SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 15
Baixar para ler offline
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Nhiệm vụ của đề tài...........................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
II. NỘI DUNG.......................................................................................................4
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................4
1.1 Khái niệm câu hỏi, bài tập:......................................................................4
1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử
theo định hướng phát triển năng lực học sinh:.............................................4
1.3. Yêu cầu dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử ....................................5
1.4. Các dạng câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử.....................................6
1.5. Qui trình xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử..............................7
1.6. Các mức độ (cấp độ) nhận thức của câu hỏi...........................................9
2. Thực trạng việc xác định và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học
lịch sử..................................................................................................................11
3. Các giải pháp đã tiến hành trong xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo định
hướng phát triển năng lực....................................................................................13
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong soạn giáo
án.........................................................................................................................13
3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực....................................................................................16
4. Tổ chức thực nghiệm và kết quả.....................................................................27
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................30
1. Kết luận...........................................................................................................30
2. Khuyến nghị....................................................................................................31
Tài liệu tham khảo...............................................................................................32
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
1
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Đổi mới căn bản hình thức và phương
pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực,
khách quan việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng
bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin
cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với
đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.
Từ thực trạng chất lượng bộ môn lịch sử, nhiều học sinh (HS) trung học
phổ thông (THPT) chưa hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử; các
em chưa có ý thức học tập bộ môn một cách tích cực, thậm chí còn có thái độ
coi như môn phụ nên chất lượng bộ môn rất thấp so với các môn khoa học khác.
Một bộ phận giáo viên (GV) cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của
kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử nên từ đó yêu cầu với học sinh, cách
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng rất đại khái; Hệ thống câu hỏi, bài tập
dùng kiểm tra, đánh giá chủ yếu là yêu cầu học sinh học thuộc lòng, tái hiện
những nội dung đã ghi. Nội dung câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá chưa toàn
diện, thiếu khách quan, không thể hiện sự phù hợp với từng đối tượng học sinh,
chưa thể hiện được sự dân chủ, nhất là chưa phát huy tính tích cực, tư duy, chủ
động của học sinh khi học lịch sử, vì vậy đã dẫn đến kết quả dạy- học chưa cao.
Theo yêu cầu đổi mới hiện nay, việc xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài
tập không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng
đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh trước các
vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Từ các sự kiện lịch sử đã học các em phải lí giải,
phân tích, đánh giá những vấn đề mang tính thời sự, gia đình và cộng đồng hiện
nay, và cũng từ các vấn đề lịch sử đã học các em biết đề xuất các giải pháp để
tháo gỡ, giải quyết nhiều vấn đề khó khăn trong thực tiễn hiện nay.
Vì vậy việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử là việc làm
thường xuyên, liên tục, bao gồm nhiều khâu, nhiều việc, có liên quan đến nhiều
người. Trước hết đòi hỏi sự nổ lực để tìm phương thức giải quyết hợp lý, có hiệu
quả của bản thân giáo viên trên nhiều mặt: từ đổi mới kiểm tra - đánh giá đến
thay đổi cách dạy, cách học, cách sọan giáo án…
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
2
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống câu
hỏi, bài tập đáp ứng năng lực học sinh là rất quan trọng và cần thiết đối với giáo
viên dạy học nói chung và giáo viên dạy học môn lịch sử nói riêng. Đó là lí do
để tôi chọn đề tài “Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng
phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT”
2. Nhiệm vụ của đề tài
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh
giá.
+ Tìm hiểu thực trạng dạy học ở bộ môn lịch sử lớp 12 THPT, chú trọng
khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh; Phân tích và tìm ra nguyên
nhân của thực trạng.
+ Xác định biện pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Dạy học và kiểm tra đánh giá chương trình lịch sử THPT của giáo viên và
học sinh tại Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
4. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và thực hiện một số biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử
theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận trên cơ sở tham khảo
tài liệu có liên quan, phân tích, chọn lọc sau đó hệ thống hóa thành lí luận cho đề
tài.
- Sử dụng phương thực nghiệm và thống kê trên hai đối tượng lớp học có
sức học tương đương, dùng một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng để so
sánh.
- Sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích đánh giá kết quả
thực nghiệm và đưa ra kết luận.
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
3
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
1.1 Khái niệm câu hỏi, bài tập:
a. Câu hỏi lịch sử là gì?
Câu hỏi là thuật ngữ dùng để chỉ việc nêu vấn đề, đòi hỏi có cách giải
quyết. Câu hỏi được sử dụng trong cuộc sống thường ngày cũng như trong dạy
học nhưng câu hỏi trong cuộc sống thường là người hỏi chưa biết câu trả lời còn
trong dạy học thì câu hỏi là những vấn đề giáo viên đã biết, học sinh đã học
hoặc dựa trên những kiến thức đang học, sẽ học mà trả lời một cách thông minh,
sáng tạo. Chính vì vậy, câu hỏi trong dạy học bao giờ cũng mang yếu tố mở, yếu
tố nhận biết, khám phá...
b. Bài tập lịch sử là gì?
Là dạng câu hỏi mà muốn trả lời được học sinh phải vận dụng kiến thức,
tức là dùng kiến thức đã biết (tư liệu, sự kiện, hiện tượng lịch sử) để giải quyết
vấn đề, kết hợp tư duy logic (chủ yếu là khả năng phân tích, tổng hợp, đánh
giá...) để soi vào những điều đã cho để tìm câu trả lời. Câu trả lời như là đáp số
của bài toán.
Như vậy câu hỏi hay bài tập lịch sử đều là một tình huống được đặt ra trong
quá trình dạy học lịch sử, yêu cầu học sinh phải trả lời trên cơ sở hiểu biết của
học sinh.
1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch
sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh :
a. Mục đích:
- Đáp ứng nhu cầu về đổi mới kiểm tra- đánh giá hiện nay, giúp cho quá
trình dạy học vận động đúng hướng:
- Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập.
- Thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập được áp dụng trong quá trình giảng
dạy và kiểm tra đánh giá để phân loại, xếp loại học sinh.
b. Ý nghĩa.
- Đối với học sinh:
Việc trả lời câu hỏi, bài tập đạt mức độ như thế nào (Mức độ được thể hiện
