SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 125
Baixar para ler offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG
HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Bùi Phƣơng Lan
Lớp : Anh 7
Khóa : 45
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Đào Ngọc Tiến
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH
THUẾ HAI LẦN....................................................................................................4
1.1. Thuế và thuế thu nhập................................................................................4
1.1.1. Thuế ......................................................................................................4
1.1.2. Thuế thu nhập.......................................................................................5
1.1.3. Đánh thuế trùng....................................................................................9
1.2. Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .........................10
1.2.1. Khái niệm............................................................................................10
1.2.2. Mục tiêu ..............................................................................................10
1.2.3. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định ...........................................................10
1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các mẫu Hiệp định ..................11
1.2.5. Các nội dung cơ bản của Hiệp định....................................................15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH
TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM.........................................23
2.1. Thực trạng ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam......23
2.1.1. Thực trạng ký kết ................................................................................23
2.1.2. Mẫu Hiệp định của Việt Nam .............................................................26
2.2. Cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam..........43
2.2.1. Phạm vi áp dụng Hiệp định ................................................................44
2.2.2. Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập (và tài sản) ....48
2.2.3. Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam................................77
2.2.4. Các quy định về thủ tục thực hiện Hiệp định .....................................81
2.3. Đánh giá chung về việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần tại Việt Nam...............................................................................................82
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................82
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại.............................................................................83
2.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................85
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC KÝ KẾT VÀ ÁP
DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM........88
3.1. Xu hƣớng gia tăng ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần trên thế
giới....................................................................................................................88
3.2. Định hƣớng cải cách hệ thống thuế của Việt Nam .................................91
3.2.1. Mục tiêu ..............................................................................................91
3.2.2. Các quan điểm cải cách hệ thống thuế Việt Nam ...............................92
3.3. Khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần tại Việt Nam.........................................................................................94
3.3.1. Khuyến nghị đối với việc ký kết...........................................................94
3.3.2. Khuyến nghị đối với việc áp dụng.......................................................97
KẾT LUẬN........................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................101
PHU LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1 – Sự khác nhau giữa hai mẫu Hiệp định OECD và UN và mối liên hệ với
mẫu Hiệp định của Việt Nam.................................................................................28
Biểu đồ 1 - Phân chia các nƣớc ký kết theo khu vực ..............................................23
Biểu đồ 2: Số lƣợng các hiệp định đầu tƣ song phƣơng (BITs) và hiệp định tránh
đánh thuế hai lần (DTTs), hàng năm và cộng dồn, từ năm 1999 đến năm 2008......89
Biểu đồ 3: Số lƣợng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết trong năm
2008, phân theo nhóm nƣớc...................................................................................89
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, nền kinh tế thế giới đã có sự chuyển biến sâu sắc, sự áp dụng các thành tựu
khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản làm thay đổi và tăng nhanh năng suất lao
động, lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển và mang tính xã hội hoá cao. Các
quốc gia đã nhận thức rõ sự phát triển của mỗi dân tộc phải đặt trong sự phát triển
chung của thời đại trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Đầu tƣ quốc tế là sự di
chuyển các phƣơng tiện đầu tƣ nhƣ: tiền vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ… từ nƣớc
này sang nƣớc khác để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tƣ sẽ quyết
định đầu tƣ vào những nơi có khả năng thực hiện đƣợc chi phí thấp nhất, chiếm lĩnh
đƣợc thị trƣờng, đạt đƣợc lợi nhuận cao,... trong đó thuế là một nhân tố quan trọng
luôn đƣợc quan tâm.
Nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tƣ không chỉ đƣợc qui định bởi chính sách,
pháp luật thuế tại quốc gia của họ mà còn đƣợc điều chỉnh bởi chính sách, pháp luật
thuế của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đến đầu tƣ. Nhƣ vậy, về mặt pháp lý
nhà đầu tƣ vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, lại phải thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tƣ, dẫn đến việc nộp thuế
trùng. Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tƣ cũng nhƣ phân chia quyền lợi về thuế
giữa các quốc gia liên quan, cần có một giải pháp hợp lý để xử lý vấn đề này. Trong
bối cảnh đó, Chính phủ các nƣớc thống nhất ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
Hiệp định nhằm không thu thuế trùng đối với thu nhập của nhà đầu tƣ ở các
quốc gia khác nhau, do đó góp phần xóa bỏ các rào cản về thƣơng mại, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại giữa hai bên
tham gia ký kết. Loại thuế đƣợc áp dụng trong Hiệp định là thuế trực thu, nhƣ: thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với tài sản. Nội dung của
hiệp định thuế còn đề cập việc xác định quyền đánh thuế đƣợc phân chia giữa hai
nƣớc nhƣ thế nào hoặc quyền đánh thuế đƣợc dành hoàn toàn cho một trong hai
nƣớc (nếu áp dụng biên pháp miễn thuế). Khi quyền đánh thuế đƣợc phân định
trong hai nƣớc thì căn cứ vào nội luật của nƣớc có quyền đánh thuế để xác định chế
độ đánh thuế trên thu nhập đó.
2
Với vai trò quan trọng đó, việc ký kết và triển khai áp dụng các Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần một cách có hiệu quả thực sự cần thiết trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc ta hiện nay.
Để có một cái nhìn rõ nét nhất về các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại
Việt Nam cũng nhƣ việc áp dụng các quy định của nó vào thực tế, tác giả đã quyết
định chọn đề tài “Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này là nhằm đƣa ra cho ngƣời đọc có cái
nhìn chính xác nhất về thực trạng ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa
chính phủ Việt Nam và các nƣớc, đồng thời trên cơ sở phân tích mẫu Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam cũng nhƣ các Hiệp định mà Việt Nam đã ký
kết, luận văn làm rõ những cơ chế áp dụng của Hiệp định tại Việt Nam, nhƣ việc
phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập, các biện pháp xóa bỏ việc
đánh thuế hai lần và các thủ tục pháp lý trong quá trình áp dụng Hiệp định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là các hiệp định tránh đánh thuế hai lần
mà Việt Nam đã ký kết và cơ chế, các quy định của Việt Nam nhằm thực hiện các
hiệp định đó.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
của Việt Nam năm 2007 do Tổng Cục thuế soạn thảo và đƣợc Bộ Tài chính phê
duyệt, qua đó liên hệ tới một số Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1992 tới
nay; ngoài ra khóa luận còn nghiên cứu các văn bản luật, dƣới luật liên quan đến
Hiệp định để thấy rõ đƣợc cơ chế áp dụng của các Hiệp định này tại Việt Nam, đặc
biệt là Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn và giải thích
nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và
các nƣớc đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận kết hợp sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ
vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, khóa luận đƣợc chia
thành ba chƣơng:
3
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Chương 2: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần tại Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Thạc sĩ: Đào Ngọc Tiến – Giảng viên, Phó Trƣởng phòng Quản lý khoa
học, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội
- Chị: Hoàng Thị Thanh Bình – Phó trƣởng Ban Ban Hợp tác quốc tế, Tổng
Cục Thuế Việt Nam
đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt bài luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận
không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả hy vọng nhận đƣợc các ý kiến góp ý để khóa
luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
BÙI PHƢƠNG LAN
4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH
TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
1.1. Thuế và thuế thu nhập
1.1.1. Thuế
Nhƣ chúng ta đã biết, thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nƣớc
nào cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình.
GS.TS Bùi, Xuân Lƣu; TS. Nguyễn, Hữu Khải; Th.S Nguyễn, Xuân Nữ
(2003, tr.13) đã kết luận rằng: “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân
có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo
chức năng của Nhà nƣớc. Ngƣời đóng thuế đƣợc hƣởng hợp pháp phần thu nhập
còn lại.”
Nhƣ vậy, thuế trƣớc hết phải là một phần thu nhập. Thu nhập của mỗi một tổ
chức, cá nhân sẽ đƣợc chia ra làm hai phần, một phần để nộp thuế và phần còn lại
để tái sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hay tiết kiệm tùy thuộc vào quyết định của tổ
chức, cá nhân đó. Thứ hai, thuế là một trong những nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải thực hiện theo luật định, việc quy định nghĩa vụ đóng góp
của nhân dân do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc là Quốc hội ban hành
thành văn bản pháp quy dƣới dạng luật hoặc các bộ luật.
Nộp thuế vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Quyền lợi của ngƣời đóng thuế là những lợi ích kinh tế, phúc lợi xã hội do các
khoản đầu tƣ từ thuế của ngân sách Nhà nƣớc mang lại, ví dụ nhƣ các hệ thống giao
thông, thủy điện, trƣờng học, bệnh viện…
Đối với mỗi tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho
Nhà nƣớc theo luật định, phần thu nhập còn lại thuộc sở hữu hợp pháp của họ.
Thuế gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nƣớc, do đó thuế mang bản
chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà
nƣớc để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của chính nó. Tuy nhiên, qua thu thuế
phải tác động tới sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển,
nếu mức động viên về thuế không hợp lý, chỉ nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu
của Nhà nƣớc mà bỏ qua đảm bảo tăng trƣởng về kinh tế thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu
nhiều mặt cả về kinh tế - chính trị. Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ quản lý và điều
chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân, bởi vì chính sách thuế có ảnh hƣởng trực tiếp tới
giá cả, tới quan hệ cung cầu, tới cơ cấu đầu tƣ và sự phát triển cũng nhƣ suy thoái
5
của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ngoài ra, thuế còn góp phần điều hòa thu nhập, thực
hiện công bằng xã hội.
Tùy theo cách phân loại mà chúng ta có các loại thuế khác nhau: thuế trực
thu, thuế gián thu, thuế hàng hóa dịch vụ, thuế tài sản, thuế thu nhập. Hiện nay, tại
Việt Nam có các sắc thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế nhà, đất
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế tài nguyên
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế môn bài
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xin trình bày tóm tắt về loại
thuế thu nhập, gồm hai sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân. Trong đó lƣu ý tới các nguyên tắc đánh thuế thu nhập.
1.1.2. Thuế thu nhập
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế
của các tổ chức và cá nhân.
Tại Việt Nam, thuế thu nhập gồm có 2 sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp
và thuế thu nhập cá nhân.
1.1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của
thuế. Hiện nay ở các nƣớc phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và thực
hiện phân phối thu nhập.
Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.
Cùng với công cuộc cải cách thuế năm 1990, Luật thuế lợi tức đã đƣợc ban
hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhƣợc
điểm và không còn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai
6
đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy,
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã đƣợc ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với
yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Qua lần sửa đổi bổ sung đầu tiên, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/06/2003, có hiệu lực
thi hành ngày 01/01/2004 đồng thời bãi bỏ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm
1997. Lần sửa đổi bổ sung thứ hai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất đƣợc
Quốc hội thông qua ngày 03/06/2008, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009, đây cũng
chính là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam, trong đó quy
định về ngƣời nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập đƣợc miễn thuế, căn cứ tính
thuế, phƣơng pháp tính thuế và ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khoản 2, điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy
định: “Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ sau:
- Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế
phát sinh ngoài Việt Nam;
- Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú đó;
- Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không
liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú;
- Doanh nghiệp nƣớc ngoài không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.”
Điều 3, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy định:
“Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển
nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử
dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhƣợng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi
tiền gửi cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ
khó đòi đã xóa nay đòi đƣợc; thu khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ, khoản
thu nhập từ kinh doanh từ những năm trƣớc bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác,
kể cả thu nhập nhận đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam”
7
Nhƣ vậy có thể kết luận rằng: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế
trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.”
1.1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân đã đƣợc áp dụng từ lâu ở các nƣớc phát triển, đối
tƣợng nộp thuế này là mọi dân cƣ trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập phát
sinh ở nƣớc sở tại, không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Đồng thời, tùy
theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, ngƣời ta chia thu nhập làm hai loại:
thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên để tính thuế cho phù hợp.
Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799, thuế thu nhập cá nhân đƣợc đƣa vào thực hiện
nhƣ một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh
chống Pháp và đƣợc chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nƣớc tƣ bản
phát triển khác cũng áp dụng thuế này nhƣ: ở Nhật Bản năm 1887, Đức năm 1899,
Mỹ năm 1903, Pháp năm 1916 và Liên Xô năm 1922.
Ở Việt Nam, ngày 27/12/1990, Chủ tịch nƣớc đã ký lệnh công bố Pháp lệnh
thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao và đã đƣợc ủy ban thƣờng vụ quốc hội
thông qua. Để cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc, kể từ khi ban hành đến khi chấm dứt hiệu lực đã có 6 lần
sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao: lần thứ
nhất vào ngày 10/03/1992, lần thứ 2 vào ngày 01/06/1994, lần thứ ba vào ngày
06/02/1997, lần thứ tƣ vào ngày 30/06/1999, lần thứ năm vào ngày 13/06/2001 và
lần thứ sáu là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-UBTVQH11 ban hành
năm 2004.
Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài
đủ mạnh để việc thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân đƣợc đi vào ổn định, có hiệu
quả và công bằng; tại kỳ họp Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số
04/2007/QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009;
đồng thời bãi bỏ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao số
35/2001/PL-UBTVQH10 đã đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số
14/2004/PL-UBTVQH11. Theo đó là nghị định số 100/2008/NĐ-CP đƣợc ban hành
ngày 08/09/2008 hƣớng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và thông tƣ số
84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhân và hƣớng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
8
Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam hiện hành quy định về đối
tƣợng nộp thuế nhƣ sau:
“1. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu
thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
và cá nhân không cƣ trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này
phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cƣ trú là ngƣời đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dƣơng lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thƣờng xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thƣờng
trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cƣ trú là ngƣời không đáp ứng điều kiện quy định tại
khoản 2 Điều này.”
Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam hiện hành có quy định rõ về
các loại thu nhập chịu thuế (gồm 10 loại).
Nhƣ vậy, thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập
chịu thuế của từng cá nhân, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã
hội, động viên một phần thu nhập của mỗi cá nhân vào ngân sách Nhà nƣớc.
1.1.2.3. Các nguyên tắc đánh thuế thu nhập
a) Nguyên tắc nguồn
Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc nguồn là cách đánh thuế căn cứ vào mối
liên hệ giữa một nƣớc với các hoạt động tạo ra thu nhập, hay nói cách khác chính là
