SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 101
Baixar para ler offline
www.nhatquantungthu.com
Phát Nh
MINHMINHMINHMINH
TITITITIẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤC
Mùa Xuân năm K
Minh
Phát Nhất Sùng Đức
ĐĐĐĐỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂN
ẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤC
Mùa Xuân năm Kỷ-Mão, 1999
Minh c Tân Dân ti n tu l c
1
ỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂN
, 1999
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 2
Bài thứ nhất:
ĐẠO
Chúng ta đã đắc Đạo rồi, vậy Đạo là gì? “Đạo” là chân lý của Vô-Cực, khi
được Trời phú cho con người thì gọi là linh-tánh. Cái linh-tánh này vốn thuần
thiện vô ác, trong trắng vô nhiễm, do nguyên-nhân lạc xuống hậu-thiên, phải
chịu khí-bỉnh câu thúc, bị vật-dục che lấp, làm cho cái tánh vốn sáng suốt lại bị
nhiễm ngầm trong mê muội, tuy có tồn tại nhưng không biết là có tồn tại, chỉ
biết làm việc theo tâm trạng người phàm trần, tham niềm khoái lạc trên tấm
thân hữu sắc nhãn tiền, bị tình dục ràng buộc. Do tham mà cứ tham miết cho
nên sự ô trược ngày càng dày đặc, tạo ra các thứ nghiệp-chướng, cho nên bị rơi
vào tứ-sanh lục-đạo, luân-hồi chuyển biến, trải qua bao nhiêu ngàn năm, bị như
thế chỉ do đắm mê trần thế, không biết làm sao để phản-bổn hoàn-nguyên?
Chúng ta nay đã đắc Đạo, được biết con đường trở về cõi Trời, hiểu được tấm
thân hữu sắc này là giả, là tạm bợ không thể tồn tại mãi!
Chúng ta may mắn gặp lúc Thiên khai phổ-độ, sau khi đắc pháp thượng-
thừa thì cần phải tu Đạo. Thánh-nhân có nói: “Thiên-mệnh chi vị Tánh, suất
Tánh chi vị Đạo, tu Đạo chi vị Giáo” (1)
. Tu Đạo là học lấy con đường dẫn dắt
tánh đi, từ vai trò làm người cho tới trở về cõi Trời, tẩy rửa sạch sẽ những
nghiệp-chướng do chúng ta tạo ra trong nhiều kiếp trước, những thói hư tật xấu
cùng các khí chất xấu xa khác mà chúng ta đang đắm chìm trong đó, cải ác
hướng thiện, trở về với bổn-lai diện-mục, phản-bổn hoàn-nguyên, trở về cội
nguồn nhận lại Mẫu, thoát khỏi tứ-sanh lục-đạo, địa-ngục luân-hồi, trở về Vô-
Cực Lý-Thiên. Nếu chúng ta tiếp tục hành thêm đại công đại đức, phổ-độ
chúng-sanh, sau này “Đạo thành Thiên-thượng, danh lưu nhân-gian”, siêu độ
cửu-huyền thất-tổ, thành Thánh thành Phật muôn đời bất diệt, mới không uổng
công chúng ta sinh ra làm người và gặp được Vô-thượng Đại-pháp.
Thiên-Đạo là con đường dẫn từ hậu-thiên trở về tiên-thiên. Đạo tức là Lý,
tại Thiên gọi là Thiên-lý, tại Địa gọi là Địa-lý, tại Nhân gọi là Tánh-lý. Tánh-lý
này chính là tâm-ấn chân pháp mà các vị Thánh đời đời tương truyền. Từ xưa
tới nay các vị Thánh Hiền Tiên Phật đều phải đi tầm Minh-Sư cầu lấy bí pháp,
tâm ấn tâm, khẩu truyền tâm thụ, nên xưng là “hằng cổ bất truyền chi bí bửu”.
Thời cổ xưa có câu “pháp bất truyền lục nhĩ” là ý này đấy! Chúng ta gặp được
duyên cơ tuyệt diệu này, gặp được Minh-Sư đắc thụ Vô-thượng Bồ-Đề diệu-
(1) Bản tính tự nhiên do Trời phú cho ta gọi là Tánh; hành theo cái đức có sẵn của bản tính thì
gọi là Đạo; một khi đã mất đi tính bổn lai, muốn hồi phục lại thì phải nhờ đến pháp mà tu, gọi là
Giáo.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 3
pháp, thật là ba kiếp có tu. Nếu như không biết sự quý báu của Đạo, không tu
Đạo bàn Đạo, không chịu gánh lấy đại-pháp để cứu nhân độ thế, thật đã phụ
lòng Thiên-ân Sư-đức, uổng gặp phải Thiên-Đạo, cũng giống như đi vào bửu-
sơn mà trở về tay không, có phải vừa đáng tiếc lại vừa đáng thương không?
Tam-tào phổ-độ trong thời kỳ Bạch-Dương không tiền tuyệt hậu chưa từng có,
hôm nay chúng ta may mắn gặp được, nếu như bỏ lỡ thì phải đợi tới 129.600
năm nữa, kỳ niên-nguyên-hội lần sau mới có thể gặp lại cơ duyên này.
Mời các vị xem hình vẽ trang sau để ấn chứng thêm, đây là ý nghĩa cho rõ
linh-tánh từ Hậu-Thiên trở về Tiên-Thiên:
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 4
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 5
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 6
Bài thứ hai
ĐẠO CHI TÔN QUÝ
Kinh Thanh-Tịnh có nói rằng: “Đại-đạo vô hình, sanh dục Thiên-Địa; Đại-
Đạo vô tình, vận hành nhật-nguyệt; Đại-Đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn-vật,
ngộ bất tri kỳ danh, cường danh viết Đạo”(1)
, theo ý trong đó ta không khó gì
dòm thấy được tin tức của Đạo. Thế-Tôn có nói:
“Thiên thượng Địa hạ, duy Đạo độc tôn”
天天天天 上上上上 地地地地 下下下下, 唯唯唯唯 道道道道 獨獨獨獨 尊尊尊尊
Đạo là chân lý tuyệt đối trong vũ trụ. Không có Đạo không thể hình thành
nên thế giới. Cho nên sách Trung-Dung có nói: “Đạo dã giả, bất khả tu du li
dã”(2)
. Từ xưa đến nay, trở thành Thánh Thần Tiên Phật đều từ Đạo mà ra.
Kinh Đạo-Đức có nói: “Lập Thiên-tử, trí tam công, tuy hữu hồng bích dĩ tiên
tứ mã, bất như tọa tấn thỉ Đạo”(3)
. Do đó Đức Thích-Ca không ái mộ ngôi thái-
tử cao quý; Đức Diệu-Thiện không tham vinh hoa ngôi công-chúa, lập chí tu
Đạo, cho nên vạn cổ lưu phương.
Bác sĩ Phương-Đông-Mỹ, nhà triết-học đương thời, lúc phân tích nhân-
cách vẹn toàn có nói: “Cho tới những người cao quý, được gọi là Thánh-nhân
trong nhà Nho, Chí-nhân trong nhà Đạo, Giác-giả trong nhà phật, tuy là một
cảnh giới rất khó đạt được, nhưng ít nhất phải tập trung lại tâm-tánh và tất cả
tài năng của mình để cố gắng lo tiến thăng”. Chúng ta tu Đạo là nhằm mục
đích đạt tới địa vị Thánh Hiền Tiên Phật.
Đức Khổng-Tử có ba ngàn đệ-tử và bảy mươi hai hiền-sĩ, trong đó chỉ
khen ngợi Nhan-Hồi là người ham học. Y-Xuyên tiên-sinh có viết: “Nhan-tử
sở hảo hà học luận”, viết rằng môn học của Nhan-Hồi là học làm Thánh-nhân,
được kế thừa Khổng-môn tâm-truyền và trở thành Phục-Thánh, đó không phải
là chuyện ngẫu nhiên. Người xưa có nói: “Thiên-đạo viễn, nhân-đạo cận”,
(1) Đức Thái-Thượng Lão-Quân nói: “Đại-Đạo bản lai vô hình vô sắc, nhưng có thể sanh dục
Thiên Địa. Đại-Đạo vô tình, nhưng vận hành nhật nguyệt mà sinh bốn mùa. Đại-Đạo không
có tên nhưng có thể sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật. Cái vô hình, vô tình, vô danh đó không
thể hình dung và miêu tả được, cũng không biết phải đặt một danh từ gì cho thích hợp, miễn
cưỡng đặt danh cho là Đạo”.
(2) “Cái Đạo này là không được rời khỏi dù trong chốc lát”.
(3) “Được làm vua, hay chức tước cao quý, cũng không bằng được cái Đạo này”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 7
huống hồ chi Đại-Đạo chân truyền, người hậu-bối không cách nào dòm thấy
được, làm sao thấu hiểu được như thế nào? (Đức Khổng-Tử nói về tánh và
Thiên-Đạo) Càng không biết được sự tôn quý của Đạo (“Sớm nghe Đạo tối
chết cũng được”). Thời nay Thiên khai văn-vận, chân Đạo giáng thế, người có
duyên đắc được là có thể “kiến tánh thành Phật”.
1) Sự quý báu của Thiên-Đạo ở điểm nào?
Thiên-Đạo có rất nhiều điểm quý báu, có thể nói là nhất ngôn nan tận.
Chủ yếu là có Minh-Sư ứng-thời ứng-vận gánh lấy Thiên-mệnh, có Đạo-thống
đời đời tương truyền từ xưa đến nay, có tâm-ấn chân pháp hằng cổ bất truyền
nhưng nay tùy thời cơ mà giáng truyền, còn có tiên-thiên loan đàn(1)
để Thần-
Đạo được thuyết-pháp dạy đời, nhờ thế mà chư Thiên Tiên Phật giáng đàn ban
huấn-từ, tất cả những cái hiển hóa như tam-tài khai-sa chẳng hạn, để đánh thức
giấc mộng mê đắm của người đời, cho nên chúng ta có cơ hội kết duyên cùng
Tiên Phật; không những chư Thiên Tiên Phật có thể giáng đàn bất cứ lúc nào,
mà còn có Vô-Sanh Lão-Mẫu cũng có thể đích thân giáng đàn cùng với chư
Thiên Tiên Phật Thần Thánh vào những ngày trọng lễ, mồng một, ngày rằm
mỗi tháng, đối diện với các con hoàng-thai của Lão-Mẫu để trút bầu tâm sự
đau buồn, nhờ duyên cơ đó mà chúng ta được chính tai của mình và ở ngay
trước mặt của mẹ để nghe những lời từ-huấn. Bất luận là Lão-Mẫu hoặc các vị
Tiên Phật khác, khi phê thị Thiên-cơ diệu-huấn, đều là nói ra trước rồi sau đó
ứng nghiệm. Vả lại, có khi Tiên Phật mượn khiếu, hiện thân thuyết-pháp, hiển
hóa tại chỗ, nhờ thế mà giúp người đời tháo gỡ điềm nghi hoặc. Tất cả những
điểm quý báu đó chỉ có ở Thiên-Đạo mà thôi! Ngoài ra, điều này mới là tôn
quý nhất, đó là Minh-Sư nhất điểm, lập tức tỉnh ngộ trực siêu, không hành mà
tới, đến tận Lý-Thiên. Tánh được trở về Vô-Cực, siêu-sanh liễu-tử, nhảy ra
ngoài vòng tam-giới, không còn bị giam trong ngũ-hành, vĩnh viễn thoát khỏi
cảnh khổ luân-hồi, chấm dứt hẳn khổ đau dưới Diêm-Vương. Chỉ cần theo Đạo
chân tu, hết mọi khả năng độ nhân tu kỉ, chân tâm thực hành, còn có thể nhập
thế thì là Thánh Hiền, xuất thế thì là Tiên Phật, siêu độ cửu-huyền thất-tổ đồng
đăng Lý-Vực, tận đại hiếu báo hồng-ân lực đạt y Thiên(2)
, lại có cơ duyên cùng
tổ tiên kết duyên, đối diện nhau nói chuyện, y như là tổ tiên được sống trở lại;
gặp việc hung ác được hóa thành tốt lành, thể xác được thoát nạn, ngoài ra còn
nhiều việc khác không kể xiết! Vả lại sau khi chúng ta điểm Đạo, được biết
trong thân thể của mình có “Tự-tánh Chân-nhân Chủ-nhân-ông” là vị trường
(1) Loan đàn: Tiên Phật mượn xác giáng cơ bút.
(2) Tận đại hiếu có thể cảm động đến Trời.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 8
sanh bất diệt, cho nên về mặt tinh thần có sự gởi gắm, có thể xem tất cả giả
cảnh hồng-trần trước mắt này như bông nở ảo giác vậy, các việc được, mất,
thành, bại, vinh hoa, tiều tụy, hoặc chết yểu hoặc trường thọ giàu nghèo đều
nhìn thông suốt là giả tạo, cứ để cho nó tự nhiên, nên thường được tâm trạng
vui vẻ, khỏi bị ràng buộc, khổ đau hay vui sướng đều không trụ nơi thâm tâm,
hiển nhiên tự thấy sung túc, thấm mình trong bầu không khí an lạc. Nếu như
không phải do sự quý báu của Thiên-Đạo thì làm sao có được như thế! Cho
đến một ngày công-quả viên-mãn, linh quy thượng giới lãnh nhận từ-bi của
Hoàng-Mẫu, theo công mà định quả-vị, chứng đắc liên-phẩm, hưởng thụ thanh
phước 10,800 năm, vĩnh viễn thoát khỏi luân-hồi sanh-tử, chẳng lẽ như thế
không phải sự quý báu của Thiên-Đạo chăng? Nếu không thì làm sao được
hưởng cực-lạc như thế! Những lời vừa nói trên chỉ vài điểm tóm tắt khái quát,
ấn chứng sơ sơ, nếu như nói tường tận cụ thể, thật không thể tả hết bằng giấy
bút được!
2) Sau khi cầu Đạo có hữu ích gì cho chúng ta?
Sau khi chúng ta cầu Đạo, nhận được những lợi ích không thể dùng lời nói
đôi ba câu mô tả hết được! Việc đầu tiên nhất là được thụ Minh-Sư chỉ điểm,
điểm khai bí-khiếu sanh-tử, được biết linh-tánh của mình mới chính là vị chân-
nhân của bản thân mình, thể nghiệm thật sâu sắc rằng thể xác không phải là
chân-ngã, nó như một căn nhà chẳng qua mượn ở tạm vài chục năm thôi, mọi
động tác của thể xác và tác dụng của nó đều dưới sự chi phối của chân-nhân
này. Nếu như không có linh-tánh làm chủ tể, thì thể xác chẳng qua là một
miếng thịt chết, còn có thể linh động hoặc tác dụng gì nữa? Nếu đã biết rõ thể
xác không phải là thật, thì mọi thứ ở ngoài thân thể, đương nhiên không có thứ
nào mà không phải là giả; thí dụ như: phú quý, công danh, tiền bạc, sản
nghiệp, vợ con v.v... có thứ nào không phải là ảo cảnh trước mắt? Nếu như đã
nhìn thấu suốt cái thật và cái giả, phân biệt rõ ràng cái nặng và cái nhẹ, thì đối
với ảo cảnh ngoài thân thể, tự nhiên sẽ không trụ nơi thâm tâm, đạt được
không đáng để mừng, mất đi không đáng để ưu sầu, tự nhiên sẽ nhất tâm thanh
tịnh, không có một tí nào ràng buộc, thân tâm thoải mái, phiền não bị diệt tận
gốc, được như thế có phải là Thần Tiên tại thế chăng?
Ngoài ra, sau khi đắc Đạo, coi trọng việc Đạo, gặp việc gì cũng tìm tòi nơi
chính bản thân mình, luôn thầm lăng suy nhớ lỗi lầm của mình, tâm không
dám dấy lên vọng niệm, thân không dám có vọng hành, khẩu không dám nói
vọng ngữ, thân tâm thanh bạch, động tịnh hợp lý, đối với người khác hoặc
chính mình đều như nhau cả, đại công vô tư, cho nên được sự hòa nhã trong
gia đình, được láng giềng khen ngợi, làm cho bản thân càng cảm thấy vui
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 9
sướng vô biên; còn sự quan hệ của việc ăn chay trong vô hình đã ít tạo tôi
nghiệt biết bao, ít vướng bao nhiêu oán nợ, mà thân xác của mình lại được khử
trược lưu thanh, kết quả là tránh âm dưỡng dương, cho nên từ yếu kém chuyển
thành cường mạnh, ít bệnh tật, nét mặt sáng suốt, luôn luôn mạnh khỏe; hơn
nữa sau khi cầu Đạo, chân tâm thực-hành, thành tâm sơ cảm, do lòng thành của
mình nên lúc nào cũng được Tiên Phật phò-hộ, việc hung hóa kiết, gặp nạn
được chuyển hóa thành tốt đẹp, không cầu bình an lại được bình an, không cầu
hạnh-phúc lại được hạnh-phúc, thế này chẳng lẽ không phải là những lợi ích do
được Đạo mà có chăng?
Huống hồ chi có sự chỉ dạy của Thần-Đạo, lúc nào cũng được Tiên Phật
chỉ đường dẫn lối, nếu gặp việc gì chưa được rõ ràng hoặc có việc gì chưa
đúng, liền được Tiên Phật từ-bi chỉ dạy cho ngay, được cứu vãn kịp thời, tránh
được tình trạng đã sai rồi lại sai thêm, sau cùng trở thành một lỗi lầm lớn;
không những như thế, luôn cả những tội lỗi đã tạo ra trong cuộc đời của mỗi
người đều được Hoàng-Mẫu đặc biệt ân-từ phê chuẩn cho sám-hối, sửa lỗi
hoàn lương, tống đi sạch sẽ những vật dơ bẩn đã tích lũy trong thân tâm nhiều
năm, từ đó nội ngoại được thanh bạch, thân tâm không bị ràng buộc, nên nảy
sinh niềm vui vô tận, thử hỏi hạnh-phúc của đời người có cái nào hơn thế này
chăng?
Đối với việc tránh kiếp khỏi nạn, phản-hồi Lý-Thiên, siêu-sanh liễu-tử,
thoát khỏi luân-hồi là việc sau này, tạm không nhắc tới, chỉ xem mọi thứ lợi
ích trước mắt cũng không thể nói rõ từng cái một, như thế chính là những điểm
lợi ích chúng ta nhận được sau khi cầu Đạo. Chúng ta được sự chiếu cố đặc
biệt của Bề-trên, gặp phải lương duyên này, nhờ ân-từ của Bề-trên, cho nên
mới nhận được mọi thứ siêu-nhiên hạnh-phúc vừa kể; nhưng “biết ơn phải nhớ
đền đáp”, từ xưa đã có câu nói như thế, cho nên sau này càng phải cố gắng mà
hành, như câu nói “cây dài trăm thước, tiến thêm một bước”, càng nỗ lực thêm
trên con đường Đạo, để đền đáp Thiên-ân Sư-đức trong giây lát, để hồng-
nguyện của mình được thực hiện, thật là một cơ may hiếm có mà phải trải qua
10,800 năm, hôm nay mới được gặp! Khổng-Tử, Đức Thích-Ca và Chúa Jesus
được cơ quan học thuật Hoa-Kỳ công nhận là tam-đại vĩ-nhân trên thế giới, đủ
cho ta thấy rằng dù có sự tiến bộ của khoa học vật chất, nhưng địa-vị và nhân-
cách của Thánh-nhân vẫn muôn đời bất diệt. Vương-Dương-Minh lúc mười ba
tuổi đã lập chí học làm Thánh-nhân. Nay chúng ta gặp được Thiên-Đạo, đó là
con đường ngắn nhất đi đến Thánh Hiền.
Theo những lời vừa kể, đủ cho thấy rõ sự tôn quý của Đạo. Sư-Tôn có nói:
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 10
“Nhân tước nã hữu Thiên tước quý, công danh yên hữu Đạo danh cao” (1)
, thật
là không nói sai tí nào!
(1) “Tước vị ở trần gian nào quý bằng tước vị nơi Thiên-Đàng; công danh ở trần gian nào cao
hơn Đạo danh”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 11
Bài thứ ba
THIÊN MỆNH MINH SƯ CHI
ẤN CHỨNG
Sư có dạy rằng: Ứng-vận lạc hồng-trần,
應 運 落 紅 塵
Hà mệnh độ càn-khôn,
何 命 度 乾 坤
Ấn chứng Minh-Sư đức,
運 證 明 師 德 ,
Ngộ giả thị tri âm.
悟 者 是 知 音 .
Từ xưa tới nay người tu Đạo rất nhiều, nhưng người được thụ chân truyền
thì rất hiếm, là vì Minh-Sư khó gặp. Minh-Sư là người kế thừa Đạo-thống, do
ứng-vận cứu thế mà giáng xuống phàm trần. Lúc này gặp phải Ngọ-Mùi, hai
hội đổi giao nhau, là lúc tam-kỳ mạt-kiếp, Thiên khai phổ-độ, truyền cho “bí-
bửu”, xưa nay không khinh truyền tận lộ nơi Đông-thổ. Chúng ta may mắn gặp
được chân truyền, vốn không phải là việc dễ dàng, nếu không phải do Minh-Sư
giáng trần, có thể nói là dù đi giầy sắt tới mòn lũng vẫn chưa tìm thấy! Do vậy,
chúng ta ngày nay được thấm nhuần Thiên-ân, phải biết cái chân của Thiên-
mệnh Minh-Sư, đừng có xem thường! Cho nên hôm nay nói sơ qua về chứng
nghiệm của Minh-Sư truyền Đạo, để quý vị tham khảo.
Đạo là Tánh-lý chân truyền, là “bất nhị pháp môn” để được siêu-sanh liễu-
tử thoát khỏi luân-hồi. Pháp môn bất nhị này là do Minh-Sư kế thừa truyền thụ.
Minh-Sư là người nhận mệnh lệnh Thượng-Đế, giáng thế cứu nhân, kế Thiên
lập cực, thế Thiên tuyên hóa. Cho nên Khổng-Tử có nói: “Quân-tử úy Thiên-
mệnh, úy Đại-nhân, úy Thánh-nhân chi ngôn”.
Sư-Tôn, Sư-Mẫu là hai vị lão-tiền-bối lãnh thụ Thiên-mệnh của Lão-Mẫu
giáng thế mang lốt phàm trần, hóa thân là Cung-Trường và Tử-Hệ, không
luyến Thánh-vị, không ngại khổ cực, chỉ lo độ hóa chúng-sanh là nguyện vọng
của mình. Gặp lúc thời kỳ mạt-kiếp này, càng gánh thêm trọng trách là phổ-độ
tam-tào(1)
, không những chúng-sanh tại thế gian nhờ được thoát khổ nạn(2)
,
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 12
luôn cả Khí-Thiên Tiên(3)
, Địa-phủ quỷ-hồn(4)
cũng hiển hóa nhân gian khẩn
cầu tế độ. Vả lại, Minh-Sư có nhiều điểm để chứng minh, không phải chỉ bằng
lưỡi ba tấc tự xưng tự rằng. Sư-Tôn, Sư-Mẫu đồng lãnh Thiên-mệnh giáng thế
có ấn chứng rất nhiều. Trong “Cổ-Ngôn Sám-Ngữ” có ghi rõ: Xưa kia có một
ngôi Thất-Thánh-cung, còn gọi là Thất-Phật-tự, được dựng tại làng Mã Dinh,
ấp Hiếu Nghĩa, huyện Phân Dương, phủ Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, trong đó
cung phụng bảy vị Thánh-nhân, nơi đây có Hà-đồ bia-văn ghi rõ, là do Nữ-Oa-
Nương-Nương khắc ra, bài thất-ngôn cổ-sám rằng:
Mẫu định tam dương độ nguyên-nhân
Phục thủy Hy Hoàng giáng Đạo nguyên
Lâm sơ Thái Công xiển Thánh Vương
Thái lai Thiên Chân bàn thu viên(5)
.
Vào thời bị Nhật đánh chiếm, sông Hoàng-Hà bị khuyết đê, có hiện ra bia-
văn ghi rằng:
Cung-Trường ứng-vận lãnh Thiên-mệnh
Khẩu truyền tâm-ấn hồng chân Đạo.
Vân cập tam lục trung thu dạ,
Nhân tuy viên tịch Đạo do tồn,
Tử-Hệ thái âm kế thừa tiếp,
Lập kỉ lập nhân Thiên-mệnh đảm.
Đồng thời Lão-Mẫu ứng cho việc mạt-hậu thâu-viên, đặc ban Phật-chỉ,
lệnh Tiên chân Bồ-Tát tề thính Phật lệnh, đồng trợ Sư gánh vác, thiên Phật vạn
Tổ, đều tới giúp sức trợ Đạo, huyền diệu thế này, thật khó tả cho tường tận!
Cho nên nói Thiên-mệnh không phải trò đùa, nếu không phải do Đạo chánh,
Lý chánh, Thiên-mệnh chánh, làm sao được thụ “Minh-Sư nhất chỉ”? Một khi
hết tuổi thọ, thể xác chứng minh cho ta thấy: Mùa Đông không bị cứng, mùa
Hạ không bị thối, mặt mũi như lúc còn sống. Lão-Mẫu e rằng các Phật-tử trầm
mê khổ hải, không thể hiểu rõ Thiên ý và việc ứng-thời ứng-vận, nhất điểm
siêu-sanh, sự quý báu của Thiên-mệnh giáng thế, cho nên đặc biệt ban cho phi
loan(1)
tuyên hóa, có thể cho các vị đã đắc Đạo quy-không, hoặc các vong-linh
đã được siêu thoát đến dự đàn cơ, nói ra mọi việc trải qua trong lúc còn sống
(1) Phi loan: sự giáo hóa bằng cơ bút.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 13
và sau khi chết. Được huyền diệu như thế, nếu không phải do cái chân của
Thiên-mệnh, thì người phàm sao có thể làm được!
Không những vậy, hiện nay trên thế giới có đủ loại thiên môn vạn phái, đó
là do sự sắp xếp huyền diệu của Bề-trên, để ứng Cung-Trường tổ “đại biện
thâu-viên”. Lão-Mẫu đã cho sai xuống trước đủ loại môn giáo để dẫn dắt con
người hướng thiện, sau cùng là vạn giáo quy nhất. Trong kinh Long-Hoa có
câu thơ rằng:
Cung-Trường xuất thế kỉ nhân tri,
Độ tận vạn giáo tề quy nhất,
Tẩu mã truyền Đạo thời niên chí,
Độ thoát hoàng-thai tảo xuất kỳ(1)
Trong Di-Lặc Chân-Kinh có nói: “Thiên-Chân thâu-viên quải Thánh-
hiệu”(2)
. Những thứ này đều là nói trước và ứng nghiệm sau, chứng minh cho
thấy sự kế thừa Đạo-thống của Sư-Tôn Sư-Mẫu, tuyệt đối không phải chỉ nói
bằng miệng.
Lúc này đang gặp phải thời mạt-vận, chân Đạo phổ truyền, mà Sư chỉ có
một người, làm sao có thể bôn ba đây đó được? Cho nên Lão-Mẫu từ-bi, bất cứ
