SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 46
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


                                    LỜI CAM ĐOAN

      Dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn THs PHAN THỊ MINH THƯ, em xin
cam đoan đây là chuyên đề thực tập được thực hiện độc lập bởi riêng bản thân em, không
sao chép của người khác. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung của
chuyên đề này là hoàn toàn trung thực. Đồng thời em xin cam kết rằng kết quả nghiên cứu
của chuyên đề này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.



                                                           Người cam kết



                                                    …………………………
                                                        Nguyễn Minh Hoàn




                                      LỜI CẢM ƠN

       Trong thời gian 3 tháng thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp tại Công ty cổ
phần xi măng Bỉm Sơn em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ về mặt lý thuyết
cũng như thực hành công tác kế toán tại doanh nghiệp từ các cô chú, anh chị Phòng Kế
toán – thống kê – tài chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Nhờ đó em đã hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp của mình một cách nhanh chóng và hợp lý. Em xin gửi lời
cảm ơn đến tất cả những người đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện chuyên đề này:
       − Xin cảm ơn các bác, cô chú và anh chị công tác tại Phòng KT – TK – TC của
          Công ty đã có sự quan tâm và giúp đỡ em.
Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                     1
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


           − Xin cảm ơn GVHD THs Phan Thị Minh Thư đã hỗ trợ, sửa chữa và góp ý cho
             em hoàn thành chuyên đề của minh.
           Em xin chân thành cám ơn!




                                    NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................




Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                                                                            2
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum




         NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
      …………………………………………………………………




        NHẬN XÉT CỦA KHOA KINH TẾ - QTKD
             TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                 3
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
                 ………




                                       MỤC LỤC:
Tên đề mục                                                         Số trang
LỜI MỞ ĐẦU                                                             8
CHƯƠNG I:                                                              10
           CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
                             TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu     10
1.1.1Vị trí và vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất    10
1.1.2Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL 11
1.1.3Yêu cầu quản lý của kế toán nguyên vật liệu                11
1.1.4Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong DN sản xuất      11
1.2 Đánh giá và phân loại vật liệu                               12
1.2.1Đánh giá vật liệu                                                12
1.2.2Phân loại vật liệu                                               15
1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu            16
1.3.1Chứng từ kế toán                                                 16
1.3.2Kế toán chi tiết vật liệu                                        17
1.4 Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu                     18
1.5 Những hình thức sổ sử dụng trong việc hạch toán nhập xuất NVL22
1.5.1Hình thức Nhật ký chung                                          22
1.5.2Hình thức nhật ký sổ cái                                         23
1.5.3Hình thức chứng từ ghi sổ                                        24
1.5.4Hình thức nhật ký chứng từ                                       24

Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                           4
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


CHƯƠNG II:                                                                   26
 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
                  LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
2.1 Đặc điểm và tình hình chung của Công ty Cổ Phần xi măng Bỉm Sơn26
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty                       26
2.1.2Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty              27
2.1.2.1Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanhĐặc điểm của tổ chức sản xuất và
    quy trình công nghệ
2.1.2.2.1Đặc điểm của tổ chức sản xuất
2.1.2.2.2Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn              30
2.3 Nội dung tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
                      32
2.3.1Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty                                   32
2.3.2Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán                              33
2.4 Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của
           Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn                                   36
2.5 Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty                39
2.5.1Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu                                 39
2.5.2Kế toán chi tiêt nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 41
2.5.2.1Phương pháp ghi sổ chi tiết
2.5.2.2Chứng từ sử dụng và việc luân chuyển chứng từ
2.5.3Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty            49
2.5.4Hạch toán nội bộ                                                        51
CHƯƠNG III :                                                                 52
     MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
         NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo         52
3.2 Những mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới của phòng kế toán            53
3.3 Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty      53
3.3.1Những mặt đạt được                                                   53
3.3.2Một số mặt còn tồn tại                                               54
3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty     55
KẾT LUẬN                                                                     57




                                    LỜI MỞ ĐẦU
       Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì doanh nghiệp là nơi duy nhất tổ chức và
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu là đối đa hoá lợi nhuận. Để
thực hiện mục tiêu quan trọng này, thì chất lượng và giá thành sản phẩm là vấn đề hàng
đầu mà các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm.

Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                    5
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


        Trong chúng ta, ai cũng biết rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta là một
trong những nguồn lực hết sức to lớn, vì từ đó thông qua việc khai thác chế biến sẽ cung
cấp cho chúng ta nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú để đáp ứng cho nhu
cầu chế tạo sản phẩm trong các ngành kinh tế quốc dân với trình độ sản xuất và công nghệ
ngày càng cao phục vụ cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
        Với nền kinh tế thị trường muốn doanh nghiệp tồn tại được thì mỗi đơn vị kinh tế
phải tự mình tổ chức sản xuất, hạch toán, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp (trừ các
doanh nghiệp hoạt động công ích) đều đặt ra mục tiêu của mình là sản xuất cái gì bằng
cách nào? giá bán bao nhiêu để đảm bảo có lãi? và mở rộng sản xuất mà thị trường vẫn
chấp nhận được. Do vậy giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
        Kết cấu giá thành của một sản phẩm sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Muốn hạ giá thành sản phẩm
thì phải giảm các chi phí. Tỷ trọng của từng loại chi phí trong sản phẩm tùy thuộc vào
từng loại sản phẩm sản xuất. Ví dụ đối với sản phẩm xi măng thì chi phí nguyên vật liệu
chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành, do đó việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên
vật liệu trên cơ sở các định mức kỹ thuật và dự toán chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ cho công ty. Từ nhận thức đó mà
công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn luôn được
coi trọng đúng mức.
        Trong thời gian thực tập ở công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn được sự hướng dẫn
tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của lãnh đạo công ty và các cán bộ trong phòng
kế toán, tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán tất cả các bộ phận của công
ty, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu và chọn làm đề tài là: “Phân tích công tác
kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp.
        Tuy nhiên do thời gian thực tập không nhiều, trình độ còn hạn chế nên nội dung
của đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và cán bộ Phòng kế toán - thống kê – tài chính của công ty để
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
        Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
                                           sản xuất.
Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại
                             Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán
                 nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.




Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                        6
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum




CHƯƠNG I:
           CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
                            TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
       Trong lĩnh vực kế toán chúng ta đều hiểu rằng: Nguyên vật liệu là một trong những
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào
quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản
xuất. Chính vì điều này mà tôi đã chọn đề tài về Phân tích kế toán nguyên vật liệu để tìm
hiểu một cách sâu hơn.
       1.1)    Sự cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu:
       1.1.1) Vị trí và vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất:
       Theo Mác: “Tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể
tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội chính là đối tượng lao động”.
       Nguyên vật liệu chính là những đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động
có ích của con người tác động vào. Nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động,
nhưng không phải bất kỳ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu.
       Ví dụ: Than đá khi đang nằm trong mỏ thì nó không phải là nguyên vật liệu, nhưng
sau khi khai thác mang về nhà máy phục vụ cho sản xuất thì nó lại là nguyên vật liệu.
       Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nếu thiếu nó thì ta sẽ
không thể tiến hành sản xuất được. Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới: Chi phí
vật liệu trong giá thành sản phẩm thường chiếm một tỷ trọng lớn nhất, nó được chuyển
dịch vào sản phẩm một lần và không giữ nguyên hình thái ban đầu.
       Vật liệu trong các doanh nghiệp thường có rất nhiều chủng loại và có các đặc trưng
trong từng lĩnh vực sản xuất, yêu cầu quản lý khác nhau, có tần suất vận động lớn. Nếu
quản lý tốt vật liệu trong quá trình sản xuất sẽ hạ được giá thành sản phẩm, điều này sẽ
mang lại hiệu quả to lớn cho xã hội và cho chính doanh nghiệp. Đây cũng chính là mục
tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp.
       Do tầm ảnh hưởng to lớn của nguyên liệu như thế nên việc tổ chức công tác kế
toán nguyên vật liệu là điều không thể thiếu được để quản lý nguyên vật liệu nhằm cung
cấp kịp thời, đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết trong sản xuất, ngăn ngừa hạn chế
mất mát lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm.
       1.1.2) Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL:



Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                         7
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


       Trong một doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu là công cụ quản lý trực tiếp của
nhà quản lý doanh nghiệp, nó cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho
công tác quản lý doanh nghiệp về tình hình sử dụng vật tư, từ đó đề ra những biện pháp
đúng đắn, thông qua các số liệu kế toán biết được chủng loại, số lượng, chất lượng vật
liệu một cách chính xác, giúp cho yêu cầu công tác quản lý, cung ứng, sử dụng, bảo quản
ngày càng hoàn thiện hơn. Đặc biệt là giúp cho các quyết định của chủ doanh nghiệp về
sử dụng vật tư, sử dụng vốn lưu động áp dụng công nghệ trong chế tạo sản phẩm.
       Vì vậy kế toán nguyên vật liệu là một trong những nội dung quan trọng và phức
tạp nhất trong toàn bộ công tác hạch toán nói chung của doanh nghiệp.
       1.1.3) Yêu cầu quản lý của kế toán nguyên vật liệu:
       -        Quản lý vật liệu và hạch toán vật liệu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp
                thời các thông tin tổng hợp về biến động vật liệu và các thông tin chi tiết
                về từng loại, từng thứ vật liệu trên cả 2 chỉ tiêu là: giá trị và hiện vật
       -        Quản lý và hạch toán vật liệu phải được tiến hành theo từng kho về cả 2
                chỉ tiêu: giá trị và hiện vật, đảm bảo thường xuyên đối chiếu giữa số liệu
                sổ sách và thực tế.
       -        Quản lý vật liệu và hạch toán vật liệu phải kịp thời xử lý những chênh
                lệch: thừa, thiếu định mức tiêu hao vật liệu, thừa thiếu các kho vật tư của
                doanh nghiệp…xác định đúng nguyên nhân thừa, thiếu các kho vật tư để
                có biện pháp quản lý.
       -        Quản lý vật liệu và hạch toán vật liệu phải theo từng nhóm đối tượng sử
                dụng, nghĩa là: từng đối tượng hạch toán chi phí, từng sản phẩm, từng
                nhóm sản phẩm, từng bộ phận, từng đơn vị sử dụng.
       -        Để quản lý tốt việc sử dụng vật liệu: yêu cầu phải xây dựng được các định
                mức kinh tế kỹ thuật về vật liệu, làm cơ sở cho việc phấn đấu tiết kiệm sử
                dụng vật liệu trong quá trình sản xuất.
       1.1.4) Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong DN sản xuất:
       Xuất phát từ vai trò vị trí của kế toán vật liệu trong quản lý doanh nghiệp và nhất là
cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin kế toán cho công tác quản lý doanh
nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu quản lý và hạch toán thì kế toán vật liệu trong DN sản xuất
phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
       -        Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ số hiện có và tình hình luân chuyển
                của vật tư về cả giá trị và hiện vật.
       -        Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của vật tư nhập xuất kho, nhằm
                cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý DN.
       -        Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, kế hoạch
                sử dụng vật tư cho sản xuất.
       -        Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp
                chi phí sản xuất kinh doanh.
       -        Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp
                thông tin phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và Phân tích hoạt động
                kinh doanh.
       1.2) Đánh giá và phân loại vật liệu:

Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                          8
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


      1.2.1) Đánh giá vật liệu:
      Đánh giá vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu diễn giá trị của vật liệu theo
những nguyên tắc nhất định, theo yêu cầu thống nhất quản lý chung của Nhà nước.
      Về nguyên tắc: vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc tài sản lưu động phải được
đánh giá theo vốn thực tế của vật liệu mua sắm, gia công hoặc chế biến. Nhưng do
nguyên vật liệu có nhiều chủng loại, lại thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất
kinh doanh, để đáp ứng được yêu cầu quản lý doanh nghiệp thì trong công tác kế toán
nguyên vật liệu có thể được đánh giá theo giá hạch toán.
   Giá vốn thực tế         = giá bản thân           + chi phí thu          + thuế nhập
                          vật tư, hàng hóa              mua                khẩu(nếu có)

        Cách đánh giá vật tư:
   Đối với vật tư nhập kho: xác định cụ thể theo từng nguồn nhập
        − Nếu vật tư mua ngoài:
             + Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá
                vật liệu nhập kho được tính:
  Giá vật liệu nhập        giá mua chưa có      chi phí thu mua,     nhập khẩu
        kho                  thuế GTGT          vận chuyển thuế       (nếu có)

             + Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá
                vật liệu nhập kho được tính:
  Giá vật liệu nhập         giá mua đã có     chi phí thu mua,        nhập khẩu
        kho                  thuế GTGT        vận chuyển thuế          (nếu có)

             + Đối với nguyên vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng
                Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân
                trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
                Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị nguyên
                vật liệu nhập kho.
        − Nếu vật tư nhập từ nguồn gia công:
  Giá vật liệu nhập         giá vật tư xuất       tiền thuê gia         chi phí của 2 lần
        kho                  cho gia công             công                vận chuyển

         − Nếu vật tư nhập từ nguồn tự chế:
         Giá vật liệu nhập            chi phí vật tư xuất            chi phí chế biến,
               kho                      ra để chế biến                   khai thác
         − Nếu vật tư nhận góp vốn liên doanh thì giá vật tư nhập kho là giá do hội
           đồng liên doanh xác định và đánh giá theo biên bản cộng chi phí vận chuyển
           (nếu có).
         − Nếu vật tư được tặng thưởng thì giá thực tế của nguyên vật liệu được tính
           theo giá thị trường tương đương cộng thêm chi phí liên quan đến việc tiếp
           nhận vật tư.


Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                         9
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


         − Đối với phế liệu nhập kho được đánh giá theo giá ước tính (là giá thực tế có
          thể sử dụng hoặc bán được).
   Đối với vật liệu xuất kho: Tùy theo quan điểm hoạt động của từng loại hình doanh
    nghiệp cụ thể, có thể sử dụng một trong các phương pháp xuất kho sau:
       − Đánh giá theo phương pháp đích danh: Nghĩa là vật tư nhập kho theo giá nào
          thì cũng xuất kho theo giá đó. Trường hợp này, việc nhập xuất kho các loại
          vật tư cũng như bảo quản trong kho phải theo dõi chặt chẽ được về số lượng,
          đơn giá của từng lần nhập xuất. Phương pháp này thường áp dụng đối với
          những vật liệu có giá trị cao, các loại vật liệu đặc biệt ít chủng loại như:
          vàng, bạc, đá quý…và phương pháp này thường được sử dụng trong các
          doanh nghiệp có ít loại vật liệu hoặc vật liệu sử dụng có tính ổn định, tách
          biệt.
       − Đánh giá theo phương pháp đơn giá bình quân:
                                Trị giá thực tế của NVL       Trị giá thực tế của NVL
        Đơn giá                      tồn kho đầu kỳ              nhập kho trong kỳ
       bình quân
                                  Số lượng tồn đầu kỳ         Số lượng nhập trong kỳ

         − Đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước: theo phương pháp này
             trước hết phải xác định đơn giá thực tế từng lần nhập kho và giả thiết rằng
             hàng nào nhập trước thì xuất trước, sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để
             tính ra số lượng thực tế xuất theo nguyên tắc. Nghĩa là giá của vật liệu nhập
             kho trước được dùng để tính giá xuất kho trước ứng với số lượng đã nhập
             ban đầu của vật liệu đó. Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp chỉ
             sử dụng một loại giá thực tế để ghi sổ nhưng theo dõi chặt chẽ được về đơn
             giá và số lượng của từng lần nhập xuất của từng loại vật tư.
          − Đánh giá theo phương pháp nhập sau xuất trước: phương pháp này giả định
             những vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên. Nghĩa là giá của vật tư
             nhập lần cuối cùng trong kỳ sẽ được dùng để tính giá xuất kho đầu tiên trong
             kỳ ứng với số lượng đã nhập của vật liệu đó.
          − Đánh giá theo đơn giá tồn đầu kỳ: vật tư xuất kho chỉ tính theo đơn giá tồn
             đầu kỳ. Được áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp chỉ có một loại giá thực
             tế nhưng vật tư tồn đầu kỳ chiếm tỷ trọng lớn, số lượng nhập vào trong kỳ
             không đáng kể.
          Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập xuất
  vật liệu thì cuối kỳ kế toán phải tính Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán
  của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức sau:
    Giá thực tế của NVL            Giá hạch toán của NVL            Hệ số chênh lệch giữa
     xuất dùng trong kỳ               xuất dùng trong kỳ            giá thực tế và giá hạch
                                                                         toán của NVL
  Trong đó:
                                    Hệ số chênh lệch giữa                toán của NVL
                                    giá thực tế và giá hạch

Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                        10
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


                                   Giá hạch toán của NVL          Giá thực tế của NVL
                                       tồn kho đầu kỳ              nhập kho trong kỳ
    Giá thực tế của NVL                                          Giá hạch toán của NVL
      tồn kho đầu kỳ                                               nhập kho trong kỳ

         1.2.2) Phân loại vật liệu:
         Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phải sử dụng đến nhiều loại nguyên
  vật liệu khác nhau và mỗi loại vật liệu này lại có một vai trò, nhiệm vụ riêng. Muốn
  quản lý tốt nguyên vật liệu, bảo đảm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh
  doanh của doanh nghiệp. Để hạch toán chính xác đòi hỏi kế toán viên phải nhận biết
  từng loại, từng thứ vật liệu. Việc phân loại này còn tùy thuộc rất nhiều vào từng loại
  hình doanh nghiệp cụ thể (doanh nghiệp thuộc ngành nào? Công dụng của vật liệu ra
  sao? …) để có sự phân loại khác nhau.
         Vật liệu dùng trong doanh nghiệp sản xuất gồm rất nhiều loại: nhưng nhìn
  chung đều căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng, công dụng của nguyên vật liệu,
  trong quá trình sản xuất vật liệu được chia thành các loại sau:
         -        Nếu căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu có: Vật liệu mua ngoài và
                  vật liệu tự chế tạo.
         -        Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế có:
         + Nguyên vật liệu chính: là loại vật liệu chủ yếu tham gia cấu thành thực thể
             cho sản phẩm, công trình. Ngoài ra nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả
             bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến.
         Ví dụ: vật liệu sắt, thép trong các xí ngiệp cơ giới, đất sét và đá vôi trong sản
  xuất xi măng…
         + Vật liệu phụ: là loại vật liệu phục vụ trực tiếp trong việc cấu thành nên sản
             phẩm mới, nó không thể thiếu vắng trong quá trình sản xuất tạo nên sản
             phẩm mới.
         Ví dụ: bao bì xi măng trong nhà máy xi măng. Vỏ hộp trong nhà máy sản xuất
  đồ hộp…
         + Nhiên liệu: là những thứ vật liệu dùng để cung cấp nhiệt cho quá trình sản
             xuất như: than, xăng, dầu, khí đốt…
         + Phụ tùng sửa chữa thay thế: là những chi tiết, phụ tùng để sửa chữa thay thế
             cho những trang thiết bị, máy móc, phương tiện…phục vụ cho quá trình sản
             xuất bị hư hỏng.
         + Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những loại vật liệu, thiết bị mà doanh
             nghiệp đầu tư cho xây dựng cơ bản.
         + Phế liệu, vật liệu thu hồi: là loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất
             hay thanh lý tài sản, có thể tái sử dụng hoặc bán ra ngoài như: phôi bào
             (trong xưởng xẻ gỗ), vải vụn (trong xí nghiệp may)…
         1.3) Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu:
         1.3.1) Chứng từ kế toán:



Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                       11
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


          Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải
  được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ vật tư và phải được tiến
  hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ.
          Kế toán nguyên vật liệu là nội dung chủ yếu trong toàn bộ công tác kế toán nói
  chung của doanh nghiệp. Dựa vào các đặc điểm và các nghiệp vụ phát sinh vận dụng
  hệ thống chứng từ do Bộ tài chính ban hành với phương châm dễ làm, dễ hiểu, công
  khai minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát vì vậy bộ chứng từ kế toán sử dụng trong kế
  toán nguyên vật liệu bao gồm:
          + Phiếu nhập kho
          + Phiếu xuất kho
          + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
          + Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
          + Hóa đơn vận chuyển
          + Hóa đơn GTGT
          + Hóa đơn bán hàng
          + Phiếu mua hàng
          Ngoài những chứng từ mang tính bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định
  của Bộ tài chính. Các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm những chứng từ kế toán
  hướng dẫn như: Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức; Biên bản kiểm kê vật tư, sản
  phẩm, hàng hóa; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ;…và một số chứng khác tùy thuộc
  vào đặc điểm, tình hình sử dụng chứng từ của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực
  hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau.
          Đối với các chứng từ kế toán mang tính bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy đủ,
  đúng quy định về biểu mẫu, nội dung, phương pháp lập. những người lập chứng từ
  phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép chính xác về số liệu của những nghiệp vụ kinh
  tế phát sinh.
          1.3.2) Kế toán chi tiết vật liệu:
          Việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu ở kho và phòng kế toán có liên hệ chặt chẽ
  với nhau, để sử dụng các chứng từ kế toán về nhập xuất vật liệu một cách hợp lý trong
  việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho và ghi chép vào sổ kế toán chi tiết của kế toán
  viên, đảm bảo phù hợp với số liệu ghi trên thẻ kho và sổ kế toán, đồng thời tránh được
  sự ghi chép trùng lặp không cần thiết, tiết kiệm hao phí lao động trong hạch toán, quản
  lý vật liệu có hiệu quả cao. Chính sự liên hệ này đã hình thành nên phương pháp hạch
  toán chi tiết vật liệu khác nhau, kế toán phải lựa chọn, vận dụng phương pháp hạch
  toán chi tiết phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế trong doanh nghiệp. Kế
  toán chi tiết nguyên vật liệu có thể chọn một trong ba phương pháp sau đây:
          + Phương pháp ghi thẻ song song: thích hợp với những doanh nghiệp có ít
              chủng loại vật tư, tình hình nhập xuất vật liệu hàng ngày có khối lượng ít,
              không thường xuyên và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên còn
              hạn chế.
          + Phương pháp đối chiếu luân chuyển: thích hợp với những doanh nghiệp có
              khối lượng nhập xuất không nhiều, không có nhân viên kế toán chi tiết do


Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                        12
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


           vậy không có điều kiện ghi chép, theo giõi kế toán tình hình nhập xuất hàng
           ngày.
         + Phương pháp sổ số dư: thích hợp với những doanh nghiệp có khối lượng các
           nghiệp vụ kinh tế (chứng từ nhập xuất) về nhập xuất vật tư diễn ra thường
           xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và đã xây dựng được danh mục vật liệu,
           dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho vật
           liệu, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ kế toán của doanh nghiệp tương đối
           cao.

         1.4) Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu:
         Các tài khoản chủ yếu sử dụng:
         TK 151 “hàng mua đang đi trên đường” Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá
  của các loại vật tư, hàng hóa doanh nghiệp đã mua, thuộc quyền sở hữu của doanh
  nghiệp nhưng chưa về nhập kho do đang còn trên đường vân chuyển, chờ kiểm
  nghiệm, chờ hoàn thành thủ tục,…
                       Nợ
  D.                                 xxx                           Có
      − Trị giá vật tư đang đi trên đường.
                                                 − Trị giá vật tư đã mua nhập kho
      − Kết chuyển trị giá vật tư đang đi           hoặc giao thẳng cho khách hàng.
         trên đường cuối kỳ.                     − Kết chuyển trị giá vật tư đang đi
  D. Trị giá vật tư đã mua còn đang đi              trên đường đầu kỳ.
  trên đường (chưa nhập kho).


         TK 152 “nguyên liệu, vật liệu” Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình
  tăng giảm nguyên liệu, vật liệu theo trị giá vốn thực tế trong kho của doanh nghiệp.
                         Nợ                                           Có
  D.                                  xxx
     − Trị giá thực tế của vật tư nhập               − Trị giá thực tế của vật tư xuất kho.
         kho.                                        − Các khoản chiết khấu, giảm giá,
     − Trị giá vật tư thừa khi kiểm kê.                 trả lại được người bán chấp thuận.
     − Kết chuyển trị giá thực tế của vật            − Trị giá vật tư thiếu hụt khi kiểm
         tư tồn kho cuối kỳ.                            kê.
                                                     − Kết chuyển trị giá thực tế của vật
                                                        tư tồn kho đầu kỳ.
  D. Trị giá thực tế của vật tư tồn kho.

      TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ” Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế
  GTGT đầu vào, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
                     Nợ                           − Số thuế GTGT đầu vào được
  D.                              xxx               khấu trừ.


Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                        13
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


                                                      − Số thuế GTGT đầu vào đã khấu
                                                        trừ vào số thuế GTGT đầu ra
                                                        phải nộp.
                                                      − Số thuế GTGT đầu vào không
                                                        được khấu trừ, kết chuyển vào
  D. Số thuế GTGT đầu vào còn được                      bên Nợ TK 642.
  hoàn lại vào cuối kỳ kế toán.                       − Số thuế GTGT được Ngân sách
                     Có                                 Nhà nước hoàn lại bằng tiền.
                                                      − Số thuế GTGT đầu vào của vật
                                                        tư đã mua mà trả lại người bán
                                                        (do người bán hoàn lại).

  Phương pháp hạch toán:
      Trường hợp tăng nguyên vật liệu:
        − Đối với vật liệu mua ngoài: căn cứ để ghi sổ kế toán là hóa đơn mua hàng,
            phiếu nhập kho vật tư và một số chứng từ liên quan khác. Nếu doanh nghiệp
            nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì phải sử dụng hóa đơn GTGT.
            Trường hợp ngược lại thì sử dụng hóa đơn bán hàng. Cả hai loại hóa đơn đều
            phải ghi rõ: giá bán, thuế GTGT phải nộp và tổng số tiền phải thanh toán.
        + Trường hợp hàng về hoá đơn cùng về:
               Nợ TK 152                số lượng vật tư nhập kho
               Nợ TK 133                Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào
                       Có TK 111, 112,141,331… tổng số tiền thanh toán
        + Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn:
        Nếu trong tháng hàng về nhập kho nhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được hoá
  đơn khi vào phiếu nhập kế toán ghi giá trị vật liệu theo giá tạm tính:

                 Nợ TK 152                                 theo giá tạm tính
                         Có TK 111, 112, 331…
         Sang tháng sau, khi nhận được hoá đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo
  giá thực tế (giá ghi trên hoá đơn theo số chênh lệch giữa giá hoá đơn và giá tạm tính )
             Nếu hoá đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi:
                 Nợ TK 152
                 Nợ TK: 1331 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào
                         Có TK 111, 112, 331…               Ghi thường
             Nếu giá hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính, kế toán ghi:
                 Nợ TK 152                   ghi bút toán đỏ
                         Có TK 331
         + Trường hợp hàng đang đi đường. Nếu trong tháng nhận được hoá đơn mà
             cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho kế toán ghi.
                 Nợ TK 151
                 Nợ TK 133
                         Có TK 111,112,141,331…

Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                     14
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


         Khi hàng về (nhập kho hoặc chuyển thẳng cho các bộ phận sản xuất hoặc khách
  hàng), kế toán ghi:
                Nợ TK 621, 627, 632, 641, 642
                Nợ TK 157
                Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào
                       Có TK 151
         Các chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu (vận chuyển bốc dỡ...)
                Nợ TK 152 ( chi tiết liên quan)
                       Có TK 111,112,331…
         + Khi thanh toán với người bán số chiết khấu mua hàng được hưởng ghi
                Nợ TK 331
                       Có TK 152 ( Số chiết khấu được hưởng thực tế)
         − Tăng do nhập kho vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến, kế toán
             ghi:
                Nợ TK 152
                       Có TK 154(chi tiết phần tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến)
         − Tăng do đánh giá lại:
                Nợ TK 152
                        Có TK 412           Số chênh lệch
      Trường hợp giảm:
         − Xuất kho vật liệu cho nhu cầu sản kinh doanh, kế toán ghi:
                Nợ TK 621                 dùng trực tiếp cho sản xuất.
                Nợ TK 627 ( 6272)          dùng cho phục vụ sản xuất ở các phân
                                                   xưởng bộ phận sản xuất
                Nợ TK 641 ( 6412)          dùng cho nhu cầu bán hàng
                Nợ TK 642 (6422)           dùng cho quản lý trong toàn công ty
                Nợ TK 241 ( 2413, 2412) dùng cho sửa chữa TSCĐ, cho XDCB
                       Có TK 152
         − Xuất kho vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến
                Nợ TK 154
                        Có TK 152
         − Xuất bán, cho vay
                Nợ TK 632, 138 ( 1388)
                        Có TK 152
         − Giảm do đánh giá lại
                Nợ TK 412
                        Có TK 152
      Kế toán NVL phát hiện thừa thiếu khi kiểm kê.
         − Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê
         Khi kiểm kê phát hiện thừa tuỳ theo từng nguyên nhân để xác định, kế toán ghi:
         + Nếu xác định là của công ty
                Nợ TK 152,153
                       Có TK 338( 3381)

Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                    15
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