cách đánh thuế đối với thu nhập phát sinh hoặc có nguồn phát sinh tại nƣớc đó.
b) Nguyên tắc cƣ trú
Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc cƣ trú là cách đánh thuế căn cứ vào mối
liên hệ giữa một nƣớc với bản thân đối tƣợng có thu nhập. Theo nguyên tắc này,
một đối tƣợng đƣợc xác định là đối tƣợng cƣ trú tại một nƣớc sẽ bị đánh thuế thu
nhập tại nƣớc đó.
c) Nguyên tắc quốc tịch
Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc quốc tịch là cách đánh thuế căn cứ vào
mối liên hệ giữa một nƣớc với đối tƣợng có thu nhập là đối tƣợng mang quốc tịch
của nƣớc đó. Theo nguyên tắc này, bất kỳ đối tƣợng nào đƣợc xác định là mang
quốc tịch của một nƣớc sẽ bị đánh thuế thu nhập tại nƣớc đó.
d) Nguyên tắc kết hợp
9
Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc kết hợp là cách đánh thuế căn cứ vào
các mối liên hệ của một nƣớc đối với thu nhập có phát sinh/nguồn phát sinh tại
nƣớc đó và đối tƣợng có thu nhập là đối tƣợng cƣ trú và/hoặc là đối tƣợng mang
quốc tịch của nƣớc đó.
1.1.3. Đánh thuế trùng
Khi mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi biên giới, cá nhân/doanh nghiệp đó
sẽ không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật thuế nƣớc mình (nƣớc cƣ trú/nƣớc mình
mang quốc tịch) mà còn cả luật thuế của nƣớc nơi phát sinh thu nhập (nƣớc nguồn).
Trong thƣơng mại quốc tế, việc cùng tồn tại nhiều hệ thống thuế khác nhau giữa các
nƣớc dẫn tới việc một khoản thu nhập của một đối tƣợng nộp thuế có thể bị đánh
thuế tại hai nƣớc khác nhau. Hệ thống thuế khác nhau kéo theo các nguyên tắc đánh
thuế thu nhập khác nhau, hay sự quy định khác nhau trong từng nguyên tắc, việc áp
dụng các nguyên tắc này giữa hai hay nhiều quốc gia chính là nguyên nhân dẫn đến
hiện tƣợng đánh thuế trùng. Cụ thể, đối tƣợng cƣ trú hay nguồn phát sinh thu nhập
đƣợc xác định khác nhau theo quy định của từng nƣớc và trong nhiều trƣờng hợp,
một công ty hoặc cá nhân có thể là đối tƣợng cƣ trú của hai hay nhiều nƣớc, do đó
việc đánh thuế trùng có thể xảy ra trong nhiều trƣờng hợp nhƣ:
- Hai hay nhiều nƣớc đều đánh thuế trên thu nhập toàn cầu của cùng
một đối tƣợng nộp thuế, do đối tƣợng này đƣợc xác định là đối tƣợng cƣ trú của các
nƣớc này;
- Hai hay nhiều nƣớc cùng xác định một khoản thu nhập của một đối
tƣợng nộp thuế phát sinh từ nƣớc mình và cùng đánh thuế trên khoản thu nhập đó;
- Một công ty hay cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc này nhƣng có
thu nhập phát sinh ở nƣớc khác, do đó vừa phải nộp thuế (trên thu nhập toàn cầu) tại
nƣớc cƣ trú, vừa phải nộp thuế đối với khoản thu nhập phát sinh tại nƣớc nguồn.
Với việc toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài ngày càng
tăng, sự dịch chuyển của lao động từ nƣớc này sang nƣớc khác ngày càng nhiều,
việc đánh thuế trùng gây ra nhiều vấn đề nhƣ rào cản thƣơng mại (không khuyến
khích đầu tƣ xuyên quốc gia), là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ thuế,
trốn lậu thuế....của các đối tƣợng liên quan.
Để giải quyết vấn đề đánh thuế trùng nêu trên, các nƣớc thƣờng ký kết hiệp
định song phƣơng – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu
thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, tài sản; trong đó chủ yếu thỏa thuận
10
việc phân chia quyền đánh thuế của từng nƣớc đối với một số khoản thu nhập/tài
sản của các đối tƣợng liên quan.
1.2. Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
1.2.1. Khái niệm
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là Hiệp định) là một điều ƣớc
quốc tế giữa các nƣớc và/hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền về thuế nhằm tránh đánh
thuế trùng đối với thu nhập từ các hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại qua biên giới trên
cơ sở phân chia quyền đánh thuế giữa các bên tham gia ký kết.
1.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu của Hiệp định về cơ bản là nhằm phân định quyền đánh thuế của
mỗi bên tham gia ký kết nhằm tránh đánh thuế trùng và ngăn ngừa việc trốn và/hoặc
tránh các loại thuế đánh trên thu nhập và tài sản. Do việc đánh thuế trùng đƣợc xem
nhƣ là rào cản thƣơng mại, là trở ngại đối với tự do hóa giao lƣu, hợp tác kinh tế,
với mục đích là loại bỏ trở ngại trên, Hiệp định góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tƣ,
trao đổi thƣơng mại, kinh tế giữa các nƣớc ký kết. Ngoài ra, Hiệp định còn có mục
tiêu tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, đảm bảo đối xử công
bằng về nghĩa vụ thuế cho các đối tƣợng nộp thuế.
Để thực hiện mục tiêu này, các Hiệp định thƣờng thỏa thuận một số nguyên
tắc, biện pháp để phân chia, xác định thẩm quyền đánh thuế của từng nƣớc ký kết
nhƣ:
- Xác định quyền đánh thuế của nƣớc nơi phát sinh thu nhập đối với một số
khoản thu nhập của đối tƣợng không cƣ trú.
- Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập của đối tƣợng
không cƣ trú của nƣớc nơi phát sinh thu nhập (chẳng hạn nếu thuế suất theo quy
định của luật trong nƣớc cao hơn mức thuế suất quy định tại Hiệp định, thì áp dụng
mức thuế suất theo Hiệp định);
- Cho khấu trừ số thuế đã nộp ở nƣớc ngoài vào số thuế phải nộp tại nƣớc
cƣ trú;
- Ngăn ngừa việc trốn lậu thuế bằng cách trao đổi thông tin giữa các nƣớc
ký kết.
1.2.3. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các
loại thuế đánh vào thu nhập và tải sản giữa Việt Nam với các nƣớc đƣợc áp dụng
theo các nguyên tắc sau đây:
11
- Trƣờng hợp có mâu thuẫn giữa các quy định tại Hiệp định và các quy
định tại luật thuế trong nƣớc thì sẽ áp dụng theo các quy định tại Hiệp định.
- Trƣờng hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền
thu thuế nhƣng luật thuế của Việt Nam chƣa có quy định về thu thuế đó hoặc quy
định với mức độ thấp hơn thì áp dụng theo các quy định tại luật thuế của Việt Nam.
- Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so
với luật thuế trong nƣớc.
- Các từ ngữ chƣa đƣợc định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa nhƣ quy
định tại luật trong nƣớc theo mục đích thuế tại thời điểm đó (trừ trƣờng hợp ngữ
cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác).
- Khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trƣờng hợp phải căn cứ theo quy
định cụ thể tại từng Hiệp định. Việc xử lý miễn, giảm thuế theo các quy định của
Hiệp định không áp dụng theo cơ chế tự động. Các đối tƣợng muốn đƣợc hƣởng ƣu
đãi theo Hiệp định phải thực hiện theo các thủ tục quy định tại Mục D – Thông tƣ
133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn và giải thích nội
dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các
nƣớc đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các mẫu Hiệp định
Hiện nay trên thế giới có hai mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã đƣợc
ban hành nhằm hƣớng dẫn các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng trong quá trình
đàm phán và ký kết Hiệp định. Đó là mẫu Hiệp định của Tổ chức hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development)
và của Liên Hợp Quốc (UNO – The United Nations Organisation; or UN – United
Nations).
1.2.4.1. Mẫu Hiệp định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD
Quá trình hình thành và phát triển của mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
bắt đầu từ khi Hội đồng của Tổ chức kinh tế Châu Âu (OECC) – nay là OECD –
thông qua bản giới thiệu các vấn đề liên quan đến việc đánh thuế hai lần vào ngày
25 tháng 2 năm 1955. Vào thời điểm đó, 70 hiệp định song phƣơng đã đƣợc ký kết
giữa các nƣớc là thành viên của OECD ngày nay. Năm 1928, mẫu hiệp định song
phƣơng đầu tiên đƣợc soạn thảo, tiếp theo là mẫu hiệp định của Mexico năm 1943
và mẫu Hiệp định của Luân Đôn năm 1946, các quy định tại các điều khoản của
những Hiệp định này đều đƣợc soạn thảo dựa trên sự đúc kết từ các hiệp định
12
thƣơng mại song phƣơng giữa các quốc gia và đƣợc sửa đổi, bổ sung trong suốt
những thập niên tiếp theo.
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự cộng tác của các thành viên Tổ chức
kinh tế châu Âu (OECC) sau chiến tranh ngày càng tăng cho ta thấy vai trò quan
trọng của các biện pháp tránh đánh thuế hai lần ngày một rõ nét. Một loạt các hiệp
định thuế song phƣơng đã đƣợc ký kết giữa các thành viên của OECC, cùng thời
gian này, sự phù hợp của các hiệp định trong tất cả các nguyên tắc, định nghĩa, các
điều khoản, các phƣơng pháp và sự thống nhất theo cách hiểu thông thƣờng làm cho
hiệp định càng trở nên cần thiết.
Năm 1956, ủy ban tài chính châu Âu đã soạn thảo một bản dự thảo hiệp định
trong đó gồm các quy định có thể giải quyết hiệu quả vấn đề đánh thuế hai lần đang
tồn tại giữa các thành viên của OECD và nó có thể đƣợc chấp nhận áp dụng tại tất
cả các thành viên này. Từ năm 1958 đến năm 1961, Ủy ban Tài chính của OECD đã
soạn thảo 4 bản dự thảo hiệp định tạm thời, trƣớc khi trình bản dự thảo hiệp định
cuối cùng với tên gọi “dự thảo Hiệp định đánh thuế hai lần đối với các loại thuế
đánh vào thu nhập và tài sản”. Ngày 30 tháng 7 năm 1963, Hội đồng OECD đã
thông qua một văn bản liên quan đến vấn đề tránh đánh thuế hai lần và kêu gọi
chính phủ của các quốc gia thành viên, khi ký kết hoặc sửa đổi các hiệp định song
phƣơng giữa họ thì nên tuân theo bản dự thảo hiệp định đó.
Khi trình bản dự thảo Hiệp định vào năm 1963, Ủy ban tài chính của OECD
đã vạch ra kế hoạch, rằng bản dự thảo Hiệp định đó có thể đƣợc sửa đổi vào bất kỳ
một giai đoạn nào sau này. Việc sửa đổi cần phải lấy ý kiến về kinh nghiệm thu đƣợc
của các quốc gia thành viên trong quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định song
phƣơng, về sự thay đổi trong hệ thống thuế của từng quốc gia đó, về sự gia tăng của
các mối quan hệ tài chính quốc tế, và về sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành
nghề kinh doanh mới và sự cần thiết của các tổ chức hợp tác kinh doanh trên tầm
quốc tế. Với tất cả các lý do này, sau năm 1971 Ủy ban Tài chính OECD đổi tên
thành Vụ Tài chính OECD, đảm trách việc sửa đổi bản dự thảo Hiệp định năm 1963
và theo đó là các bình luận (có chức năng giải thích từng điều khoản trong Hiệp
định). Kết quả là năm 1977, Mẫu hiệp định và các bình luận mới đƣợc xuất bản.
Tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế của OECD nhanh chóng đƣợc triển
khai và thực hiện vào những năm 1980. Kết quả là, trong các phiên làm việc thƣờng
lệ của mình, sau năm 1977 Vụ tài chính OECD tiếp tục kiểm tra một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp các vấn đề khác nhau liên quan tới mẫu Hiệp định năm 1977. Công
13
việc này đem lại kết quả với một số lƣợng các bản báo cáo, một vài bản trong số đó
giới thiệu những sửa đổi của Mẫu Hiệp định và các bình luận.
Năm 1991, nhận thấy việc sửa đổi của Mẫu Hiệp định và các bình luận trở
nên cần thiết, Vụ Tài chính OECD thông qua nội dung của một mẫu Hiệp định linh
hoạt cung cấp định kỳ mà các thông tin đƣợc cập nhật và sửa đổi một cách thƣờng
xuyên hơn mà không phải chờ tới khi có một bản sửa đổi hoàn chỉnh. Vì vậy nó
cũng đã đƣợc quyết định cho xuất bản một phiên bản đã đƣợc sửa đổi và cập nhật
của mẫu Hiệp định 1977 bằng cách kết hợp nhiều ý kiến phản hồi từ những báo cáo
đã đề cập trên đây.
Bởi mức độ ảnh hƣởng rộng rãi của Mẫu hiệp định đã vƣợt ra khỏi phạm vi
những quốc gia thành viên của OECD, Vụ Tài chính OECD đã quyết định quá trình
sửa đổi bổ sung hiệp định có thể đƣợc mở rộng để hƣởng lợi ích từ đầu vào là các
quốc gia không phải thành viên, các tổ chức quốc tế hoặc các bên đƣơng sự khác.
Các khoản đóng góp từ bên ngoài nhƣ vậy sẽ giúp Vụ tài chính trong nhiệm vụ tiếp
tục cập nhật mẫu Hiệp định cho phù hợp với sự thay đổi của các quy định và các
nguyên tắc thuế khóa quốc tế. Đây là nguyên do của việc xuất bản mẫu Hiệp định
năm 1992. Không giống nhƣ bản dự thảo Hiệp định năm 1963 và mẫu Hiệp định
năm 1977, mẫu sửa đổi không phải là văn bản có giá trị bao hàm cao nhất nhƣng nó
là văn bản đầu tiên của quá trình sửa đổi theo hƣớng cập nhật thông tin định kỳ và
bằng cách này đảm bảo rằng mẫu Hiệp định sẽ tiếp tục phản ánh đúng cái nhìn của
các quốc gia thành viên tại bất cứ thời điểm nào.
Qua một trong các lần cập nhật, vào năm 1997, quan điểm của một số các
quốc gia không thành viên lần đầu tiên đƣợc đề cập tới trong mẫu Hiệp định. Từ đó
tới nay, Mẫu Hiệp định đã đƣợc sửa đổi và cập nhật qua các năm 1999, 2003 và gần
đây nhất là năm 2005.
1.2.4.2. Mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc UN
Ảnh hƣởng của mẫu Hiệp định OECD đã vƣợt ra khỏi phạm vi các nƣớc
thành viên. Nó đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu cơ bản để tham khảo trong quá trình
đàm phán giữa các quốc gia thành viên và không thành viên, thậm chí giữa các quốc
gia không thành viên với nhau cũng nhƣ đối với các tổ chức quốc tế khác trong
phạm vi về đánh thuế hai lần và các vấn đề liên quan. Đặc biệt, nó còn đƣợc dùng
làm cơ sở cho việc soạn thảo bản dự thảo gốc và bản sửa đổi của “Mẫu Hiệp định
đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển của Liên Hợp Quốc”
14
bằng cách sao chép một phần quan trọng của tất cả các điều khoản và bình luận của
mẫu Hiệp định OECD.
Sự gia tăng của các dòng vốn đầu tƣ từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc
đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng đầu tƣ quốc tế. Vấn đề đánh
thuế hai lần có ảnh hƣởng tiêu cực tới việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ; việc di
chuyển vốn và nhân lực trong quá trình hợp tác, đầu tƣ kinh tế với nƣớc ngoài, do
đó việc tránh hay loại bỏ vấn đề đánh thuế hai lần trở thành một thành phần quan
trọng của môi trƣờng đầu tƣ quốc tế. Ngoài ra, mục tiêu chủ yếu của các hiệp định
thuế song phƣơng là bảo đảm cho các đối tƣợng nộp thuế tránh đƣợc việc đánh thuế
hai lần (dù trực tiếp hay gián tiếp) và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế.
Sự cần thiết của việc khuyến khích ký kết các hiệp định thuế song phƣơng
giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển đƣợc công nhận bởi Hội đồng kinh tế và
xã hội của Liên Hợp quốc, tại nghị quyết số 1273 (XLIII) đƣợc thông qua ngày 4
tháng 8 năm 1967 bởi Tổng thƣ ký Liên Hợp quốc “cần thành lập một nhóm công tác
đặc biệt bao gồm các chuyên gia và các nhà quản lý về thuế đƣợc Chính phủ các
nƣớc bổ nhiệm, nhƣng hoạt động theo năng lực của riêng mình, từ cả các nƣớc phát
triển và các nƣớc đang phát triển tƣơng ứng với các vùng và các hệ thống thuế khác
nhau, với nhiệm vụ tìm hiểu, khai thác bằng nhiều cách để làm cho việc ký kết các
Hiệp định thuế giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển một cách thuận tiện nhất,
bao gồm việc giới thiệu các hƣớng dẫn về tác dụng của các Hiệp định thuế để bảo
đảm hoàn toàn cho lợi ích của họ. Chiểu theo nghị định này, năm 1968, Tổng thƣ ký
Liên Hợp Quốc đã thành lập “the Ad Hoc Group of Experts on Tax Treaties between
Developed and Developing Countries” – tạm dịch là – “Nhóm chuyên gia về Hiệp
định thuế giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển”, bao gồm các nhân viên thuế
chính thức và các chuyên gia đến từ cả các nƣớc phát triển và đang phát triển.
Nhóm chuyên gia này đã hoàn thành bản hƣớng dẫn việc đàm phán các hiệp
định song phƣơng giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển trong kỳ họp khóa 7
của Liên Hợp quốc, từ năm 1968 đến năm 1977, với sự tham gia của các thành viên
đến từ Achentina, Brazil, Chi lê, Pháp, Đức, Ghana, Ấn độ, Ix-ra-en, Nhật Bản, Hà
Lan, Na-uy, Pa-kit-xtang, Philippin, Xri-lan-ka, Xu-đăng, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ Kỳ,
Vƣơng quốc Anh và Bắc Ai-len, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Năm 1979, Nhóm chuyên gia
cũng đã hoàn thành việc soạn thảo một bản dự thảo mẫu hiệp định song phƣơng giữa
một nƣớc phát triển với một nƣớc đang phát triển dựa trên bản hƣớng dẫn nêu trên.
15
Tại kỳ họp thứ 8 của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Giơ-ne-vơ từ ngày 10 đến
ngày 21 tháng 12 năm 1979, Nhóm chuyên gia đã trình bản dự thảo mẫu Hiệp định
của Liên Hợp Quốc và đƣợc thông qua . Năm 1980, Liên Hợp Quốc xuất bản “Mẫu
hiệp định của Liên Hợp Quốc về đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang
phát triển”.
Ngày 28 tháng 4 năm 1980, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc đã
đổi tên nhóm chuyên gia thành “Ad Hoc Group of Experts on International
Cooperation in Tax Matters” – tạm dịch là – Nhóm chuyên gia về các vấn đề thuế
trong hợp tác quốc tế. Trong những năm 90, nhận thấy nhiều thay đổi quan trọng
trong môi trƣờng kinh tế và tài chính quốc tế, thêm vào đó là các bản cập nhật và
sửa đổi của mẫu Hiệp định OECD vào các năm 1992, 1994, 1995 và 1997, Nhóm
chuyên gia về các vấn đề thuế trong hợp tác quốc tế quyết định sửa đổi và cập nhật
“Mẫu hiệp định của Liên Hợp Quốc về đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển
và đang phát triển” vào năm 1997, tiếp đó là các lần sửa đổi và cập nhật vào năm
1999 và gần đây nhất là bản mẫu Hiệp định năm 2001.
1.2.5. Các nội dung cơ bản của Hiệp định
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cho dù dựa trên các mẫu khác nhau nhƣng
thƣờng gồm các nội dung cơ bản sau đây và có thể đƣợc chia thành 7 phần:
1.2.5.1. Phần 1: Phạm vi áp dụng của Hiệp định (Điều 1-2)
Trong phần này, Hiệp định có nêu rõ những đối tƣợng nào là đối tƣợng áp
dụng của Hiệp định (đối tƣợng cƣ trú của một hoặc của cả hai nƣớc ký kết). Thêm
vào đó, Hiệp định còn quy định chi tiết những loại thuế áp dụng trong Hiệp định:
“Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một nƣớc ký kết hoặc chính quyền
địa phƣơng của nƣớc đó, đánh vào thu nhập và tài sản, bất kể hình thức áp dụng của
các loại thuế đó nhƣ thế nào.” – khoản 1, Điều 2, mẫu Hiệp định năm 2007 của Việt
Nam.
Khoản 3, Điều 2 của Hiệp định cũng nêu rõ các loại thuế hiện hành của cả
hai nƣớc ký kết đƣợc áp dụng trong Hiệp định, tại Việt Nam gồm có thuế thu nhập
cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài sản (nếu có) – đƣợc gọi chung là
“thuế Việt Nam”
Tại Trung Quốc bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập đối với các xí
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các xí nghiệp nƣớc ngoài, thuế thu nhập địa
phƣơng – đƣợc gọi chung là “thuế Trung Quốc” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp
định giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nƣớc
16
Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa
việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 17/05/1995
tại Bắc Kinh và có hiệu lực từ ngày 18/10/1996)
Tại Hàn Quốc bao gồm thuế thu nhập, thuế công ty và thuế cƣ trú – đƣợc gọi
chung là “thuế Hàn Quốc” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nƣớc Đại hàn dân quốc về
tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh
vào thu nhập, ký kết ngày 20/05/1994 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày
11/09/1994)
Tại Tây Ban Nha bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế công ty, thuế thu
nhập đối với các đối tƣợng không cƣ trú và các loại thuế địa phƣơng thu trên thu
nhập – đƣợc gọi chung là “thuế Tây Ban Nha” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định
giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vƣơng
quốc Tây Ban Nha về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối
với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 07/03/2005 tại Hà Nội và có hiệu
