SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 12
Baixar para ler offline
CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )
D2. PHÁT TRIỂN NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Tác giả: Brian Houston
BÀI 1: TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI LÃNH ĐẠO
LỜI GIỚI THIỆU
Không có thời gian nào phục sự Chúa Jêsus tốt hơn chính lúc này. Trên khắp thế giới,
Chúa vẫn đang làm những điều kỳ diệu và mới mẻ. Một trong những nhu cầu lớn nhất
của hội thánh là sự cần có một thế hệ những người lãnh đạo. Những người có đời sống
làm gương cho người khác.
Khi chúng ta đọc đến phần phát triển người lãnh đạo, hãy đọc ChCn 4:20-23. Các nguồn
của sự sống là do nơi lòng mà ra. Lòng bạn quyết định thái độ của bạn trong đời sống
mình. Lòng bạn quyết định sự thành công của đời mình. Và đường đời của bạn cũng
được quyết định từ những điều ở nơi lòng. Dầu bất cứ chuyện gì xảy đến xung quanh
bạn, đời sống của bạn được xây dựng lên từ những suy tính diễn ra trong lòng bạn.(Ví dụ
gương điển hình của Giô sép). Đó là lý do vì sao chúng ta được dạy hãy giữ Lời ấy ở nơi
lòng(4:21).
Trong Gia Gc 1:21 Chúng ta được dạy dỗ để nhận lấy lời đã trồng trong lòng chúng ta.
Công Vụ đoạn 22 chép chúng ta phải là kẻ làm theo lời ấy.
Sự lãnh đạo khởi sự nơi lòng. Nếu bạn muốn phát triển thành một người lãnh đạo, bạn
cần phải bắt đầu mọi việc từ bên trong. Nhiều người có những sai lạc trong lòng điều này
ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống họ.
Một trong những dấu hiệu của sự lầm lạc trong lòng là tiêu cực hay thất bại. Nếu bị tiêu
cực cả đời sống bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
DÀN Ý BÀI HỌC
Phân đoạn kinh thánh: ChCn 4:20-23
I. TIÊU CỰC LÀ SỰ PHẢN CHIẾU SỰ THẤT BẠI BÊN TRONG
A. Lòng bạn quyết định con người mình (23:7, 16:9, Mat Mt 12:33-35; 15:17-18).
Vì vậy, sự tiêu cực là sự phản chiếu những gì nơi tấm lòng.
Một người tốt từ cái thiện trong lòng mình mang lại những điều tốt đẹp.
Một người xấu từ những xấu xa trong lòng mang lại những điều ác.
Một người tiêu cực từ những tiêu cực trong lòng mình mang lại điều tiêu cực.
Kẻ thất bại từ sự thất bại trong lòng dẫn đến điều thất bại.
Người tin kính từ đức tin trong lòng mình mang lại điều tin kính.
Người đắc thắng từ một tinh thần đắc thắng mang lại những điều đắc thắng.
Nếu lòng bạn có sự sống, bạn sẽ mang lại sự sống.
Mọi thứ đều tùy thuộc vào những gì bên trong bạn.
II. SỰ TIÊU CỰC LUÔN BIỆN HỘ CHO NÓ (ChCn 16:2)
A. Kẻ tiêu cực có thể biện hộ cho mình bằng cách nói anh ta là một môn đồ.
Nhưng môn đồ trong Tân Ước luôn khích lệ, cỗ vũ và an ủi.
Sự lãnh đạo không biện hộ cho nó nhưng sự lãnh đạo có trách nhiệm.
Người tiêu cực luôn qui thần học xuống dưới mức độ kinh nghiệm của họ.
Đừng thay đổi niềm tin của mình theo mức độ của sự kinh nghiệm nhưng hãy thay đổi
kinh nghiệm theo những điều bạn đã tin. Chính thế bạn mới là người lãnh đạo.
III. SỰ TIÊU CỰC CHỌN BẠN CHO BẠN
13:20 Sự tiêu cực là dại dột. Chúa không hủy diệt một người vì sự ngu dại của anh ta.
Nhưng sự ngu dại sẽ hủy diệt những tìm năng của cuộc đời họ.
Sự tiêu cực là dại dột trong mắt Chúa .Đó là lý do vì sao kẻ dại dột luôn đi đường với kẻ
tiêu cực.
Người đắc thắng khôn ngoan là mối đe dọa cho người tiêu cực.
1. Người tiêu cực không muốn giao du với người thông sáng.
Họ không muốn luôn phải nghe lời giải đáp.
Họ thích những người hiểu được họ cảm thấy xấu xa đến mức nào.
Họ thích những người có thể cảm thông với họ.
Người tiêu cực nhận ra nhau trong đám đông nhờ những ý tưởng giống nhau.
Người tiêu cực nói cách chắc chắn rằng “mọi người đang kháo nhau …”.
Người tiêu cực cuối cùng cô lập họ lại với nhau.
Người tiêu cực rất nội tâm(hướng nội). Họ trông mong người khác tác động, nạp vào họ
thật nhiều.
IV. SỰ TIÊU CỰC PHÓNG ĐẠI VÀ BÓP MÉO SỰ THẬT (12:25)
Bước kế tiếp của đoạn Kinh thánh này là: Sự buồn rầu dẫn đến nao sờn. Khi một người
đang trong cơn tuyệt vọng họ không thể nhìn vấn đề cách đúng đắn. Điều này ảnh hưởng
đến nhận thức đối với cuộc sống.
Người tiêu cực có thể tin điều hòan toàn sai trật.
Điều này thậm chí ảnh hưởng đến cách họ hiểu lời Chúa.
Người lãnh đạo phải giữ lẽ thật trong lòng. Bằng không, những gì chứa trong lòng họ sẽ
tiếp tục phá hoại định mệnh họ.
V. KẺ TIÊU CỰC CÓ SỰ XÉT ĐOÁN KHÔNG CÔNG BÌNH VÀ NHỮNG LỜI ĐỒN
ĐÃI.
Gương điển hình: Michal, vợ Đa vít.
Người tiêu cực mau chóng xét đoán người khác.
Kẻ ngu dại chỉ nghe một điều và bảo vệ điều đó.
Kẻ ngu dại chỉ nghe điều họ muốn nghe.
VI. SỰ TIÊU CỰC SẼ LÂY LAN RA MÔI TRƯỜNG.
Nó sẽ tác động đến con trẻ.( 22:6)
Đôi khi trẻ con làm theo những gì chúng ghét nơi bố mẹ.
VII. SỰ TIÊU CỰC SẼ HẠN CHẾ HIỆN TẠI VÀ RÚT NGẮN TƯƠNG LAI.
Nếu bị tiêu cực bạn sẽ bị cai trị bởi những điều bạn không thể thực hiện được và những gì
bạn không thể đáp ứng được.
Tiêu cực là sự phản chiếu những điều trong lòng. Do đó chúng ta cần để lời Chúa vào
lòng để lẽ thật phát nguyên từ trong lòng chúng ta sẽ đi vào đời sống.
THẢO LUẬN NHÓM
Chia thành nhóm từ 3 đến 4 người và thảo luận:
Bạn làm thế nào để giúp 1 người có lòng tiêu cực trong Hội Thánh, thay đổi thái độ của
họ mà không lên án họ ?
Làm thế nào bạn có thể điều chỉnh kinh nghiệm tăng theo mức độ của Thần học ?
Tại sao người tiêu cực thường dễ nhận tìm nhau trong nhà thờ, thậm chí trong đám đông
?
Thuốc chữa sự ngu dại là gì ?
TỰ NGHIÊN CỨU
Học những đoạn Kinh thánh sau:
ChCn 4:20-23
23:7
16:9
Mat Mt 12:33-35
15:17-18
Hãy làm 1 bài đánh giá phê bình đời sống bạn. Đời sống bạn có thể bị cai trị bởi thái độ
tiêu cực không ?
Bạn có thể làm gì để có thể thay đổi hay thậm chí có thể biến cải thái độ của bạn để có
thể sống tốt hơn?
BÀI 2: TẤM LÒNG QUYẾT ĐỊNH HƯỚNG ĐI CHO CUỘC ĐỜI BẠN
LỜI GIỚI THIỆU
Để phát triển thành một người lãnh đạo là một cơ hội lớn. Điều kỳ diệu nhất một người
có thể làm là phát triển sự lãnh đạo trong người khác. Điều thiết yếu nhất của sự lãnh đạo
là ở nhân tâm. Đó bởi vì những điều trong lòng bạn quyết định hướng đi cho đời mình.
Chúng ta hãy trở lại ChCn 16:9.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. Những nguyên tắc Kinh Thánh cơ bản
A. ChCn 16:9
Nếu bạn muốn những hoạch định của lòng mình đi theo bước Chúa chỉ dẫn bạn cần phải
có sự chân thật trong lòng.
Nếu bạn để lòng mình và linh hồn mình thạnh vượng, bạn sẽ thạnh vượng trong cuộc
sống (IIIGi 3Ga 1:3).
Lý do bạn cần đặt lời Chúa trong lòng là vì lời Chúa sẽ xử lý mọi điều khác chất chứa
trong lòng bạn.
B. Mat Mt 5:8
Nếu bạn để lời Chúa làm trong sạch lòng mình, bạn sẽ được nhìn thấy Chúa và những kế
hoạch Chúa dành cho đời sống bạn.
Bạn sẽ sống cho mục đích của Chúa trọn đời.
Vậy nếu những kẻ có lòng trong sạch thấy được Chúa, thì nếu lòng bạn bị bóng tối che
khuất. Sự nhìn biết của bạn cũng sẽ thành ra tối tăm.
C. Gia Gc 1:21-26
Khi lời Chúa được trồng vào lòng bạn, bạn và lời Chúa làm một, chính điều này sẽ biến
đổi lòng bạn.
Nếu lời Chúa không ảnh hưởng đến đời sống bạn thì bạn đang lừa dối lòng mình(1:22)
Con người bên trong bạn tạo ra giá trị của đời sống bạn (1:26).
a. Suy nghĩ và tình cảm của bạn liên quan đến điều ở trong lòng bạn.
b. Khả năng phán quyết của bạn liên quan đến những gì ở trong bạn.
Lừa dối lòng mình có nghĩa gì?
Đây phải là điều phải thay đổi trong mỗi tấm lòng.
Sự cay đắng hay không tha thứ .
Lòng tự cao hay tính ích kỷ.
Bản ngã.
Tham vọng không kềm chế được.
Sự tham tiền của.
Có lẽ lòng bạn có chứa những điều kể trên và bạn nghĩ mọi thứ đều ổn. Đó là bạn tự lừa
dối mình. Bạn cần lời Chúa trồng vào lòng để thay đổi bạn. (1:16)
IGi1Ga 1:7-10
Điều cốt lõi ở đây là hãy để Chúa xử lý những vấn đề căn nguyên trong lòng bạn.
Có những điều căn nguyên trong cuộc đời mỗi người. Nếu chúng không được xử lý, trách
nhiệm mục sư của một người có thể tăng trưởng bên ngoài mà không có sự thay đổi bên
trong.
Chúng ta phải đi trong sự sáng vì chính Ngài là sự sáng. Lúc ấy chúng ta có thể giao
thông cùng nhau.
Khi ta để lời Chúa vào lòng, lời Chúa sẽ soi sáng mọi điều trong lòng chúng ta.
Khi chân lý của Chúa không tác động trên đời sống bạn, bạn có thể đã tự lừa dối mình
(IGi1Ga 1:8).
Điều này dẫn đến nẻo lầm lạc.
Khi nào nó xảy đến?
Khi những điều tội lỗi nhỏ nhặt trong lòng không được xử lý mà lại được biện hộ.
Tội lỗi không chỉ là những việc lớn lao như giết người, trộm cắp mà là những mầm mống
nhỏ trong lòng như ngu muội, cay đắng, tham tiền của(1:10).
Hãy xử lí những vấn đề bắt rễ trong lòng bạn !
b. Nếu chúng ta nói một đàng, làm một nẻo, chúng ta biến Chúa thành ra kẻ nói dối.
II. HẬU QUẢ CỦA SỰ LỪA DỐI LÒNG MÌNH
Đời sống có những dấu hiệu mập mờ khó hiểu.
