SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Phần 2: Thực trạng tài chính của công ty TNHH Thành Lương
I. Lý thuyết về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1. Bảng cân đối kế toán
1.1. Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá
trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
định.
1.2.   Đặc điểm:
Số liệu chỉ phản ánh tình trạng tài chính tại thời điểm lập báo cáo.
Có tính tổng kết toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản sau một quá trình sản
xuất kinh doanh.
1.3.   Kết cấu:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Hay: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
-   Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:
       Phần tài sản:
 Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ
cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Về mặt kinh tế, số liệu ở phần này thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn hiện có của
đơn vị đến thời điểm lập báo cáo. Về mặt pháp lý, nó thể hiện số vốn đang thuộc quyền
quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
       Phần nguồn vốn:
Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập
báo cáo.
Về mặt kinh tế, số liệu phần này thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh tế của các
nguồn vốn đó. Về mặt pháp lý, nó thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với
số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
1.4. Ý nghĩa:
- Thấy được toàn bộ giá trị tài sản hiện có, hình thái vật chất của tài sản, nguồn hình
    thành tài sản đó.
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính, sự biến động tăng giảm của nguồn vốn chủ sở
    hữu.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.1. Khái niệm:
-     Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
      tóm tắt các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một
      thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả kinh doanh từ hoạt động bán hàng và hoạt động
      khác.
2.2. Kết cấu
    Gồm 3 phần:
-     Phần 1: Lãi lỗ: Các chỉ tiêu cần thiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (doanh
      thu, chi phí, lợi nhuận) từ:
    Hoạt động sản xuất kinh doanh: Là hoạt động cơ bản, chính chủ yếu trong doanh nghiệp:
    sản xuất, thương mại, dịch vụ.
    Hoạt động tài chính: Là hoạt động góp phần sử dụng hiệu quả đồng vốn như đầu tư mua
    bán chứng khoán, góp vốn, cho vay, kinh doanh bất động sản.
    Hoạt động bất thường: Là những hoạt động không xảy ra thường xuyên như: thanh lý,
    nhượng bán tài sản, thu được các khoản nợ khó đòi….
-     Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước:
    Thuế, phí, lệ phí và khoản phải nộp khác…, tổng số thuế của năm trước chuyển sang.
-     Phần 3: Thuế VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
2.3. Ý nghĩa:
-     Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp số liệu về doanh thu, chi phí, lợi
      nhuận, nghĩa vụ doanh nghiệp đối với nhà nước….
-     Thông qua các số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được quy mô
      tăng trưởng của các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận, kết quả của doanh nghiệp,
      đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Tình hình tài chính của công ty TNHH Thành Lương

1. Giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Vaule)

a,Khái niệm:

Giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của
các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được thực
hiện tại hóa ở mức 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ
tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.

b, Cách xác định




      Trong đó: NPV: giá trị hiện tại ròng

                   CF0: vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần,
                         vào đầu năm thứ t của dự án.

                   CFt dòng tiền suất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n.

                   n: số năm thực hiện dự án.

                   r: lãi xuất chiết khấu, giả định không đổi qua các năm.

c, Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

Đối với chủ đầu tư, dự án chỉ được chấp nhận khi NPV>0, nếu phải lựa chọn giữa nhiều
dự án thì dự án có NPV dương và lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn.

  Nếu NPV>0, chứng tỏ dự án có lãi.
         + Trường hợp dự án đầu tư thuộc loại độc lập thì tất cả các DAĐT đều có thể
         chấp nhận đầu tư.
         + Trường hợp dự án đầu tư thuộc loại xung khắc thì DAĐT nào có NPV lớn
         nhất sẽ là dự án đầu tư tối ưu và được lựa chọn.
  Nếu NPV=0, Tùy thuộc vào tính chất quan trọng và tình hình của dự án mà doanh
   nghiệp có thế chấp nhận hay loại bỏ dự án.
  Nếu NPV<0, Chứng tỏ DAĐT bị lỗ => dự án bị loại bỏ

d, Ý nghĩa:

 -   NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang lại giá trị dương ý nghĩa
     là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác,
     dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không
     những thế lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền.
     Ngược lại, nếu NPV aamcos nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại
     thua lỗ cho chủ đầu tư.
-   Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tính toán NPV cho các dự án
     xã hội, môi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hóa các tác động xã hội hay môi
     trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc
     thực hiện dự án xã hội đó.

