Anúncio

đề Cương triết học mác lê nin

Yersin University of Da Lat
2 de Jan de 2013
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Anúncio
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Anúncio
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Anúncio
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Anúncio
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Anúncio
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Próximos SlideShares
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Carregando em ... 3
1 de 28
Anúncio

Mais conteúdo relacionado

Apresentações para você(20)

Similar a đề Cương triết học mác lê nin(20)

Anúncio

đề Cương triết học mác lê nin

  1. Đề cương Triết học Mác – Lênin Câu 1: Định nghĩa vật chất của Lênin * Định nghĩa vật chất của Lênin:  Các nhà bác học trước Mác: - Chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình định nghĩa vật chất là hạt nhỏ, là động vật đầu tiên cấu tạo nên thế giới. Họ đồng nhất vật chất với nước (Talét), lửa (Hêraclít), không khí (Anaximen), hay nguyên tử phân tử (Đêmôcrít), ngũ hành (Trung Quốc). + Ưu điểm: Lấy chính bản thân vật chất để giải thích khái niệm vật chất. + Hạn chế: Đồng nhất vật chất với những vật cụ thể nên:  dễ dàng bị chủ nghĩa duy tâm tấn công bằng truy nguyên  đưa thế giới vào fạm vi hẹp  không thể định nghĩa vật chất vì thiếu logic - Chủ nghĩa duy tâm: Vật chất do thế giới ý niệm sinh ra và chỉ là làm phong phú thêm thế giới í niệm mà thôi - Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Vật chất không có thật mà chỉ là sự fức hợp các cảm giác mà thôi.  Mác và Ăngghen:chưa có định nghĩa cụ thể về vật chất nhưng đã nêu lên đc những đặc điểm cơ bản và quan trọng về fạm trù vật chất - Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Bản chất thế giới là vật chất - Theo Ăngghen, thành fần bản chất tự nhiên là : “Vật chất với tư cách là vật chất là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một điều trừu tượng thuần túy – chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật khi chúng ta gặp chúng với tư cách là những tồn tại hữu hình vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định, vật chất với tư cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính”.  Lênin: Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu XX, đặc biệt là những phát minh của Rơnghen (tia X-quang), Bécơren (tia phóng xạ), Tôm xơn (điện tử),… và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống CNDT đã hình thành nên định nghĩa về vật chất: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đc đem lại cho con ng trong cảm giác, đc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Trong khái niệm này cần lưu ý: - Phạm trù triết học là nhữg khái niệm chung nhất phản ánh những chuyển biến của thế giới hiện thực. Những khái niệm chung nhất là những khái niệm phản ánh những đặc tính cơ bản của một nhóm sự vật hiện tượng, tồn tại bởi 1 từ hoặc 1 tập hợp từ. - “Thực tại khách quan”: + Vật chất tồn tại, vận động và fát triển theo những quy luật vốn có của nó. + Tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức. Phân tích khái niệm của Lênin: - Thứ nhất, vật chất là cái có thật, hiện thực và tồn tại bên ngoài ý thức. Vật chất không fải là cái tha hóa từ ý niệm tuyệt đối, cũng k fải vật tự nó mà t k biết đc. Vật chất luôn có khả năng tác động tới giác quan của con ng từ đó trong nhận thức của con ng mới hiểu đc, mới nắm bắt đc đối tượng vật chất đó. Bên cạnh đó, cùng 1 lúc LN đã giải quyết đc 2 mặt cơ bản cảu vấn đề triết học. - Thứ hai, LN muốn nhấn mạnh mặt thứ nhất của Triết học và LN khẳng định con ng có khả năng nhận thức đc thế giới thông qua fản ánh thế giới đó. LN không chỉ khắc fục đc 1
  2. những hạn chế về quan điểm vật chất của CNDV trước Mác và CNDT với cn bất khả tri, mà còn khắc fục đc quan điểm của trường phái nhị nguyên. * Ý nghĩa của định nghĩa: - Trong định nghĩa, LN khẳng định “Vật chất là thực tại khác quan đc đem lại cho con ng trong cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Về mặt nhận thức luận, LN còn khẳng định: “Vật chất có trc, YT có sau” – đây là mối quan hệ tuyệt đối. LN còn khẳng định: Trong họat động thực tiễn phải hiểu mối quan hệ trong sự tác động biện chứng lẫn nhau – đây là mối quan hệ tương đối. - LN đã bác bỏ những quan niệm sai lầm về vật chất của Triết học trc Mác và đặc biệt là LN đã khắc fục đc những khiếm khuyết trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất, từ đó định hướng các khoa học cụ thể để tìm kiếm các dạng, các hình thức mới cảu vật thể trong thế giới. - Khi nhận thức các hiện tượng trong đời sống xã hội, định nghĩa vật chất của LN đã cho fép xác định là cái gì để từ đó giúp các nhà khoa học có cơ sở lí luận nhằm để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, trên cơ sở đó đưa ra các phương pháp tối ưu để hoạt động và thúc đẩy xã hội phát triển. Câu 2: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận. * Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn; trong mối quan hệ đó vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức.  Vai trò của vật chất đối với ý thức: biểu hiện ở 2 điểm: - Vật chất là cái có trc, ý thức là cái có sau; vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Ý thức là sản fẩm của một dạng vật chất có tổ chứa cao, là bộ óc ng, nên chỉ khi có con ng mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con ng với thế giới vật chất thì con ng là kết quả quá trình fát triển lâu dài của thế giới vật chất. Kết luận này đã đc chứng minh bởi sự fát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trc, ý thức có sau. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc ng, thế giới khách quan tác động đến bộc óc gây ra các hiện tượng fản ánh, lao động, ngôn ngữ) đều, hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan) hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc ng, hiện tượng fản ánh, lao động, ngôn ngữ) nên vật chất là nguồn gốc của ý thức. - Vật chất quyết định ý thức: ý thức là sự fản ánh đối với vật chất, là hình ảnh của thế giới khách quan; vật chất quyết định nội dung và biểu hiện bên ngoài của ý thức. Ý thức là sự fản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên nội dung của ý thức đc quyết định bởi vật chất. Sự vận động và fát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện bên ngòai như mọi sự biến đổi của ý thức.  Vai trò của ý thức đối với vật chất: Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, có tính năng động, sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất, góp fần cải tiến TGKQ, thông qua hoạt động thực tiễn của con ng. 2
  3. - Vì ý thức là ý thức của con ng nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con ng. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi đc gì trong hiện thực. Muôn thay đổi hiện thực con ng fải tiến hành những họat động vật chất. Song, mọi hoạt động của con ng đều do ý thức chỉ đạo nên vai trò của ý thức không fải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con ng tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con ng xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế họach, lựa chọn phương pháp, biện fáp, công cụ, phương tiện… để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua họat động thực tiễn của con ng. - Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất theo 2 hướng: + Nếu ý thức fản ánh đúng  có tác dụng thúc đẩy họat động thực tiễn con người trong quá trình cải tạo ý thức. + Nếu ý thức fản ánh k đúng hay là sai lầm ở 1 mức độ nhất định  kìm hãm họat động thực tiễn của con ng trong quá trình cải tạo tự nhiên xã hội của con ng. - Vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của ý thức con ng trong quá trình cải tạo thế giới hiên thực đc phát triển đến mức độ nào chăng nữa vẫn fải dựa trên dự phản ánh của thế giới và điều kiện khách quan. * Ý nghĩa phương pháp luận Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức là thực tiễn của con ng. Nguyên tắc đó là: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi fải xuất fát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan. - Xuất fát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất fát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con ng, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con ng fải xuất fát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện fáp; fải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động. - Phát huy tính năng động chủ quan là fát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và fát huy vai trò nhân tố con ng trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động sáng tạo ấy. Điều này, đòi hỏi con ng fải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, fải tự giác tu dưỡng rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển * Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:  Khái niệm: - Liên hệ: trc hết là sự fụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng, tương tác và chuyển hóa lần nhau giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới hoặc là giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của 1 sự vật hiện tượng trong thế giới. - Liên hệ fổ biến nói lên rằng: 3