lực từ ngày 22/12/2005)
v.v….
Hiệp định cũng sẽ đƣợc áp dụng cho các loại thuế có tính chất tƣơng tự hay
về cơ bản giống nhƣ các loại thuế đã quy định tại khoản 3, Điều 2 của Hiệp định
đƣợc ban hành sau ngày ký kết Hiệp định để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế
hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai nƣớc ký kết sẽ thông báo cho
nhau những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng nƣớc để tránh xảy ra
tranh chấp trong quá trình thực hiện Hiệp định.
1.2.5.2. Phần 2: Các định nghĩa (Điều 3-5)
Phần này gồm các điều liên quan đến việc giải thích các thuật ngữ đƣợc sử
dụng trong Hiệp định. Trong đó Điều 3 có nhiệm vụ giải thích 9 thuật ngữ:
- “Tên nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam” – Ví dụ: “Áo”, “Trung
Quốc”, “Hà Lan”, “Singapore”,v.v…
- “Việt Nam”
- “Nƣớc ký kết” và “ Nƣớc ký kết kia”
- “Đối tƣợng”
- “Công ty”
- “Doanh nghiệp của nƣớc ký kết” và “Doanh nghiệp của nƣớc ký kết kia”
- “Đối tƣợng mang quốc tịch”
17
- “Vận tải quốc tế”
- “Nhà chức trách có thẩm quyền”
Riêng điều 4 và điều 5 có nhiệm vụ giải thích chi tiết 2 thuật ngữ quan trọng:
“Đối tƣợng cƣ trú” và “ Cơ sở thƣờng trú” – phần này sẽ đƣợc tác giả đi sâu phân
tích trong Chƣơng 2 của bài khóa luận này.
1.2.5.3. Phần 3: Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập (Điều 6-
22)
Có thể nói, đây là phần thể hiện rõ nhất mục tiêu của Hiệp định là phân chia
quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập cho các bên tham gia ký kết. Phần này
gồm có 17 điều (từ điều 6 đến điều 22), tƣơng ứng với mỗi điều là quy định của
Hiệp định đối với một loại thu nhập:
Điều 6: Thu nhập từ bất động sản
Điều 7: Lợi tức kinh doanh
Điều 8: Vận tải biển và vận tải hàng không
Điều 9: Các doanh nghiệp liên kết
Điều 10: Tiền lãi cổ phẩn
Điều 11: Lãi từ tiền cho vay
Điều 12: Tiền bản quyền
Điều 13: Phí dịch vụ kỹ thuật
Điều 14: Lợi tức từ chuyển nhƣợng tài sản
Điều 15: Hoạt động của dịch vụ cá nhân độc lập
Điều 16: Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc
Điều 17: Thù lao Giám đốc và thù lao nhân viên quản lý cao cấp
Điều 18: Nghệ sĩ và vận động viên
Điều 19: Tiền lƣơng hƣu và các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội
Điều 20: Phục vụ chính phủ
Điều 21: Sinh viên và thực tập sinh
Điều 22: Thu nhập khác
Phần này sẽ đƣợc tác giả đi sâu phân tích trong Chƣơng 2 của bài khóa luận
này.
1.2.5.4. Phần 4: Phân định quyền đánh thuế đối với tài sản (Điều 23)
Nếu nhƣ phần 3 là các quy định của Hiệp định về vấn đề phân chia quyền
đánh thuế đối với các loại thu nhập, thì đây lại là phần quy định về vấn đề phân chia
18
quyền đánh thuế đối với tài sản. Các loại tài sản bị đánh thuế đƣợc quy định tại
phần này là:
- Tài sản là bất động sản nêu tại Điều 6 Hiệp định này do một đối tƣợng
cƣ trú của một nƣớc ký kết sở hữu có tại nƣớc ký kết kia.
- Tài sản là động sản hình thành nên một phần tài sản kinh doanh của
một cơ sở thƣờng trú của một doanh nghiệp của một nƣớc ký kết có tại nƣớc ký kết
kia hoặc là động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tƣợng cƣ trú của một
nƣớc ký kết có tại nƣớc ký kết kia để thực hiện các dịch vụ cá nhân độc lập.
- Tài sản là tàu thủy, máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế và thuyền
hoạt động trong vận tải đƣờng thủy nội địa và tài sản là động sản liên quan đến hoạt
động của tàu thủy, máy bay và thuyền đó.
1.2.5.5. Phần 5: Biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần (Điều 24)
Điều 24 của Hiệp định quy định về các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai
lần. Có hai phƣơng pháp nhƣ sau:
- Phƣơng pháp miễn thuế: thu nhập hoặc tài sản bị đánh thuế tại nƣớc
nguồn hoặc nƣớc nơi có tài sản sẽ đƣợc miễn thuế tại Nƣớc cƣ trú, nhƣng Nƣớc cƣ
trú khi xác định thuế suất áp dụng đối với thu nhập hay tài sản còn lại của đối tƣợng
nộp thuế vẫn có thể tính đến các khoản thu nhập và tài sản đã đƣợc miễn thuế (tức
là tính tổng thu nhập để xác định mức thuế suất lũy tiến phù hợp)
- Phƣơng pháp khấu trừ thuế: thu nhập hoặc tài sản bị đánh thuế tại
Nƣớc nguồn hoặc Nƣớc nơi có tài sản sẽ phải chịu thuế tại Nƣớc cƣ trú, nhƣng thuế
đã tính tại Nƣớc nguồn hoặc Nƣớc nơi có tài sản sẽ đƣợc khấu trừ vào số thuế đƣợc
tính tại Nƣớc cƣ trú tính trên thu nhập hoặc tài sản đó.
Phần này sẽ đƣợc tác giả đi sâu phân tích trong Chƣơng 2 của bài khóa luận
này.
1.2.5.6. Phần 6: Các quy định đặc biệt (Điều 25-28)
Phần này gồm có 4 điều quy định về các vấn đề sau:
Điều 25: Không phân biệt đối xử
Quy định tại điều này có mục tiêu đảm bảo rằng những ngƣời mang quốc
tịch của các Nƣớc ký kết, đối tƣợng cƣ trú của quốc gia thứ ba, những đối tƣợng ở
trong tình trạng không có quốc tịch và các cơ sở thƣờng trú của các đối tƣợng
không có quốc tịch đƣợc đối xử bình đẳng về thuế nhƣ các đối tƣợng cƣ trú của các
quốc gia cƣ trú.
19
Thứ nhất là các quy định để chống lại việc những ngƣời mang quốc tịch của
các Nƣớc ký kết, đối tƣợng cƣ trú của quốc gia thứ ba, những đối tƣợng trong tình
trạng không có quốc tịch và các cơ sở thƣờng trú của các đối tƣợng không có quốc
tịch phải chịu bất cứ một sự đánh thuế nào khác hoặc nặng hơn so với sự đánh thuế
đƣợc áp dụng đối với ngƣời mang quốc tịch của Nƣớc ký kết kia trong cùng một
hoàn cảnh.
Thứ hai, không phân biệt đối xử với một doanh nghiệp của một Nƣớc ký kết
có cơ sở thƣờng trú tại Nƣớc ký kết kia. Trong trƣờng hợp này, việc đánh thuế đối
với cơ sở thƣờng trú của quốc gia mà ở đó cơ sở thƣờng trú hiện diện sẽ không
đƣợc kém thuận lợi hơn so với công ty của bản thân quốc gia đó.
Thứ ba, đảm bảo rằng lợi tức tiền vay, tiền bản quyền và các khoản chi trả
khác đƣợc thanh toán bởi một doanh nghiệp của một Nƣớc ký kết cho một đối
tƣợng cƣ trú của một Nƣớc ký kết kia phải đƣợc khấu trừ khi tính thu nhập chịu
thuế với cùng một điều kiện nhƣ là các khoản chi trả này đƣợc thanh toán cho đối
tƣợng cƣ trú của cùng quốc gia doanh nghiệp.
Thứ tƣ, đảm bảo rằng các doanh nghiệp, các tổ chức liên doanh và các pháp
nhân khác là đối tƣợng cƣ trú của một Nƣớc ký kết mà vốn của chúng đƣợc sở hữu
hoặc kiểm soát bởi đối tƣợng cƣ trú của Nƣớc ký kết kia đƣợc đối xử không kém
thuận lợi hơn (về thuế) so với doanh nghiệp đƣợc sở hữu hoặc kiểm soát bởi đối
tƣợng cƣ trú của quốc gia đó.
Điều 26: Thủ tục thỏa thuận song phương
Theo quy định tại điều này, khi một đối tƣợng nộp thuế thấy rằng mình đã
phải nộp thuế không đúng với quy định tại Hiệp định thì có thể yêu cầu nhà chức
trách có thẩm quyền của một trong hai Nƣớc ký kết giải quyết các khiếu nại của
mình. Trong trƣờng hợp một Nƣớc ký kết không thể đơn phƣơng giải quyết thì cỏ
thể yêu cầu nhà chức trách có thẩm quyền của một trong hai Nƣớc ký kết đƣa vấn
đề của mình ra giải quyết trên cơ sở song phƣơng.
Thủ tục thỏa thuận song phƣơng còn tạo điều kiện cho bản thân nhà chức
trách có thẩm quyền của các Nƣớc ký kết tham vấn lẫn nhau để loại bỏ việc đánh
thuế trùng đối với các trƣờng hợp còn chƣa đƣợc quy định tại Hiệp định.
Khái niệm “Nhà chức trách có thẩm quyền” đã đƣợc định nghĩa tại Điều 3 –
Các định nghĩa chung – của Hiệp định này, thƣờng là “Bộ trƣởng Bộ Tài chính hoặc
ngƣời đại diện đƣợc ủy quyền của Bộ trƣởng” (nhƣ Việt Nam, Hà Lan, Singapore,
Aixơlen, Tây Ban Nha, Thụy Điển….), cũng có thể là “Tổng cục quản lý thuế Nhà
20
nƣớc hoặc đại diện đƣợc ủy quyền của Tổng cục quản lý thuế Nhà nƣớc” (Trung
Quốc), hoặc “Cơ quan thuế thu nhập Trung ƣơng hoặc ngƣời đại diện đƣợc ủy
quyền của Cơ quan thuế thu nhập Trung ƣơng” (Pakistan), hay “Cục trƣởng cục
thuế liên bang hoặc ngƣời đại diện đƣợc ủy quyền của Cục trƣởng” (Thụy Sĩ).
Điều 27: Trao đổi thông tin
Theo quy định tại điều này, khi cơ quan thuế của một Nƣớc ký kết có đƣợc
các thông tin từ hoạt động trao đổi thông tin theo quy định của Hiệp định thì cơ
quan thuế đó có trách nhiệm đảm bảo sự bí mật của thông tin này dù rằng việc cung
cấp các thông tin này cho các cơ quan tòa án là hành động đƣợc phép theo quy định
của Hiệp định.
Trong quá trình trao đổi thông tin, một quốc gia ký kết hoàn toàn không có
nghĩa vụ buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khi các biện pháp này trái
với các quy định của nội luật cũng nhƣ thủ tục quản lý hành chính của quốc gia
mình, hoặc khi xét thấy việc trao đổi thông tin nhƣ vậy có thể dẫn đến việc làm lộ
các bí mật thƣơng mại hoặc các bí mật tƣơng tự.
Cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong việc trao đổi thông tin theo quy định
tại Hiệp định là Nhà chức trách có thẩm quyền đã đƣợc xác định tại Hiệp định.
Điều 28: Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự
Theo quy định tại điều này, các quy định tại Hiệp định sẽ không ảnh hƣởng
đến quyền miễn trừ của các thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự đƣợc quy định
trong các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập.
1.2.5.7. Phần 7: Các quy định về hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của Hiệp
định (Điều 29-30)
Điều 29: Hiệu lực
Điều này quy định về thời gian mà Hiệp định có hiệu lực và hiệu lực thi
hành. Theo đó, mỗi nƣớc ký kết, thông qua đƣờng ngoại giao, sẽ thông báo cho
nhau biết bằng văn bản việc hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của luật pháp nƣớc
mình để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày nhận đƣợc thông
báo sau cùng.
Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:
- Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập
chịu thuế phát sinh kể từ ngày 1 tháng 1 của năm dƣơng lịch tiếp sau năm Hiệp định
có hiệu lực, và trong các năm tiếp theo.
21
- Đối với các loại thuế khác của Việt Nam, liên quan đến thu nhập, lợi
tức hoặc thu nhập từ chuyển nhƣợng tài sản hoặc tài sản phát sinh vào ngày hoặc
sau ngày 1 tháng 1 năm dƣơng lịch tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực, và trong các
năm tiếp theo.
Ví dụ: Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ Vƣơng quốc Tây Ban Nha, có hiệu lực vào ngày 22/12/2005, nhƣ vậy
sẽ có hiệu lực thi hành đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản
thu nhập chịu thuế phát sinh kể từ ngày 01/01/2006, và trong các năm tiếp theo. Đối
với các loại thuế còn lại, Hiệp định này sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2006
hoặc bất kỳ ngày nào sau ngày đó.
Điều 30: Chấm dứt hiệu lực
Tại điều này, Hiệp định quy định nhƣ sau:
“Hiệp định này sẽ vẫn còn hiệu lực cho tới khi một Nƣớc ký kết tuyên bố
chấm dứt hiệu lực. Từng Nƣớc ký kết thông qua đƣờng ngoại giao có thể chấm dứt
hiệu lực Hiệp định bằng cách gửi thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định ít nhất 6
tháng trƣớc khi kết thúc bất kỳ năm dƣơng lịch nào bắt đầu từ sau thời hạn 5 năm kể
từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, Hiệp định sẽ hết hiệu lực
thi hành tại Việt Nam:
- Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập
chịu thuế phát sinh vào ngày 1 tháng 1 của năm dƣơng lịch tiếp sau năm gửi thông
báo kết thúc hiệu lực, và trong các năm tiếp theo.
- Đối với các loại thuế khác của Việt Nam, liên quan đến thu nhập, lợi
tức hoặc lợi nhuận từ chuyển nhƣợng tài sản hoặc tài sản phát sinh vào ngày hoặc
sau ngày 1 tháng 1 năm dƣơng lịch tiếp sau năm gửi thông báo.
Vẫn ví dụ trên, Hiệp định giữa Việt Nam và Áo có hiệu lực vào ngày
22/12/2005, ngày 22/12/2010 là ngày kết thúc thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định
có hiệu lực. Nhƣ vậy, theo quy định tại Hiệp định, nếu Nƣớc Cộng hòa Áo muốn
gửi thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định cho Việt Nam, thì sẽ phải gửi ít nhất 6
tháng trƣớc khi kết thúc bất kỳ năm dƣơng lịch nào bắt đầu từ năm 2011, tức là vào
khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm bắt đầu từ năm 2011. Giả sử,
thông báo đƣợc gửi vào tháng 2 năm 2012, thì Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành đối
với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh
vào ngày 1 tháng 1 năm 2013, và trong các năm tiếp theo; đối với các loại thuế còn
22
lại, Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành có thể vào ngày 1 tháng 1 năm 2013 hoặc bất
kỳ ngày nào sau ngày đó.
Tóm lại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một điều ƣớc quốc tế giữa các
nƣớc và/hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền về thuế nhằm phân định quyền đánh thuế
của mỗi bên tham gia ký kết nhằm tránh đánh thuế trùng và ngăn ngừa việc trốn
và/hoặc tránh các loại thuế đánh trên thu nhập và tài sản. Với mục tiêu này, Hiệp
định có vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ các rào cản thƣơng mại, góp phần thúc
đẩy hoạt động đầu tƣ, hợp tác kinh tế, trao đổi thƣơng mại giữa các nƣớc ký kết.
Hiệp định thƣờng gồm có 30 điều quy định chi tiết về các vấn đề liên quan, với nội
dung cơ bản là các quy định về phân chia quyền đánh thuế đối với 17 loại thu nhập
và một số loại tài sản khác nhau. Ngoài ra khi ký kết Hiệp định, các nƣớc còn
thƣờng ký với nhau một “Nghị định thƣ” đi kèm với Hiệp định và coi nhƣ là một bộ
phận hợp thành của nó để bổ sung thêm các quy định có liên quan đến một số điều
trong Hiệp định. (Xem Phụ lục 1 – Nghị định thƣ đi kèm với Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập
và tài sản giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Cộng hòa Áo)
23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ
ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam
2.1.1. Thực trạng ký kết
Nhận biết đƣợc vai trò quan trọng của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
trong quá trình mở cửa nền kinh tế, hợp tác đầu tƣ, phát triển thƣơng mại quốc tế, từ
những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã đàm phán và ký kết với nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến nay, chúng ta đã ký đƣợc gần 60 Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần (Xem Phụ lục 2 – Danh sách các nƣớc và vùng lãnh thổ ký
kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam)
Xét theo nƣớc đối tác, Việt Nam đã ký kết Hiệp định với một số quốc gia
nằm tại tất cả các châu lục trên thế giới, nhiều nhất là tại châu Âu với 26 nƣớc, sau
đó là tại châu Á – Thái Bình Dƣơng với 20 nƣớc và vùng lãnh thổ (Hồng Kông, Đài
Bắc), ít nhất là tại Châu Phi và châu Mỹ với 3 quốc gia cho mỗi châu lục (châu Phi
gồm có An-giê-ri, Ma-rốc và nƣớc Cộng hòa Xây-sen; châu Mỹ gồm có Ca-na-đa,
Cu ba và Vê-nê-xu-ê-la). Cuối cùng là khu vực Trung Đông với 6 nƣớc: Ai cập, Ô-
man, Các Tiểu Vƣơng quốc Ả-rập thống nhất, Ca-ta, Cô-oét và Ix-ra-en. Ta có thể
thấy rõ tỷ lệ phân chia theo khu vực của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký kết
Hiệp định với Việt Nam qua Biểu đồ 1 dƣới đây:
Biểu đồ 1 - Phân chia các nước ký kết theo khu vực
46%
5%
34%
5%
10%
Châu Âu
Châu Phi
Châu Á - TBD
Châu Mỹ
Trung Đông
24
Khu vực châu Âu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 46% trên tổng số các nƣớc và
vùng lãnh thổ, sau đó là đến khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng với 34%, khu vực
Trung Đông chiếm 10% và thấp nhất là 2 khu vực Châu Mỹ & Châu Phi với 5%
cho mỗi châu lục. Điều này cho thấy, Việt Nam đã ký kết Hiệp định với rất nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhƣng nhiều nhất vẫn là ở châu Âu và châu
Á – Thái Bình Dƣơng, hầu hết các Hiệp định này đã ký kết đƣợc một thời gian dài,
đây là những Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đầu tiên đƣợc ký kết giữa chính phủ
Việt Nam và chính phủ các nƣớc, chủ yếu là vào những năm 90 với 33 Hiệp định,
Hiệp định đầu tiên đƣợc ký với chính phủ Ôxtrâylia ngày 13/10/1992 tại Hà Nội và
có hiệu lực ngày 30/12/1992, ngay sau đó là Hiệp định với chính phủ Thái Lan –
đây là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có hiệu lực đầu tiên tại Việt Nam, vào ngày
29/12/1992, chỉ sau ngày ký kết một tuần (23/12/1992) và trƣớc ngày hiệu lực của
Hiệp định với Ôxtrâylia một ngày; số còn lại gồm 13 Hiệp định đƣợc ký kết rải rác
vào các năm từ năm 2000 đến năm 2008, gần đây nhất là Hiệp định giữa chính phủ
Việt Nam và chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) đƣợc ký
kết vào ngày 16/12/2008, có hiệu lực vào ngày 12/08/2009 và chính thức có hiệu
lực thi hành tại Việt Nam vào ngày 01/01/2010. Trong thời gian qua, quan hệ kinh
tế thƣơng mại giữa Việt Nam và Hồng Kông phát triển nhanh, đặc biệt từ cuối
những năm 80, sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Hồng Kông luôn
đóng vai trò là cầu nối trong quan hệ buôn bán, đầu tƣ của Việt Nam với nƣớc
ngoài. Bên cạnh đó, Hồng Kông cũng là một trong những khu vực đầu tƣ vào Việt
Nam sớm nhất, ngay sau khi có luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987. Trong nhiều năm
liền, Hồng Kông luôn nằm trong nhóm các nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ nhiều nhất
vào Việt Nam. Tính đến nay, Hồng Kông đã có trên 400 dự án đầu tƣ vào Việt Nam
với tổng số vốn cam kết gần 5 tỷ USD, đứng thứ 5 trong tổng số hơn 70 nƣớc và
vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa chính
phủ hai nƣớc đã góp phần thúc đẩy hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ, tạo ra một môi
trƣờng pháp lý về rõ ràng, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ Việt Nam và
Hồng Kông phát triển các hoạt động đầu tƣ kinh doanh. Phòng thƣơng mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Văn phòng Kinh tế thƣơng mại Hồng Kông
tại Singapore tổ chức “Hội thảo về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam
và Hồng Kông” tại Hà Nội ngày 4/8/2009 và tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày
05/08/2009 nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung, giải đáp các thắc mắc để giúp các
25
doanh nghiệp Việt Nam, Hồng Kông chuẩn bị trƣớc khi Hiệp định đi vào thực tế,
giúp mang nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
Châu Phi và Châu Mỹ là hai châu lục có số lƣợng các Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần đƣợc ký kết với chính phủ Việt Nam ít nhất. Mỗi châu lục mới chỉ có 3
quốc gia, tƣơng ứng với 3 Hiệp định. Trong đó, Hiệp định đƣợc ký kết sớm nhất là
Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Ca-na-đa vào ngày 14/11/1997 tại
Hà Nội, có hiệu lực vào ngày 16/12/1998; sau đó là Hiệp định đƣợc ký kết với
chính phủ An-giê-ri vào ngày 06/12/1999, nhƣng phải đến 10/05/2001 Hiệp định
mới chính thức có hiệu lực. 4 Hiệp định còn lại đều đƣợc ký kết vào những năm
2000, Hiệp định với Cu-Ba ký ngày 26/10/2002, có hiệu lực ngày 26/06/2003; Hiệp
định với Cộng hòa Xây sen ký ngày 04/10/2005, có hiệu lực ngày 07/07/2006; Hiệp
định với Vê-nê-xu-ê-la ký ngày 20/11/2008 , có hiệu lực ngày 26/05/2009 và gần
đây nhất là Hiệp định với Ma-rốc ngày 24/11/2008, có hiệu lực ngày 10/07/2009.
Đây đều là các quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ rất lâu, tuy
nhiên quan hệ kinh tế, trao đổi thƣơng mại và nhất là hợp tác đầu tƣ trực tiếp giữa
hai nƣớc còn rất khiêm tốn (thậm chí còn chƣa có nhƣ đối với Cộng hòa Xây sen),
nhƣng các bên tin tƣởng rằng việc ký kết Hiệp định tránh đánh hai lần là yếu tố
quan trọng tạo sức hấp dẫn mới đối với sự hợp tác, phát triển vì sự thịnh vƣợng
chung của hai bên ký kết, bên cạnh đó còn mở ra cánh cửa quan hệ kinh tế, đầu tƣ
với các quốc gia trong khu vực.
Khu vực Trung Đông chiếm 10% trên tổng số các Hiệp định đƣợc ký kết,
