SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 37
Baixar para ler offline
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 35
Nội dung
 Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu)
và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền
kinh tế
 Phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu
của chính sách tài khóa
 Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt
ngân sách Nhà nước
Mục tiêu Hướng dẫn học
 Giúp học viên hiểu được cách xác
định thu nhập của nền kinh tế bằng
phương pháp sử dụng đồ thị và đại số
 Hiểu được thế nào là chính sách tài
khóa và các cơ chế tác động của nó
đến sản lượng, giá cả, và việc làm của
nền kinh tế
 Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ
cho thâm hụt ngân sách nhà nước
Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bền vững
Thời lượng học
 6 tiết học
 Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để
chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất
 Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được
cung cấp cho môn học này để biết được trình tự
học tập
BÀI 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
36 ECO102_Bai3_v2.0013107216
3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng
Chúng ta bắt đầu nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công
đã cho và không đổi. Giả thiết này tương ứng với các lập luận của J.M. Keynes về một mức
giá “cứng nhắc” trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Giả thiết này sẽ thay đổi khi chuyển sang
bài về tổng cung. Lúc đó, sự thay đổi của giá cả sẽ được đưa vào mô hình. Bức tranh kinh tế
vĩ mô sẽ hoàn chỉnh hơn với việc mô tả lạm phát và thất nghiệp và nền kinh tế mở.
Một giả thiết nữa cần phải đặt ra đó là giả thiết cho rằng mức tổng cung là đã cho. Nói cách
khác, các hãng sản xuất kinh doanh có khả năng và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền
kinh tế. Trong trường hợp đó, tổng cầu sẽ một mình quyết định mức sản lượng cân bằng.
Tổng cầu của nền kinh tế chính là tổng các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các
tác nhân trong nền kinh tế. Do đó, tổng cầu AD bằng tổng chi tiêu của nền kinh tế AE.
Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm của tổng chi tiêu AE trong việc phân tích tổng cầu của nền
kinh tế trong toàn bộ bài này.
3.1.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
3.1.1.1. Tiêu dùng của các hộ gia đình (C: Consumption)
 Khái niệm tiêu dùng
Tiêu dùng là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia
đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày.
Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình thường bao gồm các khoản chi tiêu về
lương thực – thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt của gia đình, du lịch, v.v…
 Các yếu tố tác động đến tiêu dùng
o Thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ
làm thay đổi cách thức tiêu dùng, cách thức lựa chọn
hàng hóa và dịch vụ. Khi thu nhập tăng thường dẫn
tới tiêu dùng tăng và ngược lại thu nhập giảm thường
dẫn tới tiêu dùng giảm. Thu nhập của các hộ gia đình
tăng lên phụ thuộc vào tiền công, tiền lương, tiền
thưởng, phụ cấp,…
o Các sản phẩm thừa kế: Người tiêu dùng có thể sử
dụng phần tài sản thừa kế của người thân để lại (hoặc
từ ngân sách dự trữ quốc gia).
o Các chính sách kinh tế vĩ mô như:
 Chính sách về thuế: Thuế tăng dẫn tới tiêu dùng giảm và thuế giảm thì dẫn tới
tiêu dùng tăng.
 Chính sách về lãi suất: Lãi suất tăng dẫn tới tiết kiệm tăng và tiêu dùng giảm đi
và ngược lại lãi suất giảm dẫn tới tiết kiệm giảm và tiêu dùng tăng lên.
 Chính sách tiền lương/ bảo hiểm, v.v…
 Một số yếu tố khác như: Sở thích – thị hiếu, phong tục – tập quán, điều kiện thời tiết,
khí hậu, …
Thừa kế
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 37
Trong các yếu tố nêu trên, thu nhập và các chính sách Vĩ mô của Chính phủ (chính sách
thuế và trợ cấp) có tác động lớn nhất đến hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình trong
một nền kinh tế.
 Hàm số tiêu dùng
Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Hàm này được
xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn.
Hàm tiêu dùng có dạng C = f(Y), hay cụ thể hơn nó sẽ có dạng: C = C + MPC.Y
Trong đó:
 C là tiêu dùng của các hộ gia đình.
 Y là thu nhập quốc dân. Trong nền kinh tế giản đơn, ta có Y = YD (với YD là thu nhập quốc
dân có thể sử dụng) vì trong nền kinh tế này chỉ có hai tác nhân là hộ gia đình và hãng
kinh doanh, Nhà nước không tham gia vào điều tiết nền kinh tế.
 C gọi là tiêu dùng tự định hay tiêu dùng dự kiến và còn được gọi là phần tiêu dùng
không phụ thuộc thu nhập quốc dân, là mức tối thiểu.
 MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên (0 < MPC < 1). Xu hướng tiêu dùng cận biên là một
đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức gia tăng về tiêu dùng với mức gia tăng về
thu nhập quốc dân. Xu hướng tiêu dùng cận biên nói lên rằng, nếu thu nhập tăng lên một
đơn vị thì tiêu dùng có xu hướng tăng lên là bao nhiêu. Giá trị MPC chính là hệ số góc
của đường tiêu dùng.
MPC = C/Y = Sự gia tăng về tiêu dùng/Sự gia tăng về thu nhập
Ví dụ:
Giả sử trong năm 2009 thu nhập quốc dân trong một quốc gia tăng thêm 10 tỷ. Quốc gia
này dùng một phần để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư là 9 tỷ.
Tính xu hướng tiêu dùng cận biên?
Y = 10 tỷ và C = 9 tỷ  MPC = 9/10 tỷ = 0,9 tỷ.
Như vậy, thu nhập dân cư cứ tăng 1 tỷ thì có 0,9 tỷ dành cho tiêu dùng. Giá trị của MPC
cho ta biết khi thu nhập quốc dân tăng 1 đơn vị thì sẽ có bao nhiêu phần bổ sung cho tiêu
dùng của dân cư.
 Đồ thị đường tiêu dùng
Trên đồ thị miêu tả: Đường 45o
biểu thị thu nhập bao nhiêu thì tiêu dùng hết bấy nhiêu.
Đường tiêu dùng cắt đường thu nhập tại E, tại đó mức tiêu dùng bằng thu nhập C = YE.
Đường 45o
là tập hợp tất cả những điểm cân bằng giữa tiêu dùng với sản lượng C = Y,
tức là thu nhập làm ra bao nhiêu tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường 45o
phản ánh mức sản
lượng thực tế nền kinh tế sản xuất ra đúng bằng mức tiêu dùng của dân cư. Điểm E (giao
điểm giữa đường phân giác và đường tiêu dùng) gọi là điểm cân bằng tiêu dùng hay còn
gọi là điểm vừa đủ để tiêu dùng. Điểm vừa đủ là điểm thu nhập vừa đủ để chi tiêu. YE là
mức thu nhập vừa đủ để tiêu dùng (mức thu nhập cân bằng)
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
38 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Tổng
chi tiêu
Sản lượngY1 YE Y20
C
E
45
0
C = C + MPCY
Đi vay
Tiết
kiệm
z
Hình 3.1. Đường tiêu dùng
Với Y1 < YE, tiêu dùng C lớn hơn mức thu nhập làm ra khiến cho nền kinh tế rơi vào tình
trạng mức sản lượng làm ra không đủ cho dân cư tiêu dùng. Do vậy, muốn đáp ứng tiêu
dùng phải đi vay và sử dụng dự trữ quốc gia (nền kinh tế xảy ra tình trạng thiếu hụt).
Với Y2 > YE, sản lượng làm ra lớn hơn mức tiêu dùng dẫn tới nền kinh tế ở trạng thái dư
thừa, dân cư không tiêu dùng hết thu nhập (nền kinh tế có tiết kiệm).
 Mối quan hệ giữa tiêu dùng với tiết kiệm
Tiết kiệm (S) là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng. Vì vậy, ta có: S = Y – C. Hàm
số tiết kiệm được viết dưới dạng như sau:
. (1 ).S Y C Y C MPC Y C MPC Y        
Đặt: 1 – MPC = MPS, khi đó, .S C MPS Y  
MPS được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên. Nó là một đại lượng được đo bằng tỷ số
giữa mức gia tăng về tiết kiệm với mức gia tăng về thu nhập quốc dân (xem hình 3.2).
MPS = S/Y
Tiết kiệm
Ví dụ: Giả sử thu nhập quốc dân Y của một quốc gia trong năm 2010 tăng thêm 10 tỷ,
quốc gia này dành 9 tỷ để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư. Khi đó, xu hướng tiết kiệm
cận biên sẽ là bao nhiêu?
Ta có:
Y = 10 tỷ và C = 9 tỷ  S = 1 tỷ  MPC = 0,9  MPS = 1 – 0,9 = 0,1 = 10%.
Hoặc MPS = S/Y = 1/10 = 0,1 = 10%.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 39
Như vậy, MPS cho ta biết được khi thu nhập quốc dân tăng lên một đơn vị thì quốc gia này sẽ
dành bao nhiêu phần để tiết kiệm. Giá trị của MPS là một số dương và nó thoả mãn:
0 < MPS < 1 và MPS + MPC = 1. Giá trị MPS chính là độ dốc của đường tiết kiệm.
 Đồ thị tiêu dùng và tiết kiệm
Tại điểm vừa đủ thì tiết kiệm bằng không và đường tiết kiệm S luôn đi qua YE.
Đường tiêu dùng C và đường tiết kiệm S sẽ không song song với nhau nếu xu hướng tiết
kiệm cận biên khác với xu hướng tiêu dùng cận biên. Đường tiêu dùng C và đường tiết
kiệm S song song với nhau khi xu hướng tiết kiệm cận biên bằng xu hướng tiêu dùng cận
biên, tức là một nửa dùng để tiết kiệm, một nửa dùng để tiêu dùng. Ví dụ: Cho đường
tiêu dùng C = 150 + 0,5Y khi đó đường tiết kiệm sẽ là S = – 150 + 0,5Y.
450Tổng
Chi tiêu
Tổng
Chi tiêu
Sản lượng
Sản lượng
E
C
0
0
-C
C = C + MPCY
S= C + MPS.Y
Y1 YE Y2
YE Y2
Y1
Hình 3.2. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
E được gọi là điểm vừa đủ; bên trái điểm vừa đủ tiết kiệm có giá trị âm; bên phải điểm vừa
đủ tiết kiệm có giá trị dương.
o Đường 45o
thường dốc hơn đường tiết kiệm. Điều này là do xu hướng tiêu dùng cận
biên thường có giá trị lớn hơn 0,5 còn xu hướng tiết kiệm cận biên thường nhỏ hơn 0,5.
o Dưới điểm vừa đủ, tiết kiệm có giá trị âm. Nói cách khác, người tiêu dùng phải vay để
chi tiêu. Còn trên điểm vừa đủ, tiết kiệm tăng cùng với mỗi mức thu nhập tăng thêm.
 Với Y = Y1 < YE  C > Y  S < 0
 Với Y = Y2 > YE  C < Y  S > 0
 Với Y = YE  C = Y  S = 0
3.1.1.2. Cầu đầu tư tư nhân (I: Investment)
 Đầu tư với tổng cầu
Đầu tư là một hoạt động kinh tế nhằm thu hút được lợi ích trong tương lai chứ không
phải tại thời điểm hiện tại.
Đầu tư là một bộ phận lớn hay thay đổi trong tổng chi tiêu. Đầu tư có hai vai trò trong kinh tế
vĩ mô.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
40 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Đầu tư
Vì là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu, nên những thay đổi thất thường về đầu
tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập về ngắn hạn.
Đầu tư dẫn đến tích luỹ cơ bản, có tác dụng mở rộng năng lực sản xuất. Vì vậy, về mặt
dài hạn đầu tư làm tăng sản lượng tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư
o Ảnh hưởng của lãi suất
Khi lãi suất tăng thì lượng cầu đầu tư sẽ giảm và ngược lại khi lãi suất giảm thì lượng
cầu đầu tư sẽ tăng lên.
o Các yếu tố ngoài lãi suất
 Môi trường kinh doanh: Được hiểu là tổng hợp các yếu tố về kinh tế, chính trị,
xã hội, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà
đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến môi trường đầu tư ở Việt Nam, họ quan tâm
đến thể chế chính trị ( có đấu tranh, biểu tình hay không), quan tâm đến luật.
 Thu nhập: Một sự đầu tư chỉ đem lại thêm thu
nhập cho doanh nghiệp nếu việc đầu tư cho phép
doanh nghiệp đó bán được nhiều sản phẩm hơn,
hoặc sản xuất ra với giá rẻ hơn. Điều này gợi ý
rằng, một yếu tố rất quan trọng quyết định đầu
tư là mức tổng quát của đầu tư (hay GNP). Nếu
mức cầu về sản phẩm càng lớn, thì dự kiến đầu
tư của hãng sẽ càng cao và ngược lại.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư: Trong nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp thường hay vay vốn Ngân hàng hoặc các trung gian tài chính để đầu
tư. Vay mượn thì phải trả lãi suất cho các
khoản tiền
vay đó.
 Lãi suất là một cơ chế để qua đó chính sách
tiền tệ thực hiện tác động mạnh mẽ của mình
trong một nền kinh tế hiện đại. Trong khi mức
cung tiền tăng lên và số dư tiền dư thừa đó
được tung vào lưu thông thì giá của đồng tiền
(lãi suất) sẽ tụt xuống. Khi lãi suất tụt xuống
Thu nhập
Lãi suất
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 41
thì giá thành đầu tư sẽ giảm và các doanh nghiệp sẽ đầu tư mua thêm máy móc,
nhà xưởng còn các hộ gia đình sẽ mua thêm nhà cửa. Do đó, lãi suất là một vấn đề
trung tâm của nền kinh tế, bởi vì nó tác động đến chi phí đầu tư và là một nhân tố
quan trọng quyết định đầu tư.
 Một khía cạnh chi phí của quyết định đầu tư là thuế. Nếu thuế đánh vào lợi tức mà
cao, sẽ hạn chế số lượng và quy mô của các dự án đầu tư. Do vậy, một số quốc gia
trên thế giới đã áp dụng một chính sách thuế đặc biệt cho các sản phẩm của đầu tư
mới nhằm thu hút các hãng đầu tư nhiều vào các sản phẩm mới.
 Dự đoán của các hãng kinh doanh về tình trạng của nền kinh tế trong tương
lai. Vì đầu tư bao gồm cả các khoản mà các hãng dự định bổ sung vào tài khoản
cố định và hãng tồn kho để sản xuất và bán trong tương lai, do vậy, nhu cầu đầu tư
phụ thuộc rất lớn vào dự đoán của họ về tình hình kinh tế tăng trưởng nhanh đến
mức độ nào trong tương lai.
 Hàm số và đồ thị cầu đầu tư
Hàm đầu tư: I = I – dr
Trong đó: I là tổng đầu tư, I là đầu tư tự định hay đầu tư dự kiến, r là mức lãi suất thực
tế, d là hệ số phản ánh mức độ nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất (hay hệ số nhạy
cảm). Có nghĩa là lãi suất thực tế r tăng hoặc giảm 1% thì mức cầu đầu tư tăng hoặc giảm
bao nhiêu phần trăm.
Mức
Lãi suất
Lượng đầu tư
I = I - d.r
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất thực tế
Hình 3.3. biểu thị đường đầu tư I mối quan hệ ngược chiều với lãi suất. Độ dốc của
đường đầu tư là –r/I = –1/d.
Khi có sự thay đổi về lãi suất, sẽ có sự di chuyển dọc theo đường đầu tư. Khi có sự thay
đổi khác ngoài yếu tố lãi suất (ví dụ: Niềm tin trong kinh doanh), sẽ có sự dịch chuyển
đường đầu tư.
 Hàm tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn
Trong nền kinh tế có hai tác nhân: Người tiêu dùng và người sản xuất.
Mô hình tổng chi tiêu AE = C + I
Do giữa sản lượng và thu nhập hiện thời và dự đoán của các hãng kinh doanh không có
mối quan hệ chặt chẽ nào, nên chúng ta giả định rằng đầu tư là một khối lượng không
đổi, không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập hiện tại. Đây là một giả định đơn giản
hoá để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Ta có: I I const 
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
42 ECO102_Bai3_v2.0013107216
o Hàm tổng chi tiêu bây giờ có dạng là: 1 .AE C I MPC Y  
Trong đó C I gọi là độ chặn của đồ thị với trục tung và là các yếu tố không phụ
thuộc vào sản lượng Y, được gọi là biến ngoại sinh. Điểm E1 là điểm cân bằng của
nền kinh tế (thu nhập bằng chi tiêu dự kiến); Y1 là sản lượng cân bằng của nền kinh tế;
các điểm nằm trên đường 450
là tập hợp tất cả các điểm cân bằng (tổng chi tiêu bằng
sản lượng thực tế).
o Đồ thị tổng chi tiêu AE
Tổng
chi tiêu
Sản lượng
C+I
C
0
Y0 Y1
E0
E1
45
0
AE1
AE0
Hình 3.4a. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn
Tổng chi tiêu AE1 lớn hơn tổng chi tiêu AE0 là do có sự đóng góp của đầu tư tư I.
 Sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế giản đơn
Hàm tổng cầu trong mô hình kinh tế giản đơn:
AE1 = C + I + MPC.Y
Với mức giá không đổi, tổng cung là một số cho trước, tổng cầu sẽ quyết định mức sản
lượng của nền kinh tế trong ngắn hạn.
Tại điểm cân bằng thì: Tổng chi tiêu AE = sản lượng thực tế.
1 .AE Y C I MPC Y   
Do đó, sản lượng cân bằng được biểu thị trên đồ thị Y1 là:
1
1
( )
1
Y C I
MPC
  