e. Ưu, nhược điểm của NPV:

  Ưu điểm
   - Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị
     thời gian của tiền.
   - Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp
     cho việc đánh giá và lựa chọn phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
     doanh nghiệp.
   - Có thể tính NPV của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần
     của các dự án với nhau. Nghĩa là:

                               NPV(A+B) =

  Nhược điểm:
   - Phương pháp này không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.
   - Phương pháp này không cho thấy mối quan hệ giữa mức sinh lời của dự án đầu
     tư với chi phí sử dụng vốn.
   - Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời
     gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi có
     nguồn vốn của doanh nghiện bị giưới hạn.

2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return )

a,Khái niệm:

Tỷ suất vốn nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu
với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong
tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất
doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất dố làm cho giá trị hiện tại
thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng không (=0).

b, Cách xác định

Thông thường IRR được xác định bằng phương pháp nội suy, theo phương pháp này,
việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: chọn một mức lãi suất chiết khấu tùy ý    sau đó tính giá trị hiện tại thuần
    của dự án(      ) theo lãi suất .
  + Bước 2: chọn tiếp mức lãi suất    thỏa mãn điều kiện:

       Nếu giá trị hiện tại thuần  là một số dương (         >0) thì chọn lãi suất      >
        sao cho với sẽ làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm (
                  ) và ngược lại.

       Để đảm bảo mức độ chính xác hơn thì chênh lệch giữa       và    trong khoảng 5%.



  + Bước 3: tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án: tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của
    dự án nằm trong khoảng và và được xác định theo công thức:




        =>IRR là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ
suất hoàn vốn của dự án, với giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu
tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu.

c. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn ( IRR<r)
              thì loại bỏ dự án.

Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn (IRR=r) thì
               tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có
               thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án.

Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn (IRR>r)
              thì chấp nhận dự án. Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án
              có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất.

 d. Ý nghĩa:

   -   IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được
       trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, việc
       giả ddingj các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu là không thuyết phục, vì
       lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu
       tư trong từng năm thay đổi. Do vậy, chỉ tiêu MIRR, tỷ suất hoàn vốn nội bộ có
điều chỉnh được sử dụng để khắc phục nhược điểm này của IRR. Để tính MIRR,
      người ta tương lai hóa các dòng tiền ròng xuất hiện tại các mốc thời gian của dự án
      mốc n, sau đó tính tổng của toàn bộ các giá trị tương lai. Bước tiếp theo là hiện tại
      hóa giá trị tổng thu được thông qua một lãi suất để cân bằng với vốn đầu tư bỏ ra ở
      mốc 0; mức lãi suất đó chính là MIRR.

 e. Ưu, nhược điểm của IRR:

    Ưu điểm
     + Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến
        giá trị thời gian của tiền.
     + Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời với chi phí sử dụng vốn, thấy được
        mối liên hệ giữ việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong thực hiện dự
        án đầu tư.
     + Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so
        với tính rủi ro của nó (trong khi phương pháp NPV không cung cấp cho ban
        lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin như vậy)
    Nhược điểm
     + Trong phương pháp TSDLNB thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với
        lãi suất bằng với TSDLNB của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế
        nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.
     + Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến
        trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đán giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội
        bộ luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
     + Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ sẽ rất khó khăn trong đánh giá
        lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn đến sai lầm
        trong việc lựa chọn phương án.



3. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI – Profitability Index)

a. Khái niệm

   Chỉ số sinh lời (PI): là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dự án được xác định
   bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị thiện tại của các khoản thu nhập từ dự án và vốn đầu tư
   ban đầu của dự án.
b. Cách xác định

Công thức tính:

                                      CF      t
                                                  t

                            PI
                                     (1 r )
                                     CF   0


 Trong đó:

    PI: Chỉ số sinh lời của dự án

    CFt: Dòng tiền thuần của dự án đầu tư ở năm t

    CF0: Vốn đầu tư ban đầu của dự án (CF 0             IC )t
                                                                t
                                                      (1 r)
    n: Vòng đời của dự án

    r: Tỷ lệ chiết khấu

c. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

   PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết
   khấu.
   Thực chất chỉ tiêu này là chỉ tiêu mở rộng của NPV:
   Nếu: PI < 1, tức NPV < 0 : Loại bỏ dự án.

