1. Sở GD & ĐT Lâm Đồng MÔN TIN HỌC 10
Trường THPT Bùi Thị Xuân CHƯƠNG IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
HỌ & TÊN GVHD: Lương Đình Dũng
HỌ & TÊN GSTT: Võ Thị Ngọc Hoa
BÀI 20: MẠNG MÁY TÍNH
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
− Biết nhu cầu nối mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
− Biết khái niệm mạng máy tính, phân loại mạng.
2. Kĩ năng:
− Phân biệt được qua hình vẽ:
+ Các mạng LAN, WAN
+ Các mạng không dây và có dây
+ Một số thiết bị kết nối
II. PHƯƠNG PHÁP
− Cho HS tự rút ra khái niệm từ hình ảnh trực quan minh họa.
− Diễn giải, vấn đáp.
− Cho HS xem video và tổ chức trò chơi.
− Tổ chức thảo luận và HS sẽ giả lập để tạo các mô hình mạng.
III. CHUẨN BỊ
− Giáo viên: SGK Tin học lớp 10, Giáo án Tin học 10, máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
slide bài giảng, câu hỏi thảo luận, tài liệu hỗ trợ việc thảo luận, video sử dụng trong
trò chơi.
− Học sinh: SGK Tin học lớp 10, đọc trước bài.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp và dẫn dắt vào bài mới (2 phút)
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài mới
- GV: Trong lớp chúng ta chắc em nào cũng biết chat đúng không? Vậy các em có bao
giờ thắc mắc là tại sao, mình ngồi ở nhà lại có thể chat với một bạn ở một nơi xa khác,
thậm chí là chat với bạn đang ở nước ngoài không? Theo các em thì, máy tính của em
và máy tính của bạn mà em đang chat có kết nối với nhau không?
- HS: Trả lời câu hỏi
- GV: Khi chat, là các em đang gửi và nhận thông tin giữa máy của mình và máy tính
của bạn. Để có thể thực hiện được điều đó, các máy tính phải được kết nối với nhau
theo một phương thức nào đó. Sự kết nối giữa các máy tính tạo thành mạng. Vậy thì
mạng máy tính là gì? Chúng ta đã sử dụng mà chưa hiểu nhiều về nó đúng không các
em? Từ hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu rõ hơn về những nội dung này trong một
chương mới, chương IV: Mạng máy tính và Internet. Với bài đầu tiên, bài 20: Mạng
máy tính
2. 2. Nội dung bài dạy
Hoạt động giảng dạy Nội dung
Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm mạng máy tính
(15 phút).
1. Mục tiêu:
- Biết khái niệm mạng máy tính
- Biết sự cần thiết của việc kết nối các máy tính
thành mạng
- Biết các thành phần chính của mạng máy tính.
2. Các bước tiến hành:
- GV: Trình chiếu slide số 3: hình ảnh minh họa cho
khái niệm mạng máy tính.
+ GV: Các em quan sát trên hình ảnh và cho cô biết,
các máy tính trong hình rời rạc hay kết nối với nhau
với nhau?
+ HS: Trả lời: Các máy tính kết nối với nhau
+ GV: Trong hình B, máy tính nào sử dụng được thiết
bị máy in?
+ HS: Tất cả các máy tính trong hệ thống đều sử dụng
được thiết bị máy in.
+ GV: Khi được kết nối với nhau, giữa 2 máy tính có
thể thực hiện được chức năng gì?
+ HS trả lời: 2 máy tính có thể sao chép và truyền dữ
liệu cho nhau.
+ GV: Tổng hợp lại tất cả những nhận xét trên, chúng
ta có khái niệm mạng máy tính. Vậy em nào có thể
nêu lại được khái niệm mạng máy tính, các em có thể
tham khảo thêm trong SGK?
+ HS: Tham khảo SGK và nhắc lại khái niệm.
+ GV: Trình chiếu slide số 4: Khái niệm mạng máy
tính
+ HS: Ghi chú nội dung vào vở hoặc SGK.
+ GV: Một em nêu cho cô ví dụ về một mạng máy tính
mà em biết?
+ HS trả lời: Mạng máy tính của phòng máy thực
hành
- HS: quan sát hình ảnh trên bảng, ghi chú những
nội dung cần thiết
- GV: Trình chiếu slide số 8. Dựa vào mô hình mạng
trên bảng, em nào cho cô biết, mạng mấy tính
gồm những thành phần nào?
- HS: trả lời câu hỏi
- GV: Vậy thì tại sao các máy tính lại cần phải kết
nối lại với nhau thành mạng?