bằng điểm số của bài kiểm tra hoặc là sự đánh giá của GV qua nội dung kiểm tra) sẽ
giúp HS tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
- Đối với giáo viên:
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
4
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
Thông qua việc áp dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong bài học và kiểm tra-
đánh giá sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin tương đối chính xác và toàn
diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục
tiêu môn học đề ra, nắm được mức độ tiến bộ hay sút kém của từng học sinh để
có những biện pháp khuyến khích, động viên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời,
điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
1.3. Yêu cầu dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử
Khi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập, giáo viên phải căn cứ
vào nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình của môn học, cấp học để
đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hướng
thái độ:
- Về mặt kiến thức:
Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử của học sinh ở
trường phổ thông hiện nay, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Biết (ghi
nhớ, thuộc sự kiện), Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng kiến thức trong quá
trình học tập, trong thực hành.
+ Đối với câu hỏi tự luận: Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức,
kinh nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
+ Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu hỏi trắc nghiệm khách
quan trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: Trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm
nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi, thực
hành (vẽ bản đồ, biểu đồ). Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho phép bao kín kiến
thức của chương trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề cùng những
thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy
cao đòi hỏi học sinh phải tích luỹ được nhiều kiến thức.
- Về thái độ, tình cảm:
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ
trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con người mới từ những
bài học kinh nghiệm quí báu của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ
nước.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng bản đồ, lược đồ.
+ Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ.
+ Kỹ năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh
giá, vận dụng kiến thức.
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
5
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
+ Kỹ năng thu thập, xử lý, viết báo cáo và trình bày các vấn đề lịch sử ...
1.4. Các dạng câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử:
Thông thường trong dạy - học lịch sử có các dạng câu hỏi, bài tập sau:
- Dạng câu hỏi tái hiện (nhận biết):
Câu hỏi này thường yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học để tiếp thu
kiến thức mới. Mặc dù là những câu hỏi, bài tập dễ, đơn giản nhưng là cơ sở để
khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức. Nó giúp học sinh củng cố, hiểu sâu hơn
kiến thức cũ, làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới, không bị gián đoạn
trong nhận thức.
- Dạng câu hỏi, bài tập yêu cầu lí giải vấn đề :
Câu hỏi này thường yêu cầu HS lí giải được một vấn đề lịch sử nào đó hoặc
lí giải mối quan hệ giữa các sự kiện khác nhau trong cùng một chủ đề.
- Dạng hỏi, bài tập yêu cầu phân tích và khái quát hoá:
Loại câu hỏi này nhằm làm cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức trình bày,
hiểu được tính lôgíc, bản chất của sự kiện lịch sử. Trong việc sử dụng loại câu
hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử.
Câu hỏi nêu ra thường liên quan đến các sự kiện cơ bản đòi hỏi sự vận
dụng tổng hợp của nhiều hiện tượng, để tìm ra tính lôgíc, bản chất của sự kiện
đó.
- Dạng câu hỏi tìm tòi, phát hiện:
Loại câu hỏi này nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh khi giải
quyết các nhiệm vụ học tập phức tạp. Trong trường hợp này, giáo viên đặt câu
hỏi để học sinh huy động những kiến thức cần thiết đã thu nhận được trong quá
trình học tập, trong hoạt động thực tiễn (quan sát, nhận xét...) để so sánh, đối
chiếu các sự kiện lịch sử bằng suy đoán lôgíc và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề
đặt ra. Câu hỏi, bài tập tìm tòi phát hiện bao gồm một chuỗi các câu hỏi lần lượt
tìm hiểu các vấn đề nhỏ, bộ phận có liên quan đến nhau, hợp thành vấn đề lớn
cơ bản. Việc giải quyết các câu hỏi nhỏ có tính gợi ý, bổ trợ sẽ dẫn đến việc giải
quyết vấn đề chính.
Loại câu hỏi này thường được sử dụng ở đối tượng học sinh khá giỏi, có
khả năng tư duy lô gic, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử để rút ra kết luận
từ đó lí giải nguyên nhân, ý nghĩa, đặc điểm các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Dạng câu hỏi, bài tập ôn tập, tổng kết:
Được sử dụng trong trường hợp cần thiết để khái quát, củng cố kiến thức đã
học. Ví dụ, qua một chương trình hay một khoá trình lịch sử cần tổ chức trao đổi
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
6
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
ôn tập, để học sinh nhận thức sâu sắc quy luật về sự phát triển của xã hội loài
người. Đây là một phần của bài giảng, có khi là cả chương, phần vào cuối học kì
hay cuối năm học.
- Dạng câu hỏi, bài tập mở:
Đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, yêu cầu HS
đánh giá nhận xét, bày tỏ kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc
sống thực tiễn, biết rút ra những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề
lịch sử, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những những bài học kinh nghiệm.
1.5. Qui trình xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử.
Bước 1. Xác định chủ đề
Chọn chủ đề để mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được
hình thành của chủ đề đó. Chủ đề được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ
thông. Trong sách giáo khoa, nội dung của chủ đề được thể hiện là chương. Một
chương có thể là một bài hoặc một số bài.
Bước 2. Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt theo định hướng đáp ứng
năng lực được hình thành trong chủ đề
- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình giáo dục phổ
thông hiện hành.
- Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực được
hình thành trong chủ đề.
Nội
dung
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu
cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
- Định hướng năng lực hình thành của chủ đề: Ví dụ Năng lực tái hiện sự
kiện, hiện tượng; năng lực so sánh, phân tích, đánh giá, vận dụng kiến thức đã
học để giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế...
* Lưu ý: Khi mô tả các chuẩn cần đánh giá ở mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá có vai trò quan trọng trong chương trình
môn học. Có thời lượng qui định trong phân phối chương trình.
+ Mỗi nội dung, bài, mục đều có những chuẩn đại diện để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá cần phải được cân đối cho phù hợp với
khung chương trình đã định.
+ Trong một chuẩn có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau.
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
7
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
Bước 3. Xây dựng câu hỏi, bài tập cho từng mức độ nhận thức và năng
lực
- Trên cơ sở các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực
được hình thành trong chủ đề tiến hành biên soạn câu hỏi/bài tập theo bảng đã
mô tả.
- Một chuẩn có thể ra nhiều câu hỏi khác nhau dưới những hình thức câu
hỏi khác nhau.
- Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, chú ý đến kĩ thuật biên soạn
câu hỏi bài tập.
* Các yêu cầu đối với câu hỏi, bài tập:
+ Câu hỏi, bài tập phải đánh giá được những nội dung cơ bản của chương
trình;
+ Câu hỏi, bài tập phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình
bày và số điểm tương ứng;
+ Câu hỏi phải thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
+ Từ ngữ, cấu trúc của câu phải rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng và dễ hiểu
đối với mọi HS;
+ Yêu cầu của câu phải phù hợp với trình độ và nhận thức của HS;
+ Câu hỏi, bài tập phải nêu rõ các vấn đề: mục đích kiểm tra, thời gian làm
bài, các tiêu chí cần đạt.
1.6. Các mức độ (cấp độ) nhận thức của câu hỏi:
Đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử là đi từ sự kiện đến biểu tượng
đến hình thành khái niệm và nêu quy luật phát triển của lịch sử. Chính vì vậy có
thể xác định mức độ của câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu và đến vận dụng
(Điều này cũng đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy
học lịch sử nói riêng và dạy học nói chung).
Cấp độ tư duy Mô tả
Nhận biết
- Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của
chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu
cầu.
- Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu
lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tượng.
Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch
sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể.
Thông hiểu - Ở bậc nhận thức này, học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
8
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
Cấp độ tư duy Mô tả
thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt
được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có
liên quan.
Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra
như thế nào.
Vận dụng thấp
- Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các
khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng
không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.
- Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức
để giải quyết 1 tình huống cụ thể.
Thí dụ: Áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện
khác.
Vận dụng cao
- Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải
quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được
học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng
các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương.
Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh
sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
- Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong
1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến
cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay
nhân vật lịch sử nào đó.
Thí dụ: Tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử,
học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh
giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử.
Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài
học, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc:
Biết (bậc 1): Với các động từ nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên ...
Hiểu (bậc 2): Với các động từ giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí
giải, vì sao nói ...
Vận dụng (bậc 3): Với các động từ so sánh, phân tích, bình luận, nhận
xét, vận dụng, đánh giá …
* Lưu ý:
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
9
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
Việc xác định mục tiêu nhận thức phải sử dụng các động từ cụ thể đã nêu
trên trong yêu cầu của câu hỏi, không sử dụng các động từ chung chung như
“nắm vững”, “biết được”, “hiểu được”… vì không thể đo được mức độ nhận
thức của học sinh, từ đó không thể đánh giá được học sinh trong quá trình dạy
học.
Ví dụ:
Nội dung
(chủ đề)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Việt
Nam
thời kì
1939 -
1945
- Nêu được
hoàn cảnh
lịch sử, nội
dung cơ
bản, ý
nghĩa của
Hội nghị
Trung
ương Đảng
Cộng sản
Đông
Dương lần
thứ 8
(5/1941)
- Lý giải được vì
sao đến tháng 2
năm 1941, Nguyễn
Ái Quốc mới về
nước ? Vai trò của
Nguyễn Ái Quốc
tại Hội nghị lần 8
Ban Chấp hành
Trung ương Đảng
Cộng sản Đông
Dương (5 – 1941)
được thể hiện như
thế nào ?
- Phân tích vai
trò của Mặt trận
Việt Minh đối
với thắng lợi
của cách mạng
tháng Tám năm
1945.
- Hãy đánh
giá ý nghĩa
của Hội
nghị Trung
ương Đảng
Cộng sản
Đông
Dương
(tháng 11 –
1939).
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử.
Bước 4. Chỉnh sửa lại câu hỏi/bài tập
Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho chủ đề lựa chọn
Lưu ý:
+ Vận dụng các phương pháp, kiểm tra và hình thức tổ chức dạy học tích
cực để HS đạt được mục tiêu về những kiến thức, kĩ năng và định hướng năng
lực cần hình thành.
+ HS được chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức; được thực hành và vận
dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
10
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
+ Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học đặc
thù của bộ môn.
2. Thực trạng việc xác định và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong
dạy học lịch sử:
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới chương trình sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn. Một trong những việc giáo viên từng làm đó là đổi mới từ khâu
soạn giáo án và giảng dạy trên lớp đến việc biên soạn đề kiểm tra để từng bước
nâng cao chất lượng bài dạy. Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện của giáo
viên bộ môn Lịch sử còn có thực trạng sau:
- Giáo viên chưa xác định mức độ nhận thức của câu hỏi, bài tập, trong quá
trình soạn giáo án giáo viên chưa có những câu hỏi nhằm hướng tới từng đối
tượng học sinh (yếu, trung bình, khá, giỏi). Vì vậy, chưa phân hoá được các đối
tượng học sinh và do đó chưa phát hiện được những học sinh có khả năng nhận
thức tốt, khái quát phân tích vấn đề lôgíc tạo tiền đề cho chọn và bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi cũng như xác định đối tượng HS để thi vào các trường đại
học, cao đẳng khác nhau.
- Trong quá trình soạn giảng, giáo viên sử dụng những câu hỏi dễ quá, câu
hỏi mà yêu cầu trả lời chỉ dừng ở mức độ phát hiện, có sẵn trong sách giáo khoa,
học sinh không cần tìm tòi, suy nghĩ cứ đọc y nguyên sách giáo khoa là được.
Giáo viên còn sử dụng những câu dạng như "đúng không? “được không?"... dẫn
đến tình trạng học sinh trả lời "bừa" là "có" hoặc "không" mà không hiểu, không
lí giải được bản chất vấn đề.
- Cũng trong quá trình sử dụng câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra và giải
quyết các loại câu hỏi, bài tập chưa hiệu quả, chủ yếu câu hỏi dựa trên cơ sở
sách giáo khoa, chưa có câu hỏi nâng cao, khái quát vấn đề (trong khi đó một
trong những yêu cầu của dạy - học lịch sử là phải nêu được quy luật, rút ra bài
học).
- Trong một số giờ dạy, còn một số giáo viên sử dụng và khai thác hệ thống
câu hỏi mang tính vụn vặt, câu hỏi không thể hiện tư duy vấn đề, HS cũng
không có điều kiện để phát triển tư duy, trí tuệ. Từ thực trạng trên dẫn đến tình
trạng giờ học lịch sử trở nên nhàm chán, không có hứng thú đối với học sinh và
là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ môn thấp.
3. Các giải pháp đã tiến hành trong xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập
theo định hướng phát triển năng lực.
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
11
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong soạn giáo án.
a. Một số lưu ý khi xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong
giáo án.
- Quá trình biên soạn người giáo viên cần lựa chọn câu hỏi sao cho phù
hợp với từng kiểu bài: Với những bài học khai thác kiến thức mới nên sử dụng
hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề. Với những bài ôn tập nên sử dụng hệ
thống câu hỏi tổng kết, khái quát, đánh giá liên hệ. Đối với phần kiểm tra bài cũ
trên lớp nên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn gọn để
đảm bảo kiểm tra được càng nhiều học sinh càng tốt. Với phần hướng dẫn học
sinh tự học và chuẩn bị bài ở nhà nên cho những câu hỏi có tính khái quát, liên
hệ, nâng cao bài học.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Số lượng câu hỏi được sử dụng trong một tiết học phải hợp lí, trong một
