SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 8
Baixar para ler offline
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007



                             VIÊM TỤY CẤP

1-Đại cương:
Nguyên nhân của viêm tuỵ cấp đứng đầu là rượu (35%) và sỏi mật (đặc biệt là sỏi túi
mật, 38%). Các nguyên nhân khác bao gồm:
     o Tăng lipid huyết tương
     o Tăng can-xi huyết tương
     o Di truyền
     o Chấn thương (chấn thương vùng bụng, chấn thương do phẫu thuật, ERCP)
     o Thiếu máu tuỵ (tụt huyết áp, xơ vữa thành mạch, viêm mạch)
     o Tắc nghẽn ống tuỵ do u, nang, tuỵ đôi, túi thừa tá tàng, hẹp Oddi)
     o Tắc nghẽn tá tràng
     o Nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm
     o Nọc rắn
     o Thuốc (sulfonamide, tatracycline, estrogen, furosemide, corticosteroids)
     o Không rõ nguyên nhân (10-30%)
Tổn thương của tuỵ bị viêm cấp thay đổi, từ phù nề đến hoại tử hay hoại tử xuất huyết.
Biểu hiện lâm sàng của BN bị viêm tuỵ cấp thay đổi, từ đau nhẹ vùng thượng vị đến sốc,
nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan và tử vong.
Tuổi và giới tính: phụ thuộc vào nguyên nhân:
     o Rượu: nam giới, độ tuổi 40
     o Sỏi mật: nữ, độ tuổi 70
Viêm tuỵ cấp do sỏi mật:
     o Không nhất thiết phải có sỏi kẹt ở ngã ba mật-tuỵ hay Oddi. Sỏi di chuyển qua
       vùng này đủ gây ra viêm tuỵ cấp.
     o Nút sỏi bùn hay sỏi vi thể (đường kính nhỏ hơn 3mm) có thể gây viêm tuỵ cấp.
     o Nếu không xử trí nguyên nhân, 38% sẽ viêm tuỵ tái phát.
     o Thời gian viêm tuỵ tái phát trung bình 108 ngày.
Viêm tuỵ nặng (hoại tử, xuất huyết) chiếm 1/10 các trường hợp. Viêm tuỵ cấp thể nặng
có thể dẫn đến các biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm của viêm tuỵ cấp:
     o Suy hô hấp cấp
     o Suy tuần hoàn cấp
     o Suy thận cấp
     o Chảy máu đường tiêu hoá
     o Xuất huyết nội


                                          377
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007


     o Viêm phúc mạc
     o Hội chứng đông máu nội mạch lan toả
Biến chứng muộn của viêm tuỵ cấp:
     o Tụ dịch quanh tuỵ
     o Hoại tử tụy vô trùng
     o Hoại tử tụy nhiễm trùng
     o Nang giả tụy
     o Áp-xe tụy
     o Dò tụy, báng tụy
2-Chẩn đoán:
2.1-Chẩn đoán lâm sàng:
2.1.1-Triệu chứng cơ năng:
Điển hình là cơn đau bụng với các tính chất sau:
     o Đau đột ngột, thường 1-3 giờ sau bữa nhậu hay bữa ăn nhiều mỡ
     o Đau giữa bụng (có thể lệch sang trái hay phải khi viêm khu trú ở đầu hay đuôi
       tuỵ)
     o Mức độ thay đổi. Tuy nhiên, đa số trường hợp mức độ đau từ nhiều đến trầm
       trọng.
     o Đau liên tục
     o Lan ra sau lưng (50% các trường hợp)
     o Nằm nghiêng hay sấp sẽ bớt đau
Nôn ói: nôn nhiều lần, không giảm đau sau nôn.
2.1.2-Triệu chứng thực thể:
     o Sốt (76%), thường sốt nhẹ
     o Mạch nhanh (68%)
     o Bụng ấn đau, đề kháng, nhất là vùng ½ trên bụng (68%)
     o Bụng chướng hơi (65%)
     o Âm ruột giảm (28%)
     o Vàng da (28%)
     o Khó thở (10%)
     o Huyết áp không ổn định, tụt huyết áp (10%)
     o Nôn máu, tiêu phân đen (5%)
     o Mảng đỏ trên da (hoại tử mỡ)
     o Dấu Cullen (vùng rốn hơi xanh, bằng chứng của xuất huyết trong xoang phúc
       mạc) và dấu Grey-Turner (mảng bầm máu vùng hông lưng, chứng tỏ có xuất
       huyết sau phúc mạc) . Các dấu hiệu này chiếm tỉ lệ 3%.



                                          378
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007


      o Tràn dịch màng phổi trái: thường lượng ít (30%).
      o Suy hô hấp cấp tính
2.2-Chẩn đoán phân biệt:
      o Thủng tạng rỗng
      o Viêm túi mật cấp
      o Viêm đường mật
      o Nhồi máu mạc treo ruột
      o Tắc ruột
      o Xoắn ruột
2.3-Chẩn đoán cận lâm sàng:
2.3.1-Amylase:
Là xét nghiệm được thực hiện rộng rãi nhất. Amylase huyết tương bắt đầu tăng 2-12 giờ
kể từ lúc khởi đau và giảm trở về bình thường trong vòng 7 ngày. Amylase huyết tương
tăng kéo dài hơn 7 ngày chứng tỏ viêm tuỵ cấp đã diễn tiến đến giai đoạn hình thành
nang giả tuỵ , áp-xe tuỵ, dò tuỵ.
Amylase cao hơn mức bình thường từ 3 lần trở lên có giá trị cao trong chẩn đoán viêm
tuỵ cấp.
Amylase nước tiểu tăng trong khoảng thời gian kéo dài hơn so với amylase huyết tương.
Mức độ tăng amylase không tương quan với mức độ viêm tuỵ.
Amylase trong viêm tuỵ cấp do sỏi tăng cao hơn viêm tuỵ do rượu.
Ngoài viêm tuỵ, amylase còn tăng trong một số bệnh lý bụng cấp khác (bảng 1). Các
bệnh lý này thường có amylase tăng cao hơn mức bình thường 2-3 lần.
Trong một số trường hợp viêm tuỵ cấp, amylase huyết tương và nước tiểu ở giới hạn
bình thường.
P-amylase tăng đặc hiệu cho viêm tuỵ cấp hơn amylase (p-amylase do tuỵ tiết ra, s-
amylase do tuyến nước bọt, ống dẫn trứng, buồng trứng, nội mạc tử cung, tiền liệt tuyến,
vú, phổi, gan tiết ra).
Bệnh lý tuỵ: viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mãn, chấn U ác tính của phổi, buồng trứng, tuỵ, ruột già,
thương tuỵ (chấn thương bụng, chấn thương vú; pheochromocytoma; u tuyến hung
phẫu thuật, ERCP), tuỵ đôi, bất thường bẩm Chuyển hoá: nhiễm toan, tăng canxi huyết
sinh ống tuỵ..                                 tương, tăng triglyceride huyết tương…
Bệnh lý tuyến mang tai viêm tuyến mang tai do Nhiễm trùng:            virus (quai bị, rubella,
nhiễm trùng, sỏi, chiếu xạ vùng cổ…;chấn coxsackie B, cytomegalovirus, HIV), vi khuẩn
thương tuyến mang tai                          (klebsiella, E. coli), nấm (candida)
Suy thận                                       Viêm phổi
Bệnh lý gan: viêm gan, suy gan                 Chấn thương sọ não
Bệnh lý ruột non: thủng, nhồi máu mạc treo, Phình động mạch chủ bụng
tắc ruột, viêm ruột thừa                       Thuốc:        aminosalicylate,       furosemide,
Viêm phúc mạc                                  sulfonamide, 6-mercaptopurine…
Bệnh lý phụ khoa: thai ngoài tử cung, nang Chứng chán ăn, chứng cuồng ăn
buồng trứng, viêm phần phụ                     Ngộ độc phosphate hữu cơ, nộc độc bò cạp,
Bỏng                                           methyl alcohol…
                     Bảng 1- Các nguyên nhân gây tăng amylase huyết tương