người nào có đức hạnh, có thể hi sinh vì Đạo, đều được lãnh nhận Thiên-mệnh,
thế Sư đi lo mọi việc, thế Sư truyền Đạo. Cho nên sách Trung-Dung có nói:
“Cố đại đức giả tất thụ mệnh”(3)
. Trong nhân gian thường nói câu: “Thiên-
mệnh đại thị Hoàng Thánh-chỉ”(4)
. Chúng ta tu Đạo, đối với Đạo phải biết kính
và luôn luôn khắc ghi trong lòng, uống nước nhớ nguồn, thường có Đạo-niệm
trong lòng, đồng tâm đồng đức, phân biệt rõ ràng Minh-Sư chân hay ngụy. Tu
Đại-Đạo này nói không khó, chỉ mong quý vị lấy làm tham khảo và tự tìm hiểu
cho ngộ tỉnh.
* Phần chú thích:
(1) “Sư-Tôn ra đời được mấy người biết, độ tận vạn giáo đồng quy nhất, Thiên thời đến truyền
Đạo rất gấp rút, độ nguyên Phật tử thoát li bể khổ”.
(2) “Sư-Tôn Thiên-Nhiên và Sư-Mẫu Tố-Chân đồng lãnh Thiên-mệnh thu viên”.
(3) “Nếu người có đại đức, tất lãnh được Thiên-mệnh”.
(4) “Thiên-mệnh tựa như Thánh-chỉ của Hoàng-Đế”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 14
(1) Tam-tào:
- Thiên-tào (các vị Tiên tại tầng giới Khí-thiên).
- Địa-tào (quỷ-hồn tại địa-phủ).
- Nhân-tào (chúng-sanh tại nhân-gian).
Tam-tào phổ-độ, Đại-Đạo phổ truyền, trên là độ Khí-Thiên Đại-Tiên, Hà-
Hán Tinh-Tú; giữa là độ nhân-gian thiện-nam tín-nữ, dưới là độ quỷ-hồn u-
minh tại địa-phủ, gọi là tam-tào phổ-độ, nếu như không phải là Thiên-mệnh
Minh-Sư, thì làm sao tam-tào có thể cùng được độ?
(2) Trung độ nhân-gian thiện-tín:
Là phổ-độ cái dễ nhất trong tam-tào, chỉ cần thân gia được trong sạch,
nhờ Dẫn-Bảo-sư lập nguyện đảm bảo, là được Minh-Sư chỉ điểm. Sau khi cầu
Đạo, nếu có thể lo tu trì hành thiện, tích đức cảm động Bề-trên, thì khi còn
sống trên đời có thể phùng hung hóa kiết, khi gặp nạn được trở nên tốt lành,
sau khi chết được siêu-sanh thoát khỏi luân-hồi, được chứng minh qua xác
thân sau khi chết. Thích-giáo và Đạo-giáo đều cho rằng khi sư phụ viên tịch
(qua đời), có hiện tượng “tọa hóa thùy cân”, nhưng trong muôn ngàn người
không được một, Đạo chúng ta hễ ai được điểm truyền xong, chỉ cần có tâm
địa lương thiện, sau khi chết thân thể như còn sống: mùa Đông không bị cứng,
mùa Hạ không bị thối; còn điều có thể chứng minh nữa là sau khi đắc Đạo
quy-không, đủ 100 ngày sau có thể mời tánh-linh của người qua đời tới đàn
thuyết giảng lời huấn để kết duyên, nói lại cho biết những việc trải qua trong
lúc còn sống và sau khi chết, hoặc trước khi chết chưa kịp dặn dò điều chi. Về
những chuyện kết duyên thế này có rất nhiều, các vị có thể tới thỉnh giáo các vị
tiền-hiền.
Sau khi điểm Đạo, nếu biết thành tâm tu luyện, tu Đạo làm việc Đạo, lập
công bồi đức, một khi công-quả viên-mãn, thoát xác quy thăng, linh-hồn được
trở về cõi Thiên, là được Lão-Mẫu án công định quả, sắc phong phẩm-liên
(cửu-phẩm liên-đài), vinh hoa biết bao!
Các vị có thể tham khảo câu chuyện “Từ-Đức Đại-Tiên” trong quyển
“Đại-Đạo Kiến-Văn-Lục” để hiểu rõ hơn sự tôn quý của Đạo!
(3) Thương độ Khí-Thiên Đại-Tiên:
Những người tu hành trong quá khứ, hoặc trung-thần hiếu-tử, liệt-nữ tiết-
phụ, sau khi chết, lý nào lại không có gì hết? Nhưng tuy là có thể thăng lên
làm Khí-thiên chi Tiên hoặc Quỷ trong chư Thần, mà không được đắc Thiên-
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 15
Đạo vẫn không thể thoát khỏi luân-hồi. Cho nên Khí-thiên chư Tiên thường đi
khắp nơi hiển hóa, và tới chỗ Nam-Cực Tiên-Ông xin cho quái-hiệu, tìm người
hữu duyên lúc mình còn sống, nhờ dẫn-bảo để cầu đắc Thiên-Đạo đặng trở về
Lý-Thiên. Có một vị trong số các vị đầu tiên, Vân-Du cô-nương, được Sư-Mẫu
đích thân độ cho, sau khi cầu Đạo đi khắp nơi liễu tay trị bệnh, hiển hóa độ
nhân, rồi sau được Lão-Mẫu phong là Giáo-Hóa Bồ-Tát, trở thành Tiên
trưởng trong Vân-tự-bang. Trong Vân-tự-bang gồm 3.000 vị đã được độ đầy
đủ, đó là câu chuyện cầu Đạo của Khí-thiên Đại-tiên.
Một trong ba lớp có tên là Mậu-tự-bang, là quyến thuộc của Sư-Tôn trong
72 lần giáng thế, gồm có 3.000 vị, do sư huynh làm Tiên trưởng. Còn trong
Ngộ-tự-bang là do Vương-Dương-Minh Phu-tử làm Tiên trưởng. Các vị Đại-
Tiên có nhiều vị tới cầu Đạo, đều có huấn-văn làm chứng. Như Lão-tiền-hiền
độ Tư-Mã-Quan, cho nên Lão-tiền-hiền tới Đài Loan, Tư-Mã Đại-Tiên cũng
thường tới trợ Đạo. Một trong các Đại-Tiên cầu Đạo tại Đài Loan, Trịnh-
Thành-Công Đại-Tiên, vào thời gian gần đây có hiển hóa rất nhiều, kế tiếp độ
nhân viên làm việc trong miếu, sau đó lại chỉ điểm cho một số thiện-nam tín-
nữ, do trước khi chưa cầu Đạo, được Đại-Giáp Thiết-Chăm-Sơn đến mở pháp
hội một tuần, trong pháp hội độ được rất nhiều người, còn có Tiên Phật phê
huấn lời khuyên hóa. Lại như những vị Chùa Bà rất nổi tiếng cũng mượn Tạ-
Đăng-Giáp tới bái Minh-Sư.
(4) Dưới độ địa-phủ quỷ-hồn:
Hồi xưa Phật-quy có rằng: “Nhất tử thành Đạo cửu tổ siêu-sanh”. Đương
thời trước khi phổ-độ, chắc chắn là độ người sống không độ người chết, sau
được Tam-Quan Đại-Đế, Địa-Tạng Cổ-Phật khẩn cầu hồng-ân, mới được
chuẩn âm dương tề độ, hễ có con cháu tu Đạo, tổ tiên có thể ở phòng chờ đợi,
đặng được siêu bạt. Sau khi được siêu bạt, được tu luyện tại Thiên-Phật-Viện,
qua 100 ngày sau, cũng có thể tới Phật-đàn phán lời huấn để kết duyên.
(Xin tham khảo “Thiện hồn Chu-Phụng-Liên cầu Đạo ký” trong quyển
“Đại-Đạo kiến-văn-lục”)
Sau khi cầu Đạo lại tới trợ Đạo, có thể thấy tam-kỳ mạt-kiếp này, quỷ-hồn
cũng khiếp sợ đi khắp nơi tầm người hữu duyên để được siêu bạt.
(5) Giải nghĩa:
- Trong câu thứ nhất, là ý nói tiên-thiên Lão-Mẫu sắc định Thanh-dương,
Hồng-dương, Bạch-dương phổ-độ hoàng-thai nguyên-nhân.
- Trong câu thứ hai, chữ “Phục” là địa lôi phục quái, cũng tức là thượng
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 16
Khôn hạ Chấn, Khôn là hậu-thiên Chấn, tại Đông phương là tam, tam là thuộc
màu xanh, Hy là Đế-hiệu của vua Phục-Hy, tức là nói Thanh-dương kỳ bắt
đầu, vua Phục-Hy là khởi nguyên trong việc giáng Đạo. Trước vua Phục-Hy,
Đạo-thống vốn là minh truyền minh thụ tại thế gian. Cho nên vào thời gian
trước vua Phục-Hy 800 năm, con người ai ai cũng đều ý thành tâm chánh, nên
ai nấy đều có Đạo; sau vì trong thời gian 800 năm này, tạo ra tội ác, Đạo ẩn
Thiên thượng, còn kiếp họa thì hiện rõ nơi nhân gian, Phục-Hy Hoàng-Đế
phụng Thiên thừa vận, bắt đầu truyền Đại-Đạo.
- Trong câu thứ ba, chữ “Lâm” là địa-trạch, “lâm” cũng tức là thượng
Khôn hạ Đoái, Khôn là hậu-thiên Đoái, tại Tây phương là bảy, bảy là màu
xích nâu là một chủng loại màu đỏ, Thái-Công là Thánh-hiệu của Lữ-Thượng,
cũng tức là nói: Khởi điểm thời Hồng-dương, Thái-Công Lữ-Thượng huyền
dương Đại-Đạo, nội Thánh ngoại Vương.
- Trong câu thứ tư, chữ “Thái” là Địa-Thiên thái-quái, cũng tức là thượng
Khôn hạ Càng, Khôn là hậu-thiên Càng, tại Tây Bắc phương là sáu, sáu là
màu trắng, Thiên-Chân là Thánh-hiệu của Sư-Tôn Thiên-Nhiên và Sư-Mẫu Tố-
Chân. Thu viên là một quãng đường cuối cùng, cũng tức là nói: Đến thời kỳ
Bạch-dương, Sư-Tôn Sư-Mẫu chúng ta lo việc mạt-kiếp tam-tào phổ-độ thu-
viên đại sự, là cái chứng minh cho biết có Thiên-mệnh Minh-Sư.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 17
Bài thứ tư
ĐẠO THỐNG
Lão-tử rằng: “Đại-Đạo vô hình, sanh dục Thiên-Địa”; lại nói rằng: “Đạo
sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật”, đủ cho ta thấy
nguồn gốc của Thiên-Địa là phát sinh từ cái “Đạo” này. Do đó Lão-tử nói:
“Hữu vật hỗn thành(1)
tiên Thiên-Địa sanh”. Cho nên trước khi có Trời Đất, thì
vốn đã có cái “Đạo” này rồi!
Chúng ta phải biết rằng tôn giáo trên thế gian tuy có muôn ngàn môn phái,
nhưng Đạo của Thượng-Đế là duy nhất không hai, cho nên cái chánh pháp do
Phật nói gọi là “bất nhị pháp môn”, bất nhị pháp môn tức là chánh Đạo.
Khổng-Tử nói rằng: “Sáng nghe Đạo, tối chết cũng được”. Vãng-Triết nói:
“Tiên thiết vạn giáo truyền kinh điển, mạt-hậu Thiên-Đạo biện thâu-viên”. Do
đó đủ cho ta thấy rằng muôn ngàn môn phái trên đời đều là phụng lệnh
Thượng-Đế truyền thụ, và chứng minh thiên kinh vạn điển của chân Thiên-
Đạo, phải đợi cho tới giờ phút sau cùng, Thượng-Đế phái Minh-Sư giáng thế lo
việc đại-biện thâu-viên. Nhưng Minh-Sư từ cổ xưa cho tới hiện nay, không
phải chỉ có một người, còn về thống-hệ cũng chẳng phải chỉ có một đời. Các
tôn giáo đều tự cho là Minh-Sư phụng Thiên-mệnh của Bề-trên, là chân truyền
chánh môn, chúng ta thử hỏi bằng chứng cụ thể rõ ràng, thì có thể trả lời một
cách xác thực và viên-mãn không? Phải hỏi Đạo đang rao truyền là Đạo gì?
Đạo của ai? Truyền Đạo do phụng lệnh của ai? Có bằng chứng cụ thể nào
không? Thiên-tánh của chúng ta do ai phú cho? Thiên-Địa do ai sáng tạo ra?
Đại-Đạo được giáng xuống trần gian bằng lối nào? Được minh hiển vào lúc
nào? Cho tới hiện giờ gồm có bao nhiêu thời đại? Gồm có bao nhiêu truyền
thống? Nếu như trả lời không được thì không hiểu chân Thiên-Đạo là như thế
nào?
Chân Thiên-Đạo thì chắc có chân Thiên-mệnh. Thiên-mệnh là thừa minh
mệnh của Thượng-Đế, cho nên chúng ta sùng bái vị tối cao là “Thượng-Đế”,
Thiên-tánh của chúng ta là được Thượng-Đế phú cho, Thiên-Địa là do
Thượng-Đế sáng tạo ra, Đạo là do Thượng-Đế cho giáng xuống, Minh-Sư là
do Thượng-Đế sai xuống, một khi đã có mệnh danh của Thượng-Đế, thì tất
nhiên là có sự chứng minh theo hệ thống, nên vị đó mới có thể gọi là “Thiên
mệnh Minh-Sư”, là chánh Đạo chân truyền!
Từ vua Phục-Hy nhất vạch khai Thiên, tạo ra bát-quái tiên-thiên, thấy
(1) “Hữu vật hỗn thành”, là một khối hỗn độn không hình không tướng, ý nói là cái “Đạo”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 18
được sự ảo diệu của Thiên-Địa, là lúc Đại-Đạo bắt đầu giáng thế, kế tiếp là vua
Thần-Nông nếm thử trăm loài cỏ cây, phân biệt dược tính, để đặng cứu thế cứu
dân mà thừa tiếp Đạo-thống; rồi có Hiên-Viên Hoàng-Đế đi khắp nơi tầm
Minh-Sư, sau gặp Quảng-Thành-Tử mới đắc chân Đạo, có viết quyển “Âm-
Phù-Kinh” nhằm huyền dương “Đại-đạo diệu-chỉ”; truyền tiếp cho Thiếu-Hạo,
sau đó truyền cho vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, vua Thang, Y-Duẫn, Văn-
Vương, Võ-Vương, Thái-Công, Châu-Công kế thừa Đạo-thống, tâm-pháp cứ
“nhất mạch tương truyền”. Lúc này gọi là Thanh-dương ứng-vận, Đạo là hoàn
chỉnh không phân tách ra, cho tới đời Chu-Lệ-Vương, Chu-U-Vương.
Về sau Quân-Vương vô Đạo, ngũ-bá thất-hùng trỗi dậy, chánh lệnh của
Thiên-tử không thể thi hành trong thiên-hạ, là lúc Đạo chuyển sang thời kỳ
Hồng-dương, được chia thành tam-giáo. Lão-tử ứng-vận giáng phàm, xiển
dương Đạo-tông, Đông độ Đức Khổng-Tử, Tây hóa thân làm Nhiên-Đăng Cổ-
Phật độ Phật Thích-Ca, sau hiển tử-khí nơi Hàm-Cốc quan, quan giữ cửa ải là
Duẫn-tử xét thiên-văn biết có Thánh-nhân đi qua, nên giữ lại cầu xin lưu ngôn,
Lão-Tử vì thế mà trứ Đạo-Đức kinh gồm năm ngàn chữ lưu truyền lại hậu thế,
là thủy tổ của Lão-giáo. Đức Khổng-Tử chu du liệt quốc, lập ra Thi-Thư, Lễ-
Lạc, soạn ra Chu-Dịch, tác ra quyển Xuân-Thu, lập đàn mở lớp dạy, giáo-hóa
muôn vạn, huyền dương chân lý vĩnh cửu bất biến, kế vãng khai lai, lập ra định
luận “vạn thế bất biến”, là thủy tổ của Nho-giáo. Những cái tinh vi ảo diệu của
Chí-Đạo, trong quyển Đại-Học và Trung-Dung có nói rất tường tận: Khi
Khổng-Tử truyền cho Nhan-Hồi, Nhan-Hồi nhận được “quyền quyền phục
ưng” (chăm chăm giữ lấy và một lòng hướng tới); Tăng-Tử nhận được “chiến
chiến căng căng” (thận trọng sợ hãi); Tăng-Tử truyền cho Tử-Tư; Tử-Tư
truyền cho Mạnh-Tử; Tử-Tư nói rằng: “Đạo là cái không thể bị rời khỏi thân
mình trong giây lát”; Mạnh-Tử nói rằng: “Thiên hạ nhược viện chi dĩ Đạo”.
(Trên đây là 18 đời tổ-sư Đông phương kỳ trước).
Từ Mạnh-Tử trở đi, tâm-pháp bị thất truyền, dòng mạch Nho giáo bị ngắt,
trải qua các triều đại như Tần, Hán, Tấn, Tùy, Đường, chu tử bách gia đều nghị
luận về Đạo, nhưng không một người nào đạt đến Thánh-vực. Đến thời kỳ
Viêm-Tống(1)
, ngũ tinh tụ Khuể, văn vận Thiên khai(2)
, có vài vị rất giỏi liên
tiếp ra đời, bắt đầu từ Hi-Di, sau đến Châu-Liêm-Khê, anh em Trình-Hạo
Trình-Di, Trương-Tải, Chu-Hy, Lục-Tượng-Sơn... Nhờ thế mà chân Nho được
(1) Thời Tống Thái-Tổ Triệu Khuông-Dẫn.
(2) Khuể là một vì sao trong nhị-thập bát-tú. Vào niên hiệu Càn-Đức năm thứ năm đời Tống
Thái-Tổ (năm 967 Tây lịch), Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ năm hành tinh xếp thành một hàng,
hướng về sao Khuể, lý-học bắt đầu thịnh hành vào thời đó.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 19
sáng tỏ lên, nhưng vì đạo vận chưa đến, chỉ thích nghĩa chân lý của Đạo mà
không một người thừa kế Đạo-thống. Xem xét rõ thấy trước thời Mạnh-Tử,
Đạo-bàn đã ám chuyển Tây-vực, về sau là Thích-giáo thừa kế. Cho nên Tống-
Nho tuy có người tài liên tiếp ra đời, nhưng chẳng qua giúp xiển dương “Đạo-
chỉ” mà thôi!
Đạo được chia ra làm tam-giáo, mỗi giáo tự truyền một nơi, tự có kinh
điển để lại. Phật Thích-Ca cùng thời với Đức Khổng-Tử, ứng vận nơi Tây-trúc,
thuyết pháp độ chúng 49 năm, là thủy tổ của Phật-giáo, truyền tâm-pháp cho
đại đệ-tử là Ca-Diếp Tôn-Giả, là vị tổ-sư thứ nhất của nhà Phật. Ngài Ca-Diếp
truyền cho A-Nan-Đà Tôn-Giả là tổ-sư thứ hai,..., tâm-pháp một mạch chân
truyền đến tổ-sư thứ 28 là Bồ-Đề Đạt-Ma Tôn-giả. Đến đời Đạt-Ma tổ-sư, Đại-
Đạo hoàn nguyên, trở về Trung Hoa, gọi là “lão-thủy hoàn-triều”. Đạt-Ma tổ-
sư đến Trung Hoa (vào thời vua Lương-Võ) là sơ-tổ của nhà Phật ở Đông
phương. Từ khi Đạt-Ma đi vào Trung Quốc, chân Đạo được nhất mạch tương
truyền: Thần-Quang nhị-tổ, Tăng-Xán tam-tổ, Đạo-Tín tứ-tổ, Hoằng-Nhẫn
ngũ-tổ, Huệ-Năng lục-tổ, cho tới lục-tổ là y-bát bị thất truyền, và rồi có danh
từ gọi là “Nam đốn” “Bắc tiệm”, nhưng thật ra là Đạo được về với tục-gia;
Lục-tổ độ Bạch-Ngọc-Thiềm và Mã-Đoan-Dương, hai vị là thất-tổ, từ đó Đạo
được chuyển tới hỏa-trạch; La-Úy-Quần bát-tổ, Hoàng-Đức-Huy cửu-tổ, Ngô-
Tử-Tường thập-tổ, Hà-Liễu-Khổ thập-nhất-tổ, Viên-Thối-An thập-nhị-tổ,
Dương-Hoàn-Hư và Từ-Hoàn-Vô là thập-tam-tổ, Diệu-Hạc-Thiên thập-tứ-tổ,
Vương-Giác-Nhất thập-ngũ-tổ, Lưu-Hóa-Phổ thập-lục-tổ. Như thế là 16 đời
thời kỳ Hồng-dương được viên-mãn, rồi Đạo được chuyển qua Đông-Lỗ, Lộ-
Trung-Nhất ứng-vận là thập-thất-tổ, Đại-Đạo chuyển sang thời kỳ Bạch-
Dương. Đạo-thống tâm-pháp nhất mạch chân truyền đến đời tổ thứ 18 là Cung-
Trường (Trương) và Tử-Hệ (Tôn) hai vị tổ-sư cùng chấp-chưởng Đạo-bàn, kế
tiếp lo liệu mạt-hậu nhất-trước(1)
, lo phổ-độ tam-tào, vạn giáo quy nhất, vạn gia
(1) “Mạt-hậu nhất-trước”: Là kỳ phổ-độ lần chót, cũng là cơ hội cuối cùng để được siêu-sanh
liễu-tử.
Ý nghĩa “Mạt-hậu nhất-trước”:
- Là người phàm-phu tục-tử được đắc Đạo, trở về quê xưa chốn cũ, biết được con đường sanh-tử,
thoát khỏi luân-hồi.
- “Mạt-hậu nhất-trước” là việc đại sự thu-viên, tam-giáo quy nhất, vạn pháp quy chân.
- “Mạt-hậu nhất-trước” là thanh trược phân minh, thiện ác phân ban, ngọc thạch phân chia
ngay trong lúc này.
- “Mạt-hậu nhất-trước” là ngàn môn phái quy về một gốc.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 20
sẽ sanh Phật.
Tam-kỳ phổ-độ, thời kỳ thứ nhất là Đạo tại Quân-Vương, thời kỳ thứ hai
là Đạo tại Sư-Nho, hiện nay là tam-kỳ mạt hội, thế phong bị suy tồi, hạo kiếp
hoành hành, nếu không nhờ Thiên-Đạo cứu vãn độ hóa người đời, tuyệt nhiên
không thể trở lại thời đại Nghiêu Thuấn. Do đó, Đạo giáng thứ dân, chân pháp
phổ truyền, hễ ai đắc lấy là thành Đạo, hễ ai chịu tu lấy là thành Phật, thật là
một cơ duyên thiên cổ nan phùng!
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 21
Bài thứ năm
HIẾU
Từ xưa đến nay, khắp thiên-hạ đều công nhận “Hiếu” là cái đầu tiên của
ngũ-luân, và cũng là cái đầu tiên của hàng trăm thứ hành thiện. Hiếu đi đầu,
Hiếu là căn bản lớn để lập thân, một nguồn gốc lớn để xử sự; tại vì con người
sống trên đời, thân thể tóc da, không có cái nào mà không phải do cha mẹ cho;
cái khổ trong thời gian mang thai chín tháng mười ngày, cái ân tình trong thời
gian ba năm bú sữa, cực nhọc nuôi dưỡng, ấm no lạnh đói, lời nói ít câu ú ớ,
chập chững tập đi, không lúc nào không lắng lo; khi thì chơi giỡn dưới đầu gối,
ra vẻ vui cười; khi thì khóc lóc bệnh tật, suốt ngày âu sầu. Khổng-Tử nói:
“Phụ-mẫu duy kỳ tật chi ưu”(1)
là nói thế đấy! Hễ phận làm con cái, lấy cái gì
để an ủi tấm lòng của cha mẹ?
Tấm lòng cha mẹ thương con, từng li từng tí, thương con dạy con, cực
nhọc không lời oán trách. Trong lúc thơ ấu, sợ lang thang thiếu dạy dỗ, dễ bị
biến chất giống cầm thú, cho nên bắt phải đi học, mong được đi đứng theo nề
nếp đàng hoàng, từng giây từng phút, quan tâm không hề bỏ rơi; đến khi lớn
lên, trai thì cưới gái thì gả, suy lo nát óc; dạy con cách sinh nhai, mong con
sớm thành gia thất; có làm những điều hay thì khen cho, có làm những điều
quấy lỗi thì cố tìm cách đỡ cho; con cái nếu hiền từ tài giỏi, cha mẹ được nhờ;
con cái nếu nghịch ngợm không ra gì, cha mẹ có ai được nhờ, cái nào cũng
đem cực nhọc tới cho cha mẹ mình, làm cha mẹ lo âu ấm ức trong lòng. Liêu-
Ngũ-Thi có nói rằng: “Cha sanh ra tôi, mẹ tạo ra thân tôi, ôm ấp tôi, nuôi
dưỡng tôi cho tôi lớn lên, dạy dỗ tôi, chiếu cố tôi, cứ tiếp tục lo ra vào đều
quan tâm lo lắng cho tôi, lo trong lo ngoài cho đầy đủ sung túc, công ơn này to
lớn như lưới trời lồng lộng”. Muốn báo ơn đức này, phận làm con phải biết tỏ
lòng hiếu thảo kịp thời, để tận “thiên luân chi lạc”.
Than ôi! Cha mẹ thương con như nước sông chảy dài, con hiếu với cha mẹ
như gió thổi trên cây! Những ngày cha mẹ sống trên đời đã không còn bao lâu,
nên thương cha mẹ như thương thời gian mỗi ngày, vì ngày tháng trôi qua
không bao giờ quay trở lại; cha mẹ già rồi sẽ không có lúc trở lại, cây cối
muốn yên tĩnh nhưng gió chẳng ngừng, con cái muốn nuôi dưỡng nhưng cha
mẹ không còn nữa, khi đã qua đời mới đem rất nhiều phẩm vật để cúng tế,
không bằng phụng sự cha mẹ lúc bây giờ còn sống có phải tốt hơn không? Một
ngày cha mẹ còn sống, tỏ lòng hiếu thảo một ngày. Sự khoái lạc trên đời này,
không có cái nào hơn được “Thiên luân chi lạc”. Khổng-Tử nói: “Phụ Mẫu chi
(1) “Bổn phận làm con, điều lo lắng nhất là bệnh tật của cha mẹ”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 22
niên, bất khả bất tri giả”. Một mặt mừng tuổi thọ, một mặt lo sợ cha mẹ bị suy
già đi! Phụng sự cha mẹ nếu có thể đầy đủ niềm kính thương, cho dù ăn đậu
luộc nước trong, cha mẹ vẫn vui lòng. Xem lại ông Tăng-Nguyên với “khẩu
thể chi dưỡng” lại không bằng Tăng-Tử với “dưỡng chí chi thành”. Mạnh-Tử
nói ra việc này để nói lên việc phụng sự cha mẹ được giống như Tăng-Tử cung
kính cha mẹ già vậy!
Con người chúng ta đến khi hết thời trung niên bước sang tuổi già, hình
hài bị co rút, da thịt không còn sáng sủa nõn nà như trước; sức lực bị yếu đi,
trung khí bị giảm sút, ngồi nằm không được thoải mái, đồ ăn vào miệng không
thấy ngon, đối với mọi thứ đồ vật hay những sự việc đều thấy không được theo
ý muốn sở thích của mình. Người giàu có thì không thiếu hụt tiền bạc, có
người giúp việc để sai biểu; người nghèo thì không đủ tiền xoay xở, nhìn một
dĩa thức ăn đơn giản là đã chảy nước miếng; ba bữa ăn không đủ, trầm trọng
hơn là bệnh già liên miên, sầu não tối ngày. Những cái vừa kể là lúc cha mẹ
bước vào tuổi già trong tình trạng khổ đau, cho nên phận làm con cái phải có
bổn phận phụng dưỡng trong lúc này, cha mẹ nhờ con cũng chỉ trong lúc này
đấy! Tục-ngữ có câu: “Ông bà may mắn được một dâu hiếu thảo, còn hơn
được một con trai hiếu thảo”, đấy là câu nói mô tả khi nhìn thấy Đạo! Tại vì
con trai ở nhà ngày giờ rất ít, tỏ lòng hiếu cũng bị hạn chế, con dâu ở nhà ngày
