SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
1
D09VT3
GIẢI NGÂN HÀNG MẠNG VIỄN THÔNG
D09VT3
Câu 1.1 Khái niệm mạng máy tính và mô hình client/sever
Mạng máy tính: là 1 nhóm các máy tính tương kết chia sẻ các dịch vụ thông qua kết nối dung
chung, hệ thống mạng máy tính thường có một trong hai mô hình khách chủ (client/sever) và
ngang hàng.
Mô hình client/sever: một trong những nguyên tắc sử dụng mạng là cho phép chia sẻ tài nguyên.
Việc chia sẻ này đc thi hành bởi 2 chương trình riêng biệt, mỗi chương trình chạy trên các máy
tính khác nhau. Một chương trình gọi là sever cung cấp tài nguyên, chương trình client để sử
dụng tài nguyên, các chương trình sever, client thường được chạy trên các máy tính khác nhau.
Một chương trình sever có thể cùng đáp ứng nhiều c.trình client trên nhiểu máy khác nhau.
Câu 1.3 Trình bày nguyên lí đánh số theo chuẩn E.164 và cho ví dụ cấu trúc số điện thoại
ở VN:
E.164 là tên quy hoạch đánh số điện thoại quốc tế dc ban chuẩn hóa viễn thông quốc tế(ITU-T)
đưa ra và quản lý. Nó chỉ rõ định dạng cấu trúc cũng như việc phân cấp quản lý các số ĐT.
E.164 ngụ ý là tài liệu của ITU mô tả về cấu trúc hệ thống các số điện thoại. ITU đưa ra và quy
ước các mã quốc gia, nhưng việc quản lý các số điện thoại trong mỗi quốc gia lại đc chính phủ
ủy quyền cho một cơ quan viễn thông thuộc quốc gia đó nắm giữ. Vd: mã quốc gia cho Canada
là 1, Đức là 49, Việt Nam là 84…các chữ số còn lại dc quốc gia gán theo kế hoạch đánh số của
mình và dc gọ là số quốc gia.
Với VN, số quốc gia gồm 2 phần. phần đầu là mã vùng. Phần sau là mã tổng đài và mã thuê
bao. Tuy nhiên một số mã quốc gia dc dành riêng cho các dịch vụ đặc biệt như: 1800, 1900 hay
113,114… một số tổng đài CO có thể phục vụ hàng trăm nghìn thuê bao nên có thể có vài mã
CO. một số tổng đài khác lại chỉ phục vụ vài trăm hoặc vài ngàn số. như vậy một số Ư.164 đầy
đủ bao gồm mã quốc gia, mã vùng hoặc thành phố hoặc mạng cung cấp, và cuối cùng là số điện
thoại.
Câu 1.5 Trình bày ý nghĩa của vấn đề đồng bộ và định thời ở lớp vật lí:
ở phía phát tín hiệu, lớp VL nhận khung từ lớp trên và phát tín hiệu lên môi trường truyền dẫn để
truyền dữ liệu. ở phía nhận tín hiệu, lớp VL kiểm tra quá trình đồng bộ bit và đặt chuỗi bit nhận
được vào vùng đệm. sau đó thông báo cho lớp data link dữ liệu đã được chấp nhận.
với việc truyền thông tin chính xác thực hiện ở lớp VL, bên phát và bên thu phải đồng bộ với
nhau, nghĩa là bên thu phải biết biết khí nào lấy mẫu kênh để phát hiện sự kiện tín hiệu chính
xác. Nếu bên thu lấy mẫu quá sớm hoặc quá muộn thì sẽ dẫn tới việc nhận sai tín hiệu. trong
trương hợp như vậy có thể nhận nhầm tín hiệu 0 là 1 và ngược lại.
2
D09VT3
Câu 1.6 Nêu các chức năng của lớp liên kết dữ liệu và các dịch vụ cung cấp trên lớp này.
- Chức năng của lớp lien kết dữ liệu:
+ cung cấp một giao diện dịch vụ được định nghĩa rõ với lớp mạng
+ kiểm soát và xử lí các lỗi đường truyền
+điều khiển luồng dữ liệu để tương thích được tốc độ của máy phát và máy thu
- Loại dịch vụ cung cấp trên lớp này:
+dịch vụ phi kết nối không báo nhận
+dịch vụ phi kết nối có báo nhận dịch vụ hướng kết nối có báo nhận
Câu 1.7 Trình bày nguyên lí chung để kiểm soát lỗi ở lớp liên kết dữ liệu
phương pháp thường dung để đảm bảo việc truyền khung tin cậy là báo lại cho máy gửi một
thông tin phản hồi về kết quả nhận được ở đầu kia của đường truyền. điển hình là, giao thức có
thể yêu cầu máy thu gửi trả về máy phát các khung điều khiển đặc bieeth phản ánh về kết quả
nhậnkhung của máy thu. Các phàn ánh này có thể là dương hay âm. Nếu máy phát nhận được
phản hồi dương về 1 khung, nó hiểu rằng khung này đã đến đích an toàn. Ngược lại, 1 phản hồi
âm có nghĩa là điều gì đó đã xảy ra và khung cần đc truyền lại 1 lần nữa.
Câu 1.8 Trình bày nguyên lý điều khiển luồng ở lớp liên kết dữ liệu:
vấn đề điều khiển luồng đặt ra khi tốc độ truyền khung của máy phát nhanh hơn tốc độ nhận
khung của máy thu. Máy phát có thể duy trì việc đẩy các khung ra với tốc độ cao cho đến khi
máy thu hoàn toàn bị quá tải.
có 2 phương pháp có thể được sử dụng. phương pháp thứ nhất, điều khiển luồng được thực hiện
dựa trên thông tin phản hồi. máy thu gửi trả thông tin đến máy phát để cho phép máy phát
truyền tiếp dữ liệu hoặc báo cho máy phát biết tính trạng nhận dữ liệu ra sao. Phương pháp thứ 2,
sử dụng kĩ thuật điều khiển luồng dựa trên tốc độ, có một cơ chế để giới hạn tốc độ máy phát có
thể gửi mà ko cần phải sử dụng thông tin phản hồi từ máy thu.
3
D09VT3
Câu 1.9 trình bày khái niệm mạng cục bộ và chức năng các thành phần của mạng cục bộ
- mạng cục bộ (LAN) là một mạng dữ liệu tốc độ cao bao phủ một khu vực địa lý tương
đối nhỏ. Nó thường kết nối các trạm làm việc, máy tính cá nhân, máy in, máy chủ và một số thiết
bị khác. Mạng cục bộ cung cấp cho người dung máy tính nhiều lợi ích, gồm chia sẻ truy nhập tới
các thiết bị và ứng dụng, trao đổi tệp và truyền thông qua thư điện tử và các ứng dụng khác.
- Để mạng cục bộ hoạt động, nó cần các thành phần cứng và phần mềm. phần cứng gồm
các đường truyền dẫn, card mạng trạm cuối và các thiết bị mạng:
+ trạm cuối: gồm các máy tính cá nhân, máy chủ, máy in v.v… trạm cuối cần các chương trình
thực thi các dịch vụ như thư điện tử, truyền tệp…
+ đường truyền dẫn: là phương tiện kết nối các trạm cuối trong mạng cục bộ
+card mạng: cung cấp giao diện giữa đường truyền dẫn và trạm cuối.
+ các lien kết mạng: các thiết bị như bộ lặp, HUB, cầu nối, bộ định tuyến được sử dụng để kết
nối các đoạn mạng với nhau.
Câu 1.10 Vẽ hình và giới thiệu các kiểu kiến trúc mạng cục bộ:
- mạng hình sao: gồm 1 bộ điều khiển trung tâm, mỗi trạm đc kết nối vào bộ điều khiển
trung tâm này.
- Mạng dạng bus: bao gồm 1 đường truyền dữ liệu tốc độ cao duy nhất, đường truyền này
đc gọi là BUS và đc chia sẻ bởi nhiều nút. Bất cứ khi nào muốn truyền dữ liệu, trạm truyền ấn
định địa chỉ trạm đích và truyền dữ liệu BUS.
- Mạng cấu trúc vòng: có hình dạng 1 vòng khép kín, các nút được nối với vòng tại các
điểm cách nhau 1 khoảng nào đó. Thông tin dc truyền trên vòng theo 1 hướng nhăm tránh xung
đột
Vẽ hình: tự vẽ
Câu 1.11 Trình bày các thủ tục thực hiện trong quá trình truyền và nhận khung Ethernet:
- truyền khung: khi tầng MAC của 1 trạm cuối nhận dc yêu cầu truyền khung cùng với các
thông tin về địa chỉ và dữ liệu cần truyền từ tầng con LLC, tầng con MAC bắt đâù quá trình
truyền bằng cách chuyển đổi các thông tin từ LLC vào vùng đệm khung MAC. Sau khi khung
đc đóng gói, nó sẽ dc truyền đi
- nhận khung: khi trạm đích nhận đc khung gửi tới cho nó, đầu tiên nó sẽ kiểm tra xem địa
chỉ đích của gói tin cso trung với địa chỉ của nó hay ko. Để xác định xem ní nó có nhận gói tin
đó hay ko. Nếu trùng 1 trong các địa chỉ đó, nó sẽ kiểm tra độ dài khung, tiến hành tính toán mã
kiểm lỗi CRC và khớp với mã thu đc từ khung. Nếu độ dài khung đúng và 2 giá trị kiểm lỗi khớp
nhau, nó sẽ xác định kiểu của khung dựa trên kích thước trường Length/Type. Cuối cùng, khung
đc phân tách và chuyển cho giao thức phù hợp ở tầng trên.
4
D09VT3
Câu 1.13 Giới thiệu về mô hình phân tầng ATM:
Gồm 3 tầng:
- tầng thích ứng ATM: nằm giữa nút và các giao thức tầng trên. Tầng này nhận thông tin
dưới các định dạng khác nhau, chuyển cho các dịch vụ tương ứng để đóng gói thông tin thành
các gói 48 bytes và chuyển chúng xuống tầng ATM để tiếp tục quá trình đóng gói tế bào.
- Tầng ATM: tầng này gắn các tiêu đề vào các gói 48 byte, tiêu đề chứa các thông tin về
đường ảo và kênh ảo mà các gói tin này đi qua, giúp các thiết bị như chuyển mạch ATM có thể
chuyển gói tin tới đích 1 cách chính xác, sau đó, tầng ATM chuyển các tế bào xuống tầng VL để
truyền đi.
- Tầng vật lý: tầng có nhiệm vụ chuyển các tế bào 53 bytes tới các phương tiện truyền dẫn
để truyền đi.
Khi gói tin dc chuyển tới đích, quá trình nhận và phân tách các tế bào diễn ra và ngược lại. Tầng
ATM sẽ chuyển tế bào nhận dc cho các dịch vụ thích hợp ở tầng thích ứng ATM. Tại đây , tế
bào sẽ dc phân tách về dạng ban đầu rồi chuyển cho các thiết bị hoặc giao thức thích hợp ở tầng
trên.
Câu 1.14 trình bày định dạng UDP datagram:
Các trường trong tiêu đề UDP datagram gồm:
- Cổng nguồn: trường 16 bit này xác định số cổng của chương trình ứng dụng gửi
- Cổng đích: trường 16 bit này xác định số cổng của chương trình ứng dụng nhận
- Độ dài tổng: trường 16 bit này xác định độ dài tổng của UDP datagram
- Tổng kiểm tra: trường 16 bit này chứa mã kiểm tra lỗi cho toàn bộ phân đoạn.
5
D09VT3
Câu 2.1. vẽ sơ đồ cấu trúc mạng điện thoại chuyển mạch kênh và giới thiệu các thành phần
cơ bản trong mạng .
- Tự nhớ hình mà vẽ nhé. Hình dễ nhớ nhưng khó vẽ vào đây. (trang 20 SGK)
- Các thành phần cơ bản
+ mạch vòng nội hạt : là đường kết nối giữa thuê bao và trạm chuyển mạch trung tâm.là đường
dây truy nhập của khách hàng nối tới mạng, mạch vòng nội hạt được dành riêng cho 1 thuê bao.
Mỗi khi khách hàng gọi điện thoại thì mạch vòng hoạt động .
+ trạm chuyển mạch trung tâm ( CO ) : là thành phần cốt lõi dùng để thiết lập những kết nối tạm
thời giữa các thuê bao.để thực hiện dc điều này, chuyển mạch CO phải đặt ở cuối đường dây
thuê bao và các đường trung kế liên trạm .để thuê bao thực hiện 1 cuộc gọi và dc cung cấp các
chỉ dẫn cho các thủ tục gọi, các mạch dịch vụ cũng phải kết cuối ở chuyển mạch.
+ Trung kế : là thiếu bị truyền dẫn giữa các chuyển mạch. Thông thường trung kế là các đường
truyền số ghép kênh tốc độ cao ( kim loại hoặc cáp quang ). Các đường trung kế có thể kéo dài
hàng trăm km và được nhiều khách hàng dùng chung. Nếu ko đủ đường trung kế trực tiếp để đáp
ứng đủ nhu cầu kết nối thì cuộc gọi có thể kết nối trên nhiều trung kế xuyên qua nhiều chuyển
mạch.
+ chuyển mạch chuyển tiếp (tandem) : nhóm mật độ sử dụng cao là những trung kế không đủ
khả năng để chuyển tải toàn bộ lưu lượng. các cuộc gọi giữa 2 chuyển mạch được kết nối bằng
nhóm trung kế có mật độ sử dụng cao trước tiên được định tuyến tới chính nhóm trung kế này.
Nếu không còn trung kế rỗi thì cuộc gọi sẽ được định tuyến sang nhóm trung kế cuối và cuộc gọi
có thể sẽ chuyển tới một chuyển mạch CO khác. Các chuyển mạch CO này được gọi là chuyển
mạch chuyển tiếp (tandem)
6
D09VT3
Câu 2.2. Phân loại mạng máy tính.vẽ hình và giới thiệu các kiểu kiến trúc mạng.
TL :
Mạng máy tính chia làm 2 loại :
- Mạng cục bộ (Lan – Local Area Network ) là mạng dữ liệu tốc độ cao bao phủ 1 khu vực
địa lí tương đối nhỏ, thường kết nối các trạm làm việc, máy tính cá nhân, máy in, máy chủ và 1
sô thiết bị khác. Mạng cục bộ cung cấp cho người dùng máy tính nhiều lợi ích,gồm chia sẻ truy
nhập tói các thiết bị và ứng dụng, trao đổi tệp và truyền thông giữa các người dùng thông qua thư
điện tử và các ứng dụng khác .
- Mạng diện rộng ( WAN – Wide Area Network ) là mạng truyền số liệu bao phủ 1 vùng
địa lí tương đối rộng lớn, thường sử dụng các phương tiện truyền dẫn được cung cấp bởi các nhà
khai thác mạng, để kết nối các mạng cục bộ có khoảng cách xa,nhờ đó máy tính ở địa điểm này
có thể kết nối với máy tính ở các đại điểm khác .
Các kiểu kiến trúc mạng :
+ Mạng hình sao : Gồm 1 bộ khung điều khiển trung tâm,mỗi trạm cuối được kết nối với
bô điều khiển trung tâm này.
+ Mạng dạng BUS : gồm 1 đường truyền dữ liệu tốc độ cao duy nhất.Đường truyền này
gọi là BUS và được chia sẻ bởi nhiều nút. Khi nào muốn truyền dữ liệu, trạm truyền ấn định
được trạm đích và truyền dữ liệu lên BUS .
+ Mạng cấu trúc vòng : có hình dạng 1 vòng khép kín,các nút được nối với vòng tại các
điểm cách nhau 1 khoảng nào đó.Thông tin được truyền trên vòng theo 1 hướng nhằm tránh
xung đột .
7
D09VT3
Câu 2.3. Giới thiệu về các dịch vụ Internet.
Các dịch vụ internet bao gồm :
- DV truy cập internet : là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập Internet .
- DV kết nối internet : Là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan,tổ chức,doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế .
- DV ứng dụng internet : là dịch vụ sử dụng internet để cung cấp các ứng dụng cho người
dùng
Một số dịch vụ thông dụng trên internet .
+ WWW ( World Wide Wed ) : web là sự tập hợp của những trang dữ liệu HTML chứa ở
tất cả các máy tính trên thế giới.WWW bao gồm các trang thông tin có kí tự,hình ảnh và các hiệu
ứng… mà bạn có thể xem bằng các trình duyệt web ( Web browser ),ví dụ như Microsoft
Internet Explorer (IE) hoặc Netscape Navigator.
+ E-mail (thư điện tử ) là dịch vụ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin giữa những người
sử dụng Internet thông qua việc gửi ,nhận thư điện tử . đây là 1 trong những dịch vụ được sử
dụng nhiều nhất trên Internet vì sự tiện lợi,nhanh chóng và kinh tế/
+ FTP ( File Transfer Protocol ): FTP là 1 hệ thống chủ yếu để chuyển tải file giữa các
máy tính vào Internet. File được chuyển tải có dung lượng rất lớn. FTP hầu hết được sử dụng
cho chuyển tải những dữ liệu mang tính cá nhân.
+IRC (Internet Relay Chat ) chat giúp cho con người truyền đạt thông tin qua Internet
bằng cách gõ mẫu tin từ bán phím máy tính.
+ Telnet : là dịch vụ kết nối chương trình của máy tính nguồn với 1 máy tính khác ở
xa.Trong trường hợp này cần phải có tên người sử dụng (username) và mật mã(password) cũng
như tên của máy đó,và phải cần biết mở hệ thống máy sử dụng – hệ thống tổng quát ở đây là
UNIX.
8
D09VT3
Câu 2.7. Khái niệm định tuyến và các chức năng cơ bản của bộ đinh tuyến.
 Khái niệm định tuyến
- Định tuyến là sự lựa chọn 1 con đường để truyền 1 đơn vị dữ liệu từ trạm nguồn đến trạm
địch trong 1 liên mạng. chức năng định tuyến dc thực hiện ở tầng mạng, cho phép bộ định tuyến
đánh giá các đường đi sẵn có tới địch. Để đánh giá đường đi, định tuyến sử dụng các thông tin
tôpô mạng. các thông tin này có thể do người quản trị thiêt lập hoặc được thiết lập thông qua các
giao thức định tuyến .
- Tầng mạng hổ trợ chuyển gói từ đầu cuối tới đầu cuối nổ lực tối đa qua các mạng được
kết nối với nhau. Tầng mạng sử dụng bảng định tuyến IP để gửi các gói từ mạng nguồn đến
mạng đích. Sau khi đã giải quyết sử dụng đường đi nào, bộ định tuyến tiến hành việc chuyển gói.
Nó lấy 1 gói nhận được ở giao diện vào và chuyển tiếp gói này tới giao diện ra tương ứng.
- Trong 1 liên mạng, mỗi mạng được định danh bởi 1 địa chỉ mạng và bộ định tuyến sử
dụng các địa chỉ này để nhận biết đích. Bộ định tuyến sử dụng địa chỉ mạng để nhận dạng mạng
đích của 1 gói tin trong liên mạng
 Các chức năng
- Chức năng xác định đường đi : chọn ra 1 đường đi tối ưu đến đích theo 1 tiêu chí nào đó.
Để trợ giúp cho quá trình xác định đường đi, các giải thuật định tuyến khởi tạo và duy trì bảng
định tuyến, bàng này chứa thông tin về các tuyến tới đích
Khi đường đi tối ưu được xác định,bước nhảy tiếp theo gắn với đường đi này cho bộ định tuyến
biết phải gửi gói đi đâu để nó có thể đến đich theo đường đi tối ưu đó.
- Chức năng chuyển mạch : cho phép bộ định tuyến chuyển gói từ cổng vào tới cổng ra
tương ứng với đường đi tối ưu đã chọn.
Trong quá trình định tuyến , phần địa chỉ mạng được sử dụng để xác định đường đi, còn phần địa
chỉ trạm được bộ định tuyến cuối cùng trên đường đi sử dụng để chuyển gói tới đúng trạm đích.
9
D09VT3
Câu 2.5. các đặc điểm chính của phương thức truyền thông dị bộ.
- Thuật ngữ ‘ dị bộ ‘ để miêu tả sắp xếp định thời giữa bên phát và bên nhận mà ko trao
đổi thông tin định thời ngầm thì khá rủi ro. Để chuyển đổi thông tin chính xác,mỗi cặp phát-thu
phải luôn được đồng bộ lẫn nhau. Thuật ngữ dị bộ đề cập tới khoảng thời gian liên quan mà 2
bên phát và thu định thời với nhau, trong một môi trường dị bộ trong khoảng thời gian ngắn. vì
vậy, thuật ngữ định hướng kí tự (character-oriented ) thì mô tả tốt hơn trường hợp truyền thông
dị bộ.
- Tốc độ bit tín hiệu là 1200 b/s thì mỗi bit xuất hiện trên kênh trong khoảng 830 micro
giây (1/1200 b/s ). Vì thế, để lấy mẫu bit chính xác, khoảng thời gian lấy mẫu phải vào khoảng
830 micro giây. Vấn đề lúc này là bao giờ xuất hiện tiến trình lấy mẫu. bit khởi đầu sẽ cung cấp
thông tin này. Việc bắt đầu bit khởi đầu được báo hiệu thông qua việc thay đổi đường dây từ
trạng thái điện áp dương sang trạng thái không có điện áp.cách dễ nhất để suy nghĩ về bit khởi
động là coi nó như cuộc gọi đánh thức đến bên thu. Khi bên thu thấy sự thay đổi này, nó hiểu là
bít khởi động đang tới và nó chỉ đơn giản làm công việc đếm tới khoảng giữa bit (415 micro
giây) và lấy mẫu đầu tiên.trong trường hợp này bên phát va bên thu được đồng bộ trong khoảng
thời gian truyền kí tự mà ko trao đổi thông tin định thời công khai.
- Phương pháp dị bộ phụ thuộc vào 1 mức độ chính xác vừa phải với mỗi đồng bộ chạy tự
do bên thu và phát. Ngoài ra, truyền thông dị bộ chỉ hoạt động tốt vơi tốc độ dữ liệu thấp khi
khoảng cách giữa các bit là rất lớn. với tốc độ dữ liệu là 45 Mb/s thì mỗi bit chi xuất hiện trong
0.002 micro giây. Với khoảng cách bit nhỏ như thế thì kĩ thuật dị bộ với cơ cấu đinh thời ẩn sẽ
làm truyền thông khó có thể chính xác ở lớp vật lí.
10
D09VT3
Câu 2.6. Các đặc điểm chính của phương thức truyền thông đồng bộ.
- Khi số lượng bit được truyền dữ liệu bên phát và thu đến 1 giá trị nào đó thì yêu cầu với
các bên truyền thông là phải trao đổi thông tin định thời chính xác để đồng bộ. trên liên kết nối
tiếp, chỉ có 1 đường truyền thông tin, vì vậy thông tin định thời phải được ‘nhúng’ trong dữ liệu.
truyền thông như vậy, trong khi phải duy trì mối quan hệ đinh thời trong thời gian dài và bên
phát cung cấp thông tin đinh thời nằm như một phần của dòng dữ liệu, được gọi là “đồng bộ”.
- Các cơ cấu truyền tín hiệu băng cơ sở có thể sử dụng để truyền thông chỉ dữ liệu mà còn
cả thông tin đồng bộ giữa bên gửi và bên nhận. chìa khóa cho việc sử dụng các tín hiệu băng cơ
sở với mục đích đồng bộ là đảm bảo rằng thường xuyên có sự chuyển dịch (1 thành 0 và ngược
lại ) xuất hiện trong dòng dữ liệu. thực tế,mô hình đồng bộ tốt nhất đó là hoán đổi liên tục 1 và
0.Trong trường hợp này, mỗi bít trong dòng dữ liệu cung cấp thông tin đồng bộ cho bên thu.
- Vấn đề nằm ở chỗ trạng thái chuyển dịch để duy trì đồng bộ là trong 1 vài trường hợp các
chuỗi tín hiệu chỉ toàn 0 hoặc toàn 1. Nhìn vào cả 2 cơ cấu truyền tín hiệu đơn cực hoặc song
song, nếu chuỗi chỉ toàn 0 hoặc toàn 1 thì sẽ ko có sự thay đổi để bên thu nhận biết đồng bộ. chỉ
có cơ cấu lưỡng cực trở về ko là có ưu điểm trong vấn đề này.Trong BPRZ,bit 1 được luân phiên
đảo cực nên có nhiều bit1 đi liền nhâu thì vẫn có thẻ chấp nhận được. nhưng nếu các bit 0 đi liền
nhau thành chuỗi dài thì lại xảy ra việc không thể truyền dc tín hiệu đồng bộ. vì vậy cần phải
tránh chuối 0 khi sử dụng cơ cấu truyền tín hiệu này.
- BPRZ được sử dụng trong các mạch T-1 và chuẩn T-1 chỉ rõ là không thể xảy ra trường
hợp chuỗi hơn 15 số 0 liên tiếp. nếu vượt qua con số này, đường truyền sẽ dễ bị mất đồng bộ. các
cơ cấu được phát triển để đảm bảo là không xảy ra chuỗi có hơn 15 con số 0 trên đường T-1.
11
D09VT3
Câu 2.9 trình bày sự cần thiết và nguyên lý hoạt động chung của định tuyến động.
- Định tuyến động linh hoạt hơn định tuyến tĩnh, các giao thức định tuyến động cũng có thể
chuyển lưu lượng từ cùng một phiên bản làm việc qua nhiều đường đi khác nhau trong mạng để
có hiệu suất cao hơn. Tính chất này được gọi là chia sẻ tải.
- hoạt động của định tuyến động: chức năng cơ bản:
+duy trì bảng định tuyến
+chia sẻ thông tin cho các bộ định tuyến khác dưới dạng các cập nhật định tuyến
Định tuyến động dựa vào các giao thức định tuyến để chia sẻ thong tin giữa các bộ định tuyến.
giao thức định tuyến định nghĩa một tập luật mà bộ định tuyến sử dụng khi liên lạc với các bộ
định tuyến hàng xóm. Chẳng hạn, một giao thức định tuyến mô tả:
+cách gửi cập nhật
+thông tin nào chứa trong các cập nhật
+khi nào thì gửi cập nhật
+bộ định tuyến nào cập nhật.
Câu 2.11 Giải thích hoạt động của bộ biến đổi tín hiệu thoại từ tương tự sang số (codec).
Hoạt động của bộ codec thoại được bắt đầu bằng việc tín hiệu thoại băng rộng được giới hạn
băng tần vào dải 4000 hz và lấy mẫu 8000 lần trong 1 giây. Mỗi mẫu sẽ được biểu diễn bằng
một giá trị 8 bit và được mã hóa sử dụng mã luật µ hoặc A. Kết quả là tạo ra một dòng dữ liệu
thời gian thực từ bộ codec thoại có tốc độ 64000 bit/s hay 64 kb/s (8000 mẫu/s×8bit/mẫu). Tốc
độ tín hiệu này được gọi là tín hiệu số mức không. (DS-0)
12
D09VT3
Câu 2.12 trình bày các thành phần và những đặc điểm chính của hệ thống báo hiệu số 7
(SS7)
Hệ thống báo hiệu số 7 là hệ thống báo hiệu tiên tiến dựa trên nguyên lý kênh chung, có nhiệm
vụ truyền thông tin báo hiệu giữa các tổng đài với nhau để thiết lập kết nối, quản lý và giám sát
các phiên truyền thông (cuộc gọi thoại, truyền số liệu, hình ảnh,…).
Mạng báo hiệu số 7 có các thành phần chính kiến tạo nên mạng như nút mạng và liên kết.
- SP/SSP: Điểm/ nút báo hiệu (trong mạng PSTN, SP thường là các tổng đài từ cấp host trở
lên).
- STP: điểm chuyển giao báo hiệu, là một nút trong CCS7 chuyển tiếp các bản tin báo hiệu
từ lien kết này đến liên kết khác.
- SL (signaling link): giữa các điểm báo hiệu, điểm chuyển giao báo hiệu được lien kết với
nhau bằng lien kết báo hiệu (A, B, E,F). đây là một kênh truyền dẫn số, trên đó các bit chỉ mã
hóa thong tin tín hiệu. các lien kết báo hiệu được thiết kế với độ tin cậy rất cao nghĩa là khả năng
nghẽn mạch trong trao đổi thông tin báo hiệu hiếm khi xảy ra.
Câu 2.13 trình bày cấu hình tham chiếu và chức năng của các phần tử trong ISDN
Các thiết bị ISDN là các thiết bị kết nối CPE và mạng. ngoài các thiết bị như máy Fax, telex, PC,
điện thoại, các thiết bị ISDN có thể có các loại sau:
- TA: terminal adapter- được dung để kết nối các thiết bị không theo chuẩn ISDN nhằm
tương thích với ISDN
- LE: local exchange-tổng đài nội hạt ISDN, thực hiện các giao thức ISDN và là một phần
của mạng
- LT: local termination- được dung để thực hiện trách nhiệm của LE với các chức năng
chuyển mạch
- TE: terminal equipment-thiết bị đầu cuối của khác hang là bất cứ thiết bị nào như điện
thoại hay fax.có hai dạng thiết bị đầu cuối là TE1 (tương thích ISDN) và TE2 (ko tương thích
ISDN)
- NT: thiết bị dầu cuối mạng tồn tại trong 2 dạng:
 NT1: là đầu cuối kết nối giữa bên đầu cuối và LE. NT1 có trách nhiệm thực hiện
giám sát, chuyển đổi công suất và ghép các kênh
 NT2 (bộ kết nối mạng 2): có thể là bất cứ thiết bị nào có trách nhiệm cung cấp
chuyển mạch về phía người sử dụng. thự hiện chức năng chuyển mạch nội bộ giữa các
thiết bị đầu cuối của cùng một bộ sử dụng mạng, ghép kênh và tập trung.
13
D09VT3
Câu 2.14 trình bày nguyên lý hoạt động và các đặc điểm của phương thức truy nhập
CSMA/CD
Phương thức truy nhập ngẫu nhiên này được sử dụng cho các mạng có cấu trúc dạng bus,trong
đó tất cả các trạm của mạng nối trực tiếp vào BUS. ở phương pháp truy nhập này mỗi máy tính
trên mạng kiểm tra lưu lượng mạng trên cáp. Khi một máy tính “cảm thây” cáp đang thông,
nghĩa là ko có dữ liệu nào đang truyền trên cáp, nó có thể gửi dữ liệu. nếu có dữ liệu truyền trên
cáp thì ko một máy tính nào được truyền cho đến khi dữ liệu đang truyền đến được đích và cáp
thông trở lại. nếu hai máy tính tình cờ gửi dữ liệu tại cùng thời điểm thì xung đột sẽ xảy ra, các
máy tình lien quan sẽ ngừng truyền trong một khoảng thời gian ngẫu nhiên rồi sẽ thử truyền lại.
nếu tất cả các nút đều truyền lại ngay lập tức thì xung đột kết thúc, thì chắc chắn sẽ tiếp tục xảy
ra xung đột. do vậy cần có một thủ tục đảm bảo chỉ có một khả năng sự truyền lại cùng lúc.
Phương pháp CSMA/CD sử dụng khoảng thời gian lùi ngẫu nhiên, mỗi nút chọn 1 số ngẫu
nhiên và đợi trong khoảng thời gian bằng số ngẫu nhiên này nhân với khe thời gian trước khi
truyền lại
Câu 2.15 trình bày nguyên lý hoạt động và đặc điểm của phương thức truy nhập theo hình
thức chuyển thẻ bài
Trong phương pháp chuyển thẻ bài có một loại gói đặc biệt là thẻ bài (token) luân chuyển trên
vòng cáp, từ trạm này sang trạm khác. Thẻ bài có 1 bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận
hoặc rỗi). khi trạm bất kỳ trên vòng cáp cần gửi dữ liệu trên mạng, nó phải chờ để có được một
thẻ bài rỗi khí đó máy tính sẽ đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận và truyền 1 đơn vị dữ liệu
cùng với thẻ bài theo chiều của vòng. Lúc này ko còn thẻ bài rỗi trên vòng nữa nên các trạm có
dữ liệu truyền phải đợi. dữ liệu đến trạm đích sẽ đc sao chép, sau đócùng với thẻ bài đi tiếp cho
tới khi quay về trạm nguồn. trạm nguồn sẽ xóa bỏ dữ liệu, đổi bit trạng thái trở về rỗi và cho thẻ
bài luân chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác, có thể nhận được quyền truyền dữ liệu.
14
D09VT3
Câu 2.16 giới thiệu các thành phần của mạng Ethernet và quan hệ giữa mô hình phân lớp
Ethernet với osi
Mạng Ethernet bao gồm các nút mạng và các phương tiện kết nối. các nút mạng được chia làm 2
loại:
- Thiết bị đầu cuối dữ liệu: là các thiết bị đóng vai trò là nguồn hoặc đích của các khung dữ
liệu. DTE thường là máy tính, máy trạm, máy chủ, v.v.., thường được gọi là trạm cuối.
- Thiết bị truyền thông dữ liệu: là các thiết bị mạng trung gian có nhiệm vụ nhận và chuyển
tiếp các gói tin trong mạng. DCE có thể là các thiết bị độc lập như hub, switch, bộ định tuyến
hoặc các giao diện truyền thông như card mạng, modem, v.v…
Các phương tiện kết nối thông dụng trong Ethernet là cáp xoắn đôi và 1 số loại cáp quang.
Quan hệ giữa mô hình phân lớp Ethernet với osi: trong mối quan hệ, tầng lien kết dữ liệu của mô
hình osi tương ứng với 2 tầng con của Ethernet và MAC và MAC-client. Tầng vật lý của
