp phần
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
quản lý các cơ sở đào tạo du lịch, thực
hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ
của Liên hợp quốc, tạo cơ sở cho tăng
trưởng xanh và bền vững.
tHtt
Hợp tác du lịch Việt Nam - Luxembourg
Sự kiện vấn đề
5số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
Ngày 25/3, tại Hà Nội, Đại hội Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII,
nhiệm kỳ 2014-2018 đã chính thức khai
mạc. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tham dự
Đại hội.
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao kết quả
đạt được của Liên đoàn Bóng đá Việt
Nam trong những năm qua; đồng thời
nhấn mạnh đến nhiệm vụ và giải pháp
phát triển bóng đá Việt Nam trong
những năm tới, đó là:
Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục
TDTT triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách quan trọng của Đảng
và Nhà nước về phát triển bóng đá Việt
Nam, tập trung vào việc thực hiện
Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Trong năm 2014, phải xây dựng
xong Quy hoạch phát triển bóng đá Việt
Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 làm cơ sở cho việc hoạch
định sự phát triển bóng đá của cả nước.
Chủ động nghiên cứu, tham mưu
với Nhà nước ban hành các cơ chế,
chính sách phát triển bóng đá phù hợp
với tình hình thực tiễn và xu thế phát
triển trong giai đoạn mới. Tiếp tục hoàn
thiện hệ thống văn bản quản lý, điều
hành hoạt động thi đấu bóng đá, nhất là
bóng đá chuyên nghiệp. Trước mắt, cần
tập trung sửa đổi, bổ sung Quy chế
bóng đá chuyên nghiệp phù hợp với
thực tiễn, điều kiện kinh tế-xã hội nước
ta trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu
phát triển trong những năm tới.
Củng cố tổ chức bộ máy, lề lối làm
việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Liên đoàn; cần tăng cường phát huy
trách nhiệm của các thành viên Ban
Chấp hành, đồng thời có cơ chế, biện
pháp để huy động sự tham gia, ủng hộ
của những người có tâm huyết đối với
sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
Tích cực phát triển các tổ chức thành
viên mới.
Tập trung đầu tư nâng cao thành
tích của các đội tuyển bóng đá quốc gia
(đội tuyển nam, đội tuyển nữ quốc gia,
các đội tuyển U23...) để giành được
thành tích cao ở khu vực và châu lục
trong những năm tới. Trước mắt, cần
đặc biệt quan tâm đầu tư cao cho đội
tuyển nữ quốc gia để tham gia thi đấu
thành công, đạt được mục tiêu đề ra. Tổ
chức tốt các giải bóng đá chuyên
nghiệp, kiên quyết đấu tranh với các
hiện tượng tiêu cực, bạo lực và thiếu
văn hóa trong hoạt động bóng đá.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, vận
động tài trợ, tạo nguồn tài chính để hỗ
trợ phát triển bóng đá phong trào và
tăng nguồn lực đầu tư cho bóng đá
chuyên nghiệp, đào tạo trẻ và các hoạt
động của Liên đoàn.
Các đại biểu cũng thông qua
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa
VII (nhiệm kỳ 2014-2018) trong đó
tăng cường ưu tiên cho công tác đào
tạo bóng đá trẻ, bóng đá nữ; đẩy mạnh
phong trào luyện tập và thi đấu bóng
đá trong các đối tượng và tầng lớp
nhân dân…
Về tài chính, phấn đấu nguồn thu
hàng năm của Liên đoàn đạt 100-130 tỷ
đồng, công ty VPF đạt 100 tỷ đồng và
mỗi câu lạc bộ chuyên nghiệp đạt 40-
50 tỷ đồng. Mục tiêu cụ thể cũng được
đặt ra cho đội tuyển nam quốc gia là
vào chung kết SEA Games 28 (2017)
và AFF Suzuki Cup 2014, 2016, đứng
nhì bảng vòng loại khu vực của World
Cup 2018. Trong khi đó, đội tuyển nữ
quốc gia được đặt mục tiêu Vô địch
SEA Games 28, giành HCV giải Vô
địch Đông Nam Á 2014, 2016 và giành
quyền tham dự Vòng chung kết World
Cup 2015.
Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ông
Lê Hùng Dũng làm Chủ tịch VFF với
hơn 96% số phiếu bầu.
Đ.n
Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII
Chiều 26/3, tại Hà Nội, Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL đã tổ chức
MíttinhKỷniệm83nămNgàythànhlập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cùng đông đảo đoàn
viên thanh niên các chi đoàn đã tới dự.
Phát biểu tại lễ mít tinh, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh biểu dương và ghi
nhận những kết quả mà Đoàn Thanh
niên Bộ đã đạt được trong những năm
vừa qua, đặc biệt là công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, phong trào thanh
niên xung kích, tình nguyện đều có
những bước phát triển tích cực.
Bộ trưởng yêu cầu năm 2014 Đoàn
Thanh niên phải phát huy rõ tinh thần
“Xung kích, tình nguyện, trách nhiệm,
kỷ cương, tiết kiệm, hiệu quả” và coi
đây là phương châm hành động của
Đoàn Bộ để tạo những thành tích cao
hơn nữa cho phong trào đoàn; phấn đấu
năm 2014 phải có 15 đồng chí đoàn
viên đạt tiêu chuẩn là những gương mặt
đoàn tiêu biểu để xứng đáng là lực
lượng tiên phong của phong trào Đoàn,
xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng
và Nhân dân Việt Nam.
Tại lễ mít tinh, các đoàn viên thanh
niên đã cùng nhau ôn lại truyền thống
cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam 83
năm qua cũng như truyền thống vẻ
vang của lớp lớp thanh niên ngành
VHTTDL.
pV
Đoàn Thanh niên Bộ VHTTDL mít tinh
Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn
6 số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
- Tại Quyết định số 803/QĐ-
BVHTTDL ngày 21/3/2014, Bộ
VHTTDLcho phép Bảo tàng Lịch sử
quốc gia phối hợp với Bảo tàng quốc
gia Hàn Quốc ký kết và triển khai
Hợp đồng tổ chức trưng bày “Buổi
đầu của nền văn hóa cổ Việt Nam”
tại Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc.
Thời gian từ tháng 3-11/2014.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 806/QĐ-BVHTTDL ngày
24/3/2014 chuyển Trung tâm Bồi
dưỡng nghiệp vụ và dịch vụ văn hóa,
thể thao, du lịch thuộc Cơ quan đại
diện Bộ VHTTDL tại TP Hồ Chí
Minh thành Trung tâm Bồi dưỡng
nghiệp vụ văn hóa, thể thao, du lịch
trực thuộc Cục Công tác phía Nam,
Bộ VHTTDL.
- Ngày 24/3/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 808/QĐ-
BVHTTDL quy định chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm Mỹ thuật ứng dụng thuộc
Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí
Đồng Nai.
- Tại Quyết định số 838/QĐ-
BVHTTDL ngày 25/3/2014, Bộ
VHTTDL cho phép Sở VHTTDL
tỉnh Bến Tre phối hợp với Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh khai quật ngôi mộ cổ ở khu
phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre. Thời gian khai
quật: Từ ngày 15/4/2014 đến ngày
15/5/2014, diện tích khai quật:
100m2. Trong thời gian khai quật các
cơ quan được cấp giấy phép có trách
nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về
việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa
phương, không công bố những kết
luận khi chưa được cơ quan chủ quản
và Cục Di sản văn hóa đồng ý.
Những hiện vật thu thập được trong
quá trình khai quật giao cho Bảo tàng
tỉnh Bến Tre giữ gìn, bảo quản; khi
bàn giao phải có biên bản giao nhận,
tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 845/QĐ-BVHTTDL ngày
26/3/2014, Giao Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với
Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại
học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức
Festival Mỹ thuật trẻ 2014 tại Hà
Nội, từ 20/8/2014 đến 05/9/2014.
- Ngày 26/3/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 867/QĐ-
BVHTTDL, giao Nhà hát Ca, Múa,
Nhạc Việt Nam chủ trì xây dựng và
tổ chức thực hiện kịch bản Lễ Khai
mạc, Bế mạc Đại hội TDTT toàn
quốc lần thứ VII năm 2014.
tHtt
VăN BảN mớI
Ngày 25/3, Bộ VHTTDL đã có
Công văn số 900/BVHTTDL-DSVH
trình Thủ tướng Chính phủ cho phép
làm các thủ tục cần thiết đối với 2 di
sản văn hóa quan trọng của Việt Nam,
đó là “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” có
tên gọi cũ là “Kéo co truyền thống” và
“Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của
người Việt” - tên gọi cũ là “Nghi lễ
Chầu văn của người Việt”. Theo đó, hồ
sơ “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” sẽ
được gửi tới Hàn Quốc trước ngày 27/3
để tổng hợp, xây dựng hồ sơ đa quốc
gia. Còn với hồ sơ “Tín ngưỡng thờ
Mẫu Tam phủ của người Việt” sẽ được
gửi tới Tổ chức Giáo dục, khoa học và
văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
trước ngày 31/3.
Về hồ hơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ của người Việt”, Bộ
VHTTDL cho biết: Trong quá trình
nghiên cứu xây dựng hồ sơ, Ban Chỉ
đạo xây dựng hồ sơ đã tham khảo ý
kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc
gia và thấy rằng tên gọi “Nghi lễ Chầu
văn của người Việt” như trong danh
sách dự kiến lập hồ sơ trình UNESCO
không phản ánh được hết đặc trưng, giá
trị của di sản. Trên cơ sở ý kiến tư vấn
của các thành viên Hội đồng, Bộ
VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng
Chính phủ cho phép đổi tên hồ sơ
thành “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
của người Việt” để thể hiện chính xác
nội dung, đầy đủ giá trị của hiện tượng
văn hóa này, đáp ứng các tiêu chí của
UNESCO đối với di sản đệ trình vào
Danh sách di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại. Hồ sơ này cũng
đã được hoàn chỉnh theo kết luận của
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Với hồ sơ “Kéo co truyền thống”,
sau các cuộc họp chuyên gia của 4
nước tham gia, tên hồ sơ được khuyến
nghị đổi thành “Nghi lễ và trò chơi Kéo
co” để phản ánh được rõ nét hơn tính
truyền thống, đồng thời phù hợp với
đặc thù của loại hình di sản này ở mỗi
nước tham gia. Riêng về phim tư liệu
10 phút tại dự thảo, Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam, đơn vị chủ trì
lập hồ sơ đã kiến nghị với phía Hàn
Quốc không đưa bản đồ vào hồ sơ và
đã được chấp thuận. Hồ sơ “Nghi lễ và
trò chơi Kéo co” đã được hoàn thiện
theo yêu cầu của Hội đồng Di sản văn
hóa quốc gia, đáp ứng các quy định của
UNESCO và đã được 3 nước cùng
tham gia gồm Hàn Quốc, Campuchia,
Philippines đồng thuận.
ĐềnghịThủtướngChínhphủchophéplàmthủtục
2hồsơdisảnvănhóaquantrọng
Sự kiện vấn đề
7số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn
khẳng định: Ngay từ khi bắt đầu triển
khai, qua quá trình thích ứng với thực
tế, đến nay, Chương trình đã thể hiện rõ
nhu cầu, yêu cầu, sự gắn bó mật thiết
không thể thiếu trong đời sống kinh tế-
xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh
chủ quyền biên giới. Những dấu chân
của người chiến sỹ biên phòng in dấu,
mang theo lời ca, tiếng hát, cái chữ, tình
cảm, tấm lòng, vượt qua suối sâu, đèo
cao, biển cả đến với bà con, về với buôn,
sóc, bản, làng, ấp nơi biên cương, góp
phần vững chắc thêm thế trận lòng dân
bằng văn hoá.
Cùng với hiệu quả hoạt động của
ngành văn hóa ở các địa phương,
chương trình phối hợp giữa Bộ
VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng đã tạo nên diện mạo mới về văn
hóa, thông tin, thể thao và du lịch vùng
biên giới đúng như mục tiêu ban đầu
cũng như các mục tiêu bổ sung. Đồng
thời, chương trình đã góp phần cải thiện,
nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của
đồng bào các dân tộc ở khu vực biên
giới, qua đó nâng cao dân trí, thúc đẩy
phát triển sản xuất, cải thiện đời sống
nhân dân. Qua 20 năm thực hiện,
chương trình phối hợp này đã góp phần
tích cực xây dựng thế trận quốc phòng,
an ninh, giữ vững trận địa tư tưởng, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
vững chắc chủ quyền an ninh biên giới
quốc gia, hòa bình, hữu nghị cùng phát
triển với các nước láng giềng.
Thực hiện chương trình phối hợp,
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các
tỉnh/thành đã phối hợp với ngành văn
hóa thành lập các tổ, đội tuyên truyền
văn hóa nhằm đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng hoạt động thông tin, cổ động,
văn hóa nghệ thuật trên địa bàn biên
giới. Các tổ, đội tuyên truyền văn hóa
này đã khẳng định hiệu quả hoạt động,
phục vụ hàng triệu lượt người, đặc biệt
là tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh mà
ngành văn hóa chưa vươn tới được. Đặc
biệt là tại các điểm nóng trên tuyến biên
giới như Điện Biên, Sơn La, Nghệ An,
Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận...
các đội tuyên truyền văn hóa bằng các
hình thức tuyên truyền, kịp thời biểu
diễn văn hóa nghệ thuật lồng ghép với
vận động đã góp phần ổn định đời sống
tinh thần của nhân dân. Các tổ, đội tuyên
truyền văn hóa này cũng đã cùng với
ngành văn hóa địa phương sưu tầm, gìn
giữ, phát huy vốn văn hóa truyền thống,
đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt văn
hóa, lễ hội truyền thống.Trong đó, 2 bên
đã cùng chung tay khôi phục được một
số hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian
đậm chất lễ nghi như lễ cầu ngư, lễ
xuống thuyền, lễ cá ông, lễ khao lề thế
lính... của nhân dân các vùng biển Hải
Phòng, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,
Quảng Ngãi, Bình Định... Thông qua
việc tham gia các lễ hội truyền thống,
nhất là ở vùng biển đảo, nhiều đội tuyên
truyền văn hóa đã phối hợp tuyên tuyền,
khẳng định chủ quyền an ninh biên giới
quốc gia, chủ quyền biển đảo của Tổ
quốc. Hiện nay, Bộ VHTTDL cùng với
Bộ đội biên phòng đang thực hiện đề án
bảo tồn dân tộc Chứt ở bản RàoTre, dân
tộc La Hủ (Mường Tè, Lai Châu), tộc
người Đan Lai (Con Cuông, Nghệ An),
người Rục ở Quảng Bình.
Đặc biệt, đến nay 100% các đồn
biên phòng đã có các thiết chế văn hoá
như phòng Hồ Chí Minh, phòng đọc
sách báo; các đồn biên phòng và hầu hết
các xã, bản lân cận đã được nghe
chương trình phát thanh, xem truyền
hình, một số đồn đã được lắp hệ thống
tiếp sóng FM, trạm thu phát lại truyền
hình, điện thoại, internet. Trên toàn
tuyến biên giới, bờ biển đã hình thành
mạng lưới thư viện, tủ sách với trên 400
tủ sách đồn biên phòng, hàng ngàn tủ
sách, ngăn sách ở các trung tâm xã, bưu
điện. Ở nhiều tỉnh/thành thường xuyên
tổ chức các hoạt động luân chuyển sách,
phòng đọc biên giới để bộ đội, nhân dân
vùng biên giới cùng tìm hiểu, cập nhật
kiến thức cũng như chủ trương, chính
sách mới của Đảng, Nhà nước.
Trong giai đoạn 2014-2020, chương
trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL với
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xác định
rõ mục tiêu tiếp tục củng cố, kiện toàn
tổ chức, hoạt động của các tổ, đội tuyên
truyền văn hóa; từng bước xây dựng địa
bàn biên giới, hải đảo là các địa chỉ bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống đặc sắc của từng dân tộc, là điểm
đến hấp dẫn khách du lịch trong và
ngoài nước...
Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng
Phạm HuyTập, Chính ủy BĐBPđã trao
Kỷ niệm chương “Vì chủ quyền An
ninh biên giới” cho Bộ VHTTDL. Thay
mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn cũng trao Kỷ niệm
chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể
thao và Du lịch” cho Bộ Tư lệnh BĐBP.
trần nguyện
Tổngkết20nămchươngtrìnhphốihợp... (Tiếp theo trang 1)
Trước đó, được sự cho phép của
Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số
8868/VPCP-KGVX ngày 05/11/2012
về danh sách di sản văn hóa phi vật thể
dự kiến lập hồ sơ “Tín ngưỡng thờ
Mẫu Tam phủ của người Việt” và Công
văn số 9889/VPCP-KGVX ngày
21/11/2013 về việc xây dựng hồ sơ đa
quốc gia “Nghi lễ và trò chơi Kéo co”,
Bộ VHTTDL đã phối hợp với các địa
phương liên quan tổ chức xây dựng hồ
sơ đệ trình UNESCO xét đăng ký vào
Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại năm 2015.
tHế Hùng
8 số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
Ngày 26/3, Bộ VHTTDL đã ban
hành Kế hoạch số 919/KH-BVHTTDL
về việc tổ chức các hoạt động nhân dịp
5 năm thực hiện Quyết định số
1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hóa
các dân tộc Việt Nam (19/4/2009-
19/4/2014) tại Làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam. Theo kế hoạch,
các hoạt động nhân dịp 5 năm thực hiện
Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày
17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt
Nam” sẽ diễn ra từ ngày 15-20/4/2014
tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
và một số địa điểm khác tại trung tâm
Hà Nội để tổ chức Hội nghị, Hội thảo
trong phạm vi nội dung hoạt động của
sự kiện.