Nếu ta đặt
MPC
m


1
1 thì m được gọi là số nhân chi tiêu.
3.1.2. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng
3.1.2.1. Cầu về chi tiêu của Chính phủ
Trong khi tham gia vào bức tranh kinh tế, Chính phủ kể cả cấp chính quyền trung ương và
địa phương cũng mua sắm một số lượng lớn hàng hoá và dịch vụ. Chính phủ phải thu thuế
(thuế trực thu và thuế gián thu) để trang trải các khoản chi tiêu của mình. Vì chi tiêu của
Chính phủ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, và vì thuế khoá
ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của hộ gia đình, nên Chính phủ có tác động lớn đến
tổng cầu và sản lượng.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 43
Mô hình tổng cầu được xác định dựa vào tổng chi tiêu: AE = C + I + G
Trong đó: G là chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ. Khi Chính phủ mua sắm hàng
hoá và dịch vụ.
Cầu về chi tiêu của Chính phủ
Khi Chính phủ dự kiến tăng chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, không có lý do mặc
nhiên nào cho thấy chi tiêu của Chính phủ biến thiên theo sản lượng và thu nhập. Do vậy,
chúng ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một số được ấn định trước (có thể
là khoản chi tiêu dự kiến). Khi đó: G G , trong đó G là chi tiêu tự định hay chi tiêu dự kiến
(không phụ thuộc vào sản lượng).
3.1.2.2. Hàm số tổng chi tiêu khi chưa tính đến yếu tố thuế
Mô hình tổng chi tiêu có dạng: AE = C + I + G
Hàm tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi chưa tính đến yếu tố thuế có dạng:
2AE = C + + G + MPC.YI
Trong đó: 2A = C + + GI là yếu tố không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân.
Tổng
chi tiêu
Sản lượng
A2
A1
0
Y2
Y1
E1
E2
450
AE1
AE2
Hình 3.4b. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi không có thuế
Tổng chi tiêu AE2 lớn hơn tổng chi tiêu AE1 là do có thêm sự đóng góp của chi tiêu của
Chính phủ G. Khi Nhà nước tăng chi tiêu một lượng G G thì tác động làm AE tăng,
đường AE dịch chuyển lên trên từ AE1 đến AE2. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển
từ E1  E2 và sản lượng cân bằng tăng từ Y1  Y2.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
44 ECO102_Bai3_v2.0013107216
3.1.2.3. Mô hình tổng chi tiêu khi có tính đến yếu tố thuế
Khi Chính phủ thu thuế thu nhập có thể sử dụng của dân cư giảm đi, do vậy họ sẽ
quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên, Chính phủ còn tiến hành các trợ cấp xã hội như
trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí,... và do đó bổ sung vào quỹ tiêu dùng có thể sử dụng của
dân cư.
Trong mô hình này, ta coi thuế là một đại lượng ròng, có nghĩa là T = TA – TR.
Trong đó: T là thuế ròng, TA là tổng thuế, TR là các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho
công chúng. Thuế ròng là một hàm của thu nhập. Khi thu nhập tăng, thuế ròng tự động tăng
lên vì rằng số thu về thuế tăng lên, mặc dù thuế suất không thay đổi. Để tiện sử dụng, từ nay
ta gọi tắt thuế ròng là thuế.
 Khi thuế là một lượng tự định, không phụ thuộc vào thu nhập
Để đơn giản, trước tiên ta hãy giả sử rằng thuế là một đại lượng cho trước. Nói cách
khác, Chính phủ đã ấn định ngay từ đầu năm tài khoá một số thu từ thuế.
Từ đó ta có: T T . Lúc này tiêu dùng của dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử
dụng YD chứ không vào thu nhập Y. Hàm tiêu dùng có dạng sau:
C = C + MPC.YD = C + MPC.(Y – T ) =C – MPC. T + MPC.Y
Như vậy tiêu dùng sẽ giảm một lượng là ( .MPC T ). Hàm tổng cầu trong nền kinh tế
đóng bây giờ sẽ là:
3 D
3
AE =C+I+G+MPC.Y =C+I+G+MPC.(Y T)
=A +MPC.Y

Trong đó 3.C I G MPC T A   
Tổng
chi tiêu
0
Sản lượng
A2
A3
A1
E1
E3
E2
45
0
AE2
AE3
AE1
Y1 Y3 Y2
T.MPC
Hình 3.5. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi thuế T T
Tác động của thuế với tổng chi tiêu, với thuế là một số tự định; sẽ làm giảm tổng chi tiêu,
giảm tổng cầu và sản lượng cân bằng. Sản lượng cân bằng giảm từ Y2 –> Y3.
Đường AE3 nằm dưới đường AE2, như vậy khi Nhà nước tăng thuế một khoản T T sẽ
làm cho tổng chi tiêu giảm, sản lượng cân bằng giảm từ Y2 xuống Y3. Sản lượng cân
bằng khi không có yếu tố thuế là Y2, khi có thuế T T , sản lượng cân bằng của nền
kinh tế giảm xuống Y3.
 Khi thuế là một hàm số của thu nhập
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 45
Bây giờ ta xét một trường hợp phức tạp hơn, thuế phụ thuộc vào thu nhập. Nói cách khác
số thu nhập về thuế là một hàm của thu nhập: T = t.Y
Trong đó: t là tỷ suất thuế ròng (bằng tỷ lệ phần trăm của thuế so với thu nhập)
Với 0 < t < 1.
A3
Tổng
chi tiêu
Sản lượng
E3
E1
AE3
AE1
0 Y1 Y3
A1
Hình 3.6. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi thuế T = t.Y
Khi có thuế phụ thuộc vào thu nhập, tiêu dùng sẽ giảm, tổng cầu giảm, đường tổng chi
tiêu sẽ trở nên thoải hơn, và sản lượng cân bằng sẽ giảm
Lúc này thu nhập có thể sử dụng: YD = Y – t.Y = (1 – t).Y và hàm tiêu dùng có dạng:
. .(1 ).DC C MPC Y C MPC t Y    
Như vậy, khi có thuế tiêu dùng sẽ giảm một lượng là (MPC.t.Y). Do C thay đổi nên hàm
tổng cầu bây giờ sẽ là:
3
3
' . .(1 )
' .(1 )
DAE C I G MPC Y C I G MPC t Y
A MPC t Y
        
  
Trong đó 3 'A C I G  
Vì (1 – t) < 1 nên độ dốc của đường AE1 lớn hơn độ dốc của đường AE3.
o Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng
Mô hình tổng chi tiêu: AE = C + I + G.
Hàm tổng chi tiêu AE2: AE2 = YMPCGIC .
Trạng thái cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu bằng sản lượng thực tế: AE = Y
o Khi không yếu tố thuế thì .Y C I G MPC Y   
Sử dụng điều kiện cân bằng ta có mức sản lượng cân bằng là:
2
1
( )
1
Y C I G
MPC
   

o Sản lượng cân bằng khi có thuế TT  :
Hàm tổng chi tiêu bây giờ là: 3 . .AE C I G MPC T MPC Y    
Sản lượng cân bằng: Y = AE = AS
3
1
( )
1 1
MPC
Y T C I G
MPC MPC
      
 
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
46 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Trong đó:
MPC
MPC
mt


1
là số nhân về thuế.
o Sản lượng cân bằng khi có thuế: T = t.Y
Hàm tổng chi tiêu: 3 .(1 ).AE C I G MPC t Y    
Sản lượng cân bằng: Y = AE = AS
3 3
1
' ( ) '.
1 .(1 )
Y C I G m A
MPC t
    
 
Trong đó:
)1.(1
1
'
tMPC
m

 là số nhân về thuế.
o Sản lượng cân bằng khi có thuế, với hàm thuế là .T T t Y 
Hàm tổng chi tiêu bây giờ là 3 . (1 ).AE C I G MPC T MPC t Y      . Khi đó
sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định bằng công thức:
3
3
1 .
'' ( )
1 .(1 ) 1 .(1 )
'. '.t
MPC T
Y C I G
MPC t MPC t
m A m T

    
   
 
3.1.3. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
3.1.3.1. Cầu về xuất, nhập khẩu
Trong mô hình này chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại
thương, tức là khu vực xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch
vụ.
Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch
vụ trong nước để bán ra nước ngoài. Ngược lại, nhập
khẩu là nhập những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra
nước ngoài, được nhân dân trong nước mua. Nếu đem
giá trị hàng hoá xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hoá nhập
khẩu ta có khái niệm xuất khẩu ròng hay cán cân
thương mại.
Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nền kinh tế
có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán
cân thương mại.
Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân và tăng tổng sản phẩm quốc dân, nhu cầu về
xuất khẩu ròng cũng làm tăng tổng nhu cầu của nền kinh tế.
Mô hình tổng chi tiêu của nền kinh tế lúc này bằng: AE = C + I + G + NX
Trong đó: NX = X – IM là xuất khẩu ròng, X là cầu về hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, IM
là cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 47
Lượng hàng
Xuất khẩu
Thu nhập quốc dânX = IM
X = X
IM = IM + MPM.Y
X
IM
Nhập siêuXuất siêu
0
Hình 3.7. Đường xuất khẩu và đường nhập khẩu
Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nền kinh tế
có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt
cán cân thương mại.
 Khi X > IM thì NX > 0 cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu)
 Khi X < IM thì NX < 0 cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu)
 Khi X = IM thì NX = 0 cán cân thương mại cân bằng
Yếu tố nào quyết định nhu cầu về xuất khẩu, nhập khẩu? Nhu cầu về xuất khẩu phụ thuộc
chủ yếu vào nước ngoài, phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Nhu cầu này chủ yếu không liên
quan đến thu nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước (nếu tỷ giá hối đoái cố định).
Do vậy, chúng ta coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập và không đổi so với sản lượng:
X X .
Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nhu cầu về nguyên vật liệu cho
sản xuất nội địa hay hàng hoá tiêu dùng của hộ gia đình. Trong cả 2 trường hợp, nhập khẩu
có thể tăng khi thu nhập và sản lượng trong nước tăng.
Ta có: IM = MPM.Y hoặc IM = IM + MPM.Y
Trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên,
IM
MPM
Y



(với 0 < MPM < 1)
Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập (quốc dân tăng lên một đơn vị,
công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu).
Ví dụ:
Thu nhập quốc dân của Việt Nam là 28 tỷ, Việt Nam thường dành khoảng 7 tỷ để nhập khẩu
hàng hoá nước ngoài để tiêu dùng trong nước. Khi đó xu hướng nhập khẩu cận biên là:
MPM = 7/28 = 0,25.
3.1.3.2. Hàm số và đồ thị tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở
Giả sử rằng tỷ giá hối đoái là cố định, tư bản vận động tự do, không tác động đến các biến
số khác. Khi đó hàm số tổng cầu trong nền kinh tế mở được xây dựng như sau:
 4 . .(1 ) .AE C I G X MPC T MPC t MPM Y       
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
48 ECO102_Bai3_v2.0013107216
450
A3
Tổng
chi tiêu
Mức sản lượng
A1
E3
E1
Y1
AE3
AE1
Y3
E4
AE4
Y4
A4
0
Hình 3.8. Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở
Đồ thị hàm tổng cầu AE4, cho thấy độ dốc của đường AE4 lớn hơn độ dốc của đường AE3’.
Có thể có 3 trường hợp xảy ra đối với điểm cân bằng:
 Có thể E4 trước E3’ nếu X < IM và Y4 < Y3’
 Có thể E4 nằm sau E3’ nếu X > IM và Y4 > Y3’
 Có thể E4 trùng với E3’ nếu X = IM và Y4 = Y3’
3.1.3.3. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở khi có thuế phụ
thuộc vào thu nhập quốc dân:
.T T t Y 
Khi đó hàm tổng cầu có dạng như sau:
AE = C + I + G + NX.
Ta có:
Hàm tổng chi tiêu có dạng:
 4 . .(1 ) .AE C I G X MPC T MPC t MPM Y       
Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định khi Y = AE, do đó
4
1
( . )
1 .(1 )
Y C I G X IM MPC T
MPC t MPM
      
  
Đặt:
1
'' 0
1 .(1 )
m
MPC t MPM
 
  
thì m” được gọi là số nhân trong nền kinh tế mở
và
''
0
1 .(1 )
t
MPC
m
MPC t MPM

 
  
thì
''
tm được gọi là số nhân về thuế trong nền
kinh tế mở, và 4 ( )A C I G X IM     .
Khi đó sản lượng cân bằng có thể được viết lại bằng công thức:
  ''
4 4 4''. . ''. .tY m A MPC T m A m T    .
Sản lượng
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 49
3.1.4. Mô hình số nhân chi tiêu
Số nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn
vị khi có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập.
 Trong nền kinh tế giản đơn
Phương trình xác định sản lượng cân bằng là:
1
1
( )
1
Y C I
MPC
  

(với 0 < MPC < 1)
Giá trị
1
1
m
MPC


hoặc
1
m
MPS
 được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì
với một sự thay đổi nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của
sản lượng cân bằng, độ tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân.
Ví dụ: Giả sử trong một nền kinh tế có MPC = 0,8; đầu tư tăng lên thêm một lượng là I
(I= 10 tỷ đồng), vậy sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm là:
0
1
5.10 50
1 0,8
Y I     

tỷ đồng
 Trong nền kinh tế đóng khi thuế TT 
Từ biểu thức: 3
1
( )
1 1
MPC
Y T C I G
MPC MPC
      
 
Ta thấy: m
MPC

1
1
là số nhân chi tiêu
MPC
MPC
mt



1
là số nhân về thuế
Suy ra: Y3 = mt. .( )T m C I G  
Chúng ta thấy rằng, các số nhân về thuế và chi tiêu có dấu trái ngược nhau. Số nhân về
thuế mang dấu (–) hàm ý thuế có tác động ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi
thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi. Ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế, thu
nhập và sản lượng tăng lên.
Mặt khác, số nhân về thuế bao giờ cũng nhỏ hơn số nhân chi tiêu về giá trị tuyệt đối và
nhỏ hơn MPC lần hay: MPCmmt
.
Chính những đặc điểm trên đây về số nhân về thuế và số nhân chi tiêu đã dẫn đến khái
niệm về số nhân ngân sách cân bằng.
mt + m = 1
Số nhân ngân sách cân bằng nói lên rằng, khi Chính phủ thu thêm một lượng thuế (T )
để chi tiêu thêm (G) tức là T = G thì sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm một lượng
đúng bằng lượng tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó: Y0 = G = T .
Có thể chứng minh kết luận này như sau:
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
50 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Vì IC, không đổi, sản lượng cân bằng tăng hay giảm là do tác động của chi tiêu của
Chính phủ G và thuế T ;
Giả sử Chính phủ tăng thuế một lượng T để chi tiêu một lượng G và G = T thì:
3
1 1
1 1 1
MPC MPC
Y T G G
MPC MPC MPC

      
  
 Y3 = 1. G
Như vậy: Về số nhân ngân sách cân bằng cho ta biết về việc sử dụng công cụ thuế và chi
tiêu để tác động và sản lượng cân bằng. Nếu Chính phủ đồng thời cũng tăng thuế và tăng
chi tiêu lên một lượng như nhau, thì sản lượng sẽ tăng lên do chi tiêu của Chính phủ làm
tăng sản lượng nhiều hơn là số sản lượng bị giảm đi do tăng thuế. Số lượng tăng lên của
sản lượng đúng bằng số tăng chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ.
Chi tiêu
 Số nhân trong nền kinh tế đóng trong trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập
Hàm YD có dạng: YD = Y – t.Y = (1 – t).Y
Và hàm tiêu dùng có dạng: C = C + MPC.YD = YtMPCC ).1.( 
Sử dụng điều kiện cân bằng trên thị trường hàng hoá ta xác định được:
3
1
' ( )
1 .(1 )
Y C I G
MPC t
   
 
Trong đó:
)1.(1
1
'
tMPC
m


Đây là số nhân về thuế trong nền kinh tế đóng.
 3 ' '.( )Y m C I G  
Qua đẳng thức tính sản lượng cân bằng Y3’ ta thấy: Tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính
phủ có cùng một số nhân. Nghĩa là tác dụng của G đến sản lượng cân bằng cũng giống như
tác dụng của việc tăng chi tiêu của hộ gia đình và tăng đầu tư của các hãng kinh doanh.
Số nhân về thuế (m’) < số nhân chi tiêu (m).
 Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở
Hàm tổng cầu:
 4 .(1 ) . .AE C I G NX MPC t MPM Y MPC T       
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 51
Sản lượng cân bằng:
4
1
( . )
1 .(1 )
Y C I G NX MPC T
MPC t MPM
     
  
Trong đó:
MPMtMPC
m


)1.(1
1
'' là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở.
''
0
1 .(1 )
t
MPC
m
MPC t MPM