tƣơng đƣơng với 6 Hiệp định của 6 nƣớc: Ai cập, Ô-man, Các Tiểu Vƣơng quốc Ả-
rập thống nhất, Ca-ta, Cô-oét và Ix-ra-en. Đây đều là các Hiệp định mới đƣợc ký kết
giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nƣớc, có tới 4 trên tổng số 6 Hiệp định
chƣa có hiệu lực, đó là Hiệp định với Ix-ra-en ngày 04/08/2009 tại Hà Nội, với Cô-
oét ngày 10/03/2009 tại thủ đô Cô-oét, với Ca-ta ngày 08/03/2009 tại Đô-ha và với
Các tiểu Vƣơng quốc Ả-rập thống nhất ngày 16/02/2009 tại Du-bai. Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Ai cập ngày 06/03/2006 là
Hiệp định thuế đầu tiên mà chính phủ Việt Nam ký kết với một quốc gia ở Trung
Đông, tiếp đến là Hiệp định với chính phủ Ô-man ký kết ngày 18/04/2008 tại Hà
Nội, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2009. Việt Nam và Ô man đã thiết lập quan
hệ ngoại giao từ ngày 09/06/1992, cho đến nay quan hệ giữa hai nƣớc đang ngày
một phát triển và đạt đƣợc những tín hiệu đáng mừng. Năm 2003, quan hệ hợp tác
kinh tế, thƣơng mại giữa hai nƣớc hầu nhƣ chƣa có gì, nhƣng đến năm 2006, kim
26
ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam – Ô man đạt khoảng 7 triệu USD, năm 2007
kim ngạch thƣơng mại hai chiều đạt khoảng 9 triệu USD, năm 2008 đạt khoảng 18
triệu USD, sang năm 2009 con số này tăng lên tới 25,3 triệu USD, tăng 4,17% so
với năm 2008. Việc ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ô-
man sẽ tạo môi trƣờng pháp lý và sức hấp dẫn mới đối với sự hợp tác kinh tế và đầu
tƣ giữa hai nƣớc. Ô-man mong muốn đƣợc hợp tác đầu tƣ 100% vốn hoặc liên
doanh với Việt Nam trong các dự án tài chính – ngân hàng, dầu khí, than, bất động
sản, xây dựng.
Mức độ bao phủ rộng khắp của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa
chính phủ Việt Nam với chính phủ của các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới đã
tạo điều kiện không nhỏ cho các doanh nghiệp hay các cá nhân của Việt Nam nói
riêng và tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ nói chung trong quá trình hợp tác, trao
đổi hay buôn bán với nƣớc ngoài, đặc biệt là tạo ra hành lang pháp lý về thuế một
cách rõ ràng, minh bạch, góp phần tránh xảy ra tranh chấp cho các bên liên quan.
2.1.2. Mẫu Hiệp định của Việt Nam
2.1.2.1. Khái quát chung
Kể từ khi bắt đầu đàm phán để ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
đầu tiên của Việt Nam với các nƣớc, cho đến nay tất cả các Hiệp định đã đƣợc ký
kết đều tuân theo một mẫu nhất định do Tổng Cục thuế soạn thảo và đƣợc Bộ Tài
chính phê duyệt dựa trên mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc. Tính đến thời điểm
này Việt Nam đã có 3 mẫu Hiệp định tƣơng ứng với các năm 1990, 2003 và 2007.
Theo đó, tất cả các Hiệp định đƣợc ký kết trƣớc năm 2003 sẽ tuân theo mẫu Hiệp
định năm 1990, các Hiệp định đƣợc ký kết trƣớc năm 2007 sẽ tuân theo mẫu năm
2003, và các Hiệp định đƣợc ký kết từ năm 2007 cho đến nay sẽ tuân theo mẫu năm
2007. Tuy là 3 mẫu Hiệp định tại 3 thời điểm khác nhau, nhƣng các mẫu này đều
giống nhau về nội dung cơ bản và cũng đều tuân theo một kết cấu nhất định (nhƣ đã
giới thiệu tại mục 1.2.5 của bài khóa luận này). Nếu có sự khác nhau trong nội dung
của Hiệp định giữa các thời kỳ thì đó cũng chỉ là những sự thay đổi theo đúng với
thay đổi của chính sách nhà nƣớc và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ
nhƣ trong mục (a), khoản 3, Điều 2 của Hiệp định về vấn đề “Các loại thuế bao gồm
trong Hiệp định”, theo mẫu Hiệp định của Việt Nam năm 1990 gồm: thuế thu nhập
cá nhân, thuế lợi tức và thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài; theo mẫu Hiệp định
năm 2003 bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế
chuyển thu nhập ra nƣớc ngoài; và theo mẫu Hiệp định mới nhất (mẫu năm 2007)
27
thì các loại thuế áp dụng gồm có: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế tài sản (nếu có).
Việc thay đổi các loại thuế tại 3 mẫu Hiệp định năm 1990, năm 2003 và năm
2007 là phù hợp với chính sách thuế của nhà nƣớc theo từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển của Việt Nam. Khoản 4, Điều 2 của Hiệp định cũng đã quy định rõ: “Hiệp
định này cũng sẽ đƣợc áp dụng cho các loại thuế có tính chất tƣơng tự hay về căn
bản giống nhƣ các loại thuế trên ban hành sau ngày ký Hiệp định này bổ sung, hoặc
thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nƣớc
ký kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của
từng nƣớc”. Tức là, sau ngày ký kết Hiệp định, nếu mỗi bên ký kết có thay đổi quan
trọng gì liên quan đến luật thuế của mỗi nƣớc, cũng nhƣ liên quan đến các loại thuế
đã đƣợc nêu trong Khoản 3 Điều này, nhƣ việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các
loại thuế đã đƣợc nêu trong Hiệp định, thì các nhà chức trách có thẩm quyền của
mỗi bên ký kết (tại Việt Nam là Bộ trƣởng Bộ Tài chính hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền
của Bộ trƣởng) sẽ thông báo cho bên kia biết về sự thay đổi đó. Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp của nƣớc ta đƣợc ban hành đầu tiên vào ngày 10/05/1997 và có hiệu
lực từ ngày 01/01/1999, tuy nhiên trong Khoản 3, Điều 2 của các Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần đƣợc ký kết vào các năm từ 1999 đến 2002, tên gọi “thuế lợi tức”
vẫn đƣợc gọi thay vì “thuế thu nhập doanh nghiệp” bởi vì các Hiệp định này vẫn
đƣợc áp dụng theo mẫu năm 1990 trong khi Bộ Tài chính chƣa kịp sửa đổi và soạn
thảo lại mẫu Hiệp định này. Việc thay đổi về luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay
cho luật thuế lợi tức hay bất kỳ loại thuế nào đều đƣợc các nhà chức trách có thẩm
quyền và các cán bộ của Tổng cục thuế Việt Nam thông báo cho bên ký kết kia
trong quá trình đàm phán cũng nhƣ trong quá trình thực hiện Hiệp định.
Nhƣ đã giới thiệu ở phần trên, Hiệp định của Việt Nam đƣợc Tổng Cục thuế
soạn thảo dựa trên mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên một số mục, khoản,
điều khoản trong Hiệp định của Việt Nam vẫn khác so với các quy định tại mẫu của
Liên Hợp Quốc. Sau đây, tác giả sẽ đi phân tích và so sánh hai mẫu Hiệp định của
UN và OECD, đồng thời chỉ ra mối liên hệ tới mẫu Hiệp định của Việt Nam.
2.1.2.2. So sánh mẫu Hiệp định của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế OECD
và mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc UN và mối liên hệ với mẫu Hiệp định của
Việt Nam.
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc UN đƣợc
soạn thảo dựa trên mẫu Hiệp định của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế OECD,
28
do đó về kết cấu và nội dung cơ bản của 2 mẫu Hiệp định này là giống nhau. Bởi
thế trong phần này, tác giả chỉ giới thiệu những điểm khác nhau trong 2 mẫu Hiệp
định này, đồng thời liên hệ với mẫu Hiệp định của Việt Nam.
Bảng 1 – Sự khác nhau giữa hai mẫu Hiệp định OECD và UN và mối liên hệ với
mẫu Hiệp định của Việt Nam
29
Điều khoản Mẫu UN Mẫu OECD Mẫu Việt Nam
Khoản 1, Điều 3
(Các định nghĩa
chung)
Định nghĩa các thuật ngữ: “đối tƣợng,
công ty, doanh nghiệp của nƣớc ký kết và
doanh nghiệp của nƣớc ký kết kia, vận tải
quốc tế, nhà chức trách có thẩm quyền,
đối tƣợng mang quốc tịch”
Ngoài các thuật ngữ đã đƣợc định nghĩa nhƣ
mẫu UN, mẫu Hiệp định OECD đƣa thêm
định nghĩa về thuật ngữ “kinh doanh” – bao
gồm việc thực hiện các dịch vụ ngành nghề
và các hoạt động khác có tính chất độc lập.
Giống mẫu của UN
Khoản 1, Điều 4
(Đối tƣợng cƣ
trú)
Căn cứ để xác định đối tƣợng cƣ trú của
một đối tƣợng chịu thuế là: nhà ở, nơi cƣ
trú, trụ sở thành lập, trụ sở điều hành
hoặc các tiêu chuẩn khác có tính chất
tƣơng tự, và bao gồm cả Nhà nƣớc, chính
quyền cơ sở hoặc chính quyền địa
phƣơng tại đó.
Mẫu OECD không đƣa “trụ sở thành lập” để
làm căn cứ xác định đối tƣợng cƣ trú của
một đối tƣợng chịu thuế. Các căn cứ còn lại
giống với mẫu UN.
Mẫu hiệp định của Việt
Nam dùng thuật ngữ
“trụ sở đăng ký” để
thay cho thuật ngữ “trụ
sở thành lập” theo mẫu
UN, các căn cứ còn lại
giống với mẫu UN.
Khoản 3, Điều 5
(Cơ sở thƣờng
trú)
Thuật ngữ “cơ sở thƣờng trú” cũng bao
gồm: việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm
cả dịch vụ tƣ vấn do một doanh nghiệp
thực hiện thông qua ngƣời làm công cho
doanh nghiệp hay một đối tƣợng khác
đƣợc doanh nghiệp ủy nhiệm thực hiện
tại Nƣớc ký kết kia, nhƣng chỉ trong
trƣờng hợp những hoạt động mang tính
chất nói trên (trong cùng một dự án hoặc
Không đề cập đến vấn đề này Giống với mẫu UN.
Ngoài ra còn bổ sung
thêm một quy định:
Thuật ngữ “cơ sở
thƣờng trú cũng bao
gồm”: một đối tƣợng
tiến hành các hoạt động
tại một Nƣớc ký kết (kể
cả các hoạt động ngoài
30
một dự án có liên quan) kéo dài tại một
Nƣớc trong khoảng thời gian hay nhiều
khoảng thời gian gộp lại hơn 6 tháng
trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng.
khơi) liên quan đến việc
thăm dò và khai thác tài
nguyên thiên nhiên có
tại Nƣớc ký kết đó sẽ
đƣợc coi nhƣ là tiến
hành kinh doanh thông
qua một cơ sở thƣờng
trú tại Nƣớc ký kết đó.
Mục (a) (b),
Khoản 4, Điều 5
(Cơ sở thƣờng
trú)
Thuật ngữ “cơ sở
thƣờng trú” sẽ
đƣợc coi là không
bao gồm:
(a) việc sử dụng các phƣơng tiện riêng
cho mục đích lƣu kho hoặc trƣng bày
hàng hóa hay tài sản của doanh nghiệp;
(b) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản
của doanh nghiệp chỉ với mục đích lƣu
kho hoặc trƣng bày.
(a) việc sử dụng các phƣơng tiện riêng cho
mục đích lƣu kho, trƣng bày, hoặc giao hàng
hóa hay tài sản của doanh nghiệp;
(b) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản
của doanh nghiệp chỉ với mục đích lƣu kho,
trƣng bày hoặc giao hàng.
 đƣa thêm khái niệm “giao hàng” so với
mẫu UN.
Giống với mẫu UN
Khoản 6, Điều 5
(Cơ sở thƣờng
trú)
Một tổ chức bảo hiểm của một Nƣớc ký
kết, trừ trƣờng hợp tái bảo hiểm, sẽ đƣợc
coi là có cơ sở thƣờng trú tại Nƣớc ký kết
kia nếu tổ chức đó thu phí bảo hiểm hoặc
bảo hiểm các rủi ro tại Nƣớc kia thông
qua một đối tƣợng không phải là một đại
Không có điều khoản này Giống với mẫu UN
31
lý có tƣ cách độc lập đƣợc điều chỉnh bởi
khoản 7.
Khoản 7 - đối với
mẫu UN và mẫu
Việt Nam &
khoản 6 – đối với
mẫu OECD, Điều
5 (Cơ sở thƣờng
trú)
Một doanh nghiệp của một Nƣớc ký kết
sẽ không đƣợc coi là có cơ sở thƣờng trú
ở một Nƣớc ký kết khác chỉ vì doanh
nghiệp đó chỉ thực hiện hoạt động kinh
doanh tại Nƣớc đó thông qua một đại lý
môi giới, một đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ
một đại lý nào khác có tƣ cách độc lập,
với điều kiện những đối tƣợng này hoạt
động trong khuôn khổ kinh doanh thông
thƣờng của họ. Tuy nhiên, khi đại lý đó
giành toàn bộ hoặc hầu nhƣ toàn bộ hoạt
động của mình để tiến hành công việc
thay mặt cho doanh nghiệp đó, đại lý đó
sẽ không đƣợc coi là đại lý có tƣ cách
độc lập theo nghĩa của khoản này, và
điều kiện đƣợc tạo ra hoặc áp đặt giữa
doanh nghiệp đó và đại lý, trong quan hệ
kinh doanh và quan hệ tài chính, khác với
điều kiện đƣợc tạo ra hoặc áp đặt giữa
các doanh nghiệp độc lập, thì đại lý đó sẽ
Một doanh nghiệp sẽ không đƣợc coi là có
cơ sở thƣờng trú ở một Nƣớc ký kết chỉ vì
doanh nghiệp đó chỉ thực hiện hoạt động
kinh doanh tại Nƣớc kia thông qua một đại
lý môi giới, một đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ
một đại lý nào khác có tƣ cách độc lập, với
điều kiện những đối tƣợng này hoạt động
trong khuôn khổ kinh doanh thông thƣờng
của họ.
 không đề cập đến vấn đề khi nào thì một
đại lý không đƣợc coi là có tƣ cách độc lập
nhƣ mẫu UN.
Giống với mẫu UN
32
không đƣợc coi là đại lý có tƣ cách độc
lập theo nghĩa của khoản này.
Khoản 3, Điều 7
(Lợi tức kinh
doanh)
Trong khi xác định lợi tức của một cơ sở
thƣờng trú, cơ sở này sẽ đƣợc phép khấu
trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ
cho mục đích kinh doanh của cơ sở
thƣờng trú này, bao gồm cả chi phí điều
hành và chi phí quản lý chung cho dù chi
phí đó phát sinh tại Nƣớc nơi cơ sở
thƣờng trú đó đóng hặc ở bất kỳ nơi nào
khác. Tuy nhiên, sẽ không cho phép tính
vào các khoản chi phí đƣợc trừ bất kỳ
khoản tiền nào, nếu có, do cơ sở thƣờng
trú trả cho (trừ khi là khoản thanh toán
các chi phí thực tế) trụ sở chính của
doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng nào
khác của doanh nghiệp dƣới hình thức
tiền bản quyền, các khoản lệ phí hay bất
kỳ khoản thanh toán nào tƣơng tự khác
để đƣợc phép sử dụng bằng phát minh
hay các quyền khác, hay dƣới hình thức
tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các
Trong khi xác định lợi tức của một cơ sở
thƣờng trú, cơ sở này sẽ đƣợc phép khấu trừ
các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho
mục đích của cơ sở thƣờng trú này, bao gồm
cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung
cho dù chi phí đó phát sinh tại Nƣớc nơi cơ
sở thƣờng trú đó đóng hặc ở bất kỳ nơi nào
khác.
 không đề cập đến các khoản chi phí
không đƣợc trừ nhƣ mẫu Hiệp định UN và
mẫu Hiệp định Việt Nam.
Giống với mẫu UN
33
dịch vụ riêng biệt hay trả cho các công
việc quản lý, hay dƣới hình thức trả lãi
tính trên tiền cho cơ sở thƣờng trú vay,
trừ trƣờng hợp tiền lãi của cơ sở ngân
hàng. Cũng tƣơng tự, trong khi xác định
lợi tức của cơ sở thƣờng trú sẽ không tính
đến các khoản tiền (trừ các khoản tiền
thanh toán các chi phí thực tế) do cơ sở
thƣờng trú từ trụ sở chính của doanh
nghiệp hay bất kỳ văn phòng khác của
doanh nghiệp, dƣới hình thức tiền bản
quyền, các khoản lệ phí hay các khoản
thanh toán tƣơng tự để cho phép sử dụng
bằng phát minh hay các quyền khác, hay
dƣới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc
thực hiện các dịch vụ riêng biệt hay trả
cho công việc quản lý, hay dƣới hình
thức lãi tính trên tiền cho trụ sở chính của
doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng nào
của doanh nghiệp vay, trừ trƣờng hợp lãi
từ tiền cho vay của cơ sở ngân hàng.
Khoản 5, Điều 7 Không có điều khoản này Khoản này quy định: Không một khoản lợi Không có điều khoản
34
(Lợi tức kinh
doanh) – Mẫu
Hiệp định OECD
tức nào sẽ đƣợc phân bổ cho một cơ sở
thƣờng trú nếu cơ sở thƣờng trú đó chỉ đơn
thuần mua hàng hóa hoặc tài sản cho doanh
nghiệp.
này (Giống mẫu Hiệp
định của UN)
Điều 8 – Vận tải
biển và vận tải
hàng không
Đƣa ra hai phƣơng án A và B:
*) phƣơng án A:
- Lợi tức từ hoạt động của tàu thủy, máy
bay trong vận tải quốc tế (hoặc thuyền
trong vận tải đƣờng thủy nội địa) sẽ bị
đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi có trụ sở
điều hành thực tế của doanh nghiệp.
- Nếu trụ sở điều hành thực tế của doanh
nghiệp vận tải biển hoặc của một doanh
nghiệp vận tải đƣờng thủy trong đất liền
đặt tại tàu hoặc thuyền, thì trụ sở điều
hành thực tế này sẽ đƣợc coi là đặt tại
Nƣớc ký kết nơi có bến cảng chính của
tàu, thuyền đó hoặc nếu không có bến
cảng chính thì sẽ đƣợc coi là đặt tại Nƣớc
ký kết mà đối tƣợng điều hành con tàu,
thuyền đó là đối tƣợng cƣ trú
*) phƣơng án B:
Chỉ đƣa ra một phƣơng án giống với phƣơng
án A của mẫu Hiệp định UN.
Quy định dựa theo
phƣơng án A của mẫu
Hiệp định UN, tuy
nhiên có đƣa thêm một
quy định khác nhƣ sau:
Lợi tức tại các nguồn
của một Nƣớc ký kết do
doanh nghiệp của Nƣớc
ký kết kia thu đƣợc từ
hoạt động của tàu thủy,
máy bay trong vận tải
quốc tế (hoặc thuyền
trong vận tải đƣờng
thủy nội địa) sẽ có thể
bị đánh thuế tại Nƣớc
thứ nhất nhƣng thuế
đƣợc tính khi đó sẽ
không vƣợt quá một
35
- Lợi tức từ hoạt động của tàu thủy, máy
bay trong vận tải quốc tế (hoặc thuyền
trong vận tải đƣờng thủy nội địa) sẽ chỉ
bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi diễn ra
hoạt động quản lý hiệu quả của doanh
nghiệp.
- Lợi tức từ hoạt động của tàu thủy trong
vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại
Nƣớc ký kết nơi có địa điểm quản lý hiệu
quả của doanh nghiệp trừ khi hoạt động
vận tải phát sinh từ hoạt động tại Nƣớc
ký kết kia có tính chất thƣờng xuyên.
Nếu các hoạt động đó có tính chất thƣờng
xuyên thì lợi tức đó có thể bị đánh thuế
tại Nƣớc ký kết kia. Lợi tức chịu thuế tại
Nƣớc ký kết kia sẽ đƣợc xác định trên cơ
sở phân bổ hợp lý lợi tức ròng phát sinh
từ hoạt động vận tải của doanh nghiệp.
Số thuế tính trên khoản phân bổ đó sẽ
đƣợc trừ ….. phần trăm. (Tỷ lệ phần trăm
sẽ đƣợc xác định thông qua đàm phán
song phƣơng).
trong hai mức sau tùy
theo mức nào thấp hơn:
(a)…….phần trăm tổng
doanh thu thu đƣợc từ
nguồn tại Nƣớc đó, (lấy
…… phần trăm mức
thuế cƣớc của Việt
Nam tại thời điểm đàm
phán), hoặc
(b) ….. phần trăm mức
thuế suất đối với thu
nhập cùng loại tại Nƣớc
ký kết.
36
Khoản 2, Điều 10
(Tiền lãi cổ phần)
Những khoản tiền
lãi cổ phần bị
đánh thuế tại
Nƣớc ký kết nơi
công ty trả tiền lãi
cổ phần là đối
tƣợng cƣ trú và
theo các luật của
Nƣớc đó, nhƣng
nếu đối tƣợng
nhận là đối tƣợng
thực hƣởng tiền
lãi cổ phần thì
thuế đƣợc tính khi
đó sẽ không vƣợt
quá:
(a) ….. phần trăm (tỷ lệ phần trăm đƣợc
xác định thông qua thỏa thuận đàm phán
song phƣơng) tổng số tiền lãi cổ phần
nếu đối tƣợng thực hƣởng là một công ty
(không phải là một tổ chức hùn vốn) nắm
giữ trực tiếp ít nhất 10 phần trăm vốn của
công ty trả lãi cổ phần;
(b) ….. phần trăm (tỷ lệ phần trăm đƣợc
xác định thông qua thỏa thuận đàm phán
song phƣơng) tổng số tiền lãi cổ phần
trong tất cả các trƣờng hợp khác.
(a) 5 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần nếu
đối tƣợng thực hƣởng là một công ty (không
phải là một tổ chức hùn vốn) nắm giữ trực
tiếp ít nhất 25 phần trăm vốn của công ty trả
lãi cổ phần;
(b)15 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần
trong tất cả các trƣờng hợp khác.
Quy định giống với
mẫu Hiệp định UN.
Khoản 2, Điều 12
(Tiền bản quyền)
– Mẫu Hiệp định
UN và Việt Nam
Khoản 1, Điều 12 của các mẫu Hiệp định
UN, OECD và Việt Nam đều quy định:
Tiền bản quyền phát sinh tại một Nƣớc
ký kết và đƣợc trả cho đối tƣợng cƣ trú
Không có quy định giống nhƣ khoản 2 Điều
12 của mẫu Hiệp định UN.
Giống với quy định tại
mẫu UN.
37
của Nƣớc ký kết kia có thể bị đánh thuế
tại Nƣớc ký kết kia. Tuy nhiên, mẫu Hiệp
định UN có thêm khoản 2 quy định:
những khoản tiền bản quyền đó cũng có
thể bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi phát
sinh tiền bản quyền, và theo các luật của
nƣớc đó, nhƣng nếu đối tƣợng thực
hƣởng tiền bản quyền là đối tƣợng cƣ trú
của Nƣớc ký kết kia thì mức thuế đƣợc
tính khi đó sẽ không vƣợt quá …….phần
trăm tổng số tiền bản quyền.
Khoản 5, Điều 12
(Tiền bản quyền)
– mẫu Hiệp định
UN và Việt Nam
Tiền bản quyền sẽ đƣợc coi là phát sinh
tại một Nƣớc ký kết khi đối tƣợng trả tiền
bản quyền chính là Nhà nƣớc đó, chính
quyền cơ sở, cơ quan chính quyền địa
phƣơng hoặc là đối tƣợng cƣ trú của
Nƣớc đó. Tuy nhiên, khi một đối tƣợng
trả tiền bản quyền, là hay không là đối
tƣợng cƣ trú của một Nƣớc ký kết, có ở
một Nƣớc ký kết một cơ sở thƣờng trú
hay một cơ sở cố định liên quan đến trách
nhiệm trả tiền bản quyền đã phát sinh và
Không có quy định về vấn đề giống nhƣ quy
định tại khoản 5, Điều 12 của mẫu Hiệp định
UN và mẫu Hiệp định Việt Nam.
Giống nhƣ quy định tại
mẫu Hiệp định UN.
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...nataliej4
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAY
Luận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAYLuận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAY
Luận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAY
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành SenĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểĐề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
 