                                             379
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007


2.3.2-Các xét nghiệm khác:
Tỉ lệ thanh thải amylase/creatinine: có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.
Lipase huyết tương: ít được chỉ định.
Can-xi, cholesterol, triglyceride: chẩn đoán nguyên nhân (tăng can-xi, tăng cholestrerol,
triglyceride), chẩn đoán hậu quả (hạ can-xi).
Hematocrite: tăng (cô máu do mất nước vào khoang thứ ba) hay giảm (xuất huyết).
Điện giải, BUN, creatinin, glycemia: phản ánh rối loạn cân bằng điện giải và cân bằng
kiềm toan, suy thận, chức năng tuỵ nội tiết.
Xét nghiệm cầm máu, đông máu: rối loạn trong trường hợp nặng.
2.3.3-CT scan:
Chỉ định:
      o Viêm tuỵ thể nặng (nhằm đánh giá các biến chứng)
      o Nghi ngờ viêm tuỵ do u tuỵ
      o Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác: xoắn ruột, nhồi máu mạc treo ruột…
CT có cản quang (tĩnh mạch và trong dạ dày) là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán viêm
tuỵ hoại tử.
Kỹ thuật: bơm thuốc cản quang vào dạ dày 15-30 phút trước khi tiến hành. Chụp lần đầu
sau đó bơm thuốc cản quang vào lòng mạch và chụp lần hai. Mô tuỵ bình thường có độ
cản quang 30-40 HU (đơn vị Hounsfield), khi bơm thuốc cản quang tăng lên 100-150
HU.
Hình ảnh viêm tuỵ cấp (hình 1):




                     A                                                B
Hình 1- Hình ảnh viêm tuỵ cấp trên CT: A-viêm tuỵ phù nề với một ổ tụ dịch cạnh tuỵ, B-viêm tuỵ
hoại tử
      o Tuỵ tăng kích thước, lan toả hay khu trú
      o Tuỵ tăng quang không đều
      o Xoá nhoà lớp mỡ quanh tuỵ
      o Có tụ dịch trong và sau phúc mạc




                                             380
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007


      o Tuỵ bị hoại tử: một vùng hay toàn thể tuỵ không tăng quang khi bơm thuốc cản
        quang
Đánh giá tiên lượng viêm tuỵ cấp dựa vào tiêu chuẩn Balthazar (bảng 2):
            Đánh giá                           Đặc điểm
               A        Tuỵ bình thường
               B        Tuỵ tăng kích thước, lan toả hay khu trú
               C        Có biến đổi bất thường cấu trúc chủ mô tuỵ
               D        Một ổ tụ dịch hay ổ viêm tấy tuỵ
               E        Nhiều ổ tụ dịch hay ổ viêm tấy tuỵ
            Bảng 2- Tiêu chuẩn Balthazar trong đánh giá giai đoạn viêm tuỵ cấp
2.3.4-Siêu âm:
Ít có giá trị trong chẩn đoán viêm tuỵ. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm tuỵ do sỏi mật,
siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được chỉ định trước tiên
Có giá trị khi dùng để khảo sát túi mật (nếu nghĩ đến viêm tuỵ do sỏi mật).
Siêu âm qua nội soi: có thể xác định được nút sỏi bùn hay sỏi vi thể, hai nguyên nhân
gây viêm tuỵ mà siêu âm thông thường không phát hiện được.
2.3.5-X-quang mật tuỵ ngược dòng qua nội soi (ERCP-endoscopic retrograde
cholangiopancreatography): :
ERCP giúp đánh giá tình trạng của đường mật và tuỵ ở BN bị viêm tuỵ cấp. Ngoài tác
dụng chẩn đoán, ERCP còn có vai trò can thiệp. Tuy nhiên, ERCP không nên được xem
là chỉ định đầu tiên đối với viêm tuỵ cấp.
Chỉ định của ERCP:
      o Viêm tuỵ cấp tái phát nhiều lần (nhằm phát hiện các nguyên nhân chỉ được chẩn
        đoán bằng ERCP (tuỵ đôi, hẹp Oddi, bất thường ống tuỵ..).
      o Viêm tuỵ cấp, BN có bằng chứng của sỏi mật và tình trạng lâm sàng đang diễn
        tiến nặng thêm mặc dầu được điều trị nội khoa tích cực.
2.3.6-X-quang bụng không sửa soạn:
X-quang bụng ít có giá trị trong chẩn đoán viêm tuỵ cấp. Các dấu hiệu sau có thể quan
sát thấy:
      o Mờ vùng bụng trên
      o Đại tràng cắt cụt
      o Quai ruột canh gác
      o Tràn dịch màng phổi trái
      o Sỏi tuỵ…
X-quang bụng được chỉ định chủ yếu để chẩn đoán phân biệt với thủng tạng rỗng.
2.3.7-Chụp mật tuỵ cộng              hưởng       từ   (MRCP-       magnetic      resonance
cholangiopancreatography):
Là một phương tiện chẩn đoán mới được tiến hành trong thời gian gần đây. MRCP có giá
trị chẩn đoán tương tự ERCP, tuy nhiên đây là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn.
2.3.8-Sinh thiết tuỵ dưới sự hướng dẫn của CT:



                                           381
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007


Nhằm mục đích phân biệt hoại tử tuỵ vô trùng và hoại tử tuỵ nhiễm trùng.
2.4-Thái độ chẩn đoán:
Bước 1-Chẩn đoán xác định viêm tuỵ và chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác:
Để chẩn đoán xác định viêm tuỵ cấp, cho đến thời điểm hiện nay, amylase vẫn là xét
nghiệm được chỉ định trước tiên.
Ngoài amylase, một số xét nghiệm khác cũng được chỉ định (bảng 3), nhằm mục đích
chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và đánh giá nguyên nhân của viêm tuỵ.
Amyase (máu, nước tiểu)
Công thức máu toàn bộ, glycemia, BUN, creatinine
Bilirubin, AST, ALT, phosphatase kiềm
Cholesterol, triglyceride
Ion đồ
X-quang bụng không sửa soạn
X-quang ngực thẳng đứng
Siêu âm gan mật tuỵ
Bảng 3- Các xét nghiệm cần được thực hiện khi BN nhập viện với chẩn đoán ban đầu là viêm tuỵ
cấp
Bước 2-Chẩn đoán nguyên nhân viêm tuỵ cấp:
Khai thác tiền căn, bệnh sử và thăm khám lâm sàng sẽ có hướng chẩn đoán phân biệt
giữa viêm tuỵ cấp do rượu và do sỏi mật (bảng 4).
                             Viêm tuỵ cấp do rượu               Viêm tuỵ cấp do sỏi mật
Tiền căn nghiện rượu                  (+)                                 (-)
Tiền căn có những lần                 (+)                                 (±)
viêm tuỵ cấp trước đó
Giới tính                            Nam                                  Nữ
Độ tuổi trung bình                     40                                 65
Bilirubin, AST, ALT,             Bình thường                             Tăng
phosphatase kiềm
Siêu âm gan mật                  Bình thường               Đường mật dãn, có sỏi đường mật
             Bảng 4- Chẩn đoán phân biệt giữa viêm tuỵ cấp do rượu và do sỏi mật
Bước 3-Đánh giá mức độ trầm trọng của viêm tuỵ cấp:
Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ trầm trọng của viêm tuỵ cấp.
Đánh giá theo tiêu chuẩn Ranson:
                               Viêm tuỵ cấp không do sỏi mật
               Khi nhập viện                              Trong vòng 48 giờ đầu
> 55 tuổi                                     Giảm Hct > 10%
BC > 16.000                                   Tăng BUN > 5mg%
Glycemia > 200 mg%                            Can-xi huyết tương < 8 mg%
LDH huyết tương >350 UI/L                     PaO2 < 60 mmHg
AST> 250 UI/L                                 Thiếu hụt dự trữ kiềm > 4 mEq/L
                                              Dịch thoát vào ngăn thứ ba > 6L
                                  Viêm tuỵ cấp do sỏi mật
               Khi nhập viện                              Trong vòng 48 giờ đầu
> 70 tuổi                                     Giảm Hct > 10%
BC > 18.000                                   Tăng BUN > 25mg%
Glycemia > 220 mg%                            Can-xi huyết tương < 8 mg%
LDH huyết tương >400 UI/L                     PaO2 < 60 mmHg



                                            382
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007


AST> 250 UI/L                                Thiếu hụt dự trữ kiềm > 5 mEq/L
                                             Dịch thoát vào ngăn thứ ba > 6L
        Bảng 5- Đánh giá mức độ trầm trọng của viêm tuỵ cấp theo tiêu chuẩn Ranson
Đặc điểm của đánh giá theo tiêu chuẩn Ranson:
      o Bao gồm 11 tiêu chuẩn, được đánh giá khi nhập viện và sau 48 giờ, chớ không
        phải tại thời điểm nào khác.
      o Các tiêu chuẩn thay đổi, phụ thuộc vào viêm tuỵ cấp do rượu hay do sỏi mật.
      o Giá trị chẩn đoán: độ nhạy 73%, độ đặc hiệu 77%.
Phân loại theo APACHE (Acute Physiology And Chronic Health Evaluation):
      o Có thể đánh giá tại bất kỳ thời điểm nào của căn bệnh
      o Phức tạp, không được áp dụng phổ biến trên lâm sàng
      o Giá trị chẩn đoán: độ nhạy 77%, độ đặc hiệu 84%
Chọc rửa xoang phúc mạc: có độ đặc hiệu cao (93%) nhưng độ nhạy thấp (54%).
C-reactive protein (CRP):
      o Được sản xuất ở gan, do đáp ứng không đặc hiệu với các quá trình viêm cấp.
      o CRP > 6 sau 24 giờ, hay > 7 sau 48 giờ kể từ lúc khởi phát viêm tuỵ cấp: viêm
        tuỵ trầm trọng.
      o Giá trị chẩn đoán: độ nhạy 73%, độ đặc hiệu 71%
Hiện nay CT là phương tiện được chọn lựa để đánh giá tiên lượng của viêm tuỵ cấp. Ưu
điểm của CT:
      o Chẩn đoán được viêm tuỵ cấp
      o Chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác
      o Đánh giá tiên lượng của viêm tuỵ cấp ngay sau khi BN nhập viện
Viêm tuỵ cấp được đánh giá là nặng khi:
      o > 3 tiêu chuẩn Ranson
      o Chỉ số APACHE > 8
      o Hoại tử tuỵ, áp-xe tuỵ, nang giả tuỵ (tiêu chuẩn Balthazar D, E)
      o Có dấu hiệu suy tạng (bảng 6)
                    Sốc (HA tâm thu khi nằm ngữa < 90 mmHg)
                    PaO2< 60 mmHg
                    Creatinine huyết thanh >2 mg/dL
                    Xuất huyết tiêu hoá > 500 mL/24 giờ
                       Bảng 6- Dấu hiệu suy tạng trong viêm tuỵ cấp
3-Điều trị:
3.1-Nội dung điều trị nội khoa:
Bồi hoàn nước điện giải là biện pháp điều trị quan trọng nhất.
Không ăn uống qua đường miệng trong vài ngày đầu. Cho BN ăn trở lại khi BN bớt đau,
bụng xẹp và có cảm giác thèm ăn.



