SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIẾN TRÚC VÀ NHÀ Ở CỦA CÁC TỘC NGƯỜI
THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THẾ KỶ X – XVIII
TRẦN BÌNH
Tóm tắt
Nghiên cứu về kiến trúc, nhà ở của các tộc người thiểu số khu vực miền núi phía
bắc, giai đoạn X – XVIII gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất do tài ghi chép, nghiên cứu về
các tộc người giai đoạn này rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không có. Thứ hai, việc
xác định thành phần dân tộc khu vực này, ở giai đoạn đang đề cập cũng chưa rõ ràng và
chưa thống nhất.
Tuy vậy, bằng các ghi chép của tiền bối, trong các loại chí mang tính địa phương,
hoặc vùng, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn về văn hóa các tộc người, xu hướng biến đổi
của văn hóa tộc người trong khu vực miền núi phía bắc, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các
nhận xét về đặc điểm kiến trúc dân gian cũng như nhà ở, văn hóa ở của các tộc người nói
trên.
Hy vọng đây là những ý kiến có tính gợi mở và định hướng cho những nghiên cứu
tiếp theo, cả về kiến trúc, nhà ở cũng như các thành tố văn hóa khác của các tôc người
thiểu số khu vực miền núi phía bắc nói riêng, ở Việt nam nói chung./.
1. Tài liệu ghi chép về kiến trúc nhà ở các tộc người thiểu số phía bắc Việt Nam
giai đoạn thế kỷ X - XVIII
Trước hết xin được bàn về thành phần tộc người ở khu vực miền núi phía bắc giai
đoạn thế kỷ X – XVIII. Cư dân được coi là bản địa, sinh sống trên lãnh thổ Đại Việt, An
Nam và sau là Việt Nam bao gồm: Các tộc người nói ngôn ngữ Việt Mường (Việt,
Mường, Thổ, Chứt), trong đó, Việt (Kinh) và Mường tách thành hai tộc người vào
khoảng thế kỷ thứ X, Thổ tách khỏi Việt (Kinh) để hình thành tộc người riêng vào
khoảng thế kỷ thứ XV – XVI (Hậu Lê); Các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở
miền núi phía bắc (Quảng Bình trở ra), bao gồm Mảng (Xá Mảng), Kháng (Xá Khao),
Xinh Mun (Xá Puộc), Ơ Đu (Tày Hạt), Bru – Vân Kiều (Khùa, Trì, Mang Coong, Vân
Kiều); Dân tộc Tày ở vùng núi đông bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn).
Gia nhập thành phần dân tộc Việt Nam vào khoảng từ thế kỷ thứ X cho đến thứ
XVIII, là các tộc người nói ngôn ngữ Tày – Thái ( Thái, Lào, Lự, Bố Y, Giáy, Nùng, Sán
Chay) ở miền núi phía bắc. Đáng chú ý nhất là dân tộc Thái, họ có mặt ở Tây Bắc khoảng
thế kỷ X- XI (không kể người Tày Khao).
Các tộc người gia nhập thành phần dân tộc Việt Nam vào khoảng từ thế kỷ XV-
XVIII bao gồm: Các dân tộc nói ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn); Các
dân tộc nói ngôn ngữ Hoa (Hoa, Ngái, Sán Dìu); Dân tộc Khơ Me; Một số nhóm thuộc
khối cư dân nói ngôn ngữ Tạng – Miến (La Hủ, Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Côống và Si La);
Một vài dân tộc nói ngôn ngữ Ca Đai (Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha).
Có thể nói, việc ghi chép về văn hóa và kiến trúc, nhà ở các tộc người khu vực phía
bắc được quan tâm khá sớm. Ngay từ thế kỷ IX, X,... đã có một số sách ghi chép về
phong tục ở các khu vực: Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên (7) thế kỷ XIV), Lĩnh Nam
Chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú (thế kỷ XV)... Thuộc loại sách về địa chí có Dư
địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV/1435)(8). Trong cuốn địa chí này, tác giả có ghi
chép về sông núi, đất đai và sản vật ở các trấn từ Quảng Nam trở ra. Thế kỷ XVI (1553)
trong Ô Châu cận lục (6 quyển),Dương Văn An ghi chép về vùng Ô Châu (phủ Tân Bình
và Triệu Phong), đề cập đến các yếu tố tự nhiên, xã hội, con người, di tích, danh thắng,…
khu vực Quảng Bình - Quảng Nam. Từ thế kỷ XVIII về sau, những ghi chép có liên quan
đến các dân tộc Việt Nam được các học giả chú ý hơn, tiêu biểu là các ghi chép của Lê
Quý Đôn, trong đó có những cuốn chứa đựng nhiều tư liệu về văn hóa tộc người
như: Vân đài loại ngữ (3), Kiến văn tiểu lục và Phủ biên tạp lục. Sau đó là một số tác
phẩm: Vũ trung tùy bút(5) của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục (1) của Phạm Đình
Hổ và Nguyễn Án, Hưng Hoá xứ phong thổ lục củaHoàng Bình Chính, Nghệ An ký của
Bùi Dương Lịch, Hưng Hoá ký lược (4) của Phạm Thận Duật, Cao Bằng ký
lược của Phạm An Phú, Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Trắc, Sử học bị khảo, Phạm
Xuân Bảng, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Gia Định thành thông
chí của Trịnh Hoài Đức, Phủ Man tạp lục, Vũ man tạp lục (Tiễu phủ sứ),…
2. Một số đặc trưng chính của nhà ở các tộc người thiểu số phía bắc Việt Nam
giai đoạn thế kỷ X-XVIII
