SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc






DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO Q-FARM
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ SÀI GÒN
Tổng Giám đốc
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU
TƯ DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc
TRẦN QUANG DƯƠNG NGUYỄN VĂN MAI
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. .......................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9
Chương II ............................................................................................................ 10
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................. 10
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án..................... 10
1. Điều kiện về địa lý, địa chất.................................................................... 10
2. Điều kiện kinh tế xã hội. ......................................................................... 13
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 17
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ.......... 17
1. Đánh giá nhu cầu thị trường.................................................................... 17
2 Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty......... 22
II.3. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 23
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 23
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 23
Chương III........................................................................................................... 26
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 26
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 26
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 27
1. Công nghệ nhà màng............................................................................... 27
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 4
2. Công nghệ thủy canh............................................................................... 28
3. Công nghệ trồng rau trong nhà màng...................................................... 30
4. Công nghệ kỹ thuật nuôi trồng dược liệu................................................ 30
4.1 Kỹ thuật trồng nấm các loại:................................................................. 30
4.2 Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.......................................... 31
4.3 Kỹ thuật thuật trồng các loại dược liệu:................................................ 32
5. Quy trình trồng hoa:................................................................................ 34
6. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch........................ 35
7. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa lưới.37
8. Công nghệ sản xuất GLOBALGAP........................................................ 38
9. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án...................................................... 42
Chương IV........................................................................................................... 44
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 44
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 44
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.............................. 44
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 44
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 45
1. Các phương án kiến trúc. ........................................................................ 45
2. Phương án quản lý, khai thác.................................................................. 49
3. Giải pháp về chính sách của dự án.......................................................... 50
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 50
ChươngV............................................................................................................. 50
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG.................................... 51
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 51
I.1. Các loại chất thải phát sinh................................................................... 51
I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực................................................ 52
I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động................. 54
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 5
II. Giải pháp phòng chống cháy nổ............................................................. 54
Chương VI........................................................................................................... 55
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ
ÁN ....................................................................................................................... 55
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 55
II. Khả năng thu xếp vốnvà khả năng cấp vốn theo tiến độ........................ 57
III. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án......................................... 62
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 62
2. Phương án vay tín dụng....................................................................... 63
3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 64
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 64
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 64
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 64
3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 65
KẾT LUẬN......................................................................................................... 66
I. Kết luận.................................................................................................... 66
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 66
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 6
CHƯƠNG I.
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ SÀI GÒN.
Mã số thuế : 0312372892
Đại diện pháp luật: Trần Quang Dương
Chức vụ: Tổng Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1. Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Địa điểm thực hiện dự án:Khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai tại xã
Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án : 38.035.203.000 đồng. Trong đó:
 Vốn tự có- huy động (30,59%) : 12.690.086.000 đồng.
Vốn vay tín dụng (69,41%) : 25.345.118.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với
công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai
thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt
là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh
như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp
công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở
nhiều mức độ khác nhau.
Đối với tỉnh Đồng Nai, thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 7
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là
xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng
công nghệ cao, hướng mạnh vào sản xuất các sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh
tế cao của tỉnh là yêu cầu cấp thiết.
Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án Việt tiến hành nghiên
cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-
FARM.”
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 8
Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020, định hướng 2025;
Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ cao nhằm tối ưu hoá năng suất chất lượng
cây trồng nông nghiệp ( như công nghệ nhà màng, công nghệ chiếu sáng, công
nghệ thông….). Đây là công nghệ sản xuất hàng loạt, chất lượng đồng bộ cây
giống từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
- Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây
dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Xây dụng “Mô hình sản
xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP)” và “ Mô hình trồng rau,
cây ăn quả công nghệ cao”.
- Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung
vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất
nông nghiệp nước nhà. Góp phần phát triển kinh tế của thành phố.
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản
phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản
xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên; phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công
nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng
cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư.
- Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung
vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất
nông nghiệp trong huyện. Góp phần phát triển kinh tế của huyện Cẩm Mỹ nói
chung cũng như tỉnh Đồng Nai nói chung.
- Tạo ra mô hình khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện để
mở lớp huấn luyện ngắn ngày cho nông dân một cách trực quan; đồng thời liên
kết với các trường đại học cho sinh viên thực tập, thực hành một cách bài bản.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 9
- Từng bước liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học hình
thành quy trình bảo quản chế biến hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của dự
án.
- Khi dự án đi vào hoạt động, có đầu ra ổn định, công ty tiến hành thu mua
nguồn nông sản từ nông dân trên địa phương. Phấn đầu trở thành trung tâm kinh
doanh thu mua, chế biến, cung cấp cho thị trường các loại nông phẩm được sản
xuất tại khu nông nghiệp công nghệ cao nói riêng và vùng phụ cận nói chung.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp
nhận công nghệ (sản xuất rau công nghệ cao) và tổ chức thực nghiệm các biện
pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn
chuyển giao công nghệ sản xuất.
- Khi dự án đi vào sản xuất với 100% công suất, thì hàng năm dự án cung
cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 45 tấn rau các loại theo tiêu
chuẩn GLOBALGAP; 100 tấn dưa lưới chất lượng cao, 64.000 cành hoa.
- Sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP với công nghệ gần như tự động
hoàn toàn.
- Dự án còn cung cấp cho các nhà máy chế biến dược liệu khoảng 32 tấn
nguyên liệu để sản xuất dược liệu.
- Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất
nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
- Dự kiến hằng năm đón tiếp khoảng 400 lượt sinh viên các từ các trường
đại học đến thực tập.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 10
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
1. Điều kiện về địa lý, địa chất.
✓ Vị Trí Địa Lý
Dự án “Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM” được xây dựng nằm trên
địa bàn xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, được xác định trong sơ đồ
giới thiệu địa điểm số 29/BĐ ĐC tỷ lệ 1/10.000 do Trung tâm kỹ thuật địa chính – Nhà
đất thực hiện ngày 01/2008 (theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 của
UBND tỉnh Đồng Nai). Phạm vị giới hạn như sau:
- Phía Bắc : Giáp đường lô cao su.
- Phía Nam : Giáp suối Cả và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Đông : Giáp đường lô cao su.
- Phía Tây : Giáp đường lô cao su.
✓ Địa hình:
Khu đất nằm ở vùng đất cao phía Nam tỉnh Đồng Nai, địa hình đa dạng bao gồm
khu vực dồng bằng, khu vực sườn dốc ven các khe suối.
Địa hình tương đối bằng phẳng và dốc thoải dần từ phía Tây Bắc – Đông Nam.
Phía Đông Nam là khu vực suối Cả. Trên khu đất bằng phẳng là khu vực các lô cao su.
Khu vực triền suối là các hộ dân với các trang trại nhà vườn.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 11
Cao độ của địa hình khoảng 150 mét, chênh lệch độ cao trong phạm vi khảo sát
không đáng kể. Toàn bộ địa hình nằm trên dạng địa mạo xâm thực, xâm thực bóc mòn
trên cao nguyên Xuân Lộc. Cấu tạo nên bề mặt địa này là sản phẩm phong hoá của đá
phun trào Plaistocen hệ tầng Xuân Lộc. Với đặc điểm địa hình địa mạo nêu trên khá
thuận lợi cho việc xây dựng các hạng mục công trình.
✓ Khí hậu
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang
tính chất nóng, ẩm đồng thời phân hóa sâu sắc theo mùa với các đặc trưng của vùng
khí hậu miền Đông Nam Bộ, hàng năm được chia làm 2 màu rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau.
Khu vực có đặc điểm khí hậu nóng đều quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm
từ 25.4 – 27.20C và không chênh lệch quá lớn giữa các tháng trong năm. Nóng nhất là
tháng 4, tháng 5 nhưng cũng không vượt quá 300C, thấp nhất là tháng 12, nhiệt độ
không dưới 200C. Trung bình hàng năm có 2000 – 3000 giờ nắng.
- Nhiệt độ:
✓Nhiệt độ trung bình năm: 260C.
✓Nhiệt độ cao nhất: 28.60C.
✓Nhiệt độ thấp nhất: 22.60C.
- Độ ẩm:
✓Độ ẩm trung bình năm: 82%.
✓Độ ẩm lớn nhất: 91%.
✓Độ ẩm nhỏ nhất: 70%
- Chế độ mưa:
✓Lượng mưa lớn nhất: 2503mm.
✓Lượng mưa nhỏ nhất: 2014mm.
✓Lượng mưa trung bình: 1487mm.
- Lượng bốc hơi:
✓Lượng bốc hơi thay đổi theo mùa và lượng bốc hơi cao nhất vào các
tháng 2, 3, 4 còn thấp nhất tập trung vào các tháng 7, 8, 9.
✓Lượng bốc hơi cao nhất: 178mm/tháng.
✓Lượng bốc hơi thấp nhất: 51mm/tháng.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 12
- Gió:
✓Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc – Nam và hướng Đông Nam
✓Mùa hè: Hướng Bắc –Nam vào tháng 4.
✓Mùa đông: Hướng Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5.
✓Tốc độ gió lớn nhất 10m/s.
✓ Địa chất
Trên cơ sở khảo sát ngoài hiện trường, mô tả đất nền qua các hố khoan, kết hợp
với tài liệu đã có trong vùng và chủ yếu tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý đất đá,
chúng tôi nhận thấy khu vực khảo sát (tính tới chiều sâu 30,00m), địa tầng được phân
chia thành 7 lớp. Các lớp được mô tả theo thứ tự từ trên xuống như sau:
- Lớp 1: Sét màu nâu đỏ sậm, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp từ 2,90 
4,00m.
- Lớp 2: Sét màu nâu đỏ sậm, xám nâu, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều dày
lớp 6,10  8,10m.
- Lớp 3: Sét màu nâu xám, nâu đỏ sậm; trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp 1,30 
1,60m.
- Lớp 4: Sét màu nâu xám, xám xanh, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp
8,80  11,10m.
- Lớp 5: Sét màu xám xanh, trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 3,80  6,00m.
- Lớp 6: Sét màu xám xanh lẫn dăm sạn bazan phong hoá, trạng thái cứng. Chiều
dày lớp từ 1,30m đến lớn hơn 3,50m.
- Lớp 7: Đá bazan phong hoá nhẹ màu xám đen,cứng chắc. Chiều dày lớp chưa
được xác định rõ ràng, các hố khoan sâu 30,0m đã khoan vào lớp này được 3,50m.
Các lớp đất từ lớp 1 đến lớp 7 có diện phân bố rộng khắp khu vực khảo sát, bề
dày lớp tương đối ổn đinh, tính chất cơ lý của các đơn nguyên địa chất công trình ít
thay đổi, có sức chịu tải Rtc = 1,75  2,76 kG/cm2. Về mặt độ lún cần lưu ý nền đất
lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có hệ số rỗng lớn, hệ số nén lún cao.
- Mực nước ngầm khu vực khảo sát nằm sâu không ảnh hưởng đến việc thiết kế
và thi công nền móng công trình.
- Bề mặt địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho thi công xây dựng công trình.
✓ Địa chất thủy văn
Nước ngầm: Theo nghiên cứu thăm dò đánh giá nước dưới đất của Đoàn địa chất
thủy văn 78 cho thấy khu vực thiết kế trong vùng có nước ngầm, trữ lượng nước ngầm
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 13
không đều, khu vực dự án chỉ khai thác tối đa được 5.000m³/ngđ.
Mực nước ngầm trong khu vực khảo sát nằm sâu, tại thời điểm khoan khảo sát
các hố khoan sâu gặp mực nước ngầm ở độ sâu từ 19,30m đến 20,0m. Nước không có
tính ăn mòn bê tông.
✓ Địa chấn
Khu vực dự kiến xây dựng nằm trong vùng có động đất cấp 5 (Theo bản đồ địa
chấn Việt Nam).
✓ Thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng thượng lưu của các con suối chảy ra sông
Cả và sông Đông Nai. Phía Đông Nam khu vức có suối Cả chảy qua theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam, là nơi tập trung nước từ các đồi cao xung quanh. Do đó khi có mưa
lớn các khu vực ven suối bị nước dâng khoảng 0.5 – 0.8 m (hiện nay chưa có số liệu
thủy văn cụ thể của suối Cả). Tuy nhiên theo điều tra hiện trạng khu vực này không bị
ngập lụt.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Năm 2015, tình hình kinh tế của huyện Cẩm Mỹ chịu tác động và gặp
nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp
và nhân dân trong huyện, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang có dấu
hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế tăng khá so với cùng kỳ, sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản phát triển khá tốt. Sản xuất công nghiê ̣p có sự tăng trưởng, các
ngành dịch vụ đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Thu
ngân sách tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Công tác xây dựng nông thôn mới
