SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Download to read offline
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH
Phương pháp đơn hình do G.B. Dantzig đề xuất năm 1947 cho đến hiện nay vẫn là
phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong việc giải các bài toán qui hoạch tuyến tính.
Đối với các bài toán cỡ lớn (có thể đến hàng nghìn biến và hàng trăm ràng buộc)
phải dùng đến máy tính, phương pháp đơn hình cũng đã được kiểm nghiệm qua mấy
chục năm áp dụng là rất hiệu quả, với thời gian tính toán khá ngắn.
§1. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH
Phương pháp đơn hình giải bài toán QHTT dựa trên hai tính chất quan trọng
sau đây của bài toán QHTT:
a) Nếu bài toán qui hoạch tuyến tính chính tắc có phương án tối ưu thì cũng
có phương án cực biên tối ưu, nghĩa là có ít nhất một đỉnh của miền ràng buộc là
lời giải của bài toán.
b) Mỗi điểm cực tiểu địa phương của hàm tuyến tính trên miền ràng buộc D
(một tập hợp lồi) là một điểm cực tiểu tuyệt đối.
Tính chất a) cho phép tìm phương án tối ưu trong số các phương án cực biên
của bài toán (số này là hữu hạn). Tính chất b) cho phép khi kiểm tra tối ưu đối với
một phương án cực biên (đỉnh) chỉ cần so sánh nó với các đỉnh lân cận (đỉnh kề)
là đủ.
Vì thế, phương pháp đơn hình bắt đầu từ một phương án cực biên nào đó (tuỳ
ý) của bài toán (tức là một đỉnh của miền ràng buộc). Tiếp đó kiểm tra xem
phương án hiện có đã phải là phương án tối ưu hay chưa, bằng cách so sánh giá
trị hàm mục tiêu tại đỉnh đó với giá trị hàm mục tiêu tại các đỉnh kề với nó. Nếu
đúng thì dừng quá trình tính toán. Trái lại, phương pháp sẽ cho cách tìm một
phương án cực biên mới tốt hơn (với giá trị hàm mục tiêu nhỏ hơn) mà nó là một
đỉnh kề với đỉnh trước đó. Quá trình này tiến hành cho tới khi tìm được phương
án tối ưu hoặc phát hiện bài toán đã cho không có lời giải.
Như vậy, phương pháp đơn hình tiến hành khảo sát các đỉnh của miền ràng
buộc để tìm ra đỉnh tối ưu. Mặc dù số đỉnh của bài toán nói chung rất lớn, nhưng
trên thực tế phương pháp này chỉ đòi hỏi kiểm tra một phần tương đối nhỏ các
đỉnh. Chính điều đó thể hiện hiệu quả thực tế của phương pháp đơn hình.
§2. THUẬT TOÁN ĐƠN HÌNH
Để giải bìa toán QHTT (G) bằng phương pháp đơn hình ta thực hiện các bước
dưới đây.
25
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
• Bước chuẩn bị: Đưa (G) về dạng chính tắc chuẩn (N) nếu cần.
• Bước 1: Xác định PACB xo
xuất phát, chỉ ra các biến và các hệ số cơ sở.
(Nếu bài toán dạng (N) thì một PACB được tìm dễ dàng từ ma trận con sơ
cấp của A – trong bảng đơn hình ở bước 2, ma trận con sơ cấp được giả
định là ma trận đơn vị cấp m tạo thành từ m dòng và m cột đầu tiên, khi đó
PACB xuất phát chính là x0
= (b1, b2, …, bm, 0, …, 0)).
• Bước 2: Lập bảng đơn hình, tính giá trị của hàm mục tiêu và các số ước
lượng ∆j.
Hệ số
cơ sở
Biến
cơ sở
PA
CB
x1 x2 …… xm xm+1 …… xn iλ
c1 c2 …… cm cm+1 …… cn
c1
c2
.
.
.
cm
x1
x2
.
.
.
xm
b1
b2
.
.
.
bm
1 0 …… 0 a1,m+1 …… a1n
0 1 …… 0 a2,m+1 …… a2n
. . …… . . …… .
. . …… . . …… .
. . …… . . …… .
0 0 …… 1 am,m+1 …… amn
Bảng 1 f (x0
) 0 0 …… 0 ∆m+1 …… ∆n
Ở đây f(x0
) = c1b1 + c2b2 + … + cmbm;
∆j = 0 (j=1,…, m); ∆j =
1
; 1
m
i ij j
i
c a c m j n
=
− + ≤ ≤∑ .
• Bước 3: Kiểm tra điều kiện tối ưu (Đối với bài toán MIN)
a) Nếu mọi 0j∆ ≤ phương án đang xét tối ưu → STOP.
b) Nếu tồn tại 0j∆ > mà mọi ij 0a ≤ thì hàm mục tiêu không bị chặn, do
đó bài toán đã cho vô nghiệm → STOP.
c) Nếu tồn tại 0j∆ > và với mỗi 0j∆ > đều có ít nhất một ij 0a > thì
phương án đang xét chưa tối ưu → Làm tiếp bước 4.
• Bước 4: Cải tiến PACB đang xét để được PACB tốt hơn (Đối với bài toán
MIN)
a) Chọn biến cơ bản mới vx sao cho max{ 0}v j∆ = ∆ > để đưa vào.
26
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
b) Chọn biến cơ bản cũ rx sao cho min{ / 0}i
r i iv
iv
b
a
a
λ λ= = > để đưa ra.
c) Tiếp theo chọn dòng thứ r làm dòng xoay, cột thứ v làm cột xoay, phần
tử rva làm phần tử xoay rồi biến đổi sơ cấp để được bảng đơn hình mới
với PACB mới tốt hơn.
Cách biến đổi bảng đơn hình để nhận được bảng mới và PACB mới tốt hơn
• Đổi cột biến cơ sở: biến cơ sở mới là xv thay cho biến cơ sở cũ là xr ở
dòng r.
• Đổi cột hệ số cơ sở: hệ số cv thay cho hệ số cr ở dòng r.
• Biến đổi dòng xoay:
Dòng mới = dòng cũ / phần tử xoay,
Nghĩa là chia mỗi phần tử ở dòng xoay cho phần tử xoay (arv > 0). Kết
quả nhận được gọi là dòng chính (số 1 xuất hiện ở vị trí của arv cũ).
• Biến đổi các dòng khác theo qui tắc hình chữ nhật:
Dòng mới = dòng cũ tương ứng - phần tử của nó trên cột xoay × dòng chính,
nghĩa là
Cột ≠ cột xoay Cột xoay (cột v)
Dòng ≠ dòng xoay : a b
a’ = a – b×c
Dòng chính (dòng r mới) : c 1
Sau đó lặp lại các bước 2, 3, 4 cho đến khi được P.A.C.B tối ưu thì dừng
và kết luận về đáp số của bài toán đã cho
Chú ý
• Ở bước 3 khi kiểm tra điều kiện tối ưu đối với bài toán MAX, ta làm như
sau:
a) Nếu mọi 0j∆ ≥ phương án đang xét tối ưu → STOP.
b) Nếu tồn tại 0j∆ < mà mọi ij 0a ≤ thì hàm mục tiêu không
bị chặn, do đó bài toán đã cho vô nghiệm → STOP.
c) Nếu tồn tại 0j∆ < mà với mỗi 0j∆ < đều có ít nhất một