Các tài liệu có được chỉ cho phép hiểu biết hết sức khái quát về nhà cửa của các dân
tộc, trong giai đoạn thế kỷ X – XVIII. Số tư liệu ít ỏi có được trong lĩnh vực này chủ yếu
thu thập từ một vài cuốn sách đã đề cập ở trên. Để bổ sung tư liệu, chúng tôi có sử dụng
các tài liệu công bố vào đầu thế kỷ XX. Sở dĩ các tài liệu này có thể tin cậy, bởi trong
khoảng thời gian chúng ta đang nghiên cứu, văn hóa các tộc người thiểu số rất ít biến
động, hoặc biến động không đáng kể.
Ở vùng thấp, có thể nói, nhà cửa của người Mường, Thái, Tày và một số cư dân nói
ngôn ngữ Tày - Thái khác, có nhiều nét tương đồng về loại hình, kiến trúc, cách thức sử
dụng, cũng như các kiêng kỵ, nghi lễ liên quan. Điều này không chỉ các học giả ở các thế
kỷ trước, mà còn đông đảo các nhà nghiên cứu hiện nay thừa nhận. Nhà sàn của người
Mường nhìn bên ngoài không khác gì nhà sàn của người Tày, người Thái, nhưng nhỏ bé
và xây cất đơn giản, mộc mạc hơn. Nhà của các tộc người vùng thấp đều được làm bằng
gỗ, tre, nứa, lợp bằng cỏ tranh hay lá cọ. Ngôi nhà cổ xưa thường chôn cột xuống đất.
Thiết kế nhà cổ truyền theo kiểu vì cột, liên kết chủ yếu là buộc, gá hoặc dùng ngoẵm;
một gian chính, hai chái, hai mái chính hình thang cân và phẳng, hai mái đầu hồi nhỏ và
thấp. Theo những nghiên cứu của J. Cuisinier và P. Grossin, người Mường ở Hòa Bình
sống trong các ngôi nhà có mái khum khum giống như mai rùa (2, tr.138-139). Những
ngôi nhà cổ của họ thường nhỏ và thấp, vách làm bằng phên nứa, mái chảy xuống gần hết
cửa sổ. Cửa sổ thường được thiết kế ở đầu hồi và vách phía sau. Đối với người Mường,
cửa sổ ở gian thờ tổ tiên (voóng tông) rất linh thiêng, kiêng đưa đồ vật và ngồi dựa vào
đó. Tại hai đầu hồi, có cầu thang với số bậc lẻ. Cầu thang phía thờ tổ tiên (voóng tông)
dành cho nam giới, cầu thang phía bếp dành cho giới nữ. Cách bố trí nơi ăn ở trên sàn
tương đối thống nhất. Phía trên (voóng tông), là nơi ngủ, phía dưới đặt bếp và là nơi sinh
hoạt của gia đình. Tính theo chiều ngang sàn nhà, phía thờ tổ tiên (voóng tông), dành cho
nam giới, phía giáp bếp là khu vực của phụ nữ, tiếp đó là sàn phơi và đồ đựng nước.
Trong tổ hợp kiến trúc nhà ở truyền thống của người Mường có chiếc lều nhỏ để thờ
thổ thần, được dựng ở dưới vườn, đối diện với mặt tiền ngôi nhà. Vai trò tâm linh của
chiếc lều này rất quan trọng. Tuy thế, việc dựng lều thờ thổ thần, đối với người Mường,
không phải bất cứ địa phương nào cũng có. Gầm sàn nhà người Mường thường được
dùng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Phần còn lại là nơi đặt
các loại cối giã, để nông cụ, và các đồ dùng khác. Xung quanh khuôn viên cư trú của họ
thường bao bọc bằng hàng rào tre, nứa hoặc các loại cây gai (dứa, xương rồng, găng,... ),
có cổng ra vào. Trong khuôn viên cư trú của người Mường, ngoài nhà ở thường là vườn
trồng các loại cây ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác.
Theo Robequain, người Thái ở nhà sàn hình chữ nhật. Mặt trên sàn dùng để ở, gầm
sàn dùng để nuôi, nhốt gia súc có rào kín xung quanh. Sàn ở cao khoảng 2m, sàn trước
nhà để phơi phóng, rửa ráy. Tại đây có vại nước để rửa chân trước khi vào nhà. Bếp đặt ở
giữa sàn ở, ban thờ tổ tiên, ông táo ở góc nhà. Mặt bằng sinh hoạt trên sàn nhà chia làm
hai phần: gian sát cấu thang chính là nơi tiếp khách, dành cho đàn ông; gian phía trong,
giáp cầu thang phụ là nơi dành cho nữ ở và nấu nướng,...(6, tr.170-171)
Người Tày vùng phía đông và đông bắc ở nhà sàn, có hai tầng: tầng trệt nhốt gia
súc; tầng sàn để ở. Sàn cách mặt đát 1,60m, dát bằng tre bương, thang lên làm bằng gỗ
tròn buộc ghép lại với nhau. Trước và sau sàn ở có sàn phơi phóng, nơi rửa, có khi làm
nơi ăn cơm, ngủ nghỉ vào mùa hè. Sàn nhà chính chia làm 2 phần:
- Nửa dành tiếp khách: trước ban thờ gia tiên đặt một cỗ phản. Bên trái và bên phải
đạt 2 cỗ phản khác, thấp hơn để làm nơi ngủ cho đàn ông.
- Phần dành cho trẻ con và đàn bà được làm thành nhiều buồng kín.
- Chính giữa mỗi phần đặt 1 bếp. Khung bếp làm bằng gỗ, lót đất sét. Trên bếp có
gác, dùng để muối, hong khô các đồ vật cần thiết.
Người Tày ở khu vực phía Tây vùng Đông Bắc cũng ở nhà sàn. Những ngôi nhà này
được bố trí cửa ra vào chính ở đầu hồi, tiếp theo đó là phòng đợi có mái, phòng khách
dành cho đàn ông, phòng cho phụ nữ, cuối cùng là sàn rửa, phơi,... Mỗi khu vực đặt một
bếp.
Người Cao Lan (nay thuộc dân tộc Sán Chay) hiện đang cư trú ở Quảng Yên, Phủ
Lạng Thương, Vình Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa,... Nhà của
họ có kích thước khá lớn. Sàn nhà dài đến 18 m, rộng đến 8 m (theo Bonifacy). Nhà làm
