SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
Download to read offline
LỜI MỞ ĐẦU

     Mười năm, thời gian đủ để một hạt giống ươm mầm thành cây xanh cao lớn.
Mười năm, đủ để những sinh viên ngày nào thực hiện thành công ước mơ của mình.
Mười năm, đủ để từ một ý tưởng lớn mạnh thành một FOBIC hôm nay.

      Nếu FOBIC giống như một cái cây to lớn, thì gốc rễ là những thầy cô cùng sinh
viên năm 1, 2, 3 những người nhen nhóm lập nên một FOBIC non trẻ. Tiếp đến là
những cành chắc khỏe, đang tiếp tục vươn xa là lớp anh chị khóa 4, 5, 6, 7, 8. Chồi
non là các em khóa 9, 10 non trẻ và còn đầy bỡ ngỡ nhưng căng tràn nhựa sống, mơ
ước.

       Không thể quên được khi FOBIC còn là một ý tưởng trong đầu cậu sinh viên
năm 3 Nguyễn Minh Cương – trăn trở sao cho có một nơi mà sinh viên thấy được
“thực tế kỹ sư họ làm gì”, khám phá ra “giá trị bản thân”, “định hướng tương lai” và
“rèn luyện để thực sự cống hiến”! Một nơi cho sinh viên giao lưu, sáng tạo, thực hành
không chỉ kiến thức mà kỹ năng sống, để mỗi sinh viên không còn mơ hồ, chọn và đi
đúng con đường của mình.

       Càng không quên được những người đã góp tay vun trồng hạt giống ý tưởng
đó, là những thầy cô đã không tiếc sức, thời gian để động viên, trực tiếp dẫn dắt
FOBIC từ những bước đầu tiên và cho tới tận bây giờ. Quên sao được những ngày đầu
thầy Cương, cô Nga ngồi lại cùng anh Nguyễn Minh Cương, Vũ Văn Chung vạch lên
những kế hoạch, phân công công việc. Những gợi ý mở rộng FOBIC – “club” thành
một FOBIC – “company” để sinh viên có thể thử sức làm ra sản phẩm, kinh doanh
của thầy Trương Quốc Phong. Những đêm thầy Phạm Ngọc Hưng đội mưa về muộn
cùng sinh viên xin tài trợ cho hội trợ BK- FOOD. Thầy Nguyễn Tiến Huy, thầy
Nguyễn Ngọc Viễn không biết bao nhiêu lần trực tiếp dẫn sinh viên tham quan nhà
máy, trực chiến cùng sinh viên những đêm hội trại, truyền đạt những kinh nghiệm quý
giá cũng như nghiêm khắc chỉ ra những lỗi sai cho sinh viên… Tất cả thầy cô trong
Viện, ai cũng dành một niềm yêu mến đặc biệt cho FOBIC.
Sau 10 năm, FOBIC đã có được không ít thành công, là một CLB lớn mạnh và
lâu đời của Bách Khoa. Lật giở từng trang để thấy được những gương mặt Trương
Quốc Phong, Phạm Tuấn Anh, Từ Việt Phú, Nguyễn Minh Cương, Nguyễn Minh
Thực, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Đức Nhân Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Nguyễn Tiến
Long, Trương Văn Ngọc, Cao Xuân Bách… - những thuyền trưởng xuất sắc, nghe họ
kể về FOBIC, để thấy FOBIC đã làm được gì, và hiểu cảm giác là thành viên FOBIC,
cho dù đã đi xa nhiều năm.

Cuốn kỷ yếu này là lời cảm ơn chân thành khóa 10 gửi tới các thầy cô, các anh chị đi
trước và để kết nối chặt hơn một gia đình FOBIC, để FOBICERS 20, 30… biết con
thuyền FOBIC đã trải qua sóng gió những ngày đầu và trưởng thành như thế nào, để
trân trọng và giữ tiếp LỬA.

      Mọi nỗi buồn rồi sẽ qua đi. Thất bại, vấp ngã gặp phải khi bỡ ngỡ bước vào
cuộc sống dần cũng được lấp đầy bởi những thành công. Nhưng hãy để kỷ niệm về
những năm tháng cháy cùng FOBIC sống mãi nhé, FOBICer.
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP

                     CÂU LẠC BỘ SINH HỌC THỰC PHẨM

      I.      CƠ SỞ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CLB SINH HỌC THỰC PHẨM
      Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ. Sự phát triển này đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng và trình
độ cao. Trong thị trường lao động đó, một người tốt nghiệp đại học không chỉ được
yêu cầu giỏi về chuyên môn được đào tạo mà cần phải thành thục những kỹ năng
thích nghi cao với những biến đổi mới trong sản xuất và hoạt động xã hội mà sự phát
triển nhanh chóng của khoa học công nghệ tạo nên.
      Muốn đáp ứng được yêu cầu đó mỗi đoàn viên thanh niên phải nỗ lực học tập và
rèn luyện một cách toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. các tổ
chức thanh niên sinh viên cũng phải tăng cường các hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện
các kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng cuộc sống cho các thành viên của mình,
tạo điều kiện để họ có thể thích ứng và hội nhập nhanh chóng với thực tiễn. Câu lạc
bộ sinh học thực phẩm được thành lập là một như cầu thực tiễn của sinh viên về một
sân chơi và học mà trong đó sinh viên được rèn luyện, hoàn thiện và cống hiến.
      CLB sẽ thực sự là môi trường giúp các đoàn viên phát huy tài năng, thể hiện
năng lực giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn, góp phần từng bước hình thành
tính độc lập, khả năng thích ứng cũng như năng lực tạo việc, tạo nghiệp cho mình và
tập thể.
      Thông qua các hoạt động khác của câu lạc bộ, hội viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với
nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực để từ đó có thể học hỏi,
trang bị cho mình một số kỹ năng cần thiết cho bản thân, hơn nữa có thể cùng nhau
kiểm tra và thử nghiệm các ý tưởng, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn dưới
sự cố vấn của các thầy cô và các nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín và tâm huyết
với phong trào thanh niên.
   II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CÂU LẠC BỘ
   1. Cách tổ chức sinh hoạt
   - Dưới sự giúp đỡ trực tiếp của các nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành,
các thành viên CLB sẽ được xây dựng chương trình sinh hoạt theo học kỳ, tháng, và
từng buổi ( chương trình dự kiến 2 tuần/1 buổi).
   - Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày đào tạo một số công nghệ SH-TP nói riêng
và các công nghệ khác nói chung ở quy mô vừa và nhỏ.
   - Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đoàn viên, thanh niên
xuẩt sắc, với các nhà khoa học và doanh nghiệp có uy tín.

                                         1
- Tổ chức các buổi hội thảo khoa học trong sinh viên có sự giúp đỡ của ban cố vấn
2. Các hoạt động khác
- Thực hiện, triển khai các đề tài, giải pháp sáng tạo của thành viên, sinh viên vào
   thực tiễn
- Tập hợp hình thành các nhóm chức năng
 Nhóm sinh viên nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
 Nhóm tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe…
- Tổ chức tập huấn và trau dồi một số kỹ năng cần thiết của một kỹ sư.
- Tổ chức các cuộc thi, các trò chơi mang tính sáng tạo và làm kinh tế.
3. Thành viên ban chủ nhiệm CLB
     Stt Họ và tên                   Địa chỉ          Chức vụ
     1      Nguyễn Minh Cương        LTTP K45         Chủ tịch
     2      Hà Hải Yến               LTTP K45         Phó chủ tịch, trưởng
                                                      ban tài chính
     3      Vũ Anh Việt              TPP K46          Phó chủ tịch, trưởng
                                                      ban tổ chức
     4      Hoàng Thanh Hà           LTTP K46         Trưởng ban đối ngoại
     5      Lại Thu Anh              LTTP K46         Trưởng ban biên tập
     6      Trần Thị Thanh Huyền LTTP K 45            Trưởng ban hậu cần
     7      Nguyễn Minh Tuấn         K3A NSTP         Trưởng ban việc làm
     8      Đinh Kiều Mai            TPP K46          Ủy viên
     9      Ngô Xuân Thủy            LTTP K46         ủy viên
     10 Vũ Văn Chung                 LM K46           Ủy Viên
     11 Vũ Quang Huy                 MTP K46          Ủy viên
     12 Nguyễn Xuân Phương           TPP K47          Ủy viên
     13 Bùi Huy Hùng                 TPP K47          Ủy viên
     14 Đào Vân Thu                  K3B NSTP         Ủy viên
     15 Nguyễn Sơn Tùng              MTP K46          Ủy viên

             Ngoài ra còn có các công tác viên:
             1. Nguyễn Thị Thanh Tâm               LTTP K45
             2. Nguyễn Thế Vũ                        TPP K47
             3. Tạ Trung Văn                    TPP K47
                …
             4. Điều lệ CLB Sinh Học Thực Phẩm

                                         2
( Có Văn Bản Kèm Theo).
5. Hội Đồng Cố Vấn Và Các Đơn Vị Tài Trợ.
   1. GS.TSKH Lê Văn Nhương – Viện trưởng viện CNSH – CNTP,
      Chủ tịch Hội Hóa sinh Việt Nam.
   2. PGS.TS Nguyễn Xuân Phương – Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch
      công đoàn Viện.
   3. PGS.TS NGƯT Đặng Thị Thu – Viện phó Viện CNSH-CNTP,
      UVBCH Hội Hóa Sinh Việt Nam.
   4. PGS.TS Hà Văn Thuyết – Viện phó Viện CNSH - CNTP
   5. TS. Lâm Xuân Thanh – Viện phó Viện CNSH – CNTP
   6. GV Cô Hoàng Ngọc Châu – UV BCH Công Đoàn Trường
      ĐHBK Hà Nội, Phó chủ tịch Công Đoàn Viện.
   7. Thạc sỹ Lương Hồng Nga – Bí thư LCĐ Viện.
   8. Tiến Sỹ Nguyễn Liêu Ba BM Vi Sinh & KTDT
      Và các bạn đoàn viên thanh niên, các nhà khoa học khác.
6. Tên gọi, Điều lệ, VP Thường trực của CLB
   1. Tên gọi chính thức : CLB SINH HỌC THỰC PHẨM
   2. VP
            Trên đây là toàn bộ đề án thành lập CLB SINH HỌC
      THỰC PHẨM của Liên Chi Đoàn và ban vận động thành lập
      CLB, kính mong Đảng ủy, ban giám đốc Viện, Đoàn trường xem
      xét và phê duyệt.

Ý kiến của BCH Đoàn trường      TM. Ban vận động thành lập CLB




                                Nguyễn Minh Cương.

Ý kiến của Ban Lãnh Đạo Viện    Ý kiến của Đảng Ủy Viện




                         3
Đoàn trường ĐH Bách Khoa Hà Nội             Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
      LCĐ Viện CNSH & CNTP                     Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
      CLB Sinh học Thực Phẩm                -------------o0o-----------
ĐIỀU LỆ CLB SINH HỌC THỰC PHẨM
Chương I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Hoạt động của CLB dựa trên nguyên tắc tự nguyện – dân chủ - thống nhât –
tập trung và tất cả vì thành viên.
Điều 2: Tất cả sinh viên có nguyện vọng đều có thể tham gia và tuân thủ điều lệ của
CLB
Chương II: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 3: CLB dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Đoàn trường, LCĐ Viện CNSH
& CNTP và Ban chủ nhiệm CLB.
Điều 4: CLB được phép quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Viện CNSH & CNTP
về các vấn đề thanh niên trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 5: Ban chủ nhiệm CLB do các hội viện của CLB bầu ra, nhiệm kỳ hoạt động
của Ban chủ nhiệm CLB là một năm.
       Ban chủ nhiệm điều hành hoạt động của CLB theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo
và cá nhân phụ trách.
      Trong nhiệm kỳ hoạt động, việc thay đổi nhân sự của Ban chủ nhiệm do hội
nghị của Ban chủ nhiệm quyết định.
Điều 6: Hoạt động của CLB do Ban chủ nhiệm quyết định.
Chương III: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
Điều 7: Ban chủ nhiệm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, báo các và chịu
trách nhiệm trước Đoàn trường, LCĐ Viện về các hoạt động của CLB.
Điều 8: Ban chủ nhiệm có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến thành viên
bao gồm xét kết nạp, khai trừ, khen thưởng, phê bình, quy định mức đóng lệ phí
Điều 9: Quyền lợi của thành viên CLB
Thành viên CLB có các quyền lợi như sau:



                                        4
- Được tham gia các hoạt động của CLB, được quyền tư vấn và gặp gỡ
              trực tiếp các thầy cô, chuyên gia, các nhà doanh nghiệp mà Ban chủ
              nhiệm giới thiệu trong khuôn khổ, nội dung chủ đề hoạt động.
            - Được phép tham gia trình bày và góp ý kiến về chương trình và nội
              dung của CLB
            - Được quyền đề cử, ứng cử vào các chức danh trongBan chủ nhiệm
              CLB
            - Có quyền kiểm tra và giám sát việc quản lý và sử dụng quỹ CLB
Điều 10: Thành viên CLB có nhiệm vụ chấp hành điều lệ CLB. Thành viên không
phải là thành viên Ban chủ nhiệm còn có nhiệm vụ phải chấp hành nhiệm vụ mà Ban
chủ nhiệm CLB phân công, chịu trách nhiệm trước CLB về công việc được giao.
Điều 11: Thành viên CLB có trách nhiệm đóng đầy đủ hội phí theo quy định và bảo
vệ tài sản, lợi ích, danh dự, uy tín của CLB
Chương IV: TÀI CHÍNH
Điều 12: Tài chính CLB được huy động từ các nguồn sau:
       - Nguồn phân bố kinh phí của Đoàn trường cho các hoạt động chung, của
         Viện CNSH & CNTP cho các hoạt động của LCĐ.
       - Nguồn hội phí do Thành viên đóng góp
       - Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Viện có tâm huyết với
         phong trào sinh viên.
       - Các nguồn thu khác ( phụ phí…) từ các hoạt động của CLB.
Điều 13: Tài chính CLB chi cho các khoản sau:
        - Các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày.
        - Các buổi sinh hoạt CLB
        - Tài liệu, văn bản phục vị nhiệm vụ CLB
        Và các chi phí khác
           Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14: mọi thành viên của CLB có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ
CLB kể từ ngày là thành viên chính thức của CLB
Điều 15: trong quá trình hoạt động, việc thay đổi điều lệ CLB do Đại hội (hoặc Hội
nghị ) thành viên CLB quyết định
                              CƠ CẤU TỔ CHỨC


                                        5
1- Mô hình tổng quát:

        Hội đồng cố vấn                     Chủ tịch              LCĐ Viện



          Phó chủ tịch thứ nhất                         Phó chủ tịch thứ hai



 Ban tổ          Ban việc         Ban đối          Ban Tài     Ban             Ban
 chức            làm              ngoại            Chính       thành           biên tập
                                                   Hậu cần     viên


2- Nhiệm vụ
  a. Chủ tịch:
      Thành phần: một đồng chí đảm nhiệm chính.
      Nhiệm vụ: quản lý chung.
  b. Hội đồng cố vấn:
      Cố vấn về nội dung chương trình.
 c. Ban tổ chức:
       Xây dựng các buổi sinh hoạt theo định kỳ.

       Định hướng chung nội dung, chủ đề và thời lượng của chương trình.

 d. Ban đối ngoại:
      Thiết lập các mối quan hệ giữa Câu lạc bộ với cá nhân, tổ chức trong và ngoài
Viện theo đúng điều lệ Câu lạc bộ
Ban việc làm
       Cung cấp thông tin việc làm về lĩnh vực Sinh học-Thực phẩm nói riêng và
      các lĩnh vực chung khác.

       Tạo môi trường thuận lợi và cơ hội việc làm cho thành viên


                                              6
 Chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động của CLB

g. Ban tài chính
      Quản lý tài chính cho Câu lạc bộ:
       Lập dự trù kinh phí từ Đoàn trường, LCĐ… các đơn vị, tổ chức kinh tế và
      hội phí từ các thành viên.

       Thanh quyết toán các khoản chi theo dự trù.

       Báo cáo kinh phí tổ chức theo định kỳ

       Phối hợp các ban để hoàn thiện chương trình đã đề ra

       Chuẩn bị hậu cần cho từng chương trình, từng buổi

h. Ban biên tập:

      Biên tập các thông tin của Câu lạc bộ:
       Chủ động đưa các thông tin tuyên truyền của CLB đến thành viên

       Quản lý về mặt hồ sơ, giấy tờ của CLB

       Chủ động đưa ra tờ tin, tập san của CLB.

i. Ban thành viên

       Quản lý thành viên

       Thường xuyên quan tâm chăm sóc và tổ chức các hoạt động cho thành viên,
      đặc biệt nhưng ngày lễ lớn cho sinh viên

    Chú ý : các Ban chủ động tìm các Cộng tác viên của mình và phải báo cái lên
  Ban Chủ tịch


                                          BCN CLB FOBIC




                                          7
NĂM THỨ 1 : 2003

       I.      Nhân sự năm thứ 1:
                                                                      Công     việc
  Stt Họ và tên                  Địa chỉ       Chức vụ                hiện tại
  1         Trương Quốc Phong                  Chủ tịch               Giảng viên
  2         Nguyễn Thị Hương                   Phó chủ tịch           Giảng viên
                                                                      CTyTNHH
  3         Nguyễn Minh Cương    LTTP K45      Phó chủ tịch           Minh Long
  4         Hà Hải Yến           LTTP K45      Trưởng ban tài chính
  5         Vũ Anh Việt          TPP K46       Trưởng ban tổ chức
                                               Trưởng ban đối
  6         Hoàng Thanh Hà       LTTP K46
                                               ngoại
  7         Lại Thu Anh          LTTP K46      Trưởng ban biên tập
  8         Trần Thị Thanh Huyền LTTP K45      Trưởng ban hậu cần
  9         Nguyễn Minh Tuấn     K3A NSTP      Trưởng ban việc làm
  10        Đinh Kiều Mai        TPP K46       Ủy viên
  11        Ngô Xuân Thủy        LTTP K46      Ủy viên
  12        Vũ Văn Chung         LM K46        Ủy viên
  13        Vũ Quang Huy         MTP K46       Ủy viên
  14        Nguyễn Xuân Phương   TPP K47       Ủy viên
  15        Bùi Huy Hùng         TPP K47       Ủy viên
  16        Đào Vân Thu          K3B NSTP      Ủy viên
  17 Nguyễn Sơn Tùng           MTP K46    Ủy viên
  II. Các sự kiện, hoạt động:
  1. Thực hành :
   Pa tê
   Tương ớt
   Các sản phẩm dầm giấm: măng dầm, dưa chuột dầm…
  2. Kỹ năng mềm
   Quản lý thời gian
   Kỹ năng quản lý công việc
   Kỹ năng giao tiếp
  3. Giúp đỡ các sinh viên làm cáo báo:

                                           8
 Đậu tương
   Sản phẩm về sữa
  4. Các hoạt động khác:
  Tham gia các buổi bán hàng trong và ngoài trường
   III.    Khen thƣởng
  Với những hoạt động tích cực của mình, CLB đã nhận được bằng khen của Viện
CNSH & CNTP và giấy khen cho các cá nhân xuất sắc.
  IV.      Con ngƣời và ý kiến
  1. Thầy Trƣơng Quốc Phong

    Trong số những người chủ tịch đầu tiên của CLB Fobic – Tiến sĩ Trường Quốc
Phong, đã góp phần rất lớn vào việc tồn tại và phát triển của câu lạc bộ. Thầy hiện
đang là Trưởng cụm phòng thí nghiệm Proteomics – Trung tâm nghiên cứu phát triển
CNSH trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Thầy Phong đã trò chuyện và tâm sự
cùng chúng tôi về mục đích, và góp ý của thầy về câu lạc bộ ngay từ những ngày
chúng tôi bắt đầu ý tưởng cuốn kỷ yếu này vào năm 2005, khi ấy thầy đã và đang
giảng dạy chúng tôi.

    Mục đích thành lập câu lạc bộ.

   Phóng viên:Chúng em được biết thầy đã là chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ. Thưa
thầy: CLB được thành lập với mục đích gì?

   Thầy Phong: Mục đích đầu tiên khi thành lập là phục vụ cho chính sinh viên của
viện. Từ nhu cầu thực tế, muốn tạo cho sinh viên một môi trường nghiên cứu học tập
khoa học và thực tế. Sinh viên có thể tự vận dụng lý thuyết mà các thầy cô giảng trên
lớp và những bài thực hành. Chúng ta ứng dụng những điều đó để làm ra sản phẩm
của riêng mình.

   Còn một mục đích nhỏ nữa là kết nối sinh viên với doanh nghiệp. Như tham quan
nhà máy, các buổi giao lưu với các doanh nghiệp, như hồi đó chúng tôi đã có tổ chức
được một buổi giao lưu giữa sinh viên với các doanh nghiệp. Mục đích là để tạo trao
đổi giữa sinh viên với các doanh nghiệp mà sau này có thể đến đó làm việc mà rất
nhiều người trong các doanh nghiệp là cựu sinh viên BKHN, và họ có thể truyền cho
mình những kinh nghiệm để gây dựng công ty, sự nghiệp sau khi ra trường. Các công
ty đó có thể giúp chúng ta tạo các mô hình kinh doanh kết hợp giữa câu lạc bộ và
doanh nghiệp.

    Chữ C trong FOBIC
                                         9
Phóng viên:Thầy vừa nói đến việc kinh doanh của câu lạc bộ vậy thì phải chăng
đây cũng là ý tưởng ngay từ khi thành lập CLB?

    Thầy Phong: Đúng vậy đây có thể coi là một chiến lược lâu dài của CLB, nó
không thể thực hiện trong một vài nhiệm kì mà cần góp sức của nhiều người nhiều
khóa. Ngay từ khi đặt tên cho CLB thì chữ C không chỉ có nghĩa là “Club” mà tương
lai sẽ là “Company”.

   Phóng viên:Nhưng thưa thầy việc kinh doanh rất khó khăn về vốn, địa điểm, trình
độ, máy móc và kinh phí nữa.

   Thầy Phong: Tôi biết CLB còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn có thể làm
được nếu có đủ quyết tâm. Hiện nay cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các em.
Nhất là với ngành công nghệ thực phẩm với những kiến thức được học thì các bạn
hoàn toàn có thể chế biến ra những sản phẩm đơn giản như tương ớt, măng giầm...
hơn thế nữa Viện ta vừa được đầu tư một phòng thí nghiệm với cơ sở vật chất khá
hiện đại. Còn về vấn đề kinh phí thì các bạn có thể xin tài trợ của các công ty, Đoàn
trường, Viện... Chính sách của nhà nước nói chung và trường BK nói riêng đang rất
khuyến khích những sinh viên năng động, có ý tưởng sáng tạo.

    Vài góp ý của thầy cho câu lac bộ trong tƣơng lai.
   Phóng viên:Thầy có thể cho chúng em vài gợi ý để CLB ngày càng vững mạnh
hơn.
    Thầy Phong: Tôi không theo dõi được nhiều hoạt động gần đây của CLB nhưng
tôi cũng có vài góp ý nhỏ với các em. Nếu có thể các em nên có một quỹ để hỗ trợ các
buổi thực hành, để số lượng sinh viên tham gia thực hành nhiều hơn, quỹ đó có thể lấy
từ chính những sản phẩm của câu lạc bộ. Các em cũng nên có những buổi seminar do
chính các em tổ chức hoặc nhờ một giáo viên. Và nội dung chính là những vấn đề
trong học tập cách thức quản lý thời gian.
    Có thể là lý thuyết hoặc thực hành hoặc một buổi giao lưu. Những buổi seminar
sẽ cho bạn nhiều kiến thức tạo cho bạn thói quen chủ động trong học tập và tư duy.
Những buổi thảo luận còn giúp các bạn tăng khả năng diễn thuyết, khả năng giao tiếp,
kĩ năng làm việc theo nhóm mà rất cần sau này.
    Các em cũng nên mở rộng quy mô và thương hiệu của của câu lạc bộ nhất là trong
trường, vậy sẽ tạo uy tín đối với những sinh viên trong và ngoài Viện.
    Phóng viên:Liệu chúng em có thể nghiên cứu khoa học ngay từ bây giờ ?