Đây là hoạt động thiết thực chào
mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt
Nam (19/4) với chủ đề “Bản sắc Văn
hóa Việt Nam”. Các nội dung hoạt động
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc, trong
đó có tinh hoa, nét độc đáo về văn hóa
ẩm thực các dân tộc Việt Nam.
Nhân dịp này, tiến hành sơ kết, đánh
giá kết quả thực hiện, đồng thời xác
định phương hướng, biện pháp thực
hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày
17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ
trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời
tăng cường công tác quảng bá, giới
thiệu về Làng Văn hoá - Du lịch các dân
tộc Việt Nam, hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam với du khách trong
nước và quốc tế.
Hội thảo “Xây dựng Đề án tổ chức
các sự kiện thường niên tại Làng Văn
hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai
đoạn 2015-2020” (09h00-12h00 ngày
17/04/2014 tại trụ sở Bộ VHTTDL). Tổ
chức tọa đàm, trao đổi, tham luận giữa
các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học
tham dự Hội thảo nhằm hoàn thiện và
xây dựng hệ thống các chủ đề, nội dung
hoạt động cho các sự kiện thường niên
tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Ngày
hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc
nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm;
Các hoạt động chào mừng Ngày Văn
hóa các dân tộc Việt Nam với chủ đề
“Bản sắc Văn hóa Việt Nam”; Sự kiện
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di
sản Văn hóa Việt Nam”).
Điểm nhấn của các chuỗi hoạt động
là Hội nghị - Hội thảo sơ kết 5 năm thực
hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày
17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt
Nam” (08h30-17h00 ngày 18/4/2014
tại một địa điểm trong nội thành Hà Nội
và Không gian Làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn
Tây, Hà Nội).
Trong 05 ngày, từ ngày 15-
20/4/2014 giới thiệu không gian văn hóa
ẩm thực các dân tộcViệt Nam tại Không
gian làng III, Làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn
Tây, Hà Nội. Giới thiệu không gian văn
hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam, ẩm
thực tiêu biểu của các vùng Bắc, Trung,
Nam, trong đó điểm nhấn là: Ẩm thực
của một số dân tộc có đặc trưng ẩm thực
tiêu biểu như: Thái, Tày, Mường,
H’Mông, Kinh, Hoa, Khmer... Trong
các ngày giới thiệu văn hóa ẩm thực,
Ban Tổ chức sẽ tổ chức 3-4 buổi trình
diễn, giới thiệu về một số món ăn tiêu
biểu của các dân tộc, vùng miền (giới
thiệu nét độc đáo của món ăn, nguyên
liệu, cách thức chế biến món ăn...).
H.p
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”
Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông
báo số 865/TB-BVHTTDL thông báo
kết luận của Thứ trưởng Bộ VHTTDL
Hồ Anh Tuấn về dự án các hạng mục
tranh, tượng trang trí công trình Nhà
Quốc hội.
Theo đó, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh
và Triển lãm, Ban Quản lý dự án các
hạng mục tranh, tượng trang trí công
trình Nhà Quốc hội khẩn trương triển
khai theo đúng quy định của pháp luật,
đảm bảo chất lượng, tiến độ của Dự án
theo Kế hoạch đấu thầu Dự án các hạng
mục tranh, tượng trang trí công trình
Nhà Quốc hội được Bộ trưởng Bộ
VHTTDL phê duyệt tại Quyết định số
326/QĐ-BVHTTDL ngày 20/02/2014
và Dự án các hạng mục tranh, tượng
trang trí công trình Nhà Quốc hội được
Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt tại
Quyết định số 3479/QĐ-BVHTTDL
ngày 07/10/2013.
Thời gian còn lại ngắn, khối lượng
công việc nhiều, đặc biệt là khâu sáng
tác, thể hiện tác phẩm nghệ thuật, do đó
Thứ trưởng đề nghị Chủ đầu tư, Hội
đồng nghệ thuật thường xuyên cập nhật
tình hình, triển khai Dự án, tháo gỡ kịp
thời các vướng mắc theo thẩm quyền.
Xây dựng tiến độ chi tiết việc triển khai
Dự án đến ngày 20/7/2014, hoàn thành
các thủ tục về Hợp đồng với nhà thầu,
tác giả đúng quy định của pháp luật.
GiaoVụ Kế hoạch,Tài chính rà soát,
đôn đốc, phối hợp với Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh vàTriển lãm, Ban Quản lý dự
án các hạng mục tranh, tượng trang trí
công trình Nhà Quốc hội triển khai đúng
trình tự, thủ tục đảm bảo chất lượng, tiến
độ, đúng quy định của pháp luật.
Thứ trưởng đề nghị Ban Quản lý dự
án công trình Nhà Quốc hội xác nhận vị
trí, kích thước liên quan đến khuôn khổ
tranh, tượng trang trí để Ban Quản lý dự
án các hạng mục tranh, tượng trang trí
công trình Nhà Quốc hội triển khai đảm
bảo tiến độ của Dự án.
Hp
TriểnkhaidựáncáchạngmụctrangtrícôngtrìnhNhàQuốchội
9số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
Ngày 25/3, Bộ VHTTDL đã ban
hành Thông báo số 909/TB-
BVHTTDL về kết luận của Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp BCĐ tổ
chức triển khai 03 Đề án (Đề án Xây
dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hoá,
Thể thao và Du lịch đến năm 2020; Đề
án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng
viên trình độ cao trong lĩnh vực Văn
hoá nghệ thuật giai đoạn 2011-2020
và Đề án Đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo của các trường Văn hoá
nghệ thuật giai đoạn 2011-2020) của
ngành VHTTDL đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Bộ
trưởng ghi nhận, đánh giá cao tinh
thần làm việc của Vụ Đào tạo - đơn vị
chủ trì trong việc tổ chức thực hiện Kế
hoạch triển khai 03 Đề án năm 2013.
Cơ bản nhất trí với Báo cáo kết quả
triển khai thực hiện năm 2013 và dự
kiến Kế hoạch triển khai 03 Đề án
năm 2014.
Giao Vụ Đào tạo chủ trì, phối hợp
với các Tổng cục, Cục, Vụ chức năng
và các địa phương triển khai 03 Đề án
với các nội dung: Những nhiệm vụ
trong Kế hoạch triển khai 03 Đề án của
năm 2013 chưa thực hiện được, Bộ
trưởng yêu cầu tiếp tục triển khai, hoàn
thành trong năm 2014. Tập trung đầu
tư nâng cấp trường, phát triển mạng
lưới cơ sở đào tạo VHTTDL đảm bảo
đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và phù
hợp với Chiến lược phát triển nhân lực
Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch
mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học,
cao đẳng đến năm 2020.
Khẩn trương xây dựng tiêu chí các
trường trọng điểm, trong đó chú trọng
các tiêu chí đất đai, cơ sở vật chất,
trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu, chương trình giáo trình,
hợp tác quốc tế với các trường nước
ngoài, đào tạo sau đại học..., tập trung
cho ba trường, gồm: Đại học Sân
khấu-Điện ảnh Hà Nội, Đại học
TDTT Bắc Ninh, Cao đẳng Du lịch
Hà Nội. Chuẩn bị Công văn đề nghị
và xây dựng các tiêu chí cụ thể để đề
xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đưa Trường Đại
học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội vào
danh sách các cơ sở đào tạo trọng
điểm được xem xét thụ hưởng nguồn
vốn viện trợ phát triển của Ngân hàng
thế giới năm 2014.
Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài
chính thành lập đoàn kiểm tra đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
để khảo sát, tổng hợp nhu cầu của các
trường. Tập trung đầu tư cơ sở vật
chất cho các trường Cao đẳng nghề
Du lịch Cần Thơ và Cao đẳng nghề
Du lịch Đà Lạt. Tiếp tục triển khai
Chương trình mục tiêu quốc gia giáo
dục và đào tạo giai đoạn 2012-2015 về
thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008-2020”.
Tăng cường liên kết đào tạo giữa
các cơ sở đào tạo, giữa các trường
Trung ương và địa phương; tiếp tục
đổi mới, phát triển và hoàn thiện các
giáo trình dùng chung cho các môn
học phục vụ đào tạo, thực hiện dưới
các hình thức: tổ chức biên soạn, lựa
chọn, mua bản quyền của nước ngoài,
dịch và biên soạn lại các tài liệu của
nước ngoài. Tập trung công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong
lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên cơ sở Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
xây dựng Chương trình hành động
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo trong lĩnh vực VHTTDL,
trong đó chú trọng đào tạo tài năng
trẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao,
trình Ban Cán sự Đảng.
Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài
chính xây dựng chi tiết, cụ thể Kế
hoạch 2015 triển khai 03 Đề án để xin
ý kiến Ban Chỉ đạo và bố trí cuộc họp
Ban Chỉ đạo vào tháng 6/2014.
H.p
Triểnkhai3ĐềáncủangànhVHTTDLđãđượcThủtướngphêduyệt
Phê duyệt Đề án
tổ chức Festival
mỹ thuật trẻ 2014
tại Hà Nội
Tại Quyết định số 846/QĐ-
BVHTTDL ngày 26/3/2014, Bộ
VHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức
Festival Mỹ thuật trẻ 2014 tại Hà Nội.
“Festival Mỹ thuật trẻ 2014” là
tên gọi của Đề án với quy mô toàn
quốc sẽ diễn ra vào tháng 8/2014 tại
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Dự kiến tại đây trưng bày khoảng
200 tác phẩm chọn lọc của các nghệ
sỹ trẻ có độ tuổi từ 18 đến 35 giới
thiệu, trưng bày các tác phẩm xuất
sắc mới sáng tác trong vòng 3 năm
vừa qua (2011-2014). Sự kiện này
khẳng định sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước của Bộ VHTTDL đối với
lực lượng sáng tác mỹ thuật trẻ,
những người sẽ làm nên những tác
phẩm, những dự án nghệ thuật cho
hôm nay và mai sau, góp phần đưa
nền mỹ thuật Việt Nam ngày càng
phát triển hiện đại.
n.H
10 số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
Trong khuôn khổ Ngày hội du
lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 10,
ngày 27/3, UBND TP. Hồ Chí Minh
tổ chức Hội nghị Định hướng hợp tác
phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí
Minh và các địa phương.
Các đại biểu đã thảo luận và
thống nhất các giải pháp thực hiện
hợp tác phát triển du lịch trong từng
lĩnh vực như quản lý Nhà nước,
quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo
nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm
du lịch và đầu tư phát triển du lịch.
Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh và các địa
phương sẽ tích cực, chủ động hợp
tác phát triển các sản phẩm du lịch
theo hướng khai thác, đầu tư nâng
cấp các sản phẩm du lịch truyền
thống, đồng thời đầu tư xây dựng
sản phẩm du lịch mới gắn liền với
sản phẩm du lịch truyền thống; đa
dạng hóa các sản phẩm và các loại
hình du lịch, phát huy liên kết vùng,
liên kết trong phát triển sản phẩm du
lịch; tập trung đầu tư tôn tạo và khai
thác tài nguyên du lịch, tạo các sản
phẩm du lịch đặc thù.
Trong công tác đầu tư phát triển
du lịch, các địa phương cần chú
trọng bảo vệ môi trường, cảnh quan
và hệ sinh thái đa dạng; tôn tạo và
nâng cấp các di tích, di sản để phát
huy giá trị và khai thác phục vụ du
lịch hiệu quả...
Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí
Minh và các địa phương tập trung
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng
bá du lịch, mở rộng phạm vi thị
trường quảng bá ra nước ngoài. Đặc
biệt, các địa phương tăng cường quản
lý Nhà nước về du lịch, thực hiện
quản lý và kiểm soát hoạt động du
lịch, đẩy mạnh huy động và quản lý
sử dụng các nguồn lực đảm bảo thực
hiện các mục tiêu phát triển.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh,
với vai trò là trung tâm, đầu tàu của
ngành du lịch cả nước, trong thời
gian tới, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp
tục phát huy có hiệu quả hợp tác với
các địa phương trong và ngoài nước
để phát triển du lịch, tạo điều kiện
môi trường thuận lợi nhất cho các
doanh nghiệp phát huy sự hợp tác
thực chất và bền vững.
H.p
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
888/BVHTTDL-VHDT ngày 24/3
hướng dẫn Sở VHTTDL các tỉnh triển
khai Chương trình cấp ấn phẩm VHTT
phù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số,
các xã khu vực III, các trường Phổ
thông dân tộc nội trú thuộc Dự án Tăng
cường đầu tư, xây dựng, phát triển hệ
thống thiết chế văn hoá thể thao cấp
huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới và hải đảo năm 2014. Theo
đó, văn bản hướng dẫn các nội dung
gồm: định hướng về cơ cấu, chủ đề nội
dung ấn phẩm; quy cách, nguyên tắc
cấp phát ấn phẩm; địa chỉ cấp phát ấn
phẩm và kinh phí thực hiện; quản lý và
phát huy hiệu quả ấn phẩm ở cơ sở; địa
chỉ đơn vị cung cấp ấn phẩm; yêu cầu
về thông tin, báo cáo tình hình thực
hiện Chương trình.
Nội dung ấn phẩm cung cấp phải
đảm bảo tính thời sự, phục vụ thiết thực
cho công tác văn hoá-thông tin ở cơ sở;
cân đối giữa các chủ đề, loại hình ấn
phẩm. Chủ đề chính trị, chính sách,
pháp luật chiếm 30% số loại ấn phẩm
cung cấp, nội dung tuyên truyền, phổ
biến Hiến pháp năm 2013; phổ biến
chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp - nông thôn; chính sách
tôn giáo; chính sách dân tộc; các quy
định về hôn nhân và gia đình, bình
đẳng giới, di sản văn hoá; tuyên truyền
về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chủ đề văn hoá, xã hội chiếm 45% số
loại ấn phẩm cung cấp, nội dung tuyên
truyền, vận động bài trừ hủ tục xây
dựng nếp sống văn minh gia đình, làng,
bản văn hoá, phòng, chống tệ nạn xã
hội, bạo lực gia đình, rủi ro thiên tai.
Chủ đề nông nghiệp, khoa học và đời
sống chiếm 25% số loại ấn phẩm cung
cấp, nội dung phổ biến kiến thức, kinh
nghiệm về bảo vệ tài nguyên - môi
trường, chăm sóc sức khoẻ cho vật
nuôi, cây trồng; giới thiệu mô hình
canh tác, chăn nuôi có hiệu quả phù
hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng
tiếp cận ở vùng miền núi, dân tộc thiểu
số.
Kế hoạch triển khai Chương trình
từ tháng 3-5/2014, căn cứ định hướng
cơ cấu, chủ đề nội dung, hình thức ấn
phẩm, địa chỉ cấp phát ấn phẩm, kinh
phí được phân bổ theo thông báo, Sở
VHTTDL các tỉnh tiến hành khảo sát,
lựa chọn danh mục ấn phẩm và đơn vị
đặt hàng; lập danh mục, kế hoạch cấp
phát ấn phẩm; dự toán đặt hàng sản
xuất, cung cấp ấn phẩm; trình cấp có
thẩm quyền tại địa phương phê duyệt.
Tháng 6-12/2014, các đơn vị được giao
thực hiện Chương trình ký hợp đồng
đặt hàng sản xuất ấn phẩm và thực hiện
cấp phát ấn phẩm đến địa chỉ hưởng lợi
theo kế hoạch. Từ tháng 01-02/2015, tổ
chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện Chương trình.
H.p
Cấp ấn phẩm VHTT cho các xã dân tộc trọng điểm
Hợp tác du lịch giữa TP. Hồ Chí minh với các địa phương
Sự kiện vấn đề
11số 1069 l 03.4.2014
quản lý nhà nước
Ngày 24/3, Bộ VHTTDL đã có
Công văn số 872/BVHTTDL-DSVH
đề nghị UBND tỉnh Điện Biên tạo điều
kiện để Sở VHTTDL, Ban quản lý Dự
án Di tích Điện Biên Phủ cùng các cơ
quan chức năng có liên quan của tỉnh
triển khai kịp thời một số công việc
hoàn thành xây dựng và trưng bày Bảo
tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ đúng
dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ đảm bảo chất lượng.
