SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 9
Baixar para ler offline
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright         Kinh tế vĩ mô                     Câu hỏi ôn tập
         Niên khoá: 2008-2010


                                           CÂU HỎI ÔN TẬP
                                             CHƯƠNG 1
                            KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ
    1. Giải thích sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hai lĩnh vực này
       liên quan với nhau như thế nào?

    2. Tai sao các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình?

    3. Một mô hình cân bằng thị trường là gì? Khi nào giả định về sự cân bằng thị
       trường là phù hợp?

                                                ĐÁP ÁN

    1. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp và hộ gia đình ra quyết
       định và họ tương tác với nhau như thế nào. Các mô hình kinh tế vi mô về
       doanh nghiệp và hộ gia đình dựa trên nguyên tắc tối ưu hoá – các doanh
       nghiệp và hộ gia đình nỗ lực hoạt động tốt nhất có thể ứng với những điều
       kiện ràng buộc mà họ phải đối phó. Ví dụ, các hộ gia đình chọn hàng hoá nào
       để mua nhằm tối đa hoá độ thỏa dụng, trong khi các doanh nghiệp quyết định
       sản xuất bao nhiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngược lại, kinh tế vĩ mô nghiên
       cứu nền kinh tế như một tổng thể; môn học này tập trung vào những vấn đề
       như tổng sản lượng, tổng việc làm, và mức giá chung được xác định ra sao.
       Các biến số của toàn thể nền kinh tế này dựa vào sự tương tác của nhiều hộ gia
       đình và nhiều doanh nghiệp; do đó, kinh tế vi mô tạo thành cơ sở cho kinh tế
       vĩ mô.

    2. Các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình như một phương tiện để tóm tắt các
       mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Các mô hình có ích vì chúng thu gọn
       nhiều chi tiết trong nền kinh tế và cho phép người ta tập trung vào những mối
       quan hệ kinh tế quan trọng nhất.

    3. Một mô hình cân bằng thị trường là mô hình trong đó giá điều chỉnh để cân
       bằng cung và cầu. Các mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong những tình
       huống mà mức giá có tính linh hoạt. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, mức
       giá linh hoạt không chắc là một giả định sát thực tế. Ví dụ, hợp đồng lao động
       thường ấn định tiền lương cố định trong ba năm. Hoặc những doanh nghiệp
       như các nhà xuất bản tạp chí thường chỉ thay đổi mức giá sau ba đến bốn năm.
       Hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng tính linh hoạt của giá là một giả định
       hợp lý để nghiên cứu những vấn đề dài hạn. Trong dài hạn, giá phản ứng trước
       sự thay đổi của cầu hay cung, cho dù trong ngắn hạn, giá có thể chậm điều
       chỉnh.




John Fernald/Mankiw                                 1                      Biên dịch: Kim Chi
                                                                  Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright            Kinh tế vĩ mô                                Câu hỏi ôn tập




                                           CÂU HỎI ÔN TẬP
                                             CHƯƠNG 2
                                SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ
    1. Liệt kê hai loại đại lượng mà GDP đo lường. Làm thế nào GDP lại có thể cùng
       một lúc đo lường được hai loại đại lượng này?

    2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường cái gì?

    3. Liệt kê ba nhóm người được Cục Thống kê lao động sử dụng để xếp loại mọi
       người trong nền kinh tế. Cục Thống kê tính toán tỷ lệ thất nghiệp như thế nào?

    4. Giải thích định luật Okun.

                                                ĐÁP ÁN

    1. GDP đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu
       vào sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể cùng một lúc
       đo lường được hai đại lượng vì cả hai thật ra cũng chỉ là một: đối với một nền
       kinh tế trên bình diện tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Như minh họa qua
       biểu đồ dòng lưu chuyển trong sách giáo khoa, có những cách khác nhau
       nhưng tương đương với nhau để đo lường dòng tiền trong nền kinh tế.

    2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Đại lượng này
       cho ta biết giá của một rổ hàng hoá cố định so với giá của chính rổ hàng hoá
       đó ở năm cơ sở.

    3. Cục Thống kê lao động phân loại mỗi người vào một trong ba nhóm sau: có
       việc làm, thất nghiệp, hay không nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất
       nghiệp là phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm, được tính như
       sau:

                                                     So nguoi that nghiep x 100
                              Tỷ lệ thất nghiệp =
                                                           Luc luong lao dong

         Lưu ý rằng lực lượng lao động là số người có việc làm cộng với số người thất
         nghiệp.

    4. Định luật Okun nói đến mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và GDP
       thực. Người lao động có việc làm giúp tạo ra hàng hoá và dịch vụ trong khi
       người lao động thất nghiệp thì không. Do đó, tăng tỷ lệ thất nghiệp gắn liền
       với giảm GDP thực. Định luật Okun có thể được tóm tắt bằng phương trình:

                                %∆GDP thực = 3% - 2 × (∆Tỷ lệ thất nghiệp)

         Nghĩa là, nếu tình trạng thất nghiệp không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng GDP
         thực là 3 phần trăm. Ứng với mức thay đổi tỷ lệ thất nghiệp là một điểm phần
         trăm (ví dụ, giảm từ 6 phần trăm xuống 5 phần trăm, hay tăng từ 6 phần trăm
         lên 7 phần trăm), sản lượng sẽ thay đổi 2 phần trăm theo chiều ngược lại.



John Fernald/Mankiw                                    2                                 Biên dịch: Kim Chi
                                                                                Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright         Kinh tế vĩ mô                      Câu hỏi ôn tập




                                           CÂU HỎI ÔN TẬP
                                             CHƯƠNG 3
                   THU NHẬP QUỐC GIA
           HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỔ NHƯ THẾ NÀO
    1. Sản lượng của một nền kinh tế sản xuất ra được xác định bởi những yếu tố
       nào?

    2. Giải thích làm thế nào một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và tối đa
       hoá lợi nhuận đưa ra quyết định về cầu là bao nhiêu cho từng yếu tố sản xuất.

    3. Vai trò của quy luật sinh lợi (hay lợi suất) không đổi theo qui mô trong phân
       phối thu nhập là gì?

    4. Tiêu dùng và đầu tư được xác định bởi những yếu tố nào?

    5. Giải thích sự khác biệt giữa các khoản chi mua của chính phủ và các khoản
       thanh toán chuyển nhượng của chính phủ. Hãy cho hai ví dụ ứng với từng
       khoản mục.