ij 0a > thì phương án đang xét chưa tối ưu → Làm tiếp bước 4.
27
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
• Còn ở bước 4 khi cải tiến PACB đối với bài toán MAX, ta làm như sau:
a) Chọn biến cơ bản mới vx sao cho min{ 0}v j∆ = ∆ < để đưa vào.
b) Chọn biến cơ bản cũ rx sao cho min{ / 0}i
r i iv
iv
b
a
a
λ λ= = > để đưa ra.
c) Tiếp theo chọn dòng thứ r làm dòng xoay, phần tử rva làm phần tử
xoay rồi biến đổi sơ cấp để được bảng đơn hình mới.
• Cũng có thể quy bài toán MAX về bài toán MIN hoặc ngược lại bằng cách
đối dấu hàm mục tiêu.
• Dấu hiệu bài toán vô số nghiệm: Khi kiểm tra điều kiện tối ưu ở bước 3,
nếu mọi 0j∆ ≤ (đối với bài toán MIN) hoặc 0j∆ ≥ (đối với bài toán
MAX) đồng thời tồn tại một 0j∆ = ứng với biến phi cơ sở jx thì bài toán
có vô số nghiệm.
• Cách tìm hết tất cả các PATU của bài toán QHTT: Giả sử đã tìm ra một
PATU 0
x . Khi đó giải hệ gồm phương trình 0
( ) ( )f x f x= và các ràng buộc
ta sẽ được tất cả các PATU của bài toán đã cho.
Ví dụ 1. Giải bài toán qui hoạch tuyến tính (N) sau đây
f = x1 – x2 – 2x4 + 2x5 – 3x6 → min,
với các điều kiện
x1 + x4 + x5 - x6 = 2,
x2 + x4 + x6 = 12,
x3 + 2x4 + 4x5 + 3x6 = 9,
xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 6.
Cho x4 = x5 = x6 = 0 ta được phương án cực biên ban đầu x0
= (2; 12; 9; 0; 0; 0) với
trị mục tiêu f0 = -10. Cơ sở của x0
là {A1, A2, A3}, tức là J0 = {1, 2, 3}. Các biến cơ sở
là x1, x2, x3. Các biến phi cơ sở là x4, x5, x6. Các hệ số cơ sở c1= 1, c2 = – 1, c3 = 0.
Bảng đơn hình đầu tiên như sau:
Hệ số
cơ sở
Biến
cơ sở
PACB
x1 x2 x3 x4 x5 x6
iλ
1 -1 0 -2 2 -3
1 x1 2 1 0 0 1 1 –1 2
–1 x2 12 0 1 0 1 0 1 12
28
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
0 x3 9 0 0 1 2 4 3 9/2
Bảng 1 -10 0 0 0 2 –1 1
Trong dòng mục tiêu (dòng cuối) còn 4∆ = 2 > 0, 6∆ = 1> 0 và trên mỗi cột
chứa mỗi số ước lượn dương đó đều có những hệ số dương nên phương án x0
ở
bảng này chưa tối ưu. Ta cần biến đổi bảng để dược PACB mới tốt hơn.
• Biến cơ sở mới cần đưa vào là x4 (ứng với 4∆ = 2 lớn nhất).
• Biến loại khỏi cơ sở là x1 (ứng với 1λ = min{2, 12, 9/2} = 2 nhỏ nhất).
• Phần tử xoay là a14 = 1 (trong ô được tô bóng mờ).
Biến đổi bảng 1 theo các qui tắc đã nêu ta nhận được bảng 2 dưới đây.
Hệ số
cơ sở
Biến
cơ sở
PACB
x1 x2 x3 x4 x5 x6
iλ
1 –1 0 –2 2 –3
–2 x4 2 1 0 0 1 1 –1
–1 x2 10 –1 1 0 0 –1 2 5
0 x3 5 –2 0 1 0 2 5 1
Bảng 2 –14 –2 0 0 0 –3 3
Trong dòng cuối của bảng này còn phần tử ∆6 = 3 > 0 và trên cột chứa nó có
hai hệ số dương nên phương án ở bảng này vẫn chưa tối ưu. Ta cần biến đổi bảng
để dược PACB mới tốt hơn.
• Biến cơ sở mới cần đưa vào x6 (ứng với 6∆ = 3 lớn nhất).
• Biến loại khỏi cơ sở là x3 (ứng với tỉ số nhỏ nhất 3λ = min{5, 1} = 1).
29
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
• Phần tử xoay là a36 = 5.
Biến đổi bảng 2 ta nhận được bảng 3 dưới đây.
Hệ số
cơ sở
Biến
cơ sở
PACB
x1 x2 x3 x4 x5 x6
iλ
1 –1 0 –2 2 –3
–2 x4 3 3/5 0 1/5 1 7/5 0
–1 x2 8 –1/5 1 –2/5 0 –9/5 0
–3 x6 1 –2/5 0 1/5 0 2/5 1
Bảng 3 –17 –4/5 0 –3/5 0 –21/5 0
Trong bảng này mọi k∆ ≤ 0, nên phương án x* = (0; 8; 0; 3; 0; 1) là PATU
với fmin = f(x*) = – 17.
Ví dụ 2. Ví dụ sau cho thấy bài toán không có phương án tối ưu
f = x2 – 3x3 + 2x5 → min,
x1 + x2 – x3 + x5 = 7,
– 4x2 + 4x3 + x4 = 12,
–5x2 + 3x3 + x5 + x6 = 10,
xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 6.
Ta giải bài toán trên bằng phương pháp đơn hình, xuất phát từ phương án cực
biên x0
= (7, 0, 0, 12, 0, 10) với cơ sở là các véctơ cột đơn vị A1, A4, A6, tức là J0
= {1, 4, 6}. Lập bảng đơn hình rồi thự hiện các tính toán biến đổi theo thuật toán
đơn hình ta được:
Biến
cơ sở
Hệ số
CB
Phương
án
x1 x2 x3 x4 x5 x6
iλ
0 1 -3 0 2 0
x1 0 7 1 1 -1 0 1 0
x4 0 12 0 -4 4 1 0 0 3
x6 0 10 0 -5 3 0 1 1 10/3
Bảng 1 0 0 -1 3 0 -2 0
x1 0 10 1 0 0 1/4 1 0
30
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
x3 -3 3 0 -1 1 1/4 0 0
x6 0 1 0 -2 0 -3/4 1 1
Bảng 2 -9 0 2 0 -3/4 -2 0
Trong bảng 2 có 2∆ = 2 > 0 nhưng mọi phần tử ai2 ≤ 0 (i = 1, 2, 3) nên bài
toán trên không có PATU (vì hàm mục tiêu của bài toán giảm vô hạn trong miền
ràng buộc của nó). Nói cách khác, bài toán QHTT đã cho không có lời giải.
Chú ý: Bài toán tìm g → max được thay bằng bài toán tìm f = – g → min.
Ví dụ 3. Giải bài toán qui hoạch tuyến tính sau.
f = 3x1 – x2 – 2x3 → max,
–x1 + 3x2 + x3 + x4 = 7,
3x1 – 4x2 + 8x3 + x5 = 10,
4x1 – 2x2 + x6 = 12,
xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 6.
Ta thay f bằng g = – f = – 3x1 + x2 + 2x3 → min với cùng các điều kiện như
trên.
Xuất phát từ phương án cực biên x0
= (0, 0, 0, 7, 10, 12), ta giải bài toán bằng
phương pháp đơn hình (các Bảng 1 - 3). Lời giải thu được là x* = (5, 4, 0, 0, 11,
0) với gmin = –11. Từ đó fmax = 11.
Biến
cơ sở
Hệ số
CB
Phương
án
x1 x2 x3 x4 x5 x6
iλ
-3 1 2 0 0 0
x4 0 7 -1 3 1 1 0 0
x5 0 10 3 -4 8 0 1 0 10/3
x6 0 12 4 -2 0 0 0 1 3
Bảng 1 0 3 -1 -2 0 0 0
x4 0 10 0 5/2 1 1 0 1/4 4
x5 0 1 0 -5/2 8 0 1 -3/4
x1 -3 3 1 -1/2 0 0 0 1/4
Bảng 2 -9 0 1/2 -2 0 0 -3/4
x2 1 4 0 1 2/5 2/5 0 1/10
x5 0 11 0 0 9 1 1 -1/2
31
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