Các công việc cụ thể:
Kinh phí cho việc triển khai kế
hoạch sưu tầm bổ sung hiện vật phục
vụ trưng bày Bảo tàng theo nội dung
trưng bày đã được phê duyệt, đồng thời
tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành,
nhất là Bộ Quốc phòng, để được hỗ trợ
giải quyết nhu cầu sưu tầm hiện vật cho
trưng bày Bảo tàng; Khẩn trương
nghiên cứu biên soạn nội dung thuyết
minh trưng bày Bảo tàng Chiến thắng
Điện Biên Phủ và tổ chức bồi dưỡng,
tập huấn để đội ngũ cán bộ, thuyết
minh viên có đủ năng lực đáp ứng yêu
cầu hoạt động sau khi khánh thành,
đồng thời nghiên cứu xây dựng các
chương trình giáo dục phù hợp với các
đối tượng khách tham quan nhằm phát
huy hiệu quả trưng bày của Bảo tàng;
Các đơn vị liên quan tập trung hoàn
thành sớm việc thi công trưng bày để
có điều kiện tổ chức xin ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học, các nhân
chứng lịch sử phục vụ việc chỉnh lý,
hoàn thiện trưng bày trước thời điểm
khánh thành Bảo tàng.
n.H
Trưng bày Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế cho
biết, Festival Huế lần thứ 8 - 2014 sẽ
khai mạc vào ngày 12/4/2014 và kết
thúc ngày 20/4/2014. Chủ đề của
Festival Huế lần thứ 8 - 2014 là “Di sản
văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Festival Huế 2014 quy tụ các chương
trình nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng
cho những vùng văn hóa và các thành
phố cố đô của Việt Nam, giới thiệu
nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và
các làn điệu dân ca độc đáo của Huế;
các chương trình nghệ thuật truyền
thống và đương đại chất lượng cao diễn
ra hàng đêm tại các sân khấu ở Đại
Nội, CungAn Định, các sân khấu cộng
đồng khắp các vùng thị trấn, vùng xa
của tỉnh Thừa Thiên Huế và các
chương trình biểu diễn giao lưu đặc
biệt dành cho những người không có
điều kiện tham dự Festival đang ở tại
các bệnh viện, nhà máy…
Công tác chuẩn bị cho Festival Huế
2014 đang được tỉnh Thừa Thiên Huế
khẩn trương thực hiện. Công tác tuyên
truyền, giới thiệu và quảng bá về
Festival Huế 2014 gắn với tuyên truyền
xúc tiến, quảng bá về văn hóa du lịch
đã được triển khai tích cực ngay từ đầu
năm 2013. Trong đó, tập trung cho
công tác tuyên truyền, quảng bá bằng
hình thức cổ động trực quan, qua hoạt
động đối ngoại, xúc tiến du lịch. Đã tổ
chức các hoạt động quảng bá xúc tiến
du lịch tại một số hội chợ, hội nghị
trong nước và quốc tế, tổ chức đón các
đoàn Famtrip, Presstrip từ TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh tìm hiểu và quảng bá,
khảo sát tour tuyến đến Huế trong thời
gian diễn ra Festival.
Đối với công tác chuẩn bị cơ sở lưu
trú - bố trí phòng nghỉ cho đại biểu, đơn
vị nghệ thuật: Hiện nay, SởVHTTDLđã
tổng hợp, cung cấp thông tin các cơ sở
lưu trú, nắm số lượng cơ sở lưu trú, số
lượng phòng, giường để Ban Tổ chức
lên kế hoạch chủ động đặt phòng và bố
trí phòng nghỉ cho các đại biểu, các đoàn
nghệ thuật về dự Festival đảm bảo phù
hợp với lịch trình biểu diễn, tham gia các
hoạt động của các đại biểu và đoàn nghệ
thuật. Hiện tại, Thừa Thiên Huế có 526
cơ sở lưu trú với 9.925 phòng, 16.843
giường. Trong đó đã tiến hành khảo sát,
đặt chỗ một số khách sạn 5 sao và các
khách sạn có chất lượng cao để tổ chức
các hoạt động trọng tâm trong Festival
như Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn
hóa các nước ASEAN + 3, Liên hoan
Ẩm thực quốc tế, Liên hoan Múa quốc
tế, Giải Golf Festival, Giải Quần vợt vô
địch đồng đội quốc gia…
Đối với việc thẩm định các chương
trình nghệ thuật, trưng bày triển lãm:
Căn cứ vào chức năng quản lý văn hóa
Nhà nước quy định, Sở VHTTDL
Thừa Thiên Huế đã hướng dẫn, phối
hợp với Trung tâm Festival theo dõi,
thẩm định các chương trình nghệ thuật
của các đoàn nghệ thuật trong nước và
nước ngoài, hoạt động trưng bày triển
lãm trong khuôn khổ Festival Huế
2014 theo đúng các quy định hiện
hành. Ngoài các chương trình do Ban
Tổ chức trực tiếp chỉ đạo, tất cả các
chương trình nghệ thuật, triển lãm đều
được Sở hướng dẫn lập hồ sơ cấp phép,
thẩm định, đảm bảo về mặt nội dung và
chất lượng.
Ngoài ra, Sở VHTTDL cũng đã chỉ
đạo các đơn vị chuyên môn liên quan
tăng cường các biện pháp, giải pháp
quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch, đảm bảo môi trường du lịch
trong sạch, lành mạnh trong những
ngày cao điểm diễn ra Festival, không
để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá tùy
tiện, công khai đường dây nóng ở một
số địa điểm công cộng tập trung nhiều
khách du lịch… để kịp thời xử lý các
hoạt động và bảo vệ, trợ giúp du khách
khi có yêu cầu.
H.Q
Chuẩn bị cho Festival Huế lần thứ 8 - 2014
12 số 1069 l 03.4.2014
Sự kiện vấn đề
Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ
về thăm làng cá Cát Hải - Cát Bà
(01/4/1959-01/4/2014) và khai trương
Du lịch Cát Bà đã diễn ra tối 30/3 tại
đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Sự kiện Bác Hồ về thăm làng cá
Cát Hải cách đây 55 năm thể hiện sự
quan tâm, chăm lo đặc biệt của Người
đối với đồng bào chiến sỹ huyện đảo.
Chuyến đi thăm làng cá của Bác đã trở
thành một phần thưởng, nguồn động
viên tinh thần vô cùng quý giá, cổ vũ
quân dân huyện đảo Cát Hải tiếp tục
phát huy truyền thống anh hùng, dũng
cảm kiên cường trong chiến đấu, cần
cù, sáng tạo trong lao động, xây dựng
quê hương ngày càng giàu đẹp, văn
minh, chủ động hội nhập quốc tế.
Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, là
một trong ba hòn đảo lớn nhất tại Việt
Nam, nằm cách thành phố Hải Phòng
60km về phía Đông và cách Thủ đô Hà
Nội 150km. Năm 2004, đảo Cát Bà đã
được Tổ chức Giáo dục, khoa học và
văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới và đang trên lộ trình trở thành công
viên địa chất toàn cầu và Di sản thiên
nhiên thế giới.
Đảo Cát Bà trở thành điểm đến du
lịch hấp dẫn vùng Đông bắc Tổ quốc.
Hướng tới một dịch vụ du lịch hoàn
hảo và chuyên nghiệp, Cát Bà đang
khắc phục những nhược điểm, kêu gọi
xã hội hoá, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch
vụ du lịch độc đáo mang thương hiệu
“Cát Bà đảo ngọc”.
Ngày 27/3 vừa qua, UBND huyện
Cát Hải đã chính thức khánh thành và
đưa vào sử dụng công trình kéo dài,
nâng cấp cầu tàu khách Cát Bà với tổng
mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Công trình
này có thể đáp ứng nhu cầu 4 tàu cập
bến cùng thời điểm, giảm ách tắc giao
thông, giảm thời gian chờ đợi tại bến
tàu, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách
đến tham quan, du lịch tại quần đảo Cát
Bà. Năm 2014, Cát Bà phấn đấu đón
khoảng 1.500.000 lượt khách thăm.
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 55
năm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát
Hải - Cát Bà, khai trương du lịch Cát Bà
là chuỗi các hoạt động như: biểu diễn
nghệ thuật “Cát Bà - Đảo ngọc tình
người” với nhiều tiết mục đặc sắc; lễ cầu
ngư truyền thống, ra quân của ngành
thủy sản đánh bắt cá vụ Nam, thả cá
giống thủy sản; phát động phong trào
nhân dân bảo vệ, nuôi trồng, phát triển
nguồn lợi thủy sản; Giải đua thuyền
rồng trên biển các tỉnh ven biển đồng
bằng sông Hồng tranh cúp Báo Hải
Phòng lần thứ 20. M.MinH
Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm
làng cá Cát Hải - Cát Bà và khai trương du lịch Cát Bà
Ngày 26/3, Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình
Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế,
đợt 1 năm 2014, bắt đầu từ ngày 26/3
đến 01/4/2014. Đặc biệt, trong Ngày
Giải phóng Huế 26/3, từ 07h-17h trong
ngày, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế mở cửa không thu vé đối với cán
bộ, nhân dân trong tỉnh và du khách là
người Việt Nam tham quan các điểm di
tích Huế.
Trong Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di
sản Huế đợt 1 năm 2014, Trung tâm
thực hiện nhiều chương trình ưu đãi,
khuyến mãi hấp dẫn cho du khách, các
công ty lữ hành và cộng đồng địa
phương. Cụ thể, khi đến thăm các di tích
thuộc khu di sản Huế, nếu khách mua
vé tham quan 3 điểm Hoàng cung Huế,
lăng Khải Định, lăng Minh Mạng sẽ
được miễn vé tham quan các điểm di
tích còn lại (bao gồm: lăng Thiệu Trị,
lăng Tự Đức và điện Hòn Chén); giảm
20% giá vé tham quan các điểm di tích
cho các đoàn khách có số lượng từ 10
người trở lên (mua 10 vé được giảm 2
vé); giảm 50% giá vé xem biểu diễn
Nhã nhạc tại Duyệt Thị Đường vào các
suất buổi sáng và buổi chiều; miễn phí
thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn từ 20
khách trở lên; miễn vé tham quan di tích
cho các đoàn sinh viên của các trường
đại học, cao đẳng (có giấy giới thiệu của
trường và giấy xác nhận của Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế); giảm 20%
giá dịch vụ xe điện đưa đón tham quan
khu vực Hoàng cung; giảm 10 - 20% giá
các dịch vụ (hàng lưu niệm, giải khát...)
trong các điểm tham quan của khu di
sản Huế.
Ngoài ra, du khách còn thưởng thức
một số hoạt động dịch vụ (miễn phí)
trong khu vực Hoàng cung Huế như:
trưng bày triển lãm các bộ sưu tập cổ vật
triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung
đình Huế (số 3 Lê Trực); sưu tập hiện
vật trang phục triều Nguyễn tại Tả Vu -
Đại Nội Huế; hoạt cảnh HoàngThái hậu
hồi cung tại khu vực Trường lang Tử
Cấm Thành; lễ đổi gác hàng ngày tại
phía trước Ngọ Môn; chương trình biểu
diễn Ca Huế hàng ngày tại cung Trường
Sanh; biểu diễn Tiểu nhạc hàng ngày tại
các góc Trường lang Tử Cấm Thành và
trong Vườn Cơ Hạ, giúp du khách có
thêm những trải nghiệm mới trong
không gian cung điện, thành quách cổ
xưa của Cố đô Huế.
Trong quý I/2014, lượng khách du
lịch đến Huế đạt 650.662 lượt, tăng
2,3% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc
tế 271.365 lượt khách, tăng 2,1%.
Doanh thu từ du lịch đạt khoảng trên
621 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Q.Việt
Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế
13số 1069 l 03.4.2014
Sự kiện vấn đề
Thông tin từ Tổng cục Du lịch
ngày 26/3 cho biết: Lượng khách
quốc tế đến Việt Nam trong quý I năm
2014 đã đạt hơn 2,3 triệu lượt, tăng
29,30% so cùng kỳ năm 2013. Tổng
doanh thu từ khách du lịch đạt 70.200
tỷ đồng, tăng 31,21% so cùng kỳ năm
trước. Lượng khách đến Việt Nam để
du lịch, nghỉ ngơi vẫn chiếm đa số với
hơn 1,4 triệu lượt người, tiếp đó là
người về Việt Nam thăm thân đạt
403.829 lượt... Khách quốc tế đến
Việt Nam đông nhất trong 3 tháng
đầu năm 2014 vẫn là khách Trung
Quốc với 587.475 lượt người, đứng
thứ 2 là khách đến từ Hàn Quốc, còn
khách Nhật Bản đông thứ 3. Lượng
khách đến từ Hồng Kông (Trung
Quốc) đến nước ta trong quý I/2014
tuy chỉ chỉ đạt 5.817 khách nhưng lại
là thị trường khách đạt mức tăng
trưởng cao nhất trong các thị trường
khách của Việt Nam so với cùng kỳ
quý I/2013...
Thống kê từ một số trọng điểm du
lịch của Việt Nam cũng cho thấy tín
hiệu rất tốt cho ngành du lịch nước
nhà. Cụ thể là tại Thừa Thiên Huế,
trong quý I, lượng khách du lịch đến
Huế đạt 650.662 lượt, tăng 2,3% so
cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế
271.365 lượt, tăng 2,1%. Doanh thu từ
du lịch đạt khoảng hơn 621 tỷ đồng.
Trong tháng 4/2014, tại Huế sẽ
diễn ra Festival Huế với chủ đề “Di
sản Văn hóa với hội nhập và phát
triển”, dự kiến sẽ thu hút 200.000 lượt
du khách, trong đó một nửa sẽ là du
khách quốc tế. Hiện Huế đang nỗ lực
chuẩn bị, sẵn sàng đón du khách trong
nước và quốc tế về dự Festiaval.
Riêng về du lịch, Thừa Thiên Huế sẽ
tổ chức thêm các tour du lịch phục vụ
du khách, trong đó có tour về làng cổ
Phước Tích, làng hoa giấy Thanh
Tiên, các sản phẩm du lịch cộng đồng
dựa vào sinh thái của người dân tộc
và khai thác bản sắc văn hóa của đồng
bào dân tộc Vân Kiều, Cơ Tu... ở
huyện miền núi A Lưới, Nam Đông.
Bình Thuận, một trong những
trọng điểm du lịch của khu vực Nam
Trung Bộ, trong tháng 3/2014 và cả
quý I/2014 hoạt động du lịch diễn ra
khá sôi động với một lượng lớn khách
quốc tế đến địa phương theo các tour
đặt trước. Trong tháng 3/2014, du lịch
Bình Thuận đã đón thêm 313.900 lượt
khách, tăng 8,9% so cùng kỳ năm
trước. Trong đó tính riêng khách du
lịch quốc tế có khoảng 38.950 lượt,
tăng 5,5% so cùng kỳ. Doanh thu từ
du lịch của Bình Thuận trong tháng
3/2014 đạt khoảng 650 tỷ đồng, tăng
22% so cùng kỳ và đưa doanh thu cả
quý I/2014 lên hơn 2.000 tỷ đồng.
Thời gian tới là thời điểm chuyển dần
sang mùa hè ở Việt Nam nên du lịch
biển luôn là lựa chọn hàng đầu của du
khách, nhất là khách nội địa, trong đó
Bình Thuận luôn là điểm đến được
nhiều du khách chọn lựa. Còn tại Thủ
đô Hà Nội, ước tính quý I/2014,
khách quốc tế lưu trú đạt hơn 500.000
lượt người, tăng 12,3%; khách nội địa
đến Hà Nội tăng 8,1% so cùng kỳ
năm trước...
Lượng khách du lịch nội địa trong
3 tháng đầu năm 2014 đạt 13,7 triệu
lượt khách, tăng 6,85% so cùng kỳ
năm 2013. Sau Tết Nguyên đán hàng
năm, lượng khách nội địa luôn tăng
cao bởi người dân tham gia các loại
hình du lịch hành hương, lễ hội. Dự
kiến trong tháng 4/2014 cũng là tháng
3 theo âm lịch, du lịch nội địa tiếp tục
là thời gian cao điểm bởi hàng triệu
lượt người sẽ hành hương dự Giỗ Tổ
Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng...
yến nHi
2,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I
Tối 30/3, tại Làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, BộTư lệnh Bộ đội Biên
phòng phối hợp tổ chức chương trình
giao lưu văn nghệ các đội tuyên truyền
tiêu biểu.
Tại buổi giao lưu, đại biểu, khán giả
đã được thưởng thức một chương trình
nghệ thuật độc đáo, đặc sắc do các đội
tuyên truyền văn hóa tiêu biểu của Bộ
đội biên phòng và các tỉnh thể hiện. Các
tác phẩm được biểu diễn tại buổi giao
lưu đã ngợi ca quê hương, đất nước
cũng như tinh thần vượt qua khó khăn,
hiểm nguy để bảo vệ biên cương Tổ
quốc của những người lính mang quân
hàm xanh như: “Giai điệu quê hương”,
“Khúc hát lính Biên phòng”, “Hoa rừng
quê em”, “Lý mười thương”, “Vó ngựa
biên cương”, “Đôi mắt Plâyku”, “Tiếng
đàn nứa Bản Rào tre”... Những lời ca,
bản nhạc, điệu múa thấm đẫm tình
người của những người lính Biên
phòng, cũng như của các chàng trai, cô
gái đến từ các tỉnh đã tạo nên bầu không
khí vui tươi và thể hiện mối quan hệ tốt
đẹp tình quân dân.
Chương trình giao lưu nhân Kỷ
niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên
Phủ, 55 năm Thành lập Bộ đội Biên
phòng; đồng thời nhằm động viên,
khích lệ các hoạt động tuyên truyền văn
hóa tiêu biểu để củng cố, xây dựng khối
đoàn kết toàn dân tộc. Chương trình còn
góp phần giới thiệu, quảng bá Làng Văn
hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam-
“ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân
tộc Việt Nam trong việc bảo tồn, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Đức MinH
Chương trình giao lưu văn nghệ
các đội tuyên truyền tiêu biểu
14 số 1069 l 03.4.2014
Sự kiện vấn đề
Lần công diễn thứ 4 vở nhạc kịch
đầu tiên trong nền âm nhạc Cách mạng
Việt Nam “Cô Sao” đã được Hội Nhạc
sĩ Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức tối 25/3,
tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La.
Đông đảo đồng bào các dân tộc Sơn
La đã có mặt cùng thưởng thức tác
phẩm âm nhạc nổi tiếng này.
