SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ HOA
MÃ SINH VIÊN : A19272
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Mai Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Hoa
Mã Sinh Viên : A19272
Chuyên Ngành : Kế toán
HÀ NỘI - 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại ngôi trường Đại học Thăng Long,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của tập thể lớp
QA24g2 cùng với nhiều tập thể trong và ngoài trường.
Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế - Quản lý và các thầy cô đã giảng dạy và truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm ngồi trên ghế nhà trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS – Mai Thanh thủy, người
đã chỉ bảo nhiệt tình và dành thời gian quý báu hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực tập để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ban lãnh đạo, đặc biệt là các anh,
chị phòng kế toán, phòng tài chính kinh doanh tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh
Hưng đã tạo rất nhiều điều kiện giúp tôi tiếp cận tình hình thực tế để nghiên cứu và
hoàn thành bài luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã tạo điều
kiện cho tôi được học tập, quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua
Do khả năng cũng như điều kiện khách quan nên quá trình làm luận văn không
thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các
thầy giáo, cô giáo và các bạn để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Hoa
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng bài luận văn: “ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng” là công trình nghiên cứu của
riêng em dựa trên các số liệu thực tế của Công ty, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của cô
giáo TS – Mai Thanh Thủy. Nếu có sai sót gì em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh vi n th c hiện
Hoàng Thị Hoa
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.1
1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất .................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm..........1
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất.................................................1
1.1.1.2. Khái niệm đặc điểm giá thành sản phẩm............................................1
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...................................2
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất...................................................................2
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm ............................................................4
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................5
1.2. Nhiệm vụ của ế toán tập hợp chi phí sản uất và tính giá thành sản
phẩm ..................................................................................................................6
1.3. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.................7
1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ...........................................................7
1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm...........................................................7
1.4. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất ..........................................................8
1.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí tr c tiếp......................................................8
1.4.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp...............................................8
1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp ê hai thƣờng
uyên..................................................................................................................9
1.5.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp...................................................9
1.5.1.1. Khái niệm ............................................................................................9
1.5.1.2. Tài khoản sử dụng:............................................................................10
1.5.1.3. Phương pháp hạch toán....................................................................11
1.5.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp.........................................................11
1.5.2.1. Khái niệm ..........................................................................................11
1.5.2.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................12
1.5.2.3. Phương pháp hạch toán....................................................................13
1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung................................................................13
1.5.3.1. Khái niệm ..........................................................................................13
1.5.3.2. Tài khoản sử dụng:............................................................................14
1.5.3.3. Phương pháp hạch toán....................................................................15
1.5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ...........................16
1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp iểm ê định kỳ .....18
1.6.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp.................................................18
1.6.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp.........................................................19
1.6.3. Kế toán chi phí sản xuất chung................................................................19
1.6.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ...........................................................19
1.6.5. Kiểm k và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .....................................20
1.7. Đánh giá sản phẩm dở dang ..........................................................................20
1.7.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu chính...........20
1.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.....21
1.7.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.........................21
1.7.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp hoặc
theo chi phí tr c tiếp.................................................................................22
1.7.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch......22
1.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm..................................................................22
1.8.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm .....................................................................22
1.8.2. Phương pháp tính giá thành ....................................................................22
1.8.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ..............................................22
1.8.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí........................................................23
1.8.2.3. Phương pháp hệ số............................................................................23
1.8.2.4. Phương pháp tính giá thành phân bước ...........................................24
1.9. Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm .........................................................................................................25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG.....27
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng .............................27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.....................................27
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty............................................28
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty ....................................................28
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong Công ty...................................30
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.....................................................30
2.1.4.2. Các chính sách kế toán trong Công ty ..............................................32
Thang Long University Library
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng................................................................33
2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
sản phẩm tại Công ty ................................................................................34
2.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.......................................34
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất..............................................................34
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................34
2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp..................................................42
2.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung............................................50
2.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ....................................................70
2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang ....................................................................71
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG ...................................................................................73
3.1. Đánh giá chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng ............................................73
3.1.1. Ưu điểm .....................................................................................................73
3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán:...............................................................73
3.1.1.2. Về hệ thống tài khoản: ......................................................................73
3.1.1.3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: ..73
3.1.2. Hạn chế và nguy n nhân..........................................................................74
3.1.2.1. Về hệ thống sổ sách...........................................................................74
3.1.2.2. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp .............................................74
3.1.2.3. Về kế toán chi phí sản xuất chung.....................................................74
3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện ..........................................................................75
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng ..................75
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán ......................................75
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí nhân công tr c tiếp.....................76
3.3.3. Kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung............................77
3.3.3.1. Đối với vấn đề chi phí tiền điện phát sinh ........................................77
3.3.3.2. Đối với việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ........................77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCDC Công cụ dụng cụ
NCTT Nhân công trực tiếp
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
SXC Sản xuất chung
CPSX Chi phí sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
KKĐK Kiểm kê định kỳ
KKTX Kê khai thường xuyên
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NVL Nguyên vật liệu
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT Nhân công trực tiếp
SPDD Sản phẩm dở dang
SXC Sản xuất chung
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
Thang Long University Library
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.....................................................11
Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .............................................................13
Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................................16
Sơ đồ 1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê
khai thường xuyên .........................................................................................................17
Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKĐK)......................................19
Sơ đồ 1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất................................................................20
Sơ đồ 1.7. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương
án hạch toán có bán thành phẩm....................................................................................24
Sơ đồ 1.8. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương
án không có bán thành phẩm........................................................................................25
Sơ đồ 1.9. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình
thức Nhật ký chung........................................................................................................26
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất quần, áo len, bít tất.......................................28
Sơ đồ 2.2. Tổ chức quản lý của Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng....................29
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán....................................................................31
Sơ đồ 2.4. Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung ...........................................33
Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ, ghi sổ chi phí NVLTT.............................35
Sơ đồ 2.6. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..........................................43
Sơ đồ 2.7. Quy trình hạch toán chi phí SXC.................................................................50
Bảng 2.1. Bảng phân bổ nguyên vật liệu……………………………………………...38
Bảng 2.2. Bảng chấm công tháng 11.............................................................................44
Bảng 2.3. Bảng thanh toán tiền lương tháng 11............................................................45
Bảng 2.4. Bảng thông tin tiền lương tháng 11...............................................................46
Bảng 2.5. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 11.................................47
Bảng 2.6. Bảng thanh toán tiền lương theo thời gian....................................................52
Bảng 2.7. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ..........................................55
Bảng 2.8. Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.........................................................59
Bảng 2.9. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung ...........................................................65
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung........................................................66
Bảng 2.11. Bảng tính giá thành sản phẩm Áo len mã Q37 ...........................................72
Biểu số 2.1. Phiếu xuất kho số 16 ................................................................................36
Biểu số 2.2. Hóa đơn giá trị gia tăng............................................................................37
Biểu số 2.3. Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Áo len mã Q37.................39
Biểu số 2.4. Sổ cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp....................................................40
Biểu số 2.5. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp – Áo len mã Q37 .........................48
Biểu số 2.6. Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp ............................................49
Biểu số 2.7. Sổ chi tiết chi phí nhân viên phân xưởng..................................................53
Biểu số 2.8. Phiếu xuất kho số 23 ................................................................................54
Biểu số 2.9. Sổ chi tiết tài khoản chi phí vật liệu cho phân xưởng ...............................56
Biểu số 2.10. Sổ chi tiết chi phí công cụ dụng cụ cho phân xưởng ..............................57
Biểu số 2.11. Sổ chi tiết tài khoản chi phí khấu hao tài sản cố định.............................60
Biểu số 2.12. Hóa đơn giá trị gia tăng tiền điện............................................................61
Biểu số 2.13. Sổ chi tiết tài khoản chi phí dịch vụ mua ngoài .....................................62
Biểu số 2.14. Phiếu chi số 0039 ...................................................................................63
Biểu số 2.15. Sổ chi tiết tài khoản chi phí khác bằng tiền.............................................64
Biểu số 2.16. Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung .................................................67
Biểu số 2.17.Sổ nhật ký chung tháng 11 ......................................................................68
Biểu số 2.18. Sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất dở dang – Áo len mã Q37 ............70
Thang Long University Library
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, đặc biệt trong môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm cách để không
chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có
chiến lược kinh doanh hiệu quả từ việc sử dụng vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh cho
đến việc tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận
của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí để
tạo ra lợi nhuận đó cùng với các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ. Tiết kiệm chi phí
sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là một trong những
biện pháp hàng đầu, có ý nghĩa rất lớn, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp có
thể giảm giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ từ đó làm tăng lợi nhuận. Chính vì
vậy việc tổ chức tốt kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá
thành nói riêng được xem là công cụ hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã học ở trường và thời gian
thực tập tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên
cứu đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH
dệt kim Phú Vĩnh Hưng” để hiểu rõ hơn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm rõ những nguyên tắc hạch toán
của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp Công ty thấy được những
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn
thiện hơn nữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài lý luận là lý luận chung về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, những vận dụng để đánh giá thực trạng về kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là việc nghiên cứu thực tiễn về kế toán chi phí