 
  
là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở.
Như vậy, nếu hướng nhập khẩu cận biên MPM, khi MPM càng lớn thì m’’ càng nhỏ,
điều này cho thấy, hàng hoá nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó
ảnh hưởng đến mức việc làm, thất nghiệp trong nước và ngược lại. Số nhân về thuế càng
lớn thì sản lượng cân bằng trong nền kinh tế càng giảm.
Tác dụng nhân lên của sản lượng cân bằng so với sự tăng lên của đầu tư được thể hiện rõ
nhất trong sản xuất ngắn hạn, khi mà nền kinh tế chưa đạt sản lượng tiềm năng. Lúc đó,
các hãng kinh doanh sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn và thu hút được tối đa nguồn lao
động, do đó sản lượng tăng nhanh đến mức sản lượng tiềm năng. Khi đạt mức sản lượng
tiềm năng thì số nhân đầu tư không có tác dụng nữa vì lúc đó các hãng kinh doanh không
muốn tăng đầu tư thêm.
3.2. Chính sách tài khóa
3.2.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá
3.2.1.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài khoá
Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết
mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Nói cách khác: Chính sách tài khoá là các quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế khoá
(David Begg – Kinh tế học – chương 22, trang 48).
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tài khoá là một trong những chính sách kinh
tế vĩ mô quan trọng mà Chính phủ các nước thường sử dụng để điều hành vĩ mô nền
kinh tế. Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để
hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.
Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều
việc làm tốt cho người lao động.
Chính sách tài khoá tác động đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá tác động đến sản lượng thực tế và vấn đề lạm phát
nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế.
Trong dài hạn, chính sách tài khoá có chức năng điều chỉnh về cơ cấu kinh tế là quan trọng
hơn cả để nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
52 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Chính sách tài khóa
Để nhằm đạt được những mục tiêu đó, trong quá trình phát huy vai trò của mình, chính sách
tài khoá có ảnh hưởng rất to lớn, đó chính là điều tiết sự phát triển của các doanh nghiệp.
3.2.1.2. Nội dung của chính sách tài khoá
Nội dung của chính sách tài khoá được thể hiện trong việc giải quyết những giới hạn về
ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước ra đời, phát sinh và phát triển gắn liền với sự ra
đời của Nhà nước. Nhà nước có vai trò to lớn, quyết định hoạt động thu – chi ngân sách
Nhà nước.
Năm ngân sách còn được gọi là năm tài khóa, là giai đoạn mà trong đó, dự toán
thu – chi tài chính đã được quốc hội phê chuẩn có hiệu lực thi hành.
Chính sách tài khoá bao gồm 2 nội dung, đó là thu ngân sách (chủ yếu từ thuế) và chi ngân
sách. Hai nội dung này còn gọi là 2 công cụ chủ yếu của chính sách tài khoá.
 Thu của ngân sách bao gồm:
o Thu từ các khoản Thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập
khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất,.v.v. Ở nhiều nước,
thuế thường chiếm từ 80% – 90% ngân sách của mỗi quốc gia, nước ta chiếm 82%.
o Thu từ các khoản phí, lệ phí (phí giao thông, phí qua cầu, tiền phạt do vi phạm các
chính sách, tiền phạt do xây dựng nhà trái phép, tiền thu hồi do tham nhũng,.v.v.).
o Thu từ việc phát hành xổ số kiến thiết, phát hành công trái,.v.v.
o Thu từ việc phát hành tiền.
o Thu từ các khoản vay nợ nước ngoài, nhận viện trợ từ nước ngoài.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 53
Thu ngân sách
 Các khoản chi từ ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước cho
việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các
phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Chính phủ.
Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách Nhà nước gồm:
o Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản,
khấu hao tài sản xã hội
o Chi bảo đảm xã hội, bao gồm:
 Giáo dục
 Y tế
 Công tác dân số
 Khoa học và công nghệ
 Văn hóa
 Thông tin đại chúng
 Thể thao
 Lương hưu và trợ cấp xã hội
 Các khoản liên quan đến can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế
 Quản lý hành chính
 An ninh, quốc phòng
 Các khoản chi khác
 Dự trữ tài chính
Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách Nhà nước được chia ra:
o Tiêu dùng cuối cùng (của Nhà nước): Các khoản chi thường xuyên cho mua sắm của
các cơ quan Nhà nước.
o Đầu tư kết cấu hạ tầng: Xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản.
o Phân phối và tái phân phối xã hội: Lương công nhân viên chức và các khoản trợ cấp
xã hội, hưu trí.
3.2.2. Cơ chế tác động của chính sách tài khóa
3.2.2.1. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng cân bằng
Trong nền kinh tế thị trường chính sách tài khoá được Chính phủ sử dụng làm công cụ để
điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi Chính phủ thay đổi chính sách thuế và chính sách chi tiêu
thì sẽ tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tác động
đến tổng cầu và làm thay đổi sản lượng, giá cả và việc làm trong nền kinh tế. Sự thay đổi
đó, đến lượt nó lại tác động trở lại đối với các doanh nghiệp.
Như vậy, chính sách tài khoá chủ yếu là sự điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để tác
động vào nền kinh tế trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Trong ngắn hạn, các biện pháp điều chỉnh đó là nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế.
Trong dài hạn, chức năng điều chỉnh cơ cấu và tăng trưởng kinh tế là quan trọng hơn.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
54 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Theo lý thuyết của Keynes, khi nền kinh tế không thể tự điều chỉnh đi về trạng thái cân bằng
thì Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá để tác động vào nền kinh tế.
 Trường hợp 1:
Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp so với mức sản lượng tiềm năng, thì cần
phải có sự tác động của chính sách tài khoá để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm
năng. Mức sản lượng tiềm năng được hiểu là mức sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có
thể đạt được trong điều kiện nguồn nhân công đều có việc làm đầy đủ (toàn dụng nhân
công) mà không gây lạm phát.
Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm
ăn đình đốn trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình không muốn chi tiêu
thêm cho tiêu dùng do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp so với sản lượng tiềm
năng, người lao động bị đẩy vào tình trạng mất việc làm bởi vậy thất nghiệp gia tăng.
Mục tiêu đặt ra của Chính phủ trong trường hợp này là phải giảm thất nghiệp và mở rộng
tổng cầu bằng cách:
Hình 3.9 cho thấy, giả sử Chính phủ tăng mức chi tiêu (G) khi đó làm cho tổng cầu
(AD) tăng từ AD1 đến AD0. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y1 lên Y*
(sản
lượng tiềm năng), giá tăng từ P1 đến P*
(giá cân bằng của thị trường). Do giá cả thị
trường tăng, các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn để phát triển sản xuất tìm kiếm lợi
nhuận, do đó đã tạo ra nhiều việc làm góp phần làm cho thất nghiệp giảm.
Mức giá
Mức sản lượng
0
P*
P1
ASL
ASS
AD0
AD1
DG E0
E1
Y1 Y*
Hình 3.9. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình AD–AS
Chính phủ tăng chi tiêu thêm một lượng là G, tổng cầu sẽ tăng từ AD1  AD0; từ đó kéo
theo mức giá chung và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng lên. Hoặc, khi
Chính phủ giảm mức thuế (T) khi đó sẽ khuyến khích tiêu dùng của dân chúng và đầu tư
của các doanh nghiệp tăng lên làm cho tổng cầu (AD) cũng tăng từ AD1 đến AD0, dẫn
đến giá tăng từ P1 đến P*, sản lượng cân bằng sẽ tăng từ Y1 đến Y*, thất nghiệp giảm đi.
 Trường hợp 2:
Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, sản lượng của nền kinh tế vượt quá sản lượng
tiềm năng (Y*), nguồn cung bị giới hạn, tổng cẩu tăng mạnh, lạm phát tăng nhanh, gây ra
những bất lợi cho nền kinh tế nói chung và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói riêng. Trong trường hợp này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm
lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng
cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát chững lại.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 55
Mức sản lượng
Mức giá
0
P*
ASS
ASL
E0
E1DG
Y* Y1
AD1
AD0
P1
Hình 3.10. Tác động của chính sách tài khóa thắt chặt trong mô hình AD–AS
Chính sách tài khóa thắt chặt (giảm G) làm giảm tổng cầu; mức giá chung và sản lượng
cân bằng cũng giảm theo.
Trên đồ thị cho thấy, do tổng cầu của nền kinh tế tăng từ AD0 đến AD1, sản lượng Y1
vượt quá mức sản lượng tiềm năng Y*, do đó giá tăng từ P* đến P1 và gây ra lạm phát.
Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá để can thiệp vào
nền kinh tế bằng cách cắt giảm chi tiêu (G) hoặc tăng thuế (T). Do đó tổng cầu của nền
kinh tế giảm từ AD1 xuống AD0 điểm cân bằng dịch chuyển từ E1 xuống E0, sản lượng
cân bằng giảm từ Y1 xuống Y*, giá giảm từ P1 xuống P*, lạm phát cũng chững lại nền
kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn tại E0.
3.2.2.2. Chính sách tài khoá ổn định tự động (chính sách tự điều tiết)
Trong một thế giới theo số nhân của Keynes đơn giản như vậy, chính sách tài khoá có thể
coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, chính
sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Các
nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khắc phục hoàn
toàn. Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khoá trong thực tiễn, hãy
xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động.
TÓM LẠI
 Khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khoá nới lỏng thông qua hai công cụ G và T:
o Hoặc tăng chi tiêu
o Hoặc giảm thuế
o Hoặc vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế
 Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá
thắt chặt thông qua hai công cụ G và T:
o Hoặc giảm chi tiêu
o Hoặc tăng thuế
o Hoặc vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
56 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Chính sách tài khóa ổn định tự động
Chính sách tài khoá ổn định tự động là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế nó bao gồm các
công cụ tự ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm hoạ suy thoái và tránh
được các cú sốc của nền kinh tế.
Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố ổn định tự động nhanh và mạnh. Đó là:
 Những thay đổi tự động về thuế, hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến
với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về
thuế tăng theo, và ngược lại, khi thu nhập giảm, thuế giảm ngay, mặc dù Quốc hội chưa
kịp điều chỉnh thuế suất. Vì vậy hệ thống thuế có vai trò như là một bộ tự ổn định tự
động nhanh và mạnh.
Hệ thống thuế
 Hệ thống bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất
xã hội khác. Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm. Khi mất việc, hay thất nghiệp được
nhận trợ cấp. Khi có việc thì họ bị cắt tiền trợ cấp đi. Như vậy, hệ thống bảo hiểm bơm
tiền rút ra khỏi nền kinh tế, ngược lại với chiều hướng của chu kỳ kinh doanh, góp phần
ổn định hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các giao động
của nền kinh tế, mà không xoá bỏ hoàn toàn những giao động đó. Phần còn lại đặt lên vai
các chính sách tài chính và tiền tệ chủ động của Chính phủ.
3.2.2.3. Chính sách tài khoá chủ động
Chính sách tài khoá chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm nhằm thay đổi
mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức
sản lượng tiềm năng.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 57
Đặc điểm: Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ để can thiệp vào nền kinh tế. Các công
cụ đó là thuế và chi tiêu.
Mặc dù các công cụ tự ổn định luôn hoạt động, các Chính phủ có thể và thực sự thực
hiện những chính sách tài khoá tích cực hay chủ động làm thay đổi mức chi tiêu hay
thuế suất để ổn định mức tổng cầu sao cho gần với mức sản lượng toàn dụng nhân
công. Khi các thành phần khác của tổng cầu được cho là ở mức thấp một cách không
bình thường, Chính phủ sẽ kích thích nhu cầu bằng cách giảm thuế, tăng chi tiêu hay
làm cả hai. Ngược lại, khi các cấu phần khác của tổng cầu được cho là ở mức cao một
cách không bình thường, thì Chính phủ sẽ tăng thuế hay giảm chi tiêu. Chính sách
tài khoá chủ động tác động khá nhanh.
3.2.3. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách
3.2.3.1. Thâm hụt ngân sách của Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát
triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ
thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh
tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết
cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến
hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các
doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ
cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện
cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển
của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang
cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông
qua thuế, ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc
hạn chế sản xuất kinh doanh.
Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ,
bao gồm các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.
Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:
B = T – G  Hàm số .B T G t Y  
Trong đó: B là cán cân ngân sách của Chính phủ
t là tỷ suất giữa mức thu thuế so với thu nhập
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
58 ECO102_Bai3_v2.0013107216
 Khi B > 0 hay (T > G) ta có ngân sách thặng dư (A Budget Surplus).
 Khi B < 0 hay (T < G) ta có ngân sách thâm hụt (A Budget Deficit).
 Khi B = 0 hay (T = G) ta có ngân sách cân bằng (A Balanced Budget).
Thâm hụt ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi
tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả"
của ngân sách Nhà nước.
Thâm hụt ngân sách
Thặng dư ngân sách khi nền kinh tế phát triển nhanh và thâm hụt ngân sách thường xảy ra
khi nền kinh tế kém phát triển.
Mức sản lượng
Thuế và
chi tiêu
Chính phủ
T = T + t.Y
0
Thâm
hụt Thặng dư
G
T
G = T
G = G
Hình 3.11. Cán cân ngân sách của Chính phủ
Nếu G > T, xảy ra thâm hụt ngân sách. Nếu G < T, xảy ra thặng dư ngân sách.
Nếu G = T, cán cân ngân sách cân bằng.
Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân
bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách
không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước đặc biệt là các nước đang
phát triển, các Chính phủ vẫn phải theo đuổi một chính sách tài khoá thận trọng, trong đó
chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách.
Trong nền kinh tế thị trường, thâm hụt ngân sách thực tế chưa phải là một chỉ báo tốt về
chính sách tài khoá của Chính phủ.
 Khi nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh có tác dụng không nhỏ
đến thâm hụt ngân sách. Dễ dàng nhận thấy thu ngân sách tăng lên trong thời kỳ phồn
thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái. Giả sử nền kinh tế đang đạt mức sản lượng thấp,
thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng. Nếu Chính phủ đặt mục
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 59
tiêu đảm bảo ngân sách cân bằng, cho dù sản lượng thay đổi như thế nào cũng được, khi
đó Chính phủ có thể sử dụng biện pháp tăng T hoặc giảm G, điều này làm cho nền kinh
tế đang lâm vào tình trạng suy thoái lại càng suy thoái trầm trọng hơn.
 Chi ngân sách vận động ngược chiều với chu kỳ: Chi ngân sách tăng theo thời kỳ suy
thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng
hơn trong thời kỳ suy thoái, bất chấp sự cố gắng của Chính phủ. Giả sử nền kinh tế đang
đạt mức sản lượng thấp, thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng.
Nếu Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng chính sách
tài khóa mở rộng (tức là tăng G hoặc giảm T) thì thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
Để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, người ta thường
sử dụng ngân sách trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách:
 Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong
một thời kỳ nhất định
 Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt ngân sách trong trường hợp nếu nền kinh tế
hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
 Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ
kinh doanh. Thâm hụt ngân sách chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt
cơ cấu.
Thâm hụt ngân sách
Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính
sách tài khoá như: Định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm,… Vì vậy, để đánh giá kết quả
tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, ta phải sử dụng thâm hụt cơ cấu.
3.2.3.2. Chính sách tài khoá với vấn đề thâm hụt ngân sách
 Chính sách tài khoá cùng chiều (với chu kỳ kinh doanh)
Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi
thế nào cũng được, được gọi là chính sách tài khoá cùng chiều.
Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải giảm chi tiêu, hoặc tăng
thuế, hoặc sử dụng cả hai biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi tiêu
của nền kinh tế sẽ giảm đi, sản lượng cũng giảm theo, suy thoái kinh tế càng sâu sắc hơn.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
60 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Vì mục tiêu đặt ra là giảm thâm hụt ngân sách nên G, T  AD  Y  đẩy nền
kinh tế càng lâm vào tình trang thâm hụt nặng nề hơn.
 Chính sách tài khoá ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh)
Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở
mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ. Nói
cách khác, nếu mục tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền
kinh tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm hụt hơn.
Giả sử khi nền kinh tế suy thoái, Chính phủ cần tăng chi
tiêu (G), hoặc giảm thuế (T), hoặc áp dụng cả 2 biện
pháp nhằm giữ cho chi tiêu ở mức cao, sản lượng tăng lên
đến sản lượng tiềm năng, đổi lại ngân sách sẽ bị thâm hụt.
Thâm hụt đó gọi là thâm hụt cơ cấu, do chính sách chủ
quan của Chính phủ.
Trong ngắn hạn, ngân sách sẽ thâm hụt nhưng vẫn phải chi, nhưng trong dài hạn khi sản
lượng tăng thì thu trong ngân sách sẽ tăng.
3.2.4. Chính sách tài khoá và vấn đề tháo lui đầu tư
Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm) GNP
sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với
mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt
(hạn chế) một số đầu tư. Kết quả là một phần GNP tăng
lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu
tư. Vì vậy, hiệu lực của chính sách tài khoá sẽ giảm đi.
Tác động tương tự cũng có thể xảy ra đối với tiêu dùng.
Có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề quy mô của tháo
lui đầu tư. Điều phỏng đoán tốt nhất là: Về mặt ngắn hạn,
quy mô của thoái lui đầu tư là nhỏ. Song về lâu dài, quy
mô này có thể rất lớn.
Nghiên cứu tác động của thâm hụt vào tháo lui đầu tư cho ta kết luận: Cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
3.2.5. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều
phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Biện
pháp cơ bản thường là “tăng thu và giảm chi”. Tuy vậy,
vấn đề đặt ra là phải tính toán số tăng thu và giảm chi
thế nào, mức độ nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng
trưởng kinh tế. Bởi vì, tăng thu hoặc giảm chi là công
cụ của chính sách tài khóa thắt chặt. Chính phủ có thể
sử dụng hàng loạt các công cuộc cải cách hệ thống tài
chính, bộ máy quản lý các nguồn thu và chi ngân sách
Nhà nước, tránh thất thoát các nguồn thu của Nhà nước
(như thất thoát về thuế, các khoản lệ phí,…). Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để giảm
nợ dân chúng hoặc mua các tài sản tài chính.
Tác động của chính sách
tài khóa
Vấn đề tháo lui đầu tư
Tài trợ thâm hụt ngân sách
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 61
Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt, các Chính
phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt.
 Vay nợ trong nước (vay của dân): Thường thông qua việc phát hành trái phiếu (trái
phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp). Muốn vay nợ phải giải quyết được mức
lãi suất (i) phù hợp, lãi suất càng thấp càng kích cầu đầu tư (I tăng). Đây là một trong
những biện pháp được sử dụng khá rộng rãi ở các nước trên thế giới trong việc huy động
nguồn vốn để hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước.
 Vay nợ nước ngoài: Vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, nhận viện trợ nước ngoài,
v.v... Khoản vay này có thể giúp giải quyết thâm hụt ngân sách hiện tại nhưng lại làm
tăng gánh nặng nợ nần trong tương lai.
 Sử dụng dự trữ ngoại hối của quốc gia.
 Vay ngân hàng (in tiền): In tiền trong một thời gian ngắn sẽ là tích cực vì nó khắc phục
được những khó khăn về vốn, chi tiêu. Nhưng nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến
khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát cao. Ví dụ: Năm 1988 – 1989, do ở Việt Nam in
tiền và lạm phát tăng lên 680% – siêu lạm phát.
 Bán các tài sản công cộng (tư nhân hóa), cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Đây là một trong những biện pháp đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
3.3. Chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 1988-2008
Trong chính sách tài khóa, chính sách thuế giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tác động đến
hoạt động thương mại và sự vận động của các luồng vốn quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước – điều kiện
cốt tử để cho hội nhập đạt hiệu quả cao nhất đối với mỗi quốc gia.
Hệ thống thuế quan của Việt Nam bắt đầu được ban hành năm 1988 theo danh mục hàng
hóa của khối Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV) mà không theo hệ thống danh mục
hàng hóa hài hòa (HS) của Hội đồng Hải quan thế giới. Thực hiện chính sách đổi mới, mở
cửa, Việt Nam đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp với thông lệ
quốc tế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26/1/1991 có
những nội dung thay đổi cơ bản. Luật này không chỉ điều chỉnh tất cả các hoạt động xuất
nhập khẩu: Xuất – nhập khẩu mậu dịch chính ngạch; xuất – nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch;
xuất – nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hóa của cá nhân xuất – nhập cảnh,.v.v. mà biểu thuế
xuất – nhập khẩu đã có thay đổi lớn với việc đưa vào hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa
(HS) thay cho danh mục hàng hóa theo khối SEV. Biểu thuế nhập khẩu có khoảng 50 mặt
hàng có thuế suất 60% trở lên, cao nhất là 200%.
Năm 1996, thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm thuế suất,
nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60% và được điều chỉnh nhiều lần cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Đến tháng 6 năm 1998, biểu thuế
nhập khẩu của Việt Nam gồm 3.280 nhóm mặt hàng với mức thuế suất từ 0% (áp dụng cho
nhóm mặt hàng thuộc loại nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị,…) đến mức cao nhất
là 60%.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
62 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Bảng 3.1: Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước (%)
2000 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG THU 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 50,95 51,29 51,67 54,77 52,49 52,03
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 21,7 20,24 18,88 16,85 17,12 16,58
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
5,22 5,87 6,53 7,91 8,36 9,25
Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch
vụ ngoài quốc doanh
6,39 6,27 6,8 6,95 7,42 7,9
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1,96 0,62 0,1 0,07 0,06 0,04
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao
2,02 1,89 1,94 1,84 1,85 1,85
Lệ phí trước bạ 1,03 1,07 1,19 1,37 1,23 1,2
Thu xổ số kiến thiết 2,17 2,45 2,4 2,39 2,32 2,2
Thu phí xăng dầu 2,41 2,42 2,1 1,88 1,73 1,42
Thu phí, lệ phí 2,99 2,44 2,15 2,19 1,84 1,78
Các khoản thu về nhà đất 3,11 4,43 6,93 9,15 7,78 7,35
Các khoản thu khác 1,95 3,59 2,65 4,18 2,79 2,45
Thu từ dầu thô 25,93 21,4 24,15 25,43 29,16 29,82
Thu từ hải quan 20,89 25,49 22,23 18,29 16,7 15,32
Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc
biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá
hàng nhập khẩu
14,95 17,83 14,12 11,34 10,36 9,4
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 5,94 7,66 8,1 6,94 6,33 5,92
Thu viện trợ không hoàn lại 2,23 1,82 1,95 1,51 1,66 2,83
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 1999, Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Theo quy định của Luật
thuế này thì thuế suất, thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3 loại:
thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc
biệt. Trong đó thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập
khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi áp dụng
cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử
tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu
đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước
mà Việt Nam và nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số sản phẩm rất quan trọng, như khoáng sản
hay tài nguyên thiên nhiên, không có khả năng tái sinh mà được xuất khẩu ở dạng thô. Các
sản phẩm khác không phải chịu thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu.
Để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, từ năm 1996, Việt Nam đã công
bố việc giảm thuế quan và đã có tới 1.661 nhóm mặt hàng thuộc vào danh mục được
Thuế xuất nhập khẩu
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 63
thực hiện ngay, chiếm 51,6% và 1.317 nhóm mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời,
chiếm 40,9% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu lúc đó. Năm 2001 có 712 sản
phẩm đã được chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được thực hiện ngay và
cắt giảm các dòng thuế này thấp hơn 20%. Năm 2003, Việt Nam tiếp tục đưa hơn 700 dòng
thuế từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được điều chỉnh và cắt giảm thuế suất còn
dưới 20%.
Ngày 1/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 78/CP về việc ban hành danh mục hàng hóa
và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT cho các năm 2003 – 2006. Trong
đó có trên 5000 dòng thuế sẽ được giảm xuống 0% – 5% vào các năm 2006.
Thu thuế
Những đổi mới và hoàn thiện Luật thuế nói chung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói
riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển một nền kinh
tế thị trường mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của
các Hiệp định làm cho nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu giảm xuống
nhưng lại được bù đắp bởi tăng nguồn thu từ nội địa do mở rộng đối tượng nộp thuế và mặt
hàng chịu thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc
bãi bỏ thuế thu nhập đối với kiếu hối của người Việt Nam ở nước ngoài đã làm cho luồng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tăng cao, tài trợ tích cực cho thâm hụt cán cân
thanh toán vãng lai.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, chi tiêu ngân sách nhà nước đã đặt đúng vị trí của nó là
công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, định hướng phát triển sản xuất, đồng thời là
công cụ điều tiết thu nhập, đặc biệt thông qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo, các
chính sách trợ cấp của Chính phủ.
Chi tiêu ngân sách hàng năm được quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp, thể
hiện rõ định hướng của Nhà nước trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chi ngân
sách đã được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của
ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường được khống
chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác định trên cơ sở
phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể. Tốc độ tăng chi thường xuyên được khống chế
thấp hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
64 ECO102_Bai3_v2.0013107216
Bảng 3.2: Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG CHI 108961 129773 148208 181183 214176 262697 308058
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341
Trong đó: Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078
Chi cho phát triển sự
nghiệp kinh tế xã hội 61823 71562 78039 95608 107979 132327 161852
Trong đó:
Chi cho sự nghiệp giáo dục,
đào tạo 12677 15432 17844 22881 25343 28611 37332
Chi cho sự nghiệp y tế 3453 4211 4656 5372 6009 7608 11528
Chi cho dân số kế họach
hoá gia đình 559 434 841 666 397 483 489
Chi cho sự nghiệp khoa học
và CNMT 1243 1625 1852 1853 2362 2584 2540
Chi cho sự nghiệp văn hoá,
thông tin 919 921 1066 1258 1584 2099 1874
Chi cho sự nghiệp phát
thanh, truyền hình 717 838 681 1056 1325 1464 1184
Chi sự nghiệp thể dục, thể
thao 387 483 586 648 883 879 956
Chi lương hưu, đảm bảo xã
hội 10739 13425 13221 16451 17282 17747 22157
Chi sự nghiệp kinh tế 5796 6288 7987 8164 10301 11801 14212
Chi quản lý hành chính
8089 8734 8599 11359 15901 18761 18515
Chi cho bổ sung quĩ dự trữ
tài chính 846 849 535 111 78 69 135
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sáu tháng đầu năm 2008, tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm,
tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.
Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, thu ngân sách Nhà nước
(NSNN) 6 tháng đầu năm tăng cao đảm bảo nhu cầu chi, nhất là chi thực hiện các chính
sách an sinh, xã hội.
Tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ
năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.
Bên cạnh tăng thu, chi tiêu công đã được kiểm soát tương đối chặt chẽ, nâng cao hiệu quả.
Sau khi thực hiện chủ trương giảm chi tiêu công của Chính phủ, đến nay các bộ, ngành, địa
phương đã tiết kiệm chi 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng NSNN năm 2008.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 65
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài 3 nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi.
Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm giữa đường 450
và đường tổng chi
tiêu. Đường 450
biểu diễn những điểm mà tại đó tổng chi tiêu bằng thu nhập quốc dân. Sự dịch chuyển
của đường tổng chi tiêu làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
 Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở là AE = C + I + G + NX, trong đó C là tiêu dùng của
các hộ gia đình, I là đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, G là chi tiêu của Chính phủ, và NX là
xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
 Tiêu dùng của các hộ gia đình là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các
hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Tiêu dùng phụ
thuộc các yếu tố như: Thu nhập, xu hướng tiêu dùng, chính sách về thuế và trợ cấp của Chính phủ,
chính sách về lãi suất, chính sách tiền lương, bảo hiểm,.v.v.
 Số nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn vị khi
có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập (chi tiêu tự định). Trong nền kinh
tế giản đơn, giá trị 1 1
1
m
MPC MPS
 