bằng tre gỗ, lợp mái bằng cỏ gianh, sàn bằng tre, cao hơn mặt đất khoảng 1,60m; thang
lên sàn làm bằng tre, hoặc bằng tấm gỗ, đặt ở đầu hồi. Nhà không có phên ngăn thành các
buồng; Bếp đặt ở chính giữa nhà. Sàn phơi ở đầu hồi, phía dành cho phụ nữ. Gầm sàn nhà
là nơi nhốt gia súc, gia cầm (6, tr.163).
Ở vùng cao và rẻo giữa, các dân tộc sinh sống bằng làm nương rẫy, cả ở tây bắc,
đông bắc và miền núi bắc Trung Bộ,… đều ở nhà sàn, ngoại trừ một số nhóm trong khối
các tộc người nói ngôn ngữ Tạng – Miến (Hà Nhì, Lô Lô, Si La,…) và Hmông - Dao ở
nhà trệt. Trong số các dân tộc ở nhà sàn, cũng có một số nhóm Dao, Tày (Lào Cai) ở
trong các ngôi nhà nửa sàn, nửa trệt. Kiến trúc nhà của họ đa số đơn giản (cột – xà – kèo),
lắp ráp bằng ngoãm, buộc bằng dây, mái có khung gồm kèo, đòn nóc, đòn tay, dui mè và
lợp bằng cỏ tranh, lá cọ, … Có một số dạng nhà điển hình như sau:
Người Dao vùng tả ngạn sông Đà, ở nhà trệt, hoặc nửa sàn nửa trệt, mở cửa hai đầu
hồi; thờ tổ tiên, ăn và ngủ trên sàn; nấu ăn, sinh hoạt trên phần nền đất.
Người Dao Chàm ở phía tây Cao Bằng, ở trong những ngôi nhà sàn là chính, một số
ít ở nhà nửa sàn, nửa đất.
Các cộng đồng nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu,...) ở
khu vực miền núi Phía Bắc, đều ở nhà sàn. Nhà sàn của họ không khác gì nhà của người
Thái Đen (Táy Đăm). Đó là loại nhà làm bằng tre, gỗ, lợp bằng có tranh, có mái hình mai
rùa,cột chôn xuống đất, gầm sàn thấp, không có lan can, ở trên nóc tại hai đầu hồi có
trang tríkhau cút,... Những ngôi nhà sàn kiểu này, ngày nay chúng ta còn gặp rất nhiều ở
vùng người Mảng (Mường Tè, Lai Châu). Đặc biệt, cung cách bố trí, sử dụng mặt bằng
sinh hoạt trên sàn của các cư dân Môn – Khơ Me trong các ngôi nhà này, không khác gì
người Thái Đen. Trong ngôi nhà sàn đó cũng có cầu thang quản dành cho đàn ông, cầu
thang chandành cho đàn bà; có tụp cuông dành cho các chàng trai đến ở rể (du khươi);
trong nhà cũng chia làm hai nửa (theo chiều ngang sàn), bên quản dành để thờ cúng gia
tiên (phi hươn), tiếp khách, và dành cho đàn ông, bên chan dành cho việc nấu ăn và là nơi
sinh hoạt của đàn bà;... Tất cả những điều đó đều giống hệt như người Thái Đen.
Sự tương đồng điển hình giữa ngôi nhà của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ
Me với người Thái ở Tây Bắc, được hiểu theo nhiều cách. Một số học giả (trong đó có tác
giả bài báo này) cho rằng, đó đơn thuần chỉ là sự ảnh hưởng, tiếp thu văn hóa Thái ở các
cộng đồng đó. Nhưng thực tế chưa hẳn vậy, cũng như trang phục, một số học giả cho
rằng đó là sự ảnh hưởng, tiếp nhận văn hóa Môn – Khơ Me của người Thái. Cơ sở của
nhận định này là ở chỗ, hiện nay chúng ta thấy các đặc trưng kiến trúc, nhà ở của các tộc
người nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở phía bắc vẫn hiện diện trong kiến trúc và nhà ở của
các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me sinh sống ở khu vực Trường Sơn – Tây
Nguyên.
Đặc biệt hơn nữa, trong tổ hợp kiến trúc nhà ở của người Thái Đen cũng như các cư
dân nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me, hươn nọi (nơi thờ cúng bố mẹ vợ), bao giờ cũng được
làm ở trong vườn và cách nhà ở khoảng dăm bảy mét. Đó là ngôi nhà sàn nhỏ, diện tích
sàn khoảng 0,5 – 1m 2, có thể có một hoặc hai mái, sàn của nó chính là nơi thờ cúng bố
mẹ vợ của các ông chủ nhà. Những ngôi nhà này chỉ được tu sửa khi có cúng bái, hoặc
vào các dịp tết nhất.
Loại hình nhà trệt vùng Tây Bắc phổ biến ở các dân tộc như nhà người Hmông,
người Dao, người Tu Dí, Pa Dí, Hà Nhì Đen (Bát Xát, Lào Cai). Điển hình nhất là loại
nhà đất hình lô cốt của người Hà Nhì Đen ở Lào Cai. Đây là loại nhà phòng thủ với tường
đất trình dày tới 40-50cm. Ngoài cùng là cửa vào hành lang, cửa vào không gian chính
trong nhà được thiết kế lệch so với vị trí cửa vào hành lang. Nhà loại này không có cửa
sổ, chỉ có một hai lỗ thông hơi nhỏ hình phễu phía gian khách. Loại nhà này không có
cột, phần mái được thiết kế úp lên tường, với khung là kèo, đòn nóc, đòn tay, rui, mè.
Mái loại nhà này được lợp bằng cỏ tranh, không đánh thành phên, lợp rất dày (40-50cm).
Phần lớn nhà đất của các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc đều thiết kế có một số buồng
ngủ cho vợ chồng chủ nhà, vợ chồng con trai mới cưới, và con gái chưa lấy chồng. Hầu
hết nhà đất đều có hai bếp, bếp nấu cơm và bếp sưởi. Bếp nấu cơm của người Hà Nhì, Xa
Phó, Si La... đều kiêng đỏ lửa khi có ánh nắng mặt trời. Khác với vùng thấp, nhà cửa
truyền thống của các dân tộc ở vùng cao được thiết kế có mái rất thấp, gần sát mặt đất để