Bạn sẽ nói một đàng, làm một nẻo.
Bạn cư xử theo cách dối trá.
Không có sự thuần khiết trong lòng ban.
Đời sống đối lập với những lời khuyên.
Khi lòng bạn bị lừa dối, bạn không muốn nghe những lời khuyên răn.
Bạn né tránh những người thử thách ý nghĩ của bạn.
Bạn tìm kiếm đồng minh (những người không hiểu nhưng có 1 tâm thần giống bạn).
Bạn cảm thấy hiểu lầm.
“Chẳng ai hiểu cả” .
Bạn không thể đi đến một mức độ kế tiếp.
Chúa muốn đời sống bạn phải tiến tới trong ơn phước của Chúa.
Vì vậy : “hãy giữ lòng mình cách cẩn thận…”
“Lòng người toan định đường lối mình”. Hãy để lời Chúa nhận rõ điều trong lòng bạn, xử
lý và thay đổi nó. Bạn sẽ đem lại cho mọi người kế hoạch và mục đích của Chúa.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận sâu hơn trong nhóm bạn câu nói sau: “Nếu lòng bạn bị bóng tối hay mây mờ
che khuất sự nhìn biết của bạn cũng thành ra tối tăm.”
Hãy kể ra một vài lỗi nhỏ mà chúng ta đang biện hộ trong lòng và thảo luận xem làm
cách nào để xử lý chúng trước khi chúng bắt rễ sâu vào lòng chúng ta.
Hãy cầu nguyện cho từng người một để Thánh Linh Chúa dùng bài học này thay đổi lòng
bạn và dọn lòng bạn để lời Chúa trở nên hiệu quả trong bạn.
TỰ NGHIÊN CỨU
Một trong những cách để lời Chúa khắc sâu vào lòng bạn là ghi nhớ lấy. Đây là lúc thích
hợp để học thuộc một số câu Kinh Thánh cốt yếu của bài học này.
GHI NHỚ
ChCn 16:9
Mat Mt 5:8
Gia Gc 1:21-26
IGi1Ga 1:7-10
BÀI 3: LÒNG BẠN QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI TRONG ĐỜI SỐNG
LỜI GIỚI THIỆU
Sự lãnh đạo là do ý muốn Đức Chúa Trời. Đó là một cơ hội tuyệt vời để làm một điều gì
đó cho người theo sau trong cuộc sống. Chúa Jêsus đã nói “Chiên ta nghe tiếng ta và
chúng theo ta”. Khi học theo Chúa Jêsus chúng ta phải có một đời sống đưa được chỉ dẫn
cho người khác làm theo. Lúc này bạn mới làm người lãnh đạo. Chúng ta đã được học
tính quan trọng của lòng người (ChCn 4:23). Đời sống của bạn được quyết định từ những
điều lòng bạn nghĩ. Thái độ và những nẻo đường đời bạn thảy đều do nơi lòng quyết
định. Cũng vậy, sự thành công và thạnh vượng đều do những điều nơi lòng định đoạt.
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì chúng ta có Chúa Jêsus xây dựng mỗi lòng chúng ta theo cách
Ngài muốn .
DÀN Ý BÀI HỌC
EsIs 53:10
“Đức Giê hô va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau đớn. Sau
khi đã dâng mạng sống mình làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày
người sẽ dài thêm ra, VÀ ý chỉ của Đức Giê hô va nhờ tay người được thạnh vượng.”
I. VÌ SAO ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM TỔN THƯƠNG CHÚA JÊSUS?
A. Để khiến bạn làm sự vừa ý Ngài.
Sự vừa ý Chúa là:
1. KhKh 4:11 Chúng ta được tạo dựng theo ý muốn của Chúa.
Thi Tv 35:27 Đức Giê hô va vui cho tôi tớ Ngài được may mắn.
LuLc 12:34 Chúa vui lòng đem bạn vào nước Ngài.
Eph Ep 1:9 Ngài vui khiến làm chúng ta thạnh vượng.
B. Làm thạnh vượng linh hồn và đời sống bạn (IIIGi 3Ga 1:2).
Một lòng thạnh vượng sẽ dẫn đến đời sống thạnh vượng.
Một linh hồn thất bại có nghĩa là một đời sống thất bại.
Một linh hồn tiêu cực kết quả một đời sống tiêu cực.
Nếu bạn đặt sự thạnh vượng vào tay kẻ không có lòng thạnh vượng, thì nó sẽ mau chóng
bị dìm xuống theo mức độ tình trạng linh hồn kẻ đó.
Chúng ta phải để linh hồn mình lớn mạnh và nhân rộng.
Linh hồn hay trái tim của một hội thánh là người lãnh đạo hay những nhân vật then chốt.
Nếu linh hồn của Hội Thánh không thạnh vượng thì Hội Thánh chẳng được thạnh vượng.
Nếu linh hồn Hội Thánh đầy dẫy sự cay đắng và gièm pha nói xấu, làm thế nào hội thánh
thạnh vượng được?
Hãy để thì giờ xây dựng sự lãnh đạo. Hãy mặc lấy thái độ và tinh thần phải lẽ. Hội Thánh
của bạn thạnh vượng giống như cách mỗi linh hồn trong đó thạnh vượng vậy.
II. BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ MỘT LINH HỒN THẠNH VƯỢNG:
Có một số điều bạn có thể làm cho lòng mình để khiến nó tạo ra 1 đời sống mà bạn mong
muốn khi tin Chúa.
A. Hãy giáo dục mình (ChCn 19:2).
Bạn có thể có những bằng cấp học viện mà chẳng khiến lòng bạn được giáo dục (GiGa
8:32).
Bạn cần dạy linh hồn mình những gì Chúa dạy(Thi Tv 139:14).
B. Hãy dạy lòng bạn yên lặng (62:5, Gie Gr 4:9).
Hãy giữ yên giọng nói tiêu cực trong lòng, bạn khiến chúng phải chúc tụng Chúa.
C. Hãy để linh hồn bạn chịu trách nhiệm.
Một linh hồn đắc thắng có trách nhiệm (Exe Ed 18:1-32).
Hãy thôi tìm cớ thối thác.
Hãy học cách vượt qua những cách nghĩ trói buộc.
D. Hãy neo hồn mình (HeDt 6:19)
Kẻ thù nghịch buôn bán sự thất vọng.
Hãy để hồn mình neo trong hi vọng.
Lời Chúa đầy những lời hứa cho bạn và linh nghiệm ở bất cứ nơi đâu.
Vì vậy hãy xây hi vọng mình trong lời Chúa.
E. Hãy dạy linh hồn cách khoe mình (Thi Tv 34:2).
Sự khoe mình nơi Chúa là đặt niềm tin nơi Chúa.
Bạn có thể có được sức mạnh mà niềm tin nơi Chúa vì bạn là con cái Ngài.
Nếu bạn có một tinh thần đắc thắng chắc chắn nó phải được dạy dỗ mọi điều thuộc Chúa.
Nó sẽ giữ yên tiếng nói đang cố gào thét trong lòng bạn. Nó sẽ được neo trong nền tảng
vững chắc của hi vọng. Nếu bạn sống có trách nhiệm không tìm cớ thối thác bạn sẽ biết
cách tôn xưng danh Chúa.
Chúa vui lòng khiến bạn thạnh vượng.
THẢO LUẬN NHÓM
Làm thế nào để khiến linh hồn bạn lớn mạnh lên để được thạnh vượng?
Linh hồn của hội thánh là các bậc lãnh đạo. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và
thạnh vượng của một hội thánh như thế nào?
Thảo luận về những tiếng nói tiêu cực đang gào lên trong lòng chúng ta và làm thế nào để
giữ yên chúng?
Làm thế nào chúng ta có thể khoe mình trong Chúa mà không rơi vào sự kiêu ngạo?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Hãy kể ra một vài lý do vì sao Đức Chúa Trời làm tổn thương Chúa Jêsus vì bạn.
2. Sự thạnh vượng bắt đầu từ đâu?
3. Bạn cần hình thức giáo dục nào để được thịnh vượng trong cuộc sống?
4. Điều này có phản lại các hình thức giáo dục khác không?
Khi bạn mất hết can đảm hay buồn nản, bạn phải dạy linh hồn mình điều gì?
BÀI 4: NGƯỜI DẪN DẮT HAY NGƯỜI THEO SAU
LỜI GIỚI THIỆU
Được lãnh đạo là một cơ hội lớn trong cuộc đời. Một trong những thiếu thốn lớn nhất của
Hội Thánh là một sự dẫn dắt thực sự. Là một vị mục sư tốt không nhất thiết biến bạn
thành một người dẫn dắt tốt. Sự dẫn dắt là đưa ra một điều nào đó cho người khác làm
theo. Đôi khi làm một người dẫn dắt là phải uốn nắn người khác. Thường các vị mục sư
vì tình yêu thương không muốn kéo thẳng người khác. Bởi họ không muốn làm chòng
chành con thuyền. Họ điều chỉnh ý nghĩ mình cho phù hợp với ý nghĩ vốn có của mọi
người. Tuy nhiên Đức Chúa Jêsus luôn làm lắc lư con thuyền. Khi Chúa đến gần thuyền
luôn có chuyện xảy ra. Để làm một người dẫn dắt, đôi lúc bạn phải làm chòng chành con
thuyền.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NHỮNG THỬ THÁCH TRONG KINH THÁNH CHO SỰ DẪN DẮT THỰC SỰ:
A. Mat Mt 20:20-28
Sự dẫn dắt là sự hầu việc
1. Sự lãnh đạo ở đời này là gì: 20:25
Ép dân phục vụ mình, lấy quyền thế cai trị, thống trị dân.
2. Sự lãnh đạo trong Hội Thánh là gì: 20:26
Chúa Jêsus không nói rằng ngươi không thể làm lớn, nhưng Chúa dạy làm thế nào để làm
lớn.
Chúa phán con đường dẫn đến sự cao trọng trong nhà Ngài không giống như con đường
loài người theo.
Còn kẻ nào muốn làm đầu thì sẽ làm tôi mọi các ngươi(20:27).
3. Làm tôi mọi là:
Đó không có nghĩa là bạn phải luôn ở chỗ thấp nhất.
Không phải là sự thiếu niềm tin.
Nhưng đó là hiểu được vì sao bạn sống trên đời và vì sao bạn đang phục vụ Chúa Jêsus
(20:28).
4. Nếu muốn là người dẫn dắt, bạn phải vực người khác dậy làm mọi điều Chúa kêu gọi
họ làm.
Bạn không thể làm được điều này nếu như suy nghĩ của bạn luôn trở lại với cách nghĩ của
những người xung quanh mình.
Bạn sẽ không làm được nếu bạn luôn đầu hàng thái độ nhàn hạ của người khác.
Nhiều người dẫn dắt chỉ muốn giữ cho người khác vui vẻ và thoải mái.
Sự lãnh đạo là dẫn dắt bằng gương mẫu.
B. IPhi 1Pr 5:1-3
Sự lãnh đạo là phục vụ như một kẻ trông nom.
1. Những gì không phải là người trông nom:
Cai trị mọi người.
Sửa phạt mọi người.
Dẫn dắt bằng ép buộc.
2. Một người trông nom là:
Hướng dẫn mọi người bằng gương tốt trong mọi lãnh vực.
Đó là thử thách mọi người.
Mọi người cần nhìn vào đời sống bạn và thấy được điều họ muốn làm cho chính đời sống
họ.
C. ITi1Tm 4:12-15
1. Sự dẫn dắt như một gương tốt trong đời sống.
Trong lời nói: Mức độ của lời nói bạn.
Trong việc làm :cách cư xử trong đời sống bạn.
Trong tình yêu.
Trong tư tưởng.
Trong đức tin : con người sống bởi đức tin.
Trong sự trong sạch.
2. Có sự phát triển trong mọi lãnh vực của đời sống bạn không? Bạn có tăng trưởng thuộc
linh không?
Bạn có yêu chức vị mục sư không hay đó chỉ là một sự hi sinh to lớn.
