SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 79
Báo cáo thực tập tốt nghiệp              GVHD: Đoàn Thị Lành




              Luận văn
Kế toán nguyên vật liệu
công cụ dụng cụ ở công
ty TNHH XDTM và DV
      Thành Tú




 SVTH:                         Trang: 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành


                               LỜI MỞ ĐẦU

     Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn
thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận
động hết mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kế toán giữ vai trò tích cực
trong việc quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp.
     Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu
thành từ nguyên, vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất nói chung đều có mục tiêu là làm thế nào để tiết kiệm
chi phí, thu lại lợi nhuận cao nhất.
      Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên, vật liệu phải
chặt chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp
thời nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư.
Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại và phát triển và đạt mục
tiêu lợi nhuận tối đa.
     Nhận thức được điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác
kế toán ở Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú em chọn đề tài:”Kế toán
nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp”.
     Nội dung đề tài gồm có ba chương:
     Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ.
   Chương 2: Thực trạng vấn đề nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ ở Công ty
TNHH XDTM và DV Thành Tú
     Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại Công
ty TNHH XDTM và DV Thành Tú
     Trong thời gian thực tập và viết báo cáo mặc dù đã có rất nhiều cố gắng
nhưng do trình độ và khả năng còn hạn chế. Trong khi đó thời gian tìm hiểu và
tiếp cận thực tế quá ngắn. Bản thân khỏi tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Kính mong thầy cô hướng dẫn, Ban Giám Đốc và các anh, chị phòng kế toán-tài
chính Công Ty góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn.
     Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo ở tổ kế toán, giáo viên hướng dẫn
Đoàn Thị Lành, ban lãnh đạo Công Ty, phòng Tài chính-Ké toán đã tận tịnh
giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này.
                                    Quảng Nam, ngày 15 tháng 04 năm 2009
                                                Sinh viên thực tập:


SVTH:                                Trang: 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
                                                Lê Thị Kim Hiếu
                CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
            NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ
    1.1. Khái niệm - đặc điểm - yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán
nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL
     1.1.1.1. Khái niệm
     Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm.
     1.1.1.2. Đặc điểm
      Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa
thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên
giá thành sản phẩm.
     - Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có
xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm.
     - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi
về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà
sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra.
      - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên
vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác.
     1.1.13. Yêu cầu quản lý
     - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua
dự trữ bảo quản và sử dụng.
     - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu
chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập,
xuất, bảo quản sử dụng vật liệu.
     - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực.
     1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ
     1.1.2.1. Khái niệm
      Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về
giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ
dụng cụ được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu.
     1.1.2.2. Đặc điểm
    - Giá trị: Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được
chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh.


SVTH:                                Trang: 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                             GVHD: Đoàn Thị Lành
    - Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu.
     - Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch
với thời gian sử dụng.
     - Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt theo tiêu
chuẩn thời gian sử dụng và giá trị thực tế kế toán vẫn phải hạch toán như là công
cụ dụng cụ:
    + Các loại bao bì để dựng vật tư hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo
quản dự trữ và tiêu thụ.
     + Các loại bao bì kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng.
     + Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, giá lắp, chuyên dùng cho sản
xuất lắp đặt.
    + Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, hoặc quần áo, giày dép
chuyên dùng để lao động.
     1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     - Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép, phản
ánh chính xác, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại từng
thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ chi tiết
và bảng tổng hợp.
     - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban
đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
      - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật
liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa,
thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí.
      - tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy
định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công
tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế.
     1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
     1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu
     Có nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán
sử dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu:
     - Nếu căn cứ theo tính năng sử dụng có thể chia nguyên vật liệu ra thành
các nhóm:
     + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực
thể vật chất của sản phẩm. (Cũng có thể là bán thành phẩm mua ngoài). Ví dụ,
đối với các doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu chính là các sợi khác nhau là

SVTH:                                 Trang: 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
sản phẩm của các doanh nghiệp dệt. Đường là thành phẩm của nhà máy đường
nhưng là nguyên liệu chính của doanh nghiệp sản xuất kẹo… Vì vậy, khái niệm
nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các
doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên,
vật liệu chính, phụ. Nguyên vật liêu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm
mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hàng hóa.
    Ví dụ: Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để
nhuộm, in… nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng.
     + Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với
nguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm
tăng thêm chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm.
     Ví dụ: Đối với doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu phụ có thể là các loại
chế phẩm màu khác nhau dùng để nhuộm sợi, làm tăng vẻ đẹp cho vài, đối với
doanh nghiệp may thì vật liệu phụ là các loại keo dán khác nhau, các loại vải
đắp khác nhau nhằm trang trí hoặc tăng thêm độ bền của quần áo.
     Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình chế
tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ,
kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động.
     + Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình sản xuất.
     Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu, ở thể rắn như các loại
than đá, than bùn và ở thể khí như ga…
    + Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa
máy móc, thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tài…
      Ví dụ: như các loại ốc, đinh, vít, bulong để thay thế, sửa chữa máy móc
thiết bị các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế cho các phương tiện vận tài…
     + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng
trong xây dựng cơ bản như: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép… Đối với thiết bị
xây dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật
kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị
điện, các loại thiết bị vệ sinh.
     + Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được
trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
     Ví dụ: Khi đưa vật liệu chính là vải vóc để cắt, may thành các loại quần áo
khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu hồi phế liệu là các loại vải vụn hoặc là
các loại quần áo không đúng chất lượng, không đạt yêu cầu bị loại ra khỏi quá
trình sản xuất. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, gắn liền với từng
doanh nghiệp cụ thể có một số loại là vật liệu phụ, có khi là phế liệu của doanh


SVTH:                                Trang: 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
nghiệp này nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản
xuất kinh doanh khác.
      - Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên
vật liệu thành các nhóm khác như:
    + Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua
ngoài mà có, thông thường mua của nhà cung cấp.
     + Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng
như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.
     + Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản
xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công.
      + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên
liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh.
     + Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo
quy định.
     1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ
    - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ
quản lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai.
     - bao bì luân chuyển.
     - Đồ nghề cho thuê
     1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho
      Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do
đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực
hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong
kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản
phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho
bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác
phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể
theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có
liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên,
vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ
để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ.
     Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế
hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy
theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau:
     - Nguyên vật liệu mua ngoài:

SVTH:                                Trang: 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
Trị giá thực tế       Giá mua trên hóa        Chi phí thu mua  Các khoản giảm
 của NL, VL       =   đơn (Cả thuế NK     +    (kể cả hao mòn - trừ phát sinh
 ngoại nhập                nếu có)            trong định mức)   khi mua NVL

      + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp,
phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá
trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
     + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp
khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua
chưa có thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu
vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán
vào tài khoản 133.
    + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.
     Giá gốc = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) + Chi phí mua hàng
(nếu có) - Các khoản giảm trừ (nếu có)
     - Vật liệu do tự chế biến:
     Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế
của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến.

          Giá thực tế             Giá thực tế vật liệu   Chi phí chế
                      =                                +
          nhập kho                xuất chế biến          biến

     - Vật liệu thuê ngoài gia công:
     Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá
thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí
vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại
kho của doanh nghiệp.

    Giá thực tế         Giá thực tế thuê   Chi phí gia +        Chi phí vận
                =                        +
    nhập kho            ngoài gia công     công                 chuyển

     - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
      Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là
giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận.




SVTH:                                  Trang: 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                GVHD: Đoàn Thị Lành


                                       Giá      thỏa              Chi phí
               Giá thực
                                = thuận giữa các bên       + liên quan (nếu
          tế nhập kho
                                  tham gia góp vốn           có)

     1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho
      Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất thực tế nguyên
vật liệu xuất dùng. Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau
theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên
doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau:
     - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
      Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng
loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt
hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

           Giá trị hàng             Số lượng hàng xuất         Đơn giá xuất
                            =                          X
          xuất trong kỳ                  trong kỳ               tương ứng

     - Phương pháp nhập sau - Xuất trước (LIFO)
     Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn
kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại
cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp
này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần
sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ
hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
     - Phương pháp bình quân gia quyền
      Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và
giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ:

        Giá thực tế NL-VL
                                       Số lượng vật liệu         Đơn giá bình
        công cụ xuất dùng       =                          +
                                      công cụ xuất dùng             quân
             trong kỳ



   Đơn          Trị giá thực tế NL-VL,               Trị giá thực tế NL-VL,
                                       +
   giá          CCDC tồn kho đầu kỳ                  CCDC nhập kho trong kỳ
            =
   bình         Số  lượng     NL-VL,                 Số lượng NL-VL, CCDC
   quân                              +
                CCDC tồn kho đầu kỳ                  nhập kho trong kỳ

SVTH:                                    Trang: 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành


     Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc
vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình
phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với
doanh nghiệp.
     1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
     1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
     1.3.1.1. Chứng từ
     Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng
rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập
như phiếu nhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho
doanh nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ
mang tính chất bắt buộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có
chứng từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật
tư theo hạn mức, … Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh
nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục
vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại
doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu
bao gồm:
     - Chứng từ nhập
     + Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
     + Phiếu nhập kho
     + Biên bản kiểm nghiệm
     - Chứng từ xuất
     + Phiếu xuất kho
     + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
     + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
     - Chứng từ theo dõi quản lý
     + thẻ kho
     + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
     + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
     1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng
     - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
     - Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
     - Thẻ kho (Sổ kho)
     - Bảng kê nhập xuất (nếu có)

SVTH:                                Trang: 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành
     1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng
cụ
     1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song
     Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo
dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số
lượng và giá trị.
     Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành
việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị.
      Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các
sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có
chênh lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp
đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên
vật liệu.
    Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được
dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái.
      Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng
cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất
tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

                         Chứng từ nhập



     Thẻ kho                                  Sổ chi tiết vật       Bảng tổng hợp
                                                  liệu                chi tiết

                         Chứng từ xuất


     Trong đó:
                    Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
                    Đối chiếu, kiểm tra
                    Ghi cuối kỳ
     1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
     Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt
hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào
cuối tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân
chuyển.

SVTH:                                Trang: 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
      Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm
tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo
từng loại vật liệu.
      Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật
liệu đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển.
     Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối
chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế,
nếu có chênh lệch phải được xử lý kịp thời.
     Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính
tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này
dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái.
     Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối
chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều,
ảnh hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có
nhu cầu sử dụng khác nhau.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
                        Chứng từ           Bảng kê
                         nhập               nhập

           Thẻ kho                                  Sổ đối chiếu
                                                   luân chuyển

                       Chứng từ            Bảng kê
                        xuất                xuất


     Trong đó:
                   Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
                   Đối chiếu, kiểm tra
                   Ghi cuối kỳ
     1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư
     Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dõi sự
biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó
phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch
toán vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ.
     Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép
của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao
nhận chứng từ.


SVTH:                               Trang: 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành
      Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số
liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu.
     Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định
số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ
số dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng
lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái.
     Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc
kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên
kế toán.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư

           Phiếu                   Phiếu giao                 Bảng lũy kế
          nhập kho                 nhận chứng                   nhập
                                    từ nhập



          Thẻ kho            Sổ số dư                          Bảng tổng
                                                              hợp N-X-T



           Phiếu                    Phiếu gia                 Bảng lũy kế
          xuất kho                 nhập chứng                   xuất
                                     từ xuất


     Trong đó:
                     Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
                     Đối chiếu, kiểm tra
                     Ghi cuối kỳ
     1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     1.4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
     1.4.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên
     Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống
tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.
     Công thức:

     Trị giá hàng     =   Trị giá hàng     +   Trị giá hàng   -   Trị giá hàng
     tồn kho cuối         tồn kho đầu           nhập kho           xuất kho
          kỳ                   kỳ               trong kỳ           trong kỳ


SVTH:                                Trang: 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành


     Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn
kho và số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch
thì phải xử lý kịp thời.
     Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn
vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất
lượng cao.
     1.4.1.2. Tài khoản sử dụng
     - Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”
    Phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.
     * Nội dung kết cấu tài khoản 151:
     Bên Nợ:
     + Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đang đi trên đường
     + Kết chuyển giá trị thực tế hàng vật tư mua đang đi trên đường cuối kỳ.
     Bên Có:
     + Giá trị hàng hóa đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng
     Dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho
cuối kỳ.
     - Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
     Phản ánh số liệu có, tình hình tăng giảm các loại nguyên, vật liệu theo giá
thực tế của doanh nghiệp.
     * Nội dung kết cấu
     Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu nhập kho trong kỳ
     Giá trị của nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê
     Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ
     Bên Có: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu xuất kho
     Giá trị thực tế nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.
     Chiết khấu thương mại được hưởng
     Nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê
     Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ.
     Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
     - Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”


SVTH:                               Trang: 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
    Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại
công cụ dụng cụ.
       Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
       Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán.
       * Nội dung kết cấu tài khoản 331
       Bên Nợ: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu,
…
       Số tiền ứng trước cho người bán, người nhận thầu.
       Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho số hàng đã giao theo hợp đồng.
       Trả lại số vật tư, hàng hóa cho người bán
     Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được trừ vào số nợ phải trả
cho người bán.
       Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán…
    Dư Nợ (nếu có): Số tiền tạm ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận
hàng cuối kỳ hoặc số trả lớn hơn số phải trả.
       Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán…
     - Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”. Tài khoản
này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu
trừ.
       Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
       TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”.
       TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định”
       * Nội dung kết cấu tài khoản 133:
       Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ
       Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ
       Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
       Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại được giảm
giá.
    Bên Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
       - Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”
       Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh
     Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ hạch toán.