        PI = 1, tức NPV = 0      : Tùy thuộc vào dự án có thể chấp thuận hay loại bỏ dự án.

        PI > 1, tức NPV > 0      : Nếu đây là dự án độc lập thì lựa chọn tất cả.

                                  Nếu đây là dự án xung khắc thì thông thường dự án có
                                  PI cao nhất sẽ được lựa chọn.
d. Ưu nhược điểm của phương pháp chỉ số sinh lời

     Ưu điểm:
           Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có
           tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
           Cho thấy mối quan hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn
           đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.
           Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư
           khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
           Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số
           dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu
           hiệu hơn.
     Nhược điểm:
            Phải biết lãi suất chiết khấu trước mới tính được PI
           Cũng giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, phương pháp chỉ số
           sinh lời không phản ánh trược tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư.
4. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP – Payback Period)

a. Khái niệm

  Thời gian hoàn vốn đầu tư (PP): là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền
thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án.

b. Cách xác định

Trường hợp 1: Nếu DADT tạo ra dòng tiền thuần đều đặn hàng năm thì thời gian thu hồi
vốn đầu tư được xác định như sau

                   Thời gian thu hồi                 Vốn đầu tư ban đầu
                                     =
                     VĐT (năm)              Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư


Trường hợp 2: Nếu DADT tạo ra dòng tiền thuần không ổn định ở các năm. Thời gian
thu hồi vốn đầu tư được xác định như sau:

     Xác định số năm thu hồi vốn đầu tư bằng cách tính số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở
cuối năm lần lượt theo thứ tự



                     VĐT còn phải            Số vốn ĐT chưa
                                                                       Dòng tiền thuần
                     thu hồi ở cuối     =   thu hồi ở cuối năm     -
                                                                       của đầu tư năm t
                         năm t                     (t-1)
Khi số VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần của đầu tư
năm kế tiếp thì cần xác định thời gian (số tháng) thu hồi nốt VĐT trong năm kế tiếp:



                                                 Số VĐT chưa thu hồi cuối năm
                      Số tháng thu hồi
                                           =                  (t-1)                  x 12
                      VĐT trong năm t
                                                   Dòng tiền thuần của năm t


       Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi VĐT chính là thời gian thu hồi VĐT của dự
án.

c. Ý nghĩa

             PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu
             thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập
             của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.
             PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức
             độ rủi ro của dự án.
d. Ưu, nhược điểm

       Ưu điểm:
              Đơn giản, dễ tính toán.
              Phương pháp này rất phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư quy mô
              vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.
       Nhược điểm:
              Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn,
              nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn. Do
              đó kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự hướng dẫn chính xác để lựa chọn
              dự án này hơn dự án kia, đặc biệt là đối với các dự án có mức sinh lời chậm
              như dự án sản xuất sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới... thì
              phương pháp lựa chọn này không thích hợp.
              Phương pháp thời gian hoàn VĐT cũng không chú trọng tới yếu tố giá trị
              thời gian của tiền tệ, nói cách khác nó không chú ý tới thời điểm phát sinh
              của các khoản thu, các đồng tiền thu được ở các thời điểm khác nhau được
              đánh giá như nhau. Để khắc phục hạn chế này, người ta có thể áp dụng
              phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các
              khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn
              vốn.
               Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP): Là khoảng
                   thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần
                   hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
Công thức tính:
                                                  n
                                                     NCF   t
                                                           t

                                      DPP     n
                                                  t 0
                                                     (1 r )
                                                   NCF   t 1
                                                         t 1
                                                   (1 r )



                      Trong đó: DPP         : Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

                                 n          : Năm ngay trước năm thu hồi vốn đầu tư

                                NCFt : Ngân lưu dòng năm t

                                NCFt+1: Ngân lưu dòng năm (t+1)

                                r           : Lãi suất chiết khấu

                    Ưu điểm của DPP:
                        Đơn giản, dễ tính toán.