D. HeDt 13:7
Sự dẫn dắt là để đức tin cho người khác noi theo.
Kết quả của những gì bạn đang rao giảng trong đời mình là gì?
Sự dẫn dắt hay quyền năng Chúa không phải ở chức vị hay bằng cấp hay sự phong tước.
Quyền lãnh đạo đến từ gương yêu Chúa.
Sự dẫn dắt dựa trên sự bất an làm tan rã mọi người.
Nhưng sự dẫn dắt dựa trên gương yêu Chúa nâng mọi người dậy và giải phóng năng lực
của họ.
E. AmAm 7:12-14
Sự chăn dắt là đưa ra chỉ dẫn cho cả đàn theo sau.
Có quá nhiều kẻ chăn đi theo sau bầy. Chúng ta được dạy phải theo gương Đấng chăn
chiên.
Để đưa ra chỉ dẫn cho cả đàn theo sau, bạn phải vượt lên trên cách suy nghĩ của số đông
người.
II. CÁC GƯƠNG MẪU TRONG TÂN ƯỚC VỀ SỰ VƯỢT LÊN TRÊN TRẠNG THÁI
TINH THẦN CỦA ĐÁM ĐÔNG.
A. Đám đông bị cai trị bởi tiếng nói sai trật (LuLc 8:34-37).
B. Đám đông mang trạng thái tinh thần chung của họ.
Chiên là kẻ theo sau đui mù.
C. Đám đông rất dễ thay đổi (8:34-37).
Nến bạn đang trở thành một người dẫn dắt bạn phải chuyên tâm và nhận biết con đường
mình đang đi.
D. Đám đông rất dễ bị thuyết phục (Mat Mt 27:20-25).
Chúng ta cần phải được thuyết phục bởi một điều, đó là lời kêu gọi của Chúa trong đời
sống chúng ta.
E. Đám đông có những quyết định tồi tệ (27:21).
F. Đám đông đóng đinh người dẫn dắt (27:22).
G. Đám đông không bao giờ liều mình.
Phierơ đi trên mặt nước nhưng các môn đồ khác đã không làm.
Các môn đồ lên thuyền nhưng đám đông người vẫn đứng trên bờ.
H. Đám đông tạo nên người môn đồ xuất sắc.
Hãy là một người dẫn dắt quí báu.
Dạy đàn những gì phải theo.
Sống một đời sống đầy gương yêu Chúa.
Hãy nhớ rằng công việc của chúng ta không phải là nhượng bộ sự nhàn hạ của người
khác.
Sự lãnh đạo quấy rầy kẻ nhàn hạ nhưng an ủi kẻ bị quấy rầy. Hãy là người lãnh đạo và
phát triển những người lãnh đạo khác.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận đào sâu câu sau :
Sự lãnh đạo quấy rầy kẻ nhàn hạ nhưng an ủi kẻ bị quấy rầy.
Hãy so sánh hình thức lãnh đạo chính trị của đời này với cách lãnh đạo trong Tân Ước
mà Chúa Jêsus đã đặt ra. Những gì trong lời Chúa phù hợp với sự lãnh đạo ở cương vị
mục sư theo cách của bạn?
Nếu phải dẫn dắt đám đông làm thế nào chúng ta thể hiện quyền lãnh đạo mà không trở
nên độc đoán?
Nêu một vài gợi ý để làm thế nào người lãnh đạo có thể sống vượt lên trên ý nghĩ của
đám đông?
TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Mat Mt 20:20-22 và so sánh sự lãnh đạo đời này với sự lãnh đạo mà Chúa
Jêsus đặt ra trong Hội Thánh.
Điều nào trong đó phù hợp với kiểu người lãnh đạo của bạn?
Hãy diễn tả ý nghĩa của sự lãnh đạo phục vụ theo ý bạn hiểu bằng lời văn của mình.
Hãy dùng bài học này đánh giá tìm khuyết điểm của bạn. Bạn là người dẫn dắt hay kẻ
theo sau?
BÀI 5: CẠM BẪY CỦA NHỮNG Ý TƯỞNG HƯ ẢO
LỜI GIỚI THIỆU
Kinh thánh chép không có khả năng nhìn biết thì con người sẽ chết. Nhiều người có cái
nhìn sai lạc, không thực tế. Có nhiều cách nhìn dựa trên niềm tin trong khi nhiều cách
nhìn khác lại dựa trên giả định. Kế hoạch và ý chỉ của Đức Chúa Trời muốn bạn là người
có một đời sống đầy khả năng nhìn biết. Khả năng nhìn biết mở ra những cơ hội to lớn để
bạn sống một đời sống được đổ đầy định mệnh.
Nếu bạn thực sự có một khả năng nhìn biết, mà chẳng mấy ai sẽ phấn khởi về giấc mơ
đó. Giăng đoạn 9 kể lại câu chuyện người mù được Chúa chữa lành. Chúa Jêsus mang lại
ánh sáng cho người mù. Khi Thánh Linh Chúa nhóm lửa lòng bạn, bạn có thể nhận lãnh
một khả năng nhìn biết theo cách bạn chưa từng nhìn biết trước đó. Có nhiều người có
thể nhìn thấy cách tự nhiên nhưng thuộc linh họ không có khả năng nhìn biết. Helen
Keller là người phụ nữ sáng tạo ngôn ngữ cho người mù. Một lần người ta hỏi bà liệu bà
có thể tưởng tượng ra điều gì tệ hơn bị đui mù chăng. Bà đáp “có, đó là có mắt mà không
thể nhìn thấy”.
Nhiều người chỉ duy trì quyền lãnh đạo của họ. Họ chỉ tồn tại mà thôi. Chúa Jêsus mang
lại sự sáng cho người đàn ông này, nhưng anh ta bị bao quanh bởi những người có thể
nhìn cách tự nhiên mà thuộc linh không có sự nhìn biết. Chúng ta hãy xem sự đối lập
khác nhau mà người đàn ông này nhận được.
DÀN Ý BÀI HỌC
Đoạn Kinh Thánh: GiGa 9:2-23
I. CÁC MÔN ĐỒ ĐẠI DIỆN CHO THÁI ĐỘ PHÂN TÍCH (9:2-5).
A. Các môn đồ đã quá chú trọng đến vấn đề.
Nhiều hội thánh ngày nay quá chú trọng đến vấn đề. Họ có những buổi hội thảo, họp bàn
mà chỉ toàn đưa ra những câu hỏi.
Nhiều hội thánh bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi gọi là người bị chứng thần kinh phân liệt, quay
lưng với cuộc sống.
Dễ có khả năng chúng ta quá bận lòng với việc hỏi lẽ đến độ quên thoát khỏi vấn đề và
làm theo những gì Chúa muốn chúng ta làm.
B. Chúa Jêsus chú trọng đến lời giải của vấn đề.
Những gì Chúa Jêsus phán hôm nay cũng giống như những gì Chúa phán trước đó 2000
năm. Hết thảy đều trong một sứ mạng vĩ đại.
Đừng luôn chú trọng đến vấn đề nhưng hãy học theo Thánh Linh Chúa và chú trọng đến
lời đáp của vấn đề.
II. KẺ LÂN CẬN TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ QUEN BIẾT
Những kẻ biết người mù trước đó chẳng có vấn đề gì về anh ta. Nhưng khi anh ta được
sáng mắt họ bắt đầu có vấn đề với anh .
Nếu bạn bị chi phối bởi những người đã từng biết bạn trước đó, bạn sẽ không thể trở nên
như người mà Chúa muốn bạn nên.
Ý muốn của Chúa là bạn không còn bị những người quen nhận ra con người mình.
Sau sự Phục Sinh, những kẻ biết Chúa Jêsus trước đó không thể nhận ra Ngài.
C. Kẻ lân cận tượng trưng cho những người biết rõ về bạn.
1. Họ biết:
Những yếu điểm của bạn.
Những sai lầm trong quá khứ của bạn.
Trong tâm trí họ, Chúa không thể xử dụng bạn.
Đừng để bị chi phối bởi suy nghĩ của họ vì Chúa không nhìn bạn theo cách họ nhìn bạn.
Nếu bạn sắp sa thải một người lãnh đạo, bạn phải cho họ đất để vươn lên và thay đổi.
Đừng để kẻ khác ấn định mức độ cho đời bạn. Nhưng hãy để Chúa định ra mức độ đó.
Để mình bị chi phối bởi những người quen biết là kẻ thù của sự nhìn biết
III. NGƯỜI PHARISI TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ GIẢ HÌNH (9:13-17)
A. Thái độ của người Pharisi là thái độ giả hình (9:16).
Họ không bao giờ thấy được những gì thuộc về Chúa.
B. Người Pharisi chỉ có thể thấy được ngày Sabát.
Nhưng Chúa luôn chữa bệnh trong ngày Sabát.
Và thường, Chúa không khứng làm theo lối họ mong muốn.
Đức Chúa Trời không ban cho sự nhận biết hợp với cách nghĩ của mỗi người.
C. Thái độ của người Pharisi luôn là thái độ gây chia rẽ.( 9:16).
Nhiều người quá bị chi phối bởi vật chất bên ngoài như hoa tai và nữ trang đến nỗi đánh
mất đi phép lạ của sự cứu chuộc.
IV. NGƯỜI GIUĐA TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ KHÔNG TIN (9:18-19)
Họ không thể tin cho đến khi họ nói chuyện với cha mẹ người mù.
Thái độ không tin thường xuất phát trong chính chúng ta.
Thật dễ lắm bị cai trị bởi những gì bạn biết về mình.
Chúng ta cần phải xây dựng một niềm tin nơi Chúa trong đời sống mình (HeDt 10:35).
Kẻ thù thích gieo mầm mống của sự bất tin vào lòng bạn. Kẻ thù muốn bạn:
Thấy điều này khó khăn dường nào.
Bị cai trị bởi sự thiếu kết quả.
Bị cai trị bởi sự thiếu thốn về tài chính.
Bị cai trị bởi thiếu người nâng đỡ.
Chúng ta phải khắc phục thái độ bất tin nếu chúng ta muốn hoàn thành kế hoạch của Đức
Chúa Trời dành riêng cho đời sống chúng ta.
Sự nhìn biết sẽ luôn giúp bạn vượt lên những khả năng tự nhiên của mình.
V. CHA MẸ TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ E DÈ (GiGa 9:20-23).
Họ xa cách mình khỏi phép lạ (9:22).
Nhiều người bị che mắt bởi những điều họ nghĩ là họ biết.
Họ quá cảm động bởi những gì họ nghĩ là họ biết đến nỗi họ không thấy được kế hoạch
và mục đích của Đức Chúa Trời.
Sự nhìn biết của bạn cần được xây dựng trên những gì bạn biết là chân lý cho đời sống
bạn.
Bạn phải biết về chân lý và để chân lý xây dựng khả năng nhìn biết trong đời sống bạn.
Hãy làm như ý Chúa muốn. Hãy chỗi dậy và thực hiện khả năng nhìn biết Chúa đã ban
cho đời sống bạn và sống một đời sống kết quả trong danh Chúa.
THẢO LUẬN NHÓM
Bạn xử lý thế nào với thái độ quen thuộc về những sai lầm và thất bại của bạn trong quá
khứ.
Hãy xét lại 5 trạng thái tinh thần đã được học trong bài. Trạng thái nào đồng nhất với đời
sống bạn. Hãy thảo luận với các thành viên trong nhóm và hãy để họ giúp bạn cầu
nguyện khắc phục thái độ sai lệch này.
TỰ NGHIÊN CỨU
Hãy lấy Kinh thánh và nghiên cứu Tin Lành Giăng đoạn 9 và ghi chú 5 nhóm người được
trình bày trong đó.
Kể ra từng nhóm và viết 1 cách tóm tắt lời văn của mình về việc làm cách nào khắc phục
thái độ của từng nhóm người bạn đang đối diện trong cuộc sống.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