         + Khi có quyết định của hội đồng sử lý kiểm kê, kế toán ghi
                Nợ TK 338( 3381)
                        Có TK liên quan
         − Giảm do mất mát, thiếu hụt
         + Nếu do ghi chép nhầm lẫn, cân đo, đong đếm sai cần phải điều chỉnh sổ kế
             toán, đúng với số thực tế theo phương pháp chữa sổ quy định
         Ghi: Nợ TK liên quan
                        Có TK 152
         + Nếu thiếu hụt trong định mức được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
         Ghi: Nợ TK 6422
                        Có TK 152 (1523)
         + Nếu thiếu hụt ngoài định mức do người chịu trách nhiệm gây nên
         Ghi Nợ TK 111 _ số bồi thường vật chất đã thu
                Nợ TK 334 _ trừ vào tiền lương
                Nợ TK 138 (1388) số bồi thường phải thu
                        Có TK 152
         + Nếu chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý
         Ghi Nợ Tk 138 (1381)
                        Có TK 152
  Khi có quyết định sử lý từng trường hợp cụ thể
         Ghi Nợ TK liên quan
                        Có TK 138 (1381)
         1.5) Những hình thức sổ sử dụng trong việc hạch toán nhập xuất NVL:
         1.5.1) Hình thức Nhật ký chung:
         Phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ
  nhật ký. Đối với những doanh nghiệp có số lượng nghiệp vụ lớn có thể mở thêm sổ nhật
  ký phụ.
         + Ưu điểm của hình thức nhật ký chung: Thuận lợi cho việc ghi chép, đối chiếu
             kiểm tra và vận dụng vào máy vi tính rất thuận tiện.
         + Nhược điểm: Việc ghi chép dễ trùng lặp
         Đối với đối tượng kế toán cần theo dõi chi tiết thì cần mở thêm sổ thẻ kế toán chi
  tiết.
         Trình tự ghi chép của hình thức Nhật ký chung:
         − Theo dõi công việc hàng ngày: Căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ nhật ký
             chung , từ số liệu trên sổ nhật ký chung được ghi vào sổ cái theo tài khoản kế
             toán phù hợp.
         Nếu đơn vị mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết thì đồng thời ghi trên sổ nhật ký chung
  các nghiệp vụ phát sinh đó được ghi trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết có liên quan.
         Định kỳ từ 5 – 10 ngày/tháng tổng hợp số liệu trên sổ quỹ hoặc sổ nhật ký đặc
  biệt để ghi vào các tài khoản kế toán trên sổ cái.
         − Cuối tháng hoặc cuối quý: Cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối tài
             khoản, sau khi đối chiếu số lượng giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết thì kế
             toán lập Bảng báo cáo tài chính cuối kỳ.
Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                       16
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


         − Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh Nợ và phát sinh Có trên Bảng cân đối tài
             khoản bằng tổng số phát sinh Nợ và phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung.
         1.5.2) Hình thức nhật ký sổ cái:
         Là hình thức kết hợp việc ghi chép theo thời gian và theo hệ thống vào một
  quyển sổ gọi là nhật ký sổ cái.
         Kiểm tra số tiền sổ cái: tổng cộng số tiền ở phần nhật ký bằng tổng số tiền phát
  sinh Nợ của các tài khoản bằng tổng số tiền phát sinh Có của tất cả các tài khoản.
         Trong hình thức này có một số loại sổ sau:
         + Sổ TSCĐ
         + Sổ chi tiết về vật tư, công cụ, thành phẩm
         + Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay…
         Trình tự ghi chép hình thức nhật ký sổ cái:
         − Công việc hàng ngày: căn cứ vào chứng từ gốc kế toán định khoản và trực
             tiếp ghi vào sổ cái.
             + Đối với chứng từ gốc cùng loại phát sinh nhiều lần trong tháng thì định kỳ
                 có thể lập bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi mới vào nhật ký sổ cái hoặc các
                 sổ chi tiết.
             + Đối với chứng từ có lien quan đến tiền mặt, ngoài việc ghi vào nhật ký sổ
                 cái còn phải ghi vào sổ quỹ.
         − Công việc hàng tháng: cộng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi
             tiết. Đối chiếu sổ liên quan giữa bảng tổng hợp chi tiết và nhật ký sổ cái,
             dùng số liệu đó để lập báo cáo tài chính.
         1.5.3) Hình thức chứng từ ghi sổ:
         Trong quá trình ghi sổ kế toán tổng hợp được tách ra hai phần riêng biệt: một
  phần ghi theo trình tự thời gian được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; một phần ghi
  theo hệ thống được ghi vào sổ cái
         Trong hình thức này có các loại sổ sau:
         + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
         + Sổ cái
         + Các sổ thẻ kế toán chi tiết
         Trình tự ghi chép:
         − Công việc hàng ngày:
             + Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập
                 chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký
                 chứng từ ghi sổ.
             + Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để
                 ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
         − Công việc cuối tháng: trên cơ sở cộng số phát sinh, số dư của từng tài khoản,
             kế toán lấy số liệu để lập bảng cân đối tài khoản.
         − Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra.
         − Nhược điểm: quá trình ghi có sự trùng lặp nhiều, dễ nhầm lẫn do sổ sách
             nhiều.
         1.5.4) Hình thức nhật ký chứng từ:
Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                      17
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


          Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp
  vụ phát sinh nhiều, thích hợp với lao động kế toán thủ công. Đặc điểm của hình thức
  này là:
          − Kết hợp được các quá trình ghi chép trên sổ kế toán giữa nghiệp vụ kinh tế
             phát sinh theo trình tự thời gian với nội dung kinh tế của các nghiệp vụ đó.
          − Kết hợp được giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
          − Kết hợp được giữa việc ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh với quan hệ đối
             ứng tài khoản.
          Trong hình thức này có các loại sổ sau:
          − Bảng kê
          − Nhật ký chứng từ
          − Sổ cái
          − Sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
          Trình tự ghi chép của hình thức nhật ký chứng từ:
          − Công việc hàng ngày: căn cứ vào chứng từ gốc đã được đối chiếu và kiểm tra
             được ghi vào bảng phân bổ nhật ký chứng từ hoặc bảng kê và sổ (thẻ) kế toán
             chi tiết. Riêng những chứng từ có liên quan đến tiền mặt còn được ghi vào sổ
             quỹ.
          − Công việc cuối tháng: Đến cuối tháng khóa sổ cộng với số liệu trên các nhật
             ký chứng từ và sổ kế toán chi tiết, lấy số tổng cộng của nhật ký chứng từ để
             vào sổ cái, còn số liệu tổng cộng trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết được ghi vào
             bảng tổng hợp chi tiết.




  CHƯƠNG II:
    THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN
               VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
         2.1) Đặc điểm và tình hình chung của Công ty Cổ Phần xi măng Bỉm Sơn:
         2.1.1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
         Đất nước ta từng trải qua những năm dài chiến tranh khốc liệt và hậu quả mà
  chiến tranh đã để lại là sự đổ nát, hoang tàn, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. Để có


Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                      18
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


  thể khôi phục lại được đất nước thì việc đầu tiên là phải khôi phục lại các cơ sở hạ tầng
  và nhu cầu không thể thiếu trong cuộc kiến thiết này chính là xi măng.
         Qua một quá trình thăm dò địa chất kéo dài từ năm 1968 đến năm 1976 Công ty
  xi măng Bỉm Sơn bắt đầu được thi công. Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nằm tại
  Thị xã Bỉm Sơn – là một thị xã nằm ở phía bắc của tỉnh Thanh Hóa cách thành phố
  Thanh Hoá 35 km về phía nam, cách Thủ đô Hà nội 120 km về phía bắc. Tổng diện tích
  mặt bằng của nhà máy chiếm khoảng 50 ha, nằm ngay trong một thung lũng đá vôi và
  đất sét với trữ lượng lớn. Đây là hai nguyên liệu chính để sản xuất xi măng. Với một
  tiềm năng về tài nguyên như vậy thì việc xây dựng một Nhà máy là một điều kiện thuận
  lợi cho sản xuất xi măng.
         Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng từ năm 1976 đến năm
  1980 do Liên xô (cũ) thiết kế và trang bị máy móc thiết bị đồng bộ. Chính Phủ đã ra
  quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 04/3/1980 thành lập Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
  Ngày 22/12/1981 hoàn thành dây chuyền số 1, năm 1982 hoàn thành dây chuyền số 2,
  với công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Công ty đang đầu tư mở rộng nhà
  máy, xây dựng dây chuyền số 3 với công suất 2 triệu tấn/năm. Sau khi kết thúc xây
  dựng dây chuyền mới sẽ đưa công suất nhà máy lên 3,2 triệu tấn/năm.
         Tháng 08/1993 Nhà Nước có quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng
  Bỉm Sơn và công ty Cung ứng vật tư số 4 thành Công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc
  Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngày 13/1/2006 công ty tiến hành cải tạo dây chuyền
  số 2 theo phương pháp khô. Sau khi cải tạo dây chuyền 2, đã đưa công suất của nhà
  máy lên 1,8 triệu tấn/năm. Công ty hiện có 2.460 người, trong đó có 244 người làm
  công tác quản lý.
          Thưc hiện quyết định số 486 BXD ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây Dựng
  về việc điều chỉnh phương án cổ phần hóa và chuyển đổi Công ty xi măng Bỉm Sơn
  thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
         Ngày 12/4/2006 công ty đã tiến hành đại hội cổ đông thành lập ra hội đồng quản
  trị và ban kiểm soát. Được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận
  đăng ký KD số 2603000429 ngày 01/5/2006. Với vốn điều lệ là 900 tỷ đồng trong đó
  nhà nước nắm quyền chi phối 89,58% vốn điều lệ (tương đương 806,223 tỷ đồng). Từ
  nay tên gọi của công ty là: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
         Trụ sở chính: phường Ba Đình – TX. Bỉm Sơn – Thanh Hóa
         Số ĐT: 0373 824 242                       Số Fax: 0373 824 046
         Website: http://www.ximangbimson.com.vn
         Trải qua một quá trình hình thành và phát triển hơn 28 năm, Công ty cổ phần xi
  măng Bỉm Sơn hiện nay đã thực sự trưởng thành. Sản phẩm của công ty đã được nhà
  nước cấp giấy chứng nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao và đạt nhiều huy chương
  vàng trong các cuộc triển lãm về vật liệu xây dựng trong nước cũng như quốc tế, được
  công nhận là đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự phát triển của
  Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng và ngành xi măng nói chung.
         Xi măng Bỉm Sơn với nhãn hiệu “Con Voi” đã và đang mang lại niềm tin cho
  người sử dụng, sự bền vững cho những công trình.


Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                       19
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


          Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động từ 01-05-2006,
  kể từ trước khi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của
  Công ty không ngừng tăng trưởng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước: năm 2003 lợi
  nhuận đạt 65,915 tỷ đồng; năm 2004 đạt 86,537 tỷ đồng, năm 2005 đạt 107,602 tỷ đồng
  và năm 2006 đạt 117,272 tỷ đồng, năm 2007 công ty đạt 134,487 tỷ đồng và trong năm
  2008 vừa qua là một năm khủng khoảng của nền kinh tế nhưng lợi nhuận của công ty
  đạt trên 214,755 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng từ khi chuyển sang dạng công ty cổ
  phần thì Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn luôn làm ăn có lãi đem lại sự ổn định cho
  người lao động và sự tin tưởng của các cổ đông.
          2.1.2) Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
        2.1.2.1)Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh:
          Công ty CP xi măng Bỉm Sơn với chức năng chính là sản xuất xi măng PC30,
  PCB30, PC40, PCB40 chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nước với thông số
  kỹ thuật hàm lượng thạch cao SO3 nằm trong xi măng đạt 1,3% đến 3%. Sản phẩm của
  công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Công
  ty không những cung cấp xi măng cho nhiều công trình quan trọng, trọng điểm mang
  tính chất quốc gia như: Thủy điện Hòa Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long,
  đường dây 500kw Bắc – Nam …mà còn đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng phổ biến
  của nhân dân. Đặc biệt công ty có đủ khả năng phục vụ nhu cầu xuất khẩu xi măng và
  Clinker cho các nước trong khu vực (chủ yếu hiện nay là xuất khẩu sang Lào). Ngoài
  ra, công ty còn một nhiệm vụ cung cấp xi măng cho địa bàn theo sự điều hành của Tổng
  công ty xi măng Việt Nam nhằm bình ổn thị trường xi măng trong nước.
          Sản phẩm chính hiện nay Công ty đang sản xuất là xi măng Pooclăng hỗn hợp
  PCB30 và PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6260 năm 1997, xi măng PC 40
  theo TCVN 2682 năm 1999 và Clinker thương phẩm theo TCVN 7024 năm 2002. Các
  sản phẩm này công ty đã công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa
  tại Chi cục đo lường chất lượng Thanh Hóa và được Chi cục tiếp nhận. Đặc biệt đối với
  hai sản phẩm xi măng chủ đạo là PCB 30 và PCB 40 đã được Trung tâm chứng nhận
  phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc tổng cục đo lường chất lượng cấp chứng nhận sản
  phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
          Với một chính sách nhất quán, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn đã và đang có uy
  tín với người tiêu dùng, do đó sản phẩm của công ty đã tạo được vị thế vững chắc trên
  thị trường.
        2.1.2.2)Đặc điểm của tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ:
      2.1.2.2.1)Đặc điểm của tổ chức sản xuất:
          Khối sản xuất chính gồm có 6 phân xưởng: Xưởng Mỏ, xưởng Ô tô, xưởng Tạo
  nguyên liệu, xưởng Lò nung, xưởng Nghiền xi măng, xưởng Đóng bao. Các xưởng này
  có nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét và vận chuyển từ nơi khai thác về nhà máy. Qua
  các công đoạn sản xuất của từng xưởng, cuối cùng cho bán thành phẩm Clinker, Clinker
  được trộn với một số phụ gia khác và nghiền ra xi măng bột sau đó đóng thành bao xi
  măng.



Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                   20
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


          Khối sản xuất phụ gồm 5 phân xưởng: Bao gồm Xưởng Sửa chữa thiết bị,
  Xưởng Công trình, Xưởng Điện tự động, Xưởng Cấp thoát nước - Nén khí, Xưởng Cơ
  khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho sản xuất chính.
          Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu là:
          − Phòng Kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi điều độ sản xuất, phụ trách
              các phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ, chịu trách nhiệm về chất
              lượng sản phẩm theo TC ISO 9002.
          − Phòng Cơ khí: Theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, sửa chữa,
              chế tạo thiết bị, phụ tùng thay thế.
          − Phòng Năng lượng: Theo dõi tình hình cung cấp năng lượng cho sản xuất.
          − Phòng quản lý xe máy: Theo dõi toàn bộ các loại phương tiện vận tải, thiết bị
              động lực.
          − Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Có nhiệm vụ giám sát bằng đồng tiền
              đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
          − Phòng Vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị
              cho sản xuất.
          − Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD, tiêu
              thụ của công ty.
          − Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi, quản lý lao động và tiền lương, các chế
              độ chính sách... cho công nhân viên của toàn công ty.
      2.1.2.2.2)Quy trình công nghệ sản xuất của công ty:
          Sản phẩm chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là xi măng PCB30, PCB
  40. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ số 1 đồng bộ do Liên Xô (cũ)
  cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt lò quay và dây
  chuyền số 2 mới cải tạo theo phương pháp khô lò quay với quy trình công nghệ kiểu
  liên tục. Có thể tóm tắt các công đoạn của quy trình công nghệ như sau:
          − Khai thác nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đất sét
              được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn, sau đó vận chuyển về nhà
              máy bằng ôtô.
          − Nghiền nguyên liệu: Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) được cho
              vào máy nghiền. Theo phương pháp ướt lò quay phối liệu ra khỏi máy nghiền
              có độ ẩm từ 35% - 36% được điều chỉnh thành phần hoá học trong tám bể
              chứa có dung tích 800m3/bể, sau đó được chuyển vào hai bể dự trữ có dung
              tích 8000m3/bể. Còn theo phương pháp khô lò quay, hỗn hợp hai nguyên liệu
              được sấy, lắng bụi.
          − Nung clinker và nghiền xi măng: Phối liệu dưới dạng bùn hoặc bột được đưa
              vào lò quay thành clinker (ở dạng hạt). Trong quá trình này người ta cho
              thêm thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra thành xi măng bột. Tuỳ
              theo từng chủng loại xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia và tỷ lệ
              pha khác nhau.

Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                     21
Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum


         − Đóng bao: Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để
             chuyển vào 8 Xilô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó
             thu được thành phẩm là xi măng bao, hoàn thành quy trình công nghệ sản
             xuất xi măng.

         QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÓ THỂ BIỂU DIỄN THEO SƠ ĐỒ SAU

         Khai thác nguyên
                                 Nghiền nguyên liệu         Nung Clinker
                liệu




          Nghiền xi măng              Đóng bao              Thành phẩm
         Qua quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty ta có thể thấy đây không
  phải là quy trình công nghệ phức tạp, song đối với công ty xi măng do công xuất thiết
  kế lớn, quy trình công nghệ mang tính liên tục.
         1.2) Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
                       ( Sơ đồ được biểu diễn ở trang kế bên )




Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com
                                                                                   22
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ                      ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
          MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG
          TY CP XI MĂNG BỈM SƠN
                                           HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ                  BAN KIỂM
                                                                                SOÁT


                                                     GIÁM ĐỐC



Phó Giám đốc    Phó Giám đốc               Phó Giám đốc                                                  Phó giám đốc đầu tư
  Nội chính        tiêu thụ                                            Phó Giám đốc cơ điện
                                             Sản xuất                                                         xây dựng

                  Trung tâm GDTT    Phòng ĐHSX
Phòng                                                             Văn phòng               Phòng cơ khí      Ban QLDA
ĐSQT               VP.Thanh Hóa      Phòng KTSX
                                                                 phòng KTKH              Phòng N.Lượng
                    VP.Nghệ An      phòng TN.KCS

                                                                 P.Thẩm Định                                           Phòng kỹ
Phòng                                phòng KTAT                                                                          thuật
                    VP.Hà Tĩnh                                                            Phòng QLXM
BVQS
                                    Xưởng mỏ NL                  Phòng TCLĐ
                   VP.Ninh Bình
                                                                                          Xưởng SCTB                     Phòng
                   VP.Nam Định      Xưởng Ôtô VT                   Phòng                                                 KTTC
                                                                  KTTKTC
 Trạm
 Y tế               VP.Hà Tây       Xưởng tạo NL                                          Xưởng CKCT
                                                            Phòng CƯVTTB
                                                                                                                        Phòng
                    VP.Sơn La       Xưởng lò nung                                                                       KH-TH
                                                            Tổng kho VTTB                Xưởng CTN-NK
                    VP.Tại Lào     Xưởng NghiềnXM
                                                                                                                       Phòng VT
                                   Xưởng đóng bao               Xưởng SCCT               Xưởng điện TĐ                    TB
2.3) Nội dung tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
       1.3.1) Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
       Do đặc diểm Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp sản xuất có quy
mô lớn, tổ chức sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc nên công ty
đã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung – phân tán. Với mô hình này, công
tác kế toán của công ty sẽ gọn nhẹ hơn, thông tin kế toán được đảm bảo chính xác và
cung cấp kịp thời cho các ban lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cũng
như chủ đầu tư và công ty kiểm toán.
       Phòng Kế toán – thống kê – tài chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
gồm 37 người trong đó gồm một kế toán trưởng, hai phó phòng, năm tổ chuyên môn và
các bộ phận kế toán ở các chi nhánh và trung tâm tiêu thụ
       Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
                                      KẾ TOÁN TRƯỞNG



        Phó phòng phụ trách                                     Phó phòng phụ trách
             tổng hợp                                                 tiêu thụ

                                Tổ                              Tổ                Tổ
                              Tổng                              kế                kế
 Tổ             Tổ             Hợp                            toán               toán
 tài            kế              Và                             tiêu               nhà
chính          toán            Tính                            thụ                ăn
              vật tư            giá                            sản
                              thành                           phẩm
                                Kế toán các chi nhánh, phân xưởng


        Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
-        Kế toán trưởng phụ trách chung về mọi hoạt động tài chính của công ty, có
         nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
-        Phó phòng giúp việc cho kế toán trưởng, trong đó:
        + Phó phòng tổng hợp: phụ trách việc lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính.
        + Phó phòng phụ trách tiêu thụ: phụ trách về công tác tiêu thụ sản phẩm.
-        Năm tổ kế toán được phân chia nhiệm vụ như sau:
        + Tổ kế toán tổng hợp: gồm 8 người phụ trách việc lập báo cáo tài chính, tính
          giá thành sản phẩm, theo dõi tài sản cố định, theo dõi việc thanh toán với
          người bán.
        + Tổ kế toán vật tư: gồm 7 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập – xuất – tồn
          kho nguyên vật liệu của công ty và được hạch toán nội bộ.
        + Tổ tài chính: gồm 11 người (trong đó có 2 thủ quỹ và 1 người quản lý toàn bộ
          máy vi tính của phòng), có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán với cán bộ
công nhân viên, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả và theo dõi
            việc thanh toán đối với ngân sách nhà nước.
        + Tổ kế toán tiêu thụ: gồm 3 người có nhiệm vụ theo doic và hạch toán đối với
            khâu tiêu thụ sản phẩm và các chi nhánh, đại lý của công ty.
        + Tổ kế toán nhà ăn: gồm 5 người có nhiệm vụ làm công tác thống kê tại các
            bếp ăn của công ty.
        + Ngoài ra còn các bộ phận kế toán nằm ở các cho nhánh và trung tâm giao
            dịch tiêu thụ làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thực hiện các khoản được
            giám đốc và kế toán trưởng phân cấp.
        2.3.2) Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán:
        Các chính sách kế toán chủ yếu của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
− Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng theo chế độ kế toán và luật kế toán hiện
   hành
− Niên độ kế toán của công ty: niên độ kế toán của Công ty được bắt đầu tính từ ngày
   01 – 01 và kết thúc vào ngày 31 – 12 hàng năm.
− Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho được tính
   theo giá thực tế.
        Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo
từng tháng.
− Nguyên tắc ghi nhận trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): TSCĐ được ghi nhận
   theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo giá
   trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. TSCĐ được
   phản ánh theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Công ty sử dụng
   phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng.
− Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): công ty tính thuế GTGT theo
   phương pháp khấu trừ
− Kỳ hạch toán: Công ty hạch toán theo tháng
− Hình thức ghi sổ: căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ
   sở vật chất kỹ thuật và yêu cầu thông tin kinh tế, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
   đã lựa chọn và vận dụng hình thức kế toán nhật ký chung vào công tác kế toán.

                                      CHỨNG TỪ
                                        GỐC

                                                                    Sổ, thẻ kế toán
      Sổ quỹ                         NKC (nhật ký
                                                                        chi tiết
                                     chuyên dùng)

                                         Sổ cái                      Bảng tổng
Chú thích:                                                           hợp chi tiết
               Ghi hàng ngày
               Ghi cuối tháng         Bảng cân đối
               Kiểm tra, đối chiếu     tài khoản
Báo cáo tài
                                          chính
       Hình thức NKC thuận tiện cho việc áp dụng kế toán trên máy vi tính. Phần mềm
kế toán mà Công ty đang sử dụng la phần mềm kế toán Fast Accounting do công ty
phần mềm tài chính kế toán FAST cung cấp. phần mềm kế toán này với những đặc tính
nổi bật được xây dựng theo đúng chế độ kế toán do nhà nước ban hành như:
       + Cung cấp đầy đủ hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước,
          cung cấp một loạt các báo cáo theo yêu cầu của khách hàng như: Báo cáo
          thống kê, Báo cáo nhanh, …báo cáo quản trị và phân tích, đáp ứng được các
          giải pháp toàn diện trong công tác kế toán quản trị tài chính của doanh nghiệp
          .
       + Fast Accounting được thiết kế để dễ dàng sửa đổi và mở rộng khi có sự thay
          đổi quy mô, cách thức quản lý, mô hình kinh doanh, cách hạch toán hay khi
          khách hàng có yêu cầu mới. Phần mềm còn tự động xử lý các chứng từ trùng
          trong quá trình nhập số liệu, tự động phân bổ, kết chuyển…giúp cho việc
          tổng hợp dữ liệu thuận lợi hơn.
       + Fast Accounting được bảo mật chi tiết tới tận các chứng từ, các loại báo cáo,
          từng danh mục cũng như từng bộ phận, phân quyền cho từng người sử dụng.
          Fast Accounting còn được thiết kế để người sử dụng có thể xem hoặc in được
          những dữ liệu đã khóa sổ nhưng không sửa được số liệu.
       Trình tự kế toán trên máy vi tính được tiến hành theo các bước sau:
                   Chuẩn bị thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần
                              thiết, định khoản kế toán

                    Nhập dữ liệu vào máy, nhập mọi thông tin về các
                       nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu


                                Khai báo yêu cầu với máy

                                 Máy tự xử lý thông tin


                             In sổ sách, báo cáo theo yêu cầu
        Phân hệ kế toán hàng tồn kho quản lý phiếu nhập, phiếu xuất, thực hiện tính vào
cập nhật giá hàng tồn kho. Phân hệ này cho phép lên các báo cáo về hàng nhập, hàng
xuất (tổng hợp và chi tiết) theo mặt hàng, vụ việc,…lên báo cáo tồn kho (tổng hợp và
chi tiết theo kho).
          2.4) Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
                xi măng Bỉm Sơn:
        Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã rất năng động và
sáng tạo trong sản xuất kinh doanh đặc biệt công ty rất coi trọng công tác tiêu thụ sản
phẩm. Để thắng thế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành thì Công ty đặc
biệt coi trọng đến yếu tố giá thành và chất lượng của sản phẩm. Từ chính sách này mà
Công ty luôn đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
       Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét nhận định về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng biết được tình
hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan hay không. Sau đây là bảng phân tích tình
hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Việc đánh
giá được so sánh dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong 2 năm là năm 2007 và
năm 2008 trong Bảng cân đối kế toán và các Báo cáo tài chính có liên quan.
       Phân tích tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty CP xi măng Bỉm
Sơn:
       (Bảng biểu được trình bày ở trang 37)
Năm 2007                    Năm 2008                            Chênh lệch
        Chỉ tiêu
                              Số tiền          Tỷ         Số tiền          Tỷ         Số tiền         Tỷ trọng    Tỷ trọng
                                             trọng                       trọng
              1                 2             3%            4             5%         6=(4)-(2)       7%=(6)/(2)   8%=(5)-
                                                                                                                    (3)
     I. TÀI SẢN
                          1.251.134.315.18            2.734.584.820.39            1.483.450.505.21
TSNH                                          53,44                       59,03                         118,57         5,59
                                         0                           0                           0
Vốn bằng tiền               85.553.712.230     3,65     84.819.383.888     1,83      (734.328.342)       (0,86)      (1,82)
Các khoản phải thu NH      367.723.283.512    15,71    338.707.425.457     7,32   (29.015.858.055)       (7,89)      (8,39)
                                                      2.285.459.656.32            1.499.040.770.46
Hàng tồn kho              786.418.885.860     33,58                       49,33                         190,62       15,75
                                                                     7                           7
TSNH khác                   11.438.433.569     0,50     25.598.354.718     0,55     14.159.921.149      123,79         0,05
                          1.090.214.080.40            1.898.063.940.60
TSDH                                          46,56                       40,97   807.849.860.198         74,10      (5,59)
                                         7                           5
                          1.084.944.158.13            1.892.563.247.00
TSCĐ                                          46,34                       40,85   807.619.088.864         74,44      (5,49)
                                         9                           3
Các khoản ĐT TC DH           5.000.000.000     0,21      5.000.000.000     0,11                  0            0        (0,1)
TSDH khác                      269.922.268    0,012        500.693.602     0,01        230.771.334        85,50     (0,002)
                          2.341.348.395.58            4.632.648.760.99            2.291.300.365.40
Tổng tài sản                                   100                         100                            97,86
                                         7                           5                           8