                        Không phân biệt các dự án có tuổi đời khác nhau

                        Đã tính đến giá trị thời gian của tiền

                    Nhược điểm của DPP:
                       Không xét đến toàn bộ dòng tiền của dự án

                         Dễ dẫn đến sai lầm khi quyết định đầu tư nếu không được kết
                         hợp chặt chẽ với các chỉ tiêu khác.

            Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chất chủ quan, không có cơ sở nào
            xác định.
5. Điểm hòa vốn (BP – Break Event Point )

a. Khái niệm

Điểm hòa vốn (BP): là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư.

b. Cách xác định
Căn cứ vào chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm, người ta xác định
mức sản lượng hòa vốn như sau:

Công thức:

                                  F
                    Q   hv   (g       v)

             Trong đó: Qhv: Sản lượng hòa vốn

                        F : Tổng chi phí cố định

                        g : Giá bán sản phẩm

                        v    : Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm

c. Ý nghĩa

               Thông qua chỉ tiêu BP, nhà thẩm định biết được khả năng hòa vốn của dự án
               trong doanh nghiệp là như thế nào (biết được sản lượng tiêu thụ là bao nhiêu
               thì có lãi).


d. Ưu, nhược điểm của BP

    Ưu điểm:
           Giúp cho người thẩm định có được cái nhìn trực quan về khả năng hòa vốn
           của dự án. Chỉ cần tiêu thụ vượt quá mức sản lượng hòa vốn thì chủ đâu tư
           sẽ có lãi
    Nhược điểm:
           Giống như PP, BP không quan tâm đến khả năng tiêu thụ sản phẩm sau khi
           thu hồi vốn đầu tư. Do vậy khó có thể so sánh những dự án có thời gian
           khác nhau, vốn đầu tư khác nhau bằng chỉ tiêu BP.
           BP cũng không tính đến giá trị tương lai của tiền đối với chi phí cố định
           (F), chi phí biến đổi (v) nên sẽ không chính xác như những phương pháp
           khác.
Bài tổng hợp

More Related Content

What's hot

Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoYenPhuong16
 
Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiAdam Vu
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Bích Liên
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốnTài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốnShaiya Super
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) nataliej4
 
Giáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tưGiáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tưbookboomingslide
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiNguyen Minh Chung Neu
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhDuy Dũng Ngô
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Share Tài Liệu Đại Học
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánBài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếCác dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếHọc kế toán thực tế
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếBee Bee
 

What's hot (20)

Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
 
Bài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giảiBài tập ktqt có giải
Bài tập ktqt có giải
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốnTài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
Tài chính doanh nghiệp - Chương 12 - Chi phí sử dụng vốn
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
 
Giáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tưGiáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tư
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Mô hình CAPM
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánBài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
 
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuếCác dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
Các dạng bài tập và lời giải kế toán thuế
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
 

Similar to Bài tổng hợp

đáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầuđáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầuFisher Pro
 
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptxChuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptxLmGian1
 
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tưThẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tưĐình Linh
 
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da  pttc. ppoint htBai giang tc& lap da  pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint hthoannguyen
 
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Căn Hộ Nổi Bật
 
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnDzung Phan Tran Trung
 
Phan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu vonPhan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu vonViệt Long Plaza
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyxuanduong92
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyPe'heo Stubborn
 
07.npv.1 xd tinh kha thi sv
07.npv.1 xd tinh kha thi sv07.npv.1 xd tinh kha thi sv
07.npv.1 xd tinh kha thi svtieunguyen_88
 
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10huytv
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyLAa LA
 
Phan tich rui ro 2
Phan tich rui ro 2Phan tich rui ro 2
Phan tich rui ro 2Le Nhung
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 

Similar to Bài tổng hợp (20)

đáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầuđáNh giá trong thẩm định dự án đầu
đáNh giá trong thẩm định dự án đầu
 
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptxChuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
Chuong 7 - Quan ly dau tu dai han.pptx
 
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tưThẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư
 
Lv (35)
Lv (35)Lv (35)
Lv (35)
 
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da  pttc. ppoint htBai giang tc& lap da  pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
 
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
Chia sẻ file Thẩm định dự án đầu tư cho các bạn PaceBook .
 