x1 -3 5 1 0 1/5 1/5 0 3/10
Bảng 3 -11 0 0 -11/5 -1/5 0 -4/5
32
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
Ví dụ 4. Giả bài toán (C) : f(x) = 3x1 – 3x2 + x3 – x4 → min,
–x1 + x2 + 2x3 + x4 = 2,
x1 + x2 – x3 – x4 = 6,
3x1 + 2x2 – 6x3 + 3x4 = 9,
x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0, x4 ≥ 0.
Đưa vào ba biến giả x5, x6, x7 ≥ 0 với hệ số giả M > 0 (đủ lớn) ta được bài toán (N)
F = 3x1 – 3x2 + x3 – x4 + M (x5 + x6 + x7) → min,
–x1 + x2 + 2x3 + x4 + x5 = 2,
x1 + x2 – x3 – x4 + x6 = 6,
3x1 + 2x2 – 6x3 + 3x4 + x7 = 9,
xj ≥ 0 (j = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7).
Ta giải bài toán (N) bằng phương pháp đơn hình, xuất phát từ phương án cực biên x0
= (0, 0, 0, 0, 2, 6, 9).
Quá trình giải bài toán (N) được ghi tóm tắt trong các bảng sau (Bảng 1 - 4).
Biến
cơ sở
CB
Phương
án
x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
θ
3 -3 1 -1 M M M
x5 M 2 -1 1 2 1 1 0 0 2
x6 M 6 1 1 -1 -1 0 1 0 6
x7 M 9 3 2 -6 3 0 0 1 4.5
Bảng 1 17M
3M-
3
4M
+3
< 0
3M+
1
0 0 0
x2 -3 2 -1 1 2 1 0 0
x6 M 4 2 0 -3 -2 1 0 2
x7 M 5 5 0 -10 1 0 1 1
Bảng 2 9M-6 7M 0 < 0 < 0 0 0
x2 -3 3 0 1 0 6/5 0
x6 M 2 0 0 1 -12/5 1 2
x1 3 1 1 0 -2 1/5 0
Bảng 3 2M-6 0 0 M-7 < 0 0
x2 -3 3 0 1 0 6/5
x3 1 2 0 0 1 -12/5
x1 3 5 1 0 0 -23/5
Bảng 4 8 0 0 0 -94/5
33
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
Ở Bảng 4 ta thấy ∆k ≤ 0 với mọi k = 1, 2, 3, 4, nên phương án cho ở bảng này x =
(5, 3, 2, 0, 0, 0, 0) là phương án tối ưu của bài toán (M). Vậy x* = (5, 3, 2, 0) là phương
án tối ưu của bài toán ban đầu với fmin = 8.
§4. VÍ DỤ GIẢI BÀI TOÁN QHTT DẠNG TỎNG QUÁT (G)
Ví dụ 1. Giải bài toán sau bằng phương pháp đơn hình.
f = 5x1 + 8x2 → max,
x1 + 2x2 ≤ 1,
x1 + x2 ≤ 2,
x1 ≥ 0, x2 ≥ 0.
Trước hết ta chuyển bài toán trên về bài toán tìm min và có dạng (N) bằng cách đưa
vào các biến phụ x3, x4 ≥ 0. Ta được bài toán
g = – 5x1 – 8x2 → min,
x1 + 2x2 + x3 = 1,
x1 + x2 + x4 = 2,
xj ≥ 0, j = 1, 2, 3, 4.
Ta giải bài toán này bằng phương pháp đơn hình, xuất phát từ phương án cực biên x0
= (0, 0, 1, 2). Cơ sở của x0
là {A3, A4}. Quá trình giải như sau (Bảng 1 - 3).
Biến
cơ sở
CB
Phương
án
x1 x2 x3 x4
iλ
-5 -8 0 0
x3 0 1 1 2 1 0 ½
x4 0 2 1 1 0 1 2
Bảng 1 0 5 8 0 0
x2 -8 1/2 1/2 1 1/2 0 1
x4 0 3/2 1/2 0 -1/2 1 3
Bảng 2 -4 1 0 -4 0
x1 -5 1 1 2 1 0
x4 0 1 0 -1 -1 1
Bảng 3 -5 0 -2 -5 0
ỞBảng 3 mọi ∆k ≤ 0 nên x*N = (1, 0, 0, 1) là phương án tối ưu của bài toán chính tắc
với gmin = – 5. Từ đó suy ra lời giải bài toán ban đầu là x* = (1, 0) với fmax = – gmin= 5.
Ví dụ 2. Giải bài toán sau f = – 3x1 + x2 – 2x3 → min,
2x1 + 4x2 – x3 ≤ 10,
3x1 + x2 + x3 ≥ 4,
x1 – x2 + x3 = 2,
xj ≥ 0, j = 1, 2, 3.
34
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
Trước hết ta thêm vào hai biến phụ x4, x5 ≥ 0 để đưa bài toán về dạng chính tắc (C).
Tiếp đó ta đưa vào hai biến giả x6, x7 ≥ 0 để được bài toán (N) như sau.
fM = - 3x1 + x2 - 2x3 + M(x6 + x7) → min,
2x1 + 4x2 - x3 + x4 = 10,
3x1 + x2 + x3 - x5 + x6 = 4,
x1 - x2 + x3 + x7 = 2,
xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 7.
Ta giải bài toán (N) bằng phương pháp đơn hình với M > 0 (đủ lớn). Quá trình giải
ghi ở các bảng sau (bỏ qua hai cột biến giả).
Biến
cơ sở
CB
Phương
án
x1 x2 x3 x4 x5
iλ
-3 1 -2 0 0
x4 0 10 2 4 -1 1 0 5
x6 M 4 3 1 1 0 -1 4/3
x7 M 2 1 -1 1 0 0 2
Bảng 1 60
4M+
3
– 1
2M
+2
0 – M
x4 0 22/3 0 10/3 -5/3 1 2/3
x1 -3 4/3 1 1/3 1/3 0 -1/3 4
x7 M 2/3 0 -4/3 2/3 0 1/3 1
Bảng 2 2M/3- 4 0 < 0
2M/3
+1
0
M/3+
1
x4 0 9 0 0 0 1 3/2 6
x1 -3 1 1 1 0 0 -1/2
x3 -2 1 0 -2 1 0 1/2 2
Bảng 3 -5 0 0 0 0 1/2
x4 0 6 0 6 -3 1 0 1
x1 -3 2 1 -1 1 0 0
x5 0 2 0 -4 2 0 1
Bảng 4 -6 0 2 -1 0 0
x2 1 1 0 1 -1/2 1/6 0
x1 -3 3 1 0 1/2 1/6 0
x5 0 6 0 0 0 2/3 1
Bảng 5 -8 0 0 0 -1/3 0
ỞBảng 5 mọi ∆k ≤ 0 nên x*
N = (3, 1, 0, 0, 6, 0, 0) là phương án tối ưu của bài toán
(N). Từ đó suy ra lời giải bài toán ban đầu là x* = (3, 1, 0) với fmin = – 8.
35
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
BÀI TẬP
1. Dùng phương pháp đơn hình giải các bài toán dưới đây
a) f = – 50x1 – 60x2 → min,
x1 + 2x2 ≤ 8,
x1 + x2 ≤ 5,
9x1 + 4x2 ≤ 36,
x1 ≥ 0, x2 ≥ 0.
b) f = 2x1 + 5x2 + 4x3 + x4 – 5x5 → min,
x1 + 2x2 + 4x3 – 3x5 = 152,
4x2 + 2x3 + x4 + 3x5 = 60,
3x2 + x5 ≤ 36,
xj ≥ 0 (j = 1,2,...,5).
c) f = 6x1 + x2 + x3 + 3x4 + x5 – 7x6 + 6x7 → min,
–x1 + x2 – x4 + x6 + x7 = 15,
2x1 – x3 + 2x6 + x7 = –9,
4x1 + 2x4 + x5 – 3x6 = 2,
xj ≥ 0 (j = 1,...,7).
d) f = x1 – x2 → min,
x1 – x2 ≥ –1,
3x1 + 2x2 ≤ 6,
–3x1 – x2 ≥ –9,
x1≥ 0, x2 ≥ 0.
e) f = 2x1 + x2 + x3 → min,
x1 + x2 + x3 + x4 + x5 = 5,
x1 + x2 + 2x3 + 2x4 + 2x5 = 8,
x1 + x2 = 2,
x3 + x4 + x5 = 3,
xj ≥ 0 (j = 1,...,4).
36
Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ
f)) f = – x1 – 2x2 – 3x3 + x4 → min,
x1 + 2x2 + 3x3 = 15,
2x1 + x2 + 5x3 = 20,
x1 + 2x2 + x3 + x4 = 10,
xj ≥ 0 (j = 1,...,4).
g) f = x1 + 2x2 – x3→ max,
– x1 + 4x2 – 2x3 ≤ 6,
x1 + x2 + 2x3 ≥ 6,
2x1 – x2 + 2x3 = 4,
x1≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0. .
h) f = – x1 –x2 + 1 → max,
x1 – x2 ≥ –1,
3x1 + 2x2 ≥ 6,
–3x1 – x2 ≥ –9,
x1≥ 0, x2 ≥ 0.
2. Giải các bài toán thực tế cho ở bài tập 1), 2) và 5) Chương 1.
37

More Related Content

What's hot

Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động tháiHọc Huỳnh Bá
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng Mơ Vũ
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kêBài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kêHọc Huỳnh Bá
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplacehiendoanht
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Học Huỳnh Bá
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keCun Haanh
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )Bui Loi
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Quynh Anh Nguyen
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongHoàng Như Mộc Miên
 

What's hot (20)

Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động thái
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
 
Bài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kêBài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kê
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplace
 
bai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong kebai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong ke
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong ke
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quyPhương trình hồi quy
Phương trình hồi quy
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
 

Similar to Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình

ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10
ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10
ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁN
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁNCHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁN
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁNHoàng Thái Việt
 
Cẩm nang kết cấu xây dựng
Cẩm nang kết cấu xây dựngCẩm nang kết cấu xây dựng
Cẩm nang kết cấu xây dựngAn Nam Education
 
Tổng quát về tích phân
Tổng quát về tích phân Tổng quát về tích phân
Tổng quát về tích phân Hoàng Hải Huy
 
Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...
Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...
Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tich phan %28 nguyen duy khoi%29
Tich phan %28 nguyen duy khoi%29Tich phan %28 nguyen duy khoi%29
Tich phan %28 nguyen duy khoi%29trongphuckhtn
 
Tich phan (nguyen duy khoi)
Tich phan (nguyen duy khoi)Tich phan (nguyen duy khoi)
Tich phan (nguyen duy khoi)roggerbob
 
Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2
Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2
Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2Lê Hữu Bảo
 
Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9
Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9
Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9Vòng Dâu Tằm Việt Nam
 
Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10
Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10
Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10Toán THCS
 
Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]
Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]
Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]phongmathbmt
 
Phương trình và hệ phương trình
Phương trình và hệ phương trìnhPhương trình và hệ phương trình
Phương trình và hệ phương trìnhtuituhoc
 
phuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdf
phuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdfphuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdf
phuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdfHungHa79
 
Bai giang-toan-kinh-te-tin-hoc
Bai giang-toan-kinh-te-tin-hocBai giang-toan-kinh-te-tin-hoc
Bai giang-toan-kinh-te-tin-hocLê Ngọc Huyền
 
Chuyen de tich phan cuc hay
Chuyen de tich phan cuc hayChuyen de tich phan cuc hay
Chuyen de tich phan cuc hayOanh MJ
 
Tong hop kien thuc on thi dai hoc mon toan
Tong hop kien thuc on thi dai hoc mon toanTong hop kien thuc on thi dai hoc mon toan
Tong hop kien thuc on thi dai hoc mon toanHải Finiks Huỳnh
 

Similar to Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình (20)

ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10
ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10
ĐẠI SỐ 9 - Phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc ba và các bài toán thi vào lớp 10
 
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁN
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁNCHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁN
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CHUYỂN CẤP LÊN LỚP 10 MÔN TOÁN
 
Tai lieu-on-thi-lop-10-mon-toan
Tai lieu-on-thi-lop-10-mon-toanTai lieu-on-thi-lop-10-mon-toan
Tai lieu-on-thi-lop-10-mon-toan
 
Cẩm nang kết cấu xây dựng
Cẩm nang kết cấu xây dựngCẩm nang kết cấu xây dựng
Cẩm nang kết cấu xây dựng
 
Tieu luan phung phap tinh
Tieu luan phung phap tinhTieu luan phung phap tinh
Tieu luan phung phap tinh
 
Tổng quát về tích phân
Tổng quát về tích phân Tổng quát về tích phân
Tổng quát về tích phân
 
Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...
Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...
Những điều cần biết luyện thi quốc gia kỹ thuật giải nhanh hệ phương trình tá...
 
