SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
Hội Thánh Của Ta
Lời nói đầu
Thật được khích lệ khi biết rằng quyển sách này đã ra đời được bốn thập kỷ. Nó
được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1957 như là tài liệu huấn luyện lãnh đạo cho
Hội Báp-tít Liên Hiệp. Chẳng bao lâu sau nó được các mục sư và những nhà lãnh
đạo Hội Thánh dùng trong các lớp Kinh Thánh cho tân tín hữu và giúp mọi người
hiểu đúng hơn về Hội Thánh Báp-tít. Có một vài trường hợp nó trở thành một phần
giáo trình trong các chủng viện và các trường Kinh Thánh. Việc sử dụng nó đã
vượt quá phạm vi của Hội Báp-tít Liên Hiệp và cả các biên giới nước Mỹ.
Một bản hiệu đính đã được thực hiện năm 1873. Vào những năm sau đó, các bản
cập nhật các con số thống kê mới nhất đã được thực hiện. Vì cớ sự đòi hỏi việc
hoàn thiện cuốn sách cứ tiếp tục, các nhà xuất bản đã thực hiện một bản hiệu đính
đầy đủ hơn. Mặc dầu các giáo lý cơ bản trong sách vẫn được giữ nguyên, nhưng
tình hình Hội Thánh và xã hội đã có những biến chuyển quan trọng. Tôi đã cố gắng
thể hiện một vài trong số những thay đổiđó vì chúng liên quan đến nhiều vấn đề
khác nhau được đề cập trong sách.
Tôi luôn cầu nguyện rằng Chúa của chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng quyển sách này
trong tư tưởng của những người muốn hiểu biết rõ hơn về Hội Thánh Báp-tít. Tôi
cũng hy vọng rằng nó sẽ rất hữu dụng cho nhiều anh em Báp-tít ngoài Hội Báp-tít
Liên Hiệp. Cuốn sách đã được viết với tinh thần đó.
Tựa sách, Hội Thánh Của Ta, có ý nghĩa và mục đíchlưỡng diện. Đức Chúa Jêsus
phán, “Tasẽ lập Hội Thánh của ta.” Đây là Hội Thánh của Chúa. “Hội Thánh của
Ta” là lời khẳng định của Ngài. Chúng ta cần nhớ điều này vì đây là sự nhấn mạnh
đầu tiên của sách. Hơn nữa, là một người Báp-tít, tôi có thể nói với sự vui mừng và
sự ca ngợi rằng, “Đây là Hội Thánh của tôi,” khi tôi suy gẫm về những sự dạy dỗ
của sáchnày. Tựa sách ám chỉ đến phẩm chất vừa thiên thượng, vừa con người của
Hội Thánh. Hội Thánh thuộc về Chúa chúng ta. Ngài sống trong lòng Hội Thánh.
Nhưng chúng ta, những tạo vật, là Hội Thánh. Đó là sự vinh hiển của Hội Thánh.
Một tác phẩm như thế này luôn luôn là kết quả sự dự phần của nhiều người, là
những người đã chia sẻ công việc. Việc đọc nhiều sách vở, sự liên hệ cá nhân với
sự sống của Hội Thánh, sự tương tác với các lãnh đạo Hội Thánh của nhiều cộng
đoàn khác nhau và các cuộc phỏng vấn quốc tế đã ảnh hưởng đến việc viết sách rất
nhiều. Thật không thể nào liệt kê hết tất cả những người đã đóng góp những ý
tưởng rất bổ ích trong suốt nhiều năm qua.
Cũng cần phải cảm tạ một số người đã dự phần trong bản hiệu đính hiện thời của
sách. Ông Bob Putman thuộc Nhà Xuất Bản Harvest đã đóng góp những phương
pháp đầy ý nghĩa trong công tác thu thập và xuất bản. Ông John Cionca ở Chủng
viện Bê-tên đã cẩn thận xem xét lại cả quyển sách và đưa ra những gợi ý cũng như
các sửa đổirất có giá trị. Ông Leith Anderson đã thật tốt bụng khi cẩn thận xem xét
lại bản thảo và đã viết lời giới thiệu cho sách. Vợ tôi, Alta, đã đánh bản thảo vào
máy tính và dàn trang sách. Những cuộc phỏng vấn với một vài mục sư đã đem
đến sự sâu sắc cho tác phẩm về Hội Thánh từ một góc nhìn thực tiễn. Tôixin chân
thành cám ơn những người này và nhiều người khác nữa. Tôi cầu nguyện để quyển
sách nhỏ này có thể đến với nhiều độc giả và giúp nhiều người khác hiểu biết Hội
Thánh rõ ràng hơn.
Giới thiệu
Rải khắp thế giới có rất nhiều Hội Thánh Báp-tít từ hai, ba thành viên cho đến
hàng chục ngàn người. Hệ phái Tin Lành đông đảo nhất ở Mỹ chính là Báp-tít.
Những người Báp-tít nhóm họp nhau ở những nơi thuê mướn, trong các phòng
khách, những bãi đất trống giữa rừng, và trong những nhà thờ xây theo kiểu thánh
đường. Những người Báp-tít nằm trong số những hệ phái bao gồm cả chủng tộc,
ngôn ngữ, và vị trí kinh tế xã hội. Chúng tôi là một dân đa dạng.
Có lẽ thật dễ dàng nhận thấy những sự khác biệt của chúng tôi, mặc dầu có một sức
mạnh lớn trong sự đa dạng và linh động kiểu Báp-tít. Đừng để bị đánh lừa bởi
những sự khác biệt. Có một tâm điểm cho những tín lý và lễ nghi Báp-tít mà nơi đó
hết thảy chúng tôi, là những Cơ Đốc nhân được tái sanh, đều hiệp nhất. Chúng tôi
đến với những Hội Thánh địa phương với sự tận hiến cao độ cho Đức Chúa Jêsus
Christ là Cứu Chúa và là Chủ của chúng tôi, và lòng trung thành với Kinh Thánh
như là nguyên tắc cho đức tin và lối sống.
Hội Thánh Của Ta cung cấp những lẽ thật và các truyền thống của những người
Báp-tít để duy trì và làm cho vững mạnh thêm. Đây không phải là “một cuốn sách
của nội quy” giống như một số hệ phái khác có. Nó cũng không phải là một lời
tranh biện để thuyết phục tín hữu thuộc các hệ phái khác gia nhập Báp-tít. Đây là
một cuốn sách hướng dẫn đơn sơ nhưng mạnh mẽ để hiểu làm thế nào những
người Báp-tít đã cẩn thận chuyển những lời dạy dỗ của Kinh Thánh thành hành
động trong sinh hoạt Hội Thánh.
Ông GordonJohnsonđặc biệt thích hợp để trở thành người hướng dẫn chúng ta.
Ông đã chăn bầy tại các Hội Thánh từ Montclair, New Jersey, đến San Diego,
California. Là viện trưởng Chủng viện Thần Học Bê-tên ở St. Paul, Minnesota, ông
đã dạy cho cả một thế hệ chủng sinh sau này trở thành các mục sư, giáo sĩ và
những người lãnh đạo các Hội Thánh Báp-tít trên khắp Bắc Mỹ và khắp thế giới.
Đặc biệt hữu íchlà nhận thức của ông về lịch sử lẫn truyền thống đi đôivới nhận
thức về những khuynh hướng và những vấn đề đương đại. Ông rất yên tâm vì các
nguyên tắc Báp-tít vẫn được duy trì dầu nhiều Hội Thánh đã thay đổi; các phương
pháp được cập nhật trong khi các nghi lễ vẫn giữ nguyên.
Khi bạn đọc 13 chương sắp tới, hãy xem xét một vài lời khuyên dưới đây:
Đặt Kinh Thánh lên hàng đầu. Hội Thánh Của Ta không phải là Kinh Thánh. Nó là
một nguồn tài liệu giúp áp dụng Kinh Thánh vào các Hội Thánh Báp-tít. Khi đến
những phần Kinh Thánh trưng dẫn, hãy mở ra đọc và suy gẫm cho chính bạn. Hãy
luôn quay trở lại với Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời cho cả các Cơ Đốc nhân
lẫn Hội Thánh. Nói cách khác, hãy đọc Hội Thánh Của Ta cùng với quyển Kinh
Thánh bên cạnh.
Hãy quyết định cho chính bạn. Bạn sẽ thấy rằng một niềm tin mạnh mẽ của những
người Báp-tít là mỗi cá nhân chúng ta thảy đều chịu trách nhiệm giải trình trước
mặt Đức Chúa Trời. Đừng tin vì cớ tác giả nói như thế. Đừng đọc cáchthờ ơ rồi
nói, “Tôichỉ làm điều này như một việc được giao mà thôi.” Hãy lựa chọn những
quyết định cách cẩn thận và có sự cầu nguyện cho riêng bạn để những thông tin sẽ
được biến thành niềm tin vững chắc.
Hãy đốichiếu với Hội Thánh của bạn. Bạn sẽ thấy có nhiều khác biệt. Mỗi Hội
Thánh đều khác nhau. Hãy quyết định khám phá hội chúng của bạn trong sự soi
sáng của Thánh Kinh và sự diễn giải trong sách này. Hãy chắc rằng một số khác
biệt có thể làm bạn cảm thấy khó chịu. Với tình yêu thương và sự chịu đựng Cơ
Đốc, hãy chuẩn bị chấp nhận những khác biệt trong khi bạn hầu việc Đức Chúa
Trời để tiếp tục hướng Hội Thánh của bạn đến Lời Chúa.
Cuối cùng, hãy vui thích chia sẻ sự hiệp thông với hàng chục triệu tín hữu Báp-tít ở
khắp nơi trên thế giới ngày hôm nay và xuyên suốtlịch sử. Chúng ta cùng nhau
sống vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong mỗi thế hệ.
Leith Anderson
Eden Prairie, Minesota
Nguồn sức mạnh của Hội Thánh
Hội Thánh là một tổ chức thật kỳ lạ. Hội Thánh đã tồn tại và phát triển mạnh suốt
các thời đại. Hội Thánh đã và đang bị bắt bớ, chống đối, nhưng không hề bị phá
hủy hoàn toàn. Nhiều lúc Hội Thánh đã phải chịu đựng những kẻ thù bên ngoài và
cả những hỗn loạn bên trong, nhưng vẫn đứng vững.
Chúng ta đã minh chứng điều này bằng những phương cách thật ngoạn mục trong
thế kỷ thứ 20. Chế độ Cộng sản thuộc khối các quốc gia phương Đông đã triệt khử
Hội Thánh trong suốt 70 năm. Những người cai trị Đức Quốc xã từ năm 1933 đến
1945 cũng tận dụng những tay sai trong Hội Thánh hay bắt bớ những thành viên
Hội Thánh nào chống đối lại những hành động bạo tàn bọn chúng áp đặt lên xã hội.
Ngày nay, trên cả hai bình diện, Hội Thánh vẫn sống sótvà phát triển.
Một cuộc nghiên cứu gần đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Tư Tưởng Quốc Gia
(National Opinion Research Center) tại trường đại học Chicago, cùng với Trung
Tâm Trưng Cầu Dân ý Nga (Russian Center for Public Opinion Research Center)
tại Mátxcơva, đã cho ra những kết quả đầy kinh ngạc. 2964 bảng câu hỏi được thu
hồi vào năm 1991. Chúng cho thấy rằng một cuộc phấn hưng tôn giáo chưa hề có
trong lịch sử hiện đại đang quét ngang nước Nga. Sau 7 thập kỷ trong tình trạng vô
thần, cứ ba trong số bốn người Nga khẳng định lòng tin tuyệt đốihay rất lớn nơi
Hội Thánh. Mức độ lòng tin đó cao gần gấp đôi so với bản báo cáo ở Mỹ. 22%,
bao gồm gần 1/3 những người dưới 25 tuổi, nói rằng họ đã từng là những người vô
thần, bây giờ trở lại tin nơi Đức Chúa Trời.
Đây là một trong những sự biến chuyển khổng lồ đã từng có trong lịch sử Cơ Đốc
giáo. Đó chính là sự thể hiện sức mạnh của Hội Thánh. Hội Thánh đã bị chống đối.
Hội Thánh đã bị bắt bớ. Nhưng Hội Thánh vẫn tồn tại và hiện nay đang phát triển.
Đây mới chỉ là một minh họa cho sức mạnh của Hội Thánh.
Làm thế nào chúng ta có thể giải thích về sức mạnh của Hội Thánh? Bất cứ một tổ
chức bình thường nào khác chắc chắn đã chết. Không một tổ chức loài người nào
có khả năng chịu đựng để vượt qua sự chống đối và áp lực như là Hội Thánh phải
chịu. Hội Thánh nhận lấy năng lực từ đâu? Đó là điều chương này đề cập đến.
Vị trí của Kinh Thánh
Sức mạnh của Hội Thánh đến từ một thẩm quyền vượt xa hơn chính nó. Phẩm chất
chịu đựng của Hội Thánh không đặt nền tảng trên sự tổ chức thông minh hay
những nỗ lực đầy sáng tạo của con người. Có một quyền năng nằm ngoài thế giới
trần tục đã khiến cho Hội Thánh trở thành như vậy. Quyền năng đó là thẩm quyền
của Kinh Thánh.
Chúng ta hãy cùng xem xét quyển sách này.
Trước hết, hãy lưu ý đến sự đầy đủ của Kinh Thánh. Kinh Thánh mang đến đủ mọi
lẽ thật cho đức tin và đời sống chúng ta. Nó thật đầy đủ vì đã được hà hơi cách
thiêng liêng. Ngay cả việc khảo sát một phân đoạn Kinh Thánh ngẫu nhiên thôi
cũng đủ làm chúng ta hết sức ngạc nhiên. Những dữ kiện đơn giản về Kinh Thánh
làm chúng ta xúc động bởi sự vinh hiển của nó. Kinh Thánh được viết trong
khoảng 1500 năm bởi khoảng 40 trước giả khác nhau, từ những bối cảnh khác
nhau. Nhưng qua tất cả những điều đó, Kinh Thánh có sự nhất quán. Sự nhất quán
đó có thể được khảo sát theo nhiều cách. Công việc của Đức Chúa Trời là Đấng
Sáng Tạo mọi sự vật được ghi nhận xuyên suốt Kinh Thánh. Công việc của Đức
Chúa Trời trong việc lựa chọn và dẫn dắt dân sự của Ngài, dân Y-sơ-ra-ên, được
ghi nhận liên tục như một sợi chỉ xuyên suốtKinh Thánh. Công việc của Đức Chúa
Trời trong Đấng Christ đã được chuẩn bị trong Cựu Ước và được hoàn tất trong
Tân Ước. Đức Chúa Trời đã đang làm việc trong và qua dân sự thuộc riêng của
Ngài trong Cựu Ước và rồi tiếp tục công tác đó trong và qua Hội Thánh của Ngài
trong Tân Ước.
Việc Đức Chúa Trời thực hiện sự giải hòa conngười với Ngài là đề tài chính của
Kinh Thánh. Sứ điệp của Kinh Thánh đã thay đổi đời sống của vô số người và các
xã hội trải qua các thời đại, và chúng ta buộc phải nói rằng, “Chỉ Thánh Linh Đức
Chúa Trời mới có thể ban cho một cuốn sách như vậy.” Các trước giả được sự
hướng dẫn của Thánh Linh khi họ viết. Kinh Thánh thật sự trở thành một bức thư
cá nhân Đức Chúa Trời gửi cho chúng ta, là con loài người. Ngài phán với chúng
ta và với Hội Thánh Ngài qua Kinh Thánh.
Chúng ta nhận ra rằng không phải tất cả mọi phần trong Kinh Thánh đều có tầm
quan trọng như nhau, nhưng mà hết thảy đều được linh ứng như nhau. Chúng ta
thấy một sự minh họa cho điều này trong thế giới vật lý. Conmắt đối với thân thể
có tầm quan trọng hơn nhiều so với amiđan, nhưng cả hai đều là các bộ phận của
thân thể Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Có những phần nhất định trong Kinh Thánh
đối với sự sống của Hội Thánh thì ít quan trọng hơn những phần khác, nhưng tất cả
đều được linh ứng như nhau. Kinh Thánh là sách hướng dẫn đầy đủ nhất cho sự
sống của Hội Thánh và cho đời sống cá nhân của mỗi chúng ta.
Thứ hai, hãy lưu ý tính chắc chắn của Kinh Thánh. Các học thuyết khoa học và
triết học luôn luôn hướng đến chỗ hiệu đính lại. Các tín điều và giáo lý (những lời
tuyên bố có thẩm quyền về những niềm tin và các tín lý) của Hội Thánh cũng vậy,
vốn đã thay đổisuốt các thời đại. Nhưng Lời Đức Chúa Trời thì không. Lời đó rất
chắc chắn. Lời đó không thể thay đổiđược. Chúng ta có thể khám phá ra thêm lẽ
thật bên trong Kinh Thánh, và chúng ta có thể thấy nhiều quan điểm mới dựa trên
lẽ thật Kinh Thánh hàm chứa, nhưng lẽ thật ở đây đã được ban cho một lần đủ cả.
Đức Chúa Jêsus phán, “Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi”
(Mat Mt 24:35). Tínhchắc chắn của Kinh Thánh đem đến sự xác tín trong kinh
nghiệm Cơ Đốc của chúng ta và trong chức năng của Hội Thánh.
Thứ ba, hãy lưu ý đến thẩm quyền của Kinh Thánh. Lời Kinh Thánh có một thẩm
quyền mà không một tác phẩm phẩm văn chương hay quyển sách nào khác trên thế
giới có được. Điều này không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì bên ngoài. Không một tòa
án nào có thể mang đến thẩm quyền đó cho Kinh Thánh bằng các sắc lệnh hay
quyết định. Các giáo hội nghị trên đất vào thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng
không. Họ đã dựa vào Kinh Thánh để thiết lập nền tảng cho các tín điều và các
giáo lý, những điều họ muốn có sự chi phối trên Hội Thánh.
Một tác giả nói, “Chỉ đơn giản là họ đã nhìn nhận thẩm quyền của chính Kinh
Thánh. Sự hình thành Kinh Thánh dưới quyền của Đức Chúa Trời tự nó đã đứng
vững. Thật rõ ràng là tác phẩm năng động và đầy quyền năng này đã được ban cho
trong sự nhất quán cần thiết và có hệ thống vì toàn thể Kinh Thánh đã được tạo nên
bởi chính sự sống phổ quát và quyền năng của Đức Chúa Trời.”
Có một sức mạnh bên trong Kinh Thánh khiến chính kinh Thánh bắt phục nhân
loại. Đó là một sứ điệp thiêng liêng vốn không thể tránh né được. Martin Luther,
một nhà cải chánh Tin Lành vĩ đại, thấy rằng chính mình đã bị buộc phải đầu phục
thẩm quyền của Kinh Thánh hơn là của Hội Thánh hay giới lãnh đạo Giáo Hội.
Càng khảo cứu về Lời Chúa, về những điều ông tin quyết, và mối tương giao giữa
ông với Chúa và với Hội Thánh bao nhiêu, ông càng bị thúc ép phải chống lại
những lời tuyên bố của Giáo Hoàng, vốn được xem như là có thẩm quyền ngang
với Kinh Thánh. Ông không muốn rời bỏ Giáo Hội. Ông muốn trung thành với
Giáo Hoàng và với các công đồng. Nhưng cuối cùng, ngay trung tâm cuộc tranh
chiến của ông với lẽ thật, ông bị dồn vào một góc. Ông đã phải thừa nhận rằng các
công đồng và Giáo Hoàng đã sai lầm. Chính vì điều này ông lựa chọn đứng trên
thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời.
Ông đưa ra lời chứng lại trong lúc bị xét xử như sau: “Trừ khi tôi được thuyết phục
bởi lời chứng của Kinh Thánh hoặc bởi một lý do rõ ràng - vì tôi không phó mình
cho Giáo Hoàng cũng như cho một công đồng riêng lẻ nào, vì thật rõ ràng là họ
thường mắc sai lầm và mâu thuẫn với chính mình - tôi luôn đứng về phíaKinh
Thánh, trước bản thân và lương tâm, tôi khẳng định rằng mình đã trở thành ‘tù
nhân’ của Kinh Thánh. Tôikhông thể và cũng sẽ không rút lại bất cứ thứ gì chỉ vì
nó không an toàn hay chống lại lương tâm tôi. Tôi không thể làm khác hơn.
Nguyện Chúa giúp tôi. Amen.”
Không có một cuốnsách nào khác có đủ thẩm quyền cho Hội Thánh hay cho bất
cứ một tôn giáo thật nào. Các tôn giáo khác đều có những sách của họ, chẳng hạn
như giáo hội Mormon có Sách Mormon (Book of Mormon). Mary Baker Eddy,
người sáng lập Khoa Học Cơ Đốc, đã viết quyển Khoa Học và Sức Khỏe với Chìa
Khóa của Thánh Kinh (Science and Health with Key to the Scriptures) năm 1875.
Bà ngụ ý rằng Kinh Thánh là một kho báu bị lạc mất mãi cho đến khi có sự diễn
giải của bà. Sự ám chỉ này trái ngược với tất cả những gì chúng ta biết về Kinh
Thánh và điều Đức Chúa Trời đã làm cho nhân loại. Chúng ta không cần phải có
những chiếc chìa khóa đặc biệt của conngười để hiểu sứ điệp thiết yếu mà Đức
Chúa Trời bày tỏ cho những con người có trách nhiệm xuyên suốt Kinh Thánh.
Kinh Thánh là thẩm quyền cho chức năng của Hội Thánh. Kinh Thánh hướng dẫn
sự sống của Hội Thánh. Nhưng trên tất cả, Kinh Thánh hướng chúng ta đến Đấng
Christ, Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã phán với những
người Pha-ri-si và các thầy dạy luật như vầy: “Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì
tưởng bởi đó được sự sống đời đời. Ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các
ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (GiGa 5:39-40).
Mục đíchtối hậu của Lời được viết ra của Đức Chúa Trời là để bày tỏ Đức Chúa
Jêsus Christ, Lời Hằng Sống cho chúng ta. Ngài là Đầu Hội Thánh và là Đấng biến
đổi mỗi chúng ta là những người tin cậy nơi Ngài. Điều đó khiến cho Kinh Thánh
trở nên sống còncho chúng ta và cho Hội Thánh.
Vị trí của truyền thống
Dầu rằng Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất cho đức tin và sự sống của Hội
Thánh, cũng như đối với mỗi cá nhân chúng ta, có hai lĩnh vực khác cũng nên được
xem xét. Đó là truyền thống và thực tiễn. Cả hai điều này đều quan trọng khi xem
xét sức mạnh của Hội Thánh, dầu rằng cả hai phải ở dưới thẩm quyền của Kinh
Thánh.
Truyền thống liên quan đến những cội nguồn lịch sử mà từ đó Hội Thánh được
hình thành. Có một điểm giống nhau mang tính lịch sử rất đáng lưu tâm giữa vòng
nhiều hệ phái khác nhau. Điều đó đặc biệt đúng trong những thời kỳ đầu quá trình
phát triển Hội Thánh. Các công việc, các quyết định và các tác phẩm của những
nhà lãnh đạo và các công đồng xuyên suốt lịch sử Hội Thánh thật quan trọng lắm.
Mọi Cơ Đốc nhân đều biết điều này. Từ tác phẩm của các nhà lãnh đạo và các công
đồng Hội Thánh đã cho ra các tín điều (những lời tuyên bố có thẩm quyền về
những niềm tin căn bản) và những lời tuyên bố về đức tin. Chúng đã tạo nên nền
tảng của truyền thống Hội Thánh.
Những tín điều và các lời tuyên xưng đức tin này tác động đến một số hệ phái nổi
bật trong xã hội chúng ta ngày nay.
Một số nhóm Hội Thánh tuyên bố mình không lệ thuộc vào tín điều. Có nghĩa là
những hệ phái này không cho phép bất cứ lời tuyên xưng đức tin hay tín lý nào có
thẩm quyền trên họ. Họ tuyên bố rằng thẩm quyền trên họ là Kinh Thánh và đặc
biệt là Kinh Thánh Tân Ước. Những Hội Thánh không tín điều này chấp nhận
những tín điều đầu tiên của các giáo hội nghị như là những lời tuyên bố về tín lý
được hiểu từ Thánh Kinh. Những Hội Thánh này cũng sử dụng những lời xác
quyết đức tin của chính họ, nhưng họ nhanh chóng khẳng định rằng Kinh Thánh là
trước nhất và là thẩm quyền tối hậu trên họ. Giữa vòng các nhóm phi tín điều này
có Hội Thánh Giám Lý, Liên Hiệp các Hội Thánh Đấng Christ, Hội Thánh Tin
Lành, Hội Thánh Tin Lành Giao Ước (Evangelical Covenant Church), Hội Thánh
Phúc Âm Liên Hiệp (Christian Missionary and Alliance Church), và Hội Thánh Cơ
Đốc, cũng như Báp-tít.
Những Hội Thánh tín điều là những Hội Thánh hướng đến những tín điều hay sự
tuyên xưng đức tin đặc biệt như là nền tảng cho đức tin và hoạt động của họ. . tất
cả đều hướng về những tín điều cổ xưa, nhưng mỗi hệ phái phát triển sự tuyên
xưng đức tin của riêng họ. Tất cả đều nói rằng Kinh Thánh có thẩm quyền, nhưng
những bản tuyên xưng này cũng rất quan trọng cho đời sống của Hội Thánh. Giữa
vòng các Hội Thánh tín điều này có Hội Thánh TínNghĩa (Lutheran Church), Hội
Thánh Tân Giáo (Episcopal Church), Hội Thánh Anh Giáo (Church of England),
Hội Thánh Cơ Đốc Cải Chánh (Christian reformed Church), Hội Thánh Trưởng