Theo Ban Tổ chức, việc đưa vở
nhạc kịch Cô Sao về nơi tác phẩm hình
thành đã góp phần thỏa ước nguyện
của nhạc sĩ Đỗ Nhuận lúc sinh thời
cũng như niềm mong mỏi của nhân
dân muốn đưa “Cô Sao” về với Sơn
La. Đây cũng là lời tri ân gửi đến các
thế hệ chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu
và hy sinh ở mảnh đất này, nhân dịp
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ.
Vở nhạc kịch “Cô Sao” được nhạc
sĩ Đỗ Nhuận “thai nghén” trong thời
gian bị thực dân Pháp giam cầm tại
nhà tù Sơn La. Tác phẩm “Cô Sao”
được sáng tác trong thời gian 1960-
1963, có nội dung gắn liền với cuộc
sống đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La
và quá trình chống thực dân Pháp của
đồng bào nơi đây.
Vở nhạc kịch “Cô Sao” kể về một
người con gái Thái xinh đẹp, nhưng
mồ côi cha mẹ từ nhỏ làA Sao. Sau đó
cô bị kẻ xấu vu oan là có ma cà rồng
trong người nên phải trốn vào rừng
sống. Tại đây cô gặp Hà và Vân, hai
chiến sĩ cách mạng đã giúp A Sao có
thêm niềm tin, nghị lực vượt lên số
phận. “Cô Sao” được nhạc sĩ Đỗ
Nhuận lấy cảm hứng từ câu thơ: “Trên
đời ngàn vạn điều cay đắng/Cay đắng
chi bằng mất tự do” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh để làm tư tưởng chính của
vở nhạc kịch.
Trong lần công diễn thứ 4, diễn viên
chính vẫn là ca sĩ Hà Phạm Thăng Long
vai cô Sao, Mạnh Dũng vai cán bộ cách
mạng Hồng Hà... Tuy nhiên, quy mô
của dàn nhạc và dàn hợp xướng được
thu nhỏ còn 66 nghệ sĩ, nhạc công. Vở
nhạc kịch được trình diễn trong thời
lượng 90 phút với 3 màn. Thành phần
tham gia thực hiện gồm: Chỉ huy dàn
nhạc Honna Tetsuji; đạo diễn Huyền
Nga; biên đạo múa Nghệ sĩ Nhân dân
Anh Phương; đạo diễn âm nhạc nhạc sĩ
Đỗ Hồng Quân; chỉ huy đêm diễn Nghệ
sĩ Ưu tú Mạnh Chung…
Trước đó, vở nhạc kịch “Cô Sao”
đã được công diễn vào các năm 1965,
1976, 2012. Hải pHOng
Đưa vở nhạc kịch“Cô Sao”về với Sơn La
Tổng cục Du lịch vừa có văn bản
gửi các Sở VHTTDL, các doanh
nghiệp du lịch kế hoạch quảng bá, xúc
tiến du lịch năm 2014. Đây là các hoạt
động quảng bá, xúc tiến lớn do Tổng
cục Du lịch chủ trì tổ chức ở trong
nước và quốc tế. Đồng thời, Tổng cục
Du lịch cũng kêu gọi các địa phương,
doanh nghiệp quan tâm tham gia các
hoạt động xúc tiến, quảng bá này trên
cơ sở kế hoạch hoạt động cũng như thị
trường nguồn để góp phần nâng cao
hiệu quả quảng bá, xúc tiến của ngành
du lịch nước nhà.
Về hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước
ngoài, năm nay Tổng cục Du lịch tiếp
tục tham gia các Hội chợ du lịch quốc
tế thường niên quan trọng bắt đầu từ
tháng 6/2014 ở Thái Lan và kết thúc
vào tháng 3/2015 tại hội chợ ITB
Đức. Bên cạnh việc tham gia các hội
chợ du lịch quốc tế, Tổng cục Du lịch
cũng tham gia vào các chương trình
phát động thị trường để thúc đẩy phát
triển du lịch tại nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ, xúc tiến các loại hình du lịch
mới. Đặc biệt, trong năm 2014, Tổng
cục Du lịch và Cục Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) phối
hợp tổ chức thương hiệu du lịch Việt
Nam dưới hình thức triển lãm, trưng
bày giới thiệu các tác phẩm sơn mài
truyền thống, kết hợp với trưng bày,
quảng bá một số sản phẩm du lịch
làng nghề truyền thống về sơn mài
của Việt Nam tại Vương quốc Anh.
Năm 2014, Tổng cục Du lịch cũng
đón tiếp 10 đoàn khảo sát du lịch Việt
Nam đến từ nhiều thị trường trọng
điểm như Trung Quốc, Nhật Bản,
Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc...
Ở trong nước, Tổng cục Du lịch
cũng tham gia nhiều hoạt động quảng
bá, xúc tiến ở nhiều vùng, miền trên
cả nước. Cụ thể là trong tháng 4/2014,
Tổng cục Du lịch sẽ tham dự Hội chợ
du lịch quốc tế Việt Nam lần thứ 2
diễn ra tại Hà Nội. Đây là hội chợ du
lịch quốc tế quy mô lớn nhất miền Bắc
nước ta, năm nay có sự tham dự của
22 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong số
499 gian hàng đăng ký chính thức đến
thời điểm này có tới 150 gian quốc tế.
Mới bắt đầu diễn ra từ năm 2013, Hội
chợ du lịch quốc tế Việt Nam hướng
tới thị trường mua bán sản phẩm du
lịch kích cầu. Năm nay, hội chợ sẽ
kích cầu trực tiếp vào các tour du lịch
do liên minh kích cầu phía Bắc, Nam
và các công ty lữ hành với hàng ngàn
tour giảm giá sâu. Cũng trong năm
2014, Tổng cục Du lịch tiến hành
nhiều chương trình hỗ trợ phát triển
sản phẩm du lịch khác, trong đó có
nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng sản phẩm
du lịch vùng đồng bằng sông Cửu
Long, hỗ trợ phát triển sản phẩm du
lịch đường mòn Hồ Chí Minh... Đồng
thời tiếp tục tổ chức nhiều lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ
thuyết minh viên du lịch, nâng cao
Năm 2014, tiếp tục quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam
15số 1069 l 03.4.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 28/3, tạiTPHồ Chí Minh, Cục
Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Hội nghị
tổng kết một năm thực hiện Nghị định
số 79/2012/NĐ-CPngày 05/10/2012 của
Chính phủ, Thông tư số 03/2013/TT-
BVHTTDL ngày 28/01/2013 của Bộ
VHTTDL về các giải pháp tăng cường
công tác quản lý hoạt động nghệ thuật
biểu diễn.
Đây là lần đầu tiên một văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn ra đời đã thu hút sự quan
tâm của các nghệ sĩ, đơn vị biểu diễn
nghệ thuật trong cả nước và là hành lang
pháp lý quan trong cho các tổ chức, đơn
vị thực hiện. Tuy nhiên sau hơn 1 năm
thực hiện, các văn bản quy phạm pháp
luật này cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế.
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh
Thanh tra Bộ VHTTDL cho rằng, ưu
điểm của các văn bản mới này là tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp về việc xin
phép cũng như đơn giản hóa thủ tục tiếp
nhận các đơn vị nghệ thuật tại địa
phương. Tuy nhiên, việc thành lập các
doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ
thuật hiện nay rất dễ dàng. Vì vậy, một
số doanh nghiệp tổ chức biểu diễn sai
phạm bị tước giấy phép hoặc đình chỉ tổ
chức biểu diễn đã sẵn sàng thay đổi tên
doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động. Mặt
khác, nhiều địa phương khi cấp phép
tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật chủ yếu
dựa trên hồ sơ xin phép là chính, không
thẩm định thực tế chương trình biểu
diễn, do đó các đơn vị tổ chức biểu diễn
dễ có những sai phạm trong khi tổ chức.
Theo ông Nguyễn Văn Hàm, Phó
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng
Nam, việc cấp giấy phép công diễn, tổ
chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang hiện nay chủ yếu được thực
hiện qua việc thẩm định hồ sơ của các
tổ chức, cá nhân nên vẫn còn xảy ra tình
trạng vi phạm quảng cáo không đúng sự
thật, tổ chức biểu diễn không đúng nội
dung trong giấy phép. Bên cạnh đó, giấy
phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật cấp
cho các doanh nghiệp kèm theo nội
dung chương trình có quá nhiều tiết mục
và nghệ sỹ biểu diễn, nhưng lại không
quy định cụ thể số tiết mục, số nghệ sỹ
tham gia trong một đêm diễn. Điển hình
trong năm 2013, Sở đã phối hợp với các
lực lượng chức năng địa phương xử lý
nghiêm vụ lừa đảo trong biểu diễn nghệ
thuật, tổ chức chương trình và thu tiền
vé không đúng như nội dung quảng cáo
diễn ra vào tối 29/5/2013 tại thị trấn Hà
Lam (huyệnThăng Bình), xã HươngAn
(huyện Quế Sơn).
Đại diện một số tỉnh/thành khác
cũng cho biết, thời gian gần đây, tình
trạng một số đoàn nghệ thuật đến các cơ
quan, xí nghiệp, trường học thường
xuyên nài ép, vận động mua vé xem
biểu diễn gây bức xúc. Tình trạng biểu
diễn không thông báo vẫn còn diễn ra
tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hội
chợ... Một số quán cà phê mời ca sỹ về
hát dưới hình thức giao lưu với khán giả
không bán vé nhưng thực chất phụ thu
vào tiền nước của khách với giá cao và
khi tổ chức thường không thông báo.
Chương trình biểu diễn dựa vào các hội,
đoàn thể còn nhiều bất cập như đi vận
động quyên góp, bán vé gây phản ứng
trong nhân dân, trong khi chất lượng
chương trình chưa đảm bảo.
Thời gian qua, Cục nghệ thuật biểu
diễn cũng đã “mạnh tay” xử lý một số
cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về
hoạt động biểu diễn. Điển hình là việc
tạm dừng cho phép biểu diễn đối với
Lê Thị Huyền Anh (còn gọi là Bà
Tưng), ca sỹ Angela Phương Trinh
trên phạm vi toàn quốc vì ăn mặc phản
cảm; yêu cầu ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng
nghiêm khắc rút kinh nghiệm và điều
chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn
mực đạo đức.
Để đảm bảo hiệu quả trong việc thực
thi các giải pháp tăng cường công tác
quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn,
trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ có
những sửa đổi tại Thông tư 03 cho phù
hợp với thực tế xã hội. Bên cạnh đó, Bộ
tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối
với việc áp dụng, thi hành pháp luật về
nghệ thuật biểu diễn để kịp thời phát
hiện, xử lý sai phạm. Bộ cũng yêu cầu
các đơn vị liên quan hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về nghệ
thuật biểu diễn; tập trung kiểm duyệt,
tăng cường năng lực Hội đồng nghệ
thuật; công khai, minh bạch, tăng cường
tính liên kết hệ thống thông tin, cấp
phép, xử lý vi phạm; tăng cường giám
sát, kiểm tra các công ty, ca sỹ, người
mẫu đã từng vi phạm.
MinH HạnH
Tăng cường quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn
trình độ ngoại ngữ cho các bộ, người
lao động làm cồng tác du lịch...
Trong năm 2013, chương trình
kích cầu do Bộ VHTTDL đã góp phần
quan trọng vào việc hoàn thành các
mục tiêu quan trọng của ngành du lịch
nước nhà. Nhiều địa phương đã tích
cực triển khai chương trình kích cầu
du lịch 2013, góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch địa phương, đồng thời
giúp cho nhiều doanh nghiệp vượt qua
khó khăn, thách thức do tác động của
suy thoái kinh tế. Trong năm 2014,
Việt Nam phấn đấu đón 8 triệu lượt
khách quốc tế; phục vụ 37,5 triệu lượt
khách nội địa. Bộ VHTTDL đánh giá
rằng, nhiều nội dung của chương trình
kích cầu du lịch năm 2013 vẫn còn có
nhiều giá trị thực tiễn trong năm 2014,
nên chương trình kích cầu du lịch gắn
với việc thúc đẩy các ngành dịch vụ
năm 2013 vẫn được tiếp tục triển khai
trong năm 2014...
K.HOàn
16 số 1069 l 03.4.2014
Sự kiện vấn đề
Giải Bắn cung quốc gia sẽ chính
thức khai mạc ngày 03/4 tại Trung
tâm Thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng.
Thông tin do Liên đoàn Bắn súng
Việt Nam công bố ngày 28/3.
Tại giải đấu lần này, các cung thủ
sẽ tranh tài giải cá nhân, gồm: Nội
dung dành cho nam cung 1 dây và
cung 3 dây với các cự ly 18m, 30m,
50m, 70m, 90m; nội dung dành cho
nữ cung 1 dây và cung 3 dây với cự
ly 18m, 30m, 50m, 60m, 70m. Các
vận động viên tham dự giải phải
thuộc quân số trong ngành công an,
quân đội và giáo dục đào tạo hoặc có
hợp đồng chuyển nhượng vận động
viên thời hạn ký kết tối thiểu trước
ngày 01/01/2014. Mỗi vận động viên
chỉ được đăng ký thi một nhóm nội
dung: cung 1 dây hoặc cung 3 dây.
Giải Bắn cung quốc gia là dịp để
Ban Tổ chức đánh giá lại chất lượng
thi đấu của các vận động viên, cũng
như công tác đào tạo chuyên môn của
các huấn luyện viên. Các vận động
viên có thành tích xuất sắc vượt trội
trong giải đấu lần này sẽ tiếp tục
được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ
sung thêm vào đội tuyển Bắn cung
quốc gia để đi thi đấu tại các giải đấu
lớn trong khu vực, châu lục và các
giải đấu quốc tế.
Giải Cup Bắn cung quốc gia lần
thứ 17 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày
11/4.
n.anH
Giải Bắn cung quốc gia lần thứ 17 tại Sóc Trăng
Ngày 28/3, Sở VHTTDL thành phố
Hải Phòng đã phát động cuộc thi ảnh
nghệ thuật du lịch “Ấn tượng Hải Phòng
2014”.
Cuộc thi ảnh nghệ thuật du lịch “Ấn
tượng Hải Phòng 2014” nhằm tìm kiếm
những hình ảnh đẹp về vùng đất, con
người, nét văn hóa đặc sắc của Hải
Phòng, các trọng điểm du lịch củaThành
phố, trong đó có quần đảo Cát Bà đang
đề cử UNESCO công nhận là Di sản
thiên nhiên thế giới; ghi lại những hình
ảnhvềhoạtđộngdulịchHảiPhòngtrong
năm 2014; tăng cường kho tư liệu phục
vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch
cũngnhưxuấtbảnấnphẩmquảngbácho
thành phố Hải Phòng nói chung và du
lịch Hải Phòng nói riêng. Cuộc thi đặc
biệt khuyến khích các tác phẩm có góc
máymới,làmnổibậtnhữngnétkhácbiệt
riêng có của du lịch Hải Phòng.
Đốitượngdựthilàcácnhànhiếpảnh
chuyên và không chuyên, là công dân
Việt Nam, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài và người nước ngoài đang
sinh sống tại Việt Nam. Thành viên Ban
Tổ chức, Ban Giám khảo và BanThư ký
không được tham gia cuộc thi. Ảnh dự
thilàảnhmàu,hoặcđentrắng,làảnhđơn
(không chấp nhận ảnh bộ); không hạn
chế số lượng ảnh và số lần gửi ảnh đối
với mỗi tác giả. Ảnh dự thi có kích thước
chiều nhỏ nhất là 40cm. Ban Tổ chức sẽ
trao 1 giải Nhất trị giá 10.000.000 đồng,
2 giải Nhì trị giá 7.000.000 đồng, 3 giải
Ba trị giá 5.000.000 đồng và 8 giải
Khuyếnkhíchtrịgiá2.000.000đồngcho
các tác giả đoạt giải.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi:
Đến ngày 15/11/2014. Nơi nhận tác
phẩm dự thi là Phòng Quy hoạch Phát
triển tài nguyên du lịch, Sở VHTTDL
Hải Phòng, 17 Lạch Tray, Ngô Quyển,
Hải Phòng.
V.Đức
Ngày 28/3, tại Bảo tàng PhúYên đã
khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng
bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam - Những bằng chứng lịch
sử và pháp lý”. Nhiều tư liệu, văn bản,
hiện vật, ấn phẩm và gần 150 bản đồ
trưng bày lần này là bằng chứng lịch sử
và pháp lý khẳng định Nhà nước Việt
Nam từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ
xã hội chủ nghĩa ngày nay đã xác lập
chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đông đảo người xem trong và
ngoài tỉnh tham dự Festival chú ý nhiều
đến sưu tập 65 bản đồ chứng minh chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Việt
Nam, các nước phương Tây công bố từ
thế kỷ XVII đến nay; 4 tập bản đồ
(atlas) và 30 bản đồ khác do nhà nước
Trung Quốc xuất bản và phát hành
chính thức qua các thời kỳ lịch sử, thể
hiện Trung Quốc không có liên quan
đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa.