sản xuất và tinh giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và đối chiếu,
phương pháp hệ thống và chọn lọc.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn của em ngoài Lời nói đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Th c trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
Bài luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS -
Mai Thanh Thủy và sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, các anh chị phòng Tài
chính- kế toán của Công ty. Mặc dù đã rất cố gắng , nhưng do thời gian thực tập có
hạn, đồng thời trình độ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chế nên luận văn
của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
thầy cô, anh chị để giúp em hoàn thiện và nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Hoa
Thang Long University Library
1
1.1. Lý luận chung về chi phí sản uất và giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản uất
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình
hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một thời
kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất là những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào của quá trình
SXKD gắn liền với mục đích kinh doanh.
Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ
và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
Được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời
gian xác định (tháng, quý, năm).
1.1.1.2. Khái niệm đặc điểm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phí khác có liên quan đến khối lượng công tác, sản
phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động
sản xuất, phản ánh kết quả hoạt động vật tư, tài sản, vốn,… cũng như các giải pháp
kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất khối
lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất thấp nhất để hạ giá thành sản phẩm.
Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành có thể phản ánh trình độ sử dụng hợp lý và tiết
kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khả năng tận dụng công suất máy móc
thiết bị sản xuất, mức độ trang thiết bị và áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kết quả
sử dụng hợp lý sức lao động. Do vậy, giá thành là căn cứ để tính toán, xác định hiệu
quả kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu gía thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong
nó, đó là chi phí sản xuất đã sử dụng và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong
khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
2
sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc,
lao vụ đã hoàn thành.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất
CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội
dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình sản xuất. Để thuận tiện cho
công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết
định kinh doanh, CPSX cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
a) Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là toàn bộ chi phí NVL được sử
dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
 Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): bao gồm tiền lương và các khoản phải
trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân
trực tiếp sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT,BHTN...
 Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là các khoản CPSX liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. CPSXC bao gồm
các yếu tố CPSX sau:
 Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả,
các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, đội sản xuất.
 Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất
với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.
 Chi phí dụng cụ: bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng.
 Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc
các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho
hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất.
 Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục
vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất.
 Chi phí bán hàng: bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình
tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, lao vụ.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan
đến công tác vận hành và quản trị kinh doanh, hành chính trong doanh nghiệp.
Thang Long University Library
3
Phân loại chi phí theo tiêu thức này phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định
mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
khoản mục; là căn cứ để thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất
cho kỳ sau.
b) Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế được
xếp vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu
và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo
yếu tố. Hiện nay ở nước ta theo các quy định của chế độ kế toán hiện hành thì chi phí
được theo dõi theo bảy yếu tố như sau:
 Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí mua của NVL dùng
vào hoạt động SXKD.
 Chi phí nhiện liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong
kỳ: (Trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Thực chất, nhiên liệu
cũng là nguyên vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong danh mục nguyên
liệu. Vì vậy, nó được xếp vào một khoản mục riêng để quản lý và dễ dàng kiểu soát
khi có sự biến động nhiên liệu, năng lượng trên thị trường.
 Chi phí nhân công và các khoản phụ cấp: là các khoản chi phí về tổng tiền
lương và phụ cấp phải trả cho người lao động,
 Chi phí bảo hiểm: Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tiền
lương của người lao động.
 Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng
vào hoạt động SXKD trong kỳ của doanh nghiệp.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
 Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình
SXKD ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
Tác dụng của cách phân loại này: cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi
phí doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng CPSX; là cơ sở để lập
và phân tích các dự toán CPSX; cung cấp số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính,
từ đó để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân...
c) Phân loại CPSX theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Theo cách phân loại này CPSX được chia thành:
4
 Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay
đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
 Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi
có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
 Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí
và biến phí.
Tác dụng của cách phân loại này: có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây
dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận; việc xác
định điểm hoà vốn và việc ra các quyết định kinh doanh quan trọng; là cơ sở để lập dự
toán chi phí hợp lý ứng với mọi mức hoạt động theo dự kiến...
d) Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, còn có một số cách phân
loại CPSX khác
 Phân loại CPSX theo phương pháp quy nạp: gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.
 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
và quá trình kinh doanh: gồm chi phí cơ bản, chi phí chung.
 Phân loại CPSX để lựa chọn các phương án: gồm chi phí chênh lệch.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
a) Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
 Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch
và sản lượng kế hoạch. Chỉ tiêu này được tính toán trước khi tiến hành sản xuất sản
phẩm, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm hợp lý CPSX để hạ
giá thành sản phẩm và là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ
giá thành của doanh nghiệp.
 Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức
chi phí hiện hành và chi phí tính cho đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này cũng được tính
trước khi tiến hành sản xuất.
 Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực
tế phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ.
Chỉ tiêu này được tính sau quá trình sản xuất, có sản phẩm hoàn thành ứng với kỳ tính
giá thành mà doanh nghiệp đã xác định.
b) Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí cấu thành
Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và
giá thành tiêu thụ.
Thang Long University Library
5
 Giá thành sản xuất sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh
liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận
sản xuất. Bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
 Giá thành tiêu thụ sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh
đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm chi phí sản xuất của sản phẩm tiêu
thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Giá thành tiêu
thụ có thể chia thành:
 Giá thành toàn bộ sản phẩm: Bao gồm toàn bộ chi phí cố định và biến đổi trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
 Giá thành sản phẩm theo biến phí: Bao gồm chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí
biến đổi gián tiếp.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản
xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao
động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng vẫn có sự khác
nhau trên các phương diện sau:
 Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm và
chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ
bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất
chung).
Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định
(tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn
thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến
khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
 Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ
còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi
phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng
quát sau:
Tổng giá thành
sản phẩm sản
xuất hoàn thành
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành
là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết
6
kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến
giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết
kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công
tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường
Trong một số trường hợp thì chi phí sản xuất sẽ đồng thời là giá thành sản phẩm
khi đó doanh nghiệp phải có các đặc điểm sau:
 Chu kỳ sản xuất kinh doanh trùng với kỳ tính giá thành và kỳ báo cáo.
 Trong quá trình sản xuất kinh doanh không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang.
 Các doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm.
 Sự lãng phí hay tiết kiệm chi phí chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tăng hay hạ giá
thành sản phẩm.
1.2. Nhiệm vụ của ế toán tập hợp chi phí sản uất và tính giá thành sản phẩm
CPSX và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các
yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán tập
hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong công tác kế toán của
mỗi doanh nghiệp. Phản ánh trung thưc, hợp lý CPSX cũng như đảm bảo đúng nội
dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm đã hoàn thành là yêu cầu
cấp bách đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý CPSX và
giá thành sản phẩm, kế toán cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc tổ
chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm như sau:
 Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ
phận kế toán liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi
phí và tính giá thành.
 Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nhệ sản xuất,
loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể
của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất,
lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều
kiện của doanh nghiệp.
 Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả
năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành
cho phù hợp.
Thang Long University Library
7
 Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ
ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ
phận kế toán các yếu tố chi phí.
 Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản sổ kế toán
phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu
thu nhận - xử lý - hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
 Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm,
cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản
trị doanh nghiệp ra được quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản
xuất - tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản uất và tính giá thành sản phẩm
1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản
xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Đây là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán
chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác
định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ...) hoặc
đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng...).
Khi muốn xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, các nhà quản trị phải căn
cứ vào : mục đích sử dụng của chi phí ; đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý
sản xuất kinh doanh ; quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm ; khả
năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà
đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong một doanh nghiệp có thể là :
 Từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng
 Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất
 Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp
Xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý sẽ là
cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ
chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết...
1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ mà
doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Để xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản
xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng và yêu cầu
quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể.
8
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là
đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản
phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn
thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công
nghệ, còn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối
tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn
thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết
sản phẩm và sản phẩm hoàn thành.
1.4. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản uất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập
hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng
tập hợp chi phí đã xác định.
Thông thường có 2 phương pháp tập hợp chi phí như sau:
1.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí tr c tiếp
Phương này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến
các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên
quan đến đối tượng nào có thể xác định trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh
liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và
quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
1.4.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí
phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không
thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp
lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo công thức:
Ci =
C
x Tii
Ti
i=1
Trong đó:
Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i
Thang Long University Library
9
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ
Ti: Tổng đại lượng của tiêu thức cần được phân bổ
Ti: Đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ đối tượng thứ i
1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản uất theo phƣơng pháp ê hai thƣờng uyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình
hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho nói chung và vật liệu, công cụ, dụng
cụ nói riêng một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại.
Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách
kịp thời, cập nhật.
1.5.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp
1.5.1.1. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính,
nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo
sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh
nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối
tượng trên cơ sở các “Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở cho từng
đối tượng căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ
phận sản xuất.
Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối
tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương
pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu
phân bổ cho từng
đối tƣợng (hoặc
sản phẩm )
=
Tổng tiêu thức
phân bổ của
từng đối tƣợng
x Tỷ lệ phân bổ
Tỷ lệ phân bổ =
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả
các đối tƣợng
 Chứng từ sử dụng : Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán doanh
nghiệp Việt Nam được ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ Tài Chính.
10
 Phiếu xuất kho
 Biên bản kiểm nghiệm vật tư
 Bảng phân bổ nguyên vật liệu
 Thẻ kho
 Phiếu chi, HĐ GTGT,....
 Các chứng từ liên quan khác
1.5.1.2. Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và theo dõi các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp áp dụng
theo chế độ kế toán thuộc QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp.
 Kết cấu tài khoản :
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất
dùng trực tiếp trong kỳ
-Trị giá NVL sử dụng không hết được
nhập kho.
-Kết chuyển CPNVLTT vào TK 154-
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
-Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức
bình thường vào TK 632 – Giá vốn
hàng bán.
 Tài khoản này không có số dư.
Thang Long University Library
11
TK111, 112,
141, 331 ,…
NVL xuất kho sử dụng
trực tiếp cho SXSP
Vật liệu không sử dụng
hết cho SXSP cuối kỳ
nhập lại kho
Kết chuyển Chi phí NVL
trực tiếp trong kỳ
Chi phí NVL trực tiếp
vượt trên mức bình thường
Mua vật liệu (không qua kho)
sử dụng ngay cho SX SP
Thuế GTGT
NVL đi vay mượn xuất
dùng trực tiếp