tiết học chỉ nên sử dụng từ 5 đến 7 câu hỏi, bài tập. Các câu hỏi của bài phải tạo
một hệ thống hoàn chỉnh, có mối liên hệ lôgic chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề, nội
dung tư tưởng của bài.
+ Câu hỏi phải theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
+ Chú ý xây dựng câu hỏi, bài tập có tình huống vấn đề cần khai thác, tránh
tình trạng GV đặt câu hỏi mà nội dung đã có sẵn trong sách giáo khoa, và HS
đọc sách giáo khoa trả lời.
+ Câu hỏi đa dạng về hình thức, thể loại, vừa gây hứng thú trong học tập,
vừa tạo điều kiện cho học sinh làm quen với các dạng câu hỏi, bài tập khác
nhau, tránh việc học sinh lúng túng, bỡ ngỡ khi làm bài kiểm tra.
+ Khi xây dựng và lựa chọn hệ thống câu hỏi, người giáo viên cần chuẩn bị
nhiều dạng câu hỏi để có thể áp dụng đối với nhiều đối tượng HS (khối, lớp)
thuộc các trình độ nhận thức khác nhau, câu hỏi đảm bảo quá trình tư duy phát
triển (câu hỏi đảm bảo đi từ dễ đến khó), đối với các câu hỏi "khó" phải có các
phương án gợi ý cho học sinht ránh rơi vào tình trạng "đánh đố", khiến các em
ngại trả lời khi thầy cô đặt câu hỏi.
- Đối với giáo viên:
+ Cần nêu câu hỏi một cách rõ ràng - câu hỏi đưa ra có tính chất bài tập
nhận thức.
+ Tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện gợi mở, cung cấp tài liệu... nhằm
giúp học sinh tự giác, tích cực giải quyết vấn đề nêu ra từng bước, từng phần.
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
12
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
+ Khi sử dụng GV có thể tiến hành bằng cách nêu câu hỏi và tổ chức học
sinh trả lời, cũng có thể tiến hành trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau,
thậm chí bản thân mỗi học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời. Song vấn đề đặt ra là
phải tuân thủ những yêu cầu sư phạm. Chọn các loại câu hỏi nào và tổ chức trao
đổi như thế nào cho đúng với yêu cầu sư phạm? Nói chung, không nên đặt câu
hỏi mà học sinh chỉ cần trả lời một cách đơn giản "có" hay "không", "đúng"
hoặc "sai", vì những loại câu hỏi ấy không bắt buộc học sinh phải tư duy nhiều.
- Đối với học sinh:
+ Chú ý nghe câu hỏi giáo viên đưa ra. Suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi.
+ Tìm hiểu nội dung câu hỏi và yêu cầu của vấn đề đặt ra cần phải giải
quyết.
+ Vận dụng kiến thức đã biết (hoặc sưu tầm thêm tư liệu) để trả lời câu hỏi
đặt ra. Kiểm tra câu trả lời có chính xác hay không.
b. Ví dụ về soạn giáo án, chuẩn bị một bài dạy trên lớp.
Bài dạy: Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953- 1954)” (Lớp 12- ban cơ bản).
GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập dựa trên cơ sở xác định: Đây
là kiểu bài khai thác kiến thức mới, là một bài trọng tâm trong chương trình lịch
sử Việt Nam lớp 12 (Thời kì kháng chiến chống Pháp 1946- 1954). Vì vậy, GV
chú trọng sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề là chính đồng thời kết
hợp sử dụng nhiều loại hình câu hỏi bài tập khác nhau:
+ Câu hỏi gợi ý nhằm dẫn dắt HS vào bài mới đồng thời xác định nội
dung cơ bản của bài học mà HS cần chú ý: Ngày 7.5.1954 Chiến dịch Điện
Biên Phủ toàn thắng, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thực
dân Pháp. Vì sao nói đây là chiến thắng quân sự ở một nước thuộc địa được thế
giới đánh giá là “Lừng lẫy năm châu, Chấn động địa cầu”. Vậy Chiến dịch
Điện Biên Phủ diễn ra trong bối cảnh nào, diễn biến và thắng lợi ra sao, chúng
ta cùng tìm hiểu bài học.
+ Câu hỏi tình huống tiếp nhận nội dung bài học: Kế hoạch NaVa ra đời
trong hoàn cảnh nào? Nội dung và kết quả triển khai kế hoạch đó?
+ Để đối phó với kế hoạch NaVa, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ
trương gì?GV đánh giá sự đúng đắn, sáng tạo trong chỉ đạo chiến lược của
Đảng, đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
13
Tải bản FULL (32 trang): https://bit.ly/3Iwp2jB
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
+ Bài tập: Yêu cầu HS hoàn thành bảng niên biểu về diễn biến Chiến cuộc
Đông- Xuân 1953-1954.(Sau khi HS trình bày diễn biến qua lược đồ “Chiến
trường đông- xuân 1953-1954”
Chiến dịch Thời gian Nơi tiến công
của quân ta
Hoạt động đối phó
của TD Pháp
Tây Bắc
Trung Lào
Thượng Lào
Tây Nguyên
Sau khi hoàn thành bài tập trên, GV đặt câu hỏi sau : Với Cuộc tiến công
đông- xuân 1953- 1954, em hãy cho biết kế hoạch Na va đã được thực hiện như
thế nào ?(Bước đầu kế hoạch NaVa bị phá sản – Khối cơ động lực lượng của
địch ở đồng bằng Bắc Bộ bị phân tán thành nhiều nơi)(Giải thích.)
- Tiếp theo khi dạy về Chiến dịch ĐBP, giáo viên có thể yêu cầu HS trả lời
các câu hỏi bài tập sau, tùy theo đối tượng HS mà GV linh động đưa ra hệ
thống câu hỏi phù hợp :
+ Vì sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến, chiến lược của cả ta
và Pháp ?
+ Nghệ thuật quân sự của quân đội ta được sử dụng trong Chiến dịch Điện
Biên Phủ ?( Dành cho HS khá- giỏi)
+ Những nguyên nào dẫn đến thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ ?
(Dành cho HS khá- giỏi)
+ Qua bài học em hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến dịch ĐBP đối
với cách mạng nước ta và cách mạng thế giới?(HS khá – giỏi))
Ngoài những câu hỏi, bài tập trên, trong quá trình triển khai bài học,GV
có thể linh hoạt đặt câu hỏi, bài tập cho từng đối tượng HS, từng kiểu bài (dạy
bài mới hoặc bài ôn tập, luyện thi học sinh giỏi.)
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
14
Tải bản FULL (32 trang): https://bit.ly/3Iwp2jB
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12
THPT
- Ví dụ : Sau khi GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về công tác
chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ (những đoàn dân công phá đá mở đường,
đoàn xe đạp thồ, ngựa thồ, xe vận tải, ảnh kéo pháo khẩn trương ra mặt trận,
hình ảnh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo...) Để giáo dục truyền thống yêu
nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, GV dẫn dắt : Em có nhận xét gì về những hình
ảnh trên?(Tinh thần đoàn kết, dũng cảm hi sinh, sự quyết tâm của toàn Đảng,
toàn dân dốc sức cho mặt trận)
+ Để giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, GV yêu cầu HS trình bày
diễn biến Chiến dịch ĐBP qua lược đồ.
+ Phần củng cố bài học, GV yêu cầu HS trả lời bài tập sau: Vì sao nói
Chiến thắng LS ĐBP là chiến thắng lớn nhất, vĩ đại nhất của dân tộc ta, buộc
Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương ?(dành cho HS khá – giỏi)
Như vậy, từ các câu hỏi, bài tập ở ví dụ trên sẽ giúp học sinh nắm vững hơn
tri thức lịch sử hình thành các kỹ năng học tập, xử lí các thông tin, từ đó bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Với mục đích
giúp cho giáo viên xác định đúng mức độ nhận thức của từng loại câu hỏi, bài
tập và sử dụng từng loại câu hỏi sao cho phù hợp với yêu cầu của bài, phù hợp
với đặc điểm của từng học sinh, từng khối lớp để nâng cao hiệu qủa bài dạy lịch
sử.
3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực
a. Một số lưu ý khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
- Giáo viên phải nắm vững các hình thức kiểm tra đánh giá đối với môn
Lịch sử THPT bao gồm: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên (Kiểm tra 10- 15
phút); Kiểm tra, đánh giá định kì (Kiểm tra trong một tiết hoặc kiểm tra cuối học
kỳ với thời gian có thể từ 45 phút đến 90 phút); Kiểm tra, đánh giá tổng kết (bài
thi tốt nghiệp, hết năm, có thể là từ 45 phút đến 180 phút).
Các hình thức kiểm tra, đánh giá nêu trên được tiến hành một cách linh
hoạt, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mục tiêu dạy học. Ngoài ra giáo viên có thể
thực hiện những hình thức kiểm tra khác: Thực hành vẽ lược đồ, tham gia các
hoạt động thực tế khác… Các hình thức kiểm tra, đánh giá luôn tạo cho học sinh
hứng thú, tích cực tham gia, củng cố kết quả học tập, tuy nhiên phải tính đến
điều kiện cụ thể của việc kiểm tra. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, kiểm tra
Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn
15
4106191