chống chọi, ngăn chặn sương mù, mưa bụi, giữ cho không gian bên trong khô ráo, ấm áp.
3. Một vài nhận xét
Nghiên cứu về nhà ở của các tộc người thiểu số phía bắc Việt Nam giai đoạn thế kỷ X
– XVIII là công việc hết sức khó khăn bởi tư liệu về thành tố văn hóa này của các tộc
ngườitrong giai đoạn đó gần như không được ghi chép. Nói cho đúng, khi đó chúng ta chưa
có Dân tộc học, và cũng chưa có các nhà Dân tộc học, các ghi chép chỉ là tình cờ, trong các
cuốn địa phương chí.
Có phần hơi chủ quan khi nhận xét rằng: sau gần một ngàn năm Bắc thuộc, các yếu
tố văn hóa của cư dân An Nam bị ảnh hưởng văn hoá Hán khá nhiều, trong đó ảnh hưởng
về kiến trúc, trong đó có nhà ở cũng khá rõ ràng như ăn mặc và ẩm thực. Điều cần nhận
thấy ở đây là, sau khi giành được độc lập, các tộc người ở Việt Nam lại bắt đầu công
cuộc khôi phục lại văn hóa truyền thống của mình (tái cấu trúc). Khi bàn về Lễ của nước
Nam ta, Phạm Đình Hổ ghi: “Nước Nam ta từ khi thuộc về Trung Hoa vẫn theo lễ nhà
Hán, lâu sau dần dà mà sai đi, lại thêm lễ giáo của Tây Dương, và bên Lào, bên Thích,
làm cho tạp nhạp loạn xạ, từ bấy giờ mới trái khắc cả cựu lễ. Trần Quốc vượng khi bàn
về Văn hóa Việt Nam thế kỷ thứ X cũng nhận xét tương tự: Thế kỷ X làm nhiệm vụ lịch
sử kết thúc chặng đường dài gian khổ ngàn năm chống Bắc thuộc về chính trị - quân sự
và tái cấu trúc hóa nền văn minh Việt Nam và những “mảnh vụn’’ của nền văn minh
Việt cổ và những nhân tố ngoại sin” (10,tr.145).
Có thể nói, giai đoạn đang đề cập là giai đoạn gia tăng mạnh mẽ nhất thành phần các
dân tộc ở Viêt Nam. Thực tế đó cũng làm gia tăng vẻ phong phú của kiến trúc dân gian
và văn hóa ở của các tộc người phía bắcViệt Nam. Đầu thế kỷ thứ X, thành phần dân tộc
ở khu vực này chỉ bao gồm các dân tộc bản địa (Việt - Mường, Môn - Khơ Me phía bắc,
Tày cổ,... ). Thế Kỷ XI – XIII gia tăng thêm các dân tộc nói ngôn ngữ Thái. Khoảng thế
kỷ XV trở đi, nhất là giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII trở đi, thành phần dân tộc trong vùng
được bổ sung thêm các tộc người nói ngôn ngữ Hoa, Khơ Me, Hmông - Dao và Tạng -
Miến (Di). Chính vì thế mà trong các thế kỷ sau, hoàn cảnh xã hội được cải thiện, giao
lưu văn hóa diễn ra thường xuyên,... việc ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người
ở Việt Nam rất mạnh mẽ.
Việc ảnh hưởng văn hóa cũng như kiến trúc, nhà ở giữa các tộc người trong vùng ở
giai đoạn chúng ta đang đề cập, chỉ tập trung ở các mối quan hệ Thái với các tộc Môn -
Khơ Me ở Tây Bắc và giữa Việt với Tày ở Đông Bắc. Có thể nói, quan hệ, giao tiếp văn
hóa nói chung và kiến trúc, nhà ở nói riêng giữa Thái với các tộc người nói ngôn ngữ
Môn – Khơ me ở phía bắc là khá sâu đậm. Đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, việc
Thái hóa văn hóa của các cộng đồng Xinh Mun, Kháng, Mảng, Ơ Đu,... gần như đã đạt
tới tột đỉnh. Không những chỉ ở trong những ngôi nhà kiểu Thái, mặc trang phục kiểu
Thái, thực hiện các nghi lễ như người Thái, các cộng đồng này còn quên mất luôn cả
tiếng mẹ đẻ của mình và lấy tiếng Thái làm công cụ giao tiếp duy nhất của mình. Ở Đông
Bắc, ảnh hưởng văn hóa Việt (Kinh) đối với cộng đồng Tày rất mạnh mẽ. Có thể nói
những biểu hiện của Thọ Mai gia lễtrong đời sống của cộng đồng, việc xuất hiện chữ
Nôm Tày và dùng chữ Nôm của người Tày sự xuất hiện đình chùa miếu mạo, các phường
hội (phe,...),.... trong các làng Tày,.... đã khẳng định kết luận trên.
T.B
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Án – Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục, NXB Văn học, Hà Nội,
2001.
2. Jeanne Cuisinier, Người Mường (ĐLNV&XHH), NXB Lao Động, Hà Nội, 1995.
3. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, NXB. Văn Hóa, Hà Nội, 1962.
4. Phạm Thận Duật, Phạm Thận Duật toàn tập, NXB.Văn hóa thông tin, Hà Nội,
2000
5. Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.
6. Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt nam (tập
I), NXB.KHXH, Hà Nội, 1995.
7. Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, NXB Văn học, Hà Nội, 2001.
8. Nguyễn Trãi, Dư địa chí, NXB Sứ học, Hà Nội, 1960.
9. Trần Quốc Vượng (và các tác giả), Văn hóa họcđại cương, NXB. KHXH, Hà Nội,
1996.
10. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXBVăn học, 2003.
11. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía bắc), NXB
KHXH, 1978.
12. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), NXB
KHXH, 1984.
13. Viện Dân tộc học, Về việc xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam, NXB
KHXH. 1975.

