O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

CDHA sot gac sau mo.gossypiboma

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Carregando em…3
×

Confira estes a seguir

1 de 84 Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Diapositivos para si (20)

Semelhante a CDHA sot gac sau mo.gossypiboma (20)

Anúncio

Mais recentes (20)

Anúncio

CDHA sot gac sau mo.gossypiboma

  1. 1. SÓT GẠC SAU MỔ ( U GẠC SÓT) SAU PHẪU THUẬT Ổ BỤNG (Abdominal Gossypiboma, Gosypiboma of the Abdomen) DR. TRẦN QUÝ DƯƠNG KHOA CĐHA – BVĐK TỈNH HÒA BÌNH ( Sưu tầm và lược dịch 27/11/2020)
  2. 2. ĐẠI CƯƠNG • Mặc dù đã thi hành đầy đủ và gần như thường quy việc kiểm tra gạc, dụng cụ và kim tiêm thì sót vật lạ sau mổ vẫn tiếp tục là thách thức đối với sự an toàn của bệnh nhân. • Gạc sót trong mổ được gọi là gossypiboma,tức là 1 khối ở bên trong cơ thể được cấu tạo bởi sợi cotton được bao lại bởi phản ứng của cơ thể với vật lạ. Đây cũng là thứ hay gặp nhất, dễ bị sót lại nhất sau cuộc mở bụng hở. • Nó ít khi được báo cáo do liên quan đến vấn đề pháp lý (Sót gạc sau mổ do yếu tố con người, là một vấn đề pháp lý y khoa nghiêm trọng nhưng ít khi được lập biên bản). • Tỉ lệ gặp thật sự trên toàn cầu không được biết đến. Tuy nhiên, 1 nghiên cứu mới đây ước tính về tỉ lệ sót gạc sau mổ là 1 ca trong 5500 ca mổ.
  3. 3. Đại cương • Sót gạc sau mổ hay u gạc sót (Gossypiboma: retained surgical sponge, textiloma or cottonoid, foreign body granuloma, Retained Foreign Object: RFO) là một biến chứng phẫu thuật (surgical complications) hiếm gặp để chỉ một khối trong cơ thể cấu tạo bởi gạc bông phẫu thuật bỏ sót sau mổ và phản ứng mô. • Thuật ngữ "gossypiboma" có nguồn gốc từ từ tiếng Latinh gossypium ("bông gòn, bông") và hậu tố - boma, có nghĩa là một khối u hoặc nơi cất giấu • Ngoại vật ngoại khoa bỏ sót sau mổ(retained surgical foreign objects) theo kinh nghiệm của Minnesota gồm: bông gạc (sponge/gauze) 58%, dây dẫn (guidewire) 14%, đầu gãy dụng cụ (device tip) 11%, và các loại khác 17%. • Biểu hiện lâm sàng và thời gian phát hiện u gạc sót sau mổ rất thay đổi và tùy thuộc vào vị trí và loại phản ứng kích hoạt. Có khoảng 1/3 các trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng và u gạc sót được phát hiện tình cờ trên Xquang, CLVT, vì gạc sót không gây phản ứng sinh học tại chỗ mà chỉ gây dính và bao bọc mô tạo khối dạng u hạt. • Thường u gạc sót có phản ứng viêm tạo sợi vô trùng, tạo vỏ dính vào mạc nối lớn và ở cạnh các tạng. Bệnh nhân ít có triệu chứng lâm sàng và u gạc sót chỉ được phát hiện tình cờ. • Gossypiboma gây ra 2 loại phản ứng khác nhau trong cơ thể: Viêm xuất tiết và xơ vô trùng (exudative and aseptic fibrous).