được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì với một sự
tăng nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của sản lượng cân bằng, độ
tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân.
 Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm
các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Thâm hụt ngân sách Nhà nước,
hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước
vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách Nhà nước.
Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách thực tế, thâm hụt ngân sách
cơ cấu, thâm hụt ngân sách chu kỳ. Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân
bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, được gọi là chính sách tài khoá cùng chiều. Khi
nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế, hoặc sử dụng
cả hai biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi và
sản lượng cũng giảm theo, suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn. Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ
cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ. Nói cách khác, nếu mục
tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền kinh tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm hụt hơn.
 Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm), GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về
tiền tăng theo. Với mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt (hạn chế) một số
đầu tư.
 Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức
chi tiêu của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP
và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp
thì cần phải có sự tác động của chính sách tài khoá mở rộng để đưa nền kinh tế về mức sản lượng
tiềm năng. Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, lạm phát tăng, mục tiêu của Chính phủ là phải
làm giảm lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng
cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát có thể chững lại.
 Chính sách tài khoá tự ổn định là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế, nó bao gồm các công cụ tự
ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm hoạ suy thoái và tránh được các cú sốc
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
66 ECO102_Bai3_v2.0013107216
của nền kinh tế; thường bao gồm hệ thống thuế và hệ thống bảo hiểm. Chính sách tài khoá chủ
động là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất
để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng. Nhà nước chủ động sử dụng
các công cụ thuế và chi tiêu để can thiệp vào nền kinh tế.
Khi thâm hụt ngân sách quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế
thâm hụt. Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách như: Cải cách
hệ thống thuế, vay nợ trong nước và nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại hối, vay ngân hàng, bán các tài
sản công cộng.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 67
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích và vẽ đồ thị của đường tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn.
2. Vẽ đồ thị và so sánh độ dốc của đường tiêu dùng và đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn.
3. Hãy viết công thức xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở, với giả định giá cả và tỷ giá
hối đoái cố định.
4. So sánh số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở.
5. Nêu các khoản thu và chi trong ngân sách Nhà nước.
6. Phân tích cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình AD–AS. Sử dụng đồ thị
để minh họa cơ chế tác động này.
7. Thâm hụt ngân sách Nhà nước là gì? Hãy nêu và phân tích một số biện pháp hạn chế thâm hụt ngân
sách Nhà nước.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
68 ECO102_Bai3_v2.0013107216
BÀI TẬP
1. Bảng sau biểu diễn hàm tiêu dùng của một hộ gia đình.
YD 0 400 600 800 1000 1200
C 400 540 680 820 960 1100
a. Tính mức tiết kiệm tại mỗi mức thu nhập khả dụng.
b. Tính MPC và MPS.
c. Hãy vẽ hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm trên cùng một đồ thị.
2. Mức đầu tư dự kiến bằng 240. Mọi người quyết định tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn từ thu nhập của
mình. Cụ thể, hàm tiêu dùng thay đổi từ C = 0,7Y thành C = 0,5Y.
a. Điều gì xảy ra với mức thu nhập cân bằng?
b. Điều gì xảy ra với tỷ lệ thu nhập cân bằng được tiết kiệm? Hãy giải thích câu trả lời của bạn.
3. Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng có dạng C = 0,75Y và mức đầu tư dự kiến bằng
I = 60.
a. Hãy vẽ đường tổng cầu của nền kinh tế này và đường 45o
.
b. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
4. Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế. Tiêu dùng tự định là
500, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 200.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng đường tổng chi tiêu.
c. Tính mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng của thị trường trong
tương lai và tăng đầu tư thêm 50. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi cuối cùng trong mức
sản lượng do sự gia tăng đầu tư này gây ra.
5. Xét một nền kinh tế đóng với xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và tiêu dùng của các hộ gia đình
là C = 400 tỷ. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 250 tỷ. Chính phủ chi tiêu 300 tỷ và
thu thuế bằng 25 phần trăm thu nhập quốc dân.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ nữa. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi của
mức sản lượng cân bằng.
6. Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ USD và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14. Tiêu
dùng tự định là 20 tỷ USD, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực
tư nhân bằng 5 tỷ USD. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ USD và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập
quốc dân.
a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế.
b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 69
c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Bây giờ giả sử Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 5 tỷ USD, hãy xác định
mức sản lượng cân bằng mới.
7. Trong nền kinh tế mở, cho biết xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 và xu
hướng nhập khẩu cận biên là 0,3. Thuế là một hàm của thu nhập có dạng (T = tY).
a. Giả sử đầu tư tăng thêm 200 tỷ USD còn các yếu tố khác không đổi thì mức sản lượng cân
bằng và xuất khẩu ròng sẽ thay đổi như thế nào?
b. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 200 tỷ USD chứ không phải tăng đầu tư, thì cán cân thương mại sẽ
thay đổi như thế nào?
8. Trong mô hình tổng cầu của nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và xu hướng tiêu dùng
cận biên bằng 0,8. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 4500 tỷ. Hiện tại sản lượng cân bằng của
nền kinh tế đang ở mức 4000 tỷ.
Muốn đạt được mức sản lượng tiềm năng (trong các điều kiện khác không đổi), thì:
a. Chi tiêu của Chính phủ cần thay đổi bao nhiêu?
b. Thuế cần thay đổi bao nhiêu?
c. Thuế và chi tiêu của Chính phủ cùng phải thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân ngân sách
không bị ảnh hưởng?
9. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 25%. Cả tiêu dùng tự
định và đầu tư đều là 200 tỷ, và chi tiêu Chính phủ là 600 tỷ.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Ngân sách có cân bằng không?
Bây giờ giả thiết chi tiêu Chính phủ giảm xuống còn 400 tỷ và thuế suất giảm xuống 15%.
e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới.
f. Xác định đường tổng chi tiêu mới.
g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới.
h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn
duy trì ngân sách cân bằng hay không?
10. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 15%. Tiêu dùng tự định
là 50 tỷ, đầu tư là 150 tỷ và chi tiêu Chính phủ là 300 tỷ.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Ngân sách có cân bằng không?
Bây giờ giả thiết chi tiêu Chính phủ tăng lên 350 tỷ và thuế suất tăng lên 20%.
e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới.
f. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu mới.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
70 ECO102_Bai3_v2.0013107216
g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới.
h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn
duy trì ngân sách cân bằng hay không?
11. Giả sử trong một nền kinh tế giản đơn tiêu dùng bằng 60% thu nhập, đầu tư trong mỗi thời kỳ bằng
120 tỷ USD.
a. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
b. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?
Nếu bây giờ người tiêu dùng lạc quan hơn vào tình hình kinh tế trong tương lai và chi tiêu bằng
82% thu nhập của mình.
c. Hãy tính toán mức sản lượng cân bằng.
d. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức thu nhập cân bằng sẽ là bao nhiêu?
e. Hãy tính giá trị của số nhân cho cả hai trường hợp.
f. Nguyên nhân nào làm cho sản lượng cân bằng trong câu d tăng nhiều hơn sản lượng cân bằng
trong câu b?
12. Hình sau biểu diễn hàm tổng chi tiêu của một nền kinh tế mở, trong đó thuế tỷ lệ thuận với mức
thu nhập.
Tổng
chi tiêu
0
Sản lượng
A0
A1
E1
E0
E2
450
AE2
AE0
AE1
Y1
Y0 Y2
Hình 2. Hàm tổng chi tiêu
a. Cho biết nguyên nhân làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ AE0 đến AE1.
b. Cho biết nguyên nhân làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ AE1 đến AE2.
c. Số nhân chi tiêu tương ứng với AE2 đường lớn hơn hay nhỏ hơn số nhân tương ứng với đường
AE1? Vì sao?
d. Cho biết những chính sách vĩ mô nào có thể được sử dụng để tăng sản lượng từ Y0 đến Y1 và
Y1 đến Y2?
13. Giả sử khuynh hướng tiêu dùng cận biên là 0,75 và nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng.
Bây giờ các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng của nền kinh tế và nhu cầu đầu tư tăng thêm 50.
a. Mức sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm bao nhiêu?
b. Nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng thêm bao nhiêu?
c. Hãy lập một bảng để chỉ ra quá trình điều chỉnh của nền kinh tế cho tới khi đạt tới mức sản
lượng cân bằng mới.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
ECO102_Bai3_v2.0013107216 71
BÀI TẬP LỚN
1. Phân tích tác động của chính sách tài khoá đến sản lượng, việc làm và giá cả bằng việc sử dụng mô
hình AD–AS. Hãy lấy ví dụ thực tế về chính sách tài khóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để
minh hoạ.
2. Phân tích một số giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách của Mỹ và Việt Nam trong những năm gần
đây. Bạn hãy thử so sánh về sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các giải pháp đó giữa hai
quốc gia.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keCun Haanh
 