                  II.
                  NGUỒN
                  VỐN
                          1.312.480.440.61            3.452.503.956.90            2.140.023.516.29
Nợ phải trả                              5    56,06                  8    74,53                  3      160,05        18,47
Nợ NH                      309.386.951.792    13,22    516.993.976.129    11,16    207.607.024.337       67,10       (2,06)
                          1.003.093.488.82            2.935.509.980.77            1.932.416.491.95
Nợ DH                                    3    42,84                  9    63,37                  6      192,65       20,53
1.028.867.954.97             1.180.144.804.08
Vốn CSH                                2     43,94                  7     25,47    151.276.849.115     14,70   (18,47)
                        1.016.187.967.13             1.170.040.036.70
Vốn CSH                                6     43,40                  6     25,26    153.852.069.570     15,14   (18,14)
Nguồn kinh phí và quỹ
khác                      12.679.987.836      0,54     10.104.740.381        0,21    (2.575.247.455)   20,31    (0,33)
                        2.341.348.395.58             4.632.648.760.99               2.291.300.365.40
Tổng nguồn vốn                                 100                            100                      97,86
                                       7                              5                            8
                                  Bảng biểu 1: Bảng phân tích tình hình sử dụng TS & NV
Nhận xét:
        Qua bảng phân tích tình hình sử dụng TS và NV của Công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn ta nhận thấy rằng tổng TS và NV của doanh nghiệp năm 2008 đã tăng lên
2.291.300.365.408 đồng tương đương với tăng 97,86% so với năm 2007. Cụ thể như
sau:
        − Về mặt tài sản:
        TSNH của doanh nghiệp năm 2008 tăng 1.483.450.505.210 đồng tương đương
với 118,57% và tỷ trọng TSNH trong tổng TS năm 2008 tăng 5,59% so với năm 2007.
Trong đó:
        + Vốn bằng tiền năm 2008 giảm 734.328.342 đồng tương đương với 0,86%
           làm cho tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng TS giảm 1,82% so với năm 2007.
        + Các khoản phải thu NH của công ty cũng giảm 29.015.858.055 đồng tương
           đương với 7,89% vì thế tỷ trọng các khoản phải thu NH trong tổng TS lại
           giảm 8,39% so với năm 2007.
        + Hàng tồn kho lại tăng 1.499.040.770.467 đồng tương đương với 190,62%
           làm cho tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TS tăng 15,75% so với năm 2007.
        + TSNH khác cũng tăng 14.159.921.149 đồng tương đương với 123,79%
           nhưng tỷ trọng TSNH khác trong tổng TS cũng chỉ tăng 0,05% so với năm
           2007.
        Như vậy, ta nhận thấy rằng TSNH của Công ty tăng chủ yếu là do sự tăng lên
của hàng tồn kho (hàng tồn kho chiếm 15,75% trong tổng TS) đây là điều không có lợi
cho công ty vì thế cần có biện pháp để giảm bớt lượng hàng tồn kho trong nhưng năm
tiếp theo.
        Trong khi TS ngắn hạn tăng cao thì TS dài hạn của Công ty năm 2008 cũng tăng
thêm 807.849.860.198 đồng tương đương với 74,10%, nhưng điều này lại làm cho tỷ
trọng của TSDH trong tổng TS giảm 5,59% so với năm 2007. Trong đó:
        + TSCĐ tăng lên 807.619.088.864 đồng tương đương với 74,44% nhưng điều
           này lại làm cho tỷ trọng TSCĐ trong tổng TS giảm 5,49% so với năm 2007.
           Việc tăng lên này của TSDH chủ yếu là do ảnh hưởng của TSCĐ.
        + TSDH khác cũng tăng thêm 230.771.334 đồng tương đương với 85,50%
           nhưng tỷ trọng TSDH khác trong tổng TS cũng chỉ giảm 0,002% so với năm
           2007.
        Tóm lại sự tăng lên của tổng tài sản là do sự tăng lên của TSNH và TSDH trong
đó có vai trò quan trọng là sự gia tăng của lượng hàng tồn kho và TSCĐ của Công ty
trong năm 2008.
        − Về nguồn vốn:
        Nợ phải trả của Công ty tăng 2.140.023.516.293 đồng tương đương với 160,05%
làm cho tỷ trọng nợ phải trả trong tổng NV tăng 18,47% so với năm 2007. Trong đó:
        + Nợ NH tăng 207.607.024.337 đồng tương đương với 67,10% làm cho tỷ
           trọng nợ NH trong tổng nguồn vốn giảm 2,06% so với năm 2007.
        + Nợ DH của Công ty cũng tăng 1.932.416.491.956 đồng tương đương với
           192,65% làm cho tỷ trọng nợ DH trong tổng nguồn vốn tăng 20,53% so với
           năm 2007.
Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 151.276.849.115 đồng tương ứng với 14,70%
nhưng tỷ trọng vốn CSH trong tổng NV lại giảm 18,47% so với năm 2007. Nguyên
nhân là do năm 2008 Công ty sử dụng vốn chiếm dụng nhiều hơn. Trong đó:
       + Vốn CSH tăng 153.852.069.570 đồng tương đương với 15,14% nhưng tỷ
           trọng vốn CSH trong tổng NV lại giảm 18,14% so với năm 2007.
       + Nguồn kinh phí và quỹ khác của Công ty lại giảm 2.575.247.455 đồng tương
           đương với 20,31% nhưng tỷ trọng nguồn kinh phí và quỹ khác trong tổng NV
           năm 2007 giảm từ 0,54% xuống còn 0,21% trong năm 2008.
       Tóm lại ta nhận thấy sự tăng lên của tổng NV chủ yếu là do sự tăng lên của nợ
phải trả mà trong đó nợ DH chiếm một phần lớn, nguyên nhân là do Công ty đang huy
động vốn đầu tư xây dựng dây chuyền III để sớm đưa dây chuyền này đi vào hoạt động.
       2.5) Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty:
       2.5.1) Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu:
       Với một nhà máy có quy mô tổ chức sản xuất lớn mà nguyên vật liệu trong quá
trình sản xuất kinh doanh là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm nên đòi hỏi chúng ta
phải quản lý chặt chẽ mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản đến khâu sử dụng và dự trữ.
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh nó
thường xuyên biến động, thường xuyên phải mua chúng để đáp ứng kịp thời cho quá
trình sản xuất chế tạo sản phẩm sản xuất kinh doanh, trong khâu thu mua phải quản lý
về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua thực hiện kế hoạch mua
đúng theo theo tiến độ, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
       Quá trình tổ chức thực hiện tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo
quản đối với từng loại nguyên vật liệu tránh các hiện tượng hư hỏng mất mát, đảm bảo
an toàn là một trong những yêu cầu đối với nguyên vật liệu của mỗi doanh nghiệp.
       Sử dụng hợp lý tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc hạ chi phí sản xuất, tăng thu nhập, góp phần tích luỹ cho
doanh nghiệp. Nên trong khâu sử dụng cần phải ghi chép tốt phản ánh việc xuất dùng
và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác
hạch toán nội bộ trong công ty, kiểm tra việc giao nhận vật tư của các xưởng và việc sử
dụng hợp lý trên cơ sở định mức làm sao tiết kiệm tối đa mức hao tổn cho công ty.
       Từ những nhận xét đúng đắn về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà cán bộ
nhân viên phòng kế toán đã nhận thức rõ điều này, nên trong khâu tổ chức công ty đã
xác định được định mức tối đa, tối thiểu của các loại vật tư chính như: Than, thạch cao,
phụ gia đá ba zan, dầu, xăng, sắt thép các loại ...và đã đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được liên tục không bị trì trệ, gián đoạn không gây ra tình trạng ứ đọng vốn
do dự trữ quá nhiều cùng với việc bảo quản tốt, nên đã tối thiểu được mức hao hụt
nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm.
       − Giá thực tế nhập kho:
       Với Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn khối lượng về nguyên vật liệu lớn thì
việc xác định giá thực tế phải phù hợp với giá cả trên thị trường tránh mọi trường hợp
mua đắt, chi phí vận chuyển phải phù hợp, chi tiêu của nhân viên thu mua phục vụ cho
công tác thu mua là rất quan trọng, một mặt nó đảm bảo cho mua được hàng tốt, chất
lượng cao, chủng loại được như ý, theo yêu cầu phục vụ kịp thời cho sản xuất mặt khác
phải đảm bảo giá cả một cách thích hợp nhất. Cho nên trong công ty đã có quy định cụ
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần

Mais conteúdo relacionado

Destaque

Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngNhu Quynh
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhNgọc Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápLớp kế toán trưởng
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...Đức Khôi Phạm
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016tuan nguyen
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNhân Bống
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhhuent042
 

Destaque (11)

Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp mới nhất năm 2016
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 

Mais de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 

Mais de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 

Último

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhNguynHuTh6
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHChương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHlaikaa88
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHChương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 