                                         10
Thầy phong: Một ý tưởng tốt. Sẽ là rất có lợi khi các em nghiên cứu nhưng cũng
cần nói rằng ít nhất phải đến năm thứ ba các em mới có thể có đủ kiến thức và kĩ năng
để nghiên cứu, nhất là các bạn khoa công nghệ sinh học. Lúc đó các em mới có thể
hiểu và biết làm những thí nghiệm trong nghiên cứu. Nếu các em đủ say mê và nhiệt
tình thì ngay từ bây giờ hãy thành lập những nhóm nghiên cứu. Trước hiết là một hai
nhóm sau đó mới có thể nhân rộng ra. Các em có thể chọn ra những đề tài mà mình
quan tâm và đề suất ý tưởng của mình. Thầy cô có thể định hướng giúp đỡ và chỉ cho
các em những tài liệu cần cho nghiên cứu.
     Phóng viên:Chúng em rất cảm ơn những góp ý quý báu của thầy cho CLB FOBIC
chúng em sẽ cố gắng CLB ngày càng hoàn thiện hơn. Chúc thầy mạnh khỏe và công
tác tốt.
    Thầy Phong: Chúc câu lạc bộ đạt được nhiều thành tích trong những năm tới đây.
    2. Thầy Đỗ Biên Cƣơng
   Trong sự hình thành và phát triển của câu lạc bộ FOBIC. Thầy Biên Cương một
người thầy không những luôn quan tâm đến câu lạc bộ mà còn là một trong những
người đầu tiên thành lập ra câu lac bộ.Thầy có tâm sự với chúng tôi:
    Những ngày đầu thành lập:
    - Như các bạn sinh viên đã biết việc thành lập ra câu lạc bộ không chỉ dành riêng
cho ai mà cho tất cả các bạn sinh viên muốn tìm hiểu học hỏi và nhất là các bạn có thể
tự mình vững bước trên con đường sau này. Và các bạn cũng biết cái khó nhất là ý
tưởng mà chúng ta phải đưa ra để họp bàn cũng như giải quyết nó. Tôi nghĩ các bạn
nên mạnh dạn hơn về ý tưởng để có thể đổi mới tư duy và hướng giải quyết.
     Các hoạt động của câu lạc bộ
     - Thứ nhất, các bạn không nên cứng nhắc quá về địa điểm họp, họp không nhất
thiết trên thư viện, chúng ta có thể họp trong quán căngtin của trường, hoặc kí túc xá
sinh viên… Và số buổi họp có thể thưa ra, ví dụ bây giờ các bạn đang họp tuần một
buổi, có thể hai tuần chúng ta họp một buổi. làm như thế chúng ta đã phần nào giải
quyết được về sự nhàm chán trong buổi họp và số lượng các bạn tham gia.
    - Thứ hai, câu lạc bộ tổ chức hoạt động liên chi đoàn.
    Ví dụ như tổ chức đi tình nguyện xa hoặc có thể đi sang những địa phương bên
cạnh xem người ta cần gì và thiếu gì. Và quan trọng nhất như là hoạt động xử lý môi
trường công nghệ bioga…
  - Thứ ba, là CLB sinh học và NS thực phẩm có thể tổ chức chế biến sản phẩm
đem ra hội chợ triển lãm, vấn đề không phải là tiền bạc mà quan trọng là các bạn sinh


                                         11
học có thể tham khảo học hỏi được ở bên thực phẩm và ngược lại. Vì vậy, mỗi bạn ở
một khoa sẽ hoàn thiện hơn về những kĩ năng đã học và hiểu biết thêm.

   Mục tiêu của câu lạc bộ
    - Câu lạc bộ cũng nên mạnh dạn hơn và có nhiều nội dung hơn trong công việc
đi hợp tác xin tài trợ của các doanh nghiệp. Cái quan trọng nhất là chúng ta phải xin
được tài trợ cho kinh phí hoạt động của chúng ta.
    - Chúng ta phải chuẩn bị được nội dung chi tiết cụ thể, trình bày phải thuyết
phục. Và quan trọng nhất là phải đánh vào tâm lý của họ.
    - Ví dụ: “Doanh nghiệp nào họ muốn quảng cáo”, chính vì vậy, quan trọng nhất
là các bạn phải biết nắm bắt thời cơ và có gì đấy mang tính quảng bá cho họ. Có thể
lúc họ đang kỉ niệm ngày sinh nhật doanh nghiệp của họ. Và có thể đưa logo vào áo
của câu lạc bộ.
        Đôi nét về thầy Đỗ Biên Cương
      TS.ĐỖ BIÊN CƢƠNG

      Chủ tịch Công đoàn Viện CNSH-CNTP
      Giảng viên




                                         12
3. Cô Tô Kim Anh
     Trong việc tìm tư liệu chuẩn bị làm kỷ yếu về lịch
sử hình thành và hoạt động của CLB FOBIC, tôi may
mắn được gặp cô Tô Kim Anh - Viện trưởng mới của
Viện Công Nghệ Sinh Học Và Thực Phẩm . Sau đây
xin giới thiệu tới các bạn vài lời chia sẻ của cô:
     1 “Tôi ủng hộ việc các sinh viên tham gia các
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội”
     Hồng Long: Với cương vị là người quản lý, xin cô
cho biết suy nghĩ của mình về việc sinh viên tích cực     PGS.TS. TÔ KIM ANH
tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
                                                       Viện    trƣởng    Viện
     Cô Kim Anh: Trước hết về quan điểm của mình
                                                       CNSH-CNTP
tôi ủng hộ việc sinh viên tham gia tích cực các hoạt
động tập thể và hoạt động xã hội. Khi bước chân vào
giảng đường đại học, sinh viên không chỉ cần trang bị cho mình những kiến thức
chuyên môn để có thể làm được công việc khi ra trường mà còn cần thiết phải có
được những kĩ năng thiết yếu .
     Những kỹ năng này hầu như ở Việt Nam ngày nay không được các trường Đại
Học quan tâm nhiều và chưa được đưa vào giảng dạy chính thức. Chính vì vậy việc
sinh viên tìm đến và tham gia vào các tổ chức hoạt động lành mạnh : Đoàn, Hội Sinh
viên, các CLB… để được rèn luyện và trang bị những kĩ năng cần thiết cho mình là
bình thường và nên được ủng hộ.
     Việc tham gia CLB sẽ giúp sinh viên được rèn luyện và hoàn thiện hơn những
kỹ năng : Kỹ năng tổ chức , kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, ngoài ra còn
giúp sinh viên năng động hơn nâng cao hơn tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm của
mình trong tập thể.
     2 “CLB FOBIC là một ý tƣởng hay”
     Hồng Long: Cô có nhận xét gì về hoạt động của CLB FOBIC từ khi thành lập
đến nay?
     Cô Kim Anh:CLB FOBIC là một ý tưởng hay, nó ra đời đáp ứng được phần
nào nhu cầu và mong mỏi của sinh viên, rõ ràng việc CLB tổ chức được nhiều những
hoạt động lớn khá thường xuyên và vẫn duy trì được hoạt động ổn định là một điều
đáng biểu dương và tự hào. Trong những năm vừa qua hoạt động của FOBIC cũng có
nhiều thăng trầm, phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo từng năm, nhưng tôi tin rằng
FOBIC sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới

                                         13
Hồng Long: Xin cô có thể cho một số lời khuyên, gợi ý về phương hướng phát
triển trong thời gian tới của CLB.
     Cô Kim Anh: Tôi nghĩ CLB nên tổ chức những buổi tư vấn về học tập, nghiên
cứu… Trong các hoạt động nên chú trọng vào hoạt động đào tạo kỹ năng mềm cho
sinh viên ( đây là những kỹ năng thực sự quan trọng và cần thiết cho sinh viên khi ra
trường ) bên cạnh đó những hoạt động như giao lưu doanh nghiệp, tham quan nhà
máy… cũng nên được chú trọng thường xuyên.
         Tôi có nghe qua về việc CLB lập một website, nếu làm được đây sẽ là địa chỉ
tốt cho việc quảng bá hình ảnh của CLB cũng như của Viện
     Hồng Long: Chúng em cũng có nghĩ đến việc này, khi website đi vào hoạt động
sẽcó một phần đưa và cập nhật tin tức của Viện, vì ở website của trường thông tin
khá sơ sài
     Cô Kim Anh: Nhiều khi nói chuyện với sinh viên các năm đầu các em có rất ít
thông tin về CLB. Nếu được website sẽ giới thiệu nhiều hơn về hoạt động sinh viên
của FOBIC , về kinh nghiệm của các anh chị đi trước của CLB, về các thông tin mà
bọn em có thể chia sẻ cùng nhau, nên đưa những thông tin, chính sách, học bổng, giới
thiệu vấn đề nghiên cứu, là nơi cung cấp địa chỉ, thông tin hữu dụng mà mọi người
quan tâm như việc làm, cơ sở thực tập, kiến thức liên quan đến chuyên môn mà CLB
định hướng tới… Nếu làm được nó sẽ là cầu nối gần gũi giữa sinh viên các khóa với
nhau. Với CLB và với chuyên môn và nghề nghiệp của các em, giúp tính định hướng
của sinh viên tốt hơn.
    Hồng Long : Em cảm ơn cô vì đã trả lời phỏng vấn của em hôm nay, cuối cùng
em chúc cô và gia đình mạnh khỏe, chúc cô công tác tốt ạ!




                                         14
4. Thầy Nguyễn Minh Hệ
   Thầy Nguyễn Minh Hệ hiện đang là trưởng bộ
môn Quá trình Thiết Bị trong CNSH-CNTP, Giảng
viên cao cấp. Chúng tôi thực hiện bài phỏng vấn
thầy trong những ngày đầu năm 2005 khi ấy thầy
còn giữ chức vụ phó giám đốc công ty Bách Khoa
và cho đến tận bây giờ những lời của thầy vẫn còn
nguyên giá trị với mỗi lớp sinh viên chúng tôi:        GVCC.TS Nguyễn Minh Hệ

“Phóng viên: Thưa thầy, thầy có nhận xét gì về Bộ môn Quá trình Thiết Bị
CLB Fobic?                                               trong CNSH-CNTP
Thầy Hệ: Đây là CLB tập hợp các sinh viên có
nguyện vọng tham gia các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học. Đã ra đời trong
thời gian tương đối dài, là tổ chức có uy tín, có quy củ và được đánh giá cao trong các
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Bách Khoa.
Phóng viên: Thưa thầy, CLB Fobic có rất nhiều hoạt động như: Tham quan nhà máy,
thực hành, tình nguyện, nhóm tiếng anh, tổ chức học tập kỹ năng mềm…Theo thầy,
CLB có nên phát triển các hoạt động thêm nữa không ạ?
Thầy Hệ: Tôi thấy rằng, ngoài những hoạt động mang tính bề nổi, các em cố gắng
làm sao đó có những giải pháp về công nghệ, nghiên cứu tạo ra được những sản phẩm
thiết thực,đáp ứng nhu cầu của xã hội, gắn liền với những hoạt động chuyên môn.
        Bởi vì đây là tổ chức tập hợp sinh viên có mã ngành khác nhau: CNSH, TP,
MTP. Trong quá trình hoạt động, các em phải tìm hiểu các nhu cầu của xã hội và từng
bước nghiên cứu dưới sự trợ giúp của các bộ môn, các thầy cô trong Viện để có thể
thiết kế ra một dây truyền công nghệ sao cho làm ra một sản phẩm thiết thực có thể
đưa ra sản xuất thực tế. Mảng đó là thầy cho rằng các em chưa đạt được, các em mới
đang nghiên cứu ở mức cơ bản, phải tiến tới nghiên cứu những đề tài mang tính chất
công nghệ, chuyển giao công nghệ. Với những hoạt động chuyên môn, các em nên cố
gắng gắn bó với các thầy cô trong Viện. Qua đó thầy cô có thể hỗ trợ, hướng dẫn,
định hướng cho các em nghiên cứu khoa học, tiến tới làm chủ nghiên cứu khoa học
riêng của mình.
Phóng viên: Thưa thầy, hiện CLB đang hoạt động chủ yếu dựa trên quỹ CLB do các
thành viên đóng góp. Thầy có định hướng gì về vấn đề tài trợ cho CLB không ạ?
Thầy Hệ: Các em nên phấn đấu phát triển những ý tưởng về những sản phẩm có tính
thiết thực, có sức thuyết phục để đưa ra thị trường tiêu thụ tạo nguồn kinh phí cho
hoạt động của CLB.

                                          15
Viện sẵn sàng giúp đỡ các em về vấn đề cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm,
phòng thực hành, về mặt phương hướng, sự chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn.
Phóng viên: Thưa thầy, em được biết thầy hiện đang là Trưởng bộ môn máy thực
phẩm, PGĐ công ty Bách Khoa, và còn nhiều chức vụ khác… Thầy có thể chia sẻ với
chúng em bí quyết để đạt được thành công như bây giờ không ạ?
Thầy Hệ: Thầy cũng không có bí quyết gì cả, vấn đề là cách làm việc của mình. Phải:
   - Làm việc có hiệu quả
   - Bố trí thời gian trong quá trình học tập hợp lý
   - Phải biết tiết kiệm thời gian
   - Biết sử dụng hiệu suất của thời gian, coi học và nghiên cứu khoa học cũng như
là công nghệ. Làm sao với thời gian ít nhất ta tiếp thu được lượng kiến thức lớn nhất.
   - Ngoài kiến thức của những môn học chuyên ngành, tất cả các môn khác cũng
không coi là phụ, mà phải chú ý và có phương pháp học để tiếp thu lượng kiến thức
trong chương trình đào tạo, vì nó là cần thiết cho quá trình chúng ta làm việc. Như vậy
chúng ta sẽ có khả năng làm đồng thời một lúc nhiều công việc và thành công.
   Phóng viên: Vâng ạ, chúng em cảm ơn thầy rất mong sẽ còn nhiều dịp chúng em
   được nghe thầy chia sẻ thêm ạ, cuối cùng em xin chúc thầy sức khỏe và công tác
   tốt ạ!”
   5. Cô Lƣơng Hồng Nga
   CLB FOBIC ban đầu thành lập và hoạt động được nhờ sự tạo điều kiện và giúp đỡ
rất lớn của BCH Liên chi Đoàn. Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn một cô giáo,
người đã gắn bó và giúp đỡ CLB rất nhiều khi mới được thành lập và bước những
bước đi chập chững đầu tiên. Đó là Cô Lương Hồng Nga – Giảng viên bộ môn Lương
thực, một cựu Bí thư liên chi Đoàn, một người mà như Anh Cương đã nói với chúng
ta : “ Cô Nga là một trong những người đầu tiên giúp đỡ và đỡ đầu , có thể coi cô như
mẹ đỡ đầu của CLB”, còn như tôi, chỉ được gặp cô khi cô giúp đỡ làm bánh trung thu
và qua giúp đỡ tham quan nhà máy Micoem.
    FOBIC ra đời để đáp ứng mong mỏi của các bạn sinh viên
   Khi thành lập CLB tôi đang là Bí thư LCĐ của Viện, trên tinh thần khuyến khích
các bạn sinh viên đưa ra ý tưởng và thực hiện ước mơ của mình. Theo tôi, bất kỳ tổ
chức nào khi thành lập cũng phải đưa vào nhu cầu hay mong muốn của những đối
tượng sẽ tham gia vào nó, và những đối tượng đó nên là một số đông, ý tưởng thành
lập CLB hồi đó cũng vậy, dựa vào nhu cầu của sinh viên các năm đầu cũng như các
năm cuối muốn biết sâu hơn về chuyên ngành, muốn được trực tiếp thực hành, trực
tiếp nhìn thấy sản phẩm của mình được áp dụng, rồi các sinh viên năm thứ 2, 3, 4


                                          16
muốn được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm hiểu sâu hơn về chuyên
ngành….và FOBIC thành lập để đáp ứng những mong muốn đó.
   Ngoài ra, xuất phát từ thực tế là nhiều sinh viên
mình ra trường còn lung túng trong các kỹ năng xã
hội nên ngoài việc giúp các bạn giỏi chuyên môn,
CLB còn phải giúp các bạn giỏi toàn diện, phải
biết các kỹ năng khác trong cuộc sống (ví dụ như
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
lập dự án, kỹ năng quản lý thời gian, nữ công gia
chánh…)                                              Vài nét về cô Lương Hồng
   Vì vậy chương trình hoạt động đưa ra đầu tiên Nga
của CLB bao gồm cả hai nội dung : kỹ năng Họ tên: Lương Hồng Nga
chuyên môn và kỹ năng xã hội.                        Nghề nghiệp : giảng viên bộ
      Những khó khăn ban đầu khi thành lập môn Công nghệ Thực phẩm –
CLB                                                  Viện CNSP-CNTP - trường
      Với tôi, khó khăn lớn nhất đưa ra là chương Đại học Bách Khoa Hà Nội
trình hoạt động và thống nhất với toàn bộ các
thành viên trong LCĐ cho phép thành lập CLB và
duy trì hoạt động của nó như thế nào. Vì chưa có một CLB chuyên ngành như thế
trong trường bao giờ nên còn rất nhiều hoài nghi từ các phía. Lúc đó, với tôi các em
sinh viên còn quá trẻ, xốc nổi, dễ tự ái, dễ bỏ cuộc và làm thế nào để không ảnh
hưởng đến hoạt động của CLB
      Đề cương hoạt động đầu tiên chưa đầy đủ, nhưng sau khi chỉnh sửa lại và được
sự hỗ trợ của CLB Doanh nghiệp của trường ĐH Ngoại Thương do một anh tên là
Hưng làm phó chủ tịch giúp đỡ các bạn đã có được đề cương tốt hơn. Căn cứ vào
những hoạt động của các bạn sinh viên đề xuất chúng tôi phải bàn xem liệu các báo
cáo chuyên đề sẽ tổ chức như thế nào, sản xuất các sản phầm ở Phòng thí nghiệm có
được sự hỗ trợ từ các thầy cô không, chương trình nâng cao kỹ năng mềm như thuyết
trình sẽ được tổ chức như thế nào, may mắn thay những câu hỏi đó đều giải đáp được
cả. Sau đó tôi mới quyết định cho thành lập
      Mới thành lập mọi thứ đều bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên các thầy cô
giáo rất ủng hộ ý tưởng. Lãnh đạo Viện ( lúc đó là PGS.TS Hà Văn Thuyết là viện
phó phụ trách công tác sinh viên, thầy PGS.TS Nguyễn Xuân Phương vừa là BCH
Công đoàn Viện vừa đại diện cho Đảng ủy Viện phụ trách công tác sinh viên) rất
nhiệt tình ủng hộ. Thầy PGS.TS Phạm Công Thành lúc đó làm trưởng bộ môn Công
nghệ thực phẩm - công nghệ sau thu hoạch cho phép làm thực hành tại phòng thí

                                         17
nghiệm. Các giảng viên ( đặc biệt là cô Châu ) và cán bộ PTN đã giúp đỡ rất nhiều,
về kỹ năng thuyết trình học ở Tâm Việt, báo cáo chuyên đề thì tự các bạn sinh viên tổ
chức với nhau trên tinh thần tự nguyện. Nhờ vậy CLB may mắn rất thành công ở
những lần tổ chức đầu tiên, gây tiếng vang lớn và tạo đà cho những hoạt động tiếp
theo. Các thành viên hồi đó rất hăng hái
       BK FOOD 2003 tới khi tổ chức xong, tôi không ngờ về quy mô của nó
      Tôi nhớ khi tuyên bố thành lập CLB vào khoảng 22/3 hay 23/3 gì đó, nó gần với
ngày 26/3/2003 CLB cùng với LCĐ có tổ chức một hội chợ rất lớn mà đến lúc hoàn
thành rồi tôi vẫn không ngờ hết về quy mô của nó. Không hiểu có phải em muốn nói
đến sự kiện này không? Tôi nhớ là tôi phải mất tới 4 trang giấy để ghi danh sách các
nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cho toàn LCĐ để dán ở bảng tin của Viện. Các gian
trại kín cả khuôn viên trường, có cả Đài truyền hình Hà Nội về quay. Toàn bộ sinh
viên các lớp, các khóa của Viện mình đều tham gia rất nhiệt tình, toàn bộ các cán bộ
trẻ trong trường đều tham gia hăng hái. Tôi còn giữ nguyên tất cả các giấy tờ này như
là một kỷ niệm. Tôi nghĩ nếu để viết hết về sự kiện này chắc cũng phải rất dài; 2, 3
trang giấy cũng khó có thể diễn tả hết được.
      CLB muốn hoạt động tốt phải có “lửa”
      Thực ra từ lâu tôi cũng không đi sâu lắm vào hoạt đông của CLB, chỉ giúp đỡ
khi CLB cần nên cũng không biết góp ý thế nào. Nhưng theo đánh giá chủ quan của
tôi muốn duy trì và phát triển được CLB thì CLB phải luôn có lửa. Có thể sinh viên
mỗi khóa mỗi khác và yêu cầu mỗi khác. Có thể những hoạt động buổi sơ khai không
thật phù hợp với bây giờ.
      Nhưng tôi muốn nhắc lại rằng bất kỳ một tổ chức nào thành lập ra cũng phải dựa
vào nhu cầu hay mong muốn của những đối tượng sẽ tham gia vào nó, và tuân theo số
đông. Ngoài ra để một tổ chức duy trì và phát triển thì phải biết duy trì và truyền lửa
cho mỗi thế hệ, mỗi thành viên của mình.
      Vài dòng suy nghĩ bất chợt vậy thôi, chúc CLB hoạt động tốt!

  6. Cha đẻ – ngƣời khai sinh và nuôi dƣỡng CLB anh Nguyễn Minh Cƣơng
     CLB FOBIC, một trong những CLB truyền thống của trường vừa tổ chức hội
chợ kỷ niệm 5 năm thành lập của mình*. Được sự gợi ý của các cựu thành viên CLB,
cũng nhằm đáp ứng nguyện vọng tìm hiểu về lịch sử CLB của các bạn thành viên
CLB và sinh viên trong Viện, chúng tôi – những thành viên BCN CLB khóa 5 ( 2007-
2008 ) , cùng với sự giúp đỡ của các cựu thành viên BCN đã cùng nhau góp sức xây
dựng “ Kỷ yếu FOBIC “ nơi lưu giữ tên tuổi của những con người với những hoạt
động đã góp phần xây dựng và phát triển tạo nên tên tuổi CLB.

