SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Báo cáo thực tập
Lời nói đầu
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I Hà Nội, Khoa Dệt, May
thời trang, hàng năm đào tạo ra hàng trăm sinh viên, học sinh cho các doanh
nghiệp may trong và ngoài nước.
Để tạo cho học sinh, sinh viên có thể thâm nhập, hiểu biết thêm về thực tế
sản xuất của xí nghiệp, doanh nghiệp may so với khi ngồi trên ghế nhà trường.
Hàng năm, cứ tháng 6, tháng 7 trường ta lại gửi hàng trăm sinh viên, học sinh tới
các công ty để tiến hành thực tập.
Là sinh viên năm cuối, cũng như bao sinh viên khác và em được vào thực tập
tại Tổng Công ty May 10 Việt Nam. ở đây, em được hiểu biết thêm về những vấn
đề thực tế mà khi học ở trường em không biết được ở tất cả các công đoạn từ:
chuẩn bị nguyên phụ liệu ở kho nguyên liệu, chuẩn bị kỹ thuật tại Phòng Kỹ thuật,
rồi đến công đoạn cắt, may, hoàn thành sản phẩm.
Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn, có đi nhiều, tìm hiều nhiều,
em mới thấy từ lý thuyết đến thực hành là một quá trình dài vô cùng. Nhưng dưới
sự hướng dẫn của cô Bích Thuỷ và sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú tại Công ty
May 10, em đã tìm hiểu được nhiều điều và hoàn thành bản báo cáo thực tập này
đúng thời gian.
Đây là lần đầu tiên em đi thực tế nên viết báo cáo thực tập này không thể
không có những sai sót, mong thầy cô bỏ qua và chỉ bảo em thêm để em có thêm
những hiểu biết sâu sắc hơn để khi ra ngoài làm việc khỏi bỡ ngỡ và sai sót.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô Bích Thuỷ và các cô chú ở Công ty May 10
đã giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực tập và bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn.
1
Báo cáo thực tập
Phần I:Tìm Hiểu chung về công tác quản lý
và kinh doanh của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần May 10
Tên giao dịch: Garment Joint stock company 10
Tên viết tắt: Garco 10
Trụ sở chính: Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 84- 4- 8276923, 8276396
Fax: 84 – 4 – 8276925
Websites: http//www.garco10.com.vn
Email: garco10@garco10.com.vn
I. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty may 10 là các phân xưởng may quân trang thuộc
ngành quân nhu – Quân khu V, được thành lập ở chiến khu trên toàn quốc năm
1946 để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc. Đến nay, sau gần 60 năm thành lập Công ty May 10 đã trở thành một trong
những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vưc may mặc.
1. Giai đoạn 1946 đến 1960
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhu cầu phục vụ bộ đội dần dần
hình thành các tổ may. Ngày 19 tháng 12 năm 1946 sau lời kêu gọi toàn quốc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, các xưởng, nhà máy ở Thủ đô Hà Nội nhất loạt rời lên núi
rừng Việt Bắc, tổ chức thành hai hệ sản xuất trong đó may quân trang là hệ chủ lực
và hệ bán công xưởng.
Ban đầu các xưởng này chỉ là những công xưởng nhỏ, sản xuất theo hình thức thủ
công, cung cấp các loại quần áo cho bộ đội như quần áo Vệ Quốc đoàn, áo Trấn
thủ… trong điều kiện hết sức khó khăn về nguyên vật liệu.
Từ năm 1947 đến năm 1949, việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt
Bắc mà còn ở nhiều nơi khác như Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Đông, và được đặt
tên theo các bí số X1, X30 hay Am1… đều là những đơn vị của xưởng May 10 sau
này.
Năm 1951 đến năm 1954, kháng chiến thắng lợi, xưởng May 10 được chuyển về
Hà Nội để có điều kiên sản xuất tốt hơn. Cùng thời gian đó, xưởng X40 ở Thanh
Hoá cũng được chuyển về Hà Nội sát nhập với May 10, lấy Hội Xá ở tỉnh Bắc
Ninh để làm địa điểm sản xuất chính. Cuối năm 1956 đến đầu năm 1957, xí nghiệp
May 10 được mở rộng thêm và nhiệm vụ lúc này vẫn là may quân trang cho quân
đội.
2
Báo cáo thực tập
2. Giai đoạn từ 1961 đến 1964 (Giai đoạn từ bao cấp làm quen với hạch toán kinh
tế)
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miên Bắc đi lên chủ nghĩa xã
hội, tháng 2 năm 1961 xí nghiệp May 10 đã được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ
quản lý, từ đó nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công
nghiệp nhẹ giao hàng năm tính theo giá trị tổng sản lượng.
Tuy chuyển việc quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là sản xuất quân trang
phục vụ quân đội, tỷ lệ hàng năm chiếp 90 đến 95%, còn sản xuất thêm một số mặt
hàng xuất khẩu và phục vụ dân dụng, tỷ lệ phần này chỉ chiếm 5 đến 10%. Để thúc
đẩy việc phát triển sản xuất được tốt hơn xí nghiệp đã tăng cường bộ máy chỉ đạo,
quản lý, giáo dục tư tưởng cho cán bộ công nhân viên,học tập kinh nhiệm tổ chức
sản xuất ở nước bạn Trung Quốc. Xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư áp dụng hệ thống
dây chuyền tự động, sử dụng máy thiết bị điện do xí nghiệp tự chế nên năng suất
hàng năm đều tăng cao, khối lượng mặt hàng đảm bảo đúng kỹ thuật và kế hoạch.
Sau 4 năm chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, xí nghiệp May 10 từ
một nhà máy sản xuất theo chế độ bao cấp may quân trang phục vụ cho quân đội
lâu năm chuyển sang tự hạch toán, phải thích nghi với thị trường nên xí nghiệp đã
gặp không Ýt khó khăn về tổ chức và tư tưởng. Năm 1965 xí nghiệp May 10 bị bắn
phá, mặc dù vậy xí nghiệp vẫn bảo đảm hoạt động sản xuất, bảo vệ toàn bộ máy
móc.
3. Giai đoạn từ 1975 đến 1985 (giai đoạn chuyển hướng sản xuất sang may gia
công xuất khẩu)
Năm 1987 do việc được sát nhập các Bộ, xưởng May 10 được đổi tên là xí
nghiệp May 10. Thời kỳ này tiếp tục mở rộng sản xuất và đầu tư thêm nhiều máy
móc và thiết bị.
4. Giai đoạn từ 1990 đến nay
Đây là giai đoạn Liên Xô và các nước Đông âu lần lượt tan rãlàm các mặt
hàng xuất khẩu của ta mất thị trường, trước tình đó May 10 đã mạnh dạn chuyển
sang thị trường “Khu vực II” như Cộng Hoà Liên Bang Đức, Bỉ, Nhật.
Tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp
May 10 thành công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là Garco 10.
Tháng 1 năm 2005 công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ phần
May 10 với 51% vốn của Vinatex (Tổng Công ty Dệt May Việt Nam).
Thời gian qua dù dưới hình thức hay tên gọi, công ty May 10 vẫn hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ được giao, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc ngày càng hiện đại.
Quá trình phát triển của công ty là sự cố gắng vươn lên liên tục và luôn là
đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, luôn đạt được nhịp độ phát
triển cao.
3
Báo cáo thực tập
II. Chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty May 10
Công ty May 10 là một doanh nghiệp cổ phần với 51% vốn nhà nước, có
nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may
và các mặt hàng khác liên quan đến ngành dệt may. Cụ thể: Công ty chuyển sản
xuất áo sơ mi nam, nữ, áo jacket các loại, bộ Veston nam cùng với một số sản
phẩm như quần âu, quần áo trẻ em, quần áo bảo hộ lao động… phục vụ cho xuất
khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: Nhận gia công toàn bộ, sản xuất
hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB, sản xuất hàng nội địa.
1. Nhận gia công toàn bộ
Công ty nhận nguyên phụ liệu của khách hàng theo hợp đồng để gia công
thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả khách hàng.
2. Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB
Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết với khách hàng. Công ty tù
mua nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất, suất sản phẩm cho khách hàng theo hợp
đồng.
3. Sản xuất hàng nội địa
Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ đầu vào, từ sản xuất đến
tiêu thụ, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Phương hướng trong những năm tới: Công ty phấn đấu trở thành Công ty
may thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị nổi tiếng vào bậc nhất Đông Nam
á. Dự kiến doanh thu năm 2005 gấp 5 lần năm 1995. Tổng vốn đầu tư trong 10 năm
tới là 2 triệu USD, chủ yếu cho hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các xí
nghiệp may veston và sơ mi cao cấp.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần May 10 theo kiểu trực tuyến
chức năng. Có 4 cấp quản lý trong mô hình:
- Ban lãnh đạo gồm có: Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc, 3 Giám đốc
điều hành.
- Các phòng ban chức năng, xí nghiệp sản xuất, phân xưởng phụ trợ.
- Ca sản xuất
- Tổ sản xuất.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý nh sau:
4
Báo cáo thực tập
1. Tổng Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước về đời sống cán
bộ, công nhân viên trong Công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn trong hàng năm, các dự án
đầu tư, hợp tác, …
Chỉ đạo, ra nhiệm vụ và kiểm tra, bổ nhiệm, bãi miễn hoặc khen thưởng, kỷ
luật tuỳ theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Công ty xem xét thông
qua.
Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, công tác tài chính, đầu tư và đào tạo.
2. Phó Tổng giám đốc
Là người giúp việc Tổng Giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng Giám đốc
giải quyết các công việc khi Tổng Giám đốc vắng mặt.
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của
mình. Được Tổng Giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế
với khách hàng trong nước và ngoài nước.
Trực tiếp phụ trách Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh, Phòng QA, và các
xí nghiệp may 1, 2, 5.
3. Giám đốc điều hành 1
Là người giúp việc Tổng Giám đốc, là người được uỷ quyền thay mặt Tổng
Giám đốc và Phó Tổng giám đốc khi vắng mặt, giải quyết các vấn đề liên quan đến
công tác đối nội và đối ngoại của Công ty.
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của
mình, trực tiếp phụ trách khối văn phòng.
4. Giám đốc điều hành 2
Là người giúp việc Tổng Giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng Giám
đốc, Phó Tổng giám đốc khi vắng mặt.
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.
Trực tiếp phụ trách Phòng Kỹ thuật, các Phân xưởng phụ trợ và các Xí nghiệp
veston 1, 2.
5. Giám đốc điều hành 3.
Là người giúp việc Tổng Giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng Giám
đốc, Phó Tổng giám đốc khi vắng mặt.
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của
mình. Trực tiếp phụ trách các xí nghiệp may địa phương, phòng kho vận.
5
Báo cáo thực tập
6. Các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp thành viên, các quản đốc phân xưởng
Đều dưới quyền phân công và chỉ đạo của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng
giám đốc và Giám đốc điều hành, có trách nhiệm điều hành và quản lý con người,
máy móc, các trang thiết bị trong đơn vị mình quản lý. Tổ chức sản xuất tốt để có
hiệu quả cao nhất.
7. Các phòng ban chức năng
Là trung tâm điều khiển tất cả các hoạt động của Công ty, phục vụ cho sản
xuất chính, tham mưu, giúp việc cho cơ quan Tổng Giám đốc những thông tin cần
thiết, phản hồi kịp thời để xử lý công việc có hiệu quả hơn.
Chức năng của từng bộ phận nh sau:
7.1. Phòng Kế hoạch
Là bộ phân tham mưu của cơ quan Tổng Giám đốc, quản lý công tác kế
hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh
toán các hợp đồng, xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn
vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất
khẩu.
7.2. Phòng Kinh doanh
Có chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng Giám đốc, tổ chức kinh doanh
thương mại hàng may mặc tại thị trường trong nước, công tác cung ứng vật tư,
trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời sản xuất. Nghiên
cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Đàm
phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước. Đặt hàng sản xuất với
Phòng Kế hoạch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá
khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.
7.3. Phòng Kỹ thuật
Là phòng có chức năng tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc quản lý công tác
kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng
dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật
mới, nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của Công ty nhằm đáp ứng
sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
7.4. Ban Đầu tư phát triển
Ban Đầu tư xây dựng và Quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng
cơ bản trực thuộc Tổng Giám đốc, có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về
kế hoạch, đầu tư phát triển Công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và
6
Báo cáo thực tập
giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng, duy trì các công trình
xây dựng và kiến trúc trong Công ty.
7.5. Phòng Tài chính - Kế toán
Có chức năng tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc về công tác kế toán, tài
chính của Công ty, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế
độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
7.6. Văn phòng công ty
Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản
xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội. Có chức năng tham
mưu giúp việc Tổng Giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành
chính, quản trị, y tế, nhà trẻ, bảo vệ, quân sự, và các hoạt động xã hội theo chính
sách và pháp luật hiện hành.
7.7. Phòng Chất lượng (QA)
Có chức năng tham mưu giúp việc cho cơ quan Tổng Giám đốc trong công
tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
7.8. Trường Công nhân kỹ thuật May – Thời trang
Là đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ,
cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật các ngành, nghề phục vụ cho quy hoạch
cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh, công tác
xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước
ngoài.
7.9. Các xí nghiệp may thành viên
Là đơn vị sản xuất kinh doanh chính của công ty
Tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu lĩnh nguyên liệu, phụ
liệu, tổ chức cắt, may, là, gấp, đóng gói, đến nhập thành phẩm vào kho thành phẩm
theo quy định.
IV. Nội quy an toàn trong sản xuất
1. Trật tự trong công ty
Điều 10: Hoàn thành nhiệm vụ được giao
10.1. Người lao động được giao nhiệm vụ, hoặc được phân công làm việc gì
phải nắm vững tính chất và yêu cầu công việc, làm tốt công việc được giao, nếu
chưa hiểu rõ phải hỏi lại để thực sự quán triệt các nội dung được giao. Trong quá
7
Báo cáo thực tập
trình thực hiện công việc, người lao động phải nắm vững các quy định, quy tắc, quy
trình có liên quan để tiến hành có hiệu quả.
10.2. Người lao động phải chấp hành nghiêm túc lệnh điều động, chỉ huy
điều hành của người quản lý trực tiếp và của người lãnh đạo cấp trên. Khi có sự cố
hoặc trở ngại trong công việc, người lao động phải báo cáo với lãnh đạo cấp trên
trực tiếp để xin chỉ thị. Tuyệt đối không làm những công việc không thuộc chức
năng và nhiệm vụ của mình, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp hoặc được lệnh
của cấp trên.
10.3. Người lao động phải tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định về nội
dung, hiệu quả công việc được giao. Nội dung báo cáo cần chính xác, đầy đủ và
đúng thời hạn.
Điều 11. Tác phong kỷ luật trong khi làm việc
11.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy làm việc, nội quy cơ quan, các
quy định của công ty và đơn vị về lao động, sản xuất, kinh doanh.
11.2. Đeo thẻ nhân viên khi ra, vào công ty và trong suốt thời gian làm việc
tại công ty. Nghiêm túc thực hiện việc chấm công theo quy định.
11.3. Chấp hành nghiêm chỉnh thời giờ làm việc, không làm việc riêng trong
công ty. Không tự ý bỏ vị trí làm việc.
11.4. Không đi lại, hoạt động tại các khu vực không thuộc phận sự của mình.
11.5. Người lao động muốn ở lại cơ quan sau giờ làm việc phải được sự chấp
nhận của người quản lý trực tiếp.
11.6. Thu xếp ngăn nắp, gọn gàng, trật tự và giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc,
vệ sinh chung trong công ty. Không tuỳ tiện thay đổi, sắp xếp lại chỗ làm việc nếu
chưa được sự đồng ý của người quản lý trực tiếp.
11.7. Tài liệu hành chính, quản lý, sản xuất, kinh doanh phải cất vào tủ cá
nhân trước khi ra về.
11.8. Luôn giữ thái độ hoà nhã, hợp tác với đồng nghiệp, không được lập bè
phái, khích bác, nói xấu, phao tin đồn vô căn cứ gây hoang mang, chia rẽ nội bộ.
11.9. Quan hệ với khách hàng phải lịch sự, nhã nhặn, tạo thiện cảm với
khách hàng và giữ uy tín cho công ty. Thông báo ngay cho người quản lý trực tiếp
các vấn đề phát sinh, hoặc công việc ngoài thẩm quyền từ phía khách hàng để tìm
biện pháp, phương hướng giải quyết.
11.10. Không sử dụng tài sản của công ty vào việc riêng, luôn nâng cao thực
hành tiết kiệm nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất, điện, nước, văn phòng phẩm
và các tài sản khác của công ty.
11.11. Khách đến quan hệ, làm việc phải được tiếp trong phòng họp, phải
được sự chấp thuận của người quản lý trực tiếp mới được đưa khách vào phòng làm
việc, nơi làm việc của đơn vị. Trong trường hợp này, người lao động có nhiệm vụ
đảm bảo về bảo mật thông tin trong đơn vị mình theo quy định của công ty và phải
chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu việc bảo mật không được bảo đảm.
11.12. Không uống rượu, bia và các loại chất kích thích nếu không có đơn
của cơ quan y tế trước và trong giờ làm việc.
8
Báo cáo thực tập
11.13. Phương tiện đi làm của người lao động, khách đến liên hệ công tác
phải để đúng nơi quy định, không đi xe đạp, xe máy trong khu vực cơ quan.
11.14. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy chế, nội quy khác của
công ty.
Điều 12: ý thức tiết kiệm, chống lãng phí tham ô
12.1 Mọi người lao động phải có ý thức tiết kiệm thời gian, vật tư, nguyên
liệu trong khi thực hiện công việc, sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất
đúng định mức được giao. Nếu sử dụng quá định mức quy định do chủ quan của cá
nhân ngưòi lao động gây lên thì người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường
do vượt quá mức quy định.
12.2. Không sử dụng điện thoại cơ quan vào việc riêng. Trong trường họp sử
dụng điện thoại, fax đường dài hoặc quốc tế phải làm giấy yêu cầu, ghi rõ mục đích
cuộc gọi gửi cho phụ trách biết.
12.3. Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, móc ngoặc hay thủ lợi riêng
gây thiệt hại cho Công ty. Mọi hành vi trộm cắp tài sản của công ty, nhận hoa hồng
của khách hàng hay các nhà thầu, nhà cung ứng của công ty sẽ bị xử lý, kỷ luật, sa
thải.
Điều 13: Quản lý bảo vệ tài sản của công ty
13.1 Người lao động phải có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản
tốt và sử dụng có hiệu quả tốt các tài sản, máy móc, thiết bị và dụng cụ làm việc,
nguyên phụ liệu vật tư sản xuất của công ty.
13.2. Cá nhân hoặc bộ phân được công ty giao quản lý, sử dụng hoăc cấp
phát các loại tài sản, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, nguyên phụ
liệu vật tư sản xuất, phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích. Nếu để
thất thoát, hư hỏng thì phải bồi thường theo mức độ và điều kiện cụ thể. Đồng thời
có thể bị xử lý theo quy định của nội quy này. Khi không tiếp tục sử dụng các tài
sản này phài làm thủ tục bàn giao theo quy định của công ty.
13.3. Người lao động không tự ý sử dụng máy móc, trang thiết bị, dụng cụ,
nguyên phụ liệu, vật tư không thuộc phận sự của mình trừ khi có yêu cầu trực tiếp
của người quản lý trực tiếp.
13.4 người lao động có trách nhiệm theo dõi, yêu cầu bảo trì, sửa chữa tài
sản đúng kỳ hạn theo quy định của công ty, không được tự ý tháo lắp, sửa chữa tài
sản, máy móc, thiết bị của công ty trừ khi được phép của người quản lý trực tiếp.
13.5. Các phương tiện vận chuyển phải được sử dụng đúng quy định, việc
điều xe phải được sử dụng đúng quy định, đối tượng.
13.6. Các tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hoá, sản phẩm, các vật mang thông tin