1.5.1.3. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.5.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp
1.5.2.1. Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm : tiền lương chính,
tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN..).
Chi phí về tiền lương ( tiền công ) được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền
lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả
cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác được thể hiện trên bảng
tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí
sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương.
Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ
phép mà vẫn hưởng đủ lương.
TK 152 TK 152
TK 154
TK 632
TK 336
TK 133
TK 621
12
Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh
hưởng đến giá thành sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương
nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính).
Nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để
đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân
được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối
năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế
tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với
công nhân trực tiếp sản xuất..
 Chứng từ sử dụng:
 Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL).
 Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02-LĐTL).
 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành(Mẫu số 05-LĐTL)
 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( Mẫu số 06- LĐTL).
 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10-LĐTL).
 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Mẫu số 11- LĐTL).
1.5.2.2. Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân
công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất kinh doanh.
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
-Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ,
dịch vụ
-Kết chuyển CPNCTT vào TK 154 –
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
-Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức
bình thường vào TK 632 – Giá vốn
hàng bán.
 Tài khoản này không có số dư.
Thang Long University Library
13
Tiền lương phải trả cho
cồng nhân trực tiếp sản xuất
Cuối kỳ, tính, phân bổ và
kết chuyển CPNCTT theo
đối tượng tập hợp chi phí
(theo phương pháp KKTX)
Chi phí nhân công trực
tiếp vượt trên mức bình
thường
Trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN theo lương
công nhân trực tiếp SX
Trích trước tiền lương
nghỉ phép của công nhân
trực tiêp sản xuất
1.5.2.3. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
1.5.3.1. Khái niệm
CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh
trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất
chung bao gồm:
 Chi phí nhân viên phân xưởng: Phán ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân
viên phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính cho nhân viên phân xưởng.
 Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như vật
liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng, vật liệu
dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng,…
 Chi phí công cụ dụng cụ: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho
phân xưởng sản xuất như: kéo cắt chỉ, kéo cắt vải, máy dập cúc, thước may,…
TK 334
TK 338
TK 335
TK 154
TK 632
TK 622
14
 Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phân
xưởng sản xuất như khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của nhà xưởng, phương
tiện vận tải,…
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vu mua ngoài để phục vụ cho
các hoạt động của phân xưởng như chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí điện, nước,
điện thoại,…
 Chi phí khác bằng tiền: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những khoản
chi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếp khách, hội
nghị,… ở phân xưởng
CPSXC được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng chi tiết theo từng yếu tố chi
phí. Mặt khác, CPSXC còn phải được tập hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Cuối kỳ sau khi đã tập hợp được CPSXC, kế toán tính toán phân bổ CPSXC cho từng
đối tượng kế toán CPSX trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
 Chứng từ sử dụng:
Chi phí sản xuất chung được tập hợp căn cứ vào các chứng từ như : phiếu chi,
phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng
chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng tính khấu hao
TSCĐ....cùng một số chứng từ khác.
1.5.3.2. Tài khoản sử dụng:
TK 627 - Chi phí sản xuất chung. TK 627 không có số dư và được mở 06 TK cấp
2 để tập hợp theo yếu tố chi phí:
 TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.
 TK 6272 - Chi phí vật liệu.
 TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ.
 TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
 TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
 TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền.
Thang Long University Library
15
TK 627- Chi phí sản xuất chung
-Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh trong
kỳ.
-Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
chung.
-CPSXC cố định không phân bổ được ghi
nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do
mức sản xuất thực tế sản xuất ra thấp hơn
công suất bình thường
-Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản
xuất chung vào TK 154.
 Tài khoản này không có số dư.
1.5.3.3. Phương pháp hạch toán
16
Chi phí vật liệu, công cụ
Chi phí trả trước phân bổ
dần vào các kỳ hạch toán
Chi phí trích trước, chi phí
trả trước thực tế lớn hơn
phần trích trước, ghi bổ sung
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác
Thuế GTGT đầu
vào khồng đươc
khấu trừ
Các khoản ghi giảm
CPSXC
Phân bổ hoặc kết chuyển
CPSXC theo đối tường tính
chi phí (theo PP KKTX)
K/chuyển CPSXC cố định
không được phân bổ do
vượt mức bình thường
Chi phí tiền lương
nghỉ phép của CNTT
sản xuất
Chi phí trả trước
thực tế phát sinh
Chi phí trả trước thực tế phát
sinh nhỏ hơn phần trích trước,
ghi giảm chi phí.
Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
1.5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từng đối
tượng trên các TK 621, 622, 627, kế toán cần kết chuyển để tổng hợp CPSX toàn
doanh nghiệp. Các chi phí này kết chuyển vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang (Áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/BTC/2006). TK 154 được
mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất, từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Hàng kế
TK 334, 338
TK 152, 153
TK 142, 242
TK 335
TK 111, 112,
1141, 331, …
TK 133
TK 111, 112, 152 ,…
TK 154
TK 632
Chi phí nhân viên px
TK 334
TK 111, 153,
331, 241
TK 335
TK 627
Thang Long University Library
17
kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627 đã tập hợp chi phí, kế
toán tiến hành việc phân bổ, kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã được tập hợp
được trực tiếp theo từng đối tượng vào TK 154.
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Kết chuyển chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ.
- Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến.
- Chi phí thuê ngoài chế biến.
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản
phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
- Các khoản giảm chi phí sản xuất trong
kỳ.
- Giá thành sản xuất thực tế của sản
phẩm, lao vụ,...hoàn thành.
- Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài
chế biến, tự chế hoàn thành.
SDCK: Chi phí sản xuất kinh doanh
còn dở dang cuối kỳ.
Sơ đồ 1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phƣơng
pháp ê hai thƣờng uyên
TK 621 TK 154 TK 138, 811, 152
Kết chuyển hoặc phân bổ chi Các khoản ghi giảm chi phí
phí NVL trực tiếp cuối kỳ
TK622 TK 155
Kết chuyển hoặc phân bổ chi
phí nhân công trực tiếp cuối
kỳ
Kết chuyển giá thành sản xuất
thực tế sản phẩm nhập kho
TK627 TK 157
Kết chuyển chi phí sản xuất Kết chuyển giá thành sản xuất
chung được phân bổ thực tế sản phẩm gửi bán
TK 632
Giá thành thực tế sản phẩm
bán ngay không qua kho
(đã xác định tiêu thụ cuối kỳ)
18
1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản uất theo phƣơng pháp iểm ê định ỳ
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có các nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Tần suất xuất hàng tồn
kho là liên tục
1.6.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp
Để phản ánh các CPNVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi the từng chứng từ
xuất dùng mà được ghi 1 lần vào cuối kỳ kế toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác
định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường.
Giá trị NVL xuất
dùng cho sản xuất
sản phẩm
=
Giá trị
NVL tồn
đầu kỳ
+
Giá trị NVL
nhập trog kỳ -
Giá trị NVL
tồn cuối kỳ
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Khi
mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn mua hàng,
Hoá đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, thông báo thuế nhập khẩu phải nộp (Hoặc biên
lai thu thuế nhập khẩu,. . .) để ghi nhận giá gốc hàng mua vào Tài khoản 611 “Mua
hàng”. Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào
kết quả kiểm kê.
TK 611 – Mua hàng
- Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
đầu kỳ (Theo kết quả kiểm kê).
- Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ; hàng
hoá đã bán bị trả lại.
- Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu,
vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ
(Theo kết quả kiểm kê).
- Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc
giá gốc hàng hoá xuất bán (Chưa được xác
định là đã bán trong kỳ).
- Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng
cụ, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán,
hoặc được giảm giá.
 Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ.
Thang Long University Library
19
Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKĐK)
TK 331, 112, 111,... TK 611 TK 621 TK 631
Giá trị NVL tăng
trong kỳ
Giá trị NVL dùng
sản xuất sản phẩm
Kết chuyển chi
phí NVL trực tiếp
TK 151, 152
TK 133 Kết chuyển NVL tồn cuối kỳ
Thuế GTGT
Kết chuyển NVL tồn đầu kỳ
1.6.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp
Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí giống như phương pháp KKTX. Cuối
kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng.
1.6.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản
tương tự như phương pháp KKTX. Sau đó được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng
đối tượng để tính giá thành.
1.6.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Để phục vụ cho việc tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị hạch
toán theo phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Tài
khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ
phận sản xuất) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm lao vụ của cả bộ phận
sản xuất kinh doanh.
TK 631 – Giá thành sản xuất
-Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ
dở dang đầu kỳ.
-Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ
thực tế phát sinh trong kỳ.
-Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ
hoàn thành kết chuyển vào TK 632- Giá
vốn hàng bán.
-Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dở
dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154-
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
 Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ
20
1.6.5. Kiểm k và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp KKĐK cũng tiến hàng
tương tự như phương pháp KKTX.
Sơ đồ 1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ
TK 631
TK 621
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
TK 622
Kết chuyển chi phí NC trực tiếp
TK627
Kết chuyển CPSXC hoặc phân
bổ cho các đối tượng tính giá thành
TK 154
Kết chuyển giá trị SPDD cuối kỳ
TK 632
Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ
hoàn thành nhập kho, gửi bán hay
tiêu thụ trực tiếp
1.7. Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang (SPDD) là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến,
còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh
nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá SPDD. Tùy theo đặc điểm tổ chức
sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp
dụng một trong các phương pháp đánh giá SPDD sau:
1.7.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu chính
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm.
Do vậy, trong SPDD chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi.
Chi phí NVL
chính tính cho
sản phẩm dở
dang
=
Toàn bộ giá trị NVL chính uất dùng
x
Số lƣợng
SPDD cuối
kỳSố lƣợng
thành phẩm
+ Số lƣợng sản
phẩm dở dang
Thang Long University Library
21
1.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy SPDD thành sản phẩm
hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức.
Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để
tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số
thực tế đã dùng.
Chi phí vật
liệu chính
nằm trong
sản phẩm
dở dang
=
Toàn bộ giá trị vật liệu chính
xuất dung
x
Số lƣợng
SPDD cuối
kỳ ( hông
quy đổi)Số lƣợng
thành
phẩm
+
Số lƣợng sản
phẩm dở dang
hông quy đổi
Số lƣợng SPDD quy đổi = Số lƣợng SPDD cuối kỳ + Mức độ hoàn thành
Chi phí sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
=
Chi phí vật liệu
chính nằm trong
SPDD
+
Chi phí chế
biến nằm
trong SPDD
1.7.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến
chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này.
Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương,
trong đó giả định SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị SPDD
cuối kỳ
=
Giá trị NVL chính
nằm trong SPDD
x
50% chi phí
chế biến tính
cho SPDD
Chi phí chế
biến nằm
trong sản
phẩm dở dang
(theo từng
loại)
=
Tổng chi phí chế biến từng loại
x
Số lƣợng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ quy
đổi ra thành
phẩm
Số lƣợng
thành
phẩm
+
Số lƣợng sản phẩm
dở dang quy đổi ra
thành phẩm
22
1.7.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp hoặc
theo chi phí tr c tiếp
Theo phương pháp này, trong giá trị SPDD chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính
đến các chi phí khác.
1.7.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước,
các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD.
Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định
giá trị SPDD như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí
vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang…
1.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm
1.8.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Việc xác định kỳ tính giá thành sản phẩm cũng tùy thuộc vào đặc điểm của từng
doanh nghiệp mà kỳ tính giá thành là tháng, quý, hoặc chu kỳ sản xuất hoặc kết thúc
hợp đồng hay đơn đặt hàng.
1.8.2. Phương pháp tính giá thành
Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của đối tượng tính giá thành của từng doanh nghiệp,
doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Các phương pháp tính giá
thành sản phẩm thường được sử dụng như:
 Phương pháp tính giá thành giản đơn.
 Phương pháp tính giá thành phân bước.
 Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ
 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
 Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
 Phương pháp tính giá thành theo định mức.
1.8.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính trực tiếp, áp dụng thích hợp với
những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, tổ
chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục.
Thang Long University Library
23
Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành
=
Chi phí SPDD
đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất
phát sinh trong ỳ
-
Chi phí SPDD
cuối kỳ
1.8.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở
nhiều bộ phận sản xuất, nhiêu giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán CPSX là các
bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Phương
pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí,
chế tạo... Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng CPSX của các bộ phận,
chi tiết sản phẩm hay tổng CPSX của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành
phẩm.
Z = C1 + C2 + ... + Cn
Trong đó: Z: Tổng giá thành
C1, C2,..., Cn: CPSX ở các giai đoạn 1, 2, ..., n nằm trong giá thành sản phẩm.
1.8.2.3. Phương pháp hệ số
Được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất,
cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động, nhưng thu được đồng thời
nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm
được, mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này trước hết kế toán phải dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi
các sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành
các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại
sản phẩm.
Giá thành đơn
vị sản phẩm gốc =
Tổng giá thành tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
Giá thành đơn vị
từng loại
= Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
+ Hệ số quy đổi sản
phẩm cùng loại
Tổng số sản phẩm
gốc đã quy đổi
= Tổng số lƣợng
sản phẩm thứ i
+ Hệ số quy đổi
của sản phẩm i
Tổng giá thành
sản phẩm của các
loại sản phẩm
= Giá trị
SPDD đầu
kỳ
+ Tổng CPSX phát
sinh trong kỳ
- Giá trị SPDD
cuối kỳ
24
1.8.2.4. Phương pháp tính giá thành phân bước
Trong doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công
nghệ gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước
tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hay
nguyên liệu chế biến của bước sau thì phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là
hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ).
Tùy theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi
phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án
không có bán thành phẩm.
a) Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm
Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu
hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm
thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi
phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước
chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng
khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự.
Sơ đồ 1.7. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bƣớc theo
phƣơng án hạch toán có bán thành phẩm
Chi phí
nguyên vật
liệu chính