tiếp tục được triển khai thực hiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì, an
sinh xã hội được quan tâm chú trọng và an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn huyện được giữ vững.
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng giá trị sản xuất 9 tháng trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt
6.749,7 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó sản xuất nông,
lâm, thủy sản tăng 8,59%, Công nghiệp - xây dựng tăng 24,82%, Dịch vụ tăng
17,54% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá: Ước giá
trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 2.316,32 tỷ đồng, đạt 61,09% KH năm,
tăng 8,59% so với cùng kỳ năm 2014 trong đó: trồng trọt tăng 3,27%, chăn nuôi
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 14
tăng 15,31% so với cùng kỳ; Tỷ trọng chăn nuôi so với giá trị sản xuất nông
nghiệp chiến 45,98%.
Ngành trồng trọt:
+ Cây hàng năm:
- Sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả cao, năm nay toàn huyện giao
trồng được với diện tích là 4.871,9 ha đạt 97,3% so KH, và tăng 19,39% so cùng
kỳ (tăng 791,2 ha so với cùng kỳ).
Năng suất bình quân các loại cây chủ lực như: Lúa đạt 70 tạ/ha; Bắp đạt
83,5 tạ/ha.
- Sản xuất vụHè Thu toàn huyện gieo trồng được 9.669,9 giảm 254,8 ha
so với cùng kỳ.
Nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra là do một số diện tích trồng xen
dưới tán cây lâu năm, năm nay đã khép tán. Đồng thời, một số diện tích cây
hàng năm chuyển sang trồng cây tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể ở các
xã Lâm San, Xuân Tây, Sông Ray.
Ước tính năng suất bình quân các loại cây chủ lực; cây lúa đạt 58,3 tạ/ha;
bắp đạt 64,2 tạ/ha;
+ Cây lâu năm:
Trong 9 tháng năm 2015, chủ yếu tập trung hướng dẫn các biện pháp
chăm sóc, phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh trên các loại cây: điều, xoài, cà
phê, sầu riêng, chôm chôm đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Đồng thời, theo
dõi thu hoạch sản phẩm trên các loại cây: điều, tiêu, xoài, sầu riêng và chôm
chôm. Tập trung kiểm tra khảo sát diện tích điều năng suất thấp, vườn tạp, vùng
quy hoạch cây trồng lâu năm … triển khai kế hoạch phát triển cây trồng chủ lực
năm 2015; hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh và cải tạo vườn cây ăn
quả.
Diện tích một số cây chủ lực: cây cà phê hiện có 4.539 ha, diện tích cho
sản phẩm 4.539 ha; cây tiêu hiện có 4.580 ha; năm nay giá tiêu tiếp tục tăng cao
và ổn định ở mức 190.000 đ – 210.000 đ/kg, người trồng tiêu có lãi từ 350 – 450
triệu đồng/ha nên tiếp tục đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích; cây điều hiện
có 2.876 ha; cây cao su hiện có 13.656,8 ha, diện tích cho sản phẩm 7.985,7 ha;
diện tích cao su tiểu điền hiện có 1.518 ha, diện tích cho sản phẩm là 1090 ha;
Cây chôm chôm hiện có 1.345 ha, diện tích cho sản phẩm 1.305 ha; cây sầu
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 15
riêng hiện có 1.385 ha, diện tích cho sản phẩm 1.350 ha; cây Mãng cầu: 120 ha,
diện tích cho sản phẩm 120 ha, năng suất ước đạt 88 tạ/ha.
Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng chống
dịch bệnh được thực hiện tốt nên không có dịch bệnh xảy ra. Quy mô tổng đàn
bò, đàn lợn và gia cầm tăng cao, đặc biệt đàn bò tăng mạnh (tăng 29,21%); riêng
đàn trâu, bò trong khu vực chăn thả ngày càng bị thu hẹp do cơ giới hóa trong
nông nghiệp nên giảm cả số lượng và sản lượng.
Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc, và bảo vệ rừng được thực hiê ̣n
thường xuyên. Sản xuất thủy sản tiếp tục ổn định; diện tích, sản lượng nuôi
trồng thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác đều tăng so với cùng kỳ.
Sản xuất Công nghiệp - TTCN tiếp tục phát triển ổn định; Ước giá trị sản
xuất (theo giá so sánh 2010) toàn ngành tăng 18,03% so cùng kỳ. Hầu hết sản
lượng các sản phẩm công nghiệp - TTCN chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ như;
giết mổ gia súc ước đạt 52.130 tấn tăng 22,48%; gỗ đồ mộc ước đạt 5.200 m3
tăng 24,20%; thức ăn gia súc ước đạt 83 ngàn tấn tăng 20,12%; quần áo các loại
ước đạt 184.026 ngàn chiếc tăng 22,49%; hạt điều nhân ước đạt 3.420 tấn tăng
23,91%;....
Hoạt động xây dựng có chuyển biến tích cực nên giá trị sản xuất ngành
xây dựng trên địa bàn huyện 9 tháng năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước tăng
32,85% so với cùng kỳ và đạt 60,59% kế hoạch.
Trong 9 tháng năm 2015, các ngành dịch vụ đều tăng khá so với cùng kỳ
nhất là các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống… ước giá trị sản xuất (theo giá
so sánh 2010) ngành dịch vụ đạt 2.693,36 tỷ đồng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước tăng 18,06% so cùng kỳ và đạt 74,98%
kế hoạch. Giá cả, chỉ số giá tiêu dùng thị trường ổn định so với cùng kỳ.
Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ
sản xuất, kinh doanh, tăng khá so với cùng kỳ cả về doanh thu, khối lượng luân
chuyển và vận chuyển. Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là
các dịch vụ bưu chính mới. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tiếp tục đáp ứng cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về đầu tư phát triển: Công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn được
huyện quan tâm, khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đạt kết quả tích cực,
thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng cao so cùng kỳ ở tất cả các
nguồn vốn, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 914,01 tỷ đồng, tăng
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 16
33,55% cùng kỳ và đạt 60,72% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước
giảm 55,45%; Vốn do các doanh nghiệp đầu tư tăng 238,13% và vốn trong dân
cư tăng 59,96% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách đạt kết quả khá tốt, chi ngân sách đáp ứng kịp thời các
nhiệm vụ của huyện: Ước 9 tháng năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn đạt 59.580 triệu đồng, tăng 26,63% dự toán, tăng 7,68% so với cùng kỳ.
Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp
nhiều khó khăn, vì vậy trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký mới
tuy tăng số lượng song số vốn đăng ký giảm so cùng kỳ, tính đến 31/8 tháng
năm 2015 nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 104 doanh nghiệp.
Công tác quy hoạch được tích cực thực hiện, công tác quản lý nhà nước
về các hoạt động Khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm. Công tác quản
lý nhà nước về khai thác tài nguyên tiếp tục được đẩy mạnh.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng
khắp với 13 xã, trong đó; có 1 xã đạt chuẩn năm 2014, có 4 xã đăng ký đạt
chuẩn năm 2015, tăng 4 xã so với năm 2014. Ngay từ đầu năm, huyện đã ưu tiên
bố trí vốn theo cơ chế đã được HĐND huyện thông qua cho xã xây dựng Nông
thôn mới do huyện chỉ đạo với tổng số vốn đã phân bổ. Các xã do huyện chỉ đạo
cũng đã được tích cực hướng dẫn hoàn thiện thủ tục và huy động các nguồn vốn
để triển khai. Tính đến nay đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Giáo dục - đào tạo có bước phát triển theo hướng đổi mới, chất lượng
giáo dục cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và ổn định ở mức cao;
Công tác phân luồng học sinh sau THCS được quan tâm và duy trì.
Hoạt động Văn hoá - thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình được
củng cố và phát triển; Các hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền
thống diễn ra sôi nổi.
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm hàng đầu trước
những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của một số bệnh, UBND huyện đã chỉ
đạo ngành Y tế, các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện theo dõi sát sao,
chủ động để có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Về an sinh xã hội được quan tâm và bảo đảm: Trong 9 tháng năm 2015,
huyện đã quan tâm thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội bảo đảm đúng đối
tượng, đúng tiêu chuẩn, chế độ theo quy định.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 17
Công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo duy trì trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn huyện, không phát sinh phức tạp về an ninh, trật tự trong các dịp lễ, tết,
trước, trong và sau Đại hội Đảng các cấp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, kiểm soát an toàn giao thông được đẩy mạnh.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ
1. Đánh giá nhu cầu thị trường
1.1 Tình hình sản xuất rau và xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
rau trên thế giới.
✓ Tình hình sản xuất rau trên thế giới.
Theo thống kê của FAO: Năm 2001, toàn thế giới sản xuất được 227 triệu
tấn rau, năm 2010 là 260 triệu tấn, năm 2015 đã lên tới 288 triệu tấn.
Bảng sản lượng rau của một số nước sản xuất chính (tấn).
Quốc gia 2012 2013 2014 2015 2016
Trung Quốc 160.916.846 161.936.710 163.405.846 168.408.872 170.168.883
Italy 2.000.000 2.150.000 2.150.000 2.035.043 2.027.557
Mexico 775.000 775.000 774.887 848.782 865.544
Thái Lan 1.196.646 1.022.921 988.402 1.042.804 1.088.490
Việt Nam 11.375.934 12.189.458 13.010.090 12.931.867 13.512.879
Nguồn : FAO(Website: http://www.fao.org)
Theo Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, Australia cho biết, rau, hoa,
quả là mặt hàng nông sản lớn nhất hàng năm nhập vào các quốc gia trong WTO,
với thị trường trị giá gần 103 tỷ USD, gấp 10 lần so với lúa gạo (khoảng 9,2 tỷ
USD).
Thế nhưng, cơ cấu lại rất bất hợp lý, lúa chiếm 74% diện tích canh tác; trái
cây, rau quả và hoa chỉ chiếm 15% diện tích. Mặt khác, mức độ đầu tư về nhân
lực, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành rau quả, hoa, trái cây cũng kém
xa so với lúa gạo.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với
số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt
hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD. Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su
mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 18
tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt
Nam khoảng 40%.
✓ Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau trên thế giới.
Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc
xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo
khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ
đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38
khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần
Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn
các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để
nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với
kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa
học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng
đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu, sang nền nông
nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ
giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.
Ngày nay, xu hướng phát triển ngành sản xuất rau trên thế giới đang
chuyển mạnh sang sản xuất hữu cơ (không sử dụng các hóa chất độc hại, đặc
biệt là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng).
Công nghệ cao trong sản xuất rau được ứng dụng trong tất cả các khâu
chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản. để
nâng cao hiệu suất lao động hạ giá thành sản phẩm và tạo ra sản phẩm có giá trị
cao, được thị trường đón nhận. Cụ thể như:
- Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến
trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng (trong đó có cây rau), vật
nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng
chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự
phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng
dụng cao trong nông nghiệp.
- Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được
hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh cây giống sạch bệnh.
Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và
tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 19
- Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc
sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà
lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được
hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác
nhau những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng
có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong
đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động.
- Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá
thể:Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở
cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) –
dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng
cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ.
Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải
tiến của công nghệ trồng cây thủy canh vì giá thể này được làm từ những vật
liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 20
- Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các
nước có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới
đang trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống
tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho
từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.
1.2. Đánh giá nhu cầu thị trường hoa:
Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều
quốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối
cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là
Anh, Pháp và Ý. Mặc dù tổng lượng hoa tiêu thụ của khu vực này đã giảm nhẹ
từ năm 2001 đến năm 2005 nhưng sự khác biệt về mức tiêu thụ giữa các quốc
gia vẫn còn khá rõ rệt.
Nhu cầu tiêu thụ hoa ở Italia - một trong những nước có mức tiêu thụ hoa
cắt cành dẫn đầu khu vực thời gian này giảm mạnh đã phần nào làm giảm nhu
cầu tiêu thụ hoa của EU. Ngoài ra, mức tiêu thụ ở những thị trường dẫn đầu như
Đức, Pháp và Hà Lan thời gian này cũng giảm nhẹ. Có 2 nguyên nhân chính
khác khiến nhu cầu tiêu thụ hoa Eu giảm: Một là sự bão hòa ở một số thị trường
trong khu vực; thứ hai là nền kinh tế suy yếu hơn và sức mua của người tiêu
dùng ở một số quốc gia cũng giảm dần. Hai thị trường có tốc độ tăng trưởng
mạnh nhất là Anh và Tây Ban Nha.
Hà Lan là quốc gia có mức tiêu thụ hoa bình quôc đầu người cao nhất trong
khu vực, kế đến là Anh, Đan Mạch và Bỉ. Mức tiêu thụ hoa bình quân đầu người
của Eu đã giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 21
Với mức sống ngày càng tăng cao, thì thị trường hoa được đánh giá là
tương đối thuận lợi trong những năm tới. Đây được xem là yếu tố thuận lợi để
thực hiện dự án.
1.3. Thị trường đối với thị trường cây dược liệu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc
chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước
trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm
có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.
Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu
đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD
(2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu
Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu
thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những
nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 22
Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La
tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là
những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.
Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD
dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm
bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...
và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được
chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin,
Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông
Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế
giới.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có
xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế
giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức
khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại
hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y
học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử
dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật
Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê
của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản
xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính
vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế
ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
2 Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty
Từ nhu cầu đã phân tích ở trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy thị
trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của dự là rất lớn. Theo định hướng chiến
lược, Công ty dự kiến tiêu thụ 60% sản lượng trong nước và 40% nước ngoài.