mật như tài liệu, ổ đĩa, dữ liệu….của công ty khi ra vào công ty phải có chứng từ
hợp lệ và có giấy phê duyệt theo quy định của Ban giám đốc, bộ phận bảo vệ có
trách nhiệm kiểm tra thực tế và lưu hồ sơ việc ra vào công ty của các tài sản nay.
13.7. Triệt để tuân thủ quy định của công ty về việc sử dụng hệ thống máy
tính, phòng ngừa virut máy tính. Kiểm tra virut thường xuyên và các tệp dữ liệu
Email, đĩa mềm mới trước khi truy nạp vào máy tính của công ty. Không sử dụng
9
Báo cáo thực tập
máy tính của công ty vào việc truy cập phát tán trái phép thông tin trên mạng, phát
triển hoăc phát tán virut máy tính gây rối người khác hoặc vào các việc riêng khác.
Không tự ý cài đặt các chương trình phầm mềm có giấy phép hoặc không có giấy
phép vào máy tính và các thiết bị văn phong. Việc vi pham quy định này, để lây
nhiễm virut máy tính hoặc gây thiệt hại thì người lao động phải bồi thường theo
mức độ và điều kiện thực tế cụ thể đồng thời có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định
của nội quy này.
Điều14: Bảo mật thông tin, công nghệ, hồ sơ tài liệu
14.1. Người lao động được giao trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác, phát
triển hoặc tạo ra các tài liệu, hồ sơ chứng từ, thiết kế, bản vẽ, các sản phẩm sở hữu
trí tuệ thông tin, dữ liệu kinh doanh, tài chính, tiếp thị, công nghệ của công ty,
khách hàng của công ty. Có trách nhiệm bảo quản chu đáo các thông tin dữ liệu,
tài liệu đó theo đúng quy định về bảo mật thông tin của công ty.
14.2. Người lao động không được mang dưới mọi hình thức bất cứ hồ sơ, tài
liệu, thông tin nào ra khỏi công ty nếu không có sự chấp thuận của lãnh đạo có
thẩm quyền trong công ty.
14.3. Người lao động không được cung cấp bất cứ tài liệu, số liệu hay thông
tin nào của công ty và các khách hàng của công ty cho cá nhân hoặc đơn vị bên
ngoài khi chưa được phép của Tổng giám đốc.
14.4. Các văn thư đi, đến nếu có nội dung cần được bảo mật thì phải cho vào
bì thư dán kín, đóng dấu bảo mật trước khi chuyển đến cho người nhận.
14.5. Các tài liệu, văn bản quan trọng lưu trữ trên máy vi tính cần được cài
mật mã để bảo mật, đồng thời sao lưu vào đĩa mềm hoặc đĩa cứng để tránh trường
hợp hư hỏng, mất mát do sự cố máy tính.
14.6. Trước khi ra về, người lao động phải khoá tủ tài liệu cá nhân, cửa
phòng làm việc, tắt các thiết bị điện, trừ những trường hợp quy định cụ thể khác.
14.7. Người lao động vi phạm quy định tại điều này, để mất mát hoặc để lộ
thông tin ra ngoài sẽ phải bồi thường theo mức độ và điều kiện thực tế cụ thể, sẽ bị
xử lý kỷ luật theo quy định tại nội quy này.
2. An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp
Điều 15: Thực hiện huấn luyện và kiểm tra định kỳ
15.1. Mọi người lao động trước khi vào làm việc tại công ty phải được huấn
luyện và học tập nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động
và phải thực hiện nghiêm túc các nội quy đó trong quá trình làm việc.
15.2. Hàng năm công ty tổ chức các đợt huấn luyện và kiểm tra định kỳ về
an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động. Mọi người lao động theo
sự phân công của người quản lý trực tiếp, tham gia đầy đủ và đạt yêu cầu của các
kỳ kiểm tra đó.
Điều 16: Bảo hộ lao động
10
Báo cáo thực tập
16.1. Trong thời gian làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, người lao
động phải sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động được cấp phát. Nếu
không sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động thì không được làm việc.
16.2. Người lao động làm các công việc trong điều kiện nguy hiểm, nặng
nhọc, độc hại phải được y tế cơ quan kiểm tra sức khoẻ nếu đủ điề kiện sức khoẻ
mới được vào làm việc.
16.3. Người lao động phải tham gia đầy đủ khám sức khoẻ định kỳ theo kế
hoạch của công ty.
16.4.Người lao động được giao vận hành, sử dụng máy móc thiết bị phải qua
đào tạo, hướng dẫn, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì người quản lý trực tiếp mới
giao việc. Người lao động thực hiện nghiêm chỉnh nội quy vận hành máy móc, thiết
bị được giao. Người lao động không tự ý bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị do
mình vận hành nếu việc đó không thuộc trách nhiệm của mình.
Điều 17. Nghĩa vụ và trách nhiệm khác
17.1. Người lao động có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người có trách
nhiệm khi có sự cố, phát hiện nguy cơ gây tai lạn lao động, hư hỏng máy móc, thiết
bị, nguy cơ cháy nổ. Tích cực tham gia cấp cứu, khắc phục hậu qủa khi xẩy ra sự
cố cháy nổ, tai nạn lao động.
17.2. Người lao động được từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi có
nguy cơ xảy ra tai lan lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng sức khoẻ của mình
phải báo cáo ngay sự việc với người quản lý trực tiếp. Người lao động có quyền từ
chối trở lại nơi làm việc nếu thấy nguy cơ đó chưa được khắc phục.
3. Kỷ luật lao động
Điều 18: Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động
Các hành vi dưới đây được coi là vi phạm kỷ luật lao động:
1. Không chấp hành đúng quy định về thời gian làm việc, đi muộn, về sớm.
2. Tù ý nghỉ việc không báo cáo khi chưa có sự đồng của cấp có thẩm quyền.
3. Làm việc riêng trong giờ làm việc.
4. Đi lại, giao tiếp, làm các công việc không thuộc phận sự hay nhiệm vụ của
mình.
5. Thực hiện các hành vi vượt quá thẩm quyền được giao.
6. Tù ý dời bỏ nơi làm việc hoặc ngừng làm việc khi không có sự đồng ý của
cấp có thẩm quyền trừ trường hợp nêu tại điều 17.2.
7. Không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm túc mệnh lệnh điều hành
của người quản lý trực tiếp và lãnh đạo cấp trên. Trong trường hợp người quản lý
trực tiếp ra lệnh cho người lao động làm việc vi phạm trái pháp luật, có nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động, gây hư hỏng thiệt hại tài sản của công ty hoặc có hành vi,
ngôn ngữ xúc phạm đến nhân phẩm của người lao động, người lao động phải báo
cáo với cấp trên cao hơn và có quyền từ chối không thi hành mệnh lệnh. Trong
11
Báo cáo thực tập
trường hợp này, việc không thi hành mệnh lệnh Êy sẽ được xác định là không vi
phạm kỷ luật lao động.
8. Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao đúng thời hạn, đúng yêu
cầu.
9. Không tham gia hoặc không thực hiện đúng yêu cầu các khoá đào tạo,
huấn luyện, kiểm tra sát hạch về nghề nghiệp, y tế, an toàn, vệ sinh, phòng chống
cháy nổ do công ty tổ chức và yêu cầu kiểm tra.
10. Gian dối trong các kỳ kiểm tra, sát hạch, thi tay nghề, thi nâng bậc.
11. Nhờ hoặc thuê người khác không có trách nhiệm hoặc bên thứ 3 thực
hiện các công việc được giao.
12. Thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện công việc của mình, không tuân
thủ quy trình công nghệ, nội quy sản xuất kinh doanh dẫn đến thiệt hại về người, về
tài sản, hồ sơ, tài liệu của công ty hoặc của bên thứ 3.
13. Làm ra các sản phẩm có chất lượng kém quá mức quy định.
14. Làm mất mát tài sản, thiết bị, vật tư, hồ sơ, tài liệu của công ty hoặc của
khách hàng do mình quản lý.
15. Sử dụng vượt mức các loại vật tư được giao.
16. Vi phạm nội quy bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của công ty
trong phạm vi trách nhiệm được giao, để lộ thông tin bảo mật của công ty.
17. Tiết lộ, cung cấp thông tin bảo mật của công ty cho người khác.
18. Vi phạm chế độ quản lý tài chính của công ty, tù ý cho vay mượn, sử
dụng quỹ, tiền mặt của công ty vào mục đích cá nhân, nộp chậm so với quy định.
19. Giả mạo hồ sơ, chứng từ, làm sai lệch sổ sách, chứng từ cá nhân hay của
công ty.
20. Trộm cắp, tham ô, có hành vi liên quan đến trộm cắp hay tham ô.
21. Nhận tiền hoa hồng, các hàng hoá, hiện vật có giá trị của khách hàng
hoặc cá nhà thầu, nhà cung ứng của công ty mà không được phép của Tổng Giám
đốc nhằm trục lợi riêng. Đây là hành vi tương đương với hành vi trộm cắp, tham ô.
22. Trực tiếp hoặc có hành vi liên quan đến truy cập trái phép mạng thông
tin, hệ thống dữ liệu nội bộ của đơn vị, của công ty, của đồng nghiệp, của bên thứ
ba.
23. Nhận làm việc riêng cho khách hàng của công ty hoặc của bên thứ 3 khi
không có sự chấp thuận của Tổng Giám đốc.
24. Phát triển, phát tán vi rút máy tính, truy cập các trang web có nội dung
trái pháp luật ở nơi làm việc.
25. Làm lây nhiễm vi rút máy tính, các máy móc thiết bị của công ty gây
thiệt hại.
26. Tù ý cài đặt các phần mềm, tự ý sửa chữa, tháo lắp máy tính, các máy
móc thiết bị của công ty, chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính trong giờ làm việc.
27. Không thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, trật tự, an toàn phòng
chống cháy nổ, bảo hộ lao động tại nơi làm việc theo quy định của công ty.
12
Báo cáo thực tập
28. Vi phạm các quy chế, quy định, nội quy, quy trình sản xuất kinh doanh
của công ty.
29. Gây mất đoàn kết nội bộ, xúi giục lôi kéo, kích động người khác gây mất
đoàn kết nội bộ, bôi nhọ, phao tin đồn vô căn cứ, xúc phạm cán bộ cấp trên, đồng
nghiệp hoặc người lao động dưới quyền.
30. Có hành vi khiếm nhã, xúc phạm, quấy rối tình dục đối với đồng nghiệp,
người cấp dưới, cán bộ cấp trên, khách hàng của công ty.
31. Cản trở người khác thực hiện công việc.
32. Gây rối, phá hoại hoặc có hành vi liên quan đến gây rối, phá hoại công
ty.
33. Có hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội nh cờ bạc, số đề, nghiện hút, ma
tuý, mại dâm.
34. Sử dụng rượu, bia, chất kích thích trong giờ làm việc hoặc trước giờ làm
việc.
35. Từ chối tham gia cấp cứu, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn
lao động, sự cố cháy nổ, thiên tai bất khả kháng ở trong công ty.
36. Vi phạm pháp luật của nhà nước trong khi công tác, làm việc cho công
ty.
37. Hướng dẫn, điều hành người khác làm sai quy định của công ty, pháp
luật của nhà nước.
38. Hướng dẫn, điều hành người khác làm những việc gây ra tai nạn lao
động, hư hỏng, mất mát máy móc, thiết bị, tài sản của công ty hoặc bên thứ 3.
39. Hướng dẫn, điều hành người khác làm những việc để lộ hoặc tiết bộ bí
quyết công nghệ thông tin mật của công ty.
40. Cố ý hay vô ý gây ra tai nạn lao động cho mình hay cho người khác.
Điều 19. Hình thức xử lý kỷ luật.
19.1. Người lao động, bất kể ở chức vụ nào có hành vi vi phạm kỷ luật lao
động tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a. Hình thức khiển trách, nhắc nhở hoặc bằng văn bản: Hình thức này được
áp dụng khi người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu quy định tại các
khoản 1, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 13, 14, 15, 26, 27, 28, 29, 34 của điều 18 ở trên, tuỳ mức
độ nhưng ở mức độ nhẹ chưa gây thiệt hại.
b. Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương trong thời gian tối đa 6 tháng hoặc
chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn trong thời gian không quá
6 tháng hoặc bị cách chức. Hình thức này được áp dụng khi:
i. Người lao động bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong phạm vi 3
tháng kể từ ngày bị khiển trách.
ii. Người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu quy định tại các
khoản 3, 4, 5, 6, … 16, 18, 23, 25, 26, …, 32, 34, 37, 39, 40 của điều 18 ở trên gây
thiết hại nhưng chưa đến mức thiệt hại nghiêm trọng.
iii. Người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu tại khoản 2, 10,
19, 22, 33, 38 của điều 18 ở trên.
13
Báo cáo thực tập
c. Thực hiện sa thải được áp dụng trong các trường hợp sau:
i. Người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu quy định tại các
khoản 17, 20, 21 ở điều 18 ở trên.
ii. Người lao động vi phạm các quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13,
14, 15, 16, 19, 22, 23, 24, 25, 27, 31, 32, 34, …, 40 trong điều 18 ở trên gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản lợi Ých của công ty.
iii. Người lao động bị xử lý chuyển sang làm công việc khác, kéo dài thời
hạn nâng lương mà tái phạm trong thời hạn chưa được xoá kỷ luật hoặc bị cách
chức mà tái phạm.
iv. Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng dương lịch
hoặc 20 ngày trong 1 năm dương lịch mà không có lý do chính đáng. Các lý do
chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, bản thân hoặc thân nhân
bị ốm có xác nhận của cơ quan y tế hợp pháp. Trong các trường hợp có lý do chính
đáng, người lao động phải thực hiện đúng các quy định tại điều 9 ở trên. Nếu vi
phạm sẽ bị xử lý kỷ luật như các hành vi nghỉ việc không có báo cáo.
19.2. Nếu vi phạm kỷ luật, người lao động gây thiệt hại thì ngoài việc bị xử
lý kỷ luật người lao động còn phải chịu trách nhiệm vật chất và bồi thường thiệt
hại.
19.3. Để có cơ sở xác định mức độ vi phạm kỷ luật và trách nhiệm vật chất
“gây thiệt hại nghiêm trọng”:
- Làm chết người
- Gây thương tật cho người khác từ 5% trở lên
- Gây thiệt hại, mất mát, hư hỏng về tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên
Điều 20: Nguyên tắc xử lý kỷ luật
20.1. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ
luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời
thì chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật nặng nhất tương đương với hành vi vi phạm
nặng nhất.
20.2. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy
lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức
hay khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này công ty có quyền
bắt buộc điều trị y tế đối với người lao động này.
20.3. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động
khi bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong công ty.
20.4. Cấm dùng hình thức phát tiền, cúp lương thay cho việc xử lý kỷ luật
lao động trong công ty.
20.5. Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa, Viện
Kiểm sát Nhân dân hoặc người khác bào chữa. Nếu nhờ người khác bào chữa,
người lao động phải thông báo tên, chức danh người bào chữa cho Hội đồng kỷ luật
Ýt nhất 5 ngày trước ngày việc xem xét xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành.
Điều 21. Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
14
Báo cáo thực tập
21.1. Tổng Giám đốc là người có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật người
lao động vi phạm kỷ luật lao động của công ty.
21.2. Theo nội quy này, Tổng Giám đốc uỷ quyền cho người quản lý trực
tiếp được thực hiện quyền xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách, nhắc nhở hoặc
khiển trách bằng văn bản, tất cả đều có báo cáo cho Tổng Giám đốc.
21.3. Trong trường hợp Tổng Giám đốc đi vắng, Tổng Giám đốc có thể uỷ
quyền bằng văn bản cho Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành xử lý kỷ
luật các hình thức khác.
21.4. Tổng Giám đốc có quyền ra quyết định đình chỉ công tác của người lao
động vi phạm kỷ luật lao động trong quá trình điều tra xử lý kỷ luật theo quy định
của pháp luật lao động.
Điều 22. Thời hiệu, thủ tục xử lý, xoá giảm kỷ luật
Thời hiệu, thủ tục xử lý, xoá giảm kỷ luật lao động đối với một người lao
động trong công ty thực hiện theo quy định tại điều 86, 87 và 88 của Bộ Lao động,
các hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Lao đông Thương binh Xã hội.
15
Báo cáo thực tập
PHầN II:TìM HIểU QUá TRìNH CÔNG NGHệ SảN XUấT TRONG MAY
CÔNG NGHIệP
A. CÔNG TáC CHUẩN Bị NGUYÊN PHô LIệU TạI KHO NGUYÊN PHô LIệU.
I. CÔNG TáC QUảN Lý ĐIềU HàNH.
Trưởng phòng kho vận là người đứng đầu điều hành kho nguyên phụ liệu của
Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp với phó Giám đốc điều hành phụ trách
mình và Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc của công ty trước những sai sót của
kho.
Dưới trưởng phòng là phó phòng và các nhân viên phòng kho vận có nhiệm
vụ giúp đỡ cho trưởng phòng hoàn thành những công việc được giao.
Công đoạn chuẩn bị tại kho nguyên phụ liệu được chia thành 2 bộ phận: Kho
nguyên liệu, kho phụ liệu.
Điều hành trực tiếp những kho này là những thủ kho dưới có các nhân viên
làm công tác vận chuyển, cấp phát …
II. Sơ đồ bố trí mặt bằng kho
1. Kho phụ liệu
16
Gi¸, tñ ®Ó phô
liÖu
Gi¸, tñ ®Ó phô
liÖu
Gi¸, tñ ®Ó phô
liÖu
P. §iÒu
hµnh
P. §iÒu
hµnh
Gi¸
®Ó
Báo cáo thực tập
2. Kho nguyên liệu
Nhiệm vô cụ thể của kho nguyên phụ liệu là tổ chức, tiếp nhận, kiểm tra, xác
định lại số lượng và chất lượng của các nguyên phụ liệu cần trong sản xuất để tiến
hành phân loại, bảo quản, cấp phát để sản xuất các mặt hàng may mặc đạt năng suất
cao đảm bảo chất lượng, tiết kiệm nguyên phụ liệu góp phần hạ giá thành sản
phẩm.
III. phương pháp và thủ tục giao nhận vật tư
1. Xếp dỡ
1.1. tất cả vật tư, phụ liệu và sản phẩm được xếp dỡ trên cơ sở tình trạng bao gói
như ban đầu. Riêng nguyên phụ liệu nh vải, dựng sau khi mở kiện kiểm tra được
xếp thành từng kiêu theo từng khách hàng và từng lô hàng.
1.2. công nhân bốc xếp được hướng dẫn chình tự bỗc xếp các loại hàng hoá để đảm
bảo an toàn cho người và hàng hoá, dụng cụ, phương tiện theo “hướng dẫn xếp dỡ
hàng hoá”.
1.3. Đối với các loại hàng hoá đặc biệt nh là máy móc, thiết bị, hoá chất thì phải có
cán bộ chuyên ngành hướng dẫn, giám sát thực hiện.
17
Phßng ®Ó
s¶n phÈmV¶i
V¶iV¶i
V¶i
V¶i
Lèi
®i
Lèi
®i
P.KÕ to¸n
P. Thñ
kho
Báo cáo thực tập
2. Lưu kho, bảo quản
2.1. Tất cả các nguyên vật liệu, sản phẩm được lưu giữ, bảo quản trong kho theo
từng khu vực quy định:
Khu vực tạm nhập: Nguyên đai, nguyên kiện.
Khu vực chưa kiểm tra: Nguyên cuộn.
Khu vực đã kiểm tra - đạt.
Khu vực đã kiểm tra – không đạt, chờ xử lý.
Theo từng khách hàng, lô hàng, ký hiệu lô hàng, ký mã hiệu sản phẩm được
ghi trên vỏ bao bì, thùng hoặc ghi ở khu vực lưu giữ, không để lẫn, sai vị trí quy
định, theo “hướng dẫn ghi ký mã hiệu và sắp xếp hàng hoá trong kho”.
2.2. Chỉ có Trưởng phòng, Phó phòng và thủ kho hoặc người được uỷ quyền mới
được phép nhập và giao hàng trong kho. Việc giao nhận hàng trong kho phải nhanh
gọn, dứt điểm theo “hướng dẫn nhận và giao hàng trong kho nguyên phu liệu” và
“hướng dẫn giao hàng xuất khẩu”.
2.3. Hàng thàng thủ kho làm báo cáo về việc sử dụng nguyên phụ liệu và vật tư,
phụ tùng theo “báo cáo xuất nhập kho nguyên liệu, phu liệu và cơ khí” có xác nhận
của phụ trách đơn vị và gửi báo cáo tháng cho phòng kế toán tài chính và lưu lại
kho một bản. Riêng kho cơ khí gửi thêm một bản cho phòng kỹ thuật cơ điện.
2.4. Nguyên phụ liệu và sản phẩm trong kho được phụ trách phòng, kế toán, thủ
kho, cán bộ quản lý của phòng xem xét định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra việc
bao gói, số lượng và chất lượng theo biên bản kiểm kê vật tư tài sản.
Kết quả kiểm tra được ghi vào “phiếu kiểm kê kho” theo biểu mẫu, phiếu
này được thủ kho giữ một bản và lưu tại phòng một bản, một bản tại phòng kế toán
tài chính.
Các sản phẩm nguyên phụ liệu qua kiểm tra, xác định không phù hợp được tách
riêng và treo biển “đã kiểm tra – không đạt” và giải quyết theo quy trình kiêm soát
sản phẩm không phù hợp.
2.5. Kho phải có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị chữa cháy và được treo nội quy kho,
nội quy phòng chống cháy nổ.
2.6. Thủ kho phải thực hiện đầy đủ nội quy kho tàng và nội quy phòng cháy, chữa
cháy, đảm bảo hàng hoá trong kho được giữ gìn sạch sẽ, không có mối mọt, không
Èm mốc do bị thấm dột và không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Sau bước nhận
hàng từ người giao hàng, việc mở kiện kiểm tra do nhân viên kho thực hiện. Mở
từng kiện bằng dụng cụ chuyên dùng. Dao cắt liêm phong (hộp carton) hoặc xà
beng cậy đinh (thùng gỗ) đảm bảo lấy hàng ra một cách an toàn nhất để kiểm tra số
lượng hàng.
18
Báo cáo thực tập
3. Phần nhận hàng
Thủ kho nhận hoá đơn vận chuyển đối chiếu với hoá đơn giao hàng để xác
nhận đúng hàng cần nhận. Nếu không đúng thì không nhận hàng, nếu đúng thì tiến
hành các bước sau:
1. Kiểm tra số chì ghi trên hoá đơn với số chì kẹp ở cửa contairner. Nếu khớp
thì phá chì ở cửa xe, nếu không khớp thì báo cho phụ trách phòng để giải quyết.
2. Thủ kho yêu cầu công nhân bốc xếp chuyển lần lượt từng kiện hàng vào
kho để tại khu vực “tạm nhận” ghi nhận vào sổ nhận hàng ngày tháng nhận, số hoá
