Quản lý thai nghén - Chăm sóc tiền sản là một chủ đề rộng trong Y khoa. Mong rằng bài trình bày sẽ hữu ích cho quý anh/chị/bạn đồng nghiệp trong quá trình thực hành lâm sàng Sản Phụ Khoa. Mong nhận được đóng góp tới hòm thư jeniferloze1611@gmail.com
Quản lý thai nghén - Chăm sóc tiền sản là một chủ đề rộng trong Y khoa. Mong rằng bài trình bày sẽ hữu ích cho quý anh/chị/bạn đồng nghiệp trong quá trình thực hành lâm sàng Sản Phụ Khoa. Mong nhận được đóng góp tới hòm thư jeniferloze1611@gmail.com
9.
Giai đoạn (3)
1. 3 tháng đầu
2. 3 tháng giữa
3. 3 tháng cuối
Note: Mỗi phụ nữ mang thai phải
được quản lý thai và khám thai ít
nhất 4 lần trong thai kỳ (1 lần trong 3
tháng đầu, 1 lần trong 3 tháng giữa,
2 lần trong 3 tháng cuối).
Đối với thai kỳ nguy cơ cao, lịch khám
thai có thể thường xuyên hơn
10.
3
tháng
đầu
• Khám lần đầu: sau trễ kinh 2 - 3 tuần.
• Khám lần 2: lúc thai 11-13 tuần 6 ngày
3
tháng
giữa
• 1 tháng khám 1 lần
3
tháng
cuối
• Tuần 29 - 32: khám 1 lần
• Tuần 33 - 35: 2 tuần khám 1 lần
• Tuần 36 - 40: 1 tuần khám 1 lần
14.
Dự sinh theo ngày đầu của kỳ kinh
cuối
• Tính đúng 40 tuần kể từ
ngày đầu của kỳ kinh cuối
(KC).
• Theo Dương lịch, sử dụng
công thức Naegele, hoặc
dùng bảng quay.
• Ngày dự sanh = (ngày + 7) /
(tháng - 3) / (năm + 1)
• Quên KC: dựa trên kết quả
siêu âm
• Thụ tinh nhân tạo: KC được
tính là trước ngày bơm tinh
trùng 14 ngày.
15.
Giai đoạn I: 3 tháng đầu
Khám
• Toàn trạng , cân nặng, chiều cao, BMI
• Biến dạng xương: cột sống, khung chậu
• Tổng quát: nghe tim, phổi, tuyến giáp
• Khám vú: tiên lượng vấn đề cho con bú sau này
• Nắn đáy TC trên xương vệ (với thai trên 2 tháng)
• Khám mỏ vịt
• Khám âm đạo bằng tay khi cần thiết
16.
• Những phụ nữ thấp
(khoảng < 152 cm) thường
có khung chậu nhỏ, có thể
dẫn đến đẻ khó do bất
tương xứng thai nhi và
khung chậu hoặc đẻ khó do
mắc vai.
• Đối với phụ nữ thấp, nguy
cơ sinh non và chậm phát
triển trong tử cung cũng có
nhiều khả năng xảy ra hơn.
• Khoảng 1-2% số phụ nữ mang
thai có rối loạn chức năng tuyến
giáp, tăng một cách tương đối ở
phụ nữ lớn tuổi
• Do 2 nguyên nhân:
- Thiếu Iot do thai nghén.
- Sự thay đổi về miễn dịch do thai
nghén dẫn đến rối loạn chức
năng của tuyến giáp
• Ở phụ nữ mang thai trong 3 tuần
đầu của thai kỳ, thai nhi chưa có
tuyến giáp nên phải phụ thuộc
hoàn toàn vào lượng hormon
tuyến giáp của người mẹ cung
cấp qua rau thai. Đây là thời kỳ
quan trọng để hình thành và
phân chi các cơ quan trên cơ thể
thai nhi.
18.