giờ nhiều hơn, tỏ lòng hiếu được thường xuyên. Một điều rất đáng chê trách và
cũng rất đáng thương, là có một số nam nữ bất lương, ca xướng khâu hiệu tự
do bình đẳng, viện cớ mà lập luận bất hiêu, nhìn cha mẹ như người đi đường;
do vấn đề tài sản mà người con thưa kiện người cha, vì luyến ái mà bóp méo lý
lẽ để qua mặt cha mẹ; tự cho là văn minh mà không chịu tự xét lại mình như
cây cối không có gốc, như nước không có nguồn. Con người nghịch ngợm bất
hiếu, Trời Đất không dung chứa, Quỷ Thần không tha, trong ngục-hình có
3.000 hình phạt, không có tội nào lớn hơn so với tội bất hiếu. Con người sống
trên đời, bất hiếu với cha mẹ, không bằng cầm thú, có đáng sống làm người
không? Hoặc là gian dâm, cờ bạc, cướp giật, tranh giành sống chết về quyền
lợi cá nhân; hoặc là cuộc sống xa xí phóng đãng, lang thang, mọi thứ hành vi
tồi tệ, cử chỉ thất đức làm cho cha mẹ lo âu, khiếp sợ, đều là những việc thật
bất hiếu.
Con người chúng ta nếu bất hiếu cha mẹ, thì tuy rằng có công lớn trên đời,
tụng kinh sám-hối, cũng không thể bớt giảm tội lỗi của mình tí nào, vì nguồn
gốc do chính mình đã đánh mất; có bao giờ cây cối không gốc mà không bị đổ
xuống? Và có bao giờ nước không nguồn mà không bị cạn? Làm con cái là
phải có bổn phận hiếu thảo cha mẹ, đó là nguồn gốc lớn để ta lập thân, nếu đã
có nguồn gốc thì nhân-đạo tự nảy sinh ra. Chưa bao giờ có hiếu-tử mà đi làm
việc bất nhân bất nghĩa, vô lễ vô trí, bất trung bất tín, vô liêm vô sỉ, bất trung
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 23
bất độ lượng. Cho nên có câu: “Hiếu thủ ngũ luân nhi tiên bách hành”(1)
.
Chúng ta làm con không được làm những việc nhục mạ đến cha mẹ, mà phải
lập thân hành Đạo, hiển thân dương danh, khắc tận trung hiếu, để không bị mất
bổn-tánh bẩm sinh, không bị xa rời nguồn gốc lớn của nhân-đạo!
Chúng ta thử nhìn lại các vị Thánh Hiền từ xưa đến nay đều làm nên từ
chữ “Hiếu”, như là Thuấn-đế, Văn-Vương, Võ-Vương, Tăng-Tử v.v... đều là
lấy chữ Hiếu đi đầu:
− Văn-Vương, họ Cơ tên là Xương, cha là Vương-Quý, mẹ là Thái-
Nhiệm. Lúc Văn-Vương trong thời làm Thế-tử vào triều kiến Vương-Quý, một
ngày ba lần: Lần đầu tiên là khi gà gáy canh một, liền y phục chỉnh tề tới trước
cửa phòng ngủ, hỏi quan nội thị rằng: “Hôm nay có khỏe không?” Quan nội thị
rằng: “Khỏe”, Văn-Vương lại mừng; tới buổi trưa, Văn-Vương lại tới, cũng
làm tương tự như buổi sáng; tới tối lại tới, cũng làm như hai lần trước; nếu như
không khỏe, Văn-Vương tỏ sắc mặt âu sầu, đi đứng không yên; Ông Vương-
Quý có ăn cơm trở lại, thì mình mới chịu ăn cơm, hầu cơm ở kế bên, tất hỏi ấm
lạnh ra sao; khi ăn tất hỏi ăn uống ra sao? Chưa thấy có ngày nào tỏ vẻ hơi
kém sút, hành động được chí thượng như thế đấy!
− Võ-Vương, tên là Phát, con của Văn-Vương, phụng sự Văn-Vương thật
hiếu hết mức, cũng như Văn-Vương phụng sự ông Vương-Quý, ngày nào cũng
hỏi thăm sức khỏe ăn uống ra sao; Văn-Vương có bệnh Võ-Vương tỏ vẻ âu
sầu, y phục chỉnh tề tới thăm nuôi; Văn-Vương ăn được một chén thì mình
cũng ăn được một chén; Văn-Vương có ăn thêm thì mình cũng ăn thêm, lòng
thuần hiếu được như thế đấy! Quân-tử rằng: “Văn-Võ Thánh Thánh tương
thừa, hiếu đức khả dĩ quán vạn thế vân”.
− Tăng-Tham, tên là Tử-Vĩ, đệ-tử của Khổng-Tử, phụng sự mẹ chí hiếu.
Có lần đi vào núi đốn củi, ở nhà có khách tới, mẹ không biết làm sao, mong
đợi Tăng-Tham về, nên cắn ngón tay, Tăng-Tham bỗng thấy đau tim, gánh củi
về tới nhà, quỳ hỏi mẹ ra sao? mẹ rằng: “Có khách đến gấp quá, nên mẹ cắn
ngón tay để nhắc con về”. Có một ngày làm ruộng trên núi Thái-Sơn, trời đang
mưa tuyết, cả mấy ngày liền không được về nhà, nhớ cha mẹ của mình, làm bài
thơ Lương-Sơn ngâm đọc. Tăng-Tử trồng dưa, lỡ làm rễ dưa bị tổn thương,
Tăng-Triết giận, lấy cây đòn lớn tới đánh, Tăng-Tử bị đánh nằm dưới đất, từ từ
lết dậy hỏi cha rằng: “Đại nhân lấy hết sức đánh đòn con, được khỏi bệnh tật
chăng?”. Khổng-Tử nghe tin, lấy câu cổ nhân thường nói: “Đòn nhỏ hãy chịu,
đòn lớn hãy chạy” để trách Tăng-Tử, Tăng-Tử rằng: “Con biết lỗi rồi!”, rồi tới
(1) Trong trăm cái hành, ngũ luân đi đầu thì mới đạt được chữ Hiếu.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 24
Khổng-môn hành lễ cáo lỗi.
− Mẫn-Tử, tên Tổn-Tử-Khiên, còn nhỏ mẹ chết sớm, cha cưới mẹ ghẻ
sanh thêm hai đứa con rất là cưng, chỉ ganh tị với Tổn. Mùa Đông tới, hai đứa
con kia được áo bông gòn ấm áp, còn Tổn mặc hoa lư thường mặc. Cha bảo
Tổn đi kéo xe, vì thân thể lạnh cứng quá mức nên kéo không nổi, người cha
biết được đầu đuôi sự việc, định đuổi mẹ ghẻ đi, Tổn nói: “Mẫu tại nhất tử hàn,
mẫu khứ tam tử đơn”, người cha mới thôi ý định ấy, người mẹ nghe được liền
hối cải, xem Tổn như là con của mình đẻ ra.
− Trương-Thiện-Huân, tức Văn-Xương Đế-Quân, người Ngô Hội Gian,
đời nhà Chu, phụng sự cha mẹ chí hiếu. mẹ sáu mươi tuổi có ghẻ sau lưng,
Huân ngày đêm tới thăm viếng, y phục chỉnh tề ngày cũng như đêm không
nhắm mắt nghỉ ngơi, hơn một tháng không thấy lành nên dùng miệng mình hút
máu mủ ra, thấy hơi bớt. Thầy trị bệnh nói: “Ghẻ độc bám trên xương, không
dễ thoát khỏi”. Cách ba ngày lại dùng miệng hút một lần, hút đầy trong miệng,
liền nhổ ra xem thấy có chất nhừ nhừ như hạt tấm, rồi dần dần bệnh lành, sau
tại chỗ đó bị lõm thịt xuống, Huấn cắt thịt mình nhét vào, bỗng nghe có tiếng
từ trên không vang xuống rằng: “Vì con quá thuần hiếu, nên Bề-trên cho mẹ
của con tuổi thọ thêm hai kỉ (24 năm)”, mẹ quả nhiên lành hẳn. Về sau có bệnh
truyền nhiễm hoành hành, cha mẹ cùng chết mất, Huấn đích thân lo liệu từng
cái trong việc liệm táng, giữ bên mộ ba năm, có hai con gà rừng trắng tới đậu
trên cây, khi tế cúng thì bay tới ca hót, tế xong thì bay đi.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 25
Phân Biệt Về Chữ Hiếu
Đạo làm con nuôi dưỡng cha mẹ, có thể phân biệt nhiều dạng khác nhau:
Nếu chỉ toàn là hạ dưỡng thì là tiểu hiếu, nếu toàn là thứ dưỡng thì là trung
hiếu, nếu toàn là thượng dưỡng thì là đại hiếu, nếu toàn là tối thượng dưỡng thì
là đại hiếu chi đại hiếu.
− Nói về hạ dưỡng, là “khẩu phúc chi dưỡng”, là cho đủ ăn đủ mặc mọi
bề, không thiếu bề chi, là người thế gian khó làm được đấy, gọi là tiểu hiếu.
− Nói về thứ dưỡng, là “thể thân chi chí”, cái nào cha mẹ ưa thích thì mình
cũng ưa thích, cái nào cha mẹ kính nể thì mình cũng kính nể, làm cho cha mẹ
được yên tâm vui vẻ, gọi là trung hiếu.
− Nói về thượng dưỡng là dẫn dắt cha mẹ theo đường Đạo, thấy có làm
việc thiện thì ủng hộ ngay, thấy có phạm lỗi lầm thì nhè nhẹ dịu dàng khuyến
cải, làm cho cha mẹ dựng lập được Thánh-đức trên người, gọi là đại hiếu.
− Nói về tối thượng dưỡng, là thêm một bước, thường niệm ân tình cha
mẹ, từng giờ từng phút, tuổi thọ của cha mẹ dễ cho kéo dài? Phải dùng phương
pháp nào có thể đền đáp ân tình cha mẹ? Phải dùng cách nào có thể kéo dài
tuổi thọ cho cha mẹ? Bằng cách nào có thể giúp cha mẹ được thoát khỏi vòng
sanh-tử? Bằng cách nào có thể giúp cha mẹ tiêu trừ tội chướng? Bằng cách nào
có thể giúp cha mẹ được đi vào Thánh-lưu để sau cùng thành Phật? Thí dụ như
khi gặp đao binh kiếp đến, bế cha mẹ chạy trốn vào rừng núi, có thể khỏi bị
giặc tìm tới chăng? Trốn dưới nước, có thể khỏi bị giặc tìm tới chăng? Trốn
vào hoang dã, có thể khỏi bị giặc tìm tới chăng? Trong đầu óc lăn lóc suy nghĩ,
làm sao để cho cha mẹ nhất định được ở nơi an toàn tuyệt đối, gọi là “tối
thượng dưỡng”, cũng gọi là “vô thượng dưỡng”, cũng gọi là “siêu thượng nhất
thiết thế gian dưỡng”, chẳng lẽ không phải “đại hiếu chi đại hiếu” chăng? Nếu
như giết con vật để nuôi cha mẹ, làm cho con vật ôm oán ức trong kiếp tới đòi
nợ cha mẹ, không thể cứu cha mẹ khỏi bị đói bằng cách lóc thịt kẻ khác; cũng
không thể cứu cha mẹ khỏi bị khát nước bằng rượu bổ ngâm tẩm các loài rắn,
như thế là cộng thêm nghiệp nặng cho cha mẹ, làm sao có thể gọi là hiếu thảo?
Hoặc nói rằng: ”Sĩ nhân công thành danh toại, quang tông diệu tổ, khả vị hiếu
ư?”, câu trả lời rằng: Công thành danh toại hẳn là đủ đấy, nếu nhờ thế mà làm
việc thiện, hẳn là đem quang vinh đến cho cha mẹ, nhưng nếu nhờ thế mà làm
việc ác, ngược lại là làm nhục cha mẹ phải chăng? Cha của Tần Cối là tể
tướng, nếu như sanh vào thời nay, người ta chắc ghét và thù địch nhau, cho nên
hiếu-tử đem vinh quang đến cho cha mẹ, không có gì hơn là tích đức, công
danh chỉ là điều phụ thôi!
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 26
Muốn làm tròn “tối thượng dưỡng” (vô thượng dưỡng), cần phải lập thân
hành Đạo, lưu danh hậu thế, cứu cha mẹ siêu phàm nhập Thánh, như thế mới
có thể gọi là hiếu lớn nhất đấy! Cổ Thánh Tiên Hiền, Phật-Tổ Bồ-Tát, đều là
hành “vô thượng chi đại hiếu”. Như Phật Thích-Ca xuất gia lúc 19 tuổi, rời xa
cha mẹ, nếu xem bề ngoài thì hình như là bất hiếu, nhưng kết quả trở thành
“Phật-giáo chi Tổ”, dương danh hiển thân, cùng phản hồi Thiên-giới; Nam-Hải
Cổ-Phật hủy bối tâm nguyện của song thân (chiêu thân) mà đi tu hành, sau
được chứng “thiên thủ thiên nhãn Phật”. Cha mẹ được ban chiếu ân điển, cửu-
huyền thất-tổ đồng thăng. Xem từ quan điểm này, các vị Cổ Thánh Tiên Hiền
rất hiếm có vợ con bè bạn, hợp gia đoàn tụ, không rời khỏi tình khiên ái tỏa mà
có thể chứng quả siêu-sanh chăng? Cho nên người cổ xưa có câu: “Thận chung
truy viễn vi chân hiếu, sanh sự dĩ lễ vi thuận thân, nhược dĩ dưỡng thân vi hiếu
tận, thân một ngục ưu tử trẩm phân”. Lại nói: “Cung kính kiền thành tức thị
kính thân”(1)
. Tận lực phụng dưỡng cha mẹ gọi là “dưỡng thân”, gọi một tiếng
dạ trăm tiếng gọi là “thuận thân”, như thế là hậu-thiên luân thường chi Đạo, có
thể nói là đạt được chữ “thuận”. Làm sao đền đáp được ân tình cha mẹ? Muốn
đền đáp ân tình cha mẹ, là làm sao cho thoát khỏi nỗi khổ của địa-ngục, phải tu
đến mức phản-bổn hoàn-nguyên, công thành siêu bạt cửu-huyền thất-tổ, mới
đền đáp được ân tình vô lượng của cha mẹ, mới có thể trọn vẹn chữ “Hiếu”
đấy!
(1) Suốt đời cung kính thành khẩn đối với cha mẹ, mới gọi là kính trọng cha mẹ.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 27
Bài thứ sáu
TÁNH LÝ TÂM PHÁP
- “Tánh-lý” là bổn-lai diện-mục của con người. Có câu nói: “Thiên-mệnh
chi vị tánh”.
- “Tâm-pháp” là phép tắc để tu thân, tức là phương pháp để chuyển nhân-
tâm thành đạo-tâm.
Tánh-lý của con người đến từ Lý-Thiên, sinh tồn trước khi được sanh ra,
bắt nguồn từ lúc “tam ngũ kết tụ”(1)
nên thuần thiện vô ác, gọi là “bổn nhiên
chi tánh”. Và rồi sau khi giáng sanh, Lý-tánh thuần thiện bị khí-bỉnh vật-dục
của hậu-thiên che lấp, biến thành “khí chất chi tánh” là có thiện và có ác.
“Bổn nhiên chi tánh” gọi là đạo-tâm, “khí chất chi tánh” gọi là nhân-tâm.
Sau khi bị khí câu vật che, dần dần làm cho đạo-tâm thấp kém càng thấp kém
thêm, nhân-tâm khôn nguy càng khốn nguy thêm, nếu không bồi thêm công
đức tu luyện, mà cứ phóng túng tình dục, lang thang quên về, chắc tới nước
“lạc hoa lưu thủy”, đi rồi không trở lại nữa, quả là rất đáng ghê sợ! Muốn
nhân-tâm bị tiêu đi, chuyển khốn nguy thành yên, đạo-tâm được khôi phục lại,
từ thấp kém chuyển thành cao siêu, tất đợi chân-sư truyền thụ, rồi biết cách bắt
tay vào, tìm lấy con đường cứu cánh phải đi, mới có thể đạt tới “minh thiện
(1) Từ thuở mênh mông mờ mịt chưa chia, trời đất còn là một khối hỗn độn, mặt trời mặt trăng
chưa phân, lúc đó khí tiên thiên vô tận, Thánh Phật Tiên hòa hợp chung cùng một thể, tỏa chiếu
vô lượng hào quang xoay chuyển hư không được gọi là: “Người trên cõi mịt mờ” (Huyền huyền
thượng nhân) hay “Vua Trời thuở ban sơ” (Nguyên Thủy Thiên Vương). Bởi địa vị tối cao đó
nên còn được kêu là “Thượng Đế”, là thủy tổ muôn loài vạn vật, hoặc cha Trời mẹ Đất. Vì không
biết tên nên mới gọi là “huyền huyền” (mờ mịt), không rõ gốc rễ nên gọi là “nguyên thủy” (ban
đầu) tức là gốc của Đạo lớn, cõi của không tên. Vận chuyển tới mức tròn đầy thì khí tự nhiên
phân hóa thành “tam thanh” gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh
Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn. Ba nhân tố “Huyên, nguyên, thủy” cùng chung
một thể, ba cấp bậc khi đã nên sự thì “tam thanh” phân chia biến hóa sang hữu hình, khí thanh
nhẹ bay lên cao hội hợp làm trời, mặt trời, mặt trăng và sự xuất hiện này đã hoàn thành tam bảo.
Thiên Tôn vị ở tam thanh lại biến hóa Ngũ Lão: đông hoa Mộc Công, tây hoa Kim Mẫu, nam hoa
Hỏa Tinh, bắc hoa Thủy Tinh, trung hoa Hoàng Lão, năm lão đã thành, ngũ hành lập xong, khí
trược nặng lắng xuống ngưng tụ thành đất.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 28
phục sơ”, “phản vọng quy chân”. Cho nên tâm-pháp không thể từ văn tự có thể
tầm kiếm được, tạm sơ lược thuyết minh như sau:
1. Quan hệ giữa tánh và cuộc sống con người:
Châu-Tử có nói: “Tánh là Lý đấy!”, Lý này tại Thiên gọi là Thiên-lý, khi
được phú cho con người thì gọi là Tánh-lý. “Tánh” trong cơ thể con người, là
chúa tể của thân thể, cái nghe, cái nhìn, cái nói, cái hành động của con người,
hay cảm giác đói, khát, đau, ngứa, ..., thậm chí cả cái động và cái tĩnh của con
người đều do “tánh” này làm chủ và điều khiển. Một khi con người chết đi,
mọi động tác của cơ thể này liền bị ngưng lại, vì linh-tánh đã rời khỏi xác thân,
là xác thân đã không còn chúa tể điều khiển. Cho nên sách Trung-Dung có nói:
“Đạo không thể rời bỏ trong giây lát”; tục-ngữ có nói: “Hữu lý tẩu biến thiên
hạ, vô lý tất bộ nan hành”. Nói về Đạo, về Lý, cũng đều là chỉ về Tánh đấy
thôi! Lại có câu: “Tánh tại nhân tại, tánh khứ nhân vong”. Tổng quát lại lời nói
trên, chứng minh được rằng tánh không thể rời khỏi thân người trong giây lát!
Nhưng tánh này là một khối hư-linh, không hình không tướng, tuy vốn có
trong con người, nhưng hầu như không mấy ai biết được sự tồn tại của nó, làm
cho cái “chân” bị u mê rồi đi tầm cái “vọng”, bỏ cái “giác” mà đi theo cái
“trần”, lang thang trong khổ hải sanh-tử, nếu không được Minh-Sư chỉ điểm,
dù trải qua muôn vạn kiếp, cũng không tìm được ngày ló dạng, thật đáng
thương thay!
Từ xưa đến nay, Minh-Sư nan ngộ, chân Đạo nan tầm. Cho nên có câu:
“Đạp phá thiết hài vô tầm xứ”. Ta nay ba kiếp có tu, được gặp chân truyền, hãy
nên mau tỉnh ngộ, nhìn xuyên thấu mọi thứ, theo Đạo phụng hành, đừng bao
giờ gặp duyên mà lại để mất duyên. Trong kinh có nói: “Thiên-đàng Địa-ngục
chi phán, chỉ tại mê ngộ chi gian, mê tắc điên đảo vọng tưởng, thị vô minh
nghiệp tâm, ngộ tắc chuyển phàm thành Thánh, thị viên minh giác tánh”(1)
. Nói
cách khác, tánh mê thì là chúng-sanh, tánh ngộ thì là Tiên Phật. Từ điểm này
cho ta thấy rõ quan hệ giữa tánh và nhân-sanh con người liên quan chặt chẽ
biết bao!
2. Tình trạng truyền giao “Tánh-lý Thiên-Đạo” từ xưa đến nay:
Tánh-lý Thiên-Đạo thời xưa chưa được phổ truyền, tam-giáo Thánh-nhân
đều là đơn truyền ám điểm, xem lại lời của hai nhà Nho Thích, sẽ hiểu được
(1) “Sự phân biệt Thiên-đàng Địa-ngục, chỉ tại tánh mê hay ngộ, mê thì điên đảo vọng tưởng, đó
là cái nghiệp do tâm vô minh, ngộ thì chuyển phàm thành Thánh, là Tánh được giác ngộ viên
mãn”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 29
một ít. Theo kinh Phật ghi lại, lúc ban đầu Thế-Tôn tại Linh-Sơn-Hội, cầm
bông niêm niêm trước mặt, tất cả nhân thiên bách vạn, đều không biết phải làm
sao, chỉ có đại đệ-tử Ca-Diếp mặt tươi mỉm cười, vì đã “tâm” lĩnh “thần” ngộ.
Thế-Tôn nói:
“Ngô hữu chánh pháp nhãn-tàng, Niết-Bàn diệu-tâm, thật tướng vô tướng,
vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” (lời Thế-Tôn dặn lại
Ma-Ha-Ca-Diếp)
Sau đó, tôn-giả Ca-Diếp một mình được truyền “Như-Lai chánh pháp
nhãn-tàng” gánh thừa “Như-Lai đại-pháp” và Đạo-thống nhà Phật, là tổ-sư đời
thứ nhất nhà Phật. Lại xem tiếp Huỳnh-Mai ngũ-tổ nói với lục-tổ Huệ-Năng
rằng: “Từ xưa Phật Phật duy truyền bổn thể, Sư Sư mật phó bổn tâm”; lục-tổ
cũng có nói: “Tòng thượng dĩ lai, mật truyền phân phó”; và khi lục-tổ thụ pháp
ngũ Tô, có điều như: “Tam canh thụ pháp, dụng cà sa che vi, bất lệnh nhân
kiến”, v.v..., đều chứng minh chân Đạo chỉ đơn truyền ám điểm, nếu không thì
sao gọi là “mật phó”, sao gọi là “mật truyền”, lại còn nói “không cho người
ngoài thấy được”? Có thể cho thấy từ xưa đến nay muốn nghe được Đạo cũng
là rất khó. Còn về cách nói của Nho môn kinh điển có khoản độ vài điều sau
đây:
Tử-Cống nói: “Văn chương của Phu-tử có thể nhận được thính được, Phu-
tử ngôn về tánh và Thiên-Đạo không thể nhận được thính được”. Theo lẽ Tử-
Cống là Khổng-môn cao đệ, từ Nhan-Hồi, Tăng-Tử trở xuống có thể nói là
đứng hàng thứ nhất, nhưng về Tánh-lý Thiên-Đạo, chỉ có thể nghe được nhưng
mà không đắc được, thì những người dưới nữa, thử tưởng tượng sẽ ra sao? Lại
xem tiếp Khổng-Tử nói với Tăng-Tử rằng: “Tăng-Tham, ngô Đạo nhất dĩ quán
chi”, Tăng-Tử rằng: “Vâng”, trong lúc đó, tất cả đệ-tử đều không hiểu ý nói gì,
đều ngơ ngác cả, chỉ có Tăng-Tử một người, một mình biết ảo diệu trong đó,
nên không có gì là nghi hoặc cả, trả lời lẹ làng. Sau đó Tăng-Tử một mình
được Phu-tử độc truyền Tánh-lý tâm-pháp, nhất quán chi truyền, kế thừa Đạo-
thống Khổng-môn, người hậu thế xưng là “Tông-Thánh”. Khổng-Tử lại có nói:
“Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”, đều là để thuyết minh chân Đạo phải
đơn truyền ám điểm.
Tiền-Hiền có nói: “Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn truyền cho Vũ, thế
này là nhìn thấy được mà biết được; Vũ truyền cho Thang, Thang truyền cho
Văn-Võ, Chu-Công; Chu-Công truyền cho Khổng-Tử, thế này là nghe được và
biết được; Khổng-Tử truyền cho Tăng-Tử; Tăng-Tử truyền cho Tử-Tư; Tử-Tư
truyền cho Mạnh-Tử, cái này cũng là cái nhìn thấy được mà biết được; Mạnh-
Tử về sau tâm-pháp thất truyền”, v.v... Học giả sau này đều biết, nhưng đã nói
tâm-pháp thất truyền thì có thể hiểu là tâm-pháp không có ở trong văn tự, nếu
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 30
cho là kinh điển văn tự là tâm-pháp thì Ngũ-Kinh, Tứ-Thư hiện vẫn còn tồn
tại. Từ Mạnh-Tử về sau, những người tinh thông Ngũ-Kinh, Tứ-Thư, đời đời
đều có người hiểu thông suốt, sao có thể nói là tâm-pháp thất truyền? Như vậy
có thể biết rằng “chân kinh bất tại văn tự” không phải chỉ nói bằng miệng. Đạt-
Ma bửu truyền có kệ văn rằng:
Đạt-Ma Tây lai nhất tự vô,
Toàn bằng tâm ý dụng công phu,
Nhược yếu chỉ thượng tầm Phật pháp,
Bút tiêm trám can Động-Đình hồ.(1)
Xem câu kệ này cũng có thể làm một điều chứng minh đấy.
3. Công sức tu tánh của tam-giáo Thánh-nhân:
Trong quyển Đại-Học, trang đầu có nói rằng: “Đại-học chi Đạo tại minh
minh-đức” (2)
.
“Minh minh-đức” là công sức tu tánh đấy! Tu tánh tức là tu thân, tu thân là
như thế nào? “Dục tu kỳ thân giả, tiên chánh kỳ tâm; dục chánh kỳ tâm giả,
tiên thành kỳ ý; dục thành kỳ ý giả, tiên chí kỳ tri, chí tri tại cách vật”(3)
.
“Cách vật” là cách xa khỏi vật-dục đấy! Tức là nói muốn minh minh-đức,
(1) “Đạt-Ma Tây đến không một chữ, toàn bằng tâm ý dụng công phu, nếu như trên giấy tầm
Phật pháp, bút lông chấm cạn hồ Động-Đình”.
(2) Đại là lớn, cái lớn vô ngoại, bao thiên quả địa, tung khắp tam giới, hoành biến thập phương.
Sách Thượng-thư viết: Duy Thiên vi đại (duy có Trời là lớn). Thiên này không phải là trời
xanh mà mắt phàm ta thấy, mà là cái Thiên “vô thanh vô xú” của Thánh Tử-Tư trong sách
Trung-Dung, đó là Vô-Cực Lý-Thiên, tức là Đạo. Nên đại-học là học Đạo.
Muốn học Đạo bước đầu là phải minh tâm. Chữ minh đầu là động từ, có nghĩa là làm cho
sáng tỏ; minh-đức là bản tính mà Thiên phú cho mọi người, Tính này hội đủ chúng lý để ứng