Triển lãm còn giới thiệu phiên bản
các văn bản khẳng định chủ quyền Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa như các văn bản Hán Nôm,
Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình
phong kiến Việt Nam và chính quyền
Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế
kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; các văn
bản hành chính của chính quyền Việt
Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam
ban hành trong thời kỳ 1954-1975; các
văn bản hành chính của nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam ban hành từ năm
1975 đến nay; những hình ảnh, tư liệu
về quá trình thực thi và bảo vệ chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa; một số tư
liệu, ấn phẩm của các nước phương
Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ
XVIII đến thế kỷ XIX liên quan đến
chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
t.Lập
Triển lãm“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam -
Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
Thi ảnh nghệ thuật du lịch“Ấn tượng Hải Phòng 2014”
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Pham Long
 

Mais procurados (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1178 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1118
 

Destaque

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt LongDu khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Longlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 

Destaque (6)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt LongDu khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 

Semelhante a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1028 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 

Mais de longvanhien

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 

Mais de longvanhien (16)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1069 ngày 03/4/2014 - Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thủ tục 2 hồ sơ di sản văn hóa quan trọng (Tr.6) - ChuẩnbịchoFestivalĐờnca tàitửquốcgialầnthứNhất2014 (Tr.4) - Tăngcườngquảnlýhoạtđộng nghệthuậtbiểudiễn (Tr.15) - 2,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I (Tr.13) trong số này Ảnh:BáoBiênPhòng Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chúcmừngTổngcụcTDTT nhânNgàyThểthaoViệtNam Nhân Ngày Thể thao Việt Nam (27/3), Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đến thăm và chúc mừng tại Tổng cục Thể dục thể thao. Phát biểu chào mừng, Bộ trưởng HoàngTuấnAnh ghi nhận sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức Tổng cụcTDTTvì sự phát triển củaThể thao Việt Nam, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành VHTTDL. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo Tổng cục chú trọng công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện thể thao lớn sẽ diễn ra tại Việt Nam như: Đại hội thể thao Bãi biển lần thứ 5 năm 2016 tại Nha Trang và Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019. Bộ trưởng cũng lưu ý các vấn đề liên quan tới Liên đoàn, Hiệp hội thể thao mà trong đó quan trọng là công tác xã hội hóa. (Xem tiếp trang 3) Sáng 31/3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm (1993-2013) thực hiện chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa thông tin trên các tuyến biên giới, bờ biển”. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự. Đây là chương trình phối hợp có ý nghĩa chính trị sâu sắc và đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc vùng biên giới; đồng thời đề ra nội dung, mục tiêu, giải pháp của chương trình phối hợp giai đoạn 2014-2020. (Xem tiếp trang 7) Tổngkết20nămchươngtrình phốihợpgiữaBộVHTTDL vớiBộTưlệnhBộđộiBiênphòng Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn Tại Quyết định số 876/QĐ-BVHTTDL ngày 27/3/2014, Bộ VHTTDL giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 01/5, 19/5 năm 2014 và Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014) trong phạm vi cả nước. Các phim được chọn chiếu gồm các phim truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”, “Ngã ba Đồng Lộc” (Công ty TNHH Một thành viên Hãng Phim truyện Việt Nam); “Vào Nam ra Bắc” (Công ty Cổ phần Phim truyện I); phim tài liệu: “Điện Biên quê tôi”, “Địa chấn ở Điện Biên”, “Hồi ức Điện Biên” (Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương). Đợt phim diễn ra trong khoảng thời gian từ 25/4-20/5/2014. Huệ OanH Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1069 l 03.4.2014 Ngày 24/3, Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với UBND tỉnhThừaThiên Huế về công tác chuẩn bị Festival Huế 2014 (sẽ diễn ra từ ngày 12/4/2014). Tại buổi làm việc, báo cáo tổng quan công tác chuẩn bị tổ chức Festival Huế lần thứ 8 năm 2014, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa cho biết, đến nay đã có 68 đoàn và nhóm nghệ thuật đến từ 38 quốc gia khẳng định tham gia, trong đó 17 nước ở Châu Á, 10 nước ở Châu Âu, 8 nước Châu Mĩ, 2 nước ở Châu Phi và 01 nước Châu Đại Dương. Đối với các đơn vị trong nước, ngoài các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế, sẽ có 14 đoàn nghệ thuật, cùng một số nhóm nhạc, nghệ sĩ độc lập các tỉnh, thành phố tham gia. Đến thời điểm này, toàn bộ nội dung, chương trình diễn ra trong Festival Huế 2014 đã cơ bản hoàn tất. Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng việc tổ chức Festival Huế không chỉ là hoạt động và nhiệm vụ của tỉnh Thừa thiên Huế mà còn là nhiệm vụ của Bộ. Từ năm 2016, tất cả các hoạt động lớn của Festival Huế sẽ đưa vào chương trình hoạt động của Bộ VHTTDL. Bộ trưởng đề nghị trong cuối tháng 3 này, các đơn vị của Bộ như Cục Nghệ thuật biểu diễn, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, Cục Hợp tác quốc tế… phải đến Huế để làm việc với BTC Festival Huế 2014 để thống nhất, chốt lại chương trình. Và khoảng ngày 09, 10/4 phải có cuộc họp lại lần nữa để rà soát công tác tổ chức, kịp thời điều chỉnh (nếu có). Riêng các đơn vị thuộc Bộ tại Huế (Học viện Âm nhạc Huế, Trường CĐ Nghề Du lịch Huế), Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng phải tham gia và hỗ trợ tích cực cho BTC trong kỳ Festival Huế 2014. Điều quan trọng nhất là thông qua các sự kiện tại Festival để truyền tải các thông điệp về sự đoàn kết, cùng nhau phát triển, nhất là phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các nước trên thế giới và đặc biệt là trong các nước ASEAN; đồng thời thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Với ngành du lịch địa phương, Bộ trưởng đề nghị phải chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival; vấn đề vệ sinh môi trường và cảnh quan cũng phải được thực hiện tốt; đặc biệt là việc niêm yết, công khai giá tại các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn… Các điểm du lịch này cần phải có cam kết để thực hiện tốt, mang lại thành công cho Festival Huế. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để làm sao cho người dân ý thức được Festival Huế là của mỗi người. Bộ trưởng yêu cầu, trong dịp Festival Huế 2014 này Thừa Thiên Huế phải có những kế hoạch, hành động cụ thể trong xây dựng, kết nối tour “3 địa phương, 1 điểm đến” (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam) để thúc đẩy phát triển du lịch vùng. tổng Hợp Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày 27/3, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Tọa đàm tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới về phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam với sự tham gia của đại diện các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ, cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học… Thứ trưởng Vương Duy Biên dự và chủ trì buổi Tọa đàm. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn hoá nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững đồng thời gắn với xây dựng con người Việt Nam. Bộ VHTTDL tổ chức Tọa đàm tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới về phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam (1986-2016) là việc làm quan trọng nhằm chuẩn bị cho tổng kết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nội dung này. Các ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn hoá, nhà quản lý… sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hoàn thiện dự thảo Báo cáo của Bộ VHTTDL. Tại Tọa đàm, các đại biểu cùng thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến sát thực, khẳng định những thành tựu trong 30 năm đổi mới về phát triển văn hóa, xây dựng con người, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót, nhất là trên phương diện thực tiễn, nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo Báo cáo. Một số nhà khoa học cho rằng, cần tôn trọng các giai đoạn lịch sử để có đánh giá đúng, đánh giá một cách đầy đủ, nghiêm túc, tránh sơ sài, hình thức. Phát biểu kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Vương Duy Biên ghi nhận những ý kiến của các nhà khoa học, nhà văn hoá… đồng thời cho rằng, dự thảo Báo cáo đã nêu được những thành tựu 30 năm qua với những kết quả đạt được và bất cập còn tồn tại. Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng đề nghị Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, tập trung đi sâu vào những vấn đề còn thiếu, đặc biệt là những công việc liên quan đến công việc cụ thể của Bộ VHTTDL; các Cục, Vụ, đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ số liệu cho Ban Soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Báo cáo. n.H Tọa đàm tổng kết 30 năm đổi mới về phát triển văn hoá
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1069 l 03.4.2014 Ngày 26/3, tại Hà Nội, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 55 năm Thành lập trường (26/3/1959- 26/3/2014) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh; Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã tới dự. Được thành lập ngày 26/3/1959 (tiền thân là Trường cán bộ Văn hóa), trải qua 55 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã cùng với các trường đại học trong cả nước, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước phát triển và trưởng thành. Từ những năm đầu thành lập chỉ có 30 cán bộ, đến nay, với đa dạng các hệ và các bậc đào tạo từ Cao đẳng, Cao đẳng liên thông Đại học, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tự hào mang đến cơ hội học tập liên thông cho người học và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp đào tạo nguồn cán bộ văn hóa cho đất nước. Cùng với việc không ngừng mở rộng quy mô đào tạo, Nhà trường cũng xúc tiến nhiều hoạt động như nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học mang tầm quốc tế, thúc đẩy các hoạt động trong phong trào công đoàn, sinh viên, tu sửa và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc dạy và học, với phương châm “Lấy người học làm trung tâm cho mọi hoạt động”. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã biểu dương những nỗ lực của tập thể cán bộ giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội qua các thế hệ đã góp phần làm nên những thành tích vẻ vang và tạo dựng thương hiệu của một trong những trường hàng đầu trong Ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ trưởng nhấn mạnh: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đóng vai trò là cơ sở đào tạo nhân lực có trình độ cao cho Ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời đây cũng là một trong những trung tâm nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của văn hóa Việt Nam; tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ VHTTDL các cơ sở lý luận, khoa học để hoạch định các chính sách và thể chế văn hóa. Trong những năm qua, Trường đã đào tạo hàng chục nghìn cán bộ văn hóa cho đất nước, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong số đó, nhiều người đã trở thành các nhà khoa học, chuyên gia, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, đóng góp tâm huyết, sức lực cho sự phồn vinh của đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đề nghị nhà trường cần tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ - là một trong ba đột phá chiến lược để đất nước phát triển nhanh và bền vững; thực hiện tốt ba nguyên lý của quá trình đào tạo: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Bên cạnh đó, trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển nhà trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao Huân chương Độc lập Hạng Nhì cho tập thể Nhà trường và Huân chương Lao động Hạng Ba cho 03 cá nhân; Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 06 tập thể và 03 cá nhân vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo. pV 55 năm Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Đối với TDTT quần chúng, bên cạnh việc quan tâm tổ chức tốt Đại hội thể thao các cấp, hướng tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII diễn ra vào năm nay, cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Bộ trưởng cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII (vừa kết thúc vào 25/3) có thể xây dựng lại phong trào Bóng đá Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế của Bóng đá Việt Nam trên các đấu trường khu vực và châu lục. Bóng đá Việt Nam sẽ mãi là niềm tự hào của người hâm mộ Việt Nam. Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng đã thay mặt toàn thể cán bộ, công chức cảm ơn chuyến thăm cùng những lời chúc ý nghĩa mà Bộ trưởng đã dành cho những người làm công tác thể thao nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập. Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng cũng cho biết, năm 2014 là một năm với rất nhiều việc phải làm, tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục TDTT cùng toàn thể cán bộ, công chức và những người làm công tác thể thao sẽ luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình để làm tốt nhiệm vụ được giao. Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã đi thăm cơ sở làm việc của các Vụ, đơn vị tại Tổng cục TDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam và phòng Trưng bày VHTTDL. tổng Hợp BộtrưởngHoàngTuấnAnh... (Tiếp theo trang 1)
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh vừa có buổi làm việc với Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu - Lê Minh Chiến về việc chuẩn bị tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ Nhất 2014 tại Bạc Liêu. Bộ trưởng thống nhất tổ chức Sơ duyệt Lễ Khai mạc Festival vào ngày 18/4/2014; Tổng duyệt Lễ Khai mạc Festival vào chiều ngày 20/4/2014. Giao Cục Văn hóa cơ sở làm cơ quan đầu mối tổng hợp tiến độ, kết quả các hoạt động trong Kế hoạch tổ chức Festival, báo cáo lãnh đạo Bộ; Đôn đốc Ban Tổ chức, các Tiểu ban rà soát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao, chuẩn bị nội dung họp Ban Chỉ đạo Festival vào ngày 04/4/2013 tại tỉnh Bạc Liêu; Chủ trì tổ chức Chương trình Liên hoan Đờn ca tài tử và Không gian Đờn ca tài tử Nam bộ. Giao các đơn vị: Cục Công tác phía Nam tuyên truyền, quảng bá Nghệ thuật Đờn ca tài tử tại Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh; Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam chủ động phối hợp với Cục Di sản văn hóa chuẩn bị tốt Hội thảo về Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ, kinh phí do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đảm nhiệm; Cục Nghệ thuật biểu diễn cố vấn chuyên môn Giải thưởng Trần Hữu Trang, phối hợp chuẩn bị, tham gia xây dựng kịch bản Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc Festival với mục tiêu tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm và chặt chẽ; Tổng cục Du lịch tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Tham gia gian hàng tại Lễ hội Ẩm thực Nam bộ; Phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo mục đích kết nối các tour, tuyến để đưa khách du lịch đến với tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức Triển lãm nhạc cụ dân tộc, sưu tầm, tổ chức triển lãm tranh ảnh về sinh hoạt Đờn ca tài tử, tổ chức các chương trình biểu diễn để phục vụ du khách đến tham dự Festival; Vụ Thi đua, Khen thưởng chuẩn bị Bằng khen của Bộ trưởng cho 21 đoàn tham dự Festival. Về khen thưởng cho Liên hoan Đờn ca tài tử, Huy chương Vàng kèm tiền thưởng đối với tập thể là 10.000.000 đồng/Huy chương; đối với cá nhân là 2.000.000 đồng/Huy chương. Huy chương Bạc kèm tiền thưởng đối với tập thể là 5.000.000 đồng/Huy chương; đối với cá nhân là 1.000.000 đồng/Huy chương. Đối với Không gian Đờn ca tài tử: Giải A: 2.000.000 đồng/giải; Giải B: 1.000.000 đồng/giải. Giấy khen Nghệ nhân nhỏ tuổi nhất và cao tuổi nhất: 600.000 đồng/giải. H.p Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ Nhất 2014 Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn đánh giá Bộ Ngoại giao Luxembourg về các dự án thuộc Cơ quan hợp tác Phát triển Luxembourg trong lĩnh vực đào tạo nghề Khách sạn và Du lịch. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, từ năm 1997 đến nay Chính phủ Đại công quốc Luxembourg đã tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam 04 Dự án gồm: Dự án VIE/002, VIE/009, VIE/015 và VIE/031, với tổng số vốn tài trợ là 14.375.999 EURO, tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du lịch và Khách sạn ở các vùng du lịch trọng điểm tại Việt Nam. Trong quá trình triển khai các Dự án này, Luxembourg và Việt Nam thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau. Cùng đó, các hoạt động hỗ trợ được định hướng, lên kế hoạch và thực hiện theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Các Dự án đã đạt được những kết quả khả quan với hệ thống các cơ sở đào tạo gắn với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch ở các trình độ đào tạo tập trung ở 9 trung tâm du lịch (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ) được xây dựng; công tác quản lý đào tạo nhân lực Du lịch của các trường được đổi mới thông qua nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý đào tạo của các trường hưởng thụ Dự án. Đồng thời, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dạy và học; đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ và lương tâm nghề nghiệp; đổi mới chương trình, giáo trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới áp dụng cho ngành Du lịch. Bên cạnh đó, gắn kết chặt chẽ giữa dạy lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu, liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước-Nhà trường-Nhà tuyển dụng lao động; đào tạo theo nhu cầu xã hội. Từ những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên mong muốn trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các Dự án của Luxembourg cho lĩnh vực Khách sạn và Du lịch, qua đó góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo du lịch, thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tạo cơ sở cho tăng trưởng xanh và bền vững. tHtt Hợp tác du lịch Việt Nam - Luxembourg