                                          18
Đầu tiên tôi muốn đưa quý vị tới gặp một con
người, Có thể nói đây chính là người có công lớn nhất
cho sự hình thành CLB và cũng là người đã tâm huyết ,
gắn bó nhất trong những ngày đầu CLB thành lập. Đó
chính là anh Nguyễn Minh Cương – Một trong những
người sáng lập và cũng là chủ tịch đầu tiên của CLB.
     Hồng long : Chào anh Minh Cương, cảm ơn anh
đã nhận lời phỏng vấn của em hôm nay. Gần đây anh
vấn khỏe chứ? Công việc của anh vẫn tốt chứ ạ.
     Anh Minh Cƣơng: cảm ơn Long, anh vẫn khỏe,
công việc vẫn diễn ra bình thường. Thế việc học của
Long ra sao?                                                Vài nét về anh Nguyễn
                                                            Minh Cương
     HL : Dạ cảm ơn anh, Em học cũng bình thường,
                                                            Họ tên :Nguyễn Minh
cũng sắp chuẩn bị thi cuối kỳ rồi anh ạ.                    Cương
         Chúng em đang xây dựng “ Kỷ yếu FOBIC”, Quê quán : Hưng Yên
muốn là nơi lưu giữ lịch sử, quá trình hình thành và Cựu sinh viên lớp Lương
phát triển của CLB FOBIC, cũng như tên tuổi thành Thực K45 Viện Công
viên BCN CLB các khóa. Em muốn có một số câu hỏi Nghệ Sinh Học Thực
hỏi anh với tư cách là Chủ tịch khóa đầu tiên của CLB. Phẩm
     Anh MC: Anh sẵn sàng nghe Long nói đây.
     HL : Xin anh cho biết từ những ý tưởng nào mà anh quyết định xây dựng nên
CLB FOBIC?
     Anh MC: Ý tưởng thành lập CLB xuất phát từ nhu cầu anh muốn đưa những gì
mình được học vào thực tế cuộc sống. Hồi đó anh đang là sinh viên năm thứ 3 của
trường cũng như các em bây giờ. Và các em cũng biết đấy : Bách Khoa là một trường
kỹ thuật, vì vậy trong quá trình học anh thấy mình được đào tạo rất nhiều lý thuyết mà
không biết cách thực hành. Một câu hỏi đặt ra là không biết trong thực tế những kỹ sư
họ làm thế nào? Sau này mình ra trường sẽ làm được những việc gì? Vì cứ học như
thế này không biết sẽ ra sao? Chính những điều đó cứ đeo đẳng anh mãi, nó lớn dần,
lớn dần, ngày ngày nó thôi thúc anh “ Cương , cậu phải làm gì đó để thay đổi, cậu
nhất định phải làm” là một sinh viên nhiệt tình, anh quyết tâm mình phải làm được.
     HL : Ước muốn đó cũng là suy nghĩ của hầu hết các bạn sinh viên khi mới vào
trường trong đó có bọn em. Anh đã làm gì để thực hiện ý tưởng của mình, và ai là
những người đầu tiên anh chia sẻ ý tưởng của mình?. CLB đã hình thành như thế
nào?
     Anh MC : Rồi cơ hội cũng đến khi anh họp BCH LCĐ , nơi anh đã gặp những

                                         19
thành viên cũng rất năng động và nhiệt tình, được sự ủng hộ của mọi người anh đã
mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình. 2 người đầu tiên mà anh chia sẻ ý tưởng của
mình là anh Đỗ Biên Cương và anh Lê Trường Sơn lúc đó đang là Phó bí thư LCĐ,
sau đó anh Sơn có gợi ý cho anh đến gặp đồng chí Vũ Văn Chung – một ủy viên LCĐ
rất năng động. Tụi anh 3 người ngồi lại phân công công việc. Hồi đó ý tưởng của anh
được sự ủng hộ rất nhiệt tình của anh Sơn, anh Biên Cương, và đặc biệt là cô Lương
Hồng Nga – Bí thư liên chi đoàn
        Hồi đó anh rất năng nổ, vừa tìm tòi vừa học hỏi mô hình xây dựng CLB của
các trường bạn vừa lên kế hoạch cho xây dựng CLB mình. Trong khi tìm một mô hình
anh vẫn luôn đặt ra một câu hỏi lớn cho mình là “ Sinh viên như mình sẽ làm gì khi ra
trường” cộng với việc rút kinh nghiệm từ các CLB bạn với 3 tháng chuẩn bị mệt mài
của mọi người thì cuối cùng CLB cũng ra đời. Hồi đó anh có nhờ anh Hùng Nguyễn (
chủ tịch CLB Nhà Doanh Nghiệp Trẻ Tương Lai ) của trường đại học Ngoại Thương
hỗ trợ tư vấn. Từ đó cơ cấu tổ chức và điều lệ CLB cùng với cách thức hoạt động dần
hình thành: Anh chịu trách nhiệm quản lý chung từ việc tìm tòi học hỏi cho ra đời
CLB, thủ tục xin giấy phép thành lập, tổ chức hội trợ… anh Chung phụ trách việc tìm
kiếm, học hỏi cách quản lý của trường bạn.
      HL :Một CLB trẻ ra đời chắc hẳn đã gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Anh có
thể cho biết đâu là thử thách lớn nhất và anh đã làm cách nào để vượt qua những thử
thách đó?
      Anh MC: Có CLB rồi, làm thế nào để mọi sinh viên có thể tham gia được là một
câu hỏi lớn. Vì không có người tham gia coi như mục đích và kế hoạch của anh thất
bại. Câu trả lời là phải để cho mọi người biết đến , và ý tưởng tổ chức một hội chợ vào
ngày ra mắt CLB xuất hiện. Thực hiện được hội trợ là cả một sự thử thách và liều lĩnh
đối với bọn anh. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các thầy cô và mọi người nên cũng tạm
gọi là thành công, sự thành công này thuộc về cô Lương Hồng Nga và các thành viên
CLB. Tuy hội chợ bị lỗ nhưng quảng bá cho hình ảnh CLB thì khá tốt ( cười ). Một
vấn đề nữa là CLB thuộc khoa hay trường cũng được tranh luận hồi lâu, với sự tư vấn
của cô Nga và anh Hưng với một số anh chị khác, anh quyết định xin CLB trực thuộc
Đoàn trường. Quết định thành lập là do anh Trần Văn Nghĩa – Bí thư BCH Đoàn
trường ký với chính thức 15 thành viên ban đầu. Sau này để hoạt động hiệu quả hơn
Đoàn trường giao cho Viện quản lý
      HL: Xin anh cho biết ban đầu Fobic hoạt động trên những mảng chính nào?
      Anh MC: Ban đầu anh đề ra 4 hướng chính cho hoạt động của CLB : Thực hành
, kinh doanh, kỹ năng mềm và seminar.Trong đó hoạt động seminar rất được mọi
người ủng hộ vì là dân kỹ thuật, những buổi seminar là vô cùng cần thiết. Hoạt động

                                          20
thực hành ít được chú ý hơn vì mọi người cho rằng trước sau gì cũng được thực hành,
nhưng là hoạt động liên quan đến chuyên ngành nên mọi người vẫn tham gia. Hoạt
động kỹ năng mềm thì mọi người cho là vô bổ, kinh doanh thì mọi người hỏi tại sao?
CLB lại là nơi kiếm tiền? Nhưng anh luôn nghĩ rằng 2 hoạt động học kỹ năng mềm và
kinh doanh là những hoạt động hết sức quan trọng, chính là những kiến thức quan
trọng nhất mà ai cũng cần, là những thứ sẽ bổ sung cho khiếm khuyết của dân học kỹ
thuật. Và anh tin rằng mọi người dần sẽ nhận ra tầm quan trọng của nó.
      HL: Những hoạt động trên cho đến giờ vẫn là những hoạt động trọng yếu của
CLB bên cạnh những mảng mới như “tham quan nhà máy” và ” tình nguyện”
      Em cũng muốn hỏi một câu nữa : Rất nhiều bạn sinh viên trong đó có cả thành
viên CLB vẫn chưa hiểu rõ về tiêu chí của CLB “ Sáng tạo giá trị vì thành viên” với
khẩu hiệu là “ Rèn luyện – Hoàn thiện – Cống hiến”. Nhân dịp này xin anh giải thích
thêm về những điều này? Phải chăng đó là những nét đặc trưng làm nên tên tuổi
CLB?
      Anh MC : Khi mới thành lập CLB ( khoảng ngày 23/3/2003 ) có người hỏi anh
tại sao thành lập CLB. Và anh đã trả lời rằng: CLB được lập ra để mọi sinh viên được
rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình. Và sau này trong buổi họp CLB anh đã nói với
BCN: Chúng ta hoạt động trong CLB hầu hết đều với mục đích rèn luyện và hoàn
thiện bản thân thật tốt để sau này là những việc có ích cống hiến cho đời, cho xã hội.
Chính vì vậy khẩu hiệu “ Rèn luyện – Hoàn thiện – Cống hiến” ra đời và trở thành
phương châm hoạt động của CLB
          Slogan của CLB cũng ra đời trong hoàn cảnh như vậy : Mong muốn của anh
CLB không chỉ là CLB của Trường, của Viện mà anh muốn mọi người đều có thể
tham gia như: các thầy cô, các bạn sinh viên, các anh chị đã ra trường. Anh nghĩ làm
thế nào để vận động được sự ủng hộ của mọi người . Anh đã suy nghĩ rất lâu và rồi
chợt nhận ra một điều “mọi người đều có giá trị riêng của mình và CLB sẽ là nơi để
mọi người nhận ra giá trị đó và phát triển nó lên.” Chính vì vậy câu “Sáng tạo giá trị
vì thành viên” đã ra đời, để mọi người luôn tự nhắc nhở mình “đâu thực sự là mục
đích của mình khi tham gia CLB và mình đã được những gì” để mọi người cố gắng
hơn. Và khẩu hiệu, slogan hoàn thiện hơn qua từng buổi họp. Cho đến bây giờ anh
vẫn thầm cảm ơn mọi người trong CLB.

    Nhờ có CLB mà anh đã nhận biết và sáng tạo ra chính giá trị của bản thân mình.
Anh tin rằng chính những khẩu hiệu đó đã làm nên giá trị, giúp CLB khác với những
CLB khác. Còn một điều nữa, CLB có được như ngày hôm nay cũng một phần nhờ
những cố gắng, sự nhiệt tình, tâm huyết của các thế hệ BCN. Đặc biệt là BCN khóa 1

                                         21
và 2 và anh nghĩ mình thật may mắn và vinh dự khi được hoạt động cùng họ. Nhân
đây cho anh gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới những thành viên ấy.
       HL :Em đồng ý với anh như vậy. Chúng ta hoạt động CLB để rèn luyện và hoàn
thiện chính bản thân mình. Chúng ta hoạt động CLB trước hết là vì chính bản thân
mình, sau đó là vì mọi người. Em luôn nghĩ CLB giống như một gia đình và chúng ta
làm việc cần nhau và vì nhau.
         Em xin hỏi một câu cuối cùng? Anh nhận thấy mình đã học được gì từ CLB
và xin anh một lời khuyên mà anh tâm huyết nhất gửi tới các bạn sinh viên?
       Anh MC : Anh có được ngày hôm nay như bây giờ phần lớn là nhờ rèn luyện
hoàn thiện những kỹ năng từ bấy giờ: hoàn thiện kỹ năng mềm, tầm nhìn xa, khả năng
quản lý và khả năng tiếp cận thực tế. Quan trọng là anh hiểu được bản thân mình, anh
là ai, anh đang ở đâu và đang làm gì?
       Lời khuyên mà anh muốn giành cho mọi người là : HÃY RÈN LUYỆN VÀ
HOÀN THIỆN BẢN THÂN ĐỂ MAI NÀY CỐNG HIẾN CHO XÃ HỘI. CLB
FOBIC LÀ TẤM GƢƠNG MÀ BẠN SOI VÀO ĐÓ SẼ NHẬN RA GIÁ TRỊ
CỦA CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. Đó là những gì mà anh muốn gửi gắm cho các
bạn sinh viên và thế hệ thành viên CLB
       HL :Xin cảm ơn anh về buổi nói chuyện ngày hôm nay
       Cuối cùng em thay mặt CLB xin chúc anh mạnh khỏe và công tác tốt
       Anh MC: cảm ơn Long, chúc em học tốt và tiếp tục tục tích cực hoạt động CLB,
chúc em sẽ trưởng thành hơn từ chính CLB mình




                                        22
NĂM THỨ 2 : 2004 – 2005
I. Nhân sự - con ngƣời
                                                                   Công việc
    Stt        Họ và tên                  Chức vụ         Đơn vị
                                                                    hiện tại
            Phạm Tuấn Anh                                          ĐHBKHN
    1                                     Chủ tịch
                                                                   giảng viên
          Phạm Thanh Hương                                         ĐHBKHN
    2                                    Phó chủ tịch
                                                                   giảng viên
              Vũ Anh Việt
    3                                    Phó chủ tịch

           Nguyễn Minh Thực
    4                              Trưởng ban tổ chức

           Nguyễn Thế Phong
    5                             Trưởng ban thành viên

            Hoàng Thanh Hà
    6                              Trưởng ban đối ngoại

    7        Đinh Kiều Mai         Trưởng ban biên tập
             Đào Vân Thu
    8                              Trưởng ban hậu cần

    9     Nguyễn Xuân Phương       Trưởng ban việc làm
    10    Nguyễn Thị Phượng        Trưởng ban tài chính
    11     Nguyễn Hoài Nam
    12     Nguyễn Thùy Linh
    13      Đào Văn Vượng
    14    Nguyễn Phương Thảo
    15     Nguyễn Thị Trang
    16     Nguyễn Đức Hạnh                  CTV
    17      Đinh Văn Tương                  CTV
     18     Nguyễn Thị Doan                 CTV
II. Hoạt động và sự kiện




                                    23
Lúc này đây dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch mới ThầyPhạm Tuấn Anh, CLB ngày
càng trở nên vững mạnh hơn và một lần nữa CLB đã làm được những hoạt động tiêu
biểu:
   - Sự kiện hội chợ “BKFOOD 2005” thành công hơn cả sự mong đợi
  -   Các hoạt động thực hành, kỹ năng mềm, serminar được nâng cao chất lượng
hơn
  III. Khen thƣởng
  1. Khen thưởng CLB: Một lần nữa những nỗ lực của các thành viên trong CLB
được công nhận, những danh hiệu vô cùng đáng quý của CLB:
  -   Được Bằng khen cấp của Đoàn trường
  -   Được cấp bằng khen của Thành Đoàn thành phố Hà Nội
  -   CLB được công nhận là một trong hai câu lạc bộ lớn mạnh nhất trường ĐH
Bách Khoa Hà Nội
  2. Khen thưởng cá nhân có những hoạt động tốt:
  Các cá nhân có những hoạt động tốt đã được nhận những danh hiệu đáng quý:
STT HỌ VÀ TÊN                ĐƠN VỊ                CHỨC VỤ
                                                        DANH HIỆU
                                                        Bằng    khen
 1    Nguyễn Minh Thực     SHK46          TB Tổ Chức    Thành Đoàn
                                                        Bằng    khen
 2    Vũ Anh Việt          TPPK46         Phó Chủ Tịch Hội Sinh Viên
                                                        Bằng    khen
 3    Đinh Kiều Mai        TPPK46         TB Biên Tập   Viện
                                                        Bằng    khen
 4    Hoàng Thanh Hà       STHK46         TB Ngoại Giao Viện
                                                        Bằng    khen
 5    Nguyễn Phương Thảo TPPK46           Ban Biên tập  Viện
                                                        Bằng    khen
 6    Nguyễn Thị Phượng    STHK47         TB Tài Chính Viện
                                                        Bằng    khen
 7    Nguyễn Thùy Linh     STHK47         Ban Biên tập  Viện
                                                        Bằng    khen
 8    Nguyễn Thị Thu Trang NSTPK3(MTPK48) Ban Biên tập  Viện

                                       24
IV. Con ngƣời và ý kiến:
  1. Thầy Phạm Tuấn Anh : Là chủ tịch thứ 2 của câu lạc bộ, mặc dù ít tham gia
các phong trào sinh viên, nhưng thầy Phạm Tuấn Anh đã giúp câu lạc bộ tiến thêm
một bước phát triển nữa. Và sau đây là tâm sự của thầy giáo trẻ sau 9 năm hoạt động
vẫn nhớ về những kỷ niệm năm xưa…
   2005, FOBIC một tên gọi rất xa lạ đối với một thầy giáo trẻ vừa được nhận về
trường, lần đầu tiên biết đến FOBIC khi mình được liên chi đoàn Viện CNSH-CNTP
chỉ định làm chủ tịch câu lạc bộ FOBIC. Một cảm giác hồi hộp đan xen lo lắng đối
với một anh chàng rất ít tham gia các hoạt động đoàn hội như mình. Tuy nhiên, cảm
giác này phai đi nhanh chóng sau khi tham khảo ý kiến của các anh chị đã từng tham
gia FOBIC trong nhiệm kỳ đầu cũng như được mọi người chia sẻ các hoạt động sôi
nổi nhiệt tình hướng về sinh viên của CLB.
   Buổi họp đầu tiên với câu lạc bộ diễn ra tại VP hội sinh viên. Trong buổi họp này
các bạn SV đã dẫn mình từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đầu tiên phải nhắc
đến hai nhân vật Việt – phó chủ tich câu lạc bộ và Thực – trưởng ban tổ chức, toàn bộ
các hoạt động của CLB đều xuất phát từ lòng nhiệt tình ham học hỏi và phấn đấu của
hai bạn. Việt gây ấn tượng với khả năng tổ chức tốt, lòng quyết tâm thực hiện các kế
hoạch đã đề ra rất cao, thì Thực thể hiện tài ăn nói rất cuốn hút, khả năng sắp xếp
công việc. Bên cạnh đó cũng phải kể đến Nam - trưởng ban tài chính, Mai... đây chính
là những hạt nhân của câu lạc bộ.
   Nhiệm kỳ này CLB tiếp tục kế thừa các hoạt động của nhiệm kỳ trước như tổ chức
các buổi thực hành, các buổi đi thăm quan nhà máy, các buổi học kỹ năng mềm, các
buổi seminar...
   Bên cạnh các hoạt động thường xuyên đó, có một hoạt động mà CLB đã đề ra
quyết tâm thực hiện ngay từ những buổi họp đầu tiên là BK Food chào mừng ngày
26/3. BK Food chính là đánh dấu sự trưởng thành của các thành viên CLB, từ việc lên
kế hoạch chi tiết, triển khai công việc, xin tài trợ, PR quảng cáo thu hút số lượng gian
hàng, số lượng người tham dự...tất cả được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Hội chợ
tổ chức thành công vang dội, từ đó BK Food đã gắn liền và trở thành thương hiệu của
FOBIC.
   Các bạn sinh viên thân mến, hãy đến và tham dự các hoạt động của FOBIC, đây
chính là ngôi trường do chính các bạn tạo ra, ở đó các bạn được trau dồi kiến thức,
được rèn luyện và thử sức mình chuẩn bị hành trang cho quãng đường phía trước.
     1. Một số thông tin, hình ảnh của các thành viên

                                          25
Anh Vũ Anh Việt
Quê quán: Hải Phòng
Cựu phó chủ tịch CLB khóa 2004-
2005
Nơi làm việc hiện tại : công ty
Friesland Campina Hà Nam




Anh Nguyễn Minh Thực
Sinh ngày 22/09/1983
Quê quán: Hải Hậu - Nam Định
Nơi làm việc hiện tại: Công Ty
TNHH Brenntag Việt Nam




                                  26
Năm Thứ 3: 2005-2006
  I.       Nhân sự:
   St
                Họ và Tên                 Đơn vị        Chức Vụ
    t
   1       Th.s Từ Việt Phú                CĐCB         Chủ Tịch

       2   Ks Phạm Ngọc Hưng               CĐCB       Phó Chủ Tịch

                                                      Phó Chủ Tịch
       3   Nguyễn Hoài Nam                TP1K48
                                                      TB Tổ Chức
                                                      Phó Chủ Tịch
       4   Nguyễn Xuân Phương             TPPK47
                                                      TB Biên Tập
       5   Đào Vân Thu                    TP3K48      TB Đối Ngoại
       6   Đinh Văn Tương                 TPPK48     TB Thành Viên
       7   Nguyễn Thị Doan                TP2K48       TB TC HC

       8   Vũ Tuấn Đạt                    CĐK5B       TB Việc Làm

           Nguyễn Thị Lan
       9                                  TP3K48     PTB Đối Ngoại
           Phương
   10      Vũ Thị Thu Trang               MTPK48      PTB Biên Tập
   11      Thái Ngô Hiếu                  TPPK48     Ban Thành Viên
   12      Nguyễn Đức Nhân                TPPK49     PTB Thành Viên
   13      Đỗ Thùy Vân                     K5B       PTB Việc Làm
   14      Nguyễn Thị Loan                TPP-K48     Ban Biên Tập
   15      Đỗ Thị Nhung                   TPP-K48    Ban Tài Chính
   16      Nguyễn Đức Hiển                BK64-K50    Ban Biên Tập

   17      Đỗ Minh Đức                    SHTP2K50   Ban Đối Ngoại
   18      Nguyễn Thùy Ninh               SHAK49         CTV
   19      Nguyễn Thị Xen                 TP3K49         CTV
   20      Nguyễn Minh Cường              TP1-K48        CTV

II. Các sự kiện, hoạt động


                                     27
Một lần nữa sự kế nhiệm của vị Chủ tịch mới Thạc sỹ Từ Việt Phú ( nay là Tiến
sỹ) đã đem lại cho CLB một sinh khí mới như một động lực lớn để CLB phát triển
vững mạnh hơn nữa.
    1. Thực hành
   - Làm chè xanh
   - Làm tương ớt
   …
   2. Sinh hoạt chuyên môn : kỹ thuật thử nếm
   3. Hoạt động mới : tham quan nhà máy
    Đặc biệt trong năm nay đã có thêm một hoạt động mới nữa được ra đời, đó là hoạt
động tham quan nhà máy. Hoạt động này giúp các thành viên tham quan được quy mô
sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc… thậm chí là cả cơ hội việc làm ở các nhà
máy thực phẩm, và CLB cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể
    - Nhà máy chè Kim Anh
   - Nhà máy bia Á Châu
   - Nhà máy rau quả Bắc Giang
    Đặc biệt tổ chức tốt là đi tham quan nhà máy bia À Châu: thuê 2 chuyến xe 45
chỗ, 1 buổi sáng và 1 buổi chiều, chuyến nào cũng có 2-3 thầy cô trẻ đi cùng đoàn,
giảng giải về công nghệ nấu bia ngay trên xe oto, và hướng dẫn thêm cùng cán bộ nhà
máy khi đi thăm cơ sở sản xuất
    III.     Khen thƣởng
    Câu lạc bộ và các cá nhân có thành tích tốt đều được giấy khen của Đoàn trường
và Đoàn viện.
    IV.      Con ngƣời và ý kiến
   1. Chủ tịch câu lạc bộ : thầy Từ Việt Phú
     Thầy nhận lời tham gia hoạt động cùng Fobic vào năm 2005, sau khi chính thức ở
lại trường công tác. Thời điểm đó thầy tiếp quản Fobic từ thầy Tuấn Anh. Lúc đó có
rất nhiều gương mặt các anh chị sinh viên đặc biệt gắn bó và có những đóng góp lớn
cho Fobic: anh Thực, anh Việt, chị Nam, chị Trang, anh Tương, anh Nhân, chị Xen,
anh Đạt và nhiều gương mặt khác nữa. Tuy nhiên các hoạt động của Fobic còn bị
động, các bạn chưa được rèn luyện nhiều để có thể chủ động trong việc tổ chức các
hoạt động cho thành viên câu lạc bộ. Cùng với thầy Phạm Ngọc Hưng, lúc bấy giờ là
Phó chủ tịch và chị Nam là Phó chủ tịch SV, Fobic có thể nói là có một năm rất vui,
chứng kiến sự trưởng thành đáng kể của cả thầy và trò.
                                        28
Quan điểm của thầy lúc đó là tuân thủ tuyệt đối tiêu
chí "Sáng tạo giá trị vì thành viên" của Fobic, coi
trọng việc một bạn là thành viên của Fobic được
CLB chăm sóc như thế nào. Điều này thể hiện
thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng và
thiết thực (biết là thiết thực vì có nhiều bạn đăng ký
tham gia :D).

    Điều làm nên thành công năm đó có lẽ là cầu TS. Từ Việt Phú, TPP-K43
nối giữa Fobic và các thầy cô trong chi đoàn cán bộ Chủ tịch CLB Fobic 2005 -
lúc bấy giờ. Ai cũng còn trẻ, chưa vướng bận nhiều 2006
việc gia đình, và nhiệt tình với sinh viên. Các hoạt Nhận xét chung của nhiều
động như thực hành sản xuất sinh hoạt chuyên môn sinh viên: Mặt mũi khó khăn,
và thăm nhà máy thu hút được sự quan tâm tham đặc biệt lúc đang tập trung
gia của rất nhiều thầy cô trẻ. Thầy nhớ là hôm đi làm việc, (cầu toàn và khắt
thăm quan nhà máy Bia Á Châu, tổ chức rất tốt. Hai khe?)
chuyến xe 45 chỗ, một buổi sáng và một buổi chiều,
chuyến nào cũng có hai ba thầy cô trẻ đi cùng đoàn, giảng giải về công nghệ nấu bia
ngay trên xe ô tô, và hướng dẫn thêm cùng cán bộ nhà máy khi đi thăm cơ sở sản
xuất. Về BTC thì có vất vả hơn khi tổ chức như vậy nhưng là dịp để các bạn rèn luyện
và trưởng thành trong việc sắp xếp, phối hợp và tổ chức.
   Sau năm này, quy trình tổ chức các hoạt động được hoàn thiện và có định hướng rõ
nét, các bạn sinh viên cũng rất chủ động, trưởng thành và đặc biệt rất nhiệt huyết. Các
thầy thống nhất rút lui để sinh viên có thể phát huy tối đa sức mạnh. Ngoài ra những
năm đó cũng bắt đầu thời gian các thầy đi tu nghiệp nên cũng không thể theo các bạn
tiếp.