SVTH:                                 Trang: 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                          GVHD: Đoàn Thị Lành
    Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
    14.1.3. Phương pháp hạch toán
    * Kế toán nhập nguyên, vật liệu - công cụ dụng cụ
    1) Mua nguyên, vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho
    - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
    Nợ TK 152, 153            Giá mua chưa thuế
    Nợ TK 133                 Thuế GTGT được khấu trừ
      Có TK 111, 112,141,331 Đã thanh toán tiền
      Có TK 331               Chưa thanh toán tiền
      Có TK 333               Thuế nhập khẩu (nếu có)
    - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
    Nợ TK 152, 153            Tổng tiền thanh toán
      Có Tk 111,112,141,311,331
     2) Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì
phải ghi giảm giá gốc nguyên, vật liệu
    Nợ TK 111,112,331
      Có TK 152,153
      Có Tk 133         Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
     3) Trường hợp nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho nhưng doanh
nghiệp phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng phải trả lại cho
người bán hoặc được giảm giá.
    Giảm giá: Nợ Tk 331,111,112            Số tiền được hưởng khi giảm giá
                  Có Tk 152, 153           NVL, CCDC giảm giá
                  Có TK 133 (nếu có)       Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
    Trả lại: Nợ TK 331, 111, 112
                  Có TK 152, 153
                  Có TK 133




SVTH:                              Trang: 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
    4) Nhận hóa đơn mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về
    Nợ TK 151                        Hàng mua đang đi đường
    Nợ TK 133                        Thuế GTGT được khấu trừ
            Có TK 111, 112, 141      Đã thanh toán
            Có Tk 331                Chưa thanh toán
            Có TK 333                Thuế GTGT phải nộp
    Tháng sau khi hàng về căn cứ vào chứng từ nhập kho hoặc chuyển cho bộ
phận sản xuất (sử dụng luôn)
    Nợ TK 152, 153                   Nhập kho
    Nợ tK 621, 627,641,642           Sử dụng luôn
    Nợ TK 632                        Giao cho khách hàng
            Có TK 151
    5) Giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công xong nhập lại kho:
    Nợ TK 152, 153
            Có TK 154          Chi tiết gia công nguyên vật liệu
    6) Nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng nguyên vật liệu,
công cụ… nhận lại góp vốn liên doanh.
    Nợ TK 152, 153
            Có TK 411          Nhận vốn góp
            Có Tk 222, 128     Nhận lại góp vốn
     7) Khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thanh
toán (nếu có)
    Nợ TK 331
            Có TK 111,112            Số tiền thanh toán
            Có TK 515                Số chiết khấu được hưởng
    8) Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu
    - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
    Nợ TK 152, 153             Giá có thuế nhập kho
            Có TK 331          Thuế GTGT được khấu trừ
            Có TK 3333         Thuế GTGT hàng nhập khẩu
    Đồng thời ghi Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
                         Có TK 33312        thuế GTGT hàng nhập khẩu


SVTH:                              Trang: 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                             GVHD: Đoàn Thị Lành
    - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng
không phải nộp thuế GTGT
    Nợ TK 152, 153               Giá có thuế NK và thuế GTGT hàng NK
           Có TK 331
           Có TK 3333            Thuế xuất, nhập khẩu
           Có TK 33312           Thuế GTGT hàng nhập khẩu
     9) Các chi phí mua vận chuyển… nguyên, vật liệu, công cụ về nhập kho
của doanh nghiệp
    Nợ TK 152, 153
    Nợ TK 133
           Có TK 111,112,141,331…
    10) Đối với nguyên, vật liệu, công cụ thừa phát hiện khi kiểm kê:
    - Nếu chưa xác định được nguyên nhân
    Nợ TK 152,153          NVL, CCDC thừa
           Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý
    Có quyết định xử lý:
    Nợ Tk 3381             Tài sản thừa chờ xử lý
           Có TK 711, 3388 Thu nhập khác, phải trả phải nộp khác
    - Nếu hàng thừa so với hóa đơn thì ghi:
    Nợ TK 002              Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
    Khi trả lại nguyên, vật liệu cho đơn vị khác
           Có TK 002
    1) Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng
    Nợ TK 621                    Dùng cho sản xuất
    Nợ TK 641,627,642            Dùng cho QLPX, BH, QLDN
    Nợ TK 241                    Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ
    Nợ TK 154                    Xuất gia công chế biến
           Có TK 152
    2) Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có)
    Nợ TK 632              Xuất bán
    Nợ TK 1388             Cho vay
           Có TK 152
    3) Xuất nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác

SVTH:                                 Trang: 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành
     - Nếu giá được đánh giá lớn hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp
     Nợ TK 128, 222             Giá do hợp đồng liên doanh đánh giá
            Có TK 152           Giá thực tế
            Có TK 711           Phần chênh lệch tăng
     - Nếu giá được đánh giá nhỏ hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp:
     Nợ TK 128, 222
     Nợ TK 811                  Phân chênh lệch giảm
            Có TK 152
     4) Đối với nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê
     - Nếu hao hụt trong định mức
     Nợ Tk 632           Giá vốn hàng bán
            Có TK 152, 153
     - Nếu hao hụt chưa xác định nguyên nhân
     Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
            Có TK 152, 153
     Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, công cụ thiếu hụt mất mát và biên
bản xử lý:
     Nợ TK 1388          Phải thu khác
     Nợ TK 111           tiền mặt
     Nợ TK 334           Trừ vào lương
     Nợ TK 632           Phần còn lại tính vào giá vốn
            Có TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
     * Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ:
     - Loại phân bổ 100% (1 lần)
    Những công cụ, dụng cụ, có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng nguyên, vật liệu
ngắn, khi xuất dùng toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ được hạch toán vào đối
tượng sử dụng:
     Nợ TK 627, 641, 642,… chi phí
            Có Tk 153           CCDC
     - Loại phân bổ hai chu kỳ trở lên (nhiều lần)
     + Khi xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh:
     Nợ Tk 142           Trong 1 năm


SVTH:                               Trang: 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
    Nợ Tk 242            Trên 1 năm
            Có TK 153
    + Số phân bổ từng lần vào đối tượng sử dụng:
    Nợ TK 627,641,642,241,… mức giá trị phân bổ trong kỳ
            Có TK 142, 242
    + Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, mất mát hoặc hết thời gian sử dụng:
    Nợ Tk 1528                 Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
    Nợ TK 138                  Bắt bồi thường
    Nợ TK 641, 642, 627        Số phân bổ lần cuối
            Có TK 142, 242     Giá trị còn lại
    1.4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
    1.4.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ
      Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh
giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp.

     Giá trị NVL,
                        Giá trị NVL,      Giá trị NVL,         Giá trị NVL,
     CCDC xuất
                  =      CCDC tồn       + CCDC nhập        -   CCDC xuất
      dùng trong
                           đầu kỳ           trong kỳ             trong kỳ
          kỳ

    Phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tư,
hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà
được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua
hàng”.
     Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại
vật tư, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hay
bán thường xuyên.
    1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, Tk 511, 152, 111, 112, 131, 331,…
    - Tài khoản 611 “Mua hàng”
    Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ,
hàng hóa mua vào trong kỳ.
    * Nội dung, kết cấu tài khoản 611
    Tài khoản chi phí, tài khoản trung gian không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ:
     Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công
cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ.
     - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào
trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại.

SVTH:                              Trang: 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
     Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công
cụ dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị giá thực tế hàng hóa xuất bán.
      - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào
trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá.
     Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2:
     Tk 6111: Mua nguyên, vật liệu
     TK 6112: Mua hàng hóa
     1.4.2.3. Phương pháp hạch toán
     1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ
tồn đầu kỳ
     Nợ TK 611           (trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho)
            Có Tk 151, 152, 153
     2) Trong kỳ, khi mua nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào hóa
đơn, chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho:
     Nợ TK 611     Trị giá thực tế hàng nhập kho
     Nợ TK 133     Doanh nghiệp áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ
            Có TK 111, 112, 141, 331 tổng tiền thanh toán
   3) Doanh nghiệp được cấp phát vốn, nhận góp vốn liên doanh bằng giá trị
NVL, CCDC
     Nợ TK 611     Trị giá NVL, CCDC nhập kho
            Có TK 411
   4) Nhập kho vật liệu, CCDC do thu hồi góp vốn, căn cứ vào giá trị vật liệu,
CCDC do hội đồng liên doanh đánh giá:
     Nợ TK 611
            Có TK 222 Vốn góp liên doanh
     5) Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê giá trị NVL, CCDC tồn cuối kỳ
     Nợ Tk 152, 153
            Có TK 611 Mua hàng




SVTH:                                Trang: 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                             GVHD: Đoàn Thị Lành
    6) Giảm giá được hưởng, giá trị nguyên, vật liệu trả lại người bán chấp
nhận:
    Nợ TK 152, 153
            Có TK 611 Mua hàng
            Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
     7) Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, CCDC thiếu hụt, mất mát, và
biên bản xử lý
    Nợ TK 1388 Phải thu khác
    Nợ TK 111     Tiền mặt
    Nợ TK 334     Phải trả CNV
            Có TK 611 Mua hàng
    8) Giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ
    Nợ TK 621, 627, 641,642,241        Sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
            Có TK 611                  Trị giá NVL, CCDC
    1.5. Một số trường hợp khác về nguyên, vật liệu - công cụ, dụng cụ
    1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
      Khi có quyết định của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền, doanh
nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch và đánh
giá lại tài sản vào sổ kế toán.
    - Nếu giá trị đánh giá lớn hơn giá trị ghi trên sổ kế toán
    Nợ TK 152, 153       Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại.
            Có TK 412
    - Nếu giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán
    Nợ TK 421
            Có TK 152, 153
    1.5.2. Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ thừa thiếu khi kiểm kê
    - Kế toán thừa nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
    + Khâu mua
    Nợ TK 152, 153 Giá mua
            Có TK 3381
    - Kế toán thiếu nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
    + Khâu mua



SVTH:                               Trang: 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
    Nợ TK 1381           Giá vốn hàng mua bị thiếu
           Có TK 111, 112, 331
    + Khâu dự trữ
    Nợ TK 1381           Giá vốn
           Có TK 152, 153
    Hàng thừa khi mua vào cho bảo quản hộ ghi Nợ TK 002
    - Xử lý hàng thừa, thiếu
    + Xử lý hàng thừa:
    Nợ TK 3381
           Có TK 711           Dư thừa tự nhiên
           Có TK 331           Người bán xuất nhầm
    + Xử lý hàng thiếu
    Nợ TK 1562                 Thiếu trong định mức
    Nợ TK 632                  Xác định giá vốn hàng bán
    Nợ TK 1388                 Bắt bồi thường
           Có TK 1381
    1.5.3. Kế toán cho thuê công cụ dụng cụ
    - Khi xuất công cụ dụng cụ cho thuê
    Nợ TK 1421, 242
           Có TK 153 Đồ dùng cho thuê
    - Tính trị giá đồ dùng cho thuê vào chi phí hoạt động
    Nợ TK 632            Nếu đồ dùng cho thuê là hoạt động tài chính
    Nợ TK 811            Đồ dùng cho thuê là hoạt động chính của doanh nghiệp
           Có TK 142, 242
    - Phản ánh số thu về do cho thuê công cụ dụng cụ
    Nợ TK 111, 112, 131        Doanh thu
           Có TK 511           (Hoạt động chính)
           Có TK 711           (Không thường xuyên)
           Có TK 333           Thuế GTGT phải nộp
    - Nhận lại công cụ dụng cụ cho thuê
    Nợ TK 153            CCDC được thu hồi
           Có Tk 142, 242      Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí hoạt động

SVTH:                              Trang: 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành
       1.5.4. Kế toán chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ và ngược lại
       - Chuyển công cụ dụng cụ thành tài sản cố định
       + Công cụ trong kho
       Nợ TK 211
              Có Tk 153             Giá xuất kho của công cụ dụng cụ
       + Công cụ đang sử dụng
       Nợ TK 211           Nguyên giá (giá trị CCDC ban đầu)
        Có TK 142          Giá trị còn lại CCDC chưa phân phối
        Có TK 214          Hao mòn
       - Chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ:
       + Tài sản cố định còn mới:
       Nợ TK 153           CCDC còn mới
              Có TK 211 TSCĐ còn mới
       + Tài sản cố định đã sử dụng
       Nợ TK 214           Số đã khấu hao, đã phân bổ
              Có TK 211 TSCĐ còn mới
       + Tài sản cố định đã sử dụng
       Nợ TK 214    Số đã khấu hao, đã phân bổ
       Nợ TK 142    Giá trị còn lại
              Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ
       1.5.5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn
kho:
       - Một số quy định
    + Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng,
nhóm hàng có tính chất giống nhau.
       + Cuối niên độ kế toán mới lập báo cáo
    + Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho xác định
khoản dự phòng giảm giá cho niên độ kế toán tiếp theo:

   Mức dự phòng cần             Số lượng hàng tồn kho        Mức giảm giá của
                           =                             X
   lập hàng tồn kho              cuối niên độ kế toán         hàng tồn kho

       - Tài khoản sử dụng 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
       - Nội dung kết cấu tài khoản 159
       Bên Nợ: Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

SVTH:                                   Trang: 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
     Bên Có: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho niên độ sau
     Dư Có: Số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
     1) Cuối niên độ tính toán nếu có những bằng chứng chắc chắn về giá trị
thực tế hàng tồn kho thấp hơn giá bán trên thị trường, kế toán phải lập dự phòng
tính vào chi phí.
     Nợ Tk 632
            Có TK 159
      2) Cuối niên độ kế toán năm sau, căn cứ vào số dự phòng đã lập năm trước
và tình hình biến động của năm nay để tính số dự phòng cho năm sau.
      • Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã
lập cho năm trước chênh lệch lớn hơn được hoàn nhập.