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước Ngày 25/3, tại Hà Nội, Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2014-2018 đã chính thức khai mạc. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tham dự Đại hội. Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao kết quả đạt được của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong những năm qua; đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ và giải pháp phát triển bóng đá Việt Nam trong những năm tới, đó là: Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục TDTT triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển bóng đá Việt Nam, tập trung vào việc thực hiện Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong năm 2014, phải xây dựng xong Quy hoạch phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở cho việc hoạch định sự phát triển bóng đá của cả nước. Chủ động nghiên cứu, tham mưu với Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách phát triển bóng đá phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển trong giai đoạn mới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, điều hành hoạt động thi đấu bóng đá, nhất là bóng đá chuyên nghiệp. Trước mắt, cần tập trung sửa đổi, bổ sung Quy chế bóng đá chuyên nghiệp phù hợp với thực tiễn, điều kiện kinh tế-xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu phát triển trong những năm tới. Củng cố tổ chức bộ máy, lề lối làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên đoàn; cần tăng cường phát huy trách nhiệm của các thành viên Ban Chấp hành, đồng thời có cơ chế, biện pháp để huy động sự tham gia, ủng hộ của những người có tâm huyết đối với sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Tích cực phát triển các tổ chức thành viên mới. Tập trung đầu tư nâng cao thành tích của các đội tuyển bóng đá quốc gia (đội tuyển nam, đội tuyển nữ quốc gia, các đội tuyển U23...) để giành được thành tích cao ở khu vực và châu lục trong những năm tới. Trước mắt, cần đặc biệt quan tâm đầu tư cao cho đội tuyển nữ quốc gia để tham gia thi đấu thành công, đạt được mục tiêu đề ra. Tổ chức tốt các giải bóng đá chuyên nghiệp, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, bạo lực và thiếu văn hóa trong hoạt động bóng đá. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, vận động tài trợ, tạo nguồn tài chính để hỗ trợ phát triển bóng đá phong trào và tăng nguồn lực đầu tư cho bóng đá chuyên nghiệp, đào tạo trẻ và các hoạt động của Liên đoàn. Các đại biểu cũng thông qua phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII (nhiệm kỳ 2014-2018) trong đó tăng cường ưu tiên cho công tác đào tạo bóng đá trẻ, bóng đá nữ; đẩy mạnh phong trào luyện tập và thi đấu bóng đá trong các đối tượng và tầng lớp nhân dân… Về tài chính, phấn đấu nguồn thu hàng năm của Liên đoàn đạt 100-130 tỷ đồng, công ty VPF đạt 100 tỷ đồng và mỗi câu lạc bộ chuyên nghiệp đạt 40- 50 tỷ đồng. Mục tiêu cụ thể cũng được đặt ra cho đội tuyển nam quốc gia là vào chung kết SEA Games 28 (2017) và AFF Suzuki Cup 2014, 2016, đứng nhì bảng vòng loại khu vực của World Cup 2018. Trong khi đó, đội tuyển nữ quốc gia được đặt mục tiêu Vô địch SEA Games 28, giành HCV giải Vô địch Đông Nam Á 2014, 2016 và giành quyền tham dự Vòng chung kết World Cup 2015. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ông Lê Hùng Dũng làm Chủ tịch VFF với hơn 96% số phiếu bầu. Đ.n Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa VII Chiều 26/3, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ VHTTDL đã tổ chức MíttinhKỷniệm83nămNgàythànhlập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cùng đông đảo đoàn viên thanh niên các chi đoàn đã tới dự. Phát biểu tại lễ mít tinh, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh biểu dương và ghi nhận những kết quả mà Đoàn Thanh niên Bộ đã đạt được trong những năm vừa qua, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện đều có những bước phát triển tích cực. Bộ trưởng yêu cầu năm 2014 Đoàn Thanh niên phải phát huy rõ tinh thần “Xung kích, tình nguyện, trách nhiệm, kỷ cương, tiết kiệm, hiệu quả” và coi đây là phương châm hành động của Đoàn Bộ để tạo những thành tích cao hơn nữa cho phong trào đoàn; phấn đấu năm 2014 phải có 15 đồng chí đoàn viên đạt tiêu chuẩn là những gương mặt đoàn tiêu biểu để xứng đáng là lực lượng tiên phong của phong trào Đoàn, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Nhân dân Việt Nam. Tại lễ mít tinh, các đoàn viên thanh niên đã cùng nhau ôn lại truyền thống cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam 83 năm qua cũng như truyền thống vẻ vang của lớp lớp thanh niên ngành VHTTDL. pV Đoàn Thanh niên Bộ VHTTDL mít tinh Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đoàn
  • 6. 6 số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước - Tại Quyết định số 803/QĐ- BVHTTDL ngày 21/3/2014, Bộ VHTTDLcho phép Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc ký kết và triển khai Hợp đồng tổ chức trưng bày “Buổi đầu của nền văn hóa cổ Việt Nam” tại Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc. Thời gian từ tháng 3-11/2014. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 806/QĐ-BVHTTDL ngày 24/3/2014 chuyển Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ và dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch thuộc Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP Hồ Chí Minh thành Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa, thể thao, du lịch trực thuộc Cục Công tác phía Nam, Bộ VHTTDL. - Ngày 24/3/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 808/QĐ- BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mỹ thuật ứng dụng thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. - Tại Quyết định số 838/QĐ- BVHTTDL ngày 25/3/2014, Bộ VHTTDL cho phép Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh khai quật ngôi mộ cổ ở khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thời gian khai quật: Từ ngày 15/4/2014 đến ngày 15/5/2014, diện tích khai quật: 100m2. Trong thời gian khai quật các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Bảo tàng tỉnh Bến Tre giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 845/QĐ-BVHTTDL ngày 26/3/2014, Giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Festival Mỹ thuật trẻ 2014 tại Hà Nội, từ 20/8/2014 đến 05/9/2014. - Ngày 26/3/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 867/QĐ- BVHTTDL, giao Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kịch bản Lễ Khai mạc, Bế mạc Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014. tHtt VăN BảN mớI Ngày 25/3, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 900/BVHTTDL-DSVH trình Thủ tướng Chính phủ cho phép làm các thủ tục cần thiết đối với 2 di sản văn hóa quan trọng của Việt Nam, đó là “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” có tên gọi cũ là “Kéo co truyền thống” và “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” - tên gọi cũ là “Nghi lễ Chầu văn của người Việt”. Theo đó, hồ sơ “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” sẽ được gửi tới Hàn Quốc trước ngày 27/3 để tổng hợp, xây dựng hồ sơ đa quốc gia. Còn với hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” sẽ được gửi tới Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trước ngày 31/3. Về hồ hơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, Bộ VHTTDL cho biết: Trong quá trình nghiên cứu xây dựng hồ sơ, Ban Chỉ đạo xây dựng hồ sơ đã tham khảo ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và thấy rằng tên gọi “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” như trong danh sách dự kiến lập hồ sơ trình UNESCO không phản ánh được hết đặc trưng, giá trị của di sản. Trên cơ sở ý kiến tư vấn của các thành viên Hội đồng, Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đổi tên hồ sơ thành “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” để thể hiện chính xác nội dung, đầy đủ giá trị của hiện tượng văn hóa này, đáp ứng các tiêu chí của UNESCO đối với di sản đệ trình vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ này cũng đã được hoàn chỉnh theo kết luận của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Với hồ sơ “Kéo co truyền thống”, sau các cuộc họp chuyên gia của 4 nước tham gia, tên hồ sơ được khuyến nghị đổi thành “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” để phản ánh được rõ nét hơn tính truyền thống, đồng thời phù hợp với đặc thù của loại hình di sản này ở mỗi nước tham gia. Riêng về phim tư liệu 10 phút tại dự thảo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, đơn vị chủ trì lập hồ sơ đã kiến nghị với phía Hàn Quốc không đưa bản đồ vào hồ sơ và đã được chấp thuận. Hồ sơ “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đáp ứng các quy định của UNESCO và đã được 3 nước cùng tham gia gồm Hàn Quốc, Campuchia, Philippines đồng thuận. ĐềnghịThủtướngChínhphủchophéplàmthủtục 2hồsơdisảnvănhóaquantrọng
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn khẳng định: Ngay từ khi bắt đầu triển khai, qua quá trình thích ứng với thực tế, đến nay, Chương trình đã thể hiện rõ nhu cầu, yêu cầu, sự gắn bó mật thiết không thể thiếu trong đời sống kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh chủ quyền biên giới. Những dấu chân của người chiến sỹ biên phòng in dấu, mang theo lời ca, tiếng hát, cái chữ, tình cảm, tấm lòng, vượt qua suối sâu, đèo cao, biển cả đến với bà con, về với buôn, sóc, bản, làng, ấp nơi biên cương, góp phần vững chắc thêm thế trận lòng dân bằng văn hoá. Cùng với hiệu quả hoạt động của ngành văn hóa ở các địa phương, chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tạo nên diện mạo mới về văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch vùng biên giới đúng như mục tiêu ban đầu cũng như các mục tiêu bổ sung. Đồng thời, chương trình đã góp phần cải thiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, qua đó nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Qua 20 năm thực hiện, chương trình phối hợp này đã góp phần tích cực xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, giữ vững trận địa tư tưởng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, hòa bình, hữu nghị cùng phát triển với các nước láng giềng. Thực hiện chương trình phối hợp, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh/thành đã phối hợp với ngành văn hóa thành lập các tổ, đội tuyên truyền văn hóa nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, cổ động, văn hóa nghệ thuật trên địa bàn biên giới. Các tổ, đội tuyên truyền văn hóa này đã khẳng định hiệu quả hoạt động, phục vụ hàng triệu lượt người, đặc biệt là tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh mà ngành văn hóa chưa vươn tới được. Đặc biệt là tại các điểm nóng trên tuyến biên giới như Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận... các đội tuyên truyền văn hóa bằng các hình thức tuyên truyền, kịp thời biểu diễn văn hóa nghệ thuật lồng ghép với vận động đã góp phần ổn định đời sống tinh thần của nhân dân. Các tổ, đội tuyên truyền văn hóa này cũng đã cùng với ngành văn hóa địa phương sưu tầm, gìn giữ, phát huy vốn văn hóa truyền thống, đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống.Trong đó, 2 bên đã cùng chung tay khôi phục được một số hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất lễ nghi như lễ cầu ngư, lễ xuống thuyền, lễ cá ông, lễ khao lề thế lính... của nhân dân các vùng biển Hải Phòng, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định... Thông qua việc tham gia các lễ hội truyền thống, nhất là ở vùng biển đảo, nhiều đội tuyên truyền văn hóa đã phối hợp tuyên tuyền, khẳng định chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hiện nay, Bộ VHTTDL cùng với Bộ đội biên phòng đang thực hiện đề án bảo tồn dân tộc Chứt ở bản RàoTre, dân tộc La Hủ (Mường Tè, Lai Châu), tộc người Đan Lai (Con Cuông, Nghệ An), người Rục ở Quảng Bình. Đặc biệt, đến nay 100% các đồn biên phòng đã có các thiết chế văn hoá như phòng Hồ Chí Minh, phòng đọc sách báo; các đồn biên phòng và hầu hết các xã, bản lân cận đã được nghe chương trình phát thanh, xem truyền hình, một số đồn đã được lắp hệ thống tiếp sóng FM, trạm thu phát lại truyền hình, điện thoại, internet. Trên toàn tuyến biên giới, bờ biển đã hình thành mạng lưới thư viện, tủ sách với trên 400 tủ sách đồn biên phòng, hàng ngàn tủ sách, ngăn sách ở các trung tâm xã, bưu điện. Ở nhiều tỉnh/thành thường xuyên tổ chức các hoạt động luân chuyển sách, phòng đọc biên giới để bộ đội, nhân dân vùng biên giới cùng tìm hiểu, cập nhật kiến thức cũng như chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn 2014-2020, chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xác định rõ mục tiêu tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các tổ, đội tuyên truyền văn hóa; từng bước xây dựng địa bàn biên giới, hải đảo là các địa chỉ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của từng dân tộc, là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước... Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Phạm HuyTập, Chính ủy BĐBPđã trao Kỷ niệm chương “Vì chủ quyền An ninh biên giới” cho Bộ VHTTDL. Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho Bộ Tư lệnh BĐBP. trần nguyện Tổngkết20nămchươngtrìnhphốihợp... (Tiếp theo trang 1) Trước đó, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8868/VPCP-KGVX ngày 05/11/2012 về danh sách di sản văn hóa phi vật thể dự kiến lập hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và Công văn số 9889/VPCP-KGVX ngày 21/11/2013 về việc xây dựng hồ sơ đa quốc gia “Nghi lễ và trò chơi Kéo co”, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO xét đăng ký vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015. tHế Hùng
  • 8. 8 số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước Ngày 26/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 919/KH-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động nhân dịp 5 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4/2009- 19/4/2014) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Theo kế hoạch, các hoạt động nhân dịp 5 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 15-20/4/2014 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội và một số địa điểm khác tại trung tâm Hà Nội để tổ chức Hội nghị, Hội thảo trong phạm vi nội dung hoạt động của sự kiện. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) với chủ đề “Bản sắc Văn hóa Việt Nam”. Các nội dung hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có tinh hoa, nét độc đáo về văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam. Nhân dịp này, tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, đồng thời xác định phương hướng, biện pháp thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với du khách trong nước và quốc tế. Hội thảo “Xây dựng Đề án tổ chức các sự kiện thường niên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2015-2020” (09h00-12h00 ngày 17/04/2014 tại trụ sở Bộ VHTTDL). Tổ chức tọa đàm, trao đổi, tham luận giữa các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học tham dự Hội thảo nhằm hoàn thiện và xây dựng hệ thống các chủ đề, nội dung hoạt động cho các sự kiện thường niên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm; Các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Bản sắc Văn hóa Việt Nam”; Sự kiện Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”). Điểm nhấn của các chuỗi hoạt động là Hội nghị - Hội thảo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (08h30-17h00 ngày 18/4/2014 tại một địa điểm trong nội thành Hà Nội và Không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong 05 ngày, từ ngày 15- 20/4/2014 giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực các dân tộcViệt Nam tại Không gian làng III, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam, ẩm thực tiêu biểu của các vùng Bắc, Trung, Nam, trong đó điểm nhấn là: Ẩm thực của một số dân tộc có đặc trưng ẩm thực tiêu biểu như: Thái, Tày, Mường, H’Mông, Kinh, Hoa, Khmer... Trong các ngày giới thiệu văn hóa ẩm thực, Ban Tổ chức sẽ tổ chức 3-4 buổi trình diễn, giới thiệu về một số món ăn tiêu biểu của các dân tộc, vùng miền (giới thiệu nét độc đáo của món ăn, nguyên liệu, cách thức chế biến món ăn...). H.p Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông báo số 865/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn về dự án các hạng mục tranh, tượng trang trí công trình Nhà Quốc hội. Theo đó, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Ban Quản lý dự án các hạng mục tranh, tượng trang trí công trình Nhà Quốc hội khẩn trương triển khai theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ của Dự án theo Kế hoạch đấu thầu Dự án các hạng mục tranh, tượng trang trí công trình Nhà Quốc hội được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-BVHTTDL ngày 20/02/2014 và Dự án các hạng mục tranh, tượng trang trí công trình Nhà Quốc hội được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt tại Quyết định số 3479/QĐ-BVHTTDL ngày 07/10/2013. Thời gian còn lại ngắn, khối lượng công việc nhiều, đặc biệt là khâu sáng tác, thể hiện tác phẩm nghệ thuật, do đó Thứ trưởng đề nghị Chủ đầu tư, Hội đồng nghệ thuật thường xuyên cập nhật tình hình, triển khai Dự án, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc theo thẩm quyền. Xây dựng tiến độ chi tiết việc triển khai Dự án đến ngày 20/7/2014, hoàn thành các thủ tục về Hợp đồng với nhà thầu, tác giả đúng quy định của pháp luật. GiaoVụ Kế hoạch,Tài chính rà soát, đôn đốc, phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm, Ban Quản lý dự án các hạng mục tranh, tượng trang trí công trình Nhà Quốc hội triển khai đúng trình tự, thủ tục đảm bảo chất lượng, tiến độ, đúng quy định của pháp luật. Thứ trưởng đề nghị Ban Quản lý dự án công trình Nhà Quốc hội xác nhận vị trí, kích thước liên quan đến khuôn khổ tranh, tượng trang trí để Ban Quản lý dự án các hạng mục tranh, tượng trang trí công trình Nhà Quốc hội triển khai đảm bảo tiến độ của Dự án. Hp TriểnkhaidựáncáchạngmụctrangtrícôngtrìnhNhàQuốchội