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...Lenam711.tk@gmail.com
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiMot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiLe Hang
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thanh Đỗ
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
 
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CHO HỌC ...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPTLuận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
 
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Mot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiMot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien dai
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 

Semelhante a Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT.pdf

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...nataliej4
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCphamtoan47
 
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...nataliej4
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT chuyenle220887
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Man_Ebook
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...OnTimeVitThu
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroLinh Nguyễn
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Semelhante a Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT.pdf (20)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vật lý đại cương, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAYLuận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
 

Mais de jackjohn45

ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdf
ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdfẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdf
ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...
TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...
TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...jackjohn45
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdf
Bài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdfBài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdf
Bài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdfjackjohn45
 
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdf
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdfNÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdf
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdfjackjohn45
 

Mais de jackjohn45 (20)

ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdf
ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdfẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdf
ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ TRO BAY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CƢỜNG ĐỘ VỮA XI MĂNG.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...
TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...
TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA ENZYME DEACETYL VINDOLINE 4-O-ACETYLTRASFER...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH I, TỈNH B...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
Bài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdf
Bài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdfBài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdf
Bài Giảng KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ.pdf
 
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdf
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdfNÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdf
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG.pdf
 

Último

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (17)

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 

Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT.pdf

  • 1. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU............................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2 2. Nhiệm vụ của đề tài...........................................................................................3 3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 II. NỘI DUNG.......................................................................................................4 1. Cơ sở lý luận......................................................................................................4 1.1 Khái niệm câu hỏi, bài tập:......................................................................4 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh:.............................................4 1.3. Yêu cầu dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử ....................................5 1.4. Các dạng câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử.....................................6 1.5. Qui trình xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử..............................7 1.6. Các mức độ (cấp độ) nhận thức của câu hỏi...........................................9 2. Thực trạng việc xác định và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử..................................................................................................................11 3. Các giải pháp đã tiến hành trong xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực....................................................................................13 3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong soạn giáo án.........................................................................................................................13 3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực....................................................................................16 4. Tổ chức thực nghiệm và kết quả.....................................................................27 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................30 1. Kết luận...........................................................................................................30 2. Khuyến nghị....................................................................................................31 Tài liệu tham khảo...............................................................................................32 Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 1
  • 2. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”. Từ thực trạng chất lượng bộ môn lịch sử, nhiều học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) chưa hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử; các em chưa có ý thức học tập bộ môn một cách tích cực, thậm chí còn có thái độ coi như môn phụ nên chất lượng bộ môn rất thấp so với các môn khoa học khác. Một bộ phận giáo viên (GV) cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử nên từ đó yêu cầu với học sinh, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng rất đại khái; Hệ thống câu hỏi, bài tập dùng kiểm tra, đánh giá chủ yếu là yêu cầu học sinh học thuộc lòng, tái hiện những nội dung đã ghi. Nội dung câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện, thiếu khách quan, không thể hiện sự phù hợp với từng đối tượng học sinh, chưa thể hiện được sự dân chủ, nhất là chưa phát huy tính tích cực, tư duy, chủ động của học sinh khi học lịch sử, vì vậy đã dẫn đến kết quả dạy- học chưa cao. Theo yêu cầu đổi mới hiện nay, việc xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh trước các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Từ các sự kiện lịch sử đã học các em phải lí giải, phân tích, đánh giá những vấn đề mang tính thời sự, gia đình và cộng đồng hiện nay, và cũng từ các vấn đề lịch sử đã học các em biết đề xuất các giải pháp để tháo gỡ, giải quyết nhiều vấn đề khó khăn trong thực tiễn hiện nay. Vì vậy việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử là việc làm thường xuyên, liên tục, bao gồm nhiều khâu, nhiều việc, có liên quan đến nhiều người. Trước hết đòi hỏi sự nổ lực để tìm phương thức giải quyết hợp lý, có hiệu quả của bản thân giáo viên trên nhiều mặt: từ đổi mới kiểm tra - đánh giá đến thay đổi cách dạy, cách học, cách sọan giáo án… Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 2