  4. +Thế giới (con ng và sự vật hiện tượng) dù rất fong fú, đa dạng nhưng đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác, đều chịu sự tác động, sự quy định của các sự vật hiện tượng khác. Không sự vật hiện tượng nào tồn tại biệt lập ngoài mối liên hệ với các svht khác. + Các bộ fận, yếu tố, giai đoạn fát triển khác nhau của cùng 1 sự vật đều có sự tác động, quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. - Mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu cảu fép biện chứng. Đó là mối liên hệ giữa : các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và fủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng…  Vai trò: Tòan bộ những mối liên hệ đặc thù và fổ biến đó tạo nên tính thống nhất và trong tính đa dạng, và ng lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội, và tư duy.  Tính chất của các mối liên hệ: - Tính khách quan: + Liên hệ là cái vốn có của svht, k fụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con ng, và là đk tồn tại và phát triển của svht. + Con ng không thể sáng tạo ra svht, con ng chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ giữa các svht đó. - Tính đa dạng, nhiều vẻ: + Svht trong thế giới rất đa dạng và fong fú  mối liên hệ giữa các svht ấy cũng rất đa dạng và phong phú. + Ng ta có thể fân loại các mlh căn cứ vào vị trí, vai trò của nó hoặc fạm vi tác dụng và tính chất fức tạp của nó. - Tính phổ biến: + Không có bất cứ svht nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các svht khác. + Không có bất cứ svht nào k fải là một cấu truc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành những mlh bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là một hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với các hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.  Ý nghĩa phương pháp luận: - Quan điểm toàn diện: + Yêu cầu: Khi nghiên cứu xem xét các svht thì chúng ta fải nghiên cứu xem xét tất cả các yếu tố, bộ fận, khía cạnh của svht, nghiên cứu cả quá trình đấu tranh của các mặt đối lập. Từ đó rút ra đc: mối liên hệ là cơ bản, chủ yếu quy định sự vận động và fát triển của sự vật hiện tượng. + Cơ sở lí luận: tính khách quan và tính fổ biến của các mặt đối lập + Cách xem xét đối lập: một mặt, một chiều, thái độ cục bộ địa fương. - Quan điểm lịch sử - cụ thể: + Yêu cầu: Khi nghiên cứu xem xét svht thì chúng ta fải đặt nó trong điều kiện, không gian, thời gian, đk hoàn cảnh cụ thể để xem xét. Cần fải fân tích cặn kẽ đến từng chi tiết, từng mối liên hệ cấu thành nên svht đó. + Cơ sở lí luận: tính nhiều vẻ của mlh + Cách xem xét đối lập: hời hợt chung chung, quan liêu, k sát với fong trào. * Nguyên lý về sự phát triển:  Khái niệm: 4
  5. - Sự fát triển để chỉ sự vận động theo xu hướng tiến lên, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cho cái cũ, cái lạc hậu. - Khái niệm fát triển luôn gắn liền với khái niệm vận động, nói rõ tính chất, chiều hướng của sự vận động biến đổi: từ đơn giản đến fức tạp, từ kém hòan thiện đến hòan thiện hơn. - Tùy theo những lĩnh vực khác nhau của TGVC thì sự phát triển đc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.  Tính chất: - Tính khách quan: + Phát triển là hiện tượng vốn có của svht, k do ai sáng tạo ra. + Nguồn gốc của sự vận động phát triển nằm ngay trong bản thân svht. Đó chính là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. - Tính fổ biến: Phát triển là hiện tượng fổ biến cả ở trong tự nhiên lẫn xã hội và tư duy. Và khoa học đã chứng minh đc điều đó. - Tính fức tạp: + Phát triển k chỉ đơn giản là sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà còn bao hàm cả sự nhảy vọt về chất. + Quá trình phát triển k loại trừ sự lặp lại or thậm chí là đi xuống trong từng trường hợp cá biệt cụ thể nhưng bao giờ cũng có xu hướng chung là đi lên và tiến bộ hơn. + Phát triển bao hàm cả sự fủ định cái cũ và sự xuất hiện cái mới và sự lặp lại dường như như cũ nhưng mà ở mức độ cao hơn. Hay nói theo cách khác đó là phát triển theo hình xoắn ốc.  Ý nghĩa phương pháp luận: Quan điểm phát triển: + Yêu cầu: Khi nghiên cứu svht fải xem xét nó trong sự vận động, phát triển hay là xem nó bằng “con mắt động”; fải có thái độ ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, giúp đỡ và tạo đk cho cái mới ra đời và fát triển. + Cơ sở lý luận: nội dung, nguyên lý của sự phát triển + Xu hướng xem xét đối lập: bảo thủ, trì trệ, đình kiến, thành kiến  đối lập, siêu hình. Câu 4: Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật * Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại ( quy luật lượng chất):  Khái niệm: - Khái niệm trc Mác: + Thời kỳ cổ đại Hy Lạp: đồng nhất vật chất với sự vật nhưng Pitago lại xem lượng là hình thức tồn tại của vật chất. + Anxtốt: Chất là tất cả những gì có thể fân ra thành những bộ fận cấu thành và lượng thì có 2 loại: số lượng và chất lượng + Thời Trung cổ: chất lượng là những đặc tính nội tại bên trong đc che fủ bởi lực lượng siêu nhiên + Các nhà duy vạt máy móc siêu hình: cho rằng sự khác nhau giữa các sự vật là sự khác nhau về lượng + Triết học duy tâm của Hêghen: phân tích 1 cách tỉ mỉ mối quan hệ qua lại, sự thống nhất biện chứng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chất và lượng, xem xét chất và lượng trong quá trình fát triển k ngừng. 5
  6. - Khái niệm chất: + Chất là tính qui định khái quát vốn có của svht, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nên nó, fân biệt nó với cái khác. + Thuộc tính đc hiểu là một fạm trù để chỉ một mặt nào đó của svht và đc fát hiện trong mối quan hệ qua lại của hiện tượng đó với các hiện tượng khác. + Mỗi mội chất của svht thfi bao gồm nhiều thuộc tính  Chất thường nói lên tính chính thể, tính tòan vẹn của svht. Nhưng chất thì thường gắn bó với thuộc tính cơ bản của svht, vì vậy khii thuộc tính cơ bản đó thay đổi thì nó làm sv thay đổi theo. + Xét 1 svht có nhiều thuộc tính bằng nhiều chất hay nói chính xác hơn là có nhiều cấp độ khác nhau về chất. - Khái niệm lượng: Lượng chỉ tính quy định của svht về mặt quy mô, trình độ phát triển của nó, biểu thị con số các thuộc tính… cấu thành nên svht. Có thể lượng là kích thứơc, quy mô, tổng số, tốc độ, màu sắc… của svht.  Mối liên hệ biện chứng giữa chất và lượng: - Sự thống nhất: + Bất kỳ svht nào cũng là một thể thồng nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau, chuyển hóa lẫn nhau  Tính quy định về chất không tồn tại nếu không có tính quy định về lượng và ngược lại. + Chất và lượng trong sự vật thống nhất với nhau trong fạm trù độ: Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khỏang giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật hiện tượng. Vì vậy trong giới hạn của độ, sự vật hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành cái khác. - Sự đấu tranh: diễn ra theo 2 chiều. + Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Sự vận động biến đổi của svht thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Trong svht, lượng biến đổi trong fạm vi độ thì chất sự vật chưa thay đổi nhưng khi lượng biến đổi đến mức vượt giới hạn độ, đạt tới điểm nút thì chất sự vật thay đổi, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Đây chính là bc nhảy trong quá trình vận đôngg và phát triển của sự vật. Điểm nút: là thời điểm mà lượng biến đổi đạt tới mức biến đổi sv làm sv biến đổi. Bc nhảy: là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của svht. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bc nhảy khác nhau, đc quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và đk của mỗi sự vật. Đó là các bc nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và tòan bộ, tự fát và tự giác… Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động phát triển, đồng thời đây cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trinh vận động, phát triển liên tục của sự vật. Ví dụ: Bước nhảy Bước nhảy Độ Rắn 0o Lỏng 100o Hơi Điểm nút Điểm nút + Sự biến đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng: 6