  • 9. 9số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước Ngày 25/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Thông báo số 909/TB- BVHTTDL về kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp BCĐ tổ chức triển khai 03 Đề án (Đề án Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đến năm 2020; Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực Văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2011-2020 và Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2011-2020) của ngành VHTTDL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Bộ trưởng ghi nhận, đánh giá cao tinh thần làm việc của Vụ Đào tạo - đơn vị chủ trì trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai 03 Đề án năm 2013. Cơ bản nhất trí với Báo cáo kết quả triển khai thực hiện năm 2013 và dự kiến Kế hoạch triển khai 03 Đề án năm 2014. Giao Vụ Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ chức năng và các địa phương triển khai 03 Đề án với các nội dung: Những nhiệm vụ trong Kế hoạch triển khai 03 Đề án của năm 2013 chưa thực hiện được, Bộ trưởng yêu cầu tiếp tục triển khai, hoàn thành trong năm 2014. Tập trung đầu tư nâng cấp trường, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo VHTTDL đảm bảo đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng đến năm 2020. Khẩn trương xây dựng tiêu chí các trường trọng điểm, trong đó chú trọng các tiêu chí đất đai, cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, chương trình giáo trình, hợp tác quốc tế với các trường nước ngoài, đào tạo sau đại học..., tập trung cho ba trường, gồm: Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, Đại học TDTT Bắc Ninh, Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Chuẩn bị Công văn đề nghị và xây dựng các tiêu chí cụ thể để đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội vào danh sách các cơ sở đào tạo trọng điểm được xem xét thụ hưởng nguồn vốn viện trợ phát triển của Ngân hàng thế giới năm 2014. Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính thành lập đoàn kiểm tra đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để khảo sát, tổng hợp nhu cầu của các trường. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ và Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012-2015 về thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Tăng cường liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, giữa các trường Trung ương và địa phương; tiếp tục đổi mới, phát triển và hoàn thiện các giáo trình dùng chung cho các môn học phục vụ đào tạo, thực hiện dưới các hình thức: tổ chức biên soạn, lựa chọn, mua bản quyền của nước ngoài, dịch và biên soạn lại các tài liệu của nước ngoài. Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên cơ sở Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, xây dựng Chương trình hành động đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực VHTTDL, trong đó chú trọng đào tạo tài năng trẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình Ban Cán sự Đảng. Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính xây dựng chi tiết, cụ thể Kế hoạch 2015 triển khai 03 Đề án để xin ý kiến Ban Chỉ đạo và bố trí cuộc họp Ban Chỉ đạo vào tháng 6/2014. H.p Triểnkhai3ĐềáncủangànhVHTTDLđãđượcThủtướngphêduyệt Phê duyệt Đề án tổ chức Festival mỹ thuật trẻ 2014 tại Hà Nội Tại Quyết định số 846/QĐ- BVHTTDL ngày 26/3/2014, Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức Festival Mỹ thuật trẻ 2014 tại Hà Nội. “Festival Mỹ thuật trẻ 2014” là tên gọi của Đề án với quy mô toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng 8/2014 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Dự kiến tại đây trưng bày khoảng 200 tác phẩm chọn lọc của các nghệ sỹ trẻ có độ tuổi từ 18 đến 35 giới thiệu, trưng bày các tác phẩm xuất sắc mới sáng tác trong vòng 3 năm vừa qua (2011-2014). Sự kiện này khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước của Bộ VHTTDL đối với lực lượng sáng tác mỹ thuật trẻ, những người sẽ làm nên những tác phẩm, những dự án nghệ thuật cho hôm nay và mai sau, góp phần đưa nền mỹ thuật Việt Nam ngày càng phát triển hiện đại. n.H
  • 10. 10 số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước Trong khuôn khổ Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 10, ngày 27/3, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Định hướng hợp tác phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và các địa phương. Các đại biểu đã thảo luận và thống nhất các giải pháp thực hiện hợp tác phát triển du lịch trong từng lĩnh vực như quản lý Nhà nước, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm du lịch và đầu tư phát triển du lịch. Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương sẽ tích cực, chủ động hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng khai thác, đầu tư nâng cấp các sản phẩm du lịch truyền thống, đồng thời đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới gắn liền với sản phẩm du lịch truyền thống; đa dạng hóa các sản phẩm và các loại hình du lịch, phát huy liên kết vùng, liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch; tập trung đầu tư tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù. Trong công tác đầu tư phát triển du lịch, các địa phương cần chú trọng bảo vệ môi trường, cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng; tôn tạo và nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị và khai thác phục vụ du lịch hiệu quả... Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, mở rộng phạm vi thị trường quảng bá ra nước ngoài. Đặc biệt, các địa phương tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch, thực hiện quản lý và kiểm soát hoạt động du lịch, đẩy mạnh huy động và quản lý sử dụng các nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh, với vai trò là trung tâm, đầu tàu của ngành du lịch cả nước, trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục phát huy có hiệu quả hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước để phát triển du lịch, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát huy sự hợp tác thực chất và bền vững. H.p Bộ VHTTDL đã có Công văn số 888/BVHTTDL-VHDT ngày 24/3 hướng dẫn Sở VHTTDL các tỉnh triển khai Chương trình cấp ấn phẩm VHTT phù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã khu vực III, các trường Phổ thông dân tộc nội trú thuộc Dự án Tăng cường đầu tư, xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thể thao cấp huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo năm 2014. Theo đó, văn bản hướng dẫn các nội dung gồm: định hướng về cơ cấu, chủ đề nội dung ấn phẩm; quy cách, nguyên tắc cấp phát ấn phẩm; địa chỉ cấp phát ấn phẩm và kinh phí thực hiện; quản lý và phát huy hiệu quả ấn phẩm ở cơ sở; địa chỉ đơn vị cung cấp ấn phẩm; yêu cầu về thông tin, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình. Nội dung ấn phẩm cung cấp phải đảm bảo tính thời sự, phục vụ thiết thực cho công tác văn hoá-thông tin ở cơ sở; cân đối giữa các chủ đề, loại hình ấn phẩm. Chủ đề chính trị, chính sách, pháp luật chiếm 30% số loại ấn phẩm cung cấp, nội dung tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp năm 2013; phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn; chính sách tôn giáo; chính sách dân tộc; các quy định về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, di sản văn hoá; tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chủ đề văn hoá, xã hội chiếm 45% số loại ấn phẩm cung cấp, nội dung tuyên truyền, vận động bài trừ hủ tục xây dựng nếp sống văn minh gia đình, làng, bản văn hoá, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, rủi ro thiên tai. Chủ đề nông nghiệp, khoa học và đời sống chiếm 25% số loại ấn phẩm cung cấp, nội dung phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về bảo vệ tài nguyên - môi trường, chăm sóc sức khoẻ cho vật nuôi, cây trồng; giới thiệu mô hình canh tác, chăn nuôi có hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng tiếp cận ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Kế hoạch triển khai Chương trình từ tháng 3-5/2014, căn cứ định hướng cơ cấu, chủ đề nội dung, hình thức ấn phẩm, địa chỉ cấp phát ấn phẩm, kinh phí được phân bổ theo thông báo, Sở VHTTDL các tỉnh tiến hành khảo sát, lựa chọn danh mục ấn phẩm và đơn vị đặt hàng; lập danh mục, kế hoạch cấp phát ấn phẩm; dự toán đặt hàng sản xuất, cung cấp ấn phẩm; trình cấp có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt. Tháng 6-12/2014, các đơn vị được giao thực hiện Chương trình ký hợp đồng đặt hàng sản xuất ấn phẩm và thực hiện cấp phát ấn phẩm đến địa chỉ hưởng lợi theo kế hoạch. Từ tháng 01-02/2015, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình. H.p Cấp ấn phẩm VHTT cho các xã dân tộc trọng điểm Hợp tác du lịch giữa TP. Hồ Chí minh với các địa phương
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1069 l 03.4.2014 quản lý nhà nước Ngày 24/3, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 872/BVHTTDL-DSVH đề nghị UBND tỉnh Điện Biên tạo điều kiện để Sở VHTTDL, Ban quản lý Dự án Di tích Điện Biên Phủ cùng các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh triển khai kịp thời một số công việc hoàn thành xây dựng và trưng bày Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ đúng dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đảm bảo chất lượng. Các công việc cụ thể: Kinh phí cho việc triển khai kế hoạch sưu tầm bổ sung hiện vật phục vụ trưng bày Bảo tàng theo nội dung trưng bày đã được phê duyệt, đồng thời tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành, nhất là Bộ Quốc phòng, để được hỗ trợ giải quyết nhu cầu sưu tầm hiện vật cho trưng bày Bảo tàng; Khẩn trương nghiên cứu biên soạn nội dung thuyết minh trưng bày Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn để đội ngũ cán bộ, thuyết minh viên có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động sau khi khánh thành, đồng thời nghiên cứu xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp với các đối tượng khách tham quan nhằm phát huy hiệu quả trưng bày của Bảo tàng; Các đơn vị liên quan tập trung hoàn thành sớm việc thi công trưng bày để có điều kiện tổ chức xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử phục vụ việc chỉnh lý, hoàn thiện trưng bày trước thời điểm khánh thành Bảo tàng. n.H Trưng bày Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế cho biết, Festival Huế lần thứ 8 - 2014 sẽ khai mạc vào ngày 12/4/2014 và kết thúc ngày 20/4/2014. Chủ đề của Festival Huế lần thứ 8 - 2014 là “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Festival Huế 2014 quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu, đặc trưng cho những vùng văn hóa và các thành phố cố đô của Việt Nam, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của Huế; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao diễn ra hàng đêm tại các sân khấu ở Đại Nội, CungAn Định, các sân khấu cộng đồng khắp các vùng thị trấn, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế và các chương trình biểu diễn giao lưu đặc biệt dành cho những người không có điều kiện tham dự Festival đang ở tại các bệnh viện, nhà máy… Công tác chuẩn bị cho Festival Huế 2014 đang được tỉnh Thừa Thiên Huế khẩn trương thực hiện. Công tác tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá về Festival Huế 2014 gắn với tuyên truyền xúc tiến, quảng bá về văn hóa du lịch đã được triển khai tích cực ngay từ đầu năm 2013. Trong đó, tập trung cho công tác tuyên truyền, quảng bá bằng hình thức cổ động trực quan, qua hoạt động đối ngoại, xúc tiến du lịch. Đã tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại một số hội chợ, hội nghị trong nước và quốc tế, tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh tìm hiểu và quảng bá, khảo sát tour tuyến đến Huế trong thời gian diễn ra Festival. Đối với công tác chuẩn bị cơ sở lưu trú - bố trí phòng nghỉ cho đại biểu, đơn vị nghệ thuật: Hiện nay, SởVHTTDLđã tổng hợp, cung cấp thông tin các cơ sở lưu trú, nắm số lượng cơ sở lưu trú, số lượng phòng, giường để Ban Tổ chức lên kế hoạch chủ động đặt phòng và bố trí phòng nghỉ cho các đại biểu, các đoàn nghệ thuật về dự Festival đảm bảo phù hợp với lịch trình biểu diễn, tham gia các hoạt động của các đại biểu và đoàn nghệ thuật. Hiện tại, Thừa Thiên Huế có 526 cơ sở lưu trú với 9.925 phòng, 16.843 giường. Trong đó đã tiến hành khảo sát, đặt chỗ một số khách sạn 5 sao và các khách sạn có chất lượng cao để tổ chức các hoạt động trọng tâm trong Festival như Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn hóa các nước ASEAN + 3, Liên hoan Ẩm thực quốc tế, Liên hoan Múa quốc tế, Giải Golf Festival, Giải Quần vợt vô địch đồng đội quốc gia… Đối với việc thẩm định các chương trình nghệ thuật, trưng bày triển lãm: Căn cứ vào chức năng quản lý văn hóa Nhà nước quy định, Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế đã hướng dẫn, phối hợp với Trung tâm Festival theo dõi, thẩm định các chương trình nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật trong nước và nước ngoài, hoạt động trưng bày triển lãm trong khuôn khổ Festival Huế 2014 theo đúng các quy định hiện hành. Ngoài các chương trình do Ban Tổ chức trực tiếp chỉ đạo, tất cả các chương trình nghệ thuật, triển lãm đều được Sở hướng dẫn lập hồ sơ cấp phép, thẩm định, đảm bảo về mặt nội dung và chất lượng. Ngoài ra, Sở VHTTDL cũng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn liên quan tăng cường các biện pháp, giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đảm bảo môi trường du lịch trong sạch, lành mạnh trong những ngày cao điểm diễn ra Festival, không để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá tùy tiện, công khai đường dây nóng ở một số địa điểm công cộng tập trung nhiều khách du lịch… để kịp thời xử lý các hoạt động và bảo vệ, trợ giúp du khách khi có yêu cầu. H.Q Chuẩn bị cho Festival Huế lần thứ 8 - 2014
  • 12. 12 số 1069 l 03.4.2014 Sự kiện vấn đề Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Hải - Cát Bà (01/4/1959-01/4/2014) và khai trương Du lịch Cát Bà đã diễn ra tối 30/3 tại đảo Cát Bà (Hải Phòng). Sự kiện Bác Hồ về thăm làng cá Cát Hải cách đây 55 năm thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Người đối với đồng bào chiến sỹ huyện đảo. Chuyến đi thăm làng cá của Bác đã trở thành một phần thưởng, nguồn động viên tinh thần vô cùng quý giá, cổ vũ quân dân huyện đảo Cát Hải tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, dũng cảm kiên cường trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, chủ động hội nhập quốc tế. Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, là một trong ba hòn đảo lớn nhất tại Việt Nam, nằm cách thành phố Hải Phòng 60km về phía Đông và cách Thủ đô Hà Nội 150km. Năm 2004, đảo Cát Bà đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đang trên lộ trình trở thành công viên địa chất toàn cầu và Di sản thiên nhiên thế giới. Đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn vùng Đông bắc Tổ quốc. Hướng tới một dịch vụ du lịch hoàn hảo và chuyên nghiệp, Cát Bà đang khắc phục những nhược điểm, kêu gọi xã hội hoá, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch độc đáo mang thương hiệu “Cát Bà đảo ngọc”. Ngày 27/3 vừa qua, UBND huyện Cát Hải đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kéo dài, nâng cấp cầu tàu khách Cát Bà với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Công trình này có thể đáp ứng nhu cầu 4 tàu cập bến cùng thời điểm, giảm ách tắc giao thông, giảm thời gian chờ đợi tại bến tàu, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách đến tham quan, du lịch tại quần đảo Cát Bà. Năm 2014, Cát Bà phấn đấu đón khoảng 1.500.000 lượt khách thăm. Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Hải - Cát Bà, khai trương du lịch Cát Bà là chuỗi các hoạt động như: biểu diễn nghệ thuật “Cát Bà - Đảo ngọc tình người” với nhiều tiết mục đặc sắc; lễ cầu ngư truyền thống, ra quân của ngành thủy sản đánh bắt cá vụ Nam, thả cá giống thủy sản; phát động phong trào nhân dân bảo vệ, nuôi trồng, phát triển nguồn lợi thủy sản; Giải đua thuyền rồng trên biển các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng tranh cúp Báo Hải Phòng lần thứ 20. M.MinH Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Hải - Cát Bà và khai trương du lịch Cát Bà Ngày 26/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế, đợt 1 năm 2014, bắt đầu từ ngày 26/3 đến 01/4/2014. Đặc biệt, trong Ngày Giải phóng Huế 26/3, từ 07h-17h trong ngày, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa không thu vé đối với cán bộ, nhân dân trong tỉnh và du khách là người Việt Nam tham quan các điểm di tích Huế. Trong Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế đợt 1 năm 2014, Trung tâm thực hiện nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn cho du khách, các công ty lữ hành và cộng đồng địa phương. Cụ thể, khi đến thăm các di tích thuộc khu di sản Huế, nếu khách mua vé tham quan 3 điểm Hoàng cung Huế, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng sẽ được miễn vé tham quan các điểm di tích còn lại (bao gồm: lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và điện Hòn Chén); giảm 20% giá vé tham quan các điểm di tích cho các đoàn khách có số lượng từ 10 người trở lên (mua 10 vé được giảm 2 vé); giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc tại Duyệt Thị Đường vào các suất buổi sáng và buổi chiều; miễn phí thuyết minh tại Đại Nội cho đoàn từ 20 khách trở lên; miễn vé tham quan di tích cho các đoàn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng (có giấy giới thiệu của trường và giấy xác nhận của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế); giảm 20% giá dịch vụ xe điện đưa đón tham quan khu vực Hoàng cung; giảm 10 - 20% giá các dịch vụ (hàng lưu niệm, giải khát...) trong các điểm tham quan của khu di sản Huế. Ngoài ra, du khách còn thưởng thức một số hoạt động dịch vụ (miễn phí) trong khu vực Hoàng cung Huế như: trưng bày triển lãm các bộ sưu tập cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực); sưu tập hiện vật trang phục triều Nguyễn tại Tả Vu - Đại Nội Huế; hoạt cảnh HoàngThái hậu hồi cung tại khu vực Trường lang Tử Cấm Thành; lễ đổi gác hàng ngày tại phía trước Ngọ Môn; chương trình biểu diễn Ca Huế hàng ngày tại cung Trường Sanh; biểu diễn Tiểu nhạc hàng ngày tại các góc Trường lang Tử Cấm Thành và trong Vườn Cơ Hạ, giúp du khách có thêm những trải nghiệm mới trong không gian cung điện, thành quách cổ xưa của Cố đô Huế. Trong quý I/2014, lượng khách du lịch đến Huế đạt 650.662 lượt, tăng 2,3% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 271.365 lượt khách, tăng 2,1%. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng trên 621 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Q.Việt Tuần lễ Vàng Du lịch tại Di sản Huế