  4. 4. Đại cương • Sót gạc sau mổ có thể gây phản ứng viêm xuất tiết tạo áp xe và lỗ dò, điều này thườngxảy ra sớm hơn (sau 4 ngày) biến chứng sinh sợi (sau 2 năm). Mouhsinevà cs đề nghị phân loại u gạc sót thành2 thể: viêm xuất tiết (sớm) và sinh sợi (fibrinous) [Muộn]. • Áp xe và áp lực của ngoại vật có thể tạo lỗ thoát ngoài hoặc mở vào các tạng rỗng bị dính lân cận. Trong quá trình ăn mòn xảy ra nhiều năm, bệnh nhân từ không triệu chứng rồi xuất hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, thiếu máu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, sụt cân hay tắc ruột và có khối trong ổ bụng. Có khi u gạc sót tự phát thoát ra ngoài qua trực tràng nhờ nhu động ruột sau một giai đoạn từ 10 ngày đến 15 năm mà không có vấn đề nghiêm trọng gì theo sau. • Mặc dù từ nhữngnăm 1980 bông gạc được dán nhãn dấu có cản quang để dễ tìm, việc chẩn đoán sót bông gạc cũng không dễ dàng. Nhãn đánh dấu có thể bị biến dạng do gấp nếp, xoắn, và bị phân rã với thời gian. Chỉ với phim X-quang bụng không chuẩn bị rất khó chẩn đoán. Dù có dấu cản quang u gạc sót rất khó thấy và bị bỏ sót hay chẩn đoán sai. • U gạc sót rất giống u ác tính nên siêu âm, CT hay MRI rất cần thiết trong các trường hợp mạn tính. CT là phương tiện phát hiện ngoại vật có cản quang. U gạc sót có kiểu xốp điển hình trên CT cùng với dấu hiệu không đồng nhất, có thể có hơi hoặc không trong lòng, có mật độ kém với vỏ bao mỏng với mật độ cao được tăng cường bằng chất tương phản. Chính bông gạc trongu có các cấu trúc uốn cong cản quang, uốn sóng, có sọc mật độ cao. Đậm độ dạng đường với xoắn ốc / nan hoa đặc trưng là gợi ý của một miếng gạc lớn. Mặt khác u gạc sót ở gần sẹo mổ có dạng một khối giảm đậm độ như mọt gặm là các đốm hơi.
  5. 5. Vật liệu bị sót lại sau mổ (Items Retained): • Dụng cụ phẫu thuật (Surgical instruments) :artery forceps ( kẹp động mạch) • Bông gạc phẫu thuật (Surgical sponges) • Khăn (Towels) • Kim khâu (Suture needles) • Vật liệu phụ phẫu thuật khác (Accessory items).
  6. 6. Vị trí thường gặp sót gạc (Location of gossypiboma) • Lồng ngực (Thoracic cavity) • Màng phổi ( pleural cavity) • Màng ngoài tim (pericardial cavity) • Ổ bụng (abdominal cavity) • Vùng chậu (Pelvic cavity)
  7. 7. Phân loại u gạc sót thành 2 thể: viêm xuất tiết ( sớm) và sinh sợi ( muộn) • Thể viêm xuất tiết (exudative, acute inflammatory reaction: giai đoạn sớm): Phản ứng viêm cấp tính tạo khối áp xe cạnh vị trí bông gạc sót, có thể tạo các lỗ dò. Thường xảy ra trong giai đoạn đầu sau sót gạc và có thể liên quan đến nhiễm khuẩn thứ phát. • Phản ứng vô trùng sinh sợi ( Fibrinous: aseptic fibrinous response: giai đoạn muộn) dẫn đến dính- bao bọc mô tạo khối u hạt dị vật (foreign body granuloma). • Bông gạc sót thực tế là 1 vật liệu trơ, không gây phản ứng sinh học nào ngoại trừ gây dính và hình thành u hạt.
  8. 8. Các biến chứng chính của sót gạc sau mổ: • Hình thành áp xe (Abscess formation) • Dính (Adhesion) • Tắc ruột (Bowel Obstruction) • Dò (Fistula). Angiosarcoma. • Viêm phúc mạc (Peritonitis) • Trợt loét của đường tiết niệu hoặc tiêu hóa (Erosion of urinary or GI tissues) • Sự di chuyển của gạc nót vào trong lòng ống tiêu hóa (Migration of the sponge into the lumen of GI system).