Nông sản đảm bảo các tiêu chí, quy chuẩn để cung cấp cho các hệ thống chuỗi
siêu thị lớn như Big C, Coopmart và vươn ra xuất khẩu các thị trường quốc tế.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 23
Trong tương lai, khi nguồn đầu ra sản phẩm ổn định, công ty cũng tiến
hành thu mua nguồn nguyên liệu từ nông dân trên địa phương. Việc thu mua
nguyên liệu này được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết sản xuất theo từng
loại sản phẩm phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Bằng việc thực hiện hợp đồng
này, nông dân sẽ được hỗ trợ đầu vào và các dịch vụ sản xuất, tiếp cận tín dụng,
tiến bộ kỹ thuật; ổn định thị trường đầu ra, giá cả được bảo đảm; thông qua thực
hiện hợp đồng, nông dân nâng cao được ý thức trong sản xuất hàng hóa, an toàn
vệ sinh thực phẩm Về phía doanh nghiệp sẽ chủ động nguồn nguyên liệu chất
lượng cao và ổn định, có điều kiện giám sát chất lượng ngay từ đầu vào, giảm
thiểu rủi ro trong kinh doanh, giảm giá thành sản xuất.
II.3. Quy mô đầu tư của dự án.
 Nhà màng sản xuất rau các loại công nghệ cao: 5.600 m2
.
 Nhà màng sản xuất dưa lưới công nghệ cao: 10.000 m2
.
 Khu dược liệu bằng công nghệ cao: 10.000 m².
 Nhà màng sản xuất hoa các loại : 8.000 m².
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án đầu tư “Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM” tại
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án“Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM” đầu tư theo
hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
I.1 Khu điều hành và phụ trợ 10.064 20,09
1 Nhà điều hành 300 0,6
2 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch 500 1
3 Kho mát chứa sản phẩm 2.500 4,99
4 Kho chứa vật tư - phân bón 400 0,8
5 Sân đường nội bộ khu điều hành 600 1,2
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 24
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
6 Cảnh quan khu điều hành 500 1
7 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống 800 1,6
8 Nhà bảo vệ 24 0,05
9 Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm 800 1,6
10 Phòng thí nghiệm 700 1,4
11 Nhà lưu trú (CBCNV; sinh viên) 1.440 2,87
12 Bãi đổ xe 1.500 2,99
I.2
Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao
35.100 70,06
1 Nhà màng sản xuất rau các loại 5.600 11,18
2 Nhà màng sản xuất dưa lưới 10.000 19,96
3
Khu đặt hệ thống tưới và bón phân tự
động
400 0,8
4 Khu trồng dược liệu công nghệ cao 10.000 19,96
5 Nhà màng sản xuất hoa các loại 8.000 15,97
6
Khu trồng một số cây nông nghiệp công
nghệ cao cho các sinh viên thực tập
1.100 2,2
I.3 Hạ tầng kỹ thuật 4.936 9,85
1 Giao thông tổng thể 4.486 8,95
2 Cảnh quan, cây xanh, bồn hoa 450 0,90
Tổng cộng 50.100 100
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
✓ Giai đoạn xây dựng.
-Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương.
-Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa
phương hoặc tại Tp. Hồ Chí Minh.
✓ Giai đoạn hoạt động.
- Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án
sau này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương. Đồng thời,
khu dự án cũng tương đối gần trung tâm Tp. Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi cho
việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của dự án.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 25
- Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ
đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển nguyên
liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi.
- Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia
kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 26
Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp danh mục công trình xây dựng của dự án
ST
T
Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng
I.1 Khu điều hành và phụ trợ m² 10.064
1 Nhà điều hành m² 300
2 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch m² 500
3 Kho mát chứa sản phẩm m² 2.500
4 Kho chứa vật tư - phân bón m² 400
5 Sân đường nội bộ khu điều hành m² 600
6 Cảnh quan khu điều hành m² 500
7 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống m² 800
8 Nhà bảo vệ m² 24
9 Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm m² 800
10 Phòng thí nghiệm m² 700
11 Nhà lưu trú (CBCNV; sinh viên) m² 1.440
12 Bãi đổ xe m² 1.500
I.2
Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao
35.100
1 Nhà màng sản xuất rau các loại m² 5.600
2 Nhà màng sản xuất dưa lưới m² 10.000
3 Khu đặt hệ thống tưới và bón phân tự động m² 400
4 Khu trồng dược liệu công nghệ cao m² 10.000
5 Nhà màng sản xuất hoa các loại m² 8.000
6
Khu trồng một số cây nông nghiệp công
nghệ cao cho các sinh viên thực tập
m² 1.100
I.3 Hạ tầng kỹ thuật
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 27
ST
T
Nội dung ĐVT Số lượng
3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1
5 Giao thông tổng thể m² 4.486
6 Hàng rào tổng thể md 1.549
7 Cảnh quan, cây xanh, bồn hoa m² 450
II Thiết bị
1 Hệ thống băng chuyền sơ chế HT 1
2
Hệ thống đóng gói, in thương hiệu và mã
vạch cho sản phẩm
HT 1
3 Thiêt bị cho kho bảo quản lạnh Bộ 1
4 Máy vi tính và thiết bị văn phòng Bộ 1
5 Máy kéo sản phẩm cỡ nhỏ Máy 1
6 Nông cụ cầm tay các loại Bộ 5
7 Xe tải 5 tấn Chiếc 1
8 Thiêt bị phòng thí nghiệm Bộ 1
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
1. Công nghệ nhà màng.
Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu
bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây
trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Đồng thời nhà có thể trồng
được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài
trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà
màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông
nghiệp công nghệ cao.
✓ Phân biệt nhà màng và nhà lưới: Nhà màng là nhà trên mái được bao phủ bởi
màng polyethylene, xung quanh che lưới ngăn côn trùng. Nhà lưới là mái và
xung quang bao phủ bằng lưới ngăn côn trùng.
✓ Dự án sử dụng Kiểu nhà màng: Kiểu nhà Gotic, thông gió mái cố định.
Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng
cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả. ( Xem phụ lục để thâm chi tiết về
tiêu chuẩn, kỹ thuật của nhà màng)
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 28
2. Công nghệ thủy canh.
Đối tượng áp dụng rau.
Công nghệ trồng rau thủy canh trên kệ tháp chữ A
Thủy canh có nghĩa là trồng cây trong dung dịch mà không cần đất. Trước
đây, phương pháp này còn khá phức tạp, chi phí tốn kém và thường chỉ những
người có kinh nghiệm và kiến thức mới có thể làm được. nhưng ngày nay theo
công nghệ: Hệ thống thủy canh đơn giản áp dụng cho đô thị (Simplified
hydroponic system for urban food production) Mcgill University, Canada, thì
quy trình thủy canh rau sạch bằng hệ thủy (hồi lưu và không hồi lưu), tiện lợi, dễ
dàng áp dụng, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao.
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ
- Máng chứa dinh dưỡng thủy canh: Sử dụng tháp chữ A để sản xuất thủy
canh hồi lưu. Dung dịch vừa đủ để đảm bảo có một phần rễ cây không ngập
trong dung dịch. Điều này giúp phần rễ cây nằm trên dung dịch có dưỡng khí tốt
đủ cung cấp cho cây. Phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu việc sục khí cho dung
dịch hàng ngày. Máng dinh dưỡng được làm kín bên trong để giúp dung dịch
không bị thất thoát ra bên ngoài đồng thời đảm bảo môi trường tối cho rễ cây
sinh trưởng tốt trong dung dịch và hạn chế sự phát triển của rêu.
- Chuẩn bị máng thủy canh: Máng được đục lỗ cách đều nhau, tùy từng loại
cây để có thể đục lỗ to hay nhỏ, thưa hay dày. Ví dụ đối với rau muống, đường
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 29
kính lỗ to khoảng 4 cm để đảm. Với một số cây trồng như rau xà lách, có thể
đục lỗ nhỏ (đường kính 1,5 cm) và chuyển cây trực tiếp vào các lỗ này.
Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể là sơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, …. Có
thể kết hợp rơm rạ và trấu hun. Trấu hun có mầu đen được phủ lên bề mặt lổ
trồng càng giúp đảm bảo che ánh sáng cho rễ phát triển tốt.
Bước 2. Chuẩn bị cây con
Cây con được gieo vào khay bầu (mỗi khay bầu có khoảng 130 -200 bầu nhỏ
tùy từng loại). Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ
đất: trấu là 8:2. Chú ý nên dùng đất sạch nguồn bệnh hoặc xử lý đất bằng thuốc
trừ nấm đặc biệt đối với những cây con dễ bị nấm gây hại rễ giai đoạn nhỏ. Trấu
hun nên được rửa qua nước đề không gây xót rễ cây con. Ngâm ủ hạt nứt nanh
rồi đem gieo vào những khay bầu (mỗi bầu 1 đến 2 hạt tùy từng loại cây). Như
vậy mỗi khay bầu có thể cung cấp khoảng 200 cây con. Khi cây con chưa nảy
mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào
cây con đang nảy mầm. Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây
con ra ánh sáng. Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng
ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng ½ nồng độ dung dịch trồng cây). Khi
cây con được khoảng 2 tuần tuổi (tùy từng loại cây, thông thường cây cao
khoảng 8-10cm và có vài lá thật), tiến hành đưa khay xốp đựng cây con để
chuyển vào dung dịch thủy canh.
Bước 3. Trồng cây trong dung dịch
Chuyển cây vào dung dịch: Cây con từ khay xốp, mang mang cho vào máng
dung dịch thủy canh.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 30
Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút
dung dịch trong hồ, vì vậy dung dịch sẽ giảm chất dinh dưỡng, thông qua hệ
thống bơm dung dịch hồi lưu dinh dưỡng sẽ được bổ sung thường xuyên theo
nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kỳ sinh trưởng. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh
dưỡng cho cây trồng.
Bước 4. Thu hoạch
Đối với các loại cây rau như rau muống, rau cải, mùng tơi, rau gia vị… , sau
2-3 tuần có thể được thu hoạch lứa đầu tiên. Tiến hành cắt hoặc tỉa rau, sau đó
bổ sung dinh dưỡng và lượng dung dịch hao tổn để rau lại tiếp tục sinh trưởng
cho các lứa thu hoạch sau. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 1
tuần. Khi sản xuất thực tế tùy từng loại cây trồng mà dự án sẽ lựa chọn kỹ thuật
sản xuất phù hợp nhất.
3. Công nghệ trồng rau trong nhà màng.
 Chuẩn bị giá thể : Giá thể trộn đều hỗn hợp và đóng vào các khay bầu to
có kích thức lỗ to hơn (hoảng 250 lỗ) để chuyển bầu cho cây rau giống.
 Trồng cây: Dùng ngón tay ấn nẹ vào đáy bầu trên khay nhỏ để lấy ra bầu
cây nguyên vẹn không bị vỡ bầu, đứt rễ rồi đem trồng vào khay bầu lớn. Bằng
cách này, có thể rút ngắn được thời gian chăm sóc từ 5 đến 7 ngày do không mất
thời gian cây bén rễ như phương pháp gieo hạt, nhổ cây và trồng lại.
 Chăm sóc : Dùng phân vi sinh để bón cho cây, sử dụng các hệ thống lưới
xoay hoặc tưới bằng bình bơm để giữ ẩm cho cây. Dùng nilon phủ đất (nếu
trồng trong nhà lưới). Nếu có sâu bệnh nên dùng các chế phẩm sinh học và phi
hóa học để phòng trừ. Nếu có sử dụng nhà lưới thì hầu như không cần dùng đến
các loại thuốc hóa học. Trường hợp có nhiều rệp và bọ nhảy gây hại trên lá thì
có thể dùng các bẩy dính màu để thu hút và tiêu diệt chúng rất có hiệu quả.
4. Công nghệ kỹ thuật nuôi trồng dược liệu.
4.1 Kỹ thuật trồng nấm các loại:
Đối tượng áp dụng: nấm linh chi đỏ, nấm bào ngư….
* Qui trình công nghệ nuôi trồng nấm các loại
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 31
4.2 Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo
Các bước thực hiện như sau:
- Con trùng còn tươi hấp thanh trùng
- Cấy giống nấm
- Ươm sợi
Nấm sản phẩm
Thu hái
Mạt cưa gỗ cao su
Cơ chất trồng
nấm
Làm ẩm bằng nước vôi
1%
Ủ đống 1-3 ngày
Bổ sung dinh dưỡng
Bịch cơ chất
Cân chỉnh độ ẩm
60%
Đóng túi
Khử trùng
Ủ tơ
Nuôi trồng
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 32
- Ươm quả thể
- Thu hoạch
- Sấy thăng hoa
- Bao gói
( Quá trình sản xuất diễn ra trong 4 tháng).
4.3 Kỹ thuật thuật trồng các loại dược liệu:
Đối được áp dụng: đinh lăng, tấm thất Bắc, hoè….
✓ Làm đất
Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần.
Nếu đát trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần
làm cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi
xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm
thích hợp. Vì vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm
sạch cỏ rồi đốt thành tro bón cho đát và loại bỏ được các mầm sâu bệnh.
Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng
thước trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non.
Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm
sóc cây. Luống được đánh cáo hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại
cây trồng.
✓ Gieo trồng
Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là:
- Gieo thẳng: áp dụng đối với các cây như: Ngưu tất, Đương quy, Sâm bổ
chính…
- Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con: Bạch chỉ, Bạch truột…
- Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm.
Cã loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn rộng thì
trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi cây đã nẩy
mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường. Các loại mật độ
+ Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây
dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu,…).
+ Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu
thân, lá (Chóc máu,…).
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 33
+ Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ
Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm,
khóm.
✓ Xáo xới, làm cỏ
Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên
mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng
dến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây.
Đối với những cây lấy củ, rễ như: Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật… cần
có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4 lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc
chỉ kết thuốc khi cây được phủ kính luống.
✓ Xử lý thực bì và làm đất
– Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp
trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay
40x40x40cm (bầu lớn).
– Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp
trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ. vườn gia đình.
✓ Bón lót
– Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp
dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông
thường: 2-5kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g
NPK (hoặc 15g Supe lân).
✓ Kỹ thuật trồng cây
– Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị
trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất
mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén
đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm
đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn
mặt bầu độ 2-3cm. Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu
thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới
nước thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi.
– Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa
nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 34
dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và
có phần sâu hơn.
Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho
đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi
thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung
quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây
che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo
vệ và chống gió lay.
✓ Tỉa cây
Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu
ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh.
✓ Tưới tiêu
Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có
chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường
xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức.
✓ Chăm sóc cây trồng
– Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những
cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm,
vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.
– Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm
cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt
trừ sâu hại.
– Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì
cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
5. Quy trình trồng hoa:
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 35
6. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch.
Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen
kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa…
bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta
phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của
hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá
khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng
hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ.