Lão (Presbyterian Church), và Giáo Hội Công Giáo La-mã (Roman Catholic
Church).
Khi chúng ta nói đến các tín điều và sự tuyên xưng đức tin, chúng ta đang nói đến
truyền thống. Nó liên quan đến lịch sử. Những lời tuyên bố về giáo lý này được
hình thành vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử như là sự thể hiện điều Hội
Thánh hiểu về những sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Khi mỗi một trong số những Hội
Thánh này phát triển trong lịch sử, họ xây dựng những lời tuyên xưng đức tin của
riêng họ để đặc biệt hóa nhóm của mình. Những lời tuyên xưng này khiến cho mỗi
hệ phái trở nên khác biệt nhau. Điều này liên quan đến truyền thống.
Giáo Hội Công Giáo La-mã được dẫn dắt bởi truyền thống nhiều hơn bất cứ giáo
phái nào khác trong vòng Hội Thánh Cơ Đốc. Những người Công Giáo tin rằng
người kế vị sứ đồ Phi-e-rơ chính là Giáo Hoàng. Họ đặt nền tảng cho điều này trên
những lời Đức Chúa Jêsus phán với Phi-e-rơ (Mat Mt 16:18-19; LuLc 22:31-32;
GiGa 21:15-19). Hết thảy những người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La-mã được
xem là những người kế vị các sứ đồ, có cùng một thẩm quyền (của các sứ đồ). Một
sách học Công Giáo nói: “Các giám mục, cùng với Giáo Hoàng, là những người
dạy dỗ và dẫn dắt Hội Thánh. Họ phải hầu việc dân sự của Đức Chúa Trời và thế
giới bằng cách công bố và bảo vệ sứ điệp của Đấng Christ giữa vòng chúng ta. Họ
là những người kế vị các sứ đồ vốn đã nhận mạng lệnh nơi Đấng Christ để ‘đivà
dạy dỗ muôn dân’.”
Giáo Hội Công Giáo xem những hành động của các vị lãnh đạo và các hội đồng là
rất quan trọng trong suốtlịch sử của mình để quyết định giáo lý và các hoạt động
của Hội. Kinh Thánh có thẩm quyền trên Giáo Hội Công Giáo, nhưng cách Hội
này tiếp cận Kinh Thánh hoàn toàn khác với cách của những người Tin Lành.
Quan điểm của họ có thể thấy rất rõ ràng, cũng chính trong quyển sách nói trên:
“Những người Công Giáo và Tin Lành... hết sức tập trung vào và kính trọng Lời
của Đức Chúa Trời, nhưng cách tiếp cận có điều gì đó khác nhau. Những người
Công Giáo tin rằng Kinh Thánh cần được gìn giữ bởi thẩm quyền dạy dỗ của Giáo
Hội. Vì thế trong tín điều của mình, Hội cung cấp cho chúng ta một loại từ điển
Thánh Kinh. Chúng ta tin rằng Kinh Thánh là trái tim của truyền thống Giáo Hội
và nếu không có Giáo Hội để lưu truyền nó, Kinh Thánh sẽ mất hầu hết mọi sức
mạnh của mình.
“Người Công Giáo xem Kinh Thánh là một cuốn sách được Giáo Hội viết ra một
lần đủ cả, cho Hội Thánh, và rằng, nếu tách rời khỏi Giáo Hội, có thể dễ dàng bị
hiểu sai.”
Khi chúng ta hiểu cách tiếp cận gắn liền Kinh Thánh với truyền thống đó, chúng ta
có thể hiểu rõ hơn việc làm thế nào mà một số giáo lý không được dạy rõ ràng
trong Kinh Thánh lại trở thành tín lý của Giáo Hội Công Giáo. Dầu rằng có thẩm
quyền, Kinh Thánh đến qua Giáo Hội và chỉ có thể hiểu tốt nhất là bên trong Giáo
Hội. Điều đó có nghĩa là những quyết định của Giáo Hội có thẩm quyền ngang
bằng với các giáo lý được thể hiện rõ ràng trong Kinh Thánh. Chính vì thế mà khi
Giáo Hoàng nói với thẩm quyền của Giáo Hội, ông được xem như là không thể sai
lầm và có thể quyết định một giáo lý của Giáo Hội vào năm 1870, và giáo lý Ma-ri
hồn xác lên trời (Assumption of Mary) được thiết lập từ năm 1950. Đây là giáo lý
cho rằng Ma-ri đã được cất lên thiên đàng sau khi chết, như Đức Chúa Jêsus đã
được.
Những người Báp-tít là một hệ phái phi tín điều. Nhưng Báp-tít cũng là một hệ
phái gắn với lịch sử. Họ tìm thấy giá trị lớn trong những tín điều và trong các quyết
định của các hội đồng giáo hội toàn cầu trong buổi đầu của lịch sử Hội Thánh. Sự
hiểu biết cơ bản của họ về các giáo lý chủ yếu trong Kinh Thánh đến từ những
quyết nghị của các hội đồng này. Họ đã sử dụng những lời tuyên xưng đức tin của
nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử của mình. Nhiều Hội Thánh Báp-tít địa
phương làm theo những lời tuyên xưng đức tin của chính mình. Một số hệ phái
Báp-tít đã sử dụng những lời tuyên xưng đức tin như là những nguyên tắc chỉ đạo
trong việc quyết định tư cách hội viên trong tình thông công cũng như hướng đến
chức năng của các Hội Thánh.
Chẳng hạn Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp đã chấp nhận Lời Tuyên Xưng Đức Tin
vào năm 1951. Những lời tuyên xưng các niềm tin trang trọng này được dùng để
thể hiện sự hiểu biết hiện thời của Hội về những điều dạy dỗ trong Kinh Thánh.
Chúng giúp những người bên ngoài Hội Thánh hiểu được Hội Thánh địa phương
hay tổ chức thông công giữa vòng hệ phái tin Kinh Thánh dạy điều gì. Dầu rằng
Báp-tít thuộc nhóm phi tín điều, họ thừa nhận giá trị di sản của mình và sự phát
triển sự hiểu biết giáo lý trong quá khứ. Và họ cũng cần phải nhận hết vị trí của
những lời tuyên xưng đức tin như là những nguyên tắc chỉ đạo cho chức năng của
Hội Thánh.
Nhưng những lời tuyên xưng đức tin đó không thể trở thành những luật lệ thay thế
Kinh Thánh. Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất trên đức tin và nhiệm vụ của
chúng ta. Những tín điều chính thức phải được sử dụng giống như sự diễn giải
Kinh Thánh mà thôi.
Một Hội Thánh địa phương có thể sử dụng lời tuyên xưng để giúp các thành viên
tương lai hiểu điều mà Hội Thánh đó tin rằng Kinh Thánh dạy. Một số thành viên
tương lai có thể không đồng ý. Hội Thánh địa phương có lẽ cần thiết phải từ chối
cho những người như thế gia nhập Hội Thánh. Hành động đó đốivới Hội Thánh
không có gì mâu thuẫn cả. Điều đó chỉ đơn giản khiến cho những thành viên tương
lai nhận thức được rằng họ sẽ không thể cảm thấy thoải mái trong Hội Thánh
chừng nào mà sự hiểu biết của họ về sự dạy dỗ của Kinh Thánh còn đốilập với
Hội Thánh.
Nhưng chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ rằng chúng ta thảy đều ở dưới thẩm quyền
của Kinh Thánh. Tất cả mọi tín điều đều phải quy thuận theo Kinh Thánh. Khi nói
chuyện với những người Pha-ri-si và các thầy dạy luật về mối liên hệ với truyền
thống của Ngài và các môn đồ mình, Đức Chúa Jêsus phán, “Các ngươi bỏ hẳn
điều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình” (Mac Mc
7:9).
Vị trí của tính thực tế
Một yếu tố khác cần phải được xem xét đốivới sức mạnh của Hội Thánh là việc
làm những điều gì thực tế.
Xuyên suốt lịch sử của mình, đã có nhiều dịp Hội Thánh phải lựa chọn các quyết
định về sự sống còn của mình trên nền tảng của tính thiết thực hơn là việc sử dụng
bất cứ một tiêu chuẩn nào khác. Có những lúc các quyết định này chính đáng và
đúng đắn. Vào những lúc khác những quyết định đó vi phạm nền tảng Kinh Thánh
hay tiền lệ lịch sử.
Hãy lấy Báp-têm làm ví dụ. Hầu hết mọi hệ phái đều đồng ý rằng việc thực hiện
nghi lễ Báp-têm trong Tân Ước và trong Hội Thánh đầu tiên là sự dìm mình người
tín hữu vào trong nước. Khi thánh lễ đó ngày càng trở nên gắn liền một cách sai
lầm với kinh nghiệm cứu rỗi, các vấn đề phát sinh khi không thể dìm mình một
người nào đó vào nước vì cớ sức khỏe kém hay vì những hoàn cảnh khác. Dần dần
phương thức thực hiện nghi lễ chuyển sang xối nước lên thân thể rồi đến chỗ rảy
nước, vì những phương cách này tỏ ra thực tế hơn. Chính Karl Barth, một nhà thần
học thuộc Hội Thánh Cải Chánh Thụy Sĩ và có lẽ là nhà thần học vĩ đại nhất thế kỷ
của chúng ta, đã nói: “Một người hầu như không thể phủ nhận việc Báp-têm đã
được tiến hành theo nghi thức nhúng mình xuống nước - như ở phương Tây mãi
cho đến Thời Trung Cổ - thể hiện một nghi thức ấn tượng hơn nhiều so với việc
xối nước vốn sau đó đã trở thành lệ thường, đặc biệt là khi cái lệ thường này được
rút gọn từ chỗ làm cho ướt tới chỗ rảy một ít nước và dần dần trên thực tế chỉ còn
là việc làm cho ẩm một chút với càng ít nước chừng nào càng tốt chừng nấy.”
Quyết định rằng việc rảy nước trở thành một giáo lý có thẩm quyền là hoàn toàn
đặt nền tảng trên tính thực tế. Dầu rằng ngày nay hình thức này chính là cái được
sử dụng bởi nhiều nhóm chính trong Hội Thánh Cơ Đốc nói chung, nó vẫn đang
trên đà dần dần phát triển.
Trong những năm gần đây, N. P. Williams thuộc đại học Oxford bị bối rối khi ông
không thể tìm thấy một bằng chứng nào về việc làm Báp-têm cho trẻ em trong
Kinh Thánh Tân Ước. Vì thế, ông cảm thấy bị dẫn đến chỗ biện hộ rằng con người
phải “tin cậy vào những bản năng của Hội Thánh lịch sử.” Đây là sự thừa nhận
rằng thẩm quyền thay đổi phương cáchBáp-têm đến từ quyết định võ đoán của Hội
Thánh hậu Tân Ước.
Một minh họa từ chính cuộc đời tôi sẽ làm rõ hơn việc sử dụng tính thực tế trong
đời sống Hội Thánh. Khi tôi đang quản nhiệm một Hội Thánh thành phố, một quý
cô gọi điện cho vợ tôi. Cô ta giới thiệu một kế hoạch mà từ đó các tín hữu trong
Hội Thánh có thể kiếm được rất nhiều tiền. Khi được bảo rằng chúng tôi không hỗ
trợ cho Hội Thánh bằng cáchbuôn bán các thứ, cô ta đã không hiểu.
“Bà không muốn có tiền sao?” cô ta hỏi.
Vợ tôi đáp, “Chắc chắn là có chứ.”
“À, thế thì làm sao bà kiếm được tiền?”
Vợ tôi giải thích rằng các thành viên của Hội Thánh chúng tôi tin vào việc họ phải
dâng phần mười dựa trên số thu nhập của họ cho Chúa và cho công việc của Ngài.
Người phụ nữ hỏi, “Đó là cái gì thế? Đánh vần ra sao?”
Thế là vợ tôi đánh vần “p-h-ầ-n m-ư-ờ-i” và giải thích ý nghĩa của nó.
Người phụ nữ đó nói, “Tại sao chứ, nơi duy nhất tôi từng nghe nói đến nó là trong
Kinh Thánh. Tôi chưa bao giờ nghe một Hội Thánh nào lại đi theo phương pháp
đó.”
Thật đáng lưu ý, phải không? Cô ta đã chỉ được nghe về việc dâng phần mười
trong Kinh Thánh - cô chưa hề nghe có một Hội Thánh nào áp dụng nó cả. Kinh
Thánh là thẩm quyền cho Hội Thánh, nhưng nhiều người không nghiêm túc tiếp
nhận nó như là chuẩn mực cho niềm tin và các việc làm của Hội Thánh họ.
Thật dễ dàng khi để cho lý do con người và lệ thường tốt trở thành một tiêu chuẩn
có thẩm quyền cho những quyết định liên quan đến niềm tin và các hoạt động của
Hội Thánh. Muốn khám phá nguyên tắc Thánh Kinh đằng sau các quyết định được
lựa chọn trong Hội Thánh đòi hỏi phải có nhiều nổ lực và sự cẩn trọng.
Trong những năm gần đây, một số người đã nghi ngờ thẩm quyền của Kinh Thánh.
Họ chỉ muốn chấp nhận một vài niềm tin căn bản chẳng hạn như tình yêu thương
của Đức Chúa Trời cho nhân loại và sự cần thiết của việc phải yêu thương những
người lân cận. Từ đó, những quyết định chuyên biệt lại lệ thuộc vào sự phán quyết
riêng tư cá nhân của một người nào đó. Đến đây chúng ta đốidiện với một thẩm
quyền bấp bênh vì cớ quan niệm của nhân loại luôn thay đổi
Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua hết thảy mọi điều mang tính thực tế trong
vòng Hội Thánh. Chúng ta phải hướng dẫn các hoạt động của Hội Thánh trong một
thế giới vốn có những điều kiện khác xa so với thế giới thời Tân Ước. Nhưng
những nguyên tắc tìm thấy trong Kinh Thánh hoàn toàn đầy đủ để hướng dẫn
chúng ta trong mọi quyết định của mình. Một số điều ngày nay chúng ta cần vốn
lại không được phác thảo cụ thể trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, hầu hết các tiểu
bang có những người được ủy thác hay một số các viên chức được bổ nhiệm để lo
về các vấn đề liên quan đến pháp luật của Hội Thánh. Những người được ủy nhiệm
này không hề có trong Thánh Kinh Tân Ước, công việc của họ lại không trái với
những nguyên tắc của Tân Ước.
Nguyên tắc dẫn đạo trong các vấn đề Hội Thánh là làm theo sự dạy dỗ của Thánh
Kinh Tân Ước. Khi chúng ta tin rằng việc thêm một điều gì đó không được đề cập
đến một cách đặc biệt trong Kinh Thánh là cần thiết, thì chúng ta phải biết chắc
rằng việc thêm vào đó bắt nguồn từ sự vi phạm các nguyên tắc của Kinh Thánh
Tân Ước.
Sức mạnh của Hội Thánh kết quả từ sự tôn trọng triệt để thẩm quyền của Kinh
Thánh. Khi Hội Thánh dựa vào Kinh Thánh như là nguồn hướng dẫn đức tin và
công việc của mình, Hội Thánh trở nên mạnh mẽ. Chính điều này là cái đã khiến
cho Hội Thánh có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Tôi đến thăm Hội Thánh
tại Mátxcơva năm 1966 khi Hội Thánh bị nghiêm cấm khắc khe dưới một chế độ
vô thần bạo ngược, Cộng Sản. Hội Thánh vẫn mạnh mẽ bất chấp những cấm đoán.
Tôi đã hỏi làm thế nào mà những người lãnh đạo mới được huấn luyện. Họ không
có các chủng viện hay trường Kinh Thánh. Họ đáp lời bằng một câu hỏi khác:
“Những sinh viên của ông đọc Kinh Thánh nhiều như thế nào?” Những sinh viên
của họ, đang học một cách cá nhân với một mục sư trưởng thành, đã đọc xuyên
suốt Kinh Thánh đến 35 lần. Đây chính là điều bí mật ẩn chứa sức mạnh của Hội
Thánh đằng sau Bức Màn Sắt. Kinh Thánh là thẩm quyền và là sức mạnh của Hội
Thánh.
Hội Thánh có nghĩa gì?
Quyển sách Những CộiNguồn của Alex Haley, xuất bản năm 1974, đã nhìn lại
lịch sử của ông, là một người Mỹ da đen. Cuốn sách và những chương trình truyền
hình sau đó làm bùng nổ trong lòng nhiều người sự thích thú tìm về cộinguồn của
mình. Hàng tá các thương vụ đã xuất hiện để giúp người ta tìm về nguồn gốc của
chính mình. Cũng theo cách tương tự, ngày nay có nhiều người tò mò về Hội
Thánh. Hội Thánh từ đâu đến? Hội Thánh đã xuất hiện như thế nào? Ai là người
sáng lập? Hội Thánh phát triển ra sao?
Khởi điểm của Hội Thánh
Tất cả đã bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất. Đức Chúa Jêsus là người đầu tiên dùng từ
này (Hội Thánh) như chúng ta biết ngày nay. Ngài phán trong Mat Mt 16:18: “Ta
sẽ lập Hội Thánh ta.” Biết được những bối cảnh để Ngài phán điều này thật là tốt.
Mọi sự rao giảng và dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus đều vào những dịp đặc biệt.
Những điều Ngài dạy dỗ hay rao giảng đều gắn liền với những biến cố và bao
quanh bởi những tình huống. Chẳng hạn, vào một dịp Đức Chúa Jêsus hỏi các môn
đồ về quan điểm của dân chúng về Ngài, lúc đó Ngài đã trở nên nổi tiếng. Họ nói
với Chúa rằng một số người xem Ngài là một trong các tiên tri thời xưa. Rồi Ngài
hỏi họ nghĩ gì về Ngài. Phi-e-rơ lập tức trả lời, “Chúa là Đấng Christ, ConĐức
Chúa Trời Hằng Sống.” Với câu trả lời đó, Đức Chúa Jêsus phán, “Ngươi là
Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này.”
Điều này có nghĩa gì? Ai là đá để Ngài xây dựng Hội Thánh của Ngài lên trên đó?
Có ba sự giải nghĩa chính: 1) Đá ám chỉ Phi-e-rơ. 2) Đá ám chỉ chính Đấng Christ.
3) Đá ám chỉ lời tuyên xưng đức tin của Phi-e-rơ.
Cẩn thận xem xét thì thấy rằng sự giải nghĩa thích đáng là sự kết hợp của cả ba ý.
Đức Chúa Jêsus phán, “Ngươi là Phi-e-rơ (Petros), ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá
(petra) này. Ở đây rõ ràng là có sự chơi chữ. Đức Chúa Jêsus đang phán, “Tên
ngươi là Đá, và ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này.” Đức Chúa Jêsus khẳng định
điều này dựa trên nền tảng nào? Lời phán dựa trên sự khám phá và xưng nhận của
Phi-e-rơ về đặc tính thật của Đức Chúa Jêsus. Phi-e-rơ nói, “Chúa là Đấng Christ.”
Làm thế nào Phi-e-rơ có thể đi đến kết luận đó? Điều này đến với ông qua một sự
khải thị thiêng liêng. “Chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều này đâu, bèn
là Cha ta ở trên trời vậy” (câu 17). Năng lực bản thân Phi-e-rơ không thể đưa ông
đến kết luận đó. Chính Chúa đã bày tỏ cho ông. Vì thế, Chúa chúng ta có thể lập
Hội Thánh Ngài trên Phi-e-rơ và tiếp tục lập Hội Thánh Ngài trên những người
khác, những người cũng có sự khám phá và tuyên xưng đức tin trong Đấng Christ
giống như ông.
Chúng ta hãy suy gẫm về một số lẽ thật chúng ta học được từ Lời của Chúa. Trước
hết, Ngài chính là nền tảng Hội Thánh. Ngài là Đấng đã phán, “Tasẽ lập Hội
Thánh ta.” Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh trên những người giống như Phi-e-rơ,
những người cũng đã khám phá ra rằng Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Christ, Con
của Đức Chúa Trời Hằng Sống. Chính Ngài là Đấng tự bày tỏ mình cho dân sự.
Chính Ngài làm công việc xây dựng. Trong ICo1Cr 3:11 Ngài được gọi là nền
móng. Eph Ep 2:20 nói rằng Hội Thánh được “dựng lên trên nền của các sứ đồ
cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà.” Một lần nữa
trong IPhi 1Pr 2:6-8 Đấng Christ được gọi là đá góc nhà. Đấng Christ rõ ràng là
nền tảng và đá góc nhà của Hội Thánh.
Jêsus là Chủ của Hội Thánh. Ngài phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh của ta.” Hội Thánh
thuộc về Ngài. Ngài đã khai sinh ra nó. Ngài thay đổi mọi người tiếp nhận món quà
cứu rỗi miễn phí của Ngài, và họ trở thành một phần trong Hội Thánh Ngài. Ngài
duy trì Hội Thánh và bởi quyền năng của mình, Ngài là động lực mở rộng Hội
Thánh. Ngài chính là Chúa.
Các phép ẩn dụ trong Thánh Kinh Tân Ước đã xác nhận Ngài chính là Chúa. Ngài
là Đầu của thân thể. Thân thể không thể hoạt động mà không có cái đầu. Là đá góc
nhà của một tòa nhà, Ngài là nhân vật trung tâm của Hội Thánh. Ngài là gốc nho,
chúng ta là những nhánh. Ngài là Người Chăn của đàn, và chúng ta theo Ngài.
Ngài là Chú Rễ, và Hội Thánh là cô dâu. Những hình ảnh ẩn dụ này rõ ràng cho
thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Chủ tể của Hội Thánh. Hội Thánh nào nhìn
nhận được điều này sẽ trở nên mạnh mẽ và hiệu quả.
Hội Thánh là vĩnh cửu. Chúa phán, “Các cửa âm phủ sẽ chẳng thắng được hội đó.”
Hội Thánh sẽ bị chống đối, và sự chống đốisẽ không bắt nguồn từ những con
người bìnhthường. Nó đến từ những thế lực thuộc linh. Địa ngục, Sa-tan và tay sai
của hắn sẽ chống đốilại Hội Thánh và mọi công việc của hội, nhưng những người
ở trong Hội Thánh là những người đang ở với đội chiến thắng. Dẫu rằng có đôilúc
chúng ta cảm thấy công việc của chúng ta thật tầm thường vì chúng ta có lẽ là một
thiểu số nhỏ bé trong cộng đồng của mình, Hội Thánh chúng ta cuối cùng sẽ chiến
thắng cũng như chính Chúa và Lời Ngài đã chiến thắng.
Cuối cùng, chúng ta xem xét một lẽ thật khác trong lần thứ hai và cũng là lần cuối
cùng Ngài sử dụng khái niệm “Hội Thánh” trong Mat Mt 18:17. Từ này gợi lên sự
cần thiết của khía cạnh địa phương của Hội Thánh. Ở đây Ngài đề cập đến một
cuộc tranh chấp không thể giải quyết giữa hai tín hữu. Cuộc tranh chấp sau đó nên
đưa ra giữa Hội Thánh. Đưa một vấn đề tranh chấp ra giữa Hội Thánh phổ thông là
điều hoàn toàn không thể. Nó phải được đưa ra giữa một nhóm địa phương. Việc
làm thực tiễn của Hội Thánh Ngài thiết lập đòihỏi một tình thông công địa
phương.
Ý nghĩa của từ “Hội Thánh”
Khi chúng ta dùng từ “Hội Thánh”, có rất nhiều hình ảnh khác nhau hiện lên trong
tâm trí. Đốivới một số người nó ám chỉ một giáo phái chẳng hạn Giáo Hội Công
Giáo La-mã hay Hội Thánh Trưởng Lão. Đối với những người khác nó có nghĩa là
một tòa nhà có thể được xem là một Hội Thánh cá biệt. Nhiều người đồng nhất hóa
Hội Thánh với một nhóm người. Khi từ này lần đầu tiên được sử dụng như chúng
ta biết ngày nay, nó đã được những người Gô-tíchsửdụng, những người này tràn
vào Đế Chế La-mã từ phương Bắc. Họ quan sát các Cơ Đốc nhân đang khi thờ
phượng. Họ thấy những Cơ Đốc nhân ở trong các nhóm nhỏ trong nhà mình để thờ
phượng, vì thế quan niệm đầu tiên của họ về Hội Thánh là một ngôi nhà nơi những
tín hữu gặp gỡ. Đó là sự thể hiện hữu hình, mang tính vật lý của Cơ Đốc giáo mà
họ đã lưu ý, và vì thế họ nói đến Hội Thánh với sự nhấn mạnh trước tiên là địa
điểm nhóm.
Từ này thật sự bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, kuriakon, vốn nói đến một tòa nhà. Nó
có nghĩa là “thuộc về một chúa hay chủ.” Đối với hầu hết những người khác,
chúng ta tiếp tục sử dụng từ Hội Thánh để gọi một tòa nhà nơi mà sự thờ phượng
và các hoạt động khác được thực hiện. Dầu rằng đó là từ được dùng trong các bản
dịch Kinh Thánh tiếng Anh của chúng ta, nhưng nó không phải là từ được Thánh
Kinh Tân Ước tiếng Hy Lạp sử dụng. Kuriakon không hề được sử dụng trong
Thánh Kinh Tân Ước để chỉ Hội Thánh. Từ đó là ecclesia, có nghĩa là “hộiđoàn
của những người được biệt riêng.”