  7. Chất mới ra đời có tác động trở lại sự vật làm cho lượng cũng biến đổi. Điều này làm tăng quy mô và tốc độ phát triển của lượng hoặc làm cho một lượng mới ra đời. Tóm lại: Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bc nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng của sự vật, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật. Quá trình đó diễn ra liên tục, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của svht.  Ý nghĩa phương pháp luận: - Để có tri thức đầy đủ về sv, chúng ta fải nhận thức cả mặt chất và mặt lượng của sv bởi vì mỗi mặt đều có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. - Mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ sự biến đổi về lượng, do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, fải chú ý đến việc tích lũy về lượng, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, bất chấp điều kiện khách quan, đốt cháy giai đoạn. - Sự thay đổi về chất thông qua các bước nhảy cho nên chúng ta cần chống lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu tinh thần cách mạng, ngại đổi mới. * Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:  Vị trí, vai trò của quy luật trong fép biện chứng duy vật: Là quy luật cơ bản nhất, đóng vai trò là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển của các svht trên TG: đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.  Khái niệm mâu thuẫn: - Mặt đối lập: là những kết cấu, yếu tố, thuộc tính… có đặc điểm hoặc có khuynh hướng vận động ngc chiều nhau tồn tại trong cùng một svht. - Mâu thuẫn: là sự tác động, liên hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong sự vật.  Các tính chất chung của mâu thuẫn: - Tính khách quan: Mâu thuẫn là tự nó và đc sinh ra từ sự vận động đấu tranh của các mặt đối lập. Nó tồn tại đọc lập bên ngoài ý thức và vận động và phát triển theo những quy luật của chính nó. - Tính phổ biến: Trong cả sự sống và cả tư duy, mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết. Mâu thuẫn trong sự sống: “Một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là cái khác… khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống k còn nữa và cái chết xảy đến…”. - Tính đa dạng, phong phú: + Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau. + Các mâu thuẫn giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và fát triển của sự vật. Đó là mâu thuẫn bên trong và bên ngòai, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu… + Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính fong fú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.  Quá trình vận động của mâu thuẫn: - Sự thống nhất: + Các mặt đối lập liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau, làm điều kiện tồn tại của nhau, không có mặt này thì có mặt kia và ngc lại. + Các mặt đối lập đồng nhất với nhau, fù hợp và tác động lẫn nhau. + Sự vật hiện tượng là thể thống nhất của các mặt đối lập. 7
  8. - Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc vận động bên trong của sự phát triển: + Khái niệm: Tồn tại trong một mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, gạt bỏ, fủ định lẫn nhau giữa chúng. + Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối. + Đấu tranh diễn ra ngay trong cơ thể thống nhất của sự vật. Chỉnh thể thống nhất đó là điều kiện, tiền đề cho đấu tranh diễn ra k ngừng. Chừng nào thể thống nhất đó chưa bị fá vỡ thì đấu tranh giữa các mặt đối lập vẫn còn tiếp diễn. Đấu tranh làm cho thể thống nhất cũ bị fá vỡ, thể thống nhất mới ra đời, đồng thời với nó là sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. + Đấu tranh là một quá trình diễn ra fức tạp. Quá trình đó có thể chia ra nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng, thông thường lúc đầu các mặt đấu tranh chưa gay gắt với nhau nhưng trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt. Cuối cùng, các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Sự chuyển hóa các mặt đối lập có thể diễn ra theo 2 hướng: _ Các mặt đối lập chuyển đổi vị trí cho nhau cùng phát triển. _ Các mặt đối lập cùng chuyển sang dạng mới cao hơn. Khi mâu thuẫn đc giải quyết, thể thống nhất cũ bị fá vỡ, thể thống nhất mới đc thiết lập. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sự vật mới, thể thống nhất mới có những mặt đối lập mới xuất hiện do đó lại có những mâu thuẫn mới. Đấu tranh của các mắt đối lập lại tiếp diễn từ chỗ chưa gay gắt đến chỗ ngày càng gay gắt và quyết liệt và cuối cùng dẫn tới sự chuyển hóa trong những điều kiện nhất định…  Ý nghĩa phương pháp luận: - Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc động lực của sự vận động, phát triển nên trong nhận thức và thực tiễn, cần fải tôn trong mâu thuẫn, fát hiện mâu thuẫn, fân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm đc bản chất, nguồn gốc, khynh hướng của sự vận động và phát triển. - Vì mâu thuẫn có tính đa dạng phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần fải có quan điểm lịch sử cụ thể, tức là biết fân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết fù hợp. * Quy luật phủ định của phủ định:  Khái niệm: - Sự fủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động và phát triển của nó. - Sự fủ định biện chứng là những sự fủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật.  Tính chất: - Tính khách quan: + Sự fủ định nằm trong chính bản thân svht. + Nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong bản thân sự vật, tạo khả năg ra đời cái mới, thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật  Fủ định biện chứng là sự tự thân fủ định. - Tính kế thừa: kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật. 8
  9. + Fủ định biện chứng k fải là sự fủ định sạch trơn cái cũ, mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để fát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự fát triển.  Nội dung quy luật: - Tính chất tiến lên và khuynh hướng xóay ốc: + Quá trình fủ định biện chứng như một sợ dây chuyền vô cùng vô tận k đầu k cuối. Khuynh hướng này tạo ra sự liên tục và vô tận của sự fát triển. + Quá trình fủ định biện chứng luôn có xu hướng lặp đi lặp lại. Tc này tạo ra khuyn hướng vòng (chu kỳ) cho sự vận động và fát triển. + Quá trình fủ định biện chứng luôn là quá trình khẳng định và kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật bị fủ định, loại bỏ những yếu tố tiêu cực làm cho sự vật k ngừng fát triển từ thấp đến cao. Tính chất này tạo ra khuynh hướng tiến lên cho sự fát triển.  Phép biện chứng duy vật khái quát từ những tính chất trên ta rút ra nội dung quy luật fủ định của fủ định: qua vài lần fủ định, từ điểm xuất fát ban đầu, sự vật dường như quay trở lại nhưng ở trên cơ sở mới cao hơn. Khuynh hướng chung này tạo ra hình thức xoáy ốc của sự fát triển. - Nội dung cơ bản của quy luật: + Sau lần fủ định 1 đc thực hiện 1 cách căn bản, sự vật chuyển thành cái đối lập với nó: cái khẳng định -> cái fủ định. Sau lần fủ định thứ 2, sự vật mới này lại chuyển thành cái đối lập với nó nữa: cái fủ định -> cái fủ định của fủ định, tức là dường như trở lại cái ban đầu nhưng ở trên cơ sở mới cao hơn. VD: Hạt thóc Cây lúa Hạt thóc Khẳng định Phủ định Phủ định của fủ định + Fủ định của fủ định xuất hiện với tư cách là tổng hợp tất cả những giá trị đích thực của cái bị fủ định, đồng thời là sự “lọc bỏ” những cái tiêu cực trong giai đoạn đã qua. Bởi vậy nó là cái mới cao hơn, ưu việt hơn, fát triển hơn. + Khi fủ định của fủ định đc thực hiện thì kết thúc 1 chu kỳ fát triển nhưng đồng thời lại là điểm xuất fát của chu kỳ mới tiếp theo. Tùy theo tính chất của từng chu kỳ mà số lần fủ định có thể có thể ít hoặc nhiều nhưng ít nhất là 2 lần. + Quy luật fủ định của fủ định thể hiện rõ khuynh hướng vận động, fát triển của sự vật là từ thấp đến cao, từ chưa hòan thiện đến hòan thiện hơn… nhưng k theo đường thẳng mà theo hình xóay ốc. Đường xóay ốc thể hiện rõ tính biện chứng của sự vật và phát triển, nói lên tính liên tục, tính kế thừa giữa cái cũ và cái mới, sự lặp đi lặp lại k ngừng và tiến lên của sự phát triển.  