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhChống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
 
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt NamĐề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đĐề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập  Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
 
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩuĐề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế  nghiên cứu các doanh nghiệp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp ...
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán AscoĐề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
 
Luận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam
Luận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt NamLuận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam
Luận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam
 

Destaque

Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoaTailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoaTrần Đức Anh
 
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.comHướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.comThùy Linh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 

Destaque (10)

Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
 
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoaTailieu.vncty.com   tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
Tailieu.vncty.com tim hieu bluetooth va ung dung minh hoa
 
Bluetooth
BluetoothBluetooth
Bluetooth
 
Bao cao Ma nguon mo
Bao cao Ma nguon moBao cao Ma nguon mo
Bao cao Ma nguon mo
 
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.comHướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
Hướng dẫn làm quen với stm8 f103 - tincanban.com
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 

Semelhante a Tailieu.vncty.com 5138 529

Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfMan_Ebook
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...OnTimeVitThu
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...OnTimeVitThu
 

Semelhante a Tailieu.vncty.com 5138 529 (20)

Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAYQuản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đLuận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOTLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9dLuận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
Luận văn: Pháp luật về thuế nhập khẩu từ Chi cục Hải quan, 9d
 
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
 
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAYBài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOTLuận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
 
Luận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAY
Luận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAYLuận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAY
Luận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOTLuận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
 
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mạiGiải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
 
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trúLuận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
 
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAYHợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAYVi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
 

Mais de Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihocTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Trần Đức Anh
 

Mais de Trần Đức Anh (17)

Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
 
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
 

Tailieu.vncty.com 5138 529

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Bùi Phƣơng Lan Lớp : Anh 7 Khóa : 45 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Đào Ngọc Tiến Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  • 2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN....................................................................................................4 1.1. Thuế và thuế thu nhập................................................................................4 1.1.1. Thuế ......................................................................................................4 1.1.2. Thuế thu nhập.......................................................................................5 1.1.3. Đánh thuế trùng....................................................................................9 1.2. Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .........................10 1.2.1. Khái niệm............................................................................................10 1.2.2. Mục tiêu ..............................................................................................10 1.2.3. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định ...........................................................10 1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các mẫu Hiệp định ..................11 1.2.5. Các nội dung cơ bản của Hiệp định....................................................15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM.........................................23 2.1. Thực trạng ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam......23 2.1.1. Thực trạng ký kết ................................................................................23 2.1.2. Mẫu Hiệp định của Việt Nam .............................................................26 2.2. Cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam..........43 2.2.1. Phạm vi áp dụng Hiệp định ................................................................44 2.2.2. Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập (và tài sản) ....48 2.2.3. Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam................................77 2.2.4. Các quy định về thủ tục thực hiện Hiệp định .....................................81 2.3. Đánh giá chung về việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam...............................................................................................82 2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................82 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại.............................................................................83 2.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................85 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC KÝ KẾT VÀ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM........88 3.1. Xu hƣớng gia tăng ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần trên thế giới....................................................................................................................88
  • 3. 3.2. Định hƣớng cải cách hệ thống thuế của Việt Nam .................................91 3.2.1. Mục tiêu ..............................................................................................91 3.2.2. Các quan điểm cải cách hệ thống thuế Việt Nam ...............................92 3.3. Khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam.........................................................................................94 3.3.1. Khuyến nghị đối với việc ký kết...........................................................94 3.3.2. Khuyến nghị đối với việc áp dụng.......................................................97 KẾT LUẬN........................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................101 PHU LỤC
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1 – Sự khác nhau giữa hai mẫu Hiệp định OECD và UN và mối liên hệ với mẫu Hiệp định của Việt Nam.................................................................................28 Biểu đồ 1 - Phân chia các nƣớc ký kết theo khu vực ..............................................23 Biểu đồ 2: Số lƣợng các hiệp định đầu tƣ song phƣơng (BITs) và hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs), hàng năm và cộng dồn, từ năm 1999 đến năm 2008......89 Biểu đồ 3: Số lƣợng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết trong năm 2008, phân theo nhóm nƣớc...................................................................................89
  • 5. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã có sự chuyển biến sâu sắc, sự áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản làm thay đổi và tăng nhanh năng suất lao động, lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển và mang tính xã hội hoá cao. Các quốc gia đã nhận thức rõ sự phát triển của mỗi dân tộc phải đặt trong sự phát triển chung của thời đại trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Đầu tƣ quốc tế là sự di chuyển các phƣơng tiện đầu tƣ nhƣ: tiền vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ… từ nƣớc này sang nƣớc khác để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tƣ sẽ quyết định đầu tƣ vào những nơi có khả năng thực hiện đƣợc chi phí thấp nhất, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, đạt đƣợc lợi nhuận cao,... trong đó thuế là một nhân tố quan trọng luôn đƣợc quan tâm. Nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tƣ không chỉ đƣợc qui định bởi chính sách, pháp luật thuế tại quốc gia của họ mà còn đƣợc điều chỉnh bởi chính sách, pháp luật thuế của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đến đầu tƣ. Nhƣ vậy, về mặt pháp lý nhà đầu tƣ vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, lại phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tƣ, dẫn đến việc nộp thuế trùng. Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tƣ cũng nhƣ phân chia quyền lợi về thuế giữa các quốc gia liên quan, cần có một giải pháp hợp lý để xử lý vấn đề này. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nƣớc thống nhất ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản. Hiệp định nhằm không thu thuế trùng đối với thu nhập của nhà đầu tƣ ở các quốc gia khác nhau, do đó góp phần xóa bỏ các rào cản về thƣơng mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại giữa hai bên tham gia ký kết. Loại thuế đƣợc áp dụng trong Hiệp định là thuế trực thu, nhƣ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với tài sản. Nội dung của hiệp định thuế còn đề cập việc xác định quyền đánh thuế đƣợc phân chia giữa hai nƣớc nhƣ thế nào hoặc quyền đánh thuế đƣợc dành hoàn toàn cho một trong hai nƣớc (nếu áp dụng biên pháp miễn thuế). Khi quyền đánh thuế đƣợc phân định trong hai nƣớc thì căn cứ vào nội luật của nƣớc có quyền đánh thuế để xác định chế độ đánh thuế trên thu nhập đó.
  • 6. 2 Với vai trò quan trọng đó, việc ký kết và triển khai áp dụng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần một cách có hiệu quả thực sự cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc ta hiện nay. Để có một cái nhìn rõ nét nhất về các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam cũng nhƣ việc áp dụng các quy định của nó vào thực tế, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này là nhằm đƣa ra cho ngƣời đọc có cái nhìn chính xác nhất về thực trạng ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa chính phủ Việt Nam và các nƣớc, đồng thời trên cơ sở phân tích mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam cũng nhƣ các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, luận văn làm rõ những cơ chế áp dụng của Hiệp định tại Việt Nam, nhƣ việc phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập, các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần và các thủ tục pháp lý trong quá trình áp dụng Hiệp định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết và cơ chế, các quy định của Việt Nam nhằm thực hiện các hiệp định đó. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam năm 2007 do Tổng Cục thuế soạn thảo và đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt, qua đó liên hệ tới một số Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1992 tới nay; ngoài ra khóa luận còn nghiên cứu các văn bản luật, dƣới luật liên quan đến Hiệp định để thấy rõ đƣợc cơ chế áp dụng của các Hiệp định này tại Việt Nam, đặc biệt là Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nƣớc đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận kết hợp sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng:
  • 7. 3 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Chương 2: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam Chương 3: Một số khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam Tác giả xin chân thành cảm ơn: - Thạc sĩ: Đào Ngọc Tiến – Giảng viên, Phó Trƣởng phòng Quản lý khoa học, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội - Chị: Hoàng Thị Thanh Bình – Phó trƣởng Ban Ban Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Thuế Việt Nam đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt bài luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả hy vọng nhận đƣợc các ý kiến góp ý để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện BÙI PHƢƠNG LAN
  • 8. 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN 1.1. Thuế và thuế thu nhập 1.1.1. Thuế Nhƣ chúng ta đã biết, thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nƣớc nào cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình. GS.TS Bùi, Xuân Lƣu; TS. Nguyễn, Hữu Khải; Th.S Nguyễn, Xuân Nữ (2003, tr.13) đã kết luận rằng: “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nƣớc. Ngƣời đóng thuế đƣợc hƣởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.” Nhƣ vậy, thuế trƣớc hết phải là một phần thu nhập. Thu nhập của mỗi một tổ chức, cá nhân sẽ đƣợc chia ra làm hai phần, một phần để nộp thuế và phần còn lại để tái sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hay tiết kiệm tùy thuộc vào quyết định của tổ chức, cá nhân đó. Thứ hai, thuế là một trong những nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải thực hiện theo luật định, việc quy định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc là Quốc hội ban hành thành văn bản pháp quy dƣới dạng luật hoặc các bộ luật. Nộp thuế vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Quyền lợi của ngƣời đóng thuế là những lợi ích kinh tế, phúc lợi xã hội do các khoản đầu tƣ từ thuế của ngân sách Nhà nƣớc mang lại, ví dụ nhƣ các hệ thống giao thông, thủy điện, trƣờng học, bệnh viện… Đối với mỗi tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc theo luật định, phần thu nhập còn lại thuộc sở hữu hợp pháp của họ. Thuế gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nƣớc, do đó thuế mang bản chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của chính nó. Tuy nhiên, qua thu thuế phải tác động tới sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, nếu mức động viên về thuế không hợp lý, chỉ nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc mà bỏ qua đảm bảo tăng trƣởng về kinh tế thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu nhiều mặt cả về kinh tế - chính trị. Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân, bởi vì chính sách thuế có ảnh hƣởng trực tiếp tới giá cả, tới quan hệ cung cầu, tới cơ cấu đầu tƣ và sự phát triển cũng nhƣ suy thoái
  • 9. 5 của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ngoài ra, thuế còn góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Tùy theo cách phân loại mà chúng ta có các loại thuế khác nhau: thuế trực thu, thuế gián thu, thuế hàng hóa dịch vụ, thuế tài sản, thuế thu nhập. Hiện nay, tại Việt Nam có các sắc thuế sau: - Thuế giá trị gia tăng - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất, nhập khẩu - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế thu nhập cá nhân - Thuế nhà, đất - Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế tài nguyên - Thuế chuyển quyền sử dụng đất - Thuế môn bài Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xin trình bày tóm tắt về loại thuế thu nhập, gồm hai sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Trong đó lƣu ý tới các nguyên tắc đánh thuế thu nhập. 1.1.2. Thuế thu nhập Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân. Tại Việt Nam, thuế thu nhập gồm có 2 sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. 1.1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nƣớc phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và thực hiện phân phối thu nhập. Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Cùng với công cuộc cải cách thuế năm 1990, Luật thuế lợi tức đã đƣợc ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhƣợc điểm và không còn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai
  • 10. 6 đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã đƣợc ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Qua lần sửa đổi bổ sung đầu tiên, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/06/2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004 đồng thời bãi bỏ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997. Lần sửa đổi bổ sung thứ hai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất đƣợc Quốc hội thông qua ngày 03/06/2008, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009, đây cũng chính là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam, trong đó quy định về ngƣời nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập đƣợc miễn thuế, căn cứ tính thuế, phƣơng pháp tính thuế và ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản 2, điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy định: “Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ sau: - Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; - Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú đó; - Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú; - Doanh nghiệp nƣớc ngoài không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.” Điều 3, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy định: “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhƣợng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi đƣợc; thu khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ, khoản thu nhập từ kinh doanh từ những năm trƣớc bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam”
  • 11. 7 Nhƣ vậy có thể kết luận rằng: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.” 1.1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân đã đƣợc áp dụng từ lâu ở các nƣớc phát triển, đối tƣợng nộp thuế này là mọi dân cƣ trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập phát sinh ở nƣớc sở tại, không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Đồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, ngƣời ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799, thuế thu nhập cá nhân đƣợc đƣa vào thực hiện nhƣ một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và đƣợc chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nƣớc tƣ bản phát triển khác cũng áp dụng thuế này nhƣ: ở Nhật Bản năm 1887, Đức năm 1899, Mỹ năm 1903, Pháp năm 1916 và Liên Xô năm 1922. Ở Việt Nam, ngày 27/12/1990, Chủ tịch nƣớc đã ký lệnh công bố Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao và đã đƣợc ủy ban thƣờng vụ quốc hội thông qua. Để cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, kể từ khi ban hành đến khi chấm dứt hiệu lực đã có 6 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/03/1992, lần thứ 2 vào ngày 01/06/1994, lần thứ ba vào ngày 06/02/1997, lần thứ tƣ vào ngày 30/06/1999, lần thứ năm vào ngày 13/06/2001 và lần thứ sáu là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-UBTVQH11 ban hành năm 2004. Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài đủ mạnh để việc thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân đƣợc đi vào ổn định, có hiệu quả và công bằng; tại kỳ họp Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 04/2007/QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009; đồng thời bãi bỏ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 đã đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11. Theo đó là nghị định số 100/2008/NĐ-CP đƣợc ban hành ngày 08/09/2008 hƣớng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và thông tƣ số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hƣớng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
  • 12. 8 Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam hiện hành quy định về đối tƣợng nộp thuế nhƣ sau: “1. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cƣ trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 2. Cá nhân cƣ trú là ngƣời đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dƣơng lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thƣờng xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thƣờng trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 3. Cá nhân không cƣ trú là ngƣời không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.” Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam hiện hành có quy định rõ về các loại thu nhập chịu thuế (gồm 10 loại). Nhƣ vậy, thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của từng cá nhân, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của mỗi cá nhân vào ngân sách Nhà nƣớc. 1.1.2.3. Các nguyên tắc đánh thuế thu nhập a) Nguyên tắc nguồn Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc nguồn là cách đánh thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa một nƣớc với các hoạt động tạo ra thu nhập, hay nói cách khác chính là cách đánh thuế đối với thu nhập phát sinh hoặc có nguồn phát sinh tại nƣớc đó. b) Nguyên tắc cƣ trú Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc cƣ trú là cách đánh thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa một nƣớc với bản thân đối tƣợng có thu nhập. Theo nguyên tắc này, một đối tƣợng đƣợc xác định là đối tƣợng cƣ trú tại một nƣớc sẽ bị đánh thuế thu nhập tại nƣớc đó. c) Nguyên tắc quốc tịch Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc quốc tịch là cách đánh thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa một nƣớc với đối tƣợng có thu nhập là đối tƣợng mang quốc tịch của nƣớc đó. Theo nguyên tắc này, bất kỳ đối tƣợng nào đƣợc xác định là mang quốc tịch của một nƣớc sẽ bị đánh thuế thu nhập tại nƣớc đó. d) Nguyên tắc kết hợp
  • 13. 9 Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc kết hợp là cách đánh thuế căn cứ vào các mối liên hệ của một nƣớc đối với thu nhập có phát sinh/nguồn phát sinh tại nƣớc đó và đối tƣợng có thu nhập là đối tƣợng cƣ trú và/hoặc là đối tƣợng mang quốc tịch của nƣớc đó. 1.1.3. Đánh thuế trùng Khi mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi biên giới, cá nhân/doanh nghiệp đó sẽ không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật thuế nƣớc mình (nƣớc cƣ trú/nƣớc mình mang quốc tịch) mà còn cả luật thuế của nƣớc nơi phát sinh thu nhập (nƣớc nguồn). Trong thƣơng mại quốc tế, việc cùng tồn tại nhiều hệ thống thuế khác nhau giữa các nƣớc dẫn tới việc một khoản thu nhập của một đối tƣợng nộp thuế có thể bị đánh thuế tại hai nƣớc khác nhau. Hệ thống thuế khác nhau kéo theo các nguyên tắc đánh thuế thu nhập khác nhau, hay sự quy định khác nhau trong từng nguyên tắc, việc áp dụng các nguyên tắc này giữa hai hay nhiều quốc gia chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng đánh thuế trùng. Cụ thể, đối tƣợng cƣ trú hay nguồn phát sinh thu nhập đƣợc xác định khác nhau theo quy định của từng nƣớc và trong nhiều trƣờng hợp, một công ty hoặc cá nhân có thể là đối tƣợng cƣ trú của hai hay nhiều nƣớc, do đó việc đánh thuế trùng có thể xảy ra trong nhiều trƣờng hợp nhƣ: - Hai hay nhiều nƣớc đều đánh thuế trên thu nhập toàn cầu của cùng một đối tƣợng nộp thuế, do đối tƣợng này đƣợc xác định là đối tƣợng cƣ trú của các nƣớc này; - Hai hay nhiều nƣớc cùng xác định một khoản thu nhập của một đối tƣợng nộp thuế phát sinh từ nƣớc mình và cùng đánh thuế trên khoản thu nhập đó; - Một công ty hay cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc này nhƣng có thu nhập phát sinh ở nƣớc khác, do đó vừa phải nộp thuế (trên thu nhập toàn cầu) tại nƣớc cƣ trú, vừa phải nộp thuế đối với khoản thu nhập phát sinh tại nƣớc nguồn. Với việc toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài ngày càng tăng, sự dịch chuyển của lao động từ nƣớc này sang nƣớc khác ngày càng nhiều, việc đánh thuế trùng gây ra nhiều vấn đề nhƣ rào cản thƣơng mại (không khuyến khích đầu tƣ xuyên quốc gia), là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ thuế, trốn lậu thuế....của các đối tƣợng liên quan. Để giải quyết vấn đề đánh thuế trùng nêu trên, các nƣớc thƣờng ký kết hiệp định song phƣơng – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, tài sản; trong đó chủ yếu thỏa thuận
  • 14. 10 việc phân chia quyền đánh thuế của từng nƣớc đối với một số khoản thu nhập/tài sản của các đối tƣợng liên quan. 1.2. Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 1.2.1. Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là Hiệp định) là một điều ƣớc quốc tế giữa các nƣớc và/hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền về thuế nhằm tránh đánh thuế trùng đối với thu nhập từ các hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại qua biên giới trên cơ sở phân chia quyền đánh thuế giữa các bên tham gia ký kết. 1.2.2. Mục tiêu Mục tiêu của Hiệp định về cơ bản là nhằm phân định quyền đánh thuế của mỗi bên tham gia ký kết nhằm tránh đánh thuế trùng và ngăn ngừa việc trốn và/hoặc tránh các loại thuế đánh trên thu nhập và tài sản. Do việc đánh thuế trùng đƣợc xem nhƣ là rào cản thƣơng mại, là trở ngại đối với tự do hóa giao lƣu, hợp tác kinh tế, với mục đích là loại bỏ trở ngại trên, Hiệp định góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại, kinh tế giữa các nƣớc ký kết. Ngoài ra, Hiệp định còn có mục tiêu tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, đảm bảo đối xử công bằng về nghĩa vụ thuế cho các đối tƣợng nộp thuế. Để thực hiện mục tiêu này, các Hiệp định thƣờng thỏa thuận một số nguyên tắc, biện pháp để phân chia, xác định thẩm quyền đánh thuế của từng nƣớc ký kết nhƣ: - Xác định quyền đánh thuế của nƣớc nơi phát sinh thu nhập đối với một số khoản thu nhập của đối tƣợng không cƣ trú. - Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập của đối tƣợng không cƣ trú của nƣớc nơi phát sinh thu nhập (chẳng hạn nếu thuế suất theo quy định của luật trong nƣớc cao hơn mức thuế suất quy định tại Hiệp định, thì áp dụng mức thuế suất theo Hiệp định); - Cho khấu trừ số thuế đã nộp ở nƣớc ngoài vào số thuế phải nộp tại nƣớc cƣ trú; - Ngăn ngừa việc trốn lậu thuế bằng cách trao đổi thông tin giữa các nƣớc ký kết. 1.2.3. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tải sản giữa Việt Nam với các nƣớc đƣợc áp dụng theo các nguyên tắc sau đây:
  • 15. 11 - Trƣờng hợp có mâu thuẫn giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại luật thuế trong nƣớc thì sẽ áp dụng theo các quy định tại Hiệp định. - Trƣờng hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế nhƣng luật thuế của Việt Nam chƣa có quy định về thu thuế đó hoặc quy định với mức độ thấp hơn thì áp dụng theo các quy định tại luật thuế của Việt Nam. - Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nƣớc. - Các từ ngữ chƣa đƣợc định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa nhƣ quy định tại luật trong nƣớc theo mục đích thuế tại thời điểm đó (trừ trƣờng hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác). - Khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trƣờng hợp phải căn cứ theo quy định cụ thể tại từng Hiệp định. Việc xử lý miễn, giảm thuế theo các quy định của Hiệp định không áp dụng theo cơ chế tự động. Các đối tƣợng muốn đƣợc hƣởng ƣu đãi theo Hiệp định phải thực hiện theo các thủ tục quy định tại Mục D – Thông tƣ 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nƣớc đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các mẫu Hiệp định Hiện nay trên thế giới có hai mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định. Đó là mẫu Hiệp định của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development) và của Liên Hợp Quốc (UNO – The United Nations Organisation; or UN – United Nations). 1.2.4.1. Mẫu Hiệp định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD Quá trình hình thành và phát triển của mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần bắt đầu từ khi Hội đồng của Tổ chức kinh tế Châu Âu (OECC) – nay là OECD – thông qua bản giới thiệu các vấn đề liên quan đến việc đánh thuế hai lần vào ngày 25 tháng 2 năm 1955. Vào thời điểm đó, 70 hiệp định song phƣơng đã đƣợc ký kết giữa các nƣớc là thành viên của OECD ngày nay. Năm 1928, mẫu hiệp định song phƣơng đầu tiên đƣợc soạn thảo, tiếp theo là mẫu hiệp định của Mexico năm 1943 và mẫu Hiệp định của Luân Đôn năm 1946, các quy định tại các điều khoản của những Hiệp định này đều đƣợc soạn thảo dựa trên sự đúc kết từ các hiệp định