HCG • Xác định có thai ( có thể phát hiện sau 8 ngày sau
phóng noãn và chỉ 1 ngày sau làm tổ)
• Tuần 8-10 tăng lên và đạt mức tối đa
• Tuần 16 : giảm đi và duy trì trạng thái ổn định cho tới
lúc sinh
• Bình thường khi bHCG trong máu đạt mức
1500mIU/ml có thể thấy hình ảnh túi thai qua siêu
âm đầu dò âm đạo. Hoặc khi đạt 5000-6000 có thể
thấy hình ảnh túi thai qua đầu dò bụng
• Nếu đạt mức trên vẫn không thấy hình ảnh túi thai
cần nghĩ đến thai ngoài TC
• Nồng độ HCG cao bất thường có thể liên quan đến
bệnh lý nguyên bào nuôi,đa thai hoặc tán huyết ở
thai.
19.
HUYẾT ĐỒ Tầm soát tình trạng thiếu máu thai kỳ
Tầm soát Thalassemia thai nhi bằng huyết đồ bố mẹ
Sàng lọc mẹ: bệnh sử, huyết đồ
Huyết đồ thấy thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc : Hb<11 g/dl, MCV <
80fL, MCH<27 pg sàng lọc mẹ : Ferritin ( dự trữ sắt và sang lọc cha:
bệnh sử, huyết đồ ( Nếu có thiếu máu) Cặp vợ chồng: Ferritin, điện
di Hemoglobin ( dương tính)
Tư vấn
1. Thai bị bệnh chấm dứt thai kỳ hoặc theo dõi và dưỡng thai
2. Thai bình thường mang gen bệnh theo dõi và dưỡng thai
20.
Siêu âm trong
3 tháng đầu
• CRL: nên tính tuồi thai theo CRL
khi 10mm < CRL < 84mm
• Tính tuổi thai theo MSD (đường
kính túi ối trung bình): sai số cao
nhất, 4- 11 ngày (SOGC)
• 12 đến 14 tuần: CRL và BPD có
độ chính xác tương đương
(SOGC)
• Nếu tính tuổi thai sau TCN I (TCN
II, III): nên dựa vào nhiều thông
số (BPD, HC, AC, FL)
Siêu âm 3 tháng đầu có
thể phát hiện những dị
tật thai nào?
(thai vô sọ, thoát vị não,
hở thành bụng, thoát vị
rốn, phù thai, các bất
thường chi lớn,…)
21.
• Đo khoảng sáng sau gáy
• Doppler dòng chảy qua van ba lá, doppler dòng chảy qua ống
tĩnh mạch
• Doppler động mạch tử cung nhau kết hợp sinh hóa máu
(PAPPA + PIGF)
• Đo chiều dài kênh cổ tử cung
22.
Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân
tích nước tiểu, (có thể) cấy vi khuẩn
niệu
• Trong thời kỳ mang thai, vi khuẩn
niệu tái phát thường xuyên hơn và tỷ
lệ bị viêm thận-bể thận cao hơn. Nếu
có vi khuẩn niệu, từ 20 đến 35% phụ
nữ mang thai bị nhiễm trùng đường
tiết niệu (UTI) và có thể bị viêm thận-
bể thận.
• Viêm thận bể thận làm tăng nguy cơ
sau:
Vỡ ối sớm
Sinh non
Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
23.
HBV • HbsAg, HbeAg, chức năng gan và định lượng DNA
HBV
• Nếu thai phụ bị nhiễm HBV với biểu hiện HbsAg (+)
cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để đánh
giá
24.
GIANG MAI
• Dựa vào 2 xét nghiệm:
1. Non-Treponemal ( RPR, VDRL): giúp xác định bệnh hiện tại và đánh giá
đáp ứng điều trị
2. Treponemal test ( TPPA, EIA, IgG và IgM, FTA-Abs): giúp xác định có
phơi nhiễm với giang mai trước đó hay không, không xác
định bệnh hiện tại.
25.
HIV
Chẩn đoán:
• Xét nghiệm PCR HIV DNA (định
tính) – sàng lọc
• Đo tải lượng PCR HIV RNA (theo
dõi điều trị)
• Zovovudin, nevirapine được dùng
cho phụ nữ mang thai bị nhiễm
HIV. Phương pháp điều trị
này làm giảm 2/3 nguy cơ lây
truyền HIV sang thai nhi (CDC)
26.