Ý nghĩa phương pháp luận: - Quy luật fủ định của fủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. - Cần fải nắm đc đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của svht để tác động tới sự phát triển, fù hớp với yêu cầu họat động, nhận thức biểu hiện của thế giới khách quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và trong thực tiễn. - Cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi họat động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó khắc fục đc tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của fủ định. 9
  10. - Quan điểm biện chứng về sự fát triển đòi hỏi trong quá trình fủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có fê fán, kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự fát triển theo hướng tiến bộ. Câu 5: Các quy luật: Riêng – chung, nguyên nhân – hệ quả, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng. * Quy luật riêng – chung:  Phạm trù cái riêng cái chung: - Cái riêng: là fạm trù triết học dùng để chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượng, 1 quá trình riêng kẻ nhất định. - Cái chung: đc dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính k những có ở 1 kết cấu vậ chất nhất định mà còn đc lặp lại ở nhiều svht hoặc quá trình riêng lẻ khác nữa. - Cái đơn nhất: là các đặc tính cơ bản vốn có àm k bị lặp lại ở bất kì svht nào khác. Lưu ý: - Cái riêng là cái cụ thể, tồn tại 1 cách có thể cảm thụ đc. - Cái chung là kết quả của quá trình khái quát trừu tượng nhưng mà nó k tồn tại biệt lập tách rời với cái cụ thể or cái riêng. Vật chất chỉ có thể tồn tại thông qua các svht cụ thể. - Khi chúng ta xem xét mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng thì k đc hiểu là mqh giữa cái tòan bộ và cá bộ fận vì: + Cái chung k fải là cái tòan bộ vì nó đc rút ra từ nhiều cái riêng + Cái chung cũng k fải là cái bộ fận vì các thuộc tính đưa vào cái chung có tính bao quát trừu tượng.  Mqh biện chứng giữa cái riêng và cái chung: - Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng, điều đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại nhưng k tồn tại biệt lập, lơ lửng bên ngòai cái riêng. - Cái chung và cái riêng: + Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ giữa cái chung  cái riêng tồn tại độc lập nhưng k đc hiểu là cô lập, bởi vì nếu hiểu theo nghĩa cô lập thì svht k có mối liên hệ -> svht k vận động và fát triển -> svht k tồn tại. + Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với những cái riêng khác. Ví dụ: sự vật liên hệ với môi trường. + Cái riêng luôn bị tác động và chi fối bởi các quy luật chung. Ví dụ: con người chịu sự chi fối của các quy luật xã hội, quy luật tự nhiên… - Cái chung đc xem là bộ fận của cái riêng, cái riêng k gia nhập hết vào cái chung. Lúc này xuất hiện 2 tình trạng: + Cái riêng có thể gia nhập vào rất nhiều cái chung thậm chí vào cả những cái chúng đối lập. Ví dụ: trong gai đình 3 thế hệ, thế hệ thứ 2 là con của thế hệ thứ nhất nhưng vừa là cha của thế hệ thứ 3. + Cái riêng phong phú hơn cái chung, cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì nó gạt bỏ đi những đặc tính k cơ bản của svht ra, nó chỉ tập trung hướng vào phản ánh một khía cạnh, 1 bản chất của thế giới hiện thực. - Bất cứ cái chung nào cũng mang tính bao quát nhưng k có cái chung nào bao quát hết tòan bộ tất cả các mặt riêng lẻ: bên cạnh cái chung là những thuộc tính đc lặp đi lặp lại trong các svht thì bất cứ cái riêng nào cũng chứa đựng cái đơn nhất.  Ý nghĩa phương pháp luận: 10
  11. - Cái chung sâu sắc hơn cái riêng nên khi hoạt động, nghiên cứu cải tạo sự vật chúng ta nên xuất fát từ quy luật chung, các tính chúng cơ bản của sự vật, k đc bắt đầu hoạt động khi k có sự chỉ đạo của các nguyên tắc lý luận. - Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng nên chúng ta có thể rút ra 2 kết luận sau đây: chúng ta k thể tìm cái chung trong ý nghĩa chủ quan mà fải tìm trong từng sự vật cụ thể; cần fải vận dụng cái chung trong những điều kiện, hòan cảnh cụ thể. - Không đc tuyệt đối hóa cái chung or cái riêng bởi vì nếu như chúng ta tuyệt đối hóa cái chung thì gây ra bệnh giáo điều, sách vở, và cũng k đc tuyệt đối hóa cái riêng vì sẽ gây ra bệnh kinh nghiệm. - Vì cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau nênn fải chú ý fát huy những nhân tố tiến hóa cách mạng vì có thể lúc đầu nó còn là cái riêng lẻ, cái yếu nhưng chúng ta fải chú ý đến cái chọn điển hình, người điển hình. * Quy luật nguyên nhân – hệ quả:  Định nghĩa: - Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt ở trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhấy định. - Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật và giữa các sự vật với nhau. Lưu ý: - Phân biệt nguyên nhân và điều kiện: + Nguyên nhân là cái trực tiếp gây ra kết quả + Điều kiện không nằm trong kết quả + Thiếu điều kiện thì k có kết quả. - Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ: + Nguyên cớ là những hiện tượng đc tạo ra 1 cách chủ quan và lợi dụng 1 cách chủ quan để thay thế nguyên nhân trực tiếp. + Nguyên nhân mang tính khách quan.  Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả: - Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả do TGKQ quy định chứ k do ý muốn của mệnh lệnh tuyệt đối. Ăngghen đã nói: “Chính hoạt động thực tiễn của con ng là hòn đá của mối quan hệ nhân quả, nhờ đó mà con ng fát hiện ra mlh nhân quả”. - Tính phổ biến: Bao trùm tất cả các hiện tượng của hiện thực, là nội dung cơ bản nhất của của nguyên tắc “quyết định luận” – đã có nguyên nhân thì nhất định gây ra kết quả. - Tính tất yếu: + Kết quả sẽ đc xác định trong những điều kiện nhất định, hòan cảnh xác định với nguyên nhân xác định. + Kết quả sẽ khác nếu điều kiện và nguyên nhân thay đổi.  Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả: - NN bao giờ cũng có trc KQ, KQ chỉ xuất hiện sau khi NN đã xuất hiện và tác động. Lưu ý: Không fải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng là mối liên hệ nhân quả. VD: ngày – đêm. - Sự tác động mối liên hệ nhân quả diễn ra có tính chất fức tạp, điều đó đc biểu hiện ở những đặc điểm sau: + Một NN có thể gây ra nhiều KQ, thậm chí cả những KQ đối lập. + Một KQ có thể đc gây ra do nhiều NN. 11
  12. + Sự tác động trở lại của KQ đối với NN thể hiện: _ KQ bổ sung và tác động tích cực đối với NN _ NN và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau.  Ý nghĩa phương pháp luận: - Mọi svht đều có NN. NN đó có thể đã đc tìm ra hoặc chưa tìm ra, nhiệm cụ của nhận thức khoa học là fải tìm NN chưa đc tìm ra đó. - Vì một hiện tượng có nhiều NN nên fải xác định NN một cách thận trọng và khách quan. Trong số nhiều NN tác động đến KQ cần tìm ra NN chủ yếu, fân biệt rõ NN chủ quan và NN khách quan. - Vì một NN có thể gây ra nhiều KQ nên cần tính tóan trc các KQ có thể xảy ra và ngăn chặn các KQ bất lợi. - Để ngăn chặn 1 cách tạm thời or loại bỏ 1 KQ nào đó, fải ngăn chặn hoặc xóa bỏ các điều kiện để NN có thể xuất hiện và fát huy tác động. * Quy luật nội dung – hình thức:  Định nghĩa: - Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, nhữngg yếu tố, những quá trình cấu tạo nên sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại và fát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Lưu ý: - Nội dung và hình thức luôn gắn liền với 1 sự vật hiện tượng cụ thể, là nội dung và hình thức của một sự vật xác định. - Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: hình thức nói đến ở đây là hình thức bên trong của sự vật, là cơ cấu bên trong của nội dung, chủ nghĩa Mác – Lênin k nói đến hình thức bên ngoài. (Hình thức bên ngòai là sự biểu hiện trên bề mặt của nội dung, là hình dạng tồn tại của nội dung, đc nhận thức trực tiếp bằng giác quan). + Chúng có mối liên hệ khác nhau với nội dung: Hình thức bên trong có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nội dung, hình thức bên ngoài có mối liên hệ ít chặt chẽ hơn. + Chúng có vai trò khác nhau đến sự biến đổi, phát triển của sự vật. Cụ thể: khi do sự fát triển của nội dung thì hình thức bên trong thay đổi, sự vật k còn là nó. Trái lại, nhiều trường hợp hình thức bên ngoài biến đổi nhưng nội dung sự vật thì vẫn như cũ. + Hình thức bên trong biểu hiện nội dung 1 cách chặt chẽ còn hình thức bên ngòai chỉ có thể biểu hiện một mặt nào đó của nội dung, thậm chí biểu hiện k chân thực bản chất của nội dung. Do vậy mà nhận thức fải vượt qua hình thức bên ngòai để đi tới nhận thức hình thức bên trong. Đây là điều kiện cơ bản để có tri thức đúng đắn về nội dung sự vật.  Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức: - ND và HT gắn bó chặt chẽ với nhau: K có hình thức nào lại k chứa đựng nội dung và k có nội dung nào mà k tồn tại trong hình thức. Tuy nhiên khẳng định điều trên k đc hiểu là 1 ND bao giờ chỉ đc thể hiện ra 1 hình thức nhất định và ngc lại, bởi vì, trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, ở trong những tình hình fát triển khác nhau, một nội dung có thể có nhiều hình thức và ngc lại, cùng 1 hình thức có thể biểu hiện nhiều nội dung khác nhau. - Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với HT: Bởi vì ND là mặt động nhất của sự vật, có khuynh hướng chủ đạo là khuynh hướng biến đổi, còn HT là mặt tương đối bền vững của sự vật, có khuynh hướng ổn định. Sự biến đổi, fát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầ từ sự biến đổi của nội dung, còn hình thức cũng biến đổi nhưng biến đổi chậm hơn, í hơn ND. Khi ND biến đổi buộc HT cũn fải biến đổi theo, sao cho fù hợp với ND mới. 12
  13. - Sự tác động trở lại của HT: HT bị quy định bởi ND nhưng sau khi xuất hiện, HT vẫn mag tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với ND theo 2 hướng: + Khi HT fù hợp với ND -> thúc đẩy ND fát triển + Khi Ht k fù hợp với ND -> kìm hãm sự fát triển của ND - Sự chuyển hóa giữa ND và HT: ND và HT có thể chuyển hóa cho nhau trong những trường hợp với những điều kiện nhất định.  Ý nghĩa phương pháp luận: - ND và HT luôn luôn thống nhất hữu cơ với nhau. Vì vậy trong họat động nhận thức và thực tiễn, k đc tách rời giữa ND và HT, hoặc tuyệt đối hóa một trong 2 mặt ấy. - ND quyết định HT nên khi xem xét svht thì trc hết fải căn cứ vào ND. Muốn thay đỏi svht thì trc hết fải thay đổi ND của nó. - Trong thực tiễn cần fải fát huy tác động tích cực của HT đối với ND trên cơ sở tạo ra tính fù hợp cảu HT với ND; mặt khác cũng cần fải thực hiện những thay đổi đối với HT k còn fù hợp với ND, cản trở sự fát triển của ND. * Quy luật bản chất – hiện tượng:  Định nghĩa: - Bản chất là sự tổng hợp tất cả các mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ỏn định bên trong svht, quy định sự vận động và fát triển của sv đó. - Hiện tượng là biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó ra bên ngòai. Lưu ý: - Phân biệt bản chất và cái chung: + Bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung, cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật nhât định, cũng chính là cái chung của sự vật ấy. + Tuy nhiên, k fải cái chung nào cũng là bản chất. Bản chất chỉ là những cái chung tất yếu, quyết định đến sự tồn tại và fát triển cả sự vật. - Phân biệt bản chất với quy luật: Theo Lênin, “bản chất và quy luật là fạm trù cùng bậc, nhưng chúng hòan tòan k fải đồng nhất với nhau bởi vì giữa chúng có mối quan hệ: + Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. + Bản chất là tổng hợp những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật (fổ biến và k fổ biến), còn quy luật chỉ tồn tại tổng hợp những mối liên hệ tất nhiên fổ biến.  Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: - Sự thống nhất: Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất này biểu hiện ở chỗ: + Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng còn hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất. Giữa bản chất và hiện tượng căn bản là fù hợp với nhau. Chính nhờ sự fù hợp đó ta thấy những bản chất khác nhau sẽ bộ lộ ra các hiện tượng khác nhau. + Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất. Nếu có một bản chất mới xuất hiện thì xuất hiện những hiện tượng mới. Chính sự fù hợp này mà con ng có khả năng nhận thức đc bản chất sâu xa và fát hiện ra quy luật fát triển của sự vật thông qua việc nhận thức những hiện tượng của nó. Theo Lênin, nhận thức là quá trình đi từ trừu tượng đến bản chất, từ bản chất cấp1 đến bản chất cấp n. Nếu chúng ta tách rời hiện tượng với bản chất thì chúng ta rơi vào triết “bất khả tri”. 13
  14. - Tính mâu thuẫn/ Sự đối lập: Bản chất và hiện tượng về căn bản là fù hợp với nhau nhưng không bao giờ là fù hợp với nhau hòan tòan. Tính mâu thuẫn trong sự thống nhất đó đc biểu hiện ở chỗ: + Bản chất fản ánh cái chung tất yếu, cái chung quy định sự tồn tại và fát triển của sự vật. Còn hiện tượng fản ánh cái cá biệt.. Vì vậy mà cùng 1 bản chất nhưng có thể biểu hiện ra bên ngòai bằng vô số các hiện tượng khác nhau, tùy theo sự biến đổi của điều kiện hòan cảnh. + Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sự sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của cái hiện thực khách quan ấy. Hiện tượng biểu hiện bản chất dưới hình thức đã cải tiến và nhiều khi xuyên tạc bản chất. + Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng luôn trôi qua và biếnn đổi nhanh hơn so với bản chất.  Ý nghĩa phương pháp luận: - Để hiểu sự vật thì k nên dừng lại ở hiện tượng mà fải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó. Trong hoạt động thực tiễn fải dựa vào bản chất thì mới có thể đánh giá một cách chính xác sự vật, hiện tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật. - Muốn tìm hiểu bản chất sự vật cần fải căn cứ vào hiện tượng. Để xác định bản chất đc đúng, cần fải dựa vào nhiều hiện tượng, mà trc hết là các hiện tượng điển hình. - Quá trình nắm bắt bản chất là quá trình lâu dài và công fu. Do đó, khi xác định bản chất sự vật cần hết sức cẩn thận. - Do bản chất thay đổi nên phương pháp tác động lên một lĩnh vực, hiện tượng nào đó cũng fải thay đổi. Câu 6: Vai trò thực tiễn đối với nhận thức? Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức. Thực tiễn đóng vai trò rất quan trọng đối với nhận thức. Trước hết, thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì mọi nhận thức của con người xét đến cùng là có nguồn gốc từ thực tiễn. Thực tiễn cung cấp tài liệu, đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và phải cải tạo thế giới nên con người tất yếu là phải tác động vào các sự vật hiện tượng bằng hoạt động thực tiến của mình, buộc chúng bộc lộ ra những thuộc tính, đặc tính, những quy luật vận động, phát triển, những mối liên hệ và khác nhau giữa chúng. Nhờ đó con người có được tri thức về đối tượng, biết được mọi đặc điểm của sự vật. Thực tiễn phát triển, những tài liệu do thực tiễn mang lại ngày càng phong phú tạo điều kiện cho con người có tri thức ngày càng đầy đủ hơn về thế giới. Có thể thấy rằng mọi thành tựu phát triển xã hội đều phải dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn để khẳng định thực tiễn là cở của nhận thức. Hoạt động thực tiễn giúp con người phản ánh chính xác về thế giới. Cũng trong quá trình đó, con người cần biết chế tạo ra những công cụ hiện đại như kính thiên văn, kính hiển vi, máy tính… Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy logic ko ngừng được 14