  9. 9. Chẩn đoán hình ảnh sót gạc sau mổ (Imaging Findings Gossypiboma) • Xquang: + Phát hiện sợi chỉ đánh dấu cản quang của miếng gạc (Detection of radiopaque marker on sponge). + Miếng gạc có hình dạng như vòng cuộn xoáy (“Whirl-like” pattern of sponge). + Khối vôi hóa trong ổ bụng (Calcified mass). • Siêu âm: hình ảnh siêu âm u gạc sót là khối dạng nang có chứa các cấu trúc tăng âm uốn sóng bên trong, có vành giảm âm dày phía ngoại vi và có bóng lưng mạnh phía sau, trên Doppler không có tín hiệu mạch bên trong khối mà chỉ có tăng sinh mạch xung quanh nó ( mô hạt). Có 3 dạng hình ảnh siêu âm hay gặp: 1. Vùng tăng âm dạng khối có bóng cản giảm âm mạnh phía sau, "umbrella sign" 2. Khối dạng nang có vỏ bao rõ chứa cấu trúc uốn sóng và có sọc 3. Dạng không đặc hiệu với khối hỗn hợp âm bên trong có các sọc tăng âm trôi nổi.
  10. 10. Chẩn đoán hình ảnh sót gạc sau mổ (Imaging Findings Gossypiboma) • CT + Khối tỷ trọng mô mềm ranh giới rõ (Well-defined mass with soft-tissue attenuation): có thể tạo nang. + Vẻ ngoài Ngoằn ngoèo (Whorled appearance) bên trong chứa dịch, nhiều bọt khí trong lưới sợi (May contain gas bubbles within fiber meshwork) + Vỏ khối dày ngấm thuốc mạnh sau tiêm (Outer rim may contrast enhance). + Có thể có vôi hóa ở ngoại vi hoặc vôi hóa trong khối (May have peripheral calcification or calcification within mass) • MRI: rất đặc hiệu để phát hiện u gạc sót do có thể giúp phân biệt được u giả viêm với u ác tính. + Khối bờ viền rõ (Well-defined mass) + Vỏ khối giảm tín hiệu trên T1W và T2W (Capsule has low signal intensity on T1 and T2). + T1: Tín hiệu thường thấp. Tín hiệu thay đổi tùy thuộc vào thành phần dịch bên trong, thường tín hiệu thấp và không ngấm thuốc sau tiêm (variable signal density central fluid; low signal intensity nonenhancing sponge material). + T2: Tín hiệu thấp với các sọc ngoằn ngoèo ở bên trong. Dịch vùng trung tâm tăng tín hiệu, bông gạc trong khối là cấu trúc ngoằn ngoèo, vỏ khối giảm tín hiệu trên T2W (high signal intensity central fluid; whorled appearance of sponge material; low signal intensity peripheral rim). + T1 sau tiêm gado: Sau tiêm vỏ khối ngấm thuốc mạnh đồng nhất, bờ viền bên trong không đều.
  11. 11. X-quang: imaging characteristics of gossypiboma • Vì các triệu chứng u gạc sót thường không đặc hiệu và có thể xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật, chẩn đoán thường dựa trên các phát hiện hình ảnh và chỉ số nghi ngờ cao. • Ở các nước tiên tiến, gạc phẫu thuật (surgical gauze, surgical sponges ) được sản xuất thường được gắn những sợi chỉ cản quang (radiopaque threads) nên dễ dàng được nhận biết trên xquang, tuy nhiên nhiều nước vẫn sản xuất loại gạc không có gắn kèm sợi chỉ cản quang làm việc phát hiện trên xquang trở nên rất khó khăn. • Một số loại gạc phẫu thuật dù được gắn thêm sợi chỉ cản quang đánh dấu nhưng theo thời gian sợi chỉ này sẽ phân hủy hoặc tách rời làm rất khó nhận biết.