Độc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt NamĐộc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt NamVietcuong Le
 
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDPthienvan94
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...Antares Leonardo
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comwww. mientayvn.com
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktBuinuong993
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNminh tu minh
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động tháiHọc Huỳnh Bá
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 

Mais procurados (20)

Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong ke
 
Độc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt NamĐộc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt Nam
 
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động thái
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
Chương 2 macro
Chương 2 macroChương 2 macro
Chương 2 macro
 
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_tBai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
 

Destaque

07 eco102 bai5_v2.0013107216
07 eco102 bai5_v2.001310721607 eco102 bai5_v2.0013107216
07 eco102 bai5_v2.0013107216Yen Dang
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216Yen Dang
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216Yen Dang
 
11 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.001310721611 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.0013107216Yen Dang
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầuLyLy Tran
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Gia Đình Ken
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Kinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi moKinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi mothatthe
 

Destaque (10)

07 eco102 bai5_v2.0013107216
07 eco102 bai5_v2.001310721607 eco102 bai5_v2.0013107216
07 eco102 bai5_v2.0013107216
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216
 
11 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.001310721611 eco102 dapan_v2.0013107216
11 eco102 dapan_v2.0013107216
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầu
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Kinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi moKinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi mo
 

Semelhante a 05 eco102 bai3_v2.0013107216

Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môntzthanh
 
Lecture2 simple regeression
Lecture2 simple regeressionLecture2 simple regeression
Lecture2 simple regeressionPhuong Tran
 
Econometrics Lecture2 simple regeression
Econometrics Lecture2 simple regeression Econometrics Lecture2 simple regeression
Econometrics Lecture2 simple regeression Phuong Tran
 
ChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba PoChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba Poguest800532
 
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703OnTimeVitThu
 
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptxKinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptxKhoaPhmc1
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...Rubi Vu
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
04 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.001310721604 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.0013107216Yen Dang
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 

Semelhante a 05 eco102 bai3_v2.0013107216 (20)

Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Lecture2 simple regeression
Lecture2 simple regeressionLecture2 simple regeression
Lecture2 simple regeression
 
Econometrics Lecture2 simple regeression
Econometrics Lecture2 simple regeression Econometrics Lecture2 simple regeression
Econometrics Lecture2 simple regeression
 
Bi kiep ktvm phan final
Bi kiep ktvm phan finalBi kiep ktvm phan final
Bi kiep ktvm phan final
 
ChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba PoChươNg 8 Va Ba Po
ChươNg 8 Va Ba Po
 
Bi kiep ktvm
Bi kiep ktvmBi kiep ktvm
Bi kiep ktvm
 
Bi kiep ktvm phan 2
Bi kiep ktvm phan 2Bi kiep ktvm phan 2
Bi kiep ktvm phan 2
 
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NHẬN BÀI FREE ZALO 0777.149.703
 
Bi kiep ktvm PHAN 3
Bi kiep ktvm PHAN 3Bi kiep ktvm PHAN 3
Bi kiep ktvm PHAN 3
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptxKinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
Kinh tế Vĩ Mô nâng cao (1).pptx
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Ch2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrienCh2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrien
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM
 
04 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.001310721604 eco102 bai2_v2.0013107216
04 eco102 bai2_v2.0013107216
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
M.friedman
M.friedmanM.friedman
M.friedman
 
5.thuế đánh vào tiết kiệm
5.thuế đánh vào tiết kiệm5.thuế đánh vào tiết kiệm
5.thuế đánh vào tiết kiệm
 
Kinhtevimo
KinhtevimoKinhtevimo
Kinhtevimo
 
Day 2 hwt 2010 vn
Day 2 hwt 2010 vnDay 2 hwt 2010 vn
Day 2 hwt 2010 vn
 

Mais de Yen Dang

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb Yen Dang
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1Yen Dang
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfYen Dang
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteYen Dang
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)Yen Dang
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)Yen Dang
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Yen Dang
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Yen Dang
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Yen Dang
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Yen Dang
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0Yen Dang
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0Yen Dang
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0Yen Dang
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0Yen Dang
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0Yen Dang
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0Yen Dang
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0Yen Dang
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0Yen Dang
 

Mais de Yen Dang (20)

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdf
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortliste
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (17)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 