  15. củng cố, phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.Thực tiễn là động lực vì thực tiễn luôn vận động, phát triển, luôn đặt ra những nhu cầu mới đòi hỏi nhận thức phải vận động. Qua đó nhận thức ko ngừng vận động, biến đổi và phát triển. Thực tiễn cũng là mục đích vì mọi hoạt động bao giờ cũng cần có mục tiêu, phương hướng, biện pháp. Những điều này ko phải là cái có sẵn mà là kết quả của nhận thức. Nếu mục tiêu, phương hướng , biện pháp đúng thì thực tiễn thành công. Ngược lại, nếu ko đúng thì thực tiễn thất bại. Nhận thức của con người xét đến cùng là phản ánh đúng hiện thực khách quan để đề ra mục tiêu, phương hướng biện pháp đúng đắn để chỉ đạo. Vì thế, thực tiễn chính là mục đích của nhận thức. Thực tiễn còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính chân lí trong quá trình nhận thức. Điều này có nghiã là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức. Không thể lấy sự thừa nhận của đa số để kiểm tra đúng hay sai. Không thể lấy lợi ích làm tiêu chuẩn. Thực tiễn cũng không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mac đã từng khăng định “ vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lí khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí”. Để kiểm tra tiêu chuẩn chân lí chỉ có một con đường duy nhất là thông qua hoạt động thực tiễn. Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể hiện tính đúng đắn của mình Câu 7: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Trong tác phẩm Bút Kí Triết Học, Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức như sau: “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí là quá trình bắt đầu từ “ trực quan sinh động”(nhận thức cảm tính) tiến đến “tư duy trừu tượng”(nhận thức lí tính)  Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật khách quan, mang tính chất cụ thể, cảm tính với những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con người. Ở giai đoạn này nhận thức mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể, cảm tính trong hiện thực khách quan mà chưa phản ánh được bản chất, quy luật, nguyên nhân của những hiện tượng quan sát được. Vì thế đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Giai đoạn này thể hiện ở 3 hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác, biểu tượng. + Cảm giác của con người về sự vật khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của các quá trình nhận thức nhưng nếu ko có nó thì sẽ ko thể có bất kì sự nhận thức nào về sự vật khách quan. Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là cơ sở hình thành nên tri giác. + Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật khách quan, cụ thể, cảm tính, được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật. So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong 15
  16. phú hơn về sự vật nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bề ngoài của sự vật khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan. + Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác. Nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính đồng thời là bước quá độ từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính. Đặc điểm của biểu tượng là có khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự vật khách quan, nó có tính chất liên tưởng về bề ngoài của sự vật, bởi thế nó bắt đầu có tính chất của sự trừu tượng hóa về sự vật.  Nhận thức lí tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan. Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của các sự vật hiện tượng. Nhận thức lí tính được thực hiện qua 3 hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán và suy lí(suy luận) + Khái niệm: phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật. Nó là cơ sở hình thành nên những phán đoán trong quá trình con người tư duy về sự vật khách quan. + Phán đoán: được hình thành thông qua việc liên kết cá khái niệm với nhau theo phươgn thức khẳng định or phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức. + Suy lí: được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để có bất cứ một suy lí nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời tuân theo những quy tắc logic của các loại hình suy luận. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và thực tiễn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Trên thực tế chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lí tính thì nhận thức lí tính, nhờ có tính khái quát cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn. Nhận thức lí tính được bắt nguồn từ nhận thức cảm tính. Nếu ở giai đoạn nhận thức cảm tính thu được nhiều tài liệu đầy đủ, chính xác thì ở giai đoạn nhận thức lí tính sẽ chính xác. Ngược lại nếu ở giai đoạn nhận thức cảm tính còn có nhiều thiếu sót thì ở giai đoạn nhận thức lí tính sẽ sai lầm. Nhận thức cảm tính phải được nâng lên thành nhận thức lí tính vì nhận thức cảm tính chỉ phán ánh cái bề ngoài của sự vật. Chỉ có nhận thức lí tính mới đem lại những tri thức về bản chất bên trong. Ngoài ra cái nhận thức lí tính phải quay về thực tiễn, căn cứ vào thực tiễn, dung thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức suy đến cùng đều là xuất phát từ thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Như vậy có thể thấy quy luật chung, có tính chu kì lặp đi lặp lại cảu quá trình vận động, phát triển của nhận thức là; từ thực tiễn đến nhận thức- từ nhận thức trở về với thực tiễn, từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức… Quá trình này lặp đi lặp lại, ko có điểm dừng cuối cùng, trình độ và nhận thức và thực tiễn ở chu kì sau thường cao hơn chu kì trước, 16
  17. nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần đến những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về thực tại khách quan. Câu 8: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Lực lượng sản xuất là toàn bộ những nhân tố thuộc về người lao động (như năng lực, kĩ năng, trí thức của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định( như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất…) Như vây, lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Vì thế, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, nhân tố người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định bởi vì công cụ lao động dù có hiện đại thì cũng do con người sáng tạo ra. Nếu chỉ có công cụ hiện đại mà thiếu vắng con người thì công cụ lao động cũng không thể phát huy tác dụng. Sự đổi mới của công nghệ đã giúp tăng năng suất lao động. “NSLD được xem là yếu tố cuối cùng quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới” (Lênin). Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, khoa học kĩ thuật, công nghệ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất. Do vậy, kết cấu của lực lượng sản xuất có sự thay đổi: người lao động phải có trí lực cao và thể lực. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu đối với TLSX, quan hệ trong tổ chức-quản lí quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất. Những quan hệ này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về TLSX. Sở hữu TLSX có 3 quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Trong nền SX, con người có 2 hình thức sở hữu TLSX. Nếu một số người sở hữu TLSX sẽ hình thành quan hệ người bóc lột người với mục đích là tạo lợi nhuận tối đa, tương ứng với những xã hội có sự phân chia giai cấp. Nếu TLSX thuộc về xã hội, hình thành nên quan hệ bình đẳng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, ko ngừng nâng cao NSLD để thõa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. - Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX. LLSX và QHSX là 2 mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất. Trong một phương thức sản xuất, LLSX là một yếu tố động cách mạng, nó xuất phát từ nhu cầu khách quan nảy sinh trong quá trình sản xuất vật chất. LLSX là nội dung xã hội của quá trình sản xuất vật chất xã hội. QHSX là hình thức xã hội của quá trình sản xuất vật chất. Nó chỉ được hình thành và phát triển dưới sự hình thành, phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đời sống hiện thực, ko thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng ko có một quá trình SX nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những QHSX ko có nội dung vật chất của nó. Như vậy, LLSX và QHSX tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. 17