+
Chi phí
chế biến
bước 1
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
bước 1
=
Giá thành
bán thành
phẩm B 1
+
Chi phí
chế biến
bước 2
-
Giá trị sản
phẩm dở
dang bước 2
=
Giá thành bán
thành phẩm
bước 2
+
Chi phí
chế biến
B3
-
Giá trị
sản phẩm
dở dang
B3
…
Giá thành
bán thành
phẩm
B(n-1)
+
Chi phí
chế biến
Bn
-
Giá trị
sản phẩm
dở dang
Bn
=
Tổng giá
thành
thành
phẩm
b) Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm
Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc
bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh
trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách
Thang Long University Library
25
đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, kế
toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ
tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí NVL chính và các
chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
Sơ đồ 1.8. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bƣớc theo
phƣơng án hông có bán thành phẩm
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm Tổng
giá
thành
sản
phẩm
hoàn
thành
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
1.9. Hệ thống sổ ế toán áp dụng cho ế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, hiện nay doanh nghiệp được áp
dụng một trong năm hình thức sổ kế toán sau:
 Hình thức sổ Nhật ký chung;
 Hình thức sổ Nhật ký – Sổ Cái;
 Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ;
 Hình thức sổ Nhật ký – Chứng từ;
 Hình thức ghi sổ trên máy vi tính
Với hình thức sổ Nhật ký chung, trình tự hạch toán như sau:
26
Sơ đồ 1.9. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo
hình thức Nhật ý chung
Ghi chú:
: Ghi thường xuyên trong kỳ
: Ghi ngày cuối kỳ
: Đối chiếu, kiểm tra số liệu cuối kỳ
Chứng từ gốc (HĐ GTGT, phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho,...)
Sổ nhật ký chung
Sổ cái (TK 152, 154,
621, 622, 627,..)
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo tài chính
Sổ Nhật ký đặc biệt (Nhật ký
thu tiền, NK mua hàng,…)
Sổ (thẻ) chi tiết đối tượng
(TK152, 154,621,622,627…)
Bảng tổng hợp
chi tiết
Thang Long University Library
27
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
 Tên Công ty: Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.
 Tên giao dịch: Phu Vinh Hung knitting Co., LTD
 Giám đốc Công ty: Ông Nguyễn Viết Tùng
 Trụ sở chính: Xã La Phù – Huyện Hoài Đức – Thành Phố Hà Nội
 Mã số thuế: 0500446466
 Số điện thoại: 0433.650.853 Số fax: 0433.651.244
Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng được thành lập vào đầu mùa xuân năm
2004 theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 0102037235 do sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 02 tháng 01 năm 2004 và cấp lại lần thứ hai
vào ngày 15 tháng 01 năm 2009, với số vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ. Sau hơn 5
năm thành lập, Công ty đã nỗ lực hoạt động không ngừng và đến nay có thể nói Công
ty đã có được sự phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn thị phần. Bằng những sản phẩm
chất lượng cao giá cả cạnh tranh cũng với chiến lược marketing hiệu quả Công ty đã
khẳng định được vị trí của mình trên thị trường hàng dệt kim trong nước cũng như thị
trường quốc tế.
Khi mới thành lập Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng gồm ba thành viên đó
là: Ông Nguyễn Viết Hưng, Ông Nguyễn Viết Tùng, Ông Nguyễn Viết Đạt. Sau khi
bàn bạc và nhất trí, ba thành viên đã bầu Ông Nguyễn Viết Hưng làm Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Ông Nguyễn Viết Tùng làm giám đốc, Ông Nguyễn Viết Đạt làm
phó giám đốc của Công ty. Ba an hem cùng sinh ra và lớn lên trong một làng nghề có
truyền thống lâu đời về lĩnh vực dệt kim, kế thừa những kinh nghiệm vốn có của Cha
Ông để lại, kết hợp với tính năng động của tuổi trẻ luôn ham học hỏi, say mê sáng tạo
và tìm kiếm thị trường, dần dần Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và ngày càng
phát triển. Tuy trong một vài năm trở lại đây ngoài sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức
thương mại quốc tế (WTO) thì sự khủng hoảng kinh tế thế giới lại càng làm cho các
doanh nghiệp trong nước gặp không ít những khó khăn về mọi mặt như: sự canh tranh
gay gắt của các đối thủ nước ngoài ồ ạt vào thị trường nước ta, giá các loại nguyên vật
liệu đầu vào tăng vụt, lượng công nhân không ổn định luồng ra vào liên tục… Nhưng
Công ty với kinh nghiệm lâu năm và cộng với sự nhanh nhẹn nhạy bén của các nhà
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ
VĨNH HƢNG
28
quản lý đã đưa Công ty không những phát triển ngày một mạnh mẽ mà còn gặt hái
được một số thành công lớn như: Giải thưởng Sen Vàng Đất Lụa năm 2007, giải
thưởng Sao Vàng Đồng Bằng Sông Hồng và nhiều bằng khen, giấy chứng nhận
khác…
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty chủ yếu là sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu, gia công hàng dệt
len như: quần áo len, bít tất,… Hàng năm Công ty cho ra hàng loạt các sản phẩm may
mặc với mẫu mã đa dạng.
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất quần, áo len, bít tất
Dệt May
Công ty có 3 phân xưởng: phân xưởng dệt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn
thành. Phân xưởng dệt dệt vải len rồi chuyển giao cho phân xưởng may. Phân xưởng
may tiến hành may hoàn thành sản phẩm. Sau đó chuyển cho phân xưởng hoàn thành
kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm kê thành phẩm rồi chuyển sang khâu đóng gói.
Cuối cùng, nhập kho thành phẩm.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may và dệt kim vì vậy các
khâu trong quá trình sản xuất đều rất quan trọng và phải có một sự liên kết chặt chẽ thì
dây chuyền sản xuất mới hoạt động được đều đặn và cho ra những sản phẩm tốt nhất.
Tuy nhiên để theo kịp với nền kinh tế khoa học hiện đại như hiện nay Công ty cũng đã
phải đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhập khẩu để cho ra các sản phẩm
thêm phong phú và đa dạng về mẫu mã cũng như hoa văn có thiết kế phức tạp.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Len sợi Vải len Sản phẩm
Nhập kho
chế suất
Hoàn thành
sản xuất
Đóng góiNhập kho
thành phầm
Thang Long University Library
29
Sơ đồ 2.2. Tổ chức quản lý của Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng
Căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh
Hưng, quy chế điều hành hoạt động của ban điều hành, Công ty đã được hội đồng
thành viên thông qua ngày 20 tháng 01 năm 2004. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy
quản lý trong Công ty được cụ thể như sau:
Giám đốc điều hành hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Giám đốc chịu trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng thành viên. Giám đốc thực hiện các
nhiệm vụ như: Tổ chức xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, các dự án dài hạn để báo cáo
hội đồng thành viên tuyển lựa, ký kết hợp đồng lao động, bố trí sử dụng, khen thưởng,
kỹ luật,… là chỉ huy trưởng đại hội tự vệ Công ty. Chịu trách nhiệm ký các chứng từ
thu, chi, quản lý con dấu.
Các phó giám đốc giúp việc giám đốc có quyền điều hành các công việc thuộc
lĩnh vực mà giám đốc đã ủy quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
kết quả các công tác đã được phân công. Ngoài ra hai phó giám đốc còn có nhiệm vụ
tiếp khách khi giám đốc đi công tác…
 Phó giám đốc kỹ thuật: là người được giám đốc giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm
chung về mảng kỹ thuật sản xuất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Phó giám đốc kỹ
Chủ Tịch Hội
Đồng Thành Viên
H§TV
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Kinh
Doanh
Phó Giám Đốc Kỹ
Thuật
Phòng Tài
chính Kế toán
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Kinh
Doanh
Phòng Tổ chức-
Hành chính
30
thuật là người chỉ huy kỹ thuật sản xuất hàng ngày. Bên cạnh đó Phó giám đốc kỹ
thuật còn có nhiệm vụ tiếp thu, học hỏi các công nghệ mới mà các chuyên gia nước
ngoài chuyển giao công nghệ (do đặc thù máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là
nhập khẩu).
 Phó giám đốc kinh doanh: là người được giám đốc giao nhiệm vụ về mảng kinh
doanh, chịu trách nhiệm đi ngoại giao với khách hàng, thay mặt giám đốc ký các hợp
đồng kinh tế. Mặt khác Phó giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ lên kế hoạch sản
xuất, kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
 Phòng tài chính kế toán: là bộ phận nghiệp vụ giúp giám đốc chỉ đạo công tác
hạch toán kế toán. Thực hiện đúng chế độ hạch toán kế toán do nhà nước ban hành.
Hạch toán kinh tế tiết kiệm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận giúp Giám đốc nắm bắt
được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để có phương án hoạt động
hiệu quả hơn.
 Phòng tổ chức- hành chính: Có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo trong việc bố trí,
tuyển dụng và đào tạo lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động.
Chịu trách nhiệm về khâu hành chính, quản lý và mua sắm các thiết bị văn phòng,
phương tiện vận tải, lập kế hoạch xây dựng cơ bản sửa chữa nhà cửa, chỉ đạo công tác
bảo vệ, công tác văn thư, bảo mật, phục vụ khách hàng đến làm việc, phục vụ bữa ăn
ca cho công nhân toàn Công ty.
 Phòng kỹ thuật: là bộ phận nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật
xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ, quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng
khác nhau, tiêu chuẩn hóa kỹ thuật sản phẩm, thiết kế và hoàn thiện những mẫu mã
mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đảm bảo cho sự vận động tốt nhất của các
loại máy móc thiết bị trong Công ty
 Phòng kinh doanh: là bộ phận giúp Giám đốc xây dựng các kế hoạch và các
biện pháp tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường để đưa ra những mẫu mã mới, có khả
năng cạnh tranh cao, tìm kiếm những thị trường mới.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Căn cứ vào quy mô sản xuất và khối lượng công việc, tổ chức kế toán được tiến
hành theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung đối với toàn bộ quá trình sản
xuất. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công
ty. Tại các phân xưởng không có kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế kiêm thủ
kho, có trách nhiệm cùng với quản đốc phân xưởng hàng tháng tập hợp chứng từ và
quyết toán về sản phẩm sản xuất, lao động và vật tư với các phòng quản lý của Công ty.
Thang Long University Library
31
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và cơ cấu bộ máy hoạt động của Công
ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán cũng được sắp xếp tương đối gọn
nhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung với một phòng kế toán bao gồm: 01 kế toán trưởng
và o4 nhân viên kế toán trong đó mỗi một kế toán đều phải kiểm nhiệm một số phần
hành kế toán cụ thể và mỗi nhân viên kế toán đều có chức năng và nhiệm vụ riêng:
 Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người bao quát trung và quyết định
mọi việc liên quan đến tài chính kế toán của Công ty, tham mưu giúp việc cho Giám
đốc về vấn đề tài chính của Công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tổng
hợp thuế, cân đối sổ sách và lập báo cáo tài chính, tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm, điều hành công việc của cả phòng.
 Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán, các chi phí phát
sinh, xây dựng cơ bản, các khoản tiền lương cho cán bộ công nhân viên, thưởng, trích
lương và các khoản tài chính phát sinh.
 Kế toán kho: Kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm và tính giá thành phân
xưởng, có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán nguyên vật liệu, thành phẩm và xác định đối
tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, đánh giá khối lượng sản phẩm dở
dang.
 Kế toán tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định: có nhiệm vụ giao dịch với ngân
hàng, lập hồ sơ tín dụng với ngân hàng, theo dõi các khoản tiền chuyển qua ngân hàng,
đồng thời cũng theo dõi sự biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ.
 Kế toán quỹ: có nhiệm vụ theo dõi và vào sổ các khoản thu, chi phát sinh trong kỳ.
Kế toán trưởng kiêm kế toán
tổng hợp
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
kho
Kế
toán
TGNH,
TSCĐ
Kế
toán
quỹ
32
Với chức năng và nhiệm vụ riêng của từng nhân viên trong phòng kế toán tất cả
các giấy tờ, sổ sách kế toán vào máy vi tính liên quan được gắn với từng phần hành kế
toán.
Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trên ta thấy để đáp ứng những yêu cầu tổ
chức cơ cấu gọn nhẹ, tổ chức quản lý, Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng đã áp
dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Do đó toàn bộ công tác kế toán được
thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty, các phân xưởng sản xuất không có
bộ phận kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện
việc hạch toán ban đầu, thu thập và kiểm tra chứng từ, định kỳ gửi chứng từ này về
phòng kế toán của Công ty.
2.1.4.2. Các chính sách kế toán trong Công ty
 Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban
hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
 Niên độ kế toán: 1 năm từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
 Kỳ kế toán: theo tháng
 Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính: Đồng Việt
Nam (VNĐ)
 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao
theo đường thẳng.
 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho xuất kho: Bình quân gia quyền.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
 Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng: Nhật ký chung.
Thang Long University Library
33
Sơ đồ 2.4. Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ý chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng
Như phần trên đã đề cập đến, Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng có 2 loại
hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là:
 Sản xuất hàng xuất khẩu (hay còn gọi là FOB, sản xuất theo đơn đặt hàng).
 Sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng theo các đơn đặt hàng được
ký giữa Công ty với các khách hàng.
Với hai loại hình sản xuất như trên, tổ chức tập hợp kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành cũng có sự khác biệt nhất định. Để việc nghiên cứu tập trung, có chiều
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc
biệt
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
phát sinh
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
34
sâu và đem lại hiệu quả nên trong bài luận văn này em chỉ đề cập đến loại hình sản
xuất thứ nhất: loại hình sản xuất FOB. Vì FOB là loại hình sản xuất chính với lợi
nhuận chiếm gần 90% tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty.
Trong bài luận văn này em, em xin trình bày công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành cho sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng là sản phẩm Áo len mã
Q37 cho mã khách hàng Mores.
2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm tại Công ty
Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng có quy trình sản xuất phức tạp. Sản
phẩm hoàn thành phải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau. Sản phẩm của giai
đoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn kia. Vậy nên Công ty xác định:
 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là từng mã hàng trong đơn đặt
hàng. Cụ thể sản phẩm Áo len mã Q37 thì đối tượng tập hợp chi phí chính là Áo len
mã Q37.
 Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty là từng sản phẩm sản xuất đã
hoàn thành trong đơn đặt hàng. Cụ thể sản phẩm Áo len mã Q37 thì đối tượng tính giá
thành chính là Áo len mã Q37 đã sản xuất hoàn thành.
2.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng cả phương pháp tập hợp trực tiếp và
phương pháp phân bổ gián tiếp. Cụ thể như sau:
 Công ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp cho từng mã sản phẩm (cụ thể
sản phẩm Áo len mã Q37) để tập hợp chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp.
Trong trường hợp cùng một loại NVL xuất để sử dụng cho nhiều loại sản phẩm
thì kế toán căn cứ vào định mức tiêu hao NVL đã sử dụng để xác định chi phí NVL
cho sản phẩm đó.
 Công ty sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp CPSXC theo tiêu
thức chi phí nhân công trực tiếp của từng mã sản phẩm (cụ thể sản phẩm Áo len mã
Q37).
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp
Nguyên vật liệu của Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng đa dạng, phong phú
về chủng loại và là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh
doanh. Nguyên vật liệu bao gồm:
Thang Long University Library
35
 Nguyên vật liệu chính: sợi acrylic 100%; 40% cotton; Sợi gai 55% ,45% cotton;
sợi nilon 100%, sợi tổng hợp; sợi Bun; nhãn mác áo........
 Nguyên vật liệu phụ: chỉ may, cúc, khóa áo, phấn may.....
 Bao bì đóng gói: Túi PP, túi PE, thùng catton.
 Phụ tùng thay thế: kim may, thoi, răng cưa mặt nguyệt.
 Nhiên liệu: dầu máy......
Trình tự hạch toán
Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ, ghi sổ chi phí NVLTT
Tổng hợp từ các phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT và từ số liệu trên bảng kê chi
tiết nguyên liệu vật liệu xuất kho, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên liệu vật
liệu theo từng mã hàng một cách chi tiết. Cuối tháng lấy dòng tổng hợp để ghi vào sổ
kế toán chi tiết và tổng hợp.
Có hai trường hợp xuất nguyên vật liệu cụ thể:
a) Xuất nguyên vật liệu từ kho để sản xuất sản phẩm
Khi có nhu cầu sử dụng NVL, các bộ phận sản xuất lập phiếu yêu cầu xin xuất
vật tư gửi lên phòng kế hoạch, vật tư. Phòng kế hoạch xem xét kế hoạch sản xuất và
định mức tiêu hao NVL của mỗi đơn đặt hàng để duyệt phiếu yêu cầu xin xuất vật tư,
chuyển cho phòng kế toán viết phiếu xuất kho chuyển cho thủ kho. Thủ kho xuất
NVL, ký phiếu xuất kho, chuyển cho kế toán NVL ghi sổ, bảo quản và lưu trữ. Phiếu
xuất kho lập làm 3 liên:
 1 liên giao cho người xin cấp vật tư (lưu tại phòng kế toán).
 1 liên giữ lại lưu tại kho.
 1 liên lưu tại phòng vật tư.
Phiếu xuất
kho, HĐ
GTGT
Bảng phân bổ
nguyên vật liệu
Sổ chi tiết
TK 621
Sổ Nhật
ký chung
Sổ cái
TK 621
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ anh hieu
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Lớp kế toán trưởng
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnMạnh Hùng Trần
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
 
