SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 72
KIỂM TOÁN
       BÁO CÁO TÀI CHÍNH


             Chương 11

ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT
TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN
             HOÀN THÀN H
NỘI DUNG CHƯƠNG 11

11.1 ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
     CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
     VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN
     ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY
     DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÔNG
     TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
     BẢN HOÀN THÀNH
11.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
11.1 ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
       DỰNG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO
    QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH

11.1.1 Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư
       XDCB
11.1.2 Nội dung và đặc điểm của BCQT vốn đầu tư
       XDCB hoàn thành
11.1.3 Đặc điểm của XDCB và quá trình quản lý
       đầu tư XDCB tác động đến kiểm toán BCQT
       công trình XDCB hoàn thành
11.1.4 Những đặc trưng cơ bản của BCQT vốn đầu
       tư XDCB hoàn thành
11.1.1 Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư XDCB


- Sản phẩm xây dựng có tính chất là những công trình nhà cửa…được
xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng, nơi sản
xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều
kiện, địa chất, thủy văn và khí hậu;
- Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có
tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, hình thức và phương pháp
xây dựng;
- Sản phẩm xây dựng có quy mô, kết cầu phức tạp. Một công trình có
thể gồm nhiều hạng mục; một hạng mục có thể gồm nhiều đơn vị công
trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Bản thân một sản phẩm xây dựng
có đầy đủ 3 phần: phần ngầm, phần nổi, phần cao. Sản phẩm xây dựng
không thể là những sản phẩm sản xuất hàng loạt.
(tiếp)
11.1.1 Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư XDCB


- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn nên thời gian xây dựng
và sử dụng lâu dài, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu
quả hoạt động của các ngành khác.
- Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
văn hóa nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này có thể dẫn đến phát
sinh các mâu thuẫn mất cân đối trong quan hệ phối hợp đồng bộ giữa
các khâu công tác từ quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng cũng
như quá trình thi công cũng như quyết toán công trình.
- Sản phẩm xây lắp thường được tổ chức sản xuất ngoài trời chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi điều kiện khí hậu, thời tiết… Do đó ở một góc độ nào
đó, sản xuất xây lắp mang tính thời vụ
- Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Vì vậy chúng đều
có thiết kế riêng theo yêu cầu nhiệm vụ thiết kế riêng cho dù về hình
thức có thể là giống nhau.
-…
11.1.2 Nội dung và đặc điểm
                  của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành

   Đặc điểm của BCQTVĐTXDCB
    -BCQTVĐTXDCB là một bản khai tài chính được quy định cụ thể dựa trên
những đặc trưng riêng có của lĩnh vực đầu tư XDCB. Do đó cần phải đảm bảo
cung cấp đầy đủ các thông tin trung thực nhất.
    -XDCB là một lĩnh vực phức tạp, sản phẩm XDCB được tạo nên bởi nhiều
bên có liên quan đến việc quản lý và thi công xây dựng công trình, các khoản
chi tiêu đều được định mức, dự toán hoá cao. Do đó quá trình quản lý đầu tư và
thi công xây dựng công trình cần phải đảm bảo tính tuân thủ các quy định,
nguyên tắc
    -Mỗi một công trình có thể được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn và chịu sự
quản lý theo đúng quy trình cấp phát, thanh toán, cho vay, đồng thời hệ thống
báo cáo quyết toán này phải phản ánh đầy đủ thông tin về quá trình đầu tư
XDCB nhằm đáp ứng yêu cầu cho chủ sở hữu vốn và người nhận công trình
đưa vào khai thác sử dụng.
    (tiếp)
11.1.2 Nội dung và đặc điểm
             của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành
  Hệ thống BCQTVĐTXDCB bao gồm:
   1. Các văn bản pháp lý liên quan đến công trình (mẫu số 01/QTĐT).
   2. Báo cáo tổng hợp quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành
(mẫu số 02/QTĐT).
   3. Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm hay vốn đầu tư của
từng năm (mẫu số 3/QTĐT).
   4. Báo cáo vốn đầu tư thực hiện theo hạng mục công trình hoàn thành (mẫu
số 4/QTĐT).
   5. Báo cáo số lượng và giá trị TSCĐ mới tăng (mẫu số 5/QTĐT).
   6. Báo cáo số lượng và giá trị TSLĐ bàn giao (mẫu số 6/QTĐT).
   7. Báo cáo tình hình công nợ (mẫu số 7/QTĐT).
   8. Bảng đối chiếu xác nhận số liệu và nhận xét của cơ quan cấp phát, cho
vay vốn (mẫu số 8/QTĐT).
   9. Thuyết minh báo cáo quyết toán vốn đầu tư (mẫu số 9/QTĐT).
   10. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (Mẫu số 10/QTĐT)
11.1.3 Đặc điểm của XDCB và quá trình quản
           lý đầu tư XDCB tác động đến kiểm toán BCQT
                      công trình XDCB hoàn thành
   Từ đặc điểm XDCB và quản lý XDCB trình bầy trên,
ảnh hưởng đến kiểm toán sau:
   -Sản phẩm XDCB là những công trình, HMCT đơn chiếc có
thiết kế và dự toán riêng, phương pháp thi công riêng và địa điểm
thi công cũng khác nhau
   -Đặc trưng sở hữu vốn đầu tư xây dựng chi phối đến quá trình
đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm toán
   -Đặc thù của quá trình quản lý đầu tư XDCB
11.1.4 Những đặc trưng cơ bản của BCQT
                        vốn đầu tư XDCB hoàn thành

   Kiểm toán BCQT VĐT XDCB hoàn thành là một trường hợp đặc
biệt của kiểm toán BCTC nhưng có nhiều điểm khác biệt:
    -Một là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB là một trường hợp đặc thù của kiểm
toán BCTC: BCTC cho lĩnh vực này gồm: hệ thống báo cáo kế toán vốn đầu tư
và hệ thống BCQT CTXDCB hoàn thành; Nội dung và bộ phận cấu thành từng
báo cáo cũng khác nhau; Số lượng báo cáo cần kiểm toán là 10 báo cáo.
    -Hai là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB là một sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 loại
kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động trong
cùng một cuộc kiểm toán;
    -Ba là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB là một trường hợp đặc thù của kiểm toán
báo cáo tài chính song nổi bật lại là kiểm toán tuân thủ;
    -Bốn là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB có một đặc trưng riêng là không có khái
niệm “Kiểm toán năm sau”;
   (Tiếp)
11.1.4 Những đặc trưng cơ bản của
                   BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành
    -Năm là, Hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và quá trình nghiên cứu kiểm
soát nội bộ (HTKSNB) trong kiểm toán BCQTVĐTXDCB cũng khác với kiểm
toán BCTC nói chung, cụ thể: HTKSNB là bản thân chủ đầu tư; các bên tham
gia quản lý và thi công (Ban quản lý dự án, thiết kế, các nhà thầu xây dựng,
giám sát…);
    -Sáu là, Nội dung kiểm toán BCQTVĐTXDCB cũng khác với nội dung kiểm
toán BCTC, cụ thể: không phân theo chu kỳ vì không lặp lại; ngoài kiểm toán
các khoản mục cấu thành trong BCQT thì còn kết hợp kiểm toán tuân thủ về
quy chế đầu tư và xây dựng;
    -Bảy là, Việc đánh giá tính trọng yếu trong trong kiểm toán BCQTVĐTXDCB
cũng khác với kiểm toán BCTC, cụ thể: thận trọng hơn vì rủi ro nhiều hơn, đánh
giá theo từng công trình, hạng mục công trình hoặc đánh giá theo từng kiểu
quản lý hay thực hiện dự án…;
    -Tám là, Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCQTVĐTXDCB cũng có
điểm khác biệt với kiểm toán BCTC, cụ thể bằng chứng thể hiện nhiều ở nhiều
dạng và có từ nhiều nguồn khác nhau;
    -Chín là, Đặc điểm vận dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán BCTC vào
kiểm toán BCQTVĐTXDCB, cụ thể: sử dụng nhiều phương pháp kiểm toán
tuân thủ; Phương pháp kiểm toán cơ bản được thực hiện ở diện rộng; từng nội
dung thì phương pháp kiểm tra chi tiết sẽ khác nhau.
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
            QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                                       THÀNH
    11.2.1 Mục đíc h kiểm toán
    Mục đích kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn
thành được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
    - Xem xét báo cáo quyết toán có phản ánh trung thực hợp lý
trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Tính trung thực hợp lý
được thể hiện trên các mặt như tình hình đầu tư, khối lượng chất
lượng của công trình và thời giá được qui định theo khu vực thi
công.
    - Xem xét báo cáo quyết toán lập ra có đúng mẫu biểu đúng qui
định của riêng lĩnh vực XDCB và đúng các nguyên tắc chuẩn mực
kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không.
    -Xem xét việc thực hiện quản lý đầu tư và thi công xây dựng có
đúng trình tự và đúng qui định hay không. Đồng thời, xem xét về
toàn bộ số vốn đầu tư hợp lý tính vào công trình, số vốn đầu tư
duyệt bỏ, và số vốn đầu tư tạo thành TSLĐ như thế nào...
    Để đạt được mục đích trên, ta phải đi sâu vào từng mục đích cụ thể sau :
(tiếp)
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
           QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                              THÀNH
   11.2.1 Mục đíc h kiểm toán
   Thứ nhất: Xem xét tính tuân thủ về qui chế quản lý đầu tư xây
dựng, các thủ tục và trình tự thi công công trình, từ khi thi công
đến khi hoàn thành.
   Thứ hai: Xem xét sự tuân thủ và tính hợp lý, hợp pháp của các
định mức, dự toán, thiết kế, quá trình cung ứng vật tư, thiết bị,...
   Thứ ba: Xem xét việc cấp phát vốn và thanh toán có đúng tiến
độ thi công, đúng khối lượng thực tế và chất lượng của công trình
theo qui định hay không.
   Thứ tư: Xem xét tính hợp lý của số vốn đầu tư đã cấp, đã sử
dụng, đã thanh toán có phù hợp với tình hình thực tế về khối
lượng và chất lượng công trình hay không.
   Thứ năm: Xác định giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư một
cách đúng đắn, hợp lý.
   Thứ sáu: Xem xét và xác định giá trị tài sản lưu động, chi phí
được duyệt bỏ đúng quy định, đúng thực tế.
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
            QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                               THÀNH
  11.2.2 Căn cứ kiểm toán
  - Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
  - Các tài liệu đo đạc, khảo sát thiết kế khả thi, tiền khả thi đã
được duyệt.
  - Hồ sơ, biên bản thẩm định thiết kế kỹ thuật.
  - Danh sách được duyệt của các tổ chức tham gia xây dựng và
các phần việc cụ thể của từng tổ chức này.
  - Dự toán được lập, được phê duyệt của thiết kế kỹ thuật.
  - Bộ đơn giá và tài liệu bổ sung, thay đổi đơn giá khu vực áp
dụng cho công trình.
  - Các tài liệu biên bản nghiệm thu chất lượng công trình, từng
bộ phận công trình trong giai đoạn xây lắp.
  - Các phiếu giá, biên bản quyết toán từng HMCT hoàn thành.
  (tiếp)
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
          QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                             THÀNH
   -Bản vẽ hoàn công của công trình kể cả những thay đổi thiết kế
đã được cơ quan thiết kế phê duyệt.
   -Các hồ sơ, chứng từ mua vật liệu, máy móc thiết bị và các hợp
đồng, phiếu báo giá của nó.
   -Các tài liệu đo đạc, biên bản xác nhận các khối lượng phát
sinh trong khi xây dựng có xác nhận của bộ phận kỹ thuật và chủ
đ.tư.
   -Các nhật ký hay biên bản giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư và
cơ quan thiết kế (nếu có).
   -Biên bản nghiệm thu chất lượng toàn bộ công trình, kể cả biên
bản giám định chất lượng công trình (nếu có).
   -Biên bản giám định về môi trường, môi sinh nếu là công trình
sản xuất độc hại.
   -Các văn bản, tài liệu cho phép khai thác sử dụng các công
trình kỹ thuật khác để phục vụ công trình. Kể cả văn bản cho
phép khai thác tài nguyên, đất đai...(nếu có). (tiếp)
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
            QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                               THÀNH
   - Các biên bản giám định, kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị phòng
chống cháy nổ, thu lôi, thông tin, tín hiệu, bảo vệ, thông gió, truyền hơi
ấm,...
   - Các biên bản hay phiếu kiểm tra (hoặc chứng chỉ kỹ thuật) về mặt
kỹ thuật, chất lượng của vật liệu xây dựng.
   - Các biên bản chạy thử máy, hiệu chỉnh kèm theo lý lịch bổ sung
của nó.
   - Lý lịch hướng dẫn hoặc qui trình vận hành thiết bị và công trình khi
hoàn thành.
   - Các sổ kế toán tổng hợp chi tiết của ban quản lý công trình, dự án.
   - Hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành và báo cáo kế toán hàng
năm theo từng công trình và HMCT hoàn thành.
   - Tùy theo yêu cầu cụ thể và trong một số trường hợp khác người ta
còn tiến hành kiểm toán sổ kế toán của cả bên thi công xây lắp và các
bên cung cấp thiết bị mới xác định đúng được về thực chất và chân
dung của công trình.
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
          QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                             THÀNH
 11.2.3   Yêu     cầu     cơ    bản   của   kiểm    toán
BCQTVĐTXDCBHT
   Yêu cầu đối với quá trình kiểm toán
   Yêu cầu đối với chủ đầu tư và ban quản lý công trình
   Yêu cầu đối với các kiểm toán viên
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
          QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                             THÀNH
 11.2.3    Yêu      cầu     cơ     bản   của kiểm   toán
BCQTVĐTXDCBHT
   Yêu cầ u đố i vớ i quá trình kiể m toán
  - Tuân thủ về nội dung, trình tự và phương pháp kiểm toán đã
    được xây dựng nói chung và của kiểm toán báo cáo quyết
    toán công trình XDCB hoàn thành nói riêng.
  - Quá trình kiểm toán phải thận trọng, trung thực và khách
    quan đảm bảo tính độc lập cao.
  - Thường xuyên hoài nghi và phải có sự đối chiếu làm rõ với
    các bên có liên quan đến quá trình quản lý và thực hiện đầu
    tư XDCB.
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
            QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                               THÀNH
 11.2.3    Yêu       cầu   cơ     bản   của    kiểm    toán
BCQTVĐTXDCBHT
  Yêu cầ u đố i vớ i chủ đầ u tư và ban quả n lý công trình
   Phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm toán,
   kể cả nơi làm việc, các tài liệu hồ sơ quyết toán vốn đầu tư khi công trình
   hoàn thành. Đồng thời, phải sẵn sàng đáp ứng và trả lời cho KTV khi có
   yêu cầu, chịu trách nhiệm pháp lý đối với tài liệu cung cấp cho KTV...
11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
        QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN
                           THÀNH
11.2.3 Yêu cầu cơ bản của kiểm toán BCQTVĐTXDCBHT
 Yêu cầ u đố i vớ i các kiể m toán viên
- Phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là
   phải có kiến thức và sự hiểu biết về lĩnh vực đầu tư XDCB.
- Nắm vững những qui định và các văn bản pháp qui về quản lý đầu tư
   XDCB và kế toán đơn vị chủ đầu tư, kể cả kế toán đơn vị xây lắp.
- Phải biết vận dụng kiến thức và kinh nghiệm kiểm toán một cách chủ
   động và linh hoạt.
- Khi kiểm toán, các nội dung, trình tự, phương pháp kỹ thuật các văn bản
   pháp lý luôn phải được vận dụng cho từng công trình và từng giai đoạn.
- Trung thực, khách quan, không định kiến, thành kiến, không bị chi phối
   bởi lợi ích vật chất hay áp lực bên ngoài...
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
          VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH




  11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào
công trình
  11.3.2. Kiểm toán tính tuân thủ qui chế quản lý đầu
tư và xây dựng
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
              VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH


 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào
công trình
  - Kiểm toán về nguồn vốn đầu tư, bao gồm: nguồn vốn tự có,
    liên doanh; nguồn vốn ngân sách cấp; nguồn vốn vay ngân
    hàng hoặc vay nước ngoài như WB, ADB, ODA…-> Cần xác
    định rõ mối tương quan hay mức độ phù hợp giữa việc cấp
    phát với tiến độ thi công…
  - Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB, thông qua kiểm toán: giá trị
    khối lượng xây lắp hoàn thành; Đơn giá, định mức được
    duyệt…
  - Kiểm toán vốn bằng tiền, kiểm tra việc chi tiêu quản lý và sử
    dụng tiền…
  - Kiểm toán vật tư thiết bị, bao gồm thiết bị sử dụng hay chưa
    sử dụng cho sx, thiết bị cần lắp hay không cần lắp…
  Tiếp
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
               VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH


 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu
tư vào công trình
 - Kiểm toán TSCĐ, bao gồm TSCĐ quản lý thi công của chủ
   đầu tư hay đã bàn giao cho đơn vị khác sử dụng…
 - Kiểm toán công nợ, bao gồm xem xét từng khoản công nợ,
   từng chủ nợ đảo bảo đúng thực tế và đúng quy định.
 - Kiểm tra xem xét về tổng số vốn đã đầu tư cho công trình,
   tổng số vốn đầu tư đã cấp phát, tổng số vốn đầu tư đã thực
   hiện, tổng số vốn đầu tư được tính vào công trình, số vốn đầu
   tư không được tính vào công trình mà tính vào tài sản lưu
   động hay được duyệt bỏ…
 N i d ung kiểm to á n c ụ thể ba o g ồm : (tiếp )
  ộ
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
             VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH


 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào
công trình
 * Kiểm toán nguồn vốn đầu tư:
  - Nguồn vốn ngân sách: kiểm toán cả số đã đầu tư, đã cấp phát,
đã thực hiện, số chưa cấp phát, chưa thanh toán và số chưa sử
dụng. Việc kiểm toán phải tiến hành cả ở đơn vị chủ đầu tư có đối
chiếu với Bộ tài chính, kho bạc Nhà nước ...
  - Nguồn vốn vay ngân hàng trong nước hay nguồn vốn vay nước
ngoài như WB, ADB, IMF... thì việc kiểm toán phải được tiến hành
cả ở đơn vị chủ đầu tư, có đối chiếu với Ngân hàng và những quy
định trong hiệp định vay của các tổ chức này.
  - Nguồn vốn tự có, nguồn liên doanh, nguồn khác phát sinh
trong quá trình sử dụng vốn, như giá trị ngày công đóng góp... cần
phải có sự hiểu biết để đối chiếu, xác định cho phù hợp.
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
             VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH


  11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào
công trình
  * Kiểm toán chi phí đầu tư: Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB
thông qua kiểm toán giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành
  - Kiểm toán về khối lượng xây lắp hoàn thành: Khối lượng xây
lắp hoàn thành phải đảm bảo tuân thủ theo thiết kế và đúng thực
tế theo kết quả đo đạc nghiệm thu bàn giao. Việc kiểm toán về
khối lượng có rất nhiều phương pháp sẽ được trình bày ở phần
phương pháp kiểm toán cụ thể.
  - Kiểm toán việc áp dụng về đơn giá, định mức được duyệt của
Nhà nước. Định mức và đơn giá là những vấn đề phức tạp có liên
quan đến qui định của Nhà nước và của khu vực thi công. Để
kiểm toán đúng đắn về định mức, đơn giá, ta phải hiểu rõ về từng
loại định mức và đơn giá cụ thể cho từng loại công việc, từng điều
kiện và từng giai đoạn...
  Nội dung kiểm toán chi phí xây lắp thường chú trọng đi sâu vào
kiểm toán cho từng loại chi phí trực tiếp và chi phí chung...
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
             VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH




 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu
tư vào công trình
  * Kiểm toán vốn bằng tiền:
  Việc chi tiêu, sử dụng, quản lý phải tuân theo chế độ qui định và
dự toán được duyệt.
  -> Định kỳ phải có sự kiểm tra, đối chiếu với ngân hàng, kho
bạc, cơ quan tài chính và có biện pháp xử lý kể cả chênh lệch và
việc qui đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam.
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
            VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH


 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu
tư vào công trình
  * Kiểm toán vật tư, thiết bị:
  Vật tư để tiến hành phục vụ cho quá trình chuẩn bị sản xuất
hoặc những vật tư còn tồn đọng chưa sử dụng hết của chủ đầu tư.
Thiết bị dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất sau này, kể cả
các loại thiết bị cần lắp hay không cần lắp.
  -> Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, các
thiết bị này đều phải được kiểm toán theo từng đối tượng TSCĐ,
từng loại kể cả giá mua và các chi phí khác phải tuân theo qui
định và dự toán được duyệt.
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
            VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH


 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu
tư vào công trình
 * Kiểm toán TSCĐ:
 TSCĐ bao gồm: TSCĐ sử dụng cho đơn vị chủ đầu tư và TSCĐ
được hình thành qua đầu tư để bàn giao cho đơn vị sử dụng.
 -> Các TSCĐ này khi kiểm toán phải theo từng đối tượng tài sản
bàn giao cho đơn vị sử dụng, kể cả những TSCĐ bàn giao cho
các đơn vị khác sử dụng. Riêng những TSCĐ phục vụ cho việc
quản lý thi công của chủ đầu tư thì phải kiểm toán xác định chính
xác về nguyên giá, giá trị còn lại để có biện pháp xử lý thu hồi
hoặc giảm chi phí đầu tư cho công trình.
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
            VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH


 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào
công trình
 * Kiểm toán Công nợ:
  Công nợ ở đây được hiểu theo 2 nội dung.
  - Công nợ của chủ đầu tư đã thanh toán chi trả xong trước khi
quyết toán. Mặc dù công nợ này đã được giải quyết và được phản
ánh kết quả trên báo cáo quyết toán nhưng việc thanh toán có
đúng theo qui định của Nhà nước, theo từng công trình và đúng
khối lượng thực tế hay không cũng cần phải được kiểm toán.
  - Công nợ khi lập báo cáo quyết toán chưa được giải quyết đang
còn phải thu, phải trả. Loại công nợ này tiếp tục kiểm toán nhằm
xác định rõ về từng khoản công nợ, từng chủ nợ, khách nợ, đúng
mức độ, đúng đối tượng, đúng thực tế và có biện pháp xử lý tiếp
theo, chuyển nợ cho các bên liên quan tiếp tục thu nợ và thanh
toán trả nợ.
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
              VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH



 11.3.2. Kiểm toán tín h tuân thủ quy chế quản lý đầu tư
và xây dựn g
 Công trình xây dựng phải tuân thủ qui chế quản lý đầu tư và
xây dựng hiện hành (hiện nay là Nghị định 52 CP ngày 8/7/1999
của Chính phủ), trên các nội dung:
 + Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc cho phép xây dựng có
hợp pháp hay không
  + Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc quyết toán vốn đầu tư khi
công trình hoàn thành, kể cả báo cáo kế toán vốn đầu tư hàng năm của
chủ đầu tư.
  + Việc chấp hành các qui định và thực hiện về trách nhiệm của các bộ
phận tham gia quản lý đầu tư xây dựng có thực hiện nghiêm chỉnh, đầy
đủ và đúng quyền hạn hay không, trước hết là chủ đầu tư, ban quản lý
công trình, các đơn vị thiết kế, lập dự toán, đơn vị cấp phát vốn,...
  (tiếp)
11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
            VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH




  11.3.2. Kiểm toán tín h tuân thủ quy chế quản lý đầu tư
và xây dựn g
   Kiểm toán tuân thủ về chế độ và qui định quản lý sử dụng vốn
đầu tư. Vốn đầu tư chỉ được sử dụng đúng mục đích đầu tư, chi
tiêu đúng trình tự, đúng qui định, đúng đối tượng, đúng dự toán,
định mức, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
   Kiểm toán tuân thủ về chế độ kế toán và hệ thống báo cáo kế
toán của đơn vị chủ đầu tư.
11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO
             QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
                            HOÀN THÀNH


Trình tự tiến hành kiểm toán gồm 3 bước:
  Bướ c 1: Lậ p kế hoạ ch kiể m toán
  Bướ c 2: Thự c hành kiể m toán
  Bướ c 3: Kế t thúc kiể m toán
11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO
                QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
                               HOÀN THÀNH
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán:
Kế hoạch kiểm toán được lập cho từng công trình, HMCT .
KTV cần phải hiểu rõ đặc điểm quá trình thi công công trình và của chủ đầu
tư, cùng đặc thù quản lý về công trình.
 KTV cần phải thực hiện các công việc theo một trình tự như sau:
   - Khảo sát ban đầu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm
     toán
   - Chuẩn bị cơ sở pháp lý hoặc ký hợp đồng kiểm toán
   - Lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm: Kế hoạch chiến lược, kế
     hoạch tổng quát, chương trình kiểm toán.
   - Phổ biến quyết định kiểm toán đến đơn vị được kiểm toán
     và thông báo cho các đơn vị này chuẩn bị các tài liệu và các
     điều kiện khác phục vụ quá trình kiểm toán
   - Chuẩn bị một số điều kiện khác cho cuộc kiểm toán
11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO
                 QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
                                HOÀN THÀNH
 Bước 2: Thực hàn h kiểm toán :
 KTV thực thi các công việc ghi trong kế hoạch và chương trình kiểm toán .
 KTV cần phải thực hiện các công việc theo một trình tự như sau:
   - Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế KSNB.
   - Phân tích đánh giá.
   - Kiểm toán các bộ phận cấu thành của BCQTVĐT khi công
trình hoàn thành.
11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO
                QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
                               HOÀN THÀNH
Bước 3: Kết thúc kiểm toán :
KTV tổng hợp các kết luận, bằng chứng và đưa ra ý kiến kiểm toán.
KTV cần phải thực hiện các công việc theo một trình tự như sau:
-Lập báo cáo kiểm toán
-Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
-Giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                   TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


  11.5.1 Kiểm toán tính tuân thủ về qui chế quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản
  Kiểm toán tính tuân thủ trong XDCB bao gồm:
  - Kiểm toán tính tuân thủ qui chế quản lý đầu tư XDCB.
  - Kiểm toán tính tuân thủ chính sách chế độ và những qui định
về quản lý, cấp phát, cho vay và sử dụng vốn đầu tư.
  - Kiểm toán tính tuân thủ về chế độ kế toán và hệ thống báo
cáo quyết toán của đơn vị chủ đầu tư cho từng công trình.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
    Đặc điểm nguồn vốn đầu tư
    - Số lượng tài khoản phản ánh nguồn vốn đầu tư ít.
    - Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn rất ít nhưng lại rất quan
trọng và có ảnh hưởng lớn.
    - Giá trị của mỗi nghiệp vụ thường rất lớn.
    - Việc qui đổi nguồn vốn đầu tư bằng ngoại tệ ra tiền Việt Nam là phức tạp
vì tỉ giá thường bị thay đổi.
    - Một công trình được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì lại càng phức tạp
trong việc kiểm toán tính đúng đắn của từng nguồn vốn riêng biệt.
    - Có nhiều cơ quan, nhiều tổ chức có liên quan đến việc quản lý và cấp phát
vốn đầu tư XDCB.
    - Mỗi nguồn vốn đầu tư có qui định riêng về việc quản lý, cấp phát, cho vay,
thanh toán và sử dụng.
    - Khi kiểm toán chủ yếu dựa vào các thử nghiệm cơ bản.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