  2. Thầy Phạm Ngọc Hƣng
  Một người thầy luôn năng nổ, tích cực trong các hoạt động của sinh viên, một con
người đầy tâm huyết với câu lạc bộ, có thể nói Fobic có được những thành công là
nhờ một phần công sức vô cùng to lớn của thầy. Cho dù trong hoàn cảnh nào, ở nơi
đâu thầy luôn luôn dõi theo từng bước phát triển của CLB, và đóng góp những ý kiến
cũng như những lời động viên. Trong những ngày chúng tôi làm kỷ yếu, thầy đang tu
nghiệp ở nước ngoài và đã “thức trắng” đêm theo giờ Việt Nam dành tặng chúng tôi
đôi điều về hoạt động của FOBIC:

FOBIC trong hoạt động phong trào sinh viên Viện CN Sinh học – CN Thực
phẩm
  Thành lập do sinh viên, lãnh đạo bởi sinh viên, phục vụ cho sinh viên, hoạt động
độc lập dưới sự giám sát của BCH LCĐ Viện CNSH-CNTP, với slogan ấn tượng
                                           29
“Sáng tạo giá trị vì thành viên”, CLB Fobic đã và
đang chứng tỏ là một địa chỉ tin cậy dành cho các
bạn SV đến học hỏi, sinh hoạt, giao lưu và rèn
luyện.
   Mười năm, đó là quãng thời gian đầy thử thách
nhưng rất thú vị của một CLB sinh viên. Fobic đã
là một trong số rất ít CLB trong toàn trường đã
thành lập, duy trì và phát triển liên tục trong quãng
thời gian đó. Từ ý tưởng tạo ra một sân chơi dành
cho các bạn chuyên ngành về sinh học và thực
phẩm, CLB đã được thành lập một cách bài bản,
                                                      Th.s Phạm Ngọc Hưng
với đầy đủ điều lệ nội qui, qui mô và lĩnh vực hoạt
                                                      Giảng viên
động. Cho đến ngày nay, CLB vẫn phát huy được
                                                      Bộ môn QT&TB CN Sinh học
tính chuyên nghiệp đó trong hoạt động, đây là một
                                                      – CN Thực phẩm
kết quả của sự sáng tạo và phấn đấu không ngừng
                                                      Được nhận xét luôn vui tươi
của ban chủ nhiệm các nhiệm kỳ. Fobic luôn được
                                                      và hóm hỉnh nhược điểm là
Đoàn trường, BCH LCĐ Viện đánh giá cao. Đồng
                                                      hay hút thuốc.
thời, Fobic cũng luôn được Lãnh đạo Viện, các
thầy cô giáo, các bạn sinh viên quí mến và tin tưởng.
   Mỗi năm, một nhiệm kỳ mới, một khóa sinh viên ra trường, cũng đồng thời một
khóa vào trường, vào Viện. Fobic đã chia sẻ công việc, đồng hành cùng LCĐ, LCH,
đội tình nguyện trong việc xây dựng phong trào sinh viên của Viện. Công tác tuyên
truyền, tuyển nhân sự luôn được CLB chú trọng triển khai khá sớm đầu mỗi năm học.
Tâm lý của các bạn trẻ mới vào chuyên ngành là còn rụt rè, nhút nhát và mơ hồ về
ngành nghề mình đang theo học. Dựa vào thế mạnh nhất định của mình, Fobic luôn
biết cách đánh trúng tâm lý này và tuyển được những cá nhân nhiệt tình phục vụ cho
CLB.
      Tuy nhiên Fobic đã giúp đỡ các bạn bằng cách tự liên hệ, tự tổ chức các đợt
tham quan nhà máy, tổ chức các buổi thực hành chuyên ngành, các buổi giao lưu học
tốt, xóa nhòa khoảng cách sinh viên năm trước năm sau, lớp này lớp khác. Luôn tạo
được môi trường để tất cả các bạn tham gia được học hỏi và rèn luyện. Đây là một
hoạt động truyền thống từ ngày đầu thành lập, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia và
được các thầy cô giáo đánh giá cao.



                                         30
Khi tham gia CLB, các bạn còn được hoàn thiện bản thân mình. Các bạn cũng
đều hiểu rằng kiến thức học trên giảng đường chưa đủ đảm bảo cho một công việc,
một vị trí ổn định sau này. Trong xu thế mới, kỹ năng mềm đang được các bạn trẻ
quan tâm và tìm học như một yếu tố tất yếu. Fobic như đã đi trước một bước. Ngay từ
nhiệm kỳ thứ khóa 2005-2006 CLB đã triển khai tổ chức các buổi học kỹ năng mềm
để thu hút thành viên, phát triển và hoàn thiện cá nhân. Ngày nay, cũng đã nhiều khóa
sinh viên từng tham gia Fobic ra trường, trong số đó cũng đã nhiều sinh viên tốt
nghiệp loại xuất sắc và đang đi du học hoặc giữ vị trí quan trọng trong công ty, nhà
máy. Để rồi giờ đây, họ được cống hiến cho xã hội, cho các thế hệ sinh viên Viện sau
này.
      Lĩnh vực hoạt động của CLB còn nhiều, như các hội trại BKFOOD có qui mô,
sức thu hút rất lớn; các hoạt động giao lưu doanh nghiệp…Tất cả các sự kiện được
triển khai đều mang đặc trưng riêng của CLB Fobic, không trùng lặp với các hoạt
động của LCĐ, LCH, đội tình nguyện. Điều này đã góp phần làm phong phú các hoạt
động phong trào SV của Viện CNSH – CNTP.
      Từng là một thành viên CLB, cũng từng là Bí thư LCĐ Viện CNSH-CNTP trong
các năm 2008-2011, tôi luôn đánh giá cao các hoạt động của CLB. Fobic đã thực sự
đóng góp rất nhiều trong các hoạt động SV của Viện. Với các bạn sinh viên mới vào
trường, vào Viện, tôi khuyên các bạn nên tìm đến các tổ chức Đoàn, Hội, đội tình
nguyện, các CLB để tham gia sinh hoạt. Điều này thực sự tốt cho các bạn cả trong học
tập và cuộc sống. Và đương nhiên, Fobic là một địa chỉ đáng giá.
      Nhìn lại 10 năm đầy tự hào, nhưng cũng là thách thức với các thế hệ sinh viên
khóa sau. Tiếp tục duy trì và phát triển CLB để phục vụ các bạn SV Viện, trách nhiệm
này của ban chủ nhiệm đương thời còn lớn hơn rất nhiều so với những người đồng
nhiệm trong thời gian đầu thành lập. Khó khăn chắc chắn còn không ít, đặc biệt là vấn
đề tài chính, kinh phí hoạt động của CLB. Nhưng, tôi luôn tin rằng các bạn SV hôm
nay sẽ làm nên những điều kỳ diệu.
                 Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, tự tin và thành công!




                                         31
Năm thứ 4: 2006-2007
       Từ nhiệm kỳ này, chức vụ chủ tịch CLB được chính thức chuyển giao cho sinh
viên nắm giữ. Tất cả các định hướng hoạt động, phát triển của CLB được điều hành từ
cô sinh viên Nguyễn Hoài Nam. Chị tham gia các hoạt động sinh viên từ những năm
thứ nhất và cũng tham gia CLB từ ngay những năm đầu thành lập. Có câu hỏi đặt ra:
“các thầy cô đã chán Fobic”? Vâng, xin trả lời là không. Chức vụ chủ tịch CLB được
giao cho sinh viên là khi các các thầy cô đã tin tưởng vào khả năng lãnh đạo, đường
lối đúng đắn, và các thầy cô chỉ là đi về vị trí cố vấn, tham mưu. Không phụ sự tin
tưởng ấy, vị chủ tịch sinh viên đầu tiên cùng với các thành viên trong Ban chủ nhiệm
đã gây được những ấn tượng lớn mạnh, để lại không ít những niềm hãnh diện.
    I.     Nhân sự, thành viên Ban chủ nhiệm
       Stt Họ tên                        Đơn vị             Chức vụ
        1   Th/s Hoàng Quốc Tuấn         CĐCB               Cố vấn
        2   Th/s Phạm Tuấn Anh           CĐCB               Cố vấn
        3   Th/s Trần Ngọc Hân           CĐCB               Cố vấn
        4   Nguyễn Hoài Nam              TP1K48             Chủ tịch
        5   Đinh Văn Tương               TPP K48            P. Chủ tịch
        6   Nguyễn Đức Nhân              TPP K 49           T. ban tổ chức
        7   Đào Thị Vân Thu              TP3 K48
        8   Nguyễn T. Lan Phương         TP3 K48
        9   Vũ Thị Thu Trang             MTP K48
       10   Nguyễn Thị Ngọc Huy          TP 3K49
       11   Nguyễn Thị Sen               TP 3 – K49         T ban Tài chính
       12   Nguyễn Thùy Ninh             SHA – k49          T ban đối ngoại
       13   Nguyễn Đức Hiển              Tin 5 – k50        T Ban Thành viên
       14   Đỗ Minh Đức                  TP2 – K50
       15   Vũ Tuấn Đạt                  NSTPB – k5         T Ban việc làm
       16   Dương T. Lương Liên          SHB – K49          CTV

                                        32
II. Sự kiện, hoạt động
    Các hoạt động thực hành, nhà máy, kỹ năng mềm, seminar,… đa dạng, chất lượng
tiến bộ lên một bậc thang mới.
   III. Khen thƣởng
    Câu lạc bộ và các cá nhân có tích cực đều được giấy khen của Đoàn trường và
Đoàn viện.
   IV. Con ngƣời, ý kiến
                            ĐIỀU LÀM NÊN GIÁ TRỊ FOBIC
                                                                 Nguyễn Hoài Nam
    Có lẽ các thành viên đã và đang sinh hoạt
trong Fobic đã quen thuộc với slogan của câu lạc
bộ “Sáng tạo giá trị vì thành viên”. Slogan này do
anh Nguyễn Minh Cương, người sáng lập, Chủ
tịch đầu tiên của câu lạc bộ nghĩ ra. Và có bao giờ
chúng ta tự hỏi “giá trị” đó là những điều gì?
    Theo ý tôi, một thành viên có nhiều năm hoạt
động và gắn bó thân thiết với Fobic, có rất nhiều
giá trị mà Fobic mong muốn mang đến cho từng
thành viên của mình.
    Trước hết, Fobic là ngôi nhà chung quy tụ
những người trẻ, nhiệt huyết, có khát khao học hỏi Đôi nét về chị Nguyễn Hoài
và chia sẻ kiến thức, kỹ năng của mình. Có lẽ vì lý Nam
do này mà nhiều thế hệ Ban chủ nhiệm CLB đã tốt Họ tên: Nguyễn Hoài Nam
nghiệp vẫn luôn dõi theo và ủng hộ, hỗ trợ hết Sinh viên lớp TP1- K48
mình với các hoạt động của các lớp đàn em đi sau.   Nơi ở hiện tại : Hà Nội
    Thứ hai, từ những gì quan sát được và từ kinh
nghiệm ít ỏi của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ những
ngày đầu thành lập, các anh chị đi trước đã hiểu được rằng những kiến thức quý báu
mà thầy cô trang bị cho chúng ta trên giảng đường là nền móng cơ bản để có một sự
nghiệp vững chắc, nhưng chưa phải là tất cả. Chúng ta còn cần rất nhiều kỹ năng khác
thường được gọi là kỹ năng mềm. Vì thế, trau dồi kỹ năng mềm cho các thành viên
chính là một trong những hướng hoạt động chính của câu lạc bộ từ những ngày đầu
thành lập cho đến nay. Không chỉ là tham gia các khóa học, tự đọc sách để trau dồi,
các bạn còn có cơ hội thực tập các kỹ năng mình học được trong từng hoạt động cụ
thể của câu lạc bộ. Từ kinh nghiệm làm việc của chính mình, có thể nói không quá

                                        33
rằng những kỹ năng được học tập, trải nghiệm, trau dồi tại Fobic đã góp phần không
nhỏ vào thành công trong công việc ngày hôm nay của tôi.
     Với gần 10 năm hoạt động, với hàng trăm lượt thành viên tham gia, hàng chục
thành viên ban chủ nhiệm, Fobic đã xây dựng nên một mạng lưới bạn bè rộng khắp,
những người luôn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau khi có cơ hội. Vì thế, mỗi thành viên đều
được hưởng lợi thế này khi tham gia hoạt động câu lạc bộ.
     Tuy nhiên, theo tôi, giá trị quan trọng của Fobic nằm trong từng thành viên của
mình. Bởi mỗi con người là một thực thể duy nhất, với cá tính khác nhau, mang đầy
đủ những ưu, nhược điểm. Nhưng chúng ta đã cùng nhau quy tụ về mái nhà chung
Fobic, để cùng rèn luyện, hoàn thiện mình, để cống hiến sức trẻ của mình nhằm xây
dựng nên giá trị độc đáo riêng có của Fobic ngày hôm nay.
     Đôi nét về thành viên
Anh Đinh Văn Tương
Họ tên : Đinh Văn Tương
Sinh ngày: 06/06/1985
Quê quán: Nam Định




                                        34
Năm Thứ 5: 2007-2008
  I. Nhân sự
     STT Họ tên                       Đơn vị                Chức vụ
     1       Nguyễn Đức Nhân          TPP – k48             Chủ tịch
     2       Đỗ Minh Đức              TP2 – K50
     3       Vũ Tuấn Đạt              NSTPB – k5            T Ban việc làm
     4       Dương T. Lương Liên      SHB – K49             CTV
     5       Nguyễn Mạnh Tuấn         TP 3 – K49            CTV
     6       Nguyễn Thị Ngọc Ngà      SHB – K50             CTV
     7       Nguyễn T. Bích Liên      TP2 – K50             CTV
     8       Nguyễn T. Bảo Cúc        TP1 – K50             CTV
     9       Nguyễn Hồng Long         SH – K51              CTV
     10      Nguyễn Tiễn Long         TP – K51              CTV

      I.      Hoạt động, sự kiện
     Các hoạt động thực hành, tham quan nhà máy, kỹ năng mềm… đều được duy trì
và thực hiện tốt.
         Nét nổi bật của năm là hoạt động hội chợ “BK MĂM” với poster ngày ấy:




  Hiện nay, theo xu thế hội nhập của nền kinh tế, các mối quan hệ xã hội cần phải
được tăng cường. Đặc biệt là với sinh viên, nhu cầu gặp gỡ giao lưu với các doanh
nghiệp, những nhà cung cấp việc làm cho mình trong tương lai là một nhu cầu cấp
thiết. Đó chính là nguyện vọng của CLB FOBIC khi tham gia tổ chức hội chợ thực
phẩm BKFood 2005 cùng với LCĐ và LCH Viện công nghệ sinh học và công nghệ
thực phẩm.

                                       35
Thời gian tổ chức hội chợ là từ 6h00 ngày 19 đến 9h00 ngày 20 tháng 3 năm 2005,
tháng cao điểm chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

  Thành phần tham gia hội chợ có các doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài lĩnh
vực thực phẩm như Hanoimilk, Trung Thành, Incombank, FPT, VPP Hồng Hà, Trung
tâm anh ngữ London,...; sinh viên các trường Đại học và cao đẳng trong thành phố
Hà Nội như Bách Khoa, Kinh tế, Ngoại thương, Quốc gia, Quản lý kinh doanh, Tài
chính, Ngân hàng,...
  Nội dung của hội chợ rất phong phú với phần hội chợ ẩm thực và ca nhạc, thời
trang với sự góp mặt của các nhóm nhạc sinh viên, CLB Ghita cổ điển Hà Nội, nhóm
nhạc Rap, Hiphop,...
  Đến với BK Food 2005, các đơn vị và cá nhân sẽ có cơ hội giới thiệu, quảng bá về
mình với sinh viên, được trao đổi thông tin không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm, được
bán và mua những sản phẩm của sinh viên và vì sinh viên,...
  Ngay từ bây giờ, các bạn hãy đăng kí với chúng tôi để có một trong hơn 80 gian
hàng của hội chợ:
  - Ks. Phạm Tuấn Anh          - Vũ Anh Việt                  - Nguyễn Minh Thực
  Phòng 201 nhà C4             Lớp TPP – K46                  Lớp CNSH B - K46
  ĐT: 04.8692764               ĐT: 095.3338900                ĐT: 098.9665020
  /0904251549
  Sự kiện này đã thêm một lần nữa chắp cánh cho tên tuổi cho CLB bay lên cao hơn,
xa hơn, không chỉ với sinh viên trong Viện CNSH – CNTP, trường ĐHBKHN mà còn
cả với các sinh viên trường bạn và cả các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng như
ngoài ngành.

  II. Khen thƣởng

  Câu lạc bộ và các cá nhân có thành tích tốt đều được giấy khen của Đoàn trường và
Đoàn viện.

  III. Con ngƣời và ý kiến



                                         36
Chàng trai trẻ Nguyễn Đức Nhân đảm nhiệm
vai trò chủ tịch CLB, sau những năm tháng sinh
hoạt CLB, rồi những ngày đi học nơi phương xa,
khi trở về đã ngay lập tức tìm đến thế hệ các em
Fobic, sự quan tâm, động viên, góp ý kiến của anh
càng thể hiện rằng anh đã có những kỷ niệm đáng
nhớ như thế nào, CLB có vai trò quan trọng với
anh ra sao. Và sau 5 năm, khi ngồi viết những
dòng kỷ yếu, cảm xúc về những kỷ niệm khi xưa          Vài nét về anh Nguyễn Đức
của anh ùa về:                                         Nhân
  “Chào các em, anh là Nhân, sinh viên khóa            Họ tên: Nguyễn Đức Nhân
K49, cũng là chủ tịch CLB Fobic khóa 5: 2007-          Sinh ngày 01/08/1987
2008. Nói về Fobic, đó là ngôi trường thứ hai của      Sinh viên lớp TPP – K49
anh tại đại học.
  Kỷ niệm về Fobic thì rất nhiều. Những lần tham gia hoạt đông hay các cuộc đi chơi
đều để lại kỷ niệm và những dấu ấn khác nhau.
   - Hoạt động đáng nhớ nhất là hội chợ BK Măm mừng sinh nhật CLB 5 tuổi (năm
2008). Quá trình chuẩn bị tốn khá nhiều công sức và thời gian của BCN. Lâu nhất và
tốn công sức nhất có lẽ là việc đi xin tiền tài trợ. Sau một tháng rưỡi làm việc cật lực,
tiền tài trợ chỉ vừa đủ ngay trước ngày diễn ra. Tuy nhiên, khi chúng ta dốc sức làm
một việc nào đó, những thứ chúng ta học được sẽ rất nhiều. Đó là bài học mà các
thành viên BCN đã có được sau lần hội chợ này.
   - Những hoạt động đi chơi ngoại khóa cũng rất quan trọng, nó giúp gắn kết các
thành viên để trở thành những người bạn tri kỷ. Lần đi chơi đáng nhớ nhất có lẽ là lần
về nhà anh Đinh Văn Tương tại Nam Định. Giữa đêm khuya, tại một chòi trông cá
rách nát nằm giữa biển (cách đất liền mười mấy cây số), mười mấy thành viên CLB
ôm nhau nhìn cơn bão từ xa ập đến. Có lẽ là không cái resort nào có thể để lại nhiều
ấn tượng như cái chòi cá hôm đó.
   Kinh nghiệm: Mỗi người sẽ có những trải nghiệm và suy ngẫm khác nhau khi tham
gia CLB. Đối với anh, CLB như là một công ty, ở đó các bạn sinh viên là những
“thượng đế”, còn các hoạt động như là các “sản phẩm”. Muốn công ty “sống” được, dĩ
nhiên, các em phải bán được sản phẩm. Các em vừa phải duy trì những sản phẩm
truyền thống mà vừa phải luôn sáng tạo ra những sản phẩm mới. Các sản phẩm luôn
phải tuân thủ nhiều chỉ tiêu: chất lượng tốt (cách quản lý, tổ chức hoạt động) – giá
thành hợp lý – thương hiệu tốt– marketing – luôn duy trì trên thị trường…
                                           37
Cá tính của CLB: Không giống như các tổ chức đoàn hội khác, CLB luôn mang
hình ảnh của chính những người điều hành nó - Ban chủ nhiệm. Đó là sự nhiệt huyết,
sự mong muốn thay đổi, sự thích nghi để tồn tại và phát triển. Cá tính này đã được thể
hiện trong tất cả các nhiệm kỳ. Anh hy vọng là với thế hệ của các em, CLB sẽ mang
một cá tính mới, dựa trên những giá trị truyền thống đã được xây dựng từ trước đó.
   Anh cũng hy vọng rằng, sau 10 năm nữa, lại có thể ngồi ôm máy tính hoặc một thứ
gì đó đại loại thế để có thể viết tiếp cảm nhận cho các em. Để làm được điều này –
phải nhờ vào công sức, sáng tạo và nỗ lực của các em – thành viên FOBIC.”




                                         38
Năm thứ 6: 2008-2009
      I.      Nhân sự
              Danh sách BCN và CTV CLB FOBIC khóa 2008 – 2009
Stt        Họ và tên                  Đơn vị       Chức vụ
1          Nguyễn Thị Ngọc Ngà        CNSHB K50    Chủ tịch
2          Nguyễn Thị Bích Liên       CNTP2 K50    P Chủ tịch, trưởng nhóm
                                                   nhà máy
3          Vũ Tuấn Đạt                CNTP2 K50    BCN
4          Nguyễn Đức Nhân            CNTPP K49    Cố vấn
5          Nguyễn Thuỳ Ninh           CNSH K49     Cố vấn
6          Nguyễn Thị Bảo Cúc         CNTP1 K50    Trưởng ban biên tập, nhóm
                                                   thực hành
7          Đỗ Minh Đức                CNTP2 K50    Trưởng nhóm web
8          Nguyễn Khắc Hà             MTP K50      BCN
9          Trần Huy Nạp               MTP K50      BCN
10         Nguyễn Hồng Long           CNSH K51     Trưởng ban thành viên
11         Nguyễn Tiến Long           CNTP1 K51    Trưởng ban tổ chức
12         Phạm Thuỳ Linh             NSTP K9A     BCN
13         Phan Thành Nam             NSTP K9A     BCN
14         Vũ Văn Thành               TPP K52      BCN
15         Trần Hồng Nhung            NSTP K8B     Trưởng nhóm tình nguyện
16         Đỗ Thị Hoài Thu            CNSH K51     Trưởng ban tài chính, hậu
                                                   cần
17         Nguyễn Thị Bích Hằng       CNTP1 K51    BCN
18         Trương Văn Ngọc            CNSHA K52 BCN
19         Lê Tiến Hiền               CNTP1 K52    BCN
20         Nguyễn Thị Thu Huyền       CNSHB K52    CTV

      II.   Sự kiện, hoạt động
       1. Phong trào học tập và nghiên cứu khoa học

STT Tên chương trình                            Thời gian địa điểm
1          GroupEnglish (FBEG               -09/2008-01/2009 sinh hoạt tại phòng tự học
           - Sinh hoạt vào các buổi thứ năm tầng 5, thư viện Tạ Quang Bửu.
           hàng tuần.                       -Từ 3/2009, sinh hoạt tại phòng 301 C4-5
                                            trường ĐHBKHN.
2          Phụ trách lễ tân hội thảo quốc tế:   - 10/11/2008


                                                39
“ Các phương pháp phân tích           - Tầng 9 thư viện Tạ Quang Bửu
     mới trong công nghệ thực phẩm”
3    Tham quan dây chuyền công        08/11/2008
     nghệ nhà máy bánh kẹo Hải Hà     Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
4    Tham quan dây chuyền công        13/09/2008
     nghệ nhà máy rượu Anh Đào        Khu CN Phú Diễn, Từ Liêm, HN
5    Tham quan VP Ajinomoto Việt      2511/2008, 27/02/2009, 18/04/2009
     Nam
6    Tham quan dây chuyền công        15/03/2009
     nghệ nhà máy rượu Đồng Xuân      Thanh Ba, Phú Thọ
     và Viện lương thực Miền Bắc
7    Tham quan dây chuyền công        23/03/2009
     nghệ nhà máy bia HN
8    Thực hành chế biến chè xanh và   22/10/2008, 23/10/2008
     chè đen từ lá chè tươi           Phòng Thí Nghiệm Nhiệt Đới, tầng 2, C4
                                      ĐHBKHN
9    Thực hành chế biến Surimi        11/12/2008
                                      Thường Tín, Hà Tây
10   Thực hành chế biến mứt dứa       25/03/2009 và 16/04/2009
     nhuyễn                           P111, C4, ĐHBKHN
11   Đào tạo kĩ năng mềm: “ Kĩ năng   01/01/ 2009
     thuyết trình”                    Địa điểm: Tâng 10, tòa nhà Vigracera, số 1
     (Kết hợp cùng CLB Gogreen)       cao tốc Láng – Hòa Lạc




                                      40
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC
Kỷ yếu 10 năm FOBIC

More Related Content

What's hot

Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
mai_mai_yb
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triết
helenhuynh9
 
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Hương Lim
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Bích Phương
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
bjkaboy
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
thuyettrinh
 

What's hot (20)

Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triết
 
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi ngaBai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
Bai tieu luan mon pp nghien cuu khoa hoc va tu duy sang tao nguyen thi nga
 
Dap an-de-thi-hoc-sinh-gioi-hoa-lop-12-quang-nam
Dap an-de-thi-hoc-sinh-gioi-hoa-lop-12-quang-namDap an-de-thi-hoc-sinh-gioi-hoa-lop-12-quang-nam
Dap an-de-thi-hoc-sinh-gioi-hoa-lop-12-quang-nam
 
Tiểu Luận Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Tiểu Luận Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Tiểu Luận Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
 
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
 
Heineken
HeinekenHeineken
Heineken
 
Man403 câu hỏi trắc nghiệm
Man403   câu hỏi trắc nghiệmMan403   câu hỏi trắc nghiệm
Man403 câu hỏi trắc nghiệm
 
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án) Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2023 BÀI TẬP BÁM S...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2023 BÀI TẬP BÁM S...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2023 BÀI TẬP BÁM S...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2023 BÀI TẬP BÁM S...
 