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may mặc xuất khẩu, HAY
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động, HAY - Gửi miễn phí qua z...
 
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên ThịnhHoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điệnĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
 
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhấtKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
 

Viewers also liked

I like my coach very much because he is my dad
I like my coach very much because he is my dadI like my coach very much because he is my dad
I like my coach very much because he is my dadprosvsports
 
Barnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problemBarnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problemBrittney Johns
 
일하는여성81호(전체)
일하는여성81호(전체)일하는여성81호(전체)
일하는여성81호(전체)kwwa
 
Are you at kahoots with technology?
Are you at kahoots with technology?Are you at kahoots with technology?
Are you at kahoots with technology?Pir Suhail Sarhandi
 
chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2Greg Burton
 
'About Me' pages and Widget Introduction
'About Me' pages and Widget Introduction'About Me' pages and Widget Introduction
'About Me' pages and Widget IntroductionNicholasLibrary
 
일하는여성4
일하는여성4일하는여성4
일하는여성4kwwa
 
8 14 15 cny depreciation side fx
8 14 15 cny depreciation side fx8 14 15 cny depreciation side fx
8 14 15 cny depreciation side fxBrian Hahn
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
State of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social MediaState of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social MediaMichael Durwin
 
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SCC.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SCSuperintendencia de Competencia
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
The Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal ViewThe Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal ViewMichael Fortune
 

Viewers also liked (20)

I like my coach very much because he is my dad
I like my coach very much because he is my dadI like my coach very much because he is my dad
I like my coach very much because he is my dad
 
Barnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problemBarnes & Noble: the social problem
Barnes & Noble: the social problem
 
Wordprees
WordpreesWordprees
Wordprees
 
일하는여성81호(전체)
일하는여성81호(전체)일하는여성81호(전체)
일하는여성81호(전체)
 
деепричастный оборот
деепричастный оборотдеепричастный оборот
деепричастный оборот
 
Are you at kahoots with technology?
Are you at kahoots with technology?Are you at kahoots with technology?
Are you at kahoots with technology?
 
chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2chapman_annexation_15_17_letter2
chapman_annexation_15_17_letter2
 
'About Me' pages and Widget Introduction
'About Me' pages and Widget Introduction'About Me' pages and Widget Introduction
'About Me' pages and Widget Introduction
 
Odnosostavnye predlojenia
Odnosostavnye predlojeniaOdnosostavnye predlojenia
Odnosostavnye predlojenia
 
일하는여성4
일하는여성4일하는여성4
일하는여성4
 
8 14 15 cny depreciation side fx
8 14 15 cny depreciation side fx8 14 15 cny depreciation side fx
8 14 15 cny depreciation side fx
 
причастие
причастиепричастие
причастие
 
Representation2
Representation2Representation2
Representation2
 
Deeprichastie
DeeprichastieDeeprichastie
Deeprichastie
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
State of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social MediaState of Destinations and Social Media
State of Destinations and Social Media
 
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SCC.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
C.04-16 Presidente de la República reelige a Consejo Directivo de la SC
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
 
The Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal ViewThe Future of Library RFID - a Personal View
The Future of Library RFID - a Personal View
 
Input output in linux
Input output in linuxInput output in linux
Input output in linux
 