  11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
   Mục đích kiểm toán nguồn vốn đầu tư
   - Quá trình KSNB đối với nguồn vốn đầu tư phải chặt chẽ, đầy đủ, tin cậy,
đúng qui định và hiệu quả.
   - Các nguồn vốn đầu tư được quản lý, sử dụng đúng mục đích và đánh giá
một cách đúng đắn.
   - Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu tư thì thực sự xảy
ra, được ghi chép đầy đủ, kịp thời và được phê chuẩn đúng qui định.
   - Số dư về tài khoản nguồn vốn đầu tư phải được tính toán chính xác và
thống nhất với sổ cái.
   - Các nguồn vốn đầu tư phải được trình bày một cách đúng đắn và phản
ánh đầy đủ.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
    Quá trình kiểm soát nội bộ đối với nguồn vốn đầu tư
    - Có sổ chi tiết theo dõi riêng biệt từng nguồn vốn, phải phản ánh đầy đủ, kịp
thời, chính xác, phù hợp với những qui định cấp phát, cho vay, thanh toán của
công trình.
    - Phải có sự xét duyệt, kiểm soát nội bộ đối với việc ghi chép các nghiệp vụ
liên quan đến nguồn vốn đầu tư.
    - Số dư nguồn vốn đầu tư phải được đối chiếu định kỳ và được kế toán
trưởng kiểm tra một cách chặt chẽ.
    - Nếu là ngoại tệ phải được qui đổi ra tiền Việt Nam theo đúng qui định tại
các thời điểm phát sinh.
    - .v.v..
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
    - Đối với vốn nước ngoài : Thu thập đơn xin giải ngân và văn bản chấp
thuận của bên tài trợ. Phải lưu ý đến các vấn đề:Thời gian có hiệu lực của thư
giải ngân; Các loại tiền (ngoại tệ) theo đơn giải ngân được chấp nhận; Số lượng
tiền; Xác nhận về kết quả nguồn vốn từ phía nhà tài trợ.
    - Đối với nguồn vốn trong nước : Thu thập các thông tin về hạn mức
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kế hoạch huy động và sử dụng vốn để
kiểm tra; Số vốn ứng trước từ ngân sách; Số vốn đã thanh toán, cấp phát theo
khối lượng hoàn thành dựa trên cơ sở phiếu giá công trình; So sánh số vốn
được sử dụng với khối lượng thực tế được thanh toán.
    Khi kiểm toán, KTV phải có sự đối chiếu với Ngân hàng phục vụ, cơ quan tài
chính để xác định nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, phải đối chiếu giữa sổ cái với
các sổ kế toán chi tiết.
    Nguồn vốn đầu tư chỉ được ghi giảm khi có các thông tư duyệt quyết toán
công trình hoặc HMCT hoàn thành. (tiếp)
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
    - Đối chiếu số liệu ghi giảm vốn đầu tư với báo cáo về quyết toán được
duyệt để xác minh số vốn được ghi giảm.
    - Kiểm tra các nguồn vốn được huy động bổ sung, bằng cách dựa vào qui
định về nội dung nguồn vốn, những qui định về số vốn đầu tư của các cấp có
thẩm quyền để lập ra một bảng kê số được cấp phát, số đã cấp phát, số đã sử
dụng và số còn lại để đối chiếu xác định nguồn bổ sung.
    - Đối chiếu với các tài liệu của cơ quan cấp phát, thanh quyết toán, cơ quan
tài chính.
    - Kiểm tra chênh lệch đánh giá lại tài sản phải có quyết định của Nhà nước
về việc đánh giá lại tài sản, việc đánh giá phải tuân thủ những qui định đánh
giá lại tài sản của Nhà nước. KTV phải đối chiếu theo từng khoản mục tài sản
liên quan trên sổ kế toán của đơn vị chủ đầu tư.
    - Kiểm tra việc trình bày và công bố nguồn vốn đầu tư.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


  11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
    Mục đích kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
    Mục đích kiểm toán chi phí đầu tư XDCB là xác định tổng số chi phí đầu tư
XDCB phù hợp với khối lượng thực tế của từng HMCT và toàn bộ công trình.
Thông qua đó đánh giá tính trung thực của báo cáo quyết toán toàn bộ công
trình và giá trị của từng HMCT hoàn thành đưa vào sản xuất sử dụng làm cơ sở
kết luận về giá trị TSCĐ, TSLĐ hình thành qua đầu tư, dựa trên các cơ sở dẫn
liệu cụ thể đó là:
    - Công trình xây dựng thực tế tồn tại (Tính có thật)
    - Công trình XDCB được đánh giá và tính toán đúng theo định mức, đơn giá
áp dụng cho công trình (tính toán và đánh giá).
    - Các khoản chi phí đều phải được ghi chép đầy đủ đúng qui định, đúng
phương pháp.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H




   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
    Quá trình kiểm soát nội bộ đối với chi phí đầu tư
    - Có sổ kế toán chi tiết chi phí đầu tư theo từng HMCT, từng thành phần chi
phí đầu tư và từng nguồn vốn đầu tư...
    - Có dự toán, định mức chi phí được duyệt và kế hoạch chi tiêu, sử dụng
vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả. Kể cả kế hoạch thi công, mua sắm vật tư,
thiết bị,...
    - Có các qui chế về quản lý giám sát quá trình thi công, thanh quyết toán,
nghiệm thu, bảo quản tài sản, vật tư thiết bị và chi phí cho Ban q.lý công trình.
    - Mọi khoản chi phải được kiểm duyệt đúng qui định, đúng mục đích và được
ghi chép. (tiếp)
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H




   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
   Quá trình kiểm soát nội bộ đối với chi phí đầu tư
   - Các bộ phận phải có nhật ký công tác để dễ kiểm tra đối chiếu và kiểm
soát lẫn nhau.
   - Phải có sự qui định cụ thể và rõ ràng về chế độ kiểm tra, kiểm soát, kiểm
kê hiện vật, điều chỉnh chi phí, kể cả các tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp lý.
   - Có quy định về việc kiểm kê chi phí XDCB dở dang một cách đúng đắn,
phù hợp. Việc đánh giá phải đúng phương pháp, phù hợp với công trình.
   - Có sự quy định về việc áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí đầu tư,
phân bổ, tính giá thành công trình một cách khoa học, phù hợp và đúng chế độ.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


  11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
   * Kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt
   - Căn cứ pháp lý để kiểm toán chi phí xây lắp đó là:
   + Các biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao và các phiếu giá
thanh toán, có xác nhận của cơ quan tài chính, kho bạc, ngân hàng...
   + Các biên bản giám định chất lượng công trình hoặc khối lượng XDCB
hoàn thành bàn giao thanh toán được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
   + Các bộ đơn giá, định mức của Nhà nước áp dụng cho công trình.
   + Tỉ lệ định mức chi phí chung, lợi nhuận định mức áp dụng cho từng loại
công trình, như công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi...
   + Các thông báo giá vật liệu bình quân đến tận hiện trường xây lắp theo
từng quí của cơ quan có thẩm quyền.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
   * Kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt
   - Phương pháp kiểm toán.
   + Sử dụng kỹ thuật phân tích: Phân tích so sánh chi phí xây lắp thực tế với
kế hoạch, định mức, dự toán theo từng bộ phận, từng HMCT, từng thành phần
chi phí xây và lắp để xác định những nội dung, những chi phí và những HMCT
cần đi sâu kiểm toán.
   + Kiểm tra lại hệ thống định mức, đơn giá và các tỉ lệ chi phí qui định tại các
thời điểm áp dụng và phạm vi áp dụng, có phù hợp với qui định của Nhà nước
và khu vực hay không.
   + Kiểm tra thực tế tại các công trình, lưu ý đến các phần che khuất, hay bị
tính trùng, khối lượng chìm hay khối lượng do thay đổi thiết kế,...
   + Đối chiếu các đơn giá, các chứng từ chi tiêu của chủ đầu tư mà KTV có sự
nghi ngờ với hoá đơn của người cung cấp.
   + Đối chiếu chi phí do nhà thầu đưa ra với hoá đơn của người cung cấp.
   (tiếp)
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H
   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
   * Kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt
   - Phương pháp kiểm toán.
    + Đối chiếu chi phí nhân công với bảng thanh toán lương để xác định phần
chi phí hợp lý, còn chênh lệch có thể thuê lao động bên ngoài (lao động thời vụ)
với mức thù lao rất thấp.
   + Khi kiểm tra, phải lưu ý đến thời gian, ngày tháng của chứng từ, tài liệu và
xem xét tính hợp lý của nó.
   + Tính toán lại số liệu ở bộ phận cần thiết hoặc có nhiều sai sót trọng yếu về
khối lượng, đơn giá. So sánh với số liệu của đơn vị, xác định phần chênh lệch
và tìm nguyên nhân.
   + Kiểm tra lại quá trình và phương pháp kế toán của chủ đầu tư về khối
lượng xây lắp.
   + Kiểm tra lại sự đánh số liên tục của các chứng từ, phiếu giá thanh toán
khối lượng xây lắp hoàn thành.
   + Kiểm tra so sánh số liệu giữa sổ chi tiết chi phí đầu tư của từng HMCT với
số liệu trên sổ cái.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
   * Kiểm toán chi phí mua sắm máy móc thiết bị lắp đặt vào công
trình
   - Máy móc thiết bị công trình bao gồm hai loại:
   + Máy móc thiết bị cần lắp (Phải qua lắp đặt mới sử dụng được).
   + Máy móc thiết bị không cần lắp (Không qua công tác lắp đặt).
   - Nội dung và phương pháp kiểm toán.
   + Kiểm tra lại các hợp đồng nhận thầu cung cấp vật tư thiết bị.
   + Kiểm tra đối chiếu so sánh thực tế với danh mục chủng loại thiết bị, tiêu
chuẩn kỹ thuật, giá cả khi quyết toán so với dự toán được duyệt.
   + Đối chiếu giá gốc của những loại máy móc thiết bị có nhiều nghi ngờ với
giá hoá đơn của nhà cung cấp.
   (tiếp)
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
   * Kiểm toán chi phí mua sắm máy móc thiết bị lắp đặt vào công
trình
   + Kiểm tra hồ sơ tài liệu và chứng từ vận chuyển, bảo quản, gia công, tu
sửa, sơn mạ...
   + Kiểm tra lại chất lượng thiết bị, số hiệu, chủng loại thông qua kiểm tra tình
hình thực tế. Nếu thiết bị mà KTV ít hiểu biết phải mời chuyên gia xác nhận.
   + Kiểm tra lại việc qui đổi từ ngoại tệ ra tiền Việt Nam tại thời điểm nhập
máy móc thiết bị nếu là thiết bị nhập khẩu. Đồng thời cũng phải kiểm tra các
hợp đồng uỷ thác khác nhau so sánh với qui định.
   + Kiểm tra lại việc tính toán giá thực tế của các loại thiết bị.
   + Kiểm tra quá trình hạch toán về thiết bị đúng chế độ qui định.
   + Kiểm tra chế độ bảo quản, tiến độ mua sắm, bàn giao thanh toán có phù
hợp với quy định của dự toán và thiết kế hay không.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
    * Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác
    - Nội dung chi phí KTCB (KTCB) khác bao gồm hai loại:
    + Chi phí có tính vào giá trị công trình.
    + Chi phí không tính vào giá trị công trình.
    -Chi kiến thiết cơ bản khác được chia ra hai loại: một loại chi theo định mức,
như đền bù, thuê đất và loại chi theo dự toán, như chi phí Ban quản lý công
trình, chi phí chuẩn bị sản xuất, tuyển công nhân...Loại chi theo định mức thì
căn cứ vào bảng giá qui định của cấp có thẩm quyền đối chiếu và tính lại theo
thực tế. Loại chi theo dự toán phải căn cứ vào dự toán được duyệt so sánh, đối
chiếu với thực tế đã chi. Chi kiến thiết cơ bản khác là một loại chi phong phú đa
dạng, khó kiểm tra.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
   * Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác
   Phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất đó là:
   + So sánh thực tế với dự toán xác định chênh lệch để đi sâu kiểm toán tìm
nguyên nhân.
   + Sử dụng bảng giá qui định để đối chiếu và tính lại kết quả thực tế.
   + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ chi kiến thiết cơ bản khác
và sự đánh số liên tục của chứng từ này.
   + Kiểm tra chi phí đầu tư tạo thành TSLĐ bằng cách so sánh thực tế với dự
toán theo từng quy cách, phẩm cấp, chủng loại.
   Tiếp
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
    * Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác
    Phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất đó là:
    + Kiểm tra quá trình hạch toán về chi kiến thiết cơ bản khác bằng cách xem
xét trình tự hạch toán của một số nghiệp vụ.
    + Đối chiếu chi phí đầu tư được duyệt bỏ với số liệu kiểm kê thực tế và quyết
định cho phép duyệt bỏ của cấp có thẩm quyền.
    + Kiểm tra các khoản ghi giảm chi phí đầu tư và việc phân bổ chi phí khác
về XDCB vào từng HMCT.
    + Việc phân bổ chi kiến thiết cơ bản khác tuỳ thuộc nội dung từng loại chi
phí và cách phân bổ, tiêu thức lựa chọn đã trình bày ở phần nội dung chi kiến
thiết cơ bản khác có tính vào giá trị công trình.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                   TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


  11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền
  Vốn bằng tiền được thể hiện trên các tài khoản tiền mặt, tiền
gửi Ngân hàng, nếu công trình đầu tư bằng vốn vay từ bên ngoài
như WB, ADB, IMF,...thì còn được thể hiện tài khoản "tạm ứng"
(nếu là nguồn vay ADB), tài khoản đặc biệt (nếu là vay WB).
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H


