SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 3
Baixar para ler offline
ÔN TẬP HỌC KÌ I KHỐI 7
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó,
nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?
- Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp.
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo
đường thẳng.
* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em
mục đích chính của việc này là gì?
- Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các
dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 4: Tia sáng là gì?
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng
* Áp dụng: Tại sao trong các lớp học, người ta thường gắn đèn ở các phía trái, phải và tập trung trên trần nhà
mà không gắn tập trung về một phía?
- Vì để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen che khuất do ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 5: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào?
- Nhật Thực là hiện tượng Mặt Trăng làm vật cản sáng giữa Mặt Trời và Trái Đất
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nữa tối) của Mặt Trăng trên
Trái Đất.
- Nguyệt Thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
 Cho hình vẽ sau
S
N
+ Vẽ tia phản xạ
+ Tính số đo góc phản xạ

Câu 7: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau
mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
- Vì vùng nhìn thấy của trong gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước
 giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
Câu 8: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? Gương cẩu lõm có tác dụng gì?
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
- Gương cầu lõm có tác dung biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một
điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Câu 9: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?
B

A

* AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?
- Ảnh cao 5 cm và cách gương 10 cm
Câu 10: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo bởi tia tới một góc 130 o. Vẽ
hình và tính góc tới.
* Vẽ hình:
N

S

R

I
* Tính góc tới:
- Ta có góc i + i’ = 130o
i = i’= 130o/2 = 65o

CHƯƠNG II: ÂM HỌC
Câu 11:
a) Tần số là gì? Đơn vị của tần số, ký hiệu?
- Tần số là số lần dao động trong một giây. Đơn vị tần số là héc. Kí hiệu là Hz.
b) Vật phát âm thứ nhất thực hiện được 3000 dao động trong 5 phút, vật phát âm thứ hai thực hiện 1200 dao
động trong 20 giây. Tính:
* Tần số dao động của mỗi vật ?
+ Tần số dao động của vật thứ nhất là 3000/ 300 = 10 Hz
+ Tần số dao động của vật thứ hai là 1200/ 20 = 60 Hz
* Vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao?
- Vật thứ hai dao động nhanh hơn vì tần số của nó lớn hơn tần số của vật thứ nhất.
* Vật nào phát ra âm cao hơn? Tai người có nghe được âm do vật này phát ra hay không? Vì sao?
- Vật phát ra âm cao hơn là vật thứ nhất vì tần số của nó lớn hơn tần số của vật thứ nhất.
- Tai người có thể nghe được âm này vì tần số của nó là 60 Hz, tai người nghe được âm từ 20 Hz đến 20 000
Hz.
Câu 12: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- Nguồn âm là vật phát ra âm.
- Các vật phát ra âm đều dao động
* Âm thoa có dao động không?
Câu 13: Biên độ dao động là gì? Biên độ dao động và độ to của âm tỉ lệ như thế nào so với nhau? Độ to
của âm được đo bằng đơn vị gì?
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động
- Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. (tỉ lệ thuận)
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)
* Áp dụng: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?
- Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to vì gảy mạnh thì biên độ dao động lớn  âm phát ra sẽ to, tiếng
đàn to.
Câu 14:
a) Âm thanh truyền được trong môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào?
- Âm thanh truyền được trong môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí
- Không truyền được trong môi trường chân không.
b) Sắp xếp các môi trường truyền âm sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: nước, sắt, khí oxy?
- khí oxy < sắt < nước.
Câu 15: Vật như thế nào phản xạ âm tốt? Vật như thế nào phản xạ âm kém?
- Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ
âm kém).
* Áp dụng: Trong những vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
Miếng xốp, ghế đệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch.
- Trả lời: Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.
Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, ghế đệm mút, áo len, cao su xốp.
Câu 16: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì?
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm giảm độ to của tiềng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho
âm truyền theo hướng khác.
* Áp dụng: Giả sử bệnh viện nằm trên đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Hãy đề ra các biện pháp chống ô
nhiễm tiếng ồn?
- Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
- Xây tường chắn xung quanh bệnh viên, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo hướng khác.
- Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền cũng như để hấp thụ bớt âm, …..

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Ly 7 de cuong hki

Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371
Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371
Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371Thanh Trần Nguyễn
 
Bai kiem tra so i vat ly 7 hki
Bai kiem tra so i vat ly 7 hkiBai kiem tra so i vat ly 7 hki
Bai kiem tra so i vat ly 7 hkiTeo Le
 
De ly 7 ki i ma tran moi nhat
De ly 7 ki i ma tran moi nhatDe ly 7 ki i ma tran moi nhat
De ly 7 ki i ma tran moi nhatTeo Le
 
ĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docx
ĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docxĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docx
ĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docxLanNguyen176907
 
Bai 27 phan xa toan phan(1)
Bai 27 phan xa toan phan(1)Bai 27 phan xa toan phan(1)
Bai 27 phan xa toan phan(1)Thọ Bùi
 