More Related Content

Similar to Một số vấn đề nhà ở các dân tộc

Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKelsi Luist
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG Chau Duong
 
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...Nguyen Khuong
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngBi Từ
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Kiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdf
Kiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdfKiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdf
Kiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdfstyle tshirt
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhThuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhPham Long
 
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóajackjohn45
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptxKinTrnCh
 
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồngTrò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồnglongvanhien
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17NgcHoa15
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiHoiNguynTh6
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxTuanPham84308
 

Similar to Một số vấn đề nhà ở các dân tộc (20)

Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống n...
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Kiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdf
Kiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdfKiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdf
Kiến trúc nhà ở xây dựng đẹp theo sở thích.pdf
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người KinhThuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
Thuật ngữ cồng chiêng là của người Kinh
 
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptx
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồngTrò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 

More from Nguyen Khuong

More from Nguyen Khuong (18)

Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Lighting simulation i
Lighting simulation iLighting simulation i
Lighting simulation i
 
ecotect 16 05
ecotect 16 05ecotect 16 05
ecotect 16 05
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
Ct nha cn
Ct nha cnCt nha cn
Ct nha cn
 
Yes is-more
Yes is-more Yes is-more
Yes is-more
 
Am hoc kien truc
Am hoc kien trucAm hoc kien truc
Am hoc kien truc
 
Chua viet
Chua vietChua viet
Chua viet
 
Dinh lang
Dinh langDinh lang
Dinh lang
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
 
Ketcautre2
Ketcautre2Ketcautre2
Ketcautre2
 
Ket cautre1
Ket cautre1Ket cautre1
Ket cautre1
 
Kinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộKinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộ
 
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt namCộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
 
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
 
Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013
 
Hosonhao
HosonhaoHosonhao
Hosonhao
 
Portfolio
PortfolioPortfolio
Portfolio
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Một số vấn đề nhà ở các dân tộc