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
 
Phan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu vonPhan tich va quyet dinh dau tu von
Phan tich va quyet dinh dau tu von
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 
Slide_TCDN_Hà Thị Thủy
Slide_TCDN_Hà Thị ThủySlide_TCDN_Hà Thị Thủy
Slide_TCDN_Hà Thị Thủy
 
Tcdn Chuong 12
Tcdn Chuong 12Tcdn Chuong 12
Tcdn Chuong 12
 
07.npv.1 xd tinh kha thi sv
07.npv.1 xd tinh kha thi sv07.npv.1 xd tinh kha thi sv
07.npv.1 xd tinh kha thi sv
 
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầuCác tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu
 
Quan tri tai chinh ch 3
Quan tri tai chinh  ch 3Quan tri tai chinh  ch 3
Quan tri tai chinh ch 3
 
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 10
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 
Phan tich rui ro 2
Phan tich rui ro 2Phan tich rui ro 2
Phan tich rui ro 2
 
Cpsdv
CpsdvCpsdv
Cpsdv
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 

Bài tổng hợp

  • 1. Phần 2: Thực trạng tài chính của công ty TNHH Thành Lương I. Lý thuyết về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1. Bảng cân đối kế toán 1.1. Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 1.2. Đặc điểm: Số liệu chỉ phản ánh tình trạng tài chính tại thời điểm lập báo cáo. Có tính tổng kết toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản sau một quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3. Kết cấu: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Hay: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu - Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, số liệu ở phần này thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn hiện có của đơn vị đến thời điểm lập báo cáo. Về mặt pháp lý, nó thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, số liệu phần này thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh tế của các nguồn vốn đó. Về mặt pháp lý, nó thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. 1.4. Ý nghĩa: - Thấy được toàn bộ giá trị tài sản hiện có, hình thái vật chất của tài sản, nguồn hình thành tài sản đó. - Đánh giá khái quát tình hình tài chính, sự biến động tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu.
  • 2. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.1. Khái niệm: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tóm tắt các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả kinh doanh từ hoạt động bán hàng và hoạt động khác. 2.2. Kết cấu Gồm 3 phần: - Phần 1: Lãi lỗ: Các chỉ tiêu cần thiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) từ: Hoạt động sản xuất kinh doanh: Là hoạt động cơ bản, chính chủ yếu trong doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ. Hoạt động tài chính: Là hoạt động góp phần sử dụng hiệu quả đồng vốn như đầu tư mua bán chứng khoán, góp vốn, cho vay, kinh doanh bất động sản. Hoạt động bất thường: Là những hoạt động không xảy ra thường xuyên như: thanh lý, nhượng bán tài sản, thu được các khoản nợ khó đòi…. - Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Thuế, phí, lệ phí và khoản phải nộp khác…, tổng số thuế của năm trước chuyển sang. - Phần 3: Thuế VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. 2.3. Ý nghĩa: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nghĩa vụ doanh nghiệp đối với nhà nước…. - Thông qua các số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được quy mô tăng trưởng của các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận, kết quả của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. II. Tình hình tài chính của công ty TNHH Thành Lương 1. Giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Vaule) a,Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được thực
  • 3. hiện tại hóa ở mức 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án. b, Cách xác định Trong đó: NPV: giá trị hiện tại ròng CF0: vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần, vào đầu năm thứ t của dự án. CFt dòng tiền suất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n. n: số năm thực hiện dự án. r: lãi xuất chiết khấu, giả định không đổi qua các năm. c, Tiêu chuẩn lựa chọn dự án Đối với chủ đầu tư, dự án chỉ được chấp nhận khi NPV>0, nếu phải lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án có NPV dương và lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn.  Nếu NPV>0, chứng tỏ dự án có lãi. + Trường hợp dự án đầu tư thuộc loại độc lập thì tất cả các DAĐT đều có thể chấp nhận đầu tư. + Trường hợp dự án đầu tư thuộc loại xung khắc thì DAĐT nào có NPV lớn nhất sẽ là dự án đầu tư tối ưu và được lựa chọn.  Nếu NPV=0, Tùy thuộc vào tính chất quan trọng và tình hình của dự án mà doanh nghiệp có thế chấp nhận hay loại bỏ dự án.  Nếu NPV<0, Chứng tỏ DAĐT bị lỗ => dự án bị loại bỏ d, Ý nghĩa: - NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang lại giá trị dương ý nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV aamcos nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