Ethernet tương ứng với tầng vật lý của mô hình osi
+ Tầng con MAC-clientcó thể là: điều khiển lien kết logic- thực thể cầu nối, tầng con này cung
cấp các giao diện LAN-LAN giữa các mạng LAN
+ tầng con MACcó nhiệm vụ: đóng gói dữ liệu-điều khiển truy nhập phương tiện.
15
D09VT3
Câu 2.17 trình bày cấu trúc Ethernet
Chuẩn Ethernet ddingj nghĩa cấu trúc khung cơ bản cho các hoạt động ở tầng MAC cùng với một
số lựa chọn mở rộng bao gồm 7 trường:
PRE SFD DA SA Length/Type Data PAD FCD
Ý nghĩa của các trường trong cấu trúc khung như sau:
-PRE : gồm 7 bytes, là 1 chuỗi các bit 0, 1 để đánh dấu điểm đầukhung và đồng bộ khung.
-SFD: gồm 1 byte, là 1 chuỗi các bit 0,1 kết thúc bằng 2 bit 1 liên tiếp, cho biết bit tiếp theo là bit
ngoài cùng bên trái trong byte ngoài cùng bên trai của trường địa chỉ.
-DA/SA địa chỉ đích và địa chỉ nguồn.mỗi trường có độ rộng 6 bytes
-Length/type: gồm 2 bytes. Nếu giá trị của trường này lớn hơn hoặc bằng 1500 thì đó là số byte
dữ liệu trong phần data. Nếu số đó lớn hơn 1536 thì nó là 1 giá trị cho biết kiểu của khung.
-data: chứa dữ liệu của khung (<=1500 bytes). Nếu số byte dữ liệu nhỏ hơn 46, một phần bù sẽ
được thêm vào để khích thước tăng lên thành 45 bytes.
-FCS: gồm 4 bytes. Trường này chứa 1 mã kiểm tra lỗi CRC được tạo bởi bên gửi. giá trị này sẽ
được tính lại bởi bên nhận và khớp với giá trị trên xem các khung có bị lỗi trong quá trình truyền
hay ko. Giá trị này được tạo ra từ các trường DA, SA, length/type và data.
Câu 2.18 Trình bày cơ chế đóng gói dữ liệu PPP và đặc điểm của các giao thức họ PPP
PPP là giao thức đóng gói dữ liệu chuẩn quốc tế được sử dụng cho các kiểu kết nối sau:
- kết nối nối tiếp không đồng bộ
- ISDN
- Kết nối nối tiếp đồng bộ.
- Kết nối băng rộng
PPP cung cấp một phương pháp đóng gói dữ liệu chuẩn cho các giao thức ở tầng cao hơn khi
truyền qua các kết nối điểm điểm. PPP sử dụng cho họ giao thức NCP để đóng gói dữ liệu đa
giao thức và sử dụng LCP để thỏa thuận và thiết lập các lựa chọn điều khiển trên các liên kết dữ
liệu WAN.
Một số đặc điểm chính của PPP LCP bao gồm:
- Xác thực: quá trình nhận diện 1 người dung, thường dựa trên tên người dung và mật
khẩu.
- Nén dữ liệu
- Đa liên kết: một mở rộng của PPP, cho phép nhiều kết nối vật lý giữa 2 điểm có thể kết
hợp thành 1 kết nối logic.
PPPoE (PPP over Ethernet) là một giao thức mạng cho phép đóng gòi các khung PPP trong các
khung Ethernet. Nó cung cấp đầy đủ các tính năng của PPP như xác thực, nén dữ liệu, mã hóa…
PPPoE là 1 giao thức đường hầm, cho phép “ghép” giao thức IP (hoặc các giao thức khác chạy
trên PPP) vào một kết nối giữa 2 cổng ethernet, nhưng vẫn giữ 1 đặc điểm của 1 liên kết PPP. Do
vậy, nó được sử dụng để quay số “ảo” tới 1 máy Ethernet khác và tạo một kết nối điểm điểm với
nó. Sau đó, nó được dung để truyền các gói tin IP, dựa trên các đặc diểm của PPP.
Tương tự như vậy, PPPoA ( PPP over ATM) cũng là 1 giao thức mạng cho phép đóng gói các
khung PPP trong các khung ATM. Nó cũng cung cấp đầy đủ các tính năng của PPP như đã nói ở
trên và có đặc diểm đã nói ở trên và có các đặc điểm như PPPoE, nhưng trong mạng ATM.
16
D09VT3
Câu 2.19 Trình bày cấu trúc khung và hoạt động của Frame Relay
Khung frame ralay chuẩn có cấu trúc như sau :
Flag Address Data FCS Flag
Chức năng các trường trong khung Frame relay như sau:
-Flag: có độ dài 8 bit đánh dấu điểm đầu và cuối của khung. Giá trị của trường này luôn là
01111110.
-address: chứa các thông tin sau:
+DLCI: là số hiệu kết nối dữ liệu, chỉ thị cho kết nối ảo giữa DTE và DCE
+EA(extrended): cho biết byte chứa EA có phải là trường địa chỉ cuối cùng hày ko. Nếu EA có
giá trị bằng 1 thì byte hiện tại được xác ddihnj là byte DLCI cuối cùng.
+C/R: đây là bit tiếp theo byte DLCI quan trọng nhất trong tường địa chỉ.
+congestion control: chứa 3 bit dung để điều khiển tắc nghẽn trong mạng frame relay. Đó là các
bit FECN(forward-explicit congestion notification), BECN(backward-explicit congestion
notification, DE(discard eligibility)
-data: chứa dữ liệu đóng gói của tầng trên. Trường hợp này độ dài thay đổi và có thể lên tới
16000bytes.
-FCS(frame check sequence): đảm bảo tính vẹn toàn của dữ liệu. giá trị này được tính bởi trạm
nguồn và sau đó được tính lại bởi trạm đích để so sánh và đảm bảo dữ liệu không bị lỗi trong quá
tình truyền.
Hoạt động:
Frame relay là 1 hình thức chuyển mạch gói tốc độ cao, ra đời sau và gọn nhẹ hơn so với x25.
Các gói tin trong mạng frame relay có thể có nhiều kích thước, tối đa là 4kb, được truyền qua
các kênh ảo cố định. Frame relay hoạt động ở tầng lien kết dữ liệu, mạng này có tốc độ nhanh
hơn X.25 vì nó đã loại bỏ bớt một số công việc trong quá trình truyền thông. Frame relay được
thiết kế để tận dụng những ưu điểm công nghệ truyền dẫn số như ISDN hoặc cáp quang.
Ngoài ra frame relay hoạt động chủ yếu trên các kênh truyền ảo cố định (PVC) các gói tin được
truyền theo một đường đi đã xác định trước và các thiết bị truyền dẫn không phải xác nhận lại
đường đi trong mỗi lần truyền dữ liệu. các tuyến trong frame relay dựa trên các kênh ảo cố định
được nhận điện bởi các số hiệu kết nối lớp lien kết dữ liệu (DLCI) một mạng frame relay có thể
có rất nhiều DLCI, nhưng mỗi DLCI phải đươc gắn với một tuyến xác định, tới một trạm đích đã
xác định.
17
D09VT3
Câu 2.20 Trình bày cấu trúc tiêu đề của IP datagram :
Các gói dữ liệu tại tầng IP được gọi là IP datagram. Một datagram co chiều dài biến thiến, gồm 2
phần là tiều đề và dữ liệu. phần tiêu đề có chiều dài từ 20 đến 60 byte, chưa các thông tin cần
thiết cho định tuyến và chuyến phát dữ liệu.
Bit 0-3 Bit 4-7 Bit 8-10 Bit 11-15 Bit 16-19 Bit 20-23 Bit 24-27 Bit 28-31
Version HL Precedence TOS Total length
Datagram ID Fragmentation
TTl Protocol Checksum
Source address
Destination address
Options
Version: trường 4 bit này cho biết phiên bản IP tạo phần tiêu đề này.
HL (header length) trường 4 bit này cho biết chiều dài của phần tiêu đề IP datagram tính thoe
đơn vị từ 32 bit.
Precedence: trường này có chiều dài 3 bit, giá trị nằm trong khoảng từ 0 (000) đến 7 (111)
TOS: trường 5 bit này đặc tả các tham số về loại dịch vụ.
Total legth: trường 16 bit này cho biết chiều dài tính theo byte của cả datagram.
Datagram ID: trường 16 bit này cùng với các trường khác( như địa chỉ nguồn và đích) dung để
chỉ định danh duy nhất cho một datagram trong khoảng thời gian nó tồn tại trên lien mạng.
Fragmentation: trường 16 bit này được sử dụng khi datagram được phân mảnh
TTL: time to live: trường 8 bit này qui định thời gian tồn tại của datagram trong lien mạng để
tránh tình trạng datagram bị chuyển vòng quang trên lien mạng.
Protocol: trường 8 bit này cho biết giao thức tầng trên sử dụng dịch vụ của tầng IP
Check sum: trường 16 bit này chứa địa chỉ IP của trạm nguồn.
Destination address: trường 32 bit này chứa địa chỉ IP của trạm đích.
18
D09VT3
Câu 2.22 Giới thiệu các đặc điểm chính của giao thức định tuyến OSPF và so sánh với RIP
Giống như các giao thức định tuyến trạng thái liên kết khác, OSPF hoạt động khác nhiều so với
giao thức vector khoảng cách. Bộ định tuyến trạng thái liên kết nhận diện và truyền thông với
hàng xóm để thu thập thông tin về các bộ định tuyến trên mạng.hệ thống thuật ngữ OSPF có thể
được mô tả như sau :
-liên kết : (link) kênh truyền thông trên mạng.
-trạng thái liên kết : (link stare) trạng thái của liên kết giữa hại bộ định tuyến.
-cơ sở dữ liệu (topology database) hay còn gọi là cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết (link state
database) danh sách thông tin về tất cả các bộ định tuyến liên mạng. Nó cho biết tôpô của liên
mạng. Mọi bộ định tuyến trong vùng phải có cùng cơ sở dữ liệu tôpô.
-vùng (area) : tập hợp các mạng và bộ định tuyến có cùng số hiệu nhận dạng vùng. Mọi bộ phận
định tuyến trong cùng 1 vùng phải có cùng thông tin trạng thái liên kết. bộ định tuyến bên trong
đươch gọi là bộ định tuyến trong.
-giá (cost) : giá trị được gán cho liên kết. ngoài số bước nhảy giao thức trạng thái liên kết gán giá
cho liên kết dựa trên tốc độ của phương tiện sử dụng.
-bảng định tuyến (routing table) : chứa các tuyến tối ưu đến đích. Bảng định tuyến được tạo ra
khi thuật toanSPF chạy trên cơ sở dữ liệu trnagj thái liên kết.
-cơ sở dữ liệu gần kề ( adjacencies database) : danh sách hàng xóm mà bộ định tuyến đã thiết lập
truyền thông hai chiều.
-DR (designated router) và BDR (backup designated router) : để đơn giản hóa việc trao đổi thông
tin định tuyến giứa nhiều hàng xóm trong cùng mạng, các OSPF bộ định tuyến có thể bầu 1 bộ
định tuyến chỉ thị (DR) và một bộ định tuyến chỉ thị dự phòng (BDR) làm điểm trung tâm để
trao đổi thông tin định tuyến.
So sánh RIP
RIP OSPF
Đặc điểm Router bình đẳng
Cấu hình dễ dàng
Mạng cỡ nhỏ
Phân cấp
Cấu hình phức tạp
Mạng cỡ vừa và lớn
Khả năng mở rộng Hạn chế Dễ dàng
Độ phức tạp tính toán Nhỏ Lớn
Hội tụ Chậm Nhanh
Trao đổi thông tin Bảng chọn đường Trạng thái liên kết
Giải thuật Distant vector Link- State
Cập nhật hàng xóm 30s 10s (hello packet)
Đơn vị chi phí Số nút mạng Băng thông
19
D09VT3
Câu 2.23 Giới thiệu các thành phần chính của bộ định tuyến IP
Chức năng cua các thành phần chính bên trong bộ định tuyến:
-ram/dram: lưu trữ bảng định tuyến, kho lưu ARP, kho lưu chuyển mạch nhanh, bộ đêmh gói
(ram chia sẻ) và các hang đợi giữ gói. Ram cũng cung cấp bộ nhớ hoạt động cho tệp cấu hình
của bộ định tuyến khi bộ định tuyến hoạt động. nội dung của ram sẽ mất khi tắt hoặc khởi dộng
lại bộ định tuyến.
-nvram (nonvolatile ram) lưu trữ cấu hình dự phòng của tệp cấu hình. Nội dung trong nvram
được giữ lại khi tắt hoặc khởi động lại bộ định tuyến.
-bộ nhớ flash hoạt động như 1 rom có thể xóa và lập trình lại, cho phép lưu trữ hệ điều hành lien
mang và vi mã. Bộ nhớ flash cho phép cập nhật phần mềm mà ko phải gỡ bỏ phần mềm hoặc
thay thế chip. Nội dung của flash được lưu lại khi khởi động lại hoặc tắt bộ định tuyến. flash
cũng có thể lưu trữ nhiều phiên bản của hệ điều hành liên mạng của bộ định tuyến.
-rom: chứa chương trình khởi động, chuẩn đoán và phần mềm hệ điều hành tối thiểu. nâng cấp
phần mềm trong rom yêu cầu phải gỡ và thay thế chip trên bo mạch chính.
-các giao diện: phục vụ các kết nối mạng trên bo mạch chính hoặc trên các module giao diện
riêng biệt, qua đó các gói vào/ra bộ định tuyến.
20
D09VT3
Câu 2.4: Giới thiệu về các phương thức truy nhập mạng không dây: FDMA, TDMA,
CDMA, SDMA
TL:
Phương thức truy nhập: là phương thức mà khi được cài đặt vào trong mạng, các máy trạm phải
tuân theo những quy tắc định trước để có thể sử dụng đường truyền.
Các phương thức truy nhập:
- Phương thức truy nhập có dây.
- Phương thức truy nhập không dây.
- Phương thức truy nhập ngẫu nhiên.
- Phương thức đa truy nhập theo nhu cầu.
Các phương thức truy nhập không dây: trên mạng không dây sẽ có những phương thức truy nhập
đường truyền khác như: SDMA, FDMA, TDMA, CDMA, … và các phương thức kết hợp.
- FDMA: đa truy nhập phân chia theo tần số
Trong phương pháp truy nhập này mỗi người sử dụng trong một cell sẽ được phân cho
một dải tần số nhất định. Các băng tần sử dụng của người sử dụng khác nhau tại một thời
điểm sẽ không chồng lên nhau. Người sử dụng chỉ sử dụng băng tần đã được cấp phép vì
thế nhiều người trong cùng một cell có thể cùng truyền một lúc mà không gây nhiễu cho
nhau.
Tuy nhiên vì số lượng người dùng nhiều nên việc sử dụng lại băng tần có thể diễn ra tại
các cell khác nhau. Nếu 2 cell A và B ở gần nhau thì việc sử dụng lại băng tần có thể gây
nhiễu.
- TDMA: đa truy nhập phân chia theo thời gian.
Với cách truy nhập này mỗi người dùng được phân chia cho một khoảng thời gian trong
băng tần được gọi là các time - slot (khe thời gian). Tức là trong mỗi khoảng thời gian rất
ngắn một người dùng sẽ được sử dụng toàn bộ băng tần đường truyền.
- CDMA: đa truy nhập phân chia theo mã.
Trong phương thức này thì nhiều người sử dụng được truyền trong cùng một thời gian và
có thể trên cùng một tần số.
Mỗi người sử dụng được gán cho một mã riêng biệt và không có người dùng nào trong
cùng tế bào dùng chung mã đó. Mã này được dùng để mã hóa dữ liệu trước khi gửi vào
kênh truyền dùng chung. Tại nơi thu tín hiệu sẽ sử dụng mã của người dùng tương ứng để
lọc bớt(không hoàn toàn) những tín hiệu từ người dùng khác. Chính vì vậy làm tăng thêm
độ phức tạp của bộ lọc tín hiệu tại các thiết bị thu.
- SDMA: đa truy nhập phân chia theo không gian.
Phương pháp này sử dụng các khoảng không gian giữa nhiều người sử dụng trong cùng
một cell.
Trạm gốc không truyền tín hiệu đến toàn bộ cell mà nó sẽ tập trung hướng tín hiệu vào
vùng không gian của người dùng cần phục vụ và giảm công suất tín hiệu tới các vùng
thuê bao khác. Để làm việc này thì yêu cầu trạm góc phải có hệ thống anten lớn và có khả
năng khử nhiễu.
21
D09VT3
Câu 3.1: Mô tả cuộc gọi điện thoại sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống.
TL:
Mô tả cuộc gọi điện thoại sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống
- Khi nhấc máy điện thoại bạn kết nối chuyển mạch với trạm chuyển mạch trung tâm (Co)
của nhà cung cấp dịch điện thoại nội hạt.
 Chuyển mạch này sẽ cung cấp âm mời số quay số → cho biết bạn đã được kết nối và hãy
bẩm số.
 Điện thoại có một đường dành riêng cho việc truyền đi và truyền về nối tới chuyển mạch
của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt (LEC) đó là đường truyền mà bạn phải trả phí
thêu bao hàng tháng.
- Khi thực hiện cuộc gọi đường dài:
 Chuyển mạch phía chủ gọi chiếm giữ một trung kế nối tới tổng đài chuyển tiếp (IEC)
chuyển số thuê bao bị gọi đến tổng đài chuyển tiếp này.
 Tổng đài chuyển tiếp (IEC) sẽ quyết định cuộc gọi tới một LEC của thuê bao bị gọi và IEC
sẽ định tuyến một cuộc gọi tới điểm hiện (POP) đích thực và chiểm giữ trung kế tới
chuyển mạch LEC đích đó
 Chuyển mạch địch sẽ cố gắng hoàn thành cuộc gọi bằng cách gửi chuông tới điện thoại bị
gọi
- Khi bên gọi nhấc máy thì việc thiết lập điện thoại đã xong → cuộc gọi này được thực hiện kết
nối theo phương thức kênh (circuit mode) chủ gọi nối tới mạch LEC, LEC chuyển tới POP của
IEC, POP của IEC nói tới POP của IEC bên kia (bị gọi), POP của IEC bên bị gọi lại nối tới
chuyển mạch LEC bị gọi (đích) và chuyển mạch LEC nối tới bên bị gọi. Việc tính cước bắt đầu
khi bên bị gọi trả lời cuộc gọi. khi một trong 2 bên hạ máy thì kết thúc cuộc gọi.
Mô tả cuộc gọi thoại IP sử dụng điện thoại chuẩn truyền thống
- Khi người A nhấc điện thoại và kết nối tới LEC của người đó, người A gọi tới cổng VoIP và
là cuộc gọi nội hạt. Cổng này sẽ trả lời và và yêu cầu ID người sử dụng được nhập qua bàn phím
điện thoại và nếu được phép thì một âm mời quay số thứ 2 sẽ được gửi cho người gọi, người gọi
sẽ bấm số điện thoại bị gọi. Sau đó, cổng phía chủ gọi phải tìm phía bị gọi.
- Cổng phía chủ gọi có thể đưa gói IP để xác định cổng phía bị gọi, sau khi xác định được,
cổng phía chủ gọi sẽ sẽ gửi cho phía bị gọi một loại gói IP dể yêu cầu thiết lập kết nối tới đích.
→ Nếu được chấp nhận, cổng phía bị gọi sẽ kết nối tới đầu cuối cuộc gọi.
- Khi người sử dụng B trả lời, kết quả chuyển mạch xuất hiện giữa A và cổng phía chủ gọi,
cổng phía bị gọi và B, tín hiệu thoại được gửi qua mạng thành dòng các goi IP tới cổng đích.
So sánh ưu điểm của chuyển mạch gói so với chuyển mạch kênh chính là chi phí. Số lượng
cuộc gọi dung chung trung kế ở mạng gói có thể nhiều hơn số lượng cuộc gọi dùng trong mạch
kênh. Trong một mạng chuyển mạch kênh thì mạng cung cấp băng thông cho cuộc gọi trong suốt
thới gian đàm thoại mà không xét đến việc người sử dụng có nói hay không. Còn trong mạng
chuyển mạch gọi người sử dụng muốn đàm thoại thì mạng sẽ cung cấp băng thông cho người
đó, khi người sử dụng rỗi (không nói) thì không cần cung cấp băng thông.
22
D09VT3
Câu 3.2: Giới thiệu về các phương thức truy nhập mạng có dây: CSMA/CD, Token Passing
và FDDI.
TL:
Phương thức truy nhập mạng có dây là các thủ tục điều hướng trạm làm việc làm thế nào và
lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp để gửi hay nhận các gói thông tin.
1. Đa truy nhập cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột - CSMA/CD (Carrier Sense
Multiple Access with Collision Detection):
- Giao thức này thường dùng cho các mạng có cấu trúc hình tuyến.
- Các máy trạm cùng chia sẻ một kênh truyền chung (cấu trúc dạng BUS chung).
- Các trạm đều có cơ hội thâm nhập vào đường truyền như nhau (Multiple Access).
- Tại một thời điểm, chỉ có 1 trạm được truyền dữ liệu.
- Trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường
truyền rỗi (Carrier sense).
- Trường hợp 2 trạm phát truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu sẽ xảy ra, các trạm tham
gia phải phát hiện được xung đột (Collision Detection), đồng thời các trạm phải ngừng truyền
dữ liệu trong khoảng ngẫu nhiên (thời gian chờ bằng một số ngẫu nhiên mà mỗi trạm chọn
nhân với 51,2μs) nào đó rồi mới thử truyền lại.
- Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển lên mạng quá cao thì việc xung đột có thể xảy ra
với số lượng lớn, dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin của hệ thống.
2. Truyền thẻ bài (Token Passing):
Khái niệm: Giao thức này dùng trong các mạng LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ thuật
chuyển thẻ bài (Token), để cấp phát quyền truy nhập đường truyền.
Thẻ bài là 1 đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dụng được quy định riêng cho mỗi
giao thức.
- Trong đường truyền cáp luôn có 1 thẻ bài chạy quanh trong mạng.
- Thẻ bài có 1 bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hoặc rỗi).
- Thẻ bài chứa 1 địa chỉ đích, được luân phiên chuyển tới các trạm theo 1 trật tự đã định trước.
Hoạt động: Một trạm muốn truyền dữ liệu phải đợi đến khi nhận được 1 thẻ bài rỗi.
- Khi nhận được thẻ bài rỗi trạm đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm
theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng, thẻ bài lúc này trở thành
khung mang dữ liệu. Trên mạng lúc này ko còn thẻ bài rỗi.
- Trạm đích sau khi nhận được dữ liệu, sao chép dữ liệu vào bộ đệm, tiếp tục truyền khung theo
vòng, thêm 1 thông tin xác nhận là đã nhận được tin từ nguồn.
- Trạm nguồn nhận lại khung của mình đã được nhận đúng, đổi bit bận thành bit rỗi và truyền
thẻ bài đi.
- Thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng kín, và chỉ có 1 thẻ nên đụng độ dữ liệu không thể xảy
ra. Vì vậy, mạng vẫn hoạt động tốt khi lưu lượng truyền thông lớn.
Hai vấn đề cần giải quyết có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống:
- Mất thẻ bài, trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển.
- Một thẻ bài bận lưu chuyển không ngừng trên vòng.
Để giải quyết hai vấn đề trên, pp chuyển thẻ bài sử dụng một trạm điều khiển chủ động.
3. FDDI (Fiber Distributed Data Interface):
- Dùng trong mạng cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài có tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi
quang. FDDI sử dụng hệ thống chuyển thẻ bài trong cơ chế vòng kép.
- Lưu thông trên FDDI gồm 2 luồng khác nhau theo 2 hướng ngược nhau.
- Ngay khi trạm đích nhận được dữ liệu, nó sẽ xoá dữ liệu và chuyển thẻ bài thành trạng thái
rỗi, do vậy các nút khác trong mạng có thể truyền dữ liệu khi nhận đc thẻ bài.
- FDDI phù hợp sử dụng với mạng đô thị MAN.
23
D09VT3
Câu 3. 3: Trình bày và so sánh đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu tương tự và số
TL:
Đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu tương tự (analog signal)
- Truyền tín hiệu tương tự (analog) sử dụng các sóng biến đổi liên tục để truyền thông tin trên
kênh truyền thông. Các sóng biến đổi liên tục này thường được biểu diễn dưới dạng hình sin
nên được gọi là sóng hình sin. Sóng hình sin có 3 đặc điểm cơ bản: tần số, biên độ và pha.
- Sóng hình sin có thể coi là bắt đầu ở một điểm giữa nào đó. Chu kì của sóng hình sin lần lượt
như sau: điểm giữa → điểm cực đại → điểm giữa → điểm cực tiểu → điểm giữa. Số lượng
chu kỳ trong 1 s được gọi là tần số, với đơn vị đo là Hz.
- Biên độ của sóng hình sin là khoảng cách giữa các điểm cực của sóng. Trong lĩnh vực âm
thanh, tần số tương ứng với độ cao, còn biên độ ứng với độ lớn.
- Pha của sóng hình sin: sự sai khác về góc khi xét tương quan (nói dễ hiểu thì là khi so sánh)
với một sóng hình sin khác.
- Tín hiệu tương tự có thể được chuyển sang tín hiệu số bằng cách sử dụng thiết bị modem.
Modem sẽ lấy một trong 3 đặc điểm của sóng hình sin để biểu diễn thành dạng 0 và 1. Hầu
hết các modem hiện nay đều sử dụng kỹ thuật QAM (quadrature amplitude Modulation) để
biến đổi pha và biên độ của tín hiệu tương tự.
Đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu số (digital signal)
- Truyền tín hiệu số sử dụng các trạng thái rời rạc(0 và 1) để truyền thông tin trên kênh truyền
thông. Các trạng thái rời rạc này thường biểu diễn bởi các xung vuông. Thông thường người
ta hay sử dụng các giá trị điện áp cho việc biểu diễn các bit 0 và 1.
- Một số cơ cấu truyền tín hiệu số phổ biến: truyền tín hiệu đơn cực unipolar (bit 1 được biểu
diễn là +5V còn bit 0 được nối đất -0V), cơ cấu truyền lưỡng cực polar (bit 1 được biểu diễn
là +12V, bit 0 được biểu diễn là -12V), cơ cấu lưỡng cực trở về 0 BPRZ (Biopolar return to
zero). . .
- Việc truyền tín hiệu số giúp cho việc đồng bộ và định thời được thực hiện một cách dễ dàng.
So sánh đặc điểm của quá trình truyền dẫn tín hiệu số và tương tự:
- Tín hiệu tương tự có đặc điểm rất dễ bị méo tín hiệu do nhiễu, và dễ bị suy hao, do đó làm
giảm chất lượng truyền dẫn, yếu tố này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi ta truyền
bằng tín hiệu số.
- Việc truyền tín hiệu số thực hiện dễ dàng, ít lỗi, tin cậy và có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn
hơn truyền tín hiệu tương tự.
- Truyền dẫn tín hiệu số thuận lợi cho quá trình đồng bộ và định thời hơn.
24
D09VT3
Câu 3. 4: Trình bày những giới hạn của việc truyền tín hiệu và dung lượng kênh.
TL:
Khái niệm tốc độ baud và MQH với tốc độ bit.
Việc truyền tín hiệu có thể coi là việc chuyển tín hiệu cho dù là tín hiệu hiệu băng rộng hay băng
cơ sở.
- Với các hệ thống băng rộng, việc chuyển từ tần số này sang tần số khác hoặc chuyển từ biên
độ này sang biên độ khác đều được gọi là sự kiện truyền tín hiệu.
- Trong hệ thống băng cơ sở, việc chuyển từ một trạng thái rời rạc này tới một trạng thái rời rạc
khác (VD từ + 12V tới - 12V) cũng là sự kiện truyền tín hiệu.
- Mỗi sự kiện truyền tín hiệu như thế đều có một cái tên đb: baud.
Mối quan hệ giữa tốc độ baud với tốc độ bit:
- Trong nhiều cơ cấu truyền tín hiệu, mỗi lần chuyển tín hiệu trên kênh lại tương ứng với việc
chuyển một bit thông tin từ bên phát tới bên nhận.
- Với các cơ cấu 1bit/baud thì tốc độ bit và baud là bằng nhau.
- Những cơ cấu truyền đa bit/baud có thể truyền tín hiệu với tốc độ vượt quá tốc độ baud
VD: dibit (2 bit/baud), tribit (3 bit/baud), quadbit (4 bit/baud)
Quan hệ giữa tốc độ baud và băng tần của kênh đối với kênh không nhiễu (theo Nyquist):
Nyquist chỉ ra rằng tốc độ baud không thể vượt quá 2 lần tốc độ băng thông của kênh.
VD: Với kênh thoại 3000 Hz, tốc độ baud không thể vượt quá 6000 baud. Với kênh truyền hình
tương tự 6Mz, tốc độ baud không thể vượt quá 12Mbaud.
Ảnh hưởng của nhiễu lên tốc độ bit và giới hạn dung lượng của kênh (theo Shannon):
Lý thuyết Shannon cho thấy với một đường dây điện thoại điển hình (với tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu
khoảng 30dB) thì số lượng bit tối đa có thể mã hóa cho 1 sự kiện truyền tin là 5. Vì thế số bít tối
đa đạt được trong điều kiện này là 30kb/s (6000 baud * 5 bit/baud)
25
D09VT3
Câu 3. 5: Trình bày những đặc điểm của hệ thống truyền dẫn tương tự và lí do để chuyển
đổi sang truyền dẫn số. So sánh tính chất của thiết bị khuếch đại và bộ lặp.
TL:
Truyền dẫn tương tự:
- Khi mạng điện thoại mới ra đời, giọng nói tương tự được mang dưới dạng tín hiệu băng rộng
trên nền tảng truyền từ đầu đến cuối thông qua các phần tử trên mạng. Các đường dây truy
nhập mang thông tin biểu diễn dạng điện của tín hiệu thoại. Các nút chuyển mạch hỗ trợ các
đường truyền dành riêng phân chia theo không gian để truyền tín hiệu qua mạng.
- Sau này, để đảm bảo cân đối giữa hiệu quả và chi phí, nhiều tín hiệu băng hẹp, mỗi tín hiệu ứng
với 1 cuộc gọi điện thoại đã được ghép vào hệ thống truyền dẫn giữa các trạm chuyển mạch.
- Hệ thống phân cấp ghép kênh tần số (Frequency Division Multiplexing - FDM) đã hình thành.
- Hạn chế:
 Hạn chế lớn nhất của công nghệ truyền dẫn FDM là vấn đề chất lượng tín hiệu: Khi tín hiệu
băng rộng đi qua các thiết bị truyền dẫn, năng lượng của nó bị giảm dần, quá trình này được
gọi là suy hao (attenuation) nếu ko làm tăng tín hiệu lên thì sau khi truyền qua 1 khoảng cách
nhất định tín hiệu sẽ suy hao hoàn toàn. Giải pháp chống suy hao là khuếch đại
(amplification) nhưng các bộ khuếch đại sẽ khuếch đại cả tín hiệu và các thành phần nhiễu
xuất hiện trên đường truyền và các thiết bị truyền dẫn. Dẫn đến sau 1 loạt các bộ khuếch đại,
tín hiệu sẽ bị méo đến mức ko nhận ra.
 Giá thành để duy trì chất lượng tốt cũng là 1 hạn chế. Các thiết bị điện tử tuyến tính chất
lượng cao giá rất đắt mà vẫn ko thể tránh đc nhiễu. Vì vậy nên sử dụng công nghệ FDM trong
các mạng điện thoại liên lục địa gần như bị loại bỏ, thay bằng công nghệ số. Tuy nhiên, FDM
cũng có những vai trò quan trọng, tiêu biểu là điện thoại không dây, các mạng dữ liệu, hệ
thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh đều dựa vào công nghệ này.
Truyền dẫn số.
- Các hệ thống truyền dẫn số được tối ưu cho việc truyền các tín hiệu băng cơ sở (baseband
signal).
- Tín hiệu băng cơ sở khác tín hiệu băng rộng, bị tiêu hao năng lượng khi truyền trong môi
trường vật lý.
- Thay vì khuếch đại tín hiệu băng cơ sở thì các hệ thống truyền dẫn số lại sử dụng kĩ thuật tái
tạo (regeneration) để tái tạo lại tín hiệu đã bị suy hao thiết bị thực hiện kỹ thuật này là bộ lặp
(repeater) hay bộ tái tạo (regerator). Khi đi qua thiết bị này tín hiệu băng cơ sở bị suy hao sẽ
được tái tạo chính xác như tín hiệu gốc ở mỗi điểm đặt bộ lặp, các bit được tái tạo chính xác
như tín hiệu gốc ở mỗi điểm đặt bộ lặp.
- Ở đầu ra của bộ lặp, các bit được tái tạo chính xác, nếu có nhiễu thì cũng bị lọc khỏi bộ lặp. Vì
vậy nên hệ thống truyền dẫn số sẽ chuyển tín hiệu đến đầu thu một cách chuẩn xác như tín hiệu
đi từ bên gửi dù khoảng cách 2 bên xa tới hàng nghìn kilomet.
- Chi phí cho các thiết bị điện tử số cũng rẻ hơn so với các thiết bị tương tự. Vì vậy ngày nay,
các công ty điện thoại sử dụng hệ thống số để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng.
So sánh tính chất của bộ kđại và bộ lặp
- Thiết bị khuếch đại: giá thành đắt. Khuếch đại cả tín hiệu bị suy hao và cả các thành phần nhiễu
trên đường truyền
- Thiết bị bộ lặp: giá thành rẻ. Tái tạo tín hiệu đã bị suy hao một cách chuẩn xác như tín hiệu lúc
gửi đi.
26
D09VT3
Câu 3. 6: Giới thiệu về cấu trúc phân cấp quản lí tổng đài và cho ví dụ.
TL:
Sơ đồ phân cấp quản lý tổng đài (Hình vẽ 3. 11- giáo trình trang 117)
Giới thiệu về cấu trúc phân cấp quản lý tổng đài:
Cấu trúc phân cấp quản lý tổng đài là các tổng đài phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và nhà
điều hành mạng. Việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong các mạng điện thoại cho phép đơn giản
hóa bài toán thiết kế chuyển mạch cũng như công tác quản lý mạng. Tuy nhiên, xu hướng hiện
nay là giảm số cấp trong sơ đồ phân cấp mạng và cung cấp nhiều tuyến thay thế.
VD: Phân cấp tổng đài trong mạng VNPT và chức năng các cấp (Hình 3. 12 – trang 118)
- Cấp nội hạt: Gồm các nhà cung cấp thoại. Có thể là tổng đài độc lập dung lượng nhỏ hoặc
tổng đài vệ tinh trong đó một số tổng đài ở trung tâm có đường kết nối ra liên tỉnh và thực
hiện chức năng trung chuyển.
- Cấp liên tỉnh: Thực hiện chức năng trung chuyển tải đối với lưu lượng liên tỉnh cũng như
trung chuyển tải các cuộc gọi quốc tế đi và về. Với cuộc gọi đi quốc tế, mạng liên tỉnh tập
trung lưu lượng để đưa sang mạng quốc tế, với cuộc gọi tự nước ngoài về thì phân phối lưu
lượng về các mạng nội hạt.
- Cấp quốc tế: Để đảm bảo liên lạc quốc tế, tổng đài quốc tế thực hiện chắc năng phiên dịch các
thông tin báo hiệu để tổ chức cuộc gọi. Ngoài ra, chúng có thể cho phép cung cấp các dịch vụ
viễn thông quốc tế, trung chuyển cuộc gọi quốc tể của các quốc gia khác.
Câu 3. 7: Nêu các chức năng của báo hiệu và các loại báo hiệu trong mạng chuyển mạch
kênh
TL:
Chức năng báo hiệu:
Trong mạng chuyển mạch kênh, báo hiệu là một thành phần rất quan trọng, nó được coi là một
phương tiện để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác. Các thông tin này liên
quan đến việc thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi.
Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính là
- Chức năng giám sát: giám sát đường thuê bao, đường trung kế. . . .
- Chức năng tìm chọn: điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ.
- Chức năng khai thác và vận hành mạng: phục vụ cho việc khai thác mạng một cách tối ưu
nhất.
Phân loại báo hiệu:
Thông thường báo hiệu trong chuyển mạch kênh được chia làm 2 loại là báo hiệu thuê bao và
báo hiệu liên đài.
- Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu cho các máy đầu cuối, thường là giữa máy điện thoại với
tổng đài nội hạt. Tín hiệu báo hiệu này đc truyền đi dạng tín hiệu tương tự. (vẽ hình)
- Báo hiệu liên đài là báo hiệu gữa các tổng đài với nhau. (Vẽ hình)
Báo hiệu liên đài gồm hai loại là:
 Báo hiệu kênh riêng hay còn gọi kênh liên kết CAS (Channel Asociated Signaling): thông
tin báo hiệu giữa các tổng đài được gán cho một kênh thoại, thông tin trân kênh báo hiệu
đó sẽ cho biết về kết nối liên quan tới kênh thoại được gắn kết. Trong một số trường hợp,
có thể sử dụng kênh thoại để truyền thông tin báo hiệu cho kết nối liên quan tới chính nó.
Hệ thống báo hiệu CAS điền hình là R2.
 Báo hiệu kênh chung CCS (Commond Channel Signaling): Liên kết báo hiệu giứa hai tổng
đài được sử dụng chung cho tất cả các kênh thoại nối giữa hai tổng đài đó bằng cách ghép
gói. Liên kết báo hiệu thường là một hay nhiều khe thời gian. Hệ thống báo hiệu số 7 là
điển hình của CCS
27
D09VT3
Câu 3. 8: Giới thiệu về mô hình, khái niệm, kiến trúc và những đặc điểm chính của IN
TL:
Khái niệm IN (Intelligent Netwwork):
Mạng thông minh (Intelligent Network_ IN) là khái niệm để đặc tả các dịch vụ viễn thông. IN
phát triển từ các quan điểm kỹ thuật, giao thức và kinh doanh. Các mạng thông minh được nhà
vận hành viễn thông sử dụng để kiến tạo và quản lý các dịch vụ giá trị gia tăng trong viễn thông.
Ban đầu, IN được dùng cho các dịch vụ trên điện thoại. Ngày nay, nó gắn liền với việc phát triển
tích hợp dịch vụ của mạng cố định và di động, đồng thời là cổng (gateway) tới các mạng trên nền
Internet.
IN được phân tách thành nhiều lớp, mỗi lớp được gọi là mặt bằng (plane) tạo nên mô hình khái
niệm IN_INCM (ITU_T, Q.1201). Mô hình khái niệm này là khuôn khổ cho việc kiến tạo kiến
trúc IN chứ ko phải là cấu trúc của IN, đây là sự khác biệt quan trọng.
Hình 3.22_ Trang 132 (chưa kịp vẽ)
Mô hình có 4 mặt bằng:
- Mặt bằng dịch vụ (đặc trung dịch vụ) (Q.1202)
- Mặt bằng chức năngchung (toàn cục- global): các SIB (khối xây dựng độc lập dịch vụ) cho việc
kiến tạo dịch vụ (Q.1203)
- Mặt bằng chức năng phân bố (các thực thể chức năng)
- Mặt bằng vật lý (các thực thể vật lý, giao thức) (Q.1205)
Kiến trúc mạng IN
Từ mô hình khái niệm IN có thể thấy rõ chức năng tương ứng với 4 mặt phẳng được thực thi ở
phần tử của IN, cụ thể như sau:
- CCAF: chức năng đại lý điều khiển cuộc gọi, giao diện giữa đầu cuối t.bao và chuyển mạch.
- CCF: chức năng điều khiển cuộc gọi, phương tiện để điều khiển các dịch vụ mạng, điều khiển
cuộc gọi và kết nối theo nghĩa truyền thống.
- SSF: chức năng chuyển mạch dvụ, công nhận các cuộc gọi yêu cầu dịch vụ IN (logic dịch vụ)
- SCEF: chức năng môi trường kiến tạo dịch vụ, là công cụ cho kiến tạo, thay đổi và kiểm tra
những dịch vụ IN mới.
- SDF: chức năng dữ liệu dịch vụ, truy nhập cho dịch vụ gắn với dữ liệu và mạng dữ liệu.
- SMF: chức năng quản lý dịch vụ, cung cấp dịch vụ và điều khiển quản lý, truy cập vào các
thực thể chức năng IN
- SRF: chức năng nguồn chuyên dụng, tương tác người sử dụng đầu cuối với mạng sử dụng
DTMF, nhận cuộc thoại, thông báo...
- CCAF (chức năng đại lý điều khiển cuộc gọi), CCF (chức năng điều khiển cuộc gọi) và SSF
(chức năng chuyển mạch dịch vụ) được thực hiện bởi điểm chuyển mạch dịch vụ SSP. Trong
thực tế, SSP thường là tổng đài nội hạt.
Những đặc điểm chính của IN:
- Các mạng thông minh coi toàn mạng điện thoại là một máy khổng lồ với nhiều phần nhỏ.
- Các dịch vụ có thể tạo từ các khối xây dựng sẵn
- Những chức năng được chuẩn hóa độc lập với nhà sản xuất
- IN rất quan trọng cho việc kiến tạo mạng điện thoại di động.mạng xây dựng trên giao thức
TCP/IP.
28
D09VT3
Câu 3. 10: Trình bày về các giao diện và khuôn dạng tiêu đề ATM
TL:
Mạng ATM bao gồm 1 tập các chuyển mạch ATM (ATM switch) được kết nối với nhau bởi các
liên kết hoặc giao diện ATM điểm- điểm. Các chuyển mạch ATM hỗ trợ 2 loại giao diện chính
UNI (User - Network Interface) và NNI (Network - Network Interface). UNI kết nối các hệ
thống ATM cuối tới một chuyển mạch ATM, còn NNI kết nối 2 chuyển mạch ATM.
Các giao diện UNI hay NNI lại có thể được phân loại thành riêng (private) hay chung (public).
Một chuyển mạch được gọi là riêng nó nằm ở phía người sử dụng, và được gọi là chung nếu nó
nằm ở phía nhà cung cấp dịch vụ. Một UNI riêng kết nối trạm cuối với một chuyển mạch riêng.
Trong khi đó, UNI chung kết nối trạm cuối hoặc chuyển mạch riêng tới một mạng riêng biệt.Một
NNI riêng kết nối hai chuyển mạch ATM của cùng một mạng riêng biệt trong khi NNI chung kết
nối các chuyển mạch giữa các mạng khác nhau.
Tiêu đề của tế bào ATM có thể ở 1 trong 2 dạng: UNI hoặc NNI
Chức năng của các trường trong tiêu đề ATM như sau:
- GFC (generic flow control): hỗ trợ một số chức năng điều khiển chẳng hạn như định danh các
trạm cùng chia sẻ một giao diện ATM. Trường này thường ít được sử dụng và thường được
thiết lập giá trị mặc định là 0 và chỉ có mặt trong tế bào UNI.
- VPI (virtual path identifier): cho biết nhận dạng đường ảo của tế bào trên hành trình đi qua
chuỗi các chuyển mạch.
- VCI (virual channel identifier): cho biết nhận dạng kênh ảo của tế bào trên hành trình đi tới
đích qua chuỗi các chuyển mạch.
- PT (payload type): bit đầu tiên của trường cho biết tế bào chứa dữ liệu hay thông tin điều
khiển (0: dữ liệu, 1: thông tin điều khiển). Bit thứ 2 cho biết tình trạng tắc nghẽn (0: không tắc
nghẽn, 1: tắc nghẽn). Bit 3 cho biết tế bào có phải là tế bào cuối cùng của khung được truyền
đi hay không (1: tế bào cuối cùng).
- CLP (cell lost prioriy): cho biết tế bào có được hủy khi gặp tắc nghẹn hay không. Nếu gặp tắc
nghẽn, các tế bào có CLP = 1 sẽ bị hủy trước các tế bào có CLP = 0.
- HEC (header error control): dùng để kiểm soát lỗi cho 5 byte tiêu đề theo phương pháp CRC.
29
D09VT3
Câu 3. 11: Giải thích kĩ thuật phân mảnh gói tin IP, khái niệm MTU và cho ví dụ về sự
phân mảnh
TL:
Kỹ thuật phân mảnh gói tin IP và khái niệm MTU: Gói dữ liệu tại tầng IP được gọi là datagram.
Mỗi datagram có chiều dài biến thiên, gồm hai phần là tiêu đề và dữ liệu. Phần tiêu đề có chiều
dài từ 20 → 60byte, chứa các thông tin cần thiết cho việc định tuyến và chuyển phát dữ liệu.
Trên đường tới đích, một datagram có thể đi qua nhiều mạng khác nhau. Mỗi bộ định tuyến mở
IP datagram từ khung nó nhận được, xử lý đóng gói datagram trong một khung khác. Định dạng
và kích thước khung của khung nhận được phụ thuộc vào giao thức của mạng vật lý mà nó đi
qua. Định dạng và kích thước của khung gửi đi phụ thuộc vào giao thức vật lý mà khung sẽ đi
qua.
Mỗi giao thức tầng liên kết dữ liệu có định dạng khung riêng. Một trong các trường được định
nghĩa trong định dạng khung là kích thước tối đa của trường dữ liệu. Nói cách khác, khi một
datagram được đóng gói trong một khung. Kích thước tổng của datagram phải nhỏ hơn kích
thước tối đa này.
MTU: giá trị của đơn vị truyền tối đa, là khác nhau đối với các giao thức mạng vật lý
Để giao thức IP không phụ thuộc vào mạng vật lý, các nhà thiết kế đã quyết định lấy chiều dài
tối đa của 1 IPdatagram = MTU lớn nhất được định nghĩa tại thời điểm đó. Đối với các mạng vật
lý khác, chúng ta phải chia nhỏ datagram đê nó có thể chuyển qua các mạng. Việc chia nhỏ các
datagram này được gọi là phân mảnh. Khi 1 datagram được phân mảnh, mỗi mảnh có phần tiêu
đề riêng. Một mảnh lại có thể được phân mảnh tiếp nếu chúng gặp 1 mạng có MTU nhỏ hơn. Và
có thể phân mảnh nhiều lần trc khi đến đích. Việc ghép các mảnh chỉ được thực hiện ở trạm đích
vì mỗi mảnh đã trở thành 1 datagram độc lập.
VD: 1 datagram gốc có kích thước 4000byte (0 → 3999) phân mảnh thành 3 mảnh. Mảnh thứ
nhất mang các byte từ 0 → 1399; có giá trị trường độ dịch phân mảnh là 0/8=0. Mảnh 2 mag các
byte từ 1400 → 2799; giá trị dịch phân mảnh là 1400/8=175. Mảnh cuối mang các byte 1800 →
3999; giá trị dịch phân mảnh 2800/8=350.
30
D09VT3
Câu 3. 12: Trình bày những đặc điểm chính và chức năng của giao thức ICMP?
TL:
IP là giao thức chuyển gói phi kết nối và không tin cậy mục đích là sử dụng hiệu quả tài nguyên
mạng và cung cấp dịch vụ chuyển gói nỗ lực nhất. Hai thiếu hụt là điều khiển lõi và thiếu các cơ
chế hỗ trợ. Giao thức thông báo điều khiển liên mạng ICMP (Internet Control Message Protocol)
được thiết kế để bù đắp 2 thiếu hụt trên, các bản tin ICMP được chia làm 2 loại: Thông báo lỗi
(error – reporting) và Truy vấn (query).
Thông báo lỗi: Thông báo những sự cố mà bộ định tuyến hay trạm đích có thể gặp phỉa khi xử
lý IP datagram. Hỗ trợ IP trong điều khiển lỗi nhưng không sửa lỗi mà chỉ thông báo lỗi. Các lỗi
bao gồm:
- Destination unreachable: Khi một bộ định tuyến không thể định tuyến một datagram hoặc một
trạm không thể chuyển phát một datagram, datagram đó sẽ bị bỏ đi, bộ định tuyến hoặc trạm
đích gửi thông báo Destination unreachable cho trạm nguồn.
- Source quench
Ip là giao thức phi kết nối, không có sự liên lạc giữa trạm nguồn, bộ định tuyến và trạm đích, IP
không cung cấp cơ chế điều khiển luồng nên có thể gây tắc nghẽn.
Bộ định tuyến hay trạm đích có bộ đệm với kích thước giới hạn để chứa các datagram nhận
được trước khi chuyển tiếp hay xử lý chúng. Nếu tốc độ nhận lớn hơn tốc độ chuyển tiếp hoặc
tốc độ xử lý thì hang đợi có thể bị tràn vì thế bộ định tuyến hay trạm phải bỏ một số datagram.
Thông báo Source Quench của ICMP bổ sung cho IP cơ chế điều khiển luồng. Khi bộ định
tuyến hay trạm loại bỏ gói do tắc nghẽn, chúng gửi thông báo này tới trạm nguồn với 2 mục
đích: Thông báo cho trạm nguồn datagram đã bị bỏ, cảnh báo trạm nguồn vì tắc nghẽn và trạm
nguồn giảm tốc độ gửi.
- Time exceeded: Bản tin Time Exceeded được gửi trong 2 trường hợp:
Bộ định tuyến nhận được một datagram có trường thời gian sống bằng 0
Trong 1 khoảng thời gian nhất định, trạm đích không nhận được đủ các mảnh của 1 datagram.
- Parameter Problem: Nếu một bộ định tuyến hoạc trạm đích nhận thấy không có sự rõ ràng
hoặc thiếu một giá trị nào đó trong phần tiêu đề, chúng sẽ loại bỏ gói và gửi thông báo này cho
trạm nguồn.
Truy vấn: Giúp 1 trạm hoặc một người quản lý mạng lấy các thông tin cụ thể về 1 bộ định tuyến
hay 1 trạm khác hay cho phép chẩn đoán một số sự cố trên mạng.
- Echo request, Echo Reply:
Mục đích chẩn đoán, người quản lý mạng hoặc người dụng sử dụng cặp thông báo này để nhận
diện các sự cố mạng. Kết hợp 2 thông báo này cho biết 2 hệ thống có thể liên lạc được với nhau
không. Lệnh ping sử dụng cặp thông báo truy vấn này.
- Timestamp request, Timestamp reply:
Hai máy (hai trạm hoặc bộ định tuyến) sử dụng timestamp request và timestamp reply để xác
định thời gian 1 vòng đi giữa chúng, nó cũng được sử dụng để đồng bộ đồng hồ giữa 2 máy.
- Mask request, mask reply
Một trạm có thể biết địa chỉ IP của mình nhưng không biết mặt nạ đi kèm với địa chỉ IP này. Để
lấy mặt nạ, trạm gửi một bộ thông báo mask request tới 1 bộ định tuyến trên mạng LAN. Khi bộ
định tuyến nhận được thông báo mask request, nó đáp lại bằng thông báo mask reply, thông báo
trả lời này cung cấp mặt nạ cho trạm.
- Router Solicilation và Router Advertisement:
Đôi khi trạm cần biết các bộ định tuyến có tồn tại và hoạt động không? Thông báo router
solicilation và router advertisement có thể trợ giúp yêu càu này. Trạm có thể gửi quảng bá một
router solicilation. Bộ định tuyến nhận được thông báo sẽ quảng bá thông tin định tuyến của
chúng sử dụng thông báo router advertisement. Bộ định tuyến cũng có thể gửi định kì các thông
báo router advertisement.
31
D09VT3
Câu 3. 13: Giới thiệu về truyền thông tiến trình tới tiến trình, khái niệm địa chỉ cổng và địa
chỉ socket.
TL:
Giới thiệu về truyền thông tiến trình tới tiến trình (process to process)
Truyền thông tiến trình tới tiến trình hay chương trình tới chương trình (process to process) là
một giao vận được sử dụng trong giao thức TCP. Mạng IP có trách nhiệm truyền thông từ trạm
tới trạm, tuy nhiên nó chỉ có thể chuyển phát các thông báo (gói tin) tới trạm đích, không có khả
năng chuyển gói tin tới chương trình ứng dụng của trạm. Do vậy, giao thức TCP được sử dụng
để truyền thông chương trình ứng dụng giữa các trạm.
Khái niệm địa chỉ cổng (port)
Có một số cách để thực hiện truyền thông process to process. Giả thiết một tiến trình ở trạm cục
bộ cần 1 dịch vụ từ một ứng dụng trên trạm ở xa. Trước hết, trạm cục bộ và trạm ở xa được xác
định bằng cách sử dụng địa chỉ IP. Sau đó, để thực hiện truyền thông process to process giữa 2
trạm, ta cần thêm một số hiệu nữa đó là số cổng . Số cổng là một số nguyên nằm từ 0 đến 65535
(2 bytes). Như vậy, địa chỉ IP dùng để xác định trạm, còn số cổng được sử dụng để xác định tiến
trình trên trạm đó.
Mô hình thông dụng nhất hiện nay là mô hình khách/chủ (client - server). chương trình client sẽ
tự xác định nó bằng một số cổng được tùy chọn ngẫu nhiên. Còn đối với chương trình server, nó
thường sử dụng các cổng thông dụng. Mọi tiến trình khách phải biết được số cổng của tiến trình
chủ tương ứng.
Các số cổng được chia thành 3 vùng: thông dụng, đăng kí và động
- Cổng thông dụng: nằm trong khoảng từ 0 đến 1023, VD port 53 (DNS - hệ thống tên
miền), 80 (HTTP – giao thức truyền siêu văn bản), 23 (TELNET - Giao thức đăng nhập
từ xa). . .
- Cổng đăng kí: nằm trong khoảng 1024 đến 49152, phải đăng kí mới sử dụng được
- Cổng động: 49125 - 65535, mọi tiến trình đều có thể sử dụng các cổng này, chúng còn
được gọi là cổng ngẫu nhiên.
Khái niệm địa chỉ socket
Địa chỉ soket bao gồm địa chỉ IP và port (số cổng). Để sử dụng dịch vụ TCP, chúng ta cần 1 cặp
địa chỉ socket khách và chủ. Địa chỉ socket khách(chủ) để định danh duy nhất ứng dụng khách
(chủ). 4 thông số này là một phần của tiêu đề IP, TCP. Tiêu đề IP chứa địa chỉ IP, tiêu đề TCP
chứa địa chỉ cổng.
32
D09VT3
Câu 3. 14: (Định) Trình bày kĩ thuật điều khiển luồng của TCP: nguyên lí cửa sổ trượt và
cơ chế quản lí cửa sổ
TL:
Điều khiển luồng định nghĩa lượng dữ liệu mà nguồn có thể gửi trước khi nhận một xác nhận từ
đích. Trong trường hợp đặc biệt, giao thức tầng giao vận có thể gửi một byte dữ liệu và đợi xác
nhận trước khi gửi byte tiếp theo. Nếu làm như vậy, quá trình gửi sẽ diễn ra rất chậm. Nếu dữ
liệu phải đi qua đường dài thì nguồn sẽ ở trong trạng thái rỗi trong khi đợi xác nhận ACK.
Trong một trường hợp đặc biêt khác, giao thức tầng giao vận có thể gửi tất cả dữ liệu nó có mà
không quan tâm tới xác nhận. Làm như vậy sẽ tăng tốc độ truyền, nhưng có thể làm trạm đích
không thể xủ lý kịp. Bên cạnh đó, nếu một phần dữ liệu bị mất, bị nhân đôi, sai thứ tự hoặc bị
hỏng thì trạm nguồn sẽ không biết.
TCP sử dụng một giải pháp nằm giữa hai trường hợp đặc biệt này. Nó định nghĩa một cửa sổ, đặt
cửa sổ này lên bộ đệm gửi và chỉ gửi lượng dữ liệu bằng kích thước cửa sổ.
Nguyên lý cửa sổ trượt (sliding window).
Để thực hiện điều khiển luồng, TCP sử dụng kỹ thuật cửa sổ trượt. Hai trạm ở hai đầu kết nối
TCP đều sử dụng một cửa sổ trượt. Cửa sổ này bao phủ phần dữ liệu trong bộ đệm mà một trạm
có thể gửi trước khi quan tâm tới xác nhận của trạm kia. Nó được gọi là cử sổ trượt do có thể
trượt trên bộ đệm khi trạm gửi nhận được xác nhận.
Kích thước của cửa sổ trượt có thể thay đổi, và trong mỗi xác nhận ACK đều có định nghĩa kích
thước của cửa sổ.
Quản lý cửa sổ.
TCP sử dụng hai bộ đệm và một cửa sổ để điều khiển luồng dữ liệu. TCP bên gửi có một bộ đệm
lưu dữ liệu đến từ chương trình ứng dụng gửi. Chương trình ứng dụng tạo dữ liệu và ghi chúng
vào bộ đệm. Bên gửi đặt cửa sổ lên bộ đệm và gửi các phân đoạn khi kích thước của cửa sổ lớn
hơn 0. TCP bên nhận cững có một bộ đệm. Nó nhận dữ liệu, kiểm tra chúng, và lưu trữ chúng
trong bộ đệm để chương trình ứng dụng nhận dùng.
Như chúng ta biết, kích thước cửa sổ bên gửi do bên nhân xác định và được thông báo trong các
phân đoạn xác nhận. Thường thì kích thước của cửa sổ được thông báo bằng với kích thước còn
rỗi trong bộ đệm nhận.
33
D09VT3
Câu 3. 15: Trình bày các đặc điểm chính của ký thuật định tuyến trạng thái liên kết. Trình
bày đặc điểm của các kiểu mạng OSPF: đa truy nhập quảng bá, đa truy nhập không quảng
bá (NBMA)
Trả lời:
Giao thức OSPF (Open shortes Path First) là giao thức định tuyến trạng thái liên kết dựa trên các
chuẩn mở. Nó khắc phục được các nhược điểm mà RIP gặp phải (ví dụ như hội tụ chậm, chọn
tuyến đường có số bước nhảy ít nhất mà không quan tâm đến băng thông)
Ưu điểm của OSPF:
- Tốc độ hội tụ nhanh do chỉ có các thay đổi về định tuyến được gửi tới các bộ định tuyến
chứ không phải tất cả bảng định tuyến.
- Hỗ trợ mặt nạ con chiều dài biến thiên VLSM
- Kích thước mạng gần như không giới hạn
- Sử dụng băng thông hiệu quả
- Chọn đường đi tối ưu theo “giá” - đây là một metric của băng thông
- Nhóm thành viên: OSPF chia mạng thành các vùng cho phéo phân đoạn hiệu quả 1 mạng
thành nhiều vùng. OSPF giới hạn lưu lượng bên trong vùng và ngăn cản ảnh hưởng khi
một vùng thay đổi tới các vùng khác. Sử dụng vùng cho phép mạng định cỡ hiệu quả
hơn.
Viết tắt: - LSA: link state advertisement - quảng bá trạng thái liên kết
- LSU: link state update - cập nhật trạng thái liên kết
- DR: bộ định tuyến chỉ định - tựa tựa như lớp trưởng
- BDR: bộ định tuyến dự phòng, dùng để thay thế trong trường hợp DR bị lỗi - cái
này thì như lớp phó .
- Đặc điểm của kiểu mạng đa truy nhập quảng bá
Mạng quảng bá là một mạng có khả năng kết nối nhiều router với nhau, nếu một router
bất kì gửi một gói tin thì tất cả các router còn lại trong mạng đều nhận được gói tin đó
Trong mạng quảng bá, các router OSPF sử dụng 2 địa chỉ IP đa hướng là 244. 0. 0.
5(dùng để gửi bản tin OSPF tới tất cả các router có trong mạng, DR và DBR cũng sử dụng địa
chỉ này để gửi gói LSU và LSA) và 244. 0. 0. 6 (sử dụng để gửi bản tin OSPF tới các DR và
BDR hoặc giữa các DR với nhau)
Một số đặc điểm của mạng quảng bá: có hoạt động bầu DR và DBR, mọi cập nhật đều
được phát đa hướng tới tất cả các router trong mạng. Trong quá trình truyền thì next hop không
thay đổi và địa chỉ IP của router nguồn luôn được lưu giữ.
Các mạng quảng bá thông dụng là: ethernet, token ring
- Đặc điểm của kiểu mạng đa truy nhập không quảng bá
Mạng đa truy nhập không quảng bá một mạng có khả năng kết nối nhiều router với nhau
tuy nhiên lại không có khả năng truyền thông đa hướng. Do vậy, địa chỉ IP của các router phải
khác biệt nhau. Vì vậy, OSPF phải được cấu hình để có thể truyền đơn hướng tới địa chỉ IP của
các router trong mạng.
Một số đặc điểm của mạng NBMA: có hoạt động bầu DR và DBR, mọi cập nhật được
gửi đơn hướng, các router muốn trở thành hàng xóm của nhau thì phải được kết nối với hub.
Next hop không thay đổi và địa chỉ IP của router nguồn được duy trì trong suốt quá trình truyền
thông. Các mạng NBMA: X. 25, frame relay, ATM
- Đặc điểm của kiểu mạng điểm - điểm
Mạng điểm – điểm là mạng chỉ có thể kết nối 2 router với nhau. Không có hoạt động bầu DR
và DBR. Các cập nhập được phát đa hướng tới địa chỉ 244. 0. 0. 5. Địa chỉ của bước nhảy tiếp
theo là địa chỉ của router quảng bá tới nó.
Sử dụng cho các mạng HDLC, PPP, frame relay và point to point.
34
D09VT3
Câu 4. 1: Xu hướng hội tụ của các mạng viễn thông.
TL:
- Về công nghệ viễn thông, xu hướng phát triển tập trung vào 3 lĩnh vực:
 Công nghệ truyền dẫn: CN quang được khẳng định cả về chất lượng truyền dẫn và băng
thông, mạng truyền dẫn được quang hóa để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng (tốc độ cao, băng thông rộng, chất lượng tốt).
 Công nghệ chuyển mạch: Tích hợp vi mạch, kĩ thuật số, cùng với CNTT, ATM: xu hướng
tập hợp kênh gói, đa dịch vụ, đa tốc độ chuyển
 Công nghệ truy nhập: Phương thức truy nhập đa dạng: quang cáp đồng(ADSL, HDSL), vô
tuyến (wifi, wibro, wimac).
- Về các dịch vụ viễn thông, xu hướng phát triển là:
 Băng rộng
 Ảnh động, đa phương tiện
 Truyền hình chất lượng cao HDTV.
Mỗi mạng VT riêng lẻ chỉ có khả năng đáp ứng các nhu cầu phát triển ở một mức độ nhất định.
Khi thiết kế các mạng VT (mạng cục bộ và diện rộng, giữa mạng thoại và số liệu, giữa các mạng
cố định và di động), các nhà cung cấp thường xuyên xây dựng mạng tối ưu theo loại hình dịch vụ
cơ bản của mạng đó (cả về truyền dẫn chuyển mạch, các phàn mềm hỗ trợ hoạt động.
Không mạng nào có khả năng đáp ứng được hàu hết những nhu cầu về dịch vụ mới, đồng thời
khi xây dựng một mạng hội tụ mới, người ta vẫn phải phục vụ những dịch vụ của các mạng sẵn
có. Hội tụ mạng thực hiện một số theo xu hướng:
 Sự hội tụ giữa các mạng cục bộ và diện rộng
Người sử dụng ko phân biệt được ranh giới khoảng cách giữa 2 mạng này cũng như khả
năng trao đổi thông tin, quản lý thiết bị của 2 mạng này do công nghệ truyền dẫn tốc độ rất
cao sử dụng sợi quang hiện nay.
 Sự hội tụ giữa các mạng thoại và số liệu:
Ngày nay các mạng VT đang có xu hướng hội tụ và có thể cung cấp đồng thời các dịch vụ
của mạng thoại và số liệu.
VD: hiện nay, mạng mới NGN, 3G có khả năng cung cấp đồng thời dịch vụ điện thoại và
truyền dữ liệu với tốc độ và chất lượng rất cao
 Sự hội tụ giữa các mạng cố định và di động: Các mạng DĐ và cố định có thể kết nối một
cách trong suốt khiến người sử dụng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa dịch vụ
thuần tren mạng cố định hay di động hay trên cả 2 mạng.
Mạng cố định như điện thoại hay mạng máy tính có thể có các phần truy nhập không dây
và có khả năng di động ở một giới hạn nhất định, giới hạn này càng ngày càng mở rộng và
linh hoạt
Trong tương lai, các mạng VT có xu hướng hội tụ để có thể truyền được các loại hình thông in
trên một nền mạng duy nhất và để có thể dễ dàng cũng cấp các dịch vụ viễn thông phong phú, đa
dạng đến người sử dụng.
Giải nh mvt
Giải nh mvt
Giải nh mvt
Giải nh mvt
Giải nh mvt
Giải nh mvt
Giải nh mvt
Giải nh mvt
Giải nh mvt