                                           383
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007


Giảm đau với acetaminophen, tramadol, meperidine.
Truyền máu khi Hct giảm.
Insulin được chỉ định khi glycemia tăng.
Can-xi được chỉ định khi nồng độ can-xi huyết tương giảm.
Kháng sinh được chỉ định trong viêm tuỵ nặng, nhằm hạ thấp tỉ lệ nhiễm trùng. Thuốc có
độ thâm nhập vào mô tuỵ tốt thường được chọn (imipenem và ciplastatin, metronidazole
và levofloxacin…).
Đảm bảo cân bằng nitơ dương tính bằng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (bổ sung hay
toàn bộ).
Không cần thiết phải đặt thông dạ dày, nếu BN không nôn ói hay bụng không chướng
nhiều.
Các loại thuốc làm giảm chức năng tuỵ ngoại tiết (hút thông dạ dày, kháng acid, kháng
thụ thể H2, anticholinergic, glucagons, calcitonin, somatostatin…) không làm thay đổi tỉ
lệ biến chứng, thời gian nằm viện cũng như tỉ lệ tử vong.
3.2-Chỉ định ERCP lấy sỏi và cắt cơ vòng (ERCP can thiệp):
Viêm tuỵ cấp do sỏi: ERCP trong vòng 48 giờ.
Viêm tuỵ cấp do sỏi có viêm đường mật hay vàng da kết hợp: ERCP cấp cứu.
Viêm tuỵ cấp thể nặng do sỏi: ERCP khi BN ổn định.
BN đã ổn định sau đợt viêm tuỵ do sỏi nhưng không muốn hay có chống chỉ định phẫu
thuật cắt túi mật nội soi
3.3-Phẫu thuật cắt túi mật nội soi:
Chỉ định: viêm tuỵ cấp do sỏi túi mật.
Thời điểm có thể tiến hành phẫu thuật: vài tuần sau đợt viêm tuỵ cấp.
3.4-Chọc hút dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay CT:
Khi có dịch tụ quanh tuỵ nhiễm trùng hay áp-xe tuỵ, có thể tiến hành chọc hút dưới sự
hướng dẫn của siêu âm hay CT.
3.5-Mở bụng thám sát và xử trí tổn thương:
Chỉ định:
      o Chẩn đoán không rõ ràng (không loại trừ được thủng tạng rỗng, xoắn ruột, nhồi
        máu mạc treo ruột…)
      o Xuất huyết nội
      o Tụ dịch quanh tuỵ nhiễm trùng hay áp-xe tuỵ đã chọc hút nhưng thất bại
      o Hoại tử tuỵ nhiễm trùng
      o Nang giả tuỵ
      o Dò tuỵ




                                           384

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠNĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠNSoM
 
Điều trị viêm tụy cấp
Điều trị viêm tụy cấpĐiều trị viêm tụy cấp
Điều trị viêm tụy cấpPhạm Văn Quân
 
Cập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr Tai
Cập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr TaiCập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr Tai
Cập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr TaiTai Huynh
 
đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8Định Ngô
 
Lâm sàng viêm đường mật cấp do sỏi
Lâm sàng viêm đường mật cấp do sỏiLâm sàng viêm đường mật cấp do sỏi
Lâm sàng viêm đường mật cấp do sỏiVu Huong
 
Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpebookedu
 
VIÊM TỤY CẤP
VIÊM TỤY CẤPVIÊM TỤY CẤP
VIÊM TỤY CẤPSoM
 
đIều trị sỏi đường mật chính
đIều trị sỏi đường mật chínhđIều trị sỏi đường mật chính
đIều trị sỏi đường mật chínhĐịnh Ngô
 
Điều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCMĐiều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DA
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DAHIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DA
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DALuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆUTRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆUSoM
 
đAu bụng cấp thầy đức
đAu bụng cấp thầy đứcđAu bụng cấp thầy đức
đAu bụng cấp thầy đứcĐịnh Ngô
 
sỏi trong và ngoài gan
sỏi trong và ngoài gansỏi trong và ngoài gan
sỏi trong và ngoài ganSoM
 
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤPĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤPSoM
 

Mais procurados (20)

ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠNĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN
 
Viem tuy cap (ag)
Viem tuy cap (ag)Viem tuy cap (ag)
Viem tuy cap (ag)
 
Viêm tụy cấp_Ngô Hà Lệ Chi_Y09B
Viêm tụy cấp_Ngô Hà Lệ Chi_Y09BViêm tụy cấp_Ngô Hà Lệ Chi_Y09B
Viêm tụy cấp_Ngô Hà Lệ Chi_Y09B
 
Điều trị viêm tụy cấp
Điều trị viêm tụy cấpĐiều trị viêm tụy cấp
Điều trị viêm tụy cấp
 
Cập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr Tai
Cập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr TaiCập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr Tai
Cập nhật Viêm tụy cấp 2020 - Dr Tai
 
32 soi dm 2007
32 soi dm 200732 soi dm 2007
32 soi dm 2007
 
Soi duong mat
Soi duong matSoi duong mat
Soi duong mat
 
đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8
 
Lâm sàng viêm đường mật cấp do sỏi
Lâm sàng viêm đường mật cấp do sỏiLâm sàng viêm đường mật cấp do sỏi
Lâm sàng viêm đường mật cấp do sỏi
 
Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấp
 
VIÊM TỤY CẤP
VIÊM TỤY CẤPVIÊM TỤY CẤP
VIÊM TỤY CẤP
 
đIều trị sỏi đường mật chính
đIều trị sỏi đường mật chínhđIều trị sỏi đường mật chính
đIều trị sỏi đường mật chính
 
39 aaa-2007
39 aaa-200739 aaa-2007
39 aaa-2007
 
30 ap-xe gan 2007
30 ap-xe gan 200730 ap-xe gan 2007
30 ap-xe gan 2007
 
Điều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCMĐiều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị sỏi mật và viêm túi mật - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DA
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DAHIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DA
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY SAU VIÊM TỤY CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU QUA DA
 
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆUTRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
 
đAu bụng cấp thầy đức
đAu bụng cấp thầy đứcđAu bụng cấp thầy đức
đAu bụng cấp thầy đức
 
sỏi trong và ngoài gan
sỏi trong và ngoài gansỏi trong và ngoài gan
sỏi trong và ngoài gan
 
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤPĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
 

Semelhante a 28 viem tuy cap 2007

Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute PancreatitisMri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitisdrduongmri
 
30 ap-xe gan 2007
30 ap-xe gan 200730 ap-xe gan 2007
30 ap-xe gan 2007Hùng Lê
 
29 nang gia tuy 2007
29 nang gia tuy 200729 nang gia tuy 2007
29 nang gia tuy 2007Hùng Lê
 
Nang giả tuỵ
Nang giả tuỵNang giả tuỵ
Nang giả tuỵHùng Lê
 
20 loet dd 2007
20 loet dd 200720 loet dd 2007
20 loet dd 2007Hùng Lê
 
Loét dạ dày-tá tràng
Loét dạ dày-tá tràngLoét dạ dày-tá tràng
Loét dạ dày-tá tràngHùng Lê
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙSoM
 
14 ung-thu-gan-nguyen-phat-2007
14 ung-thu-gan-nguyen-phat-200714 ung-thu-gan-nguyen-phat-2007
14 ung-thu-gan-nguyen-phat-2007nhat08
 
BƯỚU NHU MÔ THẬN.pdf
BƯỚU NHU MÔ THẬN.pdfBƯỚU NHU MÔ THẬN.pdf
BƯỚU NHU MÔ THẬN.pdfTu Nguyen
 
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)vinhnguyn258
 
16 ung thu tuy 2007
16 ung thu tuy 200716 ung thu tuy 2007
16 ung thu tuy 2007Hùng Lê
 
Ung thư tuỵ
Ung thư tuỵUng thư tuỵ
Ung thư tuỵHùng Lê
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSoM
 
BỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
BỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯBỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
BỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 

Semelhante a 28 viem tuy cap 2007 (20)