  • 16. 12 thƣơng mại song phƣơng giữa các quốc gia và đƣợc sửa đổi, bổ sung trong suốt những thập niên tiếp theo. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự cộng tác của các thành viên Tổ chức kinh tế châu Âu (OECC) sau chiến tranh ngày càng tăng cho ta thấy vai trò quan trọng của các biện pháp tránh đánh thuế hai lần ngày một rõ nét. Một loạt các hiệp định thuế song phƣơng đã đƣợc ký kết giữa các thành viên của OECC, cùng thời gian này, sự phù hợp của các hiệp định trong tất cả các nguyên tắc, định nghĩa, các điều khoản, các phƣơng pháp và sự thống nhất theo cách hiểu thông thƣờng làm cho hiệp định càng trở nên cần thiết. Năm 1956, ủy ban tài chính châu Âu đã soạn thảo một bản dự thảo hiệp định trong đó gồm các quy định có thể giải quyết hiệu quả vấn đề đánh thuế hai lần đang tồn tại giữa các thành viên của OECD và nó có thể đƣợc chấp nhận áp dụng tại tất cả các thành viên này. Từ năm 1958 đến năm 1961, Ủy ban Tài chính của OECD đã soạn thảo 4 bản dự thảo hiệp định tạm thời, trƣớc khi trình bản dự thảo hiệp định cuối cùng với tên gọi “dự thảo Hiệp định đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản”. Ngày 30 tháng 7 năm 1963, Hội đồng OECD đã thông qua một văn bản liên quan đến vấn đề tránh đánh thuế hai lần và kêu gọi chính phủ của các quốc gia thành viên, khi ký kết hoặc sửa đổi các hiệp định song phƣơng giữa họ thì nên tuân theo bản dự thảo hiệp định đó. Khi trình bản dự thảo Hiệp định vào năm 1963, Ủy ban tài chính của OECD đã vạch ra kế hoạch, rằng bản dự thảo Hiệp định đó có thể đƣợc sửa đổi vào bất kỳ một giai đoạn nào sau này. Việc sửa đổi cần phải lấy ý kiến về kinh nghiệm thu đƣợc của các quốc gia thành viên trong quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định song phƣơng, về sự thay đổi trong hệ thống thuế của từng quốc gia đó, về sự gia tăng của các mối quan hệ tài chính quốc tế, và về sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành nghề kinh doanh mới và sự cần thiết của các tổ chức hợp tác kinh doanh trên tầm quốc tế. Với tất cả các lý do này, sau năm 1971 Ủy ban Tài chính OECD đổi tên thành Vụ Tài chính OECD, đảm trách việc sửa đổi bản dự thảo Hiệp định năm 1963 và theo đó là các bình luận (có chức năng giải thích từng điều khoản trong Hiệp định). Kết quả là năm 1977, Mẫu hiệp định và các bình luận mới đƣợc xuất bản. Tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế của OECD nhanh chóng đƣợc triển khai và thực hiện vào những năm 1980. Kết quả là, trong các phiên làm việc thƣờng lệ của mình, sau năm 1977 Vụ tài chính OECD tiếp tục kiểm tra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các vấn đề khác nhau liên quan tới mẫu Hiệp định năm 1977. Công
  • 17. 13 việc này đem lại kết quả với một số lƣợng các bản báo cáo, một vài bản trong số đó giới thiệu những sửa đổi của Mẫu Hiệp định và các bình luận. Năm 1991, nhận thấy việc sửa đổi của Mẫu Hiệp định và các bình luận trở nên cần thiết, Vụ Tài chính OECD thông qua nội dung của một mẫu Hiệp định linh hoạt cung cấp định kỳ mà các thông tin đƣợc cập nhật và sửa đổi một cách thƣờng xuyên hơn mà không phải chờ tới khi có một bản sửa đổi hoàn chỉnh. Vì vậy nó cũng đã đƣợc quyết định cho xuất bản một phiên bản đã đƣợc sửa đổi và cập nhật của mẫu Hiệp định 1977 bằng cách kết hợp nhiều ý kiến phản hồi từ những báo cáo đã đề cập trên đây. Bởi mức độ ảnh hƣởng rộng rãi của Mẫu hiệp định đã vƣợt ra khỏi phạm vi những quốc gia thành viên của OECD, Vụ Tài chính OECD đã quyết định quá trình sửa đổi bổ sung hiệp định có thể đƣợc mở rộng để hƣởng lợi ích từ đầu vào là các quốc gia không phải thành viên, các tổ chức quốc tế hoặc các bên đƣơng sự khác. Các khoản đóng góp từ bên ngoài nhƣ vậy sẽ giúp Vụ tài chính trong nhiệm vụ tiếp tục cập nhật mẫu Hiệp định cho phù hợp với sự thay đổi của các quy định và các nguyên tắc thuế khóa quốc tế. Đây là nguyên do của việc xuất bản mẫu Hiệp định năm 1992. Không giống nhƣ bản dự thảo Hiệp định năm 1963 và mẫu Hiệp định năm 1977, mẫu sửa đổi không phải là văn bản có giá trị bao hàm cao nhất nhƣng nó là văn bản đầu tiên của quá trình sửa đổi theo hƣớng cập nhật thông tin định kỳ và bằng cách này đảm bảo rằng mẫu Hiệp định sẽ tiếp tục phản ánh đúng cái nhìn của các quốc gia thành viên tại bất cứ thời điểm nào. Qua một trong các lần cập nhật, vào năm 1997, quan điểm của một số các quốc gia không thành viên lần đầu tiên đƣợc đề cập tới trong mẫu Hiệp định. Từ đó tới nay, Mẫu Hiệp định đã đƣợc sửa đổi và cập nhật qua các năm 1999, 2003 và gần đây nhất là năm 2005. 1.2.4.2. Mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc UN Ảnh hƣởng của mẫu Hiệp định OECD đã vƣợt ra khỏi phạm vi các nƣớc thành viên. Nó đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu cơ bản để tham khảo trong quá trình đàm phán giữa các quốc gia thành viên và không thành viên, thậm chí giữa các quốc gia không thành viên với nhau cũng nhƣ đối với các tổ chức quốc tế khác trong phạm vi về đánh thuế hai lần và các vấn đề liên quan. Đặc biệt, nó còn đƣợc dùng làm cơ sở cho việc soạn thảo bản dự thảo gốc và bản sửa đổi của “Mẫu Hiệp định đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển của Liên Hợp Quốc”
  • 18. 14 bằng cách sao chép một phần quan trọng của tất cả các điều khoản và bình luận của mẫu Hiệp định OECD. Sự gia tăng của các dòng vốn đầu tƣ từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng đầu tƣ quốc tế. Vấn đề đánh thuế hai lần có ảnh hƣởng tiêu cực tới việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ; việc di chuyển vốn và nhân lực trong quá trình hợp tác, đầu tƣ kinh tế với nƣớc ngoài, do đó việc tránh hay loại bỏ vấn đề đánh thuế hai lần trở thành một thành phần quan trọng của môi trƣờng đầu tƣ quốc tế. Ngoài ra, mục tiêu chủ yếu của các hiệp định thuế song phƣơng là bảo đảm cho các đối tƣợng nộp thuế tránh đƣợc việc đánh thuế hai lần (dù trực tiếp hay gián tiếp) và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế. Sự cần thiết của việc khuyến khích ký kết các hiệp định thuế song phƣơng giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển đƣợc công nhận bởi Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hợp quốc, tại nghị quyết số 1273 (XLIII) đƣợc thông qua ngày 4 tháng 8 năm 1967 bởi Tổng thƣ ký Liên Hợp quốc “cần thành lập một nhóm công tác đặc biệt bao gồm các chuyên gia và các nhà quản lý về thuế đƣợc Chính phủ các nƣớc bổ nhiệm, nhƣng hoạt động theo năng lực của riêng mình, từ cả các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển tƣơng ứng với các vùng và các hệ thống thuế khác nhau, với nhiệm vụ tìm hiểu, khai thác bằng nhiều cách để làm cho việc ký kết các Hiệp định thuế giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển một cách thuận tiện nhất, bao gồm việc giới thiệu các hƣớng dẫn về tác dụng của các Hiệp định thuế để bảo đảm hoàn toàn cho lợi ích của họ. Chiểu theo nghị định này, năm 1968, Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc đã thành lập “the Ad Hoc Group of Experts on Tax Treaties between Developed and Developing Countries” – tạm dịch là – “Nhóm chuyên gia về Hiệp định thuế giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển”, bao gồm các nhân viên thuế chính thức và các chuyên gia đến từ cả các nƣớc phát triển và đang phát triển. Nhóm chuyên gia này đã hoàn thành bản hƣớng dẫn việc đàm phán các hiệp định song phƣơng giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển trong kỳ họp khóa 7 của Liên Hợp quốc, từ năm 1968 đến năm 1977, với sự tham gia của các thành viên đến từ Achentina, Brazil, Chi lê, Pháp, Đức, Ghana, Ấn độ, Ix-ra-en, Nhật Bản, Hà Lan, Na-uy, Pa-kit-xtang, Philippin, Xri-lan-ka, Xu-đăng, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ Kỳ, Vƣơng quốc Anh và Bắc Ai-len, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Năm 1979, Nhóm chuyên gia cũng đã hoàn thành việc soạn thảo một bản dự thảo mẫu hiệp định song phƣơng giữa một nƣớc phát triển với một nƣớc đang phát triển dựa trên bản hƣớng dẫn nêu trên.
  • 19. 15 Tại kỳ họp thứ 8 của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Giơ-ne-vơ từ ngày 10 đến ngày 21 tháng 12 năm 1979, Nhóm chuyên gia đã trình bản dự thảo mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc và đƣợc thông qua . Năm 1980, Liên Hợp Quốc xuất bản “Mẫu hiệp định của Liên Hợp Quốc về đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển”. Ngày 28 tháng 4 năm 1980, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc đã đổi tên nhóm chuyên gia thành “Ad Hoc Group of Experts on International Cooperation in Tax Matters” – tạm dịch là – Nhóm chuyên gia về các vấn đề thuế trong hợp tác quốc tế. Trong những năm 90, nhận thấy nhiều thay đổi quan trọng trong môi trƣờng kinh tế và tài chính quốc tế, thêm vào đó là các bản cập nhật và sửa đổi của mẫu Hiệp định OECD vào các năm 1992, 1994, 1995 và 1997, Nhóm chuyên gia về các vấn đề thuế trong hợp tác quốc tế quyết định sửa đổi và cập nhật “Mẫu hiệp định của Liên Hợp Quốc về đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển” vào năm 1997, tiếp đó là các lần sửa đổi và cập nhật vào năm 1999 và gần đây nhất là bản mẫu Hiệp định năm 2001. 1.2.5. Các nội dung cơ bản của Hiệp định Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cho dù dựa trên các mẫu khác nhau nhƣng thƣờng gồm các nội dung cơ bản sau đây và có thể đƣợc chia thành 7 phần: 1.2.5.1. Phần 1: Phạm vi áp dụng của Hiệp định (Điều 1-2) Trong phần này, Hiệp định có nêu rõ những đối tƣợng nào là đối tƣợng áp dụng của Hiệp định (đối tƣợng cƣ trú của một hoặc của cả hai nƣớc ký kết). Thêm vào đó, Hiệp định còn quy định chi tiết những loại thuế áp dụng trong Hiệp định: “Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một nƣớc ký kết hoặc chính quyền địa phƣơng của nƣớc đó, đánh vào thu nhập và tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó nhƣ thế nào.” – khoản 1, Điều 2, mẫu Hiệp định năm 2007 của Việt Nam. Khoản 3, Điều 2 của Hiệp định cũng nêu rõ các loại thuế hiện hành của cả hai nƣớc ký kết đƣợc áp dụng trong Hiệp định, tại Việt Nam gồm có thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài sản (nếu có) – đƣợc gọi chung là “thuế Việt Nam” Tại Trung Quốc bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập đối với các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các xí nghiệp nƣớc ngoài, thuế thu nhập địa phƣơng – đƣợc gọi chung là “thuế Trung Quốc” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nƣớc
  • 20. 16 Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 17/05/1995 tại Bắc Kinh và có hiệu lực từ ngày 18/10/1996) Tại Hàn Quốc bao gồm thuế thu nhập, thuế công ty và thuế cƣ trú – đƣợc gọi chung là “thuế Hàn Quốc” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nƣớc Đại hàn dân quốc về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 20/05/1994 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày 11/09/1994) Tại Tây Ban Nha bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế công ty, thuế thu nhập đối với các đối tƣợng không cƣ trú và các loại thuế địa phƣơng thu trên thu nhập – đƣợc gọi chung là “thuế Tây Ban Nha” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vƣơng quốc Tây Ban Nha về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 07/03/2005 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày 22/12/2005) v.v…. Hiệp định cũng sẽ đƣợc áp dụng cho các loại thuế có tính chất tƣơng tự hay về cơ bản giống nhƣ các loại thuế đã quy định tại khoản 3, Điều 2 của Hiệp định đƣợc ban hành sau ngày ký kết Hiệp định để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai nƣớc ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng nƣớc để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện Hiệp định. 1.2.5.2. Phần 2: Các định nghĩa (Điều 3-5) Phần này gồm các điều liên quan đến việc giải thích các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong Hiệp định. Trong đó Điều 3 có nhiệm vụ giải thích 9 thuật ngữ: - “Tên nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam” – Ví dụ: “Áo”, “Trung Quốc”, “Hà Lan”, “Singapore”,v.v… - “Việt Nam” - “Nƣớc ký kết” và “ Nƣớc ký kết kia” - “Đối tƣợng” - “Công ty” - “Doanh nghiệp của nƣớc ký kết” và “Doanh nghiệp của nƣớc ký kết kia” - “Đối tƣợng mang quốc tịch”
  • 21. 17 - “Vận tải quốc tế” - “Nhà chức trách có thẩm quyền” Riêng điều 4 và điều 5 có nhiệm vụ giải thích chi tiết 2 thuật ngữ quan trọng: “Đối tƣợng cƣ trú” và “ Cơ sở thƣờng trú” – phần này sẽ đƣợc tác giả đi sâu phân tích trong Chƣơng 2 của bài khóa luận này. 1.2.5.3. Phần 3: Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập (Điều 6- 22) Có thể nói, đây là phần thể hiện rõ nhất mục tiêu của Hiệp định là phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập cho các bên tham gia ký kết. Phần này gồm có 17 điều (từ điều 6 đến điều 22), tƣơng ứng với mỗi điều là quy định của Hiệp định đối với một loại thu nhập: Điều 6: Thu nhập từ bất động sản Điều 7: Lợi tức kinh doanh Điều 8: Vận tải biển và vận tải hàng không Điều 9: Các doanh nghiệp liên kết Điều 10: Tiền lãi cổ phẩn Điều 11: Lãi từ tiền cho vay Điều 12: Tiền bản quyền Điều 13: Phí dịch vụ kỹ thuật Điều 14: Lợi tức từ chuyển nhƣợng tài sản Điều 15: Hoạt động của dịch vụ cá nhân độc lập Điều 16: Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc Điều 17: Thù lao Giám đốc và thù lao nhân viên quản lý cao cấp Điều 18: Nghệ sĩ và vận động viên Điều 19: Tiền lƣơng hƣu và các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội Điều 20: Phục vụ chính phủ Điều 21: Sinh viên và thực tập sinh Điều 22: Thu nhập khác Phần này sẽ đƣợc tác giả đi sâu phân tích trong Chƣơng 2 của bài khóa luận này. 1.2.5.4. Phần 4: Phân định quyền đánh thuế đối với tài sản (Điều 23) Nếu nhƣ phần 3 là các quy định của Hiệp định về vấn đề phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập, thì đây lại là phần quy định về vấn đề phân chia
  • 22. 18 quyền đánh thuế đối với tài sản. Các loại tài sản bị đánh thuế đƣợc quy định tại phần này là: - Tài sản là bất động sản nêu tại Điều 6 Hiệp định này do một đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết sở hữu có tại nƣớc ký kết kia. - Tài sản là động sản hình thành nên một phần tài sản kinh doanh của một cơ sở thƣờng trú của một doanh nghiệp của một nƣớc ký kết có tại nƣớc ký kết kia hoặc là động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết có tại nƣớc ký kết kia để thực hiện các dịch vụ cá nhân độc lập. - Tài sản là tàu thủy, máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế và thuyền hoạt động trong vận tải đƣờng thủy nội địa và tài sản là động sản liên quan đến hoạt động của tàu thủy, máy bay và thuyền đó. 1.2.5.5. Phần 5: Biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần (Điều 24) Điều 24 của Hiệp định quy định về các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần. Có hai phƣơng pháp nhƣ sau: - Phƣơng pháp miễn thuế: thu nhập hoặc tài sản bị đánh thuế tại nƣớc nguồn hoặc nƣớc nơi có tài sản sẽ đƣợc miễn thuế tại Nƣớc cƣ trú, nhƣng Nƣớc cƣ trú khi xác định thuế suất áp dụng đối với thu nhập hay tài sản còn lại của đối tƣợng nộp thuế vẫn có thể tính đến các khoản thu nhập và tài sản đã đƣợc miễn thuế (tức là tính tổng thu nhập để xác định mức thuế suất lũy tiến phù hợp) - Phƣơng pháp khấu trừ thuế: thu nhập hoặc tài sản bị đánh thuế tại Nƣớc nguồn hoặc Nƣớc nơi có tài sản sẽ phải chịu thuế tại Nƣớc cƣ trú, nhƣng thuế đã tính tại Nƣớc nguồn hoặc Nƣớc nơi có tài sản sẽ đƣợc khấu trừ vào số thuế đƣợc tính tại Nƣớc cƣ trú tính trên thu nhập hoặc tài sản đó. Phần này sẽ đƣợc tác giả đi sâu phân tích trong Chƣơng 2 của bài khóa luận này. 1.2.5.6. Phần 6: Các quy định đặc biệt (Điều 25-28) Phần này gồm có 4 điều quy định về các vấn đề sau: Điều 25: Không phân biệt đối xử Quy định tại điều này có mục tiêu đảm bảo rằng những ngƣời mang quốc tịch của các Nƣớc ký kết, đối tƣợng cƣ trú của quốc gia thứ ba, những đối tƣợng ở trong tình trạng không có quốc tịch và các cơ sở thƣờng trú của các đối tƣợng không có quốc tịch đƣợc đối xử bình đẳng về thuế nhƣ các đối tƣợng cƣ trú của các quốc gia cƣ trú.
  • 23. 19 Thứ nhất là các quy định để chống lại việc những ngƣời mang quốc tịch của các Nƣớc ký kết, đối tƣợng cƣ trú của quốc gia thứ ba, những đối tƣợng trong tình trạng không có quốc tịch và các cơ sở thƣờng trú của các đối tƣợng không có quốc tịch phải chịu bất cứ một sự đánh thuế nào khác hoặc nặng hơn so với sự đánh thuế đƣợc áp dụng đối với ngƣời mang quốc tịch của Nƣớc ký kết kia trong cùng một hoàn cảnh. Thứ hai, không phân biệt đối xử với một doanh nghiệp của một Nƣớc ký kết có cơ sở thƣờng trú tại Nƣớc ký kết kia. Trong trƣờng hợp này, việc đánh thuế đối với cơ sở thƣờng trú của quốc gia mà ở đó cơ sở thƣờng trú hiện diện sẽ không đƣợc kém thuận lợi hơn so với công ty của bản thân quốc gia đó. Thứ ba, đảm bảo rằng lợi tức tiền vay, tiền bản quyền và các khoản chi trả khác đƣợc thanh toán bởi một doanh nghiệp của một Nƣớc ký kết cho một đối tƣợng cƣ trú của một Nƣớc ký kết kia phải đƣợc khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế với cùng một điều kiện nhƣ là các khoản chi trả này đƣợc thanh toán cho đối tƣợng cƣ trú của cùng quốc gia doanh nghiệp. Thứ tƣ, đảm bảo rằng các doanh nghiệp, các tổ chức liên doanh và các pháp nhân khác là đối tƣợng cƣ trú của một Nƣớc ký kết mà vốn của chúng đƣợc sở hữu hoặc kiểm soát bởi đối tƣợng cƣ trú của Nƣớc ký kết kia đƣợc đối xử không kém thuận lợi hơn (về thuế) so với doanh nghiệp đƣợc sở hữu hoặc kiểm soát bởi đối tƣợng cƣ trú của quốc gia đó. Điều 26: Thủ tục thỏa thuận song phương Theo quy định tại điều này, khi một đối tƣợng nộp thuế thấy rằng mình đã phải nộp thuế không đúng với quy định tại Hiệp định thì có thể yêu cầu nhà chức trách có thẩm quyền của một trong hai Nƣớc ký kết giải quyết các khiếu nại của mình. Trong trƣờng hợp một Nƣớc ký kết không thể đơn phƣơng giải quyết thì cỏ thể yêu cầu nhà chức trách có thẩm quyền của một trong hai Nƣớc ký kết đƣa vấn đề của mình ra giải quyết trên cơ sở song phƣơng. Thủ tục thỏa thuận song phƣơng còn tạo điều kiện cho bản thân nhà chức trách có thẩm quyền của các Nƣớc ký kết tham vấn lẫn nhau để loại bỏ việc đánh thuế trùng đối với các trƣờng hợp còn chƣa đƣợc quy định tại Hiệp định. Khái niệm “Nhà chức trách có thẩm quyền” đã đƣợc định nghĩa tại Điều 3 – Các định nghĩa chung – của Hiệp định này, thƣờng là “Bộ trƣởng Bộ Tài chính hoặc ngƣời đại diện đƣợc ủy quyền của Bộ trƣởng” (nhƣ Việt Nam, Hà Lan, Singapore, Aixơlen, Tây Ban Nha, Thụy Điển….), cũng có thể là “Tổng cục quản lý thuế Nhà
  • 24. 20 nƣớc hoặc đại diện đƣợc ủy quyền của Tổng cục quản lý thuế Nhà nƣớc” (Trung Quốc), hoặc “Cơ quan thuế thu nhập Trung ƣơng hoặc ngƣời đại diện đƣợc ủy quyền của Cơ quan thuế thu nhập Trung ƣơng” (Pakistan), hay “Cục trƣởng cục thuế liên bang hoặc ngƣời đại diện đƣợc ủy quyền của Cục trƣởng” (Thụy Sĩ). Điều 27: Trao đổi thông tin Theo quy định tại điều này, khi cơ quan thuế của một Nƣớc ký kết có đƣợc các thông tin từ hoạt động trao đổi thông tin theo quy định của Hiệp định thì cơ quan thuế đó có trách nhiệm đảm bảo sự bí mật của thông tin này dù rằng việc cung cấp các thông tin này cho các cơ quan tòa án là hành động đƣợc phép theo quy định của Hiệp định. Trong quá trình trao đổi thông tin, một quốc gia ký kết hoàn toàn không có nghĩa vụ buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khi các biện pháp này trái với các quy định của nội luật cũng nhƣ thủ tục quản lý hành chính của quốc gia mình, hoặc khi xét thấy việc trao đổi thông tin nhƣ vậy có thể dẫn đến việc làm lộ các bí mật thƣơng mại hoặc các bí mật tƣơng tự. Cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong việc trao đổi thông tin theo quy định tại Hiệp định là Nhà chức trách có thẩm quyền đã đƣợc xác định tại Hiệp định. Điều 28: Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự Theo quy định tại điều này, các quy định tại Hiệp định sẽ không ảnh hƣởng đến quyền miễn trừ của các thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 1.2.5.7. Phần 7: Các quy định về hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của Hiệp định (Điều 29-30) Điều 29: Hiệu lực Điều này quy định về thời gian mà Hiệp định có hiệu lực và hiệu lực thi hành. Theo đó, mỗi nƣớc ký kết, thông qua đƣờng ngoại giao, sẽ thông báo cho nhau biết bằng văn bản việc hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của luật pháp nƣớc mình để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày nhận đƣợc thông báo sau cùng. Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam: - Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh kể từ ngày 1 tháng 1 của năm dƣơng lịch tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực, và trong các năm tiếp theo.
  • 25. 21 - Đối với các loại thuế khác của Việt Nam, liên quan đến thu nhập, lợi tức hoặc thu nhập từ chuyển nhƣợng tài sản hoặc tài sản phát sinh vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm dƣơng lịch tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực, và trong các năm tiếp theo. Ví dụ: Hiệp định giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vƣơng quốc Tây Ban Nha, có hiệu lực vào ngày 22/12/2005, nhƣ vậy sẽ có hiệu lực thi hành đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh kể từ ngày 01/01/2006, và trong các năm tiếp theo. Đối với các loại thuế còn lại, Hiệp định này sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2006 hoặc bất kỳ ngày nào sau ngày đó. Điều 30: Chấm dứt hiệu lực Tại điều này, Hiệp định quy định nhƣ sau: “Hiệp định này sẽ vẫn còn hiệu lực cho tới khi một Nƣớc ký kết tuyên bố chấm dứt hiệu lực. Từng Nƣớc ký kết thông qua đƣờng ngoại giao có thể chấm dứt hiệu lực Hiệp định bằng cách gửi thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định ít nhất 6 tháng trƣớc khi kết thúc bất kỳ năm dƣơng lịch nào bắt đầu từ sau thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành tại Việt Nam: - Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh vào ngày 1 tháng 1 của năm dƣơng lịch tiếp sau năm gửi thông báo kết thúc hiệu lực, và trong các năm tiếp theo. - Đối với các loại thuế khác của Việt Nam, liên quan đến thu nhập, lợi tức hoặc lợi nhuận từ chuyển nhƣợng tài sản hoặc tài sản phát sinh vào ngày hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm dƣơng lịch tiếp sau năm gửi thông báo. Vẫn ví dụ trên, Hiệp định giữa Việt Nam và Áo có hiệu lực vào ngày 22/12/2005, ngày 22/12/2010 là ngày kết thúc thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Nhƣ vậy, theo quy định tại Hiệp định, nếu Nƣớc Cộng hòa Áo muốn gửi thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định cho Việt Nam, thì sẽ phải gửi ít nhất 6 tháng trƣớc khi kết thúc bất kỳ năm dƣơng lịch nào bắt đầu từ năm 2011, tức là vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm bắt đầu từ năm 2011. Giả sử, thông báo đƣợc gửi vào tháng 2 năm 2012, thì Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 2013, và trong các năm tiếp theo; đối với các loại thuế còn
  • 26. 22 lại, Hiệp định sẽ hết hiệu lực thi hành có thể vào ngày 1 tháng 1 năm 2013 hoặc bất kỳ ngày nào sau ngày đó. Tóm lại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một điều ƣớc quốc tế giữa các nƣớc và/hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền về thuế nhằm phân định quyền đánh thuế của mỗi bên tham gia ký kết nhằm tránh đánh thuế trùng và ngăn ngừa việc trốn và/hoặc tránh các loại thuế đánh trên thu nhập và tài sản. Với mục tiêu này, Hiệp định có vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ các rào cản thƣơng mại, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tƣ, hợp tác kinh tế, trao đổi thƣơng mại giữa các nƣớc ký kết. Hiệp định thƣờng gồm có 30 điều quy định chi tiết về các vấn đề liên quan, với nội dung cơ bản là các quy định về phân chia quyền đánh thuế đối với 17 loại thu nhập và một số loại tài sản khác nhau. Ngoài ra khi ký kết Hiệp định, các nƣớc còn thƣờng ký với nhau một “Nghị định thƣ” đi kèm với Hiệp định và coi nhƣ là một bộ phận hợp thành của nó để bổ sung thêm các quy định có liên quan đến một số điều trong Hiệp định. (Xem Phụ lục 1 – Nghị định thƣ đi kèm với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Áo)