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng
và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số
mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần
thể hiện cho máy đọc.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 36
Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:
 Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
 Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers,
ManufactureID Numbers)
 Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
 Nơi trữ hàng hoá
 Tên hay số hiệu khách hàng
 Giá cả món hàng
 Số hiệu lô hàng và số xê ri
 Số hiệu đơn đặt gia công
 Mã nhận diện tài sản
 Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…
Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm
Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định
loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã
vạch thích hợp nhất.
Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác
định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của
sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in
Offset).
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 37
7. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa lưới.
Dưa lưới chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cảm quan cũng
như dinh dưỡng, tỉ lệ hư hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch. Các yếu tố bên
trong là do dưa sau thu hoạch vẫn tiếp tục một số quá trình sinh lý, sinh hóa như
hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, quá trình chín, nấm bệnh,… làm
dưa bị héo, giảm khối lượng chất khô, vỏ, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn
và có thể bị hư hỏng hoàn toàn; giảm thời gian bảo quan; dễ bị tổn thương cơ
học khi vận chuyển đi xa,... Những yếu tố bên ngoài cũng tác động không nhỏ
đến thời gian bảo quản và tỉ lệ hư hỏng như nhiệt độ, độ ẩm không khí, hàm
lượng oxy, khí ethylene, hàm lượng cacbonic, nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm
bề mặt.
Để khắc phục, một số biện pháp xử lý trên cây ở giai đoạn cận thu hoạch
nhằm nâng cao chất lượng dưa sau thu hoạch. Một số kết quả nghiên cứu trên
thế giới và trong nước cho thấy xử lý bằng peroxide hydrogen (H2O2) có tác
dụng làm tăng độ ngọt của dưa lưới nhờ kích thích cơ chế phản hồi tự bảo vệ
của cây và tăng nồng độ các chất thẩm thấu trong đó có glycinebetaine, tăng
hoạt tính các enzyme chịu hạn và tăng hàm lượng đường. Mặt khác, chất điều
hòa sinh trưởng aminoethoxyvinylglycine (AVG) cũng được nghiên cứu và ứng
dụng để làm chậm quá trình chín và tăng cường độ chắc của quả. Hiện Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao cũng xử lý bằng
H2O2 ở nồng độ 1-5 ppm khi dưa bắt đầu tạo lưới.
Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các
yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất
lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 38
Thời điểm nứt cuống – 58 ngày. Thời điểm đứt cuống – 65 ngày.
Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như
Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella
spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị
trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung
dịch H2O2 nồng độ từ 10 - 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng
nước nóng …. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không
khí, khí ethylene, v.v... Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công
nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 - 100 ppm.
Dự án áp dụng công nghệ xử lý, đóng gói và bảo quản theo công nghệ trên,
trước ngày thu hoạch, dưa được dán nhãn đã đánh số và thu hoạch trong khoảng
14 ngày; bảo quản ở 20
C trong 2 tuần và trước khi xuất bán, nâng nhiệt độ lên
200
C trong 1 tuần rồi để ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ nhằm hạn chế sốc nhiệt.
8. Công nghệ sản xuất GLOBALGAP.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà
cả cộng đồng nhân loại đang hướng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt
xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn
nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của
thực phẩm trên bàn ăn.
✓ Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho
sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện
hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên
FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của
các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 39
phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ.
Các thành viên này tham gia GlobalGAP với các tư cách khác nhau, với mục
tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục đích chung của GlobalGAP.
Hiệp hội GlobalGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận
bên thứ 3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận được công nhận năng
lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011. Đến nay, GlobalGAP có
sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của GlobalGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền
vững trên các quốc gia thành viên.
GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm
 Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
 Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.
 Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.
 Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.
 Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.
 Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó
không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối
cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất. Bằng việc đăng ký số
GGN (Global GAP Number), cung cấp và cập nhật thông tin của nhà sản xuất đã
được chứng nhận trên Cơ sở dữ liệu của GlobalGAP, nhà cung cấp sẽ có cơ hội
tự giới thiệu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức sản xuất, mức độ an
toàn, mùa thu hoạch và sản lượng của sản phẩm của mình. Bằng việc trở thành
thành viên để có quyền truy cập hệ thống dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể
tìm kiếm nguồn hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và tin cậy.
✓ Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3
năm áp dụng thì tiêu chuẩn GlobalGAP lại được xem xét và sửa đổi (nếu cần).
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 40
Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây
trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn được
thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:
 Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các
thông tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu
cầu đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.
 Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and
Compliance Criteria (CPCC) - tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí
phù hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp được cụ thể
hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và được phân tầng theo mô hình dưới
đây.
 Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử
dụng trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng
nhận; Thực chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài liệu thứ 2 nói
trên.
Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:
 Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;
 Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví
dụ trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại,
cho ngành trồng trọt, và cho rau quả);
 Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả
và thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lượng (nếu định chứng
nhận theo nhóm).
✓ Phương thức chứng nhận GlobalGAP
Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận GlobalGAP theo một trong 4
phương thức sau:
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu
chuẩn GLOBALGAP để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể
đăng ký chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để được
nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 41
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận
GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một
tiêu chuẩn GAP khác để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể
đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn
(Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng
nhận chung khi đủ điều kiện.
✓ Thủ tục chứng nhận GLOBALGAP.
Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù
hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ
chức chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của
Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được Global GAP phê duyệt).
✓ Quá trình xây dựng và áp dụng GlobalGAP vào trang trại.
Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải
xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm
hoạt động sau:
 Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an
toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn GlobalGAP;
 Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản
phẩm (ghi chép và lưu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất
trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên
được tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu
chuẩn.
 Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại
trong nước và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng
giả, hàng nhái;
 Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị
trường (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển
lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích…).
Để có được thị trường và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình
hoặc có sự hỗ trợ của tư vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:
 Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây
dựng và áp dụng Global GAP cho tất cả người làm;
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 42
 Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất
và thị trường xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu
cầu;
 Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi
chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;
 Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ
trước khi đăng ký chứng nhận;
 Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức
chứng nhận đã được công nhận và phê duyệt;
 Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thương hiệu và thị
trường để có được giá bán tốt hơn.
Chứng nhận Global GAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với
người tiêu dùng.
9. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án.
Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến
đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian
ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là
quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động.
1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự
động.
2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại
theo chất lượng và kích thước.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 43
3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch
lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà
không làm dập, nát rau, củ quả.
4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’.
5. Rửa lại bằng nước sạch
6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn sấy khô, loại bỏ nước thừa
bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa.
7. Đóng gói gói rau củ quả sau khi để ráo nước.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 44
Chương IV
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện
hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ
quan ban ngành và luật định.
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án
ST
T
Nội dung ĐVT
Số
lượng
I Xây dựng
I.1 Khu điều hành và phụ trợ m² 10.064
1 Nhà điều hành m² 300
2 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch m² 500
3 Kho mát chứa sản phẩm m² 2.500
4 Kho chứa vật tư - phân bón m² 400
5 Sân đường nội bộ khu điều hành m² 600
6 Cảnh quan khu điều hành m² 500
7 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống m² 800
8 Nhà bảo vệ m² 24
9 Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm m² 800
10 Phòng thí nghiệm m² 700
11 Nhà lưu trú (CBCNV; sinh viên) m² 1.440
12 Bãi đổ xe m² 1.500
I.2 Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
35.100
1 Nhà màng sản xuất rau các loại m² 5.600
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 45
ST
T
Nội dung ĐVT
Số
lượng
2 Nhà màng sản xuất dưa lưới m² 10.000
3 Khu đặt hệ thống tưới và bón phân tự động m² 400
4 Khu trồng dược liệu công nghệ cao m² 10.000
5 Nhà màng sản xuất hoa các loại m² 8.000
6
Khu trồng một số cây nông nghiệp công nghệ
cao cho các sinh viên thực tập
m² 1.100
I.3 Hạ tầng kỹ thuật
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1
5 Giao thông tổng thể m² 4.486
6 Hàng rào tổng thể md 1.549
7 Cảnh quan, cây xanh, bồn hoa m² 450
II Thiết bị
1 Hệ thống băng chuyền sơ chế HT 1
2
Hệ thống đóng gói, in thương hiệu và mã
vạch cho sản phẩm
HT 1
3 Thiêt bị cho kho bảo quản lạnh Bộ 1
4 Máy vi tính và thiết bị văn phòng Bộ 1
5 Máy kéo sản phẩm cỡ nhỏ Máy 1
6 Nông cụ cầm tay các loại Bộ 5
7 Xe tải 5 tấn Chiếc 1
8 Thiêt bị phòng thí nghiệm Bộ 1
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế
cơ sở xin phép xây dựng.
III. Phương án tổ chức thực hiện.
1. Các phương án kiến trúc.
Tổng diện tích tự nhiên khu đất xây dựng 20 ha. Toàn bộ số quỹ đất là đất
cây công nghiệp của nông trường cao su. ( Xem Bản đổ Quy hoạch dự án ở phụ
lục)
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 46
kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của
dự án với các thông số như sau:
✓ Hệ thống giao thông
- Giao thông đối ngoại:
Quốc lộ 56: Đây là đường cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa rộng 7m,
nền rộng 9m. Chất lượng tương đối tốt.
Hương lộ 10: Là tuyến đường ngang của Tỉnh nối từ quốc lộ 56 đi quốc lộ 51.
Mặt đường chủ yếu là cấp phối, một số đoạn đoạn đã được nhựa hóa và đang được
nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng.
Tuyến đường hướng Bắc – Nam nối từ HL 10 vào dự án: Là tuyến đường lô phục
vụ việc trồng và khai thác cao su. Mặt đường chủ yếu là cấp phối, một số đoạn đường
đã được nhưa hóa, tuy nhiên chất lượng còn xấu. Hiện nay đang được thi công giai
đoạn 1 mặt đường có 2 làn xe có mặt đường rộng 7m và dài khoảng 4km.
Tuyến đường hướng Đông – Tây nằm phía Bắc của dự án: Là tuyến đường lô
phục vụ việc trồng và khai thác cao su
- Giao thông trong khu vực:
Đường kết nối vào Trung tâm dài 4 km và đường N1 dài 1,5 km được nhựa hoá,
còn lại là đường đất công vụ trong khu cao su và trong khu ở của công nhân các lâm
trường.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 47
Quốc lộ 56 đoạn từ Long Khánh – Vũng Tàu
Giao cắt Hương lộ 10 và tuyến đường vào vùng dự án
✓ Hệ thống thoát nước
Hiện tại trong khu vực dự án địa hình phần lớn cao ráo không bị ngập lụt, chỉ
ngập lụt khi có mưa, vì chưa có hệ thống thoát nước mưa. Độ dốc nền địa hình biến
thiên từ 2% -5%. Nước mưa chảy theo địa hình tự nhiên về các khe tụ thủy chảy ra
suối Cả rồi đổ ra sông Đồng Nai.
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 48
Suối Cả phía Đông Nam khu đất
✓ Hiện trạng cấp nước
Dự án cấp nước sạch theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN
08:2008/BTNMT với công suất 1.000 m³/ngày.đêm
✓ Hiện trạng cấp điện
- Nguồn điện: Hiện tại khu vực và các vùng xung quanh đang được cấp
điện từ trạm 110KV Long Khánh đặt tại thị trấn Xuân Lộc, trạm gồm 2 máy:
+ 1 máy 110/35/10KV-16MVA
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 49
+1 máy 110/35/22KV-25MVA.
- Lưới điện: Lưới 22KV từ trạm 110KV Long Khánh và 03 trạm biến áp 01
trạm 650 KvA và 02 trạm 250KvA và đường dây hạ thế 0.4KvA
✓ Hệ thống thoát nước
-Khu vực dân cư ít, sống thưa thớt dạng nhà vườn, sinh thái tự nhiên nông
thôn, các khu vực khác là đất lâm nghiệp, trồng cao su. Hệ thống thoát nước
mưa chưa có. Nước bẩn sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là tự thấm. Nước mưa
một phần tự thấm phần còn lại chảy tràn xuống các khe tụ chảy ra suối.
-Chất thải rắn sinh hoạt của nhân dân đều tự giải quyết bằng cách đốt hoặc
chôn lắp.
2. Phương án quản lý, khai thác.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 50
3. Giải pháp về chính sách của dự án.
Trước khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch tuyển dụng
lao động kỹ thuật và lao động phổ thông trong khu vực dự án. Đồng thời tiến
hành thuê chuyên gia chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, công nghệ canh tác
trong nhà kính áp dụng công nghệ tự động.
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018. Triển khai sản xuất bắt đầu từ
quý II năm 2018.
 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM

More Related Content

What's hot

Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp
Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp
Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp ThaoNguyenXanh2
 
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
 
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp
Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp
Dự án đầu tư khu dân cư cao cấp
 
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sởDự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
 
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
 
Thuyết minh dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế và Văn phòng cho thuê tại TPHCM ...
Thuyết minh dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế và Văn phòng cho thuê tại TPHCM ...Thuyết minh dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế và Văn phòng cho thuê tại TPHCM ...
Thuyết minh dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế và Văn phòng cho thuê tại TPHCM ...
 

Similar to DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM

Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUANDỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUANLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện  điều trị ung thư.docxDự án bệnh viện  điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thưTư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thưLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua duan viet
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu  0918755356Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu  0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docxdự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

Similar to DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM (20)

Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
 
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
 
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUANDỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
 
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện  điều trị ung thư.docxDự án bệnh viện  điều trị ung thư.docx
Dự án bệnh viện điều trị ung thư.docx
 
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thưTư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
 
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
Thuyết minh dự án Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ...
 
Du an trung tam giong lua hai phong
Du an trung tam giong lua hai phongDu an trung tam giong lua hai phong
Du an trung tam giong lua hai phong
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu  0918755356Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu  0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu 0918755356
 
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docxdự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
 
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
 
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng...
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 

More from duan viet

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYduan viet
 
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHDỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHduan viet
 
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆSƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆduan viet
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIduan viet
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAIduan viet
 
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BADỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BAduan viet
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠNDỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠNduan viet
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...duan viet
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊduan viet
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinhduan viet
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinhduan viet
 
Du an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkDu an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkduan viet
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiduan viet
 
Dự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkDự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkduan viet
 
Dự án dược liệu
Dự án dược liệuDự án dược liệu
Dự án dược liệuduan viet
 
Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh duan viet
 
Dự án căn hộ
Dự án căn hộDự án căn hộ
Dự án căn hộduan viet
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh duan viet
 
Dự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênDự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênduan viet
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngduan viet
 

More from duan viet (20)

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
 
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHDỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
 
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆSƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
 
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BADỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠNDỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Du an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkDu an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermark
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh thái
 
Dự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkDự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermark
 
Dự án dược liệu
Dự án dược liệuDự án dược liệu
Dự án dược liệu
 
Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh
 
Dự án căn hộ
Dự án căn hộDự án căn hộ
Dự án căn hộ
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh
 
Dự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênDự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyên
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
 

DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM

  • 1.
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc       DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SÀI GÒN Tổng Giám đốc ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Tổng Giám đốc TRẦN QUANG DƯƠNG NGUYỄN VĂN MAI
  • 3. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. .......................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8 V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8 V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9 Chương II ............................................................................................................ 10 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................. 10 I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án..................... 10 1. Điều kiện về địa lý, địa chất.................................................................... 10 2. Điều kiện kinh tế xã hội. ......................................................................... 13 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 17 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ.......... 17 1. Đánh giá nhu cầu thị trường.................................................................... 17 2 Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty......... 22 II.3. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 23 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 23 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 23 Chương III........................................................................................................... 26 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 26 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 26 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 27 1. Công nghệ nhà màng............................................................................... 27
  • 4. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 4 2. Công nghệ thủy canh............................................................................... 28 3. Công nghệ trồng rau trong nhà màng...................................................... 30 4. Công nghệ kỹ thuật nuôi trồng dược liệu................................................ 30 4.1 Kỹ thuật trồng nấm các loại:................................................................. 30 4.2 Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.......................................... 31 4.3 Kỹ thuật thuật trồng các loại dược liệu:................................................ 32 5. Quy trình trồng hoa:................................................................................ 34 6. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch........................ 35 7. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa lưới.37 8. Công nghệ sản xuất GLOBALGAP........................................................ 38 9. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án...................................................... 42 Chương IV........................................................................................................... 44 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 44 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 44 I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.............................. 44 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 44 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 45 1. Các phương án kiến trúc. ........................................................................ 45 2. Phương án quản lý, khai thác.................................................................. 49 3. Giải pháp về chính sách của dự án.......................................................... 50 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 50 ChươngV............................................................................................................. 50 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG.................................... 51 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 51 I.1. Các loại chất thải phát sinh................................................................... 51 I.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực................................................ 52 I.3. Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động................. 54
  • 5. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 5 II. Giải pháp phòng chống cháy nổ............................................................. 54 Chương VI........................................................................................................... 55 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ....................................................................................................................... 55 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 55 II. Khả năng thu xếp vốnvà khả năng cấp vốn theo tiến độ........................ 57 III. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án......................................... 62 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 62 2. Phương án vay tín dụng....................................................................... 63 3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 64 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 64 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 64 3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 64 3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 65 KẾT LUẬN......................................................................................................... 66 I. Kết luận.................................................................................................... 66 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 66
  • 6. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ SÀI GÒN. Mã số thuế : 0312372892 Đại diện pháp luật: Trần Quang Dương Chức vụ: Tổng Giám đốc Địa chỉ trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Địa điểm thực hiện dự án:Khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư của dự án : 38.035.203.000 đồng. Trong đó:  Vốn tự có- huy động (30,59%) : 12.690.086.000 đồng. Vốn vay tín dụng (69,41%) : 25.345.118.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Đối với tỉnh Đồng Nai, thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,
  • 7. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 7 hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, hướng mạnh vào sản xuất các sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế cao của tỉnh là yêu cầu cấp thiết. Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q- FARM.” IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • 8. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 8 Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng 2025; Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”; V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Ứng dụng rộng rãi công nghệ cao nhằm tối ưu hoá năng suất chất lượng cây trồng nông nghiệp ( như công nghệ nhà màng, công nghệ chiếu sáng, công nghệ thông….). Đây là công nghệ sản xuất hàng loạt, chất lượng đồng bộ cây giống từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. - Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Xây dụng “Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP)” và “ Mô hình trồng rau, cây ăn quả công nghệ cao”. - Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp nước nhà. Góp phần phát triển kinh tế của thành phố. - Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. - Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư. - Các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông nghiệp trong huyện. Góp phần phát triển kinh tế của huyện Cẩm Mỹ nói chung cũng như tỉnh Đồng Nai nói chung. - Tạo ra mô hình khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện để mở lớp huấn luyện ngắn ngày cho nông dân một cách trực quan; đồng thời liên kết với các trường đại học cho sinh viên thực tập, thực hành một cách bài bản.
  • 9. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 9 - Từng bước liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học hình thành quy trình bảo quản chế biến hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án. - Khi dự án đi vào hoạt động, có đầu ra ổn định, công ty tiến hành thu mua nguồn nông sản từ nông dân trên địa phương. Phấn đầu trở thành trung tâm kinh doanh thu mua, chế biến, cung cấp cho thị trường các loại nông phẩm được sản xuất tại khu nông nghiệp công nghệ cao nói riêng và vùng phụ cận nói chung. V.2. Mục tiêu cụ thể. - Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau công nghệ cao) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất. - Khi dự án đi vào sản xuất với 100% công suất, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 45 tấn rau các loại theo tiêu chuẩn GLOBALGAP; 100 tấn dưa lưới chất lượng cao, 64.000 cành hoa. - Sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP với công nghệ gần như tự động hoàn toàn. - Dự án còn cung cấp cho các nhà máy chế biến dược liệu khoảng 32 tấn nguyên liệu để sản xuất dược liệu. - Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất. - Dự kiến hằng năm đón tiếp khoảng 400 lượt sinh viên các từ các trường đại học đến thực tập.
  • 10. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 10 Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. 1. Điều kiện về địa lý, địa chất. ✓ Vị Trí Địa Lý Dự án “Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM” được xây dựng nằm trên địa bàn xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, được xác định trong sơ đồ giới thiệu địa điểm số 29/BĐ ĐC tỷ lệ 1/10.000 do Trung tâm kỹ thuật địa chính – Nhà đất thực hiện ngày 01/2008 (theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai). Phạm vị giới hạn như sau: - Phía Bắc : Giáp đường lô cao su. - Phía Nam : Giáp suối Cả và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phía Đông : Giáp đường lô cao su. - Phía Tây : Giáp đường lô cao su. ✓ Địa hình: Khu đất nằm ở vùng đất cao phía Nam tỉnh Đồng Nai, địa hình đa dạng bao gồm khu vực dồng bằng, khu vực sườn dốc ven các khe suối. Địa hình tương đối bằng phẳng và dốc thoải dần từ phía Tây Bắc – Đông Nam. Phía Đông Nam là khu vực suối Cả. Trên khu đất bằng phẳng là khu vực các lô cao su. Khu vực triền suối là các hộ dân với các trang trại nhà vườn.
  • 11. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 11 Cao độ của địa hình khoảng 150 mét, chênh lệch độ cao trong phạm vi khảo sát không đáng kể. Toàn bộ địa hình nằm trên dạng địa mạo xâm thực, xâm thực bóc mòn trên cao nguyên Xuân Lộc. Cấu tạo nên bề mặt địa này là sản phẩm phong hoá của đá phun trào Plaistocen hệ tầng Xuân Lộc. Với đặc điểm địa hình địa mạo nêu trên khá thuận lợi cho việc xây dựng các hạng mục công trình. ✓ Khí hậu Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất nóng, ẩm đồng thời phân hóa sâu sắc theo mùa với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, hàng năm được chia làm 2 màu rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa khô từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau. Khu vực có đặc điểm khí hậu nóng đều quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25.4 – 27.20C và không chênh lệch quá lớn giữa các tháng trong năm. Nóng nhất là tháng 4, tháng 5 nhưng cũng không vượt quá 300C, thấp nhất là tháng 12, nhiệt độ không dưới 200C. Trung bình hàng năm có 2000 – 3000 giờ nắng. - Nhiệt độ: ✓Nhiệt độ trung bình năm: 260C. ✓Nhiệt độ cao nhất: 28.60C. ✓Nhiệt độ thấp nhất: 22.60C. - Độ ẩm: ✓Độ ẩm trung bình năm: 82%. ✓Độ ẩm lớn nhất: 91%. ✓Độ ẩm nhỏ nhất: 70% - Chế độ mưa: ✓Lượng mưa lớn nhất: 2503mm. ✓Lượng mưa nhỏ nhất: 2014mm. ✓Lượng mưa trung bình: 1487mm. - Lượng bốc hơi: ✓Lượng bốc hơi thay đổi theo mùa và lượng bốc hơi cao nhất vào các tháng 2, 3, 4 còn thấp nhất tập trung vào các tháng 7, 8, 9. ✓Lượng bốc hơi cao nhất: 178mm/tháng. ✓Lượng bốc hơi thấp nhất: 51mm/tháng.
  • 12. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 12 - Gió: ✓Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc – Nam và hướng Đông Nam ✓Mùa hè: Hướng Bắc –Nam vào tháng 4. ✓Mùa đông: Hướng Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5. ✓Tốc độ gió lớn nhất 10m/s. ✓ Địa chất Trên cơ sở khảo sát ngoài hiện trường, mô tả đất nền qua các hố khoan, kết hợp với tài liệu đã có trong vùng và chủ yếu tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý đất đá, chúng tôi nhận thấy khu vực khảo sát (tính tới chiều sâu 30,00m), địa tầng được phân chia thành 7 lớp. Các lớp được mô tả theo thứ tự từ trên xuống như sau: - Lớp 1: Sét màu nâu đỏ sậm, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp từ 2,90  4,00m. - Lớp 2: Sét màu nâu đỏ sậm, xám nâu, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 6,10  8,10m. - Lớp 3: Sét màu nâu xám, nâu đỏ sậm; trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp 1,30  1,60m. - Lớp 4: Sét màu nâu xám, xám xanh, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 8,80  11,10m. - Lớp 5: Sét màu xám xanh, trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 3,80  6,00m. - Lớp 6: Sét màu xám xanh lẫn dăm sạn bazan phong hoá, trạng thái cứng. Chiều dày lớp từ 1,30m đến lớn hơn 3,50m. - Lớp 7: Đá bazan phong hoá nhẹ màu xám đen,cứng chắc. Chiều dày lớp chưa được xác định rõ ràng, các hố khoan sâu 30,0m đã khoan vào lớp này được 3,50m. Các lớp đất từ lớp 1 đến lớp 7 có diện phân bố rộng khắp khu vực khảo sát, bề dày lớp tương đối ổn đinh, tính chất cơ lý của các đơn nguyên địa chất công trình ít thay đổi, có sức chịu tải Rtc = 1,75  2,76 kG/cm2. Về mặt độ lún cần lưu ý nền đất lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có hệ số rỗng lớn, hệ số nén lún cao. - Mực nước ngầm khu vực khảo sát nằm sâu không ảnh hưởng đến việc thiết kế và thi công nền móng công trình. - Bề mặt địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho thi công xây dựng công trình. ✓ Địa chất thủy văn Nước ngầm: Theo nghiên cứu thăm dò đánh giá nước dưới đất của Đoàn địa chất thủy văn 78 cho thấy khu vực thiết kế trong vùng có nước ngầm, trữ lượng nước ngầm
  • 13. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 13 không đều, khu vực dự án chỉ khai thác tối đa được 5.000m³/ngđ. Mực nước ngầm trong khu vực khảo sát nằm sâu, tại thời điểm khoan khảo sát các hố khoan sâu gặp mực nước ngầm ở độ sâu từ 19,30m đến 20,0m. Nước không có tính ăn mòn bê tông. ✓ Địa chấn Khu vực dự kiến xây dựng nằm trong vùng có động đất cấp 5 (Theo bản đồ địa chấn Việt Nam). ✓ Thủy văn Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng thượng lưu của các con suối chảy ra sông Cả và sông Đông Nai. Phía Đông Nam khu vức có suối Cả chảy qua theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, là nơi tập trung nước từ các đồi cao xung quanh. Do đó khi có mưa lớn các khu vực ven suối bị nước dâng khoảng 0.5 – 0.8 m (hiện nay chưa có số liệu thủy văn cụ thể của suối Cả). Tuy nhiên theo điều tra hiện trạng khu vực này không bị ngập lụt. 2. Điều kiện kinh tế xã hội. Năm 2015, tình hình kinh tế của huyện Cẩm Mỹ chịu tác động và gặp nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế tăng khá so với cùng kỳ, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển khá tốt. Sản xuất công nghiê ̣p có sự tăng trưởng, các ngành dịch vụ đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Thu ngân sách tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì, an sinh xã hội được quan tâm chú trọng và an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững. Kết quả cụ thể như sau: Tổng giá trị sản xuất 9 tháng trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 6.749,7 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 8,59%, Công nghiệp - xây dựng tăng 24,82%, Dịch vụ tăng 17,54% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá: Ước giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 2.316,32 tỷ đồng, đạt 61,09% KH năm, tăng 8,59% so với cùng kỳ năm 2014 trong đó: trồng trọt tăng 3,27%, chăn nuôi
  • 14. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 14 tăng 15,31% so với cùng kỳ; Tỷ trọng chăn nuôi so với giá trị sản xuất nông nghiệp chiến 45,98%. Ngành trồng trọt: + Cây hàng năm: - Sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả cao, năm nay toàn huyện giao trồng được với diện tích là 4.871,9 ha đạt 97,3% so KH, và tăng 19,39% so cùng kỳ (tăng 791,2 ha so với cùng kỳ). Năng suất bình quân các loại cây chủ lực như: Lúa đạt 70 tạ/ha; Bắp đạt 83,5 tạ/ha. - Sản xuất vụHè Thu toàn huyện gieo trồng được 9.669,9 giảm 254,8 ha so với cùng kỳ. Nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra là do một số diện tích trồng xen dưới tán cây lâu năm, năm nay đã khép tán. Đồng thời, một số diện tích cây hàng năm chuyển sang trồng cây tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể ở các xã Lâm San, Xuân Tây, Sông Ray. Ước tính năng suất bình quân các loại cây chủ lực; cây lúa đạt 58,3 tạ/ha; bắp đạt 64,2 tạ/ha; + Cây lâu năm: Trong 9 tháng năm 2015, chủ yếu tập trung hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh trên các loại cây: điều, xoài, cà phê, sầu riêng, chôm chôm đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Đồng thời, theo dõi thu hoạch sản phẩm trên các loại cây: điều, tiêu, xoài, sầu riêng và chôm chôm. Tập trung kiểm tra khảo sát diện tích điều năng suất thấp, vườn tạp, vùng quy hoạch cây trồng lâu năm … triển khai kế hoạch phát triển cây trồng chủ lực năm 2015; hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh và cải tạo vườn cây ăn quả. Diện tích một số cây chủ lực: cây cà phê hiện có 4.539 ha, diện tích cho sản phẩm 4.539 ha; cây tiêu hiện có 4.580 ha; năm nay giá tiêu tiếp tục tăng cao và ổn định ở mức 190.000 đ – 210.000 đ/kg, người trồng tiêu có lãi từ 350 – 450 triệu đồng/ha nên tiếp tục đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích; cây điều hiện có 2.876 ha; cây cao su hiện có 13.656,8 ha, diện tích cho sản phẩm 7.985,7 ha; diện tích cao su tiểu điền hiện có 1.518 ha, diện tích cho sản phẩm là 1090 ha; Cây chôm chôm hiện có 1.345 ha, diện tích cho sản phẩm 1.305 ha; cây sầu