Luận văn: Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần

  • 1. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum LỜI CAM ĐOAN Dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn THs PHAN THỊ MINH THƯ, em xin cam đoan đây là chuyên đề thực tập được thực hiện độc lập bởi riêng bản thân em, không sao chép của người khác. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung của chuyên đề này là hoàn toàn trung thực. Đồng thời em xin cam kết rằng kết quả nghiên cứu của chuyên đề này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Người cam kết ………………………… Nguyễn Minh Hoàn LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 3 tháng thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ về mặt lý thuyết cũng như thực hành công tác kế toán tại doanh nghiệp từ các cô chú, anh chị Phòng Kế toán – thống kê – tài chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Nhờ đó em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình một cách nhanh chóng và hợp lý. Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này: − Xin cảm ơn các bác, cô chú và anh chị công tác tại Phòng KT – TK – TC của Công ty đã có sự quan tâm và giúp đỡ em. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 1
  • 2. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum − Xin cảm ơn GVHD THs Phan Thị Minh Thư đã hỗ trợ, sửa chữa và góp ý cho em hoàn thành chuyên đề của minh. Em xin chân thành cám ơn! NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 2
  • 3. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA KHOA KINH TẾ - QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 3
  • 4. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……… MỤC LỤC: Tên đề mục Số trang LỜI MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG I: 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu 10 1.1.1Vị trí và vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất 10 1.1.2Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL 11 1.1.3Yêu cầu quản lý của kế toán nguyên vật liệu 11 1.1.4Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong DN sản xuất 11 1.2 Đánh giá và phân loại vật liệu 12 1.2.1Đánh giá vật liệu 12 1.2.2Phân loại vật liệu 15 1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu 16 1.3.1Chứng từ kế toán 16 1.3.2Kế toán chi tiết vật liệu 17 1.4 Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu 18 1.5 Những hình thức sổ sử dụng trong việc hạch toán nhập xuất NVL22 1.5.1Hình thức Nhật ký chung 22 1.5.2Hình thức nhật ký sổ cái 23 1.5.3Hình thức chứng từ ghi sổ 24 1.5.4Hình thức nhật ký chứng từ 24 Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 4
  • 5. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum CHƯƠNG II: 26 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 2.1 Đặc điểm và tình hình chung của Công ty Cổ Phần xi măng Bỉm Sơn26 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26 2.1.2Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 27 2.1.2.1Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanhĐặc điểm của tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 2.1.2.2.1Đặc điểm của tổ chức sản xuất 2.1.2.2.2Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 30 2.3 Nội dung tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 32 2.3.1Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 32 2.3.2Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán 33 2.4 Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 36 2.5 Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 39 2.5.1Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu 39 2.5.2Kế toán chi tiêt nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 41 2.5.2.1Phương pháp ghi sổ chi tiết 2.5.2.2Chứng từ sử dụng và việc luân chuyển chứng từ 2.5.3Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 49 2.5.4Hạch toán nội bộ 51 CHƯƠNG III : 52 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo 52 3.2 Những mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới của phòng kế toán 53 3.3 Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 53 3.3.1Những mặt đạt được 53 3.3.2Một số mặt còn tồn tại 54 3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty 55 KẾT LUẬN 57 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì doanh nghiệp là nơi duy nhất tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu là đối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, thì chất lượng và giá thành sản phẩm là vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 5
  • 6. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Trong chúng ta, ai cũng biết rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta là một trong những nguồn lực hết sức to lớn, vì từ đó thông qua việc khai thác chế biến sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú để đáp ứng cho nhu cầu chế tạo sản phẩm trong các ngành kinh tế quốc dân với trình độ sản xuất và công nghệ ngày càng cao phục vụ cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Với nền kinh tế thị trường muốn doanh nghiệp tồn tại được thì mỗi đơn vị kinh tế phải tự mình tổ chức sản xuất, hạch toán, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp hoạt động công ích) đều đặt ra mục tiêu của mình là sản xuất cái gì bằng cách nào? giá bán bao nhiêu để đảm bảo có lãi? và mở rộng sản xuất mà thị trường vẫn chấp nhận được. Do vậy giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kết cấu giá thành của một sản phẩm sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì phải giảm các chi phí. Tỷ trọng của từng loại chi phí trong sản phẩm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sản xuất. Ví dụ đối với sản phẩm xi măng thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành, do đó việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu trên cơ sở các định mức kỹ thuật và dự toán chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ cho công ty. Từ nhận thức đó mà công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn luôn được coi trọng đúng mức. Trong thời gian thực tập ở công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của lãnh đạo công ty và các cán bộ trong phòng kế toán, tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán tất cả các bộ phận của công ty, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu và chọn làm đề tài là: “Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên do thời gian thực tập không nhiều, trình độ còn hạn chế nên nội dung của đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cán bộ Phòng kế toán - thống kê – tài chính của công ty để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba nội dung chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 6
  • 7. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Trong lĩnh vực kế toán chúng ta đều hiểu rằng: Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất. Chính vì điều này mà tôi đã chọn đề tài về Phân tích kế toán nguyên vật liệu để tìm hiểu một cách sâu hơn. 1.1) Sự cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu: 1.1.1) Vị trí và vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất: Theo Mác: “Tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội chính là đối tượng lao động”. Nguyên vật liệu chính là những đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào. Nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động, nhưng không phải bất kỳ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu. Ví dụ: Than đá khi đang nằm trong mỏ thì nó không phải là nguyên vật liệu, nhưng sau khi khai thác mang về nhà máy phục vụ cho sản xuất thì nó lại là nguyên vật liệu. Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nếu thiếu nó thì ta sẽ không thể tiến hành sản xuất được. Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới: Chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm thường chiếm một tỷ trọng lớn nhất, nó được chuyển dịch vào sản phẩm một lần và không giữ nguyên hình thái ban đầu. Vật liệu trong các doanh nghiệp thường có rất nhiều chủng loại và có các đặc trưng trong từng lĩnh vực sản xuất, yêu cầu quản lý khác nhau, có tần suất vận động lớn. Nếu quản lý tốt vật liệu trong quá trình sản xuất sẽ hạ được giá thành sản phẩm, điều này sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho xã hội và cho chính doanh nghiệp. Đây cũng chính là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp. Do tầm ảnh hưởng to lớn của nguyên liệu như thế nên việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là điều không thể thiếu được để quản lý nguyên vật liệu nhằm cung cấp kịp thời, đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết trong sản xuất, ngăn ngừa hạn chế mất mát lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm. 1.1.2) Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL: Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 7
  • 8. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Trong một doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu là công cụ quản lý trực tiếp của nhà quản lý doanh nghiệp, nó cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho công tác quản lý doanh nghiệp về tình hình sử dụng vật tư, từ đó đề ra những biện pháp đúng đắn, thông qua các số liệu kế toán biết được chủng loại, số lượng, chất lượng vật liệu một cách chính xác, giúp cho yêu cầu công tác quản lý, cung ứng, sử dụng, bảo quản ngày càng hoàn thiện hơn. Đặc biệt là giúp cho các quyết định của chủ doanh nghiệp về sử dụng vật tư, sử dụng vốn lưu động áp dụng công nghệ trong chế tạo sản phẩm. Vì vậy kế toán nguyên vật liệu là một trong những nội dung quan trọng và phức tạp nhất trong toàn bộ công tác hạch toán nói chung của doanh nghiệp. 1.1.3) Yêu cầu quản lý của kế toán nguyên vật liệu: - Quản lý vật liệu và hạch toán vật liệu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin tổng hợp về biến động vật liệu và các thông tin chi tiết về từng loại, từng thứ vật liệu trên cả 2 chỉ tiêu là: giá trị và hiện vật - Quản lý và hạch toán vật liệu phải được tiến hành theo từng kho về cả 2 chỉ tiêu: giá trị và hiện vật, đảm bảo thường xuyên đối chiếu giữa số liệu sổ sách và thực tế. - Quản lý vật liệu và hạch toán vật liệu phải kịp thời xử lý những chênh lệch: thừa, thiếu định mức tiêu hao vật liệu, thừa thiếu các kho vật tư của doanh nghiệp…xác định đúng nguyên nhân thừa, thiếu các kho vật tư để có biện pháp quản lý. - Quản lý vật liệu và hạch toán vật liệu phải theo từng nhóm đối tượng sử dụng, nghĩa là: từng đối tượng hạch toán chi phí, từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng bộ phận, từng đơn vị sử dụng. - Để quản lý tốt việc sử dụng vật liệu: yêu cầu phải xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật về vật liệu, làm cơ sở cho việc phấn đấu tiết kiệm sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất. 1.1.4) Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong DN sản xuất: Xuất phát từ vai trò vị trí của kế toán vật liệu trong quản lý doanh nghiệp và nhất là cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin kế toán cho công tác quản lý doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu quản lý và hạch toán thì kế toán vật liệu trong DN sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ số hiện có và tình hình luân chuyển của vật tư về cả giá trị và hiện vật. - Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của vật tư nhập xuất kho, nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý DN. - Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, kế hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất. - Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. - Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và Phân tích hoạt động kinh doanh. 1.2) Đánh giá và phân loại vật liệu: Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 8
  • 9. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum 1.2.1) Đánh giá vật liệu: Đánh giá vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu diễn giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, theo yêu cầu thống nhất quản lý chung của Nhà nước. Về nguyên tắc: vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thuộc tài sản lưu động phải được đánh giá theo vốn thực tế của vật liệu mua sắm, gia công hoặc chế biến. Nhưng do nguyên vật liệu có nhiều chủng loại, lại thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đáp ứng được yêu cầu quản lý doanh nghiệp thì trong công tác kế toán nguyên vật liệu có thể được đánh giá theo giá hạch toán. Giá vốn thực tế = giá bản thân + chi phí thu + thuế nhập vật tư, hàng hóa mua khẩu(nếu có) Cách đánh giá vật tư:  Đối với vật tư nhập kho: xác định cụ thể theo từng nguồn nhập − Nếu vật tư mua ngoài: + Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá vật liệu nhập kho được tính: Giá vật liệu nhập giá mua chưa có chi phí thu mua, nhập khẩu kho thuế GTGT vận chuyển thuế (nếu có) + Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá vật liệu nhập kho được tính: Giá vật liệu nhập giá mua đã có chi phí thu mua, nhập khẩu kho thuế GTGT vận chuyển thuế (nếu có) + Đối với nguyên vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị nguyên vật liệu nhập kho. − Nếu vật tư nhập từ nguồn gia công: Giá vật liệu nhập giá vật tư xuất tiền thuê gia chi phí của 2 lần kho cho gia công công vận chuyển − Nếu vật tư nhập từ nguồn tự chế: Giá vật liệu nhập chi phí vật tư xuất chi phí chế biến, kho ra để chế biến khai thác − Nếu vật tư nhận góp vốn liên doanh thì giá vật tư nhập kho là giá do hội đồng liên doanh xác định và đánh giá theo biên bản cộng chi phí vận chuyển (nếu có). − Nếu vật tư được tặng thưởng thì giá thực tế của nguyên vật liệu được tính theo giá thị trường tương đương cộng thêm chi phí liên quan đến việc tiếp nhận vật tư. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 9
  • 10. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum − Đối với phế liệu nhập kho được đánh giá theo giá ước tính (là giá thực tế có thể sử dụng hoặc bán được).  Đối với vật liệu xuất kho: Tùy theo quan điểm hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, có thể sử dụng một trong các phương pháp xuất kho sau: − Đánh giá theo phương pháp đích danh: Nghĩa là vật tư nhập kho theo giá nào thì cũng xuất kho theo giá đó. Trường hợp này, việc nhập xuất kho các loại vật tư cũng như bảo quản trong kho phải theo dõi chặt chẽ được về số lượng, đơn giá của từng lần nhập xuất. Phương pháp này thường áp dụng đối với những vật liệu có giá trị cao, các loại vật liệu đặc biệt ít chủng loại như: vàng, bạc, đá quý…và phương pháp này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có ít loại vật liệu hoặc vật liệu sử dụng có tính ổn định, tách biệt. − Đánh giá theo phương pháp đơn giá bình quân: Trị giá thực tế của NVL Trị giá thực tế của NVL Đơn giá tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ bình quân Số lượng tồn đầu kỳ Số lượng nhập trong kỳ − Đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước: theo phương pháp này trước hết phải xác định đơn giá thực tế từng lần nhập kho và giả thiết rằng hàng nào nhập trước thì xuất trước, sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra số lượng thực tế xuất theo nguyên tắc. Nghĩa là giá của vật liệu nhập kho trước được dùng để tính giá xuất kho trước ứng với số lượng đã nhập ban đầu của vật liệu đó. Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp chỉ sử dụng một loại giá thực tế để ghi sổ nhưng theo dõi chặt chẽ được về đơn giá và số lượng của từng lần nhập xuất của từng loại vật tư. − Đánh giá theo phương pháp nhập sau xuất trước: phương pháp này giả định những vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên. Nghĩa là giá của vật tư nhập lần cuối cùng trong kỳ sẽ được dùng để tính giá xuất kho đầu tiên trong kỳ ứng với số lượng đã nhập của vật liệu đó. − Đánh giá theo đơn giá tồn đầu kỳ: vật tư xuất kho chỉ tính theo đơn giá tồn đầu kỳ. Được áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp chỉ có một loại giá thực tế nhưng vật tư tồn đầu kỳ chiếm tỷ trọng lớn, số lượng nhập vào trong kỳ không đáng kể. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập xuất vật liệu thì cuối kỳ kế toán phải tính Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức sau: Giá thực tế của NVL Giá hạch toán của NVL Hệ số chênh lệch giữa xuất dùng trong kỳ xuất dùng trong kỳ giá thực tế và giá hạch toán của NVL Trong đó: Hệ số chênh lệch giữa toán của NVL giá thực tế và giá hạch Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 10
  • 11. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Giá hạch toán của NVL Giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Giá thực tế của NVL Giá hạch toán của NVL tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ 1.2.2) Phân loại vật liệu: Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phải sử dụng đến nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và mỗi loại vật liệu này lại có một vai trò, nhiệm vụ riêng. Muốn quản lý tốt nguyên vật liệu, bảo đảm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hạch toán chính xác đòi hỏi kế toán viên phải nhận biết từng loại, từng thứ vật liệu. Việc phân loại này còn tùy thuộc rất nhiều vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể (doanh nghiệp thuộc ngành nào? Công dụng của vật liệu ra sao? …) để có sự phân loại khác nhau. Vật liệu dùng trong doanh nghiệp sản xuất gồm rất nhiều loại: nhưng nhìn chung đều căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng, công dụng của nguyên vật liệu, trong quá trình sản xuất vật liệu được chia thành các loại sau: - Nếu căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu có: Vật liệu mua ngoài và vật liệu tự chế tạo. - Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế có: + Nguyên vật liệu chính: là loại vật liệu chủ yếu tham gia cấu thành thực thể cho sản phẩm, công trình. Ngoài ra nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến. Ví dụ: vật liệu sắt, thép trong các xí ngiệp cơ giới, đất sét và đá vôi trong sản xuất xi măng… + Vật liệu phụ: là loại vật liệu phục vụ trực tiếp trong việc cấu thành nên sản phẩm mới, nó không thể thiếu vắng trong quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm mới. Ví dụ: bao bì xi măng trong nhà máy xi măng. Vỏ hộp trong nhà máy sản xuất đồ hộp… + Nhiên liệu: là những thứ vật liệu dùng để cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất như: than, xăng, dầu, khí đốt… + Phụ tùng sửa chữa thay thế: là những chi tiết, phụ tùng để sửa chữa thay thế cho những trang thiết bị, máy móc, phương tiện…phục vụ cho quá trình sản xuất bị hư hỏng. + Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những loại vật liệu, thiết bị mà doanh nghiệp đầu tư cho xây dựng cơ bản. + Phế liệu, vật liệu thu hồi: là loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể tái sử dụng hoặc bán ra ngoài như: phôi bào (trong xưởng xẻ gỗ), vải vụn (trong xí nghiệp may)… 1.3) Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu: 1.3.1) Chứng từ kế toán: Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 11