05 eco102 bai3_v2.0013107216

  • 1. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 35 Nội dung  Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế  Phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa  Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước Mục tiêu Hướng dẫn học  Giúp học viên hiểu được cách xác định thu nhập của nền kinh tế bằng phương pháp sử dụng đồ thị và đại số  Hiểu được thế nào là chính sách tài khóa và các cơ chế tác động của nó đến sản lượng, giá cả, và việc làm của nền kinh tế  Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Thời lượng học  6 tiết học  Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất  Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập BÀI 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
  • 2. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 36 ECO102_Bai3_v2.0013107216 3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng Chúng ta bắt đầu nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi. Giả thiết này tương ứng với các lập luận của J.M. Keynes về một mức giá “cứng nhắc” trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Giả thiết này sẽ thay đổi khi chuyển sang bài về tổng cung. Lúc đó, sự thay đổi của giá cả sẽ được đưa vào mô hình. Bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ hoàn chỉnh hơn với việc mô tả lạm phát và thất nghiệp và nền kinh tế mở. Một giả thiết nữa cần phải đặt ra đó là giả thiết cho rằng mức tổng cung là đã cho. Nói cách khác, các hãng sản xuất kinh doanh có khả năng và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Trong trường hợp đó, tổng cầu sẽ một mình quyết định mức sản lượng cân bằng. Tổng cầu của nền kinh tế chính là tổng các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế. Do đó, tổng cầu AD bằng tổng chi tiêu của nền kinh tế AE. Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm của tổng chi tiêu AE trong việc phân tích tổng cầu của nền kinh tế trong toàn bộ bài này. 3.1.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn 3.1.1.1. Tiêu dùng của các hộ gia đình (C: Consumption)  Khái niệm tiêu dùng Tiêu dùng là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình thường bao gồm các khoản chi tiêu về lương thực – thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt của gia đình, du lịch, v.v…  Các yếu tố tác động đến tiêu dùng o Thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi sẽ làm thay đổi cách thức tiêu dùng, cách thức lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Khi thu nhập tăng thường dẫn tới tiêu dùng tăng và ngược lại thu nhập giảm thường dẫn tới tiêu dùng giảm. Thu nhập của các hộ gia đình tăng lên phụ thuộc vào tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,… o Các sản phẩm thừa kế: Người tiêu dùng có thể sử dụng phần tài sản thừa kế của người thân để lại (hoặc từ ngân sách dự trữ quốc gia). o Các chính sách kinh tế vĩ mô như:  Chính sách về thuế: Thuế tăng dẫn tới tiêu dùng giảm và thuế giảm thì dẫn tới tiêu dùng tăng.  Chính sách về lãi suất: Lãi suất tăng dẫn tới tiết kiệm tăng và tiêu dùng giảm đi và ngược lại lãi suất giảm dẫn tới tiết kiệm giảm và tiêu dùng tăng lên.  Chính sách tiền lương/ bảo hiểm, v.v…  Một số yếu tố khác như: Sở thích – thị hiếu, phong tục – tập quán, điều kiện thời tiết, khí hậu, … Thừa kế
  • 3. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 37 Trong các yếu tố nêu trên, thu nhập và các chính sách Vĩ mô của Chính phủ (chính sách thuế và trợ cấp) có tác động lớn nhất đến hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình trong một nền kinh tế.  Hàm số tiêu dùng Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Hàm này được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn. Hàm tiêu dùng có dạng C = f(Y), hay cụ thể hơn nó sẽ có dạng: C = C + MPC.Y Trong đó:  C là tiêu dùng của các hộ gia đình.  Y là thu nhập quốc dân. Trong nền kinh tế giản đơn, ta có Y = YD (với YD là thu nhập quốc dân có thể sử dụng) vì trong nền kinh tế này chỉ có hai tác nhân là hộ gia đình và hãng kinh doanh, Nhà nước không tham gia vào điều tiết nền kinh tế.  C gọi là tiêu dùng tự định hay tiêu dùng dự kiến và còn được gọi là phần tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập quốc dân, là mức tối thiểu.  MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên (0 < MPC < 1). Xu hướng tiêu dùng cận biên là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức gia tăng về tiêu dùng với mức gia tăng về thu nhập quốc dân. Xu hướng tiêu dùng cận biên nói lên rằng, nếu thu nhập tăng lên một đơn vị thì tiêu dùng có xu hướng tăng lên là bao nhiêu. Giá trị MPC chính là hệ số góc của đường tiêu dùng. MPC = C/Y = Sự gia tăng về tiêu dùng/Sự gia tăng về thu nhập Ví dụ: Giả sử trong năm 2009 thu nhập quốc dân trong một quốc gia tăng thêm 10 tỷ. Quốc gia này dùng một phần để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư là 9 tỷ. Tính xu hướng tiêu dùng cận biên? Y = 10 tỷ và C = 9 tỷ  MPC = 9/10 tỷ = 0,9 tỷ. Như vậy, thu nhập dân cư cứ tăng 1 tỷ thì có 0,9 tỷ dành cho tiêu dùng. Giá trị của MPC cho ta biết khi thu nhập quốc dân tăng 1 đơn vị thì sẽ có bao nhiêu phần bổ sung cho tiêu dùng của dân cư.  Đồ thị đường tiêu dùng Trên đồ thị miêu tả: Đường 45o biểu thị thu nhập bao nhiêu thì tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường tiêu dùng cắt đường thu nhập tại E, tại đó mức tiêu dùng bằng thu nhập C = YE. Đường 45o là tập hợp tất cả những điểm cân bằng giữa tiêu dùng với sản lượng C = Y, tức là thu nhập làm ra bao nhiêu tiêu dùng hết bấy nhiêu. Đường 45o phản ánh mức sản lượng thực tế nền kinh tế sản xuất ra đúng bằng mức tiêu dùng của dân cư. Điểm E (giao điểm giữa đường phân giác và đường tiêu dùng) gọi là điểm cân bằng tiêu dùng hay còn gọi là điểm vừa đủ để tiêu dùng. Điểm vừa đủ là điểm thu nhập vừa đủ để chi tiêu. YE là mức thu nhập vừa đủ để tiêu dùng (mức thu nhập cân bằng)
  • 4. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 38 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Tổng chi tiêu Sản lượngY1 YE Y20 C E 45 0 C = C + MPCY Đi vay Tiết kiệm z Hình 3.1. Đường tiêu dùng Với Y1 < YE, tiêu dùng C lớn hơn mức thu nhập làm ra khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng mức sản lượng làm ra không đủ cho dân cư tiêu dùng. Do vậy, muốn đáp ứng tiêu dùng phải đi vay và sử dụng dự trữ quốc gia (nền kinh tế xảy ra tình trạng thiếu hụt). Với Y2 > YE, sản lượng làm ra lớn hơn mức tiêu dùng dẫn tới nền kinh tế ở trạng thái dư thừa, dân cư không tiêu dùng hết thu nhập (nền kinh tế có tiết kiệm).  Mối quan hệ giữa tiêu dùng với tiết kiệm Tiết kiệm (S) là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng. Vì vậy, ta có: S = Y – C. Hàm số tiết kiệm được viết dưới dạng như sau: . (1 ).S Y C Y C MPC Y C MPC Y         Đặt: 1 – MPC = MPS, khi đó, .S C MPS Y   MPS được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên. Nó là một đại lượng được đo bằng tỷ số giữa mức gia tăng về tiết kiệm với mức gia tăng về thu nhập quốc dân (xem hình 3.2). MPS = S/Y Tiết kiệm Ví dụ: Giả sử thu nhập quốc dân Y của một quốc gia trong năm 2010 tăng thêm 10 tỷ, quốc gia này dành 9 tỷ để bổ sung cho tiêu dùng của dân cư. Khi đó, xu hướng tiết kiệm cận biên sẽ là bao nhiêu? Ta có: Y = 10 tỷ và C = 9 tỷ  S = 1 tỷ  MPC = 0,9  MPS = 1 – 0,9 = 0,1 = 10%. Hoặc MPS = S/Y = 1/10 = 0,1 = 10%.
  • 5. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 39 Như vậy, MPS cho ta biết được khi thu nhập quốc dân tăng lên một đơn vị thì quốc gia này sẽ dành bao nhiêu phần để tiết kiệm. Giá trị của MPS là một số dương và nó thoả mãn: 0 < MPS < 1 và MPS + MPC = 1. Giá trị MPS chính là độ dốc của đường tiết kiệm.  Đồ thị tiêu dùng và tiết kiệm Tại điểm vừa đủ thì tiết kiệm bằng không và đường tiết kiệm S luôn đi qua YE. Đường tiêu dùng C và đường tiết kiệm S sẽ không song song với nhau nếu xu hướng tiết kiệm cận biên khác với xu hướng tiêu dùng cận biên. Đường tiêu dùng C và đường tiết kiệm S song song với nhau khi xu hướng tiết kiệm cận biên bằng xu hướng tiêu dùng cận biên, tức là một nửa dùng để tiết kiệm, một nửa dùng để tiêu dùng. Ví dụ: Cho đường tiêu dùng C = 150 + 0,5Y khi đó đường tiết kiệm sẽ là S = – 150 + 0,5Y. 450Tổng Chi tiêu Tổng Chi tiêu Sản lượng Sản lượng E C 0 0 -C C = C + MPCY S= C + MPS.Y Y1 YE Y2 YE Y2 Y1 Hình 3.2. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm E được gọi là điểm vừa đủ; bên trái điểm vừa đủ tiết kiệm có giá trị âm; bên phải điểm vừa đủ tiết kiệm có giá trị dương. o Đường 45o thường dốc hơn đường tiết kiệm. Điều này là do xu hướng tiêu dùng cận biên thường có giá trị lớn hơn 0,5 còn xu hướng tiết kiệm cận biên thường nhỏ hơn 0,5. o Dưới điểm vừa đủ, tiết kiệm có giá trị âm. Nói cách khác, người tiêu dùng phải vay để chi tiêu. Còn trên điểm vừa đủ, tiết kiệm tăng cùng với mỗi mức thu nhập tăng thêm.  Với Y = Y1 < YE  C > Y  S < 0  Với Y = Y2 > YE  C < Y  S > 0  Với Y = YE  C = Y  S = 0 3.1.1.2. Cầu đầu tư tư nhân (I: Investment)  Đầu tư với tổng cầu Đầu tư là một hoạt động kinh tế nhằm thu hút được lợi ích trong tương lai chứ không phải tại thời điểm hiện tại. Đầu tư là một bộ phận lớn hay thay đổi trong tổng chi tiêu. Đầu tư có hai vai trò trong kinh tế vĩ mô.
  • 6. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 40 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Đầu tư Vì là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu, nên những thay đổi thất thường về đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập về ngắn hạn. Đầu tư dẫn đến tích luỹ cơ bản, có tác dụng mở rộng năng lực sản xuất. Vì vậy, về mặt dài hạn đầu tư làm tăng sản lượng tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư o Ảnh hưởng của lãi suất Khi lãi suất tăng thì lượng cầu đầu tư sẽ giảm và ngược lại khi lãi suất giảm thì lượng cầu đầu tư sẽ tăng lên. o Các yếu tố ngoài lãi suất  Môi trường kinh doanh: Được hiểu là tổng hợp các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến môi trường đầu tư ở Việt Nam, họ quan tâm đến thể chế chính trị ( có đấu tranh, biểu tình hay không), quan tâm đến luật.  Thu nhập: Một sự đầu tư chỉ đem lại thêm thu nhập cho doanh nghiệp nếu việc đầu tư cho phép doanh nghiệp đó bán được nhiều sản phẩm hơn, hoặc sản xuất ra với giá rẻ hơn. Điều này gợi ý rằng, một yếu tố rất quan trọng quyết định đầu tư là mức tổng quát của đầu tư (hay GNP). Nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn, thì dự kiến đầu tư của hãng sẽ càng cao và ngược lại.  Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường hay vay vốn Ngân hàng hoặc các trung gian tài chính để đầu tư. Vay mượn thì phải trả lãi suất cho các khoản tiền vay đó.  Lãi suất là một cơ chế để qua đó chính sách tiền tệ thực hiện tác động mạnh mẽ của mình trong một nền kinh tế hiện đại. Trong khi mức cung tiền tăng lên và số dư tiền dư thừa đó được tung vào lưu thông thì giá của đồng tiền (lãi suất) sẽ tụt xuống. Khi lãi suất tụt xuống Thu nhập Lãi suất
  • 7. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 41 thì giá thành đầu tư sẽ giảm và các doanh nghiệp sẽ đầu tư mua thêm máy móc, nhà xưởng còn các hộ gia đình sẽ mua thêm nhà cửa. Do đó, lãi suất là một vấn đề trung tâm của nền kinh tế, bởi vì nó tác động đến chi phí đầu tư và là một nhân tố quan trọng quyết định đầu tư.  Một khía cạnh chi phí của quyết định đầu tư là thuế. Nếu thuế đánh vào lợi tức mà cao, sẽ hạn chế số lượng và quy mô của các dự án đầu tư. Do vậy, một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng một chính sách thuế đặc biệt cho các sản phẩm của đầu tư mới nhằm thu hút các hãng đầu tư nhiều vào các sản phẩm mới.  Dự đoán của các hãng kinh doanh về tình trạng của nền kinh tế trong tương lai. Vì đầu tư bao gồm cả các khoản mà các hãng dự định bổ sung vào tài khoản cố định và hãng tồn kho để sản xuất và bán trong tương lai, do vậy, nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào dự đoán của họ về tình hình kinh tế tăng trưởng nhanh đến mức độ nào trong tương lai.  Hàm số và đồ thị cầu đầu tư Hàm đầu tư: I = I – dr Trong đó: I là tổng đầu tư, I là đầu tư tự định hay đầu tư dự kiến, r là mức lãi suất thực tế, d là hệ số phản ánh mức độ nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất (hay hệ số nhạy cảm). Có nghĩa là lãi suất thực tế r tăng hoặc giảm 1% thì mức cầu đầu tư tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm. Mức Lãi suất Lượng đầu tư I = I - d.r Hình 3.3. Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất thực tế Hình 3.3. biểu thị đường đầu tư I mối quan hệ ngược chiều với lãi suất. Độ dốc của đường đầu tư là –r/I = –1/d. Khi có sự thay đổi về lãi suất, sẽ có sự di chuyển dọc theo đường đầu tư. Khi có sự thay đổi khác ngoài yếu tố lãi suất (ví dụ: Niềm tin trong kinh doanh), sẽ có sự dịch chuyển đường đầu tư.  Hàm tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn Trong nền kinh tế có hai tác nhân: Người tiêu dùng và người sản xuất. Mô hình tổng chi tiêu AE = C + I Do giữa sản lượng và thu nhập hiện thời và dự đoán của các hãng kinh doanh không có mối quan hệ chặt chẽ nào, nên chúng ta giả định rằng đầu tư là một khối lượng không đổi, không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập hiện tại. Đây là một giả định đơn giản hoá để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Ta có: I I const 
  • 8. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 42 ECO102_Bai3_v2.0013107216 o Hàm tổng chi tiêu bây giờ có dạng là: 1 .AE C I MPC Y   Trong đó C I gọi là độ chặn của đồ thị với trục tung và là các yếu tố không phụ thuộc vào sản lượng Y, được gọi là biến ngoại sinh. Điểm E1 là điểm cân bằng của nền kinh tế (thu nhập bằng chi tiêu dự kiến); Y1 là sản lượng cân bằng của nền kinh tế; các điểm nằm trên đường 450 là tập hợp tất cả các điểm cân bằng (tổng chi tiêu bằng sản lượng thực tế). o Đồ thị tổng chi tiêu AE Tổng chi tiêu Sản lượng C+I C 0 Y0 Y1 E0 E1 45 0 AE1 AE0 Hình 3.4a. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn Tổng chi tiêu AE1 lớn hơn tổng chi tiêu AE0 là do có sự đóng góp của đầu tư tư I.  Sản lượng cân bằng trong mô hình kinh tế giản đơn Hàm tổng cầu trong mô hình kinh tế giản đơn: AE1 = C + I + MPC.Y Với mức giá không đổi, tổng cung là một số cho trước, tổng cầu sẽ quyết định mức sản lượng của nền kinh tế trong ngắn hạn. Tại điểm cân bằng thì: Tổng chi tiêu AE = sản lượng thực tế. 1 .AE Y C I MPC Y    Do đó, sản lượng cân bằng được biểu thị trên đồ thị Y1 là: 1 1 ( ) 1 Y C I MPC     Nếu ta đặt MPC m   1 1 thì m được gọi là số nhân chi tiêu. 3.1.2. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng 3.1.2.1. Cầu về chi tiêu của Chính phủ Trong khi tham gia vào bức tranh kinh tế, Chính phủ kể cả cấp chính quyền trung ương và địa phương cũng mua sắm một số lượng lớn hàng hoá và dịch vụ. Chính phủ phải thu thuế (thuế trực thu và thuế gián thu) để trang trải các khoản chi tiêu của mình. Vì chi tiêu của Chính phủ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, và vì thuế khoá ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của hộ gia đình, nên Chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu và sản lượng.
  • 9. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 43 Mô hình tổng cầu được xác định dựa vào tổng chi tiêu: AE = C + I + G Trong đó: G là chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ. Khi Chính phủ mua sắm hàng hoá và dịch vụ. Cầu về chi tiêu của Chính phủ Khi Chính phủ dự kiến tăng chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, không có lý do mặc nhiên nào cho thấy chi tiêu của Chính phủ biến thiên theo sản lượng và thu nhập. Do vậy, chúng ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một số được ấn định trước (có thể là khoản chi tiêu dự kiến). Khi đó: G G , trong đó G là chi tiêu tự định hay chi tiêu dự kiến (không phụ thuộc vào sản lượng). 3.1.2.2. Hàm số tổng chi tiêu khi chưa tính đến yếu tố thuế Mô hình tổng chi tiêu có dạng: AE = C + I + G Hàm tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi chưa tính đến yếu tố thuế có dạng: 2AE = C + + G + MPC.YI Trong đó: 2A = C + + GI là yếu tố không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân. Tổng chi tiêu Sản lượng A2 A1 0 Y2 Y1 E1 E2 450 AE1 AE2 Hình 3.4b. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi không có thuế Tổng chi tiêu AE2 lớn hơn tổng chi tiêu AE1 là do có thêm sự đóng góp của chi tiêu của Chính phủ G. Khi Nhà nước tăng chi tiêu một lượng G G thì tác động làm AE tăng, đường AE dịch chuyển lên trên từ AE1 đến AE2. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển từ E1  E2 và sản lượng cân bằng tăng từ Y1  Y2.
  • 10. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 44 ECO102_Bai3_v2.0013107216 3.1.2.3. Mô hình tổng chi tiêu khi có tính đến yếu tố thuế Khi Chính phủ thu thuế thu nhập có thể sử dụng của dân cư giảm đi, do vậy họ sẽ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên, Chính phủ còn tiến hành các trợ cấp xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí,... và do đó bổ sung vào quỹ tiêu dùng có thể sử dụng của dân cư. Trong mô hình này, ta coi thuế là một đại lượng ròng, có nghĩa là T = TA – TR. Trong đó: T là thuế ròng, TA là tổng thuế, TR là các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho công chúng. Thuế ròng là một hàm của thu nhập. Khi thu nhập tăng, thuế ròng tự động tăng lên vì rằng số thu về thuế tăng lên, mặc dù thuế suất không thay đổi. Để tiện sử dụng, từ nay ta gọi tắt thuế ròng là thuế.  Khi thuế là một lượng tự định, không phụ thuộc vào thu nhập Để đơn giản, trước tiên ta hãy giả sử rằng thuế là một đại lượng cho trước. Nói cách khác, Chính phủ đã ấn định ngay từ đầu năm tài khoá một số thu từ thuế. Từ đó ta có: T T . Lúc này tiêu dùng của dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng YD chứ không vào thu nhập Y. Hàm tiêu dùng có dạng sau: C = C + MPC.YD = C + MPC.(Y – T ) =C – MPC. T + MPC.Y Như vậy tiêu dùng sẽ giảm một lượng là ( .MPC T ). Hàm tổng cầu trong nền kinh tế đóng bây giờ sẽ là: 3 D 3 AE =C+I+G+MPC.Y =C+I+G+MPC.(Y T) =A +MPC.Y  Trong đó 3.C I G MPC T A    Tổng chi tiêu 0 Sản lượng A2 A3 A1 E1 E3 E2 45 0 AE2 AE3 AE1 Y1 Y3 Y2 T.MPC Hình 3.5. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi thuế T T Tác động của thuế với tổng chi tiêu, với thuế là một số tự định; sẽ làm giảm tổng chi tiêu, giảm tổng cầu và sản lượng cân bằng. Sản lượng cân bằng giảm từ Y2 –> Y3. Đường AE3 nằm dưới đường AE2, như vậy khi Nhà nước tăng thuế một khoản T T sẽ làm cho tổng chi tiêu giảm, sản lượng cân bằng giảm từ Y2 xuống Y3. Sản lượng cân bằng khi không có yếu tố thuế là Y2, khi có thuế T T , sản lượng cân bằng của nền kinh tế giảm xuống Y3.  Khi thuế là một hàm số của thu nhập
  • 11. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 45 Bây giờ ta xét một trường hợp phức tạp hơn, thuế phụ thuộc vào thu nhập. Nói cách khác số thu nhập về thuế là một hàm của thu nhập: T = t.Y Trong đó: t là tỷ suất thuế ròng (bằng tỷ lệ phần trăm của thuế so với thu nhập) Với 0 < t < 1. A3 Tổng chi tiêu Sản lượng E3 E1 AE3 AE1 0 Y1 Y3 A1 Hình 3.6. Đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng khi thuế T = t.Y Khi có thuế phụ thuộc vào thu nhập, tiêu dùng sẽ giảm, tổng cầu giảm, đường tổng chi tiêu sẽ trở nên thoải hơn, và sản lượng cân bằng sẽ giảm Lúc này thu nhập có thể sử dụng: YD = Y – t.Y = (1 – t).Y và hàm tiêu dùng có dạng: . .(1 ).DC C MPC Y C MPC t Y     Như vậy, khi có thuế tiêu dùng sẽ giảm một lượng là (MPC.t.Y). Do C thay đổi nên hàm tổng cầu bây giờ sẽ là: 3 3 ' . .(1 ) ' .(1 ) DAE C I G MPC Y C I G MPC t Y A MPC t Y             Trong đó 3 'A C I G   Vì (1 – t) < 1 nên độ dốc của đường AE1 lớn hơn độ dốc của đường AE3. o Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng Mô hình tổng chi tiêu: AE = C + I + G. Hàm tổng chi tiêu AE2: AE2 = YMPCGIC . Trạng thái cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu bằng sản lượng thực tế: AE = Y o Khi không yếu tố thuế thì .Y C I G MPC Y    Sử dụng điều kiện cân bằng ta có mức sản lượng cân bằng là: 2 1 ( ) 1 Y C I G MPC      o Sản lượng cân bằng khi có thuế TT  : Hàm tổng chi tiêu bây giờ là: 3 . .AE C I G MPC T MPC Y     Sản lượng cân bằng: Y = AE = AS 3 1 ( ) 1 1 MPC Y T C I G MPC MPC         
  • 12. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 46 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Trong đó: MPC MPC mt   1 là số nhân về thuế. o Sản lượng cân bằng khi có thuế: T = t.Y Hàm tổng chi tiêu: 3 .(1 ).AE C I G MPC t Y     Sản lượng cân bằng: Y = AE = AS 3 3 1 ' ( ) '. 1 .(1 ) Y C I G m A MPC t        Trong đó: )1.(1 1 ' tMPC m   là số nhân về thuế. o Sản lượng cân bằng khi có thuế, với hàm thuế là .T T t Y  Hàm tổng chi tiêu bây giờ là 3 . (1 ).AE C I G MPC T MPC t Y      . Khi đó sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định bằng công thức: 3 3 1 . '' ( ) 1 .(1 ) 1 .(1 ) '. '.t MPC T Y C I G MPC t MPC t m A m T             3.1.3. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở 3.1.3.1. Cầu về xuất, nhập khẩu Trong mô hình này chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương, tức là khu vực xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nước để bán ra nước ngoài. Ngược lại, nhập khẩu là nhập những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra nước ngoài, được nhân dân trong nước mua. Nếu đem giá trị hàng hoá xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hoá nhập khẩu ta có khái niệm xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại. Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân và tăng tổng sản phẩm quốc dân, nhu cầu về xuất khẩu ròng cũng làm tăng tổng nhu cầu của nền kinh tế. Mô hình tổng chi tiêu của nền kinh tế lúc này bằng: AE = C + I + G + NX Trong đó: NX = X – IM là xuất khẩu ròng, X là cầu về hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, IM là cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Xuất nhập khẩu