                 Nợ TK 159
                                          Phần dự phòng thừa
                         Có TK 632


      • Ngược lại, số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã trích lập thêm
phần chênh lệch nhỏ hơn.


                 Nợ TK 159
                                          Phần dự phòng thừa
                         Có TK 632




SVTH:                               Trang: 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ở CÔNG TY TNHH XÂY
     DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH TÚ
    2.1. Khái quát sơ lược về Công ty TNHH Xây dựng thương mại và dịch
vụ Thành Tú
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
    2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
    * Quá trình hình thành công ty
     Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển nên
đòi hỏi có càng nhiều cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, thủy lợi kiên cố
để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước và phục vụ cho nhu cầu của con
người trong xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đó nên Công ty TNHH XDTM và DV
Thanh Tú ra đời.
     Công ty được thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2006, giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh số 4000510110 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp.
Với số vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Mã số thuế 4000510110, địa chỉ huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam.
    Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông cầu
đường, thủy lợi, thương mại…
    * Quá trình phát triển công ty
    Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú mặc dù mới thành lập được hơn
ba năm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu công ty gặp
không ít khó khăn nhưng với quyết tâm phấn đấu vươn lên dưới sự lãnh đạo của
Ban lãnh đạo Công ty luôn đưa ra những phương thức hoạt động ngày càng quy
mô và phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Công ty góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông ở địa phương.
      Công ty sau một thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo ra được niềm
tin, sự tín nhiệm của đối tác. Ngoài ra, công ty còn tham gia xây dựng các công
trình giao thông phục vụ cho việc đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, thành phố Đà Nẵng và một số địa phương khác.




SVTH:                                Trang: 25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành
      * Một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến sự phát triển của công ty

 ST                                                             Chênh lệch
              Chỉ tiêu           Năm 2007     Năm 2008
  T                                                          Mức          Tỉ lệ (%)

1       Doanh thu                18.884.953   35.075.266   16.190.313 85,73%

2       Thu tài chính            11.976.555   36.263.291   24.286.736 202,79%

3       Chi phí tài chính         1.343.710    1.134.106     -209.604 -15,60%

4       Lợi nhuận        trước   29.517.798   70.204.451 40.686.653       137,84%
        thuế

5       Thuế thu nhập             8.264.938   19.657.240   11.392.302 137,84%
        Doanh nghiệp

6       Lợi nhuận sau thuế       21.252.815   50.547.205   29.294.390 137,84%

      * Nhận xét:
     Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cho thấy lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 là 29.294.390 ngàn đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 137,84%.
      Là do các nhân tố sau:
    - Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 16.190.313 ngàn đồng,
tương ứng với tỷ lệ 85,73%.
    - Thu tài chính năm 2008 tăng so với năm 2007 là 24.286.736 ngàn đồng,
tương ứng với tỷ lệ 202,79%.
     - Trong khi đó chi phí tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 là
209.604 tương ứng với tỉ lệ 15,60%.
     Tóm lại, theo bảng phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty được đánh giá là khả quan. Điều này cho thấy tình hình kinh
doanh của công ty rất có hiệu quả, có thể là nhờ vào bộ phận quản lý và điều
hành của công ty rất chặt chẽ, có khoa học, biết phân bổ nhân công cũng như
quản lý nghiêm ngặt công trình và nhất là về chất lượng. Do đó đã có dự án
hoàn thành đúng và hoàn thành được kế hoạch. Có quy mô kinh doanh rộng lớn
có những hướng đi đúng đắn và thích hợp với nhu cầu thị trường, vì vậy doanh
thu đã đạt tỷ lệ cao so với năm trước.
      * Một số chỉ tiêu cần đạt năm 2009
     Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt trong những năm qua, đồng thời
giữ vững mối đoàn kết nội lực vốn có của công ty, thực hiện quy chế dân chủ


SVTH:                                 Trang: 26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
trong cơ quan, tăng cường công việc thực hiện, chức năng quản lý kết hợp xây
dựng các phương án, sắp xếp đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh.
     Chỉ tiêu Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú đề ra năm 2009:
     - Tổng giá trị thực hiện: 1.000.000.000
     Trong đó: Sản lượng xây lắp: 940.000.000
     Sản lượng vc: 60.000.000
     - Doanh thu: 820.000.000
     - Thu tài chính: 750.000.000
     - Lợi nhuận: 60.000.000
     - Nộp ngân sách nhà nước: 40.000.000
     - Lương bình quân người/tháng: 1.500.000
     2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh
Tú
     2.1.1.2.1. Chức năng của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú
     - Công ty hoạt động theo định hướng phát triển của nhu cầu con người, đô
thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
     - Công ty nhận thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy
điện, san mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, thành phố Đà Nẵng và một số địa phương khác.
     - Lãnh đạo công ty luôn nghiên cứu những phương thức mới nhằm nâng
cao quá trình thi công, đảm bảo chất lượng cho các công trình.
     2.1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú
     - Tổ chức điều hành kế toán sản xuất kinh doanh của đơn vị thực thi tiến độ
phân kỳ của kế hoạch. Đồng thời, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các báo cáo tài
chính thống kê theo quy định của pháp luật.
     - Về công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình cũng được thực
hiện theo đúng quy định của công ty.
     - Khai thác, sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư hoạt động kinh doanh.
     - Mở rộng quan hệ đối tác trong nước và ngoài nước
    - Thực hiện các nghĩa vụ nộp các khoản nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, không ngừng phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.




SVTH:                               Trang: 27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
     2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty
    2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty TNHH XDTM và DV
Thanh Tú
     Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú là một doanh nghiệp chuyên về
xây dựng công trình. Vì thế, phải có một quy trình sản xuất chặt chẽ, cơ cấu tổ
chức nhất định và có hệ thống. Được biểu hiện như sau:
     * Quy trình sản xuất

    Khảo sát kiểm              Tập kết máy               Tập trung vật
    tra hiện trường            móc, thiết bị,           tư về kho công
                                nhân lực                     trình




     Quyết toán tài            Nghiệm thu                Sản xuất thi
        chính                  toàn bộ đưa                  công
                               vào sử dụng

     * Giải thích
    Sau khi kí hợp đồng tiến hành nhận thầu thi công xây dựng công trình:
Điều đầu tiên đó là phải kiểm tra, khảo sát nơi công trình như thế nào để đưa ra
một phương án phù hợp với công trình.
    Tiếp theo là tập kết máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực về nơi công trình để
chuẩn bị tiến hành thi công.
      Những vật tư nào liên quan hoặc cần dùng cho quá trình thi công thì phải
tập trung về kho công trình và tiến hành sản xuất thi công, trong một thời gian
nào đó mà kế hoạch đã đưa ra để hoàn thành công trình.
     Sau đó người chủ thuần sẽ nghiệm thu toàn bộ và giao cho bên giao thầu
đưa vào sử dụng.
     Cuối cùng là khâu quyết toán tài chính. Là bên giao thầu tiến hành thanh
toán toàn bộ chi phí cho bên nhận thầu.




SVTH:                               Trang: 28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                          GVHD: Đoàn Thị Lành
    * Cơ cấu tổ chức sản xuất
                                Ban chỉ huy công
                                      trình




    Đội thi công, công         Đội thi công dân           Đội thi công cơ
     trình giao thông         dụng - công nghiệp               giới




   Tổ làm     Tổ làm          Tổ làm      Tổ xây        Bộ phận         Bộ phận
   đường       cầu             nền        dựng             vận          máy móc
                              móng                       chuyển        thiết bị
                                                        vận tải



    - Chức năng nhiệm vụ các đội:
    + Ban chỉ huy công trường: Chỉ đạo quản lý thi công
    + Đội thi công công trình giao thông: thi công các công trình giao thông
     + Đội thi công dân dụng và công nghiệp: Thi công các công trình dân dụng
và công nghiệp.
    + Đội thi công cơ giới: Vận chuyển vật tư, san nền, san mặt bằng
    2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
    2.1.2.2.1. Đặc điểm chung
     Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú thường có chính sách mở rộng
quan hệ ngoại giao với các đối tác trong nước, trong tương lai sẽ mở rộng phạm
vi hợp tác ra nước ngoài.
    Lĩnh vực hoạt động kinh doanh là xây dựng, thi công các công trình giao
thông dân dụng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng.
     Nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công các công trình chủ yếu mua ở
các doanh nghiệp và một số vật liệu mua lẻ bên ngoài.
     Về nguồn lực: Tổng số nhu cầu lao động là 48 người, trong đó lao động
còn lại là cán bộ nhân viên. Ngoài ra, công ty còn thuê thêm lao động ở bên
ngoài.


SVTH:                               Trang: 29
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
   2.1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH XDTM và
DV Thanh Tú
    1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty


                                  Giám đốc




        Phó giám đốc                               Phó giám đốc
         KT – KCS                                   KH – KD




  Phòng kỹ           Phòng kế               Phòng tổ           Phòng tài
   thuật               hoạch               chức hành           chính kế
                     nghiệp vụ              chính               toán




             Đội thi công        Đội thi công            Đội thi
              công trình          công trình             công cơ
              giao thông          DD-CN                   giới

    Ghi chú:
                  Quan hệ trực tuyến
                  Quan hệ chức năng
    2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
    a. Giám đốc
     Là người đại diện cho toàn thể công nhân viên trong công ty, là người trực
tiếp điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước cơ quan
pháp luật, các tổ chức có thẩm quyền.
    b. Phó giám đốc KT-KCS
     Là người trợ giúp giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý các
công việc khi giám đốc đi vắng, giám sát về mặt kỹ thuật và kiểm tra chất lượng
sản phẩm của các công trình đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh
vực được phân công phụ trách.

SVTH:                              Trang: 30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
     c. Phó giám đốc KH-KD
     Là người phụ giúp giám đốc trong công tác quản lý về mặt vật tư, đồng
thời vạch ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty, và là người trực tiếp theo
dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
     d. Phòng kỹ thuật
     Dựa vào những hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát địa
bàn thi công. Từ đó lên bản vẽ, lập kế hoạch thiết kế và dự toán cho công trình.
     e. phòng kế hoạch vật tư
     lập kế hoạch cung ứng và quản lý tình hình sử dụng vật tư, tổ chức quản lý
kho vật tư.
     f. Phòng tổ chức hành chính:
     Có trách nhiệm giúp ban giám đốc có trách nhiệm giúp ban giám đốc trong
việc quản lý nhân sự, đào tạo tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp đội ngũ lao
động, xét khen thưởng, kỷ luật … Quản lý công tác hành chính văn phòng, an
toàn người lao động và các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
     g. Phòng tài chính - kế toán
     Theo dõi, quan sát thu, chi, cân đối thu chi, hạch toán giá thành, hạch toán
kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, tham
mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán.
     h.Các đội thi công:
     Trực tiếp thi công các công trình:
    2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHHXDTM và DV
Thành Tú
     2.1.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
     1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
                                Kế toán trưởng
                              (Kế toán tổng hợp)




  Kế toán công             Kế toán ngân      Kế toán vật tư    Thủ quỹ kiêm
  nợ thanh toán               hàng           kiêm thủ kho       kế toán tiền
                                                                   mặt

     Ghi chú:
                   Quan hệ chỉ đạo

SVTH:                                 Trang: 31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                             GVHD: Đoàn Thị Lành
                   Quan hệ chức năng


    2. Chức năng và nhiệm của mỗi nhân viên tại công ty TNHHTM và DV
Thành Tú
     a. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hơp:
    Là người có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất tại phòng kế toán chịu trách
nhiệm trực tiếp phân công, chỉ đạo công tác kế toán tại công ty. Yêu cầu các bộ
phận cung cấp đủ số liệu trong hợp đồng kinh tế.
     Tổ chức luân chuyển chứng từ, thiết kế mẫu sỗ kế toán sao cho phù hợp với
yêu cầu quản lý, giám sát hoạt động, ký duyệt soạn thảo hợp đồng mua bán, lập
kế hoạch vay vốn và kế hoạch chi tiền mặt tiền lương.
     Cuối mỗi tháng mỗi quý kế toán trưởng chịu trách nhiệm hoàn thiện các
báo cáo gửi về công ty.
     b.Kế toán công nợ thanh toán:
     Là thành viên làm việc dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, theo dõi các
phiếu thu tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng. Hạch toán các nghiệp vụ phát
sinh công nợ và các khoản cho cán bộ nhân viên theo chế độ của công ty.
     c. Kế toán vật tư kiêm thủ kho:
     Thuộc quyền quản lý của phòng vật tư theo dõi tình hình Nhập- Xuất -Tồn
vật tư hằng ngày.Lập phiếu nhập kho, xuất kho, thanh toán, tính giá vật tư dùng
cho thủ công, xây dựng.
     Cuối tháng lên bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn nguyên vật liệu. Ngoài ra,
kế toán vật tư còn tham gia vào công tác kiểm kê vật liệu, công cụ, dụng cụ định
kỳ.
     d. Kế toán ngân hàng:
     Theo dõi tiền gửi Ngân hàng, căn cứ cứ vào giấy báo Nợ, báo Có, tiền tạm
ứng, các khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản chi phí khác ở
công ty. Cuối tháng, lên bảng kê để đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan.
     e. Thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt:
     Theo dõi, quản lý tiền mặt tại công ty, tình hình thu chi tiền mặt vào sổ quỹ
là người liên hệ, giao nhận và lưu trữ chứng từ, tín phiếu có giá trị theo lệnh của
kế toán trưởng và giám đốc Công ty.