More Related Content

What's hot

Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Đô GiẢn
 
Chapter1 overview
Chapter1 overviewChapter1 overview
Chapter1 overview
Nghia Simon
 
Tìm hiểu về giao thức mạng tcp ip
Tìm hiểu về giao thức mạng tcp ipTìm hiểu về giao thức mạng tcp ip
Tìm hiểu về giao thức mạng tcp ip
leduyk11
 
thi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trịthi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trị
chauminhtricntt
 

What's hot (20)

Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
 
Mạng máy tính
Mạng máy tínhMạng máy tính
Mạng máy tính
 
Chapter3 physical layer
Chapter3 physical layerChapter3 physical layer
Chapter3 physical layer
 
Chapter8 application layer
Chapter8 application layerChapter8 application layer
Chapter8 application layer
 
Câu hỏi mạng máy tính
Câu hỏi mạng máy tínhCâu hỏi mạng máy tính
Câu hỏi mạng máy tính
 
Mang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieuMang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieu
 
Mang co ban
Mang co banMang co ban
Mang co ban
 
Chapter4 data linklayer
Chapter4 data linklayerChapter4 data linklayer
Chapter4 data linklayer
 
Mạng viễn thông
Mạng viễn thôngMạng viễn thông
Mạng viễn thông
 
Chapter1 overview
Chapter1 overviewChapter1 overview
Chapter1 overview
 
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyenDinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
 
Tìm hiểu về giao thức mạng tcp ip
Tìm hiểu về giao thức mạng tcp ipTìm hiểu về giao thức mạng tcp ip
Tìm hiểu về giao thức mạng tcp ip
 
TÀI LIỆU ĐÁP ÁN VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH.Tuyển dụ...
TÀI LIỆU ĐÁP ÁN VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH.Tuyển dụ...TÀI LIỆU ĐÁP ÁN VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH.Tuyển dụ...
TÀI LIỆU ĐÁP ÁN VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH.Tuyển dụ...
 