Tầm soát
ĐTĐ và thai kỳ • Dựa vào đường huyết bất kỳ, đường huyết
đói hoặc HbA1c: thực hiện trước 13 tuần
hoặc sớm hơn trên thai phụ chưa có tiền sử
ĐTĐ
Chẩn đoán
• Đái tháo đường và thai kỳ (ADA) ĐH đói
: >=7mmol/L(126mg/dl)
ĐH bất kỳ : >=11,1mmol/L(200mg/dl)
HbA1c : >=6,5
• Đái tháo đường thai kỳ:
Đh đói : 5,1- 6,9 mmol/L ( 92-125 mg/dl)
**Có thể dựa vào nghiệm pháp dung nạp
Glucose: vào thời điểm 24-28 tuần
27.
Nhóm máu, Rhesus • Cha Rh dương, mẹ Rh âm mang thai lần đầu chưa có
kháng thể Anti –D
=> tiêm Anti –D Ig vào tuần 28, nhắc lại tuần 34, trong
vòng 72h sau sinh ( mẹ được truyền máu Rh dương), liều
bắp 1000UI ( 200mcg) hoặc 1250 UI (250mcg)
• Với sẩy thai tự phát trước 12 tuần không kèm hút nạo
không cần sử dụng Anti-D
• Với dọa sẩy thai sau 12 tuần, nếu còn ra huyết nên
dùng liều nhắc lại Anti-D sau mỗi 6 tuần
28.
Rubella • Thực hiện xét nghiệm Rubella cho tất cả thai phụ đến
khám thai lần đầu tốt nhất khi thai <8 tuần. thường quy
<= 16 tuần.
• Chẩn đoán Rubella thường dựa vào chẩn đoán huyết
thanh học: IgM và IgG
• Nhiễm mới Rubella xuất hiện càng sớm, thì tỉ lệ xuất
hiện bất thường càng cao.
• Không xét nghiệm Rubella cho những thai phụ có
kháng thể an toàn từ trước khi có thai lần này.
• Dự phòng: Chích ngừa vaccine Rubella trước khi mang
thai.
29.
Double Test
• thực hiện vào khoảng
tuần thứ 11 đến 13 của
quý I thai kỳ.
• định lượng β-hCG tự
do và PAPP-A
• combined test: Double
Test + Đo NT
• Douple Test chỉ khảo
sát được 3 bất thường
số lượng nhiễm sắc
thể chính đó là: Hội
chứng Down (3NST
21); hội chứng Patau
(3 NST 13); hội chứng
Edward (3 NST 18)
30.
PIGF Testing
• PlGF (Placental Growth
Factor) là yếu tố tăng
trưởng bánh nhau
• sFlt1 (soluble fms-like
tyrosine kinase – ) được
xem như là một protein
kháng tạo mạch máu trong
huyết thanh vascular
endothelial growth factor
receptor (VEGF receptor-1)
• Nồng độ của PlGF tăng dần
theo sự phát triển của thai,
đạt đỉnh từ tuần 26 - 30 và
giảm xuống cho đến lúc
sinh
• PLGF giúp sàng lọc trong
qúy 1, cùng sFLT1 giúp tiên
lượng ngắn và dự phòng
kết cục xấu
31.
NIPT
NIPT(NIPT – Non-Invasive Prenatal
Test) là test xét nghiệm sàng lọc
trước sinh không xâm lấn, Xét
nghiệm này nhằm thu thập các
đoạn AND tự do trôi nổi trong máu
của người mẹ, đó được gọi là DNA
không có tế bào hay DNA tự do ngoại
bào (cfDNA – Circulating free DNA).
32.
Giai đoạn I: 3 tháng đầu
Tư vấn
• Dinh dưỡng: Sắt, vi chất
• Thể dục
• Làm việc
• Sinh hoạt tình dục
• Các dấu hiệu bất thường phải đến khám: sốt, ra máu, đau
bụng,..
• Hẹn lần tái khám tiếp theo
33.
- Thiếu máu trong thai
nghén khi tỷ lệ
hemoglobin (Hb) < 110g/l
- Thiếu máu nặng nếu Hb
< 70g/l máu.
Công thức máu: hồng cầu giảm,
Hemoglobin giảm < 11g/100ml máu.
- Xét nghiệm huyết đồ: hồng cầu nhỏ, hồng
cầu to, hồng cầu bình thƣờng tùy
theo loại thiếu máu.