vạn sự. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đều quy tụ trong bản tính thiên-nhiên của ta, ta không hành
nhân nghĩa, không trung tín, không hiếu thảo là bị khí-bỉnh và vật-dục che lấp. Dùng công
phu tu luyện để làm sáng tỏ đức tính cố hữu này gọi là minh minh-đức. Phật giáo gọi là minh
tâm. Chỉ có minh tâm mới có thể kiến tính.
(3) Muốn tu hành bước đầu tiên là phải chánh tâm, muốn chánh tâm bước đầu tiên là phải thành
ý, muốn thành ý trước tiên phải mở rộng hiểu biết, mở rộng hiểu biết tại ở cách vật.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 31
công phu đầu tiên nhất là cách xa khỏi vật-dục, nhưng muốn cách xa khỏi vật-
dục, phải “chỉ y Chí-Thiện”, muốn ngưng tại điểm Chí-Thiện, phải đi tầm
Minh-Sư chỉ cho biết “Chí-Thiện Bửu-Địa” ở đâu? Và rồi tâm thường gắn bó ở
điểm đó, ngưng đậu đó không dời đi, lúc nào cũng niệm nhớ không bỏ rơi, thời
gian lâu không thay đổi, công phu thuần nhuyễn, nhân ngã lưỡng vong, vắng
lặng yên tĩnh, nhất niệm bất sanh, công phu tới đó thì không cách xa khỏi vật
mà vật tự nó bị cách xa khỏi đi. Cho nên nói rằng: “Tri chỉ nhi hậu hữu định,
định nhi hậu năng tịnh, tịnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu
năng đắc”, người nào được như vậy gọi là “Đại-học chi Đạo”, mới thật là đắc
ở nơi tâm, minh đức chi công đã đạt được trong tay. Tới cảnh giới này, người
được thanh tịnh hoàn toàn, Thiên-lý thuần toàn, hiện ra bổn-lai diện-mục. Cho
nên có câu nói rằng: “Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành
nhi hậu tâm chánh, tâm chánh nhi hậu thân tu”. Người có thể tu thân, tự-tánh
đã được minh rồi đấy! Bởi vậy:
− Mạnh-Tử nói: “Tồn tâm dưỡng tánh”.
− Lự-Đình nói: “Duy tinh duy nhất, ưng chấp khuyết trung”.
− Nhà Phật nói: “Nhị lục thời trung, niệm niệm mạc li thi cái”.
− Thế-tôn nói: “Yên tọa nhi tỏa” và “Như thị nhi thị”.
− Quyển Thái-Giáp nói: “Cố thị thiên chi minh mệnh”.
− Khổng-Tử nói: “Học nhi thời tập chi”.
− Quyển Tâm-Kinh nói: “Quan-tự-tại Bồ-Tát”.
− Thái-Thượng Lão-Quân nói: “Vô dục quan diệu, hữu dục quan khiếu”,
“Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường, dụng kỳ quang, phục quy kỳ minh”.
... Là đều nói về việc “ngưng tại Chí-Thiện” để tu tánh. Lại như:
− Nhà Nho nói: “Tận tâm tri tánh, chấp trung quán nhất”.
− Nhà Phật nói: “Minh tâm kiến tánh, vạn pháp quy nhất”
− Đạo-gia nói: “Tu tâm luyện tánh, bảo nguyên thủ nhất”.
Tôn chỉ của tam-giáo đều không khỏi tâm tánh hợp nhất. Tâm là Tánh, là
Nhất, cũng là cái thể của Đạo; thể của Đạo là nơi “Chí-Thiện Chi-Địa” đấy!
Lời nói tuy khác nhau, nhưng lý đều là một.
Tổng quát lại lời dạy của tam-giáo, có thể biết công sức tu tánh của các vị
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 32
Thánh, không thể có hai Lý khác nhau. Về danh từ “Chí-Thiện Bửu-Địa”,
trong các sách Đạo và kinh điển danh-giáo đều có cách gọi khác nhau của mỗi
giáo, thí dụ:
− Nhà Nho gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Minh-Đức Chi-Địa”, “Suất-Tánh
Chi-Hương”, “Phương-Tấc Bửu-Địa”, “Đại-Trung Chi-Địa”, “Huỳnh-Trung
Thông-Lý”, “Trung-Ương Chánh-Vị”, “Đạo-Nghĩa Chi-Môn”, Linh-Đài Thần-
Minh”.
− Nhà Phật gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Linh-Sơn-Tự”, “Vô-Phùng-Tháp”,
“Tam-Bửu-Điện”, “Thất-Bửu-Trì”, “Bát-Nhã-Môn”, “Bồ-Đề-Lộ”, “Xá-Lợi-
Tháp”, “Vi-Diệu Pháp-Môn”.
− Đạo-gia gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Huyền-Quan-Khiếu”, “Ngũ-Hành-
Sơn”, “Thiên-Địa Linh-Căn”, “Huyền-Cái Chi-Môn”, “Chúng-Diệu Chi-
Môn”.
− Đạo Jesus gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Thập-Tự-Giá”.
− Hồi giáo gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Ý-Mã-Ni”.
... Muôn ngàn danh hiệu, liệt kê cũng không hết, tạm kể một ít để các vị
tham khảo.
Tóm lại, “Tánh-lý tâm-pháp” vốn không có một chữ, tiên Thánh hậu
Thánh dĩ tâm ấn tâm, chỉ có thể ý hội, không thể dùng lời nói truyền đạt, văn
tự không thể kí thác chân lý, chân lý không có trên giấy, cũng như người uống
nước, nóng lạnh tự mình biết. Muốn rõ ảo diệu trong đó, phải học và làm theo
cách tu tánh của Thánh Hiền, thường xuyên giữ cho tâm được thanh tịnh, tìm
thể nghiệm nơi bản thân mình, hết lòng cố gắng tham ngộ, thời gian lâu công
phu thuần nhuyễn, tự mình sẽ có cảm nhận vô cùng tận.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 33
Bài thứ bảy
PHÂN BIỆT GIỮA CHÁNH ĐẠO - TÀ GIÁO
Trước hết, ta nói về quan hệ giữa cuộc sống con người và tín-ngưỡng.
Tôn-Trung-Sơn đã từng nói: “Lòng chúng ta tin tưởng sự việc này có thể thực
hiện, cũng như việc dời non lấp biển, chuyện khó như vậy rồi có một ngày
cũng sẽ thành công; lòng chúng ta tin rằng sự việc không thể thực hiện, thì
cũng như trở bàn tay bẻ cành cây, chuyện dễ như vậy cũng không có thời gian
thành công”. Do đó, bất cứ làm việc gì, nếu như không có lòng tin thì cực khổ
suốt đời cũng không thể thành công.
Trong kinh có nói: “Tín là mẹ của công đức Đạo nguyên, Tín có thể rời xa
khỏi bể khổ sanh-tử, Tín có thể trưởng dưỡng các thứ thiện-căn, Tín là nền
tảng cho Bồ-đề”. Trong Thiên-Địa có ngũ-thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Tín có thể thống tứ đoan(1)
kiêm vạn thiện; và trong giữa ngũ thường, “trung dã
giả thiên hạ chi đại bổn dã”(2)
, “bổn lập nhi Đạo sanh”(3)
, cho nên Tín là căn
nguyên của Đạo. Khổng-Tử nói: “Dân vô Tín bất lập”(4)
. Lại nói: “Người nếu
không có uy tín, thì không biết phải làm cái gì, giống như xe mà không có
bánh xe, thì không có cách gì có thể vận hành”.
Con người chúng ta đầu đội trời, chân đạp đất, cao quý biết bao! Nếu như
vô Tín thì hành động trái với đạo đức, nghịch lại Thiên-ý chẳng khác gì cầm
thú. Nếu như không thể làm người thì làm sao có thể thành Đạo!
Con người sống trên đời, nếu như không có tín-ngưỡng thì tinh thần không
có nơi nương tựa, chắc chắn trống lõng mơ màng, như chiếc ghe không người
lái trên đại dương, đi mãi không biết nơi ngừng nghỉ, tương lai không biết ra
sao? Nhưng tín-ngưỡng lại do trời do đất do người mà có sự khác biệt. Trong
lúc này, vạn giáo đều hưng thịnh, chánh tà đồng hiện diện, sự lựa chọn về tín-
ngưỡng không thể không cẩn thận, nếu không đừng có tin bừa tin đại, nghe
người ta nói sao thì mình nói theo, thấy người ta vái lạy thì mình cũng vái lạy
theo, gặp chùa miếu thì vào thắp nhang, hễ nơi nào có Thần là tới vái lạy, dù là
hồ-li-tinh, thần cây, trâu bò, rắn, đá cũng cho là thần-linh mà tới vái lạy. Nhắm
mắt tu luyện, rốt cuộc không những không nhận được một tí nào, lại còn bị
(1) Tứ-đoan: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí. Trong bốn thứ này, thứ nào cũng phải có chữ Tín làm đầu.
(2) “Người trung thực sống trong thiên hạ thì có cái vốn rất lớn”.
(3) “Có bổn tánh này thì có Đạo”.
(4) “Người không có uy tín thì không thể đứng chân trên đời được”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 34
trầm luân trong bể khổ mà không tự biết, thật là đáng thương, đáng tiếc thay!
Sau đây, chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem giữa chánh Đạo và tà giáo có sự
phân biệt ở điểm nào?
~*~*~
A. Chánh Đạo (Chánh Tín)
1. Chánh Đạo có Đạo-thống đời đời tương thừa:
Lúc chưa có Thiên-Địa là đã có cái “Đạo” rồi. Người nguyên thủy mặt là
mặt thú nhưng tâm là tâm Phật, thuần thiện vô ác, người và thú cùng sống
chung với nhau. Sau đó, tới vua Phục-Hy “nhất vạch khai Thiên”, con người
bắt đầu hiểu biết tới “Đạo-tông”. Lúc bấy giờ Đạo giáng nơi Vua Chúa, gọi là
“hữu Đạo minh Quân”, đơn truyền độc thụ, pháp bất truyền lục nhĩ, là khẩu
truyền tâm-pháp: Vua Nghiêu dựa vào bốn chữ “ưng chấp khuyết trung” là
tâm-pháp truyền cho vua Thuấn; vua Thuấn dựa vào mười sáu chữ “nhân-tâm
duy nguy, đạo-tâm duy vi, duy tinh duy nhất, ưng chấp khuyết trung” là tâm-
pháp truyền cho vua Đại Vũ. Cứ thế cho tới vua Thang, Văn-Vương, Võ-
Vương, Chu-Công. Sau tiếp ba đời, Đạo giáng sư Nho, từ đó trở đi Đạo và
quyền được tách ra. Khổng-Tử kế thừa Đạo-thống, Khổng-Tử truyền cho
Nhan-tử và Tăng-Tử; Tăng-Tử truyền cho Tử-Tư; Tử-Tư truyền cho Mạnh-Tử,
từ Mạnh-Tử trở đi, tâm-pháp thất truyền. Ở Trung Quốc chỉ có văn chương mà
không có Đạo, ai nấy đều coi trọng văn chương, có câu nói: “Thư trung tự hữu
vàng kim ốc, thư trung tự hữu nhan như ngọc” là câu miêu tả hay nhất! Cứ thế
cho tới nay, người đời vẫn dựa vào văn chương để khoe khoang với mọi người,
thật đáng than ôi!
Nhà Nho kế thừa Đạo-thống, không tiếp tục truyền xuống, sớm đã vào
thời Chu-Chiêu-Vương, Thiên-mệnh ám chuyển qua Tây-vực. Tại nước Ấn-
Độ, Thích-Ca Văn Phật được giáng sanh, thọ ký nơi Nhiên-Đăng Cổ-Phật,
ngồi dưới cội Bồ-Đề 49 ngày, lúc đó trên trời bỗng nhiên có một vì sao xẹt
ngang mà ngộ Đạo, kế thừa Đạo-thống, truyền thụ tâm-pháp. Ở pháp hội Linh-
Sơn, tay cầm một đóa hoa sắc vàng, niêm trước mắt mà không nói một lời,
trước hàng nghìn đệ-tử trong đó có cả Thiên-thần, đều im lặng không một
người nào hiểu, chỉ có đại đệ-tử Ca-Diếp ngộ được hàm ý nên mỉm cười, lĩnh
hội tâm-ấn, là đời tổ thứ nhất của nhà Phật, sau truyền cho A-Nan, cứ thế
truyền tới đời tổ thứ 28 là Đạt-Ma tổ-sư. Lúc bấy giờ, Đạt-Ma Lão-tổ từ xa
ngắm nhìn về phương Đông, thấy khí trời có hào quang rực rỡ, là chắc có
người đại căn cơ xuất hiện, nên từ phương Tây xa xôi đến Đông-Thổ, muốn độ
Lương-Võ-Đế, nhưng đáng tiếc, vua Lương-Võ chỉ thích lo cái bên ngoài, ra
lệnh cứ cách năm dặm xây một am (chùa nhỏ), cách mười dặm xây một tự
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 35
(chùa lớn), không biết chân tu thật luyện.
Vì vua Lương-Võ cơ duyên chưa đến, nên Đạt-Ma tổ-sư mới chuyển đến
Giang Nam, gặp Thần-Quang pháp-sư đang giảng kinh thuyết-pháp, giáo hóa
chúng sinh, công đức vô biên, nên có ý định độ Thần-Quang. Tổ-sư đến trước
giảng đài, hỏi Thần-Quang rằng: “Thưa Đại Sư, ông đang giảng gì vậy?”
Thần-Quang rằng: “Tôi đang giảng kinh thuyết pháp”, Tổ-sư rằng: “Kinh ở
đâu? Pháp tại chỗ nào?” Thần-Quang rằng: “Kinh pháp đều ở trên giấy”, Tổ-
sư nghe vậy liền cầm cây viết vẽ một cái bánh trên mặt giấy, rồi đưa cho Thần-
Quang xem và rằng: “Bánh này tôi tặng Đại Sư ăn cho đỡ đói!” Thần-Quang
thấy vậy ngạc nhiên hỏi: “Bánh giấy làm sao cho đỡ đói được?” Tổ-sư đáp
rằng: “Bánh giấy không thể đỡ đói, vậy Phật-pháp trên giấy làm thế nào siêu
sinh liễu tử được?” Thần-Quang trả lời: “Tuy không được siêu sinh liễu tử,
nhưng cũng có thể miễn đi luân hồi”, Tổ-sư lại hỏi: “Có sinh có tử thì sẽ có
luân hồi, không miễn được sự sinh tử làm thế nào thoát khỏi luân hồi? Kinh
trên giấy vô dụng, những lời thuyết pháp của ông cũng vô dụng, đem đi đốt hết
đi!” Thần-Quang nghe vậy phát cáu lên hét to: “Cái tôi giảng là vạn pháp quy
nhất, tại sao bảo rằng vô dụng hả?” Tổ-sư lại hỏi Thần-Quang: “Vạn pháp quy
nhất, nhất quy về đâu?” Thần-Quang nghĩ không ra câu trả lời, vô cùng phẫn
nộ, liền cầm sâu chuỗi sắt đánh vào mặt Tổ-sư làm gẫy hai chiếc răng cửa.
Đạt-Ma im lặng định lui tránh đi ở ẩn, nhưng vì thấy Thần-Quang căn cơ sâu
sắc, e rằng mất đi cơ duyên thành Phật, nên âm thầm lấy mười hạt chuỗi của
mình, hóa thân thành mười vị Diêm-Quân để điểm hóa Thần-Quang. Thần-
Quang đang thuyết-pháp, bỗng thấy mười vị bạch-diện thư-sinh tới nghe giảng.
Sau khi giảng kinh xong, mười vị thư-sinh tiến tới cầu kiến nói rằng:
“Chúng tôi đây là Thập-Điện Diêm-Quân, vì ngươi đã tới lúc vô-thường,
nay đến trói buộc linh hồn ngươi xuống địa-ngục”, Thần-Quang nghe vậy hết
sức kinh hoàng liền hỏi:
“Tôi mỗi ngày thuyết pháp giảng kinh, giáo hóa chúng sanh đã có 49 năm,
lẽ nào còn chưa được thoát khỏi địa-ngục, vượt khỏi luân hồi sao?” Diêm-
Quân rằng:
“Ngươi chưa được chân kinh chân pháp, vì vậy không thể thoát khỏi sinh
tử được”, Thần-Quang rằng:
“Chân kinh chân pháp ai mà có được?” Diêm-Quân đáp rằng:
“Vị Tăng hồi nãy ngươi đánh ấy là vị Tây-Thiên chân Phật, vị ấy có chân
kinh chân pháp”. Thần-Quang nghe vậy, liền quỳ lạy cầu xin:
“Xin chư vị Diêm-Quân từ bi tạm tha tôi khỏi chết, để tôi đi cầu vị chân
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 36
Phật đó truyền cho tôi chân pháp giải thoát, suốt đời không quên đại ân”.
Khi Thần-Quang khấn cầu quỳ lạy xong, mười vị Diêm-Quân đã biến mất,
Thần-Quang liền lạy ơn Thần-Thánh điểm hóa, rồi tập hợp tất cả lại nói rằng:
“Tôi giảng kinh chỉ có thể khuyến các người làm việc thiện, gia đình hòa
nhã, nhưng không thể siêu-sanh liễu-tử, giờ đây đường ai nấy đi, tôi đi tầm
mạng của tôi đấy!”, rồi nhanh chóng đuổi theo Đạt-Ma, đến Hùng-Nhĩ-Sơn,
thấy Tổ-sư ngồi nghiêm trang không lời, Thần-Quang quỳ tại trước mặt sám
hối tội lỗi, suốt đêm bất động, tuyết rơi ngập đến lưng. Qua ngày sau, làm động
lòng Tổ-sư, Tổ-sư nhướng mắt nhìn nói rằng: “Ngươi tới làm chi?” Thần-
Quang nói:
Bất tri đáo để Nhất quy hà
Thị dĩ Thần-Quang bái Đạt-Ma
Thiếu-Lâm quỳ tuyết vi hà sự ?
Chỉ cầu nhất chỉ đóa Diêm-La.(1)
Tổ-Sư nói: “Dục cầu thượng thừa đại pháp, tất tiên khứ tả bàng”(2)
. Thần-
Quang hiểu lầm ý của Tổ-sư, tưởng “tả bàng” (tả đạo bàng môn) là tả bàng
(chặt bỏ tay trái), liền cầm dao lên chặt đi bắp tay trái của mình để tỏ lòng
thành kính xin được cầu Đạo. Tổ-sư thấy Thần-Quang chân tâm phát hiện,
thực lòng sám hối, trí tuệ cao siêu thật đáng khâm phục, nên đặt pháp danh cho
Thần-Quang là “Huệ Khả”. Tổ-sư lấy áo cà sa khoác lên người Thần-Quang và
truyền Đạo cho, có căn dặn rằng áo cà sa là chứng vật cầu pháp lưu lại cho đời
sau. Sau khi Thần-Quang cầu Đạo xong có để lại một bài kệ:
Vạn pháp quy Nhất, Nhất quy hà?
Hùng-Nhĩ-Sơn tiền bái Đạt-Ma
Thủ chắp giới đao tả bàng khứ
Trực chỉ đơn truyền đóa Diêm La.
Là đời tổ thứ hai tại Đông phương. Sau đó là tam-tổ Tăng-Xán, tứ-tổ Đạo-
(1) “Không biết Nhất quy về nơi đâu? Cho nên Thần-Quang bái Đạt-Ma, Thiếu Lâm quỳ tuyết vì
chuyện gì? Chỉ cầu nhất chỉ tránh Diêm-Vương”.
(2) “Muốn cầu thượng thừa đại pháp, trước hết phải diệt sạch mọi ý niệm tả đạo bàng môn và tất
cả dục niệm”.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 37
Tín, ngũ-tổ Hoằng-Nhẫn, lục-tổ Huệ-Năng, thất-tổ Bạch-Ngọc-Thiềm và Mã-
Đoan-Dương, bát-tổ La-Úy-Quần, cửu-tổ Huỳnh-Đức-Huy, thập-tổ Ngô-Tử-
Tường, thập-nhất-tổ Hà-Liểu-Khổ, thập-nhị-tổ Viên-Thối-An, thập-tam-tổ
Dương-Hoàn-Hư và Từ-Hoàn-Vô, thập-tứ-tổ Dao-Hạc-Thiên, thập-ngũ-tổ
Vương-Giác-Nhất, thập-lục-tổ Lưu-Thanh-Hư, thập-thất-tổ Lộ-Trung-Nhất
(Di-Lặc tổ-sư), thập-bát-tổ Cung-Trường (Tế-Công Hoạt-Phật) Tử-Hệ
(Nguyệt-Huệ Bồ-Tát) tiếp thay truyền thụ Đạo-thống chính thức, tức chánh
phái. Từ chánh phái mà tự mình đi truyền thụ, gọi là bàng-chi-môn. Hôm nay
chúng ta bái được hai vị Sư, là Tế-Công Hoạt-Phật và Nguyệt-Huệ Bồ-Tát, là
đời tổ thứ mười tám, đừng xem thường bản thân mình, vì đã chọn được con
đường chánh mà đi, khỏi phải khổ công uổng phí đấy!
2. Chánh Đạo nhằm mục đích học theo Thánh Hiền, cứu độ chúng-
sanh thoát khỏi khổ hải:
Con người đại đa số là sau khi thắp ba cây nhang, chỉ biết cầu an cầu phúc
cho mình mà không hiểu ý nghĩa kính Thần ra sao. Ngày thường không chịu
làm một tí việc thiện nào cả, tham tâm vọng cầu, tuy rằng Thần vốn rất từ-bi,
cũng khó cho ta được toại nguyện. Các vị Thần-linh được người ta cúng bái
tín-ngưỡng, là do người ta nghĩ đến họ trước đây khi còn sống đã bố-thí xả
thân cứu người, phổ-độ sanh linh, như Nam-Hải Cổ-Phật cứu khổ cứu nạn,
quảng độ chúng-sanh vô số kể; Quan-Thánh Đế-Quân đại trung đại nghĩa, với
tâm chí cứu quốc cứu dân. Cho nên khi ta cúng bái họ, đáng lẽ phải học theo
những thiện hạnh của họ, theo sau gót chân của họ, khấn cầu Tiên Phật phò-hộ
chúng-sanh sớm được thoát khỏi khổ hải, thế mới là cách nghĩ đúng đắn khi ta
lạy Thần bái Phật.
3. Chánh Đạo là chân truyền của ngũ-giáo Thánh-nhân:
Được sanh đúng lúc gặp phải chánh Đạo, nên hiểu thông suốt mục tiêu
chung mà ngũ giáo cùng theo đuổi:
− Nho giáo: Chấp trung quán nhất, tồn tâm dưỡng tánh - trung hậu.
− Đạo giáo: Bảo nguyên thủ nhất, tu tâm luyện tánh - cảm ứng.
− Phật-giáo: Vạn pháp quy nhất, minh tâm kiến tánh - từ bi.
− Công giáo: Mật khấn thân nhất, tẩy tâm rời tánh - bác ái.
− Hồi giáo: Thanh chân phản nhất, kiên tâm định tánh - nhân-từ.
Những điều trên đây cho thấy rõ tầm quan trọng của tâm và tánh, “vạn
pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt, nhất thiết duy tâm tạo”. Lão-tiền-nhân
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 38
thường nói: “Giảng Đạo bất li thân, thuyết-pháp bất li tự-tánh. Li thân giảng
đạo tức tà Đạo, li tánh thuyết-pháp tức tà pháp” (Trong kinh có nói: “Nhất tự li
kinh, tức đồng ma thuyết”). Mạnh-Tử rằng: “Con đường học vấn là không có
gì cả ngoài việc cầu phóng tâm(1)
mà thôi!” Cho nên chúng ta đã đắc Thiên-
Đạo, phải rõ tự-tánh trước, bắt đầu từ Nhân-Đạo, sau đó tinh tiến lên cho hợp
với Thiên-Đạo, thì mới là chánh tín.
4. Chánh Đạo có sự chỉ dạy của Thiên-mệnh Minh-Sư:
Tâm tánh là chúa tể của nhân-thân; “Tánh tại nhân tại, tánh khứ nhân
vong”; “Phật hướng tánh trung tác”, muốn biết tâm tánh tại chỗ nào, định tại
điểm “Chí-Thiện”, là phải được Minh-Sư đích thân truyền pháp môn vô-vi, chỉ
cho biết “suất tánh chi hương”, khai mở “Huyền-Quan-Khiếu”, mới có thể
siêu-sanh liễu-tử. Minh-Sư là người kế thừa Đạo-thống, phụng Thiên thừa vận,
gánh lấy trách nhiệm cứu thế mà giáng trần. một đời Minh-Sư truyền một đời
chi Đạo, nếu như không có Minh-Sư giáng thế thì chân truyền này của Thánh-
nhân không cách nào tầm kiếm được!
~*~*~
B. Sự Phân Biệt Giữa Chánh Đạo Và Tà Giáo
Chánh Đạo là chân truyền của tam-giáo Thánh-nhân, dạy cho con người
biết tu thân lập mạng, học Thánh theo Hiền, truyền thụ Đạo siêu-sanh liễu-tử,
nhìn bề ngoài thấy hình như là giản đơn không có chi hết, nhưng nếu có thể
nghiên cứu tỉ mỉ và thực hành theo, tự nhiên nhận được diệu lý trong đó. Dù là
xuất thế hay nhập thế đều không tách khỏi “Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa”, “cang-
thường luân-lý”, đó là chánh Đạo.
Tà giáo chuyên dùng tà thuật để gạt người, đi ngược với lời của Thánh
Hiền, không lo tu dưỡng thân tâm, không thực hiện đạo luân thường, không lập
công lập đức, hiểu sai lời của Thánh Hiền mà vọng tâm muốn thắng Thiên
thành Phật. Hoặc là dùng tà pháp “điểm thạch thành kim”, “rãi đậu thành
binh”, “ngồi chiếu thăng mây”, “hô phong hoán vũ” để dụ người có lòng tham
vọng, đều là tà giáo đấy!
Tiên Phật có nói: “Đạo có chánh-tà, pháp có khác biệt; nhập tà giáo là tạo
nghiệp, ra khỏi vòng tức ông Phật, nhận chân lý khỏi phải buồn lo, để khỏi gặp
nạn kiếp”. Thời nay tà thuyết dị đoan nhiều vô số kể, thiên môn vạn giáo, nếu
nhận lý chưa được rõ ràng, hoặc trong lòng còn tham vọng, rất dễ bị tà giáo mê
hoặc, một khi bị trụy lạc, là đến sau cùng cũng khó rút khỏi, có thể không cẩn
(1) Ý rằng định tâm, không lo nghĩ.
Minh c Tân Dân ti n tu l c
www.nhatquantungthu.com 39
thận ư?
Kinh Kim-Cang có nói: “Tất cả pháp hữu vi như ảo mộng, ảo ảnh, như
sương mù và như điện chớp, phải nên nhận xét chúng như thế nào?” Tất cả
pháp hữu vi đều là sự hư vọng, tà phép ma thuật, làm sao có thể trường tồn?
Do đó chúng ta nay may mắn gặp được chánh Đạo, được Minh-Sư “nhất chỉ”,
nên biết Thánh Hiền Tiên Phật không hề có việc “tỏ ẩn hành quái”, Khổng-
Phu-tử không tỏ ra lời nói “loạn thần quái lực”, phải tu tâm dưỡng tánh, từ
nhân đạo bắt đầu làm nên, và phải thực hiện nhiều ngoại công, có hằng tâm
duy trì mới có thể đạo thành Thiên thượng, lưu danh nhân gian, không uổng
mất cơ duyên đắc đạo tu đạo.
ooo0ooo
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoHoàng Lý Quốc
 