  12. 12. Xquang giúp phát hiện các sợi chỉ (điểm đánh dấu) cản quang trong miếng gạc: (Detection of the radiopaque markers incorporated into the sponge). Cần có sự phân tích tỷ mỉ và dễ bỏ sót
  13. 13. Sót gạc trong ổ bụng (abdominal retained Gauze)
  14. 14. Gossypiboma
  15. 15. Ca lâm sàng 1: BN nam 31 tuổi, 5 ngày sau phẫu thuật lấy sỏi nq trái xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải.Xquang và CLVT thấy có khối áp xe trong ổ phúc mạc gây tắc ruột, bên trong khối áp xe có dị vật cản quang. Còn sonde JJ trái. Sau mổ có miếng gạc.
  16. 16. Ca lâm sàng 2: Nữ, 45 tuổi, đau bụng âm ỉ kéo dài không rõ nguyên nhân. Có tiền sử phẫu thuật bụng trước đó. CLVT: Khối áp xe vỏ dày trong chứa nhiều bọt khí kèm cấu trúc cản quang dạng dị vật trong khối. Sau mổ đó là miếng gạc cuộn thành khối.
  17. 17. Ca lâm sàng 3: Bn nữ, 40 tuổi, có tiền sử cắt tử cung và buồng trứng phải qua đường bụng cách đây 1 tháng. Hiện tại: Đau, căng tức vùng hạ vị. Sau mổ: u gạc sót.
  18. 18. Ca lâm sàng 4: Gossypiboma • BN nữ, 40 tuổi. Đau tức vùng bụng dưới đã 2 tháng nay, sờ thấy khối hạ vị. Không sốt. • MRI: Khối u vùng chậu vị trí đường giữa tách biệt với tử cung và buồng trứng 2 bên, bờ đều, ranh giới rõ, biểu hiện giảm tín hiệu trên T1W, tăng TH trên T2W. Bên trong khối có chứa cấu trúc giảm tín hiệu ngoằn ngoèo. Sau tiêm vỏ khối ngấm thuốc mạnh Hướng tới đây là khối áp xe bên trong chứa TP rắn. BN có tiền sử phẫu thuật ổ bụng cách đây 5 tháng. Gợi ý áp xe do sót gạc sau mổ. • Chụp bổ xung phim xquang thấy có dị vật cản quang dạng sợi chỉ.
  19. 19. Ca lâm sàng 5: Gossypiboma. BN nữ 38 tuổi đau bụng quanh rốn mãn tính, sưng tấy vùng rốn kèm chảy mủ ở rốn trong7 tháng nghĩ là Nang ống niệu rốn nhiễm trùng. Tình trạng sưng tấy này xuất hiện sau khi mổ cắt ruột thừa hở 3 tháng. Siêu âm hướng tới có khối áp xe trong phúcmạc và được mổ sau đó U gạc sót
  20. 20. Ca LS 6: Imaging 0f Gossypiboma a. Hình ảnh CT của gossypiboma đã được chẩn đoán sai và đặt ống thông cho áp xe trong ổ bụng. b. MRI của sót gạc sau mổ đã bị chẩn đoán nhầm là ung thư gan hoặc u nang hydatid. c Hình ảnh nội soi của gossypiboma đã di chuyển vào dạ dày
  21. 21. Bệnh nhân nữ 29 tuổi bị tắc ruột non do gạc sót lại trong cuộc mổ bắt con 9 tháng trước đó đã di chuyển vào tronglòng ruột. Chẩn đoán được xác định bằng phim chụp X- quang bụng không sửa soạn. Bệnh nhân đã được mở bụng thám sát, lấy đi gạc sót và các triệu chứng mất đi hoàn toàn sau đó. - Xquang bụng: Tắc ruột. Có cấu trúc cản quangvùng hạ vị dạng sợi chỉ gợi ý sót gạc. Chụp Xquang lần 2 sau đó 1 ngày thấy có sự di chuyển của gạc - Sau mổ lấy ra khối gạc trong lòng hỗng tràng.