Similar to Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng (20)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAYLuận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt kim phú vĩnh hưng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ HOA MÃ SINH VIÊN : A19272 CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Mai Thanh Thủy Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Hoa Mã Sinh Viên : A19272 Chuyên Ngành : Kế toán HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại ngôi trường Đại học Thăng Long, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của tập thể lớp QA24g2 cùng với nhiều tập thể trong và ngoài trường. Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế - Quản lý và các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS – Mai Thanh thủy, người đã chỉ bảo nhiệt tình và dành thời gian quý báu hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực tập để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ban lãnh đạo, đặc biệt là các anh, chị phòng kế toán, phòng tài chính kinh doanh tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng đã tạo rất nhiều điều kiện giúp tôi tiếp cận tình hình thực tế để nghiên cứu và hoàn thành bài luận của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua Do khả năng cũng như điều kiện khách quan nên quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Hoa
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng bài luận văn: “ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng” là công trình nghiên cứu của riêng em dựa trên các số liệu thực tế của Công ty, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo TS – Mai Thanh Thủy. Nếu có sai sót gì em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh vi n th c hiện Hoàng Thị Hoa Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.1 1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất .................................................................................................1 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm..........1 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất.................................................1 1.1.1.2. Khái niệm đặc điểm giá thành sản phẩm............................................1 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...................................2 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất...................................................................2 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm ............................................................4 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................5 1.2. Nhiệm vụ của ế toán tập hợp chi phí sản uất và tính giá thành sản phẩm ..................................................................................................................6 1.3. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.................7 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ...........................................................7 1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm...........................................................7 1.4. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất ..........................................................8 1.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí tr c tiếp......................................................8 1.4.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp...............................................8 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp ê hai thƣờng uyên..................................................................................................................9 1.5.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp...................................................9 1.5.1.1. Khái niệm ............................................................................................9 1.5.1.2. Tài khoản sử dụng:............................................................................10 1.5.1.3. Phương pháp hạch toán....................................................................11 1.5.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp.........................................................11 1.5.2.1. Khái niệm ..........................................................................................11 1.5.2.2. Tài khoản sử dụng.............................................................................12 1.5.2.3. Phương pháp hạch toán....................................................................13 1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung................................................................13 1.5.3.1. Khái niệm ..........................................................................................13 1.5.3.2. Tài khoản sử dụng:............................................................................14
  • 6. 1.5.3.3. Phương pháp hạch toán....................................................................15 1.5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ...........................16 1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp iểm ê định kỳ .....18 1.6.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp.................................................18 1.6.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp.........................................................19 1.6.3. Kế toán chi phí sản xuất chung................................................................19 1.6.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ...........................................................19 1.6.5. Kiểm k và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .....................................20 1.7. Đánh giá sản phẩm dở dang ..........................................................................20 1.7.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu chính...........20 1.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.....21 1.7.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.........................21 1.7.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp hoặc theo chi phí tr c tiếp.................................................................................22 1.7.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch......22 1.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm..................................................................22 1.8.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm .....................................................................22 1.8.2. Phương pháp tính giá thành ....................................................................22 1.8.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ..............................................22 1.8.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí........................................................23 1.8.2.3. Phương pháp hệ số............................................................................23 1.8.2.4. Phương pháp tính giá thành phân bước ...........................................24 1.9. Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .........................................................................................................25 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG.....27 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng .............................27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.....................................27 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty............................................28 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty ....................................................28 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong Công ty...................................30 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.....................................................30 2.1.4.2. Các chính sách kế toán trong Công ty ..............................................32 Thang Long University Library
  • 7. 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng................................................................33 2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty ................................................................................34 2.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.......................................34 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất..............................................................34 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................34 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp..................................................42 2.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung............................................50 2.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ....................................................70 2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang ....................................................................71 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG ...................................................................................73 3.1. Đánh giá chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng ............................................73 3.1.1. Ưu điểm .....................................................................................................73 3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán:...............................................................73 3.1.1.2. Về hệ thống tài khoản: ......................................................................73 3.1.1.3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: ..73 3.1.2. Hạn chế và nguy n nhân..........................................................................74 3.1.2.1. Về hệ thống sổ sách...........................................................................74 3.1.2.2. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp .............................................74 3.1.2.3. Về kế toán chi phí sản xuất chung.....................................................74 3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện ..........................................................................75 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng ..................75 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán ......................................75 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí nhân công tr c tiếp.....................76 3.3.3. Kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung............................77 3.3.3.1. Đối với vấn đề chi phí tiền điện phát sinh ........................................77 3.3.3.2. Đối với việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ........................77
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ NCTT Nhân công trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp SXC Sản xuất chung CPSX Chi phí sản xuất GTGT Giá trị gia tăng KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên KPCĐ Kinh phí công đoàn NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp SPDD Sản phẩm dở dang SXC Sản xuất chung TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.....................................................11 Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .............................................................13 Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................................16 Sơ đồ 1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên .........................................................................................................17 Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKĐK)......................................19 Sơ đồ 1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất................................................................20 Sơ đồ 1.7. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm....................................................................................24 Sơ đồ 1.8. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm........................................................................................25 Sơ đồ 1.9. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung........................................................................................................26 Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất quần, áo len, bít tất.......................................28 Sơ đồ 2.2. Tổ chức quản lý của Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng....................29 Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán....................................................................31 Sơ đồ 2.4. Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung ...........................................33 Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ, ghi sổ chi phí NVLTT.............................35 Sơ đồ 2.6. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..........................................43 Sơ đồ 2.7. Quy trình hạch toán chi phí SXC.................................................................50 Bảng 2.1. Bảng phân bổ nguyên vật liệu……………………………………………...38 Bảng 2.2. Bảng chấm công tháng 11.............................................................................44 Bảng 2.3. Bảng thanh toán tiền lương tháng 11............................................................45 Bảng 2.4. Bảng thông tin tiền lương tháng 11...............................................................46 Bảng 2.5. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 11.................................47 Bảng 2.6. Bảng thanh toán tiền lương theo thời gian....................................................52 Bảng 2.7. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ..........................................55 Bảng 2.8. Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.........................................................59 Bảng 2.9. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung ...........................................................65 Bảng 2.10. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung........................................................66 Bảng 2.11. Bảng tính giá thành sản phẩm Áo len mã Q37 ...........................................72
  • 10. Biểu số 2.1. Phiếu xuất kho số 16 ................................................................................36 Biểu số 2.2. Hóa đơn giá trị gia tăng............................................................................37 Biểu số 2.3. Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Áo len mã Q37.................39 Biểu số 2.4. Sổ cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp....................................................40 Biểu số 2.5. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp – Áo len mã Q37 .........................48 Biểu số 2.6. Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp ............................................49 Biểu số 2.7. Sổ chi tiết chi phí nhân viên phân xưởng..................................................53 Biểu số 2.8. Phiếu xuất kho số 23 ................................................................................54 Biểu số 2.9. Sổ chi tiết tài khoản chi phí vật liệu cho phân xưởng ...............................56 Biểu số 2.10. Sổ chi tiết chi phí công cụ dụng cụ cho phân xưởng ..............................57 Biểu số 2.11. Sổ chi tiết tài khoản chi phí khấu hao tài sản cố định.............................60 Biểu số 2.12. Hóa đơn giá trị gia tăng tiền điện............................................................61 Biểu số 2.13. Sổ chi tiết tài khoản chi phí dịch vụ mua ngoài .....................................62 Biểu số 2.14. Phiếu chi số 0039 ...................................................................................63 Biểu số 2.15. Sổ chi tiết tài khoản chi phí khác bằng tiền.............................................64 Biểu số 2.16. Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung .................................................67 Biểu số 2.17.Sổ nhật ký chung tháng 11 ......................................................................68 Biểu số 2.18. Sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất dở dang – Áo len mã Q37 ............70 Thang Long University Library
  • 11. LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm cách để không chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả từ việc sử dụng vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến việc tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí để tạo ra lợi nhuận đó cùng với các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ. Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là một trong những biện pháp hàng đầu, có ý nghĩa rất lớn, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giảm giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ từ đó làm tăng lợi nhuận. Chính vì vậy việc tổ chức tốt kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng được xem là công cụ hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã học ở trường và thời gian thực tập tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng” để hiểu rõ hơn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm rõ những nguyên tắc hạch toán của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp Công ty thấy được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài lý luận là lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, những vận dụng để đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là việc nghiên cứu thực tiễn về kế toán chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp hệ thống và chọn lọc. 5. Kết cấu của luận văn
  • 12. Luận văn của em ngoài Lời nói đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Th c trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng. Bài luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS - Mai Thanh Thủy và sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, các anh chị phòng Tài chính- kế toán của Công ty. Mặc dù đã rất cố gắng , nhưng do thời gian thực tập có hạn, đồng thời trình độ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chế nên luận văn của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô, anh chị để giúp em hoàn thiện và nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Hoa Thang Long University Library
  • 13. 1 1.1. Lý luận chung về chi phí sản uất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản uất 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào của quá trình SXKD gắn liền với mục đích kinh doanh. Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. Được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định (tháng, quý, năm). 1.1.1.2. Khái niệm đặc điểm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả hoạt động vật tư, tài sản, vốn,… cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất thấp nhất để hạ giá thành sản phẩm. Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành có thể phản ánh trình độ sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị sản xuất, mức độ trang thiết bị và áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kết quả sử dụng hợp lý sức lao động. Do vậy, giá thành là căn cứ để tính toán, xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu gía thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong nó, đó là chi phí sản xuất đã sử dụng và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