đơn, tên hàng, số lượng kiện, nguồn nhập.
3. Thủ kho có trách nhiệm theo dõi nhập hàng kiểm tra số lượng, chủng loại,
tình trạng hàng hoá trước khi đưa vào kho, kiểm tra hoá đơn chứng từ có liên quan
đến lô hàng nhập.
4. Nếu kiện hàng bị thủng, vỡ, ướt thì thủ kho yêu cầu ngừng lại để kiểm tra
sác xuất (theo phương pháp cân đo, đong đếm), ghi kết quả kiểm tra vào sổ nhận
hàng và vào vỏ kiện hàng đó, xong lại xếp hàng đó vào trong vỏ kiện. Nếu không
thấy đúng với phiếu đóng hàng thì yêu cầu người vận chuyển xác nhận và ký vào
hoá đơn vận chuyển.
5. Đối chiếu hàng nhận thực tế, chủng loại, số lượng kiện với hoá đơn giao
hàng nếu khớp thì ký xác nhận vào hoá đơn giao hàng và trả lại một tờ cho người
vận chuyển, nếu không khớp thì yêu cầu người vận chuyển ký xác nhận số lượng
thực tế nhập kho.
6. Hàng vào kho phải được kiểm tra kỹ từng kiện, sắp xếp vào khu vực riêng
theo đúng hướng dẫn ghi ký mã hiệu và sắp xếp hàng hoá trong kho.
4. Phần cấp hàng
4.1. Trường hợp giao hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất tại các xí nghiệp
thành viên trong công ty và các xí nghiệp liên doanh phải có đầy đủ các tài liệu sau:
- Lệnh sản xuất: Do phong kế hoạch cấp.
- Định mức tiêu hao nguyên, phụ liệu: Do phòng kỹ thuật cấp theo bản yêu
cầu kỹ thuật của tững mã hàng.
- Bảng mẫu nguyên, phụ liệu: Do phòng kỹ thuật cấp.
Các tài liệu trên phải rõ ràng, không tẩy xoá, có đầy đủ chữ ký của người có
trách nhiệm. Thủ kho phải so sánh đối chiếu các tài liệu trên, nếu khớp thì giao các
19
Báo cáo thực tập
tài liệu đó cho các nhân viên cấp phát hàng trong kho,nếu không khớp thì báo cho
phụ trách phòng để giải quyết.
4.2. Đối với kho nguyên liệu
- Nhân viên làm công tác phân bàn dựa trên các tài liệu đã đủ điều kiện để
tính toán mức vải cần cấp phát cho các đơn vị sản xuất, lập phiếu theo dõi bàn cắt.
Sau khi tính toán xong nhân viên phân bàn đối chiếu lại số liệu và vào sổ giao hàng
số lượng nguyên liệu đã giao cho các xí nghiệp.
- Công nhân vận chuyển hàng trong kho bốc xếp hàng lên xe chuyển cho các
tổ cắt tại các xí nghiệp may.
- Người nhận hàng tại các xí nghiệp đối chiếu số lượng thực tế với phiếu
theo dõi bàn cắt và sổ giao hàng, nếu đủ và đúng thì ký xác nhận vào sổ giao hàng
và trả lại sổ cho người giao hàng, phiếu theo dõi bàn cắt được giữ tại xí nghiệp để
tiếp tục hạch toán trên phiếu.
- Cuối ngày thủ kho tổng hợp số liệu trong sổ giao hàng cho từng xí nghiệp
để làm căn cứ và viết phiếu giao nguyên phụ liệu.
4.3. Với kho phụ liệu.
- Nhân viên kê phiếu viết hóa đơn có nhiệm vụ tính toán nhu cầu phụ liệu
cần thiết của lệnh sản xuất (do phòng kế hoạch cấp) căn cứ vào định mức, yêu cầu
kỹ thuật, bảng mẫu nguyên phụ liệu do phòng kỹ thuật cấp.
- Số lượng phụ liệu được tinh riêng cho từng xí nghiệp thành viên và được
ghi vào sổ theo dõi xuất phụ liệu, sổ giao phụ liệu là, sổ cấp hòm hộp. Sau khi phát
hàng xong, nhân viên tính sổ phải có trách nhiệm tổng hợp và ghi phiếu giao
nguyên phụ liệu cho các xí nghiệp đó. Nếu xí nghiệp may ở ngoài công ty thì ghi
vào phiếu kê xuất kho cho sản xuất.
- Nhân viên cấp phát hàng căn cứ vào số lượng phụ liệu đã ghi trong hoá đơn
hoặc sổ, căn cứ vào bảng mầu để tiến hành cấp phát phụ liệu cho các xí nghiệp.
Trong quá trình cấp phát nếu phát hiện có vấn đề phát sinh như: Chất lượng không
đảm bảo, số lượng thiếu trong gói, chủng loại phụ liệu không đúng với bảng mẫu
nguyên phụ liệu phải báo lại cho thủ kho và phụ kho hoặc trực tiếp báo với cán bộ
theo dõi trực tiếp để có biện pháp sử lý.
4.4. Trường hợp cấp phát hàng cho các xí nghiệp vệ tinh.
- Thủ kho căn cứ vào lệnh giao hàng đưa đi gia công của phòng kế hoạch,
căn cứ vào định mức để tính toán, kê, ký vào tờ phiếu kê xuất kho cho sản xuất,
người nhận hàng chuyển phiếu đó lên phòng kho vận để viết hoá đơn xuất.
- Thủ kho hoặc người được uỷ quyền chỉ được giao hàng khi có phiếu xuất
kho hợp lệ: Có đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm trong việc xuất kho, hàng
hoá ghi trong phiếu phải rõ ràng và đầy đủ các cột mục trong phiếu.
20
Báo cáo thực tập
Cuối mỗi ngày thủ kho đối chiếu với các xí nghiệp về lượng hàng hoá đã
giao trong ngày để viết phiếu xuất kho.
IV. Kiểm tra và phân loại nguyên phụ liệu.
1. Đối với nguyên liệu
Mở kiện, kiểm tra số mét của từng cuộn, tấm trên etyket và đầu dấu, đối
chiếu với hoá đơn hoặc bản kê chi tiết của các đơn vị nhập, trả, ghi theo mầu, thành
phần nguyên liệu, tên khách hàng, tình trạng thực tế của nguyên liệu vào phiếu mở
kiện nguyên liệu.
2. Với phụ liệu
Mở kiện đếm chủng loại, số lượng, mầu sắc trong từng kiện hàng hoăc bản
kê chi tiết và ghi vào phiếu theo dõi nhập phụ liệu.
Kết quả kiểm tra đạt ghi “R” nếu không đạt ghi “O” vào trong cột của nội dung
kiểm tra. Sau khi các chỉ tiêu kiểm tra được xác định thì ghi kết luận đạt hay không
đạt vào biểu và ký tên người kiêm tra.
3. Phương pháp kiểm tra
3.1. Đối với nguyên liệu
- Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và đếm trực tiếp tổng số cuộn vải đã
nhận. Số mét trên mỗi cuộn vải được kiểm tra 100% trên máy. Trừ những loại vải
đặc biệt như: Thun, Nhung, loại vải co giãn nhiều thì không kiểm tra trên máy.
- Mỗi mầu lấy 50 Cm chiều dài nguyên khổ trong đó cắt hai mẫu cỡ 4x4 Cm
để gắn vào góc phải phía trên của phiếu mở kiện. Mỗi mầu lập 2 phiếu một phiếu
lưu lại kho, một phiếu chuyển cho cán bộ mặt hàng phòng kế hoạch, kinh doanh
cùng mẫu vải, cán bộ mặt hàng có trách nhiệm chuyển mẫu vải đó cho phong kỹ
thuật.
- Nhân viên mở kiện tiến hành xếp nguyên liệu lên kiêu theo từng mầu, tững
mã hàng. Căn cứ vào lệnh sản xuất, thủ kho yêu cầu nhân viên trong kho tiến hành
triển khai đo khổ vải để báo cho phòng kỹ thuật giác mẫu.
- Bước đo khổ: Nguyên liệu được bốc từ trên kiêu xuống sàn nhà đã được
trải vải chiếu theo từng mầu riêng biệt. Nhân viên kho tiến hành đo khổ vải của
từng cuộn, tấm vải và ghi vào phiếu kiểm tra vải trên máy, sau đó xếp thành kiêu
đúng màu đúng khổ. Số lượng vải của từng khổ được nhân viên đo khổ tổng hợp lại
và chuyển cho thủ kho, thủ kho đối chiếu và vào sổ báo khổ vải cho phòng kỹ
thuật.
- Việc đo số lượng và kiểm tra chất lượng vải trên máy được nhân viên kho
thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra vải trên máy.
21
Báo cáo thực tập
3.2. Đối với phụ liệu
Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và đối chiếu số liệu từng loại phụ liệu
với hoá đơn theo đơn vị gói, hộp, cuộn. Sau đó kiểm tra sác xuất cân, đong, đo,
đếm.
- Nếu lô hàng dươi 5 đơn vị thì kiểm tra một đơn vị.
- Nếu lô hàng trên 6 đơn vị thì kiểm tra 3 đơn vị. Khoá kéo đếm 100%. Cúc
dùng sàng để kiểm tra hoặc cân.
- Nếu lô hàng có từ 1 đến 3 gói kiểm tra 100%.
- Nếu lô hàng có từ 3 đên 10 gói kiểm tra 30%.
- Nếu lô hàng có trên 10 gói thì kiểm tra 5 gãi.
Mỗi loại phụ liệu lấy 12 mẫu trong đó 2 mẫu được gắn vào hai phiếu BM
10.01.03, một phiếu lưu tại kho, một phiếu gửi cho cán bộ mặt hàng phòng kế
hoạch, 10 mẫu còn lại gửi cho phòng kỹ thuật.
3.3. Đối với nguyên phụ liệu thu hồi
- Đối với nguyên liệu mua, thực hiện việc kiểm tra.
- Đối với nguyên phụ liệu thu hồi sau sản xuất, đối chiếu với bản kê chi tiết
của các đơn vị nhập trả về kho, gồm:
+ Bảng mẫu màu của mã hàng và lệnh sản xuất
+ Thành phần nguyên liệu
+ Tên khách hàng
+ Tình trạng thực tế của nguyên phụ liệu
+ Số lượng, chủng loại, màu
3.4. Việc lưu giữ tại nhãn Etyket của cuộn/tấm mex, vải: (theo yêu cầu của khách
hàng)
- Mex, vải cấp cho các đơn vị sản xuất tuỳ theo đề nghị của từng khách hàng,
thủ kho yêu cầu nhân viên của mình giữ lại nguyên vẹn nhãn Etyket đính vào
cuộn/tấm mex, vải.
- Thời gian lưu là 1 năm sau khi xuất hàng và lưu theo từng mã hàng tại kho
nguyên, phụ liệu công ty
4. Tần suất kiểm tra
4.1. Nguyên liệu
Kiểm tra 100% cuộn, tấm có trong từng kiện.
4.2. Phụ liệu
- Cúc kiểm tra 100% gói của lô kiểm tra.
- Các phụ liệu khác như nhãn các loại, xương cá, túi PE, bìa lưng, khoanh cổ,
nơ cổ, kẹp nhựa, gim, hộp cát tông JB kiểm tra 100% gói, hộp của lô kiểm tra. Thủ
22
Báo cáo thực tập
kho sao, chụp phiếu, theo dõi nhập phụ liệu gửi cho cán bộ mặt hàng phòng Kế
hoạch, Phòng Kinh doanh để cán bộ mặt hàng phòng Kế hoạch, Kinh doanh làm
biên bản mở kiện và nhân viên quản lý làm nhiệm vụ nhập kho.
- Nếu sản phẩm không phù hợp thì phân loại theo cấp độ.
- Cách xử lý khi không đạt yêu cầu:
+ Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng thì để riêng và
treo biển kiểm tra không đạt và xử lý.
Đối với trường hợp chỉ mua của Tootal, kim máy và phụ tùng lẻ dùng luôn
hoá đơn của người bán để xác nhận tình trạng hoặc kết quả kiểm tra đối chiếu theo
hoá đơn, cụ thể:
Kim máy phải kiểm tra về số lượng, chủng loại, chỉ số kim
Đối với chỉ, phải kiểm tra số lượng, chi số chỉ, màu sắc chỉ, tem kiểm tra
chất lượng.
Đối với phụ tùng lẻ, phải kiểm tra số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, về chất
lượng kỹ thuật: cơ điện chịu trách nhiệm kiểm tra.
Đối với hoá chất mua về phục vụ công đoạn nào thì công đoạn Êy phải có
trách nhiệm xử dụng thử và có kết luận về chất lượng rồi xác nhận vào hoá đơn
trước khi nhập kho.
5. Đối với vật tư ở kho cơ khí
- Đối với vật tư kỹ thuật, thiết bị, phụ tùng đồng hệ, thì trước khi mở, kiểm
tra, thủ kho phải báo cho Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh,
Phòng Tài chính kế toán đến cùng tham gia mở kiện kiểm tra. Nếu cần Phòng Kế
hoạch, Phòng Kinh doanh mời cả đại diện hãng sản xuất đến cùng chứng kiến mở
kiện và kiểm tra.
- Đối với nguyên vật liệu mua để kinh doanh, trước khi mở kiện kiểm tra, thủ
kho phải báo cho Phòng Chất lượng, Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch và
Phòng Tài chính kế toán (nếu cần thiết) đến cùng tham gia mở kiện kiểm tra. Nếu
cần Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh mời cả đại diện hãng sản xuất đến cùng
chứng kiến mở kiện và kiểm tra.
V. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu
1. Vải
1.1. Lỗi A
Các cuộn vải có lỗi này phải được để riêng khi số cuộn lớn hơn 10% số cuộn
của cả lô. KCS lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu và xử
lý theo QT13:
- Lệch canh sợi: từ mép đến mép so với khổ vải ≥ 7%.
- Ô kẻ to bé ≥ ± 5% ô kẻ với ô.
- Khác màu, loang màu ≥ 1 cấp độ
23
Báo cáo thực tập
- Thủng, rách một lỗi trên 20m chiều dài
- ố bẩn không tẩy được ≥ một lỗi trên 20m chiều dài
- Vệt dọc rõ suốt cuốn (vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu)
- Vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu rõ ngang khổ ≥ một vệt trên 20m chiều dài
- Lỗi sợi ≥ 20 lỗi trên 10m chiều dài, bao gồm: Lỗi gút sợi đồng màu dài x
rộng ≥ 2mmx1m, gút sợi khác màu/vết thuốc nhuộm, thiếu sợi/chập sợi/đứt sợi.
1.2. Lỗi B
Các cuộn vải có lỗi này phải được để riêng khi số cuộn lớn hơn 10% số cuộn
của cả lô. KCS lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu và xử
lý theo QT13:
- Lệch canh sợi từ mép đến mép so với khổ vải
- Ô kẻ to bé ≥ 3 – 5% ô kẻ giữa ô với ô
- Khác màu, loang màu ≥ 1/2 cấp độ
- Thủng, rách một lỗi trên 21-30m chiều dài
- ố bẩn không tẩy được một lỗi trên 2m chiều dài
- Vệt dọc rõ dài từ 5m trở lên trên một cuốn
- Vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu rõ ngang khổ một vệt trên 25m chiều dài
- Lỗi sợi lớn hơn 10-19 lỗi trên 10m, bao gồm: lỗi gút sợi đồng màu dài x
rộng ≥ 2mmx1m, gút sợi khác màu/vết thuốc nhuộm, thiếu sợi/chập sợi/đứt sợi.
1.3. Lỗi C
Lỗi này được sản xuất bình thường và cắt đổi trong quá trình sản xuất, bao
gồm:
- Lệch canh sợi ≤ 3%
- Ô kẻ to bé ≤ 3% ô kẻ giữa ô với ô
- Khác, loang màu ≥ 1/2 cấp độ
- Thủng, rách một lỗi/31-40m chiều dài
- ố bẩn, không tẩy được một mỗi/31-40m chiều dài
- Vệt dọc rõ dài một vệt/1-5m/cuốn
- Vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu rõ ngang khổ, một vệt/21-30m chiều dài
- Lỗi sợi ≥ 10 lỗi/10m chiều dài, bao gồm: lỗi gút sợi đồng màu dài x rộng ≥
2mmx1m, gút sợi khác màu/vết thuốc nhuộm, thiếu sợi/chập sợi/đứt sợi.
2. Cóc
2.1. Lỗi A
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt
quá 2%, Phòng Kho vận tiến hành lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của
nguyên vật liệu theo QT13:
- Thiếu số lượng trên 3%
- Sai chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, kích thước chất liệu.
24
Báo cáo thực tập
- Cúc hỏng: Vỡ, sứt, thiếu lỗ
2.2. Lỗi B
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt
quá 3%, Phòng Kho vận tiến hành lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của
nguyên vật liệu theo QT13:
- Khác màu, từ một cấp độ trở lên
3. Chỉ
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt
quá 3%, Phòng Kho vận tiến hành lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của
nguyên vật liệu theo QT13:
- Sai màu
- Sai chỉ số sợi
- Sai thành phần
- Thiếu số lượng
4. Nhãn
4.1. Lỗi A = 0%
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỷ lệ vượt
quá 2% Phòng Kho vận (nếu phụ liệu là khách hàng gia công cung cấp), Phòng
Chất lượng (nếu là phụ liệu mua vào) lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của
nguyên phụ liệu:
- Sai chủng loại: màu sắc, kích thước, nội dung, chất liệu
- Thiếu số lượng lớn hơn 2% của lô hàng
4.2. Lỗi B từ 3% trở xuống
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỷ lệ vượt
quá 3%, Phòng Kho vận lập biên bản sự không phù hợp của nguyên vật liệu:
- Lỗi sợi
- Hoạ tiết: in, dệt thiếu nét, mờ, nhoè, lệch.
5. Dây kéo khoá
5.1. Lỗi A dưới 2%
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất nếu vượt quá
2%, Phòng Kho vận lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu:
- Sai chủng loại, màu sắc, kích thước, chất liệu
- Thiếu số lượng lớn hơn 2% lô hàng
25
Báo cáo thực tập
5.2. Lỗi B từ 3 % trở xuống
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ lớn hơn
3%, Phòng Kho vận lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu:
- Kích thước chiều dài lớn hơn dung sai 0,5cm
- Khác màu lớn hơn một cấp độ
- Hỏng chốt, răng, đầu khoá, …
6. Tói Poly
6.1. Lỗi A nhỏ hơn 2%
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt
quá 2%, Phòng Kho vận (nếu phụ liệu là khách hàng gia công cung cấp), Phòng
QA (nếu là phụ liệu mua vào) lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên
phụ liệu, bao gồm:
Kích thước dài, rộng lớn hơn dung sai 0,5cm
6.2. Lỗi B
Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ lớn hơn
3%, Phòng Kho vận lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liêu:
Lỗi về kích thước dài, rộng lớn hơn dung sai 1cm, thủng, rỗ bề mặt túi.
VI. Các tình huống kỹ thuật xảy ra ở kho nguyên phụ liệu
Hàng vào kho nhiều khi do nhầm lẫn mà sắp xếp không đúng vào khu vực
riêng theo hướng dẫn ghi ký mã hiệu.
Trong quá trình cấp, phát nguyên phụ liêu cho các xí nghiệp, có nhiều vấn đề
phát sinh như: Chất lượng không đảm bảo, số lượng thiếu trong gói, chủng loại phụ
liệu không đúng với bảng mẫu nguyên phụ liệu, … thì nhân viên cấp phát phải báo
lại cho thủ kho và phụ kho biết hoặc báo cáo trực tiếp với cán bộ theo dõi để có
biện pháp xử lý.
Có trường hợp nguyên phụ liệu, nhất là vải để trong kho lâu ngày không sử
dụng dẫn tới hiện tượng Èm mốc do không được bảo quản tốt. Khi phát hiện phải
khẩn cấp báo với thủ kho, phó kho để có biện pháp xử lý và tránh tổn thất cả lố vải
đó và những lố bên cạnh.
26
Báo cáo thực tập
B. Công tác chuẩn bị kỹ thuật ở Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật Tổng Công ty May 10 chia làm 3 bộ phận:
- Bộ phận quy trình
- Bộ phận thiết kế – may mẫu
- Bộ phận sơ đồ: Giác, chuẩn bị sơ đồ cắt.
Các phòng ban được bố trí theo sơ đồ sau:
I. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng
Phòng Kỹ thuật có chức năng chuẩn bị kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng
quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các công đoạn sản xuất
chính cũng như toàn bộ cơ sở. Bởi vì, chuẩn bị kỹ thuật là toàn bộ kinh nghiệm, có
vận dụng kinh nghiệm thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ thiết lập toàn bộ
văn bản về kỹ thuật, các phương pháp công nghệ cho các công đoạn của quá trình
sản xuất chính là cơ sở đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng của sản phẩm và tiết
kiệm nguyên phụ liệu, cụ thể là:
Thiết kế các loại mẫu phục vụ cho công đoạn may.
Xây dựng phương pháp công nghê, quy trình tiêu chuẩn làm cơ sở cho các
công đoạn may, cắt hoàn thành.
Thiết kế dây chuyền sản xuất cho công nghệ may với mã hàng mới.
Xây dựng định mức lao đông, định mức tiêu hao vải, phụ liệu.
27
Phßng quy
tr×nh
Phßng
chuÈn bÞ
s¬ ®å c¾t
P. tr­
ëng
phßn
g
Phßng gi¸c
Phßng thiÕt kÕ,
may mÉu
Báo cáo thực tập
2. Nhiệm vụ
Hướng dẫn, giám sát thực hiện các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất
sản phẩm ở công ty, đảm bảo các yêu cầu và chất lượng sản phẩm trên dây chuyền,
xác định chất lượng hàng hoá khi đóng gói, giao trả hàng cho khách, giải quyết kip
thời các phát sinh về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất:
Kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong sản xuất
của công ty.
Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để
nâng cao năng suất lao động.
Nghiên cứu chế tạo mẫu, sản phẩm mới.
Quản lý, lưu trữ các tài liệu kỹ thuật mẫu mã sản phẩm của công ty.
Tổng hợp và lập báo cáo nghiệp vụ kỹ thuật của công ty theo định kỳ quy
định để báo cáo cho cấp trên.
II. Hệ thống quản lý phòng kỹ thuật.
1. Trưởng phòng
Là người điều hành, quản lý chung tất cả các vấn đề tại phòng kỹ thuật. Chịu
trách nhiệm với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Giám đỗc điều hành về vấn
để của phòng kỹ thuật.
2. Phó phòng
Có nhiệm vụ tiếp nhận các loại tài liệu kỹ thuật, là người giúp đỡ trực tiếp
cho trưởng phòng:
Là cán bộ trực tiếp nhận và vào sổ giao nhận các loại tài liệu kỹ thuật, các
loại mẫu, dưỡng để chuẩn bị sản xuất một mã hàng, kế hoạch sản xuất nhận từ
phòng kế hoạch hoặc khách hàng.
Kiểm tra các điều kiện chuẩn bị sản xuất cho mã hàng theo hướng dẫn kiểm
tra. Các loại tài liệu kỹ thuật đã đồng bộ, đủ điều kiện thì phân công, giao nhiệm vụ
cho bộ phận xây dựng các văn bản kỹ thuật, bảng mẫu nguyên phụ liệu, theo dõi
việc xây dựng và ký duyệt các văn bản ban hành ra.
Riêng đối với hàng FOB và hàng kinh doanh trong nước: Tiếp nhận toàn bộ
kết quả thết kế và tài liệu liên quan từ Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch bao
gồm:
Đối với hàng theo đơn đặt hàng, bao gồm: Mẫu giấy một cỡ ( phù hợp với
bảng thông số và nguyên phụ liệu chế thử).
Sản phẩm mẫu chế thử đã được khách hàng phê duyệt.
Bảng tính toán thiết kế.
28
Báo cáo thực tập
Các tài liệu kỹ thuật của khách hàng (gồm cả định mức nguyên phụ liệu, các
hướng dẫn gấp, gói, hòm, hộp).
Bảng mẫu nguyên phụ liệu đã được khách hàng hoặc Trưởng phòng Kế
hoạch, Phòng Kinh doanh phê duyệt.
Đối với sản phẩm không theo đơn đặt hàng bao gồm:
- Mẫu giấy một cỡ.
- Sản phẩm mẫu chế thử được phê duyệt.
- Bảng thông số thành phẩm sản phẩm mới hoặc chỉ định làm theo bảng
thông số cũ.
- Bảng tính toán thiết kế.
- Đơn đề nghị sản xuất trong nước.
- Định mức nguyên phụ liệu, các hướng dẫn gấp, gói, hòm, hộp.
- Mẫu nguyên phụ liệu đã được Trưởng phòng, Phó phòng Kinh doanh phê
duyệt.
Khi có đủ điều kiện Trưởng/ phó phòng xây dựng kế hoạch thiết kế giai đoạn
2.
Dưới phó phòng kỹ thuật là các Tổ trưởng các tổ và các nhân viên trong từng
tổ, mỗi người làm những nhiệm vụ khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau trong quá
trình xây dựng kỹ thuật cho mã hàng.
III. Phòng quy trình
1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quy trình
- Dựa vào tài liệu kỹ thuật của khách hàng, thiết lập quy trình công nghệ may
lắp của từng sản phẩm trong mã hàng.
- Lập bản phân công lao động.
- Xây dựng bản mầu.
- Thiết lập định mức tiêu hao nguyên phụ liệu,….
2. Công tác quản lý điều hành
Tổ trưởng tổ quy trình: Nhận tài liệu kỹ thuật từ Phòng Kinh doanh, Phòng
Kế hoạch qua sự chỉ đạo của trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát
mẫu, áo mẫu và tài liệu kỹ thuật của khách hàng, phân công nhân viên thiết lập quy
trình công nghệ sản xuất, làm bảng màu, xây dựng bảng phân công lao động để
giao cho bộ phận có liên quan.
Các nhân viên: Mỗi nhân viên làm nhiệm vụ riêng của mình, ai chuyên làm
bộ phận nào thì làm bộ phận Êy, tuỳ theo công việc mà chia ra các nhân viên sau:
Nhân viên quy trình, nhân viên bảng màu, …
29
Báo cáo thực tập
3. Quy trình công nghệ và các phương pháp thực hiện từng bước công việc
Các bước công việc:
- Xây dựng các văn bản kỹ thuật.
- Tính định mức thời gian chế tạo sản phẩm
- Xây dựng bảng mẫu nguyên phụ liệu
- Lập bảng màu.
3.1. Xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật
Nhân viên tổ xây dựng các văn bản kỹ thuật thực hiện các bước công việc
sau:
- Giao tài liệu kỹ thuật cho các bộ phận liên quan, ghi sổ, nghiên cứu đề ra
các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cho giác mẫu, may mẫu, mẫu mỏng và các công
đoạn sản xuất cho công ty như:
+ Yêu cầu kỹ thuật, định mức phụ liệu.
+ Xây dựng quy trình công nghệ may, lắp sản phẩm dựa vào áo mẫu.
+ Lập bảng phân công lao động dựa vào quy trình công nghệ may lắp sản
phẩm và điều kiện nhân lực, vật lực của xí nghiệp sẽ sản xuất ra mã hàng này.
+ Quy cách hòm, hộp, carton.
- Báo nhanh các thông tin về thiết bị, cỡ gá lắp mới, đặc biệt (nếu có) cho kỹ
thuật cơ điện.
- Nhận áo mẫu từ bộ phận chế thử và duyệt áo mẫu với khách hàng (có xác
nhận của khách hàng).
- Kiểm tra bảng thông số bán thành phẩm – thành phẩm, phát hiện thấy có
bất hợp lý thì gửi trả bảng thông số và yêu cầu bộ phận mẫu mỏng xử lý kịp thời.
- Cung cấp yêu cầu kỹ thuật cho nhóm định mức thời gian chế tạo sản phẩm
và các đơn vị liên quan như: các xí nghiêp, kho phụ liệu, phòng QA, phân xưởng
bao bì và các đơn vị khác tuỳ theo tính chất sản phẩm.
Sau khi soạn thảo xong các loại văn bản kỹ thuật đều phải được kiểm tra kỹ.
Đối với hàng FOB và hàng kinh doanh trong nước:
Trường hợp sử dụng dự tồn vào sản xuất hàng FOB và trong nước thì việc
thử nghiệm sẽ tiến hành như sau:
- Nhận chỉ định của Phòng Kế hoạch về ký hiệu dựng dùng cho đơn hàng sắp
sản xuất.
- Nhận mẫu dựng do Phòng Kinh doanh cung cấp.
- Nghiên cứu và chọn ra những loại dựng tương ứng với loại dựng mà Phòng
Kế hoạch đã chỉ định (về màu sắc, về độ dày).
- Phụ trách phòng xác nhận vào mẫu thử nghiệm về màu sắc và độ dày, độ
kết dính của dựng khi Ðp thử (ghi rõ thông số Ðp).
30
Báo cáo thực tập
- Chuyển về Phòng Kinh doanh – Kế hoạch, trình khách hàng ký xác nhận
vào mẫu thử nghiệm khi đã phù hợp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có điều bất hợp lý hoặc chưa rõ về yêu cầu kỹ
thuật thì báo ngay cho bộ phận thiết kế, Phòng Kinh doanh để có biện pháp xử lý
kịp thời.
3.2. Định mức thời gian chế tạo sản phẩm
Nhân viên làm định mức thời gian thực hiện các bước công việc sau:
- Nhận yêu cầu kỹ thuật và áo mẫu từ bộ phận xây dựng các văn bản kỹ
thuật. Thống kê các bước công việc cho việc may lắp, các chi tiết trong một sản
phẩm, xác định thời gian chế tạo, quy ra giây chuẩn theo văn bản quy định của
công ty, quy định cấp bậc công việc, tổng hợp thiết bị cữ gá lẵp cho từng đơn
hàng/mã hàng (định mức thời gian chế tạo chi tiết).
- Cung cấp bảng định mức thời gian chế tạo chi tiết cho tổ kỹ thuật cơ điện,
bộ phận lao động tiền lương và các xí nghiệp may.
- Kiểm tra chấp lượng công việc.
3.3. Bảng mẫu nguyên phụ liệu
Nhân viên làm bảng mẫu nguyên phụ liệu thực hiện các bước công việc sau:
- Tiếp nhận các loại nguyên phụ liệu từ cán bộ phụ trách hoặc bộ phận xây
dựng các văn bản kỹ thuật.
- Nhận mẫu nguyên phụ liệu thực tế cho từng mã hàng vào sản xuất do
Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch cung cấp.
- Kiểm tra nguyên phụ liệu thực tế so với tài liệu kỹ thuật của khách hàng.
- Chọn màu chỉ, đo chi kỳ kẻ, gắn mẫu nguyên phụ liệu và cung cấp bảng
mẫu nguyên phụ liệu cho các đơn vị liên quan như: xí nghiệp may, tổ cắt, kho phụ
liệu, kho nguyên liêu, Phòng QA. Tuỳ theo tính chất công việc mà cung cấp cho bộ
phận xưởng thêu, xưởng in, xưởng giặt, các đơn vị sản xuất và các phòng ban liên
quan khác. Các loại mẫu phụ liệu gắn trên bảng mầu, mặt phải ở trên.
- Đối với các đơn đặt hàng chỉ theo màu vải khi chỉ nhuộm thực tế về nhân
viên làm bảng mẫu thì phải thùa thử để kiểm tra màu trước khi gắn mẫu cho các
đơn vị sản xuất.
- Đối với hàng trong nước và jacket có nhiều nhóm vải không nhất thiết phải
sử dụng.
Các loại văn bản kỹ thuật có sửa đổi được tiến hành như sau:
- Đối với áo sơ mi:
+ Tiến hành sửa đổi, ghi nội dung sửa đổi, điền vào mục “sửa đổi yêu cầu kỹ
thuật” trên trang bìa, gửi ngay nội dung sửa đổi kèm theo yêu cầu sửa đổi của
khách hàng (nếu có) và trang bìa đã ghi tình trạng sửa đổi cho các bên có liên quan.
+ Cán bộ phụ trách phòng ký xác nhận vào văn bản sửa đổi.
- Đối với áo jacket.
31
Báo cáo thực tập
+ Các nhân viên tổ xây dựng tài liệu kỹ thuật nêu trên có trách nhiệm theo
dõi, giám sát về thực hiện các loại văn bản ban hành, giải quyết mọi phát sinh trong
quá trình sản xuất thuộc phạm vi công việc được giao theo đúng chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của phòng quy định.
+ Toàn bộ những vị trí công việc trên, cá nhân phải tự kiểm tra và kỹ vào văn
bản trước khi ban hành. Riêng các văn bản YCKT, định mức thời gian chế tạo sản
phẩm, các định mức kỹ thuật, ký xong trình trưởng, phó phòng phe duyệt trước khi
ban hành.
4. Một số tình huống kỹ thuật xảy ra
Trong khi lập bảng định mức hay bảng mẫu nguyên phụ liệu, nhân viên có
thể lấy nhầm mẫu vải hay nguyên phụ liệu của mã hàng khác.
5. Công tác kiểm tra, quản lý chất lượng
Các quy trình công nghệ may lắp được lưu giữ vào máy tính để có các mã
hàng lần sau tương tự sẽ lấy ra sử dụng.
Mọi tài liệu có liên quan đều phải lưu lại phòng do người có trách nhiệm đúng phận
sự quản lý.
32
Báo cáo thực tập
IV. Phòng Thiết kế – May mẫu
1. Sơ đồ mặt bằng sản xuất
2. Hệ thống quản lý
Phó Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý chung cả bộ phận thiết kế và
may mẫu, dưới là các tổ trưởng từng tổ và các nhân viên.
33
Tñ
®Ó
tµi
liÖu
kü
thuËt
Bµn
thiÕt kÕ
Bµn
thiÕt kÕ
Bµn
thiÕt kÕ
Tñ ®Ó tµi liÖu kü thuËt
Bµn c¾t
CT g¸,
c÷
Bµn
mÉu
cøng
Tæ may
mÉu
Báo cáo thực tập
3. Tổ thiết kế
3.1. Chức năng nhiệm vụ
Tổ thiết kế sẽ được Phó phòng giao các tài liệu kỹ thuật của các khách hàng,
từ đó xem xét rồi phân công công việc cho từng nhân viên thiết kế.
Tổ thiết kế có nhiệm vụ thiết kế ra mẫu mỏng, mẫu cứng, chỉnh sửa tài liệu
kỹ thuật của khách hàng đem tới rồi báo cáo với lãnh đạo và khách hàng nếu có
điều gì sai sót cần chỉnh sửa.
3.2. Hệ thống quản lý
Tổ trưởng: đóng vai trò quan trọng trong tổ thiết kế cũng như trong phòng kỹ
thuật, là người chịu trách nhiệm toàn bộ mã hàng, chuẩn bị kỹ thuật, các văn bản
liên quan về tài liệu kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước trưởng, phó Phòng Kỹ thuật,
trước các Giám đốc, Tổng Giám đốc về các vấn đề liên quan đến mã hàng.
Nhân viên thiết kế: gồm có 11 người. Họ sẽ được tổ trưởng phân công cho
tài liệu kỹ thuật của từng mã hàng rồi tiến hành tuần tự theo các bước công việc ở
phần 3.3. dưới đây. Tại May 10, Phòng Kỹ thuật, Tổ thiết kế, mỗi nhân viên thiết
kế thường đi chuyên sâu vào một hay một vài khách hàng quen thuộc, có người
chuyên sâu veston, người chuyên áo sơ mi, người chuyên quần, người chuyên hàng
nước Nhật, Đức hay Hungary, …
Nhân viên mẫu cứng: có 4 người. Từ mẫu mỏng của nhân viên thiết kế đã
qua chế thử mà đạt yêu cầu sẽ được nhân viên mẫu cứng sang mẫu từ mẫu giấy
sang mẫu bìa để chuyển sang công đoạn giác.
Nhân viên làm gá cữ: 2 người, có trách nhiệm làm các gá cữ chuyên dùng
cho từng mã hàng, khách hàng.
3.3. Quy trình, phương pháp thực hiện các bước công việc
Để chuẩn bị mẫu cho sản xuất công nghiệp được tốt, người làm mẫu cần phải
nắm vững các bước công việc của mình khi có mẫu và không có mẫu của khách
hàng.
Khi có mẫu của khách hàng:
- Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật từ cán bộ phụ trách. Đọc và nghiên cứu tài liệu
kỹ thuật, áo mẫu (nếu có) của khách hàng.
- Kiểm tra, khảo sát mẫu giấy của khách hàng.
- Trao đổi và thống nhất với các bộ phận liên quan nghiệp vụ như: quy trình,
giác mẫu, bảng màu, …
- Tổng hợp những vướng mắc, sự bất hợp lý trong tài liệu kỹ thuật, áo mẫu,
mẫu giấy của khách hàng để thông báo lại cho khách hàng.
- Điều chỉnh mẫu giấy theo yêu cầu của khách hàng và những quy định về độ
co, cợp cho từng vị trí đo, độ khớp các chi tiết.
- Giám sát quá trình may mẫu, chế thử
34
Báo cáo thực tập
- Khi có nhận xét mẫu, những yêu cầu của khách hàng kết hợp với kết quả
kiểm tra chế thử và độ co giãn vải khi là, Ðp, giặt để điều chỉnh mẫu giấy.
- Viết thống kê chi tiết, kiểm tra lại thống kê theo tài liệu, áo mẫu và mẫu
giấy.
- Nhập mẫu lên máy và nhảy cỡ (vóc).
- In mẫu ra kiểm tra, điều chỉnh trên máy (nếu chưa chính xác).
- In mẫu ra làm mẫu cắt gọt.
- Làm toàn bộ thành khí và định vị, ghi số thiết kế.
Khi không có mẫu của khách hàng
- Đọc và nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, áo mẫu (nếu có) của khách hàng.
- Thiết kế cỡ chuẩn: về dáng, các chi tiết thiết kế phải theo dáng của sản
phẩm (nếu có). Thiết kế các chi tiết từ mẫu thành phẩm rồi đến mẫu dựng và lần
ngoài lần lót.
Đối với áo sơ mi
- Thiết kế các đồ vặt: túi, bác tay, thép tay, …
- Thiết kế chân cổ
- Thiết kế bản cổ
- Thiết kế cầu vai
- Thiết kế tay
- Thiết kế thân sau
- Thiết kế thân trước
- Làm mẫu châm túi, khoét cổ, …
Đối với quần
- Thiết kế cạp, cá, lắp túi và các đồ vặt khác
- Thiết kế thân trước, moi trái phải nếu có, lót túi, đáp túi, dây đỉa, …
- Thiết kế thân sau, túi hậu, lót túi hậu, đáp túi, ,…
Đối với jacket:
- Thiết kế mẫu mỏng tổng thể thành phẩm, bao gồm: cổ, mũ (nếu có), bác
tay, cá tay và các đồ vặt, … thiết kế thân trước, thiết kế tay, thiết kế thân sau.
- Căn cứ vào mẫu tổng thể: thiết kế trực tiếp các chi tiết thành phẩm trên mẫu
tổng thể cho vải ngoài, vải lót, dựng, bông, …
- Bổ các chi tiết và ra đường may cho các chi tiết
Chó ý: Khi nhảy cỡ trên máy nên nhập mẫu tổng thể lên máy đối với chi tiết
bổ phức tạp. Mọi công việc tiếp theo làm giống như có mẫu giấy của khách hàng.
3.3.1. Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật
Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật từ cán bộ phụ trách, cập nhật tài liệu kỹ thuật, tài
liệu kỹ thuật chỉnh sửa (nếu có), nhận xét mẫu của khách hàng vào đúng file của
từng khách hàng, ghi ngày cập nhật.
Đọc kỹ tất cả các mục trong tài liệu kỹ thuật, kiểm tra lần lượt từng chi tiết
trong sản phẩm để biết được thông số và cách may như thế nào.
35
Báo cáo thực tập
Đối với áo sơ mi: Kiểm tra lần lượt: chân cổ, bản cổ, túi, bác tay, thép tay, thân
trước, cầu vai, thân sau, tay, …
Đối với jacket: Kiểm tra lần lượt: phần ngoài rồi đến phần lót, dựng, đệm,
bông gồm các chi tiết: mũ, bản cổ, túi, bác tay, thép tay, thân trước, cầu vai, thân
sau, tay, …
Đối với quần: Kiểm tra lần lượt: cạp, thân trước, thân sau, tói, …
So sánh phần mô tả chi tiết, đường may và thông số trong tài liệu kỹ thuật để
tìm ra sự hợp lý cũng như bất hợp lý của từng chi tiết trong sản phẩm, trong thiết kế
cũng như khi may.
3.3.2. Kiểm tra, khảo sát mẫu giấy của khách hàng
Dựa trên cơ sở vị trí đo, quy định về đường may trong tài liệu kỹ thuật và áo
mẫu (nếu có), vạch đường may tại các điểm đo trong mẫu. Sự tiêu hao các đường
may với một số được quy định như sau:
- Vắt sổ 5 chỉ:
+ Dùng cho áo sơ mi = 0,9cm (đường may rộng 0,8cm + xén xơ 0,1cm)
+ Loại dày cho áo jacket và quần = 1,1cm (đường may rộng 1cm + xén xơ
0,1cm)
- Cuốn ống:
+ Sông 4,8cm: đường cuốn 0,6cm, đường bị cuốn 1,5cm
+ Sông 6,3cm: đường cuốn 0,75cm, đường bị cuốn 1,8cm
- Tra tay vơ xoả:
+ Đường diễu 0,6cm: vơ xoả đầu tay 0,5cm, thân tra 0,5cm
+ Đường diễu 0,7cm: vơ xoả đầu tay 0,6cm, thân tra 0,6cm
- Tra cổ: Đối với áo sơ mi là 0,6 cm, áo jacket là 0,8cm
- Nẹp beo kê: Bằng hai lần độ rộng đường diễu + cợp đường may 0,1cm (kê
0,15cm)
- Nép beo thường: bằng hai lần độ rộng đường diễu cợp đường may 0,1cm
- Đường chắp lộn cầu vai, vai con: bằng 1cm (riêng hàng nước Đức = 0,8cm)
Sau khi có thông số mẫu giấy của khách hàng, người thiết kế phải tính toán,
kiểm tra và so sánh với bảng thông số trong tài liệu kỹ thuật. Việc tính toán thông
số đối với các sản phẩm được làm như sau: Quy định: A - thông số; B - độ co giãn
khi may, là, Ðp, giặt; C - độ cợp chờm xơ, D - độ chênh lệch.
Đối với sơ mi
- Rộng bản cổ = A + B
- Rộng chân cổ = A + B
- Dài chân cổ = A + B + C
- Bản to cầu vai = A + B
- Dài giữa cầu vai = A + B + C
- Rộng ngang gầm nách thân trước = + D
- Rộng ngang gầm nách thân sau = + 2D
- Dài thân sau = A + B
36
Báo cáo thực tập
- Dài thân trước = A + B
- Dài tay = A + B + C
- Rộng bắp tay = A + B + C
Đối với jackét
- Dài cổ = A + B + C
- Rộng ngang gầm nách thân trước = + D
- Rộng ngang gầm nách thân sau = + 2D
- Dài thân sau = A + B
- Dài tay = A + B + C
- Rộng bắp tay = A + B + C
Đối với quần
- Dài cạp = A + B + C
- Dài quần = A + B + C
- Rộng ngang gấu = A + B + C + D
- Hạ đũng = A + B + C
- Rộng ngang gầm đũng thân trước, thân sau = A + B + C + D
- Rộng gối thân trước, thân sau = A + B + C + D
Trong quá trình cắt, may, giặt, là, Ðp, hoàn thiện sản phẩm có sự tiêu hao về
thông số của sản phẩm, do vậy, trên mẫu giấy cần thiết phải tính phần tiêu hao này
để đảm bảo cho sản phẩm hoàn thiện cả về thông số cũng như chất lượng.
Độ dư trung bình cho là, Ðp dùng:
Đối với sơ mi
- Cổ, chân cổ = 0,4cm
- Bác tay = 0,3cm
Đối với sản phẩm jacket: Do chất liệu vải, dựng của áo jacket thường không
ổn định, nên độ co của từng mã, từng loại cụ thể sẽ được nghiên cứu và tính toán
theo thực tế.
Chó ý: Đối với các loại vải đặc biệt như là vải len, vải xốp dày, hoặc vải dễ
xổ tuột, …thì độ cợp sẽ lớn hơn tuỳ theo từng trường hợp. Chất liệu vải co, giãn
khi có tác động đường may cụ thể của mỗi đơn hàng sẽ tính toán cụ thể dựa vào kết
quả chế thử.
Kiểm tra độ khớp các chi tiết mẫu giấy:
- Đối với sơ mi và jacket: Lần lượt từ phần ngoài đến phần lót, dựng, đệm,
… Kiểm tra độ khớp các chi tiết: bản cổ với chân cổ, chân cổ với thân, các chi tiết
trên thân trước lắp ráp với nhau, nẹp khoá với khoá, túi với thân, các chi tiết bổ trên
thân với nhau. Các chi tiết thân sau: cầu vai với thân, đề cúp với thân, các chi tiết
bổ trên thân sau với nhau. Các chi tiết trên tay lắp ráp với nhau: bác tay với tay,
thép tay với tay và cửa tay, các chi tiết bổ trên tay, … phần khớp giữa thân trước
với thân sau: sườn trước với sau, vai con trước với sau, đề cúp trước với sau, …
37
Báo cáo thực tập
Phần khớp giữa tay với thân, … sau đó kiểm tra độ khớp giữa phần ngoài và phần
lót: dài thân, rộng thân, khớp sườn, nách, vai con, …
- Đối với quần: kiểm tra độ khớp cáp với các thân quần, độ khớp các chi tiết
bổ trên thân trước: túi, đáp túi, lót túi với thân. Độ khớp các chi tiết bộ trên thân
sau: lắp túi, đáp túi, lót túi với thân. Độ khớp dọc quần thân trước với sau, giàng
quần thân trước với sau, …
3.3.3. Trao đổi và thống nhất
Trao đổi và thống nhất với các bộ phận liên quan nghiệp vụ: quy trình, giác
mẫu, bảng màu, … Việc trao đổi này nhằm giữa mẫu và các bộ phận khác có thể rà
soát lại toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật cũng như thông số trong tài liệu kỹ thuật.
Ngoài những phần đã có trong tài liệu kỹ thuật, những phần nào cần làm như áo
mẫu hay mẫu giấy hoặc cần có một số quy định khác cần phải được thống nhất với
nhau.
3.3.4. Tổng hợp đầy đủ những vướng mắc
Sau khi kiểm tra tài liệu kỹ thuật, áo mẫu và mẫu giấy cần tổng hợp đầy đủ
những vướng mắc về tài liệu kỹ thuật áo mẫu, mẫu giấy để báo cho khách hàng,
bao gồm: sự bất hợp lý về thông số, độ khớp các chi tiết khi lắp ráp sản phẩm ở
phần ngoài, lót, dựng và độ khớp giữa các lơp với nhau, sư phù hợp các đường may
trong kết cấu của sản phẩm hoặc những thiếu sót về các thông số và đường may để
tiến hành thiết kế cũng như lắp ráp sản phẩm.
Việc tổng hợp này rất quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc
trước khi đưa mẫu vào sản xuất, tránh trường hợp sơ xuất, thiếu sót của mẫu khi đã
vào sản xuất mẫu vẫn còn sửa đổi làm chậm sản xuất cũng như ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.
3.3.5. Điều chỉnh mẫu giấy
Căn cứ vào các công việc trên, sao lại mẫu giấy gốc của khách hàng và điều
chỉnh mẫu giấy theo yêu cầu của khách hàng. Làm mẫu bán thành phẩm, mẫu thành
phẩm cho các cỡ để may mẫu. Trên mẫu giấy đưa vào may mẫu cần đầy đủ các vị
trí bấm, khoan.
- Đối với áo sơ mi:
+ Khoét cổ, khoan túi trên thân trước của mẫu gọt (đối với vải uni, kẻ dọc).
+ Bấm gập nẹp thân trước.
+ Bấm điểm giữa họng cổ sau, giữa chân cầu vai, điểm bấm đầu vai chia đôi
nách trước và sau.
+ Điểm bấm ly (chiết) thân sau, giữa thân sau.
+ Điểm bấm giữa đầu tay, ly tay, xẻ thép tay, gập cửa tay áo cộc.
+ Điểm bấm phân biệt mang trước, mang sau đối với tay cộc và tay không có
xẻ tay (cho giác mẫu).
+ Điểm bấm giữa sống dựng chân cổ.
38
Báo cáo thực tập
+ Xẻ thép tay to
+ Bấm gập miệng túi
+ Bấm điểm giữa chân bản cổ và giữa sống chân cổ (cho giác mẫu).
- Đối với quần:
+ Bấm ly, chiết, định vị túi dọc, túi chéo
+ Điểm bấm khớp gối (giàng, dọc)
+ Bấm gập gấu
+ Điểm bấm đầu cạp
+ Điểm bấm vị trí giữa thân sau và chắp dọc trên cạp cả lần ngoài và lần lót
+ Điểm bấm khớp đáp túi dọc với lót túi
+ Điểm bấm khớp đáp túi hậu với lót túi
+ Bấm lót túi khớp với thân
+ Bấm khớp moi trái với thân
+ Bấm vị trí dây đỉa trên thân
- Đối với áo jacket:
+ Bấm điểm giữa họng cổ sau
+ Bấm điểm giữa đầu tay
+ Bấm điểm đầu vai chia đôi nách trước và sau
+ Bấm trên đai áo các vị trí chắp sườn và giữa sau (nếu có sống sau)
+ Các điểm bấm khớp giữa các chi tiết đối với loại sản phẩm bổ nhiều chi
tiết
Để phục vụ tốt cho việc sản xuất dưỡng nhựa, với mỗi mã hàng, nhân viên
mẫu mỏng cần phải thống nhất với nhân viên làm dưỡng về các vị trí bấm cho phù
hợp.
3.3.6. Giám sát quá trình may mẫu chế thử
Đối với các sản phẩm có kết cấu hay có các chi tiết kết cấu phức tạp, mới lạ,
hoặc chất liệu, các nguyên phụ liệu đặc biệt, như vải chảy, co giãn khi may, là, Ðp,
giặt, cũng như sử dụng các thiết bị, cữ, gá, lắp đặt đặc biệt thì người làm mẫu phải
theo sát quá trình chế thử để điều chỉnh mẫu cho phù hợp, dễ dàng cho sản xuất.
Việc giám sát này cũng cần phải theo dõi khi người làm mẫu chưa biết rõ về cách
may đối với một số chi tiết trên sản phẩm.
3.3.7. Khi có nhận xét mẫu
Khi có nhận xét mẫu và những yêu cầu của khách hàng kết hợp với kết quả
kiểm tra chế thử và độ co giãn khi vải là, Ðp, giặt để điều chỉnh mẫu giấy.
3.3.8. Viết thống kê chi tiết
Viết thống kê chi tiết, kiểm tra lại thống kê theo tài liệu, áo mẫu và mẫu giấy.
Việc viết thống kê chi tiết phải viết có trình tự, lần lượt từ ngoài đến trong, đến
dựng, đệm, … Từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, … để có thể dễ dàng kiểm soát.
Trên thông kê ghi đầy đủ số lượng của từng chi tiết, những chi tiết nào đối nhau
39
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketđồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận ngành may nghiên cứu thời gian
Tiểu luận ngành may   nghiên cứu thời gianTiểu luận ngành may   nghiên cứu thời gian
Tiểu luận ngành may nghiên cứu thời gianTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2 quy trình sản xuất...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2   quy trình sản xuất...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2   quy trình sản xuất...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2 quy trình sản xuất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayBài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữđồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệThiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
 