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phát Nhất Tuệ Viên
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoàng Lý Quốc
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữHoàng Lý Quốc
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Hoàng Lý Quốc
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經Hoàng Lý Quốc
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng Lý Quốc
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngHoàng Lý Quốc
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuHoàng Lý Quốc
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1Hoàng Lý Quốc
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiSonHo22
 

Mais procurados (20)

Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
 
Kinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụngKinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụng
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
 
15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
 
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểu
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 
Tìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạoTìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạo
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
 

Destaque

Liễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnh
Liễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnhLiễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnh
Liễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnhVàng Cao Thanh
 
33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế Âm
33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế Âm33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế Âm
33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế ÂmVàng Cao Thanh
 
神奇的三寶(簡報版)
神奇的三寶(簡報版)神奇的三寶(簡報版)
神奇的三寶(簡報版)243011
 
Cuu Am Chan Kinh
Cuu Am Chan KinhCuu Am Chan Kinh
Cuu Am Chan Kinhthuanan2000
 
開示道義2013
開示道義2013開示道義2013
開示道義2013243011
 

Destaque (7)

đạO nghĩa căn bản
đạO nghĩa căn bảnđạO nghĩa căn bản
đạO nghĩa căn bản
 
Liễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnh
Liễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnhLiễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnh
Liễu Phàm Tứ Huấn - Phương pháp tu phúc tích đức, cải tạo vận mệnh
 
An duc cua cha me
An duc cua cha meAn duc cua cha me
An duc cua cha me
 
33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế Âm
33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế Âm33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế Âm
33 Ứng thân Bồ Tát Quán Thế Âm
 
神奇的三寶(簡報版)
神奇的三寶(簡報版)神奇的三寶(簡報版)
神奇的三寶(簡報版)
 
Cuu Am Chan Kinh
Cuu Am Chan KinhCuu Am Chan Kinh
Cuu Am Chan Kinh
 
開示道義2013
開示道義2013開示道義2013
開示道義2013
 

Semelhante a Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục

Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao lyquochoang
 
An bình tĩnh lặng
An bình tĩnh lặngAn bình tĩnh lặng
An bình tĩnh lặngzukisiwa
 
Tam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungconTam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungconĐỗ Bình
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạLong NguyenThe
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Vo Hieu Nghia
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 
Kinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiKinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiĐỗ Bình
 
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...TnhNguyn722072
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênGarena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênGarena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Phật Ngôn
 
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docxKINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docxHiLaSenChannel
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬTtung truong
 
Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoa Bien
 

Semelhante a Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục (20)

di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao 
 
Hue menhkinh
Hue menhkinhHue menhkinh
Hue menhkinh
 
An bình tĩnh lặng
An bình tĩnh lặngAn bình tĩnh lặng
An bình tĩnh lặng
 
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Tam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungconTam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungcon
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 
Tam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungconTam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungcon
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Kinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiKinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoi
 
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docxKINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
KINH THANH TỊNH PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA.docx
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
 
Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien tts
 

Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục

  • 1. www.nhatquantungthu.com Phát Nh MINHMINHMINHMINH TITITITIẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤC Mùa Xuân năm K Minh Phát Nhất Sùng Đức ĐĐĐĐỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂN ẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤCẾN TU LỤC Mùa Xuân năm Kỷ-Mão, 1999 Minh c Tân Dân ti n tu l c 1 ỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂNỨC TÂN DÂN , 1999
  • 2. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 2 Bài thứ nhất: ĐẠO Chúng ta đã đắc Đạo rồi, vậy Đạo là gì? “Đạo” là chân lý của Vô-Cực, khi được Trời phú cho con người thì gọi là linh-tánh. Cái linh-tánh này vốn thuần thiện vô ác, trong trắng vô nhiễm, do nguyên-nhân lạc xuống hậu-thiên, phải chịu khí-bỉnh câu thúc, bị vật-dục che lấp, làm cho cái tánh vốn sáng suốt lại bị nhiễm ngầm trong mê muội, tuy có tồn tại nhưng không biết là có tồn tại, chỉ biết làm việc theo tâm trạng người phàm trần, tham niềm khoái lạc trên tấm thân hữu sắc nhãn tiền, bị tình dục ràng buộc. Do tham mà cứ tham miết cho nên sự ô trược ngày càng dày đặc, tạo ra các thứ nghiệp-chướng, cho nên bị rơi vào tứ-sanh lục-đạo, luân-hồi chuyển biến, trải qua bao nhiêu ngàn năm, bị như thế chỉ do đắm mê trần thế, không biết làm sao để phản-bổn hoàn-nguyên? Chúng ta nay đã đắc Đạo, được biết con đường trở về cõi Trời, hiểu được tấm thân hữu sắc này là giả, là tạm bợ không thể tồn tại mãi! Chúng ta may mắn gặp lúc Thiên khai phổ-độ, sau khi đắc pháp thượng- thừa thì cần phải tu Đạo. Thánh-nhân có nói: “Thiên-mệnh chi vị Tánh, suất Tánh chi vị Đạo, tu Đạo chi vị Giáo” (1) . Tu Đạo là học lấy con đường dẫn dắt tánh đi, từ vai trò làm người cho tới trở về cõi Trời, tẩy rửa sạch sẽ những nghiệp-chướng do chúng ta tạo ra trong nhiều kiếp trước, những thói hư tật xấu cùng các khí chất xấu xa khác mà chúng ta đang đắm chìm trong đó, cải ác hướng thiện, trở về với bổn-lai diện-mục, phản-bổn hoàn-nguyên, trở về cội nguồn nhận lại Mẫu, thoát khỏi tứ-sanh lục-đạo, địa-ngục luân-hồi, trở về Vô- Cực Lý-Thiên. Nếu chúng ta tiếp tục hành thêm đại công đại đức, phổ-độ chúng-sanh, sau này “Đạo thành Thiên-thượng, danh lưu nhân-gian”, siêu độ cửu-huyền thất-tổ, thành Thánh thành Phật muôn đời bất diệt, mới không uổng công chúng ta sinh ra làm người và gặp được Vô-thượng Đại-pháp. Thiên-Đạo là con đường dẫn từ hậu-thiên trở về tiên-thiên. Đạo tức là Lý, tại Thiên gọi là Thiên-lý, tại Địa gọi là Địa-lý, tại Nhân gọi là Tánh-lý. Tánh-lý này chính là tâm-ấn chân pháp mà các vị Thánh đời đời tương truyền. Từ xưa tới nay các vị Thánh Hiền Tiên Phật đều phải đi tầm Minh-Sư cầu lấy bí pháp, tâm ấn tâm, khẩu truyền tâm thụ, nên xưng là “hằng cổ bất truyền chi bí bửu”. Thời cổ xưa có câu “pháp bất truyền lục nhĩ” là ý này đấy! Chúng ta gặp được duyên cơ tuyệt diệu này, gặp được Minh-Sư đắc thụ Vô-thượng Bồ-Đề diệu- (1) Bản tính tự nhiên do Trời phú cho ta gọi là Tánh; hành theo cái đức có sẵn của bản tính thì gọi là Đạo; một khi đã mất đi tính bổn lai, muốn hồi phục lại thì phải nhờ đến pháp mà tu, gọi là Giáo.
  • 3. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 3 pháp, thật là ba kiếp có tu. Nếu như không biết sự quý báu của Đạo, không tu Đạo bàn Đạo, không chịu gánh lấy đại-pháp để cứu nhân độ thế, thật đã phụ lòng Thiên-ân Sư-đức, uổng gặp phải Thiên-Đạo, cũng giống như đi vào bửu- sơn mà trở về tay không, có phải vừa đáng tiếc lại vừa đáng thương không? Tam-tào phổ-độ trong thời kỳ Bạch-Dương không tiền tuyệt hậu chưa từng có, hôm nay chúng ta may mắn gặp được, nếu như bỏ lỡ thì phải đợi tới 129.600 năm nữa, kỳ niên-nguyên-hội lần sau mới có thể gặp lại cơ duyên này. Mời các vị xem hình vẽ trang sau để ấn chứng thêm, đây là ý nghĩa cho rõ linh-tánh từ Hậu-Thiên trở về Tiên-Thiên:
  • 4. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 4
  • 5. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 5
  • 6. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 6 Bài thứ hai ĐẠO CHI TÔN QUÝ Kinh Thanh-Tịnh có nói rằng: “Đại-đạo vô hình, sanh dục Thiên-Địa; Đại- Đạo vô tình, vận hành nhật-nguyệt; Đại-Đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn-vật, ngộ bất tri kỳ danh, cường danh viết Đạo”(1) , theo ý trong đó ta không khó gì dòm thấy được tin tức của Đạo. Thế-Tôn có nói: “Thiên thượng Địa hạ, duy Đạo độc tôn” 天天天天 上上上上 地地地地 下下下下, 唯唯唯唯 道道道道 獨獨獨獨 尊尊尊尊 Đạo là chân lý tuyệt đối trong vũ trụ. Không có Đạo không thể hình thành nên thế giới. Cho nên sách Trung-Dung có nói: “Đạo dã giả, bất khả tu du li dã”(2) . Từ xưa đến nay, trở thành Thánh Thần Tiên Phật đều từ Đạo mà ra. Kinh Đạo-Đức có nói: “Lập Thiên-tử, trí tam công, tuy hữu hồng bích dĩ tiên tứ mã, bất như tọa tấn thỉ Đạo”(3) . Do đó Đức Thích-Ca không ái mộ ngôi thái- tử cao quý; Đức Diệu-Thiện không tham vinh hoa ngôi công-chúa, lập chí tu Đạo, cho nên vạn cổ lưu phương. Bác sĩ Phương-Đông-Mỹ, nhà triết-học đương thời, lúc phân tích nhân- cách vẹn toàn có nói: “Cho tới những người cao quý, được gọi là Thánh-nhân trong nhà Nho, Chí-nhân trong nhà Đạo, Giác-giả trong nhà phật, tuy là một cảnh giới rất khó đạt được, nhưng ít nhất phải tập trung lại tâm-tánh và tất cả tài năng của mình để cố gắng lo tiến thăng”. Chúng ta tu Đạo là nhằm mục đích đạt tới địa vị Thánh Hiền Tiên Phật. Đức Khổng-Tử có ba ngàn đệ-tử và bảy mươi hai hiền-sĩ, trong đó chỉ khen ngợi Nhan-Hồi là người ham học. Y-Xuyên tiên-sinh có viết: “Nhan-tử sở hảo hà học luận”, viết rằng môn học của Nhan-Hồi là học làm Thánh-nhân, được kế thừa Khổng-môn tâm-truyền và trở thành Phục-Thánh, đó không phải là chuyện ngẫu nhiên. Người xưa có nói: “Thiên-đạo viễn, nhân-đạo cận”, (1) Đức Thái-Thượng Lão-Quân nói: “Đại-Đạo bản lai vô hình vô sắc, nhưng có thể sanh dục Thiên Địa. Đại-Đạo vô tình, nhưng vận hành nhật nguyệt mà sinh bốn mùa. Đại-Đạo không có tên nhưng có thể sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật. Cái vô hình, vô tình, vô danh đó không thể hình dung và miêu tả được, cũng không biết phải đặt một danh từ gì cho thích hợp, miễn cưỡng đặt danh cho là Đạo”. (2) “Cái Đạo này là không được rời khỏi dù trong chốc lát”. (3) “Được làm vua, hay chức tước cao quý, cũng không bằng được cái Đạo này”.
  • 7. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 7 huống hồ chi Đại-Đạo chân truyền, người hậu-bối không cách nào dòm thấy được, làm sao thấu hiểu được như thế nào? (Đức Khổng-Tử nói về tánh và Thiên-Đạo) Càng không biết được sự tôn quý của Đạo (“Sớm nghe Đạo tối chết cũng được”). Thời nay Thiên khai văn-vận, chân Đạo giáng thế, người có duyên đắc được là có thể “kiến tánh thành Phật”. 1) Sự quý báu của Thiên-Đạo ở điểm nào? Thiên-Đạo có rất nhiều điểm quý báu, có thể nói là nhất ngôn nan tận. Chủ yếu là có Minh-Sư ứng-thời ứng-vận gánh lấy Thiên-mệnh, có Đạo-thống đời đời tương truyền từ xưa đến nay, có tâm-ấn chân pháp hằng cổ bất truyền nhưng nay tùy thời cơ mà giáng truyền, còn có tiên-thiên loan đàn(1) để Thần- Đạo được thuyết-pháp dạy đời, nhờ thế mà chư Thiên Tiên Phật giáng đàn ban huấn-từ, tất cả những cái hiển hóa như tam-tài khai-sa chẳng hạn, để đánh thức giấc mộng mê đắm của người đời, cho nên chúng ta có cơ hội kết duyên cùng Tiên Phật; không những chư Thiên Tiên Phật có thể giáng đàn bất cứ lúc nào, mà còn có Vô-Sanh Lão-Mẫu cũng có thể đích thân giáng đàn cùng với chư Thiên Tiên Phật Thần Thánh vào những ngày trọng lễ, mồng một, ngày rằm mỗi tháng, đối diện với các con hoàng-thai của Lão-Mẫu để trút bầu tâm sự đau buồn, nhờ duyên cơ đó mà chúng ta được chính tai của mình và ở ngay trước mặt của mẹ để nghe những lời từ-huấn. Bất luận là Lão-Mẫu hoặc các vị Tiên Phật khác, khi phê thị Thiên-cơ diệu-huấn, đều là nói ra trước rồi sau đó ứng nghiệm. Vả lại, có khi Tiên Phật mượn khiếu, hiện thân thuyết-pháp, hiển hóa tại chỗ, nhờ thế mà giúp người đời tháo gỡ điềm nghi hoặc. Tất cả những điểm quý báu đó chỉ có ở Thiên-Đạo mà thôi! Ngoài ra, điều này mới là tôn quý nhất, đó là Minh-Sư nhất điểm, lập tức tỉnh ngộ trực siêu, không hành mà tới, đến tận Lý-Thiên. Tánh được trở về Vô-Cực, siêu-sanh liễu-tử, nhảy ra ngoài vòng tam-giới, không còn bị giam trong ngũ-hành, vĩnh viễn thoát khỏi cảnh khổ luân-hồi, chấm dứt hẳn khổ đau dưới Diêm-Vương. Chỉ cần theo Đạo chân tu, hết mọi khả năng độ nhân tu kỉ, chân tâm thực hành, còn có thể nhập thế thì là Thánh Hiền, xuất thế thì là Tiên Phật, siêu độ cửu-huyền thất-tổ đồng đăng Lý-Vực, tận đại hiếu báo hồng-ân lực đạt y Thiên(2) , lại có cơ duyên cùng tổ tiên kết duyên, đối diện nhau nói chuyện, y như là tổ tiên được sống trở lại; gặp việc hung ác được hóa thành tốt lành, thể xác được thoát nạn, ngoài ra còn nhiều việc khác không kể xiết! Vả lại sau khi chúng ta điểm Đạo, được biết trong thân thể của mình có “Tự-tánh Chân-nhân Chủ-nhân-ông” là vị trường (1) Loan đàn: Tiên Phật mượn xác giáng cơ bút. (2) Tận đại hiếu có thể cảm động đến Trời.
  • 8. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 8 sanh bất diệt, cho nên về mặt tinh thần có sự gởi gắm, có thể xem tất cả giả cảnh hồng-trần trước mắt này như bông nở ảo giác vậy, các việc được, mất, thành, bại, vinh hoa, tiều tụy, hoặc chết yểu hoặc trường thọ giàu nghèo đều nhìn thông suốt là giả tạo, cứ để cho nó tự nhiên, nên thường được tâm trạng vui vẻ, khỏi bị ràng buộc, khổ đau hay vui sướng đều không trụ nơi thâm tâm, hiển nhiên tự thấy sung túc, thấm mình trong bầu không khí an lạc. Nếu như không phải do sự quý báu của Thiên-Đạo thì làm sao có được như thế! Cho đến một ngày công-quả viên-mãn, linh quy thượng giới lãnh nhận từ-bi của Hoàng-Mẫu, theo công mà định quả-vị, chứng đắc liên-phẩm, hưởng thụ thanh phước 10,800 năm, vĩnh viễn thoát khỏi luân-hồi sanh-tử, chẳng lẽ như thế không phải sự quý báu của Thiên-Đạo chăng? Nếu không thì làm sao được hưởng cực-lạc như thế! Những lời vừa nói trên chỉ vài điểm tóm tắt khái quát, ấn chứng sơ sơ, nếu như nói tường tận cụ thể, thật không thể tả hết bằng giấy bút được! 2) Sau khi cầu Đạo có hữu ích gì cho chúng ta? Sau khi chúng ta cầu Đạo, nhận được những lợi ích không thể dùng lời nói đôi ba câu mô tả hết được! Việc đầu tiên nhất là được thụ Minh-Sư chỉ điểm, điểm khai bí-khiếu sanh-tử, được biết linh-tánh của mình mới chính là vị chân- nhân của bản thân mình, thể nghiệm thật sâu sắc rằng thể xác không phải là chân-ngã, nó như một căn nhà chẳng qua mượn ở tạm vài chục năm thôi, mọi động tác của thể xác và tác dụng của nó đều dưới sự chi phối của chân-nhân này. Nếu như không có linh-tánh làm chủ tể, thì thể xác chẳng qua là một miếng thịt chết, còn có thể linh động hoặc tác dụng gì nữa? Nếu đã biết rõ thể xác không phải là thật, thì mọi thứ ở ngoài thân thể, đương nhiên không có thứ nào mà không phải là giả; thí dụ như: phú quý, công danh, tiền bạc, sản nghiệp, vợ con v.v... có thứ nào không phải là ảo cảnh trước mắt? Nếu như đã nhìn thấu suốt cái thật và cái giả, phân biệt rõ ràng cái nặng và cái nhẹ, thì đối với ảo cảnh ngoài thân thể, tự nhiên sẽ không trụ nơi thâm tâm, đạt được không đáng để mừng, mất đi không đáng để ưu sầu, tự nhiên sẽ nhất tâm thanh tịnh, không có một tí nào ràng buộc, thân tâm thoải mái, phiền não bị diệt tận gốc, được như thế có phải là Thần Tiên tại thế chăng? Ngoài ra, sau khi đắc Đạo, coi trọng việc Đạo, gặp việc gì cũng tìm tòi nơi chính bản thân mình, luôn thầm lăng suy nhớ lỗi lầm của mình, tâm không dám dấy lên vọng niệm, thân không dám có vọng hành, khẩu không dám nói vọng ngữ, thân tâm thanh bạch, động tịnh hợp lý, đối với người khác hoặc chính mình đều như nhau cả, đại công vô tư, cho nên được sự hòa nhã trong gia đình, được láng giềng khen ngợi, làm cho bản thân càng cảm thấy vui
  • 9. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 9 sướng vô biên; còn sự quan hệ của việc ăn chay trong vô hình đã ít tạo tôi nghiệt biết bao, ít vướng bao nhiêu oán nợ, mà thân xác của mình lại được khử trược lưu thanh, kết quả là tránh âm dưỡng dương, cho nên từ yếu kém chuyển thành cường mạnh, ít bệnh tật, nét mặt sáng suốt, luôn luôn mạnh khỏe; hơn nữa sau khi cầu Đạo, chân tâm thực-hành, thành tâm sơ cảm, do lòng thành của mình nên lúc nào cũng được Tiên Phật phò-hộ, việc hung hóa kiết, gặp nạn được chuyển hóa thành tốt đẹp, không cầu bình an lại được bình an, không cầu hạnh-phúc lại được hạnh-phúc, thế này chẳng lẽ không phải là những lợi ích do được Đạo mà có chăng? Huống hồ chi có sự chỉ dạy của Thần-Đạo, lúc nào cũng được Tiên Phật chỉ đường dẫn lối, nếu gặp việc gì chưa được rõ ràng hoặc có việc gì chưa đúng, liền được Tiên Phật từ-bi chỉ dạy cho ngay, được cứu vãn kịp thời, tránh được tình trạng đã sai rồi lại sai thêm, sau cùng trở thành một lỗi lầm lớn; không những như thế, luôn cả những tội lỗi đã tạo ra trong cuộc đời của mỗi người đều được Hoàng-Mẫu đặc biệt ân-từ phê chuẩn cho sám-hối, sửa lỗi hoàn lương, tống đi sạch sẽ những vật dơ bẩn đã tích lũy trong thân tâm nhiều năm, từ đó nội ngoại được thanh bạch, thân tâm không bị ràng buộc, nên nảy sinh niềm vui vô tận, thử hỏi hạnh-phúc của đời người có cái nào hơn thế này chăng? Đối với việc tránh kiếp khỏi nạn, phản-hồi Lý-Thiên, siêu-sanh liễu-tử, thoát khỏi luân-hồi là việc sau này, tạm không nhắc tới, chỉ xem mọi thứ lợi ích trước mắt cũng không thể nói rõ từng cái một, như thế chính là những điểm lợi ích chúng ta nhận được sau khi cầu Đạo. Chúng ta được sự chiếu cố đặc biệt của Bề-trên, gặp phải lương duyên này, nhờ ân-từ của Bề-trên, cho nên mới nhận được mọi thứ siêu-nhiên hạnh-phúc vừa kể; nhưng “biết ơn phải nhớ đền đáp”, từ xưa đã có câu nói như thế, cho nên sau này càng phải cố gắng mà hành, như câu nói “cây dài trăm thước, tiến thêm một bước”, càng nỗ lực thêm trên con đường Đạo, để đền đáp Thiên-ân Sư-đức trong giây lát, để hồng- nguyện của mình được thực hiện, thật là một cơ may hiếm có mà phải trải qua 10,800 năm, hôm nay mới được gặp! Khổng-Tử, Đức Thích-Ca và Chúa Jesus được cơ quan học thuật Hoa-Kỳ công nhận là tam-đại vĩ-nhân trên thế giới, đủ cho ta thấy rằng dù có sự tiến bộ của khoa học vật chất, nhưng địa-vị và nhân- cách của Thánh-nhân vẫn muôn đời bất diệt. Vương-Dương-Minh lúc mười ba tuổi đã lập chí học làm Thánh-nhân. Nay chúng ta gặp được Thiên-Đạo, đó là con đường ngắn nhất đi đến Thánh Hiền. Theo những lời vừa kể, đủ cho thấy rõ sự tôn quý của Đạo. Sư-Tôn có nói:
  • 10. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 10 “Nhân tước nã hữu Thiên tước quý, công danh yên hữu Đạo danh cao” (1) , thật là không nói sai tí nào! (1) “Tước vị ở trần gian nào quý bằng tước vị nơi Thiên-Đàng; công danh ở trần gian nào cao hơn Đạo danh”.
  • 11. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 11 Bài thứ ba THIÊN MỆNH MINH SƯ CHI ẤN CHỨNG Sư có dạy rằng: Ứng-vận lạc hồng-trần, 應 運 落 紅 塵 Hà mệnh độ càn-khôn, 何 命 度 乾 坤 Ấn chứng Minh-Sư đức, 運 證 明 師 德 , Ngộ giả thị tri âm. 悟 者 是 知 音 . Từ xưa tới nay người tu Đạo rất nhiều, nhưng người được thụ chân truyền thì rất hiếm, là vì Minh-Sư khó gặp. Minh-Sư là người kế thừa Đạo-thống, do ứng-vận cứu thế mà giáng xuống phàm trần. Lúc này gặp phải Ngọ-Mùi, hai hội đổi giao nhau, là lúc tam-kỳ mạt-kiếp, Thiên khai phổ-độ, truyền cho “bí- bửu”, xưa nay không khinh truyền tận lộ nơi Đông-thổ. Chúng ta may mắn gặp được chân truyền, vốn không phải là việc dễ dàng, nếu không phải do Minh-Sư giáng trần, có thể nói là dù đi giầy sắt tới mòn lũng vẫn chưa tìm thấy! Do vậy, chúng ta ngày nay được thấm nhuần Thiên-ân, phải biết cái chân của Thiên- mệnh Minh-Sư, đừng có xem thường! Cho nên hôm nay nói sơ qua về chứng nghiệm của Minh-Sư truyền Đạo, để quý vị tham khảo. Đạo là Tánh-lý chân truyền, là “bất nhị pháp môn” để được siêu-sanh liễu- tử thoát khỏi luân-hồi. Pháp môn bất nhị này là do Minh-Sư kế thừa truyền thụ. Minh-Sư là người nhận mệnh lệnh Thượng-Đế, giáng thế cứu nhân, kế Thiên lập cực, thế Thiên tuyên hóa. Cho nên Khổng-Tử có nói: “Quân-tử úy Thiên- mệnh, úy Đại-nhân, úy Thánh-nhân chi ngôn”. Sư-Tôn, Sư-Mẫu là hai vị lão-tiền-bối lãnh thụ Thiên-mệnh của Lão-Mẫu giáng thế mang lốt phàm trần, hóa thân là Cung-Trường và Tử-Hệ, không luyến Thánh-vị, không ngại khổ cực, chỉ lo độ hóa chúng-sanh là nguyện vọng của mình. Gặp lúc thời kỳ mạt-kiếp này, càng gánh thêm trọng trách là phổ-độ tam-tào(1) , không những chúng-sanh tại thế gian nhờ được thoát khổ nạn(2) ,
  • 12. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 12 luôn cả Khí-Thiên Tiên(3) , Địa-phủ quỷ-hồn(4) cũng hiển hóa nhân gian khẩn cầu tế độ. Vả lại, Minh-Sư có nhiều điểm để chứng minh, không phải chỉ bằng lưỡi ba tấc tự xưng tự rằng. Sư-Tôn, Sư-Mẫu đồng lãnh Thiên-mệnh giáng thế có ấn chứng rất nhiều. Trong “Cổ-Ngôn Sám-Ngữ” có ghi rõ: Xưa kia có một ngôi Thất-Thánh-cung, còn gọi là Thất-Phật-tự, được dựng tại làng Mã Dinh, ấp Hiếu Nghĩa, huyện Phân Dương, phủ Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, trong đó cung phụng bảy vị Thánh-nhân, nơi đây có Hà-đồ bia-văn ghi rõ, là do Nữ-Oa- Nương-Nương khắc ra, bài thất-ngôn cổ-sám rằng: Mẫu định tam dương độ nguyên-nhân Phục thủy Hy Hoàng giáng Đạo nguyên Lâm sơ Thái Công xiển Thánh Vương Thái lai Thiên Chân bàn thu viên(5) . Vào thời bị Nhật đánh chiếm, sông Hoàng-Hà bị khuyết đê, có hiện ra bia- văn ghi rằng: Cung-Trường ứng-vận lãnh Thiên-mệnh Khẩu truyền tâm-ấn hồng chân Đạo. Vân cập tam lục trung thu dạ, Nhân tuy viên tịch Đạo do tồn, Tử-Hệ thái âm kế thừa tiếp, Lập kỉ lập nhân Thiên-mệnh đảm. Đồng thời Lão-Mẫu ứng cho việc mạt-hậu thâu-viên, đặc ban Phật-chỉ, lệnh Tiên chân Bồ-Tát tề thính Phật lệnh, đồng trợ Sư gánh vác, thiên Phật vạn Tổ, đều tới giúp sức trợ Đạo, huyền diệu thế này, thật khó tả cho tường tận! Cho nên nói Thiên-mệnh không phải trò đùa, nếu không phải do Đạo chánh, Lý chánh, Thiên-mệnh chánh, làm sao được thụ “Minh-Sư nhất chỉ”? Một khi hết tuổi thọ, thể xác chứng minh cho ta thấy: Mùa Đông không bị cứng, mùa Hạ không bị thối, mặt mũi như lúc còn sống. Lão-Mẫu e rằng các Phật-tử trầm mê khổ hải, không thể hiểu rõ Thiên ý và việc ứng-thời ứng-vận, nhất điểm siêu-sanh, sự quý báu của Thiên-mệnh giáng thế, cho nên đặc biệt ban cho phi loan(1) tuyên hóa, có thể cho các vị đã đắc Đạo quy-không, hoặc các vong-linh đã được siêu thoát đến dự đàn cơ, nói ra mọi việc trải qua trong lúc còn sống (1) Phi loan: sự giáo hóa bằng cơ bút.
  • 13. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 13 và sau khi chết. Được huyền diệu như thế, nếu không phải do cái chân của Thiên-mệnh, thì người phàm sao có thể làm được! Không những vậy, hiện nay trên thế giới có đủ loại thiên môn vạn phái, đó là do sự sắp xếp huyền diệu của Bề-trên, để ứng Cung-Trường tổ “đại biện thâu-viên”. Lão-Mẫu đã cho sai xuống trước đủ loại môn giáo để dẫn dắt con người hướng thiện, sau cùng là vạn giáo quy nhất. Trong kinh Long-Hoa có câu thơ rằng: Cung-Trường xuất thế kỉ nhân tri, Độ tận vạn giáo tề quy nhất, Tẩu mã truyền Đạo thời niên chí, Độ thoát hoàng-thai tảo xuất kỳ(1) Trong Di-Lặc Chân-Kinh có nói: “Thiên-Chân thâu-viên quải Thánh- hiệu”(2) . Những thứ này đều là nói trước và ứng nghiệm sau, chứng minh cho thấy sự kế thừa Đạo-thống của Sư-Tôn Sư-Mẫu, tuyệt đối không phải chỉ nói bằng miệng. Lúc này đang gặp phải thời mạt-vận, chân Đạo phổ truyền, mà Sư chỉ có một người, làm sao có thể bôn ba đây đó được? Cho nên Lão-Mẫu từ-bi, bất cứ người nào có đức hạnh, có thể hi sinh vì Đạo, đều được lãnh nhận Thiên-mệnh, thế Sư đi lo mọi việc, thế Sư truyền Đạo. Cho nên sách Trung-Dung có nói: “Cố đại đức giả tất thụ mệnh”(3) . Trong nhân gian thường nói câu: “Thiên- mệnh đại thị Hoàng Thánh-chỉ”(4) . Chúng ta tu Đạo, đối với Đạo phải biết kính và luôn luôn khắc ghi trong lòng, uống nước nhớ nguồn, thường có Đạo-niệm trong lòng, đồng tâm đồng đức, phân biệt rõ ràng Minh-Sư chân hay ngụy. Tu Đại-Đạo này nói không khó, chỉ mong quý vị lấy làm tham khảo và tự tìm hiểu cho ngộ tỉnh. * Phần chú thích: (1) “Sư-Tôn ra đời được mấy người biết, độ tận vạn giáo đồng quy nhất, Thiên thời đến truyền Đạo rất gấp rút, độ nguyên Phật tử thoát li bể khổ”. (2) “Sư-Tôn Thiên-Nhiên và Sư-Mẫu Tố-Chân đồng lãnh Thiên-mệnh thu viên”. (3) “Nếu người có đại đức, tất lãnh được Thiên-mệnh”. (4) “Thiên-mệnh tựa như Thánh-chỉ của Hoàng-Đế”.
  • 14. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 14 (1) Tam-tào: - Thiên-tào (các vị Tiên tại tầng giới Khí-thiên). - Địa-tào (quỷ-hồn tại địa-phủ). - Nhân-tào (chúng-sanh tại nhân-gian). Tam-tào phổ-độ, Đại-Đạo phổ truyền, trên là độ Khí-Thiên Đại-Tiên, Hà- Hán Tinh-Tú; giữa là độ nhân-gian thiện-nam tín-nữ, dưới là độ quỷ-hồn u- minh tại địa-phủ, gọi là tam-tào phổ-độ, nếu như không phải là Thiên-mệnh Minh-Sư, thì làm sao tam-tào có thể cùng được độ? (2) Trung độ nhân-gian thiện-tín: Là phổ-độ cái dễ nhất trong tam-tào, chỉ cần thân gia được trong sạch, nhờ Dẫn-Bảo-sư lập nguyện đảm bảo, là được Minh-Sư chỉ điểm. Sau khi cầu Đạo, nếu có thể lo tu trì hành thiện, tích đức cảm động Bề-trên, thì khi còn sống trên đời có thể phùng hung hóa kiết, khi gặp nạn được trở nên tốt lành, sau khi chết được siêu-sanh thoát khỏi luân-hồi, được chứng minh qua xác thân sau khi chết. Thích-giáo và Đạo-giáo đều cho rằng khi sư phụ viên tịch (qua đời), có hiện tượng “tọa hóa thùy cân”, nhưng trong muôn ngàn người không được một, Đạo chúng ta hễ ai được điểm truyền xong, chỉ cần có tâm địa lương thiện, sau khi chết thân thể như còn sống: mùa Đông không bị cứng, mùa Hạ không bị thối; còn điều có thể chứng minh nữa là sau khi đắc Đạo quy-không, đủ 100 ngày sau có thể mời tánh-linh của người qua đời tới đàn thuyết giảng lời huấn để kết duyên, nói lại cho biết những việc trải qua trong lúc còn sống và sau khi chết, hoặc trước khi chết chưa kịp dặn dò điều chi. Về những chuyện kết duyên thế này có rất nhiều, các vị có thể tới thỉnh giáo các vị tiền-hiền. Sau khi điểm Đạo, nếu biết thành tâm tu luyện, tu Đạo làm việc Đạo, lập công bồi đức, một khi công-quả viên-mãn, thoát xác quy thăng, linh-hồn được trở về cõi Thiên, là được Lão-Mẫu án công định quả, sắc phong phẩm-liên (cửu-phẩm liên-đài), vinh hoa biết bao! Các vị có thể tham khảo câu chuyện “Từ-Đức Đại-Tiên” trong quyển “Đại-Đạo Kiến-Văn-Lục” để hiểu rõ hơn sự tôn quý của Đạo! (3) Thương độ Khí-Thiên Đại-Tiên: Những người tu hành trong quá khứ, hoặc trung-thần hiếu-tử, liệt-nữ tiết- phụ, sau khi chết, lý nào lại không có gì hết? Nhưng tuy là có thể thăng lên làm Khí-thiên chi Tiên hoặc Quỷ trong chư Thần, mà không được đắc Thiên-
  • 15. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 15 Đạo vẫn không thể thoát khỏi luân-hồi. Cho nên Khí-thiên chư Tiên thường đi khắp nơi hiển hóa, và tới chỗ Nam-Cực Tiên-Ông xin cho quái-hiệu, tìm người hữu duyên lúc mình còn sống, nhờ dẫn-bảo để cầu đắc Thiên-Đạo đặng trở về Lý-Thiên. Có một vị trong số các vị đầu tiên, Vân-Du cô-nương, được Sư-Mẫu đích thân độ cho, sau khi cầu Đạo đi khắp nơi liễu tay trị bệnh, hiển hóa độ nhân, rồi sau được Lão-Mẫu phong là Giáo-Hóa Bồ-Tát, trở thành Tiên trưởng trong Vân-tự-bang. Trong Vân-tự-bang gồm 3.000 vị đã được độ đầy đủ, đó là câu chuyện cầu Đạo của Khí-thiên Đại-tiên. Một trong ba lớp có tên là Mậu-tự-bang, là quyến thuộc của Sư-Tôn trong 72 lần giáng thế, gồm có 3.000 vị, do sư huynh làm Tiên trưởng. Còn trong Ngộ-tự-bang là do Vương-Dương-Minh Phu-tử làm Tiên trưởng. Các vị Đại- Tiên có nhiều vị tới cầu Đạo, đều có huấn-văn làm chứng. Như Lão-tiền-hiền độ Tư-Mã-Quan, cho nên Lão-tiền-hiền tới Đài Loan, Tư-Mã Đại-Tiên cũng thường tới trợ Đạo. Một trong các Đại-Tiên cầu Đạo tại Đài Loan, Trịnh- Thành-Công Đại-Tiên, vào thời gian gần đây có hiển hóa rất nhiều, kế tiếp độ nhân viên làm việc trong miếu, sau đó lại chỉ điểm cho một số thiện-nam tín- nữ, do trước khi chưa cầu Đạo, được Đại-Giáp Thiết-Chăm-Sơn đến mở pháp hội một tuần, trong pháp hội độ được rất nhiều người, còn có Tiên Phật phê huấn lời khuyên hóa. Lại như những vị Chùa Bà rất nổi tiếng cũng mượn Tạ- Đăng-Giáp tới bái Minh-Sư. (4) Dưới độ địa-phủ quỷ-hồn: Hồi xưa Phật-quy có rằng: “Nhất tử thành Đạo cửu tổ siêu-sanh”. Đương thời trước khi phổ-độ, chắc chắn là độ người sống không độ người chết, sau được Tam-Quan Đại-Đế, Địa-Tạng Cổ-Phật khẩn cầu hồng-ân, mới được chuẩn âm dương tề độ, hễ có con cháu tu Đạo, tổ tiên có thể ở phòng chờ đợi, đặng được siêu bạt. Sau khi được siêu bạt, được tu luyện tại Thiên-Phật-Viện, qua 100 ngày sau, cũng có thể tới Phật-đàn phán lời huấn để kết duyên. (Xin tham khảo “Thiện hồn Chu-Phụng-Liên cầu Đạo ký” trong quyển “Đại-Đạo kiến-văn-lục”) Sau khi cầu Đạo lại tới trợ Đạo, có thể thấy tam-kỳ mạt-kiếp này, quỷ-hồn cũng khiếp sợ đi khắp nơi tầm người hữu duyên để được siêu bạt. (5) Giải nghĩa: - Trong câu thứ nhất, là ý nói tiên-thiên Lão-Mẫu sắc định Thanh-dương, Hồng-dương, Bạch-dương phổ-độ hoàng-thai nguyên-nhân. - Trong câu thứ hai, chữ “Phục” là địa lôi phục quái, cũng tức là thượng
  • 16. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 16 Khôn hạ Chấn, Khôn là hậu-thiên Chấn, tại Đông phương là tam, tam là thuộc màu xanh, Hy là Đế-hiệu của vua Phục-Hy, tức là nói Thanh-dương kỳ bắt đầu, vua Phục-Hy là khởi nguyên trong việc giáng Đạo. Trước vua Phục-Hy, Đạo-thống vốn là minh truyền minh thụ tại thế gian. Cho nên vào thời gian trước vua Phục-Hy 800 năm, con người ai ai cũng đều ý thành tâm chánh, nên ai nấy đều có Đạo; sau vì trong thời gian 800 năm này, tạo ra tội ác, Đạo ẩn Thiên thượng, còn kiếp họa thì hiện rõ nơi nhân gian, Phục-Hy Hoàng-Đế phụng Thiên thừa vận, bắt đầu truyền Đại-Đạo. - Trong câu thứ ba, chữ “Lâm” là địa-trạch, “lâm” cũng tức là thượng Khôn hạ Đoái, Khôn là hậu-thiên Đoái, tại Tây phương là bảy, bảy là màu xích nâu là một chủng loại màu đỏ, Thái-Công là Thánh-hiệu của Lữ-Thượng, cũng tức là nói: Khởi điểm thời Hồng-dương, Thái-Công Lữ-Thượng huyền dương Đại-Đạo, nội Thánh ngoại Vương. - Trong câu thứ tư, chữ “Thái” là Địa-Thiên thái-quái, cũng tức là thượng Khôn hạ Càng, Khôn là hậu-thiên Càng, tại Tây Bắc phương là sáu, sáu là màu trắng, Thiên-Chân là Thánh-hiệu của Sư-Tôn Thiên-Nhiên và Sư-Mẫu Tố- Chân. Thu viên là một quãng đường cuối cùng, cũng tức là nói: Đến thời kỳ Bạch-dương, Sư-Tôn Sư-Mẫu chúng ta lo việc mạt-kiếp tam-tào phổ-độ thu- viên đại sự, là cái chứng minh cho biết có Thiên-mệnh Minh-Sư.