- Xét nghiệm sắt huyết thanh, Acide folic,
Folat đều giảm
Nếu tỷ lệ Hb > 70g/l
cho sản phụ dùng
(sắt) Fe với liều
200mg mỗi ngày là
đủ. Có thể dùng các
loại: Tardyferon 80
mg, Tardyferon B9,
Ferrous sulfat,
Folvit, Felatum...
Nếu người bệnh
không dùng
thuốc sắt qua
đường tiêu hóa
(trong 3 tháng
đầu thai nghén
nếu nôn nhiều)
có thể dùng
đường tiêm
truyền: Jectofer
100 mg,
Venofer…
Điều trị dự phòng
bằng cách cho
sản phụ dùng sắt
suốt thai kỳ (đặc
biệt nhóm sản
phụ có nguy cơ
thiếu máu, thiếu
sắt : mang thai
sinh đôi, bệnh lý
nội khoa, tiền sử
thiếu máu, rau
tiền đạo…)
34.
The generalizability of the gestational weight gain (GWG)
ranges recommended by the Institute of Medicine (IOM) 2016
35.
• Trong thời gian mang
thai, hầu hết phụ nữ
nên được khuyến
khích tập thể dục ít
nhất 3 lần mỗi tuần
trong tổng số 150 phút
mỗi tuần
• Đối với phụ nữ thừa
cân và béo phì, thay
đổi lối sống trong thai
kỳ làm giảm nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường
thai nghén và tiền sản
giật.
(2016 ACOG (American College of
Obstetricians and Gynecologists) obesity
toolkit)
Nguồn: University of Michigan
36.
• Nhiều cặp vợ chồng tiết lộ rằng quan hệ tình dục khi mang thai là trải nghiệm tốt nhất mà
họ từng có trong đời sống tình dục.
• Mặc dù quan hệ tình dục trong thai kỳ được xem là an toàn nhưng không phải tất cả. Có
những trường hợp được khuyên không nên QHTD khi mang thai vì có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe của mẹ và bé.
• Những tình huống nên tránh:
- Tiền sử sẩy thai liên tiếp.
- Hở eo tử cung.
- Tiền sử sinh non.
- Có dấu hiệu sinh non: đau bụng từng cơn, ra nhớt hồng âm đạo,..
- Cổ tử cung ngắn qua siêu âm.
- Ối vỡ
- Thai phụ hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền đường tình dục.
- Xuất huyết âm đạo.
37.
Giai đoạn II: 3 tháng giữa
Mục tiêu:
• Siêu âm hình thái thai nhi
• Theo dõi sự phát triển của thai
• Phát hiện cơn co tử cung, TSG (HA cao, Protein niệu) , hở eo tử
cung (dựa vào tiền căn, lâm sàng và siêu âm), dọa sẩy thai
to hoặc dọa sinh non.
43.
OGTT
Nghiệm pháp dung nạp
glucose được khuyến
cáo để sàng lọc đái tháo
đường thai kỳ cho tất cả
các mẹ bầu (không bị
đái tháo đường từ
trước) và được thực
hiện trong khoảng tuổi
thai từ 24-28 tuần.
45.
Triple Test
Xét nghiệm Triple test được khuyến cáo thực hiện nếu
mẹ bầu lỡ bỏ mất mốc thời gian làm Combined test. Nếu
đã làm Combined test thì không khuyến cáo làm Triple
test nữa.
46.
Tìm kháng thể anti D - Các thai phụ có nhóm máu Rh âm, chồng Rh dương
hoặc không xác định được nhóm máu chồng thì thai
phụ cần được xét nghiệm tìm kháng thể anti D vào
tuần 20-28 của thai kì.
- Nếu ko có anti D, thai phụ cần tiêm:
Lần 1 vào tuần thứ 28
Lần 2 nhắc lại vào tuần 34
Lần 3 trong vòng 72h đầu sau sinh
Tiêm bắp, liều 1000 IU (200mcg) hoặc 1250 IU
(250mcg)
47.
Giai đoạn II: 3 tháng giữa
Tư vấn
• Tiêm phòng uốn ván
• Sắt, vi chất
• Chế độ lao động, nghỉ ngơi
• Tham gia các lớp học chăm sóc tiền sản
48.