  22. 22. Bàn luận: TẮC RUỘT DO GẠC SÓT SAU MỔ DI CHUYỂN VÀO LÒNG RUỘT • Về mặt giải phẫu bệnh, có 2 kiểu phản ứng của cơ thể đối với 1 khối lạ bị sót lại được mô tả trong y văn. 1 trong số đó là phản ứng tạo mô xơ vô trùng dẫn đến sự dính, tạo vỏ bao và hình thành u hạt.Dạng này thường không triệu chứng hoặc gây ra cơn đau mạn tính tăng dần kéo dài từ tháng này qua năm khác. Dạng thứ 2 là phản ứng dò ra hình thành nang hay áp xe.Triệu chứng của dạng này thường rầm rộ hơn và biểu hiện trên lâm sàng sớm hơn.Trong vài trường hợp hiếm, 1 miếng gạc có thể di chuyển hoàn toàn vào trong lòng ruột mà không có lổ thủng rõ ràng nào trên thành ruột. • Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để lý giải làm thế nào 1 vật lạ có thể di chuyển xuyên qua ruột. 1 giả thuyết dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đã đề nghị 4 giai đoạn của sự di chuyển. Ban đầu, đó là phản ứng của cơ thể đối với vật lạ, miếng gạc được bao quanh bởi mạc nối và các quai ruột.Tiếp đó là phản ứng viêm thứ phát, khi các sợi cotton chạm vào lòng ruột, sự tiêu tế bào diễn ra.Sau đó sự xâm nhập của miếng gạc diễn ra lúc khối hình thành. Cuối cùng, ở giai đoạn tổ chức hóa,sẹo xơ được hình thành tại chỗ sự xâm nhập xảy ra. • Patil và các cộng sự đã đề nghị sự tăng áp lực của khối trong ổ bụng lên quai ruột có thể dẫn đến sự hoại tử của thành ruột 1 phần hay hoàn toàn.Vì thế, qua trình này có thể dẫn đến sự dò hoặc tắc nghẽn.
  23. 23. • Bn nữ 61 tuổi nghi ngờ có tổn thương phần phụ phải, BN có tiền sử phẫu thuật cắt TC-BW trước đó. Trên T2W coronal và axial (A,B) thấy khối phần phụ phải là Gossypiboma. Ảnh T1 Inphase và out phase (C, D) thấy các nhiễu ảnh do khí tạo ra bên trong khối.
  24. 24. BN sau phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng đến táikhám vì đau nhiều vùng hạ vị. -T2W (A, B, C) có khối tín hiệu hỗn hợp vùng hố chậu phải có hạn chế khuếch tántrên DWI. -T1W: Khối giảm nhẹ tín hiệu không đồng nhất.
  25. 25. Hình ảnh điển hình của Sót gạc sau mổ trên CT và MRI (Typical appearance of intraabdominal gossypibomas, through CT scans and MR). A.Trên Xquang thấy cấu trúc cản quang dạng vôi hóa vùng ngang rốn gợi ý dị vật ( Suggesting foreign body). B,C,D: CLVT thấy khối dịch không đồng nhất trong ổ bụng có thành phần cản quang của chất chỉ điểm gạc sót (intralesional metallic marker). E: ảnh T2W coronal cho thấy tổn thương tín hiệu dịch không đồng nhất trong có các thành phần giảm tín hiệu uốn lượn của gạc phẫu thuật.
  26. 26. Bn nữ 63 tuổi sau mổ cắt tử cung qua đường bụng do ung thư nội mạc tử cung. Giai đoạn hậu phẫu thấy đau và căng tức vùng hạ vị- HCP, chụp CLVT kiểm tra thấy có khối tỷ trọng không đồng nhất vùng hố chậu phải, vỏ dày, bờ đều, ranh giới rõ, bên trong có nhiều bọt khí kèm dị vật cản quang phù hợp sót gạc sau mổ.
  27. 27. Khối dị vật trong ổ bụng tưởng là khối u có vôi hóa dạng đám bên trong, sau phẫu thuật là u gạc sót.
  28. 28. Một số hình ảnh sót gạc, vật liệu sau phẫu thuật tại một số bộ phận khác