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
 
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
 
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketđồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
 
Tiểu luận ngành may nghiên cứu thời gian
Tiểu luận ngành may   nghiên cứu thời gianTiểu luận ngành may   nghiên cứu thời gian
Tiểu luận ngành may nghiên cứu thời gian
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2 quy trình sản xuất...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2   quy trình sản xuất...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2   quy trình sản xuất...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2 quy trình sản xuất...
 
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayBài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
 
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
 
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữđồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
đồ áN môn học xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jacket trẻ em nữ
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
 
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệThiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệ
 

Similar to [Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp

Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...luanvantrust
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...luanvantrust
 
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ luanvantrust
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân luanvantrust
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Thu Vien Luan Van
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhânluanvantrust
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhânhieu anh
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pThanhxuan Pham
 
pdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdf
pdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdfpdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdf
pdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20tailieumarketing
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20Giang Coffee
 

Similar to [Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp (20)

Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May...
Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May...Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May...
Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May...
 
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
 
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂMBài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
 
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
 
MAR12.doc
MAR12.docMAR12.doc
MAR12.doc
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
 
pdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdf
pdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdfpdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdf
pdf Báo cáo thực hành Thù lao và phúc lợi tại Công ty Cổ phần May 10.pdf
 
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docxBáo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương MaiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may xuất khẩu Phương Mai
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp

  • 1. Báo cáo thực tập Lời nói đầu Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I Hà Nội, Khoa Dệt, May thời trang, hàng năm đào tạo ra hàng trăm sinh viên, học sinh cho các doanh nghiệp may trong và ngoài nước. Để tạo cho học sinh, sinh viên có thể thâm nhập, hiểu biết thêm về thực tế sản xuất của xí nghiệp, doanh nghiệp may so với khi ngồi trên ghế nhà trường. Hàng năm, cứ tháng 6, tháng 7 trường ta lại gửi hàng trăm sinh viên, học sinh tới các công ty để tiến hành thực tập. Là sinh viên năm cuối, cũng như bao sinh viên khác và em được vào thực tập tại Tổng Công ty May 10 Việt Nam. ở đây, em được hiểu biết thêm về những vấn đề thực tế mà khi học ở trường em không biết được ở tất cả các công đoạn từ: chuẩn bị nguyên phụ liệu ở kho nguyên liệu, chuẩn bị kỹ thuật tại Phòng Kỹ thuật, rồi đến công đoạn cắt, may, hoàn thành sản phẩm. Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn, có đi nhiều, tìm hiều nhiều, em mới thấy từ lý thuyết đến thực hành là một quá trình dài vô cùng. Nhưng dưới sự hướng dẫn của cô Bích Thuỷ và sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú tại Công ty May 10, em đã tìm hiểu được nhiều điều và hoàn thành bản báo cáo thực tập này đúng thời gian. Đây là lần đầu tiên em đi thực tế nên viết báo cáo thực tập này không thể không có những sai sót, mong thầy cô bỏ qua và chỉ bảo em thêm để em có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn để khi ra ngoài làm việc khỏi bỡ ngỡ và sai sót. Một lần nữa em xin cảm ơn cô Bích Thuỷ và các cô chú ở Công ty May 10 đã giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực tập và bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn. 1
  • 2. Báo cáo thực tập Phần I:Tìm Hiểu chung về công tác quản lý và kinh doanh của công ty Tên công ty: Công ty cổ phần May 10 Tên giao dịch: Garment Joint stock company 10 Tên viết tắt: Garco 10 Trụ sở chính: Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 84- 4- 8276923, 8276396 Fax: 84 – 4 – 8276925 Websites: http//www.garco10.com.vn Email: garco10@garco10.com.vn I. Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của công ty may 10 là các phân xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu – Quân khu V, được thành lập ở chiến khu trên toàn quốc năm 1946 để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, sau gần 60 năm thành lập Công ty May 10 đã trở thành một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vưc may mặc. 1. Giai đoạn 1946 đến 1960 Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhu cầu phục vụ bộ đội dần dần hình thành các tổ may. Ngày 19 tháng 12 năm 1946 sau lời kêu gọi toàn quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các xưởng, nhà máy ở Thủ đô Hà Nội nhất loạt rời lên núi rừng Việt Bắc, tổ chức thành hai hệ sản xuất trong đó may quân trang là hệ chủ lực và hệ bán công xưởng. Ban đầu các xưởng này chỉ là những công xưởng nhỏ, sản xuất theo hình thức thủ công, cung cấp các loại quần áo cho bộ đội như quần áo Vệ Quốc đoàn, áo Trấn thủ… trong điều kiện hết sức khó khăn về nguyên vật liệu. Từ năm 1947 đến năm 1949, việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở nhiều nơi khác như Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Đông, và được đặt tên theo các bí số X1, X30 hay Am1… đều là những đơn vị của xưởng May 10 sau này. Năm 1951 đến năm 1954, kháng chiến thắng lợi, xưởng May 10 được chuyển về Hà Nội để có điều kiên sản xuất tốt hơn. Cùng thời gian đó, xưởng X40 ở Thanh Hoá cũng được chuyển về Hà Nội sát nhập với May 10, lấy Hội Xá ở tỉnh Bắc Ninh để làm địa điểm sản xuất chính. Cuối năm 1956 đến đầu năm 1957, xí nghiệp May 10 được mở rộng thêm và nhiệm vụ lúc này vẫn là may quân trang cho quân đội. 2
  • 3. Báo cáo thực tập 2. Giai đoạn từ 1961 đến 1964 (Giai đoạn từ bao cấp làm quen với hạch toán kinh tế) Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miên Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tháng 2 năm 1961 xí nghiệp May 10 đã được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, từ đó nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công nghiệp nhẹ giao hàng năm tính theo giá trị tổng sản lượng. Tuy chuyển việc quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là sản xuất quân trang phục vụ quân đội, tỷ lệ hàng năm chiếp 90 đến 95%, còn sản xuất thêm một số mặt hàng xuất khẩu và phục vụ dân dụng, tỷ lệ phần này chỉ chiếm 5 đến 10%. Để thúc đẩy việc phát triển sản xuất được tốt hơn xí nghiệp đã tăng cường bộ máy chỉ đạo, quản lý, giáo dục tư tưởng cho cán bộ công nhân viên,học tập kinh nhiệm tổ chức sản xuất ở nước bạn Trung Quốc. Xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư áp dụng hệ thống dây chuyền tự động, sử dụng máy thiết bị điện do xí nghiệp tự chế nên năng suất hàng năm đều tăng cao, khối lượng mặt hàng đảm bảo đúng kỹ thuật và kế hoạch. Sau 4 năm chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, xí nghiệp May 10 từ một nhà máy sản xuất theo chế độ bao cấp may quân trang phục vụ cho quân đội lâu năm chuyển sang tự hạch toán, phải thích nghi với thị trường nên xí nghiệp đã gặp không Ýt khó khăn về tổ chức và tư tưởng. Năm 1965 xí nghiệp May 10 bị bắn phá, mặc dù vậy xí nghiệp vẫn bảo đảm hoạt động sản xuất, bảo vệ toàn bộ máy móc. 3. Giai đoạn từ 1975 đến 1985 (giai đoạn chuyển hướng sản xuất sang may gia công xuất khẩu) Năm 1987 do việc được sát nhập các Bộ, xưởng May 10 được đổi tên là xí nghiệp May 10. Thời kỳ này tiếp tục mở rộng sản xuất và đầu tư thêm nhiều máy móc và thiết bị. 4. Giai đoạn từ 1990 đến nay Đây là giai đoạn Liên Xô và các nước Đông âu lần lượt tan rãlàm các mặt hàng xuất khẩu của ta mất thị trường, trước tình đó May 10 đã mạnh dạn chuyển sang thị trường “Khu vực II” như Cộng Hoà Liên Bang Đức, Bỉ, Nhật. Tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành công ty May 10 với tên giao dịch quốc tế là Garco 10. Tháng 1 năm 2005 công ty May 10 được chuyển thành Công ty Cổ phần May 10 với 51% vốn của Vinatex (Tổng Công ty Dệt May Việt Nam). Thời gian qua dù dưới hình thức hay tên gọi, công ty May 10 vẫn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc ngày càng hiện đại. Quá trình phát triển của công ty là sự cố gắng vươn lên liên tục và luôn là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, luôn đạt được nhịp độ phát triển cao. 3
  • 4. Báo cáo thực tập II. Chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty May 10 Công ty May 10 là một doanh nghiệp cổ phần với 51% vốn nhà nước, có nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các mặt hàng khác liên quan đến ngành dệt may. Cụ thể: Công ty chuyển sản xuất áo sơ mi nam, nữ, áo jacket các loại, bộ Veston nam cùng với một số sản phẩm như quần âu, quần áo trẻ em, quần áo bảo hộ lao động… phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: Nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB, sản xuất hàng nội địa. 1. Nhận gia công toàn bộ Công ty nhận nguyên phụ liệu của khách hàng theo hợp đồng để gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao trả khách hàng. 2. Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết với khách hàng. Công ty tù mua nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất, suất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng. 3. Sản xuất hàng nội địa Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ đầu vào, từ sản xuất đến tiêu thụ, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước. Phương hướng trong những năm tới: Công ty phấn đấu trở thành Công ty may thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị nổi tiếng vào bậc nhất Đông Nam á. Dự kiến doanh thu năm 2005 gấp 5 lần năm 1995. Tổng vốn đầu tư trong 10 năm tới là 2 triệu USD, chủ yếu cho hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các xí nghiệp may veston và sơ mi cao cấp. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần May 10 theo kiểu trực tuyến chức năng. Có 4 cấp quản lý trong mô hình: - Ban lãnh đạo gồm có: Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc, 3 Giám đốc điều hành. - Các phòng ban chức năng, xí nghiệp sản xuất, phân xưởng phụ trợ. - Ca sản xuất - Tổ sản xuất. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý nh sau: 4
  • 5. Báo cáo thực tập 1. Tổng Giám đốc Là người chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước về đời sống cán bộ, công nhân viên trong Công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn trong hàng năm, các dự án đầu tư, hợp tác, … Chỉ đạo, ra nhiệm vụ và kiểm tra, bổ nhiệm, bãi miễn hoặc khen thưởng, kỷ luật tuỳ theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Công ty xem xét thông qua. Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, công tác tài chính, đầu tư và đào tạo. 2. Phó Tổng giám đốc Là người giúp việc Tổng Giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng Giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng Giám đốc vắng mặt. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Được Tổng Giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với khách hàng trong nước và ngoài nước. Trực tiếp phụ trách Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh, Phòng QA, và các xí nghiệp may 1, 2, 5. 3. Giám đốc điều hành 1 Là người giúp việc Tổng Giám đốc, là người được uỷ quyền thay mặt Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc khi vắng mặt, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đối nội và đối ngoại của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, trực tiếp phụ trách khối văn phòng. 4. Giám đốc điều hành 2 Là người giúp việc Tổng Giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc khi vắng mặt. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Trực tiếp phụ trách Phòng Kỹ thuật, các Phân xưởng phụ trợ và các Xí nghiệp veston 1, 2. 5. Giám đốc điều hành 3. Là người giúp việc Tổng Giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc khi vắng mặt. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Trực tiếp phụ trách các xí nghiệp may địa phương, phòng kho vận. 5
  • 6. Báo cáo thực tập 6. Các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp thành viên, các quản đốc phân xưởng Đều dưới quyền phân công và chỉ đạo của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành, có trách nhiệm điều hành và quản lý con người, máy móc, các trang thiết bị trong đơn vị mình quản lý. Tổ chức sản xuất tốt để có hiệu quả cao nhất. 7. Các phòng ban chức năng Là trung tâm điều khiển tất cả các hoạt động của Công ty, phục vụ cho sản xuất chính, tham mưu, giúp việc cho cơ quan Tổng Giám đốc những thông tin cần thiết, phản hồi kịp thời để xử lý công việc có hiệu quả hơn. Chức năng của từng bộ phận nh sau: 7.1. Phòng Kế hoạch Là bộ phân tham mưu của cơ quan Tổng Giám đốc, quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. 7.2. Phòng Kinh doanh Có chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng Giám đốc, tổ chức kinh doanh thương mại hàng may mặc tại thị trường trong nước, công tác cung ứng vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời sản xuất. Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Đàm phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước. Đặt hàng sản xuất với Phòng Kế hoạch, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. 7.3. Phòng Kỹ thuật Là phòng có chức năng tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của Công ty nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. 7.4. Ban Đầu tư phát triển Ban Đầu tư xây dựng và Quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản trực thuộc Tổng Giám đốc, có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về kế hoạch, đầu tư phát triển Công ty, lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và 6
  • 7. Báo cáo thực tập giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, bảo dưỡng, duy trì các công trình xây dựng và kiến trúc trong Công ty. 7.5. Phòng Tài chính - Kế toán Có chức năng tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc về công tác kế toán, tài chính của Công ty, nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 7.6. Văn phòng công ty Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính và xã hội. Có chức năng tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, quản trị, y tế, nhà trẻ, bảo vệ, quân sự, và các hoạt động xã hội theo chính sách và pháp luật hiện hành. 7.7. Phòng Chất lượng (QA) Có chức năng tham mưu giúp việc cho cơ quan Tổng Giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. 7.8. Trường Công nhân kỹ thuật May – Thời trang Là đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật các ngành, nghề phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh, công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài. 7.9. Các xí nghiệp may thành viên Là đơn vị sản xuất kinh doanh chính của công ty Tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm may từ khâu lĩnh nguyên liệu, phụ liệu, tổ chức cắt, may, là, gấp, đóng gói, đến nhập thành phẩm vào kho thành phẩm theo quy định. IV. Nội quy an toàn trong sản xuất 1. Trật tự trong công ty Điều 10: Hoàn thành nhiệm vụ được giao 10.1. Người lao động được giao nhiệm vụ, hoặc được phân công làm việc gì phải nắm vững tính chất và yêu cầu công việc, làm tốt công việc được giao, nếu chưa hiểu rõ phải hỏi lại để thực sự quán triệt các nội dung được giao. Trong quá 7
  • 8. Báo cáo thực tập trình thực hiện công việc, người lao động phải nắm vững các quy định, quy tắc, quy trình có liên quan để tiến hành có hiệu quả. 10.2. Người lao động phải chấp hành nghiêm túc lệnh điều động, chỉ huy điều hành của người quản lý trực tiếp và của người lãnh đạo cấp trên. Khi có sự cố hoặc trở ngại trong công việc, người lao động phải báo cáo với lãnh đạo cấp trên trực tiếp để xin chỉ thị. Tuyệt đối không làm những công việc không thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp hoặc được lệnh của cấp trên. 10.3. Người lao động phải tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định về nội dung, hiệu quả công việc được giao. Nội dung báo cáo cần chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn. Điều 11. Tác phong kỷ luật trong khi làm việc 11.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy làm việc, nội quy cơ quan, các quy định của công ty và đơn vị về lao động, sản xuất, kinh doanh. 11.2. Đeo thẻ nhân viên khi ra, vào công ty và trong suốt thời gian làm việc tại công ty. Nghiêm túc thực hiện việc chấm công theo quy định. 11.3. Chấp hành nghiêm chỉnh thời giờ làm việc, không làm việc riêng trong công ty. Không tự ý bỏ vị trí làm việc. 11.4. Không đi lại, hoạt động tại các khu vực không thuộc phận sự của mình. 11.5. Người lao động muốn ở lại cơ quan sau giờ làm việc phải được sự chấp nhận của người quản lý trực tiếp. 11.6. Thu xếp ngăn nắp, gọn gàng, trật tự và giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, vệ sinh chung trong công ty. Không tuỳ tiện thay đổi, sắp xếp lại chỗ làm việc nếu chưa được sự đồng ý của người quản lý trực tiếp. 11.7. Tài liệu hành chính, quản lý, sản xuất, kinh doanh phải cất vào tủ cá nhân trước khi ra về. 11.8. Luôn giữ thái độ hoà nhã, hợp tác với đồng nghiệp, không được lập bè phái, khích bác, nói xấu, phao tin đồn vô căn cứ gây hoang mang, chia rẽ nội bộ. 11.9. Quan hệ với khách hàng phải lịch sự, nhã nhặn, tạo thiện cảm với khách hàng và giữ uy tín cho công ty. Thông báo ngay cho người quản lý trực tiếp các vấn đề phát sinh, hoặc công việc ngoài thẩm quyền từ phía khách hàng để tìm biện pháp, phương hướng giải quyết. 11.10. Không sử dụng tài sản của công ty vào việc riêng, luôn nâng cao thực hành tiết kiệm nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất, điện, nước, văn phòng phẩm và các tài sản khác của công ty. 11.11. Khách đến quan hệ, làm việc phải được tiếp trong phòng họp, phải được sự chấp thuận của người quản lý trực tiếp mới được đưa khách vào phòng làm việc, nơi làm việc của đơn vị. Trong trường hợp này, người lao động có nhiệm vụ đảm bảo về bảo mật thông tin trong đơn vị mình theo quy định của công ty và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu việc bảo mật không được bảo đảm. 11.12. Không uống rượu, bia và các loại chất kích thích nếu không có đơn của cơ quan y tế trước và trong giờ làm việc. 8
  • 9. Báo cáo thực tập 11.13. Phương tiện đi làm của người lao động, khách đến liên hệ công tác phải để đúng nơi quy định, không đi xe đạp, xe máy trong khu vực cơ quan. 11.14. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy chế, nội quy khác của công ty. Điều 12: ý thức tiết kiệm, chống lãng phí tham ô 12.1 Mọi người lao động phải có ý thức tiết kiệm thời gian, vật tư, nguyên liệu trong khi thực hiện công việc, sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất đúng định mức được giao. Nếu sử dụng quá định mức quy định do chủ quan của cá nhân ngưòi lao động gây lên thì người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường do vượt quá mức quy định. 12.2. Không sử dụng điện thoại cơ quan vào việc riêng. Trong trường họp sử dụng điện thoại, fax đường dài hoặc quốc tế phải làm giấy yêu cầu, ghi rõ mục đích cuộc gọi gửi cho phụ trách biết. 12.3. Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, móc ngoặc hay thủ lợi riêng gây thiệt hại cho Công ty. Mọi hành vi trộm cắp tài sản của công ty, nhận hoa hồng của khách hàng hay các nhà thầu, nhà cung ứng của công ty sẽ bị xử lý, kỷ luật, sa thải. Điều 13: Quản lý bảo vệ tài sản của công ty 13.1 Người lao động phải có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả tốt các tài sản, máy móc, thiết bị và dụng cụ làm việc, nguyên phụ liệu vật tư sản xuất của công ty. 13.2. Cá nhân hoặc bộ phân được công ty giao quản lý, sử dụng hoăc cấp phát các loại tài sản, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, nguyên phụ liệu vật tư sản xuất, phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích. Nếu để thất thoát, hư hỏng thì phải bồi thường theo mức độ và điều kiện cụ thể. Đồng thời có thể bị xử lý theo quy định của nội quy này. Khi không tiếp tục sử dụng các tài sản này phài làm thủ tục bàn giao theo quy định của công ty. 13.3. Người lao động không tự ý sử dụng máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên phụ liệu, vật tư không thuộc phận sự của mình trừ khi có yêu cầu trực tiếp của người quản lý trực tiếp. 13.4 người lao động có trách nhiệm theo dõi, yêu cầu bảo trì, sửa chữa tài sản đúng kỳ hạn theo quy định của công ty, không được tự ý tháo lắp, sửa chữa tài sản, máy móc, thiết bị của công ty trừ khi được phép của người quản lý trực tiếp. 13.5. Các phương tiện vận chuyển phải được sử dụng đúng quy định, việc điều xe phải được sử dụng đúng quy định, đối tượng. 13.6. Các tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hoá, sản phẩm, các vật mang thông tin mật như tài liệu, ổ đĩa, dữ liệu….của công ty khi ra vào công ty phải có chứng từ hợp lệ và có giấy phê duyệt theo quy định của Ban giám đốc, bộ phận bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra thực tế và lưu hồ sơ việc ra vào công ty của các tài sản nay. 13.7. Triệt để tuân thủ quy định của công ty về việc sử dụng hệ thống máy tính, phòng ngừa virut máy tính. Kiểm tra virut thường xuyên và các tệp dữ liệu Email, đĩa mềm mới trước khi truy nạp vào máy tính của công ty. Không sử dụng 9
  • 10. Báo cáo thực tập máy tính của công ty vào việc truy cập phát tán trái phép thông tin trên mạng, phát triển hoăc phát tán virut máy tính gây rối người khác hoặc vào các việc riêng khác. Không tự ý cài đặt các chương trình phầm mềm có giấy phép hoặc không có giấy phép vào máy tính và các thiết bị văn phong. Việc vi pham quy định này, để lây nhiễm virut máy tính hoặc gây thiệt hại thì người lao động phải bồi thường theo mức độ và điều kiện thực tế cụ thể đồng thời có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy này. Điều14: Bảo mật thông tin, công nghệ, hồ sơ tài liệu 14.1. Người lao động được giao trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển hoặc tạo ra các tài liệu, hồ sơ chứng từ, thiết kế, bản vẽ, các sản phẩm sở hữu trí tuệ thông tin, dữ liệu kinh doanh, tài chính, tiếp thị, công nghệ của công ty, khách hàng của công ty. Có trách nhiệm bảo quản chu đáo các thông tin dữ liệu, tài liệu đó theo đúng quy định về bảo mật thông tin của công ty. 14.2. Người lao động không được mang dưới mọi hình thức bất cứ hồ sơ, tài liệu, thông tin nào ra khỏi công ty nếu không có sự chấp thuận của lãnh đạo có thẩm quyền trong công ty. 14.3. Người lao động không được cung cấp bất cứ tài liệu, số liệu hay thông tin nào của công ty và các khách hàng của công ty cho cá nhân hoặc đơn vị bên ngoài khi chưa được phép của Tổng giám đốc. 14.4. Các văn thư đi, đến nếu có nội dung cần được bảo mật thì phải cho vào bì thư dán kín, đóng dấu bảo mật trước khi chuyển đến cho người nhận. 14.5. Các tài liệu, văn bản quan trọng lưu trữ trên máy vi tính cần được cài mật mã để bảo mật, đồng thời sao lưu vào đĩa mềm hoặc đĩa cứng để tránh trường hợp hư hỏng, mất mát do sự cố máy tính. 14.6. Trước khi ra về, người lao động phải khoá tủ tài liệu cá nhân, cửa phòng làm việc, tắt các thiết bị điện, trừ những trường hợp quy định cụ thể khác. 14.7. Người lao động vi phạm quy định tại điều này, để mất mát hoặc để lộ thông tin ra ngoài sẽ phải bồi thường theo mức độ và điều kiện thực tế cụ thể, sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại nội quy này. 2. An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp Điều 15: Thực hiện huấn luyện và kiểm tra định kỳ 15.1. Mọi người lao động trước khi vào làm việc tại công ty phải được huấn luyện và học tập nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động và phải thực hiện nghiêm túc các nội quy đó trong quá trình làm việc. 15.2. Hàng năm công ty tổ chức các đợt huấn luyện và kiểm tra định kỳ về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động. Mọi người lao động theo sự phân công của người quản lý trực tiếp, tham gia đầy đủ và đạt yêu cầu của các kỳ kiểm tra đó. Điều 16: Bảo hộ lao động 10
  • 11. Báo cáo thực tập 16.1. Trong thời gian làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, người lao động phải sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động được cấp phát. Nếu không sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động thì không được làm việc. 16.2. Người lao động làm các công việc trong điều kiện nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại phải được y tế cơ quan kiểm tra sức khoẻ nếu đủ điề kiện sức khoẻ mới được vào làm việc. 16.3. Người lao động phải tham gia đầy đủ khám sức khoẻ định kỳ theo kế hoạch của công ty. 16.4.Người lao động được giao vận hành, sử dụng máy móc thiết bị phải qua đào tạo, hướng dẫn, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì người quản lý trực tiếp mới giao việc. Người lao động thực hiện nghiêm chỉnh nội quy vận hành máy móc, thiết bị được giao. Người lao động không tự ý bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị do mình vận hành nếu việc đó không thuộc trách nhiệm của mình. Điều 17. Nghĩa vụ và trách nhiệm khác 17.1. Người lao động có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi có sự cố, phát hiện nguy cơ gây tai lạn lao động, hư hỏng máy móc, thiết bị, nguy cơ cháy nổ. Tích cực tham gia cấp cứu, khắc phục hậu qủa khi xẩy ra sự cố cháy nổ, tai nạn lao động. 17.2. Người lao động được từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai lan lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng sức khoẻ của mình phải báo cáo ngay sự việc với người quản lý trực tiếp. Người lao động có quyền từ chối trở lại nơi làm việc nếu thấy nguy cơ đó chưa được khắc phục. 3. Kỷ luật lao động Điều 18: Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động Các hành vi dưới đây được coi là vi phạm kỷ luật lao động: 1. Không chấp hành đúng quy định về thời gian làm việc, đi muộn, về sớm. 2. Tù ý nghỉ việc không báo cáo khi chưa có sự đồng của cấp có thẩm quyền. 3. Làm việc riêng trong giờ làm việc. 4. Đi lại, giao tiếp, làm các công việc không thuộc phận sự hay nhiệm vụ của mình. 5. Thực hiện các hành vi vượt quá thẩm quyền được giao. 6. Tù ý dời bỏ nơi làm việc hoặc ngừng làm việc khi không có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền trừ trường hợp nêu tại điều 17.2. 7. Không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm túc mệnh lệnh điều hành của người quản lý trực tiếp và lãnh đạo cấp trên. Trong trường hợp người quản lý trực tiếp ra lệnh cho người lao động làm việc vi phạm trái pháp luật, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, gây hư hỏng thiệt hại tài sản của công ty hoặc có hành vi, ngôn ngữ xúc phạm đến nhân phẩm của người lao động, người lao động phải báo cáo với cấp trên cao hơn và có quyền từ chối không thi hành mệnh lệnh. Trong 11