  • 17. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 17 Bài thứ tư ĐẠO THỐNG Lão-tử rằng: “Đại-Đạo vô hình, sanh dục Thiên-Địa”; lại nói rằng: “Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật”, đủ cho ta thấy nguồn gốc của Thiên-Địa là phát sinh từ cái “Đạo” này. Do đó Lão-tử nói: “Hữu vật hỗn thành(1) tiên Thiên-Địa sanh”. Cho nên trước khi có Trời Đất, thì vốn đã có cái “Đạo” này rồi! Chúng ta phải biết rằng tôn giáo trên thế gian tuy có muôn ngàn môn phái, nhưng Đạo của Thượng-Đế là duy nhất không hai, cho nên cái chánh pháp do Phật nói gọi là “bất nhị pháp môn”, bất nhị pháp môn tức là chánh Đạo. Khổng-Tử nói rằng: “Sáng nghe Đạo, tối chết cũng được”. Vãng-Triết nói: “Tiên thiết vạn giáo truyền kinh điển, mạt-hậu Thiên-Đạo biện thâu-viên”. Do đó đủ cho ta thấy rằng muôn ngàn môn phái trên đời đều là phụng lệnh Thượng-Đế truyền thụ, và chứng minh thiên kinh vạn điển của chân Thiên- Đạo, phải đợi cho tới giờ phút sau cùng, Thượng-Đế phái Minh-Sư giáng thế lo việc đại-biện thâu-viên. Nhưng Minh-Sư từ cổ xưa cho tới hiện nay, không phải chỉ có một người, còn về thống-hệ cũng chẳng phải chỉ có một đời. Các tôn giáo đều tự cho là Minh-Sư phụng Thiên-mệnh của Bề-trên, là chân truyền chánh môn, chúng ta thử hỏi bằng chứng cụ thể rõ ràng, thì có thể trả lời một cách xác thực và viên-mãn không? Phải hỏi Đạo đang rao truyền là Đạo gì? Đạo của ai? Truyền Đạo do phụng lệnh của ai? Có bằng chứng cụ thể nào không? Thiên-tánh của chúng ta do ai phú cho? Thiên-Địa do ai sáng tạo ra? Đại-Đạo được giáng xuống trần gian bằng lối nào? Được minh hiển vào lúc nào? Cho tới hiện giờ gồm có bao nhiêu thời đại? Gồm có bao nhiêu truyền thống? Nếu như trả lời không được thì không hiểu chân Thiên-Đạo là như thế nào? Chân Thiên-Đạo thì chắc có chân Thiên-mệnh. Thiên-mệnh là thừa minh mệnh của Thượng-Đế, cho nên chúng ta sùng bái vị tối cao là “Thượng-Đế”, Thiên-tánh của chúng ta là được Thượng-Đế phú cho, Thiên-Địa là do Thượng-Đế sáng tạo ra, Đạo là do Thượng-Đế cho giáng xuống, Minh-Sư là do Thượng-Đế sai xuống, một khi đã có mệnh danh của Thượng-Đế, thì tất nhiên là có sự chứng minh theo hệ thống, nên vị đó mới có thể gọi là “Thiên mệnh Minh-Sư”, là chánh Đạo chân truyền! Từ vua Phục-Hy nhất vạch khai Thiên, tạo ra bát-quái tiên-thiên, thấy (1) “Hữu vật hỗn thành”, là một khối hỗn độn không hình không tướng, ý nói là cái “Đạo”.
  • 18. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 18 được sự ảo diệu của Thiên-Địa, là lúc Đại-Đạo bắt đầu giáng thế, kế tiếp là vua Thần-Nông nếm thử trăm loài cỏ cây, phân biệt dược tính, để đặng cứu thế cứu dân mà thừa tiếp Đạo-thống; rồi có Hiên-Viên Hoàng-Đế đi khắp nơi tầm Minh-Sư, sau gặp Quảng-Thành-Tử mới đắc chân Đạo, có viết quyển “Âm- Phù-Kinh” nhằm huyền dương “Đại-đạo diệu-chỉ”; truyền tiếp cho Thiếu-Hạo, sau đó truyền cho vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, vua Thang, Y-Duẫn, Văn- Vương, Võ-Vương, Thái-Công, Châu-Công kế thừa Đạo-thống, tâm-pháp cứ “nhất mạch tương truyền”. Lúc này gọi là Thanh-dương ứng-vận, Đạo là hoàn chỉnh không phân tách ra, cho tới đời Chu-Lệ-Vương, Chu-U-Vương. Về sau Quân-Vương vô Đạo, ngũ-bá thất-hùng trỗi dậy, chánh lệnh của Thiên-tử không thể thi hành trong thiên-hạ, là lúc Đạo chuyển sang thời kỳ Hồng-dương, được chia thành tam-giáo. Lão-tử ứng-vận giáng phàm, xiển dương Đạo-tông, Đông độ Đức Khổng-Tử, Tây hóa thân làm Nhiên-Đăng Cổ- Phật độ Phật Thích-Ca, sau hiển tử-khí nơi Hàm-Cốc quan, quan giữ cửa ải là Duẫn-tử xét thiên-văn biết có Thánh-nhân đi qua, nên giữ lại cầu xin lưu ngôn, Lão-Tử vì thế mà trứ Đạo-Đức kinh gồm năm ngàn chữ lưu truyền lại hậu thế, là thủy tổ của Lão-giáo. Đức Khổng-Tử chu du liệt quốc, lập ra Thi-Thư, Lễ- Lạc, soạn ra Chu-Dịch, tác ra quyển Xuân-Thu, lập đàn mở lớp dạy, giáo-hóa muôn vạn, huyền dương chân lý vĩnh cửu bất biến, kế vãng khai lai, lập ra định luận “vạn thế bất biến”, là thủy tổ của Nho-giáo. Những cái tinh vi ảo diệu của Chí-Đạo, trong quyển Đại-Học và Trung-Dung có nói rất tường tận: Khi Khổng-Tử truyền cho Nhan-Hồi, Nhan-Hồi nhận được “quyền quyền phục ưng” (chăm chăm giữ lấy và một lòng hướng tới); Tăng-Tử nhận được “chiến chiến căng căng” (thận trọng sợ hãi); Tăng-Tử truyền cho Tử-Tư; Tử-Tư truyền cho Mạnh-Tử; Tử-Tư nói rằng: “Đạo là cái không thể bị rời khỏi thân mình trong giây lát”; Mạnh-Tử nói rằng: “Thiên hạ nhược viện chi dĩ Đạo”. (Trên đây là 18 đời tổ-sư Đông phương kỳ trước). Từ Mạnh-Tử trở đi, tâm-pháp bị thất truyền, dòng mạch Nho giáo bị ngắt, trải qua các triều đại như Tần, Hán, Tấn, Tùy, Đường, chu tử bách gia đều nghị luận về Đạo, nhưng không một người nào đạt đến Thánh-vực. Đến thời kỳ Viêm-Tống(1) , ngũ tinh tụ Khuể, văn vận Thiên khai(2) , có vài vị rất giỏi liên tiếp ra đời, bắt đầu từ Hi-Di, sau đến Châu-Liêm-Khê, anh em Trình-Hạo Trình-Di, Trương-Tải, Chu-Hy, Lục-Tượng-Sơn... Nhờ thế mà chân Nho được (1) Thời Tống Thái-Tổ Triệu Khuông-Dẫn. (2) Khuể là một vì sao trong nhị-thập bát-tú. Vào niên hiệu Càn-Đức năm thứ năm đời Tống Thái-Tổ (năm 967 Tây lịch), Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ năm hành tinh xếp thành một hàng, hướng về sao Khuể, lý-học bắt đầu thịnh hành vào thời đó.
  • 19. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 19 sáng tỏ lên, nhưng vì đạo vận chưa đến, chỉ thích nghĩa chân lý của Đạo mà không một người thừa kế Đạo-thống. Xem xét rõ thấy trước thời Mạnh-Tử, Đạo-bàn đã ám chuyển Tây-vực, về sau là Thích-giáo thừa kế. Cho nên Tống- Nho tuy có người tài liên tiếp ra đời, nhưng chẳng qua giúp xiển dương “Đạo- chỉ” mà thôi! Đạo được chia ra làm tam-giáo, mỗi giáo tự truyền một nơi, tự có kinh điển để lại. Phật Thích-Ca cùng thời với Đức Khổng-Tử, ứng vận nơi Tây-trúc, thuyết pháp độ chúng 49 năm, là thủy tổ của Phật-giáo, truyền tâm-pháp cho đại đệ-tử là Ca-Diếp Tôn-Giả, là vị tổ-sư thứ nhất của nhà Phật. Ngài Ca-Diếp truyền cho A-Nan-Đà Tôn-Giả là tổ-sư thứ hai,..., tâm-pháp một mạch chân truyền đến tổ-sư thứ 28 là Bồ-Đề Đạt-Ma Tôn-giả. Đến đời Đạt-Ma tổ-sư, Đại- Đạo hoàn nguyên, trở về Trung Hoa, gọi là “lão-thủy hoàn-triều”. Đạt-Ma tổ- sư đến Trung Hoa (vào thời vua Lương-Võ) là sơ-tổ của nhà Phật ở Đông phương. Từ khi Đạt-Ma đi vào Trung Quốc, chân Đạo được nhất mạch tương truyền: Thần-Quang nhị-tổ, Tăng-Xán tam-tổ, Đạo-Tín tứ-tổ, Hoằng-Nhẫn ngũ-tổ, Huệ-Năng lục-tổ, cho tới lục-tổ là y-bát bị thất truyền, và rồi có danh từ gọi là “Nam đốn” “Bắc tiệm”, nhưng thật ra là Đạo được về với tục-gia; Lục-tổ độ Bạch-Ngọc-Thiềm và Mã-Đoan-Dương, hai vị là thất-tổ, từ đó Đạo được chuyển tới hỏa-trạch; La-Úy-Quần bát-tổ, Hoàng-Đức-Huy cửu-tổ, Ngô- Tử-Tường thập-tổ, Hà-Liễu-Khổ thập-nhất-tổ, Viên-Thối-An thập-nhị-tổ, Dương-Hoàn-Hư và Từ-Hoàn-Vô là thập-tam-tổ, Diệu-Hạc-Thiên thập-tứ-tổ, Vương-Giác-Nhất thập-ngũ-tổ, Lưu-Hóa-Phổ thập-lục-tổ. Như thế là 16 đời thời kỳ Hồng-dương được viên-mãn, rồi Đạo được chuyển qua Đông-Lỗ, Lộ- Trung-Nhất ứng-vận là thập-thất-tổ, Đại-Đạo chuyển sang thời kỳ Bạch- Dương. Đạo-thống tâm-pháp nhất mạch chân truyền đến đời tổ thứ 18 là Cung- Trường (Trương) và Tử-Hệ (Tôn) hai vị tổ-sư cùng chấp-chưởng Đạo-bàn, kế tiếp lo liệu mạt-hậu nhất-trước(1) , lo phổ-độ tam-tào, vạn giáo quy nhất, vạn gia (1) “Mạt-hậu nhất-trước”: Là kỳ phổ-độ lần chót, cũng là cơ hội cuối cùng để được siêu-sanh liễu-tử. Ý nghĩa “Mạt-hậu nhất-trước”: - Là người phàm-phu tục-tử được đắc Đạo, trở về quê xưa chốn cũ, biết được con đường sanh-tử, thoát khỏi luân-hồi. - “Mạt-hậu nhất-trước” là việc đại sự thu-viên, tam-giáo quy nhất, vạn pháp quy chân. - “Mạt-hậu nhất-trước” là thanh trược phân minh, thiện ác phân ban, ngọc thạch phân chia ngay trong lúc này. - “Mạt-hậu nhất-trước” là ngàn môn phái quy về một gốc.
  • 20. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 20 sẽ sanh Phật. Tam-kỳ phổ-độ, thời kỳ thứ nhất là Đạo tại Quân-Vương, thời kỳ thứ hai là Đạo tại Sư-Nho, hiện nay là tam-kỳ mạt hội, thế phong bị suy tồi, hạo kiếp hoành hành, nếu không nhờ Thiên-Đạo cứu vãn độ hóa người đời, tuyệt nhiên không thể trở lại thời đại Nghiêu Thuấn. Do đó, Đạo giáng thứ dân, chân pháp phổ truyền, hễ ai đắc lấy là thành Đạo, hễ ai chịu tu lấy là thành Phật, thật là một cơ duyên thiên cổ nan phùng!
  • 21. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 21 Bài thứ năm HIẾU Từ xưa đến nay, khắp thiên-hạ đều công nhận “Hiếu” là cái đầu tiên của ngũ-luân, và cũng là cái đầu tiên của hàng trăm thứ hành thiện. Hiếu đi đầu, Hiếu là căn bản lớn để lập thân, một nguồn gốc lớn để xử sự; tại vì con người sống trên đời, thân thể tóc da, không có cái nào mà không phải do cha mẹ cho; cái khổ trong thời gian mang thai chín tháng mười ngày, cái ân tình trong thời gian ba năm bú sữa, cực nhọc nuôi dưỡng, ấm no lạnh đói, lời nói ít câu ú ớ, chập chững tập đi, không lúc nào không lắng lo; khi thì chơi giỡn dưới đầu gối, ra vẻ vui cười; khi thì khóc lóc bệnh tật, suốt ngày âu sầu. Khổng-Tử nói: “Phụ-mẫu duy kỳ tật chi ưu”(1) là nói thế đấy! Hễ phận làm con cái, lấy cái gì để an ủi tấm lòng của cha mẹ? Tấm lòng cha mẹ thương con, từng li từng tí, thương con dạy con, cực nhọc không lời oán trách. Trong lúc thơ ấu, sợ lang thang thiếu dạy dỗ, dễ bị biến chất giống cầm thú, cho nên bắt phải đi học, mong được đi đứng theo nề nếp đàng hoàng, từng giây từng phút, quan tâm không hề bỏ rơi; đến khi lớn lên, trai thì cưới gái thì gả, suy lo nát óc; dạy con cách sinh nhai, mong con sớm thành gia thất; có làm những điều hay thì khen cho, có làm những điều quấy lỗi thì cố tìm cách đỡ cho; con cái nếu hiền từ tài giỏi, cha mẹ được nhờ; con cái nếu nghịch ngợm không ra gì, cha mẹ có ai được nhờ, cái nào cũng đem cực nhọc tới cho cha mẹ mình, làm cha mẹ lo âu ấm ức trong lòng. Liêu- Ngũ-Thi có nói rằng: “Cha sanh ra tôi, mẹ tạo ra thân tôi, ôm ấp tôi, nuôi dưỡng tôi cho tôi lớn lên, dạy dỗ tôi, chiếu cố tôi, cứ tiếp tục lo ra vào đều quan tâm lo lắng cho tôi, lo trong lo ngoài cho đầy đủ sung túc, công ơn này to lớn như lưới trời lồng lộng”. Muốn báo ơn đức này, phận làm con phải biết tỏ lòng hiếu thảo kịp thời, để tận “thiên luân chi lạc”. Than ôi! Cha mẹ thương con như nước sông chảy dài, con hiếu với cha mẹ như gió thổi trên cây! Những ngày cha mẹ sống trên đời đã không còn bao lâu, nên thương cha mẹ như thương thời gian mỗi ngày, vì ngày tháng trôi qua không bao giờ quay trở lại; cha mẹ già rồi sẽ không có lúc trở lại, cây cối muốn yên tĩnh nhưng gió chẳng ngừng, con cái muốn nuôi dưỡng nhưng cha mẹ không còn nữa, khi đã qua đời mới đem rất nhiều phẩm vật để cúng tế, không bằng phụng sự cha mẹ lúc bây giờ còn sống có phải tốt hơn không? Một ngày cha mẹ còn sống, tỏ lòng hiếu thảo một ngày. Sự khoái lạc trên đời này, không có cái nào hơn được “Thiên luân chi lạc”. Khổng-Tử nói: “Phụ Mẫu chi (1) “Bổn phận làm con, điều lo lắng nhất là bệnh tật của cha mẹ”.
  • 22. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 22 niên, bất khả bất tri giả”. Một mặt mừng tuổi thọ, một mặt lo sợ cha mẹ bị suy già đi! Phụng sự cha mẹ nếu có thể đầy đủ niềm kính thương, cho dù ăn đậu luộc nước trong, cha mẹ vẫn vui lòng. Xem lại ông Tăng-Nguyên với “khẩu thể chi dưỡng” lại không bằng Tăng-Tử với “dưỡng chí chi thành”. Mạnh-Tử nói ra việc này để nói lên việc phụng sự cha mẹ được giống như Tăng-Tử cung kính cha mẹ già vậy! Con người chúng ta đến khi hết thời trung niên bước sang tuổi già, hình hài bị co rút, da thịt không còn sáng sủa nõn nà như trước; sức lực bị yếu đi, trung khí bị giảm sút, ngồi nằm không được thoải mái, đồ ăn vào miệng không thấy ngon, đối với mọi thứ đồ vật hay những sự việc đều thấy không được theo ý muốn sở thích của mình. Người giàu có thì không thiếu hụt tiền bạc, có người giúp việc để sai biểu; người nghèo thì không đủ tiền xoay xở, nhìn một dĩa thức ăn đơn giản là đã chảy nước miếng; ba bữa ăn không đủ, trầm trọng hơn là bệnh già liên miên, sầu não tối ngày. Những cái vừa kể là lúc cha mẹ bước vào tuổi già trong tình trạng khổ đau, cho nên phận làm con cái phải có bổn phận phụng dưỡng trong lúc này, cha mẹ nhờ con cũng chỉ trong lúc này đấy! Tục-ngữ có câu: “Ông bà may mắn được một dâu hiếu thảo, còn hơn được một con trai hiếu thảo”, đấy là câu nói mô tả khi nhìn thấy Đạo! Tại vì con trai ở nhà ngày giờ rất ít, tỏ lòng hiếu cũng bị hạn chế, con dâu ở nhà ngày giờ nhiều hơn, tỏ lòng hiếu được thường xuyên. Một điều rất đáng chê trách và cũng rất đáng thương, là có một số nam nữ bất lương, ca xướng khâu hiệu tự do bình đẳng, viện cớ mà lập luận bất hiêu, nhìn cha mẹ như người đi đường; do vấn đề tài sản mà người con thưa kiện người cha, vì luyến ái mà bóp méo lý lẽ để qua mặt cha mẹ; tự cho là văn minh mà không chịu tự xét lại mình như cây cối không có gốc, như nước không có nguồn. Con người nghịch ngợm bất hiếu, Trời Đất không dung chứa, Quỷ Thần không tha, trong ngục-hình có 3.000 hình phạt, không có tội nào lớn hơn so với tội bất hiếu. Con người sống trên đời, bất hiếu với cha mẹ, không bằng cầm thú, có đáng sống làm người không? Hoặc là gian dâm, cờ bạc, cướp giật, tranh giành sống chết về quyền lợi cá nhân; hoặc là cuộc sống xa xí phóng đãng, lang thang, mọi thứ hành vi tồi tệ, cử chỉ thất đức làm cho cha mẹ lo âu, khiếp sợ, đều là những việc thật bất hiếu. Con người chúng ta nếu bất hiếu cha mẹ, thì tuy rằng có công lớn trên đời, tụng kinh sám-hối, cũng không thể bớt giảm tội lỗi của mình tí nào, vì nguồn gốc do chính mình đã đánh mất; có bao giờ cây cối không gốc mà không bị đổ xuống? Và có bao giờ nước không nguồn mà không bị cạn? Làm con cái là phải có bổn phận hiếu thảo cha mẹ, đó là nguồn gốc lớn để ta lập thân, nếu đã có nguồn gốc thì nhân-đạo tự nảy sinh ra. Chưa bao giờ có hiếu-tử mà đi làm việc bất nhân bất nghĩa, vô lễ vô trí, bất trung bất tín, vô liêm vô sỉ, bất trung
  • 23. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 23 bất độ lượng. Cho nên có câu: “Hiếu thủ ngũ luân nhi tiên bách hành”(1) . Chúng ta làm con không được làm những việc nhục mạ đến cha mẹ, mà phải lập thân hành Đạo, hiển thân dương danh, khắc tận trung hiếu, để không bị mất bổn-tánh bẩm sinh, không bị xa rời nguồn gốc lớn của nhân-đạo! Chúng ta thử nhìn lại các vị Thánh Hiền từ xưa đến nay đều làm nên từ chữ “Hiếu”, như là Thuấn-đế, Văn-Vương, Võ-Vương, Tăng-Tử v.v... đều là lấy chữ Hiếu đi đầu: − Văn-Vương, họ Cơ tên là Xương, cha là Vương-Quý, mẹ là Thái- Nhiệm. Lúc Văn-Vương trong thời làm Thế-tử vào triều kiến Vương-Quý, một ngày ba lần: Lần đầu tiên là khi gà gáy canh một, liền y phục chỉnh tề tới trước cửa phòng ngủ, hỏi quan nội thị rằng: “Hôm nay có khỏe không?” Quan nội thị rằng: “Khỏe”, Văn-Vương lại mừng; tới buổi trưa, Văn-Vương lại tới, cũng làm tương tự như buổi sáng; tới tối lại tới, cũng làm như hai lần trước; nếu như không khỏe, Văn-Vương tỏ sắc mặt âu sầu, đi đứng không yên; Ông Vương- Quý có ăn cơm trở lại, thì mình mới chịu ăn cơm, hầu cơm ở kế bên, tất hỏi ấm lạnh ra sao; khi ăn tất hỏi ăn uống ra sao? Chưa thấy có ngày nào tỏ vẻ hơi kém sút, hành động được chí thượng như thế đấy! − Võ-Vương, tên là Phát, con của Văn-Vương, phụng sự Văn-Vương thật hiếu hết mức, cũng như Văn-Vương phụng sự ông Vương-Quý, ngày nào cũng hỏi thăm sức khỏe ăn uống ra sao; Văn-Vương có bệnh Võ-Vương tỏ vẻ âu sầu, y phục chỉnh tề tới thăm nuôi; Văn-Vương ăn được một chén thì mình cũng ăn được một chén; Văn-Vương có ăn thêm thì mình cũng ăn thêm, lòng thuần hiếu được như thế đấy! Quân-tử rằng: “Văn-Võ Thánh Thánh tương thừa, hiếu đức khả dĩ quán vạn thế vân”. − Tăng-Tham, tên là Tử-Vĩ, đệ-tử của Khổng-Tử, phụng sự mẹ chí hiếu. Có lần đi vào núi đốn củi, ở nhà có khách tới, mẹ không biết làm sao, mong đợi Tăng-Tham về, nên cắn ngón tay, Tăng-Tham bỗng thấy đau tim, gánh củi về tới nhà, quỳ hỏi mẹ ra sao? mẹ rằng: “Có khách đến gấp quá, nên mẹ cắn ngón tay để nhắc con về”. Có một ngày làm ruộng trên núi Thái-Sơn, trời đang mưa tuyết, cả mấy ngày liền không được về nhà, nhớ cha mẹ của mình, làm bài thơ Lương-Sơn ngâm đọc. Tăng-Tử trồng dưa, lỡ làm rễ dưa bị tổn thương, Tăng-Triết giận, lấy cây đòn lớn tới đánh, Tăng-Tử bị đánh nằm dưới đất, từ từ lết dậy hỏi cha rằng: “Đại nhân lấy hết sức đánh đòn con, được khỏi bệnh tật chăng?”. Khổng-Tử nghe tin, lấy câu cổ nhân thường nói: “Đòn nhỏ hãy chịu, đòn lớn hãy chạy” để trách Tăng-Tử, Tăng-Tử rằng: “Con biết lỗi rồi!”, rồi tới (1) Trong trăm cái hành, ngũ luân đi đầu thì mới đạt được chữ Hiếu.
  • 24. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 24 Khổng-môn hành lễ cáo lỗi. − Mẫn-Tử, tên Tổn-Tử-Khiên, còn nhỏ mẹ chết sớm, cha cưới mẹ ghẻ sanh thêm hai đứa con rất là cưng, chỉ ganh tị với Tổn. Mùa Đông tới, hai đứa con kia được áo bông gòn ấm áp, còn Tổn mặc hoa lư thường mặc. Cha bảo Tổn đi kéo xe, vì thân thể lạnh cứng quá mức nên kéo không nổi, người cha biết được đầu đuôi sự việc, định đuổi mẹ ghẻ đi, Tổn nói: “Mẫu tại nhất tử hàn, mẫu khứ tam tử đơn”, người cha mới thôi ý định ấy, người mẹ nghe được liền hối cải, xem Tổn như là con của mình đẻ ra. − Trương-Thiện-Huân, tức Văn-Xương Đế-Quân, người Ngô Hội Gian, đời nhà Chu, phụng sự cha mẹ chí hiếu. mẹ sáu mươi tuổi có ghẻ sau lưng, Huân ngày đêm tới thăm viếng, y phục chỉnh tề ngày cũng như đêm không nhắm mắt nghỉ ngơi, hơn một tháng không thấy lành nên dùng miệng mình hút máu mủ ra, thấy hơi bớt. Thầy trị bệnh nói: “Ghẻ độc bám trên xương, không dễ thoát khỏi”. Cách ba ngày lại dùng miệng hút một lần, hút đầy trong miệng, liền nhổ ra xem thấy có chất nhừ nhừ như hạt tấm, rồi dần dần bệnh lành, sau tại chỗ đó bị lõm thịt xuống, Huấn cắt thịt mình nhét vào, bỗng nghe có tiếng từ trên không vang xuống rằng: “Vì con quá thuần hiếu, nên Bề-trên cho mẹ của con tuổi thọ thêm hai kỉ (24 năm)”, mẹ quả nhiên lành hẳn. Về sau có bệnh truyền nhiễm hoành hành, cha mẹ cùng chết mất, Huấn đích thân lo liệu từng cái trong việc liệm táng, giữ bên mộ ba năm, có hai con gà rừng trắng tới đậu trên cây, khi tế cúng thì bay tới ca hót, tế xong thì bay đi.
  • 25. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 25 Phân Biệt Về Chữ Hiếu Đạo làm con nuôi dưỡng cha mẹ, có thể phân biệt nhiều dạng khác nhau: Nếu chỉ toàn là hạ dưỡng thì là tiểu hiếu, nếu toàn là thứ dưỡng thì là trung hiếu, nếu toàn là thượng dưỡng thì là đại hiếu, nếu toàn là tối thượng dưỡng thì là đại hiếu chi đại hiếu. − Nói về hạ dưỡng, là “khẩu phúc chi dưỡng”, là cho đủ ăn đủ mặc mọi bề, không thiếu bề chi, là người thế gian khó làm được đấy, gọi là tiểu hiếu. − Nói về thứ dưỡng, là “thể thân chi chí”, cái nào cha mẹ ưa thích thì mình cũng ưa thích, cái nào cha mẹ kính nể thì mình cũng kính nể, làm cho cha mẹ được yên tâm vui vẻ, gọi là trung hiếu. − Nói về thượng dưỡng là dẫn dắt cha mẹ theo đường Đạo, thấy có làm việc thiện thì ủng hộ ngay, thấy có phạm lỗi lầm thì nhè nhẹ dịu dàng khuyến cải, làm cho cha mẹ dựng lập được Thánh-đức trên người, gọi là đại hiếu. − Nói về tối thượng dưỡng, là thêm một bước, thường niệm ân tình cha mẹ, từng giờ từng phút, tuổi thọ của cha mẹ dễ cho kéo dài? Phải dùng phương pháp nào có thể đền đáp ân tình cha mẹ? Phải dùng cách nào có thể kéo dài tuổi thọ cho cha mẹ? Bằng cách nào có thể giúp cha mẹ được thoát khỏi vòng sanh-tử? Bằng cách nào có thể giúp cha mẹ tiêu trừ tội chướng? Bằng cách nào có thể giúp cha mẹ được đi vào Thánh-lưu để sau cùng thành Phật? Thí dụ như khi gặp đao binh kiếp đến, bế cha mẹ chạy trốn vào rừng núi, có thể khỏi bị giặc tìm tới chăng? Trốn dưới nước, có thể khỏi bị giặc tìm tới chăng? Trốn vào hoang dã, có thể khỏi bị giặc tìm tới chăng? Trong đầu óc lăn lóc suy nghĩ, làm sao để cho cha mẹ nhất định được ở nơi an toàn tuyệt đối, gọi là “tối thượng dưỡng”, cũng gọi là “vô thượng dưỡng”, cũng gọi là “siêu thượng nhất thiết thế gian dưỡng”, chẳng lẽ không phải “đại hiếu chi đại hiếu” chăng? Nếu như giết con vật để nuôi cha mẹ, làm cho con vật ôm oán ức trong kiếp tới đòi nợ cha mẹ, không thể cứu cha mẹ khỏi bị đói bằng cách lóc thịt kẻ khác; cũng không thể cứu cha mẹ khỏi bị khát nước bằng rượu bổ ngâm tẩm các loài rắn, như thế là cộng thêm nghiệp nặng cho cha mẹ, làm sao có thể gọi là hiếu thảo? Hoặc nói rằng: ”Sĩ nhân công thành danh toại, quang tông diệu tổ, khả vị hiếu ư?”, câu trả lời rằng: Công thành danh toại hẳn là đủ đấy, nếu nhờ thế mà làm việc thiện, hẳn là đem quang vinh đến cho cha mẹ, nhưng nếu nhờ thế mà làm việc ác, ngược lại là làm nhục cha mẹ phải chăng? Cha của Tần Cối là tể tướng, nếu như sanh vào thời nay, người ta chắc ghét và thù địch nhau, cho nên hiếu-tử đem vinh quang đến cho cha mẹ, không có gì hơn là tích đức, công danh chỉ là điều phụ thôi!
  • 26. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 26 Muốn làm tròn “tối thượng dưỡng” (vô thượng dưỡng), cần phải lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, cứu cha mẹ siêu phàm nhập Thánh, như thế mới có thể gọi là hiếu lớn nhất đấy! Cổ Thánh Tiên Hiền, Phật-Tổ Bồ-Tát, đều là hành “vô thượng chi đại hiếu”. Như Phật Thích-Ca xuất gia lúc 19 tuổi, rời xa cha mẹ, nếu xem bề ngoài thì hình như là bất hiếu, nhưng kết quả trở thành “Phật-giáo chi Tổ”, dương danh hiển thân, cùng phản hồi Thiên-giới; Nam-Hải Cổ-Phật hủy bối tâm nguyện của song thân (chiêu thân) mà đi tu hành, sau được chứng “thiên thủ thiên nhãn Phật”. Cha mẹ được ban chiếu ân điển, cửu- huyền thất-tổ đồng thăng. Xem từ quan điểm này, các vị Cổ Thánh Tiên Hiền rất hiếm có vợ con bè bạn, hợp gia đoàn tụ, không rời khỏi tình khiên ái tỏa mà có thể chứng quả siêu-sanh chăng? Cho nên người cổ xưa có câu: “Thận chung truy viễn vi chân hiếu, sanh sự dĩ lễ vi thuận thân, nhược dĩ dưỡng thân vi hiếu tận, thân một ngục ưu tử trẩm phân”. Lại nói: “Cung kính kiền thành tức thị kính thân”(1) . Tận lực phụng dưỡng cha mẹ gọi là “dưỡng thân”, gọi một tiếng dạ trăm tiếng gọi là “thuận thân”, như thế là hậu-thiên luân thường chi Đạo, có thể nói là đạt được chữ “thuận”. Làm sao đền đáp được ân tình cha mẹ? Muốn đền đáp ân tình cha mẹ, là làm sao cho thoát khỏi nỗi khổ của địa-ngục, phải tu đến mức phản-bổn hoàn-nguyên, công thành siêu bạt cửu-huyền thất-tổ, mới đền đáp được ân tình vô lượng của cha mẹ, mới có thể trọn vẹn chữ “Hiếu” đấy! (1) Suốt đời cung kính thành khẩn đối với cha mẹ, mới gọi là kính trọng cha mẹ.
  • 27. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 27 Bài thứ sáu TÁNH LÝ TÂM PHÁP - “Tánh-lý” là bổn-lai diện-mục của con người. Có câu nói: “Thiên-mệnh chi vị tánh”. - “Tâm-pháp” là phép tắc để tu thân, tức là phương pháp để chuyển nhân- tâm thành đạo-tâm. Tánh-lý của con người đến từ Lý-Thiên, sinh tồn trước khi được sanh ra, bắt nguồn từ lúc “tam ngũ kết tụ”(1) nên thuần thiện vô ác, gọi là “bổn nhiên chi tánh”. Và rồi sau khi giáng sanh, Lý-tánh thuần thiện bị khí-bỉnh vật-dục của hậu-thiên che lấp, biến thành “khí chất chi tánh” là có thiện và có ác. “Bổn nhiên chi tánh” gọi là đạo-tâm, “khí chất chi tánh” gọi là nhân-tâm. Sau khi bị khí câu vật che, dần dần làm cho đạo-tâm thấp kém càng thấp kém thêm, nhân-tâm khôn nguy càng khốn nguy thêm, nếu không bồi thêm công đức tu luyện, mà cứ phóng túng tình dục, lang thang quên về, chắc tới nước “lạc hoa lưu thủy”, đi rồi không trở lại nữa, quả là rất đáng ghê sợ! Muốn nhân-tâm bị tiêu đi, chuyển khốn nguy thành yên, đạo-tâm được khôi phục lại, từ thấp kém chuyển thành cao siêu, tất đợi chân-sư truyền thụ, rồi biết cách bắt tay vào, tìm lấy con đường cứu cánh phải đi, mới có thể đạt tới “minh thiện (1) Từ thuở mênh mông mờ mịt chưa chia, trời đất còn là một khối hỗn độn, mặt trời mặt trăng chưa phân, lúc đó khí tiên thiên vô tận, Thánh Phật Tiên hòa hợp chung cùng một thể, tỏa chiếu vô lượng hào quang xoay chuyển hư không được gọi là: “Người trên cõi mịt mờ” (Huyền huyền thượng nhân) hay “Vua Trời thuở ban sơ” (Nguyên Thủy Thiên Vương). Bởi địa vị tối cao đó nên còn được kêu là “Thượng Đế”, là thủy tổ muôn loài vạn vật, hoặc cha Trời mẹ Đất. Vì không biết tên nên mới gọi là “huyền huyền” (mờ mịt), không rõ gốc rễ nên gọi là “nguyên thủy” (ban đầu) tức là gốc của Đạo lớn, cõi của không tên. Vận chuyển tới mức tròn đầy thì khí tự nhiên phân hóa thành “tam thanh” gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn. Ba nhân tố “Huyên, nguyên, thủy” cùng chung một thể, ba cấp bậc khi đã nên sự thì “tam thanh” phân chia biến hóa sang hữu hình, khí thanh nhẹ bay lên cao hội hợp làm trời, mặt trời, mặt trăng và sự xuất hiện này đã hoàn thành tam bảo. Thiên Tôn vị ở tam thanh lại biến hóa Ngũ Lão: đông hoa Mộc Công, tây hoa Kim Mẫu, nam hoa Hỏa Tinh, bắc hoa Thủy Tinh, trung hoa Hoàng Lão, năm lão đã thành, ngũ hành lập xong, khí trược nặng lắng xuống ngưng tụ thành đất.