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sángôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh SángLinh Nguyễn
 
Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạtTrắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạttuituhoc
 
De kiem tra 1 tiet vly 7
De kiem tra 1 tiet vly 7De kiem tra 1 tiet vly 7
De kiem tra 1 tiet vly 7Teo Le
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Bài 32 [đã sửa chữa]
Bài 32 [đã sửa chữa]Bài 32 [đã sửa chữa]
Bài 32 [đã sửa chữa]Thechau Nguyen
 
Tóm tắt kiến thức
Tóm tắt kiến thứcTóm tắt kiến thức
Tóm tắt kiến thứctinpham292
 
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7    lượng tử ánh sángChuyên đề 7    lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sángHuynh ICT
 
Khucxaanhsang
KhucxaanhsangKhucxaanhsang
Khucxaanhsangthayhoang
 
Chuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ng
Chuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ngChuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ng
Chuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ngLinhiii
 
Lý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcLý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcHoa Oải Hương
 
Nhóm in 4 u tài liệu tham khảo
Nhóm in 4 u tài liệu tham khảoNhóm in 4 u tài liệu tham khảo
Nhóm in 4 u tài liệu tham khảoPhạm Phương
 
Kiem tra 1 tiet tiet 10
Kiem tra 1 tiet  tiet 10Kiem tra 1 tiet  tiet 10
Kiem tra 1 tiet tiet 10Teo Le
 
Bai 45 Anh sang .ppt
 Bai 45 Anh sang .ppt Bai 45 Anh sang .ppt
Bai 45 Anh sang .pptNguynLy48013
 

Semelhante a Ly 7 de cuong hki (20)

Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371
Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371
Bai 45-ph an-xa-toan-phn.thuvienvatly.com.56b27.39371
 
Bai kiem tra so i vat ly 7 hki
Bai kiem tra so i vat ly 7 hkiBai kiem tra so i vat ly 7 hki
Bai kiem tra so i vat ly 7 hki
 
De ly 7 ki i ma tran moi nhat
De ly 7 ki i ma tran moi nhatDe ly 7 ki i ma tran moi nhat
De ly 7 ki i ma tran moi nhat
 
ĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docx
ĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docxĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docx
ĐỀ CUỐI KÌ I KHTN 7-2022-2023.docx
 
Bai 27 phan xa toan phan(1)
Bai 27 phan xa toan phan(1)Bai 27 phan xa toan phan(1)
Bai 27 phan xa toan phan(1)
 
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sángôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
 
Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạtTrắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
 
De kiem tra 1 tiet vly 7
De kiem tra 1 tiet vly 7De kiem tra 1 tiet vly 7
De kiem tra 1 tiet vly 7
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Bài 32 [đã sửa chữa]
Bài 32 [đã sửa chữa]Bài 32 [đã sửa chữa]
Bài 32 [đã sửa chữa]
 
Tóm tắt kiến thức
Tóm tắt kiến thứcTóm tắt kiến thức
Tóm tắt kiến thức
 
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7    lượng tử ánh sángChuyên đề 7    lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sáng
 
Khucxaanhsang
KhucxaanhsangKhucxaanhsang
Khucxaanhsang
 
Khucxaanhsang
KhucxaanhsangKhucxaanhsang
Khucxaanhsang
 
Chuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ng
Chuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ngChuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ng
Chuyen de-7-lc6b0e1bba3ng-te1bbad-c3a1nh-sc3a1ng
 
Lý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcLý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình học
 
Nhóm in 4 u tài liệu tham khảo
Nhóm in 4 u tài liệu tham khảoNhóm in 4 u tài liệu tham khảo
Nhóm in 4 u tài liệu tham khảo
 
Kiem tra 1 tiet tiet 10
Kiem tra 1 tiet  tiet 10Kiem tra 1 tiet  tiet 10
Kiem tra 1 tiet tiet 10
 
Bai 45 Anh sang .ppt
 Bai 45 Anh sang .ppt Bai 45 Anh sang .ppt
Bai 45 Anh sang .ppt
 
Bo ly 92_01
Bo ly 92_01Bo ly 92_01
Bo ly 92_01
 

Mais de Teo Le

Kiểm tra 15 phút 2
Kiểm tra 15 phút 2Kiểm tra 15 phút 2
Kiểm tra 15 phút 2Teo Le
 
Kiểm tra 15 phút
Kiểm tra 15 phútKiểm tra 15 phút
Kiểm tra 15 phútTeo Le
 
Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1
Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1
Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1Teo Le
 
Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7Teo Le
 
De cuong on tap vat li 7 ki 1 nh 20112012
De cuong on tap vat li  7 ki 1 nh 20112012De cuong on tap vat li  7 ki 1 nh 20112012
De cuong on tap vat li 7 ki 1 nh 20112012Teo Le
 
Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7Teo Le
 
De cuong vl7 hk2 12 13
De cuong vl7 hk2 12 13De cuong vl7 hk2 12 13
De cuong vl7 hk2 12 13Teo Le
 

Mais de Teo Le (7)

Kiểm tra 15 phút 2
Kiểm tra 15 phút 2Kiểm tra 15 phút 2
Kiểm tra 15 phút 2
 
Kiểm tra 15 phút
Kiểm tra 15 phútKiểm tra 15 phút
Kiểm tra 15 phút
 
Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1
Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1
Kiem tra 1 tiet vat ly 7 hk1
 
Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7
 
De cuong on tap vat li 7 ki 1 nh 20112012
De cuong on tap vat li  7 ki 1 nh 20112012De cuong on tap vat li  7 ki 1 nh 20112012
De cuong on tap vat li 7 ki 1 nh 20112012
 
Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7Kiem tra tiet 10 li 7
Kiem tra tiet 10 li 7
 
De cuong vl7 hk2 12 13
De cuong vl7 hk2 12 13De cuong vl7 hk2 12 13
De cuong vl7 hk2 12 13
 

Ly 7 de cuong hki

  • 1. ÔN TẬP HỌC KÌ I KHỐI 7 CHƯƠNG I: QUANG HỌC Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. * Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó? - Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp. Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không? - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. - Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. - Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? - Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. * Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì? - Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 4: Tia sáng là gì? - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng * Áp dụng: Tại sao trong các lớp học, người ta thường gắn đèn ở các phía trái, phải và tập trung trên trần nhà mà không gắn tập trung về một phía? - Vì để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen che khuất do ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 5: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? - Nhật Thực là hiện tượng Mặt Trăng làm vật cản sáng giữa Mặt Trời và Trái Đất - Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nữa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất. - Nguyệt Thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới.  Cho hình vẽ sau S N + Vẽ tia phản xạ + Tính số đo góc phản xạ Câu 7: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. * Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? - Vì vùng nhìn thấy của trong gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước  giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. Câu 8: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? Gương cẩu lõm có tác dụng gì? - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. - Gương cầu lõm có tác dung biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. Câu 9: Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
  • 2. - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật. - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng? B A * AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm? - Ảnh cao 5 cm và cách gương 10 cm Câu 10: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo bởi tia tới một góc 130 o. Vẽ hình và tính góc tới. * Vẽ hình: N S R I * Tính góc tới: - Ta có góc i + i’ = 130o i = i’= 130o/2 = 65o CHƯƠNG II: ÂM HỌC Câu 11: a) Tần số là gì? Đơn vị của tần số, ký hiệu? - Tần số là số lần dao động trong một giây. Đơn vị tần số là héc. Kí hiệu là Hz. b) Vật phát âm thứ nhất thực hiện được 3000 dao động trong 5 phút, vật phát âm thứ hai thực hiện 1200 dao động trong 20 giây. Tính: * Tần số dao động của mỗi vật ? + Tần số dao động của vật thứ nhất là 3000/ 300 = 10 Hz + Tần số dao động của vật thứ hai là 1200/ 20 = 60 Hz * Vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao? - Vật thứ hai dao động nhanh hơn vì tần số của nó lớn hơn tần số của vật thứ nhất. * Vật nào phát ra âm cao hơn? Tai người có nghe được âm do vật này phát ra hay không? Vì sao? - Vật phát ra âm cao hơn là vật thứ nhất vì tần số của nó lớn hơn tần số của vật thứ nhất. - Tai người có thể nghe được âm này vì tần số của nó là 60 Hz, tai người nghe được âm từ 20 Hz đến 20 000 Hz. Câu 12: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? - Nguồn âm là vật phát ra âm. - Các vật phát ra âm đều dao động * Âm thoa có dao động không? Câu 13: Biên độ dao động là gì? Biên độ dao động và độ to của âm tỉ lệ như thế nào so với nhau? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì? - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động - Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. (tỉ lệ thuận) - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)
  • 3. * Áp dụng: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao? - Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to vì gảy mạnh thì biên độ dao động lớn  âm phát ra sẽ to, tiếng đàn to. Câu 14: a) Âm thanh truyền được trong môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào? - Âm thanh truyền được trong môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí - Không truyền được trong môi trường chân không. b) Sắp xếp các môi trường truyền âm sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: nước, sắt, khí oxy? - khí oxy < sắt < nước. Câu 15: Vật như thế nào phản xạ âm tốt? Vật như thế nào phản xạ âm kém? - Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). * Áp dụng: Trong những vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? Miếng xốp, ghế đệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. - Trả lời: Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, ghế đệm mút, áo len, cao su xốp. Câu 16: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? - Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm giảm độ to của tiềng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. * Áp dụng: Giả sử bệnh viện nằm trên đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? - Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện. - Xây tường chắn xung quanh bệnh viên, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm. - Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo hướng khác. - Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền cũng như để hấp thụ bớt âm, …..