  • 13. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 47 Lượng hàng Xuất khẩu Thu nhập quốc dânX = IM X = X IM = IM + MPM.Y X IM Nhập siêuXuất siêu 0 Hình 3.7. Đường xuất khẩu và đường nhập khẩu Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại.  Khi X > IM thì NX > 0 cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu)  Khi X < IM thì NX < 0 cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu)  Khi X = IM thì NX = 0 cán cân thương mại cân bằng Yếu tố nào quyết định nhu cầu về xuất khẩu, nhập khẩu? Nhu cầu về xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài, phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Nhu cầu này chủ yếu không liên quan đến thu nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước (nếu tỷ giá hối đoái cố định). Do vậy, chúng ta coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập và không đổi so với sản lượng: X X . Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất nội địa hay hàng hoá tiêu dùng của hộ gia đình. Trong cả 2 trường hợp, nhập khẩu có thể tăng khi thu nhập và sản lượng trong nước tăng. Ta có: IM = MPM.Y hoặc IM = IM + MPM.Y Trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên, IM MPM Y    (với 0 < MPM < 1) Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập (quốc dân tăng lên một đơn vị, công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu). Ví dụ: Thu nhập quốc dân của Việt Nam là 28 tỷ, Việt Nam thường dành khoảng 7 tỷ để nhập khẩu hàng hoá nước ngoài để tiêu dùng trong nước. Khi đó xu hướng nhập khẩu cận biên là: MPM = 7/28 = 0,25. 3.1.3.2. Hàm số và đồ thị tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở Giả sử rằng tỷ giá hối đoái là cố định, tư bản vận động tự do, không tác động đến các biến số khác. Khi đó hàm số tổng cầu trong nền kinh tế mở được xây dựng như sau:  4 . .(1 ) .AE C I G X MPC T MPC t MPM Y       
  • 14. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 48 ECO102_Bai3_v2.0013107216 450 A3 Tổng chi tiêu Mức sản lượng A1 E3 E1 Y1 AE3 AE1 Y3 E4 AE4 Y4 A4 0 Hình 3.8. Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở Đồ thị hàm tổng cầu AE4, cho thấy độ dốc của đường AE4 lớn hơn độ dốc của đường AE3’. Có thể có 3 trường hợp xảy ra đối với điểm cân bằng:  Có thể E4 trước E3’ nếu X < IM và Y4 < Y3’  Có thể E4 nằm sau E3’ nếu X > IM và Y4 > Y3’  Có thể E4 trùng với E3’ nếu X = IM và Y4 = Y3’ 3.1.3.3. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở khi có thuế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân: .T T t Y  Khi đó hàm tổng cầu có dạng như sau: AE = C + I + G + NX. Ta có: Hàm tổng chi tiêu có dạng:  4 . .(1 ) .AE C I G X MPC T MPC t MPM Y        Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định khi Y = AE, do đó 4 1 ( . ) 1 .(1 ) Y C I G X IM MPC T MPC t MPM           Đặt: 1 '' 0 1 .(1 ) m MPC t MPM      thì m” được gọi là số nhân trong nền kinh tế mở và '' 0 1 .(1 ) t MPC m MPC t MPM       thì '' tm được gọi là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở, và 4 ( )A C I G X IM     . Khi đó sản lượng cân bằng có thể được viết lại bằng công thức:   '' 4 4 4''. . ''. .tY m A MPC T m A m T    . Sản lượng
  • 15. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 49 3.1.4. Mô hình số nhân chi tiêu Số nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn vị khi có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập.  Trong nền kinh tế giản đơn Phương trình xác định sản lượng cân bằng là: 1 1 ( ) 1 Y C I MPC     (với 0 < MPC < 1) Giá trị 1 1 m MPC   hoặc 1 m MPS  được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì với một sự thay đổi nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của sản lượng cân bằng, độ tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân. Ví dụ: Giả sử trong một nền kinh tế có MPC = 0,8; đầu tư tăng lên thêm một lượng là I (I= 10 tỷ đồng), vậy sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm là: 0 1 5.10 50 1 0,8 Y I       tỷ đồng  Trong nền kinh tế đóng khi thuế TT  Từ biểu thức: 3 1 ( ) 1 1 MPC Y T C I G MPC MPC          Ta thấy: m MPC  1 1 là số nhân chi tiêu MPC MPC mt    1 là số nhân về thuế Suy ra: Y3 = mt. .( )T m C I G   Chúng ta thấy rằng, các số nhân về thuế và chi tiêu có dấu trái ngược nhau. Số nhân về thuế mang dấu (–) hàm ý thuế có tác động ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi. Ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế, thu nhập và sản lượng tăng lên. Mặt khác, số nhân về thuế bao giờ cũng nhỏ hơn số nhân chi tiêu về giá trị tuyệt đối và nhỏ hơn MPC lần hay: MPCmmt . Chính những đặc điểm trên đây về số nhân về thuế và số nhân chi tiêu đã dẫn đến khái niệm về số nhân ngân sách cân bằng. mt + m = 1 Số nhân ngân sách cân bằng nói lên rằng, khi Chính phủ thu thêm một lượng thuế (T ) để chi tiêu thêm (G) tức là T = G thì sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm một lượng đúng bằng lượng tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó: Y0 = G = T . Có thể chứng minh kết luận này như sau:
  • 16. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 50 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Vì IC, không đổi, sản lượng cân bằng tăng hay giảm là do tác động của chi tiêu của Chính phủ G và thuế T ; Giả sử Chính phủ tăng thuế một lượng T để chi tiêu một lượng G và G = T thì: 3 1 1 1 1 1 MPC MPC Y T G G MPC MPC MPC             Y3 = 1. G Như vậy: Về số nhân ngân sách cân bằng cho ta biết về việc sử dụng công cụ thuế và chi tiêu để tác động và sản lượng cân bằng. Nếu Chính phủ đồng thời cũng tăng thuế và tăng chi tiêu lên một lượng như nhau, thì sản lượng sẽ tăng lên do chi tiêu của Chính phủ làm tăng sản lượng nhiều hơn là số sản lượng bị giảm đi do tăng thuế. Số lượng tăng lên của sản lượng đúng bằng số tăng chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ. Chi tiêu  Số nhân trong nền kinh tế đóng trong trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập Hàm YD có dạng: YD = Y – t.Y = (1 – t).Y Và hàm tiêu dùng có dạng: C = C + MPC.YD = YtMPCC ).1.(  Sử dụng điều kiện cân bằng trên thị trường hàng hoá ta xác định được: 3 1 ' ( ) 1 .(1 ) Y C I G MPC t       Trong đó: )1.(1 1 ' tMPC m   Đây là số nhân về thuế trong nền kinh tế đóng.  3 ' '.( )Y m C I G   Qua đẳng thức tính sản lượng cân bằng Y3’ ta thấy: Tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính phủ có cùng một số nhân. Nghĩa là tác dụng của G đến sản lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của việc tăng chi tiêu của hộ gia đình và tăng đầu tư của các hãng kinh doanh. Số nhân về thuế (m’) < số nhân chi tiêu (m).  Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở Hàm tổng cầu:  4 .(1 ) . .AE C I G NX MPC t MPM Y MPC T       
  • 17. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 51 Sản lượng cân bằng: 4 1 ( . ) 1 .(1 ) Y C I G NX MPC T MPC t MPM          Trong đó: MPMtMPC m   )1.(1 1 '' là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở. '' 0 1 .(1 ) t MPC m MPC t MPM       là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở. Như vậy, nếu hướng nhập khẩu cận biên MPM, khi MPM càng lớn thì m’’ càng nhỏ, điều này cho thấy, hàng hoá nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó ảnh hưởng đến mức việc làm, thất nghiệp trong nước và ngược lại. Số nhân về thuế càng lớn thì sản lượng cân bằng trong nền kinh tế càng giảm. Tác dụng nhân lên của sản lượng cân bằng so với sự tăng lên của đầu tư được thể hiện rõ nhất trong sản xuất ngắn hạn, khi mà nền kinh tế chưa đạt sản lượng tiềm năng. Lúc đó, các hãng kinh doanh sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn và thu hút được tối đa nguồn lao động, do đó sản lượng tăng nhanh đến mức sản lượng tiềm năng. Khi đạt mức sản lượng tiềm năng thì số nhân đầu tư không có tác dụng nữa vì lúc đó các hãng kinh doanh không muốn tăng đầu tư thêm. 3.2. Chính sách tài khóa 3.2.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá 3.2.1.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài khoá Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Nói cách khác: Chính sách tài khoá là các quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế khoá (David Begg – Kinh tế học – chương 22, trang 48). Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tài khoá là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng mà Chính phủ các nước thường sử dụng để điều hành vĩ mô nền kinh tế. Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Chính sách tài khoá tác động đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá tác động đến sản lượng thực tế và vấn đề lạm phát nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khoá có chức năng điều chỉnh về cơ cấu kinh tế là quan trọng hơn cả để nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
  • 18. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 52 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Chính sách tài khóa Để nhằm đạt được những mục tiêu đó, trong quá trình phát huy vai trò của mình, chính sách tài khoá có ảnh hưởng rất to lớn, đó chính là điều tiết sự phát triển của các doanh nghiệp. 3.2.1.2. Nội dung của chính sách tài khoá Nội dung của chính sách tài khoá được thể hiện trong việc giải quyết những giới hạn về ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước ra đời, phát sinh và phát triển gắn liền với sự ra đời của Nhà nước. Nhà nước có vai trò to lớn, quyết định hoạt động thu – chi ngân sách Nhà nước. Năm ngân sách còn được gọi là năm tài khóa, là giai đoạn mà trong đó, dự toán thu – chi tài chính đã được quốc hội phê chuẩn có hiệu lực thi hành. Chính sách tài khoá bao gồm 2 nội dung, đó là thu ngân sách (chủ yếu từ thuế) và chi ngân sách. Hai nội dung này còn gọi là 2 công cụ chủ yếu của chính sách tài khoá.  Thu của ngân sách bao gồm: o Thu từ các khoản Thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất,.v.v. Ở nhiều nước, thuế thường chiếm từ 80% – 90% ngân sách của mỗi quốc gia, nước ta chiếm 82%. o Thu từ các khoản phí, lệ phí (phí giao thông, phí qua cầu, tiền phạt do vi phạm các chính sách, tiền phạt do xây dựng nhà trái phép, tiền thu hồi do tham nhũng,.v.v.). o Thu từ việc phát hành xổ số kiến thiết, phát hành công trái,.v.v. o Thu từ việc phát hành tiền. o Thu từ các khoản vay nợ nước ngoài, nhận viện trợ từ nước ngoài.
  • 19. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 53 Thu ngân sách  Các khoản chi từ ngân sách Nhà nước Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Chính phủ. Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách Nhà nước gồm: o Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội o Chi bảo đảm xã hội, bao gồm:  Giáo dục  Y tế  Công tác dân số  Khoa học và công nghệ  Văn hóa  Thông tin đại chúng  Thể thao  Lương hưu và trợ cấp xã hội  Các khoản liên quan đến can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế  Quản lý hành chính  An ninh, quốc phòng  Các khoản chi khác  Dự trữ tài chính Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách Nhà nước được chia ra: o Tiêu dùng cuối cùng (của Nhà nước): Các khoản chi thường xuyên cho mua sắm của các cơ quan Nhà nước. o Đầu tư kết cấu hạ tầng: Xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản. o Phân phối và tái phân phối xã hội: Lương công nhân viên chức và các khoản trợ cấp xã hội, hưu trí. 3.2.2. Cơ chế tác động của chính sách tài khóa 3.2.2.1. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng cân bằng Trong nền kinh tế thị trường chính sách tài khoá được Chính phủ sử dụng làm công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi Chính phủ thay đổi chính sách thuế và chính sách chi tiêu thì sẽ tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tác động đến tổng cầu và làm thay đổi sản lượng, giá cả và việc làm trong nền kinh tế. Sự thay đổi đó, đến lượt nó lại tác động trở lại đối với các doanh nghiệp. Như vậy, chính sách tài khoá chủ yếu là sự điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để tác động vào nền kinh tế trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Trong ngắn hạn, các biện pháp điều chỉnh đó là nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chức năng điều chỉnh cơ cấu và tăng trưởng kinh tế là quan trọng hơn.
  • 20. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 54 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Theo lý thuyết của Keynes, khi nền kinh tế không thể tự điều chỉnh đi về trạng thái cân bằng thì Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá để tác động vào nền kinh tế.  Trường hợp 1: Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp so với mức sản lượng tiềm năng, thì cần phải có sự tác động của chính sách tài khoá để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng. Mức sản lượng tiềm năng được hiểu là mức sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể đạt được trong điều kiện nguồn nhân công đều có việc làm đầy đủ (toàn dụng nhân công) mà không gây lạm phát. Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn đình đốn trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp so với sản lượng tiềm năng, người lao động bị đẩy vào tình trạng mất việc làm bởi vậy thất nghiệp gia tăng. Mục tiêu đặt ra của Chính phủ trong trường hợp này là phải giảm thất nghiệp và mở rộng tổng cầu bằng cách: Hình 3.9 cho thấy, giả sử Chính phủ tăng mức chi tiêu (G) khi đó làm cho tổng cầu (AD) tăng từ AD1 đến AD0. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y1 lên Y* (sản lượng tiềm năng), giá tăng từ P1 đến P* (giá cân bằng của thị trường). Do giá cả thị trường tăng, các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn để phát triển sản xuất tìm kiếm lợi nhuận, do đó đã tạo ra nhiều việc làm góp phần làm cho thất nghiệp giảm. Mức giá Mức sản lượng 0 P* P1 ASL ASS AD0 AD1 DG E0 E1 Y1 Y* Hình 3.9. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình AD–AS Chính phủ tăng chi tiêu thêm một lượng là G, tổng cầu sẽ tăng từ AD1  AD0; từ đó kéo theo mức giá chung và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng lên. Hoặc, khi Chính phủ giảm mức thuế (T) khi đó sẽ khuyến khích tiêu dùng của dân chúng và đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên làm cho tổng cầu (AD) cũng tăng từ AD1 đến AD0, dẫn đến giá tăng từ P1 đến P*, sản lượng cân bằng sẽ tăng từ Y1 đến Y*, thất nghiệp giảm đi.  Trường hợp 2: Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, sản lượng của nền kinh tế vượt quá sản lượng tiềm năng (Y*), nguồn cung bị giới hạn, tổng cẩu tăng mạnh, lạm phát tăng nhanh, gây ra những bất lợi cho nền kinh tế nói chung và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Trong trường hợp này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát chững lại.
  • 21. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 55 Mức sản lượng Mức giá 0 P* ASS ASL E0 E1DG Y* Y1 AD1 AD0 P1 Hình 3.10. Tác động của chính sách tài khóa thắt chặt trong mô hình AD–AS Chính sách tài khóa thắt chặt (giảm G) làm giảm tổng cầu; mức giá chung và sản lượng cân bằng cũng giảm theo. Trên đồ thị cho thấy, do tổng cầu của nền kinh tế tăng từ AD0 đến AD1, sản lượng Y1 vượt quá mức sản lượng tiềm năng Y*, do đó giá tăng từ P* đến P1 và gây ra lạm phát. Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá để can thiệp vào nền kinh tế bằng cách cắt giảm chi tiêu (G) hoặc tăng thuế (T). Do đó tổng cầu của nền kinh tế giảm từ AD1 xuống AD0 điểm cân bằng dịch chuyển từ E1 xuống E0, sản lượng cân bằng giảm từ Y1 xuống Y*, giá giảm từ P1 xuống P*, lạm phát cũng chững lại nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn tại E0. 3.2.2.2. Chính sách tài khoá ổn định tự động (chính sách tự điều tiết) Trong một thế giới theo số nhân của Keynes đơn giản như vậy, chính sách tài khoá có thể coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khắc phục hoàn toàn. Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khoá trong thực tiễn, hãy xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động. TÓM LẠI  Khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá nới lỏng thông qua hai công cụ G và T: o Hoặc tăng chi tiêu o Hoặc giảm thuế o Hoặc vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế  Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá thắt chặt thông qua hai công cụ G và T: o Hoặc giảm chi tiêu o Hoặc tăng thuế o Hoặc vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế
  • 22. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 56 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Chính sách tài khóa ổn định tự động Chính sách tài khoá ổn định tự động là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế nó bao gồm các công cụ tự ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm hoạ suy thoái và tránh được các cú sốc của nền kinh tế. Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố ổn định tự động nhanh và mạnh. Đó là:  Những thay đổi tự động về thuế, hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về thuế tăng theo, và ngược lại, khi thu nhập giảm, thuế giảm ngay, mặc dù Quốc hội chưa kịp điều chỉnh thuế suất. Vì vậy hệ thống thuế có vai trò như là một bộ tự ổn định tự động nhanh và mạnh. Hệ thống thuế  Hệ thống bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác. Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm. Khi mất việc, hay thất nghiệp được nhận trợ cấp. Khi có việc thì họ bị cắt tiền trợ cấp đi. Như vậy, hệ thống bảo hiểm bơm tiền rút ra khỏi nền kinh tế, ngược lại với chiều hướng của chu kỳ kinh doanh, góp phần ổn định hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các giao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ hoàn toàn những giao động đó. Phần còn lại đặt lên vai các chính sách tài chính và tiền tệ chủ động của Chính phủ. 3.2.2.3. Chính sách tài khoá chủ động Chính sách tài khoá chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm nhằm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng.
  • 23. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 57 Đặc điểm: Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ để can thiệp vào nền kinh tế. Các công cụ đó là thuế và chi tiêu. Mặc dù các công cụ tự ổn định luôn hoạt động, các Chính phủ có thể và thực sự thực hiện những chính sách tài khoá tích cực hay chủ động làm thay đổi mức chi tiêu hay thuế suất để ổn định mức tổng cầu sao cho gần với mức sản lượng toàn dụng nhân công. Khi các thành phần khác của tổng cầu được cho là ở mức thấp một cách không bình thường, Chính phủ sẽ kích thích nhu cầu bằng cách giảm thuế, tăng chi tiêu hay làm cả hai. Ngược lại, khi các cấu phần khác của tổng cầu được cho là ở mức cao một cách không bình thường, thì Chính phủ sẽ tăng thuế hay giảm chi tiêu. Chính sách tài khoá chủ động tác động khá nhanh. 3.2.3. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách 3.2.3.1. Thâm hụt ngân sách của Nhà nước Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có: B = T – G  Hàm số .B T G t Y   Trong đó: B là cán cân ngân sách của Chính phủ t là tỷ suất giữa mức thu thuế so với thu nhập
  • 24. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 58 ECO102_Bai3_v2.0013107216  Khi B > 0 hay (T > G) ta có ngân sách thặng dư (A Budget Surplus).  Khi B < 0 hay (T < G) ta có ngân sách thâm hụt (A Budget Deficit).  Khi B = 0 hay (T = G) ta có ngân sách cân bằng (A Balanced Budget). Thâm hụt ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách Nhà nước. Thâm hụt ngân sách Thặng dư ngân sách khi nền kinh tế phát triển nhanh và thâm hụt ngân sách thường xảy ra khi nền kinh tế kém phát triển. Mức sản lượng Thuế và chi tiêu Chính phủ T = T + t.Y 0 Thâm hụt Thặng dư G T G = T G = G Hình 3.11. Cán cân ngân sách của Chính phủ Nếu G > T, xảy ra thâm hụt ngân sách. Nếu G < T, xảy ra thặng dư ngân sách. Nếu G = T, cán cân ngân sách cân bằng. Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, các Chính phủ vẫn phải theo đuổi một chính sách tài khoá thận trọng, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách. Trong nền kinh tế thị trường, thâm hụt ngân sách thực tế chưa phải là một chỉ báo tốt về chính sách tài khoá của Chính phủ.  Khi nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh có tác dụng không nhỏ đến thâm hụt ngân sách. Dễ dàng nhận thấy thu ngân sách tăng lên trong thời kỳ phồn thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái. Giả sử nền kinh tế đang đạt mức sản lượng thấp, thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng. Nếu Chính phủ đặt mục
  • 25. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 59 tiêu đảm bảo ngân sách cân bằng, cho dù sản lượng thay đổi như thế nào cũng được, khi đó Chính phủ có thể sử dụng biện pháp tăng T hoặc giảm G, điều này làm cho nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái lại càng suy thoái trầm trọng hơn.  Chi ngân sách vận động ngược chiều với chu kỳ: Chi ngân sách tăng theo thời kỳ suy thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng hơn trong thời kỳ suy thoái, bất chấp sự cố gắng của Chính phủ. Giả sử nền kinh tế đang đạt mức sản lượng thấp, thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng. Nếu Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tức là tăng G hoặc giảm T) thì thâm hụt ngân sách ngày càng tăng. Để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, người ta thường sử dụng ngân sách trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách:  Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định  Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt ngân sách trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.  Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh. Thâm hụt ngân sách chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu. Thâm hụt ngân sách Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khoá như: Định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm,… Vì vậy, để đánh giá kết quả tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, ta phải sử dụng thâm hụt cơ cấu. 3.2.3.2. Chính sách tài khoá với vấn đề thâm hụt ngân sách  Chính sách tài khoá cùng chiều (với chu kỳ kinh doanh) Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, được gọi là chính sách tài khoá cùng chiều. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế, hoặc sử dụng cả hai biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi, sản lượng cũng giảm theo, suy thoái kinh tế càng sâu sắc hơn.