  • 28. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 28 phục sơ”, “phản vọng quy chân”. Cho nên tâm-pháp không thể từ văn tự có thể tầm kiếm được, tạm sơ lược thuyết minh như sau: 1. Quan hệ giữa tánh và cuộc sống con người: Châu-Tử có nói: “Tánh là Lý đấy!”, Lý này tại Thiên gọi là Thiên-lý, khi được phú cho con người thì gọi là Tánh-lý. “Tánh” trong cơ thể con người, là chúa tể của thân thể, cái nghe, cái nhìn, cái nói, cái hành động của con người, hay cảm giác đói, khát, đau, ngứa, ..., thậm chí cả cái động và cái tĩnh của con người đều do “tánh” này làm chủ và điều khiển. Một khi con người chết đi, mọi động tác của cơ thể này liền bị ngưng lại, vì linh-tánh đã rời khỏi xác thân, là xác thân đã không còn chúa tể điều khiển. Cho nên sách Trung-Dung có nói: “Đạo không thể rời bỏ trong giây lát”; tục-ngữ có nói: “Hữu lý tẩu biến thiên hạ, vô lý tất bộ nan hành”. Nói về Đạo, về Lý, cũng đều là chỉ về Tánh đấy thôi! Lại có câu: “Tánh tại nhân tại, tánh khứ nhân vong”. Tổng quát lại lời nói trên, chứng minh được rằng tánh không thể rời khỏi thân người trong giây lát! Nhưng tánh này là một khối hư-linh, không hình không tướng, tuy vốn có trong con người, nhưng hầu như không mấy ai biết được sự tồn tại của nó, làm cho cái “chân” bị u mê rồi đi tầm cái “vọng”, bỏ cái “giác” mà đi theo cái “trần”, lang thang trong khổ hải sanh-tử, nếu không được Minh-Sư chỉ điểm, dù trải qua muôn vạn kiếp, cũng không tìm được ngày ló dạng, thật đáng thương thay! Từ xưa đến nay, Minh-Sư nan ngộ, chân Đạo nan tầm. Cho nên có câu: “Đạp phá thiết hài vô tầm xứ”. Ta nay ba kiếp có tu, được gặp chân truyền, hãy nên mau tỉnh ngộ, nhìn xuyên thấu mọi thứ, theo Đạo phụng hành, đừng bao giờ gặp duyên mà lại để mất duyên. Trong kinh có nói: “Thiên-đàng Địa-ngục chi phán, chỉ tại mê ngộ chi gian, mê tắc điên đảo vọng tưởng, thị vô minh nghiệp tâm, ngộ tắc chuyển phàm thành Thánh, thị viên minh giác tánh”(1) . Nói cách khác, tánh mê thì là chúng-sanh, tánh ngộ thì là Tiên Phật. Từ điểm này cho ta thấy rõ quan hệ giữa tánh và nhân-sanh con người liên quan chặt chẽ biết bao! 2. Tình trạng truyền giao “Tánh-lý Thiên-Đạo” từ xưa đến nay: Tánh-lý Thiên-Đạo thời xưa chưa được phổ truyền, tam-giáo Thánh-nhân đều là đơn truyền ám điểm, xem lại lời của hai nhà Nho Thích, sẽ hiểu được (1) “Sự phân biệt Thiên-đàng Địa-ngục, chỉ tại tánh mê hay ngộ, mê thì điên đảo vọng tưởng, đó là cái nghiệp do tâm vô minh, ngộ thì chuyển phàm thành Thánh, là Tánh được giác ngộ viên mãn”.
  • 29. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 29 một ít. Theo kinh Phật ghi lại, lúc ban đầu Thế-Tôn tại Linh-Sơn-Hội, cầm bông niêm niêm trước mặt, tất cả nhân thiên bách vạn, đều không biết phải làm sao, chỉ có đại đệ-tử Ca-Diếp mặt tươi mỉm cười, vì đã “tâm” lĩnh “thần” ngộ. Thế-Tôn nói: “Ngô hữu chánh pháp nhãn-tàng, Niết-Bàn diệu-tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” (lời Thế-Tôn dặn lại Ma-Ha-Ca-Diếp) Sau đó, tôn-giả Ca-Diếp một mình được truyền “Như-Lai chánh pháp nhãn-tàng” gánh thừa “Như-Lai đại-pháp” và Đạo-thống nhà Phật, là tổ-sư đời thứ nhất nhà Phật. Lại xem tiếp Huỳnh-Mai ngũ-tổ nói với lục-tổ Huệ-Năng rằng: “Từ xưa Phật Phật duy truyền bổn thể, Sư Sư mật phó bổn tâm”; lục-tổ cũng có nói: “Tòng thượng dĩ lai, mật truyền phân phó”; và khi lục-tổ thụ pháp ngũ Tô, có điều như: “Tam canh thụ pháp, dụng cà sa che vi, bất lệnh nhân kiến”, v.v..., đều chứng minh chân Đạo chỉ đơn truyền ám điểm, nếu không thì sao gọi là “mật phó”, sao gọi là “mật truyền”, lại còn nói “không cho người ngoài thấy được”? Có thể cho thấy từ xưa đến nay muốn nghe được Đạo cũng là rất khó. Còn về cách nói của Nho môn kinh điển có khoản độ vài điều sau đây: Tử-Cống nói: “Văn chương của Phu-tử có thể nhận được thính được, Phu- tử ngôn về tánh và Thiên-Đạo không thể nhận được thính được”. Theo lẽ Tử- Cống là Khổng-môn cao đệ, từ Nhan-Hồi, Tăng-Tử trở xuống có thể nói là đứng hàng thứ nhất, nhưng về Tánh-lý Thiên-Đạo, chỉ có thể nghe được nhưng mà không đắc được, thì những người dưới nữa, thử tưởng tượng sẽ ra sao? Lại xem tiếp Khổng-Tử nói với Tăng-Tử rằng: “Tăng-Tham, ngô Đạo nhất dĩ quán chi”, Tăng-Tử rằng: “Vâng”, trong lúc đó, tất cả đệ-tử đều không hiểu ý nói gì, đều ngơ ngác cả, chỉ có Tăng-Tử một người, một mình biết ảo diệu trong đó, nên không có gì là nghi hoặc cả, trả lời lẹ làng. Sau đó Tăng-Tử một mình được Phu-tử độc truyền Tánh-lý tâm-pháp, nhất quán chi truyền, kế thừa Đạo- thống Khổng-môn, người hậu thế xưng là “Tông-Thánh”. Khổng-Tử lại có nói: “Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”, đều là để thuyết minh chân Đạo phải đơn truyền ám điểm. Tiền-Hiền có nói: “Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn truyền cho Vũ, thế này là nhìn thấy được mà biết được; Vũ truyền cho Thang, Thang truyền cho Văn-Võ, Chu-Công; Chu-Công truyền cho Khổng-Tử, thế này là nghe được và biết được; Khổng-Tử truyền cho Tăng-Tử; Tăng-Tử truyền cho Tử-Tư; Tử-Tư truyền cho Mạnh-Tử, cái này cũng là cái nhìn thấy được mà biết được; Mạnh- Tử về sau tâm-pháp thất truyền”, v.v... Học giả sau này đều biết, nhưng đã nói tâm-pháp thất truyền thì có thể hiểu là tâm-pháp không có ở trong văn tự, nếu
  • 30. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 30 cho là kinh điển văn tự là tâm-pháp thì Ngũ-Kinh, Tứ-Thư hiện vẫn còn tồn tại. Từ Mạnh-Tử về sau, những người tinh thông Ngũ-Kinh, Tứ-Thư, đời đời đều có người hiểu thông suốt, sao có thể nói là tâm-pháp thất truyền? Như vậy có thể biết rằng “chân kinh bất tại văn tự” không phải chỉ nói bằng miệng. Đạt- Ma bửu truyền có kệ văn rằng: Đạt-Ma Tây lai nhất tự vô, Toàn bằng tâm ý dụng công phu, Nhược yếu chỉ thượng tầm Phật pháp, Bút tiêm trám can Động-Đình hồ.(1) Xem câu kệ này cũng có thể làm một điều chứng minh đấy. 3. Công sức tu tánh của tam-giáo Thánh-nhân: Trong quyển Đại-Học, trang đầu có nói rằng: “Đại-học chi Đạo tại minh minh-đức” (2) . “Minh minh-đức” là công sức tu tánh đấy! Tu tánh tức là tu thân, tu thân là như thế nào? “Dục tu kỳ thân giả, tiên chánh kỳ tâm; dục chánh kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý; dục thành kỳ ý giả, tiên chí kỳ tri, chí tri tại cách vật”(3) . “Cách vật” là cách xa khỏi vật-dục đấy! Tức là nói muốn minh minh-đức, (1) “Đạt-Ma Tây đến không một chữ, toàn bằng tâm ý dụng công phu, nếu như trên giấy tầm Phật pháp, bút lông chấm cạn hồ Động-Đình”. (2) Đại là lớn, cái lớn vô ngoại, bao thiên quả địa, tung khắp tam giới, hoành biến thập phương. Sách Thượng-thư viết: Duy Thiên vi đại (duy có Trời là lớn). Thiên này không phải là trời xanh mà mắt phàm ta thấy, mà là cái Thiên “vô thanh vô xú” của Thánh Tử-Tư trong sách Trung-Dung, đó là Vô-Cực Lý-Thiên, tức là Đạo. Nên đại-học là học Đạo. Muốn học Đạo bước đầu là phải minh tâm. Chữ minh đầu là động từ, có nghĩa là làm cho sáng tỏ; minh-đức là bản tính mà Thiên phú cho mọi người, Tính này hội đủ chúng lý để ứng vạn sự. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đều quy tụ trong bản tính thiên-nhiên của ta, ta không hành nhân nghĩa, không trung tín, không hiếu thảo là bị khí-bỉnh và vật-dục che lấp. Dùng công phu tu luyện để làm sáng tỏ đức tính cố hữu này gọi là minh minh-đức. Phật giáo gọi là minh tâm. Chỉ có minh tâm mới có thể kiến tính. (3) Muốn tu hành bước đầu tiên là phải chánh tâm, muốn chánh tâm bước đầu tiên là phải thành ý, muốn thành ý trước tiên phải mở rộng hiểu biết, mở rộng hiểu biết tại ở cách vật.
  • 31. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 31 công phu đầu tiên nhất là cách xa khỏi vật-dục, nhưng muốn cách xa khỏi vật- dục, phải “chỉ y Chí-Thiện”, muốn ngưng tại điểm Chí-Thiện, phải đi tầm Minh-Sư chỉ cho biết “Chí-Thiện Bửu-Địa” ở đâu? Và rồi tâm thường gắn bó ở điểm đó, ngưng đậu đó không dời đi, lúc nào cũng niệm nhớ không bỏ rơi, thời gian lâu không thay đổi, công phu thuần nhuyễn, nhân ngã lưỡng vong, vắng lặng yên tĩnh, nhất niệm bất sanh, công phu tới đó thì không cách xa khỏi vật mà vật tự nó bị cách xa khỏi đi. Cho nên nói rằng: “Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tịnh, tịnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc”, người nào được như vậy gọi là “Đại-học chi Đạo”, mới thật là đắc ở nơi tâm, minh đức chi công đã đạt được trong tay. Tới cảnh giới này, người được thanh tịnh hoàn toàn, Thiên-lý thuần toàn, hiện ra bổn-lai diện-mục. Cho nên có câu nói rằng: “Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chánh, tâm chánh nhi hậu thân tu”. Người có thể tu thân, tự-tánh đã được minh rồi đấy! Bởi vậy: − Mạnh-Tử nói: “Tồn tâm dưỡng tánh”. − Lự-Đình nói: “Duy tinh duy nhất, ưng chấp khuyết trung”. − Nhà Phật nói: “Nhị lục thời trung, niệm niệm mạc li thi cái”. − Thế-tôn nói: “Yên tọa nhi tỏa” và “Như thị nhi thị”. − Quyển Thái-Giáp nói: “Cố thị thiên chi minh mệnh”. − Khổng-Tử nói: “Học nhi thời tập chi”. − Quyển Tâm-Kinh nói: “Quan-tự-tại Bồ-Tát”. − Thái-Thượng Lão-Quân nói: “Vô dục quan diệu, hữu dục quan khiếu”, “Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường, dụng kỳ quang, phục quy kỳ minh”. ... Là đều nói về việc “ngưng tại Chí-Thiện” để tu tánh. Lại như: − Nhà Nho nói: “Tận tâm tri tánh, chấp trung quán nhất”. − Nhà Phật nói: “Minh tâm kiến tánh, vạn pháp quy nhất” − Đạo-gia nói: “Tu tâm luyện tánh, bảo nguyên thủ nhất”. Tôn chỉ của tam-giáo đều không khỏi tâm tánh hợp nhất. Tâm là Tánh, là Nhất, cũng là cái thể của Đạo; thể của Đạo là nơi “Chí-Thiện Chi-Địa” đấy! Lời nói tuy khác nhau, nhưng lý đều là một. Tổng quát lại lời dạy của tam-giáo, có thể biết công sức tu tánh của các vị
  • 32. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 32 Thánh, không thể có hai Lý khác nhau. Về danh từ “Chí-Thiện Bửu-Địa”, trong các sách Đạo và kinh điển danh-giáo đều có cách gọi khác nhau của mỗi giáo, thí dụ: − Nhà Nho gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Minh-Đức Chi-Địa”, “Suất-Tánh Chi-Hương”, “Phương-Tấc Bửu-Địa”, “Đại-Trung Chi-Địa”, “Huỳnh-Trung Thông-Lý”, “Trung-Ương Chánh-Vị”, “Đạo-Nghĩa Chi-Môn”, Linh-Đài Thần- Minh”. − Nhà Phật gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Linh-Sơn-Tự”, “Vô-Phùng-Tháp”, “Tam-Bửu-Điện”, “Thất-Bửu-Trì”, “Bát-Nhã-Môn”, “Bồ-Đề-Lộ”, “Xá-Lợi- Tháp”, “Vi-Diệu Pháp-Môn”. − Đạo-gia gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Huyền-Quan-Khiếu”, “Ngũ-Hành- Sơn”, “Thiên-Địa Linh-Căn”, “Huyền-Cái Chi-Môn”, “Chúng-Diệu Chi- Môn”. − Đạo Jesus gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Thập-Tự-Giá”. − Hồi giáo gọi “Chí-Thiện Bửu-Địa” là “Ý-Mã-Ni”. ... Muôn ngàn danh hiệu, liệt kê cũng không hết, tạm kể một ít để các vị tham khảo. Tóm lại, “Tánh-lý tâm-pháp” vốn không có một chữ, tiên Thánh hậu Thánh dĩ tâm ấn tâm, chỉ có thể ý hội, không thể dùng lời nói truyền đạt, văn tự không thể kí thác chân lý, chân lý không có trên giấy, cũng như người uống nước, nóng lạnh tự mình biết. Muốn rõ ảo diệu trong đó, phải học và làm theo cách tu tánh của Thánh Hiền, thường xuyên giữ cho tâm được thanh tịnh, tìm thể nghiệm nơi bản thân mình, hết lòng cố gắng tham ngộ, thời gian lâu công phu thuần nhuyễn, tự mình sẽ có cảm nhận vô cùng tận.
  • 33. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 33 Bài thứ bảy PHÂN BIỆT GIỮA CHÁNH ĐẠO - TÀ GIÁO Trước hết, ta nói về quan hệ giữa cuộc sống con người và tín-ngưỡng. Tôn-Trung-Sơn đã từng nói: “Lòng chúng ta tin tưởng sự việc này có thể thực hiện, cũng như việc dời non lấp biển, chuyện khó như vậy rồi có một ngày cũng sẽ thành công; lòng chúng ta tin rằng sự việc không thể thực hiện, thì cũng như trở bàn tay bẻ cành cây, chuyện dễ như vậy cũng không có thời gian thành công”. Do đó, bất cứ làm việc gì, nếu như không có lòng tin thì cực khổ suốt đời cũng không thể thành công. Trong kinh có nói: “Tín là mẹ của công đức Đạo nguyên, Tín có thể rời xa khỏi bể khổ sanh-tử, Tín có thể trưởng dưỡng các thứ thiện-căn, Tín là nền tảng cho Bồ-đề”. Trong Thiên-Địa có ngũ-thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Tín có thể thống tứ đoan(1) kiêm vạn thiện; và trong giữa ngũ thường, “trung dã giả thiên hạ chi đại bổn dã”(2) , “bổn lập nhi Đạo sanh”(3) , cho nên Tín là căn nguyên của Đạo. Khổng-Tử nói: “Dân vô Tín bất lập”(4) . Lại nói: “Người nếu không có uy tín, thì không biết phải làm cái gì, giống như xe mà không có bánh xe, thì không có cách gì có thể vận hành”. Con người chúng ta đầu đội trời, chân đạp đất, cao quý biết bao! Nếu như vô Tín thì hành động trái với đạo đức, nghịch lại Thiên-ý chẳng khác gì cầm thú. Nếu như không thể làm người thì làm sao có thể thành Đạo! Con người sống trên đời, nếu như không có tín-ngưỡng thì tinh thần không có nơi nương tựa, chắc chắn trống lõng mơ màng, như chiếc ghe không người lái trên đại dương, đi mãi không biết nơi ngừng nghỉ, tương lai không biết ra sao? Nhưng tín-ngưỡng lại do trời do đất do người mà có sự khác biệt. Trong lúc này, vạn giáo đều hưng thịnh, chánh tà đồng hiện diện, sự lựa chọn về tín- ngưỡng không thể không cẩn thận, nếu không đừng có tin bừa tin đại, nghe người ta nói sao thì mình nói theo, thấy người ta vái lạy thì mình cũng vái lạy theo, gặp chùa miếu thì vào thắp nhang, hễ nơi nào có Thần là tới vái lạy, dù là hồ-li-tinh, thần cây, trâu bò, rắn, đá cũng cho là thần-linh mà tới vái lạy. Nhắm mắt tu luyện, rốt cuộc không những không nhận được một tí nào, lại còn bị (1) Tứ-đoan: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí. Trong bốn thứ này, thứ nào cũng phải có chữ Tín làm đầu. (2) “Người trung thực sống trong thiên hạ thì có cái vốn rất lớn”. (3) “Có bổn tánh này thì có Đạo”. (4) “Người không có uy tín thì không thể đứng chân trên đời được”.
  • 34. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 34 trầm luân trong bể khổ mà không tự biết, thật là đáng thương, đáng tiếc thay! Sau đây, chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem giữa chánh Đạo và tà giáo có sự phân biệt ở điểm nào? ~*~*~ A. Chánh Đạo (Chánh Tín) 1. Chánh Đạo có Đạo-thống đời đời tương thừa: Lúc chưa có Thiên-Địa là đã có cái “Đạo” rồi. Người nguyên thủy mặt là mặt thú nhưng tâm là tâm Phật, thuần thiện vô ác, người và thú cùng sống chung với nhau. Sau đó, tới vua Phục-Hy “nhất vạch khai Thiên”, con người bắt đầu hiểu biết tới “Đạo-tông”. Lúc bấy giờ Đạo giáng nơi Vua Chúa, gọi là “hữu Đạo minh Quân”, đơn truyền độc thụ, pháp bất truyền lục nhĩ, là khẩu truyền tâm-pháp: Vua Nghiêu dựa vào bốn chữ “ưng chấp khuyết trung” là tâm-pháp truyền cho vua Thuấn; vua Thuấn dựa vào mười sáu chữ “nhân-tâm duy nguy, đạo-tâm duy vi, duy tinh duy nhất, ưng chấp khuyết trung” là tâm- pháp truyền cho vua Đại Vũ. Cứ thế cho tới vua Thang, Văn-Vương, Võ- Vương, Chu-Công. Sau tiếp ba đời, Đạo giáng sư Nho, từ đó trở đi Đạo và quyền được tách ra. Khổng-Tử kế thừa Đạo-thống, Khổng-Tử truyền cho Nhan-tử và Tăng-Tử; Tăng-Tử truyền cho Tử-Tư; Tử-Tư truyền cho Mạnh-Tử, từ Mạnh-Tử trở đi, tâm-pháp thất truyền. Ở Trung Quốc chỉ có văn chương mà không có Đạo, ai nấy đều coi trọng văn chương, có câu nói: “Thư trung tự hữu vàng kim ốc, thư trung tự hữu nhan như ngọc” là câu miêu tả hay nhất! Cứ thế cho tới nay, người đời vẫn dựa vào văn chương để khoe khoang với mọi người, thật đáng than ôi! Nhà Nho kế thừa Đạo-thống, không tiếp tục truyền xuống, sớm đã vào thời Chu-Chiêu-Vương, Thiên-mệnh ám chuyển qua Tây-vực. Tại nước Ấn- Độ, Thích-Ca Văn Phật được giáng sanh, thọ ký nơi Nhiên-Đăng Cổ-Phật, ngồi dưới cội Bồ-Đề 49 ngày, lúc đó trên trời bỗng nhiên có một vì sao xẹt ngang mà ngộ Đạo, kế thừa Đạo-thống, truyền thụ tâm-pháp. Ở pháp hội Linh- Sơn, tay cầm một đóa hoa sắc vàng, niêm trước mắt mà không nói một lời, trước hàng nghìn đệ-tử trong đó có cả Thiên-thần, đều im lặng không một người nào hiểu, chỉ có đại đệ-tử Ca-Diếp ngộ được hàm ý nên mỉm cười, lĩnh hội tâm-ấn, là đời tổ thứ nhất của nhà Phật, sau truyền cho A-Nan, cứ thế truyền tới đời tổ thứ 28 là Đạt-Ma tổ-sư. Lúc bấy giờ, Đạt-Ma Lão-tổ từ xa ngắm nhìn về phương Đông, thấy khí trời có hào quang rực rỡ, là chắc có người đại căn cơ xuất hiện, nên từ phương Tây xa xôi đến Đông-Thổ, muốn độ Lương-Võ-Đế, nhưng đáng tiếc, vua Lương-Võ chỉ thích lo cái bên ngoài, ra lệnh cứ cách năm dặm xây một am (chùa nhỏ), cách mười dặm xây một tự
  • 35. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 35 (chùa lớn), không biết chân tu thật luyện. Vì vua Lương-Võ cơ duyên chưa đến, nên Đạt-Ma tổ-sư mới chuyển đến Giang Nam, gặp Thần-Quang pháp-sư đang giảng kinh thuyết-pháp, giáo hóa chúng sinh, công đức vô biên, nên có ý định độ Thần-Quang. Tổ-sư đến trước giảng đài, hỏi Thần-Quang rằng: “Thưa Đại Sư, ông đang giảng gì vậy?” Thần-Quang rằng: “Tôi đang giảng kinh thuyết pháp”, Tổ-sư rằng: “Kinh ở đâu? Pháp tại chỗ nào?” Thần-Quang rằng: “Kinh pháp đều ở trên giấy”, Tổ- sư nghe vậy liền cầm cây viết vẽ một cái bánh trên mặt giấy, rồi đưa cho Thần- Quang xem và rằng: “Bánh này tôi tặng Đại Sư ăn cho đỡ đói!” Thần-Quang thấy vậy ngạc nhiên hỏi: “Bánh giấy làm sao cho đỡ đói được?” Tổ-sư đáp rằng: “Bánh giấy không thể đỡ đói, vậy Phật-pháp trên giấy làm thế nào siêu sinh liễu tử được?” Thần-Quang trả lời: “Tuy không được siêu sinh liễu tử, nhưng cũng có thể miễn đi luân hồi”, Tổ-sư lại hỏi: “Có sinh có tử thì sẽ có luân hồi, không miễn được sự sinh tử làm thế nào thoát khỏi luân hồi? Kinh trên giấy vô dụng, những lời thuyết pháp của ông cũng vô dụng, đem đi đốt hết đi!” Thần-Quang nghe vậy phát cáu lên hét to: “Cái tôi giảng là vạn pháp quy nhất, tại sao bảo rằng vô dụng hả?” Tổ-sư lại hỏi Thần-Quang: “Vạn pháp quy nhất, nhất quy về đâu?” Thần-Quang nghĩ không ra câu trả lời, vô cùng phẫn nộ, liền cầm sâu chuỗi sắt đánh vào mặt Tổ-sư làm gẫy hai chiếc răng cửa. Đạt-Ma im lặng định lui tránh đi ở ẩn, nhưng vì thấy Thần-Quang căn cơ sâu sắc, e rằng mất đi cơ duyên thành Phật, nên âm thầm lấy mười hạt chuỗi của mình, hóa thân thành mười vị Diêm-Quân để điểm hóa Thần-Quang. Thần- Quang đang thuyết-pháp, bỗng thấy mười vị bạch-diện thư-sinh tới nghe giảng. Sau khi giảng kinh xong, mười vị thư-sinh tiến tới cầu kiến nói rằng: “Chúng tôi đây là Thập-Điện Diêm-Quân, vì ngươi đã tới lúc vô-thường, nay đến trói buộc linh hồn ngươi xuống địa-ngục”, Thần-Quang nghe vậy hết sức kinh hoàng liền hỏi: “Tôi mỗi ngày thuyết pháp giảng kinh, giáo hóa chúng sanh đã có 49 năm, lẽ nào còn chưa được thoát khỏi địa-ngục, vượt khỏi luân hồi sao?” Diêm- Quân rằng: “Ngươi chưa được chân kinh chân pháp, vì vậy không thể thoát khỏi sinh tử được”, Thần-Quang rằng: “Chân kinh chân pháp ai mà có được?” Diêm-Quân đáp rằng: “Vị Tăng hồi nãy ngươi đánh ấy là vị Tây-Thiên chân Phật, vị ấy có chân kinh chân pháp”. Thần-Quang nghe vậy, liền quỳ lạy cầu xin: “Xin chư vị Diêm-Quân từ bi tạm tha tôi khỏi chết, để tôi đi cầu vị chân
  • 36. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 36 Phật đó truyền cho tôi chân pháp giải thoát, suốt đời không quên đại ân”. Khi Thần-Quang khấn cầu quỳ lạy xong, mười vị Diêm-Quân đã biến mất, Thần-Quang liền lạy ơn Thần-Thánh điểm hóa, rồi tập hợp tất cả lại nói rằng: “Tôi giảng kinh chỉ có thể khuyến các người làm việc thiện, gia đình hòa nhã, nhưng không thể siêu-sanh liễu-tử, giờ đây đường ai nấy đi, tôi đi tầm mạng của tôi đấy!”, rồi nhanh chóng đuổi theo Đạt-Ma, đến Hùng-Nhĩ-Sơn, thấy Tổ-sư ngồi nghiêm trang không lời, Thần-Quang quỳ tại trước mặt sám hối tội lỗi, suốt đêm bất động, tuyết rơi ngập đến lưng. Qua ngày sau, làm động lòng Tổ-sư, Tổ-sư nhướng mắt nhìn nói rằng: “Ngươi tới làm chi?” Thần- Quang nói: Bất tri đáo để Nhất quy hà Thị dĩ Thần-Quang bái Đạt-Ma Thiếu-Lâm quỳ tuyết vi hà sự ? Chỉ cầu nhất chỉ đóa Diêm-La.(1) Tổ-Sư nói: “Dục cầu thượng thừa đại pháp, tất tiên khứ tả bàng”(2) . Thần- Quang hiểu lầm ý của Tổ-sư, tưởng “tả bàng” (tả đạo bàng môn) là tả bàng (chặt bỏ tay trái), liền cầm dao lên chặt đi bắp tay trái của mình để tỏ lòng thành kính xin được cầu Đạo. Tổ-sư thấy Thần-Quang chân tâm phát hiện, thực lòng sám hối, trí tuệ cao siêu thật đáng khâm phục, nên đặt pháp danh cho Thần-Quang là “Huệ Khả”. Tổ-sư lấy áo cà sa khoác lên người Thần-Quang và truyền Đạo cho, có căn dặn rằng áo cà sa là chứng vật cầu pháp lưu lại cho đời sau. Sau khi Thần-Quang cầu Đạo xong có để lại một bài kệ: Vạn pháp quy Nhất, Nhất quy hà? Hùng-Nhĩ-Sơn tiền bái Đạt-Ma Thủ chắp giới đao tả bàng khứ Trực chỉ đơn truyền đóa Diêm La. Là đời tổ thứ hai tại Đông phương. Sau đó là tam-tổ Tăng-Xán, tứ-tổ Đạo- (1) “Không biết Nhất quy về nơi đâu? Cho nên Thần-Quang bái Đạt-Ma, Thiếu Lâm quỳ tuyết vì chuyện gì? Chỉ cầu nhất chỉ tránh Diêm-Vương”. (2) “Muốn cầu thượng thừa đại pháp, trước hết phải diệt sạch mọi ý niệm tả đạo bàng môn và tất cả dục niệm”.
  • 37. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 37 Tín, ngũ-tổ Hoằng-Nhẫn, lục-tổ Huệ-Năng, thất-tổ Bạch-Ngọc-Thiềm và Mã- Đoan-Dương, bát-tổ La-Úy-Quần, cửu-tổ Huỳnh-Đức-Huy, thập-tổ Ngô-Tử- Tường, thập-nhất-tổ Hà-Liểu-Khổ, thập-nhị-tổ Viên-Thối-An, thập-tam-tổ Dương-Hoàn-Hư và Từ-Hoàn-Vô, thập-tứ-tổ Dao-Hạc-Thiên, thập-ngũ-tổ Vương-Giác-Nhất, thập-lục-tổ Lưu-Thanh-Hư, thập-thất-tổ Lộ-Trung-Nhất (Di-Lặc tổ-sư), thập-bát-tổ Cung-Trường (Tế-Công Hoạt-Phật) Tử-Hệ (Nguyệt-Huệ Bồ-Tát) tiếp thay truyền thụ Đạo-thống chính thức, tức chánh phái. Từ chánh phái mà tự mình đi truyền thụ, gọi là bàng-chi-môn. Hôm nay chúng ta bái được hai vị Sư, là Tế-Công Hoạt-Phật và Nguyệt-Huệ Bồ-Tát, là đời tổ thứ mười tám, đừng xem thường bản thân mình, vì đã chọn được con đường chánh mà đi, khỏi phải khổ công uổng phí đấy! 2. Chánh Đạo nhằm mục đích học theo Thánh Hiền, cứu độ chúng- sanh thoát khỏi khổ hải: Con người đại đa số là sau khi thắp ba cây nhang, chỉ biết cầu an cầu phúc cho mình mà không hiểu ý nghĩa kính Thần ra sao. Ngày thường không chịu làm một tí việc thiện nào cả, tham tâm vọng cầu, tuy rằng Thần vốn rất từ-bi, cũng khó cho ta được toại nguyện. Các vị Thần-linh được người ta cúng bái tín-ngưỡng, là do người ta nghĩ đến họ trước đây khi còn sống đã bố-thí xả thân cứu người, phổ-độ sanh linh, như Nam-Hải Cổ-Phật cứu khổ cứu nạn, quảng độ chúng-sanh vô số kể; Quan-Thánh Đế-Quân đại trung đại nghĩa, với tâm chí cứu quốc cứu dân. Cho nên khi ta cúng bái họ, đáng lẽ phải học theo những thiện hạnh của họ, theo sau gót chân của họ, khấn cầu Tiên Phật phò-hộ chúng-sanh sớm được thoát khỏi khổ hải, thế mới là cách nghĩ đúng đắn khi ta lạy Thần bái Phật. 3. Chánh Đạo là chân truyền của ngũ-giáo Thánh-nhân: Được sanh đúng lúc gặp phải chánh Đạo, nên hiểu thông suốt mục tiêu chung mà ngũ giáo cùng theo đuổi: − Nho giáo: Chấp trung quán nhất, tồn tâm dưỡng tánh - trung hậu. − Đạo giáo: Bảo nguyên thủ nhất, tu tâm luyện tánh - cảm ứng. − Phật-giáo: Vạn pháp quy nhất, minh tâm kiến tánh - từ bi. − Công giáo: Mật khấn thân nhất, tẩy tâm rời tánh - bác ái. − Hồi giáo: Thanh chân phản nhất, kiên tâm định tánh - nhân-từ. Những điều trên đây cho thấy rõ tầm quan trọng của tâm và tánh, “vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt, nhất thiết duy tâm tạo”. Lão-tiền-nhân
  • 38. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 38 thường nói: “Giảng Đạo bất li thân, thuyết-pháp bất li tự-tánh. Li thân giảng đạo tức tà Đạo, li tánh thuyết-pháp tức tà pháp” (Trong kinh có nói: “Nhất tự li kinh, tức đồng ma thuyết”). Mạnh-Tử rằng: “Con đường học vấn là không có gì cả ngoài việc cầu phóng tâm(1) mà thôi!” Cho nên chúng ta đã đắc Thiên- Đạo, phải rõ tự-tánh trước, bắt đầu từ Nhân-Đạo, sau đó tinh tiến lên cho hợp với Thiên-Đạo, thì mới là chánh tín. 4. Chánh Đạo có sự chỉ dạy của Thiên-mệnh Minh-Sư: Tâm tánh là chúa tể của nhân-thân; “Tánh tại nhân tại, tánh khứ nhân vong”; “Phật hướng tánh trung tác”, muốn biết tâm tánh tại chỗ nào, định tại điểm “Chí-Thiện”, là phải được Minh-Sư đích thân truyền pháp môn vô-vi, chỉ cho biết “suất tánh chi hương”, khai mở “Huyền-Quan-Khiếu”, mới có thể siêu-sanh liễu-tử. Minh-Sư là người kế thừa Đạo-thống, phụng Thiên thừa vận, gánh lấy trách nhiệm cứu thế mà giáng trần. một đời Minh-Sư truyền một đời chi Đạo, nếu như không có Minh-Sư giáng thế thì chân truyền này của Thánh- nhân không cách nào tầm kiếm được! ~*~*~ B. Sự Phân Biệt Giữa Chánh Đạo Và Tà Giáo Chánh Đạo là chân truyền của tam-giáo Thánh-nhân, dạy cho con người biết tu thân lập mạng, học Thánh theo Hiền, truyền thụ Đạo siêu-sanh liễu-tử, nhìn bề ngoài thấy hình như là giản đơn không có chi hết, nhưng nếu có thể nghiên cứu tỉ mỉ và thực hành theo, tự nhiên nhận được diệu lý trong đó. Dù là xuất thế hay nhập thế đều không tách khỏi “Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa”, “cang- thường luân-lý”, đó là chánh Đạo. Tà giáo chuyên dùng tà thuật để gạt người, đi ngược với lời của Thánh Hiền, không lo tu dưỡng thân tâm, không thực hiện đạo luân thường, không lập công lập đức, hiểu sai lời của Thánh Hiền mà vọng tâm muốn thắng Thiên thành Phật. Hoặc là dùng tà pháp “điểm thạch thành kim”, “rãi đậu thành binh”, “ngồi chiếu thăng mây”, “hô phong hoán vũ” để dụ người có lòng tham vọng, đều là tà giáo đấy! Tiên Phật có nói: “Đạo có chánh-tà, pháp có khác biệt; nhập tà giáo là tạo nghiệp, ra khỏi vòng tức ông Phật, nhận chân lý khỏi phải buồn lo, để khỏi gặp nạn kiếp”. Thời nay tà thuyết dị đoan nhiều vô số kể, thiên môn vạn giáo, nếu nhận lý chưa được rõ ràng, hoặc trong lòng còn tham vọng, rất dễ bị tà giáo mê hoặc, một khi bị trụy lạc, là đến sau cùng cũng khó rút khỏi, có thể không cẩn (1) Ý rằng định tâm, không lo nghĩ.
  • 39. Minh c Tân Dân ti n tu l c www.nhatquantungthu.com 39 thận ư? Kinh Kim-Cang có nói: “Tất cả pháp hữu vi như ảo mộng, ảo ảnh, như sương mù và như điện chớp, phải nên nhận xét chúng như thế nào?” Tất cả pháp hữu vi đều là sự hư vọng, tà phép ma thuật, làm sao có thể trường tồn? Do đó chúng ta nay may mắn gặp được chánh Đạo, được Minh-Sư “nhất chỉ”, nên biết Thánh Hiền Tiên Phật không hề có việc “tỏ ẩn hành quái”, Khổng- Phu-tử không tỏ ra lời nói “loạn thần quái lực”, phải tu tâm dưỡng tánh, từ nhân đạo bắt đầu làm nên, và phải thực hiện nhiều ngoại công, có hằng tâm duy trì mới có thể đạo thành Thiên thượng, lưu danh nhân gian, không uổng mất cơ duyên đắc đạo tu đạo. ooo0ooo