  • 3. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đáp ứng năng lực học sinh là rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên dạy học nói chung và giáo viên dạy học môn lịch sử nói riêng. Đó là lí do để tôi chọn đề tài “Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT” 2. Nhiệm vụ của đề tài + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá. + Tìm hiểu thực trạng dạy học ở bộ môn lịch sử lớp 12 THPT, chú trọng khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh; Phân tích và tìm ra nguyên nhân của thực trạng. + Xác định biện pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Phạm vi nghiên cứu: Dạy học và kiểm tra đánh giá chương trình lịch sử THPT của giáo viên và học sinh tại Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. 4. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng và thực hiện một số biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận trên cơ sở tham khảo tài liệu có liên quan, phân tích, chọn lọc sau đó hệ thống hóa thành lí luận cho đề tài. - Sử dụng phương thực nghiệm và thống kê trên hai đối tượng lớp học có sức học tương đương, dùng một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng để so sánh. - Sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm và đưa ra kết luận. Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 3
  • 4. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. 1.1 Khái niệm câu hỏi, bài tập: a. Câu hỏi lịch sử là gì? Câu hỏi là thuật ngữ dùng để chỉ việc nêu vấn đề, đòi hỏi có cách giải quyết. Câu hỏi được sử dụng trong cuộc sống thường ngày cũng như trong dạy học nhưng câu hỏi trong cuộc sống thường là người hỏi chưa biết câu trả lời còn trong dạy học thì câu hỏi là những vấn đề giáo viên đã biết, học sinh đã học hoặc dựa trên những kiến thức đang học, sẽ học mà trả lời một cách thông minh, sáng tạo. Chính vì vậy, câu hỏi trong dạy học bao giờ cũng mang yếu tố mở, yếu tố nhận biết, khám phá... b. Bài tập lịch sử là gì? Là dạng câu hỏi mà muốn trả lời được học sinh phải vận dụng kiến thức, tức là dùng kiến thức đã biết (tư liệu, sự kiện, hiện tượng lịch sử) để giải quyết vấn đề, kết hợp tư duy logic (chủ yếu là khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá...) để soi vào những điều đã cho để tìm câu trả lời. Câu trả lời như là đáp số của bài toán. Như vậy câu hỏi hay bài tập lịch sử đều là một tình huống được đặt ra trong quá trình dạy học lịch sử, yêu cầu học sinh phải trả lời trên cơ sở hiểu biết của học sinh. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh : a. Mục đích: - Đáp ứng nhu cầu về đổi mới kiểm tra- đánh giá hiện nay, giúp cho quá trình dạy học vận động đúng hướng: - Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập. - Thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập được áp dụng trong quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá để phân loại, xếp loại học sinh. b. Ý nghĩa. - Đối với học sinh: Việc trả lời câu hỏi, bài tập đạt mức độ như thế nào (Mức độ được thể hiện bằng điểm số của bài kiểm tra hoặc là sự đánh giá của GV qua nội dung kiểm tra) sẽ giúp HS tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình. - Đối với giáo viên: Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 4
  • 5. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT Thông qua việc áp dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong bài học và kiểm tra- đánh giá sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin tương đối chính xác và toàn diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học đề ra, nắm được mức độ tiến bộ hay sút kém của từng học sinh để có những biện pháp khuyến khích, động viên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. 1.3. Yêu cầu dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử Khi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập, giáo viên phải căn cứ vào nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình của môn học, cấp học để đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hướng thái độ: - Về mặt kiến thức: Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Biết (ghi nhớ, thuộc sự kiện), Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng kiến thức trong quá trình học tập, trong thực hành. + Đối với câu hỏi tự luận: Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra. + Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: Trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi, thực hành (vẽ bản đồ, biểu đồ). Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho phép bao kín kiến thức của chương trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề cùng những thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy cao đòi hỏi học sinh phải tích luỹ được nhiều kiến thức. - Về thái độ, tình cảm: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con người mới từ những bài học kinh nghiệm quí báu của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước. - Về kỹ năng: + Sử dụng bản đồ, lược đồ. + Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ. + Kỹ năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức. Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 5
  • 6. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT + Kỹ năng thu thập, xử lý, viết báo cáo và trình bày các vấn đề lịch sử ... 1.4. Các dạng câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử: Thông thường trong dạy - học lịch sử có các dạng câu hỏi, bài tập sau: - Dạng câu hỏi tái hiện (nhận biết): Câu hỏi này thường yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới. Mặc dù là những câu hỏi, bài tập dễ, đơn giản nhưng là cơ sở để khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức. Nó giúp học sinh củng cố, hiểu sâu hơn kiến thức cũ, làm cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới, không bị gián đoạn trong nhận thức. - Dạng câu hỏi, bài tập yêu cầu lí giải vấn đề : Câu hỏi này thường yêu cầu HS lí giải được một vấn đề lịch sử nào đó hoặc lí giải mối quan hệ giữa các sự kiện khác nhau trong cùng một chủ đề. - Dạng hỏi, bài tập yêu cầu phân tích và khái quát hoá: Loại câu hỏi này nhằm làm cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức trình bày, hiểu được tính lôgíc, bản chất của sự kiện lịch sử. Trong việc sử dụng loại câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử. Câu hỏi nêu ra thường liên quan đến các sự kiện cơ bản đòi hỏi sự vận dụng tổng hợp của nhiều hiện tượng, để tìm ra tính lôgíc, bản chất của sự kiện đó. - Dạng câu hỏi tìm tòi, phát hiện: Loại câu hỏi này nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh khi giải quyết các nhiệm vụ học tập phức tạp. Trong trường hợp này, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh huy động những kiến thức cần thiết đã thu nhận được trong quá trình học tập, trong hoạt động thực tiễn (quan sát, nhận xét...) để so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử bằng suy đoán lôgíc và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Câu hỏi, bài tập tìm tòi phát hiện bao gồm một chuỗi các câu hỏi lần lượt tìm hiểu các vấn đề nhỏ, bộ phận có liên quan đến nhau, hợp thành vấn đề lớn cơ bản. Việc giải quyết các câu hỏi nhỏ có tính gợi ý, bổ trợ sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề chính. Loại câu hỏi này thường được sử dụng ở đối tượng học sinh khá giỏi, có khả năng tư duy lô gic, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử để rút ra kết luận từ đó lí giải nguyên nhân, ý nghĩa, đặc điểm các sự kiện, nhân vật lịch sử. - Dạng câu hỏi, bài tập ôn tập, tổng kết: Được sử dụng trong trường hợp cần thiết để khái quát, củng cố kiến thức đã học. Ví dụ, qua một chương trình hay một khoá trình lịch sử cần tổ chức trao đổi Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 6