Tiêm phòng VAT 2 mũi cho những thai phụ chưa tiêm ngừa lần nào hoặc từ bé có
tiêm chủng bạch hầu, ho gà, uốn ván.
• Với những phụ nữ đã tiêm đủ 5 mũi VAT, nếu mũi tiêm cuối cùng > 10 năm, thì
cần nhắc lại 1 mũi.
49.
Giai đoạn III: 3 tháng cuối
Mục tiêu:
• Theo dõi sự phát triển của thai
• Xác định ngôi, thế, tình trạng khung chậu, tiên lượng sinh
thường hay sinh khó
• Xác định bệnh lý liên quan đến thai
• Siêu âm: xác định trọng lượng thai, ngôi thai, vị trí bánh nhau,
ối,..
53.
Siêu âm trong 3 tháng
cuối
- Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc
thai 32 tuần để xác định ngôi
thai, lượng ối,
vị trí nhau, đánh giá sự phát
triển thai nhi. Có thể lập lại
mỗi 4 tuần.
- Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuần)
khi nghi ngờ thai chậm phát
triển: mẹ
tăng cân chậm, BCTC không
tăng, các số đo sinh học thai
nhi không
tăng sau 2 tuần, mẹ cao huyết
áp... có thể lặp lại sau mỗi 2
tuần.
- Thai được xác định IUGR khi cân nặng ước
tính của thai dưới BPV 3 hoặc dưới BPV 10 có
kèm theo bất thường trên SA Doppler => tư
vấn tiền sản
54.
Non- Stress Test
Xét nghiệm Non-stress test (NST)
là xét nghiệm đo nhịp tim thai và
so sánh nhịp tim thai phản ứng
với cử động của thai nhi trong 3
tháng cuối thai kỳ (từ tuần 28 trở
đi) để đảm bảo em bé hoạt động
tốt và nhận đủ oxy.
55.
BPP
• BPP bao gồm SA xem xét tình
trạng vận động thai, chuyển
động hô hấp và trương lực cơ,
lượng nước ối
• BPP cải tiến gồm đo tim thai và
SA xác định nước ối
56.
Quang kích chậu
• Dự đoán khả năng sinh thường
cho thai phụ
• Phụ nữ có khung chậu hẹp có thể
sanh ngả âm đạo trong trường
hợp thai nhi có kích thước và
trọng lượng nhỏ. Bác sĩ khám thai
sẽ quyết định trường hợp này và
sẽ cho làm Nghiệm Pháp Lọt khi
thai phụ vào chuyển dạ và hội đủ
một số điều kiện. Nếu Nghiệm
Pháp Lọt thất bại thì phải chỉ định
mổ lấy thai.
• Nếu sanh mổ, tùy thuộc phương pháp mổ lấy thai và cách xử
trí cụ thể trong cuộc mổ, bác sĩ sẽ tư vấn về thời điểm có thể
mang thai lại sau mổ. Thông thường với trường hợp mổ
ngang đoạn dưới tử cung lấy thai, người phụ nữ được
khuyến cáo ngừa thai ít nhất 12 tháng trước khi có thai lại.
57.
Sàng lọc Bệnh lây truyền
qua đường tình dục
- HIV: test HIV là test miễn dịch kết hợp tìm kháng nguyên và kháng thể
trong mẫu máu. Có thể test nhanh bằng dịch tiết miệng hoặc mẫu thử
ngón tay
- Giang mai:
• Xét nghiệm tìm KT giang mai không đặc hiệu: gồm VDRL và RPR
• Xét nghiệm tìm KT giang mai đặc hiệu: gồm TPHA/TPPA, FTA abs, EIA,
CLIA, ECLIA
- C. trachomatis
- Lậu
58.
Fetal MRI
• Thu được hình ảnh một cách
chi tiết và giảm nguy cơ phơi
nhiễm phóng xạ.
64.
Tư vấn
3 tháng đầu 3 tháng giữa 3 tháng cuối
• Dinh dưỡng: Sắt, vi chất
• Thể dục
• Làm việc
• Sinh hoạt tình dục
• Các dấu hiệu bất
thường phải đến khám:
sốt, ra máu, đau bụng,..