    6. Yếu tố nào xác định cân bằng giữa cầu và cung hàng hoá và dịch vụ của nền
       kinh tế (trong chương học này)?

    7. Giải thích điều gì xảy ra cho tiêu dùng, đầu tư, và lãi suất khi chính phủ tăng
       thuế.

                                                ĐÁP ÁN

    1. Các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất xác định sản lượng mà một nền
       kinh tế có thể sản xuất. Các yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử
       dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ: những yếu tố quan trọng nhất là vốn và
       lao động. Công nghệ sản xuất xác định mức độ sản lượng nhiều hay ít có thể
       được sản xuất ra ứng với các yếu tố đầu vào cho trước này. Tăng một trong
       các yếu tố sản xuất hay cải thiện công nghệ sẽ dẫn đến tăng sản lượng của nền
       kinh tế.

    2. Khi một doanh nghiệp quyết định sử dụng một yếu tố sản xuất bằng bao nhiêu,
       họ sẽ cân nhắc xem quyết định này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào.
       Ví dụ, nếu thuê thêm một đơn vị lao động sẽ tăng sản lượng và do đó tăng
       doanh thu; doanh nghiệp so sánh doanh thu tăng thêm này với chi phí tăng
       thêm do phải trả thêm tiền công lao động. Doanh thu tăng thêm mà doanh
       nghiệp nhận được phụ thuộc vào sản phẩm biên của lao động (MPL) và giá
       hàng hoá sản xuất ra (P). Một đơn vị lao động tăng thêm sản xuất ra được
       MPL đơn vị sản lượng tăng thêm, và số sản lượng tăng thêm này được bán ra
       với mức giá P. Do đó, doanh thu tăng thêm của doanh nghiệp là P× MPL. Chi
       phí thuê mướn thêm một đơn vị lao động là tiền công W. Như vậy, quyết định
       tuyển dụng thêm lao động này ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau:

         ∆Lợi nhuận = ∆Doanh thu - ∆Chi phí
                          = (P× MPL) – W


John Fernald/Mankiw                                 3                       Biên dịch: Kim Chi
                                                                   Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright    Kinh tế vĩ mô                              Câu hỏi ôn tập



         Nếu doanh thu tăng thêm, (P × MPL), cao hơn chi phí thuê mướn thêm một
         đơn vị lao động, (W), thì lợi nhuận gia tăng. Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thêm
         lao động cho đến khi không còn khả năng sinh lợi từ việc tuyển dụng này nữa
         – nghĩa là cho đến khi MPL giảm xuống cho tới điểm mà ở đó thay đổi của lợi
         nhuận bằng zero. Trong phương trình trên đây, doanh nghiệp thuê thêm lao
         động cho đến khi ∆Lợi nhuận = 0, nghĩa là khi (P× MPL) = W.

         Điều kiện này có thể được viết lại:

                                           MPL = W/P

         Do đó, một doanh nghiệp cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận sẽ thuê thêm lao
         động cho đến khi sản phẩm biên của lao động bằng với tiền công thực. Lập
         luận tương tự cũng áp dụng cho quyết định của doanh nghiệp khi sử dụng
         thêm vốn: doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm vốn cho đến khi sản phẩm biên của
         vốn bằng với giá thuê vốn thực.

    3. Một hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô nếu khi ta tăng đồng đều
       tất cả các yếu tố sản xuất thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định sẽ làm tăng sản
       lượng thêm cùng một tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp gia tăng
       sử dụng vốn và lao động thêm 50 phần trăm, sản lượng sẽ tăng thêm 50 phần
       trăm, thì hàm sản xuất này có sinh lợi không đổi theo qui mô.

         Nếu hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô thì tổng thu nhập (hay
         tổng sản lượng) trong nền kinh tế gồm những doanh nghiệp cạnh tranh và tối
         đa hoá lợi nhuận sẽ được phân chia thành sinh lợi của lao động, MPL × L, và
         sinh lợi của vốn, MPL × K; nghĩa là trong điều kiện sản lượng không đổi theo
         qui mô, lợi nhuận kinh tế bằng không.

    4. Tiêu dùng phụ thuộc đồng biến với thu nhập khả dụng – thu nhập sau khi đã
       nộp tất cả các khoản thuế. Thu nhập khả dụng càng cao thì tiêu dùng càng
       nhiều.

         Cầu đầu tư phụ thuộc nghịch biến với lãi suất thực. Để việc đầu tư có thể tạo
         ra lợi nhuận, sinh lợi của nó phải lớn hơn chi phí. Vì lãi suất thực đo lường chi
         phí của vốn, lãi suất thực càng cao thì chi phí đầu tư càng lớn, vì thế cầu đầu
         tư sẽ giảm.

    5. Chi mua của chính phủ bao gồm những hàng hoá và dịch vụ mà chính phủ
       trực tiếp mua sắm. Ví dụ, chính phủ mua tên lửa và xe tăng, xây dựng đường
       sá, và cung cấp những dịch vụ như kiểm soát không lưu. Tất cả các hoạt động
       này là một phần của GDP. Thanh toán chuyển nhượng là thanh toán của chính
       phủ cho cá nhân mà không đổi lấy (hay không đối ứng) hàng hoá hay dịch vụ
       gì cả. Thanh toán chuyển nhượng là ngược lại với thuế: thuế làm giảm thu
       nhập khả dụng của hộ gia đình, trong khi thanh toán chuyển nhượng làm tăng
       thu nhập khả dụng. Ví dụ về thanh toán chuyển nhượng bao gồm các khoản
       thanh toán bảo hiểm xã hội cho người già, bảo hiểm thất nghiệp, và phúc lợi
       cựu chiến binh.

    6. Tiêu dùng, đầu tư và chi mua của chính phủ xác định cầu đối với sản lượng
       của nền kinh tế, trong khi các yếu tố sản xuất và hàm sản xuất xác định cung


John Fernald/Mankiw                            4                               Biên dịch: Kim Chi
                                                                      Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright   Kinh tế vĩ mô                            Câu hỏi ôn tập



         sản lượng. Lãi suất thực điều chỉnh để bảo đảm rằng cầu hàng hoá của nền
         kinh tế bằng với cung. Ở mức lãi suất cân bằng, cầu hàng hoá và dịch vụ bằng
         với cung.

    7. Khi chính phủ tăng thuế, thu nhập khả dụng giảm, và do đó tiêu dùng cũng
       giảm. Mức giảm tiêu dùng sẽ bằng lượng thuế gia tăng nhân cho khuynh
       hướng tiêu dùng biên (MPC). MPC càng cao thì ảnh hưởng nghịch biến của
       tăng thuế đối với tiêu dùng càng lớn. Vì sản lượng được ấn định bởi các yếu tố
       sản xuất và công nghệ sản xuất nhất định, và chi mua của chính phủ không
       đổi cho nên sự giảm sút tiêu dùng phải được bù trừ bằng sự gia tăng đầu tư.
       Để đầu tư gia tăng, lãi suất thực phải giảm. Do đó, tăng thuế dẫn đến giảm tiêu
       dùng, tăng đầu tư và giảm lãi suất thực.