Từ ecclesia không nhấn mạnh tòa nhà, nơi mà những tín hữu gặp gỡ, nhưng nhấn
mạnh chính bản thân những tín hữu. Hội Thánh là cộng đoàn những người tin cậy
nơi Đấng Christ, bất luận họ gặp nhau trong một hang động, một căn nhà, một giáo
đường hay ngoài trời. Người trong thời Tân Ước hoàn toàn nhận biết được ý nghĩa
của từ này khi nó được dùng.
Từ ecclesia xuất phát từ một chính quyền đô thị quốc của Hy Lạp. Nó được sử
dụng để nói đến các dân biểu khi họ hội họp với nhau lại để làm luật và để ban
hành quy chế đặc biệt cho thành phố của mình. Bốn dữ kiện giúp giải thích Hội
Thánh Tân Ước được tìm thấy trong hội đồng thành phố Hy Lạp này.
Trước hết, hội đồng Hy Lạp là một nhóm địa phương. Nó không bao gồm cả nước
hay một đế quốc. Những người tụ họp với nhau đại diện cho một thành phố.
Thứ hai, đó là một nhóm tự trị. Họ cai trị một cách độc lập trong địa phương mình,
nhưng có mối quan hệ với những khu vực khác.
Thứ ba, tư cách hội viên trong nhóm đòi hỏi phải đáp ứng được những phẩm chất
nhất định. Các công dân phải đạt được một tiêu chuẩn nào đó trước khi họ được ra
ứng cử.
Thứ tư, hội đồng Hy Lạp được điều hành trên các nguyên tắc dân chủ. Họ được
bầu cử như là một tổ chức dân chủ và số đông cai trị.
Bốn nguyên tắc này là những nguyên tắc chỉ đạo đầy ý nghĩa cho chức năng của
Hội Thánh Tân Ước.
Trong Đế Quốc La-mã, khi mỗi nhóm công dân La-mã tụ họp lại với nhau (bất
luận ở đâu), thì sự nhóm họp của họ là một tiếng nói của Rô-ma. Nhóm này chẳng
có ý nghĩa gì nếu tách khỏi Rô-ma. Mỗi công dân La-mã đến một thành phố, nơi
có một nhóm như vậy tồn tại thì tự động anh ta trở thành một thành viên của nhóm
đó. Về phương diện địa lý mà nói, các nhóm này có thể ở cách xa Rô-ma đến vài
ngàn dặm, nhưng họ vẫn là một phần quan trọng của Rô-ma. William Barclay, một
nhà bình giải Kinh Thánh nổi tiếng, và cũng là một tác giả, đã nói, “Đó là ý nghĩa
thật của Hội Thánh; mỗi Hội Thánh địa phương chỉ là một phần, một bức tiểu họa
của Hội Thánh phổ thông vĩ đại.”
Những mối quan hệ thuộc địa phương hay rộng hơn phải được lưu tâm đến khi
chúng ta khảo cứu sự nhấn mạnh của Thánh Kinh Tân Ước đến Hội Thánh.
Cách Kinh Thánh sử dụng từ “HộiThánh”
Xem xét cách Kinh Thánh sử dụng từ “Hội Thánh” là rất tốt. Ý tưởng này đã được
thấy trong Cựu Ước khi nó ám chỉ đến cộng đoàn dân sự của Đức Chúa Trời.
Nhưng vì Hội Thánh thực sự bắt đầu vào kỷ nguyên Tân Ước, nên tốt nhất là
chúng ta nghiên cứu cách Thánh Kinh Tân Ước sử dụng từ này. Kinh Thánh luôn
dùng cùng một từ khi nói đến toàn thể cộng đồng hoặc hội chúng địa phương.
Từ này được dùng 112 lần. 12 lần nó được dùng để ám chỉ đến Hội Thánh phổ
thông - tức là Hội Thánh của mọi người tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, bất luận có
thể tìm thấy họ ở đâu, trong thời đại nào, hay trong nhóm giáo phái/hệ phái nào. 90
lần từ này rõ ràng ám chỉ đến hội chúng địa phương. Các lần khác nó nói đến một
ý nghĩa chung thường ám chỉ một Hội Thánh hữu hình.
Chỉ dựa trên những con số này mà thôi, thì ý nghĩa nguyên thủy của từ Hội Thánh
được hiểu mang tính địa phương và hữu hình. Tình thông công và chức năng của
nhóm địa phương rất quan trọng. Chính bởi từ đây mà sự tăng trưởng Cơ Đốc và
bằng chứng sống còn diễn ra. Mặt khác, các thành viên của nhóm cũng cảm nhận
sự hiệp nhất với các tín hữu ở xa. Họ quan tâm, lo tưởng đến nhau. Họ tìm kiếm sự
khích lệ lẫn nhau. Hãy lưu ý sự phụ thuộc lẫn nhau thể hiện tại Giáo Hội Nghị
Giê-ru-sa-lem trong Công vụ 15.
Mặc dầu từ phổ thông (hay “catholic”) không hề được dùng trong Thánh Kinh Tân
Ước, ý tưởng đó được thể hiện rất rõ ràng. Các thư tín của Phao-lô gởi cho các Hội
Thánh tại Ê-phê-sô và Cô-lô-se ngụ ý khía cạnh phổ thông của Hội Thánh. D. W.
B. Robinsontrong quyển Tân Thánh Kinh Từ Điển đã nói, “Bất luận việc consố
các Hội Thánh có đông như con số các thành phố hay ngay cả các gia đình, Thánh
Kinh Tân Ước chỉ nhìn nhận một Hội Thánh mà không cần giải thích mối quan hệ
giữa một và nhiều Hội Thánh. Đó là một thực thể ‘thiên thượng’ vốn không thuộc
về dạng thức của thế giới trần gian này nhưng thuộc về Vương Quốc của sự phục
sinh vinh hiển, nơi mà Đấng Christ được tôn cao ngay bên hữu của Đức Chúa
Trời.”
Sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, 120 người tại Giê-ru-sa-lem đã hiệp lại với
nhau trong sự cầu nguyện. Rồi Thánh Linh giáng xuống trên họ. Sau đó, họ đã làm
chứng về Đấng Christ. Bởi kết quả của sự cầu nguyện, bởi công việc của Thánh
Linh, và sự làm chứng của họ, ba ngàn người đã thêm vào Hội Thánh tại
Giê-ru-sa-lem. Đằng sau cơ cấu và sự mở rộng của Hội Thánh, chúng ta tìm thấy
sự cầu nguyện, công việc của Thánh Linh và lời chứng về Đấng Christ. Nguyên tắc
này đúng trong mọi tổ chức thuộc mọi nhóm tín hữu trong thời kỳ Hội Thánh đầu
tiên. Một Hội Thánh đang phát triển không phải là kết quả của sự tổ chức thái quá.
Đó chính là công việc của các cá nhân và các nhóm tín hữu hiệp lại cầu nguyện,
những người cảm nhận được quyền năng của Thánh Linh và đã làm chứng về Đức
Chúa Jêsus Christ như là Đấng cứu chuộc họ.
Cách Hội Thánh Báp-tít sử dụng từ này
Một số người có thể hỏi, “Hội Thánh Báp-tít bắt đầu như thế nào? Ai là người sáng
lập? Nguồn gốc của họ là gì? Một số người nghĩ rằng người sáng lập là Giăng
Báp-tít, nhưng rất ít tín hữu Báp-tít giữ quan điểm này. Giăng Báp-tít làm Báp-têm
bằng sự trầm mình, nhưng sự Báp-têm của ông có một ý nghĩa khác hơn sự
Báp-têm theo sau sự chết và sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Hội Thánh đã
chưa ra đời khi Giăng đang làm Báp-têm. Hội Thánh bắt đầu sau sự chết và sống
lại của Chúa Jêsus.
Hội Thánh Báp-tít bắt đầu vào thế kỷ 16 suốtthời kỳ Cải Chánh Giáo Hội khi có
nhiều nhóm Tin Lành bắt đầu hình thành. Khái niệm Báp-tít không được chính
những tín hữu Báp-tít lựa chọn. Nguồn gốc của nó vốn là một tên hiệu cũng giống
như từ Cơ Đốc nhân vốn cũng từng là một tên hiệu. Những người đi theo Đấng
Christ đã không lựa chọn cái tên “Cơ Đốc nhân,” và những tín hữu Báp-tít cũng
không chọn cái tên “Báp-tít” cho mình. Đầu tiên họ được gọi là “Những người tái
Báp-têm,” tức là những người làm Báp-têm lại. Họ làm Báp-têm lại cho những
người đã được “Báp-têm” khi còn ẳm ngữa, vì họ tin rằng sự rảy nước đó không
phải là Báp-têm theo như Thánh Kinh Tân Ước dạy. Họ tin rằng sự Báp-têm luôn
luôn theo sau một kinh nghiệm cải đạo và được hoàn tất bởi sự dìmmình trọn vẹn
vào nước.
Tín hữu Báp-tít không tuyên bố bất cứ cá nhân nào là người sáng lập của họ. Họ
công nhận việc làm và những đóng góp của mỗi nhà cải chánh - Martin Luther,
John Calvin, Huldrych Zwingli, John Huss, John Knox và những người khác. Dẫu
rằng sẵn sàng tiếp nhận nhiều điều trong số những đóng góp của những người này
trong việc nghiên cứu Kinh Thánh, tín hữu Báp-tít vẫn xem Thánh Kinh Tân Ước
là thẩm quyền trên đời sống Cơ Đốc và sinh hoạt Hội Thánh của họ.
Tín hữu Báp-tít tin rằng chức năng của hội chúng địa phương có tầm quan trọng
cao nhất. Vì thế, chúng tôi có khuynh hướng không nói về sự thông công hệ phái
của chúng tôi hay bất cứ hệ phái Báp-tít nào như là “Hội Thánh Báp-tít.” Thật
chính những Hội Thánh Báp-tít trong sự thông công lẫn nhau đã hình thành nên
một nhóm lớn hơn. Sự thông công lớn hơn này là cần thiết để làm cho việc truyền
giáo khắp thế giới trở nên thuận tiện, nhưng nó vẫn là sự thông công trong sự hầu
việc Đấng Christ.
Vì những người Báp-tít nhấn mạnh tính độc lập và tự trị của hội chúng địa phương,
những viên chức của các quận và các văn phòng quốc gia được kể là những người
phục vụ Hội Thánh. Thuận phục dưới quyền tể trị của Đấng Christ là rất quan
trọng cả trong các Hội Thánh địa phương cũng như giữa vòng những nhà lãnh đạo
hệ phái. Những tín hữu Tân Ước nhìn nhận việc họ cần lẫn nhau như thế nào, thì
chúng tôi cũng thấy nhu cầu đó. Chúng tôi không thể đi một mình.
Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp, chẳng hạn, có một trung tâm dịch vụ quốc tế tại
Arlington Heights, bang Illinois. Hội có một trường cao đẳng nghệ thuật khoáng
đạt và một chủng viện thần học tại St. Paul, bang Minnesota., với một trường đại
học thứ hai tại San Diego, bang California. Các chi hội thuộc viên tạ ơn Chúa vì cớ
mỗi một lãnh đạo ở những nơi này cũng như các lãnh đạo ở những khu vực khác
nhau. Những người nam và người nữ này là những người phục vụ Hội Thánh
chúng tôi. Họ luôn sẵn lòng cho lời tư vấn.
Họ hướng ý cho sự thông công toàn thể trong sự tăng trưởng và lo tưởng đến nhau,
cung cấp các tài liệu và những giúp đỡ hướng dẫn, truyền giáo hướng ngoại, và
cung cấp các nguyên tắc chỉ đạo cũng như lời khuyên cho các vấn đề khác nhau.
Chúng ta cần lẫn nhau trong sự thông công rộng lớn hơn. Chúng ta hoạt động tốt
hơn với sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cũng có thể thấy ở nhiều nhóm Báp-tít
khác.
Mỗi người trong chúng ta phải xúc động vì được làm một phần của Hội Thánh
Đấng Christ. Khi chúng ta ôn lại cộinguồn mà từ đó chúng ta ra đời, chúng ta sẽ
cảm nhận được một đặc quyền cao cả mà chúng ta có được khi là các thành viên
Hội Thánh.
Sự tự do điều khiển chúng tôi
Điều gì đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo trong quá khứ hướng Hội Thánh theo con
đường mà nó đã từ đó phát triển? Ngày nay, nguồn lực chủ đạo nào đã giữ cho Hội
Thánh vẫn phát triển theo conđường đó? Có nguyên tắc căn bản nào điều khiển
hướng đi mà Hội Thánh phải theo không? Có một nguyên tắc điều khiển cơ bản
nào đã giữ Hội Thánh khỏi đánh mất tính hiệu quả của nó không? Chúng tôi tin là
có. Đó là một nguyên tắc đến từ Thánh Kinh Tân Ước, cũng như từ chính kinh
nghiệm conngười chúng ta. Đó không phải là một nguyên tắc để thay thế Thánh
Kinh Tân Ước;mà là kết quả của những điều Thánh Kinh Tân Ước dạy. Nguyên
tắc này là nguyên tắc đặc trưng cho Hội Thánh Báp-tít.
Chúng ta hãy cùng định nghĩa nó. Đó là: Mỗi người trên thế giới này thảy đều có
một quyền cố hữu như nhau, là quyền tương giao trực tiếp và cá nhân với Đức
Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, và mối tương giao với những người khác
cũng thế.
Nó có nghĩa là mọi cá nhân đều có quyền trực tiếp đến với Đức Chúa Trời thông
qua Đấng Christ. Không một con người, một nhóm người hay một tổ chức nào có
thể đứng giữa một cá nhân và Đức Chúa Trời. Nó còn có nghĩa là mọi người đều
như nhau trong cái nhìn của Đức Chúa Trời và trong trách nhiệm của chính họ với
Ngài. Hiểu điều này là hiểu được các thực hành của Hội Thánh Báp-tít.
Nguồn gốc của nguyên tắc này
Làm thế nào chúng tôi đi đến nguyên tắc tự do có trách nhiệm này? Đầu tiên nó
xuất hiện từ đặc trưng cơ bản của con người. Trong đời sống con người có những
nhận thức cơ bản, những ước muốn bẩm sinh và những động lực căn bản. Một
trong những nhận thức bẩm sinh này là một cá nhân tin rằng anh ta được tự do như
bất kỳ conngười nào khác. Tự do là niềm đam mê lớn lao của con người. Từ
những ngày đầu tiên của thuở ấu thơ trong một đời người đã thể hiện ước muốn
bên trong này. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta động lực căn bản này. Nếu Đức
Chúa Trời đã ban điều đó cho chúng ta, thì cần phải có một phương cách thích hợp
để thể hiện nó.
Nguồn gốc thứ hai là người nam và người nữ đã được tạo dựng theo hình ảnh của
Đức Chúa Trời. Điều này có ý nghĩa gì? Nó không ám chỉ đến thân thể của chúng
ta, vì Đức Chúa Trời không có thể xác; nên, hình ảnh liên quan đến nhân cách.
Nhân cách chúng ta bao gồm trí tuệ, tình cảm và ý chí của chúng ta. Trong khía
cạnh này đã cho thấy rằng chúng ta ở trong hình ảnh của Đức Chúa Trời. Một
trong những lĩnh vực hàng đầu của nhân cáchlà ý chí. Ý chí đem đến cho con
người sự tự do lựa chọn quyết định. Vì thế sự kiện người nam và người nữ được
tạo dựng trong hình ảnh của Đức Chúa Trời cho thấy rằng họ có một sự tự do cơ
bản trước mặt Đức Chúa Trời.
Nguồn gốc thứ ba là quan trọng nhất và không thể nghi ngờ được của nguyên tắc
này là Thánh Kinh Tân Ước. Trong đó chúng ta tìm thấy dăm ba lý do cho việc
đây là nguyên tắc cơ bản trong đời sống của Hội Thánh. Trước hết, cá nhân là quan
trọng nhất trong Thánh Kinh Tân Ước. Chúa Jêsus trong chức vụ của mình đã
nhiều lần nhấn mạnh đến các cá nhân. Hãy lưu ý cuộc đàm thoại của Ngài với
người đàn bà Sa-ma-ri bên cạnh giếng nước. Đức Chúa Jêsus đã kể một ví dụ về
một conchiên lạc mất trong khi 99 concòn lại đang ở trong chuồng. Ngài chăn
chiên sẵn sàng hy sinh sức lực và thời gian, ngay cả mạo hiểm cả sinh mạng của
mình, để đi tìm conchiên lạc mất. Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của
cá nhân.
Đức Chúa Jêsus thường xuyên có những cuộc nói chuyện với các cá nhân. Ngài
nói chuyện với đám đông dân sự, dạy dỗ họ, cho họ ăn. Nhưng trong mỗi trường
hợp cần thiết, Ngài đều nói chuyện riêng với các cá nhân. Sự gặp gỡ cách cá nhân
với Đức Chúa Jêsus là cần thiết. Vì lý do này, những chuyến dịch truyền giáo
thành công đều sử dụng nhiều người được đặc biệt huấn luyện để quan hệ cách cá
nhân với những người sẽ thực hiện các quyết định. Chính cá nhân lại có giá trị. Đó
là điều Thánh Kinh Tân Ước dạy như thế.
Kinh nghiệm cải đạo phá đổ các rào cản giai cấp. Chúng ta thảy đều như nhau
trước mặt Đấng Christ (GaGl 3:28). Một người có thể thấy một giám đốc doanh
nghiệp và một người giao hàng ngồi cạnh nhau trên băng ghế nhà thờ và chào hỏi
nhau thân mật sau buổi nhóm. Nhưng đó không phải là cuộc thử nghiệm. Hãy đến
với cuộc họp ban chấp hành Hội Thánh và xem cách hai người này hợp tác và
tương tự nhau, cùng lo công việc của Hội Thánh. Mỗi người đều được tôn trọng vì
sự đóng góp của mình. Nhưng đó chưa phải là toàn bộ cuộc thử nghiệm. Hãy đến
thăm một gia đình đang có thì giờ học Kinh Thánh với nhau. Cũng những người
đàn ông đó hiện diện. Hãy lắng nghe cuộc thảo luận. Hãy lắng nghe lời cầu
nguyện. Bạn sẽ không thể nói được đâu là giám đốc doanh nghiệp và đâu là người
giao hàng. Các rào cản đã bị phá vỡ. Sự tự do thật là rõ ràng. Đó thật sự là sự thể
hiện của Hội Thánh Tân Ước, nơi mà mọi sự phân biệt giai cấp bị xóa bỏ.
Thánh Kinh Tân Ước dạy rằng mỗi tín hữu là một thầy tế lễ trước mặt Đức Chúa
Trời. Đây là một quan niệm mới. Hãy xem trong IPhi 1Pr 2:5, 9; KhKh 1:6; 5:10;
20:6. Nó được gọi là chức tế lễ của tín hữu. Giáo lý vinh hiển này, được tái khám
phá vào thời kỳ Cải Chánh Tin Lành, đã đưa đến ngày giải phóng của những người
ngoại đạo. Mỗi tín hữu khám phá ra rằng anh ta có quyền trực tiếp đến với Đức
Chúa Trời.
Làm một thầy tế lễ nghĩa là gì? Chức năng chính của thầy tế lễ trong Cựu Ước là
đại diện dân sự đến trước mặt Đức Chúa Trời, trình dâng những nhu cầu của họ
cho Ngài. Con đường đến gần Đức Chúa Trời ngày nay đã được rộng mở cho mỗi
Cơ Đốc nhân. Hoàn toàn không có chức tế lễ riêng biệt trong Tân Ước. Đức Chúa
Jêsus đã phá vỡ rào cản ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và conngười vốn khiến
cho chức tế lễ là cần thiết. Sự chết của Ngài trên thánh giá đã xé tung bức màn
ngăn cách giữa chức tế lễ và dân sự. Sự chết của Ngài mở rộng conđường trực tiếp
dẫn đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài (HeDt
10:19-22). Bấy giờ, Đấng Trung Bảo duy nhất giữa loài người và Đức Chúa Trời
chính là Đấng Christ (ITi1Tm 2:5). Không cần phải có một người trung gian nào
khác, và cũng không có ai có thể đảm nhiệm vai trò này. Có thể có sự dạy dỗ, sự
rao giảng, nhưng mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm giải trình trước mặt Đức Chúa
Trời và có một đặc quyền là được trực tiếp đến với Ngài.
Đức Chúa Jêsus dạy rằng không có điều gì cản trở giữa cá nhân và Đức Chúa Trời.
Trong Mat Mt 23:8-10, chúng ta đọc thấy một sự dạy dỗ rõ ràng của Chúa về mối
quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Không ai được gọi là chủ. Không ai
được gọi là Cha. Chỉ duy nhất Đấng Christ là Chủ. Trước mặt Đức Chúa Trời
chúng ta thảy đều như nhau cả. Điều này đã được nói với các đám đông và với các
môn đồ. Câu Kinh Thánh sau đó xác định rằng hễ ai muốn được làm người lãnh
đạo thì trước hết phải là những người phục vụ chân thành.
Các sứ đồ cũng ý thức được trách nhiệm trực tiếp của họ đối với Đức Chúa Trời.
Trong Cong Cv 5:29, khi bị những nhà lãnh đạo tôn giáo đe dọa, họ nói, “Thà vâng
lời Đức Chúa Trời hơn vâng lời người ta!” Không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào
dám phủ nhận trách nhiệm trực tiếp của họ trước mặt Chúa.
Những nguyên nhân trên đây làm rõ thêm nguồn gốc của nguyên tắc cơ bản này.
Điều này thật rõ ràng thông qua các đặc tính của conngười, thông qua sự kiện là
chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời, và đặc biệt là từ Tân
Ước. Không một sự cản trở conngười nào có thể ngăn chặn việc tín hữu trực tiếp
đến với Đức Chúa Trời. Mỗi tín hữu cũng như mọi người khác đều có đặc quyền
và trách nhiệm này.
Hiệu quả của nguyên tắc này
Nguyên tắc tự do có trách nhiệm hoạt động như thế nào? Nó làm điều gì cho mỗi
chúng ta? Nó làm điều gì trong sinh hoạt của Hội Thánh chúng ta? Chính trong
chức năng của nguyên tắc này mà chúng ta thấy đặc quyền của mình vinh hiển ra
sao. Chính bởi công việc thực tiễn bên ngoài của nguyên tắc này mà chúng ta thấy
được sự khác biệt giữa các hệ phái. Sự hiểu đúng nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta
đánh giá đúng Hội Thánh hơn. Có tám lĩnh vực khác nhau mà qua đó cho thấy sự
thể hiện thực tiễn của nguyên tắc này.
Trước hết, nó liên quan đến Kinh Thánh. Hãy suy nghĩ về điều này. Kinh Thánh là
bức thư riêng của Đức Chúa Trời cho bạn và tôi. Tôi có thể cầm lấy nó và bắt đầu
đọc. Được nghe Đức Chúa Trời phán với tôi qua Kinh Thánh chính là đặc quyền
tôi có. Tôi có thể tìm một người nào khác để giúp đỡ mình hiểu Kinh Thánh,
nhưng tôi hoàn toàn tự do lựa chọn những quyết định của riêng mình về điều Kinh
Thánh dạy. Tôibiết Đức Chúa Trời có những sứ điệp cho đời sống tôi. Ngài sẽ
giúp tôi trong các quyết định của mình. Kinh Thánh mở ra trước mắt tôi để tôi
nghe tiếng của Ngài. Thật là một đặc quyền đáng chú ý!
Lẽ thật này là một trong những lý do chính cho sự tăng trưởng nhanh chóng của
các Hội Thánh Tin Lành trong suốt thời kỳ Cải Chánh Giáo Hội. Trong nhiều thế
kỷ, những người ngoại đạo không được đọc Kinh Thánh, và họ không biết sứ điệp
của nó. Sự Cải Chánh mang Kinh Thánh đến cho nhiều người trong ngôn ngữ của
chính họ. Khi người ta bắt đầu đọc, họ khám phá ra những sứ điệp cho riêng mình.
Điều đó đem đến sự biến đổi. Cùng một điều như thế cũng đang diễn ra ngày nay.
Một sự thích thú nghiên cứu Kinh Thánh mới, cả ở nhà lẫn ở tại Hội Thánh, đang
đem lại sự tươi mới cho các cá nhân cũng như các Hội Thánh.
Thứ hai, nó liên quan đến sự cứu rỗi của một người. Thật là một vấn đề quan trọng,
để biết rằng tôi đang ở trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, để hoàn
toàn tin chắc rằng tôi có sự sống đời đời. Đặc quyền thực hiện các quyết định vốn
sẽ đưa tôi vào mối tương giao đúng đắn với Đức Chúa Trời thuộc về tôi. Không ai
có thể làm điều đó giúp tôi, và cũng không ai có thể ngăn trở tôi làm điều đó. GiGa
1:12 đặt đặc quyền và trách nhiệm đó vào ngay trong lòng tôi. Thật là phải lẽ và
thật lành mạnh!
Nhiều Hội Thánh dạy rằng sự cứu rỗi lệ thuộc vào việc làm Báp-têm. Điều đó sẽ
phá đỗ lẽ thật cơ bản này vì cớ nó cho thấy rằng một người sẽ phải lệ thuộc vào
người ban Báp-têm để được sự cứu rỗi. Nhưng mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm
về chính mình trước mặt Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi thậm chí cũng chẳng đến bởi
Hội Thánh, dầu rằng một người có thể hiểu ý nghĩa của nó thông qua Hội Thánh.
Hầu hết các quyết định tin nhận Đấng Christ được thực hiện trong nhà thờ hay