Đề cương ôn tập mạng máy tính
Đề cương ôn tập mạng máy tínhĐề cương ôn tập mạng máy tính
Đề cương ôn tập mạng máy tính
 
Atm
AtmAtm
Atm
 
Network
NetworkNetwork
Network
 
Atm
AtmAtm
Atm
 
Mobile communication 1
Mobile communication 1Mobile communication 1
Mobile communication 1
 
thi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trịthi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trị
 
C2giaodiengsm 9468
C2giaodiengsm 9468C2giaodiengsm 9468
C2giaodiengsm 9468
 

Similar to Giải nh mvt

Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhTài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Jojo Kim
 
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
nenohap
 
Mo hinh osi compatibility mode
Mo hinh osi compatibility modeMo hinh osi compatibility mode
Mo hinh osi compatibility mode
24071983
 
Ttlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhTtlv chu chi linh
Ttlv chu chi linh
vanliemtb
 
Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạch
Hải Dương
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
vanliemtb
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
vanliemtb
 
Tcp Udp
Tcp UdpTcp Udp
Tcp Udp
yanhul
 
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCSKỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
StudentCity
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibus
Vu Phong
 

Similar to Giải nh mvt (20)

Giao trinh mang may tinh
Giao trinh mang may tinhGiao trinh mang may tinh
Giao trinh mang may tinh
 
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tínhTài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
Tài liệu tổng kểt môn mạng máy tính
 
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy[123doc.vn]   thiet ke mang lan cho truong hoc copy
[123doc.vn] thiet ke mang lan cho truong hoc copy
 
Mo hinh osi compatibility mode
Mo hinh osi compatibility modeMo hinh osi compatibility mode
Mo hinh osi compatibility mode
 
Ttlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhTtlv chu chi linh
Ttlv chu chi linh
 
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTChương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
 
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
 
Sdh
SdhSdh
Sdh
 
Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạch
 
Thiết kế hệ thống truyền thông sử dụng lớp vật lý rs485 trong nhà thông minh ...
Thiết kế hệ thống truyền thông sử dụng lớp vật lý rs485 trong nhà thông minh ...Thiết kế hệ thống truyền thông sử dụng lớp vật lý rs485 trong nhà thông minh ...
Thiết kế hệ thống truyền thông sử dụng lớp vật lý rs485 trong nhà thông minh ...
 
Zigbee2003
Zigbee2003Zigbee2003
Zigbee2003
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
 
bai1chuong1.pptx
bai1chuong1.pptxbai1chuong1.pptx
bai1chuong1.pptx
 
Quan li men
Quan li menQuan li men
Quan li men
 
Tcp Udp
Tcp UdpTcp Udp
Tcp Udp
 
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCSKỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibus
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibus
 
Báo cáo thực tập athena lê chương
Báo cáo thực tập athena   lê chươngBáo cáo thực tập athena   lê chương
Báo cáo thực tập athena lê chương
 