PHUC LOC THO
PHUC LOC THOPHUC LOC THO
PHUC LOC THODONXUAN
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh daoC5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 
365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dich
365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dich365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dich
365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dichQuyen Thuy
 

Mais procurados (8)

PHUC LOC THO
PHUC LOC THOPHUC LOC THO
PHUC LOC THO
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh daoC5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
C5 tinh chinh truc cua nguoi lanh dao
 
365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dich
365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dich365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dich
365-ngay-phap-vi - Thich-nu-minh-tam-dich
 
So 142
So 142So 142
So 142
 

Destaque

Principal Position at Mission Dolores Academy in SF
Principal Position at Mission Dolores Academy in SFPrincipal Position at Mission Dolores Academy in SF
Principal Position at Mission Dolores Academy in SFKarin Seid
 
Organizational Culture presentation by jenrap14
Organizational Culture presentation by jenrap14Organizational Culture presentation by jenrap14
Organizational Culture presentation by jenrap14Jen Rapista
 
Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...
Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...
Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...Alexander Decker
 
Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...
Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...
Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...Alexander Decker
 
Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...
Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...
Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...Alexander Decker
 
Inhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naoh
Inhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naohInhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naoh
Inhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naohAlexander Decker
 
Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...
Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...
Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...Alexander Decker
 
Impacts of elephants disturbances on local community
Impacts of elephants disturbances on local communityImpacts of elephants disturbances on local community
Impacts of elephants disturbances on local communityAlexander Decker
 
Inconsistencies in sustainability reports – the case suzano
Inconsistencies in sustainability reports – the case suzanoInconsistencies in sustainability reports – the case suzano
Inconsistencies in sustainability reports – the case suzanoAlexander Decker
 
Influence of composted phyto residues and harvesting
Influence of composted phyto residues and harvestingInfluence of composted phyto residues and harvesting
Influence of composted phyto residues and harvestingAlexander Decker
 
Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...
Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...
Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...Alexander Decker
 
2014.v01 i analysis presentación
2014.v01 i analysis presentación2014.v01 i analysis presentación
2014.v01 i analysis presentacióniAnalysis
 
Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...
Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...
Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...Alexander Decker
 
Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...
Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...
Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...Alexander Decker
 
Interactive effect of calcium and magnesium on rooting of
Interactive effect of calcium and magnesium on rooting ofInteractive effect of calcium and magnesium on rooting of
Interactive effect of calcium and magnesium on rooting ofAlexander Decker
 
Intergenerational versus intragenerational equities and the
Intergenerational versus intragenerational equities and theIntergenerational versus intragenerational equities and the
Intergenerational versus intragenerational equities and theAlexander Decker
 
Identification of requirements for implementing quality management system to ...
Identification of requirements for implementing quality management system to ...Identification of requirements for implementing quality management system to ...
Identification of requirements for implementing quality management system to ...Alexander Decker
 

Destaque (20)

Principal Position at Mission Dolores Academy in SF
Principal Position at Mission Dolores Academy in SFPrincipal Position at Mission Dolores Academy in SF
Principal Position at Mission Dolores Academy in SF
 
Organizational Culture presentation by jenrap14
Organizational Culture presentation by jenrap14Organizational Culture presentation by jenrap14
Organizational Culture presentation by jenrap14
 
Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...
Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...
Influence of competency, knowledge and role ambiguity on job performance and ...
 
Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...
Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...
Impact of customer relationship and enhanced customer perception on customer ...
 
Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...
Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...
Impact of knowledge management infrastructure on organizational performance w...
 
Inhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naoh
Inhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naohInhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naoh
Inhibition of copper corrosion in h2 so4, nacl and naoh
 
Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...
Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...
Influence of doping on behavioural dispositions of athletes in tertiary insti...
 
Impacts of elephants disturbances on local community
Impacts of elephants disturbances on local communityImpacts of elephants disturbances on local community
Impacts of elephants disturbances on local community
 
Inconsistencies in sustainability reports – the case suzano
Inconsistencies in sustainability reports – the case suzanoInconsistencies in sustainability reports – the case suzano
Inconsistencies in sustainability reports – the case suzano
 
Influence of composted phyto residues and harvesting
Influence of composted phyto residues and harvestingInfluence of composted phyto residues and harvesting
Influence of composted phyto residues and harvesting
 
Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...
Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...
Intangible elements of uncertainty in property valuation theoretical underpin...
 