  • 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIẾN TRÚC VÀ NHÀ Ở CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THẾ KỶ X – XVIII TRẦN BÌNH Tóm tắt Nghiên cứu về kiến trúc, nhà ở của các tộc người thiểu số khu vực miền núi phía bắc, giai đoạn X – XVIII gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất do tài ghi chép, nghiên cứu về các tộc người giai đoạn này rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không có. Thứ hai, việc xác định thành phần dân tộc khu vực này, ở giai đoạn đang đề cập cũng chưa rõ ràng và chưa thống nhất. Tuy vậy, bằng các ghi chép của tiền bối, trong các loại chí mang tính địa phương, hoặc vùng, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn về văn hóa các tộc người, xu hướng biến đổi của văn hóa tộc người trong khu vực miền núi phía bắc, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các nhận xét về đặc điểm kiến trúc dân gian cũng như nhà ở, văn hóa ở của các tộc người nói trên. Hy vọng đây là những ý kiến có tính gợi mở và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo, cả về kiến trúc, nhà ở cũng như các thành tố văn hóa khác của các tôc người thiểu số khu vực miền núi phía bắc nói riêng, ở Việt nam nói chung./. 1. Tài liệu ghi chép về kiến trúc nhà ở các tộc người thiểu số phía bắc Việt Nam giai đoạn thế kỷ X - XVIII Trước hết xin được bàn về thành phần tộc người ở khu vực miền núi phía bắc giai đoạn thế kỷ X – XVIII. Cư dân được coi là bản địa, sinh sống trên lãnh thổ Đại Việt, An Nam và sau là Việt Nam bao gồm: Các tộc người nói ngôn ngữ Việt Mường (Việt, Mường, Thổ, Chứt), trong đó, Việt (Kinh) và Mường tách thành hai tộc người vào khoảng thế kỷ thứ X, Thổ tách khỏi Việt (Kinh) để hình thành tộc người riêng vào khoảng thế kỷ thứ XV – XVI (Hậu Lê); Các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở miền núi phía bắc (Quảng Bình trở ra), bao gồm Mảng (Xá Mảng), Kháng (Xá Khao), Xinh Mun (Xá Puộc), Ơ Đu (Tày Hạt), Bru – Vân Kiều (Khùa, Trì, Mang Coong, Vân Kiều); Dân tộc Tày ở vùng núi đông bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn).
  • 2. Gia nhập thành phần dân tộc Việt Nam vào khoảng từ thế kỷ thứ X cho đến thứ XVIII, là các tộc người nói ngôn ngữ Tày – Thái ( Thái, Lào, Lự, Bố Y, Giáy, Nùng, Sán Chay) ở miền núi phía bắc. Đáng chú ý nhất là dân tộc Thái, họ có mặt ở Tây Bắc khoảng thế kỷ X- XI (không kể người Tày Khao). Các tộc người gia nhập thành phần dân tộc Việt Nam vào khoảng từ thế kỷ XV- XVIII bao gồm: Các dân tộc nói ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn); Các dân tộc nói ngôn ngữ Hoa (Hoa, Ngái, Sán Dìu); Dân tộc Khơ Me; Một số nhóm thuộc khối cư dân nói ngôn ngữ Tạng – Miến (La Hủ, Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Côống và Si La); Một vài dân tộc nói ngôn ngữ Ca Đai (Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha). Có thể nói, việc ghi chép về văn hóa và kiến trúc, nhà ở các tộc người khu vực phía bắc được quan tâm khá sớm. Ngay từ thế kỷ IX, X,... đã có một số sách ghi chép về phong tục ở các khu vực: Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên (7) thế kỷ XIV), Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú (thế kỷ XV)... Thuộc loại sách về địa chí có Dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV/1435)(8). Trong cuốn địa chí này, tác giả có ghi chép về sông núi, đất đai và sản vật ở các trấn từ Quảng Nam trở ra. Thế kỷ XVI (1553) trong Ô Châu cận lục (6 quyển),Dương Văn An ghi chép về vùng Ô Châu (phủ Tân Bình và Triệu Phong), đề cập đến các yếu tố tự nhiên, xã hội, con người, di tích, danh thắng,… khu vực Quảng Bình - Quảng Nam. Từ thế kỷ XVIII về sau, những ghi chép có liên quan đến các dân tộc Việt Nam được các học giả chú ý hơn, tiêu biểu là các ghi chép của Lê Quý Đôn, trong đó có những cuốn chứa đựng nhiều tư liệu về văn hóa tộc người như: Vân đài loại ngữ (3), Kiến văn tiểu lục và Phủ biên tạp lục. Sau đó là một số tác phẩm: Vũ trung tùy bút(5) của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục (1) của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Hưng Hoá xứ phong thổ lục củaHoàng Bình Chính, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, Hưng Hoá ký lược (4) của Phạm Thận Duật, Cao Bằng ký lược của Phạm An Phú, Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Trắc, Sử học bị khảo, Phạm Xuân Bảng, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Phủ Man tạp lục, Vũ man tạp lục (Tiễu phủ sứ),… 2. Một số đặc trưng chính của nhà ở các tộc người thiểu số phía bắc Việt Nam giai đoạn thế kỷ X-XVIII Các tài liệu có được chỉ cho phép hiểu biết hết sức khái quát về nhà cửa của các dân tộc, trong giai đoạn thế kỷ X – XVIII. Số tư liệu ít ỏi có được trong lĩnh vực này chủ yếu thu thập từ một vài cuốn sách đã đề cập ở trên. Để bổ sung tư liệu, chúng tôi có sử dụng các tài liệu công bố vào đầu thế kỷ XX. Sở dĩ các tài liệu này có thể tin cậy, bởi trong khoảng thời gian chúng ta đang nghiên cứu, văn hóa các tộc người thiểu số rất ít biến động, hoặc biến động không đáng kể. Ở vùng thấp, có thể nói, nhà cửa của người Mường, Thái, Tày và một số cư dân nói ngôn ngữ Tày - Thái khác, có nhiều nét tương đồng về loại hình, kiến trúc, cách thức sử dụng, cũng như các kiêng kỵ, nghi lễ liên quan. Điều này không chỉ các học giả ở các thế