  • 12. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ vật tư và phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ. Kế toán nguyên vật liệu là nội dung chủ yếu trong toàn bộ công tác kế toán nói chung của doanh nghiệp. Dựa vào các đặc điểm và các nghiệp vụ phát sinh vận dụng hệ thống chứng từ do Bộ tài chính ban hành với phương châm dễ làm, dễ hiểu, công khai minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát vì vậy bộ chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu bao gồm: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho + Hóa đơn vận chuyển + Hóa đơn GTGT + Hóa đơn bán hàng + Phiếu mua hàng Ngoài những chứng từ mang tính bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ tài chính. Các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm những chứng từ kế toán hướng dẫn như: Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức; Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ;…và một số chứng khác tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình sử dụng chứng từ của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau. Đối với các chứng từ kế toán mang tính bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy đủ, đúng quy định về biểu mẫu, nội dung, phương pháp lập. những người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về việc ghi chép chính xác về số liệu của những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1.3.2) Kế toán chi tiết vật liệu: Việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu ở kho và phòng kế toán có liên hệ chặt chẽ với nhau, để sử dụng các chứng từ kế toán về nhập xuất vật liệu một cách hợp lý trong việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho và ghi chép vào sổ kế toán chi tiết của kế toán viên, đảm bảo phù hợp với số liệu ghi trên thẻ kho và sổ kế toán, đồng thời tránh được sự ghi chép trùng lặp không cần thiết, tiết kiệm hao phí lao động trong hạch toán, quản lý vật liệu có hiệu quả cao. Chính sự liên hệ này đã hình thành nên phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu khác nhau, kế toán phải lựa chọn, vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế trong doanh nghiệp. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu có thể chọn một trong ba phương pháp sau đây: + Phương pháp ghi thẻ song song: thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, tình hình nhập xuất vật liệu hàng ngày có khối lượng ít, không thường xuyên và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên còn hạn chế. + Phương pháp đối chiếu luân chuyển: thích hợp với những doanh nghiệp có khối lượng nhập xuất không nhiều, không có nhân viên kế toán chi tiết do Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 12
  • 13. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum vậy không có điều kiện ghi chép, theo giõi kế toán tình hình nhập xuất hàng ngày. + Phương pháp sổ số dư: thích hợp với những doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ kinh tế (chứng từ nhập xuất) về nhập xuất vật tư diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và đã xây dựng được danh mục vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao. 1.4) Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu: Các tài khoản chủ yếu sử dụng: TK 151 “hàng mua đang đi trên đường” Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại vật tư, hàng hóa doanh nghiệp đã mua, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho do đang còn trên đường vân chuyển, chờ kiểm nghiệm, chờ hoàn thành thủ tục,… Nợ D. xxx Có − Trị giá vật tư đang đi trên đường. − Trị giá vật tư đã mua nhập kho − Kết chuyển trị giá vật tư đang đi hoặc giao thẳng cho khách hàng. trên đường cuối kỳ. − Kết chuyển trị giá vật tư đang đi D. Trị giá vật tư đã mua còn đang đi trên đường đầu kỳ. trên đường (chưa nhập kho). TK 152 “nguyên liệu, vật liệu” Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên liệu, vật liệu theo trị giá vốn thực tế trong kho của doanh nghiệp. Nợ Có D. xxx − Trị giá thực tế của vật tư nhập − Trị giá thực tế của vật tư xuất kho. kho. − Các khoản chiết khấu, giảm giá, − Trị giá vật tư thừa khi kiểm kê. trả lại được người bán chấp thuận. − Kết chuyển trị giá thực tế của vật − Trị giá vật tư thiếu hụt khi kiểm tư tồn kho cuối kỳ. kê. − Kết chuyển trị giá thực tế của vật tư tồn kho đầu kỳ. D. Trị giá thực tế của vật tư tồn kho. TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ” Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Nợ − Số thuế GTGT đầu vào được D. xxx khấu trừ. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 13
  • 14. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum − Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra phải nộp. − Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kết chuyển vào D. Số thuế GTGT đầu vào còn được bên Nợ TK 642. hoàn lại vào cuối kỳ kế toán. − Số thuế GTGT được Ngân sách Có Nhà nước hoàn lại bằng tiền. − Số thuế GTGT đầu vào của vật tư đã mua mà trả lại người bán (do người bán hoàn lại). Phương pháp hạch toán:  Trường hợp tăng nguyên vật liệu: − Đối với vật liệu mua ngoài: căn cứ để ghi sổ kế toán là hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho vật tư và một số chứng từ liên quan khác. Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trường hợp ngược lại thì sử dụng hóa đơn bán hàng. Cả hai loại hóa đơn đều phải ghi rõ: giá bán, thuế GTGT phải nộp và tổng số tiền phải thanh toán. + Trường hợp hàng về hoá đơn cùng về: Nợ TK 152 số lượng vật tư nhập kho Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào Có TK 111, 112,141,331… tổng số tiền thanh toán + Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn: Nếu trong tháng hàng về nhập kho nhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được hoá đơn khi vào phiếu nhập kế toán ghi giá trị vật liệu theo giá tạm tính: Nợ TK 152 theo giá tạm tính Có TK 111, 112, 331… Sang tháng sau, khi nhận được hoá đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá thực tế (giá ghi trên hoá đơn theo số chênh lệch giữa giá hoá đơn và giá tạm tính ) Nếu hoá đơn lớn hơn giá tạm tính, kế toán ghi: Nợ TK 152 Nợ TK: 1331 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào Có TK 111, 112, 331… Ghi thường Nếu giá hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính, kế toán ghi: Nợ TK 152 ghi bút toán đỏ Có TK 331 + Trường hợp hàng đang đi đường. Nếu trong tháng nhận được hoá đơn mà cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho kế toán ghi. Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111,112,141,331… Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 14
  • 15. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Khi hàng về (nhập kho hoặc chuyển thẳng cho các bộ phận sản xuất hoặc khách hàng), kế toán ghi: Nợ TK 621, 627, 632, 641, 642 Nợ TK 157 Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ đầu vào Có TK 151 Các chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu (vận chuyển bốc dỡ...) Nợ TK 152 ( chi tiết liên quan) Có TK 111,112,331… + Khi thanh toán với người bán số chiết khấu mua hàng được hưởng ghi Nợ TK 331 Có TK 152 ( Số chiết khấu được hưởng thực tế) − Tăng do nhập kho vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 154(chi tiết phần tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến) − Tăng do đánh giá lại: Nợ TK 152 Có TK 412 Số chênh lệch  Trường hợp giảm: − Xuất kho vật liệu cho nhu cầu sản kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 621 dùng trực tiếp cho sản xuất. Nợ TK 627 ( 6272) dùng cho phục vụ sản xuất ở các phân xưởng bộ phận sản xuất Nợ TK 641 ( 6412) dùng cho nhu cầu bán hàng Nợ TK 642 (6422) dùng cho quản lý trong toàn công ty Nợ TK 241 ( 2413, 2412) dùng cho sửa chữa TSCĐ, cho XDCB Có TK 152 − Xuất kho vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 154 Có TK 152 − Xuất bán, cho vay Nợ TK 632, 138 ( 1388) Có TK 152 − Giảm do đánh giá lại Nợ TK 412 Có TK 152  Kế toán NVL phát hiện thừa thiếu khi kiểm kê. − Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê Khi kiểm kê phát hiện thừa tuỳ theo từng nguyên nhân để xác định, kế toán ghi: + Nếu xác định là của công ty Nợ TK 152,153 Có TK 338( 3381) Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 15
  • 16. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum + Khi có quyết định của hội đồng sử lý kiểm kê, kế toán ghi Nợ TK 338( 3381) Có TK liên quan − Giảm do mất mát, thiếu hụt + Nếu do ghi chép nhầm lẫn, cân đo, đong đếm sai cần phải điều chỉnh sổ kế toán, đúng với số thực tế theo phương pháp chữa sổ quy định Ghi: Nợ TK liên quan Có TK 152 + Nếu thiếu hụt trong định mức được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Ghi: Nợ TK 6422 Có TK 152 (1523) + Nếu thiếu hụt ngoài định mức do người chịu trách nhiệm gây nên Ghi Nợ TK 111 _ số bồi thường vật chất đã thu Nợ TK 334 _ trừ vào tiền lương Nợ TK 138 (1388) số bồi thường phải thu Có TK 152 + Nếu chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý Ghi Nợ Tk 138 (1381) Có TK 152 Khi có quyết định sử lý từng trường hợp cụ thể Ghi Nợ TK liên quan Có TK 138 (1381) 1.5) Những hình thức sổ sử dụng trong việc hạch toán nhập xuất NVL: 1.5.1) Hình thức Nhật ký chung: Phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ nhật ký. Đối với những doanh nghiệp có số lượng nghiệp vụ lớn có thể mở thêm sổ nhật ký phụ. + Ưu điểm của hình thức nhật ký chung: Thuận lợi cho việc ghi chép, đối chiếu kiểm tra và vận dụng vào máy vi tính rất thuận tiện. + Nhược điểm: Việc ghi chép dễ trùng lặp Đối với đối tượng kế toán cần theo dõi chi tiết thì cần mở thêm sổ thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi chép của hình thức Nhật ký chung: − Theo dõi công việc hàng ngày: Căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ nhật ký chung , từ số liệu trên sổ nhật ký chung được ghi vào sổ cái theo tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết thì đồng thời ghi trên sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh đó được ghi trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết có liên quan. Định kỳ từ 5 – 10 ngày/tháng tổng hợp số liệu trên sổ quỹ hoặc sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào các tài khoản kế toán trên sổ cái. − Cuối tháng hoặc cuối quý: Cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản, sau khi đối chiếu số lượng giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết thì kế toán lập Bảng báo cáo tài chính cuối kỳ. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 16
  • 17. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum − Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh Nợ và phát sinh Có trên Bảng cân đối tài khoản bằng tổng số phát sinh Nợ và phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung. 1.5.2) Hình thức nhật ký sổ cái: Là hình thức kết hợp việc ghi chép theo thời gian và theo hệ thống vào một quyển sổ gọi là nhật ký sổ cái. Kiểm tra số tiền sổ cái: tổng cộng số tiền ở phần nhật ký bằng tổng số tiền phát sinh Nợ của các tài khoản bằng tổng số tiền phát sinh Có của tất cả các tài khoản. Trong hình thức này có một số loại sổ sau: + Sổ TSCĐ + Sổ chi tiết về vật tư, công cụ, thành phẩm + Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay… Trình tự ghi chép hình thức nhật ký sổ cái: − Công việc hàng ngày: căn cứ vào chứng từ gốc kế toán định khoản và trực tiếp ghi vào sổ cái. + Đối với chứng từ gốc cùng loại phát sinh nhiều lần trong tháng thì định kỳ có thể lập bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi mới vào nhật ký sổ cái hoặc các sổ chi tiết. + Đối với chứng từ có lien quan đến tiền mặt, ngoài việc ghi vào nhật ký sổ cái còn phải ghi vào sổ quỹ. − Công việc hàng tháng: cộng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu sổ liên quan giữa bảng tổng hợp chi tiết và nhật ký sổ cái, dùng số liệu đó để lập báo cáo tài chính. 1.5.3) Hình thức chứng từ ghi sổ: Trong quá trình ghi sổ kế toán tổng hợp được tách ra hai phần riêng biệt: một phần ghi theo trình tự thời gian được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; một phần ghi theo hệ thống được ghi vào sổ cái Trong hình thức này có các loại sổ sau: + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ cái + Các sổ thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi chép: − Công việc hàng ngày: + Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết. − Công việc cuối tháng: trên cơ sở cộng số phát sinh, số dư của từng tài khoản, kế toán lấy số liệu để lập bảng cân đối tài khoản. − Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra. − Nhược điểm: quá trình ghi có sự trùng lặp nhiều, dễ nhầm lẫn do sổ sách nhiều. 1.5.4) Hình thức nhật ký chứng từ: Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 17
  • 18. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, thích hợp với lao động kế toán thủ công. Đặc điểm của hình thức này là: − Kết hợp được các quá trình ghi chép trên sổ kế toán giữa nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với nội dung kinh tế của các nghiệp vụ đó. − Kết hợp được giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. − Kết hợp được giữa việc ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh với quan hệ đối ứng tài khoản. Trong hình thức này có các loại sổ sau: − Bảng kê − Nhật ký chứng từ − Sổ cái − Sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Trình tự ghi chép của hình thức nhật ký chứng từ: − Công việc hàng ngày: căn cứ vào chứng từ gốc đã được đối chiếu và kiểm tra được ghi vào bảng phân bổ nhật ký chứng từ hoặc bảng kê và sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Riêng những chứng từ có liên quan đến tiền mặt còn được ghi vào sổ quỹ. − Công việc cuối tháng: Đến cuối tháng khóa sổ cộng với số liệu trên các nhật ký chứng từ và sổ kế toán chi tiết, lấy số tổng cộng của nhật ký chứng từ để vào sổ cái, còn số liệu tổng cộng trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết được ghi vào bảng tổng hợp chi tiết. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 2.1) Đặc điểm và tình hình chung của Công ty Cổ Phần xi măng Bỉm Sơn: 2.1.1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Đất nước ta từng trải qua những năm dài chiến tranh khốc liệt và hậu quả mà chiến tranh đã để lại là sự đổ nát, hoang tàn, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. Để có Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 18
  • 19. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum thể khôi phục lại được đất nước thì việc đầu tiên là phải khôi phục lại các cơ sở hạ tầng và nhu cầu không thể thiếu trong cuộc kiến thiết này chính là xi măng. Qua một quá trình thăm dò địa chất kéo dài từ năm 1968 đến năm 1976 Công ty xi măng Bỉm Sơn bắt đầu được thi công. Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nằm tại Thị xã Bỉm Sơn – là một thị xã nằm ở phía bắc của tỉnh Thanh Hóa cách thành phố Thanh Hoá 35 km về phía nam, cách Thủ đô Hà nội 120 km về phía bắc. Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy chiếm khoảng 50 ha, nằm ngay trong một thung lũng đá vôi và đất sét với trữ lượng lớn. Đây là hai nguyên liệu chính để sản xuất xi măng. Với một tiềm năng về tài nguyên như vậy thì việc xây dựng một Nhà máy là một điều kiện thuận lợi cho sản xuất xi măng. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng từ năm 1976 đến năm 1980 do Liên xô (cũ) thiết kế và trang bị máy móc thiết bị đồng bộ. Chính Phủ đã ra quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 04/3/1980 thành lập Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Ngày 22/12/1981 hoàn thành dây chuyền số 1, năm 1982 hoàn thành dây chuyền số 2, với công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Công ty đang đầu tư mở rộng nhà máy, xây dựng dây chuyền số 3 với công suất 2 triệu tấn/năm. Sau khi kết thúc xây dựng dây chuyền mới sẽ đưa công suất nhà máy lên 3,2 triệu tấn/năm. Tháng 08/1993 Nhà Nước có quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và công ty Cung ứng vật tư số 4 thành Công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngày 13/1/2006 công ty tiến hành cải tạo dây chuyền số 2 theo phương pháp khô. Sau khi cải tạo dây chuyền 2, đã đưa công suất của nhà máy lên 1,8 triệu tấn/năm. Công ty hiện có 2.460 người, trong đó có 244 người làm công tác quản lý. Thưc hiện quyết định số 486 BXD ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần hóa và chuyển đổi Công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Ngày 12/4/2006 công ty đã tiến hành đại hội cổ đông thành lập ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận đăng ký KD số 2603000429 ngày 01/5/2006. Với vốn điều lệ là 900 tỷ đồng trong đó nhà nước nắm quyền chi phối 89,58% vốn điều lệ (tương đương 806,223 tỷ đồng). Từ nay tên gọi của công ty là: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Trụ sở chính: phường Ba Đình – TX. Bỉm Sơn – Thanh Hóa Số ĐT: 0373 824 242 Số Fax: 0373 824 046 Website: http://www.ximangbimson.com.vn Trải qua một quá trình hình thành và phát triển hơn 28 năm, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn hiện nay đã thực sự trưởng thành. Sản phẩm của công ty đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao và đạt nhiều huy chương vàng trong các cuộc triển lãm về vật liệu xây dựng trong nước cũng như quốc tế, được công nhận là đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự phát triển của Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng và ngành xi măng nói chung. Xi măng Bỉm Sơn với nhãn hiệu “Con Voi” đã và đang mang lại niềm tin cho người sử dụng, sự bền vững cho những công trình. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 19
  • 20. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động từ 01-05-2006, kể từ trước khi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty không ngừng tăng trưởng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước: năm 2003 lợi nhuận đạt 65,915 tỷ đồng; năm 2004 đạt 86,537 tỷ đồng, năm 2005 đạt 107,602 tỷ đồng và năm 2006 đạt 117,272 tỷ đồng, năm 2007 công ty đạt 134,487 tỷ đồng và trong năm 2008 vừa qua là một năm khủng khoảng của nền kinh tế nhưng lợi nhuận của công ty đạt trên 214,755 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng từ khi chuyển sang dạng công ty cổ phần thì Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn luôn làm ăn có lãi đem lại sự ổn định cho người lao động và sự tin tưởng của các cổ đông. 2.1.2) Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 2.1.2.1)Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh: Công ty CP xi măng Bỉm Sơn với chức năng chính là sản xuất xi măng PC30, PCB30, PC40, PCB40 chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nước với thông số kỹ thuật hàm lượng thạch cao SO3 nằm trong xi măng đạt 1,3% đến 3%. Sản phẩm của công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Công ty không những cung cấp xi măng cho nhiều công trình quan trọng, trọng điểm mang tính chất quốc gia như: Thủy điện Hòa Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long, đường dây 500kw Bắc – Nam …mà còn đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng phổ biến của nhân dân. Đặc biệt công ty có đủ khả năng phục vụ nhu cầu xuất khẩu xi măng và Clinker cho các nước trong khu vực (chủ yếu hiện nay là xuất khẩu sang Lào). Ngoài ra, công ty còn một nhiệm vụ cung cấp xi măng cho địa bàn theo sự điều hành của Tổng công ty xi măng Việt Nam nhằm bình ổn thị trường xi măng trong nước. Sản phẩm chính hiện nay Công ty đang sản xuất là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB30 và PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6260 năm 1997, xi măng PC 40 theo TCVN 2682 năm 1999 và Clinker thương phẩm theo TCVN 7024 năm 2002. Các sản phẩm này công ty đã công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa tại Chi cục đo lường chất lượng Thanh Hóa và được Chi cục tiếp nhận. Đặc biệt đối với hai sản phẩm xi măng chủ đạo là PCB 30 và PCB 40 đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc tổng cục đo lường chất lượng cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn. Với một chính sách nhất quán, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn đã và đang có uy tín với người tiêu dùng, do đó sản phẩm của công ty đã tạo được vị thế vững chắc trên thị trường. 2.1.2.2)Đặc điểm của tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ: 2.1.2.2.1)Đặc điểm của tổ chức sản xuất: Khối sản xuất chính gồm có 6 phân xưởng: Xưởng Mỏ, xưởng Ô tô, xưởng Tạo nguyên liệu, xưởng Lò nung, xưởng Nghiền xi măng, xưởng Đóng bao. Các xưởng này có nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét và vận chuyển từ nơi khai thác về nhà máy. Qua các công đoạn sản xuất của từng xưởng, cuối cùng cho bán thành phẩm Clinker, Clinker được trộn với một số phụ gia khác và nghiền ra xi măng bột sau đó đóng thành bao xi măng. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 20