SVTH:                                  Trang: 32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
    2.1.2.2.2 Hình thức sổ kế toán tại công ty TNHH TM và DV Thành Tú:
     Để phù hợp với quy mô, đặc điểm và tổ chức của công ty, phòng kế toán đã
áp dụng hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
    Phương pháp kế toán nguyên liệu, vật liệu là phương pháp. Nhập trước-
Xuất trước.
    Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:

                        Chứng từ gốc




      Sổ quỹ - Thẻ      Bảng tổng hợp                 Sổ hoặc thẻ kế
          kho             CT gốc                       toán chi tiết




      Sổ đăng kí
                           Chứng từ ghi
     chứng từ ghi
                               sổ
          sổ


                                Sổ cái                 Bảng TH chi
                                                           tiết



                           Bảng cân đối
                              số PS




                         Báo cáo Kế toán



Ghi chú:
            Ghi hàng ngày
            Ghi cuối tháng
            Quan hệ đối chiếu
            Quan hệ hỗ trợ


SVTH:                               Trang: 33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
     2. Trình tự sử dụng và luân chuyển chứng từ
     Hằng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các đơn vị trực thuộc công
ty lập các chứng từ và chuyển lên phòng kế toán. Vì có nhiều nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nên từ chứng từ gốc phải lên Bảng tổng hợp chứng từ gốc, sau đó lập
chứng từ ghi sổ. Nếu nghiệp vụ phát sinh trong tháng thì sẽ căn cứ vào chứng từ
gốc để ghi trực tiếp vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ sẽ vào sổ cái. Sau
khi số liệu kiểm tra trùng khớp với nhau thì bảng cân đối số phát sinh dùng làm
cơ sở lập báo cáo kế toán.
     Đối với các tài khoản có mở sổ hoặc sổ kế toán chi tiết, chúng được dùng
để làm căn cứ lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tài khoản tổng hợp
để đối chiếu với sổ cái thông qua Bảng cân đối số phát sinh.
    Cuối tháng, kế toán trưởng cân đối tất cả các số liệu xong sẽ căn cứ vào
bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối để lập báo cáo kế toán.
     2.1.3. Một số chỉ tiêu khác
    2.1.3.1. Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty TNHH XDTM và DV
Thanh Tú
     Hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành tại công ty không có gì thay đổi
với hệ thống tài khoản đã học.
     2.1.3.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
    Là công ty xây dựng, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ nên công ty áp dụng
phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
     2.1.3.3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
     Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
    2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty và vấn đề quản lý,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty TNHH XDTM và DV
Thanh Tú.
     2.2.1. Nguồn nguyên vật liệu của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh
Tú
     2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu của công ty
     - Nguyên, vật liệu chính:
     + Xi măng, công ty chỉ dùng 2 loại xi măng là:
     Xi măng Hải Vân (TC30)
     Xi măng Hoàng Thạch
     + Thép Φ6, Φ12, Φ14, Φ18.
     + Cát xây, cát tô, cát đại (dùng để đổ bê tông)
     + Đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, đá 4x6 phân cấp

SVTH:                                Trang: 34
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                            GVHD: Đoàn Thị Lành
     -Nguyên vật liệu phụ:
     + Thép ống nhựa
     + Bao tải
     + Bộc chống thấm
     + Đinh 5, đinh 1x2
     + Cột tre (làm kê chắn)
     -Nhiên liệu
     + Dầu diezen:
     + Nhựa đường
     + Xăng
     Tùy theo loại hạng mục công trình mà có loại vật liệu đặc thù riêng.
     *Phương tiện vận tải nguyên vật liệu:
      Các loại xe phục vụ chi vận chuyển nguyên vật liệu và tham gia vào quá
trình thi công nhằm tiết kiệm được nguồn lao động mà vẫn mang lại chất lượng
cho các công trình như: xe đào, sola110, xe ủi Komatsu, cattedilass, máy kinh
vĩ, xe tải..
     2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu tại công ty:
     Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
cũng như vai trò, vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp,
kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
      -Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá
trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất,
nguyên vật liệu nhập xuất tồn kho
      -Vận dụng dúng đắn các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu hướng
dẫn kinh doanh kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc thủ kho nhập xuất, thực
hiện dúng các chế độ thanh toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân
chuyển chứng từ ) mở các sổ sách, thuế chi tiết về nguyên vật liệu đúng phương
pháp quy định, giúp cho việc lảnh đạo và chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi
ngành và toàn bộ nền kinh tế.
    - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua, tình hình dự trữ và tiêu hao
nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng,
kém phẩm chất, ngăn nguyên, vật liệu thừa việc sử dụng nguyên vật liệu phi
pháp, lảng phí
     Tham gia kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu theo chế độ quy định của
Nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý
và điều hành phân tích kinh tế.


SVTH:                               Trang: 35
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                               GVHD: Đoàn Thị Lành
     2.2.1.3 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu:
    Công ty vật liệu xây lắp và kinh doanh Đà Nẵng, nhà máy xi măng Hoàng
Thạch,….
    2.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại công ty TNHHXDTM
và DV Thành Tú:
     Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty căn cứ vào hợp đồng mua bán trên
hóa đơn, chứng từ theo giá Bộ Tài Chính (Chênh lệch của thị trường) Đối với
các loại nguyên vật liệu phụ thì các đơn vị có nhu cầu trực tiếp ký hợp đồng với
các nhà cung cấp.
     2.2.2.1 Tính giá vật liệu nhập kho:
     a. Nhập kho mua ngoài:(Có hợp đồng mua bán giữa hai bên)

   Gía thực tế
                                  Gía mua trên                  Chi phí vận
 nguyên vật liệu        =                             +
                                    hóa đơn                    chuyển bốc dỡ
    nhập kho

     b. Nhập kho khi thu hồi từ các công trình ;
      Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên các công trình, hạn học công
trình sau khi hoàn thành thì các phế liệu thu hồi, một số vật liệu chưa sử dụng sẻ
tiến hành nhập kho .
     2.2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho:
      Công ty áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính giá nguyên
vật liệu xuất kho theo phương pháp này, người ta lấy đơn giá vật liệu nhập trước
làm đơn giá để tính giá trị vật liệu xuất kho cho đến khi hết số lượng của các
loại nguyên vật liệu’
   2.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XDTM và
DV Thanh Tú
     2.2.3.1. Chứng từ sử dụng
     + Hóa đơn giá trị gia tăng
     + Phiếu nhập kho
     + giấy đề nghị xuất kho
     + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
     Mọi chứng từ về vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự quy
định như trên của kế toán trưởng.
     2.2.3.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên, vật liệu
     + Thẻ kho
     + Sổ kế toán chi tiết vật tư, bảng theo dõi xuất nguyên vật liệu


SVTH:                                Trang: 36
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                             GVHD: Đoàn Thị Lành
     + Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu.
     Thẻ kho dùng để theo dõi vật liệu về mặt giá trị, phục vụ cho việc ghi sổ kế
toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, giữ cho việc đối chiếu số liệu
dễ dàng hơn.
     2.2.3.3. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu
     Để hạch toán chi tiết vật tư, công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song
song. Việc theo dõi vật tư được tiến hành đồng thời tại kho và phòng tài chính
kế toán.
     * Trình tự ghi chép ở kho nguyên vật liệu:
     Hằng ngày thủ kho theo dõi từng loại nguyên vật liệu trên thẻ kho, mỗi thẻ
kho ứng với một loại vật liệu.
    Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho nguyên, vật liệu phát sinh
hằng ngày để ghi thật chi tiết và cụ thể vào thẻ kho. Cuối ngày, thủ kho có trách
nhiệm chuyển toàn bộ các chứng từ đó lên bộ phận kế toán.
     Cuối tháng thủ kho tính ra số lượng tồn nguyên, vật liệu theo từng loại
nguyên, vật liệu. Đồng thời, lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên, vật liệu
trong tháng đó nộp lên phòng kế toán.
     * Trình tự theo dõi ở bộ phận kế toán
      Đầu ngày, sau khi nhận được toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất kho nguyên,
vật liệu mà thủ kho đưa vào cuối ngày hôm trước, kế toán vật tư nhập vào máy
theo :
     -Tính số lượng nguyên vật liệu, số tổng trong nhiều ngày hoặc sổ chi tiết
trong một ngày.
     -Bên cạnh đó, chương trình phần mềm thu chi cho phép kế toán tính tổng
số số chi mua nguyên vật liệu. Tại đây, kế toán đối chiếu tổng hợp chi mua
nguyên vật liệu.Hóa đơn, chứng từ NVL




SVTH:                               Trang: 37
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
    *Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song:

                    Phiếu nhập kho




                    Hóa đơn, chứng
                       từ NVL




                                                               Bảng tổng hợp
                                            Sổ chi tiết
 Thẻ kho                                                       nhập, xuất, tồn
                                              vật tư           nguyên vật liệu

                      Giấy đề nghị
                    xuất nguyên liệu




                     Phiếu xuất kho




    Ghi chú:
                  Ghi hằng ngày
                  Ghi vào cuối tháng, quý
                  Quan hệ đối chiếu
     *Tồn đầu quý 4 số lượng nguyên vật liệu như sau:
     - Thép Φ 12:1012,5 Kg
     - Thép D <=10 m m: 1500kg
    -Thép D >18m m: 1600 kg.
    (xem chi tiết ở bảng báo cáo nhập- xuất - tồn nguyên vật liệu)
    Dưới đây là hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho.


SVTH:                              Trang: 38
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                                GVHD: Đoàn Thị Lành
       2.2.4 Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu tại công ty TNHH
    XDTM&DV Thành Tú
        2.2.4.1 Chứng từ, sổ kế toán sử dụng:
                                        HÓA ĐƠN
                                  GIÁ TRỊ GIA TĂNG
                                  Liên 2 giao cho khác hàng
                               Ngày 05 thàng 10 năm 2008.
        Đơn vị bán hàng: Công ty vật liệu xây lắp và kinh doanh Đà Nẵng
        Địa chỉ: 158 Nguyễn Chí Thanh - Đà Nẵng
        Số tài khoản:
        Điện thoại:                                           MS:04 001012021
        Họ và tên người mua: Nguyễn Duy Lĩnh
        Tên đơn vị: Công ty TNHHXDTM&DV Thành Tú
        Địa chỉ: Nam Giang- Quảng Nam.
        Số tài khoản
        Hình thức thanh: Tiền mặt                                 MS:04 00583719

STT         Tên hàng hóa, dịch vụ       Đơn vị         Số         Đơn giá     Thành tiền
                                        tính D       lượng

    A                   B                   C             1          2          3=1x2

1         Xi măng Hải Vân             Tấn            10             670.000     6.700.000

2         Đá 1x2                      m              15              90.000     1.350.000

3         Thép tròn D> 18 mm          Kg             300              7.450     2.235.000

Cộng thành tiền                                                               10.285.000

Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT                                         1.028.500

Tổng cộng tiền thanh toán                                                     11.313.500

Bằng chữ: Mười một triệu ba trăm mười ba ngàn năm trăm đồng y.


        Người mua hàng         Người bán hàng                    Thủ trưởng đơn vị
        (ký, ghi họ tên)          (ký, ghi họ tên)            (Đóng dấu, ký ghi họ tên)
        (Cần kiểm tra, đối chiếu lập,giao nhận hàng hóa đơn)

    SVTH:                               Trang: 39
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành
       Căn cứ vào hóa đơn kế toán viết phiếu nhập kho.


  Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú                    Mẫu số 01-VT
       Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam               Ban hành theo QĐ Số 1141
                                                 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995
                                                         Của Bộ Tài Chính
                                 PHIẾU NHẬP KHO
                             Ngày 05 tháng 10 năm 2008
       Họ và tên người nhập: Nguyển Duy Lĩnh
       Theo hóa đơn số: 35486 ngày 05 tháng 10 năm 2008
       Nhập tại kho: Đội xây dựng

Số TT        Tên vật       Đơn vị     Số lượng      Đơn giá        Thành tiền
              liệu          tính

   1        Xi măng          Tấn          10             670.000     6.700.000
            Hải Vân

   2         Đá 1x2          m3           15              90.000     1.350.000

   3          Thép           Kg          300               7.450     2.235.000
            D>18m m



Tổng cộng                                                          10.285.000

       Bằng chữ : Mười triệu hai trăm tám mươi lăm nghìn đồng y.
 Người lập             Thủ kho         Kế toán trưởng       Phụ trách đơnvị
 (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)    (Đóng dấu,ghi họ tên)     (ký, ghi họ tên)




  Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú                    Mẫu số 01-VT


SVTH:                                Trang: 40
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
     Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam                 Ban hành theo QĐ Số 1141
                                                 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995
                                                      Của Bộ Tài Chính
                               PHIẾU NHẬP KHO
                             Ngày 05 tháng 10 năm 2008
    Họ và tên người nhập: Nguyển Duy Lĩnh
    Theo hóa đơn số: 35487 ngày 12 tháng 10 năm 2008
    Nhập tại kho: Đội xây dựng

  Số TT      Tên vật        Đơn vị      Số lượng      Đơn giá     Thành tiền
              liệu           tính

     1       Xi măng          Tấn          50           709.000    35.450.000
             Hải Vân

     2



 Tổng cộng                                                         35.440.000

    Bằng chữ : Ba mươi lăm triệu bốn trăm bốn mươi ngàn đồng y.
 Người lập          Thủ kho            Kế toán trưởng     Phụ trách đơnvị
 (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)    (Đóng dấu,ghi họ tên)   (ký, ghi họ tên)




SVTH:                                Trang: 41
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                           GVHD: Đoàn Thị Lành
  Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú                  Mẫu số 01-VT
     Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam                 Ban hành theo QĐ Số 1141
                                                 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995
                                                      Của Bộ Tài Chính
                               PHIẾU NHẬP KHO
                             Ngày 05 tháng 10 năm 2008
    Họ và tên người nhập: Nguyển Duy Lĩnh
    Theo hóa đơn số: 35488 ngày 20 tháng 12 năm 2008
    Nhập tại kho: Đội xây dựng

  Số TT       Tên vật       Đơn vị      Số lượng      Đơn giá      Thành tiền
               liệu          tính

     1       Xi măng          Tấn          10`          709.000       7.090.000
             Hải Vân

     2       Thép Φ 12         Kg          90            12.000       1.080.000

     3        Đinh 5           Kg          50              5.140

 Tổng cộng                                                            8.427.000

    Bằng chữ : Tám triệu bốn trăm hai mươi bảy nghìn đồng y.


 Người lập          Thủ kho            Kế toán trưởng     Phụ trách đơnvị
 (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)    (Đóng dấu,ghi họ tên)   (ký, ghi họ tên)
      Phiếu nhập kho do bộ phận thu mua nguyên vật liệu lập thành hai liên (đối
với vật tư mua ngoài. Người lập ghi rõ họ tên, mang phiếu đến kho để nhập vật
tư. Thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán,
liên 1 lưu ở nơi lập phiếu
     Khi đó có nhu cầu cung ứng vật tư thì cán bộ quản lý công trình viết giấy
đề nghị xuất kho vật tư và chuyển vào phòng vật tư, sau khi đã có ký duyệt của
chỉ huy công trình. Căn cứ vào giấy đề nghị đó, viết (giấy) phiếu xuất kho vật
tư.




SVTH:                                Trang: 42
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                             GVHD: Đoàn Thị Lành


Đơn vị:Công tyTNHHXDTM&DVThành Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


                        GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO
    Họ và tên: Lê Văn Tuấn
    Bộ phận công tác: Bộ phận quản lý công trình
    Lý do xuất:Xuất xây dựng (đúc bê tông)

         Số TT      Tên vật         Đơn vị       Số lượng     Chủng loại
                     liệu            tính

            1       Xi măng          Tấn           07           Hải Vân

            2          Đá             m3           10             1x2

            3      Thép tròn          Kg           50          D<10 mm

        Tổng cộng

 Người đề nghị            Phòng KT-VT                       Thủ trưởng đơn vị
 (Ký, họ tên)                (ký, họ tên)                   (đóng dấu,ký, họ tên)


   Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho, kế toán vật tư kiêm thủ kho viết phiếu
xuất kho.
   Công ty sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.Phiếu xuất kho
được lập thành 3 liên.
   Liên 1: Giữ lại cuốn gốc và kế toán vật tư bảo quản
   Liên 2: Dùng để vận chuyển nguyên vật liệu
   Liên 3: Phòng kế toán lưu vào hồ sơ nguyên vật liệu và ghi vào thẻ kho.




SVTH:                                Trang: 43
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                              GVHD: Đoàn Thị Lành



  Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú                     Mẫu số 03-VT-331
        Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam                 Ban hành theo QĐ Số 1141
                                                 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995
                                                         Của Bộ Tài Chính
               PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
                                        Số:28
                             Ngày 10 tháng 10 năm 2008
                       Liên2:dùng để vận chuyển nguyên vật liệu
    Họ và tên người nhận: Lê Văn Tuấn
    Xuất tại kho: Công ty TNHH XDTM&DV Thành Tú.
    Nhập tại kho: Đội xây dựng
    Lý do xuất: Đúc bê tông

 Số TT       Tên vật       Đơn vị       Số lượng          Đơn giá      Thành tiền
              liệu          tính
                                       Yêu      Thực
                                       cầu      xuất

    1        Xi măng         Tấn        07       07         670.000     4.690.000
             Hải Vân

    2         Đá 1x2          m3        10       10          90.000         900.000

    3       Thép tròn         Kg        50       50                         377.500
            D <10 m m                                          7.550




Tổng cộng                                                               5.967.500

    Bằng chữ : Năm triệu chín trăm sáu mươi bảy nghìn năm trăm đồng y.


 Người nhận         Thủ kho             Kế toán trưởng       Thủ trưởng đơnvị
 (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)    (Đóng dấu,ghi họ tên)      (ký, ghi họ tên


SVTH:                                Trang: 44
Báo cáo thực tập tốt nghiệp                               GVHD: Đoàn Thị Lành


  Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú                      Mẫu số 03-VT - 311
        Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam                  Ban hành theo QĐ Số 1141
                                                  TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995
                                                      Của Bộ Tài Chính


               PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
                                        Số:29
                             Ngày 10 tháng 10 năm 2008
                       Liên2:dùng để vận chuyển nguyên vật liệu
    Họ và tên người nhận: Lê Văn Tuấn
    Xuất tại kho: Công ty TNHH XDTM&DV Thành Tú.
    Nhập tại kho: Đội xây dựng
    Lý do xuất: Xuất xây dựng công trình.

 Số TT       Tên vật       Đơn vị       Số lượng           Đơn giá      Thành tiền
              liệu          tính
                                       Yêu      Thực
                                       cầu      xuất

    1        Xi măng         Tấn        03       03          670.000     2.010.000
             Hải Vân

    2         Đinh 5          kg        35       35             5.140      179.900

    3       Dầu diezen        lít       718      718            4.700    3.374.600




Tổng cộng                                                                5.564.500

    Bằng chữ : Năm triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn đồng.


 Người nhận         Thủ kho             Kế toán trưởng        Thủ trưởng đơnvị
 (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)    (Đóng dấu,ghi họ tên)       (ký, ghi họ tên)



SVTH:                                Trang: 45
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp
Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp

Mais conteúdo relacionado

Destaque

Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngHậu Nguyễn
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươnggiangnham
 
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLuận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLê Duy
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Xuan Le
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngHọc kế toán thực tế
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Loan Nguyen
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016tuan nguyen
 

Destaque (13)

Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựngBáo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLuận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
 

Mais de Học kế toán thực tế

Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịHọc kế toán thực tế
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiHọc kế toán thực tế
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 

Mais de Học kế toán thực tế (20)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuếBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
 
Bài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phíBài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phí
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chínhHướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toánBài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
 
Bài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chínhBài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chính
 
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lươngBáo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp
Bài tập kế toán doanh nghiệpBài tập kế toán doanh nghiệp
Bài tập kế toán doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 