   11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền
   Mục đích kiểm toán Vốn bằng tiền:
    + KSNB đối với vốn bằng tiền là đầy đủ, chặt chẽ và có hiệu lực (Đảm bảo
cơ sở dẫn liệu của nó).
   + Các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền thì có thực (thực sự xảy ra) và
được ghi chép đầy đủ, đúng phương pháp.
   + Số dư tài khoản vốn bằng tiền trên sổ cái phải khớp đúng với số liệu kiểm
kê thực tế về từng loại tiền và số liệu tổng cộng trên các sổ kế toán chi tiết.
   + Việc qui đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam phù hợp và tuân theo tỉ giá ngoại tệ
qui định.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm soát nội bộ Vốn bằng tiền:
- Kế toán không được kiêm thủ quĩ (nguyên tắc bất kiêm nhiệm)
- Nhân viên được phân công nhiệm vụ phải có đầy đủ năng lực và liêm chính.
- Ghi chép một cách kịp thời, đầy đủ vào sổ chi tiết của từng loại tiền.
- Hàng ngày, phải có sự đối chiếu số liệu giữa kế toán với thủ quĩ, định kỳ giữa
kế toán với Ngân hàng về từng loại tiền.
- Tập trung vào một đầu mối thu, chi tiền không nên phân tán khó kiểm soát,
khuyến khích chi bằng tiền gửi Ngân hàng.
- Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi và áp dụng đúng nguyên tắc uỷ
quyền phê chuẩn.
- Phải có hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn đối với tiền mặt, tiền gửi và
tiền tạm ứng.
Riêng tài khoản Tạm ứng phải thực hiện đúng theo qui định của hiệp định vay,
tức là phải cân đối hàng tháng, phải bổ sung kịp thời về thủ tục, thanh toán
đúng các khoản chi hợp lệ...
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền
Thủ tục Kiểm toán Vốn bằng tiền:
- Kiểm kê quĩ và phải có chữ ký xác nhận của người chịu trách nhiệm.
- Kiểm tra khoá sổ tài khoản vốn bằng tiền.
- Lập bảng kê cân đối thu chi theo từng loại tiền để đối chiếu với sổ chi tiết và
tổng hợp lại để đối chiếu với số dư trên báo cáo và số kiểm kê thực tế.
- Đối chiếu và xác nhận với Ngân hàng có liên quan về các khoản đã chi tiêu và
số dư (kể cả bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ).
- Kiểm tra lại việc qui đổi ngoại tệ theo đúng tỉ giá qui định tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ.
- Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu và chứng từ thu, chi, việc
phát hành séc, các séc chưa được thanh toán, bằng cách đối chiếu với Ngân
hàng phục vụ về danh sách các tờ séc chưa được thanh toán.
- Riêng kiểm tra về tài khoản tạm ứng, phải lập thêm bảng kê về số lượng các
loại tiền, thời gian, mục đích và nội dung cụ thể trên các đơn xin rút vốn từ tài
khoản này được chấp nhận.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                    TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị
 Vật tư, thiết bị là một bộ phận cấu thành trong tổng dự toán của
công trình. Tất cả các loại vật vật tư thiết bị mua sắm phải theo dự
toán được duyệt và việc quản lý sử dụng phải tuân theo qui định
riêng của từng loại.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị
 Mục đích kiểm toán
- Vật tư thiết bị thể hiện trên báo cáo quyết toán là có thật và được mua sắm
bằng vốn đầu tư của công trình (thuộc sở hữu của chủ đầu tư).
- Các nghiệp vụ phát sinh về vật tư, thiết bị phải được ghi chép đầy đủ, đúng
phương pháp kế toán, đúng chế độ qui định.
- Các loại vật tư thiết bị được tính toán, đánh giá đúng số lượng, số tiền và tuân
theo nguyên tắc được chấp nhận phổ biến.
- Tính nhất quán trong việc tính toán, đánh giá và phân loại vật tư thiết bị theo
đúng qui định.
- Vật tư, thiết bị được mua sắm đúng thiết kế, dự toán được duyệt, đảm bảo
chất lượng kỹ thuật quy định.
- Vật tư, thiết bị được trình bày và khai báo trên báo cáo quyết toán đúng giá trị,
đầy đủ và không bị sai lệch.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị
 Quá trình kiểm soát về vật tư thiết bị
- Có thiết kế, dự toán và vật tư thiết bị mua sắm phải phù hợp với thiết kế dự
toán đã được duyệt.
- Có kế hoạch, hợp đồng, đơn đặt hàng, chứng từ mua sắm, vận chuyển...
- Có các biên bản kiểm nghiệm vật tư thiết bị mua sắm đảm bảo tiêu chuẩn
chất lượng, kỹ thuật.
- Có các biên bản giao nhận, lắp đặt phù hợp với khối lượng và tiến độ thi công.
- Có hệ thống sổ kế toán theo dõi riêng cho từng chủng loại, qui cách cả số
lượng và giá trị.
- Có chế độ kiểm kê, bảo quản và hệ thống kho tàng đảm bảo cho vật tư, thiết
bị an toàn đúng qui định.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị
 Phương pháp kiểm toán
- Mẫu kiểm toán: Lựa chọn những vật tư, thiết bị có giá trị lớn, quan trọng, có
nhiều khả năng sai sót trọng yếu để tiến hành thử nghiệm.
- Các thủ tục phân tích: So sánh danh mục vật tư, thiết bị trong báo cáo với dự
toán được duyệt, phân tích số vật tư, thiết bị chênh lệch và tìm nguyên nhân để
đi sâu kiểm toán.
- Kiểm kê thực tế đối chiếu kết quả kiểm kê với báo cáo quyết toán.
- Đối chiếu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết của vật tư, thiết bị.
- Đối chiếu những chứng từ, hoá đơn nghi ngờ với khách hàng và nhà cung
cấp.
- Xem xét quá trình kiểm kê của chủ đầu tư, để đảm bảo việc kiểm kê của chủ
đầu tư là chính xác, đầy đủ và chặt chẽ về vật tư, thiết bị.
(tiếp)
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị
 Phương pháp kiểm toán
 - Kiểm tra lại các hợp đồng, đơn đặt hàng, hóa đơn mua vật tư, thiết bị kể cả
chứng từ vận chuyển của những loại mà KTV cho là trọng yếu để xác định về
quá trình kiểm soát từ đầu đến cuối, cả việc tính toán giá trị và ghi sổ kế toán.
- Đối chiếu các loại vật tư, thiết bị sử dụng, mua sắm với kế hoạch và tiến độ thi
công nhằm xác định những vấn đề bất hợp lý.
- Xem xét về việc đánh số liên tục của chứng từ có liên quan đến vật tư, thiết bị
và tính nhất quán của các phương pháp tính giá vật tư, thiết bị.
- Đối với thiết bị và vật tư mua sắm để bàn giao cho đơn vị sử dụng việc kiểm
toán phải có sự kết hợp với phần chi phí đầu tư về thiết bị đã được trình bày ở
phần trên.
- Nếu vật tư, thiết bị mà KTV ít hiểu biết phải mời chuyên gia xác nhận.
- Kiểm tra xem xét quá trình kế toán vật tư, thiết bị, đúng phương pháp, đúng
quy định, đúng hình thức kế toán áp dụng.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                   TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.6 Kiểm toán TSCĐ
Nội dung kiểm toán tài sản cố định của đơn vị chủ đầu tư
- Kiểm toán TSCĐ sử dụng cho Ban quản lý công trình.
- Kiểm toán TSCĐ được hình thành qua đầu tư.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.6 Kiểm toán TSCĐ
Mục đích kiểm toán tài sản cố định
- Các TSCĐ là có thật.
- Xác định các TSCĐ thuộc sở hữu của chủ đầu tư và được hình thành qua đầu
tư một cách đúng đắn.
- Các TSCĐ phản ánh một cách đầy đủ và đúng giá trị trong báo cáo.
- Các TSCĐ ghi trên sổ kế toán chi tiết phù hợp với sổ cái.
- Việc tính toán và đánh giá TSCĐ đúng theo các chuẩn mực được chấp nhận
phổ biến.
- Sự trình bày và khai báo về TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ là đúng đắn và đầy
đủ
- Việc tính ra nguyên giá TSCĐ hình thành qua đầu tư là đúng đắn, đầy đủ và
hợp lý các chi phí cấu thành
- KSNB về TSCĐ là đầy đủ, chặt chẽ, hiệu quả
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.6 Kiểm toán TSCĐ
Quá trình kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định
- Phải có kế hoạch và dự toán về mua sắm, xây dựng, thanh lý, sử dụng, sửa
chữa TSCĐ ...
- Có hệ thống sổ kế toán chi tiết TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng
- Có chế độ kiểm kê TSCĐ phù hợp với quy định
- Các thủ tục mua sắm, xây dựng, thanh lý sửa chữa phải chặt chẽ có sự kiểm
duyệt cụ thể, kể cả việc quản lý và sử dụng TSCĐ
- Có quy định về sự phân biệt chi phí sửa chữa tính vào nguyên giá TSCĐ hay
tính vào chi phí xây dựng công trình, tránh hiện tượng không có sự phân biệt rõ
ràng.
- Có sự quy định về cách tính, cách phân bổ chi KTCB khác vào cho TSCĐ một
cách đúng đắn và nhất quán
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.6 Kiểm toán TSCĐ
Phương pháp kiểm toán phổ biến
- Xuất phát từ đặc điểm TSCĐ của chủ đầu tư ít, giá trị lớn, ít biến động, các
nghiệp vụ tăng giảm phát sinh ít. Do vậy việc kiểm toán TSCĐ thường được
tiến hành cho toàn bộ các TSCĐ hiện có của chủ đầu tư
- Nghiên cứu đánh giá về KSNB TSCĐ. Việc nghiên cứu đánh giá về kiểm soát
TSCĐ dựa trên các quy định về kiểm soát như trên. Kết quả này sẽ làm cơ sở
cho KTV đánh giá về rủi ro kiểm soát và mở rộng hay thu hẹp các phương
pháp kiểm toán cơ bản
- Các thử nghiệm cơ bản:
+ Tổng hợp TSCĐ của Ban quản lý, phân tích so sánh với danh mục TSCĐ
trong dự toán
+ So sánh TSCĐ tăng giảm với dự toán, kế hoạch mua sắm, hợp đồng, đơn đặt
hàng cùng các chứng từ vận chuyển, hoá đơn của người cung cấp
+ Kiểm kê hiện vật đối chiếu với số hiện có trong báo cáo quyết toán của chủ
đầu tư. (tiếp)
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.6 Kiểm toán TSCĐ
Phương pháp kiểm toán phổ biến
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ tăng, giảm TSCĐ
+ Kiểm tra việc đánh giá, tính toán về nguyên giá TSCĐ tăng giảm có đúng số
lượng, số tiền và đúng với quy định hay không
+ Kiểm tra lại nguồn gốc của một số TSCĐ mà KTV nghi ngờ để xác định tính
có thật, tránh hiện tượng thế chấp, đi thuê, ...
+ Nếu các TSCĐ mà KTV ít hiểu biết thì phải mời chuyên gia xác nhận
+ Kiểm tra tính liên tục của các chứng từ tăng, giảm TSCĐ để đánh giá tính đầy
đủ của việc ghi chép, đồng thời, kiểm tra quá trình ghi chép và hạch toán của
những TSCĐ cần thiết
+ Đối chiếu, so sánh số liệu sổ tổng hợp và sổ chi tiết TSCĐ
Tiếp
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.6 Kiểm toán TSCĐ
Phương pháp kiểm toán phổ biến
+ Kiểm tra việc trình bày TSCĐ trên báo cáo quyết toán về giá trị TSCĐ còn lại,
nguyên giá, số đã khấu hao
+ Kiểm tra và tính toán lại khấu hao TSCĐ của Ban quản lý theo quy định và so
sánh với số liệu của chủ đầu tư
+ Kiểm tra tính nhất quán của việc áp dụng phương pháp tính khấu hao và
phân bổ chi phí khác về XDCB cho từng HMCT
+ Tổng hợp các chi phí của từng đối tượng TSCĐ đối chiếu với chi phí đầu tư
tạo thành TSCĐ có phù hợp không
+ Phân tích chênh lệch và tìm nguyên nhân
+ Kiểm tra các chi phí sửa chữa theo đúng kế hoạch, dự toán, và quy định, kể
cả việc hạch toán.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                   TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.7 Kiểm toán Công nợ
Công nợ của chủ đầu tư bao gồm các khoản phải thu và phải trả.
Khoản phải thu phát sinh khi chủ đầu tư thanh lý, nhượng bán tài
sản thừa, nhượng bán sản phẩm chạy thử máy, cho vay, tạm ứng,
thanh toán quá, tài sản thiếu...Các khoản phải trả cũng rất phong
phú, như trả cho người nhận thầu, cung cấp vật tư, thiết bị phải trả
cho Nhà nước về vốn đầu tư còn thừa chưa sử dụng, các khoản
thu nhặt được trong quá trình thi công xây dựng công trình, tài sản
thừa.v.v..
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.7 Kiểm toán Công nợ
Mục đích kiểm toán công nợ của chủ đầu tư
- Xác định các khoản công nợ trên báo cáo là có thật và phù hợp với từng đối
     tượng.
- Các khoản công nợ được đánh giá và tính toán đúng số lượng và số tiền.
- Các khoản công nợ phát sinh có đầy đủ các căn cứ và chứng từ hợp lệ.
- Có sự xác nhận của chủ nợ, khách nợ.
- Các khoản công nợ được ghi chép đầy đủ, đúng quy định.
- Quá trình kiểm soát công nợ là chặt chẽ và hiệu quả.
- Các khoản công nợ được trình bày một cách đúng đắn và đầy đủ.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.7 Kiểm toán Công nợ
Kiểm soát nội bộ đối với công nợ
Nói chung có nhiều loại công nợ, do vậy ứng với mỗi loại có quá trình kiểm soát
     riêng. Nhưng kiểm soát công nợ nói chung thể hiện trên các điểm như sau:
- Có các quy định chặt chẽ về từng loại công nợ khi phát sinh và xử lý.
- Có hệ thống sổ ghi chép theo từng loại công nợ và từng đối tượng.
- Có sự kiểm tra xét duyệt và phê chuẩn cho từng loại công nợ.
- Định kỳ có sự kiểm tra, đối chiếu xác nhận công nợ với các đối tượng có liên
     quan.
- Sự ghi chép công nợ phải có hệ thống, kịp thời và có sự phân loại rõ ràng.
- Có quy định về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để hạch toán.
- Có những quy định về cách lập dự phòng chặt chẽ đúng quy định.
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                      TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.7 Kiểm toán Công nợ
Phương pháp kiểm toán
- Mẫu kiểm toán: Vì công nợ còn lại đến khi quyết toán còn rất ít và phải bàn
     giao, quy định trách nhiệm xử lý giải quyết tiếp. Vì vậy, phải kiểm toán
     toàn diện các khoản công nợ còn lại đến khi lập báo cáo quyết toán.
- Thử nghiệm về kiểm soát và đánh giá rủi ro kiểm soát dựa trên các nội dung
     kiểm soát trên.
- Các thử nghiệm cơ bản chủ yếu:
+ Lập bảng đối chiếu công nợ theo tuổi để đánh giá tình hình công nợ.
+ So sánh công nợ khó đòi với tổng số nợ để xác định về tình hình công nợ và
     khả năng thanh toán.
+ Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với tổng hợp, với báo cáo quyết toán và bảng đối
     chiếu công nợ với các chủ nợ, khách nợ.
(Tiếp)
11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
                     TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H