Viem tuy cap
Viem tuy capViem tuy cap
Viem tuy cap
 
Soi duong mat
Soi duong matSoi duong mat
Soi duong mat
 
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute PancreatitisMri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
 
CT hệ niệu
CT hệ niệuCT hệ niệu
CT hệ niệu
 
30 ap-xe gan 2007
30 ap-xe gan 200730 ap-xe gan 2007
30 ap-xe gan 2007
 
Áp-xe gan
Áp-xe ganÁp-xe gan
Áp-xe gan
 
29 nang gia tuy 2007
29 nang gia tuy 200729 nang gia tuy 2007
29 nang gia tuy 2007
 
29 nang gia tuy 2007
29 nang gia tuy 200729 nang gia tuy 2007
29 nang gia tuy 2007
 
Nang giả tuỵ
Nang giả tuỵNang giả tuỵ
Nang giả tuỵ
 
20 loet dd 2007
20 loet dd 200720 loet dd 2007
20 loet dd 2007
 
Loét dạ dày-tá tràng
Loét dạ dày-tá tràngLoét dạ dày-tá tràng
Loét dạ dày-tá tràng
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
 
14 ung-thu-gan-nguyen-phat-2007
14 ung-thu-gan-nguyen-phat-200714 ung-thu-gan-nguyen-phat-2007
14 ung-thu-gan-nguyen-phat-2007
 
BƯỚU NHU MÔ THẬN.pdf
BƯỚU NHU MÔ THẬN.pdfBƯỚU NHU MÔ THẬN.pdf
BƯỚU NHU MÔ THẬN.pdf
 
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
 
16 ung thu tuy 2007
16 ung thu tuy 200716 ung thu tuy 2007
16 ung thu tuy 2007
 
Ung thư tuỵ
Ung thư tuỵUng thư tuỵ
Ung thư tuỵ
 
16 ung thu tuy 2007
16 ung thu tuy 200716 ung thu tuy 2007
16 ung thu tuy 2007
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
 
BỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
BỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯBỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
BỆNH CẦU THẬN VÀ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 

Mais de Hùng Lê

Viêm ruột thừa cấp (Y6)
Viêm ruột thừa cấp (Y6)Viêm ruột thừa cấp (Y6)
Viêm ruột thừa cấp (Y6)Hùng Lê
 
20151021 Viêm tuỵ cấp
20151021 Viêm tuỵ cấp20151021 Viêm tuỵ cấp
20151021 Viêm tuỵ cấpHùng Lê
 
20151012 Điều trị tắc ruột
20151012 Điều trị tắc ruột20151012 Điều trị tắc ruột
20151012 Điều trị tắc ruộtHùng Lê
 
20151005 Chẩn đoán tắc ruột
20151005 Chẩn đoán tắc ruột20151005 Chẩn đoán tắc ruột
20151005 Chẩn đoán tắc ruộtHùng Lê
 
20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)
20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)
20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)Hùng Lê
 
Viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấpViêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấpHùng Lê
 
Khám tuyến giáp
Khám tuyến giápKhám tuyến giáp
Khám tuyến giápHùng Lê
 
Điều trị tắc ruột
Điều trị tắc ruộtĐiều trị tắc ruột
Điều trị tắc ruộtHùng Lê
 
Viêm tuỵ cấp
Viêm tuỵ cấpViêm tuỵ cấp
Viêm tuỵ cấpHùng Lê
 
20140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y6
20140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y620140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y6
20140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y6Hùng Lê
 
Hội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHùng Lê
 
Kỹ năng ngoại khoa (p2)
Kỹ năng ngoại khoa (p2)Kỹ năng ngoại khoa (p2)
Kỹ năng ngoại khoa (p2)Hùng Lê
 
Kỹ năng ngoại khoa (p1)
Kỹ năng ngoại khoa (p1)Kỹ năng ngoại khoa (p1)
Kỹ năng ngoại khoa (p1)Hùng Lê
 
Chuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫu
Chuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫuChuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫu
Chuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫuHùng Lê
 
Vô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoaVô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoaHùng Lê
 
Vô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoaVô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoaHùng Lê
 
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dàyUng thư dạ dày
Ung thư dạ dàyHùng Lê
 
Thoát vị thành bụng
Thoát vị thành bụngThoát vị thành bụng
Thoát vị thành bụngHùng Lê
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiHùng Lê
 

Mais de Hùng Lê (20)

Viêm ruột thừa cấp (Y6)
Viêm ruột thừa cấp (Y6)Viêm ruột thừa cấp (Y6)
Viêm ruột thừa cấp (Y6)
 
20151021 Viêm tuỵ cấp
20151021 Viêm tuỵ cấp20151021 Viêm tuỵ cấp
20151021 Viêm tuỵ cấp
 
20151012 Điều trị tắc ruột
20151012 Điều trị tắc ruột20151012 Điều trị tắc ruột
20151012 Điều trị tắc ruột
 
20151005 Chẩn đoán tắc ruột
20151005 Chẩn đoán tắc ruột20151005 Chẩn đoán tắc ruột
20151005 Chẩn đoán tắc ruột
 
20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)
20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)
20150929 Khâu nối ruột (bài giảng lý thuyết)
 
Viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấpViêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp
 
Khám tuyến giáp
Khám tuyến giápKhám tuyến giáp
Khám tuyến giáp
 
Khám vú
Khám vúKhám vú
Khám vú
 
Điều trị tắc ruột
Điều trị tắc ruộtĐiều trị tắc ruột
Điều trị tắc ruột
 
Viêm tuỵ cấp
Viêm tuỵ cấpViêm tuỵ cấp
Viêm tuỵ cấp
 
20140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y6
20140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y620140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y6
20140401_Tắc ruột_Bài giảng lý thuyết Y6
 
Hội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruột
 
Kỹ năng ngoại khoa (p2)
Kỹ năng ngoại khoa (p2)Kỹ năng ngoại khoa (p2)
Kỹ năng ngoại khoa (p2)
 
Kỹ năng ngoại khoa (p1)
Kỹ năng ngoại khoa (p1)Kỹ năng ngoại khoa (p1)
Kỹ năng ngoại khoa (p1)
 
Chuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫu
Chuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫuChuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫu
Chuẩn bị tIền phẫu-Chăm sóc hậu phẫu
 
Vô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoaVô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoa
 
Vô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoaVô cảm trong ngoại khoa
Vô cảm trong ngoại khoa
 
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dàyUng thư dạ dày
Ung thư dạ dày
 
Thoát vị thành bụng
Thoát vị thành bụngThoát vị thành bụng
Thoát vị thành bụng
 
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổiTràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi
 