  • 12. Báo cáo thực tập trường hợp này, việc không thi hành mệnh lệnh Êy sẽ được xác định là không vi phạm kỷ luật lao động. 8. Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao đúng thời hạn, đúng yêu cầu. 9. Không tham gia hoặc không thực hiện đúng yêu cầu các khoá đào tạo, huấn luyện, kiểm tra sát hạch về nghề nghiệp, y tế, an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ do công ty tổ chức và yêu cầu kiểm tra. 10. Gian dối trong các kỳ kiểm tra, sát hạch, thi tay nghề, thi nâng bậc. 11. Nhờ hoặc thuê người khác không có trách nhiệm hoặc bên thứ 3 thực hiện các công việc được giao. 12. Thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện công việc của mình, không tuân thủ quy trình công nghệ, nội quy sản xuất kinh doanh dẫn đến thiệt hại về người, về tài sản, hồ sơ, tài liệu của công ty hoặc của bên thứ 3. 13. Làm ra các sản phẩm có chất lượng kém quá mức quy định. 14. Làm mất mát tài sản, thiết bị, vật tư, hồ sơ, tài liệu của công ty hoặc của khách hàng do mình quản lý. 15. Sử dụng vượt mức các loại vật tư được giao. 16. Vi phạm nội quy bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của công ty trong phạm vi trách nhiệm được giao, để lộ thông tin bảo mật của công ty. 17. Tiết lộ, cung cấp thông tin bảo mật của công ty cho người khác. 18. Vi phạm chế độ quản lý tài chính của công ty, tù ý cho vay mượn, sử dụng quỹ, tiền mặt của công ty vào mục đích cá nhân, nộp chậm so với quy định. 19. Giả mạo hồ sơ, chứng từ, làm sai lệch sổ sách, chứng từ cá nhân hay của công ty. 20. Trộm cắp, tham ô, có hành vi liên quan đến trộm cắp hay tham ô. 21. Nhận tiền hoa hồng, các hàng hoá, hiện vật có giá trị của khách hàng hoặc cá nhà thầu, nhà cung ứng của công ty mà không được phép của Tổng Giám đốc nhằm trục lợi riêng. Đây là hành vi tương đương với hành vi trộm cắp, tham ô. 22. Trực tiếp hoặc có hành vi liên quan đến truy cập trái phép mạng thông tin, hệ thống dữ liệu nội bộ của đơn vị, của công ty, của đồng nghiệp, của bên thứ ba. 23. Nhận làm việc riêng cho khách hàng của công ty hoặc của bên thứ 3 khi không có sự chấp thuận của Tổng Giám đốc. 24. Phát triển, phát tán vi rút máy tính, truy cập các trang web có nội dung trái pháp luật ở nơi làm việc. 25. Làm lây nhiễm vi rút máy tính, các máy móc thiết bị của công ty gây thiệt hại. 26. Tù ý cài đặt các phần mềm, tự ý sửa chữa, tháo lắp máy tính, các máy móc thiết bị của công ty, chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính trong giờ làm việc. 27. Không thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động tại nơi làm việc theo quy định của công ty. 12
  • 13. Báo cáo thực tập 28. Vi phạm các quy chế, quy định, nội quy, quy trình sản xuất kinh doanh của công ty. 29. Gây mất đoàn kết nội bộ, xúi giục lôi kéo, kích động người khác gây mất đoàn kết nội bộ, bôi nhọ, phao tin đồn vô căn cứ, xúc phạm cán bộ cấp trên, đồng nghiệp hoặc người lao động dưới quyền. 30. Có hành vi khiếm nhã, xúc phạm, quấy rối tình dục đối với đồng nghiệp, người cấp dưới, cán bộ cấp trên, khách hàng của công ty. 31. Cản trở người khác thực hiện công việc. 32. Gây rối, phá hoại hoặc có hành vi liên quan đến gây rối, phá hoại công ty. 33. Có hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội nh cờ bạc, số đề, nghiện hút, ma tuý, mại dâm. 34. Sử dụng rượu, bia, chất kích thích trong giờ làm việc hoặc trước giờ làm việc. 35. Từ chối tham gia cấp cứu, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, thiên tai bất khả kháng ở trong công ty. 36. Vi phạm pháp luật của nhà nước trong khi công tác, làm việc cho công ty. 37. Hướng dẫn, điều hành người khác làm sai quy định của công ty, pháp luật của nhà nước. 38. Hướng dẫn, điều hành người khác làm những việc gây ra tai nạn lao động, hư hỏng, mất mát máy móc, thiết bị, tài sản của công ty hoặc bên thứ 3. 39. Hướng dẫn, điều hành người khác làm những việc để lộ hoặc tiết bộ bí quyết công nghệ thông tin mật của công ty. 40. Cố ý hay vô ý gây ra tai nạn lao động cho mình hay cho người khác. Điều 19. Hình thức xử lý kỷ luật. 19.1. Người lao động, bất kể ở chức vụ nào có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây: a. Hình thức khiển trách, nhắc nhở hoặc bằng văn bản: Hình thức này được áp dụng khi người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu quy định tại các khoản 1, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 13, 14, 15, 26, 27, 28, 29, 34 của điều 18 ở trên, tuỳ mức độ nhưng ở mức độ nhẹ chưa gây thiệt hại. b. Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương trong thời gian tối đa 6 tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn trong thời gian không quá 6 tháng hoặc bị cách chức. Hình thức này được áp dụng khi: i. Người lao động bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong phạm vi 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách. ii. Người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, … 16, 18, 23, 25, 26, …, 32, 34, 37, 39, 40 của điều 18 ở trên gây thiết hại nhưng chưa đến mức thiệt hại nghiêm trọng. iii. Người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu tại khoản 2, 10, 19, 22, 33, 38 của điều 18 ở trên. 13
  • 14. Báo cáo thực tập c. Thực hiện sa thải được áp dụng trong các trường hợp sau: i. Người lao động thực hiện các hành vi vi phạm lần đầu quy định tại các khoản 17, 20, 21 ở điều 18 ở trên. ii. Người lao động vi phạm các quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 19, 22, 23, 24, 25, 27, 31, 32, 34, …, 40 trong điều 18 ở trên gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản lợi Ých của công ty. iii. Người lao động bị xử lý chuyển sang làm công việc khác, kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời hạn chưa được xoá kỷ luật hoặc bị cách chức mà tái phạm. iv. Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng dương lịch hoặc 20 ngày trong 1 năm dương lịch mà không có lý do chính đáng. Các lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ quan y tế hợp pháp. Trong các trường hợp có lý do chính đáng, người lao động phải thực hiện đúng các quy định tại điều 9 ở trên. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật như các hành vi nghỉ việc không có báo cáo. 19.2. Nếu vi phạm kỷ luật, người lao động gây thiệt hại thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật người lao động còn phải chịu trách nhiệm vật chất và bồi thường thiệt hại. 19.3. Để có cơ sở xác định mức độ vi phạm kỷ luật và trách nhiệm vật chất “gây thiệt hại nghiêm trọng”: - Làm chết người - Gây thương tật cho người khác từ 5% trở lên - Gây thiệt hại, mất mát, hư hỏng về tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên Điều 20: Nguyên tắc xử lý kỷ luật 20.1. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật nặng nhất tương đương với hành vi vi phạm nặng nhất. 20.2. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này công ty có quyền bắt buộc điều trị y tế đối với người lao động này. 20.3. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong công ty. 20.4. Cấm dùng hình thức phát tiền, cúp lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động trong công ty. 20.5. Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa, Viện Kiểm sát Nhân dân hoặc người khác bào chữa. Nếu nhờ người khác bào chữa, người lao động phải thông báo tên, chức danh người bào chữa cho Hội đồng kỷ luật Ýt nhất 5 ngày trước ngày việc xem xét xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành. Điều 21. Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động 14
  • 15. Báo cáo thực tập 21.1. Tổng Giám đốc là người có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật người lao động vi phạm kỷ luật lao động của công ty. 21.2. Theo nội quy này, Tổng Giám đốc uỷ quyền cho người quản lý trực tiếp được thực hiện quyền xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách, nhắc nhở hoặc khiển trách bằng văn bản, tất cả đều có báo cáo cho Tổng Giám đốc. 21.3. Trong trường hợp Tổng Giám đốc đi vắng, Tổng Giám đốc có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành xử lý kỷ luật các hình thức khác. 21.4. Tổng Giám đốc có quyền ra quyết định đình chỉ công tác của người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong quá trình điều tra xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động. Điều 22. Thời hiệu, thủ tục xử lý, xoá giảm kỷ luật Thời hiệu, thủ tục xử lý, xoá giảm kỷ luật lao động đối với một người lao động trong công ty thực hiện theo quy định tại điều 86, 87 và 88 của Bộ Lao động, các hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Lao đông Thương binh Xã hội. 15
  • 16. Báo cáo thực tập PHầN II:TìM HIểU QUá TRìNH CÔNG NGHệ SảN XUấT TRONG MAY CÔNG NGHIệP A. CÔNG TáC CHUẩN Bị NGUYÊN PHô LIệU TạI KHO NGUYÊN PHô LIệU. I. CÔNG TáC QUảN Lý ĐIềU HàNH. Trưởng phòng kho vận là người đứng đầu điều hành kho nguyên phụ liệu của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp với phó Giám đốc điều hành phụ trách mình và Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc của công ty trước những sai sót của kho. Dưới trưởng phòng là phó phòng và các nhân viên phòng kho vận có nhiệm vụ giúp đỡ cho trưởng phòng hoàn thành những công việc được giao. Công đoạn chuẩn bị tại kho nguyên phụ liệu được chia thành 2 bộ phận: Kho nguyên liệu, kho phụ liệu. Điều hành trực tiếp những kho này là những thủ kho dưới có các nhân viên làm công tác vận chuyển, cấp phát … II. Sơ đồ bố trí mặt bằng kho 1. Kho phụ liệu 16 Gi¸, tñ ®Ó phô liÖu Gi¸, tñ ®Ó phô liÖu Gi¸, tñ ®Ó phô liÖu P. §iÒu hµnh P. §iÒu hµnh Gi¸ ®Ó
  • 17. Báo cáo thực tập 2. Kho nguyên liệu Nhiệm vô cụ thể của kho nguyên phụ liệu là tổ chức, tiếp nhận, kiểm tra, xác định lại số lượng và chất lượng của các nguyên phụ liệu cần trong sản xuất để tiến hành phân loại, bảo quản, cấp phát để sản xuất các mặt hàng may mặc đạt năng suất cao đảm bảo chất lượng, tiết kiệm nguyên phụ liệu góp phần hạ giá thành sản phẩm. III. phương pháp và thủ tục giao nhận vật tư 1. Xếp dỡ 1.1. tất cả vật tư, phụ liệu và sản phẩm được xếp dỡ trên cơ sở tình trạng bao gói như ban đầu. Riêng nguyên phụ liệu nh vải, dựng sau khi mở kiện kiểm tra được xếp thành từng kiêu theo từng khách hàng và từng lô hàng. 1.2. công nhân bốc xếp được hướng dẫn chình tự bỗc xếp các loại hàng hoá để đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá, dụng cụ, phương tiện theo “hướng dẫn xếp dỡ hàng hoá”. 1.3. Đối với các loại hàng hoá đặc biệt nh là máy móc, thiết bị, hoá chất thì phải có cán bộ chuyên ngành hướng dẫn, giám sát thực hiện. 17 Phßng ®Ó s¶n phÈmV¶i V¶iV¶i V¶i V¶i Lèi ®i Lèi ®i P.KÕ to¸n P. Thñ kho
  • 18. Báo cáo thực tập 2. Lưu kho, bảo quản 2.1. Tất cả các nguyên vật liệu, sản phẩm được lưu giữ, bảo quản trong kho theo từng khu vực quy định: Khu vực tạm nhập: Nguyên đai, nguyên kiện. Khu vực chưa kiểm tra: Nguyên cuộn. Khu vực đã kiểm tra - đạt. Khu vực đã kiểm tra – không đạt, chờ xử lý. Theo từng khách hàng, lô hàng, ký hiệu lô hàng, ký mã hiệu sản phẩm được ghi trên vỏ bao bì, thùng hoặc ghi ở khu vực lưu giữ, không để lẫn, sai vị trí quy định, theo “hướng dẫn ghi ký mã hiệu và sắp xếp hàng hoá trong kho”. 2.2. Chỉ có Trưởng phòng, Phó phòng và thủ kho hoặc người được uỷ quyền mới được phép nhập và giao hàng trong kho. Việc giao nhận hàng trong kho phải nhanh gọn, dứt điểm theo “hướng dẫn nhận và giao hàng trong kho nguyên phu liệu” và “hướng dẫn giao hàng xuất khẩu”. 2.3. Hàng thàng thủ kho làm báo cáo về việc sử dụng nguyên phụ liệu và vật tư, phụ tùng theo “báo cáo xuất nhập kho nguyên liệu, phu liệu và cơ khí” có xác nhận của phụ trách đơn vị và gửi báo cáo tháng cho phòng kế toán tài chính và lưu lại kho một bản. Riêng kho cơ khí gửi thêm một bản cho phòng kỹ thuật cơ điện. 2.4. Nguyên phụ liệu và sản phẩm trong kho được phụ trách phòng, kế toán, thủ kho, cán bộ quản lý của phòng xem xét định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra việc bao gói, số lượng và chất lượng theo biên bản kiểm kê vật tư tài sản. Kết quả kiểm tra được ghi vào “phiếu kiểm kê kho” theo biểu mẫu, phiếu này được thủ kho giữ một bản và lưu tại phòng một bản, một bản tại phòng kế toán tài chính. Các sản phẩm nguyên phụ liệu qua kiểm tra, xác định không phù hợp được tách riêng và treo biển “đã kiểm tra – không đạt” và giải quyết theo quy trình kiêm soát sản phẩm không phù hợp. 2.5. Kho phải có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị chữa cháy và được treo nội quy kho, nội quy phòng chống cháy nổ. 2.6. Thủ kho phải thực hiện đầy đủ nội quy kho tàng và nội quy phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo hàng hoá trong kho được giữ gìn sạch sẽ, không có mối mọt, không Èm mốc do bị thấm dột và không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Sau bước nhận hàng từ người giao hàng, việc mở kiện kiểm tra do nhân viên kho thực hiện. Mở từng kiện bằng dụng cụ chuyên dùng. Dao cắt liêm phong (hộp carton) hoặc xà beng cậy đinh (thùng gỗ) đảm bảo lấy hàng ra một cách an toàn nhất để kiểm tra số lượng hàng. 18
  • 19. Báo cáo thực tập 3. Phần nhận hàng Thủ kho nhận hoá đơn vận chuyển đối chiếu với hoá đơn giao hàng để xác nhận đúng hàng cần nhận. Nếu không đúng thì không nhận hàng, nếu đúng thì tiến hành các bước sau: 1. Kiểm tra số chì ghi trên hoá đơn với số chì kẹp ở cửa contairner. Nếu khớp thì phá chì ở cửa xe, nếu không khớp thì báo cho phụ trách phòng để giải quyết. 2. Thủ kho yêu cầu công nhân bốc xếp chuyển lần lượt từng kiện hàng vào kho để tại khu vực “tạm nhận” ghi nhận vào sổ nhận hàng ngày tháng nhận, số hoá đơn, tên hàng, số lượng kiện, nguồn nhập. 3. Thủ kho có trách nhiệm theo dõi nhập hàng kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng hàng hoá trước khi đưa vào kho, kiểm tra hoá đơn chứng từ có liên quan đến lô hàng nhập. 4. Nếu kiện hàng bị thủng, vỡ, ướt thì thủ kho yêu cầu ngừng lại để kiểm tra sác xuất (theo phương pháp cân đo, đong đếm), ghi kết quả kiểm tra vào sổ nhận hàng và vào vỏ kiện hàng đó, xong lại xếp hàng đó vào trong vỏ kiện. Nếu không thấy đúng với phiếu đóng hàng thì yêu cầu người vận chuyển xác nhận và ký vào hoá đơn vận chuyển. 5. Đối chiếu hàng nhận thực tế, chủng loại, số lượng kiện với hoá đơn giao hàng nếu khớp thì ký xác nhận vào hoá đơn giao hàng và trả lại một tờ cho người vận chuyển, nếu không khớp thì yêu cầu người vận chuyển ký xác nhận số lượng thực tế nhập kho. 6. Hàng vào kho phải được kiểm tra kỹ từng kiện, sắp xếp vào khu vực riêng theo đúng hướng dẫn ghi ký mã hiệu và sắp xếp hàng hoá trong kho. 4. Phần cấp hàng 4.1. Trường hợp giao hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất tại các xí nghiệp thành viên trong công ty và các xí nghiệp liên doanh phải có đầy đủ các tài liệu sau: - Lệnh sản xuất: Do phong kế hoạch cấp. - Định mức tiêu hao nguyên, phụ liệu: Do phòng kỹ thuật cấp theo bản yêu cầu kỹ thuật của tững mã hàng. - Bảng mẫu nguyên, phụ liệu: Do phòng kỹ thuật cấp. Các tài liệu trên phải rõ ràng, không tẩy xoá, có đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm. Thủ kho phải so sánh đối chiếu các tài liệu trên, nếu khớp thì giao các 19
  • 20. Báo cáo thực tập tài liệu đó cho các nhân viên cấp phát hàng trong kho,nếu không khớp thì báo cho phụ trách phòng để giải quyết. 4.2. Đối với kho nguyên liệu - Nhân viên làm công tác phân bàn dựa trên các tài liệu đã đủ điều kiện để tính toán mức vải cần cấp phát cho các đơn vị sản xuất, lập phiếu theo dõi bàn cắt. Sau khi tính toán xong nhân viên phân bàn đối chiếu lại số liệu và vào sổ giao hàng số lượng nguyên liệu đã giao cho các xí nghiệp. - Công nhân vận chuyển hàng trong kho bốc xếp hàng lên xe chuyển cho các tổ cắt tại các xí nghiệp may. - Người nhận hàng tại các xí nghiệp đối chiếu số lượng thực tế với phiếu theo dõi bàn cắt và sổ giao hàng, nếu đủ và đúng thì ký xác nhận vào sổ giao hàng và trả lại sổ cho người giao hàng, phiếu theo dõi bàn cắt được giữ tại xí nghiệp để tiếp tục hạch toán trên phiếu. - Cuối ngày thủ kho tổng hợp số liệu trong sổ giao hàng cho từng xí nghiệp để làm căn cứ và viết phiếu giao nguyên phụ liệu. 4.3. Với kho phụ liệu. - Nhân viên kê phiếu viết hóa đơn có nhiệm vụ tính toán nhu cầu phụ liệu cần thiết của lệnh sản xuất (do phòng kế hoạch cấp) căn cứ vào định mức, yêu cầu kỹ thuật, bảng mẫu nguyên phụ liệu do phòng kỹ thuật cấp. - Số lượng phụ liệu được tinh riêng cho từng xí nghiệp thành viên và được ghi vào sổ theo dõi xuất phụ liệu, sổ giao phụ liệu là, sổ cấp hòm hộp. Sau khi phát hàng xong, nhân viên tính sổ phải có trách nhiệm tổng hợp và ghi phiếu giao nguyên phụ liệu cho các xí nghiệp đó. Nếu xí nghiệp may ở ngoài công ty thì ghi vào phiếu kê xuất kho cho sản xuất. - Nhân viên cấp phát hàng căn cứ vào số lượng phụ liệu đã ghi trong hoá đơn hoặc sổ, căn cứ vào bảng mầu để tiến hành cấp phát phụ liệu cho các xí nghiệp. Trong quá trình cấp phát nếu phát hiện có vấn đề phát sinh như: Chất lượng không đảm bảo, số lượng thiếu trong gói, chủng loại phụ liệu không đúng với bảng mẫu nguyên phụ liệu phải báo lại cho thủ kho và phụ kho hoặc trực tiếp báo với cán bộ theo dõi trực tiếp để có biện pháp sử lý. 4.4. Trường hợp cấp phát hàng cho các xí nghiệp vệ tinh. - Thủ kho căn cứ vào lệnh giao hàng đưa đi gia công của phòng kế hoạch, căn cứ vào định mức để tính toán, kê, ký vào tờ phiếu kê xuất kho cho sản xuất, người nhận hàng chuyển phiếu đó lên phòng kho vận để viết hoá đơn xuất. - Thủ kho hoặc người được uỷ quyền chỉ được giao hàng khi có phiếu xuất kho hợp lệ: Có đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm trong việc xuất kho, hàng hoá ghi trong phiếu phải rõ ràng và đầy đủ các cột mục trong phiếu. 20
  • 21. Báo cáo thực tập Cuối mỗi ngày thủ kho đối chiếu với các xí nghiệp về lượng hàng hoá đã giao trong ngày để viết phiếu xuất kho. IV. Kiểm tra và phân loại nguyên phụ liệu. 1. Đối với nguyên liệu Mở kiện, kiểm tra số mét của từng cuộn, tấm trên etyket và đầu dấu, đối chiếu với hoá đơn hoặc bản kê chi tiết của các đơn vị nhập, trả, ghi theo mầu, thành phần nguyên liệu, tên khách hàng, tình trạng thực tế của nguyên liệu vào phiếu mở kiện nguyên liệu. 2. Với phụ liệu Mở kiện đếm chủng loại, số lượng, mầu sắc trong từng kiện hàng hoăc bản kê chi tiết và ghi vào phiếu theo dõi nhập phụ liệu. Kết quả kiểm tra đạt ghi “R” nếu không đạt ghi “O” vào trong cột của nội dung kiểm tra. Sau khi các chỉ tiêu kiểm tra được xác định thì ghi kết luận đạt hay không đạt vào biểu và ký tên người kiêm tra. 3. Phương pháp kiểm tra 3.1. Đối với nguyên liệu - Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và đếm trực tiếp tổng số cuộn vải đã nhận. Số mét trên mỗi cuộn vải được kiểm tra 100% trên máy. Trừ những loại vải đặc biệt như: Thun, Nhung, loại vải co giãn nhiều thì không kiểm tra trên máy. - Mỗi mầu lấy 50 Cm chiều dài nguyên khổ trong đó cắt hai mẫu cỡ 4x4 Cm để gắn vào góc phải phía trên của phiếu mở kiện. Mỗi mầu lập 2 phiếu một phiếu lưu lại kho, một phiếu chuyển cho cán bộ mặt hàng phòng kế hoạch, kinh doanh cùng mẫu vải, cán bộ mặt hàng có trách nhiệm chuyển mẫu vải đó cho phong kỹ thuật. - Nhân viên mở kiện tiến hành xếp nguyên liệu lên kiêu theo từng mầu, tững mã hàng. Căn cứ vào lệnh sản xuất, thủ kho yêu cầu nhân viên trong kho tiến hành triển khai đo khổ vải để báo cho phòng kỹ thuật giác mẫu. - Bước đo khổ: Nguyên liệu được bốc từ trên kiêu xuống sàn nhà đã được trải vải chiếu theo từng mầu riêng biệt. Nhân viên kho tiến hành đo khổ vải của từng cuộn, tấm vải và ghi vào phiếu kiểm tra vải trên máy, sau đó xếp thành kiêu đúng màu đúng khổ. Số lượng vải của từng khổ được nhân viên đo khổ tổng hợp lại và chuyển cho thủ kho, thủ kho đối chiếu và vào sổ báo khổ vải cho phòng kỹ thuật. - Việc đo số lượng và kiểm tra chất lượng vải trên máy được nhân viên kho thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra vải trên máy. 21
  • 22. Báo cáo thực tập 3.2. Đối với phụ liệu Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và đối chiếu số liệu từng loại phụ liệu với hoá đơn theo đơn vị gói, hộp, cuộn. Sau đó kiểm tra sác xuất cân, đong, đo, đếm. - Nếu lô hàng dươi 5 đơn vị thì kiểm tra một đơn vị. - Nếu lô hàng trên 6 đơn vị thì kiểm tra 3 đơn vị. Khoá kéo đếm 100%. Cúc dùng sàng để kiểm tra hoặc cân. - Nếu lô hàng có từ 1 đến 3 gói kiểm tra 100%. - Nếu lô hàng có từ 3 đên 10 gói kiểm tra 30%. - Nếu lô hàng có trên 10 gói thì kiểm tra 5 gãi. Mỗi loại phụ liệu lấy 12 mẫu trong đó 2 mẫu được gắn vào hai phiếu BM 10.01.03, một phiếu lưu tại kho, một phiếu gửi cho cán bộ mặt hàng phòng kế hoạch, 10 mẫu còn lại gửi cho phòng kỹ thuật. 3.3. Đối với nguyên phụ liệu thu hồi - Đối với nguyên liệu mua, thực hiện việc kiểm tra. - Đối với nguyên phụ liệu thu hồi sau sản xuất, đối chiếu với bản kê chi tiết của các đơn vị nhập trả về kho, gồm: + Bảng mẫu màu của mã hàng và lệnh sản xuất + Thành phần nguyên liệu + Tên khách hàng + Tình trạng thực tế của nguyên phụ liệu + Số lượng, chủng loại, màu 3.4. Việc lưu giữ tại nhãn Etyket của cuộn/tấm mex, vải: (theo yêu cầu của khách hàng) - Mex, vải cấp cho các đơn vị sản xuất tuỳ theo đề nghị của từng khách hàng, thủ kho yêu cầu nhân viên của mình giữ lại nguyên vẹn nhãn Etyket đính vào cuộn/tấm mex, vải. - Thời gian lưu là 1 năm sau khi xuất hàng và lưu theo từng mã hàng tại kho nguyên, phụ liệu công ty 4. Tần suất kiểm tra 4.1. Nguyên liệu Kiểm tra 100% cuộn, tấm có trong từng kiện. 4.2. Phụ liệu - Cúc kiểm tra 100% gói của lô kiểm tra. - Các phụ liệu khác như nhãn các loại, xương cá, túi PE, bìa lưng, khoanh cổ, nơ cổ, kẹp nhựa, gim, hộp cát tông JB kiểm tra 100% gói, hộp của lô kiểm tra. Thủ 22
  • 23. Báo cáo thực tập kho sao, chụp phiếu, theo dõi nhập phụ liệu gửi cho cán bộ mặt hàng phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh để cán bộ mặt hàng phòng Kế hoạch, Kinh doanh làm biên bản mở kiện và nhân viên quản lý làm nhiệm vụ nhập kho. - Nếu sản phẩm không phù hợp thì phân loại theo cấp độ. - Cách xử lý khi không đạt yêu cầu: + Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng thì để riêng và treo biển kiểm tra không đạt và xử lý. Đối với trường hợp chỉ mua của Tootal, kim máy và phụ tùng lẻ dùng luôn hoá đơn của người bán để xác nhận tình trạng hoặc kết quả kiểm tra đối chiếu theo hoá đơn, cụ thể: Kim máy phải kiểm tra về số lượng, chủng loại, chỉ số kim Đối với chỉ, phải kiểm tra số lượng, chi số chỉ, màu sắc chỉ, tem kiểm tra chất lượng. Đối với phụ tùng lẻ, phải kiểm tra số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, về chất lượng kỹ thuật: cơ điện chịu trách nhiệm kiểm tra. Đối với hoá chất mua về phục vụ công đoạn nào thì công đoạn Êy phải có trách nhiệm xử dụng thử và có kết luận về chất lượng rồi xác nhận vào hoá đơn trước khi nhập kho. 5. Đối với vật tư ở kho cơ khí - Đối với vật tư kỹ thuật, thiết bị, phụ tùng đồng hệ, thì trước khi mở, kiểm tra, thủ kho phải báo cho Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính kế toán đến cùng tham gia mở kiện kiểm tra. Nếu cần Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh mời cả đại diện hãng sản xuất đến cùng chứng kiến mở kiện và kiểm tra. - Đối với nguyên vật liệu mua để kinh doanh, trước khi mở kiện kiểm tra, thủ kho phải báo cho Phòng Chất lượng, Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch và Phòng Tài chính kế toán (nếu cần thiết) đến cùng tham gia mở kiện kiểm tra. Nếu cần Phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh mời cả đại diện hãng sản xuất đến cùng chứng kiến mở kiện và kiểm tra. V. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu 1. Vải 1.1. Lỗi A Các cuộn vải có lỗi này phải được để riêng khi số cuộn lớn hơn 10% số cuộn của cả lô. KCS lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu và xử lý theo QT13: - Lệch canh sợi: từ mép đến mép so với khổ vải ≥ 7%. - Ô kẻ to bé ≥ ± 5% ô kẻ với ô. - Khác màu, loang màu ≥ 1 cấp độ 23
  • 24. Báo cáo thực tập - Thủng, rách một lỗi trên 20m chiều dài - ố bẩn không tẩy được ≥ một lỗi trên 20m chiều dài - Vệt dọc rõ suốt cuốn (vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu) - Vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu rõ ngang khổ ≥ một vệt trên 20m chiều dài - Lỗi sợi ≥ 20 lỗi trên 10m chiều dài, bao gồm: Lỗi gút sợi đồng màu dài x rộng ≥ 2mmx1m, gút sợi khác màu/vết thuốc nhuộm, thiếu sợi/chập sợi/đứt sợi. 1.2. Lỗi B Các cuộn vải có lỗi này phải được để riêng khi số cuộn lớn hơn 10% số cuộn của cả lô. KCS lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu và xử lý theo QT13: - Lệch canh sợi từ mép đến mép so với khổ vải - Ô kẻ to bé ≥ 3 – 5% ô kẻ giữa ô với ô - Khác màu, loang màu ≥ 1/2 cấp độ - Thủng, rách một lỗi trên 21-30m chiều dài - ố bẩn không tẩy được một lỗi trên 2m chiều dài - Vệt dọc rõ dài từ 5m trở lên trên một cuốn - Vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu rõ ngang khổ một vệt trên 25m chiều dài - Lỗi sợi lớn hơn 10-19 lỗi trên 10m, bao gồm: lỗi gút sợi đồng màu dài x rộng ≥ 2mmx1m, gút sợi khác màu/vết thuốc nhuộm, thiếu sợi/chập sợi/đứt sợi. 1.3. Lỗi C Lỗi này được sản xuất bình thường và cắt đổi trong quá trình sản xuất, bao gồm: - Lệch canh sợi ≤ 3% - Ô kẻ to bé ≤ 3% ô kẻ giữa ô với ô - Khác, loang màu ≥ 1/2 cấp độ - Thủng, rách một lỗi/31-40m chiều dài - ố bẩn, không tẩy được một mỗi/31-40m chiều dài - Vệt dọc rõ dài một vệt/1-5m/cuốn - Vệt lỗi sợi hoặc vệt khác màu rõ ngang khổ, một vệt/21-30m chiều dài - Lỗi sợi ≥ 10 lỗi/10m chiều dài, bao gồm: lỗi gút sợi đồng màu dài x rộng ≥ 2mmx1m, gút sợi khác màu/vết thuốc nhuộm, thiếu sợi/chập sợi/đứt sợi. 2. Cóc 2.1. Lỗi A Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt quá 2%, Phòng Kho vận tiến hành lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên vật liệu theo QT13: - Thiếu số lượng trên 3% - Sai chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, kích thước chất liệu. 24
  • 25. Báo cáo thực tập - Cúc hỏng: Vỡ, sứt, thiếu lỗ 2.2. Lỗi B Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt quá 3%, Phòng Kho vận tiến hành lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên vật liệu theo QT13: - Khác màu, từ một cấp độ trở lên 3. Chỉ Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt quá 3%, Phòng Kho vận tiến hành lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên vật liệu theo QT13: - Sai màu - Sai chỉ số sợi - Sai thành phần - Thiếu số lượng 4. Nhãn 4.1. Lỗi A = 0% Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỷ lệ vượt quá 2% Phòng Kho vận (nếu phụ liệu là khách hàng gia công cung cấp), Phòng Chất lượng (nếu là phụ liệu mua vào) lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu: - Sai chủng loại: màu sắc, kích thước, nội dung, chất liệu - Thiếu số lượng lớn hơn 2% của lô hàng 4.2. Lỗi B từ 3% trở xuống Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất khi tỷ lệ vượt quá 3%, Phòng Kho vận lập biên bản sự không phù hợp của nguyên vật liệu: - Lỗi sợi - Hoạ tiết: in, dệt thiếu nét, mờ, nhoè, lệch. 5. Dây kéo khoá 5.1. Lỗi A dưới 2% Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất nếu vượt quá 2%, Phòng Kho vận lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu: - Sai chủng loại, màu sắc, kích thước, chất liệu - Thiếu số lượng lớn hơn 2% lô hàng 25