John Fernald/Mankiw                           5                             Biên dịch: Kim Chi
                                                                   Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright         Kinh tế vĩ mô                      Câu hỏi ôn tập




                                           CÂU HỎI ÔN TẬP
                                             CHƯƠNG 4
                              TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I
    1. Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng như thế nào đến mức thu
       nhập ở trạng thái dừng? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng ở
       trạng thái dừng?

    2. Tại sao một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn mức vốn theo Qui
       tắc Vàng?

    3. Một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn một trạng thái dừng với
       nhiều vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng hay không? Họ có thể
       chọn một trạng thái dừng với ít vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc
       Vàng hay không? Giải thích câu trả lời của bạn.

    4. Trong mô hình Solow, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến mức thu nhập ở trạng
       thái dừng như thế nào? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc dộ tăng trưởng ở
       trạng thái dừng?

                                                ĐÁP ÁN

    1. Trong mô hình Solow, một tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng
       thái dừng lớn, và mức sản lượng ở trạng thái dừng cao. Một tỷ lệ tiết kiệm
       thấp dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng thái dừng thấp, và mức sản lượng ở trạng
       thái dừng cũng thấp. Tiết kiệm càng cao dẫn đến tăng trưởng kinh tế càng
       nhanh chỉ trong ngắn hạn. Gia tăng tỷ lệ tiết kiệm giúp đẩy mạnh tăng trưởng
       cho đến khi nền kinh tế đạt trạng thái dừng mới. Nghĩa là nếu nền kinh tế duy
       trì mức tiết kiệm cao, thì nền kinh tế cũng sẽ duy trì trữ lượng vốn lớn và mức
       sản lượng cao, nhưng nó sẽ không duy trì tốc độ tăng trưởng cao mãi mãi.

    2. Thật sự hợp lý khi ta giả định rằng mục tiêu của một nhà hoạch định chính
       sách kinh tế là tối đa hoá phúc lợi kinh tế của mọi thành viên trong xã hội. Vì
       phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào mức tiêu dùng, nhà hoạch định chính sách nên
       chọn trạng thái dừng ứng với mức tiêu dùng cao nhất. Mức vốn theo Qui tắc
       Vàng là mức vốn tối đa hoá tiêu dùng ở trạng thái dừng.

         Ví dụ, giả sử không có tăng trưởng dân số hay thay đổi công nghệ. Nếu trữ
         lượng vốn ở trạng thái dừng tăng thêm một đơn vị, thì sản lượng tăng thêm
         một lượng bằng sản phẩm biên của vốn MPK; tuy nhiên, khấu hao tăng thêm
         một lượng bằng δ, cho nên mức sản lượng ròng tăng thêm cho tiêu dùng là
         MPK - δ. Trữ lượng vốn theo Qui tắc Vàng là mức vốn mà ở đó, MPK = δ,
         nghĩa là sản phẩm biên của vốn bằng tỷ lệ khấu hao.

    3. Khi nền kinh tế bắt đầu nằm trên mức vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được
       mức Qui tắc Vàng dẫn đến tiêu dùng cao hơn tại mọi thời điểm. Do đó, các
       nhà hoạch định chính sách luôn luôn muốn chọn mức Qui tắc Vàng, vì tiêu
       dùng gia tăng trong mọi thời đoạn. Mặt khác, khi nền kinh tế nằm dưới mức
       vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được mức Qui tắc Vàng có nghĩa là giảm tiêu
       dùng hôm nay để tăng tiêu dùng trong tương lai. Trong trường hợp này, quyết
       định của các nhà hoạch định chính sách sẽ không rõ ràng. Nếu nhà hoạch định

John Fernald/Mankiw                                 6                       Biên dịch: Kim Chi
                                                                   Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright         Kinh tế vĩ mô                                  Câu hỏi ôn tập



         chính sách quan tâm nhiều hơn đến thế hệ hiện tại so với các thế hệ tương lai,
         họ sẽ quyết định không theo đuổi những chính sách nhằm đạt trạng thái dừng
         theo Qui tắc Vàng. Nếu nhà hoạch định chính sách có mối quan tâm như nhau
         đến tất cả các thế hệ, họ sẽ quyết định đạt đến Qui tắc Vàng. Cho dù thế hệ
         hiện tại sẽ phải tiêu dùng ít hơn, một số (vô hạn) các thế hệ tương lai sẽ hưởng
         lợi nhờ tiêu dùng gia tăng thông qua việc chuyển đến trạng thái Qui tắc Vàng.

    4. Tốc độ tăng trưởng dân số càng cao, mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái
       dừng càng thấp, và do đó sẽ có một mức thu nhập ở trạng thái dừng càng thấp.
       Ví dụ, hình 4-1 trình bày trạng thái dừng ứng với hai mức tăng trưởng dân số
       khác nhau, mức thấp hơn n1 và mức cao hơn n2. Tăng trưởng dân số cao hơn,
       n2, có nghĩa là đường biểu thị tăng trưởng dân số và khấu hao cao hơn, cho
       nên mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng thấp hơn.

         Hình 4-1


                      Đầu tư,                             (δ+n2)k
                      đầu tư
                      hoà vốn                                       (δ+n1)k

                                                                          s.f(k)




                                           k*2            k*1
                                                                      Vốn trên mỗi lao động, k


         Tốc độ tăng của tổng thu nhập ở trạng thái dừng là n + g, vì thế, tỷ lệ tăng
         trưởng dân số càng cao, tỷ lệ tăng trưởng tổng thu nhập càng cao. Tuy nhiên,
         thu nhập trên mỗi lao động tăng trưởng với tỷ lệ g ở trạng thái dừng, và như
         vậy sẽ không chịu ảnh hưởng của sự tăng trưởng dân số.




John Fernald/Mankiw                                 7                                   Biên dịch: Kim Chi
                                                                               Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright         Kinh tế vĩ mô                       Câu hỏi ôn tập




                                           CÂU HỎI ÔN TẬP
                                             CHƯƠNG 5
                             TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ II
    1. Trong mô hình Solow, những yếu tố nào xác định tốc độ tăng thu nhập trên
       mỗi lao động ở trạng thái dừng?

    2. Những dữ liệu cần thiết gì giúp xác định liệu một nền kinh tế hiện đang có vốn
       nhiều hơn hay ít hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng?