  • 27. 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam 2.1.1. Thực trạng ký kết Nhận biết đƣợc vai trò quan trọng của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong quá trình mở cửa nền kinh tế, hợp tác đầu tƣ, phát triển thƣơng mại quốc tế, từ những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã đàm phán và ký kết với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến nay, chúng ta đã ký đƣợc gần 60 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Xem Phụ lục 2 – Danh sách các nƣớc và vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) Xét theo nƣớc đối tác, Việt Nam đã ký kết Hiệp định với một số quốc gia nằm tại tất cả các châu lục trên thế giới, nhiều nhất là tại châu Âu với 26 nƣớc, sau đó là tại châu Á – Thái Bình Dƣơng với 20 nƣớc và vùng lãnh thổ (Hồng Kông, Đài Bắc), ít nhất là tại Châu Phi và châu Mỹ với 3 quốc gia cho mỗi châu lục (châu Phi gồm có An-giê-ri, Ma-rốc và nƣớc Cộng hòa Xây-sen; châu Mỹ gồm có Ca-na-đa, Cu ba và Vê-nê-xu-ê-la). Cuối cùng là khu vực Trung Đông với 6 nƣớc: Ai cập, Ô- man, Các Tiểu Vƣơng quốc Ả-rập thống nhất, Ca-ta, Cô-oét và Ix-ra-en. Ta có thể thấy rõ tỷ lệ phân chia theo khu vực của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam qua Biểu đồ 1 dƣới đây: Biểu đồ 1 - Phân chia các nước ký kết theo khu vực 46% 5% 34% 5% 10% Châu Âu Châu Phi Châu Á - TBD Châu Mỹ Trung Đông
  • 28. 24 Khu vực châu Âu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 46% trên tổng số các nƣớc và vùng lãnh thổ, sau đó là đến khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng với 34%, khu vực Trung Đông chiếm 10% và thấp nhất là 2 khu vực Châu Mỹ & Châu Phi với 5% cho mỗi châu lục. Điều này cho thấy, Việt Nam đã ký kết Hiệp định với rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhƣng nhiều nhất vẫn là ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dƣơng, hầu hết các Hiệp định này đã ký kết đƣợc một thời gian dài, đây là những Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đầu tiên đƣợc ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nƣớc, chủ yếu là vào những năm 90 với 33 Hiệp định, Hiệp định đầu tiên đƣợc ký với chính phủ Ôxtrâylia ngày 13/10/1992 tại Hà Nội và có hiệu lực ngày 30/12/1992, ngay sau đó là Hiệp định với chính phủ Thái Lan – đây là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có hiệu lực đầu tiên tại Việt Nam, vào ngày 29/12/1992, chỉ sau ngày ký kết một tuần (23/12/1992) và trƣớc ngày hiệu lực của Hiệp định với Ôxtrâylia một ngày; số còn lại gồm 13 Hiệp định đƣợc ký kết rải rác vào các năm từ năm 2000 đến năm 2008, gần đây nhất là Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) đƣợc ký kết vào ngày 16/12/2008, có hiệu lực vào ngày 12/08/2009 và chính thức có hiệu lực thi hành tại Việt Nam vào ngày 01/01/2010. Trong thời gian qua, quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và Hồng Kông phát triển nhanh, đặc biệt từ cuối những năm 80, sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Hồng Kông luôn đóng vai trò là cầu nối trong quan hệ buôn bán, đầu tƣ của Việt Nam với nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Hồng Kông cũng là một trong những khu vực đầu tƣ vào Việt Nam sớm nhất, ngay sau khi có luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987. Trong nhiều năm liền, Hồng Kông luôn nằm trong nhóm các nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ nhiều nhất vào Việt Nam. Tính đến nay, Hồng Kông đã có trên 400 dự án đầu tƣ vào Việt Nam với tổng số vốn cam kết gần 5 tỷ USD, đứng thứ 5 trong tổng số hơn 70 nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa chính phủ hai nƣớc đã góp phần thúc đẩy hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ, tạo ra một môi trƣờng pháp lý về rõ ràng, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ Việt Nam và Hồng Kông phát triển các hoạt động đầu tƣ kinh doanh. Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Văn phòng Kinh tế thƣơng mại Hồng Kông tại Singapore tổ chức “Hội thảo về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hồng Kông” tại Hà Nội ngày 4/8/2009 và tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 05/08/2009 nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung, giải đáp các thắc mắc để giúp các
  • 29. 25 doanh nghiệp Việt Nam, Hồng Kông chuẩn bị trƣớc khi Hiệp định đi vào thực tế, giúp mang nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên. Châu Phi và Châu Mỹ là hai châu lục có số lƣợng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết với chính phủ Việt Nam ít nhất. Mỗi châu lục mới chỉ có 3 quốc gia, tƣơng ứng với 3 Hiệp định. Trong đó, Hiệp định đƣợc ký kết sớm nhất là Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Ca-na-đa vào ngày 14/11/1997 tại Hà Nội, có hiệu lực vào ngày 16/12/1998; sau đó là Hiệp định đƣợc ký kết với chính phủ An-giê-ri vào ngày 06/12/1999, nhƣng phải đến 10/05/2001 Hiệp định mới chính thức có hiệu lực. 4 Hiệp định còn lại đều đƣợc ký kết vào những năm 2000, Hiệp định với Cu-Ba ký ngày 26/10/2002, có hiệu lực ngày 26/06/2003; Hiệp định với Cộng hòa Xây sen ký ngày 04/10/2005, có hiệu lực ngày 07/07/2006; Hiệp định với Vê-nê-xu-ê-la ký ngày 20/11/2008 , có hiệu lực ngày 26/05/2009 và gần đây nhất là Hiệp định với Ma-rốc ngày 24/11/2008, có hiệu lực ngày 10/07/2009. Đây đều là các quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ rất lâu, tuy nhiên quan hệ kinh tế, trao đổi thƣơng mại và nhất là hợp tác đầu tƣ trực tiếp giữa hai nƣớc còn rất khiêm tốn (thậm chí còn chƣa có nhƣ đối với Cộng hòa Xây sen), nhƣng các bên tin tƣởng rằng việc ký kết Hiệp định tránh đánh hai lần là yếu tố quan trọng tạo sức hấp dẫn mới đối với sự hợp tác, phát triển vì sự thịnh vƣợng chung của hai bên ký kết, bên cạnh đó còn mở ra cánh cửa quan hệ kinh tế, đầu tƣ với các quốc gia trong khu vực. Khu vực Trung Đông chiếm 10% trên tổng số các Hiệp định đƣợc ký kết, tƣơng đƣơng với 6 Hiệp định của 6 nƣớc: Ai cập, Ô-man, Các Tiểu Vƣơng quốc Ả- rập thống nhất, Ca-ta, Cô-oét và Ix-ra-en. Đây đều là các Hiệp định mới đƣợc ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nƣớc, có tới 4 trên tổng số 6 Hiệp định chƣa có hiệu lực, đó là Hiệp định với Ix-ra-en ngày 04/08/2009 tại Hà Nội, với Cô- oét ngày 10/03/2009 tại thủ đô Cô-oét, với Ca-ta ngày 08/03/2009 tại Đô-ha và với Các tiểu Vƣơng quốc Ả-rập thống nhất ngày 16/02/2009 tại Du-bai. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Ai cập ngày 06/03/2006 là Hiệp định thuế đầu tiên mà chính phủ Việt Nam ký kết với một quốc gia ở Trung Đông, tiếp đến là Hiệp định với chính phủ Ô-man ký kết ngày 18/04/2008 tại Hà Nội, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2009. Việt Nam và Ô man đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 09/06/1992, cho đến nay quan hệ giữa hai nƣớc đang ngày một phát triển và đạt đƣợc những tín hiệu đáng mừng. Năm 2003, quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại giữa hai nƣớc hầu nhƣ chƣa có gì, nhƣng đến năm 2006, kim
  • 30. 26 ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam – Ô man đạt khoảng 7 triệu USD, năm 2007 kim ngạch thƣơng mại hai chiều đạt khoảng 9 triệu USD, năm 2008 đạt khoảng 18 triệu USD, sang năm 2009 con số này tăng lên tới 25,3 triệu USD, tăng 4,17% so với năm 2008. Việc ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ô- man sẽ tạo môi trƣờng pháp lý và sức hấp dẫn mới đối với sự hợp tác kinh tế và đầu tƣ giữa hai nƣớc. Ô-man mong muốn đƣợc hợp tác đầu tƣ 100% vốn hoặc liên doanh với Việt Nam trong các dự án tài chính – ngân hàng, dầu khí, than, bất động sản, xây dựng. Mức độ bao phủ rộng khắp của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ của các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tạo điều kiện không nhỏ cho các doanh nghiệp hay các cá nhân của Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ nói chung trong quá trình hợp tác, trao đổi hay buôn bán với nƣớc ngoài, đặc biệt là tạo ra hành lang pháp lý về thuế một cách rõ ràng, minh bạch, góp phần tránh xảy ra tranh chấp cho các bên liên quan. 2.1.2. Mẫu Hiệp định của Việt Nam 2.1.2.1. Khái quát chung Kể từ khi bắt đầu đàm phán để ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đầu tiên của Việt Nam với các nƣớc, cho đến nay tất cả các Hiệp định đã đƣợc ký kết đều tuân theo một mẫu nhất định do Tổng Cục thuế soạn thảo và đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt dựa trên mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc. Tính đến thời điểm này Việt Nam đã có 3 mẫu Hiệp định tƣơng ứng với các năm 1990, 2003 và 2007. Theo đó, tất cả các Hiệp định đƣợc ký kết trƣớc năm 2003 sẽ tuân theo mẫu Hiệp định năm 1990, các Hiệp định đƣợc ký kết trƣớc năm 2007 sẽ tuân theo mẫu năm 2003, và các Hiệp định đƣợc ký kết từ năm 2007 cho đến nay sẽ tuân theo mẫu năm 2007. Tuy là 3 mẫu Hiệp định tại 3 thời điểm khác nhau, nhƣng các mẫu này đều giống nhau về nội dung cơ bản và cũng đều tuân theo một kết cấu nhất định (nhƣ đã giới thiệu tại mục 1.2.5 của bài khóa luận này). Nếu có sự khác nhau trong nội dung của Hiệp định giữa các thời kỳ thì đó cũng chỉ là những sự thay đổi theo đúng với thay đổi của chính sách nhà nƣớc và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ nhƣ trong mục (a), khoản 3, Điều 2 của Hiệp định về vấn đề “Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định”, theo mẫu Hiệp định của Việt Nam năm 1990 gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức và thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài; theo mẫu Hiệp định năm 2003 bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển thu nhập ra nƣớc ngoài; và theo mẫu Hiệp định mới nhất (mẫu năm 2007)
  • 31. 27 thì các loại thuế áp dụng gồm có: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài sản (nếu có). Việc thay đổi các loại thuế tại 3 mẫu Hiệp định năm 1990, năm 2003 và năm 2007 là phù hợp với chính sách thuế của nhà nƣớc theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của Việt Nam. Khoản 4, Điều 2 của Hiệp định cũng đã quy định rõ: “Hiệp định này cũng sẽ đƣợc áp dụng cho các loại thuế có tính chất tƣơng tự hay về căn bản giống nhƣ các loại thuế trên ban hành sau ngày ký Hiệp định này bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nƣớc ký kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng nƣớc”. Tức là, sau ngày ký kết Hiệp định, nếu mỗi bên ký kết có thay đổi quan trọng gì liên quan đến luật thuế của mỗi nƣớc, cũng nhƣ liên quan đến các loại thuế đã đƣợc nêu trong Khoản 3 Điều này, nhƣ việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các loại thuế đã đƣợc nêu trong Hiệp định, thì các nhà chức trách có thẩm quyền của mỗi bên ký kết (tại Việt Nam là Bộ trƣởng Bộ Tài chính hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền của Bộ trƣởng) sẽ thông báo cho bên kia biết về sự thay đổi đó. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nƣớc ta đƣợc ban hành đầu tiên vào ngày 10/05/1997 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999, tuy nhiên trong Khoản 3, Điều 2 của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết vào các năm từ 1999 đến 2002, tên gọi “thuế lợi tức” vẫn đƣợc gọi thay vì “thuế thu nhập doanh nghiệp” bởi vì các Hiệp định này vẫn đƣợc áp dụng theo mẫu năm 1990 trong khi Bộ Tài chính chƣa kịp sửa đổi và soạn thảo lại mẫu Hiệp định này. Việc thay đổi về luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho luật thuế lợi tức hay bất kỳ loại thuế nào đều đƣợc các nhà chức trách có thẩm quyền và các cán bộ của Tổng cục thuế Việt Nam thông báo cho bên ký kết kia trong quá trình đàm phán cũng nhƣ trong quá trình thực hiện Hiệp định. Nhƣ đã giới thiệu ở phần trên, Hiệp định của Việt Nam đƣợc Tổng Cục thuế soạn thảo dựa trên mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên một số mục, khoản, điều khoản trong Hiệp định của Việt Nam vẫn khác so với các quy định tại mẫu của Liên Hợp Quốc. Sau đây, tác giả sẽ đi phân tích và so sánh hai mẫu Hiệp định của UN và OECD, đồng thời chỉ ra mối liên hệ tới mẫu Hiệp định của Việt Nam. 2.1.2.2. So sánh mẫu Hiệp định của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế OECD và mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc UN và mối liên hệ với mẫu Hiệp định của Việt Nam. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc UN đƣợc soạn thảo dựa trên mẫu Hiệp định của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế OECD,
  • 32. 28 do đó về kết cấu và nội dung cơ bản của 2 mẫu Hiệp định này là giống nhau. Bởi thế trong phần này, tác giả chỉ giới thiệu những điểm khác nhau trong 2 mẫu Hiệp định này, đồng thời liên hệ với mẫu Hiệp định của Việt Nam. Bảng 1 – Sự khác nhau giữa hai mẫu Hiệp định OECD và UN và mối liên hệ với mẫu Hiệp định của Việt Nam
  • 33. 29 Điều khoản Mẫu UN Mẫu OECD Mẫu Việt Nam Khoản 1, Điều 3 (Các định nghĩa chung) Định nghĩa các thuật ngữ: “đối tƣợng, công ty, doanh nghiệp của nƣớc ký kết và doanh nghiệp của nƣớc ký kết kia, vận tải quốc tế, nhà chức trách có thẩm quyền, đối tƣợng mang quốc tịch” Ngoài các thuật ngữ đã đƣợc định nghĩa nhƣ mẫu UN, mẫu Hiệp định OECD đƣa thêm định nghĩa về thuật ngữ “kinh doanh” – bao gồm việc thực hiện các dịch vụ ngành nghề và các hoạt động khác có tính chất độc lập. Giống mẫu của UN Khoản 1, Điều 4 (Đối tƣợng cƣ trú) Căn cứ để xác định đối tƣợng cƣ trú của một đối tƣợng chịu thuế là: nhà ở, nơi cƣ trú, trụ sở thành lập, trụ sở điều hành hoặc các tiêu chuẩn khác có tính chất tƣơng tự, và bao gồm cả Nhà nƣớc, chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phƣơng tại đó. Mẫu OECD không đƣa “trụ sở thành lập” để làm căn cứ xác định đối tƣợng cƣ trú của một đối tƣợng chịu thuế. Các căn cứ còn lại giống với mẫu UN. Mẫu hiệp định của Việt Nam dùng thuật ngữ “trụ sở đăng ký” để thay cho thuật ngữ “trụ sở thành lập” theo mẫu UN, các căn cứ còn lại giống với mẫu UN. Khoản 3, Điều 5 (Cơ sở thƣờng trú) Thuật ngữ “cơ sở thƣờng trú” cũng bao gồm: việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tƣ vấn do một doanh nghiệp thực hiện thông qua ngƣời làm công cho doanh nghiệp hay một đối tƣợng khác đƣợc doanh nghiệp ủy nhiệm thực hiện tại Nƣớc ký kết kia, nhƣng chỉ trong trƣờng hợp những hoạt động mang tính chất nói trên (trong cùng một dự án hoặc Không đề cập đến vấn đề này Giống với mẫu UN. Ngoài ra còn bổ sung thêm một quy định: Thuật ngữ “cơ sở thƣờng trú cũng bao gồm”: một đối tƣợng tiến hành các hoạt động tại một Nƣớc ký kết (kể cả các hoạt động ngoài
  • 34. 30 một dự án có liên quan) kéo dài tại một Nƣớc trong khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại hơn 6 tháng trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng. khơi) liên quan đến việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên có tại Nƣớc ký kết đó sẽ đƣợc coi nhƣ là tiến hành kinh doanh thông qua một cơ sở thƣờng trú tại Nƣớc ký kết đó. Mục (a) (b), Khoản 4, Điều 5 (Cơ sở thƣờng trú) Thuật ngữ “cơ sở thƣờng trú” sẽ đƣợc coi là không bao gồm: (a) việc sử dụng các phƣơng tiện riêng cho mục đích lƣu kho hoặc trƣng bày hàng hóa hay tài sản của doanh nghiệp; (b) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp chỉ với mục đích lƣu kho hoặc trƣng bày. (a) việc sử dụng các phƣơng tiện riêng cho mục đích lƣu kho, trƣng bày, hoặc giao hàng hóa hay tài sản của doanh nghiệp; (b) việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp chỉ với mục đích lƣu kho, trƣng bày hoặc giao hàng.  đƣa thêm khái niệm “giao hàng” so với mẫu UN. Giống với mẫu UN Khoản 6, Điều 5 (Cơ sở thƣờng trú) Một tổ chức bảo hiểm của một Nƣớc ký kết, trừ trƣờng hợp tái bảo hiểm, sẽ đƣợc coi là có cơ sở thƣờng trú tại Nƣớc ký kết kia nếu tổ chức đó thu phí bảo hiểm hoặc bảo hiểm các rủi ro tại Nƣớc kia thông qua một đối tƣợng không phải là một đại Không có điều khoản này Giống với mẫu UN
  • 35. 31 lý có tƣ cách độc lập đƣợc điều chỉnh bởi khoản 7. Khoản 7 - đối với mẫu UN và mẫu Việt Nam & khoản 6 – đối với mẫu OECD, Điều 5 (Cơ sở thƣờng trú) Một doanh nghiệp của một Nƣớc ký kết sẽ không đƣợc coi là có cơ sở thƣờng trú ở một Nƣớc ký kết khác chỉ vì doanh nghiệp đó chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh tại Nƣớc đó thông qua một đại lý môi giới, một đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác có tƣ cách độc lập, với điều kiện những đối tƣợng này hoạt động trong khuôn khổ kinh doanh thông thƣờng của họ. Tuy nhiên, khi đại lý đó giành toàn bộ hoặc hầu nhƣ toàn bộ hoạt động của mình để tiến hành công việc thay mặt cho doanh nghiệp đó, đại lý đó sẽ không đƣợc coi là đại lý có tƣ cách độc lập theo nghĩa của khoản này, và điều kiện đƣợc tạo ra hoặc áp đặt giữa doanh nghiệp đó và đại lý, trong quan hệ kinh doanh và quan hệ tài chính, khác với điều kiện đƣợc tạo ra hoặc áp đặt giữa các doanh nghiệp độc lập, thì đại lý đó sẽ Một doanh nghiệp sẽ không đƣợc coi là có cơ sở thƣờng trú ở một Nƣớc ký kết chỉ vì doanh nghiệp đó chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh tại Nƣớc kia thông qua một đại lý môi giới, một đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác có tƣ cách độc lập, với điều kiện những đối tƣợng này hoạt động trong khuôn khổ kinh doanh thông thƣờng của họ.  không đề cập đến vấn đề khi nào thì một đại lý không đƣợc coi là có tƣ cách độc lập nhƣ mẫu UN. Giống với mẫu UN
  • 36. 32 không đƣợc coi là đại lý có tƣ cách độc lập theo nghĩa của khoản này. Khoản 3, Điều 7 (Lợi tức kinh doanh) Trong khi xác định lợi tức của một cơ sở thƣờng trú, cơ sở này sẽ đƣợc phép khấu trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho mục đích kinh doanh của cơ sở thƣờng trú này, bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung cho dù chi phí đó phát sinh tại Nƣớc nơi cơ sở thƣờng trú đó đóng hặc ở bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, sẽ không cho phép tính vào các khoản chi phí đƣợc trừ bất kỳ khoản tiền nào, nếu có, do cơ sở thƣờng trú trả cho (trừ khi là khoản thanh toán các chi phí thực tế) trụ sở chính của doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng nào khác của doanh nghiệp dƣới hình thức tiền bản quyền, các khoản lệ phí hay bất kỳ khoản thanh toán nào tƣơng tự khác để đƣợc phép sử dụng bằng phát minh hay các quyền khác, hay dƣới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các Trong khi xác định lợi tức của một cơ sở thƣờng trú, cơ sở này sẽ đƣợc phép khấu trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho mục đích của cơ sở thƣờng trú này, bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lý chung cho dù chi phí đó phát sinh tại Nƣớc nơi cơ sở thƣờng trú đó đóng hặc ở bất kỳ nơi nào khác.  không đề cập đến các khoản chi phí không đƣợc trừ nhƣ mẫu Hiệp định UN và mẫu Hiệp định Việt Nam. Giống với mẫu UN
  • 37. 33 dịch vụ riêng biệt hay trả cho các công việc quản lý, hay dƣới hình thức trả lãi tính trên tiền cho cơ sở thƣờng trú vay, trừ trƣờng hợp tiền lãi của cơ sở ngân hàng. Cũng tƣơng tự, trong khi xác định lợi tức của cơ sở thƣờng trú sẽ không tính đến các khoản tiền (trừ các khoản tiền thanh toán các chi phí thực tế) do cơ sở thƣờng trú từ trụ sở chính của doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng khác của doanh nghiệp, dƣới hình thức tiền bản quyền, các khoản lệ phí hay các khoản thanh toán tƣơng tự để cho phép sử dụng bằng phát minh hay các quyền khác, hay dƣới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ riêng biệt hay trả cho công việc quản lý, hay dƣới hình thức lãi tính trên tiền cho trụ sở chính của doanh nghiệp hay bất kỳ văn phòng nào của doanh nghiệp vay, trừ trƣờng hợp lãi từ tiền cho vay của cơ sở ngân hàng. Khoản 5, Điều 7 Không có điều khoản này Khoản này quy định: Không một khoản lợi Không có điều khoản
  • 38. 34 (Lợi tức kinh doanh) – Mẫu Hiệp định OECD tức nào sẽ đƣợc phân bổ cho một cơ sở thƣờng trú nếu cơ sở thƣờng trú đó chỉ đơn thuần mua hàng hóa hoặc tài sản cho doanh nghiệp. này (Giống mẫu Hiệp định của UN) Điều 8 – Vận tải biển và vận tải hàng không Đƣa ra hai phƣơng án A và B: *) phƣơng án A: - Lợi tức từ hoạt động của tàu thủy, máy bay trong vận tải quốc tế (hoặc thuyền trong vận tải đƣờng thủy nội địa) sẽ bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi có trụ sở điều hành thực tế của doanh nghiệp. - Nếu trụ sở điều hành thực tế của doanh nghiệp vận tải biển hoặc của một doanh nghiệp vận tải đƣờng thủy trong đất liền đặt tại tàu hoặc thuyền, thì trụ sở điều hành thực tế này sẽ đƣợc coi là đặt tại Nƣớc ký kết nơi có bến cảng chính của tàu, thuyền đó hoặc nếu không có bến cảng chính thì sẽ đƣợc coi là đặt tại Nƣớc ký kết mà đối tƣợng điều hành con tàu, thuyền đó là đối tƣợng cƣ trú *) phƣơng án B: Chỉ đƣa ra một phƣơng án giống với phƣơng án A của mẫu Hiệp định UN. Quy định dựa theo phƣơng án A của mẫu Hiệp định UN, tuy nhiên có đƣa thêm một quy định khác nhƣ sau: Lợi tức tại các nguồn của một Nƣớc ký kết do doanh nghiệp của Nƣớc ký kết kia thu đƣợc từ hoạt động của tàu thủy, máy bay trong vận tải quốc tế (hoặc thuyền trong vận tải đƣờng thủy nội địa) sẽ có thể bị đánh thuế tại Nƣớc thứ nhất nhƣng thuế đƣợc tính khi đó sẽ không vƣợt quá một
  • 39. 35 - Lợi tức từ hoạt động của tàu thủy, máy bay trong vận tải quốc tế (hoặc thuyền trong vận tải đƣờng thủy nội địa) sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi diễn ra hoạt động quản lý hiệu quả của doanh nghiệp. - Lợi tức từ hoạt động của tàu thủy trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi có địa điểm quản lý hiệu quả của doanh nghiệp trừ khi hoạt động vận tải phát sinh từ hoạt động tại Nƣớc ký kết kia có tính chất thƣờng xuyên. Nếu các hoạt động đó có tính chất thƣờng xuyên thì lợi tức đó có thể bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết kia. Lợi tức chịu thuế tại Nƣớc ký kết kia sẽ đƣợc xác định trên cơ sở phân bổ hợp lý lợi tức ròng phát sinh từ hoạt động vận tải của doanh nghiệp. Số thuế tính trên khoản phân bổ đó sẽ đƣợc trừ ….. phần trăm. (Tỷ lệ phần trăm sẽ đƣợc xác định thông qua đàm phán song phƣơng). trong hai mức sau tùy theo mức nào thấp hơn: (a)…….phần trăm tổng doanh thu thu đƣợc từ nguồn tại Nƣớc đó, (lấy …… phần trăm mức thuế cƣớc của Việt Nam tại thời điểm đàm phán), hoặc (b) ….. phần trăm mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại tại Nƣớc ký kết.
  • 40. 36 Khoản 2, Điều 10 (Tiền lãi cổ phần) Những khoản tiền lãi cổ phần bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tƣợng cƣ trú và theo các luật của Nƣớc đó, nhƣng nếu đối tƣợng nhận là đối tƣợng thực hƣởng tiền lãi cổ phần thì thuế đƣợc tính khi đó sẽ không vƣợt quá: (a) ….. phần trăm (tỷ lệ phần trăm đƣợc xác định thông qua thỏa thuận đàm phán song phƣơng) tổng số tiền lãi cổ phần nếu đối tƣợng thực hƣởng là một công ty (không phải là một tổ chức hùn vốn) nắm giữ trực tiếp ít nhất 10 phần trăm vốn của công ty trả lãi cổ phần; (b) ….. phần trăm (tỷ lệ phần trăm đƣợc xác định thông qua thỏa thuận đàm phán song phƣơng) tổng số tiền lãi cổ phần trong tất cả các trƣờng hợp khác. (a) 5 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần nếu đối tƣợng thực hƣởng là một công ty (không phải là một tổ chức hùn vốn) nắm giữ trực tiếp ít nhất 25 phần trăm vốn của công ty trả lãi cổ phần; (b)15 phần trăm tổng số tiền lãi cổ phần trong tất cả các trƣờng hợp khác. Quy định giống với mẫu Hiệp định UN. Khoản 2, Điều 12 (Tiền bản quyền) – Mẫu Hiệp định UN và Việt Nam Khoản 1, Điều 12 của các mẫu Hiệp định UN, OECD và Việt Nam đều quy định: Tiền bản quyền phát sinh tại một Nƣớc ký kết và đƣợc trả cho đối tƣợng cƣ trú Không có quy định giống nhƣ khoản 2 Điều 12 của mẫu Hiệp định UN. Giống với quy định tại mẫu UN.
  • 41. 37 của Nƣớc ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết kia. Tuy nhiên, mẫu Hiệp định UN có thêm khoản 2 quy định: những khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nƣớc ký kết nơi phát sinh tiền bản quyền, và theo các luật của nƣớc đó, nhƣng nếu đối tƣợng thực hƣởng tiền bản quyền là đối tƣợng cƣ trú của Nƣớc ký kết kia thì mức thuế đƣợc tính khi đó sẽ không vƣợt quá …….phần trăm tổng số tiền bản quyền. Khoản 5, Điều 12 (Tiền bản quyền) – mẫu Hiệp định UN và Việt Nam Tiền bản quyền sẽ đƣợc coi là phát sinh tại một Nƣớc ký kết khi đối tƣợng trả tiền bản quyền chính là Nhà nƣớc đó, chính quyền cơ sở, cơ quan chính quyền địa phƣơng hoặc là đối tƣợng cƣ trú của Nƣớc đó. Tuy nhiên, khi một đối tƣợng trả tiền bản quyền, là hay không là đối tƣợng cƣ trú của một Nƣớc ký kết, có ở một Nƣớc ký kết một cơ sở thƣờng trú hay một cơ sở cố định liên quan đến trách nhiệm trả tiền bản quyền đã phát sinh và Không có quy định về vấn đề giống nhƣ quy định tại khoản 5, Điều 12 của mẫu Hiệp định UN và mẫu Hiệp định Việt Nam. Giống nhƣ quy định tại mẫu Hiệp định UN.