  • 21. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum Khối sản xuất phụ gồm 5 phân xưởng: Bao gồm Xưởng Sửa chữa thiết bị, Xưởng Công trình, Xưởng Điện tự động, Xưởng Cấp thoát nước - Nén khí, Xưởng Cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho sản xuất chính. Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu là: − Phòng Kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi điều độ sản xuất, phụ trách các phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo TC ISO 9002. − Phòng Cơ khí: Theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, sửa chữa, chế tạo thiết bị, phụ tùng thay thế. − Phòng Năng lượng: Theo dõi tình hình cung cấp năng lượng cho sản xuất. − Phòng quản lý xe máy: Theo dõi toàn bộ các loại phương tiện vận tải, thiết bị động lực. − Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Có nhiệm vụ giám sát bằng đồng tiền đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. − Phòng Vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị cho sản xuất. − Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD, tiêu thụ của công ty. − Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi, quản lý lao động và tiền lương, các chế độ chính sách... cho công nhân viên của toàn công ty. 2.1.2.2.2)Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: Sản phẩm chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là xi măng PCB30, PCB 40. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ số 1 đồng bộ do Liên Xô (cũ) cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt lò quay và dây chuyền số 2 mới cải tạo theo phương pháp khô lò quay với quy trình công nghệ kiểu liên tục. Có thể tóm tắt các công đoạn của quy trình công nghệ như sau: − Khai thác nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đất sét được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn, sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ôtô. − Nghiền nguyên liệu: Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) được cho vào máy nghiền. Theo phương pháp ướt lò quay phối liệu ra khỏi máy nghiền có độ ẩm từ 35% - 36% được điều chỉnh thành phần hoá học trong tám bể chứa có dung tích 800m3/bể, sau đó được chuyển vào hai bể dự trữ có dung tích 8000m3/bể. Còn theo phương pháp khô lò quay, hỗn hợp hai nguyên liệu được sấy, lắng bụi. − Nung clinker và nghiền xi măng: Phối liệu dưới dạng bùn hoặc bột được đưa vào lò quay thành clinker (ở dạng hạt). Trong quá trình này người ta cho thêm thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra thành xi măng bột. Tuỳ theo từng chủng loại xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia và tỷ lệ pha khác nhau. Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 21
  • 22. Email: luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com/f1-forum − Đóng bao: Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 Xilô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu được thành phẩm là xi măng bao, hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất xi măng. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÓ THỂ BIỂU DIỄN THEO SƠ ĐỒ SAU Khai thác nguyên Nghiền nguyên liệu Nung Clinker liệu Nghiền xi măng Đóng bao Thành phẩm Qua quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty ta có thể thấy đây không phải là quy trình công nghệ phức tạp, song đối với công ty xi măng do công xuất thiết kế lớn, quy trình công nghệ mang tính liên tục. 1.2) Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: ( Sơ đồ được biểu diễn ở trang kế bên ) Download Luận văn kế toán tại http://luanvan.forumvi.com 22
  • 23. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó giám đốc đầu tư Nội chính tiêu thụ Phó Giám đốc cơ điện Sản xuất xây dựng Trung tâm GDTT Phòng ĐHSX Phòng Văn phòng Phòng cơ khí Ban QLDA ĐSQT VP.Thanh Hóa Phòng KTSX phòng KTKH Phòng N.Lượng VP.Nghệ An phòng TN.KCS P.Thẩm Định Phòng kỹ Phòng phòng KTAT thuật VP.Hà Tĩnh Phòng QLXM BVQS Xưởng mỏ NL Phòng TCLĐ VP.Ninh Bình Xưởng SCTB Phòng VP.Nam Định Xưởng Ôtô VT Phòng KTTC KTTKTC Trạm Y tế VP.Hà Tây Xưởng tạo NL Xưởng CKCT Phòng CƯVTTB Phòng VP.Sơn La Xưởng lò nung KH-TH Tổng kho VTTB Xưởng CTN-NK VP.Tại Lào Xưởng NghiềnXM Phòng VT Xưởng đóng bao Xưởng SCCT Xưởng điện TĐ TB
  • 24. 2.3) Nội dung tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: 1.3.1) Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty: Do đặc diểm Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tổ chức sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc nên công ty đã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung – phân tán. Với mô hình này, công tác kế toán của công ty sẽ gọn nhẹ hơn, thông tin kế toán được đảm bảo chính xác và cung cấp kịp thời cho các ban lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cũng như chủ đầu tư và công ty kiểm toán. Phòng Kế toán – thống kê – tài chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: gồm 37 người trong đó gồm một kế toán trưởng, hai phó phòng, năm tổ chuyên môn và các bộ phận kế toán ở các chi nhánh và trung tâm tiêu thụ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng phụ trách Phó phòng phụ trách tổng hợp tiêu thụ Tổ Tổ Tổ Tổng kế kế Tổ Tổ Hợp toán toán tài kế Và tiêu nhà chính toán Tính thụ ăn vật tư giá sản thành phẩm Kế toán các chi nhánh, phân xưởng Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng phụ trách chung về mọi hoạt động tài chính của công ty, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo hoạt động có hiệu quả. - Phó phòng giúp việc cho kế toán trưởng, trong đó: + Phó phòng tổng hợp: phụ trách việc lập báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính. + Phó phòng phụ trách tiêu thụ: phụ trách về công tác tiêu thụ sản phẩm. - Năm tổ kế toán được phân chia nhiệm vụ như sau: + Tổ kế toán tổng hợp: gồm 8 người phụ trách việc lập báo cáo tài chính, tính giá thành sản phẩm, theo dõi tài sản cố định, theo dõi việc thanh toán với người bán. + Tổ kế toán vật tư: gồm 7 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu của công ty và được hạch toán nội bộ. + Tổ tài chính: gồm 11 người (trong đó có 2 thủ quỹ và 1 người quản lý toàn bộ máy vi tính của phòng), có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán với cán bộ
  • 25. công nhân viên, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả và theo dõi việc thanh toán đối với ngân sách nhà nước. + Tổ kế toán tiêu thụ: gồm 3 người có nhiệm vụ theo doic và hạch toán đối với khâu tiêu thụ sản phẩm và các chi nhánh, đại lý của công ty. + Tổ kế toán nhà ăn: gồm 5 người có nhiệm vụ làm công tác thống kê tại các bếp ăn của công ty. + Ngoài ra còn các bộ phận kế toán nằm ở các cho nhánh và trung tâm giao dịch tiêu thụ làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thực hiện các khoản được giám đốc và kế toán trưởng phân cấp. 2.3.2) Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán: Các chính sách kế toán chủ yếu của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn − Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng theo chế độ kế toán và luật kế toán hiện hành − Niên độ kế toán của công ty: niên độ kế toán của Công ty được bắt đầu tính từ ngày 01 – 01 và kết thúc vào ngày 31 – 12 hàng năm. − Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho được tính theo giá thực tế. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng. − Nguyên tắc ghi nhận trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. − Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ − Kỳ hạch toán: Công ty hạch toán theo tháng − Hình thức ghi sổ: căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật và yêu cầu thông tin kinh tế, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã lựa chọn và vận dụng hình thức kế toán nhật ký chung vào công tác kế toán. CHỨNG TỪ GỐC Sổ, thẻ kế toán Sổ quỹ NKC (nhật ký chi tiết chuyên dùng) Sổ cái Bảng tổng Chú thích: hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Bảng cân đối Kiểm tra, đối chiếu tài khoản
  • 26. Báo cáo tài chính Hình thức NKC thuận tiện cho việc áp dụng kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng la phần mềm kế toán Fast Accounting do công ty phần mềm tài chính kế toán FAST cung cấp. phần mềm kế toán này với những đặc tính nổi bật được xây dựng theo đúng chế độ kế toán do nhà nước ban hành như: + Cung cấp đầy đủ hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, cung cấp một loạt các báo cáo theo yêu cầu của khách hàng như: Báo cáo thống kê, Báo cáo nhanh, …báo cáo quản trị và phân tích, đáp ứng được các giải pháp toàn diện trong công tác kế toán quản trị tài chính của doanh nghiệp . + Fast Accounting được thiết kế để dễ dàng sửa đổi và mở rộng khi có sự thay đổi quy mô, cách thức quản lý, mô hình kinh doanh, cách hạch toán hay khi khách hàng có yêu cầu mới. Phần mềm còn tự động xử lý các chứng từ trùng trong quá trình nhập số liệu, tự động phân bổ, kết chuyển…giúp cho việc tổng hợp dữ liệu thuận lợi hơn. + Fast Accounting được bảo mật chi tiết tới tận các chứng từ, các loại báo cáo, từng danh mục cũng như từng bộ phận, phân quyền cho từng người sử dụng. Fast Accounting còn được thiết kế để người sử dụng có thể xem hoặc in được những dữ liệu đã khóa sổ nhưng không sửa được số liệu. Trình tự kế toán trên máy vi tính được tiến hành theo các bước sau: Chuẩn bị thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần thiết, định khoản kế toán Nhập dữ liệu vào máy, nhập mọi thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu Khai báo yêu cầu với máy Máy tự xử lý thông tin In sổ sách, báo cáo theo yêu cầu Phân hệ kế toán hàng tồn kho quản lý phiếu nhập, phiếu xuất, thực hiện tính vào cập nhật giá hàng tồn kho. Phân hệ này cho phép lên các báo cáo về hàng nhập, hàng xuất (tổng hợp và chi tiết) theo mặt hàng, vụ việc,…lên báo cáo tồn kho (tổng hợp và chi tiết theo kho). 2.4) Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã rất năng động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh đặc biệt công ty rất coi trọng công tác tiêu thụ sản phẩm. Để thắng thế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành thì Công ty đặc
  • 27. biệt coi trọng đến yếu tố giá thành và chất lượng của sản phẩm. Từ chính sách này mà Công ty luôn đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan hay không. Sau đây là bảng phân tích tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Việc đánh giá được so sánh dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong 2 năm là năm 2007 và năm 2008 trong Bảng cân đối kế toán và các Báo cáo tài chính có liên quan. Phân tích tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty CP xi măng Bỉm Sơn: (Bảng biểu được trình bày ở trang 37)
  • 28. Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng Tỷ trọng trọng trọng 1 2 3% 4 5% 6=(4)-(2) 7%=(6)/(2) 8%=(5)- (3) I. TÀI SẢN 1.251.134.315.18 2.734.584.820.39 1.483.450.505.21 TSNH 53,44 59,03 118,57 5,59 0 0 0 Vốn bằng tiền 85.553.712.230 3,65 84.819.383.888 1,83 (734.328.342) (0,86) (1,82) Các khoản phải thu NH 367.723.283.512 15,71 338.707.425.457 7,32 (29.015.858.055) (7,89) (8,39) 2.285.459.656.32 1.499.040.770.46 Hàng tồn kho 786.418.885.860 33,58 49,33 190,62 15,75 7 7 TSNH khác 11.438.433.569 0,50 25.598.354.718 0,55 14.159.921.149 123,79 0,05 1.090.214.080.40 1.898.063.940.60 TSDH 46,56 40,97 807.849.860.198 74,10 (5,59) 7 5 1.084.944.158.13 1.892.563.247.00 TSCĐ 46,34 40,85 807.619.088.864 74,44 (5,49) 9 3 Các khoản ĐT TC DH 5.000.000.000 0,21 5.000.000.000 0,11 0 0 (0,1) TSDH khác 269.922.268 0,012 500.693.602 0,01 230.771.334 85,50 (0,002) 2.341.348.395.58 4.632.648.760.99 2.291.300.365.40 Tổng tài sản 100 100 97,86 7 5 8 II. NGUỒN VỐN 1.312.480.440.61 3.452.503.956.90 2.140.023.516.29 Nợ phải trả 5 56,06 8 74,53 3 160,05 18,47 Nợ NH 309.386.951.792 13,22 516.993.976.129 11,16 207.607.024.337 67,10 (2,06) 1.003.093.488.82 2.935.509.980.77 1.932.416.491.95 Nợ DH 3 42,84 9 63,37 6 192,65 20,53
  • 29. 1.028.867.954.97 1.180.144.804.08 Vốn CSH 2 43,94 7 25,47 151.276.849.115 14,70 (18,47) 1.016.187.967.13 1.170.040.036.70 Vốn CSH 6 43,40 6 25,26 153.852.069.570 15,14 (18,14) Nguồn kinh phí và quỹ khác 12.679.987.836 0,54 10.104.740.381 0,21 (2.575.247.455) 20,31 (0,33) 2.341.348.395.58 4.632.648.760.99 2.291.300.365.40 Tổng nguồn vốn 100 100 97,86 7 5 8 Bảng biểu 1: Bảng phân tích tình hình sử dụng TS & NV
  • 30. Nhận xét: Qua bảng phân tích tình hình sử dụng TS và NV của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn ta nhận thấy rằng tổng TS và NV của doanh nghiệp năm 2008 đã tăng lên 2.291.300.365.408 đồng tương đương với tăng 97,86% so với năm 2007. Cụ thể như sau: − Về mặt tài sản: TSNH của doanh nghiệp năm 2008 tăng 1.483.450.505.210 đồng tương đương với 118,57% và tỷ trọng TSNH trong tổng TS năm 2008 tăng 5,59% so với năm 2007. Trong đó: + Vốn bằng tiền năm 2008 giảm 734.328.342 đồng tương đương với 0,86% làm cho tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng TS giảm 1,82% so với năm 2007. + Các khoản phải thu NH của công ty cũng giảm 29.015.858.055 đồng tương đương với 7,89% vì thế tỷ trọng các khoản phải thu NH trong tổng TS lại giảm 8,39% so với năm 2007. + Hàng tồn kho lại tăng 1.499.040.770.467 đồng tương đương với 190,62% làm cho tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TS tăng 15,75% so với năm 2007. + TSNH khác cũng tăng 14.159.921.149 đồng tương đương với 123,79% nhưng tỷ trọng TSNH khác trong tổng TS cũng chỉ tăng 0,05% so với năm 2007. Như vậy, ta nhận thấy rằng TSNH của Công ty tăng chủ yếu là do sự tăng lên của hàng tồn kho (hàng tồn kho chiếm 15,75% trong tổng TS) đây là điều không có lợi cho công ty vì thế cần có biện pháp để giảm bớt lượng hàng tồn kho trong nhưng năm tiếp theo. Trong khi TS ngắn hạn tăng cao thì TS dài hạn của Công ty năm 2008 cũng tăng thêm 807.849.860.198 đồng tương đương với 74,10%, nhưng điều này lại làm cho tỷ trọng của TSDH trong tổng TS giảm 5,59% so với năm 2007. Trong đó: + TSCĐ tăng lên 807.619.088.864 đồng tương đương với 74,44% nhưng điều này lại làm cho tỷ trọng TSCĐ trong tổng TS giảm 5,49% so với năm 2007. Việc tăng lên này của TSDH chủ yếu là do ảnh hưởng của TSCĐ. + TSDH khác cũng tăng thêm 230.771.334 đồng tương đương với 85,50% nhưng tỷ trọng TSDH khác trong tổng TS cũng chỉ giảm 0,002% so với năm 2007. Tóm lại sự tăng lên của tổng tài sản là do sự tăng lên của TSNH và TSDH trong đó có vai trò quan trọng là sự gia tăng của lượng hàng tồn kho và TSCĐ của Công ty trong năm 2008. − Về nguồn vốn: Nợ phải trả của Công ty tăng 2.140.023.516.293 đồng tương đương với 160,05% làm cho tỷ trọng nợ phải trả trong tổng NV tăng 18,47% so với năm 2007. Trong đó: + Nợ NH tăng 207.607.024.337 đồng tương đương với 67,10% làm cho tỷ trọng nợ NH trong tổng nguồn vốn giảm 2,06% so với năm 2007. + Nợ DH của Công ty cũng tăng 1.932.416.491.956 đồng tương đương với 192,65% làm cho tỷ trọng nợ DH trong tổng nguồn vốn tăng 20,53% so với năm 2007.
  • 31. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 151.276.849.115 đồng tương ứng với 14,70% nhưng tỷ trọng vốn CSH trong tổng NV lại giảm 18,47% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 Công ty sử dụng vốn chiếm dụng nhiều hơn. Trong đó: + Vốn CSH tăng 153.852.069.570 đồng tương đương với 15,14% nhưng tỷ trọng vốn CSH trong tổng NV lại giảm 18,14% so với năm 2007. + Nguồn kinh phí và quỹ khác của Công ty lại giảm 2.575.247.455 đồng tương đương với 20,31% nhưng tỷ trọng nguồn kinh phí và quỹ khác trong tổng NV năm 2007 giảm từ 0,54% xuống còn 0,21% trong năm 2008. Tóm lại ta nhận thấy sự tăng lên của tổng NV chủ yếu là do sự tăng lên của nợ phải trả mà trong đó nợ DH chiếm một phần lớn, nguyên nhân là do Công ty đang huy động vốn đầu tư xây dựng dây chuyền III để sớm đưa dây chuyền này đi vào hoạt động. 2.5) Phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty: 2.5.1) Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu: Với một nhà máy có quy mô tổ chức sản xuất lớn mà nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm nên đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản đến khâu sử dụng và dự trữ. Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh nó thường xuyên biến động, thường xuyên phải mua chúng để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm sản xuất kinh doanh, trong khâu thu mua phải quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua thực hiện kế hoạch mua đúng theo theo tiến độ, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quá trình tổ chức thực hiện tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu tránh các hiện tượng hư hỏng mất mát, đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu đối với nguyên vật liệu của mỗi doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạ chi phí sản xuất, tăng thu nhập, góp phần tích luỹ cho doanh nghiệp. Nên trong khâu sử dụng cần phải ghi chép tốt phản ánh việc xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác hạch toán nội bộ trong công ty, kiểm tra việc giao nhận vật tư của các xưởng và việc sử dụng hợp lý trên cơ sở định mức làm sao tiết kiệm tối đa mức hao tổn cho công ty. Từ những nhận xét đúng đắn về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà cán bộ nhân viên phòng kế toán đã nhận thức rõ điều này, nên trong khâu tổ chức công ty đã xác định được định mức tối đa, tối thiểu của các loại vật tư chính như: Than, thạch cao, phụ gia đá ba zan, dầu, xăng, sắt thép các loại ...và đã đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục không bị trì trệ, gián đoạn không gây ra tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều cùng với việc bảo quản tốt, nên đã tối thiểu được mức hao hụt nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm. − Giá thực tế nhập kho: Với Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn khối lượng về nguyên vật liệu lớn thì việc xác định giá thực tế phải phù hợp với giá cả trên thị trường tránh mọi trường hợp mua đắt, chi phí vận chuyển phải phù hợp, chi tiêu của nhân viên thu mua phục vụ cho công tác thu mua là rất quan trọng, một mặt nó đảm bảo cho mua được hàng tốt, chất lượng cao, chủng loại được như ý, theo yêu cầu phục vụ kịp thời cho sản xuất mặt khác phải đảm bảo giá cả một cách thích hợp nhất. Cho nên trong công ty đã có quy định cụ