Giải nh mvt

  • 1. 1 D09VT3 GIẢI NGÂN HÀNG MẠNG VIỄN THÔNG D09VT3 Câu 1.1 Khái niệm mạng máy tính và mô hình client/sever Mạng máy tính: là 1 nhóm các máy tính tương kết chia sẻ các dịch vụ thông qua kết nối dung chung, hệ thống mạng máy tính thường có một trong hai mô hình khách chủ (client/sever) và ngang hàng. Mô hình client/sever: một trong những nguyên tắc sử dụng mạng là cho phép chia sẻ tài nguyên. Việc chia sẻ này đc thi hành bởi 2 chương trình riêng biệt, mỗi chương trình chạy trên các máy tính khác nhau. Một chương trình gọi là sever cung cấp tài nguyên, chương trình client để sử dụng tài nguyên, các chương trình sever, client thường được chạy trên các máy tính khác nhau. Một chương trình sever có thể cùng đáp ứng nhiều c.trình client trên nhiểu máy khác nhau. Câu 1.3 Trình bày nguyên lí đánh số theo chuẩn E.164 và cho ví dụ cấu trúc số điện thoại ở VN: E.164 là tên quy hoạch đánh số điện thoại quốc tế dc ban chuẩn hóa viễn thông quốc tế(ITU-T) đưa ra và quản lý. Nó chỉ rõ định dạng cấu trúc cũng như việc phân cấp quản lý các số ĐT. E.164 ngụ ý là tài liệu của ITU mô tả về cấu trúc hệ thống các số điện thoại. ITU đưa ra và quy ước các mã quốc gia, nhưng việc quản lý các số điện thoại trong mỗi quốc gia lại đc chính phủ ủy quyền cho một cơ quan viễn thông thuộc quốc gia đó nắm giữ. Vd: mã quốc gia cho Canada là 1, Đức là 49, Việt Nam là 84…các chữ số còn lại dc quốc gia gán theo kế hoạch đánh số của mình và dc gọ là số quốc gia. Với VN, số quốc gia gồm 2 phần. phần đầu là mã vùng. Phần sau là mã tổng đài và mã thuê bao. Tuy nhiên một số mã quốc gia dc dành riêng cho các dịch vụ đặc biệt như: 1800, 1900 hay 113,114… một số tổng đài CO có thể phục vụ hàng trăm nghìn thuê bao nên có thể có vài mã CO. một số tổng đài khác lại chỉ phục vụ vài trăm hoặc vài ngàn số. như vậy một số Ư.164 đầy đủ bao gồm mã quốc gia, mã vùng hoặc thành phố hoặc mạng cung cấp, và cuối cùng là số điện thoại. Câu 1.5 Trình bày ý nghĩa của vấn đề đồng bộ và định thời ở lớp vật lí: ở phía phát tín hiệu, lớp VL nhận khung từ lớp trên và phát tín hiệu lên môi trường truyền dẫn để truyền dữ liệu. ở phía nhận tín hiệu, lớp VL kiểm tra quá trình đồng bộ bit và đặt chuỗi bit nhận được vào vùng đệm. sau đó thông báo cho lớp data link dữ liệu đã được chấp nhận. với việc truyền thông tin chính xác thực hiện ở lớp VL, bên phát và bên thu phải đồng bộ với nhau, nghĩa là bên thu phải biết biết khí nào lấy mẫu kênh để phát hiện sự kiện tín hiệu chính xác. Nếu bên thu lấy mẫu quá sớm hoặc quá muộn thì sẽ dẫn tới việc nhận sai tín hiệu. trong trương hợp như vậy có thể nhận nhầm tín hiệu 0 là 1 và ngược lại.
  • 2. 2 D09VT3 Câu 1.6 Nêu các chức năng của lớp liên kết dữ liệu và các dịch vụ cung cấp trên lớp này. - Chức năng của lớp lien kết dữ liệu: + cung cấp một giao diện dịch vụ được định nghĩa rõ với lớp mạng + kiểm soát và xử lí các lỗi đường truyền +điều khiển luồng dữ liệu để tương thích được tốc độ của máy phát và máy thu - Loại dịch vụ cung cấp trên lớp này: +dịch vụ phi kết nối không báo nhận +dịch vụ phi kết nối có báo nhận dịch vụ hướng kết nối có báo nhận Câu 1.7 Trình bày nguyên lí chung để kiểm soát lỗi ở lớp liên kết dữ liệu phương pháp thường dung để đảm bảo việc truyền khung tin cậy là báo lại cho máy gửi một thông tin phản hồi về kết quả nhận được ở đầu kia của đường truyền. điển hình là, giao thức có thể yêu cầu máy thu gửi trả về máy phát các khung điều khiển đặc bieeth phản ánh về kết quả nhậnkhung của máy thu. Các phàn ánh này có thể là dương hay âm. Nếu máy phát nhận được phản hồi dương về 1 khung, nó hiểu rằng khung này đã đến đích an toàn. Ngược lại, 1 phản hồi âm có nghĩa là điều gì đó đã xảy ra và khung cần đc truyền lại 1 lần nữa. Câu 1.8 Trình bày nguyên lý điều khiển luồng ở lớp liên kết dữ liệu: vấn đề điều khiển luồng đặt ra khi tốc độ truyền khung của máy phát nhanh hơn tốc độ nhận khung của máy thu. Máy phát có thể duy trì việc đẩy các khung ra với tốc độ cao cho đến khi máy thu hoàn toàn bị quá tải. có 2 phương pháp có thể được sử dụng. phương pháp thứ nhất, điều khiển luồng được thực hiện dựa trên thông tin phản hồi. máy thu gửi trả thông tin đến máy phát để cho phép máy phát truyền tiếp dữ liệu hoặc báo cho máy phát biết tính trạng nhận dữ liệu ra sao. Phương pháp thứ 2, sử dụng kĩ thuật điều khiển luồng dựa trên tốc độ, có một cơ chế để giới hạn tốc độ máy phát có thể gửi mà ko cần phải sử dụng thông tin phản hồi từ máy thu.
  • 3. 3 D09VT3 Câu 1.9 trình bày khái niệm mạng cục bộ và chức năng các thành phần của mạng cục bộ - mạng cục bộ (LAN) là một mạng dữ liệu tốc độ cao bao phủ một khu vực địa lý tương đối nhỏ. Nó thường kết nối các trạm làm việc, máy tính cá nhân, máy in, máy chủ và một số thiết bị khác. Mạng cục bộ cung cấp cho người dung máy tính nhiều lợi ích, gồm chia sẻ truy nhập tới các thiết bị và ứng dụng, trao đổi tệp và truyền thông qua thư điện tử và các ứng dụng khác. - Để mạng cục bộ hoạt động, nó cần các thành phần cứng và phần mềm. phần cứng gồm các đường truyền dẫn, card mạng trạm cuối và các thiết bị mạng: + trạm cuối: gồm các máy tính cá nhân, máy chủ, máy in v.v… trạm cuối cần các chương trình thực thi các dịch vụ như thư điện tử, truyền tệp… + đường truyền dẫn: là phương tiện kết nối các trạm cuối trong mạng cục bộ +card mạng: cung cấp giao diện giữa đường truyền dẫn và trạm cuối. + các lien kết mạng: các thiết bị như bộ lặp, HUB, cầu nối, bộ định tuyến được sử dụng để kết nối các đoạn mạng với nhau. Câu 1.10 Vẽ hình và giới thiệu các kiểu kiến trúc mạng cục bộ: - mạng hình sao: gồm 1 bộ điều khiển trung tâm, mỗi trạm đc kết nối vào bộ điều khiển trung tâm này. - Mạng dạng bus: bao gồm 1 đường truyền dữ liệu tốc độ cao duy nhất, đường truyền này đc gọi là BUS và đc chia sẻ bởi nhiều nút. Bất cứ khi nào muốn truyền dữ liệu, trạm truyền ấn định địa chỉ trạm đích và truyền dữ liệu BUS. - Mạng cấu trúc vòng: có hình dạng 1 vòng khép kín, các nút được nối với vòng tại các điểm cách nhau 1 khoảng nào đó. Thông tin dc truyền trên vòng theo 1 hướng nhăm tránh xung đột Vẽ hình: tự vẽ Câu 1.11 Trình bày các thủ tục thực hiện trong quá trình truyền và nhận khung Ethernet: - truyền khung: khi tầng MAC của 1 trạm cuối nhận dc yêu cầu truyền khung cùng với các thông tin về địa chỉ và dữ liệu cần truyền từ tầng con LLC, tầng con MAC bắt đâù quá trình truyền bằng cách chuyển đổi các thông tin từ LLC vào vùng đệm khung MAC. Sau khi khung đc đóng gói, nó sẽ dc truyền đi - nhận khung: khi trạm đích nhận đc khung gửi tới cho nó, đầu tiên nó sẽ kiểm tra xem địa chỉ đích của gói tin cso trung với địa chỉ của nó hay ko. Để xác định xem ní nó có nhận gói tin đó hay ko. Nếu trùng 1 trong các địa chỉ đó, nó sẽ kiểm tra độ dài khung, tiến hành tính toán mã kiểm lỗi CRC và khớp với mã thu đc từ khung. Nếu độ dài khung đúng và 2 giá trị kiểm lỗi khớp nhau, nó sẽ xác định kiểu của khung dựa trên kích thước trường Length/Type. Cuối cùng, khung đc phân tách và chuyển cho giao thức phù hợp ở tầng trên.
  • 4. 4 D09VT3 Câu 1.13 Giới thiệu về mô hình phân tầng ATM: Gồm 3 tầng: - tầng thích ứng ATM: nằm giữa nút và các giao thức tầng trên. Tầng này nhận thông tin dưới các định dạng khác nhau, chuyển cho các dịch vụ tương ứng để đóng gói thông tin thành các gói 48 bytes và chuyển chúng xuống tầng ATM để tiếp tục quá trình đóng gói tế bào. - Tầng ATM: tầng này gắn các tiêu đề vào các gói 48 byte, tiêu đề chứa các thông tin về đường ảo và kênh ảo mà các gói tin này đi qua, giúp các thiết bị như chuyển mạch ATM có thể chuyển gói tin tới đích 1 cách chính xác, sau đó, tầng ATM chuyển các tế bào xuống tầng VL để truyền đi. - Tầng vật lý: tầng có nhiệm vụ chuyển các tế bào 53 bytes tới các phương tiện truyền dẫn để truyền đi. Khi gói tin dc chuyển tới đích, quá trình nhận và phân tách các tế bào diễn ra và ngược lại. Tầng ATM sẽ chuyển tế bào nhận dc cho các dịch vụ thích hợp ở tầng thích ứng ATM. Tại đây , tế bào sẽ dc phân tách về dạng ban đầu rồi chuyển cho các thiết bị hoặc giao thức thích hợp ở tầng trên. Câu 1.14 trình bày định dạng UDP datagram: Các trường trong tiêu đề UDP datagram gồm: - Cổng nguồn: trường 16 bit này xác định số cổng của chương trình ứng dụng gửi - Cổng đích: trường 16 bit này xác định số cổng của chương trình ứng dụng nhận - Độ dài tổng: trường 16 bit này xác định độ dài tổng của UDP datagram - Tổng kiểm tra: trường 16 bit này chứa mã kiểm tra lỗi cho toàn bộ phân đoạn.
  • 5. 5 D09VT3 Câu 2.1. vẽ sơ đồ cấu trúc mạng điện thoại chuyển mạch kênh và giới thiệu các thành phần cơ bản trong mạng . - Tự nhớ hình mà vẽ nhé. Hình dễ nhớ nhưng khó vẽ vào đây. (trang 20 SGK) - Các thành phần cơ bản + mạch vòng nội hạt : là đường kết nối giữa thuê bao và trạm chuyển mạch trung tâm.là đường dây truy nhập của khách hàng nối tới mạng, mạch vòng nội hạt được dành riêng cho 1 thuê bao. Mỗi khi khách hàng gọi điện thoại thì mạch vòng hoạt động . + trạm chuyển mạch trung tâm ( CO ) : là thành phần cốt lõi dùng để thiết lập những kết nối tạm thời giữa các thuê bao.để thực hiện dc điều này, chuyển mạch CO phải đặt ở cuối đường dây thuê bao và các đường trung kế liên trạm .để thuê bao thực hiện 1 cuộc gọi và dc cung cấp các chỉ dẫn cho các thủ tục gọi, các mạch dịch vụ cũng phải kết cuối ở chuyển mạch. + Trung kế : là thiếu bị truyền dẫn giữa các chuyển mạch. Thông thường trung kế là các đường truyền số ghép kênh tốc độ cao ( kim loại hoặc cáp quang ). Các đường trung kế có thể kéo dài hàng trăm km và được nhiều khách hàng dùng chung. Nếu ko đủ đường trung kế trực tiếp để đáp ứng đủ nhu cầu kết nối thì cuộc gọi có thể kết nối trên nhiều trung kế xuyên qua nhiều chuyển mạch. + chuyển mạch chuyển tiếp (tandem) : nhóm mật độ sử dụng cao là những trung kế không đủ khả năng để chuyển tải toàn bộ lưu lượng. các cuộc gọi giữa 2 chuyển mạch được kết nối bằng nhóm trung kế có mật độ sử dụng cao trước tiên được định tuyến tới chính nhóm trung kế này. Nếu không còn trung kế rỗi thì cuộc gọi sẽ được định tuyến sang nhóm trung kế cuối và cuộc gọi có thể sẽ chuyển tới một chuyển mạch CO khác. Các chuyển mạch CO này được gọi là chuyển mạch chuyển tiếp (tandem)
  • 6. 6 D09VT3 Câu 2.2. Phân loại mạng máy tính.vẽ hình và giới thiệu các kiểu kiến trúc mạng. TL : Mạng máy tính chia làm 2 loại : - Mạng cục bộ (Lan – Local Area Network ) là mạng dữ liệu tốc độ cao bao phủ 1 khu vực địa lí tương đối nhỏ, thường kết nối các trạm làm việc, máy tính cá nhân, máy in, máy chủ và 1 sô thiết bị khác. Mạng cục bộ cung cấp cho người dùng máy tính nhiều lợi ích,gồm chia sẻ truy nhập tói các thiết bị và ứng dụng, trao đổi tệp và truyền thông giữa các người dùng thông qua thư điện tử và các ứng dụng khác . - Mạng diện rộng ( WAN – Wide Area Network ) là mạng truyền số liệu bao phủ 1 vùng địa lí tương đối rộng lớn, thường sử dụng các phương tiện truyền dẫn được cung cấp bởi các nhà khai thác mạng, để kết nối các mạng cục bộ có khoảng cách xa,nhờ đó máy tính ở địa điểm này có thể kết nối với máy tính ở các đại điểm khác . Các kiểu kiến trúc mạng : + Mạng hình sao : Gồm 1 bộ khung điều khiển trung tâm,mỗi trạm cuối được kết nối với bô điều khiển trung tâm này. + Mạng dạng BUS : gồm 1 đường truyền dữ liệu tốc độ cao duy nhất.Đường truyền này gọi là BUS và được chia sẻ bởi nhiều nút. Khi nào muốn truyền dữ liệu, trạm truyền ấn định được trạm đích và truyền dữ liệu lên BUS . + Mạng cấu trúc vòng : có hình dạng 1 vòng khép kín,các nút được nối với vòng tại các điểm cách nhau 1 khoảng nào đó.Thông tin được truyền trên vòng theo 1 hướng nhằm tránh xung đột .
  • 7. 7 D09VT3 Câu 2.3. Giới thiệu về các dịch vụ Internet. Các dịch vụ internet bao gồm : - DV truy cập internet : là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập Internet . - DV kết nối internet : Là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan,tổ chức,doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế . - DV ứng dụng internet : là dịch vụ sử dụng internet để cung cấp các ứng dụng cho người dùng Một số dịch vụ thông dụng trên internet . + WWW ( World Wide Wed ) : web là sự tập hợp của những trang dữ liệu HTML chứa ở tất cả các máy tính trên thế giới.WWW bao gồm các trang thông tin có kí tự,hình ảnh và các hiệu ứng… mà bạn có thể xem bằng các trình duyệt web ( Web browser ),ví dụ như Microsoft Internet Explorer (IE) hoặc Netscape Navigator. + E-mail (thư điện tử ) là dịch vụ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin giữa những người sử dụng Internet thông qua việc gửi ,nhận thư điện tử . đây là 1 trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên Internet vì sự tiện lợi,nhanh chóng và kinh tế/ + FTP ( File Transfer Protocol ): FTP là 1 hệ thống chủ yếu để chuyển tải file giữa các máy tính vào Internet. File được chuyển tải có dung lượng rất lớn. FTP hầu hết được sử dụng cho chuyển tải những dữ liệu mang tính cá nhân. +IRC (Internet Relay Chat ) chat giúp cho con người truyền đạt thông tin qua Internet bằng cách gõ mẫu tin từ bán phím máy tính. + Telnet : là dịch vụ kết nối chương trình của máy tính nguồn với 1 máy tính khác ở xa.Trong trường hợp này cần phải có tên người sử dụng (username) và mật mã(password) cũng như tên của máy đó,và phải cần biết mở hệ thống máy sử dụng – hệ thống tổng quát ở đây là UNIX.
  • 8. 8 D09VT3 Câu 2.7. Khái niệm định tuyến và các chức năng cơ bản của bộ đinh tuyến.  Khái niệm định tuyến - Định tuyến là sự lựa chọn 1 con đường để truyền 1 đơn vị dữ liệu từ trạm nguồn đến trạm địch trong 1 liên mạng. chức năng định tuyến dc thực hiện ở tầng mạng, cho phép bộ định tuyến đánh giá các đường đi sẵn có tới địch. Để đánh giá đường đi, định tuyến sử dụng các thông tin tôpô mạng. các thông tin này có thể do người quản trị thiêt lập hoặc được thiết lập thông qua các giao thức định tuyến . - Tầng mạng hổ trợ chuyển gói từ đầu cuối tới đầu cuối nổ lực tối đa qua các mạng được kết nối với nhau. Tầng mạng sử dụng bảng định tuyến IP để gửi các gói từ mạng nguồn đến mạng đích. Sau khi đã giải quyết sử dụng đường đi nào, bộ định tuyến tiến hành việc chuyển gói. Nó lấy 1 gói nhận được ở giao diện vào và chuyển tiếp gói này tới giao diện ra tương ứng. - Trong 1 liên mạng, mỗi mạng được định danh bởi 1 địa chỉ mạng và bộ định tuyến sử dụng các địa chỉ này để nhận biết đích. Bộ định tuyến sử dụng địa chỉ mạng để nhận dạng mạng đích của 1 gói tin trong liên mạng  Các chức năng - Chức năng xác định đường đi : chọn ra 1 đường đi tối ưu đến đích theo 1 tiêu chí nào đó. Để trợ giúp cho quá trình xác định đường đi, các giải thuật định tuyến khởi tạo và duy trì bảng định tuyến, bàng này chứa thông tin về các tuyến tới đích Khi đường đi tối ưu được xác định,bước nhảy tiếp theo gắn với đường đi này cho bộ định tuyến biết phải gửi gói đi đâu để nó có thể đến đich theo đường đi tối ưu đó. - Chức năng chuyển mạch : cho phép bộ định tuyến chuyển gói từ cổng vào tới cổng ra tương ứng với đường đi tối ưu đã chọn. Trong quá trình định tuyến , phần địa chỉ mạng được sử dụng để xác định đường đi, còn phần địa chỉ trạm được bộ định tuyến cuối cùng trên đường đi sử dụng để chuyển gói tới đúng trạm đích.
  • 9. 9 D09VT3 Câu 2.5. các đặc điểm chính của phương thức truyền thông dị bộ. - Thuật ngữ ‘ dị bộ ‘ để miêu tả sắp xếp định thời giữa bên phát và bên nhận mà ko trao đổi thông tin định thời ngầm thì khá rủi ro. Để chuyển đổi thông tin chính xác,mỗi cặp phát-thu phải luôn được đồng bộ lẫn nhau. Thuật ngữ dị bộ đề cập tới khoảng thời gian liên quan mà 2 bên phát và thu định thời với nhau, trong một môi trường dị bộ trong khoảng thời gian ngắn. vì vậy, thuật ngữ định hướng kí tự (character-oriented ) thì mô tả tốt hơn trường hợp truyền thông dị bộ. - Tốc độ bit tín hiệu là 1200 b/s thì mỗi bit xuất hiện trên kênh trong khoảng 830 micro giây (1/1200 b/s ). Vì thế, để lấy mẫu bit chính xác, khoảng thời gian lấy mẫu phải vào khoảng 830 micro giây. Vấn đề lúc này là bao giờ xuất hiện tiến trình lấy mẫu. bit khởi đầu sẽ cung cấp thông tin này. Việc bắt đầu bit khởi đầu được báo hiệu thông qua việc thay đổi đường dây từ trạng thái điện áp dương sang trạng thái không có điện áp.cách dễ nhất để suy nghĩ về bit khởi động là coi nó như cuộc gọi đánh thức đến bên thu. Khi bên thu thấy sự thay đổi này, nó hiểu là bít khởi động đang tới và nó chỉ đơn giản làm công việc đếm tới khoảng giữa bit (415 micro giây) và lấy mẫu đầu tiên.trong trường hợp này bên phát va bên thu được đồng bộ trong khoảng thời gian truyền kí tự mà ko trao đổi thông tin định thời công khai. - Phương pháp dị bộ phụ thuộc vào 1 mức độ chính xác vừa phải với mỗi đồng bộ chạy tự do bên thu và phát. Ngoài ra, truyền thông dị bộ chỉ hoạt động tốt vơi tốc độ dữ liệu thấp khi khoảng cách giữa các bit là rất lớn. với tốc độ dữ liệu là 45 Mb/s thì mỗi bit chi xuất hiện trong 0.002 micro giây. Với khoảng cách bit nhỏ như thế thì kĩ thuật dị bộ với cơ cấu đinh thời ẩn sẽ làm truyền thông khó có thể chính xác ở lớp vật lí.
  • 10. 10 D09VT3 Câu 2.6. Các đặc điểm chính của phương thức truyền thông đồng bộ. - Khi số lượng bit được truyền dữ liệu bên phát và thu đến 1 giá trị nào đó thì yêu cầu với các bên truyền thông là phải trao đổi thông tin định thời chính xác để đồng bộ. trên liên kết nối tiếp, chỉ có 1 đường truyền thông tin, vì vậy thông tin định thời phải được ‘nhúng’ trong dữ liệu. truyền thông như vậy, trong khi phải duy trì mối quan hệ đinh thời trong thời gian dài và bên phát cung cấp thông tin đinh thời nằm như một phần của dòng dữ liệu, được gọi là “đồng bộ”. - Các cơ cấu truyền tín hiệu băng cơ sở có thể sử dụng để truyền thông chỉ dữ liệu mà còn cả thông tin đồng bộ giữa bên gửi và bên nhận. chìa khóa cho việc sử dụng các tín hiệu băng cơ sở với mục đích đồng bộ là đảm bảo rằng thường xuyên có sự chuyển dịch (1 thành 0 và ngược lại ) xuất hiện trong dòng dữ liệu. thực tế,mô hình đồng bộ tốt nhất đó là hoán đổi liên tục 1 và 0.Trong trường hợp này, mỗi bít trong dòng dữ liệu cung cấp thông tin đồng bộ cho bên thu. - Vấn đề nằm ở chỗ trạng thái chuyển dịch để duy trì đồng bộ là trong 1 vài trường hợp các chuỗi tín hiệu chỉ toàn 0 hoặc toàn 1. Nhìn vào cả 2 cơ cấu truyền tín hiệu đơn cực hoặc song song, nếu chuỗi chỉ toàn 0 hoặc toàn 1 thì sẽ ko có sự thay đổi để bên thu nhận biết đồng bộ. chỉ có cơ cấu lưỡng cực trở về ko là có ưu điểm trong vấn đề này.Trong BPRZ,bit 1 được luân phiên đảo cực nên có nhiều bit1 đi liền nhâu thì vẫn có thẻ chấp nhận được. nhưng nếu các bit 0 đi liền nhau thành chuỗi dài thì lại xảy ra việc không thể truyền dc tín hiệu đồng bộ. vì vậy cần phải tránh chuối 0 khi sử dụng cơ cấu truyền tín hiệu này. - BPRZ được sử dụng trong các mạch T-1 và chuẩn T-1 chỉ rõ là không thể xảy ra trường hợp chuỗi hơn 15 số 0 liên tiếp. nếu vượt qua con số này, đường truyền sẽ dễ bị mất đồng bộ. các cơ cấu được phát triển để đảm bảo là không xảy ra chuỗi có hơn 15 con số 0 trên đường T-1.
  • 11. 11 D09VT3 Câu 2.9 trình bày sự cần thiết và nguyên lý hoạt động chung của định tuyến động. - Định tuyến động linh hoạt hơn định tuyến tĩnh, các giao thức định tuyến động cũng có thể chuyển lưu lượng từ cùng một phiên bản làm việc qua nhiều đường đi khác nhau trong mạng để có hiệu suất cao hơn. Tính chất này được gọi là chia sẻ tải. - hoạt động của định tuyến động: chức năng cơ bản: +duy trì bảng định tuyến +chia sẻ thông tin cho các bộ định tuyến khác dưới dạng các cập nhật định tuyến Định tuyến động dựa vào các giao thức định tuyến để chia sẻ thong tin giữa các bộ định tuyến. giao thức định tuyến định nghĩa một tập luật mà bộ định tuyến sử dụng khi liên lạc với các bộ định tuyến hàng xóm. Chẳng hạn, một giao thức định tuyến mô tả: +cách gửi cập nhật +thông tin nào chứa trong các cập nhật +khi nào thì gửi cập nhật +bộ định tuyến nào cập nhật. Câu 2.11 Giải thích hoạt động của bộ biến đổi tín hiệu thoại từ tương tự sang số (codec). Hoạt động của bộ codec thoại được bắt đầu bằng việc tín hiệu thoại băng rộng được giới hạn băng tần vào dải 4000 hz và lấy mẫu 8000 lần trong 1 giây. Mỗi mẫu sẽ được biểu diễn bằng một giá trị 8 bit và được mã hóa sử dụng mã luật µ hoặc A. Kết quả là tạo ra một dòng dữ liệu thời gian thực từ bộ codec thoại có tốc độ 64000 bit/s hay 64 kb/s (8000 mẫu/s×8bit/mẫu). Tốc độ tín hiệu này được gọi là tín hiệu số mức không. (DS-0)
  • 12. 12 D09VT3 Câu 2.12 trình bày các thành phần và những đặc điểm chính của hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) Hệ thống báo hiệu số 7 là hệ thống báo hiệu tiên tiến dựa trên nguyên lý kênh chung, có nhiệm vụ truyền thông tin báo hiệu giữa các tổng đài với nhau để thiết lập kết nối, quản lý và giám sát các phiên truyền thông (cuộc gọi thoại, truyền số liệu, hình ảnh,…). Mạng báo hiệu số 7 có các thành phần chính kiến tạo nên mạng như nút mạng và liên kết. - SP/SSP: Điểm/ nút báo hiệu (trong mạng PSTN, SP thường là các tổng đài từ cấp host trở lên). - STP: điểm chuyển giao báo hiệu, là một nút trong CCS7 chuyển tiếp các bản tin báo hiệu từ lien kết này đến liên kết khác. - SL (signaling link): giữa các điểm báo hiệu, điểm chuyển giao báo hiệu được lien kết với nhau bằng lien kết báo hiệu (A, B, E,F). đây là một kênh truyền dẫn số, trên đó các bit chỉ mã hóa thong tin tín hiệu. các lien kết báo hiệu được thiết kế với độ tin cậy rất cao nghĩa là khả năng nghẽn mạch trong trao đổi thông tin báo hiệu hiếm khi xảy ra. Câu 2.13 trình bày cấu hình tham chiếu và chức năng của các phần tử trong ISDN Các thiết bị ISDN là các thiết bị kết nối CPE và mạng. ngoài các thiết bị như máy Fax, telex, PC, điện thoại, các thiết bị ISDN có thể có các loại sau: - TA: terminal adapter- được dung để kết nối các thiết bị không theo chuẩn ISDN nhằm tương thích với ISDN - LE: local exchange-tổng đài nội hạt ISDN, thực hiện các giao thức ISDN và là một phần của mạng - LT: local termination- được dung để thực hiện trách nhiệm của LE với các chức năng chuyển mạch - TE: terminal equipment-thiết bị đầu cuối của khác hang là bất cứ thiết bị nào như điện thoại hay fax.có hai dạng thiết bị đầu cuối là TE1 (tương thích ISDN) và TE2 (ko tương thích ISDN) - NT: thiết bị dầu cuối mạng tồn tại trong 2 dạng:  NT1: là đầu cuối kết nối giữa bên đầu cuối và LE. NT1 có trách nhiệm thực hiện giám sát, chuyển đổi công suất và ghép các kênh  NT2 (bộ kết nối mạng 2): có thể là bất cứ thiết bị nào có trách nhiệm cung cấp chuyển mạch về phía người sử dụng. thự hiện chức năng chuyển mạch nội bộ giữa các thiết bị đầu cuối của cùng một bộ sử dụng mạng, ghép kênh và tập trung.
  • 13. 13 D09VT3 Câu 2.14 trình bày nguyên lý hoạt động và các đặc điểm của phương thức truy nhập CSMA/CD Phương thức truy nhập ngẫu nhiên này được sử dụng cho các mạng có cấu trúc dạng bus,trong đó tất cả các trạm của mạng nối trực tiếp vào BUS. ở phương pháp truy nhập này mỗi máy tính trên mạng kiểm tra lưu lượng mạng trên cáp. Khi một máy tính “cảm thây” cáp đang thông, nghĩa là ko có dữ liệu nào đang truyền trên cáp, nó có thể gửi dữ liệu. nếu có dữ liệu truyền trên cáp thì ko một máy tính nào được truyền cho đến khi dữ liệu đang truyền đến được đích và cáp thông trở lại. nếu hai máy tính tình cờ gửi dữ liệu tại cùng thời điểm thì xung đột sẽ xảy ra, các máy tình lien quan sẽ ngừng truyền trong một khoảng thời gian ngẫu nhiên rồi sẽ thử truyền lại. nếu tất cả các nút đều truyền lại ngay lập tức thì xung đột kết thúc, thì chắc chắn sẽ tiếp tục xảy ra xung đột. do vậy cần có một thủ tục đảm bảo chỉ có một khả năng sự truyền lại cùng lúc. Phương pháp CSMA/CD sử dụng khoảng thời gian lùi ngẫu nhiên, mỗi nút chọn 1 số ngẫu nhiên và đợi trong khoảng thời gian bằng số ngẫu nhiên này nhân với khe thời gian trước khi truyền lại Câu 2.15 trình bày nguyên lý hoạt động và đặc điểm của phương thức truy nhập theo hình thức chuyển thẻ bài Trong phương pháp chuyển thẻ bài có một loại gói đặc biệt là thẻ bài (token) luân chuyển trên vòng cáp, từ trạm này sang trạm khác. Thẻ bài có 1 bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hoặc rỗi). khi trạm bất kỳ trên vòng cáp cần gửi dữ liệu trên mạng, nó phải chờ để có được một thẻ bài rỗi khí đó máy tính sẽ đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận và truyền 1 đơn vị dữ liệu cùng với thẻ bài theo chiều của vòng. Lúc này ko còn thẻ bài rỗi trên vòng nữa nên các trạm có dữ liệu truyền phải đợi. dữ liệu đến trạm đích sẽ đc sao chép, sau đócùng với thẻ bài đi tiếp cho tới khi quay về trạm nguồn. trạm nguồn sẽ xóa bỏ dữ liệu, đổi bit trạng thái trở về rỗi và cho thẻ bài luân chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác, có thể nhận được quyền truyền dữ liệu.
  • 14. 14 D09VT3 Câu 2.16 giới thiệu các thành phần của mạng Ethernet và quan hệ giữa mô hình phân lớp Ethernet với osi Mạng Ethernet bao gồm các nút mạng và các phương tiện kết nối. các nút mạng được chia làm 2 loại: - Thiết bị đầu cuối dữ liệu: là các thiết bị đóng vai trò là nguồn hoặc đích của các khung dữ liệu. DTE thường là máy tính, máy trạm, máy chủ, v.v.., thường được gọi là trạm cuối. - Thiết bị truyền thông dữ liệu: là các thiết bị mạng trung gian có nhiệm vụ nhận và chuyển tiếp các gói tin trong mạng. DCE có thể là các thiết bị độc lập như hub, switch, bộ định tuyến hoặc các giao diện truyền thông như card mạng, modem, v.v… Các phương tiện kết nối thông dụng trong Ethernet là cáp xoắn đôi và 1 số loại cáp quang. Quan hệ giữa mô hình phân lớp Ethernet với osi: trong mối quan hệ, tầng lien kết dữ liệu của mô hình osi tương ứng với 2 tầng con của Ethernet và MAC và MAC-client. Tầng vật lý của Ethernet tương ứng với tầng vật lý của mô hình osi + Tầng con MAC-clientcó thể là: điều khiển lien kết logic- thực thể cầu nối, tầng con này cung cấp các giao diện LAN-LAN giữa các mạng LAN + tầng con MACcó nhiệm vụ: đóng gói dữ liệu-điều khiển truy nhập phương tiện.