  • 14. 2 sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình sản xuất. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, CPSX cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. a) Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.  Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): bao gồm tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT,BHTN...  Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là các khoản CPSX liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. CPSXC bao gồm các yếu tố CPSX sau:  Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, đội sản xuất.  Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.  Chi phí dụng cụ: bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng.  Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất.  Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất.  Chi phí bán hàng: bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, lao vụ.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến công tác vận hành và quản trị kinh doanh, hành chính trong doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 15. 3 Phân loại chi phí theo tiêu thức này phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục; là căn cứ để thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. b) Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế được xếp vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố. Hiện nay ở nước ta theo các quy định của chế độ kế toán hiện hành thì chi phí được theo dõi theo bảy yếu tố như sau:  Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí mua của NVL dùng vào hoạt động SXKD.  Chi phí nhiện liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ: (Trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Thực chất, nhiên liệu cũng là nguyên vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong danh mục nguyên liệu. Vì vậy, nó được xếp vào một khoản mục riêng để quản lý và dễ dàng kiểu soát khi có sự biến động nhiên liệu, năng lượng trên thị trường.  Chi phí nhân công và các khoản phụ cấp: là các khoản chi phí về tổng tiền lương và phụ cấp phải trả cho người lao động,  Chi phí bảo hiểm: Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tiền lương của người lao động.  Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ của doanh nghiệp.  Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.  Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Tác dụng của cách phân loại này: cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng CPSX; là cơ sở để lập và phân tích các dự toán CPSX; cung cấp số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính, từ đó để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân... c) Phân loại CPSX theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Theo cách phân loại này CPSX được chia thành:
  • 16. 4  Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.  Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.  Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. Tác dụng của cách phân loại này: có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận; việc xác định điểm hoà vốn và việc ra các quyết định kinh doanh quan trọng; là cơ sở để lập dự toán chi phí hợp lý ứng với mọi mức hoạt động theo dự kiến... d) Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, còn có một số cách phân loại CPSX khác  Phân loại CPSX theo phương pháp quy nạp: gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.  Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh: gồm chi phí cơ bản, chi phí chung.  Phân loại CPSX để lựa chọn các phương án: gồm chi phí chênh lệch. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm a) Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:  Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Chỉ tiêu này được tính toán trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm hợp lý CPSX để hạ giá thành sản phẩm và là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.  Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này cũng được tính trước khi tiến hành sản xuất.  Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính sau quá trình sản xuất, có sản phẩm hoàn thành ứng với kỳ tính giá thành mà doanh nghiệp đã xác định. b) Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí cấu thành Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Thang Long University Library
  • 17. 5  Giá thành sản xuất sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.  Giá thành tiêu thụ sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm chi phí sản xuất của sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Giá thành tiêu thụ có thể chia thành:  Giá thành toàn bộ sản phẩm: Bao gồm toàn bộ chi phí cố định và biến đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh.  Giá thành sản phẩm theo biến phí: Bao gồm chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí biến đổi gián tiếp. 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương diện sau:  Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm và chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.  Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết
  • 18. 6 kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Trong một số trường hợp thì chi phí sản xuất sẽ đồng thời là giá thành sản phẩm khi đó doanh nghiệp phải có các đặc điểm sau:  Chu kỳ sản xuất kinh doanh trùng với kỳ tính giá thành và kỳ báo cáo.  Trong quá trình sản xuất kinh doanh không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang.  Các doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm.  Sự lãng phí hay tiết kiệm chi phí chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tăng hay hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Nhiệm vụ của ế toán tập hợp chi phí sản uất và tính giá thành sản phẩm CPSX và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp. Phản ánh trung thưc, hợp lý CPSX cũng như đảm bảo đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm đã hoàn thành là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm, kế toán cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm như sau:  Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.  Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nhệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.  Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Thang Long University Library
  • 19. 7  Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.  Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận - xử lý - hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.  Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. 1.3. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản uất và tính giá thành sản phẩm 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Đây là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ...) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng...). Khi muốn xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, các nhà quản trị phải căn cứ vào : mục đích sử dụng của chi phí ; đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh ; quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm ; khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong một doanh nghiệp có thể là :  Từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng  Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất  Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp Xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý sẽ là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết... 1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể.
  • 20. 8 Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn thành. 1.4. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản uất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Thông thường có 2 phương pháp tập hợp chi phí như sau: 1.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí tr c tiếp Phương này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó. 1.4.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo công thức: Ci = C x Tii Ti i=1 Trong đó: Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i Thang Long University Library
  • 21. 9 C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ Ti: Tổng đại lượng của tiêu thức cần được phân bổ Ti: Đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ đối tượng thứ i 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản uất theo phƣơng pháp ê hai thƣờng uyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho nói chung và vật liệu, công cụ, dụng cụ nói riêng một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. 1.5.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp 1.5.1.1. Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên cơ sở các “Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở cho từng đối tượng căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất. Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tƣợng (hoặc sản phẩm ) = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tƣợng x Tỷ lệ phân bổ Tỷ lệ phân bổ = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tƣợng  Chứng từ sử dụng : Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
  • 22. 10  Phiếu xuất kho  Biên bản kiểm nghiệm vật tư  Bảng phân bổ nguyên vật liệu  Thẻ kho  Phiếu chi, HĐ GTGT,....  Các chứng từ liên quan khác 1.5.1.2. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và theo dõi các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp áp dụng theo chế độ kế toán thuộc QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Kết cấu tài khoản : TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp -Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp trong kỳ -Trị giá NVL sử dụng không hết được nhập kho. -Kết chuyển CPNVLTT vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. -Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán.  Tài khoản này không có số dư. Thang Long University Library
  • 23. 11 TK111, 112, 141, 331 ,… NVL xuất kho sử dụng trực tiếp cho SXSP Vật liệu không sử dụng hết cho SXSP cuối kỳ nhập lại kho Kết chuyển Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ Chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường Mua vật liệu (không qua kho) sử dụng ngay cho SX SP Thuế GTGT NVL đi vay mượn xuất dùng trực tiếp 1.5.1.3. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.5.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp 1.5.2.1. Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm : tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN..). Chi phí về tiền lương ( tiền công ) được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác được thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương. TK 152 TK 152 TK 154 TK 632 TK 336 TK 133 TK 621
  • 24. 12 Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính). Nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất..  Chứng từ sử dụng:  Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL).  Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02-LĐTL).  Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành(Mẫu số 05-LĐTL)  Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( Mẫu số 06- LĐTL).  Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( Mẫu số 10-LĐTL).  Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Mẫu số 11- LĐTL). 1.5.2.2. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp -Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ -Kết chuyển CPNCTT vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. -Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán.  Tài khoản này không có số dư. Thang Long University Library
  • 25. 13 Tiền lương phải trả cho cồng nhân trực tiếp sản xuất Cuối kỳ, tính, phân bổ và kết chuyển CPNCTT theo đối tượng tập hợp chi phí (theo phương pháp KKTX) Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo lương công nhân trực tiếp SX Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiêp sản xuất 1.5.2.3. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 1.5.3.1. Khái niệm CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm:  Chi phí nhân viên phân xưởng: Phán ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính cho nhân viên phân xưởng.  Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng, vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng,…  Chi phí công cụ dụng cụ: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như: kéo cắt chỉ, kéo cắt vải, máy dập cúc, thước may,… TK 334 TK 338 TK 335 TK 154 TK 632 TK 622
  • 26. 14  Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của nhà xưởng, phương tiện vận tải,…  Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vu mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng như chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí điện, nước, điện thoại,…  Chi phí khác bằng tiền: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếp khách, hội nghị,… ở phân xưởng CPSXC được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Mặt khác, CPSXC còn phải được tập hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ sau khi đã tập hợp được CPSXC, kế toán tính toán phân bổ CPSXC cho từng đối tượng kế toán CPSX trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.  Chứng từ sử dụng: Chi phí sản xuất chung được tập hợp căn cứ vào các chứng từ như : phiếu chi, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng tính khấu hao TSCĐ....cùng một số chứng từ khác. 1.5.3.2. Tài khoản sử dụng: TK 627 - Chi phí sản xuất chung. TK 627 không có số dư và được mở 06 TK cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí:  TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.  TK 6272 - Chi phí vật liệu.  TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ.  TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.  TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.  TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền. Thang Long University Library
  • 27. 15 TK 627- Chi phí sản xuất chung -Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh trong kỳ. -Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. -CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản xuất thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường -Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154.  Tài khoản này không có số dư. 1.5.3.3. Phương pháp hạch toán
  • 28. 16 Chi phí vật liệu, công cụ Chi phí trả trước phân bổ dần vào các kỳ hạch toán Chi phí trích trước, chi phí trả trước thực tế lớn hơn phần trích trước, ghi bổ sung Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Thuế GTGT đầu vào khồng đươc khấu trừ Các khoản ghi giảm CPSXC Phân bổ hoặc kết chuyển CPSXC theo đối tường tính chi phí (theo PP KKTX) K/chuyển CPSXC cố định không được phân bổ do vượt mức bình thường Chi phí tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất Chi phí trả trước thực tế phát sinh Chi phí trả trước thực tế phát sinh nhỏ hơn phần trích trước, ghi giảm chi phí. Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 1.5.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từng đối tượng trên các TK 621, 622, 627, kế toán cần kết chuyển để tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp. Các chi phí này kết chuyển vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/BTC/2006). TK 154 được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất, từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Hàng kế TK 334, 338 TK 152, 153 TK 142, 242 TK 335 TK 111, 112, 1141, 331, … TK 133 TK 111, 112, 152 ,… TK 154 TK 632 Chi phí nhân viên px TK 334 TK 111, 153, 331, 241 TK 335 TK 627 Thang Long University Library
  • 29. 17 kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627 đã tập hợp chi phí, kế toán tiến hành việc phân bổ, kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã được tập hợp được trực tiếp theo từng đối tượng vào TK 154. TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến. - Chi phí thuê ngoài chế biến. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. - Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ. - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ,...hoàn thành. - Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế hoàn thành. SDCK: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Sơ đồ 1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp ê hai thƣờng uyên TK 621 TK 154 TK 138, 811, 152 Kết chuyển hoặc phân bổ chi Các khoản ghi giảm chi phí phí NVL trực tiếp cuối kỳ TK622 TK 155 Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm nhập kho TK627 TK 157 Kết chuyển chi phí sản xuất Kết chuyển giá thành sản xuất chung được phân bổ thực tế sản phẩm gửi bán TK 632 Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho (đã xác định tiêu thụ cuối kỳ)
  • 30. 18 1.6. Kế toán tập hợp chi phí sản uất theo phƣơng pháp iểm ê định ỳ Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Tần suất xuất hàng tồn kho là liên tục 1.6.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp Để phản ánh các CPNVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi the từng chứng từ xuất dùng mà được ghi 1 lần vào cuối kỳ kế toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Giá trị NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trog kỳ - Giá trị NVL tồn cuối kỳ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, Hoá đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, thông báo thuế nhập khẩu phải nộp (Hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu,. . .) để ghi nhận giá gốc hàng mua vào Tài khoản 611 “Mua hàng”. Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê. TK 611 – Mua hàng - Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Theo kết quả kiểm kê). - Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ; hàng hoá đã bán bị trả lại. - Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê). - Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (Chưa được xác định là đã bán trong kỳ). - Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá.  Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ. Thang Long University Library
  • 31. 19 Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKĐK) TK 331, 112, 111,... TK 611 TK 621 TK 631 Giá trị NVL tăng trong kỳ Giá trị NVL dùng sản xuất sản phẩm Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 151, 152 TK 133 Kết chuyển NVL tồn cuối kỳ Thuế GTGT Kết chuyển NVL tồn đầu kỳ 1.6.2. Kế toán chi phí nhân công tr c tiếp Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí giống như phương pháp KKTX. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng. 1.6.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương tự như phương pháp KKTX. Sau đó được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành. 1.6.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Để phục vụ cho việc tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị hạch toán theo phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm lao vụ của cả bộ phận sản xuất kinh doanh. TK 631 – Giá thành sản xuất -Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ. -Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ. -Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632- Giá vốn hàng bán. -Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.  Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ
  • 32. 20 1.6.5. Kiểm k và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp KKĐK cũng tiến hàng tương tự như phương pháp KKTX. Sơ đồ 1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ TK 631 TK 621 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 622 Kết chuyển chi phí NC trực tiếp TK627 Kết chuyển CPSXC hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá thành TK 154 Kết chuyển giá trị SPDD cuối kỳ TK 632 Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp 1.7. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang (SPDD) là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá SPDD. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá SPDD sau: 1.7.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu chính Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong SPDD chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. Chi phí NVL chính tính cho sản phẩm dở dang = Toàn bộ giá trị NVL chính uất dùng x Số lƣợng SPDD cuối kỳSố lƣợng thành phẩm + Số lƣợng sản phẩm dở dang Thang Long University Library
  • 33. 21 1.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy SPDD thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Chi phí vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dung x Số lƣợng SPDD cuối kỳ ( hông quy đổi)Số lƣợng thành phẩm + Số lƣợng sản phẩm dở dang hông quy đổi Số lƣợng SPDD quy đổi = Số lƣợng SPDD cuối kỳ + Mức độ hoàn thành Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí vật liệu chính nằm trong SPDD + Chi phí chế biến nằm trong SPDD 1.7.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị SPDD cuối kỳ = Giá trị NVL chính nằm trong SPDD x 50% chi phí chế biến tính cho SPDD Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (theo từng loại) = Tổng chi phí chế biến từng loại x Số lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm Số lƣợng thành phẩm + Số lƣợng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm
  • 34. 22 1.7.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp hoặc theo chi phí tr c tiếp Theo phương pháp này, trong giá trị SPDD chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác. 1.7.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD. Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị SPDD như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang… 1.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm 1.8.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành sản phẩm cũng tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà kỳ tính giá thành là tháng, quý, hoặc chu kỳ sản xuất hoặc kết thúc hợp đồng hay đơn đặt hàng. 1.8.2. Phương pháp tính giá thành Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của đối tượng tính giá thành của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm thường được sử dụng như:  Phương pháp tính giá thành giản đơn.  Phương pháp tính giá thành phân bước.  Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ  Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.  Phương pháp tính giá thành theo hệ số.  Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.  Phương pháp tính giá thành theo định mức. 1.8.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính trực tiếp, áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Thang Long University Library
  • 35. 23 Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí SPDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong ỳ - Chi phí SPDD cuối kỳ 1.8.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí Áp dụng với doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiêu giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí, chế tạo... Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng CPSX của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng CPSX của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Z = C1 + C2 + ... + Cn Trong đó: Z: Tổng giá thành C1, C2,..., Cn: CPSX ở các giai đoạn 1, 2, ..., n nằm trong giá thành sản phẩm. 1.8.2.3. Phương pháp hệ số Được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động, nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được, mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này trước hết kế toán phải dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi Giá thành đơn vị từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc + Hệ số quy đổi sản phẩm cùng loại Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi = Tổng số lƣợng sản phẩm thứ i + Hệ số quy đổi của sản phẩm i Tổng giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ
  • 36. 24 1.8.2.4. Phương pháp tính giá thành phân bước Trong doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hay nguyên liệu chế biến của bước sau thì phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Tùy theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. a) Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự. Sơ đồ 1.7. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bƣớc theo phƣơng án hạch toán có bán thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu chính + Chi phí chế biến bước 1 - Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 = Giá thành bán thành phẩm B 1 + Chi phí chế biến bước 2 - Giá trị sản phẩm dở dang bước 2 = Giá thành bán thành phẩm bước 2 + Chi phí chế biến B3 - Giá trị sản phẩm dở dang B3 … Giá thành bán thành phẩm B(n-1) + Chi phí chế biến Bn - Giá trị sản phẩm dở dang Bn = Tổng giá thành thành phẩm b) Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách Thang Long University Library
  • 37. 25 đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí NVL chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Sơ đồ 1.8. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bƣớc theo phƣơng án hông có bán thành phẩm Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí bước n tính cho thành phẩm 1.9. Hệ thống sổ ế toán áp dụng cho ế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, hiện nay doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức sổ kế toán sau:  Hình thức sổ Nhật ký chung;  Hình thức sổ Nhật ký – Sổ Cái;  Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ;  Hình thức sổ Nhật ký – Chứng từ;  Hình thức ghi sổ trên máy vi tính Với hình thức sổ Nhật ký chung, trình tự hạch toán như sau:
  • 38. 26 Sơ đồ 1.9. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ý chung Ghi chú: : Ghi thường xuyên trong kỳ : Ghi ngày cuối kỳ : Đối chiếu, kiểm tra số liệu cuối kỳ Chứng từ gốc (HĐ GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,...) Sổ nhật ký chung Sổ cái (TK 152, 154, 621, 622, 627,..) Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Sổ Nhật ký đặc biệt (Nhật ký thu tiền, NK mua hàng,…) Sổ (thẻ) chi tiết đối tượng (TK152, 154,621,622,627…) Bảng tổng hợp chi tiết Thang Long University Library
  • 39. 27 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty  Tên Công ty: Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng.  Tên giao dịch: Phu Vinh Hung knitting Co., LTD  Giám đốc Công ty: Ông Nguyễn Viết Tùng  Trụ sở chính: Xã La Phù – Huyện Hoài Đức – Thành Phố Hà Nội  Mã số thuế: 0500446466  Số điện thoại: 0433.650.853 Số fax: 0433.651.244 Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng được thành lập vào đầu mùa xuân năm 2004 theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 0102037235 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 02 tháng 01 năm 2004 và cấp lại lần thứ hai vào ngày 15 tháng 01 năm 2009, với số vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ. Sau hơn 5 năm thành lập, Công ty đã nỗ lực hoạt động không ngừng và đến nay có thể nói Công ty đã có được sự phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn thị phần. Bằng những sản phẩm chất lượng cao giá cả cạnh tranh cũng với chiến lược marketing hiệu quả Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường hàng dệt kim trong nước cũng như thị trường quốc tế. Khi mới thành lập Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng gồm ba thành viên đó là: Ông Nguyễn Viết Hưng, Ông Nguyễn Viết Tùng, Ông Nguyễn Viết Đạt. Sau khi bàn bạc và nhất trí, ba thành viên đã bầu Ông Nguyễn Viết Hưng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ông Nguyễn Viết Tùng làm giám đốc, Ông Nguyễn Viết Đạt làm phó giám đốc của Công ty. Ba an hem cùng sinh ra và lớn lên trong một làng nghề có truyền thống lâu đời về lĩnh vực dệt kim, kế thừa những kinh nghiệm vốn có của Cha Ông để lại, kết hợp với tính năng động của tuổi trẻ luôn ham học hỏi, say mê sáng tạo và tìm kiếm thị trường, dần dần Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và ngày càng phát triển. Tuy trong một vài năm trở lại đây ngoài sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì sự khủng hoảng kinh tế thế giới lại càng làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp không ít những khó khăn về mọi mặt như: sự canh tranh gay gắt của các đối thủ nước ngoài ồ ạt vào thị trường nước ta, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng vụt, lượng công nhân không ổn định luồng ra vào liên tục… Nhưng Công ty với kinh nghiệm lâu năm và cộng với sự nhanh nhẹn nhạy bén của các nhà CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƢNG
  • 40. 28 quản lý đã đưa Công ty không những phát triển ngày một mạnh mẽ mà còn gặt hái được một số thành công lớn như: Giải thưởng Sen Vàng Đất Lụa năm 2007, giải thưởng Sao Vàng Đồng Bằng Sông Hồng và nhiều bằng khen, giấy chứng nhận khác… 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty chủ yếu là sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu, gia công hàng dệt len như: quần áo len, bít tất,… Hàng năm Công ty cho ra hàng loạt các sản phẩm may mặc với mẫu mã đa dạng. Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất quần, áo len, bít tất Dệt May Công ty có 3 phân xưởng: phân xưởng dệt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thành. Phân xưởng dệt dệt vải len rồi chuyển giao cho phân xưởng may. Phân xưởng may tiến hành may hoàn thành sản phẩm. Sau đó chuyển cho phân xưởng hoàn thành kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm kê thành phẩm rồi chuyển sang khâu đóng gói. Cuối cùng, nhập kho thành phẩm. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may và dệt kim vì vậy các khâu trong quá trình sản xuất đều rất quan trọng và phải có một sự liên kết chặt chẽ thì dây chuyền sản xuất mới hoạt động được đều đặn và cho ra những sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên để theo kịp với nền kinh tế khoa học hiện đại như hiện nay Công ty cũng đã phải đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhập khẩu để cho ra các sản phẩm thêm phong phú và đa dạng về mẫu mã cũng như hoa văn có thiết kế phức tạp. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Len sợi Vải len Sản phẩm Nhập kho chế suất Hoàn thành sản xuất Đóng góiNhập kho thành phầm Thang Long University Library
  • 41. 29 Sơ đồ 2.2. Tổ chức quản lý của Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng Căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng, quy chế điều hành hoạt động của ban điều hành, Công ty đã được hội đồng thành viên thông qua ngày 20 tháng 01 năm 2004. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý trong Công ty được cụ thể như sau: Giám đốc điều hành hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng thành viên. Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ như: Tổ chức xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, các dự án dài hạn để báo cáo hội đồng thành viên tuyển lựa, ký kết hợp đồng lao động, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỹ luật,… là chỉ huy trưởng đại hội tự vệ Công ty. Chịu trách nhiệm ký các chứng từ thu, chi, quản lý con dấu. Các phó giám đốc giúp việc giám đốc có quyền điều hành các công việc thuộc lĩnh vực mà giám đốc đã ủy quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả các công tác đã được phân công. Ngoài ra hai phó giám đốc còn có nhiệm vụ tiếp khách khi giám đốc đi công tác…  Phó giám đốc kỹ thuật: là người được giám đốc giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm chung về mảng kỹ thuật sản xuất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Phó giám đốc kỹ Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên H§TV Giám Đốc Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh Doanh Phòng Tổ chức- Hành chính
  • 42. 30 thuật là người chỉ huy kỹ thuật sản xuất hàng ngày. Bên cạnh đó Phó giám đốc kỹ thuật còn có nhiệm vụ tiếp thu, học hỏi các công nghệ mới mà các chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ (do đặc thù máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là nhập khẩu).  Phó giám đốc kinh doanh: là người được giám đốc giao nhiệm vụ về mảng kinh doanh, chịu trách nhiệm đi ngoại giao với khách hàng, thay mặt giám đốc ký các hợp đồng kinh tế. Mặt khác Phó giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.  Phòng tài chính kế toán: là bộ phận nghiệp vụ giúp giám đốc chỉ đạo công tác hạch toán kế toán. Thực hiện đúng chế độ hạch toán kế toán do nhà nước ban hành. Hạch toán kinh tế tiết kiệm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận giúp Giám đốc nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để có phương án hoạt động hiệu quả hơn.  Phòng tổ chức- hành chính: Có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo trong việc bố trí, tuyển dụng và đào tạo lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động. Chịu trách nhiệm về khâu hành chính, quản lý và mua sắm các thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, lập kế hoạch xây dựng cơ bản sửa chữa nhà cửa, chỉ đạo công tác bảo vệ, công tác văn thư, bảo mật, phục vụ khách hàng đến làm việc, phục vụ bữa ăn ca cho công nhân toàn Công ty.  Phòng kỹ thuật: là bộ phận nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ, quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khác nhau, tiêu chuẩn hóa kỹ thuật sản phẩm, thiết kế và hoàn thiện những mẫu mã mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đảm bảo cho sự vận động tốt nhất của các loại máy móc thiết bị trong Công ty  Phòng kinh doanh: là bộ phận giúp Giám đốc xây dựng các kế hoạch và các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường để đưa ra những mẫu mã mới, có khả năng cạnh tranh cao, tìm kiếm những thị trường mới. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong Công ty 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào quy mô sản xuất và khối lượng công việc, tổ chức kế toán được tiến hành theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung đối với toàn bộ quá trình sản xuất. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Tại các phân xưởng không có kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế kiêm thủ kho, có trách nhiệm cùng với quản đốc phân xưởng hàng tháng tập hợp chứng từ và quyết toán về sản phẩm sản xuất, lao động và vật tư với các phòng quản lý của Công ty. Thang Long University Library
  • 43. 31 Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ế toán Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và cơ cấu bộ máy hoạt động của Công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán cũng được sắp xếp tương đối gọn nhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung với một phòng kế toán bao gồm: 01 kế toán trưởng và o4 nhân viên kế toán trong đó mỗi một kế toán đều phải kiểm nhiệm một số phần hành kế toán cụ thể và mỗi nhân viên kế toán đều có chức năng và nhiệm vụ riêng:  Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người bao quát trung và quyết định mọi việc liên quan đến tài chính kế toán của Công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc về vấn đề tài chính của Công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tổng hợp thuế, cân đối sổ sách và lập báo cáo tài chính, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, điều hành công việc của cả phòng.  Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán, các chi phí phát sinh, xây dựng cơ bản, các khoản tiền lương cho cán bộ công nhân viên, thưởng, trích lương và các khoản tài chính phát sinh.  Kế toán kho: Kế toán nguyên vật liệu, thành phẩm và tính giá thành phân xưởng, có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán nguyên vật liệu, thành phẩm và xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang.  Kế toán tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định: có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, lập hồ sơ tín dụng với ngân hàng, theo dõi các khoản tiền chuyển qua ngân hàng, đồng thời cũng theo dõi sự biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ.  Kế toán quỹ: có nhiệm vụ theo dõi và vào sổ các khoản thu, chi phát sinh trong kỳ. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán kho Kế toán TGNH, TSCĐ Kế toán quỹ
  • 44. 32 Với chức năng và nhiệm vụ riêng của từng nhân viên trong phòng kế toán tất cả các giấy tờ, sổ sách kế toán vào máy vi tính liên quan được gắn với từng phần hành kế toán. Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trên ta thấy để đáp ứng những yêu cầu tổ chức cơ cấu gọn nhẹ, tổ chức quản lý, Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng đã áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Do đó toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty, các phân xưởng sản xuất không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện việc hạch toán ban đầu, thu thập và kiểm tra chứng từ, định kỳ gửi chứng từ này về phòng kế toán của Công ty. 2.1.4.2. Các chính sách kế toán trong Công ty  Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành kèm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính  Niên độ kế toán: 1 năm từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.  Kỳ kế toán: theo tháng  Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính: Đồng Việt Nam (VNĐ)  Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.  Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho xuất kho: Bình quân gia quyền.  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.  Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng: Nhật ký chung. Thang Long University Library
  • 45. 33 Sơ đồ 2.4. Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ý chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH dệt im Phú Vĩnh Hƣng Như phần trên đã đề cập đến, Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng có 2 loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là:  Sản xuất hàng xuất khẩu (hay còn gọi là FOB, sản xuất theo đơn đặt hàng).  Sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng theo các đơn đặt hàng được ký giữa Công ty với các khách hàng. Với hai loại hình sản xuất như trên, tổ chức tập hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cũng có sự khác biệt nhất định. Để việc nghiên cứu tập trung, có chiều Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 46. 34 sâu và đem lại hiệu quả nên trong bài luận văn này em chỉ đề cập đến loại hình sản xuất thứ nhất: loại hình sản xuất FOB. Vì FOB là loại hình sản xuất chính với lợi nhuận chiếm gần 90% tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty. Trong bài luận văn này em, em xin trình bày công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng là sản phẩm Áo len mã Q37 cho mã khách hàng Mores. 2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng có quy trình sản xuất phức tạp. Sản phẩm hoàn thành phải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau. Sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn kia. Vậy nên Công ty xác định:  Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là từng mã hàng trong đơn đặt hàng. Cụ thể sản phẩm Áo len mã Q37 thì đối tượng tập hợp chi phí chính là Áo len mã Q37.  Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty là từng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành trong đơn đặt hàng. Cụ thể sản phẩm Áo len mã Q37 thì đối tượng tính giá thành chính là Áo len mã Q37 đã sản xuất hoàn thành. 2.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng cả phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. Cụ thể như sau:  Công ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp cho từng mã sản phẩm (cụ thể sản phẩm Áo len mã Q37) để tập hợp chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Trong trường hợp cùng một loại NVL xuất để sử dụng cho nhiều loại sản phẩm thì kế toán căn cứ vào định mức tiêu hao NVL đã sử dụng để xác định chi phí NVL cho sản phẩm đó.  Công ty sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp CPSXC theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp của từng mã sản phẩm (cụ thể sản phẩm Áo len mã Q37). 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguy n vật liệu tr c tiếp Nguyên vật liệu của Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng đa dạng, phong phú về chủng loại và là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu bao gồm: Thang Long University Library
  • 47. 35  Nguyên vật liệu chính: sợi acrylic 100%; 40% cotton; Sợi gai 55% ,45% cotton; sợi nilon 100%, sợi tổng hợp; sợi Bun; nhãn mác áo........  Nguyên vật liệu phụ: chỉ may, cúc, khóa áo, phấn may.....  Bao bì đóng gói: Túi PP, túi PE, thùng catton.  Phụ tùng thay thế: kim may, thoi, răng cưa mặt nguyệt.  Nhiên liệu: dầu máy...... Trình tự hạch toán Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ, ghi sổ chi phí NVLTT Tổng hợp từ các phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT và từ số liệu trên bảng kê chi tiết nguyên liệu vật liệu xuất kho, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu theo từng mã hàng một cách chi tiết. Cuối tháng lấy dòng tổng hợp để ghi vào sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. Có hai trường hợp xuất nguyên vật liệu cụ thể: a) Xuất nguyên vật liệu từ kho để sản xuất sản phẩm Khi có nhu cầu sử dụng NVL, các bộ phận sản xuất lập phiếu yêu cầu xin xuất vật tư gửi lên phòng kế hoạch, vật tư. Phòng kế hoạch xem xét kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao NVL của mỗi đơn đặt hàng để duyệt phiếu yêu cầu xin xuất vật tư, chuyển cho phòng kế toán viết phiếu xuất kho chuyển cho thủ kho. Thủ kho xuất NVL, ký phiếu xuất kho, chuyển cho kế toán NVL ghi sổ, bảo quản và lưu trữ. Phiếu xuất kho lập làm 3 liên:  1 liên giao cho người xin cấp vật tư (lưu tại phòng kế toán).  1 liên giữ lại lưu tại kho.  1 liên lưu tại phòng vật tư. Phiếu xuất kho, HĐ GTGT Bảng phân bổ nguyên vật liệu Sổ chi tiết TK 621 Sổ Nhật ký chung Sổ cái TK 621