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm nonGiáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 

Viewers also liked (7)

Thiet ke Ky yeu - Sacombank 20 nam
Thiet ke Ky yeu - Sacombank 20 namThiet ke Ky yeu - Sacombank 20 nam
Thiet ke Ky yeu - Sacombank 20 nam
 
KỶ YẾU PVE
KỶ YẾU PVEKỶ YẾU PVE
KỶ YẾU PVE
 
Sổ tay văn hóa PVE
Sổ tay văn hóa PVESổ tay văn hóa PVE
Sổ tay văn hóa PVE
 
BAN TIN NGUOI PVE # 15
BAN TIN NGUOI PVE # 15BAN TIN NGUOI PVE # 15
BAN TIN NGUOI PVE # 15
 
Thiet ke Ky yeu - Sacombank (dau an)
Thiet ke Ky yeu - Sacombank (dau an)Thiet ke Ky yeu - Sacombank (dau an)
Thiet ke Ky yeu - Sacombank (dau an)
 
Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.
Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.
Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.
 
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
 

Similar to Kỷ yếu 10 năm FOBIC

hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phihội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
Simbadpi Nguyen
 
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanKe hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Binh Boong
 

Similar to Kỷ yếu 10 năm FOBIC (20)

hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phihội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
 
Kỷ yếu 15 năm FOBIC
Kỷ yếu 15 năm FOBICKỷ yếu 15 năm FOBIC
Kỷ yếu 15 năm FOBIC
 
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanKe hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
 
Phương pháp xây dựng CLB Đội Nhóm
Phương pháp xây dựng CLB Đội NhómPhương pháp xây dựng CLB Đội Nhóm
Phương pháp xây dựng CLB Đội Nhóm
 
Ke hoach hoi trai sua
Ke hoach hoi trai suaKe hoach hoi trai sua
Ke hoach hoi trai sua
 
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
 
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
 
Đề tài: Hoạt động câu lạc bộ trong Cung Văn hóa thiếu nhi, HAY
Đề tài: Hoạt động câu lạc bộ trong Cung Văn hóa thiếu nhi, HAYĐề tài: Hoạt động câu lạc bộ trong Cung Văn hóa thiếu nhi, HAY
Đề tài: Hoạt động câu lạc bộ trong Cung Văn hóa thiếu nhi, HAY
 
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Lich su hsv
Lich su hsvLich su hsv
Lich su hsv
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA HỌC VIỆN
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
 
Kiem diem cb
Kiem diem cbKiem diem cb
Kiem diem cb
 
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
 
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
 
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG - NHẬN BÀI FREE TẠI ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG - NHẬN BÀI FREE TẠI ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG - NHẬN BÀI FREE TẠI ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG - NHẬN BÀI FREE TẠI ...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 

More from bomxuan868

Think different
Think differentThink different
Think different
bomxuan868
 

More from bomxuan868 (20)

Bộ câu hỏi tuyển dụng dành cho người đi làm
Bộ câu hỏi tuyển dụng dành cho người đi làmBộ câu hỏi tuyển dụng dành cho người đi làm
Bộ câu hỏi tuyển dụng dành cho người đi làm
 
So sánh cấu trúc protein_Protein structure comparison
So sánh cấu trúc protein_Protein structure comparisonSo sánh cấu trúc protein_Protein structure comparison
So sánh cấu trúc protein_Protein structure comparison
 
Practical microbiology
Practical microbiologyPractical microbiology
Practical microbiology
 
Calligraphy 101
Calligraphy 101Calligraphy 101
Calligraphy 101
 
Calligraphy 102
Calligraphy 102Calligraphy 102
Calligraphy 102
 
Cách tìm bài báo tham khảo khoa học - Bibliography
Cách tìm bài báo tham khảo khoa học - Bibliography Cách tìm bài báo tham khảo khoa học - Bibliography
Cách tìm bài báo tham khảo khoa học - Bibliography
 
Link biblio
Link biblioLink biblio
Link biblio
 
Laboratory equipments in english
Laboratory equipments in englishLaboratory equipments in english
Laboratory equipments in english
 
Kỹ năng làm slide by Sue mc-connell
Kỹ năng làm slide   by Sue  mc-connellKỹ năng làm slide   by Sue  mc-connell
Kỹ năng làm slide by Sue mc-connell
 
Quotes
QuotesQuotes
Quotes
 
English pictures p5
English pictures p5English pictures p5
English pictures p5
 
Awake new moment
Awake new momentAwake new moment
Awake new moment
 
Engpic_part4
Engpic_part4Engpic_part4
Engpic_part4
 
English through pictures part3
English through pictures part3English through pictures part3
English through pictures part3
 
English picture part 2
English picture part 2English picture part 2
English picture part 2
 
Learn English by pictures
Learn English by picturesLearn English by pictures
Learn English by pictures
 
Session V2 - American accent training
Session V2 - American accent trainingSession V2 - American accent training
Session V2 - American accent training
 
[Fobic] Kỹ năng thuyết trình
[Fobic] Kỹ năng thuyết trình[Fobic] Kỹ năng thuyết trình
[Fobic] Kỹ năng thuyết trình
 
How to learn English?
How to learn English?How to learn English?
How to learn English?
 