28 viem tuy cap 2007

  • 1. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 VIÊM TỤY CẤP 1-Đại cương: Nguyên nhân của viêm tuỵ cấp đứng đầu là rượu (35%) và sỏi mật (đặc biệt là sỏi túi mật, 38%). Các nguyên nhân khác bao gồm: o Tăng lipid huyết tương o Tăng can-xi huyết tương o Di truyền o Chấn thương (chấn thương vùng bụng, chấn thương do phẫu thuật, ERCP) o Thiếu máu tuỵ (tụt huyết áp, xơ vữa thành mạch, viêm mạch) o Tắc nghẽn ống tuỵ do u, nang, tuỵ đôi, túi thừa tá tàng, hẹp Oddi) o Tắc nghẽn tá tràng o Nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm o Nọc rắn o Thuốc (sulfonamide, tatracycline, estrogen, furosemide, corticosteroids) o Không rõ nguyên nhân (10-30%) Tổn thương của tuỵ bị viêm cấp thay đổi, từ phù nề đến hoại tử hay hoại tử xuất huyết. Biểu hiện lâm sàng của BN bị viêm tuỵ cấp thay đổi, từ đau nhẹ vùng thượng vị đến sốc, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan và tử vong. Tuổi và giới tính: phụ thuộc vào nguyên nhân: o Rượu: nam giới, độ tuổi 40 o Sỏi mật: nữ, độ tuổi 70 Viêm tuỵ cấp do sỏi mật: o Không nhất thiết phải có sỏi kẹt ở ngã ba mật-tuỵ hay Oddi. Sỏi di chuyển qua vùng này đủ gây ra viêm tuỵ cấp. o Nút sỏi bùn hay sỏi vi thể (đường kính nhỏ hơn 3mm) có thể gây viêm tuỵ cấp. o Nếu không xử trí nguyên nhân, 38% sẽ viêm tuỵ tái phát. o Thời gian viêm tuỵ tái phát trung bình 108 ngày. Viêm tuỵ nặng (hoại tử, xuất huyết) chiếm 1/10 các trường hợp. Viêm tuỵ cấp thể nặng có thể dẫn đến các biến chứng sớm và biến chứng muộn. Biến chứng sớm của viêm tuỵ cấp: o Suy hô hấp cấp o Suy tuần hoàn cấp o Suy thận cấp o Chảy máu đường tiêu hoá o Xuất huyết nội 377
  • 2. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 o Viêm phúc mạc o Hội chứng đông máu nội mạch lan toả Biến chứng muộn của viêm tuỵ cấp: o Tụ dịch quanh tuỵ o Hoại tử tụy vô trùng o Hoại tử tụy nhiễm trùng o Nang giả tụy o Áp-xe tụy o Dò tụy, báng tụy 2-Chẩn đoán: 2.1-Chẩn đoán lâm sàng: 2.1.1-Triệu chứng cơ năng: Điển hình là cơn đau bụng với các tính chất sau: o Đau đột ngột, thường 1-3 giờ sau bữa nhậu hay bữa ăn nhiều mỡ o Đau giữa bụng (có thể lệch sang trái hay phải khi viêm khu trú ở đầu hay đuôi tuỵ) o Mức độ thay đổi. Tuy nhiên, đa số trường hợp mức độ đau từ nhiều đến trầm trọng. o Đau liên tục o Lan ra sau lưng (50% các trường hợp) o Nằm nghiêng hay sấp sẽ bớt đau Nôn ói: nôn nhiều lần, không giảm đau sau nôn. 2.1.2-Triệu chứng thực thể: o Sốt (76%), thường sốt nhẹ o Mạch nhanh (68%) o Bụng ấn đau, đề kháng, nhất là vùng ½ trên bụng (68%) o Bụng chướng hơi (65%) o Âm ruột giảm (28%) o Vàng da (28%) o Khó thở (10%) o Huyết áp không ổn định, tụt huyết áp (10%) o Nôn máu, tiêu phân đen (5%) o Mảng đỏ trên da (hoại tử mỡ) o Dấu Cullen (vùng rốn hơi xanh, bằng chứng của xuất huyết trong xoang phúc mạc) và dấu Grey-Turner (mảng bầm máu vùng hông lưng, chứng tỏ có xuất huyết sau phúc mạc) . Các dấu hiệu này chiếm tỉ lệ 3%. 378
  • 3. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 o Tràn dịch màng phổi trái: thường lượng ít (30%). o Suy hô hấp cấp tính 2.2-Chẩn đoán phân biệt: o Thủng tạng rỗng o Viêm túi mật cấp o Viêm đường mật o Nhồi máu mạc treo ruột o Tắc ruột o Xoắn ruột 2.3-Chẩn đoán cận lâm sàng: 2.3.1-Amylase: Là xét nghiệm được thực hiện rộng rãi nhất. Amylase huyết tương bắt đầu tăng 2-12 giờ kể từ lúc khởi đau và giảm trở về bình thường trong vòng 7 ngày. Amylase huyết tương tăng kéo dài hơn 7 ngày chứng tỏ viêm tuỵ cấp đã diễn tiến đến giai đoạn hình thành nang giả tuỵ , áp-xe tuỵ, dò tuỵ. Amylase cao hơn mức bình thường từ 3 lần trở lên có giá trị cao trong chẩn đoán viêm tuỵ cấp. Amylase nước tiểu tăng trong khoảng thời gian kéo dài hơn so với amylase huyết tương. Mức độ tăng amylase không tương quan với mức độ viêm tuỵ. Amylase trong viêm tuỵ cấp do sỏi tăng cao hơn viêm tuỵ do rượu. Ngoài viêm tuỵ, amylase còn tăng trong một số bệnh lý bụng cấp khác (bảng 1). Các bệnh lý này thường có amylase tăng cao hơn mức bình thường 2-3 lần. Trong một số trường hợp viêm tuỵ cấp, amylase huyết tương và nước tiểu ở giới hạn bình thường. P-amylase tăng đặc hiệu cho viêm tuỵ cấp hơn amylase (p-amylase do tuỵ tiết ra, s- amylase do tuyến nước bọt, ống dẫn trứng, buồng trứng, nội mạc tử cung, tiền liệt tuyến, vú, phổi, gan tiết ra). Bệnh lý tuỵ: viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mãn, chấn U ác tính của phổi, buồng trứng, tuỵ, ruột già, thương tuỵ (chấn thương bụng, chấn thương vú; pheochromocytoma; u tuyến hung phẫu thuật, ERCP), tuỵ đôi, bất thường bẩm Chuyển hoá: nhiễm toan, tăng canxi huyết sinh ống tuỵ.. tương, tăng triglyceride huyết tương… Bệnh lý tuyến mang tai viêm tuyến mang tai do Nhiễm trùng: virus (quai bị, rubella, nhiễm trùng, sỏi, chiếu xạ vùng cổ…;chấn coxsackie B, cytomegalovirus, HIV), vi khuẩn thương tuyến mang tai (klebsiella, E. coli), nấm (candida) Suy thận Viêm phổi Bệnh lý gan: viêm gan, suy gan Chấn thương sọ não Bệnh lý ruột non: thủng, nhồi máu mạc treo, Phình động mạch chủ bụng tắc ruột, viêm ruột thừa Thuốc: aminosalicylate, furosemide, Viêm phúc mạc sulfonamide, 6-mercaptopurine… Bệnh lý phụ khoa: thai ngoài tử cung, nang Chứng chán ăn, chứng cuồng ăn buồng trứng, viêm phần phụ Ngộ độc phosphate hữu cơ, nộc độc bò cạp, Bỏng methyl alcohol… Bảng 1- Các nguyên nhân gây tăng amylase huyết tương 379