  18. Mỗi quan hệ giữa LLSX và QHSX tuân theo nguyên tắc khách quan: QHSX phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của LLSX trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì QHSX chỉ là hình thức KT-XH của quá trình SX, còn LLSX là nội dung vật chất, kĩ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, QHSX với tư cách là hình thức KT-XH của quá trình SX, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển LLSX. Sự tác động này có thể diễn ra chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp của QHSX với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển LLSX. Nếu phù hợp thì sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, ko phù hợp sẽ có tác dụng tiêu cực. - Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xã hội xác định, LLSX của XH được bảo tồn, ko ngừng được khai thác, sử dụng và phát triển trong quá trình SX và tái SX của XH. Tính ổn định, phù hợp của QHSX đối với LLSX càng cao thì LLSX càng có khả năng phát triển nhưng chính sự phát triển của LLSX lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ SX từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức KT-XH cho sự phát triển của nó. Những quan hệ này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các LLSX đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó tạo ra một mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn này, C.Mac đã từng chỉ ra rằng “ tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các LLSX vật chất của XH mâu thuẫn với những QHSX hiện có…, trong đó từ trước đến nay các LLSX vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của LLSX, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc CMXH”. Như vậy, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kĩ thuật với hình thức kinh tế XH của quá trình SX. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập, xung đột, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp với sự phát triên của LLSX. Câu 9: Cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. Mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của XH. Cơ sở hạ tầng của một XH, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các QHSX thống trị, QHSX tàn dư và QHSX mới tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của XH tương lai, trong đó QHSX thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các QHSX khác, định hướng sự phát triển của đời sống KT_XH và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một XH nhất định. Sự tồn tại của 3 loại hình QHSX cấu thành cơ sở hạ tầng của một XH phán ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của LLSX với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển. Trong XH có sự phân chia giai cấp thì CSHT cũng có sự đối kháng giai cấp. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức XH cùng với các thiết chế chính trị- xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Kiến trúc thượng tầng của mỗi XH là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một XH bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức XH( hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo…) và các thiết chế chính trị- xã hội tương ứng của chúng(nhà nước, chính đảng, giáo hôi…Mỗi yếu tố trong 18
  19. kiến trúc thượng tầng có những đặc điểm riêng nhưng ko biệt lập, độc lập với nhau mà các yếu tố ấy tác động biện chứng lẫn nhau và hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Trong XH có sự phân chia giai cấp, Nhà Nước thường là bộ phận quan trọng nhất. Nhiều khi người thường đồng nhất Nhà Nước với kiến trúc thượng tầng mà bỏ qua các yếu tố còn lại trong kiến trú thượng tầng. Trong XH có sự phân chia giai cấp, kiến trúc thượng tần cũng mang tính đối kháng giai cấp nhưng chỉ phản ánh tính đối kháng giai cấp trong cơ sở hạ tầng. Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: CSHT và KTTT là hai phương diện cơ bản của đời sống XH- đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị-XH. Chúng tồng tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó CSHT đóng vai trò quyết định đối với KTTT và đồng thời KTTT thường xuyên có sự tác động trở lại CSHT kinh tế của XH. - Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT. Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT được thể hiện trên niều phương diện: tương ứng với một CSHT sẽ sản sinh ra một KTTT phù hợp, có tác dụng bảo vệ CSHT đó. Đặc điểm của CSHT ra sao thì KTTT sinh ra cũng như thế, giai cấp nào giữ vai trò thống trị kinh tế thì giữ địa vị thống trị trong Nhà Nước. Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong KTTT. Khi CSHT thay đổi thì sớm muộn KTTT mà nó sinh ra cũng thay đổi nhưng sự biến đổi diễn ra trong phạm vi, hình thái KT-XH nhất định hoặc sự biến đổi diễn ra từ hình thái KT-XH này sang hình thái KT-XH khác. Tính chất mâu thuẫn trong CSHT được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống KTTT. Sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức XH và những xung đột lợi ích chính trị-XH có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của XH. Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu TLSX của XH đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực Nhà Nước trong KTTT còn các giai cấp và tầng lớp XH khác ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực Nhà Nước. Các chính sách và pháp luật của Nhà Nước, suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những TLSX chủ yếu của XH…Như vậy, CSHT quyết định KTTT, còn KTTT là sự phản ánh đối với CSHT, phụ thuộc vào CSHT. Tính chất phụ thuộc của KTTT vào CSHT có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của XH. - Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT. Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc KTTT có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại CSHT của XH. Sự tác động của KTTT đối với CSHT có thể thông qua nhiều phương thức. Điều đó tùy thuộc vào bản chất mỗi nhân tố trong KTTT, phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nó và những điều kiện cụ thể. Tuy nhiên trong điều kiện KTTT có yếu tố Nhà Nước thì phương thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở KT của XH thường phải thông qua nhân tố Nhà Nước mới có thể thực sự phát huy mạnh mẽ vai trò thực tế của nó. Nhà Nước là nhân tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới CSHT kinh tế của XH. Sự tác động của các nhân tố thuộc KTTT có thể diễn ra theo nhiều xu hướng, thậm chí cá xu hướng ko chỉ khác nhau mà còn có thể đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp XH khác nhau và đối lập nhau. Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT thể hiện ở chức năng XH của KTTT: đó là duy trì, củng cố CSHT sinh ra nó đồng thời đấu tranh để xóa bỏ CSHT và KTTT cũ để lại và xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây dựng một chế độ XH khác. 19
  20. Sự tác động có thể diễn ra theo hai xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay ko phù hợp của các yếu tố thuộc KTTT đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế. Nếu phù hợp, nó sẽ có tác dụng tích cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định. Tuy nhiên sự tác động của KTTT đối với CSHT dù diễn ra với những xu hướng khác nhau, mức độ khác nhau nhưng nó cũng ko thể giữ vai trò quyết định đối với CSHT kinh tế của XH. Câu 10: Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển hình thái KT-XH Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trù hình thái kinh tế-XH dùng để chỉ XH ở từng giai đoạn lịch sử XH nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy. QHSX là mặt cơ bản, đặc trưng nhất của hình thái KT-XH. Nó nói lên bản chất của một chế độ XH. Nó là tiêu chuẩn để phân biệt giữa cá chế độ XH. KTTT : CSHT quyết định KTTT. CSHT chính là QHSX. Vì vậy, chủ nghĩa M-LN cho rằng “ QHSX là bộ xương của hình thái KT-XH, KTTT là da thịt của hình thái KT-XH” LLSX đóng vai trò quyết định đối với QHSX và thống nhất với QHSX để tạo thành phương thức SX mà phương thức SX giữ vai trò quyết định đến sự vận động và phát triển của XH loài người. Phương thức SX là nền tảng vật chất của một hình thái KT-XH. Các nhà tư tưởng trước Mác cho rằng sự phát triển của các hình thái KT-XH là do lực lượng siêu nhiên gây ra và một số nhà tư tưởng cho rằng nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Mác cho rằng: “ sự phát triển của những hình thái kt-xh là 1 quá trình lịch sử tự nhiên “. Tính chất lịch sử tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kt xh dc phân tích ở các nội dung chủ yếu sau đây: Một là sự vận động và phát triển của xã hội k tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các qua luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kt xh, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kt, ct, vh, khoa học v.v… mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sx và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng. Hai là nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xh của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kt ct văn hóa v.v.. của xã hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xh đó. Ba là quá trình phát triển của các hình thái kt xh, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kt xh trong lịch sử nhân loại, và do đó là sự phát triển của lịch sử xh loại người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là qáu trình thay thế tuần tự của các hình thái kt xh: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lại nhất định thuộc về hình thái kt cộng sản chủ nghĩa Ngoài ra Lênin cũng khẳng định các nhân tố khác như điều kiện địa lý, tương quan lực lượng giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng người, điều kiện tác động của tình hình quốc tế đối với tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người trong lịch sử v.v…. cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển các hình thái kt xh. Chính do sự tác động của các nhân tố này mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người 20
  21. có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau tạo nên tính phong phú đa dạng trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Như vậy lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người. Từ đó lịch sử phát triển của xh được biểu hiện là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó. Câu 11: Đấu tranh giai cấp, vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp. Khái niệm: Theo V.I lê nin: Khái niệm đấu tranh giai cấp dùng để chỉ "cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, cuộc đấu tranh của những công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản..." Theo khái niệm này, thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê, những người nô lệ bị áp bức về chính trị - xã hội và bị bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột của nó. Tuỳ theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau với những phạm vi và trình độ kkhác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị ... trong lịch sử cuộc đấu tranhh còn mang hình thức đấu tranh tôn giáo, văn hoá và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác. Để khống chế ,đàn áp các cuộc đấu tranh đó, nhằm duy trì và thực hiện được sự bóc lột của nó, các giai cấpthống trị trong lịch sử tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức - đó là nhà nước với đội vũ trang đặc biệt và hệ thống phápluật nhằm duy trì sự trật tự của sự thống trị giai cấp. Vì vậy vấn đề chính quyền nhà nươc, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của các cuộc đấu tranh gai cấp trong xã hội. Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào chưa giải quyết dc vấn đề nhà nước thì chưa giai quyết dc vấn đề cơ bản và trung tâm của cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên k phải mọi cuộc đấu tranh đều xác định vấn đề chính quyền, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm của nó mà chỉ có sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp đến trình độ đấu tranh chính trị thì vấn đề đó mới trở thành vấn đề trung tâm cơ bản của nó. đó cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội với tư cách là đỉnh cao của sự phát triển đấu tranh giai câps. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp.khi các mâu thuẫn xã hội đã bị đẩy đến chỗ ko thể giải quyết dc thì tất yếu giai cấp thống trị cần đến sức mạnh baọ lực đặc biệt để duy trì xã hội trong vòng 1 trật tự theo ý của nó. sự ra đời và tồn tại của nhà nước ko phải để giải quyết mâu thuẫn mà để duy trì xã hôi trong điều kiện mâu thuẫn ko thể giải quyết dc.trong lịch sử hàng ngìn năm qua đã tồn tại các kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô thời cổ đại, nhà nước phong kiến thời trung cổ và nhà nước tư sản ở các nước tư bản từ thời cận đại đến nay. Đây là kiểu nhà nước dùng công cụ bạo lực có tổ chức nhằm khống chế các cuộc đấu trah giai cấp của giai cấp lao động. Cho dù hình thức của mỗi kiểu nhà nước đó khác nhau nhưng bản chất của chúng chỉ là công cụ chuyên chính giai cấp của các giai cấp bóc lột trong lịch sử đối với nô lệ hay lao động làm thuê. Khác với các kiểu nhà nước nói trên, nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu mới, là “ nửa nhà nước” là nhà nước tồn tại trong thời kì quá độ lên 21
  22. chủ nghĩa xã hội, là công cụ bạo lực có tổ chức và công cụ quản lý kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp. Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là 1 trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hoá thành đối kháng giai cấp. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hoá giai cấp đến nay về thực chất chỉ là những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dứơi nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Đ ó là cuộc đấu tranh của những người nô lệ chống lại áp bức của giai cấp chủ nô, cuộc đấu tranh của những nông nô, những người nông dân làm thuê chống lại sự áp bức và bóc lột của bọn chúa đất địa chủ, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lại sự áp bức của giai cấp tư sản. kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đêu dẫn đến sự ra đời của phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao của nó là cuộc cách mạng xã hội. Như vậy trong điều kiện xã hôi có đối kháng giai cấp thì sự phát triển của xã hôi chỉ có thể thực hiện được thông qua những cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế và chính trị - xã hội. Lúc này đấu tranh giai cấp ko chỉ động lực của sự phát triển mà còn là phương thức của sự tiến bộ xã hội. Theo lý luận hình thái kinh tế- xã hội, phương thức và động lực cơ bản nhất của sự tiến bộ, phát triển xã hội là sự vận động của mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội. Nhưng trong điều kiên xã hội có sự phân hoá giai cấp thì mâu thuẫn đó lại được bộc lộ và biến thành mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong xã hội. Trong trường hợp này, mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ được giải quyết thông qua việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vực chính trị - xã hội. như vậy mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đã trở thành cơ chế chính trị - xã hội để giải quyết mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, thực hiện nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Câu 12: CMXH. Vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp? Khái niệm: Theo nghĩa rộng: cmxh là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội , là phương thức chuyển từ 1 hình thái kt-xh lỗi thời lên 1 hình thái kt-xh mới ở trình độ phát triển cao hơn. Còn theo ngĩa hẹp: cmxh là việc lật đổ 1 chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập 1 chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng. Trong xh có giai cấp đối kháng cmxh đc đặc trưng bằng việc giai cấp mạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhà nước đồng thời tiến hành tổ chức xây dựng và sử dụng chính quyền nhà nước mới của nó để tạo căn bản, hoàn thiện mọi lĩnh vực của đời sống xh tức là xây dựng 1 hình thái kinh tế-xh mới. Do đó có thể thấy vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Đồng thời cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn tổ chức xây dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới.’ Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội, nhưng khác về nguyên tắc với cách mạng xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nênnhững biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại; những cải cách xã 22
Anúncio