  • 15. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 15 riêng hiện có 1.385 ha, diện tích cho sản phẩm 1.350 ha; cây Mãng cầu: 120 ha, diện tích cho sản phẩm 120 ha, năng suất ước đạt 88 tạ/ha. Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt nên không có dịch bệnh xảy ra. Quy mô tổng đàn bò, đàn lợn và gia cầm tăng cao, đặc biệt đàn bò tăng mạnh (tăng 29,21%); riêng đàn trâu, bò trong khu vực chăn thả ngày càng bị thu hẹp do cơ giới hóa trong nông nghiệp nên giảm cả số lượng và sản lượng. Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc, và bảo vệ rừng được thực hiê ̣n thường xuyên. Sản xuất thủy sản tiếp tục ổn định; diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác đều tăng so với cùng kỳ. Sản xuất Công nghiệp - TTCN tiếp tục phát triển ổn định; Ước giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) toàn ngành tăng 18,03% so cùng kỳ. Hầu hết sản lượng các sản phẩm công nghiệp - TTCN chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ như; giết mổ gia súc ước đạt 52.130 tấn tăng 22,48%; gỗ đồ mộc ước đạt 5.200 m3 tăng 24,20%; thức ăn gia súc ước đạt 83 ngàn tấn tăng 20,12%; quần áo các loại ước đạt 184.026 ngàn chiếc tăng 22,49%; hạt điều nhân ước đạt 3.420 tấn tăng 23,91%;.... Hoạt động xây dựng có chuyển biến tích cực nên giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn huyện 9 tháng năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước tăng 32,85% so với cùng kỳ và đạt 60,59% kế hoạch. Trong 9 tháng năm 2015, các ngành dịch vụ đều tăng khá so với cùng kỳ nhất là các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống… ước giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ngành dịch vụ đạt 2.693,36 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước tăng 18,06% so cùng kỳ và đạt 74,98% kế hoạch. Giá cả, chỉ số giá tiêu dùng thị trường ổn định so với cùng kỳ. Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh, tăng khá so với cùng kỳ cả về doanh thu, khối lượng luân chuyển và vận chuyển. Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là các dịch vụ bưu chính mới. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tiếp tục đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về đầu tư phát triển: Công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn được huyện quan tâm, khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đạt kết quả tích cực, thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng cao so cùng kỳ ở tất cả các nguồn vốn, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 914,01 tỷ đồng, tăng
  • 16. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 16 33,55% cùng kỳ và đạt 60,72% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước giảm 55,45%; Vốn do các doanh nghiệp đầu tư tăng 238,13% và vốn trong dân cư tăng 59,96% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt kết quả khá tốt, chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ của huyện: Ước 9 tháng năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 59.580 triệu đồng, tăng 26,63% dự toán, tăng 7,68% so với cùng kỳ. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vì vậy trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký mới tuy tăng số lượng song số vốn đăng ký giảm so cùng kỳ, tính đến 31/8 tháng năm 2015 nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 104 doanh nghiệp. Công tác quy hoạch được tích cực thực hiện, công tác quản lý nhà nước về các hoạt động Khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên tiếp tục được đẩy mạnh. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp với 13 xã, trong đó; có 1 xã đạt chuẩn năm 2014, có 4 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2015, tăng 4 xã so với năm 2014. Ngay từ đầu năm, huyện đã ưu tiên bố trí vốn theo cơ chế đã được HĐND huyện thông qua cho xã xây dựng Nông thôn mới do huyện chỉ đạo với tổng số vốn đã phân bổ. Các xã do huyện chỉ đạo cũng đã được tích cực hướng dẫn hoàn thiện thủ tục và huy động các nguồn vốn để triển khai. Tính đến nay đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Giáo dục - đào tạo có bước phát triển theo hướng đổi mới, chất lượng giáo dục cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và ổn định ở mức cao; Công tác phân luồng học sinh sau THCS được quan tâm và duy trì. Hoạt động Văn hoá - thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình được củng cố và phát triển; Các hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền thống diễn ra sôi nổi. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm hàng đầu trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của một số bệnh, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Y tế, các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện theo dõi sát sao, chủ động để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Về an sinh xã hội được quan tâm và bảo đảm: Trong 9 tháng năm 2015, huyện đã quan tâm thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội bảo đảm đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, chế độ theo quy định.
  • 17. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 17 Công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo duy trì trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, không phát sinh phức tạp về an ninh, trật tự trong các dịp lễ, tết, trước, trong và sau Đại hội Đảng các cấp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm soát an toàn giao thông được đẩy mạnh. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ 1. Đánh giá nhu cầu thị trường 1.1 Tình hình sản xuất rau và xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau trên thế giới. ✓ Tình hình sản xuất rau trên thế giới. Theo thống kê của FAO: Năm 2001, toàn thế giới sản xuất được 227 triệu tấn rau, năm 2010 là 260 triệu tấn, năm 2015 đã lên tới 288 triệu tấn. Bảng sản lượng rau của một số nước sản xuất chính (tấn). Quốc gia 2012 2013 2014 2015 2016 Trung Quốc 160.916.846 161.936.710 163.405.846 168.408.872 170.168.883 Italy 2.000.000 2.150.000 2.150.000 2.035.043 2.027.557 Mexico 775.000 775.000 774.887 848.782 865.544 Thái Lan 1.196.646 1.022.921 988.402 1.042.804 1.088.490 Việt Nam 11.375.934 12.189.458 13.010.090 12.931.867 13.512.879 Nguồn : FAO(Website: http://www.fao.org) Theo Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, Australia cho biết, rau, hoa, quả là mặt hàng nông sản lớn nhất hàng năm nhập vào các quốc gia trong WTO, với thị trường trị giá gần 103 tỷ USD, gấp 10 lần so với lúa gạo (khoảng 9,2 tỷ USD). Thế nhưng, cơ cấu lại rất bất hợp lý, lúa chiếm 74% diện tích canh tác; trái cây, rau quả và hoa chỉ chiếm 15% diện tích. Mặt khác, mức độ đầu tư về nhân lực, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành rau quả, hoa, trái cây cũng kém xa so với lúa gạo. Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD. Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây
  • 18. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 18 tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%. ✓ Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau trên thế giới. Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ. Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu, sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Ngày nay, xu hướng phát triển ngành sản xuất rau trên thế giới đang chuyển mạnh sang sản xuất hữu cơ (không sử dụng các hóa chất độc hại, đặc biệt là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng). Công nghệ cao trong sản xuất rau được ứng dụng trong tất cả các khâu chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản. để nâng cao hiệu suất lao động hạ giá thành sản phẩm và tạo ra sản phẩm có giá trị cao, được thị trường đón nhận. Cụ thể như: - Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng (trong đó có cây rau), vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp. - Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn 600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh cây giống sạch bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.
  • 19. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 19 - Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác nhau những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. - Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể:Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây.
  • 20. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 20 - Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón. 1.2. Đánh giá nhu cầu thị trường hoa: Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều quốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh, Pháp và Ý. Mặc dù tổng lượng hoa tiêu thụ của khu vực này đã giảm nhẹ từ năm 2001 đến năm 2005 nhưng sự khác biệt về mức tiêu thụ giữa các quốc gia vẫn còn khá rõ rệt. Nhu cầu tiêu thụ hoa ở Italia - một trong những nước có mức tiêu thụ hoa cắt cành dẫn đầu khu vực thời gian này giảm mạnh đã phần nào làm giảm nhu cầu tiêu thụ hoa của EU. Ngoài ra, mức tiêu thụ ở những thị trường dẫn đầu như Đức, Pháp và Hà Lan thời gian này cũng giảm nhẹ. Có 2 nguyên nhân chính khác khiến nhu cầu tiêu thụ hoa Eu giảm: Một là sự bão hòa ở một số thị trường trong khu vực; thứ hai là nền kinh tế suy yếu hơn và sức mua của người tiêu dùng ở một số quốc gia cũng giảm dần. Hai thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Anh và Tây Ban Nha. Hà Lan là quốc gia có mức tiêu thụ hoa bình quôc đầu người cao nhất trong khu vực, kế đến là Anh, Đan Mạch và Bỉ. Mức tiêu thụ hoa bình quân đầu người của Eu đã giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005.
  • 21. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 21 Với mức sống ngày càng tăng cao, thì thị trường hoa được đánh giá là tương đối thuận lợi trong những năm tới. Đây được xem là yếu tố thuận lợi để thực hiện dự án. 1.3. Thị trường đối với thị trường cây dược liệu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
  • 22. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 22 Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. 2 Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty Từ nhu cầu đã phân tích ở trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của dự là rất lớn. Theo định hướng chiến lược, Công ty dự kiến tiêu thụ 60% sản lượng trong nước và 40% nước ngoài. Nông sản đảm bảo các tiêu chí, quy chuẩn để cung cấp cho các hệ thống chuỗi siêu thị lớn như Big C, Coopmart và vươn ra xuất khẩu các thị trường quốc tế.
  • 23. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 23 Trong tương lai, khi nguồn đầu ra sản phẩm ổn định, công ty cũng tiến hành thu mua nguồn nguyên liệu từ nông dân trên địa phương. Việc thu mua nguyên liệu này được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết sản xuất theo từng loại sản phẩm phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Bằng việc thực hiện hợp đồng này, nông dân sẽ được hỗ trợ đầu vào và các dịch vụ sản xuất, tiếp cận tín dụng, tiến bộ kỹ thuật; ổn định thị trường đầu ra, giá cả được bảo đảm; thông qua thực hiện hợp đồng, nông dân nâng cao được ý thức trong sản xuất hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm Về phía doanh nghiệp sẽ chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng cao và ổn định, có điều kiện giám sát chất lượng ngay từ đầu vào, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, giảm giá thành sản xuất. II.3. Quy mô đầu tư của dự án.  Nhà màng sản xuất rau các loại công nghệ cao: 5.600 m2 .  Nhà màng sản xuất dưa lưới công nghệ cao: 10.000 m2 .  Khu dược liệu bằng công nghệ cao: 10.000 m².  Nhà màng sản xuất hoa các loại : 8.000 m². III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án đầu tư “Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM” tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án“Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM” đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) I.1 Khu điều hành và phụ trợ 10.064 20,09 1 Nhà điều hành 300 0,6 2 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch 500 1 3 Kho mát chứa sản phẩm 2.500 4,99 4 Kho chứa vật tư - phân bón 400 0,8 5 Sân đường nội bộ khu điều hành 600 1,2
  • 24. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 24 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 6 Cảnh quan khu điều hành 500 1 7 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống 800 1,6 8 Nhà bảo vệ 24 0,05 9 Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm 800 1,6 10 Phòng thí nghiệm 700 1,4 11 Nhà lưu trú (CBCNV; sinh viên) 1.440 2,87 12 Bãi đổ xe 1.500 2,99 I.2 Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 35.100 70,06 1 Nhà màng sản xuất rau các loại 5.600 11,18 2 Nhà màng sản xuất dưa lưới 10.000 19,96 3 Khu đặt hệ thống tưới và bón phân tự động 400 0,8 4 Khu trồng dược liệu công nghệ cao 10.000 19,96 5 Nhà màng sản xuất hoa các loại 8.000 15,97 6 Khu trồng một số cây nông nghiệp công nghệ cao cho các sinh viên thực tập 1.100 2,2 I.3 Hạ tầng kỹ thuật 4.936 9,85 1 Giao thông tổng thể 4.486 8,95 2 Cảnh quan, cây xanh, bồn hoa 450 0,90 Tổng cộng 50.100 100 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ✓ Giai đoạn xây dựng. -Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương. -Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa phương hoặc tại Tp. Hồ Chí Minh. ✓ Giai đoạn hoạt động. - Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương. Đồng thời, khu dự án cũng tương đối gần trung tâm Tp. Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi cho việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của dự án.
  • 25. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 25 - Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi. - Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất.
  • 26. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 26 Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp danh mục công trình xây dựng của dự án ST T Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng I.1 Khu điều hành và phụ trợ m² 10.064 1 Nhà điều hành m² 300 2 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch m² 500 3 Kho mát chứa sản phẩm m² 2.500 4 Kho chứa vật tư - phân bón m² 400 5 Sân đường nội bộ khu điều hành m² 600 6 Cảnh quan khu điều hành m² 500 7 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống m² 800 8 Nhà bảo vệ m² 24 9 Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm m² 800 10 Phòng thí nghiệm m² 700 11 Nhà lưu trú (CBCNV; sinh viên) m² 1.440 12 Bãi đổ xe m² 1.500 I.2 Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 35.100 1 Nhà màng sản xuất rau các loại m² 5.600 2 Nhà màng sản xuất dưa lưới m² 10.000 3 Khu đặt hệ thống tưới và bón phân tự động m² 400 4 Khu trồng dược liệu công nghệ cao m² 10.000 5 Nhà màng sản xuất hoa các loại m² 8.000 6 Khu trồng một số cây nông nghiệp công nghệ cao cho các sinh viên thực tập m² 1.100 I.3 Hạ tầng kỹ thuật 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
  • 27. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 27 ST T Nội dung ĐVT Số lượng 3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1 5 Giao thông tổng thể m² 4.486 6 Hàng rào tổng thể md 1.549 7 Cảnh quan, cây xanh, bồn hoa m² 450 II Thiết bị 1 Hệ thống băng chuyền sơ chế HT 1 2 Hệ thống đóng gói, in thương hiệu và mã vạch cho sản phẩm HT 1 3 Thiêt bị cho kho bảo quản lạnh Bộ 1 4 Máy vi tính và thiết bị văn phòng Bộ 1 5 Máy kéo sản phẩm cỡ nhỏ Máy 1 6 Nông cụ cầm tay các loại Bộ 5 7 Xe tải 5 tấn Chiếc 1 8 Thiêt bị phòng thí nghiệm Bộ 1 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. 1. Công nghệ nhà màng. Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. ✓ Phân biệt nhà màng và nhà lưới: Nhà màng là nhà trên mái được bao phủ bởi màng polyethylene, xung quanh che lưới ngăn côn trùng. Nhà lưới là mái và xung quang bao phủ bằng lưới ngăn côn trùng. ✓ Dự án sử dụng Kiểu nhà màng: Kiểu nhà Gotic, thông gió mái cố định. Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả. ( Xem phụ lục để thâm chi tiết về tiêu chuẩn, kỹ thuật của nhà màng)
  • 28. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 28 2. Công nghệ thủy canh. Đối tượng áp dụng rau. Công nghệ trồng rau thủy canh trên kệ tháp chữ A Thủy canh có nghĩa là trồng cây trong dung dịch mà không cần đất. Trước đây, phương pháp này còn khá phức tạp, chi phí tốn kém và thường chỉ những người có kinh nghiệm và kiến thức mới có thể làm được. nhưng ngày nay theo công nghệ: Hệ thống thủy canh đơn giản áp dụng cho đô thị (Simplified hydroponic system for urban food production) Mcgill University, Canada, thì quy trình thủy canh rau sạch bằng hệ thủy (hồi lưu và không hồi lưu), tiện lợi, dễ dàng áp dụng, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ - Máng chứa dinh dưỡng thủy canh: Sử dụng tháp chữ A để sản xuất thủy canh hồi lưu. Dung dịch vừa đủ để đảm bảo có một phần rễ cây không ngập trong dung dịch. Điều này giúp phần rễ cây nằm trên dung dịch có dưỡng khí tốt đủ cung cấp cho cây. Phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu việc sục khí cho dung dịch hàng ngày. Máng dinh dưỡng được làm kín bên trong để giúp dung dịch không bị thất thoát ra bên ngoài đồng thời đảm bảo môi trường tối cho rễ cây sinh trưởng tốt trong dung dịch và hạn chế sự phát triển của rêu. - Chuẩn bị máng thủy canh: Máng được đục lỗ cách đều nhau, tùy từng loại cây để có thể đục lỗ to hay nhỏ, thưa hay dày. Ví dụ đối với rau muống, đường
  • 29. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 29 kính lỗ to khoảng 4 cm để đảm. Với một số cây trồng như rau xà lách, có thể đục lỗ nhỏ (đường kính 1,5 cm) và chuyển cây trực tiếp vào các lỗ này. Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể là sơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, …. Có thể kết hợp rơm rạ và trấu hun. Trấu hun có mầu đen được phủ lên bề mặt lổ trồng càng giúp đảm bảo che ánh sáng cho rễ phát triển tốt. Bước 2. Chuẩn bị cây con Cây con được gieo vào khay bầu (mỗi khay bầu có khoảng 130 -200 bầu nhỏ tùy từng loại). Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất: trấu là 8:2. Chú ý nên dùng đất sạch nguồn bệnh hoặc xử lý đất bằng thuốc trừ nấm đặc biệt đối với những cây con dễ bị nấm gây hại rễ giai đoạn nhỏ. Trấu hun nên được rửa qua nước đề không gây xót rễ cây con. Ngâm ủ hạt nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu (mỗi bầu 1 đến 2 hạt tùy từng loại cây). Như vậy mỗi khay bầu có thể cung cấp khoảng 200 cây con. Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm. Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng. Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng ½ nồng độ dung dịch trồng cây). Khi cây con được khoảng 2 tuần tuổi (tùy từng loại cây, thông thường cây cao khoảng 8-10cm và có vài lá thật), tiến hành đưa khay xốp đựng cây con để chuyển vào dung dịch thủy canh. Bước 3. Trồng cây trong dung dịch Chuyển cây vào dung dịch: Cây con từ khay xốp, mang mang cho vào máng dung dịch thủy canh.
  • 30. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 30 Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong hồ, vì vậy dung dịch sẽ giảm chất dinh dưỡng, thông qua hệ thống bơm dung dịch hồi lưu dinh dưỡng sẽ được bổ sung thường xuyên theo nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kỳ sinh trưởng. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Bước 4. Thu hoạch Đối với các loại cây rau như rau muống, rau cải, mùng tơi, rau gia vị… , sau 2-3 tuần có thể được thu hoạch lứa đầu tiên. Tiến hành cắt hoặc tỉa rau, sau đó bổ sung dinh dưỡng và lượng dung dịch hao tổn để rau lại tiếp tục sinh trưởng cho các lứa thu hoạch sau. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 1 tuần. Khi sản xuất thực tế tùy từng loại cây trồng mà dự án sẽ lựa chọn kỹ thuật sản xuất phù hợp nhất. 3. Công nghệ trồng rau trong nhà màng.  Chuẩn bị giá thể : Giá thể trộn đều hỗn hợp và đóng vào các khay bầu to có kích thức lỗ to hơn (hoảng 250 lỗ) để chuyển bầu cho cây rau giống.  Trồng cây: Dùng ngón tay ấn nẹ vào đáy bầu trên khay nhỏ để lấy ra bầu cây nguyên vẹn không bị vỡ bầu, đứt rễ rồi đem trồng vào khay bầu lớn. Bằng cách này, có thể rút ngắn được thời gian chăm sóc từ 5 đến 7 ngày do không mất thời gian cây bén rễ như phương pháp gieo hạt, nhổ cây và trồng lại.  Chăm sóc : Dùng phân vi sinh để bón cho cây, sử dụng các hệ thống lưới xoay hoặc tưới bằng bình bơm để giữ ẩm cho cây. Dùng nilon phủ đất (nếu trồng trong nhà lưới). Nếu có sâu bệnh nên dùng các chế phẩm sinh học và phi hóa học để phòng trừ. Nếu có sử dụng nhà lưới thì hầu như không cần dùng đến các loại thuốc hóa học. Trường hợp có nhiều rệp và bọ nhảy gây hại trên lá thì có thể dùng các bẩy dính màu để thu hút và tiêu diệt chúng rất có hiệu quả. 4. Công nghệ kỹ thuật nuôi trồng dược liệu. 4.1 Kỹ thuật trồng nấm các loại: Đối tượng áp dụng: nấm linh chi đỏ, nấm bào ngư…. * Qui trình công nghệ nuôi trồng nấm các loại