  29. 29. Chẩn đoán phân biệt u gạc sót: • Các chẩn đoán phân biệt của u gạc sót là: 1/ Các khối áp xe đang thành lập trong ổ bụng: rất khó phân biệt nếu không tìm thấy dị vật cản quang ( chỉ đánh dấu). 2/ Tắc ruột do bã thức ăn (U phân: Fecal Tumor, Small bowel feces sign, bezoar): Bã thức ăn nằm trong lòng ống tiêu hóa. Gạc sót nằm ngoài ống tiêu hóa. 2/ Máu tụ ( hematoma) đang thoái triển. 3/ Khối u tái phát sau mổ và hoại tử sau xạ trị (RECURRENT TUMOR AND RADIATION NECROSIS).
  30. 30. Tắc ruột do bã thức ăn: 3 dấu hiệu kinh điển 1. Tắc ruôt quai kín (Closed loop obstruction) 2. Dấu hiệu phân trong ruột non (Small bowel feces sign) 3. Thành ruột không ngấm thuốc do thiếu máu (Non-enhancing small bowel) bên cạnh đoạn ruột ngấm thuốc bình thường.
  31. 31. Tóm lại: • Chẩn đoán u gạc sót trước mổ rất khó, cần có kỹ năng và kinh nghiệm. Dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh của u gạc sót rất thay đổi và không đặc hiệu; chỉ có thể chẩn đoán đúng trước mổ khoảng 1/3 các trường hợp. Các chẩn đoán phân biệt của u gạc sót là u phân, máu tụ, ổ áp xe đang thành lập và khối u thật sự. • U gạc sót sau mổ là một lỗi lầm y khoa không mong muốn nhưng có thể tránh được. U gạc sót nên được coi là một chẩn đoán phân biệt của bất kỳ trường hợp sau mổ nào có một khối trong ổ bụng.
  32. 32. Tài liệu tham khảo chính: • ECR2009_C-395.pdf: Abdominal gossypiboma: A pictorial review. • https://www.slideshare.net/UmarNisar4/gossypiboma-50000514 • https://www.nguyenthienhung.com/2010/04/gossypiboma-and-diagnostic-imaging.html • https://radiopaedia.org/articles/gossypiboma-1?lang=us • https://www.researchgate.net/publication/315493506_Abdominal_Gossipiboma_What_the_radiologist_can_not_forget_Learning_objectives: Abdominal Gossipiboma: What the radiologist can not forget Learning objectives. • https://www.ijri.org/article.asp?issn=0971-3026;year=2017;volume=27;issue=3;spage=354;epage=361;aulast=Santhosh (Imaging of retained surgical items:A pictorial review including new innovations) • ECR 2008 / C-481: Gossypibomas: Spectrum of imaging findings (https://epos.myesr.org/poster/esr/ecr2008/C- 481/imaging%20findings%20or%20procedure%20) • A Malik, P Jagmohan: Gossypiboma: US and CT Appearance, Abdominal Imaging 2002, 12 :503-504, India. • K Shahi, B Geeta, P Rajput: Forget Me Not - Gossypiboma in Pregnancy: Report of a Case, The Internal Journal of Surgery, 2009, Vol 19 Number 2, India. • SP Stawicki, DC Evans, J Cipolla, MJ Seamon, JJ Lukaszczyk, MP Prosciak, DA Torigian, VA Doraiswamy, NP Yazzie, OL Gunter Jr, SM Steinberg: Retained Surgical Foreign Bodies,A Comprehensive Review of Risks and Preventive Strategies, Scandinavian J of Surgery 98: 8-17, 2009. • TC Cheng, AS Chou, CM Jeng,PY Chang, CC Lee: Computed Tomography Findings of Gossypiboma, J Chin Med Assoc, December 2007,Vol 70, Number 12, 565-569, Taiwan. • The Minnesota Experience: Retained Surgical Foreign Objects.
  33. 33. Bài viết được hoàn thiện với sự tham khảo phần dịch thuật từ bài viết sau. Thanks.

×