Think different
Think differentThink different
Think different
 

Kỷ yếu 10 năm FOBIC

  • 1.
  • 2.
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Mười năm, thời gian đủ để một hạt giống ươm mầm thành cây xanh cao lớn. Mười năm, đủ để những sinh viên ngày nào thực hiện thành công ước mơ của mình. Mười năm, đủ để từ một ý tưởng lớn mạnh thành một FOBIC hôm nay. Nếu FOBIC giống như một cái cây to lớn, thì gốc rễ là những thầy cô cùng sinh viên năm 1, 2, 3 những người nhen nhóm lập nên một FOBIC non trẻ. Tiếp đến là những cành chắc khỏe, đang tiếp tục vươn xa là lớp anh chị khóa 4, 5, 6, 7, 8. Chồi non là các em khóa 9, 10 non trẻ và còn đầy bỡ ngỡ nhưng căng tràn nhựa sống, mơ ước. Không thể quên được khi FOBIC còn là một ý tưởng trong đầu cậu sinh viên năm 3 Nguyễn Minh Cương – trăn trở sao cho có một nơi mà sinh viên thấy được “thực tế kỹ sư họ làm gì”, khám phá ra “giá trị bản thân”, “định hướng tương lai” và “rèn luyện để thực sự cống hiến”! Một nơi cho sinh viên giao lưu, sáng tạo, thực hành không chỉ kiến thức mà kỹ năng sống, để mỗi sinh viên không còn mơ hồ, chọn và đi đúng con đường của mình. Càng không quên được những người đã góp tay vun trồng hạt giống ý tưởng đó, là những thầy cô đã không tiếc sức, thời gian để động viên, trực tiếp dẫn dắt FOBIC từ những bước đầu tiên và cho tới tận bây giờ. Quên sao được những ngày đầu thầy Cương, cô Nga ngồi lại cùng anh Nguyễn Minh Cương, Vũ Văn Chung vạch lên những kế hoạch, phân công công việc. Những gợi ý mở rộng FOBIC – “club” thành một FOBIC – “company” để sinh viên có thể thử sức làm ra sản phẩm, kinh doanh của thầy Trương Quốc Phong. Những đêm thầy Phạm Ngọc Hưng đội mưa về muộn cùng sinh viên xin tài trợ cho hội trợ BK- FOOD. Thầy Nguyễn Tiến Huy, thầy Nguyễn Ngọc Viễn không biết bao nhiêu lần trực tiếp dẫn sinh viên tham quan nhà máy, trực chiến cùng sinh viên những đêm hội trại, truyền đạt những kinh nghiệm quý giá cũng như nghiêm khắc chỉ ra những lỗi sai cho sinh viên… Tất cả thầy cô trong Viện, ai cũng dành một niềm yêu mến đặc biệt cho FOBIC.
  • 4. Sau 10 năm, FOBIC đã có được không ít thành công, là một CLB lớn mạnh và lâu đời của Bách Khoa. Lật giở từng trang để thấy được những gương mặt Trương Quốc Phong, Phạm Tuấn Anh, Từ Việt Phú, Nguyễn Minh Cương, Nguyễn Minh Thực, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Đức Nhân Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Nguyễn Tiến Long, Trương Văn Ngọc, Cao Xuân Bách… - những thuyền trưởng xuất sắc, nghe họ kể về FOBIC, để thấy FOBIC đã làm được gì, và hiểu cảm giác là thành viên FOBIC, cho dù đã đi xa nhiều năm. Cuốn kỷ yếu này là lời cảm ơn chân thành khóa 10 gửi tới các thầy cô, các anh chị đi trước và để kết nối chặt hơn một gia đình FOBIC, để FOBICERS 20, 30… biết con thuyền FOBIC đã trải qua sóng gió những ngày đầu và trưởng thành như thế nào, để trân trọng và giữ tiếp LỬA. Mọi nỗi buồn rồi sẽ qua đi. Thất bại, vấp ngã gặp phải khi bỡ ngỡ bước vào cuộc sống dần cũng được lấp đầy bởi những thành công. Nhưng hãy để kỷ niệm về những năm tháng cháy cùng FOBIC sống mãi nhé, FOBICer.
  • 5. ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ SINH HỌC THỰC PHẨM I. CƠ SỞ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CLB SINH HỌC THỰC PHẨM Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Sự phát triển này đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao. Trong thị trường lao động đó, một người tốt nghiệp đại học không chỉ được yêu cầu giỏi về chuyên môn được đào tạo mà cần phải thành thục những kỹ năng thích nghi cao với những biến đổi mới trong sản xuất và hoạt động xã hội mà sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ tạo nên. Muốn đáp ứng được yêu cầu đó mỗi đoàn viên thanh niên phải nỗ lực học tập và rèn luyện một cách toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. các tổ chức thanh niên sinh viên cũng phải tăng cường các hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng cuộc sống cho các thành viên của mình, tạo điều kiện để họ có thể thích ứng và hội nhập nhanh chóng với thực tiễn. Câu lạc bộ sinh học thực phẩm được thành lập là một như cầu thực tiễn của sinh viên về một sân chơi và học mà trong đó sinh viên được rèn luyện, hoàn thiện và cống hiến. CLB sẽ thực sự là môi trường giúp các đoàn viên phát huy tài năng, thể hiện năng lực giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn, góp phần từng bước hình thành tính độc lập, khả năng thích ứng cũng như năng lực tạo việc, tạo nghiệp cho mình và tập thể. Thông qua các hoạt động khác của câu lạc bộ, hội viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực để từ đó có thể học hỏi, trang bị cho mình một số kỹ năng cần thiết cho bản thân, hơn nữa có thể cùng nhau kiểm tra và thử nghiệm các ý tưởng, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn dưới sự cố vấn của các thầy cô và các nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín và tâm huyết với phong trào thanh niên. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CÂU LẠC BỘ 1. Cách tổ chức sinh hoạt - Dưới sự giúp đỡ trực tiếp của các nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành, các thành viên CLB sẽ được xây dựng chương trình sinh hoạt theo học kỳ, tháng, và từng buổi ( chương trình dự kiến 2 tuần/1 buổi). - Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày đào tạo một số công nghệ SH-TP nói riêng và các công nghệ khác nói chung ở quy mô vừa và nhỏ. - Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đoàn viên, thanh niên xuẩt sắc, với các nhà khoa học và doanh nghiệp có uy tín. 1
  • 6. - Tổ chức các buổi hội thảo khoa học trong sinh viên có sự giúp đỡ của ban cố vấn 2. Các hoạt động khác - Thực hiện, triển khai các đề tài, giải pháp sáng tạo của thành viên, sinh viên vào thực tiễn - Tập hợp hình thành các nhóm chức năng  Nhóm sinh viên nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật.  Nhóm tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe… - Tổ chức tập huấn và trau dồi một số kỹ năng cần thiết của một kỹ sư. - Tổ chức các cuộc thi, các trò chơi mang tính sáng tạo và làm kinh tế. 3. Thành viên ban chủ nhiệm CLB Stt Họ và tên Địa chỉ Chức vụ 1 Nguyễn Minh Cương LTTP K45 Chủ tịch 2 Hà Hải Yến LTTP K45 Phó chủ tịch, trưởng ban tài chính 3 Vũ Anh Việt TPP K46 Phó chủ tịch, trưởng ban tổ chức 4 Hoàng Thanh Hà LTTP K46 Trưởng ban đối ngoại 5 Lại Thu Anh LTTP K46 Trưởng ban biên tập 6 Trần Thị Thanh Huyền LTTP K 45 Trưởng ban hậu cần 7 Nguyễn Minh Tuấn K3A NSTP Trưởng ban việc làm 8 Đinh Kiều Mai TPP K46 Ủy viên 9 Ngô Xuân Thủy LTTP K46 ủy viên 10 Vũ Văn Chung LM K46 Ủy Viên 11 Vũ Quang Huy MTP K46 Ủy viên 12 Nguyễn Xuân Phương TPP K47 Ủy viên 13 Bùi Huy Hùng TPP K47 Ủy viên 14 Đào Vân Thu K3B NSTP Ủy viên 15 Nguyễn Sơn Tùng MTP K46 Ủy viên Ngoài ra còn có các công tác viên: 1. Nguyễn Thị Thanh Tâm LTTP K45 2. Nguyễn Thế Vũ TPP K47 3. Tạ Trung Văn TPP K47 … 4. Điều lệ CLB Sinh Học Thực Phẩm 2
  • 7. ( Có Văn Bản Kèm Theo). 5. Hội Đồng Cố Vấn Và Các Đơn Vị Tài Trợ. 1. GS.TSKH Lê Văn Nhương – Viện trưởng viện CNSH – CNTP, Chủ tịch Hội Hóa sinh Việt Nam. 2. PGS.TS Nguyễn Xuân Phương – Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn Viện. 3. PGS.TS NGƯT Đặng Thị Thu – Viện phó Viện CNSH-CNTP, UVBCH Hội Hóa Sinh Việt Nam. 4. PGS.TS Hà Văn Thuyết – Viện phó Viện CNSH - CNTP 5. TS. Lâm Xuân Thanh – Viện phó Viện CNSH – CNTP 6. GV Cô Hoàng Ngọc Châu – UV BCH Công Đoàn Trường ĐHBK Hà Nội, Phó chủ tịch Công Đoàn Viện. 7. Thạc sỹ Lương Hồng Nga – Bí thư LCĐ Viện. 8. Tiến Sỹ Nguyễn Liêu Ba BM Vi Sinh & KTDT Và các bạn đoàn viên thanh niên, các nhà khoa học khác. 6. Tên gọi, Điều lệ, VP Thường trực của CLB 1. Tên gọi chính thức : CLB SINH HỌC THỰC PHẨM 2. VP Trên đây là toàn bộ đề án thành lập CLB SINH HỌC THỰC PHẨM của Liên Chi Đoàn và ban vận động thành lập CLB, kính mong Đảng ủy, ban giám đốc Viện, Đoàn trường xem xét và phê duyệt. Ý kiến của BCH Đoàn trường TM. Ban vận động thành lập CLB Nguyễn Minh Cương. Ý kiến của Ban Lãnh Đạo Viện Ý kiến của Đảng Ủy Viện 3
  • 8. Đoàn trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam LCĐ Viện CNSH & CNTP Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc CLB Sinh học Thực Phẩm -------------o0o----------- ĐIỀU LỆ CLB SINH HỌC THỰC PHẨM Chương I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Hoạt động của CLB dựa trên nguyên tắc tự nguyện – dân chủ - thống nhât – tập trung và tất cả vì thành viên. Điều 2: Tất cả sinh viên có nguyện vọng đều có thể tham gia và tuân thủ điều lệ của CLB Chương II: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Điều 3: CLB dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Đoàn trường, LCĐ Viện CNSH & CNTP và Ban chủ nhiệm CLB. Điều 4: CLB được phép quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Viện CNSH & CNTP về các vấn đề thanh niên trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 5: Ban chủ nhiệm CLB do các hội viện của CLB bầu ra, nhiệm kỳ hoạt động của Ban chủ nhiệm CLB là một năm. Ban chủ nhiệm điều hành hoạt động của CLB theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách. Trong nhiệm kỳ hoạt động, việc thay đổi nhân sự của Ban chủ nhiệm do hội nghị của Ban chủ nhiệm quyết định. Điều 6: Hoạt động của CLB do Ban chủ nhiệm quyết định. Chương III: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ Điều 7: Ban chủ nhiệm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, báo các và chịu trách nhiệm trước Đoàn trường, LCĐ Viện về các hoạt động của CLB. Điều 8: Ban chủ nhiệm có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến thành viên bao gồm xét kết nạp, khai trừ, khen thưởng, phê bình, quy định mức đóng lệ phí Điều 9: Quyền lợi của thành viên CLB Thành viên CLB có các quyền lợi như sau: 4
  • 9. - Được tham gia các hoạt động của CLB, được quyền tư vấn và gặp gỡ trực tiếp các thầy cô, chuyên gia, các nhà doanh nghiệp mà Ban chủ nhiệm giới thiệu trong khuôn khổ, nội dung chủ đề hoạt động. - Được phép tham gia trình bày và góp ý kiến về chương trình và nội dung của CLB - Được quyền đề cử, ứng cử vào các chức danh trongBan chủ nhiệm CLB - Có quyền kiểm tra và giám sát việc quản lý và sử dụng quỹ CLB Điều 10: Thành viên CLB có nhiệm vụ chấp hành điều lệ CLB. Thành viên không phải là thành viên Ban chủ nhiệm còn có nhiệm vụ phải chấp hành nhiệm vụ mà Ban chủ nhiệm CLB phân công, chịu trách nhiệm trước CLB về công việc được giao. Điều 11: Thành viên CLB có trách nhiệm đóng đầy đủ hội phí theo quy định và bảo vệ tài sản, lợi ích, danh dự, uy tín của CLB Chương IV: TÀI CHÍNH Điều 12: Tài chính CLB được huy động từ các nguồn sau: - Nguồn phân bố kinh phí của Đoàn trường cho các hoạt động chung, của Viện CNSH & CNTP cho các hoạt động của LCĐ. - Nguồn hội phí do Thành viên đóng góp - Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Viện có tâm huyết với phong trào sinh viên. - Các nguồn thu khác ( phụ phí…) từ các hoạt động của CLB. Điều 13: Tài chính CLB chi cho các khoản sau: - Các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày. - Các buổi sinh hoạt CLB - Tài liệu, văn bản phục vị nhiệm vụ CLB Và các chi phí khác Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14: mọi thành viên của CLB có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ CLB kể từ ngày là thành viên chính thức của CLB Điều 15: trong quá trình hoạt động, việc thay đổi điều lệ CLB do Đại hội (hoặc Hội nghị ) thành viên CLB quyết định CƠ CẤU TỔ CHỨC 5
  • 10. 1- Mô hình tổng quát: Hội đồng cố vấn Chủ tịch LCĐ Viện Phó chủ tịch thứ nhất Phó chủ tịch thứ hai Ban tổ Ban việc Ban đối Ban Tài Ban Ban chức làm ngoại Chính thành biên tập Hậu cần viên 2- Nhiệm vụ a. Chủ tịch: Thành phần: một đồng chí đảm nhiệm chính. Nhiệm vụ: quản lý chung. b. Hội đồng cố vấn: Cố vấn về nội dung chương trình. c. Ban tổ chức:  Xây dựng các buổi sinh hoạt theo định kỳ.  Định hướng chung nội dung, chủ đề và thời lượng của chương trình. d. Ban đối ngoại: Thiết lập các mối quan hệ giữa Câu lạc bộ với cá nhân, tổ chức trong và ngoài Viện theo đúng điều lệ Câu lạc bộ Ban việc làm  Cung cấp thông tin việc làm về lĩnh vực Sinh học-Thực phẩm nói riêng và các lĩnh vực chung khác.  Tạo môi trường thuận lợi và cơ hội việc làm cho thành viên 6
  • 11.  Chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động của CLB g. Ban tài chính Quản lý tài chính cho Câu lạc bộ:  Lập dự trù kinh phí từ Đoàn trường, LCĐ… các đơn vị, tổ chức kinh tế và hội phí từ các thành viên.  Thanh quyết toán các khoản chi theo dự trù.  Báo cáo kinh phí tổ chức theo định kỳ  Phối hợp các ban để hoàn thiện chương trình đã đề ra  Chuẩn bị hậu cần cho từng chương trình, từng buổi h. Ban biên tập: Biên tập các thông tin của Câu lạc bộ:  Chủ động đưa các thông tin tuyên truyền của CLB đến thành viên  Quản lý về mặt hồ sơ, giấy tờ của CLB  Chủ động đưa ra tờ tin, tập san của CLB. i. Ban thành viên  Quản lý thành viên  Thường xuyên quan tâm chăm sóc và tổ chức các hoạt động cho thành viên, đặc biệt nhưng ngày lễ lớn cho sinh viên Chú ý : các Ban chủ động tìm các Cộng tác viên của mình và phải báo cái lên Ban Chủ tịch BCN CLB FOBIC 7
  • 12. NĂM THỨ 1 : 2003 I. Nhân sự năm thứ 1: Công việc Stt Họ và tên Địa chỉ Chức vụ hiện tại 1 Trương Quốc Phong Chủ tịch Giảng viên 2 Nguyễn Thị Hương Phó chủ tịch Giảng viên CTyTNHH 3 Nguyễn Minh Cương LTTP K45 Phó chủ tịch Minh Long 4 Hà Hải Yến LTTP K45 Trưởng ban tài chính 5 Vũ Anh Việt TPP K46 Trưởng ban tổ chức Trưởng ban đối 6 Hoàng Thanh Hà LTTP K46 ngoại 7 Lại Thu Anh LTTP K46 Trưởng ban biên tập 8 Trần Thị Thanh Huyền LTTP K45 Trưởng ban hậu cần 9 Nguyễn Minh Tuấn K3A NSTP Trưởng ban việc làm 10 Đinh Kiều Mai TPP K46 Ủy viên 11 Ngô Xuân Thủy LTTP K46 Ủy viên 12 Vũ Văn Chung LM K46 Ủy viên 13 Vũ Quang Huy MTP K46 Ủy viên 14 Nguyễn Xuân Phương TPP K47 Ủy viên 15 Bùi Huy Hùng TPP K47 Ủy viên 16 Đào Vân Thu K3B NSTP Ủy viên 17 Nguyễn Sơn Tùng MTP K46 Ủy viên II. Các sự kiện, hoạt động: 1. Thực hành :  Pa tê  Tương ớt  Các sản phẩm dầm giấm: măng dầm, dưa chuột dầm… 2. Kỹ năng mềm  Quản lý thời gian  Kỹ năng quản lý công việc  Kỹ năng giao tiếp 3. Giúp đỡ các sinh viên làm cáo báo: 8
  • 13.  Đậu tương  Sản phẩm về sữa 4. Các hoạt động khác: Tham gia các buổi bán hàng trong và ngoài trường III. Khen thƣởng Với những hoạt động tích cực của mình, CLB đã nhận được bằng khen của Viện CNSH & CNTP và giấy khen cho các cá nhân xuất sắc. IV. Con ngƣời và ý kiến 1. Thầy Trƣơng Quốc Phong Trong số những người chủ tịch đầu tiên của CLB Fobic – Tiến sĩ Trường Quốc Phong, đã góp phần rất lớn vào việc tồn tại và phát triển của câu lạc bộ. Thầy hiện đang là Trưởng cụm phòng thí nghiệm Proteomics – Trung tâm nghiên cứu phát triển CNSH trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Thầy Phong đã trò chuyện và tâm sự cùng chúng tôi về mục đích, và góp ý của thầy về câu lạc bộ ngay từ những ngày chúng tôi bắt đầu ý tưởng cuốn kỷ yếu này vào năm 2005, khi ấy thầy đã và đang giảng dạy chúng tôi.  Mục đích thành lập câu lạc bộ. Phóng viên:Chúng em được biết thầy đã là chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ. Thưa thầy: CLB được thành lập với mục đích gì? Thầy Phong: Mục đích đầu tiên khi thành lập là phục vụ cho chính sinh viên của viện. Từ nhu cầu thực tế, muốn tạo cho sinh viên một môi trường nghiên cứu học tập khoa học và thực tế. Sinh viên có thể tự vận dụng lý thuyết mà các thầy cô giảng trên lớp và những bài thực hành. Chúng ta ứng dụng những điều đó để làm ra sản phẩm của riêng mình. Còn một mục đích nhỏ nữa là kết nối sinh viên với doanh nghiệp. Như tham quan nhà máy, các buổi giao lưu với các doanh nghiệp, như hồi đó chúng tôi đã có tổ chức được một buổi giao lưu giữa sinh viên với các doanh nghiệp. Mục đích là để tạo trao đổi giữa sinh viên với các doanh nghiệp mà sau này có thể đến đó làm việc mà rất nhiều người trong các doanh nghiệp là cựu sinh viên BKHN, và họ có thể truyền cho mình những kinh nghiệm để gây dựng công ty, sự nghiệp sau khi ra trường. Các công ty đó có thể giúp chúng ta tạo các mô hình kinh doanh kết hợp giữa câu lạc bộ và doanh nghiệp.  Chữ C trong FOBIC 9
  • 14. Phóng viên:Thầy vừa nói đến việc kinh doanh của câu lạc bộ vậy thì phải chăng đây cũng là ý tưởng ngay từ khi thành lập CLB? Thầy Phong: Đúng vậy đây có thể coi là một chiến lược lâu dài của CLB, nó không thể thực hiện trong một vài nhiệm kì mà cần góp sức của nhiều người nhiều khóa. Ngay từ khi đặt tên cho CLB thì chữ C không chỉ có nghĩa là “Club” mà tương lai sẽ là “Company”. Phóng viên:Nhưng thưa thầy việc kinh doanh rất khó khăn về vốn, địa điểm, trình độ, máy móc và kinh phí nữa. Thầy Phong: Tôi biết CLB còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn có thể làm được nếu có đủ quyết tâm. Hiện nay cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các em. Nhất là với ngành công nghệ thực phẩm với những kiến thức được học thì các bạn hoàn toàn có thể chế biến ra những sản phẩm đơn giản như tương ớt, măng giầm... hơn thế nữa Viện ta vừa được đầu tư một phòng thí nghiệm với cơ sở vật chất khá hiện đại. Còn về vấn đề kinh phí thì các bạn có thể xin tài trợ của các công ty, Đoàn trường, Viện... Chính sách của nhà nước nói chung và trường BK nói riêng đang rất khuyến khích những sinh viên năng động, có ý tưởng sáng tạo.  Vài góp ý của thầy cho câu lac bộ trong tƣơng lai. Phóng viên:Thầy có thể cho chúng em vài gợi ý để CLB ngày càng vững mạnh hơn. Thầy Phong: Tôi không theo dõi được nhiều hoạt động gần đây của CLB nhưng tôi cũng có vài góp ý nhỏ với các em. Nếu có thể các em nên có một quỹ để hỗ trợ các buổi thực hành, để số lượng sinh viên tham gia thực hành nhiều hơn, quỹ đó có thể lấy từ chính những sản phẩm của câu lạc bộ. Các em cũng nên có những buổi seminar do chính các em tổ chức hoặc nhờ một giáo viên. Và nội dung chính là những vấn đề trong học tập cách thức quản lý thời gian. Có thể là lý thuyết hoặc thực hành hoặc một buổi giao lưu. Những buổi seminar sẽ cho bạn nhiều kiến thức tạo cho bạn thói quen chủ động trong học tập và tư duy. Những buổi thảo luận còn giúp các bạn tăng khả năng diễn thuyết, khả năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm mà rất cần sau này. Các em cũng nên mở rộng quy mô và thương hiệu của của câu lạc bộ nhất là trong trường, vậy sẽ tạo uy tín đối với những sinh viên trong và ngoài Viện. Phóng viên:Liệu chúng em có thể nghiên cứu khoa học ngay từ bây giờ ? 10
  • 15. Thầy phong: Một ý tưởng tốt. Sẽ là rất có lợi khi các em nghiên cứu nhưng cũng cần nói rằng ít nhất phải đến năm thứ ba các em mới có thể có đủ kiến thức và kĩ năng để nghiên cứu, nhất là các bạn khoa công nghệ sinh học. Lúc đó các em mới có thể hiểu và biết làm những thí nghiệm trong nghiên cứu. Nếu các em đủ say mê và nhiệt tình thì ngay từ bây giờ hãy thành lập những nhóm nghiên cứu. Trước hiết là một hai nhóm sau đó mới có thể nhân rộng ra. Các em có thể chọn ra những đề tài mà mình quan tâm và đề suất ý tưởng của mình. Thầy cô có thể định hướng giúp đỡ và chỉ cho các em những tài liệu cần cho nghiên cứu. Phóng viên:Chúng em rất cảm ơn những góp ý quý báu của thầy cho CLB FOBIC chúng em sẽ cố gắng CLB ngày càng hoàn thiện hơn. Chúc thầy mạnh khỏe và công tác tốt. Thầy Phong: Chúc câu lạc bộ đạt được nhiều thành tích trong những năm tới đây. 2. Thầy Đỗ Biên Cƣơng Trong sự hình thành và phát triển của câu lạc bộ FOBIC. Thầy Biên Cương một người thầy không những luôn quan tâm đến câu lạc bộ mà còn là một trong những người đầu tiên thành lập ra câu lac bộ.Thầy có tâm sự với chúng tôi: Những ngày đầu thành lập: - Như các bạn sinh viên đã biết việc thành lập ra câu lạc bộ không chỉ dành riêng cho ai mà cho tất cả các bạn sinh viên muốn tìm hiểu học hỏi và nhất là các bạn có thể tự mình vững bước trên con đường sau này. Và các bạn cũng biết cái khó nhất là ý tưởng mà chúng ta phải đưa ra để họp bàn cũng như giải quyết nó. Tôi nghĩ các bạn nên mạnh dạn hơn về ý tưởng để có thể đổi mới tư duy và hướng giải quyết. Các hoạt động của câu lạc bộ - Thứ nhất, các bạn không nên cứng nhắc quá về địa điểm họp, họp không nhất thiết trên thư viện, chúng ta có thể họp trong quán căngtin của trường, hoặc kí túc xá sinh viên… Và số buổi họp có thể thưa ra, ví dụ bây giờ các bạn đang họp tuần một buổi, có thể hai tuần chúng ta họp một buổi. làm như thế chúng ta đã phần nào giải quyết được về sự nhàm chán trong buổi họp và số lượng các bạn tham gia. - Thứ hai, câu lạc bộ tổ chức hoạt động liên chi đoàn. Ví dụ như tổ chức đi tình nguyện xa hoặc có thể đi sang những địa phương bên cạnh xem người ta cần gì và thiếu gì. Và quan trọng nhất như là hoạt động xử lý môi trường công nghệ bioga… - Thứ ba, là CLB sinh học và NS thực phẩm có thể tổ chức chế biến sản phẩm đem ra hội chợ triển lãm, vấn đề không phải là tiền bạc mà quan trọng là các bạn sinh 11
  • 16. học có thể tham khảo học hỏi được ở bên thực phẩm và ngược lại. Vì vậy, mỗi bạn ở một khoa sẽ hoàn thiện hơn về những kĩ năng đã học và hiểu biết thêm. Mục tiêu của câu lạc bộ - Câu lạc bộ cũng nên mạnh dạn hơn và có nhiều nội dung hơn trong công việc đi hợp tác xin tài trợ của các doanh nghiệp. Cái quan trọng nhất là chúng ta phải xin được tài trợ cho kinh phí hoạt động của chúng ta. - Chúng ta phải chuẩn bị được nội dung chi tiết cụ thể, trình bày phải thuyết phục. Và quan trọng nhất là phải đánh vào tâm lý của họ. - Ví dụ: “Doanh nghiệp nào họ muốn quảng cáo”, chính vì vậy, quan trọng nhất là các bạn phải biết nắm bắt thời cơ và có gì đấy mang tính quảng bá cho họ. Có thể lúc họ đang kỉ niệm ngày sinh nhật doanh nghiệp của họ. Và có thể đưa logo vào áo của câu lạc bộ. Đôi nét về thầy Đỗ Biên Cương TS.ĐỖ BIÊN CƢƠNG Chủ tịch Công đoàn Viện CNSH-CNTP Giảng viên 12
  • 17. 3. Cô Tô Kim Anh Trong việc tìm tư liệu chuẩn bị làm kỷ yếu về lịch sử hình thành và hoạt động của CLB FOBIC, tôi may mắn được gặp cô Tô Kim Anh - Viện trưởng mới của Viện Công Nghệ Sinh Học Và Thực Phẩm . Sau đây xin giới thiệu tới các bạn vài lời chia sẻ của cô: 1 “Tôi ủng hộ việc các sinh viên tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội” Hồng Long: Với cương vị là người quản lý, xin cô cho biết suy nghĩ của mình về việc sinh viên tích cực PGS.TS. TÔ KIM ANH tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Viện trƣởng Viện Cô Kim Anh: Trước hết về quan điểm của mình CNSH-CNTP tôi ủng hộ việc sinh viên tham gia tích cực các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Khi bước chân vào giảng đường đại học, sinh viên không chỉ cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn để có thể làm được công việc khi ra trường mà còn cần thiết phải có được những kĩ năng thiết yếu . Những kỹ năng này hầu như ở Việt Nam ngày nay không được các trường Đại Học quan tâm nhiều và chưa được đưa vào giảng dạy chính thức. Chính vì vậy việc sinh viên tìm đến và tham gia vào các tổ chức hoạt động lành mạnh : Đoàn, Hội Sinh viên, các CLB… để được rèn luyện và trang bị những kĩ năng cần thiết cho mình là bình thường và nên được ủng hộ. Việc tham gia CLB sẽ giúp sinh viên được rèn luyện và hoàn thiện hơn những kỹ năng : Kỹ năng tổ chức , kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, ngoài ra còn giúp sinh viên năng động hơn nâng cao hơn tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm của mình trong tập thể. 2 “CLB FOBIC là một ý tƣởng hay” Hồng Long: Cô có nhận xét gì về hoạt động của CLB FOBIC từ khi thành lập đến nay? Cô Kim Anh:CLB FOBIC là một ý tưởng hay, nó ra đời đáp ứng được phần nào nhu cầu và mong mỏi của sinh viên, rõ ràng việc CLB tổ chức được nhiều những hoạt động lớn khá thường xuyên và vẫn duy trì được hoạt động ổn định là một điều đáng biểu dương và tự hào. Trong những năm vừa qua hoạt động của FOBIC cũng có nhiều thăng trầm, phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo từng năm, nhưng tôi tin rằng FOBIC sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới 13