  • 4. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 2.3.2-Các xét nghiệm khác: Tỉ lệ thanh thải amylase/creatinine: có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp. Lipase huyết tương: ít được chỉ định. Can-xi, cholesterol, triglyceride: chẩn đoán nguyên nhân (tăng can-xi, tăng cholestrerol, triglyceride), chẩn đoán hậu quả (hạ can-xi). Hematocrite: tăng (cô máu do mất nước vào khoang thứ ba) hay giảm (xuất huyết). Điện giải, BUN, creatinin, glycemia: phản ánh rối loạn cân bằng điện giải và cân bằng kiềm toan, suy thận, chức năng tuỵ nội tiết. Xét nghiệm cầm máu, đông máu: rối loạn trong trường hợp nặng. 2.3.3-CT scan: Chỉ định: o Viêm tuỵ thể nặng (nhằm đánh giá các biến chứng) o Nghi ngờ viêm tuỵ do u tuỵ o Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác: xoắn ruột, nhồi máu mạc treo ruột… CT có cản quang (tĩnh mạch và trong dạ dày) là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán viêm tuỵ hoại tử. Kỹ thuật: bơm thuốc cản quang vào dạ dày 15-30 phút trước khi tiến hành. Chụp lần đầu sau đó bơm thuốc cản quang vào lòng mạch và chụp lần hai. Mô tuỵ bình thường có độ cản quang 30-40 HU (đơn vị Hounsfield), khi bơm thuốc cản quang tăng lên 100-150 HU. Hình ảnh viêm tuỵ cấp (hình 1): A B Hình 1- Hình ảnh viêm tuỵ cấp trên CT: A-viêm tuỵ phù nề với một ổ tụ dịch cạnh tuỵ, B-viêm tuỵ hoại tử o Tuỵ tăng kích thước, lan toả hay khu trú o Tuỵ tăng quang không đều o Xoá nhoà lớp mỡ quanh tuỵ o Có tụ dịch trong và sau phúc mạc 380
  • 5. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 o Tuỵ bị hoại tử: một vùng hay toàn thể tuỵ không tăng quang khi bơm thuốc cản quang Đánh giá tiên lượng viêm tuỵ cấp dựa vào tiêu chuẩn Balthazar (bảng 2): Đánh giá Đặc điểm A Tuỵ bình thường B Tuỵ tăng kích thước, lan toả hay khu trú C Có biến đổi bất thường cấu trúc chủ mô tuỵ D Một ổ tụ dịch hay ổ viêm tấy tuỵ E Nhiều ổ tụ dịch hay ổ viêm tấy tuỵ Bảng 2- Tiêu chuẩn Balthazar trong đánh giá giai đoạn viêm tuỵ cấp 2.3.4-Siêu âm: Ít có giá trị trong chẩn đoán viêm tuỵ. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm tuỵ do sỏi mật, siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được chỉ định trước tiên Có giá trị khi dùng để khảo sát túi mật (nếu nghĩ đến viêm tuỵ do sỏi mật). Siêu âm qua nội soi: có thể xác định được nút sỏi bùn hay sỏi vi thể, hai nguyên nhân gây viêm tuỵ mà siêu âm thông thường không phát hiện được. 2.3.5-X-quang mật tuỵ ngược dòng qua nội soi (ERCP-endoscopic retrograde cholangiopancreatography): : ERCP giúp đánh giá tình trạng của đường mật và tuỵ ở BN bị viêm tuỵ cấp. Ngoài tác dụng chẩn đoán, ERCP còn có vai trò can thiệp. Tuy nhiên, ERCP không nên được xem là chỉ định đầu tiên đối với viêm tuỵ cấp. Chỉ định của ERCP: o Viêm tuỵ cấp tái phát nhiều lần (nhằm phát hiện các nguyên nhân chỉ được chẩn đoán bằng ERCP (tuỵ đôi, hẹp Oddi, bất thường ống tuỵ..). o Viêm tuỵ cấp, BN có bằng chứng của sỏi mật và tình trạng lâm sàng đang diễn tiến nặng thêm mặc dầu được điều trị nội khoa tích cực. 2.3.6-X-quang bụng không sửa soạn: X-quang bụng ít có giá trị trong chẩn đoán viêm tuỵ cấp. Các dấu hiệu sau có thể quan sát thấy: o Mờ vùng bụng trên o Đại tràng cắt cụt o Quai ruột canh gác o Tràn dịch màng phổi trái o Sỏi tuỵ… X-quang bụng được chỉ định chủ yếu để chẩn đoán phân biệt với thủng tạng rỗng. 2.3.7-Chụp mật tuỵ cộng hưởng từ (MRCP- magnetic resonance cholangiopancreatography): Là một phương tiện chẩn đoán mới được tiến hành trong thời gian gần đây. MRCP có giá trị chẩn đoán tương tự ERCP, tuy nhiên đây là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn. 2.3.8-Sinh thiết tuỵ dưới sự hướng dẫn của CT: 381
  • 6. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 Nhằm mục đích phân biệt hoại tử tuỵ vô trùng và hoại tử tuỵ nhiễm trùng. 2.4-Thái độ chẩn đoán: Bước 1-Chẩn đoán xác định viêm tuỵ và chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác: Để chẩn đoán xác định viêm tuỵ cấp, cho đến thời điểm hiện nay, amylase vẫn là xét nghiệm được chỉ định trước tiên. Ngoài amylase, một số xét nghiệm khác cũng được chỉ định (bảng 3), nhằm mục đích chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và đánh giá nguyên nhân của viêm tuỵ. Amyase (máu, nước tiểu) Công thức máu toàn bộ, glycemia, BUN, creatinine Bilirubin, AST, ALT, phosphatase kiềm Cholesterol, triglyceride Ion đồ X-quang bụng không sửa soạn X-quang ngực thẳng đứng Siêu âm gan mật tuỵ Bảng 3- Các xét nghiệm cần được thực hiện khi BN nhập viện với chẩn đoán ban đầu là viêm tuỵ cấp Bước 2-Chẩn đoán nguyên nhân