  • 3. kỷ trước, mà còn đông đảo các nhà nghiên cứu hiện nay thừa nhận. Nhà sàn của người Mường nhìn bên ngoài không khác gì nhà sàn của người Tày, người Thái, nhưng nhỏ bé và xây cất đơn giản, mộc mạc hơn. Nhà của các tộc người vùng thấp đều được làm bằng gỗ, tre, nứa, lợp bằng cỏ tranh hay lá cọ. Ngôi nhà cổ xưa thường chôn cột xuống đất. Thiết kế nhà cổ truyền theo kiểu vì cột, liên kết chủ yếu là buộc, gá hoặc dùng ngoẵm; một gian chính, hai chái, hai mái chính hình thang cân và phẳng, hai mái đầu hồi nhỏ và thấp. Theo những nghiên cứu của J. Cuisinier và P. Grossin, người Mường ở Hòa Bình sống trong các ngôi nhà có mái khum khum giống như mai rùa (2, tr.138-139). Những ngôi nhà cổ của họ thường nhỏ và thấp, vách làm bằng phên nứa, mái chảy xuống gần hết cửa sổ. Cửa sổ thường được thiết kế ở đầu hồi và vách phía sau. Đối với người Mường, cửa sổ ở gian thờ tổ tiên (voóng tông) rất linh thiêng, kiêng đưa đồ vật và ngồi dựa vào đó. Tại hai đầu hồi, có cầu thang với số bậc lẻ. Cầu thang phía thờ tổ tiên (voóng tông) dành cho nam giới, cầu thang phía bếp dành cho giới nữ. Cách bố trí nơi ăn ở trên sàn tương đối thống nhất. Phía trên (voóng tông), là nơi ngủ, phía dưới đặt bếp và là nơi sinh hoạt của gia đình. Tính theo chiều ngang sàn nhà, phía thờ tổ tiên (voóng tông), dành cho nam giới, phía giáp bếp là khu vực của phụ nữ, tiếp đó là sàn phơi và đồ đựng nước. Trong tổ hợp kiến trúc nhà ở truyền thống của người Mường có chiếc lều nhỏ để thờ thổ thần, được dựng ở dưới vườn, đối diện với mặt tiền ngôi nhà. Vai trò tâm linh của chiếc lều này rất quan trọng. Tuy thế, việc dựng lều thờ thổ thần, đối với người Mường, không phải bất cứ địa phương nào cũng có. Gầm sàn nhà người Mường thường được dùng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Phần còn lại là nơi đặt các loại cối giã, để nông cụ, và các đồ dùng khác. Xung quanh khuôn viên cư trú của họ thường bao bọc bằng hàng rào tre, nứa hoặc các loại cây gai (dứa, xương rồng, găng,... ), có cổng ra vào. Trong khuôn viên cư trú của người Mường, ngoài nhà ở thường là vườn trồng các loại cây ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác. Theo Robequain, người Thái ở nhà sàn hình chữ nhật. Mặt trên sàn dùng để ở, gầm sàn dùng để nuôi, nhốt gia súc có rào kín xung quanh. Sàn ở cao khoảng 2m, sàn trước nhà để phơi phóng, rửa ráy. Tại đây có vại nước để rửa chân trước khi vào nhà. Bếp đặt ở giữa sàn ở, ban thờ tổ tiên, ông táo ở góc nhà. Mặt bằng sinh hoạt trên sàn nhà chia làm hai phần: gian sát cấu thang chính là nơi tiếp khách, dành cho đàn ông; gian phía trong, giáp cầu thang phụ là nơi dành cho nữ ở và nấu nướng,...(6, tr.170-171)
  • 4. Người Tày vùng phía đông và đông bắc ở nhà sàn, có hai tầng: tầng trệt nhốt gia súc; tầng sàn để ở. Sàn cách mặt đát 1,60m, dát bằng tre bương, thang lên làm bằng gỗ tròn buộc ghép lại với nhau. Trước và sau sàn ở có sàn phơi phóng, nơi rửa, có khi làm nơi ăn cơm, ngủ nghỉ vào mùa hè. Sàn nhà chính chia làm 2 phần: - Nửa dành tiếp khách: trước ban thờ gia tiên đặt một cỗ phản. Bên trái và bên phải đạt 2 cỗ phản khác, thấp hơn để làm nơi ngủ cho đàn ông. - Phần dành cho trẻ con và đàn bà được làm thành nhiều buồng kín. - Chính giữa mỗi phần đặt 1 bếp. Khung bếp làm bằng gỗ, lót đất sét. Trên bếp có gác, dùng để muối, hong khô các đồ vật cần thiết. Người Tày ở khu vực phía Tây vùng Đông Bắc cũng ở nhà sàn. Những ngôi nhà này được bố trí cửa ra vào chính ở đầu hồi, tiếp theo đó là phòng đợi có mái, phòng khách dành cho đàn ông, phòng cho phụ nữ, cuối cùng là sàn rửa, phơi,... Mỗi khu vực đặt một bếp.
  • 5. Người Cao Lan (nay thuộc dân tộc Sán Chay) hiện đang cư trú ở Quảng Yên, Phủ Lạng Thương, Vình Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa,... Nhà của họ có kích thước khá lớn. Sàn nhà dài đến 18 m, rộng đến 8 m (theo Bonifacy). Nhà làm bằng tre gỗ, lợp mái bằng cỏ gianh, sàn bằng tre, cao hơn mặt đất khoảng 1,60m; thang lên sàn làm bằng tre, hoặc bằng tấm gỗ, đặt ở đầu hồi. Nhà không có phên ngăn thành các buồng; Bếp đặt ở chính giữa nhà. Sàn phơi ở đầu hồi, phía dành cho phụ nữ. Gầm sàn nhà là nơi nhốt gia súc, gia cầm (6, tr.163). Ở vùng cao và rẻo giữa, các dân tộc sinh sống bằng làm nương rẫy, cả ở tây bắc, đông bắc và miền núi bắc Trung Bộ,… đều ở nhà sàn, ngoại trừ một số nhóm trong khối các tộc người nói ngôn ngữ Tạng – Miến (Hà Nhì, Lô Lô, Si La,…) và Hmông - Dao ở nhà trệt. Trong số các dân tộc ở nhà sàn, cũng có một số nhóm Dao, Tày (Lào Cai) ở trong các ngôi nhà nửa sàn, nửa trệt. Kiến trúc nhà của họ đa số đơn giản (cột – xà – kèo), lắp ráp bằng ngoãm, buộc bằng dây, mái có khung gồm kèo, đòn nóc, đòn tay, dui mè và lợp bằng cỏ tranh, lá cọ, … Có một số dạng nhà điển hình như sau: Người Dao vùng tả ngạn sông Đà, ở nhà trệt, hoặc nửa sàn nửa trệt, mở cửa hai đầu hồi; thờ tổ tiên, ăn và ngủ trên sàn; nấu ăn, sinh hoạt trên phần nền đất.
  • 6. Người Dao Chàm ở phía tây Cao Bằng, ở trong những ngôi nhà sàn là chính, một số ít ở nhà nửa sàn, nửa đất.
  • 7. Các cộng đồng nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu,...) ở khu vực miền núi Phía Bắc, đều ở nhà sàn. Nhà sàn của họ không khác gì nhà của người Thái Đen (Táy Đăm). Đó là loại nhà làm bằng tre, gỗ, lợp bằng có tranh, có mái hình mai rùa,cột chôn xuống đất, gầm sàn thấp, không có lan can, ở trên nóc tại hai đầu hồi có trang tríkhau cút,... Những ngôi nhà sàn kiểu này, ngày nay chúng ta còn gặp rất nhiều ở vùng người Mảng (Mường Tè, Lai Châu). Đặc biệt, cung cách bố trí, sử dụng mặt bằng sinh hoạt trên sàn của các cư dân Môn – Khơ Me trong các ngôi nhà này, không khác gì người Thái Đen. Trong ngôi nhà sàn đó cũng có cầu thang quản dành cho đàn ông, cầu thang chandành cho đàn bà; có tụp cuông dành cho các chàng trai đến ở rể (du khươi); trong nhà cũng chia làm hai nửa (theo chiều ngang sàn), bên quản dành để thờ cúng gia tiên (phi hươn), tiếp khách, và dành cho đàn ông, bên chan dành cho việc nấu ăn và là nơi sinh hoạt của đàn bà;... Tất cả những điều đó đều giống hệt như người Thái Đen. Sự tương đồng điển hình giữa ngôi nhà của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me với người Thái ở Tây Bắc, được hiểu theo nhiều cách. Một số học giả (trong đó có tác giả bài báo này) cho rằng, đó đơn thuần chỉ là sự ảnh hưởng, tiếp thu văn hóa Thái ở các cộng đồng đó. Nhưng thực tế chưa hẳn vậy, cũng như trang phục, một số học giả cho rằng đó là sự ảnh hưởng, tiếp nhận văn hóa Môn – Khơ Me của người Thái. Cơ sở của nhận định này là ở chỗ, hiện nay chúng ta thấy các đặc trưng kiến trúc, nhà ở của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở phía bắc vẫn hiện diện trong kiến trúc và nhà ở của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me sinh sống ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Đặc biệt hơn nữa, trong tổ hợp kiến trúc nhà ở của người Thái Đen cũng như các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me, hươn