Último

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 

Último (20)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 

Luận văn kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp

  • 1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Luận văn Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú SVTH: Trang: 1
  • 2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận động hết mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kế toán giữ vai trò tích cực trong việc quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ nguyên, vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất nói chung đều có mục tiêu là làm thế nào để tiết kiệm chi phí, thu lại lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên, vật liệu phải chặt chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại và phát triển và đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Nhận thức được điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế toán ở Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú em chọn đề tài:”Kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp”. Nội dung đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ. Chương 2: Thực trạng vấn đề nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú Trong thời gian thực tập và viết báo cáo mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ và khả năng còn hạn chế. Trong khi đó thời gian tìm hiểu và tiếp cận thực tế quá ngắn. Bản thân khỏi tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong thầy cô hướng dẫn, Ban Giám Đốc và các anh, chị phòng kế toán-tài chính Công Ty góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo ở tổ kế toán, giáo viên hướng dẫn Đoàn Thị Lành, ban lãnh đạo Công Ty, phòng Tài chính-Ké toán đã tận tịnh giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này. Quảng Nam, ngày 15 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực tập: SVTH: Trang: 2
  • 3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Lê Thị Kim Hiếu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1. Khái niệm - đặc điểm - yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 1.1.1.1. Khái niệm Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. 1.1.1.2. Đặc điểm Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành sản phẩm. - Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm. - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra. - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác. 1.1.13. Yêu cầu quản lý - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự trữ bảo quản và sử dụng. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản sử dụng vật liệu. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ 1.1.2.1. Khái niệm Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu. 1.1.2.2. Đặc điểm - Giá trị: Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. SVTH: Trang: 3
  • 4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành - Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch với thời gian sử dụng. - Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt theo tiêu chuẩn thời gian sử dụng và giá trị thực tế kế toán vẫn phải hạch toán như là công cụ dụng cụ: + Các loại bao bì để dựng vật tư hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản dự trữ và tiêu thụ. + Các loại bao bì kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng. + Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, giá lắp, chuyên dùng cho sản xuất lắp đặt. + Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, hoặc quần áo, giày dép chuyên dùng để lao động. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ - Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ chi tiết và bảng tổng hợp. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí. - tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế. 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu Có nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán sử dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu: - Nếu căn cứ theo tính năng sử dụng có thể chia nguyên vật liệu ra thành các nhóm: + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. (Cũng có thể là bán thành phẩm mua ngoài). Ví dụ, đối với các doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu chính là các sợi khác nhau là SVTH: Trang: 4
  • 5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành sản phẩm của các doanh nghiệp dệt. Đường là thành phẩm của nhà máy đường nhưng là nguyên liệu chính của doanh nghiệp sản xuất kẹo… Vì vậy, khái niệm nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên, vật liệu chính, phụ. Nguyên vật liêu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hàng hóa. Ví dụ: Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để nhuộm, in… nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng. + Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu phụ có thể là các loại chế phẩm màu khác nhau dùng để nhuộm sợi, làm tăng vẻ đẹp cho vài, đối với doanh nghiệp may thì vật liệu phụ là các loại keo dán khác nhau, các loại vải đắp khác nhau nhằm trang trí hoặc tăng thêm độ bền của quần áo. Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động. + Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu, ở thể rắn như các loại than đá, than bùn và ở thể khí như ga… + Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tài… Ví dụ: như các loại ốc, đinh, vít, bulong để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế cho các phương tiện vận tài… + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép… Đối với thiết bị xây dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị điện, các loại thiết bị vệ sinh. + Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Khi đưa vật liệu chính là vải vóc để cắt, may thành các loại quần áo khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu hồi phế liệu là các loại vải vụn hoặc là các loại quần áo không đúng chất lượng, không đạt yêu cầu bị loại ra khỏi quá trình sản xuất. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, gắn liền với từng doanh nghiệp cụ thể có một số loại là vật liệu phụ, có khi là phế liệu của doanh SVTH: Trang: 5
  • 6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành nghiệp này nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất kinh doanh khác. - Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác như: + Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của nhà cung cấp. + Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm. + Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công. + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh. + Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định. 1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai. - bao bì luân chuyển. - Đồ nghề cho thuê 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ. Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau: - Nguyên vật liệu mua ngoài: SVTH: Trang: 6
  • 7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Trị giá thực tế Giá mua trên hóa Chi phí thu mua Các khoản giảm của NL, VL = đơn (Cả thuế NK + (kể cả hao mòn - trừ phát sinh ngoại nhập nếu có) trong định mức) khi mua NVL + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có). + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133. + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. Giá gốc = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) + Chi phí mua hàng (nếu có) - Các khoản giảm trừ (nếu có) - Vật liệu do tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến. Giá thực tế Giá thực tế vật liệu Chi phí chế = + nhập kho xuất chế biến biến - Vật liệu thuê ngoài gia công: Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp. Giá thực tế Giá thực tế thuê Chi phí gia + Chi phí vận = + nhập kho ngoài gia công công chuyển - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận. SVTH: Trang: 7
  • 8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Giá thỏa Chi phí Giá thực = thuận giữa các bên + liên quan (nếu tế nhập kho tham gia góp vốn có) 1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất thực tế nguyên vật liệu xuất dùng. Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau: - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Giá trị hàng Số lượng hàng xuất Đơn giá xuất = X xuất trong kỳ trong kỳ tương ứng - Phương pháp nhập sau - Xuất trước (LIFO) Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. - Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ: Giá thực tế NL-VL Số lượng vật liệu Đơn giá bình công cụ xuất dùng = + công cụ xuất dùng quân trong kỳ Đơn Trị giá thực tế NL-VL, Trị giá thực tế NL-VL, + giá CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ = bình Số lượng NL-VL, Số lượng NL-VL, CCDC quân + CCDC tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ SVTH: Trang: 8
  • 9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp. 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 1.3.1.1. Chứng từ Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như phiếu nhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang tính chất bắt buộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có chứng từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, … Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu bao gồm: - Chứng từ nhập + Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho + Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ xuất + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - Chứng từ theo dõi quản lý + thẻ kho + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho 1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. - Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Thẻ kho (Sổ kho) - Bảng kê nhập xuất (nếu có) SVTH: Trang: 9
  • 10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái. Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết vật Bảng tổng hợp liệu chi tiết Chứng từ xuất Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. SVTH: Trang: 10
  • 11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải được xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng khác nhau. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ Bảng kê nhập nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ Bảng kê xuất xuất Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ. Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. SVTH: Trang: 11
  • 12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ số dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư Phiếu Phiếu giao Bảng lũy kế nhập kho nhận chứng nhập từ nhập Thẻ kho Sổ số dư Bảng tổng hợp N-X-T Phiếu Phiếu gia Bảng lũy kế xuất kho nhập chứng xuất từ xuất Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.4.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Công thức: Trị giá hàng = Trị giá hàng + Trị giá hàng - Trị giá hàng tồn kho cuối tồn kho đầu nhập kho xuất kho kỳ kỳ trong kỳ trong kỳ SVTH: Trang: 12
  • 13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho và số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. 1.4.1.2. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” Phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho. * Nội dung kết cấu tài khoản 151: Bên Nợ: + Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đang đi trên đường + Kết chuyển giá trị thực tế hàng vật tư mua đang đi trên đường cuối kỳ. Bên Có: + Giá trị hàng hóa đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng Dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho cuối kỳ. - Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” Phản ánh số liệu có, tình hình tăng giảm các loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của doanh nghiệp. * Nội dung kết cấu Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu nhập kho trong kỳ Giá trị của nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ Bên Có: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu xuất kho Giá trị thực tế nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Chiết khấu thương mại được hưởng Nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ. Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ. - Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ” SVTH: Trang: 13
  • 14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại công cụ dụng cụ. Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán. * Nội dung kết cấu tài khoản 331 Bên Nợ: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu, … Số tiền ứng trước cho người bán, người nhận thầu. Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho số hàng đã giao theo hợp đồng. Trả lại số vật tư, hàng hóa cho người bán Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được trừ vào số nợ phải trả cho người bán. Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán… Dư Nợ (nếu có): Số tiền tạm ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàng cuối kỳ hoặc số trả lớn hơn số phải trả. Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán… - Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”. Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”. TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định” * Nội dung kết cấu tài khoản 133: Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại được giảm giá. Bên Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả. - Tài khoản 142 “Chi phí trả trước” Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. SVTH: Trang: 14
  • 15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 14.1.3. Phương pháp hạch toán * Kế toán nhập nguyên, vật liệu - công cụ dụng cụ 1) Mua nguyên, vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153 Giá mua chưa thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112,141,331 Đã thanh toán tiền Có TK 331 Chưa thanh toán tiền Có TK 333 Thuế nhập khẩu (nếu có) - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 152, 153 Tổng tiền thanh toán Có Tk 111,112,141,311,331 2) Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên, vật liệu Nợ TK 111,112,331 Có TK 152,153 Có Tk 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). 3) Trường hợp nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho nhưng doanh nghiệp phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng phải trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Giảm giá: Nợ Tk 331,111,112 Số tiền được hưởng khi giảm giá Có Tk 152, 153 NVL, CCDC giảm giá Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Trả lại: Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 152, 153 Có TK 133 SVTH: Trang: 15
  • 16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 4) Nhận hóa đơn mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141 Đã thanh toán Có Tk 331 Chưa thanh toán Có TK 333 Thuế GTGT phải nộp Tháng sau khi hàng về căn cứ vào chứng từ nhập kho hoặc chuyển cho bộ phận sản xuất (sử dụng luôn) Nợ TK 152, 153 Nhập kho Nợ tK 621, 627,641,642 Sử dụng luôn Nợ TK 632 Giao cho khách hàng Có TK 151 5) Giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công xong nhập lại kho: Nợ TK 152, 153 Có TK 154 Chi tiết gia công nguyên vật liệu 6) Nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng nguyên vật liệu, công cụ… nhận lại góp vốn liên doanh. Nợ TK 152, 153 Có TK 411 Nhận vốn góp Có Tk 222, 128 Nhận lại góp vốn 7) Khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thanh toán (nếu có) Nợ TK 331 Có TK 111,112 Số tiền thanh toán Có TK 515 Số chiết khấu được hưởng 8) Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153 Giá có thuế nhập kho Có TK 331 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3333 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Đồng thời ghi Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312 thuế GTGT hàng nhập khẩu SVTH: Trang: 16
  • 17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT Nợ TK 152, 153 Giá có thuế NK và thuế GTGT hàng NK Có TK 331 Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 9) Các chi phí mua vận chuyển… nguyên, vật liệu, công cụ về nhập kho của doanh nghiệp Nợ TK 152, 153 Nợ TK 133 Có TK 111,112,141,331… 10) Đối với nguyên, vật liệu, công cụ thừa phát hiện khi kiểm kê: - Nếu chưa xác định được nguyên nhân Nợ TK 152,153 NVL, CCDC thừa Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có quyết định xử lý: Nợ Tk 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có TK 711, 3388 Thu nhập khác, phải trả phải nộp khác - Nếu hàng thừa so với hóa đơn thì ghi: Nợ TK 002 Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Khi trả lại nguyên, vật liệu cho đơn vị khác Có TK 002 1) Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng Nợ TK 621 Dùng cho sản xuất Nợ TK 641,627,642 Dùng cho QLPX, BH, QLDN Nợ TK 241 Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 154 Xuất gia công chế biến Có TK 152 2) Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có) Nợ TK 632 Xuất bán Nợ TK 1388 Cho vay Có TK 152 3) Xuất nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác SVTH: Trang: 17
  • 18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành - Nếu giá được đánh giá lớn hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp Nợ TK 128, 222 Giá do hợp đồng liên doanh đánh giá Có TK 152 Giá thực tế Có TK 711 Phần chênh lệch tăng - Nếu giá được đánh giá nhỏ hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp: Nợ TK 128, 222 Nợ TK 811 Phân chênh lệch giảm Có TK 152 4) Đối với nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê - Nếu hao hụt trong định mức Nợ Tk 632 Giá vốn hàng bán Có TK 152, 153 - Nếu hao hụt chưa xác định nguyên nhân Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152, 153 Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, công cụ thiếu hụt mất mát và biên bản xử lý: Nợ TK 1388 Phải thu khác Nợ TK 111 tiền mặt Nợ TK 334 Trừ vào lương Nợ TK 632 Phần còn lại tính vào giá vốn Có TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý * Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ: - Loại phân bổ 100% (1 lần) Những công cụ, dụng cụ, có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng nguyên, vật liệu ngắn, khi xuất dùng toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ được hạch toán vào đối tượng sử dụng: Nợ TK 627, 641, 642,… chi phí Có Tk 153 CCDC - Loại phân bổ hai chu kỳ trở lên (nhiều lần) + Khi xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần sử dụng cho sản xuất, kinh doanh: Nợ Tk 142 Trong 1 năm SVTH: Trang: 18