  • 4. - Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tính toán NPV cho các dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hóa các tác động xã hội hay môi trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó. e. Ưu, nhược điểm của NPV:  Ưu điểm - Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. - Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. - Có thể tính NPV của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau. Nghĩa là: NPV(A+B) =  Nhược điểm: - Phương pháp này không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư. - Phương pháp này không cho thấy mối quan hệ giữa mức sinh lời của dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn. - Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi có nguồn vốn của doanh nghiện bị giưới hạn. 2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return ) a,Khái niệm: Tỷ suất vốn nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất dố làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng không (=0). b, Cách xác định Thông thường IRR được xác định bằng phương pháp nội suy, theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực hiện theo các bước sau:
  • 5. + Bước 1: chọn một mức lãi suất chiết khấu tùy ý sau đó tính giá trị hiện tại thuần của dự án( ) theo lãi suất . + Bước 2: chọn tiếp mức lãi suất thỏa mãn điều kiện: Nếu giá trị hiện tại thuần là một số dương ( >0) thì chọn lãi suất > sao cho với sẽ làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm ( ) và ngược lại. Để đảm bảo mức độ chính xác hơn thì chênh lệch giữa và trong khoảng 5%. + Bước 3: tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án: tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án nằm trong khoảng và và được xác định theo công thức: =>IRR là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, với giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. c. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn ( IRR<r) thì loại bỏ dự án. Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn (IRR=r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án. Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn (IRR>r) thì chấp nhận dự án. Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất. d. Ý nghĩa: - IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, việc giả ddingj các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu là không thuyết phục, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi. Do vậy, chỉ tiêu MIRR, tỷ suất hoàn vốn nội bộ có
  • 6. điều chỉnh được sử dụng để khắc phục nhược điểm này của IRR. Để tính MIRR, người ta tương lai hóa các dòng tiền ròng xuất hiện tại các mốc thời gian của dự án mốc n, sau đó tính tổng của toàn bộ các giá trị tương lai. Bước tiếp theo là hiện tại hóa giá trị tổng thu được thông qua một lãi suất để cân bằng với vốn đầu tư bỏ ra ở mốc 0; mức lãi suất đó chính là MIRR. e. Ưu, nhược điểm của IRR:  Ưu điểm + Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền. + Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời với chi phí sử dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữ việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong thực hiện dự án đầu tư. + Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó (trong khi phương pháp NPV không cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin như vậy)  Nhược điểm + Trong phương pháp TSDLNB thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với TSDLNB của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao. + Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đán giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ. + Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ sẽ rất khó khăn trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn phương án. 3. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI – Profitability Index) a. Khái niệm Chỉ số sinh lời (PI): là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dự án được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị thiện tại của các khoản thu nhập từ dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự án.
  • 7. b. Cách xác định Công thức tính: CF t t PI (1 r ) CF 0 Trong đó: PI: Chỉ số sinh lời của dự án CFt: Dòng tiền thuần của dự án đầu tư ở năm t CF0: Vốn đầu tư ban đầu của dự án (CF 0 IC )t t (1 r) n: Vòng đời của dự án r: Tỷ lệ chiết khấu c. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Thực chất chỉ tiêu này là chỉ tiêu mở rộng của NPV: Nếu: PI < 1, tức NPV < 0 : Loại bỏ dự án. PI = 1, tức NPV = 0 : Tùy thuộc vào dự án có thể chấp thuận hay loại bỏ dự án. PI > 1, tức NPV > 0 : Nếu đây là dự án độc lập thì lựa chọn tất cả. Nếu đây là dự án xung khắc thì thông thường dự án có PI cao nhất sẽ được lựa chọn.