    3. Các nhà hoạch định chính sách có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia
       bằng cách nào?

    4. Điều gì đã xảy ra cho tốc độ tăng năng suất trong hơn 40 năm qua? Bạn có thể
       giải thích hiện tượng này như thế nào?

    5. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh giải thích như thế nào về sự tăng trưởng bền
       vững mà không đưa ra giả định về tiến bộ công nghệ mang tính ngoại sinh? Lý
       thuyết này khác với mô hình Solow như thế nào?

                                                ĐÁP ÁN

    1. Trong mô hình Solow, chúng ta thấy rằng chỉ có tiến bộ công nghệ có thể tác
       động đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng. Tăng
       trưởng trữ lượng vốn (thông qua tiết kiệm cao) cũng như tăng trưởng dân số
       đều không ảnh hưởng đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái
       dừng. Tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững.

    2. Để xác định xem một nền kinh tế hiện đang có vốn cao hơn hay thấp hơn so
       với trạng thái Qui tắc Vàng, chúng ta cần so sánh đại lượng sản phẩm biên của
       vốn trừ đi khấu hao (MPK - δ) với tốc độ tăng tổng sản lượng (n + g). Tốc độ
       tăng GDP có sẵn. Ước lượng sản phẩm biên của vốn ta cần tính toán thêm một
       chút, như đã trình bày trong sách giáo khoa, ta vẫn có thể rút ra được từ số
       liệu sẵn có về trữ lượng vốn so với GDP, tổng giá trị khấu hao so với GDP, và
       tỷ trọng của vốn trong GDP.

    3. Chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc là thông qua tăng
       tiết kiệm khu vực công (tiết kiệm của chính phủ) hoặc thông qua ban hành các
       biện pháp khuyến khích để thúc đẩy tiết kiệm tư nhân. Tiết kiệm khu vực công
       là chênh lệch giữa số thu của chính phủ và chi tiêu của chính phủ. Nếu chi
       vượt thu, chính phủ sẽ bị thâm hụt ngân sách, có nghĩa là tiết kiệm chính phủ
       có giá trị âm. Những chính sách làm giảm thâm hụt (như giảm mua sắm của
       chính phủ hay tăng thuế) làm tăng tiết kiệm khu vực công, trong khi những
       chính sách làm tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm công. Có nhiều
       chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tiết kiệm tư nhân. Quyết định tiết
       kiệm của một hộ gia đình có thể phụ thuộc vào sinh lợi từ tiết kiệm; sinh lợi từ
       tiết kiệm càng cao, càng hấp dẫn tiết kiệm. Các biện pháp khuyến khích thuế
       như tài khoản hưu trí miễn thuế dành cho cá nhân, và ưu đãi thuế đầu tư dành
       cho các công ty giúp tăng sinh lợi từ tiết kiệm và khuyến khích tiết kiệm tư
       nhân.


John Fernald/Mankiw                                 8                        Biên dịch: Kim Chi
                                                                    Hiệu đính: Châu Văn Thành
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright   Kinh tế vĩ mô                           Câu hỏi ôn tập



    4. Ở Hoa Kỳ, tốc độ tăng sản lượng đầu người giảm từ 2,2 phần trăm một năm
       giai đoạn 1948-1972 còn 1,7 phần trăm một năm giai đoạn 1972-1991. Các
       nước khác thậm chí còn trải qua tình trạng giảm sút tăng trưởng nhiều hơn.
       Xem ra tình trạng sa sút tăng trưởng sản lượng này có thể được qui cho sự sa
       sút của tăng trưởng năng suất – thông qua tỷ lệ cải thiện hàm sản xuất theo
       thời gian. Người ta cũng đưa ra những cách giải thích khác cho tình trạng sa
       sút tăng trưởng này, nhưng xem ra nó vẫn còn là một điều bí ẩn.

    5. Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh cố gắng giải thích tốc độ tiến bộ công nghệ
       bằng cách giải thích những quyết định tác động đến sự sáng tạo tri thức thông
       qua nghiên cứu và phát triển. Ngược lại, mô hình Solow chỉ đơn thuần xem
       tốc độ tiến bộ công nghệ là một biến ngoại sinh. Trong mô hình Solow, tỷ lệ
       tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng một cách tạm thời, nhưng sinh lợi giảm
       dần của vốn cuối cùng buộc nền kinh tế phải tiến tới một trạng thái dừng trong
       đó tăng trưởng chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ ngoại sinh. Ngược lại,
       nhiều mô hình tăng trưởng nội sinh về thực chất giả định rằng vốn có sinh lợi
       không đổi (chứ không phải giảm dần), được lý giải để bao hàm cả tri thức. Vì
       thế, những thay đổi của tỷ lệ tiết kiệm có thể dẫn đến tăng trưởng bền vững
       (kéo dài).




John Fernald/Mankiw                           9                            Biên dịch: Kim Chi
                                                                  Hiệu đính: Châu Văn Thành

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienforeman
 
Chap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich MtbtChap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich Mtbtnvkhoi
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvieforeman
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Legueste9722d
 
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang TruongKhai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truonghsplastic
 
Su Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu BanSu Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu Banguest83eef9
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 
Binh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet NamBinh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet Namforeman
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomforeman
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram camforeman
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Le Viet
 
Mật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NETMật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NETTibi Nguyễn
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanforeman
 
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao VnLich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vnguest478c4b8
 

Mais procurados (19)

Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trien
 
Chap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich MtbtChap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich Mtbt
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Le
 
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang TruongKhai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truong
 
Su Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu BanSu Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu Ban
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 
C3 Hg
C3 HgC3 Hg
C3 Hg
 
Binh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet NamBinh dang gioi o Viet Nam
Binh dang gioi o Viet Nam
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram cam
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124
 
Mật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NETMật thư - DoiSongTrai.NET
Mật thư - DoiSongTrai.NET
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
 
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao VnLich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
 
Df08 L0102v
Df08 L0102vDf08 L0102v
Df08 L0102v
 

Semelhante a Mpp01 512 Om01 V

Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Giaforeman
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicforeman
 
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...nataliej4
 
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách nataliej4
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troforeman
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...nataliej4
 
Blue Ocean In Brief Word 2003
Blue Ocean In Brief   Word 2003Blue Ocean In Brief   Word 2003
Blue Ocean In Brief Word 2003hsplastic
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinhskype
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
Thuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien TuThuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien TuDuy Trung
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 
Df08 L0102 V
Df08 L0102 VDf08 L0102 V
Df08 L0102 Vhsplastic
 
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký nataliej4
 
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi nataliej4
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anforeman
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non nataliej4
 

Semelhante a Mpp01 512 Om01 V (20)

Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logic
 
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
 
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho tro
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
 
Blue Ocean In Brief Word 2003
Blue Ocean In Brief   Word 2003Blue Ocean In Brief   Word 2003
Blue Ocean In Brief Word 2003
 
22 Dieu Ve Marketing
22 Dieu Ve Marketing22 Dieu Ve Marketing
22 Dieu Ve Marketing
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Thuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien TuThuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien Tu
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 
Df08 L0102 V
Df08 L0102 VDf08 L0102 V
Df08 L0102 V
 
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
 
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du an
 
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Trình Phòng Bệnh Cho Trẻ Mầm Non
 

Mais de hsplastic

Ly Thuyet Cung Ngan Han
Ly Thuyet Cung Ngan HanLy Thuyet Cung Ngan Han
Ly Thuyet Cung Ngan Hanhsplastic
 
Khung Hoang Chau A
Khung Hoang Chau AKhung Hoang Chau A
Khung Hoang Chau Ahsplastic
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
Gioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai ChinhGioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai Chinhhsplastic
 
Df08 L0201 V
Df08 L0201 VDf08 L0201 V
Df08 L0201 Vhsplastic
 
Cac Cong Cu Tai Chinh
Cac Cong Cu Tai ChinhCac Cong Cu Tai Chinh
Cac Cong Cu Tai Chinhhsplastic
 
Nh Thuong Mai
Nh Thuong MaiNh Thuong Mai
Nh Thuong Maihsplastic
 
Ngan Hang Viet Nam Va Trung Quoc
Ngan Hang Viet Nam Va Trung QuocNgan Hang Viet Nam Va Trung Quoc
Ngan Hang Viet Nam Va Trung Quochsplastic
 
Mpp01 512 R1601 V
Mpp01 512 R1601 VMpp01 512 R1601 V
Mpp01 512 R1601 Vhsplastic
 
Mpp01 512 R1201 V
Mpp01 512 R1201 VMpp01 512 R1201 V
Mpp01 512 R1201 Vhsplastic
 
Mpp01 512 R0203 V
Mpp01 512 R0203 VMpp01 512 R0203 V
Mpp01 512 R0203 Vhsplastic
 
Mo Hinh Is Lm
Mo Hinh Is LmMo Hinh Is Lm
Mo Hinh Is Lmhsplastic
 
Mo Hinh Co Dien
Mo Hinh Co DienMo Hinh Co Dien
Mo Hinh Co Dienhsplastic
 
Mac08 R1402 V
Mac08 R1402 VMac08 R1402 V
Mac08 R1402 Vhsplastic
 
Mac08 R0502 V
Mac08 R0502 VMac08 R0502 V
Mac08 R0502 Vhsplastic
 
Mac08 R0102 V
Mac08 R0102 VMac08 R0102 V
Mac08 R0102 Vhsplastic
 

Mais de hsplastic (20)

Ly Thuyet Cung Ngan Han
Ly Thuyet Cung Ngan HanLy Thuyet Cung Ngan Han
Ly Thuyet Cung Ngan Han
 
Lam Phat
Lam PhatLam Phat
Lam Phat
 
Khung Hoang Chau A
Khung Hoang Chau AKhung Hoang Chau A
Khung Hoang Chau A
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
Gioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai ChinhGioi Thieu He Thong Tai Chinh
Gioi Thieu He Thong Tai Chinh
 
Df08 L0201 V
Df08 L0201 VDf08 L0201 V
Df08 L0201 V
 
Df08 Fe01 V
Df08 Fe01 VDf08 Fe01 V
Df08 Fe01 V
 
Df08 L13 V
Df08 L13 VDf08 L13 V
Df08 L13 V
 
Cac Cong Cu Tai Chinh
Cac Cong Cu Tai ChinhCac Cong Cu Tai Chinh
Cac Cong Cu Tai Chinh
 
Df08 C03 V
Df08 C03 VDf08 C03 V
Df08 C03 V
 
Nh Thuong Mai
Nh Thuong MaiNh Thuong Mai
Nh Thuong Mai
 
Ngan Hang Viet Nam Va Trung Quoc
Ngan Hang Viet Nam Va Trung QuocNgan Hang Viet Nam Va Trung Quoc
Ngan Hang Viet Nam Va Trung Quoc
 