  • 19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Nợ Tk 242 Trên 1 năm Có TK 153 + Số phân bổ từng lần vào đối tượng sử dụng: Nợ TK 627,641,642,241,… mức giá trị phân bổ trong kỳ Có TK 142, 242 + Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, mất mát hoặc hết thời gian sử dụng: Nợ Tk 1528 Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Nợ TK 138 Bắt bồi thường Nợ TK 641, 642, 627 Số phân bổ lần cuối Có TK 142, 242 Giá trị còn lại 1.4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.4.2.1. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp. Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, CCDC xuất = CCDC tồn + CCDC nhập - CCDC xuất dùng trong đầu kỳ trong kỳ trong kỳ kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”. Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật tư, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hay bán thường xuyên. 1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, Tk 511, 152, 111, 112, 131, 331,… - Tài khoản 611 “Mua hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào trong kỳ. * Nội dung, kết cấu tài khoản 611 Tài khoản chi phí, tài khoản trung gian không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ: Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ. - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại. SVTH: Trang: 19
  • 20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị giá thực tế hàng hóa xuất bán. - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá. Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2: Tk 6111: Mua nguyên, vật liệu TK 6112: Mua hàng hóa 1.4.2.3. Phương pháp hạch toán 1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn đầu kỳ Nợ TK 611 (trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho) Có Tk 151, 152, 153 2) Trong kỳ, khi mua nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho: Nợ TK 611 Trị giá thực tế hàng nhập kho Nợ TK 133 Doanh nghiệp áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 331 tổng tiền thanh toán 3) Doanh nghiệp được cấp phát vốn, nhận góp vốn liên doanh bằng giá trị NVL, CCDC Nợ TK 611 Trị giá NVL, CCDC nhập kho Có TK 411 4) Nhập kho vật liệu, CCDC do thu hồi góp vốn, căn cứ vào giá trị vật liệu, CCDC do hội đồng liên doanh đánh giá: Nợ TK 611 Có TK 222 Vốn góp liên doanh 5) Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê giá trị NVL, CCDC tồn cuối kỳ Nợ Tk 152, 153 Có TK 611 Mua hàng SVTH: Trang: 20
  • 21. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 6) Giảm giá được hưởng, giá trị nguyên, vật liệu trả lại người bán chấp nhận: Nợ TK 152, 153 Có TK 611 Mua hàng Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 7) Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, CCDC thiếu hụt, mất mát, và biên bản xử lý Nợ TK 1388 Phải thu khác Nợ TK 111 Tiền mặt Nợ TK 334 Phải trả CNV Có TK 611 Mua hàng 8) Giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ Nợ TK 621, 627, 641,642,241 Sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Có TK 611 Trị giá NVL, CCDC 1.5. Một số trường hợp khác về nguyên, vật liệu - công cụ, dụng cụ 1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Khi có quyết định của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch và đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán. - Nếu giá trị đánh giá lớn hơn giá trị ghi trên sổ kế toán Nợ TK 152, 153 Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại. Có TK 412 - Nếu giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán Nợ TK 421 Có TK 152, 153 1.5.2. Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ thừa thiếu khi kiểm kê - Kế toán thừa nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ + Khâu mua Nợ TK 152, 153 Giá mua Có TK 3381 - Kế toán thiếu nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ + Khâu mua SVTH: Trang: 21
  • 22. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Nợ TK 1381 Giá vốn hàng mua bị thiếu Có TK 111, 112, 331 + Khâu dự trữ Nợ TK 1381 Giá vốn Có TK 152, 153 Hàng thừa khi mua vào cho bảo quản hộ ghi Nợ TK 002 - Xử lý hàng thừa, thiếu + Xử lý hàng thừa: Nợ TK 3381 Có TK 711 Dư thừa tự nhiên Có TK 331 Người bán xuất nhầm + Xử lý hàng thiếu Nợ TK 1562 Thiếu trong định mức Nợ TK 632 Xác định giá vốn hàng bán Nợ TK 1388 Bắt bồi thường Có TK 1381 1.5.3. Kế toán cho thuê công cụ dụng cụ - Khi xuất công cụ dụng cụ cho thuê Nợ TK 1421, 242 Có TK 153 Đồ dùng cho thuê - Tính trị giá đồ dùng cho thuê vào chi phí hoạt động Nợ TK 632 Nếu đồ dùng cho thuê là hoạt động tài chính Nợ TK 811 Đồ dùng cho thuê là hoạt động chính của doanh nghiệp Có TK 142, 242 - Phản ánh số thu về do cho thuê công cụ dụng cụ Nợ TK 111, 112, 131 Doanh thu Có TK 511 (Hoạt động chính) Có TK 711 (Không thường xuyên) Có TK 333 Thuế GTGT phải nộp - Nhận lại công cụ dụng cụ cho thuê Nợ TK 153 CCDC được thu hồi Có Tk 142, 242 Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí hoạt động SVTH: Trang: 22
  • 23. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 1.5.4. Kế toán chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ và ngược lại - Chuyển công cụ dụng cụ thành tài sản cố định + Công cụ trong kho Nợ TK 211 Có Tk 153 Giá xuất kho của công cụ dụng cụ + Công cụ đang sử dụng Nợ TK 211 Nguyên giá (giá trị CCDC ban đầu) Có TK 142 Giá trị còn lại CCDC chưa phân phối Có TK 214 Hao mòn - Chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ: + Tài sản cố định còn mới: Nợ TK 153 CCDC còn mới Có TK 211 TSCĐ còn mới + Tài sản cố định đã sử dụng Nợ TK 214 Số đã khấu hao, đã phân bổ Có TK 211 TSCĐ còn mới + Tài sản cố định đã sử dụng Nợ TK 214 Số đã khấu hao, đã phân bổ Nợ TK 142 Giá trị còn lại Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ 1.5.5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho: - Một số quy định + Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng, nhóm hàng có tính chất giống nhau. + Cuối niên độ kế toán mới lập báo cáo + Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho xác định khoản dự phòng giảm giá cho niên độ kế toán tiếp theo: Mức dự phòng cần Số lượng hàng tồn kho Mức giảm giá của = X lập hàng tồn kho cuối niên độ kế toán hàng tồn kho - Tài khoản sử dụng 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” - Nội dung kết cấu tài khoản 159 Bên Nợ: Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho SVTH: Trang: 23
  • 24. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Bên Có: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho niên độ sau Dư Có: Số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1) Cuối niên độ tính toán nếu có những bằng chứng chắc chắn về giá trị thực tế hàng tồn kho thấp hơn giá bán trên thị trường, kế toán phải lập dự phòng tính vào chi phí. Nợ Tk 632 Có TK 159 2) Cuối niên độ kế toán năm sau, căn cứ vào số dự phòng đã lập năm trước và tình hình biến động của năm nay để tính số dự phòng cho năm sau. • Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập cho năm trước chênh lệch lớn hơn được hoàn nhập. Nợ TK 159 Phần dự phòng thừa Có TK 632 • Ngược lại, số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã trích lập thêm phần chênh lệch nhỏ hơn. Nợ TK 159 Phần dự phòng thừa Có TK 632 SVTH: Trang: 24
  • 25. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ở CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH TÚ 2.1. Khái quát sơ lược về Công ty TNHH Xây dựng thương mại và dịch vụ Thành Tú 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty * Quá trình hình thành công ty Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển nên đòi hỏi có càng nhiều cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, thủy lợi kiên cố để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước và phục vụ cho nhu cầu của con người trong xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đó nên Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú ra đời. Công ty được thành lập ngày 20 tháng 02 năm 2006, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4000510110 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp. Với số vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Mã số thuế 4000510110, địa chỉ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông cầu đường, thủy lợi, thương mại… * Quá trình phát triển công ty Công ty TNHH XDTM và DV Thành Tú mặc dù mới thành lập được hơn ba năm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu công ty gặp không ít khó khăn nhưng với quyết tâm phấn đấu vươn lên dưới sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo Công ty luôn đưa ra những phương thức hoạt động ngày càng quy mô và phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Công ty góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông ở địa phương. Công ty sau một thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo ra được niềm tin, sự tín nhiệm của đối tác. Ngoài ra, công ty còn tham gia xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho việc đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và một số địa phương khác. SVTH: Trang: 25
  • 26. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành * Một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến sự phát triển của công ty ST Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 T Mức Tỉ lệ (%) 1 Doanh thu 18.884.953 35.075.266 16.190.313 85,73% 2 Thu tài chính 11.976.555 36.263.291 24.286.736 202,79% 3 Chi phí tài chính 1.343.710 1.134.106 -209.604 -15,60% 4 Lợi nhuận trước 29.517.798 70.204.451 40.686.653 137,84% thuế 5 Thuế thu nhập 8.264.938 19.657.240 11.392.302 137,84% Doanh nghiệp 6 Lợi nhuận sau thuế 21.252.815 50.547.205 29.294.390 137,84% * Nhận xét: Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 là 29.294.390 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 137,84%. Là do các nhân tố sau: - Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 16.190.313 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 85,73%. - Thu tài chính năm 2008 tăng so với năm 2007 là 24.286.736 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 202,79%. - Trong khi đó chi phí tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 là 209.604 tương ứng với tỉ lệ 15,60%. Tóm lại, theo bảng phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đánh giá là khả quan. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, có thể là nhờ vào bộ phận quản lý và điều hành của công ty rất chặt chẽ, có khoa học, biết phân bổ nhân công cũng như quản lý nghiêm ngặt công trình và nhất là về chất lượng. Do đó đã có dự án hoàn thành đúng và hoàn thành được kế hoạch. Có quy mô kinh doanh rộng lớn có những hướng đi đúng đắn và thích hợp với nhu cầu thị trường, vì vậy doanh thu đã đạt tỷ lệ cao so với năm trước. * Một số chỉ tiêu cần đạt năm 2009 Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt trong những năm qua, đồng thời giữ vững mối đoàn kết nội lực vốn có của công ty, thực hiện quy chế dân chủ SVTH: Trang: 26
  • 27. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành trong cơ quan, tăng cường công việc thực hiện, chức năng quản lý kết hợp xây dựng các phương án, sắp xếp đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú đề ra năm 2009: - Tổng giá trị thực hiện: 1.000.000.000 Trong đó: Sản lượng xây lắp: 940.000.000 Sản lượng vc: 60.000.000 - Doanh thu: 820.000.000 - Thu tài chính: 750.000.000 - Lợi nhuận: 60.000.000 - Nộp ngân sách nhà nước: 40.000.000 - Lương bình quân người/tháng: 1.500.000 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú 2.1.1.2.1. Chức năng của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú - Công ty hoạt động theo định hướng phát triển của nhu cầu con người, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Công ty nhận thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, san mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và một số địa phương khác. - Lãnh đạo công ty luôn nghiên cứu những phương thức mới nhằm nâng cao quá trình thi công, đảm bảo chất lượng cho các công trình. 2.1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú - Tổ chức điều hành kế toán sản xuất kinh doanh của đơn vị thực thi tiến độ phân kỳ của kế hoạch. Đồng thời, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính thống kê theo quy định của pháp luật. - Về công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình cũng được thực hiện theo đúng quy định của công ty. - Khai thác, sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư hoạt động kinh doanh. - Mở rộng quan hệ đối tác trong nước và ngoài nước - Thực hiện các nghĩa vụ nộp các khoản nguồn thu cho ngân sách nhà nước, không ngừng phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. SVTH: Trang: 27
  • 28. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú là một doanh nghiệp chuyên về xây dựng công trình. Vì thế, phải có một quy trình sản xuất chặt chẽ, cơ cấu tổ chức nhất định và có hệ thống. Được biểu hiện như sau: * Quy trình sản xuất Khảo sát kiểm Tập kết máy Tập trung vật tra hiện trường móc, thiết bị, tư về kho công nhân lực trình Quyết toán tài Nghiệm thu Sản xuất thi chính toàn bộ đưa công vào sử dụng * Giải thích Sau khi kí hợp đồng tiến hành nhận thầu thi công xây dựng công trình: Điều đầu tiên đó là phải kiểm tra, khảo sát nơi công trình như thế nào để đưa ra một phương án phù hợp với công trình. Tiếp theo là tập kết máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực về nơi công trình để chuẩn bị tiến hành thi công. Những vật tư nào liên quan hoặc cần dùng cho quá trình thi công thì phải tập trung về kho công trình và tiến hành sản xuất thi công, trong một thời gian nào đó mà kế hoạch đã đưa ra để hoàn thành công trình. Sau đó người chủ thuần sẽ nghiệm thu toàn bộ và giao cho bên giao thầu đưa vào sử dụng. Cuối cùng là khâu quyết toán tài chính. Là bên giao thầu tiến hành thanh toán toàn bộ chi phí cho bên nhận thầu. SVTH: Trang: 28
  • 29. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành * Cơ cấu tổ chức sản xuất Ban chỉ huy công trình Đội thi công, công Đội thi công dân Đội thi công cơ trình giao thông dụng - công nghiệp giới Tổ làm Tổ làm Tổ làm Tổ xây Bộ phận Bộ phận đường cầu nền dựng vận máy móc móng chuyển thiết bị vận tải - Chức năng nhiệm vụ các đội: + Ban chỉ huy công trường: Chỉ đạo quản lý thi công + Đội thi công công trình giao thông: thi công các công trình giao thông + Đội thi công dân dụng và công nghiệp: Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. + Đội thi công cơ giới: Vận chuyển vật tư, san nền, san mặt bằng 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 2.1.2.2.1. Đặc điểm chung Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú thường có chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các đối tác trong nước, trong tương lai sẽ mở rộng phạm vi hợp tác ra nước ngoài. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh là xây dựng, thi công các công trình giao thông dân dụng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng. Nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công các công trình chủ yếu mua ở các doanh nghiệp và một số vật liệu mua lẻ bên ngoài. Về nguồn lực: Tổng số nhu cầu lao động là 48 người, trong đó lao động còn lại là cán bộ nhân viên. Ngoài ra, công ty còn thuê thêm lao động ở bên ngoài. SVTH: Trang: 29
  • 30. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 2.1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc KT – KCS KH – KD Phòng kỹ Phòng kế Phòng tổ Phòng tài thuật hoạch chức hành chính kế nghiệp vụ chính toán Đội thi công Đội thi công Đội thi công trình công trình công cơ giao thông DD-CN giới Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban a. Giám đốc Là người đại diện cho toàn thể công nhân viên trong công ty, là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước cơ quan pháp luật, các tổ chức có thẩm quyền. b. Phó giám đốc KT-KCS Là người trợ giúp giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý các công việc khi giám đốc đi vắng, giám sát về mặt kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công trình đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công phụ trách. SVTH: Trang: 30
  • 31. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành c. Phó giám đốc KH-KD Là người phụ giúp giám đốc trong công tác quản lý về mặt vật tư, đồng thời vạch ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty, và là người trực tiếp theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty. d. Phòng kỹ thuật Dựa vào những hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát địa bàn thi công. Từ đó lên bản vẽ, lập kế hoạch thiết kế và dự toán cho công trình. e. phòng kế hoạch vật tư lập kế hoạch cung ứng và quản lý tình hình sử dụng vật tư, tổ chức quản lý kho vật tư. f. Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm giúp ban giám đốc có trách nhiệm giúp ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, đào tạo tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp đội ngũ lao động, xét khen thưởng, kỷ luật … Quản lý công tác hành chính văn phòng, an toàn người lao động và các chế độ bảo hiểm đối với người lao động. g. Phòng tài chính - kế toán Theo dõi, quan sát thu, chi, cân đối thu chi, hạch toán giá thành, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán. h.Các đội thi công: Trực tiếp thi công các công trình: 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHHXDTM và DV Thành Tú 2.1.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Kế toán công Kế toán ngân Kế toán vật tư Thủ quỹ kiêm nợ thanh toán hàng kiêm thủ kho kế toán tiền mặt Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo SVTH: Trang: 31