nọi (nơi thờ cúng bố mẹ vợ), bao giờ cũng được làm ở trong vườn và cách nhà ở khoảng dăm bảy mét. Đó là ngôi nhà sàn nhỏ, diện tích sàn khoảng 0,5 – 1m 2, có thể có một hoặc hai mái, sàn của nó chính là nơi thờ cúng bố mẹ vợ của các ông chủ nhà. Những ngôi nhà này chỉ được tu sửa khi có cúng bái, hoặc vào các dịp tết nhất. Loại hình nhà trệt vùng Tây Bắc phổ biến ở các dân tộc như nhà người Hmông, người Dao, người Tu Dí, Pa Dí, Hà Nhì Đen (Bát Xát, Lào Cai). Điển hình nhất là loại nhà đất hình lô cốt của người Hà Nhì Đen ở Lào Cai. Đây là loại nhà phòng thủ với tường đất trình dày tới 40-50cm. Ngoài cùng là cửa vào hành lang, cửa vào không gian chính trong nhà được thiết kế lệch so với vị trí cửa vào hành lang. Nhà loại này không có cửa sổ, chỉ có một hai lỗ thông hơi nhỏ hình phễu phía gian khách. Loại nhà này không có cột, phần mái được thiết kế úp lên tường, với khung là kèo, đòn nóc, đòn tay, rui, mè. Mái loại nhà này được lợp bằng cỏ tranh, không đánh thành phên, lợp rất dày (40-50cm). Phần lớn nhà đất của các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc đều thiết kế có một số buồng ngủ cho vợ chồng chủ nhà, vợ chồng con trai mới cưới, và con gái chưa lấy chồng. Hầu
  • 8. hết nhà đất đều có hai bếp, bếp nấu cơm và bếp sưởi. Bếp nấu cơm của người Hà Nhì, Xa Phó, Si La... đều kiêng đỏ lửa khi có ánh nắng mặt trời. Khác với vùng thấp, nhà cửa truyền thống của các dân tộc ở vùng cao được thiết kế có mái rất thấp, gần sát mặt đất để chống chọi, ngăn chặn sương mù, mưa bụi, giữ cho không gian bên trong khô ráo, ấm áp. 3. Một vài nhận xét
  • 9. Nghiên cứu về nhà ở của các tộc người thiểu số phía bắc Việt Nam giai đoạn thế kỷ X – XVIII là công việc hết sức khó khăn bởi tư liệu về thành tố văn hóa này của các tộc ngườitrong giai đoạn đó gần như không được ghi chép. Nói cho đúng, khi đó chúng ta chưa có Dân tộc học, và cũng chưa có các nhà Dân tộc học, các ghi chép chỉ là tình cờ, trong các cuốn địa phương chí. Có phần hơi chủ quan khi nhận xét rằng: sau gần một ngàn năm Bắc thuộc, các yếu tố văn hóa của cư dân An Nam bị ảnh hưởng văn hoá Hán khá nhiều, trong đó ảnh hưởng về kiến trúc, trong đó có nhà ở cũng khá rõ ràng như ăn mặc và ẩm thực. Điều cần nhận thấy ở đây là, sau khi giành được độc lập, các tộc người ở Việt Nam lại bắt đầu công cuộc khôi phục lại văn hóa truyền thống của mình (tái cấu trúc). Khi bàn về Lễ của nước Nam ta, Phạm Đình Hổ ghi: “Nước Nam ta từ khi thuộc về Trung Hoa vẫn theo lễ nhà Hán, lâu sau dần dà mà sai đi, lại thêm lễ giáo của Tây Dương, và bên Lào, bên Thích, làm cho tạp nhạp loạn xạ, từ bấy giờ mới trái khắc cả cựu lễ. Trần Quốc vượng khi bàn về Văn hóa Việt Nam thế kỷ thứ X cũng nhận xét tương tự: Thế kỷ X làm nhiệm vụ lịch sử kết thúc chặng đường dài gian khổ ngàn năm chống Bắc thuộc về chính trị - quân sự và tái cấu trúc hóa nền văn minh Việt Nam và những “mảnh vụn’’ của nền văn minh Việt cổ và những nhân tố ngoại sin” (10,tr.145). Có thể nói, giai đoạn đang đề cập là giai đoạn gia tăng mạnh mẽ nhất thành phần các dân tộc ở Viêt Nam. Thực tế đó cũng làm gia tăng vẻ phong phú của kiến trúc dân gian và văn hóa ở của các tộc người phía bắcViệt Nam. Đầu thế kỷ thứ X, thành phần dân tộc ở khu vực này chỉ bao gồm các dân tộc bản địa (Việt - Mường, Môn - Khơ Me phía bắc, Tày cổ,... ). Thế Kỷ XI – XIII gia tăng thêm các dân tộc nói ngôn ngữ Thái. Khoảng thế kỷ XV trở đi, nhất là giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII trở đi, thành phần dân tộc trong vùng được bổ sung thêm các tộc người nói ngôn ngữ Hoa, Khơ Me, Hmông - Dao và Tạng - Miến (Di). Chính vì thế mà trong các thế kỷ sau, hoàn cảnh xã hội được cải thiện, giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên,... việc ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người ở Việt Nam rất mạnh mẽ. Việc ảnh hưởng văn hóa cũng như kiến trúc, nhà ở giữa các tộc người trong vùng ở giai đoạn chúng ta đang đề cập, chỉ tập trung ở các mối quan hệ Thái với các tộc Môn - Khơ Me ở Tây Bắc và giữa Việt với Tày ở Đông Bắc. Có thể nói, quan hệ, giao tiếp văn hóa nói chung và kiến trúc, nhà ở nói riêng giữa Thái với các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở phía bắc là khá sâu đậm. Đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, việc Thái hóa văn hóa của các cộng đồng Xinh Mun, Kháng, Mảng, Ơ Đu,... gần như đã đạt tới tột đỉnh. Không những chỉ ở trong những ngôi nhà kiểu Thái, mặc trang phục kiểu Thái, thực hiện các nghi lễ như người Thái, các cộng đồng này còn quên mất luôn cả tiếng mẹ đẻ của mình và lấy tiếng Thái làm công cụ giao tiếp duy nhất của mình. Ở Đông Bắc, ảnh hưởng văn hóa Việt (Kinh) đối với cộng đồng Tày rất mạnh mẽ. Có thể nói những biểu hiện của Thọ Mai gia lễtrong đời sống của cộng đồng, việc xuất hiện chữ Nôm Tày và dùng chữ Nôm của người Tày sự xuất hiện đình chùa miếu mạo, các phường hội (phe,...),.... trong các làng Tày,.... đã khẳng định kết luận trên.
  • 10. T.B Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Án – Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục, NXB Văn học, Hà Nội, 2001. 2. Jeanne Cuisinier, Người Mường (ĐLNV&XHH), NXB Lao Động, Hà Nội, 1995. 3. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, NXB. Văn Hóa, Hà Nội, 1962. 4. Phạm Thận Duật, Phạm Thận Duật toàn tập, NXB.Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000 5. Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, NXB Văn học, Hà Nội, 2001. 6. Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt nam (tập I), NXB.KHXH, Hà Nội, 1995. 7. Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, NXB Văn học, Hà Nội, 2001. 8. Nguyễn Trãi, Dư địa chí, NXB Sứ học, Hà Nội, 1960. 9. Trần Quốc Vượng (và các tác giả), Văn hóa họcđại cương, NXB. KHXH, Hà Nội, 1996. 10. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXBVăn học, 2003. 11. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía bắc), NXB KHXH, 1978. 12. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), NXB KHXH, 1984. 13. Viện Dân tộc học, Về việc xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam, NXB KHXH. 1975.