Ôn thi Toán
Ôn thi ToánÔn thi Toán
Ôn thi Toán
 
Tich phan %28 nguyen duy khoi%29
Tich phan %28 nguyen duy khoi%29Tich phan %28 nguyen duy khoi%29
Tich phan %28 nguyen duy khoi%29
 
Tich phan (nguyen duy khoi)
Tich phan (nguyen duy khoi)Tich phan (nguyen duy khoi)
Tich phan (nguyen duy khoi)
 
Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2
Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2
Chuyên đề phương trình bậc nhật một ẩn - số 2
 
Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9
Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9
Tổng hợp kiến thức và bài tập toán lớp 9
 
Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10
Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10
Tong hop ly thuyet on thi toan 9 vao 10
 
Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]
Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]
Phuong trinhluonggiackhongmaumuc[phongmath]
 
Phương trình và hệ phương trình
Phương trình và hệ phương trìnhPhương trình và hệ phương trình
Phương trình và hệ phương trình
 
phuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdf
phuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdfphuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdf
phuong-phap-ghep-truc-trong-bai-toan-ham-hop (1).pdf
 
Bai giang-toan-kinh-te-tin-hoc
Bai giang-toan-kinh-te-tin-hocBai giang-toan-kinh-te-tin-hoc
Bai giang-toan-kinh-te-tin-hoc
 
Caunangcao toan2017
Caunangcao toan2017Caunangcao toan2017
Caunangcao toan2017
 
Chuyen de tich phan cuc hay
Chuyen de tich phan cuc hayChuyen de tich phan cuc hay
Chuyen de tich phan cuc hay
 
Tong hop kien thuc on thi dai hoc mon toan
Tong hop kien thuc on thi dai hoc mon toanTong hop kien thuc on thi dai hoc mon toan
Tong hop kien thuc on thi dai hoc mon toan
 

More from Thanh Hoa

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcThanh Hoa
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namThanh Hoa
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Thanh Hoa
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhThanh Hoa
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...Thanh Hoa
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thanh Hoa
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThanh Hoa
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThanh Hoa
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thanh Hoa
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhThanh Hoa
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Thanh Hoa
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnThanh Hoa
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavThanh Hoa
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingThanh Hoa
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Thanh Hoa
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoThanh Hoa
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namThanh Hoa
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Thanh Hoa
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Thanh Hoa
 

More from Thanh Hoa (20)

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 

Bài giảng qui hoạch tuyến tính phương pháp đơn hình

  • 1. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH Phương pháp đơn hình do G.B. Dantzig đề xuất năm 1947 cho đến hiện nay vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong việc giải các bài toán qui hoạch tuyến tính. Đối với các bài toán cỡ lớn (có thể đến hàng nghìn biến và hàng trăm ràng buộc) phải dùng đến máy tính, phương pháp đơn hình cũng đã được kiểm nghiệm qua mấy chục năm áp dụng là rất hiệu quả, với thời gian tính toán khá ngắn. §1. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH Phương pháp đơn hình giải bài toán QHTT dựa trên hai tính chất quan trọng sau đây của bài toán QHTT: a) Nếu bài toán qui hoạch tuyến tính chính tắc có phương án tối ưu thì cũng có phương án cực biên tối ưu, nghĩa là có ít nhất một đỉnh của miền ràng buộc là lời giải của bài toán. b) Mỗi điểm cực tiểu địa phương của hàm tuyến tính trên miền ràng buộc D (một tập hợp lồi) là một điểm cực tiểu tuyệt đối. Tính chất a) cho phép tìm phương án tối ưu trong số các phương án cực biên của bài toán (số này là hữu hạn). Tính chất b) cho phép khi kiểm tra tối ưu đối với một phương án cực biên (đỉnh) chỉ cần so sánh nó với các đỉnh lân cận (đỉnh kề) là đủ. Vì thế, phương pháp đơn hình bắt đầu từ một phương án cực biên nào đó (tuỳ ý) của bài toán (tức là một đỉnh của miền ràng buộc). Tiếp đó kiểm tra xem phương án hiện có đã phải là phương án tối ưu hay chưa, bằng cách so sánh giá trị hàm mục tiêu tại đỉnh đó với giá trị hàm mục tiêu tại các đỉnh kề với nó. Nếu đúng thì dừng quá trình tính toán. Trái lại, phương pháp sẽ cho cách tìm một phương án cực biên mới tốt hơn (với giá trị hàm mục tiêu nhỏ hơn) mà nó là một đỉnh kề với đỉnh trước đó. Quá trình này tiến hành cho tới khi tìm được phương án tối ưu hoặc phát hiện bài toán đã cho không có lời giải. Như vậy, phương pháp đơn hình tiến hành khảo sát các đỉnh của miền ràng buộc để tìm ra đỉnh tối ưu. Mặc dù số đỉnh của bài toán nói chung rất lớn, nhưng trên thực tế phương pháp này chỉ đòi hỏi kiểm tra một phần tương đối nhỏ các đỉnh. Chính điều đó thể hiện hiệu quả thực tế của phương pháp đơn hình. §2. THUẬT TOÁN ĐƠN HÌNH Để giải bìa toán QHTT (G) bằng phương pháp đơn hình ta thực hiện các bước dưới đây. 25
  • 2. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ • Bước chuẩn bị: Đưa (G) về dạng chính tắc chuẩn (N) nếu cần. • Bước 1: Xác định PACB xo xuất phát, chỉ ra các biến và các hệ số cơ sở. (Nếu bài toán dạng (N) thì một PACB được tìm dễ dàng từ ma trận con sơ cấp của A – trong bảng đơn hình ở bước 2, ma trận con sơ cấp được giả định là ma trận đơn vị cấp m tạo thành từ m dòng và m cột đầu tiên, khi đó PACB xuất phát chính là x0 = (b1, b2, …, bm, 0, …, 0)). • Bước 2: Lập bảng đơn hình, tính giá trị của hàm mục tiêu và các số ước lượng ∆j. Hệ số cơ sở Biến cơ sở PA CB x1 x2 …… xm xm+1 …… xn iλ c1 c2 …… cm cm+1 …… cn c1 c2 . . . cm x1 x2 . . . xm b1 b2 . . . bm 1 0 …… 0 a1,m+1 …… a1n 0 1 …… 0 a2,m+1 …… a2n . . …… . . …… . . . …… . . …… . . . …… . . …… . 0 0 …… 1 am,m+1 …… amn Bảng 1 f (x0 ) 0 0 …… 0 ∆m+1 …… ∆n Ở đây f(x0 ) = c1b1 + c2b2 + … + cmbm; ∆j = 0 (j=1,…, m); ∆j = 1 ; 1 m i ij j i c a c m j n = − + ≤ ≤∑ . • Bước 3: Kiểm tra điều kiện tối ưu (Đối với bài toán MIN) a) Nếu mọi 0j∆ ≤ phương án đang xét tối ưu → STOP. b) Nếu tồn tại 0j∆ > mà mọi ij 0a ≤ thì hàm mục tiêu không bị chặn, do đó bài toán đã cho vô nghiệm → STOP. c) Nếu tồn tại 0j∆ > và với mỗi 0j∆ > đều có ít nhất một ij 0a > thì phương án đang xét chưa tối ưu → Làm tiếp bước 4. • Bước 4: Cải tiến PACB đang xét để được PACB tốt hơn (Đối với bài toán MIN) a) Chọn biến cơ bản mới vx sao cho max{ 0}v j∆ = ∆ > để đưa vào. 26
  • 3. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ b) Chọn biến cơ bản cũ rx sao cho min{ / 0}i r i iv iv b a a λ λ= = > để đưa ra. c) Tiếp theo chọn dòng thứ r làm dòng xoay, cột thứ v làm cột xoay, phần tử rva làm phần tử xoay rồi biến đổi sơ cấp để được bảng đơn hình mới với PACB mới tốt hơn. Cách biến đổi bảng đơn hình để nhận được bảng mới và PACB mới tốt hơn • Đổi cột biến cơ sở: biến cơ sở mới là xv thay cho biến cơ sở cũ là xr ở dòng r. • Đổi cột hệ số cơ sở: hệ số cv thay cho hệ số cr ở dòng r. • Biến đổi dòng xoay: Dòng mới = dòng cũ / phần tử xoay, Nghĩa là chia mỗi phần tử ở dòng xoay cho phần tử xoay (arv > 0). Kết quả nhận được gọi là dòng chính (số 1 xuất hiện ở vị trí của arv cũ). • Biến đổi các dòng khác theo qui tắc hình chữ nhật: Dòng mới = dòng cũ tương ứng - phần tử của nó trên cột xoay × dòng chính, nghĩa là Cột ≠ cột xoay Cột xoay (cột v) Dòng ≠ dòng xoay : a b a’ = a – b×c Dòng chính (dòng r mới) : c 1 Sau đó lặp lại các bước 2, 3, 4 cho đến khi được P.A.C.B tối ưu thì dừng và kết luận về đáp số của bài toán đã cho Chú ý • Ở bước 3 khi kiểm tra điều kiện tối ưu đối với bài toán MAX, ta làm như sau: a) Nếu mọi 0j∆ ≥ phương án đang xét tối ưu → STOP. b) Nếu tồn tại 0j∆ < mà mọi ij 0a ≤ thì hàm mục tiêu không bị chặn, do đó bài toán đã cho vô nghiệm → STOP. c) Nếu tồn tại 0j∆ < mà với mỗi 0j∆ < đều có ít nhất một ij 0a > thì phương án đang xét chưa tối ưu → Làm tiếp bước 4. 27
  • 4. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ • Còn ở bước 4 khi cải tiến PACB đối với bài toán MAX, ta làm như sau: a) Chọn biến cơ bản mới vx sao cho min{ 0}v j∆ = ∆ < để đưa vào. b) Chọn biến cơ bản cũ rx sao cho min{ / 0}i r i iv iv b a a λ λ= = > để đưa ra. c) Tiếp theo chọn dòng thứ r làm dòng xoay, phần tử rva làm phần tử xoay rồi biến đổi sơ cấp để được bảng đơn hình mới. • Cũng có thể quy bài toán MAX về bài toán MIN hoặc ngược lại bằng cách đối dấu hàm mục tiêu. • Dấu hiệu bài toán vô số nghiệm: Khi kiểm tra điều kiện tối ưu ở bước 3, nếu mọi 0j∆ ≤ (đối với bài toán MIN) hoặc 0j∆ ≥ (đối với bài toán MAX) đồng thời tồn tại một 0j∆ = ứng với biến phi cơ sở jx thì bài toán có vô số nghiệm. • Cách tìm hết tất cả các PATU của bài toán QHTT: Giả sử đã tìm ra một PATU 0 x . Khi đó giải hệ gồm phương trình 0 ( ) ( )f x f x= và các ràng buộc ta sẽ được tất cả các PATU của bài toán đã cho. Ví dụ 1. Giải bài toán qui hoạch tuyến tính (N) sau đây f = x1 – x2 – 2x4 + 2x5 – 3x6 → min, với các điều kiện x1 + x4 + x5 - x6 = 2, x2 + x4 + x6 = 12, x3 + 2x4 + 4x5 + 3x6 = 9, xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 6. Cho x4 = x5 = x6 = 0 ta được phương án cực biên ban đầu x0 = (2; 12; 9; 0; 0; 0) với trị mục tiêu f0 = -10. Cơ sở của x0 là {A1, A2, A3}, tức là J0 = {1, 2, 3}. Các biến cơ sở là x1, x2, x3. Các biến phi cơ sở là x4, x5, x6. Các hệ số cơ sở c1= 1, c2 = – 1, c3 = 0. Bảng đơn hình đầu tiên như sau: Hệ số cơ sở Biến cơ sở PACB x1 x2 x3 x4 x5 x6 iλ 1 -1 0 -2 2 -3 1 x1 2 1 0 0 1 1 –1 2 –1 x2 12 0 1 0 1 0 1 12 28
  • 5. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ 0 x3 9 0 0 1 2 4 3 9/2 Bảng 1 -10 0 0 0 2 –1 1 Trong dòng mục tiêu (dòng cuối) còn 4∆ = 2 > 0, 6∆ = 1> 0 và trên mỗi cột chứa mỗi số ước lượn dương đó đều có những hệ số dương nên phương án x0 ở bảng này chưa tối ưu. Ta cần biến đổi bảng để dược PACB mới tốt hơn. • Biến cơ sở mới cần đưa vào là x4 (ứng với 4∆ = 2 lớn nhất). • Biến loại khỏi cơ sở là x1 (ứng với 1λ = min{2, 12, 9/2} = 2 nhỏ nhất). • Phần tử xoay là a14 = 1 (trong ô được tô bóng mờ). Biến đổi bảng 1 theo các qui tắc đã nêu ta nhận được bảng 2 dưới đây. Hệ số cơ sở Biến cơ sở PACB x1 x2 x3 x4 x5 x6 iλ 1 –1 0 –2 2 –3 –2 x4 2 1 0 0 1 1 –1 –1 x2 10 –1 1 0 0 –1 2 5 0 x3 5 –2 0 1 0 2 5 1 Bảng 2 –14 –2 0 0 0 –3 3 Trong dòng cuối của bảng này còn phần tử ∆6 = 3 > 0 và trên cột chứa nó có hai hệ số dương nên phương án ở bảng này vẫn chưa tối ưu. Ta cần biến đổi bảng để dược PACB mới tốt hơn. • Biến cơ sở mới cần đưa vào x6 (ứng với 6∆ = 3 lớn nhất). • Biến loại khỏi cơ sở là x3 (ứng với tỉ số nhỏ nhất 3λ = min{5, 1} = 1). 29
  • 6. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ • Phần tử xoay là a36 = 5. Biến đổi bảng 2 ta nhận được bảng 3 dưới đây. Hệ số cơ sở Biến cơ sở PACB x1 x2 x3 x4 x5 x6 iλ 1 –1 0 –2 2 –3 –2 x4 3 3/5 0 1/5 1 7/5 0 –1 x2 8 –1/5 1 –2/5 0 –9/5 0 –3 x6 1 –2/5 0 1/5 0 2/5 1 Bảng 3 –17 –4/5 0 –3/5 0 –21/5 0 Trong bảng này mọi k∆ ≤ 0, nên phương án x* = (0; 8; 0; 3; 0; 1) là PATU với fmin = f(x*) = – 17. Ví dụ 2. Ví dụ sau cho thấy bài toán không có phương án tối ưu f = x2 – 3x3 + 2x5 → min, x1 + x2 – x3 + x5 = 7, – 4x2 + 4x3 + x4 = 12, –5x2 + 3x3 + x5 + x6 = 10, xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 6. Ta giải bài toán trên bằng phương pháp đơn hình, xuất phát từ phương án cực biên x0 = (7, 0, 0, 12, 0, 10) với cơ sở là các véctơ cột đơn vị A1, A4, A6, tức là J0 = {1, 4, 6}. Lập bảng đơn hình rồi thự hiện các tính toán biến đổi theo thuật toán đơn hình ta được: Biến cơ sở Hệ số CB Phương án x1 x2 x3 x4 x5 x6 iλ 0 1 -3 0 2 0 x1 0 7 1 1 -1 0 1 0 x4 0 12 0 -4 4 1 0 0 3 x6 0 10 0 -5 3 0 1 1 10/3 Bảng 1 0 0 -1 3 0 -2 0 x1 0 10 1 0 0 1/4 1 0 30
  • 7. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ x3 -3 3 0 -1 1 1/4 0 0 x6 0 1 0 -2 0 -3/4 1 1 Bảng 2 -9 0 2 0 -3/4 -2 0 Trong bảng 2 có 2∆ = 2 > 0 nhưng mọi phần tử ai2 ≤ 0 (i = 1, 2, 3) nên bài toán trên không có PATU (vì hàm mục tiêu của bài toán giảm vô hạn trong miền ràng buộc của nó). Nói cách khác, bài toán QHTT đã cho không có lời giải. Chú ý: Bài toán tìm g → max được thay bằng bài toán tìm f = – g → min. Ví dụ 3. Giải bài toán qui hoạch tuyến tính sau. f = 3x1 – x2 – 2x3 → max, –x1 + 3x2 + x3 + x4 = 7, 3x1 – 4x2 + 8x3 + x5 = 10, 4x1 – 2x2 + x6 = 12, xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 6. Ta thay f bằng g = – f = – 3x1 + x2 + 2x3 → min với cùng các điều kiện như trên. Xuất phát từ phương án cực biên x0 = (0, 0, 0, 7, 10, 12), ta giải bài toán bằng phương pháp đơn hình (các Bảng 1 - 3). Lời giải thu được là x* = (5, 4, 0, 0, 11, 0) với gmin = –11. Từ đó fmax = 11. Biến cơ sở Hệ số CB Phương án x1 x2 x3 x4 x5 x6 iλ -3 1 2 0 0 0 x4 0 7 -1 3 1 1 0 0 x5 0 10 3 -4 8 0 1 0 10/3 x6 0 12 4 -2 0 0 0 1 3 Bảng 1 0 3 -1 -2 0 0 0 x4 0 10 0 5/2 1 1 0 1/4 4 x5 0 1 0 -5/2 8 0 1 -3/4 x1 -3 3 1 -1/2 0 0 0 1/4 Bảng 2 -9 0 1/2 -2 0 0 -3/4 x2 1 4 0 1 2/5 2/5 0 1/10 x5 0 11 0 0 9 1 1 -1/2 31
  • 8. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ x1 -3 5 1 0 1/5 1/5 0 3/10 Bảng 3 -11 0 0 -11/5 -1/5 0 -4/5 32
  • 9. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ Ví dụ 4. Giả bài toán (C) : f(x) = 3x1 – 3x2 + x3 – x4 → min, –x1 + x2 + 2x3 + x4 = 2, x1 + x2 – x3 – x4 = 6, 3x1 + 2x2 – 6x3 + 3x4 = 9, x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0, x4 ≥ 0. Đưa vào ba biến giả x5, x6, x7 ≥ 0 với hệ số giả M > 0 (đủ lớn) ta được bài toán (N) F = 3x1 – 3x2 + x3 – x4 + M (x5 + x6 + x7) → min, –x1 + x2 + 2x3 + x4 + x5 = 2, x1 + x2 – x3 – x4 + x6 = 6, 3x1 + 2x2 – 6x3 + 3x4 + x7 = 9, xj ≥ 0 (j = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7). Ta giải bài toán (N) bằng phương pháp đơn hình, xuất phát từ phương án cực biên x0 = (0, 0, 0, 0, 2, 6, 9). Quá trình giải bài toán (N) được ghi tóm tắt trong các bảng sau (Bảng 1 - 4). Biến cơ sở CB Phương án x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 θ 3 -3 1 -1 M M M x5 M 2 -1 1 2 1 1 0 0 2 x6 M 6 1 1 -1 -1 0 1 0 6 x7 M 9 3 2 -6 3 0 0 1 4.5 Bảng 1 17M 3M- 3 4M +3 < 0 3M+ 1 0 0 0 x2 -3 2 -1 1 2 1 0 0 x6 M 4 2 0 -3 -2 1 0 2 x7 M 5 5 0 -10 1 0 1 1 Bảng 2 9M-6 7M 0 < 0 < 0 0 0 x2 -3 3 0 1 0 6/5 0 x6 M 2 0 0 1 -12/5 1 2 x1 3 1 1 0 -2 1/5 0 Bảng 3 2M-6 0 0 M-7 < 0 0 x2 -3 3 0 1 0 6/5 x3 1 2 0 0 1 -12/5 x1 3 5 1 0 0 -23/5 Bảng 4 8 0 0 0 -94/5 33
  • 10. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ Ở Bảng 4 ta thấy ∆k ≤ 0 với mọi k = 1, 2, 3, 4, nên phương án cho ở bảng này x = (5, 3, 2, 0, 0, 0, 0) là phương án tối ưu của bài toán (M). Vậy x* = (5, 3, 2, 0) là phương án tối ưu của bài toán ban đầu với fmin = 8. §4. VÍ DỤ GIẢI BÀI TOÁN QHTT DẠNG TỎNG QUÁT (G) Ví dụ 1. Giải bài toán sau bằng phương pháp đơn hình. f = 5x1 + 8x2 → max, x1 + 2x2 ≤ 1, x1 + x2 ≤ 2, x1 ≥ 0, x2 ≥ 0. Trước hết ta chuyển bài toán trên về bài toán tìm min và có dạng (N) bằng cách đưa vào các biến phụ x3, x4 ≥ 0. Ta được bài toán g = – 5x1 – 8x2 → min, x1 + 2x2 + x3 = 1, x1 + x2 + x4 = 2, xj ≥ 0, j = 1, 2, 3, 4. Ta giải bài toán này bằng phương pháp đơn hình, xuất phát từ phương án cực biên x0 = (0, 0, 1, 2). Cơ sở của x0 là {A3, A4}. Quá trình giải như sau (Bảng 1 - 3). Biến cơ sở CB Phương án x1 x2 x3 x4 iλ -5 -8 0 0 x3 0 1 1 2 1 0 ½ x4 0 2 1 1 0 1 2 Bảng 1 0 5 8 0 0 x2 -8 1/2 1/2 1 1/2 0 1 x4 0 3/2 1/2 0 -1/2 1 3 Bảng 2 -4 1 0 -4 0 x1 -5 1 1 2 1 0 x4 0 1 0 -1 -1 1 Bảng 3 -5 0 -2 -5 0 ỞBảng 3 mọi ∆k ≤ 0 nên x*N = (1, 0, 0, 1) là phương án tối ưu của bài toán chính tắc với gmin = – 5. Từ đó suy ra lời giải bài toán ban đầu là x* = (1, 0) với fmax = – gmin= 5. Ví dụ 2. Giải bài toán sau f = – 3x1 + x2 – 2x3 → min, 2x1 + 4x2 – x3 ≤ 10, 3x1 + x2 + x3 ≥ 4, x1 – x2 + x3 = 2, xj ≥ 0, j = 1, 2, 3. 34
  • 11. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ Trước hết ta thêm vào hai biến phụ x4, x5 ≥ 0 để đưa bài toán về dạng chính tắc (C). Tiếp đó ta đưa vào hai biến giả x6, x7 ≥ 0 để được bài toán (N) như sau. fM = - 3x1 + x2 - 2x3 + M(x6 + x7) → min, 2x1 + 4x2 - x3 + x4 = 10, 3x1 + x2 + x3 - x5 + x6 = 4, x1 - x2 + x3 + x7 = 2, xj ≥ 0, j = 1, 2, ... , 7. Ta giải bài toán (N) bằng phương pháp đơn hình với M > 0 (đủ lớn). Quá trình giải ghi ở các bảng sau (bỏ qua hai cột biến giả). Biến cơ sở CB Phương án x1 x2 x3 x4 x5 iλ -3 1 -2 0 0 x4 0 10 2 4 -1 1 0 5 x6 M 4 3 1 1 0 -1 4/3 x7 M 2 1 -1 1 0 0 2 Bảng 1 60 4M+ 3 – 1 2M +2 0 – M x4 0 22/3 0 10/3 -5/3 1 2/3 x1 -3 4/3 1 1/3 1/3 0 -1/3 4 x7 M 2/3 0 -4/3 2/3 0 1/3 1 Bảng 2 2M/3- 4 0 < 0 2M/3 +1 0 M/3+ 1 x4 0 9 0 0 0 1 3/2 6 x1 -3 1 1 1 0 0 -1/2 x3 -2 1 0 -2 1 0 1/2 2 Bảng 3 -5 0 0 0 0 1/2 x4 0 6 0 6 -3 1 0 1 x1 -3 2 1 -1 1 0 0 x5 0 2 0 -4 2 0 1 Bảng 4 -6 0 2 -1 0 0 x2 1 1 0 1 -1/2 1/6 0 x1 -3 3 1 0 1/2 1/6 0 x5 0 6 0 0 0 2/3 1 Bảng 5 -8 0 0 0 -1/3 0 ỞBảng 5 mọi ∆k ≤ 0 nên x* N = (3, 1, 0, 0, 6, 0, 0) là phương án tối ưu của bài toán (N). Từ đó suy ra lời giải bài toán ban đầu là x* = (3, 1, 0) với fmin = – 8. 35
  • 12. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ BÀI TẬP 1. Dùng phương pháp đơn hình giải các bài toán dưới đây a) f = – 50x1 – 60x2 → min, x1 + 2x2 ≤ 8, x1 + x2 ≤ 5, 9x1 + 4x2 ≤ 36, x1 ≥ 0, x2 ≥ 0. b) f = 2x1 + 5x2 + 4x3 + x4 – 5x5 → min, x1 + 2x2 + 4x3 – 3x5 = 152, 4x2 + 2x3 + x4 + 3x5 = 60, 3x2 + x5 ≤ 36, xj ≥ 0 (j = 1,2,...,5). c) f = 6x1 + x2 + x3 + 3x4 + x5 – 7x6 + 6x7 → min, –x1 + x2 – x4 + x6 + x7 = 15, 2x1 – x3 + 2x6 + x7 = –9, 4x1 + 2x4 + x5 – 3x6 = 2, xj ≥ 0 (j = 1,...,7). d) f = x1 – x2 → min, x1 – x2 ≥ –1, 3x1 + 2x2 ≤ 6, –3x1 – x2 ≥ –9, x1≥ 0, x2 ≥ 0. e) f = 2x1 + x2 + x3 → min, x1 + x2 + x3 + x4 + x5 = 5, x1 + x2 + 2x3 + 2x4 + 2x5 = 8, x1 + x2 = 2, x3 + x4 + x5 = 3, xj ≥ 0 (j = 1,...,4). 36
  • 13. Bài giảng Qui hoạch tuyến tính PGS-TS Lê Anh Vũ f)) f = – x1 – 2x2 – 3x3 + x4 → min, x1 + 2x2 + 3x3 = 15, 2x1 + x2 + 5x3 = 20, x1 + 2x2 + x3 + x4 = 10, xj ≥ 0 (j = 1,...,4). g) f = x1 + 2x2 – x3→ max, – x1 + 4x2 – 2x3 ≤ 6, x1 + x2 + 2x3 ≥ 6, 2x1 – x2 + 2x3 = 4, x1≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0. . h) f = – x1 –x2 + 1 → max, x1 – x2 ≥ –1, 3x1 + 2x2 ≥ 6, –3x1 – x2 ≥ –9, x1≥ 0, x2 ≥ 0. 2. Giải các bài toán thực tế cho ở bài tập 1), 2) và 5) Chương 1. 37