viêm tuỵ cấp: Khai thác tiền căn, bệnh sử và thăm khám lâm sàng sẽ có hướng chẩn đoán phân biệt giữa viêm tuỵ cấp do rượu và do sỏi mật (bảng 4). Viêm tuỵ cấp do rượu Viêm tuỵ cấp do sỏi mật Tiền căn nghiện rượu (+) (-) Tiền căn có những lần (+) (±) viêm tuỵ cấp trước đó Giới tính Nam Nữ Độ tuổi trung bình 40 65 Bilirubin, AST, ALT, Bình thường Tăng phosphatase kiềm Siêu âm gan mật Bình thường Đường mật dãn, có sỏi đường mật Bảng 4- Chẩn đoán phân biệt giữa viêm tuỵ cấp do rượu và do sỏi mật Bước 3-Đánh giá mức độ trầm trọng của viêm tuỵ cấp: Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ trầm trọng của viêm tuỵ cấp. Đánh giá theo tiêu chuẩn Ranson: Viêm tuỵ cấp không do sỏi mật Khi nhập viện Trong vòng 48 giờ đầu > 55 tuổi Giảm Hct > 10% BC > 16.000 Tăng BUN > 5mg% Glycemia > 200 mg% Can-xi huyết tương < 8 mg% LDH huyết tương >350 UI/L PaO2 < 60 mmHg AST> 250 UI/L Thiếu hụt dự trữ kiềm > 4 mEq/L Dịch thoát vào ngăn thứ ba > 6L Viêm tuỵ cấp do sỏi mật Khi nhập viện Trong vòng 48 giờ đầu > 70 tuổi Giảm Hct > 10% BC > 18.000 Tăng BUN > 25mg% Glycemia > 220 mg% Can-xi huyết tương < 8 mg% LDH huyết tương >400 UI/L PaO2 < 60 mmHg 382
  • 7. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 AST> 250 UI/L Thiếu hụt dự trữ kiềm > 5 mEq/L Dịch thoát vào ngăn thứ ba > 6L Bảng 5- Đánh giá mức độ trầm trọng của viêm tuỵ cấp theo tiêu chuẩn Ranson Đặc điểm của đánh giá theo tiêu chuẩn Ranson: o Bao gồm 11 tiêu chuẩn, được đánh giá khi nhập viện và sau 48 giờ, chớ không phải tại thời điểm nào khác. o Các tiêu chuẩn thay đổi, phụ thuộc vào viêm tuỵ cấp do rượu hay do sỏi mật. o Giá trị chẩn đoán: độ nhạy 73%, độ đặc hiệu 77%. Phân loại theo APACHE (Acute Physiology And Chronic Health Evaluation): o Có thể đánh giá tại bất kỳ thời điểm nào của căn bệnh o Phức tạp, không được áp dụng phổ biến trên lâm sàng o Giá trị chẩn đoán: độ nhạy 77%, độ đặc hiệu 84% Chọc rửa xoang phúc mạc: có độ đặc hiệu cao (93%) nhưng độ nhạy thấp (54%). C-reactive protein (CRP): o Được sản xuất ở gan, do đáp ứng không đặc hiệu với các quá trình viêm cấp. o CRP > 6 sau 24 giờ, hay > 7 sau 48 giờ kể từ lúc khởi phát viêm tuỵ cấp: viêm tuỵ trầm trọng. o Giá trị chẩn đoán: độ nhạy 73%, độ đặc hiệu 71% Hiện nay CT là phương tiện được chọn lựa để đánh giá tiên lượng của viêm tuỵ cấp. Ưu điểm của CT: o Chẩn đoán được viêm tuỵ cấp o Chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác o Đánh giá tiên lượng của viêm tuỵ cấp ngay sau khi BN nhập viện Viêm tuỵ cấp được đánh giá là nặng khi: o > 3 tiêu chuẩn Ranson o Chỉ số APACHE > 8 o Hoại tử tuỵ, áp-xe tuỵ, nang giả tuỵ (tiêu chuẩn Balthazar D, E) o Có dấu hiệu suy tạng (bảng 6) Sốc (HA tâm thu khi nằm ngữa < 90 mmHg) PaO2< 60 mmHg Creatinine huyết thanh >2 mg/dL Xuất huyết tiêu hoá > 500 mL/24 giờ Bảng 6- Dấu hiệu suy tạng trong viêm tuỵ cấp 3-Điều trị: 3.1-Nội dung điều trị nội khoa: Bồi hoàn nước điện giải là biện pháp điều trị quan trọng nhất. Không ăn uống qua đường miệng trong vài ngày đầu. Cho BN ăn trở lại khi BN bớt đau, bụng xẹp và có cảm giác thèm ăn. 383
  • 8. NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 Giảm đau với acetaminophen, tramadol, meperidine. Truyền máu khi Hct giảm. Insulin được chỉ định khi glycemia tăng. Can-xi được chỉ định khi nồng độ can-xi huyết tương giảm. Kháng sinh được chỉ định trong viêm tuỵ nặng, nhằm hạ thấp tỉ lệ nhiễm trùng. Thuốc có độ thâm nhập vào mô tuỵ tốt thường được chọn (imipenem và ciplastatin, metronidazole và levofloxacin…). Đảm bảo cân bằng nitơ dương tính bằng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (bổ sung hay toàn bộ). Không cần thiết phải đặt thông dạ dày, nếu BN không nôn ói hay bụng không chướng nhiều. Các loại thuốc làm giảm chức năng tuỵ ngoại tiết (hút thông dạ dày, kháng acid, kháng thụ thể H2, anticholinergic, glucagons, calcitonin, somatostatin…) không làm thay đổi tỉ lệ biến chứng, thời gian nằm viện cũng như tỉ lệ tử vong. 3.2-Chỉ định ERCP lấy sỏi và cắt cơ vòng (ERCP can thiệp): Viêm tuỵ cấp do sỏi: ERCP trong vòng 48 giờ. Viêm tuỵ cấp do sỏi có viêm đường mật hay vàng da kết hợp: ERCP cấp cứu. Viêm tuỵ cấp thể nặng do sỏi: ERCP khi BN ổn định. BN đã ổn định sau đợt viêm tuỵ do sỏi nhưng không muốn hay có chống chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi 3.3-Phẫu thuật cắt túi mật nội soi: Chỉ định: viêm tuỵ cấp do sỏi túi mật. Thời điểm có thể tiến hành phẫu thuật: vài tuần sau đợt viêm tuỵ cấp. 3.4-Chọc hút dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay CT: Khi có dịch tụ quanh tuỵ nhiễm trùng hay áp-xe tuỵ, có thể tiến hành chọc hút dưới sự hướng dẫn của siêu âm hay CT. 3.5-Mở bụng thám sát và xử trí tổn thương: Chỉ định: o Chẩn đoán không rõ ràng (không loại trừ được thủng tạng rỗng, xoắn ruột, nhồi máu mạc treo ruột…) o Xuất huyết nội o Tụ dịch quanh tuỵ nhiễm trùng hay áp-xe tuỵ đã chọc hút nhưng thất bại o Hoại tử tuỵ nhiễm trùng o Nang giả tuỵ o Dò tuỵ 384