11.5.7 Kiểm toán Công nợ
Phương pháp kiểm toán
+ Gửi thư yêu cầu xác nhận.
+ Tổng hợp các thư đã xác nhận và không xác nhận để có biện pháp kiểm toán
     bổ sung.
+ Đối chiếu nợ phải trả với các phiếu giá công trình và các hoá đơn nhập
     hàng...
+ Kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đầy đủ, đúng phương
     pháp bằng cách xem xét quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và việc ghi sổ
     kế toán, lập báo cáo.
+ Đánh giá các khoản nợ có khả năng đòi được, không đòi được để xác định số
     lập dự phòng.
+ Tổng hợp tình hình và đưa ra kết luận phù hợp.
11.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
                         và LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
    Trước khi lập ra biên bản hay báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên trước tiên
phải so sánh kết quả kiểm toán về sai sót thực tế đã được phát hiện trong quá
trình kiểm toán với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được phân bổ, hay sai
sót cho phép để xem có chấp nhận hay không chấp nhận kết quả kiểm toán,
để từ đó xem xét có cần thiết thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay mở
rộng phạm vi kiểm toán hay không?
    Trước khi đưa ra quyết định, một lần nữa kiểm toán viên phải thực hiện thủ
tục phân tích để đánh giá về độ tịn cậy của kết quả kiểm toán, về độ tin cậy
của các bằng chứng kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và các thủ tục kiểm toán đã áp
dụng trong trường hợp này để có quyết định phù hợp và lập ra một biên bản
hay báo cáo kiểm toán một cách tin cậy và đảm bảo rủi ro kiểm toán luôn nằm
trong phạm vi cho phép.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (11)

Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2
 
Báo Cáo Quản Lý Dự Án Mẫu
Báo Cáo Quản Lý Dự Án MẫuBáo Cáo Quản Lý Dự Án Mẫu
Báo Cáo Quản Lý Dự Án Mẫu
 
1182011 04.2010.tt-bxd
1182011 04.2010.tt-bxd1182011 04.2010.tt-bxd
1182011 04.2010.tt-bxd
 
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
 
113.2009.nd cp
113.2009.nd cp113.2009.nd cp
113.2009.nd cp
 
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da  pttc. ppoint htBai giang tc& lap da  pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
 
Chuong 7
Chuong 7Chuong 7
Chuong 7
 
Lv (9)
Lv (9)Lv (9)
Lv (9)
 
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
 
Luận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện
Luận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điệnLuận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện
Luận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện
 
Assessment the relationship of variation orders on dispute avoidance for cons...
Assessment the relationship of variation orders on dispute avoidance for cons...Assessment the relationship of variation orders on dispute avoidance for cons...
Assessment the relationship of variation orders on dispute avoidance for cons...
 

Semelhante a C11 kiem toan xdcb

NEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdf
NEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdfNEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdf
NEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdfssuser662f19
 
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...
Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...
Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...XDADutoan
 
Tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu Rồng
Tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu RồngTổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu Rồng
Tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu Rồngluanvantrust
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxNghaKiu
 
Cap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docxCap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docxSang Doan
 
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.pptmaihuong548518
 
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdctBxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdctdatmoi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.pptQUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.pptphucvxviettaste
 
BXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdf
BXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdfBXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdf
BXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdfVankhuong1
 
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcbnqnhon
 

Semelhante a C11 kiem toan xdcb (20)

Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
 
NEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdf
NEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdfNEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdf
NEU_TXDTKT03_Bai5_v1.0015107207.pdf
 
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Kiểm Toán Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trìn...
 
Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...
Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...
Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu ...
 
Tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu Rồng
Tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu RồngTổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu Rồng
Tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án cầu Rồng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
 
Cap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docxCap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docx
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
 
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong C...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong C...
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình nông thôn mới t...
 
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdctBxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdct
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
 
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.pptQUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
 
BXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdf
BXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdfBXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdf
BXD_1291-QD-BXD_12102018.signed.pdf
 
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
 

C11 kiem toan xdcb

  • 1. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chương 11 ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H
  • 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 11 11.1 ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
  • 3. 11.1 ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.1.1 Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư XDCB 11.1.2 Nội dung và đặc điểm của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành 11.1.3 Đặc điểm của XDCB và quá trình quản lý đầu tư XDCB tác động đến kiểm toán BCQT công trình XDCB hoàn thành 11.1.4 Những đặc trưng cơ bản của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành
  • 4. 11.1.1 Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư XDCB - Sản phẩm xây dựng có tính chất là những công trình nhà cửa…được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn và khí hậu; - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, hình thức và phương pháp xây dựng; - Sản phẩm xây dựng có quy mô, kết cầu phức tạp. Một công trình có thể gồm nhiều hạng mục; một hạng mục có thể gồm nhiều đơn vị công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Bản thân một sản phẩm xây dựng có đầy đủ 3 phần: phần ngầm, phần nổi, phần cao. Sản phẩm xây dựng không thể là những sản phẩm sản xuất hàng loạt. (tiếp)
  • 5. 11.1.1 Đặc điểm của XDCB và quản lý đầu tư XDCB - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn nên thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác. - Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này có thể dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn mất cân đối trong quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác từ quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng cũng như quá trình thi công cũng như quyết toán công trình. - Sản phẩm xây lắp thường được tổ chức sản xuất ngoài trời chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện khí hậu, thời tiết… Do đó ở một góc độ nào đó, sản xuất xây lắp mang tính thời vụ - Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Vì vậy chúng đều có thiết kế riêng theo yêu cầu nhiệm vụ thiết kế riêng cho dù về hình thức có thể là giống nhau. -…
  • 6. 11.1.2 Nội dung và đặc điểm của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành Đặc điểm của BCQTVĐTXDCB -BCQTVĐTXDCB là một bản khai tài chính được quy định cụ thể dựa trên những đặc trưng riêng có của lĩnh vực đầu tư XDCB. Do đó cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin trung thực nhất. -XDCB là một lĩnh vực phức tạp, sản phẩm XDCB được tạo nên bởi nhiều bên có liên quan đến việc quản lý và thi công xây dựng công trình, các khoản chi tiêu đều được định mức, dự toán hoá cao. Do đó quá trình quản lý đầu tư và thi công xây dựng công trình cần phải đảm bảo tính tuân thủ các quy định, nguyên tắc -Mỗi một công trình có thể được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn và chịu sự quản lý theo đúng quy trình cấp phát, thanh toán, cho vay, đồng thời hệ thống báo cáo quyết toán này phải phản ánh đầy đủ thông tin về quá trình đầu tư XDCB nhằm đáp ứng yêu cầu cho chủ sở hữu vốn và người nhận công trình đưa vào khai thác sử dụng. (tiếp)
  • 7. 11.1.2 Nội dung và đặc điểm của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành Hệ thống BCQTVĐTXDCB bao gồm: 1. Các văn bản pháp lý liên quan đến công trình (mẫu số 01/QTĐT). 2. Báo cáo tổng hợp quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành (mẫu số 02/QTĐT). 3. Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm hay vốn đầu tư của từng năm (mẫu số 3/QTĐT). 4. Báo cáo vốn đầu tư thực hiện theo hạng mục công trình hoàn thành (mẫu số 4/QTĐT). 5. Báo cáo số lượng và giá trị TSCĐ mới tăng (mẫu số 5/QTĐT). 6. Báo cáo số lượng và giá trị TSLĐ bàn giao (mẫu số 6/QTĐT). 7. Báo cáo tình hình công nợ (mẫu số 7/QTĐT). 8. Bảng đối chiếu xác nhận số liệu và nhận xét của cơ quan cấp phát, cho vay vốn (mẫu số 8/QTĐT). 9. Thuyết minh báo cáo quyết toán vốn đầu tư (mẫu số 9/QTĐT). 10. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (Mẫu số 10/QTĐT)
  • 8. 11.1.3 Đặc điểm của XDCB và quá trình quản lý đầu tư XDCB tác động đến kiểm toán BCQT công trình XDCB hoàn thành Từ đặc điểm XDCB và quản lý XDCB trình bầy trên, ảnh hưởng đến kiểm toán sau: -Sản phẩm XDCB là những công trình, HMCT đơn chiếc có thiết kế và dự toán riêng, phương pháp thi công riêng và địa điểm thi công cũng khác nhau -Đặc trưng sở hữu vốn đầu tư xây dựng chi phối đến quá trình đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm toán -Đặc thù của quá trình quản lý đầu tư XDCB
  • 9. 11.1.4 Những đặc trưng cơ bản của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành Kiểm toán BCQT VĐT XDCB hoàn thành là một trường hợp đặc biệt của kiểm toán BCTC nhưng có nhiều điểm khác biệt: -Một là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB là một trường hợp đặc thù của kiểm toán BCTC: BCTC cho lĩnh vực này gồm: hệ thống báo cáo kế toán vốn đầu tư và hệ thống BCQT CTXDCB hoàn thành; Nội dung và bộ phận cấu thành từng báo cáo cũng khác nhau; Số lượng báo cáo cần kiểm toán là 10 báo cáo. -Hai là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB là một sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 loại kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động trong cùng một cuộc kiểm toán; -Ba là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB là một trường hợp đặc thù của kiểm toán báo cáo tài chính song nổi bật lại là kiểm toán tuân thủ; -Bốn là, Kiểm toán BCQTVĐTXDCB có một đặc trưng riêng là không có khái niệm “Kiểm toán năm sau”; (Tiếp)
  • 10. 11.1.4 Những đặc trưng cơ bản của BCQT vốn đầu tư XDCB hoàn thành -Năm là, Hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và quá trình nghiên cứu kiểm soát nội bộ (HTKSNB) trong kiểm toán BCQTVĐTXDCB cũng khác với kiểm toán BCTC nói chung, cụ thể: HTKSNB là bản thân chủ đầu tư; các bên tham gia quản lý và thi công (Ban quản lý dự án, thiết kế, các nhà thầu xây dựng, giám sát…); -Sáu là, Nội dung kiểm toán BCQTVĐTXDCB cũng khác với nội dung kiểm toán BCTC, cụ thể: không phân theo chu kỳ vì không lặp lại; ngoài kiểm toán các khoản mục cấu thành trong BCQT thì còn kết hợp kiểm toán tuân thủ về quy chế đầu tư và xây dựng; -Bảy là, Việc đánh giá tính trọng yếu trong trong kiểm toán BCQTVĐTXDCB cũng khác với kiểm toán BCTC, cụ thể: thận trọng hơn vì rủi ro nhiều hơn, đánh giá theo từng công trình, hạng mục công trình hoặc đánh giá theo từng kiểu quản lý hay thực hiện dự án…; -Tám là, Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCQTVĐTXDCB cũng có điểm khác biệt với kiểm toán BCTC, cụ thể bằng chứng thể hiện nhiều ở nhiều dạng và có từ nhiều nguồn khác nhau; -Chín là, Đặc điểm vận dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán BCTC vào kiểm toán BCQTVĐTXDCB, cụ thể: sử dụng nhiều phương pháp kiểm toán tuân thủ; Phương pháp kiểm toán cơ bản được thực hiện ở diện rộng; từng nội dung thì phương pháp kiểm tra chi tiết sẽ khác nhau.
  • 11. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2.1 Mục đíc h kiểm toán Mục đích kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Xem xét báo cáo quyết toán có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Tính trung thực hợp lý được thể hiện trên các mặt như tình hình đầu tư, khối lượng chất lượng của công trình và thời giá được qui định theo khu vực thi công. - Xem xét báo cáo quyết toán lập ra có đúng mẫu biểu đúng qui định của riêng lĩnh vực XDCB và đúng các nguyên tắc chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không. -Xem xét việc thực hiện quản lý đầu tư và thi công xây dựng có đúng trình tự và đúng qui định hay không. Đồng thời, xem xét về toàn bộ số vốn đầu tư hợp lý tính vào công trình, số vốn đầu tư duyệt bỏ, và số vốn đầu tư tạo thành TSLĐ như thế nào... Để đạt được mục đích trên, ta phải đi sâu vào từng mục đích cụ thể sau : (tiếp)
  • 12. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2.1 Mục đíc h kiểm toán Thứ nhất: Xem xét tính tuân thủ về qui chế quản lý đầu tư xây dựng, các thủ tục và trình tự thi công công trình, từ khi thi công đến khi hoàn thành. Thứ hai: Xem xét sự tuân thủ và tính hợp lý, hợp pháp của các định mức, dự toán, thiết kế, quá trình cung ứng vật tư, thiết bị,... Thứ ba: Xem xét việc cấp phát vốn và thanh toán có đúng tiến độ thi công, đúng khối lượng thực tế và chất lượng của công trình theo qui định hay không. Thứ tư: Xem xét tính hợp lý của số vốn đầu tư đã cấp, đã sử dụng, đã thanh toán có phù hợp với tình hình thực tế về khối lượng và chất lượng công trình hay không. Thứ năm: Xác định giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư một cách đúng đắn, hợp lý. Thứ sáu: Xem xét và xác định giá trị tài sản lưu động, chi phí được duyệt bỏ đúng quy định, đúng thực tế.
  • 13. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2.2 Căn cứ kiểm toán - Luận chứng kinh tế kỹ thuật. - Các tài liệu đo đạc, khảo sát thiết kế khả thi, tiền khả thi đã được duyệt. - Hồ sơ, biên bản thẩm định thiết kế kỹ thuật. - Danh sách được duyệt của các tổ chức tham gia xây dựng và các phần việc cụ thể của từng tổ chức này. - Dự toán được lập, được phê duyệt của thiết kế kỹ thuật. - Bộ đơn giá và tài liệu bổ sung, thay đổi đơn giá khu vực áp dụng cho công trình. - Các tài liệu biên bản nghiệm thu chất lượng công trình, từng bộ phận công trình trong giai đoạn xây lắp. - Các phiếu giá, biên bản quyết toán từng HMCT hoàn thành. (tiếp)
  • 14. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH -Bản vẽ hoàn công của công trình kể cả những thay đổi thiết kế đã được cơ quan thiết kế phê duyệt. -Các hồ sơ, chứng từ mua vật liệu, máy móc thiết bị và các hợp đồng, phiếu báo giá của nó. -Các tài liệu đo đạc, biên bản xác nhận các khối lượng phát sinh trong khi xây dựng có xác nhận của bộ phận kỹ thuật và chủ đ.tư. -Các nhật ký hay biên bản giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư và cơ quan thiết kế (nếu có). -Biên bản nghiệm thu chất lượng toàn bộ công trình, kể cả biên bản giám định chất lượng công trình (nếu có). -Biên bản giám định về môi trường, môi sinh nếu là công trình sản xuất độc hại. -Các văn bản, tài liệu cho phép khai thác sử dụng các công trình kỹ thuật khác để phục vụ công trình. Kể cả văn bản cho phép khai thác tài nguyên, đất đai...(nếu có). (tiếp)
  • 15. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH - Các biên bản giám định, kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị phòng chống cháy nổ, thu lôi, thông tin, tín hiệu, bảo vệ, thông gió, truyền hơi ấm,... - Các biên bản hay phiếu kiểm tra (hoặc chứng chỉ kỹ thuật) về mặt kỹ thuật, chất lượng của vật liệu xây dựng. - Các biên bản chạy thử máy, hiệu chỉnh kèm theo lý lịch bổ sung của nó. - Lý lịch hướng dẫn hoặc qui trình vận hành thiết bị và công trình khi hoàn thành. - Các sổ kế toán tổng hợp chi tiết của ban quản lý công trình, dự án. - Hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành và báo cáo kế toán hàng năm theo từng công trình và HMCT hoàn thành. - Tùy theo yêu cầu cụ thể và trong một số trường hợp khác người ta còn tiến hành kiểm toán sổ kế toán của cả bên thi công xây lắp và các bên cung cấp thiết bị mới xác định đúng được về thực chất và chân dung của công trình.
  • 16. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2.3 Yêu cầu cơ bản của kiểm toán BCQTVĐTXDCBHT  Yêu cầu đối với quá trình kiểm toán  Yêu cầu đối với chủ đầu tư và ban quản lý công trình  Yêu cầu đối với các kiểm toán viên
  • 17. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2.3 Yêu cầu cơ bản của kiểm toán BCQTVĐTXDCBHT  Yêu cầ u đố i vớ i quá trình kiể m toán - Tuân thủ về nội dung, trình tự và phương pháp kiểm toán đã được xây dựng nói chung và của kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành nói riêng. - Quá trình kiểm toán phải thận trọng, trung thực và khách quan đảm bảo tính độc lập cao. - Thường xuyên hoài nghi và phải có sự đối chiếu làm rõ với các bên có liên quan đến quá trình quản lý và thực hiện đầu tư XDCB.
  • 18. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2.3 Yêu cầu cơ bản của kiểm toán BCQTVĐTXDCBHT Yêu cầ u đố i vớ i chủ đầ u tư và ban quả n lý công trình Phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm toán, kể cả nơi làm việc, các tài liệu hồ sơ quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn thành. Đồng thời, phải sẵn sàng đáp ứng và trả lời cho KTV khi có yêu cầu, chịu trách nhiệm pháp lý đối với tài liệu cung cấp cho KTV...
  • 19. 11.2 MỤC ĐÍCH VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.2.3 Yêu cầu cơ bản của kiểm toán BCQTVĐTXDCBHT  Yêu cầ u đố i vớ i các kiể m toán viên - Phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là phải có kiến thức và sự hiểu biết về lĩnh vực đầu tư XDCB. - Nắm vững những qui định và các văn bản pháp qui về quản lý đầu tư XDCB và kế toán đơn vị chủ đầu tư, kể cả kế toán đơn vị xây lắp. - Phải biết vận dụng kiến thức và kinh nghiệm kiểm toán một cách chủ động và linh hoạt. - Khi kiểm toán, các nội dung, trình tự, phương pháp kỹ thuật các văn bản pháp lý luôn phải được vận dụng cho từng công trình và từng giai đoạn. - Trung thực, khách quan, không định kiến, thành kiến, không bị chi phối bởi lợi ích vật chất hay áp lực bên ngoài...
  • 20. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình 11.3.2. Kiểm toán tính tuân thủ qui chế quản lý đầu tư và xây dựng
  • 21. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình - Kiểm toán về nguồn vốn đầu tư, bao gồm: nguồn vốn tự có, liên doanh; nguồn vốn ngân sách cấp; nguồn vốn vay ngân hàng hoặc vay nước ngoài như WB, ADB, ODA…-> Cần xác định rõ mối tương quan hay mức độ phù hợp giữa việc cấp phát với tiến độ thi công… - Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB, thông qua kiểm toán: giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành; Đơn giá, định mức được duyệt… - Kiểm toán vốn bằng tiền, kiểm tra việc chi tiêu quản lý và sử dụng tiền… - Kiểm toán vật tư thiết bị, bao gồm thiết bị sử dụng hay chưa sử dụng cho sx, thiết bị cần lắp hay không cần lắp… Tiếp
  • 22. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình - Kiểm toán TSCĐ, bao gồm TSCĐ quản lý thi công của chủ đầu tư hay đã bàn giao cho đơn vị khác sử dụng… - Kiểm toán công nợ, bao gồm xem xét từng khoản công nợ, từng chủ nợ đảo bảo đúng thực tế và đúng quy định. - Kiểm tra xem xét về tổng số vốn đã đầu tư cho công trình, tổng số vốn đầu tư đã cấp phát, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện, tổng số vốn đầu tư được tính vào công trình, số vốn đầu tư không được tính vào công trình mà tính vào tài sản lưu động hay được duyệt bỏ… N i d ung kiểm to á n c ụ thể ba o g ồm : (tiếp ) ộ
  • 23. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình * Kiểm toán nguồn vốn đầu tư: - Nguồn vốn ngân sách: kiểm toán cả số đã đầu tư, đã cấp phát, đã thực hiện, số chưa cấp phát, chưa thanh toán và số chưa sử dụng. Việc kiểm toán phải tiến hành cả ở đơn vị chủ đầu tư có đối chiếu với Bộ tài chính, kho bạc Nhà nước ... - Nguồn vốn vay ngân hàng trong nước hay nguồn vốn vay nước ngoài như WB, ADB, IMF... thì việc kiểm toán phải được tiến hành cả ở đơn vị chủ đầu tư, có đối chiếu với Ngân hàng và những quy định trong hiệp định vay của các tổ chức này. - Nguồn vốn tự có, nguồn liên doanh, nguồn khác phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, như giá trị ngày công đóng góp... cần phải có sự hiểu biết để đối chiếu, xác định cho phù hợp.
  • 24. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình * Kiểm toán chi phí đầu tư: Kiểm toán chi phí đầu tư XDCB thông qua kiểm toán giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành - Kiểm toán về khối lượng xây lắp hoàn thành: Khối lượng xây lắp hoàn thành phải đảm bảo tuân thủ theo thiết kế và đúng thực tế theo kết quả đo đạc nghiệm thu bàn giao. Việc kiểm toán về khối lượng có rất nhiều phương pháp sẽ được trình bày ở phần phương pháp kiểm toán cụ thể. - Kiểm toán việc áp dụng về đơn giá, định mức được duyệt của Nhà nước. Định mức và đơn giá là những vấn đề phức tạp có liên quan đến qui định của Nhà nước và của khu vực thi công. Để kiểm toán đúng đắn về định mức, đơn giá, ta phải hiểu rõ về từng loại định mức và đơn giá cụ thể cho từng loại công việc, từng điều kiện và từng giai đoạn... Nội dung kiểm toán chi phí xây lắp thường chú trọng đi sâu vào kiểm toán cho từng loại chi phí trực tiếp và chi phí chung...
  • 25. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình * Kiểm toán vốn bằng tiền: Việc chi tiêu, sử dụng, quản lý phải tuân theo chế độ qui định và dự toán được duyệt. -> Định kỳ phải có sự kiểm tra, đối chiếu với ngân hàng, kho bạc, cơ quan tài chính và có biện pháp xử lý kể cả chênh lệch và việc qui đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam.
  • 26. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình * Kiểm toán vật tư, thiết bị: Vật tư để tiến hành phục vụ cho quá trình chuẩn bị sản xuất hoặc những vật tư còn tồn đọng chưa sử dụng hết của chủ đầu tư. Thiết bị dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất sau này, kể cả các loại thiết bị cần lắp hay không cần lắp. -> Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, các thiết bị này đều phải được kiểm toán theo từng đối tượng TSCĐ, từng loại kể cả giá mua và các chi phí khác phải tuân theo qui định và dự toán được duyệt.
  • 27. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình * Kiểm toán TSCĐ: TSCĐ bao gồm: TSCĐ sử dụng cho đơn vị chủ đầu tư và TSCĐ được hình thành qua đầu tư để bàn giao cho đơn vị sử dụng. -> Các TSCĐ này khi kiểm toán phải theo từng đối tượng tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng, kể cả những TSCĐ bàn giao cho các đơn vị khác sử dụng. Riêng những TSCĐ phục vụ cho việc quản lý thi công của chủ đầu tư thì phải kiểm toán xác định chính xác về nguyên giá, giá trị còn lại để có biện pháp xử lý thu hồi hoặc giảm chi phí đầu tư cho công trình.
  • 28. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.1. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vào công trình * Kiểm toán Công nợ: Công nợ ở đây được hiểu theo 2 nội dung. - Công nợ của chủ đầu tư đã thanh toán chi trả xong trước khi quyết toán. Mặc dù công nợ này đã được giải quyết và được phản ánh kết quả trên báo cáo quyết toán nhưng việc thanh toán có đúng theo qui định của Nhà nước, theo từng công trình và đúng khối lượng thực tế hay không cũng cần phải được kiểm toán. - Công nợ khi lập báo cáo quyết toán chưa được giải quyết đang còn phải thu, phải trả. Loại công nợ này tiếp tục kiểm toán nhằm xác định rõ về từng khoản công nợ, từng chủ nợ, khách nợ, đúng mức độ, đúng đối tượng, đúng thực tế và có biện pháp xử lý tiếp theo, chuyển nợ cho các bên liên quan tiếp tục thu nợ và thanh toán trả nợ.
  • 29. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.2. Kiểm toán tín h tuân thủ quy chế quản lý đầu tư và xây dựn g Công trình xây dựng phải tuân thủ qui chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành (hiện nay là Nghị định 52 CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ), trên các nội dung: + Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc cho phép xây dựng có hợp pháp hay không + Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn thành, kể cả báo cáo kế toán vốn đầu tư hàng năm của chủ đầu tư. + Việc chấp hành các qui định và thực hiện về trách nhiệm của các bộ phận tham gia quản lý đầu tư xây dựng có thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ và đúng quyền hạn hay không, trước hết là chủ đầu tư, ban quản lý công trình, các đơn vị thiết kế, lập dự toán, đơn vị cấp phát vốn,... (tiếp)
  • 30. 11.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH 11.3.2. Kiểm toán tín h tuân thủ quy chế quản lý đầu tư và xây dựn g  Kiểm toán tuân thủ về chế độ và qui định quản lý sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư chỉ được sử dụng đúng mục đích đầu tư, chi tiêu đúng trình tự, đúng qui định, đúng đối tượng, đúng dự toán, định mức, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.  Kiểm toán tuân thủ về chế độ kế toán và hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị chủ đầu tư.
  • 31. 11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH Trình tự tiến hành kiểm toán gồm 3 bước:  Bướ c 1: Lậ p kế hoạ ch kiể m toán  Bướ c 2: Thự c hành kiể m toán  Bướ c 3: Kế t thúc kiể m toán
  • 32. 11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán được lập cho từng công trình, HMCT . KTV cần phải hiểu rõ đặc điểm quá trình thi công công trình và của chủ đầu tư, cùng đặc thù quản lý về công trình.  KTV cần phải thực hiện các công việc theo một trình tự như sau: - Khảo sát ban đầu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán - Chuẩn bị cơ sở pháp lý hoặc ký hợp đồng kiểm toán - Lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm: Kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng quát, chương trình kiểm toán. - Phổ biến quyết định kiểm toán đến đơn vị được kiểm toán và thông báo cho các đơn vị này chuẩn bị các tài liệu và các điều kiện khác phục vụ quá trình kiểm toán - Chuẩn bị một số điều kiện khác cho cuộc kiểm toán
  • 33. 11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH Bước 2: Thực hàn h kiểm toán : KTV thực thi các công việc ghi trong kế hoạch và chương trình kiểm toán . KTV cần phải thực hiện các công việc theo một trình tự như sau: - Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế KSNB. - Phân tích đánh giá. - Kiểm toán các bộ phận cấu thành của BCQTVĐT khi công trình hoàn thành.
  • 34. 11.4 TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH Bước 3: Kết thúc kiểm toán : KTV tổng hợp các kết luận, bằng chứng và đưa ra ý kiến kiểm toán. KTV cần phải thực hiện các công việc theo một trình tự như sau: -Lập báo cáo kiểm toán -Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán -Giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán
  • 35. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.1 Kiểm toán tính tuân thủ về qui chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Kiểm toán tính tuân thủ trong XDCB bao gồm: - Kiểm toán tính tuân thủ qui chế quản lý đầu tư XDCB. - Kiểm toán tính tuân thủ chính sách chế độ và những qui định về quản lý, cấp phát, cho vay và sử dụng vốn đầu tư. - Kiểm toán tính tuân thủ về chế độ kế toán và hệ thống báo cáo quyết toán của đơn vị chủ đầu tư cho từng công trình.
  • 36. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đặc điểm nguồn vốn đầu tư - Số lượng tài khoản phản ánh nguồn vốn đầu tư ít. - Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn rất ít nhưng lại rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn. - Giá trị của mỗi nghiệp vụ thường rất lớn. - Việc qui đổi nguồn vốn đầu tư bằng ngoại tệ ra tiền Việt Nam là phức tạp vì tỉ giá thường bị thay đổi. - Một công trình được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì lại càng phức tạp trong việc kiểm toán tính đúng đắn của từng nguồn vốn riêng biệt. - Có nhiều cơ quan, nhiều tổ chức có liên quan đến việc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB. - Mỗi nguồn vốn đầu tư có qui định riêng về việc quản lý, cấp phát, cho vay, thanh toán và sử dụng. - Khi kiểm toán chủ yếu dựa vào các thử nghiệm cơ bản.
  • 37. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Mục đích kiểm toán nguồn vốn đầu tư - Quá trình KSNB đối với nguồn vốn đầu tư phải chặt chẽ, đầy đủ, tin cậy, đúng qui định và hiệu quả. - Các nguồn vốn đầu tư được quản lý, sử dụng đúng mục đích và đánh giá một cách đúng đắn. - Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu tư thì thực sự xảy ra, được ghi chép đầy đủ, kịp thời và được phê chuẩn đúng qui định. - Số dư về tài khoản nguồn vốn đầu tư phải được tính toán chính xác và thống nhất với sổ cái. - Các nguồn vốn đầu tư phải được trình bày một cách đúng đắn và phản ánh đầy đủ.
  • 38. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Quá trình kiểm soát nội bộ đối với nguồn vốn đầu tư - Có sổ chi tiết theo dõi riêng biệt từng nguồn vốn, phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, phù hợp với những qui định cấp phát, cho vay, thanh toán của công trình. - Phải có sự xét duyệt, kiểm soát nội bộ đối với việc ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến nguồn vốn đầu tư. - Số dư nguồn vốn đầu tư phải được đối chiếu định kỳ và được kế toán trưởng kiểm tra một cách chặt chẽ. - Nếu là ngoại tệ phải được qui đổi ra tiền Việt Nam theo đúng qui định tại các thời điểm phát sinh. - .v.v..
  • 39. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Đối với vốn nước ngoài : Thu thập đơn xin giải ngân và văn bản chấp thuận của bên tài trợ. Phải lưu ý đến các vấn đề:Thời gian có hiệu lực của thư giải ngân; Các loại tiền (ngoại tệ) theo đơn giải ngân được chấp nhận; Số lượng tiền; Xác nhận về kết quả nguồn vốn từ phía nhà tài trợ. - Đối với nguồn vốn trong nước : Thu thập các thông tin về hạn mức vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kế hoạch huy động và sử dụng vốn để kiểm tra; Số vốn ứng trước từ ngân sách; Số vốn đã thanh toán, cấp phát theo khối lượng hoàn thành dựa trên cơ sở phiếu giá công trình; So sánh số vốn được sử dụng với khối lượng thực tế được thanh toán. Khi kiểm toán, KTV phải có sự đối chiếu với Ngân hàng phục vụ, cơ quan tài chính để xác định nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, phải đối chiếu giữa sổ cái với các sổ kế toán chi tiết. Nguồn vốn đầu tư chỉ được ghi giảm khi có các thông tư duyệt quyết toán công trình hoặc HMCT hoàn thành. (tiếp)
  • 40. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.2 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Đối chiếu số liệu ghi giảm vốn đầu tư với báo cáo về quyết toán được duyệt để xác minh số vốn được ghi giảm. - Kiểm tra các nguồn vốn được huy động bổ sung, bằng cách dựa vào qui định về nội dung nguồn vốn, những qui định về số vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền để lập ra một bảng kê số được cấp phát, số đã cấp phát, số đã sử dụng và số còn lại để đối chiếu xác định nguồn bổ sung. - Đối chiếu với các tài liệu của cơ quan cấp phát, thanh quyết toán, cơ quan tài chính. - Kiểm tra chênh lệch đánh giá lại tài sản phải có quyết định của Nhà nước về việc đánh giá lại tài sản, việc đánh giá phải tuân thủ những qui định đánh giá lại tài sản của Nhà nước. KTV phải đối chiếu theo từng khoản mục tài sản liên quan trên sổ kế toán của đơn vị chủ đầu tư. - Kiểm tra việc trình bày và công bố nguồn vốn đầu tư.
  • 41. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Mục đích kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Mục đích kiểm toán chi phí đầu tư XDCB là xác định tổng số chi phí đầu tư XDCB phù hợp với khối lượng thực tế của từng HMCT và toàn bộ công trình. Thông qua đó đánh giá tính trung thực của báo cáo quyết toán toàn bộ công trình và giá trị của từng HMCT hoàn thành đưa vào sản xuất sử dụng làm cơ sở kết luận về giá trị TSCĐ, TSLĐ hình thành qua đầu tư, dựa trên các cơ sở dẫn liệu cụ thể đó là: - Công trình xây dựng thực tế tồn tại (Tính có thật) - Công trình XDCB được đánh giá và tính toán đúng theo định mức, đơn giá áp dụng cho công trình (tính toán và đánh giá). - Các khoản chi phí đều phải được ghi chép đầy đủ đúng qui định, đúng phương pháp.
  • 42. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Quá trình kiểm soát nội bộ đối với chi phí đầu tư - Có sổ kế toán chi tiết chi phí đầu tư theo từng HMCT, từng thành phần chi phí đầu tư và từng nguồn vốn đầu tư... - Có dự toán, định mức chi phí được duyệt và kế hoạch chi tiêu, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả. Kể cả kế hoạch thi công, mua sắm vật tư, thiết bị,... - Có các qui chế về quản lý giám sát quá trình thi công, thanh quyết toán, nghiệm thu, bảo quản tài sản, vật tư thiết bị và chi phí cho Ban q.lý công trình. - Mọi khoản chi phải được kiểm duyệt đúng qui định, đúng mục đích và được ghi chép. (tiếp)
  • 43. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Quá trình kiểm soát nội bộ đối với chi phí đầu tư - Các bộ phận phải có nhật ký công tác để dễ kiểm tra đối chiếu và kiểm soát lẫn nhau. - Phải có sự qui định cụ thể và rõ ràng về chế độ kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê hiện vật, điều chỉnh chi phí, kể cả các tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp lý. - Có quy định về việc kiểm kê chi phí XDCB dở dang một cách đúng đắn, phù hợp. Việc đánh giá phải đúng phương pháp, phù hợp với công trình. - Có sự quy định về việc áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí đầu tư, phân bổ, tính giá thành công trình một cách khoa học, phù hợp và đúng chế độ.
  • 44. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt - Căn cứ pháp lý để kiểm toán chi phí xây lắp đó là: + Các biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao và các phiếu giá thanh toán, có xác nhận của cơ quan tài chính, kho bạc, ngân hàng... + Các biên bản giám định chất lượng công trình hoặc khối lượng XDCB hoàn thành bàn giao thanh toán được cơ quan có thẩm quyền quyết định. + Các bộ đơn giá, định mức của Nhà nước áp dụng cho công trình. + Tỉ lệ định mức chi phí chung, lợi nhuận định mức áp dụng cho từng loại công trình, như công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi... + Các thông báo giá vật liệu bình quân đến tận hiện trường xây lắp theo từng quí của cơ quan có thẩm quyền.
  • 45. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt - Phương pháp kiểm toán. + Sử dụng kỹ thuật phân tích: Phân tích so sánh chi phí xây lắp thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán theo từng bộ phận, từng HMCT, từng thành phần chi phí xây và lắp để xác định những nội dung, những chi phí và những HMCT cần đi sâu kiểm toán. + Kiểm tra lại hệ thống định mức, đơn giá và các tỉ lệ chi phí qui định tại các thời điểm áp dụng và phạm vi áp dụng, có phù hợp với qui định của Nhà nước và khu vực hay không. + Kiểm tra thực tế tại các công trình, lưu ý đến các phần che khuất, hay bị tính trùng, khối lượng chìm hay khối lượng do thay đổi thiết kế,... + Đối chiếu các đơn giá, các chứng từ chi tiêu của chủ đầu tư mà KTV có sự nghi ngờ với hoá đơn của người cung cấp. + Đối chiếu chi phí do nhà thầu đưa ra với hoá đơn của người cung cấp. (tiếp)
  • 46. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt - Phương pháp kiểm toán. + Đối chiếu chi phí nhân công với bảng thanh toán lương để xác định phần chi phí hợp lý, còn chênh lệch có thể thuê lao động bên ngoài (lao động thời vụ) với mức thù lao rất thấp. + Khi kiểm tra, phải lưu ý đến thời gian, ngày tháng của chứng từ, tài liệu và xem xét tính hợp lý của nó. + Tính toán lại số liệu ở bộ phận cần thiết hoặc có nhiều sai sót trọng yếu về khối lượng, đơn giá. So sánh với số liệu của đơn vị, xác định phần chênh lệch và tìm nguyên nhân. + Kiểm tra lại quá trình và phương pháp kế toán của chủ đầu tư về khối lượng xây lắp. + Kiểm tra lại sự đánh số liên tục của các chứng từ, phiếu giá thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành. + Kiểm tra so sánh số liệu giữa sổ chi tiết chi phí đầu tư của từng HMCT với số liệu trên sổ cái.
  • 47. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí mua sắm máy móc thiết bị lắp đặt vào công trình - Máy móc thiết bị công trình bao gồm hai loại: + Máy móc thiết bị cần lắp (Phải qua lắp đặt mới sử dụng được). + Máy móc thiết bị không cần lắp (Không qua công tác lắp đặt). - Nội dung và phương pháp kiểm toán. + Kiểm tra lại các hợp đồng nhận thầu cung cấp vật tư thiết bị. + Kiểm tra đối chiếu so sánh thực tế với danh mục chủng loại thiết bị, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả khi quyết toán so với dự toán được duyệt. + Đối chiếu giá gốc của những loại máy móc thiết bị có nhiều nghi ngờ với giá hoá đơn của nhà cung cấp. (tiếp)
  • 48. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí mua sắm máy móc thiết bị lắp đặt vào công trình + Kiểm tra hồ sơ tài liệu và chứng từ vận chuyển, bảo quản, gia công, tu sửa, sơn mạ... + Kiểm tra lại chất lượng thiết bị, số hiệu, chủng loại thông qua kiểm tra tình hình thực tế. Nếu thiết bị mà KTV ít hiểu biết phải mời chuyên gia xác nhận. + Kiểm tra lại việc qui đổi từ ngoại tệ ra tiền Việt Nam tại thời điểm nhập máy móc thiết bị nếu là thiết bị nhập khẩu. Đồng thời cũng phải kiểm tra các hợp đồng uỷ thác khác nhau so sánh với qui định. + Kiểm tra lại việc tính toán giá thực tế của các loại thiết bị. + Kiểm tra quá trình hạch toán về thiết bị đúng chế độ qui định. + Kiểm tra chế độ bảo quản, tiến độ mua sắm, bàn giao thanh toán có phù hợp với quy định của dự toán và thiết kế hay không.
  • 49. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác - Nội dung chi phí KTCB (KTCB) khác bao gồm hai loại: + Chi phí có tính vào giá trị công trình. + Chi phí không tính vào giá trị công trình. -Chi kiến thiết cơ bản khác được chia ra hai loại: một loại chi theo định mức, như đền bù, thuê đất và loại chi theo dự toán, như chi phí Ban quản lý công trình, chi phí chuẩn bị sản xuất, tuyển công nhân...Loại chi theo định mức thì căn cứ vào bảng giá qui định của cấp có thẩm quyền đối chiếu và tính lại theo thực tế. Loại chi theo dự toán phải căn cứ vào dự toán được duyệt so sánh, đối chiếu với thực tế đã chi. Chi kiến thiết cơ bản khác là một loại chi phong phú đa dạng, khó kiểm tra.
  • 50. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác Phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất đó là: + So sánh thực tế với dự toán xác định chênh lệch để đi sâu kiểm toán tìm nguyên nhân. + Sử dụng bảng giá qui định để đối chiếu và tính lại kết quả thực tế. + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ chi kiến thiết cơ bản khác và sự đánh số liên tục của chứng từ này. + Kiểm tra chi phí đầu tư tạo thành TSLĐ bằng cách so sánh thực tế với dự toán theo từng quy cách, phẩm cấp, chủng loại. Tiếp
  • 51. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.3 Kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản * Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác Phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất đó là: + Kiểm tra quá trình hạch toán về chi kiến thiết cơ bản khác bằng cách xem xét trình tự hạch toán của một số nghiệp vụ. + Đối chiếu chi phí đầu tư được duyệt bỏ với số liệu kiểm kê thực tế và quyết định cho phép duyệt bỏ của cấp có thẩm quyền. + Kiểm tra các khoản ghi giảm chi phí đầu tư và việc phân bổ chi phí khác về XDCB vào từng HMCT. + Việc phân bổ chi kiến thiết cơ bản khác tuỳ thuộc nội dung từng loại chi phí và cách phân bổ, tiêu thức lựa chọn đã trình bày ở phần nội dung chi kiến thiết cơ bản khác có tính vào giá trị công trình.
  • 52. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền được thể hiện trên các tài khoản tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, nếu công trình đầu tư bằng vốn vay từ bên ngoài như WB, ADB, IMF,...thì còn được thể hiện tài khoản "tạm ứng" (nếu là nguồn vay ADB), tài khoản đặc biệt (nếu là vay WB).
  • 53. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền Mục đích kiểm toán Vốn bằng tiền: + KSNB đối với vốn bằng tiền là đầy đủ, chặt chẽ và có hiệu lực (Đảm bảo cơ sở dẫn liệu của nó). + Các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền thì có thực (thực sự xảy ra) và được ghi chép đầy đủ, đúng phương pháp. + Số dư tài khoản vốn bằng tiền trên sổ cái phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế về từng loại tiền và số liệu tổng cộng trên các sổ kế toán chi tiết. + Việc qui đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam phù hợp và tuân theo tỉ giá ngoại tệ qui định.
  • 54. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền Kiểm soát nội bộ Vốn bằng tiền: - Kế toán không được kiêm thủ quĩ (nguyên tắc bất kiêm nhiệm) - Nhân viên được phân công nhiệm vụ phải có đầy đủ năng lực và liêm chính. - Ghi chép một cách kịp thời, đầy đủ vào sổ chi tiết của từng loại tiền. - Hàng ngày, phải có sự đối chiếu số liệu giữa kế toán với thủ quĩ, định kỳ giữa kế toán với Ngân hàng về từng loại tiền. - Tập trung vào một đầu mối thu, chi tiền không nên phân tán khó kiểm soát, khuyến khích chi bằng tiền gửi Ngân hàng. - Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi và áp dụng đúng nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn. - Phải có hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn đối với tiền mặt, tiền gửi và tiền tạm ứng. Riêng tài khoản Tạm ứng phải thực hiện đúng theo qui định của hiệp định vay, tức là phải cân đối hàng tháng, phải bổ sung kịp thời về thủ tục, thanh toán đúng các khoản chi hợp lệ...
  • 55. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.4 Kiểm toán vốn bằng tiền Thủ tục Kiểm toán Vốn bằng tiền: - Kiểm kê quĩ và phải có chữ ký xác nhận của người chịu trách nhiệm. - Kiểm tra khoá sổ tài khoản vốn bằng tiền. - Lập bảng kê cân đối thu chi theo từng loại tiền để đối chiếu với sổ chi tiết và tổng hợp lại để đối chiếu với số dư trên báo cáo và số kiểm kê thực tế. - Đối chiếu và xác nhận với Ngân hàng có liên quan về các khoản đã chi tiêu và số dư (kể cả bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ). - Kiểm tra lại việc qui đổi ngoại tệ theo đúng tỉ giá qui định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu và chứng từ thu, chi, việc phát hành séc, các séc chưa được thanh toán, bằng cách đối chiếu với Ngân hàng phục vụ về danh sách các tờ séc chưa được thanh toán. - Riêng kiểm tra về tài khoản tạm ứng, phải lập thêm bảng kê về số lượng các loại tiền, thời gian, mục đích và nội dung cụ thể trên các đơn xin rút vốn từ tài khoản này được chấp nhận.
  • 56. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị Vật tư, thiết bị là một bộ phận cấu thành trong tổng dự toán của công trình. Tất cả các loại vật vật tư thiết bị mua sắm phải theo dự toán được duyệt và việc quản lý sử dụng phải tuân theo qui định riêng của từng loại.
  • 57. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị Mục đích kiểm toán - Vật tư thiết bị thể hiện trên báo cáo quyết toán là có thật và được mua sắm bằng vốn đầu tư của công trình (thuộc sở hữu của chủ đầu tư). - Các nghiệp vụ phát sinh về vật tư, thiết bị phải được ghi chép đầy đủ, đúng phương pháp kế toán, đúng chế độ qui định. - Các loại vật tư thiết bị được tính toán, đánh giá đúng số lượng, số tiền và tuân theo nguyên tắc được chấp nhận phổ biến. - Tính nhất quán trong việc tính toán, đánh giá và phân loại vật tư thiết bị theo đúng qui định. - Vật tư, thiết bị được mua sắm đúng thiết kế, dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng kỹ thuật quy định. - Vật tư, thiết bị được trình bày và khai báo trên báo cáo quyết toán đúng giá trị, đầy đủ và không bị sai lệch.
  • 58. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị Quá trình kiểm soát về vật tư thiết bị - Có thiết kế, dự toán và vật tư thiết bị mua sắm phải phù hợp với thiết kế dự toán đã được duyệt. - Có kế hoạch, hợp đồng, đơn đặt hàng, chứng từ mua sắm, vận chuyển... - Có các biên bản kiểm nghiệm vật tư thiết bị mua sắm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật. - Có các biên bản giao nhận, lắp đặt phù hợp với khối lượng và tiến độ thi công. - Có hệ thống sổ kế toán theo dõi riêng cho từng chủng loại, qui cách cả số lượng và giá trị. - Có chế độ kiểm kê, bảo quản và hệ thống kho tàng đảm bảo cho vật tư, thiết bị an toàn đúng qui định.
  • 59. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị Phương pháp kiểm toán - Mẫu kiểm toán: Lựa chọn những vật tư, thiết bị có giá trị lớn, quan trọng, có nhiều khả năng sai sót trọng yếu để tiến hành thử nghiệm. - Các thủ tục phân tích: So sánh danh mục vật tư, thiết bị trong báo cáo với dự toán được duyệt, phân tích số vật tư, thiết bị chênh lệch và tìm nguyên nhân để đi sâu kiểm toán. - Kiểm kê thực tế đối chiếu kết quả kiểm kê với báo cáo quyết toán. - Đối chiếu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết của vật tư, thiết bị. - Đối chiếu những chứng từ, hoá đơn nghi ngờ với khách hàng và nhà cung cấp. - Xem xét quá trình kiểm kê của chủ đầu tư, để đảm bảo việc kiểm kê của chủ đầu tư là chính xác, đầy đủ và chặt chẽ về vật tư, thiết bị. (tiếp)
  • 60. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.5 Kiểm toán vật tư thiết bị Phương pháp kiểm toán - Kiểm tra lại các hợp đồng, đơn đặt hàng, hóa đơn mua vật tư, thiết bị kể cả chứng từ vận chuyển của những loại mà KTV cho là trọng yếu để xác định về quá trình kiểm soát từ đầu đến cuối, cả việc tính toán giá trị và ghi sổ kế toán. - Đối chiếu các loại vật tư, thiết bị sử dụng, mua sắm với kế hoạch và tiến độ thi công nhằm xác định những vấn đề bất hợp lý. - Xem xét về việc đánh số liên tục của chứng từ có liên quan đến vật tư, thiết bị và tính nhất quán của các phương pháp tính giá vật tư, thiết bị. - Đối với thiết bị và vật tư mua sắm để bàn giao cho đơn vị sử dụng việc kiểm toán phải có sự kết hợp với phần chi phí đầu tư về thiết bị đã được trình bày ở phần trên. - Nếu vật tư, thiết bị mà KTV ít hiểu biết phải mời chuyên gia xác nhận. - Kiểm tra xem xét quá trình kế toán vật tư, thiết bị, đúng phương pháp, đúng quy định, đúng hình thức kế toán áp dụng.
  • 61. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.6 Kiểm toán TSCĐ Nội dung kiểm toán tài sản cố định của đơn vị chủ đầu tư - Kiểm toán TSCĐ sử dụng cho Ban quản lý công trình. - Kiểm toán TSCĐ được hình thành qua đầu tư.
  • 62. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.6 Kiểm toán TSCĐ Mục đích kiểm toán tài sản cố định - Các TSCĐ là có thật. - Xác định các TSCĐ thuộc sở hữu của chủ đầu tư và được hình thành qua đầu tư một cách đúng đắn. - Các TSCĐ phản ánh một cách đầy đủ và đúng giá trị trong báo cáo. - Các TSCĐ ghi trên sổ kế toán chi tiết phù hợp với sổ cái. - Việc tính toán và đánh giá TSCĐ đúng theo các chuẩn mực được chấp nhận phổ biến. - Sự trình bày và khai báo về TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ là đúng đắn và đầy đủ - Việc tính ra nguyên giá TSCĐ hình thành qua đầu tư là đúng đắn, đầy đủ và hợp lý các chi phí cấu thành - KSNB về TSCĐ là đầy đủ, chặt chẽ, hiệu quả
  • 63. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.6 Kiểm toán TSCĐ Quá trình kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định - Phải có kế hoạch và dự toán về mua sắm, xây dựng, thanh lý, sử dụng, sửa chữa TSCĐ ... - Có hệ thống sổ kế toán chi tiết TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng - Có chế độ kiểm kê TSCĐ phù hợp với quy định - Các thủ tục mua sắm, xây dựng, thanh lý sửa chữa phải chặt chẽ có sự kiểm duyệt cụ thể, kể cả việc quản lý và sử dụng TSCĐ - Có quy định về sự phân biệt chi phí sửa chữa tính vào nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí xây dựng công trình, tránh hiện tượng không có sự phân biệt rõ ràng. - Có sự quy định về cách tính, cách phân bổ chi KTCB khác vào cho TSCĐ một cách đúng đắn và nhất quán
  • 64. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.6 Kiểm toán TSCĐ Phương pháp kiểm toán phổ biến - Xuất phát từ đặc điểm TSCĐ của chủ đầu tư ít, giá trị lớn, ít biến động, các nghiệp vụ tăng giảm phát sinh ít. Do vậy việc kiểm toán TSCĐ thường được tiến hành cho toàn bộ các TSCĐ hiện có của chủ đầu tư - Nghiên cứu đánh giá về KSNB TSCĐ. Việc nghiên cứu đánh giá về kiểm soát TSCĐ dựa trên các quy định về kiểm soát như trên. Kết quả này sẽ làm cơ sở cho KTV đánh giá về rủi ro kiểm soát và mở rộng hay thu hẹp các phương pháp kiểm toán cơ bản - Các thử nghiệm cơ bản: + Tổng hợp TSCĐ của Ban quản lý, phân tích so sánh với danh mục TSCĐ trong dự toán + So sánh TSCĐ tăng giảm với dự toán, kế hoạch mua sắm, hợp đồng, đơn đặt hàng cùng các chứng từ vận chuyển, hoá đơn của người cung cấp + Kiểm kê hiện vật đối chiếu với số hiện có trong báo cáo quyết toán của chủ đầu tư. (tiếp)
  • 65. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.6 Kiểm toán TSCĐ Phương pháp kiểm toán phổ biến + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ tăng, giảm TSCĐ + Kiểm tra việc đánh giá, tính toán về nguyên giá TSCĐ tăng giảm có đúng số lượng, số tiền và đúng với quy định hay không + Kiểm tra lại nguồn gốc của một số TSCĐ mà KTV nghi ngờ để xác định tính có thật, tránh hiện tượng thế chấp, đi thuê, ... + Nếu các TSCĐ mà KTV ít hiểu biết thì phải mời chuyên gia xác nhận + Kiểm tra tính liên tục của các chứng từ tăng, giảm TSCĐ để đánh giá tính đầy đủ của việc ghi chép, đồng thời, kiểm tra quá trình ghi chép và hạch toán của những TSCĐ cần thiết + Đối chiếu, so sánh số liệu sổ tổng hợp và sổ chi tiết TSCĐ Tiếp
  • 66. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.6 Kiểm toán TSCĐ Phương pháp kiểm toán phổ biến + Kiểm tra việc trình bày TSCĐ trên báo cáo quyết toán về giá trị TSCĐ còn lại, nguyên giá, số đã khấu hao + Kiểm tra và tính toán lại khấu hao TSCĐ của Ban quản lý theo quy định và so sánh với số liệu của chủ đầu tư + Kiểm tra tính nhất quán của việc áp dụng phương pháp tính khấu hao và phân bổ chi phí khác về XDCB cho từng HMCT + Tổng hợp các chi phí của từng đối tượng TSCĐ đối chiếu với chi phí đầu tư tạo thành TSCĐ có phù hợp không + Phân tích chênh lệch và tìm nguyên nhân + Kiểm tra các chi phí sửa chữa theo đúng kế hoạch, dự toán, và quy định, kể cả việc hạch toán.
  • 67. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.7 Kiểm toán Công nợ Công nợ của chủ đầu tư bao gồm các khoản phải thu và phải trả. Khoản phải thu phát sinh khi chủ đầu tư thanh lý, nhượng bán tài sản thừa, nhượng bán sản phẩm chạy thử máy, cho vay, tạm ứng, thanh toán quá, tài sản thiếu...Các khoản phải trả cũng rất phong phú, như trả cho người nhận thầu, cung cấp vật tư, thiết bị phải trả cho Nhà nước về vốn đầu tư còn thừa chưa sử dụng, các khoản thu nhặt được trong quá trình thi công xây dựng công trình, tài sản thừa.v.v..
  • 68. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.7 Kiểm toán Công nợ Mục đích kiểm toán công nợ của chủ đầu tư - Xác định các khoản công nợ trên báo cáo là có thật và phù hợp với từng đối tượng. - Các khoản công nợ được đánh giá và tính toán đúng số lượng và số tiền. - Các khoản công nợ phát sinh có đầy đủ các căn cứ và chứng từ hợp lệ. - Có sự xác nhận của chủ nợ, khách nợ. - Các khoản công nợ được ghi chép đầy đủ, đúng quy định. - Quá trình kiểm soát công nợ là chặt chẽ và hiệu quả. - Các khoản công nợ được trình bày một cách đúng đắn và đầy đủ.
  • 69. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.7 Kiểm toán Công nợ Kiểm soát nội bộ đối với công nợ Nói chung có nhiều loại công nợ, do vậy ứng với mỗi loại có quá trình kiểm soát riêng. Nhưng kiểm soát công nợ nói chung thể hiện trên các điểm như sau: - Có các quy định chặt chẽ về từng loại công nợ khi phát sinh và xử lý. - Có hệ thống sổ ghi chép theo từng loại công nợ và từng đối tượng. - Có sự kiểm tra xét duyệt và phê chuẩn cho từng loại công nợ. - Định kỳ có sự kiểm tra, đối chiếu xác nhận công nợ với các đối tượng có liên quan. - Sự ghi chép công nợ phải có hệ thống, kịp thời và có sự phân loại rõ ràng. - Có quy định về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để hạch toán. - Có những quy định về cách lập dự phòng chặt chẽ đúng quy định.
  • 70. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.7 Kiểm toán Công nợ Phương pháp kiểm toán - Mẫu kiểm toán: Vì công nợ còn lại đến khi quyết toán còn rất ít và phải bàn giao, quy định trách nhiệm xử lý giải quyết tiếp. Vì vậy, phải kiểm toán toàn diện các khoản công nợ còn lại đến khi lập báo cáo quyết toán. - Thử nghiệm về kiểm soát và đánh giá rủi ro kiểm soát dựa trên các nội dung kiểm soát trên. - Các thử nghiệm cơ bản chủ yếu: + Lập bảng đối chiếu công nợ theo tuổi để đánh giá tình hình công nợ. + So sánh công nợ khó đòi với tổng số nợ để xác định về tình hình công nợ và khả năng thanh toán. + Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với tổng hợp, với báo cáo quyết toán và bảng đối chiếu công nợ với các chủ nợ, khách nợ. (Tiếp)
  • 71. 11.5 KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰN G CƠ BẢN HOÀN THÀN H 11.5.7 Kiểm toán Công nợ Phương pháp kiểm toán + Gửi thư yêu cầu xác nhận. + Tổng hợp các thư đã xác nhận và không xác nhận để có biện pháp kiểm toán bổ sung. + Đối chiếu nợ phải trả với các phiếu giá công trình và các hoá đơn nhập hàng... + Kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đầy đủ, đúng phương pháp bằng cách xem xét quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo. + Đánh giá các khoản nợ có khả năng đòi được, không đòi được để xác định số lập dự phòng. + Tổng hợp tình hình và đưa ra kết luận phù hợp.
  • 72. 11.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN và LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN Trước khi lập ra biên bản hay báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên trước tiên phải so sánh kết quả kiểm toán về sai sót thực tế đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được phân bổ, hay sai sót cho phép để xem có chấp nhận hay không chấp nhận kết quả kiểm toán, để từ đó xem xét có cần thiết thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay mở rộng phạm vi kiểm toán hay không? Trước khi đưa ra quyết định, một lần nữa kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá về độ tịn cậy của kết quả kiểm toán, về độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong trường hợp này để có quyết định phù hợp và lập ra một biên bản hay báo cáo kiểm toán một cách tin cậy và đảm bảo rủi ro kiểm toán luôn nằm trong phạm vi cho phép.