Gợi ý:
+ GV: Nếu trên máy tính của các em có một bộ sưu
tập ảnh hay phim khá thú vị, em muốn chia sẻ cho các
bạn khác thì em sẽ làm thế nào?
+ HS trả lời: Em copy vào USB và đưa cho bạn copy
Bài 20: Mạng máy tính
1. Mạng máy tính là gì?
Khái niệm:
- Mạng là một tập hợp các máy tính
được kết nối theo một phương
thức nào đó, sao cho chúng có thể
trao đổi dữ liệu và dùng chung
thiết bị với nhau.
- Ví dụ: các máy tính kết nối trong
một phòng, một tòa nhà, …
Tại sao phải kết nối các máy
tính thành mạng?
Vì mạng máy tính có rất nhiều tác
dụng như:
- Sao chép, chia sẻ tài nguyên dữ
liệu lớn;
- Dùng chung phần mềm, dữ liệu và
các thiết bị (máy in, bộ xử lý tốc
độ cao,…);
- Quản lí dữ liệu tập trung và an
toàn;
- Email, chat
- …
3. lại vào máy.
+ GV: Khi sử dụng USB để chia sẻ dữ liệu, mất rất
nhiều thời gian để copy dữ liệu, nếu dữ liệu lớn thì
USB sẽ không đủ dung lượng để đáp ứng, không an
toàn vì có thể lây nhiễm virut từ máy khác,… Nếu
chúng ta dùng cách kết nối các máy tính lại thành
mạng thì việc chia sẻ những dữ liệu đó sẽ dễ dàng
thực hiện hơn và không gặp phải những vấn đề nêu
trên.
+ GV: Làm thế nào để tạo thành đội chơi game trực
tuyến, để mua hàng qua mạng, nghe nhạc online,…?
+ HS trả lời: Máy tính phải được kết nối mạng
Internet.
+ GV: Dựa vào SGK và một số ứng dụng mà chúng ta
vừa tìm hiểu từ đầu tiết học đến giờ, các em hãy nêu
cho cô một số tiện ích có được khi thực hiện kết nối
các máy tính lại với nhau?
+ HS: trả lời câu hỏi
- GV: Như vậy các em đã hiểu được vì sao lại cần
phải kết nối các máy tính thành mạng rồi phải
không? GV trình chiếu slide số 7
- GV: Ngoài máy tính để bàn thì có một số thực thể
khác cũng có thể tham gia vào mạng như: điện
thoại di động, laptop, tivi,… Phần mềm cho phép
thực hiện giao tiếp giữa các máy tính là các phần
mềm chuyên dụng thực hiện việc truyền dữ liệu
theo các giao thức truyền thông.
- GV: Các thiết bị đảm bảo cho việc kết nối như: các
phương tiện truyền thông, bộ chuyển tiếp, bộ
khuếch đại, định tuyến,… Để hiểu rõ hơn về các
thiết bị này, chúng ta sang nội dung số 2: Phương
tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
Các thành phần của mạng máy
tính:
Mạng máy tính gồm 3 thành
phần:
- Máy tính
- Các thiết bị đảm bảo cho việc kết
nối
- Phần mềm cho phép thực hiện
giao tiếp giữa các máy tính
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương tiện truyền
thông của mạng máy tính(20 phút)
1. Mục tiêu
- Biết 2 loại phương tiện truyền thông để kết nối
các máy tính trong mạng: có dây và không dây.
- Nhận biết được một số thiết bị kết nối qua hình
ảnh
- Nhận biết được 3 kiểu bố trí cơ bản các máy tính
trong mạng: Kiểu đường thẳng, kiểu vòng và kiểu
hình sao.
- Biết một số yếu cần quan tâm khi thiết kế mạng.
2. Các bước tiến hành
- GV: Trình chiếu 1 đoạn phim ngắn liệt kê một số
phương thức truyền thông(có dây và không dây).
- GV: Các em theo dõi đoạn video, cô sẽ có câu hỏi
liên quan đến nội dung đoạn video sau khi các em
xem xong!
2. Phương tiện truyền thông của
mạng máy tính
a. Kết nối có dây
- Cáp truyền thông: Cáp xoắn đôi,
cáp đồng trục, cáp quang Kết
nối các máy tính trong mạng lại
với nhau.
- Vỉ mạng: Nối với cáp mạng nhờ
giắc cắm. Máy tính muốn tham gia
vào mạng phải có vỉ mạng.
- Bộ khuếch đại(Repeater): Bỏ các
tín hiệu bị méo, nhiễu, khuếch đại
tín hiệu bị tiêu hao do được phát
với khoảng cách xa.