  • 32. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Quan hệ chức năng 2. Chức năng và nhiệm của mỗi nhân viên tại công ty TNHHTM và DV Thành Tú a. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hơp: Là người có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất tại phòng kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp phân công, chỉ đạo công tác kế toán tại công ty. Yêu cầu các bộ phận cung cấp đủ số liệu trong hợp đồng kinh tế. Tổ chức luân chuyển chứng từ, thiết kế mẫu sỗ kế toán sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý, giám sát hoạt động, ký duyệt soạn thảo hợp đồng mua bán, lập kế hoạch vay vốn và kế hoạch chi tiền mặt tiền lương. Cuối mỗi tháng mỗi quý kế toán trưởng chịu trách nhiệm hoàn thiện các báo cáo gửi về công ty. b.Kế toán công nợ thanh toán: Là thành viên làm việc dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, theo dõi các phiếu thu tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh công nợ và các khoản cho cán bộ nhân viên theo chế độ của công ty. c. Kế toán vật tư kiêm thủ kho: Thuộc quyền quản lý của phòng vật tư theo dõi tình hình Nhập- Xuất -Tồn vật tư hằng ngày.Lập phiếu nhập kho, xuất kho, thanh toán, tính giá vật tư dùng cho thủ công, xây dựng. Cuối tháng lên bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn nguyên vật liệu. Ngoài ra, kế toán vật tư còn tham gia vào công tác kiểm kê vật liệu, công cụ, dụng cụ định kỳ. d. Kế toán ngân hàng: Theo dõi tiền gửi Ngân hàng, căn cứ cứ vào giấy báo Nợ, báo Có, tiền tạm ứng, các khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản chi phí khác ở công ty. Cuối tháng, lên bảng kê để đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan. e. Thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt: Theo dõi, quản lý tiền mặt tại công ty, tình hình thu chi tiền mặt vào sổ quỹ là người liên hệ, giao nhận và lưu trữ chứng từ, tín phiếu có giá trị theo lệnh của kế toán trưởng và giám đốc Công ty. SVTH: Trang: 32
  • 33. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 2.1.2.2.2 Hình thức sổ kế toán tại công ty TNHH TM và DV Thành Tú: Để phù hợp với quy mô, đặc điểm và tổ chức của công ty, phòng kế toán đã áp dụng hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán nguyên liệu, vật liệu là phương pháp. Nhập trước- Xuất trước. Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ quỹ - Thẻ Bảng tổng hợp Sổ hoặc thẻ kế kho CT gốc toán chi tiết Sổ đăng kí Chứng từ ghi chứng từ ghi sổ sổ Sổ cái Bảng TH chi tiết Bảng cân đối số PS Báo cáo Kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Quan hệ hỗ trợ SVTH: Trang: 33
  • 34. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 2. Trình tự sử dụng và luân chuyển chứng từ Hằng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các đơn vị trực thuộc công ty lập các chứng từ và chuyển lên phòng kế toán. Vì có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên từ chứng từ gốc phải lên Bảng tổng hợp chứng từ gốc, sau đó lập chứng từ ghi sổ. Nếu nghiệp vụ phát sinh trong tháng thì sẽ căn cứ vào chứng từ gốc để ghi trực tiếp vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ sẽ vào sổ cái. Sau khi số liệu kiểm tra trùng khớp với nhau thì bảng cân đối số phát sinh dùng làm cơ sở lập báo cáo kế toán. Đối với các tài khoản có mở sổ hoặc sổ kế toán chi tiết, chúng được dùng để làm căn cứ lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua Bảng cân đối số phát sinh. Cuối tháng, kế toán trưởng cân đối tất cả các số liệu xong sẽ căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối để lập báo cáo kế toán. 2.1.3. Một số chỉ tiêu khác 2.1.3.1. Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú Hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành tại công ty không có gì thay đổi với hệ thống tài khoản đã học. 2.1.3.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho Là công ty xây dựng, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ nên công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.1.3.3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty và vấn đề quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú. 2.2.1. Nguồn nguyên vật liệu của Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú 2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu của công ty - Nguyên, vật liệu chính: + Xi măng, công ty chỉ dùng 2 loại xi măng là: Xi măng Hải Vân (TC30) Xi măng Hoàng Thạch + Thép Φ6, Φ12, Φ14, Φ18. + Cát xây, cát tô, cát đại (dùng để đổ bê tông) + Đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, đá 4x6 phân cấp SVTH: Trang: 34
  • 35. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành -Nguyên vật liệu phụ: + Thép ống nhựa + Bao tải + Bộc chống thấm + Đinh 5, đinh 1x2 + Cột tre (làm kê chắn) -Nhiên liệu + Dầu diezen: + Nhựa đường + Xăng Tùy theo loại hạng mục công trình mà có loại vật liệu đặc thù riêng. *Phương tiện vận tải nguyên vật liệu: Các loại xe phục vụ chi vận chuyển nguyên vật liệu và tham gia vào quá trình thi công nhằm tiết kiệm được nguồn lao động mà vẫn mang lại chất lượng cho các công trình như: xe đào, sola110, xe ủi Komatsu, cattedilass, máy kinh vĩ, xe tải.. 2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu tại công ty: Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò, vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: -Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất, nguyên vật liệu nhập xuất tồn kho -Vận dụng dúng đắn các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu hướng dẫn kinh doanh kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc thủ kho nhập xuất, thực hiện dúng các chế độ thanh toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ ) mở các sổ sách, thuế chi tiết về nguyên vật liệu đúng phương pháp quy định, giúp cho việc lảnh đạo và chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua, tình hình dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn nguyên, vật liệu thừa việc sử dụng nguyên vật liệu phi pháp, lảng phí Tham gia kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu theo chế độ quy định của Nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý và điều hành phân tích kinh tế. SVTH: Trang: 35
  • 36. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 2.2.1.3 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Công ty vật liệu xây lắp và kinh doanh Đà Nẵng, nhà máy xi măng Hoàng Thạch,…. 2.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại công ty TNHHXDTM và DV Thành Tú: Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty căn cứ vào hợp đồng mua bán trên hóa đơn, chứng từ theo giá Bộ Tài Chính (Chênh lệch của thị trường) Đối với các loại nguyên vật liệu phụ thì các đơn vị có nhu cầu trực tiếp ký hợp đồng với các nhà cung cấp. 2.2.2.1 Tính giá vật liệu nhập kho: a. Nhập kho mua ngoài:(Có hợp đồng mua bán giữa hai bên) Gía thực tế Gía mua trên Chi phí vận nguyên vật liệu = + hóa đơn chuyển bốc dỡ nhập kho b. Nhập kho khi thu hồi từ các công trình ; Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng nên các công trình, hạn học công trình sau khi hoàn thành thì các phế liệu thu hồi, một số vật liệu chưa sử dụng sẻ tiến hành nhập kho . 2.2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước để tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này, người ta lấy đơn giá vật liệu nhập trước làm đơn giá để tính giá trị vật liệu xuất kho cho đến khi hết số lượng của các loại nguyên vật liệu’ 2.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH XDTM và DV Thanh Tú 2.2.3.1. Chứng từ sử dụng + Hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho + giấy đề nghị xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Mọi chứng từ về vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự quy định như trên của kế toán trưởng. 2.2.3.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên, vật liệu + Thẻ kho + Sổ kế toán chi tiết vật tư, bảng theo dõi xuất nguyên vật liệu SVTH: Trang: 36
  • 37. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành + Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Thẻ kho dùng để theo dõi vật liệu về mặt giá trị, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, giữ cho việc đối chiếu số liệu dễ dàng hơn. 2.2.3.3. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu Để hạch toán chi tiết vật tư, công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song. Việc theo dõi vật tư được tiến hành đồng thời tại kho và phòng tài chính kế toán. * Trình tự ghi chép ở kho nguyên vật liệu: Hằng ngày thủ kho theo dõi từng loại nguyên vật liệu trên thẻ kho, mỗi thẻ kho ứng với một loại vật liệu. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho nguyên, vật liệu phát sinh hằng ngày để ghi thật chi tiết và cụ thể vào thẻ kho. Cuối ngày, thủ kho có trách nhiệm chuyển toàn bộ các chứng từ đó lên bộ phận kế toán. Cuối tháng thủ kho tính ra số lượng tồn nguyên, vật liệu theo từng loại nguyên, vật liệu. Đồng thời, lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên, vật liệu trong tháng đó nộp lên phòng kế toán. * Trình tự theo dõi ở bộ phận kế toán Đầu ngày, sau khi nhận được toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất kho nguyên, vật liệu mà thủ kho đưa vào cuối ngày hôm trước, kế toán vật tư nhập vào máy theo : -Tính số lượng nguyên vật liệu, số tổng trong nhiều ngày hoặc sổ chi tiết trong một ngày. -Bên cạnh đó, chương trình phần mềm thu chi cho phép kế toán tính tổng số số chi mua nguyên vật liệu. Tại đây, kế toán đối chiếu tổng hợp chi mua nguyên vật liệu.Hóa đơn, chứng từ NVL SVTH: Trang: 37
  • 38. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành *Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song: Phiếu nhập kho Hóa đơn, chứng từ NVL Bảng tổng hợp Sổ chi tiết Thẻ kho nhập, xuất, tồn vật tư nguyên vật liệu Giấy đề nghị xuất nguyên liệu Phiếu xuất kho Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi vào cuối tháng, quý Quan hệ đối chiếu *Tồn đầu quý 4 số lượng nguyên vật liệu như sau: - Thép Φ 12:1012,5 Kg - Thép D <=10 m m: 1500kg -Thép D >18m m: 1600 kg. (xem chi tiết ở bảng báo cáo nhập- xuất - tồn nguyên vật liệu) Dưới đây là hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho. SVTH: Trang: 38
  • 39. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành 2.2.4 Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu tại công ty TNHH XDTM&DV Thành Tú 2.2.4.1 Chứng từ, sổ kế toán sử dụng: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2 giao cho khác hàng Ngày 05 thàng 10 năm 2008. Đơn vị bán hàng: Công ty vật liệu xây lắp và kinh doanh Đà Nẵng Địa chỉ: 158 Nguyễn Chí Thanh - Đà Nẵng Số tài khoản: Điện thoại: MS:04 001012021 Họ và tên người mua: Nguyễn Duy Lĩnh Tên đơn vị: Công ty TNHHXDTM&DV Thành Tú Địa chỉ: Nam Giang- Quảng Nam. Số tài khoản Hình thức thanh: Tiền mặt MS:04 00583719 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền tính D lượng A B C 1 2 3=1x2 1 Xi măng Hải Vân Tấn 10 670.000 6.700.000 2 Đá 1x2 m 15 90.000 1.350.000 3 Thép tròn D> 18 mm Kg 300 7.450 2.235.000 Cộng thành tiền 10.285.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 1.028.500 Tổng cộng tiền thanh toán 11.313.500 Bằng chữ: Mười một triệu ba trăm mười ba ngàn năm trăm đồng y. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Đóng dấu, ký ghi họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu lập,giao nhận hàng hóa đơn) SVTH: Trang: 39
  • 40. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Căn cứ vào hóa đơn kế toán viết phiếu nhập kho. Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú Mẫu số 01-VT Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam Ban hành theo QĐ Số 1141 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995 Của Bộ Tài Chính PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 10 năm 2008 Họ và tên người nhập: Nguyển Duy Lĩnh Theo hóa đơn số: 35486 ngày 05 tháng 10 năm 2008 Nhập tại kho: Đội xây dựng Số TT Tên vật Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền liệu tính 1 Xi măng Tấn 10 670.000 6.700.000 Hải Vân 2 Đá 1x2 m3 15 90.000 1.350.000 3 Thép Kg 300 7.450 2.235.000 D>18m m Tổng cộng 10.285.000 Bằng chữ : Mười triệu hai trăm tám mươi lăm nghìn đồng y. Người lập Thủ kho Kế toán trưởng Phụ trách đơnvị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Đóng dấu,ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú Mẫu số 01-VT SVTH: Trang: 40
  • 41. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam Ban hành theo QĐ Số 1141 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995 Của Bộ Tài Chính PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 10 năm 2008 Họ và tên người nhập: Nguyển Duy Lĩnh Theo hóa đơn số: 35487 ngày 12 tháng 10 năm 2008 Nhập tại kho: Đội xây dựng Số TT Tên vật Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền liệu tính 1 Xi măng Tấn 50 709.000 35.450.000 Hải Vân 2 Tổng cộng 35.440.000 Bằng chữ : Ba mươi lăm triệu bốn trăm bốn mươi ngàn đồng y. Người lập Thủ kho Kế toán trưởng Phụ trách đơnvị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Đóng dấu,ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) SVTH: Trang: 41
  • 42. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú Mẫu số 01-VT Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam Ban hành theo QĐ Số 1141 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995 Của Bộ Tài Chính PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 10 năm 2008 Họ và tên người nhập: Nguyển Duy Lĩnh Theo hóa đơn số: 35488 ngày 20 tháng 12 năm 2008 Nhập tại kho: Đội xây dựng Số TT Tên vật Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền liệu tính 1 Xi măng Tấn 10` 709.000 7.090.000 Hải Vân 2 Thép Φ 12 Kg 90 12.000 1.080.000 3 Đinh 5 Kg 50 5.140 Tổng cộng 8.427.000 Bằng chữ : Tám triệu bốn trăm hai mươi bảy nghìn đồng y. Người lập Thủ kho Kế toán trưởng Phụ trách đơnvị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Đóng dấu,ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) Phiếu nhập kho do bộ phận thu mua nguyên vật liệu lập thành hai liên (đối với vật tư mua ngoài. Người lập ghi rõ họ tên, mang phiếu đến kho để nhập vật tư. Thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán, liên 1 lưu ở nơi lập phiếu Khi đó có nhu cầu cung ứng vật tư thì cán bộ quản lý công trình viết giấy đề nghị xuất kho vật tư và chuyển vào phòng vật tư, sau khi đã có ký duyệt của chỉ huy công trình. Căn cứ vào giấy đề nghị đó, viết (giấy) phiếu xuất kho vật tư. SVTH: Trang: 42
  • 43. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Đơn vị:Công tyTNHHXDTM&DVThành Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO Họ và tên: Lê Văn Tuấn Bộ phận công tác: Bộ phận quản lý công trình Lý do xuất:Xuất xây dựng (đúc bê tông) Số TT Tên vật Đơn vị Số lượng Chủng loại liệu tính 1 Xi măng Tấn 07 Hải Vân 2 Đá m3 10 1x2 3 Thép tròn Kg 50 D<10 mm Tổng cộng Người đề nghị Phòng KT-VT Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (đóng dấu,ký, họ tên) Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho, kế toán vật tư kiêm thủ kho viết phiếu xuất kho. Công ty sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên. Liên 1: Giữ lại cuốn gốc và kế toán vật tư bảo quản Liên 2: Dùng để vận chuyển nguyên vật liệu Liên 3: Phòng kế toán lưu vào hồ sơ nguyên vật liệu và ghi vào thẻ kho. SVTH: Trang: 43
  • 44. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú Mẫu số 03-VT-331 Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam Ban hành theo QĐ Số 1141 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995 Của Bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Số:28 Ngày 10 tháng 10 năm 2008 Liên2:dùng để vận chuyển nguyên vật liệu Họ và tên người nhận: Lê Văn Tuấn Xuất tại kho: Công ty TNHH XDTM&DV Thành Tú. Nhập tại kho: Đội xây dựng Lý do xuất: Đúc bê tông Số TT Tên vật Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền liệu tính Yêu Thực cầu xuất 1 Xi măng Tấn 07 07 670.000 4.690.000 Hải Vân 2 Đá 1x2 m3 10 10 90.000 900.000 3 Thép tròn Kg 50 50 377.500 D <10 m m 7.550 Tổng cộng 5.967.500 Bằng chữ : Năm triệu chín trăm sáu mươi bảy nghìn năm trăm đồng y. Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơnvị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Đóng dấu,ghi họ tên) (ký, ghi họ tên SVTH: Trang: 44
  • 45. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Lành Đơn vị:Công ty TNHHXDTM&DV Thành tú Mẫu số 03-VT - 311 Địa chỉ:Nam Giang - Quảng Nam Ban hành theo QĐ Số 1141 TC/QĐ/CDKT ngày 01-11-1995 Của Bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Số:29 Ngày 10 tháng 10 năm 2008 Liên2:dùng để vận chuyển nguyên vật liệu Họ và tên người nhận: Lê Văn Tuấn Xuất tại kho: Công ty TNHH XDTM&DV Thành Tú. Nhập tại kho: Đội xây dựng Lý do xuất: Xuất xây dựng công trình. Số TT Tên vật Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền liệu tính Yêu Thực cầu xuất 1 Xi măng Tấn 03 03 670.000 2.010.000 Hải Vân 2 Đinh 5 kg 35 35 5.140 179.900 3 Dầu diezen lít 718 718 4.700 3.374.600 Tổng cộng 5.564.500 Bằng chữ : Năm triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn đồng. Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơnvị (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Đóng dấu,ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) SVTH: Trang: 45