2014.v01 i analysis presentación
2014.v01 i analysis presentación2014.v01 i analysis presentación
2014.v01 i analysis presentación
 
Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...
Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...
Influence of locus of control and organizational commitment on job satisfacti...
 
Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...
Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...
Influence of residues level, parts and duration of decomposition of some majo...
 
Présentation1
Présentation1Présentation1
Présentation1
 
Interactive effect of calcium and magnesium on rooting of
Interactive effect of calcium and magnesium on rooting ofInteractive effect of calcium and magnesium on rooting of
Interactive effect of calcium and magnesium on rooting of
 
Intergenerational versus intragenerational equities and the
Intergenerational versus intragenerational equities and theIntergenerational versus intragenerational equities and the
Intergenerational versus intragenerational equities and the
 
Identification of requirements for implementing quality management system to ...
Identification of requirements for implementing quality management system to ...Identification of requirements for implementing quality management system to ...
Identification of requirements for implementing quality management system to ...
 
CA Final Report
CA Final ReportCA Final Report
CA Final Report
 
C.V Alaa AlQimari
C.V Alaa AlQimariC.V Alaa AlQimari
C.V Alaa AlQimari
 

Semelhante a D2 phat trien nguoi lanh dao

De an ban hoa anh dao jun 20
De an ban hoa anh dao  jun 20De an ban hoa anh dao  jun 20
De an ban hoa anh dao jun 20nhi3t2
 
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhC8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhco_doc_nhan
 
Song theo dung muc dich
Song theo dung muc dichSong theo dung muc dich
Song theo dung muc dichco_doc_nhan
 
E4 muc vu cho tuoi tre
E4 muc vu cho tuoi treE4 muc vu cho tuoi tre
E4 muc vu cho tuoi treco_doc_nhan
 
Mai Hữu Tín Làm sao lớn
Mai Hữu Tín Làm sao lớn Mai Hữu Tín Làm sao lớn
Mai Hữu Tín Làm sao lớn Chuong Nguyen
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới rănLittle Daisy
 
Mo hinh kinh doanh chia se
Mo hinh kinh doanh chia seMo hinh kinh doanh chia se
Mo hinh kinh doanh chia sePham Ngoc Quang
 
Stress nhân viên y tế
Stress nhân viên y tếStress nhân viên y tế
Stress nhân viên y tếducsi
 
E6 dieu hanh cho tuong lai
E6 dieu hanh cho tuong laiE6 dieu hanh cho tuong lai
E6 dieu hanh cho tuong laico_doc_nhan
 
De an ban hoa anh dao
De an ban hoa anh daoDe an ban hoa anh dao
De an ban hoa anh daotanhsaokhuya
 
32 nguyen tac co ban cua cuoc song
 32 nguyen tac co ban cua cuoc song 32 nguyen tac co ban cua cuoc song
32 nguyen tac co ban cua cuoc songTùng Kinh Bắc
 

Semelhante a D2 phat trien nguoi lanh dao (20)

De an ban hoa anh dao jun 20
De an ban hoa anh dao  jun 20De an ban hoa anh dao  jun 20
De an ban hoa anh dao jun 20
 
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linhC8 duoc soi dan boi duc thanh linh
C8 duoc soi dan boi duc thanh linh
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Song theo dung muc dich
Song theo dung muc dichSong theo dung muc dich
Song theo dung muc dich
 
E4 muc vu cho tuoi tre
E4 muc vu cho tuoi treE4 muc vu cho tuoi tre
E4 muc vu cho tuoi tre
 
So 171
So 171So 171
So 171
 
Mai Hữu Tín Làm sao lớn
Mai Hữu Tín Làm sao lớn Mai Hữu Tín Làm sao lớn
Mai Hữu Tín Làm sao lớn
 
Mai huu tin lam sao lon
Mai huu tin lam sao lonMai huu tin lam sao lon
Mai huu tin lam sao lon
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới răn
 
Mo hinh kinh doanh chia se
Mo hinh kinh doanh chia seMo hinh kinh doanh chia se
Mo hinh kinh doanh chia se
 
Stress nhân viên y tế
Stress nhân viên y tếStress nhân viên y tế
Stress nhân viên y tế
 
E6 dieu hanh cho tuong lai
E6 dieu hanh cho tuong laiE6 dieu hanh cho tuong lai
E6 dieu hanh cho tuong lai
 
Su Song 2
Su Song 2Su Song 2
Su Song 2
 
Su Song 2
Su Song 2Su Song 2
Su Song 2
 
Su Song 2
Su Song 2Su Song 2
Su Song 2
 
Su Song 2
Su Song 2Su Song 2
Su Song 2
 
Su Song 2
Su Song 2Su Song 2
Su Song 2
 
Su Song 2
Su Song 2Su Song 2
Su Song 2
 
De an ban hoa anh dao
De an ban hoa anh daoDe an ban hoa anh dao
De an ban hoa anh dao
 
32 nguyen tac co ban cua cuoc song
 32 nguyen tac co ban cua cuoc song 32 nguyen tac co ban cua cuoc song
32 nguyen tac co ban cua cuoc song
 