  • 18. Hồng Long: Xin cô có thể cho một số lời khuyên, gợi ý về phương hướng phát triển trong thời gian tới của CLB. Cô Kim Anh: Tôi nghĩ CLB nên tổ chức những buổi tư vấn về học tập, nghiên cứu… Trong các hoạt động nên chú trọng vào hoạt động đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ( đây là những kỹ năng thực sự quan trọng và cần thiết cho sinh viên khi ra trường ) bên cạnh đó những hoạt động như giao lưu doanh nghiệp, tham quan nhà máy… cũng nên được chú trọng thường xuyên. Tôi có nghe qua về việc CLB lập một website, nếu làm được đây sẽ là địa chỉ tốt cho việc quảng bá hình ảnh của CLB cũng như của Viện Hồng Long: Chúng em cũng có nghĩ đến việc này, khi website đi vào hoạt động sẽcó một phần đưa và cập nhật tin tức của Viện, vì ở website của trường thông tin khá sơ sài Cô Kim Anh: Nhiều khi nói chuyện với sinh viên các năm đầu các em có rất ít thông tin về CLB. Nếu được website sẽ giới thiệu nhiều hơn về hoạt động sinh viên của FOBIC , về kinh nghiệm của các anh chị đi trước của CLB, về các thông tin mà bọn em có thể chia sẻ cùng nhau, nên đưa những thông tin, chính sách, học bổng, giới thiệu vấn đề nghiên cứu, là nơi cung cấp địa chỉ, thông tin hữu dụng mà mọi người quan tâm như việc làm, cơ sở thực tập, kiến thức liên quan đến chuyên môn mà CLB định hướng tới… Nếu làm được nó sẽ là cầu nối gần gũi giữa sinh viên các khóa với nhau. Với CLB và với chuyên môn và nghề nghiệp của các em, giúp tính định hướng của sinh viên tốt hơn. Hồng Long : Em cảm ơn cô vì đã trả lời phỏng vấn của em hôm nay, cuối cùng em chúc cô và gia đình mạnh khỏe, chúc cô công tác tốt ạ! 14
  • 19. 4. Thầy Nguyễn Minh Hệ Thầy Nguyễn Minh Hệ hiện đang là trưởng bộ môn Quá trình Thiết Bị trong CNSH-CNTP, Giảng viên cao cấp. Chúng tôi thực hiện bài phỏng vấn thầy trong những ngày đầu năm 2005 khi ấy thầy còn giữ chức vụ phó giám đốc công ty Bách Khoa và cho đến tận bây giờ những lời của thầy vẫn còn nguyên giá trị với mỗi lớp sinh viên chúng tôi: GVCC.TS Nguyễn Minh Hệ “Phóng viên: Thưa thầy, thầy có nhận xét gì về Bộ môn Quá trình Thiết Bị CLB Fobic? trong CNSH-CNTP Thầy Hệ: Đây là CLB tập hợp các sinh viên có nguyện vọng tham gia các hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học. Đã ra đời trong thời gian tương đối dài, là tổ chức có uy tín, có quy củ và được đánh giá cao trong các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Bách Khoa. Phóng viên: Thưa thầy, CLB Fobic có rất nhiều hoạt động như: Tham quan nhà máy, thực hành, tình nguyện, nhóm tiếng anh, tổ chức học tập kỹ năng mềm…Theo thầy, CLB có nên phát triển các hoạt động thêm nữa không ạ? Thầy Hệ: Tôi thấy rằng, ngoài những hoạt động mang tính bề nổi, các em cố gắng làm sao đó có những giải pháp về công nghệ, nghiên cứu tạo ra được những sản phẩm thiết thực,đáp ứng nhu cầu của xã hội, gắn liền với những hoạt động chuyên môn. Bởi vì đây là tổ chức tập hợp sinh viên có mã ngành khác nhau: CNSH, TP, MTP. Trong quá trình hoạt động, các em phải tìm hiểu các nhu cầu của xã hội và từng bước nghiên cứu dưới sự trợ giúp của các bộ môn, các thầy cô trong Viện để có thể thiết kế ra một dây truyền công nghệ sao cho làm ra một sản phẩm thiết thực có thể đưa ra sản xuất thực tế. Mảng đó là thầy cho rằng các em chưa đạt được, các em mới đang nghiên cứu ở mức cơ bản, phải tiến tới nghiên cứu những đề tài mang tính chất công nghệ, chuyển giao công nghệ. Với những hoạt động chuyên môn, các em nên cố gắng gắn bó với các thầy cô trong Viện. Qua đó thầy cô có thể hỗ trợ, hướng dẫn, định hướng cho các em nghiên cứu khoa học, tiến tới làm chủ nghiên cứu khoa học riêng của mình. Phóng viên: Thưa thầy, hiện CLB đang hoạt động chủ yếu dựa trên quỹ CLB do các thành viên đóng góp. Thầy có định hướng gì về vấn đề tài trợ cho CLB không ạ? Thầy Hệ: Các em nên phấn đấu phát triển những ý tưởng về những sản phẩm có tính thiết thực, có sức thuyết phục để đưa ra thị trường tiêu thụ tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của CLB. 15
  • 20. Viện sẵn sàng giúp đỡ các em về vấn đề cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, về mặt phương hướng, sự chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn. Phóng viên: Thưa thầy, em được biết thầy hiện đang là Trưởng bộ môn máy thực phẩm, PGĐ công ty Bách Khoa, và còn nhiều chức vụ khác… Thầy có thể chia sẻ với chúng em bí quyết để đạt được thành công như bây giờ không ạ? Thầy Hệ: Thầy cũng không có bí quyết gì cả, vấn đề là cách làm việc của mình. Phải: - Làm việc có hiệu quả - Bố trí thời gian trong quá trình học tập hợp lý - Phải biết tiết kiệm thời gian - Biết sử dụng hiệu suất của thời gian, coi học và nghiên cứu khoa học cũng như là công nghệ. Làm sao với thời gian ít nhất ta tiếp thu được lượng kiến thức lớn nhất. - Ngoài kiến thức của những môn học chuyên ngành, tất cả các môn khác cũng không coi là phụ, mà phải chú ý và có phương pháp học để tiếp thu lượng kiến thức trong chương trình đào tạo, vì nó là cần thiết cho quá trình chúng ta làm việc. Như vậy chúng ta sẽ có khả năng làm đồng thời một lúc nhiều công việc và thành công. Phóng viên: Vâng ạ, chúng em cảm ơn thầy rất mong sẽ còn nhiều dịp chúng em được nghe thầy chia sẻ thêm ạ, cuối cùng em xin chúc thầy sức khỏe và công tác tốt ạ!” 5. Cô Lƣơng Hồng Nga CLB FOBIC ban đầu thành lập và hoạt động được nhờ sự tạo điều kiện và giúp đỡ rất lớn của BCH Liên chi Đoàn. Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn một cô giáo, người đã gắn bó và giúp đỡ CLB rất nhiều khi mới được thành lập và bước những bước đi chập chững đầu tiên. Đó là Cô Lương Hồng Nga – Giảng viên bộ môn Lương thực, một cựu Bí thư liên chi Đoàn, một người mà như Anh Cương đã nói với chúng ta : “ Cô Nga là một trong những người đầu tiên giúp đỡ và đỡ đầu , có thể coi cô như mẹ đỡ đầu của CLB”, còn như tôi, chỉ được gặp cô khi cô giúp đỡ làm bánh trung thu và qua giúp đỡ tham quan nhà máy Micoem. FOBIC ra đời để đáp ứng mong mỏi của các bạn sinh viên Khi thành lập CLB tôi đang là Bí thư LCĐ của Viện, trên tinh thần khuyến khích các bạn sinh viên đưa ra ý tưởng và thực hiện ước mơ của mình. Theo tôi, bất kỳ tổ chức nào khi thành lập cũng phải đưa vào nhu cầu hay mong muốn của những đối tượng sẽ tham gia vào nó, và những đối tượng đó nên là một số đông, ý tưởng thành lập CLB hồi đó cũng vậy, dựa vào nhu cầu của sinh viên các năm đầu cũng như các năm cuối muốn biết sâu hơn về chuyên ngành, muốn được trực tiếp thực hành, trực tiếp nhìn thấy sản phẩm của mình được áp dụng, rồi các sinh viên năm thứ 2, 3, 4 16
  • 21. muốn được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành….và FOBIC thành lập để đáp ứng những mong muốn đó. Ngoài ra, xuất phát từ thực tế là nhiều sinh viên mình ra trường còn lung túng trong các kỹ năng xã hội nên ngoài việc giúp các bạn giỏi chuyên môn, CLB còn phải giúp các bạn giỏi toàn diện, phải biết các kỹ năng khác trong cuộc sống (ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập dự án, kỹ năng quản lý thời gian, nữ công gia chánh…) Vài nét về cô Lương Hồng Vì vậy chương trình hoạt động đưa ra đầu tiên Nga của CLB bao gồm cả hai nội dung : kỹ năng Họ tên: Lương Hồng Nga chuyên môn và kỹ năng xã hội. Nghề nghiệp : giảng viên bộ Những khó khăn ban đầu khi thành lập môn Công nghệ Thực phẩm – CLB Viện CNSP-CNTP - trường Với tôi, khó khăn lớn nhất đưa ra là chương Đại học Bách Khoa Hà Nội trình hoạt động và thống nhất với toàn bộ các thành viên trong LCĐ cho phép thành lập CLB và duy trì hoạt động của nó như thế nào. Vì chưa có một CLB chuyên ngành như thế trong trường bao giờ nên còn rất nhiều hoài nghi từ các phía. Lúc đó, với tôi các em sinh viên còn quá trẻ, xốc nổi, dễ tự ái, dễ bỏ cuộc và làm thế nào để không ảnh hưởng đến hoạt động của CLB Đề cương hoạt động đầu tiên chưa đầy đủ, nhưng sau khi chỉnh sửa lại và được sự hỗ trợ của CLB Doanh nghiệp của trường ĐH Ngoại Thương do một anh tên là Hưng làm phó chủ tịch giúp đỡ các bạn đã có được đề cương tốt hơn. Căn cứ vào những hoạt động của các bạn sinh viên đề xuất chúng tôi phải bàn xem liệu các báo cáo chuyên đề sẽ tổ chức như thế nào, sản xuất các sản phầm ở Phòng thí nghiệm có được sự hỗ trợ từ các thầy cô không, chương trình nâng cao kỹ năng mềm như thuyết trình sẽ được tổ chức như thế nào, may mắn thay những câu hỏi đó đều giải đáp được cả. Sau đó tôi mới quyết định cho thành lập Mới thành lập mọi thứ đều bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên các thầy cô giáo rất ủng hộ ý tưởng. Lãnh đạo Viện ( lúc đó là PGS.TS Hà Văn Thuyết là viện phó phụ trách công tác sinh viên, thầy PGS.TS Nguyễn Xuân Phương vừa là BCH Công đoàn Viện vừa đại diện cho Đảng ủy Viện phụ trách công tác sinh viên) rất nhiệt tình ủng hộ. Thầy PGS.TS Phạm Công Thành lúc đó làm trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm - công nghệ sau thu hoạch cho phép làm thực hành tại phòng thí 17
  • 22. nghiệm. Các giảng viên ( đặc biệt là cô Châu ) và cán bộ PTN đã giúp đỡ rất nhiều, về kỹ năng thuyết trình học ở Tâm Việt, báo cáo chuyên đề thì tự các bạn sinh viên tổ chức với nhau trên tinh thần tự nguyện. Nhờ vậy CLB may mắn rất thành công ở những lần tổ chức đầu tiên, gây tiếng vang lớn và tạo đà cho những hoạt động tiếp theo. Các thành viên hồi đó rất hăng hái BK FOOD 2003 tới khi tổ chức xong, tôi không ngờ về quy mô của nó Tôi nhớ khi tuyên bố thành lập CLB vào khoảng 22/3 hay 23/3 gì đó, nó gần với ngày 26/3/2003 CLB cùng với LCĐ có tổ chức một hội chợ rất lớn mà đến lúc hoàn thành rồi tôi vẫn không ngờ hết về quy mô của nó. Không hiểu có phải em muốn nói đến sự kiện này không? Tôi nhớ là tôi phải mất tới 4 trang giấy để ghi danh sách các nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cho toàn LCĐ để dán ở bảng tin của Viện. Các gian trại kín cả khuôn viên trường, có cả Đài truyền hình Hà Nội về quay. Toàn bộ sinh viên các lớp, các khóa của Viện mình đều tham gia rất nhiệt tình, toàn bộ các cán bộ trẻ trong trường đều tham gia hăng hái. Tôi còn giữ nguyên tất cả các giấy tờ này như là một kỷ niệm. Tôi nghĩ nếu để viết hết về sự kiện này chắc cũng phải rất dài; 2, 3 trang giấy cũng khó có thể diễn tả hết được. CLB muốn hoạt động tốt phải có “lửa” Thực ra từ lâu tôi cũng không đi sâu lắm vào hoạt đông của CLB, chỉ giúp đỡ khi CLB cần nên cũng không biết góp ý thế nào. Nhưng theo đánh giá chủ quan của tôi muốn duy trì và phát triển được CLB thì CLB phải luôn có lửa. Có thể sinh viên mỗi khóa mỗi khác và yêu cầu mỗi khác. Có thể những hoạt động buổi sơ khai không thật phù hợp với bây giờ. Nhưng tôi muốn nhắc lại rằng bất kỳ một tổ chức nào thành lập ra cũng phải dựa vào nhu cầu hay mong muốn của những đối tượng sẽ tham gia vào nó, và tuân theo số đông. Ngoài ra để một tổ chức duy trì và phát triển thì phải biết duy trì và truyền lửa cho mỗi thế hệ, mỗi thành viên của mình. Vài dòng suy nghĩ bất chợt vậy thôi, chúc CLB hoạt động tốt! 6. Cha đẻ – ngƣời khai sinh và nuôi dƣỡng CLB anh Nguyễn Minh Cƣơng CLB FOBIC, một trong những CLB truyền thống của trường vừa tổ chức hội chợ kỷ niệm 5 năm thành lập của mình*. Được sự gợi ý của các cựu thành viên CLB, cũng nhằm đáp ứng nguyện vọng tìm hiểu về lịch sử CLB của các bạn thành viên CLB và sinh viên trong Viện, chúng tôi – những thành viên BCN CLB khóa 5 ( 2007- 2008 ) , cùng với sự giúp đỡ của các cựu thành viên BCN đã cùng nhau góp sức xây dựng “ Kỷ yếu FOBIC “ nơi lưu giữ tên tuổi của những con người với những hoạt động đã góp phần xây dựng và phát triển tạo nên tên tuổi CLB. 18
  • 23. Đầu tiên tôi muốn đưa quý vị tới gặp một con người, Có thể nói đây chính là người có công lớn nhất cho sự hình thành CLB và cũng là người đã tâm huyết , gắn bó nhất trong những ngày đầu CLB thành lập. Đó chính là anh Nguyễn Minh Cương – Một trong những người sáng lập và cũng là chủ tịch đầu tiên của CLB. Hồng long : Chào anh Minh Cương, cảm ơn anh đã nhận lời phỏng vấn của em hôm nay. Gần đây anh vấn khỏe chứ? Công việc của anh vẫn tốt chứ ạ. Anh Minh Cƣơng: cảm ơn Long, anh vẫn khỏe, công việc vẫn diễn ra bình thường. Thế việc học của Long ra sao? Vài nét về anh Nguyễn Minh Cương HL : Dạ cảm ơn anh, Em học cũng bình thường, Họ tên :Nguyễn Minh cũng sắp chuẩn bị thi cuối kỳ rồi anh ạ. Cương Chúng em đang xây dựng “ Kỷ yếu FOBIC”, Quê quán : Hưng Yên muốn là nơi lưu giữ lịch sử, quá trình hình thành và Cựu sinh viên lớp Lương phát triển của CLB FOBIC, cũng như tên tuổi thành Thực K45 Viện Công viên BCN CLB các khóa. Em muốn có một số câu hỏi Nghệ Sinh Học Thực hỏi anh với tư cách là Chủ tịch khóa đầu tiên của CLB. Phẩm Anh MC: Anh sẵn sàng nghe Long nói đây. HL : Xin anh cho biết từ những ý tưởng nào mà anh quyết định xây dựng nên CLB FOBIC? Anh MC: Ý tưởng thành lập CLB xuất phát từ nhu cầu anh muốn đưa những gì mình được học vào thực tế cuộc sống. Hồi đó anh đang là sinh viên năm thứ 3 của trường cũng như các em bây giờ. Và các em cũng biết đấy : Bách Khoa là một trường kỹ thuật, vì vậy trong quá trình học anh thấy mình được đào tạo rất nhiều lý thuyết mà không biết cách thực hành. Một câu hỏi đặt ra là không biết trong thực tế những kỹ sư họ làm thế nào? Sau này mình ra trường sẽ làm được những việc gì? Vì cứ học như thế này không biết sẽ ra sao? Chính những điều đó cứ đeo đẳng anh mãi, nó lớn dần, lớn dần, ngày ngày nó thôi thúc anh “ Cương , cậu phải làm gì đó để thay đổi, cậu nhất định phải làm” là một sinh viên nhiệt tình, anh quyết tâm mình phải làm được. HL : Ước muốn đó cũng là suy nghĩ của hầu hết các bạn sinh viên khi mới vào trường trong đó có bọn em. Anh đã làm gì để thực hiện ý tưởng của mình, và ai là những người đầu tiên anh chia sẻ ý tưởng của mình?. CLB đã hình thành như thế nào? Anh MC : Rồi cơ hội cũng đến khi anh họp BCH LCĐ , nơi anh đã gặp những 19
  • 24. thành viên cũng rất năng động và nhiệt tình, được sự ủng hộ của mọi người anh đã mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình. 2 người đầu tiên mà anh chia sẻ ý tưởng của mình là anh Đỗ Biên Cương và anh Lê Trường Sơn lúc đó đang là Phó bí thư LCĐ, sau đó anh Sơn có gợi ý cho anh đến gặp đồng chí Vũ Văn Chung – một ủy viên LCĐ rất năng động. Tụi anh 3 người ngồi lại phân công công việc. Hồi đó ý tưởng của anh được sự ủng hộ rất nhiệt tình của anh Sơn, anh Biên Cương, và đặc biệt là cô Lương Hồng Nga – Bí thư liên chi đoàn Hồi đó anh rất năng nổ, vừa tìm tòi vừa học hỏi mô hình xây dựng CLB của các trường bạn vừa lên kế hoạch cho xây dựng CLB mình. Trong khi tìm một mô hình anh vẫn luôn đặt ra một câu hỏi lớn cho mình là “ Sinh viên như mình sẽ làm gì khi ra trường” cộng với việc rút kinh nghiệm từ các CLB bạn với 3 tháng chuẩn bị mệt mài của mọi người thì cuối cùng CLB cũng ra đời. Hồi đó anh có nhờ anh Hùng Nguyễn ( chủ tịch CLB Nhà Doanh Nghiệp Trẻ Tương Lai ) của trường đại học Ngoại Thương hỗ trợ tư vấn. Từ đó cơ cấu tổ chức và điều lệ CLB cùng với cách thức hoạt động dần hình thành: Anh chịu trách nhiệm quản lý chung từ việc tìm tòi học hỏi cho ra đời CLB, thủ tục xin giấy phép thành lập, tổ chức hội trợ… anh Chung phụ trách việc tìm kiếm, học hỏi cách quản lý của trường bạn. HL :Một CLB trẻ ra đời chắc hẳn đã gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Anh có thể cho biết đâu là thử thách lớn nhất và anh đã làm cách nào để vượt qua những thử thách đó? Anh MC: Có CLB rồi, làm thế nào để mọi sinh viên có thể tham gia được là một câu hỏi lớn. Vì không có người tham gia coi như mục đích và kế hoạch của anh thất bại. Câu trả lời là phải để cho mọi người biết đến , và ý tưởng tổ chức một hội chợ vào ngày ra mắt CLB xuất hiện. Thực hiện được hội trợ là cả một sự thử thách và liều lĩnh đối với bọn anh. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các thầy cô và mọi người nên cũng tạm gọi là thành công, sự thành công này thuộc về cô Lương Hồng Nga và các thành viên CLB. Tuy hội chợ bị lỗ nhưng quảng bá cho hình ảnh CLB thì khá tốt ( cười ). Một vấn đề nữa là CLB thuộc khoa hay trường cũng được tranh luận hồi lâu, với sự tư vấn của cô Nga và anh Hưng với một số anh chị khác, anh quyết định xin CLB trực thuộc Đoàn trường. Quết định thành lập là do anh Trần Văn Nghĩa – Bí thư BCH Đoàn trường ký với chính thức 15 thành viên ban đầu. Sau này để hoạt động hiệu quả hơn Đoàn trường giao cho Viện quản lý HL: Xin anh cho biết ban đầu Fobic hoạt động trên những mảng chính nào? Anh MC: Ban đầu anh đề ra 4 hướng chính cho hoạt động của CLB : Thực hành , kinh doanh, kỹ năng mềm và seminar.Trong đó hoạt động seminar rất được mọi người ủng hộ vì là dân kỹ thuật, những buổi seminar là vô cùng cần thiết. Hoạt động 20
  • 25. thực hành ít được chú ý hơn vì mọi người cho rằng trước sau gì cũng được thực hành, nhưng là hoạt động liên quan đến chuyên ngành nên mọi người vẫn tham gia. Hoạt động kỹ năng mềm thì mọi người cho là vô bổ, kinh doanh thì mọi người hỏi tại sao? CLB lại là nơi kiếm tiền? Nhưng anh luôn nghĩ rằng 2 hoạt động học kỹ năng mềm và kinh doanh là những hoạt động hết sức quan trọng, chính là những kiến thức quan trọng nhất mà ai cũng cần, là những thứ sẽ bổ sung cho khiếm khuyết của dân học kỹ thuật. Và anh tin rằng mọi người dần sẽ nhận ra tầm quan trọng của nó. HL: Những hoạt động trên cho đến giờ vẫn là những hoạt động trọng yếu của CLB bên cạnh những mảng mới như “tham quan nhà máy” và ” tình nguyện” Em cũng muốn hỏi một câu nữa : Rất nhiều bạn sinh viên trong đó có cả thành viên CLB vẫn chưa hiểu rõ về tiêu chí của CLB “ Sáng tạo giá trị vì thành viên” với khẩu hiệu là “ Rèn luyện – Hoàn thiện – Cống hiến”. Nhân dịp này xin anh giải thích thêm về những điều này? Phải chăng đó là những nét đặc trưng làm nên tên tuổi CLB? Anh MC : Khi mới thành lập CLB ( khoảng ngày 23/3/2003 ) có người hỏi anh tại sao thành lập CLB. Và anh đã trả lời rằng: CLB được lập ra để mọi sinh viên được rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình. Và sau này trong buổi họp CLB anh đã nói với BCN: Chúng ta hoạt động trong CLB hầu hết đều với mục đích rèn luyện và hoàn thiện bản thân thật tốt để sau này là những việc có ích cống hiến cho đời, cho xã hội. Chính vì vậy khẩu hiệu “ Rèn luyện – Hoàn thiện – Cống hiến” ra đời và trở thành phương châm hoạt động của CLB Slogan của CLB cũng ra đời trong hoàn cảnh như vậy : Mong muốn của anh CLB không chỉ là CLB của Trường, của Viện mà anh muốn mọi người đều có thể tham gia như: các thầy cô, các bạn sinh viên, các anh chị đã ra trường. Anh nghĩ làm thế nào để vận động được sự ủng hộ của mọi người . Anh đã suy nghĩ rất lâu và rồi chợt nhận ra một điều “mọi người đều có giá trị riêng của mình và CLB sẽ là nơi để mọi người nhận ra giá trị đó và phát triển nó lên.” Chính vì vậy câu “Sáng tạo giá trị vì thành viên” đã ra đời, để mọi người luôn tự nhắc nhở mình “đâu thực sự là mục đích của mình khi tham gia CLB và mình đã được những gì” để mọi người cố gắng hơn. Và khẩu hiệu, slogan hoàn thiện hơn qua từng buổi họp. Cho đến bây giờ anh vẫn thầm cảm ơn mọi người trong CLB. Nhờ có CLB mà anh đã nhận biết và sáng tạo ra chính giá trị của bản thân mình. Anh tin rằng chính những khẩu hiệu đó đã làm nên giá trị, giúp CLB khác với những CLB khác. Còn một điều nữa, CLB có được như ngày hôm nay cũng một phần nhờ những cố gắng, sự nhiệt tình, tâm huyết của các thế hệ BCN. Đặc biệt là BCN khóa 1 21
  • 26. và 2 và anh nghĩ mình thật may mắn và vinh dự khi được hoạt động cùng họ. Nhân đây cho anh gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới những thành viên ấy. HL :Em đồng ý với anh như vậy. Chúng ta hoạt động CLB để rèn luyện và hoàn thiện chính bản thân mình. Chúng ta hoạt động CLB trước hết là vì chính bản thân mình, sau đó là vì mọi người. Em luôn nghĩ CLB giống như một gia đình và chúng ta làm việc cần nhau và vì nhau. Em xin hỏi một câu cuối cùng? Anh nhận thấy mình đã học được gì từ CLB và xin anh một lời khuyên mà anh tâm huyết nhất gửi tới các bạn sinh viên? Anh MC : Anh có được ngày hôm nay như bây giờ phần lớn là nhờ rèn luyện hoàn thiện những kỹ năng từ bấy giờ: hoàn thiện kỹ năng mềm, tầm nhìn xa, khả năng quản lý và khả năng tiếp cận thực tế. Quan trọng là anh hiểu được bản thân mình, anh là ai, anh đang ở đâu và đang làm gì? Lời khuyên mà anh muốn giành cho mọi người là : HÃY RÈN LUYỆN VÀ HOÀN THIỆN BẢN THÂN ĐỂ MAI NÀY CỐNG HIẾN CHO XÃ HỘI. CLB FOBIC LÀ TẤM GƢƠNG MÀ BẠN SOI VÀO ĐÓ SẼ NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. Đó là những gì mà anh muốn gửi gắm cho các bạn sinh viên và thế hệ thành viên CLB HL :Xin cảm ơn anh về buổi nói chuyện ngày hôm nay Cuối cùng em thay mặt CLB xin chúc anh mạnh khỏe và công tác tốt Anh MC: cảm ơn Long, chúc em học tốt và tiếp tục tục tích cực hoạt động CLB, chúc em sẽ trưởng thành hơn từ chính CLB mình 22
  • 27. NĂM THỨ 2 : 2004 – 2005 I. Nhân sự - con ngƣời Công việc Stt Họ và tên Chức vụ Đơn vị hiện tại Phạm Tuấn Anh ĐHBKHN 1 Chủ tịch giảng viên Phạm Thanh Hương ĐHBKHN 2 Phó chủ tịch giảng viên Vũ Anh Việt 3 Phó chủ tịch Nguyễn Minh Thực 4 Trưởng ban tổ chức Nguyễn Thế Phong 5 Trưởng ban thành viên Hoàng Thanh Hà 6 Trưởng ban đối ngoại 7 Đinh Kiều Mai Trưởng ban biên tập Đào Vân Thu 8 Trưởng ban hậu cần 9 Nguyễn Xuân Phương Trưởng ban việc làm 10 Nguyễn Thị Phượng Trưởng ban tài chính 11 Nguyễn Hoài Nam 12 Nguyễn Thùy Linh 13 Đào Văn Vượng 14 Nguyễn Phương Thảo 15 Nguyễn Thị Trang 16 Nguyễn Đức Hạnh CTV 17 Đinh Văn Tương CTV 18 Nguyễn Thị Doan CTV II. Hoạt động và sự kiện 23
  • 28. Lúc này đây dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch mới ThầyPhạm Tuấn Anh, CLB ngày càng trở nên vững mạnh hơn và một lần nữa CLB đã làm được những hoạt động tiêu biểu: - Sự kiện hội chợ “BKFOOD 2005” thành công hơn cả sự mong đợi - Các hoạt động thực hành, kỹ năng mềm, serminar được nâng cao chất lượng hơn III. Khen thƣởng 1. Khen thưởng CLB: Một lần nữa những nỗ lực của các thành viên trong CLB được công nhận, những danh hiệu vô cùng đáng quý của CLB: - Được Bằng khen cấp của Đoàn trường - Được cấp bằng khen của Thành Đoàn thành phố Hà Nội - CLB được công nhận là một trong hai câu lạc bộ lớn mạnh nhất trường ĐH Bách Khoa Hà Nội 2. Khen thưởng cá nhân có những hoạt động tốt: Các cá nhân có những hoạt động tốt đã được nhận những danh hiệu đáng quý: STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CHỨC VỤ DANH HIỆU Bằng khen 1 Nguyễn Minh Thực SHK46 TB Tổ Chức Thành Đoàn Bằng khen 2 Vũ Anh Việt TPPK46 Phó Chủ Tịch Hội Sinh Viên Bằng khen 3 Đinh Kiều Mai TPPK46 TB Biên Tập Viện Bằng khen 4 Hoàng Thanh Hà STHK46 TB Ngoại Giao Viện Bằng khen 5 Nguyễn Phương Thảo TPPK46 Ban Biên tập Viện Bằng khen 6 Nguyễn Thị Phượng STHK47 TB Tài Chính Viện Bằng khen 7 Nguyễn Thùy Linh STHK47 Ban Biên tập Viện Bằng khen 8 Nguyễn Thị Thu Trang NSTPK3(MTPK48) Ban Biên tập Viện 24