  • 26. Báo cáo thực tập 5.2. Lỗi B từ 3 % trở xuống Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ lớn hơn 3%, Phòng Kho vận lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu: - Kích thước chiều dài lớn hơn dung sai 0,5cm - Khác màu lớn hơn một cấp độ - Hỏng chốt, răng, đầu khoá, … 6. Tói Poly 6.1. Lỗi A nhỏ hơn 2% Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ vượt quá 2%, Phòng Kho vận (nếu phụ liệu là khách hàng gia công cung cấp), Phòng QA (nếu là phụ liệu mua vào) lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu, bao gồm: Kích thước dài, rộng lớn hơn dung sai 0,5cm 6.2. Lỗi B Những lỗi này phải được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất, khi tỷ lệ lớn hơn 3%, Phòng Kho vận lập biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liêu: Lỗi về kích thước dài, rộng lớn hơn dung sai 1cm, thủng, rỗ bề mặt túi. VI. Các tình huống kỹ thuật xảy ra ở kho nguyên phụ liệu Hàng vào kho nhiều khi do nhầm lẫn mà sắp xếp không đúng vào khu vực riêng theo hướng dẫn ghi ký mã hiệu. Trong quá trình cấp, phát nguyên phụ liêu cho các xí nghiệp, có nhiều vấn đề phát sinh như: Chất lượng không đảm bảo, số lượng thiếu trong gói, chủng loại phụ liệu không đúng với bảng mẫu nguyên phụ liệu, … thì nhân viên cấp phát phải báo lại cho thủ kho và phụ kho biết hoặc báo cáo trực tiếp với cán bộ theo dõi để có biện pháp xử lý. Có trường hợp nguyên phụ liệu, nhất là vải để trong kho lâu ngày không sử dụng dẫn tới hiện tượng Èm mốc do không được bảo quản tốt. Khi phát hiện phải khẩn cấp báo với thủ kho, phó kho để có biện pháp xử lý và tránh tổn thất cả lố vải đó và những lố bên cạnh. 26
  • 27. Báo cáo thực tập B. Công tác chuẩn bị kỹ thuật ở Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật Tổng Công ty May 10 chia làm 3 bộ phận: - Bộ phận quy trình - Bộ phận thiết kế – may mẫu - Bộ phận sơ đồ: Giác, chuẩn bị sơ đồ cắt. Các phòng ban được bố trí theo sơ đồ sau: I. Chức năng, nhiệm vụ 1. Chức năng Phòng Kỹ thuật có chức năng chuẩn bị kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các công đoạn sản xuất chính cũng như toàn bộ cơ sở. Bởi vì, chuẩn bị kỹ thuật là toàn bộ kinh nghiệm, có vận dụng kinh nghiệm thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ thiết lập toàn bộ văn bản về kỹ thuật, các phương pháp công nghệ cho các công đoạn của quá trình sản xuất chính là cơ sở đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng của sản phẩm và tiết kiệm nguyên phụ liệu, cụ thể là: Thiết kế các loại mẫu phục vụ cho công đoạn may. Xây dựng phương pháp công nghê, quy trình tiêu chuẩn làm cơ sở cho các công đoạn may, cắt hoàn thành. Thiết kế dây chuyền sản xuất cho công nghệ may với mã hàng mới. Xây dựng định mức lao đông, định mức tiêu hao vải, phụ liệu. 27 Phßng quy tr×nh Phßng chuÈn bÞ s¬ ®å c¾t P. tr­ ëng phßn g Phßng gi¸c Phßng thiÕt kÕ, may mÉu
  • 28. Báo cáo thực tập 2. Nhiệm vụ Hướng dẫn, giám sát thực hiện các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất sản phẩm ở công ty, đảm bảo các yêu cầu và chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, xác định chất lượng hàng hoá khi đóng gói, giao trả hàng cho khách, giải quyết kip thời các phát sinh về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất: Kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong sản xuất của công ty. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động. Nghiên cứu chế tạo mẫu, sản phẩm mới. Quản lý, lưu trữ các tài liệu kỹ thuật mẫu mã sản phẩm của công ty. Tổng hợp và lập báo cáo nghiệp vụ kỹ thuật của công ty theo định kỳ quy định để báo cáo cho cấp trên. II. Hệ thống quản lý phòng kỹ thuật. 1. Trưởng phòng Là người điều hành, quản lý chung tất cả các vấn đề tại phòng kỹ thuật. Chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Giám đỗc điều hành về vấn để của phòng kỹ thuật. 2. Phó phòng Có nhiệm vụ tiếp nhận các loại tài liệu kỹ thuật, là người giúp đỡ trực tiếp cho trưởng phòng: Là cán bộ trực tiếp nhận và vào sổ giao nhận các loại tài liệu kỹ thuật, các loại mẫu, dưỡng để chuẩn bị sản xuất một mã hàng, kế hoạch sản xuất nhận từ phòng kế hoạch hoặc khách hàng. Kiểm tra các điều kiện chuẩn bị sản xuất cho mã hàng theo hướng dẫn kiểm tra. Các loại tài liệu kỹ thuật đã đồng bộ, đủ điều kiện thì phân công, giao nhiệm vụ cho bộ phận xây dựng các văn bản kỹ thuật, bảng mẫu nguyên phụ liệu, theo dõi việc xây dựng và ký duyệt các văn bản ban hành ra. Riêng đối với hàng FOB và hàng kinh doanh trong nước: Tiếp nhận toàn bộ kết quả thết kế và tài liệu liên quan từ Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch bao gồm: Đối với hàng theo đơn đặt hàng, bao gồm: Mẫu giấy một cỡ ( phù hợp với bảng thông số và nguyên phụ liệu chế thử). Sản phẩm mẫu chế thử đã được khách hàng phê duyệt. Bảng tính toán thiết kế. 28
  • 29. Báo cáo thực tập Các tài liệu kỹ thuật của khách hàng (gồm cả định mức nguyên phụ liệu, các hướng dẫn gấp, gói, hòm, hộp). Bảng mẫu nguyên phụ liệu đã được khách hàng hoặc Trưởng phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh phê duyệt. Đối với sản phẩm không theo đơn đặt hàng bao gồm: - Mẫu giấy một cỡ. - Sản phẩm mẫu chế thử được phê duyệt. - Bảng thông số thành phẩm sản phẩm mới hoặc chỉ định làm theo bảng thông số cũ. - Bảng tính toán thiết kế. - Đơn đề nghị sản xuất trong nước. - Định mức nguyên phụ liệu, các hướng dẫn gấp, gói, hòm, hộp. - Mẫu nguyên phụ liệu đã được Trưởng phòng, Phó phòng Kinh doanh phê duyệt. Khi có đủ điều kiện Trưởng/ phó phòng xây dựng kế hoạch thiết kế giai đoạn 2. Dưới phó phòng kỹ thuật là các Tổ trưởng các tổ và các nhân viên trong từng tổ, mỗi người làm những nhiệm vụ khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau trong quá trình xây dựng kỹ thuật cho mã hàng. III. Phòng quy trình 1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Quy trình - Dựa vào tài liệu kỹ thuật của khách hàng, thiết lập quy trình công nghệ may lắp của từng sản phẩm trong mã hàng. - Lập bản phân công lao động. - Xây dựng bản mầu. - Thiết lập định mức tiêu hao nguyên phụ liệu,…. 2. Công tác quản lý điều hành Tổ trưởng tổ quy trình: Nhận tài liệu kỹ thuật từ Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch qua sự chỉ đạo của trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát mẫu, áo mẫu và tài liệu kỹ thuật của khách hàng, phân công nhân viên thiết lập quy trình công nghệ sản xuất, làm bảng màu, xây dựng bảng phân công lao động để giao cho bộ phận có liên quan. Các nhân viên: Mỗi nhân viên làm nhiệm vụ riêng của mình, ai chuyên làm bộ phận nào thì làm bộ phận Êy, tuỳ theo công việc mà chia ra các nhân viên sau: Nhân viên quy trình, nhân viên bảng màu, … 29
  • 30. Báo cáo thực tập 3. Quy trình công nghệ và các phương pháp thực hiện từng bước công việc Các bước công việc: - Xây dựng các văn bản kỹ thuật. - Tính định mức thời gian chế tạo sản phẩm - Xây dựng bảng mẫu nguyên phụ liệu - Lập bảng màu. 3.1. Xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật Nhân viên tổ xây dựng các văn bản kỹ thuật thực hiện các bước công việc sau: - Giao tài liệu kỹ thuật cho các bộ phận liên quan, ghi sổ, nghiên cứu đề ra các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cho giác mẫu, may mẫu, mẫu mỏng và các công đoạn sản xuất cho công ty như: + Yêu cầu kỹ thuật, định mức phụ liệu. + Xây dựng quy trình công nghệ may, lắp sản phẩm dựa vào áo mẫu. + Lập bảng phân công lao động dựa vào quy trình công nghệ may lắp sản phẩm và điều kiện nhân lực, vật lực của xí nghiệp sẽ sản xuất ra mã hàng này. + Quy cách hòm, hộp, carton. - Báo nhanh các thông tin về thiết bị, cỡ gá lắp mới, đặc biệt (nếu có) cho kỹ thuật cơ điện. - Nhận áo mẫu từ bộ phận chế thử và duyệt áo mẫu với khách hàng (có xác nhận của khách hàng). - Kiểm tra bảng thông số bán thành phẩm – thành phẩm, phát hiện thấy có bất hợp lý thì gửi trả bảng thông số và yêu cầu bộ phận mẫu mỏng xử lý kịp thời. - Cung cấp yêu cầu kỹ thuật cho nhóm định mức thời gian chế tạo sản phẩm và các đơn vị liên quan như: các xí nghiêp, kho phụ liệu, phòng QA, phân xưởng bao bì và các đơn vị khác tuỳ theo tính chất sản phẩm. Sau khi soạn thảo xong các loại văn bản kỹ thuật đều phải được kiểm tra kỹ. Đối với hàng FOB và hàng kinh doanh trong nước: Trường hợp sử dụng dự tồn vào sản xuất hàng FOB và trong nước thì việc thử nghiệm sẽ tiến hành như sau: - Nhận chỉ định của Phòng Kế hoạch về ký hiệu dựng dùng cho đơn hàng sắp sản xuất. - Nhận mẫu dựng do Phòng Kinh doanh cung cấp. - Nghiên cứu và chọn ra những loại dựng tương ứng với loại dựng mà Phòng Kế hoạch đã chỉ định (về màu sắc, về độ dày). - Phụ trách phòng xác nhận vào mẫu thử nghiệm về màu sắc và độ dày, độ kết dính của dựng khi Ðp thử (ghi rõ thông số Ðp). 30
  • 31. Báo cáo thực tập - Chuyển về Phòng Kinh doanh – Kế hoạch, trình khách hàng ký xác nhận vào mẫu thử nghiệm khi đã phù hợp. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều bất hợp lý hoặc chưa rõ về yêu cầu kỹ thuật thì báo ngay cho bộ phận thiết kế, Phòng Kinh doanh để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.2. Định mức thời gian chế tạo sản phẩm Nhân viên làm định mức thời gian thực hiện các bước công việc sau: - Nhận yêu cầu kỹ thuật và áo mẫu từ bộ phận xây dựng các văn bản kỹ thuật. Thống kê các bước công việc cho việc may lắp, các chi tiết trong một sản phẩm, xác định thời gian chế tạo, quy ra giây chuẩn theo văn bản quy định của công ty, quy định cấp bậc công việc, tổng hợp thiết bị cữ gá lẵp cho từng đơn hàng/mã hàng (định mức thời gian chế tạo chi tiết). - Cung cấp bảng định mức thời gian chế tạo chi tiết cho tổ kỹ thuật cơ điện, bộ phận lao động tiền lương và các xí nghiệp may. - Kiểm tra chấp lượng công việc. 3.3. Bảng mẫu nguyên phụ liệu Nhân viên làm bảng mẫu nguyên phụ liệu thực hiện các bước công việc sau: - Tiếp nhận các loại nguyên phụ liệu từ cán bộ phụ trách hoặc bộ phận xây dựng các văn bản kỹ thuật. - Nhận mẫu nguyên phụ liệu thực tế cho từng mã hàng vào sản xuất do Phòng Kinh doanh và Phòng Kế hoạch cung cấp. - Kiểm tra nguyên phụ liệu thực tế so với tài liệu kỹ thuật của khách hàng. - Chọn màu chỉ, đo chi kỳ kẻ, gắn mẫu nguyên phụ liệu và cung cấp bảng mẫu nguyên phụ liệu cho các đơn vị liên quan như: xí nghiệp may, tổ cắt, kho phụ liệu, kho nguyên liêu, Phòng QA. Tuỳ theo tính chất công việc mà cung cấp cho bộ phận xưởng thêu, xưởng in, xưởng giặt, các đơn vị sản xuất và các phòng ban liên quan khác. Các loại mẫu phụ liệu gắn trên bảng mầu, mặt phải ở trên. - Đối với các đơn đặt hàng chỉ theo màu vải khi chỉ nhuộm thực tế về nhân viên làm bảng mẫu thì phải thùa thử để kiểm tra màu trước khi gắn mẫu cho các đơn vị sản xuất. - Đối với hàng trong nước và jacket có nhiều nhóm vải không nhất thiết phải sử dụng. Các loại văn bản kỹ thuật có sửa đổi được tiến hành như sau: - Đối với áo sơ mi: + Tiến hành sửa đổi, ghi nội dung sửa đổi, điền vào mục “sửa đổi yêu cầu kỹ thuật” trên trang bìa, gửi ngay nội dung sửa đổi kèm theo yêu cầu sửa đổi của khách hàng (nếu có) và trang bìa đã ghi tình trạng sửa đổi cho các bên có liên quan. + Cán bộ phụ trách phòng ký xác nhận vào văn bản sửa đổi. - Đối với áo jacket. 31
  • 32. Báo cáo thực tập + Các nhân viên tổ xây dựng tài liệu kỹ thuật nêu trên có trách nhiệm theo dõi, giám sát về thực hiện các loại văn bản ban hành, giải quyết mọi phát sinh trong quá trình sản xuất thuộc phạm vi công việc được giao theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng quy định. + Toàn bộ những vị trí công việc trên, cá nhân phải tự kiểm tra và kỹ vào văn bản trước khi ban hành. Riêng các văn bản YCKT, định mức thời gian chế tạo sản phẩm, các định mức kỹ thuật, ký xong trình trưởng, phó phòng phe duyệt trước khi ban hành. 4. Một số tình huống kỹ thuật xảy ra Trong khi lập bảng định mức hay bảng mẫu nguyên phụ liệu, nhân viên có thể lấy nhầm mẫu vải hay nguyên phụ liệu của mã hàng khác. 5. Công tác kiểm tra, quản lý chất lượng Các quy trình công nghệ may lắp được lưu giữ vào máy tính để có các mã hàng lần sau tương tự sẽ lấy ra sử dụng. Mọi tài liệu có liên quan đều phải lưu lại phòng do người có trách nhiệm đúng phận sự quản lý. 32
  • 33. Báo cáo thực tập IV. Phòng Thiết kế – May mẫu 1. Sơ đồ mặt bằng sản xuất 2. Hệ thống quản lý Phó Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý chung cả bộ phận thiết kế và may mẫu, dưới là các tổ trưởng từng tổ và các nhân viên. 33 Tñ ®Ó tµi liÖu kü thuËt Bµn thiÕt kÕ Bµn thiÕt kÕ Bµn thiÕt kÕ Tñ ®Ó tµi liÖu kü thuËt Bµn c¾t CT g¸, c÷ Bµn mÉu cøng Tæ may mÉu
  • 34. Báo cáo thực tập 3. Tổ thiết kế 3.1. Chức năng nhiệm vụ Tổ thiết kế sẽ được Phó phòng giao các tài liệu kỹ thuật của các khách hàng, từ đó xem xét rồi phân công công việc cho từng nhân viên thiết kế. Tổ thiết kế có nhiệm vụ thiết kế ra mẫu mỏng, mẫu cứng, chỉnh sửa tài liệu kỹ thuật của khách hàng đem tới rồi báo cáo với lãnh đạo và khách hàng nếu có điều gì sai sót cần chỉnh sửa. 3.2. Hệ thống quản lý Tổ trưởng: đóng vai trò quan trọng trong tổ thiết kế cũng như trong phòng kỹ thuật, là người chịu trách nhiệm toàn bộ mã hàng, chuẩn bị kỹ thuật, các văn bản liên quan về tài liệu kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước trưởng, phó Phòng Kỹ thuật, trước các Giám đốc, Tổng Giám đốc về các vấn đề liên quan đến mã hàng. Nhân viên thiết kế: gồm có 11 người. Họ sẽ được tổ trưởng phân công cho tài liệu kỹ thuật của từng mã hàng rồi tiến hành tuần tự theo các bước công việc ở phần 3.3. dưới đây. Tại May 10, Phòng Kỹ thuật, Tổ thiết kế, mỗi nhân viên thiết kế thường đi chuyên sâu vào một hay một vài khách hàng quen thuộc, có người chuyên sâu veston, người chuyên áo sơ mi, người chuyên quần, người chuyên hàng nước Nhật, Đức hay Hungary, … Nhân viên mẫu cứng: có 4 người. Từ mẫu mỏng của nhân viên thiết kế đã qua chế thử mà đạt yêu cầu sẽ được nhân viên mẫu cứng sang mẫu từ mẫu giấy sang mẫu bìa để chuyển sang công đoạn giác. Nhân viên làm gá cữ: 2 người, có trách nhiệm làm các gá cữ chuyên dùng cho từng mã hàng, khách hàng. 3.3. Quy trình, phương pháp thực hiện các bước công việc Để chuẩn bị mẫu cho sản xuất công nghiệp được tốt, người làm mẫu cần phải nắm vững các bước công việc của mình khi có mẫu và không có mẫu của khách hàng. Khi có mẫu của khách hàng: - Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật từ cán bộ phụ trách. Đọc và nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, áo mẫu (nếu có) của khách hàng. - Kiểm tra, khảo sát mẫu giấy của khách hàng. - Trao đổi và thống nhất với các bộ phận liên quan nghiệp vụ như: quy trình, giác mẫu, bảng màu, … - Tổng hợp những vướng mắc, sự bất hợp lý trong tài liệu kỹ thuật, áo mẫu, mẫu giấy của khách hàng để thông báo lại cho khách hàng. - Điều chỉnh mẫu giấy theo yêu cầu của khách hàng và những quy định về độ co, cợp cho từng vị trí đo, độ khớp các chi tiết. - Giám sát quá trình may mẫu, chế thử 34
  • 35. Báo cáo thực tập - Khi có nhận xét mẫu, những yêu cầu của khách hàng kết hợp với kết quả kiểm tra chế thử và độ co giãn vải khi là, Ðp, giặt để điều chỉnh mẫu giấy. - Viết thống kê chi tiết, kiểm tra lại thống kê theo tài liệu, áo mẫu và mẫu giấy. - Nhập mẫu lên máy và nhảy cỡ (vóc). - In mẫu ra kiểm tra, điều chỉnh trên máy (nếu chưa chính xác). - In mẫu ra làm mẫu cắt gọt. - Làm toàn bộ thành khí và định vị, ghi số thiết kế. Khi không có mẫu của khách hàng - Đọc và nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, áo mẫu (nếu có) của khách hàng. - Thiết kế cỡ chuẩn: về dáng, các chi tiết thiết kế phải theo dáng của sản phẩm (nếu có). Thiết kế các chi tiết từ mẫu thành phẩm rồi đến mẫu dựng và lần ngoài lần lót. Đối với áo sơ mi - Thiết kế các đồ vặt: túi, bác tay, thép tay, … - Thiết kế chân cổ - Thiết kế bản cổ - Thiết kế cầu vai - Thiết kế tay - Thiết kế thân sau - Thiết kế thân trước - Làm mẫu châm túi, khoét cổ, … Đối với quần - Thiết kế cạp, cá, lắp túi và các đồ vặt khác - Thiết kế thân trước, moi trái phải nếu có, lót túi, đáp túi, dây đỉa, … - Thiết kế thân sau, túi hậu, lót túi hậu, đáp túi, ,… Đối với jacket: - Thiết kế mẫu mỏng tổng thể thành phẩm, bao gồm: cổ, mũ (nếu có), bác tay, cá tay và các đồ vặt, … thiết kế thân trước, thiết kế tay, thiết kế thân sau. - Căn cứ vào mẫu tổng thể: thiết kế trực tiếp các chi tiết thành phẩm trên mẫu tổng thể cho vải ngoài, vải lót, dựng, bông, … - Bổ các chi tiết và ra đường may cho các chi tiết Chó ý: Khi nhảy cỡ trên máy nên nhập mẫu tổng thể lên máy đối với chi tiết bổ phức tạp. Mọi công việc tiếp theo làm giống như có mẫu giấy của khách hàng. 3.3.1. Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật từ cán bộ phụ trách, cập nhật tài liệu kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật chỉnh sửa (nếu có), nhận xét mẫu của khách hàng vào đúng file của từng khách hàng, ghi ngày cập nhật. Đọc kỹ tất cả các mục trong tài liệu kỹ thuật, kiểm tra lần lượt từng chi tiết trong sản phẩm để biết được thông số và cách may như thế nào. 35
  • 36. Báo cáo thực tập Đối với áo sơ mi: Kiểm tra lần lượt: chân cổ, bản cổ, túi, bác tay, thép tay, thân trước, cầu vai, thân sau, tay, … Đối với jacket: Kiểm tra lần lượt: phần ngoài rồi đến phần lót, dựng, đệm, bông gồm các chi tiết: mũ, bản cổ, túi, bác tay, thép tay, thân trước, cầu vai, thân sau, tay, … Đối với quần: Kiểm tra lần lượt: cạp, thân trước, thân sau, tói, … So sánh phần mô tả chi tiết, đường may và thông số trong tài liệu kỹ thuật để tìm ra sự hợp lý cũng như bất hợp lý của từng chi tiết trong sản phẩm, trong thiết kế cũng như khi may. 3.3.2. Kiểm tra, khảo sát mẫu giấy của khách hàng Dựa trên cơ sở vị trí đo, quy định về đường may trong tài liệu kỹ thuật và áo mẫu (nếu có), vạch đường may tại các điểm đo trong mẫu. Sự tiêu hao các đường may với một số được quy định như sau: - Vắt sổ 5 chỉ: + Dùng cho áo sơ mi = 0,9cm (đường may rộng 0,8cm + xén xơ 0,1cm) + Loại dày cho áo jacket và quần = 1,1cm (đường may rộng 1cm + xén xơ 0,1cm) - Cuốn ống: + Sông 4,8cm: đường cuốn 0,6cm, đường bị cuốn 1,5cm + Sông 6,3cm: đường cuốn 0,75cm, đường bị cuốn 1,8cm - Tra tay vơ xoả: + Đường diễu 0,6cm: vơ xoả đầu tay 0,5cm, thân tra 0,5cm + Đường diễu 0,7cm: vơ xoả đầu tay 0,6cm, thân tra 0,6cm - Tra cổ: Đối với áo sơ mi là 0,6 cm, áo jacket là 0,8cm - Nẹp beo kê: Bằng hai lần độ rộng đường diễu + cợp đường may 0,1cm (kê 0,15cm) - Nép beo thường: bằng hai lần độ rộng đường diễu cợp đường may 0,1cm - Đường chắp lộn cầu vai, vai con: bằng 1cm (riêng hàng nước Đức = 0,8cm) Sau khi có thông số mẫu giấy của khách hàng, người thiết kế phải tính toán, kiểm tra và so sánh với bảng thông số trong tài liệu kỹ thuật. Việc tính toán thông số đối với các sản phẩm được làm như sau: Quy định: A - thông số; B - độ co giãn khi may, là, Ðp, giặt; C - độ cợp chờm xơ, D - độ chênh lệch. Đối với sơ mi - Rộng bản cổ = A + B - Rộng chân cổ = A + B - Dài chân cổ = A + B + C - Bản to cầu vai = A + B - Dài giữa cầu vai = A + B + C - Rộng ngang gầm nách thân trước = + D - Rộng ngang gầm nách thân sau = + 2D - Dài thân sau = A + B 36
  • 37. Báo cáo thực tập - Dài thân trước = A + B - Dài tay = A + B + C - Rộng bắp tay = A + B + C Đối với jackét - Dài cổ = A + B + C - Rộng ngang gầm nách thân trước = + D - Rộng ngang gầm nách thân sau = + 2D - Dài thân sau = A + B - Dài tay = A + B + C - Rộng bắp tay = A + B + C Đối với quần - Dài cạp = A + B + C - Dài quần = A + B + C - Rộng ngang gấu = A + B + C + D - Hạ đũng = A + B + C - Rộng ngang gầm đũng thân trước, thân sau = A + B + C + D - Rộng gối thân trước, thân sau = A + B + C + D Trong quá trình cắt, may, giặt, là, Ðp, hoàn thiện sản phẩm có sự tiêu hao về thông số của sản phẩm, do vậy, trên mẫu giấy cần thiết phải tính phần tiêu hao này để đảm bảo cho sản phẩm hoàn thiện cả về thông số cũng như chất lượng. Độ dư trung bình cho là, Ðp dùng: Đối với sơ mi - Cổ, chân cổ = 0,4cm - Bác tay = 0,3cm Đối với sản phẩm jacket: Do chất liệu vải, dựng của áo jacket thường không ổn định, nên độ co của từng mã, từng loại cụ thể sẽ được nghiên cứu và tính toán theo thực tế. Chó ý: Đối với các loại vải đặc biệt như là vải len, vải xốp dày, hoặc vải dễ xổ tuột, …thì độ cợp sẽ lớn hơn tuỳ theo từng trường hợp. Chất liệu vải co, giãn khi có tác động đường may cụ thể của mỗi đơn hàng sẽ tính toán cụ thể dựa vào kết quả chế thử. Kiểm tra độ khớp các chi tiết mẫu giấy: - Đối với sơ mi và jacket: Lần lượt từ phần ngoài đến phần lót, dựng, đệm, … Kiểm tra độ khớp các chi tiết: bản cổ với chân cổ, chân cổ với thân, các chi tiết trên thân trước lắp ráp với nhau, nẹp khoá với khoá, túi với thân, các chi tiết bổ trên thân với nhau. Các chi tiết thân sau: cầu vai với thân, đề cúp với thân, các chi tiết bổ trên thân sau với nhau. Các chi tiết trên tay lắp ráp với nhau: bác tay với tay, thép tay với tay và cửa tay, các chi tiết bổ trên tay, … phần khớp giữa thân trước với thân sau: sườn trước với sau, vai con trước với sau, đề cúp trước với sau, … 37
  • 38. Báo cáo thực tập Phần khớp giữa tay với thân, … sau đó kiểm tra độ khớp giữa phần ngoài và phần lót: dài thân, rộng thân, khớp sườn, nách, vai con, … - Đối với quần: kiểm tra độ khớp cáp với các thân quần, độ khớp các chi tiết bổ trên thân trước: túi, đáp túi, lót túi với thân. Độ khớp các chi tiết bộ trên thân sau: lắp túi, đáp túi, lót túi với thân. Độ khớp dọc quần thân trước với sau, giàng quần thân trước với sau, … 3.3.3. Trao đổi và thống nhất Trao đổi và thống nhất với các bộ phận liên quan nghiệp vụ: quy trình, giác mẫu, bảng màu, … Việc trao đổi này nhằm giữa mẫu và các bộ phận khác có thể rà soát lại toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật cũng như thông số trong tài liệu kỹ thuật. Ngoài những phần đã có trong tài liệu kỹ thuật, những phần nào cần làm như áo mẫu hay mẫu giấy hoặc cần có một số quy định khác cần phải được thống nhất với nhau. 3.3.4. Tổng hợp đầy đủ những vướng mắc Sau khi kiểm tra tài liệu kỹ thuật, áo mẫu và mẫu giấy cần tổng hợp đầy đủ những vướng mắc về tài liệu kỹ thuật áo mẫu, mẫu giấy để báo cho khách hàng, bao gồm: sự bất hợp lý về thông số, độ khớp các chi tiết khi lắp ráp sản phẩm ở phần ngoài, lót, dựng và độ khớp giữa các lơp với nhau, sư phù hợp các đường may trong kết cấu của sản phẩm hoặc những thiếu sót về các thông số và đường may để tiến hành thiết kế cũng như lắp ráp sản phẩm. Việc tổng hợp này rất quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc trước khi đưa mẫu vào sản xuất, tránh trường hợp sơ xuất, thiếu sót của mẫu khi đã vào sản xuất mẫu vẫn còn sửa đổi làm chậm sản xuất cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 3.3.5. Điều chỉnh mẫu giấy Căn cứ vào các công việc trên, sao lại mẫu giấy gốc của khách hàng và điều chỉnh mẫu giấy theo yêu cầu của khách hàng. Làm mẫu bán thành phẩm, mẫu thành phẩm cho các cỡ để may mẫu. Trên mẫu giấy đưa vào may mẫu cần đầy đủ các vị trí bấm, khoan. - Đối với áo sơ mi: + Khoét cổ, khoan túi trên thân trước của mẫu gọt (đối với vải uni, kẻ dọc). + Bấm gập nẹp thân trước. + Bấm điểm giữa họng cổ sau, giữa chân cầu vai, điểm bấm đầu vai chia đôi nách trước và sau. + Điểm bấm ly (chiết) thân sau, giữa thân sau. + Điểm bấm giữa đầu tay, ly tay, xẻ thép tay, gập cửa tay áo cộc. + Điểm bấm phân biệt mang trước, mang sau đối với tay cộc và tay không có xẻ tay (cho giác mẫu). + Điểm bấm giữa sống dựng chân cổ. 38
  • 39. Báo cáo thực tập + Xẻ thép tay to + Bấm gập miệng túi + Bấm điểm giữa chân bản cổ và giữa sống chân cổ (cho giác mẫu). - Đối với quần: + Bấm ly, chiết, định vị túi dọc, túi chéo + Điểm bấm khớp gối (giàng, dọc) + Bấm gập gấu + Điểm bấm đầu cạp + Điểm bấm vị trí giữa thân sau và chắp dọc trên cạp cả lần ngoài và lần lót + Điểm bấm khớp đáp túi dọc với lót túi + Điểm bấm khớp đáp túi hậu với lót túi + Bấm lót túi khớp với thân + Bấm khớp moi trái với thân + Bấm vị trí dây đỉa trên thân - Đối với áo jacket: + Bấm điểm giữa họng cổ sau + Bấm điểm giữa đầu tay + Bấm điểm đầu vai chia đôi nách trước và sau + Bấm trên đai áo các vị trí chắp sườn và giữa sau (nếu có sống sau) + Các điểm bấm khớp giữa các chi tiết đối với loại sản phẩm bổ nhiều chi tiết Để phục vụ tốt cho việc sản xuất dưỡng nhựa, với mỗi mã hàng, nhân viên mẫu mỏng cần phải thống nhất với nhân viên làm dưỡng về các vị trí bấm cho phù hợp. 3.3.6. Giám sát quá trình may mẫu chế thử Đối với các sản phẩm có kết cấu hay có các chi tiết kết cấu phức tạp, mới lạ, hoặc chất liệu, các nguyên phụ liệu đặc biệt, như vải chảy, co giãn khi may, là, Ðp, giặt, cũng như sử dụng các thiết bị, cữ, gá, lắp đặt đặc biệt thì người làm mẫu phải theo sát quá trình chế thử để điều chỉnh mẫu cho phù hợp, dễ dàng cho sản xuất. Việc giám sát này cũng cần phải theo dõi khi người làm mẫu chưa biết rõ về cách may đối với một số chi tiết trên sản phẩm. 3.3.7. Khi có nhận xét mẫu Khi có nhận xét mẫu và những yêu cầu của khách hàng kết hợp với kết quả kiểm tra chế thử và độ co giãn khi vải là, Ðp, giặt để điều chỉnh mẫu giấy. 3.3.8. Viết thống kê chi tiết Viết thống kê chi tiết, kiểm tra lại thống kê theo tài liệu, áo mẫu và mẫu giấy. Việc viết thống kê chi tiết phải viết có trình tự, lần lượt từ ngoài đến trong, đến dựng, đệm, … Từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, … để có thể dễ dàng kiểm soát. Trên thông kê ghi đầy đủ số lượng của từng chi tiết, những chi tiết nào đối nhau 39