Mais de co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 

Mais de co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 

D2 phat trien nguoi lanh dao

  • 1. CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM ) D2. PHÁT TRIỂN NGƯỜI LÃNH ĐẠO Tác giả: Brian Houston BÀI 1: TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI LÃNH ĐẠO LỜI GIỚI THIỆU Không có thời gian nào phục sự Chúa Jêsus tốt hơn chính lúc này. Trên khắp thế giới, Chúa vẫn đang làm những điều kỳ diệu và mới mẻ. Một trong những nhu cầu lớn nhất của hội thánh là sự cần có một thế hệ những người lãnh đạo. Những người có đời sống làm gương cho người khác. Khi chúng ta đọc đến phần phát triển người lãnh đạo, hãy đọc ChCn 4:20-23. Các nguồn của sự sống là do nơi lòng mà ra. Lòng bạn quyết định thái độ của bạn trong đời sống mình. Lòng bạn quyết định sự thành công của đời mình. Và đường đời của bạn cũng được quyết định từ những điều ở nơi lòng. Dầu bất cứ chuyện gì xảy đến xung quanh bạn, đời sống của bạn được xây dựng lên từ những suy tính diễn ra trong lòng bạn.(Ví dụ gương điển hình của Giô sép). Đó là lý do vì sao chúng ta được dạy hãy giữ Lời ấy ở nơi lòng(4:21). Trong Gia Gc 1:21 Chúng ta được dạy dỗ để nhận lấy lời đã trồng trong lòng chúng ta. Công Vụ đoạn 22 chép chúng ta phải là kẻ làm theo lời ấy. Sự lãnh đạo khởi sự nơi lòng. Nếu bạn muốn phát triển thành một người lãnh đạo, bạn cần phải bắt đầu mọi việc từ bên trong. Nhiều người có những sai lạc trong lòng điều này ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống họ. Một trong những dấu hiệu của sự lầm lạc trong lòng là tiêu cực hay thất bại. Nếu bị tiêu cực cả đời sống bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. DÀN Ý BÀI HỌC Phân đoạn kinh thánh: ChCn 4:20-23 I. TIÊU CỰC LÀ SỰ PHẢN CHIẾU SỰ THẤT BẠI BÊN TRONG A. Lòng bạn quyết định con người mình (23:7, 16:9, Mat Mt 12:33-35; 15:17-18). Vì vậy, sự tiêu cực là sự phản chiếu những gì nơi tấm lòng. Một người tốt từ cái thiện trong lòng mình mang lại những điều tốt đẹp. Một người xấu từ những xấu xa trong lòng mang lại những điều ác. Một người tiêu cực từ những tiêu cực trong lòng mình mang lại điều tiêu cực. Kẻ thất bại từ sự thất bại trong lòng dẫn đến điều thất bại. Người tin kính từ đức tin trong lòng mình mang lại điều tin kính. Người đắc thắng từ một tinh thần đắc thắng mang lại những điều đắc thắng. Nếu lòng bạn có sự sống, bạn sẽ mang lại sự sống. Mọi thứ đều tùy thuộc vào những gì bên trong bạn. II. SỰ TIÊU CỰC LUÔN BIỆN HỘ CHO NÓ (ChCn 16:2)
  • 2. A. Kẻ tiêu cực có thể biện hộ cho mình bằng cách nói anh ta là một môn đồ. Nhưng môn đồ trong Tân Ước luôn khích lệ, cỗ vũ và an ủi. Sự lãnh đạo không biện hộ cho nó nhưng sự lãnh đạo có trách nhiệm. Người tiêu cực luôn qui thần học xuống dưới mức độ kinh nghiệm của họ. Đừng thay đổi niềm tin của mình theo mức độ của sự kinh nghiệm nhưng hãy thay đổi kinh nghiệm theo những điều bạn đã tin. Chính thế bạn mới là người lãnh đạo. III. SỰ TIÊU CỰC CHỌN BẠN CHO BẠN 13:20 Sự tiêu cực là dại dột. Chúa không hủy diệt một người vì sự ngu dại của anh ta. Nhưng sự ngu dại sẽ hủy diệt những tìm năng của cuộc đời họ. Sự tiêu cực là dại dột trong mắt Chúa .Đó là lý do vì sao kẻ dại dột luôn đi đường với kẻ tiêu cực. Người đắc thắng khôn ngoan là mối đe dọa cho người tiêu cực. 1. Người tiêu cực không muốn giao du với người thông sáng. Họ không muốn luôn phải nghe lời giải đáp. Họ thích những người hiểu được họ cảm thấy xấu xa đến mức nào. Họ thích những người có thể cảm thông với họ. Người tiêu cực nhận ra nhau trong đám đông nhờ những ý tưởng giống nhau. Người tiêu cực nói cách chắc chắn rằng “mọi người đang kháo nhau …”. Người tiêu cực cuối cùng cô lập họ lại với nhau. Người tiêu cực rất nội tâm(hướng nội). Họ trông mong người khác tác động, nạp vào họ thật nhiều. IV. SỰ TIÊU CỰC PHÓNG ĐẠI VÀ BÓP MÉO SỰ THẬT (12:25) Bước kế tiếp của đoạn Kinh thánh này là: Sự buồn rầu dẫn đến nao sờn. Khi một người đang trong cơn tuyệt vọng họ không thể nhìn vấn đề cách đúng đắn. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức đối với cuộc sống. Người tiêu cực có thể tin điều hòan toàn sai trật. Điều này thậm chí ảnh hưởng đến cách họ hiểu lời Chúa. Người lãnh đạo phải giữ lẽ thật trong lòng. Bằng không, những gì chứa trong lòng họ sẽ tiếp tục phá hoại định mệnh họ. V. KẺ TIÊU CỰC CÓ SỰ XÉT ĐOÁN KHÔNG CÔNG BÌNH VÀ NHỮNG LỜI ĐỒN ĐÃI. Gương điển hình: Michal, vợ Đa vít. Người tiêu cực mau chóng xét đoán người khác. Kẻ ngu dại chỉ nghe một điều và bảo vệ điều đó. Kẻ ngu dại chỉ nghe điều họ muốn nghe. VI. SỰ TIÊU CỰC SẼ LÂY LAN RA MÔI TRƯỜNG. Nó sẽ tác động đến con trẻ.( 22:6) Đôi khi trẻ con làm theo những gì chúng ghét nơi bố mẹ. VII. SỰ TIÊU CỰC SẼ HẠN CHẾ HIỆN TẠI VÀ RÚT NGẮN TƯƠNG LAI. Nếu bị tiêu cực bạn sẽ bị cai trị bởi những điều bạn không thể thực hiện được và những gì bạn không thể đáp ứng được.
  • 3. Tiêu cực là sự phản chiếu những điều trong lòng. Do đó chúng ta cần để lời Chúa vào lòng để lẽ thật phát nguyên từ trong lòng chúng ta sẽ đi vào đời sống. THẢO LUẬN NHÓM Chia thành nhóm từ 3 đến 4 người và thảo luận: Bạn làm thế nào để giúp 1 người có lòng tiêu cực trong Hội Thánh, thay đổi thái độ của họ mà không lên án họ ? Làm thế nào bạn có thể điều chỉnh kinh nghiệm tăng theo mức độ của Thần học ? Tại sao người tiêu cực thường dễ nhận tìm nhau trong nhà thờ, thậm chí trong đám đông ? Thuốc chữa sự ngu dại là gì ? TỰ NGHIÊN CỨU Học những đoạn Kinh thánh sau: ChCn 4:20-23 23:7 16:9 Mat Mt 12:33-35 15:17-18 Hãy làm 1 bài đánh giá phê bình đời sống bạn. Đời sống bạn có thể bị cai trị bởi thái độ tiêu cực không ? Bạn có thể làm gì để có thể thay đổi hay thậm chí có thể biến cải thái độ của bạn để có thể sống tốt hơn? BÀI 2: TẤM LÒNG QUYẾT ĐỊNH HƯỚNG ĐI CHO CUỘC ĐỜI BẠN LỜI GIỚI THIỆU Để phát triển thành một người lãnh đạo là một cơ hội lớn. Điều kỳ diệu nhất một người có thể làm là phát triển sự lãnh đạo trong người khác. Điều thiết yếu nhất của sự lãnh đạo là ở nhân tâm. Đó bởi vì những điều trong lòng bạn quyết định hướng đi cho đời mình. Chúng ta hãy trở lại ChCn 16:9. DÀN Ý BÀI HỌC I. Những nguyên tắc Kinh Thánh cơ bản A. ChCn 16:9 Nếu bạn muốn những hoạch định của lòng mình đi theo bước Chúa chỉ dẫn bạn cần phải có sự chân thật trong lòng. Nếu bạn để lòng mình và linh hồn mình thạnh vượng, bạn sẽ thạnh vượng trong cuộc sống (IIIGi 3Ga 1:3). Lý do bạn cần đặt lời Chúa trong lòng là vì lời Chúa sẽ xử lý mọi điều khác chất chứa trong lòng bạn. B. Mat Mt 5:8 Nếu bạn để lời Chúa làm trong sạch lòng mình, bạn sẽ được nhìn thấy Chúa và những kế hoạch Chúa dành cho đời sống bạn.
  • 4. Bạn sẽ sống cho mục đích của Chúa trọn đời. Vậy nếu những kẻ có lòng trong sạch thấy được Chúa, thì nếu lòng bạn bị bóng tối che khuất. Sự nhìn biết của bạn cũng sẽ thành ra tối tăm. C. Gia Gc 1:21-26 Khi lời Chúa được trồng vào lòng bạn, bạn và lời Chúa làm một, chính điều này sẽ biến đổi lòng bạn. Nếu lời Chúa không ảnh hưởng đến đời sống bạn thì bạn đang lừa dối lòng mình(1:22) Con người bên trong bạn tạo ra giá trị của đời sống bạn (1:26). a. Suy nghĩ và tình cảm của bạn liên quan đến điều ở trong lòng bạn. b. Khả năng phán quyết của bạn liên quan đến những gì ở trong bạn. Lừa dối lòng mình có nghĩa gì? Đây phải là điều phải thay đổi trong mỗi tấm lòng. Sự cay đắng hay không tha thứ . Lòng tự cao hay tính ích kỷ. Bản ngã. Tham vọng không kềm chế được. Sự tham tiền của. Có lẽ lòng bạn có chứa những điều kể trên và bạn nghĩ mọi thứ đều ổn. Đó là bạn tự lừa dối mình. Bạn cần lời Chúa trồng vào lòng để thay đổi bạn. (1:16) IGi1Ga 1:7-10 Điều cốt lõi ở đây là hãy để Chúa xử lý những vấn đề căn nguyên trong lòng bạn. Có những điều căn nguyên trong cuộc đời mỗi người. Nếu chúng không được xử lý, trách nhiệm mục sư của một người có thể tăng trưởng bên ngoài mà không có sự thay đổi bên trong. Chúng ta phải đi trong sự sáng vì chính Ngài là sự sáng. Lúc ấy chúng ta có thể giao thông cùng nhau. Khi ta để lời Chúa vào lòng, lời Chúa sẽ soi sáng mọi điều trong lòng chúng ta. Khi chân lý của Chúa không tác động trên đời sống bạn, bạn có thể đã tự lừa dối mình (IGi1Ga 1:8). Điều này dẫn đến nẻo lầm lạc. Khi nào nó xảy đến? Khi những điều tội lỗi nhỏ nhặt trong lòng không được xử lý mà lại được biện hộ. Tội lỗi không chỉ là những việc lớn lao như giết người, trộm cắp mà là những mầm mống nhỏ trong lòng như ngu muội, cay đắng, tham tiền của(1:10). Hãy xử lí những vấn đề bắt rễ trong lòng bạn ! b. Nếu chúng ta nói một đàng, làm một nẻo, chúng ta biến Chúa thành ra kẻ nói dối. II. HẬU QUẢ CỦA SỰ LỪA DỐI LÒNG MÌNH Đời sống có những dấu hiệu mập mờ khó hiểu. Bạn sẽ nói một đàng, làm một nẻo. Bạn cư xử theo cách dối trá. Không có sự thuần khiết trong lòng ban. Đời sống đối lập với những lời khuyên. Khi lòng bạn bị lừa dối, bạn không muốn nghe những lời khuyên răn. Bạn né tránh những người thử thách ý nghĩ của bạn. Bạn tìm kiếm đồng minh (những người không hiểu nhưng có 1 tâm thần giống bạn).