trong một văn phòng nào đó của Hội Thánh, nhưng những quyết định này vẫn là sự
lựa chọn cá nhân.
Thứ ba, nó liên quan đến việc làm Báp-têm. Đa số các Hội Thánh ngày nay áp
dụng phương pháp rảy nước để làm Báp-têm. Gần như tất cả những người được
rảy nước là trẻ em. Rõ ràng là không một đứa trẻ nào có thể tự quyết định tham gia
hay không tham gia nghi thức này. Điều này được cha mẹ chúng hay những người
có liên quan quyết định. Một ai đó có thể sẽ hỏi, “Có sự khác biệt nào giữa việc
làm phép Báp-têm cho trẻ sơ sinh và việc dâng con được thực hiện trong các Hội
Thánh của chúng ta?” Nghi lễ đó hoàn toàn là việc làm của cha mẹ. Nó không
truyền lại bất cứ “ân điển” nào hay thể hiện bất cứ cảm xúc nào về phần đứa con.
Nó chỉ thể hiện ước muốn của người cha người mẹ. Các bậc cha mẹ khao khát ơn
phước của Đức Chúa Trời tuôn đổ trên con cái mình, khao khát sự khôn sáng trong
việc dạy dỗ đứa con, và khao khát sự dẫn dắt của Ngài trong mọi vấn đề liên quan
đến gia đình họ. Điều này hoàn toàn thích hợp cho các bậc cha mẹ làm, và Đức
Chúa Trời hứa ban phước cho gia đình nào tôn vinh Ngài. Nhưng trong việc làm
Báp-têm, mỗi cá nhân phải quyết định cho riêng mình.
Thứ tư, nó liên quan đến Lễ Tiệc Thánh. Ở đây, sự tự do có trách nhiệm cũng có
thể thích hợp. Chính mỗi cá nhân là người quyết định cùng dự Tiệc Thánh hay
không dự Tiệc Thánh. Mỗi tín hữu thật trong Đức Chúa Jêsus Christ đều nên dự Lễ
Tiệc Thánh. Trong lúc có sự hướng dẫn về ý nghĩa của nghi lễ này, trách nhiệm
quyết định vẫn thuộc về các cá nhân. Không một vị mục sư, trưởng lão hay chấp sự
nào có thể can thiệp vào hội chúng và quyết định người nào được và không được
dự. Trường hợp ngoại trừ duy nhất là bị dứt phép thông công vì cớ tội lỗi. Gặp lúc
như vậy, việc làm đó phải được thực hiện trước thì giờ thông công của hội chúng.
Thứ năm, nó liên quan đến lối sống Cơ Đốc. Đến đây chúng ta gặp phải những vấn
đề nghi vấn. Ai là người thực hiện các quyết định về những vấn đề lối sống?
Những nan đề này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu một số nhà lãnh đạo đưa
ra các tiêu chuẩn, chúng ta sẽ mắc kẹt trong sự câu nệ luật pháp vốn vi phạm
nguyên tắc của chính chúng ta. Các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc thực hiện
các quyết định liên quan đến lối sống của mình. Nhưng những quyết định này phải
được thực hiện trên nền tảng bốn nguyên tắc chỉ đạo trực tiếp từ Kinh Thánh: 1)
Điều gì sẽ làm vinh hiển Đức Chúa Trời, 2) Điều gì sẽ nâng đỡ và không làm hại
những người khác, 3) Điều gì sẽ đóng góp vào lợi ích chung của Hội Thánh, 4)
Điều gì đóng góp vào sự phát triển cá nhân của người đó. Các quyết định về đời
sống Cơ Đốc vẫn là quyết định của cá nhân, nhưng người tín hữu thuộc về Chúa,
và nhìn nhận trách nhiệm cá nhân của mình trước mặt Ngài.
Thứ sáu, nó liên quan đến những người khác. Chúng ta là những tạo vật xã hội.
Chúng ta sống trong thế gian với những người khác. Trong những mối quan hệ
này, nguyên tắc của chúng ta vẫn thích hợp. Vì chúng ta chịu trách nhiệm giải trình
trước mặt Đức Chúa Trời và được trực tiếp đến gần Ngài, chúng ta cũng có trách
nhiệm đối với những người khác. Chúng ta phải chia sẻ sự tự do này với họ, để cho
họ được lựa chọn những quyết định thuộc linh của cá nhân mình. Chúng ta không
thể áp đặt đức tin của chúng ta lên người khác, nhưng mỗi cá nhân có quyền chia
sẻ đức tin của mình. Tín hữu Báp-tít sẽ luôn luôn cố gắng duy trì quyền tự do này
trên tất cả mọi người bất chấp những niềm tin tôn giáo của họ là gì.
Thứ bảy, nó liên quan đến ban điều hành Hội Thánh. Hội Thánh Tân Ước là một
Hội Thánh dân chủ. Điều đó nhấn mạnh nguyên tắc căn bản của chúng ta về sự tự
do có trách nhiệm. Mỗi cá nhân đều có tiếng nói và quyền hạn như nhau trong Hội
Thánh. Hội Thánh không được điều khiển bởi một hệ thống cấp bậc. Hãy đọc Mat
Mt 20:25-28; 23:8-12. Mục sư hay truyền đạo của Tin Lànhlà một người hầu việc,
không phải là người cha của đàn. Các thành viên Hội Thánh bỏ phiếu để mời gọi vị
mục sư mà họ tin rằng đó là một người lãnh đạo hay người chăn chiên của Đức
Chúa Trời. Bởi sự đầu phiếu của mình, Hội Thánh nhìn nhận sự lãnh đạo của
người mà họ đã mời gọi. Nhưng thẩm quyền của vị mục sư tùy thuộc vào sự thuận
phục Chúa. Sự phong chức không biến một truyền đạo trở nên một con người khác
hơn - một mục sư. Hội Thánh phong chức một người nào đó chỉ như là hành động
nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời đã phong chức cho người đó rồi. Vì thế, trong ban
điều hành của Hội Thánh, mỗi cá nhân, bao gồm cả mục sư, có một phiếu bầu. Mỗi
người đều ở cùng một cấp bậc như những người khác.
Thứ tám, nó liên quan đến Hội Thánh và nhà nước. Những quyền tự do mà chúng
ta có được trên đất nước này là kết quả của nguyên tắc chúng ta đang bàn đến. Có
một mối quan hệ gần gũi giữa Hội Thánh và chính quyền, nhưng cũng có sự tách
biệt. Điều này đúng với lời Chúa Jêsus trong Mat Mt 22:21. Đặc quyền vinh hiển
của sự tự do và sự tách biệt này của Hội Thánh và chính quyền đã bị đánh mất
trong nhiều thế kỷ. Từ năm 313, khi Constatine hợp pháp hóa Cơ Đốc giáo và
thống nhất nó với các hoạt động của đế chế, cho đến năm 1638, khi Roger
Williams thiết lập nền độc lập hoàn toàn tại đảo Rhode, quốc gia nào Cơ Đốc giáo
thắng thế, thì nơi đó Hội Thánh “nhà nước” (state) cũng thắng thế. Nhà nước chu
cấp cho Hội Thánh, và vì thế điều khiển các hoạt động của Hội Thánh. Đây là một
sự vi phạm tính chất thật của sự tự do cá nhân. Đặc quyền mà ngày nay chúng ta có
được trên đất nước của mình đã được mua với cái giá của máu và sự hy sinh lớn
lao.
Một người không thể làm gì khác hơn là tạ ơn Đức Chúa Trời vì nguyên tắc vinh
hiển này. Chúng ta có đặc quyền được trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Chúng ta
có đặc quyền của sự tự do cá nhân và trách nhiệm trước mặt Chúa. Chúng ta thảy
đều như nhau trước mặt Đức Chúa Trời. Đây là một điểm khác biệt vinh hiển.
Sự điều khiển nguyên tắc này
Lẽ thật mà chúng ta vui thích cũng có những nguy hiểm của nó. Có một mối hiểm
họa lớn nếu sự tự do bị hiểu lầm là sự cho phép, hành động mà không quan tâm
đến giới hạn Thánh Kinh và đạo đức. Tự do cá nhân và trách nhiệm giải trình với
Đức Chúa Trời là một đặc quyền có một trách nhiệm cặp theo. Sự tự do là điều
Chúa ban. Điều đó có nghĩa là ự tự do chỉ có thể được thể hiện cách hoàn hảo nhất
dưới sự điều khiển của Ngài. Điều này không có nghĩa là tình trạng hỗn loạn. Tự
do không có nghĩa là sự cho phép làm bất cứ điều gì mình muốn. Thái độ như thế
sẽ tiêu diệt sự tự do.
Sự điều khiển chủ yếu của chúng ta là quyền làm Chúa của Đức Chúa Jêsus Christ.
Ngài là Thẩm Quyền trên Hội Thánh. Ngài ban sự tự do. Ngài phải là Đấng duy
nhất mà chúng ta dâng tặng sự điều khiển trọn vẹn cuộc đời chúng ta cho Ngài.
Khi chúng ta đầu phục Ngài, chúng ta sẽ tiếp tục được hưởng sự tự do thật, nhưng
nó không mất giá trị của mình bởi việc trở thành sự cho phép. Hãy đọc trong Phi Pl
2:9-11 và CoCl1:18. Đấng Christ phải có uy quyền tối cao trên mọi thứ. Bất cứ
thứ gì trái ngược với ý muốn của Ngài đều vi phạm nguyên tắc.
Sự điều khiển thứ hai là Đại Mạng Lệnh đi khắp thế gian, môn đồ hóa mọi người
(Mat Mt 28:19-20). Chúa đã ban mạng lệnh cho Hội Thánh để hoàn thành. Mạng
lệnh đó là lời cuối cùng của Ngài trước khi Ngài rời trần gian. Thực hiện nó quả là
điều quan trọng. Nhiều Hội Thánh và các hệ phái đã kết hợp Đại Mạng Lệnh trong
hiến chương của mình. Bất cứ cá nhân nào hay Hội Thánh nào cố tình làm giảm
thiểu Mạng Lệnh này là đã vi phạm nguyên tắc.
Sự điều khiển thứ ba là chính Hội Thánh. Đức Chúa Jêsus đã thiết lập Hội Thánh.
Ngài phán trong 16:18 rằng đây là Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh được thành lập
để tiến hành các nhiệm vụ liên quan đến Đại Mạng Lệnh. Nhưng bất cứ điều gì
ngăn trở sự thông công trong Hội Thánh này là trái ngược với ý muốn của Ngài và
đã vi phạm nguyên tắc. Điều này được áp dụng cho cả Hội Thánh địa phương cũng
như Hội Thánh cộng đồng. Hãy đọc ICo1Cr3:16-17. Từ “anh em” trong “anh em
là đền thờ của Đức Chúa Trời” ở đây là số nhiều, ám chỉ Hội Thánh. Văn mạch
cho thấy rằng phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời hay Hội Thánh của Ngài là một
vấn đề rất nghiêm trọng.
Sự điều khiển thứ tư là trách nhiệm của chúng ta đối với những người khác. Chúng
ta là những tạo vật xã hội. Chúng ta ở trong một thế giới của nhiều người, và chúng
ta lệ thuộc lẫn nhau và có trách nhiệm với nhau. Cơ Đốc nhân không sống trong
khoảng không. Chúng ta không thể nói như Ca-in rằng, “Tôilà người giữ em tôi
sao?” Là những tín hữu, chúng ta là những người gìn giữ anh em mình. Chúa
chúng ta minh họa điều này rất rõ ràng qua ví dụ về người Sa-ma-ri nhơn lành
(LuLc 10:29-38). Chúng ta cũng thấy điều này trong các thư tín của Phao-lô, trong
ICo1Cr 8:12-13 và GaGl 6:2. Chúng ta có trách nhiệm đối với những người chung
quanh chúng ta: trách nhiệm là những chứng nhân, trách nhiệm là những Cơ Đốc
nhân đem sự khích lệ đến cho người khác. Chúng ta không bao giờ được tự do làm
điều chi có hại đến người khác, hay cản trở người khác đến với Đấng Christ.
Nguyên tắc của chúng ta về sự tự do cá nhân và trách nhiệm giải trình với Đức
Chúa Trời được dựa trên sự dạy dỗ của Thánh Kinh Tân Ước về chức tế lễ của
những tín hữu. Trong mỗi phân đoạn nơi mà chức tế lễ của những tín hữu được đề
cập đến, từ ngữ đều ở số nhiều. Giáo lý này không dạy một chủ nghĩa cá nhân khắc
nghiệt. Nó dạy một sự tự do đẹp đẽ cho mỗi tín hữu trên phương diện của một
cộng đồng. Chúng ta có trách nhiệm đốivới người khác và cho người khác.
Sự tự do vinh hiển của chúng ta sẽ vẫn còn là một sự tự do chừng nào chúng ta để
cho nó ở dưới sự điều khiển của những điều chúng ta đã đề cập bên trên. Chúng ta
phải ở dưới quyền làm Chúa của Đấng Christ, vâng theo Đại Mạng Lệnh, hoạt
động cách năng nỗ vì ích lợi toàn diện của Hội Thánh và chịu trách nhiệm đốivới
những người chung quanh chúng ta. Chúng ta được tự do, nhưng chúng ta không
được phép lạm dụng tự do. Chúng ta sử dụng sự tự do của mình trong mức độ nào
thì cũng phải giữ nó ở trong mức độ đó. Trong mức độ nào chúng ta lạm dụng nó,
thì cũng trong chính mức độ đó chúng ta đã đánh mất nó.
Điều gì khiến những tín hữu Báp-tít khác biệt
Một ai đó có thể hỏi làm thế nào một người có thể nhận ra được một Hội Thánh
Báp-tít. Điều gì đặc trưng cho Hội Thánh này? Dầu rằng có một nguyên tắc điều
khiển chức năng của một Hội Thánh Báp-tít, nhưng những phẩm chất gì khiến cho
nó khác biệt so với các Hội Thánh Cơ Đốc khác?
Chương này sẽ cung cấp một bảng tóm tắt 8 điều khác biệt mà những Hội Thánh
Báp-tít đã duy trì với nhiều cấp độ quan trọng khác nhau suốt qua lịch sử của họ.
Mục đíchcủa tôi là giúp đỡ bạn hiểu được những niềm tin Báp-tít bằng cách cung
cấp một danh sách đơn giản với sự giải thích tối thiểu.
Chúng ta không thể dựa vào bất cứ sự liệt kê có thẩm quyền nào về những khác
biệt của Hội Thánh Báp-tít. Nhiều tác giả Báp-tít có những danh sách khác nhau.
Một số thêm vào một sự khác biệt cơ bản mà những người khác lại xem đó là thứ
yếu. Những người khác liệt kê ba, năm, hay hơn nữa. Nhưng tất cả những tín hữu
Báp-tít sẽ đồng ý rằng những khác biệt được liệt kê ra đây đều có ý nghĩa đối với
vị trí của chúng tôi, ngay cả khi họ không liệt kê tất cả cách riêng rẽ.
Chúng tôi gọi những cái này là những niềm tin đặc biệt của các Hội Thánh Báp-tít.
Mặt khác, chúng tôi cũng nhận biết rằng có nhiều Hội Thánh và các hệ phái khác
cũng nắm giữ một số trong số những giáo lý này nữa.
Những điểm phân biệt này được trình bày cách khác nhau từ sự tuyên xưng đức
tin, dầu rằng hầu hết những điều đặc biệt này đều được bao hàm hay ám chỉ trong
bài tín điều. Nhiều Hội Thánh riêng lẻ có những lời tuyên xưng đức tin của riêng
họ, và hầu hết các hệ phái đều có một loại tuyên xưng đức tin nào đó dầu rằng hệ
phái đó là phi tín điều trong vị trí cơ bản của mình. Những lời tuyên xưng đức tin
về bản chất đều mang tính giáo lý. Những tín hữu Báp-tít tin nơi mọi giáo lý lớn
của niềm tin Cơ Đốc như đã từng được phát biểu trong những tín điều lịch sử.
Những điểm đặc biệt chúng tôi liệt kê sau đây không mang tính giáo lý nhiều lắm.
Tám điểm khác biệt này đều ở dạng tóm tắt vì hết thảy đều được đề cập đến cụ thể
hơn ở trong cuốn sách này. Một số có thể trùng lắp.
1) Thánh Kinh Tân Ước là nguyên tắc duy nhất và đầy đủ cho đức tin và nhiệm vụ.
Chúng tôi tin rằng cả Kinh Thánh là lời khải thị của Đức Chúa Trời, nhưng chính
Thánh Kinh Tân Ước đem đến cho chúng ta thẩm quyền trên đức tin và hoạt động
của Hội Thánh. Thánh Kinh Cựu Ước là lời tiên tri và sự chuẩn bị cho giao ước
mới, tức là thời kỳ Hội Thánh. Chúng tôi tin rằng Chúa chúng ta đã hoàn tất giao
ước cũ và ban cho chúng ta giao ước mới để dẫn dắt Hội Thánh trong thời điểm
hiện tại. Điều này cũng khẳng định thêm rằng chúng tôi không có một tín điều hay
lời tuyên xưng đức tin nào ràng buộc Hội Thánh. Chúng tôi tin rằng có những giá
trị trong các tín điều và những lời tuyên xưng đức tin như là sự xác nhận điều
chúng tôi hiểu biết về giáo lý Tân Ước, nhưng không có cái nào trong số những
điều này có thẩm quyền trên đức tin và công việc của Hội Thánh.
2) Đặc quyền của mỗi cá nhân là được trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời thông qua
Đức Chúa Jêsus Christ. Điều này được biết như là chức tế lễ phổ quyết của tín hữu.
Chức tế lễ duy nhất chúng tôi biết trong Thánh Kinh Tân Ước là chức tế lễ của mỗi
tín hữu trong Đấng Christ. Không một con người hay một tổ chức loài người nào
có thể ngăn trở mối quan hệ giữa một linh hồn và Đức Chúa Trời. Hơn nữa, điều
này cũng đặt để mỗi người ở một bình diện ngang trước mặt Chúa. Nó tháo gỡ mọi
sự phân biệt giữa những người tín hữu và những người ngoại đạo. Ý tưởng “trực
tiếp đến gần” này làm nền tảng cho tất cả những người khác mà chúng tôi thân
thiết gọi là những tín hữu Báp-tít.
3) Hội Thánh và chính quyền hoàn toàn tách biệt với nhau trong những lĩnh vực
riêng của mình. Chính quyền không can hệ gì đến các chức năng tôn giáo riêng
biệt của Hội Thánh. Nó bảo đảm sự tự do hoàn toàn cho mọi công dân của mình
trong sự thờ phượng tùy theo tiếng gọi của lương tâm họ. Nhà nước không được để
cho bất cứ niềm tin tôn giáo đặc biệt nào dự phần trong công việc của chính phủ,
cũng không được từ chốibất kỳ ai tham gia vào các hoạt động của chính phủ chỉ vì
họ gia nhập một tôn giáo nào đó. Hội Thánh không can dự vào công việc của chính
quyền trừ khi nó dấy lên trong dân chúng quan điểm chống lại Thánh Kinh hay
luân thường đạo lý. Một tín hữu Báp-tít thật sẽ cố gắng duy trì sự tách biệt này và
sự tự do thật cho mọi người muốn thờ phượng theo như họ muốn.
4) Hệ thống lãnh đạo của Hội Thánh có hình thức đơn giản và dân chủ. Một hệ
thống lãnh đạo dân chủ được gọi là hình thức giáo đoàn. Điều này có nghĩa là mỗi
thành viên cũng như mục sư trong một Hội Thánh Báp-tít đều có cùng quyền hạn
như những thành viên khác. Chúng tôi ý thức rằng các mục sư có quyền trong các
vai trò lãnh đạo của mình với tư cách là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi
và được tín hữu trong Hội Thánh bầu cử cách dân chủ, nhưng trong việc bỏ phiếu
cho các chính sách hay các quyết định, thì phiếu bầu của mục sư cũng chỉ ngang
hàng với phiếu bầu của những tín hữu bình thường khác. Đốivới chức vụ lãnh đạo
hệ phái cũng như vậy. Những người lãnh đạo hệ phái có những quyền hạn đáng kể
trong cương vị những người lãnh đạo được Đức Chúa Trời kêu gọi và được Hội
Thánh bầu cử cách dân chủ, nhưng trong việc bỏ phiếu cho các đặc quyền, lá phiếu
của họ cũng không có giá trị cao hơn bất cứ đại biểu nào khác tại các hội đồng khu
vực hay toàn quốc. Mỗi Hội Thánh cũng có sự độc lập và sự tự trị riêng của mình
trong nhiệm vụ địa phương, dầu vậy mỗi Hội Thánh đều phải nhìn nhận sự cần
thiết phụ thuộc lẫn nhau trong mối thông công rộng lớn hơn. Các Hội Thánh cùng
làm việc với nhau trong một mối liên hệ giáo phái tự nguyện để hỗ trợ cho công tác
chứng đạo hiệu quả và công tác phục vụ trên thế giới.
5) Phép Báp-têm chỉ được thực hiện cho các tín hữu và chỉ thực hiện bằng phương
cách dìm mình xuống nước. Tiêu chuẩn để được báp-têm không phải là vấn đề tuổi
tác, nhưng là đức tin. Báp-têm theo sau sự tin cậy Đấng Christ. Đối tượng chịu
Báp-têm phải là người đủ lớn để hiểu biết quyết định của đức tin trong Đấng Christ
và phải quyết định trước khi người đó chịu Báp-têm. Chỉ có Báp-têm bằng cách
trầm mình trong nước là phù hợp với Thánh Kinh Tân Ước. Chỉ có phương pháp
này mới thật sự nói lên đầy đủ ý nghĩa biểu tượng liên quan đến thánh lễ này.
Không được thực hiện bất cứ một phương pháp thay thế nào khác, vì nó sẽ vi phạm
phương thức của Thánh Kinh Tân Ước. Phép Báp-têm không cứu rỗi ai cả. Nếu
một người có thể trạng không được khỏe để có thể chịu Báp-têm, thì anh ta vẫn
được cứu. Nhưng Báp-têm là cần thiết cho sự vâng phục Đấng Christ cách trọn
vẹn, trừ khi ai đó rõ ràng bị trở ngại.
6) Tư cách thuộc viên của Hội Thánh chỉ dành cho những người được tái sinh. Đây
là điều mà các Hội Thánh Báp-tít quan tâm: Chỉ những ai đã có một kinh nghiệm
đức tin thật nơi Đấng Christ mới được trở thành thuộc viên Hội Thánh. Bất cứ ai
muốn gia nhập một Hội Thánh Báp-tít phải có bằng chứng về đức tin cá nhân nơi
Đấng Christ. Nếu những người chưa được tái sanh trở thành thuộc viên của Hội
Thánh, thì sẽ sớm dẫn đến một Hội Thánh yếu đuối và có thể có những việc làm
không tin kính Chúa. Đây là tình trạng trong hầu hết các Hội Thánh tại đất nước
chúng tôi vào nửa đầu thế kỷ 18. Nó đã dẫn đến sự cần thiết phải có một Cơn Thức
Tỉnh Vĩ Đại do Đức Chúa Trời thực hiện vào khoảng giữa thế kỷ.
7) Đấng Christ là Đầu Hội Thánh. Đức Chúa Jêsus Christ phải là Chúa của mọi
chương trình và hành động của mỗi Hội Thánh. Không một nhóm hay một cá nhân
nào có thể chế ngự những ước muốn của các thành viên khác trong một Hội Thánh
Báp-tít. Tất cả đều có trách nhiệm giải trình trước và dưới sự dẫn dắt của Đấng
Christ. Không một hành động nào của Hội Thánh được phép trái lại ý muốn Ngài.
William Cleaver Wilkinson, một tín hữu Báp-tít nổi tiếng lúc sinh thời, nay đã quá
cố, ông đã viết trong tác phẩm đồ sộ của mình có tiêu đề Nguyên tắc Báp-tít (The
Baptist Principle), như sau, “Nguyên tắc tổ chức thật của các Hội Thánh Báp-tít có
thể được xác định trong bốn chữ: Vâng phục Đấng Christ.” Nguyên tắc này thể
hiện sự đầu phục của những tín hữu Báp-tít dưới quyền làm Chủ tối cao của Đấng
Christ. Sự vâng phục đó điều khiển sự tự do vinh hiển vốn thuộc về chúng ta, như
là những Cơ Đốc nhân Tân Ước.
8) Sự truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới là trách nhiệm của chúng ta. Những tín
hữu Báp-tít rất coi trọng Đại Mạng Lệnh (Mat Mt 28:19-20). Mỗi thành viên đều
có trách nhiệm trong công tác chứng đạo. Sự tăng trưởng đáng lưu ý của các nhóm
Báp-tít kết quả từ những cố gắng truyền giảng liên tục và gồm nhiều phương cách
khác nhau. Sự nhấn mạnh này cũng lý giải cho sự quá nhấn mạnh về các công tác
truyền giáo của các tín hữu Báp-tít và nhận ra họ nổi bật như là những tình nguyện
viên trẻ cho công việc Chúa.
Tám điểm trên đây tóm tắt những niềm tin rõ ràng của những người được gọi là
Báp-tít. Các thành viên Hội Thánh cần phải thường xuyên ôn lại chúng để quen
thuộc với chúng. Những điểm khác biệt này đóng góp vào một di sản giàu có mà
bất cứ tín hữu Báp-tít nào cũng có thể tự hào. Việc mong muốn các phẩm tính này
được hiểu biết khiến mỗi người trong chúng tôi ao ước chia sẻ các niềm tin này với
người khác nhưng chúng tôi sẵn sàng chiến đấu cho sự tự do bày tỏ ý kiến của
người khác.
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta

More Related Content

What's hot

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoco_doc_nhan
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capco_doc_nhan
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doco_doc_nhan
 
Huong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doHuong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doco_doc_nhan
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuco_doc_nhan
 
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019phamhieu56
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songco_doc_nhan
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucTam Jos
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009La Ga
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 

What's hot (18)

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
C3 nhom te bao
C3 nhom te baoC3 nhom te bao
C3 nhom te bao
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan cap
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup do
 
Huong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doHuong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu do
 
Huong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nuHuong dan muc vu phu nu
Huong dan muc vu phu nu
 
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Guong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+mulucGuong chuagiesu+muluc
Guong chuagiesu+muluc
 
Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009Loi song thang 01.2009
Loi song thang 01.2009
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 

Viewers also liked

IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)
IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)
IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)IWMW
 
Las redes informátic as diapositivas
Las redes informátic as diapositivasLas redes informátic as diapositivas
Las redes informátic as diapositivasdani ksk
 
IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)
IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)
IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)IWMW
 
Highlights of union budget FY16-17
Highlights of union budget FY16-17Highlights of union budget FY16-17
Highlights of union budget FY16-17Zubin Poonawalla
 

Viewers also liked (8)

Resume(1)
Resume(1)Resume(1)
Resume(1)
 
A to Z of FY16-17 Budget
A to Z of  FY16-17 BudgetA to Z of  FY16-17 Budget
A to Z of FY16-17 Budget
 
IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)
IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)
IWMW 2001: Web Site Redevelopment (1)
 
Las redes informátic as diapositivas
Las redes informátic as diapositivasLas redes informátic as diapositivas
Las redes informátic as diapositivas
 
IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)
IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)
IWMW 2004: Introduction To JISC And The Web Community (1)
 
Javascriptの歴史
Javascriptの歴史Javascriptの歴史
Javascriptの歴史
 
Highlights of union budget FY16-17
Highlights of union budget FY16-17Highlights of union budget FY16-17
Highlights of union budget FY16-17
 
3
33
3
 

Similar to Hoi thanh cua ta

Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)co_doc_nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhco_doc_nhan
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuSilicon Straits Saigon
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songLong Do Hoang
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep NhatNguyen
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doico_doc_nhan
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.nethtpsccbb159
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinco_doc_nhan
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocco_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauco_doc_nhan
 

Similar to Hoi thanh cua ta (20)

Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
Hoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinhHoi thanh theo dung muc dinh
Hoi thanh theo dung muc dinh
 
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức GiesuChuẩn bị đón nhận Đức Giesu
Chuẩn bị đón nhận Đức Giesu
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Nhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi songNhung thac mac ve doi song
Nhung thac mac ve doi song
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Biet kinh thanh
Biet kinh thanhBiet kinh thanh
Biet kinh thanh
 
100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Dan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doiDan tron cuoc doi
Dan tron cuoc doi
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Kinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hocKinh thanh va dao duc hoc
Kinh thanh va dao duc hoc
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
 