  • 15. 15 D09VT3 Câu 2.17 trình bày cấu trúc Ethernet Chuẩn Ethernet ddingj nghĩa cấu trúc khung cơ bản cho các hoạt động ở tầng MAC cùng với một số lựa chọn mở rộng bao gồm 7 trường: PRE SFD DA SA Length/Type Data PAD FCD Ý nghĩa của các trường trong cấu trúc khung như sau: -PRE : gồm 7 bytes, là 1 chuỗi các bit 0, 1 để đánh dấu điểm đầukhung và đồng bộ khung. -SFD: gồm 1 byte, là 1 chuỗi các bit 0,1 kết thúc bằng 2 bit 1 liên tiếp, cho biết bit tiếp theo là bit ngoài cùng bên trái trong byte ngoài cùng bên trai của trường địa chỉ. -DA/SA địa chỉ đích và địa chỉ nguồn.mỗi trường có độ rộng 6 bytes -Length/type: gồm 2 bytes. Nếu giá trị của trường này lớn hơn hoặc bằng 1500 thì đó là số byte dữ liệu trong phần data. Nếu số đó lớn hơn 1536 thì nó là 1 giá trị cho biết kiểu của khung. -data: chứa dữ liệu của khung (<=1500 bytes). Nếu số byte dữ liệu nhỏ hơn 46, một phần bù sẽ được thêm vào để khích thước tăng lên thành 45 bytes. -FCS: gồm 4 bytes. Trường này chứa 1 mã kiểm tra lỗi CRC được tạo bởi bên gửi. giá trị này sẽ được tính lại bởi bên nhận và khớp với giá trị trên xem các khung có bị lỗi trong quá trình truyền hay ko. Giá trị này được tạo ra từ các trường DA, SA, length/type và data. Câu 2.18 Trình bày cơ chế đóng gói dữ liệu PPP và đặc điểm của các giao thức họ PPP PPP là giao thức đóng gói dữ liệu chuẩn quốc tế được sử dụng cho các kiểu kết nối sau: - kết nối nối tiếp không đồng bộ - ISDN - Kết nối nối tiếp đồng bộ. - Kết nối băng rộng PPP cung cấp một phương pháp đóng gói dữ liệu chuẩn cho các giao thức ở tầng cao hơn khi truyền qua các kết nối điểm điểm. PPP sử dụng cho họ giao thức NCP để đóng gói dữ liệu đa giao thức và sử dụng LCP để thỏa thuận và thiết lập các lựa chọn điều khiển trên các liên kết dữ liệu WAN. Một số đặc điểm chính của PPP LCP bao gồm: - Xác thực: quá trình nhận diện 1 người dung, thường dựa trên tên người dung và mật khẩu. - Nén dữ liệu - Đa liên kết: một mở rộng của PPP, cho phép nhiều kết nối vật lý giữa 2 điểm có thể kết hợp thành 1 kết nối logic. PPPoE (PPP over Ethernet) là một giao thức mạng cho phép đóng gòi các khung PPP trong các khung Ethernet. Nó cung cấp đầy đủ các tính năng của PPP như xác thực, nén dữ liệu, mã hóa… PPPoE là 1 giao thức đường hầm, cho phép “ghép” giao thức IP (hoặc các giao thức khác chạy trên PPP) vào một kết nối giữa 2 cổng ethernet, nhưng vẫn giữ 1 đặc điểm của 1 liên kết PPP. Do vậy, nó được sử dụng để quay số “ảo” tới 1 máy Ethernet khác và tạo một kết nối điểm điểm với nó. Sau đó, nó được dung để truyền các gói tin IP, dựa trên các đặc diểm của PPP. Tương tự như vậy, PPPoA ( PPP over ATM) cũng là 1 giao thức mạng cho phép đóng gói các khung PPP trong các khung ATM. Nó cũng cung cấp đầy đủ các tính năng của PPP như đã nói ở trên và có đặc diểm đã nói ở trên và có các đặc điểm như PPPoE, nhưng trong mạng ATM.
  • 16. 16 D09VT3 Câu 2.19 Trình bày cấu trúc khung và hoạt động của Frame Relay Khung frame ralay chuẩn có cấu trúc như sau : Flag Address Data FCS Flag Chức năng các trường trong khung Frame relay như sau: -Flag: có độ dài 8 bit đánh dấu điểm đầu và cuối của khung. Giá trị của trường này luôn là 01111110. -address: chứa các thông tin sau: +DLCI: là số hiệu kết nối dữ liệu, chỉ thị cho kết nối ảo giữa DTE và DCE +EA(extrended): cho biết byte chứa EA có phải là trường địa chỉ cuối cùng hày ko. Nếu EA có giá trị bằng 1 thì byte hiện tại được xác ddihnj là byte DLCI cuối cùng. +C/R: đây là bit tiếp theo byte DLCI quan trọng nhất trong tường địa chỉ. +congestion control: chứa 3 bit dung để điều khiển tắc nghẽn trong mạng frame relay. Đó là các bit FECN(forward-explicit congestion notification), BECN(backward-explicit congestion notification, DE(discard eligibility) -data: chứa dữ liệu đóng gói của tầng trên. Trường hợp này độ dài thay đổi và có thể lên tới 16000bytes. -FCS(frame check sequence): đảm bảo tính vẹn toàn của dữ liệu. giá trị này được tính bởi trạm nguồn và sau đó được tính lại bởi trạm đích để so sánh và đảm bảo dữ liệu không bị lỗi trong quá tình truyền. Hoạt động: Frame relay là 1 hình thức chuyển mạch gói tốc độ cao, ra đời sau và gọn nhẹ hơn so với x25. Các gói tin trong mạng frame relay có thể có nhiều kích thước, tối đa là 4kb, được truyền qua các kênh ảo cố định. Frame relay hoạt động ở tầng lien kết dữ liệu, mạng này có tốc độ nhanh hơn X.25 vì nó đã loại bỏ bớt một số công việc trong quá trình truyền thông. Frame relay được thiết kế để tận dụng những ưu điểm công nghệ truyền dẫn số như ISDN hoặc cáp quang. Ngoài ra frame relay hoạt động chủ yếu trên các kênh truyền ảo cố định (PVC) các gói tin được truyền theo một đường đi đã xác định trước và các thiết bị truyền dẫn không phải xác nhận lại đường đi trong mỗi lần truyền dữ liệu. các tuyến trong frame relay dựa trên các kênh ảo cố định được nhận điện bởi các số hiệu kết nối lớp lien kết dữ liệu (DLCI) một mạng frame relay có thể có rất nhiều DLCI, nhưng mỗi DLCI phải đươc gắn với một tuyến xác định, tới một trạm đích đã xác định.
  • 17. 17 D09VT3 Câu 2.20 Trình bày cấu trúc tiêu đề của IP datagram : Các gói dữ liệu tại tầng IP được gọi là IP datagram. Một datagram co chiều dài biến thiến, gồm 2 phần là tiều đề và dữ liệu. phần tiêu đề có chiều dài từ 20 đến 60 byte, chưa các thông tin cần thiết cho định tuyến và chuyến phát dữ liệu. Bit 0-3 Bit 4-7 Bit 8-10 Bit 11-15 Bit 16-19 Bit 20-23 Bit 24-27 Bit 28-31 Version HL Precedence TOS Total length Datagram ID Fragmentation TTl Protocol Checksum Source address Destination address Options Version: trường 4 bit này cho biết phiên bản IP tạo phần tiêu đề này. HL (header length) trường 4 bit này cho biết chiều dài của phần tiêu đề IP datagram tính thoe đơn vị từ 32 bit. Precedence: trường này có chiều dài 3 bit, giá trị nằm trong khoảng từ 0 (000) đến 7 (111) TOS: trường 5 bit này đặc tả các tham số về loại dịch vụ. Total legth: trường 16 bit này cho biết chiều dài tính theo byte của cả datagram. Datagram ID: trường 16 bit này cùng với các trường khác( như địa chỉ nguồn và đích) dung để chỉ định danh duy nhất cho một datagram trong khoảng thời gian nó tồn tại trên lien mạng. Fragmentation: trường 16 bit này được sử dụng khi datagram được phân mảnh TTL: time to live: trường 8 bit này qui định thời gian tồn tại của datagram trong lien mạng để tránh tình trạng datagram bị chuyển vòng quang trên lien mạng. Protocol: trường 8 bit này cho biết giao thức tầng trên sử dụng dịch vụ của tầng IP Check sum: trường 16 bit này chứa địa chỉ IP của trạm nguồn. Destination address: trường 32 bit này chứa địa chỉ IP của trạm đích.
  • 18. 18 D09VT3 Câu 2.22 Giới thiệu các đặc điểm chính của giao thức định tuyến OSPF và so sánh với RIP Giống như các giao thức định tuyến trạng thái liên kết khác, OSPF hoạt động khác nhiều so với giao thức vector khoảng cách. Bộ định tuyến trạng thái liên kết nhận diện và truyền thông với hàng xóm để thu thập thông tin về các bộ định tuyến trên mạng.hệ thống thuật ngữ OSPF có thể được mô tả như sau : -liên kết : (link) kênh truyền thông trên mạng. -trạng thái liên kết : (link stare) trạng thái của liên kết giữa hại bộ định tuyến. -cơ sở dữ liệu (topology database) hay còn gọi là cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết (link state database) danh sách thông tin về tất cả các bộ định tuyến liên mạng. Nó cho biết tôpô của liên mạng. Mọi bộ định tuyến trong vùng phải có cùng cơ sở dữ liệu tôpô. -vùng (area) : tập hợp các mạng và bộ định tuyến có cùng số hiệu nhận dạng vùng. Mọi bộ phận định tuyến trong cùng 1 vùng phải có cùng thông tin trạng thái liên kết. bộ định tuyến bên trong đươch gọi là bộ định tuyến trong. -giá (cost) : giá trị được gán cho liên kết. ngoài số bước nhảy giao thức trạng thái liên kết gán giá cho liên kết dựa trên tốc độ của phương tiện sử dụng. -bảng định tuyến (routing table) : chứa các tuyến tối ưu đến đích. Bảng định tuyến được tạo ra khi thuật toanSPF chạy trên cơ sở dữ liệu trnagj thái liên kết. -cơ sở dữ liệu gần kề ( adjacencies database) : danh sách hàng xóm mà bộ định tuyến đã thiết lập truyền thông hai chiều. -DR (designated router) và BDR (backup designated router) : để đơn giản hóa việc trao đổi thông tin định tuyến giứa nhiều hàng xóm trong cùng mạng, các OSPF bộ định tuyến có thể bầu 1 bộ định tuyến chỉ thị (DR) và một bộ định tuyến chỉ thị dự phòng (BDR) làm điểm trung tâm để trao đổi thông tin định tuyến. So sánh RIP RIP OSPF Đặc điểm Router bình đẳng Cấu hình dễ dàng Mạng cỡ nhỏ Phân cấp Cấu hình phức tạp Mạng cỡ vừa và lớn Khả năng mở rộng Hạn chế Dễ dàng Độ phức tạp tính toán Nhỏ Lớn Hội tụ Chậm Nhanh Trao đổi thông tin Bảng chọn đường Trạng thái liên kết Giải thuật Distant vector Link- State Cập nhật hàng xóm 30s 10s (hello packet) Đơn vị chi phí Số nút mạng Băng thông
  • 19. 19 D09VT3 Câu 2.23 Giới thiệu các thành phần chính của bộ định tuyến IP Chức năng cua các thành phần chính bên trong bộ định tuyến: -ram/dram: lưu trữ bảng định tuyến, kho lưu ARP, kho lưu chuyển mạch nhanh, bộ đêmh gói (ram chia sẻ) và các hang đợi giữ gói. Ram cũng cung cấp bộ nhớ hoạt động cho tệp cấu hình của bộ định tuyến khi bộ định tuyến hoạt động. nội dung của ram sẽ mất khi tắt hoặc khởi dộng lại bộ định tuyến. -nvram (nonvolatile ram) lưu trữ cấu hình dự phòng của tệp cấu hình. Nội dung trong nvram được giữ lại khi tắt hoặc khởi động lại bộ định tuyến. -bộ nhớ flash hoạt động như 1 rom có thể xóa và lập trình lại, cho phép lưu trữ hệ điều hành lien mang và vi mã. Bộ nhớ flash cho phép cập nhật phần mềm mà ko phải gỡ bỏ phần mềm hoặc thay thế chip. Nội dung của flash được lưu lại khi khởi động lại hoặc tắt bộ định tuyến. flash cũng có thể lưu trữ nhiều phiên bản của hệ điều hành liên mạng của bộ định tuyến. -rom: chứa chương trình khởi động, chuẩn đoán và phần mềm hệ điều hành tối thiểu. nâng cấp phần mềm trong rom yêu cầu phải gỡ và thay thế chip trên bo mạch chính. -các giao diện: phục vụ các kết nối mạng trên bo mạch chính hoặc trên các module giao diện riêng biệt, qua đó các gói vào/ra bộ định tuyến.
  • 20. 20 D09VT3 Câu 2.4: Giới thiệu về các phương thức truy nhập mạng không dây: FDMA, TDMA, CDMA, SDMA TL: Phương thức truy nhập: là phương thức mà khi được cài đặt vào trong mạng, các máy trạm phải tuân theo những quy tắc định trước để có thể sử dụng đường truyền. Các phương thức truy nhập: - Phương thức truy nhập có dây. - Phương thức truy nhập không dây. - Phương thức truy nhập ngẫu nhiên. - Phương thức đa truy nhập theo nhu cầu. Các phương thức truy nhập không dây: trên mạng không dây sẽ có những phương thức truy nhập đường truyền khác như: SDMA, FDMA, TDMA, CDMA, … và các phương thức kết hợp. - FDMA: đa truy nhập phân chia theo tần số Trong phương pháp truy nhập này mỗi người sử dụng trong một cell sẽ được phân cho một dải tần số nhất định. Các băng tần sử dụng của người sử dụng khác nhau tại một thời điểm sẽ không chồng lên nhau. Người sử dụng chỉ sử dụng băng tần đã được cấp phép vì thế nhiều người trong cùng một cell có thể cùng truyền một lúc mà không gây nhiễu cho nhau. Tuy nhiên vì số lượng người dùng nhiều nên việc sử dụng lại băng tần có thể diễn ra tại các cell khác nhau. Nếu 2 cell A và B ở gần nhau thì việc sử dụng lại băng tần có thể gây nhiễu. - TDMA: đa truy nhập phân chia theo thời gian. Với cách truy nhập này mỗi người dùng được phân chia cho một khoảng thời gian trong băng tần được gọi là các time - slot (khe thời gian). Tức là trong mỗi khoảng thời gian rất ngắn một người dùng sẽ được sử dụng toàn bộ băng tần đường truyền. - CDMA: đa truy nhập phân chia theo mã. Trong phương thức này thì nhiều người sử dụng được truyền trong cùng một thời gian và có thể trên cùng một tần số. Mỗi người sử dụng được gán cho một mã riêng biệt và không có người dùng nào trong cùng tế bào dùng chung mã đó. Mã này được dùng để mã hóa dữ liệu trước khi gửi vào kênh truyền dùng chung. Tại nơi thu tín hiệu sẽ sử dụng mã của người dùng tương ứng để lọc bớt(không hoàn toàn) những tín hiệu từ người dùng khác. Chính vì vậy làm tăng thêm độ phức tạp của bộ lọc tín hiệu tại các thiết bị thu. - SDMA: đa truy nhập phân chia theo không gian. Phương pháp này sử dụng các khoảng không gian giữa nhiều người sử dụng trong cùng một cell. Trạm gốc không truyền tín hiệu đến toàn bộ cell mà nó sẽ tập trung hướng tín hiệu vào vùng không gian của người dùng cần phục vụ và giảm công suất tín hiệu tới các vùng thuê bao khác. Để làm việc này thì yêu cầu trạm góc phải có hệ thống anten lớn và có khả năng khử nhiễu.
  • 21. 21 D09VT3 Câu 3.1: Mô tả cuộc gọi điện thoại sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống. TL: Mô tả cuộc gọi điện thoại sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống - Khi nhấc máy điện thoại bạn kết nối chuyển mạch với trạm chuyển mạch trung tâm (Co) của nhà cung cấp dịch điện thoại nội hạt.  Chuyển mạch này sẽ cung cấp âm mời số quay số → cho biết bạn đã được kết nối và hãy bẩm số.  Điện thoại có một đường dành riêng cho việc truyền đi và truyền về nối tới chuyển mạch của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt (LEC) đó là đường truyền mà bạn phải trả phí thêu bao hàng tháng. - Khi thực hiện cuộc gọi đường dài:  Chuyển mạch phía chủ gọi chiếm giữ một trung kế nối tới tổng đài chuyển tiếp (IEC) chuyển số thuê bao bị gọi đến tổng đài chuyển tiếp này.  Tổng đài chuyển tiếp (IEC) sẽ quyết định cuộc gọi tới một LEC của thuê bao bị gọi và IEC sẽ định tuyến một cuộc gọi tới điểm hiện (POP) đích thực và chiểm giữ trung kế tới chuyển mạch LEC đích đó  Chuyển mạch địch sẽ cố gắng hoàn thành cuộc gọi bằng cách gửi chuông tới điện thoại bị gọi - Khi bên gọi nhấc máy thì việc thiết lập điện thoại đã xong → cuộc gọi này được thực hiện kết nối theo phương thức kênh (circuit mode) chủ gọi nối tới mạch LEC, LEC chuyển tới POP của IEC, POP của IEC nói tới POP của IEC bên kia (bị gọi), POP của IEC bên bị gọi lại nối tới chuyển mạch LEC bị gọi (đích) và chuyển mạch LEC nối tới bên bị gọi. Việc tính cước bắt đầu khi bên bị gọi trả lời cuộc gọi. khi một trong 2 bên hạ máy thì kết thúc cuộc gọi. Mô tả cuộc gọi thoại IP sử dụng điện thoại chuẩn truyền thống - Khi người A nhấc điện thoại và kết nối tới LEC của người đó, người A gọi tới cổng VoIP và là cuộc gọi nội hạt. Cổng này sẽ trả lời và và yêu cầu ID người sử dụng được nhập qua bàn phím điện thoại và nếu được phép thì một âm mời quay số thứ 2 sẽ được gửi cho người gọi, người gọi sẽ bấm số điện thoại bị gọi. Sau đó, cổng phía chủ gọi phải tìm phía bị gọi. - Cổng phía chủ gọi có thể đưa gói IP để xác định cổng phía bị gọi, sau khi xác định được, cổng phía chủ gọi sẽ sẽ gửi cho phía bị gọi một loại gói IP dể yêu cầu thiết lập kết nối tới đích. → Nếu được chấp nhận, cổng phía bị gọi sẽ kết nối tới đầu cuối cuộc gọi. - Khi người sử dụng B trả lời, kết quả chuyển mạch xuất hiện giữa A và cổng phía chủ gọi, cổng phía bị gọi và B, tín hiệu thoại được gửi qua mạng thành dòng các goi IP tới cổng đích. So sánh ưu điểm của chuyển mạch gói so với chuyển mạch kênh chính là chi phí. Số lượng cuộc gọi dung chung trung kế ở mạng gói có thể nhiều hơn số lượng cuộc gọi dùng trong mạch kênh. Trong một mạng chuyển mạch kênh thì mạng cung cấp băng thông cho cuộc gọi trong suốt thới gian đàm thoại mà không xét đến việc người sử dụng có nói hay không. Còn trong mạng chuyển mạch gọi người sử dụng muốn đàm thoại thì mạng sẽ cung cấp băng thông cho người đó, khi người sử dụng rỗi (không nói) thì không cần cung cấp băng thông.
  • 22. 22 D09VT3 Câu 3.2: Giới thiệu về các phương thức truy nhập mạng có dây: CSMA/CD, Token Passing và FDDI. TL: Phương thức truy nhập mạng có dây là các thủ tục điều hướng trạm làm việc làm thế nào và lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp để gửi hay nhận các gói thông tin. 1. Đa truy nhập cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột - CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection): - Giao thức này thường dùng cho các mạng có cấu trúc hình tuyến. - Các máy trạm cùng chia sẻ một kênh truyền chung (cấu trúc dạng BUS chung). - Các trạm đều có cơ hội thâm nhập vào đường truyền như nhau (Multiple Access). - Tại một thời điểm, chỉ có 1 trạm được truyền dữ liệu. - Trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyền rỗi (Carrier sense). - Trường hợp 2 trạm phát truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu sẽ xảy ra, các trạm tham gia phải phát hiện được xung đột (Collision Detection), đồng thời các trạm phải ngừng truyền dữ liệu trong khoảng ngẫu nhiên (thời gian chờ bằng một số ngẫu nhiên mà mỗi trạm chọn nhân với 51,2μs) nào đó rồi mới thử truyền lại. - Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển lên mạng quá cao thì việc xung đột có thể xảy ra với số lượng lớn, dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin của hệ thống. 2. Truyền thẻ bài (Token Passing): Khái niệm: Giao thức này dùng trong các mạng LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài (Token), để cấp phát quyền truy nhập đường truyền. Thẻ bài là 1 đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dụng được quy định riêng cho mỗi giao thức. - Trong đường truyền cáp luôn có 1 thẻ bài chạy quanh trong mạng. - Thẻ bài có 1 bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hoặc rỗi). - Thẻ bài chứa 1 địa chỉ đích, được luân phiên chuyển tới các trạm theo 1 trật tự đã định trước. Hoạt động: Một trạm muốn truyền dữ liệu phải đợi đến khi nhận được 1 thẻ bài rỗi. - Khi nhận được thẻ bài rỗi trạm đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng, thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trên mạng lúc này ko còn thẻ bài rỗi. - Trạm đích sau khi nhận được dữ liệu, sao chép dữ liệu vào bộ đệm, tiếp tục truyền khung theo vòng, thêm 1 thông tin xác nhận là đã nhận được tin từ nguồn. - Trạm nguồn nhận lại khung của mình đã được nhận đúng, đổi bit bận thành bit rỗi và truyền thẻ bài đi. - Thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng kín, và chỉ có 1 thẻ nên đụng độ dữ liệu không thể xảy ra. Vì vậy, mạng vẫn hoạt động tốt khi lưu lượng truyền thông lớn. Hai vấn đề cần giải quyết có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống: - Mất thẻ bài, trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển. - Một thẻ bài bận lưu chuyển không ngừng trên vòng. Để giải quyết hai vấn đề trên, pp chuyển thẻ bài sử dụng một trạm điều khiển chủ động. 3. FDDI (Fiber Distributed Data Interface): - Dùng trong mạng cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài có tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang. FDDI sử dụng hệ thống chuyển thẻ bài trong cơ chế vòng kép. - Lưu thông trên FDDI gồm 2 luồng khác nhau theo 2 hướng ngược nhau. - Ngay khi trạm đích nhận được dữ liệu, nó sẽ xoá dữ liệu và chuyển thẻ bài thành trạng thái rỗi, do vậy các nút khác trong mạng có thể truyền dữ liệu khi nhận đc thẻ bài. - FDDI phù hợp sử dụng với mạng đô thị MAN.
  • 23. 23 D09VT3 Câu 3. 3: Trình bày và so sánh đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu tương tự và số TL: Đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu tương tự (analog signal) - Truyền tín hiệu tương tự (analog) sử dụng các sóng biến đổi liên tục để truyền thông tin trên kênh truyền thông. Các sóng biến đổi liên tục này thường được biểu diễn dưới dạng hình sin nên được gọi là sóng hình sin. Sóng hình sin có 3 đặc điểm cơ bản: tần số, biên độ và pha. - Sóng hình sin có thể coi là bắt đầu ở một điểm giữa nào đó. Chu kì của sóng hình sin lần lượt như sau: điểm giữa → điểm cực đại → điểm giữa → điểm cực tiểu → điểm giữa. Số lượng chu kỳ trong 1 s được gọi là tần số, với đơn vị đo là Hz. - Biên độ của sóng hình sin là khoảng cách giữa các điểm cực của sóng. Trong lĩnh vực âm thanh, tần số tương ứng với độ cao, còn biên độ ứng với độ lớn. - Pha của sóng hình sin: sự sai khác về góc khi xét tương quan (nói dễ hiểu thì là khi so sánh) với một sóng hình sin khác. - Tín hiệu tương tự có thể được chuyển sang tín hiệu số bằng cách sử dụng thiết bị modem. Modem sẽ lấy một trong 3 đặc điểm của sóng hình sin để biểu diễn thành dạng 0 và 1. Hầu hết các modem hiện nay đều sử dụng kỹ thuật QAM (quadrature amplitude Modulation) để biến đổi pha và biên độ của tín hiệu tương tự. Đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu số (digital signal) - Truyền tín hiệu số sử dụng các trạng thái rời rạc(0 và 1) để truyền thông tin trên kênh truyền thông. Các trạng thái rời rạc này thường biểu diễn bởi các xung vuông. Thông thường người ta hay sử dụng các giá trị điện áp cho việc biểu diễn các bit 0 và 1. - Một số cơ cấu truyền tín hiệu số phổ biến: truyền tín hiệu đơn cực unipolar (bit 1 được biểu diễn là +5V còn bit 0 được nối đất -0V), cơ cấu truyền lưỡng cực polar (bit 1 được biểu diễn là +12V, bit 0 được biểu diễn là -12V), cơ cấu lưỡng cực trở về 0 BPRZ (Biopolar return to zero). . . - Việc truyền tín hiệu số giúp cho việc đồng bộ và định thời được thực hiện một cách dễ dàng. So sánh đặc điểm của quá trình truyền dẫn tín hiệu số và tương tự: - Tín hiệu tương tự có đặc điểm rất dễ bị méo tín hiệu do nhiễu, và dễ bị suy hao, do đó làm giảm chất lượng truyền dẫn, yếu tố này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi ta truyền bằng tín hiệu số. - Việc truyền tín hiệu số thực hiện dễ dàng, ít lỗi, tin cậy và có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn hơn truyền tín hiệu tương tự. - Truyền dẫn tín hiệu số thuận lợi cho quá trình đồng bộ và định thời hơn.
  • 24. 24 D09VT3 Câu 3. 4: Trình bày những giới hạn của việc truyền tín hiệu và dung lượng kênh. TL: Khái niệm tốc độ baud và MQH với tốc độ bit. Việc truyền tín hiệu có thể coi là việc chuyển tín hiệu cho dù là tín hiệu hiệu băng rộng hay băng cơ sở. - Với các hệ thống băng rộng, việc chuyển từ tần số này sang tần số khác hoặc chuyển từ biên độ này sang biên độ khác đều được gọi là sự kiện truyền tín hiệu. - Trong hệ thống băng cơ sở, việc chuyển từ một trạng thái rời rạc này tới một trạng thái rời rạc khác (VD từ + 12V tới - 12V) cũng là sự kiện truyền tín hiệu. - Mỗi sự kiện truyền tín hiệu như thế đều có một cái tên đb: baud. Mối quan hệ giữa tốc độ baud với tốc độ bit: - Trong nhiều cơ cấu truyền tín hiệu, mỗi lần chuyển tín hiệu trên kênh lại tương ứng với việc chuyển một bit thông tin từ bên phát tới bên nhận. - Với các cơ cấu 1bit/baud thì tốc độ bit và baud là bằng nhau. - Những cơ cấu truyền đa bit/baud có thể truyền tín hiệu với tốc độ vượt quá tốc độ baud VD: dibit (2 bit/baud), tribit (3 bit/baud), quadbit (4 bit/baud) Quan hệ giữa tốc độ baud và băng tần của kênh đối với kênh không nhiễu (theo Nyquist): Nyquist chỉ ra rằng tốc độ baud không thể vượt quá 2 lần tốc độ băng thông của kênh. VD: Với kênh thoại 3000 Hz, tốc độ baud không thể vượt quá 6000 baud. Với kênh truyền hình tương tự 6Mz, tốc độ baud không thể vượt quá 12Mbaud. Ảnh hưởng của nhiễu lên tốc độ bit và giới hạn dung lượng của kênh (theo Shannon): Lý thuyết Shannon cho thấy với một đường dây điện thoại điển hình (với tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu khoảng 30dB) thì số lượng bit tối đa có thể mã hóa cho 1 sự kiện truyền tin là 5. Vì thế số bít tối đa đạt được trong điều kiện này là 30kb/s (6000 baud * 5 bit/baud)
  • 25. 25 D09VT3 Câu 3. 5: Trình bày những đặc điểm của hệ thống truyền dẫn tương tự và lí do để chuyển đổi sang truyền dẫn số. So sánh tính chất của thiết bị khuếch đại và bộ lặp. TL: Truyền dẫn tương tự: - Khi mạng điện thoại mới ra đời, giọng nói tương tự được mang dưới dạng tín hiệu băng rộng trên nền tảng truyền từ đầu đến cuối thông qua các phần tử trên mạng. Các đường dây truy nhập mang thông tin biểu diễn dạng điện của tín hiệu thoại. Các nút chuyển mạch hỗ trợ các đường truyền dành riêng phân chia theo không gian để truyền tín hiệu qua mạng. - Sau này, để đảm bảo cân đối giữa hiệu quả và chi phí, nhiều tín hiệu băng hẹp, mỗi tín hiệu ứng với 1 cuộc gọi điện thoại đã được ghép vào hệ thống truyền dẫn giữa các trạm chuyển mạch. - Hệ thống phân cấp ghép kênh tần số (Frequency Division Multiplexing - FDM) đã hình thành. - Hạn chế:  Hạn chế lớn nhất của công nghệ truyền dẫn FDM là vấn đề chất lượng tín hiệu: Khi tín hiệu băng rộng đi qua các thiết bị truyền dẫn, năng lượng của nó bị giảm dần, quá trình này được gọi là suy hao (attenuation) nếu ko làm tăng tín hiệu lên thì sau khi truyền qua 1 khoảng cách nhất định tín hiệu sẽ suy hao hoàn toàn. Giải pháp chống suy hao là khuếch đại (amplification) nhưng các bộ khuếch đại sẽ khuếch đại cả tín hiệu và các thành phần nhiễu xuất hiện trên đường truyền và các thiết bị truyền dẫn. Dẫn đến sau 1 loạt các bộ khuếch đại, tín hiệu sẽ bị méo đến mức ko nhận ra.  Giá thành để duy trì chất lượng tốt cũng là 1 hạn chế. Các thiết bị điện tử tuyến tính chất lượng cao giá rất đắt mà vẫn ko thể tránh đc nhiễu. Vì vậy nên sử dụng công nghệ FDM trong các mạng điện thoại liên lục địa gần như bị loại bỏ, thay bằng công nghệ số. Tuy nhiên, FDM cũng có những vai trò quan trọng, tiêu biểu là điện thoại không dây, các mạng dữ liệu, hệ thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh đều dựa vào công nghệ này. Truyền dẫn số. - Các hệ thống truyền dẫn số được tối ưu cho việc truyền các tín hiệu băng cơ sở (baseband signal). - Tín hiệu băng cơ sở khác tín hiệu băng rộng, bị tiêu hao năng lượng khi truyền trong môi trường vật lý. - Thay vì khuếch đại tín hiệu băng cơ sở thì các hệ thống truyền dẫn số lại sử dụng kĩ thuật tái tạo (regeneration) để tái tạo lại tín hiệu đã bị suy hao thiết bị thực hiện kỹ thuật này là bộ lặp (repeater) hay bộ tái tạo (regerator). Khi đi qua thiết bị này tín hiệu băng cơ sở bị suy hao sẽ được tái tạo chính xác như tín hiệu gốc ở mỗi điểm đặt bộ lặp, các bit được tái tạo chính xác như tín hiệu gốc ở mỗi điểm đặt bộ lặp. - Ở đầu ra của bộ lặp, các bit được tái tạo chính xác, nếu có nhiễu thì cũng bị lọc khỏi bộ lặp. Vì vậy nên hệ thống truyền dẫn số sẽ chuyển tín hiệu đến đầu thu một cách chuẩn xác như tín hiệu đi từ bên gửi dù khoảng cách 2 bên xa tới hàng nghìn kilomet. - Chi phí cho các thiết bị điện tử số cũng rẻ hơn so với các thiết bị tương tự. Vì vậy ngày nay, các công ty điện thoại sử dụng hệ thống số để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. So sánh tính chất của bộ kđại và bộ lặp - Thiết bị khuếch đại: giá thành đắt. Khuếch đại cả tín hiệu bị suy hao và cả các thành phần nhiễu trên đường truyền - Thiết bị bộ lặp: giá thành rẻ. Tái tạo tín hiệu đã bị suy hao một cách chuẩn xác như tín hiệu lúc gửi đi.