  • 5. Bạn cảm thấy hiểu lầm. “Chẳng ai hiểu cả” . Bạn không thể đi đến một mức độ kế tiếp. Chúa muốn đời sống bạn phải tiến tới trong ơn phước của Chúa. Vì vậy : “hãy giữ lòng mình cách cẩn thận…” “Lòng người toan định đường lối mình”. Hãy để lời Chúa nhận rõ điều trong lòng bạn, xử lý và thay đổi nó. Bạn sẽ đem lại cho mọi người kế hoạch và mục đích của Chúa. THẢO LUẬN NHÓM Thảo luận sâu hơn trong nhóm bạn câu nói sau: “Nếu lòng bạn bị bóng tối hay mây mờ che khuất sự nhìn biết của bạn cũng thành ra tối tăm.” Hãy kể ra một vài lỗi nhỏ mà chúng ta đang biện hộ trong lòng và thảo luận xem làm cách nào để xử lý chúng trước khi chúng bắt rễ sâu vào lòng chúng ta. Hãy cầu nguyện cho từng người một để Thánh Linh Chúa dùng bài học này thay đổi lòng bạn và dọn lòng bạn để lời Chúa trở nên hiệu quả trong bạn. TỰ NGHIÊN CỨU Một trong những cách để lời Chúa khắc sâu vào lòng bạn là ghi nhớ lấy. Đây là lúc thích hợp để học thuộc một số câu Kinh Thánh cốt yếu của bài học này. GHI NHỚ ChCn 16:9 Mat Mt 5:8 Gia Gc 1:21-26 IGi1Ga 1:7-10 BÀI 3: LÒNG BẠN QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI TRONG ĐỜI SỐNG LỜI GIỚI THIỆU Sự lãnh đạo là do ý muốn Đức Chúa Trời. Đó là một cơ hội tuyệt vời để làm một điều gì đó cho người theo sau trong cuộc sống. Chúa Jêsus đã nói “Chiên ta nghe tiếng ta và chúng theo ta”. Khi học theo Chúa Jêsus chúng ta phải có một đời sống đưa được chỉ dẫn cho người khác làm theo. Lúc này bạn mới làm người lãnh đạo. Chúng ta đã được học tính quan trọng của lòng người (ChCn 4:23). Đời sống của bạn được quyết định từ những điều lòng bạn nghĩ. Thái độ và những nẻo đường đời bạn thảy đều do nơi lòng quyết định. Cũng vậy, sự thành công và thạnh vượng đều do những điều nơi lòng định đoạt. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì chúng ta có Chúa Jêsus xây dựng mỗi lòng chúng ta theo cách Ngài muốn . DÀN Ý BÀI HỌC EsIs 53:10 “Đức Giê hô va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau đớn. Sau khi đã dâng mạng sống mình làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ dài thêm ra, VÀ ý chỉ của Đức Giê hô va nhờ tay người được thạnh vượng.”
  • 6. I. VÌ SAO ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM TỔN THƯƠNG CHÚA JÊSUS? A. Để khiến bạn làm sự vừa ý Ngài. Sự vừa ý Chúa là: 1. KhKh 4:11 Chúng ta được tạo dựng theo ý muốn của Chúa. Thi Tv 35:27 Đức Giê hô va vui cho tôi tớ Ngài được may mắn. LuLc 12:34 Chúa vui lòng đem bạn vào nước Ngài. Eph Ep 1:9 Ngài vui khiến làm chúng ta thạnh vượng. B. Làm thạnh vượng linh hồn và đời sống bạn (IIIGi 3Ga 1:2). Một lòng thạnh vượng sẽ dẫn đến đời sống thạnh vượng. Một linh hồn thất bại có nghĩa là một đời sống thất bại. Một linh hồn tiêu cực kết quả một đời sống tiêu cực. Nếu bạn đặt sự thạnh vượng vào tay kẻ không có lòng thạnh vượng, thì nó sẽ mau chóng bị dìm xuống theo mức độ tình trạng linh hồn kẻ đó. Chúng ta phải để linh hồn mình lớn mạnh và nhân rộng. Linh hồn hay trái tim của một hội thánh là người lãnh đạo hay những nhân vật then chốt. Nếu linh hồn của Hội Thánh không thạnh vượng thì Hội Thánh chẳng được thạnh vượng. Nếu linh hồn Hội Thánh đầy dẫy sự cay đắng và gièm pha nói xấu, làm thế nào hội thánh thạnh vượng được? Hãy để thì giờ xây dựng sự lãnh đạo. Hãy mặc lấy thái độ và tinh thần phải lẽ. Hội Thánh của bạn thạnh vượng giống như cách mỗi linh hồn trong đó thạnh vượng vậy. II. BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ MỘT LINH HỒN THẠNH VƯỢNG: Có một số điều bạn có thể làm cho lòng mình để khiến nó tạo ra 1 đời sống mà bạn mong muốn khi tin Chúa. A. Hãy giáo dục mình (ChCn 19:2). Bạn có thể có những bằng cấp học viện mà chẳng khiến lòng bạn được giáo dục (GiGa 8:32). Bạn cần dạy linh hồn mình những gì Chúa dạy(Thi Tv 139:14). B. Hãy dạy lòng bạn yên lặng (62:5, Gie Gr 4:9). Hãy giữ yên giọng nói tiêu cực trong lòng, bạn khiến chúng phải chúc tụng Chúa. C. Hãy để linh hồn bạn chịu trách nhiệm. Một linh hồn đắc thắng có trách nhiệm (Exe Ed 18:1-32). Hãy thôi tìm cớ thối thác. Hãy học cách vượt qua những cách nghĩ trói buộc. D. Hãy neo hồn mình (HeDt 6:19) Kẻ thù nghịch buôn bán sự thất vọng. Hãy để hồn mình neo trong hi vọng. Lời Chúa đầy những lời hứa cho bạn và linh nghiệm ở bất cứ nơi đâu. Vì vậy hãy xây hi vọng mình trong lời Chúa. E. Hãy dạy linh hồn cách khoe mình (Thi Tv 34:2). Sự khoe mình nơi Chúa là đặt niềm tin nơi Chúa. Bạn có thể có được sức mạnh mà niềm tin nơi Chúa vì bạn là con cái Ngài. Nếu bạn có một tinh thần đắc thắng chắc chắn nó phải được dạy dỗ mọi điều thuộc Chúa. Nó sẽ giữ yên tiếng nói đang cố gào thét trong lòng bạn. Nó sẽ được neo trong nền tảng vững chắc của hi vọng. Nếu bạn sống có trách nhiệm không tìm cớ thối thác bạn sẽ biết cách tôn xưng danh Chúa.
  • 7. Chúa vui lòng khiến bạn thạnh vượng. THẢO LUẬN NHÓM Làm thế nào để khiến linh hồn bạn lớn mạnh lên để được thạnh vượng? Linh hồn của hội thánh là các bậc lãnh đạo. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thạnh vượng của một hội thánh như thế nào? Thảo luận về những tiếng nói tiêu cực đang gào lên trong lòng chúng ta và làm thế nào để giữ yên chúng? Làm thế nào chúng ta có thể khoe mình trong Chúa mà không rơi vào sự kiêu ngạo? TỰ NGHIÊN CỨU 1. Hãy kể ra một vài lý do vì sao Đức Chúa Trời làm tổn thương Chúa Jêsus vì bạn. 2. Sự thạnh vượng bắt đầu từ đâu? 3. Bạn cần hình thức giáo dục nào để được thịnh vượng trong cuộc sống? 4. Điều này có phản lại các hình thức giáo dục khác không? Khi bạn mất hết can đảm hay buồn nản, bạn phải dạy linh hồn mình điều gì? BÀI 4: NGƯỜI DẪN DẮT HAY NGƯỜI THEO SAU LỜI GIỚI THIỆU Được lãnh đạo là một cơ hội lớn trong cuộc đời. Một trong những thiếu thốn lớn nhất của Hội Thánh là một sự dẫn dắt thực sự. Là một vị mục sư tốt không nhất thiết biến bạn thành một người dẫn dắt tốt. Sự dẫn dắt là đưa ra một điều nào đó cho người khác làm theo. Đôi khi làm một người dẫn dắt là phải uốn nắn người khác. Thường các vị mục sư vì tình yêu thương không muốn kéo thẳng người khác. Bởi họ không muốn làm chòng chành con thuyền. Họ điều chỉnh ý nghĩ mình cho phù hợp với ý nghĩ vốn có của mọi người. Tuy nhiên Đức Chúa Jêsus luôn làm lắc lư con thuyền. Khi Chúa đến gần thuyền luôn có chuyện xảy ra. Để làm một người dẫn dắt, đôi lúc bạn phải làm chòng chành con thuyền. DÀN Ý BÀI HỌC I. NHỮNG THỬ THÁCH TRONG KINH THÁNH CHO SỰ DẪN DẮT THỰC SỰ: A. Mat Mt 20:20-28 Sự dẫn dắt là sự hầu việc 1. Sự lãnh đạo ở đời này là gì: 20:25 Ép dân phục vụ mình, lấy quyền thế cai trị, thống trị dân. 2. Sự lãnh đạo trong Hội Thánh là gì: 20:26 Chúa Jêsus không nói rằng ngươi không thể làm lớn, nhưng Chúa dạy làm thế nào để làm lớn. Chúa phán con đường dẫn đến sự cao trọng trong nhà Ngài không giống như con đường loài người theo. Còn kẻ nào muốn làm đầu thì sẽ làm tôi mọi các ngươi(20:27). 3. Làm tôi mọi là:
  • 8. Đó không có nghĩa là bạn phải luôn ở chỗ thấp nhất. Không phải là sự thiếu niềm tin. Nhưng đó là hiểu được vì sao bạn sống trên đời và vì sao bạn đang phục vụ Chúa Jêsus (20:28). 4. Nếu muốn là người dẫn dắt, bạn phải vực người khác dậy làm mọi điều Chúa kêu gọi họ làm. Bạn không thể làm được điều này nếu như suy nghĩ của bạn luôn trở lại với cách nghĩ của những người xung quanh mình. Bạn sẽ không làm được nếu bạn luôn đầu hàng thái độ nhàn hạ của người khác. Nhiều người dẫn dắt chỉ muốn giữ cho người khác vui vẻ và thoải mái. Sự lãnh đạo là dẫn dắt bằng gương mẫu. B. IPhi 1Pr 5:1-3 Sự lãnh đạo là phục vụ như một kẻ trông nom. 1. Những gì không phải là người trông nom: Cai trị mọi người. Sửa phạt mọi người. Dẫn dắt bằng ép buộc. 2. Một người trông nom là: Hướng dẫn mọi người bằng gương tốt trong mọi lãnh vực. Đó là thử thách mọi người. Mọi người cần nhìn vào đời sống bạn và thấy được điều họ muốn làm cho chính đời sống họ. C. ITi1Tm 4:12-15 1. Sự dẫn dắt như một gương tốt trong đời sống. Trong lời nói: Mức độ của lời nói bạn. Trong việc làm :cách cư xử trong đời sống bạn. Trong tình yêu. Trong tư tưởng. Trong đức tin : con người sống bởi đức tin. Trong sự trong sạch. 2. Có sự phát triển trong mọi lãnh vực của đời sống bạn không? Bạn có tăng trưởng thuộc linh không? Bạn có yêu chức vị mục sư không hay đó chỉ là một sự hi sinh to lớn. D. HeDt 13:7 Sự dẫn dắt là để đức tin cho người khác noi theo. Kết quả của những gì bạn đang rao giảng trong đời mình là gì? Sự dẫn dắt hay quyền năng Chúa không phải ở chức vị hay bằng cấp hay sự phong tước. Quyền lãnh đạo đến từ gương yêu Chúa. Sự dẫn dắt dựa trên sự bất an làm tan rã mọi người. Nhưng sự dẫn dắt dựa trên gương yêu Chúa nâng mọi người dậy và giải phóng năng lực của họ. E. AmAm 7:12-14 Sự chăn dắt là đưa ra chỉ dẫn cho cả đàn theo sau. Có quá nhiều kẻ chăn đi theo sau bầy. Chúng ta được dạy phải theo gương Đấng chăn chiên.