More from co_doc_nhan

Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 

Hoi thanh cua ta

  • 1. Hội Thánh Của Ta Lời nói đầu Thật được khích lệ khi biết rằng quyển sách này đã ra đời được bốn thập kỷ. Nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1957 như là tài liệu huấn luyện lãnh đạo cho Hội Báp-tít Liên Hiệp. Chẳng bao lâu sau nó được các mục sư và những nhà lãnh đạo Hội Thánh dùng trong các lớp Kinh Thánh cho tân tín hữu và giúp mọi người hiểu đúng hơn về Hội Thánh Báp-tít. Có một vài trường hợp nó trở thành một phần giáo trình trong các chủng viện và các trường Kinh Thánh. Việc sử dụng nó đã vượt quá phạm vi của Hội Báp-tít Liên Hiệp và cả các biên giới nước Mỹ. Một bản hiệu đính đã được thực hiện năm 1873. Vào những năm sau đó, các bản cập nhật các con số thống kê mới nhất đã được thực hiện. Vì cớ sự đòi hỏi việc hoàn thiện cuốn sách cứ tiếp tục, các nhà xuất bản đã thực hiện một bản hiệu đính đầy đủ hơn. Mặc dầu các giáo lý cơ bản trong sách vẫn được giữ nguyên, nhưng tình hình Hội Thánh và xã hội đã có những biến chuyển quan trọng. Tôi đã cố gắng thể hiện một vài trong số những thay đổiđó vì chúng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong sách. Tôi luôn cầu nguyện rằng Chúa của chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng quyển sách này trong tư tưởng của những người muốn hiểu biết rõ hơn về Hội Thánh Báp-tít. Tôi cũng hy vọng rằng nó sẽ rất hữu dụng cho nhiều anh em Báp-tít ngoài Hội Báp-tít Liên Hiệp. Cuốn sách đã được viết với tinh thần đó. Tựa sách, Hội Thánh Của Ta, có ý nghĩa và mục đíchlưỡng diện. Đức Chúa Jêsus phán, “Tasẽ lập Hội Thánh của ta.” Đây là Hội Thánh của Chúa. “Hội Thánh của Ta” là lời khẳng định của Ngài. Chúng ta cần nhớ điều này vì đây là sự nhấn mạnh đầu tiên của sách. Hơn nữa, là một người Báp-tít, tôi có thể nói với sự vui mừng và sự ca ngợi rằng, “Đây là Hội Thánh của tôi,” khi tôi suy gẫm về những sự dạy dỗ của sáchnày. Tựa sách ám chỉ đến phẩm chất vừa thiên thượng, vừa con người của Hội Thánh. Hội Thánh thuộc về Chúa chúng ta. Ngài sống trong lòng Hội Thánh. Nhưng chúng ta, những tạo vật, là Hội Thánh. Đó là sự vinh hiển của Hội Thánh. Một tác phẩm như thế này luôn luôn là kết quả sự dự phần của nhiều người, là những người đã chia sẻ công việc. Việc đọc nhiều sách vở, sự liên hệ cá nhân với sự sống của Hội Thánh, sự tương tác với các lãnh đạo Hội Thánh của nhiều cộng đoàn khác nhau và các cuộc phỏng vấn quốc tế đã ảnh hưởng đến việc viết sách rất nhiều. Thật không thể nào liệt kê hết tất cả những người đã đóng góp những ý tưởng rất bổ ích trong suốt nhiều năm qua. Cũng cần phải cảm tạ một số người đã dự phần trong bản hiệu đính hiện thời của sách. Ông Bob Putman thuộc Nhà Xuất Bản Harvest đã đóng góp những phương
  • 2. pháp đầy ý nghĩa trong công tác thu thập và xuất bản. Ông John Cionca ở Chủng viện Bê-tên đã cẩn thận xem xét lại cả quyển sách và đưa ra những gợi ý cũng như các sửa đổirất có giá trị. Ông Leith Anderson đã thật tốt bụng khi cẩn thận xem xét lại bản thảo và đã viết lời giới thiệu cho sách. Vợ tôi, Alta, đã đánh bản thảo vào máy tính và dàn trang sách. Những cuộc phỏng vấn với một vài mục sư đã đem đến sự sâu sắc cho tác phẩm về Hội Thánh từ một góc nhìn thực tiễn. Tôixin chân thành cám ơn những người này và nhiều người khác nữa. Tôi cầu nguyện để quyển sách nhỏ này có thể đến với nhiều độc giả và giúp nhiều người khác hiểu biết Hội Thánh rõ ràng hơn. Giới thiệu Rải khắp thế giới có rất nhiều Hội Thánh Báp-tít từ hai, ba thành viên cho đến hàng chục ngàn người. Hệ phái Tin Lành đông đảo nhất ở Mỹ chính là Báp-tít. Những người Báp-tít nhóm họp nhau ở những nơi thuê mướn, trong các phòng khách, những bãi đất trống giữa rừng, và trong những nhà thờ xây theo kiểu thánh đường. Những người Báp-tít nằm trong số những hệ phái bao gồm cả chủng tộc, ngôn ngữ, và vị trí kinh tế xã hội. Chúng tôi là một dân đa dạng. Có lẽ thật dễ dàng nhận thấy những sự khác biệt của chúng tôi, mặc dầu có một sức mạnh lớn trong sự đa dạng và linh động kiểu Báp-tít. Đừng để bị đánh lừa bởi những sự khác biệt. Có một tâm điểm cho những tín lý và lễ nghi Báp-tít mà nơi đó hết thảy chúng tôi, là những Cơ Đốc nhân được tái sanh, đều hiệp nhất. Chúng tôi đến với những Hội Thánh địa phương với sự tận hiến cao độ cho Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa và là Chủ của chúng tôi, và lòng trung thành với Kinh Thánh như là nguyên tắc cho đức tin và lối sống. Hội Thánh Của Ta cung cấp những lẽ thật và các truyền thống của những người Báp-tít để duy trì và làm cho vững mạnh thêm. Đây không phải là “một cuốn sách của nội quy” giống như một số hệ phái khác có. Nó cũng không phải là một lời tranh biện để thuyết phục tín hữu thuộc các hệ phái khác gia nhập Báp-tít. Đây là một cuốn sách hướng dẫn đơn sơ nhưng mạnh mẽ để hiểu làm thế nào những người Báp-tít đã cẩn thận chuyển những lời dạy dỗ của Kinh Thánh thành hành động trong sinh hoạt Hội Thánh. Ông GordonJohnsonđặc biệt thích hợp để trở thành người hướng dẫn chúng ta. Ông đã chăn bầy tại các Hội Thánh từ Montclair, New Jersey, đến San Diego, California. Là viện trưởng Chủng viện Thần Học Bê-tên ở St. Paul, Minnesota, ông đã dạy cho cả một thế hệ chủng sinh sau này trở thành các mục sư, giáo sĩ và những người lãnh đạo các Hội Thánh Báp-tít trên khắp Bắc Mỹ và khắp thế giới. Đặc biệt hữu íchlà nhận thức của ông về lịch sử lẫn truyền thống đi đôivới nhận thức về những khuynh hướng và những vấn đề đương đại. Ông rất yên tâm vì các
  • 3. nguyên tắc Báp-tít vẫn được duy trì dầu nhiều Hội Thánh đã thay đổi; các phương pháp được cập nhật trong khi các nghi lễ vẫn giữ nguyên. Khi bạn đọc 13 chương sắp tới, hãy xem xét một vài lời khuyên dưới đây: Đặt Kinh Thánh lên hàng đầu. Hội Thánh Của Ta không phải là Kinh Thánh. Nó là một nguồn tài liệu giúp áp dụng Kinh Thánh vào các Hội Thánh Báp-tít. Khi đến những phần Kinh Thánh trưng dẫn, hãy mở ra đọc và suy gẫm cho chính bạn. Hãy luôn quay trở lại với Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời cho cả các Cơ Đốc nhân lẫn Hội Thánh. Nói cách khác, hãy đọc Hội Thánh Của Ta cùng với quyển Kinh Thánh bên cạnh. Hãy quyết định cho chính bạn. Bạn sẽ thấy rằng một niềm tin mạnh mẽ của những người Báp-tít là mỗi cá nhân chúng ta thảy đều chịu trách nhiệm giải trình trước mặt Đức Chúa Trời. Đừng tin vì cớ tác giả nói như thế. Đừng đọc cáchthờ ơ rồi nói, “Tôichỉ làm điều này như một việc được giao mà thôi.” Hãy lựa chọn những quyết định cách cẩn thận và có sự cầu nguyện cho riêng bạn để những thông tin sẽ được biến thành niềm tin vững chắc. Hãy đốichiếu với Hội Thánh của bạn. Bạn sẽ thấy có nhiều khác biệt. Mỗi Hội Thánh đều khác nhau. Hãy quyết định khám phá hội chúng của bạn trong sự soi sáng của Thánh Kinh và sự diễn giải trong sách này. Hãy chắc rằng một số khác biệt có thể làm bạn cảm thấy khó chịu. Với tình yêu thương và sự chịu đựng Cơ Đốc, hãy chuẩn bị chấp nhận những khác biệt trong khi bạn hầu việc Đức Chúa Trời để tiếp tục hướng Hội Thánh của bạn đến Lời Chúa. Cuối cùng, hãy vui thích chia sẻ sự hiệp thông với hàng chục triệu tín hữu Báp-tít ở khắp nơi trên thế giới ngày hôm nay và xuyên suốtlịch sử. Chúng ta cùng nhau sống vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong mỗi thế hệ. Leith Anderson Eden Prairie, Minesota Nguồn sức mạnh của Hội Thánh Hội Thánh là một tổ chức thật kỳ lạ. Hội Thánh đã tồn tại và phát triển mạnh suốt các thời đại. Hội Thánh đã và đang bị bắt bớ, chống đối, nhưng không hề bị phá hủy hoàn toàn. Nhiều lúc Hội Thánh đã phải chịu đựng những kẻ thù bên ngoài và cả những hỗn loạn bên trong, nhưng vẫn đứng vững. Chúng ta đã minh chứng điều này bằng những phương cách thật ngoạn mục trong thế kỷ thứ 20. Chế độ Cộng sản thuộc khối các quốc gia phương Đông đã triệt khử Hội Thánh trong suốt 70 năm. Những người cai trị Đức Quốc xã từ năm 1933 đến 1945 cũng tận dụng những tay sai trong Hội Thánh hay bắt bớ những thành viên Hội Thánh nào chống đối lại những hành động bạo tàn bọn chúng áp đặt lên xã hội. Ngày nay, trên cả hai bình diện, Hội Thánh vẫn sống sótvà phát triển. Một cuộc nghiên cứu gần đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Tư Tưởng Quốc Gia
  • 4. (National Opinion Research Center) tại trường đại học Chicago, cùng với Trung Tâm Trưng Cầu Dân ý Nga (Russian Center for Public Opinion Research Center) tại Mátxcơva, đã cho ra những kết quả đầy kinh ngạc. 2964 bảng câu hỏi được thu hồi vào năm 1991. Chúng cho thấy rằng một cuộc phấn hưng tôn giáo chưa hề có trong lịch sử hiện đại đang quét ngang nước Nga. Sau 7 thập kỷ trong tình trạng vô thần, cứ ba trong số bốn người Nga khẳng định lòng tin tuyệt đốihay rất lớn nơi Hội Thánh. Mức độ lòng tin đó cao gần gấp đôi so với bản báo cáo ở Mỹ. 22%, bao gồm gần 1/3 những người dưới 25 tuổi, nói rằng họ đã từng là những người vô thần, bây giờ trở lại tin nơi Đức Chúa Trời. Đây là một trong những sự biến chuyển khổng lồ đã từng có trong lịch sử Cơ Đốc giáo. Đó chính là sự thể hiện sức mạnh của Hội Thánh. Hội Thánh đã bị chống đối. Hội Thánh đã bị bắt bớ. Nhưng Hội Thánh vẫn tồn tại và hiện nay đang phát triển. Đây mới chỉ là một minh họa cho sức mạnh của Hội Thánh. Làm thế nào chúng ta có thể giải thích về sức mạnh của Hội Thánh? Bất cứ một tổ chức bình thường nào khác chắc chắn đã chết. Không một tổ chức loài người nào có khả năng chịu đựng để vượt qua sự chống đối và áp lực như là Hội Thánh phải chịu. Hội Thánh nhận lấy năng lực từ đâu? Đó là điều chương này đề cập đến. Vị trí của Kinh Thánh Sức mạnh của Hội Thánh đến từ một thẩm quyền vượt xa hơn chính nó. Phẩm chất chịu đựng của Hội Thánh không đặt nền tảng trên sự tổ chức thông minh hay những nỗ lực đầy sáng tạo của con người. Có một quyền năng nằm ngoài thế giới trần tục đã khiến cho Hội Thánh trở thành như vậy. Quyền năng đó là thẩm quyền của Kinh Thánh. Chúng ta hãy cùng xem xét quyển sách này. Trước hết, hãy lưu ý đến sự đầy đủ của Kinh Thánh. Kinh Thánh mang đến đủ mọi lẽ thật cho đức tin và đời sống chúng ta. Nó thật đầy đủ vì đã được hà hơi cách thiêng liêng. Ngay cả việc khảo sát một phân đoạn Kinh Thánh ngẫu nhiên thôi cũng đủ làm chúng ta hết sức ngạc nhiên. Những dữ kiện đơn giản về Kinh Thánh làm chúng ta xúc động bởi sự vinh hiển của nó. Kinh Thánh được viết trong khoảng 1500 năm bởi khoảng 40 trước giả khác nhau, từ những bối cảnh khác nhau. Nhưng qua tất cả những điều đó, Kinh Thánh có sự nhất quán. Sự nhất quán đó có thể được khảo sát theo nhiều cách. Công việc của Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo mọi sự vật được ghi nhận xuyên suốt Kinh Thánh. Công việc của Đức Chúa Trời trong việc lựa chọn và dẫn dắt dân sự của Ngài, dân Y-sơ-ra-ên, được ghi nhận liên tục như một sợi chỉ xuyên suốtKinh Thánh. Công việc của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ đã được chuẩn bị trong Cựu Ước và được hoàn tất trong Tân Ước. Đức Chúa Trời đã đang làm việc trong và qua dân sự thuộc riêng của Ngài trong Cựu Ước và rồi tiếp tục công tác đó trong và qua Hội Thánh của Ngài trong Tân Ước.
  • 5. Việc Đức Chúa Trời thực hiện sự giải hòa conngười với Ngài là đề tài chính của Kinh Thánh. Sứ điệp của Kinh Thánh đã thay đổi đời sống của vô số người và các xã hội trải qua các thời đại, và chúng ta buộc phải nói rằng, “Chỉ Thánh Linh Đức Chúa Trời mới có thể ban cho một cuốn sách như vậy.” Các trước giả được sự hướng dẫn của Thánh Linh khi họ viết. Kinh Thánh thật sự trở thành một bức thư cá nhân Đức Chúa Trời gửi cho chúng ta, là con loài người. Ngài phán với chúng ta và với Hội Thánh Ngài qua Kinh Thánh. Chúng ta nhận ra rằng không phải tất cả mọi phần trong Kinh Thánh đều có tầm quan trọng như nhau, nhưng mà hết thảy đều được linh ứng như nhau. Chúng ta thấy một sự minh họa cho điều này trong thế giới vật lý. Conmắt đối với thân thể có tầm quan trọng hơn nhiều so với amiđan, nhưng cả hai đều là các bộ phận của thân thể Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Có những phần nhất định trong Kinh Thánh đối với sự sống của Hội Thánh thì ít quan trọng hơn những phần khác, nhưng tất cả đều được linh ứng như nhau. Kinh Thánh là sách hướng dẫn đầy đủ nhất cho sự sống của Hội Thánh và cho đời sống cá nhân của mỗi chúng ta. Thứ hai, hãy lưu ý tính chắc chắn của Kinh Thánh. Các học thuyết khoa học và triết học luôn luôn hướng đến chỗ hiệu đính lại. Các tín điều và giáo lý (những lời tuyên bố có thẩm quyền về những niềm tin và các tín lý) của Hội Thánh cũng vậy, vốn đã thay đổisuốt các thời đại. Nhưng Lời Đức Chúa Trời thì không. Lời đó rất chắc chắn. Lời đó không thể thay đổiđược. Chúng ta có thể khám phá ra thêm lẽ thật bên trong Kinh Thánh, và chúng ta có thể thấy nhiều quan điểm mới dựa trên lẽ thật Kinh Thánh hàm chứa, nhưng lẽ thật ở đây đã được ban cho một lần đủ cả. Đức Chúa Jêsus phán, “Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi” (Mat Mt 24:35). Tínhchắc chắn của Kinh Thánh đem đến sự xác tín trong kinh nghiệm Cơ Đốc của chúng ta và trong chức năng của Hội Thánh. Thứ ba, hãy lưu ý đến thẩm quyền của Kinh Thánh. Lời Kinh Thánh có một thẩm quyền mà không một tác phẩm phẩm văn chương hay quyển sách nào khác trên thế giới có được. Điều này không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì bên ngoài. Không một tòa án nào có thể mang đến thẩm quyền đó cho Kinh Thánh bằng các sắc lệnh hay quyết định. Các giáo hội nghị trên đất vào thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng không. Họ đã dựa vào Kinh Thánh để thiết lập nền tảng cho các tín điều và các giáo lý, những điều họ muốn có sự chi phối trên Hội Thánh. Một tác giả nói, “Chỉ đơn giản là họ đã nhìn nhận thẩm quyền của chính Kinh Thánh. Sự hình thành Kinh Thánh dưới quyền của Đức Chúa Trời tự nó đã đứng vững. Thật rõ ràng là tác phẩm năng động và đầy quyền năng này đã được ban cho trong sự nhất quán cần thiết và có hệ thống vì toàn thể Kinh Thánh đã được tạo nên bởi chính sự sống phổ quát và quyền năng của Đức Chúa Trời.” Có một sức mạnh bên trong Kinh Thánh khiến chính kinh Thánh bắt phục nhân loại. Đó là một sứ điệp thiêng liêng vốn không thể tránh né được. Martin Luther, một nhà cải chánh Tin Lành vĩ đại, thấy rằng chính mình đã bị buộc phải đầu phục
  • 6. thẩm quyền của Kinh Thánh hơn là của Hội Thánh hay giới lãnh đạo Giáo Hội. Càng khảo cứu về Lời Chúa, về những điều ông tin quyết, và mối tương giao giữa ông với Chúa và với Hội Thánh bao nhiêu, ông càng bị thúc ép phải chống lại những lời tuyên bố của Giáo Hoàng, vốn được xem như là có thẩm quyền ngang với Kinh Thánh. Ông không muốn rời bỏ Giáo Hội. Ông muốn trung thành với Giáo Hoàng và với các công đồng. Nhưng cuối cùng, ngay trung tâm cuộc tranh chiến của ông với lẽ thật, ông bị dồn vào một góc. Ông đã phải thừa nhận rằng các công đồng và Giáo Hoàng đã sai lầm. Chính vì điều này ông lựa chọn đứng trên thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời. Ông đưa ra lời chứng lại trong lúc bị xét xử như sau: “Trừ khi tôi được thuyết phục bởi lời chứng của Kinh Thánh hoặc bởi một lý do rõ ràng - vì tôi không phó mình cho Giáo Hoàng cũng như cho một công đồng riêng lẻ nào, vì thật rõ ràng là họ thường mắc sai lầm và mâu thuẫn với chính mình - tôi luôn đứng về phíaKinh Thánh, trước bản thân và lương tâm, tôi khẳng định rằng mình đã trở thành ‘tù nhân’ của Kinh Thánh. Tôikhông thể và cũng sẽ không rút lại bất cứ thứ gì chỉ vì nó không an toàn hay chống lại lương tâm tôi. Tôi không thể làm khác hơn. Nguyện Chúa giúp tôi. Amen.” Không có một cuốnsách nào khác có đủ thẩm quyền cho Hội Thánh hay cho bất cứ một tôn giáo thật nào. Các tôn giáo khác đều có những sách của họ, chẳng hạn như giáo hội Mormon có Sách Mormon (Book of Mormon). Mary Baker Eddy, người sáng lập Khoa Học Cơ Đốc, đã viết quyển Khoa Học và Sức Khỏe với Chìa Khóa của Thánh Kinh (Science and Health with Key to the Scriptures) năm 1875. Bà ngụ ý rằng Kinh Thánh là một kho báu bị lạc mất mãi cho đến khi có sự diễn giải của bà. Sự ám chỉ này trái ngược với tất cả những gì chúng ta biết về Kinh Thánh và điều Đức Chúa Trời đã làm cho nhân loại. Chúng ta không cần phải có những chiếc chìa khóa đặc biệt của conngười để hiểu sứ điệp thiết yếu mà Đức Chúa Trời bày tỏ cho những con người có trách nhiệm xuyên suốt Kinh Thánh. Kinh Thánh là thẩm quyền cho chức năng của Hội Thánh. Kinh Thánh hướng dẫn sự sống của Hội Thánh. Nhưng trên tất cả, Kinh Thánh hướng chúng ta đến Đấng Christ, Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã phán với những người Pha-ri-si và các thầy dạy luật như vầy: “Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời. Ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (GiGa 5:39-40). Mục đíchtối hậu của Lời được viết ra của Đức Chúa Trời là để bày tỏ Đức Chúa Jêsus Christ, Lời Hằng Sống cho chúng ta. Ngài là Đầu Hội Thánh và là Đấng biến đổi mỗi chúng ta là những người tin cậy nơi Ngài. Điều đó khiến cho Kinh Thánh trở nên sống còncho chúng ta và cho Hội Thánh. Vị trí của truyền thống Dầu rằng Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất cho đức tin và sự sống của Hội
  • 7. Thánh, cũng như đối với mỗi cá nhân chúng ta, có hai lĩnh vực khác cũng nên được xem xét. Đó là truyền thống và thực tiễn. Cả hai điều này đều quan trọng khi xem xét sức mạnh của Hội Thánh, dầu rằng cả hai phải ở dưới thẩm quyền của Kinh Thánh. Truyền thống liên quan đến những cội nguồn lịch sử mà từ đó Hội Thánh được hình thành. Có một điểm giống nhau mang tính lịch sử rất đáng lưu tâm giữa vòng nhiều hệ phái khác nhau. Điều đó đặc biệt đúng trong những thời kỳ đầu quá trình phát triển Hội Thánh. Các công việc, các quyết định và các tác phẩm của những nhà lãnh đạo và các công đồng xuyên suốt lịch sử Hội Thánh thật quan trọng lắm. Mọi Cơ Đốc nhân đều biết điều này. Từ tác phẩm của các nhà lãnh đạo và các công đồng Hội Thánh đã cho ra các tín điều (những lời tuyên bố có thẩm quyền về những niềm tin căn bản) và những lời tuyên bố về đức tin. Chúng đã tạo nên nền tảng của truyền thống Hội Thánh. Những tín điều và các lời tuyên xưng đức tin này tác động đến một số hệ phái nổi bật trong xã hội chúng ta ngày nay. Một số nhóm Hội Thánh tuyên bố mình không lệ thuộc vào tín điều. Có nghĩa là những hệ phái này không cho phép bất cứ lời tuyên xưng đức tin hay tín lý nào có thẩm quyền trên họ. Họ tuyên bố rằng thẩm quyền trên họ là Kinh Thánh và đặc biệt là Kinh Thánh Tân Ước. Những Hội Thánh không tín điều này chấp nhận những tín điều đầu tiên của các giáo hội nghị như là những lời tuyên bố về tín lý được hiểu từ Thánh Kinh. Những Hội Thánh này cũng sử dụng những lời xác quyết đức tin của chính họ, nhưng họ nhanh chóng khẳng định rằng Kinh Thánh là trước nhất và là thẩm quyền tối hậu trên họ. Giữa vòng các nhóm phi tín điều này có Hội Thánh Giám Lý, Liên Hiệp các Hội Thánh Đấng Christ, Hội Thánh Tin Lành, Hội Thánh Tin Lành Giao Ước (Evangelical Covenant Church), Hội Thánh Phúc Âm Liên Hiệp (Christian Missionary and Alliance Church), và Hội Thánh Cơ Đốc, cũng như Báp-tít. Những Hội Thánh tín điều là những Hội Thánh hướng đến những tín điều hay sự tuyên xưng đức tin đặc biệt như là nền tảng cho đức tin và hoạt động của họ. . tất cả đều hướng về những tín điều cổ xưa, nhưng mỗi hệ phái phát triển sự tuyên xưng đức tin của riêng họ. Tất cả đều nói rằng Kinh Thánh có thẩm quyền, nhưng những bản tuyên xưng này cũng rất quan trọng cho đời sống của Hội Thánh. Giữa vòng các Hội Thánh tín điều này có Hội Thánh TínNghĩa (Lutheran Church), Hội Thánh Tân Giáo (Episcopal Church), Hội Thánh Anh Giáo (Church of England), Hội Thánh Cơ Đốc Cải Chánh (Christian reformed Church), Hội Thánh Trưởng Lão (Presbyterian Church), và Giáo Hội Công Giáo La-mã (Roman Catholic Church). Khi chúng ta nói đến các tín điều và sự tuyên xưng đức tin, chúng ta đang nói đến truyền thống. Nó liên quan đến lịch sử. Những lời tuyên bố về giáo lý này được hình thành vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử như là sự thể hiện điều Hội
  • 8. Thánh hiểu về những sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Khi mỗi một trong số những Hội Thánh này phát triển trong lịch sử, họ xây dựng những lời tuyên xưng đức tin của riêng họ để đặc biệt hóa nhóm của mình. Những lời tuyên xưng này khiến cho mỗi hệ phái trở nên khác biệt nhau. Điều này liên quan đến truyền thống. Giáo Hội Công Giáo La-mã được dẫn dắt bởi truyền thống nhiều hơn bất cứ giáo phái nào khác trong vòng Hội Thánh Cơ Đốc. Những người Công Giáo tin rằng người kế vị sứ đồ Phi-e-rơ chính là Giáo Hoàng. Họ đặt nền tảng cho điều này trên những lời Đức Chúa Jêsus phán với Phi-e-rơ (Mat Mt 16:18-19; LuLc 22:31-32; GiGa 21:15-19). Hết thảy những người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La-mã được xem là những người kế vị các sứ đồ, có cùng một thẩm quyền (của các sứ đồ). Một sách học Công Giáo nói: “Các giám mục, cùng với Giáo Hoàng, là những người dạy dỗ và dẫn dắt Hội Thánh. Họ phải hầu việc dân sự của Đức Chúa Trời và thế giới bằng cách công bố và bảo vệ sứ điệp của Đấng Christ giữa vòng chúng ta. Họ là những người kế vị các sứ đồ vốn đã nhận mạng lệnh nơi Đấng Christ để ‘đivà dạy dỗ muôn dân’.” Giáo Hội Công Giáo xem những hành động của các vị lãnh đạo và các hội đồng là rất quan trọng trong suốtlịch sử của mình để quyết định giáo lý và các hoạt động của Hội. Kinh Thánh có thẩm quyền trên Giáo Hội Công Giáo, nhưng cách Hội này tiếp cận Kinh Thánh hoàn toàn khác với cách của những người Tin Lành. Quan điểm của họ có thể thấy rất rõ ràng, cũng chính trong quyển sách nói trên: “Những người Công Giáo và Tin Lành... hết sức tập trung vào và kính trọng Lời của Đức Chúa Trời, nhưng cách tiếp cận có điều gì đó khác nhau. Những người Công Giáo tin rằng Kinh Thánh cần được gìn giữ bởi thẩm quyền dạy dỗ của Giáo Hội. Vì thế trong tín điều của mình, Hội cung cấp cho chúng ta một loại từ điển Thánh Kinh. Chúng ta tin rằng Kinh Thánh là trái tim của truyền thống Giáo Hội và nếu không có Giáo Hội để lưu truyền nó, Kinh Thánh sẽ mất hầu hết mọi sức mạnh của mình. “Người Công Giáo xem Kinh Thánh là một cuốn sách được Giáo Hội viết ra một lần đủ cả, cho Hội Thánh, và rằng, nếu tách rời khỏi Giáo Hội, có thể dễ dàng bị hiểu sai.” Khi chúng ta hiểu cách tiếp cận gắn liền Kinh Thánh với truyền thống đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn việc làm thế nào mà một số giáo lý không được dạy rõ ràng trong Kinh Thánh lại trở thành tín lý của Giáo Hội Công Giáo. Dầu rằng có thẩm quyền, Kinh Thánh đến qua Giáo Hội và chỉ có thể hiểu tốt nhất là bên trong Giáo Hội. Điều đó có nghĩa là những quyết định của Giáo Hội có thẩm quyền ngang bằng với các giáo lý được thể hiện rõ ràng trong Kinh Thánh. Chính vì thế mà khi Giáo Hoàng nói với thẩm quyền của Giáo Hội, ông được xem như là không thể sai lầm và có thể quyết định một giáo lý của Giáo Hội vào năm 1870, và giáo lý Ma-ri hồn xác lên trời (Assumption of Mary) được thiết lập từ năm 1950. Đây là giáo lý cho rằng Ma-ri đã được cất lên thiên đàng sau khi chết, như Đức Chúa Jêsus đã
  • 9. được. Những người Báp-tít là một hệ phái phi tín điều. Nhưng Báp-tít cũng là một hệ phái gắn với lịch sử. Họ tìm thấy giá trị lớn trong những tín điều và trong các quyết định của các hội đồng giáo hội toàn cầu trong buổi đầu của lịch sử Hội Thánh. Sự hiểu biết cơ bản của họ về các giáo lý chủ yếu trong Kinh Thánh đến từ những quyết nghị của các hội đồng này. Họ đã sử dụng những lời tuyên xưng đức tin của nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử của mình. Nhiều Hội Thánh Báp-tít địa phương làm theo những lời tuyên xưng đức tin của chính mình. Một số hệ phái Báp-tít đã sử dụng những lời tuyên xưng đức tin như là những nguyên tắc chỉ đạo trong việc quyết định tư cách hội viên trong tình thông công cũng như hướng đến chức năng của các Hội Thánh. Chẳng hạn Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp đã chấp nhận Lời Tuyên Xưng Đức Tin vào năm 1951. Những lời tuyên xưng các niềm tin trang trọng này được dùng để thể hiện sự hiểu biết hiện thời của Hội về những điều dạy dỗ trong Kinh Thánh. Chúng giúp những người bên ngoài Hội Thánh hiểu được Hội Thánh địa phương hay tổ chức thông công giữa vòng hệ phái tin Kinh Thánh dạy điều gì. Dầu rằng Báp-tít thuộc nhóm phi tín điều, họ thừa nhận giá trị di sản của mình và sự phát triển sự hiểu biết giáo lý trong quá khứ. Và họ cũng cần phải nhận hết vị trí của những lời tuyên xưng đức tin như là những nguyên tắc chỉ đạo cho chức năng của Hội Thánh. Nhưng những lời tuyên xưng đức tin đó không thể trở thành những luật lệ thay thế Kinh Thánh. Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất trên đức tin và nhiệm vụ của chúng ta. Những tín điều chính thức phải được sử dụng giống như sự diễn giải Kinh Thánh mà thôi. Một Hội Thánh địa phương có thể sử dụng lời tuyên xưng để giúp các thành viên tương lai hiểu điều mà Hội Thánh đó tin rằng Kinh Thánh dạy. Một số thành viên tương lai có thể không đồng ý. Hội Thánh địa phương có lẽ cần thiết phải từ chối cho những người như thế gia nhập Hội Thánh. Hành động đó đốivới Hội Thánh không có gì mâu thuẫn cả. Điều đó chỉ đơn giản khiến cho những thành viên tương lai nhận thức được rằng họ sẽ không thể cảm thấy thoải mái trong Hội Thánh chừng nào mà sự hiểu biết của họ về sự dạy dỗ của Kinh Thánh còn đốilập với Hội Thánh. Nhưng chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ rằng chúng ta thảy đều ở dưới thẩm quyền của Kinh Thánh. Tất cả mọi tín điều đều phải quy thuận theo Kinh Thánh. Khi nói chuyện với những người Pha-ri-si và các thầy dạy luật về mối liên hệ với truyền thống của Ngài và các môn đồ mình, Đức Chúa Jêsus phán, “Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình” (Mac Mc 7:9). Vị trí của tính thực tế