  • 26. 26 D09VT3 Câu 3. 6: Giới thiệu về cấu trúc phân cấp quản lí tổng đài và cho ví dụ. TL: Sơ đồ phân cấp quản lý tổng đài (Hình vẽ 3. 11- giáo trình trang 117) Giới thiệu về cấu trúc phân cấp quản lý tổng đài: Cấu trúc phân cấp quản lý tổng đài là các tổng đài phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và nhà điều hành mạng. Việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong các mạng điện thoại cho phép đơn giản hóa bài toán thiết kế chuyển mạch cũng như công tác quản lý mạng. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là giảm số cấp trong sơ đồ phân cấp mạng và cung cấp nhiều tuyến thay thế. VD: Phân cấp tổng đài trong mạng VNPT và chức năng các cấp (Hình 3. 12 – trang 118) - Cấp nội hạt: Gồm các nhà cung cấp thoại. Có thể là tổng đài độc lập dung lượng nhỏ hoặc tổng đài vệ tinh trong đó một số tổng đài ở trung tâm có đường kết nối ra liên tỉnh và thực hiện chức năng trung chuyển. - Cấp liên tỉnh: Thực hiện chức năng trung chuyển tải đối với lưu lượng liên tỉnh cũng như trung chuyển tải các cuộc gọi quốc tế đi và về. Với cuộc gọi đi quốc tế, mạng liên tỉnh tập trung lưu lượng để đưa sang mạng quốc tế, với cuộc gọi tự nước ngoài về thì phân phối lưu lượng về các mạng nội hạt. - Cấp quốc tế: Để đảm bảo liên lạc quốc tế, tổng đài quốc tế thực hiện chắc năng phiên dịch các thông tin báo hiệu để tổ chức cuộc gọi. Ngoài ra, chúng có thể cho phép cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế, trung chuyển cuộc gọi quốc tể của các quốc gia khác. Câu 3. 7: Nêu các chức năng của báo hiệu và các loại báo hiệu trong mạng chuyển mạch kênh TL: Chức năng báo hiệu: Trong mạng chuyển mạch kênh, báo hiệu là một thành phần rất quan trọng, nó được coi là một phương tiện để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác. Các thông tin này liên quan đến việc thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi. Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính là - Chức năng giám sát: giám sát đường thuê bao, đường trung kế. . . . - Chức năng tìm chọn: điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ. - Chức năng khai thác và vận hành mạng: phục vụ cho việc khai thác mạng một cách tối ưu nhất. Phân loại báo hiệu: Thông thường báo hiệu trong chuyển mạch kênh được chia làm 2 loại là báo hiệu thuê bao và báo hiệu liên đài. - Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu cho các máy đầu cuối, thường là giữa máy điện thoại với tổng đài nội hạt. Tín hiệu báo hiệu này đc truyền đi dạng tín hiệu tương tự. (vẽ hình) - Báo hiệu liên đài là báo hiệu gữa các tổng đài với nhau. (Vẽ hình) Báo hiệu liên đài gồm hai loại là:  Báo hiệu kênh riêng hay còn gọi kênh liên kết CAS (Channel Asociated Signaling): thông tin báo hiệu giữa các tổng đài được gán cho một kênh thoại, thông tin trân kênh báo hiệu đó sẽ cho biết về kết nối liên quan tới kênh thoại được gắn kết. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng kênh thoại để truyền thông tin báo hiệu cho kết nối liên quan tới chính nó. Hệ thống báo hiệu CAS điền hình là R2.  Báo hiệu kênh chung CCS (Commond Channel Signaling): Liên kết báo hiệu giứa hai tổng đài được sử dụng chung cho tất cả các kênh thoại nối giữa hai tổng đài đó bằng cách ghép gói. Liên kết báo hiệu thường là một hay nhiều khe thời gian. Hệ thống báo hiệu số 7 là điển hình của CCS
  • 27. 27 D09VT3 Câu 3. 8: Giới thiệu về mô hình, khái niệm, kiến trúc và những đặc điểm chính của IN TL: Khái niệm IN (Intelligent Netwwork): Mạng thông minh (Intelligent Network_ IN) là khái niệm để đặc tả các dịch vụ viễn thông. IN phát triển từ các quan điểm kỹ thuật, giao thức và kinh doanh. Các mạng thông minh được nhà vận hành viễn thông sử dụng để kiến tạo và quản lý các dịch vụ giá trị gia tăng trong viễn thông. Ban đầu, IN được dùng cho các dịch vụ trên điện thoại. Ngày nay, nó gắn liền với việc phát triển tích hợp dịch vụ của mạng cố định và di động, đồng thời là cổng (gateway) tới các mạng trên nền Internet. IN được phân tách thành nhiều lớp, mỗi lớp được gọi là mặt bằng (plane) tạo nên mô hình khái niệm IN_INCM (ITU_T, Q.1201). Mô hình khái niệm này là khuôn khổ cho việc kiến tạo kiến trúc IN chứ ko phải là cấu trúc của IN, đây là sự khác biệt quan trọng. Hình 3.22_ Trang 132 (chưa kịp vẽ) Mô hình có 4 mặt bằng: - Mặt bằng dịch vụ (đặc trung dịch vụ) (Q.1202) - Mặt bằng chức năngchung (toàn cục- global): các SIB (khối xây dựng độc lập dịch vụ) cho việc kiến tạo dịch vụ (Q.1203) - Mặt bằng chức năng phân bố (các thực thể chức năng) - Mặt bằng vật lý (các thực thể vật lý, giao thức) (Q.1205) Kiến trúc mạng IN Từ mô hình khái niệm IN có thể thấy rõ chức năng tương ứng với 4 mặt phẳng được thực thi ở phần tử của IN, cụ thể như sau: - CCAF: chức năng đại lý điều khiển cuộc gọi, giao diện giữa đầu cuối t.bao và chuyển mạch. - CCF: chức năng điều khiển cuộc gọi, phương tiện để điều khiển các dịch vụ mạng, điều khiển cuộc gọi và kết nối theo nghĩa truyền thống. - SSF: chức năng chuyển mạch dvụ, công nhận các cuộc gọi yêu cầu dịch vụ IN (logic dịch vụ) - SCEF: chức năng môi trường kiến tạo dịch vụ, là công cụ cho kiến tạo, thay đổi và kiểm tra những dịch vụ IN mới. - SDF: chức năng dữ liệu dịch vụ, truy nhập cho dịch vụ gắn với dữ liệu và mạng dữ liệu. - SMF: chức năng quản lý dịch vụ, cung cấp dịch vụ và điều khiển quản lý, truy cập vào các thực thể chức năng IN - SRF: chức năng nguồn chuyên dụng, tương tác người sử dụng đầu cuối với mạng sử dụng DTMF, nhận cuộc thoại, thông báo... - CCAF (chức năng đại lý điều khiển cuộc gọi), CCF (chức năng điều khiển cuộc gọi) và SSF (chức năng chuyển mạch dịch vụ) được thực hiện bởi điểm chuyển mạch dịch vụ SSP. Trong thực tế, SSP thường là tổng đài nội hạt. Những đặc điểm chính của IN: - Các mạng thông minh coi toàn mạng điện thoại là một máy khổng lồ với nhiều phần nhỏ. - Các dịch vụ có thể tạo từ các khối xây dựng sẵn - Những chức năng được chuẩn hóa độc lập với nhà sản xuất - IN rất quan trọng cho việc kiến tạo mạng điện thoại di động.mạng xây dựng trên giao thức TCP/IP.
  • 28. 28 D09VT3 Câu 3. 10: Trình bày về các giao diện và khuôn dạng tiêu đề ATM TL: Mạng ATM bao gồm 1 tập các chuyển mạch ATM (ATM switch) được kết nối với nhau bởi các liên kết hoặc giao diện ATM điểm- điểm. Các chuyển mạch ATM hỗ trợ 2 loại giao diện chính UNI (User - Network Interface) và NNI (Network - Network Interface). UNI kết nối các hệ thống ATM cuối tới một chuyển mạch ATM, còn NNI kết nối 2 chuyển mạch ATM. Các giao diện UNI hay NNI lại có thể được phân loại thành riêng (private) hay chung (public). Một chuyển mạch được gọi là riêng nó nằm ở phía người sử dụng, và được gọi là chung nếu nó nằm ở phía nhà cung cấp dịch vụ. Một UNI riêng kết nối trạm cuối với một chuyển mạch riêng. Trong khi đó, UNI chung kết nối trạm cuối hoặc chuyển mạch riêng tới một mạng riêng biệt.Một NNI riêng kết nối hai chuyển mạch ATM của cùng một mạng riêng biệt trong khi NNI chung kết nối các chuyển mạch giữa các mạng khác nhau. Tiêu đề của tế bào ATM có thể ở 1 trong 2 dạng: UNI hoặc NNI Chức năng của các trường trong tiêu đề ATM như sau: - GFC (generic flow control): hỗ trợ một số chức năng điều khiển chẳng hạn như định danh các trạm cùng chia sẻ một giao diện ATM. Trường này thường ít được sử dụng và thường được thiết lập giá trị mặc định là 0 và chỉ có mặt trong tế bào UNI. - VPI (virtual path identifier): cho biết nhận dạng đường ảo của tế bào trên hành trình đi qua chuỗi các chuyển mạch. - VCI (virual channel identifier): cho biết nhận dạng kênh ảo của tế bào trên hành trình đi tới đích qua chuỗi các chuyển mạch. - PT (payload type): bit đầu tiên của trường cho biết tế bào chứa dữ liệu hay thông tin điều khiển (0: dữ liệu, 1: thông tin điều khiển). Bit thứ 2 cho biết tình trạng tắc nghẽn (0: không tắc nghẽn, 1: tắc nghẽn). Bit 3 cho biết tế bào có phải là tế bào cuối cùng của khung được truyền đi hay không (1: tế bào cuối cùng). - CLP (cell lost prioriy): cho biết tế bào có được hủy khi gặp tắc nghẹn hay không. Nếu gặp tắc nghẽn, các tế bào có CLP = 1 sẽ bị hủy trước các tế bào có CLP = 0. - HEC (header error control): dùng để kiểm soát lỗi cho 5 byte tiêu đề theo phương pháp CRC.
  • 29. 29 D09VT3 Câu 3. 11: Giải thích kĩ thuật phân mảnh gói tin IP, khái niệm MTU và cho ví dụ về sự phân mảnh TL: Kỹ thuật phân mảnh gói tin IP và khái niệm MTU: Gói dữ liệu tại tầng IP được gọi là datagram. Mỗi datagram có chiều dài biến thiên, gồm hai phần là tiêu đề và dữ liệu. Phần tiêu đề có chiều dài từ 20 → 60byte, chứa các thông tin cần thiết cho việc định tuyến và chuyển phát dữ liệu. Trên đường tới đích, một datagram có thể đi qua nhiều mạng khác nhau. Mỗi bộ định tuyến mở IP datagram từ khung nó nhận được, xử lý đóng gói datagram trong một khung khác. Định dạng và kích thước khung của khung nhận được phụ thuộc vào giao thức của mạng vật lý mà nó đi qua. Định dạng và kích thước của khung gửi đi phụ thuộc vào giao thức vật lý mà khung sẽ đi qua. Mỗi giao thức tầng liên kết dữ liệu có định dạng khung riêng. Một trong các trường được định nghĩa trong định dạng khung là kích thước tối đa của trường dữ liệu. Nói cách khác, khi một datagram được đóng gói trong một khung. Kích thước tổng của datagram phải nhỏ hơn kích thước tối đa này. MTU: giá trị của đơn vị truyền tối đa, là khác nhau đối với các giao thức mạng vật lý Để giao thức IP không phụ thuộc vào mạng vật lý, các nhà thiết kế đã quyết định lấy chiều dài tối đa của 1 IPdatagram = MTU lớn nhất được định nghĩa tại thời điểm đó. Đối với các mạng vật lý khác, chúng ta phải chia nhỏ datagram đê nó có thể chuyển qua các mạng. Việc chia nhỏ các datagram này được gọi là phân mảnh. Khi 1 datagram được phân mảnh, mỗi mảnh có phần tiêu đề riêng. Một mảnh lại có thể được phân mảnh tiếp nếu chúng gặp 1 mạng có MTU nhỏ hơn. Và có thể phân mảnh nhiều lần trc khi đến đích. Việc ghép các mảnh chỉ được thực hiện ở trạm đích vì mỗi mảnh đã trở thành 1 datagram độc lập. VD: 1 datagram gốc có kích thước 4000byte (0 → 3999) phân mảnh thành 3 mảnh. Mảnh thứ nhất mang các byte từ 0 → 1399; có giá trị trường độ dịch phân mảnh là 0/8=0. Mảnh 2 mag các byte từ 1400 → 2799; giá trị dịch phân mảnh là 1400/8=175. Mảnh cuối mang các byte 1800 → 3999; giá trị dịch phân mảnh 2800/8=350.
  • 30. 30 D09VT3 Câu 3. 12: Trình bày những đặc điểm chính và chức năng của giao thức ICMP? TL: IP là giao thức chuyển gói phi kết nối và không tin cậy mục đích là sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng và cung cấp dịch vụ chuyển gói nỗ lực nhất. Hai thiếu hụt là điều khiển lõi và thiếu các cơ chế hỗ trợ. Giao thức thông báo điều khiển liên mạng ICMP (Internet Control Message Protocol) được thiết kế để bù đắp 2 thiếu hụt trên, các bản tin ICMP được chia làm 2 loại: Thông báo lỗi (error – reporting) và Truy vấn (query). Thông báo lỗi: Thông báo những sự cố mà bộ định tuyến hay trạm đích có thể gặp phỉa khi xử lý IP datagram. Hỗ trợ IP trong điều khiển lỗi nhưng không sửa lỗi mà chỉ thông báo lỗi. Các lỗi bao gồm: - Destination unreachable: Khi một bộ định tuyến không thể định tuyến một datagram hoặc một trạm không thể chuyển phát một datagram, datagram đó sẽ bị bỏ đi, bộ định tuyến hoặc trạm đích gửi thông báo Destination unreachable cho trạm nguồn. - Source quench Ip là giao thức phi kết nối, không có sự liên lạc giữa trạm nguồn, bộ định tuyến và trạm đích, IP không cung cấp cơ chế điều khiển luồng nên có thể gây tắc nghẽn. Bộ định tuyến hay trạm đích có bộ đệm với kích thước giới hạn để chứa các datagram nhận được trước khi chuyển tiếp hay xử lý chúng. Nếu tốc độ nhận lớn hơn tốc độ chuyển tiếp hoặc tốc độ xử lý thì hang đợi có thể bị tràn vì thế bộ định tuyến hay trạm phải bỏ một số datagram. Thông báo Source Quench của ICMP bổ sung cho IP cơ chế điều khiển luồng. Khi bộ định tuyến hay trạm loại bỏ gói do tắc nghẽn, chúng gửi thông báo này tới trạm nguồn với 2 mục đích: Thông báo cho trạm nguồn datagram đã bị bỏ, cảnh báo trạm nguồn vì tắc nghẽn và trạm nguồn giảm tốc độ gửi. - Time exceeded: Bản tin Time Exceeded được gửi trong 2 trường hợp: Bộ định tuyến nhận được một datagram có trường thời gian sống bằng 0 Trong 1 khoảng thời gian nhất định, trạm đích không nhận được đủ các mảnh của 1 datagram. - Parameter Problem: Nếu một bộ định tuyến hoạc trạm đích nhận thấy không có sự rõ ràng hoặc thiếu một giá trị nào đó trong phần tiêu đề, chúng sẽ loại bỏ gói và gửi thông báo này cho trạm nguồn. Truy vấn: Giúp 1 trạm hoặc một người quản lý mạng lấy các thông tin cụ thể về 1 bộ định tuyến hay 1 trạm khác hay cho phép chẩn đoán một số sự cố trên mạng. - Echo request, Echo Reply: Mục đích chẩn đoán, người quản lý mạng hoặc người dụng sử dụng cặp thông báo này để nhận diện các sự cố mạng. Kết hợp 2 thông báo này cho biết 2 hệ thống có thể liên lạc được với nhau không. Lệnh ping sử dụng cặp thông báo truy vấn này. - Timestamp request, Timestamp reply: Hai máy (hai trạm hoặc bộ định tuyến) sử dụng timestamp request và timestamp reply để xác định thời gian 1 vòng đi giữa chúng, nó cũng được sử dụng để đồng bộ đồng hồ giữa 2 máy. - Mask request, mask reply Một trạm có thể biết địa chỉ IP của mình nhưng không biết mặt nạ đi kèm với địa chỉ IP này. Để lấy mặt nạ, trạm gửi một bộ thông báo mask request tới 1 bộ định tuyến trên mạng LAN. Khi bộ định tuyến nhận được thông báo mask request, nó đáp lại bằng thông báo mask reply, thông báo trả lời này cung cấp mặt nạ cho trạm. - Router Solicilation và Router Advertisement: Đôi khi trạm cần biết các bộ định tuyến có tồn tại và hoạt động không? Thông báo router solicilation và router advertisement có thể trợ giúp yêu càu này. Trạm có thể gửi quảng bá một router solicilation. Bộ định tuyến nhận được thông báo sẽ quảng bá thông tin định tuyến của chúng sử dụng thông báo router advertisement. Bộ định tuyến cũng có thể gửi định kì các thông báo router advertisement.
  • 31. 31 D09VT3 Câu 3. 13: Giới thiệu về truyền thông tiến trình tới tiến trình, khái niệm địa chỉ cổng và địa chỉ socket. TL: Giới thiệu về truyền thông tiến trình tới tiến trình (process to process) Truyền thông tiến trình tới tiến trình hay chương trình tới chương trình (process to process) là một giao vận được sử dụng trong giao thức TCP. Mạng IP có trách nhiệm truyền thông từ trạm tới trạm, tuy nhiên nó chỉ có thể chuyển phát các thông báo (gói tin) tới trạm đích, không có khả năng chuyển gói tin tới chương trình ứng dụng của trạm. Do vậy, giao thức TCP được sử dụng để truyền thông chương trình ứng dụng giữa các trạm. Khái niệm địa chỉ cổng (port) Có một số cách để thực hiện truyền thông process to process. Giả thiết một tiến trình ở trạm cục bộ cần 1 dịch vụ từ một ứng dụng trên trạm ở xa. Trước hết, trạm cục bộ và trạm ở xa được xác định bằng cách sử dụng địa chỉ IP. Sau đó, để thực hiện truyền thông process to process giữa 2 trạm, ta cần thêm một số hiệu nữa đó là số cổng . Số cổng là một số nguyên nằm từ 0 đến 65535 (2 bytes). Như vậy, địa chỉ IP dùng để xác định trạm, còn số cổng được sử dụng để xác định tiến trình trên trạm đó. Mô hình thông dụng nhất hiện nay là mô hình khách/chủ (client - server). chương trình client sẽ tự xác định nó bằng một số cổng được tùy chọn ngẫu nhiên. Còn đối với chương trình server, nó thường sử dụng các cổng thông dụng. Mọi tiến trình khách phải biết được số cổng của tiến trình chủ tương ứng. Các số cổng được chia thành 3 vùng: thông dụng, đăng kí và động - Cổng thông dụng: nằm trong khoảng từ 0 đến 1023, VD port 53 (DNS - hệ thống tên miền), 80 (HTTP – giao thức truyền siêu văn bản), 23 (TELNET - Giao thức đăng nhập từ xa). . . - Cổng đăng kí: nằm trong khoảng 1024 đến 49152, phải đăng kí mới sử dụng được - Cổng động: 49125 - 65535, mọi tiến trình đều có thể sử dụng các cổng này, chúng còn được gọi là cổng ngẫu nhiên. Khái niệm địa chỉ socket Địa chỉ soket bao gồm địa chỉ IP và port (số cổng). Để sử dụng dịch vụ TCP, chúng ta cần 1 cặp địa chỉ socket khách và chủ. Địa chỉ socket khách(chủ) để định danh duy nhất ứng dụng khách (chủ). 4 thông số này là một phần của tiêu đề IP, TCP. Tiêu đề IP chứa địa chỉ IP, tiêu đề TCP chứa địa chỉ cổng.
  • 32. 32 D09VT3 Câu 3. 14: (Định) Trình bày kĩ thuật điều khiển luồng của TCP: nguyên lí cửa sổ trượt và cơ chế quản lí cửa sổ TL: Điều khiển luồng định nghĩa lượng dữ liệu mà nguồn có thể gửi trước khi nhận một xác nhận từ đích. Trong trường hợp đặc biệt, giao thức tầng giao vận có thể gửi một byte dữ liệu và đợi xác nhận trước khi gửi byte tiếp theo. Nếu làm như vậy, quá trình gửi sẽ diễn ra rất chậm. Nếu dữ liệu phải đi qua đường dài thì nguồn sẽ ở trong trạng thái rỗi trong khi đợi xác nhận ACK. Trong một trường hợp đặc biêt khác, giao thức tầng giao vận có thể gửi tất cả dữ liệu nó có mà không quan tâm tới xác nhận. Làm như vậy sẽ tăng tốc độ truyền, nhưng có thể làm trạm đích không thể xủ lý kịp. Bên cạnh đó, nếu một phần dữ liệu bị mất, bị nhân đôi, sai thứ tự hoặc bị hỏng thì trạm nguồn sẽ không biết. TCP sử dụng một giải pháp nằm giữa hai trường hợp đặc biệt này. Nó định nghĩa một cửa sổ, đặt cửa sổ này lên bộ đệm gửi và chỉ gửi lượng dữ liệu bằng kích thước cửa sổ. Nguyên lý cửa sổ trượt (sliding window). Để thực hiện điều khiển luồng, TCP sử dụng kỹ thuật cửa sổ trượt. Hai trạm ở hai đầu kết nối TCP đều sử dụng một cửa sổ trượt. Cửa sổ này bao phủ phần dữ liệu trong bộ đệm mà một trạm có thể gửi trước khi quan tâm tới xác nhận của trạm kia. Nó được gọi là cử sổ trượt do có thể trượt trên bộ đệm khi trạm gửi nhận được xác nhận. Kích thước của cửa sổ trượt có thể thay đổi, và trong mỗi xác nhận ACK đều có định nghĩa kích thước của cửa sổ. Quản lý cửa sổ. TCP sử dụng hai bộ đệm và một cửa sổ để điều khiển luồng dữ liệu. TCP bên gửi có một bộ đệm lưu dữ liệu đến từ chương trình ứng dụng gửi. Chương trình ứng dụng tạo dữ liệu và ghi chúng vào bộ đệm. Bên gửi đặt cửa sổ lên bộ đệm và gửi các phân đoạn khi kích thước của cửa sổ lớn hơn 0. TCP bên nhận cững có một bộ đệm. Nó nhận dữ liệu, kiểm tra chúng, và lưu trữ chúng trong bộ đệm để chương trình ứng dụng nhận dùng. Như chúng ta biết, kích thước cửa sổ bên gửi do bên nhân xác định và được thông báo trong các phân đoạn xác nhận. Thường thì kích thước của cửa sổ được thông báo bằng với kích thước còn rỗi trong bộ đệm nhận.
  • 33. 33 D09VT3 Câu 3. 15: Trình bày các đặc điểm chính của ký thuật định tuyến trạng thái liên kết. Trình bày đặc điểm của các kiểu mạng OSPF: đa truy nhập quảng bá, đa truy nhập không quảng bá (NBMA) Trả lời: Giao thức OSPF (Open shortes Path First) là giao thức định tuyến trạng thái liên kết dựa trên các chuẩn mở. Nó khắc phục được các nhược điểm mà RIP gặp phải (ví dụ như hội tụ chậm, chọn tuyến đường có số bước nhảy ít nhất mà không quan tâm đến băng thông) Ưu điểm của OSPF: - Tốc độ hội tụ nhanh do chỉ có các thay đổi về định tuyến được gửi tới các bộ định tuyến chứ không phải tất cả bảng định tuyến. - Hỗ trợ mặt nạ con chiều dài biến thiên VLSM - Kích thước mạng gần như không giới hạn - Sử dụng băng thông hiệu quả - Chọn đường đi tối ưu theo “giá” - đây là một metric của băng thông - Nhóm thành viên: OSPF chia mạng thành các vùng cho phéo phân đoạn hiệu quả 1 mạng thành nhiều vùng. OSPF giới hạn lưu lượng bên trong vùng và ngăn cản ảnh hưởng khi một vùng thay đổi tới các vùng khác. Sử dụng vùng cho phép mạng định cỡ hiệu quả hơn. Viết tắt: - LSA: link state advertisement - quảng bá trạng thái liên kết - LSU: link state update - cập nhật trạng thái liên kết - DR: bộ định tuyến chỉ định - tựa tựa như lớp trưởng - BDR: bộ định tuyến dự phòng, dùng để thay thế trong trường hợp DR bị lỗi - cái này thì như lớp phó . - Đặc điểm của kiểu mạng đa truy nhập quảng bá Mạng quảng bá là một mạng có khả năng kết nối nhiều router với nhau, nếu một router bất kì gửi một gói tin thì tất cả các router còn lại trong mạng đều nhận được gói tin đó Trong mạng quảng bá, các router OSPF sử dụng 2 địa chỉ IP đa hướng là 244. 0. 0. 5(dùng để gửi bản tin OSPF tới tất cả các router có trong mạng, DR và DBR cũng sử dụng địa chỉ này để gửi gói LSU và LSA) và 244. 0. 0. 6 (sử dụng để gửi bản tin OSPF tới các DR và BDR hoặc giữa các DR với nhau) Một số đặc điểm của mạng quảng bá: có hoạt động bầu DR và DBR, mọi cập nhật đều được phát đa hướng tới tất cả các router trong mạng. Trong quá trình truyền thì next hop không thay đổi và địa chỉ IP của router nguồn luôn được lưu giữ. Các mạng quảng bá thông dụng là: ethernet, token ring - Đặc điểm của kiểu mạng đa truy nhập không quảng bá Mạng đa truy nhập không quảng bá một mạng có khả năng kết nối nhiều router với nhau tuy nhiên lại không có khả năng truyền thông đa hướng. Do vậy, địa chỉ IP của các router phải khác biệt nhau. Vì vậy, OSPF phải được cấu hình để có thể truyền đơn hướng tới địa chỉ IP của các router trong mạng. Một số đặc điểm của mạng NBMA: có hoạt động bầu DR và DBR, mọi cập nhật được gửi đơn hướng, các router muốn trở thành hàng xóm của nhau thì phải được kết nối với hub. Next hop không thay đổi và địa chỉ IP của router nguồn được duy trì trong suốt quá trình truyền thông. Các mạng NBMA: X. 25, frame relay, ATM - Đặc điểm của kiểu mạng điểm - điểm Mạng điểm – điểm là mạng chỉ có thể kết nối 2 router với nhau. Không có hoạt động bầu DR và DBR. Các cập nhập được phát đa hướng tới địa chỉ 244. 0. 0. 5. Địa chỉ của bước nhảy tiếp theo là địa chỉ của router quảng bá tới nó. Sử dụng cho các mạng HDLC, PPP, frame relay và point to point.
  • 34. 34 D09VT3 Câu 4. 1: Xu hướng hội tụ của các mạng viễn thông. TL: - Về công nghệ viễn thông, xu hướng phát triển tập trung vào 3 lĩnh vực:  Công nghệ truyền dẫn: CN quang được khẳng định cả về chất lượng truyền dẫn và băng thông, mạng truyền dẫn được quang hóa để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng (tốc độ cao, băng thông rộng, chất lượng tốt).  Công nghệ chuyển mạch: Tích hợp vi mạch, kĩ thuật số, cùng với CNTT, ATM: xu hướng tập hợp kênh gói, đa dịch vụ, đa tốc độ chuyển  Công nghệ truy nhập: Phương thức truy nhập đa dạng: quang cáp đồng(ADSL, HDSL), vô tuyến (wifi, wibro, wimac). - Về các dịch vụ viễn thông, xu hướng phát triển là:  Băng rộng  Ảnh động, đa phương tiện  Truyền hình chất lượng cao HDTV. Mỗi mạng VT riêng lẻ chỉ có khả năng đáp ứng các nhu cầu phát triển ở một mức độ nhất định. Khi thiết kế các mạng VT (mạng cục bộ và diện rộng, giữa mạng thoại và số liệu, giữa các mạng cố định và di động), các nhà cung cấp thường xuyên xây dựng mạng tối ưu theo loại hình dịch vụ cơ bản của mạng đó (cả về truyền dẫn chuyển mạch, các phàn mềm hỗ trợ hoạt động. Không mạng nào có khả năng đáp ứng được hàu hết những nhu cầu về dịch vụ mới, đồng thời khi xây dựng một mạng hội tụ mới, người ta vẫn phải phục vụ những dịch vụ của các mạng sẵn có. Hội tụ mạng thực hiện một số theo xu hướng:  Sự hội tụ giữa các mạng cục bộ và diện rộng Người sử dụng ko phân biệt được ranh giới khoảng cách giữa 2 mạng này cũng như khả năng trao đổi thông tin, quản lý thiết bị của 2 mạng này do công nghệ truyền dẫn tốc độ rất cao sử dụng sợi quang hiện nay.  Sự hội tụ giữa các mạng thoại và số liệu: Ngày nay các mạng VT đang có xu hướng hội tụ và có thể cung cấp đồng thời các dịch vụ của mạng thoại và số liệu. VD: hiện nay, mạng mới NGN, 3G có khả năng cung cấp đồng thời dịch vụ điện thoại và truyền dữ liệu với tốc độ và chất lượng rất cao  Sự hội tụ giữa các mạng cố định và di động: Các mạng DĐ và cố định có thể kết nối một cách trong suốt khiến người sử dụng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa dịch vụ thuần tren mạng cố định hay di động hay trên cả 2 mạng. Mạng cố định như điện thoại hay mạng máy tính có thể có các phần truy nhập không dây và có khả năng di động ở một giới hạn nhất định, giới hạn này càng ngày càng mở rộng và linh hoạt Trong tương lai, các mạng VT có xu hướng hội tụ để có thể truyền được các loại hình thông in trên một nền mạng duy nhất và để có thể dễ dàng cũng cấp các dịch vụ viễn thông phong phú, đa dạng đến người sử dụng.