  • 9. Để đưa ra chỉ dẫn cho cả đàn theo sau, bạn phải vượt lên trên cách suy nghĩ của số đông người. II. CÁC GƯƠNG MẪU TRONG TÂN ƯỚC VỀ SỰ VƯỢT LÊN TRÊN TRẠNG THÁI TINH THẦN CỦA ĐÁM ĐÔNG. A. Đám đông bị cai trị bởi tiếng nói sai trật (LuLc 8:34-37). B. Đám đông mang trạng thái tinh thần chung của họ. Chiên là kẻ theo sau đui mù. C. Đám đông rất dễ thay đổi (8:34-37). Nến bạn đang trở thành một người dẫn dắt bạn phải chuyên tâm và nhận biết con đường mình đang đi. D. Đám đông rất dễ bị thuyết phục (Mat Mt 27:20-25). Chúng ta cần phải được thuyết phục bởi một điều, đó là lời kêu gọi của Chúa trong đời sống chúng ta. E. Đám đông có những quyết định tồi tệ (27:21). F. Đám đông đóng đinh người dẫn dắt (27:22). G. Đám đông không bao giờ liều mình. Phierơ đi trên mặt nước nhưng các môn đồ khác đã không làm. Các môn đồ lên thuyền nhưng đám đông người vẫn đứng trên bờ. H. Đám đông tạo nên người môn đồ xuất sắc. Hãy là một người dẫn dắt quí báu. Dạy đàn những gì phải theo. Sống một đời sống đầy gương yêu Chúa. Hãy nhớ rằng công việc của chúng ta không phải là nhượng bộ sự nhàn hạ của người khác. Sự lãnh đạo quấy rầy kẻ nhàn hạ nhưng an ủi kẻ bị quấy rầy. Hãy là người lãnh đạo và phát triển những người lãnh đạo khác. THẢO LUẬN NHÓM Thảo luận đào sâu câu sau : Sự lãnh đạo quấy rầy kẻ nhàn hạ nhưng an ủi kẻ bị quấy rầy. Hãy so sánh hình thức lãnh đạo chính trị của đời này với cách lãnh đạo trong Tân Ước mà Chúa Jêsus đã đặt ra. Những gì trong lời Chúa phù hợp với sự lãnh đạo ở cương vị mục sư theo cách của bạn? Nếu phải dẫn dắt đám đông làm thế nào chúng ta thể hiện quyền lãnh đạo mà không trở nên độc đoán? Nêu một vài gợi ý để làm thế nào người lãnh đạo có thể sống vượt lên trên ý nghĩ của đám đông? TỰ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu Mat Mt 20:20-22 và so sánh sự lãnh đạo đời này với sự lãnh đạo mà Chúa Jêsus đặt ra trong Hội Thánh. Điều nào trong đó phù hợp với kiểu người lãnh đạo của bạn? Hãy diễn tả ý nghĩa của sự lãnh đạo phục vụ theo ý bạn hiểu bằng lời văn của mình. Hãy dùng bài học này đánh giá tìm khuyết điểm của bạn. Bạn là người dẫn dắt hay kẻ theo sau?
  • 10. BÀI 5: CẠM BẪY CỦA NHỮNG Ý TƯỞNG HƯ ẢO LỜI GIỚI THIỆU Kinh thánh chép không có khả năng nhìn biết thì con người sẽ chết. Nhiều người có cái nhìn sai lạc, không thực tế. Có nhiều cách nhìn dựa trên niềm tin trong khi nhiều cách nhìn khác lại dựa trên giả định. Kế hoạch và ý chỉ của Đức Chúa Trời muốn bạn là người có một đời sống đầy khả năng nhìn biết. Khả năng nhìn biết mở ra những cơ hội to lớn để bạn sống một đời sống được đổ đầy định mệnh. Nếu bạn thực sự có một khả năng nhìn biết, mà chẳng mấy ai sẽ phấn khởi về giấc mơ đó. Giăng đoạn 9 kể lại câu chuyện người mù được Chúa chữa lành. Chúa Jêsus mang lại ánh sáng cho người mù. Khi Thánh Linh Chúa nhóm lửa lòng bạn, bạn có thể nhận lãnh một khả năng nhìn biết theo cách bạn chưa từng nhìn biết trước đó. Có nhiều người có thể nhìn thấy cách tự nhiên nhưng thuộc linh họ không có khả năng nhìn biết. Helen Keller là người phụ nữ sáng tạo ngôn ngữ cho người mù. Một lần người ta hỏi bà liệu bà có thể tưởng tượng ra điều gì tệ hơn bị đui mù chăng. Bà đáp “có, đó là có mắt mà không thể nhìn thấy”. Nhiều người chỉ duy trì quyền lãnh đạo của họ. Họ chỉ tồn tại mà thôi. Chúa Jêsus mang lại sự sáng cho người đàn ông này, nhưng anh ta bị bao quanh bởi những người có thể nhìn cách tự nhiên mà thuộc linh không có sự nhìn biết. Chúng ta hãy xem sự đối lập khác nhau mà người đàn ông này nhận được. DÀN Ý BÀI HỌC Đoạn Kinh Thánh: GiGa 9:2-23 I. CÁC MÔN ĐỒ ĐẠI DIỆN CHO THÁI ĐỘ PHÂN TÍCH (9:2-5). A. Các môn đồ đã quá chú trọng đến vấn đề. Nhiều hội thánh ngày nay quá chú trọng đến vấn đề. Họ có những buổi hội thảo, họp bàn mà chỉ toàn đưa ra những câu hỏi. Nhiều hội thánh bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi gọi là người bị chứng thần kinh phân liệt, quay lưng với cuộc sống. Dễ có khả năng chúng ta quá bận lòng với việc hỏi lẽ đến độ quên thoát khỏi vấn đề và làm theo những gì Chúa muốn chúng ta làm. B. Chúa Jêsus chú trọng đến lời giải của vấn đề. Những gì Chúa Jêsus phán hôm nay cũng giống như những gì Chúa phán trước đó 2000 năm. Hết thảy đều trong một sứ mạng vĩ đại. Đừng luôn chú trọng đến vấn đề nhưng hãy học theo Thánh Linh Chúa và chú trọng đến lời đáp của vấn đề. II. KẺ LÂN CẬN TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ QUEN BIẾT Những kẻ biết người mù trước đó chẳng có vấn đề gì về anh ta. Nhưng khi anh ta được sáng mắt họ bắt đầu có vấn đề với anh . Nếu bạn bị chi phối bởi những người đã từng biết bạn trước đó, bạn sẽ không thể trở nên như người mà Chúa muốn bạn nên.
  • 11. Ý muốn của Chúa là bạn không còn bị những người quen nhận ra con người mình. Sau sự Phục Sinh, những kẻ biết Chúa Jêsus trước đó không thể nhận ra Ngài. C. Kẻ lân cận tượng trưng cho những người biết rõ về bạn. 1. Họ biết: Những yếu điểm của bạn. Những sai lầm trong quá khứ của bạn. Trong tâm trí họ, Chúa không thể xử dụng bạn. Đừng để bị chi phối bởi suy nghĩ của họ vì Chúa không nhìn bạn theo cách họ nhìn bạn. Nếu bạn sắp sa thải một người lãnh đạo, bạn phải cho họ đất để vươn lên và thay đổi. Đừng để kẻ khác ấn định mức độ cho đời bạn. Nhưng hãy để Chúa định ra mức độ đó. Để mình bị chi phối bởi những người quen biết là kẻ thù của sự nhìn biết III. NGƯỜI PHARISI TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ GIẢ HÌNH (9:13-17) A. Thái độ của người Pharisi là thái độ giả hình (9:16). Họ không bao giờ thấy được những gì thuộc về Chúa. B. Người Pharisi chỉ có thể thấy được ngày Sabát. Nhưng Chúa luôn chữa bệnh trong ngày Sabát. Và thường, Chúa không khứng làm theo lối họ mong muốn. Đức Chúa Trời không ban cho sự nhận biết hợp với cách nghĩ của mỗi người. C. Thái độ của người Pharisi luôn là thái độ gây chia rẽ.( 9:16). Nhiều người quá bị chi phối bởi vật chất bên ngoài như hoa tai và nữ trang đến nỗi đánh mất đi phép lạ của sự cứu chuộc. IV. NGƯỜI GIUĐA TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ KHÔNG TIN (9:18-19) Họ không thể tin cho đến khi họ nói chuyện với cha mẹ người mù. Thái độ không tin thường xuất phát trong chính chúng ta. Thật dễ lắm bị cai trị bởi những gì bạn biết về mình. Chúng ta cần phải xây dựng một niềm tin nơi Chúa trong đời sống mình (HeDt 10:35). Kẻ thù thích gieo mầm mống của sự bất tin vào lòng bạn. Kẻ thù muốn bạn: Thấy điều này khó khăn dường nào. Bị cai trị bởi sự thiếu kết quả. Bị cai trị bởi sự thiếu thốn về tài chính. Bị cai trị bởi thiếu người nâng đỡ. Chúng ta phải khắc phục thái độ bất tin nếu chúng ta muốn hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời dành riêng cho đời sống chúng ta. Sự nhìn biết sẽ luôn giúp bạn vượt lên những khả năng tự nhiên của mình. V. CHA MẸ TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ E DÈ (GiGa 9:20-23). Họ xa cách mình khỏi phép lạ (9:22). Nhiều người bị che mắt bởi những điều họ nghĩ là họ biết. Họ quá cảm động bởi những gì họ nghĩ là họ biết đến nỗi họ không thấy được kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời. Sự nhìn biết của bạn cần được xây dựng trên những gì bạn biết là chân lý cho đời sống bạn. Bạn phải biết về chân lý và để chân lý xây dựng khả năng nhìn biết trong đời sống bạn.
  • 12. Hãy làm như ý Chúa muốn. Hãy chỗi dậy và thực hiện khả năng nhìn biết Chúa đã ban cho đời sống bạn và sống một đời sống kết quả trong danh Chúa. THẢO LUẬN NHÓM Bạn xử lý thế nào với thái độ quen thuộc về những sai lầm và thất bại của bạn trong quá khứ. Hãy xét lại 5 trạng thái tinh thần đã được học trong bài. Trạng thái nào đồng nhất với đời sống bạn. Hãy thảo luận với các thành viên trong nhóm và hãy để họ giúp bạn cầu nguyện khắc phục thái độ sai lệch này. TỰ NGHIÊN CỨU Hãy lấy Kinh thánh và nghiên cứu Tin Lành Giăng đoạn 9 và ghi chú 5 nhóm người được trình bày trong đó. Kể ra từng nhóm và viết 1 cách tóm tắt lời văn của mình về việc làm cách nào khắc phục thái độ của từng nhóm người bạn đang đối diện trong cuộc sống.