  • 10. Một yếu tố khác cần phải được xem xét đốivới sức mạnh của Hội Thánh là việc làm những điều gì thực tế. Xuyên suốt lịch sử của mình, đã có nhiều dịp Hội Thánh phải lựa chọn các quyết định về sự sống còn của mình trên nền tảng của tính thiết thực hơn là việc sử dụng bất cứ một tiêu chuẩn nào khác. Có những lúc các quyết định này chính đáng và đúng đắn. Vào những lúc khác những quyết định đó vi phạm nền tảng Kinh Thánh hay tiền lệ lịch sử. Hãy lấy Báp-têm làm ví dụ. Hầu hết mọi hệ phái đều đồng ý rằng việc thực hiện nghi lễ Báp-têm trong Tân Ước và trong Hội Thánh đầu tiên là sự dìm mình người tín hữu vào trong nước. Khi thánh lễ đó ngày càng trở nên gắn liền một cách sai lầm với kinh nghiệm cứu rỗi, các vấn đề phát sinh khi không thể dìm mình một người nào đó vào nước vì cớ sức khỏe kém hay vì những hoàn cảnh khác. Dần dần phương thức thực hiện nghi lễ chuyển sang xối nước lên thân thể rồi đến chỗ rảy nước, vì những phương cách này tỏ ra thực tế hơn. Chính Karl Barth, một nhà thần học thuộc Hội Thánh Cải Chánh Thụy Sĩ và có lẽ là nhà thần học vĩ đại nhất thế kỷ của chúng ta, đã nói: “Một người hầu như không thể phủ nhận việc Báp-têm đã được tiến hành theo nghi thức nhúng mình xuống nước - như ở phương Tây mãi cho đến Thời Trung Cổ - thể hiện một nghi thức ấn tượng hơn nhiều so với việc xối nước vốn sau đó đã trở thành lệ thường, đặc biệt là khi cái lệ thường này được rút gọn từ chỗ làm cho ướt tới chỗ rảy một ít nước và dần dần trên thực tế chỉ còn là việc làm cho ẩm một chút với càng ít nước chừng nào càng tốt chừng nấy.” Quyết định rằng việc rảy nước trở thành một giáo lý có thẩm quyền là hoàn toàn đặt nền tảng trên tính thực tế. Dầu rằng ngày nay hình thức này chính là cái được sử dụng bởi nhiều nhóm chính trong Hội Thánh Cơ Đốc nói chung, nó vẫn đang trên đà dần dần phát triển. Trong những năm gần đây, N. P. Williams thuộc đại học Oxford bị bối rối khi ông không thể tìm thấy một bằng chứng nào về việc làm Báp-têm cho trẻ em trong Kinh Thánh Tân Ước. Vì thế, ông cảm thấy bị dẫn đến chỗ biện hộ rằng con người phải “tin cậy vào những bản năng của Hội Thánh lịch sử.” Đây là sự thừa nhận rằng thẩm quyền thay đổi phương cáchBáp-têm đến từ quyết định võ đoán của Hội Thánh hậu Tân Ước. Một minh họa từ chính cuộc đời tôi sẽ làm rõ hơn việc sử dụng tính thực tế trong đời sống Hội Thánh. Khi tôi đang quản nhiệm một Hội Thánh thành phố, một quý cô gọi điện cho vợ tôi. Cô ta giới thiệu một kế hoạch mà từ đó các tín hữu trong Hội Thánh có thể kiếm được rất nhiều tiền. Khi được bảo rằng chúng tôi không hỗ trợ cho Hội Thánh bằng cáchbuôn bán các thứ, cô ta đã không hiểu. “Bà không muốn có tiền sao?” cô ta hỏi. Vợ tôi đáp, “Chắc chắn là có chứ.” “À, thế thì làm sao bà kiếm được tiền?” Vợ tôi giải thích rằng các thành viên của Hội Thánh chúng tôi tin vào việc họ phải
  • 11. dâng phần mười dựa trên số thu nhập của họ cho Chúa và cho công việc của Ngài. Người phụ nữ hỏi, “Đó là cái gì thế? Đánh vần ra sao?” Thế là vợ tôi đánh vần “p-h-ầ-n m-ư-ờ-i” và giải thích ý nghĩa của nó. Người phụ nữ đó nói, “Tại sao chứ, nơi duy nhất tôi từng nghe nói đến nó là trong Kinh Thánh. Tôi chưa bao giờ nghe một Hội Thánh nào lại đi theo phương pháp đó.” Thật đáng lưu ý, phải không? Cô ta đã chỉ được nghe về việc dâng phần mười trong Kinh Thánh - cô chưa hề nghe có một Hội Thánh nào áp dụng nó cả. Kinh Thánh là thẩm quyền cho Hội Thánh, nhưng nhiều người không nghiêm túc tiếp nhận nó như là chuẩn mực cho niềm tin và các việc làm của Hội Thánh họ. Thật dễ dàng khi để cho lý do con người và lệ thường tốt trở thành một tiêu chuẩn có thẩm quyền cho những quyết định liên quan đến niềm tin và các hoạt động của Hội Thánh. Muốn khám phá nguyên tắc Thánh Kinh đằng sau các quyết định được lựa chọn trong Hội Thánh đòi hỏi phải có nhiều nổ lực và sự cẩn trọng. Trong những năm gần đây, một số người đã nghi ngờ thẩm quyền của Kinh Thánh. Họ chỉ muốn chấp nhận một vài niềm tin căn bản chẳng hạn như tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho nhân loại và sự cần thiết của việc phải yêu thương những người lân cận. Từ đó, những quyết định chuyên biệt lại lệ thuộc vào sự phán quyết riêng tư cá nhân của một người nào đó. Đến đây chúng ta đốidiện với một thẩm quyền bấp bênh vì cớ quan niệm của nhân loại luôn thay đổi Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua hết thảy mọi điều mang tính thực tế trong vòng Hội Thánh. Chúng ta phải hướng dẫn các hoạt động của Hội Thánh trong một thế giới vốn có những điều kiện khác xa so với thế giới thời Tân Ước. Nhưng những nguyên tắc tìm thấy trong Kinh Thánh hoàn toàn đầy đủ để hướng dẫn chúng ta trong mọi quyết định của mình. Một số điều ngày nay chúng ta cần vốn lại không được phác thảo cụ thể trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, hầu hết các tiểu bang có những người được ủy thác hay một số các viên chức được bổ nhiệm để lo về các vấn đề liên quan đến pháp luật của Hội Thánh. Những người được ủy nhiệm này không hề có trong Thánh Kinh Tân Ước, công việc của họ lại không trái với những nguyên tắc của Tân Ước. Nguyên tắc dẫn đạo trong các vấn đề Hội Thánh là làm theo sự dạy dỗ của Thánh Kinh Tân Ước. Khi chúng ta tin rằng việc thêm một điều gì đó không được đề cập đến một cách đặc biệt trong Kinh Thánh là cần thiết, thì chúng ta phải biết chắc rằng việc thêm vào đó bắt nguồn từ sự vi phạm các nguyên tắc của Kinh Thánh Tân Ước. Sức mạnh của Hội Thánh kết quả từ sự tôn trọng triệt để thẩm quyền của Kinh Thánh. Khi Hội Thánh dựa vào Kinh Thánh như là nguồn hướng dẫn đức tin và công việc của mình, Hội Thánh trở nên mạnh mẽ. Chính điều này là cái đã khiến cho Hội Thánh có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Tôi đến thăm Hội Thánh tại Mátxcơva năm 1966 khi Hội Thánh bị nghiêm cấm khắc khe dưới một chế độ
  • 12. vô thần bạo ngược, Cộng Sản. Hội Thánh vẫn mạnh mẽ bất chấp những cấm đoán. Tôi đã hỏi làm thế nào mà những người lãnh đạo mới được huấn luyện. Họ không có các chủng viện hay trường Kinh Thánh. Họ đáp lời bằng một câu hỏi khác: “Những sinh viên của ông đọc Kinh Thánh nhiều như thế nào?” Những sinh viên của họ, đang học một cách cá nhân với một mục sư trưởng thành, đã đọc xuyên suốt Kinh Thánh đến 35 lần. Đây chính là điều bí mật ẩn chứa sức mạnh của Hội Thánh đằng sau Bức Màn Sắt. Kinh Thánh là thẩm quyền và là sức mạnh của Hội Thánh. Hội Thánh có nghĩa gì? Quyển sách Những CộiNguồn của Alex Haley, xuất bản năm 1974, đã nhìn lại lịch sử của ông, là một người Mỹ da đen. Cuốn sách và những chương trình truyền hình sau đó làm bùng nổ trong lòng nhiều người sự thích thú tìm về cộinguồn của mình. Hàng tá các thương vụ đã xuất hiện để giúp người ta tìm về nguồn gốc của chính mình. Cũng theo cách tương tự, ngày nay có nhiều người tò mò về Hội Thánh. Hội Thánh từ đâu đến? Hội Thánh đã xuất hiện như thế nào? Ai là người sáng lập? Hội Thánh phát triển ra sao? Khởi điểm của Hội Thánh Tất cả đã bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất. Đức Chúa Jêsus là người đầu tiên dùng từ này (Hội Thánh) như chúng ta biết ngày nay. Ngài phán trong Mat Mt 16:18: “Ta sẽ lập Hội Thánh ta.” Biết được những bối cảnh để Ngài phán điều này thật là tốt. Mọi sự rao giảng và dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus đều vào những dịp đặc biệt. Những điều Ngài dạy dỗ hay rao giảng đều gắn liền với những biến cố và bao quanh bởi những tình huống. Chẳng hạn, vào một dịp Đức Chúa Jêsus hỏi các môn đồ về quan điểm của dân chúng về Ngài, lúc đó Ngài đã trở nên nổi tiếng. Họ nói với Chúa rằng một số người xem Ngài là một trong các tiên tri thời xưa. Rồi Ngài hỏi họ nghĩ gì về Ngài. Phi-e-rơ lập tức trả lời, “Chúa là Đấng Christ, ConĐức Chúa Trời Hằng Sống.” Với câu trả lời đó, Đức Chúa Jêsus phán, “Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này.” Điều này có nghĩa gì? Ai là đá để Ngài xây dựng Hội Thánh của Ngài lên trên đó? Có ba sự giải nghĩa chính: 1) Đá ám chỉ Phi-e-rơ. 2) Đá ám chỉ chính Đấng Christ. 3) Đá ám chỉ lời tuyên xưng đức tin của Phi-e-rơ. Cẩn thận xem xét thì thấy rằng sự giải nghĩa thích đáng là sự kết hợp của cả ba ý. Đức Chúa Jêsus phán, “Ngươi là Phi-e-rơ (Petros), ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá (petra) này. Ở đây rõ ràng là có sự chơi chữ. Đức Chúa Jêsus đang phán, “Tên ngươi là Đá, và ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này.” Đức Chúa Jêsus khẳng định điều này dựa trên nền tảng nào? Lời phán dựa trên sự khám phá và xưng nhận của Phi-e-rơ về đặc tính thật của Đức Chúa Jêsus. Phi-e-rơ nói, “Chúa là Đấng Christ.”
  • 13. Làm thế nào Phi-e-rơ có thể đi đến kết luận đó? Điều này đến với ông qua một sự khải thị thiêng liêng. “Chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều này đâu, bèn là Cha ta ở trên trời vậy” (câu 17). Năng lực bản thân Phi-e-rơ không thể đưa ông đến kết luận đó. Chính Chúa đã bày tỏ cho ông. Vì thế, Chúa chúng ta có thể lập Hội Thánh Ngài trên Phi-e-rơ và tiếp tục lập Hội Thánh Ngài trên những người khác, những người cũng có sự khám phá và tuyên xưng đức tin trong Đấng Christ giống như ông. Chúng ta hãy suy gẫm về một số lẽ thật chúng ta học được từ Lời của Chúa. Trước hết, Ngài chính là nền tảng Hội Thánh. Ngài là Đấng đã phán, “Tasẽ lập Hội Thánh ta.” Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh trên những người giống như Phi-e-rơ, những người cũng đã khám phá ra rằng Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời Hằng Sống. Chính Ngài là Đấng tự bày tỏ mình cho dân sự. Chính Ngài làm công việc xây dựng. Trong ICo1Cr 3:11 Ngài được gọi là nền móng. Eph Ep 2:20 nói rằng Hội Thánh được “dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà.” Một lần nữa trong IPhi 1Pr 2:6-8 Đấng Christ được gọi là đá góc nhà. Đấng Christ rõ ràng là nền tảng và đá góc nhà của Hội Thánh. Jêsus là Chủ của Hội Thánh. Ngài phán, “Ta sẽ lập Hội Thánh của ta.” Hội Thánh thuộc về Ngài. Ngài đã khai sinh ra nó. Ngài thay đổi mọi người tiếp nhận món quà cứu rỗi miễn phí của Ngài, và họ trở thành một phần trong Hội Thánh Ngài. Ngài duy trì Hội Thánh và bởi quyền năng của mình, Ngài là động lực mở rộng Hội Thánh. Ngài chính là Chúa. Các phép ẩn dụ trong Thánh Kinh Tân Ước đã xác nhận Ngài chính là Chúa. Ngài là Đầu của thân thể. Thân thể không thể hoạt động mà không có cái đầu. Là đá góc nhà của một tòa nhà, Ngài là nhân vật trung tâm của Hội Thánh. Ngài là gốc nho, chúng ta là những nhánh. Ngài là Người Chăn của đàn, và chúng ta theo Ngài. Ngài là Chú Rễ, và Hội Thánh là cô dâu. Những hình ảnh ẩn dụ này rõ ràng cho thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Chủ tể của Hội Thánh. Hội Thánh nào nhìn nhận được điều này sẽ trở nên mạnh mẽ và hiệu quả. Hội Thánh là vĩnh cửu. Chúa phán, “Các cửa âm phủ sẽ chẳng thắng được hội đó.” Hội Thánh sẽ bị chống đối, và sự chống đốisẽ không bắt nguồn từ những con người bìnhthường. Nó đến từ những thế lực thuộc linh. Địa ngục, Sa-tan và tay sai của hắn sẽ chống đốilại Hội Thánh và mọi công việc của hội, nhưng những người ở trong Hội Thánh là những người đang ở với đội chiến thắng. Dẫu rằng có đôilúc chúng ta cảm thấy công việc của chúng ta thật tầm thường vì chúng ta có lẽ là một thiểu số nhỏ bé trong cộng đồng của mình, Hội Thánh chúng ta cuối cùng sẽ chiến thắng cũng như chính Chúa và Lời Ngài đã chiến thắng. Cuối cùng, chúng ta xem xét một lẽ thật khác trong lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng Ngài sử dụng khái niệm “Hội Thánh” trong Mat Mt 18:17. Từ này gợi lên sự cần thiết của khía cạnh địa phương của Hội Thánh. Ở đây Ngài đề cập đến một
  • 14. cuộc tranh chấp không thể giải quyết giữa hai tín hữu. Cuộc tranh chấp sau đó nên đưa ra giữa Hội Thánh. Đưa một vấn đề tranh chấp ra giữa Hội Thánh phổ thông là điều hoàn toàn không thể. Nó phải được đưa ra giữa một nhóm địa phương. Việc làm thực tiễn của Hội Thánh Ngài thiết lập đòihỏi một tình thông công địa phương. Ý nghĩa của từ “Hội Thánh” Khi chúng ta dùng từ “Hội Thánh”, có rất nhiều hình ảnh khác nhau hiện lên trong tâm trí. Đốivới một số người nó ám chỉ một giáo phái chẳng hạn Giáo Hội Công Giáo La-mã hay Hội Thánh Trưởng Lão. Đối với những người khác nó có nghĩa là một tòa nhà có thể được xem là một Hội Thánh cá biệt. Nhiều người đồng nhất hóa Hội Thánh với một nhóm người. Khi từ này lần đầu tiên được sử dụng như chúng ta biết ngày nay, nó đã được những người Gô-tíchsửdụng, những người này tràn vào Đế Chế La-mã từ phương Bắc. Họ quan sát các Cơ Đốc nhân đang khi thờ phượng. Họ thấy những Cơ Đốc nhân ở trong các nhóm nhỏ trong nhà mình để thờ phượng, vì thế quan niệm đầu tiên của họ về Hội Thánh là một ngôi nhà nơi những tín hữu gặp gỡ. Đó là sự thể hiện hữu hình, mang tính vật lý của Cơ Đốc giáo mà họ đã lưu ý, và vì thế họ nói đến Hội Thánh với sự nhấn mạnh trước tiên là địa điểm nhóm. Từ này thật sự bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, kuriakon, vốn nói đến một tòa nhà. Nó có nghĩa là “thuộc về một chúa hay chủ.” Đối với hầu hết những người khác, chúng ta tiếp tục sử dụng từ Hội Thánh để gọi một tòa nhà nơi mà sự thờ phượng và các hoạt động khác được thực hiện. Dầu rằng đó là từ được dùng trong các bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh của chúng ta, nhưng nó không phải là từ được Thánh Kinh Tân Ước tiếng Hy Lạp sử dụng. Kuriakon không hề được sử dụng trong Thánh Kinh Tân Ước để chỉ Hội Thánh. Từ đó là ecclesia, có nghĩa là “hộiđoàn của những người được biệt riêng.” Từ ecclesia không nhấn mạnh tòa nhà, nơi mà những tín hữu gặp gỡ, nhưng nhấn mạnh chính bản thân những tín hữu. Hội Thánh là cộng đoàn những người tin cậy nơi Đấng Christ, bất luận họ gặp nhau trong một hang động, một căn nhà, một giáo đường hay ngoài trời. Người trong thời Tân Ước hoàn toàn nhận biết được ý nghĩa của từ này khi nó được dùng. Từ ecclesia xuất phát từ một chính quyền đô thị quốc của Hy Lạp. Nó được sử dụng để nói đến các dân biểu khi họ hội họp với nhau lại để làm luật và để ban hành quy chế đặc biệt cho thành phố của mình. Bốn dữ kiện giúp giải thích Hội Thánh Tân Ước được tìm thấy trong hội đồng thành phố Hy Lạp này. Trước hết, hội đồng Hy Lạp là một nhóm địa phương. Nó không bao gồm cả nước hay một đế quốc. Những người tụ họp với nhau đại diện cho một thành phố. Thứ hai, đó là một nhóm tự trị. Họ cai trị một cách độc lập trong địa phương mình, nhưng có mối quan hệ với những khu vực khác.
  • 15. Thứ ba, tư cách hội viên trong nhóm đòi hỏi phải đáp ứng được những phẩm chất nhất định. Các công dân phải đạt được một tiêu chuẩn nào đó trước khi họ được ra ứng cử. Thứ tư, hội đồng Hy Lạp được điều hành trên các nguyên tắc dân chủ. Họ được bầu cử như là một tổ chức dân chủ và số đông cai trị. Bốn nguyên tắc này là những nguyên tắc chỉ đạo đầy ý nghĩa cho chức năng của Hội Thánh Tân Ước. Trong Đế Quốc La-mã, khi mỗi nhóm công dân La-mã tụ họp lại với nhau (bất luận ở đâu), thì sự nhóm họp của họ là một tiếng nói của Rô-ma. Nhóm này chẳng có ý nghĩa gì nếu tách khỏi Rô-ma. Mỗi công dân La-mã đến một thành phố, nơi có một nhóm như vậy tồn tại thì tự động anh ta trở thành một thành viên của nhóm đó. Về phương diện địa lý mà nói, các nhóm này có thể ở cách xa Rô-ma đến vài ngàn dặm, nhưng họ vẫn là một phần quan trọng của Rô-ma. William Barclay, một nhà bình giải Kinh Thánh nổi tiếng, và cũng là một tác giả, đã nói, “Đó là ý nghĩa thật của Hội Thánh; mỗi Hội Thánh địa phương chỉ là một phần, một bức tiểu họa của Hội Thánh phổ thông vĩ đại.” Những mối quan hệ thuộc địa phương hay rộng hơn phải được lưu tâm đến khi chúng ta khảo cứu sự nhấn mạnh của Thánh Kinh Tân Ước đến Hội Thánh. Cách Kinh Thánh sử dụng từ “HộiThánh” Xem xét cách Kinh Thánh sử dụng từ “Hội Thánh” là rất tốt. Ý tưởng này đã được thấy trong Cựu Ước khi nó ám chỉ đến cộng đoàn dân sự của Đức Chúa Trời. Nhưng vì Hội Thánh thực sự bắt đầu vào kỷ nguyên Tân Ước, nên tốt nhất là chúng ta nghiên cứu cách Thánh Kinh Tân Ước sử dụng từ này. Kinh Thánh luôn dùng cùng một từ khi nói đến toàn thể cộng đồng hoặc hội chúng địa phương. Từ này được dùng 112 lần. 12 lần nó được dùng để ám chỉ đến Hội Thánh phổ thông - tức là Hội Thánh của mọi người tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, bất luận có thể tìm thấy họ ở đâu, trong thời đại nào, hay trong nhóm giáo phái/hệ phái nào. 90 lần từ này rõ ràng ám chỉ đến hội chúng địa phương. Các lần khác nó nói đến một ý nghĩa chung thường ám chỉ một Hội Thánh hữu hình. Chỉ dựa trên những con số này mà thôi, thì ý nghĩa nguyên thủy của từ Hội Thánh được hiểu mang tính địa phương và hữu hình. Tình thông công và chức năng của nhóm địa phương rất quan trọng. Chính bởi từ đây mà sự tăng trưởng Cơ Đốc và bằng chứng sống còn diễn ra. Mặt khác, các thành viên của nhóm cũng cảm nhận sự hiệp nhất với các tín hữu ở xa. Họ quan tâm, lo tưởng đến nhau. Họ tìm kiếm sự khích lệ lẫn nhau. Hãy lưu ý sự phụ thuộc lẫn nhau thể hiện tại Giáo Hội Nghị Giê-ru-sa-lem trong Công vụ 15. Mặc dầu từ phổ thông (hay “catholic”) không hề được dùng trong Thánh Kinh Tân Ước, ý tưởng đó được thể hiện rất rõ ràng. Các thư tín của Phao-lô gởi cho các Hội Thánh tại Ê-phê-sô và Cô-lô-se ngụ ý khía cạnh phổ thông của Hội Thánh. D. W.
  • 16. B. Robinsontrong quyển Tân Thánh Kinh Từ Điển đã nói, “Bất luận việc consố các Hội Thánh có đông như con số các thành phố hay ngay cả các gia đình, Thánh Kinh Tân Ước chỉ nhìn nhận một Hội Thánh mà không cần giải thích mối quan hệ giữa một và nhiều Hội Thánh. Đó là một thực thể ‘thiên thượng’ vốn không thuộc về dạng thức của thế giới trần gian này nhưng thuộc về Vương Quốc của sự phục sinh vinh hiển, nơi mà Đấng Christ được tôn cao ngay bên hữu của Đức Chúa Trời.” Sau khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, 120 người tại Giê-ru-sa-lem đã hiệp lại với nhau trong sự cầu nguyện. Rồi Thánh Linh giáng xuống trên họ. Sau đó, họ đã làm chứng về Đấng Christ. Bởi kết quả của sự cầu nguyện, bởi công việc của Thánh Linh, và sự làm chứng của họ, ba ngàn người đã thêm vào Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Đằng sau cơ cấu và sự mở rộng của Hội Thánh, chúng ta tìm thấy sự cầu nguyện, công việc của Thánh Linh và lời chứng về Đấng Christ. Nguyên tắc này đúng trong mọi tổ chức thuộc mọi nhóm tín hữu trong thời kỳ Hội Thánh đầu tiên. Một Hội Thánh đang phát triển không phải là kết quả của sự tổ chức thái quá. Đó chính là công việc của các cá nhân và các nhóm tín hữu hiệp lại cầu nguyện, những người cảm nhận được quyền năng của Thánh Linh và đã làm chứng về Đức Chúa Jêsus Christ như là Đấng cứu chuộc họ. Cách Hội Thánh Báp-tít sử dụng từ này Một số người có thể hỏi, “Hội Thánh Báp-tít bắt đầu như thế nào? Ai là người sáng lập? Nguồn gốc của họ là gì? Một số người nghĩ rằng người sáng lập là Giăng Báp-tít, nhưng rất ít tín hữu Báp-tít giữ quan điểm này. Giăng Báp-tít làm Báp-têm bằng sự trầm mình, nhưng sự Báp-têm của ông có một ý nghĩa khác hơn sự Báp-têm theo sau sự chết và sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Hội Thánh đã chưa ra đời khi Giăng đang làm Báp-têm. Hội Thánh bắt đầu sau sự chết và sống lại của Chúa Jêsus. Hội Thánh Báp-tít bắt đầu vào thế kỷ 16 suốtthời kỳ Cải Chánh Giáo Hội khi có nhiều nhóm Tin Lành bắt đầu hình thành. Khái niệm Báp-tít không được chính những tín hữu Báp-tít lựa chọn. Nguồn gốc của nó vốn là một tên hiệu cũng giống như từ Cơ Đốc nhân vốn cũng từng là một tên hiệu. Những người đi theo Đấng Christ đã không lựa chọn cái tên “Cơ Đốc nhân,” và những tín hữu Báp-tít cũng không chọn cái tên “Báp-tít” cho mình. Đầu tiên họ được gọi là “Những người tái Báp-têm,” tức là những người làm Báp-têm lại. Họ làm Báp-têm lại cho những người đã được “Báp-têm” khi còn ẳm ngữa, vì họ tin rằng sự rảy nước đó không phải là Báp-têm theo như Thánh Kinh Tân Ước dạy. Họ tin rằng sự Báp-têm luôn luôn theo sau một kinh nghiệm cải đạo và được hoàn tất bởi sự dìmmình trọn vẹn vào nước. Tín hữu Báp-tít không tuyên bố bất cứ cá nhân nào là người sáng lập của họ. Họ công nhận việc làm và những đóng góp của mỗi nhà cải chánh - Martin Luther,
  • 17. John Calvin, Huldrych Zwingli, John Huss, John Knox và những người khác. Dẫu rằng sẵn sàng tiếp nhận nhiều điều trong số những đóng góp của những người này trong việc nghiên cứu Kinh Thánh, tín hữu Báp-tít vẫn xem Thánh Kinh Tân Ước là thẩm quyền trên đời sống Cơ Đốc và sinh hoạt Hội Thánh của họ. Tín hữu Báp-tít tin rằng chức năng của hội chúng địa phương có tầm quan trọng cao nhất. Vì thế, chúng tôi có khuynh hướng không nói về sự thông công hệ phái của chúng tôi hay bất cứ hệ phái Báp-tít nào như là “Hội Thánh Báp-tít.” Thật chính những Hội Thánh Báp-tít trong sự thông công lẫn nhau đã hình thành nên một nhóm lớn hơn. Sự thông công lớn hơn này là cần thiết để làm cho việc truyền giáo khắp thế giới trở nên thuận tiện, nhưng nó vẫn là sự thông công trong sự hầu việc Đấng Christ. Vì những người Báp-tít nhấn mạnh tính độc lập và tự trị của hội chúng địa phương, những viên chức của các quận và các văn phòng quốc gia được kể là những người phục vụ Hội Thánh. Thuận phục dưới quyền tể trị của Đấng Christ là rất quan trọng cả trong các Hội Thánh địa phương cũng như giữa vòng những nhà lãnh đạo hệ phái. Những tín hữu Tân Ước nhìn nhận việc họ cần lẫn nhau như thế nào, thì chúng tôi cũng thấy nhu cầu đó. Chúng tôi không thể đi một mình. Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp, chẳng hạn, có một trung tâm dịch vụ quốc tế tại Arlington Heights, bang Illinois. Hội có một trường cao đẳng nghệ thuật khoáng đạt và một chủng viện thần học tại St. Paul, bang Minnesota., với một trường đại học thứ hai tại San Diego, bang California. Các chi hội thuộc viên tạ ơn Chúa vì cớ mỗi một lãnh đạo ở những nơi này cũng như các lãnh đạo ở những khu vực khác nhau. Những người nam và người nữ này là những người phục vụ Hội Thánh chúng tôi. Họ luôn sẵn lòng cho lời tư vấn. Họ hướng ý cho sự thông công toàn thể trong sự tăng trưởng và lo tưởng đến nhau, cung cấp các tài liệu và những giúp đỡ hướng dẫn, truyền giáo hướng ngoại, và cung cấp các nguyên tắc chỉ đạo cũng như lời khuyên cho các vấn đề khác nhau. Chúng ta cần lẫn nhau trong sự thông công rộng lớn hơn. Chúng ta hoạt động tốt hơn với sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cũng có thể thấy ở nhiều nhóm Báp-tít khác. Mỗi người trong chúng ta phải xúc động vì được làm một phần của Hội Thánh Đấng Christ. Khi chúng ta ôn lại cộinguồn mà từ đó chúng ta ra đời, chúng ta sẽ cảm nhận được một đặc quyền cao cả mà chúng ta có được khi là các thành viên Hội Thánh. Sự tự do điều khiển chúng tôi Điều gì đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo trong quá khứ hướng Hội Thánh theo con đường mà nó đã từ đó phát triển? Ngày nay, nguồn lực chủ đạo nào đã giữ cho Hội
  • 18. Thánh vẫn phát triển theo conđường đó? Có nguyên tắc căn bản nào điều khiển hướng đi mà Hội Thánh phải theo không? Có một nguyên tắc điều khiển cơ bản nào đã giữ Hội Thánh khỏi đánh mất tính hiệu quả của nó không? Chúng tôi tin là có. Đó là một nguyên tắc đến từ Thánh Kinh Tân Ước, cũng như từ chính kinh nghiệm conngười chúng ta. Đó không phải là một nguyên tắc để thay thế Thánh Kinh Tân Ước;mà là kết quả của những điều Thánh Kinh Tân Ước dạy. Nguyên tắc này là nguyên tắc đặc trưng cho Hội Thánh Báp-tít. Chúng ta hãy cùng định nghĩa nó. Đó là: Mỗi người trên thế giới này thảy đều có một quyền cố hữu như nhau, là quyền tương giao trực tiếp và cá nhân với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, và mối tương giao với những người khác cũng thế. Nó có nghĩa là mọi cá nhân đều có quyền trực tiếp đến với Đức Chúa Trời thông qua Đấng Christ. Không một con người, một nhóm người hay một tổ chức nào có thể đứng giữa một cá nhân và Đức Chúa Trời. Nó còn có nghĩa là mọi người đều như nhau trong cái nhìn của Đức Chúa Trời và trong trách nhiệm của chính họ với Ngài. Hiểu điều này là hiểu được các thực hành của Hội Thánh Báp-tít. Nguồn gốc của nguyên tắc này Làm thế nào chúng tôi đi đến nguyên tắc tự do có trách nhiệm này? Đầu tiên nó xuất hiện từ đặc trưng cơ bản của con người. Trong đời sống con người có những nhận thức cơ bản, những ước muốn bẩm sinh và những động lực căn bản. Một trong những nhận thức bẩm sinh này là một cá nhân tin rằng anh ta được tự do như bất kỳ conngười nào khác. Tự do là niềm đam mê lớn lao của con người. Từ những ngày đầu tiên của thuở ấu thơ trong một đời người đã thể hiện ước muốn bên trong này. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta động lực căn bản này. Nếu Đức Chúa Trời đã ban điều đó cho chúng ta, thì cần phải có một phương cách thích hợp để thể hiện nó. Nguồn gốc thứ hai là người nam và người nữ đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Điều này có ý nghĩa gì? Nó không ám chỉ đến thân thể của chúng ta, vì Đức Chúa Trời không có thể xác; nên, hình ảnh liên quan đến nhân cách. Nhân cách chúng ta bao gồm trí tuệ, tình cảm và ý chí của chúng ta. Trong khía cạnh này đã cho thấy rằng chúng ta ở trong hình ảnh của Đức Chúa Trời. Một trong những lĩnh vực hàng đầu của nhân cáchlà ý chí. Ý chí đem đến cho con người sự tự do lựa chọn quyết định. Vì thế sự kiện người nam và người nữ được tạo dựng trong hình ảnh của Đức Chúa Trời cho thấy rằng họ có một sự tự do cơ bản trước mặt Đức Chúa Trời. Nguồn gốc thứ ba là quan trọng nhất và không thể nghi ngờ được của nguyên tắc này là Thánh Kinh Tân Ước. Trong đó chúng ta tìm thấy dăm ba lý do cho việc đây là nguyên tắc cơ bản trong đời sống của Hội Thánh. Trước hết, cá nhân là quan trọng nhất trong Thánh Kinh Tân Ước. Chúa Jêsus trong chức vụ của mình đã