• Hẹn lần tk tiếp theo
• Tiêm phòng uốn ván
• Sắt, vi chất
• Chế độ lao động, nghỉ
ngơi
• Theo dõi cử động thai
hằng ngày
• Những dấu hiệu cần đi
khám ngay: ra nước, ra
máu, đau bụng từng
cơn, thai đạp ít,..
• Cho nhập viện những
TH thai nghén nguy cơ
cao
65.
Cung cấp thuốc thiết yếu
- Thuốc sốt rét (vùng sốt rét lưu hành) theo phác đồ quy định của ngành sốt rét.
- Sắt 30 - 60mg/ ngày uống lúc bụng đói.
- Acid folic 400 mcg - 1000 mcg/ ngày.
- Canxi 1000mg - 1500mg/ ngày.
66.
Chế độ ăn (dinh dưỡng)
- Lượng tăng ít nhất ¼
- Tăng chất
- Uống ít nhất 02 lít nước mỗi ngày
- Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.
- Không hút thuốc lá, uống rượu.
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý.
67.
Thủy ngân trong thủy sản có thể độc hại cho thai nhi. FDA khuyến cáo những điều
sau:
• Tránh cá gai từ Vịnh Mêhicô, cá mập, cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá mập, cá da cam,
cá thu vua
• Giới hạn cá ngừ thịt trắng đến 4 oz (một bữa ăn trung bình)/tuần
• Trước khi ăn cá ở hồ, sông ngòi và vùng ven biển địa phương, kiểm tra các khuyến
cáo ở địa phương về sự an toàn của loại cá này và nếu mực thủy ngân không chắc
là thấp, hạn chế tiêu thụ đến 4 ounces/tuần trong khi tránh các loại hải sản khác vào
tuần đó
• Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ ăn từ
8 đến 12 ounces (2 hoặc 3 bữa ăn trung bình)/tuần các loại hải sản khác nhau mà
có hàm lượng thuỷ ngân thấp hơn. Những loại hải sản này bao gồm cá bơn, tôm,
cá ngừ hộp, cá hồi, cá mập, cá rô phi, cá tuyết và cá da trơn. Cá có các chất dinh
dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai.
68.
Vệ sinh khi có thai
- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ
- Mặc quần áo rộng và thoáng.
- Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục
- Tránh bơm rửa trong âm đạo.
69.
Chế độ làm việc
• Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi, tránh làm đêm.
• Không làm việc vào tháng cuối
• Không làm việc dưới nước hoặc trên cao.
• Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
• Tránh đi xa, va chạm mạnh.
• Quan hệ tình dục thận trọng.
• Tránh căng thẳng.
• Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày, ngủ trưa.
70.
Một số lưu ý chung
1. Sau mỗi lần khám đều phải có chẩn đoán rõ ràng.
2. Có thể siêu âm nhiều lần hơn nếu cần.
3. Những XN chuyên biệt được chỉ định theo y lệnh
BS: bệnh tim, bệnh thận, tuyến giáp
4. Khâu eo tử cung: từ 14 đến 18 tuần.
5. Hội chẩn đối với những trường hợp có U buồng
trứng/thai ≥15 tuần, siêu âm màu, có các XN AFP, β
HCG và CA 125).
71.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2009), Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản
2. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn QTKT bệnh viện, chuyên ngành Phụ
Sản, NXB Y Học
3. Gunningham FG (2010), “Chapter 8: Prenatal Care”, William
Obstetrics 26th
4. Bệnh viện Từ Dũ, Phác đồ điều trị Sản phụ khoa 2022
Parece que tem um bloqueador de anúncios ativo. Ao listar o SlideShare no seu bloqueador de anúncios, está a apoiar a nossa comunidade de criadores de conteúdo.
Odeia anúncios?
Atualizámos a nossa política de privacidade.
Atualizámos a nossa política de privacidade de modo a estarmos em conformidade com os regulamentos de privacidade em constante mutação a nível mundial e para lhe fornecer uma visão sobre as formas limitadas de utilização dos seus dados.
Pode ler os detalhes abaixo. Ao aceitar, está a concordar com a política de privacidade atualizada.