Mpp01 512 R1601 V
Mpp01 512 R1601 VMpp01 512 R1601 V
Mpp01 512 R1601 V
 
Mpp01 512 R1201 V
Mpp01 512 R1201 VMpp01 512 R1201 V
Mpp01 512 R1201 V
 
Mpp01 512 R0203 V
Mpp01 512 R0203 VMpp01 512 R0203 V
Mpp01 512 R0203 V
 
Mo Hinh Is Lm
Mo Hinh Is LmMo Hinh Is Lm
Mo Hinh Is Lm
 
Mo Hinh Co Dien
Mo Hinh Co DienMo Hinh Co Dien
Mo Hinh Co Dien
 
Mac08 R1402 V
Mac08 R1402 VMac08 R1402 V
Mac08 R1402 V
 
Mac08 R0502 V
Mac08 R0502 VMac08 R0502 V
Mac08 R0502 V
 
Mac08 R0102 V
Mac08 R0102 VMac08 R0102 V
Mac08 R0102 V
 

Mpp01 512 Om01 V

  • 1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Niên khoá: 2008-2010 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 1. Giải thích sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hai lĩnh vực này liên quan với nhau như thế nào? 2. Tai sao các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình? 3. Một mô hình cân bằng thị trường là gì? Khi nào giả định về sự cân bằng thị trường là phù hợp? ĐÁP ÁN 1. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp và hộ gia đình ra quyết định và họ tương tác với nhau như thế nào. Các mô hình kinh tế vi mô về doanh nghiệp và hộ gia đình dựa trên nguyên tắc tối ưu hoá – các doanh nghiệp và hộ gia đình nỗ lực hoạt động tốt nhất có thể ứng với những điều kiện ràng buộc mà họ phải đối phó. Ví dụ, các hộ gia đình chọn hàng hoá nào để mua nhằm tối đa hoá độ thỏa dụng, trong khi các doanh nghiệp quyết định sản xuất bao nhiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngược lại, kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể; môn học này tập trung vào những vấn đề như tổng sản lượng, tổng việc làm, và mức giá chung được xác định ra sao. Các biến số của toàn thể nền kinh tế này dựa vào sự tương tác của nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp; do đó, kinh tế vi mô tạo thành cơ sở cho kinh tế vĩ mô. 2. Các nhà kinh tế học xây dựng các mô hình như một phương tiện để tóm tắt các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế. Các mô hình có ích vì chúng thu gọn nhiều chi tiết trong nền kinh tế và cho phép người ta tập trung vào những mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất. 3. Một mô hình cân bằng thị trường là mô hình trong đó giá điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Các mô hình cân bằng thị trường hữu ích trong những tình huống mà mức giá có tính linh hoạt. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, mức giá linh hoạt không chắc là một giả định sát thực tế. Ví dụ, hợp đồng lao động thường ấn định tiền lương cố định trong ba năm. Hoặc những doanh nghiệp như các nhà xuất bản tạp chí thường chỉ thay đổi mức giá sau ba đến bốn năm. Hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô tin rằng tính linh hoạt của giá là một giả định hợp lý để nghiên cứu những vấn đề dài hạn. Trong dài hạn, giá phản ứng trước sự thay đổi của cầu hay cung, cho dù trong ngắn hạn, giá có thể chậm điều chỉnh. John Fernald/Mankiw 1 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ 1. Liệt kê hai loại đại lượng mà GDP đo lường. Làm thế nào GDP lại có thể cùng một lúc đo lường được hai loại đại lượng này? 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường cái gì? 3. Liệt kê ba nhóm người được Cục Thống kê lao động sử dụng để xếp loại mọi người trong nền kinh tế. Cục Thống kê tính toán tỷ lệ thất nghiệp như thế nào? 4. Giải thích định luật Okun. ĐÁP ÁN 1. GDP đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu vào sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể cùng một lúc đo lường được hai đại lượng vì cả hai thật ra cũng chỉ là một: đối với một nền kinh tế trên bình diện tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Như minh họa qua biểu đồ dòng lưu chuyển trong sách giáo khoa, có những cách khác nhau nhưng tương đương với nhau để đo lường dòng tiền trong nền kinh tế. 2. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Đại lượng này cho ta biết giá của một rổ hàng hoá cố định so với giá của chính rổ hàng hoá đó ở năm cơ sở. 3. Cục Thống kê lao động phân loại mỗi người vào một trong ba nhóm sau: có việc làm, thất nghiệp, hay không nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm, được tính như sau: So nguoi that nghiep x 100 Tỷ lệ thất nghiệp = Luc luong lao dong Lưu ý rằng lực lượng lao động là số người có việc làm cộng với số người thất nghiệp. 4. Định luật Okun nói đến mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và GDP thực. Người lao động có việc làm giúp tạo ra hàng hoá và dịch vụ trong khi người lao động thất nghiệp thì không. Do đó, tăng tỷ lệ thất nghiệp gắn liền với giảm GDP thực. Định luật Okun có thể được tóm tắt bằng phương trình: %∆GDP thực = 3% - 2 × (∆Tỷ lệ thất nghiệp) Nghĩa là, nếu tình trạng thất nghiệp không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực là 3 phần trăm. Ứng với mức thay đổi tỷ lệ thất nghiệp là một điểm phần trăm (ví dụ, giảm từ 6 phần trăm xuống 5 phần trăm, hay tăng từ 6 phần trăm lên 7 phần trăm), sản lượng sẽ thay đổi 2 phần trăm theo chiều ngược lại. John Fernald/Mankiw 2 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 THU NHẬP QUỐC GIA HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỔ NHƯ THẾ NÀO 1. Sản lượng của một nền kinh tế sản xuất ra được xác định bởi những yếu tố nào? 2. Giải thích làm thế nào một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận đưa ra quyết định về cầu là bao nhiêu cho từng yếu tố sản xuất. 3. Vai trò của quy luật sinh lợi (hay lợi suất) không đổi theo qui mô trong phân phối thu nhập là gì? 4. Tiêu dùng và đầu tư được xác định bởi những yếu tố nào? 5. Giải thích sự khác biệt giữa các khoản chi mua của chính phủ và các khoản thanh toán chuyển nhượng của chính phủ. Hãy cho hai ví dụ ứng với từng khoản mục. 6. Yếu tố nào xác định cân bằng giữa cầu và cung hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế (trong chương học này)? 