  • 7. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT ôn tập, để học sinh nhận thức sâu sắc quy luật về sự phát triển của xã hội loài người. Đây là một phần của bài giảng, có khi là cả chương, phần vào cuối học kì hay cuối năm học. - Dạng câu hỏi, bài tập mở: Đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, yêu cầu HS đánh giá nhận xét, bày tỏ kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những những bài học kinh nghiệm. 1.5. Qui trình xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử. Bước 1. Xác định chủ đề Chọn chủ đề để mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành của chủ đề đó. Chủ đề được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong sách giáo khoa, nội dung của chủ đề được thể hiện là chương. Một chương có thể là một bài hoặc một số bài. Bước 2. Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt theo định hướng đáp ứng năng lực được hình thành trong chủ đề - Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. - Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực được hình thành trong chủ đề. Nội dung Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) - Định hướng năng lực hình thành của chủ đề: Ví dụ Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng; năng lực so sánh, phân tích, đánh giá, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế... * Lưu ý: Khi mô tả các chuẩn cần đánh giá ở mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Có thời lượng qui định trong phân phối chương trình. + Mỗi nội dung, bài, mục đều có những chuẩn đại diện để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá cần phải được cân đối cho phù hợp với khung chương trình đã định. + Trong một chuẩn có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau. Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 7
  • 8. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT Bước 3. Xây dựng câu hỏi, bài tập cho từng mức độ nhận thức và năng lực - Trên cơ sở các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực được hình thành trong chủ đề tiến hành biên soạn câu hỏi/bài tập theo bảng đã mô tả. - Một chuẩn có thể ra nhiều câu hỏi khác nhau dưới những hình thức câu hỏi khác nhau. - Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, chú ý đến kĩ thuật biên soạn câu hỏi bài tập. * Các yêu cầu đối với câu hỏi, bài tập: + Câu hỏi, bài tập phải đánh giá được những nội dung cơ bản của chương trình; + Câu hỏi, bài tập phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; + Câu hỏi phải thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo; + Từ ngữ, cấu trúc của câu phải rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng và dễ hiểu đối với mọi HS; + Yêu cầu của câu phải phù hợp với trình độ và nhận thức của HS; + Câu hỏi, bài tập phải nêu rõ các vấn đề: mục đích kiểm tra, thời gian làm bài, các tiêu chí cần đạt. 1.6. Các mức độ (cấp độ) nhận thức của câu hỏi: Đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử là đi từ sự kiện đến biểu tượng đến hình thành khái niệm và nêu quy luật phát triển của lịch sử. Chính vì vậy có thể xác định mức độ của câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu và đến vận dụng (Điều này cũng đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử nói riêng và dạy học nói chung). Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết - Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu. - Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tượng. Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể. Thông hiểu - Ở bậc nhận thức này, học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 8
  • 9. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT Cấp độ tư duy Mô tả thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có liên quan. Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào. Vận dụng thấp - Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. - Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể. Thí dụ: Áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác. Vận dụng cao - Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học. - Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó. Thí dụ: Tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử. Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc: Biết (bậc 1): Với các động từ nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên ... Hiểu (bậc 2): Với các động từ giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói ... Vận dụng (bậc 3): Với các động từ so sánh, phân tích, bình luận, nhận xét, vận dụng, đánh giá … * Lưu ý: Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 9
  • 10. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT Việc xác định mục tiêu nhận thức phải sử dụng các động từ cụ thể đã nêu trên trong yêu cầu của câu hỏi, không sử dụng các động từ chung chung như “nắm vững”, “biết được”, “hiểu được”… vì không thể đo được mức độ nhận thức của học sinh, từ đó không thể đánh giá được học sinh trong quá trình dạy học. Ví dụ: Nội dung (chủ đề) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Việt Nam thời kì 1939 - 1945 - Nêu được hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản, ý nghĩa của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941) - Lý giải được vì sao đến tháng 2 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc mới về nước ? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) được thể hiện như thế nào ? - Phân tích vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. - Hãy đánh giá ý nghĩa của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 – 1939). Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy. - Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử. Bước 4. Chỉnh sửa lại câu hỏi/bài tập Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho chủ đề lựa chọn Lưu ý: + Vận dụng các phương pháp, kiểm tra và hình thức tổ chức dạy học tích cực để HS đạt được mục tiêu về những kiến thức, kĩ năng và định hướng năng lực cần hình thành. + HS được chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức; được thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 10
  • 11. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT + Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học đặc thù của bộ môn. 2. Thực trạng việc xác định và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử: Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Một trong những việc giáo viên từng làm đó là đổi mới từ khâu soạn giáo án và giảng dạy trên lớp đến việc biên soạn đề kiểm tra để từng bước nâng cao chất lượng bài dạy. Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện của giáo viên bộ môn Lịch sử còn có thực trạng sau: - Giáo viên chưa xác định mức độ nhận thức của câu hỏi, bài tập, trong quá trình soạn giáo án giáo viên chưa có những câu hỏi nhằm hướng tới từng đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá, giỏi). Vì vậy, chưa phân hoá được các đối tượng học sinh và do đó chưa phát hiện được những học sinh có khả năng nhận thức tốt, khái quát phân tích vấn đề lôgíc tạo tiền đề cho chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cũng như xác định đối tượng HS để thi vào các trường đại học, cao đẳng khác nhau. - Trong quá trình soạn giảng, giáo viên sử dụng những câu hỏi dễ quá, câu hỏi mà yêu cầu trả lời chỉ dừng ở mức độ phát hiện, có sẵn trong sách giáo khoa, học sinh không cần tìm tòi, suy nghĩ cứ đọc y nguyên sách giáo khoa là được. Giáo viên còn sử dụng những câu dạng như "đúng không? “được không?"... dẫn đến tình trạng học sinh trả lời "bừa" là "có" hoặc "không" mà không hiểu, không lí giải được bản chất vấn đề. - Cũng trong quá trình sử dụng câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra và giải quyết các loại câu hỏi, bài tập chưa hiệu quả, chủ yếu câu hỏi dựa trên cơ sở sách giáo khoa, chưa có câu hỏi nâng cao, khái quát vấn đề (trong khi đó một trong những yêu cầu của dạy - học lịch sử là phải nêu được quy luật, rút ra bài học). - Trong một số giờ dạy, còn một số giáo viên sử dụng và khai thác hệ thống câu hỏi mang tính vụn vặt, câu hỏi không thể hiện tư duy vấn đề, HS cũng không có điều kiện để phát triển tư duy, trí tuệ. Từ thực trạng trên dẫn đến tình trạng giờ học lịch sử trở nên nhàm chán, không có hứng thú đối với học sinh và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. 3. Các giải pháp đã tiến hành trong xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực. Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 11