  • 19. nhiều lần nhấn mạnh đến các cá nhân. Hãy lưu ý cuộc đàm thoại của Ngài với người đàn bà Sa-ma-ri bên cạnh giếng nước. Đức Chúa Jêsus đã kể một ví dụ về một conchiên lạc mất trong khi 99 concòn lại đang ở trong chuồng. Ngài chăn chiên sẵn sàng hy sinh sức lực và thời gian, ngay cả mạo hiểm cả sinh mạng của mình, để đi tìm conchiên lạc mất. Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của cá nhân. Đức Chúa Jêsus thường xuyên có những cuộc nói chuyện với các cá nhân. Ngài nói chuyện với đám đông dân sự, dạy dỗ họ, cho họ ăn. Nhưng trong mỗi trường hợp cần thiết, Ngài đều nói chuyện riêng với các cá nhân. Sự gặp gỡ cách cá nhân với Đức Chúa Jêsus là cần thiết. Vì lý do này, những chuyến dịch truyền giáo thành công đều sử dụng nhiều người được đặc biệt huấn luyện để quan hệ cách cá nhân với những người sẽ thực hiện các quyết định. Chính cá nhân lại có giá trị. Đó là điều Thánh Kinh Tân Ước dạy như thế. Kinh nghiệm cải đạo phá đổ các rào cản giai cấp. Chúng ta thảy đều như nhau trước mặt Đấng Christ (GaGl 3:28). Một người có thể thấy một giám đốc doanh nghiệp và một người giao hàng ngồi cạnh nhau trên băng ghế nhà thờ và chào hỏi nhau thân mật sau buổi nhóm. Nhưng đó không phải là cuộc thử nghiệm. Hãy đến với cuộc họp ban chấp hành Hội Thánh và xem cách hai người này hợp tác và tương tự nhau, cùng lo công việc của Hội Thánh. Mỗi người đều được tôn trọng vì sự đóng góp của mình. Nhưng đó chưa phải là toàn bộ cuộc thử nghiệm. Hãy đến thăm một gia đình đang có thì giờ học Kinh Thánh với nhau. Cũng những người đàn ông đó hiện diện. Hãy lắng nghe cuộc thảo luận. Hãy lắng nghe lời cầu nguyện. Bạn sẽ không thể nói được đâu là giám đốc doanh nghiệp và đâu là người giao hàng. Các rào cản đã bị phá vỡ. Sự tự do thật là rõ ràng. Đó thật sự là sự thể hiện của Hội Thánh Tân Ước, nơi mà mọi sự phân biệt giai cấp bị xóa bỏ. Thánh Kinh Tân Ước dạy rằng mỗi tín hữu là một thầy tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời. Đây là một quan niệm mới. Hãy xem trong IPhi 1Pr 2:5, 9; KhKh 1:6; 5:10; 20:6. Nó được gọi là chức tế lễ của tín hữu. Giáo lý vinh hiển này, được tái khám phá vào thời kỳ Cải Chánh Tin Lành, đã đưa đến ngày giải phóng của những người ngoại đạo. Mỗi tín hữu khám phá ra rằng anh ta có quyền trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Làm một thầy tế lễ nghĩa là gì? Chức năng chính của thầy tế lễ trong Cựu Ước là đại diện dân sự đến trước mặt Đức Chúa Trời, trình dâng những nhu cầu của họ cho Ngài. Con đường đến gần Đức Chúa Trời ngày nay đã được rộng mở cho mỗi Cơ Đốc nhân. Hoàn toàn không có chức tế lễ riêng biệt trong Tân Ước. Đức Chúa Jêsus đã phá vỡ rào cản ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và conngười vốn khiến cho chức tế lễ là cần thiết. Sự chết của Ngài trên thánh giá đã xé tung bức màn ngăn cách giữa chức tế lễ và dân sự. Sự chết của Ngài mở rộng conđường trực tiếp dẫn đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài (HeDt 10:19-22). Bấy giờ, Đấng Trung Bảo duy nhất giữa loài người và Đức Chúa Trời
  • 20. chính là Đấng Christ (ITi1Tm 2:5). Không cần phải có một người trung gian nào khác, và cũng không có ai có thể đảm nhiệm vai trò này. Có thể có sự dạy dỗ, sự rao giảng, nhưng mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm giải trình trước mặt Đức Chúa Trời và có một đặc quyền là được trực tiếp đến với Ngài. Đức Chúa Jêsus dạy rằng không có điều gì cản trở giữa cá nhân và Đức Chúa Trời. Trong Mat Mt 23:8-10, chúng ta đọc thấy một sự dạy dỗ rõ ràng của Chúa về mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Không ai được gọi là chủ. Không ai được gọi là Cha. Chỉ duy nhất Đấng Christ là Chủ. Trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta thảy đều như nhau cả. Điều này đã được nói với các đám đông và với các môn đồ. Câu Kinh Thánh sau đó xác định rằng hễ ai muốn được làm người lãnh đạo thì trước hết phải là những người phục vụ chân thành. Các sứ đồ cũng ý thức được trách nhiệm trực tiếp của họ đối với Đức Chúa Trời. Trong Cong Cv 5:29, khi bị những nhà lãnh đạo tôn giáo đe dọa, họ nói, “Thà vâng lời Đức Chúa Trời hơn vâng lời người ta!” Không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào dám phủ nhận trách nhiệm trực tiếp của họ trước mặt Chúa. Những nguyên nhân trên đây làm rõ thêm nguồn gốc của nguyên tắc cơ bản này. Điều này thật rõ ràng thông qua các đặc tính của conngười, thông qua sự kiện là chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời, và đặc biệt là từ Tân Ước. Không một sự cản trở conngười nào có thể ngăn chặn việc tín hữu trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Mỗi tín hữu cũng như mọi người khác đều có đặc quyền và trách nhiệm này. Hiệu quả của nguyên tắc này Nguyên tắc tự do có trách nhiệm hoạt động như thế nào? Nó làm điều gì cho mỗi chúng ta? Nó làm điều gì trong sinh hoạt của Hội Thánh chúng ta? Chính trong chức năng của nguyên tắc này mà chúng ta thấy đặc quyền của mình vinh hiển ra sao. Chính bởi công việc thực tiễn bên ngoài của nguyên tắc này mà chúng ta thấy được sự khác biệt giữa các hệ phái. Sự hiểu đúng nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng Hội Thánh hơn. Có tám lĩnh vực khác nhau mà qua đó cho thấy sự thể hiện thực tiễn của nguyên tắc này. Trước hết, nó liên quan đến Kinh Thánh. Hãy suy nghĩ về điều này. Kinh Thánh là bức thư riêng của Đức Chúa Trời cho bạn và tôi. Tôi có thể cầm lấy nó và bắt đầu đọc. Được nghe Đức Chúa Trời phán với tôi qua Kinh Thánh chính là đặc quyền tôi có. Tôi có thể tìm một người nào khác để giúp đỡ mình hiểu Kinh Thánh, nhưng tôi hoàn toàn tự do lựa chọn những quyết định của riêng mình về điều Kinh Thánh dạy. Tôibiết Đức Chúa Trời có những sứ điệp cho đời sống tôi. Ngài sẽ giúp tôi trong các quyết định của mình. Kinh Thánh mở ra trước mắt tôi để tôi nghe tiếng của Ngài. Thật là một đặc quyền đáng chú ý! Lẽ thật này là một trong những lý do chính cho sự tăng trưởng nhanh chóng của các Hội Thánh Tin Lành trong suốt thời kỳ Cải Chánh Giáo Hội. Trong nhiều thế
  • 21. kỷ, những người ngoại đạo không được đọc Kinh Thánh, và họ không biết sứ điệp của nó. Sự Cải Chánh mang Kinh Thánh đến cho nhiều người trong ngôn ngữ của chính họ. Khi người ta bắt đầu đọc, họ khám phá ra những sứ điệp cho riêng mình. Điều đó đem đến sự biến đổi. Cùng một điều như thế cũng đang diễn ra ngày nay. Một sự thích thú nghiên cứu Kinh Thánh mới, cả ở nhà lẫn ở tại Hội Thánh, đang đem lại sự tươi mới cho các cá nhân cũng như các Hội Thánh. Thứ hai, nó liên quan đến sự cứu rỗi của một người. Thật là một vấn đề quan trọng, để biết rằng tôi đang ở trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, để hoàn toàn tin chắc rằng tôi có sự sống đời đời. Đặc quyền thực hiện các quyết định vốn sẽ đưa tôi vào mối tương giao đúng đắn với Đức Chúa Trời thuộc về tôi. Không ai có thể làm điều đó giúp tôi, và cũng không ai có thể ngăn trở tôi làm điều đó. GiGa 1:12 đặt đặc quyền và trách nhiệm đó vào ngay trong lòng tôi. Thật là phải lẽ và thật lành mạnh! Nhiều Hội Thánh dạy rằng sự cứu rỗi lệ thuộc vào việc làm Báp-têm. Điều đó sẽ phá đỗ lẽ thật cơ bản này vì cớ nó cho thấy rằng một người sẽ phải lệ thuộc vào người ban Báp-têm để được sự cứu rỗi. Nhưng mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về chính mình trước mặt Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi thậm chí cũng chẳng đến bởi Hội Thánh, dầu rằng một người có thể hiểu ý nghĩa của nó thông qua Hội Thánh. Hầu hết các quyết định tin nhận Đấng Christ được thực hiện trong nhà thờ hay trong một văn phòng nào đó của Hội Thánh, nhưng những quyết định này vẫn là sự lựa chọn cá nhân. Thứ ba, nó liên quan đến việc làm Báp-têm. Đa số các Hội Thánh ngày nay áp dụng phương pháp rảy nước để làm Báp-têm. Gần như tất cả những người được rảy nước là trẻ em. Rõ ràng là không một đứa trẻ nào có thể tự quyết định tham gia hay không tham gia nghi thức này. Điều này được cha mẹ chúng hay những người có liên quan quyết định. Một ai đó có thể sẽ hỏi, “Có sự khác biệt nào giữa việc làm phép Báp-têm cho trẻ sơ sinh và việc dâng con được thực hiện trong các Hội Thánh của chúng ta?” Nghi lễ đó hoàn toàn là việc làm của cha mẹ. Nó không truyền lại bất cứ “ân điển” nào hay thể hiện bất cứ cảm xúc nào về phần đứa con. Nó chỉ thể hiện ước muốn của người cha người mẹ. Các bậc cha mẹ khao khát ơn phước của Đức Chúa Trời tuôn đổ trên con cái mình, khao khát sự khôn sáng trong việc dạy dỗ đứa con, và khao khát sự dẫn dắt của Ngài trong mọi vấn đề liên quan đến gia đình họ. Điều này hoàn toàn thích hợp cho các bậc cha mẹ làm, và Đức Chúa Trời hứa ban phước cho gia đình nào tôn vinh Ngài. Nhưng trong việc làm Báp-têm, mỗi cá nhân phải quyết định cho riêng mình. Thứ tư, nó liên quan đến Lễ Tiệc Thánh. Ở đây, sự tự do có trách nhiệm cũng có thể thích hợp. Chính mỗi cá nhân là người quyết định cùng dự Tiệc Thánh hay không dự Tiệc Thánh. Mỗi tín hữu thật trong Đức Chúa Jêsus Christ đều nên dự Lễ Tiệc Thánh. Trong lúc có sự hướng dẫn về ý nghĩa của nghi lễ này, trách nhiệm quyết định vẫn thuộc về các cá nhân. Không một vị mục sư, trưởng lão hay chấp sự
  • 22. nào có thể can thiệp vào hội chúng và quyết định người nào được và không được dự. Trường hợp ngoại trừ duy nhất là bị dứt phép thông công vì cớ tội lỗi. Gặp lúc như vậy, việc làm đó phải được thực hiện trước thì giờ thông công của hội chúng. Thứ năm, nó liên quan đến lối sống Cơ Đốc. Đến đây chúng ta gặp phải những vấn đề nghi vấn. Ai là người thực hiện các quyết định về những vấn đề lối sống? Những nan đề này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu một số nhà lãnh đạo đưa ra các tiêu chuẩn, chúng ta sẽ mắc kẹt trong sự câu nệ luật pháp vốn vi phạm nguyên tắc của chính chúng ta. Các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quyết định liên quan đến lối sống của mình. Nhưng những quyết định này phải được thực hiện trên nền tảng bốn nguyên tắc chỉ đạo trực tiếp từ Kinh Thánh: 1) Điều gì sẽ làm vinh hiển Đức Chúa Trời, 2) Điều gì sẽ nâng đỡ và không làm hại những người khác, 3) Điều gì sẽ đóng góp vào lợi ích chung của Hội Thánh, 4) Điều gì đóng góp vào sự phát triển cá nhân của người đó. Các quyết định về đời sống Cơ Đốc vẫn là quyết định của cá nhân, nhưng người tín hữu thuộc về Chúa, và nhìn nhận trách nhiệm cá nhân của mình trước mặt Ngài. Thứ sáu, nó liên quan đến những người khác. Chúng ta là những tạo vật xã hội. Chúng ta sống trong thế gian với những người khác. Trong những mối quan hệ này, nguyên tắc của chúng ta vẫn thích hợp. Vì chúng ta chịu trách nhiệm giải trình trước mặt Đức Chúa Trời và được trực tiếp đến gần Ngài, chúng ta cũng có trách nhiệm đối với những người khác. Chúng ta phải chia sẻ sự tự do này với họ, để cho họ được lựa chọn những quyết định thuộc linh của cá nhân mình. Chúng ta không thể áp đặt đức tin của chúng ta lên người khác, nhưng mỗi cá nhân có quyền chia sẻ đức tin của mình. Tín hữu Báp-tít sẽ luôn luôn cố gắng duy trì quyền tự do này trên tất cả mọi người bất chấp những niềm tin tôn giáo của họ là gì. Thứ bảy, nó liên quan đến ban điều hành Hội Thánh. Hội Thánh Tân Ước là một Hội Thánh dân chủ. Điều đó nhấn mạnh nguyên tắc căn bản của chúng ta về sự tự do có trách nhiệm. Mỗi cá nhân đều có tiếng nói và quyền hạn như nhau trong Hội Thánh. Hội Thánh không được điều khiển bởi một hệ thống cấp bậc. Hãy đọc Mat Mt 20:25-28; 23:8-12. Mục sư hay truyền đạo của Tin Lànhlà một người hầu việc, không phải là người cha của đàn. Các thành viên Hội Thánh bỏ phiếu để mời gọi vị mục sư mà họ tin rằng đó là một người lãnh đạo hay người chăn chiên của Đức Chúa Trời. Bởi sự đầu phiếu của mình, Hội Thánh nhìn nhận sự lãnh đạo của người mà họ đã mời gọi. Nhưng thẩm quyền của vị mục sư tùy thuộc vào sự thuận phục Chúa. Sự phong chức không biến một truyền đạo trở nên một con người khác hơn - một mục sư. Hội Thánh phong chức một người nào đó chỉ như là hành động nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời đã phong chức cho người đó rồi. Vì thế, trong ban điều hành của Hội Thánh, mỗi cá nhân, bao gồm cả mục sư, có một phiếu bầu. Mỗi người đều ở cùng một cấp bậc như những người khác. Thứ tám, nó liên quan đến Hội Thánh và nhà nước. Những quyền tự do mà chúng ta có được trên đất nước này là kết quả của nguyên tắc chúng ta đang bàn đến. Có
  • 23. một mối quan hệ gần gũi giữa Hội Thánh và chính quyền, nhưng cũng có sự tách biệt. Điều này đúng với lời Chúa Jêsus trong Mat Mt 22:21. Đặc quyền vinh hiển của sự tự do và sự tách biệt này của Hội Thánh và chính quyền đã bị đánh mất trong nhiều thế kỷ. Từ năm 313, khi Constatine hợp pháp hóa Cơ Đốc giáo và thống nhất nó với các hoạt động của đế chế, cho đến năm 1638, khi Roger Williams thiết lập nền độc lập hoàn toàn tại đảo Rhode, quốc gia nào Cơ Đốc giáo thắng thế, thì nơi đó Hội Thánh “nhà nước” (state) cũng thắng thế. Nhà nước chu cấp cho Hội Thánh, và vì thế điều khiển các hoạt động của Hội Thánh. Đây là một sự vi phạm tính chất thật của sự tự do cá nhân. Đặc quyền mà ngày nay chúng ta có được trên đất nước của mình đã được mua với cái giá của máu và sự hy sinh lớn lao. Một người không thể làm gì khác hơn là tạ ơn Đức Chúa Trời vì nguyên tắc vinh hiển này. Chúng ta có đặc quyền được trực tiếp đến với Đức Chúa Trời. Chúng ta có đặc quyền của sự tự do cá nhân và trách nhiệm trước mặt Chúa. Chúng ta thảy đều như nhau trước mặt Đức Chúa Trời. Đây là một điểm khác biệt vinh hiển. Sự điều khiển nguyên tắc này Lẽ thật mà chúng ta vui thích cũng có những nguy hiểm của nó. Có một mối hiểm họa lớn nếu sự tự do bị hiểu lầm là sự cho phép, hành động mà không quan tâm đến giới hạn Thánh Kinh và đạo đức. Tự do cá nhân và trách nhiệm giải trình với Đức Chúa Trời là một đặc quyền có một trách nhiệm cặp theo. Sự tự do là điều Chúa ban. Điều đó có nghĩa là ự tự do chỉ có thể được thể hiện cách hoàn hảo nhất dưới sự điều khiển của Ngài. Điều này không có nghĩa là tình trạng hỗn loạn. Tự do không có nghĩa là sự cho phép làm bất cứ điều gì mình muốn. Thái độ như thế sẽ tiêu diệt sự tự do. Sự điều khiển chủ yếu của chúng ta là quyền làm Chúa của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là Thẩm Quyền trên Hội Thánh. Ngài ban sự tự do. Ngài phải là Đấng duy nhất mà chúng ta dâng tặng sự điều khiển trọn vẹn cuộc đời chúng ta cho Ngài. Khi chúng ta đầu phục Ngài, chúng ta sẽ tiếp tục được hưởng sự tự do thật, nhưng nó không mất giá trị của mình bởi việc trở thành sự cho phép. Hãy đọc trong Phi Pl 2:9-11 và CoCl1:18. Đấng Christ phải có uy quyền tối cao trên mọi thứ. Bất cứ thứ gì trái ngược với ý muốn của Ngài đều vi phạm nguyên tắc. Sự điều khiển thứ hai là Đại Mạng Lệnh đi khắp thế gian, môn đồ hóa mọi người (Mat Mt 28:19-20). Chúa đã ban mạng lệnh cho Hội Thánh để hoàn thành. Mạng lệnh đó là lời cuối cùng của Ngài trước khi Ngài rời trần gian. Thực hiện nó quả là điều quan trọng. Nhiều Hội Thánh và các hệ phái đã kết hợp Đại Mạng Lệnh trong hiến chương của mình. Bất cứ cá nhân nào hay Hội Thánh nào cố tình làm giảm thiểu Mạng Lệnh này là đã vi phạm nguyên tắc. Sự điều khiển thứ ba là chính Hội Thánh. Đức Chúa Jêsus đã thiết lập Hội Thánh. Ngài phán trong 16:18 rằng đây là Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh được thành lập
  • 24. để tiến hành các nhiệm vụ liên quan đến Đại Mạng Lệnh. Nhưng bất cứ điều gì ngăn trở sự thông công trong Hội Thánh này là trái ngược với ý muốn của Ngài và đã vi phạm nguyên tắc. Điều này được áp dụng cho cả Hội Thánh địa phương cũng như Hội Thánh cộng đồng. Hãy đọc ICo1Cr3:16-17. Từ “anh em” trong “anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời” ở đây là số nhiều, ám chỉ Hội Thánh. Văn mạch cho thấy rằng phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời hay Hội Thánh của Ngài là một vấn đề rất nghiêm trọng. Sự điều khiển thứ tư là trách nhiệm của chúng ta đối với những người khác. Chúng ta là những tạo vật xã hội. Chúng ta ở trong một thế giới của nhiều người, và chúng ta lệ thuộc lẫn nhau và có trách nhiệm với nhau. Cơ Đốc nhân không sống trong khoảng không. Chúng ta không thể nói như Ca-in rằng, “Tôilà người giữ em tôi sao?” Là những tín hữu, chúng ta là những người gìn giữ anh em mình. Chúa chúng ta minh họa điều này rất rõ ràng qua ví dụ về người Sa-ma-ri nhơn lành (LuLc 10:29-38). Chúng ta cũng thấy điều này trong các thư tín của Phao-lô, trong ICo1Cr 8:12-13 và GaGl 6:2. Chúng ta có trách nhiệm đối với những người chung quanh chúng ta: trách nhiệm là những chứng nhân, trách nhiệm là những Cơ Đốc nhân đem sự khích lệ đến cho người khác. Chúng ta không bao giờ được tự do làm điều chi có hại đến người khác, hay cản trở người khác đến với Đấng Christ. Nguyên tắc của chúng ta về sự tự do cá nhân và trách nhiệm giải trình với Đức Chúa Trời được dựa trên sự dạy dỗ của Thánh Kinh Tân Ước về chức tế lễ của những tín hữu. Trong mỗi phân đoạn nơi mà chức tế lễ của những tín hữu được đề cập đến, từ ngữ đều ở số nhiều. Giáo lý này không dạy một chủ nghĩa cá nhân khắc nghiệt. Nó dạy một sự tự do đẹp đẽ cho mỗi tín hữu trên phương diện của một cộng đồng. Chúng ta có trách nhiệm đốivới người khác và cho người khác. Sự tự do vinh hiển của chúng ta sẽ vẫn còn là một sự tự do chừng nào chúng ta để cho nó ở dưới sự điều khiển của những điều chúng ta đã đề cập bên trên. Chúng ta phải ở dưới quyền làm Chúa của Đấng Christ, vâng theo Đại Mạng Lệnh, hoạt động cách năng nỗ vì ích lợi toàn diện của Hội Thánh và chịu trách nhiệm đốivới những người chung quanh chúng ta. Chúng ta được tự do, nhưng chúng ta không được phép lạm dụng tự do. Chúng ta sử dụng sự tự do của mình trong mức độ nào thì cũng phải giữ nó ở trong mức độ đó. Trong mức độ nào chúng ta lạm dụng nó, thì cũng trong chính mức độ đó chúng ta đã đánh mất nó. Điều gì khiến những tín hữu Báp-tít khác biệt Một ai đó có thể hỏi làm thế nào một người có thể nhận ra được một Hội Thánh Báp-tít. Điều gì đặc trưng cho Hội Thánh này? Dầu rằng có một nguyên tắc điều khiển chức năng của một Hội Thánh Báp-tít, nhưng những phẩm chất gì khiến cho nó khác biệt so với các Hội Thánh Cơ Đốc khác?
  • 25. Chương này sẽ cung cấp một bảng tóm tắt 8 điều khác biệt mà những Hội Thánh Báp-tít đã duy trì với nhiều cấp độ quan trọng khác nhau suốt qua lịch sử của họ. Mục đíchcủa tôi là giúp đỡ bạn hiểu được những niềm tin Báp-tít bằng cách cung cấp một danh sách đơn giản với sự giải thích tối thiểu. Chúng ta không thể dựa vào bất cứ sự liệt kê có thẩm quyền nào về những khác biệt của Hội Thánh Báp-tít. Nhiều tác giả Báp-tít có những danh sách khác nhau. Một số thêm vào một sự khác biệt cơ bản mà những người khác lại xem đó là thứ yếu. Những người khác liệt kê ba, năm, hay hơn nữa. Nhưng tất cả những tín hữu Báp-tít sẽ đồng ý rằng những khác biệt được liệt kê ra đây đều có ý nghĩa đối với vị trí của chúng tôi, ngay cả khi họ không liệt kê tất cả cách riêng rẽ. Chúng tôi gọi những cái này là những niềm tin đặc biệt của các Hội Thánh Báp-tít. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận biết rằng có nhiều Hội Thánh và các hệ phái khác cũng nắm giữ một số trong số những giáo lý này nữa. Những điểm phân biệt này được trình bày cách khác nhau từ sự tuyên xưng đức tin, dầu rằng hầu hết những điều đặc biệt này đều được bao hàm hay ám chỉ trong bài tín điều. Nhiều Hội Thánh riêng lẻ có những lời tuyên xưng đức tin của riêng họ, và hầu hết các hệ phái đều có một loại tuyên xưng đức tin nào đó dầu rằng hệ phái đó là phi tín điều trong vị trí cơ bản của mình. Những lời tuyên xưng đức tin về bản chất đều mang tính giáo lý. Những tín hữu Báp-tít tin nơi mọi giáo lý lớn của niềm tin Cơ Đốc như đã từng được phát biểu trong những tín điều lịch sử. Những điểm đặc biệt chúng tôi liệt kê sau đây không mang tính giáo lý nhiều lắm. Tám điểm khác biệt này đều ở dạng tóm tắt vì hết thảy đều được đề cập đến cụ thể hơn ở trong cuốn sách này. Một số có thể trùng lắp. 1) Thánh Kinh Tân Ước là nguyên tắc duy nhất và đầy đủ cho đức tin và nhiệm vụ. Chúng tôi tin rằng cả Kinh Thánh là lời khải thị của Đức Chúa Trời, nhưng chính Thánh Kinh Tân Ước đem đến cho chúng ta thẩm quyền trên đức tin và hoạt động của Hội Thánh. Thánh Kinh Cựu Ước là lời tiên tri và sự chuẩn bị cho giao ước mới, tức là thời kỳ Hội Thánh. Chúng tôi tin rằng Chúa chúng ta đã hoàn tất giao ước cũ và ban cho chúng ta giao ước mới để dẫn dắt Hội Thánh trong thời điểm hiện tại. Điều này cũng khẳng định thêm rằng chúng tôi không có một tín điều hay lời tuyên xưng đức tin nào ràng buộc Hội Thánh. Chúng tôi tin rằng có những giá trị trong các tín điều và những lời tuyên xưng đức tin như là sự xác nhận điều chúng tôi hiểu biết về giáo lý Tân Ước, nhưng không có cái nào trong số những điều này có thẩm quyền trên đức tin và công việc của Hội Thánh. 2) Đặc quyền của mỗi cá nhân là được trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Jêsus Christ. Điều này được biết như là chức tế lễ phổ quyết của tín hữu. Chức tế lễ duy nhất chúng tôi biết trong Thánh Kinh Tân Ước là chức tế lễ của mỗi tín hữu trong Đấng Christ. Không một con người hay một tổ chức loài người nào có thể ngăn trở mối quan hệ giữa một linh hồn và Đức Chúa Trời. Hơn nữa, điều này cũng đặt để mỗi người ở một bình diện ngang trước mặt Chúa. Nó tháo gỡ mọi
  • 26. sự phân biệt giữa những người tín hữu và những người ngoại đạo. Ý tưởng “trực tiếp đến gần” này làm nền tảng cho tất cả những người khác mà chúng tôi thân thiết gọi là những tín hữu Báp-tít. 3) Hội Thánh và chính quyền hoàn toàn tách biệt với nhau trong những lĩnh vực riêng của mình. Chính quyền không can hệ gì đến các chức năng tôn giáo riêng biệt của Hội Thánh. Nó bảo đảm sự tự do hoàn toàn cho mọi công dân của mình trong sự thờ phượng tùy theo tiếng gọi của lương tâm họ. Nhà nước không được để cho bất cứ niềm tin tôn giáo đặc biệt nào dự phần trong công việc của chính phủ, cũng không được từ chốibất kỳ ai tham gia vào các hoạt động của chính phủ chỉ vì họ gia nhập một tôn giáo nào đó. Hội Thánh không can dự vào công việc của chính quyền trừ khi nó dấy lên trong dân chúng quan điểm chống lại Thánh Kinh hay luân thường đạo lý. Một tín hữu Báp-tít thật sẽ cố gắng duy trì sự tách biệt này và sự tự do thật cho mọi người muốn thờ phượng theo như họ muốn. 4) Hệ thống lãnh đạo của Hội Thánh có hình thức đơn giản và dân chủ. Một hệ thống lãnh đạo dân chủ được gọi là hình thức giáo đoàn. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên cũng như mục sư trong một Hội Thánh Báp-tít đều có cùng quyền hạn như những thành viên khác. Chúng tôi ý thức rằng các mục sư có quyền trong các vai trò lãnh đạo của mình với tư cách là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi và được tín hữu trong Hội Thánh bầu cử cách dân chủ, nhưng trong việc bỏ phiếu cho các chính sách hay các quyết định, thì phiếu bầu của mục sư cũng chỉ ngang hàng với phiếu bầu của những tín hữu bình thường khác. Đốivới chức vụ lãnh đạo hệ phái cũng như vậy. Những người lãnh đạo hệ phái có những quyền hạn đáng kể trong cương vị những người lãnh đạo được Đức Chúa Trời kêu gọi và được Hội Thánh bầu cử cách dân chủ, nhưng trong việc bỏ phiếu cho các đặc quyền, lá phiếu của họ cũng không có giá trị cao hơn bất cứ đại biểu nào khác tại các hội đồng khu vực hay toàn quốc. Mỗi Hội Thánh cũng có sự độc lập và sự tự trị riêng của mình trong nhiệm vụ địa phương, dầu vậy mỗi Hội Thánh đều phải nhìn nhận sự cần thiết phụ thuộc lẫn nhau trong mối thông công rộng lớn hơn. Các Hội Thánh cùng làm việc với nhau trong một mối liên hệ giáo phái tự nguyện để hỗ trợ cho công tác chứng đạo hiệu quả và công tác phục vụ trên thế giới. 5) Phép Báp-têm chỉ được thực hiện cho các tín hữu và chỉ thực hiện bằng phương cách dìm mình xuống nước. Tiêu chuẩn để được báp-têm không phải là vấn đề tuổi tác, nhưng là đức tin. Báp-têm theo sau sự tin cậy Đấng Christ. Đối tượng chịu Báp-têm phải là người đủ lớn để hiểu biết quyết định của đức tin trong Đấng Christ và phải quyết định trước khi người đó chịu Báp-têm. Chỉ có Báp-têm bằng cách trầm mình trong nước là phù hợp với Thánh Kinh Tân Ước. Chỉ có phương pháp này mới thật sự nói lên đầy đủ ý nghĩa biểu tượng liên quan đến thánh lễ này. Không được thực hiện bất cứ một phương pháp thay thế nào khác, vì nó sẽ vi phạm phương thức của Thánh Kinh Tân Ước. Phép Báp-têm không cứu rỗi ai cả. Nếu một người có thể trạng không được khỏe để có thể chịu Báp-têm, thì anh ta vẫn
  • 27. được cứu. Nhưng Báp-têm là cần thiết cho sự vâng phục Đấng Christ cách trọn vẹn, trừ khi ai đó rõ ràng bị trở ngại. 6) Tư cách thuộc viên của Hội Thánh chỉ dành cho những người được tái sinh. Đây là điều mà các Hội Thánh Báp-tít quan tâm: Chỉ những ai đã có một kinh nghiệm đức tin thật nơi Đấng Christ mới được trở thành thuộc viên Hội Thánh. Bất cứ ai muốn gia nhập một Hội Thánh Báp-tít phải có bằng chứng về đức tin cá nhân nơi Đấng Christ. Nếu những người chưa được tái sanh trở thành thuộc viên của Hội Thánh, thì sẽ sớm dẫn đến một Hội Thánh yếu đuối và có thể có những việc làm không tin kính Chúa. Đây là tình trạng trong hầu hết các Hội Thánh tại đất nước chúng tôi vào nửa đầu thế kỷ 18. Nó đã dẫn đến sự cần thiết phải có một Cơn Thức Tỉnh Vĩ Đại do Đức Chúa Trời thực hiện vào khoảng giữa thế kỷ. 7) Đấng Christ là Đầu Hội Thánh. Đức Chúa Jêsus Christ phải là Chúa của mọi chương trình và hành động của mỗi Hội Thánh. Không một nhóm hay một cá nhân nào có thể chế ngự những ước muốn của các thành viên khác trong một Hội Thánh Báp-tít. Tất cả đều có trách nhiệm giải trình trước và dưới sự dẫn dắt của Đấng Christ. Không một hành động nào của Hội Thánh được phép trái lại ý muốn Ngài. William Cleaver Wilkinson, một tín hữu Báp-tít nổi tiếng lúc sinh thời, nay đã quá cố, ông đã viết trong tác phẩm đồ sộ của mình có tiêu đề Nguyên tắc Báp-tít (The Baptist Principle), như sau, “Nguyên tắc tổ chức thật của các Hội Thánh Báp-tít có thể được xác định trong bốn chữ: Vâng phục Đấng Christ.” Nguyên tắc này thể hiện sự đầu phục của những tín hữu Báp-tít dưới quyền làm Chủ tối cao của Đấng Christ. Sự vâng phục đó điều khiển sự tự do vinh hiển vốn thuộc về chúng ta, như là những Cơ Đốc nhân Tân Ước. 8) Sự truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới là trách nhiệm của chúng ta. Những tín hữu Báp-tít rất coi trọng Đại Mạng Lệnh (Mat Mt 28:19-20). Mỗi thành viên đều có trách nhiệm trong công tác chứng đạo. Sự tăng trưởng đáng lưu ý của các nhóm Báp-tít kết quả từ những cố gắng truyền giảng liên tục và gồm nhiều phương cách khác nhau. Sự nhấn mạnh này cũng lý giải cho sự quá nhấn mạnh về các công tác truyền giáo của các tín hữu Báp-tít và nhận ra họ nổi bật như là những tình nguyện viên trẻ cho công việc Chúa. Tám điểm trên đây tóm tắt những niềm tin rõ ràng của những người được gọi là Báp-tít. Các thành viên Hội Thánh cần phải thường xuyên ôn lại chúng để quen thuộc với chúng. Những điểm khác biệt này đóng góp vào một di sản giàu có mà bất cứ tín hữu Báp-tít nào cũng có thể tự hào. Việc mong muốn các phẩm tính này được hiểu biết khiến mỗi người trong chúng tôi ao ước chia sẻ các niềm tin này với người khác nhưng chúng tôi sẵn sàng chiến đấu cho sự tự do bày tỏ ý kiến của người khác.