7. Giải thích điều gì xảy ra cho tiêu dùng, đầu tư, và lãi suất khi chính phủ tăng thuế. ĐÁP ÁN 1. Các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất xác định sản lượng mà một nền kinh tế có thể sản xuất. Các yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ: những yếu tố quan trọng nhất là vốn và lao động. Công nghệ sản xuất xác định mức độ sản lượng nhiều hay ít có thể được sản xuất ra ứng với các yếu tố đầu vào cho trước này. Tăng một trong các yếu tố sản xuất hay cải thiện công nghệ sẽ dẫn đến tăng sản lượng của nền kinh tế. 2. Khi một doanh nghiệp quyết định sử dụng một yếu tố sản xuất bằng bao nhiêu, họ sẽ cân nhắc xem quyết định này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào. Ví dụ, nếu thuê thêm một đơn vị lao động sẽ tăng sản lượng và do đó tăng doanh thu; doanh nghiệp so sánh doanh thu tăng thêm này với chi phí tăng thêm do phải trả thêm tiền công lao động. Doanh thu tăng thêm mà doanh nghiệp nhận được phụ thuộc vào sản phẩm biên của lao động (MPL) và giá hàng hoá sản xuất ra (P). Một đơn vị lao động tăng thêm sản xuất ra được MPL đơn vị sản lượng tăng thêm, và số sản lượng tăng thêm này được bán ra với mức giá P. Do đó, doanh thu tăng thêm của doanh nghiệp là P× MPL. Chi phí thuê mướn thêm một đơn vị lao động là tiền công W. Như vậy, quyết định tuyển dụng thêm lao động này ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau: ∆Lợi nhuận = ∆Doanh thu - ∆Chi phí = (P× MPL) – W John Fernald/Mankiw 3 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Nếu doanh thu tăng thêm, (P × MPL), cao hơn chi phí thuê mướn thêm một đơn vị lao động, (W), thì lợi nhuận gia tăng. Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thêm lao động cho đến khi không còn khả năng sinh lợi từ việc tuyển dụng này nữa – nghĩa là cho đến khi MPL giảm xuống cho tới điểm mà ở đó thay đổi của lợi nhuận bằng zero. Trong phương trình trên đây, doanh nghiệp thuê thêm lao động cho đến khi ∆Lợi nhuận = 0, nghĩa là khi (P× MPL) = W. Điều kiện này có thể được viết lại: MPL = W/P Do đó, một doanh nghiệp cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận sẽ thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm biên của lao động bằng với tiền công thực. Lập luận tương tự cũng áp dụng cho quyết định của doanh nghiệp khi sử dụng thêm vốn: doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm vốn cho đến khi sản phẩm biên của vốn bằng với giá thuê vốn thực. 3. Một hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô nếu khi ta tăng đồng đều tất cả các yếu tố sản xuất thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định sẽ làm tăng sản lượng thêm cùng một tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp gia tăng sử dụng vốn và lao động thêm 50 phần trăm, sản lượng sẽ tăng thêm 50 phần trăm, thì hàm sản xuất này có sinh lợi không đổi theo qui mô. Nếu hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô thì tổng thu nhập (hay tổng sản lượng) trong nền kinh tế gồm những doanh nghiệp cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận sẽ được phân chia thành sinh lợi của lao động, MPL × L, và sinh lợi của vốn, MPL × K; nghĩa là trong điều kiện sản lượng không đổi theo qui mô, lợi nhuận kinh tế bằng không. 4. Tiêu dùng phụ thuộc đồng biến với thu nhập khả dụng – thu nhập sau khi đã nộp tất cả các khoản thuế. Thu nhập khả dụng càng cao thì tiêu dùng càng nhiều. Cầu đầu tư phụ thuộc nghịch biến với lãi suất thực. Để việc đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận, sinh lợi của nó phải lớn hơn chi phí. Vì lãi suất thực đo lường chi phí của vốn, lãi suất thực càng cao thì chi phí đầu tư càng lớn, vì thế cầu đầu tư sẽ giảm. 5. Chi mua của chính phủ bao gồm những hàng hoá và dịch vụ mà chính phủ trực tiếp mua sắm. Ví dụ, chính phủ mua tên lửa và xe tăng, xây dựng đường sá, và cung cấp những dịch vụ như kiểm soát không lưu. Tất cả các hoạt động này là một phần của GDP. Thanh toán chuyển nhượng là thanh toán của chính phủ cho cá nhân mà không đổi lấy (hay không đối ứng) hàng hoá hay dịch vụ gì cả. Thanh toán chuyển nhượng là ngược lại với thuế: thuế làm giảm thu nhập khả dụng của hộ gia đình, trong khi thanh toán chuyển nhượng làm tăng thu nhập khả dụng. Ví dụ về thanh toán chuyển nhượng bao gồm các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội cho người già, bảo hiểm thất nghiệp, và phúc lợi cựu chiến binh. 6. Tiêu dùng, đầu tư và chi mua của chính phủ xác định cầu đối với sản lượng của nền kinh tế, trong khi các yếu tố sản xuất và hàm sản xuất xác định cung John Fernald/Mankiw 4 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 5. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập sản lượng. Lãi suất thực điều chỉnh để bảo đảm rằng cầu hàng hoá của nền kinh tế bằng với cung. Ở mức lãi suất cân bằng, cầu hàng hoá và dịch vụ bằng với cung. 7. Khi chính phủ tăng thuế, thu nhập khả dụng giảm, và do đó tiêu dùng cũng giảm. Mức giảm tiêu dùng sẽ bằng lượng thuế gia tăng nhân cho khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC). MPC càng cao thì ảnh hưởng nghịch biến của tăng thuế đối với tiêu dùng càng lớn. Vì sản lượng được ấn định bởi các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất nhất định, và chi mua của chính phủ không đổi cho nên sự giảm sút tiêu dùng phải được bù trừ bằng sự gia tăng đầu tư. Để đầu tư gia tăng, lãi suất thực phải giảm. Do đó, tăng thuế dẫn đến giảm tiêu dùng, tăng đầu tư và giảm lãi suất thực. John Fernald/Mankiw 5 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 6. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I 1. Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng như thế nào đến mức thu nhập ở trạng thái dừng? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng ở trạng thái dừng? 2. Tại sao một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn mức vốn theo Qui tắc Vàng? 3. Một nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể chọn một trạng thái dừng với nhiều vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng hay không? Họ có thể chọn một trạng thái dừng với ít vốn hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng hay không? Giải thích câu trả lời của bạn. 4. Trong mô hình Solow, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến mức thu nhập ở trạng thái dừng như thế nào? Nó ảnh hưởng như thế nào đến tốc dộ tăng trưởng ở trạng thái dừng? ĐÁP ÁN 1. Trong mô hình Solow, một tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng thái dừng lớn, và mức sản lượng ở trạng thái dừng cao. Một tỷ lệ tiết kiệm thấp dẫn đến trữ lượng vốn ở trạng thái dừng thấp, và mức sản lượng ở trạng thái dừng cũng thấp. Tiết kiệm càng cao dẫn đến tăng trưởng kinh tế càng nhanh chỉ trong ngắn hạn. Gia tăng tỷ lệ tiết kiệm giúp đẩy mạnh tăng trưởng cho đến khi nền kinh tế đạt trạng thái dừng mới. Nghĩa là nếu nền kinh tế duy trì mức tiết kiệm cao, thì nền kinh tế cũng sẽ duy trì trữ lượng vốn lớn và mức sản lượng cao, nhưng nó sẽ không duy trì tốc độ tăng trưởng cao mãi mãi. 2. Thật sự hợp lý khi ta giả định rằng mục tiêu của một nhà hoạch định chính sách kinh tế là tối đa hoá phúc lợi kinh tế của mọi thành viên trong xã hội. Vì phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào mức tiêu dùng, nhà hoạch định chính sách nên chọn trạng thái dừng ứng với mức tiêu dùng cao nhất. Mức vốn theo Qui tắc Vàng là mức vốn tối đa hoá tiêu dùng ở trạng thái dừng. Ví dụ, giả sử không có tăng trưởng dân số hay thay đổi công nghệ. Nếu trữ lượng vốn ở trạng thái dừng tăng thêm một đơn vị, thì sản lượng tăng thêm một lượng bằng sản phẩm biên của vốn MPK; tuy nhiên, khấu hao tăng thêm một lượng bằng δ, cho nên mức sản lượng ròng tăng thêm cho tiêu dùng là MPK - δ. Trữ lượng vốn theo Qui tắc Vàng là mức vốn mà ở đó, MPK = δ, nghĩa là sản phẩm biên của vốn bằng tỷ lệ khấu hao. 3. Khi nền kinh tế bắt đầu nằm trên mức vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được mức Qui tắc Vàng dẫn đến tiêu dùng cao hơn tại mọi thời điểm. Do đó, các nhà hoạch định chính sách luôn luôn muốn chọn mức Qui tắc Vàng, vì tiêu dùng gia tăng trong mọi thời đoạn. Mặt khác, khi nền kinh tế nằm dưới mức vốn theo Qui tắc Vàng, việc đạt được mức Qui tắc Vàng có nghĩa là giảm tiêu dùng hôm nay để tăng tiêu dùng trong tương lai. Trong trường hợp này, quyết định của các nhà hoạch định chính sách sẽ không rõ ràng. Nếu nhà hoạch định John Fernald/Mankiw 6 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 7. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập chính sách quan tâm nhiều hơn đến thế hệ hiện tại so với các thế hệ tương lai, họ sẽ quyết định không theo đuổi những chính sách nhằm đạt trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng. Nếu nhà hoạch định chính sách có mối quan tâm như nhau đến tất cả các thế hệ, họ sẽ quyết định đạt đến Qui tắc Vàng. Cho dù thế hệ hiện tại sẽ phải tiêu dùng ít hơn, một số (vô hạn) các thế hệ tương lai sẽ hưởng lợi nhờ tiêu dùng gia tăng thông qua việc chuyển đến trạng thái Qui tắc Vàng. 4. Tốc độ tăng trưởng dân số càng cao, mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng càng thấp, và do đó sẽ có một mức thu nhập ở trạng thái dừng càng thấp. Ví dụ, hình 4-1 trình bày trạng thái dừng ứng với hai mức tăng trưởng dân số khác nhau, mức thấp hơn n1 và mức cao hơn n2. Tăng trưởng dân số cao hơn, n2, có nghĩa là đường biểu thị tăng trưởng dân số và khấu hao cao hơn, cho nên mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng thấp hơn. Hình 4-1 Đầu tư, (δ+n2)k đầu tư hoà vốn (δ+n1)k s.f(k) k*2 k*1 Vốn trên mỗi lao động, k Tốc độ tăng của tổng thu nhập ở trạng thái dừng là n + g, vì thế, tỷ lệ tăng trưởng dân số càng cao, tỷ lệ tăng trưởng tổng thu nhập càng cao. Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi lao động tăng trưởng với tỷ lệ g ở trạng thái dừng, và như vậy sẽ không chịu ảnh hưởng của sự tăng trưởng dân số. John Fernald/Mankiw 7 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 8. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ II 1. Trong mô hình Solow, những yếu tố nào xác định tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng? 2. Những dữ liệu cần thiết gì giúp xác định liệu một nền kinh tế hiện đang có vốn nhiều hơn hay ít hơn so với trạng thái dừng theo Qui tắc Vàng? 3. Các nhà hoạch định chính sách có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia bằng cách nào? 4. Điều gì đã xảy ra cho tốc độ tăng năng suất trong hơn 40 năm qua? Bạn có thể giải thích hiện tượng này như thế nào? 5. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh giải thích như thế nào về sự tăng trưởng bền vững mà không đưa ra giả định về tiến bộ công nghệ mang tính ngoại sinh? Lý thuyết này khác với mô hình Solow như thế nào? ĐÁP ÁN 1. Trong mô hình Solow, chúng ta thấy rằng chỉ có tiến bộ công nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng. Tăng trưởng trữ lượng vốn (thông qua tiết kiệm cao) cũng như tăng trưởng dân số đều không ảnh hưởng đến tốc độ tăng thu nhập trên mỗi lao động ở trạng thái dừng. Tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững. 2. Để xác định xem một nền kinh tế hiện đang có vốn cao hơn hay thấp hơn so với trạng thái Qui tắc Vàng, chúng ta cần so sánh đại lượng sản phẩm biên của vốn trừ đi khấu hao (MPK - δ) với tốc độ tăng tổng sản lượng (n + g). Tốc độ tăng GDP có sẵn. Ước lượng sản phẩm biên của vốn ta cần tính toán thêm một chút, như đã trình bày trong sách giáo khoa, ta vẫn có thể rút ra được từ số liệu sẵn có về trữ lượng vốn so với GDP, tổng giá trị khấu hao so với GDP, và tỷ trọng của vốn trong GDP. 3. Chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc là thông qua tăng tiết kiệm khu vực công (tiết kiệm của chính phủ) hoặc thông qua ban hành các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy tiết kiệm tư nhân. Tiết kiệm khu vực công là chênh lệch giữa số thu của chính phủ và chi tiêu của chính phủ. Nếu chi vượt thu, chính phủ sẽ bị thâm hụt ngân sách, có nghĩa là tiết kiệm chính phủ có giá trị âm. Những chính sách làm giảm thâm hụt (như giảm mua sắm của chính phủ hay tăng thuế) làm tăng tiết kiệm khu vực công, trong khi những chính sách làm tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm công. Có nhiều chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tiết kiệm tư nhân. Quyết định tiết kiệm của một hộ gia đình có thể phụ thuộc vào sinh lợi từ tiết kiệm; sinh lợi từ tiết kiệm càng cao, càng hấp dẫn tiết kiệm. Các biện pháp khuyến khích thuế như tài khoản hưu trí miễn thuế dành cho cá nhân, và ưu đãi thuế đầu tư dành cho các công ty giúp tăng sinh lợi từ tiết kiệm và khuyến khích tiết kiệm tư nhân. John Fernald/Mankiw 8 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
  • 9. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập 4. Ở Hoa Kỳ, tốc độ tăng sản lượng đầu người giảm từ 2,2 phần trăm một năm giai đoạn 1948-1972 còn 1,7 phần trăm một năm giai đoạn 1972-1991. Các nước khác thậm chí còn trải qua tình trạng giảm sút tăng trưởng nhiều hơn. Xem ra tình trạng sa sút tăng trưởng sản lượng này có thể được qui cho sự sa sút của tăng trưởng năng suất – thông qua tỷ lệ cải thiện hàm sản xuất theo thời gian. Người ta cũng đưa ra những cách giải thích khác cho tình trạng sa sút tăng trưởng này, nhưng xem ra nó vẫn còn là một điều bí ẩn. 5. Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh cố gắng giải thích tốc độ tiến bộ công nghệ bằng cách giải thích những quyết định tác động đến sự sáng tạo tri thức thông qua nghiên cứu và phát triển. Ngược lại, mô hình Solow chỉ đơn thuần xem tốc độ tiến bộ công nghệ là một biến ngoại sinh. Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng một cách tạm thời, nhưng sinh lợi giảm dần của vốn cuối cùng buộc nền kinh tế phải tiến tới một trạng thái dừng trong đó tăng trưởng chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ ngoại sinh. Ngược lại, nhiều mô hình tăng trưởng nội sinh về thực chất giả định rằng vốn có sinh lợi không đổi (chứ không phải giảm dần), được lý giải để bao hàm cả tri thức. Vì thế, những thay đổi của tỷ lệ tiết kiệm có thể dẫn đến tăng trưởng bền vững (kéo dài). John Fernald/Mankiw 9 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành