SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 82
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NG
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LƢƠNG THÙY TRANG
MÃ SINH VIÊN : A19002
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS.Trịnh Trọng Anh
Sinh viên thực hiện : Lƣơng Thùy Trang
Mã sinh viên : A19002
Chuyên ngành : Tài chính
Thang Long University Library
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn ThS. Trịnh
Trọng Anh đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
này. Nhờ sự chỉ bảo của thầy em có thể vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng
vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Những phương pháp, kinh nghiệm mà thầy
truyền đạt cho em không chỉ giúp khóa luận được hoàn thiện hơn mà còn là hành trang
cho công việc thực tế của em sau này.
Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các thầy cô
giáo trường đại học Thăng Long, những bài giảng bổ ích của các thầy cô đã giúp em
tích lũy được nhiều kiến thức sâu rộng để em hoàn thành khóa luận này và những kiến
thức ấy còn là nền tảng cho nghề nghiệp của em trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lƣơng Thùy Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tự thực hiện có sự
hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp được sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Lƣơng Thùy Trang
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ……………………...…………….1
1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính .............................................................1
1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của báo cáo tài chính........................................1
1.1.2. Yêu cầu đối với thông tin có trên báo cáo tài chính............................................2
1.1.3. Hệ thống các báo cáo tài chính được lập tại doanh nghiệp ...............................2
1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC trong doanh nghiệp .........................6
1.2.1. Khái niệm, mục đích của hoạt động phân tích BCTC ........................................6
1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC .....................................................................7
1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC ............................................................................9
1.2.4. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp............................................................9
1.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ........................................................11
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp .........19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
HOÀNG MAI………………………………………………………………………..22
2.1. Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và
dịch vụ Hoàng Mai ......................................................................................................22
2.1.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và dịch vụ
Hoàng Mai…………………………………………………………………………...22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và
dịch vụ Hoàng Mai…………………………………………………………..………23
2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản
xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai....................................................................25
2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC của Công ty trách nhiệm hữu
hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai .......................................................25
2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương
mại và dịch vụ Hoàng Mai...........................................................................................28
2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh ............................................................................44
2.2.4. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản
xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai .....................................................................49
2.2.5. Phân tích Dupont................................................................................................59
2.2.6. Đánh giá thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai....................................60
2.2.7. Kết quả đạt đƣợc................................................................................................60
2.2.8. Tồn tại và nguyên nhân......................................................................................62
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN
XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI…………………………….65
3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty trong tƣơng lai..........................................65
3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài
chính của Công ty........................................................................................................66
3.2.1. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả tài liệu phân tích ..........................66
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính ...........................................................67
3.2.3. Một số giải pháp khác.........................................................................................68
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi
ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
TSCĐ Tài sản cố định
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
ảng 2.1. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn............................................................34
ảng 2.2. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản dài hạn ..................................................37
ảng 2.3. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản nguồn vốn.............................................42
ảng 2.4. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty.....................................................45
ảng 2.5. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty TNHH Hoàng Mai trong ...........49
ảng 2.6. ệ số thu nợ, hệ số trả nợ, hệ số lưu kho của Công ty .................................52
ảng 2.7. Các chỉ tiêu khả năng quản l tài sản............................................................53
ảng 2.8. iệu suất sử dụng tài sản ..............................................................................54
ảng 2.9. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản l nợ của Công ty ....................................55
ảng 2.10. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty ...................................................56
ảng 2.11. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần của Công ty .....................................57
ảng 2.12. Tỷ suất sinh lời trên tài sản .........................................................................58
ảng 2.13. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu...........................................................58
ảng 2.14. ROA và các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ..................................................59
ảng 2.15. ROE và các nhân tố ảnh hưởng đến ROE...................................................59
ảng 3.1. Các chỉ tiêu hàng lưu kho .............................................................................70
iểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty TN oàng Mai ........................................28
iểu đồ 2.2. Tỷ trọng các thành phần trong tài sản ngắn hạn .......................................29
iểu đồ 2.3. Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn...........................................................39
iểu đồ 2.4. Tỷ trọng các thành phần trong nợ ngắn hạn .............................................41
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TN oàng Mai..........................................23
Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích CTT tại Công ty TN oàng Mai .........................26
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, nhìn lại
quá trình hoạt động thông qua việc phân tích báo cáo tài chính hàng năm là một việc
rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình phát triển của mình, từ
đó có thể xây dựng các phương pháp nhằm khắc phục nhược điểm và tăng cường ưu
điểm để hiệu quả hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Không chỉ như vậy, báo cáo
tài chính còn giúp cho các doanh nghiệp đúc kết được kinh nghiệm trong quá khứ và
hạn chế sai lầm trong quyết định ở tương lai. Chính vì vậy, phân tích báo cáo tài chính
là một hoạt động không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Mai, được sự
hướng dẫn của thầy Th.S Trịnh Trọng Anh và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị
phòng Tài chính – Kế toán Công ty, tôi đã từng bước làm quen với môi trường làm
việc, vận dụng các kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường vào thực tế. C ng với việc
nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp nên tôi đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai” làm đề tài
nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu công tác phân tích tài chính tại công
ty TNHH Hoàng Mai, từ đó thấy được thực trạng các vấn đề còn tồn tại, những ưu
điểm và hạn chế cần khắc phục. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
 Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những cơ sở lý thuyết tài chính doanh nghiệp và phân tích tài
chính doanh nghiệp. Trong đó phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các
phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phân tích thống kê, mô hình Dupont… kết hợp
với những kiến thức đã học cùng với thông tin thu thập từ thực tế, mạng Internet và các
tài liệu tham khảo khác…
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Các vấn đề cơ bản về hoạt động phân tích báo cáo tài chính
trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty
trách nhiệm hữu hạn Hoàng Mai.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính
tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Mai.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của báo cáo tài chính
1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp được lập dựa vào phương pháp kế
toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại
những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách có
hệ thống tình hình tài sản, công nợ, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong những thời kỳ nhất định, đồng thời chúng được giải
trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài
chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định cho phù
hợp. [3, tr.15]
1.1.1.2. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính
Doanh nghiệp phải lập và trình bày các báo cáo tài chính kế toán với các mục đích
sau:
 Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động về
tài sản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
 Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ việc đánh giá, phân
tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh đánh giá thực trạng tài chính của doanh
nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế trong
tương lai.
1.1.1.3. Vai trò của báo cáo tài chính
áo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cần thiết, là cơ sở để
kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh
doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cũng cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát
tình hình hạch toán kinh doanh, việc chấp hành chế độ kế toán cũng như các chế độ
chính sách do Nhà nước đề ra.
áo cáo tài chính còn cung cấp những thông tin, số liệu để phân tích đánh giá
những khả năng và tiềm năng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Giúp cho công tác
dự báo và lập các kế hoạch tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
2
1.1.2. Yêu cầu đối với thông tin có trên báo cáo tài chính
Để thực hiện được vai trò là hệ thống cung cấp thông tin kinh tế hữu ích của
doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, các thông tin trên các báo cáo tài chính kế
toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Tính dễ hiểu: Các thông tin do các báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải dễ hiểu
đối với người sử dụng để họ có thể lấy đó làm căn cứ đưa ra các quyết định của mình.
Tất nhiên người sử dụng ở đây phải là người có kiến thức về hoạt động kinh doanh và
hoạt động kinh tế, hiểu biết về lĩnh vực tài chính kế toán ở một mức độ nhất định.
 Độ tin cậy: Để báo cáo tài chính kế toán thực sự hữu ích đối với người sử dụng,
các thông tin trình bầy trên đó phải đáng tin cậy. Các thông tin được coi là đáng tin
cậy khi chúng đảm bảo một số yêu cầu sau:
 Trung thực: Để có độ tin cậy, các thông tin phải được trình bầy một cách trung
thực về những giao dịch và sự kiện phát sinh.
 Khách quan : Để có độ tin cậy cao, thông tin trình bầy trên báo cáo tài chính kế
toán phải khách quan, không được xuyên tạc hoặc bóp méo một cách cố thực
trạng tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính sẽ không được coi là khách
quan nếu việc lựa chọn hoặc trình bầy có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc xét
đoán và cách lựa chọn trình bầy đó nhằm đạt đến kết quả mà người lập báo cáo đã
biết trước.
 Đầy đủ: thông tin trên báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải đảm bảo đầy đủ,
không bỏ sót bất cứ khoản mục hay chỉ tiêu nào vì một sự bỏ sót d nhỏ nhất cũng
có thể gây ra thông tin sai lệch dẫn đến kết luận phân tích nhầm lẫn.
 Tính so sánh được: Các thông tin do hệ thống báo cáo tài chính kế toán cung
cấp phải đảm bảo cho người sử dụng có thể so sánh chúng với các kỳ trước, kỳ kế
hoạch để xác định được xu hướng biến động thay đổi về tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Ngoài ra, người sử dụng cũng có nhu cầu so sánh báo cáo tài chính
kế toán của các doanh nghiệp trong c ng lĩnh vực để đánh giá mối tương quan giữa
các doanh nghiệp cũng như so sánh thông tin khi có sự thay đổi về cơ chế chính
sách tài chính kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
 Tính thích hợp: Để báo cáo tài chính kế toán trở nên có ích cho người sử dụng,
các thông tin trình bầy trên báo cáo tài chính kế toán phải thích hợp với người sử
dụng để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế của mình.
1.1.3. Hệ thống các báo cáo tài chính được lập tại doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn
vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. áo cáo tài chính được lập
Thang Long University Library
3
theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toàn d ng để tổng hợp và thuyết minh vế tình
hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
ệ thống CTC doanh nghiệp theo năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Việt Nam thường bao gồm 4 báo cáo chính:
 ảng cân đối kế toán.
 áo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
 áo cáo lưu chuyển tiền tệ
 ản thuyết minh báo cáo tài chính
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán
ảng cân đối kế toán ( ảng CĐKT) là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh
tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài
sản tại một thời điểm nhất định. Nội dung của ảng cân đối thể hiện thông qua hệ
thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu
được phân loại, sắp xếp thành từng loại, từng mục, từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu
được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu cũng như xử l trên máy vi tính
và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
ảng CĐKT thể hiện những tài sản do công ty quản l và nguồn hình thành của
những tài sản này (từ vốn của người cho vay, nợ phải trả hoặc vốn góp của chủ sở hữu,
hoặc cả hai nguồn), theo phương trình kế toán:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối
kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của
quá trình sản xuất kinh doanh.
Phần Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp
theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị, nguồn vốn đi vay... Tỷ lệ và kết cấu của
từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động và thực
trạng tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
áo cáo kết quả kinh doanh ( CKQKD) là một báo cáo tài chính kế toán tổng
hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
CKQKD là tài liệu quan trọng cung cấp số liệu cho người sử dụng thông tin có
thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và các doanh nghiệp khác trong c ng ngành để nhận
4
biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động
nhằm đưa ra các quyết định quản l và quyết định tài chính cho ph hợp.
C ng với bảng CĐKT, CKQKD là một trong những báo cáo quan trọng nhất
của hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. CKQKD cung cấp thông
tin về kết quả kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một kỳ ) của doanh nghiệp . Các thông tin trình bày trên báo cáo
kết quả kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc phân loại hoạt động: BCKQKD phân loại hoạt động theo mức độ
thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Như vậy, các hoạt động thông thường
của doanh nghiệp sẽ được phân loại là hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt
động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến đầu tư tài
chính được phân loại là hoạt động tài chính, hoạt động không xảy ra thường xuyên sẽ
được phân loại là hoạt động bất thường.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí bao gồm 2 nguyên tắc:
 Nguyên tắc ph hợp: CKQKD trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi
phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, CKQKD phải được trình bày theo nguyên
tắc ph hợp giữa doanh thu và chi phí.
 Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chưa xác định chắc
chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì chưa được ghi
nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không được trình bày trên
CKQKD. Ngược lại, một khoản lỗ trong tương lai chưa thực tế phát sinh đã được
ghi nhận là chi phí và được trình bày trên CKQKD.
BCKQKD gồm có 3 phần:
Phần I: Lãi, lỗ, phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: phản ánh tình hình thực
hiện nghĩa vụ về thuế và các khoản phải trả khác của doanh nghiệp đối với Nhà nước.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được miễn
giảm: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối
kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại và còn được hoàn lại, số thuế GTGT được miễn giảm,
đã miễn giảm và còn được miễn giảm.
1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
áo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo
cáo này, người ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần
Thang Long University Library
5
của doanh nghiệp, khả năng thanh toán cũng như tình hình lưu chuyển tiền của kỳ tiếp
theo, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
áo cáo LCTT cung cấp các thông tin bổ sung về tình hình tài chính của doanh
nghiệp mà CĐKT và CKQKD chưa phản ánh được do kết quả hoạt động trong kỳ
của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ. Cụ thể là, báo cáo
LCTT cung cấp các thông tin về luồng vào và ra của tiền và coi như tiền, những khoản
đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi
thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi về lãi
suất giúp cho người sử dụng phân tích đánh giá khả năng tạo ra các luồng tiền trong
tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng chi trả lãi cổ phần...đồng thời
những thông tin này còn giúp người sử dụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu được và
các khoản thu chỉ bằng tiền.
Báo cáo LCTT gồm có ba phần:
Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào
và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu
bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại, các chi phí bằng tiền như tiền trả cho
người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước) tiền thanh toán
cho công nhân viên về lương và X , các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng
phẩm, công tác phí...).
Phần II: Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và
chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp như hoạt động XDC , mua sắm
TSCD, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng
khoán, cho vay, đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn
bộ các khoản thu do bán thanh l tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn
vị khác, chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, chi để đầu tư vào các đơn vị khác.
Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh toàn bộ dòng tiền thu
vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. oạt động
tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như
chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, cổ
phiếu, trả nợ vay ... Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu,
chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền,
do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu,
trái phiếu bằng tiền,thu lãi tiền gửi.
6
1.1.3.1. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài
chính kế toán của doanh nghiệp được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản
xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo
cáo tài chính kế toán khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình
hình và l do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân
tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Đồng thời,
Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày thông tin riêng tuỳ theo yêu cầu
quản l của Nhà nước và doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào tính chất đặc th của từng loại
hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy
và phân cấp quản l của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong:
 Các sổ kế toán kỳ báo cáo.
 ảng CĐKT kỳ báo cáo.
 áo cáo KQKD kỳ báo cáo.
 Thuyết minh báo cáo kỳ trước, năm trước.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với CĐKT và CKQKD, khi
trình bày và lập Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày bằng lời văn ngắn gọn dễ
hiểu, phần số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo kế toán khác. Thuyết
minh cáo tài chính có nội dung cơ bản sau :
 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
 Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: ao gồm các thông tin về niên độ kế
toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp kế
toán tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính toán các khoản dự
phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.
1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm, mục đích của hoạt động phân tích BCTC
1.2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các
báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích
cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ dự báo các
biến cố về tài chính có thể xảy ra trong tương lai.
Thang Long University Library
7
Phân tích BCTC không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình
xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ
nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh gúa những gì đã làm
được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện
pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. [3, tr.20]
1.2.1.2. Mục đích của hoạt động phân tích BCTC
Phân tích báo cáo tài chính không những phục vụ những đối tượng đang quản trị
điều hành doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin cho các đối tượng quan tâm
đến tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp. Và một điều lưu rằng, tùy loại hình
doanh nghiệp mà phương pháp phân tích, hình thức phân tích và độ nhấn phân tích vào
một vài chỉ tiêu trong báo cáo để nêu bật lên mức độ trong hoạt động doanh nghiệp.
T y theo đối tượng sử dụng bản phân tích như thế nào: ta có thể hiểu việc phân
tích có thể đáp ứng 2 mục đích:
 Mục đích ra quyết định: Dựa trên những thông tin từ các con số cụ thể, việc
phân tích sẽ đánh sâu vào yếu tố mạnh yếu của doanh nghiệp như: chỉ số nguồn
vốn, chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu thanh toán ngay…
 Mục đích đầu tư vào doanh nghiệp hoặc rời bỏ doanh nghiệp: Việc phân tích
này đòi hỏi chuyên sâu hơn rất nhiều: vì ngoài việc phân tích các yếu tố tài chính
như phân tích hệ thống báo cáo tài chính thì lồng vào đó là phân tích rất nhiều các
chỉ số phi tài chính như: tình hình nhân sự, hoạt động marketing, chế độ phúc lợi,
những khó khăn của doanh nghiệp… Từ đó mới đề ra được các nhóm giải pháp
khắc phục hoặc tăng cường trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.
1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp
nhằmtiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên
ngoài,các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và
chi tiết,nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp,
nhưng trên thực tếngười ta thường sử dụng các phương pháp sau.
1.2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng
thayđổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay
xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
 So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
8
 So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình
hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa
được so vớidoanh nghiệp c ng ngành.
 So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo
cáo và qua đó chỉ ra nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sosánh.
 So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số
tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
 Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
 Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh ( oặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải
đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất
với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
1.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác
định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp, trên cơ sởso sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày
càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
 Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ
sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh
nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
 Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính
toán hàng loạt các tỷ lệ.
 Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và
phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo
từng giai đoạn.
1.2.2.3. Phương pháp cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối
liên hệ cân đối như: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa doanh thu, chi phí
và kết quả, cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm... Cụ
thể là các cân đối cơ bản:
Thang Long University Library
9
Tổng tài sản = TSNH + TSDH
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận dụng
phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động
của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm,
phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSDH...)
biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào
biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn.
1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC
Thu thập thông tin: Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả
năng l giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho
quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông
tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông
tin về số lượng và giá trị... trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các
báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy,
phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Xử lý thông tin: Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý
thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ
nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ
mục tiêu phân tích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo
những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định
nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
Dự đoán và quyết định: Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền
đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những
quyết định tài chính. Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết
định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết
định liên quan đến mục tiêu hoạt động của là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi
nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
1.2.4. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp
1.2.4.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn là hoạt động xem xét, đánh giá sự thay đổi
của mỗi chỉ tiêu đầu kỳ so với cuối kỳ, đầu năm so với cuối năm, năm này so với năm
khác để xác định cơ cấu và tình hình tài sản, nguồn vốn. Quá trình này đòi hỏi nhà
10
phân tích cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán
dựa trên quan điểm luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.
Việc đầu tiên khi phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty là phải tính
được chênh lệch tương đối cũng như tuyệt đối của mỗi chỉ tiêu trong bảng CĐKT.
Công thức được sử dụng như sau:
Chênh lệch tương đối = Giá trị tài sản (NV) năm n – Giá trị tài sản (NV) năm n-1
Chênh lệch tuyệt đối =
Chênh lệch tương đối
Giá trị tài sản (NV) năm n-1
Dựa vào những số liệu được tổng hợp từ Bảng CĐKT, tiến hành xem xét và phân
tích các biến động tăng, giảm, chênh lệch tuyệt đối cũng như tương đối của từng khoản
mục tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp qua các kỳ. Qua đó đưa ra nhận xét về mức
độ đảm bảo tài sản, nguồn vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp theo, cần phân tích về cơ cấu tài sản:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỷ trọng tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cho biết trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có
bao nhiêu đồng là TSNH, tỷ trọng tài sản dài hạn cho biết trong 100 đồng tài sản của
doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là TSDH.
Tỷ trọng nợ phải trả =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng tài nợ phải trả cho biết trong 100 đồng tài sản nguồn vốn của doanh
nghiệp thì có bao nhiêu đồng là nợ phải trả, tỷ trọng VCSH cho biết trong 100 đồng
nguồn vốn của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là VCSH.
1.2.4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể
kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ, so sánh với kỳ trước và với doanh nghiệp khác để nhận biết khái quát hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ và dự đoán xu hướng vận động trong tương lai.
Thang Long University Library
11
 Phân tích theo chiều ngang: Dựa vào áo cáo kết quả ĐKD, tiến hành phân
tích các biến động tăng giảm của từng khoản mục tại cuối năm so với đầu năm.
 Phân tích theo chiều dọc: Các khoản mục sẽ được nhà phân tích tiến hành so
với doanh thu, từ đó xác định và phân tích tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác , có cơ sở
cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ
tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phải phản ánh được sức sản xuất, sinh lời và hao phí của các
yếu tố, các loại vốn và phải thống nhất với công thức tính hiệu quả chung.
1.2.4.3. Phân tích dòng tiền
Phân tích dòng tiền được tiến hành dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo đó,
nhà phân tích sẽ tiến hành phân tích các dòng tiền thu vào và chỉ ra theo từng hoạt động
giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn sâu sắc hơn về những dòng tiền tệ của doanh
nghiệp, biết được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng, giảm vốn
bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
được tiến hàng bằng việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuẩn của từng hoạt động cả về
số tuyệt đối và tương đối để xác định sự biến động, mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào
và chỉ ra ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào
công thức:
LCT thuần trong kỳ = LCT thuần của hoạt động KD + LCT thuần của hoạt động
đầu tư + LCT thuần từ hoạt động tài chính
Trong đó:
LCT thuần từng HĐ = Tổng tiền thu vào từng HĐ – Tổng tiền chi ra từng hoạt
động
Người phân tích cần xác định và so sánh giữa kỳ này và kỳ trước về tỷ trọng lưu
chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên
cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối quan hệ giữa các hoạt động.
1.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
1.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Một thước đo tính cơ động được d ng phổ biến nhất, đó là khả năng thanh toán
hiện hành. Khoản mục này được thiết kế ra để đo lường mối liên hệ hoặc “sự cân đối”
giữa tài sản lưu động (chủ yếu là tiền mặt, các chứng khoán bán được trên thị trường,
các khoản phải thu và các khoản dự trữ) với nợ ngắn hạn (chủ yếu là các khoản phải
trả, các phiếu nợ vãng lai phải trả và phần sắp đến hạn phải trả của khoản nợ dài hạn).
12
Khả năng thanh toán ngắn hạn
= Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp
có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Thông thường, chỉ tiêu
này được so sánh với 1, có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn cần được đảm bảo tối thiểu
bởi một đồng tài sản ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ
của doanh nghiệp là yếu, có thể dẫn đến mất tự chủ tài chính doanh nghiệp, ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động kinh doanh. Ngược lại, hệ số này càng lớn hơn 1 càng chứng
tỏ rằng một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là
nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
bởi bao nhiêu đồng tài sản có có tính thanh khoản cao. Hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng
hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình hoạt
động đến thời điểm báo cáo. Tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho được gọi là tài sản
dễ chuyển đổi thành tiền. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các tài sản dễ
chuyển đổi thành tiền đối với nợ ngắn hạn tại thời điểm phân tích.
Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, hệ số
này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả
nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp.
Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của tiền và các khoản tương
đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này nếu cao quá, kéo dài thì chứng
tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt, tuy nhiên nếu quá cao chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ
quánhiều tiền mặt, do đó gây ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này
thấp quá cho thấy doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ
ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, từ đó dẫn tới nguy cơ giải thể và phá sản.
1.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản
Khả năng thanh toán nhanh
= Tổng tài sản lưu động - Kho
Tổng nợ ngắn hạn
Thang Long University Library
13
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh thu thuần
Phải thu khách hàng
Chỉ số này cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ
nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.Tỷ số này lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các
khoản phải thu là cao và nếu thấp thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị
chiếm dụng nhiều, nhưng nếu quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh
thu. Khoản phải thu thể hiện tín dụng cung cấp cho khách hàng. Quan sát chỉ số này sẽ
biết chính sách bán hàng trả chậm hay tình hình thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Hệ
số thu nợ cao hay thấp tùy thuộc chính sách bán chịu của doanh nghiệp, đặc thù của
mỗi ngành cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp trong ngành.
Thời gian thu nợ trung bình
Thời gian thu nợ
trung bình
=
360
Hệ số thu nợ
Thời gian này cho biết doanh nghiệp mất trung bình là bao nhiêu ngày để thu hồi
các khoản phải thu của mình. Để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so
sánh thời gian này với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh
nghiệp đó quy định. Nếu thời gian này quá nhỏ chứng tỏ chính sách tín dụng bán trả
chậm cho khách hàng của doanh nghiệp quá khắt khe, điều này sẽ làm giảm khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt khi mà doanh nghiệp không phải là doanh
nghiệp mạnh, hoạt động lâu dài, có thị phần lớn. Nếu thời gian này quá lớn lại cho
thấy chính sách tín dụng công ty quá dễ dàng, điều này làm tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp nhưng lại chứng tỏ doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn lâu,
tiềm ẩn rủi ro thu hồi nợ.
Hệ số lƣu kho
Hệ số lưu kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Hệ số lưu kho đo lường khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ số này
lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh, doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi
ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các
năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng
dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng
doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. ơn nữa, dự
14
trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây
chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để
đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, hàng tồn
kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp
là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Thời gian luân chuyển kho trung bình
Thời gian luân chuyển kho trung bình =
360
Hệ số lưu kho
Chỉ số này cho biết hàng tồn kho được lưu trong kho của doanh nghiệp trong bao
nhiêu ngày. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hoá cần phải trữ ở một số lượng
cần thiết nào đó. Tuy nhiên, lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc làm
tăng chi phí lưu kho, chi phí quản l và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có
thể không hợp nhu cầu tiêu d ng cũng như thị trường kém đi. Do vậy tỷ số này cần
xem xét để xác định thời gian tồn kho hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và mức độ bình quân chung của ngành cũng như mức tồn kho hợp lý
đảm bảo cung cấp được bình thường.
Hệ số trả nợ
Hệ số trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý chung, bán hàng
Phải trả người bán, lương, thưởng, thuế phải trả
Hệ số trả nợ là chỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng
vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường muốn thu
nợ nhanh, trả nợ chậm nên họ rất muốn kéo dài thời gian hoàn trả nợ dẫn đến hệ số trả
nợ thấp. Hệ số này thấp cho thấy công ty rất có uy tín và là khách hàng tốt của nhà cung
cấp nên được cho chậm trả, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang
khó trả các khoản nợ đến hạn. Để khẳng định được khả năng thanh toán nợ của doanh
nghiệp cần phân tích chi tiết các khoản phải trả, các khách hàng cho nợ, doanh số phát
sinh nợ có và tuổi nợ các khoản phải trả, đối chiếu với hợp đồng mua hàng, xem xét tốc
độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận,… để có kết luận về việc hệ số trả nợ thấp là do
được cho chậm trả hay do doanh nghiệp kinh doanh yếu kém mất khả năng thanh toán
các khoản nợ.
Thời gian trả nợ trung bình
Thời gian trả nợ
trung bình
=
360
Hệ số trả nợ
Thang Long University Library
15
Chỉ tiêu này cho biết thời gian để doanh nghiệp thanh toán được một đồng nợ của
mình. Nếu thời gian trả nợ trung bình lớn thì doanh nghiệp đang được lợi từ việc
chiếm dụng vốn, tuy nhiên điều này cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
đồng thời cũng chứa đựng các rủi ro về khả năng trả nợ. Nếu thời gian trả nợ trung
bình nhỏ thì doanh nghiệp đang lãng phí lợi ích từ việc chiếm dụng vốn nhưng lại gia
tăng được uy tín của mình.
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình
Thời gian luân chuyển vốn
bằng tiền trung bình
=
Thời gian thu nợ
trung bình
+
Thời gian luân chuyển
kho trung bình
-
Thời gian trả
nợ trung bình
Chỉ số này cho biết khoảng thời gian từ khi thanh toán các khoản nợ cho đến khi
thu được tiền. Thời gian này càng dài thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan
hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Nếu
thời gian này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý tiền tốt. Như vậy, thời gian luân
chuyển vốn bằng tiền có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời gian luân chuyển kho
qua việc xử l và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền
khách hàng qua việc tăng tốc độ thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán
qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng
tài sản dài hạn
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản dài hạn
Chỉ số này cho biết 1 đồng bỏ ra đầu tư vào tài sản dài hạn qua quá trình sản xuất
kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Về nguyên tắc, các
tỷ số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng tốt. Tuy nhiên khi đánh
giá hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cần lưu tới lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp cũng vì mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có mức độ sử dụng TSDH khác nhau:
doanh nghiệp sản xuất thường có hiệu suất sử dụng TSD cao hơn hẳn những doanh
nghiệp thương mại. Ngoài ra cũng cần xem xét đến tuổi thọ của TSDH vì tuổi thọ của
tài sản càng cao thì hiệu suất sử dụng càng thấp.
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng
tài sản ngắn hạn
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản ngắn hạn
Chỉ số này cho biết 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn tham gia vào quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp tạo được ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.
16
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Chỉ số này phản ánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói chung. Tỷ lệ này cho biết
bình quân mỗi đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này
càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu
quả của việc sử dụng tài sản thì cần so sánh với chỉ số bình quân của ngành.
1.2.5.3. Phân tích khả năng quản lý nợ
Trên thực tế, thật khó để tìm ra một doanh nghiệp kinh doanh mà không phải vay
nợ. Do đó phân tích khả năng quản lý nợ giúp đánh giá công tác vay nợ của doanh
nghiệp có hợp lý không và các khoản nợ đang ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
của doanh nghiệp. Khi phân tích khả năng quản lý nợ có những chỉ tiêu cơ bản sau
Số lần thu nhập trên lãi vay
Số lần thu nhập trên lãi vay =
EBIT
Lãi vay
Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào tức là
một đồng lãi vay có thể được doanh nghiệp trả bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay. Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán
lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì
doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ doanh
nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình hoặc kinh doanh kém đến mức lợi
nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tỉ số nợ trên tổng tài sản hay tỉ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty
so với tài sản. Tông nợ trên tử số của công thức này bao gôm nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỉ số nợ thấp vì như thế công ty có khả
năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thich có tỉ số nợ cao vì sử dụng đòn bây tài
chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết tỉ số
này cao hay thấp cần phải so sánh với tỉ số nợ bình quân ngành.
Thang Long University Library
17
Tỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ so với
vốn chủ sở hữu
=
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Tỉ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối tương quan
với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Về mặt ý nghĩa tỉ lệ này cho biết:
 Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp.
 Mối quan hệ tương ứng giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu trong doanh
nghiệp.
1.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lợi
Nếu như các chỉ số về khả năng quản l tài sản, quản l vốn phản ánh hiệu quả
từng hoạt động của doanh nghiệp thì chỉ số về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp
nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản l của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp thì có
bao nhiêu đồng là lợi nhuận ròng.Khi phân tích tỷ suất này cần xem xét đến đặc điểm
kinh doanh của ngành, kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và chi phí ảnh hưởng ra sao
tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Không phải lúc nào tỷ suất này tăng cũng phản ánh doanh nghiệp đang kinh
doanh tốt và giảm thì phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh kèm hiệu quả mà việc
xem xét tăng giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào lý
do của việc tăng giảm đó.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ
quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng
trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trị số của chỉ
tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.
18
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì
nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở
hữu bỏ ra để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Kết quả tính toán tỷ
suất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao. Ta thường dùng chi
phí cơ hội của việc cho vay trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc, tiền gửi tiết kiệm
…) làm mốc so sánh với chỉ số trên để xác định hiệu quả vốn tự có. Một doanh nghiệp
phải có tỷ số này cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả. Tuy nhiên
tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động
bằng vốn vay là chủ yếu hay vốn chủ sở hữu quá thấp.
1.2.5.5. Phương pháp Dupont
Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến trong phân tích tài
chính, thực hiện dựa trên nghĩa và chuẩn mực các tỷ lệ của chỉ tiêu tài chính.
ản chất của phương pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh
lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ROA, thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở
hữu ROE thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó
cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
Phương pháp phân tích Dupont là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích
tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng
phương pháp phân tích Dupont để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm
hiểu được tình trạng chung của tài chính doanh nghiệp, c ng các quan hệ cơ cấu giữa
các chỉ tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng làm biến động tăng giảm
của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, c ng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các
nhà quản l doanh nghiệp làm ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài
chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Phân tích Dupont đối với ROA
Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích chỉ tiêu ROA, có dạng:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân
Mô hình phân tích trên cho thấy, có hai yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản, đó là tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và hiệu suất sử dụng tổng tài
Thang Long University Library
19
sản. Vậy nên nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và xem xét có những biện
pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của doanh thu và sự vận
động của tài sản để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp
đang sử dụng.
Phân tích Dupont đối với ROE
Ngoài ra mô hình Dupont còn được áp dụng trong phân tích chỉ tiêu ROE, có
dạng:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
x
Tài sản bình quân
VCSH Doanh thu thuần Tài sản bình quân VCSH
Từ hai mô hình trên có thể thẩy rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng cao, sức
sản xuất của doanh nghiệp càng lớn. ướng tới mục đích làm tăng tỉ suất sinh lời của
tài sản đồng nghĩa với việc cần nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản, một mặt tăng
được quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp l về cơ cấu
của tài sản. Doanh nghiệp cần khai thác tối đa công suất các tài sản đã đầu tư, giảm bớt
hàng tồn kho và chi phí sản xuất dở dang.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp
Phân tích tài chính có nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh
hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự
phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh
nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy,
thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích
có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình
ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.
Chất lƣợng thông tin sử dụng
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi
một khi thông tin sử dụng không chính xác, không ph hợp thì kết quả mà phân tích tài
chính đem lại chỉ là hình thức, không có nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử
dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.
Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến
những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp,
người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện
tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.
Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động
hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. ơn nữa, tiền lại có giá trị theo
thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó,
20
tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự ph hợp của thông tin.
Thiếu đi sự ph hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu
ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.
Trình độ cán bộ phân tích
Có được thông tin ph hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử l thông tin đó như
thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn
giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông
tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng
biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ
không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên
hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
doanh nghiệp để l giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm
yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. ay nói cách khác, cán bộ phân
tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của
phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.
Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ
thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành
phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay
thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có
đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung
bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản l
tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài
chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát những lí thuyết cơ bản về hoạt động phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp, đưa ra một số phương pháp và nội dung hoạt động
phân tích báo cáotài chính doanh nghiệp.
Nội dung chương 1 là cơ sở để thực hiện hoạt động phân tích hệ thống báo cáo
tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn oàng Mai trong chương 2. Trên thực tế,
thực trạng hoạt động phân tích báo cáo của công ty ra sao, tình hình tài sản – nguồn
vốn, doanh thu – lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu tài chính như thế nào Chương 2 sẽ
phân tích thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính của Công ty trách nhiệm
hữu hạn oàng Mai để làm sáng tỏ những vấn đề này.
Thang Long University Library
21
22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ HOÀNG MAI
2.1. Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và
dịch vụ Hoàng Mai
2.1.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và dịch vụ
Hoàng Mai
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
 Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và dịch vụ
Hoàng Mai
 Địa chỉ : 64/5 Trường Chinh, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, à Nội
 E-mail : hoangmai@vnn.vn
 Điện thoại : 04.35400979
 Hotline : 35400980
 Fax : 0436415823
 Website : http://dochoihoangmai.com.vn
 Mã số thuế: 01369275
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Hoàng Mai được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2001.
Là Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, nhập khẩu kinh doanh
thiết bị, đồ d ng học tập, đồ chơi trẻ em.
Là một doanh nghiệp trẻ song oàng Mai đã nhanh chóng khẳng định được tên
tuổi và chỗ đứng trên thị trường bằng hàng loạt các thương hiệu của các dòng sản
phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Nhiều khách hàng biết đến do sự ổn định, uy tín
trong đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ, sự chu đáo và nhiệt tình của đội ngũ
nhân viên.Với sự lỗ lực không ngừng, oàng Mai đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng - Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) đánh giá, chứng nhận
ệ thống quản l chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Song song với sự nghiệp phát triển Công ty cũng có rất nhiều đóng góp cho xã
hội. Công ty là thành viên của Quỹ ảo trợ Trẻ em Việt Nam. Công ty đã trao tặng
nhiều sân chơi cho trẻ em v ng sâu v ng xa như: Điện iên, Lai Châu,Tây Nguyên,
Sơn La... hỗ trợ chương trình mổ cơ Delta ở Nghệ An và các tỉnh miền Trung, chương
trình phẫu thuật nụ cười và ánh sáng Trẻ thơ.
Thang Long University Library
23
Với tiêu chí: “chất lƣợng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất, phong cách phục vụ và
dịch vụ chuyên nghiệp”, Công ty TNHH Hoàng Mai luôn cam kết mang đến cho khách
hàng các dịch vụ trọn gói, từ thiết kế, tư vấn, lắp đặt cho tới bảo hành bảo trì sau bán
hàng.
2.1.1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty TN oàng Mai là một trong những công ty thương mại uy tín chuyên
phân phối thiết bị dạy và học cho trường học ở tất cả các môn, cung cấp đồ chơi trẻ
em, cụ thể chuyên nhập khẩu và phân phối:
 àn Ghế ọc Sinh, Trường ọc
 Thiết ị ọc Tập Mầm Non, Tiểu ọc
 Đồ Chơi
 Thiết ị Trường ọc - Sản Xuất và Kinh Doanh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và
dịch vụ Hoàng Mai
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hoàng Mai
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
24
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ tại mỗi phòng ban
Giám đốc:
Là người đại diện pháp l của công ty, có quyền hành cao nhất toàn quyền quyết
định mọi vấn đề của công ty. Giám đốc điều hành hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Giám đốc quyết định việc xây dựng chiến lược phát triển, phương án kinh doanh
và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
Phó giám đốc:
Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công
của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về những
công việc được phân công hoặc ủy quyền.
Phòng kinh doanh:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho an giám đốc về công tác bán và tiếp thị
các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ như sau: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu cũng
như thị hiếu của khách hàng từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh; K hợp đồng và
thực hiện các giao dịch buôn bán với khách hàng; Đại diện cho công ty làm việc với
khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào về chi tiết các điều khoản trong hợp đồng, từ đó
kết hợp với “phòng Kế hoạch – quản l kho” để lên phương án nhập hàng, lưu kho và
giao hàng cho khách.
Phòng Tài chính – kế toán:
Là phòng ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho an giám đốc trong việc
tổ chức công tác kế toán, tài chính.
Các hoạt động tại đây bao gồm: Giám sát mọi hoạt động kinh doanh dưới hình
thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh; Tổ chức, theo
dõi chặt chẽ chính xác tài sản và nguồn vốn của công ty; Theo dõi công nợ và thường
xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ; Cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sản
xuất, kinh doanh cho an giám đốc.
ên cạnh đó, phòng Tài chính – kế toán cũng phải thực hiện các nghiệp vụ kế
toán khác như: Thanh toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh
và chi phí đầu tư các dự án quy định; Quyết toán các hợp đồng kinh tế; Thực hiện và
theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ
đối với công nhân viên trong công ty; ảo quản và lưu trữ các tài liệu kế toán, tài
chính, chứng từ có giá của công ty
Thang Long University Library
25
Phòng Hành chính – nhân sự:
Là bộ phận thực hiện các công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền
thông và quan hệ công chúng của công ty
Phòng này thực hiện các nhiệm vụ tổng hợ về hành chính, văn thư, tiếp nhận và
lưu trữ văn bản, tham mưu cho GĐ xử l các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp
thời; Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban trong công ty; Quản l con dấu,
chữ kí theo quy định; Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lưu các văn bản của cấp
trên theo quy định của an giám đốc.
Ngoài ra, phòng Hành chính – nhân sự còn chịu trách nhiệm tổ chức, tuyển dụng
nhân viên theo nhu cầu của công ty tuân theo quy định pháp luật; Tiến hành kiểm tra,
nhận xét và đánh giá năng lực cán bộ nhân viên định kì thường xuyên từ đó đề xuất
kiến chính xác, kịp thời, khách quan trong việc quản l sử dụng, khen thưởng, kỷ luật
nhân viên công ty.
Phòng Kế hoạch – quản lý kho:
Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu hồ sơ, các điều khoản trong mỗi hợp
đồng để tham mưu cho giám đốc về kế hoạch xuất, nhập hàng hóa, lưu kho; Xây dựng,
phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các kế hoạch kinh doanh; Quản l các sản phẩm, xuất
nhập sản phẩm qua bất cứ nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ có đủ chữ k ghi
trên hóa đơn.
ên cạnh đó, phòng Kế hoạch – quản l kho còn có nhiệm vụ kết hợp với phòng
kinh doanh tiến hành gặp gỡ và đàm phán với khách hàng về kế hoạch giao hàng cũng
như thời gian, số lượng và phương tiện vận tải hàng hóa.
2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai
2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC của Công ty trách nhiệm hữu
hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai
2.2.1.1. Quy trình phân tích của Công ty
Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch phân tích
Tại Công ty TN oàng Mai, bước đầu tiên của hoạt động phân tích BCTC là
việc phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích một cách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các
câu hỏi then chốt cần phải giải đáp để đạt được mục tiêu này: Nội dung, phạm vi, thời
gian và người thực hiện hoạt động phân tích BCTC. Cần phân công rõ nhiệm vụ cũng
như trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phân tích nhằm đánh giá đúng
thực trạng, tìm ra nguyên nhân, phát hiện tiềm năng và đề ra các giải pháp cho hoạt
động kinh doanh của công ty.
26
Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích BCTT tại Công ty Công ty TNHH Hoàng Mai giai
đoạn 2011-2013
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Bƣớc 2: Tập hợp, kiểm tra và xử lý thông tin
Phó giám đốc cùng với trưởng phòng kế toán tiến hành thu thập các dữ liệu,
thông tin cần thiết từ cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho công tác
phân tích tài chính (chủ yếu là các BCTC: Bảng CĐKT, áo cáo LCTT, ảng báo cáo
kết quả kinh doanh...), đồng thời, phải kiểm tra lại để đảm bảo được tính xác thực và
độ tin cậy của nguồn thông tin. Tiếp đó là việc thực hiện sắp xếp và xử lý thông tin thu
được theo trình tự hợp lý, phù hợp cho quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính.
Bƣớc 3: Tiến hành phân tích
Căn cứ theo kế hoạch đã được xây dựng, kế toán trưởng của công ty tiến hành thực
hiện các nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp. Trước hết là phân tích các báo cáo:
Bảng CĐKT, áo cáo LCTT, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh... Sau đó là việc xem xét
các thông tin do việc phân tích các tỷ số đem lại nhằm đưa ra một cái nhìn bao quát nhất
về phạm vi của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong các BCTC
theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra khi phân tích các con số, tỷ lệ
giúp cho nhà phân tích có thêm những hiểu biết sâu sắc, có giá trị và phương hướng
thực hiện, từ đó có thể tập trung sức lực vào việc xem xét, phân tích các báo cáo tài
chính doanh nghiệp.
Đánh giá chung: Khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra
phương hướng phân tích chi tiết.
Phân tích chi tiết: Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu, số liệu và phương pháp phân
tích, tiến hành phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính về những biến động, mức độ ảnh
hưởng của nó.
 Xác định mối liên hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng;
 Xác định đối tượng phân tích;
 Mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích đến chỉ tiêu phân tích;
Thang Long University Library
27
 Lập biểu đồ trình bày số liệu, phân loại các nhân tố: tích cực/tiêu cực
 Tìm nguyên nhân, từ đó nghiên cứu tìm ra giải pháp để cải thiện hoặc nâng cao.
Kết luận: Nhà phân tích đưa ra những kết luận, đề xuất và kiến nghị các giải pháp
sau khi quá trình phân tích BCTC doanh nghiệp được hoàn tất.
Bƣớc 4: Lập báo cáo phân tích
Từ những kết quả thu được sau quá trình phân tích trên, kế toán trưởng tiến hành
lập báo cáo trình bày lên Giám đốc công ty. Trong đó trình bày những chỉ tiêu được
phân tích với đầy đủ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, phương hướng
giải quyết cần được thực hiện để giúp ích cho tiến trình ra quyết định của ban Giám đốc
trong tương lai.
2.2.1.2. Đặc điểm hoạt động phân tích BCTC tại Công ty
Hoạt động phân tích CTC được thực hiện tại Công ty TNHH Hoàng Mai theo
định kỳ hàng năm sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, phòng tài chính kế toán đã
hoàn thiện và nộp CTC lên an giám đốc.
Cán bộ phân tích
Công tác phân tích CTC được an giám đốc giao cho kế toán trưởng thực hiện.
Đồng thời, tất cả các cán bộ công nhân viên trong cong ty, đặc biệt là phòng Tài chính
– Kế toán có nghĩa vụ hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để việc phân tích
được thực hiệc với tính chính xác cao và đem lại hiệu quả tốt.
Tài liệu sử dụng trong công tác phân tích
Để có được kết quả phân tích chính xác và hữu ích, các nguồn tài liệu được sử
dụng trong công tác phân tích cần đảm bảo được tính trung thực và khách quan. Đây
sẽ là cơ sở giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả
cho hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty. Các số liệu được sử dụng trong
quá trình phân tích chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin bổ sung trong thuyết minh BCTC.
2.2.1.3. Phương pháp phân tích được sử dụng tại Công ty
Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay công ty TN oàng Mai chủ
yếu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ để phục vụ cho hoạt
động phân tích CTC của mình. Cụ thể, phương pháp so sánh được d ng khi thực
hiện phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn dựa trên bảng CĐKT. Qua đó nhận biết được
hiện trạng và các đặc điểm trong việc phân bổ tài sản, nguồn vốn công ty, đồng thời
cũng thấy được sự tăng trưởng qua các năm, mức độ hoán thành các chỉ tiêu đã đề ra,
từ đó xác định được phương hướng kinh doanh hiệu quả trong tương lai. Phương pháp
phân tích tỷ lệ được nhà quản l thực hiện khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính
28
quan trọng nhằm đánh giá khả năng thanh toán, khả năng quản l tài sản cũng như khả
năng sinh lời của công ty.
2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương
mại và dịch vụ Hoàng Mai
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC giai đoạn 2011-2013)
Thông qua biểu đồ 2.1, nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, giá trị tổng tài sản
của công ty đã tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản của công ty ngày càng
được mở rộng và phát triển hơn trước.
Cụ thể, năm 2011, tổng tài sản là 13.950.803.126 VNĐ, trong đó bao gồm
13.629.501.060 VNĐ tài sản ngắn hạn, tương ứng 97,69% và 321.302.066 VNĐ tài sản
dài hạn, tương ứng 2,31%. Sang đến năm 2012, tổng tài sản đã tăng lên thành
27.486.347.872 VNĐ, tương ứng tăng 97,02% so với năm 2011, trong đó, đồng thời, tỷ
trọng tài sản dài hạn cũng có xu hướng tăng, chiếm 6,63% trong tổng tài sản. Năm 2013,
tổng tài sản tiếp tục tăng thêm 18.222.666.043 VNĐ, tương ứng tăng 66,3% so với năm
2012, thế nhưng, tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm nhẹ, chỉ còn chiếm 3,68% trong tổng tài
sản trong khi tài sản dài hạn chiếm 97,7%.
Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013 ta có thể thấy, TSNH luôn chiếm tỷ trọng
lớn hơn TSDH. Cơ cấu như vậy là ph hợp vì hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập
hàng sau đó xuất hàng bán, nên các khoản hàng tồn kho và phải thu sẽ có giá trị lớn,
Công ty không tham gia sản xuất nên không cần tới các máy móc sản xuất có giá trị
Thang Long University Library
29
lớn, vì vậy TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là các trang thiết bị: máy tính, máy
in... phục vụ bộ phận ành chính – Nhân sự, Tài chính – Kế toán, Kinh doanh...
Phân tích tỷ trọng thành phần trong tài sản ngắn hạn
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các thành phần trong tài sản ngắn hạn Công ty TNHH Hoàng
Mai giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC giai đoạn 2011-2013)
Dựa vào biểu đồ 2.2, có thể thấy tỷ trọng các khoản mục của tài sản ngắn hạn
trong giai đoạn 2011-2013 có sự biến động liên tục. Cụ thể như sau:
Năm 2011: àng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với chiếm 62,27%, tỷ trọng
Các khoản phải thu ngắn hạn lớn thứ 2 với 20,94%, còn Tiền và các khoản tương
đương tiền chiếm ty trọng thấp nhất là 16,79% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. àng tồn
kho chiếm tỷ trọng lớn nhất xuất phát từ kế hoạch của Công ty: tăng cường tích trữ
hàng tồn kho để ứng phó với những biến động tăng giá của hàng hóa.
Năm 2012: Cơ cấu vẫn giữ nguyên nhưng đã có sự thay đổi mạnh trong tỷ trọng.
àng tồn kho vẫn lớn nhất nhưng đã giảm và giảm gần bằng các khoản phải thu và
tiền, các khoản tương đương đương tiền. Cả tiền và các khoản phải thu đều tăng tỷ
trọng, đặc biệt là các khoản phải thu, cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng nhiều hơn,
đây là kết quả của việc Công ty nới lỏng tín dụng nhằm thu hút thêm khách hàng. Tiền
30
và các khoản tương đương tiền cũng tăng cho thấy Công ty muốn gia tăng việc nắm
giữ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán.
Năm 2013: Cơ cấu TSN có sự thay đổi lớn, lúc này chiếm tỷ trọng lớn nhất là
các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 62,65%, tỷ trọng lớn thứ hai là hàng tồn kho, tiền và
các khoản tương đương tiền chỉ còn chiếm 8,46%. Các khoản phải thu tiếp tục tăng cho
thấy Công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều, điều này dễ khiến Công ty gặp khó
khăn trong thu hồi nợ. àng tồn kho tiếp tục giảm (nhưng giá trị vẫn tăng) cho thấy
Công ty vẫn đầu tư cho việc đầu cơ hàng hóa nhưng mức độ đã giảm đi. Tuy nhiên tỷ
trọng tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh cho thấy Công ty thực hiện tốt
chính sách cắt giảm và hạn chế dự trữ tiền mặt, tăng cường đầu tư kinh doanh.
Ngoài ra, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác không đáng kể trong tài sản ngắn hạn,
chỉ chiếm chưa đến 1% nhưng đang có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2013.
Là một doanh nghiệp thành lập chưa lâu và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh đồ d ng, thiết bị học tập và giảng dạy nên công ty cần đầu tư lớn cho hệ
thống kho bãi và hàng hóa, có thể thấy sự gia tăng mạnh của giá trị tài sản ngắn hạn
trong thời gian qua của công ty là tương đối hợp l . Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên
nhân, cơ cấu và sự biến động tài sản trong giai đoạn 2011-2013, ta tiến hành phân tích
các khoản mục sau:
Về tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền mặt của công ty có sự biến
động không đều trong giai đoạn 2011-2013.
Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, công ty nắm giữ 2.287.852.359 VNĐ. Sau
một năm, đến năm 2012, khoản mục này tăng gấp hơn 2 lần, tương đương tăng
5.460.878.076 VNĐ so với năm trước đó. Nguyên nhân là do Công ty muốn gia tăng
việc nắm giữ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán, dễ dàng đối phó với những bất
thường xảy ra, nâng cao khả năng thanh toán tức thời của Công ty hay tận dụng nguồn
vốn đó để thanh toán sớm cho các nhà cung cấp để hưởng chiết khấu. Công ty tăng
cường vốn góp của chủ sở hữu vào năm 2012 (tăng 10.100.000.000 VNĐ) và tiền
hành nhập quỹ tiền mặt một phần. Công ty đã sử dụng lượng tiền này để mua hàng số
lượng lớn để hưởng chiết khầu thanh toán và thanh toán vay nợ ngắn hạn, chính vì vậy
mà doanh thu hoạt động tài chính tăng lên đến 959,88% so với năm 2011 nhưng giá trị
tăng lên chỉ là 44.024.179 VNĐ.
Thang Long University Library
34
Bảng 2.1. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013
2012 so với 2011 2013 so với 2012
VNĐ % VNĐ %
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
13.629.501.060 25.664.376.536 43.944.458.276 12.034.875.476 88,30 18.280.081.740 71,23
I. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
2.287.852.359 7.748.730.435 3.718.024.150 5.460.878.076 238,69 (4.030.706.285) (52,02)
II. Các khoản phải thu
ngắn hạn
2.854.379.827 8.296.467.514 27.532.482.034 5.442.087.687 190,66 19.236.014.520 231,86
1. Phải thu khách hàng 2.854.379.827 8.296.467.514 27.532.482.034 5.442.087.687 190,66 19.236.014.520 231,86
III. Hàng tồn kho 8.487.268.874 9.586.261.681 12.602.443.644 1.098.992.807 12,95 3.016.181.963 31,46
V. Tài sản ngắn hạn khác - 32.916.906 91.508.448 32.916.906 58.591.542 178,00
1. Thuế và các khoản
khác phải thu Nhà nước
- 7.175.037 - 7.175.037 (7.175.037) (100)
2. Tài sản ngắn hạn khác - 25.741.869 91.508.448 25.741.869 65.766.579 255,48
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
35
Giai đoạn 2012 – 2013: Việc tăng cường nắm giữ thêm 5.460.878.076 VNĐ
trong khi lợi ích thu về chỉ tăng thêm 44.024.179 VNĐ nên đến năm 2013, Công ty đã
tiến hành thực hiện chính sách cắt giảm và hạn chế dự trữ tiền mặt, tăng cường đầu tư
kinh doanh, qua đó giúp tránh tình trạng ứ động vốn và tiết kiệm chi phí cơ hội. Cụ
thể, năm 2013, khoản mục Tiền và các khoảng tương tiền đã giảm 4.030.706.285
VNĐ, tương đương giảm 52,02% so với năm 2012. Thế nhưng điều sẽ ảnh hưởng lớn
đến khả năng thanh toán các khoản phải trả ngay tức thời cho nhà cung cấp, gây nguy
cơ nợ đọng kéo dài, giảm sút hình ảnh và uy tín với các đối tác.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là một doanh nghiệp nhỏ được thành lập không lâu,
Công ty TN oàng Mai có quy mô vốn còn hạn chế. Chính vì vậy, Công ty chỉ tập
trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình mà không tham gia vào
các hoạt động tài chính ngắn hạn nên khoản mục này của công ty bằng 0.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Trong cả ba năm 2011-2013, các khoản phải thu
ngắn hạn của công ty đều đến từ khoản phải thu khách hàng. Đồng thời, các khoản trả
trước cho người bán, phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi đều không phát sinh
trong giai đoạn trên.
Giai đoạn 2011 – 2012: Trong năm 2012, khoản mục này là 8.296.467.514
VNĐ, tăng 5.442.087.687 VNĐ, tương đương tăng 190,66% so với năm 2011. Sở dĩ
khoản phải thu khách hàng tăng cao như vậy là do, trong giai đoạn này, công ty áp
dụng chính sách nới lỏng tín dụng, chấp nhận thanh để khách hàng của mình thực hiện
việc thanh toán muộn hơn so với trước. Công ty thực hiện chính sách này với mong
muốn thu hút được nhiều sự quan tâm hơn khi khách hàng đang lựa chọn nhà cung
cấp, qua đó, công ty sẽ có thể có thêm những hợp đồng mới, góp phần gia tăng doanh
thu và lợi nhuận. Trên thực tế, chính sách này đã mang lại hiệu quả tích cực khi mà
doanh thu bán hàng cuả Công ty năm 2012 tăng 19.819.306.779 VNĐ, tương đương
tăng 98,07% so với năm 2011.
Giai đoạn 2012 – 2013: Chính sách nới lỏng tín dụng đã góp phần khiến doanh
thu tăng cao nên đến năm 2013, Công ty vẫn tích cực nới lỏng tín dụng khiến khoản
phải thu khách hàng tiếp tục tăng mạnh, tăng 19.236.014.520 VNĐ, tương đương tăng
231,86% so với năm 2012. Chính sách này vẫn tiếp tục phát huy tác dụng, khách hàng
đến với Công ty ngày càng nhiều giúp doanh thu năm 2013 tiếp tục tăng nhưng tốc độ
tăng còn 61,43% so với năm 2012. Tuy nhiên, chính sách này cũng có những mặt trái,
nó sẽ làm cho công ty bị tăng các chi phí quản l các khoản nợ. Vì vậy, trong những
năm tới, công ty cần phải đánh giá được năng lực tài chính, uy tín của các khách hàng,
từ đó cân nhắc kỹ mỗi khi đưa ra quyết định cấp tín dụng để đem lại lợi ích cao nhất
mà vẫn đảm bảo được an toàn tài chính.
Thang Long University Library
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt sdt/ ZALO 09345 497 28
Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt  sdt/ ZALO 09345 497 28	Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt  sdt/ ZALO 09345 497 28
Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namNOT
 

Mais procurados (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tảiĐề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt sdt/ ZALO 09345 497 28
Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt  sdt/ ZALO 09345 497 28	Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt  sdt/ ZALO 09345 497 28
Phân tích tình hình tài chính công ty thép đan việt sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOT
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOTĐề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOT
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Thái Bình, HOT
 

Destaque

Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepVu Long (Mr)
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhtranphucloc
 
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpcPhân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexLuận văn tốt nghiệp
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilkThanh Vu Nguyen
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênTùng Tử Tế
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 

Destaque (15)

Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính
 
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
Phan tich bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_phat_trie_d_ao_cuj0fjo_201...
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpcPhân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VinaconexPhân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 

Semelhante a Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyKhoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyOnTimeVitThu
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoànPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoànhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương ...
 
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công tyKhoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
Khoá luận: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
 
Đề tài tình hình tài chính công ty phát triển viễn thông, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài tình hình tài chính công ty phát triển viễn thông, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài tình hình tài chính công ty phát triển viễn thông, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài tình hình tài chính công ty phát triển viễn thông, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAYĐề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty gỗ Hoàng Giang, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoànPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAYĐề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Último (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dịch vụ hoàng mai

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NG ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI SINH VIÊN THỰC HIỆN : LƢƠNG THÙY TRANG MÃ SINH VIÊN : A19002 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI Giáo viên hƣớng dẫn : ThS.Trịnh Trọng Anh Sinh viên thực hiện : Lƣơng Thùy Trang Mã sinh viên : A19002 Chuyên ngành : Tài chính Thang Long University Library
  • 3. HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn ThS. Trịnh Trọng Anh đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Nhờ sự chỉ bảo của thầy em có thể vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Những phương pháp, kinh nghiệm mà thầy truyền đạt cho em không chỉ giúp khóa luận được hoàn thiện hơn mà còn là hành trang cho công việc thực tế của em sau này. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo trường đại học Thăng Long, những bài giảng bổ ích của các thầy cô đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức sâu rộng để em hoàn thành khóa luận này và những kiến thức ấy còn là nền tảng cho nghề nghiệp của em trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lƣơng Thùy Trang
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tự thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp được sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Lƣơng Thùy Trang Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ……………………...…………….1 1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính .............................................................1 1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của báo cáo tài chính........................................1 1.1.2. Yêu cầu đối với thông tin có trên báo cáo tài chính............................................2 1.1.3. Hệ thống các báo cáo tài chính được lập tại doanh nghiệp ...............................2 1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC trong doanh nghiệp .........................6 1.2.1. Khái niệm, mục đích của hoạt động phân tích BCTC ........................................6 1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC .....................................................................7 1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC ............................................................................9 1.2.4. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp............................................................9 1.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ........................................................11 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp .........19 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI………………………………………………………………………..22 2.1. Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai ......................................................................................................22 2.1.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và dịch vụ Hoàng Mai…………………………………………………………………………...22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai…………………………………………………………..………23 2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai....................................................................25 2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai .......................................................25 2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai...........................................................................................28 2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh ............................................................................44
  • 6. 2.2.4. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai .....................................................................49 2.2.5. Phân tích Dupont................................................................................................59 2.2.6. Đánh giá thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai....................................60 2.2.7. Kết quả đạt đƣợc................................................................................................60 2.2.8. Tồn tại và nguyên nhân......................................................................................62 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI…………………………….65 3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty trong tƣơng lai..........................................65 3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty........................................................................................................66 3.2.1. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả tài liệu phân tích ..........................66 3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính ...........................................................67 3.2.3. Một số giải pháp khác.........................................................................................68 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu TSCĐ Tài sản cố định VNĐ Việt Nam đồng
  • 8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ảng 2.1. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn............................................................34 ảng 2.2. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản dài hạn ..................................................37 ảng 2.3. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản nguồn vốn.............................................42 ảng 2.4. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty.....................................................45 ảng 2.5. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty TNHH Hoàng Mai trong ...........49 ảng 2.6. ệ số thu nợ, hệ số trả nợ, hệ số lưu kho của Công ty .................................52 ảng 2.7. Các chỉ tiêu khả năng quản l tài sản............................................................53 ảng 2.8. iệu suất sử dụng tài sản ..............................................................................54 ảng 2.9. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản l nợ của Công ty ....................................55 ảng 2.10. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty ...................................................56 ảng 2.11. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần của Công ty .....................................57 ảng 2.12. Tỷ suất sinh lời trên tài sản .........................................................................58 ảng 2.13. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu...........................................................58 ảng 2.14. ROA và các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ..................................................59 ảng 2.15. ROE và các nhân tố ảnh hưởng đến ROE...................................................59 ảng 3.1. Các chỉ tiêu hàng lưu kho .............................................................................70 iểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty TN oàng Mai ........................................28 iểu đồ 2.2. Tỷ trọng các thành phần trong tài sản ngắn hạn .......................................29 iểu đồ 2.3. Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn...........................................................39 iểu đồ 2.4. Tỷ trọng các thành phần trong nợ ngắn hạn .............................................41 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TN oàng Mai..........................................23 Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích CTT tại Công ty TN oàng Mai .........................26 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, nhìn lại quá trình hoạt động thông qua việc phân tích báo cáo tài chính hàng năm là một việc rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình phát triển của mình, từ đó có thể xây dựng các phương pháp nhằm khắc phục nhược điểm và tăng cường ưu điểm để hiệu quả hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Không chỉ như vậy, báo cáo tài chính còn giúp cho các doanh nghiệp đúc kết được kinh nghiệm trong quá khứ và hạn chế sai lầm trong quyết định ở tương lai. Chính vì vậy, phân tích báo cáo tài chính là một hoạt động không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Trong thời gian thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Mai, được sự hướng dẫn của thầy Th.S Trịnh Trọng Anh và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng Tài chính – Kế toán Công ty, tôi đã từng bước làm quen với môi trường làm việc, vận dụng các kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường vào thực tế. C ng với việc nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH Hoàng Mai, từ đó thấy được thực trạng các vấn đề còn tồn tại, những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp  Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng những cơ sở lý thuyết tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong đó phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phân tích thống kê, mô hình Dupont… kết hợp với những kiến thức đã học cùng với thông tin thu thập từ thực tế, mạng Internet và các tài liệu tham khảo khác… 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận bao gồm 3 chương:
  • 10. Chƣơng 1: Các vấn đề cơ bản về hoạt động phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Mai. Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Mai. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của báo cáo tài chính 1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách có hệ thống tình hình tài sản, công nợ, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những thời kỳ nhất định, đồng thời chúng được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định cho phù hợp. [3, tr.15] 1.1.1.2. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính Doanh nghiệp phải lập và trình bày các báo cáo tài chính kế toán với các mục đích sau:  Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động về tài sản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.  Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ việc đánh giá, phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế trong tương lai. 1.1.1.3. Vai trò của báo cáo tài chính áo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cần thiết, là cơ sở để kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cũng cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, việc chấp hành chế độ kế toán cũng như các chế độ chính sách do Nhà nước đề ra. áo cáo tài chính còn cung cấp những thông tin, số liệu để phân tích đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
  • 12. 2 1.1.2. Yêu cầu đối với thông tin có trên báo cáo tài chính Để thực hiện được vai trò là hệ thống cung cấp thông tin kinh tế hữu ích của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, các thông tin trên các báo cáo tài chính kế toán phải đáp ứng các yêu cầu sau: Tính dễ hiểu: Các thông tin do các báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải dễ hiểu đối với người sử dụng để họ có thể lấy đó làm căn cứ đưa ra các quyết định của mình. Tất nhiên người sử dụng ở đây phải là người có kiến thức về hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh tế, hiểu biết về lĩnh vực tài chính kế toán ở một mức độ nhất định.  Độ tin cậy: Để báo cáo tài chính kế toán thực sự hữu ích đối với người sử dụng, các thông tin trình bầy trên đó phải đáng tin cậy. Các thông tin được coi là đáng tin cậy khi chúng đảm bảo một số yêu cầu sau:  Trung thực: Để có độ tin cậy, các thông tin phải được trình bầy một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện phát sinh.  Khách quan : Để có độ tin cậy cao, thông tin trình bầy trên báo cáo tài chính kế toán phải khách quan, không được xuyên tạc hoặc bóp méo một cách cố thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính sẽ không được coi là khách quan nếu việc lựa chọn hoặc trình bầy có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc xét đoán và cách lựa chọn trình bầy đó nhằm đạt đến kết quả mà người lập báo cáo đã biết trước.  Đầy đủ: thông tin trên báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót bất cứ khoản mục hay chỉ tiêu nào vì một sự bỏ sót d nhỏ nhất cũng có thể gây ra thông tin sai lệch dẫn đến kết luận phân tích nhầm lẫn.  Tính so sánh được: Các thông tin do hệ thống báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải đảm bảo cho người sử dụng có thể so sánh chúng với các kỳ trước, kỳ kế hoạch để xác định được xu hướng biến động thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, người sử dụng cũng có nhu cầu so sánh báo cáo tài chính kế toán của các doanh nghiệp trong c ng lĩnh vực để đánh giá mối tương quan giữa các doanh nghiệp cũng như so sánh thông tin khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách tài chính kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.  Tính thích hợp: Để báo cáo tài chính kế toán trở nên có ích cho người sử dụng, các thông tin trình bầy trên báo cáo tài chính kế toán phải thích hợp với người sử dụng để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế của mình. 1.1.3. Hệ thống các báo cáo tài chính được lập tại doanh nghiệp Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. áo cáo tài chính được lập Thang Long University Library
  • 13. 3 theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toàn d ng để tổng hợp và thuyết minh vế tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. ệ thống CTC doanh nghiệp theo năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thường bao gồm 4 báo cáo chính:  ảng cân đối kế toán.  áo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  áo cáo lưu chuyển tiền tệ  ản thuyết minh báo cáo tài chính 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán ảng cân đối kế toán ( ảng CĐKT) là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Nội dung của ảng cân đối thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, từng mục, từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu cũng như xử l trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ. ảng CĐKT thể hiện những tài sản do công ty quản l và nguồn hình thành của những tài sản này (từ vốn của người cho vay, nợ phải trả hoặc vốn góp của chủ sở hữu, hoặc cả hai nguồn), theo phương trình kế toán: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Phần Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị, nguồn vốn đi vay... Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh áo cáo kết quả kinh doanh ( CKQKD) là một báo cáo tài chính kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. CKQKD là tài liệu quan trọng cung cấp số liệu cho người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và các doanh nghiệp khác trong c ng ngành để nhận
  • 14. 4 biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết định quản l và quyết định tài chính cho ph hợp. C ng với bảng CĐKT, CKQKD là một trong những báo cáo quan trọng nhất của hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. CKQKD cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một kỳ ) của doanh nghiệp . Các thông tin trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc phân loại hoạt động: BCKQKD phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Như vậy, các hoạt động thông thường của doanh nghiệp sẽ được phân loại là hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính được phân loại là hoạt động tài chính, hoạt động không xảy ra thường xuyên sẽ được phân loại là hoạt động bất thường. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí bao gồm 2 nguyên tắc:  Nguyên tắc ph hợp: CKQKD trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, CKQKD phải được trình bày theo nguyên tắc ph hợp giữa doanh thu và chi phí.  Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chưa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì chưa được ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không được trình bày trên CKQKD. Ngược lại, một khoản lỗ trong tương lai chưa thực tế phát sinh đã được ghi nhận là chi phí và được trình bày trên CKQKD. BCKQKD gồm có 3 phần: Phần I: Lãi, lỗ, phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ về thuế và các khoản phải trả khác của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại và còn được hoàn lại, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm. 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo này, người ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần Thang Long University Library
  • 15. 5 của doanh nghiệp, khả năng thanh toán cũng như tình hình lưu chuyển tiền của kỳ tiếp theo, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp. áo cáo LCTT cung cấp các thông tin bổ sung về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà CĐKT và CKQKD chưa phản ánh được do kết quả hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ. Cụ thể là, báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về luồng vào và ra của tiền và coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi về lãi suất giúp cho người sử dụng phân tích đánh giá khả năng tạo ra các luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng chi trả lãi cổ phần...đồng thời những thông tin này còn giúp người sử dụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu được và các khoản thu chỉ bằng tiền. Báo cáo LCTT gồm có ba phần: Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại, các chi phí bằng tiền như tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước) tiền thanh toán cho công nhân viên về lương và X , các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí...). Phần II: Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp như hoạt động XDC , mua sắm TSCD, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán thanh l tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, chi để đầu tư vào các đơn vị khác. Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. oạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả nợ vay ... Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền,thu lãi tiền gửi.
  • 16. 6 1.1.3.1. Bản thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính kế toán khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và l do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Đồng thời, Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày thông tin riêng tuỳ theo yêu cầu quản l của Nhà nước và doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào tính chất đặc th của từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy và phân cấp quản l của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong:  Các sổ kế toán kỳ báo cáo.  ảng CĐKT kỳ báo cáo.  áo cáo KQKD kỳ báo cáo.  Thuyết minh báo cáo kỳ trước, năm trước. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với CĐKT và CKQKD, khi trình bày và lập Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày bằng lời văn ngắn gọn dễ hiểu, phần số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo kế toán khác. Thuyết minh cáo tài chính có nội dung cơ bản sau :  Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.  Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: ao gồm các thông tin về niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp kế toán tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng. 1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, mục đích của hoạt động phân tích BCTC 1.2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ dự báo các biến cố về tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Thang Long University Library
  • 17. 7 Phân tích BCTC không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh gúa những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. [3, tr.20] 1.2.1.2. Mục đích của hoạt động phân tích BCTC Phân tích báo cáo tài chính không những phục vụ những đối tượng đang quản trị điều hành doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp. Và một điều lưu rằng, tùy loại hình doanh nghiệp mà phương pháp phân tích, hình thức phân tích và độ nhấn phân tích vào một vài chỉ tiêu trong báo cáo để nêu bật lên mức độ trong hoạt động doanh nghiệp. T y theo đối tượng sử dụng bản phân tích như thế nào: ta có thể hiểu việc phân tích có thể đáp ứng 2 mục đích:  Mục đích ra quyết định: Dựa trên những thông tin từ các con số cụ thể, việc phân tích sẽ đánh sâu vào yếu tố mạnh yếu của doanh nghiệp như: chỉ số nguồn vốn, chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu thanh toán ngay…  Mục đích đầu tư vào doanh nghiệp hoặc rời bỏ doanh nghiệp: Việc phân tích này đòi hỏi chuyên sâu hơn rất nhiều: vì ngoài việc phân tích các yếu tố tài chính như phân tích hệ thống báo cáo tài chính thì lồng vào đó là phân tích rất nhiều các chỉ số phi tài chính như: tình hình nhân sự, hoạt động marketing, chế độ phúc lợi, những khó khăn của doanh nghiệp… Từ đó mới đề ra được các nhóm giải pháp khắc phục hoặc tăng cường trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. 1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằmtiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài,các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết,nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tếngười ta thường sử dụng các phương pháp sau. 1.2.2.1. Phương pháp so sánh So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thayđổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.  So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
  • 18. 8  So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so vớidoanh nghiệp c ng ngành.  So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sosánh.  So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:  Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.  Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh ( oặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán. 1.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này dựa trên các nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sởso sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:  Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.  Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.  Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. 1.2.2.3. Phương pháp cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối liên hệ cân đối như: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm... Cụ thể là các cân đối cơ bản: Thang Long University Library
  • 19. 9 Tổng tài sản = TSNH + TSDH Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSDH...) biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn. 1.2.3. Các giai đoạn phân tích BCTC Thu thập thông tin: Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng l giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị... trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Xử lý thông tin: Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. Dự đoán và quyết định: Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài chính. Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. 1.2.4. Nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp 1.2.4.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn là hoạt động xem xét, đánh giá sự thay đổi của mỗi chỉ tiêu đầu kỳ so với cuối kỳ, đầu năm so với cuối năm, năm này so với năm khác để xác định cơ cấu và tình hình tài sản, nguồn vốn. Quá trình này đòi hỏi nhà
  • 20. 10 phân tích cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán dựa trên quan điểm luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Việc đầu tiên khi phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty là phải tính được chênh lệch tương đối cũng như tuyệt đối của mỗi chỉ tiêu trong bảng CĐKT. Công thức được sử dụng như sau: Chênh lệch tương đối = Giá trị tài sản (NV) năm n – Giá trị tài sản (NV) năm n-1 Chênh lệch tuyệt đối = Chênh lệch tương đối Giá trị tài sản (NV) năm n-1 Dựa vào những số liệu được tổng hợp từ Bảng CĐKT, tiến hành xem xét và phân tích các biến động tăng, giảm, chênh lệch tuyệt đối cũng như tương đối của từng khoản mục tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp qua các kỳ. Qua đó đưa ra nhận xét về mức độ đảm bảo tài sản, nguồn vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp theo, cần phân tích về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ trọng tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cho biết trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là TSNH, tỷ trọng tài sản dài hạn cho biết trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là TSDH. Tỷ trọng nợ phải trả = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ trọng vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ trọng tài nợ phải trả cho biết trong 100 đồng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là nợ phải trả, tỷ trọng VCSH cho biết trong 100 đồng nguồn vốn của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là VCSH. 1.2.4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với kỳ trước và với doanh nghiệp khác để nhận biết khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và dự đoán xu hướng vận động trong tương lai. Thang Long University Library
  • 21. 11  Phân tích theo chiều ngang: Dựa vào áo cáo kết quả ĐKD, tiến hành phân tích các biến động tăng giảm của từng khoản mục tại cuối năm so với đầu năm.  Phân tích theo chiều dọc: Các khoản mục sẽ được nhà phân tích tiến hành so với doanh thu, từ đó xác định và phân tích tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác , có cơ sở cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phải phản ánh được sức sản xuất, sinh lời và hao phí của các yếu tố, các loại vốn và phải thống nhất với công thức tính hiệu quả chung. 1.2.4.3. Phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền được tiến hành dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo đó, nhà phân tích sẽ tiến hành phân tích các dòng tiền thu vào và chỉ ra theo từng hoạt động giúp các đối tượng quan tâm có cái nhìn sâu sắc hơn về những dòng tiền tệ của doanh nghiệp, biết được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng, giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tiến hàng bằng việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuẩn của từng hoạt động cả về số tuyệt đối và tương đối để xác định sự biến động, mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào và chỉ ra ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức: LCT thuần trong kỳ = LCT thuần của hoạt động KD + LCT thuần của hoạt động đầu tư + LCT thuần từ hoạt động tài chính Trong đó: LCT thuần từng HĐ = Tổng tiền thu vào từng HĐ – Tổng tiền chi ra từng hoạt động Người phân tích cần xác định và so sánh giữa kỳ này và kỳ trước về tỷ trọng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên cứu và đánh giá tình hình lưu chuyển tiền trong mối quan hệ giữa các hoạt động. 1.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng 1.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn Một thước đo tính cơ động được d ng phổ biến nhất, đó là khả năng thanh toán hiện hành. Khoản mục này được thiết kế ra để đo lường mối liên hệ hoặc “sự cân đối” giữa tài sản lưu động (chủ yếu là tiền mặt, các chứng khoán bán được trên thị trường, các khoản phải thu và các khoản dự trữ) với nợ ngắn hạn (chủ yếu là các khoản phải trả, các phiếu nợ vãng lai phải trả và phần sắp đến hạn phải trả của khoản nợ dài hạn).
  • 22. 12 Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Thông thường, chỉ tiêu này được so sánh với 1, có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn cần được đảm bảo tối thiểu bởi một đồng tài sản ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu, có thể dẫn đến mất tự chủ tài chính doanh nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Ngược lại, hệ số này càng lớn hơn 1 càng chứng tỏ rằng một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản có có tính thanh khoản cao. Hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình hoạt động đến thời điểm báo cáo. Tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho được gọi là tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với nợ ngắn hạn tại thời điểm phân tích. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp. Khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của tiền và các khoản tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này nếu cao quá, kéo dài thì chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt, tuy nhiên nếu quá cao chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ quánhiều tiền mặt, do đó gây ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá cho thấy doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, từ đó dẫn tới nguy cơ giải thể và phá sản. 1.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản Khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động - Kho Tổng nợ ngắn hạn Thang Long University Library
  • 23. 13 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần Phải thu khách hàng Chỉ số này cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó.Tỷ số này lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao và nếu thấp thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều, nhưng nếu quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Khoản phải thu thể hiện tín dụng cung cấp cho khách hàng. Quan sát chỉ số này sẽ biết chính sách bán hàng trả chậm hay tình hình thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Hệ số thu nợ cao hay thấp tùy thuộc chính sách bán chịu của doanh nghiệp, đặc thù của mỗi ngành cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp trong ngành. Thời gian thu nợ trung bình Thời gian thu nợ trung bình = 360 Hệ số thu nợ Thời gian này cho biết doanh nghiệp mất trung bình là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh thời gian này với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định. Nếu thời gian này quá nhỏ chứng tỏ chính sách tín dụng bán trả chậm cho khách hàng của doanh nghiệp quá khắt khe, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt khi mà doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp mạnh, hoạt động lâu dài, có thị phần lớn. Nếu thời gian này quá lớn lại cho thấy chính sách tín dụng công ty quá dễ dàng, điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng lại chứng tỏ doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn lâu, tiềm ẩn rủi ro thu hồi nợ. Hệ số lƣu kho Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Hệ số lưu kho đo lường khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh, doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. ơn nữa, dự
  • 24. 14 trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Thời gian luân chuyển kho trung bình Thời gian luân chuyển kho trung bình = 360 Hệ số lưu kho Chỉ số này cho biết hàng tồn kho được lưu trong kho của doanh nghiệp trong bao nhiêu ngày. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hoá cần phải trữ ở một số lượng cần thiết nào đó. Tuy nhiên, lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí lưu kho, chi phí quản l và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có thể không hợp nhu cầu tiêu d ng cũng như thị trường kém đi. Do vậy tỷ số này cần xem xét để xác định thời gian tồn kho hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ bình quân chung của ngành cũng như mức tồn kho hợp lý đảm bảo cung cấp được bình thường. Hệ số trả nợ Hệ số trả nợ = Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý chung, bán hàng Phải trả người bán, lương, thưởng, thuế phải trả Hệ số trả nợ là chỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường muốn thu nợ nhanh, trả nợ chậm nên họ rất muốn kéo dài thời gian hoàn trả nợ dẫn đến hệ số trả nợ thấp. Hệ số này thấp cho thấy công ty rất có uy tín và là khách hàng tốt của nhà cung cấp nên được cho chậm trả, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang khó trả các khoản nợ đến hạn. Để khẳng định được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp cần phân tích chi tiết các khoản phải trả, các khách hàng cho nợ, doanh số phát sinh nợ có và tuổi nợ các khoản phải trả, đối chiếu với hợp đồng mua hàng, xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận,… để có kết luận về việc hệ số trả nợ thấp là do được cho chậm trả hay do doanh nghiệp kinh doanh yếu kém mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Thời gian trả nợ trung bình Thời gian trả nợ trung bình = 360 Hệ số trả nợ Thang Long University Library
  • 25. 15 Chỉ tiêu này cho biết thời gian để doanh nghiệp thanh toán được một đồng nợ của mình. Nếu thời gian trả nợ trung bình lớn thì doanh nghiệp đang được lợi từ việc chiếm dụng vốn, tuy nhiên điều này cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đồng thời cũng chứa đựng các rủi ro về khả năng trả nợ. Nếu thời gian trả nợ trung bình nhỏ thì doanh nghiệp đang lãng phí lợi ích từ việc chiếm dụng vốn nhưng lại gia tăng được uy tín của mình. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình = Thời gian thu nợ trung bình + Thời gian luân chuyển kho trung bình - Thời gian trả nợ trung bình Chỉ số này cho biết khoảng thời gian từ khi thanh toán các khoản nợ cho đến khi thu được tiền. Thời gian này càng dài thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Nếu thời gian này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý tiền tốt. Như vậy, thời gian luân chuyển vốn bằng tiền có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời gian luân chuyển kho qua việc xử l và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc độ thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn = Doanh thu thuần Tổng tài sản dài hạn Chỉ số này cho biết 1 đồng bỏ ra đầu tư vào tài sản dài hạn qua quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Về nguyên tắc, các tỷ số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng tốt. Tuy nhiên khi đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cần lưu tới lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng vì mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có mức độ sử dụng TSDH khác nhau: doanh nghiệp sản xuất thường có hiệu suất sử dụng TSD cao hơn hẳn những doanh nghiệp thương mại. Ngoài ra cũng cần xem xét đến tuổi thọ của TSDH vì tuổi thọ của tài sản càng cao thì hiệu suất sử dụng càng thấp. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tổng tài sản ngắn hạn Chỉ số này cho biết 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tạo được ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.
  • 26. 16 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Chỉ số này phản ánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói chung. Tỷ lệ này cho biết bình quân mỗi đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản thì cần so sánh với chỉ số bình quân của ngành. 1.2.5.3. Phân tích khả năng quản lý nợ Trên thực tế, thật khó để tìm ra một doanh nghiệp kinh doanh mà không phải vay nợ. Do đó phân tích khả năng quản lý nợ giúp đánh giá công tác vay nợ của doanh nghiệp có hợp lý không và các khoản nợ đang ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp. Khi phân tích khả năng quản lý nợ có những chỉ tiêu cơ bản sau Số lần thu nhập trên lãi vay Số lần thu nhập trên lãi vay = EBIT Lãi vay Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào tức là một đồng lãi vay có thể được doanh nghiệp trả bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình hoặc kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản Tỉ số nợ trên tổng tài sản hay tỉ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Tông nợ trên tử số của công thức này bao gôm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỉ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thich có tỉ số nợ cao vì sử dụng đòn bây tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết tỉ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỉ số nợ bình quân ngành. Thang Long University Library
  • 27. 17 Tỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Tỉ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Về mặt ý nghĩa tỉ lệ này cho biết:  Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.  Mối quan hệ tương ứng giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. 1.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lợi Nếu như các chỉ số về khả năng quản l tài sản, quản l vốn phản ánh hiệu quả từng hoạt động của doanh nghiệp thì chỉ số về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản l của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận ròng.Khi phân tích tỷ suất này cần xem xét đến đặc điểm kinh doanh của ngành, kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và chi phí ảnh hưởng ra sao tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Không phải lúc nào tỷ suất này tăng cũng phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh tốt và giảm thì phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh kèm hiệu quả mà việc xem xét tăng giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào lý do của việc tăng giảm đó. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.
  • 28. 18 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Kết quả tính toán tỷ suất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao. Ta thường dùng chi phí cơ hội của việc cho vay trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc, tiền gửi tiết kiệm …) làm mốc so sánh với chỉ số trên để xác định hiệu quả vốn tự có. Một doanh nghiệp phải có tỷ số này cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả. Tuy nhiên tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay là chủ yếu hay vốn chủ sở hữu quá thấp. 1.2.5.5. Phương pháp Dupont Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính, thực hiện dựa trên nghĩa và chuẩn mực các tỷ lệ của chỉ tiêu tài chính. ản chất của phương pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ROA, thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. Phương pháp phân tích Dupont là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình trạng chung của tài chính doanh nghiệp, c ng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, c ng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các nhà quản l doanh nghiệp làm ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Phân tích Dupont đối với ROA Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích chỉ tiêu ROA, có dạng: ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân Mô hình phân tích trên cho thấy, có hai yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đó là tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và hiệu suất sử dụng tổng tài Thang Long University Library
  • 29. 19 sản. Vậy nên nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của doanh thu và sự vận động của tài sản để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Phân tích Dupont đối với ROE Ngoài ra mô hình Dupont còn được áp dụng trong phân tích chỉ tiêu ROE, có dạng: ROE = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tài sản bình quân VCSH Doanh thu thuần Tài sản bình quân VCSH Từ hai mô hình trên có thể thẩy rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng cao, sức sản xuất của doanh nghiệp càng lớn. ướng tới mục đích làm tăng tỉ suất sinh lời của tài sản đồng nghĩa với việc cần nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản, một mặt tăng được quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp l về cơ cấu của tài sản. Doanh nghiệp cần khai thác tối đa công suất các tài sản đã đầu tư, giảm bớt hàng tồn kho và chi phí sản xuất dở dang. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phân tích BCTC tại doanh nghiệp Phân tích tài chính có nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính. Chất lƣợng thông tin sử dụng Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không ph hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. ơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó,
  • 30. 20 tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự ph hợp của thông tin. Thiếu đi sự ph hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Trình độ cán bộ phân tích Có được thông tin ph hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử l thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để l giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. ay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản l tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 đã trình bày khái quát những lí thuyết cơ bản về hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đưa ra một số phương pháp và nội dung hoạt động phân tích báo cáotài chính doanh nghiệp. Nội dung chương 1 là cơ sở để thực hiện hoạt động phân tích hệ thống báo cáo tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn oàng Mai trong chương 2. Trên thực tế, thực trạng hoạt động phân tích báo cáo của công ty ra sao, tình hình tài sản – nguồn vốn, doanh thu – lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu tài chính như thế nào Chương 2 sẽ phân tích thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn oàng Mai để làm sáng tỏ những vấn đề này. Thang Long University Library
  • 31. 21
  • 32. 22 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG MAI 2.1. Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai 2.1.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và dịch vụ Hoàng Mai 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty  Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và dịch vụ Hoàng Mai  Địa chỉ : 64/5 Trường Chinh, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, à Nội  E-mail : hoangmai@vnn.vn  Điện thoại : 04.35400979  Hotline : 35400980  Fax : 0436415823  Website : http://dochoihoangmai.com.vn  Mã số thuế: 01369275 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Hoàng Mai được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2001. Là Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, nhập khẩu kinh doanh thiết bị, đồ d ng học tập, đồ chơi trẻ em. Là một doanh nghiệp trẻ song oàng Mai đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường bằng hàng loạt các thương hiệu của các dòng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Nhiều khách hàng biết đến do sự ổn định, uy tín trong đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ, sự chu đáo và nhiệt tình của đội ngũ nhân viên.Với sự lỗ lực không ngừng, oàng Mai đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) đánh giá, chứng nhận ệ thống quản l chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Song song với sự nghiệp phát triển Công ty cũng có rất nhiều đóng góp cho xã hội. Công ty là thành viên của Quỹ ảo trợ Trẻ em Việt Nam. Công ty đã trao tặng nhiều sân chơi cho trẻ em v ng sâu v ng xa như: Điện iên, Lai Châu,Tây Nguyên, Sơn La... hỗ trợ chương trình mổ cơ Delta ở Nghệ An và các tỉnh miền Trung, chương trình phẫu thuật nụ cười và ánh sáng Trẻ thơ. Thang Long University Library
  • 33. 23 Với tiêu chí: “chất lƣợng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất, phong cách phục vụ và dịch vụ chuyên nghiệp”, Công ty TNHH Hoàng Mai luôn cam kết mang đến cho khách hàng các dịch vụ trọn gói, từ thiết kế, tư vấn, lắp đặt cho tới bảo hành bảo trì sau bán hàng. 2.1.1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty Công ty TN oàng Mai là một trong những công ty thương mại uy tín chuyên phân phối thiết bị dạy và học cho trường học ở tất cả các môn, cung cấp đồ chơi trẻ em, cụ thể chuyên nhập khẩu và phân phối:  àn Ghế ọc Sinh, Trường ọc  Thiết ị ọc Tập Mầm Non, Tiểu ọc  Đồ Chơi  Thiết ị Trường ọc - Sản Xuất và Kinh Doanh 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hoàng Mai (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
  • 34. 24 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ tại mỗi phòng ban Giám đốc: Là người đại diện pháp l của công ty, có quyền hành cao nhất toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty. Giám đốc điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc quyết định việc xây dựng chiến lược phát triển, phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về những công việc được phân công hoặc ủy quyền. Phòng kinh doanh: Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho an giám đốc về công tác bán và tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ như sau: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh; K hợp đồng và thực hiện các giao dịch buôn bán với khách hàng; Đại diện cho công ty làm việc với khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào về chi tiết các điều khoản trong hợp đồng, từ đó kết hợp với “phòng Kế hoạch – quản l kho” để lên phương án nhập hàng, lưu kho và giao hàng cho khách. Phòng Tài chính – kế toán: Là phòng ban có chức năng tham mưu và giúp việc cho an giám đốc trong việc tổ chức công tác kế toán, tài chính. Các hoạt động tại đây bao gồm: Giám sát mọi hoạt động kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh; Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác tài sản và nguồn vốn của công ty; Theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ; Cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sản xuất, kinh doanh cho an giám đốc. ên cạnh đó, phòng Tài chính – kế toán cũng phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán khác như: Thanh toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án quy định; Quyết toán các hợp đồng kinh tế; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ đối với công nhân viên trong công ty; ảo quản và lưu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá của công ty Thang Long University Library
  • 35. 25 Phòng Hành chính – nhân sự: Là bộ phận thực hiện các công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng của công ty Phòng này thực hiện các nhiệm vụ tổng hợ về hành chính, văn thư, tiếp nhận và lưu trữ văn bản, tham mưu cho GĐ xử l các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời; Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban trong công ty; Quản l con dấu, chữ kí theo quy định; Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lưu các văn bản của cấp trên theo quy định của an giám đốc. Ngoài ra, phòng Hành chính – nhân sự còn chịu trách nhiệm tổ chức, tuyển dụng nhân viên theo nhu cầu của công ty tuân theo quy định pháp luật; Tiến hành kiểm tra, nhận xét và đánh giá năng lực cán bộ nhân viên định kì thường xuyên từ đó đề xuất kiến chính xác, kịp thời, khách quan trong việc quản l sử dụng, khen thưởng, kỷ luật nhân viên công ty. Phòng Kế hoạch – quản lý kho: Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu hồ sơ, các điều khoản trong mỗi hợp đồng để tham mưu cho giám đốc về kế hoạch xuất, nhập hàng hóa, lưu kho; Xây dựng, phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các kế hoạch kinh doanh; Quản l các sản phẩm, xuất nhập sản phẩm qua bất cứ nguồn nào đều phải lập hóa đơn chứng từ có đủ chữ k ghi trên hóa đơn. ên cạnh đó, phòng Kế hoạch – quản l kho còn có nhiệm vụ kết hợp với phòng kinh doanh tiến hành gặp gỡ và đàm phán với khách hàng về kế hoạch giao hàng cũng như thời gian, số lượng và phương tiện vận tải hàng hóa. 2.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Hoàng Mai 2.2.1. Giới thiệu chung về công tác phân tích BCTC của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai 2.2.1.1. Quy trình phân tích của Công ty Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch phân tích Tại Công ty TN oàng Mai, bước đầu tiên của hoạt động phân tích BCTC là việc phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích một cách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải đáp để đạt được mục tiêu này: Nội dung, phạm vi, thời gian và người thực hiện hoạt động phân tích BCTC. Cần phân công rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phân tích nhằm đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, phát hiện tiềm năng và đề ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh của công ty.
  • 36. 26 Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích BCTT tại Công ty Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Bƣớc 2: Tập hợp, kiểm tra và xử lý thông tin Phó giám đốc cùng với trưởng phòng kế toán tiến hành thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết từ cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho công tác phân tích tài chính (chủ yếu là các BCTC: Bảng CĐKT, áo cáo LCTT, ảng báo cáo kết quả kinh doanh...), đồng thời, phải kiểm tra lại để đảm bảo được tính xác thực và độ tin cậy của nguồn thông tin. Tiếp đó là việc thực hiện sắp xếp và xử lý thông tin thu được theo trình tự hợp lý, phù hợp cho quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính. Bƣớc 3: Tiến hành phân tích Căn cứ theo kế hoạch đã được xây dựng, kế toán trưởng của công ty tiến hành thực hiện các nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp. Trước hết là phân tích các báo cáo: Bảng CĐKT, áo cáo LCTT, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh... Sau đó là việc xem xét các thông tin do việc phân tích các tỷ số đem lại nhằm đưa ra một cái nhìn bao quát nhất về phạm vi của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong các BCTC theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra khi phân tích các con số, tỷ lệ giúp cho nhà phân tích có thêm những hiểu biết sâu sắc, có giá trị và phương hướng thực hiện, từ đó có thể tập trung sức lực vào việc xem xét, phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đánh giá chung: Khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra phương hướng phân tích chi tiết. Phân tích chi tiết: Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu, số liệu và phương pháp phân tích, tiến hành phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính về những biến động, mức độ ảnh hưởng của nó.  Xác định mối liên hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng;  Xác định đối tượng phân tích;  Mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích đến chỉ tiêu phân tích; Thang Long University Library
  • 37. 27  Lập biểu đồ trình bày số liệu, phân loại các nhân tố: tích cực/tiêu cực  Tìm nguyên nhân, từ đó nghiên cứu tìm ra giải pháp để cải thiện hoặc nâng cao. Kết luận: Nhà phân tích đưa ra những kết luận, đề xuất và kiến nghị các giải pháp sau khi quá trình phân tích BCTC doanh nghiệp được hoàn tất. Bƣớc 4: Lập báo cáo phân tích Từ những kết quả thu được sau quá trình phân tích trên, kế toán trưởng tiến hành lập báo cáo trình bày lên Giám đốc công ty. Trong đó trình bày những chỉ tiêu được phân tích với đầy đủ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, phương hướng giải quyết cần được thực hiện để giúp ích cho tiến trình ra quyết định của ban Giám đốc trong tương lai. 2.2.1.2. Đặc điểm hoạt động phân tích BCTC tại Công ty Hoạt động phân tích CTC được thực hiện tại Công ty TNHH Hoàng Mai theo định kỳ hàng năm sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, phòng tài chính kế toán đã hoàn thiện và nộp CTC lên an giám đốc. Cán bộ phân tích Công tác phân tích CTC được an giám đốc giao cho kế toán trưởng thực hiện. Đồng thời, tất cả các cán bộ công nhân viên trong cong ty, đặc biệt là phòng Tài chính – Kế toán có nghĩa vụ hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để việc phân tích được thực hiệc với tính chính xác cao và đem lại hiệu quả tốt. Tài liệu sử dụng trong công tác phân tích Để có được kết quả phân tích chính xác và hữu ích, các nguồn tài liệu được sử dụng trong công tác phân tích cần đảm bảo được tính trung thực và khách quan. Đây sẽ là cơ sở giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty. Các số liệu được sử dụng trong quá trình phân tích chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin bổ sung trong thuyết minh BCTC. 2.2.1.3. Phương pháp phân tích được sử dụng tại Công ty Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay công ty TN oàng Mai chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ để phục vụ cho hoạt động phân tích CTC của mình. Cụ thể, phương pháp so sánh được d ng khi thực hiện phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn dựa trên bảng CĐKT. Qua đó nhận biết được hiện trạng và các đặc điểm trong việc phân bổ tài sản, nguồn vốn công ty, đồng thời cũng thấy được sự tăng trưởng qua các năm, mức độ hoán thành các chỉ tiêu đã đề ra, từ đó xác định được phương hướng kinh doanh hiệu quả trong tương lai. Phương pháp phân tích tỷ lệ được nhà quản l thực hiện khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính
  • 38. 28 quan trọng nhằm đánh giá khả năng thanh toán, khả năng quản l tài sản cũng như khả năng sinh lời của công ty. 2.2.2. Nội dung phân tích BCTC tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàng Mai 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC giai đoạn 2011-2013) Thông qua biểu đồ 2.1, nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, giá trị tổng tài sản của công ty đã tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển hơn trước. Cụ thể, năm 2011, tổng tài sản là 13.950.803.126 VNĐ, trong đó bao gồm 13.629.501.060 VNĐ tài sản ngắn hạn, tương ứng 97,69% và 321.302.066 VNĐ tài sản dài hạn, tương ứng 2,31%. Sang đến năm 2012, tổng tài sản đã tăng lên thành 27.486.347.872 VNĐ, tương ứng tăng 97,02% so với năm 2011, trong đó, đồng thời, tỷ trọng tài sản dài hạn cũng có xu hướng tăng, chiếm 6,63% trong tổng tài sản. Năm 2013, tổng tài sản tiếp tục tăng thêm 18.222.666.043 VNĐ, tương ứng tăng 66,3% so với năm 2012, thế nhưng, tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm nhẹ, chỉ còn chiếm 3,68% trong tổng tài sản trong khi tài sản dài hạn chiếm 97,7%. Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013 ta có thể thấy, TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn TSDH. Cơ cấu như vậy là ph hợp vì hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập hàng sau đó xuất hàng bán, nên các khoản hàng tồn kho và phải thu sẽ có giá trị lớn, Công ty không tham gia sản xuất nên không cần tới các máy móc sản xuất có giá trị Thang Long University Library
  • 39. 29 lớn, vì vậy TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là các trang thiết bị: máy tính, máy in... phục vụ bộ phận ành chính – Nhân sự, Tài chính – Kế toán, Kinh doanh... Phân tích tỷ trọng thành phần trong tài sản ngắn hạn Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các thành phần trong tài sản ngắn hạn Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC giai đoạn 2011-2013) Dựa vào biểu đồ 2.2, có thể thấy tỷ trọng các khoản mục của tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013 có sự biến động liên tục. Cụ thể như sau: Năm 2011: àng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất với chiếm 62,27%, tỷ trọng Các khoản phải thu ngắn hạn lớn thứ 2 với 20,94%, còn Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm ty trọng thấp nhất là 16,79% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. àng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất xuất phát từ kế hoạch của Công ty: tăng cường tích trữ hàng tồn kho để ứng phó với những biến động tăng giá của hàng hóa. Năm 2012: Cơ cấu vẫn giữ nguyên nhưng đã có sự thay đổi mạnh trong tỷ trọng. àng tồn kho vẫn lớn nhất nhưng đã giảm và giảm gần bằng các khoản phải thu và tiền, các khoản tương đương đương tiền. Cả tiền và các khoản phải thu đều tăng tỷ trọng, đặc biệt là các khoản phải thu, cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng nhiều hơn, đây là kết quả của việc Công ty nới lỏng tín dụng nhằm thu hút thêm khách hàng. Tiền
  • 40. 30 và các khoản tương đương tiền cũng tăng cho thấy Công ty muốn gia tăng việc nắm giữ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán. Năm 2013: Cơ cấu TSN có sự thay đổi lớn, lúc này chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 62,65%, tỷ trọng lớn thứ hai là hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ còn chiếm 8,46%. Các khoản phải thu tiếp tục tăng cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều, điều này dễ khiến Công ty gặp khó khăn trong thu hồi nợ. àng tồn kho tiếp tục giảm (nhưng giá trị vẫn tăng) cho thấy Công ty vẫn đầu tư cho việc đầu cơ hàng hóa nhưng mức độ đã giảm đi. Tuy nhiên tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh cho thấy Công ty thực hiện tốt chính sách cắt giảm và hạn chế dự trữ tiền mặt, tăng cường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác không đáng kể trong tài sản ngắn hạn, chỉ chiếm chưa đến 1% nhưng đang có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2013. Là một doanh nghiệp thành lập chưa lâu và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đồ d ng, thiết bị học tập và giảng dạy nên công ty cần đầu tư lớn cho hệ thống kho bãi và hàng hóa, có thể thấy sự gia tăng mạnh của giá trị tài sản ngắn hạn trong thời gian qua của công ty là tương đối hợp l . Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cơ cấu và sự biến động tài sản trong giai đoạn 2011-2013, ta tiến hành phân tích các khoản mục sau: Về tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền mặt của công ty có sự biến động không đều trong giai đoạn 2011-2013. Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, công ty nắm giữ 2.287.852.359 VNĐ. Sau một năm, đến năm 2012, khoản mục này tăng gấp hơn 2 lần, tương đương tăng 5.460.878.076 VNĐ so với năm trước đó. Nguyên nhân là do Công ty muốn gia tăng việc nắm giữ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán, dễ dàng đối phó với những bất thường xảy ra, nâng cao khả năng thanh toán tức thời của Công ty hay tận dụng nguồn vốn đó để thanh toán sớm cho các nhà cung cấp để hưởng chiết khấu. Công ty tăng cường vốn góp của chủ sở hữu vào năm 2012 (tăng 10.100.000.000 VNĐ) và tiền hành nhập quỹ tiền mặt một phần. Công ty đã sử dụng lượng tiền này để mua hàng số lượng lớn để hưởng chiết khầu thanh toán và thanh toán vay nợ ngắn hạn, chính vì vậy mà doanh thu hoạt động tài chính tăng lên đến 959,88% so với năm 2011 nhưng giá trị tăng lên chỉ là 44.024.179 VNĐ. Thang Long University Library
  • 41. 34 Bảng 2.1. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn Công ty TNHH Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 VNĐ % VNĐ % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 13.629.501.060 25.664.376.536 43.944.458.276 12.034.875.476 88,30 18.280.081.740 71,23 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 2.287.852.359 7.748.730.435 3.718.024.150 5.460.878.076 238,69 (4.030.706.285) (52,02) II. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.854.379.827 8.296.467.514 27.532.482.034 5.442.087.687 190,66 19.236.014.520 231,86 1. Phải thu khách hàng 2.854.379.827 8.296.467.514 27.532.482.034 5.442.087.687 190,66 19.236.014.520 231,86 III. Hàng tồn kho 8.487.268.874 9.586.261.681 12.602.443.644 1.098.992.807 12,95 3.016.181.963 31,46 V. Tài sản ngắn hạn khác - 32.916.906 91.508.448 32.916.906 58.591.542 178,00 1. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - 7.175.037 - 7.175.037 (7.175.037) (100) 2. Tài sản ngắn hạn khác - 25.741.869 91.508.448 25.741.869 65.766.579 255,48 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
  • 42. 35 Giai đoạn 2012 – 2013: Việc tăng cường nắm giữ thêm 5.460.878.076 VNĐ trong khi lợi ích thu về chỉ tăng thêm 44.024.179 VNĐ nên đến năm 2013, Công ty đã tiến hành thực hiện chính sách cắt giảm và hạn chế dự trữ tiền mặt, tăng cường đầu tư kinh doanh, qua đó giúp tránh tình trạng ứ động vốn và tiết kiệm chi phí cơ hội. Cụ thể, năm 2013, khoản mục Tiền và các khoảng tương tiền đã giảm 4.030.706.285 VNĐ, tương đương giảm 52,02% so với năm 2012. Thế nhưng điều sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán các khoản phải trả ngay tức thời cho nhà cung cấp, gây nguy cơ nợ đọng kéo dài, giảm sút hình ảnh và uy tín với các đối tác. Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là một doanh nghiệp nhỏ được thành lập không lâu, Công ty TN oàng Mai có quy mô vốn còn hạn chế. Chính vì vậy, Công ty chỉ tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình mà không tham gia vào các hoạt động tài chính ngắn hạn nên khoản mục này của công ty bằng 0. Các khoản phải thu ngắn hạn: Trong cả ba năm 2011-2013, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty đều đến từ khoản phải thu khách hàng. Đồng thời, các khoản trả trước cho người bán, phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi đều không phát sinh trong giai đoạn trên. Giai đoạn 2011 – 2012: Trong năm 2012, khoản mục này là 8.296.467.514 VNĐ, tăng 5.442.087.687 VNĐ, tương đương tăng 190,66% so với năm 2011. Sở dĩ khoản phải thu khách hàng tăng cao như vậy là do, trong giai đoạn này, công ty áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng, chấp nhận thanh để khách hàng của mình thực hiện việc thanh toán muộn hơn so với trước. Công ty thực hiện chính sách này với mong muốn thu hút được nhiều sự quan tâm hơn khi khách hàng đang lựa chọn nhà cung cấp, qua đó, công ty sẽ có thể có thêm những hợp đồng mới, góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Trên thực tế, chính sách này đã mang lại hiệu quả tích cực khi mà doanh thu bán hàng cuả Công ty năm 2012 tăng 19.819.306.779 VNĐ, tương đương tăng 98,07% so với năm 2011. Giai đoạn 2012 – 2013: Chính sách nới lỏng tín dụng đã góp phần khiến doanh thu tăng cao nên đến năm 2013, Công ty vẫn tích cực nới lỏng tín dụng khiến khoản phải thu khách hàng tiếp tục tăng mạnh, tăng 19.236.014.520 VNĐ, tương đương tăng 231,86% so với năm 2012. Chính sách này vẫn tiếp tục phát huy tác dụng, khách hàng đến với Công ty ngày càng nhiều giúp doanh thu năm 2013 tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng còn 61,43% so với năm 2012. Tuy nhiên, chính sách này cũng có những mặt trái, nó sẽ làm cho công ty bị tăng các chi phí quản l các khoản nợ. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần phải đánh giá được năng lực tài chính, uy tín của các khách hàng, từ đó cân nhắc kỹ mỗi khi đưa ra quyết định cấp tín dụng để đem lại lợi ích cao nhất mà vẫn đảm bảo được an toàn tài chính. Thang Long University Library