  • 12. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT 3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong soạn giáo án. a. Một số lưu ý khi xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong giáo án. - Quá trình biên soạn người giáo viên cần lựa chọn câu hỏi sao cho phù hợp với từng kiểu bài: Với những bài học khai thác kiến thức mới nên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề. Với những bài ôn tập nên sử dụng hệ thống câu hỏi tổng kết, khái quát, đánh giá liên hệ. Đối với phần kiểm tra bài cũ trên lớp nên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn gọn để đảm bảo kiểm tra được càng nhiều học sinh càng tốt. Với phần hướng dẫn học sinh tự học và chuẩn bị bài ở nhà nên cho những câu hỏi có tính khái quát, liên hệ, nâng cao bài học. - Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cần đảm bảo các yêu cầu: + Số lượng câu hỏi được sử dụng trong một tiết học phải hợp lí, trong một tiết học chỉ nên sử dụng từ 5 đến 7 câu hỏi, bài tập. Các câu hỏi của bài phải tạo một hệ thống hoàn chỉnh, có mối liên hệ lôgic chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề, nội dung tư tưởng của bài. + Câu hỏi phải theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. + Chú ý xây dựng câu hỏi, bài tập có tình huống vấn đề cần khai thác, tránh tình trạng GV đặt câu hỏi mà nội dung đã có sẵn trong sách giáo khoa, và HS đọc sách giáo khoa trả lời. + Câu hỏi đa dạng về hình thức, thể loại, vừa gây hứng thú trong học tập, vừa tạo điều kiện cho học sinh làm quen với các dạng câu hỏi, bài tập khác nhau, tránh việc học sinh lúng túng, bỡ ngỡ khi làm bài kiểm tra. + Khi xây dựng và lựa chọn hệ thống câu hỏi, người giáo viên cần chuẩn bị nhiều dạng câu hỏi để có thể áp dụng đối với nhiều đối tượng HS (khối, lớp) thuộc các trình độ nhận thức khác nhau, câu hỏi đảm bảo quá trình tư duy phát triển (câu hỏi đảm bảo đi từ dễ đến khó), đối với các câu hỏi "khó" phải có các phương án gợi ý cho học sinht ránh rơi vào tình trạng "đánh đố", khiến các em ngại trả lời khi thầy cô đặt câu hỏi. - Đối với giáo viên: + Cần nêu câu hỏi một cách rõ ràng - câu hỏi đưa ra có tính chất bài tập nhận thức. + Tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện gợi mở, cung cấp tài liệu... nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực giải quyết vấn đề nêu ra từng bước, từng phần. Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 12
  • 13. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT + Khi sử dụng GV có thể tiến hành bằng cách nêu câu hỏi và tổ chức học sinh trả lời, cũng có thể tiến hành trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau, thậm chí bản thân mỗi học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời. Song vấn đề đặt ra là phải tuân thủ những yêu cầu sư phạm. Chọn các loại câu hỏi nào và tổ chức trao đổi như thế nào cho đúng với yêu cầu sư phạm? Nói chung, không nên đặt câu hỏi mà học sinh chỉ cần trả lời một cách đơn giản "có" hay "không", "đúng" hoặc "sai", vì những loại câu hỏi ấy không bắt buộc học sinh phải tư duy nhiều. - Đối với học sinh: + Chú ý nghe câu hỏi giáo viên đưa ra. Suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi. + Tìm hiểu nội dung câu hỏi và yêu cầu của vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. + Vận dụng kiến thức đã biết (hoặc sưu tầm thêm tư liệu) để trả lời câu hỏi đặt ra. Kiểm tra câu trả lời có chính xác hay không. b. Ví dụ về soạn giáo án, chuẩn bị một bài dạy trên lớp. Bài dạy: Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954)” (Lớp 12- ban cơ bản). GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập dựa trên cơ sở xác định: Đây là kiểu bài khai thác kiến thức mới, là một bài trọng tâm trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 (Thời kì kháng chiến chống Pháp 1946- 1954). Vì vậy, GV chú trọng sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề là chính đồng thời kết hợp sử dụng nhiều loại hình câu hỏi bài tập khác nhau: + Câu hỏi gợi ý nhằm dẫn dắt HS vào bài mới đồng thời xác định nội dung cơ bản của bài học mà HS cần chú ý: Ngày 7.5.1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. Vì sao nói đây là chiến thắng quân sự ở một nước thuộc địa được thế giới đánh giá là “Lừng lẫy năm châu, Chấn động địa cầu”. Vậy Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bối cảnh nào, diễn biến và thắng lợi ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học. + Câu hỏi tình huống tiếp nhận nội dung bài học: Kế hoạch NaVa ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung và kết quả triển khai kế hoạch đó? + Để đối phó với kế hoạch NaVa, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương gì?GV đánh giá sự đúng đắn, sáng tạo trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 13 Tải bản FULL (32 trang): https://bit.ly/3Iwp2jB Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 14. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT + Bài tập: Yêu cầu HS hoàn thành bảng niên biểu về diễn biến Chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954.(Sau khi HS trình bày diễn biến qua lược đồ “Chiến trường đông- xuân 1953-1954” Chiến dịch Thời gian Nơi tiến công của quân ta Hoạt động đối phó của TD Pháp Tây Bắc Trung Lào Thượng Lào Tây Nguyên Sau khi hoàn thành bài tập trên, GV đặt câu hỏi sau : Với Cuộc tiến công đông- xuân 1953- 1954, em hãy cho biết kế hoạch Na va đã được thực hiện như thế nào ?(Bước đầu kế hoạch NaVa bị phá sản – Khối cơ động lực lượng của địch ở đồng bằng Bắc Bộ bị phân tán thành nhiều nơi)(Giải thích.) - Tiếp theo khi dạy về Chiến dịch ĐBP, giáo viên có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài tập sau, tùy theo đối tượng HS mà GV linh động đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp : + Vì sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến, chiến lược của cả ta và Pháp ? + Nghệ thuật quân sự của quân đội ta được sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ?( Dành cho HS khá- giỏi) + Những nguyên nào dẫn đến thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ ? (Dành cho HS khá- giỏi) + Qua bài học em hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến dịch ĐBP đối với cách mạng nước ta và cách mạng thế giới?(HS khá – giỏi)) Ngoài những câu hỏi, bài tập trên, trong quá trình triển khai bài học,GV có thể linh hoạt đặt câu hỏi, bài tập cho từng đối tượng HS, từng kiểu bài (dạy bài mới hoặc bài ôn tập, luyện thi học sinh giỏi.) Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 14 Tải bản FULL (32 trang): https://bit.ly/3Iwp2jB Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 15. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT - Ví dụ : Sau khi GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về công tác chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ (những đoàn dân công phá đá mở đường, đoàn xe đạp thồ, ngựa thồ, xe vận tải, ảnh kéo pháo khẩn trương ra mặt trận, hình ảnh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo...) Để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, GV dẫn dắt : Em có nhận xét gì về những hình ảnh trên?(Tinh thần đoàn kết, dũng cảm hi sinh, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân dốc sức cho mặt trận) + Để giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, GV yêu cầu HS trình bày diễn biến Chiến dịch ĐBP qua lược đồ. + Phần củng cố bài học, GV yêu cầu HS trả lời bài tập sau: Vì sao nói Chiến thắng LS ĐBP là chiến thắng lớn nhất, vĩ đại nhất của dân tộc ta, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương ?(dành cho HS khá – giỏi) Như vậy, từ các câu hỏi, bài tập ở ví dụ trên sẽ giúp học sinh nắm vững hơn tri thức lịch sử hình thành các kỹ năng học tập, xử lí các thông tin, từ đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Với mục đích giúp cho giáo viên xác định đúng mức độ nhận thức của từng loại câu hỏi, bài tập và sử dụng từng loại câu hỏi sao cho phù hợp với yêu cầu của bài, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh, từng khối lớp để nâng cao hiệu qủa bài dạy lịch sử. 3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực a. Một số lưu ý khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực - Giáo viên phải nắm vững các hình thức kiểm tra đánh giá đối với môn Lịch sử THPT bao gồm: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên (Kiểm tra 10- 15 phút); Kiểm tra, đánh giá định kì (Kiểm tra trong một tiết hoặc kiểm tra cuối học kỳ với thời gian có thể từ 45 phút đến 90 phút); Kiểm tra, đánh giá tổng kết (bài thi tốt nghiệp, hết năm, có thể là từ 45 phút đến 180 phút). Các hình thức kiểm tra, đánh giá nêu trên được tiến hành một cách linh hoạt, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mục tiêu dạy học. Ngoài ra giáo viên có thể thực hiện những hình thức kiểm tra khác: Thực hành vẽ lược đồ, tham gia các hoạt động thực tế khác… Các hình thức kiểm tra, đánh giá luôn tạo cho học sinh hứng thú, tích cực tham gia, củng cố kết quả học tập, tuy nhiên phải tính đến điều kiện cụ thể của việc kiểm tra. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, kiểm tra Lê Thị Kim Loan Trường THPT Trần Quốc Tuấn 15 4106191