  • 31. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 31 4.2 Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo Các bước thực hiện như sau: - Con trùng còn tươi hấp thanh trùng - Cấy giống nấm - Ươm sợi Nấm sản phẩm Thu hái Mạt cưa gỗ cao su Cơ chất trồng nấm Làm ẩm bằng nước vôi 1% Ủ đống 1-3 ngày Bổ sung dinh dưỡng Bịch cơ chất Cân chỉnh độ ẩm 60% Đóng túi Khử trùng Ủ tơ Nuôi trồng
  • 32. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 32 - Ươm quả thể - Thu hoạch - Sấy thăng hoa - Bao gói ( Quá trình sản xuất diễn ra trong 4 tháng). 4.3 Kỹ thuật thuật trồng các loại dược liệu: Đối được áp dụng: đinh lăng, tấm thất Bắc, hoè…. ✓ Làm đất Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần. Nếu đát trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần làm cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm thích hợp. Vì vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm sạch cỏ rồi đốt thành tro bón cho đát và loại bỏ được các mầm sâu bệnh. Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng thước trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non. Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây. Luống được đánh cáo hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng. ✓ Gieo trồng Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là: - Gieo thẳng: áp dụng đối với các cây như: Ngưu tất, Đương quy, Sâm bổ chính… - Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con: Bạch chỉ, Bạch truột… - Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm. Cã loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn rộng thì trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi cây đã nẩy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường. Các loại mật độ + Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu,…). + Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân, lá (Chóc máu,…).
  • 33. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 33 + Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm. ✓ Xáo xới, làm cỏ Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng dến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây. Đối với những cây lấy củ, rễ như: Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật… cần có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4 lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc chỉ kết thuốc khi cây được phủ kính luống. ✓ Xử lý thực bì và làm đất – Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn). – Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ. vườn gia đình. ✓ Bón lót – Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông thường: 2-5kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân). ✓ Kỹ thuật trồng cây – Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-3cm. Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi. – Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu
  • 34. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 34 dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay. ✓ Tỉa cây Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh. ✓ Tưới tiêu Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức. ✓ Chăm sóc cây trồng – Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại. – Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại. – Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại. 5. Quy trình trồng hoa:
  • 35. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 35 6. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch. Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa… bằng các loại tem dán đã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ. Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần thể hiện cho máy đọc.
  • 36. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 36 Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:  Số hiệu linh kiện (Part Numbers)  Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)  Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)  Nơi trữ hàng hoá  Tên hay số hiệu khách hàng  Giá cả món hàng  Số hiệu lô hàng và số xê ri  Số hiệu đơn đặt gia công  Mã nhận diện tài sản  Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v… Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp về kích thước, công nghệ mã hoá và máy in mã vạch thích hợp nhất. Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).
  • 37. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 37 7. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa lưới. Dưa lưới chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cảm quan cũng như dinh dưỡng, tỉ lệ hư hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch. Các yếu tố bên trong là do dưa sau thu hoạch vẫn tiếp tục một số quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, quá trình chín, nấm bệnh,… làm dưa bị héo, giảm khối lượng chất khô, vỏ, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn và có thể bị hư hỏng hoàn toàn; giảm thời gian bảo quan; dễ bị tổn thương cơ học khi vận chuyển đi xa,... Những yếu tố bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến thời gian bảo quản và tỉ lệ hư hỏng như nhiệt độ, độ ẩm không khí, hàm lượng oxy, khí ethylene, hàm lượng cacbonic, nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm bề mặt. Để khắc phục, một số biện pháp xử lý trên cây ở giai đoạn cận thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng dưa sau thu hoạch. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy xử lý bằng peroxide hydrogen (H2O2) có tác dụng làm tăng độ ngọt của dưa lưới nhờ kích thích cơ chế phản hồi tự bảo vệ của cây và tăng nồng độ các chất thẩm thấu trong đó có glycinebetaine, tăng hoạt tính các enzyme chịu hạn và tăng hàm lượng đường. Mặt khác, chất điều hòa sinh trưởng aminoethoxyvinylglycine (AVG) cũng được nghiên cứu và ứng dụng để làm chậm quá trình chín và tăng cường độ chắc của quả. Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao cũng xử lý bằng H2O2 ở nồng độ 1-5 ppm khi dưa bắt đầu tạo lưới. Dưa nên được thu hoạch đúng thời điểm dựa trên chỉ số chín (dựa vào các yếu tố như thời gian từ lúc trồng, độ tạo lưới, độ nứt của cuống) để quả đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng, kéo dài thời gian tồn trữ.
  • 38. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 38 Thời điểm nứt cuống – 58 ngày. Thời điểm đứt cuống – 65 ngày. Trái dưa lưới sau khi thu hoạch thường chứa các loại nấm bệnh như Fusarium, Geotrichum, Rhizopus hoặc các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella spp, E. Coli nên phải được xử lý trước khi đóng gói, bảo quản hoặc đưa ra thị trường. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới tập trung vào xử lý bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 - 50 ppm, chlorine nồng độ 100 ppm, nhúng quả bằng nước nóng …. Hoặc sử dụng màng bao sinh học, kiểm soát thành phần không khí, khí ethylene, v.v... Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao hiện xử lý bằng chlorine ở nồng độ 50 - 100 ppm. Dự án áp dụng công nghệ xử lý, đóng gói và bảo quản theo công nghệ trên, trước ngày thu hoạch, dưa được dán nhãn đã đánh số và thu hoạch trong khoảng 14 ngày; bảo quản ở 20 C trong 2 tuần và trước khi xuất bán, nâng nhiệt độ lên 200 C trong 1 tuần rồi để ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ nhằm hạn chế sốc nhiệt. 8. Công nghệ sản xuất GLOBALGAP. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả cộng đồng nhân loại đang hướng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của thực phẩm trên bàn ăn. ✓ Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP. GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản
  • 39. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 39 phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia GlobalGAP với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục đích chung của GlobalGAP. Hiệp hội GlobalGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ 3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011. Đến nay, GlobalGAP có sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của GlobalGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền vững trên các quốc gia thành viên. GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm  Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.  Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.  Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.  Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.  Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.  Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất. Bằng việc đăng ký số GGN (Global GAP Number), cung cấp và cập nhật thông tin của nhà sản xuất đã được chứng nhận trên Cơ sở dữ liệu của GlobalGAP, nhà cung cấp sẽ có cơ hội tự giới thiệu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức sản xuất, mức độ an toàn, mùa thu hoạch và sản lượng của sản phẩm của mình. Bằng việc trở thành thành viên để có quyền truy cập hệ thống dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể tìm kiếm nguồn hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và tin cậy. ✓ Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3 năm áp dụng thì tiêu chuẩn GlobalGAP lại được xem xét và sửa đổi (nếu cần).
  • 40. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 40 Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn được thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:  Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các thông tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu cầu đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.  Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and Compliance Criteria (CPCC) - tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí phù hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp được cụ thể hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và được phân tầng theo mô hình dưới đây.  Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng nhận; Thực chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài liệu thứ 2 nói trên. Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:  Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;  Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại, cho ngành trồng trọt, và cho rau quả);  Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lượng (nếu định chứng nhận theo nhóm). ✓ Phương thức chứng nhận GlobalGAP Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận GlobalGAP theo một trong 4 phương thức sau:  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.
  • 41. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 41  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện. ✓ Thủ tục chứng nhận GLOBALGAP. Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được Global GAP phê duyệt). ✓ Quá trình xây dựng và áp dụng GlobalGAP vào trang trại. Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau:  Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn GlobalGAP;  Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lưu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên được tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.  Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại trong nước và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;  Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trường (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích…). Để có được thị trường và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tư vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:  Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng Global GAP cho tất cả người làm;
  • 42. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 42  Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trường xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;  Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;  Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận;  Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã được công nhận và phê duyệt;  Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thương hiệu và thị trường để có được giá bán tốt hơn. Chứng nhận Global GAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. 9. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án. Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động. 1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự động. 2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại theo chất lượng và kích thước.
  • 43. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 43 3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà không làm dập, nát rau, củ quả. 4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’. 5. Rửa lại bằng nước sạch 6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn sấy khô, loại bỏ nước thừa bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa. 7. Đóng gói gói rau củ quả sau khi để ráo nước.
  • 44. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 44 Chương IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. Các phương án xây dựng công trình. Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án ST T Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng I.1 Khu điều hành và phụ trợ m² 10.064 1 Nhà điều hành m² 300 2 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch m² 500 3 Kho mát chứa sản phẩm m² 2.500 4 Kho chứa vật tư - phân bón m² 400 5 Sân đường nội bộ khu điều hành m² 600 6 Cảnh quan khu điều hành m² 500 7 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống m² 800 8 Nhà bảo vệ m² 24 9 Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm m² 800 10 Phòng thí nghiệm m² 700 11 Nhà lưu trú (CBCNV; sinh viên) m² 1.440 12 Bãi đổ xe m² 1.500 I.2 Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 35.100 1 Nhà màng sản xuất rau các loại m² 5.600
  • 45. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 45 ST T Nội dung ĐVT Số lượng 2 Nhà màng sản xuất dưa lưới m² 10.000 3 Khu đặt hệ thống tưới và bón phân tự động m² 400 4 Khu trồng dược liệu công nghệ cao m² 10.000 5 Nhà màng sản xuất hoa các loại m² 8.000 6 Khu trồng một số cây nông nghiệp công nghệ cao cho các sinh viên thực tập m² 1.100 I.3 Hạ tầng kỹ thuật 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1 5 Giao thông tổng thể m² 4.486 6 Hàng rào tổng thể md 1.549 7 Cảnh quan, cây xanh, bồn hoa m² 450 II Thiết bị 1 Hệ thống băng chuyền sơ chế HT 1 2 Hệ thống đóng gói, in thương hiệu và mã vạch cho sản phẩm HT 1 3 Thiêt bị cho kho bảo quản lạnh Bộ 1 4 Máy vi tính và thiết bị văn phòng Bộ 1 5 Máy kéo sản phẩm cỡ nhỏ Máy 1 6 Nông cụ cầm tay các loại Bộ 5 7 Xe tải 5 tấn Chiếc 1 8 Thiêt bị phòng thí nghiệm Bộ 1 Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. III. Phương án tổ chức thực hiện. 1. Các phương án kiến trúc. Tổng diện tích tự nhiên khu đất xây dựng 20 ha. Toàn bộ số quỹ đất là đất cây công nghiệp của nông trường cao su. ( Xem Bản đổ Quy hoạch dự án ở phụ lục) Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế
  • 46. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 46 kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau: ✓ Hệ thống giao thông - Giao thông đối ngoại: Quốc lộ 56: Đây là đường cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa rộng 7m, nền rộng 9m. Chất lượng tương đối tốt. Hương lộ 10: Là tuyến đường ngang của Tỉnh nối từ quốc lộ 56 đi quốc lộ 51. Mặt đường chủ yếu là cấp phối, một số đoạn đoạn đã được nhựa hóa và đang được nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng. Tuyến đường hướng Bắc – Nam nối từ HL 10 vào dự án: Là tuyến đường lô phục vụ việc trồng và khai thác cao su. Mặt đường chủ yếu là cấp phối, một số đoạn đường đã được nhưa hóa, tuy nhiên chất lượng còn xấu. Hiện nay đang được thi công giai đoạn 1 mặt đường có 2 làn xe có mặt đường rộng 7m và dài khoảng 4km. Tuyến đường hướng Đông – Tây nằm phía Bắc của dự án: Là tuyến đường lô phục vụ việc trồng và khai thác cao su - Giao thông trong khu vực: Đường kết nối vào Trung tâm dài 4 km và đường N1 dài 1,5 km được nhựa hoá, còn lại là đường đất công vụ trong khu cao su và trong khu ở của công nhân các lâm trường.
  • 47. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 47 Quốc lộ 56 đoạn từ Long Khánh – Vũng Tàu Giao cắt Hương lộ 10 và tuyến đường vào vùng dự án ✓ Hệ thống thoát nước Hiện tại trong khu vực dự án địa hình phần lớn cao ráo không bị ngập lụt, chỉ ngập lụt khi có mưa, vì chưa có hệ thống thoát nước mưa. Độ dốc nền địa hình biến thiên từ 2% -5%. Nước mưa chảy theo địa hình tự nhiên về các khe tụ thủy chảy ra suối Cả rồi đổ ra sông Đồng Nai.
  • 48. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 48 Suối Cả phía Đông Nam khu đất ✓ Hiện trạng cấp nước Dự án cấp nước sạch theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 08:2008/BTNMT với công suất 1.000 m³/ngày.đêm ✓ Hiện trạng cấp điện - Nguồn điện: Hiện tại khu vực và các vùng xung quanh đang được cấp điện từ trạm 110KV Long Khánh đặt tại thị trấn Xuân Lộc, trạm gồm 2 máy: + 1 máy 110/35/10KV-16MVA
  • 49. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 49 +1 máy 110/35/22KV-25MVA. - Lưới điện: Lưới 22KV từ trạm 110KV Long Khánh và 03 trạm biến áp 01 trạm 650 KvA và 02 trạm 250KvA và đường dây hạ thế 0.4KvA ✓ Hệ thống thoát nước -Khu vực dân cư ít, sống thưa thớt dạng nhà vườn, sinh thái tự nhiên nông thôn, các khu vực khác là đất lâm nghiệp, trồng cao su. Hệ thống thoát nước mưa chưa có. Nước bẩn sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là tự thấm. Nước mưa một phần tự thấm phần còn lại chảy tràn xuống các khe tụ chảy ra suối. -Chất thải rắn sinh hoạt của nhân dân đều tự giải quyết bằng cách đốt hoặc chôn lắp. 2. Phương án quản lý, khai thác. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
  • 50. Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Q-FARM. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 50 3. Giải pháp về chính sách của dự án. Trước khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch tuyển dụng lao động kỹ thuật và lao động phổ thông trong khu vực dự án. Đồng thời tiến hành thuê chuyên gia chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, công nghệ canh tác trong nhà kính áp dụng công nghệ tự động. IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.  Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018. Triển khai sản xuất bắt đầu từ quý II năm 2018.  Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.