  • 8. d. Ưu nhược điểm của phương pháp chỉ số sinh lời  Ưu điểm: Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. Cho thấy mối quan hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án. Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án. Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu hiệu hơn.  Nhược điểm: Phải biết lãi suất chiết khấu trước mới tính được PI Cũng giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, phương pháp chỉ số sinh lời không phản ánh trược tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư. 4. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP – Payback Period) a. Khái niệm Thời gian hoàn vốn đầu tư (PP): là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án. b. Cách xác định Trường hợp 1: Nếu DADT tạo ra dòng tiền thuần đều đặn hàng năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định như sau Thời gian thu hồi Vốn đầu tư ban đầu = VĐT (năm) Dòng tiền thuần hàng năm của đầu tư Trường hợp 2: Nếu DADT tạo ra dòng tiền thuần không ổn định ở các năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định như sau: Xác định số năm thu hồi vốn đầu tư bằng cách tính số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự VĐT còn phải Số vốn ĐT chưa Dòng tiền thuần thu hồi ở cuối = thu hồi ở cuối năm - của đầu tư năm t năm t (t-1)
  • 9. Khi số VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần của đầu tư năm kế tiếp thì cần xác định thời gian (số tháng) thu hồi nốt VĐT trong năm kế tiếp: Số VĐT chưa thu hồi cuối năm Số tháng thu hồi = (t-1) x 12 VĐT trong năm t Dòng tiền thuần của năm t Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi VĐT chính là thời gian thu hồi VĐT của dự án. c. Ý nghĩa PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án. d. Ưu, nhược điểm  Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán. Phương pháp này rất phù hợp với việc xem xét các dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.  Nhược điểm: Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn. Do đó kỳ hoàn vốn ngắn chưa chắc là một sự hướng dẫn chính xác để lựa chọn dự án này hơn dự án kia, đặc biệt là đối với các dự án có mức sinh lời chậm như dự án sản xuất sản phẩm mới hay xâm nhập vào thị trường mới... thì phương pháp lựa chọn này không thích hợp. Phương pháp thời gian hoàn VĐT cũng không chú trọng tới yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác nó không chú ý tới thời điểm phát sinh của các khoản thu, các đồng tiền thu được ở các thời điểm khác nhau được đánh giá như nhau. Để khắc phục hạn chế này, người ta có thể áp dụng phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.  Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP): Là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
  • 10. Công thức tính: n NCF t t DPP n t 0 (1 r ) NCF t 1 t 1 (1 r ) Trong đó: DPP : Thời gian hoàn vốn có chiết khấu n : Năm ngay trước năm thu hồi vốn đầu tư NCFt : Ngân lưu dòng năm t NCFt+1: Ngân lưu dòng năm (t+1) r : Lãi suất chiết khấu Ưu điểm của DPP: Đơn giản, dễ tính toán. Không phân biệt các dự án có tuổi đời khác nhau Đã tính đến giá trị thời gian của tiền Nhược điểm của DPP: Không xét đến toàn bộ dòng tiền của dự án Dễ dẫn đến sai lầm khi quyết định đầu tư nếu không được kết hợp chặt chẽ với các chỉ tiêu khác. Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chất chủ quan, không có cơ sở nào xác định. 5. Điểm hòa vốn (BP – Break Event Point ) a. Khái niệm Điểm hòa vốn (BP): là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư. b. Cách xác định
  • 11. Căn cứ vào chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm, người ta xác định mức sản lượng hòa vốn như sau: Công thức: F Q hv (g v) Trong đó: Qhv: Sản lượng hòa vốn F : Tổng chi phí cố định g : Giá bán sản phẩm v : Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm c. Ý nghĩa Thông qua chỉ tiêu BP, nhà thẩm định biết được khả năng hòa vốn của dự án trong doanh nghiệp là như thế nào (biết được sản lượng tiêu thụ là bao nhiêu thì có lãi). d. Ưu, nhược điểm của BP  Ưu điểm: Giúp cho người thẩm định có được cái nhìn trực quan về khả năng hòa vốn của dự án. Chỉ cần tiêu thụ vượt quá mức sản lượng hòa vốn thì chủ đâu tư sẽ có lãi  Nhược điểm: Giống như PP, BP không quan tâm đến khả năng tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hồi vốn đầu tư. Do vậy khó có thể so sánh những dự án có thời gian khác nhau, vốn đầu tư khác nhau bằng chỉ tiêu BP. BP cũng không tính đến giá trị tương lai của tiền đối với chi phí cố định (F), chi phí biến đổi (v) nên sẽ không chính xác như những phương pháp khác.