- Bộ tập trung(Hub): là thiết bị kết
nối trong mạng, có chức năng sao
4. - GV: Cô có một trò chơi nhỏ. Bây giờ 2 dãy sẽ
thành một đội chơi, mỗi thành viên trong đội sẽ
lần lượt lên ghi tên các thiết bị truyền thông đã
được nhắc đến trong video, không được ghi trùng
tên đã có. Đội nào ghi nhanh và chính xác nhiều
thiết bị nhất sẽ chiến thắng.
- HS: Theo dõi video và tham gia trò chơi.
- GV: Các em vừa được xem qua một số hình ảnh
của các thiết bị kết nối máy tính vào mạng, một số
thiết bị mạng. Các thiết bị này được chia làm 2
nhóm: Thiết bị kết nối có dây và kết nối không
dây.
- GV trình chiếu slide số 10, 11: Một số phương tiện
kết nối có dây. Các em vừa xem video rồi, hãy cho
cô biết tên thiết bị trên hình và chức năng của nó?
- HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- GV: Tổ chức cho 4 nhóm thảo luận
Chúng ta vừa tìm hiểu về một số thiết bị kết nối
mạng. Vậy các máy tính trong mạng được bố trí
như thế nào? Để hiểu rõ nội dung này, các em sẽ
thảo luận theo nhóm. Các thành viên trong nhóm
sẽ tìm hiểu các thành phần có trong kiểu mạng
được phân công, vẽ hình dạng mô hình lên bảng
và sắp xếp đội hình thành hình dạng của kiểu
mạng đó. (GV gọi 2 em lên thực hiện mẫu minh
họa cho cả lớp dễ hình dung)
+ Nhóm 1: Kiểu đường thẳng.
+ Nhóm 2: Kiểu vòng
+ Nhóm 3: Kiểu hình sao
+ Nhóm 4: Tìm hiểu ưu nhược điểm của các kiểu bố
trí mạng.
- HS thảo luận và thực hiện các yêu cầu GV đặt ra.
- GV đánh giá phần thực hiện của các nhóm, tổng
kết lại nội dung bằng slide số 14, 15, 16
chép tín hiệu đến từ một cổng ra
tất cả các cổng còn lại.
- Bộ định tuyến(Router): là thiết bị
định hướng tuyến đường đi của
các gói tin từ máy tính gửi đến
máy tính nhận
Kiểu bố trí các máy tính trong
mạng
Kiểu đường thẳng(Bus)
- Hình dạng:
- Đặc điểm: Đơn giản và phổ biến
nhất. Gồm một dây cáp đơn lẻ nối
tất cả máy tính trong mạng theo
một hàng.
- Nhược điểm: Nếu xảy ra sự cố
trên đường truyền, toàn bộ các
máy tính không giao tiếp với nhau
được nữa.
Kiểu vòng(Ring)
- Hình dạng:
- Đặc điểm: Các máy được kết nối
liên tiếp nhau tạo thành một vòng
kín, không có điểm đầu, điểm cuối.
Tín hiệu được lưu chuyển trên
vòng theo một chiều duy nhất. Kết
nối đơn giản, dễ lắp đặt.
- Nhược điểm: Nếu xảy ra sự cố
trên một máy, tất cả các máy tính
trong mạng không thể giao tiếp
với nhau. Giao thức truy nhập
đường truyền phức tạp.
Kiểu hình sao(Star)
- Hình dạng:
- Đặc điểm: Các máy tính trạm được
nối vào một thiết bị trung tâm-
nhận tín hiệu từ một trạm và
truyền đến trạm khác. Một trạm bị
hỏng thì không ảnh hưởng đến
5. - GV: Một loại phương tiện truyền thông khác cũng
khá phổ biến đó là kết nối không dây. Dựa vào
SGK, em nào hãy kể tên một số phương tiện
truyền thông không dây? Nó có những đặc điểm
nào khác so với phương tiện truyền thông có dây?
- HS: xem SGK trả lời câu hỏi
- GV: Em nào biết, để tổ chức một mạng máy tính
không dây đơn giản cần có những gì?
- HS: trả lời câu hỏi
- GV trình chiếu slide số 16, 17: Giới thiệu một số
phương tiện truyền thông kết nối không dây.
- GV: Trong việc tổ chức mạng không dây, người ta
thường dùng “ Bộ định tuyến không dây”. Em nào
cho cô biết chức năng của thiết bị này là gì?