  • 13. 13số 1069 l 03.4.2014 Sự kiện vấn đề Thông tin từ Tổng cục Du lịch ngày 26/3 cho biết: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I năm 2014 đã đạt hơn 2,3 triệu lượt, tăng 29,30% so cùng kỳ năm 2013. Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 70.200 tỷ đồng, tăng 31,21% so cùng kỳ năm trước. Lượng khách đến Việt Nam để du lịch, nghỉ ngơi vẫn chiếm đa số với hơn 1,4 triệu lượt người, tiếp đó là người về Việt Nam thăm thân đạt 403.829 lượt... Khách quốc tế đến Việt Nam đông nhất trong 3 tháng đầu năm 2014 vẫn là khách Trung Quốc với 587.475 lượt người, đứng thứ 2 là khách đến từ Hàn Quốc, còn khách Nhật Bản đông thứ 3. Lượng khách đến từ Hồng Kông (Trung Quốc) đến nước ta trong quý I/2014 tuy chỉ chỉ đạt 5.817 khách nhưng lại là thị trường khách đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường khách của Việt Nam so với cùng kỳ quý I/2013... Thống kê từ một số trọng điểm du lịch của Việt Nam cũng cho thấy tín hiệu rất tốt cho ngành du lịch nước nhà. Cụ thể là tại Thừa Thiên Huế, trong quý I, lượng khách du lịch đến Huế đạt 650.662 lượt, tăng 2,3% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 271.365 lượt, tăng 2,1%. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng hơn 621 tỷ đồng. Trong tháng 4/2014, tại Huế sẽ diễn ra Festival Huế với chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”, dự kiến sẽ thu hút 200.000 lượt du khách, trong đó một nửa sẽ là du khách quốc tế. Hiện Huế đang nỗ lực chuẩn bị, sẵn sàng đón du khách trong nước và quốc tế về dự Festiaval. Riêng về du lịch, Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức thêm các tour du lịch phục vụ du khách, trong đó có tour về làng cổ Phước Tích, làng hoa giấy Thanh Tiên, các sản phẩm du lịch cộng đồng dựa vào sinh thái của người dân tộc và khai thác bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Cơ Tu... ở huyện miền núi A Lưới, Nam Đông. Bình Thuận, một trong những trọng điểm du lịch của khu vực Nam Trung Bộ, trong tháng 3/2014 và cả quý I/2014 hoạt động du lịch diễn ra khá sôi động với một lượng lớn khách quốc tế đến địa phương theo các tour đặt trước. Trong tháng 3/2014, du lịch Bình Thuận đã đón thêm 313.900 lượt khách, tăng 8,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó tính riêng khách du lịch quốc tế có khoảng 38.950 lượt, tăng 5,5% so cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch của Bình Thuận trong tháng 3/2014 đạt khoảng 650 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ và đưa doanh thu cả quý I/2014 lên hơn 2.000 tỷ đồng. Thời gian tới là thời điểm chuyển dần sang mùa hè ở Việt Nam nên du lịch biển luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách, nhất là khách nội địa, trong đó Bình Thuận luôn là điểm đến được nhiều du khách chọn lựa. Còn tại Thủ đô Hà Nội, ước tính quý I/2014, khách quốc tế lưu trú đạt hơn 500.000 lượt người, tăng 12,3%; khách nội địa đến Hà Nội tăng 8,1% so cùng kỳ năm trước... Lượng khách du lịch nội địa trong 3 tháng đầu năm 2014 đạt 13,7 triệu lượt khách, tăng 6,85% so cùng kỳ năm 2013. Sau Tết Nguyên đán hàng năm, lượng khách nội địa luôn tăng cao bởi người dân tham gia các loại hình du lịch hành hương, lễ hội. Dự kiến trong tháng 4/2014 cũng là tháng 3 theo âm lịch, du lịch nội địa tiếp tục là thời gian cao điểm bởi hàng triệu lượt người sẽ hành hương dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng... yến nHi 2,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I Tối 30/3, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BộTư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ các đội tuyên truyền tiêu biểu. Tại buổi giao lưu, đại biểu, khán giả đã được thưởng thức một chương trình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc do các đội tuyên truyền văn hóa tiêu biểu của Bộ đội biên phòng và các tỉnh thể hiện. Các tác phẩm được biểu diễn tại buổi giao lưu đã ngợi ca quê hương, đất nước cũng như tinh thần vượt qua khó khăn, hiểm nguy để bảo vệ biên cương Tổ quốc của những người lính mang quân hàm xanh như: “Giai điệu quê hương”, “Khúc hát lính Biên phòng”, “Hoa rừng quê em”, “Lý mười thương”, “Vó ngựa biên cương”, “Đôi mắt Plâyku”, “Tiếng đàn nứa Bản Rào tre”... Những lời ca, bản nhạc, điệu múa thấm đẫm tình người của những người lính Biên phòng, cũng như của các chàng trai, cô gái đến từ các tỉnh đã tạo nên bầu không khí vui tươi và thể hiện mối quan hệ tốt đẹp tình quân dân. Chương trình giao lưu nhân Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 55 năm Thành lập Bộ đội Biên phòng; đồng thời nhằm động viên, khích lệ các hoạt động tuyên truyền văn hóa tiêu biểu để củng cố, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Chương trình còn góp phần giới thiệu, quảng bá Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam- “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đức MinH Chương trình giao lưu văn nghệ các đội tuyên truyền tiêu biểu
  • 14. 14 số 1069 l 03.4.2014 Sự kiện vấn đề Lần công diễn thứ 4 vở nhạc kịch đầu tiên trong nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam “Cô Sao” đã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức tối 25/3, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La. Đông đảo đồng bào các dân tộc Sơn La đã có mặt cùng thưởng thức tác phẩm âm nhạc nổi tiếng này. Theo Ban Tổ chức, việc đưa vở nhạc kịch Cô Sao về nơi tác phẩm hình thành đã góp phần thỏa ước nguyện của nhạc sĩ Đỗ Nhuận lúc sinh thời cũng như niềm mong mỏi của nhân dân muốn đưa “Cô Sao” về với Sơn La. Đây cũng là lời tri ân gửi đến các thế hệ chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu và hy sinh ở mảnh đất này, nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Vở nhạc kịch “Cô Sao” được nhạc sĩ Đỗ Nhuận “thai nghén” trong thời gian bị thực dân Pháp giam cầm tại nhà tù Sơn La. Tác phẩm “Cô Sao” được sáng tác trong thời gian 1960- 1963, có nội dung gắn liền với cuộc sống đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La và quá trình chống thực dân Pháp của đồng bào nơi đây. Vở nhạc kịch “Cô Sao” kể về một người con gái Thái xinh đẹp, nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ làA Sao. Sau đó cô bị kẻ xấu vu oan là có ma cà rồng trong người nên phải trốn vào rừng sống. Tại đây cô gặp Hà và Vân, hai chiến sĩ cách mạng đã giúp A Sao có thêm niềm tin, nghị lực vượt lên số phận. “Cô Sao” được nhạc sĩ Đỗ Nhuận lấy cảm hứng từ câu thơ: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/Cay đắng chi bằng mất tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm tư tưởng chính của vở nhạc kịch. Trong lần công diễn thứ 4, diễn viên chính vẫn là ca sĩ Hà Phạm Thăng Long vai cô Sao, Mạnh Dũng vai cán bộ cách mạng Hồng Hà... Tuy nhiên, quy mô của dàn nhạc và dàn hợp xướng được thu nhỏ còn 66 nghệ sĩ, nhạc công. Vở nhạc kịch được trình diễn trong thời lượng 90 phút với 3 màn. Thành phần tham gia thực hiện gồm: Chỉ huy dàn nhạc Honna Tetsuji; đạo diễn Huyền Nga; biên đạo múa Nghệ sĩ Nhân dân Anh Phương; đạo diễn âm nhạc nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; chỉ huy đêm diễn Nghệ sĩ Ưu tú Mạnh Chung… Trước đó, vở nhạc kịch “Cô Sao” đã được công diễn vào các năm 1965, 1976, 2012. Hải pHOng Đưa vở nhạc kịch“Cô Sao”về với Sơn La Tổng cục Du lịch vừa có văn bản gửi các Sở VHTTDL, các doanh nghiệp du lịch kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2014. Đây là các hoạt động quảng bá, xúc tiến lớn do Tổng cục Du lịch chủ trì tổ chức ở trong nước và quốc tế. Đồng thời, Tổng cục Du lịch cũng kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp quan tâm tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá này trên cơ sở kế hoạch hoạt động cũng như thị trường nguồn để góp phần nâng cao hiệu quả quảng bá, xúc tiến của ngành du lịch nước nhà. Về hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, năm nay Tổng cục Du lịch tiếp tục tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế thường niên quan trọng bắt đầu từ tháng 6/2014 ở Thái Lan và kết thúc vào tháng 3/2015 tại hội chợ ITB Đức. Bên cạnh việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, Tổng cục Du lịch cũng tham gia vào các chương trình phát động thị trường để thúc đẩy phát triển du lịch tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, xúc tiến các loại hình du lịch mới. Đặc biệt, trong năm 2014, Tổng cục Du lịch và Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) phối hợp tổ chức thương hiệu du lịch Việt Nam dưới hình thức triển lãm, trưng bày giới thiệu các tác phẩm sơn mài truyền thống, kết hợp với trưng bày, quảng bá một số sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống về sơn mài của Việt Nam tại Vương quốc Anh. Năm 2014, Tổng cục Du lịch cũng đón tiếp 10 đoàn khảo sát du lịch Việt Nam đến từ nhiều thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... Ở trong nước, Tổng cục Du lịch cũng tham gia nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Cụ thể là trong tháng 4/2014, Tổng cục Du lịch sẽ tham dự Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội. Đây là hội chợ du lịch quốc tế quy mô lớn nhất miền Bắc nước ta, năm nay có sự tham dự của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong số 499 gian hàng đăng ký chính thức đến thời điểm này có tới 150 gian quốc tế. Mới bắt đầu diễn ra từ năm 2013, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam hướng tới thị trường mua bán sản phẩm du lịch kích cầu. Năm nay, hội chợ sẽ kích cầu trực tiếp vào các tour du lịch do liên minh kích cầu phía Bắc, Nam và các công ty lữ hành với hàng ngàn tour giảm giá sâu. Cũng trong năm 2014, Tổng cục Du lịch tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch khác, trong đó có nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch đường mòn Hồ Chí Minh... Đồng thời tiếp tục tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ thuyết minh viên du lịch, nâng cao Năm 2014, tiếp tục quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam
  • 15. 15số 1069 l 03.4.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 28/3, tạiTPHồ Chí Minh, Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Hội nghị tổng kết một năm thực hiện Nghị định số 79/2012/NĐ-CPngày 05/10/2012 của Chính phủ, Thông tư số 03/2013/TT- BVHTTDL ngày 28/01/2013 của Bộ VHTTDL về các giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Đây là lần đầu tiên một văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ra đời đã thu hút sự quan tâm của các nghệ sĩ, đơn vị biểu diễn nghệ thuật trong cả nước và là hành lang pháp lý quan trong cho các tổ chức, đơn vị thực hiện. Tuy nhiên sau hơn 1 năm thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật này cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế. Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL cho rằng, ưu điểm của các văn bản mới này là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về việc xin phép cũng như đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận các đơn vị nghệ thuật tại địa phương. Tuy nhiên, việc thành lập các doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật hiện nay rất dễ dàng. Vì vậy, một số doanh nghiệp tổ chức biểu diễn sai phạm bị tước giấy phép hoặc đình chỉ tổ chức biểu diễn đã sẵn sàng thay đổi tên doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động. Mặt khác, nhiều địa phương khi cấp phép tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật chủ yếu dựa trên hồ sơ xin phép là chính, không thẩm định thực tế chương trình biểu diễn, do đó các đơn vị tổ chức biểu diễn dễ có những sai phạm trong khi tổ chức. Theo ông Nguyễn Văn Hàm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam, việc cấp giấy phép công diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang hiện nay chủ yếu được thực hiện qua việc thẩm định hồ sơ của các tổ chức, cá nhân nên vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm quảng cáo không đúng sự thật, tổ chức biểu diễn không đúng nội dung trong giấy phép. Bên cạnh đó, giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật cấp cho các doanh nghiệp kèm theo nội dung chương trình có quá nhiều tiết mục và nghệ sỹ biểu diễn, nhưng lại không quy định cụ thể số tiết mục, số nghệ sỹ tham gia trong một đêm diễn. Điển hình trong năm 2013, Sở đã phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương xử lý nghiêm vụ lừa đảo trong biểu diễn nghệ thuật, tổ chức chương trình và thu tiền vé không đúng như nội dung quảng cáo diễn ra vào tối 29/5/2013 tại thị trấn Hà Lam (huyệnThăng Bình), xã HươngAn (huyện Quế Sơn). Đại diện một số tỉnh/thành khác cũng cho biết, thời gian gần đây, tình trạng một số đoàn nghệ thuật đến các cơ quan, xí nghiệp, trường học thường xuyên nài ép, vận động mua vé xem biểu diễn gây bức xúc. Tình trạng biểu diễn không thông báo vẫn còn diễn ra tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hội chợ... Một số quán cà phê mời ca sỹ về hát dưới hình thức giao lưu với khán giả không bán vé nhưng thực chất phụ thu vào tiền nước của khách với giá cao và khi tổ chức thường không thông báo. Chương trình biểu diễn dựa vào các hội, đoàn thể còn nhiều bất cập như đi vận động quyên góp, bán vé gây phản ứng trong nhân dân, trong khi chất lượng chương trình chưa đảm bảo. Thời gian qua, Cục nghệ thuật biểu diễn cũng đã “mạnh tay” xử lý một số cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về hoạt động biểu diễn. Điển hình là việc tạm dừng cho phép biểu diễn đối với Lê Thị Huyền Anh (còn gọi là Bà Tưng), ca sỹ Angela Phương Trinh trên phạm vi toàn quốc vì ăn mặc phản cảm; yêu cầu ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng nghiêm khắc rút kinh nghiệm và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Để đảm bảo hiệu quả trong việc thực thi các giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn, trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ có những sửa đổi tại Thông tư 03 cho phù hợp với thực tế xã hội. Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối với việc áp dụng, thi hành pháp luật về nghệ thuật biểu diễn để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm. Bộ cũng yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nghệ thuật biểu diễn; tập trung kiểm duyệt, tăng cường năng lực Hội đồng nghệ thuật; công khai, minh bạch, tăng cường tính liên kết hệ thống thông tin, cấp phép, xử lý vi phạm; tăng cường giám sát, kiểm tra các công ty, ca sỹ, người mẫu đã từng vi phạm. MinH HạnH Tăng cường quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn trình độ ngoại ngữ cho các bộ, người lao động làm cồng tác du lịch... Trong năm 2013, chương trình kích cầu do Bộ VHTTDL đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu quan trọng của ngành du lịch nước nhà. Nhiều địa phương đã tích cực triển khai chương trình kích cầu du lịch 2013, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, đồng thời giúp cho nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế. Trong năm 2014, Việt Nam phấn đấu đón 8 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 37,5 triệu lượt khách nội địa. Bộ VHTTDL đánh giá rằng, nhiều nội dung của chương trình kích cầu du lịch năm 2013 vẫn còn có nhiều giá trị thực tiễn trong năm 2014, nên chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy các ngành dịch vụ năm 2013 vẫn được tiếp tục triển khai trong năm 2014... K.HOàn
  • 16. 16 số 1069 l 03.4.2014 Sự kiện vấn đề Giải Bắn cung quốc gia sẽ chính thức khai mạc ngày 03/4 tại Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng. Thông tin do Liên đoàn Bắn súng Việt Nam công bố ngày 28/3. Tại giải đấu lần này, các cung thủ sẽ tranh tài giải cá nhân, gồm: Nội dung dành cho nam cung 1 dây và cung 3 dây với các cự ly 18m, 30m, 50m, 70m, 90m; nội dung dành cho nữ cung 1 dây và cung 3 dây với cự ly 18m, 30m, 50m, 60m, 70m. Các vận động viên tham dự giải phải thuộc quân số trong ngành công an, quân đội và giáo dục đào tạo hoặc có hợp đồng chuyển nhượng vận động viên thời hạn ký kết tối thiểu trước ngày 01/01/2014. Mỗi vận động viên chỉ được đăng ký thi một nhóm nội dung: cung 1 dây hoặc cung 3 dây. Giải Bắn cung quốc gia là dịp để Ban Tổ chức đánh giá lại chất lượng thi đấu của các vận động viên, cũng như công tác đào tạo chuyên môn của các huấn luyện viên. Các vận động viên có thành tích xuất sắc vượt trội trong giải đấu lần này sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung thêm vào đội tuyển Bắn cung quốc gia để đi thi đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực, châu lục và các giải đấu quốc tế. Giải Cup Bắn cung quốc gia lần thứ 17 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 11/4. n.anH Giải Bắn cung quốc gia lần thứ 17 tại Sóc Trăng Ngày 28/3, Sở VHTTDL thành phố Hải Phòng đã phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật du lịch “Ấn tượng Hải Phòng 2014”. Cuộc thi ảnh nghệ thuật du lịch “Ấn tượng Hải Phòng 2014” nhằm tìm kiếm những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người, nét văn hóa đặc sắc của Hải Phòng, các trọng điểm du lịch củaThành phố, trong đó có quần đảo Cát Bà đang đề cử UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; ghi lại những hình ảnhvềhoạtđộngdulịchHảiPhòngtrong năm 2014; tăng cường kho tư liệu phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cũngnhưxuấtbảnấnphẩmquảngbácho thành phố Hải Phòng nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng. Cuộc thi đặc biệt khuyến khích các tác phẩm có góc máymới,làmnổibậtnhữngnétkhácbiệt riêng có của du lịch Hải Phòng. Đốitượngdựthilàcácnhànhiếpảnh chuyên và không chuyên, là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và BanThư ký không được tham gia cuộc thi. Ảnh dự thilàảnhmàu,hoặcđentrắng,làảnhđơn (không chấp nhận ảnh bộ); không hạn chế số lượng ảnh và số lần gửi ảnh đối với mỗi tác giả. Ảnh dự thi có kích thước chiều nhỏ nhất là 40cm. Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất trị giá 10.000.000 đồng, 2 giải Nhì trị giá 7.000.000 đồng, 3 giải Ba trị giá 5.000.000 đồng và 8 giải Khuyếnkhíchtrịgiá2.000.000đồngcho các tác giả đoạt giải. Thời gian nhận tác phẩm dự thi: Đến ngày 15/11/2014. Nơi nhận tác phẩm dự thi là Phòng Quy hoạch Phát triển tài nguyên du lịch, Sở VHTTDL Hải Phòng, 17 Lạch Tray, Ngô Quyển, Hải Phòng. V.Đức Ngày 28/3, tại Bảo tàng PhúYên đã khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 150 bản đồ trưng bày lần này là bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định Nhà nước Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa ngày nay đã xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đông đảo người xem trong và ngoài tỉnh tham dự Festival chú ý nhiều đến sưu tập 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Việt Nam, các nước phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay; 4 tập bản đồ (atlas) và 30 bản đồ khác do nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử, thể hiện Trung Quốc không có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Triển lãm còn giới thiệu phiên bản các văn bản khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như các văn bản Hán Nôm, Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954-1975; các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay; những hình ảnh, tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; một số tư liệu, ấn phẩm của các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. t.Lập Triển lãm“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” Thi ảnh nghệ thuật du lịch“Ấn tượng Hải Phòng 2014”