  • 29. IV. Con ngƣời và ý kiến: 1. Thầy Phạm Tuấn Anh : Là chủ tịch thứ 2 của câu lạc bộ, mặc dù ít tham gia các phong trào sinh viên, nhưng thầy Phạm Tuấn Anh đã giúp câu lạc bộ tiến thêm một bước phát triển nữa. Và sau đây là tâm sự của thầy giáo trẻ sau 9 năm hoạt động vẫn nhớ về những kỷ niệm năm xưa… 2005, FOBIC một tên gọi rất xa lạ đối với một thầy giáo trẻ vừa được nhận về trường, lần đầu tiên biết đến FOBIC khi mình được liên chi đoàn Viện CNSH-CNTP chỉ định làm chủ tịch câu lạc bộ FOBIC. Một cảm giác hồi hộp đan xen lo lắng đối với một anh chàng rất ít tham gia các hoạt động đoàn hội như mình. Tuy nhiên, cảm giác này phai đi nhanh chóng sau khi tham khảo ý kiến của các anh chị đã từng tham gia FOBIC trong nhiệm kỳ đầu cũng như được mọi người chia sẻ các hoạt động sôi nổi nhiệt tình hướng về sinh viên của CLB. Buổi họp đầu tiên với câu lạc bộ diễn ra tại VP hội sinh viên. Trong buổi họp này các bạn SV đã dẫn mình từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đầu tiên phải nhắc đến hai nhân vật Việt – phó chủ tich câu lạc bộ và Thực – trưởng ban tổ chức, toàn bộ các hoạt động của CLB đều xuất phát từ lòng nhiệt tình ham học hỏi và phấn đấu của hai bạn. Việt gây ấn tượng với khả năng tổ chức tốt, lòng quyết tâm thực hiện các kế hoạch đã đề ra rất cao, thì Thực thể hiện tài ăn nói rất cuốn hút, khả năng sắp xếp công việc. Bên cạnh đó cũng phải kể đến Nam - trưởng ban tài chính, Mai... đây chính là những hạt nhân của câu lạc bộ. Nhiệm kỳ này CLB tiếp tục kế thừa các hoạt động của nhiệm kỳ trước như tổ chức các buổi thực hành, các buổi đi thăm quan nhà máy, các buổi học kỹ năng mềm, các buổi seminar... Bên cạnh các hoạt động thường xuyên đó, có một hoạt động mà CLB đã đề ra quyết tâm thực hiện ngay từ những buổi họp đầu tiên là BK Food chào mừng ngày 26/3. BK Food chính là đánh dấu sự trưởng thành của các thành viên CLB, từ việc lên kế hoạch chi tiết, triển khai công việc, xin tài trợ, PR quảng cáo thu hút số lượng gian hàng, số lượng người tham dự...tất cả được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Hội chợ tổ chức thành công vang dội, từ đó BK Food đã gắn liền và trở thành thương hiệu của FOBIC. Các bạn sinh viên thân mến, hãy đến và tham dự các hoạt động của FOBIC, đây chính là ngôi trường do chính các bạn tạo ra, ở đó các bạn được trau dồi kiến thức, được rèn luyện và thử sức mình chuẩn bị hành trang cho quãng đường phía trước. 1. Một số thông tin, hình ảnh của các thành viên 25
  • 30. Anh Vũ Anh Việt Quê quán: Hải Phòng Cựu phó chủ tịch CLB khóa 2004- 2005 Nơi làm việc hiện tại : công ty Friesland Campina Hà Nam Anh Nguyễn Minh Thực Sinh ngày 22/09/1983 Quê quán: Hải Hậu - Nam Định Nơi làm việc hiện tại: Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam 26
  • 31. Năm Thứ 3: 2005-2006 I. Nhân sự: St Họ và Tên Đơn vị Chức Vụ t 1 Th.s Từ Việt Phú CĐCB Chủ Tịch 2 Ks Phạm Ngọc Hưng CĐCB Phó Chủ Tịch Phó Chủ Tịch 3 Nguyễn Hoài Nam TP1K48 TB Tổ Chức Phó Chủ Tịch 4 Nguyễn Xuân Phương TPPK47 TB Biên Tập 5 Đào Vân Thu TP3K48 TB Đối Ngoại 6 Đinh Văn Tương TPPK48 TB Thành Viên 7 Nguyễn Thị Doan TP2K48 TB TC HC 8 Vũ Tuấn Đạt CĐK5B TB Việc Làm Nguyễn Thị Lan 9 TP3K48 PTB Đối Ngoại Phương 10 Vũ Thị Thu Trang MTPK48 PTB Biên Tập 11 Thái Ngô Hiếu TPPK48 Ban Thành Viên 12 Nguyễn Đức Nhân TPPK49 PTB Thành Viên 13 Đỗ Thùy Vân K5B PTB Việc Làm 14 Nguyễn Thị Loan TPP-K48 Ban Biên Tập 15 Đỗ Thị Nhung TPP-K48 Ban Tài Chính 16 Nguyễn Đức Hiển BK64-K50 Ban Biên Tập 17 Đỗ Minh Đức SHTP2K50 Ban Đối Ngoại 18 Nguyễn Thùy Ninh SHAK49 CTV 19 Nguyễn Thị Xen TP3K49 CTV 20 Nguyễn Minh Cường TP1-K48 CTV II. Các sự kiện, hoạt động 27
  • 32. Một lần nữa sự kế nhiệm của vị Chủ tịch mới Thạc sỹ Từ Việt Phú ( nay là Tiến sỹ) đã đem lại cho CLB một sinh khí mới như một động lực lớn để CLB phát triển vững mạnh hơn nữa. 1. Thực hành - Làm chè xanh - Làm tương ớt … 2. Sinh hoạt chuyên môn : kỹ thuật thử nếm 3. Hoạt động mới : tham quan nhà máy Đặc biệt trong năm nay đã có thêm một hoạt động mới nữa được ra đời, đó là hoạt động tham quan nhà máy. Hoạt động này giúp các thành viên tham quan được quy mô sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc… thậm chí là cả cơ hội việc làm ở các nhà máy thực phẩm, và CLB cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể - Nhà máy chè Kim Anh - Nhà máy bia Á Châu - Nhà máy rau quả Bắc Giang Đặc biệt tổ chức tốt là đi tham quan nhà máy bia À Châu: thuê 2 chuyến xe 45 chỗ, 1 buổi sáng và 1 buổi chiều, chuyến nào cũng có 2-3 thầy cô trẻ đi cùng đoàn, giảng giải về công nghệ nấu bia ngay trên xe oto, và hướng dẫn thêm cùng cán bộ nhà máy khi đi thăm cơ sở sản xuất III. Khen thƣởng Câu lạc bộ và các cá nhân có thành tích tốt đều được giấy khen của Đoàn trường và Đoàn viện. IV. Con ngƣời và ý kiến 1. Chủ tịch câu lạc bộ : thầy Từ Việt Phú Thầy nhận lời tham gia hoạt động cùng Fobic vào năm 2005, sau khi chính thức ở lại trường công tác. Thời điểm đó thầy tiếp quản Fobic từ thầy Tuấn Anh. Lúc đó có rất nhiều gương mặt các anh chị sinh viên đặc biệt gắn bó và có những đóng góp lớn cho Fobic: anh Thực, anh Việt, chị Nam, chị Trang, anh Tương, anh Nhân, chị Xen, anh Đạt và nhiều gương mặt khác nữa. Tuy nhiên các hoạt động của Fobic còn bị động, các bạn chưa được rèn luyện nhiều để có thể chủ động trong việc tổ chức các hoạt động cho thành viên câu lạc bộ. Cùng với thầy Phạm Ngọc Hưng, lúc bấy giờ là Phó chủ tịch và chị Nam là Phó chủ tịch SV, Fobic có thể nói là có một năm rất vui, chứng kiến sự trưởng thành đáng kể của cả thầy và trò. 28
  • 33. Quan điểm của thầy lúc đó là tuân thủ tuyệt đối tiêu chí "Sáng tạo giá trị vì thành viên" của Fobic, coi trọng việc một bạn là thành viên của Fobic được CLB chăm sóc như thế nào. Điều này thể hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng và thiết thực (biết là thiết thực vì có nhiều bạn đăng ký tham gia :D). Điều làm nên thành công năm đó có lẽ là cầu TS. Từ Việt Phú, TPP-K43 nối giữa Fobic và các thầy cô trong chi đoàn cán bộ Chủ tịch CLB Fobic 2005 - lúc bấy giờ. Ai cũng còn trẻ, chưa vướng bận nhiều 2006 việc gia đình, và nhiệt tình với sinh viên. Các hoạt Nhận xét chung của nhiều động như thực hành sản xuất sinh hoạt chuyên môn sinh viên: Mặt mũi khó khăn, và thăm nhà máy thu hút được sự quan tâm tham đặc biệt lúc đang tập trung gia của rất nhiều thầy cô trẻ. Thầy nhớ là hôm đi làm việc, (cầu toàn và khắt thăm quan nhà máy Bia Á Châu, tổ chức rất tốt. Hai khe?) chuyến xe 45 chỗ, một buổi sáng và một buổi chiều, chuyến nào cũng có hai ba thầy cô trẻ đi cùng đoàn, giảng giải về công nghệ nấu bia ngay trên xe ô tô, và hướng dẫn thêm cùng cán bộ nhà máy khi đi thăm cơ sở sản xuất. Về BTC thì có vất vả hơn khi tổ chức như vậy nhưng là dịp để các bạn rèn luyện và trưởng thành trong việc sắp xếp, phối hợp và tổ chức. Sau năm này, quy trình tổ chức các hoạt động được hoàn thiện và có định hướng rõ nét, các bạn sinh viên cũng rất chủ động, trưởng thành và đặc biệt rất nhiệt huyết. Các thầy thống nhất rút lui để sinh viên có thể phát huy tối đa sức mạnh. Ngoài ra những năm đó cũng bắt đầu thời gian các thầy đi tu nghiệp nên cũng không thể theo các bạn tiếp. 2. Thầy Phạm Ngọc Hƣng Một người thầy luôn năng nổ, tích cực trong các hoạt động của sinh viên, một con người đầy tâm huyết với câu lạc bộ, có thể nói Fobic có được những thành công là nhờ một phần công sức vô cùng to lớn của thầy. Cho dù trong hoàn cảnh nào, ở nơi đâu thầy luôn luôn dõi theo từng bước phát triển của CLB, và đóng góp những ý kiến cũng như những lời động viên. Trong những ngày chúng tôi làm kỷ yếu, thầy đang tu nghiệp ở nước ngoài và đã “thức trắng” đêm theo giờ Việt Nam dành tặng chúng tôi đôi điều về hoạt động của FOBIC: FOBIC trong hoạt động phong trào sinh viên Viện CN Sinh học – CN Thực phẩm Thành lập do sinh viên, lãnh đạo bởi sinh viên, phục vụ cho sinh viên, hoạt động độc lập dưới sự giám sát của BCH LCĐ Viện CNSH-CNTP, với slogan ấn tượng 29
  • 34. “Sáng tạo giá trị vì thành viên”, CLB Fobic đã và đang chứng tỏ là một địa chỉ tin cậy dành cho các bạn SV đến học hỏi, sinh hoạt, giao lưu và rèn luyện. Mười năm, đó là quãng thời gian đầy thử thách nhưng rất thú vị của một CLB sinh viên. Fobic đã là một trong số rất ít CLB trong toàn trường đã thành lập, duy trì và phát triển liên tục trong quãng thời gian đó. Từ ý tưởng tạo ra một sân chơi dành cho các bạn chuyên ngành về sinh học và thực phẩm, CLB đã được thành lập một cách bài bản, Th.s Phạm Ngọc Hưng với đầy đủ điều lệ nội qui, qui mô và lĩnh vực hoạt Giảng viên động. Cho đến ngày nay, CLB vẫn phát huy được Bộ môn QT&TB CN Sinh học tính chuyên nghiệp đó trong hoạt động, đây là một – CN Thực phẩm kết quả của sự sáng tạo và phấn đấu không ngừng Được nhận xét luôn vui tươi của ban chủ nhiệm các nhiệm kỳ. Fobic luôn được và hóm hỉnh nhược điểm là Đoàn trường, BCH LCĐ Viện đánh giá cao. Đồng hay hút thuốc. thời, Fobic cũng luôn được Lãnh đạo Viện, các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quí mến và tin tưởng. Mỗi năm, một nhiệm kỳ mới, một khóa sinh viên ra trường, cũng đồng thời một khóa vào trường, vào Viện. Fobic đã chia sẻ công việc, đồng hành cùng LCĐ, LCH, đội tình nguyện trong việc xây dựng phong trào sinh viên của Viện. Công tác tuyên truyền, tuyển nhân sự luôn được CLB chú trọng triển khai khá sớm đầu mỗi năm học. Tâm lý của các bạn trẻ mới vào chuyên ngành là còn rụt rè, nhút nhát và mơ hồ về ngành nghề mình đang theo học. Dựa vào thế mạnh nhất định của mình, Fobic luôn biết cách đánh trúng tâm lý này và tuyển được những cá nhân nhiệt tình phục vụ cho CLB. Tuy nhiên Fobic đã giúp đỡ các bạn bằng cách tự liên hệ, tự tổ chức các đợt tham quan nhà máy, tổ chức các buổi thực hành chuyên ngành, các buổi giao lưu học tốt, xóa nhòa khoảng cách sinh viên năm trước năm sau, lớp này lớp khác. Luôn tạo được môi trường để tất cả các bạn tham gia được học hỏi và rèn luyện. Đây là một hoạt động truyền thống từ ngày đầu thành lập, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia và được các thầy cô giáo đánh giá cao. 30
  • 35. Khi tham gia CLB, các bạn còn được hoàn thiện bản thân mình. Các bạn cũng đều hiểu rằng kiến thức học trên giảng đường chưa đủ đảm bảo cho một công việc, một vị trí ổn định sau này. Trong xu thế mới, kỹ năng mềm đang được các bạn trẻ quan tâm và tìm học như một yếu tố tất yếu. Fobic như đã đi trước một bước. Ngay từ nhiệm kỳ thứ khóa 2005-2006 CLB đã triển khai tổ chức các buổi học kỹ năng mềm để thu hút thành viên, phát triển và hoàn thiện cá nhân. Ngày nay, cũng đã nhiều khóa sinh viên từng tham gia Fobic ra trường, trong số đó cũng đã nhiều sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và đang đi du học hoặc giữ vị trí quan trọng trong công ty, nhà máy. Để rồi giờ đây, họ được cống hiến cho xã hội, cho các thế hệ sinh viên Viện sau này. Lĩnh vực hoạt động của CLB còn nhiều, như các hội trại BKFOOD có qui mô, sức thu hút rất lớn; các hoạt động giao lưu doanh nghiệp…Tất cả các sự kiện được triển khai đều mang đặc trưng riêng của CLB Fobic, không trùng lặp với các hoạt động của LCĐ, LCH, đội tình nguyện. Điều này đã góp phần làm phong phú các hoạt động phong trào SV của Viện CNSH – CNTP. Từng là một thành viên CLB, cũng từng là Bí thư LCĐ Viện CNSH-CNTP trong các năm 2008-2011, tôi luôn đánh giá cao các hoạt động của CLB. Fobic đã thực sự đóng góp rất nhiều trong các hoạt động SV của Viện. Với các bạn sinh viên mới vào trường, vào Viện, tôi khuyên các bạn nên tìm đến các tổ chức Đoàn, Hội, đội tình nguyện, các CLB để tham gia sinh hoạt. Điều này thực sự tốt cho các bạn cả trong học tập và cuộc sống. Và đương nhiên, Fobic là một địa chỉ đáng giá. Nhìn lại 10 năm đầy tự hào, nhưng cũng là thách thức với các thế hệ sinh viên khóa sau. Tiếp tục duy trì và phát triển CLB để phục vụ các bạn SV Viện, trách nhiệm này của ban chủ nhiệm đương thời còn lớn hơn rất nhiều so với những người đồng nhiệm trong thời gian đầu thành lập. Khó khăn chắc chắn còn không ít, đặc biệt là vấn đề tài chính, kinh phí hoạt động của CLB. Nhưng, tôi luôn tin rằng các bạn SV hôm nay sẽ làm nên những điều kỳ diệu. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, tự tin và thành công! 31
  • 36. Năm thứ 4: 2006-2007 Từ nhiệm kỳ này, chức vụ chủ tịch CLB được chính thức chuyển giao cho sinh viên nắm giữ. Tất cả các định hướng hoạt động, phát triển của CLB được điều hành từ cô sinh viên Nguyễn Hoài Nam. Chị tham gia các hoạt động sinh viên từ những năm thứ nhất và cũng tham gia CLB từ ngay những năm đầu thành lập. Có câu hỏi đặt ra: “các thầy cô đã chán Fobic”? Vâng, xin trả lời là không. Chức vụ chủ tịch CLB được giao cho sinh viên là khi các các thầy cô đã tin tưởng vào khả năng lãnh đạo, đường lối đúng đắn, và các thầy cô chỉ là đi về vị trí cố vấn, tham mưu. Không phụ sự tin tưởng ấy, vị chủ tịch sinh viên đầu tiên cùng với các thành viên trong Ban chủ nhiệm đã gây được những ấn tượng lớn mạnh, để lại không ít những niềm hãnh diện. I. Nhân sự, thành viên Ban chủ nhiệm Stt Họ tên Đơn vị Chức vụ 1 Th/s Hoàng Quốc Tuấn CĐCB Cố vấn 2 Th/s Phạm Tuấn Anh CĐCB Cố vấn 3 Th/s Trần Ngọc Hân CĐCB Cố vấn 4 Nguyễn Hoài Nam TP1K48 Chủ tịch 5 Đinh Văn Tương TPP K48 P. Chủ tịch 6 Nguyễn Đức Nhân TPP K 49 T. ban tổ chức 7 Đào Thị Vân Thu TP3 K48 8 Nguyễn T. Lan Phương TP3 K48 9 Vũ Thị Thu Trang MTP K48 10 Nguyễn Thị Ngọc Huy TP 3K49 11 Nguyễn Thị Sen TP 3 – K49 T ban Tài chính 12 Nguyễn Thùy Ninh SHA – k49 T ban đối ngoại 13 Nguyễn Đức Hiển Tin 5 – k50 T Ban Thành viên 14 Đỗ Minh Đức TP2 – K50 15 Vũ Tuấn Đạt NSTPB – k5 T Ban việc làm 16 Dương T. Lương Liên SHB – K49 CTV 32
  • 37. II. Sự kiện, hoạt động Các hoạt động thực hành, nhà máy, kỹ năng mềm, seminar,… đa dạng, chất lượng tiến bộ lên một bậc thang mới. III. Khen thƣởng Câu lạc bộ và các cá nhân có tích cực đều được giấy khen của Đoàn trường và Đoàn viện. IV. Con ngƣời, ý kiến ĐIỀU LÀM NÊN GIÁ TRỊ FOBIC Nguyễn Hoài Nam Có lẽ các thành viên đã và đang sinh hoạt trong Fobic đã quen thuộc với slogan của câu lạc bộ “Sáng tạo giá trị vì thành viên”. Slogan này do anh Nguyễn Minh Cương, người sáng lập, Chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ nghĩ ra. Và có bao giờ chúng ta tự hỏi “giá trị” đó là những điều gì? Theo ý tôi, một thành viên có nhiều năm hoạt động và gắn bó thân thiết với Fobic, có rất nhiều giá trị mà Fobic mong muốn mang đến cho từng thành viên của mình. Trước hết, Fobic là ngôi nhà chung quy tụ những người trẻ, nhiệt huyết, có khát khao học hỏi Đôi nét về chị Nguyễn Hoài và chia sẻ kiến thức, kỹ năng của mình. Có lẽ vì lý Nam do này mà nhiều thế hệ Ban chủ nhiệm CLB đã tốt Họ tên: Nguyễn Hoài Nam nghiệp vẫn luôn dõi theo và ủng hộ, hỗ trợ hết Sinh viên lớp TP1- K48 mình với các hoạt động của các lớp đàn em đi sau. Nơi ở hiện tại : Hà Nội Thứ hai, từ những gì quan sát được và từ kinh nghiệm ít ỏi của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ những ngày đầu thành lập, các anh chị đi trước đã hiểu được rằng những kiến thức quý báu mà thầy cô trang bị cho chúng ta trên giảng đường là nền móng cơ bản để có một sự nghiệp vững chắc, nhưng chưa phải là tất cả. Chúng ta còn cần rất nhiều kỹ năng khác thường được gọi là kỹ năng mềm. Vì thế, trau dồi kỹ năng mềm cho các thành viên chính là một trong những hướng hoạt động chính của câu lạc bộ từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Không chỉ là tham gia các khóa học, tự đọc sách để trau dồi, các bạn còn có cơ hội thực tập các kỹ năng mình học được trong từng hoạt động cụ thể của câu lạc bộ. Từ kinh nghiệm làm việc của chính mình, có thể nói không quá 33
  • 38. rằng những kỹ năng được học tập, trải nghiệm, trau dồi tại Fobic đã góp phần không nhỏ vào thành công trong công việc ngày hôm nay của tôi. Với gần 10 năm hoạt động, với hàng trăm lượt thành viên tham gia, hàng chục thành viên ban chủ nhiệm, Fobic đã xây dựng nên một mạng lưới bạn bè rộng khắp, những người luôn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau khi có cơ hội. Vì thế, mỗi thành viên đều được hưởng lợi thế này khi tham gia hoạt động câu lạc bộ. Tuy nhiên, theo tôi, giá trị quan trọng của Fobic nằm trong từng thành viên của mình. Bởi mỗi con người là một thực thể duy nhất, với cá tính khác nhau, mang đầy đủ những ưu, nhược điểm. Nhưng chúng ta đã cùng nhau quy tụ về mái nhà chung Fobic, để cùng rèn luyện, hoàn thiện mình, để cống hiến sức trẻ của mình nhằm xây dựng nên giá trị độc đáo riêng có của Fobic ngày hôm nay. Đôi nét về thành viên Anh Đinh Văn Tương Họ tên : Đinh Văn Tương Sinh ngày: 06/06/1985 Quê quán: Nam Định 34
  • 39. Năm Thứ 5: 2007-2008 I. Nhân sự STT Họ tên Đơn vị Chức vụ 1 Nguyễn Đức Nhân TPP – k48 Chủ tịch 2 Đỗ Minh Đức TP2 – K50 3 Vũ Tuấn Đạt NSTPB – k5 T Ban việc làm 4 Dương T. Lương Liên SHB – K49 CTV 5 Nguyễn Mạnh Tuấn TP 3 – K49 CTV 6 Nguyễn Thị Ngọc Ngà SHB – K50 CTV 7 Nguyễn T. Bích Liên TP2 – K50 CTV 8 Nguyễn T. Bảo Cúc TP1 – K50 CTV 9 Nguyễn Hồng Long SH – K51 CTV 10 Nguyễn Tiễn Long TP – K51 CTV I. Hoạt động, sự kiện Các hoạt động thực hành, tham quan nhà máy, kỹ năng mềm… đều được duy trì và thực hiện tốt. Nét nổi bật của năm là hoạt động hội chợ “BK MĂM” với poster ngày ấy: Hiện nay, theo xu thế hội nhập của nền kinh tế, các mối quan hệ xã hội cần phải được tăng cường. Đặc biệt là với sinh viên, nhu cầu gặp gỡ giao lưu với các doanh nghiệp, những nhà cung cấp việc làm cho mình trong tương lai là một nhu cầu cấp thiết. Đó chính là nguyện vọng của CLB FOBIC khi tham gia tổ chức hội chợ thực phẩm BKFood 2005 cùng với LCĐ và LCH Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm. 35
  • 40. Thời gian tổ chức hội chợ là từ 6h00 ngày 19 đến 9h00 ngày 20 tháng 3 năm 2005, tháng cao điểm chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Thành phần tham gia hội chợ có các doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài lĩnh vực thực phẩm như Hanoimilk, Trung Thành, Incombank, FPT, VPP Hồng Hà, Trung tâm anh ngữ London,...; sinh viên các trường Đại học và cao đẳng trong thành phố Hà Nội như Bách Khoa, Kinh tế, Ngoại thương, Quốc gia, Quản lý kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng,... Nội dung của hội chợ rất phong phú với phần hội chợ ẩm thực và ca nhạc, thời trang với sự góp mặt của các nhóm nhạc sinh viên, CLB Ghita cổ điển Hà Nội, nhóm nhạc Rap, Hiphop,... Đến với BK Food 2005, các đơn vị và cá nhân sẽ có cơ hội giới thiệu, quảng bá về mình với sinh viên, được trao đổi thông tin không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm, được bán và mua những sản phẩm của sinh viên và vì sinh viên,... Ngay từ bây giờ, các bạn hãy đăng kí với chúng tôi để có một trong hơn 80 gian hàng của hội chợ: - Ks. Phạm Tuấn Anh - Vũ Anh Việt - Nguyễn Minh Thực Phòng 201 nhà C4 Lớp TPP – K46 Lớp CNSH B - K46 ĐT: 04.8692764 ĐT: 095.3338900 ĐT: 098.9665020 /0904251549 Sự kiện này đã thêm một lần nữa chắp cánh cho tên tuổi cho CLB bay lên cao hơn, xa hơn, không chỉ với sinh viên trong Viện CNSH – CNTP, trường ĐHBKHN mà còn cả với các sinh viên trường bạn và cả các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng như ngoài ngành. II. Khen thƣởng Câu lạc bộ và các cá nhân có thành tích tốt đều được giấy khen của Đoàn trường và Đoàn viện. III. Con ngƣời và ý kiến 36
  • 41. Chàng trai trẻ Nguyễn Đức Nhân đảm nhiệm vai trò chủ tịch CLB, sau những năm tháng sinh hoạt CLB, rồi những ngày đi học nơi phương xa, khi trở về đã ngay lập tức tìm đến thế hệ các em Fobic, sự quan tâm, động viên, góp ý kiến của anh càng thể hiện rằng anh đã có những kỷ niệm đáng nhớ như thế nào, CLB có vai trò quan trọng với anh ra sao. Và sau 5 năm, khi ngồi viết những dòng kỷ yếu, cảm xúc về những kỷ niệm khi xưa Vài nét về anh Nguyễn Đức của anh ùa về: Nhân “Chào các em, anh là Nhân, sinh viên khóa Họ tên: Nguyễn Đức Nhân K49, cũng là chủ tịch CLB Fobic khóa 5: 2007- Sinh ngày 01/08/1987 2008. Nói về Fobic, đó là ngôi trường thứ hai của Sinh viên lớp TPP – K49 anh tại đại học. Kỷ niệm về Fobic thì rất nhiều. Những lần tham gia hoạt đông hay các cuộc đi chơi đều để lại kỷ niệm và những dấu ấn khác nhau. - Hoạt động đáng nhớ nhất là hội chợ BK Măm mừng sinh nhật CLB 5 tuổi (năm 2008). Quá trình chuẩn bị tốn khá nhiều công sức và thời gian của BCN. Lâu nhất và tốn công sức nhất có lẽ là việc đi xin tiền tài trợ. Sau một tháng rưỡi làm việc cật lực, tiền tài trợ chỉ vừa đủ ngay trước ngày diễn ra. Tuy nhiên, khi chúng ta dốc sức làm một việc nào đó, những thứ chúng ta học được sẽ rất nhiều. Đó là bài học mà các thành viên BCN đã có được sau lần hội chợ này. - Những hoạt động đi chơi ngoại khóa cũng rất quan trọng, nó giúp gắn kết các thành viên để trở thành những người bạn tri kỷ. Lần đi chơi đáng nhớ nhất có lẽ là lần về nhà anh Đinh Văn Tương tại Nam Định. Giữa đêm khuya, tại một chòi trông cá rách nát nằm giữa biển (cách đất liền mười mấy cây số), mười mấy thành viên CLB ôm nhau nhìn cơn bão từ xa ập đến. Có lẽ là không cái resort nào có thể để lại nhiều ấn tượng như cái chòi cá hôm đó. Kinh nghiệm: Mỗi người sẽ có những trải nghiệm và suy ngẫm khác nhau khi tham gia CLB. Đối với anh, CLB như là một công ty, ở đó các bạn sinh viên là những “thượng đế”, còn các hoạt động như là các “sản phẩm”. Muốn công ty “sống” được, dĩ nhiên, các em phải bán được sản phẩm. Các em vừa phải duy trì những sản phẩm truyền thống mà vừa phải luôn sáng tạo ra những sản phẩm mới. Các sản phẩm luôn phải tuân thủ nhiều chỉ tiêu: chất lượng tốt (cách quản lý, tổ chức hoạt động) – giá thành hợp lý – thương hiệu tốt– marketing – luôn duy trì trên thị trường… 37
  • 42. Cá tính của CLB: Không giống như các tổ chức đoàn hội khác, CLB luôn mang hình ảnh của chính những người điều hành nó - Ban chủ nhiệm. Đó là sự nhiệt huyết, sự mong muốn thay đổi, sự thích nghi để tồn tại và phát triển. Cá tính này đã được thể hiện trong tất cả các nhiệm kỳ. Anh hy vọng là với thế hệ của các em, CLB sẽ mang một cá tính mới, dựa trên những giá trị truyền thống đã được xây dựng từ trước đó. Anh cũng hy vọng rằng, sau 10 năm nữa, lại có thể ngồi ôm máy tính hoặc một thứ gì đó đại loại thế để có thể viết tiếp cảm nhận cho các em. Để làm được điều này – phải nhờ vào công sức, sáng tạo và nỗ lực của các em – thành viên FOBIC.” 38
  • 43. Năm thứ 6: 2008-2009 I. Nhân sự Danh sách BCN và CTV CLB FOBIC khóa 2008 – 2009 Stt Họ và tên Đơn vị Chức vụ 1 Nguyễn Thị Ngọc Ngà CNSHB K50 Chủ tịch 2 Nguyễn Thị Bích Liên CNTP2 K50 P Chủ tịch, trưởng nhóm nhà máy 3 Vũ Tuấn Đạt CNTP2 K50 BCN 4 Nguyễn Đức Nhân CNTPP K49 Cố vấn 5 Nguyễn Thuỳ Ninh CNSH K49 Cố vấn 6 Nguyễn Thị Bảo Cúc CNTP1 K50 Trưởng ban biên tập, nhóm thực hành 7 Đỗ Minh Đức CNTP2 K50 Trưởng nhóm web 8 Nguyễn Khắc Hà MTP K50 BCN 9 Trần Huy Nạp MTP K50 BCN 10 Nguyễn Hồng Long CNSH K51 Trưởng ban thành viên 11 Nguyễn Tiến Long CNTP1 K51 Trưởng ban tổ chức 12 Phạm Thuỳ Linh NSTP K9A BCN 13 Phan Thành Nam NSTP K9A BCN 14 Vũ Văn Thành TPP K52 BCN 15 Trần Hồng Nhung NSTP K8B Trưởng nhóm tình nguyện 16 Đỗ Thị Hoài Thu CNSH K51 Trưởng ban tài chính, hậu cần 17 Nguyễn Thị Bích Hằng CNTP1 K51 BCN 18 Trương Văn Ngọc CNSHA K52 BCN 19 Lê Tiến Hiền CNTP1 K52 BCN 20 Nguyễn Thị Thu Huyền CNSHB K52 CTV II. Sự kiện, hoạt động 1. Phong trào học tập và nghiên cứu khoa học STT Tên chương trình Thời gian địa điểm 1 GroupEnglish (FBEG -09/2008-01/2009 sinh hoạt tại phòng tự học - Sinh hoạt vào các buổi thứ năm tầng 5, thư viện Tạ Quang Bửu. hàng tuần. -Từ 3/2009, sinh hoạt tại phòng 301 C4-5 trường ĐHBKHN. 2 Phụ trách lễ tân hội thảo quốc tế: - 10/11/2008 39
  • 44. “ Các phương pháp phân tích - Tầng 9 thư viện Tạ Quang Bửu mới trong công nghệ thực phẩm” 3 Tham quan dây chuyền công 08/11/2008 nghệ nhà máy bánh kẹo Hải Hà Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội 4 Tham quan dây chuyền công 13/09/2008 nghệ nhà máy rượu Anh Đào Khu CN Phú Diễn, Từ Liêm, HN 5 Tham quan VP Ajinomoto Việt 2511/2008, 27/02/2009, 18/04/2009 Nam 6 Tham quan dây chuyền công 15/03/2009 nghệ nhà máy rượu Đồng Xuân Thanh Ba, Phú Thọ và Viện lương thực Miền Bắc 7 Tham quan dây chuyền công 23/03/2009 nghệ nhà máy bia HN 8 Thực hành chế biến chè xanh và 22/10/2008, 23/10/2008 chè đen từ lá chè tươi Phòng Thí Nghiệm Nhiệt Đới, tầng 2, C4 ĐHBKHN 9 Thực hành chế biến Surimi 11/12/2008 Thường Tín, Hà Tây 10 Thực hành chế biến mứt dứa 25/03/2009 và 16/04/2009 nhuyễn P111, C4, ĐHBKHN 11 Đào tạo kĩ năng mềm: “ Kĩ năng 01/01/ 2009 thuyết trình” Địa điểm: Tâng 10, tòa nhà Vigracera, số 1 (Kết hợp cùng CLB Gogreen) cao tốc Láng – Hòa Lạc 40