- HS: trả lời câu hỏi
- GV: Chúng ta vừa tìm hiểu các dạng kết nối và bố
trí máy tính trong mạng. Tất cả những việc đó gọi
chung là thiết kế mạng. Vậy để thiết kế mạng phù
hợp cần quan tâm những yếu tố nào các em?
- HS: xem SGK trả lời câu hỏi
- GV: Tổng kết nội dung bằng slide số 19
toàn mạng.
- Nhược điểm: Độ dài đường truyền
nối một trạm với thiết bị trung
tâm bị hạn chế(trong vòng 100 m)
Do điểm hạn chế của mỗi kiểu
mạng nên trong thực tế, mạng
được thiết kế theo kiểu hỗn hợp
là chủ yếu.
b. Kết nối không dây
- Phương tiện truyền thông không
dây: sóng radio, bức xạ hồng
ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,..
- Đặc điểm: Thực hiện các kết nối ở
mọi nơi, mọi thời điểm, không cần
sử dụng các thiết bị kết nối cồng
kềnh, phức tạp.
- Tổ chức mạng cần có:
+ Điểm truy cập không dây WAP:
Kết nối các máy tính trong mạng,
kết nối mạng không dây với mạng
có dây
+ Máy tính có vỉ mạng không dây.
- Bộ định tuyến không dây: có chức
năng như điểm truy cập không
dây (WAP) và định tuyến đường
truyền.
Các yếu tố cần quan tâm khi thiết
kế mạng:
- Số lượng máy tính tham gia
- Tốc độ truyền thông trong mạng
- Địa điểm lắp đặt
- Khả năng tài chính
Hoạt động 4: Củng cố (8 phút)
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học
2. Các bước tiến hành:
- GV: Hôm nay chúng ta cần nắm 2 nội dung:
. Mạng máy tính là gì?
. Phương tiện truyền thông của mạng máy tính.
- GV: Một em hãy nhắc lại khái niệm mạng máy
tính và một số lợi ích của mạng máy tính.
- HS: Xung phong trả lời câu hỏi.
- GV: Phương tiện truyền thông là gì? Nêu sự giống
và khác nhau giữa hai loại phương tiện truyền
thông.
- HS: Xung phong trả lời câu hỏi.
- Khái niệm và lợi ích mạng máy
tính.
- Khái niệm phương tiện truyền
thông.
- Mạng không dây giống với mạng
có dây ở điểm là cùng có ba thành
phần mạng, tuy nhiên chủ yếu
khác nhau về đường truyền (hữu
tuyến và vô tuyến). Đặc trưng lớn
nhất của mạng không dây là
không cần sử dụng dây cáp; đây là
6. - GV: Một em hãy lên bảng và vẽ minh họa các kiểu
bố trí máy tính trong mạng.
- HS: Xung phong lên bảng thực hiện yêu cầu của
GV.
- GV: Nhắc lại đặc điểm của các kiểu này.
giải pháp nối mạng tiên tiến,
thuận tiện hơn nhiều so với
phương thức kết nối mạng có dây.
- Kiểu đường thẳng: dùng một
trục cáp chính nối tất cả các máy
tính trong mạng heo một hàng.
Mỗi thời điểm chỉ có một máy tính
được giử dữ liệu lên cáp mạng, các
máy khác phải chờ. Dữ liệu theo
đường cáp chính đến các máy
khác. Hiệu suất hoạt động của
mạng bị ảnh hưởng bởi số lượng
máy trong mạng. Mạng kiểu
đường thẳng lắp đặt đơn giản, tiết
kiệm và dễ mở rộng.
- Kiểu hình sao: Các máy tính được
nối cáp vào một thiết bị trung tâm
- TBTT (Hub, Switch…). Dữ liệu
truyền từ 1 máy đến TBTT sau đó
đến các máy còn lại. Tuy nhiên,
nếu đường cáp nối từ 1 máy tới
TBTT bị hỏng thì chỉ riêng máy
tính đó không liên lạc được, còn
các máy khác vẫn hoạt đông bình
thường. Mạng hình sao dễ chỉnh
sửa, bổ sung, theo dõi và quản lý.
- Kiểu vòng: Các máy tính được nối
tr6n một vòng cáp khép kín. Dữ
liệu được truyền trên cáp theo
một chiều và đi qua từng máy tính
để tới máy nhận dữ liệu. Mị máy
tính đều có quyền truy cập như
nhau. Tuy nhiên, một máy bị hỏng
sẽ ảnh hưởng tới toàn mạng.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Đà Lạt, ngày … tháng … năm 2015
Giáo viên hướng dẫn xét duyệt Sinh viên thực hiện
Lương Đình Dũng Võ Thị Ngọc Hoa