  • 26. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 60 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Vì mục tiêu đặt ra là giảm thâm hụt ngân sách nên G, T  AD  Y  đẩy nền kinh tế càng lâm vào tình trang thâm hụt nặng nề hơn.  Chính sách tài khoá ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh) Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ. Nói cách khác, nếu mục tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền kinh tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm hụt hơn. Giả sử khi nền kinh tế suy thoái, Chính phủ cần tăng chi tiêu (G), hoặc giảm thuế (T), hoặc áp dụng cả 2 biện pháp nhằm giữ cho chi tiêu ở mức cao, sản lượng tăng lên đến sản lượng tiềm năng, đổi lại ngân sách sẽ bị thâm hụt. Thâm hụt đó gọi là thâm hụt cơ cấu, do chính sách chủ quan của Chính phủ. Trong ngắn hạn, ngân sách sẽ thâm hụt nhưng vẫn phải chi, nhưng trong dài hạn khi sản lượng tăng thì thu trong ngân sách sẽ tăng. 3.2.4. Chính sách tài khoá và vấn đề tháo lui đầu tư Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm) GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt (hạn chế) một số đầu tư. Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu tư. Vì vậy, hiệu lực của chính sách tài khoá sẽ giảm đi. Tác động tương tự cũng có thể xảy ra đối với tiêu dùng. Có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề quy mô của tháo lui đầu tư. Điều phỏng đoán tốt nhất là: Về mặt ngắn hạn, quy mô của thoái lui đầu tư là nhỏ. Song về lâu dài, quy mô này có thể rất lớn. Nghiên cứu tác động của thâm hụt vào tháo lui đầu tư cho ta kết luận: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. 3.2.5. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Biện pháp cơ bản thường là “tăng thu và giảm chi”. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải tính toán số tăng thu và giảm chi thế nào, mức độ nào để gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. Bởi vì, tăng thu hoặc giảm chi là công cụ của chính sách tài khóa thắt chặt. Chính phủ có thể sử dụng hàng loạt các công cuộc cải cách hệ thống tài chính, bộ máy quản lý các nguồn thu và chi ngân sách Nhà nước, tránh thất thoát các nguồn thu của Nhà nước (như thất thoát về thuế, các khoản lệ phí,…). Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để giảm nợ dân chúng hoặc mua các tài sản tài chính. Tác động của chính sách tài khóa Vấn đề tháo lui đầu tư Tài trợ thâm hụt ngân sách
  • 27. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 61 Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt, các Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt.  Vay nợ trong nước (vay của dân): Thường thông qua việc phát hành trái phiếu (trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp). Muốn vay nợ phải giải quyết được mức lãi suất (i) phù hợp, lãi suất càng thấp càng kích cầu đầu tư (I tăng). Đây là một trong những biện pháp được sử dụng khá rộng rãi ở các nước trên thế giới trong việc huy động nguồn vốn để hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước.  Vay nợ nước ngoài: Vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, nhận viện trợ nước ngoài, v.v... Khoản vay này có thể giúp giải quyết thâm hụt ngân sách hiện tại nhưng lại làm tăng gánh nặng nợ nần trong tương lai.  Sử dụng dự trữ ngoại hối của quốc gia.  Vay ngân hàng (in tiền): In tiền trong một thời gian ngắn sẽ là tích cực vì nó khắc phục được những khó khăn về vốn, chi tiêu. Nhưng nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát cao. Ví dụ: Năm 1988 – 1989, do ở Việt Nam in tiền và lạm phát tăng lên 680% – siêu lạm phát.  Bán các tài sản công cộng (tư nhân hóa), cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một trong những biện pháp đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. 3.3. Chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 1988-2008 Trong chính sách tài khóa, chính sách thuế giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tác động đến hoạt động thương mại và sự vận động của các luồng vốn quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước – điều kiện cốt tử để cho hội nhập đạt hiệu quả cao nhất đối với mỗi quốc gia. Hệ thống thuế quan của Việt Nam bắt đầu được ban hành năm 1988 theo danh mục hàng hóa của khối Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV) mà không theo hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) của Hội đồng Hải quan thế giới. Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26/1/1991 có những nội dung thay đổi cơ bản. Luật này không chỉ điều chỉnh tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất – nhập khẩu mậu dịch chính ngạch; xuất – nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch; xuất – nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hóa của cá nhân xuất – nhập cảnh,.v.v. mà biểu thuế xuất – nhập khẩu đã có thay đổi lớn với việc đưa vào hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) thay cho danh mục hàng hóa theo khối SEV. Biểu thuế nhập khẩu có khoảng 50 mặt hàng có thuế suất 60% trở lên, cao nhất là 200%. Năm 1996, thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm thuế suất, nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60% và được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Đến tháng 6 năm 1998, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3.280 nhóm mặt hàng với mức thuế suất từ 0% (áp dụng cho nhóm mặt hàng thuộc loại nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị,…) đến mức cao nhất là 60%.
  • 28. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 62 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Bảng 3.1: Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước (%) 2000 2002 2003 2004 2005 2006 TỔNG THU 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 50,95 51,29 51,67 54,77 52,49 52,03 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 21,7 20,24 18,88 16,85 17,12 16,58 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5,22 5,87 6,53 7,91 8,36 9,25 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 6,39 6,27 6,8 6,95 7,42 7,9 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1,96 0,62 0,1 0,07 0,06 0,04 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2,02 1,89 1,94 1,84 1,85 1,85 Lệ phí trước bạ 1,03 1,07 1,19 1,37 1,23 1,2 Thu xổ số kiến thiết 2,17 2,45 2,4 2,39 2,32 2,2 Thu phí xăng dầu 2,41 2,42 2,1 1,88 1,73 1,42 Thu phí, lệ phí 2,99 2,44 2,15 2,19 1,84 1,78 Các khoản thu về nhà đất 3,11 4,43 6,93 9,15 7,78 7,35 Các khoản thu khác 1,95 3,59 2,65 4,18 2,79 2,45 Thu từ dầu thô 25,93 21,4 24,15 25,43 29,16 29,82 Thu từ hải quan 20,89 25,49 22,23 18,29 16,7 15,32 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 14,95 17,83 14,12 11,34 10,36 9,4 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 5,94 7,66 8,1 6,94 6,33 5,92 Thu viện trợ không hoàn lại 2,23 1,82 1,95 1,51 1,66 2,83 Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 1999, Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Theo quy định của Luật thuế này thì thuế suất, thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3 loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Trong đó thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số sản phẩm rất quan trọng, như khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên, không có khả năng tái sinh mà được xuất khẩu ở dạng thô. Các sản phẩm khác không phải chịu thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu. Để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, từ năm 1996, Việt Nam đã công bố việc giảm thuế quan và đã có tới 1.661 nhóm mặt hàng thuộc vào danh mục được Thuế xuất nhập khẩu
  • 29. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 63 thực hiện ngay, chiếm 51,6% và 1.317 nhóm mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời, chiếm 40,9% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu lúc đó. Năm 2001 có 712 sản phẩm đã được chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được thực hiện ngay và cắt giảm các dòng thuế này thấp hơn 20%. Năm 2003, Việt Nam tiếp tục đưa hơn 700 dòng thuế từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được điều chỉnh và cắt giảm thuế suất còn dưới 20%. Ngày 1/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 78/CP về việc ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT cho các năm 2003 – 2006. Trong đó có trên 5000 dòng thuế sẽ được giảm xuống 0% – 5% vào các năm 2006. Thu thuế Những đổi mới và hoàn thiện Luật thuế nói chung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của các Hiệp định làm cho nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu giảm xuống nhưng lại được bù đắp bởi tăng nguồn thu từ nội địa do mở rộng đối tượng nộp thuế và mặt hàng chịu thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc bãi bỏ thuế thu nhập đối với kiếu hối của người Việt Nam ở nước ngoài đã làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tăng cao, tài trợ tích cực cho thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, chi tiêu ngân sách nhà nước đã đặt đúng vị trí của nó là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, định hướng phát triển sản xuất, đồng thời là công cụ điều tiết thu nhập, đặc biệt thông qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chính sách trợ cấp của Chính phủ. Chi tiêu ngân sách hàng năm được quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp, thể hiện rõ định hướng của Nhà nước trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chi ngân sách đã được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường được khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác định trên cơ sở phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể. Tốc độ tăng chi thường xuyên được khống chế thấp hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển.
  • 30. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 64 ECO102_Bai3_v2.0013107216 Bảng 3.2: Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TỔNG CHI 108961 129773 148208 181183 214176 262697 308058 Trong tổng chi Chi đầu tư phát triển 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341 Trong đó: Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078 Chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội 61823 71562 78039 95608 107979 132327 161852 Trong đó: Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo 12677 15432 17844 22881 25343 28611 37332 Chi cho sự nghiệp y tế 3453 4211 4656 5372 6009 7608 11528 Chi cho dân số kế họach hoá gia đình 559 434 841 666 397 483 489 Chi cho sự nghiệp khoa học và CNMT 1243 1625 1852 1853 2362 2584 2540 Chi cho sự nghiệp văn hoá, thông tin 919 921 1066 1258 1584 2099 1874 Chi cho sự nghiệp phát thanh, truyền hình 717 838 681 1056 1325 1464 1184 Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 387 483 586 648 883 879 956 Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 10739 13425 13221 16451 17282 17747 22157 Chi sự nghiệp kinh tế 5796 6288 7987 8164 10301 11801 14212 Chi quản lý hành chính 8089 8734 8599 11359 15901 18761 18515 Chi cho bổ sung quĩ dự trữ tài chính 846 849 535 111 78 69 135 Nguồn: Tổng cục Thống kê Sáu tháng đầu năm 2008, tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng 31,3% GDP. Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm tăng cao đảm bảo nhu cầu chi, nhất là chi thực hiện các chính sách an sinh, xã hội. Tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng 31,3% GDP. Bên cạnh tăng thu, chi tiêu công đã được kiểm soát tương đối chặt chẽ, nâng cao hiệu quả. Sau khi thực hiện chủ trương giảm chi tiêu công của Chính phủ, đến nay các bộ, ngành, địa phương đã tiết kiệm chi 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng NSNN năm 2008.
  • 31. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 65 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài 3 nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm giữa đường 450 và đường tổng chi tiêu. Đường 450 biểu diễn những điểm mà tại đó tổng chi tiêu bằng thu nhập quốc dân. Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế.  Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở là AE = C + I + G + NX, trong đó C là tiêu dùng của các hộ gia đình, I là đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, G là chi tiêu của Chính phủ, và NX là xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).  Tiêu dùng của các hộ gia đình là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Tiêu dùng phụ thuộc các yếu tố như: Thu nhập, xu hướng tiêu dùng, chính sách về thuế và trợ cấp của Chính phủ, chính sách về lãi suất, chính sách tiền lương, bảo hiểm,.v.v.  Số nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn vị khi có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập (chi tiêu tự định). Trong nền kinh tế giản đơn, giá trị 1 1 1 m MPC MPS    được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì với một sự tăng nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của sản lượng cân bằng, độ tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân.  Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Thâm hụt ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách Nhà nước. Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách thực tế, thâm hụt ngân sách cơ cấu, thâm hụt ngân sách chu kỳ. Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, được gọi là chính sách tài khoá cùng chiều. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế, hoặc sử dụng cả hai biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi và sản lượng cũng giảm theo, suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn. Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ. Nói cách khác, nếu mục tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền kinh tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm hụt hơn.  Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm), GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt (hạn chế) một số đầu tư.  Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp thì cần phải có sự tác động của chính sách tài khoá mở rộng để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng. Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, lạm phát tăng, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát có thể chững lại.  Chính sách tài khoá tự ổn định là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế, nó bao gồm các công cụ tự ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm hoạ suy thoái và tránh được các cú sốc
  • 32. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 66 ECO102_Bai3_v2.0013107216 của nền kinh tế; thường bao gồm hệ thống thuế và hệ thống bảo hiểm. Chính sách tài khoá chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng. Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu để can thiệp vào nền kinh tế. Khi thâm hụt ngân sách quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách như: Cải cách hệ thống thuế, vay nợ trong nước và nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại hối, vay ngân hàng, bán các tài sản công cộng.
  • 33. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 67 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích và vẽ đồ thị của đường tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn. 2. Vẽ đồ thị và so sánh độ dốc của đường tiêu dùng và đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn. 3. Hãy viết công thức xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở, với giả định giá cả và tỷ giá hối đoái cố định. 4. So sánh số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở. 5. Nêu các khoản thu và chi trong ngân sách Nhà nước. 6. Phân tích cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình AD–AS. Sử dụng đồ thị để minh họa cơ chế tác động này. 7. Thâm hụt ngân sách Nhà nước là gì? Hãy nêu và phân tích một số biện pháp hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước.
  • 34. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 68 ECO102_Bai3_v2.0013107216 BÀI TẬP 1. Bảng sau biểu diễn hàm tiêu dùng của một hộ gia đình. YD 0 400 600 800 1000 1200 C 400 540 680 820 960 1100 a. Tính mức tiết kiệm tại mỗi mức thu nhập khả dụng. b. Tính MPC và MPS. c. Hãy vẽ hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm trên cùng một đồ thị. 2. Mức đầu tư dự kiến bằng 240. Mọi người quyết định tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn từ thu nhập của mình. Cụ thể, hàm tiêu dùng thay đổi từ C = 0,7Y thành C = 0,5Y. a. Điều gì xảy ra với mức thu nhập cân bằng? b. Điều gì xảy ra với tỷ lệ thu nhập cân bằng được tiết kiệm? Hãy giải thích câu trả lời của bạn. 3. Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng có dạng C = 0,75Y và mức đầu tư dự kiến bằng I = 60. a. Hãy vẽ đường tổng cầu của nền kinh tế này và đường 45o . b. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? 4. Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế. Tiêu dùng tự định là 500, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 200. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng đường tổng chi tiêu. c. Tính mức sản lượng cân bằng. d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng của thị trường trong tương lai và tăng đầu tư thêm 50. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi cuối cùng trong mức sản lượng do sự gia tăng đầu tư này gây ra. 5. Xét một nền kinh tế đóng với xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và tiêu dùng của các hộ gia đình là C = 400 tỷ. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 250 tỷ. Chính phủ chi tiêu 300 tỷ và thu thuế bằng 25 phần trăm thu nhập quốc dân. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu. c. Xác định mức sản lượng cân bằng. d. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ nữa. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi của mức sản lượng cân bằng. 6. Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ USD và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14. Tiêu dùng tự định là 20 tỷ USD, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ USD. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ USD và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập quốc dân. a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế. b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị.
  • 35. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 69 c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng. d. Bây giờ giả sử Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 5 tỷ USD, hãy xác định mức sản lượng cân bằng mới. 7. Trong nền kinh tế mở, cho biết xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,3. Thuế là một hàm của thu nhập có dạng (T = tY). a. Giả sử đầu tư tăng thêm 200 tỷ USD còn các yếu tố khác không đổi thì mức sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng sẽ thay đổi như thế nào? b. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 200 tỷ USD chứ không phải tăng đầu tư, thì cán cân thương mại sẽ thay đổi như thế nào? 8. Trong mô hình tổng cầu của nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 4500 tỷ. Hiện tại sản lượng cân bằng của nền kinh tế đang ở mức 4000 tỷ. Muốn đạt được mức sản lượng tiềm năng (trong các điều kiện khác không đổi), thì: a. Chi tiêu của Chính phủ cần thay đổi bao nhiêu? b. Thuế cần thay đổi bao nhiêu? c. Thuế và chi tiêu của Chính phủ cùng phải thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân ngân sách không bị ảnh hưởng? 9. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 25%. Cả tiêu dùng tự định và đầu tư đều là 200 tỷ, và chi tiêu Chính phủ là 600 tỷ. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu. c. Xác định mức sản lượng cân bằng. d. Ngân sách có cân bằng không? Bây giờ giả thiết chi tiêu Chính phủ giảm xuống còn 400 tỷ và thuế suất giảm xuống 15%. e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới. f. Xác định đường tổng chi tiêu mới. g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới. h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn duy trì ngân sách cân bằng hay không? 10. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 15%. Tiêu dùng tự định là 50 tỷ, đầu tư là 150 tỷ và chi tiêu Chính phủ là 300 tỷ. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu. c. Xác định mức sản lượng cân bằng. d. Ngân sách có cân bằng không? Bây giờ giả thiết chi tiêu Chính phủ tăng lên 350 tỷ và thuế suất tăng lên 20%. e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới. f. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu mới.
  • 36. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 70 ECO102_Bai3_v2.0013107216 g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới. h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn duy trì ngân sách cân bằng hay không? 11. Giả sử trong một nền kinh tế giản đơn tiêu dùng bằng 60% thu nhập, đầu tư trong mỗi thời kỳ bằng 120 tỷ USD. a. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? b. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? Nếu bây giờ người tiêu dùng lạc quan hơn vào tình hình kinh tế trong tương lai và chi tiêu bằng 82% thu nhập của mình. c. Hãy tính toán mức sản lượng cân bằng. d. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức thu nhập cân bằng sẽ là bao nhiêu? e. Hãy tính giá trị của số nhân cho cả hai trường hợp. f. Nguyên nhân nào làm cho sản lượng cân bằng trong câu d tăng nhiều hơn sản lượng cân bằng trong câu b? 12. Hình sau biểu diễn hàm tổng chi tiêu của một nền kinh tế mở, trong đó thuế tỷ lệ thuận với mức thu nhập. Tổng chi tiêu 0 Sản lượng A0 A1 E1 E0 E2 450 AE2 AE0 AE1 Y1 Y0 Y2 Hình 2. Hàm tổng chi tiêu a. Cho biết nguyên nhân làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ AE0 đến AE1. b. Cho biết nguyên nhân làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ AE1 đến AE2. c. Số nhân chi tiêu tương ứng với AE2 đường lớn hơn hay nhỏ hơn số nhân tương ứng với đường AE1? Vì sao? d. Cho biết những chính sách vĩ mô nào có thể được sử dụng để tăng sản lượng từ Y0 đến Y1 và Y1 đến Y2? 13. Giả sử khuynh hướng tiêu dùng cận biên là 0,75 và nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng. Bây giờ các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng của nền kinh tế và nhu cầu đầu tư tăng thêm 50. a. Mức sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm bao nhiêu? b. Nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng thêm bao nhiêu? c. Hãy lập một bảng để chỉ ra quá trình điều chỉnh của nền kinh tế cho tới khi đạt tới mức sản lượng cân bằng mới.
  • 37. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0013107216 71 BÀI TẬP LỚN 1. Phân tích tác động của chính sách tài khoá đến sản lượng, việc làm và giá cả bằng việc sử dụng mô hình AD–AS. Hãy lấy ví dụ thực tế về chính sách tài khóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để minh hoạ. 2. Phân tích một số giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách của Mỹ và Việt Nam trong những năm gần đây. Bạn hãy thử so sánh về sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các giải pháp đó giữa hai quốc gia.